You are on page 1of 15

CẨM NANG LUẬT PHÁP HOA KỲ: LY THÂN & LY HÔN (SEPARATION &

DIVORCE)
CẨM NANG LUẬT PHÁP HOA KỲ

LỜI MINH ĐỊNH: Mọi chi tiết trong Cẩm Nang này chỉ có tính cách thông tin
nhằm giúp độc giả có thêm kiến thức về luật pháp Hoa Kỳ qua hình thức tóm
lược và chuyển ngữ sang tiếng Việt những ý niệm căn bản về pháp chế Hợp
Chúng Quốc.

Hữu sự, người gặp khó khăn về luật pháp, có nhu cầu cần được bảo vệ, hoặc bị
thiệt thòi về mặt pháp lý, cần tham khảo luật sư nhiệm cách có đủ khả năng
chuyên môn và được phép hành nghề tại tiểu bang liên hệ tới nội vụ.

IMPORTANT NOTE: This Publication and any forms in it are intented for
informational and educational purposes only. Nothing in this document is to be
considered the rendering of any legal or professional advice. Readers are
responsible for obtaining advice from an attorney or other qualified professional.

INTERNATIONAL LEGAL AID & FINANCIAL CENTER [ILAF]


TRUNG TÂM TRỢ DẪN LUẬT PHÁP & TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

3111 Cranleigh Ct., Fairfax, VA 22031


Tel. [703] 876-2620

Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM

LY THÂN & LY HÔN TẠI HOA KỲ


(SEPARATION & DIVORCE)
„ LY THÂN

1. ĐỊNH NGHĨA LY THÂN (SEPARATION)

 Ly thân (separation) là tình trạng hai vợ chồng sống riêng rẽ (ăn riêng/ở
riêng/hai nơi khác nhau, dù trong cùng một nhà);
 Trong giai đoạn ly thân, hai bên sống tự do, nhưng hôn thú vẫn còn, nên
các đương sự không thể kết hôn với người khác;
 Trong thời kỳ ly thân, tài sản hôn nhân (marital property) tạm chấm dứt,
mọi việc mua bán, nợ nần, thuế má đều có tính cách riêng rẽ;
 Sau giai đoạn ly thân, đương sự có thể lập thủ tục xin ly hôn trước tòa.
2. LY THÂN PHÁP ĐỊNH (LEGAL SEPARATION)

 Ly thân pháp định (legal separation) là tình trạng hai vợ chồng sống
riêng rẽ sau khi có án lệnh toà thụ lý cho ly thân.
 Lý do xin ly thân pháp định có thể là: hành hạ, ngược đãi (abuse,
crualty); trốn bỏ (abandonment); tù đầy (imprisonment); ngoại tình
(adultery); bỏ bê gia đình (failure to support).
 Đương sự có quyền chọn ly thân trước khi ly dị. Nhưng ly thân sẽ không
cần thiết, nếu đương sự có lý do chính đáng (như liệt kê trên) để xin ly dị
ngay.
3. THUẬN TÌNH LY THÂN (SEPARATION BY MUTUAL CONSENT)

 Hai bên hôn phối có thể thuận tình ly thân. Họ chỉ cần có nhân chứng (họ
hàng, bạn bè) xác nhận tình trạng và thời điểm ly thân;
 Họ có thể hợp thức hóa tình trạng thuận tình ly thân khi hai bên thuận
nhận ký kết khế ước ly thân và phân chia tài sản (Property Settlement
Agreement/PSA). Khế ước này ấn định tình trạng tài chính, phân chia của
cải và trách nhiệm riêng rẽ của hai bên đương sự, đồng thời ấn định trách
nhiệm nuôi dưỡng và quyền giữ, thăm con cái của họ.
 Nếu một bên không thi hành đúng khế ước PSA, bên kia có quyền kiện đối
phương bội ước.
LY DỊ

