You are on page 1of 130

BÀI GIẢNG

QUAN TRẮC BIẾN DẠNG


CÔNG TRÌNH

1
MỞ ĐẦU
1.1. NỘI DUNG CỦA QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH BIẾN DẠNG CÔNG
TRÌNH

1.1.1. Khái niệm cơ bản về quan trắc biến dạng

Biến dạng là hiện tượng tồn tại phổ biến đối với các công trình xây dựng, là
sự biến đổi về vị trí, hình dạng và kích thước của công trình trong không gian và
thời gian dưới tác động của các loại tải trọng và ngoại lực. Nếu giá trị biến dạng của
công trình nằm trong giới hạn cho phép thì nó không ảnh hưởng đến dộ bền của
công trình và an toàn cho người sử dụng. Nếu vượt quá giá trị giới hạn cho phép, có
thể gây ra các sự cố đe dọa sự an toàn của công trình, tài sản và tính mạng của
người sử dụng.

Quan trắc biến dạng là sử dụng các máy móc, thiết bị và các phương pháp
(trắc địa hoặc phi trắc địa) để tiến hành theo dõi, đo đạc hiện tượng biến dạng của
công trình. Nhiệm vụ của quan trắc biến dạng là xác định trạng thái thực tế của
công trình tại thời điểm quan trắc để xác định được sự biến đổi về hình dạng, kích
thước và vị trí của công trình dưới tác động của các loại tải trọng và ngoại lực.
Quan trắc biến dạng là biện pháp rất cần thiết để chúng ta có thể nhận thức một
cách đầy đủ về trạng thái thực tế của công trình, kịp thời phát hiện sự phát sinh và
chiều hướng phát triển của quá trình Địa kỹ thuật nguy hiểm để đưa ra các giải pháp
đảm bảo an toàn cho công trình. Các số liệu thu thập được trong quá trình quan trắc
giúp chúng ta có thể chính xác hóa lại các tính toán lý thuyết khi thiết kế các công
trình tương tự.

1.1.2. Nội dung của quan trắc biến dạng

Công tác quan trắc biến dạng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a. Quan trắc độ lún

Độ lún của công trình là sự chuyển vị theo phương thẳng đứng, đây là một
dạng chuyển vị phổ biến nhất với tất cả các loại công trình gây ra bởi các khuyết tật

2
trong thiết kế và thi công phần móng công trình. Công trình bị lún đặc biệt là lún
lệch sẽ gây ra các biến dạng làm hư hỏng công trình.

b. Quan trắc chuyển dịch ngang của công trình

Chuyển dịch ngang là chuyển vị của công trình trong mặt phẳng ngang.
Chuyển vị ngang chủ yếu do hiện tượng trượt lở của đất dưới móng hoặc do tải
trọng ngang tác động vào công trình.

c. Quan trắc độ nghiêng của công trình

Đây là loại quan trắc rất được quan tâm đối với các công trình có chiều cao
lớn như các nhà siêu cao tầng, ống khói nhà máy, tháp truyền hình, ăng ten các trạm
thu phát sóng, các silo chứa nguyên liệu rời v.v. Độ nghiêng của công trình thường
là do hậu quả của việc lún không đều, tác động của tải trọng ngang và một số
nguyên nhân khác.

d. Quan trắc vết nứt

Sự xuất hiện của các vết nứt trên công trình là hậu quả của rất nhiều các
nguyên nhân khác nhau tác động vào công trình (lún, chuyển vị ngang, ngoại lực tác
động ...). Đây là một loại biến dạng đặc biệt phức tạp và cũng rất phổ biến trong
thực tế hiện nay.

e. Các loại biến dạng khác

Ngoài các nội dung kể trên còn có thể xuất hiện các nội dung quan trắc khác
mà chủ đầu tư yêu cầu cụ thể.

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA QUAN TRẮC CÔNG TRÌNH

Mục đích chủ yếu của quan trắc là để nắm vững tình trạng thực tế của công
trình cung cấp những thông tin cần thiết để đánh giá độ ổn định và an toàn của công
trình. Ngoài ra các số liệu quan trắc có thể sử dụng cho nhiều mục đích như kiểm
tra thiết kế, kiểm soát thi công, kiểm soát qúa trình vận hành công trình và cung cấp
số liệu cho những người làm công tác thiết kế hiểu được đầy đủ về ứng xử của công
trình, phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công và bảo

3
hành, bảo trì công trình. Các số liệu, kết quả quan trắc còn là những thông tin rất
cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu và quản lý chất lượng công
trình xây dựng.

Trên thế giới và trong nước đã xảy ra nhiều sự cố công trình đặc biệt nghiêm
trọng gây tổn thất lớn về người và của. Ví dụ: Đập Malpasset cao 67m của Pháp bị
vỡ năm 1959; đập Vajout cao 262m của Ý năm 1963 do bờ bao trượt lở lớn gây ra
sóng tràn qua đập, hồ nước ứ đầy mất hiệu quả; đập đất Teton cao 93m của Mỹ năm
1976 bị nước lớn sói lở; hai đập đất Bản Kiều và Thạch Mạn Than của Trung Quốc,
năm 1975 bị nước lụt làm vỡ. Ở Việt Nam có nhà B7 Thành công bị sụt lún quá lớn,
phải dỡ bỏ để xây lại, nhà A2 Ngọc khánh bị lún quá nhiều phải dỡ bớt tải trọng ...
Sự cố xử lý nền làm lún nền quá nhiều phải xử lý chống lún nhiều năm tại kho cảng
V, nhà máy xi măng T và hàng chục công trình dân dụng khác, phải sửa chữa vì hư
hỏng nặng ...

Sau các sự cố nghiêm trọng như trên bao giờ người ta cũng tiến hành điều tra
để tìm ra nguyên nhân của sự cố. Kết quả điều tra cho thấy các sự cố xẩy ra do hàng
loạt những vi phạm trong công tác khảo sát, thiết kế thi công cũng như bảo trì trong
đó có nguyên nhân quan trọng là không đánh giá đúng vai trò của công tác quan trắc
biến dạng công trình.

1.3. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC QUAN TRẮC TRONG HOẠT
ĐỘNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.

Như đã trình bày ở trên việc quan trắc công trình là sự quan sát, đo đạc các
thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình xây dựng,
bảo hành và bảo trì công trình.
- Việc quan sát công trình trực tiếp bằng mắt thực chất chỉ xem xét được hình
dạng bên ngoài và cảnh quan của công trình. Công việc này chủ yếu được thực hiện
khi công trình đã hoàn thiện xong.

Thực tế tiến hành quan trắc gần 30 năm qua đối với hàng trăm lượt công
trình cho thấy rằng hầu hết tất cả các công trình đều bị lún và lún không đều. Các

4
công trình có quan trắc chuyển dịch ngang cũng đều bị chuyển dịch với những giá
trị khác nhau. Chỉ có điều là các giá trị chuyển dịch, biến dạng của các điểm đo của
các công trình có giá trị rất khác nhau, đại đa số các giá trị quan trắc được đều nằm
trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên cũng có nhiều công trình có giá trị độ lún hoặc
chuyển dịch ngang vượt quá giới hạn cho phép gây nên sự cố hoặc sập đổ công
trình.[76].

Các kết quả quan trắc độ lún nền và công trình cũng cho thấy giá trị độ lún
trong thời gian xây dựng công trình chiếm khoảng 60% đến 85% tổng giá trị độ lún.
Giá trị độ lún theo thời gian (vận hành công trình chiếm khoảng 15% - 40%). [77].

Vì vậy, việc đo đạc các thông số kỹ thuật về chuyển dịch biến dạng công
trình theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình xây dựng, bảo hành và bảo trì công
trình có một vị trí và vai trò, chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng và là một công
việc không thể thiếu được trong hoạt động xây dựng và vận hành công trình.

Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quan trắc trong hoạt động xây
dựng công trình cũng được nêu đầy đủ trong các tài liệu [72], [73], [74], [75].

1.4. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUAN TRẮC CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG.

1.4.1. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện có liên quan đến công tác quan
trắc công trình xây dựng.

1.4.1.1. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.

Nghị định này quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong
công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về
quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công
trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng.

5
1.4.1.2. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Trong thông tư nêu rõ 7 căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng, trong đó có các
kết quả quan trắc, đo đạc và các thí nghiệm có liên quan.

- Trong 5 nội dung và trình tự nghiệm thu công việc xây dựng có việc kiểm tra các
số liệu quan trắc, đo đạc thực tế, so sánh với yêu cầu của thiết kế. (Điều 20). Điều
22 quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây
dựng để đưa vào sử dụng cũng có quy định về kết quả quan trắc, đo đạc là căn cứ để
nghiệm thu, trong nội dung và trình tự nghiệm thu cũng có quy định cụ thể cho việc
kiểm tra các số liệu đo đạc, quan trắc công trình.

1.4.1.3. Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 về bảo trì công
trình xây dựng.

Nghị định này hướng dẫn thi hành luật xây dựng về bảo trì công trình xây
dựng, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới quản lý, khai thác và

sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với công tác quan trắc
công trình Nghị định đã nêu rõ tại điều 13.
- Việc quan trắc công trình được thực hiện trong các trường hợp có yêu cầu
cần phải theo dõi sự làm việc của công trình nhằm tránh xảy ra sự cố đẫn tới thảm
họa về người, tài sản, môi trường và các trường hợp khác theo yêu cầu của chủ đầu
tư, chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền.
- Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức quan trắc và đánh giá kết quả
quan trắc công trình theo quy định của quy trình bảo trì công trình, trường hợp có
đủ năng lực thì tự thực hiện, trường hợp không đủ năng lực thì thuê tổ chức có đủ
điều kiện năng lực để thực hiện.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc quan trắc phải lập báo cáo kết quả quan trắc,
đánh giá kết quả quan trắc so với thông số cho phép đã nêu trong quy định bảo trì
công trình. Trong trường hợp cần thiết, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có
thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả quan trắc.

6
- Các cơ quan quy định tại khoản 1 điều 26 Nghị định này có trách nhiệm quy
định về công trình, bộ phận công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình sử
dụng.

Căn cứ vào quy định này Bộ xây dựng đã ban hành thông tư số 02/2012TT-
BXD ngày 12 tháng 06 năm 2012.

1.4.1.4. Thông tư 02/2012TT-BXD ngày 12 tháng 06 năm 2012 Hướng dẫn một
số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu
xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Thông tư này hướng dẫn điều 26 nghị định số 114/2010/NĐ-CP về người có


trách nhiệm bảo trì công trình, bộ phận công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá
trình khai thác, sử dụng.

Các công trình, bộ phận công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai
thác, sử dụng được nêu cụ thể tại điều 3 của thông tư như sau:
- Trong quá trình khai thác, sử dụng các công trình được quy định tại phụ lục 1
của thông tư này và các công trình có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất
thường khác có khả năng gây sập đổ công trình bắt buộc phải được quan trắc.

Các bộ phận của công trình cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của
công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình (Ví dụ: dàn mái
không gian, hệ khung chịu lực chính của công trình, khán đài sân vận động, ống
khói, si lô …)
- Các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số
này (Ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng …); thời gian quan trắc; số lượng chu
kỳ đo và các nội dung cần thiết do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định.
- Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình trong quá trình khai
thác, sử dụng:

+ Phải thực hiện quan trắc theo phương án quan trắc do nhà thầu quan trắc lập
và được người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt.

7
+ Phương án quan trắc phải quy định về phương án đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố
trí và cấu tạo các dấu mốc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và
các nội dung cần thiết khác.

+ Nhà thầu quan trắc phải lập và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì về kết quả
quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá so sánh với giá trị
giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định, tiêu chuẩn có liên
quan.

Trường hợp số liệu quan trắc đạt đến giá trị giới hạn quy định tại khoản 2
điều này hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải
tổ chức đánh giá an toàn công trình, an toàn khai thác sử dụng và có biện pháp
xử lý kịp thời.

+ Tổ chức, cá nhân thực hiện việc quan trắc phải có đủ điều kiện năng lực của tổ
chức, cá nhân thực hiện khảo sát xây dựng hoặc kiểm định chất lượng công trình
xây dựng.

Cán bộ chuyên ngành có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện bảo trì và quan trắc
các công trình theo quy định tại điều 26 của Nghị định về bảo trì công trình xây
dựng số 114/2010/ NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010.

Như vậy các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định khá đầy đủ
về mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ của công tác quan trắc đối với các đối
tượng công trình bắt buộc phải quan trắc phục vụ cho công tác thiết kế, thi công,
nghiệm thu, bảo hành, bảo trì và quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng.

1.4.2. Thực trạng về công tác quan trắc công trình xây dựng bằng phương
pháp Trắc địa.

Quan trắc công trình bằng phương pháp trắc địa thực chất là quan sát đo đạc,
xác định các giá trị chuyển dịch về hình dạng, vị trí, kích thước bên ngoài của công
trình tại các thời điểm khác nhau bằng các máy móc, thiết bị trắc địa.

8
Công tác quan trắc công trình ở Việt Nam đã được thực hiện từ những năm
1980, 1981 của thế kỷ trước và được quan tâm nhiều hơn vào khoảng 20 năm trở lại
đây, chủ yếu là quan trắc độ lún công trình bằng phương pháp thủy chuẩn hình học.

Ngoài những văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, trong hệ thống quy chuẩn
và tiêu chuẩn hiện hành còn có 06 tiêu chuẩn liên quan đến công tác trắc đia và
quan trắc địa kỹ thuật:

TCVN 9398:2012 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu

chung.

TCVN 9360:2012 – Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng

và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.

TCVN 9399:2012 – Nhà và công trình xây dựng – Xác định chuyển dịch

ngang bằng phương pháp trắc địa.

TCVN 9400:2012 – Nhà và công trình dạng tháp – Xác định độ nghiêng

bằng phương pháp trắc địa.

TCVN 9404:2012 – Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công

trình.

TCVN 8215:2009 – Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết

kế bố trí thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối.

Tổng hợp và phân tích các kết quả quan trắc bằng phương pháp Trắc địa
trong những năm qua có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Về văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn chuyên ngành thuộc lĩnh
vực quan trắc công trình xây dựng đã được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ ở
các Bộ, ngành và các loại đối tượng công trình trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên
trong hệ thống Quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam còn thiếu Quy chuẩn về Trắc địa
công trình, trong đó có phần Quy chuẩn về quan trắc cho các đối tượng công trình
xây dựng.

- Việc đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quan trắc công trình xây dựng ở các
trường Đại học và các trường dạy nghề còn ít (02 đến 03 học trình). Chỉ có 02

9
trường Đại học có giáo trình bài giảng về quan trắc biến dạng công trình bằng
phương pháp trắc địa, còn việc quan trắc bằng phương pháp phi trắc địa thì hầu như
không được đào tạo ở một trường Đại học hoặc dạy nghề nào.

- Công tác lập phương án quan trắc có công trình còn thiếu và chưa hoàn
chỉnh, chưa phản ánh đầy đủ các điểm đặc trưng về chuyển dịch và biến dạng công
trình.

- Việc mua sắm và bố trí các thiết bị quan trắc công trình còn chưa đầy đủ,
thiếu đồng bộ và nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác cho từng đối
tượng quan trắc.

- Về số liệu và kết quả quan trắc nhiều khi còn thiếu, bỏ mất nhiều thông tin
quan trọng, ví dụ như bỏ mất chu kỳ 0, bỏ mất nhiều số liệu quan trắc theo mức độ
chất tải, có công trình việc quan trắc còn mang tính hình thức, quan trắc để có số
liệu phục vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu và chỉ đáp ứng được yêu cầu là hoàn
thành công việc quan trắc. Kết quả quan trắc giữa 2 giai đoạn thi công xây dựng và
khai thác sử dụng nhiều khi bị gián đoạn, không liên tục vì hệ mốc chuẩn và mốc
quan trắc thường bị mất nhiều hoặc mất hết trong quá trình hoàn thiện

- Việc phân tích, đánh giá và nhận xét về kết quả quan trắc so với yêu cầu của
thiết kế hoặc so với tiêu chuẩn hiện hành nhiều khi còn làm rất chậm hoặc không
đánh giá làm mất hết ý nghĩa thực tiễn của kết quả quan trắc, nhiều cán bộ quan trắc
không có khả năng phân tích, đánh giá nhưng không báo cáo kịp thời với chủ đầu tư
để chuyển cho tư vấn thiết kế đánh giá, phục vụ kịp thời cho công tác thi công và
nghiệm thu, quản lý chất lượng công trình xây dựng.

1.4.3. Thực trạng về công tác quan trắc công trình xây dựng bằng phương
pháp phi trắc địa.

Trong những năm gần đây các công trình thủy điện và đập hồ chứa được xây
dựng khá nhiều vì thế các thiết bị quan trắc cũng được đưa vào trong công trình với
một khối lượng khá lớn. Tuy nhiên hiệu quả của công tác quan trắc tại các công
trình đập là chưa rõ ràng. Thực trạng chung của việc lắp đặt thiết bị quan trắc trong
công trình thủy công bằng hệ thống thiết bị cảm biến (phi trắc địa) và hiệu quả của

10
nó tại các công trình thủy điện đã được lắp đặt cần được xem xét và nâng cao hơn
nữa.
- Về chủng loại thiết bị: Cho đến nay hầu hết các loại thiết bị đã đều quen
thuộc đối với những người thiết kế và cũng đã được đề xuất áp dụng gần hết. Các
thiết bị được yêu cầu gồm những loại đơn giản sản xuất ở trong nước như các mốc
đo lún, piezometer loại hở đến các loại làm theo nguyên lý điện, dây rung của các
hãng hàng đầu Mỹ, Anh, Ý và của Ấn Độ cũng đã được sử dụng.
- Việc thiết kế, bố trí các thiết bị quan trắc được tiến hành tương đối đầy đủ,
chi tiết so với quy định trong tiêu chuẩn hiện hành.

Các thiết bị được lắp đặt nhằm thu thập những số liệu về:

+ Áp lực đáy đập

+ Ứng suất trong thân đập theo 2 hay 3 chiều

+ Nhiệt độ (đập bê tông hoặc bê tông đầm lăn)

+ Chuyển vị ngang hoặc lún theo độ sâu

+ Các piezometer dưới đáy đập, trước và sau màn chống thấm đáy đập.

Các loại quan trắc này đều sử dụng các thiết bị đo bằng điện trở (nguyên lý điện)
hay tần số (nguyên lý dây rung) và thường được chỉ định kết nối tự động để quan
trắc lâu dài (trừ loại đầu đo được chỉ định là tạm thời như đo nhiệt độ trong bê
tông).

Tuy nhiên trong hồ sơ thiết kế thiết bị quan trắc, đối với một số công trình mục
đích lắp đặt thiết bị được nêu rất chung chung là “phát hiện sự cố có thể xảy ra trong
quá trình thi công và theo ứng xử của đập trong quá trình khai thác” mà không có
luận cứ kỹ thuật chi tiết là phải dùng loại thiết bị này hay thiết bị khác, quy trình
quan trắc và chu kỳ đo đối với một số phương án cũng không được đề cập cụ thể.
- Việc thực hiện thi công lắp đặt do nhà thầu thứ ba thực hiện. Nhà thầu này
cung cấp tất cả những thông tin về thiết bị, thiết kế bản vẽ thi công lắp đặt chi tiết.
Đây là một công việc khó khăn đối với một nhà thầu có thế mạnh về tư vấn, bởi vì
các công trình thủy công đều được bố trí ở những khu vực heo hút, việc lắp đặt thiết
bị kéo dài theo tiến độ thi công, công trình được bố trí trên diện rộng, phương tiện

11
đi lại và vận chuyển vật tư trong công trình là rất khó khăn với loại nhà thầu này.
Chính vì vậy mà các nhà thầu này thường thuê lại đơn vị thi công tại công trình
thực hiện công tác này mà chỉ đưa cán bộ kỹ thuật đến để hướng dẫn hay lắp đặt
những thiết bị có quy trình lắp đặt phức tạp.
- Việc ghi chép số liệu quan trắc thường được thực hiện ở dạng thô. Ví dụ ở
thiết bị đo áp lực đáy đập là giá trị áp lực, thiết bị đo biến dạng là giá trị biến dạng.
Đây chỉ nên coi là bản ghi chép, trong tài liệu ghi chép này chỉ nhận được giá trị thể
hiện là kết quả đo và thời gian thực hiện công tác đo.
- Số liệu quan trắc không được cung cấp thường xuyên cho người thiết kế
công tác quan trắc mà thường được giao nộp sau một thời gian dài. Vì vậy mà hiệu
quả của công tác quan trắc đạt được là không cao. Mặt khác có công trình thiết kế
cũng không đưa ra được một giá trị giới hạn cho phép của các số đo (trừ giá trị nhiệt
độ), cho nên không thể biết được ý nghĩa của số liệu đã ghi đo được. Có thể khẳng
định rằng để đạt được mục đích này thì số liệu đo cần được đánh giá hàng ngày. Ví
dụ: yêu cầu nhiệt độ của bê tông thường sau khi đổ 1 ngày không vượt quá 50oC,
nếu khi đo phát hiện ra là lớn hơn thì cần phải đánh giá và xem xét lại quy trình hay
vật liệu sử dụng.
- Thực tế hiện nay các thiết bị quan trắc chỉ áp dụng cho công trình đập, trong
khi tại các khu vực khác như các mái dốc, hố đào hay những khu vực có địa chất
phức tạp, là những nơi có tiềm ẩn sự số thì không được lắp đặt để quan trắc.
- Kiến thức về thiết bị quan trắc còn rất hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các
nhà thầu cung cấp thiết bị, là các doanh nghiệp thương mại. Cho nên nhiều thiết bị
khi lắp đặt còn sai về nguyên lý.

12
1.5. ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC HOÀN THIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG
TÁC QUAN TRẮC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG .

1.5.1. Các bất cập trong công tác quan trắc công trình hiện nay

Qua quá trình khảo sát thực tế, theo rõi quan trắc và nghiệm thu tại các công
trình có thể rút ra một số bất cập trong công tác quan trắc công trình xây dựng như
sau:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quan trắc công trình xây dựng
còn thiếu quy chuẩn về trắc địa công trình trong đó có phần quan trắc chuyển dịch,
biến dạng công trình xây dựng. Thiếu tiêu chuẩn về công tác quan trắc trong giai
đoạn khai thác và sử dụng công trình. Các tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực quan trắc của
các Bộ, ngành còn chưa đồng bộ, có phần trùng lặp và chưa được soát xét, cập nhật
kịp thời.
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn sau khi được
ban hành chưa được tập huấn và hướng dẫn thực hiện tới các cơ sở sản xuất và các
cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn trực tiếp thực hiện công việc này.
- Chưa có trường, lớp nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quan trắc công trình
xây dựng, có một số trường Đại học đào tạo kỹ sư trắc địa chung, có học môn trắc
địa công trình và quan trắc chuyển dịch, biến dạng bằng phương pháp trắc địa
nhưng còn nặng về lý thuyết, ít thực hành và không giảng dạy về công tác quan trắc
bằng phương pháp phi trắc địa.
- Các phương án kỹ thuật quan trắc công trình xây dựng có khi còn đơn giản,
chưa phản ánh đầy đủ nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ của công việc quan trắc, bỏ mất
nhiều thông tin và không phản ảnh hết được các đặc trưng về chuyển dịch biến dạng
của công trình. Ví dụ như: chu kỳ 0 (sau khi xây dựng xong phần móng) sau đó
25% tải, 50% tải, 75% tải và 100% tải đối với giai đoạn xây dựng, thì có nhiều công
trình lại không được thực hiện đầy đủ. Giai đoạn đi vào khai thác sử dụng số lượng
chu kỳ quan trắc được quy định theo thời gian do thiết kế hoặc tiêu chuẩn quy định,
nhưng hiện nay lại chưa có tiêu chuẩn.

13
- Các thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác quan trắc đối với nhiều dự án
còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác cao và công tác
kiểm định chưa đáp ứng được yêu cầu, có trường hợp kiểm định máy chỉ mang tính
hình thức.
- Về công tác đo đạc ngoại nghiệp, kỹ thuật quan trắc, xử lý số liệu quan trắc
còn chưa đồng bộ, phần mềm sử dụng chưa được thống nhất trong phạm vi cả nước.
- Công tác nghiệm thu kết quả quan trắc vẫn còn chưa được coi trọng.
- Chưa đánh giá được đầy đủ, kịp thời các kết quả quan trắc đối với công trình
đập, công trình thủy công.
- Các kết quả quan trắc công trình trong thời gian xây dựng và bảo hành, bảo
trì nhiều khi còn chưa được gắn kết với nhau.

1.5.2. Đề xuất về việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh
vực quan trắc công trình xây dựng.

- Căn cứ vào những bất cập và nhận xét trên đây chúng tôi xin đề nghị với Bộ
xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cho biên soạn Quy chuẩn về trắc địa
cộng trình trong đó có phần quan trắc công trình xây dựng.

- Biên soạn Tiêu chuẩn về quan trắc công trình xây dựng bằng phương pháp
trắc địa trong giai đoạn khai thác sử dụng.

- Biên soạn Tiêu chuẩn về quan trắc công trình xây dựng bằng phương pháp phi
trắc địa.

- Tiêu chuẩn về nghiệm thu và kiểm định kết quả quan trắc bằng phương pháp
trắc địa.

1.5.3. Sự cần thiết phải đào tạo nâng cao năng lực công tác quan trắc công
trình xây dựng.

Công tác quan trắc công trình xây dựng mà cụ thể hơn là công tác quan trắc
chuyển dịch, biến dạng công trình xây dựng đã được tiến hành trong khoảng 30 năm
qua, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp những thông tin và số liệu cần
thiết phục vụ cho công tác kiểm tra nghiệm thu và quản lý chất lượng công trình

14
xây dựng. Tuy nhiên nếu nhìn nhận, xem xét một cách cụ thể, nghiêm túc thì công
tác này vẫn còn nhiều bất cập và nhiều việc phải làm như đã nêu ở trên đặc biệt là
khâu đào tạo cán bộ.

Đội ngũ cán bộ trắc địa nói chung và trắc địa công trình nói riêng đã có và được đào
tạo tương đối nhiều ở các trường Đại học và trường dạy nghề. Tuy nhiên nhiều
người chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác quan trắc, ít hiểu biết về các văn
bản quy phạm pháp luật và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, kiến thức được
trang bị chủ yếu là lý thuyết, ít thực hành, kinh nghiệm còn ít, kiến thức tổng quan
còn yếu, nhiều người còn ít có điều kiện tiếp cận hiện trường, thao tác và xử lý số
liệu chưa thành thạo, chưa biết phân tích và đánh giá kết quả quan trắc.

Công tác quan trắc bằng phương pháp phi trắc địa hiện nay còn chưa có trường lớp
nào đào tạo, việc lắp đặt và quan trắc ở hiện trường hiện nay chủ yếu do các nhà
cung cấp thiết bị thực hiện, tìm đọc tài liệu và hướng dẫn cán bộ thực hiện.

Chính vì vậy, nên việc đào tạo nâng cao năng lực, chuẩn hóa dần đội ngũ cán bộ
quan trắc công trình xây dựng là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.

