You are on page 1of 438

Chinh phục đề thi

THPT Quốc gia


môn Sinh học
tập 3

Chữ ký và lời chúc của tác giả hoặc thành viên Lovebook

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
Sách gốc phải có chữ ký của tác giả hoặc của thành viên Lovebook. Bất kể cuốn
..................................................................................................................................................
sách nào không có chữ ký đều là sách lậu, không phải do Lovebook phát hành.
Lời chúc
& kí tặng

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
...............

LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học – Tập 3

Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi


đầu trước giông tố!
Đặng Thùy Trâm

Hãy phấn đấu vươn lên không chỉ bằng khối óc mà


bằng cả con tim của mình nữa!
Lương Văn Thùy
LOVEBOOK tin tưởng chắc chắn rằng em sẽ
đỗ đại học một cách tự hào và hãnh diện nhất!

Bản quyền thuộc về Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Trực Tuyến Việt Nam – VEDU Corp

Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương
tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của công ty.
GIA ĐÌNH LOVEBOOK

CHINH PHỤC
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
MÔN SINH HỌC – TẬP 3
Sách dành cho:
 Học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kì thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (KÌ THI THPT QUỐC GIA 2016)
 Học sinh lớp 10, 11: Tự học Sinh học, chuẩn bị sớm và tốt nhất cho KÌ THI THPT QUỐC GIA
 Học sinh mất gốc Sinh học, học kém Sinh học, sợ Sinh học, thiếu phương pháp và kĩ năng giải toán
Sinh học
 Học sinh muốn đạt 9,10 trong kì thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (KÌ THI THPT QUỐC GIA 2016)
 Học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
 Thí sinh đại học muốn ôn thi lại môn Sinh học
 Người yêu thích môn Sinh học.

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


NHÀ XUẤN BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
16 Hàng Chuối – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: Biên tập – Chế bản: (04) 39714896;
Quản lý xuất bản: (043) 9728806; Tổng biên tập: (04) 397 15011
Fax: (04) 39729436

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc – Tổng biên tập: TS. PHẠM THỊ TRÂM

Biên tập:

Chế bản: CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN VIỆT NAM – VEDU CORP

Trình bày bìa: NGUYỄN SƠN TÙNG

Sửa bản in: LƯƠNG VĂN THÙY – NGUYỄN THỊ CHIÊN – TĂNG HẢI TUÂN

Đối tác liên kết xuất bản:


CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN VIỆT NAM – VEDU CORP
Địa chỉ: 101 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội

