You are on page 1of 22

2010

Đề án kỹ thuật giảm thiểu Ping-


Pong do Inter-RAT cell reselection
và Handover 3G-2G trên mạng
Vinaphone

Nguyễn Đức Dũng


Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone
2/2/2010
Mở đầu: ...................................................................................Error! Bookmark not defined.
Phần I: Giải pháp 3G/2G Cell reselection trên mạng Vinaphone....................................4
1.Khái niệm cơ bản về cell reselection ............................................................................... 4
2. 3G/WCDMA to 2G/GSM cell reselection ...................................................................... 4
3. 2G/GSM to 3G/WCDMA cell reselection ...................................................................... 8
4. Kỹ Thuật chọn Qqualmin, SsearchRAT, FDDQmin để giảm thiểu Ping-Pong ........ 9
5. Khái niệm phân vùng .......................................................................................................... 11
a.Vùng phủ sóng liên tục(3G Continue Coverage)............................................................. 11
b.Vùng biên(Network-Boundry) và đặc điểm mobility...................................................... 11
c. Vùng trống(Coverage-hole) ............................................................................................ 11
d. Vùng In- Bulding………………………………………………………………………11
e. Vùng Multipath-Fading................................................................................................. 11
6.Đo đạc và thực hiện điều chỉnh các tham số cho từng vùng...........Error! Bookmark not
defined.
a.Vùng phủ sóng liên tục(3G Continue Coverage) ............................................................. 12
b.Vùng biên(Network-Boundry) ........................................................................................ 12
c. Vùng trống(Coverage-hole) ............................................................................................ 12
d. Vùng In- Bulding………………………………………………………………………12
e. Vùng Multipath-Fading................................................................................................. 13

PhầnII: Giải pháp InterRAT Handover 3G/2G trên mạng Vinaphone....................... 15


1.Khái niệm cơ bản về InterRAT Handover .......................................................................15
2.Nguyên lý InterRAT Handover giữa 3G và 2G…………………………………….......16
3. Các Tham số lien quanđến việc InterRAT Handover.......................................................18
4. Lựa chọn các tham số cho cho việc tối ưu hóa việc InterRAT handover 3G-2G……... 20

Phần III. Kết luận.............................................................................................................. 20

2
Mở đầu:

Mạng 3G UMTS Vinaphone hiện nay đã triển khai trên toàn quốc và là mạng di
dộng đầu tiên tại Vietnam cung cấp dịch vụ 3G cho khách hàng. Cũng giống như các mạng
3G khác trên thế giới thách thức lớn nhất hiện nay là việc tối ưu cho reselection và handover
giữu mạng 3G UMTS và mạng 2G GSM hiện tại. Inter-RAT reselection hay Inter-system
reselection giữi WCDMA và GSM cho phép UE ở chế độ idle mode chọn một cell mới của
hệ thống khác để camp on để đảm bảo rằng vùng phủ sóng liên tục cho khách hàng. Hiện tại
số lượng trạm 3G được triển khai còn nhỏ hơn nhiều so với số lượng trạm 2G.Hơn nữa, do
quá trình triển khai gấp rút nên tất cả các trạm trên từng miền(Bắc, Trung, Nam) đều được
set up các tham số cho việc Inter-system cell reselection là như nhau. Do đó, hiện tại hiện
tượng Ping-pong và tỷ lệ drop call do quá trình reselection và handover giữa mạng 3G
UMTS và 2G GSM còn khá cao. Để giảm thiểu tối đa vấn đề nói trên, đề án kỹ thuật này
phân tích đưa ra các tham số settings trên hệ thống cho từng cell trong các trường hợp: Vùng
phủ sóng liên tục(Continue Coverage), Vùng biên giữu mạng 3G&2G(WCDMA/GSM-
Network-Boundry), Vùng trống(Coverage-Hole), vùng In-Building coverage, và vùng
Multipath-fading. Đề án kỹ thuật này được chia làm 3 phần chính: Phần thứ nhất giới thiệu
khái quát về khái niệm cell reselection: Intra-cell reselection, Inter-cell reselection và đặc
biệt là Inter-RAT cell reselection. Trong đó, nêu rõ các thủ tục và các tham số liên quan đến
quá trình Inter-RAT cell reselection giữu mạng 3G WCDMA và mạng 2G GSM. Phân tích
trường hợp điển hình cho optimization tham số do thiết lập chưa đúng để giảm thiểu tối đa
hiện tượng Ping-Pong cell reselection.Đưa ra phân loại vùng phủ sóng: Vùng biên, vùng
trống và vùng In-building và việc thiết lập các tham số liên quan đến cell reselection cho
từng NodeB cụ thể cho các vùng này. Phần thứ 2 Giới thiệu về giải pháp và tối ưu hóa
InterRAT Handover giữu mạng 3G và 2G. Trong đó, đề cập đến các khái niệm về InterRAT
Handover, nguyên lý và các tham số điều khiển quá trình Handover và Lựa chọn các tham số
tối ưu cho việc InterRAT Handover. Kết luận và đánh giá giải pháp được đưa ra tại phần 3
của đề án. Hà nội, 2/2010

