You are on page 1of 94

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG PLC S7-1200 GIÁM SÁT VÀ
ĐIỀU KHIỂN BƠM ỔN ĐỊNH ÁP SUẤT NƯỚC

Giáo viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN ANH TUẤN


Sinh viên thực hiên:
TRẦN VIỆT HƯNG DHDKTD11A
ĐẶNG HUY HOÀNG 15048801 DHDKTD11A
THÁI BÁ HỒNG 15070611 DHDKTD11A
ÂU DƯƠNG ĐẠI

Tp.HCM, ngày , tháng , năm 2019


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH VẼ
DANH SÁCH BẢNG
1 CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng
dần và đã có rất nhiều cảnh báo về tiết kiệm năng lượng. Các ngành công nghiệp nói chung
và ngành nước nói riêng vẫn sử dụng công nghệ truyền động không thích hợp, điều khiển
thụ động, không linh hoạt. Đối với nhà máy nước, yếu tố cấu thành giá nước bị chi phối
phần lớn bởi chi phí điện bơm nước (30-35%). Trước đây tồn tại quan điểm việc đầu tư vào
tiết kiệm năng lượng là một công việc tốn kém và không mang lại hiệu quả thiết thực. Với
công nghệ biến tần tính toán đã chỉ ra việc đầu tư vào hệ thống điều khiển tiết kiệm năng
lượng cho trạm bơm có thời gian hoàn vốn đầu tư hết sức ngắn và giảm được chi phí cho
công tác quản lí vận hành thiết bị. Máy bơm và quạt gió là những ứng dụng rất thích hợp
với truyền động biến đổi tốc độ tiết kiệm năng lượng.
Trong phạm vi đồ án, chúng ta chỉ đề cập đến việc sử dụng thiết bị biến tần trong
điều khiển tốc độ tiết kiệm năng lượng cho các máy bơm mà vẫn ổn định áp suất trong
đường ống cấp nước.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đối với các hệ thống bơm cấp nước trong thực tế, người ta sử dụng máy bơm công
suất lớn, biến tần công suất lớn để bơm cấp nước cho cả khu dân cư, thành phố, cho cả khu
công nghiệp. Với đề tài này, chúng em đã mô hình hóa hệ thống nên chỉ sử dụng biến tần
công suất nhỏ và bơm công suất nhỏ để mô tả hoạt động của hệ thống. Một phần vì máy
bơm ba pha thường rất to và nặng kéo theo hệ thống sẽ không đơn giản, lý do nữa là chi
phí cho một đồ án như vậy là quá lớn với khả năng của chúng em. Để thực hiện được đề tài
chúng em đã:
- Nghiên cứu kĩ hệ thống bơm cấp nước trong thực tế, nắm rõ trình tự điều
khiển từng máy bơm
- Tìm hiểu về PLC Simatic S7-1200: Nghiên cứu cấu trúc phần cứng, cấu trúc
bộ nhớ của PLC S7-1200
- Tìm hiểu về cách sử dụng biến tần
- Lựa chọn biến tần và động cơ có công suất hợp lý
- Tìm hiểu giao tiếp giữa PLC S7-1200 và biến tần
- Lập trình PLC
- Lập trình bộ PID để điều khiển máy bơm
- Tìm hiểu Module truyền thông GPRS CP 1242-7 V2 để điều khiển và giám
sát từ xa thông qua GPRS
- Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm TIA PORTAL dùng để lập trình cho PLC
S7-1200 và WinCC để thiết kế giao diện.
1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài cho thấy việc ứng dụng của tự động hóa vào cuộc sống là rất cần thiết, nó giúp
ta tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao và
hoạt động rất ổn định.
Từ đề tài nghiên cứu về điều khiển ổn định áp suất nước cho đường ống nước, chúng
ta có thể mở rộng cho hệ thống điều khiển lò nhiệt, hệ thống điều hòa không khí,…
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Từ những kiến thức cơ sở học được tại trường và ngoài thực tế, do còn hạn chế về
kiến thức cũng như về khả năng kinh tế và thời gian có hạn nên chúng em chỉ có thể tạo mô
hình mang tính chất mô phỏng cao để thể hiện quy trình hoạt động của hệ thống cấp nước
trong thực tế. Trong đó, chúng em đã thực hiện một số công việc:
- Lập trình PLC theo thuật toán đưa ra
- Giao tiếp PLC với WinCC giám sát hệ thống
- Giao tiếp truyền thông PLC với biến tần
- Thiết kế giao diện điều khiển tự động với WinCC
- Lập trình PID bằng PLC cho động cơ hoạt động theo giá trị áp suất yêu cầu
- Điều khiển và giám sát hệ thống từ xa qua GPRS
2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ÁP SUẤT
Mỗi trạm bơm thường có nhiều máy bơm cùng cấp nước vào cùng một đường ống.
Áp lực và lưu lượng của đường ống thay đổi hàng giờ theo nhu cầu sử dụng. Bơm và các
thiết bị đi kèm như đường ống, van, đài nước được thiết kế với lưu lượng nước bơm rất lớn.
Vì thế điều chỉnh lưu lượng nước bơm được thực hiện bằng các phương pháp sau:
- Điều chỉnh bằng cách khép van trên ống đẩy của bơm
- Điều chỉnh bằng cách đóng mở các máy bơm hoạt động đồng thời
- Điều khiển thay đổi tốc độ quay bằng khớp nối
Điều khiển theo những phương pháp trên không những không tiết kiệm được năng
lượng điện tiêu thụ mà còn gây nên hỏng hóc thiết bị và đường ống do chấn động khi đóng
mở van gây nên, đồng thời các máy bơm cung cấp không bám sát được chế độ tiêu thụ trên
mạng lưới.
Để giải quyết các vấn đề kể trên chỉ có thể sử dụng phương pháp điều khiển truyền
động biến đổi tốc độ bằng biến tần kết hợp với thuật toán điều khiển PID. Thiết bị biến tần
là thiết bị điều chỉnh biến đổi tốc độ quay của động cơ bằng cách thay đổi tần số của dòng
điện cung cấp cho động cơ.
2.1 Nguyên tắc điều khiển trong hệ thống
Đầu ra của PLC được nối với biến tần để điều khiển biến tần và từ dây biến tần điều
khiển tốc độ động cơ.
Khi sử dụng thiết bị biến tần cho phép điều chỉnh một cách linh hoạt lưu lượng và
áp lực cấp vào mạng lưới theo yêu cầu tiêu thụ.
Với tín hiệu từ cảm biến áp lực phản hồi về PLC, PLC sẽ so sánh giá trị truyền về
này với giá trị đặt để từ đó ra lệnh cho biến tần giúp thay đổi tốc độ của động cơ bằng cách
thay đổi tần số dòng điện đưa vào động cơ để đảm bảo áp suất nước trong đường ống được
ổn định.
Sử điều chỉnh linh hoạt các máy bơm khi sử dụng biến tần được cụ thể như sau:
- Điều chỉnh tốc độ quay khi áp suất thay đổi
- Đa dạng trong phương thức điều khiển các máy bơm trong trạm bơm. Một
thiêt bị biến tần có thể điều khiển tới 5 máy bơm
2.1.1 Phương thức điều khiển bơm
Có 3 phương thức điều khiển các máy bơm:
- Điều khiển theo mực nước:
Trên cơ sở tín hiệu mực chất lỏng trong bể hút hồi tiếp về PLC. Bộ vi xử lý sẽ so
sánh tín hiệu hồi tiếp với mực chất lỏng được cài đặt. Trên cơ sở kết quả so sánh, PLC sẽ
điều khiển đóng mở các máy bơm sao cho phù hợp để mực chất lỏng trong bể luôn bằng
giá trị cài đặt. Ngược lại khi tín hiệu hồi tiếp lớn hơn giá trị cài đặt, biến tần sẽ điều khiển
các bơm để mực chất lỏng luôn đạt giá trị đặt.
- Điều khiển theo hình thức chủ động thụ động:
Mỗi một máy bơm được nối với một bộ biến tần trong đó có một biến tần là chủ
động, các biến tần khác là thụ động. Khi tín hiệu hồi tiếp về biến tần chủ động
thì bộ vi xử lý của biến tần này sẽ so sánh với tín hiệu được đặt để từ đó tác động
đến các biến tần thụ động điều chỉnh tốc độ quay của các máy bơm cho phù hợp
và không gây ra hiện tượng đập thủy lực phản hồi từ hệ thống. Phương thức điều
khiển này là linh hoạt nhất khắc phục những khó khăn trong quá trình vận hành
bơm khác với thiết kế. Phương thức này được sử dụng cho trường hợp thay đổi
cả về lưu lượng và áp suất trên mạng lưới.
- Điều khiển theo hình thức biến tần điều khiển một bơm:
Một máy bơm chính thông qua thiết bị biến tần, các máy bơm còn lại đóng mở
trực tiếp bằng khởi động mềm. Khi tín hiệu áp lực và lưu lượng trên mạng lưới
hồi tiếp về PLC, bộ vi xử lý sẽ so sánh với giá trị cài đặt và điều khiển tốc độ
máy bơm chính chạy với tốc độ phù hợp. Đây cũng chính là cách mà nhóm em
đã tiến hành làm. Khi mà bơm được điều khiển bằng biến tần hoạt động ở chế
độ định mức mà vẫn chưa đáp ứng được áp suất trên đường ống thì PLC sẽ ra
lệnh để đưa các máy bơm khởi động mềm tham gia vào hệ thống nhằm duy trì
được áp suất mong muốn trong đường ống. Đến một lúc nào đó, khi mà áp suất
trong đường ống đã đủ thì PLC sẽ ngắt các bơm phụ ra dần dần tránh áp suất cao
gây nguy hiểm cho đường ống. Trong trường hợp ngắt tất cả các bơm mà áp suất
vẫn còn cao thì PLC sẽ ra lệnh cho biến tần để biến tần giảm dần tần số của động
cơ để đưa áp suất trong đường ống về gần bằng giá trị đặt nhanh nhất trong thời
gian có thể. Tất cả những việc này được theo dõi và giám sát bằng Tia Portal
qua màn hình máy tính (hoặc được điều khiển bằng tay).
2.1.2 Những ưu điểm khi điều khiển tốc độ bơm bằng thiết bị biến tần
- Hạn chế dòng khởi động cao
- Tiết kiệm năng lượng
- Điều khiển linh hoạt các máy bơm
- Dãy công suất rộng từ 1,1 – 400KW
- Tự động ngừng khi đạt tới điểm cài đặt
- Tăng tốc nhanh giúp biến tần bắt kịp tốc độ hiện thời của động cơ
- Tự động tăng tốc giảm tốc tránh quá tải hoặc quá điện áp khi khởi động
- Bảo vệ được động cơ khi: ngắn mạch, mất pha, lệch pha, quá tải, quá dòng,
quá nhiệt,…
- Kết nối được với máy tính chạy trên hệ điều hành Window
- Kích thước nhỏ gọn, không chiếm diện tích trong nhà trạm
- Mô-men khởi động cao với chế độ tiết kiệm năng lượng
- Dễ dàng lắp đặt vận hành
- Hiển thị các thông số của động cơ và biến tần
2.1.3 Mô tả hoạt động của hệ thống (được điều khiển theo hình thức biến tần điều
khiển một bơm)
Trong hệ thống có tất cả là 2 máy bơm: một máy bơm 3 pha và một máy bơm 1 pha.
Biến tần sẽ điều khiển trực tiếp máy bơm 3 pha, máy bơm 1 pha sẽ bơm dự phòng khi mà
máy bơm 3 pha chạy hết công suất định mức mà áp suất vẫn chưa ổn định ở giá trị setpoint.
Máy bơm dự phòng này sẽ được điều khiển trực tiếp bằng điện lưới 220V.
Khởi động hệ thống lên thì máy bơm 3 pha được điều khiển bằng biến tần sẽ được
chạy cho đến khi đạt được áp suất đặt, khi áp suất trong đường ống đã bằng áp suất đặt thì
biến tần sẽ giữ ổn định tốc độ của máy bơm này. Trường hợp tải thay đổi tức là áp suất thay
đổi, tùy theo tải tăng hay giảm thì biến tần sẽ điều khiển máy bơm chạy nhanh hay chậm.
Khi tải tăng tức là áp suất giảm, lúc này muốn ổn định áp suất thì biến tần sẽ điều
khiển máy bơm chạy nhanh hơn (tăng tần số của máy bơm 3 pha) cho tới khi đạt áp suất
đặt.
Ngược lại, khi tải giảm thì biến tần sẽ giảm tần số của máy bơm xuống cho tới khi
đạt áp suất đặt.
Nếu lúc tải giảm mạnh nhất (áp suất tăng lên cao) thì bơm dự phòng sẽ tự động dừng
chỉ còn bơm biến tần hoạt động. Hệ thống cứ hoạt động liên tục như vậy, áp suất trong
đường ống luôn luôn giữ ổn định tránh tình trạng áp suất tăng quá cao sẽ gây vỡ đường
ống.
2.2 Hệ thống điều khiển áp suất
Sử dụng biến tần Mitsubishi E720 điều khiển động cơ bơm, công suất tiêu thụ của
động cơ sẽ được biến tần điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu phụ tải. Động cơ thứ 2 sẽ sử
dụng chạy nền nếu sau này phụ tải phát triển lớn hơn. Một sensor áp suất được đưa vào đầu
ra nước cấp của Nhà máy để đo áp lực nước đưa về hệ thống điều khiển.
Hệ thống điều khiển là 1 PLC S7-1200 (Siemens) đảm bảo cho việc tự động hóa
hoàn toàn quá trình bơm cấp nước của Nhà máy. Vận hành hệ thống thông qua Tia Portal.

