You are on page 1of 223

I.

TỔNG HỢP CÁC CHIA SẺ CỦA CHỊ LAIDA

1. Dạy theo cách của chị thì đầu tiên nhắm đến:

1-con chịu ngồi học, tức là ngồi làm việc với mình, theo sự hướng dẫn của mình (làm bài
đúng sai chưa tính, cứ bơm để chịu làm việc vui vẻ làm việc, sau quen biết việc của bạn ấy là
phải ngồi học bài mẹ giao. Chị nói thế bởi rất nhiều bạn cô giao bài thì làm, mẹ giao dứt
khoát không làm.
2-Sau mới rèn đến tập trung, trẻ con đứa nào cũng không tập trung các em ạ. Thế là rất bình
thường, phải mừng đúng không các em. Chị không thích dị biệt thần đồng vì nếu thần đồng
thật dích lên một chút là thần kinh ngay thật đấy. Nên trẻ không tập trung thì mình rèn tốt
hơn là bán than so sánh với con nhà khác. Mới đầu cho trẻ hứng thú, thời gian ngắn thôi, sau
quen rồi mới chuyển sang môn không thích cũng phải làm, rồi lại nâng dần thời gian tập
trung lên.
Tóm lại phải rèn được trẻ biết việc là không thích cũng phải làm, sau đã làm thì phải tập
trung. Chỉ cần tạm thế thôi, nên đừng tính đúng sai 9-10 gì vội các em ạ.
Được thế chị cũng mất vài năm đấy.
Chị nhớ sinh nhật chị năm con lớp 2, cu bé hớn hở ra khoe hôm nay con 1 điểm toán
Cũng ngày đó năm sau cu bé ra khoe con được 2 mẹ ạ, chị cười bảo nếu năm sau mà 3 thì
con quá giỏi.
Chị chẳng bao giờ mắng con vì điểm kém cả, cũng chẳng quan tâm lắm thi giữa với cuối kì
được mấy nữa cơ. Thề đấy.
Nhưng trong tay chị có thằng bé biết cần mẫn tự học, luôn đủ bài cô, mẹ giao đâu làm đấy là
OK quá đỉnh rồi, có sai sót mới là trẻ con.
Ở trường các cô cũng biết chất lượng học sinh của mình thế nào, nếu có sảy chân cô cũng
điều chỉnh. Các em nhớ là điểm cấp 1 chỉ vào sổ điểm thi HK thôi nhé.
Các điểm khác để rèn luyện nên đừng bức xúc mà chóng già.

Tinh thần mẹ con phải được như thế mới tính đến tự học theo cách của chị được.

2. Vì không phải thần đồng nên nhà chị phải bền bỉ bám mục tiêu.
Giảm tải bằng cách tập trung học thật nhanh thật hiệu quả. Cả mẹ lẫn con tìm đủ mọi cách
tiết kiệm thời gian, thời gian cu ngồi học cũng bằng các bạn nhưng cuốc nhanh tay hơn để
cũng chơi như các bạn.
Cứ bắt đầu nghỉ hè là cu bé giở SGK Toán ra đọc rồi tự làm bài ở sách bài tập toán ( trong bộ
sách giáo khoa)
Một năm học có 35 tuần mỗi tuần có 5 tiết vị chi là 35 x 5 = 175 tiết học .
Các em giở sách bài tập toán tập 1+2 ra, đúng y chang chị nói luôn. Lớp nào của tiểu học
cũng thế hết.
Chị khoán cho cu mỗi ngày làm 5 tiết tức là bằng các bạn ở trường học trong 1 tuần.
Như vậy khoảng hơn 1 tháng hè là cu nhà chị cày xong chương trình toán năm sau.
Cụ thể là 35 ngày ứng với 35 tuần, tính du di vài hôm đột xuất xông lên là 45 ngày , tức là
tháng rưỡi.
Tự học thế nào cơ?
Chị nhắc lại là cu tự đọc các khái niệm mới cũ có hết ở trong SGK toán. Rồi tự làm bài tập
ngày 5 tiết trong sách bt Toán.

1
Hiểu đúng, sai thế nào tối về chị kiểm tra biết liền và nắn nhắc ngay. Học thế thích lắm vì nói
đến đâu cậu hiểu đến đấy, giống như cậu đã tìm đường sắp đến nơi nhưng chưa thấy còn hơn
nói với một thằng chưa đi chưa có khái niệm, sùi bọt mép cũng không hiểu cái gì cần phải đi
đâu.
Năm nào cũng thế năm nay là 4 năm liên tiếp.
Tại sao lại là sách bài tập toán?
Bởi đấy là sách cơ bản, không có cuốn nào dễ hơn, con tự học vỡ ra làm được bài thì thích
hơn, không nản.
Và có một điều rất giản dị là vào năm con không phải mần sách này nữa, để thời gian làm
việc khác.
Hết tự học toán bước 1.
3. Tại sao các bạn học cả tuần trên lớp (5 tiết) mà con chị phải làm trong một buổi sáng.
Vì chị chỉ bắt cu điền đáp số vào sách. Không trình bày nắn nót, vòng đầu chỉ yêu cầu tự vỡ,
luyện tư duy.
Đúng như em Ngọc Dung nói trẻ con chẳng muốn đọc đề bài đâu. Nhưng dạy con học theo
cách của chị thì không đọc sách giáo khoa thì chẳng hiểu gì luôn, vì sách đưa ra nhiều khái
niệm mới.
Có bạn tâm sự với chị : em đọc đầu bài thì cháu hiểu rất nhanh làm được ngay nhưng con đọc
ba chớp ba nhoáng chẳng hiểu và không làm được.
Rất đúng, vì các em đọc hộ lại nhấn nhá nhắc lại chỗ mấu chốt, còn trẻ con không tập trung
được lâu và đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu còn rất yếu, đã thế các bài toán lại ra đề lắt léo đánh
đố, câu cú thì lùng bùng. Với các con luyện quen rồi thì đơn giản nhưng với bạn mới đọc thì
cảm thấy khó quá. Bố mẹ lại kì vọng vì không đặt mình vào đứa trẻ nên quát mắng xô đẩy
bàn ghế thế là thành áp lực, vài lần là con sợ học và sợ làm việc với bố mẹ.

Chị biết hết những điều ấy thế nên chị cho cu cậu tự vỡ trước.
Bắt buộc cậu phải đọc hiểu, dần quen ngay.Cho làm dễ để thấy hứng thú, không nản.

Làm vòng 1 là cuốn bài tập toán, sai cũng tương đối.
Tối về chị phải chữa ngay hôm đó để không hiểu sai ảnh hưởng đến tiến độ thi công ngày
hôm sau.

Vòng 2 : chị dùng cuốn bài tập toán cuối tuần của Đỗ Trung Hiệu (lớp nào cũng có cuốn đó)
cũng lại 35 tuần mỗi tuần 2 đề thì cu làm ngày 2 tuần tức là 4 đề. Vì bài ở đây rất ngắn mà
con chỉ điền đáp số. Và như vậy vòng 2 chỉ khoảng 3 tuần nhưng lần này vững kiến thức hơn
rồi.
Nhà nào con gái t%hì cho làm cuốn Luyện giải toán 2-3-4-5 (tương ứng lớp) vì khó hơn cuối
tuần 1 chút. Con trai ẩu xậu nên cuốn đó chị cho làm vòng 3.
Các em đừng rên la chị ép con kinh quá, vì tất cả một ngày nó làm cũng 45' toán thôi. Hôm
nào cà cới mới 1h.

Vòng 3: Luyện giải toán

Vòng 4: 35 đề Violimpic toán 2-3-4-5. Mỗi ngày một đề. Hơn 1 tháng là hết . Cuốn này nhiều
bài khó hơn rồi, nhưng kĩ năng tính toán với đọc hiểu của anh ta thì tăng rất rõ.

2
Tóm lại sau 3 hoặc 4 vòng thì vừa hết hè, mỗi ngày con làm chưa đến 1h, bắt buộc phải rất
tập trung mới làm đúng được.
Tối nào cũng kiểm tra, sai thì xem nháp để biết tại sao sai.

Quen rồi nên cu vui vẻ làm.


Các em thấy rèn được 1 thằng tập trung, biết tự học, ngày trong hè có 1h học toán thôi thì có
gì là áp lực.

Để hồi sau chị sẽ phân tích cho các em những cái lợi của phương pháp này.
4. Nếu chị hướng dẫn cho các em dạy con tự học Toán trước sẽ có bạn thắc mắc: ơ thế dạy
trước thì vào năm học cô giảng con ngồi chơi à? nó biết hết rồi thì không tập trung..hay tỏ ra
là mình biết rồi...học trước đâu có gì hay...

Chị xin lưu ý là các cháu đỗ thủ khoa ĐH toàn là tự học hết, ở trên lớp hay học lò thì giáo
viên cũng chỉ đưa ra kiến thức rồi luyện các dạng bài... nếu có chăm học cũng chỉ đạt khá tức
là đỗ... chứ còn đỉnh cao tuyệt đối là những đứa tự mài thêm, làm mãi các dạng đó đến thông
thạo.
Tháng 5 mới hết chương trình tháng 7 thi ĐH rồi thì không học trước lấy đâu ra đỗ chứ đừng
nói là thủ khoa...

Vậy vấn đề ở đây ta phải dạy trẻ con là biết trước không phải là giỏi, lượng kiến thức mình
biết rất nông, nên giờ trên lớp không được tỏ ra đã học rồi, cô chỉ đưa ra bài toán ngược hoặc
biến đổi chút là mình hóc ngay...

Khi cô giáo giảng trên lớp con sẽ vỡ ra những điều chưa rõ lắm, còn đang mông lung, sẽ vào
đầu nhanh hơn các bạn khác về cách trình bày... những điều cô lưu ý...

Chị dạy bọn trẻ nhà chị phải khiêm tốn, không bao giờ tỏ ra hơn người khác, và thực sự mình
cũng không hơn được vì kiến thức trên đời này quá mênh mông. Biết 10 nói 1-2 thôi, chứ
biết bao nhiêu nổ hết bấy nhiêu thì hết vốn còn lại cái thùng rỗng, chẳng có giá trị gì.
Nói chuyện với những người khiêm tốn, người đối diện không biết là họ biết những gì nhưng
hỏi gì cũng biết, càng tiếp xúc càng thấy họ càng tỏa sáng...

Chị thường xuyên căn dặn con khiêm nhường và lúc nào gặp cô giáo cũng hỏi cô xem đến
lớp cháu có thể hiện gì không...

Như vậy học trước chỉ là tự phát huy nội lực của mình, để không bị động và làm chủ được
thời gian, chứ không phải biết trước một chút là giỏi hơn bạn khác.
Vào năm học phát sinh ra cái gì mình sẽ gỡ ở đó.

Như lớp cu nhà chị cô dặn sách BT Toán con tự làm ở nhà nên vào năm học con không phải
làm nữa mà có thời gian làm việc khác.

Nhắc các em là chỉ làm trước ở sách bài tập toán, chứ không cho con làm trước vào phần BT
ở SGK toán vì con sẽ học trong giờ chính khoá trong năm học.

3
-Làm vòng 1 là tự đọc tự vỡ kiến thức, sau làm bài tập thực hành để xem bạn ấy có hiểu đúng
sách nói gì không. Thường vòng này con chỉ làm được 80% , sách bài tập rất cơ bản dễ ,
nhưng được thế là tốt lắm rồi . Cày vỡ.

-Vì làm nhanh tốc độ cao, vào nhanh sẽ ra nhanh nếu dừng lại là như chưa từng ... học, nên
phải lấy cuốn Luyện giải hoặc cuối tuần ra làm, rèn được nó làm tập chung lướt nhanh nên
cũng không nặng nề gì đâu, vòng này là anh hiểu đúng hết rồi chỉ luyện kĩ năng tính toán.
Làm đất.

-2 vòng kia là chuẩn bị đất này giờ mới tra hạt là lấy cuốn 35 đề tự luyện olimpich toán
làm cho quen, vẫn chỉ là điền đáp số.

Vào năm học các đề violimpic toán mạng hiện ra hàng tuần là con dư kiến thức kĩ năng tính
nhanh rồi chỉ là luyện thao tác trên mạng thôi.
Chị khuyên các em nên quan tâm động viên con thi hàng tuần cái này là Gặt đấy

Ừ, nhiều bạn mải vươn cao hơn chê cái này dễ, nhưng có làm được nhanh nhất không, chỉ
các bạn luyện đều đặn bám sát hàng tuần cuối năm mới thu được quả ngọt.

Chương trình này lớp 5 cuối cấp có đầy đủ các vòng quận, thành phố quốc gia...hay ở chỗ là
các sở GD phải công nhận kết quả kì thi này nên con có giải nhiều trường đỉnh của các quận
tuyển thẳng các con vào.

Trường Cầu giấy năm nay tuyển thẳng 55 bạn, còn lại hơn 2100 bạn thi chỉ tuyển lấy 185
suất còn lại.
Các em tính xem công sức bỏ ra chả đáng là bao nhiêu mà thu về bộn tiền
Các con có giải là tưng bừng đi lĩnh thưởng từ TP, quận trường đưa phong bì tơi tới đấy là
tiền mặt đấy nhé.

Chị đánh giá cao BGH trường Cầu giấy, làm được cái không trường nào ở HN làm được là
tuyển thẳng một lượng lớn như thế, cứ giải 3 thành phố trở lên hoặc nhất quận CG là vào.

Các trường khác như LQD cấp 2 quận CG cứ có giải quận là được tính tương đương đúng
tuyến nghiễm nhiên vào học, còn muốn vào lớp chọn thì phải thi...

Các quận khác cũng thế... rất nhiều trường có môi trường tốt mà lẽ ra bố mẹ phải nhờ ông
OBama gọi Vừngơi thì nay bác đã hé cho bằng con đường rất đơn giản không vã mồ hôi rồi
nhé.

Năm lớp 4 Andy nhà chị cày xong 3vòng chắc tay ra test vào HM chui tọt vào lớp A, 2 tháng
sau vào lớp O. làm chị mất toi một bữa KFC Thấy hiệu suất không cao cái thu được chả là
bao nhà chị giã từ luôn.

Cái được lớn nhất là khi biết tự học rồi thì đi chỗ nào học thêm cũng chê ỏng chê eo: tiếc

4
tiền, được người ta cho học bổng thì lại chê tiếc thời gian cuối cùng vẫn bỏ.

Phải khi nào con các em thực hiện rồi mới thấy được hết khả năng nội lực bản thân.

Mới là hết toán cơ bản mà đã thế, ngày mai chị gõ luyện toán nâng cao lớp 4-5.

1. Xoắn điển hình phải rèn được chịu làm, tập chung rồi tốc độ cao... đến hết lớp 3 sang
lớp 4 mới nên nâng cao toán.
Cứ yên tâm theo chị hướng dẫn tốt nghiệp nhà Mài thoải mái vào Ams.
Fan ruột của chị ( tin tưởng tuyệt đối đường lối chính sách, Đảng bảo đứng thì đứng bảo ngồi
thì ngồi ) vào Ams nhiều.

Còn lượng fan vào tham khảo vỗ tay, nhưng không tin chỗ nào nghe đồn thấy hay cho con đi
học thêm lắm mới không đỗ thôi.

Cứ bình tĩnh, theo nhà Mài : mài thủ công mài ít một mài thói quen, mài tính cách, mài ý chí.
Đích nào cán cũng được.

2. Mình yêu boxGD vì ở đây toàn chia sẻ, ứng xử các mẹ ở đây rất có văn hóa.

Ở nhà Mài toàn các mẹ con nhỏ đầu cấp 1, mẹ đang ở mức làm quen với GD VN nên mình
xin phép xưng chị với các em cho gần gặn, và nếu có gì mang chút hướng dẫn, dạy dỗ thì
cũng mong các anh/ chị/ em bỏ qua.

Giờ mình xin trả lời thật rõ những thắc mắc của các bạn:
Nhà mình cu đầu đi du học sớm rất ổn, các cô phụ huynh đã tiếp xúc chắc cũng biết. Nên
mình vẫn tiếp tục chuẩn bị va li hành lí kĩ lưỡng cho cu em đi tiếp.

Bao giờ đi? đi nước nào? bao nhiêu tiền? chỉ phụ thuộc vào công đoạn mình chuẩn bị hành lí
thế nên mình muốn mua được cái đồng hồ ngày có 48 giờ để con được chơi nhiều hơn các
bạn, học ít hơn các bạn ...

Bạn nào mới nhập môn GDVN ở đoạn làm quen vào đây nhắc mình nên để con có tuổi thơ
thì mình cám ơn.

https://www.facebook.com/dcc.vietnam.9

Trên đây là nhóm bạn mình có được từ boxGD, 5 năm qua với bao sự kiện dọc theo chiều dài
đất nước, trang web riêng mới bị thay đổi nên bọn mình tạm cập nhật ra Fb. Đó là rất ít so
với thực tế.

Mới bước vào đoạn 1 Làm quen, các bạn có suy nghĩ khác, ở đoạn 2 sau một thời gian trải
nghiệm các bạn đã dần tích luỹ được những kinh nghiệm riêng của mình, suy nghĩ đã khác

5
với ban đầu phát biểu cũng khác.
Lên đến đoạn 3 tức là bạn đã kinh qua một thời gian rất dài bám theo GDVN, chỉ khi nào bạn
để tâm sâu sắc trong quá trình trải nghiệm bạn mới có cơ hội bước vào giai đoạn làm chủ.
Có nhiều ông bố bà mẹ nuôi con đến trưởng thành nếu chỉ đưa con tiền chở con đi học thêm
chưa chắc hiểu rõ GDVN để làm chủ.

Gần 20 năm mình lang thang theo con, buổi họp phụ huynh nào của 2con mình cũng ghi
chép vào 1 cuốn sổ, tiếp xúc với nhiều thày cô, thích môn tâm lí nên mình đọc vị rất tốt
GDVN nói chung và hệ thống trường công, hay dân lập.

Ở nhà Mài này mình không muốn diễn ra tranh luận chọn trường mà chỉ là đưa ra kinh
nghiệm mài của mình ở cấp 1.

Diễn đạt về quá trình Mài nghe có vẻ rất dài rất vất vả ví như môn toán, các bạn bên ngoài
đọc qua thấy có vẻ hùng hục khổ con chúng mình quá.
Mình rất lắng nghe: tiếng nói của bạn ở đoạn trải nghiệm khác với các bạn đang làm quen.
Thế nên mình mới nói qua được đoạn này nhìn lại quá trình mài thấy màu sắc khó tả lắm.

Vậy những bạn chưa Mài thì mình xin phép không giải trình.

Tập 1 của mình tiếng Pháp và tiếng Anh sử dụng thông thạo,vì yêu toán nên đam mê tìm
hiểu, mẹ không khuyến khích chỉ ước ao cháy bỏng được người ta cho tiền đưa ra nước ngoài
rèn luyện, lúc ấy muốn học toán thì cứ việc thi thố.
Mình biết mỗi tiếng Việt ở trình độ giao tiếp, nhưng mình biết kèm con học.

Trong quá trình kèm con học tiếng Pháp mình phát hiện ra những điểm rất khác giữa các bạn
học tiếng Anh và tiếng Pháp.
Nhiều lắm nhưng ở đây mình xin kể ra 1 điều nhiều người muốn nghe là tại sao phần đông
các bạn học tiếng Pháp lại có tư duy ngoại ngữ tốt hơn các bạn học tiếng Anh ở trong cùng 1
hệ thống GDVN?

Mình rút ra điều cốt lõi là Pháp họ có bộ giáo trình rất tốt xuyên suốt, họ dạy song ngữ và trẻ
tiếp thu được rất tốt từ lúc rất nhỏ.

Rèn tự học Toán trước vào mùa hè để làm gì? Để con thấy tất cả kiến thức cơ bản có ở trong
SGK, biết tự làm cơ bản mới có thể tự học nâng cao, khi mình cố gắng 7-8 phần đến bài khó
cô giảng hướng dẫn nốt những phần còn lại sẽ hiệu quả hơn về thời gian của mình, tiền bạc
của cha mẹ... lớn lên làm một người tự tin, độc lập suy nghĩ có ý chí...
Thế trong năm làm gì? để tự học song ngữ giống cu anh.

Nên mình rất tiếc thời gian bỏ ra tận 2 năm cuối cấp nếu phải ôn luyện vào trường Danh
tiếng.
Nên tích cóp thời gian như thế thì chắc chắn mình không lãng phí thời gian vô tội vạ của con
rồi.

Điểm thứ 2 mình rút được khi trải qua quá trình bám cu lớn học là ở VN rất nhiều giáo viên

6
dạy toán tốt, nhưng GV tiếng Anh thì không.
Ở các trường thường cũng rất nhiều GV tốt nhưng không thể dạy nâng cao nữa cao mãi vì
mặt bằng chung của hs chỉ có hạn.
Nên ở cấp 2 mình chọn cho con môi trường tốt, hs phải thi tuyển vào đã đành nhưng phụ
huynh phải thế nào con họ mới đỗ được vào trường đó. Môi trường OK rồi nhá

Trường mới, đang làm thương hiệu nên ít làm bậy, các thày cô giáo đa phần là học sinh
chuyên chọn của các tỉnh lên HN học sư phạm ra trường dạy dân lập một thời gian dài nên
được phụ huynh rèn nếp (không ba bị hư các cô trường công chèn ép gì cha mẹ cũng phải
nghe).
Chính đội ngũ các thày cô đó thi đỗ công chức được về dạy ở môi trường có nguồn học sinh
đã test sầy vẩy con của các vị phụ huynh đến cơ quan chỉ nung nấu trường nào cô nào cho
con mình.

Và lí do nào để từ chối khi trường đó lại xuất hiện ngay trên cánh đồng làng nhà mình cơ
chứ.

Trường mới, BGH cầu thị nên mới bỏ ra 55 xuất vào thẳng, các mẹ ở HN biết rồi đấy để con
vào được trường ước mong có khi phải gọi điện sang Mĩ nhờ OBama viết từ 10 đến 20 thư
cho một cháu.
Vậy là Nóc của trường này vẫn còn rất tốt, chưa mục ruỗng như những trường khác.
Yên tâm cho con vào mà không sợ bị dột.

Với suy nghĩ như vậy tại sao mình phải cho con học trường chuyên danh tiếng, tại sao mình
phải bỏ ra 2 năm để ôn luyện ngõ ngách thứ toán mà lên cấp 2 người ta dạy cho trẻ con một
công cụ khác dễ hơn rất nhiều để giải chính những bài đó. Các phụ huynh đều đã từng học
qua lớp 5 nhưng phần đông chỉ giải cho con theo cách của lớp 6,7.

Nhiều người bảo học toán giỏi để tư duy tốt, nhưng mình thấy các bạn NN học kém toán hơn
phần đông học sinh VN cùng lứa sao nước họ phát triển đến vậy.
Thôi mình cố nhặt thời gian nên không muốn cho con vào lớp chuyên để học cao mãi cao tít
cao tắp mà không học thêm thì không trụ được.

Học ở trường lớp tầm tầm để nếu cô muốn nâng cao cũng không bẩy được cả lớp, mà học
sinh không quá tuyệt đỉnh (không học mà biết) để cô còn dạy theo kiểu cầm tay chỉ việc, chứ
như ở trường chuyên thì mày giỏi mày tự biết rồi cô chỉ giao chuyên đề khó cho mày đúc rút
tổng hợp là nhà mình đứt phừn phựt.

Khi đó cong mông lên chở con đi học thêm tuần 5 buổi toán 1 buổi lí, 3 buổi tiếng Anh ... 2
này 3 nọ... đâu còn thời gian vào đây bla trải nghiệm với làm chủ. Vì khi đó mình làm nô
lệ cho GDVN rồi.

3. Mẹ Cún thường type một cách vội vàng trong giờ làm việc, lại trực tiếp luôn trên cửa sổ
reply của wtt, tay yếu, hay mất chữ, nên đọc lại thường phải sửa lại, và bài nhiều khi ko được

7
kỹ lưỡng do ko có thời gian sắp xếp, chỉ viết bột phát suy nghĩ ngay lúc đó.

Hôm nay, thấy 2 bài của chị laida và chị queanhcc, mẹ cháu thấy cần lên tiếng chút, lên tiếng
theo đầy đủ suy nghĩ của mình, nên mẹ cháu type ở word rồi mới copy vào wtt.

Mẹ cháu không phải là người ba phải, nhưng mẹ cháu thấy cả 2 mẹ đều đúng, bằng chứng là
con cái chị Laida và chị Queanh đều rất giỏi, đều thành công trong học tập.

Mẹ cháu đã gặp cả 2 anh cu và cả gia đình nhà bác Laida, đã off với chị Queanhcc. Hai con
chị Laida rất ngoan và tự lập, có khả năng làm việc tập thể cao. Điều này là điều mẹ cháu ao
ước trong việc dạy con. Còn con trai chị Queanhcc, mẹ cháu chưa gặp, nhưng qua những gì
mẹ cháu có được thông tin thì đấy là 1 hot boy (theo nghĩa các cô bé cậu bé tài giỏi định
nghĩa), một cậu bé có tâm hồn rất đẹp, giỏi giang, ngoan ngoãn.

Mẹ cháu là người mở nhà mài này thể theo đề nghị của chị Laida. Từ trước khi sinh bé thứ 2
luôn tìm kiếm và thu thập các cuốn sách về nuôi dạy con: Thai giáo; dạy con không tuổi; mẹ
thông minh dạy con thông minh; bí quyết giúp con bạn khỏe mạnh, hạnh phúc; con cái chúng
ta đều giỏi; người mẹ tốt hơn người thầy giỏi; nuôi dạy con theo kiểu Nhật, Pháp, Mỹ, Do
Thái; em phải đến Harvard học kinh tế;… (nên mẹ cháu rất buồn cười khi ba Bi_Bo 2006 nói
trúng mình). Tóm lại là hồi nhỏ mẹ cháu là một con mọt, truyện gì cũng đọc, bất kể truyện gì
có chữ đều đọc… nhưng từ khi có con, hầu như cắt hết các thể loại truyện dành cho mẹ, chỉ
đọc toàn sách về nuôi con. Nói thế để làm gì nhỉ? Để các mẹ hiểu về mặt lý thuyết, vì nhai đi
nhai lại nhiều sách nuôi dạy con khỏe mạnh, thông minh, hạnh phúc , nên mẹ cháu nắm được
kha khá kiến thức nuôi dạy con. Nhưng thực tế thì sao? Thực tế thì mẹ cháu thường xuyên
cảm thấy mình nuôi dạy con chưa tốt, thường xuyên phải điều chỉnh và học tập kinh nghiệm
các mẹ nhà mình.

Có nhiều mẹ nói rằng, mẹ cháu khen và cảm phục quá nhiều mẹ, có ba phải quá ko? Xin thưa
rằng ko ạ. Mẹ cháu có thể tự nhận mình là người bản lĩnh vững vàng, nghị lực kiên cường.
Thế nhưng vì sao ở cái wtt này mẹ cháu hay điều chỉnh mình thế? Bởi vì quan điểm của mẹ
cháu là “con cái là tài sản giá trị nhất của cuộc đời mình, cơ hội thời gian của con vô cùng
đáng quý, cho nên phải thường xuyên xem xét, nhìn nhận xem việc nuôi con của mình đã
đúng chưa, nếu chưa đúng, phải điều chỉnh lại, để có thể làm được những điều tốt nhất trong
khả năng có thể cho con”. Điều tốt nhất mẹ cháu có thể làm được cho con, phụ thuộc vào
năng lực bản thân, điều kiện gia đình, điều kiện xã hội… Mà đk gd và đk XH thì thường
xuyên thay đổi, năng lực bản thân cũng luôn luôn phát triển do tư duy, nhận thức và tầm nhìn
của mình, mà tầm nhìn thì ảnh hưởng bởi môi trường, các mối quan hệ XH, mà 1 trong
những mối quan hệ XH ấy là wtt, cho nên việc điều chỉnh cách thức nuôi dạy con là cần thiết
khi mình nhìn thấy những điều mình có thể làm tốt hơn cho con.

Con đường đi chị Laida và chị Queanhcc định hướng cho con cái các chị, mẹ cháu đều nhìn
thấy rất rõ, và đều rất khâm phục, nhưng mẹ cháu biết mình không làm theo các chị được, và
mẹ cháu có con đường riêng của mình, đều giống và không giống cả hai chị.

Đọc bài của Ba Bi_Bo 2006 mẹ cháu cười lớn, vì bạn ấy nói chính xác, đúng hơn là vô cùng
chính xác con đường vào chuyên ams cho hầu hết các bé đậu chuyên ams (hầu hết thôi nhé,

8
chứ ko phải là tất cả). Nếu chúng ta kết nối các topics nuôi dạy con nhiều sao lại, chúng ta sẽ
được bài tổng hợp như của bạn ấy (nhà mình ai theo con đường vào ams cứ theo bài ba
Bi_Bo mà lần). Mẹ cháu có thể nói lại rằng: Các bạn có thể cho con đi học thêm ở Học mãi
từ năm con học lớp 3, lên lớp 4, 5 cố gắng cho con vào lớp A0, cuối năm lớp 5 thường xuyên
cho con đi Test để đánh giá lực học của con, về Tiếng Việt cho con học theo bài bé TN mà
mẹ cháu đã chia sẻ, về toán, cho đi theo Chutieuthichhoc toán. Tài liệu Nguyễn Áng, Đỗ
trung Hiệu, Trần Diên Hiển, Trần Phương, Nguyễn Phương Nga… cứ vào 4 topic về ams sẽ
lập được 1 lộ trình đầy đủ cho các con cả về con đường, nơi học, tài liệu, phương pháp học
và kỹ năng thi cử… nhưng trên hết là toán phải nắm thật chắc kiến thức cơ bản, thực hiện
nhanh và nhuần nhuyễn các phép tình, cẩn trọng… (các mẹ có thể đặt hàng, mẹ cháu sẽ có
thể giúp các mẹ tổng hợp 1 bài từ A-Z). Song, vâng, chính từ song này khiến mẹ cháu cân
nhắc vụ chuyên, dù biết rằng môi trường chuyên vô cùng lý tưởng. Mặc dù chúng ta có thể
trang bị đầy đủ lý thuyết về con đường vào ams cho các con, nhưng đạt được hay không còn
do năng lực, mức độ hiện thực hóa lý thuyết thành hiện thực và cả sự may mắn nữa.

Trở lại nhà mài, mục tiêu của topic này là “mài”. Mài 1 đứa trẻ chưa có kỹ năng học tập
thành 1 đứa trẻ có năng lực độc lập trong học tập, nhằm rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển các
khả năng tiềm ẩn của đứa trẻ trong việc học tập. Theo mẹ cháu, không cần quá đòi hỏi sâu về
kiến thức giai đoạn tiểu học, chỉ cần con rèn luyện được các kỹ năng trong học tập là tốt lắm
rồi. Nếu đạt được điều này, mức độ hiện thực hóa lý thuyết vào ams của con sẽ cao.

Mục đích của chị Laida là mài, vậy tại sao lại học nhiều thế? Xin thưa rằng, việc học này ko
chỉ thuần túy là học kiến thức mà chính là cách thức mài năng lực học tập độc lập. Ban đầu
mẹ cháu cũng thấy cuống lên khi thấy các bé nhà mài học được toán khá nhiều, trong khi con
mình còn đang ôn lại kiến thức cũ. Nhưng khi bắt tayu vào việc, mẹ cháu thấy lượng bài giao
cho con 5 trang trong 1 ngày thực sự ko hề nhiều, vì Cún có thể chơi 20 trang trong 1 ngày.
Thế nhưng khi thấy con như vậy, mẹ cháu dừng lại khi con tự học hết ½ cuốn sách toán,
không bài tập cũng như nâng cao gì nữa, vì mẹ cháu thấy như vậy là ổn, con có thể tự học tốt
dc khi vào năm học, dành thời gian cho con chơi và ca hát, nhảy múa, cắt dán linh tinh…
điều con rất thích làm.
Việc mài toán như chị laida hướng dẫn, sẽ giúp các con nắm chắc toán, sẽ có thể giành giải
cao trong các cuộc đua violympic… Nhưng theo mẹ cháu, sự hơn thua này chỉ nhờ học
trước, rèn luyện nhiều, chứ chưa phải đã là do thông minh hơn, giỏi giang hơn, nên mẹ cháu
ko tham gia đua, vì mẹ cháu đi về sự toàn diện. Con có thể vượt trội về toán Violympic, dành
giải này nọ, nhưng con mất cũng khá là lớn, cái mất ấy bố mẹ ít nhìn thấy được. Đó là niềm
hạnh phúc của con khi được chơi những gì mình thích, đó là cơ hội để mình học vẽ, hát,
múa… Dẫu rằng múa hát, vẽ vời đó con có thể chẳng đạt giải gì (bất cứ cái gì muốn giành
giải đều phải cần năng lực vượt trội và sự đầu tư, rèn luyện miệt mài). Do đó, mẹ cháu không
tham gia vụ học trước và mài toán dù biết rằng nó có nhiều lợi ích về rèn luyện kỹ năng học
tập và các thành tích cho con.

Vì sao chị Laida lại mài bằng toán? Em xin lỗi vì phân tích đến tận cùng lý do của chị nhé,
để các mẹ tự suy nghĩ và lựa chọn. Vì con đường chị Laida chọn cho con là con đường tiến
thẳng ra sân bay mà mục tiêu ngắn nhất là astar, mà astar là thi Anh và Toán. Tất nhiên toán ở
đây bao gồm cả trắc nghiệm IQ, nhưng cũng cần phải giỏi. Vậy nên chị nhằm đầu tiên là
Tiếng Anh, sau nữa đến toán, đó là con đường đi thẳng của Astar. Chị ko nhắm đến Ams,

9
không phải vì năng lực của con chị ko có khả năng, mà theo mẹ cháu chị đã nhắm là trúng,
nhưng như những gì chị phân tích ở nhược điểm về ams và quan trọng hơn là: con đường
astar ở các trường khác sẽ ít cạnh tranh hơn ams nhiều… Vậy con đường của các mẹ có phái
là astar ko? Vậy, nếu chỉ với mục tiêu mài, có cần thiết phải học toán nhiều đến thế ko?

Còn tiếp….

2. Me NgocTri

Hết đi ra lại đi vào, sau khi đọc khoảng vài trang của Nhà Mài thấy nhiều ý kiến quá, suy
đi nghĩ lại rồi quyết định thôi thì góp thêm một vài ý kiến, mục đích ko để tranh luận mà
là trải lòng cũng đồng thời là thực hiện lời hứa với Bạn Mẹ Cún sẽ chia sẻ chuyện học
hành con cái với nhau, thay bằng viết thư riêng, phần này mình sẽ chia sẻ trên này nhé và
chỉ 1 phần này mà thôi.

Mình thì cỡ tuổi như mẹ Laida nhưng do tính chất công việc và hoàn cảnh gia đình nên
bây giờ vẫn lọ mọ nuôi con còn nhỏ, bạn bé năm nay mới học lớp 2. Tuy ko đọc những
kinh nghiệm chia sẻ cụ thể của Laida trong Nhà Mài nhưng ý tưởng của Mẹ Laida cũng
là bước đi (về cơ bản) mà mình áp dụng cho bạn đầu cách đây 8 năm (năm nay con đã
vào cấp 3) và bạn sau đấy ah. Bước đi chung là vậy, nhưng khi áp dụng thực tế vào nhà
mình thì được thay đổi cho phù hợp với hai con và khi áp dụng vào từng bạn, mình lại
thay đổi kha khá do tính cách, khả năng và thiên hướng của hai bạn khác nhau khá nhiều.
Hai bạn nhà mình chỉ có điểm chung là lớp 1 mẹ chỉ rèn toán thường chứ toán nâng cao
Nguyễn Áng là ko bắt học ngay vì thấy thế thì khổ quá, thay vào đó, con học đàn, vẽ vời,
bơi lội, cờ vua thoải mái, con cứng cáp hơn chút mẹ luyện tự vẫn thấy ko muộn! Sách
tham khảo, mình ko bắt con làm tất cả các cuốn bao giờ mà mẹ có nhiệm vụ đọc hết và
phân loại, nhặt ra một sô bài cho vào các nhóm, các dạng cho con làm chứ mần hết các
cuốn đó chắc mẹ cũng oải nói chi con trẻ vì đứa nào mà chả thích chơi!

Nói điều này, mình muốn nói rằng, kinh nghiệm rèn con về cơ bản được chia sẻ là quá
đáng quí rồi, còn thực tế, không thể dập khuôn với tất cả các con, áp dụng thế nào cho
hiệu quả lại tùy thuộc vào mỗi mẹ, vào các con và hoàn cảnh từng gia đình.

Mình vẫn còn nhớ, cách đây vài năm, khi mình chia sẻ chuyện Read, read and read vô
cùng quan trọng, không đọc = không tiến bộ là kinh nghiệm thực tế khi mình luyện tiếng
anh cho bé đầu, sau vụ chia sẻ này mình đã tự răn đe bản thân ko nên viết nữa, rồi một
thời gian sau, ý tưởng này cũng được phần đông các mẹ hưởng ứng ở 1 topic khác. Mình
ko thấy buồn gì, thậm chí còn thấy vui, vì cách học mà mình áp dụng cho con đã đc
chứng minh là đúng nên lạc quan bước tiếp. Nói vui như vậy, nhưng thực ra, mình chỉ
mong muốn, cho dù có tranh luận nhưng nên tích cực và mong bạn laida có thời gian nên
vào đây, vì chia sẻ của Lai da thực sự hữu ích cho các con đấy ah!

Bàn về chuyện trường chuyên, lớp chọn, quan điểm của mình rất rõ ràng: môi trường học
của nhóm chuyên, chọn tốt hơn hẳn nhóm thường nên dù thế nào mình cũng hướng con

10
mình vào đây (với điều kiện con có đủ lực). Bên cạnh đó, trường chuyên/hay lớp chọn thì
cũng được nhà trường đầu tư đội ngũ giáo viên tương đối và sự ảnh hưởng của bạn học ở
môi trường tốt cũng có tác động đến con không nhỏ, chưa kể, yếu tố đi du học, phong
trào du học từ chuyên/chọn là tích cực (mình đồng ý với chia sẻ của mẹ Queanhcc8) và
cái Mác (brand name) của trường cũng như đánh giá về các trường chuyên/chọn từ các
trường nước ngoài rõ ràng có hơn nên con học được thì hướng cho con vào trường
chuyên là điều nên làm (quan điểm cá nhân mình nhé)

Vậy, chuyện học thêm nhiều thì sao, mình nghĩ rằng, nếu muốn con thi chuyên/chọn,
thậm chí thi nguyện vọng thường vào cấp 3 hoặc luyện con thi trường chuyên/chọn cấp 2,
chắc đa số hoặc gần như 100% đều đi học thêm, chỉ khác là cường độ học thêm thế nào
mà thôi!

Liên quan đến việc có phải làm nô lệ cho Giáo dục, cho chuyên/chọn hay không, kể
chuyện nhà mình, con mình vừa thi xong vào cấp 3 và con vẫn tiếp tục học chuyên toán,
cách đây vài ngày, lạc vào topic: thi vào 10, thi vào 10 trường chuyên... thấy các mẹ hỏi
thăm xem con ai đỗ cao và học thầy cô gì để cho con mình theo học với mong muốn
chính đáng cho con mình học và ...sẽ đc đỗ như thế!

Con mình năm nay thi và cũng tiếp tục đỗ lớp toán đây, nhưng phải nói thật, không nhất
thiết phải lao vào học những thầy cao siêu như vậy, càng ko nhất thiết phải học hình
riêng, đại riêng...như thi đại học, mình đã biết, nhiều trường hợp học những thầy như vậy
làm cho con sợ cả toán vì ko hiểu gì,.. Ai mà hỏi kinh nghiệm mình chắc chả có nhiều,
đơn giản:

- Việc con chọn môn chuyên phải do con xác định rõ, môn gì là môn con học tốt chứ ko
phải do bố, mẹ hướng và bắt con theo. Việc định hướng phải đc thực hiện từ sớm nhưng
ko đồng nghĩa là cho con vào lò luyện khốc liệt, hè năm lớp 7 lên lớp 8, mình cũng nói
chuyện với con và đưa thêm hướng chuyên anh cho con tự lựa chọn, cuối cùng con vẫn
chọn toán và mẹ ủng hộ!

- Định cho thi tiếp chuyên gì là cả 1 quá trình có sự chuẩn bị, nên con mình vẫn giữ nhịp
học thêm bình thường như các năm chứ ko có chuyện tăng cường buổi hay chạy đua cho
con học thầy giỏi hay nổi tiếng, con vẫn giữ nếp tự học rất tốt -có lẽ điều này quan trọng
nhất và mình vẫn lưu ý rằng: khả năng của đứa trẻ quan trọng sẽ là 5 phần, cộng thêm sự
định hướng tốt của cha mẹ, con sẽ có được 8, 9 phần thành công rồi, còn lại 1,2 phần đôi
khi do may, rủi đem lại.

Bàn về ưu, khuyết trường chuyên/chọn, trường thường thì dài lắm và mình dám chắc bố
mẹ nào cũng nhìn thấy cả... và chắc chắn nhiều ý kiến nên mình xin phép ko luận bàn!

Chào các bố mẹ nhà mình!

Các con vào trường chuyên cấp 2 có cơ hội vào trường chuyên cấp 3 ít chật vật hơn các
con cấp 2 học hệ không chuyên.

11
Các con vào trường chuyên cấp 3, đặc biệt là các con học các khối tự nhiên (các môn
khoa học) có nhiều cơ hội đi du học bằng con đường kiếm học bổng:
- Có thể bằng con đường nộp hồ sơ
- Có thể bằng con đường thi tuyển

Trong đó, con đường thi tuyển mở ra rất nhiều hướng:


- Thi tuyển vào 2 trường công lập hàng đầu của Singapore NUS, NTU. (Vào được hai
trường này là một trong những mơ ước lớn của cả những em đã theo học phổ thông ở
Singapore theo chương trình học bổng A*Star)
- Thi tuyển vào đa số các trường đại học châu Âu (chất lượng đào tạo giữa châu Âu và
Anh - Mỹ - Úc tùy theo cách nhìn nhận và đánh giá của phụ huynh và các em học sinh)

Phía miền Nam, thi tuyển vào 3 trường công lập hàng đầu của Singapre đa số học sinh lọt
qua vòng shortlist và thi đậu là những học sinh trường chuyên (gần như không có học
sinh hệ trường không chuyên). Năm học vừa qua, số liệu (chưa kiểm chứng, thông tin
hành lang từ phụ huynh), đậu vào NUS (trường đại học đứng khoảng thứ 20-25 trên thế
giới) và NTU (trường đại học đứng khoảng thứ 38-45 trên thế giới) của Singapore:
- PTNK hình như 11-12 em
- Lê Hồng Phong hình như 2 em
- Trần Đại Nghĩa hình như 1-2 em
- ... (hình như không có)

Các con học cấp 3 trường chuyên nếu không được học bổng du học hoặc gia đình không
có được kinh phí cho các con đi du học tự túc thì vẫn có thể đậu vào các trường top cao
của Việt Nam, sau đó tìm kiếm cơ hội du học trong quá trình học đại học. Đặc biệt, các
con thi vào được các lớp cử nhân tài năng của Đại học Khoa học Tự nhiên (hướng nghiên
cứu) thì cơ hội kiếm học bổng trong quá trình học đại học hoặc sau khi ra trường học tiếp
lên các bậc cao hơn vô cùng thuận lợi. Tương tự, các em đậu vào các lớp kỹ sư tài năng
của một số trường đại học top cao (Đại học Bách khoa TPHCM) mà có ngoại ngữ tốt (các
chứng chỉ quốc tế) thì cơ hội cũng tương tự như các em học theo học đại học hướng
nghiên cứu. Chen chân vào những lớp này, những trường này các con học hệ trường
chuyên cấp 3 thuận lợi hơn nhiều so với các bạn khác. Năm ngoài, trường PTNK điểm
bình quân các con đậu đại học cao nhất Việt Nam, khoảng 21,5 điểm.

Riêng PTNK, động lực đi du học và tìm kiếm học bổng du học các con được tác động
ngay trong môi trường học tập. Con trai mình tiếng Anh thầy Mạnh lớp 6 học chung với
các anh chị lớp 8, lớp 7 học chung với các anh chị lớp 9, quan hệ với đa số các phụ huynh
và các em năm nay học lớp 12 chuyên Anh PTNK và lớp 11 chuyên Anh PTNK, mình có
được thông tin (chưa kiểm chứng)
- Các em chuyên Anh năm nay lớp 12 khi vào trường sĩ số khoảng 40 lúc ra trường chỉ có
9 em thi đại học (còn lại đi du học)
- Các em chuyên Anh năm nay lên lớp 12 khi vào trường sĩ số khoảng hơn 30 cuối năm
nay ra trường chỉ còn khoảng dưới 5 em thi đại học (còn lại đã đi du học hoặc đang hoàn
thành hồ sơ du học)

Các em học các khối tự nhiên mình không biết thông tin vì không có quan hệ với phụ

12
huynh và các em học sinh lớp trên. Tuy nhiên, trong số các em thi đậu NUS và NTU năm
nay hầu hết học lớp chuyên Toán, chuyên Lý, chuyên Hóa và hình như 1 em học lớp
chuyên Tin, 1 em học lớp không chuyên.

PTNK các em chuyên Anh có thể đi du học bằng con đường học bổng hoặc con đường tự
túc, nhưng các em khối tự nhiên đa số "có chí hướng" kiếm học bổng bằng con đường xét
tuyển (không thi) hoặc thi tuyển (bắt buộc phải thi).

1. Bàn về Astar, điều này tương đối dài, tóm gọn là được và mất của nó là tương đối lớn,
nếu những phụ huynh yếu tim thì không nên cho con đi theo chương trình này. Nếu xót
xa khi con luyện chuyên 1 thì sẽ xót xa gấp 10 lần khi cho con đi học astar. Con phải xa
nhà, đúng vào tầm tuổi phát triển mạnh về thể chất và nhân cách, rất cần có gia đình ở
bên để chăm sóc cho sự phát triển về thể lực và uốn nắn cho sự hoàn chỉnh về tính cách.
Thế nhưng… con mất đi môi trường tốt đẹp của gia đình. Bù vào đó, con có một môi
trường gần như hoàn toàn tách khỏi cha mẹ để trở nên độc lập. Nói về điều này có lẽ phải
là 1 bài rất dài, mẹ cháu xin phép ko đưa vào đây.

Mục tiêu gần nhất của chị Laida là astar, còn mục tiêu xa hơn, và dự phòng nếu astar ko
còn nữa là gì? Là bước thẳng vào ĐH Sing bằng con đường thi cử lớp 12 hoặc apply sau
khi thi ĐH, hoặc không được nữa là apply thẳng ĐH Mỹ sau khi kết thúc lớp 12.
Thi vào Sing ư? Các môn tự nhiên là ưu thế của HS VN, và điều gì có thể chuẩn bị trước
được từ tiểu học? Anh văn và Toán, vì Lý, Hóa hoặc các môn khác cuối cấp 2 mới có.
Vậy mài trước ko mài Anh. Toán thì mài gì? Còn apply ĐH Sing or Mỹ ư? Chỉ cần GPA
cấp 3 cao, có rank cao trong trường PT, điểm thi tốt nghiệp cao, hoạt động ngoại khóa tốt,
thư giới thiệu hay của các thầy cô, bài essay đặc biệt, có thêm thành tích vượt trội về học
tập thì cơ hội lấy HB là ko quá khó. Vậy làm con cá to ở cái ao vừa phải, nắm rất chắc
con đường của mình, kiên định thực hiện mục tiêu thì dân trường ams và chuyên chưa
hẳn đã lợi thế hơn đâu nhé, bằng chứng là vẫn có HS một số trường tốt (ko phải chuyên
kiếm được học bổng ngon, chỉ có điều họ ko khoe, nên báo chí ko biết để đưa lên). Vấn
đề là có kiên định thực hiện mục tiêu, đi ngược lại dòng chảy được ko? Có đủ năng lực
học tập và khả năng rèn luyện để đi 1 mình một con đường ko hay thôi. Về điều này chị
Laida hoàn toàn có thể cùng con đồng hành được. Các mẹ có thực hiện được hay không?
Mẹ cháu không đủ kiên trì, cũng như ko đủ thời gian để đồng hành cùng con được như
vậy, nên hướng tới chuyên là lựa chọn an toàn hơn cho mẹ, vì con có môi trường thay thế,
giúp đỡ và hỗ trợ vai trò của mẹ rất nhiều. Trong trường hợp con không vào chuyên được,
thì sẽ xem xét con đường này.

Còn con đường của chị Queanhcc hướng cho con thì sao? Đó là con đường danh tiếng,
gặt hái được lợi ích nhiều nhất cho con dù phải còng lưng học. Mẹ cháu ko quá mạnh
miệng khi nói thế đâu, vì dù gì thì gì, có thể nhiều con và gđ ưu tú ko lựa chọn ams, ko
vào dc ams, nhưng đã vào ams, hay TĐN thì gần như tất cả đều là các bé ưu tú có bố mẹ
tuyệt vời (ko tính đến thành phần vào do gửi gắm, này nọ - rất ít). Song, chỉ gọi là gặt hái
được nhiều lợi ích khi mà các con và cha mẹ làm chủ việc học tập của con chứ ko phải
làm nô lệ cho nền GDVN.

Việc học thêm và học quá nhiều ở trường chuyên, không có nghĩa là làm nô lệ cho nền

13
GDVN, bởi những con đã vào được đây, con và gđ thường có một cái đầu không vừa,
không dễ gì bị GDVN dắt mũi. Vấn đề là tưởng như các con bị dắt mũi, nhưng chính các
con và gd đang dắt mũi GDVN đấy thôi.

Năng lực học tập, thông thường có khả năng lớn nhất trong giai đoạn trước khi lập gia
đình, càng cao trong giai đoạn nhận thức về việc học tập của các con tốt, khả năng ghi
nhớ cao và thể thực tốt. Vậy giai đoạn PT chính là giai đoạn này đúng không? Các con có
khả năng tích lũy được khối lượng kiến thức rất lớn trong gđ PT. Các con “cày”, nhưng
ko phải cày để pass GDVN, mà “cày” để vượt lên nó, vươn ra biển lớn, cày cho 1 tương
lai tươi sáng, vậy các con và gia đình bị động hay chủ động trong việc cày này? Câu trả
lời đã rõ đúng ko ạ?

Vấn đề là cày thế nào để mất ít nhất công sức, thời gian và tiền bạc? Cày, theo số đông
mà vẫn là chính mình? Câu trả lời đã có từ những bài viết của chị queanhcc.

Mẹ nào đó nói rằng chúng ta hãy quay lại về vấn đề mài, không nên bàn xa đến chuyên.
Nhưng chúng ta mài các con để làm gì nếu như ko phải là mục tiêu theo con đường chị
laida hay chị queanhcc. Có mẹ nào nói rằng mài con nhưng không cho vào chuyên đâu dù
con có khả năng? Xin cho mẹ cháu 1 bài phân tích?!

Vậy? Chị Laida và chị Queanh có mâu thuẫn không? Không hề mâu thuẫn! Mục tiêu của
các chị đều là đưa các con ra biển lớn, chỉ là giai đoạn đầu có sự khác nhau về con đường
mà thôi.

Vậy thì, chị Laida có lý do gì mà phải rời bỏ nhà mài? Chị Queanh có lý do gì mà ngại
các mẹ ném đá? Chẳng có lý do gì cả. Còn mẹ cháu xin sửa lại bài ba BiBo-2006 một
chút: Ngay cả khi con mẹ cháu ko đậu chuyên, mẹ cháu cũng ko lặn đâu ạ. Chuyên chỉ là
một chặng đường trong hành trình học tập của con, và nhỏ thôi trong những vấn đề cuộc
sống của con. Con ko đậu chuyên, chưa chắc đã kém các con đậu chuyên về chất lượng c
strong cả cuộc đời. Con khỏe, con vui, con hạnh phúc mới là điều lớn lao và mục tiêu
trong suốt cuộc đời con, mà wtt thì giúp mẹ cháu rất nhiều trong việc học tập để nuôi dạy
con khỏe mạnh, vui vẻ, hạnh phúc, lý do gì mà phải lặn chỉ vì con ko đậu chuyên (xin lỗi
nếu mẹ cháu động chạm đến ai đó).

Em mong rằng những bài viết của em không làm buồn lòng chị Laida và chị Queanh! Em
mong các chị hiểu rằng, các chị là những tấm gương lớn cho chúng em học tập. Những
bài viết của các chị, có thể chưa phù hợp với phụ huynh này, nhưng lại rất phù hợp và
hữu ích với rất nhiều phụ huynh khác. Những trải nghiệm của các chị là rất quý giá và
đáng trân trọng, chúng em biết ơn các chị nhiều! Chúc các chị và gia đình luôn khỏe
mạnh, hạnh phúc và ngày càng thành công !!! Chúc các chị vào đây ngày càng nhiều !!!

II. CÁC CHIA SẺ CỦA CÁC MẸ TRONG TOPIC MÀI ĐÁ TIỂU HỌC

Mẹ Cún con:

14
Chào cả nhà mình,

Hầu hết tất cả chúng ta khi tham gia Box GD đều mong muốn tìm
kiếm được và cùng chia sẻ những vấn đề về giáo dục mà chúng ta
đang quan tâm cho con/em/cháu của mình. Box giáo dục đã trở
thành ngôi nhà thân yêu của rất nhiều thành viên WTT. Càng gắn
bó với GD chúng ta càng nhận thấy rằng để thành công trong học
tập và sau này thành công trong cuộc sống, tri thức không thôi
chưa đủ, còn cần phải có rất nhiều kỹ năng, cần có nhân cách và
tấm lòng (đức, tài, tâm). Để đứa trẻ lớn lên có thể xây dựng được
cuộc sống tốt đẹp, ngay từ nhỏ đứa trẻ phải được học, được rèn
luyện những vấn đề cần thiết cho bản thân và cộng đồng, biết sống
có trách nhiệm, yêu thương cộng đồng.
Là các bậc cha mẹ, chúng ta đều thấy mình cần có trách nhiệm
trong việc sát cánh bên con trên mỗi chặng đường phát tri ển của
con.

Trong khuôn khổ topic này, mời cả nhà mình cùng nhau thảo luận,
chia sẻ các nội dung để rèn luyện cho các bé tiểu học các kỹ năng,
trang bị cho các con những hành trang quý giá để con sống khỏe,
sống vui, tích cực và chăm ngoan học tập với mục tiêu các con
được khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển các khả năng tiềm ẩn; được
hình thành, xây dựng, rèn luyện các kỹ năng và đức tính tốt đẹp…
để phát triển tốt nhất trong khả năng có thể của bản thân và điều
kiện của gia đình, xã hội.

Trước khi vào thảo luận và chia sẻ, xin tặng các bố, các mẹ, các
cháu 1 số câu châm ngôn cũng là những vấn đề cần suy ngẫm trên
chặng đường sát cánh cùng các con thân yêu:

( Nếu chúng ta làm tất cả những việc mà ta có khả năng thực hiện,

15
chúng ta sẽ thật sự làm kinh ngạc cả chính mình. — Thomas A.
Edison.

( Ba điều sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời của bạn: những
quyển sách bạn đọc, những người bạn xem là bạn và cách bạn tư
duy.

( Sự lạc quan có mối liên hệ to lớn với thành công và hạnh phúc
của con người hơn bất cứ điều gì khác. — Brian Tracey, Sách “Mặt
Phải”

( Khám phá tuyệt vời nhất ở thời đại của tôi là một người có thể
thay đổi cuộc đời mình bằng cách thay đổi thái độ sống. — William
James, Sách “Mặt Phải”

( Sự khác biệt được tạo ra mỗi khi chúng ta học cách vượt lên trên
chính bản thân mình.

( Lo toan cũng cần phải lên kế hoạch giờ giấc cụ thể, để sống vui
sống khỏe.

( Điều quan trọng không phải là bạn có đạt được mơ ước hay không,
mà điều quan trọng là bạn có dám ước mơ hay không. / Trích sách
“Sống và Khát Vọng”

( Người lạc quan có khuynh hướng xem nghịch cảnh như một thử
thách, biến trắc trở thành cơ hội, đầu tư thời gian để trau dồi kỹ
năng, kiên trì tìm kiếm hướng giải quyết cho những vấn đề khó
khăn, luôn vững tin, bật dậy nhanh chóng sau những thất bại và
luôn kiên định. — Peter Schulman, Sách “Mặt Phải”

16
( Tương lai thuộc về những người tin vào vẻ đẹp của ước mơ. —
Eleanor Roosevelt, Sách “Mặt Phải”

( Để sống với những thay đổi và để tận dụng sự thay đổi, bạn cần
những nguyên tắc không đổi. — Sách “Cảm Hứng Sống Theo 7 Thói
Quen Thành Đạt”

( Không phải chúng ta thành công để hạnh phúc, mà chúng ta cần


phải học cách hạnh phúc để thành công. Trích sách “Sống và Khát
Vọng”

( Quan trọng không phải là bạn về đích trong bao lâu. Quan tr ọng
là bạn vẫn về đích cho dù gì đi nữa.

( Càng nhiều khó khăn thử thách thì quyết tâm càng cao. Quy ết
tâm càng cao thì nỗ lực càng nhiều. Nỗ lực càng nhiều thì thành
công càng lớn. Thành công càng lớn thì chiến thắng càng vinh
quang.

( Thành công thật sự xuất phát và bắt đầu từ chính trái tim mỗi
người chứ không phải từ khối óc. Trích sách “Sống và Khát Vọng”

( Muốn nhanh thì phải… từ từ.

( Một số người nhìn thấy những thứ có sẵn và hỏi tại sao – Còn tôi
mơ về những thứ chưa bao giờ có và hỏi tại sao không. — George
Benard Shaw, Sách “Mặt Phải”

( Đừng lo sợ các ngọn gió của nghịch cảnh. Hãy nhớ rằng một con
diều bay lên được vì ngược chiều gió chứ không phải vì cùng chiều
gió. — Abraham Lincoln

17
( Chúng ta đặt mục tiêu không phải để đạt được cái gì, mà để trở
thành người như thế nào. — Khuyết danh

( Chỉ có sự tập trung cao độ mới mang lại thành công to lớn. Chỉ có
những ai biết cách tập trung vào công việc của mình trong mọi
hoàn cảnh mới đạt được những thành quả rực rỡ.

( Càng nhiều khó khăn thử thách thì quyết tâm càng cao. Quy ết
tâm càng cao thì nỗ lực càng nhiều. Nỗ lực càng nhiều thì thành
công càng lớn. Thành công càng lớn thì chiến thắng càng vinh
quang.

( Hiện tại là hệ quả của những lựa chọn mà bạn đã thực hiện trong
quá khứ. Và tương lai sẽ là hệ quả của những lựa chọn mà bạn đang
và sắp thực hiện ngày hôm nay.

( Biết vẫn chưa đủ, phải áp dụng. Sẵn sàng vẫn chưa đủ, phải hành
động. — Johann Wolfgang von Goethe

( Nếu bạn không hài lòng với cuộc sống hiện tại, thay vì than thở
hoặc bỏ cuộc, hãy dành thời gian suy nghĩ để vạch ra một kế hoạch
hành động, và hãy bắt tay vào hành động ngay khi lập tức.

( Muốn trở thành số một thì lúc nào cũng phải nỗ lực như thể mình
chỉ là số hai.

( Muốn thay đổi thì cần phải có một trái tim quả cảm. / Trích sách
“Sống và Khát Vọng”

( Có một bầu trời và bạn – bạn có một đôi cánh. / Trích sách “Sống

18
và Khát Vọng”

( Tương lai thuộc về những người tin vào vẻ đẹp của ước mơ. —
Eleanor Roosevelt, Sách “Mặt Phải

(sưu tầm)

Mẹ cháu mở topic theo chỉ định của bác Laida. Nào mời cả nhà mình cùng
vào đây thảo luận và chia sẻ!
Mẹ Titibongbong: Rèn nếp sinh hoạt, thói quen từ trước
khi vào lớp 1
- Việc học là việc của con. 5 h kém 15 đi học về được
xuống sân chơi 1 tiếng, sau đó tự sắp xếp thời gian làm bài
tập, cứ 7 giờ tối là mẹ kiểm tra bài ở lớp. Nhiều lần cu cậu
cũng quên ko làm, chơi quá đà không nhớ… Mẹ bảo nếu ko tự
lo được bài tập thì ko phải đi học nữa. Có hôm em đã cho nghỉ
học 1 ngày và bảo thôi ko cần đi học nữa, mẹ sẽ kiếm việc
làm cho con, cu cậu sợ xanh mặt. Giờ thì đã tự giác hơn, xác
định đó là việc của mình.Nhiều hôm cậu cũng biết tranh thủ
thời gian làm bài tập luôn ở lớp, về nhà có thời gian chơi
nhiều hơn ---( - Mẹ ko phải ngồi kè kè để kèm học, tự lo hoàn
thành bài vở, thỉnh thoảng mẹ kiểm tra xem có đạt yêu cầu
không. Có hôm vài ngày cứ lờ đi, rồi kiểm tra đột xuất, nhắc
nhở, rút kinh nghiệm. Mẹ bận đi đâu thì ở nhà cũng tự hoàn
thành được bài vở, tắm gội cho mình…
- Cầm bút là phải viết đẹp: Cu cậu nhà em cực kỳ cẩu thả,
mẹ đã rèn cho viết chữ khá đẹp, nhưng nếu lơ là là lại viết
xấu ngay. Câu mẹ luôn nhắc là nếu viết đẹp thì chỉ cần viết 1
lần, còn ko sẽ rất mất thời gian để viết lại 2,3 lần, rất mỏi
tay… Bây giờ cũng đã ý thức được rằng cầm bút là phải viết

19
đẹp, tuy nhiên vẫn có lúc cẩu thả, nhưng cũng tạm chấp nhận
-( Việc học ở trường mẹ ko phải lo lắng gì nhiều, chữ khá đẹp,
môn toán học cũng nhẹ nhàng. Thi cử cũng biết cẩn thận, từ
đầu đến giờ thấy thi toàn 10 (lớp 1 chắc cũng đơn giản). Lớp
1 mà bạn bè trong lớp phải đi học thêm toán, tiếng Việt khá
nhiều, còn em ko cho cu cậu đi, chỉ sáng thứ 7 đi học thêm
tiếng Anh thôi, tháng 4 này đi học võ nữa. Gọi là cho đi học
để khỏe người lên, cũng để học cách tự vệ vì cu cậu hay bị
bạn cào cấu lắm, trung tâm ngay gần nhà, tự đi tự về được
nên ko mất nhiều thời gian.
- Muốn hiểu biết thì phải đọc sách: Thời gian đầu mới biết
đọc chữ, ghép vần, em còn mua Doremon cho đọc, giờ thì ko
mua nữa mà mua những cuốn truyện bổ ích, sách phù hợp với
con. Khi mới biết đọc, cậu đọc bằng miệng, dần dần mẹ đã
rèn cho cách đọc bằng mắt, tốc độ đọc khá nhanh rồi. Tối nào
cậu cũng dành ra 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi để đọc rất say sưa,
lúc nào bố mẹ cũng phải giục đi ngủ. Chiều tan học cậu cũng
hay tự mò ra hiệu sách gần nhà để đọc truyện tranh cọp, đặc
biệt là Doremon, cái này em cũng ko cấm, ----( Sách thì đọc
được khá nhiều, truyện Không gia đình đọc gần hết 2 tập thì
chán, còn lại truyện cổ tích, truyện sáng tạo… đọc tương đối.
Do thích đọc sách nên viết chính tả khá tốt, mẹ đọc cho viết
mà rất ít khi sai.
- Muốn đi học nước ngoài thì phải học giỏi tiếng Anh.
Nhà em 2 VC trước đây du học ở TQ, xã cũng hay được đi
nước ngoài, mỗi lần về lại cho cậu xem cái nọ cái kia, cậu rất
thích và mơ ước sau này cũng được đi học nước ngoài. Đây là
động lực giúp cậu rất hứng thú trong việc học tiếng Anh -
( Lúc nào cũng xin học cái này, nghe cái kia… Mặc dù nhiều

20
lúc ham quá cũng vào chơi game, nhưng khoản online thì em
cũng để ý sát, ko cho cu cậu quá thoải mái được vì nó còn
nhỏ, hứng lên một cái là chơi game cả buổi ngay.
- Các nếp khác: Có thời gian phải giúp mẹ những việc có thể
làm được, như ăn cơm thì phải trải chiếu, bê nồi cơm, ăn xong
phải dọn gọn mâm để người lớn bê mâm; Sáng ngủ dậy phải
tranh thủ gấp chăn, dọn giường…
- Sở thích: Thích chơi cờ vua với bố mẹ, thời gian đầu còn
hay thua, giờ thì cũng đã chơi khá hơn nhiều. Thỉnh thoảng
cũng cho chơi cờ vua với máy tính.
- Năng khiếu thì em chưa cho học gì cả, một phần vì thấy con
cũng ko có năng khiếu gì nổi bật, một phần vì em thích cho
con sau này học ghi ta, mà học ghi ta thì phải đợi lớn lên chút
đã. Tháng 4 em cho đi học võ vì cu cậu nhà em hơi nhút nhát,
cũng là hình thức luyện thể thao vì cu nhà em người hơi ục
ịch, ko được nhanh nhẹn.
- Nói không với ti vi: Con em mà xem ti vi thì nó chỉ xem
phim hoạt hình, mà em thấy cái đó chỉ mất thời gian, ko có
thuyết minh, mấy cái hình chẳng đâu vào đâu, thế nên em
luôn nhắc rằng nếu có tg con đọc sách, xem phim tiếng Anh,
học tiếng Anh chứ ko nên xem mấy bộ phim chẳng ra gì đó.

II. Mài đá thành ngọc cấp tiểu học – Rèn luyện cho con
các kỹ năng/trang bị cho con các hành trang để bước
vững chắc vào trung học
Titibongbong: Rèn nếp sinh hoạt, thói quen từ trước khi vào lớp 1

21
- Việc học là việc của con. 5 h kém 15 đi học về được xuống sân
chơi 1 tiếng, sau đó tự sắp xếp thời gian làm bài tập, cứ 7 giờ tối là mẹ
kiểm tra bài ở lớp. Nhiều lần cu cậu cũng quên ko làm, chơi quá đà
không nhớ… Mẹ bảo nếu ko tự lo được bài tập thì ko phải đi học nữa.
Có hôm em đã cho nghỉ học 1 ngày và bảo thôi ko cần đi học nữa, mẹ
sẽ kiếm việc làm cho con, cu cậu sợ xanh mặt. Giờ thì đã tự giác hơn,
xác định đó là việc của mình.Nhiều hôm cậu cũng biết tranh thủ thời
gian làm bài tập luôn ở lớp, về nhà có thời gian chơi nhiều hơn ---( -
Mẹ ko phải ngồi kè kè để kèm học, tự lo hoàn thành bài vở, thỉnh
thoảng mẹ kiểm tra xem có đạt yêu cầu không. Có hôm vài ngày cứ lờ
đi, rồi kiểm tra đột xuất, nhắc nhở, rút kinh nghiệm. Mẹ bận đi đâu thì
ở nhà cũng tự hoàn thành được bài vở, tắm gội cho mình…
- Cầm bút là phải viết đẹp: Cu cậu nhà em cực kỳ cẩu thả, mẹ đã
rèn cho viết chữ khá đẹp, nhưng nếu lơ là là lại viết xấu ngay. Câu mẹ
luôn nhắc là nếu viết đẹp thì chỉ cần viết 1 lần, còn ko sẽ rất mất thời
gian để viết lại 2,3 lần, rất mỏi tay… Bây giờ cũng đã ý thức được rằng
cầm bút là phải viết đẹp, tuy nhiên vẫn có lúc cẩu thả, nhưng cũng
tạm chấp nhận -( Việc học ở trường mẹ ko phải lo lắng gì nhiều, chữ
khá đẹp, môn toán học cũng nhẹ nhàng. Thi cử cũng biết cẩn thận, từ
đầu đến giờ thấy thi toàn 10 (lớp 1 chắc cũng đơn giản). Lớp 1 mà bạn
bè trong lớp phải đi học thêm toán, tiếng Việt khá nhiều, còn em ko
cho cu cậu đi, chỉ sáng thứ 7 đi học thêm tiếng Anh thôi, tháng 4 này
đi học võ nữa. Gọi là cho đi học để khỏe người lên, cũng để học cách
tự vệ vì cu cậu hay bị bạn cào cấu lắm, trung tâm ngay gần nhà, tự đi
tự về được nên ko mất nhiều thời gian.
- Muốn hiểu biết thì phải đọc sách: Thời gian đầu mới biết đọc chữ,
ghép vần, em còn mua Doremon cho đọc, giờ thì ko mua nữa mà mua
những cuốn truyện bổ ích, sách phù hợp với con. Khi mới biết đọc, cậu

22
đọc bằng miệng, dần dần mẹ đã rèn cho cách đọc bằng mắt, tốc độ
đọc khá nhanh rồi. Tối nào cậu cũng dành ra 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi
để đọc rất say sưa, lúc nào bố mẹ cũng phải giục đi ngủ. Chiều tan học
cậu cũng hay tự mò ra hiệu sách gần nhà để đọc truyện tranh cọp, đặc
biệt là Doremon, cái này em cũng ko cấm, ----( Sách thì đọc được khá
nhiều, truyện Không gia đình đọc gần hết 2 tập thì chán, còn lại truyện
cổ tích, truyện sáng tạo… đọc tương đối. Do thích đọc sách nên viết
chính tả khá tốt, mẹ đọc cho viết mà rất ít khi sai.
- Muốn đi học nước ngoài thì phải học giỏi tiếng Anh. Nhà em 2
VC trước đây du học ở TQ, xã cũng hay được đi nước ngoài, mỗi lần về
lại cho cậu xem cái nọ cái kia, cậu rất thích và mơ ước sau này cũng
được đi học nước ngoài. Đây là động lực giúp cậu rất hứng thú trong
việc học tiếng Anh -( Lúc nào cũng xin học cái này, nghe cái kia… Mặc
dù nhiều lúc ham quá cũng vào chơi game, nhưng khoản online thì em
cũng để ý sát, ko cho cu cậu quá thoải mái được vì nó còn nhỏ, hứng
lên một cái là chơi game cả buổi ngay.
- Các nếp khác: Có thời gian phải giúp mẹ những việc có thể làm
được, như ăn cơm thì phải trải chiếu, bê nồi cơm, ăn xong phải dọn
gọn mâm để người lớn bê mâm; Sáng ngủ dậy phải tranh thủ gấp
chăn, dọn giường…
- Sở thích: Thích chơi cờ vua với bố mẹ, thời gian đầu còn hay thua,
giờ thì cũng đã chơi khá hơn nhiều. Thỉnh thoảng cũng cho chơi cờ vua
với máy tính.
- Năng khiếu thì em chưa cho học gì cả, một phần vì thấy con cũng ko
có năng khiếu gì nổi bật, một phần vì em thích cho con sau này học
ghi ta, mà học ghi ta thì phải đợi lớn lên chút đã. Tháng 4 em cho đi
học võ vì cu cậu nhà em hơi nhút nhát, cũng là hình thức luyện thể
thao vì cu nhà em người hơi ục ịch, ko được nhanh nhẹn.
- Nói không với ti vi: Con em mà xem ti vi thì nó chỉ xem phim hoạt

23
hình, mà em thấy cái đó chỉ mất thời gian, ko có thuyết minh, mấy cái
hình chẳng đâu vào đâu, thế nên em luôn nhắc rằng nếu có tg con đọc
sách, xem phim tiếng Anh, học tiếng Anh chứ ko nên xem mấy bộ
phim chẳng ra gì đó.

Landmark 2: Tăng tự tin cho con


Em thấy lòng tự tin là yếu tố rất quan trọng giúp trẻ phát triển.
Những câu nói: “Mẹ tin là con có thể làm được”, “Mẹ biết chắc là con
làm được mà”; “Biết ngay là con làm được phần lớn, chỉ còn một chút
nhỏ này bị nhầm thôi…” “chẳng lẽ con thông minh thế mà lại không
nghĩ ra à” sẽ từng ngày đặt nền móng vững chắc lòng tin của bé vào
khả năng của bản thân.

Những khi bé làm được một việc gì tốt, đặc biệt là khi tự nghĩ ra cách
giải quyết (như đựng đồ vật vào vạt áo để mang được nhiều khi di
chuyển, …) thì mẹ khen ngợi trực tiếp, sau đó lại kể lại với bố, với anh
trai (nói to cho bé nghe thấy): Ô, bạn A nhà mình hôm nay làm được
việc này, việc này đấy, mẹ không ngờ, ngạc nhiên chưa… Cách này em
thấy rất hiệu nghiệm với bạn nhỏ nhà em.

Tuy nhiên, giống như may áo vậy, không có đồng phục cho tất cả mọi
người.Với bạn lớn mà khen thì bạn ấy nói: “Mẹ biết khen con là tốt
đấy”. Tức là bạn ấy nhận ra mẹ đang khen bốc mình lên và bạn ấy
không đánh giá cao việc khen ấy lắm. Với cậu này, em thấy áp dụng
bài nói thẳng thắn, đơn giản, đúng vào sự thật thì cậu ta ngấm dần.

Vậy may đo thế nào cho vừa khít với từng người? Các mẹ cùng chia sẻ
tiếp với em nhé.
honhitthomqua SỐNG và LÀM BẠN cùng con

24
Mình có con trai thứ 2 đang học lớp 4 và điều gọi là giáo dục con của
mình chỉ là SỐNG và LÀM BẠN cùng con mà thôi. Anh cả tính hiền
lành, làm gì cũng chậm chạp và rất ngại thể hiện mình, anh hai ngược
lại, ngăn nắp, khó tính, tự lo mọi việc học hành. Vậy nên để dc làm
bạn với hai anh này, mình như một ... ko biết gọi là gì? À, nước! Lúc là
hơi, lúc là sóng, lúc như cục đá lạnh ngắt! Hì..hì...lúc thì như một
thằng anh trai của chúng (cũng gật gù, cũng tán chuyện, cũng lắc lư
nghe những bản nhạc mà thấy :"ui, âm nhạc mà kinh thế này
à!".....nhưng mình ko nói ra) . Đấy! Mình chẳng có tài cán gì nên mình
dc vào đây nghe các mẹ nói chuyện, chia sẻ, mình rất HP, như tìm dc
của báu ấy!
Mehaicongchua: Phải rèn từ khi còn mẫu giáo: kiên trì, nhẫn nại, tập
trung và trí nhớ tốt và rèn tập trung cho các nhóc hiếu động thế
nào
Muốn mài đá từ tiểu học để thành ngọc ở trung học thì bước đầu tiên
phải rửa đá ở lứa tuổi mẫu giáo các mẹ ạ. Ngu ý của em là vậy. Muốn
con vào tiểu học có nền nếp tốt, thì ở tuổi mẫu giáo cố gắng rèn tính
kiên trì, nhẫn nại, tập trung và trí nhớ tốt. Việc rèn này không cần
nhiều thời gian mỗi ngày nhưng cần hàng ngày.

Nói thật là mình phục lắm bạn nào ngồi tập trung được 30 phút đến 1
tiếng để học mỗi buổi hoặc mỗi ngày ở lứa tuổi mẫu giáo vì lứa tuổi
này rất hiếu động, ham chơi hơn ham học, mắt la mày lém để xem
hoạt hình chứ không phải để đọc sách, tay mà phải cầm bút viết chữ
thì nhanh mỏi lắm nhưng mà cầm bút để vẽ linh tinh thì lại vô tư. Con
nhà mình từ bé mỗi ngày mình chỉ tập trung cho học từ 15 - 2o phút
rồi nghỉ. Thậm chí con gái thứ 2 hiếu động hơn chỉ cần tập trung 10-15
phút để con hình thành thói quen thôi. Cứ kẽo kẹt vài tháng thì con
quen nếp, dần dần cứ đưa nhiều bài hơn một tí con lại tự ngồi tập

25
trung hơn một tí, đến khi quen hẳn thì con sẽ có thể tập trung cao
hơn, ngồi lâu hơn.
Mechichbop: Em nghĩ còn một cái quan trọng hơn rèn luyện như trên
và việc làm con thấy hứng thú, thích học, thích đọc ạ.

CÒn khi con đã hứng thú thì chắc không phải rèn nhiều đến thế. (Em
nghĩ vậy)
Mengoctri: Rèn con từ mẫu giáo:
Thứ nhất: mình đồng ý với quan điểm rèn từ bé, rèn ngay từ lúc có thể
rèn được: nhà mình thì cả 2 chị, em từ 6 tháng tuổi là mẹ bắt đầu rèn
ngay từ việc 21h00 phải đi ngủ: mất 1 tuần đầu cực lắm, vất vả vô
cùng nhưng về sau vào nếp, nên bé sau nhà mình đến giờ sắp 6 tuổi
cứ đến 21h00 là tự động đi đánh răng, thay quần áo lên giường ngủ và
6h30 sáng dậy!
Thứ 2: ngay từ khi còn bé dù có thương, quan tâm đến con đến mấy
vẫn phải có qui định: đồ chơi phải xếp gọn gàng, chơi xong phải dọn
và vi phạm là có qui định cụ thể; muốn xem tivi phải xin phép mẹ! nên
bây giờ, nếu cậu chàng ở nhà, muốn xem tivi vẫn giữ thói quen gọi
điện xin phép mẹ mới dám mở và mình qui định cho xem thời gian bao
lâu, hết giờ phải tắt!
Thứ 3: rèn thói quen chơi và học theo plan; khi con còn bé chưa biết
chữ, mình làm plan nho nhỏ vừa viết vừa vẽ minh họa bên cạnh, dặn
con, khi nào hoàn thành thì lấy bút chì gạch vào; con làm dần rồi quen
nên mình có đi công tác đi nữa mà giao nhiệm vụ cho con rồi thì bà ở
nhà bảo ko làm con cũng ko nghe vì mẹ đã giao chi tiết!
Thứ 4: Rèn tính cẩn thận: mình lấy 1 ví dụ của cô chị năm nay đã lớn
nhưng vẫn ko từ bỏ thói quen mẹ dạy: phong bì nộp tiền học được con
lấy bút chì kẻ thành nhiều dòng, mỗi lần nộp tiền con viết nội dung, cô
ký vào và cất đi sử dụng tiếp cho lần sau; cho dù 1 cái phong bì trị giá

26
mua 500đ nhưung mình rèn con tính ngăn nắp, cẩn thận và tiết kiêm
Thứ 5: Trước khi con học lớp 1, mẹ cháu cũng học lại cách viết chữ và
nắm vững 3 nguyên tắc khi viết đó là: Điểm đặt bút viết (chữ o, a...);
đưa nét bút thế nào và cuối cùng là điểm dừng bút ở đâu; cách cầm
bút thế nào cho đúng. Tại nhà, việc rèn chữ là 1 chuyện nhưng liên
quan đến tính kiên trì của con sau này nhiều lắm đấy: Mình 1 tuần đầu
chỉ bắt con mỗi ngày dành thời gian viết duy nhất 1 chữ o với thời gian
tăng dần, hôm nay 5 dòng, ngày hôm sau tăng thêm 2 dòng, cứ như
vậy, ko được tẩy khi viết chữ xấu ko tròn, cứ như vậy ngày qua ngày
con viết càng tiến bộ ( và nên cũng khen và khích lệ con kịp thời) ;
mới đầu con nôn nóng muốn chuyển sang chữ khác cho đỡ nhàm chán
nhưng thấy mẹ giao như vậy nên kiên trì làm theo; Đến hôm nay, thì
bé đã mỗi tuần học viết 2 chữ mới và con nắm chắc qui tắc cách đặt
bút thế nào, trả lời rõ ràng rành mạch 3 câu hỏi mẹ đặt ra khi viết và
chỉ 10 đến 15 phút là viết xong 1 trang!
Trên tất cả các nguyên tắc thì nguyên tắc tối ưu tiên là bố, mẹ phải
thống nhất trong quá trình giáo dục, nếu có bất đồng phải trao đổi
riêng; nhà mình nhiệm vụ chính mẹ sẽ đảm nhận, bố sẵn sàng làm/hỗ
trợ khi cần!

