You are on page 1of 31

CHỦ ĐỀ 6: CÁC HÌNH THỨC VẬN ĐỘNG CỦA TẾ BÀO VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

CỦA CHÚNG
I. SỰ VẬN ĐỘNG NỘI TẠI
1. Sự vận động của bào tương
Trong nguyên sinh chất có nhiều chất keo, đặc biệt là protein và phospholipid, có tính hấp thụ
mạnh, có nhiều vật thể trong nguyên sinh chất ngăn cản sự tiếp xúc và tụ tập của các hạt nhũ
tương, vì vậy các vật thể phân tán và lơ lửng trong nguyên sinh chất. Dung dịch keo trong điều
kiện bình thường các hạt keo không bị lắng xuống khi dung dịch để yên, vì các hạt keo có mang
điện tích cùng dấu nên chúng đẩy nhau và phân tán trong nước, tạo trạng thái keo lỏng (sol).

Ở phần nội sinh chất của bào tương có sự tuần hoàn liên tục tạo thành dòng nội chất. Dòng
nội chất chuyển động sát lớp ngoại sinh chất, có thể quan sát được dễ dàng ở Amib, một số tế
bào sợi nuôi cấy và tế bào thực vật có lục lạp.

Dòng nội chất thường đi theo một hướng nhất định với tốc độ chuyển động khác nhau tùy
theo mỗi loài sinh vật. Các yếu tố vật lý, hóa học, nhiệt độ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự
chuyển động của dòng nội chất.

Người ta nhận thấy dòng nội chất có tốc độ lớn khi có hiện tượng thẩm thấu qua màng. Ở các
tế bào non, sự chuyển động của dòng nội chất rất chậm, khi tế bào trưởng thành thì tốc độ của
dòng tăng lên và giữ một vị trí tương đối hằng định trong suốt một thời gian dài, đến khi tế bào
già thì tốc độ chậm lại và hầu như bất động.

 Tính chất chuyển hóa Sol ↔ Gel: Dung dịch keo tồn tại ở trạng thái lỏng (Sol) khi đó
các hạt chất keo phân tán trong dung môi nước. Dưới tác dụng của những yếu tố lý hóa nhất
định, trạng thái lỏng (Sol) có thể chuyển sang một trạng thái đặc hơn, tương đối rắn và co giãn
(Gel) do hệ thống sợi actin áp sát màng sinh chất tạo thành mạng lưới.

Dòng tế bào chất trong tế bào thực vật xảy ra theo hướng tương tác của actin-myosin và sự
chuyển đổi sol↔gel dẫn đến kết quả là dòng tế bào chất chuyển động quanh tế bào.

Các thể hạt và các bào quan trong bào tương cũng có sự vận động. Một số sẽ vận động theo
dòng nội chất, một số vận động theo khả năng chuyển động của riêng mình. Các hạt thường có
chuyển động Brown (do sự va chạm của các phân tử dung môi với các hạt keo và giữa các hạt
keo với nhau gây ra). Ty thể có khả năng tự xoay quanh mình dưới tác động của ánh sáng, do đó
vị trí của lục lạp trong tế bào thực vật phụ thuộc vào cường độ ánh sáng. Các ống vi thể cũng
thấy quay liên tục trong bào tương.

Các protein động cơ gắn với ống vi thể hoặc vi sợi của bộ xương tế bào, sử dụng năng lượng
từ các chu kỳ thủy phân ATP và di chuyển đều đều dọc theo sợi. Hàng chục loại protein vận động
cùng tồn tại trong mỗi tế bào sinh vật nhân thực, khác nhau ở các loại sợi gắn kết, hướng di
chuyển dọc theo sợi và loại hàng hóa chuyên chở.
Sự vận động của bào tương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tế bào, nhờ đó các sản
phẩm trao đổi chất và chuyển hóa trong tế bào được phân phối đến nơi cần thiết trong tế bào. Sự
vận động của ty thể cùng với dòng nội chất cũng tạo thuận lợi cho việc phân phát năng lượng
trong tế bào.

2. Sự vận động của nhân


Nhân có vận động tự xoay xung quanh từng thời kỳ ngắn hay liên tục, nhờ đó bề mặt nhân có
thể tiếp xúc đầy đủ với các thành phần khác trong bào tương. Ở một số loài nấm, nhân có thể di
động trong bào tương và đôi khi di chuyển ngược chiều của dòng nội chất. Hạch nhân cũng có sự
chuyển động tùy từng giai đoạn, thường di động về phía màng nhân và áp sát vào mặt trong
màng nhân. Khi ấy, người ta thấy bên ngoài bào tương các ty thể cũng thường được tập trung đến
đón hạch nhân. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại theo chu kỳ, có thể liên quan đến quá trình
trao đổi chất.

II. VỊ TRÍ, CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PROTEIN ĐỘNG CƠ
Protein động cơ (motor protein) còn gọi là protein vận động thuộc bộ xương tế bào, hiện diện
trong cấu tạo lông hoặc roi, ở tế bào cơ và cả trên DNA (DNA motor protein).
Các protein động cơ gắn với một sợi ống vi thể hay vi sợi phân cực của bộ xương tế bào, sử
dụng năng lượng từ sự thủy phân ATP và di chuyển dọc theo sợi. Tế bào sinh vật nhân thực có
hàng chục loại protein động cơ cùng tồn tại. Chúng có thể gắn kết với vi sợi actin hoặc ống vi
thể, khác nhau ở hướng di chuyển dọc theo sợi và loại hàng hóa cần vận chuyển. Nhiều protein
động cơ vận chuyển các bào quan có màng như ty thể, chồng Golgi hay túi tiết đến nơi tế bào
cần. Một số protein động cơ khác làm cho các sợi của bộ xương tế bào căng ra hay trượt lên
nhau, tạo ra một lực làm cơ co, các lông mao chuyển động (đập) và có vai trò trong sự phân chia
tế bào.
Protein động cơ phụ trách các chuyển động lớn trong tế bào như kéo nhiễm sắc thể về cực tế
bào, vận chuyển bào quan trên hệ thống ống vi thể trong tế bào và dịch chuyển các enzyme dọc
theo sợi DNA trong quá trình tổng hợp DNA mới. Các protein động cơ này cũng sinh ra các lực
để co cơ và giúp tế bào di chuyển. Protein động cơ thuộc bộ xương tế bào có ba nhóm gồm
myosin, kinesin, dynein.
1. Protein động cơ myosin trên sợi actin
1.1 Cấu trúc myosin
Tế bào eukaryote có ít nhất 37 loại myosin khác nhau. So sánh cấu trúc domain chuỗi nặng
của một số myosin ghi nhận tất cả vùng vận động (motor domain) đều có cấu trúc giống nhau,
nhưng các đuôi tận cùng bằng đầu C thì rất đa dạng.
Nhìn chung, mỗi phân tử gồm 6 chuỗi polypetid, hai chuỗi nặng và bốn chuỗi nhẹ. Hai chuỗi
nặng xoắn với nhau tạo ra dây xoắn kép. Ở mỗi đầu dây, mỗi chuỗi nặng gấp lại thành một khối
hình cầu được gọi là đầu myosin. Như vậy, mỗi dãy xoắn kép của phân tử myosin có hai đầu
nằm cạnh nhau. Phần kéo dài của dây xoắn kép gọi là đuôi myosin. Bốn chuỗi nhẹ nằm ở phần
đầu myosin, mỗi đầu có hai chuỗi.
Myosin I, IX, XIV thì có dạng monomer với một vùng vận động.
Myosin VI có cấu trúc tương tự với các loại myosin khác nhưng lại chỉ di chuyển về phía đầu
trừ của sợi actin, trong khi các myosin còn lại đều di chuyển về đầu cộng với tốc độ khác nhau.
Sự di chuyển ngược chiều này có thể là do một đoạn protein nhỏ chèn vào vùng domain vận
động.
Phần đuôi của myosin và của các protein động cơ khác rất đa dạng. Điều này cho phép các
protein động cơ gắn kết với các tiểu phần khác và tương tác với nhiều loại hàng hóa được vận
chuyển. Myosin VIII, XI chỉ tìm thấy ở thực vật và myosin IX được phát hiện ở động vật có
xương sống.
Myosin II cấu tạo bởi hai chuỗi nặng và hai đôi chuỗi nhẹ. Mỗi chuỗi nặng có một domain
hình cầu ở đầu N chứa 2000 amino acid.
Các sợi myosin II ở bào tương của các tế bào (không phải tế bào cơ) có cấu trúc tương tự
myosin II ở tế bào cơ, nhưng kích thước nhỏ hơn. Myosin II của cơ tim và cơ trơn cũng có cấu
trúc tương tự như phân tử myosin II của cơ vân, nhưng được mã hóa bởi các gen khác nhau.