Figure 1: Biểu đồ minh họa hoạt động điều khiển bơm


Như vậy với viêc đưa biến tần vào hệ thống sẽ hoạt động bám sát theo đúng thực tế
lưu lượng phụ tải, do vậy sẽ giảm đáng kể năng lượng tiêu hao không cần thiết vào các giờ
phụ tải thấp điểm.
Hệ thống sẽ tự động giám sát áp suất nước trên đường ống và điều khiển ngược lại
để đảm bảo giữ đúng áp suất theo yêu cầu. PLC sẽ điều khiển áp suất nước trên đường ống
theo đồ thị phụ tải hàng ngày, tức là hệ thống sẽ điều khiển áp suất theo thời gian thực. Hệ
thống điều khiển tự động này thực hiện một số chức năng chính sau:
 Đo lường: do đầu đo áp suất đo lường và chuyển đổi để đưa về CPU của S7-
1200
 Xử lý thông tin: bộ điều khiển trung tâm sẽ đảm nhiệm vấn đề này
 Điều khiển: S7-1200 sẽ phối hợp với biến tần làm việc này theo yêu cầu
 Giám sát: S7-1200 sẽ kết nối đầu đo áp suất để giám sát hệ thống hoạt động
 Giao tiếp giữa người vận hành và thiết bị: sử dụng phần mềm giao diện người
máy Tia Portal.
Đồng thời để cho phép mở rộng và phát triển phụ tải sau này, hệ thống có thể sử
dụng cùng lúc hai bơm nếu cần. Bơm thứ hai sẽ được đóng chạy trực tiếp thông qua
contactor như là một bơm nền và bơm có biến tần sẽ chạy điều chỉnh cho phù hợp với phụ
tải.
3 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH
3.1 Giới thiệu về PLC S7-1200
3.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của PLC
3.1.1.1 Định nghĩa
PLC là từ viết tắt của Programmable Logic Controller (Bộ điều khiển logic khả
trình), được dùng để thay thế chức năng của các bộ rơle, bộ đếm hay bộ định thời trong các
thiết bị điều khiển, đồng thời có thêm khả năng tính toán cơ bản giúp khả năng điều khiển
dễ dàng được thực hiện.
Hiệp hội những nhà sản xuất điện quốc gia (NEMA) định nghĩa “PLC là thiết bị điện
tử định hướng kĩ thuật số, sử dụng bộ nhớ có thể lập trình được để thực hiện những chức
năng đặc biệt như logic, chuỗi, định thời, đếm và tính toán thông qua các mô-đun vào/ra số
hoặc tương tự, có khả năng điều khiển các máy móc và các bộ xử lí khác nhau”.
3.1.1.2 Lịch sử ra đời
Khái niệm PLC là ý tưởng của nhóm kỹ sư hãng General Motors vào năm 1968, với
ý tưởng ban đầu là thiết kế và chế tạo một thiết bị với các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đáp ứng
những yêu cầu điều khiển sau:
- Dễ lập trình và thay đổi chương trình điều khiển.
- Cấu trúc dạng mô-đun dễ mở rộng, dễ bảo trì và sửa chữa.
- Đảm bảo độ tin cậy hơn bộ điều khiển rơle.
- Đầu ra phải có khả năng kết nối tới các máy tính bậc cao hơn.
- Có hiệu quả kinh tế hơn so với bộ điều khiển rơle.
- Điện áp đầu vào sử dụng nguồn 115 VAC.
- Điện áp đầu ra 115 VAC, 2A.
- Trang bị bộ nhớ có khả năng lập trình được.
- Có khả năng mở rộng mà không cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống.
Năm 1970, bộ điều khiển logic khả trình đầu tiên đã ra đời, đáp ứng được các thông
số kỹ thuật cơ bản và mở ra sự phát triển cho một công nghệ điều khiển mới.
PLC có thể được coi là một tiến bộ mới với những chức năng giống như hệ điều
khiển sử dụng rơle, thiết bị tương tự, hay các bộ xử lý logic khác. Theo thời gian, các chức
năng của PLC ngày càng được cải thiện nhưng các tiêu chí thiết kế cũng như chi tiết kỹ
thuật vẫn dựa trên những ý tưởng ban đầu là dễ sử dụng và có khả năng tái sử dụng.
Những tiến bộ về phần cứng:
- Dung lượng bộ nhớ lớn hơn.
- Số lượng ngõ vào/ra nhiều hơn.
- Nhiều loại mô-đun chuyên dụng hơn.
- Có khả năng điều khiển các ngõ vào/ra từ xa thông qua kỹ thuật truyền thông.
- Phát triển và hoàn chỉnh hơn về tốc độ xử lý cũng như hiệu suất làm việc bằng
cách áp dụng những tiến bộ trong công nghệ điện tử và vi xử lý.
- Chi phí giá thành thấp.
- Giao diện điều khiển được cải thiện.
Về phần mềm cũng có sự phát triển cụ thể là:
- Lập trình hướng đối tượng đa ngôn ngữ dựa trên tiêu chuẩn IEC 1131-3. Nhưng
ngôn ngữ được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất là ngôn ngữ bậc thang.
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao như C hay Passcal đã được sử dụng để lập trình cho
các mô-đun của PLC, giúp tạo sự linh hoạt hơn khi giao tiếp với các thiết bị ngoại vi và
thao tác dữ liệu.
- Các lệnh lập trình đơn giản nhờ có sự mở rộng của các khối chức năng. - Hệ thống
chuẩn đoán và phát hiện lỗi đã được mở rộng và đơn giản hóa, nhằm phát hiện lỗi trong
điều khiển bao gồm chuẩn đoán máy, tìm lỗi trong quá trình điều khiển.
- Từ các lệnh logic đơn giản thì ngày nay các bộ PLC được hỗ trợ thêm các lệnh về
tác vụ định thời, tác vụ đếm, sau đó làcác lệnh về xử lý toán học, xử lý bảng dữ liệu, xử lý
xung ở tốc độ cao, tính toán số thực 32-bit, xử lý thời gian thực, đọc mã vạch giúp PLC có
khả năng thực hiện các yêu cầu phức tạp.
- Thao tác và xử lý dữ liệu được đơn giản hóa phù hợp với các yêu cầu điều khiển
phức tạp.
Ngày nay, PLC cung cấp khả năng dự đoán cao. Chúng có thể giao tiếp với các hệ
thống điều khiển khác, đưa ra các báo cáo sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, và dự đoán lỗi
của hệ thống trong quá trình hoạt động. Chính những tiến bộ đó đã góp phần làm cho PLC
ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về chất lượng và năng
suất công việc.
Table 1: Lịch sử ra đời của PLC

Năm Sự kiện
1968 Ra đời khái niệm về bộ điều khiển logic khả trình - PLC
1969 Giới thiệu bộ điều khiển logic khả trình PLC đầu tiên với bộ nhớ 1k và xử
lý được 128 điểm vào/ra
1975 PLC với bộ điều khiển PID
1980 Các module vào/ra thông minh
1981 PLC nối mạng, 16-bit PLC, các màn hình CRT màu
1992 Chuẩn IEC 61131 ra đời
1996 PLC được thiết kế với các khe cắm để có thể mở rộng các mô-đun vào/ra
Ngày nay Các PLC có thể kết nối với nhau tạo thành các hệ thống điều khiển phân
tán
3.1.1.3 Tiêu chuẩn của PLC
a) Tiêu chuẩn IEC (Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế)
Ngày nay, nhiều người đã gặp những khó khăn nhất định với ngôn ngữ lập trình và
truyền thông khi làm việc với PLC của các nhà sản xuất khác nhau. Để giải quyết vấn đề,
IEC đã thống nhất và đưa ra tiêu chuẩn quốc tế IEC 1131. Tiêu chuẩn này bao gồm 5 phần.
Phần Mô tả
1 Đặc điểm cơ bản của PLC và định nghĩa các thuật ngữ
2 Các chức năng cần thiết và các điều kiện thử nghiệm của các tính năng
3 Ngôn ngữ lập trình
4 Chú ý cho người sử dụng
5 Giao tiếp và mạng truyền thông
3.1.2 Giới thiệu về PLC S7-1200
3.1.2.1 Giới thiệu chung
Năm 2009, Siemens ra dòng sản phẩm S7-1200 dùng để thay thế dần cho S7-200.
So với S7-200 thì S7-1200 có những tính năng nỗi trội:
S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic lập trình (PLC) có thể kiểm soát nhiều
ứng dụng tự động hóa. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh làm cho chúng
ta có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-1200, bao gồm một
microprocessor, một nguồn cung cấp được tích hợp sẵn, các đầu vào/ra (DI/DO).
Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và chương trình
điều khiển:
 Tất cả các CPU đều cung cấp bảo vệ bằng password chống truy cập vào PLC
 Tính năng “Know-how protection” để bảo vệ các block đặc biệt của mình S7-
1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP. Ngoài
ra bạn có thể dùng các Module truyền thông mở rộng kết nối bằng RS485
hoặc RS232.
Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 hỗ trợ 3 ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD
và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong TIA Portal 14 của Siemems.

Vậy để làm một dự án với S7-1200 chỉ cần cài TIA Portal V14 phần mềm này đã
bao gồm cả môi trường lập trình cho PLC và thiết kế giao diện HMI.
3.1.2.2 Cấu tạo PLC S7-1200

Figure 2: Thành phần của PLC


(1) Bộ phận kết nối nguồn.
(2) Các bộ phận kết nối nối dây của người dùng có thể tháo được (phía sau các
nắp che) và khe cắm thẻ nhớ nằm dưới cửa phía trên.
(3) Các LED trạng thái dành cho I/O tích hợp.
(4) Bộ phận kết nối PROFINET (phía trên của CPU
Các kiểu CPU khác nhau cung cấp một sự đa dạng các tính năng và dung lượng giúp
cho người dùng tạo ra các giải pháp có hiệu quả cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Chức năng CPU 1211C CPU 1212C CPU 1214C
Kích thước vật lý (mm) 90 x 100 x 75 110 x 100 x 75
Bộ nhớ người dùng:
 Bộ nhớ làm việc  25 kB  50 kB
 Bộ nhớ nạp  1 MB  2 MB
 Bộ nhớ giữ lại  2 kB  2 kB

I/O tích hợp cục bộ:


 Kiểu số  6 ngõ vào /  8 ngõ vào / 6  14 ngõ vào /
4 ngõ ra ngõ ra 10 ngõ ra
 Kiểu tương tự  2 ngõ ra  2 ngõ ra  2 ngõ ra
Kích thước ảnh tiến
1024 byte ngõ vào (I) và 1024 byte ngõ ra (Q)
trình
Bộ nhớ bit (M) 4096 byte 8192 byte
Độ mở rộng các 2 8
Không
module tín hiệu
Bảng tín hiệu 1
Các module truyền
3 (mở rộng về bên trái)
thông
Các bộ đếm tốc độ cao 3 4 6
 Đơn pha  3 tại 100  3 tại 100  3 tại 100 kHz
kHz kHz 1 tại 30 3 tại 30 kHz
kHz
 Vuông pha  3 tại 80  3 tại 80 kHz  3 tại 80 kHz
kHz 1 tại 20 kHz 3 tại 20 kHz
Các ngõ ra xung 2
Thẻ nhớ Thẻ nhớ SIMATIC (tùy chọn)
Thời gian lưu giữ đồng
Thông thường 10 ngày / ít nhất 6 ngày tại 400C
hồ thời gian thực
PROFINET 1 cổng truyền thông Ethernet
Tốc độ thực thi tính
18 μs/lệnh
toán thực
Tốc độ thực thi
0,1 μs/lệnh
Boolean

Họ S7-1200 cung cấp một số lượng lớn các module tín hiệu và bảng tín hiệu để mở
rộng dung lượng của CPU. Người dùng còn có thể lắp đặt thêm các module truyền thông
để hỗ trợ các giao thức truyền thông khác.