SÁCH LIÊN KẾT


CHINH PHỤC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC TẬP 3

Mã số: 1L – 590 ĐH2015


In 1000 cuốn, khổ 29,7 x 21cm tại Nhà máy In Bộ Tổng Tham Mưu – Bộ Quốc Phòng
Địa chỉ: Km13 Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
Số xuất bản: 2919 – 2015/CXB,IPH/14- 347/ĐHQGHN, ngày 06/10/2015
Quyết định xuất bản số: 606 LK-TN/ QĐ – NXBĐHQGHN, ngày 26/10/2015
In xong và nộp lưu chiểu năm 2015.
LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra hình thức thi kết hợp giữa kì
thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bổ túc Trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường
Đại học, Cao đẳng – gọi là kì thi THPT Quốc gia.
Với hình thức thi như vậy, cấu trúc đề thi có phần khác so với các năm còn lại. Như trong
đề thi môn Sinh học, 30 câu đầu là những câu khá dễ dàng ăn điểm được, phục vụ cho thi Tốt
nghiệp. 20 câu sau ở mức độ từ trung bình khá trở lên, càng về sau càng khó nhằm hướng đến
đối tượng thi Đại học, Cao đẳng.
Để làm một bài thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt, thí sinh cần nắm chắc kiến thức từ
những cái cơ bản nhất, đến những kiến thức nâng cao, nắm toàn diện kiến thức, hiểu sâu sắc mọi
khía cạnh của vấn đề, và một điều quan trọng không kém đó là kĩ năng làm bài. Có kiến thức
mà không có kĩ năng thì sẽ không thể hoàn thành sớm và kịp thời gian. Vấn đề đặt ra là không
chỉ làm được mà phải làm trong thời gian nhanh nhất có thể.
Để đáp ứng nhu cầu của các bạn học sinh về tư liệu, các đề thi thử dùng cho ôn tập, củng
cố kiến thức và rèn luyện nâng cao kĩ năng làm bài, nhóm Sinh học gia đình Lovebook biên soạn
cuốn sách “Chinh phục đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học – Tập 3” dựa trên sự thành công
bộ “Tuyển tập 90 đề thi Quốc gia môn Sinh học” trước đây.
Với những kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm biên tập, chúng tôi đã cố gắng
loại bỏ đi những bài toán nằm ngoài chương trình thi, cập nhật thêm xu hướng bài tập đồ thị, và
tuyển chọn các đề thi hay và đưa ra lời giải ngắn gọn mà chính xác theo phong cách làm bài trắc
nghiệm. Hi vọng, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo quý báu và bổ ích dành cho các em học sinh
trung học phổ thông nói chung và giúp các em học sinh lớp 12 nói riêng trong kì thi THPT Quốc
gia sắp tới có một kết quả thật tốt. Ngoài ra, để tăng hiệu quả luyện cuốn đề này, các em nên kết
hợp với 2 cuốn “Chinh phục lý thuyết Sinh học” và “Chinh phục bài tập Sinh học”. Với nền tảng
kiến thức của hai cuốn chuyên đề này, việc luyện đề trong bộ sách “Chinh phục đề thi THPT
quốc gia” sẽ trở nên dễ dàng và tốc độ hơn.
Mặc dù đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hoàn thiện cuốn sách nhưng cuốn
sách chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi sai sót vì thời gian và kiến thức còn hạn chế. Chúng tôi
rất mong nhận được các ý kiến đóng góp về nội dung của cuốn sách từ các bạn học sinh, sinh
viên, các thầy cô giáo để những lần tái bản tiếp theo cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp của các bạn, các thầy cô xin vui lòng gửi về địa chỉ
o Hòm thư điện tử tổ trưởng tổ Sinh học Vedu: phamthithanhthao@vedu.vn
o Diễn đàn chăm sóc sử dụng sách: vedu.vn/forums/
Đội ngũ tác giả xin chân thành cảm ơn!!!
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người cha, người mẹ đã
sinh thành ra chúng tôi và nuôi nấng chúng tôi lên người. Cha mẹ luôn là hậu phương vững chắc
trong cuộc sống của chúng tôi.
Thứ hai, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những thầy cô đã không quản
ngày đêm truyền đạt lại kiến thức, giúp chúng tôi đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Cô Diệp Như Quỳnh – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận
Thầy Trần Văn Trung – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận
Cô Đoàn Thị Thục Loan – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận
Thầy Trần Nhật Quang – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận
Cô Nguyễn Thị Bích Vân – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận
Thầy Phạm Đức Minh – THPT Nguyễn Hữu Huân
Thầy Hoàng Hải Châu – THPT Nguyễn Hữu Huân
Cô Võ Thị Hoa ––THPT Nguyễn Hữu Huân
Cô Phạm Thị Như Oanh – Trường Cao Đẳng Bến Tre
Cảm ơn các anh em trong tổ Sinh học công ty Vedu: Anh Lê Thế Kiên (tác giả Chinh phục
bài tập Sinh học), chị Nguyễn Ngọc Ánh Trang (sinh viên năm 2 – ĐH Y Hà Nội). Sự đóng góp
của các bạn thực sự rất thiết thực và quan trọng.
Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Lương Văn Thùy – Giám đốc điều hành
công ty Vedu, sáng lập viên GSTT GROUP – người đã luôn động viên và hỗ trợ chúng tôi trong
quá trình hoàn thiện cuốn sách.
Một lần nữa, đội ngũ tác giả xin chân thành cảm ơn!!!
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