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Yên


Th.S. Nguyễn Đức Dũng

3
PHẦN 1: GIẢI PHÁP 3G/2G CELL RESELECTION TRÊN MẠNG VINAPHONE

1. Khái niệm cơ bản về Cell reselection.

Đối với hệ thống W-CDMA, UE khi ở chế độ idle mode thường xuyên dò tìm cell có
chất lượng tốt hơn serving cell để camp on tuân theo tiêu chuẩn cell reselection. Cell
reselection có thể là Intra-reselection, inter-reselection hay Inter-RAT-reselection. Intra-
reselection xảy ra khi UE dò tìm và camp on một cell khác trong cùng hệ thống W-CDMA
cùng tần số với serving cell hiện tại(các cell này thường là các W-CDMA Neighboring cells).
Inter-reselection xảy xa khi cell mà UE camp on trong cùng hệ thống W-CDMA nhưng khác
tần số. Inter-RAT hay Inter-system cell reselection xảy ra khi UE camp on cell thuộc hai hệ
thống khác nhau.Ví dụ, UE ở chế độ idle mode trong vùng phủ sóng 3G/W-CDMA di
chuyển ra khỏi vùng phủ sóng 3G và đi vào vùng phủ sóng 2G/GSM khi đó UE(dual mode)
sẽ dò tìm và camp on mạng 2G GSM nếu như chất lượng sóng 2G đủ lớn theo tiêu chuẩn
InterRAT-reselection đề ra. Chú ý rằng Inter-RAT 2G/3G cell selection/reselection khác
hoàn toàn với Inter-RAT 2G/3G cell Handover. Inter-RAT 2G/3G cell selection/reselection
xảy ra ở chế độ idle mode còn Inter-RAT 2G/3G Handover được thực hiện ở chế độ
connected mode.Trong đề án này không tập trung vào việc phân tích Intra-reselection và
Inter-reselection mà chỉ tập trung vào việc phân tích quá trình Inter-RAT reselection giữu 2G
và 3G và đưa ra các tham số setting trên hệ thống để giảm thiểu tối đa việc Ping-pong và
drop call giữu 2 mạng.

2. 3G/WCDMA to 2G/GSM cell reselection:


Tại chế độ idle mode, UE hoạt động theo chế độ không liên tục(DRX- Discontinuous
Reception Mode) để tăng thời gian chờ stand-by time. Tùy thuộc vào chất lượng của
Qqualmeas đo được của serving cell hiện tại, UE có thể trigger intra-frequency, inter-
frequency measurement và đánh giá chế độ cell reselection tương ứng theo tiêu chuẩn
reselection đã đề ra. Đối với Inter-system cell reselection, inter-system measurement được
triggger(bắt đầu đo chất lượng của neighbouring cell) nếu như:
Qqualmeas < Qqualmin + SsearchRAT (1)
Hoặc nếu như serving cell không thỏa mãn tiêu chuẩn ổn định :
Srxlev >0 và Squal > 0. (2)
Trong đó,
Squal = Qqualmeas – Qqualmin
Srxlev = Qrxlevmeas - Qrxlevmin – Pcompensation = Qrxlevmeas - Qrxlevmin
Pcompensation = max(UE_TXPWR_MAX_RACH – P_MAX, 0).
(Thường Pcompensensation =0, do UE_TXPWR_MAX_RACH – P_MAX<0)

4
Thủ tục cell reselection từ 3G UMTS sang 2G GSM đối với UE dual Mode

Hình 1: Sơ đồ khối Quá trình Inter-RAT cell re-selection 3G UMTS to 2G GSM

5
Hình 2: Quá trình Inter-RAT cell re-selection 3G UMTS to 2G GSM

Như trên hình 2 mô tả các bước thực thi Inter-RAT cell reselection từ 3G sang 2G. Giả
sử rằng UE đang trong vùng phủ sóng 3G và di chuyển ra vùng biên giữa 2G và 3G. Vì UE
xa dần trạm gốc cho nên chất lượng của UMTS serving cell CPICH RSCP và Ec/No giảm
dần trong khi đó chất lượng neighbouring cell 2G Rxlev tăng dần. Khi UE di chuyển đến
điểm A nơi mà tiêu chuẩn S được thỏa mãn: Ec/No đo được tại UE < Qqualmin +
SsearchRAT, UE bắt đầu thực hiện đo chất lượng của các cell 2G lân cận bằng việc chuyển
sang chế độ Compressed Mode. UE tiếp tục di chuyển ra ngoài biên cho tới điểm B, tiêu
chuẩn R được thỏa mãn( Rn = Rxlev-Qoffset1s,n > Rs = CPICH RSCP + Qhyst1s). Tại thời
điểm này, chất lượng cell 2G được xem như đủ tốt hơn chất lượng cell 3G. Thực chất, tại
điểm B cường độ thu Rxlev/RSSI 2G tại UE lớn hơn CPICH RSCP 3G một lượng đủ lớn
Qoffset(Qhyst1s+Qoffset1s,n).Tuy nhiên, UE vẫn chưa thực thi ngay tiến trình cell
reselection tại thời điểm này mà đợi 1 khoảng thời gian nhất định được quyết định bởi
Treselection mới trigger 3G to 2G cell re-selection. Sau khoảng thời gian ∆t = Treselection,
UE thực thi cell reselection sang 2G.

