You are on page 1of 36

Xin chào các bạn, có thể nói phương pháp của ông Thomas Demark là

một tài sản đáng quý dành cho những ai tâm huyết dành thời gian đầu
tư nghiên cứu. Hôm nay Văn quyết định chia sẻ vốn hiểu biết ít ỏi về
Demark indicator cho các bạn. Phương pháp của ông có thể nói là cải
tiến của Price Action và bổ sung khiếm khuyết cho Ichimoku.
Phương pháp Demark Indicator cũng là một phương pháp giao dịch dựa vào
sự chuyển động của giá nhưng so với Price Action nó tỉ mỉ chi tiết từng cây
nến một, một điều tuyệt vời hơn nữa là Timming của ông cũng rất chuẩn
không thua gì Ichimoku và Gann với Fibo Timming.

Hệ thống hoàn chỉnh của Demark Indicator gồm có:

 TD Setup, TD Setup Trend, TD Countdown


 TD Sequential, TD Combo, TD Aggressive Sequential
 TD Aggressive Combo, TD Camouflage, TD Clop,
 TD Clopwin, TD Open, TD Trap, TD Termination
 Count, TD Reference Close, TD D-Wave, TD Demand
 Line, TD Supply Line, TD Relative Retracement, TD Absolute
Retracement, TD Retracement Arc, TD Trend Factor,
 TD Propulsion, TD Range Expansion Index
 TD Price Oscillator Qualifer , TD DeMarker
 TD DeMarker, TD Pressure, TD Rate of Change, TD Alignment, TD
Moving Average
 TD Moving Average , TD Range Projection, TD Range
 Expansion Breakout , TD Channel One
 TD Channel Two, TD Differential, TD Reverse Differential
 TD Anti-Differential, and TD Waldo Patterns.
Nhiều đúng không, nhưng các bạn yên tâm, gốc rễ chỉ có vài cái, nắm vững
được thì vẫn dụng được mấy cái kia không có gì khó. Những cái gốc rễ các
bạn cần lưu tâm và cũng là seri bài học.

+ TD Sequentinal: (Đếm nến và xác định thời điểm đảo chiều - timming)

 TD - Setup
 TD - Countdown
+ TD Combo (Phối hợp Setup và Countdownn)

+ TD - D Wave (Phối hợp sóng Elliot): Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4

+ TD - Lines (Vẽ trendline và breakout)

+ TD - Retracement (Tìm điểm sóng hồi phong cách Thomas Demark)

Đây cũng là những bài học chính trong seri Thomas Demark, tôi sẽ viết thành
một bộ cẩm nang kèm ứng dụng thực tế vào thị trường chứng khoán Việt
Nam để anh em dễ dàng tiếp cận và thực hành theo.

Xin lưu ý, đa phần công cụ này là dùng để chúng ta đánh lướt sóng cổ
phiếu, không có tác dụng đầu tư dài hạn nhiều. Anh em đầu tư dài dại thì
tham khảo thêm mục Phương pháp đầu tư chứng khoán và Học phân tích
cơ bản nhé.

Bài 01: Lướt sóng với công cụ Thomas Demark: TD


- Setup
Trong TD - Sequentinal gồm 2 thành phần chính là TD - Setup và TD -
Countdown, để bắt đầu học phương pháp của Thomas Demark thì 2
thành phần này là điều bắt buộc các bạn phải hiểu nếu muốn học. 2
thành phần này tương đối khó hiểu nên tôi sẽ cố gắng viết thật chi tiết.

TD - SET UP LÀ GÌ ?

Mặc dù chỉ đơn thuần là nhìn nến và đọc thị trường nhưng TD - Setup vẫn có
thể được xem là một indicator giúp xác định thị trường liệu tiếp diễn xu hướng
hoặc là đảo chiều bằng cách đếm nến và dựa vào giá đóng cửa của thanh bar
hiện tại so với các thanh trước đó.

TD - Setup đươc thiết lập khi thanh bar hiện tại đóng cửa cao/thấp hơn giá
đóng cửa của 4 thanh bar trước đó.

Mời xem VN30:


Với trường phái này, các bạn phải xem xét kỹ lưỡng giá đóng cửa của từng
cây nến, đó là lý do vì sao phương pháp này tỉ mỉ hơn Price Action rất nhiều.

MỞ VỊ THẾ VỚI TD-SETUP LỆNH BUY

+Sau 9 lần giảm liên tiếp với giá đóng cửa không cao hơn 4 thanh trước

+Mua khi xuất hiện 1 cây nến tăng có giá đóng cửa cao hơn 4 cây trước

+Giữ vị thế đến khi xuất hiện cây nến thứ 9 thì chốt lời

(Một lưu ý quan trọng mà các bạn cần ghi nhớ, trong quá trình đếm 9 cây nến
TD-Setup nếu có bất kỳ một cây nào ngược hướng đóng cửa cao/thấp hơn 4
cây trước thì TD-Setup thất bại, chúng ta phải đếm lại)

+Sau khi kết thúc cây thứ 9 thành công thì lúc đó TD-Setup hoàn thành và
chúng ta bắt đầu đếm đến TD-Countdown.

Ví dụ về TD-Setup thành công:


Ví dụ về TD-Setup thất bại:

Đối với TD-Setup lệnh bán ở phái sinh thì các bạn làm ngược lại nhé

Có nhiều người khi biết đến phương pháp này hay bỏ qua TD-Setup mà đi
thẳng vào TD-Countdown, như vậy là đã bỏ lỡ cơ hội có cái nhìn sâu sắc về
thị trường được cung cấp bới TD-Sequentinal.

Vì nó so sánh mức giá đóng cửa của thanh hiện tại so với 4 thanh trước đó,
TD-Setup có thành phần động lượng cũng như các indocator động lượng
nhưng nó năng động hơn nhiều. Đây là điểm khác biệt quan trọng cho phép
nhà đầu tư phân biệt đâu là xu hướng và đâu chỉ là sóng hiệu chỉnh.
Mỗi khi TD-Setup hoàn thành nếu xét theo sóng Elliot thì xem như sóng chính
hoàn thành, chúng ta có thể cân nhắc out lệnh hoặc bắt sóng hồi (cái này sẽ
nói rõ trong phần TD-Wave)

Kết thúc bài 1, hẹn gặp các bạn lại ở bài 2.

Bài 02: Lướt sóng với công cụ Thomas Demark: Xác


định thời gian đảo chiều bằng TD - Countdown
Chúng ta cùng ôn lại bài cũ 1 chút:

TD - SET UP LÀ GÌ ?