1. Hướng dẫn cách luyện đề.


Các đề trong cuốn sách này có số lượng câu dễ ở mức vừa phải, không quá nhiều câu dễ (30 câu)
giống như đề thi THPT Quốc gia năm nay. Vì chúng ta chưa biết các năm tới sự phân bố câu dễ, khó
trên một đề thi thay đổi như thế nào.
Khi bắt đầu luyện, hãy để cho tâm lí thoải mái nhất có thể !
Hãy nhớ, bạn đang bắt đầu luyện đề, do đó, đừng trông chờ vào việc mình phải làm đúng nhiều
câu và trong đúng thời gian quy định trong những đề đầu tiên.
Làm những đề đầu tiên, hãy để thời gian làm thật thoải mái, không nhất thiết là 90 phút mà 120
phút hoặc 150 phút cũng được. Nghĩ thật kĩ, nghĩ lâu cũng được, đến khi không làm được nữa thì thôi.
Sau đó, đọ đáp án và ghi điểm vào bảng kết quả.
Nếu điểm tốt, chúc mừng bạn, hãy phát huy và làm các đề tiếp theo, chú ý đến tốc độ làm bài,
tăng tốc độ lên!
Nếu điểm xấu hoặc điểm không như mong muốn thì cũng chúc mừng bạn! Vì bạn thuộc 90% đại
đa số học sinh khi bắt đầu luyện đề. Đừng nản, vì điều đó là quá bình thường. Hãy nhìn lại các câu mà
mình làm sai, và phải biết được vì sao mình sai. Ghi chú lại, rút kinh nghiệm dần dần.
Quan trọng nhất khi luyện đề: kiên trì, chăm chỉ !!!
2. Đọc lời giải có câu không hiểu, bạn nên làm gì?
Đừng ngại ngần, hãy đi hỏi !!!
- Hỏi bạn bè cùng lớp. Học thầy không tày học bạn.
- Hỏi thầy cô giáo trên lớp.
- Hỏi bạn bè trên cộng đồng mạng
- Bạn hãy đăng những thắc mắc trong quá trình sử dụng sách lên diễn đàn chăm sóc sử dụng sách
của nhà sách Lovebook để được hỗ trợ tốt nhất: vedu.vn/forums/
3. Ghi chú, đánh dấu
Trong quá trình luyện đề, bạn nên lấy bút màu đánh dấu vào những câu mà bạn còn nhầm lẫn,
những bài toán mà các bạn làm sai và những câu mà bạn thấy quan trọng. Trước khi thi 2 tháng, bạn nên
đọc lại toàn bộ những phần mình đã đánh dấu bằng bút màu trước đây để tránh việc lặp lại sai lầm khi
bước vào kì thi chính thức.
4. Kết hợp với bộ sách chuyên đề.
Trong quá trình sử dụng sách, để đạt được hiệu quả cao nhất, tốt nhất bạn nên có một bộ chuyên
đề. Để làm gì ? Khi làm đề, gặp phải những bài toán, những dạng toán và những kiến thức lý thuyết mà
bạn chưa nắm vững, bộ chuyên đề là cuốn cẩm nang dành cho bạn ôn lại những kiến thức đó.
Mục lục
Đề số 01
……… …………………………………………………………………
13

Đề số 02
……… …………………………………………………………………
36

Đề số 03
……… …………………………………………………………………
57

Đề số 04
……… …………………………………………………………………
79

Đề số 05
……… …………………………………………………………………
100

Đề số 06
……… …………………………………………………………………
123

Đề số 07
……… …………………………………………………………………
143

Đề số 08
……… …………………………………………………………………
163

Đề số 09
……… …………………………………………………………………
187

Đề số 10
……… …………………………………………………………………
208

Đề số 11
……… …………………………………………………………………
230

Đề số 12
……… …………………………………………………………………
253

Đề số 13
……… …………………………………………………………………
274

Đề số 14
……… …………………………………………………………………
296

Đề số 15
……… …………………………………………………………………
318

Đề số 16
……… …………………………………………………………………
336

Đề số 17
……… …………………………………………………………………
352

Đề số 18
……… …………………………………………………………………
370

Đề số 19
……… …………………………………………………………………
389

Đề số 20
……… …………………………………………………………………
405

Đề số 21
……… …………………………………………………………………
423
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học Lovebook.vn