6
Nói tóm lại, quá trình cell reselection từ 3G sang 2G như sau:
- Khi Ec/No của 3G giảm tới ngưỡng Qqualmin+Ssearch RAT, thực thi measure 2G.
- Khi mức thu RSSI/Rxlev của 2G đủ lớn, lớn hơn CPICH RSCP 3G một lượng nhất
định ∆Qoffset chờ 1 khoảng thời gian ∆t = Treselection thực thi cell reselection từ 3G
sang 2G
Nhận xét:
- Inter-RAT cell reselection chỉ diễn ra nếu như UE đã thực hiện start measuring 2G
neibouring cell. Nếu không có bước này Inter-RAT sẽ không xảy ra
- Nếu ta set up ngưỡng threshold để bắt đầu đo 2G quá thấp (Qqualmin+SsearchRAT)
quá nhỏ và nếu như UE di chuyển nhanh và CPICH RSCP xuống dưới ngưỡng tối
thiểu UE sẽ mất tín hiệu 3G trước khi quá trình bắt đầu đo 2G cell và do đó không có
Inter-RAT cell-reselection giữu 2G và 3G. Lúc này, UE phải select PMLN lai từ đầu
- Nếu như ta set up ngưỡng bắt đầu đo 2G quá cao, (Qqualmin+SsearchRAT) lớn. Mặc
dù, CPICH Ec/No vẫn rất tốt, nhưng UE thực hiện đo 2G cell lân cận bằng việc
chuyển sang chế độ Compressed Mode(Đối với UE không hỗ trợ dual mode). Mà ta
biết rằng, do UE không hỗ trợ dual mode, cho nên để đo chất lượng Rxlev của các
cell 2G lân cận, UE phải chuyển sang chế độ Compressed Mode, lúc này UE tạm
đừng nhận dữ liệu của 3G để đo chất lượng cell 2G. Vì ở chế độ Compressed Mode,
không có cơ chế điều khiển công suất(UE và NodeB se phát công suất ở mức tối đa).
Do đó, có thể thấy rằng, nếu như cùng 1 lúc nhiều UE cùng hoạt động ở chế độ
compressed mode, interference sẽ tăng lên rất lớn hơn nũa tài nguyên công suất của
NodeB sẽ bị chiếm dụng và thời gian stand-by time của UE sẽ bị giảm.
- Để quá trình Inter-RAT cell reselection từ 3G sang 2G diễn ra nhanh hay dễ dàng hơn
ta có thể điều chỉnh các tham số sau đây: Giảm ngưỡng chênh lệch giữ 2G&3G
(Qhyst1s+Qoffset1s,n); Giảm thời gian time to trigger Treselection; Giảm Qrxlevmin.
- Ngược lại để làm chậm quá trình hay làm cho quá trình Inter-RAT cell reselection từ
3G sang 2G khó khăn hơn ta có thể tăng 1 tham số hay nhiều tham số nêu trên.
Bảng 1: Thông số chính cho việc set up thông số cell reselection từ 3G sang 2G
Tham số Mô tả/ Chú thích Nguồn
SsearchRAT System specific threshold[dB] Broadcast
Qqualmin Minimum cell quality[dB] Broadcast
Qrxlevmin Minimum Rx Level[dBm] Broadcast
Pcomp Power compensation[dB] Broadcast
Qhyst1s Serving cell RSCP hysteresis[dB] Broadcast
Qoffset1s,n Neighbor cell RSCP offset[dB] Broadcast
Treselection Time delay to trigger reselection Broadcast
Qqualmeas Common Pilot channel(CPICH) Ec/No[dB] Measured
Qrxlevmeas Common Pilot channel(CPICH) RSCP[dBm] Measured
RLA Received Signal Level Average[dBm] Measured
Squal Qqualmeas – Qqualmi[dB] Calculated
Srxlev Qrxlevmeas- Qrxlevmin-Pcompensation[dBm] Calculated

7
3. 2G/GSM to 3G/WCDMA Cell reselection:

Thủ tục cell reselection từ 2G UMTS sang 3G GSM đối với UE dual Mode

Hình 3: Thủ tục Inter-RAT cell reselection từ 2G sang 3G

Khi Dual mode UE hoạt động ở chế độ GSM idle mode, 3G WCDMA cell được đo khi RLA
của serving cell thấp hơn giá trị Qsearch_I. Nếu như quá trình đo 3G cell được thực hiện, các
tiêu chuẩn cho 2G->3G cell reselection sẽ được xem xét và UE sẽ reselect vào 3G cell thích
hợp nếu như các điều kiện sau đây được thỏa mãn trong khoảng thời gian 5s
 CPICH RSCP của WCDMA cell ứng cử lớn hơn RLA cộng them 1 giá trị
FDD_Qoffset (3)
 CPICH Ec/No WCDMA cell ứng cử phải bằng hoặc lớn hơn giá trị FDD_Qmin (4)
Nhận xét:
- Để ưu tiên UE camp on 3G cell, thì ta làm cho điều kiện đầu tiên luôn thỏa mãn. Thật
vậy, ta chỉ cần set FDD_Qoffset bằng -∞ tại điều kiện(3)
- Do đó, điều kiện để UE reselect vào 3G cell chỉ còn phụ thuộc vào điều kiện(4)
- Muốn UE dễ dàng camp on 3G cell, set FDD_Qmin giá trị thấp và ngược lại muốn
UE khó khăn khi reselect từ 2G vào 3G ta tăng giá trị FDD_Qmin
- Chú ý rằng các giá tri FDD_Qoffset và FDD_Qmin được broadcast trên kênh BCCH

8
- Có thể thấy rằng mặc dù tất cả các điều kiện (3) và (4) có thể được thỏa mãn, 3G
WCDMA cell cũng có thể không thỏa mãn tiêu chuẩn ổn định tại điều kiện(2) nếu
như CPICH RSCP tương đối thấp, do đó làm cho UE quay trở lại 2G GSM cell.

Bảng 2: Thông số chính cho việc set up thông số cell reselection từ 2G sang 3G

Tham số Mô tả Nguồn
FDD_Qmin Minimum CPICH Ec/No Broadcast
threshold[dB]
Qsearch_I WCDMA measurement Broadcast
threshold[dB]
FDD_Qoffset RLA offset for WCDMA Broadcast
ranking[dB]

