You are on page 1of 16

Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

I. TRÍCH YẾU :
1. Mục đích thí nghiệm:
- Khảo sát giản đồ chuẩn số công suất khuấy với nhiều hệ thống khuấy có hình dạng khác
nhau.

2. Phương pháp:
- Ta thực hiện khuấy 2 chất lỏng là dầu và nhớt bằng các cánh khuấy turbine (C T2, CT3) và
chân vịt (CP2) ở các vận tốc khác nhau ứng với hai chế độ: có và không có tấm chặn.
- Đo các giá trị lực ma sát (khi cánh khuấy quay, lực ma sát truyền lên cánh khuấy và làm
cho động cơ quay trên ổ bi) ứng với từng trường hợp thí nghiệm.
- Tính toán các giá trị công suất của động cơ, chuẩn số Re và chuẩn số công suất khuấy Np
ứng với từng trường hợp, từ đó xây dựng các giản đồ chuẩn số công suất khuấy cho các
trường hợp thí nghiệm.

3. Kết quả thí nghiệm:

 852,15 d (CT2) = 0,0762 DN = 0,248 N = 0,09089


D 811,75 d (CP2) = 0,0762 DN = 0,295 D = 0,05184
d (CT3) = 0,0635

Chú thích: d: đường kính cánh khuấy


D: đường kính thùng khuấy
H: chiều cao mực chất lỏng trong thùng khuấy
Số liệu thô:
dCT2 = 7,62 cm
dCT3 = 6,35 cm
dCP2 = 7,62 cm
Dthùng nhớt = 25 cm
Dthùng dầu = 29,5 cm

Bảng 1: Lực ma sát khi khuấy nhớt với cánh khuấy turbine CT2 và CT3,
CT2

N (v/p) N (v/s) F (ldf) F (N) NP Re P (W)

200 3,33 0,025 0,111 3,650 181,463 0,296

400 6,67 0,035 0,156 1,277 362,926 0,829


CT2
(không 600 10,00 0,050 0,223 0,811 544,390 1,775
chặn)
800 13,33 0,080 0,356 0,730 725,853 3,788

1000 16,67 0,115 0,512 0,672 907,316 6,806

200 3,33 0,025 0,111 3,650 181,463 0,296


CT2 (có
400 6,67 0,035 0,156 1,277 362,926 0,829
chặn)
600 10,00 0,055 0,245 0,892 544,390 1,953

Trang 1
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

0,090 0,401 0,821 725,853 4,261


13,33
800
1000 16,67 0,120 0,534 0,701 907,316 7,102

CT3

N (v/p) N (v/s) F (ldf) F (N) NP Re P (W)

200 3,33 0,015 0,067 5,449 126,016 0,178

400 6,67 0,025 0,111 2,270 252,032 0,592


CT3
(không 600 10,00 0,030 0,134 1,211 378,048 1,065
chặn)
800 13,33 0,045 0,200 1,022 504,065 2,131

1000 16,67 0,055 0,245 0,799 630,081 3,255

200 3,33 0,020 0,089 7,265 126,016 0,237

400 6,67 0,030 0,134 2,724 252,032 0,710


CT3 (có
600 10,00 0,035 0,156 1,413 378,048 1,243
chặn)
800 13,33 0,045 0,200 1,022 504,065 2,131

1000 16,67 0,060 0,267 0,872 630,081 3,551

Bảng 2: Lực ma sát khi khuấy nhớt với cánh khuấy chân vịt CP2

N (v/p) N (v/s) F (ldf) F (N) NP Re P (W)

200 3,33 0,020 0,089 2,920 181,463 0,237

400 6,67 0,035 0,156 1,277 362,926 0,829


CP2
(không 600 10,00 0,035 0,156 0,568 544,390 1,243
chặn)
800 13,33 0,040 0,178 0,365 725,853 1,894

1000 16,67 0,045 0,200 0,263 907,316 2,663

CP2 (có 200 3,33 0,020 0,089 2,920 181,463 0,237


chặn) 0,025 0,111 0,912 362,926 0,592
400 6,67

Trang 2
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

600 10,00 0,035 0,156 0,568 544,390 1,243

800 13,33 0,040 0,178 0,365 725,853 1,894

1000 16,67 0,050 0,223 0,292 907,316 2,959

Bảng 3: Lực ma sát khi khuấy dầu với cánh khuấy turbine CT2

N (v/p) N (v/s) F (ldf) F (N) NP Re P (W)

50 0,83 0,010 0,045 24,519 75,768 0,030

400 6.67 0,030 0,134 1,149 606,144 0,710


CT2 (không
700 11.67 0,045 0,200 0,563 1060,752 1,864
chặn)
900 15.00 0,060 0,267 0,454 1363,825 3,196