Mặc dù chỉ đơn thuần là nhìn nến và đọc thị trường nhưng TD - Setup vẫn có
thể được xem là một indicator giúp xác định thị trường liệu tiếp diễn xu hướng
hoặc là đảo chiều bằng cách đếm nến và dựa vào giá đóng cửa của thanh bar
hiện tại so với các thanh trước đó.

TD - Setup đươc thiết lập khi thanh bar hiện tại đóng cửa cao/thấp hơn giá
đóng cửa của 4 thanh bar trước đó.

Và cách mở vị thế với TD-Setup là mua ngay thanh đầu tiên có giá đóng cửa
cao hơn 4 cây trước đó.

Hôm nay tiếp tục chúng ta sẽ học qua TD-Countdown

TD-COUNTDOWN LÀ GÌ ?
Sau khi hoàn thành 9 cây nến của TD-Setup, thì bắt đầu từ cây thứ 9 chúng
ta sẽ đếm tiếp đến khi đủ 13 cây. Chờ đã không lẽ đơn giản chỉ là đếm đủ 13
cây nên thôi sao.

Điểm khác biệt giữa TD-Setup và TD-Countdown ở chỗ giá đóng cửa của cây
nến hiện tại so với những thanh trước.

Nếu TD-Setup Mua khởi nguồn là cây số 1 cao hơn 4 cây nến trước nó, rồi từ
đó chúng ta đếm 9 cây, miễn không có cây nào có giá đóng cửa thấp hơn 4
cây trước thì đến cây thứ 9 TD-Setup sẽ hoàn thành.

Nhưng TD-Countdown thì khác, bắt đầu cây thứ 9 sau khi TD-Setup hoàn
thành, thì chúng ta tính cây số 9 đó là cây số 1 của TD-Countdown, chúng ta
bắt đầu đếm CỨ 1 CÂY NẾN CÓ GIÁ ĐÓNG CỬA CAO HƠN GIÁ ĐÓNG
CỬA 2 CÂY TRƯỚC THÌ CHÚNG TA TÍNH LÀ MỘT TD-COUNTDOWN

Các bạn thấy rất là tuyệt vời đúng không, có nghĩa là sau khi TD-Setup thành
công chúng ta tính từ cây số 9 là số 1 của TD-Countdown rồi bắt đầu đếm, cứ
xuất hiện 1 cây có giá đóng cửa cao hơn 2 cây còn lại thì chúng ta tính là 1
TD-Countdown, cứ như thế đến cây thứ 13 là hoản thành.

Như các bạn thấy từ hình trên khi tôi đếm đủ đến cây thứ 13 là đảo chiều quá
tuyệt đúng không nào.

TD-Setup thì bỏ qua nhưng cây drawdown, miển không có cây đóng cửa
thấp/cao hơn 4 cây trước là hoàn thành, nhưng TD-Countdown thì khác, cây
hiện tại phải đóng cửa cao hơn 2 cây trước thì mới tính là một TD-
Countdown.
Mời các bạn xem tiếp TD-Countdown bán

Như các bạn thấy trong hình, khi xuất hiện cây 13 thì lúc đó xu hướng được
tiếp diễn khác với VD Mua là đảo chiều ngay cây 13. Phương pháp của ông
Thomas Demark là linh hoạt ứng biến theo từng ngóc ngách của thị trường,
không nên cứng ngắc.

TD-Countdown nhằm để bổ sung khiếm khuyết cho TD-Setup. Về điểm vào


lệnh cái này là tùy kinh nghiệm mỗi người, nhưng để hợp lý hơn ở điểm vào
lệnh và thời điểm vào lệnh và để tránh nhầm lần giữa TD-Setup mua và TD-
Setup bán, tôi sẽ nói rõ trong bài TD-Wave

Tóm lại để TD-Countdown hoàn thành chúng ta cần những điều kiện sau

+Giá đóng cửa của thanh bar 13 phải thấp hơn hoặc bằng giá đóng cửa
của thanh thứ 8 đối với lênh Bán

+Giá đóng cửa của thanh bar 13 phải cao hơn hoặc bằng giá đóng cửa
của thanh thứ 8 đối với lệnh Mua.

GỢI Ý CÁCH VÀO LỆNH DÀI HẠN BẰNG ICHIMOKU.

Bước 1: chờ Chikou cắt lên tenkan và kijun


Khi chikou cắt lên tenkan và kijun đây là tín hiệu sơ khởi đầu tiên của việc đảo
chiều, ghi nhớ đừng cố gắng bắt TD-Setup khi chikou chưa cắt lên tenkan và
kijun.

Bước 2: Bắt TD-Setup ngay sóng hồi sau khi giao cắt

Bước 3: Đếm đủ đến khi TD-Countdown hoàn thành


Khi đếm đủ thanh 13 của TD-Countdown chúng ta out vị thế, trường hợp này
chúng ta đừng tiếc. Khi TD-Countdown hoàn thành chúng ta mạnh dạn chốt
lời, bởi vì sau khi hoàn thành, giá sẽ bắt đầu đi yếu dần, cụ thể trong tình
huống trên chúng ta thấy xuất hiện 1 cây WRxx thể hiện sự quá độ của thị
trường. Bằng chứng là sau khi xuất hiện giá bắt đầu chậm và kết thúc đợt
sóng đẩy, giá bắt đầu bị hút về mây.

Bài 03: Lướt sóng với Thomas Demark - vòng xoay


chu kỳ 9-13-9 thần thánh của TD-Countdown
Như thường lệ vì đây là kiến thức tương đối nặng ký nên trước khi viết bài
mới tôi đều sẽ ôn tập lại bài cũ cùng các bạn:

TD-COUNTDOWN LÀ GÌ ?

Sau khi hoàn thành 9 cây nến của TD-Setup, thì bắt đầu từ cây thứ 9 chúng
ta sẽ đếm tiếp đến khi đủ 13 cây. Chờ đã không lẽ đơn giản chỉ là đếm đủ 13
cây nên thôi sao.

Điểm khác biệt giữa TD-Setup và TD-Countdown ở chỗ giá đóng cửa của cây
nến hiện tại so với những thanh trước.

Nếu TD-Setup Mua khởi nguồn là cây số 1 cao hơn 4 cây nến trước nó, rồi từ
đó chúng ta đếm 9 cây, miễn không có cây nào có giá đóng cửa thấp hơn 4
cây trước thì đến cây thứ 9 TD-Setup sẽ hoàn thành.

Nhưng TD-Countdown thì khác, bắt đầu cây thứ 9 sau khi TD-Setup hoàn
thành, thì chúng ta tính cây số 9 đó là cây số 1 của TD-Countdown, chúng ta
bắt đầu đếm CỨ 1 CÂY NẾN CÓ GIÁ ĐÓNG CỬA CAO HƠN GIÁ ĐÓNG
CỬA 2 CÂY TRƯỚC THÌ CHÚNG TA TÍNH LÀ MỘT TD-COUNTDOWN

Sự khác biệt của TD-Setup và TD-Countdown là TD-Setup khi đếm thì bỏ qua
những cây nến không tăng/giảm liên tục mà chỉ cần hoàn thành đủ 9 cây là
được.