4. Kỹ thuật lựa chọn giá trị Qqualmin, SsearchRAT, FDD_Qmin để giảm tối đa hiện
tượng Ping-Pong reselection 3G/2G khi UE ở chế độ idle mode.
Đối với các nhà khai thác mạng di động trên thế giới triển khai cả 2G và 3G thì vấn đề
ping-pong giữu 2 mạng là một thách thức lớn. Khi triển khai 3G tại các khu urban và
denurban area vấn đề chung các nhà khai thác mạng gặp phải là khi UE ở chế độ Dual Mode
và ở những nơi mà tín hiệu 3G còn yếu hơn tín hiệu 2G(Inbuilding, outdoor v.v) mặc dù UE
không di chuyển nhưng hiện tượng Ping-Pong cell reselection từ 2G sang 3G và ngược lại
xảy ra thường xuyên. Thời gian để reselect từ 3G sang 2G mất khoảng 1phút và từ 2G sang
3G mất từ 1-2 phút. Trong khoảng thời gian này nếu như có thuê bao khác gọi đến thì UE
không thể nhận biết được(UE ngoài vùng phủ song).Hơn nữa, vì quá trình Ping-Pong xảy ra
thường xuyên trên diện rộng cho nên đẩy signaling load lên mạng core network đôi khi dẫn
đến ngẽn mạng báo hiệu. Hiện tượng Ping-Pong xảy ra khá phổ biến trong các office trong
các tòa nhà cao tầng. Giải thích cho hiện tượng trên như sau: Thực tế đo đạc tại Hà nội cho
thấy rằng bên ngoài cửa sổ của các văn phòng CPICH RSCP và Ec/No tương đối tốt( RSCP
cỡ -95 cho đến -85dBm, Ec/No cỡ -12dB). Tuy nhiên, do Pentrenation Loss và hiện tượng
Multi-path fading làm cho CPICH RSCP giảm đi rất nhanh và Ec/No thấp và không ổn định
khi UE di chuyển vào bên trong tòa nhà. Trong khi đó tín hiệu thu 2G tương đối tốt RSSI cỡ
-80 đến -85dBm. Hơn nữa các tham số thiết lập cho 2G/3G cell reselection chưa đươc hợp lý
và kết quả là hiện tượng Ping-pong xảy ra thương xuyên.
Lấy ví dụ tham số setup tại OMC cho RNC/NodeB trước và sau optimization
Như đã chỉ ra ở bảng dưới đây, trước khi optimization, khi CPICH Ec/No 3G cell dưới -
14dB, dual mode UE bắt đầu thực hiện đo 2G GSM cell và có khả năng thực thi cell
reselection từ 3G sang 2G. Mặt khác, trong mạng 2G nơi mà dual mode MS luôn thực hiện
3G cell measurement. Khi 3G neighboring cell CPICH Ec/No lớn hơn -20dB, cell reselection
từ 2G sang 3G được thực thi(Bất kể tín hiệu chất lượng 2G hiện tại ra sao)

9
Bảng 3: Thông số trước và sau khi optimization cho Inter-system cell reselection

Network Parameters Before optimization After optimization


Qqualmin -18dB -18
3G SsearchRAT 4dB 4dB
Qqualmin+SsearchRAT -14dB -14dB
Qsearch_I 7 7
2G FDD_Qoffset -∞ -∞
FDD_Qmin -20dB -12dB

Hình 4: Cửa sổ Ping-Pong region

Khi CPICH Ec/No nằm giữa khoảng -20dB đến -14dB, có thể thấy rằng PingPong cell
reselection là không thể tránh khỏi.
Giải pháp: Nếu ta chọn ngưỡng 3G-to-2G cell reselection threshold, Qqualmin+Ssearch
RAT nhỏ hơn ngưỡng 2G-to-3G cell reselection threshold, FDD_Qmin sẽ giải quyết được
vấn đề nêu trên.
Để có thể lựa chọn các tham số set up cho việc cell reselection giữa 2G và 3G tại mức
cell(Mỗi NodeB sẽ chọn các tham số khác nhau tùy thuộc vào điều kiện terrain cũng như
vùng overlap giữu mạng 2G và 3G), đề án này sử dụng các kết quả đo đạc thực tế có được từ
mạng 3G Vinaphone tại 3 Vùng Miền Bắc, Miền Trung và Miền nam trong các trường hợp
vùng biên(Network-Boundary), vùng trống( Coverage hole) và vùng In-building để từ đó có
thể set up các thông số liên quan đến cell reselection cho từng NodeB khác nhau nằm trong
các vùng này.

10
5. Khái niệm phân vùng
a. Vùng phủ sóng 3G liên tục(3G Continue Coverage):
Là vùng phủ sóng 3G liên tục nơi mà mật độ các trạm 3G tương đối cao. Ví dụ, khu
vực nội thị urban và dense urban area.
b. Vùng biên 3G-2G và đặc điểm mobility(3G e Coverage Edge):
 Là vùng giáp ranh giữa các trạm 3G và vùng 2G với CPICH Ec/No tương đối cao đối
với giá trị RSCP nào đó(Do là vùng kết cuối các trạm 3G nên số trạm 3G cell lân cận
thấp nên Ec/No tương đối cao)
 Fading giảm dần của mức thu WCDMA khi tiến dần đến vùng chỉ phủ sóng 2G GSM
 Vùng sub-urban(các quận huyện, thành phố có trạm 2G chưa có trạm 3G giáp danh
với các quận huyên, thành phố đã phát sóng 3G)
c. Vùng trống(3G Coverage Hole):
 Là vùng mật đô trạm 3G tương đối cao(Interference cao do có nhiều trạm 3G xung
quanh). CPICH Ec/No tương đối thấp với giá trị RSCP nào đó.
 Vùng urban và dense-urban(Khu vực nôi đô nơi tập trung số lượng trạm 3G lớn)
 Vùng chưa được tối ưu do ảnh hưởng của pilot polution tương đối cao
d. Vùng Entering-Building(3G Coverage InBuilding)
 Vùng phủ sóng 3G với mức Ec/No trung bình cho một giá trị RSCP nào đó.
 Mức thu/RSCP của UE giảm nhanh và đột ngột khi đi vào bên trong Building.
e. Vùng Multipath-Fading(3G Coverage Muitipath Fading)
Vùng chịu ảnh hưởng lớn do hiệu ứng Multipath-Fanding. Mức thu tại UE biến đổi
nhanh với biên độ thăng giáng tương đối lớn từ 7-15dB.
Vì các kết quả đo đạc dưới điều kiện mật độ các site còn thấp và traffic load thấp(số
lượng thuê bao 3G Vinaphone và số lượng trạm 3G thấp hơn so với trạm 2G), WCDMA
to GSM cell reselection thường xuyên bị trigger bởi sự không ổn định do CPICH RSCP
thấp thay vì các tiêu chuẩn đo kiểm đề ra. Từ thủ thục cell reselection 3G-to-2G như đã
trình bày ở phần trên, có thể thấy rằng Qrxlevmin đóng vai trò tham số chính điều khiển
quá trình quá trình cell reselection từ WCDMA qua GSM trong khi đó Qqualmin chỉ
đóng vai trò thư cấp. Ngay khi triển khai 3G, Vinaphone đã đưa ra chiến lược đối với UE
dual mode ưu tiên camp on mạng 3G bất cứ khi nào chất lượng 3G đủ tốt. Do đó, ta phải
loại bỏ điều kiện ràng buộc (3) bằng cách gán giá trị cho FDD_Qoffset = −∞(Giá trị âm
nhỏ nhất có thể có, để đảm bảo rằng CPICH RSCP luôn luôn lớn hơn giá trị ngưỡng RLA
plus FDD_Qoffset). Như vậy có thể thấy rằng 2G-to-3G cell reselection chỉ bị điều khiển
bởi 1 tham số duy nhất là FDD_Qmin.
Bảng 4: Thông số cơ bản set up cho Inter-RAT cell reselection
Thông số Giá trị setting Chú thích
Qrxlevmin -115, -113, -111[dBm] Tham số chính điều khiển
WCDMA-to-GSM
SsearchRAT+ Qqualmin -14[dB] Để trách Ping-pong: FDD_Qmin
> SsearchRAT+ Qqualmin
Qqualmin -18[dB] Giá trị mặc định
Qhyst1s+Qoffset1s,n 3[dB]
Treselection 1s

