You are on page 1of 81

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

MỤC LỤC
CÂU 1: Cơ sở hình thành văn hóa Việt Nam là gì? Tại sao nói cả thuận lợi
và khó khăn đều góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng của văn hóa Việt
Nam? .................................................................................................................. 6
CÂU 2: Từ những đặc trưng và chức năng của văn hóa, hãy lí giải vì sao
nói văn hóa là nền tảng, là nội lực của sự phát triển? ................................. 11
CÂU 3: Vì sao nói văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ? ............. 12
CÂU 4: Hãy chứng minh rằng văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa
gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. ........................................................... 14
CÂU 5: Tại sao nói con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hóa?
........................................................................................................................... 15
CÂU 6: Nho giáo trong cấu trúc văn hóa truyền thống Việt Nam:............ 16
CÂU 7: Triết lý âm dương và tính cách của người Việt.............................. 17
CÂU 8: Nêu nguyên tắc tổ chức nông thôn truyền thống? Ưu và nhược
điểm? Cho Ví dụ. ............................................................................................. 17
CÂU 9: Những đặc điểm chính của văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng?
Phân tích điểm tích cực , tiêu cực của tính cộng đồng, tính tự trị? ............ 20
CÂU 10: Nêu ưu, nhược điểm trong tính cách của người Việt bắt nguồn từ
tính cộng đồng và tính tự trị của làng xã Việt Nam? Liên hệ bản thân..... 22
CÂU 11: Cơ sở hình thành tính cộng đồng, biểu hiện của tính cộng đồng
và tác động hai mặt của nó đến cách tư duy, ứng xử của người Việt? ...... 23
CÂU 12: Cơ sở hình thành tính tự trị, biểu hiện của tính tự trị và tác động
hai mặt của nó đến cách tư duy, ứng xử của người Việt? ........................... 24
CÂU 13: Hãy nêu những khác biệt giữa làng văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ
Việt Nam? Lí giải về sự khác biệt đó?........................................................... 24
CÂU 14: Ảnh hưởng của văn hóa làng đến đời sống của xã hội đô thị? Nêu
ý kiến của anh chị về giải pháp xây dựng đời sống văn minh đô thị hiện
nay. ................................................................................................................... 24
CÂU 15: Trình bày phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt?
Phong tục này hiện nay nên duy trì như thế nào? ....................................... 25
CÂU 16 A: Đặc trưng tín ngưỡng của người Việt? ..................................... 26
CÂU 16 B: Cơ sở và những biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn
hóa truyền thống Việt Nam? Cho ví dụ. ....................................................... 27
CÂU 17 A: Trình bày các phong tục Lễ Tết, Lễ Hội của người Việt và
những đặc điểm của phong tục lễ hội người Việt? ....................................... 27
1
CÂU 17 B: Trình bày cơ sở hình thành lễ hội của người Việt; Các lễ hội
Việt Nam truyền thống? Cho Ví dụ............................................................... 27
CÂU 18: Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt? ............................... 28
CÂU 19: Tại sao nói văn hóa ẩm thực của người Việt mang đậm dấu ấn
của văn hóa gốc nông nghiệp? Cho ví dụ minh họa? .................................. 28
CÂU 20: CÂU CA DAO: ................................................................................ 28
“ Con gà cục tác lá chanh ............................................................................... 28
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi ..................................................................... 28
Con chó khóc đứng khóc ngồi ......................................................................... 28
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng” .................................................................... 28
Cho biết nghệ thuật ẩm thực của người Việt thông qua bài ca dao ? ........ 28
CÂU 21: Hãy chỉ ra những bằng chứng cho thấy văn hóa Việt Nam mang
dấu ấn vùng sông nước. .................................................................................. 29
CÂU 22: Hãy chỉ rõ cơ sở và những biểu hiện của triết lý âm dương trên
phương diện văn hóa ẩm thực của người Việt. ............................................ 30
CÂU 23: Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam? Cho ví dụ minh họa. Ảnh
hưởng của Phật Giáo trong đời sống con người Việt Nam xưa và nay...... 36
CÂU 24: Trình bày sự hiểu biết của anh chị về Nho Giáo và vai trò, ảnh
hưởng của Nho Giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
Nam xưa và nay. .............................................................................................. 38
CÂU 25: Những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình tiếp xúc
với văn hóa phương Tây? Trong giai đoạn hiện nay để văn hóa thật sự trở
thành động lực tinh thần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Anh (chị) có
suy nghĩ gì trước vấn đề hội nhập và giao lưu văn hóa Việt Nam với văn
hóa nhân loại?.................................................................................................. 40
CÂU 26: Hãy nêu khái quát ý nghĩa chung của các câu thành ngữ sau đây
và lý giải cơ sở hình thành chúng “Hòa cả làng”, “Nước nổi thì bèo nổi”,
“Xấu đều hơn tốt lỏi”, “Khôn đọc không bằng một ngốc đàn”. ................. 41
CÂU 27: Hãy nêu khái quát ý nghĩa chung của các câu thành ngữ sau đây
và lý giải cơ sở hình thành chúng: “ Trông mặt mà bắt hình dong”; “ Yêu
nên tốt, ghét nên xấu”; “ Thương nhau thương cả lối đi, ghét nhau ghét cả
tông ti họ hàng”; “Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng
méo”.................................................................................................................. 41
CÂU 28: Hãy nêu khái quát ý nghĩa chung của các câu thành ngữ sau đây
và lý giải cơ sở hình thành chúng: “ Nhập gia tùy tục”; “ Phép vua thua lệ
làng”; “ Thống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”; “ Ta
về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. ...................................... 42

2
CÂU 29: Hãy chỉ ra những biểu hiện của lối tư duy tổng hợp, biện chứng
và lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt trong các lĩnh vực văn hóa tinh thần của
người Việt (tôn giáo, tín ngưỡng, giao tiếp, ứng xử) .................................... 42
CÂU 30: Hãy chỉ ra những đặc trưng của văn hóa truyền thống đã chi
phối đến thái độ ứng xử đối với với pháp luật của người Việt xưa nay. .... 44
CÂU 31: Anh chị hãy: Nêu cơ sở hình thành tín ngưỡng truyền thống của
người Việt. Phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo? ............................................. 50
CÂU 32: Hãy chỉ ra những biểu hiện của triết lý Âm – Dương trong văn
hóa ẩm thực Việt Nam. ................................................................................... 50
CÂU 33: Từ biểu đồ tiến trình văn hóa Việt Nam (hình 4.4 Biểu đồ tiến
trình văn hóa Việt Nam), hãy nêu nhận xét quá trình hình thành và phát
triển của văn hóa Việt Nam?.......................................................................... 52
CÂU 34: Cơ sở hình thành văn hoá gốc nông nghiệp VN: ......................... 55
CÂU 35: Biểu hiện của đặc trưng gốc nông nghiệp trong tín ngưỡng VN/
(văn hoá tổ chức đời sống cá nhân): .............................................................. 55
CÂU 36: Biểu hiện của đặc trưng gốc nông nghiệp trong văn hoá ứng xử
với môi trường tự nhiên.................................................................................. 56
CÂU 37: Chỉ rõ đặc điểm của văn hóa gốc nông nghiệp VN. Cho ví dụ. .. 56
CÂU 38: Biểu hiện của triết lí hài hòa âm dương trong văn hóa ẩm thực 57
CÂU 39: Đặc điểm của văn hóa tổ chức nông thôn. Phân tích tính tích cực
và tiêu cực của tính cộng đồng và tính tự trị ............................................... 58
CÂU 40: Đặc điểm và ảnh hưởng của phật giáo trong văn hóa Việt Nam 59
CÂU 41: Đặc điểm và ảnh hưởng của nho giáo trong văn hóa Việt Nam. 60
CÂU 42: Đặc điểm và ảnh hưởng của Thiên chúa giáo trong văn hóa Việt
Nam. ............................................................................................................. 61
CÂU 43: Đặc điểm về văn hóa giao tiếp và cách thức giao tiếp của người
Việt Nam. ......................................................................................................... 61
CÂU 44: Nêu các đặc trưng cần và đủ để phân biệt văn hoá với các khái
niệm khác? Trên cơ sở đó xây dựng một định nghĩa về văn hoá. .............. 62
CÂU 45: Phân biệt các khái niệm: văn vật, văn minh, văn hiến, văn hoá,
tiếp biến văn hoá, bản sắc văn hoá. ............................................................... 64
CÂU 46: Trình bày cấu trúc của vh và các bộ phận của nó ....................... 64
CÂU 47: Trình bày đặc trưng và chức năng của văn hóa .......................... 64
CÂU 48 : Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp trong sự so sánh với văn hóa
gốc du mục ? Phân tích , cho ví dụ ? ............................................................. 64
CÂU 49 : Nêu những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp và mối liên hệ giữa chúng .................................................................. 65

3
CÂU 50: Tại sao khi nói về Việt Nam và Đông Nam Á , người ta thường
nhắc đến” tính thống nhất trong sự đa dạng ?” (nói thêm về Việt Nam ở
mỗi mặt được phân tích dưới đây) ................................................................ 67
CÂU 51: Văn hóa Vn hình thành và phát triển trong hoàn cảnh địa lí – khí
hậu và lịch sử - xã hội như thế nào? .............................................................. 69
CÂU 52: Hãy giới thiệu về khái niệm âm dương và nêu hai quy luật của nó ?
........................................................................................................................... 69
CÂU 53: Nêu hai quy luật của triết lý âm dương. Sự vận dụng triết lý âm
dương ngũ hành trong đời sống văn hóa việt nam? .................................... 70
CÂU 54: Hãy giới thiệu về các khái niệm tam tài, ngũ hành và mối quan
hệ giữa chúng ................................................................................................... 70
CÂU 55: Thế nào là hệ đếm can chi và cách đổi từ năm dương lịch sang
năm can chi và ngược lại? .............................................................................. 70
CÂU 56: Hãy giải thích quan niệm cổ truyền cho rằng con người như một
vũ trụ thu nhỏ. ................................................................................................. 71
CÂU 57: Giới thiệu những biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng và
tính tự trị làng xã? .......................................................................................... 72
CÂU 58: Nêu những đặc điểm của mối quan hệ làng- nước ở VN?........... 72
CÂU 59:Nêu những đặc điểm của tổ chức đô thị Vn truyền thống? ......... 72
CÂU 60:Nêu những đặc điểm chug của tổ chức xh VN truyền thống và
những hệ quả của nó? ..................................................................................... 72
CÂU 61: Những đặc điểm chính của văn hoá tổ chức đời sống cá nhân? . 72
CÂU 62 : Hãy trình bày về tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam truyền thống
và những hệ quả của nó? ................................................................................ 73
CÂU 63 : Hãy bày về tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của Việt Nam truyền
thống? ............................................................................................................... 74
CÂU 64: Trình bày về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sung bái các nhân
thần ở VN truyền thống? ................................................................................ 74
CÂU 65: Nêu các đặc điểm của phong tục hôn nhân và tang ma cổ truyền
ở VN .................................................................................................................. 74
CÂU 66: Trình bày các đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ ở VN? .............. 74
CÂU 67:Nêu biểu hiện của tính biểu trưng trong nghệ thuật thanh sắc và
hình khối VN truyền thống ? ......................................................................... 74
CÂU 68: Nêu biểu hiện của tính biểu cảm và tổng hợp trong nghệ thuật
thanh sắc và hình khối VN truyền thống ? ................................................... 74
CÂU 69: Nêu biểu hiện của tính linh hoạt trong nghệ thuật thanh sắc? ... 74
CÂU 70: Nêu những đặc trưng của VHVN được thể hiện qua đàn bầu? . 74

4
CÂU 71: Những đặc điểm chính của văn hóa tận dụng và đối phó với môi
trường tự nhiên. Phân tích đặc điểm của văn hóa ẩm thực và văn hóa
trang phục. Cho ví dụ? ................................................................................... 75
CÂU 72: Hãy trình bày cơ cấu bữa ăn truyền thống và các đặc trưng cơ
bản trong văn hóa ăn uống của người VN? .................................................. 75
CÂU 73: Hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong chất liệu và cách thức
may mặc truyền thống của nguời VN? ......................................................... 75
CÂU 74: hãy nêu những đặc điểm đi lại của VN truyền thống? ................ 75
CÂU 75: Phân tích ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với
đời sống văn hóa VN. Liên hệ thực tiễn, cho ví dụ minh họa. .................... 75
CÂU 76: Hãy cho biết những nét bản sắc của văn hoá Chăm? .................. 77
CÂU 77: Nêu những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với văn hóa
VN trên các phương diện................................................................................ 79
CÂU 78: Hãy nêu những đặc điểm của văn hóa đối phó với môi trường xã
hội? ................................................................................................................... 79
CÂU 79: Nêu những biểu hiện về tính dung hợp của văn hóa Việt Nam
trong ứng xử với môi trường xã hội? ............................................................ 80
CÂU 80: Cho biết khác biệt giữa lịch âm dương và các loại lịch khác ...... 81

5
CÂU 1: Cơ sở hình thành văn hóa Việt Nam là gì? Tại sao nói cả thuận lợi
và khó khăn đều góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng của văn hóa Việt
Nam?
 Cơ sở hình thành văn hóa Việt Nam:
I.1. Đặc điểm tự nhiên:
+ Vị trí và cấu tạo địa lí;
- Việt Nam ở trung tâm Đông Nam Á…
+ Đặc điểm tự nhiên:
- Địa hình đa dạng;
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều => xứ sở thực vật.
- Nhiều sông ngòi => đồng bằng phù sa. Bờ biển chạy dài suốt chiều dài đất
nước (hơn 3.000 km) => vùng sông nước =>trồng lúa nước.
=> Phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước giữ vị trí chủ đạo => là đặc
trưng gốc chi phối sự hình thành các đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt
Nam.{Văn hóa Việt Nam = Văn hóa lúa nước}
I.2. Điều kiện lịch sử - xã hội:
+ Đặc điểm lịch sử:
- Liên tục bị xâm lược và đấu tranh chống xâm lược => giao lưu, tiếp xúc với
các nền văn hóa
+ Đặc điểm xã hội:
- Thành phần xã hội: nông dân giữ vị trí chủ đạo;
- Tổ chức xã hội: làng là đơn vị cộng đồng nền tảng => văn hóa làng là hạt
nhân cơ bản làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
I.3. Chủ thể văn hóa Việt Nam: Chủ thể văn hóa Việt Nam là những tộc
người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam - đó là một cấu trúc đa tộc
người, hiện nay gồm 54 dân tộc. Cấu trúc đa tộc người ở Việt Nam bao gồm:
1- Các tộc người bản địa:
- Có mặt trên lãnh thổ Việt Nam từ thời tiền sử, xuất phát từ nhiều nguồn gốc
nhân chủng và ngôn ngữ.
=> Chủ thể văn hóa Việt Nam là một cấu trúc đa tộc người => đa văn hóa. =>
Tộc người Việt (người Kinh) đóng vai trò chủ thể;
=> Văn hóa của người Việt giữ vai trò hạt nhân đối với sự hình thành bản sắc
văn hóa Việt Nam.

6
I.4. Thời gian văn hóa Việt Nam: Nhân loại bắt đầu sáng tạo ra văn hóa khi
nào? - Văn hóa khu vực Đông Nam Á được hình thành cách ngày nay khoảng
trên 18.000 năm (thời tiền sử); - Văn hóa Việt Nam được định hình từ khi hình
thành nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam: nhà nước Văn Lang của các
Vua Hùng.
I.5. Không gian văn hóa Việt Nam:
- Không gian văn hóa gốc: toàn bộ vùng Bắc bộ và bắc Trung bộ hiện nay.
- Theo tiến trình lịch sử, không gian văn hóa Việt Nam được mở rộng dần về
phương Nam, đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 Cả thuận lợi và khó khăn đều góp phần tạo nên sự phong phú đa
dạng của văn hóa Việt Nam vì:
Đa dạng văn hóa cũng đồng thời củng cố tính thống nhất của mỗi nền văn
hóa. Đa dạng văn hóa trong toàn cầu hóa văn hóa một mặt duy trì, củng cố,
hiện đại hóa văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc của văn hóa dân tộc, mặt
khác, tiếp thu tất cả những gì tiên tiến, hiện đại của các dân tộc khác để
làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc mình. Vì thế, có thể nói, đa dạng văn
hóa là phương thức hữu hiệu để bảo tồn và phát triển văn hóa.

Văn hóa có thể hiểu là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo
ra. Tuy nhiên, do môi trường địa lý, hệ sinh thái nơi cư trú, lịch sử phát triển xã
hội, phương thức sản xuất kinh tế, ý thức và tâm lý... mà nền văn hóa của mỗi
tộc người có những đặc trưng riêng và được thể hiện khá rõ trên thực tế. Các
nhóm văn hóa vùng, miền, văn hóa tộc người... có những khác biệt nhất định về
ngôn ngữ, chữ viết, thiết chế xã hội, tư tưởng, đạo đức, nghi lễ, tín ngưỡng, tôn
giáo… khiến cho tính đa dạng và phong phú của văn hóa càng trở nên sống
động, rõ rệt. Tất cả các nền văn hóa ấy đều vận động, phát triển trong và thông
qua các đặc tính của mình, tạo nên sự đa dạng văn hóa.

Là nơi hội tụ của các tộc người bản địa và các tộc người di cư từ phía Bắc
xuống, từ Nam Đảo lên, vì thế, ở Việt Nam đã hình thành các vùng sinh thái -
tộc người khác nhau, tạo nên các giá trị văn hóa truyền thống khác nhau và tạo
nên sự đa dạng trong nền văn hóa của quốc gia. Tuy nhiên, đó là sự đa dạng
trong thống nhất. Sự thống nhất của văn hóa Việt Nam có cơ sở tự nhiên, xã
hội và con người, sự thống nhất của đa dạng, từ đa dạng. Tính chất nhiệt đới
gió mùa với hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước; nguồn gốc lịch sử
tộc người, lịch sử phát triển đất nước, sự thống nhất quốc gia trên cơ sở các
vùng, các dân tộc... đã quy định những xu hướng phát triển chung của lịch sử
văn hóa. Với tư cách là một thực thể văn hóa của quốc gia, văn hóa Việt Nam
mang những đặc trưng chung về phương thức sản xuất, tính chất nền kinh tế, ý

7
thức hệ, hệ thống chính trị, đạo đức, ngôn ngữ và chữ viết phổ thông, hệ thống
giáo dục… Vì thế, dù nền văn hóa rất đa dạng nhưng bản sắc văn hóa Việt
Nam có một hệ giá trị chung khá bền vững. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự lập,
tự cường, tinh thần đoàn kết, lối sống khoan hòa, lối ứng xử linh hoạt, cởi mở,
dễ tiếp thu, lòng nhân ái, hòa hiếu lân bang…

Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 khóa 8 đã xác định đa dạng văn hóa là một
trong những phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam. Trong thời kỳ xu thế toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, đa dạng văn hóa đang trở thành một vấn đề lớn, có tính chất toàn cầu. Bảo
tồn và phát triển văn hóa như thế nào trong giai đoạn này cũng đang là những
vấn đề lớn của đất nước.

Quá trình toàn cầu hóa, được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ thông tin và truyền thông, đã tạo ra những điều kiện chưa từng có cho sự
tương tác giữa các nền văn hóa, nhưng cũng xuất hiện thách thức khi tạo ra
những nguy cơ mất cân bằng giữa nước giàu và nước nghèo. Mặt tích cực của
toàn cầu hóa là quá trình xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa vốn trước đây
hoàn toàn khác biệt nhau; sự mở rộng biên giới văn hóa từ phạm vi địa phương,
dân tộc, quốc gia ra phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện giới thiệu những thành
tựu, những nét độc đáo của văn hóa dân tộc, xuất khẩu những sản phẩm văn
hóa của dân tộc này cho các dân tộc khác, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu, làm phong phú nền văn hóa
dân tộc mình.
→ Có thể nói giao lưu văn hóa như là đặc thù của toàn cầu hóa văn hóa, là
sự bổ sung các giá trị văn hóa giữa các dân tộc. Thông qua quá trình này
mà mỗi nền văn hóa dân tộc có dịp khuyếch trương các giá trị văn hóa của
riêng mình và đồng thời tiếp nhận những giá trị mới từ các nền văn hóa
khác. Quá trình ấy cũng khiến cho sự đa dạng văn hóa tại mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc được tăng lên, góp phần quan trọng vào sự phát triển.

Trước hết, đa dạng văn hóa đem lại những thành công trong phát triển kinh tế.
Báo cáo Đầu tư vào đa dạng văn hóa và đối thoại liên văn hóa do UNESCO
công bố mới đây đã khẳng định đa dạng văn hóa ở mọi cấp sẽ đem lại thành
công lớn trong kinh doanh. Thế giới kinh doanh bắt đầu hiểu và đáp ứng những
thách thức của đa dạng văn hóa như là nhân tố quan trọng của thành công trong
kinh tế. Trong thị trường ngày càng toàn cầu hóa, khả năng tạo ra một không
gian đa dạng người tiêu dùng sẽ làm tăng giá trị sản phẩm lên rất nhiều. Đa
dạng văn hóa đóng vai trò trung tâm trong quá trình hình thành nên các sản
phẩm, thương hiệu và các chiến lược tiếp thị sản phẩm trên thị trường toàn cầu.
Các công ty đa quốc gia đã nhận thức rõ ràng hơn lợi ích của sự đa dạng và đưa
sản phẩm của họ thâm nhập các thị trường mới, đáp ứng yêu cầu của người tiêu

8
dùng. Vì vậy, đa dạng văn hóa ngày nay luôn luôn là sự quan tâm của các nhà
hoạch định chính sách ở cấp quốc gia và quốc tế. Và, đa dạng văn hóa cũng là
sự phát triển của các kỹ năng liên văn hóa. Các ngành thông tin đại chúng và
văn hóa chiếm hơn 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu, vì thế, cộng
đồng quốc tế cần nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của nó để sớm đầu tư vào
đa dạng văn hóa và đối thoại.
Toàn cầu hóa về kinh tế và sự phát triển của công nghệ thông tin cũng dẫn đến
một thế giới phẳng, không biên giới về mặt văn hóa, những nguy cơ xâm lấn,
nhất thể hóa văn hóa, làm tổn hại đến đa dạng văn hóa. Quan điểm đúng đắn ở
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải là một cơ chế toàn cầu hóa không nhằm tới mục
đích nhất thể hóa văn hóa hay văn hóa toàn cầu, tiếp thu yếu tố tích cực và loại
bỏ yếu tố tiêu cực, hòa hợp lẫn nhau, tránh đồng hóa. Mỗi nền văn hóa và
truyền thống có những đặc thù tích cực, những bản sắc riêng. Điều quan trọng
là làm thế nào để nhận rõ được chúng, làm thế nào để tiếp thu một nền văn hóa
khác và để các nền văn hóa tồn tại song hành, hòa hợp mà không hợp nhất. Bản
sắc không thể là cái cố định, tĩnh tại, bất biến. Chừng nào chủ thể mang bản sắc
còn tồn tại thì bản sắc không bao giờ mất đi mà chỉ biến đổi theo thời gian.
Toàn cầu hóa văn hóa có khả năng làm phong phú thêm bản sắc dân tộc của
các quốc gia. Quyền tự do văn hóa (khái niệm của UNDP) là quyền cao nhất
của văn hóa sẽ làm cho vấn đề bản sắc được nhìn nhận dưới góc nhìn của tính
vô số và tính bổ sung, ảnh hưởng lẫn nhau của các loại bản sắc. Chính vì vậy,
để tránh xung đột giữa các nền văn hóa, toàn cầu hóa vẫn phải tôn trọng bản
sắc riêng của mỗi nền văn hóa và vì thế đa dạng văn hóa là một sự tồn tại tất
yếu bên cạnh toàn cầu hóa. Đa dạng văn hóa chính là bảo tồn những giá trị văn
hóa mang bản sắc riêng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, được xem như là một
cách thức để phát triển và bảo vệ các nền văn hóa, bảo vệ di sản văn hóa chung
của nhân loại.

Đa dạng văn hóa đã trở thành điều kiện tồn tại và phát triển không chỉ của văn
hóa mà còn của cả kinh tế, xã hội, của mỗi dân tộc, là động lực quan trọng của
sự phát triển. Đa dạng văn hóa là điều kiện tiên quyết để từng nhóm người,
từng dân tộc bộc lộ và phát huy hết năng lực sáng tạo độc đáo của mình trong
quá trình sản xuất các giá trị mới về vật chất cũng như tinh thần. Đối thoại giữa
các nền văn hóa, văn minh đang là yêu cầu quan trọng bậc nhất nhằm hướng
tới sự phát triển bền vững. Nhất thể hóa, đồng dạng hóa các giá trị văn hóa theo
một khuôn mẫu cố định là triệt tiêu động lực phát triển, triệt tiêu năng lực sáng
tạo, sự tương tác giữa các nền văn hóa là tiền đề cho sự phát triển. Biết giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình cũng có nghĩa là biết tôn trọng
khoan dung với sự khác biệt văn hóa của các dân tộc khác. Điều này có ý nghĩa
ngày càng quan trọng trong một thế giới đang bị chia rẽ bởi những xung đột sắc
tộc, xung đột tín ngưỡng, tôn giáo mang đậm màu sắc văn hóa. Do đó, trong
quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, di sản văn hóa vật chất và tinh thần của
một dân tộc được bảo vệ và tôn vinh không chỉ vì lợi ích của dân tộc đó, mà

9
còn vì lợi ích của cả nhân loại.

Đa dạng văn hóa cũng đồng thời củng cố tính thống nhất của mỗi nền văn hóa.
Đa dạng văn hóa trong toàn cầu hóa văn hóa một mặt duy trì, củng cố, hiện đại
hóa văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc của văn hóa dân tộc, mặt khác, tiếp thu
tất cả những gì tiên tiến, hiện đại của các dân tộc khác để làm giàu cho nền văn
hóa của dân tộc mình. Vì thế, có thể nói, đa dạng văn hóa là phương thức hữu
hiệu để bảo tồn và phát triển văn hóa.

Không phải đến bây giờ chúng ta mới đặt ra vấn đề đa dạng văn hóa. Lịch sử
Việt Nam, qua tiếp xúc, giao lưu với các nền văn minh khác, đã cho thấy sức
sống mãnh liệt của văn hóa truyền thống, không những không bị đồng hóa mà
còn ngày càng thống nhất. Một dấu mốc quan trọng là việc nước ta từ năm
2005 đã tham gia ký kết Công ước về đa dạng văn hóa. Đối với một nước mới
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) như Việt Nam, điều cần hết sức
lưu ý là, khác với việc dần dần từ bỏ sự bảo hộ đối với các sản phẩm công,
nông nghiệp, mở cửa các thị trường, riêng trong lĩnh vực văn hóa, cần kiên trì
nguyên tắc bảo hộ đối với các sản phẩm của nền công nghiệp văn hóa. Bởi sản
phẩm văn hóa không phải là một hàng hóa thông thường mà trước hết là một
sản phẩm mang giá trị tinh thần đặc trưng cho mỗi nhóm người, mỗi dân tộc.
Nhà nước cần đóng vai trò xác lập và định hướng phát triển cho các giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc mình. Điều cần thiết là phải phân biệt được những
gì cần gìn giữ, phát huy; những gì đã lạc hậu, lỗi thời cần loại bỏ dần để đầu tư
phát triển văn hóa của quốc gia. “Khuyến cáo của UNESCO đã nêu rõ Chính
phủ các nước cần có sự đầu tư cho văn hóa không dưới 2% tổng thu nhập quốc
dân. Đây là một yêu cầu rất cao mà không phải quốc gia nào cũng thực hiện
được”. Đầu tư của nhà nước cần tập trung vào các lĩnh vực đào tạo nhân lực,
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc (vật thể và
phi vật thể), tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ sĩ sáng tạo các giá trị văn hóa
mới, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân ở mọi vùng miền của đất
nước, xây dựng và phát triển nền công nghiệp văn hóa để đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, tiến hành các biện pháp nhằm
xóa mù công nghệ thông tin để mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các
nền văn hóa khác. Nhà nước cần xác lập định hướng đúng đắn cho sự phát triển
văn hóa, hoạch định các chính sách văn hóa trên từng lĩnh vực hoạt động cụ thể,
đảm bảo phát triển kinh tế và văn hóa luôn song hành, tạo hành lang pháp lý
cho các hoạt động văn hóa nằm trong tầm kiểm soát nhằm phục vụ lợi ích
chung của toàn xã hội, toàn dân tộc và của mỗi nhóm người. Đó cũng chính là
các biện pháp nâng cao năng lực nội sinh của nền văn hóa nhằm chủ động hội
nhập và phát triển.