Công việc đào tạo nâng cao năng lực theo bài giảng này được thực hiện trên
cơ sở Quyết định số 1118/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 12 tháng 12 năm 2012
về việc phê duyệt Dự án “Nghiên cứu xây dựng chương trình và tài liệu giảng dạy
về quan trắc công trình xây dựng” thuộc đề án “Tăng cường năng lực kiểm định
chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam”.

Bộ tài liệu này gồm 2 tập:

Tập 1. Bài giảng quan trắc công trình xây dựng bằng phương pháp trắc địa.

Tập 2. Bài giảng quan trắc công trình bằng phương pháp phi trắc địa.

Hai tập bài giảng này được đào tạo qua 2 lớp học riêng biệt, kết thúc lớp học, học
viên sẽ phải kiểm tra kết quả và được Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề:

Chứng chỉ 1: Cấp cho: Nguyễn Văn A

15
Nội dung: Được hành nghề quan trắc công trình xây dựng bằng phương
pháp Trắc địa.

Chứng chỉ 2: Cấp cho: Trần Văn B

Nội dung: Được hành nghề quan trắc công trình xây dựng bằng phương pháp
phi Trắc địa

16
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH CÔNG TRÌNH

2.1. KHÁI NIỆM CHUNG

2.1.1. Phân loại chuyển dịch biến dạng công trình

Do tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và con người, nên các công trình xây
dựng đều có thể bị chuyển dịch, biến dạng ở cả giai đoạn thi công cũng như trong
thời gian vận hành sử dụng.

Chuyển dịch công trình trong không gian là sự thay đổi vị trí công trình theo
thời gian và được phân biệt thành 2 loại: chuyển dịch theo phương thẳng đứng và
chuyển dịch trong mặt phẳng ngang.

Chuyển dịch theo phương thẳng đứng được gọi là độ trồi lún (nếu chuyển
dịch có hướng xuống dưới thì gọi là lún, hướng lên trên là trồi). Chuyển dịch công
trình trong mặt phẳng nằm ngang được gọi là chuyển dịch ngang.

Biến dạng công trình là sự thay đổi mối tương quan hình học của công trình
ở quy mô tổng thể hoặc ở các kết cấu thành phần. Biến dạng xảy ra do chuyển dịch
không đều giữa các bộ phận công trình, các biến dạng thường gặp là hiện tượng
nghiêng cong, vặn xoắn, rạn nứt của công trình.

Nếu công trình bị chuyển dịch vượt quá giới hạn cho phép thì không những
gây trở ngại cho quá trình khai thác sử dụng mà có thể dẫn đến các sự cố hư hỏng,
đổ vỡ và phá hủy một phần hoặc toàn bộ công trình.

2.1.2. Nguyên nhân gây ra chuyển dịch công trình:

Công trình bị chuyển dịch do tác động của hai nhóm yếu tố chủ yếu, là tác
động của các yếu tố tự nhiên và tác động liên quan đến hoạt động của con người
trong quá trình xây dựng, vận hành khai thác công trình.

Các nguyên nhân thuộc nhóm các yếu tố tự nhiên gồm có: khả năng lún,
trượt của lớp đất đá dưới nền móng công trình và các hiện tượng địa chất công trình,
địa chất thuỷ văn, sự co giãn của đất đá, thay đổi của các điều kiện thuỷ văn theo

17
nhiệt độ, độ ẩm và mực nước ngầm.

Nhóm các yếu tố con người bao gồm: ảnh hưởng của trọng lượng bản thân
công trình, sự thay đổi các tính chất cơ lý đất đá do việc quy hoạch cấp thoát nước,
các sai lệch trong khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, quá trình suy yếu
của nền móng do thi công các công trình ngầm trong lòng đất, ảnh hưởng của việc
xây dựng các công trình lân cận khác, sự rung động của nền móng do vận hành máy
cơ giới và tác động của các phương tiện giao thông.

2.1.3. Mục đích và nhiệm vụ quan trắc biến dạng công trình

Quan trắc chuyển dịch công trình nhằm mục đích xác định mức độ chuyển
dịch, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân chuyển dịch và từ đó có biện pháp xử lý, để
phòng tai biến đối với công trình, cụ thể là:

1. Xác định giá trị chuyển dịch để đánh giá độ ổn định công trình, phòng
ngừa các sự cố hư hỏng, đổ vỡ có thể xảy ra.

2. Kết quả quan trắc là số liệu đối chứng để kiểm tra các tính toán trong giai
đoạn thiết kế công trình.

3. Nghiên cứu quy luật biến dạng trong những điều kiện khác nhau và dự
đoán biến dạng của công trình trong tương lai.

4. Xác định các loại biến dạng có ảnh hưởng đến quá trình vận hành công
trình, từ đó đề ra chế độ sử dụng, khai thác công trình một cách hợp lý.

2.1.4. Nội dung bản đề cương (thiết kế kỹ thuật) quan trắc

Để quan trắc chuyển dịch một công trình, trước hết cần phải thiết kế phương
án kinh tế - kỹ thuật với các nội dung:

1. Nhiệm vụ kỹ thuật của công tác quan trắc

2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kết cấu và chế độ vận hành công trình

3. Kết cấu, sơ đồ phân bố mốc khống chế và mốc quan trắc

4. Thiết kế sơ đồ hệ thống lưới quan trắc

18
5. Ước tính độ chính xác và các chỉ tiêu kỹ thuật quan trắc

6. Thiết kế công tác đo đạc ngoại nghiệp và xử lý số liệu hệ thống lưới quan
trắc

7. Tính toán tham số chuyển dịch công trình. Phân tích, suy giải kết quả quan
trắc

8. Lập biểu đồ nhân lực, thời gian và tiến độ thi công phương án

9. Dự toán kinh phí cho phương án.

2.2. YÊU CẦU ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ CHU KỲ QUAN TRẮC

2.2.1. Yêu cầu độ chính xác quan trắc

Yêu cầu độ chính xác quan trắc chuyển dịch chính là độ chính xác cần thiết
xác định chuyển dịch công trình, chỉ tiêu định lượng của đại lượng này phụ thuộc
chủ yếu vào tính chất cơ lý đất đá dưới nền móng, đặc điểm kết cấu và vận hành
công trình.

Có hai cách xác định yêu cầu độ chính xác quan trắc chuyển dịch, cách thứ
nhất là xác định theo giá trị chuyển dịch dự báo (được nêu ra trong bản thiết kế
công trình), cách thứ hai xác định theo các tiêu chuẩn xây dựng, vận hành công
trình (được quy định trong các tiêu chuẩn ngành).

1-Theo độ chuyển dịch dự báo, yêu cầu độ chính xác quan trắc được xác
định bằng công thức:

Q
mQ  (2.1)
2

Trong đó: mQ - yêu cầu độ chính xác quan trắc chuyển dịch ở thời điểm ti.

Q - giá trị chuyển dịch dự báo giữa 2 chu kỳ quan trắc.

 - hệ số đặc trưng cho độ tin cậy của kết quả quan trắc, phụ thuộc vào xác
suất được chấp nhận. Đối với công tác quan trắc chuyển dịch thường lấy xác suất P

19
= 0.997, (tương ứng với  = 3) và khi đó công thức tính độ chính xác quan trắc
chuyển dịch là:

mQ  0.17Q (2.2)

Nếu chuyển dịch công trình có giá trị dự báo là nhỏ thì đại lượng mQ tính
theo công thức (2.2) cũng sẽ rất nhỏ, trong một số trường hợp sẽ rất khó đạt được
tiêu chuẩn độ chính xác như vậy.

2- Trong thực tế, yêu cầu độ chính xác quan trắc thường được xác định dựa
vào điều kiện nền móng, đặc điểm kết cấu đối với từng loại công trình cụ thể (các
tiêu chuẩn này do cơ quan quản lý ngành ban hành). Yêu cầu độ chính xác quan trắc
đối với các công trình dân dụng- công nghiệp thông thường được đưa ra ở bảng 2.1,
[1], [4]:

Bảng 2.1: Yêu cầu độ chính xác đo lún và chuyển dịch ngang công trình

Độ chính xác đo độ lún và


TT Đối tượng quan trắc
chuyển dịch ngang

1 Công trình bê tông trên nền đá 1.0 mm

2 Công trình xây trên nền đất nện, đất cát 2.0 mm

3 Công trình xây trên nền đất kém chịu nén 10 mm

4 Công trình đất 15 mm

2.2.2. Chu kỳ quan trắc

Quan trắc chuyển dịch công trình là dạng công tác đo lặp, được thực hiện
nhiều lần với cùng đối tượng, mỗi lần đo gọi là một chu kỳ quan trắc. Thời gian
thực hiện các chu kỳ đo được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật quan trắc
lún hoặc chuyển dịch ngang công trình. Chu kỳ quan trắc phải được tính toán sao
cho kết quả quan trắc phản ánh đúng thực chất quá trình chuyển dịch của đối tượng
quan trắc. Nếu chu kỳ đo thưa thì sẽ không xác định được đúng quy luật chuyển
dịch, ngược lại nếu ấn định chu kỳ quan trắc quá dày sẽ dẫn đến lãng phí nhân lực,

20
tài chính và các chi phí khác.

Có thể phân chia các chu kỳ quan trắc chuyển dịch thành ba giai đoạn: giai
đoạn thi công, giai đoạn đầu vận hành và giai đoạn công trình đi vào ổn định.

Trong giai đoạn thi công, chu kỳ quan trắc đầu tiên được thực hiện ngay sau
thời điểm xây xong phần móng, khi mà công trình còn chưa chịu tác động của tải
trọng hoặc áp lực ngang. Các chu kỳ tiếp theo được ấn định tuỳ thuộc tiến độ xây
dựng và mức tăng tải trọng công trình. Ví dụ, nếu dự định thực hiện 5 chu kỳ trong
giai đoạn thi công thì thời điểm quan trắc sẽ chọn vào lúc công trình được xây dựng
xong phần móng và đạt 25%, 50%, 75% và 100% tải trọng của bản thân công trình.

Ở giai đoạn đầu, các chu kỳ quan trắc được ấn định phụ thuộc vào tốc độ
chuyển dịch và đặc điểm vận hành công trình. Thời gian đo giữa hai chu kỳ trong
giai đoạn này có thể chọn từ 2 đến 6 tháng. Khi công trình đi vào ổn định, thời gian
giữa hai chu kỳ kế tiếp được ấn định thưa hơn, có thể từ 6 tháng đến 1 năm hoặc 2
năm, việc quan trắc sẽ kết thúc khi công trình hoàn toàn ổn định (tốc độ lún và tốc
độ chuyển dịch từ 1-2mm/năm [1], [4].

Trong một số trường hợp đặc biệt, khi phát sinh yếu tố ảnh hưởng không có
lợi đến độ ổn định của công trình, cần thực hiện các chu kỳ quan trắc đột xuất.
Riêng đối với các công trình chịu áp lực biến đổi theo chu kỳ (như các công trình
chịu áp lực tại nhà máy thủy điện, đập nước của hồ chứa), công tác quan trắc biến
dạng được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình vận hành, khai thác công
trình.

2.3. QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH CÔNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TRẮC ĐỊA

Nếu ở thời điểm T1 công trình có vị trí P1, ở thời điểm T2 công trình có vị
trí P2, khi đó vector P1P2 thể hiện chuyển dịch công trình trong không gian (hình
2.1). Thông thường vector P1P2 được phân tích theo 2 thành phần:

-Theo phương thẳng đứng thu được đoạn S = P1'P2', thể hiện độ lún công
trình.

21
-Theo mặt phẳng ngang thu được đoạn Q = P1"P2", thể hiện chuyển dịch
ngang công trình, chuyển dịch ngang lại được phân tích theo 2 trục tọa độ để xác
định được chuyển dịch theo hướng trục OX (QX) và chuyển dịch theo hướng trục
OY (QY). H
P1'  P1

S X

P2'  P2
QY
P1"
Q
QX
P2"
O Y
Hình 2.1 Chuyển dịch công trình

2.3.1. Nguyên lý quan trắc độ lún

Do điều kiện địa chất dưới nền móng công trình thường không đồng nhất,
công trình có kết cấu phức tạp, tải trọng không đều nên độ lún ở các vị trí khác nhau
cũng có thể không giống nhau. Để xác định được giá trị lún tuyệt đối tại từng vị trí
và các tham số lún chung của công trình, công tác quan trắc độ lún bằng phương
pháp trắc địa được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:

1-Độ lún công trình được xác định thông qua các mốc lún gắn tại những vị
trí chịu lực của đối tượng quan trắc. Số lượng mốc lún lắp đặt tại mỗi công trình
phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện nền móng, kết cấu, quy mô, kích thước của công
trình đó. Độ lún của các mốc quan trắc đặc trưng cho độ lún công trình ở vị trí mà
mốc được gắn.

2-Phương pháp quan trắc độ lún thông dụng là đo cao chính xác trong mỗi
chu kỳ để xác định độ cao của các mốc quan trắc tại thời điểm đo, độ lún được tính
là hiệu độ cao tại thời điểm quan trắc so với độ cao ở chu kỳ được chọn làm mức so
sánh:

S  H ( j )  H (i ) (2.3)

Trong đó H(j), H(i) là độ cao đo được ở chu kỳ thứ (j) và thứ (i). Như vậy, nếu

22
S < 0 thì công trình bị lún xuống, còn nếu S > 0 thì công trình bị trồi lên phía trên.

Độ cao của mốc lún ở các chu kỳ khác nhau phải được xác định trong cùng
một hệ độ cao duy nhất, có thể là hệ độ cao Quốc gia hoặc hệ độ cao cục bộ giả
định, nhưng yêu cầu bắt buộc là các mốc khống chế độ cao (được chọn làm cơ sở so
sánh) phải có độ ổn định trong suốt thời kỳ theo dõi độ lún công trình.

2.3.2. Nguyên lý quan trắc chuyển dịch ngang

Về định lượng, chuyển dịch của đối tượng bất kỳ trong mặt phẳng ngang
giữa 2 thời điểm quan trắc i và j được xác định thông qua các đại lượng sau (hình
2.2):

Y2 P2

QX Q
X2
Y1

P1 QY
X1
O
Y
Hình 2.2 Chuyển dịch ngang công trình

- Chuyển dịch theo trục X

Q x  X (i )  X ( j ) (2.4)

- Chuyển dịch theo trục Y

Q y  Y (i )  Y ( j ) (2.5)

- Vector chuyển dịch toàn phần

Q  Q x2  Q y2 (2.6)

Trong các công thức trên X(i), Y(i), X(j), Y(j) là tọa độ của đối tượng xác định
được trong chu kỳ thứ i và j.
23
Như vậy, chuyển dịch ngang công trình có thể được xác định bằng cách đo
và so sánh tọa độ của các điểm mốc quan trắc gắn tại những vị trí đặc trưng trên
công trình ở các chu kỳ quan trắc khác nhau. Để đo tọa độ các điểm quan trắc với
độ chính xác cần thiết, thường xây dựng mạng lưới trắc địa mặt bằng chuyên dụng
trong mỗi chu kỳ đo.

2.4. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU MỐC TRONG QUAN TRẮC BIẾN DẠNG CÔNG
TRÌNH.

2.4.1. Kết cấu mốc quan trắc độ lún

Trong quan trắc lún công trình, có hai loại mốc chủ yếu là mốc khống chế
(mốc cơ sở) và mốc quan trắc (mốc lún, mốc quan trắc). Đối với các công trình lớn,
phức tạp có thể đặt các mốc chuyển tiếp gần đối tượng quan trắc.

Mốc khống chế được sử dụng để xác định hệ độ cao cơ sở trong suốt quá
trình quan trắc, do đó yêu cầu cơ bản đối với các mốc cơ sở là phải có sự ổn định,
không bị trồi lún hoặc chuyển dịch. Vì vậy, mốc khống chế phải có kết cấu thích
hợp, được đặt ở ngoài phạm vi ảnh hưởng của chuyển dịch công trình hoặc đặt ở
tầng đất cứng. Mốc quan trắc được gắn cố định vào công trình tại các vị trí đặc
trưng cho quá trình lún và cùng trồi lún với công trình.

1. Mốc khống chế cơ sở

Tùy thuộc vào yêu cầu độ chính xác đo lún và điều kiện địa chất nền xung
quanh khu vực đối tượng quan trắc, mốc cơ sở dùng trong đo lún có thể được thiết
kế theo một trong 3 loại là mốc chôn sâu, mốc chôn nông và mốc gắn tường hoặc
gắn nền. Xây dựng hệ thống mốc cơ sở có đủ độ ổn định cần thiết trong quan trắc
độ lún cũng như chuyển dịch ngang công trình là công việc phức tạp, có ý nghĩa
quyết định đến chất lượng và độ tin cậy của kết quả cuối cùng.

Mốc chôn sâu có thể được đặt gần đối tượng quan trắc, nhưng đáy mốc phải
đạt được độ sâu ở dưới giới hạn lún của lớp đất nền công trình, tốt nhất là đến tầng
đá gốc, tuy vậy trong nhiều trường hợp thực tế có thể đặt mốc đến tầng đất cứng là

24
đạt yêu cầu. Điều kiện bắt buộc đối với mốc chôn sâu là phải có độ cao ổn định
trong suốt quá trình quan trắc. Để bảo đảm yêu cầu trên cần có biện pháp tính số
hiệu chỉnh giãn nở lõi mốc do thay đổi nhiệt độ, nếu lõi mốc được căng bằng lực
kéo thì phải tính đến cả số hiệu chỉnh do đàn hồi mốc. Trong thực tế sản xuất
thường sử dụng 2 kiểu kết cấu mốc chôn sâu điển hình là mốc chôn sâu lõi đơn và
mốc chôn sâu lõi kép.

a-Mốc chôn sâu lõi đơn


d=0.010.03
6 7

5
. .. .. d=0.10.3
1
3
(b): Mặt cắt A-A
A A

. .. ..
L
4 1-Ống bảo vệ
2-Tầng đất cứng
. .. .. 3-Lõi mốc kim loại

2
4-Đệm xốp
5-Đầu mốc hình chỏm cầu
6-Nắp bảo vệ đầu mốc
(a): Mặt đứng 7-Hố bảo vệ

Hình 2.3 Kết cấu mốc chôn sâu lõi đơn


Mốc chôn sâu lõi đơn có kết cấu gồm các bộ phận chủ yếu như sau (hình
2.3): ống bảo vệ (1) được đặt trong lỗ khoan đến tầng đá hoặc đất ổn định (2), lõi
mốc (3) bằng hợp kim (thường là bằng hợp kim thép-invar hoặc kim loại với hệ số
giãn nở nhiệt nhỏ) được đặt trong ống bảo vệ, phần dưới đáy ống được đổ bê tông,
lõi mốc được giữ cách ly với thành ống thông qua lớp đệm từ các miếng xốp (4). Ở
phía trên đỉnh lõi mốc được gia cố đầu mốc hình chỏm cầu (5), với nắp bảo vệ (6),
xung quanh đầu mốc xây dựng hố bảo vệ (7).

25
Do có sự giãn nở chiều dài lõi mốc theo nhiệt độ nên trong mỗi chu kỳ quan
trắc cần tính số hiệu chỉnh vào độ cao mốc theo công thức:

L   .L.(t  t 0 ) (2.8)

Trong đó:  là hệ số dãn nở nhiệt của lõi mốc, L là chiều dài lõi mốc và t, t0 là
nhiệt độ trung bình trong thân mốc ở thời điểm đo và nhiệt độ ở chu kỳ đầu tiên.

Nguồn sai số chủ yếu ảnh hưởng đến độ chính xác xác định số hiệu chỉnh chiều dài
của mốc (lõi kim loại) là sai số đo nhiệt độ. Để hiệu chỉnh độ cao của mốc do ảnh
hưởng của nhiệt độ cần phải dùng nhiệt kế đặc biệt để đo nhiệt độ ở nhiều vị trí
khác nhau trong lỗ khoan và tính nhiệt độ trung bình của thân mốc.

Trong bảng (2.2) đưa ra thông tin về hệ số giãn nở nhiệt của một số kim loại
thường được sử dụng để gia công lõi mốc.

Bảng 2.2: Hệ số giãn nở nhiệt một số kim loại (10-5)

Kim loại Thép Nikel Platin Đồng Latul

 1.25 1.25 0.89 1.80 1.87

Hợp kim invar có hệ số giãn nở nhiệt tương đối nhỏ (cỡ 10-6), tuy nhiên ở
Việt Nam vật liệu này hiếm và ít được sử dụng để làm lõi mốc độ cao. Nhược điểm
chủ yếu của mốc chôn sâu lõi đơn là ở việc đo nhiệt độ trong thân mốc, vấn đề xác
định chính xác nhiệt độ trung bình trong thân mốc là phức tạp và đòi hỏi phải có
loại nhiệt kế chuyên dùng. Nhược điểm nêu trên có thể khắc phục được bằng cách
sử dụng mốc chôn sâu có 2 lõi (mốc chôn sâu lõi kép).

b-Mốc chôn sâu lõi kép

Về cách thức cấu tạo, mốc chôn sâu lõi kép có kết cấu gần giống với mốc lõi
đơn, điểm khác biệt duy nhất là mốc chôn sâu có 2 lõi: một lõi chính và một lõi phụ
với hệ số giãn nở nhiệt khác nhau là c và p (hình 2.4). Kết cấu mốc 2 lõi cho phép
xác định số hiệu chỉnh vào chiều dài mốc mà không cần phải đo nhiệt độ trong ống
thân mốc. Cơ chế hoạt động của mốc chôn sâu lõi kép như sau:

26
Khi nhiệt độ trung bình trong thân mốc là t, chênh lệch nhiệt độ của thân
mốc so với nhiệt độ ở thời điểm kiểm nghiệm là t, dẫn đến độ giãn nở của 2 lõi
chính và phụ là:

LC  LC t. C
(2.9)
L P  L P t. P

Hiệu số giãn nở giữa lõi phụ và lõi chính được tính theo công thức:

  L P  LC  L.t ( P   C )

Từ đó tính được hiệu nhiệt độ t ở thời điểm đo:


t 
L( P   C )

Thay giá trị t vào biểu thức thứ nhất của công thức (2.9) sẽ xác định được độ giãn
nở của lõi chính:

. C
LC   K . (2.10)
( P   C )

Trong (2.10) hệ số K được tính theo công thức:

C
K (2.11)
 P  C

27
d=0.010.03
6 7

5
. .. .. d=0.10.3
1
3
(b): Mặt cắt A-A
A A

. .. .. 1-Ống bảo vệ
L 2-Tầng đất cứng
4
3-Lõi chính

. .. .. 4-Đệm xốp
8
2 5-Đầu mốc hình chỏm cầu
6-Nắp bảo vệ đầu mốc
7-Hố bảo vệ

(a): Mặt đứng 8-Lõi phụ

Hình 2.4 Kết cấu mốc chôn sâu lõi kép

Có thể gia công sao cho chiều dài lõi mốc chính và phụ bằng nhau
( LC  LP  L ), khi đó hiệu độ giãn nở giữa 2 lõi chính và phụ  được đo trực tiếp tại
thời điểm quan trắc, bằng cách đo chênh cao giữa 2 đầu mốc của các lõi.

Mốc chôn sâu có độ ổn định cao, có thể đặt ở gần công trình, tuy nhiên thi
công loại mốc này tương đối phức tạp và đòi hỏi nhiều chi phí.

c- Mốc chôn nông và mốc gắn tường

Trong trường hợp đo lún với yêu cầu độ chính xác tương đương với đo cao
hạng II, III có thể sử dụng loại mốc chôn nông hoặc mốc gắn tường, gắn nền làm
mốc cơ sở.

Các mốc chôn nông được đặt ở ngoài phạm vi lún của đối tượng quan trắc
(cách ít nhất 1,5 lần chiều cao công trình), mốc gắn tường được đặt ở chân cột hoặc
chân tường, mốc gắn nền được đặt ở nền của những công trình đã ổn định, không bị

28
lún. Trong khả năng cho phép cố gắng bố trí mốc cơ sở cách đối tượng quan trắc
không quá xa để hạn chế ảnh hưởng sai số truyền độ cao đến các mốc lún gắn trên
công trình.

Do khả năng ổn định của các mốc chôn nông là không cao nên các mốc loại
này được đặt thành từng cụm, mỗi cụm có không dưới 3 mốc. Trong từng chu kỳ
quan trắc thực hiện đo kiểm tra giữa các mốc trong cụm và giữa các cụm mốc nhằm
mục đích để phân tích, xác định các mốc ổn định nhất làm cơ sở độ cao cho toàn
công trình. Trên hình 2.5 nêu sơ đồ kết cấu của một loại mốc chôn nông được sử
dụng rộng rãi trong sản xuất.

1- Đầu mốc
7 6
2- Lõi mốc
1

3- Ống bảo vệ
2
4- Bê tông
8 3 5- Đế mốc
6- Nắp bảo vệ đầu mốc
100

4
7- Hố bảo vệ mốc
5
8-Lớp bê tông lót

Hình 2.5 Mốc chôn nông dạng ống

2. Kết cấu mốc lún (mốc quan trắc)

Mốc lún thường có 2 loại: mốc gắn tường, được sử dụng để lắp vào tường
hoặc cột công trình và mốc gắn nền.

Kết cấu đơn giản của mốc lún dạng gắn cố định lên đối tượng quan trắc là
một đoạn thép dài khoảng 15 cm hoặc 56 cm tuỳ thuộc chiều dày tường (hoặc cột)
mà mốc được gắn trên đó. Để tăng tính thẩm mỹ, loại mốc này thường được gia
công từ đoạn thép tròn, một phần gắn vào tường, phần nhô ra được gia công hình
chỏm cầu để thuận tiện đặt mia khi thực hiện quan trắc (hình 2.6-a).

Mốc gắn tường loại chìm được kết cấu gồm 2 phần: một ống trụ rỗng chôn

29
cố định chìm trong tường và bộ phận đầu đo rời có thể tháo lắp được. Trên hình 2.6-
b đưa ra sơ đồ kết cấu một loại mốc chìm do GS. Piscunov (CHLB Nga) đề xuất
thiết kế.

(a) (b)
Hình 2.6 Mốc gắn tường
(a) - Loại cố định (b) - Loại chìm

Các mốc lún đặt ở nền móng công trình gồm hai phần chính: một thanh kim
loại dài khoảng 60100 mm, phía trên có chỏm cầu bằng kim loại không rỉ, đường
kính 2030mm. Mốc có thể được đặt trong ống bảo vệ ( = 100mm), trên có nắp
đậy.

Hình 2.7 Mốc gắn nền

2.4.2. Kết cấu mốc quan trắc chuyển dịch ngang

Mốc cơ sở được đặt ngoài phạm vi chuyển dịch ngang của công trình, tại
những nơi có điều kiện địa chất ổn định. Trong mỗi chu kỳ quan trắc phải kiểm tra
sự ổn định của các mốc cơ sở. Nếu phát hiện thấy mốc cơ sở bị chuyển dịch thì phải
thực hiện hiệu chỉnh vào kết quả đo của các mốc quan trắc.

Mốc quan trắc được gắn trên công trình tại những vị trí cần theo dõi chuyển
dịch. Kết cấu mốc phải được lựa chọn cẩn thận để bảo đảm độ bền vững, có thể bảo
quản lâu dài và thuận lợi cho việc đặt thiết bị quan trắc.