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CUỐN SÁCH

I- SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN CUỐN SÁCH

PHẠM THỊ THANH THẢO


𝐅𝟏 NGUYỄN NGỌC HOÀN BĂNG
(T9/2014)
LƯƠNG THANH HÀO – NGUYỄN NGỌC HIỀN
PHAN PHƯƠNG NAM – TRƯƠNG QUỐC HÀO

PHẠM THỊ THANH THẢO


𝐅𝟐
(T9/2015)

II- GIỚI THIỆU CHI TIẾT THÀNH VIÊN

1. PHẠM THỊ THANH THẢO


Sinh nhật: 18/12/1995
Học vấn: Sinh viên Đại họcY thành phố Hồ Chí Minh
Quê quán: Thống Nhất - Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
Sở thích: Nấu ăn, nghe nhạc pop, rock, đọc sách, lướt face chém
gió.
Câu nói yêu thích: Nếu bạn không thích điều gì, hãy thay đổi điều
đó. Nếu bạn không làm được, hãy thay đổi thái độ của bạn. Đừng
than phiền.
- Maya Angelou -
Phương châm sống: Đừng để quan điểm của người khác về bạn
trở thành hiện thực của bạn.
Phạm Thị Thanh Thảo
2. NGUYỄN NGỌC HOÀN BĂNG
Sinh ngày: 18/9/1996.
Quê quán: Bến Tre.
Sở thích: Đi dạo tập thể dục, đánh LOL
Học vấn: Sinh viên năm 2, ngành Y đa khoa - Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.
Facebook: https://www.facebook.com/nguyen.ngochoanbang
Câu nói ưa thích: “Nếu mình không học nhiều, mình sẽ học nhiều
hơn”
Phương châm sống: Mỗi ngày hãy cố gắng một chút, đừng để
thời gian qua đi không có ý nghĩa.
Nguyễn Ngọc Hoàn Băng
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học Lovebook.vn
3. LƯƠNG THANH HÀO
Sinh ngày: 18/12/1996.
Quên quán: TP Hồ Chí Minh.
Sở thích: Hát, xem phim.
Học vấn: Bác Sỹ Đa Khoa - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Facebook: https://www.facebook.com/thanhhao.luong.180
Câu nói ưa thích: "Ai nói gì là chuyện của họ, nếu thấy tổn thương
là do bạn yếu đuối"
Phương châm sống: Dù còn một giây hy vọng, vẫn phải cố gắng.

4. NGUYỄN NGỌC HIỀN Lương Thanh Hào


Sinh nhật: 02/10/1995
Quê quán: Hợp Hòa - Tam Dương - Vĩnh Phúc
Sở thích: Đọc sách, nghe nhạc, chụp ảnh phong cảnh, lang thang
một mình...
Học vấn: Bác sĩ đa khoa Học viện quân Y
Facebook: bun.good.dr@facebook.com
Câu nói yêu thích: Cuộc đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi
đầu trước giông tố.
Phương châm sống: Đừng bao giờ đánh mất niềm tin của chính
mình, vì chỉ khi có niềm tin sự hi vọng mới là lý do để giúp ta cố
gắng mỗi ngày. Hãy cho đi khi có thể, vì như vậy bạn sẽ cảm thấy Nguyễn Ngọc Hiền
cuộc sống thật ý nghĩa.

5. PHAN PHƯƠNG NAM


Ngày sinh: 29/12/1994.
Quê quán: Minh Thành-Yên Thành-Nghệ An.
Sở thích: Đi lang thang.
Học vấn: Bác sỹ đa khoa hệ quân Học Viện Quân Y.
Fabook: https://www.facebook.com/PhuongnamMMA
Câu nói yêu thích: Thời gian hãy trở lại, cho yêu thương tràn về
(trong phim Secret của Jay Chou).
Phương châm sống: Cứ cố gắng hết sức rồi mọi sự sẽ thành công.