Hình 6.1. Cấu tạo của myosin II

(B. Alberts và cs., Molecular biology of the cell, 6th ed.)

Phần đầu sợi dày myosin VI có khả năng gắn kết, thủy phân ATP và dùng năng lượng này để
di chuyển về đầu trừ sợi actin.
Khi myosin ở tế bào cơ bị phân hủy bởi enzyme chymotrypsin và papain, domain hình cầu
được giải phóng gọi là S1. Trong thí nghiệm in vitro bản thân S1 có thể tạo ra sự trượt của sợi.
Điều này chứng tỏ hoạt tính vận động được chứa đựng hoàn toàn tại đầu myosin.
1.2 Chức năng của các loại myosin
Đầu myosin hoạt động như một enzym ATPase. Nó có tác dụng phân giải ATP để cung cấp
năng lượng cho quá trình co cơ.
Những chuỗi nhẹ của phân tử myosin giúp kiểm soát chức năng của đầu myosin trong quá
trình co cơ.
Các phân tử myosin gắn kết với nhau tạo nên các sợi myosin trong cơ của động vật.
Mỗi loại myosin có những chức năng cụ thể khác nhau:
 Myosin I tham gia cấu tạo bên trong tế bào, gắn với các cấu trúc giàu actin ở bộ xương tế
bào. Myosin I chứa một vị trí gắn kết với actin hoặc với màng tại phần đuôi.
 Myosin II có chức năng trong hoạt động co duỗi cơ, trong sự phân bào và vận động của tế
bào.
 Myosin V có chức năng vận chuyển các bóng màng và bào quan.
 Chức năng của các loại myosin còn lại vẫn đang được nghiên cứu.
2. Protein động cơ Kinesin trên ống vi thể
2.1 Cấu trúc Kinesin
Kinesin có cấu trúc giống myosin II. Ở người có khoảng 45 loại kinesin khác nhau.
Hầu hết các loại kinesin đều có vùng domain động cơ ở đầu tận cùng N của chuỗi nặng.
Kinesin-1 có vùng domain động cơ ở đầu tận cùng N của chuỗi nặng, vùng giữa hình thành
một dimer, vùng tận cùng C tạo thành một đuôi vận chuyển các bào quan có màng. Kinesin-3 có
cấu trúc monomer và vận chuyển các bào quan có màng dọc theo ống vi thể. Kinesin-5 có cấu
trúc tetramer, có hai dimer tạo thành đuôi. Cấu trúc lưỡng cực của tetramer Kinesin-5 có thể vận
chuyển ngược hướng với hướng di chuyển của các kinesin khác trên ống vi thể, tương tự như
hoạt động của sợi dày myosin II với sợi actin.

Hình 6.2. Kinesin và các protein liên quan đến kinesin

Sự chuyển đổi giữa tăng trưởng kéo dài và rút ngắn của ống vi thể được điều khiển bằng các
protein đặc biệt trong tế bào. Ví dụ MAP gồm XMAP215 (Xenopus microtubule- associated
protein) gắn vào làm ổn định đầu tăng trưởng của ống vi thể. Kinesin-13 có vùng domain động
cơ nằm ở giữa chuỗi nặng, mất hoạt tính vận động điển hình. Thay vào đó, kinesin-13 gắn ở cuối
ống vi thể, làm tăng tính không ổn định của ống vi thể nên còn được gọi là yếu tố giải trùng hợp
ống vi thể (catastrophe factors).

2.2 Chức năng của Kinesin


Là protein động cơ vận chuyển các bóng màng, bào quan có màng, nhiễm sắc thể di chuyển
dọc trên các ống vi thể, hướng đi chuyển từ trung tâm tế bào ra tận cùng đầu cộng của ống vi thể.
Nhiều thành phần của liên họ kinesin có vai trò đặc biệt trong sự hình thành thoi phân bào của
quá trình nguyên phân, giảm phân và phân ly nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào.
Kinesin chịu trách nhiệm cho sự vận chuyển nhanh ở sợi trục thần kinh, sự chuyển động
nhanh của ty thể, các túi tiết sơ cấp và các thành phần khác nhau của synapse trên sợi trục thần
kinh, đến những tế bào thần kinh ở xa. Sự vận động hướng ra ngoại vi tế bào (hướng về đầu
cộng) cần protein kinesin. Ngược lại, sự vận động của các bào quan và các túi tiết về trung tâm tế
bào cần hoạt động của protein động cơ hướng về đầu trừ của ống vi thể như là dynein của bào
tương.

Hình 6.3. Tác động cuả các protein gắn với các đầu của ống vi thể. (B. Alberts và cs.,
Molecular biology of the cell, 6th ed.)

3. Protein động cơ Dynein trên ống vi thể


3.1 Cấu trúc Dynein
Là protein động cơ được biết đến nhiều nhất, di chuyển về đầu trừ của ống vi thể. Tốc độ di
chuyển của dynein (14 µm/giây) nhanh hơn so với kinesin (2-3 µm/giây). Dynein có cấu trúc
gồm hai hay ba chuỗi nặng chứa domain động cơ, nhiều loại chuỗi trung gian và chuỗi nhẹ có
thể biến đổi. Phần đầu của phân tử dynein lớn hơn so với đầu của myosin và kinesin.
3.2 Phân loại Dynein
a) Dynein ở bào tương
Bảo tồn ở tế bào nhân thực, điển hình có homodimer chuỗi nặng với hai domain động cơ lớn
ở đầu. Giống với myosin II và kinesin, dynein bào tương là một phân tử có hai đầu. Dynein bào
tương có vai trò quan trọng vận chuyển các bóng màng và định vị bộ máy Golgi gần trung tâm tế
bào.
Dynein bào tương đòi hỏi sự hiện diện của nhiều protein liên kết với bào quan có màng.
Dynactin là một phức hợp lớn bao gồm các thành phần gắn kết với ống vi thể một cách lỏng lẻo,
một số thành phần khác gắn với dynein và một bộ phận tạo thành một sợi protein liên quan đến
actin (Arp 1: actin-related protein). Người ta cho rằng sợi Arp 1 tham gia điều hòa sự tiếp cận
của cả phức hợp đối với các bào quan có màng thông qua mạng lưới spectrin và ankyrin.

Hình 6.4. Mô hình sự gắn kết của dynein với bào quan có màng. (B. Alberts và cs., Molecular
biology of the cell, 5th ed.)

b) Dynein thuộc lông hay sợi trục


Gồm heterodimer, heterodimer với đầu chứa hai hay ba vùng domain động cơ, dynein của
protozoan có ba đầu, ở động vật có hai đầu, có vai trò chuyên biệt gây nên sự trượt của các ống
vi thể, là cơ chế vận động của lông và roi.
3.3 Chức năng của Dynein
Dynein được tìm thấy trong tất cả các tế bào động vật và có thể cả tế bào thực vật, thực hiện
các chức năng cần thiết cho sự sống của tế bào như vận chuyển organelle và lắp
ráp centrosome. Dynein di chuyển dần dần dọc theo vi ống; nghĩa là, một hoặc một trong các
thân của nó luôn được gắn vào vi ống để dynein có thể "đi bộ" một khoảng cách đáng kể
dọc theo một ống nhỏ mà không tách ra. Khi tế bào được điều trị với thuốc khử trùng hợp ống
vi thể (colchicines, nocodazole), mạng lưới nội chất sẽ gãy vụn ở trung tâm tế bào, bộ máy Golgi
bị phá vỡ và phân tán trong bào tương. Các thí nghiệm in vitro ghi nhận dynein di chuyển trên
ống vi thể về phía đầu trừ, vận chuyển các túi Golgi, định vị bộ máy Golgi gần trung tâm tế bào.
Dynein cũng tham gia vào sự di chuyển của nhiễm sắc thể và định vị các trục chính phân
bào để phân chia tế bào. Dynein mang các bào quan, túi tinh và có thể là các mảnh vi ống
dọc theo sợi trục thần kinh về phía cơ thể tế bào trong một quá trình gọi là vận chuyển sợi
trục ngược.
4. Cơ sở phân tử sự chuyển động của protein động cơ