30
Trong quan trắc chuyển dịch ngang thường sử dụng loại mốc cột có kết cấu
định tâm bắt buộc, loại mốc này cho phép thực hiện định tâm máy và tiêu ngắm với
độ chính xác cao. Tuy nhiên khi áp dụng loại mốc trên cần phải có các biện pháp để
giữ cột mốc không bị nghiêng đi do các tác động cơ học hoặc do bản thân của quá
trình chuyển dịch công trình (hình 2.8). Trên hình 2.9, 2.10 đưa ra bản vẽ kết cấu và
hình ảnh loại mốc cột với ống sắt do phòng Địa hình- Công ty tư vấn xây dựng điện
I thiết kế và đang được sử dụng để quan trắc nhiều công trình thủy điện ở Việt Nam.

Đối với những công trình có yêu cầu độ chính xác quan trắc không cao, có
thể sử dụng các loại mốc chôn chìm với lõi mốc được gia công bằng hợp kim thép
không gỉ và có khắc vạch chữ thập để đánh dấu vị trí tim mốc.

1- Lớp vỏ cách nhiệt


2- Lớp đệm
3- Nắp bảo vệ
4- Mặt bích
5- Cột bê tông
6- Đế mốc
7- Lớp gạch lót đáy mốc

Hình 2.8 Mốc khống chế mặt bằng dạng cột bê tông

Hình 2.9 Mốc cột bê tông ống sắt


31
Hình 1.9: Mốc quan trắc chuyển dịch ngang tại công trình thủy
điện

Hình 2.10 Mốc khống chế mặt bằng tại công trình thủy điện

2.5. CÁC LOẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ QUAN TRẮC

Các loại máy và thiết bị quan trắc bằng phương pháp trắc địa chủ yếu gồm:
- Các loại máy thủy chuẩn.
- Các loại máy toàn đạc điện tử.
- Các loại máy thu GPS.
Sau đây sẽ giới thiệu một số loại máy chủ yếu dùng trong quan trắc công
trình xây dựng bằng phương pháp trắc địa.

32
2.5.1. Các loại máy thủy chuẩn chính xác

2.5.1.1. Máy quang cơ

Độ Giá trị Khoảng


Nước Giá trị vạch Độ nhạy bộ
phóng vạch chia cách đo
Loại máy chia bọt cân bằng tự
sản xuất đại ống bộ đo cực ngắn nhất
thủy dài động
kính nhỏ (mm) (m)
HB-2 Liên xô 49X 0.05 mm 4.2 8-10" ----
HB-4 Liên xô 46X 0.05 mm 4.2 8-10" ----
HA-1 Liên xô 44X 0.05 mm 3.0 8-10" ----
Ni-004 CHDC Đức 44X 0.05 mm 3.0 10" ----
Koni-007 CHDC Đức 31.5X 0.05 mm 2.2 ---- 0.15"
Ni-A1 Hung ga ri 40X 0.05 mm 2.5 10"
AT-G Topcon 32 X 2.0 ---- 0.3"
NA2 LeiCa 30x 0.3mm 1.6 8” 0.3”

2.5.1.2. Máy thủy chuẩn số

Độ Độ chính Khoảng Độ nhạy


Nước phóng xác đo bộ cân Dung lượng
Loại máy cách đo
sản xuất đại ống chênh bằng tự card nhớ
kính cao/Km (m) động
NA2003 Laica 1.860m 64KB
DL-101C Topcon 32X 0.4 mm 260m 0.3" 64KB2MB
DL-102C Topcon 30X 1.0 mm 260m 0.5" 64KB2MB
DNA03 Leica 24X 0.3mm 0.3” 1650 trạm

2.5.2. Các loại máy toàn đạc điện tử chính xác

Chỉ tiêu Hãng Độ chính xác Tầm


Loại máy sản xuất Góc ngang Góc đứng Cạnh (mm) hoạt động
TC-2002
Leica 1" 1" 1+1ppm 4.2 Km
TC-2003
TC-1700 Leica 2" 2" 2+2ppm 5.0 Km
GTS720 Topcon 1" 2" 2+2ppm 5.8 Km

33
GTS6001 Topcon 1" 2" 3+2ppm 7.0 Km
GTS7000 Topcon 1" 2" 2+2ppm 3.0 Km
Set 2B(C) Sokkia 2" 2" 3+2ppm 3.5 Km
DTM750 Nikkon 2" 2" 2+2ppm 4.4 Km
Trimble
Mỹ 2” 2” 2+2ppm 3.0 Km
5600DR300+
TCA 2003 Leica 0.5” 1” 1+1ppm 3.0 Km

2.5.3. Các loại máy thu GPS

Nước Độ chính xác đo


Loại máy Tần số Phương pháp đo
sản xuất khoảng cách

TRIMBLE Tĩnh, tĩnh nhanh. 5mm+1ppm


4800 L1, L2
(Mỹ) Động 10mm+2ppm

Leica AG Tĩnh, tĩnh nhanh. 5-10mm+2ppm


SR-510 L1
(Thụy Sĩ) Động 10-20mm+2ppm

Leica AG Tĩnh, tĩnh nhanh. 5mm+1ppm


SR-530 L1, L2
(Thụy Sĩ) Động 10mm+1ppm

Desault-Serses Tĩnh, tĩnh nhanh. 5mm+1ppm


NR-101 L1
(Pháp) Động 10mm+1ppm

Topcon Tĩnh, tĩnh nhanh. 3mm+1ppm


GP-1000 L1, L2
(Nhật) Động 10mm+1ppm

Topcon L1, L2 Tĩnh, tĩnh nhanh. 3mm+0.5ppm


GR-3
(Nhật) L5.. Động 10mm+1ppm

TRIMBLE Tĩnh, tĩnh nhanh. 5mm+1ppm


R-3 L1
(Mỹ) Động 20mm+2ppm

34
Chương 3
QUAN TRẮC ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH

3.1. THIẾT KẾ HỆ THỐNG LƯỚI QUAN TRẮC ĐỘ LÚN

3.1.1. Cấu trúc hệ thống lưới độ cao trong quan trắc lún công trình

Để đảm bảo tính chặt chẽ và độ chính xác cần thiết cho việc xác định độ cao,
cần thành lập một mạng lưới liên kết các mốc lún và mốc cơ sở trong một hệ thống
thống nhất. Như vậy, mạng lưới độ cao trong đo lún công trình có cấu trúc là hệ
thống với ít nhất 2 bậc lưới, là bậc lưới khống chế và bậc lưới quan trắc.

- Lưới khống chế cơ sở có tác dụng là cơ sở độ cao để thực hiện đo nối độ cao tới
các điểm quan trắc gắn trên thân công trình trong suốt thời gian theo dõi độ lún.
Yêu cầu đối với lưới khống chế là: các điểm mốc cơ sở phải ổn định, có độ cao
được xác định với độ chính xác cần thiết. Các điểm độ cao được đo nối liên kết với
nhau tạo thành một mạng lưới chặt chẽ với độ chính xác cao và được kiểm tra
thường xuyên trong mỗi chu kỳ quan trắc.

- Lưới quan trắc được thành lập bằng cách đo nối liên kết các điểm quan trắc (mốc
lún) gắn trên công trình, toàn bộ bậc lưới này được đo nối với các mốc của lưới độ
cao cơ sở. Khi thiết kế lưới quan trắc nên tạo thành nhiều vòng khép để đảm bảo độ
vững chắc của đồ hình lưới và có điều kiện kiểm tra sai số khép tuyến trong quá
trình đo đạc ở thực địa.

1. Thiết kế lưới khống chế cơ sở


Lưới khống chế độ cao cơ sở bao gồm các tuyến đo chênh cao liên kết toàn bộ
điểm mốc độ cao cơ sở. Mạng lưới này được thành lập và đo trong từng chu kỳ
quan trắc nhằm 2 mục đích:

1-Kiểm tra, đánh giá độ ổn định các điểm mốc

2-Xác định hệ thống độ cao cơ sở thống nhất trong tất cả các chu kỳ đo.

Thông thường, sơ đồ lưới được thiết kế trên bản vẽ mặt bằng công trình sau
khi đã khảo sát, chọn vị trí đặt mốc khống chế ở thực địa. Vị trí đặt và kết cấu mốc
khống chế phải lựa chọn cẩn thận sao cho mốc được bảo toàn lâu dài, thuận lợi cho

35
việc đo nối đến công trình, đặc biệt cần chú ý bảo đảm sự ổn định của mốc trong
suốt quá trình quan trắc. Các mốc cơ sở được đặt tại những vị trí bên ngoài phạm vi
ảnh hưởng lún của công trình (cách không dưới 1,5 lần chiều cao công trình quan
trắc), tuy nhiên cũng không nên đặt mốc ở quá xa đối tượng quan trắc nhằm hạn chế
ảnh hưởng tích lũy của sai số đo nối độ cao.

Để có điều kiện kiểm tra, nâng cao độ tin cậy của lưới khống chế thì đối với
mỗi công trình quan trắc cần xây dựng không dưới 3 mốc khống chế độ cao cơ sở.
Hệ thống mốc cơ sở có thể được phân bố thành từng cụm (hình 3.1), các mốc trong
cụm cách nhau khoảng 1550m để có thể đo nối được từ 1 trạm đo.

Rp3
n1  n7
    
n2  
Rp1

n3      
Rp2
  Rp4
   
n4
n6 Rp5
n8 

Rp6 n5
Hình 3.1 Sơ đồ lưới khống chế cơ sở dạng cụm

Cách phân bố thứ 2 là đặt mốc rải đều xung quanh công trình (hình 3.2).

Rp2  n2
     Rp3
 

n1 n5
      n3
 
Rp1    
n4  Rp4

Hình 3.2 Sơ đồ lưới khống chế cơ sở dạng điểm đơn

Trên sơ đồ thiết kế ghi rõ tên mốc, vạch các tuyến đo và ghi rõ số lượng trạm

36
đo hoặc chiều dài đường đo (dự kiến) trong mỗi tuyến, trong điều kiện cho phép cần
cố gắng tạo các vòng đo khép kín để có điều kiện kiểm tra chất lượng đo chênh cao,
đồng thời bảo đảm tính chặt chẽ của toàn bộ mạng lưới.

Để xác định cấp hạng đo và các chỉ tiêu hạn sai, cần thực hiện ước tính lưới để
xác định sai số đo chênh cao trên 1 trạm hoặc 1 Km chiều dài tuyến đo. So sánh số
liệu này với chỉ tiêu đưa ra trong quy phạm để xác định cấp hạng đo cần thiết. Thực
tế quan trắc độ lún tại nhiều dạng công trình ở Việt nam và các nước khác cho thấy,
lưới khống chế cơ sở thường có độ chính xác tương đương thuỷ chuẩn hạng I hoặc
hạng II Nhà nước.

2 Thiết kế lưới quan trắc


Lưới quan trắc độ lún công trình: Bao gồm các mốc kiểm tra (hay còn gọi là
mốc lún) được gắn trực tiếp vào công trình và chuyển dịch cùng với công trình. Kết
cấu và phân bố các mốc lún tùy thuộc vào đặc điểm của công trình và phương pháp
đo đạc, nhưng phải đảm bảo thuận tiện cho quá trình quan trắc, có thể bảo quản
được lâu dài và ở những vị trí đặc trưng cho quá trình trồi lún của công trình. Các
mốc quan trắc được liên kết với nhau bằng các chênh cao đo và cùng với các mốc
cơ sở tạo thành một mạng lưới độ cao độc lập, được đo lặp theo các chu kỳ.

Vị trí gắn mốc đo lún được chọn là tại các điểm đặc trưng về độ lún không
đều, các vị trí dự đoán lún mạnh, các kết cấu chịu lực, những vị trí thay đổi địa chất
nền, hai bên khe lún, các vị trí thay đổi tải trọng, vị trí tiếp giáp hai công trình và
các vị trí biến dạng đột xuất.

Đối với các công trình móng bằng bê tông cốt thép và tường chịu lực thì mốc
đo lún được bố trí theo chu vi các tường chịu lực cách nhau 10 - 15m. Công trình có
kích thước trên 25m thì mốc đo lún được gắn tại các điểm giao nhau của các trục
tường.

Đối với công trình có kết cấu khung chịu lực thì các mốc đo lún được gắn trên
các cột chịu lực, dọc theo chu vi và các hàng cột. Trên mỗi hướng bố trí tối thiểu là
ba mốc đo lún.

37
Đối với các công trình lắp ghép thì các mốc đo lún được bố trí theo các khối
lượng ứng qua hai tấm panen, thường cách nhau 6 - 8m.

Các nhà xưởng được xây trên móng cọc thì các mốc phân bố tối đa trên
khoảng cách 15m dọc theo hai trục của công trình.

Trong các nhà xưởng sản xuất nhiều tầng, các công trình công nghiệp xây trên
móng độc lập thì các mốc đo lún bố trí theo hai trục dọc và ngang của công trình,
với mật độ 100m2 sàn bố trí một mốc đo lún.

Các công trình cao như ống khói, silô, lò nung, các công trình dạng tháp.... bố
trí tối thiểu bốn mốc đo lún vòng quanh theo chu vi công trình.

Với các công trình cần đảm bảo chuyển động theo một đường trục, các bệ máy
đặt mốc đo lún đối xứng qua hai bên. Các giá đỡ, dầm cầu, các mốc đo lún đặt tại
các cột chịu lực.

Đối với các tường chắn, vách ngăn, các mốc đo lún được bố trí dọc theo công
trình với khoảng cách 15 - 20m/mốc.

Các công trình cải tạo, mốc đo lún được bố trí tại các vị trí được xem như
tương ứng với các khe lún, đó là nơi tiếp giáp giữa phần mới xây và phần cũ. Ngoài
ra trên công trình cũ cần bố trí các mốc đo lún cách phần mới xây 15 - 20m/mốc.

Khi gắn mốc đo lún cần lưu ý đến độ cao của các mốc so với mặt đất xung
quanh sao cho đảm bảo tầm ngắm. Chú ý khoảng cách từ đầu mốc tới mặt tường
hoặc cột nơi chôn mốc để đặt mia được thuận tiện. Đối với loại mốc khi đo đặt mia
lên trên đầu mốc, thường được chôn cách sàn 30cm. Đối với các loại mốc đặt mia
treo, nên gắn ở độ cao 180 - 200cm so với mặt nền. Khoảng cách từ đầu mốc tới
tường từ 3 - 4cm. Đối với các loại mốc nền thường bố trí đầu mốc cao hơn nền
không quá 1cm. Khi đo lún trên nền đất yếu, khi có độ lún dự báo cao thì cần lưu ý
đến độ lún của nền để chọn loại mốc cho phù hợp.

Trong quá trình đo lún, các mốc quan trắc bị mất, bị hỏng thì phải khôi phục
lại ở gần vị trí mốc cũ.

38
1 2 3 6 7 8

16 9
4 5

15 14 13 12 11 10

Hình 3.3 Bố trí mốc lún với công trình tường chịu lực

1 2 3 4 5 6 7 8

A
A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8

B
B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8

C
C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8

Hình 3.4 Bố trí mốc lún với công trình nhà cột chịu lực, nhà khung
2

1 3

Hình 3.5 Bố trí mốc quan trắc tại công trình tháp

39
MC 1 MC 2

Hình 3.6 Bố trí mốc lún quan trắc đập thủy điện

Hình 3.7 Bố trí mốc lún quan trắc lún nền cho khu đô thị mới.

Đối với các công trình thủy lợi, mốc đo lún được bố trí theo cụm tối thiểu là
3 mốc, nếu chiều rộng của công trình lớn hơn 15m thì phải bố trí tối thiểu là bốn
mốc; ngoài ra còn đặt một số mốc trên các tầng, dọc theo hành lang của công trình.
Đối với đập dâng, mốc được đặt dọc theo đỉnh đập và các tuyến cơ phía hạ lưu,
thường bố trí mốc trên một số mặt cắt ngang nhất định. Tại đập tràn, mốc lún đặt
trên các khối bê tông, mỗi khối không ít hơn 3-4 mốc. Tại tuyến đường ống áp lực,
mốc đặt trên các mố, trụ néo, mỗi trụ đặt 1-2 mốc. Trên hình 3.6 đưa ra sơ đồ bố trí
mốc lún quan trắc tuyến đập thủy điện.

Lưới quan trắc là mạng lưới độ cao liên kết giữa các điểm lún gắn trên công
trình và đo nối với hệ thống điểm mốc lưới khống chế cơ sở. Các tuyến đo cần được
lựa chọn cẩn thận, bảo đảm sự thông hướng tốt, tạo nhiều vòng khép, các tuyến đo
40
nối với lưới khống chế được bố trí đều quanh công trình. Đặc biệt cố gắng đạt được
sự ổn định của sơ đồ lưới trong tất cả mọi chu kỳ quan trắc.

Trên hình (3.8) nêu ví dụ về một lưới quan trắc độ lún công trình dân dụng với
18 mốc lún gắn trên công trình và 4 mốc khống chế cơ sở (ký hiệu từ Rp1 đến Rp4)
được thiết kế đặt xung quanh đối tượng quan trắc.
Rp3
    
 
Rp2


     


  Rp4
   

Rp1
 Hình 3.8 Sơ đồ lưới quan trắc

3.1.2. Xác định yêu cầu độ chính xác của các bậc lưới

1. Xác định sai số tổng hợp các bậc lưới

Sai số tổng hợp các bậc lưới được xác định trên cơ sở yêu cầu độ chính xác
quan trắc lún. Nếu yêu cầu đưa ra là sai số tuyệt đối độ lún thì việc xác định sai số
độ cao tổng hợp được thực hiện như sau:

Do độ lún của một điểm được tính là hiệu độ cao của điểm đó trong 2 chu kỳ
quan trắc:

S  H ( j )  H (i ) (3.1)
nên sai số trung phương độ lún (mS) được xác định theo công thức:

m S2  m H2 ( i )  m H2 ( j )

Các chu kỳ quan trắc thường được thiết kế với đồ hình và độ chính xác đo
tương đương nhau, nên có thể coi m H ( i )  m H ( j )  m H 0 . Như vậy, công thức tính sai

41
số tổng hợp độ cao sẽ là:

mS
mHo  (3.2)
2

Nếu trong nhiệm vụ quan trắc có yêu cầu bảo đảm độ chính xác xác định độ
lún lệch, thì sẽ xuất phát từ công thức:

S  S m  S n  ( H m(i )  H m( j ) )  ( H n(i )  H n( j ) ) (3.3)

Coi sai số xác định độ cao của điểm m và n trong các chu kỳ i và j là như
nhau, sẽ thu được công thức ước tính gần đúng:

m S
m Ho  (3.4)
2

Giá trị sai số độ cao tổng hợp mHo tính được từ các công thức (3.2, 3.4) là cơ
sở để xác định sai số của các cấp lưới. Thông thường, hệ thống lưới độ cao trong
quan trắc lún có cấu trúc là lưới 2 bậc (bậc lưới khống chế cơ sở và bậc lưới quan
trắc), vì vậy sai số độ cao tổng hợp sẽ bao gồm sai số của 2 bậc lưới và thể hiện
dưới dạng:

m H2 0  m KC
2
 mQT
2
(3.5)

Trong đó: mHo, mKC, mQT là sai số tổng hợp, sai số độ cao điểm khống chế và
sai số điểm quan trắc tương ứng.

Đối với mạng lưới xây dựng từ 2 bậc thì sai số của bậc lưới thứ i được tính
theo công thức:

k i 1 .m H 0
mi  (3.6)
1 k 2

Trên cơ sở đó, sai số của các cấp lưới trong quan trắc độ lún được tính như sau:

-Đối với lưới khống chế:

mH0
m KC  (3.7)
1 k 2

42
-Đối với lưới quan trắc:

k .m H o
m KC  (3.8)
1 k 2

Trong đó: k là hệ số giảm độ chính xác giữa các bậc lưới, thường nhận giá trị
từ 2-3.

Dựa vào các công thức (3.7, 3.8) và các số liệu về yêu cầu độ chính xác quan
trắc sẽ xác định được sai số trung phương độ cao điểm mốc yếu nhất đối với từng
bậc lưới.

Nếu hệ thống lưới quan trắc độ lún được xây dựng từ n bậc thì sai số của bậc
lưới thứ i được tính theo công thức:

k i 1 .m H 0
mi  (3.9)
2 ( n 1)
1  k  ...  k
2

Trong trường hợp chỉ xây dựng một mạng lưới khống chế duy nhất cho việc
quan trắc nhiều hạng mục công trình thì mạng lưới này phải thoả mãn độ chính xác
cao nhất trong số các hạng mục quan trắc.

3.1.3. Ước tính độ chính xác lưới độ cao trong quan trắc lún công trình

Ước tính độ chính xác lưới độ cao được thực hiện hoặc là để xác định chỉ tiêu
độ chính xác mà lưới có thể đạt được trong điều kiện đồ hình lưới và sai số đo
chênh cao đã được lựa chọn, hoặc là để xác định sai số đo chênh cao trên 1 km
chiều dài tuyến đo (hoặc sai số chênh cao trên 1 trạm đo), sao cho độ chính xác của
lưới thoả mãn yêu cầu cho trước. Lưới quan trắc độ lún công trình là mạng lưới có
kích thước nhỏ, vì vậy thường dùng tiêu chuẩn sai số chênh cao trạm đo để làm chỉ
tiêu độ chính xác đo đạc.

Trường hợp tổng quát, ước tính lưới được dựa trên công thức sai số trung
phương của hàm số sau bình sai:

1
mF  .   QF (3.10)
PF

43
Trong công thức (3.10):  là sai số trung phương đơn vị trọng số (đặc trưng
cho độ chính xác đo chênh cao), còn 1/PF hoặc (QF) là trọng số đảo của hàm số (đặc
trưng cho đồ hình lưới) và được tính theo công thức:

QF  f T Qf (3.11)

Dạng của hàm số cần ước tính được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn độ chính
xác mà lưới phải đảm bảo. Khi áp dụng công nghệ tin học, việc ước tính độ chính
xác lưới thường được thực hiện theo thuật toán bình sai gián tiếp thông qua phần
mềm máy tính với trình tự tính toán được đưa ra trong phụ lục 5.

Trong ước tính mạng lưới quan trắc độ lún thường đặt ra và giải quyết một
trong 2 bài toán sau:

Bài toán 1: Cho biết sai số đo chênh cao trên 1 trạm đo, cần xác định sai số độ
cao của một điểm hoặc sai số hiệu độ cao giữa 2 điểm. Trọng số đảo của hàm số
ứng với các trường hợp đó là:

-Trọng số độ cao điểm i:

1
 Qii (3.12)
PH i

-Trọng số hiệu độ cao giữa 2 điểm k và n:

1
 Q kk  Q nn  2Q kn (3.13)
PH kn

Áp dụng công thức (3.10) để tính sai số trung phương của các hàm số tương
ứng.

Bài toán 2: Cho trước chỉ tiêu độ chính xác mà lưới cần đáp ứng, cần tính sai
số đo chênh cao trên 1 trạm đo hoặc 1 km chiều dài tuyến đo, trường hợp này sử
dụng công thức:

mF
 (3.14)
1
PF

44
Dựa vào sai số chênh cao 1 trạm đo () tính được và đối chiếu với tiêu chuẩn
đo độ cao trong trắc địa công trình để xác định cấp hạng, chỉ tiêu kỹ thuật đo cao
trong lưới.

3.1.4. Ví dụ ước tính độ chính xác lưới độ cao

1. Ví dụ ước tính độ chính xác lưới khống chế cơ sở

Bài toán: Ước tính độ chính xác (tính sai số độ cao) lưới khống chế theo sơ
đồ đưa ra trên hình 3.9, với 4 điểm mốc cơ sở được ký hiệu theo thứ tự là Rp1, Rp2,
Rp3, Rp4. Trong lưới có 5 tuyến đo chênh cao (ni là số trạm đo trong mỗi tuyến),
sai số đo chênh cao trên 1 trạm . mh / Tr  0.15mm.

n1=3
Rp1  Rp2

n5=9
n4=5 n2=7

Rp4   Rp3

n3=4
Hình 3.9 Sơ đồ lưới độ cao cơ sở

Lời giải: Bài toán được giải theo trình tự sau:

1-Chọn ẩn số: Là độ cao của 4 điểm mốc trong lưới

2-Ma trận hệ số hệ phương trình số hiệu chỉnh và ma trận trọng số các trị đo:

  1.0  1.0 0.0 0.0  0.333 


 0.0  1.0  1.0 0.0   0.143 
   
A   0 .0 0 .0  1 .0  1.0  ; P   0.250 
   
  1 .0 0 .0 1.0  1.0  0.200 
  1.0 0.0  1.0 0.0   0.111

3-Thành lập ma trận hệ số hệ phương trình chuẩn:

45
0.644  0.333  0.111  0.200
 0.476  0.143 0.000 
R 
 0.504  0.250
 
 0.450 

4-Xác lập ma trận B:

B  (1 1 1 1)T

5-Tính ma trận giả nghịch đảo:

0.938  0.019  0.502  0.417 


 1 . 404  0 . 528  0 . 857 
R 
~ 
 1.162  0.133
 
 1.407 

6-Tính sai số độ cao mốc cơ sở

Tên mốc Rp1 Rp2 Rp4 Rp4

mH (mm) 0.19 0.24 0.22 0.24

2. Ví dụ ước tính độ chính xác lưới quan trắc

Cho lưới (độ cao) quan trắc với sơ đồ đưa ra trên hình (3.10), mạng lưới gồm
9 điểm quan trắc (từ K1 đến K9) và 3 điểm mốc cơ sở (Rp1, Rp2, Rp3). Trong lưới
có 14 tuyến đo chênh cao (ni là số trạm đo trong mỗi tuyến). Ước tính sai số trung
phương đo chênh cao trên 1 trạm đo sao cho sai số độ cao điểm quan trắc yếu nhất
trong lưới m H ( yeu )  0.7mm.
n1=5
Rp1 
K1 n2=3 K2 n3=2
  K3  Rp2

n4=3
n11=4 n12=4 n13=3
   n5=4
K4
K5 K6
n10=2 n6=3
n14=3
  
Rp3 
K7 n =2 K8 n =4 K9
8 7
n9=6
Hình
Lời giải: Bài toán được giải theo3.10
trìnhSơ
tự đồ
sau:lưới quan trắc

46
1-Chọn ẩn số: Là độ cao của 9 mốc quan trắc trong lưới

2-Xác định ma trận hệ số hệ phương trình số hiệu chỉnh

Ma trận hệ số hệ phương trình số hiệu chỉnh được thể hiện dưới dạng bảng:

Số Hệ số phương trình số hiệu chỉnh Trọng

TT số
K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9
P

1 1.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.20

2 -1.00 1.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.33

3 0.00 -1.00 1.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.50

4 0.00 0.00 -1.00 0.00 0.00 1.00 0.00 0.00 0.00 0.33

5 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 1.00 0.00 0.00 0.00 0.25

6 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 -1.00 0.00 0.00 1.00 0.33

7 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 1.00 -1.00 0.25

8 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 1.00 -1.00 0.00 0.50

9 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 1.00 0.00 0.00 0.17

10 0.00 0.00 0.00 1.00 0.00 0.00 -1.00 0.00 0.00 0.50

11 1.00 0.00 0.00 -1.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.25

12 0.00 0.00 0.00 -1.00 1.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.25

13 0.00 0.00 0.00 0.00 -1.00 1.00 0.00 0.00 0.00 0.33

14 0.00 0.00 0.00 0.00 1.00 0.00 0.00 -1.00 0.00 0.33

47
3-Thành lập ma trận hệ số hệ phương trình chuẩn:

0.783 -0.333 0.000 -0.250 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

0.833 -0.500 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000


R =
0.833 0.000 0.000 -0.333 0.000 0.000 0.000

1.000 -0.250 0.000 -0.500 0.000 0.000

0.917 -0.333 0.000 -0.333 0.000

1.250 0.000 0.000 -0.333

1.167 -0.500 0.000

1.083 -0.250

0.583

4-Tính ma trận nghịch đảo:


2.658 2.067 1.674 1.572 1.257 1.083 1.186 1.195 1.131

3.744 2.862 1.486 1.453 1.538 1.212 1.342 1.454


3.654 1.429 1.583 1.841 1.229 1.440 1.669

2.943 2.002 1.343 2.099 1.956 1.606


Q= 3.103 1.778 1.824 2.254 1.982
2.296 1.255 1.586 1.992

2.694 2.186 1.654

3.146 2.255

5-Tính sai số đo chênh cao trên 1 trạm đo: 3.819

Điểm K2 là có trọng số đảo lớn nhất nên là điểm yếu nhất. Sai số chênh cao 1
trạm đo để sai số độ cao điểm mốc K9 không vượt quá 0.7mm được tính theo công
thức (3.14):

0.7mm
m h / tr   0.36mm
3.819 (3.14)

48
3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ CAO TRONG QUAN TRẮC LÚN CÔNG
TRÌNH.