Trong thời gian qua, nhà nước đã sử dụng mọi phương tiện, từ giáo dục đến hệ
thống truyền thông đại chúng vào việc tuyên truyền, quảng bá thường xuyên

10
cho mọi người dân nhận thức được tầm quan trọng của giao lưu văn hóa và đa
dạng văn hóa trong sự phát triển chung của xã hội. Đồng thời ngoài những
chính sách ưu đãi phát triển văn hóa mang tính khu vực, việc tổ chức những
ngày văn hóa Chăm, Khơme, Tây Bắc, Đông Bắc... ở Hà Nội và một số tỉnh,
thành thời gian qua chính là một cách khơi dậy bản sắc văn hóa riêng đặc sắc
của các dân tộc, tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Việc sử dụng
văn hóa bản địa và sự chủ động tham gia tích cực của người dân vào việc thiết
kế giáo cụ hay cải biên các nội dung chương trình giáo dục cho con em người
dân tộc thiểu số đã bước đầu mang lại kết quả khả quan. Chính vì vậy, nhà
nước và các cơ quan hữu quan cần xem xét đẩy mạnh việc lồng ghép kiến thức
bản địa và văn hóa vào các chương trình giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở,
khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên giảng dạy ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số phải được đào tạo, có hiểu biết về đa dạng văn hóa, kích thích niềm tự
hào về văn hóa của mình ở người dân tộc thiểu số, tạo động lực và nâng cao sự
tự tin của cộng đồng trong việc gìn giữ và phát triển văn hóa cũng như thực
hiện các dự án phát triển. Các chương trình phát triển nói chung và bảo tồn văn
hóa nói riêng phải lấy cộng đồng làm chủ thể; mọi hỗ trợ về thiết chế văn hóa
cần phải phù hợp với cộng đồng và để cộng đồng quyết định về tính phù hợp.
Các chương trình nên giao trực tiếp cho cộng đồng thực hiện, tránh việc áp đặt
văn hóa, đưa vào đó những văn hóa quá xa rời với văn hóa cộng đồng.

CÂU 2: Từ những đặc trưng và chức năng của văn hóa, hãy lí giải vì sao
nói văn hóa là nền tảng, là nội lực của sự phát triển?
 Đặc trưng và chức năng của văn hóa: 1.2 / trang 11 / giáo trình (ghi ý,
vắn tắt)
 Văn hóa là nền tảng, là nội lực của sự phát triển bởi vì:
+ Văn hóa là nền tảng tinh thần:
- Theo ý kiến của nguyên Tổng giám đốc UNESCO: Văn hóa phản ánh và
thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá
nhân và các cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong
hiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị,
truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng
của mình.
- Văn hóa đã được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng
đồng được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ; được vật chất hóa và
khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc.
- Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức
sống mãnh liệt giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác
ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển.

11
→ Vì vậy chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền
vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội.
+ Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội:
- Văn hóa góp phần bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm cao đẹp cho người dân Việt
Nam: Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn
hóa.Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới,tiếp nhận cái mới,tạo
ra cái mới nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn.
- Văn hóa nâng cao dân trí,bồi dưỡng nhân tài: Trong điều kiện của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại,yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng
kinh tế là trí tuệ,thông tin,ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng thì một
nước trở thành giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động và tài
nguyên thiên nhiên mà trước hết đó là khả năng phát huy đến mức cao nhất
tiềm năng sang tạo đến nguồn lực con người hay không.Tiềm năng sáng tạo
này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa nghĩa là trong tri thức và khả năng
sáng tạo trong bản lĩnh tự đổi mới của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.

CÂU 3: Vì sao nói văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ?

 Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:


- Vì nó thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng, được truyền lại,
nối tiếp và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắc
trong cấu trúc chính trị- xã hội của dân tộc.
- Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức
sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt NAm vượt qua sóng gió để tồn tại
và phát triển. Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần
bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.
 Văn hóa là động lực thúc đẩy phát triển:
- Văn hóa khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người . trong
thời đại ngày nay, việc phát huy tiềm năng sáng tạo của con người có tầm quan
trọng đặc biệt, tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa,
nghĩa là trong sự hiểu biết, tâm hồn, đạo lý, lối sống, thị hiếu, trình độ thẩm mỹ
của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa
trong các lĩnh vực của đời sống con người ngày càng cao thì khả năng phát
triển kinh tế- xã hội càng lớn. Do vậy, đối với một nền kinh tế, muốn phát triển
bền vững thì động lực không thể thiếu là phát triển văn hóa.
- Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa.
Sự phát triển của dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái
mới nhưng không thể tách rời cội nguồn. Phát triển dựa trên cội nguồn, bằng

12
cách phát huy cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi quốc gia, dân tộc là văn hóa.
Kinh nghiệm đổi mới ở nước ta cũng chứng tỏ rằng, ngay bản thân sự phát
triển kinh tế cũng không chỉ do các nhân tố kinh tế thuần túy tạo ra, mà nó còn
do các giá trị văn hóa đang được phát huy.
- Ngày nay, trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế là trí tuệ. Vì vậy, một nước giàu
hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít tài nguyên và lao động mà trước hết
là có khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực
con người hay không. tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành
văn hóa.
- Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái
đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động. Mặt khác văn
hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc để hạn
chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ,.......
- Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hóa giúp hạn
chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của dời sống "xã hội tiêu thụ", dẫn
đến chỗ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường.

 Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển:


- Văn hóa thể hiện trình độ phát triển về ý thức, trí tuệ, năng lực sáng tạo của
con người. Với sự phát triển của vawn hóa, bản chất nhân văn, nhân đạo của
mỗi cá nhân và cả cộng đồng được bồi dưỡng và phát huy, trở thành giá trị cao
quý và chuẩn mực của toàn xã hội.
- Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam " dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh" chính là mục tiêu văn hóa.
Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển là vấn đề bức xúc của
mỗi quốc gia. Nhất là các nước vốn trước đây là thuộc địa thì việc giải quyết
vấn đề này lại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên trong nhận thức và
hành động, mục tiêu kinh tế thường lấn át mục tiêu văn hóa và được đặt ở vị trí
ưu tiên trong các kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển.
Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con
người và xây dựng xã hội mới.
- Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến những nguồn lực khác nhaul: tài
nguyên thiên nhiên, vốn,..... nhưng các tài nguyên thiên nhiên này đều có hạn
và có thể bị khai thác cạn kiệt. Chỉ có tri thức con người mới là nguồn lực vô
hạn, có khả năng tá sinh và tự sinh không bao giờ cạn kiệt, các nguồn lực khác
sẽ được sử dụng có hiệu quả khi nguồn lực con người có chất lượng cao.
+Trong nền kinh tế thị trường,một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái
đúng,cái tốt,cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng
phát huy sang kiến,cải tiến kỹ thuật,nâng cao tay nghề,sản xuất ra hàng hóa với
số lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội.Mặt khác,văn hóa sử dụng

13
dức mạnh của các giá trị truyền thống.đạo lý dân tộc để hạn chế xu hướng sùng
bái lợi ích vật chất,sùng bái tiền tệ.
- Văn hóa bồi dưỡng những phẩm chất cao đẹp,hướng con người đến
chân,thiện,mỹ:
+ Nền văn hóa Việt Nam đương đại,với một giá trị mới sữ là một tiền đề quan
trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế
thế giới.
+ Trong vấn đề bảo vệ môi trường,văn hóa giúp hạn chế lối sống chạy theo
ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”,dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên,ô
nhiễm môi trường xã hội.

CÂU 4: Hãy chứng minh rằng văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa
gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình.
Âm tính: Trọng tình, sống bao dung
(2.1 / trang 22 / sách giáo trình.)
Chép sách và tham khảo thêm cái này:
Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông - Nam Châu Á nên Việt Nam
thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. Tất cả những đặc
trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ
nét trong đặc trưng văn hóa Việt Nam.
Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong cách ứng xử với tự
nhiên, do nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn
lên, đơm hoa, kết trái và thu hoạch, từ đó ưa thích lối sống ổn định, cho rằng”
An cư lạc nghiệp” . Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp
có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam
mở miệng ra là nói “ nhờ trời”, “lạy trời”… Các tín ngưỡng và lễ hội sung bái
tự nhiên rất phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi vùng đât nước.
Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào
nhiều yếu tố thiên nhiên như : thời tiết, nước, khí hậu,... “ trông trời, trông đất,
trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…” nên về mặt nhận
thức, hình thành nên lối tư duy tổng hợp - biện chứng, nặng về kinh nghiệm
chủ quan cảm tính: sống lâu lên lão làng, trăm hay không bằng tay quen…
Người làm nông quan tâm không phải là từng yếu tố riêng lẻ mà là những mối
quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức
phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được
mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa; Chuồn chuồn bay thấp
thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm…
Về mặt tổ chức cộng đồng, người Việt có lỗi sống cố định lâu dài nên tạo ra
những mối quan hệ tình cảm thân thiết, gắn bó, hình thành nên lối sống Trọng

14
tình.. Nhưng cũng từ đây hình thành lối sống tự trị, khép kín, hướng nội. Lỗi
sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
Trong ngôi nhà của người Việt rất coi trọng gian bếp, thể hiện sự coi trọng phụ
nữ. Người Việt coi: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà… Người
phụ nữ cũng được xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con
cái: Phúc đức tại mẫu; Con dại cái mang… Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối
sống trọng tình nghĩa: Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng…; các
quan hệ ứng xử thường đặt lý cao hơn tình: Một bồ cái lý không bằng một tí cái
tình…
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông
nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đên lối sống linh hoạt, luôn thay
đổi để thích hợp với từng hoàn cảnh: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt
mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy; … Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy
tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật, tệ đi “ cửa
sau” để giải quyết công việc( Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế).
Vì sống theo tình cảm nên mọi người phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng,
dân chủ với nhau. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lý coi
trọng cộng đồng, coi trọng tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính
đến tập thể, luôn có tập thể sau lưng.
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh
hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những
không có chiến tranh tôn giáo mà mọi tôn giáo đều được tiếp nhận. Đối phó với
các cuộc chiến tranh xâm lược người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu
hòa.
Như vậy, hầu như tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rõ nét trong cách tố chức đời sống, phương
thức tư duy, lối ứng xử của người Việt truyền thống.

CÂU 5: Tại sao nói con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn
hóa?

- Nói con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hóa là do: Khi con
người sáng tạo ra văn hóa thì con người đóng vai trò là chủ thể, là khách thể
khi con người là đại biểu mang giá trị sáng tạo ra.Văn hóa và con người là hai
khái niệm không tách rời nhau. Con người xuát hiện lúc nào thì văn hóa xuất
hiện lúc ấy. Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa: trong suốt lịch sử hình
thành và phát triển, con ngươi luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá
trị văn hóa.

15
Ví dụ cho những giá trị văn hóa có thể kể đến ngôn ngữ, nghệ thuật , phong tục
tập quán và lối sống từ xưa đến nay ( chữ hán, nôm ,quốc ngữ, nghệ thuật
tuồng, chèo, tục ăn trầu hay phong tục thờ cúng tổ tiên là những nét đẹp do con
người sáng tạo ra là để bày tỏ lòng biết ơn, tấm lòng hiếu thảo vói ông bà, tổ
tiên, với những người có công sinh thành và nuôi dưỡng)

Con người là khách thể của văn hóa khi con ngươi là một vật mang văn hóa
tiêu biểu. Các giá trị văn hóa vật chất có thể mất đi, nhưng nếu con người - vật
mang văn hóa còn thì nên văn hóa vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.

Ví dụ trong suốt thời kì bắc thuộc, thực dân phương bắc luôn tìm cách đồng
hóa văn hóa, xóa bỏ văn hóa nước ta, nhưng với lòng yêu nước người VN vẫn
bảo tồn nền văn hóa của nước ta cùng năm tháng.

Ví dụ trên phương diện lối sống: môi trường tự nhiên đã tác động đến văn hóa
ăn mặc của con người, ở miền bắc, khí hậu có 4 mùa rõ rệt, con người ăn vận
theo thời tiết từng mùa, mùa đông mặc áo ấm, mùa hè mặc áo mát. Trong miền
Nam phần lớn quanh năm nắng nóng, con ng chọn cho mình chất liệu vải mát
áo cộc tay. Hay người sống trên nẻo cao ăn mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ
giống đặc trưng của núi rừng. Xét trên phương diện con người, sản phẩm “văn
hóa” tiêu biểu nhất là các danh nhân. Họ luôn xuất hiện ở mọi dân tộc, mọi thời
đại. Họ là những đại kiệt xuất cho văn hóa dân tộc, trong thời đại của mình,
góp phần quan trọng vào sự phát triển nâng tầm nền văn hóa của dân tộc mình.
Có thể kể đến trong lịch sử vn có: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi… một ví dụ khác
cho những giá trị văn hóa được con người sáng tạo ra đó chính là con người -
con người có văn hóa.. nói cách khác đây là ví dụ rõ ràng nhất cho việc con
người sáng tạo ra giá trị văn hóa, vừa là sản phẩm của giá trị văn hóa đó. Tức là
vừa là chủ thể vừa là khách thể.

→ Con người là chủ thể văn hóa vì con người sáng tạo ra văn hóa và có thể
thay đổi nó ( trình bày thêm dựa vào khái niệm văn hóa)

→ Con người là khách thể vì con người sáng tạo ra văn hóa nhưng con
người bị văn hóa chi phối ( vd: ma túy, tệ nạn xh, phá rừng,… đều cho con
người tạo ra nhưng con người lại bị nó chi phối )

CÂU 6: Nho giáo trong cấu trúc văn hóa truyền thống Việt Nam:
 Sự tiếp nhận và vâ ̣n du ̣ng Nho giáo một cách linh hoạt:
- Tư tưởng trung quân
- Khái niệm nhân, nghĩa; Tư tưởng trọng nam khinh nữ
Vai trò của Nho giáo trong văn hóa truyền thống: Trong suốt chiều dài lịch sử
của xã hội phong kiến, Nho giáo đã chi phối sâu sắc và toàn diện đời sống văn
hóa - tinh thần của xã hội Việt Nam gọi là Bầu khí quyển văn hóa Nho giáo.

16
 Nho giáo đã chi phối các linh
̃ vực:
+ Xây dựng chuẩn mực đạo đức xã hội: (Tam cương, ngũ thường, thuyết Chính
danh)
+ Làm nền tảng để tổ chức, quản lý, duy trì sự ổn định của đời sống cộng
đồng: (từ trong gia đình đến ngoài xã hội).
Ưu điểm: tạo nên một nền tảng xã hội trọng đạo đức, trọng lễ nghĩa, có tôn ti
thứ bậc.
Hạn chế: trói buộc con người trong tư tưởng về nghĩa vụ, bổn phận, kìm hãm
sự phát triển ý thức về quyền cá nhân và tinh thần phản kháng và bảo thủ, trì
trệ.

CÂU 7: Triết lý âm dương và tính cách của người Việt

(1.3 / trang 56 / sách giáo trình.)

CÂU 8: Nêu nguyên tắc tổ chức nông thôn truyền thống? Ưu và nhược
điểm? Cho Ví dụ.

(1.1 – 1.5 / trang 89 / sách giáo trình.) – ghi vắn tắt.

Hoặc ghi theo cái này:

 1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc
_ Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn
vị cơ sở là GIA ĐÌNH và đơn vị cấu thành là GIA TỘC.
_ Dấu vết hiện tượng “làng là nơi ở của một họ” còn lưu lại trong hàng loạt tên
làng: Đặng Xá (nơi ở của họ Đặng), Ngô Xá, Đỗ Xá, Trần Xá,…
_ Trong làng, người Việt cho dến giờ vẫn thích sống theo lối đại gia đình: các
cụ già rất lấy làm hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình quần tụ được 3, 4
thế hệ. Ở nhiều dân tộc ít người phổ biến tình trạng các thế hệ của một đại gia
đình, một gia tộc ở tập trung dưới một mái nhà dài ở Tây Nguyên.
Ví dụ:
+ Tam địa đồng đường, tứ đại đồng đường.
+ Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau: Sẩy cha
còn chú, sẩy mẹ bú dì; Nó lú nhưng chú nó khôn; Một người làm quan cả họ
được nhờ.
_ Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian. Nó là cơ sở
của tính tôn ti. Người Việt có hệ thống tôn ti trực tiếp rất chi li, phân biệt rạch
ròi tới 9 thế hệ (Kị/Cố - Cụ - Ông – Cha – TÔI – Con – Cháu – Chắt – Chút).

17
Tôn ti giáp tiếp (con chú con bác, an hem họ) cũng được quy định rất nghiêm
ngặt.
Ví dụ: Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú; Bé bằng củ khoai, cứ vai
mà gọi.
_ Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm:
- Giúp đỡ nhau về vật chất.
- Hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần.
- Dìu dắt nhau, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị.
+ Nhược điểm:
- Dẫn đến óc gia trưởng.
- Đi theo hướng ngày càng coi trọng vai trò cùa gia đình hạt nhân, nuôi
dưỡng tính tư hữu.
 2. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng
_ Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau, sản
phẩm của lối liên kết này là khái niệm Làng, Xóm.
_ Để đối phó với môi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cần đông người của
nghề trống lúa nước mang tính thời vụ, người dân VN truyền thống không chỉ
cần đẻ nhiều mà còn làm đổi công cho nhau.
_ Để đối phó với môi trường xã hội (nạn trộm cướp,…), cả làng phải hợp sức
mới có hiệu quả. Người VN không thể thiếu được an hem họ hàng nhưng đồng
thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm.
_ Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang,
theo không gian – nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau,
muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau.
_ Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm:
- Hỗ trợ nhau trong công việc.
- Bảo vệ lẫn nhau.
+ Nhược điểm:
- Thói dựa dẫm, ỷ lại.
- Thói đố kị, cào bằng.

18
Ví dụ:
+ Liên kết chặt chẽ với làng xóm: Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
 3. Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội
_ Phường là đơn vị gồm người dân của nhiều làng sinh sống bằng nghề không
phải nông nghiệp, họ liên kết chặt chẽ với nhau khiến cho nông thôn VN có
thêm một nguyên tắc tổ chức thứ ba là tổ chức theo nghề nghiệp.
Ví dụ: Phường gốm làm sành sứ, phường nề làm nghề xây cất, phường chài
làm nghề đánh cá,… (trang 92)
_ Hội là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp
Ví dụ: Hội tư văn liên kết các quan văn cùng làng, hội văn phả liên kết các nhà
nho trong làng không ra làm quan,…
_ Phường và hội rất gần nhau, nhưng phường thì mang tính chất chuyên môn
sâu hơn và bao giờ cũng giới hạn trong quy mô nhỏ.
_ Cũng giống như tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, tổ chức theo nghề
nghiệp và sở thích là sự liên kết theo chiều nang, cho nên đặc trưng của phường
hội là tính dân chủ.
_ Ưu điểm:
+ Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, công việc.
4. Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp
_ Đứng đầu Giáp là ông cai giáp (câu đương); giúp việc cho cai giáp là các ông
lềnh – lềnh nhất, lềnh hai, lềnh ba (từ chữ lệnh mà ra).
_ Chỉ có đàn ông tham gia và mang tính chất “cha truyền con nối”, cha ở giáp
nào thì con cũng vào giáp ấy. Chia làm 3 lớp tuổi chủ yếu: ti ấu (từ nhỏ đến 18
tuổi), đinh (hoặc tráng: đinh = đứa, tráng = khỏe mạnh) và lão.
_ Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão, thường tuổi lên lão là 60.
Lên lão là ngồi chiếu trên, được cả giáp, cả làng trọng vọng.
Ví dụ: Sống lâu lên lão làng.
_ Cách tổ chức nông thôn theo giáp ra đời muộn, nhưng nó lại xây dựng trên
nguyên tắc trọng tuổi già là truyền thống rất lâu đời. Sở dĩ như vậy vì cư dân
nông nghiệp sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cần những người giàu kinh
nghiệm – điều chỉ có được ở tuổi già.
_ Giáp là một tổ chức mang tính hai mặt – nó vừa được tổ chức theo chiều dọc
(theo lớp tuổi), lại vừa được tổ chức theo chiều ngang (những người cùng
làng).

19
_ Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm:
- Có tính dân chủ, tất cả mọi thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như
nhau, cứ đến tuổi ấy thì sẽ có địa vị ấy.
+ Nhược điểm:
- Môi trường tiến thân bằng tuổi tác.
5. Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã
_ Về mặt hành chính, làng được gọi là xã (đôi khi một xã cũng có thể gồm vài
làng), xóm được gọi là thôn (đôi khi một thôn cũng có thể gồm vài xóm). Nông
thôn Nam Bộ còn có ấp (ấp là xã thôn lập ra ở nơi mới khai khẳn hoặc thôn ở
biệt lập).
_ Trong xã, sự phân biệt rõ nhất là phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư. Sự
phân biệt này hết sức gắt gao: dân chính cư có đủ mọi quyền lợi, còn dân ngụ
cư luôn bị khinh rẻ - sản phẩm của cơ chế văn hóa nông nghiệp, hạn chế việc
bỏ làng đi.
Ví dụ:
+ Quê cha đất tổ.
+ Nơi chôn nhau cắt rốn .
_ Cách tổ chức bộ máy hành chính xã thôn VN như vậy đã được hình thành
dần dần như một sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển văn hóa dân tộc.
_ Ưu điểm:
+ Duy trì sự ổn định của làng xã.
+ Tránh có người ngoài vào sống ở làng.

CÂU 9: Những đặc điểm chính của văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng?
Phân tích điểm tích cực , tiêu cực của tính cộng đồng, tính tự trị?
Phân tích các đặc trưng:
a.Tính cộng đồng:
+ Định nghĩa: Là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người
đều hướng đến những người khác – nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại.
+ Điểm tích cực:

20
- Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
- Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất cho nên người Việt luôn sẵn
sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như chị em
trong nhà: tay đứt ruột xót, chị ngã em nâng,..
- Tính tập thể hòa đồng: Do đồng nhất ( giống nhau ) nên mọi người luôn có tính
tập thể rất cao , hòa đồng vào cuộc sống chung.
- Nếp sống dân chủ bình đẳng: Sự đồng nhất chính là ngọn nguồn của nếp sống
dân chủ bình đẳng trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú,
theo nghề nghiệp, ….
+ Điểm tiêu cực:
- Sự thủ tiêu vai trò cá nhân:
Ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu: người Việt Nam luôn hòa tan vào các
mối quan hệ xã hội ( với người này là em, với người kia là cháu, với người khác
nữa là anh/chị),... giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hẳn với
truyền thống phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.
- Tính dựa dẫm, ỷ lại:
Sự đồng nhất dẫn đến ỷ lại vào tập thể: “Nước trôi thì bèo nổi, nước nổi thì
thuyền nổi”. Tệ hơn là tình trạng “Cha chung không ai khóc”... cùng với thói dựa
dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an và cả nể, làm gì cũng sợ “rút dây động rừng” nên có
việc gì thường chủ trương “đóng cửa bảo nhau”.
- Thói cào bằng ,đố kị:
Không muốn cho ai hơn mình ( để tất cả đồng nhất, giống nhau): “ Xấu đều hơn
tốt lõi”, “ Chết một đống còn hơn sống một người”,..
b.Tính tự trị:
+ Định nghĩa:
Sản phẩm của tính cộng đồng là một làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng
ấy, các làng khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến.
Mỗi một làng là một “vương quốc” nhỏ khép kín, với luật pháp riêng ( hương
ước) và tiểu triều đình riêng. Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống phép vua thua lệ
làng. Đây là đặc trưng âm tính- hướng nội.
+ Điểm tích cực:
- Tinh thần tự lập:
Mỗi cộng đồng, mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy. Vì phải tự lo liệu, nên
người việt có truyền thống cần cù, “ dầu tắt mặt tối”, “ bán mặt cho đất bán lưng
cho trời”.

21
- Nếp sống tự cấp, tự túc, tính cần cù:
Mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình; mỗi nhà có vườn
rau, chuồng gà, ao cá- tự đảm bào về nhu cầu ăn ,...
+ Điểm tiêu cực:
- Óc tư hữu, ích kỉ: “ Bè ai người nấy chống” , “ Ruộng ai người nấy đắp bờ”.
- Óc bè phái, địa phương cục bộ.
Làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình: “ Trống làng nào
làng nấy đánh, thánh làng nào làng nấy thờ”,..
- Óc gia trưởng, tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn
theo huyết thống, tự thân nó không phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia
trưởng, tạo nên tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình lên cho
người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lí: “Sống lâu lên lão làng” .

GIỐNG CÂU 39

CÂU 10: Nêu ưu, nhược điểm trong tính cách của người Việt bắt nguồn từ
tính cộng đồng và tính tự trị của làng xã Việt Nam? Liên hệ bản thân.

 Tính cộng đồng và tính tự trị:

1.6/ trang 96 / sách giáo trình. – ghi vắn tắt.

 Ưu nhược điểm của tính cộng đồng và tính tự trị:

 Ưu nhược điểm bắt nguồn từ tính cộng đồng:


+ Ưu điểm:
- Tinh thần đoàn kết tương trợ (VD: chị ngã em nâng, lá lành đùm lá
rách, tay dứt ruột xót,…)
- Tinh thần tập thể hòa đồng (VD: Một cây làm chẳng nên non, ba cây
chụm lại nên hòn núi cao; góp gió thành bão)
- Nếp sống dân chủ bình đẳng (VD: Ở nông thông có thể gặp hàng loạt
phường như phường gốm làm sành sứ, phường chài làm nghề đánh cá, phường
vải làm nghề dệt vải,… những người cùng phương hội có trách nhiệm tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau)
+ Nhược điểm:
- Sự thủ tiêu vai trò cá nhân (VD: giải quyết xung đột theo lối “hòa cả
làng”)

22
- Thói dựa dẫm, ỷ lại (VD: Cha chung không ai khóc, Lắm sãi không ai
đóng cửa chùa, Nước trôi thì bèo trôi,…)
- Thói cào bằng, đố kỵ (VD: Xấu đều hơn tốt lỏi, Chết một đống còn
hơn sống một người, Khôn độc không bằng ngốc đàn,…)
 Ưu nhược điểm bắt nguồn từ tính tự trị:
+ Ưu điểm:
- Tinh thần tự lập (VD: Mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi
việc)
- Tính cần cù (VD: Vì phải tự lo liệu nên người VN có truyền thống
cần cù: “dầu tắt mặt tối”, “ bán mặt cho đất bán lưng cho trời”)
- Nếp sống tự cấp tự túc (VD: Mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho
cuộc sống của làng mình, Mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá để tự đảm
bảo nhu cầu về ăn,…)
+ Nhược điểm:
- Óc tư hữu, ích kỉ (VD: Bè ai người nấy chống, Ruộng ai người nấy
đắp bờ, Ai có thân người nấy lo,…)
- Óc bè phái, địa phương (VD: Trâu ta ăn cỏ đồng ta; Ta về ta tắm ao ta;
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn,...)
- Óc gia trưởng, tôn ti (VD: Quyền huynh thế phụ, Sống lâu lên lão
làng, Áo mặc không qua khỏi đầu)
Liên hệ bản thân: Tùy ý mỗi người.