4. ĐỊNH NGHĨA

 Ly dị hay ly hôn (divorce) là tình trạng chấm dứt hôn nhân (dissolution of
marriage) khi có án lệnh toà (decree) xác định hôn thú không còn nữa và
hai bên đương sự có quyền kết hôn lại và lập gia thất khác.
 Đa số (95%) các vụ ly dị thuộc loại không viện lỗi (no-fault divorce) hoặc
thuận tình ly hôn (divorce by mutual consent).
5. LY DỊ TRANH CHẤP (CONTESTED DIVORCES)

Chỉ độ 5% các vụ ly dị kết thúc bằng tranh chấp (contested trial), căn cứ vào
các lý do ly hôn được ấn định như sau tại các Tiểu Bang:

 CALIFORNIA: Điên khùng; sung khắc trầm trọng (irreconcilable


differences) làm cuộc hôn nhân đổ bể, bất khả hàn gắn [irrevocable
breakdown].
 MASSACHUSETTS: Bất lực, liệt dương; độc ác; không trợ giúp; ngoại tình;
phạm tội đại hình.
 CONNECTICUT: Ngoại tình; lập hôn thú gian trá; trốn bỏ cơ sở hôn nhân;
thất tung; nghiện rượu; độc ác; phạm tội đại hình; điên khùng.
 MICHIGAN: hôn nhân đổ bể, bất khả hàn gắn.
 FLORIDA: Điên khùng; bất lực tâm trí; sung khắc trầm trọng, hôn nhân
đổ bể, bất khả hàn gắn.
 NEW JERSEY: Ngoại tình; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; độc ác; điên khùng;
phạm tội đại hình; loạn dâm.
 GEORGIA: Điên khùng, lập hôn thú gian trá, ép hôn; ngoại tình; chửa
hoang; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; thất tung; nghiện rượu; phạm tội đại hình;
hôn nhân đổ bể, bất khả hàn gắn.
 NEW YORK: Ngoại tình; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; độc ác; phạm tội đại hình;
ly thân pháp định/ước định quá 1 năm.
 LOUISIANA: Ngoại tình; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; tại đào; phạm tội đại
hình; công khai mạ lỵ, bỏ bê gia đình.
 TEXAS: Ngoại tình; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; độc ác; điên khùng; phạm tội
đại hình; ly thân 3 năm; hôn nhân đổ bể.
 MARYLAND: Bất lực, liệt dương; điên khùng; song hôn; ngoại tình; phạm
tội đại hình; loạn luân.
 VIGINIA: Ngoại tình; bỏ cơ sở hôn nhân; loạn dâm, độc ác; phạm tội đại
hình; ly thân 1 năm.

6. LY DỊ KHÔNG VIỆN LỖI (NO-FAULT DIVORCES)

 Đa số (95%) các vụ ly dị trên khắp Hợp Chúng Quốc thuộc loại không viện
lỗi (no-fault divorces) căn cứ trên tình trạng “ khác biệt bất khả hoà giải”
(irreconcilable differences) hoặc “ hôn nhân bất khả cứu vãn”
(irretrievable marriage break-down).
 Đó cũng là trường hợp “ ly hôn hoán chuyển” (conversion divorces) tiếp
nối cuộc ly thân pháp định, hoặc “ thuận tình ly hôn” (divorce by mutual
consent) tiếp nối các thủ tục thuận tình ly thân có trước. Bên nguyên đơn
xin toà thụ lý chuẩn chấp những điều khoản ước định của khế ước ly thân
và phân chia tài sản (Property Settlement Agreement/PSA) mà hai bên đã
ký kết trước đây. Khế ước này có tính cách cưỡng bách khi được sát nhập
vào lệnh công bố ly dị (decree) cũa toà thụ lý.