3.2.1. Phương pháp đo cao hình học.

1. Nguyên tắc chung

Đo cao hình học dựa trên nguyên lý tạo tia ngắm nằm ngang của máy thủy
chuẩn. Để đạt được độ chính xác cao trong quan trắc độ lún công trình, chiều dài tia
ngắm từ điểm đặt máy đến mia được hạn chế đáng kể (không vượt quá 2530m), do
đó phương pháp đã nêu có tên gọi là đo cao hình học tia ngắm ngắn (hình 3.11,
3.12).

b b1
a a1
a2 b2 an bn
B
A
DS DT A B

Hình 3.11 Trạm đo cao hình học Hình 3.12 Tuyến đo cao hình học

Nếu máy thủy chuẩn đặt giữa khoảng A, B, ký hiệu (a), (b) là các số đọc tương
ứng trên mia sau (đặt tại A) và mia trước (đặt tại B), khi đó chênh cao giữa 2 điểm
A, B được tính theo công thức:

h AB  (a )  (b) (3.15)

Các loại máy thủy chuẩn được sử dụng để đo lún đều có bộ đo cực nhỏ, độ
phóng đại ống kính lớn và được chia thành 2 loại là máy có ống thuỷ dài và máy có
bộ tự cân bằng. Ở Việt nam hiện nay các loại máy hay được sử dụng là: H-05, H1
(CHLB Nga), Ni002, Ni004, Koni007 (CHDC Đức cũ), Na2002/2003 (Thụy sỹ),
DL101C (Topcon-Nhật) và một số loại máy khác có độ chính xác tương đương.

Mia được sử dụng trong đo lún là mia invar thường hoặc mia invar chuyên
dùng có kích thước ngắn (chiều dài mia từ 1.5 đến 2.0 m), nếu là thủy chuẩn số thì

49
dùng mia invar với mã vạch.

Ngoài ra còn cần có các dụng cụ phụ trợ khác như nhiệt kế, cóc mia, ô che
nắng. Trước và sau mỗi chu kỳ đo, máy và mia phải được kiểm nghiệm theo đúng
quy định, đặc biệt phải xác định giá trị và bảo đảm độ ổn định góc i của máy thuỷ
chuẩn.

Phương pháp đo cao hình học có thể đạt độ chính xác rất cao, những nghiên
cứu lý thuyết và thực nghiệm đã xác định rằng: với máy thủy chuẩn Ni004, sai số
trung phương đo chênh cao trên 1 trạm đo có thể đạt đến giá trị được thể hiện bằng
công thức:

m h / Tr  (0.014  0.0014 D)mm (3.16)

Ngoài ra đo cao hình học còn có ưu điểm ở tính đơn giản trong quy trình thao
tác và tính toán. Hiện nay đây là phương pháp đo cao chủ yếu, được áp dụng rộng
rãi nhất trong quan trắc độ lún công trình.

Hình 3.13 Quan trắc độ lún bằng máy thuỷ chuẩn Ni004

2. Kiểm nghiệm thiết bị đo

Trước khi thực hiện công tác ngoại nghiệp cần thực hiện việc kiểm nghiệm
và hiệu chỉnh máy, mia. Các nội dung kiểm nghiệm chủ yếu là:

50
A-Kiểm nghiệm máy

Máy thủy chuẩn chính xác được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh một số yếu tố
sau:

- Với máy thủy chuẩn tự động:

+ Sai số con lắc tự động. (Kiểm tra 5 vị trí bọt nước tròn).

+ Sai số độ giơ tiêu cự. (Kiểm tra máy 5 cọc trên đường thẳng 50m và 5 cọc
trên cung trò 50m).

+ Sai số góc i”.

+ Sai số hằng số K đo khoảng cách. (K=100, K=200).

+ Sai số hành sai bộ đo cự nhỏ. (Sai số một khoảng chia trên mia Inva không
trùng 100 vạch khắc trên bộ đo cực nhỏ).

- Với máy thủy chuẩn bán tự động:

+ Sai số khoảng chia bọt nước dài.

+ Sai số độ giơ tiêu cự. (Kiểm tra máy 5 cọc trên đường thẳng 50m và 5 cọc
trên cung tròn 50m).

+ Sai số góc i”.

+ Sai số hằng số K đo khoảng cách. (K=100, K=200).

+ Sai số hành sai bộ đo cự nhỏ. (Sai số một khoảng chia trên mia Inva không
trùng 100 vạch khắc trên bộ đo cực nhỏ).

+ Sai số thị sai bộ đo cực nhỏ.

B-Kiểm nghiệm mia:

1. Xác định độ cong của mia: độ cong lớn nhất của mia không được vượt quá
5mm.

2. Xác định chiều dài vạch chia trên mia: được thực hiện bằng thước chuẩn
trong phòng thí nghiệm.

3. Kiểm tra độ vuông góc giữa trục đứng và mặt phẳng đế mia.

51
4. Xác định hiệu số vạch "0" của cặp mia.

5. Kiểm tra vị trí ống thủy tròn: trục ống thủy tròn phải song song với trục
mia.

6. Với mia Invar còn thêm 1 số yếu tố sau: Sai số độ căng của dải Inva, Sai số
khắc vạch trên dải Invar, Sai số hằng số mia giữa thang chính và thang phụ.

3. Các nguồn sai số trong đo cao hình học tia ngắm ngắn

Có thể phân loại các nguồn sai số trong đo thủy chuẩn hình học chính xác
thành 3 nhóm:

Nhóm 1 bao gồm các sai số thiết bị đo, nhóm 2 có các nguồn sai số do điều
kiện ngoại cảnh và nhóm 3 là các sai số do thao tác viên gây nên.

A- Sai số thiết bị gồm có:

1. Sai số làm trùng bọt thủy tiếp xúc, theo các khảo sát đã được thực hiện thì
giá trị của sai số này vào khoảng 0.27", khi chiều dài tia ngắm bằng 25m sẽ
dẫn đến sai số đọc số trên mia vào khoảng 0.03mm.

2. Sai số ngắm, được xác định theo công thức mngắm = 10"/V (V là độ phóng
đại ống kính).

3. Sai số do không thực hiện điều kiện hình học cơ bản của máy thủy chuẩn
(sai số góc i).

4. Sai số đọc số trên bộ đo cực nhỏ, bao gồm sai số xác định giá trị vạch chia
bộ đo cực nhỏ, sai số khắc vạch, sai số ước đọc. Giá trị của nguồn này có thể
tới 0.05mm.

5. Sai số điều quang, sai số này được triệt tiêu nếu áp dụng đo cao từ giữa.

6. Sai số do sự dịch chuyển của lưới chỉ, có thể đạt đến giá trị 0.06mm.

7. Sai số khắc vạch trên mia có thể đạt tới 0.07mm.

52
B- Sai số do điều kiện ngoại cảnh

1. Sai số do biến dạng của máy dưới tác động nhiệt

2. Sai số do máy và mia bị lún

3. Sai số do chiết quang đứng

4. Sai số do sự giãn nở của lõi mốc và giãn nở nhiệt của bản thân công trình

6. Sai số do dao động không khí

C- Sai số do người đo

Nhóm sai số liên quan đến người đo gồm có sai số làm trùng bọt thủy dài và
sai số đọc số trên bộ đo cực nhỏ, các sai số này được giảm đáng kể khi sử dụng máy
có bộ tự cân bằng và máy thủy chuẩn điện tử.

3.2.2. Đo cao thuỷ tĩnh

1. Cơ sở lý thuyết của đo cao thủy tĩnh

Đo cao thủy tĩnh được dựa trên định luật thủy lực: "Bề mặt chất lỏng trong
các bình thông nhau luôn có vị trí nằm ngang (vuông góc với phương dây dọi) và
có cùng một độ cao, không phụ thuộc vào hình dạng mặt cắt cũng như khối lượng
chất lỏng trong các bình".

Thực tế nếu nhiệt độ, áp xuất và mật độ chất lỏng trong các bình có các giá trị
khác nhau thì phương trình thủy lực được thể hiện dưới dạng (hình 3.14):

p1 p
h1   h2  2 (3.17)
g . 1 g . 2

Trong đó: h1, h2 - độ cao chất lỏng trong các bình, tính từ điểm thấp nhất của
hệ thống. p1, p2 - áp xuất chất lỏng trong các bình 1 và 2. 1, 1 - mật độ chất lỏng
trong các bình 1 và 2. g - gia tốc trọng trường.

53
p1 p2

h1 h2

1(t1) 2(t2)
Hình 3.14 Nguyên lý đo cao thủy tĩnh

Từ biểu thức (3.17) có thể nhận thấy, bề mặt chất lỏng tại các bình chỉ có độ
cao bằng nhau khi:

p1 p
 2 .
g . 1 g . 2

2. Cấu tạo của máy đo cao thủy tĩnh

Máy đo cao thuỷ tĩnh là một hệ thống gồm ít nhất 2 bình thông nhau N1, N2.
Để đo chênh cao giữa 2 điểm A, B đặt bình N1 tại A, bình N2 tại B (đo thuận). Hoặc
ngược lại, khi đo đảo đặt bình N1 tại B, bình N2 tại A (hình 3.15).

Khi đo thuận, chênh cao h giữa 2 điểm A, B được tính theo công thức:

h AB  (d1  S1 )  (d 2  T1 )

Trong đó: S1, T1 - Số đọc trên thang số tại các bình N1 và N2 tương ứng;

d1, d2 - Khoảng cách từ vạch "0" của thang số đến mặt phẳng đáy của
bình.
N1 N2
N2 N1
T1 T2
d1 S1 d2 S2
d2 d1
 
A A
 
B B
(a)-Vị trí đo thuận (b)-Vị trí đo đảo

Hình 3.15 Sơ đồ cấu tạo máy đo cao thủy tĩnh


54
h AB  (T1  S1 )  (d1  d 2 ) (3.17a)

Tương tự, khi đo đảo chênh cao được tính theo công thức:

hAB  (T2  S2 )  (d1  d 2 ) (3.17b)

Hiệu d1 - d2 được gọi là sai số MO của máy, khi chế tạo cố gắng làm cho MO
có giá trị tuyệt đối nhỏ nhất (MO  0). Lần lượt lấy tổng và hiệu các công thức
(3.17a), (3.17b) sẽ xác định được chênh cao theo kết quả 2 chiều đo:

( S1  T1 )  ( S 2  T2 )
h AB   (3.18)
2

và sai số MO:

( S1  T1 )  ( S 2  T2 )
MO   (3.19)
2
3. Độ chính xác đo cao thủy tĩnh

Trên cơ sở công thức xác định chênh cao hAB (3.18), chúng ta xác định được
sai số trung phương của chênh cao theo công thức:

1
m h2  (mT21  m S21  mT22  m S22 )
4

Nếu coi: mT1  m S1  mT2  m S2  m0

sẽ xác định được:

m h  m0 (3.20)

Có nghĩa là, sai số xác định chênh cao của máy thủy tĩnh bằng sai số đọc số bề
mặt chất lỏng trong bình.

Các nguồn sai số chủ yếu ảnh hưởng đến độ chính xác đo cao thủy tĩnh gồm
có:

1) Sự khác biệt tỷ trọng chất lỏng trong các bình và ảnh hưởng của hiện tượng
mao dẫn, nguồn sai số này sẽ được giảm thiểu nếu tăng đường kính của bình và chỉ
thực hiện đo sau khi đã đặt máy khoảng 2 3 phút để tránh dao động của chất lỏng
trong bình.

55
2) Sai số tiếp xúc đầu đo với màng chất lỏng, khi di chuyển đầu đo với tốc độ
chậm thì sai số này nằm trong khoảng 1 2 km.

3) Ảnh hưởng biến thiên của nhiệt độ, áp xuất, đây là nguồn có ảnh hưởng lớn
nhất đến độ chính xác đo cao thủy tĩnh, vì vậy khi tổ chức thực hiện công việc ở
ngoại nghiệp cần phải chọn tuyến và thời điểm đo có nhiệt độ, áp xuất ổn định.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, sai số trung phương xác định chênh cao trên 1
trạm đo thủy tĩnh có thể đạt đến giá trị 0.02 0.03 mm. Ngoài ra các hệ thống thủy
tĩnh cố định còn cho phép tự động hóa hoàn toàn quá trình đo chênh cao giữa các
điểm quan trắc.

Tuy vậy, phương pháp thủy tĩnh có nhược điểm cơ bản là dụng cụ đo cồng
kềnh, dẫn đến hiệu quả thấp trong ứng dụng tại thực tế sản xuất.

Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh có thể được áp dụng để quan trắc lún của nền và
các kết cấu xây dựng trong điều kiện chật hẹp, không thuận tiện cho quan trắc bằng
phương pháp đo cao hình học. Đo cao thuỷ tĩnh cũng được sử dụng tại những khu
vực độc hại, nơi có môi trường không thuận lợi cho việc tiếp xúc của con người.

3.2.3. Phương pháp đo cao lượng giác

Trong những điều kiện không thuận lợi hoặc kém hiệu quả đối với đo cao hình
học và yêu cầu độ chính xác đo lún không cao thì có thể áp dụng phương pháp đo
cao lượng giác tia ngắm ngắn (chiều dài tia ngắm không quá 100m). Hiện nay để đo
cao lượng giác thường sử dụng các loại máy toàn đạc điện tử chính xác cao như TC-
2002, TC-2003, Geodimeter... Những loại máy trên cho phép đo góc thiên đỉnh
(hoặc góc đứng) và đo chiều dài cạnh với độ chính xác cao. Cũng có thể sử dụng
một số loại máy kinh vĩ chính xác (Theo 010, Wild-T2, T2...), tuy nhiên trong
trường hợp này cần phải có biện pháp xác định chiều dài cạnh với độ chính xác cần
thiết.

Để xác định chênh cao giữa điểm đặt máy kinh vĩ (A) và điểm ngắm (B), cần
phải đo các đại lượng: khoảng cách ngang D, góc thiên đỉnh Z (hoặc góc đứng V),
chiều cao máy i và chiều cao tiêu l (hình 3.16).
Chênh cao giữa 2 điểm A và B được xác định theo công thức:

56
h AB  D.ctgZ  i  l  f (3.21)
hoặc:
h AB  D.tgV  i  l  f (3.22)
Trong đó f là số hiệu chỉnh do chiết quang đứng, được tính theo công thức
gần đúng :
1 k 2
f  D (3.23)
2R
Trong công thức (3.23): R là bán kính trung bình của trái đất (R  6372km), k
là hệ số chiết quang đứng (k  0.12 0.16).

Z
V
B
i

A D

Hình 3.16 Đo cao lượng giác


Trong một số trường hợp, khoảng cách ngang D có thể được xác định gián tiếp
bằng cách đo 2 góc thiên đỉnh Z1, Z2 đến 2 vạch dấu trên tiêu đo (khoảng cách giữa
2 vạch được xác định chính xác và có giá trị bằng b), khi đó:

sin Z 1 . sin Z 2
D  b. (3.24)
sin( Z 2  Z 1 )

Các nguồn sai số trong đo cao lượng giác là sai số đo chiều dài mD, sai số đo
góc thiên đỉnh mZ (hoặc sai số đo góc đứng mV), sai số đo chiều cao máy mi, sai số
đo chiều cao tiêu ml và sai số chiết quang mf.

Trên cơ sở các biểu thức (3.21, 3.22) xác định được công thức tính sai số
trung phương chênh cao trong thủy chuẩn lượng giác:

57
mZ
m hAB  ctg 2 Z .m D2  ( D. sec Z ) 2 ( ) 2  mi2  ml2  m 2f (3.25)

Như vậy có thể thấy rằng, các nguồn sai số chủ yếu ảnh hưởng đến độ chính
xác thuỷ chuẩn lượng giác là: sai số đo góc thiên đỉnh (mZ), sai số đo chiều dài
(mD), sai số xác định chiều cao máy và tiêu ngắm (mi, ml) và đặc biệt là sai số chiết
quang đứng (mf). Các khảo sát lý thuyết và thực nghiệm cho thấy, nếu được thực
hiện cẩn thận, đo cao lượng giác có thể đạt độ chính xác tương đương thủy chuẩn
hình học hạng III, IV. Để hạn chế ảnh hưởng của một số nguồn sai số (đo chiều cao
máy, chiều cao tiêu, chiết quang đứng) nhằm nâng cao độ chính xác đo cao lượng
giác, cần áp dụng một số đồ hình có tính đối xứng, trong đó đáng chú ý là các đồ
hình đo cao từ giữa và đồ hình đo cao đối hướng.

Trong đo cao từ giữa (hình 3.17), chênh cao giữa 2 điểm A và B được tính
theo công thức:

h AB  ( D2 .ctgZ 2  D1 .ctgZ1 )  (l1  l 2 )  ( f 2  f1 ) (3.26)

Còn đối với sơ đồ đo cao đối hướng (hình 3.18):

h AB  D.(ctgZ1  ctgZ 2 )  (i2  i1 )  ( f 2  f1 ) (3.27)

Z2 l2
l2
l1
l1 Z1 i1

B B
A Z1 Z2 i1
D1 D2
A D

Hình 3.18 Đo cao đối hướng


Hình 3.17 Đo cao từ giữa

Ưu điểm chính của phương pháp đo cao lượng giác là khả năng đo được chênh
cao lớn trên một trạm máy, tuy nhiên do còn hạn chế về độ chính xác nên đo cao
lượng giác chỉ được áp dụng cho những trường hợp yêu cầu độ chính xác quan trắc
58
không cao hoặc không thuận tiện cho đo cao hình học.

Để bảo đảm độ chính xác đo cao lượng giác trong quan trắc độ lún công trình
cần áp dụng một loạt biện pháp nhằm giảm ảnh hưởng các nguồn sai số cơ bản khi
thực hiện các thao tác đo đạc ngoại nghiệp:

-Hạn chế chiều dài tia ngắm từ máy đến tiêu đo. Trong mọi trường hợp, nên
khống chế chiều dài tia ngắm dưới 100m.

-Chọn thời điểm và phương pháp đo thích hợp để giảm ảnh hưởng chiết
quang.

-Nâng cao độ chính xác đo chiều dài, góc thiên đỉnh, chiều cao máy và chiều
cao tiêu ngắm.

3.3. TỔ CHỨC ĐO ĐẠC NGOẠI NGHIỆP

3.3.1. Đặc điểm đo cao hình học trong quan trắc độ lún công trình

Trong thực tế sản xuất, đo cao hình học là phương pháp được sử dụng phổ
biến nhất để quan trắc độ lún. Các phương pháp đo cao khác chỉ được dùng như
biện pháp bổ trợ, khi yêu cầu độ chính xác quan trắc không cao hoặc điều kiện thực
tế không cho phép áp dụng được đo cao hình học.

Đo cao hình học được thực hiện bằng các loại máy thủy chuẩn quang cơ chính
xác có bộ đo cực nhỏ (Ni004, Koni007, HA-1, NA2 ...) hoặc máy thủy chuẩn điện
tử (DNA03, DL...) với mia invar và các dụng cụ hỗ trợ khác như cóc dựng mia, ô
che nắng. Trước và sau mỗi chu kỳ quan trắc cần phải thực hiện kiểm định, hiệu
chỉnh máy và các dụng cụ đo với các nội dung như đã được đưa ra trong mục 2.2.

59
Hình 3.19 Quan trắc độ lún bằng máy NA2

Để bảo đảm độ chính xác đo chênh cao trong lưới quan trắc, cần đề ra và áp
dụng các biện pháp hạn chế một số nguồn sai số do máy, do người đo và do điều
kiện ngoại cảnh. Trong quá trình thiết kế sơ đồ lưới và tổ chức đo đạc ngoại nghiệp
nên cố gắng thực hiện những quy định sau:

1- Sơ đồ, chương trình, dụng cụ đo được quy định thống nhất cho tất cả các
chu kỳ quan trắc để giảm ảnh hưởng của các nguồn sai số hệ thống đến kết quả xác
định độ lún. Tuyến đo được thiết kế lựa chọn cẩn thận, đi dọc theo nơi có nền đất ổn
định, ít chịu ảnh hưởng của chiết quang đứng và tác động rung của các phương tiện
máy móc cơ giới.

2- Chiều dài tia ngắm từ máy đến mia hạn chế không quá 2530m.

3- Kiểm tra và hiệu chỉnh máy thủy chuẩn và mia invar trước và sau mỗi chu
kỳ quan trắc, đặc biệt chú ý đến kiểm nghiệm và điều chỉnh góc i sao cho i   8".

Theo [1] nếu góc i nhỏ từ 4" đến 8" thì có thể cho phép chênh lệch tia ngắm
trước và tia ngắm sau là 2 m, chênh lệch khoảng cộng dồn không quá 8 m đối với
cấp II. Điều này rất cần thiết và thuận tiện cho việc quan trắc lún tại các phân
xưởng, bệ máy và các cấu kiện có nhiều địa vật che khuất

Trong điều kiện bình thường, mỗi năm phải tiến hành kiểm định máy và mia 1
lần.

4- Chọn thời điểm đo thích hợp: đo trong thời tiết râm mát, gió nhẹ ít chịu ảnh
hưởng chiết quang và dao động của không khí.

60
5- Hạn chế chênh lệch chiều dài tia ngắm đến mia trước và mia sau cũng như
tích luỹ chênh lệch khoảng cách trên mỗi tuyến đo.

6- Đối với mỗi công trình nên sử dụng một bộ máy đo cố định, cố gắng bảo
đảm điều kiện tương tự như nhau trong các chu kỳ quan trắc.

7- Bảo vệ máy đối với biến động nhiệt độ môi trường.

8- Sử dụng bộ kích nâng chuyên dùng để thay đổi chiều cao máy.

3.3.2. Chỉ tiêu kỹ thuật đo cao hình học trong quan trắc lún công trình

Trong quan trắc lún bằng phương pháp đo cao hình học tia ngắn cần bảo đảm
các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu đưa ra trong bảng 3.1 [1]:

Bảng 3.1: Chỉ tiêu kỹ thuật đo cao hình học trong quan trắc độ lún công trình

TT Chỉ tiêu kỹ thuật Hạng I Hạng II Hạng III

1 Chiều dài tia ngắm  25m  25m  40m

2 Chiều cao tia ngắm, m 0.8  h  2.5 0.5  h  2.5 0.3h  2.5

3 Chênh lệch khoảng


cách từ máy đến mia
- Trên một trạm đo 0.4 m 1.0m 2.0m
- Tích luỹ trên đoạn đo 2.0m 4.0m 5.0m

4 Chênh lệch chênh cao 0.5mm 0.5mm 1.0mm


đo trên trạm, mm

5 Chênh lệch chênh cao  0.3 n mm  0.5 n mm 1.0 n mm


giữa tuyến đo đi và đo
về

6 Sai số khép tuyến giới 0.3 n (mm) 1.0 n (mm) 2.0 n (mm)
hạn fh/gh (n- số trạm đo)

3.3.3. Tính toán khái lược kết quả đo

Tính toán khái lược bao gồm các công việc: kiểm tra sổ đo ngoại nghiệp và
các ghi chú về ngày đo, người đo, loại máy đã sử dụng, điều kiện thời tiết, các
61
thông số khí tượng có liên quan đến độ trồi lún công trình, đánh giá sơ bộ độ chính
xác đo độ cao, lập sơ đồ lưới đo.

Đánh giá độ chính xác đo cao gồm các nội dung:

-Sai số trung phương của chênh cao trên một trạm đo được xác định theo kết
quả đo đi đo về (hoặc đo kép):

1 [d 2 ]
m htr  (3.28)
2 2n

Trong đó: di - hiệu số của kết quả hai lần đo.

n - số trạm đo.

-Tính sai số khép vòng của tất cả các tuyến đo và chỉ tiêu độ chính xác tổng
thể của toàn bộ mạng lưới:

 fh2 
 
 n  (3.29)
mhtr 
N

[ n]
n Km  mhtr (3.30)
[ L]

Trong đó: fh - Sai số khép của tuyến phù hợp hoặc khép kín (mm)

n - số lượng trạm máy trên tuyến.

N - số lượng tuyến

[L] - tổng chiều dài các tuyến (km)

Km - sai số trung phương của chênh cao trên tuyến dài 1km.

mh/tr - sai số trung phương đo chênh cao trên 1 trạm đo.

62
3.4. TÍNH TOÁN XỬ LÝ SỐ LIỆU QUAN TRẮC ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH

3.4.1. Phân tích độ ổn định lưới khống chế độ cao cơ sở

3.4.1.1. Mục đích nhiệm vụ phân tích


Xây dựng hệ thống mốc khống chế độ cao cơ sở (mốc chuẩn) và kiểm soát,
đánh giá độ ổn định của hệ thống mốc này luôn là một trong những nhiệm vụ quan
trọng khi quan trắc độ lún công trình. Nếu để quan trắc độ lún sử dụng các mốc
chôn sâu với kết cấu phù hợp thì các mốc đó có độ ổn định cao và vấn đề xác định
độ ổn định hệ thống mốc sẽ được giải quyết một cách tương đối đơn giản. Tuy vậy
xây dựng các loại mốc nêu trên là rất tốn kém, cả về chi phí thời gian và nhân lực.
Hiện nay trong thực tế sản xuất, hệ thống mốc chuẩn để đo lún công trình thường
được xây dựng dưới hình thức cụm mốc cọc hoặc mốc chôn nông, trong mỗi chu kỳ
quan trắc thực hiện đo kiểm tra chênh cao giữa các mốc trong cụm và như vậy tạo
thành một mạng lưới khống chế cục bộ, độc lập. Trong khi tính các tham số chuyển
dịch đều giả định các mốc cơ sở có độ cao không đổi.
Thực tế đã xác định rằng độ cao các mốc khống chế, dù được xây dựng vững
chắc vẫn có thể thay đổi vị trí do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy trong
quá trình quan trắc việc đánh giá độ ổn định của hệ thống mốc khống chế là rất cần
thiết, giúp cho việc tính các tham số chuyển dịch được khách quan đúng đắn hơn.