6. TRƯƠNG QUỐC HÀO


Ngày sinh: 01/01/1996. Phan Phương Nam
Quê quán: Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận.
Sở thích: bóng đá, tennis, cờ vua, sách, phim US-UK.
Học vấn: Bác sỹ đa khoa - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Fabook: https://www.facebook.com/hao.truongquoc
Câu nói yêu thích : Kẻ mạnh chưa chắc đã là kẻ chiến thắng, mà
kẻ chiến thắng mới chính là kẻ mạnh (Franz Beckenbauer)
Phương châm sống: Hãy làm những gì mình thích trong một mục
tiêu định mức.

Trương Quốc Hào (bên phải)


Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

01
Câu 1. Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số
nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều
dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Cho các phát biểu sau:
1. Số lượng nucleotit từng loại của gen B là A=T= 300; G=X=900.
2. Số lượng nucleotit từng loại của gen b là A=T= 301; G=X= 899.
3. Tổng số liên kết hidro của alen b là 2699 liên kết.
4. Dạng đột biến xảy ra là mất một cặp nucleotit G-X nên số lượng liên kết hidro của alen b giảm so với
gen B.
5. Dạng đột biến xảy ra là thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Đây là dạng đột biến có thể làm thay đổi trình
tự axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Một con chuột có vấn đề phát triển, nhưng vẫn còn khả năng sinh sản, được kiểm tra bởi một nhà di
truyền học - người phát hiện ra rằng chuột này có 3 nhiễm sắc thể 21. Có bao nhiêu kết luận chắc chắn
đúng khi dựa vào thông tin này?
1. Quả trứng đã được thụ tinh để tạo ra con chuột này có hai nhiễm sắc thể 21.
2. Tinh trùng được thụ tinh để tạo ra con chuột này có hai nhiễm sắc thể 21.
3. Giao tử được tạo ra bởi con chuột này sẽ có cả giao tử bình thường (một nhiễm sắc thể 21) và giao tử
bất thường (hai nhiễm sắc thể 21).
4. Chuột này sẽ sinh ra các con chuột con đều có 3 nhiễm sắc thể 21.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3. Xơ nang là một bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra, bệnh này phát sinh do có trở
ngại trong việc vận chuyển các ion giữa tế bào và ngoại bào. Bệnh này thường gây chết người và hầu hết
người bị chết ở độ tuổi trẻ. Một đứa trẻ được chuẩn đoán mắc bệnh, nhưng cha mẹ của mình hoàn toàn
khỏe mạnh. Tuyên bố nào là đúng?
A. Bố hoặc mẹ là đồng hợp tử về gen gây bệnh xơ nang.
B. Những đứa con sau này của cặp vợ chồng trên có thể bị bệnh với xác suất là 1/4
C. Các con là dị hợp tử gen gây bệnh xơ nang.
D. Con trai dễ mắc bệnh xơ nang hơn (so với con gái).
Câu 4. Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến?
1. Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
2. Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T.
4. Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.
5. Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
6. Tần số đột biến gen không phụ thuộc vào tác nhân đột biến.
7. Trong điều kiện nhân tạo, người ta có thể sử dụng các tác nhân gây đột biến tác động lên vật liệu di
truyền làm xuất hiện đột biến với tần số cao hơn rất nhiều lần.
8. Acridin được chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nucleotit.
Có bao nhiêu ý đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