7. PHÂN CHIA TÀI SẢN (DISSOLUTION OF PROPERTIES)

 Trong trường hợp “ thuận tình ly hôn” (divorce by mutual consent), hai
bên đương sự căn cứ vào khế ước ly thân và phân chia tài sản (Property
Settlement Agreement/PSA) để ấn định việc phân chia của cải thuộc khối
tài sản hôn nhân (marital property) gồn có tài sản thu hoạch trong thời kỳ
hôn thú và của cải tuy trước riêng, sau này kết nhập (commingled) phần
thu hoạch mới vào khối tài sản hôn nhân.
 Mỗi bên ly dị có quyền giữ tài sản riêng mà họ có trước khi thành lập hôn
nhân (gồm bất động sản mỗi bên có trước và vẫn đơn phương đứng tên sở
hữu chủ; của cải hưởng thừa kế và các tặng dữ do đệ tam nhân trao tặng
trong thời kỳ hôn thú).
 Tại các tiểu bang theo chế độ Tài Sản Chung (Community Property
system), mỗi bên ly hôn tự động [a] hưởng một nửa số tài sản chung
[ngoại trừ trường hợp họ ký kết “ khế ước tiền hôn nhân” trong đó có
những khoản trái ngược với chế độ Tài Sản Chung]; [b] đồng thời cũng
chịu một nựa tổng số nợ chung có trong thời kỳ hôn thú.
8. PHÂN CHIA THEO CÔNG BẰNG (EQUITABLE DISTRIBUTION)

 Trong trường hợp hai bên xin ly hôn không thuận tình phân chia tài sản,
toà thụ lý có thể phân phối tài sản hôn nhân (marital property) cho họ
theo công bằng [Equitable Distribution], một cách hợp tình, hợp lý.
 Toà sẽ chia phần tài sản hôn nhân nhiều hơn (theo tỷ lệ 60/40, 70/30 v.v.)
cho người hôn phối nào (1) có ít của riêng; (2) thiếu kém kế sinh nhai; (3)
trước đây đóng góp nhiều vào khối của cải hôn nhân; (4) lạm lụng hy sinh
trong cảnh nội trợ để người hôn phối kia trau dồi nghề nghiệp; (5) thu vén
cằn cù trong khi người kia có lỗi phá của (economic fault) gây cảnh thất
thoát tài sản chung; hoặc (6) người này già yếu, lâm bệnh nan giải, tàn
tật, mất khả năng làm việc.
9. TIỀN CẤP DƯỠNG VỢ CHỒNG (ALIMONY OR SPOUSAL MAINTENANCE
& SUPPORT)

 Toà thụ lý có thể ra lệnh bắt bên ly hôn có nhiều khả năng tài chính cấp
dưỡng bên ly hôn túng thiếu, dù là đàn ông hay đàn bà.
 Người ly hôn cấp tiền nuôi dưỡng cho đối phương có thể khai khoản chi
tiêu này để khai giảm thuế lợi tức trong năm trợ cấp.
 Trong trường hợp một bên lạm lụng hy sinh trong cảnh nội trợ để người
hôn phối kia tu nghiệp, toà thụ lý có thể ra lệnh bắt người có sự nghiệp
vưng chắc “ phát tài” phải trả tiền “ cấp dưỡng bồi hoàn”
(reimbursement alimony) cho người xuất lực đầu tư trước đây vào sự
phồn thịnh của gia đình.
 Tiền cấp dưỡng bên ly hôn túng thiếu sẽ chấm dứt khi người này tái hôn
(lập gia đình mới).
10. QUYỀN GÌN GIỮ TRÔNG NOM & THĂM VIẾNG CON CÁI (CHILD
CUSTODY & VISITATION RIGHTS)