3.4.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định của mốc độ cao cơ sở

Có 2 nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch độ cao (kí hiệu độ lệch này là )
của điểm mốc cơ sở trong khoảng thời gian giữa 2 chu kỳ đo là:
- Do chuyển dịch cơ học của các mốc ().
- Do sai số đo trong các chu kỳ quan trắc (m).
Thực tế không thể xác định được giá trị thực ảnh hưởng của mỗi yếu tố trong
số 2 nguyên nhân nêu trên đến độ lệch  mà chỉ có thể đánh giá được mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đó. Việc xây dựng tiêu chuẩn ổn định mốc khống chế được
dựa trên cơ sở lý luận sau:
Nếu các mốc ổn định ( nghĩa là  có giá trị nhỏ không đáng kể so với độ lệch ) thì sự
khác biệt độ cao chỉ có thể do sai số đo gây nên, trong trường hợp này giá trị chênh

63
lệch  không thể vượt quá giới hạn của sai số đo. Do vậy có thể suy ra rằng nếu độ
lệch  vượt quá sai số giới hạn thì điểm mốc có sự chuyển dịch cơ học.
Như vậy, tiêu chuẩn ổn định cho các điểm mốc của lưới khống chế cơ sở sẽ là:
Điểm khống chế được coi là ổn định nếu chênh lệch độ cao của điểm ở chu kỳ đang
xét so với chu kỳ đầu không vượt quá sai số giới hạn xác định độ chênh lệch đó.
Tiêu chuẩn nêu trên được cụ thể hóa bằng biểu thức:
|Si|  t. MSi (3.31)
Trong đó:
Si và MSi là giá trị chênh lệch và sai số tương ứng của điểm i.

t là hệ số xác định tiêu chuẩn sai số giới hạn, trong quan trắc độ lún thường lấy t=2.

Để thống nhất một tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định chung cho tất cả các điểm, có thể
thay Msi bằng sai số độ lún đưa ra trong thiết kế.

3.4.1.3. Các phương pháp phân tích độ ổn định lưới khống chế

Có nhiều phương pháp xử lý số liệu lưới khống chế độ cao trong quan trắc lún
đã được nghiên cứu đề xuất. Ở phần này sẽ trình bày một số phương pháp cơ bản
đang được áp dụng để phân tích ổn định lưới độ cao.

Các phương pháp đánh giá độ ổn định lưới độ cao có thể được chia theo 2
nhóm chủ yếu là:

1-Phương pháp phân tích thống kê: dựa trên cơ sở kiểm định các giả thiết
thống kê để xác định mức độ tương quan giữa các chênh cao trong lưới, trên cơ sở
đó đánh giá độ ổn định của các mốc.

2-Phương pháp giả định về sự ổn định của một nhóm mốc trong lưới: một số
phương pháp thuộc loại này là phương pháp Trernhicov, phương pháp Costakhel,
phương pháp bình sai tự do...

Cũng cần phải khẳng định rằng, bài toán phân tích, đánh giá độ ổn định của hệ
thống điểm mốc cơ sở dựa trên cơ sở các trị đo lặp trong nội tại mạng lưới là bài
toán tương đối. Lời giải cho bài toán đã nêu chỉ có thể được xác định nếu có một số
điều kiện bổ sung nào đó.

64
3.4.1.4. Phân tích độ ổn định mốc độ cao cơ sở theo phương pháp bình sai lưới tự
do

1-Thuật toán

Phân tích đặc điểm các phương pháp xử lý số liệu lưới trắc địa và đối chiếu
với bản chất của lưới khống chế trong quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình,
có thể nhận thấy:
- Không thể áp dụng phương pháp bình sai lưới phụ thuộc để xử lý số liệu
lưới bởi vì các chu kỳ đo lưới được triển khai với cùng độ chính xác, số liệu ở chu
kỳ đầu không thể là số liệu gốc cho các chu kỳ tiếp theo, hơn nữa phương pháp
bình sai lưới phụ thuộc không cho phép đánh giá, xác định độ ổn định các điểm
trong lưới.
- Phương pháp bình sai với sai số số liệu gốc trong trường hợp này cũng
không phù hợp bởi vì xét về bản chất, nguyên nhân gây ra các sự thay đổi số liệu
gốc so với số liệu chu kỳ đầu không chỉ là do sai số đo trong các chu kỳ mà còn do
sự chuyển dịch cơ học của các điểm trong lưới.
- Phương pháp bình sai lưới tự do có đặc điểm và tính chất rất phù hợp với
việc xử lý số liệu lưới cơ sở. Việc áp dụng phương pháp bình sai này với lựa chọn
điều kiện bổ sung thích hợp sẽ cho phép định vị lưới ở các chu kỳ trong một hệ tọa
độ thống nhất và xác định được độ dịch chuyển của các điểm trong lưới. Phần dưới
đây sẽ đưa ra cách thức ứng dụng phương pháp bình sai tự do để giải quyết bài toán
phân tích độ ổn định các mạng lưới khống chế độ cao cơ sở trong quan trắc độ lún
công trình.
Phương pháp bình sai tự do cho phép giải quyết đồng thời 2 nhiệm vụ đặt ra
đối với bài toán phân tích độ ổn định lưới khống chế là: đánh giá độ ổn định các
điểm mốc và định vị mạng lưới. Như đã trình bày ở mục 3.4.1.2, độ ổn định các
điểm mốc được đánh giá thông qua tiêu chuẩn (3.31). Còn việc định vị mạng lưới
có thể được thực hiện theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ trong
phương pháp Trernhicov lưới được định vị theo độ cao trung bình của tất cả các
điểm trong lưới, còn trong phương pháp Kostekhev lưới khống chế được định vị
theo một điểm mốc ổn định nhất. Một tiêu chuẩn định vị lưới rất đáng chú ý và phù

65
hợp với nhiều trường hợp thực tế là: Lưới khống chế được định vị theo độ cao trung
bình của các điểm mốc ổn định theo nguyên tắc: độ cao trung bình của các mốc ổn
định không thay đổi giữa các chu kỳ quan trắc.
Để giải quyết các nhiệm vụ đã nêu, bài toán xử lý số liệu lưới khống chế sẽ
được thực hiện với quy trình tính toán như sau:
1. Coi độ cao tất cả các điểm trong lưới là ẩn số, thành lập hệ phương trình số hiệu
chỉnh đối với tập hợp trị đo trong lưới:
A.x + L = V (3.32)
2. Lập hệ phương trình chuẩn
R.x + b = 0 (3.33)
( R = AT.P.A ; b = AT.P.L )
3. Xác lập điều kiện định vị lưới
CT.x = 0 (3.34)
4. Tính ma trận giả nghịch đảo
R = (R+CTP0C) - TTP0-1T (3.35)
5. Tính vector nghiệm và tọa độ bình sai
x = - R.b; X = X0 + x (3.36)
6. Đánh giá độ chính xác lưới
- Sai số trung phương đơn vị trọng số
T
  V PV (3.37)
nk d
- Sai số của các đại lượng sau bình sai
1
mF  
PF

Còn lại vấn đề xác định cách chọn vector định vị C trong công thức (3.34). Để định
vị được lưới vào độ cao trung bình của các điểm ổn định thì cần phải chọn các phần
tử vector C theo quy tắc:
Bi - Nếu i là điểm khống chế ổn định
Ci = 0 - Nếu i là điểm không ổn định (3.38)

Trong đó đối với lưới độ cao:

66
Bi = 1 (3.39)
Cũng cần nhắc lại tiêu chuẩn để đánh giá điểm ổn định đã nêu ra ở mục 2.4.1.2 là:
"Điểm khống chế được coi là ổn định nếu chênh lệch độ cao của điểm ở các chu kỳ
đang xét không vượt quá sai số giới hạn xác định độ chênh lệch đó". Tiêu chuẩn
này được thể hiện qua biểu thức:
S i  t.M S i (3.40)

Trong đó:
- t là hệ số xác định tiêu chuẩn sai số giới hạn (thông thường chọn t = 2).
2-Quy trình tính toán

Với các công thức (3.38) và (3.40) chúng ta đã có đủ điều kiện để bình sai và
định vị lưới khống chế, tuy nhiên 2 công thức trên lại có quan hệ ràng buộc, tương
hỗ lẫn nhau: việc định vị lưới theo quy tắc (3.38) chỉ có thể thực hiện sau khi đã xác
định các mốc ổn định, được kiểm tra theo tiêu chuẩn (3.40). Ngược lại, chỉ sau khi
định vị xong lưới chúng ta mới có thể đánh giá được mức độ ổn định của từng mốc
trong hệ thống. Do không thể triển khai tính toán đồng thời theo cả 2 công thức
(3.38) và (3.40) mà chỉ có thể thực hiện tính tuần tự theo từng công thức, nên giải
pháp hợp lý trong trường hợp này là thực hiện tính toán nhích dần theo quy trình
tính toán như sau:

Bước 1: Trong chu kỳ đầu thực hiện xử lý mạng lưới khống chế theo phương pháp
bình sai lưới tự do (với hệ độ cao gần đúng tuỳ chọn).

Bước 2: Trong chu kỳ đang xét (chu kỳ n), giả định tất cả các điểm khống chế trong
lưới là ổn định, thực hiện tính toán bình sai và định vị lưới với điều kiện Ci = Bi
(với vector độ cao gần đúng được chọn bằng độ cao bình sai của chu kỳ 1. Tính giá
trị chênh lệch độ cao của tất cả các điểm trong lưới và áp dụng tiêu chuẩn (3.40) để
xác định các điểm mốc ổn định.

Bước 3: Có thể xảy ra một trong hai khả năng sau:

- Nếu phát hiện một số mốc khống chế không ổn định (theo tiêu chuẩn 3.40) thì sẽ
loại một điểm có độ lệch lớn nhất ra khỏi tập hợp điểm khống chế và quay lại thực
hiện việc kiểm tra từ bước 2.

67
- Nếu các điểm mốc khống chế còn lại đều ổn định thì việc kiểm tra được dừng lại
và thực hiện định vị lưới theo các mốc ổn định.

Quy trình trên được thể hiện bằng sơ đồ tính toán như sau:

Chọn ma trận định vị C0

Xác định
Tính toán bình sai
lại ma
trận C lưới tự do

Kiểm tra độ ổn Kết thúc


định
Có điểm không ổn định Các điểm đều ổn định

Hình 3.20 Sơ đồ tính toán phân tích độ ổn định mốc độ cao cơ sở

3-Ví dụ phân tích độ ổn định lưới độ cao cơ sở

Thực hiện phân tích cho mạng lưới độ cao được đưa ra trong hình 3.21 với
số liệu 2 chu kỳ đo (bảng 3.2).

n2=3  Rp3
Rp4

n5=4 n3=1
n1=2

 Rp1
Rp2 
n4=2

Hình 3.21 Sơ đồ lưới độ cao cơ sở

68
Bảng 3.2: Số liệu đo chênh cao trong lưới cơ sở

Số Tên đoạn đo Số Kết quả đo chênh cao (mm)


TT trạm đo Chu kỳ 1 Chu kỳ 2
1 Rp2 Rp4 2 -868.86 -867.75
2 Rp4 Rp3 3 204.13 204.11
3 Rp3 Rp1 1 453.61 453.20
4 Rp1 Rp2 2 211.33 209.93
5 Rp2 Rp3 4 -664.51 -663.45

Chu kỳ 1: Bình sai lưới tự do với ma trận định vị: CT = (1 1 1 1). Kết quả đưa ra
trong bảng 3.3 (độ cao khởi tính của mạng lưới là HRp1 = 7.72475 m).
Bảng 3.3: Kết quả bình sai chu kỳ 1
Số TT Tên mốc Độ cao bình sai Sai số TP Ghi chú
(m) (mm)
1 Rp1 7.22475 0.08

2 Rp2 7.43595 0.08


3 Rp3 6.77120 0.07

4 Rp4 6.56708 0.10

Chu kỳ 2: Xử lý số liệu lưới được thực hiện theo quy trình lặp:

-Bước 1: Bình sai lưới tự do với ma trận định vị: CT = (1 1 1 1).


1-Ma trận hệ số hệ phương trình số hiệu chỉnh

Số Trọng số Hệ số phương trình số hiệu chỉnh Số hạng


TT P Rp1 Rp2 Rp3 Rp4 tự do

1 0.500 0.000 -1.000 0.000 1.000 -1.11


2 0.333 0.000 0.000 1.000 -1.000 0.00

3 1.000 1.000 0.000 -1.000 0.000 0.35

4 0.500 -1.000 1.000 0.000 0.000 1.27

5 0.250 0.000 -1.000 1.000 0.000 -1.30

69
2- Ma trận hệ số hệ phương trình chuẩn R

1.500  0.500  1.000 0.000    0.29


 1.250  0.250  0.500   1.51
R  ; b 
 1.583  0.333  0.67 
   
 0.833    0.55
3-Ma trận định vị C0
CT = ( 1.000 1.000 1.000 1.000 )

4-Ma trận giả nghịch đảo

0.479  0.149 0.043  0.372


 0.457  0.202  0.106
R 
~ 
 0.415  0.255
 
 0.734 

5-Độ cao bình sai và sai số độ cao

Độ cao Độ lệch so với Sai số trung Sai số trung


Số TT Tên mốc
(mm) chu kỳ 1 () phương mH phương m

1 Rp1 7.22493 0.18 0.09 0.12


2 Rp2 7.43502 -0.93 0.09 0.12

3 Rp3 6.77166 0.46 0.09 0.12


4 Rp4 6.56738 0.29 0.11 0.16

-Bước 2:
1-Chọn lại ma trận C: Mốc Rp2 có độ lệch vượt quá giới hạn sai số, do đó phải
chọn lại ma trận C:
CT = (1.000 0.000 1.000 1.000 )

2- Ma trận giả nghịch đảo

0.430 0.005  0.024  0.407 


 0.813  0.066 0.061 
R~  
 0.331  0.307 
 
 0.714 

3-Kết quả xử lý

70
Số s.s.t.p
Tên điểm Độ cao (mm) Độ trồi lún Đánh giá
TT độ cao

1 Rp1 7.22462 -0.13 0.09 Ổn định

2 Rp2 7.43471 -1.24 0.12 Không ổn định

3 Rp3 6.77135 +0.15 0.08 Ổn định

4 Rp4 6.56707 -0.02 0.11 Ổn định

3.4.2. Tính toán bình sai lưới quan trắc độ lún

Để bảo đảm tính chặt chẽ của kết quả, lưới độ cao trong quan trắc lún công
trình cần phải được bình sai chặt chẽ theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất. Với
ứng dụng công nghệ tin học thì việc xử lý số liệu lưới quan trắc thường được thực
hiện nhờ phần mềm chuyên dùng trên máy tính. Hiện nay, hầu hết các phần mềm
bình sai lưới trắc địa đều có thuật toán dựa trên cơ sở phương pháp bình sai gián
tiếp với quy trình tính toán như sau:

1- Chọn ẩn số là độ cao các điểm quan trắc lún, nếu đã xác định vector độ cao
gần đúng của các điểm lún thì ẩn số được chọn là số gia độ cao đối với những điểm
đó.

2- Lập hệ phương trình số hiệu chỉnh:

A.H  L  V (3.41)

Trong hệ phương trình (3.41): ma trận A có số hàng bằng số đoạn chênh cao
đo, số cột bằng số ẩn số.

Đối với mạng lưới có kích thước nhỏ thì trọng số của trị đo chênh cao trên mỗi
đoạn được tính theo số trạm đo, trong trường hợp chiều dài tia ngắm của các trạm
đo có chênh lệch lớn thì mới tính trọng số của trị đo theo chiều dài.

3- Lập hệ phương trình chuẩn:

R.H  b  0 (3.42)

71
trong đó:

R  AT PA ; b  AT PL (3.43)

4-Giải hệ phương trình chuẩn

Hệ phương trình chuẩn được giải theo quy trình khử (khử Gauss hoặc khai
căn) và bao gồm 2 bước: bước khử xuôi và bước tính nghiệm.

Khi thực hiện khử xuôi trong thuật toán khai căn, hệ phương trình (3.43) được
biến đổi về dạng:

T T T .H  b  0

với T là ma trận tam giác trên. Khi đó sẽ thu được hệ phương trình khử:

T .H  b  0 (3.44)

T 1
Trong công thức 3.44: b  (T ) b

Các phần tử của vector nghiệm H được xác định từ hệ phương trình 3.44
theo công thức truy hồi:
k
bi   TimH m
m i 1
H i  (3.45)
Tii

5- Đánh giá độ chính xác các đại lượng sau bình sai với các nội dung:

a-Tính ma trận nghịch đảo: Ma trận nghịch đảo Q = R-1 có tác dụng để thực
hiện đánh giá độ chính xác các yếu tố trong lưới và được xác định từ giải hệ phương
trình ma trận RQ  E . Trong trường hợp hệ phương trình chuẩn 3.42 được giải theo
phương pháp khai căn thì thông thường ma trận Q được xác định từ hệ phương
trình:

TQ  E (3.46)

T 1
với: E  (T ) E

72
b-Tính sai số trung phương đơn vị trọng số:


PVV  (3.47)
nt

c- Tính sai số trung phương độ cao:

mH i  . Qii (3.48)

d- Tính sai số trung phương hiệu độ cao:

1
m H ik   . (3.49)
PH ik

Trọng số đảo hiệu độ cao giữa 2 điểm i, k được tính theo công thức:

1
 Qii  Qkk  2Qik (3.50)
PH ik

3.4.3. Tính toán các tham số lún cục bộ

1.Độ lún của điểm quan trắc:

- So sánh giữa 2 chu kỳ (chu kỳ j so với chu kỳ i)

S j ,i  H j  H i (3.51)

- So với chu kỳ đầu (chu kỳ 1)

S j ,1  H j  H 1 (3.52)

2.Vận tốc lún:

S
VS  (3.53)
T

(Giá trị vận tốc lún thường thể hiện ở đơn vị mm/tháng hoặc mm/năm).

3.Độ lún trung bình của công trình

73
n
 Si
i 1
S(TB )  (3.54)
n

4.Độ lún lệch và độ nghiêng nền móng công trình theo hướng trục

- Độ lún lệch giữa 2 điểm 1 và 2 (hình 3.22):

S1 2  S 2  S1 (3.55)

- Độ nghiêng nền móng công trình theo hướng trục 1-2:

S12
  Arctg ( ) (3.56)
L12
1 L12 2
O  

S1 
S1-2
S2

Hình 3.22 Độ lún lệch và độ nghiêng công trình

5. Độ cong dọc trục công trình

Độ cong công trình dọc theo tuyến chỉ định (1-2-3) bao gồm độ cong tuyệt đối và
độ cong tương đối (hình 3.23).

L13

1 2 3
O   

S3
S1
f

S2
S
Hình 3.23 Độ cong dọc trục công trình

74
- Độ cong tuyệt đối:

2.S 2  ( S1  S 3 )
f  (3.57)
2

Nếu f < 0 hướng cong lõm xuống dưới (công trình bị võng, còn nếu f > 0 thì
độ cong có hướng lên phía trên).

- Độ cong tương đối:

f
f0  (3.58)
L13

Ví dụ minh họa cho việc tính các đặc trưng lún công trình được đưa ra trong
bảng 3.4. Trong bảng này, tại các cột 1, 2 ghi số thứ tự từ tên điểm mốc quan trắc,
tại cột 3, 4, 5 ghi độ cao các chu kỳ quan trắc 1, i-1 và i. Trong cột 6, 7 trình bày
kết quả tính độ lún chu kỳ i so với chu kỳ i-1 (cột 6 ghi giá trị độ lún, cột 7 ghi vận
tốc lún (mm/tháng)), còn tại các cột 8, 9 đưa ra kết quả tính độ lún chu kỳ i so với
chu kỳ 1. Để đánh giá tổng quan về độ lún công trình thường xác định thêm các
thông tin như: độ lún lớn nhất, độ lún nhỏ nhất, chênh lệch giữa các giá trị lún lớn
nhất và nhỏ nhất của công trình.

Bảng 3.4: Kết quả tính toán độ lún

Số Tên Độ cao mốc quan trắc (m) Độ lún (mm)


TT mốc Chu kỳ 1 Chu kỳ 4 Chu kỳ 5 So chu kỳ 5 với 4 So chu kỳ 5 với 1

8-12-2000 12-5-2002 2-12-2002 S VS/Th S VS/Th

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 M1 222.0448 221.9946 221.9739 -20.7 -3.11 -70.9 -2.98

2 M2 222.1307 222.0786 222.0576 -21.0 -3.15 -73.1 -3.07

3 M3 221.8501 221.8021 221.7848 -17.3 -2.60 -65.3 -2.74

4 M4 221.9807 221.9305 221.9129 -17.6 -2.64 -67.8 -2.85

5 M5 222.1221 222.0859 222.0726 -13.3 -2.00 -49.5 -2.08

6 M6 221.9062 221.8826 221.8738 -8.8 -1.32 -32.4 -1.36

75
7 M7 221.7763 221.7579 221.7506 -7.3 -1.10 -25.7 -1.08

8 M8 221.7795 221.7484 221.7356 -12.8 -1.92 -43.9 -1.84

Độ lún trung bình -14.8 -2.23 -53.5 -2.25

Độ lún lớn nhất -21.0 -3.15 -73.1 -3.07

Độ lún nhỏ nhất -7.3 -1.10 -25.7 -1.08

Chênh lệch độ lún -13.7 -2.05 -47.4 -1.99

3.4.4. Thể hiện đồ họa độ lún công trình

Độ lún công trình có thể được biểu diễn bằng phương pháp đồ họa, cách thể
hiện này cho phép cảm nhận độ lún công trình một cách trực quan. Thông thường
kết hợp phân tích đồ họa với phân tích số sẽ cho phép phân tích, đánh giá độ lún
một cách chuẩn xác hơn. Có nhiều hình thức thể hiện đồ họa độ lún công trình,
trong đó 3 cách thể hiện thường gặp nhất là: mặt cắt lún, biểu đồ lún theo thời gian,
bình đồ lún.

1. Mặt cắt lún dọc trục công trình

Mặt cắt lún dọc theo trục (hoặc theo một hướng được lựa chọn) cho phép thể
hiện, đánh giá độ lún công trình trong không gian 2 chiều ở cùng một thời điểm so
sánh. Trên trục ngang đánh dấu vị trí điểm quan trắc, trục đứng thể hiện thang độ
lún. Ở chu kỳ khảo sát cần đánh dấu các vị trí tương ứng với độ lún của mốc quan
trắc, nối lần lượt các điểm đánh dấu sẽ thu được đường gấp khúc, thể hiện mặt cắt
lún công trình trong từng chu kỳ đo.

Trên cùng một bản vẽ thường thể hiện gộp mặt cắt ở nhiều chu kỳ quan trắc,
điều này ở mức độ nhất định cho phép hình dung quá trình lún theo thời gian.

Trên hình (3.24) thể hiện mặt cắt lún một tuyến đập với số liệu đưa ra trong
bảng 3.4.

76
Hình 3.24 Mặt cắt lún

2. Biểu đồ lún theo thời gian

Biểu đồ lún cho phép thể hiện độ lún của các điểm quan trắc theo thời gian.
Trục ngang thể hiện thời gian, trên trục này đánh dấu thời điểm thực hiện các chu
kỳ đo, trục đứng thể hiện thang độ lún. Đối với mỗi điểm quan trắc đánh dấu vị trí
độ lún ở từng chu kỳ và nối các điểm đánh dấu tuần tự từ chu kỳ đầu đến chu kỳ
cuối sẽ thu được đường biểu đồ lún theo thời gian. Ví dụ về biểu đồ lún cho 3 điểm
quan trắc theo số liệu nêu trong bảng 3.5 được đưa ra trong hình 3.25:

Bảng 3.5: Giá trị lún các điểm quan trắc trong 8 chu kỳ

Mốc Độ lún trong các chu kỳ quan trắc (mm)


Số
quan C. kỳ 2 C. kỳ 3 C. kỳ 4 C. kỳ 5 C. kỳ 6 C. kỳ 7 C. kỳ 8
TT
trắc 5/2001 10/2001 5/2002 12/2002 6/2003 12/2003 8/2004

1 M1 -17.8 -29.6 -50.2 -70.9 -106.3 -118.2 -142.0


2 M4 -17.5 -30.9 -50.2 -67.8 -96.9 -109.7 -136.4
3 M7 -5.2 -9.8 -18.4 -25.7 -38.5 -41.0 -51.0

77
Hình 3.25 Biểu đồ lún theo thời gian

3. Bình đồ lún
Bình đồ lún cũng được thể hiện tương tự như cách thể hiện địa hình bằng
đường đồng mức. Trên sơ đồ mặt bằng công trình, tại vị trí các điểm quan trắc ghi
giá trị độ lún ở một chu kỳ. Dùng phương pháp nội suy nối các đường có cùng giá
trị độ lún chẵn sẽ thu được các đường đẳng lún (hình 3.26).

Bình đồ lún cho phép đánh giá trực quan độ lún công trình trong không gian 3
chiều.

-5.6 -8.8 -14.2


O
-17.3
O
O O
-10.5
O
-13.8
O

-9.8 -12.3 -14.1 -17.6


O O O O O O
-8.2 -20.4

O O

-12.6 -15.2
O O O O

-10.7 -11.8 -18.8 -22.9

Hình 3.26 Bình đồ lún

78
3.5. LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC LÚN

Khi kết thúc một giai đoạn đo lún, ví dụ kết thúc phần móng hoặc kết thúc giai
đoạn thử tải … cần lập báo cáo giai đoạn. Khi kết thúc quá trình đo độ lún do hết
hạn hợp đồng hoặc công trình đã vào giai đoạn tắt lún một cách rõ rệt, cần lập báo
cáo kết quả quan trắc độ lún theo các giai đoạn sau đây.
Phần 1. Nội dung công việc và biện pháp thực hiện
Phần 2. Các kết quả đo và xác định độ lún
Phần 3. Kết luận và kiến nghị
Trong phần nội dung công việc và biện pháp thực hiện cần nêu rõ các điểm
sau đây:
- Mục đích yêu cầu nhiệm vụ của công tác đo độ lún
- Giới thiệu về đặc điểm vị trí địa hình, đặc điểm về kỹ thuật của khu vực đo độ
lún.
- Đặc điểm về hình dạng, kích thước, loại nền móng, kết cấu kiến trúc … và những
đặc điểm về hiện trạng của công trình.
- Xây dựng hệ thống mốc chuẩn và mốc đo lún, có sơ đồ bố trí các mốc chuẩn và
mốc đo lún trên công trình.
- Phương pháp và dụng cụ đo, độ chính xác yêu cầu và số lượng chu kỳ đo, tiến độ
thực hiện công việc.
- Phương pháp bình sai và đánh giá độ chính xác kết quả đo độ lún.
Trong phần các kết quả đo và xác định độ lún cần phải thể hiện đầy đủ
các nội dung sau:
- Các kết quả đo đạc và bình sai mạng lưới độ cao và tính toán độ lún của các chu
kỳ đo.
- Bảng tổng hợp về độ cao sau bình sai của các mốc theo các chu kỳ
- Bảng tổng hợp về độ lún và tốc độ lún của các mốc theo các chu kỳ.
- Độ lún trung bình và tốc độ lún trung bình của công trình
- Điểm có độ lún lớn nhất và điểm có độ lún nhỏ nhất, độ lún lệch lớn nhất giữa
hai điểm A và B

79
- Độ nghiêng của nền công trình trên hướng AB
- Độ cong tuyệt đối và độ cong tương đối theo trục công trình.
- Biểu đồ lún theo trục ngang, trục dọc của công trình.
- Biểu đồ lún theo tải trọng và thời gian của các mốc đo lún
- Bình đồ lún công trình trong thời gian đo.