LOVEBOOK.VN | 13
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 5. Hai gen A và B cùng nằm trong cùng 1 tế bào. Khi tế bào trải qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo
ra số tế bào con có tổng số Nu thuộc hai gen đó là 28800, quá trình này đòi hỏi môi trường cung cấp cho cả
hai gen 25200 nucleotit tự do. Để tạo ra các gen con của A, quá trình đã phá vỡ tất cả 20475 liên kết hydro
còn ở gen B đã hình thành tất cả 23520 liên kết hidro. Khi gen A nhân đôi 1 lần nó đòi hỏi môi trường nội
2
bào cung cấp số Nu bằng số Nu cung cấp để gen B nhân đôi 2 lần. Cho các phát biểu sau:
3
1. Gen A nhân đôi 3 lần và gen B nhân đôi 4 lần.
2. Gen A và gen B nhân đôi 4 lần.
3. Tổng số nucleotit của gen A là 2400.
4. Chiều dài của gen B là 2040 A0.
5. Số lượng từng loại nucleotit của gen A là A=T= 700; G=X=500.
6. Số lượng từng loại nucleotit của gen B là A = T = 240; G=X= 360.
7. Số lượng từng loại nucleotit của gen A là A= T= 675; G=X= 525.
Trong số những nhận xét trên có bao nhiêu nhận xét không đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Phương pháp để xác định được nguyên tắc nhân đôi của ADN là:
A. Khuếch đại gen trong ống nghiệm và theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
B. Đếm số lượng đoạn Okazaki trong quá trình nhân đôi ADN.
C. Chiếu xạ Rơn gen rồi theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
D. Đánh dấu phóng xạ các nucleotit rồi theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
1. Operon Lac ở E.Coli điều hòa tổng hợp các enzim giúp chúng sử dụng đường lactozo.
2. Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
3. Trong Operon Lac, mỗi gen đều có vùng điều hòa riêng nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
4. Trong Operon Lac, mỗi gen tạo ra một phân tử mARN riêng biệt.
5. Điều hòa phiên mã là điều hòa lượng protein được tạo ra.
6. Vùng khởi động là nơi mà enzim ARN polymeraza bám vào và khởi động phiên mã.
7. Gen điều hòa R trong Operon Lac quy định tổng hợp protein ức chế.
Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai, các em hãy cho biết biểu thức nào phản ánh đúng mối liên
hệ giữa a và b?
A. 2a-3 = b C. 2a = b
B. a +7 = b
2 2 D. a+2 = b
Câu 8. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy
định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội
A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai
alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao.
Cho phép lai ♂ AaBbDd × ♀ aabbDd, trong số những phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
7
1. Đời con có kiểu hình giống mẹ chiếm tỉ lệ là .
16
1
2. Đời con có kiểu gen AabbDD chiếm tỉ lệ là .
16
6
3. Đời con có kiểu hình hoa trắng, thân cao chiếm tỉ lệ là .
16
13
4. Đời con có kiểu hình khác bố chiếm tỉ lệ là .
16
A. 1,2 B. 2,4 C. 3,4 D. 1,4
Câu 9. Ở một loài thực vật, dạng quả do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn qui định: A quy định quả tròn, a
qui định quả dài. Màu hoa do 2 gen phân li độc lập qui định: B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b qui
định hoa vàng; màu hoa chỉ được biểu hiện khi trong kiểu gen có alen trội D, khi trong kiểu gen không có D
14 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây có kiểu hình quả tròn, hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ các
loại kiểu hình như sau: 37,5% cây quả tròn, hoa đỏ: 25% cây quả tròn, hoa trắng: 18,75% cây quả dài, hoa
đỏ: 12,5% cây quả tròn, hoa vàng: 6,25% cây quả dài, hoa vàng. Cho biết không xảy ra đột biến và cấu trúc
NST ở hai giới không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của cây P là:
AB Ad Ab AD
A. Dd . B. Bb . C. Dd . D. Bb .
ab aD aB ad
Câu 10. Ở chuột, khi lai giữa một cặp bố mẹ đều thuần chủng và mang kiểu gen khác nhau, người ta thu
được F1 đồng loạt lông xoăn, tai dài. Cho F1 giao phối với nhau, ở F2 xuất hiện kết quả như sau:
Chuột cái: 108 con lông xoăn, tai dài; 84 con lông thẳng, tai dài.
Chuột đực: 55 con lông xoăn, tai dài; 53 con lông xoăn, tai ngắn; 43 con lông thẳng, tai ngắn: 41 con lông
thẳng, tai dài.
Biết tính trạng kích thước tai do 1 cặp gen qui định. Nếu cho các chuột đực có kiểu hình lông xoăn, tai
ngắn và các chuột cái có kiểu hình lông xoăn, tai dài ở F2 ngẫu phối thì tỉ lệ chuột cái đồng hợp lặn về tất cả
các cặp gen thu được ở đời con là bao nhiêu?
A. 1/1296. B. 1/2592. C. 1/648. D. 1/324.
Câu 11. Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza
và enzim ADN – pôlimeraza?
(1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.
(3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch
ADN khuôn.
Phương án đúng là:
A. 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 3, 4, 5.
Câu 12. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa
trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây
Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất
để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng
chiếm 6,25%.
A. 6/2401. B. 32/81. C. 24/2401. D. 8/81.
Câu 13. Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế:
A. Chuyển đoạn không tương hỗ. B. Phân li độc lập của các NST.
C. Trao đổi chéo. D. Đảo đoạn.
Câu 14. Ở người nhóm máu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội.LM,LN. Người có nhóm MN có kiểu gen
LMLN. Người có nhóm máu MM có kiểu gen L M L M .Nhóm máu NN có kiểu gen L N LN.Trong một gia đình mà
cả bố và mẹ đều có nhóm máu MN thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm M, 2 con có nhóm MN, và 1
con có nhóm N sẽ là:
A.30/256 B.15/256 C.4/16 D.9/16
Câu 15. Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào sau
đây?
1 - Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
2 - Áp lực chọn lọc tự nhiên.
3 - Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội.
4 - Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít.
5 - Thời gian thế hệ ngắn hay dài.
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 5. D. 2, 3, 4, 5.