 Vợ chồng ly thân hoặc ly dị được quyền ước định hoặc pháp định đơn
phương (sole custody) hoặc song phương giữ con cái vị thành niên (dual
custody), căn cứ vào “ [a] nhu cầu thuận lợi nhất” của con cái (best
interest of the child), [b] phương diện sức khoẻ, cá tính của đứa trẻ, [c]
mối liên hệ tình cảm với bố hoặc mẹ, [d] khả năng và luân lý của bố hoặc
mẹ có ảnh hưởng tới đời sống con cái.
 Người cha hoặc mẹ ly thân hoặc ly dị không được giữ con (noncustodian
parent) vẫn có quyền thăm viếng chúng, được tham khảo và có
quyền quyết định về việc học vấn, tình trạng sức khoẻ, thủ tục y khoa liên
can tới con cái vị thành niên.
 Mọi hình thức vi phạm quyền gìn giữ hoặc thăm viếng con cái trên đều bị
coi là bất tuân lệnh toà (contempt of court), có thể bị phạt vạ
[fine/bằng tiền] hoặc phạt tù (jail term).
 Người cha hoặc mẹ ly thân hoặc ly dị giữ con có quyền di chuyển sang tỉnh
hoặc tiểu bang khác nếu thật tâm có lý do chính đáng (good-faith reasons)
như công ăn việc làm tốt hơn, đoàn tụ đại gia đình để có thêm giúp đỡ
v.v., dù tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc thăm viếng của đối
phương không được giữ con cái. Toà cũng cho phép di chuyển như vậy nếu
người thăm viếng lơ là, thiếu bổn phận, kém tư cách.
11. TIỀN CẤP DƯỠNG CON CÁI (CHILD SUPPORT)

 Theo luật pháp hiện hành, toà thụ lý thường ra lệnh bắt bên ly hôn không
giữ con cái (noncustodian parent) phải cung ứng một khoản tiền tương
xứng căn cứ vào bảng hướng dẫn cấp dưỡng nuối con cái chung (child
support guidelines). Người này thường phải đóng góp khoảng từ 20% tới
40% số tiền lợi tức để cấp dưỡng từ 1 tới 4 đứa con.
 Tiền cấp dưỡng con cái sẽ thay đổi căn cứ vào khả năng kiếm thêm tiền
của người cung cấp. Số tiền cấp dưỡng được trao cho người giữ và trông
nom đứa trẻ để người này tiêu dùng trong việc nuôi dưỡng đứa trẻ.
 Tiền cấp dưỡng con cái chấm dứt sau khi con cái thành niên, hoặc mãn
học và bắt đầu đi làm để tự nuôi thân.
 Chính quyền tiểu bang và liên bang có những biện pháp đôn đốc và cưỡng
bách thi hành cấp dưỡng con cái, như khấu trừ lương lậu, tiền thuế thặng
dư, thu bằng lái xe, xiết nợ trên bằng khoán v.v. của đương sự không chiụ
cấp dưỡng.
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM

www.vietthuc.org
Property Distribution:
Since Oklahoma is an "equitable distribution" state, the marital property shall be divided in
an equitable fashion. Equitable does not mean equal, but rather what is fair. The court will
encourage the parties to reach a settlement on property and debt issues otherwise the court
will declare the property award.

The court shall enter its decree confirming in each spouse the property owned by him or
her before marriage and the undisposed-of property acquired after marriage by him or her
in his or her own right.

As to such property, whether real or personal, which has been acquired by the parties jointly
during their marriage, whether the title thereto be in either or both of said parties, the court
shall, subject to a valid antenuptial contract in writing, make such division between the
parties as may appear just and reasonable, by a division of the property in kind, or by setting
the same apart to one of the parties, and requiring the other thereof to be paid such sum
as may be just and proper to effect a fair and just division thereof. The court may set apart
a portion of the separate estate of a spouse to the other spouse for the support of the
children of the marriage where custody resides with that spouse. (Oklahoma Statutes - Title
43 - Sections: 121)
From: Nguyen Quang Duy <duyact@yahoo.com.au>
Date: October 17, 2018 at 8:02:00 AM GMT+7
Subject: [NQDuy] Bài mới “Liệu Tổng Thống Trump có trở thành độc tài?”

Bài mới gởi quý vị rất mong được phổ biến rộng rãi.

Nguyễn Quang Duy

Liệu Tổng Thống Trump có trở thành độc tài?