Mỗi đứa trẻ một tính cách khác nhau (nhà mình cô chị và cụa em cũng
khác nhau nhiều), do vậy, ko có qui tắc chung cho mọi đứa trẻ, nhà
mình cũng vậy, để cô chị có tư duy toán tốt mẹ cũng phải vất vả học
hỏi kinh nghiệm rèn con sao cho phù hợp! chưa biết cô chị sẽ đạt kết
quả ra sao, nhưung đến hôm nay, việc học, chơi cũng nề nếp, độc lập,
chăm chỉ, tự bản thân có định hướng rõ ràng! Mình bận rồi nên chỉ tạm
viết vậy, kinh nghiệm mang tính cá nhân thôi ah!
nguyenhainadl : Rèn con tập trung bắt đầu từ những gì con thích và nề nếp khác
thế nào

27
- Theo em rèn sự tập trung thì có lẽ nên chọn cái gì mà con thích
nhất để học đã, như nhà em cu con thích các loại phương tiện giao
thông nên em in ra hoặc đưa bút màu cho cu cậu ngồi vẽ linh tinh các
loại xe vậy mà ngồi hàng tiếng đó các bác ạ, nhiều lúc mẹ cứ nghĩ hắn
làm gì nên đang nấu cơm lại chạy vào nhìn lén xem thế nào? Bây giờ
vẽ xong mẹ lại bày trò cho hắn trình bày ý tưởng và mẹ ngồi dưới
nghe rồi " phản biện". Giờ nhà em muốn con học những cái khác cũng
dễ hơn nhưng theo em thì có lẽ tùy vào sức khỏe và tâm trạng của các
cháu nữa ạ. Cũng cái bài như thế nhưng hôm nào mệt hay làm sao thì
y như rằng làm sai hết hoặc câu giờ??? Em là em khâm phục mẹ Ngoc
Tri lắm lắm vì dạy con theo kế hoạch răm rắp, nhất là vụ đi ngủ thì
nhà em lung tung lắm thường dao động trong phạm vi 9 -10h.
- Nếu muốn con tự phục vụ thì các mẹ cũng phải chuẩn bị để những
nơi mà con có thể lấy được ví dụ: Muốn con tự đánh răng thì mẹ phải
chuẩn bị ghế cao để con đứng, muốn con rửa tay xà bông trước khi ăn
cơm rồi lau tay khô chẳng hạn thì phải có khăn treo vừa tầm vớicủa
con,....Nhà em thì thường theo nguyên tắc là khi không làm được mới
được nhờ bố mẹ giúp còn ví dụ cao mà bắc ghế được mẹ cũng không
giúp, tay ngắn có thể dùng sào ( nếu con quên thì em gợi ý), thế nên
có hôm mẹ nhờ nó đi lấy cốc nước nó tương luôn câu " mẹ có chân sao
mẹ không đi, mẹ có bận gì đâu" hic hic, lại giải thích một hồi, hi hi.
- Theo em cái quan trong việc rèn nết cho con là việc làm gương của
bố mẹ.
Freestyle: Rèn các nếp khi ở mẫu giáo
Mình cũng có 2 bé, bé trai lớn 9 tuổi , bé gái nhỏ 4, 5 tuổi . Hai bé nhà
mình rất ẩu . Mình đã mất rất nhiều thời gian để rèn hai bé .
Bé lớn mình phải thường xuyên nhắc về chuyện để bàn học bừa bộn .
Mình giao hẹn , mẹ đi làm về mà thấy bàn hoc luộm thuộm là mẹ xử lý
. Ngày nào mình cũng kiểm tra , làm chưa đc thì mình bắt làm cho

28
bằng được , mẹ thấy hài lòng mới thôi. Bây giờ bàn học của hai bé đều
gon gang lắm . Quần áo bắt buộc phải treo lên , dù muộn giờ hoc cũng
phải treo quần áo lên mắc, mắc áo cao bé vẫn phải kiễng chân , mình
bảo với bé riêng động tác kiễng chân của con cũng làm con cao lên .
Từ 5 tuổi , bé đã phải tự tắm,tắm xong mình vào kiểm tra và tắm
lại .Bây giờ ăn xong bé phải tự lau bàn, đi đổ rác . Quần áo phải tự gấp
. Bé nhỏ 4, 5 tuổi cũng vậy nhé.Tủ quần áo mà bừa bộn thì dứt khoát
là phải xếp gọn gàng .Buổi tối hai anh em đi đánh răng thì bé lơn phải
lấy kem cho bé nhỏ .
Bé lớn nhiều lúc đi chợ cho mẹ , mua mớ rau, cái bánh mỳ , gói xôi ăn
sáng .( bé tự đạp xe ) .
Đồ chơi phải xếp gọn gàng, ko thì mẹ sẽ vứt , mà mình vứt thật , vài
lần bé sẽ quen .
Nhưng mình còn thấy hai bé còn nhiều khuyết điểm lắm mà mình chưa
rèn được . Ví dụ : hay xem phim hoạt hình nhất là trong giờ ăn cơm, đi
ngủ muộn và vẫn còn ẩu lắm .
Bé nhỏ nhà mình thì hay đòi mua đồ chơi , đi siêu thị là đòi mua . Mình
luôn miêng nói : Mẹ ko có tiền, mẹ để tiền để cho con học hành . Một
thời gian sau bé sẽ đổi cách hỏi .Mẹ ơi mẹ có tiền để mua đồ chơi chưa
? Mình bảo : chưa .
Bây giờ bé đi siêu thị thấy búp bê đẹp thì bảo , bao giờ con lớn con
làm ra tiền thì mẹ cho con mua búp bê này nhé . Mình bảo . uh, để
xem đã . Mình chỉ mua cho bé đồ chơi vào mỗi dịp cần thiết : Sinh
nhât, tết, trung thu, tết thiếu nhi ...
Vothilehien: Rèn con nhà chị Hiền – tăng cường thể lực từ bé #31
Về việc nuôi con, cách dạy con của anh chị mình rất khác với nhà
mình. Bây giờ mình đang phải sửa sai bằng cách đi theo anh chị. Bố
mình là 1 nhà giáo rất nghiêm, ông xuất thân từ 1 gia đình địa chủ
(nhưng thiên về nho giáo), cho nên ông rất phong kiến. Ông nuôi dạy

29
con y như thời phong kiến vậy, quan niệm của ông là trọng nam hơn
nữ (dù không coi thường), con cái phải nghe lời cha mẹ, trong mọi
chuyện đều phải có tôn tri trật tự, có trên có dưới, thương cho roi cho
vọt. Tuy nhiên ông lại là 1 nhà giáo nên việc ông đánh con cũng rất bài
bản. Nếu con mắc lỗi sai, con phải chịu trách nhiệm, phải biết sửa lỗi.
Trong bất kể trường hợp nào con phạm lỗi, ông đều bắt nằm úp môn
xuống giường, phân tích nhẹ nhàng để con nhận biết điểm sai của
mình và đánh 1 roi, chỉ 1 roi thôi vào mông để cho con nhớ. Có lẽ cái
tư tưởng trọng nam hơi lớn, cho nên anh trai mình kế thừa toàn bộ
những tư tưởng ấy của ông, còn các cô con gái thì lại rất chi khác biệt.

Anh chị mình nuôi dạy con rất nghiêm khắc, rèn giũa chúng rất bài
bản, kiên định, không xót con. Lũ trẻ nhà anh chị rất ngoan, chúng rất
nghe lời ba mẹ, chỉ cần ba mẹ nói nghiêm (không nói to, chỉ nói chậm
và nặng giọng 1 chút – về sau này mình hiểu là hơi giống kiểu mẹ
Pháp dạy con) là bọn trẻ đâu vào đấy.

Tuy nghiêm như vậy, nhưng anh chị lại rất thoáng trong việc cho phép
bọn trẻ được làm theo ý mình. Mình cảm nhận anh chị rất tôn trọng lũ
trẻ, luôn lắng nghe chúng nói, và trong khuôn khổ, phạm vi chấp nhận
được cho chúng tự do xả láng.

Bọn trẻ nhà anh chị mình được đi xa từ bé, đi khắp nơi, đi kể cả khi
ốm, đi trong cả mưa bão, 2 bé sinh đôi bé tý cũng khoác áo phao đi
trợ cấp đồng bào lũ lụt miền Trung. Nhiều lần làm cả nhà mình đứng
cả tim vì bị kẹt trên tàu do đường ray bị hư… Cứ 5 người trên 1 xe,
nhà ấy rong ruổi khắp nơi bất kể khi nào rảnh rỗi. Đi bụi dọc bờ biển,
tắm biển, đá banh, đốt củi nướng đồ ăn… Mới đầu thì các bé cũng dặt
dẹo lắm và nhà mình cũng sợ cái cách sống của gia đình anh chị lắm.
Nhưng anh chị mình vẫn kiên định, không thay đổi theo can ngăn của

30
mọi người, vẫn kiên định nuôi con theo ý anh chị. Các bé chơi thể
thao, đá banh, đi xe đạp, đi bộ … thường xuyên. Và bây giờ thì trộm
vía bé nào cũng khỏe, rắn rỏi, vui tươi. Trong khi đó con nhà mình thì
giữ gìn rất cẩn thận thì hay ốm vẫn hoàn hay ốm, thời gian này đành
phải giảm tải học hành để rèn luyện thân thể.

Quan điểm của anh chị là cho tụi nhỏ dãi dầu mưa nắng, luyện tập
nhiều chúng sẽ trưởng thành nhanh và khỏe khoắn. Cảm phục nhất là
cả nhà leo bộ 3 tiếng ròng rã lên đỉnh Langbiang, đốt lửa nướng thịt
ăn, vui chơi rồi lại chống gậy leo bộ xuống trong khi nhà mình leo lên
được 1/3 thì kiệt sức phải thuê xe lên rồi thuê xe xuống. 2 bé sinh đôi
hồi mẫu giáo hàng ngày tự đạp xe đạp bé tí đi học (khoảng 1km), mẹ
đi xe máy kè bên cạnh. Con gái lớp 6 đã có thể giúp mẹ nấu ăn sáng,
trông em khi ba mẹ đi công tác, nấu cơm, làm việc nhà…

Chính cách dạy con nghiêm khắc, phong trần và chăm lo thể thao của
anh chị, khiến bọn trẻ sống có nề nếp, học tập, vui chơi đâu ra đấy,
giờ học tập trung, đảm bảo chất lượng…
Còn việc luyện con vào TĐN của chị Hiền hơi giống mẹ Hởi cùng con
luyện Beestar (luôn đồng hành và sát cánh bên con), để chị Hiền chia
sẻ vậy.
Titibongbong: Rèn chữ cho con #32 & rèn cho con tự đi một mình 33
Về chuyện rèn chữ cho con em thấy trường hợp nhà em thì thế này:
Em mất khá nhiều công sức để rèn chữ cho con, chữ con đã đẹp (theo
nhận xét của mẹ), thế nhưng với con trai em, đẹp rồi không có nghĩa
là dần dần sẽ tiến bộ lên, mỗi ngày một đẹp hơn. Con em viết đẹp rồi,
một thời gian mẹ ko để ý là xấu đi ngay, cẩu thả ngay. Hơn nữa, khi
lên lớp cao, con phải viết nhiều nên chắc chắn sẽ phải viết láu hơn,
nhanh hơn. Lúc đầu viết đẹp, sau này rơi vãi dần là vừa . Cuối cùng
được nét chữ tàm tạm. Tất nhiên em sẽ chẳng đến mức phải yêu cầu
31
con viết nét thanh nét đậm, nét chữ nghiêng , bởi thời gian đó con có
thể làm được nhiều việc thiết thực hơn.
Nếu giai đoạn đầu mẹ thấy con chữ tàm tạm mà hài lòng, rồi ko nhắc
nhở khi con viết cẩu thả, dần dần chữ con ngày càng xấu đi. Vì thế em
nghĩ các mẹ đừng tặc lưỡi cho qua nếu từ đầu con viết ko cẩn thận,
nếu ko sau này chữ tụi nó sẽ ngày càng xấu đi. Vì em đã từng làm
giáo viên một thời gian, nhìn những học sinh viết chữ đẹp, trình bày
sạch sẽ vẫn thích lắm ạ.
Trong quá trình dạy chữ cho con, em thường giữ nguyên tắc: Viết đẹp
thì viết 2 dòng, viết xấu thì viết nhiều dòng. Có hôm con được cô giao
bài về nhà viết 1 trang, thậm chí 2 trang các chữ, từ giống nhau. Em
chỉ yêu cầu con em viết 2 dòng, hôm nào quá nhiều thì mẹ sẽ viết hộ.
Các bác có thể ném đá em, nhưng em thấy tụi nó cứ ngồi còm cõm
viết 5,7 dòng giống hệt nhau cũng chán lắm, em ngồi viết mà cũng
thấy mỏi nhừ tay. Thay vào đó em sẽ cho con chép chính tả (mẹ đọc
con viết), viết những từ khó như ngoằn ngoèo, khúc khuỷu…, viết thơ,
viết thư cho ông bà, bố (nếu bố đi công tác), chép bài hát, … cùng là
hình thức luyện chữ nhưng phong phú hơn, con ko thấy chán. Và con
viết xong mẹ sẽ nhận xét, nhắc nhở, viết lại các chữ, từ… chưa đạt yêu
cầu.
Nói chung con cũng như mẹ, chỉ có 24 giờ đồng hồ mỗi ngày, làm thế
nào để con cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhàng trong học hành là điều quan
trọng nhất.
Vothilehien: Rèn con nhà mẹ Hiền 34
Đối với 2 đứa bé thì mẹ đã có được chút kinh nghiệm nhưng là con trai
nên hoàn toàn khác với con gái, con gái thì nhẹ nhàng im ắng, mẹ chỉ
việc vạch đường và hổ trợ con.
- Điều mình quan tâm trước triên cho con đó là sức khỏe: Ngủ đủ giấc,
ăn đủ dinh dưỡng, tập luyện thể thao.

32
- Lựa chọn một số kiến thức cơ bản cần dạy bé để bé có đủ tư duy khả
năng đón chương trình học ở trường, có thể chỉ cho con các cách học,
nhớ nhanh và đơn giản nhất, xem chương trình học ở trường là nhẹ
nhàng nhất đối với bé. Tạo cho bé mỗi ngày đến trường là một ngày
vui, mỗi ngày được gặp bạn bè và học hỏi nhiều điều mới!
- Con đọc nhiều sách: Đọc các loại sách nhằm phát triển tâm hồn cho
bé như lòng yêu thương và hiếu thảo. Lúc đầu tập cho con thói quen
đó là mỗi tối trước khi đi ngũ con đọc sách cho mẹ nghe nhé! vì lúc
nhỏ tối nào mẹ cũng đọc cho con nghe mà, gợi cho con thói quen
nhưng cũng cho con thấy con làm như vậy là yêu thương mẹ. Thất sự
bây giờ hai bé đọc xong 2 chuyện là mẹ đã ngũ khò luôn rồi.
- Học tiếng Anh: Hai bé học ở Thần Đồng, ngoài ra mẹ có mục tiêu
riêng cho con mỗi năm (phải thực hiện được), 5/5 tới 2 bé sẽ thi
starter, và mục tiêu tiếp theo cho năm tới là mover, flyer....Phải có
mục tiêu để cả mẹ và con cùng thực hiện nghiêm túc. Bây giờ mình
đang đọc và suy nghĩ khai thác bộ sách của bác 3J để lên chương trình
hè cho các bé.
_ Không học thêm từ lớp 1 đến hết lớp 4 và như vậy mẹ phải đóng vai
trò là "cô giáo" khi ở nhà.
- Hai bé có học chương trình bàn tính UCMASS, các bài tập mình đều
dùng viết chì ghi date làm bài ở bên dưới trang (cho cả tuần), bé tự có
thói quen mỗi tối là làm xong có lúc 2 anh em bảo nhỏ nhau : " làm
luôn bài ngày mai để mai khỏi làm nữa", mẹ nghe được nhưng vẫn OK
chấp nhận cho con vượt chỉ tiêu hôm nay và mẹ sẽ có cách dỗ bé tăng
năng suất học để có nhiều thời gian chơi hơn.Dần dần làm việc gì con
cũng muốn tập trung để làm nhanh và sau đó chơi, con chơi đó là
game của "let's go" và "friend and family" trên máy tính. Bất chợt bố
thưởng cho việc làm bài xong là đi mua kem ăn, đi patin, đạp xe ...cả

33
nhà tổ chức live show do bố làm đạo diễn. Con đông thì mệt nhưng
nghĩ lại rất là vui vì bố mẹ cũng như những đứa trẻ con.
Biglady: Con nhút nhát khi giao tiếp & cách giải quyết
Cháu gái nhà em (4,5 tuổi) có nhược điểm là khá nhút nhát trong giao
tiếp. Cứ có người lạ là bé ko nói năng gì, bố mẹ hỏi cũng ko nói, gặp
người lớn bảo chào cũng ít khi chào. Tuy nhiên, khi ở nhà với bố mẹ,
ông bà thì nói cũng tương đối và nói rất có ý nghĩa, rõ ràng. Bé chịu
khó quan sát, nhưng ko nói ra. Tuy nhiên, nếu mẹ hỏi và gợi mở thì bé
nói được ra những quan sát của mình và đôi khi có cả nhận định.

Em không biết phải làm thế nào để bé trở nên mạnh bạo, và tự tin nói
những suy nghĩ của mình ở chỗ đông người (hoặc chỉ là trước mặt
người lạ).
----( Mehaicongchua: Chị hơi có kinh nghiệm về vấn đề này. Con gái
chị hồi xưa cũng nhút nhát, ở nhà như khướu mà ra đường chẳng nói
năng câu gì. Sau đó tìm hiểu thấy mọi người khuyên rằng nên cho con
tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Thật may mắn hồi dó chị cho
các con tham gia EC2, các mẹ hồi đó tổ chức nhiều hoạt động tập
trung các con đông lắm. Con tham gia rồi trở nên bạo dạn dần. Khi
qua được ngưỡng đó thì bây giờ lại nghịch quá, đi đâu chị cũng phải để
mắt .

Vậy hè này em chịu khó cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa
yêu cầu giao tiếp nhiều, chịu khó cho con đi đến các nơi có nhiều bạn,
anh chị để con giao lưu con sẽ tiến bộ rất nhiều.
- Trước hết, có khi em thử cho con tập trình bày các vấn đề giữa con với
bố mẹ, ví dụ tự kể chuyện cho bố mẹ nghe, tự nói về bức tranh con vẽ...
Động viên bé cho con bớt e ngại.

Sau đó, trong các hoạt động ngoại khóa, nên tổ chức nhiều hoạt động yêu

34
cầu phải trình bày, phải nói ý kiến của mình trước mọi người. Em có thể cho
chơi theo dạng mỗi bạn sẽ nói vài phút về vấn đề đó, lúc đầu chỉ là đơn giản
thôi như giới thiệu bản thân. Có thể áp dụng phần sách mà bác 3J đã up ý,
lấy các chủ đề trong đó ra. Khi chơi nên để con tự chơi trong đám bạn, mình
chỉ nên đứng ngoài nhìn và đánh giá xem tại sao con mình chưa chơi với bạn,
khó chơi với bạn hoặc không muốn chơi với bạn, không muốn nói...

Nhiều bé ngại không nói, có bé sợ là mình nói không đúng người khác chê
cười, nhưng cũng có bé đơn giản là không thích nói,... nên mình cần tìm hiểu
chính xác xem lý do là gì. Chon được sở trường chính để con bộ lộ khả năng
nói rồi mới dần sang vấn đề khác.

---( happyvalley: Ở một số lớp mẫu giáo bây giờ có tiết học Show and
Tell. Đại khái là mỗi hôm cô yc một vài bạn đứng lên nói chuyện trước
lớp về một món đồ gì đó mà bạn ý thích. Bạn nào hoạt bát thì nói
nhiều, bạn nào rụt rè thì sẽ có cơ hội tốt để cải thiện đấy. Bạn cũng có
thể thực hành show and tell ở nhà, chỉ cần có bố và mẹ làm khán giả,
giới thiệu bé thật trịnh trọng như ca sỹ ra biểu diễn, rồi lắng nghe
chăm chú bé tả về con búp bê, hay món đồ chơi, hay kể một câu
chuyện cổ tích cho bố mẹ. Dần dần tăng số lượng khán giả lên, involve
thêm ông bà, hàng xóm, trong những buổi gặp gỡ gia đình ....
----( Victoria: Trước bé nhà em cũng nhút nhát, ít chào người lớn, e
ngại rụt rè, em về nhà đóng kịch với bé như mình sẽ đóng là bà hàng
xóm chào bé thế nào, rồi mình đóng vai em bé chào người lớn ra
sao.... Cứ như thế bé sẽ thấy quen dần dần và sẽ tự nhiên hòa nhập
với mọi người.
Tomcruise: Vấn đề nhà mẹ tom và cách giải quyết của mẹ Ngoctri
1) Chữ viết cẩu thả: Chữ viết thì thôi rồi, em thì không cầu toàn là con
phải viết chữ đẹp, mà chỉ cần con viết chữ rõ ràng, mọi người đọc
được và không gạch xóa. Nhưng ôi thôi con em chỗ nào sai thì có thể

35
gạch toẹt ngay lập tức không thương tiếc. Vậy nên trông vở bẩn thỉu
vô cùng. Đi thi kiểu này thì bị trừ điểm không thương tiếc, và chỉ thiệt
cho con; Em cũng đã khuyến khích con viết chữ gọn gàng, rõ ràng là
mẹ thưởng. Thế nhưng đâu vẫn hoàn đấy.
---( Đọc thì mới thấy con mẹ TomCruise có tố chất rất thông
minh, nhanh nhẹn nhưng ko rèn tính cẩu thả và thiếu tập trung sẽ ko
đạt được kết quả cao trong học tập; Nhà mình có một đứa cháu, rất
sáng dạ, nhưng cẩu thả, làm bài ktra tóan, số viết một nơi, số mũ viết
một nơi, mẹ cháu ra nhờ cô giáo hỗ trợ giúp đỡ, qua bài ktra cô giáo
cho luôn điểm kém, qua một vài lần, bạn này lúc đầu hậm hực về nhà
thanh minh bài dễ và hiểu bài chỉ có ẩu tý thôi mà cô trừ điểm, nhưng
theo dõi thì tự thấy sợ và thấy hậu quả của việc cẩu thả chứ ko phải
dốt nên sửa dần dần!
Thế mới nói đến chuyện, trong đầu mình, ko đặt nặng việc viết chữ
phải đẹp, nhưng vẫn đặt ra mục tiêu cho con phải viết đẹp để bắt con
học phải nghiêm túc bất cứ việc gì và cố gắng hết khả năng của mình;
luyện chữ hàm ý liên quan đến việc rèn tính kiên trì và cẩn thận là
thế!

Để chữa được điểm 1, chữ viết cẩu thả, ngoài việc nhắc nhở kèm thêm
ở nhà, bạn nhờ cô giáo trên lớp trợ giúp xem sao, cho một vài bài trừ
điểm nặng vì tính cẩu thả cho bạn ấy phải sợ và thấy hậu quả!

2) Cẩu thả, lười viết và làm toán thì gộp bước: Cu nhà em toàn
làm sai toán ở những câu dễ ví dụ trừ phân số chẳng hạn. Với dạng bài
toán lý luận, biện minh một chút thì có vẻ không ổn lắm. Đặc biệt toán
có lời giải thì toàn làm gộp bước vì lười viết và tư tưởng làm cho xong,
không chịu trau chuốt. Đây cũng có lý do của nó, có dạo em không
yêu cầu con làm bài từng bước, mà chỉ cần cho mẹ đáp số, đúng là
được thế nên cu cậu ngại viết, và bây giờ mà làm toán thì toàn gộp
bước để đỡ viết nhiều. Hôm qua sau nhiều lần nói nhẹ nhàng, động
viên không được, em quật cho cu cậu một trận (lâu lắm rồi mới bị 1
trận đòn, em nóng tính lắm, chưa cải thiện được nhiều), rồi bắt làm lại

36
theo đúng trình tự cô hướng dẫn.
-( Điểm 2 thì kiên quyết phải rèn rồi, vì như vậy, thì coi như ko hòan
thành được một bài tóan; Con gái mình để rèn tính kiên trì trong làm
tóan, từ hè lớp 1 lên lớp 2 trở đi, mình yêu cầu, chỉ cần con đọc kỹ đầu
bài và làm 2 bước: tóm tắt đầu bài, biểu diễn bằng sơ đồ đoạn thẳng
thâạ chính xác, ngày nào cũng vậy, liền 1 tháng, con tự phải học tính
kiên trì, cẩn thận và tập trung nắm bắt yêu cầu của một bài tóan. Trên
thưc tế, nhiều con, đọc xong đầu bài, nhưng thiếu kiên trì và tập
trung, nên đọc xong, bảo gấp sách tóm tắt đầu bài là quên ko thể tóm
tắt nổi! Vì vậy , bạn áp dụng cách cho luyện tóan viết đầy đủ các bước
từ tóm tắt đến giải; nếu thiếu, làm lại từ đầu đến khi hòan thiện thì
thôi! Việc này ko kiên quyết, sau này đi thi sôi hỏng bỏng ko vì ko phải
dốt ko làm được mà chỉ vì ẩu! Thú thật, đối với mình, tính ẩu là kiên
quyết rèn vì ảnh hưởng sau này trong cuộc sống và khi đi làm thì mệt
lắm!
3) Không tập trung: Dạo này cu cậu có vẻ không tập trung, có bấm
giờ để hoàn thành nhưng không xong mặc dù có thưởng tích điểm để
mua một đồ vật mà cháu thích. Chỉ duy nhất thưởng game thì cháu
hoàn thành bài tập nhanh lắm (nói đến game thì mắt cháu sáng ra),
nhưng em quán triệt chỉ thứ Sáu và Chủ Nhật, chơi mỗi lần 30 phút.

4) Chưa chủ động lập kế hoạch (em nói trong ngày thôi ạ): Từ
lúc đi học về, biết là phải làm mấy việc như: cắm cơm, bật bình nóng
lạnh, vệ sinh cá nhân, hoặc vừa chơi vừa nghe tiếng Anh thế nhưng
lần nào em cũng phải nhắc nhở. Cu nhà em cũng nắm được tối nay
phải học những gì: Thông thường, một buổi tối con làm bài tập trên
lớp, nếu có tiếng anh thì làm thêm tiếng Anh, toán nâng cao mẹ giao
hàng ngày. Cuối cùng là học tiếng Anh thêm của mẹ. Cứ autaumatic
như vậy, con hoàn thành những gì đề ra, rồi kết thúc khoảng 9h30
(sau 2,5 tiếng học nhưng bao gồm cả nghỉ giải lao, đi vệ sinh...).
Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, con chưa chủ động lập kế hoạch
cho riêng mình mà phần lớn dưới sự hỗ trợ của bố, mẹ.

37
Nhiều khi em cảm thấy bất lực quá, thỉnh thoảng hai me con lại cáu
lộn, đánh vật. Các mẹ có nói, dạy con nên hài hước, vui vẻ, không gây
áp lực, thế mà sao với em khó quá. Cu nhà em toàn làm cho em bực
mình thôi. Nhiều lần em đẩy quả bóng sang bố cháu, để bố cháu giải
quyết hậu quả, vốn bố cháu cũng mềm tính hơn mẹ và việc bố dạy để
bố cháu cũng đồng cảm nỗi khổ của người dạy con; và giúp em giải
tỏa stress.
-( Tính ko tập trung và chưa chủ động lập kế hoạch nên rèn
bằng cách giao cho con tự lập kế hoạch học trong ngày lưu ý có thời
gian kèm nội dung công việc, vì cóthời gian mới rèn được tính tập
trung, sau khi lập xong cho mẹ xem; làm một bài tóan hay tiếng Việt
có thời gian cụ thể, ví dụ như mẹ giao cho con làm bài tập này trong
khoảng thời gian 15 phút chẳng hạn; Theo thời gian và lượng bài mẹ
giao con buộc phải hòan thành!
Đã là trẻ con thì bạn nào cũng ham chơi cả, game thì càng thích nên
ăn cơm xong cho con nghỉ ngơi đừng bắt học ngay, và phải kiên trì sửa
đổi dần dần chứ ko thể nóng vội!
Chúc bạn gạn lọc được vài ý để rèn con nhé và nhớ kiên trì!

Mehaicongchua:Các mẹ trả lời giùm em câu hỏi dành cho Mẫu giáo
của buổi off:

1 Trước 3 tuổi nên tập trung dạy dỗ bé những gì? Kinh nghiệm để đưa
con vào nề nếp trong cuộc sống và trong việc học hành ở lứa tuổi mẫu
giáo, từ mấy tuổi là hiệu quả nhất?
2) Làm thế nào để sớm phát hiện thiên hướng/năng khiếu của trẻ?
Phương pháp khơi gợi giúp con phát huy sở trường?

3) Làm thế nào để tăng cường khả năng tập trung của trẻ, nhất là
trong những lĩnh vực mà chúng không yêu thích?

38
4) Làm thế nào để con nhanh biết đọc được con trai 3.5 tuổi đã thuộc
bàng chữ cái gần một năm nay rồi mà mãi chưa biết đọc vợ chồng
mình đã thử đủ cách mình thấy lúc học vần sao lâu thế học bảng chữ
cái thì rất nhanh

5) 1 số cuốn sách cần đọc (dành cho cả cha mẹ và con cái).

6) Có nên lập thời gian biểu dạy con học ở lứa tuổi mẫu giáo? Cách sắp
xếp thời gian để cháu học hiệu quả, sử dụng hiệu quả các tài liệu trên
có được tron Box GD
---( Mẹthobong :
1. Trước 3 tuổi tập trung dạy dỗ bé được càng nhiều càng tốt và
dạy dỗ này thông qua chơi cùng con là chủ yếu. Duy trì thói quen
đọc sách, đọc xong thì cùng trao đổi về câu chuyện vừa nghe. Nếu cho
bé đi học cảm thụ âm nhạc, múa, vẽ thì càng tốt. Bất cứ thời gian nào
ở bên con, đi chơi hay ở nhà thì tranh thủ trao đổi thông tin về thế giới
xung quanh cho con. Ví dụ: đi vườn Bách Thú sẽ tìm hiểu được: Biết
về các con thú, tập quán sinh hoạt của thú, bài học về tính an toàn (tại
sao thú dữ bị nhốt trong chuồng kiên cố), thế giới xung quanh ta:
người lạ - nơi công cộng, thế giới thiên nhiên....túm lại là nghe dạy dỗ
thì thấy nhiều, chứ giới thiệu về thế giới xung quanh, đọc truyện hàng
ngày là được nhiều bài học lắm rồi ạ. Huấn luyện con tự lập: tự đi, tự
lấy đồ dùng của mình, giúp mẹ (lấy quyển truyện - cái điều khiển...),
tự vệ sinh...vừa nhàn mẹ và con cũng thấy mình là người có ích.
Để luyện khả năng tập trung của trẻ thì trước hết phải làm sao
để thu hút trẻ, trẻ thấy thích thì tự nhiên sẽ bị cuốn theo. Ví dụ
con em đi học vẽ, tiếng là học nhưng mà ngồi tí toáy làm đồ thủ công
kiểu như bôi màu, bôi hồ, rắc hạt óng ánh thôi, lúc đầu chỉ được chừng
30min, nhưng sau đó tăng dần và giờ 1 buổi 1,5h ngồi hoàn thành 1
39
bức tranh khổ A3. Đọc truyện cũng vậy, truyện phải in đẹp, mẹ đọc
phải diễn cảm và đọc từ truyện ngắn đến truyện dài.
Bé biết hết bảng chữ cái mà vẫn chưa biết đọc thì cứ bình tĩnh, có giai
đoạn như vậy, nhưng sau đó chỉ mất chừng 1-2 tuần bé ghép vần và
đọc vèo vèo thôi. Muốn nhanh cứ từ từ, hi hi.
Một số cuốn sách cần đọc: NXB Kim Đồng và Đông A có nhiều loại kiểu
như: Hãy xem tôi lớn lên như thế nào (hình như có cả tiếng Anh), 10
vạn câu hỏi vì sao (em ko nhớ chính xác đầu sách nhưng đại loại nó
kiểu thế), in rất đẹp về đủ mọi thông tin thú vị, bác nào có thời gian,
chịu khó đến hàng cho copy film ấy, Discovery có rất nhiều film hay về
thế giới tự nhiên, hình ảnh sống động, đến người lớn cũng mê mẩn chứ
đừng nói là trẻ con.

Một ý kiến của em: Các mẹ chăm hỏi cách dạy con quá, nhưng thiếu 1
vế làm sao cho con khoẻ mạnh, phát triển thể lực tốt, chứ thể lực kém
thì du học cũng bị thiệt thòi lém.
Vài dòng múa mép, em lại xin ngồi nghe tiếp ạ.

---------( Mẹlucky4u :
1. Làm quen với ghép hình: em mua các miếng ghép về, lúc đầu là
8 miếng (khổ A4, chia làm 8 miếng), em ngồi ghép, con mon men
xem, tò mò, lúc í em mới cho ghép. Tăng dần từ 8 miếng lên 16, 34,
rồi 56, sau này em thử cả 100 miếng, hai dì cháu ngồi ghép vẫn ok (dì
hoặc mẹ chỉ làm mồi để kích thích con ghép thôi.) Trò chơi này giúp bé
rất tốt về tư duy, bé sẽ có phản xạ về hình dạng, màu sắc, phân loại
tương đồng, nhận biết sự khác biệt...

2. Đọc truyện: Hầu như tối nào (lúc 2 đến 4 tuổi) em cũng đọc truyện
cho bé nghe, có khi mỗi tối bé nghe đi nghe lại không chán 1 truyện.
Khi đọc truyện thì luôn hỏi bé để bé suy nghĩ và nhớ: một là hỏi nội
40
dung truyện, hai là nhìn hình để phán đoán, phân tích, lúc nao bé có
vẻ chán thì chỉ đọc cho nghe thôi...

3. Đọc sách, chơi trò IQ: các dạng sách về IQ dành cho bé theo độ
tuổi, các sách này thì bán đầy ở các hiệu sách rồi.

4. Chơi ghép hình từ các miếng ghép (nhựa hoặc gỗ), hoặc các
miếng ghép mà dạng hình chữ L, I, +... sau đó bé làm sao để ghép
cho khít thành 1 khối. Cái này em không biết mô tả thế nào nữa, hic,
chỉ biết các hình đó giống như trò chơi cầm tay mà các em hai chơi í.
Bộ của bé là bằng nhựa cao cấp

5. Gọi tên và giải thích cho bé các đồ vật, hiện tượng xung
quanh, trả lời bất cứ câu hỏi nào của bé theo đúng khoa học và nội
dung bản chất, không trả lời theo kiểu qua loa hoặc theo kiểu trẻ con.
Những hiện tượng bé chưa thể biết thì tạm thời nợ, hoặc bảo bé là để
hiểu kỹ hơn thì sau này con sẽ học. Một ví dụ này là lúc khoảng 3 tuổi
bé nhà em đã hỏi mẹ tại sao khi con nằm vào chậu nước thì nước tràn
ra và dâng tay con lên, con ấn tay xuống mà nước cứ đẩy lên. Hay tại
sao có cái bóng sáng chạy trên trần nhà...

6. Tạo niềm yêu thích sách, gìn giữ sách: bé nhà em sách là số 1
đấy, đợt đó, đi đâu em cũng mang sách cho con đi, (sang bà ngoại
chơi 1,2 hôm cũng mang sách nhiều hơn mang quần áo). Một phần là
để bé coi sách như là một phần không thể thiếu, một phần là để giữ
thói quen đọc sách. Em còn rèn được việc không bao giờ được xé sách,
hì, học chiêu của mẹ Đình Đình (sách havard ...), bé làm quen với sach
từ lúc 2 tuổi mà cho tới giờ là gan 6 tuổi, chưa bao giờ biet xe sách là
gì, hay mất sách, các đồ chơi mẹ giữ cẩn thận, đén giờ vẫn còn

41
nguyên.

Đó là vài chiêu e đã làm với bé, tuy rằng hiện giờ bé đã có niềm yêu
thich moi là may tinh (hic), nhưng thực sự em thấy hiện tại bé khá vào
khuôn. Nhưng hiện giờ lại co giò lên học các mẹ để kịp với tuổi bé vào
tiểu học, hic, vì thời gian qua, em bỏ lỡ nhiều top hay quá, hic

Vài dòng chia sẻ với các me1!

Mechunghoa: tăng tính tò mò, tìm hiểu cho con


EM góp thêm một kinh nghiệm của nhà em trong việc khuyến khích trí
tò mò, ham hiểu biết của con.
Hàng ngày trên đường đi học (bằng xe máy) em hay tận dụng thời
gian để ôn tiếng Anh với con, hội thoại với nhau về những bài đã học
hôm trước, hoặc bảo con đọc lại những bài khóa đã học thuộc. Hai mẹ
con nói chuyện với nhau về mọi chủ đề, trong đó có những chủ đề mà
con rất quan tâm như: hạt nhân, tên lửa, vũ trụ, con người từ đâu mà
có...... thú thật là toàn những chủ đề mẹ chẳng mấy quan tâm (vì còn
lo cơm áo gạo tiền), những gì mẹ biết thì trả lời con ngay, những gì
chưa biết thì em sẽ để ý ở đâu có bài viết liên quan, sách truyện liên
quan thì mua cho con. Hôm vừa rồi, em mới mua cho con cuốn
"Amanda, những nền văn minh thế giới". Em đọc lướt qua sách và thấy
có rất nhiều chủ đề mà con em quan tâm. Cu cậu rất thích. Như vậy là
em đã giúp con em có phương tiện để giải đáp được những thắc mắc
của cu cậu.
Như vậy để khuyến khích con ham tìm tòi, hiểu biết thì nên truyện trò
cùng con, hiểu những mối quan tâm của con, và đáp ứng kịp thời. Yếu
tố đúng lúc là quan trọng, vì có thể để thêm một hoặc 2 năm nữa thì
lúc đó những vấn đề tương tự không còn là mối quan tâm của con nữa.

42
Ngoctri: Rèn con tự lập bằng cách ko kèm? Giúp con học số, học chữ
nhanh
@: Titibongbong: Cảm ơn em đã bỏ công sức dịch những bài giáo dục
con thật sâu sắc và hữu ích; "Không kèm" nhưng bản chất là kèm con
có hiệu quả! mình thì nghĩ ko kèm còn có ý nghĩa rộng hơn nữa ngoài
việc học mà đến những việc tự mặc quần áo, tự thu xếp, gìn giữ đồ
dùng cá nhân và tự soạn bài vở, sách vở đến trường ngay từ khi con
bắt đầu đi học, đến khi lớn, "ko kèm" sẽ là bên cạnh con, định hướng
còn con định học gì, có qtaam du học hay chọn ngành nào con phải
quyết định!

Chuyện soạn sách vở đối với các bạn đi học lớp 1 nếu bố mẹ cứ kèm
mãi thì sinh cho con tính ỉ lại, thế mới có chuyện có bạn lên lớp 2 rồi
quên vở ở nhà, cô hỏi lý do, bạn ấy nói ngay: Do mẹ con ko cho vào
cặp cho con chứ ko phải lỗi tại con!

Mình thì từ cô chị đầu, mẹ chỉ hướng dẫn cho 1 buổi đầu tiên, còn lại
tự soạn sách vở; Có lần, mình nhìn thấy bạn nhà mình để quên vở trên
bàn nhưng mình chủ động ko nhắc mà còn gọi cho cô nhờ cô phê bình;
ko phải nói gì, sau buổi học ấy, bạn ấy kiểm tra sách vở cẩn thận hẳn
vì sợ bị cô phê bình lần thứ 2!

Với bạn bé bây giờ, mẹ chỉ hướng dẫn một lần, mỗi tối, đúng giờ là
bạn tự ngồi vào bàn viết bài, viết xong, đưa mẹ kiểm tra, góp ý chứ
mình ko ngồi bên cạnh bao giờ, nhưng để tăng tính tập trung mẹ vẫn
phải giao viết 1 trang trong thời gian bao lâu! Trong thời gian con học,
mẹ tranh thủ dọn dẹp nhà cửa vì đi cả ngày nên nhiều việc dồn vào
buổi tôi!

Còn chuyện mặc quần áo thì từ 3 tuổi mình đã dạy dần rồi, sáng ra,

43
quần áo mẹ chuẩn bị, nhưng con phải tự mặc, sau vài lần lúng túng là
quen hết cho tự lập.

Mình có đọc ở đâu đó, có câu hỏi nên rèn bé từ lúc nào: câu trả lời sẽ
là rèn ngay từ lúc có thể rèn, tuy vậy, vẫn phải căn cứ vào thể trạng
sức khỏe, tính cách từng bé mà thực hiện; Cách hay nhất cho con tiếp
cận với kiến thức là vừa chơi, vừa học; ngay từ bé, nên cho bé tiếp xúc
với xếp hình có in chữ cái, in hình con vật...bé nhà mình biết chữ là từ
bộ đồ chơi xếp hình, do nhắc nhiều lần, con sẽ đọng vào trí nhớ, nếu
bảo lấy cho mẹ mảnh xếp hình có chữ a, b... là tìm ra ngay; tương tự
với đồ vật cũng vậy!

Bé nhà mình học đếm, phép cộng chỉ từ bộ đồ chơi cá ngưa, cứ 2 mẹ


con, mỗi người 2 con xúc xắc chơi một lúc, mới đầu, bé còn lẩm nhẩm
đếm từng con xúc xắc một, sau rồi thuộc, nhìn 2 con xúc xắc là nhẩm
ra tổng ngay, mẹ ko mất công dạy chút nào!

P/s: Thời gian vừa rồi, mình có đọc cuốn "Mới biết trăm năm là hữu
hạn" của Phạm Lữ Ân, mình vô cùng tâm đắc với cuốn này và đặc biệt
với một đoạn sau, (Ko thật chính xác về câu chữ) đem ra chia sẻ với
các mẹ: Con là con của bố mẹ thì dù con là người tốt hay xấu thậm chí
là ăn cắp, tù tội thì bố mẹ vẫn yêu con, nhưng nếu con trở thành người
tốt, thành công thì ko những bố mẹ yêu con mà còn tự hào về con
nữa!

Ngẫm cho cùng: Sự nghiệp mài đá của nhà GD chúng ta là Ko chỉ yêu
con mà còn tự hào về con nữa! HY vọng và hy vọng!!!!
Mẹ Bongagu: giúp con ham đọc sách
Về chuyện dạy đọc có rất nhiều cách tiếp cận về mặt lý thuyết, nhưng
thực tế lại phụ thuộc vào bản thân từng đứa trẻ. Như 2 bạn nhà mình,

44
bé lớn thì học theo kiểu chụp hình từ khá sớm, đến lúc biết được
khoảng trên 200 từ thì bạn ý tự rút ra quy luật và tự đọc, tuy nhiên về
dấu thì hay nhầm lẫn, và từ nào không luận được thì đành chịu đến lúc
khoảng gần 4 tuổi, mình dạy dấu cho con, mất vài buổi để chỉ cho con
cách ghép vần thì việc đọc của bạn ý khá dễ dàng và không còn nhầm
lẫn nữa.
Còn bé thứ 2 nhà mình thì giống như bạn trên đây và việc học đọc
được tiến hành khi bạn ý có một động lực cụ thể: Bạn ý thuộc bảng
chữ cái thì từ lúc 2.5 – 3 tuổi gì đó, nhưng chưa tỏ ra sẵn sàng cho
việc học ghép vần nên mình cũng không ép. Chỉ thỉnh thoảng chơi trò
đánh vần miệng một số từ đơn giản như: ba, mẹ, ông, bà, hay tên của
các con với bạn ý thôi. Bạn ý thường hay ỷ lại vào chị (lớn hơn 18
tháng), thích chị đọc sách cho nghe, mẹ dụ nếu con biết đọc thì con
không phải nhờ hay chờ chị đọc cho nữa, bla ..bla nhưng vẫn không có
vẻ gì là mặn mà với việc đọc. Cho đến khi mình có bầu bé thứ 3, thỉnh
thoảng thấy chị được mẹ nhờ ra ngồi cạnh đọc truyện cho e Tí ở trong
bụng thì bạn ý bắt đầu tỏ ra ghen tị, chị giúp được mẹ mà mình thì
không. Được mẹ khích thêm 1 tí thế là bạn ý chủ động: Mẹ dạy con
đọc nhé. Vậy là mình lấy cuốn Bé học vần (dành cho bé 4-5 tuổi) của
NXBSP ra - cuốn này rất mỏng, tóm lược rất ngắn gọn và cơ bản của
cuốn Tiếng Việt tập 1 lớp 1 - bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái, mỗi ngày
một vần, hôm thì mẹ dạy, mẹ bận thì chị ngồi cạnh hướng dẫn. Ngày
hôm sau thì ôn lại bài hôm trước và học thêm một vần mới. Mất
khoảng 10 ngày đầu hơi chật vật 1 tí, thỉnh thoảng nhầm lẫn hoặc
quên, nên tinh thần học hành k được tốt lắm, mẹ động viên khích lệ
nên vẫn tiếp tục. Những ngày sau đó, con vào guồng nên học nhanh
hơn và hứng thú hơn. Gọi là liên tục trong khoảng 2 tháng thì hết cuốn
sách. Mình cũng không dạy tiếp trong sách nữa mà đưa truyện cho
con. Bắt đầu bằng bộ Bé ngoan – 8 cuốn của AnphaBook – Bộ này mỗi

45
cuốn chỉ khoảng 7-8 trang thôi, mỗi trang 1-2 dòng, chữ to, nội dung
rất gần gũi với con: Bé ngoan lễ phép, bé ngoan ngủ đúng giờ, bé
ngoan gọn gàng … khuyến khích con tập đọc, từ nào khó thì nhờ mẹ
hoặc chị hỗ trợ. Lúc đầu, ngoài 1 số từ quen thuộc, còn lại bạn ý phải
đánh vần. Nhưng một thời gian sau là có thể đọc thẳng được luôn. Và
tất cả những vần ghép dài và khó ở trong quyển TV tập 2, mẹ k dạy,
trong quá trình tập đọc bạn ý tự luận, tự đánh vần. Đến giờ thì bạn ý
thích đọc sách lắm, đọc tất cả những gì nhìn thấy trước mắt, biển
quảng cáo, tờ rơi, các loại nhãn mác của hộp sữa, thuốc, sách của mẹ
… Hôm vừa rồi SN tròn 4 tuổi, tự dưng cả nhà k thấy bạn ấy đâu, mẹ
đi tìm thì thấy con đang ngồi đọc cuốn thơ Bé quét nhà
Để khuyến khích con đọc, thỉnh thoảng mình hay ấm ớ: Sao mẹ không
biết chỗ này viết cái gì nhỉ, mẹ muốn biết quá mà không biết làm thế
nào …, thế là con rất hăng hái giúp mẹ; Mình để giá sách ngay sát
giường của 2 con, các con thường tự chọn sách để đọc. Hàng ngày đi
học về, 2 chị e thường chọn 1 cuốn rồi vào phòng đọc cho mẹ và e
nghe. Đọc xong cuốn nào thì e được mẹ thưởng cho 1 star, chị thì được
1 smiling face dán vào bìa sách để đánh dấu luôn cuốn nào đã đọc rồi;
Hoặc nhân tiện con đòi ăn kem; chị lớn rụng 1 cái răng cửa hay lúc con
nhìn thấy mẹ thay băng rốn cho em, mình khuyến khích con tìm thông
tin và đọc trong cuốn Mười vạn câu hỏi tại sao, con vừa luyện đọc lại
vừa biết được Tại sao ăn nhiều kem lại béo phì; Tại sao lại thay răng
sữa; Tại sao con người lại có lỗ rốn …
Mẹ vothilehien: muốn con học gì trước hết cho con tiếp cận trước
Mình có một kết luận nhỏ mà qua quá trình dạy con gái lớn học, và 2
cậu con trai chơi đó là:Muốn con học hay chơi một điều gì thì phải cho
con chuẩn bị "đón nhận" trước "chương trình".
- Ví dụ học một dạng toán: Tính tổng của các số tự nhiên từ
1+2+3+....100....n =? Nếu con bạn nhào một cái đọc bài toán chắc

46
chắn sẽ khó, hoặc có thầy cô kèm thì chỉ học vẹt và theo công thức,
rồi sẽ quên lãng. Riêng mình dạy con bằng thực tế chuổi nhỏ từ
1+2+.....10=?, và dạy như vậy không cần ngồi lên bàn và không cần
sách vỡ, con tự suy nghĩ tưởng tượng (như một phép đố) và rất dễ
dàng con tìm ra được qui luật bằng cách gợi ý dần.
Học đến lớp 4 thì phân số là xuyên suốt nên trước đó nên cho con
có cách tiếp cận với bao nhiêu phần? ví dụ ăn bánh, ăn trái cây vừa ăn
vừa đố con....để con hiểu được khái niệm và từ đón nhận bài học rất
nhanh hiểu bài. Mình không hiểu những điều nhỏ nhặt như vậy có gọi
là dạy con tư duy không các mẹ?

Trước khi học đến hình lập phương, hai mẹ con cùng nhau cắt giấy
xếp một hình hộp lập phương để con hình dung thật rõ và tưởng tượng
ra ngay việc tính diện tích (6 mặt chứ không phải 4 mặt vì nhiều bạn
của con hay nhần lẫn như vậy)......dạy con tính bao nhiêu viên ghạch
lót nền nhà.....Tất cả đều rất có ích cho việc con học toán tiểu học
đấy! mình sẽ nghĩ tiếp các dạng toán cho con ở lớp lớn hơn.

- Con trai mình học bơi: Chỉ một ngày bắt tay vào học cháu đã có
thể bơi được, các bà mẹ khác ngồi ở hồ bơi tròn xoe mắt ngạc nhiên và
có lẽ ai cũng không tin vì họ nói rằng con họ học 1,2 khóa cũng chưa
biết bơi ?! Mình sẽ nói rõ là con mình sẽ không đi học bơi nếu như
chưa dám xuống nước, chưa biết thế nào là thở dưới nước,....mà phải
cho con có thời gian vũng vẫy tự do dưới nước rất lâu có nghĩa ngày
này qua tháng nọ mình sẽ hướng dẫn con đến một lúc con nói ;"mẹ ơi
con sắp biết bơi rồi" thế là cho con học bơi, con đeo phao và hướng
dẫn tay chân phối hợp, sau 30 phút tháo phao, cho ra chổ sâu con bơi
rất đẹp! và lúc đó mình nhờ thầy giáo dạy bơi cho con,và bắt đầu học
các kiểu bơi.
Như vậy việc học của con tương đối nhàn hơn, không lãng phí thời gian
47
và tiền bạc và không căng thẳng (riêng mẹ thì hơi căng thẳng vì phải
nghĩ ra trò). Không biết các bố mẹ khác có "chiêu" gì không

Lethuha: Làm bài tập ở nhà tự giác và vui vẻ


Em xin gửi bản dịch bài viết "Homework Time – Without the
Headaches!" mà bác 3J đã chia sẻ trong Post #1478 tầng 3 để mọi
người tham khảo.

Để việc làm bài tập về nhà không trở nên nặng nề!
Ngày 14/12/2011

BÀI TẬP VỀ NHÀ… những từ này tạo nên một cụm từ ĐÁNG GHÉT nhất
với một đứa trẻ. Chúng ta ai cũng biết câu trả lời trong đoạn hội thoại
sau. Chuông điện thoại reo, đứa trẻ trả lời, người mẹ hỏi: “Con có còn
bài tập về nhà nào cần phải làm trước khi mẹ về không đấy?”. Và
người mẹ sẽ nghe thấy giọng đáp lại nặng trịch “Con có phải làm
NGAY BÂY GIỜ không hả mẹ?”. Điều này lặp lại hàng ngày ở các gia
đình trên khắp cả nước.

Bằng cách tạo thói quen làm bài tập về nhà từ bé, đoạn hội thoại hàng
ngày như trên có thể sẽ khác. Khi đứa con lớn nhất của chúng tôi lên
bốn, mùa hè trước khi vào học Mẫu giáo, tôi đã tập cho con ngồi ở bàn
ăn từ 20 đến 30 phút mỗi ngày để vẽ tranh, viết chữ, xem và tập đọc
cuốn sách con yêu thích hoặc làm việc gì đó yêu cầu con cần giữ im
lặng. Đôi khi tôi đọc cho con nghe và yêu cầu con kể lại câu chuyện
mà tôi vừa đọc.

Khi cháu bắt đầu học lớp Mẫu giáo vào mùa thu, chúng tôi vẫn duy trì
khoảng thời gian này trong ngày, nhưng bắt đầu gọi đó là “thời gian
làm bài tập về nhà”. Chúng tôi biết các giáo viên Mẫu giáo không giao

48
bài tập về nhà nhưng Alyson có thể mang về nhà những thứ con làm ở
trường ngày hôm đó và chúng tôi có thể xem, củng cố thêm cho con
những gì con đã được học trong ngày.

Chúng tôi cũng thực hiện như vậy với con gái thứ hai. Hai con gái học
tại trường mà tôi dạy cho tới khi con gái lớn học lớp 7 và con gái nhỏ
học lớp 3. Tại thời điểm này tôi chuyển khỏi trường và các con tôi trở
thành những đứa trẻ “tự xoay xở”. Hàng ngày tôi gọi điện về nhà vào
lúc 3h để kiểm tra con nhưng không theo kiểu như đoạn hội thoại ở
đầu bài viết. Vì các con đã có khoảng thời gian làm bài tập về nhà
HÀNG NGÀY từ khi còn bé và chúng đã có thói quen làm bài tập về
nhà.

Sẽ không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Sau đây là một số gợi ý từ
Academic Development Institute, Solid Foundation Resources để các
bạn tham khảo.

1.Giúp con bạn lập một khoảng thời gian học ở nhà đều đặn hàng
ngày. Bài tập về nhà chỉ là một phần trong khoảng thời gian tự học
này. Giúp con bạn có được thói quen học ở nhà ngay cả khi đã hoàn
thành xong bài tập. Giúp con lập thời gian biểu hàng tuần bao gồm cả
thời gian học ở nhà.

2.Quy định một khoảng thời gian tối thiểu. Mười phút cho mỗi cấp độ,
năm ngày một tuần là hợp lý. Ví dụ, với học sinh lớp 4 mỗi ngày thời
gian tự học ở nhà tối thiểu là 40 phút và với học sinh lớp 8 khoảng thời
gian này tối thiểu là 80 phút.

3.Khi đã hoàn thành xong bài tập về nhà, học sinh có thể tiếp tục tự
học trong khoảng thời gian còn lại. Vì bài tập về nhà chỉ là một phần

49
của việc tự học. Sau khi hoàn thành các bài tập, phần thời gian còn lại
có thể sử dụng để ôn bài, trả lời thêm các câu hỏi, viết các ghi chú
hoặc đọc các tài liệu liên quan.

4.Thời gian nghỉ giữa giờ là quan trọng. Nên cho đầu óc nghỉ ngơi một
chút sau mỗi 20 phút học. Trong thời gian tự học cần phải giữ im lặng,
đây không phải là thời gian để chợp mắt. Hãy giúp để con bạn có thời
gian tự học hiệu quả hơn. Hãy khuyến khích con ngồi học và nghỉ ngơi
ngắn 20 phút một lần. Cần giữ đủ sáng ở nơi học tập.

5.Trao đổi với con bạn về các sở thích học tập của con. Thói quen học
tại nhà là do cha mẹ tạo nên cho con chứ không phải là giáo viên. Cha
mẹ dạy con nhiều thói quen tốt. Học tập ở nhà là một trong những
thói quen tốt ấy. Khi đã tạo được thói quen này, đứa trẻ sẽ giữ được
thói quen đó suốt thời gian đi học và sau đó. Khi đã trưởng thành, con
bạn sẽ vẫn tiếp tục thu xếp thời gian để đọc và học ở nhà.

6. Kiểm soát thời gian học ở nhà của con. Hãy để cho con thấy bạn
quan tâm đến điều này. Kiểm tra sự tiến bộ của con. Hãy động viên và
hỗ trợ con.

“Người tạo cho con mình thói quen chăm chỉ/cần cù còn hơn cho
chúng của cải” ~Richard Whately
Mehaiconngchua: Rèn con khi vào lớp 1 ntn?
Hôm nay em vừa viết chia sẻ việc kèm con ở nhóm EC2 của bọn em,
thì thấy việc kèm con có các tính như con gái em cũng có thể nhiều mẹ
gặp phải nên em cũng post lại tại đây, vừa để chia sẻ vừa để các mẹ
đồng cảnh ngộ có cao kiến thì cùng chia sẻ thêm với em.

Việc kèm bé thứ 2 nhà em nói chung là tương đối vất vả. Con gái 2

50
được tính là rất nghe lời nhưng phải cái tính tập trung kém, hay thích
hóng hớt, ham chơi hơn ham học. Bài nào của cô giao thì làm rất
nhanh, bài nào mẹ giao thì làm rất miễn cưỡng. Nàng này học chữ vất
vả hơn cô chị, lại bị thời gian có em bé gián đoạn nên việc học chữ
trước khi vào lớp 1 cũng không được tập trung như cô chị. Tuy nhiên,
vào thời gian hè trước khi vào lớp 1, mỗi ngày mẹ tự soạn (viết tay
cho nhanh) cứ giao một bài tìm từ ghép vần, đọc một vài câu, nối từ
cho đúng. Thậm chí, nhiều hôm nhờ cô chị soạn thêm các bài theo
mẫu của mẹ để giao em làm thêm. Làm xong chấm điểm. Con nhà em
thích điểm có * lắm nhất là 10* nên nếu con làm tốt là mẹ tặng thêm
chữ *. Đến khi vào lớp 1 là đọc ngon lành cành đào, không bị mất
công kèm cặp.

Với những bạn này phải rất kiên trì và đều đặn để đưa vào khuôn khổ.

Vào năm học vẫn vậy, việc học tiếng Việt cũng vẫn được kèm hàng
ngày, tương đương với bài trên lớp mẹ cũng tự soạn bài giao cho con
mỗi ngày làm thêm vài bài tập giống mẫu của lớp để con luyện. Nói
chung phần tiếng Việt tương đối ổn, không vấn đề gì. Phần tập viết
cũng không học trước, chỉ học ở lớp, cũng không rèn giũa nhiều vì xác
định con không cần thi vở sạch chữ đẹp. Tuy nhiên, khi không bị áp lực
nhiều thì con lại tự điều chỉnh và tự viết đẹp dần lên. Mỗi ngày cũng
một vài dòng để viết thôi. Nàng này khó tập trung nên cho viết cả
trang ngang bằng tra tấn nàng. Ấy vậy mà tuần nào con cũng được
treo bài ở lớp cùng với những bạn viết chữ đẹp khác. Phần viết đúng
chính tả thì hàng ngày con cũng được giao đọc 1 cuốn truyện ngắn
theo đúng level của con, để bổ sung từ vựng. Ngoài ra, cũng thay đổi
bằng việc cho đọc các đoạn văn trong cuốn truyện dài, với nhiều từ
mới và khó hơn để con có thêm từ vựng, khơi dậy được sự tìm tòi về
ngôn ngữ. Phần Tiếng Việt với cũng không gặp nhiều khó khăn và vất
51
vả gì nữa.

Về việc học toán thì ôi thôi cả một vấn đề. Đến giờ nàng ý vẫn nhẩm
bằng tay. Sau một thời gian cố gắng ép con không tính tay chỉ vận
dụng trí nhớ thấy có vẻ quá cực khổ với con nên cho phép con nhẩm
tay nhưng cũng bắt học thuộc lòng các phép tính cộng trừ trong phạm
vi 10. Sau một thời gian kiên trì thì thấy, nếu bấm giờ với tốc độ kiểm
tra ở lớp thì con đáp ứng được nên tạm hài lòng với kết quả. Hàng
ngày cũng vẫn giao 1 vài bài toán Nguyễn Áng thì thấy con làm được.
Nhưng nếu toán nâng cao dạng các trường công thì vất vả hơn. Nên
em cũng chỉ cho con thỉnh thoảng làm để khỏi bị xa lạ chứ chưa làm
con choáng vì sợ khó. Các bài dạng này sẽ cho ôn luyện vào dịp hè.

Sau khi kèm cô em thì em cũng nhận thấy, tùy theo con mà mình phải
lựa. Con mà trí nhớ kém, tính tập trung kém thì chỉ có kiên trì rèn trí
nhớ và đều đặn giao bài cho thành nếp. Đặc biệt tránh giao nhiều ngay
từ đầu để con sợ học. Không phải con thiếu kiên trì thì bố mẹ giao cho
con thạt nhiều bài để con ngồi làm cho kiên trì. Chưa làm mà đã thấy
ngán ngẩm thì việc đó ắt là khó có thể thành công như mong muốn.
Bởi vậy, cứ sau một thời gian thấy con đáp ứng được mới tăng dần
khối lượng. Các con có tính như con thứ 2 nhà em, đặc biệt nên tránh
việc làm con ngán ngẩm việc học. Phải làm sao cho con thấy con chỉ
cần tập trung chút xíu là con sẽ làm được (dù chỉ rất ít bài lúc ban
đầu), sau mới tăng dần tăng dần lên.

Sau gần 2 kỳ học thì con thứ 2 nhà em cũng thuộc top hơi đầu đầu của
lớp mà kỳ thực chỉ do kiên trì, cần cù là nhiều. Bởi vậy mỗi con mỗi
thế mạnh, mình cũng cần cân đối và điều chỉnh để kèm con. Điểm cốt
yếu ở chỗ làm sao tạo cho con lòng tin rằng con có khả năng học tập,
con cố gắng sẽ làm được, và việc học không phải là việc đáng sợ. Thì

52
sau một thời gian nhất định sẽ có hiệu quả, dù không nhiều như những
bạn có tố chất thông mình bẩm sinh thì ít nhất cũng không bị kém
những bạn bình thường. Có một thực tế là khi đi học các con gặp khá
nhiều áp lực từ bạn bè trong lớp. Nếu con bị kém ở một môn bất kỳ
con rất dễ mặc cảm nên bố mẹ cần lưu ý để nếu thấy môn nào con
khó khăn cần tăng cường kèm cho con để con có thể vươn lên mức
bình thường. Dù bé hay lớn thì sự tự tin cực kỳ quan trong, nếu có
lòng tin, các con có thể cố gắg để đạt được kết quả, nhưng nếu mất
lòng tin hoặc không có lòng tin, sự tự tin các con dễ dàng buông xuôi
và không còn muốn cố gắng nữa.

Việc học lớp 1 đối với bé này là vô cùng đơn giản nhưng đối với bé
khác lại là cả một vấn đề. Vì vậy, năm học lớp 1 là năm nên tạo dựng
nền nếp, cách học cũng như sự tư tin cho các con thì các năm học sau
chắc chắn sẽ dề dàng hơn rất nhiều.
Mehaicongchua: Một số điểm cơ bản khi rèn đá thành ngọc
Thứ nhất, chính là việc nhìn nhận, đánh giá đúng khả năng, tố
chất, ưu và nhược điểm của con mình. Thực ra mỗi con một tố chất
khác nhau, một khả năng khác nhau nên có con thế này có con thế
kia. Chỉ cần làm thế nào để con mình có thể học tốt nhất trong khả
năng có thể là OK. Nếu áp dụng biện pháp nào nên theo dõi khoảng ít
nhát 1 tháng để xem con đsp ứng tốt đến đâu rồi điều chỉnh.

Phần quan trọng ở đây em cho là nhận biết được khả năng thực sự của
con mình mạnh ở đâu để cố gắng phát huy. Bé nào ham học TA, Nhạc,
truyện ... thì mình phát huy ở khả năng đó. Khi con có kết quả thì lấy
đó làm đà để phát huy dần các môn khác.

Em cũng trao đổi thêm về phần đặc điểm giới tính nhé. Các mẹ có con
trai không nên sốt ruột khi thấy con mình chưa bằng bạn gai này bạn

53
gái kia khi đang ở lứa tuổi cấp 1,2. Bao giờ lên cấp 2,3 con trai mới
thực sựu phát huy khả năng và vượt lên. Ví như con nhà em con gái
em cố gắng rèn nền tảng ở cấp 1 vì biết chắc lên cấp 2,3 các bạn trai
sẽ vượt nhanh hơn con.

Chính bởi vậy cần chú ý các đặc điểm về lứa tuổi và giới tính để uốn
nắn con, để linh hoạt đưa ra các phương pháp kèm con.

Thứ hai, là liệu các mẹ có cầu toàn quá không bởi em thấy nhiều
mẹ chia sẻ con mình còn cẩu thả, còn ham chơi, còn mất tập trung...
Con nhà em hay con nhiều nhà khác cũng vậy, từ cô chị chăm học tới
cô em ham chơi nhà em vì con mới cấp 1 mà mình cứ ngẫm mà xem
hồi bé mình liệu bằng hay hơn con mình để yêu cầu cao quá.

Cứ nên nhìn vào những tiến bộ nhỏ của con để vui mừng lấy động lực
cho tiến bộ lớn. Có thể mất một vài năm con mới vào nếp. Miễn là bố
mẹ kiên trì thì sẽ có thành quả.

Thứ 3, khi nuôi dạy con, hãy tự tin vào bản thân mình, định
hướng của mình. Bản thân các mẹ cứ tự nhận mình là kém cỏi thì
làm sao mà không tự thấy mình nuôi dạy con chưa bằng mọi người.
Em ngẫm rằng nếu mình tự tin vào bản thân, vào việc mình đang làm,
mình sẽ không bị lung lay, không bị đứng núi nọ trông núi kia, không
bị băn khoăn xem liệu mình kèm con cách này có hiệu quả bằng cách
của mẹ khác không?. Điều quan trọng và trước hết là hãy thay đổi
cách nhìn nhận bản thân đã. Hãy luôn tự cho mình là có khả năng, một
kiểu tự kỷ ám thị thì tự mình dần dần sẽ thấy tin vào những việc mình
đang làm và cũng giúp mình tự tin mà tìm được phương án hay và
đúng cho con cái. (Tất nhiên là luôn cần học hỏi nhưng trong sự học
hỏi cũng cần có những chính kiến của chính bản thân mình)

54
Thứ 4, Về chuyện đặt mục tiêu: các mẹ nên đặt mục tiêu cho
con từ nhỏ tới lớn. Nếu con còn nhiều nhược điểm, hãy đặt mục tiêu
giảm bớt được nhược điểm đó đã, ví dụ còn chưa tập trung, hãy đặt
mục tiêu giúp con tập trung trong khoảng thời gian bao lâu đánh giá
xem mức độ tiến bộ đến đâu, con còn phải bổ sung về toán, hãy đạt
mục tiêu giúp con đi từ toán đơn giản đến toán phức tạp hơn... Sau đó
mới đặt mục tiêu tiếp theo. Đừng đặt luôn mục tiêu là con cấp 2 phải
vào Ams luôn, nghe vậy sẽ thành gánh nặng, bị áp lực và cảm thấy
khó thực hiện.

Con nhà em bé thứ 2 đầu năm học có thể nói hoàn toàn đối lập với cô
chị, nàng ý thiếu tập trung, trí nhớ kém, học hành phập phù... nhưng
cứ kiên trì đưa từng mục tiêu gần nhất đến xa nhất, đến giờ có thể
tạm ổn, học mẹ không còn phải kèm sát sạt, tự làm được toán nâng
cao, nhưng vẫn còn tính trì hoãn và ngại học. NHưng mình thấy mục
tiêu của năm lớp 1 này tạm thời là đạt. Nếu mình cứ so sánh với cô
chị, mình chắc sẽ sốt ruột lắm và nản lắm.

Vậy thì, có thể nói thế này, bản thân việc kèm con đến ngày hôm nay
các mẹ đã rất tuyệt vời, con mới học cấp 1 vẫn còn nhiều thời gian để
kèm, đừng nhìn con nhà khác mà sốt ruột con nhà mình. Các mẹ hãy
suy nghĩ tích cực hơn để giảm stress cho chính bản thân mình. Trước
tiên, chính mình phải tự thay đổi thế giới quan của mình đã các mẹ ạ.

(Xin phép các mẹ EC2 post lại ở đây một số ý kiến em đã viết trong
mail vì chắc có nhiều mẹ cũng băn khoăn trong quá trình kèm con)
MeNgoctri: Mình nuôi con cũng ko cầu toàn vì biết dù thế nào con mình có
mặt mạnh mặt yếu nên cố gắng khai thác thế mạnh trước tiên, phần
yếu, chữa trị dần dần và kiên trì; Nhà mình hai bạn cũng khác nhau

55
hoàn toàn về tính cách và cách dạy của mẹ cũng rất khác: Cô chị
chăm chỉ, nghe lời,học chắc chắn, tính tình hiền lành, hướng nội; cậu
em rất thông minh, hiếu động, học nhanh, say mê vẽ vời, nhưng tính
hướng ngoại và ko thích làm gì lâu nên mình phải rèn tính kiên trì qua
các bài tập viết! Nhà mình thì bạn cũng vậy, mẹ luôn đặt ra mục tiêu
tuần, tháng, năm và giai đoạn dài lại có mục tiêu lớn để con nhìn thấy
đích, thấy hướng!
Metitibongbong: chữa bệnh cẩu thả.
Nghe chừng vấn đề con cẩu thả là 1 bệnh rất chung, thường thì các bé
gái sẽ dễ uốn nắn và cẩn thận hơn các bé trai. Nhà em thì cũng rất
mệt vì vấn đề cẩu thả của cậu con trai.
Trong quá trình dạy nhóc nhà em, em rút ra được rằng phải dạy từ cái
nhỏ nhất, làm đi làm lại thật tốt mới chuyển sang việc khác: Thời gian
đầu dạy con, em cứ nghĩ rằng có những cái dần dần nó phải tự vỡ vạc
ra. Nhưng em đã lầm, con em ko thể tự vỡ vạc ra cái gì cả, mà em
phải dạy nó từng tí một.
Ví dụ, tắm xong em nhắc hàng trăm lần rằng nhớ vắt khăn mặt cho
thẳng, ko được làm rơi xuống đất. Nhưng cũng vẫn vậy, vẫn rất cẩu
thả. Và thế là em gọi ra, làm mẫu, mẹ sẽ vắt thế này này, con vắt lại
đi. Sau đó em sẽ cho đứng vắt đi vắt lại 5, 7 lần, thật tốt mới cho nghỉ.
Vậy là lần sau vắt khăn ko còn cẩu thả nữa. Xong tiết mục vắt khăn.
Hôm nay ta sẽ học cách mắc màn nhé: Em làm mẫu, nó làm rất lóng
ngóng, ko có khái niệm buộc là thế nào cả. Em tức lắm ý, xong rồi lại
phải chỉ tận tay, buộc mấy vòng, thắt thế nào. Rồi cho làm đi làm lại
5, 7 lần, thật nhuần nhuyễn thì thôi. Từ đó trở đi biết mắc màn.
Bây giờ con sẽ học cách thắt dây giày sao cho nhanh và lúc tháo dây
cũng rất dễ dàng, không bị thắt nút. Lại phải mất nửa tiếng ngồi học,
thắt đi thắt lại cho nhuần nhuyễn. Nó học rất vụng về, mãi ko buộc
được, hoặc buộc dúm dó vào. Nhưng khoảng nửa tiếng rồi nó cũng

56
phải thắt được. Vậy là xong bài học thắt dây giày…
Viết chữ cũng vậy, chữ nào mà xấu thì phải viết cho đạt yêu cầu thì
thôi, kiểu như ngấm vào máu ý, lần sau cứ thế mà viết… Kết quả là
bây giờ chữ cũng đẹp nhất lớp, viết khá cẩn thận (nhưng cũng có đôi
lúc cẩu thả nếu phải viết nhiều), dạo này viết bút mực thấy toàn khoe
được 10.
Gặp người lớn hay lơ đãng, quên mất ko chào. Thế là phải tập trung
vào khoản chào hỏi, khích lệ, nhắc nhở, dần dần sẽ thành thói quen ko
quên được.
Nói chung mỗi đứa trẻ có 1 đặc điểm riêng, em hy vọng bé thứ 2 sẽ
khá hơn vì ngay từ nhỏ bé đã tỏ ra cẩn thận, chú ý hơn cậu anh.
Mehaicongchua: Rèn các kỹ năng
1) Chữ viết: chị khắc phục bằng cách chọn những chữ nào con viết
xấu nhất, luyện từng chữ đó bằng bằng cuốn tập viết của NXB ĐH sư
phạm. Đầu tiên tập viết chỉ một chữ, ví dụ chữ O xấu, không tròn,
luyện sao cho tròn nhất có thể. Sau đó chuyển sang luyện chữ đứng
cùng chữ khác để thấy tương quan và luyện cho đẹp khi đứng chung.
Khi luyện chữ để chỉnh cho đẹp thì nên chỉ nên tập trung vào từng chữ
riêng lẻ đừng cho viết cả đoạn chính tả mà con lại thấy sợ viết.Chữ tập
viết cứ độ 7,8 điểm trên lớp thì khi thi chắc chắn ít bị trừ điểm vì chữ
xấu, cẩu thả. Mỗi ngày một ít, yêu cầu đầu tiên là tròn nét, rồi mới
tiến dần là đẹp hơn lên. Sau khi tàm tạm mới chuyển sang tốc độ, lúc
đầu viết từ tốn để chữ nghiêm chỉnh, sau thấy quen nếp mới bấm tốc
độ để điều chỉnh nhanh mà vẫn ngay ngắn. Cứ kiên trì khoảng 1 tháng
như vậy là con sẽ viết đỡ ẩu hơn, còn đẹp thì cần phải luyện tập nhiều.
Nhưng chị thì rất ngấm hồi bé phải luyện viết đẹp khổ cực thế nào nên
giờ không muốn con phải stress như mình. ( hồi bé, cứ viết cả trang
chỉ cần có một chữ xấu là lại bị xé đi, viết lại từ đầu. Giờ chữ tuy ngon
lành nhưng cảm thấy cũng không cần thiết phải lao tâm khổ tứ đến

57
vậy).

2) Toán: chỉ có thể rèn cẩn thận bằng cách cho mỗi ngày làm một bài
dạng như kiểm tra. Để rèn trình bày thì nên cho chép vào vở. Để rèn
khôg bị tính nhầm, chép nhầm đáp án thì giao bài in sẵn phép tính chỉ
điền kết quả. Để rèn tổng hợp, cho làm bài có hay dạng cả trình bày,
cả điền kết quả hoặc trắc nghiệm. Cứ mỗi tối một bài. Ở lớp kiểm tra
mất 40 phút, ở nhà bấm giờ chỉ làm trong 30 phút, luyện tốc độ và
tính nhanh, trình bày nhanh. Sau mỗi bài kiểm tra lại và chỉ ra những
lỗi hay mắc phải để con nhớ. Như con nhà chị, nhiều khi rất buồn cười,
chỉ sai ở một số phép tính nhất định, ví dụ 4+5 = 9 thì thường hay bị
sai hoặc nhẩm rất lâu trong khi các phép tính khác không bị vậy. Cho
làm hàng ngày sẽ thấy được nhược điểm của con để khác phục.

3) Chính tả: ngoài đọc truyện nhiều, em cũng lại luyện cho con làm
nhiều dạng điền từ. Em có thể tìm trên trang dethi.violet rất nhiều
dạng bài kiểm tra tháng, kiểm tra giữa kỳ... lấy ra cho con điền từ, mẹ
có thể tráo các đề lẫn lộn để tăng thêm cho nhiều đề. Thỉnh thoảng lặp
lại đề đã làm kiểm tra xem con có nhớ được không. Từ nào không hiểu
giải nghĩa, liên hệ trong ngữ cảnh cho con nhớ lâu. Những phần mà
con không nắm chắc, nếu kéo dài thì nên khắc phục bằng cách làm
nhiều cho nhớ, học thuộc từ, có thể dùng Flash card (chị đang áp dụng
học tiếng Anh bằng Flash card cho con gái 2 thì thấy khả năng nhớ từ,
cấu tạo từ tăng rất nhiều. Yêu cầu con tự cắt, tự làm, tự viết 2 mặt.
Tối trước khi đi ngủ, lấy ra kiểm tra, cách đọc, cách viết. Kết quả hiệu
quả không ngờ đấy ).

4) Tính tập trung và ý thức: mẹ Titbongbong đã chia sẻ, ngoài ra


khi con rèn trong làm bài tập con cũng tăng được khả năng tập trung

58
khá nhiều đấy.

Em cũng không nên quá coi nhẹ điểm số vì điểm số cũng ảnh hưởng
một phần vào tâm lý của trẻ đấy. Có một chia sẻ chị đã viết ở topic
khác về vấn đề này, gửi lại vào đây
Nguyên văn bởi mehaicongchua
Sức ép về mặt tâm lý của con trẻ khi đi học. Ngay trong cùng lớp khi
các con đã đi học được một thời gian, con nhận thức được điểm tốt,
điểm xấu là thế nào. Khi con nhận điểm tốt con được cô khen, khi
nhận điểm xấu bị cô chê hoặc nói. Đây là một nguyên nhân để bé cảm
thấy xấu hổ, thấy thua kém bạn bè. Một nguyên nhân nữa ở chính các
bạn của con. Khi con nhận điểm xấu đồng nghĩa với các bạn sẽ chê
cười. Trẻ con ngày nay rất khác xưa. Ngày nay nếu có một bạn bị xấu
về điểm về kỳ luật, lập tức có nhiều bạn khác sẽ chê cười, sẽ khoái trí
dù co thể hôm qua chính các bạn ấy cũng bị như vậy.

Hiện nay có một thực trạng đáng báo động về đạo đức là các
con do sức ép vô hình từ cha mẹ, cô giáo, bạn bè, xã hội... hình
thành nên tính cách lấy điểm yếu của bạn để tôn mình lên, để
tự làm mình cảm thấy mình hơn bạn, không thua kém bạn. Đây
thực sự là một vấn đề và mình đã quan sát được khi đi đón con, khi
nghe con kể chuyện về lớp. Nhiều khi bạn bị điểm kém, bị chê là lập
tức các bạn khác hít le, bỏ ... , thậm chí nhiều bố mẹ còn không cho
con chơi với các bạn có kết quả học tập kém .... khiến các con rất sợ
khi gặp vào trường hợp đó.
Hãy làm sao cho con thấy việc học của con giống việc đi làm của bố
mẹ, quan trọng và cần thiết. Học với đi làm không bao giờ chỉ là vui.
Hãy giải thích cho con, để có tương lai tốt đẹp, vẽ ra viễn cảnh cho
con, để con thấy cuộc sống tương lai phụ thuộc phần lớn vào việc học
hành của con. Con thấy con rất quan trọng con sẽ cố gắng. Điều cung
59
vô cũng quan trọng là hãy coi con trai dù học lớp 1 nhưng như một
người biết suy nghĩ, trưởng thành, có ý thức tự chủ như người lớn hãy
luôn giải thích như giải thích với người lớn. Trả em nhận thức rất
nhanh, và chuyển biến cũng sẽ nhanh theo nhận thức của con.
Mehaicong chua: Nghe truyện online
Nguyên văn bởi mekienmuoi
Mình cũng đã biết tác dụng của đọc sách là rất tốt cho ngôn ngữ, trí
tuệ của trẻ. Mình cũng sưu tầm nhiều sách để con đọc, xong con nhà
mình chỉ thích đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình. Các mẹ có bí
quyết gì giúp cho con thích đọc sách giúp mách cho mình với.
Có thêm một giải pháp cho con bạn: cho con nghe truyện vào
mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Mình nhấn mạnh là nghe nhé. Khi
nghe con sẽ ngấm lời hay ý đẹp của truyện, mở rộng vốn từ, nâng cao
khả năng tưởng tượng, dần dần sẽ ngấm vào não, sẽ chuyển biến dần
mà yêu thích văn học. Hiện nay các con gái nhà mình vẫn đang duy trì
nghe truyện tiếng Việt và Tiếng Anh hàng tối trước khi đi ngủ.