Module Chỉ ngõ vào Chỉ ngõ ra Kết hợp In/Out


8 x DC In / 8 x
8 x DC Out DC Out
8 x DC In
8 x Relay Out 8 x DC In / 8 x
Relay Out
Kiểu số
Module tín hiệu 16 x DC In / 16 x
16 x DC Out
(SM) DC Out
16 x DC In 16 x Relay
16 x DC In / 16 x
Out
Relay Out
4 x Analog In 2 x Analog In 4 x Analog In / 2
Kiểu tương tự
8 x Analog In 4 x Analog In x Analog Out
Bảng tín hiệu 2 x DC In / 2 x
Kiểu số _ _
(SB) DC Out
Kiểu tương tự _ 1 x Analog In _
Module truyền thông (CM)
 RS485
 RS232

3.1.2.3 Các bảng tín hiệu


Một bảng tín hiệu (SB) cho phép người dùng thêm vào I/O cho CPU. Người dùng
có thể thêm một SB với cả I/O kiểu số hay kiểu tương tự. SB kết nối vào phía trước của
CPU.
 SB với 4 I/O kiểu số (ngõ vào 2 x DC và ngõ ra 2 x DC)
 SB với 1 ngõ ra kiểu tương tự.

Figure 3: Các bảng tín hiệu của PLC S7-1200


(1) Các LED trạng thái trên SB
(2) Bộ phận kết nối nối dây của người dùng có thể tháo ra
3.1.2.4 Các module tín hiệu.
Người dùng có thể sử dụng các module tín hiệu để thêm vào CPU các chức năng.
Các module tín hiệu kết nối vào phía bên phải của CPU.
Figure 4: Các Module tín hiệu của PLC S7-1200
Hình 3.3: Các Module tín hiệu của PLC S7-1200
(1) Các LED trạng thái dành cho I/O của module tín hiệu
(2) Bộ phận kết nối đường dẫn
(3) Bộ phận kết nối nối dây của người dùng có thể tháo ra
3.1.2.5 Các module truyền thông.
Họ S7-1200 cung cấp các module truyền thông (CM) dành cho các tính năng bổ sung
vào hệ thống. Có 2 module truyền thông: RS232 và RS485.
 CPU hỗ trợ tối đa 3 module truyền thông.\
 Mỗi CM kết nối vào phía bên trái của CPU (hay về phía bên trái của một CM
khác).

Figure 5: Các Module truyền thông của PLC S7-1200


(1) Các LED trạng thái dành cho module truyền thông
(2) Bộ phận kết nối truyền thông
3.1.2.6 Ưu điểm PLC S7-1200 so với những dòng PLC trước
3.1.2.6.1 Về phần cứng
Khả năng mở rộng:

Figure 6: PLC S7-1200 và S7-200


Tín hiệu I/O và tín hiệu trên PLC:

Figure 7: Bảng I/O


Về cấu hình phần cứng:
 Đối với PLC S7 – 200 không thể thay đổi được vùng địa chỉ I/O mà nó tự
động nhận.
 Đối với PLC S7 – 1200 có thể thay đổi được vùng địa chỉ I/O tùy theo
người sử dụng
3.1.2.6.2 Về kết nối, phần mềm
SIMATIC S7-1200 thích hợp với nhiều ứng dụng tự động hóa khác nhau, cấp độ từ
nhỏ đến trung bình.
Đặc điểm nổi bật là S7-1200 được tích hợp sẵn cổng truyền thông Profinet
(Ethernet), sử dụng chung một phần mềm Simatic Step 7 Basic cho việc lập trình PLC và
các màn hình HMI. Điều này giúp cho việc thiết kế, lập trình, thi công hệ thống điều
khiển được nhanh chóng, đơn giản. Bên cạnh CPU S7-1200 và phần mềm lập trình mới,
một dải sản phẩm các màn hình HMI mới dùng cho S7-1200 cũng được giới thiệu. Tất cả
cùng tạo ra một giải pháp tích cực, thống nhất cho thị trường tự động hóa cỡ nhỏ.
S7-1200 bao gồm các họ CPU 1211C, 1212C, 1214C. Mỗi loại CPU có đặc điểm
và tính năng khác nhau, thích hợp cho từng ứng dụng. Bên cạnh truyền thông Ethernet
được tích hợp sẵn, CPU S7-1200 có thể mở rộng được 3 module truyền thông khác nhau,
giúp cho việc kết nối được linh hoạt.
3.2 Giới thiệu biến tần Mitsubishi
3.2.1 Khái niệm và vai trò của biến tần
3.2.1.1 Khái niệm
Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ
và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các
hộp số cơ khí. Biến tần thường sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn
dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay rô-to (rotor).
Figure 8 Sơ đồ cấu tạo biến tần

3.2.1.2 Vai trò của biến tần


Năng lượng là nguồn lực quan trọng cho mọi hoạt động sản xuất, là yếu tố đảm bảo
cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng lãng phí và kém
hiệu quả vẫn còn rất lớn. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay sử dụng các thiết bị, công
nghệ lạc hậu có hiệu suất thấp, việc quản lý năng lượng chưa được chú ý dẫn đến tổn thất
cao. Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng biến tần nhằm nâng cao hiệu suất cho
động cơ xoay chiều trong các dây chuyền sản xuất.
Biến tần kết hợp với động cơ không đồng bộ đã đem lại những lợi ích sau:
- Hiệu suất làm việc của máy cao.
- Quá trình khởi động và dừng động cơ rất êm dịu nên giúp cho tuổi thọ động
cơ và các cơ cấu bền hơn.

- An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn do vậy đã giảm bớt số nhân
công phục vụ và vận hành máy...

- Tiết kiệm điện năng ở mức tối đa trong quá trình khởi động và vận hành.

- Ngoài ra, hệ thống máy có thể kết nối với máy tính ở trung tâm. Từ trung tâm
điều khiển nhân viên vận hành có thể thấy được hoạt động của hệ thống và
các thông số vận hành (áp suất, lưu lượng, vòng quay...), trạng thái làm việc
cũng như cho phép điều chỉnh, chẩn đoán và xử lý các sự cố có thể xảy ra.
- Điều khiển biến tần ở chế độ PU là sử dụng các phím chức năng được tích
hợp trong phần cứng của biến tần để điều khiển hoặc được đưa ra mặt tủ thông
qua cáp kết nối.

3.2.2 Biến tần Mitsubishi


Biến tần Mitsubishi (Inverter Mitsubishi) được sản xuất bởi Mitsubishi
Electric là thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản. Trong nhiều năm qua biến tần Mitsubishi
đã được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Do đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe
trong công nghiệp, chất lượng tốt, hoạt động ổn định nên biến tần Mitsubishi được khách
hàng tin tưởng sử dụng trong các dây truyền sản xuất, hệ thống tự động hóa, hệ thống điều
khiển trong các nhà máy, tòa nhà,...

Figure 9 Biến tần Mitsubishi

3.2.3 Đặc điểm nổi bật của biến tần Mitsubishi


- Thân thiện với môi trường: bộ lọc EMC giảm nhiễu điện từ (được tích hợp
trong FR-A800, FR-F800). Có thể được kết hợp với cuộn kháng AC và DC
để triệt tiêu dòng điện hài nhằm cải thiện hệ số công suất. Biến tần Mitsubishi
đáp ứng các tiêu chuẩn hạn chế chất độc hại (RoHS) của EU, thân thiện với
con người và với môi trường.
- Nâng cao hiệu suất điều khiển: Biến tần Mitsubishi cung cấp khả năng điều
khiển mạnh mẽ và chính xác. Nâng cao hiệu suất động cơ. Cung cấp giải pháp
giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
- Độ bền cao và dễ bảo trì: Tuổi thọ quạt làm mát và tụ điện lên tới 10 năm. Độ
suy giảm của tụ điện mạch chính, tụ điện mạch điều khiển và điện trở giới
hạn dòng điện có thể được theo dõi. Biến tần tự chẩn đoán mức độ suy giảm
và đưa ra cảnh báo, cho phép ngăn ngừa sự cố. Việc nâng cấp cũng như bảo
trì rất dễ dàng.
- Dễ sử dụng: Cài đặt thông số biến tần trực tiếp thông qua bảng điều khiển
hoặc cài đặt từ xa trên máy tính thông qua FR Configurator, FR
Configurator2.
Biến tần Mitsubishi có các dòng sản phẩm:
FR-A800 Series

Figure 10 Biến tần Mitsubishi FR-A800 inverter


- Biến tần FR-A800 Plus dùng cho các tải nặng như cần cẩu, máy cuốn,...
- Biến tần FR-A800 dùng cho tải nặng như băng tải, máy công cụ, thang
máy,…
FR-F800 Series

Figure 11 Biến tần Mitsubishi FR-F800 inverter


- Biến tần FR-F800 dùng cho quạt, bơm, điều hòa,...
FR-A700 Series

Figure 12 Biến tần Mitsubishi FR-A700 inverter


- Biến tần FR-A700 dùng cho băng tải, thang máy, máy đóng gói, máy công
cụ, máy ép,...
FR-E700 Series

Figure 13 Biến tần Mitsubishi FR-E700 inverter


- Biến tần FR-E700 dùng cho băng tải, thang máy, máy đóng gói, máy công
cụ, máy ép,...

FR-F700 Series
Figure 14 Biến tần Mitsubishi FR-F700 inverter
- Biến tần FR-F700PJ dùng cho quạt, điều hòa,...
FR-D700 Series

Figure 15 Biến tần Mitsubishi FR-D700 inverter


- Biến tần FR-D700 dùng cho băng tải, thang máy, máy đóng gói,...

3.3 Giới thiệu Module CP 1242 - 7 V2 GPRS


3.3.1 Tổng quan về Module truyền thông GPRS CP 1242 - 7
Figure 16 Module truyền thông GPRS CP 1242 - 7 V2

Ứng dụng Telecontrol


Gửi tin nhắn bằng SMS : Thông qua CP 1242-7, PLC của Trạm từ xa có thể nhận
hay gửi tin nhắn thông qua mạng GSM.

Figure 17: Sending message sms từ S7-200


Truyền thông với trung tâm điều khiển: CP 1242-7 được cài đặt ở chế độ Telecontrol.
Trạm từ xa truyền thông thông qua mạng GSM hoặc mạng Internet đến máy chủ. Ngoài ra
nó cũng có thể giao tiếp với các hệ thống phức tạp hơn nhờ vào hệ thống OPC.
Figure 18: Giao tiếp giữa S7-1200 và trung tâm điều khiển
Truyền thông giữa các trạm S7-1200 thông qua mạng GSM
Dựa vào các dịch vụ GSM và chế độ của CP, truyền thông giữa các trạm được thực
hiện bằng nhiều cách khác nhau:
- Truyền thông giữa các trạm thông qua 1 trạm chủ

- Truyền thông trực tiếp giữa các trạm với nhau

Figure 19: Truyền thông giữa các trạm S7-1200


TeleService bằng GPRS
Kết nối Teleservice được thiết lập giữa trạm kỹ thuật có cài đặt STEP7 và trạm từ
xa thông qua mạng GSM.
Ta có thể sử dụng ứng dụng này để tải chương trình hay dự án đến CPU của trạm
hoặc có thể kiểm tra dữ liệu ở trạm từ xa.