1100 18.33 0,080 0,356 0,405 1666,897 5,208


50 0.83 0,015 0,067 36,779 75,768 0,044

400 6.67 0,035 0,156 1,341 606,144 0,829

CT2 (có chặn) 700 11.67 0,060 0,267 0,751 1060,752 2,486

900 15.00 0,095 0,423 0,719 1363,825 5,060

1100 18.33 0,135 0,601 0,684 1666,897 8,789

4. Nhận xét kết quả:


- Các giá trị chuẩn số công suất khuấy đối với hai loại chất lỏng khi thành trơn
(không có tấm chặn) luôn nhỏ hơn khi có tấm chặn.
- Cánh khuấy CT2, CT3 (nhớt )
Khi thành trơn, Np giảm với mọi Re.
Khi có tấm chặn, Np giảm với mọi Re.
- Cánh khuấy CP2 (nhớt )
Thành trơn: Np giảm với mọi Re.
Có tấm chặn, Np giảm với mọi Re.
- Np giảm với mọi Re khi sử dụng cnh khuấy CT2 (dầu )

I. LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM :

1. Khái niệm cơ bản:


Khuấy là quá trình cung cấp năng lượng để tạo ra một dòng chảy thích hợp trong
thiết bị nhằm làm giảm sự không đồng nhất trong chất lỏng. Đó là sự chênh lệch về nồng độ,
độ nhớt, nhiệt độ ở những điểm khác nhau trong lòng chất lỏng.
Người ta có thể khuấy trộn chất lỏng bằng cơ khí (dùng cánh khuấy), bằng khí nén (sục
khí) hoặc bằng tiết lưu hay tuần hoàn chất lỏng.
Phạm vi ứng dụng của hai loại cánh khuấy được sử dụng trong bài thí nghiệm là:

Trang 3
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

+ Loại cánh khuấy turbine: Loại này dùng để khuấy chất lỏng có độ nhớt cao ( =
5.10 cP), để điều chế huyền phù mịn, để hòa tan nhanh chất rắn hoặc để khuấy trộn chất
5

lỏng đã lắng cặn có nồng độ pha rắn đến 80%.


+ Loại cánh khuấy chân vịt: Dùng để điều chế huyền phù, nhũ tương. Loại cánh
khuấy này dùng không thích hợp với chất lỏng có độ nhớt cao hoặc khuấy trộn hỗn hợp,
trong đó pha rắn có khối lượng riêng lớn.
Trong các hệ thống khuấy, một số yếu tố được quan tâm là:
Chọn cánh khuấy
Thời gian khuấy
Công suất tiêu tốn
Số vòng quay
Độ lớn của bề mặt truyền nhiệt.
Trong bài thí nghiệm này ta sẽ xem xét về yếu tố công suất khuấy và tiên đoán công
suất khuấy cho một hệ thống nhất định.

2. Phân tích thứ nguyên:


Công suất khuấy P phụ thuộc:
Vận tốc của cánh khuấy N (vòng/s).
Đường kính của cánh khuấy d (m).
Tam chan
Đặc tính của chất lỏng: độ nhớt  và
khối lượng riêng .
Mức chất lỏng trong bình chứa H
(m).
Đường kính bình chứa Dt (m) và
nhiều thừa số hình dạng khác (S1, S2 ...) như
H

loại cánh khuấy, hình dáng của bình chứa, số


tấm chắn ...
Z

d Như vậy, ta có quan hệ :


Dt P = f (N, d, , , D, H,
Z, các kích thước hình học khác)
Bằng phương pháp phân tích thứ nguyên, người ta thiết lập các phương trình chuẩn số
tính công suất khuấy dưới dạng :
P  d 2 .N . N 2 .d d Z H 
*
= f   , g , D , D , D ,... (1)
N 3 .d 5 .  
hay là:
P = f (ReK, Frk, , Euk…)
Trong đó:
P
NP = : chuẩn số công suất, có ý nghĩa của một thừa số ma sát. Nó phụ
N .d 5 .
3

thuộc vào chế độ thủy động lực học trong thiết bị.
d 2 . N .
Re = : chuẩn số Reynolds của cánh khuấy, tỷ số giữa lực ly tâm và lực

ma sát. Nó đặc trưng cho chế độ chảy của lưu chất trong bình khuấy.
N 2 .d
Fr = : chuẩn số Froude, tỷ số giữa lực ly tâm và lực trọng trường, đặc trưng
g
cho sự hình thành xoáy phễu.

Trang 4
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

d
, Z , H ,… các thừa số hình dạng của hệ thống.
D D D
Giữa các hệ thống thỏa mãn điều kiện đồng dạng hình học, các thừa số hình dạng bằng
nhau, ta có thể bỏ qua ảnh hưởng của chúng. Vì thế:
N P = f*(Re, Fr,…) (*)