Kết luận và kiến nghị:

- Phần kết luận: phải đánh giá được chất lượng công việc đo lún, mức độ hoàn
thành công việc đề ra. Đồng thời đánh giá hiện trạng lún của công trình, nêu bật lên
được các tham số đặc trưng có liên quan đến các quy định cho phép, mức độ lún,
hướng lún, ảnh hưởng của độ lún tới khả năng làm việc bình thường và độ ổn định
lâu dài của công trình. So sánh các kết quả quan trắc với các quy định trong các tiêu
chuẩn hiện hành hoặc các quy định của thiết kế.
- Phần kiến nghị: trên cơ sở các kết luận đã nêu cần kiến nghị với cơ quan chủ quản
công trình về mức độ ổn định của công trình, khả năng khai thác các tài liệu đo độ
lún, dự báo biến dạng công trình và các công việc cần làm tiếp theo.

80
Chương 4
QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH NGANG CÔNG TRÌNH

4.1. HỆ THỐNG LƯỚI QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH NGANG

4.1.1. Nguyên tắc xây dựng lưới quan trắc chuyển dịch ngang công trình

Chuyển dịch ngang công trình được xác định trên cơ sở so sánh tọa độ các
điểm quan trắc gắn trên công trình ở 2 chu kỳ quan trắc khác nhau. Như vậy để thực
hiện quan trắc chuyển dịch cần phải xây dựng một mạng lưới khống chế với 2 loại
điểm mốc:

- Hệ thống mốc loại 1 được xây dựng tại các vị trí cố định bên ngoài phạm vi
ảnh hưởng chuyển dịch của công trình, các mốc này có tác dụng là cơ sở tọa độ gốc
cho toàn bộ công tác quan trắc và được gọi là mốc khống chế cơ sở. Yêu cầu đối
với điểm mốc khống chế là phải có vị trí ổn định trong suốt quá trình quan trắc.

- Hệ thống mốc loại 2 là các mốc gắn trên công trình, cùng chuyển dịch với
đối tượng quan trắc và được gọi là mốc chuyển dịch (mốc quan trắc).

Hình thức mốc trong quan trắc chuyển dịch ngang được thiết kế phù hợp với
đặc điểm của từng loại công trình cụ thể, tuy nhiên điều bắt buộc là các mốc đó đều
phải có kết cấu thuận tiện cho việc đặt thiết bị đo và bảo đảm hạn chế sai số định
tâm máy cũng như bảng ngắm ở giới hạn cho phép.

Trong mỗi chu kỳ quan trắc cần thực hiện các phép đo để xác định vị trí tương
đối giữa các điểm mốc khống chế nhằm kiểm tra và đánh giá độ ổn định của các
mốc đó, như vậy sẽ tạo thành một bậc lưới được gọi là lưới khống chế. Đồ hình đo
nối giữa hệ thống mốc quan trắc với các mốc khống chế tạo ra bậc lưới thứ 2, được
gọi là bậc lưới quan trắc. Giữa 2 bậc lưới nêu trên có thể xây dựng thêm một số bậc
trung gian, tạo thành một hệ thống lưới nhiều bậc. Tuy vậy, với các thiết bị đo đạc
như hiện nay thì áp dụng lưới 2 bậc là phù hợp và bảo đảm tính chặt chẽ so với lưới
có số bậc nhiều hơn.

Trong một số trường hợp, có thể bỏ qua việc thành lập bậc lưới khống chế nếu
xây dựng được các mốc khống chế chắc chắn ổn định. Ví dụ: các mốc được chôn

81
trên nền đá gốc và có cấu trúc theo phương pháp dây dọi ngược, thông thường các
mốc này được chôn tới độ sâu của tầng đá gốc, nhưng do giá thành các loại mốc dây
dọi ngược rất cao, việc thi công, bảo quản và sử dụng cũng phức tạp nên mốc dây
dọi ngược chưa được sử dụng trong thực tế sản xuất trắc địa ở Việt Nam.

Giải pháp hợp lý và có hiệu quả kinh tế là thành lập mạng lưới khống chế
cơ sở với các mốc chôn nông. Áp dụng các biện pháp đo và xử lý số liệu thích hợp
để đánh giá mức độ chuyển dịch của các mốc trong lưới, trên cơ sở đó lựa chọn các
mốc ổn định để làm cơ sở tọa độ gốc cho toàn bộ công tác quan trắc. Bậc lưới quan
trắc được xây dựng như lưới phụ thuộc, trên cơ sở số liệu đo đạc tiến hành bình sai,
tính toán tọa độ các mốc quan trắc và các tham số chuyển dịch biến dạng công trình.

4.1.2. Phân bố mốc quan trắc

Đối với công trình dân dụng, mốc quan trắc được đặt theo chu vi của công
trình, các mốc cách nhau không quá 20m, ở những vị trí chịu ảnh hưởng lớn của áp
lực ngang thì khoảng cách giữa các mốc là 1015m.

Đối với công trình công nghiệp, phân bố mốc quan trắc tuỳ thuộc vào loại
móng công trình, móng băng liền khối: các mốc đặt cách nhau 1015m, móng cọc
hoặc khối: trên mỗi khối móng được đặt không ít hơn 3 mốc.

Tại các đập thuỷ lợi, thuỷ điện, mốc quan trắc được bố trí trong đường hầm
thân đập, dọc theo các tuyến cơ và đỉnh đập, nếu là đập đất đá thì khoảng cách giữa
các mốc khoảng 1550m, còn đối với đập bê tông thì tại mỗi khối bố trí từ hai mốc
trở lên.

4.1.3. Yêu cầu độ chính xác các bậc lưới

Cơ sở để tính toán độ chính xác các bậc lưới trong quan trắc chuyển dịch công
trình là yêu cầu độ chính xác xác định chuyển dịch ngang (mQ), thông thường giá trị
mQ phụ thuộc vào một số yếu tố như điều kiện địa chất nền móng, đặc điểm kết cấu,
chế độ vận hành công trình. Dựa vào yêu cầu độ chính xác xác định chuyển dịch để
xác định yêu cầu độ chính xác đối với các bậc lưới theo trình tự sau:

82
1. Sai số tọa độ tổng hợp

Từ các công thức tính chuyển dịch: Q X  X (i )  X ( j ) và QY  Y (i )  Y ( j ) , coi


độ chính xác đo trong các chu kỳ là như nhau, sẽ xác định được:

mQ2 X  m X2 ( i )  m X2 ( j )  2m X2

mQ2Y  mY2 ( i )  mY2 ( j )  2mY2

Kí hiệu mP là sai số tọa độ tổng hợp, sẽ có:

mQ2  mQ2 X  mQ2 y  2(m x2  m 2y )  2m P2

Từ đó xác định được mối quan hệ giữa sai số vị trí điểm và sai số chuyển dịch
đối với điểm quan trắc:

mQ
mP  (4.1)
2

Ví dụ: nếu yêu cầu sai số xác định độ chuyển dịch công trình là 5mm thì độ
chính xác tọa độ mốc quan trắc (mo) nằm ở vị trí yếu nhất của lưới không được vượt

quá giá trị 5mm/ 2 = 3.5mm.


2. Xác định sai số các bậc lưới

Trong hệ thống lưới có n bậc với hệ số giảm độ chính xác giữa các bậc lưới
là k, sai số tổng hợp các bậc lưới là mP thì sai số bậc lưới thứ i được xác định theo
công thức:

m P .k i 1
mi  (4.2)
2( n 1)
1  k  ...  k
2

Ví dụ, đối với hệ thống lưới 2 cấp (n = 2) và chọn hệ số giảm độ chính xác k
=2, với số liệu đưa ra trong bảng (2.1), tính được sai số tổng hợp và sai số các cấp
lưới như trong bảng 4.1:

83
Bảng 4.1: Yêu cầu độ chính xác các cấp lưới

Sai số trung phương


Sai số tổng tọa độ (mm)
hợp
TT Hạng mục quan trắc các bậc lưới Lưới
Lưới
(mm) quan
Khống chế
trắc

1 Công trình bê tông trên nền đá 0.7 0.3 0.6

2 Công trình trên nền đất nện 1.4 0.6 1.2

3 Công trình xây trên đất yếu 7.0 3.0 6.0

4 Công trình xây dựng từ vật liệu đất 10.0 4.5 9.0

4.1.4. Tính toán ước tính độ chính xác lưới quan trắc

Giống như trong trường hợp quan trắc độ lún, ước tính độ chính xác lưới mặt
bằng trong quan trắc chuyển dịch ngang được thực hiện nhằm giải quyết một trong
2 bài toán:

1- Xác định độ chính xác các yếu tố của lưới khi đồ hình lưới và sai số đo các
các đại lượng (góc, chiều dài) đã được lựa chọn. Các yếu tố cần ước tính trong lưới
quan trắc chuyển dịch ngang thường là: sai số vị trí điểm, sai số vị trí theo hướng,
sai số phương vị và chiều dài cạnh.

2- Xác định sai số đo các yếu tố của lưới trong trường hợp cho trước đồ hình
và chỉ tiêu sai số của một số đại lượng nào đó mà lưới cần đáp ứng.

Ước tính lưới thường được thực hiện theo phương pháp chặt chẽ trên cơ sở
thuật toán bình sai gián tiếp, thông qua các phần mềm chuyên ngành trên máy tính.

4.1.5. Ví dụ ước tính độ chính xác lưới khống chế cơ sở

Ước tính sai số vị trí điểm của mạng lưới khống chế góc- cạnh gồm 4 điểm,
trong lưới đo 8 góc và 6 cạnh với sai số đo tương ứng là: m=1.0", mS=1+1ppm
(hình 4.1).

84
M1
S3
M4
2 1
7
8
S1
S5 3
S2
S6 4 M2

5 6
S4
M3

1- Số liệu tọa độHình


thiết kế4.1 Sơ đồ lưới khống chế cơ sở

Số Tên Tọa độ
TT điểm X (m) Y (m)
1 M1 30300.605 7348.967
2 M2 29398.461 7894.515
3 M3 28937.337 7222.666

2a- Ma trận hệ số hệ4phươngM4 29811.910


trình hiệu chỉnh góc 6843.501

số Hệ số phương trình số hiệu chỉnh Trọng


TT số
XM1 YM1 XM2 YM2 XM3 YM3 XM4 YM4
1 -0.11 -0.02 0.10 0.17 0.01 -0.15 0.00 0.00 1.00
2 -0.20 0.05 0.00 0.00 -0.01 0.15 0.21 -0.20 1.00
3 0.00 0.00 0.04 -0.21 -0.21 0.14 0.17 0.07 1.00
4 0.10 0.17 0.07 -0.10 0.00 0.00 -0.17 -0.07 1.00
5 -0.01 0.15 0.00 0.00 0.10 0.05 -0.09 -0.20 1.00
6 0.01 -0.15 -0.21 0.14 0.19 0.01 0.00 0.00 1.00
7 0.21 -0.20 -0.17 -0.07 0.00 0.00 -0.04 0.27 1.00
8 0.00 0.00 0.17 0.07 -0.09 -0.20 -0.08 0.13 1.00
2b- Ma trận hệ số hệ phương trình hiệu chỉnh cạnh

Số Hệ số phương trình số hiệu chỉnh Trọng


TT số
XM1 YM1 XM2 YM2 XM3 YM3 XM4 YM4

85
1 0.86 -0.52 -0.86 0.52 0.00 0.00 0.00 0.00 0.24
2 1.00 0.09 0.00 0.00 -1.00 -0.09 0.00 0.00 0.18
3 0.70 0.72 0.00 0.00 0.00 0.00 -0.70 -0.72 0.34
4 0.00 0.00 0.57 0.82 -0.57 -0.82 0.00 0.00 0.30
5 0.00 0.00 -0.37 0.93 0.00 0.00 0.37 -0.93 0.22
6 0.00 0.00 0.00 0.00 -0.92 0.40 0.92 -0.40 0.26

3- Ma trận hệ số hệ phương trình chuẩn R

     Y X Y
XM1 YM1 XM2 YM2 XM3 M3 M4 M4

0.624 0.045 -0.217 0.063 -0.174 -0.029 -0.233 -0.079

0.361 0.181 -0.091 -0.032 0.015 -0.194 -0.285

0.418 -0.044 -0.159 -0.186 -0.042 0.049


R= 0.573 -0.073 -0.274 0.054 -0.208

0.594 0.052 -0.260 0.053

0.357 0.164 -0.098

0.535 -0.024

0.591

4- Ma trận B

0.250 0.000 0.250 0.000 0.250 0.000 0.250 0.000


B=
0.000 0.250 0.000 0.250 0.000 0.250 0.000 0.250

0.017 -0.547 0.451 0.170 -0.083 0.536 -0.385 -0.15

5- Ma trận giả nghịch đảo R~

86
0.928 -0.036 -0.303 -0.106 -0.368 0.018 -0.256 0.125

0.569 0.335 -0.248 -0.069 0.084 -0.229 -0.404

0.717 -0.129 -0.289 -0.313 -0.124 0.106

0.935 0.156 -0.432 0.079 -0.255


R~ =
0.958 0.033 -0.300 -0.119

0.603 0.262 -0.254

0.681 -0.112

0.913

6- Sai số vị trí điểm

Số Tên điểm Sai số vị trí điểm (mm)


TT
mX mY mP

1 M1 1.0 0.8 1.2

2 M2 0.8 1.0 1.3

3 M3 1.0 0.8 1.2

4 M4 0.8 1.0 1.3

4.2. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ CƠ SỞ

4.2.1. Đặc điểm cấu trúc của lưới khống chế

1. Phân bố điểm

Các điểm của lưới khống chế được chọn làm cơ sở tọa độ gốc cho việc xây
dựng và tính toán mạng lưới quan trắc. Ngoài yêu cầu chọn vị trí có điều kiện địa
chất ổn định, nằm ngoài phạm vi tác động của biến dạng công trình, các điểm khống
chế cơ sở được chọn tại những nơi có địa hình thuận lợi cho việc đặt máy và đo
ngắm tới các điểm quan trắc. Với những công trình đòi hỏi quan trắc chuyển dịch
với độ chính xác cao thì các mốc khống chế cơ sở được thiết kế theo dạng định tâm

87
bắt buộc. Đối với các công trình thủy điện, các mốc khống chế cơ sở thường được
bố trí ở hai đầu đập và hai bên bờ sông về phía hạ lưu.

2. Cấu trúc hình học của lưới

Để bảo đảm độ chính xác cao của công tác quan trắc, đồ hình của lưới khống
chế được thiết kế dưới dạng tam giác dày đặc. Trước đây, khi phương tiện đo chiều
dài còn hạn chế, các mạng lưới khống chế thường được xây dựng dưới dạng lưới
tam giác đo góc với một số cạnh đáy được đo chính xác bằng thước dây invar. Lưới
tam giác đo góc có một số nhược điểm, cụ thể là khó chọn vị trí để đo cạnh đáy,
lưới có độ chính xác không cao, thời gian thi công lâu. Hiện nay, nhờ những tiến bộ
vượt bậc trong công nghệ đo dài điện tử nên mạng lưới khống chế thường xây dựng
dưới các hình thức lưới tam giác đo cạnh hoặc đo góc- cạnh.

4.2.2. Tương quan giữa sai số đo góc và đo chiều dài trong lưới đo góc-cạnh

Trong quá trình thiết kế các mạng lưới góc-cạnh luôn gặp và phải giải quyết
vấn đề xác định tương quan hợp lý giữa sai số đo góc và sai số đo chiều dài trong
lưới, điều này không những giúp xây dựng được mạng lưới với sai số đồng đều mà
còn có ý nghĩa về hiệu quả kinh tế.

Nhiều kết quả nghiên cứu, khảo sát vấn đề này đã chỉ ra rằng, tương quan
hợp lý nhất giữa sai số đo góc và đo chiều dài trong các mạng lưới đo góc- cạnh là:

ms m
 (4.3)
S 

Trong đó m, ms là sai số đo góc và đo chiều dài trong lưới.

Trong mọi trường hợp, khi thiết kế các chỉ tiêu độ chính xác đo trong mạng
lưới góc-cạnh, cần chú ý bảo đảm điều kiện:
1 m ms
 : 3 (4.4)
3  S

Nếu điều kiện (4.4) không được đáp ứng thì khi đó chỉ nên sử dụng phương
pháp đo góc hay đo cạnh riêng biệt, tuỳ thuộc vào đại lượng nào nhỏ hơn m/ hay
ms/S.

88
Hiện nay với những tiến bộ của công nghệ điện tử, trong thành lập lưới trắc
địa công trình thường sử dụng máy toàn đạc điện tử với các thông số kỹ thuật khác
nhau. Sử dụng máy toàn đạc điện tử trong thành lập lưới cho hiệu quả cao, cả về
thời gian, độ chính xác và giá thành công trình.

4.3. QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH NGANG BẰNG LƯỚI ĐO GÓC-CẠNH

Chuyển dịch ngang công trình được xác định trên cơ sở so sánh tọa độ mốc
quan trắc ở các thời điểm (chu kỳ) đo khác nhau. Trong mỗi chu kỳ thường xây
dựng một bậc lưới trắc địa liên kết các mốc quan trắc, mạng lưới này được định vị
theo hệ tọa độ của lưới khống chế cơ sở. Tùy thuộc địa hình thực địa và đặc điểm
kết cấu công trình, có thể thành lập lưới quan trắc bằng các phương pháp tam giác,
đa giác, giao hội hoặc lưới đo hướng chuẩn.

4.3.1. Phương pháp tam giác

Phương pháp tam giác (với các đồ hình đo góc, đo cạnh hoặc đo góc-cạnh)
thường được ứng dụng để quan trắc chuyển dịch ngang của các công trình xây dựng
ở vùng đồi núi như các đập thuỷ lợi- thủy điện, công trình cầu, đường.... Các mốc
quan trắc được bố trí ở những vị trí đặc trưng của công trình, có kết cấu thuận tiện
cho việc đặt máy, gương hoặc bảng ngắm. Để đo các yếu tố (góc, cạnh) trong lưới
có thể sử dụng máy kinh vĩ hoặc toàn đạc điện tử chính xác cao. Lưới quan trắc
được tính toán bình sai theo phương pháp chặt chẽ để bảo đảm độ tin cậy của kết
quả.

Lưới quan trắc được xây dựng theo hình thức tam giác thường là mạng lưới
dày đặc với đồ hình rất chặt chẽ, cho phép xác định tọa độ các điểm trong lưới với
độ chính xác cao. Tuy nhiên, do số lượng trị đo trong lưới tam giác thường là lớn
nên việc đo đạc trong mạng lưới cũng tốn nhiều thời gian, công sức và các chi phí
khác. Trên hình 4.2 nêu ví dụ về một mạng lưới quan trắc chuyển dịch công trình.

89
 C
1
A 

2  D

B  
 E
3
Hình 4.2 Lưới tam giác trong quan trắc chuyển dịch ngang

A,B,...E là các điểm khống chế, đặt ngoài công trình.

1, 2, 3 là các điểm quan trắc gắn trên công trình.

Dựa vào tọa độ của các điểm quan trắc ở 2 chu kỳ đo khác nhau để tính giá trị và
hướng chuyển dịch. Nếu ký hiệu: X(i), X(j), Y(i), Y(j) - tọa độ của điểm N tính được ở chu
kỳ i và j; Qx, Qy- chuyển dịch của điểm N theo trục OX, OY; Q, - giá trị và hướng của
chuyển dịch toàn phần thì các tham số chuyển dịch của điểm N được tính theo công thức
(4.5):

Q x  X (i )  X ( j )

Q y  Y (i )  Y ( j )

(4.5)
Q  Q x2  Q y2

Qy
 = Arctg
Qx

Sai số trung phương xác định chuyển dịch toàn phần của điểm i được tính theo
công thức (4.6):

mQ  m2x  mΔ2y  mQ2 x  mQ2 y (4.6)

4.3.2. Phương pháp đa giác

Phương pháp đa giác được sử dụng để quan trắc chuyển dịch ngang của

90
những công trình có dạng hình cung như các tuyến đường, hầm giao thông, tuyến
đập dạng vòm. Trên mỗi tuyến quan trắc xây dựng 1 đường chuyền qua các mốc
gắn tại công trình, ở hai đầu được dựa trên 2 điểm khống chế cơ sở và đo nối ít nhất
2 phương vị gốc. Đo góc, cạnh trong tuyến đa giác bằng máy toàn đạc điện tử chính
xác.

3
2 4
 7
 S2 S3 
1 2 5 6 +
S1 1
+
1 3 S4 S6
QT3
+  
S5
QT1 QT2
4 5 +
QT4

Hình 4.3Sơ đồ lưới quan trắc trong phương pháp đa giác

Tuyến đa giác để quan trắc chuyển dịch ngang công trình thường có dạng gần
với đường chuyền duỗi thẳng. Sai số vị trí các điểm của tuyến phụ thuộc vào sai số
đo góc m, sai số đo cạnh ms, điểm yếu nhất (sau bình sai) sẽ là điểm nằm ở giữa
tuyến và được ước lượng gần đúng như sau:

4.3.3. Quan trắc chuyển dịch ngang bằng phương pháp giao hội

1. Phương pháp đo

Các dạng lưới giao hội (giao hội góc, giao hội cạnh và giao hội góc- cạnh) có
thể được áp dụng để quan trắc chuyển dịch ngang công trình một cách hiệu quả.
Lưới giao hội dễ phù hợp với nhiều dạng địa hình, nhiều loại công trình và triển
khai thi công thuận tiện bằng các loại máy toàn đạc điện tử. Khi thiết kế phương án
cần cân nhắc, lựa chọn đồ hình giao hội phù hợp, để vừa bảo đảm các yêu cầu kỹ
thuật quan trắc, vừa đạt hiệu quả kinh tế của công việc. Trong lưới giao hội, máy đo
được đặt tại các điểm khống chế cơ sở, tiêu ngắm (hoặc gương) đặt tại các mốc
quan trắc. Từ các điểm lưới khống chế tiến hành đo các yếu tố cần thiết (góc hoặc
cạnh) đến tất cả các điểm quan trắc trên tuyến.

Xét điểm quan trắc P được xác định bằng một trong 3 phương pháp giao hội

91
đơn là giao hội góc, giao hội cạnh và giao hội góc- cạnh (hình 4.4). Ký hiệu sai số
đo góc là m, còn sai số đo các cạnh S1 và S2 là mS1 và mS2 tương ứng. Khi đó các
công thức tính sai số vị trí điểm P đối với từng trường hợp giao hội như sau:

X
P
S3
C

S1 S2

1 S Chương 1
B
2 A
O
Y
Hình 4.4 Đồ hình giao hội

- Trường hợp giao hội góc

m
m P'  S12  S 22 (4.7)
 .Sin( )

- Trường hợp giao hội cạnh

1
m"P  mS21  mS2 2 (4.8)
Sin( )

- Trường hợp giao hội góc-cạnh

m P' .m "P
mP  (4.9)
m P'2  m "P2

Trong đó: m’P và m”P là sai số vị trí điểm P, được tính riêng rẽ cho đồ hình
giao hội góc và giao hội cạnh.

Khi điểm P được xác định bằng phương pháp giao hội từ hơn 2 điểm khống
chế cơ sở, ký hiệu N là số lượng tất cả các trị đo, K là số trị đo tối thiểu (trong lưới

92
giao hội K=2), khi đó có thể tính gần đúng sai số trung phương vị trí điểm giao hội theo
công thức:

K
M  M0 (4.10)
N

Trong công thức (4.10) Mo là sai số trung phương vị trí điểm giao hội (P), tính được
khi N=2.

Nhiều kết quả khảo sát lý thuyết và thực nghiệm cho thấy tương quan độ chính xác
giữa các đồ hình lưới giao hội góc, giao hội cạnh và giao hội góc- cạnh như sau:

- Khi chiều dài cạnh ngắn thì độ chính xác của giao hội góc và giao hội cạnh
là tương đương.

- Khi chiều dài cạnh tăng lên độ chính xác của lưới giao hội góc giảm rất
nhanh so với lưới giao hội cạnh, đồng thời độ chính xác của giao hội góc - cạnh
cũng không tăng nhiều so với giao hội cạnh.

Từ những phân tích trên có thể nhận thấy: với các mạng lưới cỡ vừa và lớn
(chiều dài trong lưới giao hội dao động trong khoảng 300  1500m) thì áp dụng
giao hội cạnh là có lợi nhất.

4.4. QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH NGANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG
CHUẨN

4.4.1. Khái niệm chung

1. Hướng chuẩn và độ lệch hướng

Hướng chuẩn qua hai điểm là mặt phẳng thẳng đứng đi qua hai điểm đó. Trên
hình 4.5 thể hiện mặt phẳng đứng P là hướng chuẩn qua 2 điểm A, B.

93
P
2 
 2 
 1 
1 B

-  +
A

Hình 4.5 Khái niệm về hướng chuẩn

Độ lệch hướng của điểm (i) so với hướng chuẩn là khoảng cách từ điểm (i)
đến hướng chuẩn (mặt phẳng thẳng đứng). Cũng trên hình 4.5: điểm 1 có độ lệch
hướng 1, độ lệch hướng của điểm 2 là 2. Theo quy ước, độ lệch hướng về bên phải
mặt phẳng P mang dấu (+), lệch về bên trái mang dấu (-).

Công tác trắc địa thực hiện với mục đích xác định độ lệch hướng của các điểm
quan trắc so với mặt phẳng thẳng đứng qua 2 điểm cơ sở được gọi là đo hướng
chuẩn. Thực tế phương pháp hướng chuẩn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực trắc
địa công trình: trong định vị công trình, trong đo vẽ hoàn công, trong đo chuyển
dịch ngang các công trình dạng thẳng.

2. Phương pháp thành lập hướng chuẩn

Phụ thuộc vào phương tiện thành lập, hướng chuẩn được chia thành 3 loại:

1- Hướng chuẩn cơ học, được xác định bằng cách căng dây qua hai điểm cố
định.

2- Hướng chuẩn quang học tạo bởi tia ngắm từ điểm đặt máy đến điểm đặt
tiêu.

3- Hướng chuẩn lade tạo bởi trục của chùm tia sáng lade từ điểm đặt máy đến
điểm đặt tiêu.

Hướng chuẩn quang học là loại được sử dụng phổ biến nhất trong trắc địa do
tính đơn giản, khả năng tạo lập các hướng chuẩn có chiều dài lớn.