CÂU 11: Cơ sở hình thành tính cộng đồng, biểu hiện của tính cộng đồng
và tác động hai mặt của nó đến cách tư duy, ứng xử của người Việt?
a. Cơ sở hình thành:
_ Nhu cầu thực tiễn đời sống.
_ Nhu cầu của SX nông nghiệp.
 Cần sự liên kết để hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
b. Biểu hiện:
_ Đối phó với môi trường tự nhiên => hỗ trợ nhau trong sx, đảm bảo tính mùa
vụ của sản xuất nông nghiệp.
_ Đối phó với môi trường xã hội => tự vệ, chống trộm cắp.

23
c. Tác động hai mặt (Câu 10 – ưu nhược điểm của tính cộng đồng)

CÂU 12: Cơ sở hình thành tính tự trị, biểu hiện của tính tự trị và tác động
hai mặt của nó đến cách tư duy, ứng xử của người Việt?
a. Cơ sở hình thành:
_ Nông nghiệp trồng trọt định canh định cư.
_ Kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp.
b. Biểu hiện:
_ Đối phó với môi trường tự nhiên => tự đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống.
_ Đối phó với môi trường xã hội => mỗi làng là một “vương quốc” nhỏ khép
kín với luật pháp riêng, các làng khá biệt lập với nhau.
c. Tác động hai mặt (Câu 10 – ưu nhược điểm của tính tự trị)
CÂU 13: Hãy nêu những khác biệt giữa làng văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ
Việt Nam? Lí giải về sự khác biệt đó?

1.7/ trang 102 / sách giáo trình.) – ghi vắn tắt.

_ Sự khác biệt:
BẮC BỘ NAM BỘ
_ Khép kín _ Cởi mở
_ Trên gò đất cao, giữa đồng _ Gò đất cao, dọc theo bờ sông
_ Bao quanh bởi hàng rào bằng gạch, _ Bao quanh bằng tre, hàng dâm bụt,
có cổng làng không có hàng rào và đôi khi không
_ Đình làng nằm ở ngay đầu làng, có có cả cổng làng
cây đa, bến nước _ Không có đình làng hay cây đa
_ Con người kĩ tính, khách sáo _ Con người cởi mở

_ Lí giải: Sự khác biệt ở trên là do yếu tố địa lí, môi trường tác động. ( tự thêm
ý)

CÂU 14: Ảnh hưởng của văn hóa làng đến đời sống của xã hội đô thị? Nêu
ý kiến của anh chị về giải pháp xây dựng đời sống văn minh đô thị hiện
nay.

3.2 / trang 119 -125 / sách giáo trình.

24
 Giải pháp xây dựng đời sống văn minh đô thị:
- Xây dựng nếp sống văn minh đô thị bởi vì đại đa số người dân ở các khu đô thị
mới là những người xuất thân từ tầng lớp nông thôn, thói quen sinh hoạt vẫn còn
đậm chất “nhà quê”. Những câu chuyện “dở khóc dở cười” về nếp sinh hoạt tùy
tiện của người dân trong các khu chung cư cao cấp; thói quen xả rác, phóng uế
bừa bãi ra đường phố đều là minh chứng, là hệ quả của nếp sống thôn quê trong
lòng đô thị. Thế cho nên, muốn xây dựng một đô thị văn minh trước hết phải
bắt đầu từ mỗi người dân. Khi con người có ý thức xây dựng đô thị văn minh,
thì ngay trong đời sống sinh hoạt và văn hóa ứng xử, họ biết chịu trách nhiệm
trước mỗi hành vi của mình. Trong khi đó, cộng đồng dân cư đô thị hiện nay vẫn
còn những người chưa ý thức, còn những hành vi chưa văn hóa, văn minh. Vì
vậy, ngoài công tác tuyên truyền, chính quyền cần có biện pháp chế tài, thực hiện
nghiêm túc, liên tục và kiên trì thì mới hình thành được nền tảng về bộ mặt đô thị
văn minh.

- Tuyên truyền, giáo dục: Tập trung đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên
truyền, giáo dục nếp sống văn minh đô thị sâu rộng và đồng bộ, tạo sự
chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người, mọi ngành,
mọi cấp trong xây dựng và thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị

- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng không gian, cảnh quan văn
minh, hiện đại:

+ Tập trung chỉnh trang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn
đồng bộ, chú trọng đến những địa điểm công cộng, các khu du lịch, các
điểm di tích lịch sử, văn hóa, các khu danh lam thắng cảnh...
+ Lồng ghép việc chỉnh trang kết cấu hạ tầng nông thôn với các dự án xây
dựng nông thôn mới ở các địa phương nhằm đảm bảo việc thực hiện nếp
sống văn minh.
+ Mở đường, xây nhà cao tầng, xây các công trình phúc lợi công cộng như: chợ,
siêu thị, trường học, khu vui chơi, nhà văn hóa…
- Tổ chức sơ kết, tổng kết để kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập
thể có nhiều thành tích trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

CÂU 15: Trình bày phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt?
Phong tục này hiện nay nên duy trì như thế nào?

 Trình bày phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt:

2.1/ trang 43 / sách giáo trình – ghi vắn tắt.

25
 Phong tục này hiện nay nên duy trì:

Thời xưa có 6 lễ: lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp tệ,lễ thỉnh kì, lễ
thân nghinh.
Ba lễ chính: lễ vấn danh, lễ hỏi, lễ nghinh hôn.
Các nghi lễ mà ông cha ta đã đề ra, nay người ta vẫn duy trì được sự phong phú
của nội dung và ý nghĩa của các nghi lễ chỉ cải biến nó theo sự phát triển của
xã hội mà thôi. Điều này xảy ra là chuyện đương nhiên vì xã hội sau luôn tiến
bộ hơn xã hội trước. Bản thân ý thức của con người cũng phát triển hơn, nhận
thức rõ vấn đề. Nhận xét về hôn lễ ở Việt Nam ngày nay : Giữ lại những nét
đẹp, hay: Ngày nay, thời gian biến chuyển, hôn lễ ở Việt Nam cũng thay đổi
nhanh chóng trong thể kỉ XX. Biến đổi theo thời gian, nhưng những phong tục
vẫn được người ta giữ gìn và phát triển nó theo kịp với thời đại. Hôn lễ là một
ngày quan trọng trong đời của mỗi người và bản thân việc tổ chức hôn lễ cũng
giữ được những nét đẹp truyền thống người Việt. Trong ngày ăn hỏi, nhà trai
thường dẫn trau cau đến nhà gái để hỏi cưới, và ngày cưới cũng được tổ chức
ngay sau ngày ăn hỏi đó mấy ngày hay một tuần.Đám cưới cũng có đầy đủ mọi
người: họ hàng, bạn bè đến chúc nùng đám cưới của cô dâu chú rể. Các nghi lễ
cúng gia tiên cũng không thể thiếu, đúng các thủ tục, xong mới rước cô dâu về
nhà chồng. Điều hay mà chúng ta có thể nhận thấy ở đây là, ngày nay, con cái
được tự do chọn lựa người bạn đời của mình. Không như phép tắc cổ hủ của
ngày xưa là “cha mẹ đặt đâu là con ngồi đấy”. Điều này đồng thời cũng có
nghĩa là, ngày nay không còn tục tảo hôn, cha mẹ không có quyền quyết định
hôn nhân cho con cái, mà họ dành nhiều tự do cho con cái quyết định lương
duyên của mình. Chuyện này cũng làm cho người ta dễ hiểu. Chuyện dựng vợ
gả chồng cho con là thường cha mẹ lo, còn ngày nay, trai gái có quyền tự do
yêu đương, tìm hiểu nhau trước, có thử thách tình cảm với nhau rồi sau đó hai
bên cha mẹ mới được thu xếp, bàn bạc với nhau để tiến hành hôn lễ. Do vậy,
trai gái ngày nay không cần tới mối lái. “ Đây là lý do đưa tới sự giảm lược các
nghi lễ hôn phối, cho nên lễ cưới duy nhất còn tồn tại.”

CÂU 16 A: Đặc trưng tín ngưỡng của người Việt?


Đặc trưng văn hoá gốc nông nghiệp được thể hiện trong tín ngưỡng của người
Việt Nam ( tham khảo đặc điểm Phật Giáo/ trang 248/ sách giáo trình )
- Tổng hợp, đa thần. ( thờ nhiều thần, có sự dung hợp, đan xen, không xảy ra
tranh chấp)
- Linh hoạt.
- Tôn trọng thiên nhiên. ( xây chùa, đền gắn liền thiên nhiên)

26
- Hài hoà âm dương về nữ tính ( Ấn Độ không có Phật Bà, Việt Nam có Phật Bà)

CÂU 16 B: Cơ sở và những biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn
hóa truyền thống Việt Nam? Cho ví dụ.

Trang 132, 133,134 / Sách giáo trình


Ví dụ:
So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định với
biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ
sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn, hiện tượng
này được giải thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt,
khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp
nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức
tranh không chỉ đa dạng trong văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng
Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh
nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được
thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,
Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời
phong kiến một số Nữ thần đã được cung đình hoá và lịch sử hoá để thành các
Mẫu thần tương ứng thời kỷ từ thế kỷ 15 trở về trước với việc phong thần của
nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc
Mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Âu Cơ, Ỷ Lan, Mẹ Thánh
Gióng, Tứ vị Thánh nương,...
Từ khoảng thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định
hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh
Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn,... với
các nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo.

CÂU 17 A: Trình bày các phong tục Lễ Tết, Lễ Hội của người Việt và
những đặc điểm của phong tục lễ hội người Việt?
2.3 / trang 150 / sách giáo trình

CÂU 17 B: Trình bày cơ sở hình thành lễ hội của người Việt; Các lễ hội
Việt Nam truyền thống? Cho Ví dụ.
2.3.2 / trang 153, 154 / sách giáo trình

27
CÂU 18: Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt?
Có 6 đặc trưng ( trình bày, thêm ví dụ ở 3.1 /trang 155/ sách giáo trình)
a.Thái độ với giao tiếp: thích giao tiếp, thích thăm viếng, hiếu khách nhưng khá
rụt rè.
b.Trong quan hệ giao tiếp: lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
c.Đối với đối tượng giao tiếp: ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá.
d. Về chủ thể giao tiếp: coi trọng danh dự nên sĩ diện, sợ tin đồn, sợ dư luận,...
e.Cách thức giao tiếp: ưa sự tế nhị, ý tứ, tôn trọng sự hoà thuận.
f. Nghi thức lời nói: phong phú thể hiện qua hệ thống xưng hô, nguyên tắc xưng
hô.
THAM KHẢO CÂU 43 ĐỂ GHI THÊM Ý

CÂU 19: Tại sao nói văn hóa ẩm thực của người Việt mang đậm dấu ấn
của văn hóa gốc nông nghiệp? Cho ví dụ minh họa?
Trang 187/ sách giáo trình – ghi vắn tắt.
 Ghi đủ các ý sau:
+ Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn.
+ Cơ cấu bữa ăn: Cơm, rau, cá.
+ Đặc điểm bữa ăn người Việt:
1. Tính tổng hợp.
2. Tính cộng đồng. 1.2 ,1.3 ,1.4 / trang 192 sách giáo trình
3. Tính linh hoạt biện chứng.

CÂU 20: CÂU CA DAO:


“ Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”
Cho biết nghệ thuật ẩm thực của người Việt thông qua bài ca dao ?

28
Quan niệm của người Việt về việc ăn là một việc hết sức quan trọng và nền ẩm
thực Việt Nam cũng hết sức đa dạng từ nguyên liệu cho đến cách chế biến ,
thưởng thức . Bài ca dao trên đã phần nào thể hiện được nghệ thuật ẩm thực
độc đáo của người Việt Nam ta .
“ Con gà” , “ con lợn”, “ con chó” xuất hiện trong bài ca dao đều là những loài
động vật thân thuộc với nền văn hóa gốc nông nghiệp của nước ta và chúng
cũng là những nguyên liệu chính thường xuyên xuất hiện trong bửa ăn của các
gia đình. Các chi tiết “con gà cục tác lá chanh”, “ con lợn ủn ỉn mua hành cho
tôi “ , “ con chó” dặn bà đi chợ mua riềng đã thể hiện rõ tính Tổng hợp trong
nghệ thuật ăn uống , cụ thể là cách chế biến thức ăn . Hầu hết các món ăn Việt
Nam đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp . Ở đây là công thức chế biến
quen thuộc : thịt gà phải nấu với lá chanh , nấu thịt lợn thì phải có hành , còn
thịt chó thì cần thiết phải có riềng. Các cặp nguyên liệu này kết hợp , bổ sung
cho nhau tạo ra những món ăn vừa có giá trị dinh dưỡng , vừa độc đáo , vừa
nồng nàn khó quên .
Bên cạnh đó , bài ca dao còn cho thấy rõ tính Biện chứng trong việc ăn uống
của người Việt , đó chính là đảm bảo quan hệ biện chứng âm - dương . Việt
Nam có tập quán dùng gia vị rất nhiều. Chúng ngoài tác dụng kích thích dịch vị
làm dậy mùi các món ăn , bảo quản thức ăn , gia vị còn có tác dụng điều hòa
âm dương , hàn nhiệt của thức ăn . Vì vậy ,không phải ngẫu nhiên mà thịt
gà(tính ấm:dương) lại kết hợp với lá chanh(tính hàn: âm) , thịt lợn(tính bình)
với hành(tính bình) , thịt(tính hàn: âm) chó với riềng(tính ấm : dương).
Vì vậy , bài ca dao trên đã phần nào thể hiện được sự độc đáo , hấp dẫn trong
nghệ thuật ẩm thực Việt Nam ta.

CÂU 21: Hãy chỉ ra những bằng chứng cho thấy văn hóa Việt Nam mang
dấu ấn vùng sông nước.

3.1 / trang 211 / sách giáo trình

Việt Nam là một nước Phương Đông mang đậm dấu ấn vùng văn hóa gốc nông
nghiệp nói chung và dấu ấn cuộc sống vùng sông nước nói riêng . Ngay từ vị trí
xuất hiện trên bản đồ , Việt Nam ta là một nước có mạng lưới sông ngòi dày
đặc trải dài từ Bắc chí Nam . Ngoài ra còn có đường bờ biển kéo dài 3260 km .
Chính vì lẽ đó , mọi sinh hoạt đời sống đều diễn ra xung quanh nền sông nước
bao la ấy .
Trong văn hóa vật chất , Việt Nam có truyền thống lúa nước lâu đời . Con
người thường sống tập trung ở các con sông , đào mương dẫn nước cho đồng

29
ruộng . Cơ cấu mỗi bửa cơm đều phải có Cơm-Rau-Cá , tất cả những nguyên
liệu cơ bản nhất để cấu thành nên bửa cơm đầy đủ đều được mặc định từ những
sản phẩm của tự nhiên , sông nước . Người dân Việt còn đặc biệt thích làm nhà
gần sông , suối , ao , hồ ,… làm nhà bè trên sông , lấy thuyền làm nhà ,… xây
dựng nhà có mái cong mô phỏng con thuyền . Ở miền Tây , người dân còn tổ
chức họp chợ , buôn bán trên sông bằng ghe xuồng . Trong các phương tiện đi
lại , giao thông đường thủy chiếm ưu thế trong khi giao thông đường bộ kém
phát triển . Như vậy , cuộc sống sông nước đã chi phối các hoạt động vật chất ở
nước ta .
Trong văn hóa tinh thần nước là một trong năm yếu tố cấu thành vạn vật trên
thế gian. Trong thực tế, nước có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã
hội và con người. Vai trò quan trọng của nước, chính là cơ sở hình thành nên
tín ngưỡng thờ nước và các lễ hội cúng thần nước của các dân tộc Việt Nam .
Giống như tín ngưỡng thờ nước của đồng bào Thái đen được thể hiện qua tục
cúng thần sông trong lễ hội xên mường, xên bản. Ở lễ hội Kin Pang Then của
đồng bào Thái trắng có tục té nước diễn ra cuối phần lễ. Người khơ mú lại tổ
chức lễ cầu mưa, hay lễ tra hạt trước mùa nương rẫy. Dân tộc Lào cũng có lễ
hội cầu mưa, với tục đi xin mưa và cúng thần sông nước. Trong các lễ hội này,
thần sông, thần mưa luôn được sùng bái. Các thần chính là đại diện tối cao tập
hợp sức mạnh của nước, mang đến sự sống hoặc sự tàn phá khiến con người
vừa sùng kính, vừa sợ hãi.,…
Qua đó , chúng ta thấy được dấu ấn sông nước ảnh hưởng sâu đậm đến nền văn
hóa nước ta . Nếu tách sông nước ra khỏi đời sống của người dân Việt thì sẽ
không thể tồn tại được nền văn hóa đa dạng , phong phú như hiện nay .

CÂU 22: Hãy chỉ rõ cơ sở và những biểu hiện của triết lý âm dương trên
phương diện văn hóa ẩm thực của người Việt.

I- TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG TRONG ẨM THỰC (cơ sở)


1. Trên cơ sở cái gố c là triế t lý âm dương, người xưa đã cu ̣ thể hoá và phát
triể n lên thành các mô hiǹ h tam tài và ngũ hành, tứ tươ ̣ng và bát quái. Trong
lĩnh vực ẩ m thực và giữ giǹ sức khoẻ, quan tro ̣ng nhấ t là âm dương và ngũ
hành.
Luâ ̣t âm dương có ba đă ̣c tiń h và ứng với chúng là ba quy luâ ̣t:
(a) Tính phổ biế n ứng với luâ ̣t thành tố : trong âm có dương, trong dương có
âm
(b) Tính bù trừ ứng với luâ ̣t quan hê:̣ âm dương chuyể n hoá cho nhau
(c) Tiń h cân bằ ng ứng với luâ ̣t khuynh hướng: va ̣n vâ ̣t hướng tới âm dương
hài hòa.

30
2. Do chưa hiể u đến cô ̣i nguồ n ba đặc tính và ba quy luâ ̣t này nên trong các tài
liê ̣u viế t về ẩ m thực phương Đông xưa nay mắc một số sai lầ m nghiêm tro ̣ng.
Ở đây chỉ đề câ ̣p đến hai trong số ấy
Sai lầ m thứ nhấ t là khi "phân loa ̣i thức ăn theo âm dương", các sách thường
gắn chết đặc tính âm/dương cho từng loa ̣i nguyên liê ̣u để người đo ̣c theo đó mà
tra cứu, sử du ̣ng. Ngay cả tiên sinh Ohsawa [2] cũng pha ̣m phải sai lầ m này.
Chẳ ng ha ̣n, ho ̣ khẳ ng định như đinh đóng cột rằ ng củ cà rố t là dương, quả cà là
âm. Trong khi thực ra theo luật thành tố thì va ̣n vâ ̣t đề u vừa âm vừa dương, do
vậy muốn xác đinh ̣ một vâ ̣t là âm hay dương thì phải đă ̣t trong quan hê ̣ so sánh.
Người đàn bà là âm so với người đàn ông nhưng la ̣i là dương so với con mèo.
Quả cà là âm so với quả ớt nhưng sẽ là dương so với, chẳ ng ha ̣n, quả dừa.
Trong một số ngữ cảnh, ta vẫn có thể nói rằ ng người đàn bà là âm, quả ớt là
dương, nhưng luôn phải hiể u ngầm rằ ng điều đó chỉ đúng trong những quan hê ̣
so sánh nhất định. Khi đặt chúng vào những ngữ cảnh khác, quan hê ̣ so sánh
khác, bản chấ t âm dương của chúng hoàn toàn có thể thay đổ i. Đó chiń h là lý
do vì sao cùng một thứ nguyên liê ̣u nấ u ăn mà sách này khẳ ng đinh ̣ là dương
trong khi sách khác la ̣i bảo là âm, gây nên sự hoang mang triề n miên cho người
dùng.
Sai lầm thứ hai là coi năm vị mă ̣n-đắ ng-chua-cay-ngo ̣t là thuô ̣c tính của năm
hành thuỷ-hoả-mô ̣c-kim-thổ , giố ng như, chẳng hạn, năm ta ̣ng
thận-tâm-can-phế -tỳ. Đúng là tấ t cả các bô ̣ năm tương ứng với ngũ hành đề u là
những thuộc tính của chúng, duy nhấ t chỉ có ngũ vi ̣thì không phải. Quan hê ̣
giữa ngũ vi ̣với ngũ hành và các thuô ̣c tiń h khác của chúng là quan hê ̣ bổ túc
theo luật âm dương chuyển hoá.Chính nhờ quan hê ̣ bổ túc này mà y ho ̣c cổ
truyền mới nói rằ ng "vị mă ̣n đi thẳ ng vào thâ ̣n, vi ̣đắ ng đi thẳ ng vào tâm, v.v.".
II- SỰ CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG TRONG ẨM THỰC VIỆT NAM (biểu
hiện)
1. Sáu phương diê ̣n của sự hài hòa âm dương trong ẩ m thực Việt Nam là:
- Sự hài hòa âm dương của khách thể (thức ăn)
- Sự hài hòa âm dương của chủ thể (con người)
- Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với không gian (con người với môi trường tự
nhiên)
- Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với thời gian (con người với mùa)
- Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với hoa ̣t đô ̣ng (con người với công viê ̣c).
- Sự hài hòa âm dương ở đồ uống-hút
*** Sự hài hòa âm dương của khách thể : thức ăn
Để ta ̣o nên những món ăn có sự hài hòa âm dương, người Viê ̣t Nam
phân biê ̣t thức ăn theo năm mức âm dương, ứng với ngũ hành: hàn (la ̣nh, âm
nhiề u = thủy); nhiê ̣t (nóng, dương nhiề u = Hỏa); ôn (ấ m, dương it́ =

31
mô ̣c); lương (mát, âm ít = kim), và bình (trung tính = thổ ). Theo đó, người Viê ̣t
có truyề n thố ng tuân thủ nghiêm nhặt luật âm dương bù trừ và chuyể n hóa khi
chế biế n.
Viê ̣t Nam có tâ ̣p quán dùng gia vi ̣ rấ t phát triể n. Gia vi,̣ ngoài tác du ̣ng
kích thích dich ̣ vi,̣ làm dâ ̣y mùi thơm ngon của thức ăn, chứa các kháng sinh
thực vật có tác du ̣ng bảo quản thức ăn, ha ̣n chế sự phát triể n của vi sinh vâ ̣t,
còn có tác du ̣ng đă ̣c biê ̣t là điề u hòa âm dương, hàn nhiê ̣t của thức ăn.
Chẳ ng ha ̣n, gừng tính nhiệt (dương), cho nên thường dùng kèm theo với
những thực phẩm có tính hàn (âm hơn so với gừng) như bí đao, rau cải, cải bắ p,
cá, thiṭ vit...̣ (rau cải nấ u canh với gừng, thiṭ viṭ chấ m với nước mắ m
gừng...). Ớ t cũng thuộc loa ̣i nhiê ̣t (dương), cho nên đươ ̣c dùng nhiề u trong các
loại thức ăn thủy sản (cá, tôm, cua, mắ m...) là những thứ vừa hàn (âm hơn so
với ớt), la ̣i có mùi tanh. Lá lố t thuộc loại hàn (âm) đi với mit́ thuô ̣c loa ̣i nhiê ̣t
(dương). Rau răm thuô ̣c loa ̣i nhiê ̣t (dương) đi với trứng lô ̣n thuô ̣c loa ̣i hàn (âm),
v.v. Những tri thức kiể u này đã đi vào những câu ca dao nổ i tiế ng như: Con gà
cục tác lá chanh; Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi; Con chó khóc đứng khóc
ngồi, Mẹ ơ i đi chợ mua tôi đồ ng riề ng; Con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng,
Mình đã có riề ng, để tỏi cho tôi...
Sự hài hoà âm dương trong thức ăn cũng thể hiê ̣n ở việc người Viê ̣t đă ̣c biê ̣t
ưa thić h các món ăn dạng bao tử đang trong quá trin ̀ h âm dương chuyể n hoá, nên
chúng cũng là những thức ăn giàu chất dinh dưỡng: Đô ̣ng vâ ̣t có trứng lộn,
nhộng, lợn sữa, chim ra ràng, ong non, ve non, dế non...; người Nam Bộ có
món đuông - mô ̣t loại ấ u trùng của kiế n dương, số ng trong ngo ̣n cây dừa, cây cau,
cây chà là - là món ăn đươ ̣c dùng để tiến vua. Thực vâ ̣t có giá, cố m, măng... Đánh
giá cao loại thức ăn này, tu ̣c ngữ có câu: Cố m hoa vàng, chim ra ràng, gái mãn
tang, cà cuố ng trứng. Không phải ngẫu nhiên mà nhau sản phụ đươ ̣c sử du ̣ng
làm loa ̣i nguyên liê ̣u đă ̣c biê ̣t để sản xuấ t thuốc bổ .
Thói quen ưa thích các món ăn da ̣ng bao tử của người Việt là điề u không thể
hiểu được đối với người phương Tây. Năm 1821 có hai nhà du lich ̣ người Anh
tên là Crawfurd và Finlayson từ Ấn Đô ̣ đế n Viê ̣t Nam, hai ông đã viết: "Mô ̣t
người châu Âu chắ c khó mà tin đươ ̣c rằng ở vùng này người ta coi thường trứng
tươi, trong khi những quả trứng đã để ung (!) đế n mô ̣t mức đô ̣ nào đó thì rấ t đươ ̣c
giá, chúng đắt hơn các quả kia tới mô ̣t phầ n ba giá. Những quả chứa viṭ con la ̣i
còn đắt hơn, và trong vô số thức ăn mà nhà vua đã gởi đế n ban cho chúng tôi, có
ba đĩa đầy trứng không những chỉ ung mà còn chứa những con viṭ con đã có lông.
Người ta khẳng định rằng chúng tôi phải xem viê ̣c ban món ăn này là mô ̣t dấ u
hiê ̣u quý tro ̣ng đă ̣c biê ̣t. Trong bụng còn nghi ngờ, chúng tôi sai đem trứng cho
mô ̣t lính canh, thì thấ y anh ta ăn một cách rấ t ngon lành" [6].
Âm dương mới nhiǹ tưởng như tương khắ c, nhưng biế t dùng la ̣i trở nên
tương hơ ̣p với nhau. Người phương Tây sẽ không hiể u nổ i ta ̣i sao khi ăn chè, ăn
dưa hấ u... là những thứ ngo ̣t mà người Viê ̣t Nam la ̣i nêm thêm muố i, chấ m muố i?
Là bởi vì dưa hấ u ngo ̣t, chè ngo ̣t là âm (ngo ̣t trong ngũ vi ̣thuô ̣c hành thổ trung
hoà, nhưng so với mă ̣n thì là âm), có thêm chút muố i mă ̣n (dương) sẽ làm cho cái
ngo ̣t trở nên đâ ̣m đà hơn. Ngươ ̣c la ̣i, những món như cá kho, thiṭ kho... mà khi