3. Giản đồ công suất:


Trong mỗi chế độ chảy (dòng, quá độ, chảy xoáy có xuất hiện xoáy phễu và không có
suất hiện xoáy phễu), ta có công thức tính công suất khuấy riêng. Ở đây ta chỉ xét đến trường
hợp chảy xoáy.
Công thức tổng quát để xác định công suất khuấy trộn:
P = N P.N3.d5. (W)
Trong đó NP phụ thuộc vào hai chuẩn số Re và Fr. Ta có 3 cách để xác định chuẩn số
công suất khuấy:
Xác định chuẩn số công suất theo giải tích.
Xác định chuẩn số công suất theo đồ thị.
Xác định chuẩn số công suất theo phương trình chuẩn số.
Việc xác định chuẩn số công suất bằng giải tích đến nay vẫn còn là một vấn đề khó
khăn. Vì thế, người ta dùng thực nghiệm để xây dựng quan hệ giữa 3 chuẩn số nói trên.
Thông thường, người ta giữ cố định một trong hai thông số ở một giá trị nào đó (giả sử
là Re ở Re1), làm thí nghiệm với các giá trị Fr1, Fr2,… để được các NP tương ứng. Sau đó sẽ
thay đổi nó đến các giá trị khác (chẳng hạn Re2, Re3,…) và cứ lặp lại quy trình. Ta có thể
dùng một mặt phẳng 3 chiều Re – Fr - NP để mô tả phương trình (*)

Từ giản đồ 3 chiều, ta có thể quy về giản đồ 2 chiều để sử dụng. Tuy nhiên người ta
nhận thấy, đối với đa số hệ thống thực, Fr không phải là yếu tố ảnh hưởng quyết định lên NP.
Ví dụ như chuẩn số Fr thường chỉ được tính đến khi mặt thoáng chất lỏng không còn ở dạng
phẳng do ảnh hưởng của tốc độ quay. Do đó ta vẽ đồ thị quan hệ giữa NP và Re, bỏ qua ảnh
hưởng của Fr. Đồ thị mô tả đó gọi là giản đồ công suất khuấy. Ta có ví dụ về giản đồ công
suất khuấy như hình.

4. Tiên đoán công suất cho các hệ thống thực:


Khi cần thiết xây dựng một hệ thống khuấy trộn công nghiệp, người ta thường tạo
những mô hình mẫu nhỏ rồi xây dựng giản đồ công suất cho các hệ thống này. Mô hình mẫu
phải đồng dạng với các mô hình thực tế và do đó, ta có thể dùng chung giản đồ công suất của
mô hình nhỏ cho mô hình lớn. Từ đó, ta có thể tiên đoán công suất khuấy trộn cần thiết.

II. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ & PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM:

Trang 5
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

1. Dụng cụ và thiết bị:


- 2 bình chứa dầu và nhớt.
- 2 cánh khuấy turbine CT2 (lớn), CT3 và 1 cánh khuấy chân vịt CP2.
- 1 trục gắn cánh khuấy.
- 1 bộ tấm chặn 4 tấm.
- 1 động cơ ¼ mã lực có thể thay đổi được vận tốc từ 0 đến 1200 vòng/phút (rpm) bằng
hộp số. Động cơ được đặt trên ổ bi.
- 1 lực kế lò xo có thang đo từ 0 đến 20 lbf.
- 1 vận tốc kế có 3 thang đo hoạt động theo nguyên tắc điện từ (0 – 300 rpm, 0 – 600 rpm,
0 – 1200 rpm).
2. Phương pháp thí nhiệm:
2.1 Phương pháp đo:
a. Công suất khuấy:
Khi cánh khuấy quay, lực ma sát truyền lên cánh khuấy và làm cho động cơ quay trên
ổ bi. Ta gắn lò xo lực kế vào động cơ để hãm nó lại, đọc số đo trên lực kế. Số đo này chính
là độ lớn của lực ma sát F giữa chất lỏng và cánh khuấy.
Công sinh ra khi điểm đặt lò xo chuyển động tương đối một khoảng ds:
dA = Fds
Khi chuyển động trọn một vòng:
2r
A  Fds  F.2 .r
0

với r là khoảng cách từ vị trí gắn lò xo đến trục động cơ. Trong hệ thống thí nghiệm này,
r = 5 inch.
Công suất của động cơ:
A 1
P với T  là thời gian động cơ quay hết một vòng.
T N

Như vậy:
P = 2FrN (W)
b. Vận tốc khuấy N
Đọc trên vận tốc kế theo đơn vị vòng/phút (rpm).
2.2 Nội dung thí nghiệm:
Thí nghiệm được thực hiện với hai chất lỏng là nhớt và dầu. Đối với nhớt tiến hành lần
lượt với cả ba cánh khuấy, với dầu chỉ dùng cánh khuấy CT2. Ứng với mỗi cánh khuấy phải
đo hai chế độ: có và không có tấm chặn. Vận tốc khuấy thay đổi từ 100 đến 1100 vòng/phút.
Với nhớt có thể chọn vận tốc 200, 400, 600, 800 và 1000. Với dầu nên để 50, 400, 700, 900
và 1100.
Chú ý:
Không nên chạy máy quá 1100 vòng/phút, máy sẽ rung, nguy hiểm.
Khi đọc vận tốc luôn thử để ở thang đo 0 – 1200 rpm trước. Nếu thấy chưa đủ
chính xác thì mới giảm xuống thang đo nhỏ hơn. Tránh để kim chỉ nhảy quá mức tối đa của
thang đo.
Mỗi khi bật tắt động cơ hay thay đổi vận tốc khuấy, phải dùng tay giữ động cơ để
cho lực ban đầu không làm động cơ xoay mạnh sẽ gây va chạm và làm hư máy.
Khi tháo lắp cánh khuấy, trục… không để rơi xuống bình làm vỡ bình.
Trước khi dùng lực kế phải chỉnh về 0 khi động cơ không quay.
Khi quay hộp số để điều chỉnh vận tốc, phải tháo rời lò xo khỏi động cơ.
Khi thực hiện xong một chế độ thì tắt động cơ (trước khi tắt phải trả vận tốc về 0),
khi thực hiện chế độ khuấy khác thì mới khởi động cơ.