Figure 20: TeleService bằng GPRS


3.3.2 Cấu hình và chế độ làm việc
3.3.2.1 Các loại cấu hình
Gửi tin nhắn qua SMS giữa trạm trường với đối tác truyền thông là điện thoại di
động thông qua GPRS.
Truyền thông từ các trạm trường S7-1200 tích hợp CP1242-7 hoặc S7-200 tích hợp
MD720-3 đến trạm trung tâm thông qua GPRS/Internet.
Truyền thông trực tiếp giữa các trạm trường với nhau thông qua GPRS
Truyền thông giữa trạm trường với trạm trung tâm thông qua GPRS/Internet có cả
trạm kỹ thuật để download chương trình tới trạm trường hoặc tìm, chẩn đoán lỗi của trạm
trường.
3.3.2.2 Các chế độ
Telecontrol Server Basic (TCSB) là phần mềm cho phép kết nối 5000 trạm từ xa với
nhau thông qua truyền thông không dây GSM/GPRS với giao diện OPC để giám sát. Do
đó có thể thực hiện cho nhiều ứng dụng khá nhau và là giải pháp mới cho việc truyển thông.
Ngoài ra phần mềm này cũng cho phép phân phối các trạm, quản lý các ứng dụng
cùng lúc trên cùng 1 máy chủ.
Máy tính có kết nối internet được cài đặt TCSB được gọi là Telecontrol Server hay
còn gọi là trạm trình tâm.
- Chế độ Telecontrol
 Truyên thông dựa trên các dịch vụ không dây
 Hoạt động của PLC không phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ
 Hoạt động của PLC sẽ được bảo mật tuyệt đối nhờ vào APN của nhà mạng
 Trạm trung tâm sẽ giám sát hoạt động của các trạm từ xa
 Kết nối các trạm từ xa với trạm trung tâm thông qua giao diện OPC
- Chế độ TeleService
 Dowload chương trình hay dự án đến các trạm từ xa
 Tìm và chuẩn đoán lỗi của các trạm từ xa
- Chế độ bảo vệ
Để bảo vệ các trạm khỏi sự truy cập bất hợp pháp, ta có các cách sau:
 Tài khoản và mật khẩu (User và Password)
 Sự cho phép người sử dụng (User permissions)
 Đăng kí chủ số điện thoại (Authorized phone numbers)
3.3.3 Đèn Led của CP 1242 – 7 V2 GPRS
Vị trí của các thành phần hiển thị và kết nối điện:
 Các đèn LED để hiển thị chi tiết về các trạng thái Module được bố trí sau
nắp trên của Module
 Các ổ cắm để cung cấp điện nằm trên đỉnh của Module. Kết nối cho
ăng-ten bên ngoài nằm dưới của Module
Cách mở thiết bị:
 Mở nắp trên hoặc dưới cảu thiết bị bằng cách kéo nó xuống hoặc lên như
trong hình bên dưới
Figure 21: Cách mở Module CP 1242-7 V2 GPRS
Đèn LED của Module
Các CP có các đèn LED sau để hiển thị trạng thái:
- "DIAG" LED trên bảng điều khiển phía trước
- Các "DIAG" LED đó là luôn luôn nhìn thấy được cho thấy các trạng thái cơ
bản của các Mudule.
LED/ Tên màu Ý nghĩa

Trạng thái cơ bản của


DIAG
màu đỏ/ xanh lá module
cây
Table 2: LED trên bảng điều khiển phía trước
LED/ Tên màu Ý nghĩa
Tình tra ̣ng của các kế t
Ma ̣ng nố i với ma ̣ng không
Màu đỏ/xanh lá cây
dây di đô ̣ng
Tình tra ̣ng của kế t nố i
Kế t nố i tới tra ̣m chủ
Màu xanh lá
Chấ t lươ ̣ng tín hiê ̣u
Chấ t lươ ̣ng tín hiê ̣u của ma ̣ng di đô ̣ng
Màu vàng /xanh lá cây không dây
Tình tra ̣ng của các kế t
Teleservice nố i Teleservice
Màu xanh lá
Table 3: Đèn LED bên dưới nắp trên của module

Chú thích:
Màu sắ c Led khi khởi đô ̣ng
Khi Module khởi đô ̣ng, tấ t cả Led thấ p sáng trong mô ̣t thời gian ngắ n. Ta ̣i thời điể m
này màu sắ c các Led là không rõ ràng.
Hiể n thi ̣các hoa ̣t đô ̣ng và tin
̀ h tra ̣ng giao tiế p:

Ký hiê ̣u -

Không liên
Tra ̣ng thái Led Tắ t ON( sáng ổ n đinh)
̣ Flashing
quan
Table 4: Ý nghĩa của các ký hiệu LED
3.3.4 Ứng du ̣ng và chức năng
3.3.4.1 Kết nối S7-1200 với mạng GSM
Giao tiếp WAN dựa trên IP qua GSM Sử dụng CP, bộ điều khiển SIMATIC S7-
1200 có thể được kết nối với mạng GSM. CP cho phép các loại truyền thông WAN sau đây:
+ Truyền thông từ trạm từ xa đến máy chủ điều khiển từ xa (TCSB) trong
trạm chủ (truyền thông từ xa)
+ Giao tiếp giữa các trạm
+ Truyền thông giữa các trạm và trạm tổng thể (truyền thông từ xa)
+ Giao tiếp trực tiếp
+ Truyền thông trực tiếp giữa các trạm (Open User Communication)
CP hỗ trợ các dịch vụ sau cho truyền thông qua mạng GSM và Internet:
+ GPRS (General Packet Radio Service)
Dịch vụ định hướng gói để truyền dữ liệu "GPRS" được xử lý thông qua mạng
GSM.
Lưu ý: CP không phù hợp với mạng GSM, trong đó sử dụng phương pháp
multiplex mã số "Multiple Division Access Division" (CDMA).
+ SMS (dịch vụ tin nhắn ngắn)
CP có thể gửi và nhận tin nhắn SMS.
+ E-mail
CP có thể gửi e-mail qua mạng GSM và Internet.
CP hỗ trợ các dải tần số sau:
+ 850 Mhz
+ 900 MHz
+ 1800 MHz
+ 1900 MHz
̣ vu ̣ truyề n thông
3.3.4.2 Các dich
- Truyền thông với trung tâm điều khiển
Các trạm S7-1200 từ xa truyền thông qua mạng không dây di động và Internet
với một máy chủ điều khiển từ xa trong trạm chủ. Máy chủ điều khiển từ xa
truyền thông với một hệ thống điều khiển cấp cao hơn sử dụng chức năng tích
hợp OPC server.
- Gửi tin nhắn theo định hướng bằng tin nhắn SMS hoặc e-mail
- Liên lạc giữa các trạm giữa các trạm S7-1200 thông qua máy chủ điều khiển từ xa
- Truyền thông giữa các trạm S7-1200 thông qua mạng không dây di động
- Tin nhắn SMS và e-mail qua mạng không dây di động
3.3.5 Cấu hình và cài đặt CP 1242-7 GPRS V2
Để đảm bảo rằng CP 1242-7 V2 có thể gửi hoặc nhận tin nhắn SMS, bạn phải:
+ Thiết lập truyền thông di động,
+ Thiết lập APN,
+ Nhập số điện thoại được ủy quyền
Bảng dưới đây chỉ ra cách cấu hình trạm S7-1200 với CP 1242-7 GPRS V2 để
gửi/nhận tin nhắn SMS.
Table 5 Cấu hình và cài đặt CP 1242-7 V2
Các bước Mô tả
1 Tạo một Project trên Tia A Portol V13
2 Thêm CPU S7-1200 cho trạm SIMATIC1 (Tối thiểu V4.1)
Thêm CP 1242-7 GPRS V2 vào trạm.

- Click “Properties of the CP 1242-7 GPRS V2 > General >


Communication types
- Click Activate the online functions and enable S7 communication:

4
- Make the required mobile communication settings
- “Properties of the CP 1242-7 GPRS V2 > Mobile wireless
communications settings”:
+ Activate the PIN number
+ Enable data services and GPRS
+ Make APN settings / depending on provider

Kích hoạt chức năng bảo mật


6 Tạo một người dùng cho chức năng bảo mật
“Properties of the CP 1242-7 GPRS V2 > Security > Security properties”
Nhập số điện thoại được ủy quyền để nhận tin nhắn SMS
“Properties of the CP 1242-7 GPRS V2 > Security > Authorized phone
numbers”.