Một đường link bạn có thể download cho con nghe:


http://www.sachnoionline.com/

http://media.tuoitre.vn/

Với các con ở lứa tuổi lớp 1 có thể khuyến khích nên cho nghe giọng
Bắc (HN) để luyện nói chuẩn, viết chuẩn (tủy quan điểm của các bố
mẹ trong từng vùng khác nhau, nhưng nhìn nhận theo cách chuẩn của
ngôn ngữ thì khuyến khích nghe giọng miền Bắc. Bạn nào định tranh
luận về vùng miền với mình xin miễn cho mình nhé ). Tất nhiên,
ngoài ra vẫn nghe giọng Nam như bình thường nếu là người miền
Nam. Nhưng với các bé lớp 3,4 trở lên thì có thể cho nghe tất cả các
loại giọng của Nam, Bắc để con hiểu ngôn ngữ đa dạng của dân tộc,
60
hiểu cách dùng từ của vùng miền, và lúc này việc sai chính tả cũng
hiếm khi xảy ra.

Ví dụ như vừa rồi các con nghe truyện Những ngày thơ ấu của Nguyên
Hồng, truyện nói về giai đoạn Pháp thuộc, nhiều từ cổ con nghe không
hiểu con hỏi và biết được thêm. Truyện này do cô Ngô Hồng đọc, giọng
đọc ấm áp truyền cảm vô cùng, nghe rất thích và rất vào . Nghe
truyện cũng là một sở thích của các con gái nhà em bên cạnh sưor
thích đọc truyện.
Metitibongbong: xử lý bạn nhút nhát, mít ướt
Tuy nhiên nhược điểm của bạn này là tính nhút nhát, mẹ nói đi học gì
cũng lo lắng (khóc lóc) đến mấy ngày, đi học ở lớp mẫu giáo lúc nào
cũng sợ cậu bạn thân cùng lớp hôm nay kg đi học, đi học viết ở nhà cô
thì luôn mồm nhắc mẹ đứng ngoài chờ, tớ rất buồn vì nhược điểm này
của bạn ấy, nhờ các mẹ có kinh nghiệm chia sẻ với tớ nhé.

Vụ tập viết thì tớ có kinh nghiệm là các mẹ cho các con tập vẽ nhiều
tay các con sẽ cứng cáp và viết chữ sẽ ổn hơn rất nhiều.
Vấn đề của mẹ Hoàng My, con trai em cũng gặp phải. Đó là con trai
mà hơi mềm yếu.
Cu cậu nhà em cao to nhất lớp, làm lớp trưởng nhưng lại rất hiền. Em
dùng từ hiền chứ ko dùng từ nhút nhát vì cháu lại rất hăng hái phát
biểu, cô phân công việc thì làm rất nhiệt tình, gọi lên hát hò là vui vẻ
tham gia ngay, là người hướng ngoại. Tuy nhiên có một thời gian có
nhược điểm là hay khóc, chơi với bạn bè ko thực sự hòa đồng… Em đã
tìm hiểu và phát hiện ra mấy vấn đề sau:
- Con kể rằng trong lớp có 2,3 bạn nam rất hay kéo các anh lớn khối
4,5 xuống chơi, dọa nạt các bạn bè. Em và ông xã đã đến lớp, thấy 1
số bạn gái kể rằng bạn A, bạn B hay bắt nạt bạn Huy. Mấy bạn A, B

61
này còn khoe rằng ta đã học võ, có thể thế nọ thế kia. Ông xã và em
đã gọi 2 bạn đó ra nói chuyện, vừa nhắc nhở với cô giáo, vừa dọa nếu
còn đưa các anh lớn xuống lớp dọa các bạn sẽ báo cáo với nhà trường,
đồng thời cũng bảo bạn A, B rất ngoan, hay giúp đỡ các bạn trong lớp,
từ giờ không bắt nạt các bạn nữa đâu… Vừa cứng vừa mềm, để các
bạn ấy rút kinh nghiệm.
- Cũng có thể là do con không biết cách chơi với bạn, em tìm hiểu và
phát hiện ra rằng do các bạn hay mang đồ chơi đến lớp, cô giáo “trao
quyền” cho lớp trưởng tịch thu, tịch thu thì các bạn nổi khùng lên. Có
tuần cậu ta bị 1 bạn gái cùng bàn cào xước cổ, 2 hôm sau lại bị đánh
tím tai vì bạn dùng thước kẻ choảng vào. Thế là nhà em lại gặp cô
giáo, gặp bạn đã gây thương tích cho bạn Huy, để bạn gái kia xin lỗi,
và để cô thấy ko nên “trao quyền” nguy hiểm đó cho con. Sau vụ đó
con ko còn bị sứt sẹo nữa. Đồng thời phải cho con biết rằng mình ko
nên bắt nạt ai, nhưng nếu ai bắt nạt mình thì mình phải mạnh mẽ, để
các bạn phải sợ mình, lần sau ko dám bắt nạt nữa. Nếu ko giải quyết
được thì nhờ cô giáo, bố mẹ...
- Không cho con khóc khi bố mẹ quát hoặc nói nặng lời (nói thẳng ra là
nhiều lúc nhà em vẫn mắng con đấy, vì ko thể kiên nhẫn được). Cần
cho con học được tính mạnh mẽ, gan lì một chút. Bạn bè trêu hoặc gì
thì phải vui vẻ, lờ đi. Có 1 hôm, con em ị đùn ở lớp (chạy ko kịp). Em
biết hôm sau thể nào bạn bè nó cũng trêu. Em liền dặn ở nhà rằng nếu
bạn bè trêu, con chỉ cần nói con bị ốm nên mới thế, ko nên nổi khùng,
cũng ko nên khóc nhè. Sáng hôm sau em đưa vào lớp, y rằng bạn bè
xúm lại trêu lớp trưởng ị đùn. Mẹ vội nói rằng bạn Huy hôm qua đau
bụng quá nên mới thế, các bạn hồi nhỏ đau bụng có thế không. Mấy
bạn gái bảo có chứ. Thế là ko ai còn để ý vụ “scandal” này nữa, con
cũng học được cách xử lý những tình huống trớ trêu. Sau vụ này, đã
có 3 lần con về khoe bạn nọ bạn kia ị đùn, mẹ bảo con phải thông cảm

62
cho bạn chứ, bạn ốm mới thế mà, đừng trêu mà tội nghiệp bạn.
- Từ những vụ trên, em phải cho con đi chơi nhiều hơn, cứ đi học về là
cho xuống sân chơi 1 tiếng với các bạn, các anh chị, để con dày dạn
hơn, biết cách chơi với bạn sao cho chan hòa mà mình ko bị thiệt thòi.
Xã nhà em đang bảo cho đi học võ để tự tin hơn nữa.
- Sau một thời gian, con bây giờ không còn mít ướt nữa. Em cũng rút
kinh nghiệm, ngày nào cũng tỉ tê hỏi han, nếu có vấn đề gì phải kịp
thời chấn chỉnh ngay.
MeNgoctri: Rèn triệt để khi con cẩu thả
Mình thấy chữ viết ẩu thả sẽ xinh ra tính ẩu lây sang các môn khác,
nên môn toán ẩu là vậy đó. Mình đã chia sẻ với các mẹ nhiều lần, tính
ẩu thì nên rèn thật nghiêm khắc từ việc nhỏ đến việc lớn. Con mình
cũng vậy, mình rèn từ việc phơi khăn mặt sau khi rửa mặt phải ngay
ngắn, ko đc là mình bắt làm lại, rồi bàn học sau khi học xong phải xếp
ngăn nắp, phải lau bàn... nói chung tính ngăn nắp, cẩn thận từ việc
nhỏ đến việc lớn và phải rèn hàng ngày đấy! con mình đến hôm nay
dù bạn lớn hay bé, mẹ vẫn giám sát nhắc nhở!

Liên quan đến tập viết, làm toán, mình và nhiều mẹ đã chia sẻ về việc
rèn nên mình ko viết lại nữa sẽ loãng topic nhé!

Riêng vấn đề Mẹ heocon ko quan trọng điểm số ở trường thì mình lại
có quan điểm khác; điểm số là đích hàng ngày để con phải phấn đấu
(như mục tiêu nhỏ) cho dù ở cấp 1 điểm số hàng ngày ko liên quan
đến kquả thi cuối năm, nhưng bạn lớn nhà mình từ ngày đi học đến
giờ, ngày nào tan học về gặp mẹ cũng trò chuyện thông báo điểm số :
Con thông báo điểm cao mẹ cũng vui và khích lệ con cố gắng, ngược
lại, điểm thấp, tối mình sẽ xem lại và nói với con lỗi do đâu và cần làm
gì, sửa chữa gì để khắc phục! Điểm số hàng ngày của con ko chỉ là
niềm vui của riêng con mà là niềm vui của cả mẹ, qua đó, cũng đánh
63
giá đc lực học của con nữa! Nếu con ko coi trọng điểm số, điểm thấp
ko buồn thì còn đâu động lực để phấn đấu!

Riêng phần lỗi chính tả, ngoài đọc, trước ki, 1 tuần, 2 buổi vào những
hôm rảnh mình cho con chép chính tả chọn những bài văn, thơ hay,
ngắn gọn, con vừa rèn chữ, vừa rèn câu và tự con cảm thụ văn học
qua nhữung bài tập chép.

Còn một điều nữa mà mình thấy băn khoăn là : gần như ngày nào cu
cậu cũng bị cô đánh vì rất nhiều tội??? Thứ nhất, mình thấy hơi lạ là
tại sao cô giáo lại sử dụng biện pháp đánh con? Thứ hai, đánh nhiều bé
hết cả sợ còn đâu cơ hội sửa lỗi, thứ 3, nếu là mình, mình sẽ hỏi cặn
kẽ nguyên nhân lỗi của con và rèn để con sửa vì nếu ngày nào cũng bị
cô phạt thì hình phạt đã ko còn tác dụng nữa rồi, con quen với những
hình phạt nên ko sợ và ko sửa mất!
MeNgoclan72: con học tiếng việt kém, không nhớ vần…
Mọi người giúp mình lời khuyên để kèm thằng cu con học lớp 1 của
mình với nhé. Con mình học toán bình thường (môn toán không phải là
khó với con nhưng con cũng không xuất sắc); tiếng việt thì rất tệ: đọc
kém, không nhớ vần, không thích đọc...
Mình cũng cố gắng rất nhiều để kèm con, cũng vận dụng khá nhiều
chiêu của các mẹ nhà mình và kết quả thu được như sau:
- Con không lười học, sang hàng xóm chơi nhưng biết nhìn đồng hồ
đúng 6 giờ thì chạy về học bài, thậm chí buổi tối học bài chưa xong,
đang chơi rất vui ngoài sân mà mẹ gọi về thì cũng về ngay và ngồi vào
bàn học.
- Con viết xấu nhưng cũng không có nhiều thời gian cho con luyện viết
vì tập đọc, luyện chính tả cũng tốn nhiều thời gian rồi, mình không nỡ
bắt con hì hụi ngồi luyện chữ nữa.
Không phải là mình lười hay chiều con đâu, con gái mình (học lớp 5)
64
đã từng thốt lên: mẹ ơi, thời gian em ngồi học dài gần bằng thời gian
con học đấy mẹ ạ...
- Với những việc tay chân thì con khá khéo léo và kiên trì: từ hè năm
ngoái con đã tự tập đi xe đạp hai bánh (bố chỉ giữ cho con 1-2 buổi
con sau đó con kiên trì tự dựa xe vào tường để leo lên ngồi vững trên
yên rồi đạp đi), con biết bơi chỉ sau 1 buổi tập... trong cư xử con cũng
khá khéo léo, con chơi với các anh lớn hơn 4-5 tuổi không bao giờ bị
bắt nạt. Thế nhưng mình không hiểu tại sao những vấn đề cần dùng
tới trí tuệ thì con mình chậm lắm (gen nhà mình chưa có ai học kém
thế này đâu).
Mọi người giúp mình với nhé, mình nên làm thế nào ạ.
-----------( Giải đáp: Methobong
Cháu nhà chị ngoclan thì khó nhỉ ? Em chỉ muốn hỏi thêm: Chị
đã chuẩn bị cho con được những gì trước khi con đi học tiểu học, hàng
ngày chị có giành thời gian chơi cùng con, nói chuyện và học cùng con
được hay không ?
Về việc đọc thạo: Theo em, nếu cháu còn kém phần đọc thì hai mẹ
con cùng đọc, kiếm truyện hay để đọc trước đã. Tiêu chí chọn truyện
giai đoạn này là ít chữ, chữ to, có tranh vẽ sinh động. Mẹ đọc trước,
con đọc sau, hoặc mẹ đọc 1 trang, con đọc 1 trang, rồi sau đó sẽ là
thưởng khi con đọc xong 1 quyển truyện - nhớ là phải dễ để con thấy
thích, dễ đạt đã. Nếu gặp từ khó kiểu như khuya, nghiêng, loanh
quanh...thì mình có thể in to ra, dán quanh nhà cho dễ thấy để con tập
đánh vần thêm. Em hy vọng kiên trì làm chừng 1 tháng con sẽ đọc
thạo. Sau khi đọc thạo rồi thì luyện kỹ năng đọc nhanh - ghi nhớ và
yêu thích đọc sách sau.

Về viết: Bộ vở tập viết của NXB sư phạm là cơ bản nhất, chị kiên trì
ngồi cạnh nhắc con về nét bút, viết đúng phải ra làm sao. Chị cho cháu

65
viết đúng đã, chỉ cần 5 dòng thôi, cho nghỉ rồi lại quay lại viết tiếp,
kiên trì 1 tẹo để con hiểu: Chữ viết thế nào mới đẹp, cho cháu quan
sát kỹ dòng kẻ, điểm chuyển nét...tự cháu phải luyện tay cho
khéo.Sau khi viết được các chữ cơ bản rồi thì mới rèn mỗi ngày viết 1
bài thơ. Con nhà em cũng cẩu thả, lười nên em thoả thuận cứ viết xấu
1 chữ trừ 1 thìa cơm (vì cháu ham ăn lắm). Sau khi cháu viết em ngồi
soi từng chữ 1 xem chữ nào đẹp - chữ nào xấu, xấu ở nét nào để cháu
sửa cháu thấy mẹ nghiêm túc thì cũng phải sửa, viết có cẩn thận hơn.

Còn nữa, hàng ngày bố mẹ chịu khó nói chuyện với con nghiêm túc,
thì em nghĩ, kể cả con có không thông minh thì cũng được tiếp nhận 1
khối lượng kiến thức thì cũng đủ dùng đấy chứ ạ. Chưa kể, nói chuyện
mà kích thích được con tò mò tìm hiểu, khám phá và muốn chinh phục
việc học thì còn tuyệt hơn nữa. Chị khen cháu nhiều vào, làm được 1
chút cũng khen để cháu tự tin. Ví dụ chị mua sách về Sinh vật - Thực
vật...(bất cứ chủ đề nào cháu thích), giao cho cháu tự tìm hiểu dịp cuối
tuần, sau đó hỏi lại hoặc thảo luận, hoặc cháu sẽ đố bố mẹ...cứ trả lời
đúng, hoặc làm được thì sẽ khen và thưởng cho cháu 1 cái gì đó. Làm
vậy con sẽ vừa có thêm kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc - tìm hiểu...
Vài dòng suy nghĩ của em trong khi các cao thủ đang bận. Chúc bé học
tiến bộ !
---------( Mehaicongchua:
Con nhà chị Ngọc Lan em nghĩ không phải do con học kém hay
kém thông mình đâu chị ạ. Vấn đề ở đây chính là phần đọc con chưa
thành thạo nên con học sẽ lâu và chậm. Ví dụ như môn toán ở kỳ 2 là
các con phải tự đọc đề toán, tự làm bài toán có lời văn. Nếu đọc chậm
ảnh hưởng lớn đến việc tư duy. Mục tiêu gần nhất cho con hiện nay là
chị giúp con nhanh chóng đọc thông viết thạo, kể cả chấp nhận năm
nay chỉ HS khá (thực ra thì HSG cũng không phải khó nhưng mình cứ

66
đặt mục tiêu thế để đỡ sốc và cho thật quyết liệt). Như mẹ thobong đã
hướng dẫn, chị cứ kiên trì kiểu gì đến lúc thi con cũng ổn. Với những
con thế này, chị thử kiểm tra xem con ghép vần thành thạo chưa,
nguyên tắc ghép các vần "c" "k", ng". ngh".... đã trôi chảy chưa. Yesu
chỗ nào khắc phục chỗ đó. Việc chép chính tả có thể giảm bớt mà thay
bằng các bài tập về ghép vần, tìm vần phù hợp....Hôm nào ôn vần gì
chị có thể tự nghĩ một hai câu văn toàn vần đó để con viết tập hoặc
điền từ. Mình cần đi từng bước từ nhỏ tới lớn, đừng sốt ruột vì mục
tiêu quan trọng nhất và cần thiết nhất là cần đọc được thành thạo thì
mới có thể viết thành thạo chị à.
------------( Melucky4u
Đọc những dòng mẹ Ngọc Lan viết thì em cảm nhận bé có tính
hiền, nhẹ nhàng, không phải tuýp hiếu động,nghịch ngợm, bướng bỉnh,
do đó việc rèn con học chắc sẽ dễ dàng hơn, và có vẻ mẹ chưa tạo
được hứng thú cho con học chăng?

Toán lớp 1 em nghĩ chưa khó, chỉ là cộng trừ trong 100 (xin lỗi vì
em chưa xem giáo trình đâu , mà đọc đâu đó thôi ạ). Nếu vậy, thay vì
để bé làm tính theo sách vở (ngồi luyện gà) thì hướng cho bé chơi các
hoạt động có liên quan đến tính toán, ví dụ: chơi ô ăn quan (cái này
tính toán hay phết, cộng trừ trong phạm vi 52 quân), trộn các loại loto
với nhau, rồi cùng bé phân loại, xem mỗi nhóm được bao loto, tổng,
hiệu giữa các nhóm là bao nhiêu, chán rồi thì nhờ bé cộng trừ hộ
những món mẹ mua trong ngày. Em nghĩ những cái gần gũi, thiết thực
đó vừa làm bé không có cảm giác học (mà thực ra là đang học), đồng
thời lại hiểu (dù mơ hồ) ý nghĩa toán học là gì, nó có mặt trong đời
sống thế nào, chứ không phải là sách vở. (Nói thêm chút về việc có
nên cho bé biết giá cả các loại không thì em nghĩ là nên, cái đó mài
rũa giác quan của bé với đời sống, tết vừa rồi đến giờ, khi biết cộng

67
tiền mừng tuổi, bé nhà em giờ mẹ mua gì cũng hỏi giá bao nhiêu, xong
rồi kêu, oài, nhiều thế, tiền mừng tuổi của con có đủ mua không, hoặc
mua được mấy cái… mọi người thì kêu em không nên cho con tiếp xúc
với giá trị tiền sớm thế).

Về tiếng việt, mẹ đừng vội tìm cách sách nâng cao, hoặc bổ sung
tiếng việt làm gì, hướng bé đọc truyện thật nhiều vào, những truyện
tranh ngắn, từ đơn giản, dễ hiểu, loại truyện bé thích, ban đầu để bé
thích đọc, rồi mới nâng lên viết chính tả, và cũng đừng viết lại các câu
theo sách vở, mẹ đọc các câu trong truyện mà con vừa đọc í, rồi bảo
con viết lại theo truyện, cái cảm giác viết lại đó chắc sẽ thích thú hơn
viết những câu cứng nhắc, khô khan trong sách vở. Viết xong, mẹ
chấm từng câu chữ, câu nào sai thì sửa cho con, cứ thế, không gây sức
ép gì cả.

Và quan trọng hơn cả, mục tiêu không phải 1 tuần, 1 tháng con tốt
lên, mà là kết thúc kỳ, kết thúc lớp 1, kết thúc hè này, con sẽ đạt,
hoặc vượt các bạn cùng lớp (mục tiêu trong đầu mẹ nhé, nếu con là
người thích thi đua thì kể cho con để cả hai cùng quyết tâm thực hiện),
nếu không thì đừng cho con biết ý đồ của mình.
---------------( Kết quả nhà MeNgocLan72 sau khi học hỏi
KN
Cảm ơn những lời khuyên và chia sẻ của các mẹ nhiều lắm, mấy
hôm nay mình đã "format" lại chương trình học với con:
1. Chữ viết: hồi con gái đầu đi học lớp 1, mẹ không hề yêu cầu con
luyện viết thêm dù đôi khi cô giáo cũng phàn nàn là chữ con chưa được
đẹp... nhưng rồi chữ con gái cũng đẹp dần lên do con biết tự điều
chỉnh. Với anh cu này thì khác ạ, như các mẹ từng nói, viết đẹp hay
xấu (tất nhiên không tính các bạn đi thi chữ đẹp ạ) không chỉ là hình
thức mà nó còn thể hiện tính cách, sự cầu toàn của con. Con trai mình
68
thì ẩu lắm, chữ ngoáy tít, thiếu dấu, khoảng cách không đúng... hôm
thứ bảy mình đã mua cuốn dạy viết của trường đại học sư phạm (tác
giả tên là Trà ạ) để về kèm lại con từ đầu. Mẹ nịnh nọt, ngọt ngào
đồng thời nhận xét rất gắt gao từng nét một nên con khá tập trung.

2. Tập đọc: Học theo mẹ hai công chúa, mình cùng con đọc truyện,
mỗi lần chỉ đọc 2 đến 4 trang thôi (lúc đọc 4 trang là phải có điều kiện
đấy ạ, ví dụ như mải chơi bị mẹ tịch thu con quay, đọc thêm 2 trang
thì sẽ được trả lại quay), đọc xong thì mẹ lấy lại truyện và xuyên tạc
để con sửa lại nội dung (ví dụ như chàng hoàng tử đi đến thì mẹ đọc
thành ông lão đi đến) con thích lắm, cười khanh khách nên vụ tập đọc
cũng nhẹ nhàng đi nhiều ạ.

3. Mình túc tắc cho con làm mỗi ngày 5-7 trang trong bộ Brain
Booster của bác 3J, rất vui và bổ ích các mẹ ạ.
Cu nhà mình nhanh chán nên cũng phải đổi vị liên tục, mệt nhưng thấy
con hợp tác và có tiến bộ nên mẹ cũng phấn khởi.

Một lần nữa, cảm ơn các mẹ nhiều nhiều ạ.

Mehaicongchua: học trước để giúp con hòa nhập khi vào lớp 1
@all: Cũng có một chia sẻ với các mẹ có con chưa đến tuổi lớp 1. Các
bạn cần xác định xem con mình thuộc diện học nhanh hay học chậm,
tập trung hay không để quyết định xem có nên cho học chữ trước khi
vào lớp 1 hay không. Có thể với 1 số bạn tư duy nhanh nhẹn, khả
năng tập trung cao thì việc học chữ khi vào lớp 1 không gặp vấn đề,
nhưng nói thật là rất nhiều con cực kỳ vất vả khi chưa học chữ khi vào
lớp 1. Các mẹ cũng đừng trông chờ quá nhiều ở các lớp tiền lớp 1, cố
gắng tự tay mình dạy và kiểm tra con học chữ mơi biết con yếu ở đâu.
Chưog trình lớp 1 tại VN rất nhanh, lớp rất đông, nếu con không bắt

69
kịp sẽ dẫn theo các môn khác bị kém theo vì qua giữa ky1 là các con
đã viết chính tả, đọc đề toán... Và việc học trước này không phải là ép
con mà là giúp con nhanh hòa nhập với năm đầu cấp tiểu học.

MeNgoctri: Chia sẻ về việc liên quan đến phụ huynh – cô giáo và


chuẩn bị tâm lý cho con
Chia sẻ với các mẹ một việc liên quan đến mối quan hệ Phụ
huynh - học sinh - cô giáo; Mình từ hồi bé lớn đi học đến giờ, mặc
dù đã chọn trường tương đối, môi trường các cô ko nặng nề chuyện tổ
chức học thêm; mình thì vẫn cho con theo bán trú (cấp 1); nhưng cứ
theo thường lệ, hàng năm, sau khi khai giảng trong khoảng từ 2 đến 4
tuần, là mình đến gặp cô giáo; khi đến mình nói rõ lý do là phụ huynh
của cháu ... hôm nay, đến gặp cô thứ nhất để làm quen và chuyện trò
biết rõ hơn về cô, thứ 2: ko có mục đích xin cô hỗ trợ điểm chác gì mà
nhờ cô nghiêm khắc với con, có chuyện gì trên lớp xin phép được gọi
điện hỏi cô và cô ghi giúp số đthoại của bố mẹ cháu, có việc gì cần nhờ
cô gọi điện hoặc nhắn tin giúp để bó mẹ cháu phối hợp kịp thời và cuối
cùng do hoàn cảnh bố mẹ cháu ko đưa đón nhiều đc và hứa là kèm
cặp cháu cẩn thận nên xin fép cô học tham gia các lớp học thêm ngoài
2 buổi học/ngày ở trường.
Mình nghĩ, việc mình đặt vấn đề hết sức nghiêm túc, gặp cô nói
chuyện trân trọng, nên con mình 5 năm học tiểu học ko học thêm cô
giáo trên lớp ko có vđề gì lớn; Tuy vậy, đúng như các mẹ nói, việc này
đòi hỏi sự thông cảm từ hai bên nên ko phải cô nào cũng áp dụng đc,
đối với con gái mình thì mình vẫn áp dụng cách này và mọi chuyện đều
tốt!

Chuần bị tâm lý cho trẻ từng giai đoạn: Cậu sau nhà mình tháng 9
này sẽ vào lớp 1, nhưng phần chuẩn bị tâm lý, mình áp dụng gần 1

70
năm nay, thỉnh thoảng vào buổi sáng, trước khi con đi học mẫu giáo
(bé nhà mình yêu trường lắm và rất sợ ko đc đi học) mình vẫn nói,
năm sau (đến giờ là chỉ còn 2 tháng nữa) con sẽ ko học trường mẫu
giáo này nữa mà con sẽ đến trường đi học như chị, nghĩa là hàng
ngày, lịch sinh hoạt sẽ ko còn giờ tập thể dục buổi sáng, chơi, vẽ....
nữa mà con sẽ học các môn tiếng việt, toán,...Muốn vậy, hai mẹ con
mình phải chuẩn bị dần những việc....Khi tiện đường đi ngang qua
trường tiểu học, mình chỉ cho cháu năm sau, sắp tới con sẽ học trường
này.... ko học trường kia nữa vì con đã lớn học trường dành cho các
bạn 6 tuổi trở lên; dần dần, bé quen dần với việc, lên 6 tuổi, việc học
sẽ khác nên rất hợp tác với mẹ trong việc học. Mình nhắc đi nhắc lại sự
thay đổi này liên tục khi có thể để bé có sự chuẩn bị tâm lý! Gần đây,
để chuẩn bị xin vào 1 trung tâm học tiếng anh, mình cũng nói chuyện
trước 1 tháng và chuẩn bị chp con tư tưởng, đến phải kiểm tra đầu vào
và kể cho con nghe việc học sẽ như thế nào... nên bé rất háo hức với
những việc này: việc học tiếng anh mình kể rất chi tiết vì mình cũng
phải bỏ ra 1 buổi, đến xin trung tâm tiếng anh cho mình đc ngồi cuối
lớp dự học một buổi để về chuẩn bị cho con thật tốt! Mình vẫn tâm
niệm rằng, đứa trẻ dù lớn hay bé, chuẩn bị sẵn tâm lý cho con, trò
chuyện với con mỗi ngày sẽ duy trì thói quen trao đổi và có lợi trong
quá trình dạy con và khích lệ con đưa ra suy nghĩ cá nhân của mình.
Laida: Bơm tinh thần
Chào các em!,không khí hôm off vẫn còn rất nồng ấm, ở topic này
mình sẽ xưng chị nhé, nếu có bác nào qua đây thì đại xá cho em.
Đầu tiên là chị xin lỗi vì mãi không gõ bài, lí do cũng nhiều chuyện lôi
kéo, nhưng chủ yếu vẫn là máy cq không đăng nhập được wtt chả biết
tại sao, máy nhà thì màn hình hỏng cứ nhảy tưng tưng.
Vậy em nào ms cho chị cũng không trả lời được ngay.
Thực ra chị cũng không biết gì nhiều lắm, nhưng cứ mò mẫm giúp con,

71
gặp khó khăn đâu tìm cách gỡ ở đó, tính tình cởi mở nên có gì buôn
nấy mọi người cứ tưởng biết nhiều thôi.
Được cái chị quán triệt được tinh hoa của Đảng cộng sản là tinh thần là
chính,bơm tinh thần lấy khí thế cho anh em xông lên, chả thế đơn vị
nào cũng có 1 chính chị viên nắm bắt tâm lí .

Trong việc dạy dỗ trẻ con cũng vậy: tóm được tâm lí của trẻ, của các
thày cô, các trung tâm... biết khả năng của con, hiểu rõ mình muốn gì
thì tìm cho con một lối đi dễ dàng hơn.

Nói như thế để các em thấy chị chỉ thạo về tâm lí chứ chuyên môn thì
cũng lần mò như các em thôi.

Em nào có bức xúc cần gỡ rối thì cứ gửi về: nth6699@yahoo.com.vn


Nhớ kí tên và ghi số ĐT để chị hồi âm nhanh nhé,rất ít khả năng chị gõ
được một mail dài để trả lời đủ các câu hỏi riêng của các em,nhưng chị
sẽ đọc kĩ, nghiên cứu thư của các em rồi Alo cho nhanh nhé. Cái nào
nhiều người cùng quan tâm chị sẽ gõ thật chi tiết trên diễn đàn.

Cám ơn các em đã dành rất nhiều tình cảm cho các chị hôm gặp mặt,
đó cũng chính là động lực để chị quay lại đồng hành cùng các em.
BácLaida: Luyện mắt cho con
Làm thế nào để chọn được sách như chị đã mua? thì chỉ có cách đi các
cửa hàng đúng của NXBGD, đi nhiều lần.
Ngày trước có những bạn mua 1 thùng nặng chị rất lo không biết các
cháu có thời gian đọc không bởi vì mọi người hay mua theo tâm lí rủ
rê...
Vậy bạn nào con đã đọc xong rồi, không dùng đến nữa thì thanh lí cho
các mẹ đang cần nhé.
Cu 2 nhà chị chỉ cần tự làm những cuốn nâng cao chị đã mua cho các

72
em thôi đã nhảy vào được lớp 4.0 của Học Mãi mãi rồi

Hôm off ở phần hỏi trực tiếp có nhiều bạn đưa ra những câu hỏi rất
hay, tiếc là thời gian quá ngắn, chị xin rút kinh nghiệm cho lần off sau.

Hôm đó có bạn hỏi về mắt trẻ con, nếu nghe qua tưởng như nhầm vào
box sức khoẻ nhưng rất hay bởi vì ai có con đi học cũng quan tâm đến
vấn đề này.

Ngày trước cu lớn nhà chị học ĐTĐ chị xung phong vào ban phụ huynh
mua bóng đèn quả lê để giữ mắt cho các con, lúc bấy giờ trường còn
học ở các cơ sở mượn tạm cơ.
Lo nhất là mắt của con, nếu phải đeo kính sau này rất phiền phức
trong cuộc sống, lúc tập thể thao, con gái càng khổ hơn lúc làm việc
nhà, sinh con ... nên mình càng phải hiểu biết đễ giữ mắt cho con.
Chị chỉ nghĩ rất đơn giản thế này: các cháu nông thôn rất ít phải đeo
kính, vì có khoảng rộng nhìn được tầm mắt ra xa, lại ít bị đi học thêm,
thời gian nhìn cố định một khoảng cách ngắn.
May cho chị thằng cu đầu không phải đeo kính, số ít của hs VN và cả
của hs Sing nữa.

Thằng 2 thì dính chưởng ngay từ lớp 1 mắt đã nheo nheo, đến lớp 2 thì
khám chỉ còn 4/10 và 5/10 thôi. Buồn mất mấy hôm, gặp ai cũng rên
xiết, thế rồi có 1 phụ huynh bảo chị đến khám ở nhà bác sỹ T ở quá
cổng trường Dich Vọng A chỗ HITC.

Đến đấy họ đo thị lực rồi cho con ra luyện mắt bằng cách lau cầu
thang tức là ngồi lê ở cầu thang nhà Bs nhìn chăm chú một chữ cái
cách 5m với ánh sáng hợp lí, nhìn cho đến khi chảy nước mắt, sẽ đến
lúc tự nhiên chữ trước đó đang mờ lại nhìn rõ.
73
Chị đếm 1 buổi nhà đấy phải có 20 đứa lau cầu thang mỗi đứa nộp
350k trong 2h,ngồi tính sơ sơ cuối tuần có 4 buổi thì vợ chồng nhà ấy
chơi luôn được 1 cây vàng thời giá lúc đó. chỉ đi 1 buổi vì thấy xót -
họ kiếm tiền dễ quá .

Không thuốc thang gì hết, chỉ một cuốn y bạ với vài tờ photo giác ngộ
tinh thần :
- Tin tưởng là tập luyện sẽ tăng thị lực
-Thường xuyên mát xa , day các dây thần kinh quanh mắt
- đổi cự ly mắt nhìn liên tục, không nhìn quá lâu ở 1 cự li
- ăn đủ chất, họ kê chị mua vitamin E viên 100 UI nhưng chị chẳng
mua được ở đâu cả toàn 400 UI của người lớn, họ nhắc cho con ăn Hến
vì nhiều chất vi lượng.

Dù sao chị vấn thấy Bs T vẫn nhân đạo hơn cái đội thử kính mắt nhan
nhản ngoài đường kia, dúi mắt trẻ con vào đo: nhằng cái phán mua
kính gần triệu bạc, chẳng bố mẹ nào dám tiếc con nhưng từ đó con lệ
thuộc vào cái mắt kính và tăng số như ngựa phi.

Biết rồi: 350k học phí

- chị sợ hến là loài nhuyễn thể sống ở nước ngọt tù nhiễm khuẩn,nên
chị đổi sang Ngao nuôi ở biển đỡ hơn.

-Thường xuyên nhắc con đánh mắt nhìn Châu Chấu cãi nhau ngoài cửa
sổ để thay đổi cự li.
-Đọc sách tối bật nhiều đèn để giao thoa ánh sáng
-Chiều chiều phải chăn ra ngoài công viên tập nhìn những bảng hiệu
quảng cáo ở xa, cái lá trên ngọn cây, tập xe đạp, với rất may trường
74
cu lại có clb bóng rổ tuần 2 buổi nữa.
Tập thể thao mắt phải điều tiết các cự li liên tục...

Thế nên sau 1 thời gian tích cực thì mắt lên được 8/10 và 9/10

Giờ lại lười rồi.

Hồi đó chị cũng lượn tìm được topic chữa mắt cận thị:

Bé bị cận thị

Thấy cũng đúng như cách luyện của Bs Tiến kia nên yên tâm, đúng là
WTT cái gì cũng có.

Nghe các bạn ấy chị ra Daiso ở 35 Trần Quốc Toản mua kính đục lỗ có
35k / chiếc.
Công nhận là đeo kính đó mắt nhìn rõ hơn thật, thế mà bạn chị ko biết
nên gọi hội bán hàng trên mạng cũng cái kính ấy họ cứa hơn trăm.

Kiến thức chuyên ngành thì phải nhờ các mẹ chuyên khoa được đào
tạo bài bản, còn kinh nghiệm của nhà chị nôm na là như thế gửi tặng
lại các em
Mebop: chuyện Edison để bàn về trí thông minh
Hôm qua đọc sách với con "1 vạn câu hỏi vì sao " câu hỏi về trí thông
minh cứ làm mình suy nghĩ mãi . Trí thông minh là gì?

Thomas Edison với bóng đèn do ông phát minh.

Edison cần tính dung tích một bóng đèn hình quả lê, ông giao nhiệm
vụ đó cho trợ lý Chapton. Hơn một tiếng đồng hồ, Chapton loay hoay

75
mãi với các công thức dày đặc mà vẫn chưa ra. Edison đi qua, nói: “Có
gì phức tạp lắm đâu!” Ông mang chiếc bóng ra vòi, hứng đầy nước và
nói với Chapton: “Anh đổ vào ống đo, xem dung tích là bao nhiêu. Đó
là dung tích của bóng đèn”.

Chapton vỗ trán: “Chà, thật đơn giản, có thế mà mình nghĩ mãi không
ra". Chapton đã tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Primton, lại tu nghiệp
một năm ở Đức, còn Edison mới chỉ học 3 tháng tiểu học, sau đó tự
học với mẹ mình.

Câu chuyện trên đây giúp chúng ta hiểu đại khái thế nào là “trí thông
minh”. Nó không ngang bằng với trí thức. Rõ ràng Chapton có tri thức
chuyên môn cao hơn Edison nhiều. Ông ta căn cứ vào các công thức
toán học để tính dung tích bóng đèn, nhưng không nghĩ ra được cách
đơn giản như Edison. Phản ứng nhạy bén của Edison phản ánh trí
thông minh của ông, được xây dựng trên cơ sở tri thức rộng. Sự thông
minh đó có thể gọi là trí thông minh mạnh.
Vậy trí thông minh là gì?

Các nhà tâm lý học có những quan điểm khác nhau và giải thích khác
nhau về vấn đề này, nhưng đều có chung một nhận định: Trí thông
minh không phải là một năng lực đơn độc, nó là sức mạnh tổng hợp
của nhiều loại năng lực. Theo điều tra tâm lý và quan điểm của các
nhà tâm lý học Trung Quốc, trí thông minh chúng ta nói ở đây bao
gồm khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng
tượng, kỹ năng thực hành và sáng tạo. Trí thông minh chính là sự phối
hợp tốt các năng lực đó để làm thành một kết cấu hữu hiệu.

Kết cấu trí thông minh cũng ví như một chiếc xe đạp. Nó được lắp
ghép bởi những phụ tùng chủ yếu như khung, bánh xe, trục giữa,

76
moayơ, đùi đĩa… Có thể phụ tùng đều rất tốt, nhưng nếu lắp ghép xộc
xệch, xe đi vài hôm sẽ hỏng, thậm chí không đi nổi. Cho nên xe phải đi
ít lâu, được điều chỉnh lại, mới có thể bon bon trên đường một cách êm
ru. Nếu có phụ tùng nào đó bị hỏng, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ xe.

Kết cấu của trí thông minh cũng vậy, chúng ta cần làm cho mọi
năng lực của chúng ta đều được phát huy đầy đủ, và nâng cao
dần, đồng thời làm cho những năng lực đó (quan sát, trí nhớ,
suy nghĩ, tưởng tượng, thực hành, và sáng tạo) phối hợp đồng
bộ, hoạt động đều
Như vậy để có được trí thông minh hoàn toàn có thể "rèn " được ,và
mình thấy khoái nhất là Edison đã từng được mẹ dạy ở nhà ,một người
mẹ tốt quả là hơn một người thầy tốt giống như tựa đề cuốn sách mà
các mẹ đã được xem
Mehaicongchua & titibongbong: Mài KNS cho con: đi xe đạp, học đàn
- Quay trở lại một chút với việc mài đá. Sau khi đọc các chia sẻ của các
chị, các mẹ trong topic này cũng như topic Định hướng, Học phổ thông ở
Mỹ... thì mình đã quyết tâm rèn luyện các kỹ năng sống cho con. Và để tinh
thần không bị xuống, mẹ cháu đã quyết định mua xe đạp ngay lập tức để cho
2 con gái tập đi. Mấy tuần nay cứ thứ 7 chủ nhật là lại chở xe đạp cho 2 con
đi tập, hy vọng hè này sẽ đi thành thạo xe đạp. Hôm qua chị Cún con cũng
chia sẻ là muốn con hòa nhập tốt ở các môi trường khác nhau con nên rèn
luyện sức khỏe, các môn nghệ thuật để khi từ môi trường này sang môi
trường mới không bị bỡ ngỡ, dễ dàng bắt quen với bạn bè khi có cùng chung
sở thích, mối quan tâm.

Các mẹ chia sẻ thêm về việc sắp xếp lịch học văn hóa, ngoại khóa thế nào là
hợp lý nhất nhé. Cảm ơn mọi người.
- Mẹ Nancy à, mình đi tham khảo ở Bà Triệu thì thấy xe đạp cho trẻ em
nhiều xe rất điệu cho con gái nhưng chính người bán khuyên là nếu mua tầm
khoảng 2tr thì nên mua của hãng xe đạp Thống Nhất thì chất lượng ổn hơn.

77
Thế là mình về chỗ Thái Hà (đối diện Parkson) có siêu thị xe đạp Thống Nhất
(lối đi bên cạnh công trường đang xây của Thống Nhất, cạnh hàng váy cưới)
và mua được xe mini cho 2 chị em, giá 1tr7 (xe đạp giờ đắt thật đấy, mình
cứ nghĩ chỉ khoảng 1tr là cùng, vào thấy có xe đạp dạng đua đẹp lắm giá 5,5

tr ). Chất lượng thì cũng được, màu mè nếu so với xe tàu thì chắc không
bắt mắt bằng nhưng để tập và đi lại thì chắc chắn hơn ở cùng tầm tiền. Mình
cho con tập ở Tòa Vimeco, vừa rộng vừa thoáng mát. Nhà mẹ Nancy chắc tập
bên chỗ đối diện 34T mới xây xong, mình thấy cũng thoáng lắm.

Mod chắc không phản đối đâu vì mua xe đạp nằm trong phần mài đá cho con
mà.

Báo cáo thêm với các mẹ là em hôm qua cũng mua đàn piano điện cho 2 chị
em học (em cũng chia sẻ giá luôn nếu mẹ nào quan tâm: P95- dòng các
trung tâm dạy Piano hay mua để dạy học sinh, giá 11,5tr đã dùng 4 tháng,
còn 8 tháng bảo hành, nếu đàn mới giá 14,4tr) , thứ nhất để xóa mù âm
nhạc, thứ 2 cũng là một trong những mục mài đá, rèn luyện kỹ năng sống và
cũng để mẹ cháu khỏi xuống tinh thần. Các mẹ chia sẻ thêm cho em tên giáo
viên, chỗ học quanh khu vực Thái hà, Láng Hạ. Cảm ơn meyeubi đã chia sẻ
và động viên em quyết tâm thực hiện. Nhận tiện mẹ nào gần khu vực Hồ tây
nếu hứng thú với nghệ dĩ Trinh Hương và Bùi Công Duy có thể cho con theo
học tại trung tâm Sense Art ở Nghi Tàm.

Giờ em thấy là nếu định làm gì thì nên tìm hiểu ngay và nếu được hành động
luôn vì như em băn khoăn mất mấy năm, thời gian trôi qua mà con thì không
thêm được gì, con càng lớn thời gian càng ít để rèn luyện ngoại khóa.

- Nhà em thì con trai biết đi xe đạp cao năm ngoáii, năm ngoái con được
dì tặng chiếc xe nhân dịp sinh nhật. Dì nó mua 1,4 triệu, đắt phết. Mùa hè
năm ngoái tập mãi mới biết đi.
Năm nay mục tiêu của em là học bơi. Chắc em cũng chỉ cho học ở ngay
Thanh Xuân thôi. Em lại còn đang có ý định cho con học guitar nữa. Đã liên

78
hệ với trung tâm của Nhạc viện Hà Nội, cơ sở ở Cao đẳng nhạc họa TW.
150k/buổi, 1 thầy 1 trò, mỗi buổi học 45 phút. Em hỏi liệu con có học được
không thì người ta bảo có đàn size phù hợp với con.
Em cũng nghĩ tranh thủ việc học chưa bận lắm, học được cái nào phải học
luôn. Mẹ Nancy76 đợt trước có ý định cho con học trượt patin đúng không?
Tình hình thế nào rồi, mẹ nó chia sẻ cho em biết với.

- Chị vào trang web musiclandvietnam.com nhé, học gì cũng có, đàn sáo
nhị... Cơ sở 2 ở Nhạc họa trung ương, gần đại học Hà Nội đó chị.

Mevothilehien: Các môn hoạt động ngoại khóa cho con


Nghe ra thì con nhà mình có vẻ chơi cũng hơi bị nhiều vì bố mẹ đều rất
ham chơi.
Đi xe đạp: Lúc 4 tuổi con đã đạp xe nhỏ đi học lớp mầm (trường gần
nhà), mẹ đi xe máy theo. Bơi thì con đã biết bơi ếch, sải và bơi ngữa.
Đi patin thì con đã chơi rất tốt từ lúc con chuẩn bị vào lớp 1. Đàn thì tệ
nhất vì cả bố và mẹ chẳng biết gì, cô giáo đến nhà dạy và các con đàn
cho bố nghe, dạy cho bố đàn thế là các con sướng lắm và tha hồ luyện
để chỉ cho bố, còn mẹ thì không thể nào đàn được!Ui mình thú thật
làm toán hay làm mọi thứ đều được, nhưng món đàn thì mình xin bó
tay.
Qua đó mình cũng có chút kinh nghiện thế này:
Đi xe đạp: Cứ tập cho bé đi lúc bé 3 tuổi, mấy nhóc nhà mình lúc 3
tuổi rưỡi đi xe 3 bánh sau đó tháo 2 bánh phụ mình giải thích và
hướng dẫn cho bé biết phanh như thế nào và đạp như thế nào..., mắt
nhìn ở đâu. Cuối cùng ở đường nhà mình có một cái dốc hơi xuôi vịn
cho bé chạy xuống đạp vài lần bé tự có thể đi được.
Học bơi: Cho bé đi chơi với nước thật nhiều tập cho bé biết thở nước
trước tiên. Chắc chắn là chỉ sau 3-5 buổi bé sẽ bơi ếch được vì thở
nước là vấn đề quan trọng nhất thôi.
Patin; Mua cho bé đôi giày khoảng 500 ngàn và khuyến khích bé tập

79
đứng rồi tập bước và nhích dần sau đó cho bé đến các công viên có các
anh chị lớn đi patin rất đẹp (kích thích ham thích của bé) thế là oK
chắc chắn chỉ 2 tháng con bạn sẽ có nhiều kỹ năng để hòa đồng.
Món đàn thì mình không biết gì cả chỉ hóng hớt, hiện tại mình chỉ biết
thuê cô giáo dạy và lúc con tập thì ngồi nghe để hiểu là con đàn đúng
hay sai thôi.
Vẽ: Ôi tất cả tường nhà mình là không còn chổ để cho con vẽ nữa rồi,
mình đang dự định hè này tìm lớp cho con. Lúc mẫu giáo đến bây giờ
mình vẫn khuyến khích con cứ đến ngày 20/11, 8/3 ...vẽ thiệp tặng cô
giáo (bên trong mẹ có kèm quà hì..hì), các cô rất quí và đem treo ở
lớp, như vậy là khuyến khích được tinh thần của con rồi.
Còn món cờ vua thi con tự chơi với nhau, mẹ cũng không thích món
này luôn.
Món đá banh thì sau giờ học (2 buổi) chú bảo vệ sẽ tập cho con vì mẹ
cháu vẫn gởi gắm chú ấy! Mặc dù ở trường có lớp học nhưng mẹ cháu
không cho học vì đông quá.
Đi bộ : luôn cho bé hiểu và ý thức được là làm việc gì thì phải quyết
tâm làm bằng được cho dù cơ thể có mệt mỏi nhưng tinh thần mới là
điều quan trọng nhất, cho con thấy niềm vui khi chinh phục các đỉnh
núi qua các lần đi chơi, con đã thắng được bản thân mình vài lần như
vậy thì đi bộ đối với các con rất nhẹ nhàng.
Phù...không biết còn trò gì nữa không! à còn món cầu lông nữa 2 nhóc
nhà mình đang tập cầu lông, bước đầu chỉ cho bé biết phát cầu, tiếp
theo mẹ ném cầu cho bé đánh và cho các bé tập khó dần, bây giờ chị
hai đang tập cho em. Em có thể đánh qua lại với chị, bố hay mẹ (món
này thì mẹ cháu rất ham ạ).
Mong các bố mẹ chia sẽ thêm!
Mehaicongchua: Lựa sách và hướng dẫn con ham đọc sách

80
@thobong: mua sách thì nên mua từ từ một vài cuốn một tránh sốc vì
nhiều tiền quá và nhiều sách quá con sẽ bị đọc nhanh cuốn này để
chuyển sang cuốn khác. Tất nhiên trừ phi khi chúng ta gặp sách giảm
giá, mua nhiều để tích lũy và mỗi ngày, mỗi tuần lại đem ra tặng con
lấy động lực học hành cho con .

@all: Về loại sách để đọc cho con, nếu các con còn nhỏ nhưng đã ham
đọc, đọc được truyện dài thì bố mẹ không nên hạn chế thể loại sách
đọc của con, mỗi cuốn con đều học được ít nhiều từ đó. Đừng hạn chế
và đừng cho rằng con còn nhỏ mà không cho con đọc những cuốn này,
những cuốn kia (ví dụ như những tác phẩm kinh điển như Đảo giấu
vàng, Robinson Crusoe, Túp lều bác Tom, không gia đình....). Con
càng đọc nhiều, trí tưởng tượng con càng tốt, khả năng phân biệt đúng
sai càng tăng lên do được tiếp cận nhiều câu chuyện, nhiều hoàn cảnh
sống, nhiều nguyên tắc sống...

Con gái 1 nhà mình thì rất chịu khó đọc và mình cũng cho con đọc các
loại từ văn học cổ điển đến hiện đại, từ truyện dài đến truyện tranh.
Tuy vậy, ngay từ đầu những dạng như Doremon thì lớp 1 chưa cho
tiếp cận ngay, mà đến khi học lớp 2, 3 trở lên mới tiếp cận vì mình
không muốn con bị ấn tượng, bị ảnh hưởng bằng những câu chuyện
chỉ có đối thoại, mà muốn con tiếp cận những câu chuyện có câu văn
dài, giúp con tăng khả năng đọc viết, phát triển trí tưởng tượng. Và
cũng không vì truyện tranh có nhiều lý do như kể trên mà cấm tiệt,
trái lại vẫn cho con đọc nhưng với số lượng vừa phải để con không bị
lạc hậu so với bạn bè. Khi cho con học hay chơi dù thế nào bố mẹ
cũng cần tính đến yếu tố tâm lý của con, bởi con vẫn sống trong thế
giới bạn bè, nếu bạn bè biết những cuốn chuyện thông dụng nhất mà
con không biết, không thể bàn luận thì cũng không làm con hòa nhập

81
được với chúng bạn. Bởi vậy, việc đọc dù có chọn lọc cũng không nên
bỏ qua đặc điểm lứa tuổi.

Và điều này mình cũng nhận thấy rõ ở cô đầu, con rất say mê với
những cuốn chuyện kinh điển như Đảo giấu vàng, Hai vạn dặm dưới
biển, Dế mèn phiêu lưu ký, Những ngày thơ ấu... nhưng cũng rất háo
hức với Doreamon, Thám tử Conan... và cũng cực kỳ hứng thú với Tây
Du ký, Tam quốc chí hoặc thậm chí cuốn Cha giàu Cha nghèo...

Có những tác phẩm văn học nổi tiếng như Bình minh mưa gồm những
câu chuyện vượt ngoài hiếu biết của lứa tuổi nhưng chứa đựng trong
tác phẩm là những câu văn vô cùng đẹp đẽ, nhiều hình ảnh sống
động, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (phần này cũng phải là công
không nhỏ của dịch giả, và quả thực dịch giả thời những năm 70-80
dịch hay hơn những năm 2000 này). Các con gái nghe và đọc truyện
đã phải thốt lên là hay quá. Tác phẩm giàu hình ảnh và âm thanh giúp
trẻ em tưởng tượng, đắm chìm vào cảm xúc và trở nên yêu thích
truyện hơn.

Với nhứng bé không ham đọc truyện lắm, thì nên chọn những câu
chuyện hợp sở thích của con (bố mẹ nên tinh ý nhận biết) những câu
chuyện không quá dài, hài hước, hấp dẫn hoặc gây tò mò ví dụ như bộ
Chuyện xóm gà, Chuột Típ, hoặc những chuyện dài hơn chút như Nhóc
Nicolas, Totochan- cô bé ngồi bên của sổ, Chữ như gà bới... Những
chuyện mà giúp con thấy hứng thú đọc. Ngoài ra có thể cho con nghe
chuyện audio buổi tối trước khi đi ngủ. Con gái 2 nhà mình được nghe
Gió lạnh đầu mua, Hoàng tử bé, Totochan, Những ngày thơ ấu ....thì
rất mê và rất thích nghe, rồi chuyển dần sang thích đọc.

Bởi vậy để yêu thích đọc, điều quan trọng và cần thiết chính là đọc đa

82
dạng, đọc không hạn chế các loại sách và luôn luôn có nhiều sách
trong nhà để con rảnh rỗi có thể lôi ra đọc. Nên có nhiều loại từ truyện
1 vài trang đến truyện dài mấy trăm trang để con đọc tùy theo thời
gian và sở thích. Và khi mua sách cho con cũng không nên nói rằng
con nên đọc truyện này, truyện này tốt cho việc học hành, viết văn...
vì khi đó, cuốn truyện đó trở thành gánh nặng chẳng khác gì sách giáo
khoa.
Mevothilehien: Chuẩn bị cho con khi bước vào học kỳ II và lên cấp 2
Bây giờ là thời gian chuẩn bị cho các con lớp 5 chuẩn bị thi học kỳ II
kỳ thi rất quan trọng, một số con chuẩn bị thi TDN (TPHCM) và thi
Ams (HN) Mình hiểu lắm tâm trạng của bố mẹ các con vì mình đã trải
qua. Mình có một chút chia sẽ:
- Đây là thời gian để con rà soát hết những kiến thức đã học, tập trung
trước tiên cho con vào việc thi kỳ II, đây mới là kỳ thi quan trọng, đề
thi tương đối dễ và các con sẽ dễ rơi vào trạng thái chủ quan (nhất là
các con định hướng thi TDN, AMS), Không nhắc nhiều đến mục tiêu
TDN, AMS trong lúc này. Năm vừa rồi trường con gái mình có 2 trường
hợp các con học rất giỏi do chủ quan và cuối cùng điểm toán chỉ được
8 thế là mục tiêu tiếp theo không thể tham gia mặc dù các con đã mất
2 năm trời dùi mài, mình thấy cac con khóc nức nở và người mẹ, cả
người bà cũng tìm đủ mọi cách để cháu có thể tham gia thi tiếp TDN
nhưng vô phương.
- Trước bất cứ kỳ thi nào đều nhắc nhở con đọc đề thật kỹ không vội
vàng làm bài, vì ở lứa tuổi này các con chưa chín chắn cứ thấy đề bài
là cúi đầu làm nhất là gặp các đề mà con đã từng được học nhưng thực
sự chưa chắc nó đã có nội dung như đã học (chỉ là na ná). Năm vừa rồi
cả đề thi Văn và Toán (ở TPHCM) đều có yếu tố dễ làm các con lạc đề.
- Luôn nhắc con dành 15 phút cho việc "nhận định đề", phải đọc hết đề
bài và nghĩ ra cách làm của mỗi bài. Riêng đối với môn văn thì nhắc

83
con gạch chân ý chính đề bài yêu cầu để giải quyết theo "đúng" và
"đủ" yêu cầu.
- Một kinh nghiệm quan trọng nữa đó là phần thi trắc nghiệm, chú ý
những câu có đáp án cả 3 đều đúng, có nhiều con sai câu này vì vừa
làm bài thấy câu a đúng rồi thế là khoanh luôn câu a không thèm để ý
đến các đáp án còn lại (kinh nghiệm xem giáo viên chấm bài, cả sinh
viên đại học vẫn mắc lỗi này).
Có vài ý hơi tiểu tiết nhưng chỉ mong các bố mẹ nhắc nhở con, biết là
đôi lúc cũng thừa vì các con đã có thầy cô và bố mẹ theo con rất sát
nhưng mình nhìn thấy nhiều trường hợp đau lòng và sau kỳ thi học kỳ
II năm ngoái có nhiều bố mẹ đã đọc được tin nhắn của các con rủ
nhau đòi tự tử vì điểm thi không như ý.
Chúc các con có sức khỏe tốt nhất để có một tinh thần minh mẫn nhất
cho những kỳ thi quan trọng, chúc các bố mẹ hãy bình tĩnh hơn để
động viên tinh thần con. Năm ngoái con gái mình đã làm rất tốt nhờ cả
gia đình động viên, ông ngoại, bà nội, bố mẹ, ...nhất là niềm tin của cô
(Mecuncon) vào cháu, cô tin cháu sẽ làm được và là tấm gương cho
các em, thế là cháu đã làm gương được cho các em và cũng làm cho
mẹ cháu vui vì đã một phần giúp mẹ cháu thực hiện được lời hứa với
ông nội cháu trước lúc ông ra đi.
Mehoaoaihuongtim: Chia sẻ giúp con đọc sách và đi xe đạp
Đúng như chị Laida nói Top định hướng du học có vẻ như xa vời quá
nên mẹ cháu cứ ém đấy thôi chưa nghiên cứu kỹ. Mẹ cháu cứ lần từng
tý từng bài trong Mài đá. Cảm ơn các các mẹ các chị nhiều. Quả thực
bổ ích vô cùng. Mẹ cháu cứ đọc ngẫm nghĩ áp dụng từng tý chấp nhận
tích từng tý một vậy.
1. Vụ đọc chuyện: Thưc ra mẹ cháu đã chịu khó down các auđio các
chuyện cổ tích cho các cháu nghe từ bé. Hồi đó mẹ cháu chưa đẻ ýh gì
đến box Giáo dục gì đâu. Tự nghĩ thế là hay thì làm thôi. Một phần là

84
mẹ bận rộn một phần là đỡ tiền mua truyện. Có điều mẹ cháu cũng chỉ
làm đuọc cái việc là cho cháu nghe rồi hỏi nhăng nhít mấy câu thôi chứ
k nghiên cứu làm sao để cháu phát biểu cảm tưởng gì hay kể lại, phát
triển cốt chuyện...
Cháu lớn bây giờ học lớp 3 học tập tinh thần các bác mẹ cháu đã
khuyến khích cháu đọc các truyện dài hơn ví dụ: Cho tôi xin một vé đi
tuổi thơ, Không gia đình, Dế mèn phiêu lưu ký, Bác sĩ aibolit, ....Cuốn
cháu đang đọc là Tom sayer. Nói vậy mà khôgn đơn giản vạy đâu các
mẹ a. Khi đọc Dế mèn nhé mẹ cháu mua về ýh kiến nọ ýh kiến kia mãi
mà chả thấy con đọc gì cả. Cứ để ýh mãi chả thấy dộng tĩnh gì một
phần có lẽ là truyện in khôgn đẹp lắm .Sốt ruột lắm các bác ạ. Mẹ
cháu mới đọc qua thấy có chưong 1 đại laoi là : Một sự ngỗ ngịch đáng
ân hận suốt đời. Mẹ cháu đọc to đoạn ấy rồi giả vờ có việc bận phải đi
bảo nó là con đọc đi xem nghịch cái gì mà phải ân hạn suốt đời thế mẹ
tò mò quá mà lại bận mất rồi. Cu cậu vâng dạ rồi lại k đọc. Chiều về
lại phải kích tiếp thế là cu cậu đọc rồi cứ mải miết đọc hết. Hihi. Rồi
em lại lên mạng down clip về dế mèn có Thành Lộc đóng cho hai anh
em xem. Từng tý từng tý một. Chuyện Tom Sayer này cũng thế. Khi
đọc xong Aibolit rồi bản in đẹp hình màu đẹp đọc hết ngay nhưng đến
Tom thì mẹ để ýh mãi chả thấy con động đến gì cả vì bản in xấu chữ
bé dày nữa. Mẹ đành phaỉ lôi cậu ra rồi hích rồi đọc mẫu một chưong
đọc to diễn cảm rồi cất. Giao uóc là mai đến lựot con đọc một chưong.
Cứ thế tý một tý một sau ba hôm gì đó cu cậu chả cần ai đọc nữa ngồi
một chỗ đọc một lèo. Mẹ cháu đnag định hè này ủn đít cậu đọc nhiều
nhiều.

2. Vụ xe đạp: Ngay từ bé mẹ cháu đã mua cái xe ba bánh cho lái vòng


vèo quanh nhà quanh xóm và từ lop 2 hai mẹ con đã trích tiền mừng
tuổi của con mua cái xe đạp thống nhất hai bánh để tập. Cu cậu ngồi

85
lên xe cái là đạp luôn coi nhu chả phải tập hôm nào trogn khi chị họ nó
tập một tháng vẫn chưa đi đuọc. Cái này chắc do cu cậu đuọc lái xe từ
bé và một phần là có tý máu liều nữa. Nhưng bây gio học lớp 3 mẹ
cháu cho tự đi xe đạp đi học. May sống ở quê nên giao thông cũng đỡ
hơn nhà em cũng gần truòng tầm 1km. Vụ đi xe đạp đi học này giải
quyết triệt để đuọc vấn đề ăn sáng của cháu. Cháu sinh ra vốn dĩ bé
nhỏ lừoi ăn mẹ thì khôgn có sữa lại vung nuôi nên về thể lực là bé nhỏ
thấp còi ăn uống vô cùgn khó khăn nhất là buổi sáng thì ôi thôi như
một bãi chiến trừong. Nhưng từ ngày cho tập xe đạp xe thì cải thiện
đáng kể vụ ăn uống. Từ khi cho đi xe đi học thì mẹ cháu chỉ gọi cháu
dạy buổi sáng còn mọi việc cháu tự lo hết đánh răng rua mặt ăn sáng
tự sắp xếp quần áo thay quần áo rồi tự buộc căp đi học. Mọi việc
nhanh gọn túm lại mẹ cháu chả phaỉ làm gì chỉ đứng ngoài quan sát.
Hehheee. Mẹ cháu vui lắm. Vì nguyên tắc của mẹ cháu là ăn nhanh
xong sớm đi học sớm nên cháu cứ thế mà làm bay giờ 6h20 là cậu vù
ra đừong vì muốn đi sớm để chơi mà. bà cháu thì khôgn muốn đi sớm
quá chơi khôgn tốt nhưng mẹ cháu quyết cứ đi sớm để chơi vui vẻ với
các bạn. Kết quả ngoài sức tửong tuơng của mẹ cháu các bác ạ. Dù
cháu vẫn bé vẫn còi nhưng nhanh nhẹn chững chạc hẳn ra và truóc đó
một thoi gian thôi việc ăn sáng là cực hình với cả gia đình các bác ạ.
Đối với các bác có thể là chuyện nhỏ nhưng với mẹ cháu có thể coi là
một chiến công lớn. Hehe
3. Hôm qua cháu bảo mẹ thế này “Mẹ biết vì sao con thik học tiếng
anh không” “ Vì con muốn lớn lên đựoc đi Singapore ở Sing cái gì cũng
sạch nhất thế giới” Sang đấy ngừoi ta ai lại nói tiếng Việt mẹ nhỉ.
Mẹ nge xogn ngã ngửa luôn.

Thôi chia vui vài điều với các bác nhé. Mong đuọc học hỏi nhiều từ các
bác

86
Luyện mắt – chia sẻ của các mẹ
Bác Laida: Sau đây là tờ copy chị gõ lại, thế là rất cẩn thận rồi nhá,
sau chị sẽ sang phần ngoại khoá, ko thì Mod lôi sang phần sức khoẻ vì
củ lạc lâu quá.

TẠI SAO TRẺ EM LẠI MẮC CẬN THỊ ?

Do những thói quen xấu như:


1- Nằm, ngồi lệch vẹo khi đọc viết xem tivi
2- Để mắt ở cự lí quá gần khi đọc, viết xem ti vi, vẽ...
3- Đọc viết nơi ánh sáng không đủ ( dưới đèn tuýp, trong phòng tối...
hoặc tập trung nhìn vào nơi có nguồn sáng kích thích liên tục ( chơi
game, xem tivi, làm máy tính)
4- Để cho mắt luôn ở trạng thái căng thẳng trong thời gian dài: Học ở
trường, về nhà tiếp tục xem tivi, chơi điện tử, đọc truyện tranh in chữ
nhỏ, làm bài tập ở nhà...

TÁC HẠI CỦA CẬN THỊ ?

1- Trước mắt : Ảnh hưởng đến sức khoẻ, thường xuyên mỏi mắt, nhức
đầu, đau lưng.. học tập sút kém, sinh hoạt khó khăn, tốn tiền mua
kính, thuốc..
2- Lâu dài : gây thoái hoá võng mạc ( màng tiếp nhận ánh sáng)

ĐỂ PHÒNG CHỐNG CẬN THỊ TA PHẢI LÀM GÌ ?

1- Ngồi đọc viết không lệch vẹo, và phải giữ mắt cách vở từ 30-35
cm . Không được nằm đọc, viết, xem tivi.
2- Đọc sách viết bài trong phòng phải có đèn chiếu sáng ( dùng đèn
dây tóc, không dùng đèn tuýp)

87
3- Đọc viết, xem tivi, làm máy tính, chơi game không kéo dài quá 45
phút trong 1 lần. Phải nghỉ 10-15 phút giữa 2 lần để tránh làm mắt
mệt mỏi.
4- Ngồi xem tivi phải cách xa màn hình từ 2-3m.
5- Hàng ngày nên dùng tay xoa nhẹ vòng quanh phía ngoài mắt. Xoa
20-30 vòng 1 ngày, mỗi lần xoa 4-5 vòng.
6- Hàng ngày phải tập nhìn xa trên 5m từ 1-2 lần, Thời gian tập mỗi
lần ít nhất là 20 phút.
7- Hàng ngày phải tập thể dục, chơi thể thao và lao động chân tay ít
nhất 1 giờ/ ngày
8- đảm bảo ăn đủ các chất dinh dưỡng theo lứa tuổi ( cơm, thịt, cá,
rau, hoa quả..)
9- Thường xuyên tự bịt từng mắt để kiểm tra thị lực bằng bảng kiểm
tra thị lực ở lớp, khi thị lực giảm dưới 10/10 báo ngay cho cô giáo và
gia đình biết để đưa đi khám mắt.
10- Không tuỳ tiện mua kính nếu không có hướng dẫn của thày thuốc
chuyên khoa mắt
11- Nếu đã đeo kính cận thì chỉ đeo kính khi nhìn xa ( nhìn lên bảng,
đi xe đạp, xe máy) không đeo kính khi đọc viết ở nhà

Cận thị học đường có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng luyện tập và kết
hợp với một số thuốc thông dụng
Methobong: Em bổ sung thêm ý kiến tăng cường thị lực cho
mắt: Nếu các mẹ chăm chỉ thì nấu siro gấc hoặc xôi gấc thường xuyên
cho con ăn cũng tốt lắm. Bố em có lần bị muỗi bay vào mắt, chủ quan
nên ko ngờ bị xước và nhiễm trùng giác mạc, về BV Mắt TW mà thị lực
tụt, chưa được 1/10 - gần như mù. Ông nội em cho làm siro gấc ăn
đều đặn trong 1 năm, mắt khôi phục về bình thường. Ruột gấc cả hạt
cho vào ướp đường (kiểu như làm ngâm mơ ấy - nhiều đường để ko bị

88
hỏng). Sau khi nó nhuyễn ra thì đem chưng - hoặc hấp chín rồi bỏ lọ
thuỷ tinh măm dần, mỗi ngày 1 thìa, ngon lém. Để đề phòng trí nhớ
em hỏng - em sẽ hỏi kỹ lại, và các mẹ cứ thử áp dụng cho 1-2 quả gấc
trước đã nhé.
Metitibongbong: Lựa chọn trường, sách cho con dài hơi
Đúng là chúng ta được các bậc cha mẹ tâm huyết trên WTT chia sẻ rất
nhiều tài liệu. Với nguồn tài liệu phong phú như vậy, nên cho con học
những gì để con có thể phát triển một cách toàn diện nhất, hiệu quả
nhất lại là điều không dễ dàng gì đối với mỗi bậc phụ huynh.
Trước khi lựa chọn một giáo trình hay một môn học ngoại khóa gì đó
cho em, em cũng phải tìm hiểu khá kĩ, tính toán mọi khả năng xem
mình có theo được lâu dài không. Ví dụ khi chọn trường cấp 1 cho con,
giữa 2 sự lựa chọn là trường gần nhà và trường ở xa nhưng nghe có vẻ
có tiếng, em cũng đã băn khoăn rất nhiều. Trường ở xa hơn thì lớp ít
hơn, điều kiện tốt hơn, nhưng vẫn phải đưa đón, và đặc biệt là khả
năng tài chính cũng ko phải đơn giản, con học sẽ mất 5tr/tháng.
Nhưng 5 tr này vẫn chưa thể đủ, con vẫn phải học thêm tiếng Anh,
đàn…
Sau khi cân nhắc, em quyết định chọn trường công gần nhà. Những
bất cập của trường công thì ai cũng biết rồi. Lựa chọn trường công với
56 học sinh/lớp, thử tưởng tượng 1 cái ấm mà rót nước cho 56 cái
chén thì mỗi cái chén được bao nhiêu? Chính vì thế em đã xác định
ngay từ đầu là phải dành nhiều thời gian cho con hơn, để bù lại cho
con những cái mà nếu học ở trường tư, con sẽ được tiếp cận. Cũng như
chị Laida nói, em rất chú trọng rèn tính tự giác, tập trung… cho con.
Con đã chuẩn bị hết lớp 1, mẹ cũng thấy mừng vì con đã có nhiều tiến
bộ. Chữ viết khá ổn, tiếng Anh ở cấp độ mover, con ham đọc sách,
ham học hỏi, bài học ở trường với con khá nhẹ nhàng… Nhưng để có
được những điều này thì mẹ cũng phải mất khá nhiều công sức, bởi

89
con em rất hiếu động, cẩu thả.
Chọn giáo trình, sách tiếng Anh học cho con cũng vậy. Em rất coi
trọng tính hệ thống của giáo trình, đã chọn là phải kiên trì học. Không
được bữa đực bữa cái. 5 tuổi con bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh, từ đó
đến nay ngày nào con cũng phải học tiếng Anh, không hôm nào bỏ
bễ… Quá trình con học mẹ sẽ theo sát, cũng xác định là học để tăng
kiến thức cho mình vì tiếng Anh của em cũng có gì đâu. Mẹ sẽ thấy ở
giai đoạn này con đang yếu phần nào, nghe hay từ vựng, đọc hay nói…
Thấy con yếu phần nào mẹ lại đẩy phần đó lên cho con.
Từ lúc 5 tuổi con theo học 1 trung tâm tiếng Anh gần nhà. Hôm vừa rồi
con kết thúc khóa học, bài thi của con được 96,5/100 cao nhất lớp,
vượt các anh chị khác trong khi mỗi con học lớp 1, còn lại toàn các anh
chị lớp 2,3,4. Hồi mới đi học, con hay bị 1,2 anh bắt nạt, hay khóc ở
lớp, mẹ cũng phải mất rất nhiều thời gian nhắc nhở, theo dõi, trao đổi
với cô giáo, tình trạng này mới được chấm dứt. Hôm vừa rồi mẹ hỏi,
thế dạo này con có bị anh T bắt nạt nữa không. Con bảo không, mẹ
liền hỏi vì sao. Con trả lời vì con điểm cao nhất lớp nên anh ấy không
bắt nạt con nữa. Chứng tỏ con cũng biết là nếu học tốt thì mọi người
sẽ nể mình.
2 bộ sách con em đang theo là Family and Friends và bộ sách chị Laida
chia sẻ. Giờ con vẫn đi theo mạch chính là 2 bộ này, ngoài ra còn bổ
trợ thêm 1 số như listening, logic, toán Beestar, reading của chị Bích
Bộp …Toán Beestar con làm grade 1 và grade 2, hàng tuần con tự giác
hoàn thành 4 bài đó, mẹ ko phải nhắc nhở vì con thích làm. Thường
chỉ được 18/20 điểm thôi. Nhưng cũng là tốt rồi vì con tự làm mà. Có
hôm chỉ được 16 điểm, hỏi mẹ 2 bài chưa làm được, mẹ cũng chịu nốt
vì ko hiểu đề viết gì. Hè này mẹ sẽ cho con học thêm một số sách của
bác 3J chia sẻ.
Đợt này em đã cho con học guitar, xác định là theo lâu dài. Buổi đầu

90
mẹ còn kiểm tra được bài con, buổi thứ 2 thì mẹ chịu. Mẹ bèn nói với
con rằng: Học toán, tiếng Việt hay tiếng Anh thì mẹ còn giúp con nếu
con có thắc mắc. Còn học đàn thì mẹ chịu vì ngày xưa mẹ ko được
học. Mẹ mời thày giáo về dạy cho con, mỗi buổi là 120k, con cần cố
gắng học cho tốt để sau này còn dạy em con. Con dạy được em thì mẹ
sẽ trả tiền dạy cho con. Từ giờ sáng nào con cũng nên dành ra 15-20
phút để ôn lại những kiến thức thầy giáo đã dạy. Con đã vui vẻ đồng ý
và tỏ ra rất phấn khởi.
Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề cần phải lưu ý lắm. Con lớn nhưng
tồ, nhiều lúc ko khéo léo trong quan hệ với bạn bè, hay để xảy ra xích
mích. Một nỗi khổ nữa là con em học lớp thường, em thì quán triệt tư
tưởng ko cho con mang đồ chơi, bim bim, quà đến lớp... Nhưng nhiều
phụ huynh vẫn hay cho con mang những thứ đó đến lớp. Con em
thuộc dạng háu ăn, lớp 1 mà 1m35, nặng 35kg, nhìn thấy bim bim là
sáng mắt lên xòe tay xin. 2 VC suốt ngày phải đi rình (cu cậu vẫn tự đi
học, thỉnh thoảng bố mẹ lại đi sang ngó xem con có vấn đề gì hay
không). Sáng nay bố nó đến lớp ngó, lại thấy con xòe tay xin đồ ăn
của các bạn. Cái bọn to cao này cũng khổ, suốt ngày thèm ăn nọ kia.
Em rất sợ nó béo phì nên cũng hạn chế ăn vặt lắm cơ.
Đợt này chắc em phải làm quen với mấy bác phụ huynh cùng lớp có
chung quan điểm trong việc dạy con với mình, cho tụi trẻ giao lưu với
nhau chứ em thấy tìm bạn cho con khó ghê. Mấy lần em đưa con đến
nhà bạn cùng lớp chơi, đến chỉ mong tụi nó chuyện trò, chia sẻ truyện
sách với nhau hoặc chơi gì đó. Nhưng đến bạn thì bạn chỉ xem ti vi, 2
đứa lại ngồi dán mắt xem ti vi. Hic.
Baclaida: Tự kèm con, ko học thêm
Bé lớn nhà mình năm nay học lớp 3 ở Tiểu học Lê Ngọc Hân HN, là con
gái. Con mình chăm chỉ và cẩn thận, điểm thi bao giờ cũng đạt 10
tuyệt đối.

91
Quan điểm của mình cũng là không bắt con đi học thêm nhiều. Cho
đến giờ bé vẫn chưa tham gia lớp học thêm nào, trừ mỗi tuần 1 buổi
sáng thứ bảy học tiếng anh ở Appolo, lúc nào gần thi học kỳ thì mẹ
giúp sức thêm khoảng 7-10 ngày. Ngoài ra thì cứ chiều chủ nhật bé
làm 1 trang bài tập trong quyển "những bài toán thông minh lớp 3"
hoặc "những bài toán nâng cao lớp 3" hoặc quyển nào đó mà mình
quên tên rồi. Bé làm chừng 30-60 phút thì xong, mẹ sẽ kiểm tra, nếu
đúng thì thôi còn nếu sai thì tuần sau bé sẽ làm lại mấy bài sai cộng
với 1 trang của tuần đó.

Nói chung dạy con gái ở cấp 1 dễ hơn con trai nhiều lần.Hiện tại lớp 3
được như con bạn là rất tốt.Chỉ cần ba mẹ tìm thêm các loại vitamin
cần bồi dưỡng cho con là đủ Không cần phải học thêm.Tùy từng cháu
và gia đình mà chọn Vitamin cho phù hợp như đàn,TAnh...

Cho đến giờ thì mọi việc vẫn ổn, nhưng mình đang hướng cho bé thi
vào lớp 6 chọn ngoại ngữ của Lê Ngọc Hân hoặc Ngô Sỹ Liên hoặc
Trưng Vương... (Arm thì xa nhà quá).
Mọi người nói là nên cho bé đi học thêm từ lớp 4, mình cũng băn
khoăn lắm, vẫn muốn cho con chơi thêm 1 năm nữa nhưng không biết
để đến lớp 5 mới đi học thêm thì có muộn quá không... Ý mẹ nó thế
nào? cho mình xin lời khuyên với.

Thằng lớn nhà tớ thì chẳng học thêm ở đâu cả vì tớ biết học thêm với
nó cũng ko ích lợi gì mấy,chỉ tốn thời gian và cõng thêm bài tập.Nhưng
tớ biết chọn sách và dạy con biết tự học.Quan trọng nhất là tính tập
trung ( tiết kiệm thời gian) ý thức tự giác(việc của nó,nó mong muốn
vì muốn giỏi hơn các bạn khác)
Cuối lớp 5 thi vào lomo( hồi đó thi khó) tớ cũng mua cái quyển đề
cương 3k/cuốn về cho anh tự cày rồi tự đỗ thôi.Tớ nghĩ 3 trường bạn

92
đưa ra đều phải xin nếu không có hộ khẩu nên học thêm cũng chỉ để
giỏi hơn chứ không có áp lực thi đỗ mới vào như trường AMS.
Con bạn có cần học thêm hay ko tùy thuộc ở bạn hết.Nếu quán xuyến
được là các dạng cũng chỉ có thế,con nắm hết rồi làm tốt rồi thì đi học
cũng chỉ nhai các bài đó thôi.Thày này cô nọ trường Ams cũng chẳng
nghĩ ra được hơn đâu toàn moi ở vài cuốn sách đã in bán ngoài đường
thôi.Có chăng là giúp bố mẹ bắt chúng học để thu tiền .Còn tiêu hóa
được hay không thì kệ vì cô mải cày để gửi tiền cho con đang du ở
NN.Thày cô nào mà chả thế.

Học tiếng Anh ở Appolo thì chỉ thiên về nghe và nói thôi (tất nhiên
mình cũng nhắc cháu học từ vựng nhưng chỉ trong giới hạn của giáo
trình học tại Appolo thôi), chứ để thi vào lớp chọn ngoại ngữ thì chắc
chắn là phải đi học thêm đúng không mẹ nó? nếu mình có giáo trình
thì mình có thể tự kèm cho con được nhưng vấn đề là mình cũng
không biết ở các lớp học thêm toán, ngoại ngữ, tiếng việt thì các cô
dạy thêm cái gì để mà kèm cho con nữa.

Mẹ Laida có nhiều kinh nghiệm, chia sẻ cho mình với, mình có nên
mạo hiểm tự kèm con đến hết lớp 4 không? hay là nên cho con đi học
ở các lò luyện thi vào lớp chuyên?
Nếu tự kèm con thì mình nên dùng sách nào? mua ở đâu hả mẹ
nó] (cả 3 môn toán, tiếng việt và ngoại ngữ mẹ nó nhé). Sách ôn
luyện của các thầy cô như thầy Ấn, cô Nguyệt Anh chẳng hạn thì ra
hàng photo liệu có mua được không mẹ nó nhỉ (èo bậy quá đi, mình
định ăn cắp bản quyền của các thầy đây).