Trang 6
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

III. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM:


1. Kết quả và đồ thị thực nghiệm:

Bảng 4: Số liệu khi dùng cánh khuấy CT2 khuấy nhớt


N (v/p) N (v/s) F (ldf) F (N) NP Re P (W)

200 3,33 0,025 0,111 3,650 181,463 0,296

400 6,67 0,035 0,156 1,277 362,926 0,829


CT2
(không 600 10,00 0,050 0,223 0,811 544,390 1,775
chặn)
800 13,33 0,080 0,356 0,730 725,853 3,788

1000 16,67 0,115 0,512 0,672 907,316 6,806

200 3,33 0,025 0,111 3,650 181,463 0,296

400 6,67 0,035 0,156 1,277 362,926 0,829


CT2 (có
600 10,00 0,055 0,245 0,892 544,390 1,953
chặn)
800 13,33 0,090 0,401 0,821 725,853 4,261

1000 16,67 0,120 0,534 0,701 907,316 7,102

Hình 1: Đồ thị chuẩn số công suất khuấy nhớt cánh khuấy CT2

không chặn
NP

có chặn
4

3.5

2.5

1.5

0.5

0
RE
0 200 400 600 800 1000

Bảng 5: Số liệu khi dùng cánh khuấy CT3 khuấy nhớt


N (v/p) N (v/s) F (ldf) F (N) NP Re P (W)

200 3,33 0,015 0,067 5,449 126,016 0,178


CT3
(không 400 6,67 0,025 0,111 2,270 252,032 0,592

Trang 7
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

chặn) 600 10,00 0,030 0,134 1,211 378,048 1,065

800 13,33 0,045 0,200 1,022 504,065 2,131

1000 16,67 0,055 0,245 0,799 630,081 3,255

200 3,33 0,020 0,089 7,265 126,016 0,237

400 6,67 0,030 0,134 2,724 252,032 0,710


CT3 (có
600 10,00 0,035 0,156 1,413 378,048 1,243
chặn)
800 13,33 0,045 0,200 1,022 504,065 2,131

1000 16,67 0,060 0,267 0,872 630,081 3,551

Hình 2: Đồ thị chuẩn số công suất khuấy nhớt cánh khuấy CT3

không chặn có chặn


NP

0 RE
0 100 200 300 400 500 600 700

Bảng 6: Số liệu khi dùng cánh khuấy CP2 khuấy nhớt

N (v/p) N (v/s) F (ldf) F (N) NP Re P (W)

200 3,33 0,020 0,089 2,920 181,463 0,237

400 6,67 0,035 0,156 1,277 362,926 0,829


CP2
(không 600 10,00 0,035 0,156 0,568 544,390 1,243
chặn)
800 13,33 0,040 0,178 0,365 725,853 1,894

1000 16,67 0,045 0,200 0,263 907,316 2,663

CP2 (có 200 3,33 0,020 0,089 2,920 181,463 0,237

Trang 8
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

chặn) 400 6,67 0,025 0,111 0,912 362,926 0,592

600 10,00 0,035 0,156 0,568 544,390 1,243

800 13,33 0,040 0,178 0,365 725,853 1,894

1000 16,67 0,050 0,223 0,292 907,316 2,959

Hình 3: Đồ thị chuẩn số công suất khuấy nhớt cánh khuấy CP2

có chặn
NP

không chặn
3.5

2.5

1.5

0.5

0 RE
0 200 400 600 800 1000

Bảng 7: Số liệu khi dùng cánh khuấy CT2 khuấy dầu

N (v/p) N (v/s) F (ldf) F (N) NP Re P (W)

50 0,83 0,010 0,045 24,519 75,768 0,030

400 6.67 0,030 0,134 1,149 606,144 0,710


CT2 (không
700 11.67 0,045 0,200 0,563 1060,752 1,864
chặn)
900 15.00 0,060 0,267 0,454 1363,825 3,196