Cơ chế hoạt động vận chuyển các bào quan có màng và các mRNA hoặc để thay đổi hình
dạng cấu trúc tạo ra từ các sợi của bộ xương tế bào. Cách thức protein động cơ kết hợp với sợi
chức năng của bộ xương tế bào đã tạo ra cách hoạt động của phức hợp tế bào.
Làm cách nào các protein động cơ này hoạt động hay làm cách nào tế bào sử dụng việc biến
đổi hình thể của các protein để di chuyển theo một chiều? Ví dụ, nếu một protein cần di chuyển
dọc theo một sợi hẹp như DNA sẽ tiến hành một loạt các biến đổi hình dạng, nhưng nếu không
có gì định hướng các biến đổi protein (có tính hồi chuyển) này thì protein chỉ có thể di chuyển
ngẫu nhiên lên xuống trên sợi DNA. Vì protein chuyển động theo một hướng, các luật nhiệt động
học đòi hỏi các chuyển động phải sử dụng năng lượng tự do từ một nguồn khác.
Các protein động cơ di chuyển theo một hướng nhất định dọc theo sợi polymer (cũng giống
như các phức hợp protein DNA polymerase, RNA polymerase, helicase, ribosome). Protein động
cơ có khả năng sử dụng năng lượng hóa học để tự đi dọc theo chiều dài của sợi và phụ thuộc vào
cấu trúc phân cực của sợi. Nhờ sự thủy phân phức hợp nucleoside triphosphate làm thay đổi hình
dạng protein tạo ra sự vận động.
Làm thế nào tế bào có thể thực hiện một chuỗi biến đổi hình dạng di chuyển theo một hướng
như thế? Để di chuyển theo một hướng, protein phải thay đổi hình dạng bằng cách gắn kết, thủy
phân ATP và giải phóng ADP + Pi. Sự thủy phân ATP tạo ra một nguồn năng lượng tự do rất lớn
nên các protein khó mà đảo ngược việc tạo hình để đi lùi lại phía sau.
Sự gắn ATP làm biến đổi một protein động cơ từ hình thể một sang hình thể hai.
ATP đó sẽ bị thủy phân tạo ADP và phosphate vô cơ (Pi) làm hình thể hai biến thành thể ba.
Cuối cùng, ADP và Pi được giải phóng làm protein biến về hình thể một trở lại. Vì năng lượng
được cung cấp bởi việc thủy phân ATP đã giúp chuyển dạng từ hình thể hai sang hình thể ba, nên
việc chuyển dạng này không thể đảo ngược được. Nhờ vậy cả chu kỳ chỉ đi theo một hướng làm
protein chỉ đi về bên phải như trong ví dụ này.
Rất nhiều protein động cơ di chuyển theo một chiều nhờ cách trên, bao gồm cả protein
myosin (myosin di chuyển dọc theo sợi actin làm cơ co) và các protein kinesin di chuyển dọc
theo hệ thống ống vi thể. Các chuyển động này có thể rất nhanh, ví dụ như vài protein động cơ
có vai
trò trong việc tham gia tái bản DNA (enzyme DNA helicase) tự đẩy mình dọc theo sợi DNA
với tốc độ 1.000 nucleotide/giây.
Protein động cơ thuộc bộ xương tế bào kết hợp với vi sợi hay ống vi thể thông qua vùng
domain động cơ (motor domain), gọi là vị trí gắn kết và thủy phân ATP. Các chu kỳ thủy phân
ATP tạo ra những thay đổi hình thể, protein có hai trạng thái là gắn kết chặt chẽ với ống vi thể và
vi sợi hoặc không gắn kết. Trải qua một chu trình bao gồm gắn kết các sợi, thay đổi hình thể, các
sợi được giải phóng tự do và việc gắn kết trở lại với các sợi, protein động cơ sẽ bước từng bước
dọc theo ống vi thể (khoảng cách điển hình khoảng vài nanomet). Phần đầu protein động cơ xác
định loại sợi để gắn kết và định hướng di chuyển, trong khi phần đuôi có vai trò xác định sự nhận
diện loại hàng hóa (cũng là chức năng sinh học của từng loại protein động cơ).
Vùng domain gắn kết nucleotide trung tâm của myosin và kinesin có cấu trúc tương tự nhau.
Kích thước và chức năng khác nhau của hai động cơ do sự khác biệt chính ở vị trí gắn kết với
polymer và sự chuyển đổi lực (force-transduction) của vùng domain động cơ. Hai loại protein
động cơ này giống nhau ở vị trí gắn kết ATP. Mặc dù myosin, kinesin di chuyển trên hai loại sợi
khác nhau và dùng những cách thức khác nhau để tạo ra lực và sự vận động bởi sự thủy phân
ATP để thay đổi hình dạng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng vùng domain động cơ của myosin rộng
hơn của kinesin (myosin có 850 amino acid, kinesin có khoảng 350 amino acid). Kinesin và
myosin không giống nhau về trình tự amino acid nhận biết, nhưng chúng có hai vùng domain
động cơ ở lõi trung tâm giống hệt nhau, nên người ta cho rằng chúng tiến hóa từ nguồn gốc
chung.
Các protein động cơ tạo ra lực bằng cách thủy phân ATP để thay đổi hình dạng. Các protein
động cơ của bộ xương tế bào và các protein gắn kết với GTP đều thay đổi cấu trúc tại các vị trí
gắn kết triphosphate-nucleoside để tạo sự tương tác theo chu kỳ với protein kết hợp. Các protein
động cơ dùng năng lượng từ sự thủy phân ATP để di chuyển theo một hướng nhất định.
Myosin di chuyển từng bước dọc trên sợi actin nhờ sự di chuyển của xoắn alpha dài 8.5 nm
(gọi là tay đòn – lever arm) có cấu trúc ổn định bởi sự gắn kết của các chuỗi nhẹ. Tại mặt đáy tay
đòn, gần vùng đầu có một vòng xoắn giống như cái pittông nối các chuyển động tại khe gắn kết
với ATP trong vùng domain động cơ với sự xoay nhẹ của domain biến đổi. Những thay đổi hình
thể của myosin nối với thay đổi ở vị trí gắn kết với actin, cho phép đầu myosin rời và bước trên
sợi actin. Chu kỳ hóa cơ học của sự gắn kết nucleotide, thủy phân nucleotide và giải phóng
phosphate tạo ra một bước di chuyển.
Ở kinesin thay vì có sự di chuyển của tay đòn, thì lại có sự chuyển động nhỏ của các vòng
xoay tại vị trí gắn kết với nucleotide điều hòa của domain động cơ. Khi đầu phía trước của
kinesin (leading) gắn vào ống vi thể trước khi di chuyển, tại vị trí liên kết của ATP ở
phần đầu kinesin kết nối với ống vi thể, vùng liên kết của phần đầu với ống vi thể sẽ giảm nhỏ
lại, kéo đầu thứ hai về phía vị trí liên tiếp sau đó trên sợi (phía đầu cộng), cách đầu thứ nhất 8
nm. Chu kỳ thủy phân ở hai đầu kinesin xảy ra phối hợp với nhau, do vậy hai đầu của protein
động cơ này di chuyển theo cách bước từng bước. Bắt đầu mỗi bước, đầu phía sau gắn với ATP
được liên kết chặt chẽ với ống vi thể. Trong khi đầu phía sau gắn với ATP được liên kết chặt chẽ
với ống vi thể. Trong khi đầu phía sau khi ATP thủy phân thành ADP và giải phóng Pi.

Hình 6.6. Chu kỳ của kinesin-1.

(B. Alberts và cs., Molecular biology of the cell, 6th ed.)