Cái dòng chữ đỏ bạn viết là đủ, nhưng rất ít người tin và quyết tâm vì
phải có đam mê mới hi sinh tất cả mọi thứ dành thời gian tâm huyết
để kèm con học.Thấy con sẽ gặp vướng mắc ở đâu tháo cùng con.Nên

93
xác định được mục tiêu chính của mình và con sớm chứ đừng thấy
Ams là niềm mơ của nhiều người thì mình cũng phải cố.
Nếu ko vào AMS thì học thêm thày ẤN hay cô NA làm quái gì!
Còn sách của mấy thày cô đó thì thiếu gì khi học sinh họ dạy đông như
người TQ.Tớ còn mò được sách luyện đúng kiểu thi HB.Con làm mãi rồi
thi kiểu gì chả được 100%
Nói nhỏ với bạn nhé,những cháu chuyên Anh khả năng kiếm HB cao
hơn các cháu chuyên khác.Cái dòng Cam là một câu hỏi thú vị, 99 bạn
sẽ trả lời là nên đi học, còn tớ vẫn trả lời là không cần thiết.
Vậy mẹ phải thông thái lên thôi.
Thế nhé tớ đã trả lời hết và đầy đủ các câu của bạn hỏi .BB nhé.
Baclaida: dạy con kiên nhẫn, tự giác, tập trung
Ừa gợi ý của em cũng là một good idea, chị sẽ moi thư ra xào nấu cho
hợp lý để có nhiều bài post vào Mài đá bơm tinh thần cho các em.
Thực ra thì nếu các em đọc kĩ những bài viết trước của chị thì nay cũng
chẳng có gì mới.
Thôi thì xịt ta lại bơm em nhỉ.
Tiếp nhé:

Hai thằng cu nhà chị xuất phát điểm khác nhau.

Thằng cu lớn được mẹ kèm từ lúc rất nhỏ nên ham đọc sách và tìm
hiểu nên dạy dễ.
Thằng bé, vì mẹ bận hướng dẫn anh thi HB nên được thả rông, lười
nhác chỉ thích xem hoạt hình.

5 tuổi thằng bé vẫn chưa biết đọc, chẳng biết toán là gì.
Thằng lớn đi rồi chị mới tập trung kèm thằng bé học.
- Đầu tiên là dạy kiên nhẫn, chịu làm việc với mẹ, mùa đông năm đó
rét, 2 mẹ con chui trong chăn, học nằm.

94
Biết hết vần là chị cho đọc chữ to luôn. Thấy con đọc vất vả, bố cháu
bàn chùn: dần thôi em.
Chị vẫn lắng nghe, sau đọc tua lại cho con 1 lần nữa,xong là ngày hôm
đó con được chơi tự do.
Các em biết ko chỉ sau 1 tuần cu bé đọc vanh vách.
-Sau dạy tự giác: cu thích chơi kiếm, đi Quảng Ninh về chị mua cho
con cái kiếm, tối về ôm nó kể chuyện: Người ta nghiêm cấm cho trẻ
con dùng đồ chơi bạo lực nên ở mãi tận QN mới bán, hiếm lắm. Mẹ đi
đường chỉ sợ công an tịch thu, sợ thót tim đấy! Khó khăn lắm mới có
được. Nếu ngày nào con tự giác lấy sách ra đọc, tập viết 1trang là cái
kiếm này là của con ngày đó. Còn ko là nó sẽ biến mất. 2 tháng liền
nó sẽ là của con hẳn. Thế là cu nhà chị biết tự giác học vì cái kiếm đó.

- Dạy tập trung :chị lấy sách toán của Sing vì có những bài rất hay
hình vẽ ngộ nghĩnh và rất dễ con chỉ việc điền số thôi, chị khoán làm
10 trang chi chít trong vòng 15' là được cái này cái nọ. Mẹ bấm giờ.
Đố có dám chàng màng. Một thời gian là thành thói quen.
Mẹ chỉ cần duy trì cho vào nếp là được.
Được 3 kĩ năng cơ bản đó thì dạy gì cũng được.

Chị làm 2 thằng bé nhà chị cảm nhận được là chị rất yêu và chiều nó,
ví như bố bắt con dừng chơi dọn dẹp ngay, nhưng chị để trễ: con chơi
thêm 10 ' nữa là phải dọn nhé, nếu ko mẹ dọn hộ vào sọt rác đấy. Thế
là nó nể chị hơn.

Muốn con thực hiện gì thì ra điều kiện trước để con chọn ( theo hành
lang hẹp của mình) như kiểu: Mai mẹ đi làm: 1- Con sẽ dạy sớm lên
bà ngoại. 2- ngủ nướng, nhốt trong nhà dậy tự ăn và học bài. Đương
nhiên là mai nó dậy thật nhanh để còn kịp đi...
Chính vì thế nên con rất nghe lời mẹ.

95
Những cái đó cần thiết để rèn con chịu và thích học như bây giờ.

Phải giải thích dài dòng như trên để các em thấy cu bé nhà chị chẳng
phải thần đồng thần sắt, nhưng khả năng làm việc của nó rất tốt là do
mẹ rèn luyện.

Đừng nghĩ chị gây áp lực học hành với trẻ con, mà chị có cách làm
chúng thích học.
Quan điểm của chị là học gấp 2-3 thằng khác: bằng cách tập trung,
học hiệu quả dù thời gian mình bỏ ra cũng như thằng đó.
Chơi bằng 5-7 lần thằng khác, đã chơi là tới bến. Các em mà xem clip
bọn chị quay chắc thèm muốn join luôn .
Mebibom: Bệnh tự giác học bài và nhặt đồ ăn thừa
Em đặt mục tiêu mài đá nhà em trong thời gian này cụ thể như sau ạ:
1. Tự giác học bài;
2. Thích đọc sách;
3. Rèn luyện mắt, rèn luyện thể lực, ngồi học ngay ngắn.
Kết quả:
3. Kết quả tốt, mẹ tạm hài lòng. Cụ thể: Mắt ít dụi hơn; thể lực tốt,
ngồi học tạm ngay ngắn ( ít ra ở nhà em nhìn thấy thế) đúng khoảng
cách.
2. Bạn ấy rất mê đọc sách, vớ được quyển sách nào ( không phải sách
đang học của bạn ấy) là bạn ấy đọc luôn, bất kể đó là thể loại gì:
Truyện, sách khoa học tự nhiên, thơ, thường thức gia đình,..., đặc biệt
là những quyển truyện phù hợp với lứa tuổi của bạn ấy như: Truyện
xóm gà, BS Aibolit, Buratino, các câu chuyện về các danh nhân, gia
đình Chí chuột, .....
1. Em thất bại nặng nề rồi ạ . Cụ thể: Mẹ hoặc bà ngoại không ngồi

96
cạnh thì bạn ấy không thèm học ( chứ bà nội mà bảo bấ ấy học thì bạn
ấy cãi luôn hoặc lấy sách tiếng anh ra học để bà khỏi ý kiến. Vụ này
xuất phát từ 1 lần bà nội đọc chính tả cho bạn ấy chép, bà vốn
ngọng :"L và N", vì thế bà đọc sai, bạn ấy bảo sai rồi nhưng bà cứ bắt
bạn ấy phải viết theo ý bà, đến lúc bà ngoại sang kiểm tra phê bạn ấy
viết sai, thế là từ đó nhất quyết không nghe lời bà nội nữa ). Nếu
mẹ đi ra khỏi chỗ đó thì bạn ấy ngồi chơi, nhìn thấy mẹ vào thì giả vờ
viết lách.
Đỉnh điểm là hôm qua em phát hiện ra bạn ấy không chịu làm bài tập
cô giao ở lớp. Về nhà em hỏi cô có giao bài không thì bạn ấy bảo
"không" ( em sơ xuất không kiểm tra cặp bạn ấy). Em đến lớp nói
chuyện với các bạn của bạn ấy thì phát hiện ra: Cậu ta mượn truyện
Đoremon, truyện " người điên",.. của các bạn trong lớp, và khi cô đọc
chính tả cho chép cậu ta không chép mà cúi xuống đọc truyện. Em hỏi
tại sao không làm bài tập thì bạn ấy kêu "khó quá con không làm
được", nhưng thực ra với những dạng bài đó, bạn ấy hoàn thành 1
cách dễ dàng.
Hôm qua em giận quá, định cho bạn ấy nghỉ 1 buổi ở nhà ( vì mọi khi
em vẫn bảo:" nếu con không thích học nữa thì mẹ cho ở nhà, mẹ sẽ
nói với bà xin người ta cho con đi làm cỏ vườn để con kiếm tiền nuôi
thân con), nhưng khi em đến lớp trình bày với cô giáo bạn ấy thì cô
yêu cầu phải đưa bạn ấy đến ngay để cô bồi dưỡng cho bạn ấy đi thi
HSG vào thứ 5, hu hu, thế là em lại phải về đưa bạn ấy đến lớp.
Các chị cứu em với, làm thế nào để con thích học, tự giác học như đọc
truyện ý ạ. Coi học tập là trách nhiệm của bạn ấy chứ không phải của
mẹ?
Còn nữa: Làm thế nào để bạn ấy không nhặt đồ ăn thừa, vứt đi của
người khác để ăn ạ? . Thật không thể tưởng tượng nổi bấ ấy lại có
thể làm thế. Ngày bé em phát hiện ra đã chỉnh sửa bạn ấy rồi, giờ ở

97
nhà sang hàng xóm em không thấy hiện tượng đó, ai dè hôm qua tới
lớp các bạn khác tố cáo bạn ấy nhặt bã kẹo cao su để ăn. Mặc dù em
đã nói với bạn ấy:" Nếu con thèm cái gì thì hãy bảo mẹ mua cho"
---------------( Giải đáp mẹtitibongbong
Trước khi bác Laida và các cao thủ đưa ra tip thì em cũng xin
phát biểu trước nếu em gặp trường hợp như nhà Bill bờm.
- Về vụ có mẹ hoặc bà ngồi kèm mới chịu học: Em sẽ lập lại kỷ luật
một cách nghiêm túc. Gọi ra nói chuyện 2 mẹ con, nhấn mạnh việc
học là việc của con. Con có 2 sự lựa chọn: đồng ý hoặc không đồng
ý.
Nếu đồng ý thì phải có nguyên tắc: Từ giờ trở đi ko ai ngồi canh
chừng con học nữa, mẹ giao bài đến giờ nọ mẹ sẽ kiểm tra. Hoàn
thành tốt thì được học tiếp, còn ko hoàn thành sẽ có cách. Hoàn
thành nhưng phải chất lượng, đạt yêu cầu. Nếu ko đạt yêu cầu cũng
có cách.
Nếu ko đồng ý, hoàn thành ko tốt, ko đạt yêu cầu thì mẹ sẽ phân
tích mọi việc trong xã hội đều cần bằng cấp, đi làm cơ quan, đi bán
hàng... đều phải học hành, biết tính toán. Con ko thích học thì con
sẽ ko đc học hành nữa, mẹ sẽ kiếm việc làm cho con.
Tiếp đó, em sẽ thu hết mọi sách vở, truyện, đồ dùng... vào và bình
thản tuyên bố với cả nhà rằng: số sách này sẽ tặng cho các bạn
nghèo ham học, tặng cho anh em họ nào đó học giỏi... Từ nay trở
đi, bạn Bill sẽ đi làm vì bạn ấy ko xác định đc rằng việc học là việc
của bạn ấy.
Mẹ sẽ đưa bạn ấy xuống xe rác, bảo mọi việc con ko thể làm được,
con chỉ có thể đi đẩy xe rác. Việc này là chân chính, nhưng vất vả,
con ra đẩy đi. Nếu cần có thể liên hệ với 1 bác lao công nhờ bác
giúp. Cu cậu sẽ nói con ko đẩy được, sẽ nọ sẽ kia... Làm việc này
đòi hỏi mẹ phải kiên quyết. Đến khi nào phải hứa hẹn, năn nỉ thì

98
thôi. Hứa hẹn bằng bản cam kết, kí tên đàng hoàng.
Chiêu này em học được của mẹ Đại Mĩ Nhân và đã áp dụng với nhóc
nhà em. 1 lần là vãi, từ đó phải xác định việc học là việc của mình.
Thỉnh thoảng cũng cần bồi lại cho vài câu, ví dụ nếu con chán học
thì ko cần đi học nữa, mẹ sẽ kiếm việc làm cho con. Nếu tiến bộ
nhớ biểu dương, học tốt thế này sau này công việc tốt lắm đây,
lương cao lắm đây, nhớ cho bố mẹ đi du lịch nước ngoài nhé...
Về vụ ăn uông: Con em cũng là mẫu ham ăn, mấy lần đến trường
em bắt gặp con xòe tay xin đồ ăn của bạn. Em đang áp dụng 1 số
cách sau
- Phân tích ko nên làm như vậy, các bạn sẽ cười cho, chê mình là kẻ
tham ăn...
- Con em cũng là dạng hơi mập, cho xem ít ảnh những người thật
béo phì, bảo nếu con tiếp tục xin ăn thì sẽ thế đó.
- Với bạn Bill, mẹ có thể cho xem những hình ảnh về giun sán, cho
gặp bác sĩ, nói trước với bs rằng nhờ bs kết luận trong người bạn
này có nguy cơ bị giun, thấy nhiều trứng giun lắm, hình như hay ăn
bẩn thì phải... Nói chung phải làm cho nó ý thức được độ nguy hiểm
của vấn đề. Hoặc có thể đột xuất bảo chết, sao dạo này răng con
đen thế, cho xem ít ảnh răng đen, hình như con ko giữ vệ sinh cho
lắm, có phải con hay nọ kia không...
- Kết hợp với dọa, bố mẹ mà nhìn thấy hoặc nghe thấy các bạn kể
con xin ăn, ăn bẩn... thì sẽ cho nghỉ học....
Vấn đề thứ 2 em đang áp dụng. Hiệu quả cũng phải từ từ mới thấy
được ạ.
-----------( giải đáp: Mẹ xiumon
Mình muốn kể chuyện này mà mẹ Bill bờm có thể áp dụng
và có thể ku nhà cậu sẽ thay đổi:
Có một lần lớp ngoại khóa con nhà mình cho đi thực tế. Đến tối về anh

99
ku nhà mình nói với mẹ giọng rất nghiêm trọng:"Trên tay con bao
nhiêu là vi khuẩn, sợ lắm mẹ ạ". Hóa ra hôm đó cô cho đến thăm
phòng thí nghiệm nào đó xem về sinh trưởng của cây và các bạn ý
được cho "nhòm" kính hiển vi. Chắc là nhân thể các bác phòng thí
nghiệm muốn cảnh báo các con về vi khuẩn nên cho các con lần lượt
đưa tay của mình vào soi. Mà các con vừa được bắt cá ở bể, rồi trồng
rau ở vườn ... tay bẩn lắm mà chỉ rửa qua loa.
Từ đó thay vì bữa nào cũng phải nhắc xem con đã rửa tay trước khi ăn
chưa thì anh ku tự giác rửa và rửa rất kỹ nữa.
Thế mới biết "trăm nghe không bằng một thấy"! Mẹ Bill thử áp dụng
chiêu này xem sao nhé.
-------------( Giải đáp BácLaida
Cho đọc ngay những bài viết về các em bé ăn phải thức ăn
ngộ độc bị chết
Báclaida: Dạy con cần phải nắm bắt tâm lý : nói những điều chúng
thích và muốn nghe
Các em thân mến !
Mài đá nhà mình là bố mẹ học cách dạy con, mài từng góc cạnh của
viên đá để rồi hé lộ nét Ngọc.
Chị khẳng định là bé nhà nào cũng có thể thành NGỌC nhưng phụ
thuộc vào thợ mài nhà đó có chăm chỉ và sáng tạo hay không mà thôi.
Trên lớp các chiên da chỉ hướng dẫn, lớp thì đông, em nào đọc kĩ bài
trước khi đến lớp thì khi thày cô giáo nói đến đã thấy tâm đắc, và khi
mở rộng thì họ nắm bắt được thần thái và sáng tạo còn hơn thế.

Đó là cái chị truyền tải cho các em: rằng cần phải dạy cho con cách tự
đọc bài trước khi đến lớp, để khi cô giảng đến là mình đã học đến lần
thứ 2 và hơn hẳn những bạn chưa vỡ tý nào cứ mới toe mà chui sang
tai bên kia.

100
Nói đến đây hẳn các em cũng đồng ý với chị, nếu vậy thì ngay các em
cũng gắng luyện thói quen tìm hiểu, sáng tạo khi đã nắm được hướng
của vấn đề.

Ở đây phần đông các em đều dạy con đầu nên chưa có kinh nghiệm ,
chứ các bạn mài được tập 1 thành công thì tập 2 chỉ cần chỉnh sửa
theo thế thời mà phát huy thôi.
Với các bạn mà để lỡ tập 1 vào đây mới thấy xót xa là mọi thứ rất đơn
giản mà mình không quan tâm đúng cách.

Vì hoàn cảnh xã hội nên hầu như ông bà bố mẹ chúng mình đều không
bỏ thời gian ra tìm hiểu nghiên cứu tâm lí đứa trẻ, tập nói những điều
chúng thích nghe và dễ nhập tâm.

Áp đặt như thời bao cấp là bán những cái gì tao có, còn thời nay phải
bán những gì mày cần, và phải đổi mới mẫu mã liên tục để họ mua rồi
lại mua nữa. ( cơ chế thị trường)

Chính vì mình bị ảnh hưởng của thế hệ trước nên mình không sáng tạo
trong chuyện GD con cái, vẫn bị ảnh hưởng văn hoá áp đặt, và kì vọng
quá nhiều ở con mình, chưa được như ý thì thổi bụi vào mặt chúng làm
chúng tưởng chúng kém thật.

Chị là một điển hình, khi bé bị đánh và mắng chửi nặng nề lắm, mà lỗi
thì đâu có gì nhiều. Bố mẹ dạy theo kiểu tao thương mày nên mới dạy
dỗ đánh cho nên ngươì. Giờ thì nói nhanh là mình cần dạy nó chứ trẻ
nó không cần mình dạy, rõ ràng là dạy là nó phải bị gò vào nếp nên nó
không hề thích.
Vậy đầu tiên là mình phải học cách làm trẻ muốn nói chuyện với mình,

101
để làm được điều đó thì mình lại phảihọc cách nói những điều trẻ
muốn nghe, sau mới lồng ghép để truyền tải những điều mình định
tuyên truyền.

Thôi coi như bài này là phần lí thuyết khô cứng, các em cùng thảo luận
cho chị :
-với vấn đề A ngày trước các em được bố mẹ thày cô yêu cầu, dạy
ntn? nhớ lại... còn ngày nay các em đã dạy ntn? có gì mới hơn không?
và luôn nhớ theo cơ chế thị trường chị đã nhắc ở trên, xong nhớ so
sánh mình lúc nhỏ với con mình bây giờ thì sẽ hết kì vọng, không khí
gia đình sẽ dễ chịu hơn khi con mắc lỗi.

Phần tới chị sẽ đưa ra ý kiến thực hành sáng tạo cách dụ dỗ, phỉnh dắt
trẻ.
----------( Cùng mẹ Bibom thảo luận: Dạy trẻ chơi
hòa đồng, thuyết phục đối phương
Em mở màn đầu tiên nha chị.
Dạy trẻ cách chơi hòa đồng, tự thuyết phục đối phương:
Ngày xưa: Nếu 2 anh/chị em mà chơi với nhau, nếu em/anh dành
nhau đồ chơi, khi em khóc toáng lên bố mẹ em ( nói riêng, các bậc
phụ huynh khác nói chung) thường bênh em, bắt anh/chị trả lại cho
em, nhường em. Tóm lại là can thiệp vào chuyện của bọn trẻ con.
Ngày nay: Em muốn dạy con cách tự biết thuyết phục đối phương. Em
làm thế này ạ:
1. Nếu đứa bé khóc lóc chạy vào mách mẹ, em bảo: Nước mắt chỉ
dành cho kẻ thất bại thôi, con hãy thuyết phục anh xem, đấy là
chuyện của các con, mẹ không can thiệp đâu. ( không quên bồi thêm
câu này ạ:" Người chiến thắng là người có thể làm cho người khác
nghe theo mình mà mình không cần tới nước mắt cơ")
kq: Đứa bé quay lại và tìm mọi cách thuyết phục anh mình, lắm khi nó
102
quát thượng lên bắt anh trả đồ chơi, không được lại quay ra mách mẹ.
Em lại bảo: "Con vừa làm thế nào mà anh không trả con", nó kể lại
tình hình diễn ra và thế là em lại bảo: " con có thích bị quát không"
( dĩ nhiên nó trả lời không thích rồi), " nếu con không thích bị quát thì
anh cũng thế thôi, con hãy thuyết phục anh nhẹ nhàng chứ" ==> vậy
là nàng ta vào ngọt ngào nhẹ nhàng với ông anh ==> anh em lại chơi
với nhau hòa thuận.
2. Nếu là ông anh vào mách mẹ tội em không cho mình chơi cùng, em
sẽ bảo chàng ta thế này:" Con biết vì sao Bác Hồ lại có thể lãnh đạo
cuộc chiến tranh Việt Nam thành công không, đó là vì bác rất giỏi
thuyết phục người khác nghe Bác 1 cách tình nguyện. Con muốn mọi
người nghe con như Bác hồ đã thành công thì hãy bắt đầu từ em đi",
và nếu có những lần sau như thế thì em chỉ trả lời đơn giản " Bác Hồ
đã làm thế nào ấy nhỉ" ==> vậy là chàng ta lại quay lại thuyết phục
em mình, lừa con bé tin sái cổ, hihi, rõ ràng nó chiếm toàn bộ số đồ
chơi đó mà con em tình nguyện lắm ý.
Khó khăn nhà em gặp phải: Bà nội vẫn theo thói quen cũ, nếu cháu
khóc lóc là y như rằng can thiệp vào, kể cả chuyện nó chơi với trẻ con
hàng xóm ==> em phải làm thế nào bây giờ ạ?
Kết quả hiện tại nhà em: Khi mẹ có nhà, bọn trẻ tự biết cách thuyết
phục lẫn nhau, nhưng khi mẹ không có ở đó, chúng lại như cũ, lại
tranh giành nhau ầm ĩ
Mecuncon, bác Laida..: Dạy con không chỉ học giỏi mà còn thức thời,
năng động
Nguyên văn bởi laida
Ầy dà !
Cái này nói lên 1 điều là học giỏi không chưa đủ mà còn phải thức thời
nữa.
Bạn Hùng kia đi IMO từ lớp 11, thì hết lớp 12 thừa sức vào MIT.

103
Nhưng vì tin tưởng ở ở cái gọi là chế độ đãi ngộ...
Chị một chồng !
Câu chuyện này giống chuyện bố em ngày trước lương thừa sức mua
một cái nhà to vật vã ở mặt phố nhưng cứ chờ chế độ đãi ngộ để ...
chui vào căn tập thể 15m2 ạ.
Bài học rút ra là không trông chờ ai hết, mình phải quyết định vận
mệnh mình thôi.
Bạn Hùng kia tỉnh ra thì ôn thi SAT nộp đơn ĐH Mĩ khóa 2017, đừng
mất thời gian phân trần đòi công bằng làm gì, với Vàng IMO thì NUS
Sing chắc chăn lấy bạn bằng HB toàn phần rồi, MIT cũng sẽ nhận bạn
nếu tiếng Anh TOEFL khoảng 100.
Nguyên văn bởi laida
Nhưng qua vụ này hy vọng phụ huynh và các em tỉnh ngủ, vì ở VN lâu
chị quen rồi : Nói thế mà không phải thế, nên lại phải học cách
thích nghi.
Nguyên văn bởi maytinh0012000
Qua chuyện này mình chỉ thấy lộ rõ bất cập của giáo dục VN. Học giỏi
thì cũng chỉ ăn nhau mấy năm trên ghế nhà trường, còn tiếng Anh, sự
năng động mới làm nên thành công trong 50 năm còn lại. Nếu em
Hùng được giải Toán quốc tế kia mà năng động lên 1 tí, thì em sẽ biết
rằng: Harvard, MIT, Ecole sẵn sàng rải thảm mời em sang, hb toàn
phần ngay, sao phải chờ 2-3 năm cái hb của Bộ. Mình thấy rất phí là
em ý ko tự nộp hồ sơ vào Harvard, MIT.
….
Nếu dân đen (như mình) mà còn tự tìm hb sang Mỹ được, trong khi
"nhân tài" với "thiên tài" thì bị đẩy sang Maroc, chả biết đằng nào mà
lần v.v. thì làm "thiên tài" để làm gì? Sau này cũng chỉ mong con mình
khôn lanh 1 tí, biết tí ngoại ngữ, phát triển toàn diện, còn hơn là nhồi
cho nó học thành "thiên tài"

104
Nguyên văn bởi Mẹ Cúncon
Vậy là các con không chỉ cần phải học giỏi mà còn phải thức thời, phải
khôn ngoan, giàu kỹ năng sống, kỹ năng XH, biết tránh được tai nạn
giao thông, thức ăn độc hại, môi trường ô nhiễm, nạn nọ nạn kia ....
Các mẹ thân mến, hàng ngày mình vào topic này đọc và học các mẹ
rất nhiều. Mấy hôm nay đọc báo về việc dừng đề án 322 của BGD,
mình định chia sẻ với các mẹ một kinh nghiệm của mình, định viết vào
topic về vấn đề 322, nhưng nghĩ là nó có thể có ích cho nhà mài đá
hơn nên mình đưa vào đây.

Đúng như chị Laida viết: Ở VN nhiều điều các cơ quan chức năng “nói
thế mà không phải thế”, nên “không trông chờ ai hết, mình phải quyết
định vận mệnh mình thôi”, “học giỏi không chưa đủ mà còn phải thức
thời nữa”, cần phải năng động nữa.

Làm thế nào để con vừa có thể học giỏi, vừa có thể thức thời, vừa có
thể năng động?

Để giúp con học giỏi thì cả nhà mình chia sẻ nhiều rồi. Nhưng để giúp
con thức thời và năng động cần phải làm gì để giúp con. Chỉ có cách là
mài, mài từ nhỏ thôi.

Câu chuyện mẹ cháu muốn chia sẻ là thế này:

Với con lớn, mẹ cháu rất quan tâm, chăm chút từng chút một, chăm
từng bữa ăn, từng giấc ngủ, hàng ngày đều trò chuyện với con về
chuyện ở trường, lớp, về bạn bè con. Mẹ cháu luôn đọc truyện cho
cháu nghe từ bé, luôn cùng con đọc và chia sẻ với con về cốt truyện
khi con lớn, cùng con đi nhà sách, cùng con mua những gì cần thiết
cho con, luôn lắng nghe con nói, luôn cố gắng chia sẻ mọi suy nghĩ,

105
mọi vấn đề của con, luôn cho con đi học thêm cái gì con thích và có
năng khiếu, luôn cho con tham dự các kỳ thi các môn con yêu thích,
những kỳ thi kiếm học bổng… Nhưng không kể cho con nghe cũng như
không nói chuyện với con về các vấn đề của gia đình, về cuộc sống
hay XH (những điều không trực tiếp liên quan đến con). Chỉ cho con
giao tiếp trong các môi trường của con. Hầu như chỉ dạy con và nói với
con về mặt phải và những điều tốt đẹp, không nói với con về mặt trái
của cuộc sống ngoại trừ lịch sử. Kết quả tạo ra 1 cậu bé ngoan, học
giỏi, ham đọc sách, phát triển được 1 số năng khiếu của bản thân.
Nhưng tính tự lập không cao, khả năng hòa nhập xã hội và tính năng
động ngang bằng các bạn cùng lứa, khả năng giao tiếp bình thường,
khả năng thích nghi môi trường chậm. Giả sử con rơi vào trường hợp
như các anh chị bị dừng đề án 322 chắc chắn con sẻ shock toàn tập,
tổn thương sâu sắc, mất phương hướng.

Mình có 1 đứa cháu, cùng tuổi con, mẹ chăm sóc vừa phải, không chia
sẻ với mẹ về sở thích, mẹ ít dẫn đi nhà sách, nhưng luôn nói chuyện
với con tất cả mọi vấn đề, từ những câu chuyện ở trường lớp, đến tất
cả mọi chuyện trong cs hàng ngày của gđ (trừ vấn đề sex, những
chuyện xấu),kể cả thời sự, chuyện đời, chuyện hàng xóm. Cháu tự lập
từ nhỏ, lớn lên cấp 2: nấu nướng, dọn dẹp, tự ở nhà 1 mình, tự đi đón
em, coi em… Cháu luôn tham gia các hoạt động của lớp, nhà trường,
làm lớp trưởng, liên đội trưởng, đóng kịch, múa…. Kết quả cháu là một
cháu bé vô cùng tuyệt vời: Học giỏi, khả năng hòa nhập xã hội và tính
năng động không kém gì người lớn, khả năng giao tiếp và thích nghi
tuyệt vời. Cháu sang Sing 1 tháng, có thể nắm bắt được hệ thống giao
thông của Sing, tự lên mạng tìm kiếm, đi lại và giao tiếp với người bản
địa như đã sống ở đây rất lâu rồi, trong khi con mình vẫn hay lạc
đường và và chưa thật dễ dàng trong việc giao tiếp để đạt mục tiêu với

106
người bản địa. Giả sử cháu rơi vào hoàn cảnh bị dừng học bổng theo
đề án 322, cháu sẽ mất niềm tin, cũng shock, cũng bị tổn thương,
nhưng sẽ không mất phương hướng. Cháu sẽ biết cách tìm kiếm HB
khác không khó khăn.

Từ con và cháu của mình, mình đã rút ra một số điều:

- Không nên chăm sóc con quá kỹ lưỡng.


- Nên cho con tự chịu trách nhiệm với bản thân và gia đình. Nên giao
công việc nhà cho con, cho con tự lựa chọn đồ cần mua, tự mang vác
và tự thanh toán tiền (trong khả năng của con)... Những vấn đề của
con nên hỏi ý kiến của con và hướng cho con tự lựa chọn cách giải
quyết tốt nhất.
- Nên cho con tiếp xúc với xã hội (môi trường lành mạnh), càng nhiều
càng tốt.
- Nên cho con học không chỉ những lớp con thích, thuộc năng khiếu
của con, mà nhằm phát triển tính năng động, khả năng thích nghi, khả
năng giao tiếp… hoặc từ đó giúp con phát triển các khả năng này: như
lớp MC, lớp kịch, múa, hát…
- Dạy cho con các kỹ năng giữ an toàn tính mạng, giữ gìn sức khỏe,
phòng tránh những rủi ro, xử lý các tình huống bất ổn như bị bỏng,
điện giật, đuối nước, lạc… cách tìm đường, tra cứu trên mạng… Dạy
con cách ứng xử khi gặp những điều không như ý, cách phản ứng khi
gặp thất bại. Luôn đưa ra các tình huống không như ý, từ đó hướng
dẫn con cách xử lý…
- Dạy con về mặt phải của cuộc sống, nhưng cũng chỉ cho con cách
nhận dạng mặt trái của cuộc sống để con biết cách phòng tránh hoặc
xử lý nếu gặp phải.
- Đặc biệt nên lựa chọn để nói với con những chuyện về cuộc sống
sống xung quanh gia đình, những chuyện về xã hội, giải thích để con
107
có thể tiếp thu về những nội dung trong chương trình thời sự, về muôn
mặt của đời sống XH. Chỉ cho con thấy những điều “tưởng như vậy mà
không phải là như vậy”.

Các mẹ có thêm ý kiến gì để giúp các con thức thời, khôn ngoan, năng
động ?
Megauvatho: Trẻ con nhớ thì bản thân chúng cần được trải nghiệm
Theo quan điểm của em 2 TH mà mẹ Cún con nêu trên là điển hình
của kiểu người có IQ và người có EQ. IQ làm nên con người thông
minh nhưng EQ mới làm nên con người thành đạt.

Mấy cái lý thuyết về EQ thì em cũng hay đọc, thỉnh thoảng cũng bon
chen đi học khóa kĩ năng này kia nhưng mà học xong, đọc xong vẫn
chỉ nhớ được là: ôi thầy nói hay thế , sách viết đúng thật. Rút cuộc
mèo vẫn hoàn mèo J

Còn làm thế nào để biến mấy cái mớ chữ đấy thành thật thì vẫn đang
loay hoay, thế nên hôm nay ăn trưa xong mắt đang díp tịt lại nhưng
vẫn cố vào đây, mô kích cái vụ dạy kỹ năng này lên hy vọng các mẹ
cao thủ tung ra một số bí kíp để mình học lỏm.

Vì em thấy em nói với con em kiểu toàn lý thuyết nó nghe xong chắc
cũng vẫn mèo hoàn mèo như em thôi. Ví dụ: bình thường ở nhà vẫn
nói vanh vách con bị lạc con sẽ nhờ chú bảo vệ gọi đt cho mẹ, số đt
của mẹ con thuộc rồi …. Thế mà hôm nọ đi the Garden có cái thang
cuốn, tuột tay mẹ ra thế là một mình nàng đứng ở trên, nhìn thấy mẹ
đi xuống mà ko đuổi theo được khóc lóc ầm ĩ, mẹ bảo con đứng đó mẹ
lên ngay, nhưng vẫn hốt hoảng và khóc, thế rồi có một bà lạ hoắc bế
xuống cũng cho bế …. –> nản

108
Lại có một chuyện khác em muốn kể ntn: bọn trẻ con nhà em thì ko
xem TV chỉ xem đĩa giáo dục hoặc tiếng Anh do mẹ chọn, hết giờ thì
tắt đi. Có dạo cô em lười ăn thế là bố download mấy cái Tom Jerry
xuống, cứ ăn hay uống thuốc là fải Tom Jerry, thế là chị cũng được
xem ké, xem được tuần thành nghiện, ko còn thiết tha gì mấy chương
trình kiểu như Word world hay là Magic English nữa. Nó nghiện đến nỗi
khắp nhà đầy chữ TOM CAT và nó bắt mọi người gọi nó là Tom cat.
Tiếng Anh ở lớp học thêm cũng ko chịu học, đi về vứt sách vở đấy thôi.
Mẹ thì tung ra đủ kiểu lý thuyết dỗ dành, phân tích tác hại …cũng ko
thấy ngấm. Rồi thế là thôi, e ko nói nữa cho xem thoải mái, cả một
tuần 2 mẹ con ko sờ đến sách tiếng Anh. Thế là y rằng tuần đó đi học
nàng ý được 1 sao, em chỉ nói mỗi một câu: con có biết vì sao con lại
được 1 sao ko? Nó hỏi lại luôn: vì con xem nhiều Tom Jerry hả mẹ. Mẹ
bảo: ừ. Thế là tối hôm đấy nó bắt bố nó xóa hết Tom Jerry trong máy
và bảo từ nay con chỉ xem Word world thôi. Em cho nó xem WW và
thỉnh thoảng lại ôn lại từ tiếng Anh trong tuần cho nó. Thế là cuối tuần
lại 7 sao ngon lành ngay. Nó cũng tự rút ra là: mẹ ơi con được 7 sao là
vì con xem WW hả mẹ J.

Chỉ là một ví dụ nhỏ nhặt nhưng em ngẫm nhiều điều nhỏ nhặt và rút
ra: trẻ con chỉ nhớ, chỉ làm khi nó được tự trải nghiệm. Và quan trọng
là bố mẹ phải có niềm tin con có thể làm được và dũng cảm để cho con
tự trải nghiệm. Em thì vẫn đang gom góp dũng cảm đây.

Có mẹ nào có kink nghiệm gì về vụ cho tự trải nghiệm về việc bị lạc ko


ạ. Ví như cho bị lạc trong siêu thị cũng fải cần hợp tác của bảo vệ siêu
thị chẳng hạn, chả lẽ cứ ra trình bày ý tưởng rồi nhờ ngta à. Em cứ
thấy làm thế ở VN nó chuối thế nào ý L

Em thì 4 năm nay đọc giờ mới viết comment nên có dài dòng tí các mẹ

109
thông cảm. Rất mong các mẹ chia sẻ những tips thực tế trong việc rèn
kỹ năng cho con. Cám ơn cả nhà nhiều.
Mexiu: Câu chuyện của bé về: Nói những điều bé thích --( đây là 1
cách bơm tinh thần

Em xin chào cả nhà mình bằng một câu chuyện do con gái em kể lại.

Ở một lớp học có hai bạn cùng có tên nhưng một bạn học rất giỏi còn
bạn kia thì lười biếng. Để phân biệt thầy giaó và các bạn gọi họ là
Jonny chăm chỉ và Jonny lười biếng.

Một hôm mẹ của Jonny lười biếng có dịp đến trường và gặp gỡ thầy
giáo. Thầy lại nhầm đây là mẹ của Jonny chăm chỉ và khen ngợi con
hết lời. Bà mẹ vui lắm, chiều về đã kể lại cho con nghe những gì thầy
giáo nói và bà nối rằng mình rất tự hào về con. Hôm sau đến lớp,
Jonny lười biếng đến gặp thầy giáo và nói: cảm ơn thầy đã nói tốt về
em với mẹ em. Bạn Jonny lười biếng từ đó trở nên chăm chỉ và đạt kết
quả học tập cao, vượt cả bạn Jonny chăm chỉ.

Thế mới biết việc khích lệ động viên có ảnh hưởng tích cực ntn đến
thái độ học tập của con cái.

THế mà em ( từ cách đây 2 tháng trở về trước, vì chưa tham gia vào
box GD nhà mình ) lại hay mắng con vì những cái mà em cho là " lỗi ".

Ngẫm lại có khi em cũng bị đi theo con đường mòn, do chịu ảnh hưởng
của thế hệ trước.

Em đã mua và đọc cuốn " Nói sao cho trẻ chịu nghe và nghe sao

110
cho trẻ chịu nói" do chi Edina giới thiệu, rất hay ạ. Bố mẹ nào quan
tâm thì tìm đọc nhé.
----------( Các loại bơm nhà bác Laida:
Vote thật nhiều cho câu chuyện của mẹ Xíu.
Trong lúc ăn cơm tối hôm qua chị kể chuyện Andy chăm chỉ và Andy
lười biếng cu nhà chị tên tây là thế mà.
Chỉ kể 1 phần, còn phần kết có hậu là Andy lười biếng sau một thời
gian đã vươt xa Andy chăm chỉ là cu nhà chị tự kể tiếp.

Nhà chị tinh thần bơm ngấm vào máu rồi, thoáng qua cũng biết dùng
kĩ thuật bơm nào, để chị nhớ dần rồi liệt kê ra đây, có loại bơm tinh
vi : sướng tự nhiên, có loại đáng ra chê thì bơm đệu để tự ngượng mà
chữa, có loại giả vờ dìm hàng nhưng nghe xong rất phê, giờ chị chả
nhớ ví dụ cụ thể để kể cho mọi người hình dung, thôi cho chị khất.
Các câu hỏi, hay ý kiến của mọi người hôm nay chị cũng xin nợ chứ
không lờ đi đâu.
Vào trình diện chút, mai chị sẽ bla tiếp, các em hứng khởi là chị vui
rồi.

Tặng các em
Mengoclan72: Con viết quên dấu & cách giải bác hothihoi
Nguyên văn bởi ngoclan72
Mọi người cho mình xin ý kiến với ạ:
Thằng cu nhà mình viết hay thiếu dấu, nhưng tệ nhất là khi kiểm tra lại thì con không
tự phát hiện được lỗi sai. Ví dụ nó viết chữ “đọc” nhưng thiếu mất dấu nặng, mình bảo
con đánh vần lại từng chữ trong bài, nó đọc đầy đủ: đờ óc đóc nặng đọc. Mà trên thực
tế nó có viết dấu nặng đâu.
Giờ mình phải làm thế nào ạ.

111
Mình nghĩ là bé lơ đãng thôi. Bé biết từ "đọc" phải viết thế nào, tuy
nhiên khi mẹ cho bé đọc lại thì bé vẫn chủ quan là mình viết đủ dấu,
còn đọc trả bài cho mẹ là theo bé biết chứ không phải bé nhìn vào chữ
mình đã viết mà đọc lại.

Cách duy nhất với các em bé nhỏ là luyện tập, có lỗi mẹ nhắc cho nhớ.
Bác chịu khó đọc chính tả cho bé viết thêm và để ý nếu bé vẫn quên
viết sót dấu thì nhắc cho con, chắc chỉ một thời gian ngắn bé sẽ không
còn bị như vậy nữa.

Với trẻ con nhỏ là cứ có vấn đề thì thì luyện tập để sửa luôn cho vấn
đề không bị kéo dài. Mẹ nên kiên nhẫn một chút, tránh thắc mắc là tại
sao con mình thế nọ thế kia. Bé không có này thì lại có tật khác vì đơn
giản con vẫn chỉ là một đứa trẻ nhỏ. Nhiều phụ huynh thích sử dụng
biện pháp mạnh như mắng mỏ, phạt cho con sợ để con nhớ. Mình nghĩ
cách này cũng hiệu quả với một số bé. Tuy nhiên thì mình không thích
cách này lắm, vì nhanh giải quyết được một chút cái này thì lại có thể
khiến bé mất đi sự tự tin và hứng thú với việc học tập. Nếu trường hợp
bé có một sự hứng thú nào đó thì cũng là một may mắn để mẹ dùng
hứng thú đó của bé như một phần thưởng, là một cách khích lệ động
viên nhằm hướng cho bé sự chú tâm hơn.

Nhân tiện mình kể chuyện VD. Con trai mình trước bé rất cẩu thả.
Mình có làm voucher tích chữ ký của mình đổi thành tiền để con mua
đồ chơi, vật dụng, ... mà con thích. Nếu con hoàn thành hoàn hảo
công việc của mình, VD như làm bài tập ở lớp được điểm tối đa thì con
sẽ được mẹ cho một chữ ký. Đủ chữ ký thì quy đổi ra tiền, đó cũng là
một cơ hội để mình dạy con kiên trì tiết kiệm tiền nhằm thành công
đạt mục tiêu nào đó và quản lý tiền bạc. Thực ra tiền nào mà chẳng là
tiền phải tiêu cho bạn ấy, nhưng là cách mình cũng tập dần điều khiển,

112
thỏa thuận với con nữa để con vẫn cảm thấy mình tự quyết định, mà
lại không khác với ý của mẹ.

Nói chung những mẹo như thế này thì chỉ là hạn chế, giảm bớt mức độ
thôi, chứ còn giải quyết triệt để thì mẹ đừng quá kỳ vọng mà gây căng
thẳng không cần thiết cho con. Đến một độ tuổi (như con mình khoảng
lớp 4) thì con có khả năng kiểm soát tốt hơn, tự khắc những vấn đề đó
như cẩu thả, đãng trí, mải chơi,... sẽ tự khắc giảm dần rồi biến mất.

Em Hởi hôm nay đêm hôm thơ thẩn, vào góp mặt với nhà mình một
bài. Giờ lại ngồi im hóng bơm của bác Laida
Metimom: 16 tuổi con còn rụt rè
Con trai đã 16 tuổi mà vẫn còn quá rụt rè, thụ động, khép kín...thì làm
sao cho cháu cởi mở, chủ động ?
-------------( Giải pháp bác Laida:
Chị Tí ơi, nếu phát hiện từ bé thì dễ nắn nhưng lớn thế này thì
phải bỏ thời gian phân tích đả thông anh cu đó thấy được tầm quan
trọng của giao tiếp: hoạt động tập thể, nhóm, xã hội. Với giới trẻ hoà
nhập, sống với cùng lứa tuổi rất thú vị...
Nếu tâm anh ta thông, thấy cần phải sửa thì người lớn giúp bằng cách
tìm các tổ chức cùng lứa để con tham gia, người thân giao thêm bài
tập VD như hôm nay đến chỗ này có 2 bạn cùng lứa tuổi con, tối về
con trả lời cho mẹ những câu sau:
- Bạn ấy tên gì, nhà ở đâu, học trường nào? bạn ấy thích gì... bla
những thông tin tối thiểu đã, dần nâng chuyên sâu
Không quá khó nếu như cu đó hợp tác, cầu tiến thấy cần phải sửa.
Những cu đó khăng khăng ngậm hến thì trẻ lớn em bó tay.

Chính cái DCC chúng em đang chạy đây chữa được bao nhiêu ca nhút

113
nhát, bẽn lẽn. Bây giờ các bạn ấy hồn nhiên hát nhảy nhót trên sân
khấu ánh đèn sáng rực bao nhiêu người ngồi dưới.
------------( Chia sẻ mẹ Cuncon:
Theo em thì cần tìm hiểu nguyên nhân thì mới có thể chữa được
tận gốc. Mà chữa cũng khó lắm ạ, ca này phải kiên nhẫn, chữa từ từ.

Trước tiên phân tích những bé có tính cách ngược lại: Đó là những bé
tự tin, năng động, cởi mở. Những bé đó rất bé sôi nổi, dễ gần, mạnh
dạn, có khả năng giao tiếp gần như là bất kỳ ai… Khả năng này có thể
do di truyền, nhưng phần nhiều được hình thành nhờ cách giáo dục
của gia đình, nhà trường, do ảnh hưởng của môi trường sống, điều
kiện sống, năng lực của bản thân. Những bé có năng khiếu văn nghệ,
thể thao, học giỏi… thường tự tin, và nhờ đó khả năng giao tiếp tốt
hơn. Những bé được tiếp xúc trong nhiều môi trường, tự vận động
nhiều, sống trong gia đình đông người, những nơi sầm uất, sinh hoạt
tập thể nhiều hay những bé được gia đình ý thức rèn luyện những tính
cách đó từ nhỏ… cũng mạnh dạn, năng động và cởi mở hơn. Những bé
rụt rè, thụ động, nhút nhát thường là do được gia đình chăm sóc, bao
bọc quá kỹ hoặc bé bị tự kỷ hoặc có 1 ký ức không vui hoặc do gia
đình không có ý thức rèn luyện cho bé. Song cũng có bé do học tập
quá nhiều, không có thời gian vui chơi tập thể, ít tiếp xúc xã hội thì
cũng bị như vậy.

Đúng như chị Laida nói, phát hiện từ bé dễ nắn. Phòng bệnh hơn chữa
bệnh, cha mẹ muốn con sôi nổi, tự tin, năng động, cởi mở… thì ngay từ
nhỏ cha mẹ luôn chia sẻ cùng con sở thích, suy nghĩ, các vấn đề trong
cuộc sống; cho con tiếp xúc nhiều với XH, sinh hoạt tập thể nhiều, tạo
điều kiện cho con phát triển năng khiếu, học tập…

Trong trường hợp con đã 16 tuổi, nên xem xét lại cuộc sống của con từ

114
khi sinh ra đến hiện tại để tìm nguyên nhân.
Nếu do có 1 vấn đề gì đó thương tổn về tâm lý VD cha mẹ giận nhau,
anh chị em bất đồng hoặc bị bạn bè hiểu lầm… nên tìm cách giải thích
để con hiểu: Con rất quý giá với gia đình, không ai muốn làm con đau
buồn, nhưng cuộc sống luôn có những điều không như ý… con hãy biết
cách nhìn nhận để vượt qua, đồng thời chia sẻ cảm xúc cùng con…
Nhằm giúp con giải tỏa.

Nếu con bị tự kỷ thì phải nhờ bác sỹ giúp đỡ. Nếu do con học quá
nhiều thì phải điều chỉnh lại việc học tập và sinh hoạt của con, cho con
tiếp xúc với XH, tham gia các hoạt động tập thể nhiều hơn.

Nếu tính cách của con hình thành bởi cách nuôi dạy, điều kiện sống
của gia đình thì cách khắc phục là thay đổi cách nuôi dạy con, điều
chỉnh cuộc sống của con sao cho tránh được các nhược điểm trên. Nếu
là do bản thân con, phải tìm ra sở thích của con để cùng chia sẻ, tìm
ra thời điểm, điều kiện con dễ mở lòng nhất,tìm ra bạn bè thân thiết
nhất và những vấn đề con quan tâm, lo lắng nhất…

Em cũng có những lúc rơi vào trạng thái bế tắc khi không nói chuyện
được với con. Tìm hiểu, em nhận thấy con em có những điều rất khác
biệt với các bạn. Con không chat với mẹ, không nói chuyện nhiều qua
điện thoại, mail chỉ trả lời rất ngắn gọn. Khi con em đi học xa nhà. Do
chỉ thăm con được vào cuối tuần, nên em muốn tranh thủ hết thời gian
được ở bên con. Em mang từ VN qua những món con yêu thích, nấu
cho con ăn những món VN mà con rất nhớ. Cả ngày thứ 7 em chỉ nấu
nướng, con ăn và ngủ, hỏi chuyện con hầu như ko nói. Đêm em lay
con dậy, nói rằng mai mẹ phải về rồi, con dậy bỏ quần dài ra, mẹ khâu
gấu quần cho. Em khâu quần cho con, con thức luôn. Em bảo thôi để
mẹ cắt tóc luôn cho con. Thế là 2 h sang em đưa con ra nhà tắm, cắt

115
tóc. Em không ngờ lúc đó con tự nhiên nói với em rất nhiều về cảm
nhận của mình, về những gì con mong muốn, về những khó khăn
thuận lợi, về mơ ước của con nữa. Thế là em tìm cách cắt tóc thật
chậm, lắng nghe, thỉnh thoảng chêm vào vài câu. Đến gần sáng,
những gì em muốn biết em đều biết hết, những gì cần nói với con em
nói được hết. Sau 1 vài lần như vậy em rút ra rằng khi con ở xa: với sự
cảm động do mẹ mất công bay sang thăm con, sự chăm sóc tỉ mỷ của
mẹ qua mỗi bữa ăn, ăn ngon, ngủ no mắt, được nhận cảm xúc yêu
thương từ mẹ, con dễ dàng bộc lộ tất cả bản thân. Đêm – là thời điểm
con em dễ dàng chia sẻ nhất, dễ dàng tiếp nhận mọi tâm sự, dặn dò
của mẹ. Nhưng khi con về nhà, ở gần mẹ, con cũng nói rất ít, cũng
hầu như không mở lòng về đêm. 1 lần em mua truyện cho con, hai mẹ
con đọc thâu đêm thứ 7, ngủ nguyên sáng chủ nhật. Buổi chiều 2 mẹ
con kể với nhau về cảm giác vui, sướng, thú vị về cuốn truyện. Bình
luận với nhau về các nhân vật, em lồng ghép vào các vấn đề của con,
và em tìm được tất cả những gì em muốn tìm. Em rút ra kết luận: Sau
mỗi lần cùng chia sẻ với con thú vui, sở thích, con rất dễ dàng chia sẻ
tâm tư, suy nghĩ của con.

Thời gian con em nghỉ hết năm học. Có vài tuần con không nói năng
gì, em không thể hiểu được vì sao. Em theo dõi con rất sát sao. Rồi 1
lần con nằm vắt tay lên trán, thở dài. Em hỏi sao vậy, con nói tương
lai của con mờ mịt quá. Em hỏi tại sao, con nói rằng mẹ bảo con chỉ
được du học ĐH nếu tìm tự tìm được HB. Nhưng bây giờ tình hình tài
chính TG thế này, làm sao Mỹ cho HB 100%, con làm sao kiếm được
HB toàn phần, con biết làm thế nào. Mặt con căng thẳng lắm, con ủ rũ
thực sự như là mất hết tương lai rồi. Em bỗng phì cười. Thế đấy, đôi
khi để khuyến khích con 1 điều gì đấy, bố mẹ đã giấu con nhiều vấn
đề, mà không hiểu rằng do không nắm được vấn đề 1 cách đầy đủ,

116
con đã có những lo lắng, bất an không đáng có. Lúc đó em buộc phải
nói thật là mẹ mong con tự lập, cố gắng, nên đã nói với con như vậy,
nhưng mẹ cũng hiểu tìm được HB toàn phần Mỹ là vô cùng khó khăn.
Con không cần lo lắng nhiều như vậy nữa. Trong trường hợp điều đó
vượt quá khả năng của con, ba mẹ sẽ cố gắng làm việc để tích lũy,
giúp đỡ con 50%. Thế nhé 50% còn lại thuộc trách nhiệm của con,
tương lai con do con tự quyết định. Nghe vậy con có vẻ nhẹ nhõm hơn
rất nhiều. -> Tìm ra nguyên nhân khiến con rụt rè, khép kín, giúp con
giải tỏa.

Về vấn đề thụ động, em nhớ rằng chính chị Tí Mom đã dạy em nói với
con: giúp con nghĩ rằng bạn bè không hỏi con trước vì ngại con, không
thấy con bắt chuyện trước chứ không phải không muốn nói chuyện với
con. Con cứ chủ động nói chuyện trước với bạn 1 lần, 2 lần, 3 lần,
nhiều lần… thế nào bạn cũng sẽ chủ động nói chuyện lại với con. Chính
chị cũng dạy em rằng nói con nói chuyện với bạn bằng những câu hỏi
gợi mở để bạn phải trả lời dài chứ ko chỉ Y or N. Trong 1 lần em hỏi
con rút ra được điều gì sau khi đọc cuốn “Bí quyết thành công dành
cho tuổi teen”, con nói “đúng như mẹ nói, không nên nghĩ bạn bè
không muốn nói chuyện trước với mình, mà bạn bè cũng như mình,
không dám bắt chuyện vì sợ người kia không muốn nói. Cho nên muốn
giao tiếp tốt phải chủ động mở lời trước”. -> nên cho con đọc các cuốn
sách về kỹ năng giao tiếp, nên cho các con tuổi teen đọc cuốn sách
trên. Sau mỗi lần con giao tiếp hiệu quả, nên khích lệ, cổ vũ con, chỉ
cho con thấy lợi ích của việc giao tiếp tốt.

Việc con chia sẻ rất ít với người thân, tìm cách chơi với bạn thân của
con, theo dõi FB, blog của con (nếu có). Qua đó nắm được các hoạt
động của lớp, trường, nhóm bạn con. Từ đó hỏi han con về các vấn đề
liên quan. Không chỉ trích, hay thể hiện sự xâm phạm quyền tự do cá
117
nhân của con, chỉ tìm hiểu thông tin, để có thể hỏi rõ được nhiều vấn
đề khác. Kết bạn thân với phụ huynh của các bạn con, thường xuyên
trao đổi. Từ những thông tin thu thập được qua bạn bè con, FB, Blog,
phụ huynh… thỉnh thoảng để con hiểu nếu con không nói mẹ trước sau
gì cũng nắm được thông tin về con, tốt nhất con hãy nói với mẹ để mẹ
đỡ mất thời gian, công sức tìm hiểu.

Một điều để con dễ dàng chia sẻ hơn, đó là tìm cách giúp con trong 1
hoàn cảnh khó khăn, để con tin rằng khi chia sẻ với người thân việc
giải quyết vấn đề khó khăn sẽ đơn giản hơn rất nhiều, cha mẹ thực sự
đã giúp đỡ được mình rất nhiều. Con sẽ tin việc chia sẻ cùng cha mẹ
thực sự giúp tăng lên sức mạnh của cháu… như cuốn ““Bí quyết thành
công dành cho tuổi teen” có nói tới.

Tình huống chị Tí Mom đưa ra cũng là 1 vấn đề em rất quan tâm, cũng
mong nhận được sự chia sẻ của các bố, các mẹ khác.
Bác Laida & bác Hothihoi: Chiêu dụ con bằng thưởng điểm quy tiền
( học cách cẩn thận, tiết kiệm, quản lý tiền
Nguyên văn bởi Hồ Thị Hởi
Con trai mình trước bé rất cẩu thả. Mình có làm voucher tích chữ ký
của mình đổi thành tiền để con mua đồ chơi, vật dụng, ... mà con
thích. Nếu con hoàn thành hoàn hảo công việc của mình, VD như làm
bài tập ở lớp được điểm tối đa thì con sẽ được mẹ cho một chữ ký. Đủ
chữ ký thì quy đổi ra tiền, đó cũng là một cơ hội để mình dạy con kiên
trì tiết kiệm tiền nhằm thành công đạt mục tiêu nào đó và quản lý tiền
bạc. Thực ra tiền nào mà chẳng là tiền phải tiêu cho bạn ấy, nhưng là
cách mình cũng tập dần điều khiển, thỏa thuận với con nữa để con vẫn
cảm thấy mình tự quyết định, mà lại không khác với ý của mẹ.

118
Em Hởi viết hay quá, nhà chị cũng dùng chiêu này.
Để khuyến khích tính cẩn thận khi làm bài, làm xong soát kĩ chị đưa ra
ý kiến nếu làm đúng 100% một bài tiếng Anh - Không lỗi nào - Con sẽ
được 1 Excellent. Giống như voucher chữ kí của em Hởi, giá trị 5k.

Có tiền trong tài khoản là hứng khởi lắm, làm bài không biết mệt ,
sợ công toi nên cẩn thận hơn, soát kĩ hơn. Thế là cu cậu kiếm được
khoản kha khá. Các môn khác, kĩ năng khác chị cũng đưa giá thoả
thuận, không cứng đờ để con làm được mới ham, chứ khó quá nó
chán.
Năm ngoái còn mấy tuần nữa là vào năm học, thời gian không còn
nhiều chị mở chương trình khuyến mại: tăng giá 1 excellent lên 10k
trong 2 tuần, giống chiêu ngân hàng đói vốn hút tiền gửi bằng cách
tăng lãi suất để bà con bán tháo vàng lấy tiền gửi.

Y như rằng cậu mắc bẫy tham, tranh thủ làm nếu không hết 2 tuần
khuyến mại thì kiếm khó hơn

Vừa rồi giải ngoại hạng Anh cậu chi tiền rất xông xênh mua Poca khoai
tây 6k/ gói. trong có thằng cầu thủ ...Đúng là đại gia có khác, chị thì
xót buốt : có mấy lát khoai tây... còn nó mua một lèo mấy chục gói.
Chị tranh thủ bơm cho đời ngất ngây...ôi giời ơi thấy được thằng Vàng,
hay 7 màu thì mắt sáng rực...

Tính ra quá rẻ, có mấy nghìn làm nên được thằng bé cẩn thận hơn,
chăm chỉ hơn, biết kiếm tiền chi tiêu theo sở thích niềm vui của mình,
biết giá trị công sức lao động...

Hôm nào mát giời chị hào phóng chi tiền thì cậu biết ơn lắm lắm.
Đấy đấy, cái khác biệt là các em mua cho con vô điều kiện nên chúng
119
thấy bình thường như cân đường, nhưng nhà chị lại khác: phê bay lên
mây... không xuống được, cảm thấy yêu mẹ hơn mới chết chứ. Sao mẹ
TỐT thế.
-( thêm chiêu dụ nhà gấuvatho:
Em cũng đang dùng chiêu thưởng sao thấy hiệu nghiệm vô
cùng. Em có một cái bảng phân loại ra sao thường, sao mặt cười, và
mặt trời. Việc nhỏ thì được sao thường, việc làm rất tốt thì sao mặt
cười, giúp đỡ người khác thì được mặt trời. Rồi cũng qui ra tiền và cho
vào tài khoản. Mẹ bảo đồ dùng sách vở mẹ mua cho một lần, nều làm
rách, hỏng thì tự lấy sao ra mua. Đại khái là cái gì mà em nghĩ là lãng
phí thì em ko muốn mua thì e bảo tự lấy sao ra mà mua. Nên nàng ý
cũng có ý thức tiết kiệm lắm ạ, đi công viên bình thường tiêu tiền của
mẹ thì đi 2 vòng đu quay chán phè ra rồi nhưng vẫn cứ đòi đi thêm
vòng nữa. Nhưng mẹ bảo con đi 3 vòng 15.000 là bằng 30 sao đấy.
Thì nàng ý bảo ngay thế con chỉ đi 2 vòng thôi mẹ ạ, tiết kiệm sao để
còn mua quả địa cầu. Hehe. Nhưng quả thật em chưa nghĩ ra cái chiêu
khuyến mại như bác Laida cao thủ. Tự nhiên hôm nay đọc thế thấy
sướng quá .
--------( Dụ con me vothilehien:
Bạn thử nghĩ xem con thích gì thì thưởng cho con thứ
đó, chứ cứ thưởng mà không biết con thích gì rồi đâm ra nhàm. Đối với
mấy đứa nhỏ nhà mình thì chỉ thưởng đó là: mười chữ ký của mẹ sẽ
được đi bơi, đi ăn KFC, đi chơi, thật ra những nhu cầu này đều cần cho
con nhưng cứ chuyển sang việc thưởng thì cũng thú vị. Mình thấy có
một chiêu nữa đó là khen sau lưng con, ví dụ bố mẹ giả vờ nói chuyện
với nhau không cho con nghe (nhưng mục đích là cho con nghe), khi
chúng nghe "lõm" được bố mẹ khen chúng sướng lắm và cố gắng vô
cùng để thể hiện (chiêu này cũng có ý nghĩa với cả các bé lớn) nhưng
nói khẽ thôi chúng biết thì xong.

120
------------( Nhà gauvatho:
.
Em vẫn dùng chiêu thưởng điểm và qui ra tiền thấy okie, sau đó hí
hửng đi kể cho một bà chị và một đứa bạn, cả 2 đều nói rằng ko áp
dụng được, một đứa thì quá nghịch và một đứa thì ko thích cái gì cả.
Bản thân em cũng thấy cũng có những lúc nó ko thực sự là hiệu quả,
đó là khi:

+ Điều kiện đã trở nên nhàm chán hoặc ko còn thử thách (ví dụ lần
đầu tiên em đưa cho con một tờ Kumon có 20 phép tính cộng thì nàng
hào hứng làm rất nhanh -->còn rất happy mà chỉ trong 5 phút đã kiếm
được 20 sa0, nhưng hôm sau cũng tờ đó thì nàng nhìn vào chán bảo là
lại làm cái này nữa hả mẹ --> 20 sao = 2 hay 10 vòng đu quay thì
cũng chả còn hấp dẫn nữa, --> lại fảii nghĩ cách khác để dụ dỗ)

+ Phần thưởng quá xa vời hoặc con ko có khả năng đạt được: kiểu như
bảo là thưởng sao mà để mua ipad thì chắc đến mình cũng chả muốn
nữa là con.

+ Phần thưởng fảii phải là cái mong muốn cháy bỏng: như bây h nó
thích mấy cái hành tinh trong hệ mặt trời, em in hết mấy cái ảnh hành
tinh bằng giấy đen trắng ở cơ quan và bảo con thích in ảnh màu ko,
ảnh màu mới nhìn rõ abc ..... đợi nó ngấm xong thì bảo con thích thì
kiếm sao mà in màu đi . Hay muốn đi Picomall hả, vậy thì chọn đi
Picomall hay là in ảnh màu. Tất nhiên là nó chọn Picomall .

+ Mong muốn cháy bỏng tạo ra từ suy nghĩ Ko có gì là tự nhiên: tất cả


các nhu cầu từ đồ chơi, sách vở, truyện, đi công viên hay đi chơi, em
đều nói mẹ mua cái này hết bao tiền, cái gì mẹ cho, cái gì con phải tự

121
bỏ sao ra mua . Nên giờ suốt ngày hỏi: mẹ ơi 10 nghìn là bao nhiêu
sao hả mẹ. Nghe ra bộ Lego là bằng 2 triệu sao thì thôi luôn chả có
đòi hỏi gì hết.
Em sợ nhất kiểu nó mở mắt ra đã thấy chung quanh sẵn các thứ và
nghĩ việc cung cấp mấy cái đó đương nhiên là trách nhiệm của bố mẹ.
---( Nhà Ngoclan72
Mình cũng áp dụng chiêu thưởng điểm, thưởng tiền để mua đồ chơi với thằng
cu con vừa học xong lớp 1 mà chả ăn thua. Lúc đầu thì nó cũng nhiệt
tình lắm, phấn đấu quyết liệt để đủ tiền mua 1 con quay, mua xong rồi
thì nó chả phấn đấu nữa, nó bảo: thôi con biếu mẹ nốt 7000 của con
đấy, mẹ chán hẳn.
Bây giờ mình đang lên chương trình thưởng mặt cười để cho đi bơi, đi
Bát tràng đây… nó cũng hào hứng tham gia lắm nhưng đến cuối ngày
tổng kết thì hôm nào nó cũng tự nhận ngay là ngày hôm nay con
không xứng đáng cái mặt cười nào cả (mẹ cũng muốn mếu luôn ạ).
Chắc hôm tới mình sẽ phải quyết liệt thế này: cho chị nó đi bơi còn nó
ở nhà thì mới ngấm được.
Hôm qua mình bảo nó đọc truyện và chép một đoạn thơ khoảng 6-7
dòng, nó mếu máo ngồi đếm từng chữ để chọn bài ngắn và mặc cả với
mẹ, mình điên quá bảo nó thế này (nguyên văn ạ): con không muốn
học mẹ không ép, nhưng ít nữa con định làm nghề gì? Mẹ biết có 4
nghề sau không cần phải học nhiều là quét rác, rửa bát ở hàng phở,
đánh giày và đạp xích lô. 4 nghề này không có gì là xấu nhưng mà
được ít tiền và vất vả. Nếu con k muốn tập đọc thì thôi, sáng mai mẹ
cho con một cái chổi ra tập quét ngoài cống hoặc mẹ xin cho con tập
rửa bát ở hàng phở đầu phố hoặc mẹ sẽ mua cho con một hộp xi đánh
giầy để con tập đánh giầy. Rửa bát hàng phở thì cũng phải học làm
sao cho rửa nhanh mà không làm vỡ bát, đánh giày thì lúc người ta ăn
phở con cúi xuống đánh sao cho sạch nhé, còn quét rác thì cố gắng

122
làm sao quét cho sạch và nhanh và đẩy được cái xe rác nặng, còn đạp
xích lô thì nhớ đi cho đúng đường, đọc biển hiệu cho đúng chứ mà đi
sai đường là bị phạt… Đấy, những nghề đấy thì không cần đọc nhiều
đâu còn con học bất cứ cái gì thì tối thiểu là con phải biết đọc để biết
người ta viết cái gì… (mình nói rất nhẹ nhàng nhưng cực kỳ nghiêm túc
ạ)
Thế là thằng con tái mặt bảo: không, con muốn làm nghề như mẹ… rồi
nó ngồi ngoan ngoãn đọc và viết một lúc.
Chả biết mình làm thế có quá đáng không.
Báclaida: Để nắm bắt tâm lý bơm con
Nguyên văn bởi meKen-Ford
Ôi ước mơ của bạn sao giống ước mơ của mình vậy, mình cũng mơ ước
con mình được vào havard . Mình cũng đang ngồi mơ đây, mình còn
tính là đến lúc cu con mình vào ĐH thì con mình phải như thế này, thế
này, và phải có chừng này, chừng này $, hic mình hí hửng nói lên ước
mơ của mình cho chồng và người thân ai cũng nói mình bị hâm, ước
mơ gì cao siêu thế? Trường hợp của nhà mẹ nó (nếu sai mẹ nó bỏ quá
cho) mình nghĩ hay là do mẹ nó quá kỳ vọng, quá nôn nóng cho nên
cứ tưởng những thành tích con đạt được là quá tầm
thường. Hoặc là việc đi thăm trường, văn Miếu, ... không phải là "ước
mơ" của con. Cho nên vấn đề đưa ra thưởng cha mẹ cũng cần tìm hiểu
sở thích của con, giống như tìm hiểu để tung ra thị trường sản phẩm
mà người người nhà nhà có thể ứng dụng , phải tìm được cái "độc
đáo" để tăng giá trị. Nhiều khi cha mẹ chúng mình thưởng cho con
theo sở thích của chính mình, cứ nghĩ mình thưởng như vậy lần sau đỡ
phải mua v.v... mà mình thấy mẹ nó cho con "phải học này học nọ
cũng hơi bị nhiều...em thấy thế sợ quá, hay là em phải đổi lại ước mơ
giản dị hơn, để dễ dàng thực hiện

123
Chị thấy bạn meKen-Ford nói rất đúng:

1- là các ông bố bà mẹ thường quá kì vọng ở trẻ con, mới dạy toán
nhưng đòi phải làm đúng hết, ai đã từng kèm con nâng cao sẽ thấy có
dạng hôm nay mình dạy con nhuyễn ra rồi, vậy mà khoảng tháng sau
mình- người lớn đấy, đụng lại mặt đã ngệt ra, lần bộ nhớ xem hôm
trước làm như thế nào.

2- Không chịu tiếp thị và tìm hiểu sở thích của trẻ để đưa ra những
quà tặng hấp dẫn với trẻ. Chị đã nói lâu rồi: đứa trẻ 9 tháng để món
đồ chơi gần là nó cố bò để với,mình nâng dần, để luyện thói quen, chứ
để xa quá nó oải, VD như em nào dùng Ipad, Ipod ... ra dỗ.

Chị để ý các chiêu quảng cáo trên truyền hình, hay các trung tâm
thương mại...Họ có hẳn một đội quân nghiên cứu đối tượng khách
hàng, tung chiêu:

-Đầu tiên là họ gây chú ý để mình biết cái đó là cái gì,


-sau họ cho dùng thử để thích, thấy tiện dụng là mua
-tiếp đến là chăm sóc khách hàng để giữ chân
-lên đời sản phẩm, ưu đãi khách hàng trung thành

Cứ thế các chiêu đánh vào tâm lí từng đối tượng để tìm cách móc túi
khách hàng.

Đấy đấy, các em cứ để ý mà xem, mình cũng thế phải đầu tư thời
gian, tìm hiểu nữa để tung ra các chiêu thưởng phạt, khuyến mại hấp
dẫn.
Em nào nói con thờ ơ với các món quà thì chị thấy bạn ấy nghỉ hưu
sớm quá

124
Đời có muôn vàn cám dỗ đến các bà già cảnh giác nhất xã hội vẫn mắc
mưu tham rẻ... huống chi con muỗi đang tập bay.

Chị lừa cho kiếm tiền dễ, có tóc rồi chị lại dễ túm: Mỗi tuần con học
đàn mẹ phải chi 150k mà về nhà con không tập thì tiếc lắm, vậy nếu
mỗi ngày mà không tập đủ 30' thì mẹ trừ tài khoản của con 20k nhé.
Vậy là nghiến răng tự giác tập đủ vậy, hôm nào thiếu khất nợ trình
bày hoàn cảnh.. hẹn hò hôm sau trả nợ thêm cả lãi... tức là nợ 15' thì
trả 30'. Bức bí vì bị xiết nhưng vẫn
phải chấp nhận.

Bây giờ bé không ước muốn ham thích, lớn không ước mơ, đam mê thì
đời nhạt quá.
Những bạn thật sự không ước muốn gì là chị bất lực.
--( Thêm bơm nhà mẹ vothilehien nhé: trân trọng KQ đạt
được của con
Em thì dùng chữ ký của mẹ đổi thành quà (dĩ nhiên có thưởng
phải có phạt). Nhưng dùng mãi một chiêu thì nhàm, thăm dò xem con
thích gì trong từng giai đoạn, có lúc 10 chữ ký đổi một cuốn truyện, có
lúc đi bơi, phần thưởng do con lựa chọn để phấn đấu và cho con biết
giá trị món quà con thích sẽ tương đương với bao nhiêu chữ ký của
mẹ.
Có một điều nữa là con cũng đã biết suy nghĩ nên em cũng hướng cho
con hiểu mục tiêu cần đạt được và kết quả của sự chăm chỉ, em luôn
trân trọng những kết quả đạt được của con, cho dù đó chỉ là một điều
bình thường nhất. Ví dụ như cuối năm vừa rồi con được chọn là học
sinh tiêu biểu và được nhận thưởng tuy là chuyện nhỏ nhưng em rất
trân trọng và thể hiện sự tôn vinh (em không bỏ buổi nhận thưởng nào
của con). Lúc được gọi tên lên sân khấu con rất hãnh diện nhìn mẹ và
đưa tay cao vẩy mẹ, chứng tỏ con rất vui và thích được như vậy, làm
125
bố mẹ phải hiểu con và hưởng ứng thật nhiều cho con. Bây giờ làm
việc gì nếu con hơi lơ là mẹ chỉ cần hỏi con có thích học giỏi được tôn
vinh không? có thích được trở thành người có ích cho xã hội không?
con luôn trả lời có và luôn nghĩ đến giây phút được tôn vinh để phấn
đấu và nhỏ to với mẹ những điều con hứa sẽ làm được. Cho dù là một
đứa trẻ nhưng con sẽ hiểu và xây dựng dần suy nghĩ và sự chăm chỉ
cũng là thói quen.
Megauvatho: Phạt con và phê bình con
Bác Laida cho em hỏi cái vụ phê bình hoặc phạt bác có cao kiến
gì không. Em chưa bao giờ đánh con hay quát tháo kiểu trút giận.
Nhưng cũng ko làm được kiểu lừ mắt một cái con đã sợ hoặc ko làm
nữa. Em làm như sau:

(1) Lúc nào em bình tĩnh hoặc việc ko nghiêm trọng thì em giải thích
rồi phạt bằng cách cho sao đen, nhưng mà nó nhìn trên bảng thì nó
bảo sao đỏ vẫn nhiều hơn sao đen nhiều mẹ ạ. Nó ra cái điều vẫn yên
tâm lắm --> có vẻ chưa hiệu quả

(2) Việc nghiêm trọng hoặc lúc em điên lên: thì em bảo mẹ đang bực
tức lắm, bực tức to bằng cái nhà hoặc cái nhà 2 tầng rồi đây, mẹ sắp
sửa đánh vào mông con rồi đây. Lúc đấy nó mới làm theo yêu cầu của
mẹ và xong rồi thì hỏi mẹ ơi giờ mẹ bực tức to bằng cái gì hả mẹ. Em
bảo ừ con ngoan rồi, con giỏi thế mẹ đang bực tức to bằng cái nhà mà
nhìn thấy con đi thay quần áo ngay, giờ chỉ bực tức bằng quả cam
thôi . Nhưng mà lần sau nó vẫn tái diễn thế, em chưa kịp nói gì thì
nó hỏi ngay: mẹ ơi mẹ bực tức to bằng cái gì rồi

(3) Lúc điên quá chả nghĩ ngợi gì được nữa thì em bảo: thôi con đi ra
cầu thang ngồi tự suy nghĩ đi, mẹ ko muốn nói chuyện gì bây h. Thì nó

126
mếu máo tự đi ra cầu thang rồi ngấm khóc dấm dứt ở đấy (nó hay
khóc lắm). Trông thì rõ tội nghiệp, e lôi vào sau khi cho ngồi 5 phút,
và lại phân tích đúng sai
.
Đại khái thế như mà em thấy chỉ giải quyết được mỗi vấn đề lúc đó
thôi . Còn sau vẫn đâu vào đấy. Bác cho em vài ví dụ cụ tỉ như cái vụ
khuyến mại của bác để em học với ạ hehe.
Megauvatho: Vấn đề chia sẻ đồ chơi, … của con
Còn một câu nữa em muốn hỏi các bác ạ, em là dốt đặc mấy vụ
quan hệ xã hội. Em cũng đã từng băn khoăn nhiều về việc dạy con
theo cái đúng hay theo cái ko đúng nhưng được việc.Bởi thực sự mà
nói, em thấy xã hội này người làm đúng, người chân chính có khi chưa
chắc đã được việc, lại bị cho là ù lì chậm chạp, rồi khó tồn tại. Ví dụ
nhỏ như cái việc xếp hàng, dạy con cái đúng là con fải xếp hàng, chờ
đợi theo thứ tự, nhưng thiên hạ nó cứ a lô xô xông lên mà mình đứng
xếp hàng thì bao giờ tới lượt mình. (như kiểu ngày xưa em đi học thêm
toán thầy Nhất, cứ gọi là đến sớm chen nhau bẹp ruột nhưng cũng chỉ
được bàn 4 trở lên, còn mấy đứa nó sát giờ mở cửa nó đến nhưng nó
biết quăng vở, thế là nó cứ đứng ở cửa lớp rồi quăng sách vở đầy ra,
mình thì chân chính ko mưu mẹo nên đi sớm chỉ được bàn 4 thì ấm ức
lắm).
.
Thật lòng mà nói em tới giờ vẫn ko thể làm nổi cái kiểu lươn lẹo mồm
mép đỡ chân tay và xác định là dạy con theo kiểu cái đúng bởi vì cái
''ko đúng nhưng được việc'' thì mình khó có thể kiểm soát được, cái ko
đúng hôm nay có thể thành tính xấu hoặc tội ác ngày mai. Một lần đã
nhúng chàm tay khó rửa sạch được. Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng nếu thế
thì chỉ có mà cày cuốc kiểm tiền ra nước ngoài mà ở chứ ở VN cứ thấy
nó khó sống

127
.
Em ví dụ có chuyện thế này: con em nó đi học về kể hôm nay chơi trò
chơi tiếng Anh con được nhiều sao nhất nên thầy thưởng cho phần
thưởng, con định mang về tặng mẹ nhưng bạn Giang bạn ấy lấy mất
của con. Em nghe xong tức chết đi được hỏi sao con lại để cho bạn lấy
thế (em tức vì là tính con bé nhà em nó lành, nó ko biết tranh giành
đồ chơi với ai bao giờ, từ bé ai lấy cái gì thì lấy, nó chả bao h tranh
lại , thế nên thấy con bị bắt nạt thì tức, thấy con bị tước mất cái
niềm vui đem fầnn thưởng về tặng mẹ thì càng tức chứ ko fải tức vì
bản thân cái việc mất đồ chơi). Nó bảo con ko cho nhưng bạn cứ lấy.
Em bảo sao con ko bảo tớ ko cho đâu vì cái này tớ đem về tặng
mẹ. Nó lại bảo: như thế là ko biết chia sẻ hả mẹ . Ừ, em bảo là con
chia sẻ cái gì mà con có thể chia hoặc muốn chia chứ cái này là cái đặc
biệt con đem về tặng mẹ làm sao mà chia được. Nói vậy nhưgn em
vẫn băn khoăn cái câu màu xanh của con em. TH này nếu theo cái
đúng là biết chia sẻ là tốt nhưng chả được việc gì cả . các bác cao
thủ cho em lời khuyên.(con em đang học lớp mẫu giáo lớn ạ)
----------( Ý kiến mẹ lannham
Trong khi chờ các bác cao thủ "xuất đầu lộ diện", em xin phép bày tỏ ý
kiến của em về trường hợp của con mẹ gauvatho: Nếu là em, em sẽ
giải thích với con rằng chia sẻ là sự tự nguyện của mình khi thấy cần
thiết phải san sẻ cho ai đó một thứ gì có thể san sẻ được (như là bim
bim, bánh kẹo, cùng chơi đồ chơi). Còn trong trường hợp này, thứ nhất
con ko tự nguyện cho bạn vì con có mục đích khác (tặng mẹ), thứ hai
bạn ko đc sự đồng ý của con mà cố tình lấy là bạn sai.
Nhân trường hợp này em nghĩ nên giải thích luôn cho con hiểu khi
mình ko muốn điều gì đó xảy ra thì phải có cách để bảo vệ ý muốn của
mình. Như con của mẹ gauvatho có lẽ đã hơi bị động, bị các bạn bắt
nạt.