11
FDD_Qmin -12, -10, -8[dB] Tham số chính điều khiển GSM-
to-WCDMA
Qsearch_I 7, luôn đo WCDMA Ưu tiên WCDMA
FDD_Qoffset −∞ Ưu tiên WCDMA

6. Đo đạc và hiệu chỉnh các tham số cho từng vùng


a. Vùng phủ sóng liên tục(3G Continue Coverage Area):
Vì đối với vùng phủ song 3G liên tục, số trạm 3G tương đối nhiều nên ta sẽ set up các tham
số trên hệ thống sao cho mức độ ưu tiên UE ở trong mạng 3G cao hơn. Do dó, các tham số
có thể đặt như sau: up Qrxlevmin nằm trong khoảng =-115dBm đến -111dBm và
FDD_Qmin = -12.
b. Vùng biên 3G-2G (3G Coverage Edge Area).
Bằng việc đo kiểm với tuyến xuất phát từ nơi gần trạm gốc (3G coverage tốt) tới vùng biên
(3G coveragre poor) trong khi 2G coverage luôn luôn tốt. Chất lượng và cường độ thu 3G
giảm dần theo hướng ra vùng biên. Theo hướng ngược lại từ vùng biên 2G đi vào trạm 3G,
chất lượng 3G có thể tốt hơn nếu như ta tăng giá trị FDD_Qmin. Thực tế cho thấy rằng, Giá
trị FDD_Qmin cao là cách hiệu quả nhất giảm Inter-system cell reselection cũng như GSM-
to-WCDMA và kết quả là độ ổn đinh của mạng được tăng lên rõ rệt và giảm môt lượng nhỏ
WCDMA idle mode coverage. Thay đổi Qrxlevmin cũng dẫn đến việc thay đổi 3G-to-2G
cell reselection. Nếu ta giảm Qrxlevmin, WCDMA-to-GSM tăng lên. Do vậy, trong trường
hơp này khuyến nghị set up Qrxlevmin = -111dBm và FDD_Qmin = -10 để dung hòa các
yếu tố trên và đồng thời đạt được mục đích giảm thiểu tối đa ping-pong do Inter-RAT cell
reselection.
c. Vùng trống(3G Coverage Hole Area):
Trong trường hợp này, tuyến đo bắt đầu và kết thúc với các điểm đo với chất lượng 3G
coverage tốt và đi qua những điểm trống(Ec/No thấp do interferen cao, mặc dù RSCP có thể
cao). Do đó, để tránh UE bị rớt mạng(do không Inter-RAT cell reselection được do Ec/No
xuống mưc quá thấp) ta nên dùng Qrxlevmin với giá trị thấp để giảm tối đa Inter-RAT cell
reselection và WCDMA-to-GSM rejects đồng thời tằn vùng phủ sóng 3G UMTS ở chế độ
idle mode. Đề án này khuyến nghị set up Qrxlevmin = -115dBm và FDD_Qmin = -12dB
để tăng WCDMA idle mode coverage.

d. Vùng Entering-Building(3G Inbuilding Coverage Area):


Trong trường hợp này, khi UE đi vào InBuilding (cũng giống như trường hơp vùng biên từ
vùng 3G WCDMA – 2G GSM). Trong cả hai trường hợp nêu trên thì Inter-RAT là không thể
tránh khỏi. Khi UE di chuyển sâu vào bên trong tòa nhà CPICH RSCP giảm nhanh và đột
ngột(Ec/No có thể thấp hoặc tương đối tuy nhiên không ổn định). Cũng giống như trường
hợp vùng biên, khuyến nghị set up Qrxlevmin = -111dBm và FDD_Qmin = -10dB để tăng
độ ổn đinh chất lượng mạng.

e. Vùng Muitipath- Fading: Đối với những vùng chịu ảnh hưởng lớn do hiện tượng
Muiltipath-Fading như khu vực đường cao tốc, trong cầu thang máy, khu vực underground,