LOVEBOOK.VN | 15
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 16. Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt
được mùi vị. Trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4, cho một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được
mùi vị. Cho các phát biểu sau:
1. Xác suất cặp vợ chồng này sinh một con trai không phân biệt được mùi vị là 8,16%.
2. Xác suất cặp vợ chồng này sinh một con trai phân biệt được mùi vị và một con gái không phân biệt
được mùi vị là 3,06%.
3. Cặp vợ chồng trên sinh được một người con phân biệt được mùi vị. Xác suất để đứa con phân biệt
được mùi vị là con trai và mang kiểu gen dị hợp là 25%. Biết người chồng mang kiểu gen Aa.
4. Xác suất để vợ chồng này sinh 2 người con trai không phân biệt được mùi vị và 1 người con gái phân
biệt được mùi vị là 1,14%.
Trong số những phát biểu này, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17. Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm
nào sau đây?
1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các
gen tương tác thống nhất.
2. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong
đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.
3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
A. 2, 3, 4. B. 2, 3. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 18. Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng
cũng có một số loài đặc trưng?
A. Đầu tiên, tất cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc
tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau.
B. Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và
những loài khác nhau xuất hiện sau.
C. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống nhau, các
loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương.
D. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Berinh ngày nay.
Câu 19. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn
so với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính
AB DE AB DE
theo lí thuyết, phép lai (P): x trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh
ab de ab de
giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 30%, giữa các alen E và e
với tần số 20%. Cho các phát biểu sau:
1. F1 có kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài chiếm tỉ lệ là 5,46%.
2. F1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng, quả đỏ tròn chiếm tỉ lệ là 8,805%.
3. F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là 28,035%.
4. F1 có kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội có tỉ lệ lớn hơn 92%.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.