8 Load the project data into the station.


3.4 Board truyền thông CB 1241 RS485

Figure 22 Board truyền thông CB 1241 Rs485


Thông tin chung
Kiểu sản phẩm CB 1241 RS 485
Dòng điện vào
Từ backplane bus 5 VDC 50mA
Công suất tổn thất
Công suất tổn thất 1.5W
Cổng giao tiếp
Kết nối point-to-point
· Chiều dài tối đa dây dẫn truyền thông 1000 m
Các chuẩn tích hợp
· Freeport
· ASCII Có
· ModBus Có
· ModBus RTU Master Có
· ModBus RTU Slave Có
· USS Có
Chuẩn giao tiếp
Freeport
· Chiều dài teleram tối đa 1 kbyte
· Số lượng bit cho mỗi kí tự 7 hoặc 8
· Số lượng bit dừng 1 (tiêu chuẩn) hoặc 2
· Cờ chẵn lẻ Không cờ chẵn lẻ (tiêu chuẩn)
Chẵn, không chẵn, mark (bit cờ chẵn lẻ luôn là 1)
Space (bit cờ chẵn lẻ luôn là 0)
3964®
· Chiều dài teleram tối đa 1 kbyte
· Số lượng bit cho mỗi kí tự 7 hoặc 8
· Số lượng bit dừng 1 (tiêu chuẩn) hoặc 2
· Cờ chẵn lẻ Không cờ chẵn lẻ (tiêu chuẩn)
Chẵn, không chẵn, mark (bit cờ chẵn lẻ luôn là 1)
Space (bit cờ chẵn lẻ luôn là 0)
ModBus RTU Master
· Địa chỉ Từ 1 đến 49999 (tiêu chuẩn)
· Số lượng Slave tối đa 247, slave từ 1 đến 247
Mỗi network ModBus segment có tối đa 32 slave
Dùng repeater để mở rộng network lên tới số
lượng đăng kí tối đa
ModBus RTU Slave
· Địa chỉ Từ 1 đến 49999 (tiêu chuẩn)
Thông tin về Ngắt/Chuẩn đoán lỗi/Trạng thái
Hàm chuẩn đoán Có
Chuẩn bảo vệ
IP 20 Có
Điều kiện môi trường
Rơi tự do
Chiều cao rơi tự do tối đa 0.3m, tối đa 5 lần với CPU trong hộp
Nhiệt độ môi trường trong quá trình hoạt động
Tối thiểu -20°C
Tối đa +60°C
Lắp theo chiều ngang tối thiểu -20°C
Lắp theo chiều ngang tối đa +60°C
Lắp theo chiều dọc tối thiểu -20°C
Lắp theo chiều dọc tối đa +50°C
Nhiệt độ thay đổi cho phép +5°C đến +55°C, 3°C/1 phút
Nhiệt độ môi trường khi chứa kho, vận chuyển
Tối thiểu -40°C
Tối đa +70°C
Áp suất
Hoạt động tối thiểu 795 hPa
Hoạt động tối đa 1080 hPa
Chứa kho vận chuyển tối thiểu 660 hPa
Chứa kho vận chuyển tối đa 1080 hPa
Kích thước thiết bị
Rộng 38 mm
Cao 62 mm
Sâu 21 mm
Khối lượng
Khối lượng xấp xỉ 40 g
3.5 Tổng quan về bơm và ghép bơm
3.5.1 Khái niệm và phân loại bơm
3.5.1.1 Khái niệm
Bơm là loại thiết bị được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, dùng để
vận chuyển chất lỏng chuyển động trong ống. Bơm là loại thiết bị chính cung cấp năng
lượng cho chất lỏng để thắng trở lực trong đường ống khi chuyển động, nâng chất lỏng lên
độ cao nào đó, tạo lưu lượng trong thiết bị công nghệ,… Năng lượng của bơm được lấy từ
các nguồn động năng khác.
3.5.1.2 Phân loại
Theo nguyên lý hoạt động, bơm chất lỏng chia làm ba nhóm chính sau:
- Bơm thể tích: việc hút và đẩy chất lỏng ra khỏi bơm nhờ sự thay đổi thể tích
của không gian làm việc trong bơm. Do đó thể tích và áp suất chất lỏng trong
bơm sẽ thay đổi, cung cấp năng lượng cho chất lỏng.
Việc thay đổi thể tích trong bơm có thể do:
 Chuyển động tịnh tiến (bơm piston)
 Chuyển động quay (bơm roto)
- Bơm động lực: việc hút và đẩy chất lỏng ra khỏi bơm nhờ sự chuyển động
quay tròn của các bơm, khi đó động năng của cánh quạt sẽ truyền vào chất
lỏng tạo năng lượng cho dòng chảy.
Năng lượng của cánh quạt truyền vào chất lỏng có thể dưới dạng:
 Lực ly tâm (bơm ly tâm)
 Lực đẩy của cánh quạt (bơm hướng trục)
 Lực ma sát (bơm xoáy lốc)
- Bơm khí động: việc hút và đẩy chất lỏng được thực hiện nhờ sự thay đổi áp
suất của dòng khí chuyển động trong bơm và tạo năng lượng cho dòng chảy.
 Bơm Ejector: việc thay đổi áp suất dòng khí sẽ tạo ra lực lôi cuốn chất
lỏng cùng dòng khí.
 Thùng nén: tạo áp suất trên bề mặt chất lỏng nhằm tạo cho chất lỏng
có thế năng cần thiết để chuyển động.
3.5.2 Ghép bơm
3.5.2.1 Ghép bơm song song
Trong các trạm bơm câp nước cũng như thoát nước, khi yêu câu vận chuyên một lưu
lượng nước lớn người ta thường sử dụng nhiêu bơm cùng làm việc.
Các bơm khi làm việc cùng cấp nước vào một hệ thống đường ống gọi là làm việc
song song. Vì thế khi các bơm làm việc song song trong hệ thống thì chúng có cột áp bằng
nhau và bằng cột áp yêu cầu của hệ thống, còn lưu lượng của hệ thống sẽ bằng tổng lưu
lượng của các bơm.
Trong thực tế người ta có thể ghép hai hoặc nhiều bơm làm việc song song trên cùng
một hệ thống đường ống. Thậm chí có những trường hợp hai trạm làm việc song song trên
một hệ thống đường ống. Để xác định điểm làm việc của từng bơm phải dựng đường đặc
tính tổng cộng của chúng khi làm việc song song.

Hai bơm cùng đặc tính làm việc song song:


Trên hình giới thiệu hai bơm cùng đặc tính Q-H làm việc song song trên cùng đường
Ống.
Do khi làm việc song song, cột áp tổng H,„ của hệ thống băng cột áp của từng bơm:
𝐻𝑡𝑐 = 𝐻1 = 𝐻2 =𝐻3 =... = 𝐻𝑛 (1)
và lưu lượng tông cộng bằng tông lưu lượng của các bơm cùng làm việc:
𝑄𝑡𝑐 = 𝑄1 = 𝑄2 =𝑄3 =... = 𝑄𝑛 (2)
nên khi dựng đường đặc tính tổng cộng chỉ cần nhân đôi hoành độ ( lưu lượng) còn
tung độ (cột áp) giữ nguyên.

Figure 23 Đặc tính làm việc song song của hai bơm giống nhau

Ví dụ : tìm c trên đường đặc tính tổng cộng Q-𝐻(1+2) , chỉ việc lấy ac = 2ab. Tương
tự như vậy sẽ tìm được các điểm của đường đặc tính tổng công Q-𝐻(1+2) .
Giao điểm giữa hai đường đặc tính đường ống DE và đường đặc tính tổng cộng Q-
𝐻(1+2) là điểm làm việc của hai bơm ghép song song, hoành độ cho lưu lượng tổng cộng
Q-𝐻(1+2) , tung độ cho cột áp tổng cộng 𝐻(1+2) . Từ điểm 2 kẻ đường song song với trục
hoành, đường này cắt đường đặc tính của mỗi bơm Q- 𝐻1,2 tại điểm 1 cho lưu lượng 𝑄1 , cột

áp 𝐻1 của từng bơm khi làm việc song song trong hệ thống. Như vậy khi hai bơm làm việc
song song trong hệ thống, chúng luôn tuân theo điều kiện (1) và (2). Từ đồ Hình 4 thấy :
𝐻(1+2) = 𝐻1 = 𝐻2
𝑄(1+2)
𝑄1 = 𝑄2 =
2
Từ điểm I kẻ đường song song với trục tung được điểm 3 và 4 cho công suất và hiệu
suất của từng bơm khi làm việc song song trong hệ thống.
Giao điểm 5 của đường đặc tính từng bơm Q- 𝐻1,2 với đường đặc tính đường ống
xác định điểm làm việc của từng bơm trong hệ thống cho lưu lượng Q, cột áp H. Từ điểm
5 kẻ đường song song với trục tung được điểm 6 và 7 xác định công suất và hiệu suất của
tưng bơm khi làm việc riêng rẽ.
Từ đồ thị Hình 4 thấy:
2𝑄1 = 𝑄(1+2) < 2𝑄
Tức là lưu lượng tổng cộng của hai bơm ghép song song trên một hệ thống đường
ống nhỏ hơn tổng lưu lượng của chúng khi làm việc riêng rẽ trong hệ thống ấy. Nguyên
nhân của sự giảm lưu lượng này là do khi các bơm làm việc song song, lưu lượng trong
đường ống tăng lên sẽ làm tăng tôn thất cột áp. Do đó cột áp toàn phần của bơm cũng tăng
lên, điểm làm việc lùi về phía có cột áp lớn, vì thế lưu lượng của bơm khi làm việc song
song bị giảm đi so với khi làm việc riêng rẽ.
Sự làm việc song song của hai bơm có lợi nhất trong trường hợp điểm làm việc 1
ứng với giá trị hiệu suất lớn nhất. Điều đó có thê thực hiện được nếu chọn bơm hợp lý. Khi
chọn bơm, lấy lưu lượng của mỗi bơm bằng nửa lưu lượng tính toán, còn cột áp toàn phần
xác định ứng với giá trị lưu lượng tính toán.
3.5.2.2 Ghép bơm nối tiếp
Các bơm gọi là làm việc nối tiếp nêu sau khi ra khỏi bơm này, chất lỏng được đưa
tiếp vào ống hút của bơm kia, rồi sau đó mới được đưa vào hệ thông. Như vậy khi các bơm
làm việc nối tiếp, lưu lượng của chúng bằng nhau và bằng lưu lượng tổng cộng của hệ
thống:
𝑄1 = 𝑄2 =...=𝑄ℎ𝑡
còn cột áp của hệ thông băng tông cột áp của các bơm:
𝐻ℎ𝑡 =𝐻2 + 𝐻2 + 𝐻3 +...
Các bơm làm việc nối tiếp được sử dụng khi hệ thống yêu cầu áp lực cao mà một
bơm không đáp ứng được.
Figure 24 Hệ thống 2 bơm (cùng đặc tính) ghép nối tiếp
Hệ thống 2 bơm (cùng đặc tính) ghép nối tiếp:
Trên Hình 5 giới thiệu đặc tính của hai bơm giống nhau làm việc nối tiếp. Đặc tính
tổng cộng của hai bơm được dựng bằng cách: ứng với mỗi điểm trên đường đặc tính của
bơm, giữ nguyên hoành độ và nhân đôi tung độ. Ví dụ điểm c trên đường đặc tính tổng
cộng Q-𝐻(1+2) nhận được bằng cách lấy tung độ ac = 2ab, còn hoành độ giữ nguyên. Đặc
tính đường ống CE cắt đặc tính Q-𝐻(1+2) tại A xác định điểm làm việc của hai bơm trong
hệ thống. Từ đường đặc tính xác định được lưu lượng 𝑄(1+2) và cột áp 𝐻(1+2) của hai bơm
làm việc nối tiếp. Lưu lượng của mỗi bơm:
𝑄1 = 𝑄2 = 𝑄(1+2)

Và cột áp:
𝐻(1+2)
𝐻1 = 𝐻2 =
2
Figure 25 Đặc tính làm việc của hai bơm ghép nổi tiếp (cùng đặc tính) khi
H_hh>H_0
Hình 6: Đặc tuyến làm việc của hai bơm ghép nổi tiếp (cùng đặc tính) khi 𝐻ℎℎ < 𝐻0
Trên hình 6 giới thiệu đặc tính của hai bơm giống nhau ghép nối tiếp khi có 𝐻ℎℎ <
𝐻0 . Cách dựng đường đặc tính tổng cộng cũng giống như trường hợp trên. A là điểm làm
việc của hai bơm ghép nối tiếp, D là điểm làm việc riêng rẽ của từng bơm cũng trong hệ
thống ấy. Từ đồ thị thấy răng, trong trường hợp này khi ghép hai bơm làm việc nối tiếp
không những có khả năng tăng cột áp mà còn tăng cả lưu lượng của hệ thống.
4 CHƯƠNG 4: BỘ ĐIỀU KHIỂN PID
4.1 Tổng quan về bộ điều khiển PID
4.1.1 Giới thiệu về bộ điều khiển
Từ hơn sáu thập kỷ nay, PID là bộ điều khiển thông dụng nhất trong các hệ thống
điều khiển quá trình bởi các lý do sau:
- Cấu trúc và nguyên lý hoạt động đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng đối với
những người làm thực tế.
- Có rất nhiều phương pháp và công cụ mạnh hỗ trợ chỉnh định các tham số
của bộ điều khiển.
- Các luật điều khiển P, PI, PID thích hợp cho một phần lớn các quá trình
công nghiệp.
Nhiều báo cáo đã đưa ra các con số thống kê rằng hơn 90% bài toán điều khiển quá
trình công nghiệp được giải quyết với các bộ điều khiển PID, trong số đó khoảng trên 90%
thực hiện luật PI, 5% thực hiện luật P thuần túy và 3% thực hiện luật PID đầy đủ, còn lại là
những dạng dẫn xuất khác.

Figure 26 Sơ đồ khối PID


4.1.2 Chỉnh định PID
Các phương pháp chỉnh định tham số cho bộ PID được phân loại thành 5 nhóm chính
như sau:
- Các phương pháp dựa trên đặc tính sử dụng một số đặc điểm của quá trình
và tính toán các tham số bộ điều khiển để thu được các đặc tính vòng kín mong
muốn.
-Các phương pháp mô hình mẫu tổng hợp bộ điều khiển dựa trên mô hình
toán học của quá trình và mô hình mẫu của hệ kín hoặc hệ hở ( đưa ra dưới dạng
hàm truyền đạt hoặc đặc tính đáp ứng tần số ).
- Các phương pháp nắn đặc tính tần số theo quan điểm thiết kế truyền thông,
sử dụng mô hình hàm truyền đạt hoặc mô hình đáp ứng tần số của quá trình và tính
toán các khâu bù sao cho các đường đặc tính tần số hệ hở hay hệ kín đạt được các
chỉ tiêu thiết kế trên miền tần số như dải thông, độ dự trữ biên và pha …
- Các phương pháp tối ưu tham số sử dụng mô hình toán học của quá trình
toán học của quá trình và xác định các tham số của bộ điều khiển bằng cách cực tiểu
hóa/cực đại hóa một tiêu chuẩn chất lượng.
- Các phương pháp dựa trên luật kinh nghiệm bắt trước suy luận của con
người, có thể sử dụng cả đáp ứng của quá trình và các đặc tính đáp ứng vòng kín
mong muốn.