32
́ h là cho thêm chút đường cho âm
nấ u trót cho mă ̣n quá thì cách chữa tố t nhấ t chin
dương tương hơ ̣p.
Việc phối hợp nhiều nguyên liê ̣u khác nhau sao cho đa ̣t độ quân bin ̀ h âm
dương là điều rấ t khó, chiń h vì vâ ̣y mà bê ̣nh tâ ̣t thường đế n qua đường mồ m.
Phát hiê ̣n quan tro ̣ng của Ohsawa [2] là viê ̣c tìm ra rằ ng trong mô ̣t món ăn duy
nhấ t là ga ̣o lứt đã có đủ sự quân bình âm dương cầ n thiế t cho cơ thể rồ i. Cho nên,
trái với khẩ u hiê ̣u của khoa ho ̣c dinh dưỡng phương Tây là đa da ̣ng hoá thức ăn,
Ohsawa khuyên rằ ng tố t cho sức khoẻ nhất là giữ mồm giữ miê ̣ng chỉ ăn mô ̣t thứ
ga ̣o lứt muố i mè.
Cách đánh giá giá trị thức ăn của khoa ho ̣c dinh dưỡng phương Tây theo số
năng lượng (calo) mà nó có khả năng cung cấ p cho cơ thể và theo thành phầ n hoá
ho ̣c - chấ t đa ̣m (protit), chất béo (lipit), chất ngo ̣t (gluxit)... - mà nó chứa đựng
chính là sản phẩ m của truyền thố ng văn hoá thiên về đinh ̣ lươ ̣ng và tư duy phân
tích mổ xẻ đối tươ ̣ng. Còn cách đánh giá giá trị thức ăn của Viê ̣t Nam vàphương
Đông theo mức độ hài hoà âm dương chính là sản phẩ m của truyề n thố ng văn
hoá thiên về đinh ̣ tính và tư duy tổ ng hơ ̣p coi trọng các mố i quan hê ̣. Hai cách
đánh giá này, hai lối tư duy này phải bổ sung hỗ trơ ̣ cho nhau.
*** Sự hài hòa âm dương của chủ thể: con người
Để ta ̣o nên sự hài hòa âm dương trong cơ thể, ngoài viê ̣c ăn các món đã
đươ ̣c chế biế n có tính đế n sự quân bin
̀ h âm dương, người Viê ̣t Nam còn sử dụng
các thức ăn như những vi ̣ thuốc để điề u chỉnh sự mấ t quân bình âm dương trong
cơ thể . Mọi bệnh tật đều xuấ t phát từ nguyên nhân gố c là sự mấ t quân biǹ h âm
dương trong cơ thể; vì vâ ̣y, một người bi ̣ ố m do thái âm cầ n đươ ̣c cho ăn đồ
dương và ngươ ̣c la ̣i, ốm do thái dương sẽ đươ ̣c cho ăn đồ âm để khôi phu ̣c la ̣i sự
cân bằ ng đã mất.
Ví du ̣, đau bụng nhiê ̣t (dương) thì cầ n ăn những thức hàn (âm) như chè đâ ̣u
đen, nước sắ c đâ ̣u đen (màu đen là âm), trứng gà, lá mơ... Đau bụng hàn (âm) thì
dùng các thứ nhiệt (dương) như gừng, giềng... Bê ̣nh số t cảm lạnh (âm) thì ăn
cháo gừng, tiá tô (dương); còn số t cảm nắ ng (dương) thì ăn cháo hành (âm)...
Danh mục đồ ăn với tính năng chữa bê ̣nh của người Viê ̣t Nam vô cùng phong
phú. Trong cuố n Vê ̣ sinh yế u quyế t [7], Hải Thượng Lãn Ông (1724-1791) đã
nêu ra, chẳng hạn, tới 36 loa ̣i cháo, 20 loa ̣i rươ ̣u... với những khả năng chữa bê ̣nh
khác nhau. Tổ ng kế t kinh nghiê ̣m dân gian, ông khuyên:
Nên dùng các thứ thức ăn,
Thay vào thuố c bổ có phầ n lợi hơn.
Truyền thống này không có trong văn hoá phương Tây. Phương Tây chủ
yế u chữa bê ̣nh bằ ng thuốc, và phòng bê ̣nh cũng bằ ng thuố c.
*** Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với không gian: con người với môi
trường tự nhiên
Để bảo đảm sự hài hòa âm dương giữa con người với môi trường tự
nhiên, người Viê ̣t có tâ ̣p quán ăn uố ng theo vùng. Mỗi vùng có điạ hình, khí hâ ̣u

33
khác nhau sẽ ta ̣o nên môi trường có tin
́ h âm/dương khác nhau và do vâ ̣y đòi hỏi
đồ ăn cũng phải mang tính âm/dương phù hơ ̣p.
Việt Nam là xứ nóng (dương) cho nên, để ta ̣o nên sự cân bằ ng giữa con
người với môi trường, phần lớn thức ăn của người Viê ̣t Nam thuô ̣c loa ̣i hàn,
lương (âm). Người Viê ̣t rấ t thích ăn đồ chua, đắng là những thứ âm - cái chua của
dưa cà, của quả khế , quả sấ u, quả me, quả chanh, quả chay, lá bứa; cái đắng của
rau đắ ng, mướp đắng (khổ qua). Trong cuố n Nữ công thắ ng lãm [8] hoàn thành
năm 1769, Hải Thươ ̣ng Lañ Ông kể ra khoảng 120 loại thực phẩ m của người
Việt thì trong đó chúng tôi thố ng kê thấ y đã có tới khoảng 100 loa ̣i là mang tính
hàn, lương rồ i. Vì vâ ̣y, cơ cấ u ăn truyề n thố ng của người Viê ̣t Nam
"cơm-rau-cá-thịt" thiên hẳ n về thức ăn thực vâ ̣t (cơm-rau) và thức ăn có nguồ n
gốc nước (cơm-rau-cá) - tức là thức ăn âm tiń h - là hoàn toàn hơ ̣p lý, nó đã góp
phần quan tro ̣ng trong viê ̣c ta ̣o nên sự cân bằ ng giữa con người với môi trường.
Đông Nam Á là xứ nóng (dương), phù hơ ̣p cho việc phát triể n ma ̣nh các loài
thực vật và thủy sản (âm). Phương Tây là xứ la ̣nh (âm), phù hơ ̣p cho việc chăn
nuôi các loài đô ̣ng vâ ̣t, tạo nguồ n thức ăn thit,̣ mỡ, bơ sữa (dương). Điề u đó cho
thấ y chính tự thân thiên nhiên đã có sự cân bằng rồ i. Và tuy rằ ng phương Tây
không nhận thức được quy luật âm dương, nhưng cách ăn truyền thống của ho ̣ đã
tuân theo luâ ̣t âm dương mô ̣t cách vô thức.
Do vâ ̣y, ăn uố ng theo vùng - mà chúng tôi go ̣i là điạ văn hoá ẩ m thực -
chính là cách tận dụng tố i đa môi trường tự nhiên để phu ̣c vu ̣ con người, là cách
hòa mình vào tự nhiên, ta ̣o nên sự cân bằ ng biê ̣n chứng giữa con người với môi
trường tự nhiên.
Ngay trong pha ̣m vi một quốc gia thì các vùng khác nhau cũng có truyề n
thống ẩm thực khác nhau - sự khác biê ̣t này chủ yế u không phải do thói quen mà
chính là bi ̣ chi phối bởi sự khác biệt về môi trường số ng. Miề n Bắc Viê ̣t Nam
la ̣nh hơn nên ăn nhiều mỡ hơn, có nhiều món ăn chế biế n bằng cách xào nấ u hơn;
miền Nam nóng quanh năm nên ăn nhiề u rau hơn, cách chế biế n phổ biế n là ăn
sống, luô ̣c, gầ n đây là nấu lẩ u. Miề n Bắ c la ̣nh hơn nên thích ăn mă ̣n (vi mặn
̣ hơ ̣p
với hành thuỷ - âm), và chống nóng bằ ng đồ chua là đủ rồ i. Miề n Nam nóng hơn
nên thích ăn ngọt (vi ngo ̣ ̣t hợp với hành thổ - trung hoà) và phải dùng tới thứ cực
âm là đồ đắng (canh khổ qua) mới đủ chống nóng.
Không phải ngẫu nhiên mà các tôn giáo phương Đông nói chung và ở Viê ̣t
Nam nói riêng (đa ̣o Phâ ̣t, đa ̣o Cao Đài, đa ̣o Hoà Hảo) đề u khuyế n khić h ăn chay.
Ngoài ý nghiã giáo dục (giới luâ ̣t cấ m sát sinh), viê ̣c ăn chay (ăn thức ăn thực vâ ̣t)
chính là mô ̣t cách để thông qua chế độ dinh dưỡng ta ̣o nên những con người âm
tính, hiền hòa. Có nhiề u khả năng đây mới chính là lý do sâu xa của tâ ̣p quán ăn
chay, điề u này giải thích vì sao giới tu hành của mo ̣i tôn giáo, từ chức sắ c đến
tăng ni, đều vui vẻ chấ p nhâ ̣n các đồ chay làm giả da ̣ng các món ăn thiṭ cá (điề u
này hoàn toàn đi ngược la ̣i ý nghiã giáo du ̣c!).
Sự giao lưu văn hoá rô ̣ng raĩ trong tk. XX, ngoài những tác du ̣ng tić h cực
như bổ sung, làm phong phú thêm nề n văn hoá của nhau, với chiề u phương Tây
áp đảo phương Đông, đã kéo theo tâ ̣t sùng bái khoa ho ̣c, sùng bái phương Tây và
đã phá vỡ nghiêm tro ̣ng truyề n thố ng điạ văn hoá ẩ m thực (ăn uố ng theo vùng)

34
vố n có. Người phương Đông ngày nay đang tiế p nhâ ̣n vô số những thói quen xấ u
mà không biế t nên cứ tưởng rằ ng hay: ở theo kiể u phương Tây, mă ̣c theo kiề u
phương Tây, ăn uố ng theo kiể u phương Tây, phấ n đấ u để có hình thể to cao nă ̣ng
như người phương Tây. Phầ n đông đã không hiể u rằ ng viê ̣c ở trong những căn
phòng kiń mit́ , viê ̣c mă ̣c đồ veston chân đi giày đi tấ t, viê ̣c ăn thiṭ bơ sữa, cơ thể
to cao... chiń h là những tâ ̣p quán và tiêu chuẩ n chỉ phù hơ ̣p với người xứ la ̣nh
chứ không thích hơ ̣p với xứ nóng chút nào. Giới hữu trách thâ ̣m chí còn tuyên
truyề n cổ vũ mô ̣t cách sai lầ m cho những chủ trương này, khiế n dẫn đế n hâ ̣u quả
là hàng loa ̣t loa ̣i bê ̣nh tâ ̣t mới (như béo phi,̀ tim ma ̣ch, vô sinh...) trở nên phổ
biế n.
Hiện nay, trên cơ sở những nghiên cứu khoa ho ̣c, các tổ chức y tế ở nhiề u
nước phương Tây cũng đang tuyên truyề n cho tháp dinh dưỡng thiên về thực vâ ̣t.
Viê ̣c ăn chay (vegetarian) cũng phát triển trong mô ̣t bộ phận người phương Tây.
Điều này không mang tính phổ quát mà chỉ là mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng nhấ t thời, chỉ đúng
trong hoàn cảnh cụ thể hiê ̣n nay, khi phương Tây đã và đang la ̣m du ̣ng quá mức
tâ ̣p quán ăn thịt-bơ-sữa. Còn về lâu dài, nếu viê ̣c ăn rau đâ ̣u trở nên thái quá,
phương Tây sẽ rơi vào một thái cực ngược la ̣i tê ̣ ha ̣i không kém - đó chính là hâ ̣u
quả của sự phát triể n khoa học mà thiế u hiể u biết về triế t lý âm dương, thiế u
quan tâm đế n điạ văn hoá ẩ m thực.
*** Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với thời gian: con người với mùa
Để bảo đảm sự hài hòa âm dương giữa con người với thời gian, người
Viê ̣t có tâ ̣p quán ăn uố ng theo mùa. Điề u này thể hiê ̣n rõ nhất ở các tin
̉ h phiá Bắ c
là nơi có khí hâ ̣u 4 mùa.
Mùa hè nóng, người Viê ̣t thić h ăn rau quả, tôm cá là những thứ hàn, lương
(= âm) hơn là mỡ, thit.̣ Khi chế biế n, người ta thường ăn số ng, luô ̣c, nấ u canh,
làm nộm, làm dưa, tạo nên những thức ăn có nhiề u nước (âm) và vi ̣ chua (âm)
vừa dễ ăn, dễ tiêu, vừa nhe ̣, vừa giải nhiê ̣t.
Mùa đông lạnh, người Viê ̣t miền Bắ c tăng cường hơn các món ăn có mỡ,
thit,̣ là những thức ăn dương tính, giúp cơ thể chố ng la ̣nh. Phù hơ ̣p với mùa này
là các kiểu chế biế n khô hơn, dùng nhiề u mỡ hơn (tức là dương tin ́ h hơn) như xào,
rán, rim, kho... Gia vị phổ biế n của mùa này cũng là những thứ dương tiń h như ớt,
tiêu, gừng, tỏi...
Thức ăn theo đúng mùa, mùa nào thức ấ y, người xưa go ̣i là "thời trân". Viê ̣t
Nam có biế t bao câu tu ̣c ngữ về cách ăn theo mùa này: Mùa hè cá sông, mùa
đông cá bể ; Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè; Ếch tháng ba, gà tháng bảy;
Ếch tháng mười, người tháng giêng[1]; Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn ruố c;
Rau muố ng tháng chín, nàng dâu nhi ̣n cho me ̣ chồ ng ăn[2]... Ăn uố ng theo mùa
cũng là lúc sản vâ ̣t ngon nhấ t, nhiề u nhấ t, rẻ nhấ t và tươi số ng nhấ t, tố t nhấ t cho
sức khoẻ.
Hiện tượng ăn thức ăn trái mùa đang ngày càng phổ biế n hiê ̣n nay do giao
lưu văn hoá, do du nhập thực phẩ m, trái cây... đang tiề m ẩ n nguy cơ phá vỡ sự
hài hoà âm dương giữa con người với thời gian, là mầ m mố ng của bê ̣nh tâ ̣t.

35
*** Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với hoa ̣t đô ̣ng: con người với công
viêc̣
Làm những công viê ̣c nă ̣ng nhọc, những nghề hay di chuyể n, cầ n tăng
cường thức ăn dương tính. Người bình dân lao dô ̣ng chân tay nă ̣ng nhọc, ra nhiề u
mồ hôi, cầ n ăn đồ mă ̣n (dương) để bù vào. Dân miề n Trung số ng bằ ng nghề biể n,
thường phải ngâm mình trong nước (âm), thức ăn phổ biế n của dải đấ t ven biể n
này là các thứ hải sản mang tính hàn (âm) nên bù lại phải ăn cay và mă ̣n (dương)
rất nhiều (trước khi lặn xuố ng biể n phải uố ng nguyên cả chai nước mắ m cố t).
Việc noi theo khoa học dinh dưỡng phương Tây để hô hào rằ ng cần giảm ăn mă ̣n
mô ̣t cách chung chung không phải là cách làm hơ ̣p lý.
***
Triế t lý âm dương có nguồn gốc từ tư duy nhi ̣ nguyên của văn hoá Đông
Nam Á cổ đa ̣i, rồ i đươ ̣c hoàn thiê ̣n và lâ ̣p thuyế t trong văn hoá Trung Hoa [3,4,5].
Người Viê ̣t Nam nói riêng và Bách Viê ̣t nói chung nhờ nằ m ở vùng giao nhau
giữa văn hoá Đông Nam Á và văn hoá Trung Hoa nên vừa có đươc̣ tư duy nhi ̣
nguyên từ trong máu thit,̣ la ̣i vừa tiế p nhâ ̣n đươ ̣c triế t lý âm dương đã hoàn thiê ̣n,
kết quả là có đươ ̣c mô ̣t truyề n thố ng văn hoá âm dương nói chung, và ẩ m thực
âm dương nói riêng rấ t ma ̣nh. Trong bô ̣ sách Hải Thượng Y Tôn Tâm Liñ h [9],
Lê Hữu Trác đã tổ ng kế t cuô ̣c đời làm thuố c của min ̀ h mô ̣t cách thấ m thiá : "Tôi
kinh nghiệm hàng hai chục năm, chữa khỏi đươ ̣c những bê ̣nh trầ m tro ̣ng cũng chỉ
căn cứ vào hai khiế u âm dương, hai bài thuố c bổ thủy và bổ hỏa, khác biê ̣t với
các thầy thuố c khác mà thôi".
Để hoàn thiện lý luâ ̣n và nâng cao hiê ̣u quả của ẩ m thực Viê ̣t Nam, cầ n đă ̣t
nó vào góc nhiǹ triế t lý âm dương kết hơ ̣p với phương pháp khoa ho ̣c hiê ̣n đa ̣i để
tìm hiểu và khai thác tố i đa những kinh nghiê ̣m cổ truyề n, tránh lê ̣ thuô ̣c mù
quáng vào những thành tựu khoa học đươ ̣c rút ra trong hê ̣ toạ đô ̣ "không gian -
thời gian - chủ thể " của người phương Tây, không phải lúc nào cũng phù hơ ̣p với
phương Đông.

CÂU 23: Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam? Cho ví dụ minh họa. Ảnh
hưởng của Phật Giáo trong đời sống con người Việt Nam xưa và nay.

 Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam: Có thể tham khảo 2.3/ trang 148
/ sách giáo trình hoặc viết theo cái này:
1. Tính tổng hợp:
Đây là đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trưng nổi bật nhất của
Phật giáo Việt Nam.
Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống
của dân tộc, và do vậy đã được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng. Hệ thống
chùa “Tứ pháp” thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự

36
nhiên Mây-Mưa-Sấm-Chớp và thờ đá. Lối kiến trúc phổ biến của chùa Việt
Nam là “tiền Phật, hậu Thần” với việc đưa các thần, thánh, các thành hoàng,
thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa. Phật giáo Việt Nam là tổng
hợp các tông phái lại với nhau. Ở Việt Nam, không có tông phái Phật giáo nào
thuần khiết. Các chùa phía Bắc là cả một Phật điện vô cùng phong phú với
hàng mấy chục pho tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Phật
giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với Đạo,
tạo thành quan niệm Tam giáo đồng nguyên (3 tôn giáo cùng phát nguyên từ
một gốc) và Tam giáo đồng quy (3 tôn giáo cùng quy về một đích).Phật giáo
Việt Nam kết hợp chặt chẽ với việc đạo và việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất
thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập thế: Các cao tăng được
nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng.
2. Khuynh hướng thiên về nữ tính:
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Ông
– Phật Bà. Bồ tát Quán Thể Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn
mắt nghìn tay – vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á.
Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật bà” riêng của mình: Đứa con gái nàng
Man, Quan Âm Thị Kính, Phật bà chùa Hương,….
3. Tính linh hoạt:
Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng mình.
Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức, trung
thực hơn là đi chùa: Thứ nhất là tu tại gia, Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa; Dù
xây chín bậc phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho một người; coi trọng
truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ
cha kính mẹ mới là chân tuào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị
thần trong tín ngưỡng truyền thống có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi
mọi tai họa: Nghiêng vai ngửa vái Phật, Trời, Đương cơn hoạn nạn độ người
trầm luân; làm nên mây mưa sấm chớp để mùa màng tốt tươi (hệ thống chùa
Tứ pháp); ban cho người hiếm muộn có con (tục đi chùa cầu tự: Tay bưng quả
nếp vô chùa, Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo); ban lộc cho người bình dân
để quanh năm làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ phật và hái lộc lúc giao thừa); cứu
độ cho người chết và giúp họ siêu thoát (tục mời nhà sư tới cầu kinh và làm lễ
tiễn đưa người chết). Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những
tên gọi rất dân gian: ông Nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc
mà ăn (Di-lặc to béo), ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc quăn). Ngôi chùa Việt Nam
được thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền với hình thức mái cong có 3
gian 2 chái… Chùa Một Cột như một lễ vật dâng lên Phật Bà với hình bông sen
thanh thoát ở trên và trụ đá tròn trong hồ vuông ở dưới biểu hiện ước vọng
phồn thực.

37
 Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống Việt Nam :
Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt
Nam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đạo Phật đã
ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn
học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống nếp nghỉ…. Những câu
nói đầu lưỡi “ở hiền gặp lành”, “tội nghiệp”, “hằng hà sa số”, “ta bà thế giới”…
là điều phổ biến trong quan hệ ứng xử giữa mọi người, các ngày đại lễ Phật
giáo, ngày rằm, mùng một hay lễ tết dân tộc mọi người dân dù bận rộn đến mấy
cũng vài lần trong đời đến viếng cảnh chùa. Nếu không có những hoạt động
Phật giáo lịch đại thì chúng ta sẽ mất đi hơn nửa số di tích và danh lam thắng
cảnh mà hiện nay ta tự hào. Nhìn lại lịch sử và văn hóa dân tộc, ta thấy rằng
ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên Phật giáo đã truyền vào Việt Nam và tư
tưởng, triết học Phật giáo có nhiều điểm phù hợp với tâm tư, tình cảm, đạo lý
dân tộc nên đã được người Việt Nam nhanh chóng tiếp nhận và dung hóa. Lịch
sử đã chứng minh những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước trước họa xâm
lăng; nhiều vị thiền sư Phật giáo, đồng bào Phật tử đã chung lưng đấu cật với
dân tộc, chống giặc, bảo vệ non sông, tranh đấu cho công bằng và tự do.. Khi
đất nước hòa bình, văn hóa và dân tộc có điều kiện phát triển, Phật giáo cũng
góp phần không nhỏ làm nên những tinh hoa văn hóa của dân tộc với con mắt
thán phục và cung kính của du khách quốc tế, những lễ hội rộn ràng, những áng
văn chương tuyệt tác mãi mãi là niềm tự hào của người Việt Nam.

GIỐNG CÂU 40

CÂU 24: Trình bày sự hiểu biết của anh chị về Nho Giáo và vai trò, ảnh
hưởng của Nho Giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
Nam xưa và nay.

Có thể tham khảo 3.3.2, 3.3.3 / trang 266 / sách giáo trình hoặc ghi vắn tắt
như thế này:

- Thứ nhất, Nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận Nho giáo chính
là để khai thác những yếu tố là thế mạnh của Nho giáo, thích hợp cho việc TỔ
CHỨC và QUẢN LÍ đất nước.
Trước hết, nhà nước quân chủ Việt Nam, đặc biệt là các triều Lê và Nguyễn, đã
học tập rất nhiều ở cách tổ chức triều đình và hệ thông pháp luật của người
Trung Hoa
- Thứ hai, hệ thống thi cử để tuyển chọn người tài bổ dụng vào bộ máy cai trị
đã được triều đình phong kiến Việt Nam vận dụng ngay từ đầu triều Lí
(III-§2.2.4), hoàn thiện dần vào thời trần và hoàn chỉnh vào thời Lê.

38
- Thứ ba, khi mà chữ cổ đã mai một và mất hẳn, thì người Việt đã sử dụng chữ
Hán (thường gọi là chữ Nho - "chữ của Nho gia") làm văn tự chính thức trong
giao dịch hành chính. Trên cơ sở chữ Hán, từ cuối thời Bắc thuộc, người Việt
đã tạo ra chữ Nôm (chữ của người Nam) dùng trong sáng tác văn chương.
 Có nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị BIẾN ĐỔI cho
phù hợp với truyền thống của văn hóa dân tộc. Chữ nghĩa có thể vẫn thế,
nhưng cách hiểu đã khác nhiều.
- Xã hội các quốc gia cổ đại vùng Trung Nguyên, với gốc gác du mục của mình,
luôn đầy biến động. Bởi vậy, Nho giáo muốn tạo nên một xã hội ổn định. Để
duy trì sự ổn định, làng xã Việt Nam đã tạo nên sự lệ thuộc của cá nhân vào tập
thể cộng đồng bằng cách phân biệt dân chính cư - dân ngụ cư, cộng đồng hóa
lĩnh vực hôn nhân, sử dụng hữu hiệu bộ máy dư luận.
a) Biện pháp kinh tế là "nhẹ lương nặng bổng": Quan lại xưa sống không bằng
lương mà chủ yếu bằng bổng do dưới nộp lên và lộc do trên ban xuống - cuộc
sống được bao cấp theo lối ban ơn.
b) Biện pháp tinh thần là "trọng đức khinh tài": Khai thác truyền thống trọng
đức của văn hóa nông nghiệp (mà "đức" là khái niệm rất chủ quan, mập mờ),
nhà nước Nho giáo buộc quan lại không thể hành động mà không tính đến dư
luận.
- Yếu tố quan trọng thứ hai là việc trọng tình người. Vì trọng tình vốn là
truyền thống lâu đời của văn hóa phương Nam, cho nên khi tiếp nhận Nho giáo,
người Việt Nam đã tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả. Trong Nho giáo Việt Nam,
việc trọng tình được bổ sung bằng truyền thống dân chủ của văn hóa nông
nghiệp (vốn có trong Nho giáo nguyên thủy, nhưng đến Hán Nho thì đã bị loại
trừ). Nhờ truyền thống dân chủ ấy mà Nho giáo Việt Nam, dù có giữ địa vị độc
tôn cũng không dám loại trừ Phật giáo và huy bỏ cái gốc của Việt Nam là đạo
Mẫu.
- Thứ ba là tư tưởng “trung quân”. Nho giáo Trung Hoa rất coi trọng tư
tưởng "trung quân", còn tư tưởng yêu nước thì không được đề cập đến (đó là
đặc điểm của truyền thống văn hóa gốc du mục: đề cao vai trò cá nhân của thủ
lĩnh và coi nhẹ quốc gia):
- Thứ tư là xu hướng trọng văn. Chính vì chịu ảnh hưởng của văn hóa nông
nghiệp phương Nam nên Nho giáo nguyên thủy rất coi trọng văn, trọng kẻ sĩ.
Tuy nhiên, Trung Hoa có trọng thì quan văn cũng chỉ ngang hàng quan võ. Ở
Việt Nam, văn được coi trọng hơn hẳn võ: Tuy luôn phải đối phó với chiến
tranh, nhưng người Việt ít quan tâm đến các kì thi võ mà chỉ ham học chữ, thi
văn: Một nho vàng không bằng một nang chữ..
- Thứ năm là thái độ đối với nghề buôn. Nho giáo Trung Hoa khuyến khích làm
giàu nếu nó không trái với lễ: "Phú quý mà có thể cầu được thì dù làm kẻ cầm
roi đánh xe hầu người, ta cũng làm" (Luận ngữ). Trong khi đó thì ở Việt Nam

39
với văn hóa nông nghiệp đậm nét, với tính cộng đồng và tính tư trị, lại có
truyền thống khinh rẻ nghề buôn. Nó đã bám rễ vào suy nghĩ và tình cảm mỗi
người, khiến cho nghề buôn trong lịch sử Việt Nam không thể phát triển được.
GIỐNG CÂU 41

CÂU 25: Những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình tiếp xúc
với văn hóa phương Tây? Trong giai đoạn hiện nay để văn hóa thật sự trở
thành động lực tinh thần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Anh (chị) có
suy nghĩ gì trước vấn đề hội nhập và giao lưu văn hóa Việt Nam với văn
hóa nhân loại?