Domain vận động ở đầu kinesin xác định hướng di chuyển. Các kinesin có domain vận động ở
đầu N (kinesin-1) đều di chuyển về hướng đầu cộng của ống vi thể. Một ít thành viên có domain
vận động ở đầu C (kinesin-13/ còn gọi là Ncd ở Drosophila) sẽ di chuyển về phía đầu trừ. Vì
vậy, cần phải phân biệt các domain vận động của hai loại kinesin này. Đầu thứ hai chưa tiếp xúc
với ống vi thể sẽ có hướng di chuyển khác nhau, vị trí gắn tiếp theo của đầu thứ hai xác định
hướng di chuyển của động cơ.
Dynein có cấu trúc không giống myosin và kinesin, nhưng vẫn theo quy luật chung là thủy giải
ATP, thay đổi hình dạng tạo lực di chuyển. Chuỗi nặng lớn hơn 500.000 Dalton chứa 5.000
amino acid tạo thành cấu trúc cơ bản gây ra sự chuyển động. Phần đầu N tạo thành một đuôi gắn
kết với chuỗi nhẹ và kết nối với chuỗi nặng khác trong phân tử dynein, trong khi phần chính của
chuỗi nặng hình thành đầu hình vòng phức tạp có bảy domain gồm sáu domain AAA them vào
chuỗi nặng ở đầu C. Số lượng các chuỗi nặng của dynein bằng với số lượng các đầu động cơ.
Phần đầu to của động cơ dynein có dạng vòng phẳng chứa domain đầu C và sáu domain AAA
trong đó bốn domain có trình tự gắn kết với ATP. Ở giữa domain AAA thứ bốn và thứ năm là một
domain chuỗi nặng sẽ tạo thành một chân dài cuộn xoắn đối song song (a long antiparallel
coiled-coil stalk). Phần chân dài có thùy (hoạt tính thủy giải ATP) gắn với ống vi thể, còn phần
đuôi phụ trách vận chuyển hàng hóa. Ở trạng thái gắn kết ATP, phần chân dynein tách rời khỏi
ống vi thể, nhưng sự thủy giải ATP đã giúp cho chân dynein gắn kết với ống vi thể. Sau khi giải
phóng ADP và Pi làm thay đổi hình thể, làm xoay vòng đầu, chân và cả đuôi.
Hình 6.7. Sự vận động của dynein. (A) Dynein C cấu tạo nên roi của tảo đơn bào
Chlamydomonas reinhardtii; (B) Mỗi chu kỳ sẽ tạo ra một bước 8nm dọc theo ống vi thể, hướng
về đầu trừ; (C) Hai dạng hình thể dynein quan sát dưới kính hiển vi điện tử. (B. Alberts và cs.,
Molecular biology of the cell, 6th ed.)
 Bảng so sánh sự khác nhau trong chuyển động của Kisenin và Dynein
Đặc điểm Kinesin Dynein
Step size (khoảng bước) 8 nm 8-32 nm
Kiểu bước Bước chân Ngựa chạy, giun
Hướng di chuyển Về đầu dương của vi ống Về đầu âm của vi ống
Vị trí dẫn đầu Luân phiên Biến đổi
Hiện tượng bước lùi Hiếm Thường xuyên

Myosin không có bất kỳ nucleotide nào được gắn chặt với sợi actin, myosin được giải phóng
khỏi sợi actin khi gắn kết với ATP. Ngược lại, kinesin tạo thành sự liên kết chặt chẽ với ống vi
thể khi ATP gắn kết vào kinesin và sự thủy phân ATP sẽ giải phóng kinesin khỏi ống vi thể.
Dynein giống với myosin hơn, tuy nhiên ở dynein khi Pi và ADP tạo thành sẽ được giải phóng
cùng lúc, làm thay đổi hình thể dẫn đến sự chuyển động. Trong khi ở myosin thì phosphate được
giải phóng trước và sự di chuyển vẫn chưa xảy ra cho đến khi ADP tách rời khỏi đầu động cơ.
Ở protein động cơ, sự thay đổi hình thể nhỏ (nhỏ hơn 1nm), kết hợp với thủy phân nucleotide
được khuếch đại bởi các domain protein đặc biệt (như tay đòn của myosin, tay nối (linker) của
kinesin, vòng và chân của dynein) tạo ra sự thay đổi hình thể lớn (vài nanometer) để di
chuyển các protein động cơ bước trên các vi sợi hay ống vi thể. Tay đòn của myosin V dài gấp ba
lần tay đòn của myosin II, vì vậy myosin V dài gấp ba lần tay đòn của myosin II, vì vậy myosin
V bước dài hơn myosin II có thể điều hòa hoạt động của các protein động cơ, vì vậy gây nên sự
thay đổi cả sự định vị của các bào quan có màng và sự di chuyển của cả tế bào.
5. Sự điều hòa chức năng của protein động cơ

5.1 Sự điều hòa myosin ở các tế bào không phải là cơ

Tế bào có thể dùng sự phosphoryl hóa ở nhiều vị trí khác nhau trên cả chuỗi nặng và chuỗi
nhẹ, tác động đến sự hoạt động của động cơ và sự kết hợp tạo sợi dày. Myosin II có thể tồn tại ở
hai trạng thái hình thể khác nhau trong tế bào, một trạng thái kéo dài hình thành các sợi lưỡng
cực và trạng thái uốn cong có vùng domain đuôi có vẻ như tương tác với phần đầu của động cơ.
Sự phosphoryl hóa chuỗi nhẹ được điều hòa bởi enzyme MLCK (myosin light-chain kinase) phụ
thuộc calcium làm cho phân tử myosin II sang trạng thái kéo dài, thúc đẩy trở thành sợi lưỡng
cực.

Hình 6.8. Sự phosphoryl hóa chuỗi nhẹ và sự tập hợp các phân tử myosin II tạo thành sợi dày.
(B. Alberts và cs., Molecular biology of the cell, 6th ed.)
Sự phosphoryl hóa được điều khiển bởi enzyme MLCK của một trong hai chuỗi nhẹ (gọi là sự
điều hòa chuỗi nhẹ) trên myosin II không thuộc tế bào cơ (NM II: non-muscle myosin II) có kích
thước nhỏ hơn nhiều so với myosin II ở tế bào cơ, phần đầu myosin hình cầu chứa vị trí gắn kết
với sợi actin và các domain động cơ có hoạt tính enzyme Mg 2+ -ATPase gây ra sự thay đổi hình
dạng đầu myosin, bộc lộ vị trí gắn kết với actin, cho phép các phân tử myosin kết hợp lại thành
dạng sợi dày, ngắn, lưỡng cực.
MLCK cũng được hoạt hóa trong quá trình nguyên phân, làm cho myosin II tập hợp thành
vòng co thắt dựa vào sợi actin để phân chia tế bào mẹ thành hai tế bào con
5.2 Sự điều hòa myosin ở tế bào cơ trơn

Ngoài ra, sự phosphoryl hóa là một thành tố quan trọng điều khiển sự co cơ ở tế bào cơ trơn.
Ca2+ liên kết với calmodulin, một protein điều hòa của cơ trơn tương tự như troponin của cơ
vân, phức này sẽ liên kết với MLCK. Phức MLCK-calmodulin hoạt động
sau đó sẽ phosphoryl hóa một trong hai chuỗi nhẹ của đầu myosin (gọi là chuỗi điều hòa) làm
cho đầu có khả năng gắn với sợi actin để gây co cơ.
III. SỰ DI ĐỘNG CỦA TẾ BÀO
1. Sự di động của vi khuẩn
Lông, roi quyết định khả năng và phương thức di động của vi khuẩn. Dưới kính hiển vi điện
tử có thể thấy rõ cấu trúc của lông, roi. Roi không hiện diện ở tất cả vi khuẩn.

Roi của vi khuẩn có các loại khác nhau tùy từng loại: vi khuẩn không có roi (atricha), vi
khuẩn có một roi mọc ở cực (Monotrichous bacteria. Ví dụ: Vibrio cholera), vi khuẩn có một
chùm roi mọc ở cực (Lophotrichous bacteria), hay có hai roi mọc ở hai cực (Amphitrichous
bacteria), và vi khuẩn có nhiều roi mọc khắp quanh tế bào (Peritrichous bacteria. Ví dụ:
Escherichia coli). Có loại roi mọc ở giữa tế bào như trường hợp vi khuẩn Selenomonas
ruminantium. Roi mọc ở cực giúp vi khuẩn di động theo kiểu tiến – lùi. Chúng đảo ngược hướng
bằng cách đảo ngược hướng quay của roi. Vi khuẩn có một roi mọc ở cực sẽ đẩy mạnh tế bào tới
trước trong khi roi xoay chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Hướng xoay sẽ đảo ngược chiều
một cách định kỳ, gây ra sự nhào lộn và làm đổi hướng di chuyển của tế bào.

Có thể phân loại từng nhóm vi khuẩn theo cấu trúc roi và cách thức di chuyển. Kiểu sắp xếp
của roi liên quan đến hình thức di động ở vi khuẩn. như amino acid…

 Sự vận động của các tế bào prokaryote dựa trên các cơ chế chuyển động:
Vận động bằng cách xoay vòng ở vùng gốc roi.