Còn TD-Countdown thì ngược lại cây hiện tại cần có giá đóng cửa cao hơn 2
cây trước thì mới tính là một TD, và cứ đếm như thế cho đến khi đủ 13 cây.

Ở bài trước các bạn đã hiểu được rằng khi TD-Countdown hoàn thành thì
chính là lúc đảo chiều. Lý thuyết và vậy nhưng chúng ta cần phải linh hoat,
đảo chiều ở đây là như thế nào. Sẽ xảy ra vấn đề gì nếu giá tiếp tục đi theo
xu hướng. Đó là điều cần sự linh hoạt của các bạn.

Phương pháp của ông Thomas Demark thiên về sự tỉ mỉ và ngắn hạn, rất phù
hợp với anh em chơi phái sinh. Nhưng đó cũng chính là khuyết điểm bởi vì
khi quá tập trung vào sự tỉ mỉ bạn sẽ bị mất tầm nhìn rộng lớn. Vòng xoay 9-
13-9 lả để giải quyết vấn đề đó hay nói cách khác đây là một cách đi đường
dài của Thomas Demark.

Để loc nhiễu khi đếm nến theo phong cách Thomas, đối với những bạn chưa
có kinh nghiệm nhiều tôi khuyên nên sử dụng thêm một indicator xu hướng,
set up thông số lớn, trong bài viết này tôi sẽ sử dụng Ichimoku, vì sao tôi lại
sử dụng thì tôi đã nói rất nhiều về phong cách của tôi, một công cụ đường dài
và một công cụ tỉ mỉ kết hợp lại sẽ cực kỳ hoàn hảo.

VÒNG XOAY CHU KỲ 9-13-9 LÀ GÌ ?


Vòng xoay chu kỳ 9-13-9 thực chất là một chuỗi tiếp diễn xu hướng khi TD-
Countdown hoàn thành chỉ là Pullback mà không gây ra đảo chiều.

Để xác định chúng ta cần 2 bước:

Bước 1: TD-Countdown hoàn thành

Bước 2: TD-Countdown hoàn thành trên mây

Ví dụ TD mua

Như đã thấy ở hình trên, khi TD-Countdown hoàn thành ở trên mây, ở cây
cuối cùng nó lại kích hoạt luôn TD-Setup mua mới, đám mây này là một công
cụ lọc nhiễu rất tốt giúp hoàn thành vòng xoay chu kỳ 9-13-9. Từ TD-Setup
mới các bạn tiếp tục đếm đến khi một TD-Countdown hoàn thành gây đảo
chiều.

Ví dụ TD bán

Nếu TD mua điều kiện là trên mây thì TD bán ngược lại, điều kiện là dưới
mây
Ở đây chúng ta thất bại ở TD-Setup lần 2 là có thể cho phép được bởi vì TD-
Setup lúc khởi nguồn mới quan trọng.

Chúng ta có quy tắc sau để vòng xoay chu kỳ 9-13-9 hoàn thành:

+Không được xuất hiện một cây khởi nguồn TD bán trong khi TD mua đang
thực thi ( và ngược lại không được xuất hiện TD mua khi TD bán đang thự thi)
nếu có chúng ta buộc phải hủy không được tiếp tục đếm.

+Lọc nhiễu bằng một indicator trend dài để không bị rối khi đếm nến

Nguyên lý vận hành của vòng xoay chu kỳ 9-13-9 là như vậy, nhưng các bạn
cần phải linh hoạt trong mọi tình huống. Phương pháp của ông Thomas
Demark là phương pháp mở, rộng đường phối hợp cho mọi tình thế của thị
trường, phương pháp tôi gợi ý là như vậy nhưng các bạn cần phải biến đầu
cho phù hợp với trường pháp và indicator các bạn đang sử dụng, thị trường là
thiên biến vạn hóa phương pháp của ông Thomas Demark cũng không rập
khuôn theo bất kỳ công thức nào, chỉ có nguyên lý chung vận hành của thị
trường.

Bài 04: Lướt sóng với công cụ Thomas Demark -


TD-Combo
Như thường lệ, trước khi bắt đầu bài mới Văn sẽ dành ra vài dòng ôn tập lại
bài cũ:

VÒNG XOAY CHU KỲ 9-13-9 LÀ GÌ ?


Vòng xoay chu kỳ 9-13-9 thực chất là một chuỗi tiếp diễn xu hướng khi TD-
Countdown hoàn thành chỉ là Pullback mà không gây ra đảo chiều.

Để xác định chúng ta cần 2 bước:

Bước 1: TD-Countdown hoàn thành

Bước 2: TD-Countdown hoàn thành trên mây

Ví dụ TD mua

Hôm nay tiếp tục seri bài học tôi sẽ đề cập đến một người anh em của TD-
Sequentinal là TD-Combo.

TD-COMBO LÀ GÌ ?

Cũng như người anh em của nó là TD-Sequentinal, TD-Combo cũng là một


công cụ cố gắng dự báo điểm kiệt sức chuẩn bị đảo chiều của giá. Nhưng nó
tiện lợi hơn TD-Sequentinal ở chỗ là TD-Sequentinal gồm TD-Setup và TD-
Countdown thì tất nhiên nó cần ít nhất phải là 20 nến để tạo nên một tín hiệu
TD-Sequentinal, TD-Combo chỉ cần tối thiểu là 13 cây nến từ lúc khởi nguồn
đến khi kết thúc.

Một con chim én không làm nên mùa xuân, lý tưởng nhất là kết hợp TD-
Sequentinal và TD-Combo lại với nhau, ông Thomas Demark đã từng nói TD-
Combo giao dịch lý tưởng nhất là trong ngày so với TD-Sequentinal
THIẾT LẬP TD-COMBO MUA NHƯ THẾ NÀO ?