94
4.4.2. Phương pháp đo độ lệch hướng

Trong phương pháp hướng chuẩn quang học có hai cách đo độ lệch hướng là
phương pháp góc nhỏ và phương pháp bảng ngắm di động.

1. Phương pháp góc nhỏ

Để đo độ lệch hướng của điểm i so với hướng chuẩn AB, tại điểm A đặt máy
kính vĩ, tại điểm B và điểm quan trắc i đặt bảng ngắm. Đo góc  và khoảng cách
ngang S (hình 4.6).
 i
S
 
A  B

Hình 4.6 Đo độ lệch hướng

Độ lệch hướng của điểm i tính theo công thức:

  S . sin(  ) (4.11)

vì  là góc nhỏ nên có thể viết:

"
  S. (4.12)
"

Từ công thức (4.12) tính được sai số trung phương độ lệch hướng:

2 2
  m 
m    m S2  S 2 
2 

(4.13)
   

Do góc  nhỏ nên số hạng thứ nhất ở vế phải của công thức (4.13) có thể bỏ
qua, như vậy sai số trung phương độ lệch hướng được tính như sau:

m
m  S . (4.14)

Cần nhấn mạnh rằng, góc nhỏ là góc có thể đo được mà không cần mở ốc hãm
vành độ ngang, đối với các loại máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử chính xác, giá trị

95
góc này nằm trong khoảng từ 2 6o. Có thể dễ đạt độ chính xác cao khi đo góc nhỏ
do một số nguồn sai số được giảm đến mức tối đa như sai số do trôi bàn độ ngang,
sai số khắc vạch bàn độ, sai số chiết quang ngang. Ngoài ra đối với đồ hình góc nhỏ
thì ảnh hưởng của sai số đo chiều dài (công thức 4.13) là không đáng kể và có thể
bỏ qua. Trong mỗi chu kỳ đo góc ngang i còn khoảng cách Si có thể chỉ cần đo một
lần ở chu kỳ đầu tiên và được sử dụng cho tất cả các chu kỳ sau.

2. Phương pháp bảng ngắm di động

Bảng ngắm di động (hình 4.7) là thiết bị ngắm chuyên dùng, gồm có bảng
ngắm (1) được đặt và có khả năng trượt trên thước khắc vạch (2), vạch khắc mm
bắt đầu từ “0” ở giữa, được đánh số tăng (giảm) dần về bên phải (trái) của thước.
Thước khắc vạch được đặt cố định lên đế (3).

Khi đo, đặt máy tại A, đặt bảng ngắm cố định tại B, thành lập hướng chuẩn A-
B. Đặt bảng ngắm di động tại điểm quan trắc (N) sao cho thước khắc vạch thẳng
góc với hướng A-B. Dùng vít vi động điều chỉnh bảng ngắm cho đến khi tia ngắm
đi qua tâm bảng ngắm. Độ lệch hướng  được xác định là hiệu số đọc trên thước
khắc vạch tại điểm quan trắc và số đọc ban đầu của thước (hình 4.8).
1

B

2
N

Hình 4.7 Bảng ngắm di động Hình 4.8 Đo độ lêch hướng bằng bảng ngắm di động

Số đọc ban đầu là số đọc khi trục đối xứng của bảng ngắm đi qua tâm mốc.
Muốn có số đọc đó cần đọc số 2 lần (một lần khi bảng ngắm quay về phía máy và
lần thứ hai khi quay bảng ngắm 1800 so với vị trí ban đầu) và lấy trị trung bình.

96
Cần phải đo ngắm ở hai vị trí bàn độ đứng của máy kinh vĩ để khử sai số 2C.
Đối với mỗi mốc quan trắc thường đo 23 lần và lấy giá trị trung bình của các lần
đọc số. Sai số trung phương của độ lệch hướng  được tính theo công thức:

S2
m 
2
(mo2  mng
2
 m 2f ) (4.15)
 2

Trong đó: m0 - Sai số định hướng chuẩn; mng - Sai số đưa bảng ngắm vào
đúng hướng chuẩn; mf - Sai số điều quang; S - khoảng cách từ máy đến điểm đo.

Nếu lấy:

20"
mo  m ng  m f  ; (V là độ phóng đại của ống kính)
V

sẽ thu được:

20' '.S 3
m 
V ' '

Chuyển dịch ngang của một điểm quan trắc tính từ chu kỳ đầu tiên đến chu kỳ
j được tính theo công thức:

Q(i ,1)   i   1

Khi các chu kỳ đo cùng độ chính xác thì:

M Q  m 2 (4.16)

Lấy giá trị m từ công thức đã nêu thay vào (4.17) sẽ thu được:

20 '' S 2
mQ  (4.17)
 ' 'V

Ta thấy rằng, sai số xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp hướng
chuẩn tỷ lệ thuận với khoảng cách từ máy đến điểm quan trắc. Khi dùng máy kinh
vĩ độ chính xác cao, sai số này có giá trị vào khoảng 1mm đối với hướng chuẩn dài
200m và 5mm đối với hướng chuẩn dài 1km.

97
4.4.3. Quan trắc chuyển dịch ngang bằng phương pháp hướng chuẩn

Trong phương pháp hướng chuẩn thường lấy trục hoành trùng với hướng
chuẩn và trục tung vuông góc với nó. Chuyển dịch ngang một điểm của công trình
là sự thay đổi tung độ của điểm đó trong các chu kỳ quan trắc khác nhau.

Giả định i là điểm quan trắc, ở chu kỳ 1 có vị trí i1 với độ lệch hướng 1và ở
chu kỳ 2 có vị trí i2 với độ lệch hướng 2 (hình 4.9):

i
 2

X Q
QX
i1 

1 QY 2
Y A  B
O

Hình 4.9 Xác định chuyển dịch ngang theo hướng chuẩn

Khi đó chuyển dịch của điểm i theo hướng vuông góc với hướng chuẩn gốc
AB được tính theo công thức:

QX   2  1 (4.18)

Phương pháp hướng chuẩn có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và cho độ
chính xác cao, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp quan trắc này là chỉ cho
phép xác định chuyển dịch theo một hướng (vuông góc với hướng chuẩn).

Nếu chỉ đo độ lệch hướng và đo gần đúng khoảng cách từ điểm quan trắc đến
các điểm khống chế ở hai đầu hướng thì không xác định được chuyển dịch của điểm
quan trắc theo hướng song song với hướng chuẩn (QY). Tuy nhiên với việc sử dụng
trong sản xuất các loại máy toàn đạc điện tử chính xác cao, chuyển dịch theo hướng
còn lại có thể xác định được nếu đo bổ sung chiều dài cạnh từ điểm khống chế đến
điểm quan trắc bằng các trị đo cạnh chính xác.

Giả sử với đồ hình trên hình 4.12, ngoài việc đo độ lệch hướng () của điểm
P so với hướng chuẩn AB, thực hiện đo bổ sung thêm các cạnh S1 = AP, S2 = BP với
sai số trung phương tương ứng mS1, mS2.

98
Y
P

S1  S2
y B
A 1 2 X

Hình 4.10 Đo cạnh trong hướng chuẩn

Khi đó có thể xác định được hoành độ điểm P theo các công thức:

X P  X A  S1 . cos 1 hoặc X P  X B  S 2 . cos  2

Sai số vị trí điểm P theo hướng trục hoành (XP) được xác định theo nguyên tắc
trung bình cộng trọng số và thể hiện qua công thức:

mS1 .mS2
mX P  (4.19)
mS21  mS22

Ví dụ: Với đồ hình 5 mốc quan trắc nằm trên một hướng chuẩn khoảng cách
giữa các mốc là 200m (hình 4.11). Đặt máy toàn đạc điện tử TC-1700 (có độ chính
xác đo cạnh mS=2+1ppm) tại hai mốc khống chế cơ sở A và B, thực hiện đo cạnh
tới các mốc quan trắc (SAB=1200m).

+ +      + +
1 2 3 4 5
C A B D

Hình 4.11 Sơ đồ hướng chuẩn

Sai số vị trí các điểm quan trắc được đưa ra trong bảng 4.2.

99
Bảng 4.2: Tương quan độ chính xác hoành độ các điểm theo hướng chuẩn

Tên điểm 1 2 3 4 5

Chiều dài cặp S1=200m S1=400m S1=600m S1=800m S1=1000m


cạnh đo S2=1000m S2=800m S2=600m S2=400m S2=200m

MPx(mm) 1.77 1.82 1.84 1.82 1.77

Như vậy, việc bổ sung các trị đo cạnh như trên cho phép xác định thêm thành
phần chuyển dịch theo hướng song song với hướng chuẩn, điều này cho phép khắc
phục được một trong những nhược điểm chính của phương pháp hướng chuẩn và
mở rộng đáng kể khả năng ứng dụng của sơ đồ đo này.

4.4.4. Sơ đồ đo hướng chuẩn

Nhiều công trình hiện đại với kích thước lớn (như các tuyến đập thuỷ lợi- thuỷ
điện, cầu vượt ... ) có điều kiện đo ngắm phức tạp và lại đòi hỏi độ chính xác quan
trắc chuyển dịch ngang cao. Do đó, phải xác định các sơ đồ và biện pháp đo hướng
chuẩn thích hợp để vừa bảo đảm yêu cầu độ chính xác quan trắc, vừa ứng dụng linh
hoạt, phù hợp với điều kiện thực địa tại từng công trình.

1. Sơ đồ toàn hướng
 1  n

1 n
A  B
S'1 2
S'2 S"n
2
S'n
S"2

Hình 4.12 Sơ đồ toàn hướng


- Phương pháp đo:

Trong sơ đồ toàn hướng, độ lệch hướng của các điểm quan trắc (1, 2,…,n)
được xác định trực tiếp so với hướng chuẩn gốc AB theo 2 chiều thuận nghịch, cụ
thể là:

100
- Đo theo chiều thuận:

Đặt máy tại A, định hướng về B và lần lượt đo độ lệch hướng của các điểm
quan trắc 1, 2, …, n (đo ở hai vị trí bàn độ đứng bên trái và bên phải để hạn chế ảnh
hưởng một số nguồn sai số của máy), kết quả xác được các giá trị lệch hướng: '1,
'2,..., 'n

- Đo theo chiều nghịch:

Đặt máy tại B, định hướng về A, đo độ lệch hướng của các điểm quan trắc n,
(n – 1) ..., 1, kết quả xác được các giá trị lệch hướng: "n, "n-1,..., "1.

-Tính độ lệch hướng trung bình và sai số trung phương

Nếu theo chiều thuận độ lệch hướng ’i có sai số m ' , theo chiều nghịch độ

lệch hướng ”i có sai số trung phương m " , khi đó độ lệch hướng trung bình và sai
số trung phương của độ lệch hướng đó được xác định theo trình tự sau:

- Tính trọng số độ lệch hướng i’ và i”:

c
Pi' 
c
; Pi"  (4.20)
m 2' m 2"
i i

- Tính độ lệch hướng trung bình:

Pi' i'  Pi" i"


i  (4.21)
Pi'  Pi"

- Tính sai số trung phương của độ lệch hướng trung bình:

Độ lệch hướng trung bình có trọng số Pi  Pi'  Pi" , do đó sai số trung phương
của độ lệch hướng trung bình được tính theo công thức:

c
m i  (4.22)
Pi

Nếu độ lệch hướng được đo bằng phương pháp góc nhỏ, sai số trung phương
độ lệch hướng theo mỗi chiều đo tính theo công thức:

101
m i m i
m' S 'i . và m' S 'i . , khi đó độ lệch hướng trung bình có sai số:
 

m S 'i2 .S "i2
m  . (4.23)
i  S 'i2  S "i2

Trong sơ đồ toàn hướng, độ lệch hướng điểm quan trắc nằm ở giữa tuyến có
độ chính xác thấp nhất.

2. Sơ đồ phân đoạn

- Trình tự đo:

Trong sơ đồ phân đoạn, chia hướng chuẩn ban đầu A-B thành những đoạn nhỏ
hơn để tạo thành một số hướng chuẩn phụ, các điểm chia gọi là điểm nút (trên hình
4.13: hướng A-B được chia thành 2 đoạn với k là điểm nút).

 1 k
 3
  n
1
2 2  4 n
1 2 k
A  B
SA1 n SBn
SA2 SB4
SB3
SAk SBk

Hình 4.13 Sơ đồ phân đoạn

Độ lệch hướng các điểm nút được xác định trực tiếp so với hướng chuẩn A-B.
Độ lệch hướng các điểm quan trắc khác nằm trong đoạn nào thì được đo so với các
hướng chuẩn phụ tương ứng (ký hiệu các độ lệch hướng đo này là ), sau đó tính
chuyển về độ lệch hướng so với hướng chuẩn gốc AB.

Ví dụ như trên hình vẽ 4.15, trình tự đo được triển khai như sau:

Bước 1: Đo độ lệch hướng điểm k so với hướng chuẩn A-B, xác định được độ
lệch hướng k.

Bước 2-a: Đo độ lệch hướng các điểm 1, 2 so với hướng chuẩn A-k, xác định

102
được độ lệch hướng 1, 2.

Bước 2-b: Đo độ lệch hướng các điểm 3, 4, n so với hướng chuẩn B-k, xác
định được độ lệch hướng 3, 3, n.

- Tính độ lệch hướng và sai số trung phương:

Ký hiệu độ lệch hướng của các điểm quan trắc so với hướng chuẩn gốc A-B là
 và độ lệch hướng đo được so với các hướng chuẩn phụ là . Dựa vào quan hệ
hình học của sơ đồ đo, thông qua các tam giác đồng dạng sẽ xác định được:

 k  k
S A1
 1  1  . k
S Ak
(4.24)
...........................
S Bn
 n  n  . k
S Bk
Tính sai số trung phương độ lệch hướng: từ công thức (4.24), áp dụng công
thức sai số trung phương của hàm số sẽ xác định được công thức sai số trung
phương độ lệch hướng:

m k  m  k
2
S 
m1  m21   A1  .m2k
 S Ak  (4.25)
.........................................
2
S 
m n  m2 n   B1  .m2k
 S Bk 
Sơ đồ hướng chuẩn phân đoạn có độ chính xác tương đương với sơ đồ toàn
hướng và điểm giữa tuyến vẫn là điểm yếu nhất. Ưu điểm của sơ đồ phân đoạn là
không phải đo đến các điểm nằm cách xa trạm máy.

103
3. Sơ đồ nhích dần
2
n-1 n
1 
 

2 n
A  n-1 n B
S1 1 1
S2
2 Sn-1
Sn

Hình 4.14 Sơ đồ nhích dần

- Phương pháp đo:

- Đo theo chiều thuận:


Đặt máy tại A, định hướng về B, đo độ lệch hướng điểm 1, kết quả đo là
1.Đặt máy tại điểm 1, định hướng về B, đo độ lệch hướng điểm 2, kết quả đo là
2.Đặt máy tại điểm 2, định hướng về B, đo độ lệch hướng điểm 3, kết quả đo là
3.Cứ thực hiện tiếp tục như thế cho đến điểm đo cuối cùng: đặt máy tại điểm n-1,
định hướng về B, đo độ lệch hướng điểm n, kết quả đo là n.

- Đo theo chiều nghịch: được thực hiện theo chiều ngược lại, từ B tới A với
trình tự:
Đặt máy tại B, định hướng về A, đo độ lệch hướng điểm n, kết quả đo là 'n.

Đặt máy tại điểm n, định hướng về A, đo độ lệch hướng điểm (n-1), kết quả đo
là 'n-1.

Cứ thực hiện tiếp tục như thế cho đến điểm đo 1: đặt máy tại điểm 2, định
hướng về A, đo độ lệch hướng điểm 1, kết quả đo là '1.

- Tính độ lệch hướng và sai số trung phương:

Theo chiều thuận, từ hình 4.16 chúng ta xác định được độ lệch hướng:

 1  1
S B .3
 3  3  2 (4.26)
S B.2
..............................
S
 n   n  B.n  n1
S B.n1

104
Và sai số trung phương của các độ lệch hướng tương ứng:

m k  m  k
2
S 
m1  m21   A1  .m2k
 S Ak 
(4.27)
.........................................
2
S 
m n  m2 n   B1  .m2k
 S Bk 
Theo chiều nghịch, quá trình tính toán cũng được thực hiện tương tự. Trong sơ
đồ hướng nhích dần, nếu khoảng cách giữa các mốc quan trắc bằng nhau thì có thể
coi sai số đo (m) không đổi:

S A.B m
m 
n 1 

Với n là số điểm quan trắc trong hướng A-B.

Khi đó xác định được công thức tổng quát để tính sai số trung phương của độ
lệch hướng của điểm i như sau:

- Theo chiều đo thuận:


2
k i ni 
m i 
2
m2   (4.28)
k 1 n  k 

- Theo chiều đo nghịch:

k n i  2
i 
m i 
2
m2    (4.29)
k 1  n  k 

Trong các công thức 4.28, 4.29 sử dụng kí hiệu:

i - số hiệu của điểm

k - số hiệu của trị đo , (k = 1,2 .... (n-1))

n - số đoạn trên toàn hướng chuẩn.

Trong sơ đồ nhích dần, độ lệch hướng trung bình và sai số trung phương của

105
độ lệch hướng đó cũng được xác định theo nguyên tắc trung bình trọng số (xem các
công thức 4.214.22). Trong cùng một điều kiện, sơ đồ nhích dần có độ chính xác
cao hơn các sơ đồ khác và điểm giữa tuyến vẫn là điểm yếu nhất.

4. Sơ đồ giao chéo

4
2

1 
S3 3 n
2 S4 n-1 Sn
S2  


3 n Sn+1
S1 1
A  B

Hình 4.15 Sơ đồ giao chéo

- Phương pháp đo:

- Đo theo chiều thuận: -Đặt máy ở A, định hướng về 2, đo độ lệch hướng 1


của điểm 1 so với hướng A-2.-Đặt máy ở 1, định hướng về 3, đo độ lệch hướng 2
của điểm 2 so với hướng 1-3.-Đặt máy ở 1, định hướng về 2, đo độ lệch hướng 3
của điểm 3 so với hướng 2-4.Tiếp tục như vậy đến khi đặt máy tại điểm (n-1) đo độ
lệch hướng n so với hướng (n-1)-B.

Đo theo chiều nghịch thực hiện theo chiều ngược lại:

-Đặt máy ở B, định hướng về n-1, đo độ lệch 'n của điểm n so với hướng B-
(n-1)

-Đặt máy ở n định hướng về n-2 đo độ lệch 'n-1 của điểm n-1 so với hướng n-
(n-2)

Tiếp tục như vậy cho đến khi đặt máy tại điểm 2 đo độ lệch '1 so với hướng
2-B.

106
- Tính độ lệch hướng và sai số trung phương:

A- Cách tính thứ nhất:

Tính góc ngoặt tại các điểm đo: Nếu đối với 3 điểm kề nhau i-1, i, i+1 (hình
4.16) đo trực tiếp độ lệch hướng  thì tính các góc nhỏ 1, 2 trong tam giác i-1,i ,
i+1:
i
S1 
i-1  i
S1+1
1 2 i+1

Hình 4.16 Tính góc ngoặt

i 
 1  ArcSin( ) ;  2  ArcSin( i )
Si S i 1

Nếu quan trắc được thực hiện theo phương pháp đo góc nhỏ thì lấy ngay kết
quả các góc nhỏ đó. Tiếp theo tính góc ngoặt ():

  180  ( 1   2 )

Kết quả là sẽ tính được tất cả các góc ngoặt trong tuyến đo, và như vậy sẽ
thành lập được tuyến đường chuyền với các điểm gốc A, B (hình 4.19). Đây là dạng
đường chuyền không đo góc nối, nếu chọn trục tọa độ sao cho trục OX trùng với
AB, khi đó gía trị độ lệch hướng () của các điểm quan trắc sẽ chính là tọa độ y của
các điểm đó. Trong sơ đồ này việc tính độ lệch hướng được tiến hành tương tự như
tính đường chuyền (không đo nối phương vị) giữa hai điểm A và B.

Sai số độ lệch hướng các điểm quan trắc được xác định theo công thức của
đường chuyền không đo nối phương vị, ví dụ đối với tuyến có dạng duỗi thẳng cạnh
đều:

m i  1,5
mi = S  (4.30)
 3

107
Y
4
2

S3  3 n-1 Sn n
 S4
1 2 

 n Sn+1
y
S1
A  1 
Hình 4.17Tính 3tọa độ trong sơ đồ giao chéo X
B

B- Cách tính thứ hai:

Dựa vào kết cấu hình học của sơ đồ đo có thể lập các đẳng thức sau:

1   1  a1 2
 2   2  (1  a2 ) 1  a2 3
 i   i  (1  ai ) i  ai i 1 (4.31)
.........................................
 n   n  an n1
trong đó:

S1 Si Sn
a1  ; ai  ;....a n  ;
S1  S 2 S i  S i 1 S n  S n1

Giải hệ phương trình tuyến tính 4.30 sẽ xác định được vector độ lệch hướng 
của các điểm trong tuyến đo so với hướng chuẩn ban đầu A-B.

4.4.5. Lý thuyết chung về sơ đồ hướng chuẩn

Trong các sơ đồ hướng chuẩn, mỗi phép đo liên quan đến 3 điểm: điểm đặt
máy k, điểm định hướng j, điểm đo i (hình 4.18).
i
k 
i j
 

k i j B(n)
A(0) Ski Sij
+ +

Hình 4.20 Sơ đồ hướng chuẩn tổng quát

108
Nếu đánh số thứ tự của các điểm từ điểm đầu của hướng chuẩn A đến điểm
cuối B, 1,20....., n thì khi đo đi: k < i < j ; khi đo về: k > i > j.

Trong tất cả các sơ đồ đo hướng chuẩn, mối quan hệ hình học giữa trị đo 
và độ lệch hướng  (so với hướng chuẩn gốc) được biểu diễn bằng phương trình
tuyến tính:

 i  a k  k  a j  j  qi  0 (4.32)

Trong đó: qi - trị đo độ lệch của điểm i so với hướng kj ;

k , i, j - hoành độ của điểm k, i, j so với hướng chuẩn AB


Các hệ số ak, aj được xác định theo công thức:

S ij S ki
ak   ; ai  
S ki  S ij S ki  S ij

Như vậy với mỗi trị đo sẽ thành lập được 1 phương trình dạng (4.32). Để xác
định độ lệch hướng của n điểm cần đo tối thiểu n trị đo, được tập hợp thành một hệ
phương trình tuyến tính:

1+ak1k1+aj1j1-q1 = 0

2+ak2k2+aj2j2-q2 = 0
(4.33)
-------------------------------------

n-1+ak(n-1) k(n-1)+aj(n-1) j(n-1)-qn-1 = 0

Giải hệ (4.33) sẽ xác định được vector độ lệch hướng . Trong trường hợp số
lượng trị đo nhiều hơn số ẩn số chúng ta thành lập hệ phương trình số hiệu chỉnh
dạng:

1+ak1k1+aj1j1-q1 = v1

2+ak2k2+aj2j2-q2 = v2
(4.34)
-------------------------------------

n-1+ak(n-1) k(n-1)+aj(n-1) j(n-1)-qn-1 = vn-1

Tung độ () của các điểm quan trắc được xác định bằng cách giải hệ phương
trình (4.34) theo phương pháp số bình phương nhỏ nhất.

109
4.5. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC ĐO ĐẠC TRONG CÁC CHU KỲ QUAN TRẮC

4.5.1. Máy móc, thiết bị đo lưới quan trắc

1. Máy đo góc và đo chiều dài

Hiện nay máy đo sử dụng trong đo góc và đo chiều dài trong lưới quan trắc
chuyển dịch chủ yếu là các loại máy toàn đạc điện tử chính xác, cho phép đo đồng
thời cả góc ngang và chiều dài. Các loại máy được sử dụng rộng rãi là TC2002
(2003), Geodimeter, DTM,... Các loại máy trên thường có thông số độ chính xác:

-Sai số đo góc: m = (0.5"1")

-Sai số đo chiều dài: mS = a + b.D.10-6, trong đó a  b  (12 ) mm.

Trong quan trắc hướng chuẩn hoặc chỉ để đo góc trong lưới có thể sử dụng
máy kinh vĩ quang cơ: Wild-T2, Theo-010...

Máy đo cần được kiểm nghiệm, hiệu chỉnh cẩn thận trước khi đưa vào sử
dụng, trong đó đặc biệt chú ý đến các nguồn sai số của máy có ảnh hưởng trực tiếp
đến độ chính xác đo hướng hoặc góc ngang. Kiểm định máy toàn đạc điện tử gồm
một số hạng mục sau:

-Sai số bàn độ ngang. (Sai số khắc vạch bàn độ ngang, sai số chu kỳ ngắn, sai
số chu kỳ dài).

-Sai số bàn độ đứng. (Sai số khắc vạch bàn độ đứng, sai số chu kỳ ngắn, sai
số chu kỳ dài).
-Sai số trục đứng. (Trục đứng phải thẳng đứng).
-Sai số trục ngang. (Trục ngang phải nằm ngang).
-Sai số 2C. (Trục ngang không vuông góc với trục ngắm).
-Sai số Mo.(Trục ngang không trùng trục bọt nước dài)
-Sai số 2i”. (Trục ngang không vuông góc với trục đứng).
-Sai số con lắc điện tử. (Hệ thống cân bằng bù nghiêng hai trục).
-Hằng số Mo/. (Sai số Mo điểm cao và điểm thấp).
-Sai số hằng số máy. (Tâm phát không trùng tâm trục đứng của máy)
110
*Các kiểm tra khác:

-Sai số độ giơ di động đứng.

-Sai số độ giơ di động ngang.

-Sai số kính điều quang (độ giơ tiêu cự).

-Sai số dọi tâm máy.

-Tần số thu, phát của máy (F1C, F1M; F2C, F2M; F3C, F3M).

-Tâm thu, phát phải trùng trục quang học.

Trên hình 4.19 đưa ra hình ảnh của bộ máy toàn đạc điện tử chính xác cao
TC2003, là loại máy hiện đang được sử dụng rộng rãi trong quan trắc chuyển dịch
các công trình lớn ở Việt Nam.

Hình 4.19 Máy toàn đạc điện tử TC2003 và gương đơn

2. Bảng ngắm

Bảng ngắm trong trắc địa công trình có dạng là bảng phẳng với các đường
vạch sơn, hình dạng đường vạch là những hình tròn đồng tâm, vạch đứng hoặc hình
tam giác. Đường vạch trên bảng ngắm có màu sắc tương phản để thuận tiện bắt mục
tiêu khi đo ngắm. Nếu là vạch đứng thì chiều rộng và chiều cao vạch sơn trên bảng
ngắm phải được tính toán phù hợp với khoảng cách đo ngắm, bảo đảm sai số bắt
mục tiêu là nhỏ nhất.

Các kết quả khảo sát lý thuyết và thực nghiệm đã xác định được rằng, đối với
loại bảng ngắm có vạch thẳng thì chiều cao của vạch cần được chọn lớn hơn 3 lần
111
chiều rộng. Chiều rộng vạch khắc phải được tính toán để khi đo ngắm, hình ảnh của
vạch chiếm khoảng 1/3 bề rộng đường chỉ kép trong ống kính máy kinh vĩ:

u" S
b (4.35)
3 "

Trong đó: u’’ - giá trị góc nhìn giữa hai dây (chỉ kép) của màng dây chữ thập
ống kính ngắm, S - là khoảng cách từ máy đến bảng ngắm.