Ở xoắn khuẩn, sợi trục xoay và chuyển động giống đường xoắn trôn ốc.

Sự lướt dọc theo chất nhớt tiết ra.

Trượt là sự di chuyển hướng về hoặc ra xa phía kích thích, sự kích thích có thể là ánh sáng,
hóa học hoặc từ trường. Trong suốt quá trình trượt này, vi khuẩn di chuyển bằng cách quay các
roi cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

Sự vận động này rất khác với sự vận động của roi ở tế bào eukaryote. Roi ở tế bào prokaryote
có trên bề mặt của tế bào hoặc tập trung ở hai đầu của tế bào, sự xoay được cung cấp năng lượng
bởi sự thấm H+ vào trong tế bào, gradient H+ được duy trì nhờ vào kênh bơm proton có sử dụng
ATP.

Vi khuẩn có nhiều roi mọc xung quanh tế bào, di động theo hướng nào thì các roi chuyển
động theo hướng ngược lại. Khi roi không tụ lại về một hướng thì vi khuẩn chuyển động theo
kiểu nhào lộn. Tốc độ di chuyển của vi khuẩn có roi thường vào khoảng 20-80 µm/giây, nghĩa là
trong một giây chuyển động được một khoảng cách lớn hơn gấp20-80 lần so với chiều dài của cơ
thể chúng.

Lông ở vi khuẩn mảnh, rất ngắn, mọc khắp bề mặt tế bào nhiều vi khuẩn Gram âm. Chúng có
đường kính khoảng 7-9 nm, rỗng ruột (đường kính trong là 2-2,5 nm), số lượng khoảng 250-300
sợi/vi khuẩn. Cấu trúc của lông đơn giản hơn nhiều so với roi. Lông có tác dụng giúp vi khuẩn
bám vào giá thể (nhiều vi khuẩn gây bệnh dùng lông để bám chặt vào màng nhầy của đường hô
hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu của người và động vật).

Roi vi khuẩn không có cấu trúc (9+2) ống vi thể như ở tế bào eukaryote mà chỉ được cấu tạo
từ một ống vi thể duy nhất. Roi vi khuẩn vận động theo kiểu chuyển động xoay quanh, khởi đầu
bằng lực vận động khu trú ở vùng gốc roi rồi lan truyền suốt thân roi.

Lông hoặc roi được cấu tạo bởi một protein flagellin, là một ống rỗng dày 20 nm, có một vị trí
uốn cong ở bên ngoài màng gọi là bản lề, có một đoạn giữa bản lề và thể gốc, các protein vòng
trên màng tế bào hoạt động như vòng bi. Vi khuẩn gram dương có hai vòng, một ở lớp
peptidoglycan và một ở màng plasma. Vi khuẩn Gram âm có bốn vòng: L gắn kết với
lipopolysaccharide, P gắn với lớp peptidoglycan và M trong màng plasma, S liên kết với màng
plasma, trong cùng của lông có protein.

Roi vi khuẩn vận động do một phức hợp protein vòng, định vị tại một điểm trong màng tế
bào, sự vận động tạo ra bởi một lực proton bởi dòng proton (ion H+) qua màng của tế bào vi
khuẩn. Vùng gốc roi (rotor) vận chuyển proton xuyên màng hoạt động và xoay quanh, vùng gốc
roi có thể xoay 6.000-17.000 vòng/phút nhưng lông liên kết với nó chỉ đạt được 200-1.000
vòng/phút.

Nhờ roi mà một số vi khuẩn trong một giờ có thể di chuyển được một khoảng cách lớn hơn
đường kính cơ thể của chúng gấp 2.000 lần.

Cấu trúc roi ở tế bào vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

2. Sự di động của các tế bào eukaryote


2.1 Di động kiểu amib
Phần lớn các tế bào sống tự do không có màng cứng (amib, nấm nhầy, bạch cầu…) đều di
động bằng “chân giả” gọi là di động kiểu amib.

Chất nguyên sinh của amib chia làm hai vùng: nội sinh chất có dạng keo lỏng (sol), ngoại sinh
chất có dạng keo đặc (gel). Sự vận động kiểu amib chủ yếu liên quan đến tính chất chuyển tiếp
giữa dạng sol ↔ gel của bào tương.

Trong kiểu di động này, tế bào thò ra chân giả về một phía nào đó. Bên ngoài chân giả là
màng sinh chất, kế đến là lớp ngoại sinh chất tương đối đặc rồi đến phần nội sinh chất lỏng hơn
chảy vào chân giả. Khi chân giả chạm phải nền rắn, phần nội sinh chất ở đỉnh sẽ đông lại thành
trạng thái gel giống như lớp ngại sinh chất, làm điểm tựa cho toàn bộ tế bào rút về vị trí mới này.
Khi ở vị trí mới, trạng thái gel lại chuyển thành trạng thái sol và phần nội sinh chất dạng sol này
tiếp tục chảy vào chân giả mới khi tế bào liên tục di chuyển về một phía nào đó.

 Có hai cơ chế giải thích hình thức di động kiểu amib:

1. Trên vi sợi, các đơn vị actin phóng thích (giải trùng hợp) ở phía gần nhân, nhưng them
vào (trùng hợp) ở phía gần chân giả.

2. Các phân tử động cơ myosin làm các vi sợi ngoại vi trượt về phía trước.
Sự trùng hợp và giải trùng hợp sợi actin khi hình thành chân giả. (B. Alberts và cs., Molecular
biology of the cell, 5th ed.)

Có lẽ hai cơ chế kể trên đều tham gia trong sự di chuyển tế bào, nếu sự trùng hợp actin giúp sự
kéo dài ở gờ trước thì hoạt động của myosin cần thiết để kéo dài phần còn lại của tế bào về phía
trước, các nhà khoa tiến hành thí nghiệm sử dụng kháng thể phát huỳnh quang chuyên biệt cho
từng kiểu myosin, đã chứng minh myosin I chiếm ưu thế ở đầu trước của tế bào đang di chuyển,
nguyên nhân là do tế bào mốc nhầy Dictyostelium thiếu myosin II vẫn có khả năng vận chuyển
tương đối bình thường, do đó người ta cho rằng myosin I là động cơ chủ yếu của tế bào, myosin
II có vai trò tách rời phần sau của tế bào và kéo phần này về phía trước, mặt khác khi amib di
chuyển, có sự nhập bào phía sau và xuất bào phía trước, điều này cũng góp phần giúp cho amib
di chuyển về phía trước. Hiện tượng thực bào ở một số tế bào và hiện tượng xuyên màng của
bạch cầu cũng được thực hiện bằng sự di động kiểu amib. Mỗi khi có kích thích tại mô nào đó
trong cơ thể, bạch cầu có thể chuyển động bằng cách đưa các tua bào tương ra (chân giả) di
chuyển đến tập trung tại địa điểm bị kích thích. Bạch cầu có thể chuyển động với vận tốc trên 40
µm/phút.

2.2 Sự di động của các tế bào eukaryote có lông hoặc roi


Một số tế bào eukaryote như: động vật nguyên sinh (trùng lông, trùng roi), các giao tử (tinh
trùng và động bào tử của tảo, nấm nhầy), các tế bào biểu mô có lông ở cơ thể động vật đa bào
(như phế quản) có thể chuyển động nhờ sự vận động của lông hoặc roi trên bề mặt tế bào.
Ở những động vật nguyên sinh di chuyển bằng lông, sự rung động của các lông trên bề mặt tế
bào được phối hợp rất nhịp nhàng giúp di chuyển về phía trước, lùi về phía sau hay quay ngang.
Mỗi lông chuyển động như một roi nhỏ. Lúc đầu hoàn toàn duỗi thẳng rồi đập thật mạnh và
nhanh về phía trước trên khối chất lỏng bao quanh. Tiếp theo là sự phục hồi trạng thái cũ một
cách nhẹ nhàng nhằm giảm bớt sức cản của môi trường rồi lại tiếp tục đập về phía trước giống
như một mái chèo. Mỗi chu kỳ đập mất từ 0,1 đến 0,2 giây.

(A) Roi tinh trùng lượn


sóng;

(B) Lực đập và phục hồi của


lông chuyển động như mái
chèo. (B. Alberts và cs.,

Ở tinh trùng và động vật nguyên sinh di chuyển bằng


roi hoạt động đập theo kiểu lượn sóng hình sin, nhờ vậy
tế bào chuyển động nhanh chóng về phía trước.