4.1.3 Lựa chọn luật điều khiển


Theo astrom và hangglund đưa ra một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Chọn luật điều khiển PI là đủ nếu như quá trình có đặc tính của một khâu
quán tính bậc nhất và không có thời gian trễ, hoặc yêu cầu chính là chất lượng
điều khiển ở trạng thái xác lập, còn đặc tính bán tín hiệu chử đạo trong quá
trình quá độ không đặt ra hàng đầu. Thành phần I có thể bỏ qua nếu đối tượng
đã có đặc tính tích phân hoặc sai lệch tĩnh không nhất thiết phải triệt tiêu.
- Chọn luật điều khiển PID nếu như quá trình có đặc tính của khâu bậc 2 và
thời gian trễ tương đối nhỏ.
- Đối với các quá trình có thời gian trễ lớn cần sử dụng các khâu bù trễ
- Sử dụng các khâu bù nhiễu nếu khả năng thực hiện cho phép để cải thiện chất
lượng điều khiển.
- Các luật điều khiển P, PI, PD có thể chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về chất
lượng điều khiển đối với các quá trình bậc cao, thời gian trễ lớn hoặc giao
động mạnh. Khi đó cần sử dụng các thuật toán điều khiển tiên tiến hoặc các
sách lược điều khiển đặc biệt hơn.
Kết luận: Từ 5 nguyên tăc trên với nhu cầu đáp ứng theo hệ thống trong đồ án có
đối tượng đáp ứng là bậc nhất thì chúng em đưa ra kết luận sử dụng luật điều khiển P hoặc
PI. Vì quá trình và cảm biến trong vòng điều khiển áp suất nhanh hơn thiết bị chấp hành.
Quá trình có đặc tính tích phân nên sử dụng luật P cho điều khiển lỏng và luật luật PI cho
điều khiển chặt (thời gian tích phân lớn ). Nhưng do yêu cầu cao hơn về độ chính xác vì lý
do an toàn trong quá trình đo. Ngoài ra còn khâu PID thường đáp ứng với khâu quán tính
bậc 2. Và thành phần vi phân D ít sử dụng bởi thực sự không cần thiết, hơn nữa phép đo áp
suất ít khi có sự ảnh hưởng của nhiễu. Nên trong quá trình đo áp suất không sử dụng luật
PID.
Cách chọn luật điều khiển cũng như sự cần thiết sử dụng các sách lược bổ sung tóm
tắt trong bảng sau:
Điều khiển chặt
Nhiễu đo nhỏ
Điều kiện Điều khiển Giới hạn
STT Nhiễu đo và giới hạn
q1và k1 lỏng điều khiển
lớn điều
nhỏ
khiển lớn
q1 > 1 I+FFC+ PI+FFC PI+FFC+DT
1 I
k1 < 1, 5 (DTC) +(DTC) C
0, 6 < q1 > 1
2 1, 5 < k1 < I or PI I+(FFC) PI+ (FFC) PI+FFC+DT C
2, 25
3 PI PI PI or PID PID
0,15 < q1 <
0, 6
2, 25 < k1 <
15
q1 < 0,15;
k1 > 1, 5
4 P or PI PI PI or PID PI or PID
q2 > 0.3; k2
<2
q1 < 0, 3 PD+ PD
5 PPT PD +SPW
k2 > 2 S PW +SPW
GHI CHÚ
FFC : bù nhiễu lọc nhiễu(Feed Forward compensation)
DTC ; bù trễ(Dead time compensation)
SPW : trọng số tín hiệu đặt (SetPoint Weighting)
PPT : chỉnh đặt điểm cực(pole Placement Tuning)
Đối với đối tượng có mô hình là khâu quán tính bậc nhất có trễ:
𝑘
G(p) = 𝑒 −𝑇1 𝑝
1 + 𝑇2 𝑝
Hệ số khuếch đại chuẩn hóa và thời gian trễ chuẩn hóa là :
𝑘 𝑇1
𝑘1 = và 𝜃1 =
𝐺(𝑗𝜔𝑢 ) 𝑇2

Từ các hệ số trên áp dụng vào quá trình đo áp suất với đối tượng điều khiển có hàm
truyền đạt được xác định ở phần dưới:
1.7
𝑊 (𝑝 ) = 𝑒 −0.08𝑝
1 + 0.5𝑝

Khi đó ta xác định được:


𝑇1 0.08
𝜃1 = = = 0.16
𝑇2 0.5
Dựa theo bảng trên ta thấy đối tượng trên sử dụng luật điều khiển PI
hoặc luật PID do 𝜃1 =0,16 nên thuộc vào trường hợp 3 trong bảng trên.
Từ các nhận xét trên, chúng ta thấy lựa trọn luật điều khiển PI cho đối tượng cụ thể
trong đồ án này là phù hợp.
4.1.4 Tổng hợp bộ điều khiển PID
Xét hệ thống điều khiển PI có cấu trúc vòng kín như hình vẽ sau:
Trong đó:
r : là tín hiệu đặt
y : tín hiệu đáp ứng đầu ra(Process value)
e : tín hiệu sai lệch,sai số(e=SP-PV)
u : là tín hiệu đầu ra bộ điều khiển
4.1.4.1 Thiết kế bộ điều khiển PI theo Ziegler-Nichols
Nội dung chính của phần này là trình bây cách tổng hợp bộ điều khiển PI sao cho tín
hiệu ra của hệ thống(y) bám vào giá trị đặt là giá trị mà chúng ta mong muốn ở đầu ra hệ
thống.
Mô phỏng hệ thống dùng bộ điều khiển PI với sự trợ giúp của máy tính.
Phương trình vi phân mô tả hiệu chỉnh PI là:
u(t) = KP e(t) + KI ò e(t)dt
KP: hệ số khâu tỉ lệ.
KI: hệ số khâu tích phân.
KD:hệ số khâu vi phân.
Biến đổi Laplace:
𝑢(𝑝) 1
𝑊𝑃𝐼 (𝑝) = = 𝑘𝑐 (1 + )
𝑒(𝑝) 𝑇𝑖𝑝
Trong đó:
𝐾𝑃 𝐾𝐷
𝑇𝑖 = , 𝑇𝐷 = ,
𝐾𝐼 𝐾𝑃

Trong đó:
Kc là hệ số khuếch đại
Ti :thời gian tích phân
Từ hàm truyền đạt trên miền ảnh laplace ta chuyến sang miền ảnh Z. Theo tustin
thì:
2 𝑍−1
𝑝= ( ) với T là chu kì trích mẫu
𝑇 𝑍+1
Ta thay vào biểu thức 𝑊𝑃𝐼 ta được biểu thức:
𝑘𝑐 . 𝑇(𝑧 + 1) 𝑢(𝑧)
𝑊𝑃𝐼 (𝑧) = 𝑘𝑐 + =
2. 𝑇𝑖 . (𝑧 − 1) 𝑒(𝑧)

4.1.4.2 Hai phương pháp xác định tham số PID của Ziegler-Nichols
+ Phương pháp 1:
Sử dụng dạng mô hình xấp xỉ quán tính bậc nhất có trễ của đối tượng điều khiển:
𝑘. 𝑒 −𝐿𝑠
𝑆(𝑆) =
1 + 𝑇𝑠

+ Phương pháp 2:
Không dùng đến mô hình toán học của đối tượng,nhưng chỉ áp dụng cho 1 lớp các
đối tượng nhất định
Nhận xét:
Do hàm truyền đối tượng là động cơ bơm là khâu quán tính bậc nhất có trễ:
𝑘. 𝑒 −𝑇1 𝑝
𝑊(𝑝) =
1 + 𝑇2𝑝

Nên ta sẽ chọn phương pháp 1 để tìm tham số PID cho hệ thống.


Các tham số của bộ điểu khiển thực dụng sẽ được chỉnh định theo luật tương ứng
tóm tắt bảng dưới đây:
Luật điều khiển Kc Ti Td
𝑇2
P -- --
𝑘. 𝑇1
0.9𝑇2
PI 3,3T1
𝑘. 𝑇1
1.2𝑇2
PID 2 T1 0,5 T1
𝑘𝑇1
5 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TIA PORTAL
5.1 Tổ ng quan
Phần mềm TIA Portal cung cấp một môi trường thân thiện cho chúng ta nhằm phát
triển, chỉnh sửa và giám sát mạng logic được yêu cầu để điều khiển ứng dụng, bao gồm các
công cụ dành cho quản lý và cấu hình tất cả các thiết bị trong dự án, như các thiết bị PLC
hay HMI.
TIA Portal cung cấp hai ngôn ngữ lập trình (LAD và FBD) để thuận tiện và có hiệu
quả trong việc phát triển chương trình điều khiển đối với ứng dụng, và còn cung cấp các
công cụ để tạo ra và cấu hình các thiết bị HMI trong đề án.
Để cài đặt TIA Portal, cần đưa đĩa CD vào trong ổ CD-ROM của máy tính.
Trình cài đặt sẽ khởi động một cách tự động và nhắc trong suốt quá trình cài đặt.
Cấu hình thiết bị:
Chúng ta tạo ra cấu hình thiết bị cho PLC bằng cách thêm một CPU và các Module
bổ sung vào đề án.

Figure 27 Kết cấu làm việc vói TIA PORTAL


(1) Module truyền thông (CM): Tối đa là 3, được chèn vào các khe số 101, 102
và 103.
(2) CPU: Khe số 1.
(3) Cổng Ethernet của CPU.
(4) Bảng tín hiệu (SB): Tối đa là 1, được chèn vào CPU.
(5) Module tín hiệu (SM) dành cho I/O tương tự hay số: Tối đa là 8, được chèn
vào trong các khe từ 2 đến 9.
5.2 Cách ta ̣o project
Bước 1: Từ màn hình desktop nhấp đúp chọn biểu tượng Tia Portal V14

Bước 2: Click chuột vào Create new project để tạo dự án.

Bước 3: Nhập tên dự án vào Project name sau đó nhấn Create.

Bước 4: Chọn configure a device.


Bước 5: Chọn add new device

Bước 6: Chọn loại CPU PLC sau đó chọn add

Bước 7: Project mới được hiện ra


 Thêm Module vào project
Bước 1: Click chuột loại Module cần thêm

Bước 2: Chọn Module cần thêm

Lúc này trên giao diện sẽ hiện ra các khung màu xanh. Đây là vị trí để đặt Module
cần thêm.
Bước 3: Kéo thả Module vào khung xanh hoặc nhấp đúp chuột vào Module. Module
được thêm vào
 Xóa Module
Click chuột phải vào Module cần xóa và chọn Delete

5.3 Tag của PLC


5.4 Làm việc với một trạm PLC
5.4.1 Quy định địa chỉ IP cho Module PLC
IP TOOL có thể thay đổi IP address của PLC S7-1200 bằng 1 trong 2 cách.
Phương pháp thích hợp được tự động xác định bởi trạng thái của địa chỉ IP đó
Gán một địa chỉ IP ban đầu: Nếu PLC S7-1200 không có địa chỉ IP, IP TOOL sử
dụng các chức năng thiết lập chính để cấp phát một địa chỉ IP ban đầu cho PLC S7-1200.
Thay đổi địa chỉ IP: nếu địa chỉ IP đã tồn tại, công cụ IP TOOL sẽ sửa đổi cấu hình
phần cứng (HW config) của PLC S7-1200.
5.4.2 Đổ chương trình xuống CPU
Đổ từ màn hình soạn thảo chương trin
̀ h bằng cách kích vào biểu tượng Download
trên thanh công cụ của màn hình.