Nguyễn Quang Duy

Chính trị nước Mỹ luôn ảnh hưởng đến chính trị thế giới và luôn ảnh hưởng mạnh đến chính
trị Việt Nam.
Tổng Thống Trump người đứng đầu nước Mỹ lại liên tục thay đổi cách hành sử và thay đổi
thành phần nhân sự trong chính quyền, đến độ có người cho rằng ông đã trở thành một
nhà độc tài.

Thực hư thế nào về vai trò của Tổng Thống Mỹ, về hệ thống phân quyền và liệu Tổng Thống
Trump có thể trở thành độc tài hay không?

Tổng thống Trump thắng cử…

Mỹ là một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, mọi công dân Mỹ có quyền tự do chính trị bao gồm
quyền tự do tham gia mọi khuynh hướng, mọi đảng chính trị, quyền tự do ứng cử và bầu
cử.

Để thắng cử ông Trump phải vượt trội 16 ứng cử viên đảng Cộng Hòa và bà Hillary Clinton
đại diện cho đảng Dân Chủ.

Ông Trump phải công khai tranh luận và minh bạch hầu như mọi quan điểm chính trị, mọi
điều về cá nhân, về cá tính, mọi hứa hẹn và phải thuyết phục được dân Mỹ đi bầu và bầu
cho đảng Cộng Hòa.

Không riêng ông Trump mọi ứng cử viên Tổng Thống Mỹ đều phải trải qua quá trình tuyển
cử hết sức khắc khe để được dân Mỹ ban cho cơ hội đứng đầu nước Mỹ.

Nếu ông Trump không thỏa mãn nguyện vọng cử tri, người Mỹ sẽ tước dần quyền lực ông.

Bằng ngược lại người dân sẽ ban thêm cho ông quyền lực để ông trở thành một Tổng Thống
mạnh thực hiện được các chính sách ông đề ra. Đó chính là hệ thống chính trị dân chủ kiểu
Mỹ.
Tổng thống Trump điều hành hành pháp…

Hiến Pháp trao quyền hành pháp cho Tổng Thống, muốn điều hành tốt việc đầu tiên mọi
tân Tổng Thống phải ổn định hành pháp.

Điển hình là cựu Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm, đã
công khai bất đồng với chính sách của ông Trump và đã xin từ chức vài tháng sau khi ông
Trump nhậm chức.

Mỗi tân Tổng Thống cần đến vài ngàn các thành viên nội các, các chức vụ lãnh đạo hành
chánh, các đại sứ để bổ nhiệm vào các chức vụ.

Những người được bổ nhiệm giữ vai trò chuyên môn, đồng thời với vai trò chính trị điều
hành việc hành chánh, nên đều có thể được xem như các “chính trị gia”.

Muốn bổ nhiệm hay sa thải một thành viên chính quyền, Tổng Thống phải đưa ra và phải
được Thượng Viện chấp thuận.

Nhiều người được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vẫn chưa hết nhiệm kỳ hay được
Tổng thống Trump lưu nhiệm.

Tổng Thống Mỹ có thể bổ nhiệm người có chuyên môn và khả năng không cùng chung đảng
chính trị hay khuynh hướng chính trị, miễn là khi các vị được bổ nhiệm không đi ngược với
chính sách quốc gia.

Các công chức Mỹ đều độc lập với chính trị. Họ lại có quyền từ chối thi hành công vụ nếu
họ chứng minh công việc được giao mâu thuẫn với lợi ích cá nhân hay lợi ích công cộng
(conflict of interest).

Mặc dù Chính quyền liên bang đảm nhận trách nhiệm rộng lớn hơn trong những lĩnh vực
như y tế, giáo dục, phúc lợi, giao thông, gia cư và phát triển đô thị.

Các Chính quyền tiểu bang lại độc lập với chính quyền liên bang và lại là định chế có ảnh
hưởng lớn nhất trên đời sống hằng ngày của người dân Mỹ.
Đa số các tiểu bang lại có một hệ thống hành pháp với nhiều thành viên của ngành hành
pháp được người dân trực tiếp bầu lên.