 Cấu trúc lông hoặc roi ở tế bào nhân thực

Kiểu cấu trúc sợi trục có 9 bộ đôi ống vi thể ngoại vi và hai ống vi thể trung tâm gọi tắt là cấu
trúc (9+2) đặc trưng ở hầu hết các dạng lông và roi của eukaryote (từ động vật nguyên sinh cho
đến người). Hai ống vi thể trung tâm là ống hoàn chỉnh. Chín đôi ống vi thể ở chu vi gồm một
ống hoàn chỉnh và một ống không hoàn chỉnh, hai ống này có một phần dính với nhau. Ống hoàn
chỉnh gồm 13 sợi nguyên, ống không hoàn chỉnh chỉ có 10 sợi nguyên.

Sợi trục lông hoặc roi còn có nhiều protein phụ nối các ống vi thể với nhau. Cơ chế vận động
của lông và roi ở eukaryote là sự trượt lên nhau của các ống vi thể trong sợi trục. Ở gốc của mỗi
lông và roi còn có một thể gốc nằm trong bào tương. Thể gốc này có hình trụ ngắn với chin mặt
như sợi trục, mỗi mặt có ba ống vi thể nhưng không có hai ống vi thể trung tâm, có cấu trúc
(9+0).
Cấu trúc lông hoặc roi

Các ống vi thể của lông và roi không chỉ là giá đỡ mà còn chứa bộ máy vận động nhờ
protein dynein giống như hình cánh tay nhô ra từ ống A của mỗi bộ đôi ống vi thể.

 Cơ chế hoạt động uốn cong để chuyển động của lông, roi

Trong cấu trúc lông, roi các ống vi thể nối với nhau bằng protein quả đấm gọi là cánh tay
dynein, sự chuyển động của lông hoặc roi là do sự trượt của các đôi ống vi thể ngoại vi do
cánh tay dynein đảm nhận. Khi có ATP và Ca2+, dynein liên kết với đôi ống bên cạnh và
trung tâm hoạt tính ATPase của dynein liên kết với ATP, thủy phân ATP thành ADP và P để
giải phóng năng lượng, các tay dynein kẹp và kéo bộ đôi bên cạnh làm cho các bộ đôi trượt
lên nhau. Ở roi tinh trùng có protein nexin kết nối các bộ đôi ống vi thể, kéo giữ các ống vi
thể trượt lên xuống, do đó gây ra sự cong. Sự trượt theo những hướng đối nghịch nhau sẽ làm
lông hay roi cong về phía đối nghịch nhau, roi tinh trùng vận động lượn sóng hình sin.
Khi tay dynein sử dụng ATP, cặp đôi ống vi thể trượt lên nhau gây nên
sự vận động. (B. Alberts và cs.,Molecular biology of the cell, 6th ed.)

IV. SỰ CO CƠ
Molecular biology of the cell, 6th ed.)
Mô cơ là mô được cấu tạo từ những tế bào cơ biệt hóa cao, có khả năng co duỗi, được gọi
là tế bào cơ hay sợi cơ. Nhờ có khả năng co duỗi mà mô cơ giúp cho một số cơ quan, bộ phận
cơ thể và cả cơ thể vận động được.

Có 3 loại gồm: cơ vân, cơ tim và cơ trơn được phân biệt dựa vào hình dạng và đặc tính
chức năng, mỗi loại cơ có cấu trúc phù hợp với vai trò sinh lý. Nói chung các tế bào cơ đều
có chứa các cấu trúc co duỗi, cấu tạo từ các siêu sợi actin và myosin

1. Cấu tạo cơ vân


Cơ vân chiếm khoảng 50% khối lượng cơ thể. Một cơ có hàng triệu sợi cơ gắn với nhau.

Cơ vân thường bám xương, vận động theo ý muốn, khi cơ co duỗi làm khớp xương vận
động.

Cơ vân gồm nhiều sợi cơ dài gọi là tế bào cơ. Mỗi tế bào cơ được cấu tạo bởi nhiều sợi
nhỏ có chiều dày không giống nhau chạy dọc trong tế bào gọi là tơ cơ. Các tơ cơ được cấu
tạo chủ yếu bởi hai loại protein: actin và myosin. Mỗi tơ cơ lại gồm khoảng 1500 sợi myosin
và 3000 sợi actin.

Tơ cơ là các cấu trúc được phân hóa, được hình thành bởi sự liên kết các sợi actin và sợi
myosin.
Phân tử actin tạo thành sợi mỏng, còn sợi dày gồm các phân tử myosin hợp lại theo kiểu
phần đuôi nằm sát lại nhau, phần đầu đưa ra ngoài. Sợi mỏng actin và sợi dày myosin xếp xen
kẽ rất trật tự trong bào tương của tế bào cơ vân tạo thành các đơn vị co cơ. Sự co hoặc duỗi
của cơ chính là hoạt động của sợi myosin và sợi actin.

Hình 6.2. Cấu tạo một tế bào cơ và 1 đơn vị co cơ


Khi cơ co, tơ cơ trượt lên nhau, các đốt cơ ngắn lại, chiều dài của sợi actin và myosin
không thay đổi.
Các sợi dày myosin có chiều dài 1,5 – 1,6 µm bề dày 15 – 17 nm tạo băng sẫm A ở giữa
đốt cơ, được cấu tạo bởi các phân tử myosin. Phân tử myosin sắp xếp song song theo trục dài
của sợi dày, có các đầu hình cầu được bố trí ở hai bên sợi dày. Các đầu hình cầu này mang
men ATPase có khả năng liên kết với actin sợi mỏng và có mặt Ca2+ thì ATPase trở nên có
hoạt tính để thủy phân ATP.
Sợi mỏng actin có chiều dài 0,95 –1 µm bề dày 5 – 6 nm tạo nên băng sáng I bám một đầu
vào vạch Z, được cấu tạo bởi các phân tử actin là một protein có trọng lượng phân tử 47.000
Dalton. Sợi actin được gắn kết với các protein điều hòa: tropomyosin và troponin.

Có ba loại troponin:
 Troponin T có vai trò gắn kết phức hợp Troponin vào Tropomyosin.
 Troponin C liên kết với Ca2+ sẽ có tác dụng giải phóng vị trí bị che lấp.
 Troponin I cùng với Tropomyosin để ngăn cản mối liên kết giữa actin và myosinbằng
cách che lấp điểm gắn (hay điểm tiếp xúc) nằm trên sợi actin.

 Hệ thống các ống ngang T: màng tế bào cơ có nhiều chỗ lõm hướng về các tơ cơ, tạo
thành các ống ngang nằm ở chỗ băng A và băng I tiếp xúc nhau, chạy ngang qua các tơ cơ .
Các ống ngang mở thông ra bên ngoài nên trong lòng ống cũng chứa dịch ngoại bào, bởi vậy
quá trình truyền tín hiệu dẫn đến khử cực thay đổi điện thế màng, điện thế hoạt động trên
màng cơ được truyền qua các ống ngang, vào sâu bên trong sợi cơ.
2. Cơ chế của sự co cơ
Hoạt động co duỗi của tế bào cơ vân là do sự trượt lên nhau của sợi actin và myosin.