1100 18.33 0,080 0,356 0,405 1666,897 5,208

50 0.83 0,015 0,067 36,779 75,768 0,044


CT2 (có chặn)
400 6.67 0,035 0,156 1,341 606,144 0,829

Trang 9
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

700 11.67 0,060 0,267 0,751 1060,752 2,486

900 15.00 0,095 0,423 0,719 1363,825 5,060

1100 18.33 0,135 0,601 0,684 1666,897 8,789

Hình 6: Đồ thị chuẩn số công suất khuấy dầu cánh khuấy CT2

không chặn
có chặn
NP

40
35
30

25
20
15
10
5
0
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1 8 0RE
0
-5

2. Thiết kế bồn chứa nhớt 50m3 với loại cánh khuấy CT2,khơng có tấm chặn:
Số liệu trong thực nghiệm khi khuấy ở với cánh khuấy CT2 ,không có tấm chặn.
- Đường kính bể DTN = 0,248 m
- Chiều cao mực chất lỏng HTN = 0,276 m
- Đường kính cánh khuấy dTN = 0,0762 m
Thiết kế bể chứa có thể tích 50 m3 bằng phương pháp đồng dạng hình học.
TN: thực nghiệm
TK: thiết kế
2
VTK  DTK   H TK 
   
VTN  DTN
- Ta có :
  H TN 
0,248 2
- Với VTN = π( ) x 0,276 = 0,01333 (m3)
2
→D2TK x HTK = 63,673
- Mà: HTK/DTK = HTN/DTN = 0,276/0,248 = 69/62
Và dTK/DTK = dTN/DTN = 0,0762/0,248
 DTK = 3,85 m, HTK = 4,28 m và dTK = 1,18 m
Vậy bình chứa sẽ có đường kính thùng khuấy là 3,85 m, chiều cao mực chất lỏng là 4,28 m
với đường kính cánh khuấy turbine là 1,18 m.

Trang 10
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

Dùng giản đồ công suất của CT2 trong trường hợp khuấy nhớt không có tấm chặn. Ta chọn
các vận tốc bất kỳ sao cho các giá trị Re tính ra nằm trong vùng đồ thị hình 1→ dựa vào
giản đồ chuẩn số hình 1 để tính Np → P. Ta có được bảng sau:

N- TN
N-TN(v/s) Re N(v/s)-thiết kế Np P(W)
( v/ph)
300 5,0000 272,1948 0,0207 107.000 1.88464

400 6,6667 362,9265 0,0276 50.000 2.08752

500 8,3333 453,6581 0,0345 33.000 2.69095

600 10,0000 544,3897 0,0414 30.000 4.22723

700 11,6667 635,1213 0,0483 26.000 5.81767

Hình 7: Giản đồ công suất tiên đoán của bình khuấy V= 50m3 với cánh khuấy CT2, không có
tấm chặn với chất lỏng là nhớt.

7.00000

6.00000

5.00000

4.00000
P

3.00000

2.00000

1.00000

0.00000
0.0000 0.0100 0.0200 0.0300 0.0400 0.0500 0.0600
N

IV. BÀN LUẬN :

Câu 1 : Nhận xét ảnh hưởng của tấm chặn đến công suất khuấy.
- Công suất khuấy trường hợp có tấm chặn luôn lớn hơn công suất khuấy thành trơn tại cùng
vận tốc khảo sát, trong cả hai trường hợp khuấy dầu và khuấy nhớt.
+ Trường hợp không có tấm chặn, có sự tạo thành xoáy phễu, làm không khí xâm nhập vào
chất lỏng làm giảm hiệu quả của quá trình khuấy. Hiện tượng tạo phễu là không tốt cho quá
trình khuấy.

Trang 11
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

+ Trường hợp lắp tấm chặn sẽ làm tăng trở lực dòng xoáy trong lưu chất, do đó làm tăng
lực ma sát và làm tăng công suất khuấy. Đồng thời sẽ ngăn cản hiện tượng tạo phễu, tăng
hiệu suất khuấy.

Câu 2 : Nhận xét sự tiêu thụ năng lượng của từng loại cánh khuấy.

Chế độ
Vận tốc P (W)
khuấy
khuấy
Trong
(rpm)
nhớt
CT2 CT3 CP2 Ghi chú
200 14.2038 14.2038 7.1019