Có hai loại bảng ngắm là bảng ngắm cố định và bảng ngắm di động. Bảng
ngắm cố định được sử dụng khi đo góc hoặc là dùng để định hướng, bảng ngắm di
động dùng để đo trực tiếp độ lệch hướng trong quan trắc chuyển dịch theo phương
pháp hướng chuẩn (hình 4.19-4.20). Trước khi sử dụng, đối với bảng ngắm cố định
cần kiểm tra xác định độ lệch tâm của vạch dấu, còn đối với bảng ngắm di động thì
cần xác định số đọc chuẩn ban đầu.

a b

Hình 4.20Bảng ngắm cố định và di động


a- Bảng ngắm cố định b- Bảng ngắm di động

4.5.2. Đo góc và đo chiều dài trong lưới quan trắc

Lưới khống chế trắc địa trong quan trắc chuyển dịch ngang công trình được
thành lập ở các khu vực với những điều kiện riêng, do đó việc tổ chức và phương

112
pháp đo góc, đo dài cũng có một số đặc điểm khác với những trường hợp thông
thường.

Có những yếu tố sau ảnh hưởng đến độ chính xác đo góc và đo chiều dài trong
các mạng lưới quan trắc chuyển dịch ngang công trình:

- Lưới quan trắc thường là lưới cạnh ngắn, các điểm lưới phân bố ở nhiều độ
cao khác nhau dẫn đến tia ngắm có độ nghiêng đáng kể.

- Nhiệt, khói, bụi từ các nhà máy, công trường xây dựng, các kết cấu thép và
bê tông dưới tác động của mặt trời sẽ tạo nên các vùng “tiểu khí hậu” làm thay đổi
chế độ dẫn nhiệt, quá trình bốc hơi và tích tụ hơi nước.

- Sự vận hành của máy móc cơ giới và các phương tiện giao thông có thể gây
ra rung động, ảnh hưởng đến quá trình đo đạc trong lưới.

- Tại khu vực quan trắc thường có nhiều chướng ngại vật đối với tia ngắm.

Để hạn chế tác động của chiết quang ngang đến kết quả xác định góc và chiều
dài thì cần phải lựa chọn thời gian đo hợp lý, thường là vào các buổi sáng sớm hoặc
chiều tối, trong điều kiện thời tiết râm mát.

Do cạnh của lưới khống chế ngắn nên cần đặc biệt chú ý đến độ chính xác của
định tâm máy và định tâm tiêu (bảng ngắm). Ảnh hưởng lớn nhất của sai số định
tâm máy đến kết quả đo góc có thể được tính theo công thức:

me .
m  2 (4.36)
S

Trong trường hợp ạnh ngắn, độ chênh cao giữa các điểm lớn cần phải tính đến
ảnh hưởng độ nghiêng của trục quay ống kính của máy kinh vĩ. Số hiệu chỉnh cho
hướng đo được tính theo công thức:


 = b.ctg Z (4.37)
2

Với: b - độ nghiêng của trục quay ống kính (tính theo nửa khoảng chia trên
ống thuỷ). /2 - giá trị nửa khoảng chia trên ống thuỷ; Z - góc thiên đỉnh của hướng
đo.

113
Các cạnh trong lưới quan trắc chuyển dịch ngang công trình được đo chủ yếu
bằng máy toàn đạc điện tử. Để hạn chế tác động của điều kiện ngoại cảnh đến kết
quả đo cần phải áp dụng một số biện pháp: Chọn thời gian đo thích hợp, nên đo ở
những thời điểm có nhiệt độ tương đối ổn định. Xác định chính xác các thông số khí
tượng (nhiệt độ, áp suất) để hiệu chỉnh vào kết quả đo chiều dài.

4.5.3. Tính toán khái lược kết quả đo đạc ngoại nghiệp

Việc lựa chọn hệ tọa độ và độ cao cho hệ thống lưới quan trắc chuyển dịch
ngang các công trình thủy điện cần dựa trên các nguyên tắc sau:

- Hệ tọa độ cần chọn là một hệ tọa độ vuông góc bất kỳ (XOY) thống nhất
cho tất cả các chu kỳ.

- Phạm vi đối tượng quan trắc nằm trong một khu vực nhỏ (mỗi chiều chỉ vài
km), do đó để giữ nguyên cấu trúc nội tại của lưới các số liệu đo cạnh không tính
chuyển về kinh tuyến trục mà chỉ hiệu chỉnh về một mặt phẳng trung bình của khu
đo.

Tuy nhiên để bảo đảm tính thống nhất, liên tục và tiện lợi sử dụng các số liệu
quan trắc chuyển dịch trong tổng thể công trình thì nên xây dựng mạng lưới khống
chế cơ sở là lưới độc lập, được đo nối với hệ thống tọa độ lưới khống chế đã có trên
khu vực công trình.

4.6. TÍNH TOÁN XỬ LÝ SỐ LIỆU QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH NGANG

4.6.1. Phân tích đánh giá độ ổn định các mốc khống chế cơ sở trong quan trắc
chuyển dịch ngang công trình

4.6.1.1. Tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định của mốc cơ sở

Tiêu chuẩn ổn định cho các điểm mốc của lưới khống chế sơ sở sẽ là: Điểm khống
chế được coi là ổn định nếu chênh lệch tọa độ của điểm ở chu kỳ đang xét so với chu kỳ
đầu không vượt quá sai số giới hạn xác định độ chênh lệch đó.

114
Tiêu chuẩn nêu trên được cụ thể hóa bằng biểu thức:
qi  t. mqi (4.38)
Trong đó:
qi và mqi là giá trị chênh lệch và sai số tương ứng.
t: là hệ số xác định tiêu chuẩn sai số giới hạn, thông thường trong quan trắc
công trình lấy t = 2.

4.6.1.2. Quy trình phân tích độ ổn định mốc khống chế cơ sở bằng phương pháp
bình sai lưới tự do

Quy trình tính toán phân tích độ ổn định mốc khống chế cơ sở trong quan trắc
chuyển dịch ngang công trình cũng giống như quy trình tính toán phân tích độ ổn
định mốc độ cao cơ sở trong quan trắc lún công trình như đã trình bày ở mục 3.4.1.4
và chỉ khác ở chỗ là trong phân tích độ ổn định của mốc khống chế cơ sở thì coi tọa
độ tất cả các điểm trong lưới là ẩn số và ma trận Bi là ma trận chuyển đổi Helmert
có dạng tổng quát:

1 0 Yi X i 
Bi =   (4.39)
0 1 -X i Yi 

4.6.2. Bình sai lưới quan trắc

Lựa chọn phương pháp bình sai là một bước quan trọng trong việc xử lý số
liệu lưới quan trắc. Khi yêu cầu đo chuyển dịch với độ chính xác cao thì phương
pháp phù hợp để xử lý lưới quan trắc là bình sai kết hợp hai bậc lưới (lưới khống
chế và lưới quan trắc) như một mạng lưới tự do duy nhất. Trường hợp còn lại tiến
hành bình sai lưới quan trắc như lưới phụ thuộc với số liệu gốc là tọa độ của các
điểm khống chế cơ sở ổn định. Trên cơ sở các số liệu đo đạc, loại bỏ các sai số thô,
sai số hệ thống, tiến hành tính toán xử lý lưới quan trắc theo phương pháp bình sai
đã lựa chọn.

Để bảo đảm độ tin cậy của kết quả, lưới quan trắc chuyển dịch cần phải được
bình sai theo phương pháp chặt chẽ.

Sai số trung phương vị trí điểm được tính theo công thức:

115
mxi =  Q xi xi

myi =  Q yi yi (4.40)

mpi = m xi2  m 2yi   Qxi xi  Q yiyi

Trong quan trắc chuyển dịch ngang ngoài việc xác định chuyển dịch theo
hướng trục tọa độ có thể còn phải xác định chuyển dịch theo hướng áp lực lớn nhất.
Vì vậy, khi cần thiết phải thực hiện đánh giá độ chính xác vị trí điểm theo hướng đã
định.

4.6.3. Các tham số chuyển dịch cục bộ

Các tham số chuyển dịch cục bộ công trình bao gồm: chuyển dịch theo hướng
trục tọa độ và chuyển dịch theo hướng áp lực. Các tham số này được tính cho từng
điểm quan trắc bằng cách so sánh tọa độ các điểm trong 2 chu kỳ đo. Cụ thể giá trị
chuyển dịch từng điểm quan trắc được tính theo các công thức sau ( hình 4.21):

X
QX Q

QT
QY
Q
Y
0

Hình 4.21 Tham số chuyển dịch ngang công trình

1. Chuyển dịch theo hướng trục tọa độ

- Chuyển dịch theo hướng trục X và trục Y:

Q X  X ( j )  X (i ) (4.41)

QY  Y ( j )  Y (i ) (4.42)

116
- Giá trị vector chuyển dịch tổng hợp:

Q  Qx2  Q y2 (4.43)

- Hướng của vector chuyển dịch:

Qy
 = Arctg (4.44)
Qx

Trong các công thức (4.41) (4.42): (X(i), Y(i)), (X(j), Y(J)) là tọa độ điểm quan
trắc, được xác định trong 2 chu kỳ i và j tương ứng.

2. Chuyển dịch theo hướng

Đối với các công trình chịu tác động theo hướng áp lực ngang thì chuyển dịch
cần quan tâm nhất là chuyển dịch theo hướng tác động của áp lực lớn nhất, vì vậy
cần phải tính giá trị chuyển dịch theo hướng cho trước.

Khi phân tích vector chuyển dịch theo hướng áp lực lớn nhất () sẽ xác định
được 2 thành phần chuyển dịch.

- Chuyển dịch theo hướng áp lực (kí hiệu Q).

- Chuyển dịch theo hướng vuông góc với hướng áp lực, được gọi là chuyển
dịch hướng tiếp tuyến (ký hiệu QT).

Từ hình 4.21 xác định được giá trị 2 thành phần chuyển dịch nêu trên theo các
công thức sau:

Q  Q X .Cos ( )  QY .Sin( ) (4.45)

QT  Q X .Sin( )  QY .Cos ( ) (4.46)

Các tham số chuyển dịch cục bộ cho phép đánh giá chuyển dịch công trình tại
từng vị trí quan trắc.

4.6.4. Ví dụ về tính tham số chuyển dịch

Trong bảng 4.3 nêu số liệu tọa độ của 8 điểm quan trắc trong 2 chu kỳ đo,
dựa trên cơ sở bảng số liệu này tính các tham số chuyển dịch theo hướng trục tọa độ

117
và chuyển dịch hướng áp lực, kết quả tính đưa ra trong bảng 4.4.

Bảng 4.3: Bảng tọa độ điểm quan trắc

Mốc Hướng TỌA ĐỘ (m)


Số
quan áp lực Chu kỳ 1 Chu kỳ 5
TT
trắc   X Y X Y
1 M1 232 05 75262.1030 6058.8297 75262.0812 6058.8125
5 M2 254 02 75140.0769 6119.4234 75140.0640 6119.3979
9 M3 277 21 75002.8363 6129.1501 75002.8340 6129.1211
13 M4 300 16 74865.0552 6080.3296 74865.0672 6080.3041
17 M5 316 00 74736.8565 5962.9396 74736.8745 5962.9255
21 M6 316 00 74674.3424 5897.9534 74674.3542 5897.9406
25 M7 293 00 74577.5347 5804.7158 74577.5397 5804.7074
30 M8 270 00 74458.2852 5785.2087 74458.2787 5785.2025

Bảng 4.4: Kết quả tính tham số chuyển dịch

Chuyển dịch
Mốc Chuyển dịch theo hướng trục tọa độ
Số hướng áp lực
quan
TT QX QX QX Hướng c/dịch Q0 QT
trắc
(mm) (mm) (mm)    (mm) (mm)

1 M1 -21.8 -17.2 27.8 218 16 23 -27.0 -6.6

2 M2 -12.9 -25.5 28.6 243 09 57 -28.1 -5.4

3 M3 -2.3 -29.0 29.1 265 27 55 -28.5 -5.9

4 M4 12.0 -25.5 28.2 295 12 04 -28.1 -2.4

5 M5 18.0 -14.1 22.9 321 55 38 -22.7 2.4

6 M6 11.8 -12.8 17.4 312 40 19 -17.4 -1.0

7 M7 5.0 -8.4 9.8 300 45 45 -09.7 1.3

8 M8 -6.5 -6.2 9.0 223 38 48 -06.2 -6.5

Trung bình 0.4 -17.3 21.6 -21.0 -3.0

118
4.6.5. Lập sơ đồ chuyển dịch

Đối với mỗi điểm mốc quan trắc cần lập bảng thống kê tọa độ và chuyển
dịch so với chu kỳ quan trắc đầu, trên cơ sở đó lập sơ đồ chuyển dịch để thể hiện
trực quan giá trị và hướng chuyển dịch mốc quan trắc. Ví dụ: trong bảng 4.5 nêu
thống kê số liệu tọa độ và chuyển dịch điểm mốc M4, còn trên hình 4.22 thể hiện sơ
đồ chuyển dịch của điểm mốc đó.

Bảng 4.5: Giá trị tọa độ và chuyển dịch điểm mốc M4

Số Thời gian TỌA ĐỘ CHUYỂN DỊCH

chu kỳ quan trắc X(m) Y(m) QX(mm) QY(mm)

1 5/1998 1575221.578 806004.259 ------- -------

2 9/1998 1575221.498 806004.176 -79.9 -83.3

3 12/1998 1575221.490 806004.172 -88.2 -87.3

4 4/1999 1575221.488 806004.165 -89.9 -94.3

5 8/1999 1575221.486 806004.151 -91.9 -108.0

6 12/1999 1575221.522 806004.149 -56.2 -110.1

7 4/2000 1575221.517 806004.139 -61.4 -120.5

8 9/2000 1575221.511 806004.137 -67.0 -122.1

9 5/2001 1575221.508 806004.133 -70.3 -126.2

10 12/2001 1575221.503 806004.131 -75.1 -128.7

119
Hình 4.22 Sơ đồ chuyển dịch điểm quan trắc

120
Chương 5

QUAN TRẮC ĐỘ NGHIÊNG CÔNG TRÌNH

5.1. KHÁI NIỆM CHUNG

Độ nghiêng công trình là độ lệch trục đứng công trình so với đường dây dọi.
Độ nghiêng (Q) được đặc trưng bằng vector độ lệch tổng hợp của điểm đang xét so
với vị trí tương ứng của điểm đó tại mặt bằng gốc (thường là mặt đất), thông thường
vector độ nghiêng được phân tích thành 2 phần:

-Độ nghiêng theo trục OX (ký hiệu là Qx)

-Độ nghiêng theo trục OY (ký hiệu là Qy).

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, độ nghiêng công trình còn có thể được đặc
trưng bằng góc nghiêng  (là góc hợp bởi phương của đường dây dọi với trục đứng
thực tế của công trình) và hướng nghiêng chính  (hình 5.1). Giữa góc nghiêng (),
độ nghiêng tổng hợp (Q) và chiều cao công trình (H) có mối quan hệ:

Q
Q"  " (5.1)
h
Hướng nghiêng chính  là góc hợp bởi trục OX với hướng của vector độ
nghiêng và được tính theo công thức:

Q 
  Arctg  Y  (5.2)
 QX 
H

Đường dây dọi Trục công trình

h
X

O Q
 Y
Y
Q
Q
X

Hình 5.1 Độ nghiêng công trình


121
Độ nghiêng xảy ra có thể là do sai sót trong quá trình thi công, do tác động của
tải trọng bản thân công trình, tác động của gió, nhiệt độ, do độ lún công trình không
đều.

Độ chính xác cần thiết khi quan trắc độ nghiêng công trình phụ thuộc vào đặc
điểm kết cấu, vận hành, chiều cao (có trường hợp là chiều dài) công trình.

Sai số giới hạn khi quan trắc độ nghiêng của một số dạng công trình chủ yếu ở
nước ta được quy định trong bảng 5.1 [4].

Bảng 5.1: Sai số giới hạn quan trắc độ nghiêng công trình

TT Loại công trình Sai số giới hạn (mm)

1 Nhà cao tầng 0.0001H

2 Ống khói nhà máy 0.0005H

3 Các silô chứa vật liệu rời, bồn chứa dầu 0.001H

4 Tháp truyền hình, ăng ten VTTH 0.0001H

5 Các bệ máy 0.00001H

(Trong bảng 5.1: H là chiều cao công trình).

Để đảm bảo yêu cầu độ chính xác theo quy định, tuỳ thuộc vào phương pháp
trắc độ nghiêng mà có những biện pháp thích hợp loại trừ hoặc giảm ảnh hưởng của
các nguồn sai số và hiệu chỉnh vào kết quả đo.

Các phương pháp quan trắc độ nghiêng có thể quy ước chia thành 3 nhóm,
gồm: phương pháp chiếu, phương pháp góc - cạnh và phương pháp dựa trên ứng
dụng máy toàn đạc điện tử đo không gương. Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của khu
vực, chiều cao của công trình và độ chính xác cần thiết mà sử dụng các phương
pháp quan trắc thích hợp.

122
5.2. ĐO ĐỘ NGHIÊNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU

5.2.1. Đo độ nghiêng bằng dây dọi

A1 Dây dọi

thước khắc vạch

Q
A'1
A

Hình 5.3 Đo độ nghiêng cột


Hình 5.2 Đo độ nghiêng
bằng dây dọi

Ký hiệu: A là tâm công trình ở mức cao mặt đất, A1 là tâm công trình ở mức
cao khảo sát (hình 5.2). Để đo độ nghiêng (độ lệch của điểm tâm trên A1 so với tâm
dưới A) có thực hiện bằng dây dọi như sau: Từ A1 thả dọi đến mức cao mặt đất, xác
định được hình chiếu của A1 lên mặt đất là A'1, đoạn A-A'1 thể hiện độ nghiêng của
công trình và được đo trực tiếp bằng thước.

Đo độ nghiêng bằng dây dọi có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện. Nhược
điểm của phương pháp là độ chính xác thấp, dây dọi thường bị rung, dao động do
tác động của gió nên phương pháp chỉ áp dụng được cho các công trình có chiều
cao không lớn, yêu cầu độ chính xác vừa phải.

5.2.2. Đo độ nghiêng bằng máy chiếu đứng

Máy chiếu đứng là loại thiết bị trắc địa có tính chất cơ bản là: sau khi được
đưa vào vị trí làm việc (định tâm, cân máy, máy tạo ra một tia ngắm thẳng đứng.
Các loại máy chiếu đứng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất là: PZL (CHDC Đức
cũ), ZL (Thụy sĩ).

123
Để đo độ nghiêng của điểm tâm trên (A1) so với điểm tâm dưới A (hình 5.4),
đặt máy chiếu đứng tại A, tại mức sàn khảo sát đặt một tấm nhựa trong, phẳng (tấm
paletka), khi đó sẽ đánh dấu được hình chiếu của điểm A trên paletka (điểm A'). Đo
trực tiếp khoảng cách A1-A' sẽ xác định được độ nghiêng của công trình.

A1
A'
Q

Hình 4.4 Đo độ nghiêng


bằng máy chiếu đứng

Máy chiếu đứng thường có độ chính xác rất cao (sai số chiếu điểm cỡ
0.51.0 mm/100m chiều cao công trình). Nhược điểm của phương pháp là đòi hỏi
phải có tầm thông hướng giữa 2 điểm chiếu.

5.2.3. Đo độ nghiêng bằng phương pháp chiếu chỉ đứng của máy kinh vĩ

Chọn điểm M1, M2 nằm trên các hướng trục kéo dài của công trình, đánh dấu
các điểm A1, A (cùng nằm trên 1 trục đứng). Đặt máy kinh vĩ tại điểm M1, ngắm lên
điểm A1 và chiếu điểm này xuống thước ngang đặt tại điểm A phía dưới công trình,
thu được điểm chiếu A'. Đoạn AA' được đo trực tiếp trên thước và là độ nghiêng
công trình theo hướng vuông góc với tia ngắm.

Để xác định độ nghiêng theo hướng khác, cần đặt máy tại điểm M2 và thực
hiện thao tác tương tự (hình 5.5).

124
A1



A

M2 A' Thước ngang

 Hình 5.5 Đo độ nghiêng bằng chỉ đứng máy kinh vĩ


M1

Phương pháp này được áp dụng để quan trắc độ nghiêng của những công trình
có độ cao không lớn, có tầm nhìn thông tới thiết diện ở chân công trình và có thể đi
lại thuận lợi xung quang công trình.

5.3. ĐO ĐỘ NGHIÊNG BẰNG LƯỚI GÓC- CẠNH

5.3.1. Phương pháp tọa độ

Trong chu kỳ đầu tiên, tại mỗi điểm quan trắc cần đo góc ngang giữa hướng
tới điểm cơ sở lân cận và hướng tới tâm công trình tại thiết diện C (ở phía trên) và
thiết diện B (ở phía dưới). Ngoài ra ở chu kỳ này còn phải đo khoảng thiên đỉnh đến
tâm của các thiết diện B và C (hình 5.6).

125
C
+

O1
A, B, C : Điểm khống chế
O '2 2 B
+ O, O1: Điểm tâm dưới và
tâm trên công trình
'1

Hình 5.6 Đo độ nghiêng theo Phương pháp tọa độ
1
A
Trong mỗi chu kỳ tiếp theo sẽ xác định tọa độ của tâm thiết diện C và nhờ đó
tính các góc nghiêng thành phần:

Qx  X i  X j
(5.3)
Q y  Yi  Y j

Độ nghiêng toàn phần và hướng nghiêng được tính theo công thức:

Q  Q x2  Q y2 (5.4)
Qy
tg  (5.5)
Qx

Độ chính xác quan trắc được tính theo các công thức của giao hội góc thuận.
Phương pháp tọa độ có độ chính xác cao, được sử dụng để xác định độ nghiêng của
các công trình dạng tháp có chiều cao lớn.
+ B'
5.3.2. Phương pháp đo góc ngang

O1
Q 2
'2
 + B
O
S2
S1

+ '1
A' 1
+ A

Hình 5.7 Xác định độ nghiêng bằng phương pháp góc ngang
126
Trong mỗi chu kỳ quan trắc, từ các điểm đứng máy (A, B) đo góc 1, 2. Dựa
vào giá trị thay đổi của góc đo 1'' và  2" ở hai chu kỳ khác nhau và khoảng cách
S1 S2 để tính độ nghiêng thành phần (hình 5.7):

S11'' 
Q1  
p '' 
 (5.6)
S 2 Δβ '2' 
Q2 
 '' 

Độ nghiêng toàn phần và hướng nghiêng của công trình tính theo công thức
tương tự (5.4) và (5.5).

Trong phương pháp này cần bố trí điểm A và B sao cho hướng OA và OB
vuông góc với nhau.

Độ chính xác xác định độ nghiêng phụ thuộc chủ yếu vào độ chính xác đo góc
1 và 2.

S1 .m''  1
mQI  (5.7)
 ''

Khi SI  SII  S thì sai số trung phương của độ nghiêng toàn phần được tính
theo công thức:

2Sm ''
mQ  mQ1 2  (5.8)
''

Trong trường hợp các hướng từ trạm đo đến tâm công trình tạo thành một góc
giao hội   900 thì độ nghiêng toàn phần tính như sau:

1
Q Q12  Q22  2Q1.Q2 . cos  (5.9)
sin 

Sai số xác định độ nghiêng trong trường hợp này sẽ là:

2S .m''
mQ 
 ''.sin  (5.10)

127
Phương pháp đo góc ngang cho phép đạt độ chính xác cao, được áp dụng thích
hợp khi xác định độ nghiêng của những công trình cao dạng tháp, có chiều cao lớn
mà phần chân công trình bị che khuất.

5.4. ĐO ĐỘ NGHIÊNG CÁC KẾT CẤU XÂY DỰNG BẰNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN
TỬ

5.4.1. Đo độ nghiêng cột

Trong phương pháp này thực hiện đo hướng và chiều dài đến các điểm tâm
trên và tâm dưới công trình. Chiều dài cạnh thường được đo bằng máy toàn đạc điện
tử không gương (TCR-305, TCR-705).

A1



A

M2 A' Thước ngang

 Hình 5.8 Đo độ nghiêng bằng phương pháp góc-cạnh


M1

Trong phương pháp đo góc nhỏ các thành phần độ nghiêng được tính như sau:

- Độ nghiêng theo hướng tia ngắm:

Q x  ST  S D (5.11)

- Độ nghiêng theo hướng vuông góc với tia ngắm:

128
Q y  S D .tg (  T   D ) (5.12)

Trong các công thức (5.11), (5.12): ST, T, SD, D là khoảng cách ngang và
hướng từ máy đến các điểm đo phía trên và phía dưới công trình.

- Độ nghiêng toàn phần:

Q y  Q x2  Q y2 (5.13)

Sai số trung phương xác định độ nghiêng được tính theo các công thức sau:

mQx  m S . 2 (5.14)

2 .m 
mQy  S . (5.15)

mQ  mQx
2
 mQy
2
(5.16)

5.4.2. Xác định độ nghiêng mặt tường và các kết cấu xây dựng

Với máy toàn đạc điện tử không gương, chúng ta có thể đo tọa độ các điểm
nằm trên tường ở các vị trí khác nhau (hình 5.9), trên cơ sở đó lập được mặt phẳng
xấp xỉ theo phương pháp số bình phương nhỏ nhất 1.

Hình 5.9 Xác định độ nghiêng mặt tường

129
Việc lập mặt phẳng được thực hiện theo trình tự sau:
Thiết lập hệ tọa độ vuông góc không gian sao cho trục OY trùng với cạnh
tường, trục OZ là trục đứng. Phương trình mặt phẳng có thể viết dưới dạng:
yi  a.xi  b.zi  c (5.17)
Trong đó: a, b là các hệ số góc; c là chiều dài đoạn thẳng OA.

Để xác định các tham số mặt phẳng cần ít nhất 3 điểm đo, khi số điểm đo lớn
hơn 3 áp dụng nguyên lý số bình phương nhỏ nhất:
n
 vi2  min (5.18)
i 1
Trên cơ sở (4.18) lập được phương trình số hiệu chỉnh:
vi  a.xi  b.zi  c  yi
Với n điểm đo sẽ xác định được hệ phương trình:

A.z  L  V (5.19)
Trong đó:

 x1 1
y1   y1   v1 
x  a    v 
y2 1    y2
A
2 ;z  b ; L    ;V   2  (5.20)
 ... ... ..    ...   .. 
   c     
 xn y n 1  yn  v n 
Từ đó lập hệ phương trình chuẩn và tính được vector tham số mặt phẳng:

AT A.z  AT L  0 (5.21)
z  ( AT A) 1. AT L (5.22)
Độ lệch của từng điểm đo so với mặt phẳng được xác định theo công thức:

yi  a.xi  b.zi  c  yi (5.23)


Dựa vào các tham số mặt phẳng (a, b, c) để xác định độ nghiêng tổng quát
công trình so với mặt phẳng đứng:

1
  Arc cos (5.24)
a  b 1
2 2

130

You might also like