Những vị dân cử này hoàn toàn độc lập với cả liên bang lẫn tiểu bang, họ không chịu sự
kiềm chế hay chi phối của ngay cả Thống Đốc, và Thống Đốc cũng không thể bãi chức họ.

Vì thế Tổng thống Mỹ thường chỉ giữ vai trò chính yếu về mặt đối ngoại, quân sự và thương
mãi quốc tế, vai trò đối nội được phân chia cho các dân cử thuộc chính phủ tiểu bang.

Muốn trở thành một Tổng Thống ở vị thế lãnh đạo mạnh một Tổng Thống không những
cần thuyết phục cử tri Mỹ mà còn cần thuyết phục cả hệ thống hành chánh từ liên bang
xuống đến tiểu bang.

Với cách phân quyền này quyền lực hành chánh sẽ không bao giờ có thể tập trung vào cá
nhân Tổng Thống, ông ta không bao giờ có thể trở nên độc tài.

Quốc Hội Hoa Kỳ

Quốc Hội giữ vai trò kiểm tra và giám sát Tổng Thống và công việc Hành Pháp.

Ở Mỹ quyền lực Quốc Hội được chia sẻ giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ. Một Tổng
Thống Mỹ chỉ có thể được xem là một lãnh đạo mạnh khi đảng của ông nắm cả Lưỡng viện
Quốc Hội.

Hệ Thống Chính Trị Mỹ lại cho phép các Dân Biểu và Nghị Sỹ Quốc Hội quyền công khai
“bất đồng chính kiến” với Tổng Thống có cùng một đảng.

Điển hình là Cố Thượng nghị sĩ John McCain cùng đảng Cộng Hòa nhưng thường xuyên có
quan điểm đối ngược với Tổng Thống Trump.
Vì thế mặc dầu đảng Cộng Hòa kiểm soát cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện như hiện nay, nhưng
không phải mọi chính sách Tổng Thống Trump đưa ra đều được Quốc Hội thông qua.

Đầu năm nay mặc dù Hạ viện đã bỏ phiếu thuận 230-197 dự luật ngân quỹ cho năm 2018,
nhưng lại không được thông qua ở Thượng viện với tỷ lệ 50-49.

Điều đáng nói là có năm đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại dự luật, trong khi đó lại
có năm đảng viên Dân chủ ủng hộ thông qua.

Các Dân biểu hay Nghị sỹ thường có khuynh hướng thông qua ngân sách khi nhận thấy
ngân sách có lợi cho Quận hay Tiểu bang mình đại diện.

Kết quả là đúng kỷ niệm 1 năm ông Trump nhậm chức ngày 20/8/2018 chính phủ Hoa Kỳ
đã phải đóng cửa trong vòng 3 ngày. Hàng trăm ngàn nhân viên liên bang phải nghỉ phép
không lương.

Chính phủ chỉ mở cửa lại khi đảng Cộng Hòa chấp nhận một số thương lượng để có đủ 60
Nghị Sỹ thông qua đạo luật về ngân sách.

Chính trị Hoa Kỳ là thế !!!

Ngược lại trong trò chơi chính trị Tổng Thống Trump nhiều lần “đe dọa” sẵn sàng chấp nhận
việc chính phủ đóng cửa để Quốc Hội phải đồng ý thông qua ngân sách.

Truất phế Tổng Thống

Quốc Hội còn nắm giữ đặc quyền luận tội và truất phế Tổng Thống.

Thủ tục luận tội khá dễ dàng chỉ cần một dân biểu đưa cáo trạng cho Ủy ban tư pháp Hạ
viện. Nếu được đa số ủy viên của Ủy ban tư pháp đồng ý, quyết định sẽ đưa ra Hạ viện biểu
quyết.
Khi đa số Hạ viện đồng ý truất phế, một ủy ban truất phế được thành lập để đưa quyết định
lên Thượng viện.

Thượng viện sẽ mở một phiên tòa và nếu 2/3 Thượng Nghị Sỹ đồng ý thì thủ tục truất phế
sẽ được tiến hành.