128
Đúng là dạy con làm sao để vừa làm nguời tốt, sống đúng chuẩn mực
xã hội lại vừa biết linh hoạt, thích nghi với hoàn cảnh thật khó vô
cùng!
Em lại lót dép ngồi chờ bác laida và các bác đưa ra thêm nhiều ý kiến
tư vấn xác đáng ạ!
Mẹ seulpeul: Chia sẽ KN giai đoạn học tiểu học – bắt đầu tăng tốc từ
HK 2 lớp 3, tham gia Violympic, tin học thành phố
Btw, hiện tại em vừa trải qua 1 số kinh nghiêm xương máu về vụ
học hành của các con, chia sẻ các mẹ lun để rút kinh nghiệm.
Theo em thì mình nên bắt đầu học hành nghiêm túc và chăm chỉ cùng
con từ học kỳ 2 năm lớp 3. Lúc đó văn bắt đầu khó rồi, với những chủ
đề như "tả lễ hội, tả cảnh đẹp quê hương em, kể về 1 tấm gương
người tốt việc tốt..." nói thật với các mẹ chứ em còn thấy khó nghĩ khó
làm chứ đừng nói đến các con, mặc dù em học văn cũng thuộc loại giỏi
nhất lớp chuyên Toán :-).

Sau đó phải học hành cực chăm chỉ với con lúc lớp 4, vì lớp 4 cực khó
cả văn lẫn toán. Rất nhiều con ngã ngựa không được học sinh giỏi năm
này. Mà đôi khi chỉ cần ngã ngựa 1 năm là đã mất điều kiện tuyển đầu
vào của 1 số trường.

Tiếp theo, nên cho học thi giải toán qua mạng ViOlimpic, bắt đầu thi
cấp trường từ cuối tháng 2. Cái món này rèn con tính nhẩm và tư duy
dạng toán cơ bản cực nhanh (với điều kiện nếu con có tư chất 1 tí, cô
dạy toán tin của con nhiệt tình và cũng ham thành tích, hi hi), khiến
con mình năng lực học toán tăng vọt. Cái này me con em đã trải qua,
con em đã có thành tích trong đợt Violimpic toán vừa rồi nên em chia
sẻ vậy.

Sau đó, tầm tháng 6 hoặc tháng 7 là có món thi Tin học trẻ thành phố

129
nhiều cấp, trong đó có cấp tiểu học. Nội dung thi là soạn thảo văn bản
bằng word và vẽ tranh bằng Paint brush trong windows. Nếu con nào
đã từng đi học vẽ bằng bút chì hay màu nước thì là 1 thuận lợi vô cùng
lớn cho bé. Con em không học vẽ từ bé nên món này quá í ẹ, chưa kể
đợt thi 11/6 vừa rồi thao tác ghi nhầm mất 1 file bài, nên chắc không
có giải của Hội thi tin học trẻ lần này, mặc dù đã đầu tư học hành
nghiêm túc mất hơn 10 ngày, đáng tiếc quá. Do đó mấy thao tác với
file và folder trong WIndows cũng cực kì quan trọng khi con đi thi.À
mà món Tin học trẻ này cũng hay, nội dung thi chính là nội dung các
cháu hoc môn Tin học trong toàn năm lớp 5 đấy, cũng luyện luôn kỹ
năng soan thảo văn bản cho con, các mẹ thử cũng được.
Mẹ seulpeul: Băn khoăn chọn trường cấp 2 cho con.
Gần áp chót, các mẹ chon trường cho con lưu ý, nhiều trường cứ PR là
có nhà thi đấu đa năng như Ams hay gì đó, tưởng các con được vận
động miễn phí, ai dè trường để cho người ngoài thuê dùng nhiều hơn
các con. Do đó, tưởng là các con có cơ sở vật chất tốt, ai dè cái
đó...chỉ để cho các cháu thèm.

Cuối cùng, em vẫn lăn tăn mãi cho cháu học chuyên Toán hay là
chuyên Anh cấp 2. Chưa chọn được phương án nào. Theo thống kê thì
các bạn có học bông du học tốt toàn là các cháu chuyên Anh chứ k
phải chuyên toán. Cơ mà theo em sợ con trai học chuyên ngữ hơi bị nữ
tính. Còn nếu theo chuyên toán mất sức luyện gà quá chả còn nhiệt
tình và giảm thời gian để học ngoại ngữ, khó khăn khi du học, tuy
nhiên theo chuyên Toán thì phát triển tư duy và tính manly ổn lắm
(em chuyên toán nên biết hi hi). Vậy các mẹ có comment gì về phát
này không, chọn cái gì bây giờ, em lăn tăn quá, vì có nhiều cháu khá
cả 2 môn tại thời điểm này, cần xác định gấp 1 hướng để theo, khó mà
xuất sắc cả 2 môn cùng lúc được vì đâu đủ sức và thời gian :-)

130
---------( Mẹ Cutylong: chia sẻ về thi Violimpic & chọn trường
Kinh nghiệm của em cho thấy các cháu học giỏi toán đạt được
nhiều tiến bộ trong môn tiếng Anh nhanh hơn các cháu học chuyên
Anh mà không giỏi toán. Vì thế, nhà em vote cho chuyên toán ạ.

Nhìn từ góc độ khác, em sẽ khuyên con chọn môn nào mình ít khả
năng giúp con hơn, ví dụ như bác CC muốn chọn trường tiểu học
không dạy ngoại ngữ để cho con vào học thì nhiều khả năng là bác ấy
sẽ định hướng con không học chuyên Anh.

Về vụ Violympic, em nghĩ nếu ham một cái giải để tuyển thẳng trường
nọ trường kia thì tham gia cũng tốt. Còn nếu không thích bon chen
giật giải thì sao bác không thử cho con làm toán bằng tiếng Anh trên
mạng beestar trong khi con giỏi cả Toán và Anh nhỉ?

----( Mẹ Nancy 76: chia sẻ về thi ViOlimpic


Cái vụ Vio Toán mình cũng có ý kiến giốn mẹ Cutylong. Nếu
cố giành giải để lên thằng lớp chọn trường chuyên thì bỏ công sức vào
năm lớp 5 cũng tốt, nhưng nếu chỉ là để lấy thành tích cho trường cho
lớp thì có nên k. Lớp con gái mình có bạn giải nhì quận, rồi nhất tp
nhưng công sức của cả bạn ấy, bố/mẹ bạn ấy, của thầy cô k nhỏ.
Trước khi thi 2-3 tháng thứ 7 nào b/m cũng phải đưa đến trường
luyện, trước 1-2 tháng thì chiều nào cũng đi luyện, trước vài tuần thì đi
luyện cả ngày. Và theo mình biết đều có mẹo để làm nhanh, đúng và
còn được sử dụng máy tính cá nhân. Theo mình nghĩ được luyện cũng
tốt nhưng cũng mệt mỏi lắm đấy ạ.
----( Mẹ Seulpeul: Thi Violimpic: tốt nhất là theo lớp
4, lớp 5 ko khuyến khích
Mẹ Nancy nói đúng thực trạng vụ luyện thi ViOlimpic đấy :-). Mình đã
từng đưa con đi luyện giống như thế này, được cái là mật độ chỉ bằng
1/2 bạn nói trên thôi.

Về thời điểm thi môn này, lí tưởng là lớp 4. Lớp 5 không khuyến khích
áp dụng. Vì lớp 4 còn xông xênh thời gian. Lớp 5 bận luyện gà đi thi
trường tốt rồi, không còn nhiều thời gian. Nếu muốn thi chỉ nên dừng
cấp quận. Vì cấp thành phố khá là khó, phải luyện mới có kết quả OK.

Hôm trước xem website, một số trường như Cầu giấy hay gì đó nếu
đạt giải Anh, Toán mạng cấp TP + 1 số điều kiện nữa thì được tuyển
thằng. Thi phát này cũng là 1 phương án dự phòng cho con. Vì mình
quan niệm, nên thi 1-2 trường tốt + dự phòng 1 trường vào thẳng nữa
(cũng loại trường khá) để đầy đủ cho con phương án lên cấp 2 là tốt
nhất.
-( Mẹ T Kiệt: Luyện thi Violimpic trên mạng:
131
Em xin bổ sung thêm một chút kinh nghiệm luyện thi Violympic trên mạng. Ngay từ
đầu tháng 6 theo chân bác Laida em cho con tự học trước SGK toán của năm tiếp
theo, khoảng tháng 7 bắt đầu làm Vio. Lúc này Vio chưa có bài mới mà vẫn là bài
của năm cũ nên có đủ tất cả các vòng. Con cứ tự làm mỗi ngày 1 vòng, đến chỗ nào
chưa học lý thuyết thì tối về mẹ hướng dẫn. Thi trên mạng có điểm ngay nên hầu
như đứa nào cũng thích. Các mẹ lưu ý là đến tháng 9 họ bắt đầu mở bài thi cho năm
mới thì không mở được bài của năm cũ nữa nhé.
-( mẹ Titibongbong: làm sao để xem con thi gì trên Violimpic: Mẹ
nó ơi cho em hỏi nếu con làm bài Olympic, thường thì họ chấm điểm ngay và không
lưu lại lịch sử bài làm nên chỉ biết tổng điểm, tối về mẹ có xem thì cũng không biết
đề con gặp là gì, câu con sai là câu nào để bổ trợ.
Chính vì thế mỗi lần nhóc nhà em làm Olympic em lại phải ngồi kè kè để chép đề câu
con vướng, thủ công mà không biết làm thế nào tốt hơn. Mẹ nó có cách gì để xem
chi tiết bài làm của con không thì mách em và các mẹ với? Em cảm ơn Me T Kiet
nhieu.
--( Mẹ T Kiệt: làm bài Violimpic và vài chia sẻ học thi ams: @ Me
Tỉibongbong: Con trai mình lớp 5 mới bắt đầu tự làm trước như vậy nên con có thể
nhớ được đề và đã biết cách copy ra file word rồi. Tuy nhiên con cũng chỉ tự làm
được khoảng 7-8 vòng đầu thôi, các vòng sau mỗi tối mình cũng phải ngồi kè kè bên
cạnh đấy.
Các mẹ có con năm nay học lớp 5 chuẩn bị thi Ams: đề tiếng Việt bám rất sát
chương trình sách giáo khoa nên học đến bài nào nhắc con học thuộc luôn tác giả,
tác phẩm, các từ chú thích cuối bài. Học đến chủ đề nào thì tìm thành ngữ, tục ngữ
liên quan đến chủ đề đó và lưu ý tìm luôn thành ngữ, tục ngữ có các cặp từ cùng
nghĩa, trái nghĩa...v...v Các mẹ nên mua cuốn "Luyện tập về cảm thụ các bài thơ
trong sách Tiếng Việt Lớp 4,5" của Phạm Đình Ân và cuốn "Rèn kỹ năng tập đọc cho
học sinh lớp 5" của Nguyễn Trọng Hoàn để con đọc tham khảo khảo sau khi cô giảng
bài trên lớp. Mình thấy 2 cuốn đó rất hay nhưng con mình không thích học môn TV
lắm nên mẹ toàn phải khoán đọc, vì vậy cũng không hiệu quả lắm. Sau khi thi Ams
xong con rút ra kết luận nếu chịu khó đọc kỹ 2 cuốn đó chắc điểm TV sẽ cao hơn.
Mẹ motchongbacon: Chia sẻ thi Violimpic và chọn chuyên anh hay
chuyên toán
Cho mình tham gia ý kiến với nhé.
Mình đồng ý thi V-Olimpic nếu tham gia đến cấp quận thôi sẽ không hề
mất thời gian với các bạn khá toán và giỏi game ( nên cũng đừng cấm
tiệt không cho con chơi game nhé ). Nhưng nếu con đam mê thì cứ
khuyến khích. Như con mình thì không thích nữa vì con bảo " nhàm ",
làm toán theo dạng, không phát huy tính sáng tạo. Mình ok luôn, hì hì.

Việc lựa chọn con theo chuyên nào thì vấn đề đầu tiên phải quan tâm
là con mạnh về môn chuyên nào hơn, có xét đến việc con thích môn
chuyên nào hơn, con học sẽ nhàn hơn mà vẫn có kết quả. Mình không
nghĩ học chuyên Anh ít phải luỵện gà hơn học chuyên Toán.

Vấn đề nữa đặt ra là xác định mục tiêu của mình là gì để có giải pháp
phù hợp với sức của con. Nếu con vẫn đủ khả năng luyện gà ( toán )
và vẫn đủ khả năng học ngoại ngữ để du học thì chả có lý do gì mà
ngăn cản con.

132
Mặt khác, mình chẳng " tin " vào SGK môn tiếng Anh của nhà mình
lắm ( con mà học viết theo sách đó thì viết essay không theo văn
phong của người ta được ), và cách dạy và học rất tốn thời gian nhưng
chỉ để con.... thi vào chuyên Anh cấp 3 thôi ( mà tỷ lệ trượt còn cao
hơn thi đại học ). Mình biết có học sinh lớp 8Ams điểm Anh là 10.0 mà
gặp học sinh nước ngoài cũng chỉ nói được mấy câu hỏi thăm vớ vẩn,
còn chẳng hiểu bạn kia nói gì?

Tóm lại, một sự thật là để tiếng Anh có thể du học được là các con
học .... ở đâu í chứ chẳng phải học ở trường đâu ợ.
Bác Laida: Chọn trường cấp 1 – 2 và định hướng học cấp 1 -2
Nhiều bạn viết thư hỏi chị về chọn trường cấp 1 cho con.

Theo suy nghĩ của chị thì ở cấp 1 chọn trường cho con theo khả năng
của bố mẹ, khả năng ở đây là 2 vấn đề chính:
1-bố mẹ có thể bỏ thời gian ra dạy kèm con học hàng ngày không?
2-Có tiền không có thời gian.

Nếu cha mẹ có khả năng 1 thì nên vào trường Làng lớp thường (không
lớp chọn nhé), để mặt bằng chung của lớp kém, cô không giao bài về
nhà, mình tha hồ chạy theo chương trình của mình. Cái này rất tuyệt
vời đấy.

Nếu không thể dạy con được thì vào trường nào mà cô giáo dạy tốt
trên lớp, không phải đi học thêm như một số trường dân lập chất
lượng, tối cô không giao bài về nhà nên vẫn còn chút thời gian để hỏi
han...

Không có tiền, không có thời gian kèm con thì học trường công lớp
chọn, các con học áp lực nhưng không mất học phí rèn luyện thế cũng
tốt... nhược điểm của lựa chọn này là không có thời gian học tăng
cường những cái khác rất cần cho các con.

Ở cấp 1 theo chị Tuyệt vời nhất vẫn là trường làng lớp thường.

Ở cấp 2, các con bị ảnh hưởng của bạn bè nhiều hơn (không như các
con cấp 1 chịu ảnh hưởng của cha mẹ nhiều) ta nên chọn trường có
môi trường tốt.
Đầu tiên là quan tâm đến phụ huynh trường lớp đó, nếu các em có tư
chất nhà trường dạy chất lượng tốt mà phụ huynh không quan tâm
lắm thì cũng vẫn hạn chế. Các con chăm học đạo đức tốt vẫn là cha
mẹ quyết định phần lớn, nên được vào những trường lớp phụ huynh
quan tâm đúng cách ( đầu tư tiền bạc, thời gian tâm huyết cùng nhà
trường tốt) thì đó là môi trường tốt.

133
Các em để ý xem các trường lớp cấp 2 tốt phụ huynh có cháy bỏng
không ? Nguồn học sinh cũng được lựa chọn kĩ hơn.

Vấn đề ưu tiên thứ 2 khi chọn trường cấp 2 chị quan tâm đến tham số
thời gian, nếu dành được nhiều thời gian để mình tách ra tự học những
cái mình cần sẽ bứt xa hơn những học sinh mê mải đi học theo thầy
cô.

Cuối cùng bàn về nên học chuyên Anh hay chuyên Toán.

Các em lưu ý giúp chị nếu các con ở cấp 1 học rất giỏi tiếng Anh thì
phần đông các bạn này sợ toán vì học tiếng Anh dễ , lại giỏi rồi nên
thích học, và bố mẹ các bạn ấy thấy con mình có năng khiếu tAnh nên
đồng tình cho con học chuyên Anh.
Nhưng ở VN có trường công nào dạy tiếng Anh tốt ? Các bạn chuyên
Anh giỏi là học ở đâu đó đấy chứ.
Lợi thế của Giáo dục VN là dạy Toán nâng cao so với bên ngoài, nếu
con theo được 1 lớp học tăng cường toán là ta biết tận dụng tốt lợi thế
đó.

Với chị 2 môn Toán và tiếng Anh cần như nhau, không xem nhẹ môn
nào được nhất là các bạn nam, nhưng trong 2 môn đó trường dạy đỡ
được môn nào đó thì mình chỉ còn lại một môn thôi.

Nhưng muốn theo được hướng đó thì cấp 1 phải có 1 chiến lược tốt để
chia thời gian cho cấp 2 đỡ vất vả.

Đấy là ý kiến riêng của chị.


Mẹ seulpeul: Nhấn mạnh rèn con tiểu học: tự giác, chăm chỉ, ngoan
ngoãn, nghe lời, có mục đích ước mơ rõ ràng và lành mạnh
Thật ra topic này sẽ đến một lúc nào đó sẽ có điểm chung và sẽ hướng
về topic Định hướng tương lai du học. Vì để con du học thì phải mài đá
thành ngọc từ khi còn là búp là chồi, cành non dễ uốn, còn nếu học ĐH
ở VN, chưa chắc mình đã phải khổ luyện cùng con sớm thế này. Thế
nên cũng comment với các mẹ là đọc song song cùng topic kia, bổ ích
lắm, lời vàng ý kim cương của bác laida và các bố mẹ siêu cao thủ bên
đó bổ béo cực kỳ.

Topic này chủ yếu là luyện các tư chất tốt cho các con như tự giác,
chăm chỉ, ngoan ngoãn nghe lời người lớn, có mục đích ước mơ rõ ràng
và lành mạnh cho cuộc sống sau này. Cái này mình không có nhiều
kinh nghiệm, mấy post trước hơi sa đà vào chuyên môn quá,cũng hơi
ngại nên đang trả đất về cho các siêu cao thủ mài đá thôi.

134
CHia sẻ thật thà là khi mình theo đuôi các bác ý để mài đá, mình cũng
đã cân đong xem có thể thành công không, giống như đoán đi buôn sẽ
không lỗ mới làm chứ . Ví dụ nhé, con còn đủ nhỏ để mài, tốt. Thứ hai,
có thể dự đoán được con sẽ có 1 tài năng nhất định sẽ thể hiện trong
tương lai, mà có 1 số bằng chứng cơ sở như: năm sinh của con Can chi
có chữ Nhâm, quá ổn, con thuận tay trái và con là trai sinh mồng một
âm, lá số của con có sao Quốc ấn trong cung mệnh, đất nhà mình phát
về đường xuất ngoại... nên phải tăng cường mài và hi vọng có kết quả
tốt...cái này ai tò mò mình sẽ giải thích sau.

về ý của bác Laida, xâu chuỗi các sự kiện là ra ngay đáp số ý mà .Này
nhé
1. 2 cu nhà bác ý đã không/sẽ không học chuyên ANh hay Toán-->
nghĩa là bác ý muốn có 1 sự cân bằng cho con trong hoc tập, tránh
hoc lệch, tránh mất sức quá nhiều ở môn toán đê còn thời gian học
ngoại khóa và kỹ năng mềm . Các con bác ý được học tiếng Anh kỹ
càng, cân đối cả khả năng nghe nói và viết văn/luận sớm (cu bé)-->
đến cấp 2 bé đã tiếng Anh tốt vượt tuổi rồi , lúc đó cân đối giảm tải
được với các môn cấp 2 --> các mẹ thấy rõ ràng chưa
2. bác ý cẩn thận nuôi con chú ý thể chất cho các bé ý cao và không
cận (luyện mắt, chơi bóng rổ) --> hình thức bắt mắt khỏe mạnh sau đi
phỏng vấn có lợi thế hơn
....
-----------Tiếp sức của bác Laida:
Em nhận xét nhiều cái rất đúng, vì ở nhà định hướng 4 năm qua chị
thấy chỉ giúp được những bạn đã có tư chất, Chị chỉ làm công đoạn
thổi tinh thần và định hướng. Nay dọn sang đây để nói với các em con
nhỏ rằng con các em đều có tư chất hết, cha mẹ chỉ cần quan tâm
đúng cách, kịp thời rèn nắn theo lứa tuổi là chắp cách cho các con bay
cao bay xa.
Các em không rèn luyện cho con ở cấp 1 thì bộ sách của bác 3J cũng
chỉ để nhóm lò chứ lên cấp 2 thời gian không có, khả năng bốc vác
không có, nhìn con lớn từng ngày mà xót ruột bởi công nuôi nấng
chăm bẵm từ lúc còn bú mớm mà nay bất lực biết tương lai con đi sẽ
làm những công việc chưa ráo mồ môi đã hết tiền... Khốn! ở nước gần
trăm triệu dân thì phải bon chen Nhìn nhà bác 3J định cư đời thứ 2
rồi mà còn rực lửa kia kìa.

Chị không khích bác các em đẩy con đi du học, nhưng muốn các em
rèn con làm chủ vận mệnh của mình khi cơ hội chỉ đến vài lần trong
đời, rèn luyện để con có khả năng tiếp thu, nhận thức. để con có
khả năng tư duy làm việc hơn bạn khác.

Tốt nghiệp ở topic này thì du học bằng HB hay không là tùy bạn ấy.

135
Chứ giờ nhảy bụp vào nhà Định hướng thấy mọi thứ cao vời vợi lại cả
nghĩ hình như mọi thứ ở đây không dành cho mình... rồi lại cắp nón đi
ra.

Xin nhắc lại nếu em nào có sức ăn ngủ ở topic này thì sẽ sở hữu trong
tay những viên Ngọc rực rỡ.

Em Seulpeul nói gần đúng hết các ý chị rồi.

Muốn theo được hướng đó thì cấp 1 phải có 1 chiến lược tốt để
chia thời gian cho cấp 2 đỡ vất vả
Chiến lược ấy là gì ah?
Chị hẹn sẽ phân tích thật kĩ chiến lược này vào bài tới.
Hẹn gặp các em
Bác Laida: Hôm nay đến hạn, chị ngoi lên trả nợ.

Muốn theo được hướng đó thì cấp 1 phải có 1 chiến lược tốt để
chia thời gian cho cấp 2 đỡ vất vả
Chiến lược ấy là gì ah?
Trong quá trình dạy 2 thằng học chị rút ra được rất nhiều điều trong
đó có :
1- Trẻ có thể học ngoại ngữ một cách bài bản từ rất sớm. (cu lớn
nhà chị học song ngữ Pháp -Việt từ lớp 1)
2-Tuy chương trình của VN mọi người cứ kêu ca nặng nhưng chỉ mang
tính chất giới thiệu, không đòi hỏi quá nhiều ở trẻ.
Cụ thể là môn toán hết lớp 3 mới xong bảng cửu chương 10, lớp 4-5 có
thêm phân số, số thập phân, các dạng chu vi diện tích... nhưng nếu ở
trường thường vẫn chỉ là những khái niệm rất cơ bản...

Dựa vào 2 điểm nêu trên chị gọt thô một hòn đá xù xì thành hòn đá
kì .

Ở cấp 1, chú trọng học tiếng Anh một cách bài bản:có tận 3 năm, cuối
cấp 1 sẽ tăng cường toán để con không có khái niệm toán khó mà sợ
học toán.

Hết cấp 1 tiếng Anh đã rất giỏi so với mặt bằng chung, thì lên cấp 2
vào một lớp chọn toán để thày cô gọt hộ, còn tiếng Anh tiếp tục nâng
cao thôi.

Tức là giải quyết tiếng Anh ở cấp 1, cấp 2 giải quyết nốt môn Toán .
Bác gato: “ngắm nghía, tích phân” để tìm cho ra những cá tính, năng
khiếu, thiên hướng của các con là một việc quan trọng hàng

136
đầu, có yếu tố quyết định đến cả cuộc đời của con --- thực hiện
ở giai đoạn tiểu học

Nguyên văn bởi Me Victoria


Lộ trình chị Laida vạch ra thật sáng suốt và rõ ràng ạ, đọc bài của chị
cảm thấy như được khai sáng hoàn toàn! Cảm ơn chị và các mẹ khác
nhiều kinh nghiệm. Có một điều em hơi băn khoăn, nếu như thế thì ở
cấp II và cấp III, ta sẽ nhờ nhà trường giúp môn toán, con sẽ học lớp
chuyên toán. Thế nếu là con gái thì sao ạ? Phải chăng con gái học
chuyên toán thì nặng quá không ạ?
Thực ra, việc chọn học toán hay ngoại ngữ làm yếu tố chính trong các thời
kỳ học phổ thông của các con cũng chỉ có tính tương đối và hoàn toàn
phụ thuộc vào khả năng/thiên hướng của các con. Mình xin chia sẻ
một số kinh nghiệm đã trải qua để mọi người tham khảo.

Chúng ta – những ông bố/bà mẹ và đám con cái của chúng ta ở một ý
nghĩa nào đó có thể so sánh như là Huấn luyện viên với đám vận động
viên đang cùng nhau tập luyện để đạt được những thành công nhất
định trong một giải đấu lớn – giải đấu cuộc đời: cũng khắc nghiệt và …
the winner takes it all (kẻ chiến thắng sẽ có tất cả!) - như tên một bài
hát của ABBA!

Điều đó có nghĩa một Huấn luyện viên/Ông bố bà mẹ nếu giỏi sẽ nhìn


thấy được các điểm mạnh, điểm yếu của đứa con để rồi tối ưu hóa
các chỉ dẫn của mình cho con để đạt được mục tiêu tối ưu mà mình
nhắm cho con trên tổng thể cũng như trên từng giai đoạn cuộc đời.

Nếu con cái chúng ta đứa nào cũng giỏi giang, ngoan ngoãn ngay từ
đầu thì không nói làm gì rồi, nhưng trên thực tế thì đại đa số con cái
của chúng ta thực ra là những đứa trẻ bình bình trên mọi phương diện,
vậy thì phải làm sao đây? Mình rất tâm đắc với cái tiêu đề của topic
này: “Mài đá thành ngọc cấp tiểu học” – chúng ta không mài dũa thì
con cái chúng ta không thể “ngon” được.

Quay lại vấn đề cụ thể của topic, mình thấy hiện tại, các ông bố bà mẹ
trong huấn luyện con cái thường tập trung vào các mục đích lớn sau:

1. Học tốt phổ thông để thi đỗ Đại học trong nước, theo đuổi một nghề
nào đó, học ổn, ra trường có công ăn việc làm ổn định, dần dần có tích
lũy => xây dựng gia đình => hoàn thành mục tiêu đào tạo của bố
mẹ.Mình nghĩ đây là mục tiêu đại đa số các ông bố bà mẹ nhắm tới.

2. Học tốt phổ thông, đi du học Đại học ở nước ngoài => về nước lập
nghiệp (kinh doanh theo bố mẹ; mở kinh doanh riêng; hoặc đi làm với

137
công việc ổn định…), dần dần có tích lũy => xây dựng gia đình =>
hoàn thành mục tiêu đào tạo của bố mẹ. Các gia đình có con gái
thường hay theo mô hình này!

3. Học tốt phổ thông, đi du học Đại học ở nước ngoài, học tiếp lên cao
hoặc làm việc ở nước ngoài, chưa có ý định về lập nghiệp tại nhà.
Trường hợp này thường là các cháu giỏi xuất sắc, có “ngón nghề” riêng
dễ được tuyển dụng hoặc có người thân trong gia đình định cư ở nước
ngòai, tức là có một nền tảng ban đầu ở xứ người tương đối tốt thì sẽ
hay đi theo hướng này.

4. Một xu hướng nữa, tuy không phải là trào lưu chính của các bố mẹ
hiện nay, nhưng theo mình đánh giá là rất hay và có tính nhân văn
cao, đó là những bố/mẹ không gò ép con cái đi theo cái mô hình học
Đại học (dù trong hay ngòai nước) nếu chúng thực sự không thích
hoặc không có khả năng đó, nhất là những con có những năng khiếu
thiên bẩm về nghệ thuật, lớn lên chút nữa là năng khiếu về kỹ thuật,
cơ khí, nấu ăn.v.v… Họ sẽ tạo điều kiện cho chúng phát huy hết năng
khiếu của bản thân, tạo thành “nghề độc” của chúng làm công cụ cho
việc kiếm sống và thành danh trong cuộc đời. Ví dụ như Chí Anh,
Khánh Thy chẳng hạn .

Từ nhận định trên cho thấy ngay việc “ngắm nghía, tích phân” để tìm
cho ra những cá tính, năng khiếu, thiên hướng của các con là một việc
quan trọng hàng đầu, có yếu tố quyết định đến cả cuộc đời của con.
Và, cái chính mình muốn nói ở đây là: việc ngắm nghía đó chủ yếu
phải được thực hiện ở giai đọan tiểu học, tới năm lớp 5 – khỏang 11,
12 tuổi gì đó! Nhận định có chính xác thì học phổ thông – 2 cấp còn lại
mới tốt được => học lên nữa hoặc đi làm cái khác mới tốt được.

Trên đây là những nhận định của cá nhân mình trong giáo dục con cái.
Về kinh nghiệm thực tế cá nhân mình đã áp dụng cho đám con mình
trong cấp tiểu học thì thấy thế này:

- Trong 5 năm tiểu học mình cho con học trường công – một trường
loại tốt thôi, không cần trường điểm với lớp chọn. Học như vậy sẽ
không dễ quá, cũng không khó quá, con sẽ có nhiều thời gian tự do
nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo được chương trình, bố mẹ không phải
dạy thêm, không phải đi học thêm.

- Với thời gian tự do có được và vào thời gian nghỉ hè, mình lần lượt bố
trí cho các con tham gia các hoạt động ngoại khóa như: về nghệ thuật
là học nhạc (nhạc lý + đàn piano hoặc ghi-ta) và hội họa (nhập môn
thôi + học vẽ); về thể thao thì học chơi đá bóng, cầu lông, bóng bàn

138
và bơi lội (cấp tiểu học mình không cho học võ vì cơ thể con còn đang
yếu, đang trong giai đoạn phát triển mạnh, không nên có những tác
động mạnh!); về ngoại ngữ thì cho học tiếng Anh từ năm lớp 3, chủ
yếu là học phát âm, giao tiếp nói năng với thầy cô chính gốc (Anh
Mỹ/Anh Anh hoặc Anh Úc) cho mạnh dạn với cả đúng ngữ điệu thôi;
mình không cho học sớm vì muốn tiếng Việt của con phải ổn ít nhất là
cho tới lớp 3!

- Cứ như thế trong 5 năm, mình lần lượt hoặc đồng thời cho con học
các môn ngoại khóa để sau hè lớp 5 là cơ bản có thể xác định được
năng khiếu và thiên hướng của từng đứa.

Kết quả thực tế đã áp dụng tới hết bậc tiểu học cho thấy:

- Cậu cả: học toán tốt, tư duy logic tốt, cảm nhận âm nhạc tốt, thể
thao tạm được, cảm nhận ngôn ngữ tốt (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh),
có tính hướng ngoại và hòa đồng. Với nhận định như vậy, mình thấy cu
cậu có khả năng học ở nước ngòai được, và từ cấp THCS trở đi, mình
đã hướng con vào lớp chuyên toán (toán 2, toán 3 thôi ) và bắt đầu
tập trung luyện tiếng Anh. Mình cũng biết là khi làm hồ sơ xin học thì
yếu tố hoạt động xã hội cũng rất quan trọng nên mình luôn khuyến
khích con tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với năng khiếu của
nó như lập band nhạc, giao lưu âm nhạc… Kết quả: nó đã được đi học
nước ngòai như đúng mong muốn tự nguyện của nó và chỉ dẫn của bố
mẹ (bỏ kỳ thi đại học trong nước).

- Cậu thứ: tư duy logic bình thường, học lực trung bình khá (tuy nhiên
kiểm tra qua 10 học kỳ cấp tiểu học vẫn đạt giỏi thôi), hơi cẩu thả;
cảm nhận âm nhạc tốt; thể thao tốt, đặc biệt là món bơi lội; hội họa
cảm nhận tốt, tiếp thu nhanh; tiếng Anh giao tiếp vừa phải, tuy có tính
hướng ngoại nhưng vẫn nhút nhát.Kết quả: cậu mới tốt nghiệp lớp 5
hè này nên cơ bản bố mẹ vẫn còn đang “ngắm nghía xem hàng”
Nhưng chắc sẽ cho học một trường kha khá công lập, không thi vào
lớp chọn (vì không đủ trình!) nhưng sẽ cố gắng vào lớp có cô chủ
nhiệm nghiêm khắc và quan tâm tới trò. Duy trì tốt việc học đàn, bơi
lội; tập trung vào hội họa và tiếng Anh. Có lẽ phải qua lớp 6 mới biết
được cu cậu có thích theo chân ông anh hay không…

Vài dòng chia sẻ như vậy với các bố các mẹ...Cuối cấp 2 cán đích :
IELTS 6.0, toán top 10 lớp chọn thì cấp 3 dòng đời cứ xô đẩy trôi ra
Nội bài thôi..
Mẹ seulpeul: Bơm thổi và kết quả nhà mẹ
Báo cáo bác laida và các mẹ, cuối cùng thì công việc bơm thổi thằng
vịt cứng đầu nhà em bắt đầu có tác dụng rồi.

139
Cái đích du học nó đã xác định xong, cơ mà xa quá, nên để phấn đấu
đạt các cái mốc trung gian nó cũng chưa nhiệt tình (chưa tự giác và
chưa chăm học). CHưa kể nó là đứa ít thích những gì nho nhỏ và cụ
thể mọi trẻ con đều thích, mà theo bác laida là nó được xếp vào loại
nghỉ hưu sớm. Em đã đau đầu với nó mất nhiều tuần rồi vì vấn đề này,

May quá, quán triệt tư tưởng bác laida là phải chăm chỉ cần mẫn với
con, chịu khó tâm sự với nó cuối cùng cũng ra đáp án, là nó chưa nghỉ
hưu hoàn toàn. Phát hiện ra là nó biết xót tiền, hôm nay đọc cho các
con số để nó tự cộng xem mua KFC cho nó ăn lúc học thêm tốn hết
bao nhiêu. Thế là cậu thấy con số lớn quá, hoảng hồn, em bồi thêm
bảo là không tài trợ nữa, con phải kiếm tiền bằng cách chăm học (mua
con)...thế là cậu phải điên cuồng làm bài để kiếm tiền của mẹ ...hi hi.
Bùn cười quá đi, trẻ con hoc số học cũng có tác dụng đấy chứ.. hè hè.
(mua nó bằng Ipad hay xe đap mini không có tác dụng gì, em đã thử
rồi...)

Chưa kể, có lần em nói với nó là cô giáo ấy nói, làm tiếng Việt và chữ
xấu như con thì quên đi, không bao giờ thi được lớp chuyên trường tốt
đâu, Thế là nó vừa khóc vừa tức (bị kích tướng, bị chê), nó gào lên,
con thi đỗ cho mấy người biết tay. Thừa thắng xông lên, em in luôn 1
bản nội qui và quyết tâm, cho nó kí vào và treo gần bàn học để nhắc
nhở cu cậu... hè hè...

Ngựa đang vào đường đua...chia sẻ với các mẹ 1 ít kinh nghiệm...cho


những ai cùng hoàn cảnh. Và để chứng minh lần nữa là bài của bác
laida rất có tác dụng, kể cả với đầu gấu vịt bạch nhà em..
Mẹ Kenford: Chiêu lừa để biết bé thích gì
Mẹ Ken vừa mới nghĩ ra một cách để biết các bé thích cái gì, thông qua
đó cha mẹ dễ dàng dụ con học . Chuyện là hôm vừa rồi ngồi ở
công ty, gần đến giờ ra về thì trời mưa to, mẹ Ken vội lấy giấy ra viết,
viết thật sự, viết thư giả danh của ông già NOen. Nội dung trong thư là
khen nhiều, cũng khiển trách chút chút, cuối cùng là lời hứa ông già
noen năm nay sẽ mua cho con cái này, cái kia (mình đoán cu cậu thích
cái gì mà), nhưng mà ngạc nhiên lắm các mẹ ạ, sở thích con theo đổi
hàng giờ. Cu cậu liền nói lớn, ôi mẹ ơi làm sao bây giờ, hiện giờ con
thích cái này, cái này cơ, cái đó giờ con không thích nữa, ôi làm sao
bây giờ hả mẹ? Vậy là mình liền nói vậy thì con ghi chú lại, mà giờ đến
Noen còn lâu, để bữa nào mẹ viết thư cho ông già noen báo lại giờ con
thích cái này. Do con mình năm này mới vào lớp 1 cho nên dễ bị lừa
hơn, mình chia sẻ để mấy mẹ có con nhỏ như mình xem có áp dụng
được không? Mà chiêu này mấy tháng nữa chắc phải đánh máy vì con

140
biết đọc thế nào cũng biết chữ viết của mẹ. Àh viết thư xong mấy mẹ
dán phong bì đẹp đẹp, khi đưa con tự bóc ra luôn nha.
Bác Laida: Nâng cao tinh thần bơm
Nguyên văn bởi Naughtygirl
.Con gái em năm nay lên lớp 4. Em may mắn theo đc topic của chị
Laida hồi con bắt đầu học lớp 1 nên em cũng học hỏi đc ở chị và các
mẹ khác một số chiêu rèn và kèm con học. Kết quả là từ năm lớp 2
của con đến giờ em ko phải ngồi kè kè bên cạnh lúc con học. Con em
nhìn chung là học được, tiếp thu nhanh, năm ngoái con được khá
nhiều danh hiệu của trường và còn được giải 3 Tiếng Anh cấp quận
nữa, con rất thích đọc. Con học đàn, thời gian đầu rất hào hứng, cô
khen là học nhanh...
Thế này là quá được rồi em, vậy là tự ngồi học, tập chung, hiệu quả có
thành tích.

Nhược điểm của con là thiếu tính tự giác. Hè con ở nhà, mẹ giao bài
làm thì con ko bao giờ tự làm bài mà sẽ đọc sách hoặc chơi chán chê,
đến giờ mẹ gọi điện về hỏi thì mới cuống quít làm. Em dỗ dành, nịnh
nọt, dọa nạt đủ các kiểu cũng ko thay đổi,
Cái này cháu nào cũng thế thôi, Andy nhà chị cũng rứa, hôm nào
không lên dây cót là hái hoa bắt bướm...
Học hành, rèn luyện đương nhiên là cực hình rồi...
Các em ơi ! nghĩ rộng ra thế này: chồng mình chẳng bao giờ thích làm
việc nhà, nếu vợ không nép vào vai nhờ vả thì không hẹn hò gặp
khách khứa ngoài đường cũng ôm laptop chiến đấu cái gì thì ko biết
nhưng rất chi là bựn

Nhà nào tu tốt lấy được ông sạch như lau như li, lúc nào cũng tay cầm
chổi, giẻ mọi thứ bóng loáng, vừa làm vừa hát bếp núc tinh tươm thì
có khi mình lại thấy buồn vì ổng mặc nhầm quần thì phải
Tiếp tục... nếu con uyên bác quá lúc nào cũng học,mở mắt ra ôm sách,
tối khuya ôm sách
triết lí suông này nọ có khi lại buồn vì cháu không bình thường

Vậy là với vấn đề này em lại phải xem lại tinh thần Cộng sản: Bơm
không ngừng nghỉ để tinh thần phất cao,hùng hục làm không thấy
nản.
Kĩ năng Bơm thì phải trau dồi, đã thành công một chặng, chứng tỏ
phương pháp đúng, vậy chặng tiếp phải nâng level thổi.

em cảm giác con em ko ngoan, ko có lòng tự trọng, Vì nếu nó biết tự


trọng, tự giác, em đã ko phải nói đi nói lại, nhắc nhở, mắng mỏ nó
một vấn đề nhiều lần đến vậy

141
Ôi dồi ôi nâng cao quan điểm rồi dìm hàng con bé, nói như em thì cái
bộ GD, ytế, giao thông... giải tán hết..
Giáo dục: Dạy một lần từ bé là chăm ngoan tự giác, thích tự học mãi
mãi, thành người có tự trọng... hu hu thế thì GV nhàn quá---> giải tán
luôn.

Ytế: Chữa bệnh tiêm phòng từ bé, không được phát sinh bệnh khác...
giải tán nốt.

Giao thông: đường làm 1 lần chạy mãi mãi, không phải tu sửa nâng
cấp... giả tán bớt.

Đó đó chị chỉ cho vài vd như thế để các em thấy rõ mình kì vọng, nóng
vội, mau nản lại còn qui chụp nữa chứ.

Vấn đề ở đây là nhắc các em nâng cao level BƠM, chấm hết.
Mẹ seulpeul: Dụ, dụ, bơm bơm
Hi mẹ naughtygirl,
Đọc bài của mẹ nó mình thấy bùn cười rũ vì cái câu kết luận là con gái
không có tự trọng, ha ha. Mẹ nó nâng tầm quan điểm quá.
Mình rất hiểu hoàn cảnh của bạn, vì con trai mình cũng đầu gấu và
cũng mất động lực phấn đấu y hệt con bạn. Tuy nhiên con mình đã
khắc phục được ít nhiều nên chia sẻ với bạn 1 tí.
Vấn đề của bạn có thể tóm tắt như này:
Triệu chứng
- Con chưa tự giác, chưa chăm học, chưa hứng thú học tập
- Con chưa ngoan lễ phép theo đúng ý mẹ.

Nguyên nhân
- Mẹ chiều con quá, hoặc mẹ yêu con quá, hoặc rất nhiều hành động
chỉ 2 mẹ con chia sẻ/làm cùng nhau --> dân chủ quá trớn --> nó
không sợ mẹ, nó bắt nạt lại mẹ. Hình thức dọa, phạt của mẹ chưa
đúng cách, chưa có tác dụng (1)
- Con quá đầy đủ mọi thứ, nên không có gì để nỗ lưc phấn đấu đạt
được, không có gì đủ hay để khích lệ con chăm chỉ, tự giác. Hoặc mẹ
bơm vá chưa đúng cách. (2)

Cách khắc phục


(1) Phải dùng người có uy để áp đặt con chăm chỉ, tự giác. Cái này bạn
phải nhờ chồng bạn, hoặc ông nội/ngoại...những người con nể, sợ thực
sự. Thường là đàn ông làm dễ hơn. Người ta nói rồi, tình yêu của mẹ,
sự nghiêm khắc và dạy dỗ của cha, Nếu mà nó nhờn cha thì phải tìm

142
người khác. Tất nhiên lúc ban đầu bị ép buộc thì không thích, nhưng
thời gian học bị ép buộc đủ dài vài tháng --> dẫn đến thích cái việc
học hành bị ép buộc đấy. Khi mà đã thích rồi --> tự giác học hành
không cần ép. Cái này mình đã trải nghiệm qua rồi và thành công với
giai nhà mình.
Ví dụ phạt: bạn quát nó, nó không sợ đâu, Để chồng bạn măt mũi đỏ
gay, thái độ kinh hoàng, nói rằng con không thích học hả, quẳng hết
sách vở của nó cho ra sân, Cho nó nghỉ học thêm 1 tuần. Hoặc thuê
người đến khuân béng cái đàn đi (gửi nhà dì/bác mấy hôm, đừng cho
nó biết), kêu là con không học, bán rẻ lỗ nửa giá. Nếu nó biết tiếc, xin
lỗi mẹ và hứa chăm học, lại thuê cửu vạn khuân về. Chứ dọa như bạn,
tớ chả sợ chứ đừng nói con bạn :-)

(2). Bạn phải để con thiếu thốn cái gì đó, nó mới chịu phấn đấu để đạt
được cái đó, Ví dụ, con bạn thích xem Spider man 3D mới, không cho
nó đi xem ngay, mà phải đạt được x kết quả mới được đi xem phim.
Về chuyện bơm vá đúng cách, 1 ví du như thế này:
- Con biết đánh Piano, good. Hôm nào cho nó đi cafe, chọn cái quán
nào có đàn ý. Phím trước vơi lễ tân, nếu cháu đánh xong 1 bản nhạc,
chú tung hô nhiệt tình vào, thưởng cho thú bông hay lon cô ca (mẹ
phải biết nó thích gì thì áp dụng). Mà hoành tráng hơn mua luôn quả
pháo tung mảnh giấy confetti ý, đảm bảo là cô nàng thấy mình được
tung hô như Đăng thái Sơn --> nở mũi --> về nhiệt tình học đánh đàn
(với chú ý khi chở cháu về, kêu là con đánh bản khó như La
Campanella còn được tung hô kinh hoàng hơn nhiều :-).

Đấy, thân lừa ngọt không nghe phải áp dụng biện pháp mạnh. Khi
ngôn ngữ bất lực thì bạo lực phải ra tay, bạn thử mà xem. Không bổ
mắt cũng bổ tai. Lí do và 1 số ví dụ khác, lần sau mình sẽ gõ tiếp.

Tiếp bài trước về việc "xử lý hành chính" khi các con không tự giác,
chưa chăm học nhé.

Mình không ủng hộ bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào: thể xác (đánh
đập), tinh thần (đay nghiến). Nên khi bạn nào có mắng con đến co
rúm người lại cũng là hơi quá đà 1 tí. Chỉ cần đến mức con bạn sợ mặt
tai tái đi là được rồi, hoặc khóc lóc tèm lem 1 tí cũng được.

Khi xử lý hành chính, nếu có cả bố lẫn mẹ thì phải dùng hình thức
người đập người xoa, như ông bà nghị quế ấy. Nếu đã khiển trách con

143
làm nó sợ hãi, khóc lóc xin lỗi bố rồi chẳng hạn, thì bố không nên tha
lỗi ngay. Lúc đó bố cần nói đại ý "con xin lỗi là tốt, nhưng cũng phải ra
xin lỗi mẹ, nếu mẹ đồng ý tha lỗi thì bố mới tha". Lúc này mẹ cũng cần
phải cành cao dọa thêm vài câu, và mẹ hạ giọng "thôi, được rồi, lần
đầu mẹ sẽ ra xin bố đồng ý bỏ qua lỗi này cho con, lần sau con phải tự
làm". Sau đó giả vờ xin bố vài câu, bố dịu giọng để bỏ qua cho con.
Còn nếu con làm mẹ giận quá, cũng cần bắt nó tự kể tội, tự xin hình
phạt nếu lần sau mắc :-).

Một ví dụ về xử lý con của cô bạn cùng cty mình. Con bạn ý buổi trưa
không ngủ mà bật xem ti vi. Bạn ấy về nhà bắt sống cảnh đó, bạn ý
hôm đó không phạt, chỉ nói rằng: hôm nay mẹ mệt nên tha. Lần sau
mẹ còn bắt gặp, mẹ sẵn sàng nhịn xem ti vi cả tháng để phạt con và
con cũng không được xem. Thế là bé kia, sợ hãi trước viễn cảnh không
được xem ti vi cả tháng, rối rít xin lỗi và thực hành ngay, hi hi.

Ngoài ra, bố mẹ đôi khi cũng cần tỏ ra tin cẩn sự tự giác thực hiện qui
định của con, khích lệ tính tự trọng của nó. Và cũng nên thường xuyên
tâm sự với nó, với mỗi hành động, đều cho nó phát biểu ý kiến, kiểu
như: hôm nay cô dạy chủ đề gì, con có hiểu không; con có bắt nạt ai
không; hoặc con thích mua áo màu gì mẹ chọn cho...Nhiều đứa mới
chỉ lớp 1 mà cũng có ý kiến ra phết đấy. Nếu gần gũi con như 2 đứa
bạn thân thế này, con sẽ ngoan, và là tiền đề để hi vọng rằng chỉ cần
dạy con bằng ngôn ngữ chứ không cần đến lúc bạo lực phải ra tay.

Cuối cùng, với những bà mẹ nào đang bị con bắt nạt, rơi vào hoàn
cảnh này đôi khi cũng bực thật, nhưng cũng có thể tự hào rằng con rất
yêu mình, vì thông thường, người ta chỉ thích bắt nạt những ai gần gũi
nhất và yêu mình nhất thôi :-).
Mẹ Gauvatho: Kèm tiếng anh ở nhà cùng con ở lứa tuổi mẫu giáo
Với môn tiếng Anh thì mình cũng tự kèm con ở nhà thời gian đầu nên
muốn chia sẻ với mẹ Ken ford một số kinh nghiệm của mình:

+ Với mình trước khi bắt đầu bất kỳ môn học gì mới thì điều đầu tiên
phải làm cho con thích nó đã. Nên mình ko cho học theo sách vở gì cả
đâu. Chỉ có xem đĩa (cái này thì download free trên mạng rất nhiều,
tùy vào sở thích của con mà mình chọn, một số bộ rất hay như Baby
Enstein, Magic Eng, Word world ...) Rồi chơi các trò chơi, cái này các
mẹ tham khảo trang homeschooling của nước ngoài, cũng nhiều vô
cùng luôn. Mình bắt đầu với trang
này: http://ourcraftsnthings.com/category/letter-a/ từ đó còn link đến

144
nhiều trang hay ho khác

+ Còn quan điểm của mình là đã muốn học theo giáo trình thì đến lớp
học, cô có phương pháp và quan trọng là giáo cụ để truyền đạt và bạn
bè để tương tác thì nó mới sinh động và ko chán. Như con mình học
thêm tiếng Anh ở trung tâm nhưng về nhà mình cũng ít khi giao bài
tập theo work book mà căn cứ theo bài cô dạy rồi cho con nghe bài hát
hoặc làm thủ công hoặc những hoạt động liên quan đến từ hoặc câu đó
làm cho con đỡ chán. Học hết cả một level mà có khi workbook để
trống rất nhiều nhưng điểm kiểm tra thì bao h cũng cao nhất lớp.

Kinh nghiệm của mình chỉ áp dụng với con ở độ tuổi mẫu giáo thôi, còn
nếu con mẹ Ken ford đi học rồi thì lại khác
Mẹ gauvatho: Cho con học vào 1 giờ cố định hay đưa deadline để con
tự quyết
E thấy bác nói thì kiến trong lỗ cũng phải chui ra chứ đừng nói là
bọn trẻ ranh nứt mắt hihi nên không biết là có khi nào bác phải dùng
hình phạt không ạ? Bác cho em vài lời đi ạ. Cứ chính trị mà chúng nó
ko nghe thì kiên trì tìm cách khác hay xử lý kiểu hành chính một vài
lần cho sợ.
.
Về việc rèn ý thức học thì em muốn ngày nào cũng phải ngồi vào bàn
học vào một h cố định, nhưng h bạn ý mới đi học thêm toán tuần 2
buổi nên toán và tiếng Anh nên tuần đã 4 buổi rồi mà tối về nhà ngày
nào cũng ngồi cố định 1 tiếng em sợ cố quá thành quá cố nên dạo này
có phần lơi là, tức là mẹ giao bài và deadline rồi con tự làm, thích làm
lúc nào thì làm. Tất nhiên với trẻ con mà thế thì chúng nó cũng quên
ngay cái mớ deadline của mẹ. Mẹ nhắc thì bảo mai con làm vì ngày kia
mới là deadline. Theo các bác thì nên thế nào (ngồi học vào một h cố
định cho thành thói quen hay cứ giao bài và deadline thôi rồi cho tự
do). Nhắc đến vụ deadline em lại muốn cám ơn bác vothilehien một
lần nữa, e thích cái tips này lắm ý , bác có đang ở topic này thì vào
chia sẻ ít nữa cho em đc nhờ
.
Hiện tại con chưa biết đọc nên em đọc và ghi chú bằng ký hiệu cho con
hiểu đề bài rồi con ngồi tự làm, mẹ ko nhắc. Vậy nếu làm xong rồi thì
mẹ có nên chữa ko hay để cô chữa trên lớp rồi về hỏi lại con. (Hiện tại
em ko chữa bài, làm xong thì bảo con cho vào cặp mai đến cô chữa,
cho nó có thói quen tự quyết định và chịu trách nhiệm về cái sai của
mình). Các bác cho em kink nghiệm vụ này nhé
Mẹ Cutylong: thảo luận về nghe audio tiếng anh cho bé 4-5 tuổi
Hỏi: Các bố mẹ nhà mài đá ơi, có bố mẹ nào soạn riêng được các file
nghe - listening (Anh _ Việt ) dành cho 4-6 tuổi chưa cho em níu áo
copy với! Em cũng vào các topic bên mục ngoại khóa rồi nhưng cứ rối

145
mù cả lên, cảm giác các truyện được giới thiệu hơi khó cho bắt đầu
nghe nhỉ ( Con em trước giờ toàn học kiểu đọc, hoặc nghe có kết hợp
hình ảnh) chưa từng chỉ nghe thôi bao giờ nên em muốn bắt đầu bằng
những file nghe đơn giản nhất cho con thích nghe ạ!
Trả nhời: Đúng là nhiều truyện được giới thiệu trong topic của
mehaicongchua không phải dành cho các bé 4-6 tuổi. Các bé tầm tuổi
này học tiếng Anh như một ngoại ngữ có thể nghe kết hợp đọc, học
phonics theo bộ sách của Harcourt cũng khá thú vị. Bạn đã nghiên cứu
bộ này chưa? Ngoài ra, nhiều người cũng đã chia sẻ kinh nghiệm thành
công khi theo bác Ciub@ cho tắm ngôn ngữ thông qua nhiều hình thức
sinh động, thú vị.

Hình như trẻ con tuổi này cùng lắm thì ngồi tập trung nghe audio được
5-10 phút thôi. Nếu bạn nhất định cho con nghe tập trung audio thôi
thì thử tham khảo bác Gúc các file truyện như The little red hen hay
Three little pigs xem sao.

Nếu bác nào có danh sách đang dùng thì cho nhà cháu tham khảo với
ạ.
- Mẹ Nautygirl: Hic, thấy mẹ CuTylong cũng bài bản và dạy con cẩn
thận lắm, không dám múa rìu qua mắt thợ, nhung em cứ share kinh
nghiệm con nhà em để bác nào thấy hợp thì theo thôi. lúc con còn bé
khoảng 4, 5 tuổi, em cũng theo các mẹ cho con nghe mấy cái đĩa
Magic english, English disney. Giờ mình thấy các bố mẹ đề cập nhiều
đến bộ leaffrog gì đó hay lắm mà. Theo kinh nghiệm của mình thì đừng
bắt con nghe một cách ép buộc, mà chỉ là nghe như chơi thôi, mà các
mẹ dùng từ "tắm" đấy. Đến lúc con yêu thích môn T. A rồi thì dễ, lúc
đấy mình tìm cái phù hợp để con nghe cũng chưa muộn.

Mẹ Seulpeul: Con học tiếng anh ntn


Btw, em dự nhé, tầm 14 tuổi, con chị đạt IELTS ít nhất 7.5 :-).

Làm sao để đạt, em đã có công thức. Bạn nào mún biết, giơ tay :-).
Chết thật, nhiều bạn giơ tay vì vụ này quá, nên đành múa bút chì qua
mắt thợ vậy :-).

Mình kg phải dân chuyên ngữ, con mình tiếng Anh thì cũng được, chả
phải siêu sao, cũng vào WTT hơi muộn nên chưa được tắm tiếng ANh
như các bé thế hệ sau. Tuy nhiên cũng mạn phép nói vài câu cách nhìn
của người...vất vả học tiếng ANh và thành tích của con lại.

1- Bắt đầu cho con học muộn cũng k sao, nhưng đừng để quá 6 tuổi
mới bắt đầu.
2- Cho xem nhiều kênh kiểu Disney channel etc miễn là kg có phụ đề

146
tiếng Việt
3- Cố gắng cho nghe nhiều accent, tránh duy nhất Úc ba lô :-). Nghe
Anh và Mỹ nhiều vào, vì mấy cái thể loại này khó nghe hơn.
4- Tránh dùng băng/đĩa rè kẻo con không thích nghe.
5- Học đều ở trung tâm ngoại ngữ, cố gắng tuần 2 buổi kể cả trong và
ngoài năm học. CHỉ nghỉ lễ tết. Không được dừng tàu tốc hành đang
chạy kẻo trật ga.
6- Tra google về cum từ 14 tuổi IELTS 8.0, bạn đó share nhiều kinh
nghiệm, và nhất là bạn ý chia sẻ bạn ý luyện chứng chỉ đó ở đâu (mình
mới cho con thi đầu vào xếp lớp ở đó nhưng không học vì kẹt giờ
toán :-).
7. Khi con tiếng Anh ngon hơn tuổi, cố gắng xin vào lớp học với các
anh chị lớn tuổi hơn với trình ngang con để con phấn đấu
8. Rèn nhiều vốn sống và vốn từ cho con, kể cả vốn từ Anh và Việt.
Cho nó đọc và dịch nhiều bản truyện ngắn tiếng Anh, kiểu như ngụ
ngôn hoặc những chuyện kinh điển Cinderela....rồi sau đó cho nó kể
chuyện lại.
.....

con mình học tiếng Anh lúc 5 tuổi ở mẫu giáo công. Dừng mất 1 năm.
Sau đó đi học tiếp tuần 2 buổi ở trung tâm chả nổi tiếng gần nhà,
nhưng hoc đều luôn mấy năm liền. Ngữ pháp chú cũng thường thôi.
Nhưng nghe và nói thì tốt thôi rồi, thầy Tây chả chê được cái gì. Nói
chung nó mà tốt phần nghe và nói thì ngữ pháp hơi đuối tí bố mẹ chủ
động đươc . Lên cấp 2 vốn sống vốn từ tốt hơn thì sẽ luyện viết
essay :-).
Mẹ Gauvatho: Con học tiếng anh ntn
Mình cũng theo chân bác Laida và tắm tiếng Anh từ nhỏ cho con, cứ
magic english thôi, rồi youtube và google. 3.5t thì học ở Justkids, rồi
4t học ila tới h. Tiếng là học hành thế nhưng về nhà mình cũng ko có
thời gian kèm con nhiều, chỉ duy trì đều đặn được mỗi ngày 30 phút
mở youtube, thích nghe gì thì nghe, thích xem gì thì mẹ mở. Thế mà
không ngờ kết quả cũng rất tốt. Cô giáo ở lớp luôn ngạc nhiên về khả
năng nhớ từ vựng của bạn ý và đồng thời bạn ý cũng biết đọc luôn.
Ngạc nhiên nhất là vụ reading này, mình không có chủ dạy vì nghĩ con
còn nhỏ, nên chỉ dạy phát âm, nhưng youtube thì thường là họ có
hình-âm-từ luôn nên con xem thì cũng nhớ mặt chữ luôn. Tất cả những
gì con biết phát âm thì nó đồng thời cũng biết đọc luôn. Mình đã thử
nghiệm với bộ Reading của Dolphins và thấy con đọc được hết những
quyển cơ bản và h đang luyện theo bộ đó. và tìm thêm những site về
reading như: http://www.cookie.com/kids/story/the-frogs.html

Mình nghĩ với trẻ 4-5t mà chỉ nghe không thì chưa ổn, vì vốn từ vựng
của bé còn ít, nghe đa phần sẽ ko hiểu nhiều --> nản. Tuổi này vẫn

147
nên kết hợp cả nghe và xem và học đọc. Nói chung nên dùng nhiều
hình thức và mẹ cũng cần sáng tạo các cách để học từ cho con đỡ
chán. Và khi từ vựng đủ dùng rồi thì mới tính đến chuyện nghe chay
được.

Và quan trọng trong học TA như mẹ seulpeul nói, phải duy trì thường
xuyên, liên tục. Còn việc luyện thi IELTS thì em chưa đến tuổi nhưng
cũng lót dép ở đây chờ các bác cao nhân chỉ giáo cho vài đường để em
định hướng ạ
Bác Laida: Mài đá chú trọng nhiều yếu tố
Ở Việt Nam mình, nhận xét về một đứa trẻ người ta bao giờ cũng đặt
thành tích học tập lên hàng đầu. Ừ, con nhà đấy giỏi lắm, nhất thành
phố... quốc gia đấy. Ừ con nhà kia vào ngoại thương thừa mấy điểm
đấy...

Chị nghĩ khác, cái học vấn của anh cũng như số tiền trong tài khoản
của anh,là hoàn toàn của cá nhân anh.
Vấn đề là anh chi tiêu những cái của cá nhân anh cho xã hội bao
nhiêu.

Đó đó, tất cả các trường đại học danh tiếng của nước ngoài đều nhìn
con người theo hướng đó.

Chú họ 2 thằng nhà chị thủ khoa Bách Khoa 30 điểm, ra trường làm
cho vinafon lương 3 cọc 3 đồng.

Ở Mĩ điểm GPA rất cao, SAT1 đỉnh, SAT 2 tuyệt đối vẫn bị từ chối nhận
vào ĐH. Người ta nhìn các hoạt động anh mang đến cho cộng đồng,
khả năng lãnh đạo. Bài luận phản ánh nhận thức sắc bén của anh về
xã hội, cái đó mới phản ánh đúng tư chất và ý thức của anh.

Nhận, và chi tiền cho những thằng đó ăn học, họ hy vọng cao đám này
ra xã hội tỷ lệ thành công cao, làm sáng hơn danh tiếng trường họ.

Vậy nên khi mài đá chị chú trọng nhiều yếu tố khác: Rèn dạy ở nhà tư
cách đạo đức, khả năng tự học. Lập nhóm để con có cơ hội thực hành
trình bày trước đám đông, đưa ra những suy nghĩ ý tưởng của cá nhân
nó...thể hiện khả năng lãnh đạo... hướng con đến những suy nghĩ
hành động vì cộng đồng...

Thật ra nếu làm tốt được khâu rèn ý thức thì việc dạy và kèm con học
lại rất nhàn.
Chị chỉ mất 1 năm đầu ngồi sát sạt nhắc con cầm bút kê tay đặt
thước... sau là chỉ tay năm ngón...

148
Nhiều em không để ý rèn ý thức cho con nên tối nào cũng đánh vật
cùng con mà con tiến bộ không bao nhiêu, kéo theo không khí gia đình
gia đình nặng nề, mẹ nhiếc con, chồng trách vợ, con xa dần bố mẹ.

Quay trở lại mài đá, các em tập trung thảo luận rèn ý thức cho con,
làm được tốt việc này chỉ cần ngồi rung đùi bấm nút máy chạy băng
băng.
Mẹ motchongbacon: Rèn tự giác --( tập trung --( làm nhanh
Việc rèn ý thức cho các con phải rất từ từ, và phải tạo cho con sự hứng
thú khi làm việc đó. Một điều các em cần làm lòng là trẻ em học từ
trực giác, qua cách các con quan sát những người xung quanh, mà gần
nhất là bố mẹ.

@ Mesua: em có " tham vọng " quá không khi bắt con "có thể tự giác
học đây và việc học phải thật tập trung, nhanh để con có thời gian làm
việc khác??". Chị muốn nói là " tự giác, thật tập trung, làm nhanh " là
3 kỹ năng khác nhau về cách rèn và thời điểm đưa ra ưu tiên: rèn tự
giác trước -> tập trung -> làm nhanh. Chị nghĩ, KHẢ NĂNG TỰ HỌC
bản thân nó đã bao hàm nghĩa không quá sức rồi, nếu chúng ta giao
cho con việc quá sức mà cứ yêu cầu con tự học cách nào đây? Chị rất
không đồng tình việc em kèm con học đến 12h30 tối. Vô tình làm con
phản ứng ngược, coi việc học là cực hình. Nếu là chị, buổi sáng con
làm hết 2 trang toán thì cứ ghi nhận công sức của con đi đã, rồi lại tỉ
tê việc bạn í làm luôn vào sách sau ( công, tội rõ ràng ). Đôi khi chị
lại cho con nghỉ học để đi chơi, nhất là ngày hè hoặc không phải kỳ thi,
lại tham gia nhóm Tò he thú vị kia thì nhất định là không bỏ lỡ. Đó như
là phần thưởng, và những bài học khi vui chơi chẳng ở đâu dạy được
nếu không....chơi , còn kiến thức trong một giờ học sẽ có cách để bù
lại được.

Chị quảng cáo không công cho Trường 10 -10 nhé: Nếu bạn nào thích
bóng đá thì cứ ghi tên vào lớp học bóng đá của trường, được xếp theo
lứa tuổi. Lợi ích muôn thủa: có sân chơi, có sẵn bạn chơi, có lịch chơi
và có " giám quản " Con trai chị chạ bỏ buổi nào, mê đá bóng lắm
lắm
Chị Motchongbacon: cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa –
trại hè trẻ em sáng tạo
Với các gia đình không có điều kiện tham gia các nhóm được thì chịu
khó khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà
trường, các tổ chức, đơn vị.... bây giờ cũng khá nhiều.

Con trai vừa đi Trại hè Trẻ em sáng tạo. Lợi ích không chỉ gói gọn
trong 6 ngày, mà còn là lâu dài.

149
http://dantri.com.vn/c25/s182-627183...m-sang-tao.htm

Muốn tìm hiểu thêm về Trại hè này, vào trang web, facebook của The
Creative Kid Project
Bác laida: IQ & EQ
IQ & EQ

IQ (intelligent quotient), thương số thông minh và EQ (emotional quotient), thương số


cảm xúc khác nhau. Người IQ cao thì dễ thành công trong học tập, dễ trở thành nhà bác
học, nhà khoa học, ra đời tìm được việc làm tốt, lương cao, đời sống sung túc nhưng cũng
là người dễ tự mãn, tự cao, tự đại, coi thường người khác, nên dễ rơi vào cô đơn, gặp thất
bại mau nản lòng, buồn chán, dẫn đến trầm cảm, thậm chí... tự tử!

Còn người EQ cao thì thường ít thành công trong trường học nhưng lại thành công trong
trường đời. Ấy là nhờ họ có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình và quan trọng hơn,
thấu cảm được với người, lạc quan, tự tin. Người có EQ cao là người có khả năng... lãnh
đạo, biết làm việc nhóm, biết tôn trọng và lắng nghe người khác nên dễ thành công, dễ lôi
kéo người ta theo mình. Trong nghề nghiệp, họ dễ thăng tiến. Gia đình dễ có hạnh phúc
vì biết san sẻ, tôn trọng nhau, và... chung thủy.

Người ta thấy gia đình mà gồm hai vợ chồng đều có IQ... cao thì dễ xung đột, dễ dẫn đến
ly hôn vì không ai nhường ai. Người vợ IQ cao thường ngạc nhiên thấy chồng mình bỏ
mình mà đi tìm một người... “ngu thế”!

EQ cao thì khác. Ngoài khả năng tự nhận thức, kiềm chế cảm xúc, còn có tính bền bỉ,
kiên trì, khả năng thích ứng với môi trường. Thực ra thì trong mỗi chúng ta đều có cả IQ
và EQ, nhiều ít khác nhau. Cả hai đều bẩm sinh, có lẽ gắn vào trong gène, nhưng cũng
chịu nhiều ảnh hưởng môi trường sống. EQ cao sẽ giúp cho IQ được bộc lộ và gia tăng.

GS Đặng Văn Chiếu, một vị thầy đáng kính của nhiều thế hệ y khoa chúng tôi, trong bài
Yếu tố EQ kể lại một trắc nghiệm tâm lý gọi là “Trắc nghiệm thưởng kẹo” của Walter
Mische, Đại học Stanford như sau: Ông mời vào phòng làm việc một nhóm trẻ em bốn
tuổi, riêng từng đứa một và nói: Đây là miếng kẹo, cháu có quyền ăn ngay bây giờ,
nhưng thầy cần đi công việc, nếu cháu không ăn ngay, đợi đến khi thầy trở lại thì sẽ được
hai miếng kẹo. Kết quả: 1/3 nhóm trẻ ăn ngay tức khắc; 1/3 kiềm chế không được, cũng
ăn trước khi thầy trở lại (khoảng 15 phút); 1/3 còn lại kiên nhẫn đợi đến khi thầy về và
được thưởng hai miếng kẹo. Tóm lại, có 2/3 số trẻ không kiềm chế được “cảm xúc”. Thú
vị là các nhà nghiên cứu đã tiếp tục theo dõi 10 năm liền: những em có khả năng kiềm
chế được cảm xúc, không bốc đồng, đình hoãn hưởng thụ thì học giỏi hơn, điểm thi cao
hơn, tìm giải pháp cho vấn đề nhanh hơn, giao tiếp khéo léo hơn, có khả năng soạn thảo
kế hoạch, đạt mục tiêu. Nhóm trẻ “bốc đồng” (không kiềm chế được cảm xúc) thì học
kém, cứng đầu, khó dạy, dễ tức giận... (Não Bộ, YTe Distributors Inc, 1999, tr 223-235).

150
Tóm lại, EQ có đặc điểm tự giác cao, quản lý cảm xúc tốt, có khả năng thấu cảm, khéo
giao thiệp, công bằng, có nguyên động lực tự nội tâm, không do khen thưởng, tiền bạc từ
bên ngoài, luôn bền chí, cố gắng. EQ dễ dẫn đến thành công. Một sự thành công nào cũng
thường là do kết quả của 20% IQ và 80% EQ!

Giáo dục, rèn luyện EQ là giáo dục cảm xúc, phải từ trong gia đình đến nhà trường và xã
hội (đặc biệt lãnh vực truyền thông có trách nhiệm lớn). Ngoài những lời giáo huấn, cần
có những tấm gương để noi theo, bởi đây không phải là dạy kiến thức, kỹ năng, mà là dạy
thái độ, giá trị sống. Hiện nay, nhà trường chỉ chăm bẵm lo dạy IQ, thậm chí dạy “gà
chọi”!

Dạy EQ không chỉ dạy trong lớp học mà cả trong giờ chơi, giờ ăn, giờ thể dục, những
chương trình công tác xã hội, hòa giải xung đột, giúp trẻ biết tự trọng, biết thương
người... Ông bà cha mẹ trong gia đình chính là nguồn quan trọng nhất trong việc hình
thành EQ cho trẻ. EQ sẽ mất nếu không được nuôi dưỡng, nhắc nhở và khuyến khích
thường xuyên. Cha mẹ thường chỉ chú ý đến điểm học tập của con ở lớp, không quan tâm
cảm xúc của trẻ để uốn nắn, hướng dẫn kịp thời, nhiều khi chiều chuộng quá mức hoặc
ngược lại, chỉ cấm đoán, la rầy, trừng phạt.

Cho nên một cuốn sách như Quốc văn giáo khoa thư lớp sơ đẳng, được biên soạn từ năm
1948 bởi Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận cho đến bây
giờ vẫn còn hằn sâu trong trí nhớ của nhiều thế hệ, bằng những câu chuyện cảm động,
nho nhỏ, rất đời thường, gắn học chữ với học làm người từ chuyện Anh em nhà họ Điền
đến Cái thú nhà quê và cái thú kẻ chợ, Lưu Bình Dương Lễ, Một ông quan thanh liêm,
Chuyện người thợ đá, Chuyện quả bứa, Không nên phá tổ chim v.v… Những chuyện kể
như vậy, đọng lại trong lòng người, uốn nắn con người hơn là những bài học thuyết giáo
nọ kia với những danh từ đao to búa lớn.

Đỗ Hồng Ngọc
Mẹ Songlinh/ mẹ motchongbacon…: giải đáp khúc mắc học toán – con tính thuận nhưng
ko tính ngược được
Nguyên văn bởi thuhuongkl
Bác songlinh oi,
Tình hình nhà cháu thế này ạ. Cháu học trường Kim Liên. Năm lớp 2
thì hầu như cô ko giao BTVT vì các cháu phải hoàn thành phần BT này
ở giờ tự học trên lớp vào buổi chiều. Tối về mẹ cháu chỉ chữa nếu sai.
Giao thêm khoảng 3 bài toán. Làm trong vòng 20-25', rồi mẹ chữa.
Thời gian còn lại học các môn khác. Bài ở trên lớp cháu hay sai ở
những lỗi ghi sai lời văn, đáp án sai (mặc dù tính kết quả đúng). Hoặc
đầu bài ra là phép trừ, tính lại cộng. (cái này mẹ cháu đang phải rèn
lại). Nhưng giờ học của cháu thì mẹ chỉ gói gọn trong vòng 1,5h giờ là
kết thúc.
Hè lớp 2 cháu đi học thêm toán. Giờ đang làm bài tập trong sách
"Toán Cơ bản và nâng cao lớp 3" - NXBGD. Cách ngày mẹ giao 3 bài.
Cụ thể cái lóng ngóng thì nó thế này ạ.

151
Bài 1 - Đặt tính rồi tìm thương và số dư (nếu có), biết số bị chia và số
chia lần lượt là :
a) 36 và 3 b) 65 và 7......
Cháu đọc nhưng ko hiểu đầu bài. Đọc lại - ko hiểu. Mẹ gợi ý : 36 là số
gì - số bị chia. 3 là số gì - số chia. Vậy đặt phép tính đi, thì làm được.

Bài 2 - Tìm số bị chia, biết số chia là 6, thương là 5 số dư là 5.


Lại ko biết. Mẹ gợi ý đặt phép tính. Đặt xong rồi cũng ko biết giải. Mẹ
gợi ý : cách kiểm tra kết quả sau khi tìm thương ntn, thì lại làm được.
Đại loại là cháu chỉ biết làm xuôi, ngược lại 1 cái là chịu. Cứ đặt phép
tính ra rõ ràng, thì được, chứ thêm tí văn vẻ loằng ngoằng là tắc.
Vấn đề là thế ạ. Các môn TA, TV cháu tiếp thu tốt, ko hay quên như
toán.
Bác giúp em chữa được bệnh này. Mong tin bác.
-------( Chị cũng gặp rắc rối khi dạy con dạy học toán vì vậy chị cũng
rất rất thông cảm với em .
Qua thông tin em cung cấp chị nghĩ con em :
- không thích học toán thậm chí là sợ học toán, hay ghét toán
- Khả năng tư duy logic chưa phát triển
Theo ý chị, tạm thời em đừng cho con làm toán nâng cao mà dành thời
gian vào mấy vấn đề sau:
- Rèn tính cẩn thận: con phải biết dùng nháp để làm toán, và trên
nháp cũng phải biết trình bày thế nào cho hợp lý, đỡ nhầm lẫn....
- Cho con tính toán nhiều để tăng khả năng tính nhẩm: để đỡ mất thời
gian chép bài em nên tìm 1 vài link về toán trên mạng cho con cộng
trừ nhân chia trên đó, sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian
- dạy lại con những kiến thức cơ bản, khái niệm cơ bản về 4 phép
tính :
ví dụ: em cho 1 phép toán sau : 14 - 3 = 11
Chọn đáp án đúng a) 14 là số bị trừ
b) 14 là số trừ
c) 14 là hiệu
em cứ cho vài dạng như thế để cháu nhuần nhuyễn các khái niệm, rồi
nâng dần độ khó lên
Trong quá trình dạy con em sẽ tự điều chỉnh mức độ khó dễ theo khả
năng tiếp thu của con mình
Chị đã từng stress khi con chị đọc bài toán lên cũng ko hiểu nổi bài
toán. Sau nhiều lần hạ cấp độ khó với con, cuối cùng chị phải quay lại
dạy con tất cả các khái niệm từ đầu luôn. Rất may là hiện giờ con đã
hết sợ môn toán.
Chúc em thành công nhé
--------------( Mẹchunxue: Bổ sung gợi ý thêm cho chị là vì lý
do con toàn tự làm bài và mẹ chỉ kiểm tra sửa sai, thì trước khi con
làm bài, chị dành chút thời gian giảng sơ qua dạng bài tập mới cho con

152
rồi hẵng giao bài.

Ngoài ra về cách thức làm bài, chị giúp con rõ ràng các dữ kiện của đề
bài, ví dụ con có thể tóm tắt lại được thông tin đề bài cho là gì (đầu
vào), và câu hỏi phải trả lời (đầu ra). Sau này con thạo rồi thì cũng
nên có thói quen gạch chân các thông tin đề bài cho và khoanh tròn
câu hỏi để hiểu rõ và làm ra chính xác yêu cầu của đề bài.

Với các bài toán đố (nhiều chữ ) mà mô phỏng được mô hình hình
khối, sơ đồ, một yêu cầu quan trọng là con phải nắm chắc được việc
xây dựng sơ đồ này, đặc biệt các bài toán phức tạp, cần nhiều phép
tính. Lúc đầu con chưa có khả năng xây dựng thì mẹ có thể làm cùng
hoặc gợi ý và kiểm tra con xây dựng sơ đồ đúng chưa. Sơ đồ cần thiết
đầy đủ các thông tin về các con số mà đề bài cho, phân biệt rõ ràng
những số liệu nào ứng với đối tượng nào được nêu trong bài toán và
cuối cùng dấu hỏi chấm được để ở vị trí nào trong sơ đồ.

Có vậy con suy nghĩ toán mới có phương pháp, hiểu cặn kẽ và cảm
thấy dễ dàng với toán. Nhiều bé có khả năng tự biết những khái niệm
và tự tìm cách nghĩ cho mình, nhưng cũng có nhiều bé thì cần kiên
nhẫn hơn trong việc hướng dẫn tư duy.
--------------( Chị Motchongbacon: C1 nhà chị cũng có lúc " sợ
" toán, chị bắt bệnh là vì con chưa hiểu bài. Bắt đúng bệnh là chữa
được . Và đúng là phải nắm chắc kiến thức cơ bản đã rồi mới nâng
cao từ từ.

Với ví dụ cụ thể em đưa, chị đoán mò


- Với bài số 1, có thể con không hiểu từ " lần lượt " --> tắc
- Với bài số 2, có thể con bị rối vì " số dư là 5 " --> tắc

Em làm phép thử xem có đúng vậy không? Bố 3J nhấn mạnh rất nhiều
vấn đề " đọc hiểu " là vậy.

Chúc mẹ con em thành công.


Mẹ titibongbong: Chia sẻ dạy con từ 5 tuổi – học toán qua beestar
Mình nghe mà ngưỡng mộ con mẹ Khanh Thuy ghê. Con mình thì ko
được như vậy, bé chậm nói, nghịch thành thần, ko tập trung, trước 5
tuổi bố mẹ bận chăm em, lo nhà cửa nên chỉ rèn rũa sao cho lễ phép,
đồ chơi chỉ có mấy món đồ chơi gỗ, tiếng Anh thì cũng ko xem phim
nghe nhạc gì, học hành thì cũng chẳng có gì đâu.
Đến 5 tuổi mình mới chính thức rèn con, bé nhà mình nói ngọng, 3
tuổi mới nói nên phần rèn tiếng Việt cho cu cậu cũng mất nhiều thời
gian lắm. Chẳng qua là mẹ kiên trì, học mà chơi, chơi mà học, nên dần

153
dà cu cậu cũng sửa được tật nói ngọng. Cả năm lớp 1 mẹ khuyến khích
đọc sách nên đọc được khá nhiều, giờ lên lớp 2 học tiếng Việt, chính tả
nhàn hơn.
Tiếng Anh thì vẫn cứ túc tắc học hàng ngày, chịu khó cho nghe, mẹ
vẫn phải sát sao kiểm tra chứ ko anh ta chỉ học qua loa đại khái thôi,
lướt nhanh mà ko sâu.
Toán thì vẫn đều đặn làm beestar, tự làm cũng chỉ đúng được 8,9 câu
của grade 1 và grade 2. Giờ mẹ cố gắng tận dụng cơ hội để cho con
hiểu về bản chất của nhân chia, cũng mới đọc bảng cửu chương thôi,
cứ cho ngấm dần đến khi chương trình ở trường dạy đến thì hiểu cũng
kha khá rồi.
Chữ nghĩa thì khá ổn, cô giáo khen thường đặt câu khá hay (cái này do
đọc nhiều nên có được, chứ chỉ loanh quanh với 3 cuốn truyện tranh
thì không thể tích lũy), viết ít sai chính tả. Điều này là mẹ mừng nhất
bởi vốn con ngọng lắm, nghe người khác nói về nói lại là sai chữ.
Thôi con tiến bộ là mừng rồi, mỗi đứa trẻ có một đặc điểm và thế
mạnh riêng. Hài lòng với những gì con đạt được là điều quan trọng
nhất các mẹ nhỉ. Em thấy mọi sự nỗ lực đều sẽ có kết quả không tồi,
chỉ cần mẹ con kiên trì, không đầu voi đuôi chuột.
Bác Laida: Bài học vỡ lòng để trở thành con người có ý chí
Giả thiết chị và một bạn trong nhà Mài có việc phải đến một địa điểm
bạn ấy chưa biết, chị đưa 2 tình huống:
1- Thôi chiều 2h em qua nhà chị rồi hai chị em mình đi.
2- Địa chỉ đây, em tra trên bản đồ rồi mình gặp nhau ở đó 3h nhé.