Hình 6.3. Tín hiệu từ luồng xung động thần kinh đến tế bào cơ.
Khi cơ co, các sợi actin trượt lên sợi myosin, mấu bên của sợi myosin liên kết với actin
qua trung tâm kết hợp tạo nên phức hợp actomyosin. Sự kết hợp này cần có ATP, hoạt động
này cần tiêu tốn năng lượng của tế bào.
Khi có ion Ca2+ thì Ca2+ sẽ bám vào troponin C làm dịch chuyển tropomyosin để lộ các
trung tâm liên kết giữa myosin và actin. Khi có năng lượng của ATP thì myosin biến đổi hình
thù liên kết với trung tâm actin làm cơ co.
Khi không có Ca2+ (Ca2+ tách bỏ troponin C), protein tropomyosin để lộ các trung tâm
kết hợp của sợi actin, kết quả là myosin không gắn được vào sợi actin, cơ duỗi. Cứ theo cơ
chế như vậy mà cơ co và duỗi tạo nên sự vận động của tế bào cơ.
+ Kỳ không có kích thích: màng phân cực, myosin không gắn với actin.
+ Kỳ có kích thích tới ngưỡng: màng bị khử cực, Ca2+ được giải phóng hoạt hóa
ATPase, thủy phân ATP tạo năng lượng. Ca2+ kết hợp với troponin C làm thay đổi cấu trúc
troponin, bộc lộ nơi có hoạt tính với myosin.
+ Kỳ co cơ: đầu hình cầu của phân tử myosin tạo một góc 45° với phần que. Sự gắn
phân tử myosin và actin gây lực kéo sợi actin trượt về phía vạch H.
+ Kỳ cơ duỗi: ADP kết hợp với Pi để tạo lại ATP, tách khỏi actin.
Khi có hiện tượng co cơ các sợi actin sẽ trượt vào các sợi myosin, kéo theo sự dịchchuyển
của hai vạch Z vào nhau, do đó băng I và vạch H sẽ bị ngắn lại trong khi băng A vẫn giữ
nguyên kích thước. Đơn vị co cơ sarcomere vì vậy sẽ ngắn lại.
Ngược lại, khi có hiện tượng duỗi cơ, các sợi actin trượt ra ngoài sợi myosin, do đó hai
vạch Z sẽ dịch chuyển ra xa nhau làm cho băng I và vạch H được kéo dài ra, đơn vị co cơ
cũng được kéo ra trong khi băng A vẫn không thay đổi kích thước.
Khi có tín hiệu từ luồng xung động thần kinh truyền đến tế bào cơ, đầu mút tận cùngcủa
synap tiết ra chất acetylcholine (Ach). Ach bám vào các receptor sẽ gây ra hiện tượng khử
cực ở màng bào tương và hiện tượng kích thích điện học này sẽ lan đi nhanh chóng nhờ vào
hệ thống ống T và lưới nội sinh chất trơn (lưới nội chất cơ tương) bao bọc xung quanh các sợi
cơ khởi động các kênh phóng thích Ca2+ để mở kênh này ra, do đó làm một lượng lớn Ca2+
được vận chuyển từ lòng lưới nội cơ tương ra dịch cơ tương theo gradient nồng độ.
Tuy nhiên, sự gia tăng nồng độ Ca2+ trong dịch bào tương chỉ thoáng qua để rồi sau đó
các ion này được bơm một cách chủ động và nhanh chóng vào trong lưới nội cơ tương nhờ
bơm Ca2+ - ATPase tại màng. Nguyên nhân vì tại khe synap có acetylcholinesterase phân
giải acetylcholine nên lượng Ach giảm dần. Nồng độ Ca2+ trong dịch bào tương giảm làm
cho vai trò ức chế gắn kết actin – myosin, cơ trở về trạng thái nghỉ.

Hoạt động co duỗi của cơ vân có thể được tóm tắt như sau:

Khi chưa có hoạt động co duỗi, đầu myosin luôn gắn chặt vào sợi actin tạo một góc 45º.
Bắt đầu có hoạt động co cơ:
1. Phân tử ATP gắn vào đầu myosin tách khỏi sợi actin.

2. ATP sẽ bị thủy phân thành ADP và Pi (do đầu myosin có hoạt tính ATPase). Đầu sẽ quay
thẳng góc với sợi actin.

3. Khi có tín hiệu co cơ (ion Ca2+ được giải phóng trong môi trường nội bào), đầu myosin
gắn thẳng góc với sợi actin.

4. ADP và Pi tách khỏi đầu myosin làm cho đầu myosin biến đổi hình dạng và bị nghiêng
đi, kéo trượt sợi actin làm cơ co lại.

Một phân tử ATP khác tiếp tục đến gắn vào đầu myosin làm đầu bị tách khỏi sợi actin lần
nữa, tế bào cơ duỗi ra như cũ và tiếp tục…

Sợi dày myosin gồm nhiều phân tử myosin, nên trên một sợi actin sẽ có nhiều đầu myosin
gắn vào. Vì vậy, cùng một lúc có thể diễn ra trạng thái gắn và tách làm co cơ duỗi liên tục.

Sơ đồ nguồn năng lượng cho cơ co

Sơ đồ cơ chế phân tử của sự co cơ


V. CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KHIẾM KHUYẾT PROTEIN ĐỘNG CƠ VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Ở những tế bào các protein động cơ nếu bị khiếm khuyết không thực hiện được chức năng
có thể gây hậu quả rất trầm trọng, ví dụ như sự thiếu hụt kinesin gây ra bệnh thần kinh ở
người như Charcot – Marie – Tooth type 2A (điểm yếu ở chân, teo cơ chân, cong ngón chân,
giảm khả năng chạy, dáng đi vụng về, giảm cảm giác ở chân, tê ở chân và bàn chân) do đột
biến gọi là melanosome được tổng hợp trong tế bào melanocyte dưới bề mặt da. Myosin V
làm màu lông trở nên bạc màu bởi vì melanosome không được vận chuyển hiệu quả đến tế
bào keratinocyte.
Ở người, các khiếm khuyết di truyền ở protein động cơ dynein trong cấu trúc lông hoặc roi
gây ra hội chứng Kartagener. Hội chứng này gây vô sinh ở nam giới bởi vì tinh trùng không
di động được, cơ thể nhạy cảm cao với sự nhiễm trùng phổi bởi vì các sợi lông trong đường
hô hấp đã bị liệt nên chúng không thể làm sạch bụi, vi khuẩn, và các khiếm khuyết trong sự
xác định trục cơ thể trái, phải trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi.
1. Charcot-Marie-tooth type 2A (CMT2A)
Bệnh thần kinh di truyền Charcot-Marie-tooth type 2A (CMT2A) là một bệnh lý thần kinh
cảm biến ngoại biên sợi trục, dạng phổ biến nhất của CMT2, được gây ra bởi đột biến
gen mitofusin 2 ( MFN2 ), một gen được mã hóa hạt nhân cần thiết cho phản ứng tổng hợp ty
thể và liên kết với mạng lưới nội bào.

Triệu chứng: Ở bệnh nhân CMT2A, thoái hóa sợi trục của các dây thần kinh ngoại biên
bẩm sinh ở bàn chân, chi dưới và bàn tay gây mất cảm giác tiến triển, yếu và teo cơ ở xa, mất
cảm giác nhẹ và vận tốc thần kinh bình thường hoặc gần bình thường. Một số bệnh nhân cũng
bị teo mắt và bất thường về thần kinh trung ương.

Nguyên nhân : là sự nhân đôi của một vùng rộng lớn trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 17
bao gồm gen PMP22 . Một số đột biến ảnh hưởng đến gen MFN2 , mã hóa cho protein ty thể.

Teo nghiêm trọng các cơ tay bên trong của bệnh nhân mắc CMT2, người mang đột
biến ở MFN2 (CMT2A).
2. Thận đa nang (ADPKD)
Bệnh thận đa nang (ADPKD) là một trong các rối loạn di truyền thường gặp nhất ở người.
Rối loạn gene ở bệnh thận đa nang ở người lớn: Là bệnh rối loạn di truyền do gene trội gây
ra. Rối loạn di truyền xảy ra ở nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 16. Nó là nguyên nhân di
truyền thường gặp nhất của suy thận ở người lớn.
Đây là bệnh thận di truyền với đặc trưng là có nhiều nang ở cả hai bên thận, làm tăng kích
thước thận và làm giảm mô thận hoạt động. (SKDS) Có hai kiểu di truyền: bệnh thận đa u
nang có tính trội nhiễm sắc thể (NST) và bệnh thận đa u nang có tính lặn NST. Kiểu di truyền
lặn NST có thể gây suy thận ở tuổi nhỏ. Hai kiểu bệnh này có thể phát hiện ngay khi bào thai
còn ở trong tử cung.
Biểu hiện bệnh thường xuất hiện ở tuổi trung niên hoặc sớm hơn, người bệnh thường có
cảm giác đau, đau âm ỉ, cũng có khi đau dữ dội, đau lan ra trước bụng và lên ngực, đi tiểu ra
máu, viêm đường tiết niệu, viêm thận bể thận, có sỏi thận, thường là sỏi uric do tổn thương
biểu mô thận làm giảm hấp thu acid uric, suy thận.
Bệnh thận đa u nang là căn bệnh di truyền hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, nhưng nếu
hiểu biết để phòng biến chứng và điều trị thì người bệnh vẫn có thể sống an toàn suốt cuộc
đời. Cụ thể là: chế độ ăn uống hợp lý, tuyệt đối không dùng bia rượu, không thuốc lá, ăn ít
thịt, giảm mỡ, tăng cường rau quả, tránh lao động quá nặng nhọc, đặc biệt đề phòng tai nạn
va đập mạnh vào vùng thận, cần điều trị kịp thời khi có tăng huyết áp, có sỏi uric, có nhiễm
khuẩn tiết niệu. Khi thận bị suy thì tùy theo mức độ mà người bệnh cần thực hiện chế độ ăn
của người bị suy thận như ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm... và dùng thuốc chống thiếu
máu.
Video: https://www.youtube.com/watch?v=gJ3NLoiXhsQ

3. Hội chứng Usher


Hội chứng Usher là một căn bệnh di truyền biểu hiện dưới dạng điếc hoàn toàn kể từ khi
sinh ra cũng như chứng mù tiến bộ theo tuổi tác. Mất thị giác có liên quan đến bệnh võng
mạc võng mạc sắc tố - đây là quá trình thoái hóa sắc tố của võng mạc mắt.