Tổng thống Andrew Johnson và Tổng thống Bill Clinton đã bị Hạ Viện luận tội nhưng không
ai bị Thượng Viện truất phế. Còn Tổng Thống Richard Nixon xin từ chức trước khi bị Hạ Viện
luận tội.

Bất cứ điều gì Tổng Thống Trump đã, đang và sẽ làm nếu vi phạm luật pháp Hoa Kỳ đều
có thể bị Hạ Viện mang ra luận tội. Và nếu đảng Cộng Hòa không còn chiếm đa số ở Hạ
viện và đa số trong Ủy ban tư pháp Hạ viện như hiện nay thì việc luận tội Tổng Thống
Trump nhiều cơ hội sẽ có thể xảy ra.

Chính trị Hoa Kỳ cũng là thế!!!

Trò chơi chính trị là con dao hai lưỡi ngay cả khi ông Trump bị Hạ Viện luận tội mà cử tri
vẫn yêu mến và ủng hộ ông thì sẽ ảnh hưởng rất nặng đến uy tín của đảng Dân Chủ.

Bởi thế việc đe dọa đưa Tổng Thống ra luận tội thường được đem ra hù dọa làm mất uy tín
chính trị nhau hơn là thực sự xảy ra.

Điểm tích cực là các Tổng Thống luôn cân nhắc mọi quyết định trong công vụ để không xảy
ra lạm quyền như Tổng thống Andrew Johnson hay bê bối như Tổng Thống Richard Nixon
và Tổng thống Bill Clinton.

Tư Pháp và Tối Cao Pháp Viện


Tối Cao Pháp Viện giữ quyền lực cao nhất về tư pháp trong Chính phủ Hoa Kỳ, có thẩm
quyền giải thích Hiến pháp, tuyên bố các đạo luật liên bang, đạo luật tiểu bang là vi hiến,
hoặc tuyên bố các hoạt động của hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến.

Tối cao Pháp Viện gồm chín thẩm phán được bổ nhiệm trọn đời bởi Tổng Thống và được
phê chuẩn bởi Thượng viện. Một thẩm phán được bầu làm chánh án. Chánh án John Roberts
và 4 thẩm phán khác thuộc cánh bảo thủ ủng hộ đường lối của ông Trump.

Trong trường hợp Tổng Thống bị Quốc Hội luận tội và truất phế, Chánh án Tối cao Pháp
Viện sẽ là Chủ tịch ủy ban truất phế.

Tổng thống Trump trong vòng chưa tới 2 năm đã bổ nhiệm được hai thẩm phán là các ông
Neil Gorsuch và ông Brett Kavanaugh.

Việc thẩm phán Brett Kavanaugh được Quốc Hội chấp nhận là 1 thắng lợi lớn giúp ông
Trump vận động các cử tri bảo thủ tích cực đi bầu và bầu cho các ứng cử viên đảng Cộng
Hòa trong kỳ bầu cử giữa kỳ vào ngày 6 tháng 11 sắp tới.

Vận Động Hành Lang

Tại Hoa Kỳ việc vận động nhằm ảnh hưởng các chính sách của chính phủ là việc làm công
khai và hợp pháp.

Điển hình là chính sách trừng phạt thương mãi một số công ty sẽ được hưởng lợi trong khi
nhiều công ty khác bị thiệt hại. Các công ty bị thiệt hại sẽ tìm cách vận động hành lang để
giảm thiểu thiệt hại cho công ty mình.

Chiến tranh thương mãi Mỹ - Trung có lợi cho một số tiểu bang nhưng lại bất lợi cho một
số tiểu bang khác, nhất là các tiểu bang sản xuất và xuất cảng nông nghiệp và các tiểu
bang có hải cảng trực tiếp xuất nhập cảng.

Tổng Thống Trump sử dụng 2 đạo luật có sẵn trong việc trừng phạt thương mãi Bắc Kinh.
Mục 232 Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act 1962) về an ninh
quốc gia; và Mục 301 Đạo luật Thương mại năm 1974 (Trade Act 1974) về trả đũa những
hành vi thương mại không công bằng của nước khác.