Có thể tham khảo 5.2 / trang 291 / sách giáo trình hoặc ghi vắn tắt như thế
này:

 Ki-tô giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa phương Tây. Trong
mấy thế kỉ tiếp xúc, văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng một cách sâu
rộng vào nhiều lĩnh vực của văn hóa Việt Nam.
 Trên bình diện VĂN HÓA VẬT CHẤT, ảnh hưởng đáng kể nhất là
trong phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông các lĩnh vụt mà
phương Tây vốn mạnh.
- Trên lĩnh vực đô thị, từ cuối thế kỉ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ
truyền với chức năng trung tâm chính trị đã chuyển sang phát triển theo mô
hình đô thị công - thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế.. Các đô thị và
thị trấn nhỏ cũng dần dần phát triển.
- Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với
tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam.
- Trên lĩnh vực giao thông, hàng chục vạn dân định đã được huy động xây
dựng hệ thống đường bộ đến các đồn điền, hầm mỏ...
- lại dấu ấn về mặt VĂN HÓA TINH THẦN, ngoài Ki-tô giáo, là những hiện
tượng trong các lĩnh vực văn tự - ngôn ngữ, báo chí, văn học - nghệ thuật, giáo
dục - khoa học, tư tưởng.
- Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩ vấp
phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự. Bởi vậy, họ đã dùng bộ chữ cái
Latinh thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt, tạo nên chữ Quốc ngữ. Chữ
Quốc ngữ là thành quả tập thể của nhiều giáo sĩ đồ Đào Nha, Ý, Pháp... và
những người Việt Nam đã giúp họ học tiếng Việt.
- Sự kiện thứ ba do việc thâm nhập của văn hóa phương Tây đưa lại là sự ra đời
của báo chí. Việc này trước hết nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin cai trị của
thực dân Pháp.

40
a. Sự tiếp xúc với phương Tây đã làm nảy sinh trong lĩnh vực văn học thể loại
tiểu thuyết hiện đại vốn là cái mà truyền thống Việt Nam không có
b. Sự tiếp xúc với phương Tây cũng khiến cho tiếng Việt có biến động mạnh:
hàng loạt từ ngữ được vay mượn để diễn tả những khái niệm mới đã đi vào đời
sống thường ngày như xà phòng / xà bông (savon), .. Có những hiện tượng ngữ
pháp vốn đặc thù cho các ngôn ngữ phương Tây (như thể bị động, kiến trúc
danh từ...) ở những mức độ nhất định cũng đã được du nhập vào tiếng Việt.
c. Trong nghệ thuật hội họa thì xuất hiện những thể loại vay mượn từ phương
Tây như tranh sơn dầu, tranh bột màu với bút pháp tả thực. Bút pháp tả thực
của nghệ thuật phương Tây còn xuất hiện cả trên sân khấu với thể loại kịch nói
và tác động tới sự ra đời của nghệ thuật cải lương.
d. Để đào tạo người làm việc cho mình, thực dân Pháp đã buộc học trò học
tiếng Pháp, bắt theo hệ thống giáo dục kiểu phương xây.
e. Hệ thống giáo dục mới này cùng với sách vở phương Tây đã góp phần giúp
người Việt Nam mở rộng thêm tầm mắt, tiếp xúc với các tư tưởng dân chủ tư
sản, rồi sau là tư tưởng Mácxít.
 Vượt ra ngoài ý đồ của bọn thực dân, sự áp đặt thô bạo của chúng dẫn
đến hậu quả ngược lại là khích lệ tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và
chống Pháp.

CÂU 26: Hãy nêu khái quát ý nghĩa chung của các câu thành ngữ sau đây
và lý giải cơ sở hình thành chúng “Hòa cả làng”, “Nước nổi thì bèo nổi”,
“Xấu đều hơn tốt lỏi”, “Khôn đọc không bằng một ngốc đàn”.
 Ý nghĩa chung nói về tư tưởng lối sống cao bằng, đố kị, là chủ nghĩa quân
Bình cực đoan, đó là mặt trái của tính cộng đồng - một đặc trưng tiêu biểu
của văn hóa làng Việt truyền thống.
 Cơ sở hình thành: Quan niệm trên là hệ quả của tính cộng đồng, sản phẩm
của nền văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đòi hỏi phải ở định cư và liên
kết tương trợ nhau trong lao động sản xuất và chống thiên tai.

CÂU 27: Hãy nêu khái quát ý nghĩa chung của các câu thành ngữ sau đây
và lý giải cơ sở hình thành chúng: “ Trông mặt mà bắt hình dong”; “ Yêu
nên tốt, ghét nên xấu”; “ Thương nhau thương cả lối đi, ghét nhau ghét cả
tông ti họ hàng”; “Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng
méo”.
 Ý nghĩa chung: nói về kiểu tươi duy nặng về chủ quan, cảm tính và lối
ứng xử tùy tiện của cư dân nông nghiệp.

41
 Cơ sở hình thành: do cuộc sống và công việc nhà nông chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm chủ quan, cảm tính ( kinh nghiệm sản xuất, xem thời
tiết…); do lối sống nông nghiệp tùy tiện, không giờ giấc, nề nếp qui cũ.

CÂU 28: Hãy nêu khái quát ý nghĩa chung của các câu thành ngữ sau đây
và lý giải cơ sở hình thành chúng: “ Nhập gia tùy tục”; “ Phép vua thua lệ
làng”; “ Thống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”; “ Ta
về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.
 Ý nghĩa chung: nói về tính tự trị, khép kín và lối sống bảo thủ, hướng
nội - một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa làng.
 Cơ sở hình thành: do cuộc sống nông nghiệp trồng trọt ở định cư và nền
kinh tế tiểu nông tự túc tự cấp không mở rộng giao lưu với bên ngoài.

CÂU 29: Hãy chỉ ra những biểu hiện của lối tư duy tổng hợp, biện chứng
và lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt trong các lĩnh vực văn hóa tinh thần của
người Việt (tôn giáo, tín ngưỡng, giao tiếp, ứng xử)
Có thể tham khảo bài 6 / trang 296 / sách giáo trình hoặc ghi vắn tắt như
thế này:
1/ Trong tôn giáo, tín ngưỡng:
- Tính tổng hợp:
 Tổng hợp các tông phái: Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ
Phật giáo Việt Nam là tổng hợp các tông phái lại với nhau. Ở Việt Nam, không
có tông phái Phật giáo nào thuần khiết. Tuy chủ trương của Thiền tông là bất lập
ngôn, song ở Việt Nam chính các thiền sư đã để lại nhiều trước tác có giá trị.
Dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi thì pha trộn với Mật giáo, nhiều thiền sư phái này,
nhất là những vị sống vào thời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh
Không, đều nổi tiếng là giỏi pháp thuật, có tài biến hóa thần thông. Phật giáo
Việt Nam cũng tổng hợp các con đường giải thoát bằng tự lực và tha lực, phối
hợp Thiền tông với Tịnh Độ tông.
 Tổng hợp các tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo
Sự chi phối mạnh mẽ của tính dung hợp truyền thống đã khiến cho tôn giáo vào
trước mở rộng cửa đón nhận tôn giáo vào sau, tạo nên một sự hòa hợp rộng rãi.
Ngay từ đầu Công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng cổ truyền tiếp nhận.
Liền đó, Phật giáo cùng tín ngưỡng cổ truyền vui vẻ tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất
cả cùng tiếp nhận Nho giáo, tạo thành quan niệm “Tam giáo đồng nguyên” (ba
tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc) và “Tam giáo đồng quy” (ba tôn giáo
cùng quy về một đích). Sự dung hòa tam giáo là một thực thể hình thành một
cách tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân, và đến thời Lý – Trần

42
thì được chính quyền công nhận rộng rãi. Vua Trần Thái Tông (1218-1277, ở
ngôi 1225-1258) từng chỉ ra rằng, để khuyến khích con người làm điều thiện,
“Sách Nho thì dạy thi nhân bố đức; Kinh Đạo dạy yêu vật, quý sự sống; còn
Phật thì chủ trương giữ giới, cấm sát sinh”. Hoặc có khi là những phạm trù
khác nhau, những biện pháp khác nhau nhằm đến cùng một đích, những cái
dụng khác nhau của cùng một thể. Cái khác nhau ấy không mâu thuẫn đối chọi
nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội sao cho quy củ;
Đạo giáo lo thể xác con người sao cho mạnh khỏe; Phật giáo lo cho tâm linh
con người sao cho thoát khổ.
Bởi vậy mà người dân cần đến cả ba tôn giáo, họ sử dụng kết hợp chúng theo
giới tính, theo các giai đoạn trong cuộc đời. Phụ nữ âm tính hơn thiên về Phật,
đàn ông dương tính hơn thiên về Nho. Cùng một người Việt Nam, khi trai trẻ
thì học Nho để ra giúp nước, khi khổ ải trầm luân thì cầu khấn Phật Trời phù
hộ, khi ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ trị bệnh trừ tà hoặc tập luyện dưỡng khí
an thần. Không chỉ trong một đời, mà ngay trong một ngày, cũng có thể gặp
biểu hiện của ba tôn giáo trong một con người.
Thứ tự sắp xếp tam giáo cũng là một cách ứng xử rất tổng hợp và linh hoạt.
Trong tên gọi thì Nho giáo đứng đầu với thứ tự “Nho – Phật – Đạo”; còn trên
hình ảnh “Tranh Tam giáo tổ sư” thì bao giờ cũng là Phật Thích Ca ở vị trí
trung tâm trang trọng, Lão Tử bên trái (trái = phương đông – nam = tinh thần
nông nghiệp tự nhiên) và Khổng Tử bên phải (phải = phương tây – bắc = tinh
thần du mục xã hội). Hình ảnh đó in sâu vào tâm thức người Việt Nam.
 Tổng hợp các tôn giáo ngoại lai với tín ngưỡng truyền thống
Hơn thế nữa, người bình dân cũng chẳng cần biết đến Nho giáo, gần gũi với họ
trước hết là tín ngưỡng bản địa quen thuộc của cư dân nông nghiệp với truyền
thống trọng phụ nữ – đạo Thánh Mẫu, sau nữa là Phật giáo và Đạo giáo. Thế là
hình thành một thứ “Tam giáo” bình dân, hòa quyền Đạo Phật, Đạo Lão và
Đạo Thánh Mẫu. Như vậy, sự dung hợp diễn ra không chỉ giữa từng tôn giáo
ngoại sinh với tín ngưỡng bản địa, giữa các tôn giáo ngoại sinh đã được bản địa
hóa với nhau, mà, ở mức độ cao hơn, người Việt Nam đã hào chung tất cả với
nhau thành một khối.
Từ giai đoạn Đại Nam, tinh thần dung hợp không chỉ giới hạn trong phạm vi
truyền thống văn hóa bản địa và Tam giáo, mà còn được mở rộng để tiếp nhận
thêm văn hóa phương Tây.
- Tính linh hoạt:
 Biến đổi các yếu tố của tôn giáo ngoại lai cho phù hợp với phong tục
tập quán VN: Biến Phật Ông thành Phật Bà.
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Ông
– Phật Bà. Bồ tát Quán Thể Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn

43
mắt nghìn tay – vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á
(nên còn gọi là Quan Âm Nam Hải).
 Biến Phật giáo thành Phật giáo hòa hảo
Sự cải biến linh hoạt trên cơ sở tổng hợp đạo Phật với đạo ông bà (thờ cúng tổ
tiên) đã tạo nên Phật giáo Hòa Hảo, còn gọi là Đạo Hòa Hảo, mà giáo chủ là
Huỳnh Phú Sổ.
Đạo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ làm căn bản, rồi kết hợp với đạo của dân
tộc thờ ông bà tổ tiên mà đề ra thuyết tứ ân (tổ tiên cha mẹ – đất nước – tam
bảo – đồng bào và nhân loại).
2/ Trong giao tiếp, ứng xử:
- Trong giao tiếp: Tôn trọng sự hòa thuận, nhường nhịn, dung hòa, trong tiếp
nhận, diền dịu, mềm dẻo hiếu hòa trong đối phó.
- Trong lối ứng xử: với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh
hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: Ở Việt Nam không những
không có chiến tranh tôn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo trên thế giới (Nho
giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo...) đều được tiếp nhận. Đối phó với
các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu
hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi chiến thắng đã
thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại chủ động cầu hòa,
“trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự.

CÂU 30: Hãy chỉ ra những đặc trưng của văn hóa truyền thống đã chi
phối đến thái độ ứng xử đối với với pháp luật của người Việt xưa nay.
- Lý giải nguyên nhân của thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay,
không khó để nhận thấy các nguyên nhân trực tiếp như: do năng lực của các
thiết chế thực thi pháp luật và hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập
khiến pháp luật không được thực thi một cách hiệu quả; do phần đông người
Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự hình thành thói quen, lối sống và nguyên
tắc ứng xử thượng tôn pháp luật… Tuy nhiên, đằng sau các nguyên nhân trực
tiếp ấy là sự chi phối của những căn nguyên sâu xa từ nền tảng văn hóa truyền
thống với sự cộng hưởng bởi ba yếu tố hạt nhân, đó là: văn hóa nông nghiệp
lúa nước, Nho giáo và Phật giáo. Bầu khí quyển văn hóa đậm đặc chất phương
Đông này đã tồn tại hàng ngàn năm, thẩm thấu trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống, từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, đến đạo đức, lối sống, thói quen, tâm lý,
tình cảm, cách tư duy, ứng xử của nhiều thế hệ cha ông cho đến tận ngày nay,
trong đó không chỉ bao gồm những phẩm chất tinh hoa mà còn cả những cặn bã
cần phải tẩy chay, loại trừ khi nó không còn phù hợp với bối cảnh xã hội hiện
đại. Do đó, bên cạnh những giá trị tốt đẹp của truyền thống hiện đang phát huy
sức mạnh trong công cuộc hiện đại hóa đất nước thì lại cũng còn đó không ít

44
những căn tính tiểu nông, những nhược điểm của truyền thống đang di căn sâu
sắc trong tâm lý cộng đồng dưới dạng những thói quen, tập quán, những nếp
suy nghĩ, những lề thói làm ăn, những cách ứng xử…
a) Sự tác động của văn hóa nông nghiệp lúa nước đến văn hóa ứng xử với
pháp luật của người Việt xưa và nay:
- Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền trên nền tảng của một xã hội
nông nghiệp cổ truyền với sự chi phối của nhân tố gốc là phương thức sản xuất
nông nghiệp lúa nước, theo đó, thành phần cư dân tuyệt đại bộ phận là nông
dân, sinh sống trong không gian làng xã. Điều kiện đặc thù này đã tồn tại hàng
ngàn năm, đã tạo nên nền tảng văn hóa của dân tộc Việt với thói quen, lối sống
của cư dân nông nghiệp lúa nước, được bảo lưu, làm thành mạch ngầm xuyên
suốt chiều dài không gian và thời gian của dân tộc Việt. Diện mạo của nền văn
hóa nông nghiệp lúa nước Việt Nam biểu hiện qua những đặc trưng có tính trội
như: tính cộng đồng và ứng xử trọng tình; lối sống tự trị khép kín và thói quen
ứng xử “phép vua thua lệ làng”; tư duy tiểu nông chủ quan, cảm tính và lối ứng
xử mềm dẻo, linh hoạt, tùy tiện,… Tất cả đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, đạo đức, tạo nên lối sống, thói quen,
tâm lý, tình cảm, cách tư duy, ứng xử của nhiều thế hệ người Việt Nam. Những
đặc trưng này của văn hóa truyền thống hàm chứa cả mặt tích cực và tiêu cực
trong sự tác động đối với sự phát triển hiện nay của đất nước, trong đó có văn
hóa ứng xử với pháp luật.
- Trước hết, nói đến văn hóa Việt Nam là nói đến văn hóa làng xã, với đặc
trưng nổi trội là tính gắn kết cộng đồng vô cùng bền chặt, được hình thành trên
nền tảng của hai mối quan hệ: huyết thống (Một giọt máu đào hơn ao nước lã)
và láng giềng (Bán anh em xa mua láng giềng gần). Tính cộng đồng đã in đậm
dấu ấn trong tâm lý, tính cách, trong bản sắc văn hóa Việt Nam, chi phối đến
đời sống và các quan hệ ứng xử của người Việt xưa và nay với cả hai mặt tích
cực và tiêu cực.
- Có thể thấy, mặt trái của tính cộng đồng trước hết là sự phủ nhận, ức chế sự
phát triển cá tính, kìm hãm vai trò cá nhân. Ý thức về quyền cá nhân vì vậy
không được phát triển, thay vào đó là sự phụ thuộc, sự phục tùng của cá nhân
vào cộng đồng. Chính sự lệ thuộc của cá nhân vào cộng đồng làm cho con
người trở nên thụ động trong các quan hệ, không dám khẳng định bản lĩnh và
nhân cách cá nhân, không dám nhân danh cá nhân để đòi hỏi những quyền lợi
chính đáng cho mình.
- Sự hạn chế phát triển ý thức cá nhân do lối sống đề cao tính cộng đồng vẫn
còn để lại dư vị nặng nề trong xã hội hiện đại và gây khó khăn đáng kể cho
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, khi mục đích của Nhà nước pháp quyền
sinh ra để trước hết và trên hết nhằm đảm bảo các quyền và tự do của cá nhân.

45
- Cũng chính từ lối sống đề cao tính cộng đồng và hạ thấp vai trò cá nhân là
nguyên nhân làm cho con người trở nên thụ động trong các quan hệ, ít dám làm
và cũng từ đó cũng không dám chịu trách nhiệm trước cộng đồng và người
khác, từ đó hình thành tâm lý và thói quen dựa dẫm, ỉ lại. Tâm lý và thói quen
ứng xử này được đúc kết và lưu truyền trong dân gian qua các câu thành ngữ
quen thuộc như: Nó lú có chú nó khôn; Sẩy cha có chú, sẩy mẹ bú dì; Con dại
cái mang…
- Tâm lý dựa dẫm, ỉ lại được nâng lên một bước cao hơn là lợi dụng các mối
quan hệ thân quen, họ hàng để tìm kiếm sự che chở, nâng đỡ, mưu cầu lợi ích
cá nhân. Tư tưởng “Một người làm quan, cả họ được nhờ”, “Nhất thân nhì quen
tam thần tứ thế” trở thành một thói quen ứng xử rất phổ biến ở thời kỳ phong
kiến, trong xã hội truyền thống Việt Nam.
- Chính các mối quan hệ “con ông cháu cha”, “gia đình trị”, “thân quen”, “thần
thế” này đã góp phần làm vô hiệu hóa pháp luật khi người ta kết bè cánh để
thực hiện những hành vi tham nhũng, tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật ở
ngay chính những người nhân danh bảo vệ và thực thi pháp luật. Khi tiêu cực
bị phát hiện thì người ta lại tìm cách che chắn cho nhau vì sợ “rút dây động
rừng”, bởi vậy các hành vi sai phạm, tiêu cực không bị tố giác, không bị truy
cứu trách nhiệm đến nơi đến chốn, không được xử lý nghiêm theo luật pháp, để
rồi kết quả cuối cùng cũng chỉ là “hòa cả làng”.
- Tính cộng đồng cũng là căn nguyên sâu xa để lý giải về một thực tế hiện đang
diễn ra rất phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ta hiện nay. Đó là
tình trạng ứng xử kiểu “cha chung không ai khóc”, “lắm sãi không ai đóng cửa
chùa”, được biểu hiện rất phổ biến trong các hành vi ứng xử hàng ngày, mà
biểu hiện cụ thể là sự thờ ơ, chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí của công…
- Có thể nói, trách nhiệm cá nhân có một vai trò quan trọng trong việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, trong
đời sống pháp luật ở Việt Nam hiện nay, tính chịu trách nhiệm cá nhân xét cả
từ hai phía người dân và các cơ quan công quyền còn rất thấp, mà nguyên nhân
trực tiếp là do chủ nghĩa bình quân tập thể của cơ chế cũ để lại, nhưng nguyên
nhân sâu xa là do sự cản trở từ lối sống cộng đồng và các hệ lụy của nó trong
văn hóa nông nghiệp truyền thống.
- Mặt khác, cũng từ tính gắn kết cộng đồng cao đã tạo ra lối ứng xử nặng tình
nhẹ lý – một hệ lụy tiêu cực trong ứng xử với pháp luật.
- Cuộc sống cộng đồng ở làng xã đã tạo ra sự đoàn kết gắn bó, yêu thương đùm
bọc lẫn nhau, đó là ngọn nguồn của nếp sống “trọng tình” trong truyền thống
ứng xử của người Việt, đó cũng là một nét nổi trội trong đặc trưng văn hóa
truyền thống Việt Nam.

46
- Yếu tố duy tình - lối sống giàu tình cảm, trọng tình nghĩa là một nét đẹp trong
truyền thống của dân tộc. Các quan hệ ứng xử cũng như các giao dịch dân sự
chủ yếu dựa trên cơ sở của các chuẩn mực đạo đức, tình cảm và lòng tin mà
không cần đến các bằng chứng có tính pháp lý. Vì quan hệ trong làng như một
đại gia đình, ở đó lợi ích của một người gắn với lợi ích của cộng đồng, “phúc
cùng hưởng, họa cùng chịu” nên khi có điều gì không hay xảy ra người ta
không muốn “vạch áo cho người xem lưng” để khỏi “xấu chàng hổ ai”, từ đó
đã hình thành nguyên tắc ứng xử tất yếu là phải che chắn, bảo vệ, “đóng cửa
bảo nhau”, “tốt khoe, xấu che”, kể cả việc dung túng cho lỗi lầm.
- Lối ứng xử trọng tình nhẹ lý trở thành nguyên tắc cơ bản chi phối, điều tiết
các mối quan hệ cũng khiến cho việc hành xử thường nặng tính chủ quan, tùy
tiện, thiếu tính nguyên tắc. Đặc điểm này cũng được đúc kết và lưu truyền
trong dân gian qua các câu thành ngữ quen thuộc như: Một bồ cái lý không
bằng một tí cái tình; Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười;
Yêu nhau mọi việc chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; Yêu nhau củ
ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo…
- Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa ứng xử "lấy cảm tình làm bản vị" của người
Việt đang là một thách đố gay gắt khi đất nước đang bước vào tiến trình hội
nhập quốc tế mà tinh thần "thượng tôn pháp luật" là điểm tựa của việc thực
hiện những cam kết quốc tế.
- Ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật với tính cách là
yếu tố của văn hóa pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ chế hành
vi của các chủ thể, nhưng đây lại là một trong những điểm yếu lớn nhất được
nhận thấy trong thực tiễn pháp lý ở nước ta hiện nay.
- Cùng với tính cộng đồng, tính tự trị khép kín - một đặc trưng nổi trội khác của
văn hóa truyền thống – sản phẩm của phương thức sản xuất nông nghiệp lúa
nước cũng là nguyên nhân tạo nên lối sống trọng lệ hơn luật và thói quen ứng
xử “phép vua thua lệ làng” mà hiện nay vẫn còn diễn ra rất phổ biến ở mọi nơi,
mọi lúc trong xã hội. Nếu ngày xưa coi trọng lệ làng hơn phép nước thì ngày
nay hiện tượng “trên bảo dưới không nghe”, những hành vi ứng xử coi thường
pháp luật, bất chấp pháp luật vẫn đang diễn ra vô cùng phổ biến trong xã hội ta
với rất nhiều những hình thức biểu hiện khác nhau, không chỉ từ phía người
dân mà cả các cơ quan công quyền
- Ảnh hưởng của tư tưởng cục bộ, hẹp hòi, bè phái, của “chủ nghĩa thân quen”
còn thể hiện rõ trong các quan hệ quyền lực. Việc tuyển chọn và bố trí nhân sự
trong bộ máy công quyền không ít khi còn bị chi phối bởi “chủ nghĩa thân
quen” và quan niệm “con ông cháu cha”, “Một người làm quan cả họ được
nhờ”. Sự kéo bè, kéo cánh, đưa anh em, họ hàng và những người thân quen vào
cơ quan nhà nước; lập bè phái, phe nhóm ở địa phương... là những biểu hiện
của tư duy cục bộ, hẹp hòi, làm suy giảm sức mạnh của bộ máy công quyền,

47
làm hạn chế vai trò của pháp luật, làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích chung
vì sự phát triển của xã hội, của đất nước
- Cùng với tính cộng đồng và tính tự trị, tư duy tiểu nông tùy tiện, chủ quan,
cảm tính và thói quen ứng xử mềm dẻo, linh hoạt cũng là một đặc trưng của
văn hóa nông nghiệp đã chi phối không ít đến cách hành xử với pháp luật của
người Việt xưa và nay.
- Cuộc sống nông nghiệp ở định cư đã đặt con người trong nhiều mối quan hệ
phải ứng xử, từ tự nhiên đến xã hội. Trong quan hệ với tự nhiên, công việc sản
xuất nông nghiệp lúa nước phụ thuộc cùng lúc vào nhiều yếu tố như đất đai,
nguồn nước, thời tiết, khí hậu... những yếu tố vốn thay đổi rất thất thường,
“sớm nắng chiều mưa” buộc con người phải biết ứng phó linh hoạt mới có thể
tồn tại. Thêm nữa, do tính chất thời vụ của công việc nhà nông nên thời gian và
nhịp sống nông nghiệp không ổn định và nề nếp, quy củ như lối sống công
nghiệp. Lúc mùa vụ thì căng thẳng, khẩn trương, không giờ giấc; ngược lại, lúc
nông nhàn thì lại rỗi rãi, dư thừa thời gian, từ đó tạo nên lối sống tùy tiện,
không theo một nguyên tắc, nề nếp, qui trình có sẵn.
- Cũng từ lối sống nông nghiệp với tư duy nặng về kinh nghiệm chủ quan, cảm
tính, thói quen tùy tiện, lối sống thiển cận “nước đến chân mới nhảy” nên đã
hình thành ở người Việt kiểu tư duy manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tư duy lý luận,
không có tính chiến lược và tầm nhìn xa. Đó là nguyên nhân trực tiếp khiến
cho lời tuyên truyền, kêu gọi “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”
hiện chỉ đang là khẩu hiệu chứ chưa trở thành một thói quen trong văn hóa ứng
xử.
- Vì vậy, khi cái chất tiểu nông với thói quen, lối sống tùy tiện, vô kỷ luật, với
kiểu tư duy manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tầm nhìn chiến lược đang có sức sống tiềm
tàng trong tâm thức mỗi người Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị, từ nông
dân đến trí thức, từ thường dân đến quan chức… thì đó không chỉ là những thủ
phạm đang níu kéo, cản trở công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền mà còn
là một rào cản rất lớn đối với đất nước trong quá trình hội nhập để phát triển.
b) Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đến văn hóa ứng xử với pháp luật
- Hơn 1.000 năm du nhập vào Việt Nam, Nho giáo Trung Hoa để lại dấu ấn sâu
đậm trong lòng văn hóa Việt để từ đó tác động sâu sắc và toàn diện đến tư
tưởng lối sống, cách tư duy và hành vi ứng xử của người Việt, trong đó tư
tưởng trong đạo lý hơn pháp lý và tính tôn ti, thứ bậc trong chuẩn mực ứng xử
của Nho giáo đã có những ảnh hưởng không ít đến văn hóa ứng xử với pháp
luật của người Việt.
- Nho giáo là hệ tư tưởng đề cao vai trò của đạo đức và lễ giáo trong quản lý xã
hội, trong đó, Tam cương, Ngũ thường và thuyết Chính danh được coi là những
nguyên lý thường hằng, bất biến, là các chuẩn mực đạo đức làm cơ sở để đánh

48
giá hành vi xử sự của con người theo đúng vị thế xã hội của mình, và đó cũng
là nền tảng để xây dựng xã hội thái bình, trật tự và ổn định.
- Khi xã hội được tổ chức theo triết lý đức trị, lấy sự tự giáo dục theo “nhân,
nghĩa, lễ trí, tín” để làm nguyên tắc “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” thì
pháp luật bị đẩy xuống hàng thứ yếu là lẽ hiển nhiên.
- Cả ngàn năm tồn tại của thể chế nhà nước phong kiến trên nền tảng của tư
tưởng Nho giáo cũng đủ để ăn sâu vào tâm thức người Việt tư tưởng “trọng
đức” hơn “trọng pháp”.
- Ngoài ra, quan niệm coi trọng tính tôn ti thứ bậc, sự phân biệt bất bình đẳng
và sự phục tùng tuyệt đối trong các mối quan hệ từ trong gia đình đến ngoài xã
hội (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong, tử bất vong bất
hiếu; Muốn nói oan làm quan mà nói; Muốn nói ngoa làm cha mà nói), Nho
giáo đã đào luyện cho con người thói quen phục tùng, tiết chế tối đa tư tưởng
và hành vi phản kháng, chống đối, kiện tụng. Đó cũng là cách để Nho giáo
khuyến khích “vô tụng”; việc sử dụng pháp đình vì vậy không được coi trọng,
như Khổng Tử từng nói: “Xét xử việc kiện tụng, ta cũng như người. Tất phải
làm cho dân không có việc kiện tụng”
- Tóm lại, được nảy sinh và nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa nông nghiệp
tiểu nông cùng với tư tưởng Nho giáo và thể chế chính trị của nhà nước quân
chủ quan liêu nên lối sống trọng lệ hơn luật, trọng đức hơn trọng pháp được
bảo lưu lâu bền trong suốt cả hàng ngàn năm phong kiến, ăn sâu vào tâm lý, tư
duy, ứng xử của xã hội, trở thành lực cản không nhỏ đối với mục tiêu xây dựng
nhà nước pháp quyền hiện nay ở nước ta nói riêng cũng như công cuộc hiện đại
hóa đất nước nói chung.
c) Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến văn hóa ứng xử với pháp luật
- Khác với Nho giáo, Phật giáo du nhập vào nước ta bằng con đường hòa bình
nên đã nhanh chóng bén rễ ngay từ thời Bắc thuộc, để rồi cộng sinh và thẩm
thấu trong văn hóa Việt ở tầng sâu nhất của triết lí sống từ ngàn năm nay. Ngay
từ khi du nhập vào Việt Nam, những giáo lý cơ bản của đạo Phật như “từ bi hỉ
xả”, “cứu khổ cứu nạn”, “phổ độ chúng sinh”, với các triết lý sống hiếu hòa,
nhân ái, vị tha, bao dung đã sớm được cư dân Việt chấp nhận rộng rãi và đã
nhanh chóng có được chỗ đứng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần
của người Việt.
- Tư tưởng khoan dung, nhân ái của Phật giáo đã cộng hưởng rất đồng điệu với
văn hóa trọng tình của người Việt, được kết tinh ở tầng sâu nhất của triết lý
sống đã góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh suy nghĩ, quan điểm nhận
thức về cuộc sống cũng như hành động hằng ngày của con người, góp phần
đem lại sự bình yên cho cuộc sống.