Chọn cấu hình “Type of the PG/PC interface” và “PG/PC interface” như hình dưới
sau đó nhấn chọn Load.
Chọn Start all như hiǹ h vẽ và nhấn Finish

5.4.3 Giám sát và thực hiện chương trình


Để giám sát chương trình trên màn hình soạn thảo kích chọn Monitor trên thanh công
cụ.
Hình
Hoặc cách 2 làm như hình dưới
hình
Sau khi chọn monitor chương trin
̀ h soạn thảo xuất hiện như sau:
hình
5.4.4 Giới thiệu về Tag
Đối với những người dùng sử dụng PLC S7 – 200/300/400 với các phần mềm Step
7 Microwin, Step 7 Manager sẽ quen gọi những tên gợi nhớ cho những vùng nhớ hay các
block là Symboy thì trên Tia Portal những vùng nhớ, tên gợi nhớ gọi là Tag.
“PLC Tag” là tên tượng trưng, gợi nhớ cho I/O và địa chỉ. Tia Portal đã cho phép
người dùng truy suất với Tag. Điều này có nghĩa là khi có một lỗi nào đó trong chương
trình, I/O hoặc vùng nhớ nào đó bị hư thì chỉ cẩn thay đổi I/O hoặc vùng nhớ khác trong
Tag table.
5.4.5 Hướng dẫn tạo PLC Tag
Bước 1: Tạo một bảng Tag table để quản lý Tag:
Project tree  Device  CPU…  PLC Tags  Add new tag table.
Bước 2: Đổi tên Tag table để dễ quản lý những Tag trong đó và khai báo Tag cũng
như kiểu dữ liệu được sử dụng tương ứng.

- Name : chỉ được khai báo và sử dụng một lần trong CPU.
- Data type : kiểu dữ liệu chỉ định cho các tag.
- Address : địa chỉ của tag.
- Retain : khai báo của tag sẽ được lưu trữ lại.
- Comment : comment miêu tả của tag.
5.5 Kĩ thuật lập trình
5.5.1 Vòng quét chương trình
PLC thực hiện chương trình theo chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét.
Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ các cổng vào số tới vùng bộ
đệm ảo I, tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình. Trong từng vòng quét chương trình
được thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc của khối OB1. Sau giai đoạn thực hiện
chương trình là giai đoạn chuyển các nội dụng của bộ đệm ảo Q tới các cổng ra số. Vòng
quét kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nội bộ và kiểm tra lỗi [1].
Chú ý rằng bộ đệm I và Q không liên quan tới các cổng vào / ra tương tự nên các
lệnh truy nhập cổng tương tự được thực hiện trực tiếp với cổng vật lý chứ không thông qua
bộ đệm.

Figure 28 Cấu trúc lập trình

Tạo ra các khối mã trong TIA Portal


- Sử dụng hộp thoại “Add new block” ở dưới mục “Program blocks” trong điều
hướng chương trình để tạo ra các OB, FB, FC và các DB toàn cục.
- Khi tạo ra khối mã, ta lựa chọn ngôn ngữ lập trình cho khối. Không lựa chọn
ngôn ngữ lập trình cho DB vì nó chỉ lưu trữ dữ liệu.
Figure 29 Tạo khối mã trong Tia Portal

5.5.2 Khối Tổ Chức Ob – Oganization Blocks


Organization blocks (OBs): Là giao diện giữa hoạt động hệ thống và chương trình
người dùng. Chúng được gọi ra bởi hệ thống hoạt động, và điều khiển theo quá trình:
- Xử lý chương trình theo quá trình.
- Báo động – kiểm soát xử lý chương trình.
- Xử lý lỗi.
- Sử dụng hộp thoại “Add new block” để tạo ra các OB mới trong chương trình.

Figure 30 Chèn các OB vào chương trình


Startup OB, Cycle OB, Timing Error OB và Diagnosis OB: Có thể chèn và lập trình
các khối này trong các project. Không cần phải gán các thông số cho chúng và cũng không
cần gọi chúng trong chương trình chính.
Process Alarm OB và Time Interrupt OB: Các khối OB này phải được tham số hóa
khi đưa vào chương trình. Ngoài ra, quá trình báo động OB có thể được gán cho một sự
kiện tại thời gian thực hiện bằng cách sử dụng các lệnh ATTACH, hoặc tách biệt với lệnh
DETACH.
Time Delay Interrupt OB: OB ngắt thời gian trễ có thể được đưa vào dự án và lập
trình. Ngoài ra, chúng phải được gọi trong chương trình với lệnh SRT_DINT, tham số là
không cần thiết.
Start Information: Khi một số OB được bắt đầu, hệ điều hành đọc ra thông tin được
thẩm định trong chương trình, điều này rất hữu ích cho việc chẩn đoán lỗi, cho dù thông tin
được đọc ra được cung cấp trong các mô tả của các khối OB.
5.5.3 Hàm chức năng – FUNCTION
Functions (FCs) là các khối mã không cần bộ nhớ. Dữ liệu của các biến tạm thời bị
mất sau khi FC được xử lý. Các khối dữ liệu toàn cầu có thể được sử dụng để lưu trữ dữ
liệu FC.
Functions có thể được sử dụng với mục đích:
- Trả lại giá trị cho hàm chức năng được gọi.
- Thực hiện công nghệ chức năng, ví dụ: Điều khiển riêng với các hoạt động
nhị phân.
Ngoài ra, FC có thể được gọi nhiều lần tại các thời điểm khác nhau trong một chương
trình. Điều này tạo điều kiện cho lập trình chức năng lập đi lặp lại phức tạp.
FB (function block): Đối với mỗi lần gọi, FB cần một khu vực nhớ. Khi một FB
đươ ̣c gọi, một Data Block (DB) được gán với instance DB. Dữ liệu trong Instance DB sau
đó truy cập vào các biến của FB. Các khu vực bộ nhớ khác nhau đã được gán cho một FB
nếu nó được gọi ra nhiều lần.
DB (data block): DB thường để cung cấp bộ nhớ cho các biến dữ liệu . Có hai loại của
khối dữ liệu DB: Global DBs nơi mà tất cả các OB, FB và FC có thể đọc được dữ liệu lưu
trữ, hoặc có thể tự mình ghi dữ liệu vào DB, và instance DB được gán cho một FB nhất
định.
6 CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MÔ HÌNH
6.1 Mô hình hệ thống
Bước 1: Xây dựng mô hình 3D trên phần mềm Autocad để xác định kích thước, vị
trí thiết bị
Bước 2: Mua vật tư dựa vào kích thước trên phần mềm: thùng xốp, sắt V, bơm, ống
nước PVC,…
Bước 3: Tiến hành làm khung chứa thùng xốp
Bước 4: Bỏ thùng xốp vào khung và lắp các thanh gỗ để đặt bơm
Bước 5: Xác định vị trí bơm và cố định bơm
Bước 6: Lắp đặt đường ống hút và xả nước
Bước 7: Hoàn thiện mô hình, lên danh sách thiết bị và tiến hành lắp tủ điện
Figure 31 Thiết kế mô hình 3D
Figure 32 Mô hình hệ thống thực tế
6.2 Lựa chọn thiết bị
6.2.1 PLC S7-1200 CPU 1212 (DC/DC/DC)
Với đề tài được giao, chúng em lựa chọn PLC S7-1200 CPU 1212 DC/DC/DC, vì
đây là loại CPU có đầy đủ chức năng để thực hiện bài toán: kết nối đầu vào là tín hiệu
analog, biến tần, số ngõ vào/ra nhiều, có tích hợp bộ điều khiển PID,… và hơn hết là phù
hợp với điều kiện sinh viên chúng em.

Figure 33 CPU 1212C DC/DC/DC 6ES7212-1AE31-0XB0


Figure 34 Sơ đồ kết nối
Table 6 Vị trí chân kết nối của CPU

Thông số kĩ thuật
Category PLC controller
Interfaces -
Counter 3 (100kHz) + 1 (30kHz)
No. of analogue inputs 2
No. of digital inputs (max.) 8
No. of inputs (max.) 1
No. of outputs (max.) 6
No. of relay outputs (max.) 6
Supported protocols TCP / IP, ISO-on-TCP, USS drive protocol,
Modbus Master/Slave
Min. operating voltage 20.4 VDC
Clock Summer/winter changeover
Operating voltage 20.4 – 28.8 VDC
Max. operating voltage 28.8 VDC
Operating voltage 24 VDC
Height 100 mm
Width 90 mm
Program memory 1 MB
IP rating IP65 (on front)/IP20 (on back)
Data storage 25 kB
No. of extension modules Max 1 Signalboard, 2 Signal Module, 3
Communications Module
Type CPU 1212C DC/DC/DC
Manufacturer part # 6ES7212-1AE31-0XB0
Display No
T 75 mm
Analogue inputs 2 AE of 0 – 10 VDC
Digital outputs 6 (24 V/DC)
Digital inputs 8-24 V/DC
Operating voltage 20.4 – 28.8 VDC

6.2.2 Biến tần Mitsubishi FR-D700


6.2.2.1 Thông số kỹ thuật
- Dải công suất: 0.1 – 15 Kw
- Tần số ngõ ra: 0.2 đến 400 Hz
- Khả năng chịu quá tải: 150% trong 60s, 200% trong 0.5s
- Ngõ vào analog: 2 cổng
- Tín hiệu ngõ vào analog: 0 – 10V, 0 – 5V, 4 – 20mA
- Ngõ vào digital: 5 cổng
- Tín hiệu ngõ vào digital: 24 VDC, điều khiển Run/Stop, Forward/Reverse,
Multi Speed
- Ngõ ra digital: 5 cổng. Báo trạng thái hoạt động của biến tần, báo lỗi, có thể
cài đặt các cổng theo từng ứng dụng cụ thể
- Chế độ điều khiển: Forward/Reverse, Multi Speed, PID control, truyền thông
- Chức năng bảo vệ động cơ khi quá tải, ngắn mạch khi đang hoạt động
- Có chân kết nối điện trở thắng cho ứng dụng cần dừng nhanh
- Có thể gắn thêm card mở rộng I/O, card truyền thông
- Tích hợp thêm cổng kết nối màn hình rời
- Sai số tần số ngõ ra: +-5%
- Cấp độ bảo vệ: IP20
6.2.2.2 Chức năng cơ bản
Khả năng làm việc an toàn và đơn giản, FR-D700 là dòng biến tần mới với thiết kế
nhỏ gọn và có nhiều cải tiến về chức năng làm việc.
Cải thiện nhiều chức năng, tích hợp Digital Dial với đèn LED hiển thị, hiệu suất thi
hành lệnh tăng-giảm tốc độ được cải thiện như việc tích hợp chức năng dừng khẩn cấp.
FR-D700 đặc biệt thuận tiện cho việc lắp đặt cũng như thân thiện với người sử dụng.
Ứng dụng sản phẩm: cấp liệu, băng tải, dụng cụ gia công cơ khí-cắt gọt, cửa và cổng tự
động.
An toàn với khả năng tự tìm lỗi: biến tần có bộ kiểm tra hoạt động với chức năng
đảm bảo an toàn khi làm việc. Ví dụ: nếu tốc độ quay của quạt giảm 50% thì nó sẽ nhanh
chóng báo động. Bộ giám sát chương trình bên trong đo sự già hoá của tụ điện và bộ đếm
giờ vận hành làm cho người vận hành có thời gian lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy.
Chức năng bảo vệ và quá tải với hệ thống kiểm tra sự cố phase cho cả đầu vào và ra đảm
bảo hoạt động không xảy ra hỏng hóc.
Tăng khả năng tiết kiệm điện: FR-D700 với chức năng OEC giúp sự tiêu hao năng
lượng, công suất của động cơ trở nên tối ưu hơn. Kết quả là làm giảm đi nhu cầu năng lượng
hơn so với các biến tần bình thường.
6.2.2.3 Đấu nối thiết bị

 Cấp nguồn cung cấp vào các chân R/L1, S/L2, T/L3.

Figure 35 Đấu nối động lực biến tần


 Kết nối động cơ vào các chân U, V, W

 Không được phép đấu ngược lại vì sẽ làm hư biến tần.