Nếu đảng Dân Chủ kiểm soát được Quốc Hội, họ có thể ra những đạo luật mới để giới hạn
khả năng trừng phạt thương mãi của Tổng Thống Trump.

Vì thế không lạ gì khi các công ty bị thiệt hại do chiến tranh thương mãi (và có thể cả nước
ngoài) đang đổ tiền tài trợ cho các ứng cử viên dân biểu và nghị sỹ mà họ tin rằng khi thắng
cử sẽ có thể xoay chuyển thế cờ giới hạn quyền hạn của Tổng Thống Trump.

Đệ Tứ Quyền

Chính Phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không có cơ quan truyền thông riêng. Các cơ quan truyền
thông như VOA, RFA,… nhận ngân sách chính phủ nhưng đều là các cơ quan truyền thông
độc lập. Các cơ quan truyền thông khác đều là cơ quan truyền thông tư nhân.

Chi phí nặng nhất trong việc tranh cử là chi phí truyền thông quảng cáo. Ứng cử viên nào
vận động được nhiều tài trợ thì có nhiều tiền để quảng cáo tranh cử và nhiều cơ hội hơn để
thắng cử.

Tổng Thống Trump lại có một “lịch sử” khác thường là khi ra tranh cử không chịu chi tiền
quảng cáo và thường xuyên “đối chọi” với truyền thông.

Đương nhiên cách hành sử của ông Trump càng “khiêu khích” giới truyền thông để ý đến
ông và tìm mọi cách để giảm thiểu quyền lực của ông.

Thế lãnh đạo mạnh


Nói tóm lại quyền lực của Tổng Thống Mỹ do cử tri ban cho và nếu họ không thực hiện lời
họ đã hứa thì cử tri sẽ lấy lại nên không Tổng Thống nào có thể trở nên độc tài.

Tổng Thống Trump đã thực hiện được hầu hết những điều ông hứa khi ra tranh cử như cắt
giảm thuế, tạo thêm công ăn việc làm, giúp tăng lương, tiêu diệt khủng bố ISIS, trừng phạt
thương mãi Bắc Kinh, bảo vệ Biển Đông.

Những điều ông không làm được là do quyền lực của ông bị Quốc Hội giới hạn.

Tổng Thống Trump thực hiện được các điều ông đã hứa một phần là nhờ bản tính cương
quyết và cứng rắn nhưng khôn khéo trong việc đàm phán chính trị và ngoại giao.

Phần khác là nhờ Tổng Thống Trump lãnh đạo Hoa Kỳ trong thế mạnh khi cả Hạ Viện lẫn
Thượng Viện đều do đảng Cộng Hòa nắm giữ và Tối Cao Pháp Viện nay thuộc cánh bảo thủ.

Liệu Tổng Thống Trump có còn tiếp tục lãnh đạo Hoa Kỳ trong thế mạnh hoàn toàn tùy
thuộc và cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 06/11/2018 sắp tới đây.

Có giữ được thế lãnh đạo mạnh Tổng Thống Trump mới có thể tiếp tục bao vây Trung Quốc
về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và ý thức hệ.

Có thay đổi được ý thức hệ của tầng lớp lãnh đạo Bắc Kinh mới mong tránh khỏi việc thị
trường thương mãi bị bóp méo, bán phá giá, đánh cắp bản quyền, ép các công ty Hoa Kỳ
chuyển giao tài sản trí tuệ, và hạn chế tiền lương và các quyền lao động công nhân, bành
trướng tại Biển Đông và ra thế giới.

Đồng thời thế giới sẽ có tự do, dân chủ và nhân quyền hơn.

Cử tri Mỹ sẽ quyết định tương lai nước Mỹ và tương lai thế giới trong cuộc bầu cử sắp tới.

Nguyễn Quang Duy


Melbourne, Úc Đại Lợi

16/10/2018

You might also like