Các tiêu chí thiết lập TD-Combo mua y hệt như TD-Setup mua trong TD-
Sequentinal

Điều kiện với TD-Combo mua

+Đầu vẫn phải có một thanh giá lập có giá đóng cửa cao hơn 4 cây trước nó

+Khác với TD-Coundown rườm rà, TD-Combo chỉ cần 13 cây nến nhưng để
thành 1 TD-Combo thì cây nến đó PHẢI ĐÓNG CỬA CAO/THẤP HƠN 2 CÂY
TRƯỚC NÓ VÀ NÓ PHẢI CAO/THẤP HƠN CÂY TD-COMBO TRƯỚC ĐÓ

Hơi nặng ký đúng không, một tấm hình sẽ giải quyết thắc mắc của các bạn

Đầu tiên mời các bạn xem lại TD-Setup mua và ôn tập lại:

TD-Setup mua không xét đến giá đóng cửa của các phiên liền kề, chỉ cần TD-
Setup bán không kích hoạt thì chúng ta cứ việc đếm liên tục đến cây thứ 9 thì
ngưng.
Mời xem TD-Combo Sell

Các bạn đã thấy sự khác biệt giữa TD-Combo và TD-Sequentinal như thế nào
rồi chứ, mặc dù cách đếm của TD-Combo gần giống như TD-Countdown như
điểm khác đây là TD-Countdown phải cần TD-Setup hoàn thành để kích hoạt
còn TD-Combo thì kích hoạt và đếm nến ngay điểm khởi nguồn và TD sau
cần bé hơn TD trước đối với lệnh Sell

Kết hợp TD-Setup và TD-Combo chung 1 chart để các bạn dễ hình dung

Lợi thế của TD-Combo so với TD-Sequentinal là các bạn có thể linh hoạt ứng
dụng khi không có trend rõ ràng. Điểm ưu việt của nó là xác định thời điểm
đảo chiều chuẩn hơn TD-Sequentinal. Đồng thời nó cũng cho ta phần nào
biết được sự quá độ của thị trường và tâm lý khi mua hoặc bán đến con số 13
là sẽ lật giá. Rất là huyền diệu chúng ta không thể giải thích hết được chỉ biết
là nó đúng thôi.

Bài 05: Lướt sóng Elliot theo trường phái Thomas


Demark (TD-Wave) - Hồi 1

Xin chào, như thường lệ trước khi bài mới bắt đầu chúng ta sẽ ôn tập lại bài
cũ:

TD-COMBO LÀ GÌ ?

Cũng như người anh em của nó là TD-Sequentinal, TD-Combo cũng là một


công cụ cố gắng dự báo điểm kiệt sức chuẩn bị đảo chiều của giá. Nhưng nó
tiện lợi hơn TD-Sequentinal ở chỗ là TD-Sequentinal gồm TD-Setup và TD-
Countdown thì tất nhiên nó cần ít nhất phải là 20 nến để tạo nên một tín hiệu
TD-Sequentinal, TD-Combo chỉ cần tối thiểu là 13 cây nến từ lúc khởi nguồn
đến khi kết thúc.

Một con chim én không làm nên mùa xuân, lý tưởng nhất là kết hợp TD-
Sequentinal và TD-Combo lại với nhau, ông Thomas Demark đã từng nói TD-
Combo giao dịch lý tưởng nhất là trong ngày so với TD-Sequentinal

THIẾT LẬP TD-COMBO MUA NHƯ THẾ NÀO ?

Các tiêu chí thiết lập TD-Combo mua y hệt như TD-Setup mua trong TD-
Sequentinal

Điều kiện với TD-Combo mua

+Đầu vẫn phải có một thanh giá lập có giá đóng cửa cao hơn 4 cây trước nó
+Khác với TD-Coundown rườm rà, TD-Combo chỉ cần 13 cây nến nhưng để
thành 1 TD-Combo thì cây nến đó PHẢI ĐÓNG CỬA CAO/THẤP HƠN 2 CÂY
TRƯỚC NÓ VÀ NÓ PHẢI CAO/THẤP HƠN CÂY TD-COMBO TRƯỚC ĐÓ

Thì sau khi các bạn nắm rõ phần căn bản của Thomas Demark rồi là TD-
Sequentinal và TD-Combo thì việc tiếp theo các bạn cần làm là phải nắm
được khi nào con sóng bát đầu và liệu đến đó nó đã kết thúc chưa. Phương
pháp của Thomas Demark như tôi đã đề cập trong những bài học trước, nó
rất là tỉ mỉ, nhưng các bạn không phải cứ thấy TD-Setup kích hoạt thì cứ máy
móc buy hoặc sell ngay được, các bạn cần phải có một cái nhìn tổng thể, đôi
khi TD-Setup kích hoạt ngược lại với xu hướng chẳng qua chỉ là sóng hồi thôi,
chúng ta phải chờ đếm đủ TD-Countdown hoặc TD-Combo mới biết chính xác
được chẳng hạn.

Ở bài 3 tôi có gợi ý cho các bạn bằng một trường phái chiến lược của riêng
tôi đó là sử dụng Ichimoku để đo lường con sóng tổng thể, nhưng đó chỉ là
gợi ý, cái của tôi không thể nào bằng được với ông Thomas Demark, sóng
Elliot nằm trong hệ thống của TD của ông và nhiệm vụ của tôi là phải chia sẻ
lại cho các bạn tinh túy đó mặc dù sóng Elliot không phải sở trường của tôi.

Về nguyên tắc sẽ không có cuộc thảo luận nào về TD-Wave đi đến hồi kết
nếu không áp dụng nguyên lý sóng Elliot vào đây. Về nguyên tắc sóng Elliot
gồm 3 sóng đẩy 1,3,5 và 2 sóng hồi 2,4 và gồm sóng A,B,C hiệu chỉnh trước
khi bắt đầu xu hướng mới. Cách tiếp cận thông thường này không cung cấp
cho chúng ta cái nhìn thời gian, nều biết cách sử dụng kết hợp với TD, các
bạn có thể cải thiện đáng kể timming khi đếm sóng Elliot.
KHÁI NIỆM CĂN BẢN VỀ SÓNG ELLIOT

Làm quen và hiểu hành vi của từng con sóng sẽ cho bạn khái niệm và cảm
giác tốt hơn về giá của từng con sóng, liên quan đến xu hướng cơ bản tại bất
kỳ thời điểm nào

Sóng 1: Phát triển tại thời điểm mà thị trường tràn ngập sự đè giá một cách
tinh vi, các nhà lý thuyết Dow phân loại xu hướng này giống như giai đoạn
tích lũy. Trong quá trình này các tổ chức lớn hay các quỹ đầu tư vẫn chưa
vào cuộ, họ đang cân nhắc liệu đây có phải là xu hướng hay chưa, giá được
tăng lên là do những nhà đầu tư Bull nhỏ lẻ và cô độc đẩy lên. Chung quy tại
thời điểm sóng 1 tràn ngập sự phòng thủ và tích lũy

Sóng 2: Phần lớn sóng 2 luôn hồi về mức Fibo 61.8% của sóng 1, nhưng
có một nguyên tắc đển giao dịch nó không được xâm phạm sâu hơn đáy của
sóng 1. Trong giai đoạn Pullback này những nhà đầu tư Gấu cố gắng lấy lại vị
thế nhưng không thành công vì phe nhà đầu tư Bò quá mạnh. Điều đó được
minh chứng rõ ràng nhất là sóng 2 không xâm phạm vào đáy sóng 1

Sóng 3: Có thể xem sóng 3 là sóng không tưởng vì xung lực của nó là
mạnh nhất. Ở giai đoạn này tất cả đều thông thoáng, ngân hàng mở lãi, thanh
khoản tăng vọt..tất cả đều phát triển theo xu hướng tăng, những con Bull đã
tập trung xung lực từ sóng 1 và khi Bear yếu thế ở sóng 2, sóng 3 được đi lên
một cách mạnh mẽ.