49
- Tuy nhiên, từ góc nhìn của văn hóa ứng xử với pháp luật thì Phật giáo lại
cũng không tránh khỏi việc tạo nên sự tác động tiêu cực. Bởi trong khi đề cao
những giá trị sống tố t đẹp, nhân văn để tạo lập sự bình yên, hòa mục cho xã hội
thì lại cũng chính tư tưởng từ bi bác ái của Phâ ̣t giáo đã góp phần làm hạn chế,
thui chột khả năng hành đô ̣ng và đấ u tranh của con người khi cần phải bảo vệ
công lý, lẽ phải. Với thuyết “luân hồi”, “quả báo”, Phâ ̣t giáo khuyên con người
tự tiết chế các hành vi của mình bằng thái độ nhường nhịn, cam chiu, ̣ thậm chí
cả nhẫn nhu ̣c. Điề u này lý giải vì sao khi quyề n lơ ̣i của miǹ h bi ̣xâm ha ̣i, người
Viê ̣t Nam thường không đấu tranh đến cùng mà chọn phương pháp im lặng và
trông chờ nhiề u vào quả báo, tin vào sự trừng phạt của lương tâm, của luật Trời
hơn là luật pháp.

CÂU 31: Anh chị hãy: Nêu cơ sở hình thành tín ngưỡng truyền thống của
người Việt. Phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo?
- Điều kiện môi trường sống; đặc tính của nền sản xuất nông nghiệp; nhận thức
của dân cư còn hạn chế.
- Phân biệt:
+ Tín ngưỡng: là khái niệm dùng để chỉ trạng thái tâm lý đặc biệt của con
người (cá nhân, cộng đồng) bao gồm: niềm tin, sự tôn thờ đối với những đối
tượng được thần thánh hóa => Biểu hiện qua những hoạt động mang sắc thái
tâm linh (thờ cúng); thể hiện ở tâm thức của cá nhân, gắn liền với đời sống trần
tục.
Nêu một số tín ngưỡng truyền thống: Phồn thực, thờ Tứ Pháp, thờ Mẫu,…
+ Tôn giáo: Một hiện tượng xã hội có tính tổ chức cao: có người sáng lập, có
giáo hội, giáo lý, giáo tượng, tín đồ => hướng đến một đời sống tâm linh (thế
giới siêu nhiên, thoát tục)
Nêu một vài tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo,…

CÂU 32: Hãy chỉ ra những biểu hiện của triết lý Âm – Dương trong văn
hóa ẩm thực Việt Nam.
a) Sự quân bình âm dương của thức ăn:
Ẩm thực phải bảo đảm hài hòa âm dương. Để tạo nên các món ăn có sự cân
bằng âm dương, người Việt phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ
hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều,
hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình

50
(trung tính, hành thổ) hay cũng thể phân biệt như sau: chua thuộc "mộc",
đắng thuộc "hỏa", ngọt thuộc "thổ", cay thuộc "kim" và mặn thuộc "thủy".
Khi chế biến thức ăn, người Việt luôn thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và
chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo
thành các món ăn có sự cân bằng âm – dương, thủy – hỏa. Có như vậy, thức ăn
mới có lợi cho sức khỏe và ngon miệng.
Ví dụ: rau răm, gừng cay là nhiệt (dương) được ăn kèm với trứng lộn là hàn
(âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác
dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải
(kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm, ngon.
Triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt còn thể hiện ở:
b) Sự quân bình âm dương trong cơ thể:
Người Việt Nam sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Chính vì vậy
mới có tên gọi thuốc Bắc, thuốc Nam. Theo quan niệm của người Việt Nam thì
mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, hàn nhiệt và thức
ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể
khỏi bệnh. Những vị thuốc có giá trị chữa bệnh rất cao đó chính là gừng, tỏi, và
các loại khác như muối, vừng, hạt sen, ngó sen, long nhãn, táo, nho,...

Vì vậy, nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh,
cảm mạo uống nước gừng, cháo hành hoa, nước ngân hoa, canh hành đậu xị sẽ
khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ ăn âm
(bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)…

c) Sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường:


Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng
hạn, mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát),
có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa
giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ
(dương), như các món xào, rán, kho…
Trong chế biến thức ăn, phải đảm bảo đủ ngũ chất gồm: bột, nước, khoáng,
đạm, béo; đủ ngũ vị gồm: chua, cay, ngọt, mặn, đắng; đủ ngũ sắc gồm: trắng,
xanh, vàng, đỏ, đen. Chính vì vậy mà du khách khi đến Việt Nam rất khoái
khẩu với món phở Việt Nam, chỉ trong một bát phở ta thấy có đủ sự tổng hợp
của mọi chất liệu, mùi, vị, màu sắc. Nó vừa có cái mềm của thịt bò tái hồng, cái
dẻo của bánh phở trắng, cái cay dìu dịu của lát gừng vàng, hạt tiêu đen, cái cay
xuýt xoa của ớt đỏ, cái thơm nhè nhẹ của hành hoa thơm nhạt, cái thơm hăng
hắc của rau thơm xanh đậm, vị chua thanh của chanh và hòa hợp tất cả lại là
nước phở dùng được nấu từ xương…

51
Tóm lại có thể khẳng định, văn hóa ẩm thực Việt chính là sự hòa quyện của sự
cân bằng âm dương, hàn nhiệt. Hầu như các đồ ăn thức uống của người Việt ở
bất cứ đâu, vùng miền nào cũng thể hiện cho triết lý này. Ngày ngay, cùng với
sự phát triển của xã hội, đồ ăn thức uống phong phú, đa dạng, con người hưởng
thụ tốt hơn và quan niệm triết lý âm dương, ngũ hành càng được quan tâm hơn
để đảm bảo sức khỏe của con người.
Trên cơ sở cái gốc là triế t lý âm dương, người xưa đã cu ̣ thể hoá và phát
triển lên thành các mô hình tam tài và ngũ hành, tứ tươ ̣ng và bát quái. Trong
liñ h vực ẩ m thực và giữ gìn sức khoẻ, quan tro ̣ng nhấ t là âm dương và ngũ
hành.
Từ ba quân bình trên, có thể bổ sung và khái quát lên thành năm phương diê ̣n
liên quan mâ ̣t thiế t với nhau như sau:
(a) Sự hài hòa âm dương của khách thể (thức ăn)
(b) Sự hài hòa âm dương của chủ thể (con người)
(c) Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với không gian (con người với môi
trường tự nhiên)
(d) Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với thời gian (con người với mùa)
(e) Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với hoa ̣t đô ̣ng (con người với công viê ̣c).
(f) Sự hài hòa âm dương ở đồ uống – hút.

COI CÂU 38 ĐỂ GHI PHÂN TÍCH RÕ HƠN.

CÂU 33: Từ biểu đồ tiến trình văn hóa Việt Nam (hình 4.4 Biểu đồ tiến
trình văn hóa Việt Nam), hãy nêu nhận xét quá trình hình thành và phát
triển của văn hóa Việt Nam?
- Thời gian văn hóa Việt Nam – chủ thể văn hóa Việt Nam.
- Các lớp. các giai đoạn văn hóa Việt Nam và những thành tựu nổi bật:
 Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai
đoạn:
1. Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc
Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay

52
là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ
phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai
2. Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây).
Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông
Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường
xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành
một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique).
3. Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ
thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng
như: Môn-Khơ me, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia
tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay.
Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú
của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó
là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm.
 Nền văn hóa Việt nam:
- Gồm 6 giai đoạn:
+ Văn hóa tiền sử văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc,
văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại.
- Sáu giai đoạn này tạo thành 3 lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với
Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với Phương Tây
* Phân tích đặc điểm cơ bản từng giai đoạn:
+ Giai đoạn văn hóa tiền sử (3.1.1 /trang 38/ sách giáo trình)
+ Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc (3.1.2 /trang 40/ sách giáo trình)
+ Giai đoạn chống Bắc thuộc (3.2.1 /trang 44/ sách giáo trình)
+ Giai đoạn văn hóa Đại Việt (3.2.2 /trang 46/ sách giáo trình)
+ Giai đoạn văn hóa Đại Nam (3.3.1 /trang 47/ sách giáo trình)
+ Giai đoạn văn hóa hiện đại (3.3.2 /trang 48/ sách giáo trình)
 Chia thành 3 lớp:
a. LỚP VĂN HÓA BẢN ĐỊA
Đặc điểm:
+ Được hình thành qua 2 giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn
hóa Văn Lang – Âu Lạc
Thành tựu:

53
+ Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Nam – Á là sự hình
thành nghề nông nghiệp lúa nước.
* Thành tựu trồng dâu nuôi tằm để làm đồ mặc, tục uống chè
* Làm nhà sàn để ở và dùng các cây thuốc để chữa bệnh
+ Thành tựu ở giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là nghề luyện kim đồng
b. LỚP VĂN HÓA GIAO LƯU VỚI TRUNG HOA VÀ KHU VỰC
Đặc điểm:
- Được hình thành qua 2 giai đoạn: giai đoạn chống Bắc thuộc và giai đoạn Văn
hóa Đại Việt. Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của
hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và
bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
- Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc ( 3.2.1 / trang 44
/ sách giáo trình )
- Đặc điểm của giai đoạn văn hóa Đại Việt ( 3.2.2 / trang 46 / sách giáo trình )
Thành tựu:
- Văn hóa VN thời kì này chuyển sang một đỉnh cao kiểu khác : văn hóa Nho
giáo
- Chữ Nôm – chữ của người Nam là một trong những sản phẩm của cuộc giao lưu
với người Trung Hoa.
- Chữ Nôm được dùng trong sáng tác văn chương, làm văn tự chính thức trong
các chiếu chỉ,….
c. LỚP VĂN HÓA GIAO LƯU VĂN HÓA VỚI VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY
Đặc điểm:
- Gồm 2 giai đoạn: VH Đại Nam và VH hiện đại.
- 2 xu hướng trái ngược nhau: một bên là xu hướng Âu hóa, bên kia là xu hướng
chống Âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng của phương Tây
+ Đặc điểm chủ yếu của văn hóa Đại Nam ( 3.3.1 / trang 47- 48 / sách giáo
trình )
+ Đặc điểm chủ yếu của văn hóa hiện đại ( 3.3.2 / trang 48 / sách giáo trình )
Thành tựu:
- Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây đem đến một sản phẩm của cuộc giao lưu
mới: chữ Quốc ngữ

54
- Nhận xét khái quát quá trình phát triển.

CÂU 34: Cơ sở hình thành văn hoá gốc nông nghiệp VN:
1. Cơ sở khách quan:
Hoàn cảnh địa lí:
+ VN do ở tận cùng phía đông - nam nên thuộc loại vh gốc nông nghiệp điển
hình: nóng, ẩm, nhiều sông nước (trên 5000km đường sông), địa hình phức tạp
(có những đồng bằng rộng lớn, trù phú; rừng núi chiếm ¾ diện tích đất cả
nước).
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội:
+ Cư dân sống bằng nghề trồng trọt, quần cư, ổn định, gắn với thiên nhiên.
+ Tính chất nông nghiệp được nảy sinh, nuôi dưỡng và phát triển trong một mô
hình xã hội đặc biệt: mô hình làng xã.
+ Là giao điểm (ngã tư đường) của các nền văn hoá, văn minh.
2. Cơ sở chủ quan:
 Chủ thể tộc người:
+ Chủ thể văn hoá VN ra đời trong trung tâm hình thành loài người ở phía
Đông và trong khu vực hình thành của đại chúng phương Nam (Austaloid).
+ Đa dân tộc (54 dân tộc)
 Thời gian, không gian:
+ Quá trình hình thành tộc người ở VN có 3 giai đoạn:
1.Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trở về trước)
2.Từ cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng (khoảng 5000 năm trở về trước)
3.Quá trình chia tách tiếp tục diễn ra, dần dần dẫn đén sự hình thành các tộc
người cụ thể (54 dân tộc).

CÂU 35: Biểu hiện của đặc trưng gốc nông nghiệp trong tín ngưỡng VN/
(văn hoá tổ chức đời sống cá nhân):
- Phổ biến nhất là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: khắp nơi, thờ cúng các vị Thần
liên quan đến sản xuất nông nghiệp như Thần Mặt trời, Thần Đất, Thần Nước,
Thần Lúa, Thần Gió, Thần Sông, ...

55
- Gắn liền với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là hàng loạt các phong tục lễ hội
nông nghiệp như lễ hội té nước, lễ hội cầu mưa, cầu nắng, hội đua thuyền, lễ
tịch điền, lễ hội mừng được mùa ...
- Ngoài ra còn tín ngưỡng phồn thực ( thể hiện ở hai khía cạnh: thờ sinh thực
khí và thờ hành vi giao phối) mang triết lí sống điển hình của cư dân nông
nghiệp luôn hướng tới sự sinh sôi nảy nở của hoa màu, và ước mong duy trì và
phát triển sự sống.

CÂU 36: Biểu hiện của đặc trưng gốc nông nghiệp trong văn hoá ứng xử
với môi trường tự nhiên.
- Ăn: Nguồn lương thực chính: lúa gạo và các loại ngũ cốc; thường ăn cơm
với các loại thực phẩm mang tính tự cung tự cấp như rau, cá và một số loại thịt
gia cầm; các loại gia vị, hương liệu như ớt, tiêu, rau thơm, cari, v.v do nền sản
xuất nông nghiệp tạo ra
- Mặc: phù hợp với công việc sản xuất nông nghiệp: mặc ấm về mùa lạnh
(hoặc ở xứ lạnh) và mát mẻ về mùa nóng (hoặc ở xứ nóng); mặc gọn gàng, tiện
lợi (khố, váy, ...)
- Ở: đa số cư dân sống trong một ngôi nhà cố định, hài hoà, hoà hợp với
thiên nhiên
- Đi lại (giao thông): bằng thuyền chủ yếu ....

CÂU 37: Chỉ rõ đặc điểm của văn hóa gốc nông nghiệp VN. Cho ví dụ.

1. Thích cuộc sống định cư: Người Việt thích ổn định, không thích sự di
chuyển, đổi thay -> gắn bó với quê hương, xứ sở (an cư lạc nghiệp)
--> Bảo thủ, tự trị, hướng nội (Ta về ta tắm ao ta..)
2. Tính hòa hợp, sùng bái tự nhiên: Cư dân nông nghiệp VN sùng bái tự
nhiên nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ ( Lạy Trời, ơn
Trời). Có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên.
3. Tính cộng đồng và tự trị: Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính gắn
kết cộng đồng cao -> xem nhẹ vai trò cá nhân. (Một cây làm chẳng nên non..,
Xấu đều hơn tốt lõi, Thà chết một đống còn hơn sống một người..)
4. Lối sống trọng tình, ứng xử hiếu hòa, nhân ái: không thích dùng sức
mạnh, bạo lực (Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình, Dĩ hòa vi quý, Một sự
nhịn chín sự lành, Lời nói chẳng mất tiền mua..., Yêu nhau chín bổ làm
mười...)
5. Tính tổng hợp - biện chứng

56
-> ứng xử mềm dẻo, linh hoạt ( Tùy cơ ứng biến, Liệu cơm gấp mắm, Nhập gia
tùy tục, Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo
giấy.)
6. Tư duy nông nghiệp nặng về kinh nghiệm, cảm tính (Trăm hay không
bằng tay quen, Sống lâu nên lão làng)
-> ứng xử tùy tiện, chủ quan (Trông mặt mà bắt hình donh, Yêu nên tốt, ghét
nên xấu.)

CÂU 38: Biểu hiện của triết lí hài hòa âm dương trong văn hóa ẩm thực
a/ Sự hài hòa âm dương của thức ăn:
+ Phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo Ngũ hành, bao gồm: Hàn
(lạnh, âm nhiều, hành thủy); Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa); Ôn (ấm,
dương ít, hành mộc); Lương (mát, âm ít, hành kim); Bình (trung tính, hành thổ)
+ Tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến
Ví dụ: chén nước mắm, rau răm, gừng cay ăn kèm với trứng lộn, gia vị nóng
với thực phẩm hàn,… (Con gà cục tác lá chanh; Con lợn ủn ỉn mua hành cho
toi; Con chó khóc đứng khóc ngồi, Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng; Con trâu
ngó ngó nghiêng nghiêng, Mình đã có riềng, để đó cho tôi…)
+ Trong chế biến thức ăn, phải đảm bảo đủ: ngũ chất (bột, nước, khoáng, đạm,
béo); ngũ vị (chua, cay, ngọt, mặn, đắng); ngũ sắc (trắng, xanh, vàng, đỏ, đen)
b/ Sự hài hòa âm dương của chủ thể con người:
+ Sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh (gừng, tỏi và các loại khác
như muối, vừng, hạt sen, ngó sen, long nhãn, táo, nho,…)
+ Điều chỉnh sự mất quân bình âm (Nên dùng các thứ thức ăn/ Thay vào thuốc
bổ có phần lợi hơn – Hải Thượng Lãn Ông)
c/ Sự hoài hòa âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên (giữa
chủ thể với khống gian):
+ Tập quán ăn uống theo từng vùng
Việt Nam là xứ nóng (dương) cho nên, phần lớn thức ăn của người Việt Nam
thuộc loại hàn, lương (âm). Cơ câu ăn truyền thống “cơm-rau-cá-thịt” thiên hẳn
về thức ăn thực vật (cơm-rau) và thức ăn có nguồn gốc nước (cơm-rau-cá) –
tức là thức ăn âm tính – tạo nên sự cân bằng giữa con người với môi trường.
d/ Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với thời gian: con người với mùa:
+ Thức ăn theo đúng mùa, mùa nào thức ăn ấy, lúc sản vật ngon nhất, nhiều
nhất, rẻ nhất và tươi sống nhất, tốt cho sức khỏe: “ Mùa hè cá sông, mùa đông

57
cá bể; Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè; Ếch tháng ba, gà tháng bảy; Ếch
tháng mười, người tháng giêng; Tháng chin ăn rươi, tháng mười ăn ruốc; Rau
muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn…”
e/ Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với hoạt động: con người với công
việc:
Ví dụ: Làm những công việc nặng nhọc, những nghề hay di chuyển, cần tăng
cường thức ăn dương tính. Người bình dân lao động chân tay nặng nhọc, ra
nhiều mồ hôi, cần ăn đồ mặn (dương) để bù vào.

CÂU 39: Đặc điểm của văn hóa tổ chức nông thôn. Phân tích tính tích cực
và tiêu cực của tính cộng đồng và tính tự trị
- Nguyên tắc tổ chức :
1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc
2. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xom và Làng
3. Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội
4. Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp
5. Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã
TÍNH CỘNG ĐỒNG:
- Đặc điểm : Là Sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau; hướng ngoại,
dương tính; chú trọng tính đồng nhất. Biểu tượng: cây đa, bến nước và sân đình.
- Mặt tích cực :
+ Tinh thần đoàn kết tương trợ, mọi người hướng về nhau ( hướng ngoại ) :
( tay đứt ruột xót, chị ngã em nâng, lá lành đùm lá rách,... )
+ Tính tập thể hòa đồng: ( cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ, tối lứa tắt đèn
có nhau )
+ Nếp sống dân chủ bình đẳng: bộc lộ theo các nguyên tắc tổ chức nông thôn
theo địa bàn cư trú ( liên kết chặt chẽ tạo thành làng xóm giúp đỡ nhau trong
thời vụ, để đối phó với các vấn nạn thiên tai địch họa ), Theo nghề nghiệp
( trách nhiệm tương trợ lẫn nhau ) và theo giáp ( trọng tuổi già thể hiện tính
bình đẳng )
- Mặt tiêu cực :
+ Ý thức con người cá nhân bị thủ tiêu
+ Thói dựa dẫm và ỷ lại vào tập thể: ( nước trôi thì bèo trôi, nước nổi thì
thuyền nổi. Cha chung không ai khóc, lắm são không ai đóng cửa chùa,... )
+ Thói cào bằng, đố kỵ: ( xấu đều hơn tốt lỏi, khôn độc không bằng ngốc đàn)
+ Tư tưởng cầu an và cả nể: ( rút dây động rừng, đóng của bảo nhau )
TÍNH TỰ TRỊ:
- Đặc điểm : Các làng tồn tại biệt lập với nhau; hướng nội, âm tính; chú trọng
tính khác biệt. Biểu tượng: lũy tre.
- Mặt tích cực :

58
+ Tinh thần tự lập và tính cần cù
+ Nếp sống tự cung tự cấp
- Mặt tiêu cực :
+ Óc tư hữu, ích kỉ: ( bè ai nấy trống, ruộng ai nấy đắp, thân ai nấy lo, bò ai nấy
giữ, thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu )
+ Óc bè phái, địa phương cục bộ: ( trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng
nào nấy thờ; Trâu ta ăn cỏ đồng ta )
+ Óc gia trưởng-tôn ti: ( Sống lâu lên lão làng, Áo mặc không qua khỏi đầu )
GIỐNG CÂU 9

CÂU 40: Đặc điểm và ảnh hưởng của phật giáo trong văn hóa Việt Nam
 ĐẶC ĐIỂM:
+ Tính tổng hợp : Phật giáo Việt Nam dung hợp với các tín ngưỡng dân gian
bản địa :
- Dung hợp với các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- Dung hợp với tín ngưỡng thờ mẫu
- Dung hợp vói các tín ngưỡng thờ thần thánh , Thành Hoàng , và các anh hùng
dân tộc …
+ Tính linh hoạt : Có lịch sử Phật giáo riêng , coi trọng việc sống phúc đức ,
thờ ông bà , cha mẹ hơn thờ phật. Đức Phật được đồng nhất với các vị thần ,
tượng phật có dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân gian . Chùa theo
phong cách ngôi nhà cổ truyền của người Việt .
+ Khuynh hướng thiên về nữ tính ( hài hòa âm dương ) : Phật thành Phật Ông-
Phật Bà , Bồ Tát Quan Thế Âm thành Phật Bà Quan Âm …
+ Tính nhật thế : Phật giáo luôn đồng hành với cuộc sống của chúng sinh bằng
những việc làm thiết thực :
- Coi trọng tu tại gia – Phật tại tâm
- Tích cực tham gia các hoạt động xă hội .
 Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt :
1. Tích cực :
+ Phật giáo mang lại nhiều pong tục tập quán tốt đẹp : Sống lương thiện , nhân
đạo , giữ tâm sạch , sống dung hòa, lạc quan , biết hối cải sau khi phạm sai lầm .
Tạo truyền thống quỳ báu ( lễ Vu Lan báo hiếu , ban lộc người bình dân mong
làm an phát đạt ) .

59
+ Phật giáo khuyến khích cá nhân sống lương thiện , tu tâm dưỡng tính . Coi
trọng tu nhân tích đức vì sợ nhân quả , nghiệp báo ( cưu mang người gặp nạn ,
nương nhờ cửa phật , cứu vớt người nghèo đói ) . Giúp tâm hồn thanh tịnh , coi
công danh là hư vô , không đấu đá tranh giành , đi lễ Phật , tụng kinh , niệm A
di đà là thói quen của người hiều người bất kể theo đạo hay không . Đề cao tư
tưởng hiếu hòa , nhân ái , vị tha .
2. Tiêu cực :
+ Thủ tiêu bản ngã và khát vọng cá nhân .
+ Coi trọng danh phận , nhẫn nhục , dĩ hòa vi quí , cho rằng con người đã có số
mạng định trước => không phấn đấu . Cúng bái giải được những tội lỗi gây ra
=> Xã hội không thể tiến bộ được . Hình thành nhiều hủ tục lạc hậu , vô lý =>
triệt tiêu tinh thần phản kháng ( tư tưởng “Đời là hư vô” , “Danh lợi là hư ảo”
làm chậm tiến , không phấn đấu ) .
+ Lợi dụng niềm tin để làm lợi bất chính ( thu tiền từ đi cúng Phật , làm từ
thiện , tu sửa chùa , một số cuồng đạo sẵn sàng vi phạm pháp luật , từ bỏ gia
đình … ) hoặc bị các thế lực phản động lợi dụng gây ảnh hưởng quốc gia .
+ Phát sinh hiện tượng mê tín dị đoan.
GIỐNG CÂU 23

CÂU 41: Đặc điểm và ảnh hưởng của nho giáo trong văn hóa Việt Nam.