400 33.1421 33.1421 33.1421


Không có 63.9170 63.9170 56.8151
600
tấm chặn
800 123.0993 123.0993 113.6301

1000 177.5471 177.5471 153.8742

200 21.3057 16.5711 11.8365

400 66.2843 37.8767 37.8767


Có tấm 113.6301 71.0188 71.0188
600
chặn
800 170.4452 132.5685 123.0993

1000 224.8930 201.2201 189.3836

Theo bảng kết quả trên, nhìn chung có mức độ tiêu tốn năng lượng của các loại cánh khuấy
giảm dần theo thứ tự là:
Có tấm chặn: CT2 > CT3 > CP2
Thành trơn: CT2 > CT3 > CP2
- Cánh khuấy CT2 có công suất khuấy lớn hơn công suất cánh khuấy CT3 nên tiêu thụ
năng lượng lớn hơn. Vì: cánh khuấy CT2 có đường kính lớn hơn đường kính cánh
khuấy CT3  diện tích bề mặt vuông góc vận tốc dài cánh khuấy của cánh khuấy C T2
lớn hơn.
- Cánh khuấy CP2 có đường kính bằng với cánh khuấy CT3, tuy nhiên cấu tạo của nó
có dạng chong chóng, phần tiết diện vuông góc với vận tốc dài của nó bé hơn cả cánh
khuấy CT3 vì thế nó tiêu thụ năng lượng thấp nhất. Do cấu tạo như chong chóng, cánh
khuấy CP2 sẽ làm tăng lực đẩy theo chiều trục, tăng cường khuấy trộn dọc.
Bởi vì:
- Với cùng vận tốc khuấy, lực ma sát tác dụng lên cánh khuấy phụ thuộc vào tiết diện
vuông góc với vận tốc dài của cánh khuấy. Tiết diện càng lớn, lực cản của chất lỏng
lên các cánh khuấy càng lớn  năng lượng tiêu hao để thắng lực cản đó càng lớn. Lực
cản này được biểu diễn bởi phương trình của Newton :
dv
P  . A .
dy
Trong đó :

Trang 12
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

P : Lực cản (N).


 : Hệ số nhớt động lực học (N.s/m2).
A : Tiết diện vuông góc với vận tốc dòng chảy.
dv/dy : Gradient vận tốc lưu chất theo phương vuông góc dòng chảy.

- Với cùng một loại cánh khuấy và cùng điều kiện thí nghiệm về các thông số khác,
đường kính cánh khuấy cng lớn thì năng lượng tiêu thụ càng lớn.
- Cánh khuấy kiểu turbine có bề mặt vuông góc với vận tốc dài của cánh khuấy lớn
hơn cánh khuấy chân vịt nên sẽ chịu tác dụng của lực ma sát nhiều hơn, làm tiêu tốn
năng lượng khuấy nhiều hơn. Cánh khuấy càng lớn thì chịu lực ma sát tác dụng càng
nhiều.
Ngoài ra, ta cũng có một nhận xét là khi vận tốc càng lớn thì chênh lệch công suất
khuấy tiêu tốn cho từng loại cánh khuấy càng chênh lệch rõ.

Câu 3: Tại sao lại chọn khoảng cách giữa các vận tốc trong trường hợp khuấy dầu lớn
hơn khuấy nhớt.
- Đầu tiên, trong thí nghiệm chúng ta thực hiện với các vận tốc sau: với nhớt chọn vận
tốc 200, 400,600, 800 và 1000; với dầu chọn 50, 400, 700, 900, 1100 (rpm) với cho cả 2
trường hợp có tấm chặn và không có tấm chặn.
- Độ nhớt của dầu nhỏ hơn nhiều so với độ nhớt của nhớt (dầu = 51,84cP còn nhớt =
90,89cP), nên lực ma sát đo được khi khuấy dầu sẽ nhỏ hơn khi khuấy nhớt. Nếu lấy khoảng
vận tốc khuấy hai chất lỏng giống nhau thì khoảng cách giữa các lực đo được khi khuấy dầu
sẽ nhỏ  khó phân biệt. Do đó vận tốc cánh khuấy khi khuấy dầu phải thay đổi một giá trị
đáng kể thì ta mới có thể khảo sát thấy sự thay đổi của lực ma sát, làm giảm đi sai số chủ
quan của quá trình thí nghiệm. Trong khi đó ta chỉ cần thay đổi vận tốc khuấy nhớt một
lượng nhỏ hơn thì đã đạt được những mục đích trên. Cho nên ta chọn:
Vận tốc khuấy dầu: 50, 400, 700, 900 và 1100 (rpm).
Vận tốc khuấy nhớt: 200, 400, 600, 800 và 1000 (rpm).

Câu 4: Trong trường hợp nào thì có xoáy phễu? Theo bạn nó có lợi hay không. Có
những phương pháp nào để làm mất xoáy phễu? Bề mặt của khuấy có dạng lõm xuống
hay lòi lên? Tại sao?
Nguyên nhân gây ra xoáy phễu:

Chất lỏng khi chuyển động trong thùng khuấy


chịu tác dụng của trường lực ly tâm của cánh
khuấy gây ra. Xoáy phễu xuất hiện khi lực ly tâm đủ lớn, vận tốc xoáy của dòng lưu chất lớn
sẽ tạo ra một trường lực cân bằng với trọng lực chất lỏng. Kết quả làm cho bề mặt thoáng
chất lỏng trong thiết bị từ phẳng chuyển thành parabol lõm (do tổ hợp lực ly tâm và trường