Sóng 4: Là thời điểm khó khăn nhất của giao dịch vì hành động giá trong
thời điểm này có xu hướng biến động. Thị trường thường lấy 38,2% của sóng
3 nhưng đôi khi có thể lấy 61.8% nếu sóng 2 quá cạn và có khi ăn sóng 5 rất
là mông lung. Nói chung trong giai đoạn này giao dịch cực kỳ bực bội.

Sóng 5: Là sóng ghi nhận sự tham gia của đám đông, thị trường được giao
dịch cao hơn và đấy sóng 5 đi rất xa so với sóng 3. Tuy nhiên ở giai đoạn này
các tố chức đầu tư lớn đã bắt đầu chốt lãi nhưng họ vẫn cố gắng đẩy giá lên
cao để bẫy những nhà đầu tư FOMO theo thị trường, vì thế trong giai đoạn
này nếu tinh ý các bạn sẽ thấy thông thường phân kỳ hay xảy ra trong giai
đoạn sóng 5.

Sóng A: những nhà lý thuyết Dow gọi đây là giai đoạn phân phối. có thể
nói tâm lý chung của các nhà đầu tư giai đoạn này vẫn xem đây là một tín
hiệu tốt để vào lệnh khi giá rẻ hơn.

Sóng B: Là nỗ lực đẩy giá từ mức thấp nhất của sóng A nhưng không
thành công

Sóng C: có tính chất như sóng 3, là sóng dài và mạnh mẽ nhất, vì khi xuất
hiện sóng này sẽ có một số nhà đầu tư yếu tâm lý bắt đầu hoang mang và
xảy ra tình trạng bán tháo nhẹ.

Đó là một số lưu ý cho các bạn khi bắt đầu giao dịch theo sóng Elliot, ngoài ra
trong Kakata có một chuyên gia về sóng Elliot là anh @Cybertron , các bạn có
thể tham khảo những bài viết của ảnh.

Basic đủ rồi giờ mới các bạn vào phần trọng tâm ngày hôm nay

GIAO DỊCH SÓNG ELLIOT PHONG CÁCH THOMAS


DEMARK

Khi giao dịch TD-Wave, Demark đề xuất các bạn có thể tùy chon giá cao/thấp
nhất hoặc là giá đóng cửa, nhưng bản thân tôi thì thích sử dụng giá đóng cửa
với TD-Wave hơn bởi vì nhìn chung phương pháp của Thomas Demark trọng
tâm vẫn là giá đóng cửa

Cũng như TD-Sequentinal và TD-Combo, TD-Wave cũng cần điều kiện khi
giao dịch

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TD-WAVE 1:

+Trước điểm khởi nguồn sóng 1 cần ít nhất 21 thanh bar có giá đóng cửa
thấp hơn 21 cây trước đó.
+Sau khi điều kiện 1 hoàn thành chúng ta cần ít nhất 13 thanh, thanh 13 đóng
cửa cao hơn 12 thanh trước đó. Đây là tín hiệu xác nhận thị trường đang hình
thành TD-Wave 1

+Tuy nhiên TD-Wave 1 được xác nhận kỹ hơn nếu từ đỉnh thanh 13 giảm liên
tiếp 8 thanh, thanh thứ 8 có giá đóng cửa thấp hơn 7 thanh trước, đây là tiền
đề cho ta thấy tín hiệu TD-Wave 2 đang hình thành.

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TD-WAVE 2:

+Như đã nói ở trên yêu cầu đầu tiên của TD-Wave 2 là yêu cầu cuối cùng của
TD-Wave 1 (8 thanh giảm liên tiếp và thanh thứ 8 có giá đóng cửa thấp hơn 7
thanh trước nó)

+TD-Wave 2 tiếp tục khi TD-Setup Buy được kích hoạt tăng liên tiếp đạt kỳ lục
21 thanh tăng liên tục (giá đóng cửa thanh 21 cao hơn 20 thanh trước nó ).
Đây là tiền đề cho TD-Wave 3.

Không cần phải chuẩn từng cây nến đúng thông số trên, nhưng đó là điều
kiện tối thiểu để hình thành 1 con song

Bài 06: Lướt sóng Elliot theo trường phái Thomas


Demark (TD-Wave) - Hồi 2
Khái niệm căn bản của sóng Elliot thì tôi chắc rằng anh em nào cũng biết vì
nó là phương pháp quá nổi tiếng nên tôi sẽ không nhắc lại và chỉ chú trong
vào cách giao dịch sóng Elliot của Thomas Demark mà thôi.

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TD-WAVE 1:

+Trước điểm khởi nguồn sóng 1 cần ít nhất 21 thanh bar có giá đóng cửa
thấp hơn 21 cây trước đó.

+Sau khi điều kiện 1 hoàn thành chúng ta cần ít nhất 13 thanh, thanh 13 đóng
cửa cao hơn 12 thanh trước đó. Đây là tín hiệu xác nhận thị trường đang hình
thành TD-Wave 1

+Tuy nhiên TD-Wave 1 được xác nhận kỹ hơn nếu từ đỉnh thanh 13 giảm liên
tiếp 8 thanh, thanh thứ 8 có giá đóng cửa thấp hơn 7 thanh trước, đây là tiền
đề cho ta thấy tín hiệu TD-Wave 2 đang hình thành.
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TD-WAVE 2:

+Như đã nói ở trên yêu cầu đầu tiên của TD-Wave 2 là yêu cầu cuối cùng của
TD-Wave 1 (8 thanh giảm liên tiếp và thanh thứ 8 có giá đóng cửa thấp hơn 7
thanh trước nó)

+TD-Wave 2 tiếp tục khi TD-Setup Buy được kích hoạt tăng liên tiếp đạt kỳ lục
21 thanh tăng liên tục (giá đóng cửa thanh 21 cao hơn 20 thanh trước nó ).
Đây là tiền đề cho TD-Wave 3.