Các em chọn 1 hay 2 ?


* Nếu chọn 1, các em thắc thỏm làm sao để đến nhà chị đúng hẹn, chị
đi trước dẫn đường nếu chị đi chậm em phải chờ, đi nhanh phải đuổi
theo, tập trung để ý khi nào chị nhan trái... rẽ phải để không bị lạc
nhau. Và lần sau không chắc em đến lại được địa chỉ này vì mải bám
theo chị nên không để ý đường, không có mốc gì để lưu vào bộ nhớ.
* Nếu chọn 2, em chủ động tra cứu, liên hệ tìm đường trước rồi ung
dung ngủ một giấc, sát giờ đến cùng gặp chị ở đó.
Cách này tiết kiệm thời gian hơn, chủ động hơn, lần sau em cũng dễ
dàng đến lại được, và quan trọng nhất là qua vài lần tự tìm như thế
các em sẽ thấy mọi thứ đơn giản, không có gì là khó cả.

Ví dụ trên đưa ra cho các em thấy tự học tự tìm hiểu trước khi người
khác hướng dẫn có lợi như thế nào.
Đó chính là mục tiêu chị rèn con thành thạo ở cấp 1 để cấp 2 vào nếp
tiết kiệm thời gian, tiền bạc, chủ động theo được kế hoạch riêng của
mình... Và xin nhắc lại lần nữa là khả năng đó làm nên một đứa trẻ
không cảm thấy gì khó, bài vỡ lòng để trở thành con người có ý
chí.

154
Mẹ Xuân huong: Lập kế hoạch cùng con
Nguyên văn bởi mehienvinh
Mình thấy vô cùng ngưỡng mộ các mẹ, các mẹ làm rất tốt còn mình thì
vẫn chưa làm được, thấy buồn quá.
Mẹ nó yên tâm là có rất nhiều người xung quanh đều có cảm giác này
của mẹ nó, trong đó có mình.
Ví dụ một chút với nhà mình xem mẹ nó có áp dụng được tí gì không
nhé, mỗi đứa trẻ là duy nhất nên mẹ nó phải thử - thất bại - rút kinh
nghiệm - làm lại
Việc đầu tiên là mẹ nó ngồi lập ra một danh sách những điều mẹ nó
muốn ở con, thường thì danh sách này sẽ rất dài và ngày càng dài hơn
sau khi mẹ chăm chỉ lướt topic Giáo dục của WTT
Ví dụ nhà mình: tự giác học, ăn nhanh , tăng cường vốn từ, cải thiện
khả năng critical thinking, critical reading, học toán tiếng anh để khắc
phục những cái yếu của giáo trình toán tiếng việt (tính thực tiễn, khả
năng đọc dữ liệu thống kê, writting in math....)
Sau khi có danh sách đó rồi, dựa vào điểm mạnh/yếu của con, mình
đánh thứ tự ưu tiên, xem xem cái nào cần ngay, cái nào chưa, cái nào
làm trong thời gian ngắn, cái nào cần lâu dài, đồng thời xem xét thời
khóa biểu của con để cuối cùng lựa chọn ra danh sách cuối cùng và
cách làm (dự tính).

Bước 2 là nói chuyện với con.


Ở trên là những cái mình muốn, phải biến nó thành cái "con muốn".
Thường thì do mình là người hiểu nó nên mình sẽ lái được ý mình
thành ý nó hihi.
Con nhà mình bảo "sao phải tăng vốn từ ạ", mình bảo thế con thấy trời
có đẹp không? Đẹp. Màu gì? Màu xanh. Thế con có biết xanh có nhiều
kiểu không, xanh lam, xanh lơ, xanh ngắt... Nó cứ gọi là tròn mắt.
Mình bảo biết sao mẹ biết nhiều thế không? Tại mẹ đọc sách đấy,
người ta dạy hết, hihi.
Sau khi thống nhất xong mục tiêu thì mình in ra, cho nàng vẽ hươu vẽ
vượn minh họa rồi lồng vào một cái khung ảnh để ở bàn học. Cái này
mình copy từ cuốn người mẹ một phút, có sách nói trên mạng đấy, mẹ
nó quan tâm thì nghe nhé
http://media.tuoitre.vn/BookDetail.aspx?BookID=199

Bước 3 là áp dụng.
Cái này mẹ nó phải đầu tư một tí vì mỗi đứa mỗi khác, phải tìm ra
cách thu hút bọn nó và đi từ dễ đến khó. Con gái mình đầu tiên rất
thích đọc truyện, rồi khi mình có em bé, lười đọc cho con, hậu quả là
nàng chỉ thích vẽ, không thích truyện vì phức tạp khó hiểu, lại mệt mỏi
vì nàng phải đánh vần trẹo cả mồm. Mình phải bắt đầu việc thỏa thuận

155
khi nào con mỏi mẹ đọc giúp, và mình tuân thủ rất nghiêm túc thỏa
thuận này, đoạn nào hay nhất, hấp dẫn nhất thì để dành cho nàng.
Dần dần nàng đánh vần trơn tru, số lần mẹ phải đọc giúp ít dần đi.
Sau khoảng 1 tháng thì mọi chuyện ổn, mình tạm biệt vai trò đọc giúp
đấy.

Bước 4 – Kiên trì


Rất nhiều dự án cải tổ của nhà mình thất bại vì không kiên trì nổi, cứ
vài hôm mẹ lượn web, sôi sùng sục ý tưởng này kia, khuân về một
đống sách tham khảo. Được khoảng 2 tuần thì chìm nghỉm.
Sau khi xong bước 2, mình in luôn 1 bảng kê chi tiết các đầu việc phải
làm, các sách phải đọc, thời gian biểu của từng tuần…. dán chi chít ở
góc học tập của con. Mỗi khi làm xong việc j, đọc xong quyển sách nào
mình cũng nhắc con đánh dấu vào đó. Đó là cách hiệu quả để động
viên mình và con đi tới đích cuối cùng, để không mệt mỏi trên chặng
đường dài. Cuối tuần hai mẹ con hỉ hỉ hả hả gọi bố vào xem thành
quả, bắt tặng quà vì đã “tuân thủ đúng kế hoạch đề ra”.
Bước 5 – Ghi nhận.
Mình có một quyển sổ nhỏ, ghi tiến bộ của con vào đấy, thỉnh thoảng
giả vờ bật mí cho nàng biết, nàng háo hức lắm, tò mò lắm, và cũng
sung sướng lắm khi thấy mẹ sung sướng vì nàng.
Ví dụ như: tuần 2 – con đánh vần nhanh hơn, một trang chỉ mất 5
phút. Đọc xong 3 trang chưa thấy mệt như tuần trước.
Hoặc “Hôm nay cô gửi mail khen TN biết cách làm bài thi trắc nghiệm,
đấy là do ở nhà mẹ cho làm Brainbooster quen rồi ”
Chúc mẹ nó thành công
----------( bảng mẫu kế hoạch cho con: Bài viết của mẹ xuanhuong
rat hay...để giúp các bạn nhỏ design mục tiêu của mình, mình thường
hay vào những trang web tương tự thế này để lấy . Các mẹ có thể xem
tham khảo nhéhttp://www.kidpointz.com/printable-charts/
Bác Laida: Việc nhắm tới đầu tiên khi dạy con học
Dạy theo cách của chị thì đầu tiên nhắm đến:

1-con chịu ngồi học, tức là ngồi làm việc với mình, theo sự hướng
dẫn của mình (làm bài đúng sai chưa tính, cứ bơm để chịu làm việc vui
vẻ làm việc, sau quen biết việc của bạn ấy là phải ngồi học bài mẹ
giao. Chị nói thế bởi rất nhiều bạn cô giao bài thì làm, mẹ giao dứt
khoát không làm.

2-Sau mới rèn đến tập trung, trẻ con đứa nào cũng không tập trung
các em ạ. Thế là rất bình thường, phải mừng đúng không các em. Chị
không thích dị biệt thần đồng vì nếu thần đồng thật dích lên một chút
là thần kinh ngay thật đấy. Nên trẻ không tập trung thì mình rèn
tốt hơn là bán than so sánh với con nhà khác. Mới đầu cho trẻ hứng
156
thú, thời gian ngắn thôi, sau quen rồi mới chuyển sang môn không
thích cũng phải làm, rồi lại nâng dần thời gian tập trung lên.

Tóm lại phải rèn được trẻ biết việc là không thích cũng phải
làm, sau đã làm thì phải tập trung. Chỉ cần tạm thế thôi, nên đừng
tính đúng sai 9-10 gì vội các em ạ.
Được thế chị cũng mất vài năm đấy.
Chị nhớ sinh nhật chị năm con lớp 2, cu bé hớn hở ra khoe hôm nay
con 1 điểm toán
Cũng ngày đó năm sau cu bé ra khoe con được 2 mẹ ạ, chị cười
bảo nếu năm sau mà 3 thì con quá giỏi.
Chị chẳng bao giờ mắng con vì điểm kém cả, cũng chẳng quan tâm
lắm thi giữa với cuối kì được mấy nữa cơ. Thề đấy.
Nhưng trong tay chị có thằng bé biết cần mẫn tự học, luôn đủ bài cô,
mẹ giao đâu làm đấy là OK quá đỉnh rồi, có sai sót mới là trẻ con.
Ở trường các cô cũng biết chất lượng học sinh của mình thế nào, nếu
có sảy chân cô cũng điều chỉnh. Các em nhớ là điểm cấp 1 chỉ vào sổ
điểm thi HK thôi nhé.
Các điểm khác để rèn luyện nên đừng bức xúc mà chóng già.

Tinh thần mẹ con phải được như thế mới tính đến tự học theo cách của
chị được.
Bác Laida: Dạy con tự học toán, lợi ích của việc học trước.
Vì không phải thần đồng nên nhà chị phải bền bỉ bám mục tiêu.
Giảm tải bằng cách tập trung học thật nhanh thật hiệu quả. Cả mẹ lẫn
con tìm đủ mọi cách tiết kiệm thời gian, thời gian cu ngồi học cũng
bằng các bạn nhưng cuốc nhanh tay hơn để cũng chơi như các bạn.
Cứ bắt đầu nghỉ hè là cu bé giở SGK Toán ra đọc rồi tự làm bài ở sách
bài tập toán ( trong bộ sách giáo khoa)
Một năm học có 35 tuần mỗi tuần có 5 tiết vị chi là 35 x 5 = 175 tiết
học .
Các em giở sách bài tập toán tập 1+2 ra, đúng y chang chị nói luôn.
Lớp nào của tiểu học cũng thế hết.
Chị khoán cho cu mỗi ngày làm 5 tiết tức là bằng các bạn ở trường học
trong 1 tuần.
Như vậy khoảng hơn 1 tháng hè là cu nhà chị cày xong chương trình
toán năm sau.
Cụ thể là 35 ngày ứng với 35 tuần, tính du di vài hôm đột xuất xông
lên là 45 ngày , tức là tháng rưỡi.
Tự học thế nào cơ?
Chị nhắc lại là cu tự đọc các khái niệm mới cũ có hết ở trong SGK toán.
Rồi tự làm bài tập ngày 5 tiết trong sách bt Toán.

Hiểu đúng, sai thế nào tối về chị kiểm tra biết liền và nắn nhắc ngay.

157
Học thế thích lắm vì nói đến đâu cậu hiểu đến đấy, giống như cậu đã
tìm đường sắp đến nơi nhưng chưa thấy còn hơn nói với một thằng
chưa đi chưa có khái niệm, sùi bọt mép cũng không hiểu cái gì cần
phải đi đâu.
Năm nào cũng thế năm nay là 4 năm liên tiếp.
Tại sao lại là sách bài tập toán?
Bởi đấy là sách cơ bản, không có cuốn nào dễ hơn, con tự học vỡ ra
làm được bài thì thích hơn, không nản.
Và có một điều rất giản dị là vào năm con không phải mần sách này
nữa, để thời gian làm việc khác.
Hết tự học toán bước 1.

Để các em tiện theo dõi chị nhắc lại là cu nhà chị hầu như không học
mẫu giáo.
Chị chọn làm ca để có thời gian ôm ấp con, hôm nào phải làm ngày
mới cho đi lớp MG lớn.
Ngay từ lúc bé, chiều nào cũng lê la chơi ở sân các trường mẫu giáo,
đạp xe èng èng ở ngoài đường giải ngố nên cũng khôn chả kém các
bạn đi học.
Chị dạy con biết đọc trước khi vào lớp 1, viết thì hoàn toàn không biết
gì.
Toán lớp 1 thì có cộng trừ trong vòng 5, Hk2 mới là 10. Nhưng lớp 1 là
rèn nề nếp.
Cũng may trường con chị học không phải điểm (nhiều cha mẹ mơ
ước)lớp con chị không phải chọn. Cô giáo cởi mở, hiểu biết không áp
lực. Thỉnh thoảng chị hỏi cô cháu yếu ở điểm nào thì về kèm tăng
cường.
Năm con học lớp 1, Hà Nội rét kỉ lục. con chị nghỉ nhiều lắm vì mẹ kèm
được con nên thấy nhẹ tênh.
Đấy nhắc lại để các em có con đang học lớp 1 lấy lại bình tĩnh
- Cháu chỉ biết đọc trước khi vào lớp 1.
- Bắt đầu từ hè lên lớp 2 mới tự học toán của năm sau.Năm nay là 4
năm liên tiếp tự học toán trước.
Các bài trong SGK đều rất dễ, chỉ có những bài nâng cao mới lắt léo
khó hiểu.

Tại sao các bạn học cả tuần trên lớp (5 tiết) mà con chị phải làm trong
một buổi sáng.
Vì chị chỉ bắt cu điền đáp số vào sách. Không trình bày nắn nót, vòng
đầu chỉ yêu cầu tự vỡ, luyện tư duy.
Đúng như em Ngọc Dung nói trẻ con chẳng muốn đọc đề bài đâu.
Nhưng dạy con học theo cách của chị thì không đọc sách giáo khoa thì
chẳng hiểu gì luôn, vì sách đưa ra nhiều khái niệm mới.
Có bạn tâm sự với chị : em đọc đầu bài thì cháu hiểu rất nhanh làm

158
được ngay nhưng con đọc ba chớp ba nhoáng chẳng hiểu và không làm
được.
Rất đúng, vì các em đọc hộ lại nhấn nhá nhắc lại chỗ mấu chốt, còn trẻ
con không tập trung được lâu và đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu còn rất
yếu, đã thế các bài toán lại ra đề lắt léo đánh đố, câu cú thì lùng bùng.
Với các con luyện quen rồi thì đơn giản nhưng với bạn mới đọc thì cảm
thấy khó quá. Bố mẹ lại kì vọng vì không đặt mình vào đứa trẻ nên
quát mắng xô đẩy bàn ghế thế là thành áp lực, vài lần là con sợ học và
sợ làm việc với bố mẹ.

Chị biết hết những điều ấy thế nên chị cho cu cậu tự vỡ trước.
Bắt buộc cậu phải đọc hiểu, dần quen ngay.Cho làm dễ để thấy hứng
thú, không nản.

Làm vòng 1 là cuốn bài tập toán, sai cũng tương đối.
Tối về chị phải chữa ngay hôm đó để không hiểu sai ảnh hưởng đến
tiến độ thi công ngày hôm sau.

Vòng 2 : chị dùng cuốn bài tập toán cuối tuần của Đỗ Trung Hiệu (lớp
nào cũng có cuốn đó) cũng lại 35 tuần mỗi tuần 2 đề thì cu làm ngày 2
tuần tức là 4 đề. Vì bài ở đây rất ngắn mà con chỉ điền đáp số. Và như
vậy vòng 2 chỉ khoảng 3 tuần nhưng lần này vững kiến thức hơn rồi.
Nhà nào con gái thì cho làm cuốn Luyện giải toán 2-3-4-5 (tương ứng
lớp) vì khó hơn cuối tuần 1 chút. Con trai ẩu xậu nên cuốn đó chị cho
làm vòng 3.
Các em đừng rên la chị ép con kinh quá, vì tất cả một ngày nó làm
cũng 45' toán thôi. Hôm nào cà cới mới 1h.

Vòng 3: Luyện giải toán

Vòng 4: 35 đề Violimpic toán 2-3-4-5. Mỗi ngày một đề. Hơn 1 tháng
là hết . Cuốn này nhiều bài khó hơn rồi, nhưng kĩ năng tính toán với
đọc hiểu của anh ta thì tăng rất rõ.

Tóm lại sau 3 hoặc 4 vòng thì vừa hết hè, mỗi ngày con làm chưa đến
1h, bắt buộc phải rất tập trung mới làm đúng được.
Tối nào cũng kiểm tra, sai thì xem nháp để biết tại sao sai.

Quen rồi nên cu vui vẻ làm.


Các em thấy rèn được 1 thằng tập trung, biết tự học, ngày trong hè có
1h học toán thôi thì có gì là áp lực.

Để hồi sau chị sẽ phân tích cho các em những cái lợi của phương pháp
này.

159
Nếu chị hướng dẫn cho các em dạy con tự học Toán trước sẽ có
bạn thắc mắc: ơ thế dạy trước thì vào năm học cô giảng con ngồi chơi
à? nó biết hết rồi thì không tập trung..hay tỏ ra là mình biết rồi...học
trước đâu có gì hay...

Chị xin lưu ý là các cháu đỗ thủ khoa ĐH toàn là tự học hết, ở trên lớp
hay học lò thì giáo viên cũng chỉ đưa ra kiến thức rồi luyện các dạng
bài... nếu có chăm học cũng chỉ đạt khá tức là đỗ... chứ còn đỉnh cao
tuyệt đối là những đứa tự mài thêm, làm mãi các dạng đó đến thông
thạo.
Tháng 5 mới hết chương trình tháng 7 thi ĐH rồi thì không học trước
lấy đâu ra đỗ chứ đừng nói là thủ khoa...

Vậy vấn đề ở đây ta phải dạy trẻ con là biết trước không phải là giỏi,
lượng kiến thức mình biết rất nông, nên giờ trên lớp không được tỏ ra
đã học rồi, cô chỉ đưa ra bài toán ngược hoặc biến đổi chút là mình hóc
ngay...

Khi cô giáo giảng trên lớp con sẽ vỡ ra những điều chưa rõ lắm, còn
đang mông lung, sẽ vào đầu nhanh hơn các bạn khác về cách trình
bày... những điều cô lưu ý...

Chị dạy bọn trẻ nhà chị phải khiêm tốn, không bao giờ tỏ ra hơn người
khác, và thực sự mình cũng không hơn được vì kiến thức trên đời này
quá mênh mông. Biết 10 nói 1-2 thôi, chứ biết bao nhiêu nổ hết bấy
nhiêu thì hết vốn còn lại cái thùng rỗng, chẳng có giá trị gì.
Nói chuyện với những người khiêm tốn, người đối diện không biết là họ
biết những gì nhưng hỏi gì cũng biết, càng tiếp xúc càng thấy họ càng
tỏa sáng...

Chị thường xuyên căn dặn con khiêm nhường và lúc nào gặp cô giáo
cũng hỏi cô xem đến lớp cháu có thể hiện gì không...

Như vậy học trước chỉ là tự phát huy nội lực của mình, để không bị
động và làm chủ được thời gian, chứ không phải biết trước một chút là
giỏi hơn bạn khác.
Vào năm học phát sinh ra cái gì mình sẽ gỡ ở đó.

Như lớp cu nhà chị cô dặn sách BT Toán con tự làm ở nhà nên vào năm
học con không phải làm nữa mà có thời gian làm việc khác.

Nhắc các em là chỉ làm trước ở sách bài tập toán, chứ không cho con

160
làm trước vào phần BT ở SGK toán vì con sẽ học trong giờ chính khoá
trong năm học.
-----------( câu hỏi mẹ Chichbong: Nhân đây, cho e hỏi về vụhọc
toán. C cho cháu học theo hình thức cuốn chiếu từng quyển - như e
hiêu chị nói là vòng 1, 2, 3, 4 hay là theo từng dạng bài vd: toán trung
bình cộng học từ cơ bản đến nâng cao rồi mới sang toán tổng tỷ hiệu
tỷ...
------------( Trả lời bác Laida: Cám ơn em !
Chị cho con học hết hẳn cuốn này rồi mới sang cuốn khác.Đó chỉ là cơ
bản thôi mà.
Chủ yếu để rèn luyện đọc hiểu và kĩ năng tính toán, với quan trọng
nhất là anh ta thấy cái gì cũng có trong sách.
Ngày chị còn bé, lúc nào chị cũng đổ thừa là cô chưa dạy.Cô mở rộng
một chút cũng gào lên là khó lắm với Chưa học. Bởi cơ bản có nắm
được đâu.
Tự học ntn có rất nhiều lợi ích mà các em chưa thấy hết.
Mai chị sẽ gõ, nhưng cái lợi ích quan trọng nhất là nếu rèn con có được
thói quen tự học sau này ra đời con sẽ thấy không có gì là khó cả, làm
nên một con người có nghị lực và ý chí rất cao.

Tất cả các câu hỏi và ý kiến của các em chị sẽ dần trả lời ở các bài
sau.
------( Câu hỏi / trả lời: Hè học cơ bản & nâng cao, trong năm
học toán gì nữa: #1288
Các em cứ tự đốt phừng phừng lên chạy trước ôtô thế chứ cách chị hướng dẫn nhẹ
nhàng thanh thoát, không phát cuồng đâu.
Chị đã nói rồi phải bình tĩnh mài,không tự luyện toán cơ bản như chị hướng dẫn
không làm được đâu.
Hôm trước chị viết đến đoạn này:

Nếu được 1 vòng các em dừng lại là trẻ con quên nhanh lắm, các em cố thêm vòng
nữa rồi làm cuốn violimpic. Mai chị hướng dẫn tiếp.
-Làm vòng 1 là tự đọc tự vỡ kiến thức, sau làm bài tập thực hành để xem bạn ấy có
hiểu đúng sách nói gì không. Thường vòng này con chỉ làm được 80% , sách bài tập
rất cơ bản dễ , nhưng được thế là tốt lắm rồi . Cày vỡ.

-Vì làm nhanh tốc độ cao, vào nhanh sẽ ra nhanh nếu dừng lại là như chưa từng ...
học, nên phải lấy cuốn Luyện giải hoặc cuối tuần ra làm, rèn được nó làm tập chung
lướt nhanh nên cũng không nặng nề gì đâu, vòng này là anh hiểu đúng hết rồi chỉ
luyện kĩ năng tính toán. Làm đất.

-2 vòng kia là chuẩn bị đất này giờ mới tra hạt là lấy cuốn 35 đề tự luyện
olimpich toán làm cho quen, vẫn chỉ là điền đáp số.

Vào năm học các đề violimpic toán mạng hiện ra hàng tuần là con dư kiến thức kĩ
năng tính nhanh rồi chỉ là luyện thao tác trên mạng thôi.
Chị khuyên các em nên quan tâm động viên con thi hàng tuần cái này là Gặt đấy

161
Ừ, nhiều bạn mải vươn cao hơn chê cái này dễ, nhưng có làm được nhanh nhất
không, chỉ các bạn luyện đều đặn bám sát hàng tuần cuối năm mới thu được quả
ngọt.

Chương trình này lớp 5 cuối cấp có đầy đủ các vòng quận, thành phố quốc gia...hay
ở chỗ là các sở GD phải công nhận kết quả kì thi này nên con có giải nhiều trường
đỉnh của các quận tuyển thẳng các con vào.

Trường Cầu giấy năm nay tuyển thẳng 55 bạn, còn lại hơn 2100 bạn thi chỉ tuyển lấy
185 suất còn lại.
Các em tính xem công sức bỏ ra chả đáng là bao nhiêu mà thu về bộn tiền
Các con có giải là tưng bừng đi lĩnh thưởng từ TP, quận trường đưa phong bì tơi tới
đấy là tiền mặt đấy nhé.

Chị đánh giá cao BGH trường Cầu giấy, làm được cái không trường nào ở HN làm
được là tuyển thẳng một lượng lớn như thế, cứ giải 3 thành phố trở lên hoặc nhất
quận CG là vào.

Các trường khác như LQD cấp 2 quận CG cứ có giải quận là được tính tương đương
đúng tuyến nghiễm nhiên vào học, còn muốn vào lớp chọn thì phải thi...

Các quận khác cũng thế... rất nhiều trường có môi trường tốt mà lẽ ra bố mẹ phải
nhờ ông OBama gọi Vừngơi thì nay bác đã hé cho bằng con đường rất đơn giản
không vã mồ hôi rồi nhé.

Năm lớp 4 Andy nhà chị cày xong 3vòng chắc tay ra test vào HM chui tọt vào lớp A,
2 tháng sau vào lớp O. làm chị mất toi một bữa KFC Thấy hiệu suất không cao cái
thu được chả là bao nhà chị giã từ luôn.

Cái được lớn nhất là khi biết tự học rồi thì đi chỗ nào học thêm cũng chê ỏng chê eo:
tiếc tiền, được người ta cho học bổng thì lại chê tiếc thời gian cuối cùng vẫn bỏ.

Phải khi nào con các em thực hiện rồi mới thấy được hết khả năng nội lực bản thân.

Mới là hết toán cơ bản mà đã thế, ngày mai chị gõ luyện toán nâng cao lớp 4-5.
Bác Laida: tâm sự về việc mài đá, rèn con tính tự học
Chị nói Châu Anh đặt tên topic này là Mài đá.
Sản phẩm ntn phụ thuộc phần lớn vào người thợ thủ công. Tùy vào
nguyên liệu sẵn có mà mình áp dụng từng bước từng công đoạn. Đã
tham gia nhà Mài đá thợ nóng vội là hỏng việc.
Trẻ con có đứa dễ bảo, chăm chỉ, có đứa thông minh cá tính, phần lớn
là đứa nào cũng ham chơi, ngại học không tập trung, ẩu và ... ưa nói
ngọt.

Khi dạy con học các em lúc nào thấy mình bốc hỏa thì trả lời cho chị
câu này : Lúc mình bằng tuổi con, mình có phải cày cuốc thế này
không? có chăm chỉ không? có sáng láng nói cái hiểu ngay, làm đâu

162
đúng hết đó...
Nếu đáp án là Không thì tốt rồi,ta hạ hỏa, lựa lựa dỗ dành sao cho con
nể, yêu mình sẽ cố gắng nhẫn nại nghe mình .
Nếu đáp án là Có, phụ huynh nhà đó có tố chất từ nhỏ, con cái có gen
tốt nên áp lực đặt vào Cha mẹ (thợ thủ công) hơn các nhà khác. Phải
hiểu biết để tìm được con đường phù hợp cho trẻ.
Vậy là đáp án nào thì vẫn chờ đợi cách ứng xử của cha mẹ.

Quay trở lại cách dạy con tự học của chị :


Chị phải rèn cu chịu làm việc chị giao, sau rèn cu tập trung rồi mới
giao bài tốc chiến như vậy. Không yêu cầu trình bày, sai chị kiểm tra
nháp.
Nó chịu làm đã là quá tốt rồi, làm chưa được như ý mình thif nghĩ cách
để nâng dần.
Đến nay đã là 5 năm, hè nào cũng học toán trước. Vào năm thì cuối
tuần tự soạn Tiếng Việt, Khoa Sử Địa của tuần đó ngay từ đầu tuần.
Nay đã thành thói quen.

Lợi ích mang lại nhiều không thể kể hết: có nhiều thời gian, các bạn
học đuổi luôn thiếu, chất lượng học cũng không thể bằng mình.
Tại sao thằng cu lớn nhà chị học tPháp, chỉ học tiếng Anh chưa đầy 2
năm mà thi đỗ HB bằng tiếng Anh là cháu biết tự học. Trụ được ở nước
ngoài cũng là do mẹ rèn cho cách tự học.
Rèn được con tự học nên chị rất nhàn. Chỉ phải kiểm tra uốn nắn chứ
không phải sát sạt dẫn đến bức xúc.

Chị viết thế để thuyết phục các em không vì những lợi ích trước mắt
mà hãy rèn cho con cách tự học trước.
Đừng vì chị cày cơ bản tận 4 vòng, con các em mới tập chỉ cần tự học
1 vòng cũng là thành công lớn rồi.

Nguyên văn bởi lannham


Chị laida ơi, ngoài kinh nghiệm dạy con học kiến thức thì chị cứ post
kèm thêm nhiều nhiều vụ chị dạy con "làm người" nhé. Vụ này em
thấy khó ghê gớm chứ không đơn giản đâu. Quanh em có nhiều người
bố mẹ cực kỳ tử tế, chăm sóc con cái chu đáo, hy sinh mọi thứ vì con,
vậy mà con vẫn hư, buồn không để đâu cho hết!!
Nhận xét của em rất đúng, là cha mẹ ai cũng rất yêu con nhưng làm
cho trẻ con cảm nhận được tình yêu ấy thì không phải ai cũng làm
được.
Với suy nghĩ giống em chị đã nói Châu Anh mát tay mở cửa nhà Mài
đá.
Chúng ta đang có trong tay một nguồn tài nguyên vô cùng quí, những
năm tiểu học này rất quan trọng nên chị rời nhà Định hướng để về đây

163
với các em.

Ở bài #533 trang 54 chị có viết:


Mài đá thành ngọc cấp tiểu học – Rèn luyện cho con các kỹ năng/trang
bị cho con các hành trang để bước vững chắc vào trung học.

Ở Việt Nam mình, nhận xét về một đứa trẻ người ta bao giờ cũng đặt
thành tích học tập lên hàng đầu. Ừ, con nhà đấy giỏi lắm, nhất thành
phố... quốc gia đấy. Ừ con nhà kia vào ngoại thương thừa mấy điểm
đấy...

Chị nghĩ khác, cái học vấn của anh cũng như số tiền trong tài khoản
của anh,là hoàn toàn của cá nhân anh.
Vấn đề là anh chi tiêu những cái của cá nhân anh cho xã hội bao
nhiêu.
Vậy nên khi mài đá chị chú trọng nhiều yếu tố khác: Rèn dạy ở nhà tư
cách đạo đức, khả năng tự học. Lập nhóm để con có cơ hội thực hành
trình bày trước đám đông, đưa ra những suy nghĩ ý tưởng của cá nhân
nó...thể hiện khả năng lãnh đạo... hướng con đến những suy nghĩ
hành động vì cộng đồng...

Thật ra nếu làm tốt được khâu rèn ý thức thì việc dạy và kèm con học
lại rất nhàn.
Chị chỉ mất 1 năm đầu ngồi sát sạt nhắc con cầm bút kê tay đặt
thước... sau là chỉ tay năm ngón...

Qua mấy bài viết về kèm con tự học toán các em có thấy chị rèn con
được ý thức rồi thì mọi thứ chạy băng băng, phải nói là rất nhàn đúng
không các em.
Thực ra trình độ của chị rất còi, và chị cũng rất lười nên chị tìm cách
dạy con tự học từ bé cho quen sau chị chỉ cần tìm sách đưa cho con
cày cuốc.
Muốn dạy con "làm người" thì cha mẹ cũng phải "làm người" trước đã
(có nhân cách).
Trước đây chị cũng ba bị lắm, các em đọc rất nhiều bài của chị thấy chị
thủ đoạn cũng tương đối đúng không? từ khi có con, chị mới để ý học
làm người tử tế, trước đó bố mẹ dạy chỉ nhớ nhưng không ngấm
đâu Bởi bố mẹ chị không tâm lí chỉ áp đặt, độc đoán...
Chị phải cám ơn bố mẹ chị vì chính thế chị mới rút ra được tại sao trẻ
con không muốn nghe lời.
Mình phải học Yêu làm sao để trẻ cảm nhận được thì chúng
nghe lời, khi chúng nghe rồi mình lại phải học làm sao để dạy
được trẻ nên người.
Mục đích chính của nhà Mài đá là đây các em ạ.

164
Chị sẽ nói nốt phần dạy con tự học các môn ở tiểu học, toán nâng cao
cho các bạn có khả năng, vài cái định hướng cấp 2 rồi sẽ bàn chuyện
uốn nắn trẻ con các em nhé

Bác laida & các mẹ: giải quyết vụ không phải làm bài tập toán trong
năm học
Nguyên văn bởi meKen-Ford
Em cũng cho con làm trước bài tập toán lớp 1 trong hè, nhưng vào đầu
năm học phải mua lại sách bài tập vì cô giáo không chịu, cô nói học
đến đâu làm đến đó thôi. Cái vụ này làm sao đề cô giáo hiểu cả nhà
nhì?
He he em có nhớ chị viết ở #707 trang 71 Vào năm học phát sinh ra
cái gì mình sẽ gỡ ở đó.
Chị cũng tính đến vụ này rồi mà.
Theo các em thì mình sẽ làm sao?

------( Mẹ cốm 2006: cái này thì em cũng đang vướng vì hôm rồi có
đến gặp cô giáo của con xin ý kiến ạ.

tuy nhiên em cũng xin mạo muội đưa ra ý kiến dựa trên việc e đang áp
dụng cho bé gái nhà em-lớp 1

cô giáo có n.xét con em khá nhanh nên bây h em đang áp dụng song
song cả cách của cô và của bác laida là: ngày thường, mỗi tối con làm
1- 2 trang của bài tập Toán để con vỡ ra cơ bản- theo bác laida và
chạy trước c trình ko nhiều- theo cô giáo. cuối tuần làm sách Bài tập
cuối tuần, 4bài. hoặc Nguyễn Áng hoặc Violympic. Bài tập cuối tuần có
phần cơ bản và nâng cao, như thế là 1 bài con cũng luyện được 3 lần ở
nhà và 1 lần ở lớp a.

bác laida ơi, như thế đã ổn chưa bác?bác cho bọn e thêm các ý kiến
vàng ngọc đi ạ

--------( Mẹ Vothilehien: Nguyên văn bởi Anh2919


Mình nhớ không nhầm thì chị laida cho bé làm toán trực tiếp vào vở
bài tập toán luôn, và vào năm học, chị ấy "làm việc" với cô giáo, lúc
đầu cô không đồng ý, nhưng có lẽ nhờ tài thuyết phục của chị ấy nên
cuối cùng cô cũng chịu. Do vậy, con trai bác laida vào năm học không
cần phải làm bài tập trong vở BT toán, thời gian để giải quyết các môn
khác. Nhưng việc này, chắc không phải ai cũng làm được đâu ạh.
Vấn đề thương lượng với cô giáo, các mẹ đều có thể làm được ! nhưng
theo quan điểm của mình thì tùy cơ ứng biến. Không nhất nhất là phải
thực hiện đúng y như vậy mà có thể khác đi tùy thuộc vào mỗi bé mỗi

165
hòan cảnh chứ.
Theo như con gái mình thì "mỗi năm đến hè" giải quyết hết tóan cơ
bản, không nhất thiết phải ngồi làm bài tập ở cuốn vỡ bài tập, bài tập
cuốn này cực dễ vào năm học con chỉ mất khỏang 10 phút cho mỗi tối
để làm (đỡ mất công can thiệp với giáo viên). Tuy nhiên cũng có giáo
viên chẳng để ý thì con có thể làm một lèo 10 bài cho cả tuần chỉ mất
rất ít thời gian. Như vậy cho con có thói quen nhìn ngó kiểm tra nhiệm
vụ và tự biết cách sắp xếp (mẹ chỉ hướng cho con cách thức tùy cơ
ứng biến). Hướng con làm sao để con hiểu được tự tìm cách giải quyết
mọi bài vở một cách hiệu quả và nhanh nhất. Có những lúc con chỉ
mất 5 phút ở lớp để hòan thành vở bài tập tóan.
Vấn đề chị Laida đưa ra để cả nhà hiểu rằng nên cho con nắm vững
hết cơ bản từ hè và tiếp tục nâng cao dần đến khi vào năm học con có
thể học môn khác hay ngoại khóa, người ta học thì mình chơi nhỉ
nhưng chơi lúc này lại tiếp thu khá nhiều kiến thức mà lại chẳng áp lực
gì cả vì cơ bản đã hòan thành.
--------( mẹ Titibongbong: Dạ đúng đó ạ. Mọi thứ mình có thể tùy cơ
ứng biến, miễn sao trước khi vào năm học mới con đã nắm được các
khái niệm cơ bản của chương trình. Đến khi vào học rồi, các bạn còn
đang lạ lẫm làm quen với các kiến thức trên lớp, con đã có thời gian
học toán nâng cao, cùng mẹ cày các bài toán khó mà ở trường sẽ
chẳng dạy.
Ví dụ như hè năm lớp 1, em đã tìm mọi cơ hội để con hiểu về bản chất
phép nhân chia, rồi bảng cửu chương. Đến khi vào học con sẽ nhàn và
được học nhiều kiến thức sâu hơn. Đặc biệt là chẳng may con ốm hay
nghỉ đi chơi vài ngày, sẽ không phải lo hổng kiến thức trên lớp, về nhà
conn đuổi kịp chương trình như thường.
Tuy nhiên cũng phải tùy nhà, như nhà em nhiều khi ông bà phản đối
kịch liệt việc cho con học trước chương trình. Nhưng ngày xưa em toàn
học thế, hè lớp 10 học toán lớp 11, rồi cứ thế đẩy lên mới có thể đối
phó với đề toán thi đại học. Nhà em cứ ỉm đi, không cho ông bà biết
cháu đang học cái gì, ông bà sợ vào năm học mới nó chủ quan, không
nghe giảng...

Học và dạy tiếng anh cho bé


Mẹ thỏbong: Mình có đi theo con học TA mấy năm nay, thì thấy rằng
hơi khác bạn nhim 1 chút, và mình thấy như thế sẽ 'ngấm hơn - vào
hơn':
học từ là theo cấu trúc câu luôn chứ ko phải là theo từ đơn - ghép lại
thành câu - học cấu trúc ngữ pháp
Sở dĩ các mẹ thấy trung tâm ăn tiền nhiều của mình cũng là vì trẻ con
cần có thời gian ngấm, chứ chưa ý thức như ng lớn, học 1 cách chủ
động, thầy đưa ra cái gì là học thuộc cái đấy.
Trẻ con học theo vui thì nhớ - dùng nhiều thì nhớ, nhắc đi nhắc lại

166
nhiều lần tự nhiên in vào não và gần như khó quên luôn.
Con mình mất cả năm trời chỉ làm quen với chào hỏi, màu sắc, hình
khối, con vật nhưng bao giờ cũng là cả câu chứ ko phải là đơn lẻ từng
nhóm từ. Ví dụ What is this và this is / that is cộng thêm 1 lô món đồ
về sau. Rồi what is your favourite coulor....Mới đầu học thì chủ yếu các
con học theo kiểu khẳng định, sau khi có vốn từ kha khá rồi mới học
nói kiểu phủ định.
Cho tới giờ, con mình đã học tới F&F4 vẫn chưa hề làm quen với 1 tẹo
định nghĩa ngữ pháp nào, ko biết 1 tí khái niệm nào luôn. Nhưng nói
kiểu 'I went to my grandma house last Sat' cháu vẫn hiểu bình
thường, cháu đặc biệt thích chuyện con gấu ở trong F&F3, hình như là
con Polar bear, mình quên tịt tên nó rồi, nhưng con mình thích lắm,
bài dài - vẫn đọc cặm cụi và tìm thêm thông tin trên google - ah nhớ
ra rồi, nó là con Flocke (phiên âm tiếng Đức - k nhớ viết sao).
Mình ko chuyên ngữ nên có gì k đúng thì mọi ng góp ý giúp nhé, TA
của chỉ ở mức ABC thoai!

Mình ko có ý tranh luận gì với bạn nhim, tại có biết gì đâu mà nói, hi
hi. Những gì mình nói hơi ngược với bạn nhím 1 tí, là mình rút ra sau
3-4 năm đi theo con, thấy nó cũng hiệu quả, và cũng là thêm 1 cách
để các mẹ tham khảo, đi theo con cũng là chắt lọc những gì phù hợp
với con của mình để áp dụng mà, đúng k mẹ Nhím.
Con mình học lớp 2, dù đã theo đến F&F4 nhưng mình thấy viết là
cháu sẽ kém nhiều, và tiêu chí của mình cũng là để kệ thế, mình ko
rèn con phải tập viết từ hay viết câu, chú trọng ưu tiên Nghe - Nói -
Đọc trước, vì quan niệm là sau này có vốn từ rồi thì ngồi tập viết sau,
mẹ cháu phần này hơi chiều con.
Mình thấy là nếu để con học ngữ pháp theo kiểu vô thức, con nhớ rất
kỹ, linh hoạt chứ còn đưa thành công thức, kiểu chia động từ - thời
thì...các kiểu thì con ko dùng được, và chỉ dựa vào bài học thôi. Tất
nhiên khi con lớn hơn (mình tính lớp 4 - lớp 5) thì chắc sẽ cần cho con
học 1 cách hệ thống hợn, chuẩn hoá lại những gì con đã biết.
Ví dụ: cô giáo dạy con về so sánh thì cô phát tranh kiểu ô tô các size
small smaller smallest, con vật chuột + thỏ + voi...chẳng hạn. Thế là
chúng nó cứ hình dung 1 cách trực quan như vậy chứ ko học theo công
thức so sánh của ng lớn. Sau đó cô giao bài tập về nhà tìm trên google
Giant red wood để tìm tranh, rồi find out the smallest, biggest của cây
này....túm lại rất chi nông dân, chỉ có hình ảnh.
Khi con học về thời thì, con ko có khái niệm đấy. Cô yêu cầu kể last
saturday con làm gì, next con làm gì...các con ko thể nhớ ngay nhưng
luyện nhiều và nó biến thành 1 thói quen để tự nhiên nhớ. Khó hơn 1
bậc, cô cho pick up 1 card bất kỳ trong bộ flashcard để nói mình làm gì
vào thứ 7.

167
Đọc truyện - xem film ko cần biết đọc, ko cần học nhiều mà học từ
tình huống mình gặp để nhớ.
-( Mẹ Mother whale: Em rất đồng ý với cách dạy của mẹ
thobong, con học tiếng Việt thế nào thì hãy để con học tiếng Anh như
vậy.
Khi bé nói tiếng Việt bé có biết ngữ pháp là gì đâu, phải thế này hay
thế kia cho đúng, đơn giản khi con nói sai ta chỉ sửa lại phải nói thế
này mới đúng (sẽ chẳng có cái này là chủ ngữ, cái này là vị ngữ ...),
ngay cả ở cấp độ nhỏ nhé nếu con gặp câu "here comes the train" nếu
giải thích thì phải nói là đảo ngữ, rất rất phức tạp luôn ấy.
Hơn nữa, khi phân tích câu và nhớ ngữ pháp, bé sẽ luôn phải chuyển
hóa và sắp xếp thành phần câu, sẽ làm chậm khả năng phản xạ và nói
của bé. Theo em hãy để bé học tự nhiên, nghe nói trước, có sai có lộn
xộn một chút thì nhờ thầy cô giáo bản ngữ sửa giúp. Sau đó là đọc,
quá trình đọc, cũng cần tiếp xúc tự nhiên, con tự hiểu từ trong ngữ
cảnh, và quá trình này cũng giúp con điều chỉnh cách nói, và nâng cao
ngữ pháp của con. Rồi sau đó mới đến viết, em cũng nghĩ khoảng lớp 4
hoặc lớp 5 các con mới nên bắt đầu chính thức tiếp xúc với ngữ pháp.
Trong kho tài liệu của bác 3J, có nhiều bài làm về phonic, giúp con học
từ, làm quen với chữ, sau đó đến các sách language art tuần tự sang
ghép câu đơn, câu phức ... rất hay, các mẹ nên tham khảo và dạy con
sẽ hiệu quả lắm đấy.

--( Mẹ Thỏbong: Học với starfall : Con nhà mình học theo
trình tự sau: thời gian đầu (lâu phết) học loạn xị ngậu, thích gì thì
nhảy vào. Sau khi được học kỳ 1 lớp 1, thạo đọc rồi thì nghiêm túc hơn
với starfall: túc tắc giở máy tính ra tập đọc theo bài ở đó (at - magic
e....). Mãi gần đây mình mới mua account cho con dùng thì thấy là: có
trả tiền thì cũng hơn được 1 chút - nếu share với bạn thì tính ra rất rẻ
và hiệu quả. Tuy nhiên bài trên starfall vẫn k phong phú, dùng nhiều
là nhàm thì vẫn phải dùng luyện đọc thêm ở ngoài thì lại có thêm 1 ít
sách tập đọc của anh P - bố 3J gửi nên dùng.
Bên cạnh đó, con có theo học TA với lớp thì cô cũng cho học phonics ở
giáo trình F&F3, cô cũng rất hay cho các con chơi phonics kiểu game -
mình cũng k biết mô tả thế nào, vì cũng loáng thoáng mà. Ví dụ có lần
làm minibook để tập đọc, rồi nghe cô đọc - điền từ còn thiếu vào...túm
lại việc con biết đọc tiếng Anh mình k giúp được gì, chủ yếu từ starfall
+ cô giáo dạy, rồi tự nó ngấm và nó đọc vèo vèo.
Ngoài việc trả tiền ở starfall, mình có mua thêm tk ở superteacher cho
con luyện bài đọc hiểu thì thấy cũng rất có ích, bài đơn giản, in ra 1
trang thôi, hè con ở nhà - mẹ phát cho 1 tờ/ngày để làm, chỉ mất
chừng 15min. Lúc đầu làm sai be bét vì ko quen cách hỏi - trả lời, sau
khi được kèm thêm chừng 1 tuần thì con làm khá hơn, nhưng vẫn có

168
sai ở những chỗ đọc hơi suy luận. Cả nhà cứ nghiên cứu thử xem, món
trả tiền này tính ra k đắt tí nào mà hiệu quả cực kỳ luôn.

-( Mẹ Bibipho: Mình có anh cu bé vừa tròn 3 tuổi (mới vừa sinh


nhật) đã làm quen và cày nát trang Starfall khoảng 4,5 tháng rồi. Ban
đầu mình chỉ nghĩ bé tí biết gì đâu mà học, cứ cho anh ấy tự vào, tự
chơi thích gì xem đó (mẹ không hề dạy tí nào) rồi tự nhiên sau một
thời gian thấy anh ấy lúc nào hứng chí tuôn ra vài tràng tiếng Anh, rồi
tên các đồ đặc trong nhà, con vật, màu sắc, chữ cái... toàn nói bằng
tiếng Anh, mẹ hơi ngạc nhiên mới hỏi thử vài thứ, ví dụ thấy anh ấy bi
bô ''alligator'' mẹ hỏi là gì thế con, anh ấy bảo là con cá sấu, "paper"
là gì? là giấy...(chứng tỏ bé biết hiểu và phân biệt được TA và TV) Lúc
đó mình mới thực sự ngồi nghiên cứu kỹ trang Starfall và cá nhân
mình thấy rằng đây là trang web rất tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ, giao
diện rất dễ sử dụng, nội dung phong phú rất trực quan và thực tế toàn
những thứ xung quanh cuộc sống mà trẻ em vẫn nhìn thấy hàng ngày
và quan trọng nhất là bé rất thích xem, tự chơi tự học mà chẳng cần
phải thúc ép dạy dỗ gì cả. Chả thế mà anh cu nhà mình say mê không
rời đến mức mẹ phải hạn chế vì sợ ngồi máy tính quá nhiều không tốt.
Phần free anh cu xem cũng chán rồi mình mới mua account, mua gói
35 USD dùng được cho 3 máy (rủ thêm 2 bạn nhà hàng xóm nữa).
Tính ra tiền việt 750 nghìn cho 3 máy, mỗi nhà mất 250 nghìn cho 365
ngày, siêu rẻ mà rất hiệu quả (còn có thể in các bài học ra nữa nếu bé
thích tập viết, tô màu...) Mình thấy nội dung phần phải trả phí rất đầy
đủ phong phú và quan trọng nhất vẫn là rất hấp dẫn trẻ em (vừa chơi
vừa học không áp lực 1 tí nào hết) và nó có những kiến thức áp dụng
cho thực tế mà trẻ lớn hơn đến lớp 2,3 vẫn học được khối điều hay,
bằng chứng là cô chị vẫn vào tranh phần đọc truyện, chơi game, xếp
hình,làm toán với cậu em. Mình chợt nghĩ nếu như cũng có trang web
hay tương tự như thế mà là tiếng Việt thì việc các bé nhỏ tuổi biết đọc
biết làm toán... là quá khả thi. Nhưng mình đã tìm kiếm rất nhiều
nhưng không có trang web hoặc phần mềm nào của VN mà có được
nội dung phong phú đầy đủ và hấp dẫn trẻ em được như Starfall (hoặc
có thể mình tìm chưa ra ai biết chỉ dùm cho mình nhé). Một vài chia sẻ
từ thực tế của nhà mình hi vọng giúp được gì đó cho các mẹ đang tìm
kiếm phương pháp, cách thức học tập áp dụng cho các bé yêu của
mình. Và theo mình quan trọng nhất vẫn là phải tạo được sự thích thú,
sự hào hứng tự nguyện cho các bé đối với việc học hành (học mà chơi,
chơi mà học) có như thế mới mong đạt được hiệu quả tốt.
Còn một kỹ năng nữa mà cả 2 bé của nhà mình đều được dạy từ rất
sớm (lúc 2 tuổi) đó chính là việc sử dụng thành thạo máy tính, laptop
vì đây chính là công cụ hiệu quả để các bé tiếp xúc với nguồn tài
nguyên rất phong phú trên internet (tất nhiên là có sự kiểm soát của
người lớn) Cá nhân mình thấy rất hữu ích như cô chị (học lớp 3) bây

169
giờ việc học hành tra cứu tài liệu trên internet rất thành thạo và tự tin
hầu như mình không phải trả lời nhiều các thắc mắc của con vì mình
chủ động chỉ cho con những trang web tin cậy để tra cứu tài liệu và
con rất độc lập tự chủ trong việc học. Đặc biệt học tiếng Anh trên
mạng rất hữu ích chỉ cần với chiếc laptop và sự kiên trì con cũng thu
được kết quả không ngờ (con gái mình chưa bao giờ học tiếng Anh ở
trung tâm nào hết, chỉ học ở trường, học trên mạng) đến nay vốn TA
cũng tương đối. Internet mang lại rất nhiều hữu ích cho việc học tập
của bọn trẻ nhà mình rẻ tiền mà rất hiệu quả (với cá nhân mình, một
bà mẹ bình thường, không có điều kiện kinh tế, không biết TA, không
hiểu biết nhiều... thì mình tạm hài lòng với phương pháp mình đang áp
dụng cho các con) Mình viết rất kỹ để những mẹ nào đang giống mình,
không có nhiều điều kiện kinh tế để đầu tư cho việc học hành của con
thì cũng đừng tự ti và bi quan chỉ cần với tấm lòng yêu thương và sự
kiên trì với các con (cái này hầu như mẹ nào cũng dư thừa) thì vẫn có
thể tìm ra phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp với con của mình
và thực tế là có rất nhiều con nhà nghèo mà vẫn học giỏi đấy thôi. Một
vài chia sẻ thật lòng, chúc các mẹ thành công. Thân chào cả nhà.

-( Mẹ nhimcon 1601: Cám ơn chị về góp ý " bài văn mẫu", đúng
là cái vấn đề em đang đau đầu lắm lắm đây chị. Về vấn đề luyện viết
từ vựng, hình như em hơi chủ quan thì phải, vì em thấy nếu bé học
theo đúng chương trình phonic, thì biết phát âm thì sẽ biết viết cả nhà
ah. Ví dụ, từ mop: đọc thế nào là viết được luôn, teacher: đọc là
te:cher, trong đó ea đi với nhau thì đọc là e:, đuôi er đọc là ờ, nên
chon đọc được và nhớ được quy tắc là viết được. HOặc là nhìn 1 từ:
hive: đọc là haiv, vì i, kết thúc e ở cuối đọc là ai, kết thúc là v thì bật
âm v---> vậy là biết đọc thì biết viết mà nhìn thấy từ cũng đọc được
luôn. Vì thế nên em cũng toàn cho con ôn viết theo kiểu ghép âm
phonic, làm cho việc học từ trở nên dễ và em cũng ko chú trọng lắm
vào việc học từ ở giai đoạn đầu này. Ko biết là quan điểm của em có
đúng ko chị laida ơi.
Bác Laida: Tuyệt chiêu cai tivi
mebin2007 duy có một điều em vẫn ko biết thế nào cho con tự giác
học mà ko cần mẹ phải nhắc nhở nhiều.

Con nhà em mê Tivi ko thể tưởng tượng. Lúc nào con cũng có thể nghĩ
đến tivi, chỉ mong học xong để xem tivi. Chị ơi, chị có bí quyết gì ko ạ?
Mấy em con 2007 nói chuyện bi bô, ngây thơ đáng yêu quá.
Con nhà chị 5 năm mẹ lên dây cót, nhả hết lại vặn. Tận 5 năm đủ các
chiêu dụ dỗ, lừa phỉnh mới quen thành nề nếp em ạ.

Một con mèo chỉ ăn cơm thịt cá về tay Trạng Quỳnh rèn thói chỉ ăn
cơm rau thành nề nếp như thật rồi mới mang ra biểu diễn trước

170
Chúa.

Cu nhà chị cũng rất thích chơi rông dài, cũng món sở trường là xem TV
giống hầu hết trẻ con.

Các nhà thấy Tivi trông trẻ con khéo quá thì ỷ lại, lúc cần nó ngồi yên
được việc cho mình thì chẳng ý kiến, nhưng thấy nó ham lại sốt ruột
muốn nó tự giác học cơ.

Đặt mình vào vị trí đứa trẻ thì chị thấy trẻ rất thèm chơi tương tác, tức
là chơi đối mặt với nhau. Gái thì chơi đồ hàng , trai thì xếp hình súng
ống... có người khéo rê dắt bịa chuyện tưởng tượng cùng các trò chơi
đấy thì chúng không biết chán.
Không có người chơi cùng thì chúng mới bị TV chăn , tại sao chúng
thích xem TV bởi chương trình đó làm chúng thích, làm chúng thú vị,
những người viết, diễn chương trình đấy nghiên cứu rất kĩ tâm lí đứa
trẻ .

Không tin á em bật thời sự cho trẻ con và theo dõi chúng xem được
bao lâu?

Đầu tiên mình tìm hiểu và hướng dẫn cho con chơi những trò hợp lứa
tuổi, phải chia nhau ra ngồi chơi cùng nó, chán lại đổi sang trò khác.

Người lớn làm biếng thì trẻ con mới có cơ hội nghiện TV em ạ.

Lúc còn nhỏ trẻ con rất thích nói chuyện với mẹ, chị bận việc nhà thì
tay làm nhưng đầu phải nghĩ ra các câu đố, các chuyện làm cho nó
thích thú nghe, kể đi kể lại. Chịu chơi với chúng chiều chúng một tí thế
là chúng yêu mình tăng lên rất nhiều.

Các cô gái hay điều khiển các chàng trai yêu mình, muốn các chàng
thay đổi vì mình... Vậy thì cũng dựa vào tâm lí đó với trẻ con khi nó
yêu mình quá thì mình lại khôn khéo nhờ tình cảm ấy làm trẻ con nghe
mình, nhiều lần trong vui vẻ thì chúng có thói quen nghe lời.
-( tinglevvej : Con nhà em có nghiện TV, nhưng đã cai thành công và
quá trình cai rất dịu êm, mẹ cháu khéo còn vật vã hơn cả cháu cơ.
Đầu tiên là rủ con xem những film hay, 1 tuần xem 1-3 bộ, tuỳ thời
gian rảnh. Ngoài thời gian xem film thì rủ con đọc truyện, chơi (cá
ngựa, lego), và kiên trì lắng nghe bàn luận của con. Trẻ con đáng yêu
ở chỗ ngây thơ, sẵn lòng rút ruột suy nghĩ của mình ra để trao đổi với
bố mẹ, và em cảm thấy: duy trì được việc lắng nghe con rất có lợi, con
sẽ tin tưởng ở bố mẹ - mình biết được con suy nghĩ ra sao, tiện uốn
nắn suy nghĩ....

171
Bơm vào đầu con suy nghĩ: thời gian ít, mình lựa chọn thứ gì thật thú
vị bổ ích để xem thay cho việc ngồi trước TV, đợt đó Tv toàn film dở
hơi: Robot trái cây, đua xe...trong khi con xem những film như:
Kungfu Panda, Công chúa tóc mây...bản HD xem đẹp, nội dung hay
nên con thấy bố mẹ đúng tự con chán TV.
Thành tích của con bây giờ: k xem TV, nếu thích xin phép bố mẹ và
xem trong bao lâu, bố mẹ hoàn toàn tin tưởng để con ở nhà 1 mình
giao bài con tự hoàn thành, k lo con chìm đắm trong TV
Mẹ thobong: Dạy con làm văn thế nào
Chị Laida ơi, nhân dịp chị hẹn trả bài, cho em hỏi thăm 1 chút:
- Chị có võ nào để áp dụng với việc :" Làm bài văn mẫu" của cô trên
lớp không ạ? Em vẫn cứ yêu cầu con tự làm bài của mình, nhưng khổ
là cô lại yêu cầu con chép bài mẫu trên bảng vào vở - và cố gắng học
thuộc, đâm ra em thấy mâu thuẫn giữa mẹ và cô. Nếu con nghe lời mẹ
thì thành k nghe lời cô, và đương nhiên bài văn con làm còn nhiều ngô
nghê, làm sao mà hay được, nên nguy cơ sẽ bị cô mắng, điểm kém thì
chưa xét vì em k ham điểm giả. Nếu theo cô, em sợ ở con sẽ chết hết
sự sáng tạo, chỉ rập khuôn mẫu, mà thói này phát triển thì sau này
mong gì được học bổng - du học gì nữa.
- Nhóc thứ 2 nhà chị đi qua năm lớp 4 - một năm quan trọng thì có gì
vất vả hay đáng lưu ý k ạ?
-( mẹ Cuncon: Tớ dư lày: Tớ sẽ cùng con phân tích bài văn của
cô, đi sâu vào phân tích từng câu rồi khái quát lại để con con nắm bắt
được yêu cầu về cấu trúc, cách trình bày thể loại văn đó. Sau đó bám
sát vào chủ đề, ngồi cùng con tưởng tượng. Đầu tiên là thay mỗi câu
của cô bằng 1 câu có nội dung tương tự. Sau đó thì bỏ ra khỏi bài văn
cô, dạy con tự tưởng tượng và miêu tả, kể lại hoặc... (loại văn) rồi
trình bày theo cái cấu trúc, bố cục ấy. Thế là con sẽ có 1 bài văn theo
mong muốn của cô (đúng yêu cầu), nhưng là của con, vẫn mang tính
sáng tạo.
Bác Laida: Khi con mắc lỗi
Em còn có thêm một kiến nghị nho nhỏ, xinh xinh là ngoài những
"món truyền thống" trên, bác lại tiếp tục cho chúng em vài chiêu vụ
rèn nếp, rèn người. Học tập bác, em thử kể chuyện "ếch mẹ - ếch
con", nàng nhà em ghi nhớ chuyện này rất lâu, rất hay đề nghị mẹ kể
lại. Nhưng lũ trẻ con, nhớ thì nhớ mà làm sai vẫn làm sai. Em thấy con
em bắt đầu có biểu hiện "láu cá". VD: bố mẹ ngủ trước, nàng khe khẽ
bật máy tính bảng, trùm chăn để xem Lọ lem hoặc làm điều gì đó lén
lút, thấy mẹ lên là mặt tỉnh bơ giấu diếm... Con em khá cá tính, bướng
bỉnh nên mỗi lần thấy con không tự giác, không thật thà, em lo và
buồn vô cùng! Em dùng chiêu thủ thỉ có, nghiêm khắc có nhưng có vẻ
vẫn chưa "đúng mạch". Em thấy cách cha mẹ xử lý những tình huống
khi con phạm lỗi là vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân
cách của con. Vậy con bác có bao giờ phạm lỗi không và bác đã xử lý

172
những lần đó như thế nào ạ? Bác cho em vài tình huống cụ thể bác
nhé.
Cô bé làm cùng cơ quan chị tâm sự :
-Mỗi khi bọn trẻ nhà em mắc lỗi em tức phát điên không thể kiềm chế
được.
-Phét, chẳng qua cứ nghĩ nó là con mình thì mình có quyền gầm gào,
túm áo xé vở... chứ là con hàng xóm thì khuyên nhẹ mấy câu nghe
hay không thì tuỳ. Nếu là gia sư lấy tiền của bố mẹ nó thì mình lại ủ
miu tính kế dụ dỗ nó nghe nó tiến bộ để tháng sau vẫn có việc lại còn
mơ tăng lương chứ.
- Chị nói rất đúng, hôm Tết đứa cháu con em chồng không chịu uống
đánh đổ cốc nước cam thì em đứng dậy lau dọn chứ không quát mắng
gì cả, phải Tít là tăng xông rồi đấy.

Thấy chưa, thấy chưa, đương sự thừa nhận rồi nhé.


Chẳng có gì là không thể cả, vấn đề ở đây là mình đặt mình vào vị trí
nào thôi.

Quay lại vấn đề lannham hỏi thì đứa trẻ nào cũng mắc lỗi chỉ có ít hay
nhiều thôi.

Đã có lần chị nói với bạn bè : Dạy con học giỏi không khó nhưng dạy
để nó khôn lanh láu cá thì rất khó, có lẽ những cái đó là bẩm sinh.

Giờ có trong tay đứa con lanh lợi thì làm thế nào để nó có cái tâm thật
sáng, thấy dối trá là xấu, là không cần thiết thì nó sẽ không làm.

Em đặt em vào vai cô gái, thấy người yêu mắc lỗi to thì tiếng trách
móc - cầm chắc vài lần là mất.
Cao hơn cô gái ấy tỏ ra biết mười mươi nhưng thở dài im lặng và nếu
cậu kia thực sự rất yêu cô gái thì tự cậu ấy sẽ để ý và không dại mắc
lỗi nữa.

Chị áp dụng theo mớ lí thuyết đó, vậy việc đầu tiên là làm thế nào để
con thật yêu mình em ạ.

Các bài sau em nhé.


Mẹ Tiểu Long: Chia sẻ kết quả đạt được
Em chỉ mới tìm được box Giáo dục từ giữa tháng 2 trở lại đây, hu hu,
em lạc hậu quá, ko biết đến một kho báu quý giá như thế này. Em
lang thang đủ nhà Mài đá, HPTOM, Đọc & viết, Định hướng, ... rồi lại
"lần theo" nick của các cây cổ thụ tìm về những topic từ năm 2008 để
mà ngấu nghiến rồi vỡ vạc ra bao điều.
"Hiện trạng" của nhà em: con- một hòn đá thô và mẹ - một thợ vụng.

173
Em cũng mong con học tốt, cũng luyện cho con thói quen đọc sách,
làm quen tiếng Anh từ nhỏ, nhưng theo kiểu tùy hứng của mẹ, ko tìm
hiểu phương pháp phù hợp với con, ko bài bản, ko giáo trình, ko "tắm"
đĩa tiếng Anh như các mẹ khác và định cứ "thả rông", cứ "tưng tửng"
như thế cho hết tiểu học, chỉ gỡ gạc được ở chỗ là em "xây" được mối
quan hệ "bạn bè" với con từ bé. Bé nhà em ko có gì đặc biệt cả, 2-3
tuổi, em cho bé làm quen với số và chữ cái mà bé ko hứng thú, tìm
cách lảng tránh nên mẹ bỏ cuộc (chắc phương pháp của mẹ ko phù
hợp). Con lại rất nhút nhát, em cho theo lớp piano từ 5 tuổi, rồi tham
gia văn nghệ, các vụ tụ họp nên con có tiến bộ. Đến giờ khi gặp người
lạ con vẵn ít nói, trả lời thận trọng.

Sau hơn một tháng đọc, cóp nhặt kinh nghiệm của mọi người,
download tài liệu, thì em thấy mẹ con em tìm ra hướng đi tuy muộn,
nhưng nếu mẹ quyết tâm, dành nhiều thời gian bơm, học mà chơi, chơi
mà học cùng con, biết chọn lọc phương pháp phù hợp với con thì mẹ
con em sẽ sớm đi vào quỹ đạo học hành tốt mà em vẫn duy trì được
mong muốn con có tuổi tiểu học ko áp lực. Thực ra em có cơ sở cho
niềm tin của mình, vì dù giờ đây con chưa có gì là xuất sắc, nhưng có
nhiều tiến bộ. Gần cuối mẫu giáo lớn, em thực sự ngạc nhiên khi con
tự mang những vẫn khó đọc ra hỏi mẹ, như vần uyu, ... rồi tự đọc các
áp phích, quảng cáo rơi vào tầm mắt. Vào lớp 1, con tự lĩnh hội về học
vần, chính tả từ cô giáo trên lớp. Đọc topic Tự kèm con học ở nhà em
mới giật mình là các mẹ phải tìm hiểu nhiều như thế để dạy con, trong
khi bé nhà em tự vật lộn hoàn toàn, em chỉ kiểm tra bài về nhà của
con, khen ngợi, động viên, trả lời khi con tự đưa ra thắc mắc. Vậy là
con em đọc được là do cô và chính bản thân con, mẹ chẳng góp tí công
gì, ngoài việc chăm chỉ đọc sách cho con nghe. Điều đó càng chứng tỏ
rằng khi con bé ko chịu học chữ và số là do em ko biết cách dạy, rồi bỏ
cuộc mà ko chịu tìm hiểu. Các điểm Toán-TV- Tiếng Anh thi giữa HK,
thi HK của con tạm ổn (9.5-10), con hiểu bài và thích học. Con tự đọc
truyện, từ truyện tranh đến truyện dài và sách khoa học, mới đọc TV
thôi, chưa đọc được TA. Con tham gia văn nghệ rất tự nhiên và có
hứng thú. Con đại diện các bạn khối 1 lên nói đôi lời chào đón các bé
Mẫu giáo đến ôn luyện ở trường mà ko run (bài phát biểu được cô viết
sẵn, con chỉ có 1 tối để học thuộc cho ngày hôm sau lên nói, nên con
có bỏ mất 1 câu), khi về bố hỏi "Con lên nói thế có run không", con hỏi
lại "Có gì mà run hả bố?", cái này thì bố mẹ thua xa con rồi.

Sau một hồi trình bày dài dòng thì em xin báo cáo thành tích đầu tiên
sau khi học hỏi các bác là một tiến bộ từ phía mẹ. Em đã đặt mình vào
vị trí của con tốt hơn khi dạy con môn toán (em làm bạn với con khá
tốt ở những hoạt động khác, trừ lúc kèm con toán nâng cao , em
luôn nghĩ là em đã nhiệt tình lắm, nói dễ hiểu đến thế rồi mà con em

174
vẫn cứ trơ ra. Con mà chưa chịu hiểu là em "hành" con học trong
khoảng thời gian dài, mặt con nghệt ra mà mẹ thì cáu điên lên).
Chuyện là thế này, tối thứ 6, hai mẹ con cùng làm toán, đầu tiên em
để con loay hoay tự làm, sau đó thì cùng vào gỡ với con. Thứ 7, em
đưa con làm lại bài toán, con làm đúng bước như mẹ hướng dẫn hôm
trước, đáp án đúng, mẹ hỏi vặn thêm vài câu thì con ấp úng, trả lời
lung tung. Nếu như trước đây là em sẽ cáu lắm rồi đấy, mẹ sẽ quát và
con thì rơm rớm, nhưng lần này đã đọc box GD nên có khác, em
ngừng luôn buổi học, mẹ tự kiểm điểm xem cách dạy đã đúng với mức
hiểu của bé lớp 1 chưa. Hôm sau con bảo mẹ, mẹ ơi, có lẽ con ko có
gen học Toán của mẹ rồi, nên bài hôm qua con làm chưa tốt (híc, xưa
em cũng được đi thi HSG Toán, nhưng chả được giải, vì em lười tự học
mở rộng lắm ạ). Ngấm các kinh nghiệm rất thực của các cao thủ, em
tìm truyện về Trạng Lường đọc cho con nghe, rủ con thực hành theo
Trạng và em bảo con, Con vẫn làm tốt các bài Toán trên lớp, nghĩa là
con có khả năng, có thể với bài hôm qua, cách dạy của mẹ chưa phù
hợp, để mẹ tìm hiểu thêm rồi sẽ hướng dẫn lại cho con. Con thật thà,
Vâng, cách mẹ giải thích chắc là mẹ thấy dễ nhưng khó hiểu với con
; rồi 10 giờ tối hôm đó, đã đi ngủ rồi mà con thắc mắc là sao mẹ ko
cho con làm lại bài đó, bây giờ con muốn làm luôn. Tất nhiên là mẹ ko
đồng ý, vì đã đến giờ con ngủ, nhưng mẹ thì vui lắm, mẹ đã chiến
thắng bản thân mình và làm cho con tự thấy thích tìm hiểu lý do của
cách giải toán chứ ko đơn giản copy-paste lời mẹ hướng dẫn.

Em cảm ơn chị Laida, chị Mẹ Cúncon, chị vothilehien, mẹ Titibongbong,


mẹhaicongchua, bố Ciub@ và rất rất nhiều bố mẹ khác đã chia sẻ
những kinh nghiệm rất "đời", rất gần gũi nên em rất ngấm. Trước em
có đọc một số sách về dạy con, nhưng mà chữ nó vào rồi trôi tuột ra ạ.
Quá trình thực hành để ra kết quả còn dài, nên em vội vàng báo cáo
thành tích nhỏ nhoi này thay cho lời cảm ơn các anh, chị.
Mẹ Thỏbong: luôn động viên và khen con khi cố gắng
Nguyên văn bởi boyob
Con trai nhà em đang học lớp 2 cũng học không tập trung, mê chơi
hơn mê học, em cũng đang cố rèn từ từ từng chút một như các chị đã
chia xẻ. Em còn một vấn đề nữa cần các mẹ giúp, đó là bé nhà em
(con trai) nhút nhát và không năng động tí nào (cả lớp tiếng anh lẫn ở
trường học). Ở lớp mẹ khuyến khích xung phong phát biểu thì có tiến
bộ nhưng nói nhỏ đến độ cô còn không nghe. Hỏi thì con trả lời là tại
con không thích nói to, đọc rõ vì sợ sai. Em có nói với con là việc con
nói nhỏ với con không nói gì thì với người nghe (cô hoặc mẹ) không có
gì khác nhau cả vì đều không nghe thấy gì, vậy là uổng công con đã
nói rồi. Vậy con đã nói thì phải để cho người nghe biết được con nói gì,
còn nói sai thì không sao cả, nếu con muốn không nói sai thì lần sau
mình học kỹ hơn, tốt hơn là được mà. Con nghe thì đồng ý nhưng tình

175
hình vẫn không cải thiện được là mấy. Bác Laida và các mẹ có cao kiến
gì không giúp mẹ con em với. Cảm ơn cả nhà mình.
Kinh nghiệm với con nhà em trong vụ này là: Bố mẹ hàng ngày cần
tích cực khen con, k mắng - chê con kém cỏi, làm sai. Kể cả khi con
sai, thì vẫn cười và nói rằng: k có ai tự nhiên giỏi cả, làm gì có chuyện
đọc bản nhạc rồi đánh vèo vèo luôn, viết thì đương nhiên tập dần, tay
khéo thì nét chữ mới đẹp dần lên được, làm toán cũng vậy, nhầm - sai
là khả năng luôn xảy ra, k biết làm cũng là chuyện bình thường thôi.
Cho nên con đi học, có bị điểm kém cũng k bao giờ giấu bố mẹ (muốn
giấu cũng k được vì bị cô yêu cầu xin chữ ký). Nhưng nghiêm khắc ở
chỗ: nếu mình phạm lỗi thì cần sửa thế nào để tiến bộ, bài toán vì tính
ẩu mà sai thì đáng chê ra sao...
Ngoài ra tuyệt đối đừng chê hay quát con trước mặt bạn. Vì con em
tương đối ngoan, nên mỗi khi đi đón các vị phụ huynh khác thường lôi
con em ra khen - chê con mình, nào là cùng đi học sao bạn A thế này
con lại thế kia...thực sự em thấy k nên vì làm như vậy khiến lòng tự
tôn của con bị tổn thương. Hoặc ở lớp học TA, bố 1 cháu đứng xem, rồi
kêu to tên con lên: A k được thế này, k được thế kia, tập trung vào.
Làm thế vừa khiến cô khó xử, và con cũng xấu hổ với các bạn. Sau đó
anh này còn quay sang giải bày với phụ huynh bên cạnh là: khổ, thằng
này nó nghịch lắm, cứ phải quát thế mới yên. Em thì có góp ý nhẹ
nhàng, nhưng cảm thấy anh ấy k tiếp thu, và em tiếc hộ cho anh ấy vì
cứ suốt ngày bị bố mẹ soi như vậy dần dần, rất có thể cháu sẽ thu
mình lại
Kết hợp nữa là cô trên lớp quan tâm tới con, phải nói là con nhà em nó
may mắn lắm: cô giáo trên lớp quan tâm, động viên và rất hay khen -
nếu làm sai thì cô cũng k có thái độ tiêu cực.
Cho nên, nhờ có sự tích luỹ hàng ngày mà con em nó thường "hét"
trên lớp - khiến cô phát sợ, chứ k còn đọc lý nhí trong mồm nữa.Và khi
nào có vụ gì nó bí thì nó lại lí nhí trong mồm, hị hị.
Bác laida: Giải quyết những bạn ham vẽ vời không tập trung học
Nguyên văn bởi MeNaOi

Các mẹ ạ. Mình muốn các mẹ tư vấn giúp mình trường hợp của bé lớn
nhà mình (bé gái) mà mình vẫn chưa giải quyết được. Chuyện là bé
nhà mình có 2 sở thích là vẽ và đọc sách. Vẽ thì cháu vẽ tranh cũng
tương đối (nhưng thường theo hứng và nhiều khi bỏ dở không hoàn
thành), và vẽ các hình như truyện tranh. Cháu còn vẽ hộ bạn nữa. Đọc
thì cháu đọc tất cả, từ sách khoa học và truyện (mẹ mua), truyện
tranh (cái này mẹ không khuyến khích) và báo tạp chí cho thiếu nhi.
Nhưng chính vì 2 sở thích này mà cháu không tập trung học. Cháu học
thì kết quả vẫn ổn nhưng rất không tập trung. Mình buồn nhất là thế
này. Khi học buổi tối, nếu mẹ ngồi cạnh thì cháu làm bài tập nhanh.
Nhưng khi mình không ngồi cạnh thì cháu vẽ, đọc hoặc nghịch gì đấy.

176
Mình muốn con tự học mà không được. Nhiều khi mình ngồi cùng một
lúc rồi dặn con tiếp tục làm, sau 30 phút hoặc một tiếng nữa mẹ sẽ
kiểm tra. Thế nhưng sau đó, mẹ quay lại thì con vẫn dừng ở bài đó.
Kiểm tra thì con có mấy tờ giấy vẽ trong ngăn bàn hoặc quyển sách
giấu dưới ghế. Và sau đó con mới quay lại bài học, rồi cả nhà phải ngủ
muộn, nhiều khi đến 12h. Chuyện này xảy ra nhiều lần, liên tục khiến
mình stress vô cùng. Mình mắng mỏ cũng có, khuyên nhủ cũng có,
con cũng hứa đủ cả mà được vài hôm lại thế. Các mẹ ơi, các mẹ giúp
mình cách nào với. Mình cảm ơn rất nhiều.
Con em có ham thích vẽ tranh và đọc truyện là thói quen tốt của trẻ
con, mình nên khuyến khích và tạo điều kiện để con phát triển một
cách tốt nhất.

Tuy nhiên mình giải thích cho con hiểu là trong cuộc đời không chỉ làm
những gì mình thích, dễ làm khó bỏ... mà luôn phải làm những điều
mình không thích.
Phân tích để bạn ấy hiểu thật sâu sắc điều đó như mẹ không muốn đi
làm chỉ muốn ở nhà đi thư giãn làm đẹp... vẫn phải cày để có tiền chu
cấp nuôi các bạn ấy ...đi làm về vẫn phải chui ngay vào bếp nấu ăn
cho cả nhà, tối vẫn phải kèm con học bài... abcd

Thế nên đầu bạn ấy phải thông được tư tưởng là có những việc không
muốn cũng phải làm, vui vẻ làm, xong nhiệm vụ của mình mới được
chơi với sở thích sở trường của mình, và cũng nên kiên nhẫn để sở
thích thành đam mê. Chỉ những người có đam mê mới tiến xa và thành
công.

Còn việc rèn luyện tập trung hay tự giác lại là cả một quá trình của cấp
1.
Con chị 5 năm rồi thành thục rồi nhưng nếu mẹ sao nhãng chút thì nó
cũng sao nhãng. Vậy nên phải duy trì kiểm tra thường xuyên, không
buông được.

Chuyện thậm thụt vẽ đọc sách lúc chưa xong bài mẹ giao là phải qui
lỗi: không đủ bài cô, dối trá... qui ra hình thức kỉ luật nào đó để nó
thấy thà làm xong bài rồi chơi.

Các biện pháp khen thưởng, hay kỉ luật phải uyển chuyển tuỳ theo
từng bạn, chỉ có bố mẹ bạn ấy biết con thích gì sợ gì mà khuyến khích
hay đe nẹt. Chị thấy có bạn sợ ngủ một mình nên rất tự giác học và
tập đàn xong trước giờ qui định.

Cuối cùng chị vẫn nhắc cả nhà mình quan tâm đến cảm xúc của con,
thỉnh thoảng gửi cho cái thư tay nồng nàn một chút cũng thích phết.

177
Tóm lại các em cứ nhớ lại hồi yêu giai như thế nào thì lôi ra áp dụng,
nó yêu mình rồi mới tính đến điều khiển nó
Bác laida: Chiêu dụ dỗ. lừa phỉnh ( hí hí)
Nguyên văn bởi namanh129
Chị laida ơi, Con bé lớn nhà em năm nay vào lớp 1 cũng ham chơi, lười
học, làm cái gì cũng phải chạy theo nhắc nhở, em thấm nhuần các bài
của bác lắm, không nóng vội, không yêu cầu cao nên cũng không áp
lực gì, .
Chào các em có con đầu cấp tiểu học !
Chị thấy các em ngày nào cũng ngụp lặn trong box GD, ý tưởng kinh
nghiệm, tài liệu người đi trước để lại là thuộc lòng thì nhưng tinh thần
ấy sẽ ngấm dần và chắc chắn có ngày sỏi thành kim cương.

Ngày Andy nhà chị đi học lớp 1 còn chưa biết cầm bút cơ, mới biết tô
màu mà lười lắm.
Chị dỗ dành ngồi học nhưng cũng để cho cu biết là đằng nào cũng phải
học, nhưng chọn lối nhẹ nhàng thì ngồi ngay vào bàn 15' tập trung thì
khi đứng lên sẽ được lợi.
Trẻ con khôn lắm em ơi, cho vài lựa chọn hời chút là chúng chọn ngay,
còn không chọn được thì mẹ chọn hộ là không hàng khuyến mại. Chị
đủ uy không cần gầm lên mà vẫn phải nghe răm rắp.

Con mèo nhà Trạng Quỳnh còn biết chọn cơm rau để tránh rắc rối

Hàng xóm nhà chị thấy con thích cái xe đạp của bạn nên đi mua xe
đạp cùng bao nhiêu đồ chơi về đưa hết cho con ngay, đáp ứng vô điều
kiện như kiểu trăm quan mua lấy nụ cười.