Trang 13
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

trọng lực của khối chất lỏng gây ra) mà đáy của nó tại tâm (như hình vẽ). Hiện tượng này gọi
là sự tạo phễu trong thiết bị khuấy.
Xoáy phễu không có lợi:
- Sự tạo phễu ảnh hưởng không tốt đến quá trình khuấy. Vì trên bề mặt chất lỏng sẽ
xuất hiện nhiều chỗ xoáy lớn và sự chuyển động của lưu chất đôi khi bị hạn chế do
sự mất mát năng lượng nhiều và sự tạo bọt trong khi khuấy làm giảm sự đồng nhất
của khối chất lỏng. Sự tạo bọt này làm giảm hiệu quả của quá trình khuấy, đồng thời
cánh khuấy chịu tác dụng của lực phụ làm tăng công suất khuấy.
- Các chất lỏng đem khuấy thường có tính chất vật lý khác nhau (độ nhớt, khối lượng
riêng), nên dưới tác dụng của trường lực ly tâm có thể xuất hiện khả năng phân ly
(phân lớp) của các chất lỏng, làm giảm hiệu quả của quá trình khuấy (mục đích của
khuấy là làm giảm sự không đồng nhất, sự phân lớp của các chất).
Những phương pháp ngăn cản sự tạo xoáy phễu:
Đặt lệch tâm cánh khuấy vào bể khuấy, đặt nghiêng hoặc nằm ngang: nhằm làm
cho những xoáy phễu được tạo thành lệch tâm sẽ va đậm vào thành và dội ngược trở lại, phá
vỡ lõm xoáy mà không làm tăng diện tích tiếp xúc, tăng lực ma sát và tăng công suất động
cơ.
- Ghép thanh chặn trong thùng khuấy: có nhược điểm là tăng diện tích tiếp xúc làm
tăng lực ma sát và công suất của động cơ, gồm có:
Ghép tấm chặn ở thành thùng.
Đặt ống tuần hoàn trung tâm.
Đặt các ống thẳng đứng trong thùng (ống dẫn chất lỏng, nhiệt kế…)
Tuy nhiên, việc đặt lệch tâm cánh khuấy và ghép thanh chặn trong thùng chắn sẽ xuất
hiện thêm trở lực cục bộ và xuất hiện vùng tù => để giảm thiểu vùng tù ta phải tăng vận
tốc khuấy trộn.

Bề mặt của xoáy có dạng lõm xuống ở tâm vì do tác dụng của trọng lực và lực ly tâm
làm mặt đẳng áp trên bề mặt thoáng chất lỏng từ dạng phẳng biến đổi thành mặt
parabol có đáy ở tâm.

Câu 5: Nhận xét mức độ tin cậy của phương pháp khuếch đại đồng dạng. Phân tích
trường hợp “bồn nhớt 50m3” ở trên.
Tìm hiểu khái niệm về đồng dạng:
Phương pháp đồng dạng là phương pháp được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu và
thiết kế các hệ thống.
Các hiện tượng cùng bản chất vật lý được gọi là đồng dạng với nhau nếu như tất cả các
đại lượng đặc trưng của chúng đồng dạng: tại các điểm tương ứng, trong các thời điểm tương
tứng, tất cả các đại lượng có hướng phải đồng dạng hình học, tất cả các đại lượng vô hướng
phải tương ứng tỷ lệ với nhau.
Trong lĩnh vực cơ lưu chất, khái niệm đồng dạng bao gồm 3 nội dung:
Đồng dạng hình học: nếu các kích thước giữa hệ thống thực và mô hình đồng dạng
tương ứng tỷ lệ với nhau.
Đồng dạng động học: nếu:
Quỹ đạo chuyển động của các phần tử lưu chất tương ứng của chúng đồng
dạng hình học với nhau.
Giá trị vận tốc và gia tốc tại các điểm tương ứng tại các thời điểm tương
ứng tỷ lệ với nhau.
Đồng dạng động lực học: nếu:
Tại các điểm tương ứng có những lực cùng loại tác dụng.

Trang 14
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

Tỷ lệ giá trị của các lực cùng loại tác dụng tại các điểm tương ứng là như
nhau trong toàn bộ thể tích hệ thống.
Lực tác dụng lên hệ thống thực định hướng thế nào thì lực tương ứng ở mô
hình cũng phải định hướng như vậy.
Mô hình đồng dạng hoàn toàn đòi hỏi tất cả các chuẩn số vô thứ nguyên tương ứng
bằng nhau. Như vậy, nếu ta có thể xây dựng một mô hình thỏa mãn cả 3 nội dung đồng dạng
trên với hệ thống thực thì ta có mô hình đồng dạng hoàn hảo vì các hiện tượng xảy ra ở thực
tế và trong mô hình có cùng một quy luật vật lý. Nhưng trong thực tế, không phải bao giờ
cũng có thể đạt được như vậy mà chỉ có thể tạo được mô hình gần đúng, bởi vì:
Các tiêu chuẩn đồng dạng thường không cùng thỏa mãn. Do đó ta phải lựa chọn
loại lưu chất sao cho thỏa mãn tốt nhất các tiêu chuẩn đồng dạng và trong từng trường hợp
cụ thể mà xem xét loại lực nào có tính quyết định trong hệ thống để mà xây dựng mô hình
theo tiêu chuẩn tương ứng với loại lực đó. Còn các tiêu chuẩn không thỏa mãn được thì cũng
cố gắng làm chúng đừng quá khác biệt nhau.
Khi các kích thước không gian của hệ thống quá khác biệt nhau, nếu dùng một tỷ lệ
như nhau cho mọi chiều không gian thì có thể một kích thước nào đó trên mô hình sẽ quá
nhỏ không thể thí nghiệm được, hoặc ảnh hưởng của sức căng bề mặt trở nên rõ rệt, làm sai
lệch kết quả. Trong trường hợp đó, ta có thể làm mô hình với các tỷ lệ mô hình khác nhau
cho nhiều chiều không gian.
Ta cũng không thể xem xét hết tất cả các loại lực tác dụng lên hệ thống, ví dụ như
trong những hệ thống nhỏ, ta chỉ kể đến lực có tác dụng đáng kể như lực ly tâm, lực ma sát
nhưng khi áp dụng cho hệ thống lớn ta còn phải xét đến trọng lực và lực quán tính.
Vì vậy, khi áp dụng mô hình đồng dạng của mô hình thí nghiệm vào mô hình sản xuất
công nghiệp sẽ khó tránh khỏi những sai khác về một số thông số kĩ thuật. Để có thể áp dụng
những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào thực tế cần có những hệ số hiệu chỉnh.
 Mức độ tin cậy của phương pháp đồng dạng là có thể chấp nhận được trong khi chưa
có một mô hình giải tích chính xác để tính toán các hệ thống thực.