12
v.v, mức thu tại UE RSCP cũng như Ec/No biến động tương đối lớn hơn so với các phân
vùng khác. Đối với các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM cho thấy fading tại nhiều khu
vực tương đối sâu từ 10-15dB Do vậy, để giảm thiểu sự ảnh hưởng của hiện tượng Multipath
Fading các tham số ngưỡng nên đặt ở mức cao hơn so với các vung khác. Đề án này khuyến
nghị như cho vùng này như sau: Qrxlevmin = -111dBm và FDD_Qmin = -10Db

13
PHẦN II: GIẢI PHÁP INTER-RAT HANDOVER 3G/2G TRÊN MẠNG VINAPHONE

1. Khái niệm về InterRAT Handover.


InterRAT Hanover xảy xa khi UE chuyển từ hai hệ thống Radio Acess khác nhau khi UE
đang ở chế độ connected mode. Ví dụ như từ hệ thống UTTRAN sang GERAN, ta có quá
trình InterRAT handover từ 3G/UMTS sang 2G/GSM. Mục đích của InterRAT handover
để đảm bảo cho các cuộc gọi được liên tục giữa mạng 3G và 2G. Đối với các nhà khai
thác mạng triển khai mạng 3G ở giai đoạn đầu việc đảm bảo liên lạc liên tục cho các cuộc
gọi voice call là rất quan trọng vì ở giai đoạn đầu số trạm 3G còn ít hơn số trạm 2G cho
nên vùng phủ sóng của 3G nhỏ hơn so với vùng phủ sóng của mạng 2G. Do vậy, việc
thiết lập các tham số tối ưu trên hệ thống UTRAN để giảm thiểu tối đa tỷ lệ drop call
trong quá trình InterRAT handover là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
mạng. InterRAT handover giữa mạng 3G và 2G có thể là unidrectional (đơn hướng) hoặc
bidirectional( hai hướng) cho cả 2 miền CS và PS. Bidirectional Handover( hai hướng):
Đối với miền CS, thuê bao 3G đang thực hiện cuộc goi Video call hoặc voice call trong
vùng phủ sóng 3G và đi ra ngoài vùng phủ sóng 3G và di chuyển vào vùng phủ sóng 2G
khi đó UE sẽ được chuyển sang mạng 2G và khi UE đang thực hiện cuộc gọi ở mạng 2G
đi ra ngoài vùng phủ sóng 2G và di chuyển vào vùng phủ sóng 3G thì cuộc gọi sẽ chuyển
sang CS ở 3G. Đối với miền PS, thuê bao 3G đang thực hiện kết nối Internet thông qua
RAB PS64/128/ 384kbps hay HSDPA trong vùng phủ sóng 3G sẽ chuyển sang kết nối
GPRS hoặc EDGE khi UE di chuyển vào vùng phủ sóng 2G và ngược lại.

Unidrectional handover (đơn hướng): Chỉ cho phép UE handover theo 1 hướng. Ví dụ,
chỉ cho phép UE handover theo hướng duy nhất là từ mạng 3G sang mạng 2G không cho
phép UE handover theo chiều ngược lại.

Unidrectional handover từ 3G sang 2G không yêu cầu nhiều đến việc nâng cấp hay
upgrade mạng 2G hiện tại. Tuy nhiên, để thực hiện được Bidirectional Handover thì
yêu cầu phải nâng cấp upgrade các tính năng đối với các MSC và hệ thống GERAN 2G.
Hiện tại, Vinaphone chỉ cho phép InterRAT handover từ 3G sang 2G không cho phép quá
trình handover theo chiều ngược lại.

14
Hình 1: Mô hình Handover và Cell reselection giữa 3G và 2G trên mạng Vinaphone

Hiện tại Vinaphone đang triển khai giải pháp Handover như sau:

 CS Handover Strategy: Unidirectional Hanover từ mạng 3G sang mạng 2G dựa


vào vùng phủ sóng. 2G sang 3G bằng cell reselection hoặc PLMN reselection tại
chế độ iddle mode
 PS Handover Strategy: Bidirectional Hanover giữa 3G và 2G dựa vào cell
reselection
2. Nguyên lý InterRAT handover giữa 3G và 2G.
Điều kiện để thực hiện việc InterRAT handover là UE phải đo được chất lượng của các
neibouring cell. Đối với hệ thống WCDMA, để đo được các neibouring cell tại chế độ
CELL_DCH, UE phải activate chế độ Commpressed Mode (CM) ngoại trừ các UE hỗ trợ
dual recceivers.Hơn nữa, InterRAT measurement chỉ được thực hiện khi chất lượng của
3G là kém. Khi nhận được các kết quả InterRAT measurement từ UE, RNC sẽ ra quyết
định Handover từ 3G sang 2G. Các thông số để do InterRAT measurment có thể là RSCP
hoặc/và Ec/No. Thiết bị radio 3G của các vendor trên mạng Vinaphone hiện nay như
Motorola, Ericsson và ZTE đều hỗ trợ các Event 3A, 3C để trigger InterRAT handover và
dùng các event 2D, 2F như tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của tín hiệu của serving
carrier. Nếu như UE gửi thông báo 2D event, nghĩa là, chất lượng của carrier hiện tại yếu
(dưới 1 ngưỡng nào đó) và không tồn tại của các Inter-frequency của các neibouring
cell.Trong trường hợp UE gửi thông báo 2F event, nghĩa là, chất lượng của carrier hiện
khá tốt (trên 1 ngưỡng nào đó). Do đó, dựa vào các Event trên, RNC có thể thực hiện
Blind handover hoặc bắt đầu do kiểm các event 3A và 3C và thực thi quá trình InterRAT
Handover.