Phần lớn các vấn đề liên quan đến thay đổi di truyền có liên quan đến protein cần thiết cho
sự phát triển của các tế bào lông chuyên biệt ở tai trong của bạn, cũng như các tế bào cảm
quang hình que và hình nón trong mắt bạn. Nếu không có lông mao thích hợp (mà ở tai trong
của bạn, cơ chế cân bằng và thính giác sẽ bị suy giảm. Các tế bào cảm quang hình que rất
nhạy với ánh sáng cho phép bạn đứng yên khi có ít ánh sáng. Một số người mắc hội chứng
Usher cũng có vấn đề về cân bằng.
Đây là căn bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến cả nghe và nhìn. Khoảng một nửa số người
khiếm thính có hội chứng Usher.
Có ba loại hội chứng Usher khác nhau (Hoa Kỳ). Chúng được gọi là hội chứng Usher type
1 (US1), hội chứng Usher type 2 (US2), và hội chứng Usher type 3 (US3). Các loại 1 và 2
phổ biến hơn loại 3.

 Hội chứng Usher type 1 (US1) - Những người bị US1 bị điếc trầm trọng khi sinh và
có vấn đề về cân bằng nghiêm trọng. Nhiều người trong số những người này có ít hoặc không
có lợi ích từ máy trợ thính. Hầu hết ngôn ngữ ký hiệu sử dụng là phương tiện giao tiếp chính
của họ. Vì các vấn đề về cân bằng, trẻ em với US1 chậm ngồi mà không có sự hỗ trợ và hiếm
khi học cách đi bộ trước 18 tháng tuổi. Những đứa trẻ này thường bắt đầu phát triển các vấn
đề về thị lực vào thời điểm chúng mười tuổi.
 Hội chứng Usher type 2 (US2) - Những người mắc US2 được sinh ra có suy giảm
thính lực vừa đến nặng và cân bằng bình thường. Mặc dù mức độ nghiêm trọng của khiếm
thính khác nhau, hầu hết các trẻ em này hoạt động tốt trong các lớp học thông thường và có
thể hưởng lợi từ máy trợ thính. Những trẻ em này thường sử dụng lời nói để giao tiếp. Viêm
võng mạc sắc tố, đó là thoái hóa võng mạc hoặc một phần của mắt nhận được hình ảnh của
các đối tượng, được đặc trưng bởi các điểm mù bắt đầu xuất hiện ngay sau những năm thiếu
niên.
 Hội chứng Usher loại 3 (US3) - Trẻ em sinh ra với US3 có thính lực bình thường và
bình thường đối với sự cân bằng gần như bình thường. Nghe kém đi theo thời gian. Trẻ em
phát triển các vấn đề thính giác đáng chú ý bởi tuổi thiếu niên và thường bị điếc vào giữa tuổi
trưởng thành muộn. Viêm võng mạc sắc tố ở dạng mù đêm thường bắt đầu đôi khi trong tuổi
dậy thì. Các điểm mù xuất hiện vào những năm cuối của tuổi thiếu niên đến tuổi trưởng thành
sớm. Đến tuổi trưởng thành, cá nhân thường bị mù

4. Hội chứng Kartagener


Hội chứng Kartagener được coi là một bệnh lý bẩm sinh, hoặc một khuyết tật phát triển
bẩm sinh.

Gần một nửa số bệnh nhân có hội chứng Kartagener được tìm thấy trong số những bệnh
nhân có nội địa hoá cơ quan đảo ngược.

Hội chứng Kartagener được tìm thấy trong khoảng 1 trường hợp của 40 nghìn trẻ sơ sinh,
trong khi chẩn đoán sớm chỉ có thể có trong 16 nghìn trẻ.

Nguyên nhân:

Đặc điểm bệnh lý của bệnh - hội chứng Kartagener - là khiếm khuyết trong cấu trúc và khả
năng chức năng của biểu mô ciliated. Bệnh vảy nến bị mất khả năng biến động đồng thời, dẫn
đến rối loạn hệ thống niêm mạc phế quản.

Các cấu trúc tế bào với mô biểu mô ciliated không chỉ nằm ở phế quản, mà còn ở các cơ
quan khác - điều này giải thích sự phát triển của viêm trong khoang mũi.

Các yếu tố có cấu trúc tương tự như mao mạch là chùm bướm trong tinh trùng. Sự vắng
mặt của chúng trong hội chứng Kartagenera giải thích sự vô sinh của các bệnh nhân nam.

Triệu chứng:

Các dấu hiệu đầu tiên của hội chứng Kartagener xuất hiện ngay cả ở tuổi thơ ấu: bệnh hô
hấp thường xuyên, cả ở đường hô hấp trên và trong phổi.

Sự gia tăng liên tục của viêm phế quản, viêm xoang và viêm phổi dẫn đến những thay đổi
phá huỷ trong mô cơ và các sợi thần kinh. Ở một số nơi, có sự giãn nở của phế quản - co thắt
phế quản. Các phế quản bị giãn có hình trụ, hình túi hoặc hình tràng hạt. Khi phế quản bị
giãn, các mao mạch giãn theo và bị tổn thương, gây ho ra máu. Có hai thể giãn phế quản: ho
ra máu là thể khô; ho ra rất nhiều đờm vào buổi sáng, có thể đến 400-500 ml đờm là thể ướt.

Ngoài ra, hội chứng Cartagena có thể kèm theo các triệu chứng khác, tuy nhiên, không
được coi là đặc điểm đặc trưng:

 Sự phát triển thể chất của trẻ không đủ


 Đau đầu thường xuyên, chảy nước mắt định kỳ
 Tăng thân nhiệt khi tái phát
 Ho dai dẳng với chảy nước mắt
 Thở dốc qua mũi
 Không có khả năng ngửi
 Viêm mạn tính ở tai giữa
 Vi phạm sự lưu thông máu ở chi
Về điều trị, phải dùng kháng sinh mạnh, có khi phải phối hợp nhiều loại kháng sinh, hoặc
dùng kháng sinh liều nhỏ kéo dài. Chú ý điều trị các triệu chứng. Nếu ho ra máu dai dẳng,
giãn phế quản chỉ tập trung vào một hay vài thùy, có thể có chỉ định mổ cắt phế quản.

5. Một số bệnh khác liên quan tới Dynein, Myosin, Kinesin

 Cơ tim phì đại: do đột biến myosin ở tim

 Bệnh Alzeimer: do sai sót gấp cuộn protein tạo thụ thể protein vận động kinesin
của sợi trục tế bào thần kinh APP

 Điếc: Myosin 6,7

 Rối loạn chức năng mật: Dynein và Protein liên kết hoạt động không bình thường

 Thoái hóa thần kinh: vùng vận động của kinesin bị ảnh hưởng

 1 số bệnh khác: rối loạn đường hô hấp, miễn dịch…

6. Những thành tựu khoa học trong việc áp dụng và khắc chế các bệnh liên quan
tới sự khiếm khuyết protein động cơ

Phương pháp điều trị bệnh suy tim bằng cách cải thiện chức năng của myosin ở tim
Khi bị suy tim:tâm nhĩ trái, tâm thất trái,van 2 lá của bệnh nhân hoạt động không hiệu quả.
Van 2 lá của người bị suy tim chỉ hơi rung rinh nên không tạo đủ áp lực bơm máu đi nuôi cơ
thể

Các nhà khoa học đã phát triển phân tử gọi là Omecamtiv Mercarbil để kích hoạt Myosin
ở cơ tim giai đoạn ATP -> ADP +Pi giúp tạo lực mạnh mẽ cho van tim, từ đó cải thiệt hiệu
quả bơm máu.

You might also like