Không cần phải chuẩn từng cây nến đúng thông số trên, nhưng đó là điều
kiện tối thiểu để hình thành 1 con sóng
Tiếp tục chúng ta sẽ đi tiếp những còn sóng còn lại:

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TD-WAVE 3:

+Điều kiện đầu tiên hình thành TD-Wave 3 chính là điều kiện cuối cùng của
TD-Wave 2, khi TD-Setup Buy được kích hoạt ngay sóng 2 tăng liên tiếp đến
đạt kỷ lục ghi nhận 1 cây nến có giá đóng cửa cao hơn 21 thanh trước đó.

+Cho đến khi down liên tục có xuất hiện 1 thanh có giá đóng cửa thấp hơn 12
thanh trước đó. Đây là tín hiệu cảnh báo rằng sóng 3 đã kết thúc và sóng 4
đang được hình thành. TD-Wave 4 đang mở ra.

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TD-WAVE 4:

+Điều kiện đầu tiên hình thành TD-Wave 4 chính là điều kiện cuối cùng của
TD-Wave 3, Cho đến khi down liên tục có xuất hiện 1 thanh có giá đóng cửa
thấp hơn 12 thanh trước đó, đó là tín hiệu báo rằng TD-Wave 3 đã hoàn
thành và TD-Wave 4 đang được kích hoạt.

+Và sau đó từ sóng 4 kích hoạt TD-Setup Buy cho đến khi thị trường xuất
hiện 1 cây nến có giá đóng cửa cao hơn 33 thanh trước nó. Đây là tiền đề
cho sự hình thành TD-Wave 5

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TD-WAVE 5:

+Điều kiện đầu tiên hình thành TD-Wave 5 là điều kiện cuối cùng của TD-
Wave 4, cho đến khi xuất hiện 1 cây nến có giá đóng cửa cao hơn 33 thanh
trước nó, TD-Wave 5 được thiết lập.
+TD-Wave 5 kết thúc khi thị trường ghi nhận có một thanh bar giảm có giá
đóng cửa thấp hơn 12 thanh trước nó, tức là con sóng giảm ít nhất có 13
thanh giảm. Tiền đề cho sự hình thành TD-Wave A

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TD-WAVE A:

+Điều kiện đầu tiên của TD-Wave A là điều kiện cuối cùng của TD-Wave 5,
khi thị trường ghi nhận có một con sóng giảm đến khi có 1 cây nến đóng cửa
thấp hơn 12 thanh trước nó.

+TD-Wave A được xem là hoàn thành khi thị trường tăng một con sóng gồm 8
cây nến và cây nến cuối cùng đóng cửa cao hơn 7 cây trước đó. Đây là tiền
đề cho sự hình thành TD-Wave B.

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TD-WAVE B:

+Điều kiện đầu tiên của TD-Wave B là điều kiện cuối cùng của TD-Wave A,
khi thị trường tăng một con sóng gồm 8 cây nến và cây nến cuối cùng đóng
cửa cao hơn 7 cây trước đó

+TD-Wave B được hoàn thành khi thị trường ghi nhận có một con sóng giảm
gồm 21 thanh trong đó có 1 thanh đóng cửa thấp hơn 20 thanh trước nó.

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TD-WAVE C:

+Điều kiện đầu tiên của TD-Wave C là điều kiện cuối cùng của TD-Wave B
khi thị trường ghi nhận có một con sóng giảm gồm 21 thanh trong đó có 1
thanh đóng cửa thấp hơn 20 thanh trước nó.

+TD-Wave C bị khóa lại khi đóng cửa dưới mức thấp nhất của TD-Wave A.

Bài 07: Lướt sóng Elliot theo trường phái Thomas


Demark: Luật lệ của sóng và công thức tính đường
đi
Chúng ta lại tiếp tục quay lại seri bài học lướt sóng Elliot theo phong
cách Thomas Demark. Ở phần trước các bạn đã nằm được những điều
kiện để đếm những con sóng theo từng nến một. Chung quy là phối hợp
sóng Elliot sẽ giúp cho TD-Sequentinal và TD-Combo được chuẩn xác
và cái nhìn tổng quát hơn.
Tiếp tục sau khi nắm được những điều kiện hình thành những con sóng thì
bài hôm nay tôi sẽ đề cập đến luật lệ của sóng Elliot. Điều kiện bao nhiêu cây
nến thì hình thành nên con sóng nhưng điều kiện đủ là những luật lệ này, các
bạn cần phải nắm vững.

LUẬT LỆ CỦA TD-WAVE

1/ Nếu TD-Wave 2 đóng cửa dưới mức thấp nhất của TD-Wave 1, thì TD-
Wave 1 sẽ biến mất và chúng ta phải canh TD-Setup lại từ đầu.

2/ Nếu TD-Wave 4 đóng cửa thấp hơn giá thấp nhất của TD-Wave 2, thì nhìn
tổng quan chúng ta có thể xem TD-Wave 4 là TD-Wave 2 của sóng lớn hơn.

3/ TD-Wave 5 chính thức bị khóa khi TD-Wave C đóng cửa thấp hơn giá Low
của TD-Wave A. Nếu TD-Wave B đóng cửa cao hơn giá High của TD-Wave 5
thì TD-Wave 5 được dịch chuyển sang phải và xem điểm High của TD-Wave
B đó là TD-wave 5 của con sóng lớn hơn.
TÍNH TOÁN ĐƯỜNG ĐI CỦA CON SÓNG

Cá nhân tôi hay đề cập đến lý thuyết sóng Elliot cho các bạn ở những bài
trước, quan điểm riêng của tôi là nếu chơi theo trường phái sóng Elliot thì chỉ
nên ăn con sóng 3 và sóng 5

Đối với xu hướng tăng:

1/ Chờ TD-wave 1 hình thành

2/ Lý tưởng nhất là chờ TD-wave 2 hồi về 61.8% trong tầm khoảng giữa của
điểm High và Low của TD-wave .

3/ Sóng 3 là sóng quyết định để chúng ta ăn, nhưng ăn như thế nào để hợp lý
thì có một công thức tính sóng 3 gợi ý cho các bạn đó là lấy khoảng cách
giữa High và Low của sóng 1 nhân với 1.168 sau đó cộng lại nó thêm một lần
nữa là sẽ ra mục tiêu chốt lời của sóng 3

VD cố phiếu SSI sóng 3

VD sóng 5:
Công thức tính toán chung là vậy, tất nhiên là sẽ có những lúc sai sót và có
thể các bạn sẽ có nhiều cách tính hay hơn và chính xác hơn nhưng đây là
con số tương đối chuẩn dành cho các bạn chưa biết cách tính.

4/ Nếu TD-wave 2 pullback quá cạn có nghĩa là trong khu vực 38.2% thì khả
năng TD-wave 4 sẽ thoái lui về mức 61.8%. Ngược lại nếu TD-Wave 2
Pullback về mức 61.8% thì khả năng TD-Wave 4 thoái lui về mức 38.2%.