Chị cũng rất quan tâm đến cảm xúc trẻ con nhưng chị biết nhân cảm
xúc đó lên gấp nhiều lần bằng cách bất ngờ, thêm sự tích,thổi hồn cho
món đồ ấy. Làm cho nó thấy thật sung sướng khi có được, trong khi
các nhà khác cho món đó là đồ dẩm dít.

Đó là tiền đề của sự phấn đấu, miệt mài phấn đấu . Lúc bé thì chỉ là
mấy món đồ, lớn hơn bắt đầu biết mơ ước.
Khác với những bạn chả muốn gì ước gì (vì từ bé luôn được đáp ứng
đầy đủ mà không cần nỗ lực làm việc)

Thổi hồn thế nào cơ?


Hãy học Poca khoai tây rán, 3 mùa liên tiếp ăn dỗ tiền của trẻ con 6k
một gói trong đó có một nhúm khoai với 1 thẻ có ảnh cầu thủ giải
ngoại hạng Anh.
Họ gắn sao, cho điểm, đặt tên theo độ hot của cầu thủ ấy. Bóc được
anh ứơc ao khát khao là hôm ấy bay lên mây.

178
Tại sao ? tại sao có mảnh bìa màu đó làm trẻ con vui quá xá vậy.
Chị có đủ 2 mùa năm trước rồi, không cần dỗ vì đã rất chăm học rồi.
Thế nhưng già đời như chị vẫn phải chi vài trăm k để mua khoai tiếp vì
chị treo nếu vẫn giữ vững phong độ trong vòng thi quốc gia thì sẽ có
khoai.
Xem ra thì đắt quá mấy củ khoai vài trăm ngàn, nhưng xét lại thấy
quá rẻ vì vài trăm làm động lực để anh ấy ước ao có giải quốc gia, anh
cu sẽ đọc kĩ đầu bài khi xuống bút.

Đấy có mấy củ khoai thôi mà điều khiển được tính cẩn thận chỉn chu.
Ra khỏi phỏng thi vui mừng báo tin cho mẹ là được khoai rồi, chị phải
mua ngay trong hân hoan háo hức.

Nói đến đây sẽ có bạn phát biểu con em không thích cái đó ...thì làm
sao? thì chị chịu bởi chị không là mẹ nó, chị không cấy ước mơ cho nó,
không ôm ấp nó hàng ngày làm sao mà chị biết được.

Bác Laida: Cái được của việc tìm hiểu trước

Bác cho em hỏi thêm về vụ học toán ở cấp 1 với ah, con nhà em năm
nay mới vào lớp 1 nên chắc em áp dụng được 4 vòng của bác ah, vấn
đề ở chỗ bác làm thế nào thuyết phục được cô giáo đồng ý cho con
làm bài tập trước cả năm như thế ah? với cả khi anh cu nhà bác giải
quyết hết các BT ấy rồi thì thời gian để làm BT về nhà bác cho anh ấy
học ngoại khóa hay chơi thả phanh ah? Em mới ti toe kèm con sắp vào
lớp 1 nên hỏi ngố bác thông cảm cho em .
Công nhận nàng hỏi câu này Ngố thật, làm chị phì cười nhớ đến câu
thơ Bút tre :

Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu.


Hàng đầu rồi biết đi đâu.
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi.

Nàng ơi, chị chủ động cho con tìm hiểu trước để làm chủ thời gian,
nhằm mua được cái đồng hồ một ngày có 48h mà không mấy trẻ em
Việt Nam có được.
Con chị có tên trong đội tuyển bóng rổ này bóng bàn này và nhiều đội
tuyển với các cuộc thi khác.
Cái gì cũng biết phọt phẹt thôi nhưng là hơn đời bố mẹ rồi.

Làm gì có chơi thả phanh, mà chơi có định hướng.


Học một lèo rồi không sờ đến là quên ngay nên biết mình ốt thì làm
rùa miệt mài bò trước.

179
Làm được cái đồng hồ ấy cu nhà chị học cấp 1 không có tý áp lực nào.
Đi chơi trên sông Tiền với một đoàn toàn Tây du lịch , một anh Hàn hỏi
: Ủa sao cu này không đi học?

Đó từng đó các em hiểu được lợi thế của việc làm chủ thời gian rồi.
Bác Laida: Hướng dẫn học ngôn ngữ ( cả tiếng anh – tiếng việt )
Chị còn nợ nhà mình về hướng dẫn con học ngôn ngữ ( gộp cả tiếng
Việt và tiếng Anh)

Muốn thành thạo một ngôn ngữ nào đó ta phải có vốn từ rộng, có từ
tương đối rồi mới đọc, đọc thật nhiều, trong quá trình đọc từ vựng vỡ
ra tiếp.
Chẳng qua con các em dùng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ dùng thường
xuyên nên từ mới vào rồi nhớ nhanh hơn.
Những bạn đọc nhiều, sử dụng nhiều dứt khoát không sai chính tả bao
giờ.
Đọc thuần thục rồi học ngữ pháp rất nhanh. Đọc lão luyện hàng năm
thì viết sẽ tốt lên.
Tất cả cái đó là một quá trình rất dài không thể 1-2 năm được.
Tiếng Anh hay tiếng Việt đều giống nhau thôi.

Người Việt mình trước học tAnh kém bởi cứ loay hoay dạy ngữ pháp,
giờ các trường học vẫn hì họi dạy nhau ngữ pháp, đi thi HSG cũng
đánh đố nhau ngữ pháp, trong khi đích đến khi học ngoại ngữ là sử
dụng thuần thục ngôn ngữ đó.

Chị thấy các em phàn nàn con học tiếng Việt khó viết văn ngây ngô...
lỗi do con ít thời gian đọc, sử dụng tiếng Việt, chơi tiếng Việt, giải thích
tiếng Việt. Lỗi do các đề văn đòi hỏi không thực tế như tả con vật... tả
nọ tả kia mà trẻ con ít tiếp xúc chưa hình dung được.
Nếu được tả chuyến đi chơi gây ấn tượng của trẻ chắc chắn sẽ có
những bài biết rất hay.

Tóm lại để học tốt một ngôn ngữ phải dành thật nhiều thời gian để
ngấm chứ không thể như toán có công thức bê ra lắp vào ra đáp số
đúng là điểm cao rồi.

Chị thấy nhiều mẹ trên này sài tiếng Việt 40 năm rồi mà viết nhiều bài
chẳng hiểu định nói cái gì, trong khi đó có những mẹ viết bố cục mạch
lạc, ngắn gọn ... thậm chí có mẹ viết rất giỏi, câu từ chọn lọc, dí
dỏm... đọc bài của mẹ ấy phải đọc đi đọc lại mấy lần để không sót ý...

Đó đó, chị viết vậy để các em thấy học ngôn ngữ ( TV+TA) là quá trình

180
rất dài, không ngắt quãng. Dừng lại một thời gian là lùi dần về vạch
xuất phát.
Mẹ cúncon: Thi thoảng cùng con đọc sách để giúp con tăng vốn từ và
nghĩa
mẹ nên đọc truyện, sách báo cho bé nghe ngay cả khi bé đã đọc tốt.(Cún sắp lên lớp
3 rồi. Chẳng lúc nào là bé không đọc gì khi rảnh rỗi. Mẹ có vẻ yên tâm vì thấy bé đọc
trôi chảy, đúng ngữ điệu, giọng đọc rất hay. Thế nhưng sát kỳ thi, muốn mắt bé ko
phải làm việc nhiều, hàng tối gần đây, mỗi tối mẹ nhận đọc cho bé nghe 1 truyện
thuộc “truyện cổ Grim” và 1 vài mẩu thuộc truyện “Hoa lá trong vườn”. Mẹ nói “mắt
em cận, mẹ sẽ giúp em, mẹ đọc em nghe, từ nào chưa hiểu, câu nào ko rõ, em hỏi
ngay để mẹ giải thích cho em nhé”. Mẹ đọc “truyện cổ Grimm” bé ko hỏi nhiều,
nhưng đến “Hoa lá trong vườn” thì hỏi liên tục nghĩa của từ. Cứ ôm em như vậy
trong 2 tuần nay, mẹ hiểu ra rằng : em ko thích đọc truyện nhiều chữ, sách văn học,
sách bồi dưỡng về tâm hồn, ko hẳn vì chúng ko có tranh, mà vì chúng có quá nhiều
từ vựng em chưa hiểu nghĩa. Vậy, bé đọc sách nhanh ko có nghĩa là bé đã hiểu.
Muốn bé cảm thụ được văn, bé phải hiểu nghĩa của từ
Mẹ Vothilehien: Cách giúp con nhớ từ vựng: xem phim và chơi game
Flashcard thì mình chưa có kinh nghiệm cho con học nhưng mình cảm thấy áp dụng
phương pháp học từ vựng theo kiểu này cho các bé nhỏ nếu không có người dẫn trò
tốt thì con sẽ học thuộc từ một cách rất thụ động. Mình vẫn thích học từ vựng theo
cách đọc truyện để con biết cách dùng từ uyển chuyển hơn.

Một phương pháp mà mình áp dụng thấy phù hợp với 2 nhóc nhỏ sau khi xem bộ
phim spelling bee, mình thử áp dụng thấy phù hợp với con, khi gặp một từ mới mình
muốn con tập trung nhớ từ và spell, con học nhanh và cũng không chán, nhất là con
có thể học bất cứ lúc nào, ngay khi chơi, ngay khi lên giường đi ngủ. Cách này cũng
luyện cho con khai thác tập trung cả 2 bán cầu não.
Mình cũng chỉ cho mấy phụ huynh cùng lớp với con thấy có hiệu quả hơn việc cô giáo
bắt con ngồi chép từ vựng. Một số mẹ đã bớt căng thẳng hơn trong việc cho con học
từ vựng.
Một cách nữa đó là mình cho con chơi game Spy, tìm đồ vật và nhìn hình ảnh.
Mẹ Bibopho: chia sẻ học tiếng anh của con gái
Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh bé nhà mình.
Cô chị học lớp 3 (lớp TATC) ở trường gần nhà, không học thêm cô, không học ở trung
tâm (do không có thời gian đưa đón, không có tiền để học) chỉ tự học thêm ở nhà.
Con đặc biệt thích học tiếng anh trên máy tính (sử dụng máy tính từ khi con 2 tuổi),
không thích học trên sách vở cho lắm.
Cụ thể việc tự học:
+ Tự học các giáo trình TA của các trung tâm như: VUS, Ila, Aston....tài liệu
mượn của hàng xóm của các anh chị đã học xong trước rồi (rất may các bạn hàng
xóm toàn học ở các TT xịn nên tài liệu mượn thoải mái, mua ở hàng sách cũ cũng rất
nhiều).
+ Sử dụng phần mềm học tiếng anh Rosetta stone với 4 kỹ năng nghe nói đọc
viết, học lần lượt các level từ thấp tới cao. Nhận xét ,con rất thích học bởi giao diện
dễ sử dụng hình ảnh âm thanh rất rõ nét, nội dung phong phú thực tế và đa dạng,
các câu, từ luôn gắn với hình ảnh minh họa cụ thể, các bài test theo hình thức trắc
nghiệm. Phần đọc yêu cầu phải chính xác mới qua bài được (đánh dấu cụ thể những
từ phát âm chưa đạt và đã đạt yêu cầu) thời gian học 45 phút/ buổi tối thứ 2,4,6
+ Học lớp tiếng Anh giao tiếp 360 trên HelloChào (ban đầu là lớp của mẹ theo
học nhưng sau này mẹ thấy không có thời gian, không đủ trình độ theo học và các
bài kiểm tra câu nói thông dụng của tháng, tuần nhiều nên mẹ ngại làm, con thấy
thế bảo mẹ để con giúp, ban đầu nghĩ con học sao được lớp này dành cho người lớn

181
mà, nhưng sau 1 tuần học thử con tự làm bài, tự thi đầy đủ các phần: tự vựng, câu
nói thông dụng, tình huống đàm thoại, và ngữ pháp cơ bản. Mẹ hơi ngạc nhiên hỏi
con có thích học không? học luôn cho mẹ đi (nộp tiền rồi không học thì phí) con đồng
ý thế là bàn giao luôn. Cách soạn bài cụ thể theo từng chủ đề và luôn phải hoàn
thành bài kiểm tra mới được học bài mới, các bài kiểm tra lặp đi lặp lại kiến thức của
khoảng 5 bài trước, nên mẹ không cần kiểm tra con học gì, con qua bài tức là con đã
phải đạt yêu cầu. Thế mới biết trẻ con có những khả năng mà người lớn đôi khi nghi
ngờ không tin là có thật (vì cứ nghĩ mình không làm được thì con sao làm được, cái
này mình trải nghiệm rất nhiều lần với 2 nhóc nhà mình) thật ra về khả năng học
ngôn ngữ, ngoại ngữ trẻ em vượt trội rất nhiều so với người lớn (trường hợp nhà
mình thôi nhé) thời gian học 45 phút/ buổi tối thứ 3,5,7 (thường đi học về chơi
khoảng 30 phút thì con tự vào học, đều đặn hàng ngày) Mới đây trên Hellochao có
thêm các lớp học tiếng Anh dành riêng cho trẻ em cũng rất hay nhưng con vẫn học
lớp của người lớn. Kết lại, là các lớp học này luôn bắt thi qua bài mới được học bài
mới nên mẹ không cần kiểm tra, con học bài mới tức là đã đạt yêu cầu.
+ Thích đọc truyện Tiếng Anh (không song ngữ) hàng ngày trước khi đi ngủ (sách
mới rất đắt, nhưng mẹ mua ở hàng sách cũ nên rẻ lắm, truyện sách của các bạn học
trường QTế cứ hết năm học thì lưu lạc đầy ở các hàng sách cũ trên đường THLiệu,
mẹ gom về con đọc cả năm, năm sau lại gom tiếp cứ thế).
+ Các ngày nghỉ hoặc thời gian rảnh, con đặc biệt thích nghe các bài hát
Tiếng Anh đang hot trên mạng, xem phần lời bài hát vài lần rồi thuộc rất nhanh. Đôi
khi mẹ hỏi hiểu họ hát gì không? nói có hiểu? Chép ra giấy được không? Chép được.
Mẹ kiểm tra vài lần thấy đúng là chép lời được (cái này mới đầu mẹ cũng không tin là
con làm được). Vậy mẹ cho phép cứ lúc nào có thời gian dư, lúc chờ mẹ dọn bữa tốt
hoặc ăn tối thì được phép nghe nhạc gì mà con thích (thời gian 1 buổi tối rất hạn hẹp
nếu không tranh thủ từng kẽ hở thời gian) Thích hát TA, hát mọi lúc mọi nơi,hậu quả
việc này là các bạn trong lớp luôn lên mách thầy giáo là bạn Bi lại hát TA nữa thầy
ơi.
+ Rất thích xem chương trình How It's Made trên you tube (cái này mẹ phải
hạn chế vì mải mê đến mức không học bài Toán và TV) Thích xem các phim hoạt
hình TA đang hot (lần xem đầu tiên một bộ phim thì có phụ đề TV, các lần sau xem
lại thì bỏ phụ đề, việc này bố kiểm soát)
+ Làm các bài tập mẹ lấy từ top HPTOM của bác 3J (nếu còn thời gian rảnh).
Các bài test YLE của chị Bích Bộp để tự vượt qua các kỳ thi, chứng chỉ TA bắt buộc ở
trường.
Tóm lại để việc tự học tiếng Anh có kết quả tốt quan trọng nhất là phải duy trì nếp
hoc thật đều đặn thường xuyên lâu dài, tới mức là thói quen hàng ngày như việc ăn
ngủ đánh răng rửa mặt vậy, không bỏ qua ngày nào hết. Gắn liền với các hoạt động
giải trí khác như xem phim, đọc truyện, ca hát ... gì cũng được miễn là TA, miễn là
con thích. Và quan trọng hơn tất cả là sự tự nguyện, sự thích thú của con, không thể
bắt buộc nếu con không thích học, không có năng khiếu học và không có đam mê với
TA (năng khiếu thì trời cho, đam mê thì một phần là do con tự có, một phần là do bố
mẹ nuôi dưỡng định hướng từ rất rất nhỏ, cái này thì các mẹ quá rành rồi không thể
đam mê nếu con không được hoặc rất ít khi được tiếp xúc với TA)
Như vậy có người sẽ hỏi TA chiếm nhiều thời gian như thế còn lúc nào học các môn
khác nữa? Tất cả là do mình sắp xếp thôi bao nhiêu cũng đủ mà bao nhiêu cũng
thiếu. Nhưng con mình một ngày (học trên lớp không tính) tối thiểu tiếp xúc với
TA với các hình thức chơi học, giải trí... không dưới 90 phút, đều đặn từng
ngày (hầu hết vào các khoảng thời gian từ lúc đi học về tới lúc ăn tối là kết thúc TA.
Sau đó từ 8h30 tối học các môn toán, TV bình thường, các môn ngoại khóa như : Võ
(đai đỏ karatedo), đàn, hát... vẫn duy trì đều đặn hàng tuần. (rất hay tranh thủ thời
gian nghỉ hè để hoàn thành trước chương trình toán của năm tới, con đang hoàn tất
chương trình toán lớp 5) Và mình là một bà mẹ khá bận rộn hầu như lúc nào cũng

182
gần 7h tối mới về tới nhà (đưa đón 2 con giao chọn cho chồng), nấu ăn dọn dẹp tắm
táp khoảng 9,10 h tối mới kết thúc, mẹ còn dành thời gian cho em trai 3 tuổi nữa
chứ (không có giúp việc). Nên chủ yếu con phải tự học hoàn toàn, nếu cứ trông chờ
mẹ kèm chắc 11h đêm mẹ mới rảnh.
Bí quyết của nhà mình chỉ có vậy thôi, nuôi dưỡng đam mê TA từ khi con rất nhỏ
(xem phim HH, chơi game rất siêu), tự sử dụng thành thạo máy tính từ rất nhỏ (rất
quan trọng cho việc tự học sau này), tự chơi, tự học TA từ khi còn rất nhỏ, vì mẹ đã
lường trước được từ rất sớm rằng mẹ rất dốt TA không thể dậy con được, lại còn
không có thời gian (lý do này quá chính đáng), không dư giả tiền bạc nữa, nếu không
tính trước như thế thì tương lai của con sẽ ra sao? Rất thấm thía câu nói của các cụ
nhà ta: Dạy con từ thủa còn thơ, dạy chồng từ thủa bơ vơ mới về. Nếu có thời gian
mình sẽ chia sẻ thêm kinh nghiệm dạy chồng và con trai 3 tuổi.
Thân chào cả nhà.
Mẹ Cutylong: giúp con có trí nhớ tốt
Bạn có thể tìm các cuốn sách kiểu như Rèn luyện khả năng ghi nhớ trong bộ Sân chơi
trí tuệ của chim đa đa (NXB Phụ nữ).

Nhà mình thì hay dùng thẻ và gọi đó là Memory game cho nó oách. Có rất nhiều loại
thẻ có thể sử dụng: chữ cái, chữ số, ảnh đồ vật, chữ, v.v tùy trình độ của con. Với
trẻ 4-5 tuổi thì có thể bắt đầu với 5 thẻ mỗi lượt: cho các con xem tất cả các thẻ một
lượt, sau đó úp các tấm thẻ đó và yêu cầu con lấy một cái. Nếu con nhớ được thẻ có
nội dung nào ở vị trí nào thì con sẽ lấy được đúng. Khi con ghi nhớ tốt hơn thì có thể
tăng số lượng lên 6-7 thẻ. Học chữ/đọc theo kiểu trò chơi này các bé thấy rất thú vị.
-( cách làm thẻ Memory game: Dạo qua các nhà sách thì bạn sẽ thấy có
rất nhiều thứ có thể dùng để chơi Memory game (mình cứ dịch từ tiếng Việt sang
tiếng Anh và gọi tên nó thế thôi): các bộ thẻ mẫu giáo của NXB Giáo dục, Alphabook,
gì nữa nhất thời mình không nhớ hết. Rồi cách đây vài năm thì Fahasa cũng xuất
bản, bây giờ không biết có không

Nếu thích tự thiết kế thì các bạn theo mẹ PPMM làm flashcard.

Nhưng mình thì không theo cách "chuyên nghiệp" đó. Ngoài các bộ mua sẵn thì mình
tự in ra giấy A4 thôi, kích thước mỗi thẻ khoảng bằng bàn tay mình. Khi con mới biết
chữ cái thì thẻ là các chữ cái, khi con đang học chữ số thì thẻ là các chữ số, rồi các
số trong phạm vi con biết, rồi các từ tiếng Việt - tiếng Anh đơn giản khi con bắt đầu
học đọc. Giai đoạn đầu học đọc thì có thể thêm hình ảnh minh họa.

Ngoài ra chơi xếp hình cũng rất tốt: có nhiều bộ xếp hình bìa giấy nhưng mình chỉ
nhớ của nhà sách Huy Hoàng thôi.

Chắc là mình giới thiệu hết những gì có thể giới thiệu rồi, nếu thêm thì có lẽ là giới
thiệu bạn đọc sách về giáo dục mầm non thôi, ví dụ: cuốn Sổ tay giáo dục trẻ em
của Maria Montessori (sách dịch). Mình chỉ có một kinh nghiệm liên quan đến việc
chọn sách này là: sách dành cho cha mẹ nở bung như nấm sau mưa, trong đó có quá
nhiều tên sách nghe rất kêu nhưng không chất lượng lắm. Vì vậy cần tìm sách dành
cho các nhà chuyên môn, của các tác giả và NXB uy tín.

Hy vọng những dòng này giúp ích được cho bạn.


--( Cách chơi thẻ nhà mẹ Chauchaucao: Cái kiểu chơi này mẹ con
nhà tớ chơi rùi hiiii, phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo. Con nhà tớ thích lắm toàn rủ mẹ
chơi thui mà lại học được nhiều

183
Các mẹ ra các hiệu sách hỏi mua lô tô của mẫu giáo về các chủ đề: con vật, củ quả,
phương tiện giao thông, nghề nghiệp.... Thích chủ đề nào mua phần đó, nhưng nhớ
mua hai bộ giống nhau. Rẻ lắm ý, hồi tớ mua hình như có 5k/ bộ mà phải đến 20
thẻ.

Rồi về nhà úp xuống sàn nhà ko theo thứ tự nào cả rồi hai mẹ con chơi. Mỗi người
được lật 2 quân một lần, nếu được 2 bài giống nhau là ăn. Nhờ kiểu chơi này mà con
tớ thuộc hết mặt con vật, củ quả .... Lúc mới chơi khó phết đấy, nhưng chơi vài lần
quen là sẽ nhanh hơn
Bác Laida: Nhắc nhớ thêm về vụ tự học của con
1. Học Toán

Chị đã viết về dạy con tự học Toán CƠ BẢN ở trang 71 nhà Mài đá này :

Mài đá thành ngọc cấp tiểu học – Rèn luyện cho con các kỹ năng/trang bị cho
con các hành trang để bước vững chắc vào trung học.

Tự học Toán như chị hướng dẫn: làm 1 thằng bé từ sợ ngại học toán (bố mẹ
và nó có lúc nghĩ nó không có khả năng ...) sau một mùa hè yêu thích môn
toán, tự tin mình có năng khiếu toán.

Nếu không cần luyện toán nâng cao thì chị nghĩ sau khi chạy được mấy cuốn
toán cơ bản đó để con quen với kĩ năng tính toán ( Các em lâu không tính
toán, đổi đơn vị cũng chậm chạp nhầm lẫn tệ hại) thì cho làm 35 đề Luyện
Toán Violimpic (2 tập bằng giấy). Cũng vẫn 1 ngày/ 1đề bằng các bạn làm
trong 1 tuần. Hết hơn tháng là xong 2 tập. Từ đó ung dung vào năm học tuần
nào cũng mở máy thi Violimpic toán trên mạng làm theo tốc độ đúng 90-
100% là quá tốt . Không còn phải lăn tăn gì về toán nữa : thả rông cho cô
chăn.

Thế có phải là rất nhàn, ăn ra được bao nhiêu thời gian.


Chị nghĩ bạn nào làm chủ được quĩ thời gian của mình bạn ấy thắng.

Tất cả những điều trên đều là nhắc lại : Ôn bài cũ, lưu ý là đó chỉ là Toán cơ
bản . Nhưng làm được như vầy trong 5 năm tiểu học là Mài được ngọc thô rồi
đấy.

Xin các em đừng so sánh thành tích với các bạn giỏi Toán Nâng cao thi Ams,
Trần Đại Nghĩa...
Chị đánh giá rất cao những bạn biết tự học lúc đó chỉ cần cha mẹ thày cô định
hướng tốt.

Những bạn đi học thêm đến lớp cô vừa đưa cơ bản tiết 1 chưa ướt, tiết sau đã
nâng cao đào tạo các con trở thành thợ làm toán, ít hiểu bản chất bằng các
bạn cơ bản rất vững rồi mới lại nâng lên.

184
Bên nhà Định hướng chị kể về mấy người bạn có con tiếp thu tốt chịu được
nhiệt, đi học thêm thi đỗ Ams 3, đỗ HB nước ngoài nhưng sang đến bên kia
không quen tự học, tự giác, tìm tòi nên kết quả down thậm tệ. Những bạn đó
du học không thành công.

Các thày cô, phụ huynh nhà mình hầu hết đều nhìn vào kết quả con đã đạt
được giải này giải nọ... đỗ này đỗ nọ... điểm tổng kết được 9 phẩy mấy
Chị khác, tối về đếm số lượng bài con tự ngồi học ngày hôm nay như địa chủ
vừa thu được thuế
Nhìn mấy tờ nháp chi chít số thích hơn tờ polime ông cụ cười rung râu.

Dù rất dễ hay khó cũng lúc nào cu cũng chỉ đúng được 90% thế mới kì lạ. Trẻ
con cấp 1 là thế, nhất là con trai thì luôn xách dép cho các bạn gái cùng tuổi.

Vừa rồi đi thi Olimpic tA chị dỗ dành đưa ra các chiến lược làm sao chỉ rơi 5%.
Anh cu để ý chút là 95 /100 điểm, vượt qua rất nhiều bạn học trường tên tuổi,
các bạn ở nước ngoài về...

Không biết thì ngạc nhiên trầm trồ chứ biết là ngày nào cu cũng tự học cày
miệt mài 5 năm tiểu học thì thấy tiếc nếu là bạn gái chắc được tuyệt đối luôn
á.

Nói như vậy hổng phải để khoe các em, mà là chị nhấn rèn con tự học là bước
đầu sẽ dẫn đến thành công là điều tất yếu ở bước sau.

Đừng nóng vội thấy thày này cô nọ luyện được vào lớp lọ lớp chai cho con đi,
là tuột khỏi tay một viên ngọc lẽ ra là rất sáng.

2. Học tiếng việt

Tiếng Việt lại khác Toán.


Nó là cả một quá trình tích luỹ vốn từ cách dùng, chẳng qua nó là tiếng mẹ đẻ
nên mình thấy nó vào tự nhiên. Nếu là ngoại ngữ các em lại ca cháy đồi là
làm sao để nhớ từ mới...để đúng thì thời...

Không áp dụng tự học như môn toán là lôi sách tiếng Việt ra học trước từ đầu
năm... vì thế có mà toi công.

Để giỏi thì chỉ có cách gạn thời gian cho nó, tiếp xúc nhiều với nó tự
nhiên nó ngấm vào người, đi học gặp được thày cô giỏi: khơi gợi ,
phân tích hay dở cách dùng từ của một câu văn, sắp xếp lại kiến thức
con có sẵn. Hướng cho con tìm đọc những cuốn sách hay.

Tại sao chị dùng từ gạn?


Vì mấy đứa trẻ thời nay sẵn thời gian mà đòi dùng từ dành nhiều thời gian

185
cho Tiếng Việt.
Gạn là :
- Tìm sách hay, đáng đọc cho con VD cuốn Hoa lá trong vườn của Vũ Tú
Nam, Dế mèn phiêu lưu ký Tô Hoài dùng các biện pháp tu từ, nội dung dí dỏm
hơn đứt cuốn những truyện tranh.

- Tìm audio Book tiếng Việt cho con nghe, tối nghe cùng giải thích từ cho
chúng. Cu nhà chị nghe Đất rừng phương Nam chốc chốc lại tạm dừng để hỏi
mẹ từ này có nghĩ là gì? Hoặc có những câu văn rất hay chị dừng lại đổi từ
khác tương tự nghĩa đó lại thành ra chán hẳn.

- Những lúc chờ đợi ngoài đường thì giở ra đố nhau từ đồng nghĩa, đồng âm
khác nghĩa... tên đường phố là địa danh hay tên danh nhân... vân vân và vê

Đấy là làm cách nào để giỏi môn tiếng Việt.

Mà các cha mẹ tham thật cơ ! tiếng Việt, tiếng Anh, Toán thậm chí là cả toán
bằng tiếng Anh, đàn sáo nhị, bóng bánh thể thao các thể loại, cờ tướng bơi lội
cố nhồi nhét vào cái đứa không phải thần đồng mà là con mình

GD Việt nam mình là luôn làm cho mọi thứ quan trọng, rắc rối lên nhiều lần.
Bộ , sở, phòng GD, thày cô, cha mẹ... cứ mỗi cấp lại tự tăng lên vài mức phức
tạp.

Chị xin cho ví dụ cụ thể này: chưa vào lớp 1 đã tìm cho con học thêm để
luyện chữ...
Vào trường đẳng cấp về học phí phải tuyển năng khiếu tiếng Anh tiếng Pháp
toán tính nhanh logic ... vỡ mật với các cha mẹ.
Các em mà quay mông với các cuộc thi đó thì họ tuyển ai? chả lẽ tuyển
những nhà có năng khiếu mà không có tiền à ?
Lớp 2-3 đã đi thi chữ đẹp, ối dồi ôi kính phục các cô luyện được chúng viết rập
như máy. Cái gì cũng muốn tinh hoa thế là tự đẩy lên muôn phần phức tạp
trút vào đầu các con.

Chị mỗi thứ vặn bé đi vài tí cho đơn giản.

Không học trường điểm lớp chọn, cô không giao bài, các bạn đến lớp chưa
chắc đã làm đủ bài theo yêu cầu của chương trình.

Nói các em có tin không? con chị học lớp có bạn mẹ đi tù vì buôn thuốc phiện,
bố chả đóng tiền ăn cho con ở trường cơ... nhiều năm các cô giáo phải chi tiền
riêng của cô đóng cho bạn ấy vì cô bị nhà trường nhắc thậm chí trừ vào tiền
cô.

186
Học lớp mà phụ huynh đi họp chỉ quan tâm đến quĩ lớp kì này đóng bao nhiêu
tiền. Ông bà hoặc anh chị đi họp hộ cha mẹ. Vậy họp cho có mặt ...

Cho con học lớp đó là chị vứt đi được áp lực thành tích mà các lớp chọn
trường điểm úp vào đầu con.
Không mài nâng cao toán với tViệt để thi trường Đỉnh.

Chị đổi tiếng Anh sang gần như ngôn ngữ chính, tiếng Việt học ở trường Việt
đang trên đất Việt quá thuận lợi nên đẩy nó vào hàng yếu hơn.

Chị đùa là bạn này gắng giỏi tiếng Anh hơn các bạn học tiếng Anh ở VN, giỏi
tiếng Việt hơn các bạn học tiếng Việt ở Tây .

Nếu ngẫm nghĩ thì cũng đau xót thật đấy, sao các bạn Mĩ gốc không phải học
tiếng Việt như các con nhà mình phải phấn đấu học rất rất tốt tAnh từ tiểu
học.

Vậy chị chỉ có kinh nghiệm chống đỡ để theo được trình độ cơ bản bộ GD yêu
cầu học sinh tiểu học.

Bác Laida: Sách chống đỡ môn Tiếng Việt


Một thời gian dài kèm trẻ con học chị chỉ tín nhiệm sách của NXBGD, thêm số ít của
NXB ĐHSP.
Sách của NXBGD được đội ngũ có chuyên môn biên tập kĩ lưỡng, NXB này có lẽ
không bị áp lực kinh doanh so với các NXB khác vì họ độc quyền ôm trọn các kiểu
SGK.

Sách của họ thật là rẻ, điều đó không quan trọng bằng nội dung chất lượng sách
NXBGD rất tốt.
Có dạo năm 2009 chị bán sách của NXBGD mục đích quảng bá cho các mẹ box GD
nhà mình theo tiêu chí ngon bổ rẻ, ưu tiên các mẹ ở tỉnh xa chị gửi theo đường bưu
điện, nhận sách rồi mới chuyển tiền. Điều đặc biệt chắc chỉ có ở box GD thân yêu
này. Chỉ khoảng 500k được hẳn 1 thùng 10-15 kg, bình quân 15k/ cuốn. Những đầu
sách chị chọn đều rất hay mang tính GD cao.

Hồi đó dại dột hở cái mặt ra bán sách, giờ nổi tiếng lại không xạo được các em là ...
rất trẻ và xinh

Sách gì vậy?

Các loại sách đọc thêm, bổ trợ kiến thức (để cỡ chữ khác để nhấn không đọc lướt
là Học thêm làm chột lớn)
NXB này hay tổ chức thi viết truyện cho thiếu nhi, sau họ cho vào những cuốn truyện
đọc bổ trợ, các em nhiều khi không để ý hay lẫn với cuốn truyện đọc trong bộ SGK.

Chị mê tín NXB này tới mức tin tưởng thoáng qua là vơ lấy cho ngay vào giỏ, kiểu gì
cũng tìm thấy nhiều thứ hay để dạy cho trẻ con chỉ tiếc là ít thời gian dành cho TV
quá.

187
Tên sách thì các em lần tìm theo topic giới thiệu sách hay cho bé. Đó là những cuốn
đọc chơi.

Kèm cu chống đỡ môn TV chị hay dùng cuốn Bài tập bổ trợ và nâng cao
tiếng Việt NXBĐHSP của Trần Thị Minh Phương... lớp 1-2-3-4-5.

Luôn có hình Ông mặt trời ngoài bìa, đủ 2 tập 5 lớp. Minh họa luôn này [h=1]

[/h]Những cuốn này soạn bám theo các bài trong


SGK tiếng Việt của con, gần giống với cuốn bài tập TV trong bộ SGK. Vẫn những câu
những đoạn ấy họ cho luyện tập dưới những dạng khác, làm miệng nhanh để đỡ tốn
thời gian.

Những bạn khá giỏi TV không cần làm cuốn Ông mặt trời này mà làm cuốn 35 đề
ôn Luyện tiếng Việt2-3-4-5. NXBGD - Ts Lê Thị Phương Nga.

188
Cuốn này cũng xếp theo 35 tuần gồm các bài đọc hiểu rất hay, dễ hiểu dựa vào đó
mình bla phát huy thêm tí chút chị ngỡ mình được đào tạo làm giáo viên văn

Ngoài ra làm thêm cuốn Giúp em viết đúng chính tả cũng theo 4 lớp 2-3-4-5
của Ts Xuân Thị Nguyệt Hà. NXBGD.

Cuốn sách này rất rất hay. Đặc biệt hay cho những bạn học sinh các tỉnh phía Nam,
các bạn đang ở nước ngoài.
Rất nhẹ nhõm, chỉ 15' làm cho một tuần, bài soạn cho vd sinh động, thú vị trẻ con
thích làm. Chị mua mấy cuốn giống nhau để cu làm đi làm lại, có 12,5k/cuốn.

189
Giờ xem lại vẫn phì cười vì những lỗi chính tả như kiểu Bánh gián

Tóm lại ngoài cuốn Tiếng Việt và bài tập TV trong bộ sgk chị dùng thêm 3 cuốn đã
giới thiệu trên. Có đủ cho 4 lớp 2-3-4-5. Mỗi tuần bỏ ra chưa đến 1h để làm những
cuốn này là bám chắc chương trình chuẩn kiến thức của bộ GD yêu cầu.

3. Học tiếng anh: Cả 2 cu nhà chị vào lớp 1 mới học ngoại ngữ, mới đầu cũng
chỉ làm quen thôi và thua xa các bạn gái cùng tuổi.
Theo chị dạy gì cũng phải sau bài dạy thói quen và ý thức. 2-3 tuổi chỉ tập
chú ý, tập nhớ hình ảnh âm thanh các câu chuyện ngắn thú vị...

Dạy con mình đã rất khó lại chơi luôn một nhóm, bố mẹ các cháu trong nhóm
đó lại không quan tâm lắm thì lại càng chịu.

Cháu gái chị học cũng rất được nhưng bố mẹ nó quan tâm kiểu đại trà bây giờ
tức là cho con học thêm thày này cô nọ thì chị cũng chả giúp gì được. Thế nên
khi các bạn hỏi chị để giúp họ hàng thì chị nói luôn là em ơi mua đồ chơi quà
bánh cho cháu nó thưởng thức chứ việc học hành là bố mẹ nó phải xắn tay
vào mới hiệu quả.

Việc học tiếng Anh sớm thì các mẹ trên này đã thảo luận rất nhiều.
Chị không biết tiếng Anh nên chỉ kèm con học thôi, ở HPTOM chị có vào đâu vì
mọi người sài tiếng Anh là chị không hiểu gì.

Chị thấy ở trang 95 top này có bài của 1 bạn trong Nam viết rất hay cách bạn
ấy kèm con học tiếng Anh nên chị không bổ xung gì nữa. Mai chị rảnh hơn sẽ
phân tích cách dạy của bạn ấy(chị quên nick)

Mẹ Cúncon: Phương pháp học tiếng anh


Mẹ Cốm 2006 ơi, tớ thấy chúng ta tìm các phương pháp Đông Tây kết hợp,... nghiên
cứu các kiểu về học Tiếng Anh roài, thay vì ngóng bác ấy cậu bắt tay hàng ngày đi.
Tớ thấy dù mẹ giỏi tiếng Anh hay ko giỏi thì lựa chọn phương pháp đúng, phù hợp
với con, rồi kiên trì, kiên trì là thành công. Phương pháp đúng bao gồm cho con tiếp
xúc bằng tất cả các giác quan: Nghe, nói, đọc, nhìn, viết, tương tác trực tiếp với
người NN. Cụ thể: Nghe, nói, tương tác với người NN; đọc và nghe thật nhiều, xem
TV, trên youtobe và các trang web NN; viết nhật ký, truyện... . Mà muốn làm được
thì con cần được học GV bản ngữ, đọc nhiều sách, nghe, xem nhiều, tương tác với
người NN nhiều, sau nữa là luyện ngữ pháp và viết. Cần phải có vốn từ nhiều, cần
học từ trong ngữ cảnh (học luôn cấu trúc câu trong từng ngữ cảnh)... Mẹ cần tìm
thầy, tài liệu, chương trình, môi trường cho con và bơm, bơm, bơm. Con sẽ giỏi nếu
xây dựng dc 1 lộ trình bài bản, phù hợp với con và mẹ kiên trì, kiên trì và kiên trì đốc
thúc, giám sát, hỗ trợ. Tớ làm dc tất cả, trừ kiên trì, nên con tớ lên xuống, xuống lên
theo cái sự kiên trì của tớ, vì nó chưa tự học tốt dc môn này. Nên tớ hỏi tớ là chính,
tại sao ko kiên trì, tại sao ko chịu làm.
Hiện nay tớ đang khó khăn trong việc giúp con học từ vựng. Tớ muốn con tớ biết
cách tự học từ vựng với spelling, flashcards... một cách hiệu quả trên cơ sở nắm
vững phonics. Nhưng hiện nay con chưa ổn mà tớ thì đã ít tg bên con lại thiếu kiên
trì. Tớ chán tớ quá!

190
Mẹ Cuncon: Chiêu nâng cao tiếng việt
Vì mẹ Cún ít ngồi được với con, nên cũng có những "chiêu" riêng. Chiêu của mẹ cháu
là hàng ngày con tự học, đến trước thi 2 tuần mẹ "ôm" con: Cùng học với con. 1 năm
4 lần như vậy, mẹ cháu "ôm" con 8 tuần. Kết quả chứng minh bằng cu lớn học ko
vấn đề gì. Nếu mẹ nào ít có tg dành cho con có thể sử dụng chiêu của mẹ cháu:

Bộ sách Tiếng Việt mua cho con mỗi hè của mẹ cháu luôn là:

1. Sách GK Tiếng Việt, sách bài tập Tiếng Việt, BT Tiếng Việt nâng cao của NXB GD -
Con tự học, tự làm hàng ngày.

2. Sách dành cho mẹ ôn tập cơ bản cùng con: "Học và thực hành theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng Tiếng Việt" (từ lớp 1 đến lớp 5) của NXB GD. Trong này được chia ra
từng tuần, mỗi tuần đầy đủ các nội dung của môn tiếng Việt: Tập đọc, Kể chuyện,
Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mẹ ôn cho con theo theo từng nội dung theo
thứ tự các tuần giới hạn thi. Sách này giống sách dành cho giáo viên, phụ huynh cứ
theo đó luyện cho con là đúng chuẩn của chương trình. Luyện xong sách này coi như
con đã ôn xong kiến thức cơ bản, không thể hổng được.

3. Luyện chuyên sâu:


- Tập đọc, đọc thầm, đọc hiểu: cuốn 35 đề ôn luyện tiếng Việt (như bác laida đã giới
thiệu) - có hết các nội dung học tập, nhưng chuyên sâu về đọc hiểu.
- Luyện từ và câu: sách "Luyện từ và câu" của NXB GD dành cho lớp 1 ->5
- Chính tả: Như sách bác laida giới thiệu
- Tập làm văn:
+ Tập cảm thụ văn học qua cuốn: "Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập
đọc" NXB GD- Rất hay.
+ Sách: Tuyển chọn các bài văn hay - Loại này thì cực nhiều nhà xuất bản. Mẹ đi
lựa, đọc sơ rồi chọn.
- Truyện đọc (các lớp) NXB GD: Bổ trợ phân môn kể chuyện.

Hàng ngày con tự học (1), tự đọc sách tuyển chọn các bài văn hay, tự luyện chính tả,
con tập chép (hoặc bà đọc cho). Lâu lâu, mẹ học cùng con về cảm thụ văn học.
Trước mỗi kỳ thi ôn cơ bản cho con 1 vòng, và chuyên sâu 1 vòng. Mẹ chẳng dành
mấy tg cho con, nhưng con vẫn đi theo đúng hướng. Tất nhiên muốn con giỏi hơn,
mẹ nên học cùng con hàng ngày như các mẹ nhà mình.

Các mẹ nhà mình cùng chia sẻ về sách và phương pháp cho con học đi ! Sách các mẹ
tâm đắc cho con là gì vậy? Vì sao?

Mẹ haicongchua và Ngoctri, các mẹ chú trọng phát triển toán cho con, chia sẻ thêm
về tài liệu và phương pháp cho con học toán với!

Mẹ cháu bổ sung thêm về phương pháp của mình:

- Trong mỗi 2 tuần ôn tập cùng con, lồng vào mỗi bài học là dạy con phương pháp tự
học bài đó. Điều đó giúp cho sau mỗi lần ôn tập cùng mẹ, con có khả năng học tập
độc lập. Điểm số học tập hàng ngày và kiến thức của con thể hiện điều này.
- Mẹ cháu quên mất 1 vòng quan trọng: rà soát lỗ hổng. Hàng ngày, mẹ đều hỏi con
được mấy điểm (đối với con lớn hầu hết hỏi qua điện thoại). Nếu dưới 10, hỏi con

191
nguyên nhân và hướng dẫn con phương pháp khắc phục. Mẹ cháu thường đi làm về
trễ và không ở bên con hàng ngày vào tg con học ở nhà nên mẹ cháu chỉ hỏi và con
trả lời, rồi mẹ hướng dẫn lí thuyết, không đi vào bài cụ thể - nếu cụ thể ngay sẽ tốt
hơn. Ban đầu có thể con không hiểu vì sao lại bị điểm dưới 10. Nhưng vì mẹ hỏi
thường xuyên, buộc con phải để ý và tìm hiểu nguyên nhận (nếu con ko biết thì con
hỏi cô giáo). Việc hỏi điểm, nguyên nhân, chỉ cho con phương pháp khắc phục như
vậy sẽ giúp con tự học 1 cách cẩn thận hơn, lắng nghe thầy cô giảng bài chăm chú
hơn, học tập nghiêm túc hơn vì biết các nguyên nhân có thể khiến điểm không cao.
Điều này không có nghĩa là đi vào chủ nghĩa điểm số, thành tích, mà từ điểm số và
thành tích này mẹ mới biết được những điều con hay mắc lỗi để giúp con khắc phục.
Sau vòng ôn tập cơ bản, mẹ yêu cầu con mang về nhà tất cả sách, vở, bài kiểm tra
được cô chấm điểm. Tất cả bài dưới 10, hai mẹ con cùng ngồi phân tích nguyên
nhân, tìm ra biện pháp khắc phục 1 vòng (nói lý thuyết). Sau đó cho con làm lại ra
giấy toàn bộ những chỗ sai đó và mẹ chấm điểm. Việc ra soát lỗ hổng được thực hiện
sau vòng ôn cơ bản, con dễ dàng nhận ra đầy đủ nguyên nhân làm bài sai. Việc rà
soát bằng nói chuyện cùng mạ 1 lần, rồi tự làm lại bằng giấy lần nữa giúp con ghi
nhớ lỗi mình hay mắc phải, để tránh lặp lại sau này. Theo mình việc này làm hàng
ngày, rồi ôn tập lại được rà soát lại sẽ hiệu quả hơn.
- Bên cạnh đó, cung cấp cho con đầy đủ các cuốn từ điển: "Từ điển Tiếng Việt", "Từ
điển chính tả tiếng Việt", "Từ điển hoa quả rau củ", "Từ điển động vật", "Bách khoa
toàn thư cho trẻ em", hướng dẫn để con tự biết cách dùng.
- Liên lạc chặt chẽ với giáo viên qua điện thoại để nắm bắt tình hình học tập của con.
- Và câu "thần chú" mỗi khi đưa con vào lớp luôn là "hôm nay, trong lớp con chăm
chú lắng nghe cô giảng bài, những gì chưa hiểu nhớ hỏi ngay cô, tích cực phát biểu ý
kiến, ăn ngoan, ngủ ngoan nhé!".
Mẹ Naughty girl: Kinh nghiệm học toán
Híc, chị hỏi kinh nghiệm giúp con học giỏi toán làm em xấu hổ quá, em thấy cách
mình làm cũng giống các mẹ ở trên này thôi, và có khi còn không thể bằng. Tuy
nhiên, em vẫn chia sẻ cách con em học Toán nhé.

Hồi cháu 5-6 tuổi em thường chơi với con và gặp cái gì cũng đem ra đố, bắt con tính
toán, kiểu như "mẹ có 8 cái bát, bác Thu (bác giúp việc ạ:-)) đánh vỡ 2 cái thì còn
mấy cái... :-) đại loại nôm na thế thôi nhưng cũng hình thành cái phản xạ tính toán
của con. Lớn chút nữa, lớp 1 lớp 2 thì cứ đố các phép tính nhẩm, không cho dùng
bút, ko phải ngồi vào bàn mà cứ tiện lúc nào đố lúc í. Học hành thì cháu cũng chỉ học
và làm các bài tập cô giao ở trường. Từ lớp 1 -3 ít bài vở thì em cho con làm thêm
mấy quyển toán nâng cao; năm nay lớp 4 nhiều bài vở hơn thì chủ yếu con hoàn
thiện các bài vở cô giao thêm ở trường, ở trung tâm Học mãi. Con em cũng amateur
lắm, đầy lần đi thi toàn bị mắc những cái lỗi mà cô giáo phải ngạc nhiên, tiếc rẻ, mãi
mà con chưa chỉn chu được.:-(
Violympic là cháu không có ôn luyện gì cả, vì cái thi ấy mạng kém lắm, làm ở nhà ko
được. Thỉnh thoảng sang trường cô mới mở để con với các bạn cùng luyện, cũng bập
bà bập bõm.

"Cờ bạc ăn nhau về sáng" chị a:-), là con gái nên em chỉ sợ cháu bị xao nhãng việc
học hành khi càng lớn nên em cũng ko dám bi bô nhiều. Lại tiếp tục nghe chia sẻ từ
các mẹ, các chị.
Mẹ Titibongbong: giới thiếu cách học ôn qua trang chamhoc.vn
Em thấy có mạng chamhoc.vn giúp các con ở bậc tiểu học củng cố kiến thức trên lớp
cũng tốt, nếu mẹ cho con làm đều đặn thì mẹ có thể theo dõi chương trình học của
con trên lớp, ngoài ra mục thi nâng cao cũng rèn khả năng tư duy nhanh cho con.
Không biết các mẹ có cho con làm bài trong web này không, đề thi cũng bám sát
chương trình ở trường, thỉnh thoảng cũng có 1 số bài nâng cao. Điều quan trọng là

192
trong thời gian ngắn theo quy định, con phải hoàn thành bài. Hàng ngày đều có xếp
hạng, số phút, số điểm, lời giải chi tiết. Câu nào không giải được thì có thể mày mò
nghiên cứu qua đáp án.
Hè này các mẹ có thể cho con ôn toán, TV qua trang này. Mỗi ngày 4 đề, 2 đề toán,
2 đề tiếng Việt. Đề thi hàng ngày có khung giờ theo quy định, khung giờ cao điểm có
thể lên tới 7-8 bạn thi một lúc, khả năng của con nhanh hay chậm, chính xác hay
không con sẽ tự biết. Ngoài ra trang này cũng có các ô chữ tiếng Việt theo chủ đề,
em nghĩ nếu chịu theo dõi, con sẽ mở mang được nhiều kiến thức xã hội.
Mẹ Thỏbong: chia sẻ học cách học tiếng pháp
Con em mới nhân kq thi HK2 hôm qua, mới có tiếng Pháp thôi chưa biết Toán và TV
tuy nhiên em k đánh giá cao điểm Toán và TV vì đa phần toàn giỏi 9,10 cả, có môn
TP là đánh giá kỹ, chênh nhau từng 0.25 điểm hợp phần, đủ 4 kỹ năng nghe nói đọc
viết và thêm 1 phần là kiến thức chung về ngôn ngữ (khả năng dùng từ - tình
huống). Con nhà em đạt 10 tuyệt đối và hình như là duy nhất trong lớp có cháu đạt
được như vậy, ở cả lần thi giữa kỳ và lần thi cuối năm. Em rất vui vì tiêu chí của cô
giáo là 10 phải là tuyệt đối, k châm chước, Các bạn cháu thường chỉ đạt 2,3 điểm 10
trong tổng số 5 điểm hợp phần (nghe - nói - đọc viết- kiến thức ngôn ngữ). Và em
cảm nhận môn TP k chịu ảnh hưởng phong trào thành tích, cháu nào khá vẫn cứ
nhận điểm khá, kém nhận điểm kém.
Cái em muốn chia sẻ ở đây là việc nhớ từ - học ngoại ngữ, hiệu quả và nhàn. Mỗi
ngày trên lớp cháu có phát 1-2 tranh nhỏ có kèm mẫu câu hoặc từ bên dưới, cô giáo
gọi đó là từ điển bằng tranh. Ngày nào em cũng yêu cầu cháu đọc qua 1 lượt, k hỏi
nghĩa (vì mẹ k biết tiếng Pháp nên thôi k hỏi, nhỡ con trả lời bừa mẹ k biết lâu dần
nó sẽ làm con phát hiện ra và có thể nói dối sau này). Tích luỹ mỗi ngày chắc chỉ
được 1 vài từ thôi, nhưng tính ra cả năm thì được nhiều ơi là nhiều. Cô giáo có yêu
cầu con phải chép 3 từ vào vở để nhớ chính tả, con nhà em thì được mở rộng thêm
là: đặt câu với từ đó, hoặc tìm các từ có chứa âm gì đó...Mỗi ngày cháu chỉ mất
chừng 15min để hoàn thành phần TP cô giao ở trường, thỉnh thoảng mẹ mò được bài
hát nào trên youtube thì cháu nghe thêm, còn k thì chỉ nghe theo đĩa kèm sách.
Kết quả được như vậy, em k đánh giá cao vì đây mới chỉ là bước đầu tiên của con
đường học thôi, mẹ k biết TP nên cũng chưa biết kiểm tra kỹ năng nghe nói của con
ra sao nên đành tự AQ là thế tốt rồi.
Vậy các mẹ có con học tiếng Anh cũng thử duy trì mỗi ngày 15min xem sao, em
đoán là chắc chắn sẽ có kết quả khả quan. Và điều em cảm thấy tâm đắc với việc
học của con là : Cô giáo cháu khơi gợi được ở cháu niềm đam mê học tập, k ngại học
và k thấy học là nhàm chán - khó, mỗi giờ học TP của cháu như là 1 giờ chơi, thi thố
khả năng nhớ từ - nhớ bài hát cùng các bạn.
Bác Khanluado: chữa cận thị cho bé bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt và tập
nhìn
Ghi chú của "ân sư": Đã thử nghiệm trên 12 trường hợp nhưng
chỉ thấy có tác dụng phòng ngừa cận thị, có khả năng chữa
khỏi 1 số trường hợp cận nhẹ hoặc chớm cận. Với các TH đã bị
nặng thì chỉ có tác dụng ngăn không tăng số chứ không trị
dứt điểm được.

Phần 1: Xoa xát kết hợp với tập nhìn


Với tác dụng thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy lưu thông khí huyết ở vùng
mắt, cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng của thần kinh thị giác và
võng mạc, phương pháp xoa bóp của y học cổ truyền giúp cải thiện
tình trạng mắt của người bị cận thị. Nên tiến hành đều đặn, mỗi ngày

193
2 lần sáng và tối.
1./Đầu tiên là xoa xát nhẹ trên mắt: Đưa bàn tay từ dưới lên trên dùng
ngón tay cái của tay trái và tay phải đặt vào chỗ hõm trên mắt, nhẹ
nhẹ xoa xát một đoạn ngắn 8 lần mỗi lần 8 cái, lúc này các ngón tay
khác sẽ tự nhiên co vào phía trong dựa vào trán.
2./Bàn tay đặt ngang đặt ngón tay giữa vào mi mắt trên (dưới xương ở
lông mày), ngón tay đeo nhẫn đặt ở dưới lông mi, các ngón tay di
động từ từ về phía đuôi mắt, xoa xát như vậy 64 lần.
3./Dùng bàn tay che mắt, nhắm mắt lại và từ từ day tròn con ngươi
(day nhẹ nhàng), cũng làm 64 lần. Làm xong lập tức nhả tay và mở to
mắt ra ban đầu.
Có những khoảnh khắc mắt không nhìn rõ mọi vật xung quanh, nhưng
chỉ ngay sau đó một lúc sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. sau khi
xoa xát mắt xong nên nhìn một lúc vào nơi xa và tập trung tia mắt vào
đồ vật có màu xanh nước biển, màu xanh lá cây, nếu trời tối có thể
nhìn vào vật có màu xanh lam, hoặc màu xanh lục trong phòng mục
đích là để cho mắt được thư thái nghỉ ngơi.
4./Cuối cùng là xoa xát ở chung quanh mắt, đem hai ngón tay cái đặt
vào thái dương huyệt bên trái và bên phải. các ngón còn lại làm thành
nắm đấm, lại lấy đốt ngón tay trỏ xát vào trên mắt (8 lần) rồi xát vào
dưới (8 lần). Chú ý xoa xát từ trong ra ngoài lặp đi lặp lại 8 lần. Làm
như vậy sẽ đẩy mạnh tuần máu làm cho mắt sáng lên và có hồn.
Hết phần 1 (còn tiếp phần 2)

Bác Laida: Chữa cận thị bằng pp tự nhiên


Cách chữa cận thị, viễn thị, loạn thị bằng phương pháp tự nhiên của
Dr. Bates (Dr. Bate's method)

Cách chữa cận thị, viễn thị, loạn thị bằng phương pháp tự nhiên của Dr. Bates (Dr.
Bate's method)

Bạn nào quan tâm thì chắt lọc ở đây nhé.


Bác Laida: Dùng vở viết hồng hà dạy con và chép thơ giúp bé luyện chữ, trình
bày.
Chị mua ngay bộ sách giáo khoa cho con lúc sắp nghỉ hè. Thường thì các trường đều
bán để kiếm tý chiết khấu làm quĩ Vừa nghỉ hè sách mới thằng nào cũng lấy ra
đọc cuốn tiếng Việt, khoa sử địa, truyện đọc. Thế là tốt rồi.

Sách luyện viết của ĐHSP chỉ để lấy mẫu chuẩn nếu em không biết để hướng dẫn
con. Cuốn này giấy chán viết rất nhòe.
Chị lấy vở Hồng Hà chất lượng 4-5 sao, lấy cuốn thơ viết cho trẻ mẫu giáo cho con
chép theo mẫu chữ của ĐHSP, hoặc các bài thơ trong sách TV cũng được.
Chép thơ sẽ luyện chữ hoa, cách trình bày trồi thụt, cách dòng viết nhanh hết trang
trẻ con thích.
Đứa nào viết đẹp lại hăng say viết.

194
Bác Laida: Vào năm học thi Violimpic và làm thêm nâng cao
Vào năm học mỗi tuần làm một vòng trên mạng Vio.
Các trường thường lớp thường cô giáo không cho bài tập về nhà.

Rất nhàn phải không ạ.


Mẹ nào muốn cho con học toán nâng cao để thi vào trường chuyên lớp chọn thì mua
những cuốn này:

Cuốn sách 123 Bài toán số và chữ số lớp 4 - 5 là tài liệu tham khảo giúp cho những học sinh lớp
4, 5 muốn học giỏi về toán. Sách gồm 123 bài toán được giải bằng cách dùng chữ thay chữ số.

195
Các bài toán về "Dãy số cách đều" được phân loại, sắp xếp xoay quanh hai vấn đề lớn là "Tìm các số
hạng" và "Tính tổng các số hạng đó". Các bài tập về "Dãy số không cách đều" lại được sắp xếp xoay quanh
nội dung chủ yếu là "Tìm quy luật của dãy số" mà mỗi dãy số có thể có nhiều quy luật được diễn đạt khác
nhau.

Các bài toán trong sách được sắp xếp từ cơ bản đến phát triển nhằm giúp học sinh
rèn luyện kĩ năng giải toán và thao tác tư duy toán học phù hợp với trình độ của học
sinh tiểu học. Mỗi dạng toán điển hình đều có cách giải theo quy trình với các bước
giải được xác định như những quy tắc. Mỗi bài toán thường có nhiều cách giải khác
nhau, nhưng trong khuôn khổ cuốn sách, tác giả chỉ lược chọn một số phương pháp
thường gặp ở Tiểu học.

Mục lục:
- Phần thứ nhất: Các bài toán
1. Bài toán về số trung bình cộng
2. Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
3. Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó

196
4. Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
5. Bài toán về quan hệ tỉ lệ
….
Phần thứ hai: Hướng dẫn giải

Trên cơ sở các kiến thức cơ bản về chu vi, diện tích các hình được thể hiện trong chương trình
SGK Toán lớp 4 -5, cuốn sách có chú ý đến tính hệ thống, khai thác phát triển và nâng cao một
số kiến thức kĩ năng giải toán hình học phù hợp với nội dung chương trình toán ở các lớp 4 -5.
Sách gồm 100 bài toán và có phần Hướng dẫn, bài giải với lời giải dễ hiểu nhằm giúp các em tự
học và dễ dàng trong việc tiếp thu kiến thức toán hình học.

197
Cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1. Các bài toán
1. Phân số
2. Rút gọn phân số
3. Quy đồng mẫu số các phân số
4. So sánh các phân số
5. Phép cộng phân số
6. Phép trừ phân số
7. Phép nhân phân số
8. Tìm phân số của một số
9. Phép chia phân số
10. Tìm một số biết một phân số của số đó
11. Các bài toán khác
12. Các bài toán về tỉ số
Phần 2. Hướng dẫn, lời giải, đáp số.

198
Cuốn "10 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN 4 - 5" có 2 tập cung cấp cho bạn đọc
phương pháp nhận dạng các bài toán và lựa chọn phương pháp thích hợp để tìm ra lời giải.

Với 214 bài toán, cuốn sách được chia làm 2 phần:

Phần thứ 1: Các đề thi (đánh số từ đề số 1 đến đề số 50).

Phần thứ 2: Bài giải và một số lưu ý (cho mỗi đề thi).

“Một số lưu ý” sau mỗi đề thi đó là những phân tích, bình luận về yêu cầu của đề
cũng như các cách giải khác của bài toán, hoặc là những gợi ý, hướng dẫn để học
sinh có thể phát triển thêm nội dung và các hướng tìm tòi cách giải bài toán, tiếp sức
cho các em phát huy tư duy độc lập, sáng tạo.

199
Toàn sách của thày dạy chuyên toán Nguyễn Áng, Đỗ Trung Hiệu , giờ các thày già rồi viết sách bán không
có sức dạy nữa.

Nếu chạy được toán cơ bản như chị hướng dẫn thì mới đủ sức tự làm những bài trong những cuốn này.

Mẹ QHanh: Sách tiếng việt bổ trợ lớp 2


Sách tiếng việt : Bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng việt giúp các em học giỏi
tiếng Việt lớp 2- cuốn này bé tự làm, riêng phần Tập làm văn thì 2 mẹ con cùng
làm với nhau. 2 cuốn này bé vừa hoàn thành xong.

Cuốn Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bai tập đọc lớp 2 : Cuốn này chủ
yếu cho Phu huynh, mình cũng cho bé đọc trước và tối về hai mẹ con cùng làm với
nhau, chỉ làm bằng miệng thôi.
Phần Tập làm văn mình hoàn toàn chỉ trao đổi với nhau chứ chưa cho con viết. Phần
này mình nghĩ để cô giảng trên lớp cho bé. Với lại bé cũng không hứng thú với việc
viết nhiều nên mình tạm bỏ qua.
Mẹ DMB: giúp bé học phép chia
Bác tham khảo cách của em xem có ích gì không nhé.
Giảng cho con về khái niệm phép chia:
- Lấy một ví dụ đơn giản gần gũi với con, nói mà con không hình dung được thì lấy
đồ vật giảng trực quan cho con. Ví dụ lấy 2 cái kẹo với hai cái cốc, một cốc của anh,
một cốc của em, bảo con chia hai cái kẹo cho hai anh em bằng cách cầm 2 cái kẹo
trên tay, bỏ kẹo của anh vào cốc của anh, của em vào cốc của em mỗi cốc có một
cái. Nói với con đây là phép chia: chia hai cái kẹo thành 2 phần (chỉ vào 2 cái cốc),
mỗi phần có 1 cái; viết thành phép tính là 2:2=1
Sau đó có thể lấy 8 cái kẹo bảo con chia dần vào hai cốc để con hiểu phép tính
8:2=4
Tiếp tục nói cho con biết trong phép chia x:y=z, x được gọi là số bị chia, y được gọi
là số chia, z được gọi là thương.
Con hiểu được phép chia 2 mà không hiểu phép chia 3 thì lại giảng trực quan như
vậy.
Khi con hiểu được phép chia 2, 3 thì chắc có thể biết phép chia 4,5.
Luyện kỹ năng thực hiện phép chia:
1. Chỉ cho con thấy mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: 2x3=6 thì 6:2=3.
Cho con suy ra kết quả phép chia dựa vào các bảng nhân con đã thuộc.
2. Đố miệng con phép chia nhiều con sẽ thuộc bảng chia cơ bản
3. Cho con học thuộc bảng chia (nếu bố mẹ không muốn dùng cách 2).
Bác Laida: tâm thư các con cấp 1, gia đình, bơm vá & mục tiêu nhà mài
Các em năm nay con vào lớp 1 nên bám theo nề nếp của cô giáo, các em chưa đủ
bản lĩnh,trình độ để thuyết phục con phân biệt và cô giáo cảm thông. Tóm lại chỉ cần
rèn ngồi vào bàn học tập trung làm theo yêu cầu của cô giáo. Đọc tham khảo :

Tự kèm con học ở nhà bắt đầu từ lớp 1

Các em con lớp 2-3 toán mói là bảng cửu chương, thạo phép nhân mới rành phép
chia. Các em cố gắng tìm cách diễn đạt để các con dễ hiểu. Toán SGK là rất cơ bản
và rất dễ, cha mẹ kêu khó thì thày cô khó gấp nhiều lần. Lớp học đông 4-5 chục đứa
đều lười nhác mất tập trung ...
Kể mà dắt ra lớp học thêm thì nhanh nhỉ cha mẹ nhàn, khoán thẳng cho thày cô
nhưng không chắc là có được ngọc không. Tỷ lệ thành ngọc ở lớp học thêm thấp lắm.
May rủi chắc chỉ 10-20% với những đứa có tư chất, lại chịu nhiệt tốt. Tức là nó chưa
học thông cơ bản cô đã nện nâng cao, chạy ào ào không rõ bản chất phép tính,

200
không tự tìm ra qui luật. Bố mẹ nó nhồi học thày A cô B, gia sư C để vây ráp các
dạng mà nó vẫn nhớ để làm lại được. Liệu con các em có nằm trong diện đó không?

Mới mài chưa quen thì phải kiên trì, lấy vồ đục ra ghè cho nhanh là chóng hỏng, ăn
xổi.

Các em lưu ý ngoài mẹ ra các em phải giác ngộ tinh thần cho bố và ông bà ủng hộ
tinh thần Mài.
Một mình em làm CM lén lút khó lắm. Người ngoài nhà Mài mới nhảy vào sẽ Choáng,
học thế này hỏng hết cả người.
Trong GD cả nhà phải thống nhất đồng lòng trẻ mới nghe, Ông nói xuôi, bà nói
ngược, bố phải mẹ trái là trẻ con thích nghe cái phần lợi cho nó, đứa nào chả lười.
Nhà nào ở chung 3 thế hệ vợ chồng khó rèn, con khó dạy. Mệt lắm.
Nhà chị may mắn, chồng chị nâu ý kiến thế là chị tha hồ hành hạ bọn trẻ con.

Hôm qua có bạn phàn nàn con có khả năng nhưng làm rông dài hết sáng vắt qua
chiều. Làm thế nào bây giờ?
Con dâu ra đồng hái hoa bắt bướm đến trưa mới về ăn cơm là chuyện thường, về
sớm Mộng Chè lại giao thêm việc băm bèo thái khoai, bán lợn mình có được đồng
mốc nào đâu Mộng Chè khôn ra đẩy ở riêng, mày hái hoa thì khoai chả có mà ăn.
Vậy là tự dưng con dâu lại trở thành 2 giỏi 3 đảm đang.
Ở đây các em là vai MChè rồi, trẻ con lúc nhỏ không biết khuyến khích thì nó không
làm. Nếu là chị : làm xong 5 trang toán trong vòng 45' sai không quá 80% chiều đi
bơi Kết quả biết ngay.

Một thời gian sau quen rồi cũng chẳng phải dỗ dành thưởng gì đâu.

Các em có con năm nay vào 4-5 luyện cơ bản nhanh để học nâng cao nếu muốn thi
vào trường chuyên lớp chọn.

Mục tiêu của tất cả nhà Mài là làm đầy đủ các vòng toán và tiếng Anh trên mạng
nhé.
Mẹ Titibongbong: Chiến thuật bơm vá, kỷ luật nhà tibong
Tớ nghĩ đôi khi phải áp dụng chiến thuật mềm nắn rắn buông, không phải lúc nào
cũng có thể để con đưa điều kiện nếu con học cái này, làm cái kia... thì mẹ phải abc,
xyz. Như thế trong đầu con sẽ nghĩ rằng việc học là học cho mẹ.
Nhà tớ con trai nên đôi khi phải hơi "quân phiệt", sự "quân phiệt" này thực hiện từ
lớp 1. Tức là mẹ luôn phải duy trì một số nguyên tắc nhất định.
1. Việc học là việc của con, mẹ không có trách nhiệm ngày nào cũng nhắc nhở con
học bài.
2. Cầm bút là phải viết đẹp
3. Trước khi vào bàn, phải đi vệ sinh, uống nước, cố gắng trong giờ không ra ngoài
linh tinh.
4. Hè này tự học được khoảng 1 tiếng thì tự căn giờ giải lao, tất nhiên cũng có xê
dịch nhưng phải cho con rèn được ý thức kỷ luật.
Lập 1 thời khóa biểu, trong ngày học thế nào thì học, tối 8h mẹ tổng kiểm tra bài vở,
làm tốt đôi khi có thưởng, nhưng nếu không thưởng cũng không sao, con không được
đòi hỏi mà vẫn vui vẻ. Nhưng nếu có sáng kiến đặc biệt, ý tưởng mới thì thường sẽ
được thưởng.
Hôm trước tớ đọc trong cuốn Con cái chúng ta đều giỏi có đoạn như sau. Tớ cũng
mang ra cho con đọc, cu cậu vừa đọc vừa có vẻ rất suy nghĩ.

201
Sao anh có thể khiến chúng tham gia mọi hoạt động và tập trung vào giờ
học như vậy được, trong khi chúng tôi liên tục nhắc nhở chúng giữ trật tự mà
đâu có ăn thua gì?
Bí mật lớn nhất là chúng tôi KHÔNG BAO GIỜ bảo học sinh rằng chúng PHẢI học
hành chăm chỉ hoặc chúng NÊN ĐẠT KẾT QUẢ TỐT. Chúng tôi có kinh nghiệm rằng,
bạn càng bảo chúng NÊN học bao nhiêu, chúng càng muốn chống đối lại bấy nhiêu.
Thay vì thế, chúng tôi bao giờ cũng nói với các em rằng, chúng được QUYỀN LỰA
CHỌN cho cuộc sống tương lai của mình. Nếu bây giờ chúng chọn việc không học
hành chăm chỉ thì mai kia chúng sẽ có rất ÍT LỰA CHỌN cho những việc mà chúng có
thể làm cho mình và cho người khác.

Với kết quả học tập kém, bạn không thể chọn được trường học hay khóa học
mà bạn yêu thích, trong thực tế những trường tốt không chọn bạn, họ chỉ
chọn những người có thành tích đáng nể mà thôi. Như vậy chỉ còn lại cho
bạn vài lựa chọn sót lại mà người khác không muốn. Với học vấn thấp, bạn
không thể có được những công việc thú vị, lương cao mà nhiều người ao ước.
Với một công việc tẻ nhạt, đồng lương tệ bạc, bạn không thể kén chọn,
chẳng hạn ăn ở nhà hàng nào, mặc đồ hiệu gì và sống ở đâu. Nói cách khác,
nếu bạn chọn việc không học tập đàng hoàng hôm nay thì trong tương lai
bạn sẽ có rất ít tự do để lựa chọn. Bạn không thể tự quyết định cho mình,
cuộc sống của bạn có thể bị người khác chi phối.
Tuy nhiên, nếu bạn CHỌN học hành chăm chỉ và đạt điểm cao, bạn sẽ được
tự do lựa chọn bất cứ ngành học nào mà mình muốn, vào học ở bất ký
trường nào mà bạn thích. Với tờ giấy thông hành là bằng cấp ở những
trường tốt, bạn có thể chọn bất kỳ công ty mà bạn muốn với mức lương hậu
hĩnh. Như vậy, với nhiều cơ hội lựa chọn, bạn sẽ làm chủ cuộc đời mình chứ
không phải bất cứ ai khác.
Mẹ Queanh: Dạy con làm văn
Chào mẹ Cuncon! Chào các mẹ!

Môn Văn mình có tác động sâu một tí vì môn này thật ra dạy con làm người – về cội
nguồn, về tính nhân văn, về đối nhân xử thế, … rồi khuyến khích con viết theo
những điều con quan sát, những suy nghĩ, cảm nhận của con lả đã dạy con làm văn.
Một cách mình dạy con làm văn khi con còn học tiểu học: đặt trước mặt cháu 2 quả
cam, một quả “rất ngon mắt” và một quả “chẳng thèm ăn”, mình hỏi cháu chọn quả
nào và cháu chọn quả đẹp có vẻ ngon. Mình hỏi cháu vì sao con chọn quả đó, cháu
giải thích một loạt bằng những diễn đạt rất trẻ thơ. Thế là mình bảo rằng con hãy
viết ra những điều ấy, diễn tả làm sao cho mẹ cũng chọn quả cam đó như con. Cháu
viết bài, lung tung, lang tang, nhưng quan trọng rằng toàn bộ ý tưởng và câu chữ là
của cháu. Rồi từ những gì cháu viết, mình hướng dẫn cháu cách làm một bài văn có
cấu trúc rõ ràng, mạch lạc. Tương tự như vậy, mình cũng lại hỏi vì sao con không
chọn quả cam kia, cháu lại giải thích bằng một loạt những điều chê bai (da sần sùi,
khô như thế chắc là bên trong không mọng, nước sẽ không ngọt,…). Mình gợi ý cho
con rằng, nếu thân phận mình là quả cam đó, bị chê như vậy, con có buồn không.
Mình đã khơi gợi lòng trắc ẩn bên trong con về tình người, về sự cảm thông,… và để
con tự nói ra, sau đó mới bảo rằng, nếu con viết bài văn mà diễn tả sao đó để mẹ
thấy quả cam đó xấu xí, bị thiệt thòi để mẹ thương quả cam cũng như con thì bài
văn sẽ rât hay. Cháu cũng làm theo, vậy là đã bắt đầu được mẹ tập cho con viết kiểu
văn cảm thụ có cảm xúc thật sự từ chính bản thân mình (không phải viết theo kiểu
văn mẫu). Từ từ mình giúp con nhận ra rằng, viết văn mà viết theo những gì mình
nghĩ, những gì mình cảm nhận thì không bao giờ cạn ý và nếu viết thành một cấu
trúc rõ ràng, mạch lạc thì có thể viết dài ngắn bao nhiêu là tùy mình thích hoặc tùy
thời gian mình có được. Mình còn nói với con rằng, với cách như vậy, dù chỉ là một

202
hạt cát, con vẫn có thể viết thành bài văn dài, thậm chí có thể là thành câu chuyện
dài. Với những cách tương tự như vậy, mình khuyến khích cháu tự viêt, thậm chí cả
bài kiểu như tả chiếc lá bị sâu,… cháu đều viết tốt.
Mẹ Cún con: trích kinh nghiệm học tiếng việt của bé TN
Mẹ cháu gửi nhà mình kinh nghiệm học Tiếng Việt của bé TN con mẹ BebeBenben -
Thủ khoa tiếng Việt AMS2 năm nay, mẹ cháu đã xin được từ mẹ BebeBenben. Một
lần nữa mẹ Cún chúc mừng cháu TN và gia đình, cám ơn mẹ Bebebenben và bé TN
rất nhiều !!!

Kinh nghiệm của bé TN:

Qua 5 năm học tiểu học, để học tốt môn Tiếng Việt và thi đạt kết quả cao, tự bản
thân em rút ra những kinh nghiệm sau:

1. Hãy đọc sách nhiều. Em thích đọc các loại sách, truyện từ khi còn học lớp 1. Khi
đọc em thường chú ý đến những từ ngữ, câu văn hay để nhớ và áp dụng trong bài
của mình khi thích hợp, cũng như tăng vốn từ cho mình. Đọc sách, truyện chữ tốt
hơn là truyện tranh, vì ngôn ngữ trong truyện tranh không phải là ngôn ngữ văn
học.

2. Kỹ năng đọc hiểu rất quan trọng. Đây cũng là kỹ năng em thường luyện tập không
chỉ trong tiếng Việt mà cả tiếng Anh nữa. Em thường làm các bài tập về đọc hiểu, ví
dụ như trả lời câu hỏi, tìm ý chính của đoạn thơ, văn, phát hiện các biện pháp tu từ
được dùng… Điều này có thể giúp em tạo kỹ năng hiểu nội dung một văn bản, cho dù
là mới, từ đó có thể trả lời được các câu hỏi liên quan, hoặc viết cảm thụ văn học về
văn bản đó. Khi đi thi, chẳng may gặp một bài mới thì mình vẫn có thể hiểu và viết
được.

3. Nắm chắc lý thuyết trong sách giáo khoa về phần ngữ pháp tiếng Việt (luyện từ và
câu). Em cũng thường ghi lại những trường hợp đặc biệt trong phần luyện từ và câu.

4. Sách giáo khoa rất quan trọng vì khi thi họ hỏi bám sát chương trình trong sách
GK. Em cố gắng học kỹ từng bài trong suốt quá trình học, chứ không chờ đến khi ôn
thi mới học. Đối với mỗi bài trong SGK, em học thuộc các bài thơ hay, nhớ tên tác
giả, tên bài thơ, bài văn, hiểu các lời chú giải cho phần từ vựng trong bài.

5. Tạo thói quen tra từ điển. Em thường dùng Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh.
Khi tự mình tra từ điển mình sẽ nhớ lâu hơn. Thành ngữ, tục ngữ cũng vậy. Ngoài
việc học thuộc, em cũng tra từ điển để hiểu ý nghĩa của nó, nhờ vậy em sẽ nhớ lâu
hơn các thành ngữ, tục ngữ đó.

6. Trên lớp chăm chú nghe giảng. Lời thầy cô giảng giúp em nhớ nhanh hơn và nhớ
lâu hơn. Nó như khắc ngay vào đầu mình, chứ không như khi tự mình đọc sẽ lâu nhớ
và nhanh quên hơn.

7. Luyện kỹ năng viết đoạn văn. Em đúc kết được công thức viết đoạn văn: 1-3-1 (1
câu mở, 3 câu thân đoạn, 1 câu kết) nếu viết đoạn văn ngắn. 1-5-1 cho đoạn văn dài
hơn. Trước khi viết em lập dàn bài nhanh cho 3 ý hoặc là 5 ý của thân bài. Sau đó,
em chỉ cần dùng vốn từ vựng của mình viết thành đoạn văn.

8. Cuối cùng là cảm xúc dành cho văn. Em luôn nhớ phải viết suy nghĩ riêng, cảm

203
xúc riêng của mình khi viết văn. Cái này rất quan trọng đối với cảm thụ văn học.
Cảm xúc của mình phải phù hợp với bài thơ, bài văn mà mình đang cảm thụ.

Cuối cùng, xin chúc các em lớp 5 năm tới học thật giỏi và thi đạt kết quả cao.
Mẹ cuncon: Định hướng học môn toán tốt
Còn dưới đây là kinh nghiệm định hướng học tập môn toán của mẹ cháu cho con trai.
Có lần 1 mẹ nào đó viết mail hỏi mẹ cháu quy trình xây dựng cho con trai học như
thế nào, nay mẹ cháu gửi vào đây chia sẻ chung với nhà mài. Tuy nhiên con trai mẹ
cháu đã học xong tiểu học khá lâu rồi, sách GK đã được thay đổi, nên mẹ cháu vẫn lọ
mọ hỏi xin các mẹ kinh nghiệm học toán cho con gái hiện tại. Các mẹ có con học
toán giỏi, thấy có điều gì thiếu, bổ sung giúp mẹ cháu nhé.

- Đọc trước bài học, nghe giảng tập trung, chú ý ghi chép, chỗ nào chưa hiểu hỏi
ngay lại các thầy cô.
- Nắm vững kiến thức cơ bản. Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số
và số thập phân nhanh, chính xác, nhuần nhuyễn (cả bằng tay và bằng máy tính).
- Học thuộc các định nghĩa, công thức, hệ quả...
- Hệ thống, phân loại dạng bài, chú ý kiến thức với từng dạng bài.
- Luôn có đầy đủ giấy nháp và dụng cụ học tập.
- Làm bài tập đầy đủ. Tính toán cẩn thận. Trình bày đúng phương pháp, đủ bước, rõ
ràng, sạch đẹp.
- Thường xuyên tìm và lấp lỗ hổng (tìm nguyên nhân và khắc phục các bài dưới 10,
ko giải dc). Đảm bảo bài làm chắc chắn, cẩn thận, tuyệt đối chính xác.
- Tuyệt đối tránh: chủ quan, không đọc kỹ đề, tính toán sai, cẩu thả, trình bày không
đúng phương pháp, chữ xấu, sai đơn vị tính…
- Quan sát, tham khảo, học hỏi bạn bè, các anh chị đi trước. Có ý thức thu thập, lưu
trữ tài liệu tham khảo.
- Luyện toán tư duy, nâng cao.
- Nắm vững kỹ năng làm bài thi, key words và các tips làm bài.