Figure 36 Sơ đồ đấu nối biến tần Mitshubishi D700
Ký hiệu Tên Mô tả

Ngõ vào Nối đến nguồn cung cấp.Khi sử dụng


R,S,T(L1,L
cung cấp nguồn AC một pha, nối vào R(L1) và
2,L3)
nguồn AC S(L2).Khi sử dụng bộ biến đổi hệ số công
suất cao (FR-HC) hoặc (FR-CV) thì không
cần nối đến bất kì đường nào.
Ngõ ra của
U, V, W Nối đến động cơ 3 pha rotor lồng sóc.
inverter
Kết nối điện Hai ngõ này được sử dụng để kết nối đến
P,PR(+,P)
trở hãm điện trở hãm.
Mạch
động lực Kết nối đến Hai ngõ này được kết nối đến bộ phận hãm
P, N (+ -) bộ phận và bộ biến đổi hệ số công suất lớn (FR-
hãm HC).

Nhân tố cải
Không kết nối tắt giữa P(+) và Pl, nối cuộn
P,P1(+,P1) thiện hệ số
dây DC cải thiện hệ số công suất vào.
công suất

Đất
Chân nối đất inverter. Phải luôn nối đất cho
(Ground,
inverter.
Earth)

Khởi động
Khởi động động cơ quay thuận khi ngõ ra
STF động cơ
STF-SD là ON.
quay thuận
Khởi động
Khởi động động cơ quay ngược khi ngõ ra
STR động cơ
STR-SD là ON.
Mạch quay ngược
điều RH, RM, Chọn lựa đa Chọn lựa nhiều tốc độ khi các ngõ RH,
khiển RL tốc độ RM, RL với SD.
(tín hệu Khi nối tắt hai cực MRS và SD trong
vào) khoảng 20ms thì sẽ ngắt tín hiệu ra của
MRS Dừng ngõ ra inverter.Tín hiệu này được dùng để ngắt
ngõ ra của inverter khi dừng động cơ bằng
hãm từ.
Xóa trạng thái đang hoạt động khi cho
RES Reset
mạch hoạt động bảo vệ. Nối tắt 2 cực RES-
SD trong 0.1s (hoặc hơn) sau đó hở mạch.
Hệ số đặt phải luôn reset.

Nối với các tiếp điểm vào và đồng hồ hiển


Tiếp điểm
SD thị. Tiếp điểm ra có điện áp ra 24V DC và
vào chung
dòng 0,1A.

Chân chung
Khi nối với một ngõ ra của transistor (ngõ
các
PC ra cực thu hở), như là PLC. Dùng nguồn
transistor
vào khoảng 24 V DC, 0.1 A.
bên ngoài.
Nguồn cung
cấp để định
10 5V DC. Dòng tải 10mA.
tần số
nguồn
Khi ngõ vào từ 0-5V DC (hoặc từ 0-10V
DC), tần số ra lớn nhất đạt được tại 5V
Định tần số (hoặc 10V).Ngõ vào và ngõ ra có quan hệ
2
(dòng điện) tỉ lệ. Có thể thay đổi mức điện áp 5V hay
10V bằng cách sử dụng Pr.73. Điện trở vào
là 10KΩ. Điện áp vào có thể chịu đến 20V.

Tín hiệu vào từ 4-20mA DC.Tần số ra lớn


nhất tại 20mA. Bộ inverter được điều chỉnh
Thiết lập tần
để tại 4mA cho ra tần số là 0Hz và 20mA
4 số (dòng
cho tần sổ là 60Hz. Dòng tối đa có thể có
điện)
thể chịu được là 30mA.Điện trở vào
khoảng 250Ω.

Ngõ vào Chân chung cho tín hiệu điều chỉnh tần số
5 chung để (chân 1,2 hoặc 4). Không được nối đất
định tần số. chân này.

Tiếp điểm báo mạch bảo vệ của inverter đã


Tín hiệu
hoạt động và ngõ ra đã dừng. 200V AC
A, B, C báo động
0.3A hoặc 30V DC 0.3A. Khi báo động thì
ngõ ra
nối mạch giữa A-C và hở mạch giữa B-C.
Ngõ ra là mức thấp L khi tần số ra của
Inverter inverter luôn hơn tần số bên ngoài. Ngõ ra
RUN đang hoạt là mức cao H khi dừng inverter hoặc trong
động suốt quá trình hãm DC.Tải có thể cho phép
chịu được là 24V DC 0.1A.

Ngõ ra ở mức L khi tần số ra cao hơn tần


số định trước. Ngõ ra ở mức H khi tần số ra
FU Dò tần số
thấp hơn tần số định trước. Tải có thể chịu
được là 24V DC 0.1 A.

Ngõ ra
SE chung cực Đây là ngõ ra cho các chân RUN và FU.
thu hở

Chọn một tần số từ ngõ ra và tần số ngõ ra


Dùng cho
là tuyến tính.Điện áp ra là dạng xung, vì
FM đồng hồ
thể có thể kết nối một đồng hồ hiển thị số.
hiển thị
Đặc điểm xung: 1440xung/giây tại 60Hz.

Giao Giao tiếp RS-485 có thể được thực hiện khi


Đầu nối PU
tiếp sử dụng đầu nối PU

6.2.2.4 Nguyên lý hoạt động


Tín hiệu vào là điện áp xoay chiều một pha hoặc ba pha. Bộ chỉnh lưu có nhiệm vụ
biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều.
Bộ lọc có nhiệm vụ san phẳng điện áp một chiều sau chỉnh lưu.
Nghịch lưu có nhiệm vụ biến đổi điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều có tần
số có thể thay đổi được. Điện áp một chiều được biến thành điện áp xoay chiều nhờ việc
điều khiển mở hoặc khóa các van công suất theo một quy luật nhất định.
Bộ điều khiển có nhiệm vụ tạo tín hiệu điều khiển theo một luật điều khiển nào đó
đưa đến các van công suất trong bộ nghịch lưu. Ngoài ra nó còn có chức năng sau:

 Theo dõi sự cố lúc vận hành.

 Xử lý thông tin từ người sử dụng.


 Xác định thời gian tăng tốc, giảm tốc hay hãm.

 Xác định đặc tính - momen tốc độ.

 Xử lý thông tin từ các mạch thu thập dữ liệu.

 Kết nối với máy tính.

Mạch kích là bộ phận tạo tín hiệu phù hợp để điều khiển trực tiếp các van công suất
trong mạch nghịch lưu.Mạch cách ly có nhiệm vụ cách ly giữa mạch công suất với mạch
điều khiển để bảo vệ mạch điều khiển.
Màn hình hiển thị và điều khiển có nhiệm vụ hiển thị thông tin hệ thống như tần số,
dòng điện, điện áp... và để người sử dụng có thể đặt lại thông số cho hệ thống.
Các mạch thu thập tín hiệu như dòng điện, điện áp nhiệt độ... biến đổi chúng thành
tín hiệu thích hợp để mạch điều khiển có thể xử lý được. Ngoài ra còn có các mạch làm
nhiệm vụ bảo vệ khác như bảo vệ chống quá áp hay thấp áp đầu vào...Các mạch điều khiển,
thu thập tín hiệu đều cần cấp nguồn, các nguồn này thường là nguồn điện một chiều 5, 12,
15VDC yêu cầu điện áp cấp phải ổn định. Bộ nguồn có nhiệm vụ tạo ra nguồn điện thích
hợp đó.
6.2.2.5 Chức năng các phím

Phím Chức năng


Dùng để thay đổi tần số và tham số cài đặt.

Khởi động động cơ.

Chức năng ngừng: Nhấn phím này để ngừng motor và cùng lúc
màn hình sẽ nháy sáng lệnh điều khiển.
Chức năng reset: Khi có lỗi xảy ra nhấn phím STOP để khởi động
lại inverter và lưu báo lỗi vào bộ nhớ.

Dùng để thay đổi chức năng cài đặt.

Ghi lại một giá trị được thiết lập ở chế độ cài đặt.
Thay đổi chế độ PU hoặc chế độ tín hiệu bên ngoài.

6.2.3 Angten ANT794 – 4MR

Figure 37 Angten ANT794 – 4MR


Tổ ng quan
 Ăng ten đa hướng để sử dụng trong mạng GSM / GPRS / UMTS / LTE
 Ăng ten từ xa cho trong nhà / ngoài trời
 Hoàn chỉnh với cáp và khung lắp để kết nối trực tiếp với các modem SINAUT
GPRS
Lợi ích
 Thiết kế chống thấm cho phép lắp đặt bên ngoài tòa nhà để cải thiện độ bền

Ứng dụng
 Để sử dụng trong mạng GSM / GPRS / UMTS / LTE
 Đối với trong nhà / ngoài trời (độ bảo vệ IP65)
 Nhiệt độ hoạt động -40 ° C đến 70 ° C
Thiết kế
 Radiator chứa trong một ống nhựa để bảo vệ
 Cáp RF với kết nối cố định đến ăng-ten
Thông số kĩ thuật
Tên sản phẩm Ăng-ten ANT794-4MR
Thích hợp Cho các ứng dụng trong nhà và ngoài trời
Tần số không dây:
Loại mạng di động được hỗ trợ GSM, UMTS, LTE
Tần số hoạt động 800 MHz, 850 MHz, 900 MHz, 1800 MHz,
1900 MHz, 2600 MHz
Dữ liệu điện:
Trở kháng 50Ω
Ăng – ten 0DB
Loại kết nối điện Kết nối SMA
Công suất phát tối đa 20W
Dữ liệu cơ học:
Vật chất:
Vỏ bên ngoài PVC cứng, chống tia cực tím
Điều kiện môi trường cho phép
Nhiệt độ môi trường xung quanh
Trong quá trình hoạt động -40…+70oC
Lớp bảo vệ IP IP65

Thiết kế, kích thước và trọng lượng:


Chiều rộng 25 mm
Chiều cao 193 mm
Độ sâu 25 mm
Đường kính 25 mm
Khối lượng 310 g
Loại lắp Khung góc và các bộ phận lắp
Dây của cáp ăng ten 5m
Figure 38 Mặt cắt bên trong Ăng-ten ANT794-4MR
6.2.4 Bơm 1 pha

Figure 39 Bơm 1 pha


Thông số kĩ thuật
Model 1DK-15
Điện áp 220V
Công suất 370W
Tần số 50 Hz
Tốc độ vòng quay 2900 v/phút
Chiều cao đẩy tối đa 15 m
Chiều cao đẩy định mức 10 m
Lưu lượng tối đa 6.5 m3/h
Lưu lượng định mức 1.5 m3/h
Chiều cao hút tối đa 8m
Chiều cao hút định mức 6m

6.2.5 Cảm biến áp suất nước

Figure 40 Cảm biến áp suất

Thông số kĩ thuật
Hãng SMC
Model ISE40-01-22L
Dãi áp suất -0.100 – 1.00 MPa
Số dây: 5
Brown (+) DC12-24V
Black (OUT1) NPN 80mA
White (OUT2) NPN 80 mA
Gray Analog Out
Blue (-) 0V

6.2.6 Khởi động từ Fuji SC-03

Thông số kĩ thuật
HP CB Fuse
Điện áp (AC) 1PH 3PH SCCR Max.Rating Max.Rating
110-120 1/3 1
200 - 2 25kA 30A SCCR 5kA
220-240 1 2 K5.RK5
440-480 - 5 10kA 30A 20A
550-600 - 5 5kA 15A

6.2.7 Nguồn DC

Figure 41 Nguồn 24 VDC Omron S8VS-03024


Thông số kĩ thuật
Ngõ vào điện áp 220 VAC
Ngõ ra điện áp 24 VDC
Dòng điện 1.3 A
6.2.8 MCCB 3P

Figure 42 MCCB 3 pha


6.3 Thiết kế và lắp đặt tủ điện
Bước 1: Thiết kế tủ điện trên phần mềm Autocad để xác định kích thước tủ và bố trí
thiết bị
Bước 2: Mua vỏ tủ và các thiết bị
Bước 3: Lắp thiết bị lên tủ
Bước 4: Đi dây trong tủ điện
Bước 5: Kiểm tra và test hệ thống
Bước 6: Gắn tủ lên mô hình và lắp cảm biến lên mô hình

Figure 43 Bản vẽ bên trong tủ


Figure 44 Mặt trước và mặt bên tủ
Tủ điện sau khi hoàn thành:
6.4 Lưu đồ giải thuật

START

You might also like