CÁCH TÍNH TOÁN TARGER CUỐI CÙNG CHO TD-WAVE


5

1/ Lấy khoảng cách giữa của giá High và Low của TD-wave 1

2/ Nhân với hệ số 1.382

3/ Cộng với giá thấp nhất của TD-wave 2 ( Lưu ý: nếu TD-wave 3 vượt qua
giá trị vừa được tính đó thì chúng ta thay thế hệ số ban đầu 1.382 bằng
2.764)

CÁCH TÍNH TOÁN TARGER CUỐI CÙNG CHO TD-WAVE


C

1/ Lấy khoảng cách giữa High và Low của TD-Wave A

2/ Trừ đi giá High của TD-Wave B


3 Nhân hệ số đó với 1.618.

Bài 8: Lướt sóng với công cụ Thomas Demark -


Chinh chiến thực tế bằng sóng Elliot
Xin chào các bạn, trong seri bài học Thomas Demark các bạn đã học
được rất nhiều lý thuyết nhưng chắc các bạn vẫn chưa biết ứng dụng
như thế nào đúng không. Thì như Văn đã nói ở những bài học trước,
phương pháp của Thomas Demark chỉ là một phương tiện hỗ trợ cho
những phương pháp khác mà thôi, không thể nào chơi thuần một
phương pháp nào được mà phải biết phối hợp.
Phương pháp của Thomas Demark thiên về sự tì mỉ và chi tiết, nhưng nó có
khuyết điểm là tầm nhìn bao quát của nó bị hạn chế, vì thế lúc này chúng ta
cần vận dụng phối hợp phương pháp khác có cái nhìn bao quát hơn. Nói cụ
thể hơn là sử dụng những phương pháp đường dài. Mà phương pháp đường
dài thì nhiều vô kể, mỗi người sẽ phù hợp và vận dụng từng phương pháp
khác nhau, nhưng trong bài học này hôm nay Văn chỉ đề cập là phương pháp
chủ đạo của Thomas Demark, ông phối hợp chu kỳ sóng Elliot để hỗ trợ cho
việc đếm nến.

Phương pháp này chỉ là gợi ý nhỏ trong số hàng ngàn phương pháp, Văn
cũng có thể giới thiệu đến cho các bạn những phương pháp khác nhưng chắc
chắn sẽ không có sự am hiểu sâu bằng phương pháp của Thomas Demark
thành ra chất lượng sẽ không cao.

Nói đủ rồi như thường lệ, khi bắt đầu mở vị thế, luôn luôn tiêu chí của Văn sẽ
là đặt ra những điều kiện.

PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP TD VỚI SÓNG ELLIOT

Lý thuyết có rất nhiều hôm nay Văn chỉ nhắc, ai chưa hiểu thì có thể xem lại
bài cũ.

Mời xem cổ phiếu SSI

Bước 1: Tìm một con sóng tam giác đã có đầy đủ sóng 1 và sóng 2

Khi đã tìm được chúng ta bắt đầu nhìn trước con sóng 1, nó đã có ít nhất 21
cây nến chưa, và cây cuối cùng có giá Low thấp hơn 20 cây trước hay không
?
Bước 2: Đếm nến sóng 1 và sóng 2

Sóng 1 ít nhất 13 cây

Sóng 2 ít nhất 8 cây

Ở trường hợp này con sóng 2 thanh thứ 8 không thỏa điều kiện giá Low thấp
hơn 7 cây trước nhưng không quan trong, chúng ta phải linh hoạt, chưa nói
đến sóng Elliot chỉ cần sóng 2 không xâm phạm sâu hơn đáy sóng 1 là sóng 3
được kích hoạt.

Bước 3: Canh TD-Setup mở ở sóng 2 và mở vị thế


TD-setup thì ai cũng biết rồi, thì khi xuất hiện chúng ta chỉ việc mở vị thế

Bước 4: Chốt lời sóng 3

Stop Loss thì không cần nói nhiều ở đây tôi chỉ quan trọng cách chốt lời bởi vì
cách chốt lời sẽ hơi khác so với thông thường, có 2 cách chốt lời

1/ Chốt lời sau 21 ngày kể từ ngày mở vị thế (Điều kiện của TD-wave 3)

2/ Đếm TD-Countdown

Phương pháp này thì đòi hỏi phải chuẩn xác hơn, nhưng nếu đếm đúng thì ăn
rất dày
Nếu đếm chuẩn chúng ta sẽ ăn được tới đỉnh con sóng 3 như hình trên

Bước 5: Chờ TD-Setup kích hoạt ở sóng 4 và ăn sóng 5

Sóng 5 hơi khó nhằn hơn sóng 3 nên không đơn giản đếm được vì thế chúng
ta chỉ việc theo điều kiện, chốt lời sóng 5 sau 34 ngày, bởi vì con sóng 4 và
sóng 5 là 2 con sóng khó nhằn nhất, cho nên theo luật TD-Wave thôi.

Đây là một VD về thực tế cách ứng dụng, chắc chắn phương pháp của
Thomas Demark không chỉ dừng ở việc đọc nến kiểu đó, thị trường là thiên
biến vạn hóa, hẹn gặp các bạn lại ở những bài học sau.
Bài 9: Lướt sóng với công cụ Thomas Demark: Kẻ
TD-Trendline phong cách Thomas Demark (Hồi 1)

Xin chào các bạn, tiếp tục seri bài học về phương pháp lướt sóng
Thomas Demark,sau khi nắm rõ hết toàn bộ căn bản cũng như phối hợp
cả sóng elliot vào để xác định hướng đi của thị trường một cách đúng
đắn thì hôm nay tiếp nối cũng là 1 phương pháp theo phong cách của
Thomas Demark đó là vẽ trendline.

Nếu luận về cách vẽ trendline thông thường 10 người sẽ có 10 phong cách vẽ


trendline khác nhau bởi vì vẽ trendline mang tính chủ quan hơn là khách
quan, chìa khóa để vẽ trendline một cách khách quan theo Thomas Demark là
chọn đúng các điểm TD-Point được bao quanh bởi các mức thấp hơn hoặc
cao hơn nó. Ví dụ đối với xu hướng giảm, nếu 1 cây nến cao hơn 9 cây trước
nó và cây thấp nhất trong 9 cây đó phải là đáy được gọi là TD-Point Level 9,
cao hơn 5 cây thì được gọi là TD-Poit level 5

Các bạn có thể chọn các điểm TD-Point như hình trên nhưng theo quan điểm
của Thomas Demark cách tốt nhất nên chọn trendline có TD-Point level 1, vì
nó phản ứng nhanh và tương đối tốt với thị trường do đó chúng cung cấp tín
hiệu bức phá tiếp diễn xu hướng hoặc đảo chiều sớm hơn tín hiệu của các
indicator.