15
Hình 2: Quá trình Handover 3G to 2G

Như trên Hinh 2 mô tả các bước cho việc thực thi quá trình InterRAT handover từ 3G
sang 2G. Quá trình diễn đó ra như sau:

Ngay sau khi UE camp on vào mạng 3G, RNC sẽ gửi bản tin configure cho các sự kiện
Event 1E/1F/2D/2F/6A/6B.Các Event 1E/1F liên quan đến các thông số cho việc Intra-
Handover. Các sự kiện 2D và 2F để xác định các điểm ngưỡng cho việc bắt đầu thực thi
việc đo các InterRAT measurement.Các Event 2D và 2F có thể dựa vào RSCP hoặc
Ec/No hoặc cả hai. Nếu như bản tin 2D event được report từ UE lên RNC, nghĩa là chất
lượng của carrier hiện tại đang kém dưới 1 ngưỡng nào đó (RSCP hay Ec/No dưới 1
ngưỡng nào đó) và sau một khoảng thời gian t nào đó (Time to trigger) mức tín hiệu
này vẫn dưới ngưỡng, RNC gửi bản thông điệp yêu cầu UE activate chế độ Compress
Mode và đồng thời gửi các bản tin liên quan đến việc configure cho các event 3A/3C
tương ứng. UE gửi bản tin Event 3A tới RNC, nghĩa là, chất lượng của serving carrier
đang kém (RSCP hay Ec/No dưới 1 ngưỡng nào đó) và sau một khoảng thời gian t nào
đó (Time to trigger) mức tín hiệu này vẫn dưới ngưỡng, Handover command được gửi từ
RNC tới UE yêu cầu UE thực thi quá trình handover sang mạng 2G. Lưu ý, các Event 6A
và 6B được dùng để trigger việc xác định ngưỡng trong trường hợp ta dùng Tx Power
Exceed để xác định ngưỡng.

16
Hình 3

Trên Hình 3 đưa ra ví dụ trường hợp handover từ 3G sang 2G. Đường nét xanh biểu thị mức
RSCP của UE 3G và màu đỏ biểu thị mức thu RSSI của tín hiệu 2G. Tại các thời điểm của
Event 2D, UE phát hiện RSCP dưới ngưỡng (ví dụ dưới -115dBm) chờ khoảng thời gian =
Time to trigger (640ms) nếu như trong khoảng thời gian này RSCP vẫn nhở hơn -115dBm
thì UE bắt đầu activate chế độ Compressed Mode và bắt đầu measurent 3A. Tuy nhiên, ta có
thể thấy rằng mức RSCP đột nhiên tăng lên trong khoảng thời gian Time to trigger tại điểm
2F do đó UE stop measurment. Và quá trình InterRAT handover chỉ diễn ra sau thời điểm
Event 3A như ở trên hình vẽ trên khi tất cả các điều kiện đã được thỏa mãn như đã đề ra.
3. Các tham số liên quan đến việc InterRAT handover 3G-2G
a. Inter-Frequency Handover Strategy:2D
Event 2D: Chất lượng của carrier đang dùng dưới ngưỡng-The quality of working carrier
frequency is lower than a threshold.
Biểu thức toán học: Qused ≤ Tused – H2d/2
 QUsed: Giá trị kết quả đo được của carrier đang dùng hiện tại(Refers to the
measurement result of current working carrier frequency)
 TUsed 2d: Giá trị ngưỡng tuyệt đối ThreshUsedFreq.
o (Refers to the absolute threshold (ThreshUsedFreq) of poor quality
o of working carrier frequency in Event 2D decision)
 H2d: Giá trị Hysteresis cho sự kiện Event 2D.(Refers to handover decision hysteresis
parameter (Hysteresis(Inter)) of Event 2D)
b. Inter-Frequency Handover Strategy:2F

17
Event 2F: Chất lượng của carrier đang dùng trên ngưỡng -The quality of working carrier
frequency is higher than a threshold.
Biểu thức toán học: Qused ≥ Tused +H2f/2
 QUsed: Giá trị kết quả đo được của carrier đang dùng hiện tại (Refers to the
measurement result of current working carrier frequency)
 TUsed 2f: Giá trị ngưỡng tuyệt đối ThreshUsedFreq (Refers to the absolute threshold
(ThreshUsedFreq) of poor quality of working carrier frequency in Event 2F decision)
 H2f: Giá trị Hysteresis đối với sự kiện 2F(Refers to handover decision hysteresis
parameter (Hysteresis(Inter)) of Event 2F)
c. Inter-RAT Handover Strategy : 3A
Event 3A: Chất lượng của UTRAN carrier hiện tại đang sử dụng dưới ngưỡng và chất
lượng của các hệ thống Radio khác trên ngưỡng(The currently used UTRAN carrier quality
is lower than a threshold, and thequality of other radio systems is higher than a threshold. It
is used for decision of Inter-RAT handover.)
Biểu thức toán học: Qused ≤ Tused – H3A/2 và MotherRAT + CIOotherRAT ≥
TotherRAT+H3A/2
 QUsed : Giá trị kết quả đo được của UTRAN carrier đang dùng hiện tại( the
estimated quality of the used frequency of the UTRAN)
 TUsed : Giá trị ngưỡng tuyệt đối ThreshUsedFreq đối với Event 3A(the absolute
threshold (Thresh[MAX_RAT_MEAS_EVENT]) of the currently used frequency
difference.)
 H3a: Giá trị Hysteresis đối với sự kiện 3A(the hysteresis parameter
(Hysteresis[MAX_RAT_MEAS_EVENT] (Rat)) for 3A event decision.
 MOther RAT : Giá trị kết quả đo chất lượng của các hệ thống khác (the quality
measurement result of other systems)
 CIOOther RAT: Giá trị chất lượng offset của các hệ thống cell khác(the quality
offset of other system cells (CellIndivOffset(gsmRelation))
 TOther RAT: Giá trị ngưỡng tuyệt đối của các hệ thống khác( the absolute threshold
of other systems (ThreshSys[MAX_RAT_MEAS_EVENT]))
d. Inter-RAT Handover Strategy: 3C
Evet 3C: Chất lượng của UTRAN carrier hiện tại đang sử dụng trên ngưỡng (The quality of
other radio systems is higher than a threshold)
Biểu thức toán học: MotherRAT + CIOotherRAT ≥ TotherRAT+H3C/2
 MOtherRAT : Giá trị kết quả đo chất lượng của các hệ thống khác (the quality
measurement result of other systems.)
 CIOOther RAT : Giá trị chất lượng offset của các hệ thống cell khác( the quality
offset of other system cells (CellIndivOffset(gsmRelation))
 TOther RAT : Giá trị ngưỡng tuyệt đối của các hệ thống khác( the absolute threshold
of other systems(ThreshSys[MAX_RAT_MEAS_EVENT]))
 H3c : : Giá trị Hysteresis đối với sự kiện 3C( the hysteresis parameter
(Hysteresis[MAX_RAT_MEAS_EVENT] (Rat)) for 3C event decision