 Đặc điểm:
- Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức ra đời và tồn tại đến nay đã hơn
2500 năm. Nội dung cơ bản nhân trị (cai trị bằng tình người, coi trọng dân chủ
đóng) Chính danh ( phải đúng với tên gọi, phải đàng hoàng), Hành động ( bằng
nhân trị và chính danh).
- Trong suốt thời gian tồn tại, nho giáo đã có ảnh hưởng ở nhiều nước phương
Đông, trong đó có Việt Nam.
 Ảnh hưởng của nho giáo:
Phật giáo hướng đến việc tâm linh, lo đời sau = nho giáo hướng đến việc chăm
lo tổ chức xã hội= Đạo giáo hướng đến việc chăm lo thể xác con người.
+ Ảnh hưởng tích cực:
- Tạo một nền tảng xã hội trọng đạo đức, trọng lễ nghĩa, có tôn ti thứ bậc
- Đặt cơ sở cho việc xây dựng các nhà nước phong kiến trung ương tập quyền
và hệ thống quản lý thống trị xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh quân sự và
kinh tế quốc gia

60
- Nho giáo làm nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước, pháp luật và đặc biệt là
giáo dục góp phần nâng cao văn hóa con người.
- Hướng dẫn quần chúng nhân dân vào việc học hành, tu dưỡng đạo đức theo
Ngũ thường làm cho xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn.
- Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng hơn, bền chặt hơn có tôn ti trật
tự.
+ Ảnh hưởng tiêu cực:
- Trói buộc con người trong tư tưởng về nghĩa vụ, bổn phận, kìm hãm sự phát
triển ý thức quyền cá nhân và tinh thần phản kháng,bảo thủ , trì trệ.
- Trong khi xử lý công việc và các mối quan hệ xã hội, do quá "trọng đức" "duy
tình" dẫn đến buồn lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật
- Việc coi trọng lễ và cách giáo dục con người theo lễ một cách cứng nhắc bảo
thủ là cơ sở cho tư tưởng tôn ti, tư tưởng bè phái, cục bộ, đề cao địa vị, coi
thường lớp trẻ...
GIỐNG CÂU 24 + ví dụ CÂU 77

CÂU 42: Đặc điểm và ảnh hưởng của Thiên chúa giáo trong văn hóa Việt
Nam.
Ảnh hưởng tích cực:
- Trong đạo Đức kitô giáo, giới răn yêu thương được xem là nền tảng. Con
người trước hết phải yêu Thiên Chúa rồi yêu thương đến bản thân mình. Đây là
cơ sở để thực hiện tình yêu tha nhân. kinh thánh khuyên con người phải yêu vợ
chồng, cha mẹ, con cái, anh em, làng xóm, cộng đồng....
- Tôn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc sống
thế tục và ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn. Trên thực tế, chuẩn mực đạo
đức của các tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội.
- Đem đến sự du nhập công nghệ in hiện đại và sự phát triển của báo chí Việt
Nam đầu thế kỷ 20 và sự du nhập của nghệ thuật kiến trúc nhà thờ.
Ảnh hưởng tiêu cực:
- Thiên chúa giáo là tôn giáo mang đậm tính cách cứng rắn của truyền thống
văn hóa phương tây, do vậy trong một thời gian dài khó hòa đồng với văn hóa
Việt Nam.
- Trong quá trình thâm nhập vào Việt Nam và Phương Đông, hoạt động truyền
giáo có dính líu và thỏa hiệp với hoạt động của kẻ thực dân xâm lược.

CÂU 43: Đặc điểm về văn hóa giao tiếp và cách thức giao tiếp của người
Việt Nam.
 ĐẶC ĐIỂM:

61
- Xét về thái độ giao tiếp:
Đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè: biểu hiện
cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam
- Xét về quan hệ giao tiếp:
Người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp: biểu hiện
cho cách ứng xử trọng tình.
- Xét về đối tượng giao tiếp:
Người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát , Đánh giá: là một sản
phẩm của tính cộng đồng làng xã mà ra; biểu hiện cho các ứng xử linh hoạt.
- Xét về chủ thể giao tiếp:
Người Việt Nam có đặc điểm là trọng danh dự: là sản phẩm của tính cộng đồng
 CÁCH THỨC GiAO TIẾP:
- Thói quen chào hỏi và thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng: biểu
hiện cho cách ứng xử trọng tình.
- Hệ thống xưng hô tiếng Việt phong phú có các đặc tính của văn hóa nông
nghiệp Việt Nam:
- Có tính chất thân mật hóa cao ( trọng tình )
- Có tính chất cụ thể hóa cao ( tính linh hoạt)
- Có tính xã hội hóa cao ( tính cộng đồng)
- Có tính đa nghĩa cao ( tính tổng hợp)
- Có tính tôn ti, nhưng rất dân chủ
- Thể hiện tâm lý nhường nhịn, trong sự hòa thuận ( tính hiền hoà)
- Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn.
- Nghi thức lời nói trong lĩnh vực các cách nói lịch sự: biểu hiện cho cách ứng
xử trọng tình.
THAM KHẢO CÂU 18 ĐỂ GHI KHÁI QUÁT HƠN.

TỪ CÂU 44 ĐẾN CÂU 80 LÀ PHẦN CÂU HỎI MỞ


RỘNG THÊM

CÂU 44: Nêu các đặc trưng cần và đủ để phân biệt văn hoá với các khái
niệm khác? Trên cơ sở đó xây dựng một định nghĩa về văn hoá.
Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống đặc trưng này cần để phân hiệt hệ
thống với tập hợp nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện
tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật
hình thành và phát triển của nó.

62
Như có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi
hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính vãn hóa
thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương
tiện cần thiết để ưng phó vơi môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là
nền tảng của xã hội - có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại
“nền' đê’ xác định khái niệm văn hóa (nền văn hóa).
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa
đen nghĩa là "trở thành đẹp. thành có giá trị", tinh giá trị cần để phân biệt giá trị
với phi giá trị (vd: thiên lai, malla). Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội
và con người.
Các giá trị văn hóa, theo muc đích cố thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ
cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần), theo
ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thấm mĩ theo
thời gian có thể phân hiệt các giá trị vĩnh cừu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt
các giá trị theo thời gian cho phép ta có đươc cái nhìn hiện chứng- và khách
quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được nhưng
xu hưóng cực đoan - phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép
phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo)
với các giá trị tư nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi
con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất
(như việc luyện quặng, đẽo gỗ...) hoặc tinh thần (như việc đặt tôn. truyền
thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên. ),
Như vậy, văn hóa học không đồng nhất với đất nước học. Nhiệm vụ của đất
nước học là giới thiệu thiên nhiên - đất nước -con người. Đôi tượng của nó bao
gồm cả các giá trị tự nhiên, và không nhất thiết chỉ bao gồm các giá trị. Về mặt
này thì nó rộng hơn văn hóa học .Mặt khác, đất nước học chủ yếu quan tâm đến
các vấn đế đương đại, về mặt này thì nó hẹp hơn văn hóa học
Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con
người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau.
Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.
Văn hóa còn có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của
một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm
cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn
hóa tính bề dày một chiều sâu, nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh,
tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng
truyền thống văn hóa. Truyền thông văn hóa là những giá trị tương đối ổn định
(những kinh nghiêm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người
qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố
định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận...

63
Định nghĩa về văn hoá: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
CÂU 45: Phân biệt các khái niệm: văn vật, văn minh, văn hiến, văn hoá,
tiếp biến văn hoá, bản sắc văn hoá.
Văn hoá: là một khái niệm bao trùm, có chứa cả giá trị vật chất lẫn tinh thần.
Văn hoá luôn mang tính lịch sử, mang tính dân tộc. Khái niệm văn hoá và các
nền văn hoá cổ đại đều xuất phát từ các nước phương Đông có nên kinh tế
nông nghiệp trồng lúa: Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập,.. Nền văn hoá
phương Tây xuất hiện sớm nhất là văn hoá Hy Lạp và La Mã cũng có nguồn
gốc từ phương Đông, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hoá
Ai Cập và Lưỡng Hà. Các trung tâm văn hoá cổ đại phương Đông đều hình
thành ở vùng lưu vực các con sông lớn là những nơi sản xuất nông nghiệp từ
xưa đến nay.
Văn minh: (Văn= vẻ đẹp, minh= sáng) là khái niệm có nguồn gốc từ phương
Tây đô thị, dùng để chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hoá nhưng thiên
về phương tiện các giá trị vật chất, kỹ thuật. Văn minh chỉ cho ta biết trình độ
phát triển của văn hoá, nó là đặc trưng của một thời đại và có tính quốc tế, đặc
trung cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại. Một dân tộc có trình độ văn
minh cao song nền văn hoá có khi lại rất nghèo nàn. Ngược lại một dân tộc còn
lạc hậu có khi lại có một nền văn hoá phong phú.
Văn hiến là một khái niệm của phương Đong. Văn là vẻ đẹp, hiến là người
hiến tài. Văn hiến là khái niệm thiên về các giá trị tinh thần.
Văn vật là khái niệm bộ phận của văn hoá, chỉ khác văn hoá ở độ bao quát các
giá trị. Văn vật là truyền thống văn hoá thiên về các giá trị văn hoá vật chất ở
một vùng đất biểu hiện ở việc có nhiều nhân tài, nhiều di tích, công trình, hiện
vật có giả trị nghệ thuật và lịch sử. ( Thăng Long- Long Đô - Hà Nội là mảnh
đất ngàn năm văn vật).
CÂU 46: Trình bày cấu trúc của vh và các bộ phận của nó
( 1.4 trang 16,17)
CÂU 47: Trình bày đặc trưng và chức năng của văn hóa
( 1.2 trang 11)
Lưu ý: trình bày đặc trưng trước, chức năng sau, không trình bày lồng
ghép

CÂU 48 : Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp trong sự so sánh với văn hóa
gốc du mục ? Phân tích , cho ví dụ ?

64
( văn hóa nông nghiệp trang 22 , kết hợp so sánh với văn hóa du mục trang
24 )

CÂU 49 : Nêu những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp và mối liên hệ giữa chúng
1/ Ứng xử với thiên nhiên.
Những sắc dân nông nghiệp – nếp sống định cư – tìm kiếm sự ổn định lâu dài
(tinh thần trọng tĩnh). Nông dân, nhất là nông dân trồng lúa nước (dân Việt, dân
Đông Nam Á) sống phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Qua những yếu tố thời
tiết, nắng mưa, giông bão v.v…, người nông dân có tâm lý tôn trọng tìm cách
thích nghi với thiên nhiên. Sống hòa hợp với thiên nhiên là điều bận tâm, mong
muốn của cư dân thuộc các nền văn hóa nông nghiệp trọng tĩnh (Việt Nam, Đông
Nam Á, miền Nam Trung Quốc).Tôn trọng thiên nhiên có cái hay là giữ gìn được
môi trường sống tự nhiên nhưng có cái dở là khiến con người trở nên rụt rè, e
ngại với thiên nhiên.
2/ Ứng xử với môi trường xã hội.
Dân gốc nông nghiệp, sống định canh định cư ổn định lâu dài nên ưa tĩnh, sống
yên vui trong xóm làng với cái nhà, ao cá v.v… . Nông dân xây dựng nếp sống
đổi công, nay người mai ta, tương trợ lẫn nhau để gặt hái được kết quả tốt đẹp
trong việc cày cấy, trồng trọt. Do đó, đời sống nông nghiệp ổ định hơn đời sống
dân du mục. Lề lối sinh hoạt đó rèn luyện cho dân nông nghiệp nếp sống trọng
tình nghĩa (một bồ cái lý, không bằng một tí cái tình), tôn trọng sự bình đẳng giữa
nam và nữ, phân công hợp tác trong nông vụ, trong gia đình. Tôn trọng thiên
nhiên nên xây dựng nếp sống hòa hợp với thiên nhiên.
3/ Về mặt nhận thức.
Hai hoại hình văn hóa du mục và nông nghiệp tạo nên hai kiểu tư duy trái ngược
nhau.
Nghề nông, nhất lá nghề trồng lúa nước (Việt Nam – Đông Nam Á) sống phụ
thuộc vào thiên nhiên rất nhiều, không phải chỉ chịu ảnh hưởng vào những sự
riêng lẻ mà tất cả cùng một lúc; trời, đất, mưa, gió, nước, trông trời, trông đất,
trông mây, trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm … .
Nắng quá cũng nguy mà không nắng cũng nguy, mưa quá cũng chết mà không
mưa cũng chết. Nếp sống nông nghiệp đưa đến lối tư duy tổng hợp. “Cái nhìn
thảo mộc”, cách nhìn mọi sự trong tổng thể dẫn đến nếp suy nghĩ biện chứng.
Cái mà nông dân quan tâm không phải là tập hợp các yếu tô riêng lẻ mà là những
mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố: được mùa lúa, úa mùa rau; thâm đông thì
mưa, thâm dưa thì khú, thâm vú thì chửa.

65
Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến mối quan
hệ giữa các yếu tố.
Tư duy tổng hợp và biện chứng là đặc trưng của văn hóa gốc nông nghiệp trọng
tĩnh mà nông nghiệp trồng lúc nước là điển hình (Việt Nam – Đông Nam Á).
Về mặt tổ chức Cộng đồng
Về mặt tổ chức cộng đồng, chúng ta xem xét trên hai phương diện: nguyên tắc tổ
chức cộng đồng và cách tổ chức cộng đồng.
Nguyên tắc tổ chức cộng đồng
Về mặt nguyên tắc tổ chức cộng đồng, chúng ta nhận thấy vì sống ổn định lâu dài
với nhau, nên lối sống trọng tĩnh làm nảy sinh nguyên tắc trọng tình, trọng văn
và trọng nữ.
Tiến trình canh tác lúa nước được chia ra nhiều công đoạn. Một gia đình khó có
thể thực hiện tốt đẹp được. Do đó, dân trong thôn xóm, làng xã giúp đỡ lẫn nhau
và trao đổi kinh nghiệm, qua nếp sống đổi công / vần công, nay người mai ta; cày
bừa, cấy lúa, làm cỏ, tát nước, bón phân, chống lụt, cứu cạn v.v… .
Nếp sống nông nghiệp trồng lúa nước tạo điều kiện thuận lợi khiến con người
thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tình thương nảy nở tự nhiên trong gia đình đã lan
ra đồng ruộng, trong xóm làng. Đó là đầu mối cho việc xây dựng nếp sống hài
hòa / hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: một bồ cái lý không bằng một
tí cái tình. Hài hòa với thiên nhiên (trời trong biển lặng mới yên tấm lòng). Lối
sống trọng tình cảm, tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng nữ.
Cách thức tổ chức Cộng đồng:
Lối sống trọng tình đưa đến hình thức tổ chức cộng đồng một cách linh hoạt,
luôn luôn thích nghi với hoàn cảnh để sống hài hòa với mọi người: ở bầu thì tròn,
ở ống thì dài. Ở sông thì chảy, ở ao thì ngưng. Nếp sống thuận vợ thuận chồng
trong gia đình và hài hòa trong xóm làng – coi nhau như bát nước đầy là hơn,
chín bỏ làm mười – càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét hơn, và là cơ
sở đưa đến tính hiếu hòa trong quan hệ giữa người với người trong xã hội nông
nghiệp.

Qua lịch sử chúng ta nhận thấy “mỗi khi nước ta thắng người Trung Hoa xong thì
lại chịu triều cống để giữ hòa khí. Đó là cái nhẫn của người trí để người dân sống
trong thanh bình. Nếp sống tình làng nghĩa xóm này đưa đến một lối tổ chức xã
hội mà mọi người được xem là bình đẳng với nhau, ngôn ngữ ngày nay gọi là
“dân chủ”.

66
Sự phức tạp của kỹ thuật trồng lúa nước đòi hỏi nông dân phải có một tinh thần
kỷ luật tự giác và công tác cao, cũng như phải có ý thức trách nhiệm chung. Sơ
xảy một chút để ruộng thiếu nước hoặc úng nước là có thể đưa đến mất mùa, đói
kém.
Trong trường hợp cần chống hạn hoặc phòng lụt, dân làng phải dốc toàn lực, sát
cánh đối phó ngày đêm dưới sự điều động của những người có kinh nghiệm
trong làng. Ý thức cộng đồng từ đó manh nha, đặt cơ sở phát triển cho ý thức dân
tộc vốn đã nhen nhúm trong sự gắn bó của nông dân với ruộng đất làng mạc. Ý
thức cộng đồng và nếp sống đổi công, “nay người mai ta”, có đi có lại trong tinh
thần công bằng là đạo người ta ở đời đã rèn luyện cho người nông dân tinh thần
dân chủ . Đó là nền dân chủ làng mạc.
Như vậy có thể nói một trong những đặc trưng quan trọng của nền văn hóa nông
nghiệp trồng lúa nước là tâm lý coi trọng tập thể, cộng đồng.

CÂU 50: Tại sao khi nói về Việt Nam và Đông Nam Á , người ta thường
nhắc đến” tính thống nhất trong sự đa dạng ?” (nói thêm về Việt Nam ở
mỗi mặt được phân tích dưới đây)
- Tính thống nhất, tính khu vực của Đông Nam Á trước hết được thể hiện ở chủ
thể của văn hóa Đông Nam Á. Ngay từ buổi bình minh của lịch sử _ Đông Nam
Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người, đây là địa bàn hình thành
của đại chủng phương Nam (Australoid).

Chính mối liên hệ này đã tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông
Nam Á. Sự thống nhất do cùng một cội nguồn là một loại hình Indonesien, chính
điều đó đã tạo ra bản sắc chung cho văn hóa Đông Nam Á.

- Tính thống nhất về mặt văn hóa của khu vực và tính đa dạng của các tộc người
lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa được thể hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau, bao hàm trong nó rất nhiều thành tố cả về vật chất lẩn
tinh thần. Đơn nhiên, trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã tiếp thu
nhều yếu tố mới từ bên ngoài mà tiêu biểu nhất là từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập
và phương Tây. Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những
thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình. Sau đây là một số điểm
tiêu biểu được thể hiện:

Về ngôn ngữ - chữ viết: Sự đa dạng của ngôn ngữ được thể hiện ở chổ các quốc
gia Đông Nam Á hiện có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau.
Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại; ở
Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc khác nhau (1998). Tương tự, các quốc
gia Đông Nam Á khác củng là các quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, các ngôn
ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ sau đây: Nam Á, Nam
Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc

67
chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Đó là một sự thống nhất cao độ. Về chữ
viết, từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép các dân tộc Đông Nam Á đã vay
mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali – Sanskrit (ở các nước khác) của
Trung Hoa, Ấn Độ để xây dựng chử viết riêng cho dân tộc mình. Tuy nhiên, từ
thế kỷ XIII , chử viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải đảo như
Malaysia, Indonesia. Từ thế kỷ XVI, với sự can thiệp của các quốc gia phương
tây, chử viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh
hóa (chữ viết Brunay, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử
dụng ngày nay.

Về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì
thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa
dạng, song những tập tục ấy vẫn có nét gần gủi, tương đồng nhau, là mẩu số
chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á _
Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một
bộ trang phục chung là Sàrông (váy), khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ,… Đó là tục
ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày
càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại). Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức
đám cưới linh đình. Tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống
mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen,
xăm mình; rồi đến cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi
thuyền,… Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà
sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu
nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.

Về lễ hội: Củng giống như sự đa dạng của phong tục, tập quán. Có thể nói, ở mổi
dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm củng có lể hội. Nếu thống kê con số lể hội
thì chắc chắn sẽ có đến con số hàng trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy, các lể
hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình thức chính: Lễ hội nông nghiệp
(Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ
dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa
Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như tết nguyên đán, tết phật,…).

Về tín ngưỡng bản địa: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên
trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản
địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính:
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào,
Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín
ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ;
các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã
mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu
linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.

68
Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hóa Đông Nam Á, chúng ta đều có thể thấy một
sự thống nhất trong muôn hình muôn vẽ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân
tộc Đông Nam Á.

Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản
địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả
phương Đông lẩn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của Đông Nam Á
có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái “khung” Đông Nam Á, song củng có
không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mổi quốc gia, mổi dân tộc.
Nói cách khác văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng.

Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hóa Đông Nam Á, chúng ta đều có thể thấy một
sự thống nhất trong muôn hình muôn vẽ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân
tộc Đông Nam Á.

Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản
địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả
phương Đông lẩn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của Đông Nam Á
có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái “khung” Đông Nam Á, song củng có
không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mổi quốc gia, mổi dân tộc.
Nói cách khác văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng.
CÂU 51: Văn hóa Vn hình thành và phát triển trong hoàn cảnh địa lí – khí
hậu và lịch sử - xã hội như thế nào?
Hoàn cảnh địa lý – khí hậu (2.3.1 trang 28)
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội (2.4 trang 34)

CÂU 52: Hãy giới thiệu về khái niệm âm dương và nêu hai quy luật của
nó ?
Hai quy luật của triết lý âm dương:
Quy luật về thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm
có dương và trong dương có âm
Ví dụ: trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa ( hơi nước bốc lên), trong cái mưa tiềm ẩn
cái nắng ( mây tan đi
Quy luật về quan hệ: âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa
cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm
Ví dụ: ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh,.... luôn đổi chỗ cho nhau. Ở xứ
nóng ( dương) phát triển nghề trồng trọt ( âm), ở xứ lạnh ( âm) phát triển chăn
nuôi ( dương).

69
CÂU 53: Nêu hai quy luật của triết lý âm dương. Sự vận dụng triết lý âm
dương ngũ hành trong đời sống văn hóa việt nam?
Trong cơ cấu bữa ăn, người Việt cũng đã lựa chọn những món ăn thích hợp để
điều hoà âm dương trong cơ thể nhằm nâng cao sức khoẻ hoặc để chữa bệnh.
Nguyên tắc âm dương ở đây được biểu thị hài hoà theo hình thức phân loại thức
ăn “Nóng” và “Lạnh”. Về lương thực thực phẩm, những loại mang tính “nóng”
như khoai mì, ngô, rượu... những loại thuộc tính “lạnh” như đậu phụ, đậu nành,
đậu chao... Đối với các loại rau dưa, rau có tính “nóng” là gừng, ớt, tỏi, cà rốt, rau
thơm, loại rau có tính lạnh là rau dền, măng, dưa leo, cà chua... Tương tự, các
loại hoa quả như nhãn, vải, nho...thuộc tính “nóng” và chuối, dứa... thuộc tính
“lạnh”. Cũng vậy các loại thịt cá như: thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt bò, tôm, lươn...
thuộc tính “nóng”, các loại thịt vịt, thịt thỏ, cá trèn, nghêu, ốc... thuộc tính “lạnh”.
Trên cơ sở phân loại thực phẩm như vậy, người ta khuyên người có “máu nóng”
dùng thức ăn “lạnh” và ngược lại.
Người Việt Nam trị tà ma bằng bùa Ngũ sắc, bức tranh dân gian Ngũ Hổ vẽ 5 con
Hổ ở 5 phương với 5 màu theo Ngũ hành với ý nghĩa: Hổ tượng trưng cho sức
mạnh, trấn trị ở khắp 5 phương, tà ma không còn lối thoát

CÂU 54: Hãy giới thiệu về các khái niệm tam tài, ngũ hành và mối quan
hệ giữa chúng
_ Tam tài là một khái niệm bộ ba, “ba phép” (tài = phép, phương pháp): Thiên
– Địa – Nhân. Song, có lẽ đây là một tên gọi xuất hiện về sau dùng để gọi sự
vận dụng cụ thể một quan niệm triết lí cổ xưa về cấu trúc không gian của vũ trụ
dưới dạng một mô hình ba yếu tố.
_ Ngũ hành: Từ những vật chất cụ thể và thiết thực ban đầu, ý nghĩa của
chúng được phức tạp hóa dần thành các ý niệm trừu tượng, đa nghĩa kết hợp
trong hai bộ tam tài “Thủy – Hỏa – Thổ” và “Mộc – Kim – Thổ” là yếu tố
chung. Kết hợp chúng lại, ta được một BỘ NĂM. Do có mức độ trừu tượng
hóa cao, Ngũ hành không phải là “5 yếu tố” mà là 5 loại vận động (hành = sự
vận động); Thủy, Hỏa… không chỉ và không nhất thiết là “nước”, “lửa” mà còn
là rất nhiều thứ khác.
_ Mối quan hệ giữa Tam tài và Ngũ hành: Ngũ hành chính là sự kết hợp hai
bộ Tam tài “Thủy – Hóa – Thổ” và “Mộc – Kim – Thổ”, trong đó thì “Thủy –
Hỏa” là một cặp âm dương đối lập nhau rõ rệt, “Mộc – Kim” là cặp thứ hai,
còn “Thổ” ở giữa với vai trò trung gian, điều hòa cho hai cặp đối lập.
(Vẽ hình 2.5/ trang 63)
CÂU 55: Thế nào là hệ đếm can chi và cách đổi từ năm dương lịch sang
năm can chi và ngược lại?