Khác với cách kẻ trendline truyền thống phải cần 3 điểm thấp nhất hoặc cao
nhất trong một con trend để kẻ trendline, đường TD-Trendline chỉ cần 2 điểm
của TD-Point level 1 để hoàn thành, và một điểm khác biệt nữa, đường
trendline truyền thống luôn luôn được anh em đếm và vẽ từ trái qua phải, còn
đường TD-Trendline bắt đầu từ phải và nối 2 điểm TD-Point gần nhất

Như các bạn thấy ở hình trên TD-Point level 1 đã đủ điều kiện để hình thành
một TD-Trendline.

TD Supply Line dùng để chỉ TD-Point tạo đỉnh

TD Demand Line dùng để chỉ TD-Point tạo đáy

Khi chúng ta đã hiểu hình thành TD-Trendline cũng như TD Supply và TD


Demand, thì tiếp theo chúng ta cần 2 điều kiện để xác định xem thị trường có
đảo chiều hay bị phá vỡ không, miễn là thỏa một trong 2 điều kiện sau thì xác
suất bức phá rất cao.

ĐIỀU KIỆN 1 : Xuất hiện một cây nến Breakout TD Demand Line

Giả sử trong một xu hướng tăng bỗng nhiên có một cây đóng cửa sâu hơn
TD Demand Line, chúng ta gọi nó là cây nến X, 2 thanh trước nó chúng ta lần
lượt gọi là X-1 và X-2
_Giá đóng cửa của X-1 phải cao hơn giá đóng cửa của X-2

Điều này có thể giải thích bằng sự logic như sau, như giá liên tục tăng và
thanh sau đóng cửa cao hơn thanh trước,đa số tâm lý chung mọi người nghĩ
rằng giá vẫn sẽ tăng trong ngắn hạn, bỗng nhiên có một cây giảm đột ngột,
những con Bull buộc phải dừng lại ở vị thế dài hạn trong khi các con Bear
đang mạnh mẽ thiết lập một lệnh Short mới

ĐIỀU KIỆN 2 : Xuất hiện Gap mở cửa dưới TD Demand Line

Nó chỉ ra rằng có xuất hiện của lực bán mới làm thay đổi cung cầu trong ngắn
hạn.

Bài 10: Lướt sóng với công cụ Thomas Demark -


TD-Retracement (Hồi 1)

Cũng như việc xây dựng TD-Line, TD-Retracement cũng được phát triển
dựa trên tính chủ quan rất cao, cũng như 10 người đầu tư sẽ có một
cách hiểu và xác định mức Fibonacci thoái lui khác nhau. Thomas
Demark nhận ra rằng cách khách quan nhất là sử dụng giá tham chiếu
Low và High gần nhất, lấy giá trị giữa 2 giá tham chiếu đó sau đó nhân
với tỷ lệ Fibo Retracement.

Đối với xu hướng tăng mà bắt Pullback:

1.Tính chênh lệch giữa 2 mức tham chiếu High và Low

2.Nhân với 0.618 hoặc là 0.382

3.Lấy mức tham chiếu High trừ đi kết quả đó

Làm theo các bước trên chúng ta sẽ có một mức giá Retracement cụ thể hơn
là kéo Fibo Retracement ước lượng trong một khoảng giá nào đó.

Mời xem cổ phiếu SSI:

Như hình trên các bạn đã thấy, như những nhà đầu tư giỏi khác, Thomas
Demark cũng chú trọng vào 2 mức 0.382 và 0.618, ông gọi đây là vùng
golden pocker có nghĩa là vùng vàng. Ngoài ra đối với Thomas còn có khái
niệm nữa đó là vùng "Nam châm", vùng này chúng ta có thể hiểu nôm na là
vùng đã vượt ngoài không còn trong phạm vi vùng vàng nữa, ở vùng này tỷ lệ
Breakout đáy với xu hướng tăng rất cao. Nếu xét theo nguyên lý sóng Elliot
thì khi sóng 2 xâm phạm quá vào đáy sóng 1, tức là xu hướng thất bại chúng
ta buộc phải đếm lại.

Thì như trường hợp trên của cổ phiếu SSI, mặc dù có rất nhiều con sóng
nhưng nếu xét tổng quan một con sóng lớn giá tuy rớt vào vùng "Nam châm"
nhưng con sóng 2 lớn vẫn chưa xâm phạm vào đáy con sóng 1, nên tôi có thể
lập luận đây chỉ là sóng hiệu chỉnh và sẽ có sóng 3. Đây cũng là một trong
những quy tắc của TD-Wave mà các bạn cần nắm rõ.

Vì sao Thomas Demark lại quan trọng mức "Nam châm", vì đây là ngưỡng
tâm lý tiêu cực của thị trường đối với xu hướng đang tăng, với các nhà đầu tư
theo trường phái sóng Elliot hoặc trường phải Fibonacci, mức 80% - 100%
thật sự gây hoang mang cho họ, vì thế thông thường khi rơi vào vùng "Nam
châm" xác suất phá đáy sóng 1 của sóng 2 rất cao do tâm lý hoảng loạn của
những nhà đầu tư theo trường phải Elliot hoặc Fibonacci, cũng chính vì điều
này mà nhà cái hãy Trap nhà đầu tư ở những mức này, cho nên Thomas
Demark nói rằng vùng "Nam châm" này là tiềm năng hay là vùng chết chóc là
do kinh nghiệm của mỗi nhà đầu tư

Đối với xu hướng giảm bắt Pullback

1. Tính giá trị giữa giá thấp nhất và giá cao nhất

2. Nhân hệ số có được với 0.382 hoặc 0.618

3.Cộng với mức tham chiếu Low

Ở hình trên các bạn vẫn thấy khi chạm đúng mức TD-Retracement giá vẫn sẽ
hồi lại nhưng không nhiều. Đối với con sóng giảm thì khái niệm mức "Nam
Châm" sẽ khác, tức là đối với xu hướng tăng thì khi sóng 2 phạm vào vùng
"Nam châm", nó thể hiện sự hoang mang hoảng loạn của các nhà đầu tư thì
với xu hướng giảm thì ngược lại nó thể hiện sự phấn khích của những nhà
đầu tư theo trường phái Breakout, một tâm lý chung rằng sóng 2 sẽ phá đỉnh
của sóng 1, vì thế gây nên một hiệu ứng dây chuyền đẩy giá lên mãnh liệt của
những con Bull, như trường hợp trên sau khi sóng 2 xâm phạm vào vùng
"Nam châm", giá đã bức phá khỏi đỉnh con sóng 1 khiến cho xu hướng giảm
thất bại.

You might also like