18
4. Lựa chọn các tham số cho từng vùng cho việc tối ưu hóa việc InterRAT handover
3G-2G
Hiện tại, tất cả các tham số lien quan đến việc set up cho quá trình InterRAT handover giữa
mạng 3G và 2G trên tất cả các NodeB là hoàn toàn như nhau.Thực tế cho thấy rằng đối với
mỗi vùng, mỗi NodeB yêu cầu các thông số trên là khác nhau. Cũng tương tự như các phân
vùng như đã phân loại trong phần Cell reselection, các vùng cho InterRAT handover cũng
bao gồm: Vùng phủ sóng liên tục ( 3G Continue Coverage Area), Vùng Biên(3G Coverage
Edge Area),Vùng trống(3GCoverage Hole Area),Vùng Inbuilding(3G In-Building Coverage)
và Vùng Multipath-Fading( 3G Multipath-Fading Area).Dựa trên những đo kiểm thực tế đối
với từng vùng và tham khảo các tham số setup cho InterRAT handover cho mạng 3G China
Unicom có terrain tương tự như ở Việt nam, đề án này đưa ra các tham số khuyến nghị sau
đây cho từng vùng như sau bao gồm cả InterRAT handover và Cell reselection :

BẢNG 1: THAM SỐ SET UP CHO CELL RESELECTION VÀ INTERRAT HANDOVER

(Chi tiết xem phụ lục của đề án)


7. Kết luận:
Đề án này đã phân tích quá trình Inter-system cell reselection và Handover giữu mạng 3G
WCDMA và 2G GSM. Giới thiệu các tham số chính cho việc set up các tham số điều khiển
quá trình cell-reselection và InterRAT Handover. Bằng việc sử dụng kết quả đo đạc thực tế
cho các trường hợp môi trường, vùng phủ sóng overlap giữu mạng 3G và 2G: Vùng phủ sóng
liên tục, vùng biên, vùng trống, Inbuilding, và vùng Multi-pathfading đưa ra khuyến nghị cài
đặt các tham số để giảm thiểu tối đa hiện tượng Ping-pong do Inter-system cell reselection
gây ra và khuyến nghị rằng đối với vùng biên: Qrxlevmin = -111dBm, FDD_Qmin = -10;

19
Vùng trống Qrxlevmin = -115dBm và FDD_Qmin = -12dB và vùng Inbuilding Qrxlevmin =
-111dBm và FDD_Qmin = -10dB cũng như các tham số khác cho việc tối ưu InterRAT
Handover.

20
Thuật ngữ viết tắt

2G GSM (Global System for Mobile Communications): Mạng Di động Toàn cầu Thế hệ
Thứ 2

3G WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access): Mạng di đông thế hệ 3 dựa theo
công nghệ đa truy cập phân mã băng rộng.

CPICH(Common Pilot Channel): Kênh chung Pilot

Dual Mode UE: Thiết bị di động đầu cuối hỗ trợ đồng thời WCDMA và GSM

Ec/No(Ratio of Energy chip to Noise) Tỷ số giữa năng lượng/công suất chip và nhiễu.

FDD(Frequency Division Duplex): Kỹ thuật song công phân chia theo tần số.

Inter-RAT 2G/3G cell Handover: Chuyển giao giữa hai mạng thuộc hai công nghệ khác
nhau

Inter-RAT(Inter-Radio Access Technology): Thuật ngữ dùng trong trường hợp UE lựa chọn
lại trạm gốc (cell reselection) hay chuyển sang trạm gốc khác(Handover) giữa hai hệ thống
khác nhau(GSM và WCDMA)

PLMN(Public Land Mobile Network): Mạng di động số mặt đất

RSCP(Received Signal Code Power): Công suất thu theo mã

RSSI: Received Signal Strength Indicator: Công suất hay cường độ tại điểm thu

Rxlev(Received Signal Level) Công suất tại điểm thu thu

UE(User Equipment): Tên gọi cho Thiết bị đầu cuối trong mạng 3G UMTS

UMTS (Universal Mobile Telecommunications System): Hệ thống thốnng tin di động toàn
cầu.

21
Tài liệu tham khảo:
[1] Z. Zhang, “WCDMA Compressed Mode Trigger for Inter-RAT cell reslection and
handover”, WCNC.2004.
[2] 3GPP TS 25.215 “Physical layer; Measurements (FDD)”
[3]3GPP TS 25.304, “User Equipment (UE) procedures in idle mode and procedures for
cells reselection in connected mode”, http://www.3gpp.org/
[4] A. Garavaglia, C. Brunner, D. Flore, M. Yang, F. Pica, “Inter-System Cell Reselection
Parameter Optimization in UMTS” Submitted to PIMRC, Sept. 2005
[5] Dino Flore, Christopher Brunner, Francesco Grilli, Vieri Vanghi “ Cell Reselection
Parameter Optimization in UMTS”, proceedings of ISWCS 2005
[6] ZTE University, “ZTE UMTS P&O Training Prersentatiom Slide Volume II”, Dameisa
Shenzen, China.

22

You might also like