70
_ Hệ đếm can chi: Để định thứ tự và gọi tên các đơn vị thời gian, người xưa
dùng một hệ đếm gọi là can chi, gồm hai hệ nhỏ là hệ can và hệ chi
+ Hệ Can gồm 10 yếu tố (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ, Canh, Tân, Nhâm,
Quý) xây dựng trên cơ sở 5 hành phối hợp với âm dương mà thành. Vì vậy hệ
này còn gọi là thập can hoặc thiên can (số gốc 5 là số lẻ, số dương)
+ Hệ Chi có 12 yếu tố (Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,
Tuất, Hợi). Chúng gồm 6 cặp âm dương cũng do Ngũ hành biến hóa mà ra cho
nên được gọi là thập nhị chi hay địa chi. Tên mỗi chi ứng với một con vật, toàn
là những con vật sống trên mặt đất, gần gũi với cuộc sống của người dân
+ Hệ can và hệ chi có thể được dùng độc lập như những hệ đếm 10 và 12. Hệ
chi phổ biến hơn, dùng để chỉ 12 giờ trong một ngày, 12 tháng trong một năm:
năm khởi đầu bằng tháng tí, vào lúc giữa đông khi dương khí bắt đầu sinh ra
_ Cách đổi từ năm dương lịch sang năm can chi và ngược lại (trang 77, 78,
79)
CÂU 56: Hãy giải thích quan niệm cổ truyền cho rằng con người như một
vũ trụ thu nhỏ.
_ Xuất phát từ sự gắn bó mật thiết của con người nông nghiệp với thiên nhiên,
từ tư tưởng coi con người và vũ trụ nằm trong một thể thống nhất (thiên địa vạn
vật nhất thể), người xưa đã áp dụng các mô hình nhận thức về vũ trụ vào việc lí
giải không chỉ cấu tạo và hoạt động của con người sinh vật mà cả cho lĩnh vực
con người xã hội
_ Mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể được đặc trưng bởi một trong 5 hành.
Đối với các thành phần của một bộ phận trên cơ thể việc quy hành được thực
hiện dựa vào vị trí, đặc điểm của chúng. Đối với các cá nhân trong xã hội, việc
quy hành được thực hiện dựa vào mối dây liên hệ dễ thấy là thời điểm ra đời
(tuổi) của mỗi con người xác định theo hệ can chi.
_ Trên cơ sở đó:
+ Những đặc trưng của mối hành sẽ được gán cho thành phần, cá nhân ứng
với nó
+ Mối quan hệ giữa thành phần, các nhân đó với thành phần, cá nhân khác sẽ
được xác định theo các quy luật tương tác (tương sinh, tương khắc) giữa các
hành
_ Ngày nay, dự đoán học và dự đoán xã hội đang ngày càng trở thành mối quan
tâm chung của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
_ Để đưa ra dự đoán đúng, điều quan trọng là phải xây dựng được các mô hình
đúng. Muốn xây dựng được mô hình đúng thì phải có đầy đủ dữ kiện. Con
người tồn tại trong không gian, thời gian và thừa hưởng các tính cách, đặc điểm

71
di truyền; vì vậy một hệ thống dự đoán về con người trong xã hội tối thiểu phải
mô hình hóa được 3 bình diện đó.
_ Do nhìn thấy mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên (vũ trụ),
người cưa không chỉ đưa những kết quả nhận thức về vũ trụ áp dụng vào xem
xét con người, mà còn ngược lại, lấy con người làm trung tâm để xem xét đánh
giá tự nhiên. Con người là hành Thổ trong Ngũ hành, là trung tâm của vũ trụ.
CÂU 57: Giới thiệu những biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng và
tính tự trị làng xã?
( trang 97 – 1.6.2)
CÂU 58: Nêu những đặc điểm của mối quan hệ làng- nước ở VN?
( trang 104-107, phần 2.1. từ làng đến nước và việc quản lí xã hội)
CÂU 59:Nêu những đặc điểm của tổ chức đô thị Vn truyền thống?
( 3.1 trang 117)
CÂU 60:Nêu những đặc điểm chug của tổ chức xh VN truyền thống và
những hệ quả của nó?
( 3.3 tr 123)

CÂU 61: Những đặc điểm chính của văn hoá tổ chức đời sống cá nhân?
Những đặc điểm chính của văn hoá tổ chức đời sống cá nhân
Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo những phong tục lâu đời và khi
trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần thánh do họ nghĩ ra ( tín
ngưỡng). Vậy 2 đặc điểm chính trong văn hoá tổ chức đời sống cá nhân chính là
Phong tục và Tín ngưỡng.
Trước hết, Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải
thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Điểm khác
biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở
chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ
chức không
chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín
ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn
giáo thì thường là không mang tính dân gian. Có 3 loại hình tín ngưỡng: tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người.
Thứ nhất, tín ngưỡng phồn thực là sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và
con người, là tín ngưỡng phổ biến của nền văn hoá nông nghiệp. Ngoài ra khái
niệm trên còn phát triền theo hai hướng: những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật

72
khách quan để lí giải hiện thực- triết lí âm dương; những trí tuệ bình dân nhìn
thấy ở thực tiễn một sức mạnh siêu nhiên và sùng bái nó như thần thánh. Tín
ngưỡng phồn thực biểu hiện ở 2 dạng: thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao
phối. Thờ cơ quan sinh dục là hình thức đơn giản của tín ngưỡng phồn thực phổ
biến ở các nền văn hóa gốc nông nghiệp. Thờ hành vi giao phối có ý nghĩa là sự
hợp thân của nam nữ như một ma thuật kích thích sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Thứ hai, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát
triển của con người, là sản phẩm của môi trường sống phụ thuộc, không giải
thích được tự nhiên. Đối tượng được tôn thờ là các sự vật hiện tượng thuộc về tự
nhiên ( trời, đất, nước, sấm sét,...) và các nữ thần chiếm ưu thế ( Bà Trời, Bà Đất,
Bà Nước,...), tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ động vật ( chim, rắn, cá sấu), thờ thực vật
(lúa, cây đa,...) Thứ ba, về tín ngưỡng sùng bái con người, người Việt thờ cúng tổ
tiên, thờ thần tại gia, thờ những người có công với cộng đồng. Niềm tin rằng chết
là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng tui ở nơi chín suối, nhưng ông bà tổ tiên
vẫn thường xuyên đi về chăm nom, phù cho con cháu là cơ sở hình thành tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện truyền thống đạo đức văn hoá dân tộc. Trong
gia đình, ngoài thờ tổ tiên, người Việt còn thờ các thần tại gia như Thổ Công,
Thần Tài, Ông Táo,... Ngoài ra, ta còn thờ các thần linh chung của thôn xã hoặc
toàn dân tộc. Làng xã thì thờ Thần Hoàng; quốc gia thì thờ Tổ Quốc Mẫu, thờ Tứ
bất tử, thờ những người có công đánh giặc cứu nước.
Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa
số mọi người thừa nhận và làm theo.Phong tục có trọng mọi mặt đời sống, ở đây
tập trung xem xét 3 nhóm chủ yếu: phong tục hôn nhân, tang ma, lễ Tết và lễ hội
Ý nghĩa của tập tụng hôn nhân: đáp ứng quyền lợi của gia tộc ( môn đăng hậu đối,
duy trì nòi giống), đáp ứng quyền lời của cộng đồng làng xã, đáp ứng nhu cầu
riêng tư ( sự phù hợp của đôi trai gái,quan hệ mẹ chồng- nàng dâu).
Ý nghĩa tang lễ: thể hiện sự tôn quý đối với sinh mạng của con người, phản ánh
đời sống tâm linh của con người Việt trong mối quan hệ giữa người sống và
người chết ( tin vào thế giới bên kia), thể hiện tình cảm của cộng đồng gia tộc và
xóm làng đối với người đã khuất.
Đặc điểm của lễ Tết: được phân bổ theo thời gian, thiên về vật chất, chỉ giới hạn
trong mỗi gia đình, lễ Tết duy trì tôn ti trật tự trong mỗi gia đình.
Đặc điểm của lễ hội: được phân bổ theo không gian, thiên về tinh thần, có tính
mở, lễ hội là sinh hoạt tập thể long trọng, duy trì quan hệ dân chủ giữa các thành
viên trong cộng đồng.

CÂU 62 : Hãy trình bày về tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam truyền thống
và những hệ quả của nó?

73
(TNPT : tr 127 , 128 , 129 , 130 (nên tóm gọn các ví dụ )/ Hệ quả : tr131,
132)
CÂU 63 : Hãy bày về tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của Việt Nam truyền
thống?
(tr 132 , 133 , 134 , 135 )
CÂU 64: Trình bày về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sung bái các nhân
thần ở VN truyền thống?
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ( 1.3.2 tr 138)
+ Tín ngưỡng sung bái các nhân thần (1.3.4 tr 140)

CÂU 65: Nêu các đặc điểm của phong tục hôn nhân và tang ma cổ truyền
ở VN
+ Phong tục hôn nhân (2.1 tr 143)
+ Phong tục tang ma ( 2.2 tr 146)

CÂU 66: Trình bày các đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ ở VN?
(3.2 tr 160)
CÂU 67:Nêu biểu hiện của tính biểu trưng trong nghệ thuật thanh sắc và
hình khối VN truyền thống ?
(4.1 trang 166)
CÂU 68: Nêu biểu hiện của tính biểu cảm và tổng hợp trong nghệ thuật
thanh sắc và hình khối VN truyền thống ?
4.2 ; 4.3 trang 176;181
CÂU 69: Nêu biểu hiện của tính linh hoạt trong nghệ thuật thanh sắc?
(4.4 trang 183)
CÂU 70: Nêu những đặc trưng của VHVN được thể hiện qua đàn bầu?
Đàn bầu tổng hợp cả 3 đặc trưng – tổng hợp, linh hoạt và biểu cảm
Tổng hợp: một dây mà cho ra đủ mọi âm thanh, cung bậc
Linh hoạt: chơi đàn bầu cần phải phối hợp 2 tay một cách linh hoạt ( tay
phải gảy dây, tay trái rung, ghìm cần đàn); tay dương, tay âm tạo nên những
âm thanh rung/phẳng, những cung bậc ngắn/dài hòa quyện theo ý muốn
Biểu cảm: vì đàn bầu rất thích hợp để thể hiện những cảm xúc âm tính, phù hợp
với tâm hồn Việt Nam

74
CÂU 71: Những đặc điểm chính của văn hóa tận dụng và đối phó với môi
trường tự nhiên. Phân tích đặc điểm của văn hóa ẩm thực và văn hóa
trang phục. Cho ví dụ?
($1, $2, $3 trang 187 – 225)
CÂU 72: Hãy trình bày cơ cấu bữa ăn truyền thống và các đặc trưng cơ
bản trong văn hóa ăn uống của người VN?
(1.1, 1.2, 1.3, 1.4 trang 187 – 199)
CÂU 73: Hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong chất liệu và cách thức
may mặc truyền thống của nguời VN?
( 2.1.2 và 2.2 trang 201-210)
CÂU 74: hãy nêu những đặc điểm đi lại của VN truyền thống?
( 3.1 trang 211)
CÂU 75: Phân tích ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với
đời sống văn hóa VN. Liên hệ thực tiễn, cho ví dụ minh họa.
*Ảnh hưởng của Nho giáo
_ Nhà nước phong kiến VN chủ động tiếp nhận Nho giáo chính là để khai tthác
những yếu tố là thế mạnh của Nho giáo, thích hợp cho việc tổ chức và quản lí
đất nước:
+ Cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật của người Trung Hoa
1) Việc quản lí và tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn sơ với tổ chức làng
xã, tăng cường chất dương tính hơn, từ tự phát tới chỗ đi theo hướng học tập
cách tổ chức xã hội của Trung Hoa.
Ví dụ: Triều đình nhà Lí, đứng đầu là vua, gồm có: Trên là nhóm cận thần gồm
các chức tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) và tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu
phó, thiếu bảo) lo về việc văn, các chức Thái úy và Thiếu úy (chỉ huy cấm binh)
lo về việc võ. Ở dưới là hai ban văn võ với đủ các chức vụ cụ thể. Cũng từ thời
Lí, với việc lập Văn Miếu (năm 1070), Nho giáo được chính thức đưa vào và
ngày càng phát triển, đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng về tổ chức xã hội
VN để quản lí nội bộ bên trong và ứng phó với bên ngoài.
2) Hệ thống thi cử để tuyển chọn người tài bổ dụng vào bộ máy cai trị đã được
triều đình phong kiến VN vận dụng. Con nhà nghèo nếu thông minh chăm chỉ
thi đỗ trạng nguyên thì một bước có thể trở thành quan to
Ví dụ: Việc thi cử được tổ chức theo chế độ tam khoa: thi Hương, thi Hội, thi
Đình. Từ kì thi đầu tiên (năm 1075) đến kì thi cuối cùng của lịch sử khoa cử

75
phong kiến (năm 1919), trong vòng 844 năm có tất cả là 185 khoa thi, với
2,875 người đỗ, trong đó có 56 trạng nguyên.
3) Khi mà chữ cổ đã mai một và mất hẳn thì người Việt đã sử dụng chữ Hán
(thường được gọi là chữ Nho) làm văn tự chính thức trong giao dịch hành
chính. Trên cơ sở chữ Hán, từ cuối thời Bắc thuộc, người Việt đã tạo ra chữ
Nôm (chữ của người Nam) dùng trong sáng tác văn chương.
Ví dụ: Thời Tây Sơn, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã mở rộng ra, sử dụng
chữ Nôm cả trong lĩnh vực hành chính và giáo dục (La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp đã được giao nhiệm vụ tổ chức dịch “Tứ thư”, “Ngũ kinh” và các sách
giáo khoa từ chữ Hán ra chữ Nôm)
_ Có nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào VN đã bị biến đổi cho phù hợp với
truyền thống của văn hóa dân tộc:
*Nho giáo muốn tạo nên một xã hội ổn định
+ Ở Trung Hoa, các triều đại phong kiến chỉ dùng Nho giáo để giữ yên ngai
vàng, còn với bên ngoài thì luôn chủ trưởng bành trướng, xâm lăng. Nhưng đối
với VN nông nghiệp, ước mong về một cuộc sống ổn định, không xáo trộn là
một truyền thống lâu đời.
Ví dụ: Nhà nước Nho giáo đã tạo ra sự phụ thuộc của bộ máy quan lại vào nhà
cầm quyền bằng hai biện pháp:
a) Biện pháp kinh tế là “nhẹ lương nặng bổng”: Quan lại xưa sống không
bằng lương mà chủ yếu bằng bổng do dưới nộp lên và lộc do trên ban xuống –
cuộc sống được bao cấp theo lối ban ơn
b) Biện pháp tinh thần là “trọng đức khinh tài”: Khai thác truyền thống
“trọng đức” của văn hóa nông nghiệp, nhà nước Nho giáo buộc quan lại không
thể hành động mà không tính đến dư luận
*Yếu tố quan trọng thứ hai là việc trọng tình người
+ Vì trọng tình vốn là truyền thống lâu đời của văn hóa phương Nam, cho
nên khi tiếp nhận Nho giáo, người VN đã tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả.
“Nhân” gắn liền với “Nghĩa”.
Ví dụ:
- Bán mình là hiếu, cứu người là nhân (Truyện Kiều)
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân (Nguyễn Trâĩ)
+ Trong Nho giáo VN, việc trọng tình được bổ sung bằng truyền thống dân
chủ của văn hóa nông nghiệp, dù có giữ địa vị độc tôn cũng không dám loại trừ
Phật giáo và hủy bỏ cái gốc của VN là đạo Mẫu. Tiếp thu chữ “hiếu” của Nho
giáo, người VN đặt nó trong mối quan hệ bình đặng với cả cha và mẹ

76
Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
3) Thứ ba là tư tưởng trung quân
+ Người Vn tiếp thu tư tưởng trung quân Nho giáo trên cơ sở tinh thần yêu
nước và tinh thần dân tộc sẵn có, khiến cho cái trung quân đó đã bị biến đổi và
gắn liền với ái quốc
Ví dụ: Vì đặt nước lên trên mà một người dòng dõi Nho gia như Hồ Chí Minh
dám đi ngược lại giáo huấn của Nho giáo: Dám bỏ lại cha già đi tìm đường cứu
nước (Phụ mẫu tại bất viễn du), dám không lập gia đình (Bất hiếu hữu tam vô
hậu vi đại)
4) Thứ tư là xu hướng trọng văn
+ Vì chịu ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp phương Nam nên Nho giáo
nguyên thủy rất coi trọng văn, trọng kẻ sĩ. Thứ bậc “sĩ, nông, công, thương” có
ở cả Việt Nam và Nhật Bản nhưng trong khi “sĩ” ở VN là văn sĩ thì ở Nhật Bản
lại là võ sĩ. Ở VN văn được coi trọng hơn hẳn võ, tuy luôn phải đối phó với
chiến tranh, nhưng người Việt ít quan tâm đến các kì thi võ mà chỉ ham học
chữ, thi văn, nhìn thấy ở Nho giáo một công cụ văn hóa, một con đường làm
nên nghiệp lớn
Ví dụ:
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Chẳng tham ruộng cả ao liền, Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ
- Anh về lo học chữ Nhu, Chín trăng em đợi, mười thu em chờ
5) Thứ năm là thái độ đối với nghề buôn
+ Ở VN với văn hóa nông nghiệp đậm nét, với tính cộng đồng và tính tự trị,
lại có truyền thống khinh rẻ nghề buôn. Nó đã bám rễ vào suy nghĩ và tình cảm
mỗi người khiến cho nghề buôn trong lịch sử VN không thể phát triển được; nó
còn được khái quát hóa thành quan niệm mang tính chính thống. “Truyền
thống” này khiến cho VN nông nghiệp vốn đã âm tính lại càng duy trì được sự
ổn định lâu dài, tránh mọi nguy cơ đồng hóa
Ví dụ: Dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt

CÂU 76: Hãy cho biết những nét bản sắc của văn hoá Chăm?

77
Qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Chăm-pa đã xây dựng nên một nền
văn hóa độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ trong
đó chủ yếu là Bà la môn giáo và Phật giáo. Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo đối với
văn hoá Chăm về tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật,... Còn
nguồn gốc bản địa ảnh hưởng đến chất dương tính trong tính cách người Chăm.
Văn hoá khu vực Đông Nam Á tác động đên khuynh hướng hài hoà âm dương,
có phần thiên về âm tính trong văn hoá Chăm.
Văn hoá Chăm bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó nổi bật nhất là bộ ba tôn
giáo- kiến trúc- điêu khắc. Tôn giáo đóng vai trò cực kì quan trọng trong đời
sống người Chăm, nó được vật chất hoá qua điêu khắc và kiến trúc.
Văn hoá Chăm chia thành 3 nhóm tín ngưỡng tiêu biểu: tiếp biến đạo Bàlamôn
giáo, Hồi giáo và tín ngưỡng bản địa. Bàlamon giáo hình thành trên cơ sở kinh
Veđa do người Argen từ phía tây bắc di cư tới Ấn Độ đưa vào, là tôn giáo thờ
BRAHMA- một ý niệm trừu tượng của kinh Veđa. Brahama là chúa tể các thần,
nguồn gốc của vũ trụ, hiện ở ba ngôi như thể thống nhất của một bộ ba vị thần:
Brahama ( thần Sáng tạo), Visnu ( thần Bảo tồn) và Siva ( thần Huỷ diệt). Từ chỗ
cả ba vị thần Bàlamon đều được dựng tháp thờ khi mới du nhập vào Chăm, dần
dần chỉ còn một mình tháp thờ Siva được đề cao bởi lẽ Siva phù hợp hơn cả với
tính cách bản địa của người Chăm. Và trong Siva muôn mặt với rất nhiều tên, chỉ
có Siva dưới dạng Linga hoặc với Lin ga là được phổ biến bởi lẽ tục thờ cột đá
vốn là truyền thống lâu đời của người nông nghiệp.Cuối cùng, Siva được hình
dung thành người Chăm, còn Linga thì ở chỗ này được thay bằng ông vua- anh
hùng dân tộc Chăm, ở chỗ khác thì được thay bằng nữ thần mẹ quê hương xứ sở.
Đạo Bàlamon xa lạ đã được người Chăm cải biến thành đạo Bà Chăm gần gũi,
đạo Bà Chăm này đã không còn là Bàlamon giáo của Ấn Độ nữa mà được xem là
một biến thể của nó. Ngoài đạo Bà Chăm, ở Chămpa còn có đạo Hồi. Du nhập
vào Chămpa muộn hơn, với những giáo luật khắt khe vào bậc nhất, ấy vậy mà
đạo Hồi cũng bị nhiều người Chăm cải biến khá nhiều gọi là đạo Bà Ni. Người
Chăm Bà Ni tin Alla nhưng họ vẫn thờ các vị thần truyền thống của mình như
Thần Mưa, Thần Núi, Thần Biển,... Với chức năng là Thánh Mẫu Vương Quốc,
Po Ina Nagar được dân tộc Champa ở địa phương tôn sùng và coi là một Nữ thần
quan trong nhất trong hệ thống tín ngưỡng dân gian. Chính vì thế, có rất nhiều
đền thờ của Nữ thần còn nằm rải rác trên lãnh thỗ.
Đặc điểm nổi bật trong kiến trúc Chăm đó là nghệ thuật đặt gạch dựng tháp. Về
cấu trúc quần thể, tháp Chăm có 2 loại: các quần thể kiến trúc bộ ba gồm ba tháp
song song thờ ba vị thần Brahama, Visnu, Siva và các quần thể kiến trúc có một
tháp trung tâm thờ Siva và các tháp phụ vây quanh. Hình dạng tháp tượng trung
cho núi Mêru và mô phỏng hình sinh thực khí nam. Về chức năng, hầu hết tháp
Chăm đều mang tính chất lăng mộ thờ vua và thờ thần.

78
Về điêu khắc thì nghệ thuật điêu khắc Chăm rất tinh tế, thể hiện ở các phù điêu
trang trí trên tháp, các tượng thần. Chủ đề điêu khắc chủ yếu là các tượng thần,
các vật cưỡi của thần, các linh vật, vũ nữ,...
Với các đặc điểm đặc sắc trong 3 lĩnh vực trên, nền văn hoá Chăm trở nên phong
phú, mang nhiều ý nghĩa.

CÂU 77: Nêu những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với văn hóa
VN trên các phương diện
(5.1, 5.1 trang 284 – 295)
CÂU 78: Hãy nêu những đặc điểm của văn hóa đối phó với môi trường xã
hội?
- Văn hóa ứng phó với môi trường xã hội: quân sự, ngoại giao
- Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp là sống trọng tình, cho nên người nông
nghiệp thường kém về đầu óc tổ chức và yếu về quân sự. Nét nổi bật nhất của
Việt Nam - một nền văn hóa nông nghiệp điển hình - trong việc ứng phó với
môi trường xã hội là tính hiếu hòa.
- Trong ứng phó với môi trường xã hội, truyền thống Việt Nam là tránh đối đầu,
tránh chiến tranh. ta đã biết rằng trong lịch sử văn chương và nghệ thuật hình
khối Việt Nam, không có loại tác phẩm anh hùng ca ca ngợi chiến tranh, tác
phẩm hội họa và điêu khắc về đề tài chiến tranh với cảnh đầu rơi máu chảy
rùng rợn.
- Khi bất đắc dĩ phải chiến đấu để tự vệ, người Việt Nam chỉ mong giành lại
cuộc sống yên bình, cho nên rất độ lượng và không hiếu thắng.
Không chỉ tiếp nhận giảng hòa, do hoàn cảnh của mình, Việt Nam còn thường
khiêm nhường chấp nhận một sự lệ thuộc hình thức để giữ gìn một nền độc lập
trên thực tế.
 Tính tổng hợp trong văn hóa ứng phó với môi trường xã hội trước hết
thể hiện ở truyền thống toàn dân đều tham gia đánh giặc .
 Tính tổng hợp trong văn hóa ứng phó với môi trường xã hội còn thể hiện
ở việc phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh khác nhau.
 Đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với môi trường xã hội, bên
cạnh tính tổng hợp là tính linh hoạt.
- Nếu ở phương Tây, lối ứng xử nguyên tắc tạo nên truyền thống hoạt động
quân sự một cách bài bản, thì ở Việt Nam, lối tư duy biện chứng và cách ứng
xử linh hoạt là cơ sở cho việc hình thành chiến thuật chiến tranh du kích.
- Trên lĩnh vực ngoại giao, phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng nêu ra đã phản ánh chính xác cách ứng phó hết sức cơ động,
linh hoạt trên cơ sở nắm vững mục tiêu và kiên trì những nguyên tắc cơ bản
của mình

79
CÂU 79: Nêu những biểu hiện về tính dung hợp của văn hóa Việt Nam
trong ứng xử với môi trường xã hội?
Dung hợp và dung hợp văn hóa khu vực: Tam giáo
Sự kết hợp chặt chẽ giữa tính tổng hợp và linh hoạt tạo nên tính dung hợp - đó
là sự tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau lại và biến đổi một cách linh hoạt để tạo
nên cái mới. Dung hợp là một dạng tiếp biến văn hóa đặc biệt.
 Ở mức độ cao hơn là sự dung hợp giữa các hiện tượng văn hóa ngoại
sinh (đã được bản địa hóa) với nhau.
Sự dung hợp giữa Phật giáo với Đạo giáo là mối quan hệ bền chặt và lâu đời
nhất.
Phật giáo và Nho giáo cũng có quan hệ khá lâu đời.
 Sự chi phối mạnh mẽ của tính dung hợp truyền thống đã khiến cho tôn
giáo vào trước mở rộng cửa đón nhận tôn giáo vào sau, tạo nên một sự
hòa hợp rộng rãi.
 Người Việt Nam nhận ra rằng Tam giáo mới trông thì khác nhau nhưng
nhìn kỹ thì thấy nhiều khi chỉ là những cách diễn đạt khác nhau về cùng
một khái niệm.
 Bởi vậy mà người dân cần đến cả ba tôn giáo, họ sử dụng kết hợp chúng
theo giới tính, theo các giai đoạn trong cuộc đời.
Thời Nguyễn, Nho giáo lại giành địa vị thống trị, nhưng tinh thần Tam Giáo
không phải vì thế mà suy giảm: số chùa chiền được xây dựng ở các tỉnh phía
Nam trong giai đoạn Đại Nam khá nhiều. Nhiều quan lại quý tộc ưa sống cuộc
đời ẩn dật gần gũi với thiên nhiên của một đạo sĩ.
Thứ tự sắp xếp tam giáo cũng là một cách ứng xử rất tổng hợp và linh hoạt.
Trong tên gọi thì Nho giáo đứng đầu với thứ tự "Nho-Phật-Đạo".
 Hơn thế nữa, người bình dân cũng chẳng cần biết đến Nho giáo, gần gũi
đối với họ trước hết là tín ngưỡng bản địa quen thuộc của cư dân nông
nghiệp với truyền thống trọng phụ nữ - đạo Thánh Mẫu, sau nữa là Phật
giáo và Đạo giáo.
 Từ giai đoạn Đại Nam, tinh thần dung hợp không chỉ giới hạn trong
phạm vi truyền thống văn hóa bản địa và Tam Giáo, mà còn được mở
rộng ra để tiếp nhận thêm văn hóa phương Tây.
Dung hợp văn hóa Đông - Tây: Từ lăng Khải Định đến đạo Cao Đài
 Trên lĩnh vực văn hóa vật chất, ta đã thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa
truyền thống dân tộc kín đáo dịu dàng và chất phương Tây táo bạo trong
tà áo dài tân thời.
 Về tổng quan thì lăng dựa vào thế núi đằng sau và dòng suối uốn lượn
quanh co phía trước theo quan niệm phong thủy cổ truyền, nhưng có xu

80
hướng đặt cao kiểu phương Tây chứ không ở dưới thấp theo truyền
thống.
Về trang trí nội thất thì, với chất liệu sành sứ thủy tinh phong phú và sinh động,
các đồ án trang trí từ ngoài vào trong đánh dấu khá rõ ba giai đoạn phát triển ý
thức trong một đời người: Phía ngoài là những đồ án mang tính chất trang trí
cung đình (Nho) như tứ linh, tứ bình, nhật nguyệt, rồng mây...
Không xuất phát từ tư duy tổng hợp - tinh thần dung hợp truyền thống, khó có
thể chấp nhận được lăng Khải Định (người ta thường đánh giá lăng này là lai
căng kệch cỡm), và càng không thể hiểu được một hiện tượng văn hóa khác
như đạo Cao Đài...
 Đạo Cao Đài, tên gọi đầy đủ là Đại Đạo tam kì phổ độ, là một tôn giáo
dân tộc hình thành vào những năm 20, khi mà hàng loạt phong trào yêu
nước lần lượt bị đàn áp, các tôn giáo đã có không đủ lấp chỗ trống trong
lòng người.
Tuy nhiên, đối với tượng thờ chủ yếu và trên hết của tín đồ Cao Đài là hình mắt
trái.
Đạo Cao Đài cũng bộc lộ truyền thống âm tính, trọng phụ nữ của văn hóa dân
tộc.
Như vậy, đạo Cao Đài đã xây dựng trên tinh thần dung hợp khá rộng rãi: đó là
sự tổng hợp các tôn giáo, từ Nho-Phật-Đạo đến cả các tôn giáo phương Tây;
tổng hợp các truyền thống văn hóa dân tộc, từ việc cầu tiên giáng bút đến lối tư
duy bằng các con số biểu trưng, hướng tới sư hài hòa âm dương... Chính nhờ sự
tổng hợp tạo nên ấn tượng "vừa lạ vừa quen" ấy mà, vào thời điểm ra đời đạo
Cao Đài đã thu hút được nhiều người (vốn từng là hoặc đang là tín đồ của
những tôn giáo khác) tin theo và nhanh chóng phát triển.

CÂU 80: Cho biết khác biệt giữa lịch âm dương và các loại lịch khác
_ Lịch âm dương là sự kết hợp được cả chu kì của mặt trăng lẫn mặt trời
_ Lịch âm dương có tháng nhuận (cứ 19 năm thì có 7 năm nhuận)

81

You might also like