Đây là những định hướng chung, còn cụ thể cho lớp 2, 3, 4, 5 như thế nào, mẹ nào
có kinh nghiệm và thời gian viết tiếp giúp mẹ cháu nhé. Mong các mẹ chia sẻ thêm!
Bác Laida: Nhắc nhở về việc rèn con cấp 1
Các em con học lớp 1 nên chú trọng rèn tập chung, chưa rèn được tự học đâu,
các em đọc ở topic kèm con học lớp 1 của mẹ Quynhminh.

Các em con lớp 2-3-4 theo nhà Mài này rèn tự học cơ bản để vào năm học
làm chủ kiến thức và tiết kiệm thời gian.
Đừng cố nghĩ kiểu con quạ màu đen... cái gì đen là con quạ.
Thày cô giáo tốt cần lắm chứ, nhưng ở mình đang lạm dụng ỷ lại vào học thêm mà
những kiến thức sơ đẳng này có từ mấy trăm năm trước con có thể tự đọc dưới sự
hướng dẫn của cha mẹ.
Còn để cuối cấp thi vào trường chuyên lớp chọn lại phải có chiến lược chị sẽ gõ bài
khác.

Đừng ví các bạn lớp 2-3 với anh thi Lý quốc tế.
Còn em nào muốn cho con đi học thêm ở lớp nhỏ này chị cũng không thuyết phục
các em gắng kèm con học. Có tiền thì hưởng dịch vụ, tạo công ăn việc làm cũng là
đem lại niềm vui cho người khác mà.
Bác Laida: tự học toán và đọc sách truyện bổ trợ môn Tiếng Việt hè
Nguyên văn bởi lanchilinh

204
Xin chào chị laida. Chị cho mình xin ý kiến ạ. con mình năm nay lên lớp 3. Hè này
mình đã dạy cháu hết chương trình toán lớp 3 , làm xong 2 quyển bài tập toán lớp 3,
giải xong 2 quyển violympic toán 3 và một số sách bài tập toán nâng cao rồi , vậy
mình có thể dạy cháu tiếp chương trình toán lớp 4 luôn được không? . Con mình tiếp
thu rất nhanh .
Xin phép ở topic này xưng chị với các em nhé.
Chị hướng dẫn con tự học trước toán, và đọc thêm các sách truyện bổ trợ tiếng Việt
chứ không học trước môn tiếng Việt.

Các em nhà Mài khi hỏi nhớ cho biết định hướng mục đích thì mới có hướng để trả
lời.
Chị không biết định hướng của bạn Lanchilinh nên chẳng biết khuyên là nên hay
không.

Về riêng môn toán chị nghĩ càng học càng khó, đã cao cô giáo lại nâng cao nữa cao
mãi, chỉ những bạn thực sự thật yêu toán mới nên gắn bó.

Chị nghĩ tuổi trẻ là tích luỹ kiến thức, kĩ năng có những cái sau này muốn cũng chẳng
học được nữa vì quá tuổi rồi nên con chị không đi sâu quá vào môn toán.
laidaboxgd@yahoo.com

Một bài gần đây chị có nói là ngày nay thi vào chuyên được thi
cả môn tiếng Việt.
Các em nên tận dụng lợi thế này học tiếng Việt thật tốt bằng cách đọc
thật nhiều truyện hay các thành ngữ tục ngữ chuẩn bị nền tảng thật
tốt.
Nếu con chị thi Ams thì chị sẽ cho cháu đi học thêm tiếng Việt ngay từ
lớp 3, và toán chỉ vưói các bài trắc nghiệm còn tự luận nhường các bạn
khác.
Nâng 2 điểm tiếng Việt dễ hơn rất rất nhiều so với 2 điểm toán. Đó
chính là chiến thuật.
Các bạn thi Trần Đại Nghĩa trong Nam lại còn được thi cả tiếng Anh
nữa thì phải.

Học tiếng Anh ấm vào thân, tội gì không tranh thủ thời gian học mà
nâng vài điểm tAnh dễ hơn nhiều.
Thế có phải là thời gian này học tiêngAnh tốt hơn không.

Bác Laida & Mẹ Cuncon: trường chuyên lớp chọn – câu hỏi nhiều
ẩn ý
Nguyên văn bởi Mẹ Cúncon
"Cụ" Laida thân mến ! (bắt chước lão Khan gọi vậy) đi theo cụ hoài mà em thấy cái
trình rèn con của em nó không lên bao nhiêu cả. Khộ, không biết bao giờ mới tốt
nghiệp nhà mài dc đây?

Về vụ chuyên chọn em có nhiều lăn tăn. Em thấy ngoài HN các PH cho con luyện gà
quá sớm (có bé từ lớp 2 lận), vào ams rồi mà vẫn tiếp tục chay show. Sao các con
khổ vậy cà? Gọi là vào ams sẽ có môi trường tốt, bạn bè tốt, các con học được nhiều
kỹ năng mà các trường khác ko thuận lợi... Cơ mà cày như vậy, tg đâu mà phát triển

205
các kỹ năng khác? với lại thực ra đó là nói chung, chứ những bé học ở trường khác,
dc cha mẹ quan tâm toàn diện, thì chắc gì đã thua các bé ams?! Vậy vào chuyên có
phải là lựa chọn tốt không khi mà cuối cùng là trường đời, nơi mà các con thi thố
thật tỳ thứ và cs thì đâu chỉ có học giỏi là quan trọng? Đành rằng ở cái xứ sở XHCN
này chuyên chọn có cơ hội phát triển thuận lợi hơn, cơ mà XHCN càng pt sang TB thì
sự phát triển toàn diện quan trọng hơn nhìu. Thay vì cho con đấu đá chuyên chọn,
làm thêm 1 ngoại ngữ nữa... ra đời, nếu vẫn ở VN chả hay hơn hay sao? Các mẹ nhà
mài thấy thế nào? Sao cứ phải chuyên nhỉ? Hay cái chật vật vào được chuyên khiến
cho tầm của nó dc nâng lân quá lớn? Khộ, nhưng đi trái dòng khó lắm thay, nên mẹ
cháu cũng ko cưỡng nổi lực hấp dữn của nó. Chuyên or ko chuyên là câu hỏi cứ lởn
quởn đầu mẹ cháu, mà ko rành mạch 1 trong 2 cái định hướng ấy con mất đi cơ hội
về tg cho mục tiêu. Mẹ cháu cứ thu thập thông tin, tài liệu cho mục tiêu chuyên,
nhưng hiện vẫn ưu tiên ăn chơi nhảy múa cho con.
Nói thật lòng, nếu cụ phân tích đánh giá bóc mẽ thật chi tiết vấn đề này thì sẽ :
1- Tạo khó khăn cho con của cụ, mọi người còn đang mải lòng vòng còn cu thì đi
thẳng như kẻ chỉ
2- Nói ra cũng chả ai nghe, chỉ tổ tạo dư luận mọi người ném đá, nhiều người đã
ghét cụ rồi nay ghét thêm nữa.

Thôi cứ để mọi người rút kinh nghiệm từ chính bản thân con họ.
Bao giờ con cụ sang đu cùng con cụ hiệu trưởng lúc đấy cụ rảnh rỗi bla chưa muộn.
laidaboxgd@yahoo.com

Bố Bibo-2006: Phiếm về việc “ luyện gà “ con – hay mà châm biếm


Nguyên văn bởi Mẹ Cúncon
Thoai, vậy thì thể theo số đông và xu hướng hiện nay, cụ cứ cho các mẹ con đường
vào chuyên như đã hứa đi... em chỉ tham khảo thôi ợ !
Nguyên văn bởi laida
Nói thật lòng, nếu cụ phân tích đánh giá bóc mẽ thật chi tiết vấn đề này thì sẽ :
2- Nói ra cũng chả ai nghe, chỉ tổ tạo dư luận mọi người ném đá, nhiều người đã
ghét cụ rồi nay ghét thêm nữa.
Bước 1: trước khi có bầu - 6 tuổi " không phải phải lúc cưới nhé- vì không biết cái
nào có trước" các bạn nên vào đọc một số toppic : Nuôi dạy con thai giáo, phương
pháp -1 tuổi, dạy con theo kiểu Nhật, kiểu ixaraen, kiểu Mỹ, kiểu mẹ hổ, kiểu mẹ
mèo, kiểu dạy con sớm để thành thiên tài...

Sơ qua mấy toppic trên họ muối nói như thế này : tất cả con cái mới đẻ ra là giống
nhau chúng ta có thể tạo thành thiên tài " không quan trọng tới giống nòi, con Giáo
sư, con Xiến sỹ, hay con bần cố nông đều như nhau" bỏ hết các suy nghĩ theo kiểu
Việt nam như: con nhà nòi, hay con nòi cháu giống ... Nhé.

Giai đoạn quan trọng từ 5-6 tuổi: các mẹ nên học một khoá "marathon" để có sức
khoẻ và " chạy" thật nhanh. Mục đích : có sức để xô đổ cách cửa trường Đoàn thị
Điểm( nguyễn Bỉnh Khiêm) và "chạy" nhanh xếp hàng để vô học được trường này.
Còn nếu không có sức khoẻ thì cần thật nhiều nhiều " đạn" cứ dùng súng đại bác bắn
thì mục tiêu nào chả trúng.

Bước 2: cấp 1 " từ 6 - 11 tuổi.


Tham gia đọc và các toppic sau: mài sắt nên xabeng, HPTOM, nhà con gái, định
hướng du học, thi vào Ams ...

Trách nhiệm ba mẹ:

206
phải có khả năng đọc hiểu, phải biết coppy để chép các bài chia sẽ hay về đóng
thành tập, phải biết được ít nhất một môn là 3 trung tâm hoặc thầy cô dạy toán,
ngoại ngữ ( nhất là ngữ pháp), văn có học sinh các năm vừa rồi đổ vào trường
chuyên đông.
Phải có một tủ sách và một cái máy tính có dung lượng khoảng 200Gb để dow các
sách học tiếng anh về : như của bác 3j, khanluado, nongdan, chibicbop,
mehaicongchua, ciub@ ...
( tài lệu cứ dow về để đó, xài hay không chưa cần quan tâm, nhưng thực ra cũng còn
thời gian đâu để học)

Phải giảm bớt công việc để biến mình thành "xe ôm" và chuẩn bị xiền đóng cho các
trung tâm học thêm.

Phải biết chịu áp lực cao, vui buồn , học cùng , ăn cơm bụi... Cùng con.

Trách nhiệm của con cái:

Học theo những gì ba mẹ đã định hướng, lớp 3 bắt đầu vào con đường khổ luyện,
trong giao đoạn này tập trung vào học những môn để thi ( toán, văn, anh văn nếu
trong nam) không nên tham gia nhiều vào những thứ không không thiết thực như
các môn ngoại khoá làm mất thời gian.
Mong muốn: sang lớp 4-5 mỗi môn học khoảng 2-3 trung tâm cho chắc ăn.

chú ý: con phải đạt học sinh giỏi 5 năm liền thì mới đươc thi vào Ams nhé, mà như
vậy thì vào lớp 1 cũng phải tập trung học rồi chứ không chờ tới lớp 3 nhé!

Bước 3: cấp 2 từ 12-15 tuổi:

Nếu con thi đậu thì nên mở tiệc linh đình, cho con nghĩ ngơi khoảng 1 tuần và bắt
đầu con đường 4 năn ôn luyên để cho kịp bạn bè và thi vào trường chuyên cấp ba
như Ams3, PTNK, Lê hồng phong...
Trong giao đoạn này phải học Chuyên tốt cả các môn, còn phải tìm các trung tâm
giỏi để luyện từ đầu lớp 6 cho có gốc, nhớ tối thứ 7 khoảng 21-22h cho con nghĩ ngơi
một tối, con được xã hơi tuỳ thích nhưng khoảng 20h30 nên đi ngũ để lấy sức chó
các ngày sau học tiếp

Trong thời gian đầu khi con đậu, tránh nhiệm của các mẹ là trả lời tin nhắn trong hộp
thư và trên diễn đàn nhiều nhé, lúc đó ta không phải là người đi học hỏi nữa mà
đương nhiên thành người VIP đi chia sẽ kinh nghiệm cho các mẹ có con vào cấp 1
thôi. Lúc này thật là hạnh phúc khi con đi đâu cũng thể hiện đẳng cấp mình là dân
AMS( trần đại nghĩa) các be mẹ thì tự hào thoại con gà mái để khoe với mọi người
con mình học trường chuyên ....

Các mẹ có con không đậu thì nên xa diễn đàn một thời gian, cố găng ôn luyện 4 năm
tiếp nhé.

Thôi viết đến đây thôi, có gì Cụ Laida sẽ viết thêm, Cụ nói không ai nghe, và sợ gạch
đá nhưng em thì kinh doanh vật liệu xây dựng, cũng đang muốn kích cầu trong thời
buổi khó khăn, nến có ai ném thì ném, ném trúng ai cũng được, miễn rằng góp sức
để kinh cầu cho ngành xây dựng, cũng là kích cầu cho toàn xã hội.
Mẹ Queanh cc8 : tranh luận về việc tự học ở cấp 1

207
Nhân tiện, xin có đôi lời về "con đường" của "cụ" laida đang chỉ giáo cho các mẹ
chăm con, bởi vì trước khi viết một bài viết dài "Khi con tự học" làm món quà tạm
chia tay (sau này con học xong cấp 3, có kinh nghiệm thực tế rồi mới chia sẻ tiếp
được, còn hiện tại mẹ con đang cùng đồng hành dò dẫm đường đi và xông pha trải
nghiệm) queanhcc8 đã đọc khá nhiều các bài viết của cụ, cũng suy nghĩ khá nhiều
(nhưng chỉ nhằm mục đích chiêm nghiệm lại con đường mà hai mẹ con đã đi qua là
chính). Nay "uốn lưỡi năm bảy lần" mới dám phát biểu quan điểm cá nhân - hoàn
toàn cá nhân:
- Cấp 1, các con tự học theo cách của cụ laida như vậy là quá nhiều, bởi vì kiến thức
cấp 1 không đến mức phải bỏ ra bằng đó thời gian để rèn luyện. Nếu nhằm mục đích
rèn giũa và uốn nắn cho con nếp học, khả năng tự học, nếu là mình, chắc mình phải
tìm ra một cách khác hoặc một lộ trình khác hiệu quả hơn. Về khoản này, mình
không hề có kinh nghiệm, bởi vì cấp 1 con hoàn toàn được "tự do phát triển" như bài
viết của meodonghai. Vậy nên, dấu ấn tuổi thơ được "tự do phát triển" của con
quãng thời gian con học cấp 1 đầy ắp trong những bài văn con làm sau này, kể cả
đến khi lớp 9 con luyện thi vào PTNK, và trong tuổi thơ ấy của con, bài vở rất ít, chỉ
loáng thoáng và thoang thoảng (ngoại trừ lớp 5 cày bừa trâu bò để bù lại những năm
trước "nhẩn nha" và để quyết chí vào cấp 2 Trần Đại Nghĩa).
- Một điều quan trọng nữa: con tự học theo lộ trình hay cách thức như vậy, vào lớp
con làm gì? Nếu không giải quyết được bài toán này, thì lãng phí thời gian vô tội vạ.
Có một điều khác biệt giữa cấp 2 trường chuyên và trường không chuyên, ở đây
mình chỉ đề cập đến "phân khúc trường chuyên". Con trai mình vào Trần Đại Nghĩa
cấp 2, thời đó họ "ngầm phân bổ" rõ ràng giữa định hướng chuyên Toán, chuyên
Anh, chuyên ..., và một hai lớp cuối bị đặt danh là lớp "liên hợp quốc". Với các lớp A1
6+7+8 định hướng chuyên Toán mà con mình theo học, họ có riêng giáo trình bài
tập riêng "toán chuyên", các con sẽ luyện tập rất nhiều bài trong đó, và với quỹ thời
gian có hạn, buộc lòng phần toán căn bản họ phải dạy lướt nhanh. Sợ con mất căn
bản, mình cho con đi học thêm Toán Lý Tự Trọng. Lý Tự Trọng đã làm việc này rồi thì
về nhà con không phải lặp lại nữa, thời gian đó để học cái khác hoặc làm việc khác.
Con phải vào Lý Tự Trọng ngay từ lớp 6, vì mình sợ rằng đến lớp 8 mới thi đầu vào
có thể con khó có thể vào được lớp chuyên và đội tuyển Toán có họ. Riêng môn
Toán, dù đã đi học thêm, vào lớp con vẫn có "khối việc phải làm". Thậm chí, kiến
thức căn bản Toán Lý Tự Trọng có khi đi nhanh hơn Trần Đại Nghĩa, thì vào lớp con
trải nghiệm những kỹ năng khác (làm bài tập nhanh, làm bài tập về nhà tại lớp,...).
Đến khoảng lớp 8-9, định hướng đã rõ ràng vào 9A6 chuyên Toán Trần Đại Nghĩa, Lý
Tự Trọng cũng bắt đầu lộ trình chuyên Toán của họ ngay từ lớp 8, kiến thức căn bản
cả Trần Đại Nghĩa cả Lý Tự Trọng dạy nhanh vù vủ, đến lúc này con buộc lòng phải
tự học Toán căn bản SGK hay sách nâng cao theo cách thức tự học của cụ laida. Như
vậy, thời gian của con không hề lãng phí.
- Và một điều cuối cùng: môi trường trường chuyên và không chuyên hoàn toàn khác
biệt, không chỉ là mặt bằng kiến thức. Vậy nên, các con đã mất thời gian và công sức
mài đá mài kim, thì hãy nên hướng đến mục tiêu vào môi trường chuyên, nếu không
uổng công các con miệt mài, miệt mài... Nếu các con thành công, thì không
chỉ "người lớn đóng vai trò tạo môi trường thật tốt" mà nhà trường, thầy cô,
bạn bè cũng cùng đóng vai trò quan trọng trong việc tặng cho con môi trường thật
tốt ấy.

Nếu cụ laida coi đây là một phản biện tích cực, thì xin chờ nhận hoa của cụ, còn nếu
có điều gì chưa hợp lẽ, thì mong cụ xem đây là quan điểm cá nhân, và cụ có ném đá
thì em cũng lặn mất tăm rồi.

208
Khi chưa chia sẻ quan điểm về "ba điểm mấu chốt trên", mình thực sự bứt rứt trong
lòng. Với những mẹ có nhiều thời gian cho con, chắc các mẹ cũng đã cân nhắc. Mình
lo ngại những mẹ có ít thời gian cho con, hay ít có dịp nghiền ngẫm, nên "bạo gan
bạo phổi" nhắn nhủ đến các mẹ: hãy cân nhắc...

Bài viết chưa ký tên


(để tìm một lối thoát, vậy nên tránh ném đá, vì em chưa ký tên, em không có ý định
post, nhưng em lỡ tay bấm nút "gửi trả lời nhanh")
Bác Laida: Giải đáp và chia sẻ
Dạo này mình quá bận, nhưng vẫn phải ngoi lên giải trình cho bà con khỏi
mong.

Theo mình mỗi công việc, ngành học hay lĩnh vực nào đó người nhập môn bao giờ
cũng trải qua 3 bước:
1- Làm quen
2- Trải nghiệm
3- Làm chủ

Trong lĩnh vực giáo dục ở Vn mình đã lặn ngụp gần 20 năm nên qua được 2 đoạn
đầu, nay đang đứng ở đoạn 3 ( làm chủ)

Vì nghĩ thế và được wtt vinh danh trao một trái tim pha lê khắc nick Laida nên mình
nhờ CA mát tay mở nhà Mài này nhằm chia sẻ những trải nghiệm mình đã từng qua
để các mẹ đang ở giai đoạn làm quen xem có gì nhặt nhạnh mà rút ngắn được quãng
đường con qua thì cũng là tâm nguyện của mình.

Mình yêu boxGD vì ở đây toàn chia sẻ, ứng xử các mẹ ở đây rất có văn hóa.

Ở nhà Mài toàn các mẹ con nhỏ đầu cấp 1, mẹ đang ở mức làm quen với GD VN nên
mình xin phép xưng chị với các em cho gần gặn, và nếu có gì mang chút hướng dẫn,
dạy dỗ thì cũng mong các anh/ chị/ em bỏ qua.

Giờ mình xin trả lời thật rõ những thắc mắc của các bạn:
Nhà mình cu đầu đi du học sớm rất ổn, các cô phụ huynh đã tiếp xúc chắc cũng biết.
Nên mình vẫn tiếp tục chuẩn bị va li hành lí kĩ lưỡng cho cu em đi tiếp.

Bao giờ đi? đi nước nào? bao nhiêu tiền? chỉ phụ thuộc vào công đoạn mình chuẩn bị
hành lí thế nên mình muốn mua được cái đồng hồ ngày có 48 giờ để con được chơi
nhiều hơn các bạn, học ít hơn các bạn ...

Bạn nào mới nhập môn GDVN ở đoạn làm quen vào đây nhắc mình nên để con có
tuổi thơ thì mình cám ơn.

https://www.facebook.com/dcc.vietnam.9

Trên đây là nhóm bạn mình có được từ boxGD, 5 năm qua với bao sự kiện dọc theo
chiều dài đất nước, trang web riêng mới bị thay đổi nên bọn mình tạm cập nhật ra
Fb. Đó là rất ít so với thực tế.

Mới bước vào đoạn 1 Làm quen, các bạn có suy nghĩ khác, ở đoạn 2 sau một thời

209
gian trải nghiệm các bạn đã dần tích luỹ được những kinh nghiệm riêng của mình,
suy nghĩ đã khác với ban đầu phát biểu cũng khác.
Lên đến đoạn 3 tức là bạn đã kinh qua một thời gian rất dài bám theo GDVN, chỉ khi
nào bạn để tâm sâu sắc trong quá trình trải nghiệm bạn mới có cơ hội bước vào giai
đoạn làm chủ.
Có nhiều ông bố bà mẹ nuôi con đến trưởng thành nếu chỉ đưa con tiền chở con đi
học thêm chưa chắc hiểu rõ GDVN để làm chủ.

Gần 20 năm mình lang thang theo con, buổi họp phụ huynh nào của 2con mình cũng
ghi chép vào 1 cuốn sổ, tiếp xúc với nhiều thày cô, thích môn tâm lí nên mình đọc vị
rất tốt GDVN nói chung và hệ thống trường công, hay dân lập.

Ở nhà Mài này mình không muốn diễn ra tranh luận chọn trường mà chỉ là đưa ra
kinh nghiệm mài của mình ở cấp 1.

Diễn đạt về quá trình Mài nghe có vẻ rất dài rất vất vả ví như môn toán, các bạn bên
ngoài đọc qua thấy có vẻ hùng hục khổ con chúng mình quá.
Mình rất lắng nghe: tiếng nói của bạn ở đoạn trải nghiệm khác với các bạn đang làm
quen. Thế nên mình mới nói qua được đoạn này nhìn lại quá trình mài thấy màu sắc
khó tả lắm.

Vậy những bạn chưa Mài thì mình xin phép không giải trình.

Tập 1 của mình tiếng Pháp và tiếng Anh sử dụng thông thạo,vì yêu toán nên đam mê
tìm hiểu, mẹ không khuyến khích chỉ ước ao cháy bỏng được người ta cho tiền đưa ra
nước ngoài rèn luyện, lúc ấy muốn học toán thì cứ việc thi thố.
Mình biết mỗi tiếng Việt ở trình độ giao tiếp, nhưng mình biết kèm con học.

Trong quá trình kèm con học tiếng Pháp mình phát hiện ra những điểm rất khác giữa
các bạn học tiếng Anh và tiếng Pháp.
Nhiều lắm nhưng ở đây mình xin kể ra 1 điều nhiều người muốn nghe là tại sao phần
đông các bạn học tiếng Pháp lại có tư duy ngoại ngữ tốt hơn các bạn học tiếng Anh ở
trong cùng 1 hệ thống GDVN?

Mình rút ra điều cốt lõi là Pháp họ có bộ giáo trình rất tốt xuyên suốt, họ dạy song
ngữ và trẻ tiếp thu được rất tốt từ lúc rất nhỏ.

Rèn tự học Toán trước vào mùa hè để làm gì? Để con thấy tất cả kiến thức cơ bản có
ở trong SGK, biết tự làm cơ bản mới có thể tự học nâng cao, khi mình cố gắng 7-8
phần đến bài khó cô giảng hướng dẫn nốt những phần còn lại sẽ hiệu quả hơn về thời
gian của mình, tiền bạc của cha mẹ... lớn lên làm một người tự tin, độc lập suy nghĩ
có ý chí...
Thế trong năm làm gì? để tự học song ngữ giống cu anh.

Nên mình rất tiếc thời gian bỏ ra tận 2 năm cuối cấp nếu phải ôn luyện vào trường
Danh tiếng.
Nên tích cóp thời gian như thế thì chắc chắn mình không lãng phí thời gian vô tội vạ
của con rồi.

Điểm thứ 2 mình rút được khi trải qua quá trình bám cu lớn học là ở VN rất nhiều
giáo viên dạy toán tốt, nhưng GV tiếng Anh thì không.

210
Ở các trường thường cũng rất nhiều GV tốt nhưng không thể dạy nâng cao nữa cao
mãi vì mặt bằng chung của hs chỉ có hạn.
Nên ở cấp 2 mình chọn cho con môi trường tốt, hs phải thi tuyển vào đã đành nhưng
phụ huynh phải thế nào con họ mới đỗ được vào trường đó. Môi trường OK rồi nhá

Trường mới, đang làm thương hiệu nên ít làm bậy, các thày cô giáo đa phần là học
sinh chuyên chọn của các tỉnh lên HN học sư phạm ra trường dạy dân lập một thời
gian dài nên được phụ huynh rèn nếp (không ba bị hư các cô trường công chèn ép
gì cha mẹ cũng phải nghe).
Chính đội ngũ các thày cô đó thi đỗ công chức được về dạy ở môi trường có nguồn
học sinh đã test sầy vẩy con của các vị phụ huynh đến cơ quan chỉ nung nấu trường
nào cô nào cho con mình.

Và lí do nào để từ chối khi trường đó lại xuất hiện ngay trên cánh đồng làng nhà
mình cơ chứ.

Trường mới, BGH cầu thị nên mới bỏ ra 55 xuất vào thẳng, các mẹ ở HN biết rồi đấy
để con vào được trường ước mong có khi phải gọi điện sang Mĩ nhờ OBama viết từ 10
đến 20 thư cho một cháu.
Vậy là Nóc của trường này vẫn còn rất tốt, chưa mục ruỗng như những trường khác.
Yên tâm cho con vào mà không sợ bị dột.

Với suy nghĩ như vậy tại sao mình phải cho con học trường chuyên danh tiếng, tại
sao mình phải bỏ ra 2 năm để ôn luyện ngõ ngách thứ toán mà lên cấp 2 người ta
dạy cho trẻ con một công cụ khác dễ hơn rất nhiều để giải chính những bài đó. Các
phụ huynh đều đã từng học qua lớp 5 nhưng phần đông chỉ giải cho con theo cách
của lớp 6,7.

Nhiều người bảo học toán giỏi để tư duy tốt, nhưng mình thấy các bạn NN học kém
toán hơn phần đông học sinh VN cùng lứa sao nước họ phát triển đến vậy.
Thôi mình cố nhặt thời gian nên không muốn cho con vào lớp chuyên để học cao mãi
cao tít cao tắp mà không học thêm thì không trụ được.

Học ở trường lớp tầm tầm để nếu cô muốn nâng cao cũng không bẩy được cả lớp, mà
học sinh không quá tuyệt đỉnh (không học mà biết) để cô còn dạy theo kiểu cầm tay
chỉ việc, chứ như ở trường chuyên thì mày giỏi mày tự biết rồi cô chỉ giao chuyên đề
khó cho mày đúc rút tổng hợp là nhà mình đứt phừn phựt.

Khi đó cong mông lên chở con đi học thêm tuần 5 buổi toán 1 buổi lí, 3 buổi tiếng
Anh ... 2 này 3 nọ... đâu còn thời gian vào đây bla trải nghiệm với làm chủ. Vì khi
đó mình làm nô lệ cho GDVN rồi.
laidaboxgd@yahoo.com
Mẹ Ngọc Trí: Chia sẻ mài con
Hết đi ra lại đi vào, sau khi đọc khoảng vài trang của Nhà Mài thấy nhiều ý kiến quá,
suy đi nghĩ lại rồi quyết định thôi thì góp thêm một vài ý kiến, mục đích ko để tranh
luận mà là trải lòng cũng đồng thời là thực hiện lời hứa với Bạn Mẹ Cún sẽ chia sẻ
chuyện học hành con cái với nhau, thay bằng viết thư riêng, phần này mình sẽ chia
sẻ trên này nhé và chỉ 1 phần này mà thôi.

Mình thì cỡ tuổi như mẹ Laida nhưng do tính chất công việc và hoàn cảnh gia đình
nên bây giờ vẫn lọ mọ nuôi con còn nhỏ, bạn bé năm nay mới học lớp 2. Tuy ko đọc

211
những kinh nghiệm chia sẻ cụ thể của Laida trong Nhà Mài nhưng ý tưởng của Mẹ
Laida cũng là bước đi (về cơ bản) mà mình áp dụng cho bạn đầu cách đây 8 năm
(năm nay con đã vào cấp 3) và bạn sau đấy ah. Bước đi chung là vậy, nhưng khi áp
dụng thực tế vào nhà mình thì được thay đổi cho phù hợp với hai con và khi áp dụng
vào từng bạn, mình lại thay đổi kha khá do tính cách, khả năng và thiên hướng của
hai bạn khác nhau khá nhiều. Hai bạn nhà mình chỉ có điểm chung là lớp 1 mẹ chỉ
rèn toán thường chứ toán nâng cao Nguyễn Áng là ko bắt học ngay vì thấy thế thì
khổ quá, thay vào đó, con học đàn, vẽ vời, bơi lội, cờ vua thoải mái, con cứng cáp
hơn chút mẹ luyện tự vẫn thấy ko muộn! Sách tham khảo, mình ko bắt con làm tất
cả các cuốn bao giờ mà mẹ có nhiệm vụ đọc hết và phân loại, nhặt ra một sô bài cho
vào các nhóm, các dạng cho con làm chứ mần hết các cuốn đó chắc mẹ cũng oải nói
chi con trẻ vì đứa nào mà chả thích chơi!

Nói điều này, mình muốn nói rằng, kinh nghiệm rèn con về cơ bản được chia sẻ là
quá đáng quí rồi, còn thực tế, không thể dập khuôn với tất cả các con, áp dụng thế
nào cho hiệu quả lại tùy thuộc vào mỗi mẹ, vào các con và hoàn cảnh từng gia đình.

Mình vẫn còn nhớ, cách đây vài năm, khi mình chia sẻ chuyện Read, read and read
vô cùng quan trọng, không đọc = không tiến bộ là kinh nghiệm thực tế khi mình
luyện tiếng anh cho bé đầu, sau vụ chia sẻ này mình đã tự răn đe bản thân ko nên
viết nữa, rồi một thời gian sau, ý tưởng này cũng được phần đông các mẹ hưởng ứng
ở 1 topic khác. Mình ko thấy buồn gì, thậm chí còn thấy vui, vì cách học mà mình áp
dụng cho con đã đc chứng minh là đúng nên lạc quan bước tiếp. Nói vui như vậy,
nhưng thực ra, mình chỉ mong muốn, cho dù có tranh luận nhưng nên tích cực và
mong bạn laida có thời gian nên vào đây, vì chia sẻ của Lai da thực sự hữu ích cho
các con đấy ah!

Bàn về chuyện trường chuyên, lớp chọn, quan điểm của mình rất rõ ràng: môi trường
học của nhóm chuyên, chọn tốt hơn hẳn nhóm thường nên dù thế nào mình cũng
hướng con mình vào đây (với điều kiện con có đủ lực). Bên cạnh đó, trường
chuyên/hay lớp chọn thì cũng được nhà trường đầu tư đội ngũ giáo viên tương đối và
sự ảnh hưởng của bạn học ở môi trường tốt cũng có tác động đến con không nhỏ,
chưa kể, yếu tố đi du học, phong trào du học từ chuyên/chọn là tích cực (mình đồng
ý với chia sẻ của mẹ Queanhcc8) và cái Mác (brand name) của trường cũng như
đánh giá về các trường chuyên/chọn từ các trường nước ngoài rõ ràng có hơn nên
con học được thì hướng cho con vào trường chuyên là điều nên làm (quan điểm cá
nhân mình nhé)

Vậy, chuyện học thêm nhiều thì sao, mình nghĩ rằng, nếu muốn con thi chuyên/chọn,
thậm chí thi nguyện vọng thường vào cấp 3 hoặc luyện con thi trường chuyên/chọn
cấp 2, chắc đa số hoặc gần như 100% đều đi học thêm, chỉ khác là cường độ học
thêm thế nào mà thôi!

Liên quan đến việc có phải làm nô lệ cho Giáo dục, cho chuyên/chọn hay không, kể
chuyện nhà mình, con mình vừa thi xong vào cấp 3 và con vẫn tiếp tục học chuyên
toán, cách đây vài ngày, lạc vào topic: thi vào 10, thi vào 10 trường chuyên... thấy
các mẹ hỏi thăm xem con ai đỗ cao và học thầy cô gì để cho con mình theo học với
mong muốn chính đáng cho con mình học và ...sẽ đc đỗ như thế!

Con mình năm nay thi và cũng tiếp tục đỗ lớp toán đây, nhưng phải nói thật, không
nhất thiết phải lao vào học những thầy cao siêu như vậy, càng ko nhất thiết phải học
hình riêng, đại riêng...như thi đại học, mình đã biết, nhiều trường hợp học những

212
thầy như vậy làm cho con sợ cả toán vì ko hiểu gì,.. Ai mà hỏi kinh nghiệm mình
chắc chả có nhiều, đơn giản:

- Việc con chọn môn chuyên phải do con xác định rõ, môn gì là môn con học tốt chứ
ko phải do bố, mẹ hướng và bắt con theo. Việc định hướng phải đc thực hiện từ sớm
nhưng ko đồng nghĩa là cho con vào lò luyện khốc liệt, hè năm lớp 7 lên lớp 8, mình
cũng nói chuyện với con và đưa thêm hướng chuyên anh cho con tự lựa chọn, cuối
cùng con vẫn chọn toán và mẹ ủng hộ!

- Định cho thi tiếp chuyên gì là cả 1 quá trình có sự chuẩn bị, nên con mình vẫn giữ
nhịp học thêm bình thường như các năm chứ ko có chuyện tăng cường buổi hay chạy
đua cho con học thầy giỏi hay nổi tiếng, con vẫn giữ nếp tự học rất tốt -có lẽ điều
này quan trọng nhất và mình vẫn lưu ý rằng: khả năng của đứa trẻ quan trọng sẽ là
5 phần, cộng thêm sự định hướng tốt của cha mẹ, con sẽ có được 8, 9 phần thành
công rồi, còn lại 1,2 phần đôi khi do may, rủi đem lại.

Bàn về ưu, khuyết trường chuyên/chọn, trường thường thì dài lắm và mình dám chắc
bố mẹ nào cũng nhìn thấy cả... và chắc chắn nhiều ý kiến nên mình xin phép ko luận
bàn!

Chúc nhà mài luôn vui vẻ, sự nghiệp mài đá thành công
Mẹ Cuncon: Chia sẻ về quan điểm mài con
Nhà mình thân mến,

Mẹ Cún thường type một cách vội vàng trong giờ làm việc, lại trực tiếp luôn trên cửa
sổ reply của wtt, tay yếu, hay mất chữ, nên đọc lại thường phải sửa lại, và bài nhiều
khi ko được kỹ lưỡng do ko có thời gian sắp xếp, chỉ viết bột phát suy nghĩ ngay lúc
đó.

Hôm nay, thấy 2 bài của chị laida và chị queanhcc, mẹ cháu thấy cần lên tiếng chút,
lên tiếng theo đầy đủ suy nghĩ của mình, nên mẹ cháu type ở word rồi mới copy vào
wtt.

Mẹ cháu không phải là người ba phải, nhưng mẹ cháu thấy cả 2 mẹ đều đúng, bằng
chứng là con cái chị Laida và chị Queanh đều rất giỏi, đều thành công trong học tập.

Mẹ cháu đã gặp cả 2 anh cu và cả gia đình nhà bác Laida, đã off với chị Queanhcc.
Hai con chị Laida rất ngoan và tự lập, có khả năng làm việc tập thể cao. Điều này là
điều mẹ cháu ao ước trong việc dạy con. Còn con trai chị Queanhcc, mẹ cháu chưa
gặp, nhưng qua những gì mẹ cháu có được thông tin thì đấy là 1 hot boy (theo nghĩa
các cô bé cậu bé tài giỏi định nghĩa), một cậu bé có tâm hồn rất đẹp, giỏi giang,
ngoan ngoãn.

Mẹ cháu là người mở nhà mài này thể theo đề nghị của chị Laida. Từ trước khi sinh
bé thứ 2 luôn tìm kiếm và thu thập các cuốn sách về nuôi dạy con: Thai giáo; dạy
con không tuổi; mẹ thông minh dạy con thông minh; bí quyết giúp con bạn khỏe
mạnh, hạnh phúc; con cái chúng ta đều giỏi; người mẹ tốt hơn người thầy giỏi; nuôi
dạy con theo kiểu Nhật, Pháp, Mỹ, Do Thái; em phải đến Harvard học kinh tế;… (nên
mẹ cháu rất buồn cười khi ba Bi_Bo 2006 nói trúng mình). Tóm lại là hồi nhỏ mẹ
cháu là một con mọt, truyện gì cũng đọc, bất kể truyện gì có chữ đều đọc… nhưng từ
khi có con, hầu như cắt hết các thể loại truyện dành cho mẹ, chỉ đọc toàn sách về
nuôi con. Nói thế để làm gì nhỉ? Để các mẹ hiểu về mặt lý thuyết, vì nhai đi nhai lại

213
nhiều sách nuôi dạy con khỏe mạnh, thông minh, hạnh phúc , nên mẹ cháu nắm
được kha khá kiến thức nuôi dạy con. Nhưng thực tế thì sao? Thực tế thì mẹ cháu
thường xuyên cảm thấy mình nuôi dạy con chưa tốt, thường xuyên phải điều chỉnh
và học tập kinh nghiệm các mẹ nhà mình.

Có nhiều mẹ nói rằng, mẹ cháu khen và cảm phục quá nhiều mẹ, có ba phải quá ko?
Xin thưa rằng ko ạ. Mẹ cháu có thể tự nhận mình là người bản lĩnh vững vàng, nghị
lực kiên cường. Thế nhưng vì sao ở cái wtt này mẹ cháu hay điều chỉnh mình thế? Bởi
vì quan điểm của mẹ cháu là “con cái là tài sản giá trị nhất của cuộc đời mình, cơ hội
thời gian của con vô cùng đáng quý, cho nên phải thường xuyên xem xét, nhìn nhận
xem việc nuôi con của mình đã đúng chưa, nếu chưa đúng, phải điều chỉnh lại, để có
thể làm được những điều tốt nhất trong khả năng có thể cho con”. Điều tốt nhất mẹ
cháu có thể làm được cho con, phụ thuộc vào năng lực bản thân, điều kiện gia đình,
điều kiện xã hội… Mà đk gd và đk XH thì thường xuyên thay đổi, năng lực bản thân
cũng luôn luôn phát triển do tư duy, nhận thức và tầm nhìn của mình, mà tầm nhìn
thì ảnh hưởng bởi môi trường, các mối quan hệ XH, mà 1 trong những mối quan hệ
XH ấy là wtt, cho nên việc điều chỉnh cách thức nuôi dạy con là cần thiết khi mình
nhìn thấy những điều mình có thể làm tốt hơn cho con.

Con đường đi chị Laida và chị Queanhcc định hướng cho con cái các chị, mẹ cháu đều
nhìn thấy rất rõ, và đều rất khâm phục, nhưng mẹ cháu biết mình không làm theo
các chị được, và mẹ cháu có con đường riêng của mình, đều giống và không giống cả
hai chị.

Đọc bài của Ba Bi_Bo 2006 mẹ cháu cười lớn, vì bạn ấy nói chính xác, đúng hơn là vô
cùng chính xác con đường vào chuyên ams cho hầu hết các bé đậu chuyên ams (hầu
hết thôi nhé, chứ ko phải là tất cả). Nếu chúng ta kết nối các topics nuôi dạy con
nhiều sao lại, chúng ta sẽ được bài tổng hợp như của bạn ấy (nhà mình ai theo con
đường vào ams cứ theo bài ba Bi_Bo mà lần). Mẹ cháu có thể nói lại rằng: Các bạn
có thể cho con đi học thêm ở Học mãi từ năm con học lớp 3, lên lớp 4, 5 cố gắng cho
con vào lớp A0, cuối năm lớp 5 thường xuyên cho con đi Test để đánh giá lực học của
con, về Tiếng Việt cho con học theo bài bé TN mà mẹ cháu đã chia sẻ, về toán, cho
đi theo Chutieuthichhoc toán. Tài liệu Nguyễn Áng, Đỗ trung Hiệu, Trần Diên Hiển,
Trần Phương, Nguyễn Phương Nga… cứ vào 4 topic về ams sẽ lập được 1 lộ trình đầy
đủ cho các con cả về con đường, nơi học, tài liệu, phương pháp học và kỹ năng thi
cử… nhưng trên hết là toán phải nắm thật chắc kiến thức cơ bản, thực hiện nhanh và
nhuần nhuyễn các phép tình, cẩn trọng… (các mẹ có thể đặt hàng, mẹ cháu sẽ có
thể giúp các mẹ tổng hợp 1 bài từ A-Z). Song, vâng, chính từ song này khiến mẹ
cháu cân nhắc vụ chuyên, dù biết rằng môi trường chuyên vô cùng lý tưởng. Mặc dù
chúng ta có thể trang bị đầy đủ lý thuyết về con đường vào ams cho các con, nhưng
đạt được hay không còn do năng lực, mức độ hiện thực hóa lý thuyết thành hiện thực
và cả sự may mắn nữa.

Trở lại nhà mài, mục tiêu của topic này là “mài”. Mài 1 đứa trẻ chưa có kỹ năng học
tập thành 1 đứa trẻ có năng lực độc lập trong học tập, nhằm rèn luyện, bồi dưỡng,
phát triển các khả năng tiềm ẩn của đứa trẻ trong việc học tập. Theo mẹ cháu,
không cần quá đòi hỏi sâu về kiến thức giai đoạn tiểu học, chỉ cần con rèn luyện
được các kỹ năng trong học tập là tốt lắm rồi. Nếu đạt được điều này, mức độ hiện
thực hóa lý thuyết vào ams của con sẽ cao.

Mục đích của chị Laida là mài, vậy tại sao lại học nhiều thế? Xin thưa rằng, việc học
này ko chỉ thuần túy là học kiến thức mà chính là cách thức mài năng lực học tập độc

214
lập. Ban đầu mẹ cháu cũng thấy cuống lên khi thấy các bé nhà mài học được toán
khá nhiều, trong khi con mình còn đang ôn lại kiến thức cũ. Nhưng khi bắt tayu vào
việc, mẹ cháu thấy lượng bài giao cho con 5 trang trong 1 ngày thực sự ko hề nhiều,
vì Cún có thể chơi 20 trang trong 1 ngày. Thế nhưng khi thấy con như vậy, mẹ cháu
dừng lại khi con tự học hết ½ cuốn sách toán, không bài tập cũng như nâng cao gì
nữa, vì mẹ cháu thấy như vậy là ổn, con có thể tự học tốt dc khi vào năm học, dành
thời gian cho con chơi và ca hát, nhảy múa, cắt dán linh tinh… điều con rất thích làm.
Việc mài toán như chị laida hướng dẫn, sẽ giúp các con nắm chắc toán, sẽ có thể
giành giải cao trong các cuộc đua violympic… Nhưng theo mẹ cháu, sự hơn thua này
chỉ nhờ học trước, rèn luyện nhiều, chứ chưa phải đã là do thông minh hơn, giỏi
giang hơn, nên mẹ cháu ko tham gia đua, vì mẹ cháu đi về sự toàn diện. Con có thể
vượt trội về toán Violympic, dành giải này nọ, nhưng con mất cũng khá là lớn, cái
mất ấy bố mẹ ít nhìn thấy được. Đó là niềm hạnh phúc của con khi được chơi những
gì mình thích, đó là cơ hội để mình học vẽ, hát, múa… Dẫu rằng múa hát, vẽ vời đó
con có thể chẳng đạt giải gì (bất cứ cái gì muốn giành giải đều phải cần năng lực
vượt trội và sự đầu tư, rèn luyện miệt mài). Do đó, mẹ cháu không tham gia vụ học
trước và mài toán dù biết rằng nó có nhiều lợi ích về rèn luyện kỹ năng học tập và
các thành tích cho con.

Vì sao chị Laida lại mài bằng toán? Em xin lỗi vì phân tích đến tận cùng lý do của chị
nhé, để các mẹ tự suy nghĩ và lựa chọn. Vì con đường chị Laida chọn cho con là con
đường tiến thẳng ra sân bay mà mục tiêu ngắn nhất là astar, mà astar là thi Anh và
Toán. Tất nhiên toán ở đây bao gồm cả trắc nghiệm IQ, nhưng cũng cần phải giỏi.
Vậy nên chị nhằm đầu tiên là Tiếng Anh, sau nữa đến toán, đó là con đường đi thẳng
của Astar. Chị ko nhắm đến Ams, không phải vì năng lực của con chị ko có khả năng,
mà theo mẹ cháu chị đã nhắm là trúng, nhưng như những gì chị phân tích ở nhược
điểm về ams và quan trọng hơn là: con đường astar ở các trường khác sẽ ít cạnh
tranh hơn ams nhiều… Vậy con đường của các mẹ có phái là astar ko? Vậy, nếu chỉ
với mục tiêu mài, có cần thiết phải học toán nhiều đến thế ko?

Còn tiếp….
Bàn về Astar, điều này tương đối dài, tóm gọn là được và mất của nó là tương đối
lớn, nếu những phụ huynh yếu tim thì không nên cho con đi theo chương trình này.
Nếu xót xa khi con luyện chuyên 1 thì sẽ xót xa gấp 10 lần khi cho con đi học astar.
Con phải xa nhà, đúng vào tầm tuổi phát triển mạnh về thể chất và nhân cách, rất
cần có gia đình ở bên để chăm sóc cho sự phát triển về thể lực và uốn nắn cho sự
hoàn chỉnh về tính cách. Thế nhưng… con mất đi môi trường tốt đẹp của gia đình. Bù
vào đó, con có một môi trường gần như hoàn toàn tách khỏi cha mẹ để trở nên độc
lập. Nói về điều này có lẽ phải là 1 bài rất dài, mẹ cháu xin phép ko đưa vào đây.

Mục tiêu gần nhất của chị Laida là astar, còn mục tiêu xa hơn, và dự phòng nếu astar
ko còn nữa là gì? Là bước thẳng vào ĐH Sing bằng con đường thi cử lớp 12 hoặc
apply sau khi thi ĐH, hoặc không được nữa là apply thẳng ĐH Mỹ sau khi kết thúc lớp
12.
Thi vào Sing ư? Các môn tự nhiên là ưu thế của HS VN, và điều gì có thể chuẩn bị
trước được từ tiểu học? Anh văn và Toán, vì Lý, Hóa hoặc các môn khác cuối cấp 2
mới có. Vậy mài trước ko mài Anh. Toán thì mài gì? Còn apply ĐH Sing or Mỹ ư? Chỉ
cần GPA cấp 3 cao, có rank cao trong trường PT, điểm thi tốt nghiệp cao, hoạt động
ngoại khóa tốt, thư giới thiệu hay của các thầy cô, bài essay đặc biệt, có thêm thành
tích vượt trội về học tập thì cơ hội lấy HB là ko quá khó. Vậy làm con cá to ở cái ao
vừa phải, nắm rất chắc con đường của mình, kiên định thực hiện mục tiêu thì dân
trường ams và chuyên chưa hẳn đã lợi thế hơn đâu nhé, bằng chứng là vẫn có HS

215
một số trường tốt (ko phải chuyên kiếm được học bổng ngon, chỉ có điều họ ko khoe,
nên báo chí ko biết để đưa lên). Vấn đề là có kiên định thực hiện mục tiêu, đi ngược
lại dòng chảy được ko? Có đủ năng lực học tập và khả năng rèn luyện để đi 1 mình
một con đường ko hay thôi. Về điều này chị Laida hoàn toàn có thể cùng con đồng
hành được. Các mẹ có thực hiện được hay không? Mẹ cháu không đủ kiên trì, cũng
như ko đủ thời gian để đồng hành cùng con được như vậy, nên hướng tới chuyên là
lựa chọn an toàn hơn cho mẹ, vì con có môi trường thay thế, giúp đỡ và hỗ trợ vai
trò của mẹ rất nhiều. Trong trường hợp con không vào chuyên được, thì sẽ xem xét
con đường này.

Còn con đường của chị Queanhcc hướng cho con thì sao? Đó là con đường danh
tiếng, gặt hái được lợi ích nhiều nhất cho con dù phải còng lưng học. Mẹ cháu ko quá
mạnh miệng khi nói thế đâu, vì dù gì thì gì, có thể nhiều con và gđ ưu tú ko lựa chọn
ams, ko vào dc ams, nhưng đã vào ams, hay TĐN thì gần như tất cả đều là các bé ưu
tú có bố mẹ tuyệt vời (ko tính đến thành phần vào do gửi gắm, này nọ - rất ít).
Song, chỉ gọi là gặt hái được nhiều lợi ích khi mà các con và cha mẹ làm chủ việc học
tập của con chứ ko phải làm nô lệ cho nền GDVN.

Việc học thêm và học quá nhiều ở trường chuyên, không có nghĩa là làm nô lệ cho
nền GDVN, bởi những con đã vào được đây, con và gđ thường có một cái đầu không
vừa, không dễ gì bị GDVN dắt mũi. Vấn đề là tưởng như các con bị dắt mũi, nhưng
chính các con và gd đang dắt mũi GDVN đấy thôi.

Năng lực học tập, thông thường có khả năng lớn nhất trong giai đoạn trước khi lập
gia đình, càng cao trong giai đoạn nhận thức về việc học tập của các con tốt, khả
năng ghi nhớ cao và thể thực tốt. Vậy giai đoạn PT chính là giai đoạn này đúng
không? Các con có khả năng tích lũy được khối lượng kiến thức rất lớn trong gđ PT.
Các con “cày”, nhưng ko phải cày để pass GDVN, mà “cày” để vượt lên nó, vươn ra
biển lớn, cày cho 1 tương lai tươi sáng, vậy các con và gia đình bị động hay chủ động
trong việc cày này? Câu trả lời đã rõ đúng ko ạ?

Vấn đề là cày thế nào để mất ít nhất công sức, thời gian và tiền bạc? Cày, theo số
đông mà vẫn là chính mình? Câu trả lời đã có từ những bài viết của chị queanhcc.

Mẹ nào đó nói rằng chúng ta hãy quay lại về vấn đề mài, không nên bàn xa đến
chuyên. Nhưng chúng ta mài các con để làm gì nếu như ko phải là mục tiêu theo con
đường chị laida hay chị queanhcc. Có mẹ nào nói rằng mài con nhưng không cho vào
chuyên đâu dù con có khả năng? Xin cho mẹ cháu 1 bài phân tích?!

Vậy? Chị Laida và chị Queanh có mâu thuẫn không? Không hề mâu thuẫn! Mục tiêu
của các chị đều là đưa các con ra biển lớn, chỉ là giai đoạn đầu có sự khác nhau về
con đường mà thôi.

Vậy thì, chị Laida có lý do gì mà phải rời bỏ nhà mài? Chị Queanh có lý do gì mà ngại
các mẹ ném đá? Chẳng có lý do gì cả. Còn mẹ cháu xin sửa lại bài ba BiBo-2006 một
chút: Ngay cả khi con mẹ cháu ko đậu chuyên, mẹ cháu cũng ko lặn đâu ạ. Chuyên
chỉ là một chặng đường trong hành trình học tập của con, và nhỏ thôi trong những
vấn đề cuộc sống của con. Con ko đậu chuyên, chưa chắc đã kém các con đậu
chuyên về chất lượng c strong cả cuộc đời. Con khỏe, con vui, con hạnh phúc mới là
điều lớn lao và mục tiêu trong suốt cuộc đời con, mà wtt thì giúp mẹ cháu rất nhiều
trong việc học tập để nuôi dạy con khỏe mạnh, vui vẻ, hạnh phúc, lý do gì mà phải
lặn chỉ vì con ko đậu chuyên (xin lỗi nếu mẹ cháu động chạm đến ai đó).

216
Em mong rằng những bài viết của em không làm buồn lòng chị Laida và chị Queanh!
Em mong các chị hiểu rằng, các chị là những tấm gương lớn cho chúng em học tập.
Những bài viết của các chị, có thể chưa phù hợp với phụ huynh này, nhưng lại rất
phù hợp và hữu ích với rất nhiều phụ huynh khác. Những trải nghiệm của các chị là
rất quý giá và đáng trân trọng, chúng em biết ơn các chị nhiều! Chúc các chị và gia
đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và ngày càng thành công !!! Chúc các chị vào đây
ngày càng nhiều !!!
Mẹ Vothilehien: Luyện thi vào chuyên Trần đại nghĩa - HCM
Có một mẹ hỏi mình, mình xin đưa trả lời lên nhà mình,

Chị Hiền mến,


Em là thành viên Webtretho, hiện em có con đang chuẩn bị vào lớp 4. Đọc trên các
diễn đàn về luyện thi vào Trần Đại Nghĩa, em thấy chị chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay
nên có mong muốn nhờ chị chỉ dẫn đường đi nước bước để chuẩn bị cho bé con em
luyện thi vào TĐN.

Em có một vài câu hỏi sau:


1/ Nên cho bé học thêm ở đâu? Thời khóa biểu như thế nào? (hiện con em đang học
tăng cường tiếng Anh trường tiểu học Dương Minh Châu, quận 10.)
2/ Hình như chị đã từng cho bé con chị học cô Hương ở Blog Boi Duong Van Hoa. Vậy
theo chị em có nên cho con học ở đây không? Nhận xét của chị về cô như thế nào ạ?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ và hồi âm của chị.

Chân thành cám ơn chị,


Mình chỉ có chút xíu kinh nghiệm cho con thi TĐN, thực ra thì các mẹ cũng chia sẽ
hết ở trên WTT!

Con bạn lớp 4, bạn phải biết sức của con thế nào để đầu tư, vì vậy bạn phải đọc rất
nhiều nguồn chia sẽ thì mới biết con mình hợp hoàn cảnh nào.
Mình nói về trường hợp của con gái mình, Con bắt đầu tập trung cho việc ôn luyện
mục tiêu TĐN vào hè hết lớp 4.

- Bố mẹ nói chuyện với nhau, thống nhất đồng lòng.


- Mẹ nói chuyện với con về mục tiêu, đưa con đến ngôi trường mà con sẽ đặt mục
tiêu, con có thích không? Thích
- Cho con học một khóa 3 ngày: Tôi tài giỏi
- Con đã có quyết tâm , cho con viết mục tiêu phấn đấu lên tờ bìa to, bố đóng khung
và treo lên.
- Con tham gia cuộc thi vẽ và bức tranh thể hiện ngôi trường TĐN mà con mơ ước
cùng các bạn tung tăng nhảy múa vì con tin là mình thành công.
- Mẹ lướt hết chương trình tiểu học, làm việc với con 1 tháng đi hết chương trình lớp
1-4 mà con chưa nắm vững. Làm toán nâng cao lớp 4 trong 1 tháng.
- Sau đó mẹ nhờ một cô giáo dạy nhóm cho con trong 1 tháng hết chương trình lớp 5
+ bài tập cơ bản.

Trước đó con thi xếp lớp vào 218 điểm rất thấp và sau 2 tháng làm việc song song
mẹ, cô, 218 con đã yên vị vào lớp chuyên 218. Trong quá trình học như vậy con vô
cùng phấn khởi và có tiến bộ rất nhanh. Con không cần thi đua gì ở trường mà chỉ
học theo hướng dẫn của mẹ, mẹ chỉ giúp con tìm tài liệu và thăm dò các lò luyện
khác họ dạy cái gì?

217
Tất cả chỉ có bấy nhiêu và mình nghĩ chính bạn mới là người tìm ra đường đi nước
bước cho con bạn. Chúc bạn và con đạt được mục tiêu.
Bác Bibo 2006: Phân tích tổng thế
Tìm một con đường, tìm một lối đi
Trong tác phẩm nổi tiếng "Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên" Khi Alice hỏi
con mèo: Tớ đi đường nào bây giờ? Con mèo trả lời: Điều đó tùy thuộc vào việc cậu
muốn đến đâu chứ? Alice đáp lại: Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình
muốn đến. Con mèo: Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một
khi mà cậu đã không quan tâm đến cái nơi mà mình tới thì đi đường nào mà chẳng
được!

Sau khi đọc đoạn này xong thì mình có một cuộc phỏng vấn nhanh về bác mèo nói
về một số vấn đề đang hot ở bogGD.

- Chào bác mèo, vừa rồi bác có đọc qua một số tranh luận về vấn đề có nên học
trường chuyên lớp chọn hay không? Hay chỉ học trường làng. Có nên học hè hay cho
con chơi để có tuổi thơ? Có nên mài con ở cấp 1 hay cho con tự do phát triển? Có
nên ... Và không nên...?

Vấn đè trên có tranh luận cả đời cũng không có kết thúc, những tranh luận và chia sẽ
trên này phần lớn là tâm huyết và từng trãi qua của các mẹ nên ai nói cũng đúng
cả?

Như mẹ Laida thì không muối làm nô lệ GDVN và cần mài con từ nhỏ và tránh thi
vào trường chuyên lớp chọn ở cấp 2 để có nhiều thời gian hơn cho con chơi và học
ngoại khoá, trách những cái học vô bổ không cần thiết của những nhà hoạch định
giáo dục tài ba và lội lạc " khôn như bò" viết ra:

ví dụ : một bài toán cấp 1 nếu vận dụng trình độ cấp 2 ( lớp 6-7) thêm ẩn số X thì
giải trong vòng 3 nốt nhạc, nhưng cấp 1 phải cày, bừa, cuốc và xới để vẽ sơ đồ ra và
cả buổi mới làm xong, thậm chí hsinh có trình độ học vượt đưa ẩn số X vào thì cả cái
nền giáo dục tiên tiến và hiện đại này không công nhận, không cho điểm.

Trong khi thế giới thì phát triển, các phần mền tin học người ta viết ra để cho mọi
người ở mọi trình độ, mọi độ tuổi có thể sử dụng được, gọi là đơn giản hoá vấn đề.
Con của mẹ Laida cũng đã một anh vác vali đi du học, hành trang mang theo là một
valy nặng nhiều thứ mà nhiều mẹ mơ ước?

Như mẹ Queanh do hoàn cảnh công tác từ lớp 1-4 mẹ không cho con học thêm gì cả
ngoài tuần 2 tiếng đàn, lớp 5 mới " cày" và cấp 2,3 đều học trường chuyên bây giờ
đang có kế hoạch một, hai năm tới vác valy ra phi trường TSN.

Hành trang bạn mang theo là học khoảng 5-6 năm piano, biết đánh sơ sơ đàn ghi ta?
biết bơi ? biết đá bóng? biết chơi bóng rổ và đầy ắp kỷ niệm của tuổi thơ...

Như mẹ meodonghai thì trẻ em có khả năng tự mình phát triển, không cần người lớn
can thiệp, phẩm chất, nhân cách trẻ có thể tự trưởng thành, chính mẹ đã trại nghiệm
qua và đã thành công. Kế hoạch dạy con của mẹ tiếp theo là " nhánh lan rừng".

Con bạn này sau này cũng vác va ly lên đường với hàng trang là một balo lột ngược+

218
một số kinh nghiệm từng trải ở tuổi thơ theo kiểu trời sinh voi thì sinh cỏ.

- Thấy bác mèo nên ra ba ý kiến hoàn toàn khác nhau vè quan điểm, thấy ai nói
cũng đúng, nhưng khi các mẹ khác đọc vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì đó mà chưa ai
giải thích được?

Chắc các bạn đã đọc truyên vui : thầy mù tả voi rồi nhỉ? Các bạn cứ liên tưởng lại là
biết.

- Em cũng đã nhắm mắt, cũng liên tưởng rồi, nhưng chưa nghĩ ra vấn đề gì cả, mong
bác chia sẽ sâu hơn về vấn đề này?

Vấn đề là chúng ta chưa nhìn tổng thể, mà chỉ nhìn và tranh cải những tiểu tiết nhỏ,
mà tranh cải này thì ai mà chả đúng vì đã từng trải nghiệm qua. Cũng như " mỗi khi
cậu không quan tâm tới nơi mình đến thì đi đường nào mà chả được".

Tốt nhất là mỗi gia đình nên đặt một cái mốc khi con tốt nghiệp lớp 12 thì sẽ đạt
được những gì? Sau đó lại mới quay lại tìm con đường đi đúng nhất. Cái mốc ở đây
phải sát thực, phụ thuộc vào học lực của con, khả năng kinh tế của gia đình, thời
gian ba mẹ đồng hành cùng con, ước mong của gia đình với con là gì...

- Em muốn đặt một cái mốc lớp sau khi tốt nghiệp lớp 12 con vác valy ra phi trường
thì bác mèo có phác hoạ sơ qua một con đường được không?

Chả ai vẽ cho bạn được con đường tốt nhất cả, bạn phải vào wtt đọc và chính bạn
mới tìm được con đường tốt nhất phù hợp với gia đình bạn. Còn muốn đi du học thì
điều kiện đây:

Nguyên văn bởi Mẹ Cúncon


Còn apply ĐH Sing or Mỹ ư? Chỉ cần GPA cấp 3 cao, có rank cao trong trường PT,
điểm thi tốt nghiệp cao, hoạt động ngoại khóa tốt, thư giới thiệu hay của các thầy
cô, bài essay đặc biệt, có thêm thành tích vượt trội về học tập thì cơ hội lấy HB là ko
quá khó.
Trên này chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là bạn phải làm tích luỹ đủ Obama nữa
nhé?

- Thấy bác mèo chia sẽ nhẹ nhàng, sao lâu giờ có bao nhiêu mẹ wtt tìm tòi, tranh
luận vất vả thế?

Chỉ có đấu tranh thì mới phát triển, các mẹ vào đây tìm tòi và tranh luận trên vấn đề
chia sẽ hằng ngày không phải chỉ có vấn đề chính là bước chân ra phi trường, mà cần
tranh luận là cái valy con bạn mang theo trong đó có những gì? Mặc dù về thời gian
mỗi gia đình là như nhau, có 12 năm, 365 ngày một năm, một ngày có 24 tiếng...

Mỗi vali sẽ là khác nhau và là phần quà tốt nhất khi ba mẹ hoàn thành sứ mệnh đầu
tiên vì lợi ích trồng người trao cho con. Tuỳ theo mỗi gia đình chúng ta biết định
hướng tốt, biết phân bổ thời gian, biết kiên trì cùng con, biết đặt mục tiêu dài hạn,
biết loại bỏ những cái không cần thiết, biết chấp nhận sống chung với lũ, biết cái nào
nên và không nên... Còn nếu cần một cái vali lộn ngược thì vào đây trao đổi làm gì
cho mệt.

219
- vậy theo bác mèo, ba lô cần mang theo là gì?

Cầm kỳ thi hoạ, văn võ song toàn, văn thể mỹ, tài đức + hội nhập... Tất cả chúng ta
chọn lựa rồi sẽ trao đổi.

Thay cho lời kế mình trích lại đoạn này của mẹ ngoctri nhé:

Dẫu biết rằng, mọi con đường còn ở phía trước, có thể sự giàu có, hạnh phúc chưa
chắc đồng nghĩa với việc "học" nhưng mình vẫn luôn tâm niệm rằng, món quà lớn
nhất, giá trị nhất mà mình cho con đó là kiến thức, sự độc lập, mai sau này con có
thể có đc 1 công việc tốt, tự chủ về tài chính ko phải phụ thuộc vào chồng/vợ và con
luôn vững vàng trong cuộc sống.

Mẹ Quế anh: ôn thi trần đại nghĩa


Câp 1:
hè nào em cũng hò các con đi bơi tuần 4 buổi sáng(T3,4,5,6) từ 5h30-7h và
chiều CN. Trộm vía, bé lớn nhà em bơi 5-6 vòng hồ lớn Vân Đồn về khỏe re
còn mẹ thì đi làm ở cơ quan cứ ngáp ngắn ngáp dài. Lúc vào năm học em vẫn
duy trì bé bơi 1 buổi sáng T4 và chiều CN. Chiều 5, 7 em cho 2 bé học võ
taekwondo. Sáng T7, CN thì bé lớn học Anh Văn từ 8h-10h ở Ila (từ 6 tuổi,
bé đã lấy Flyers từ lớp 3 ạ), 10h15-11h học đàn ở Nhà văn hóa Thiếu Nhi
Quận I (chỉ organ thôi ạ). Từ năm lớp 1 đến lớp 4 em không cho bé đi học
thêm nhưng năm nay em có mục tiêu cho cháu vào Trần Đại Nghĩa nên em
đã thực hiện như sau: T2,4,6: mẹ dạy Toán ôn TrDNghia từ 5h30-6h45 (xin
thưa là em học chuyên toán từ nhỏ, 4 năm học Đại học ở HN tự trang trải
bằng đi làm gia sư, em mua sách của TT218 về nghiên cứu và dạy con cùng
1 bạn nữa cho con có bạn để cùng nhau cố gắng); từ 7h15-8h45 bé học văn
ở TT 218- lớp 5A1 thày Hoàng Hải – học T2, 4, (thực sự là em sợ đưa con đi
học lúc 5h30 lắm vì đông đúc và tội con vất vả); còn Anh văn học cô Thùy
Trang TrDNghia ở trường Hòa Bình 1 buổi thứ 3 từ 5h-8h.
Em trình bày dài dòng quá ạ, em xin trình bày kỹ để xin ý kiến các mẹ là em
có “ác” quá không ạ, bắt con học và thể thao quá nhiều không ạ! Nhưng em
cũng phân vân không biết nửa vời như vậy thì có đỗ nổi Trần Đại Nghĩa
không? Các mẹ là phụ huynh của Tr D Nghĩa cho em lời khuyên với. Em xin
cảm ơn nhiều!
Bé nhà em học đàn organ ở Nhà văn hóa Thiếu Nhi Quận I, thầy giáo khen
bé có năng khiếu nên chuyển sang Piano. Em đang phân vân quá vì hiện nay
mục tiêu lớn là vào Tr D Nghĩa ạ! Em để bé học Organ để bé giải trí, năm sau
nữa học còn kịp các mẹ nhỉ.

Thông tin bạn nêu khó để mà có thể tư vấn cụ thể, đặc biệt mình không thấy thời
gian con luyện tập. Dựa vào những thông tin trên, mình thấy:
- Hình như bạn chưa hiểu hết hoặc chưa tìm hiểu sâu về kì thi đầu vào cấp 2 Trần
Đại Nghĩa.
- Nếu con bạn học tập và sinh hoạt theo lịch trình như vậy thì có hai tình huống xảy
ra: (1) nếu con bạn luyện tập như vậy mà đậu Trần Đại Nghĩa thì cháu vào học ở
trường đó sẽ rất nhẹ nhàng, (2) con bạn khó có thể đậu Trần Đại Nghĩa do đầu tư cả
từ phía phụ huynh và cả bản thân học sinh đều chưa đạt ngưỡng.
- Bạn nên học hỏi thêm kinh nghiệm những phụ huynh có em vừa tham gia kì thi vừa
qua để xem con em họ ôn luyện thế nào.
- Nếu có thể được, bạn cũng nên xem thêm những bài viết của queanhcc8 trong nhà

220
Định hướng về chặng đường năm lớp 5 mẹ con đồng hành chạy đua vào trường Trần
Đại Nghĩa cấp 2

Cấp 2:
Chào mẹ queanhccc8

Mình có việc này hỏi riêng bạn. Vì con mình chỉ học ở trường bình thường
Ngô Sĩ Liên quận Tân Bình thôi nên mình cũng ngại gửi lên topic. Con mình
là con trai năm nay lên lớp 8, mình nghĩ bắt đầu chuẩn bị để hướng con thi
vào lớp 10 là vừa. Mình cũng muốn hướng con học môn chuyên để sau này
thi vào trường chuyên, dù không được vào lớp chuyên thì vào lớp thường của
trường chuyên cũng tốt. Mệt cái là con mình lại chọn Toán, mà mình nghĩ
Toán thì khó thở hơn các môn khác (như Lý, Hóa ... ) nhiều. Mình đang tính
vẫn cho con theo học thêm ở trường, và cho con học thêm nâng cao ở trung
tâm Titan. Mục đích đầutiên là vào đội tuyển Toán của trường. Bạn thấy
mình nên cho con đi học ở Titan hay ở 218 Lý Tự Trọng? Mình nói thật là
mình chẳng thể dạy con môn này được, nên chỉ có gửi con đi học thêm thôi.

Chắc chỉ vài dòng khó mà diễn đạt hết ý của mình. Mình mong được gặp bạn
nhiều hơn để hỏi kinh nghiệm. Bạn hồi âm dùm mình nhé. Rất chờ bạn.

- Nếu là bạn, mình chọn cho con học thêm Lý Tự Trọng, vì họ luyện thi chuyên
nghiệp đã mấy chục năm, các lớp chuyên (đội tuyển) của họ có các học sinh đậu vào
các đội tuyển trường hoặc các trường chuyên cấp 3 khá nhiều. Tuy nhiên bạn phải
tìm hiểu thêm những em đậu có hoàn toàn luyện ở Lý Tự Trọng hay có một lộ trình
ôn luyện riêng, Lý Tự Trọng chỉ là một khâu trong lộ trình của họ.

- Nếu là bạn, minh không cho con luyện ở Titan, vì kinh nghiệm của họ chưa điêu
luyện mặc dù thầy cô "thứ dữ", và vì thực tế là năm con mình thi vào cấp 3 họ chỉ có
hình như vài em đậu vào trường chuyên. Tất nhiên, bạn cũng phải tìm hiểu thêm
những em đậu liệu có hoàn toàn chỉ luyện ở Titan không.
Mẹ Readbean: Hành trang vali ra phi trường của nhà Readbean
Ba Bi Bo viết hay quá !
Nhân đây chia sẻ với cả nhà những cảm nhận của RB về con trai lớn sau khi xa nhà
một năm học , cảm hứng tù hình tượng chiếc vali mà ba Bibo đề cập . Nào hãy cùng
xem chiếc va li của con trai RB trước và sau 1 năm du học :
- Con cao lên được 2 cm , sụt mất cả chục ký . Hiện tại chiều cao 182/68 kg . Thân
hình từ một cậu bé cao , to mập mạp thành một cậu bé gầy gầy nhưng rắn rỏi . Sức
khỏe : Tốt .
Hành trang ngày ra đi là biết bơi , biết đá bóng . Ngày về thì biết đánh tennis sơ sơ .
Suốt cả mùa hè qua , mẹ cháu tiếp tục bồi bổ cho cháu môn tennis để sang năm tiếp
tục chơi. Mục tiêu là vào được đội Varsity trong năm cuối.
- Tiếng Anh nói lưu loát hơn nhiều nhưng accent vẫn chưa được Mỹ. Con cần tiếp tục
cố gắng cải thiện phát âm. Trong năm vừa qua con tham gia 2 mùa debate , tuy
không được giải gì nhưng đã giúp con cải thiện đáng kể khả năng ăn nói trước đám
đông. Với điểm TOEFL ngày đi là 108 , con dễ dàng theo kịp các bạn trong lớp ,
không có khó khăn gì.
- Học lực : Ngày ở nhà sức học của con các môn đều đều . Môn học con yêu thích
nhất là môn Lịch Sử . Các môn Tự Nhiên con học ở mức khá ( trên 8.5 năm lớp 10) .
Con đặc biệt yêu thích làm việc nhóm , thuyết trình dù cho môn học là môn văn hay
giáo dục công dân.

221
Cuối năm vừa rồi tuy trường con không xếp thứ hạng nhưng con được nhận xét nằm
trong tốp đầu của trường. Con học đều các môn , các môn tự nhiên con theo học các
lớp cao cấp được trường cho phép. Con làm quen với một thứ tiếng mới là tiếng Tây
Ban Nha và học xuất sắc môn này , luôn được thầy giáo khen ngợi.
- Về âm nhạc thì ở nhà con có học piano được khoảng 1.5 năm. Con có nhạc cảm
tốt , đánh rất có cảm xúc . Tuy nhiên khi sang bên đó học , con ưu tiên thứ khác nên
không lựa chọn âm nhạc làm after- class activity . Điều này làm mẹ cháu tiếc vô
cùng khi ngày xưa không cho con học đàn sớm trong khi con có khả năng. Giờ thì
cháu không thể ôm đồm nhiều thứ nên có lẽ sau này mẹ cháu sẽ khuyên cháu quay
lại học đàn sau. Hiệ. thì cháu vẫn tự tập khi thích một bản nhạc nào đó ( không quá
khó )
- Hòa nhập : Cháu hòa nhập tốt với các bạn địa phương. Hòa nhập đến nỗi ngày về
mẹ cháu thấy trình chơi game và bi- a của cháu tăng tiến rất nhiều. Ngày lễ ngoài
nhà host , cháu có về nhà một bạn khác trong 3 tuần nghỉ xuân.
- Về những khó khăn cháu gặp phải trong năm đầu tiên du học thì như cháu kể
rằng : các bạn Mỹ dù không học giỏi bằng cháu nhưng khi nói về những vấn đề như
chính trị , kinh tế , xã hội , các bạn có thể bàn luận rất sôi nổi ,có nhiều kiến thức
hơn cháu . Các bạn nam thì yêu thích noí chuyện về thể thao , đội nọ , đội kia , cầu
thủ nọ , cầu thủ kia ( he he , biết nói sao khi mình k biết ) . Ngoài ra , các bạn Mỹ
rất giỏi trong tranh luận , cách thức đặt vấn đề hay nêu chính kiến. Em nghĩ đó là
nhờ tác dụng của môn Critical thinking mà họ dạy trẻ em từ nhỏ .
- Cảm nhận về cháu : Nhiều người quen biết khi gặp lại cháu đều nhận xét là cháu
chững chạc lên rất nhiều , không ngố và tồ như hồi ở nhà. Nói chung là mọi người
thấy cháu thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tốt lên và đều bảo với bố mẹ cháu rằng
bố mẹ cháu đã quyết định đúng khi cho cháu đi du học sớm

Nói chung chiếc va-li mẹ cháu trang bị được cho cháu cũng nhè nhẹ. Nhưng cảm giác
chung của bố mẹ cháu là hài lòng vì cũng không tham vọng gì quá lớn. Rút kinh
nghiệm từ cháu, mẹ cháu cũng không hề nhiều tham vọng làm đầy , nặng chiếc vali
của hai em cháu tuy sẽ có sự đầu tư dài hơi và sớm một số các hoạt động ngoại
khóa.

Mẹ cháu viết lan man như vậy , nhằm giúp các mẹ hình dung ra ở cuối con đường
( tuy với cháu thì chưa phải là cuối nhưng với các em nhỏ ở đây thì là cuối ) cháu nhà
mình đang như thế nào , ngõ hầu giúp các mẹ có ước mong cho con đi du học biết
cần chuẩn bị những gì cho con.
Con trai mình cũng không phải là hình mẫu gì, chẳng qua bị mẹ đem ra trưng cho
thiên hạ nhìn ( cháu mà biết lại cằn nhằn mẹ cho coi ) . Vậy nên những mẹ có con
giỏi đừng cười mẹ RB nhé . Cười hở mười cái răng !!!

Cám ơn bài viết của mẹ Red Bean! Nhà mài mà cứ xuất hiện các bài như của
các mẹ Laida, Queanh, NgocTri, Red Bean... thì chẳng mấy mà con em nhà mài
đeo ba lô to xù, xếp hàng ở sân bay. Hôm qua em mới nói chuyện với
mehaicongchua rằng: có những điều PH VN đã cố gắng lường trước để chuẩn bị
cho con trước khi đi xa, biết rằng sự chuẩn bị không tránh khỏi thiếu sót vì
nhiều lý do, nhưng điều PH thường ít nghĩ tới 1 nguyên nhân lớn khiến con khó
hòa nhập, từ đó tác động đến tâm lý, học tập của con... là những vấn đề liên
quan đến hoạt động ngoại khóa và khả năng "ăn chơi nhảy múa" của con. Ở
nước ngoài, kết quả học tập là rất riêng tư, điểm của bạn nào bạn ấy biết, các

222
con chỉ biết điểm mạnh, yếu của nhau qua những bài nhóm là chính. Các con
giỏi giang vẫn được thầy cô khen ngợi, nhưng không có chuy ện đẩy lên thành
sao như kiểu GDVN. Trong lớp, các bạn nam toàn nói tới thể thao và chính trị,
kinh tế, xã hội, mà hầu như là 90% là thể thao... những thứ không phải là điểm
mạnh của HSVN. Điều này khiến cho con muốn hội nhập cũng khó khăn nếu con
không am hiểu thể thao và ko biết chơi vài ba môn nào đấy. Các bạn nữ toàn
nói tới shopping, nhảy múa... những vấn đề các bé gái VN chăm chỉ học tập ít
quan tâm... Thế nên, hành trang cho các con, cái món thể thao, nghệ thuật,
trình ăn chơi nhảy múa... cũng cần có 1 góc lớn trong ba lô. Các môn ngo ại
khóa và khả năng ăn chơi ngảy múa (ko phải là hư hỏng) là những yếu tố tác
động tích cực tới cuộc sống của con nơi xứ người, giúp con thuận lợi trong vi ệc
hội nhập và thể hiện bản thân, phát triển...

Đọc tâm sự và cách định hướng củsa các mẹ mình thấy khá bổ ích, có cách
nhìn đa chiều về việc học và chơi của con

Tuy nhiên, hiện nay mình thấy các mẹ trên tp thì cho các con mình ngoài học
văn hóa còn học thêm rât nhiều môn ngoại khóa như đàn, vẽ, bơi, bóng đá,
...Đặc biệt là hè, có nhiều gia đình cho các con đi nghỉ, đi xả hơi xả láng, nhưng
cũng có gia đình cho con đi học thêm văn hóa khá nhiều. Còn trẻ em ở quê
mình thâý các PH đầu tư cho con học học học mà hầu như ko thấy học các môn
ngoại khóa.

Với bản thân mình thì vừa muốn cho con học các môn ngoại khóa vừa học cả
Toán, văn, nhưng như thế hầu như kín lịch hè, lại thấy "ác" như mẹ nào nói ở trên

Trên thực thế, bạn cùng lứa với mình, nhiều bạn học rất giỏi ở phổ thông nhưng
ra đời lại rất bt, còn những bạn học khá + sôi nổi nhiệt tình trong khi học thì ra
đời lại có vẻ khá hơn, đặc biệt là ở môi trường doanh nghiệp (còn trong khối nhà
nước thì giỏi hay trung bình thì có vẻ ko quan trọng mà quan trọng là Sếp dùng
ai).

Vậy nên tớ nghĩ hay cho con học tương đối thôi còn trau dồi nhiều KNS cho con
có khi ra đời lại ổn hơn, có nghĩa là học văn hóa bt thôi còn có thời gian h ọc
các thứ khác nữa, đặc biệt là tiếng Anh để hy vọng hết lớp 12 bạn ấy kiếm đc
học bổng và vác va ly ra sân bay nhỉ

223

You might also like