Phân tích trường hợp “bồn nhớt 50m3” ở trên:


Trong trường hợp này, ta đã xây dựng bồn nhớt theo tiêu chuẩn đồng dạng hình học (kích
thước tỷ lệ) và đồng dạng động học (căn cứ trên đồ thị Np – Re) để xác định công suất
khuấy. Nhưng cũng như đã phân tích phía trên, có nhiều yếu tố không được thỏa mãn nên
mô hình này chỉ là đồng dạng gần đúng.

Câu 6: Sau khi xây dựng thành công bồn 50m3 đó rồi, chúng ta chuyển sang giai đoạn
chuyển giao công nghệ. Nếu được yêu cầu bạn sẽ đưa cho kỹ sư vận hành thiết bị giản đồ
nào, chuẩn số công suất hay công suất theo vận tốc.
Trong mô hình sản xuất công nghiệp, yêu cầu năng suất được đặt lên hàng đầu. Theo em
thì sau khi xây dựng thành công bồn 50m3, chuyển sang giai đoạn chuyển giao công nghệ,
nếu được yêu cầu, sẽ đưa cho kỹ sư vận hành thiết bị giản đồ công suất theo vận tốc. Bởi vì,
người kỹ sữ vận hành thiết bị chỉ quan tâm đến công suất khuấy ứng với từng vận tốc khuấy,
tức là quan tâm đến hao tổn năng lượng cho quá trình khuấy chứ không quan tâm đến chuẩn
số công suất khuấy. Từ đó họ có thể chọn vận tốc khuấy thích hợp cũng như trong thiết kế
máy. Giúp tiết kiệm chi phí năng lượng trong quá trình sản xuất, giảm công suất khuấy vô
ích, tăng công suất khuấy có ích.

V. PHỤ LỤC :

1. Tính công suất khuấy:


P=2  F.r.N (W)

Trang 15
Thí nghiệm Quá trình – Thiết bị Khuấy chất lỏng

Với: r : khoảng cách từ vị trí gắn lò xo đến trục động cơ, r =5 inch= 0,127 m
Fr: chuẩn số Froude
N: vận tốc cách khuấy (vòng/s)

2. Tính các giá trị khác:


* Tính toán các giá trị:
N (v / ph)
N (v / s ) 
60
F ( N )  F (lbf )  4.45
P
Np 
N d 5
3

d2N
Re 

Với: d : đường kính cánh khuấy (m)
 : khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3)
 : độ nhớt của chất lỏng (Pa.s)
d(CT2) = 7,62 cn
d(CT3) = 6,35cm
d(Cp2) = 7,62 cm

Nhớt ( ở 30oC):  852,15


 0,09089
Dầu ( ở 30 C): o
D 811,75
D = 0,05184

3. Tính chuẩn số công suất:


P
Np =
N d 5
3

4. Đơn vị:
1 lbf = 4,45 N
1 v/ph = 1rpm = 1/60 v/s
1 cP = 10-3Pa.s
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

[1] Các tác giả, “ Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất”, Tập 1, NXB Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội, 1999.
[2] Bộ môn Máy và thiết bị Trường ĐHBK. TP. Hồ Chí Minh “Các quá trình và thiết bị
công nghệ hóa học”, Tập 10: Ví dụ và bài tập, 1992.
[3] Nguyễn Văn Lụa, “Các quá trình Khuấy - Lắng lọc”, NXB Trường Đại học Quốc gia
TP.Hồ Chí Minh, 2005, tr 106-148.
[4] Các tác giả, “ Giáo trình cơ lưu chất”, NXB Trường Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí
Minh, tr 107-123.

Trang 16

You might also like