16 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 21. Cho các phương pháp tạo giống tiến hành ở thực vật:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Cho thụ phấn khác loài kết hợp gây đột biến đa bội hoá.
(3) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp tạo ra giống mới có độ thuần chủng cao nhất là:
A. (1), (4). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2), (4).
Câu 22. Ý có nội dung không đúng khi nói về quá trình hình thành quần thể thích nghi là:
A. Môi trường tạo ra các kiểu hình thích nghi và qua quá trình chọn lọc tự nhiên các kiểu hình này sẽ
ngày càng phổ biến.
B. Môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có
sẵn trong quần thể mà không tạo ra các đặc điểm thích nghi.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy các alen cùng quy định kiểu hình thích
nghi.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng
phát sinh và tích lũy đột biến của loài cũng như áp lực chọn lọc tự nhiên.
Câu 23. Thí nghiệm của S. Miller đã chứng minh:
A. Các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy.
B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy trong điều kiện sinh học.
C. Các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất được hình thành nhờ con đường tổng hợp sinh học.
D. Ngày nay các hợp chất hữu cơ phổ biến vẫn được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.
Câu 24. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật?
1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.
2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý.
3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.
4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật.
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 25. Cho các nhận xét sau:
1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều
kiện môi trường thay đổi.
2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.
3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
4. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường
sống.
5. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm
năng sinh học của các cá thể cao.
6. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.
7. Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
8. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ J.
Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 26. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như
sau:
Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
F1 0,04 0,32 0,64
F2 0,04 0,32 0,64
F3 0,5 0,4 0,1
F4 0,6 0,2 0,2
F5 0,65 0,1 0,25
Một số nhận xét được rút ra như sau:

LOVEBOOK.VN | 17
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(1) Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình trội
(3) Ở thế hệ F3 có thể đã có hiện tượng kích thước quần thể giảm mạnh.
(4) Ở thế hệ F1 và F2 quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
(5) Hiện tượng tự phối đã xảy ra từ thế hệ F3.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 27. Cho hình ảnh sau:

Một số nhận xét về hình ảnh trên được rút ra như sau:
1. Hình ảnh trên diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II.
2. Tế bào tham gia giảm phân là tế bào thực vật.
3. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng chín của tế bào sinh dưỡng.
4. Ở kì giữa của giảm phân I, các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.
5. Ở kì giữa của giảm phân I, các NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn cromatit cho nhau.
6. Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về các cực của tế bào trong
quá trình bào.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 28. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên NST thường quy định, alen A quy định tai nghe bình
thường; bệnh mù màu do gen alen m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, alen M quy
định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu, em
gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong gia đình trên đều có kiểu
hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2 bệnh trên là:
A. 98% B. 25% C. 43,66% D. 41,7%
Câu 29. Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần
thể Chim Cồng Cộc; năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; năm thứ hai
khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và không có
xuất-nhập cư. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Kích thước của quần thể tăng 6% trong 1 năm
B. Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con
C. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm
D. Mật độ cá thể ở năm thứ hai là 0,27 cá thể/ha.
Câu 30. Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Ở người, có những tính trạng không tuân theo quy luật di truyền như ở sinh vật.
B. Ở người, phương pháp nghiên cứu phả hệ gần giống phương pháp lai ở sinh vật.
C. Ở người, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể phát hiện các tính trạng có hệ số
di truyền cao.
D. Ở người, sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào không thể phát hiện ra bệnh máu khó đông.
Câu 31. Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh

18 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường
(4) Tìm nguốn sống mới phù hợp với từng cá thể
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang
quần thể khác là:
A. (1),(2),(3) B. (1),(3),(4)
C. (1),(2),(4) D. (2),(3),(4)
Câu 32. Cho các thông tin sau:
(1) Các gen nằm trên cùng một cặp NST.
(2) Mỗi gen nằm trên một NST khác nhau.
(3) Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử.
(4) Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.
(5) Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
(6) Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính
trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.
Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:
A. 3,4,5 B. 1,4,6 C. 2,3,5 D. 3,5,6
Câu 33. Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y.
2. Cây nắp ấm bắt chim sẻ.
3. Trùng roi và ruột mối.
4. Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.
5. Chim mỏ đỏ và linh dương.
6. Vi khuẩn lam trên cánh bèo dâu.
7. Cây tầm gửi trên thây cây gỗ.
Có mấy ví dụ trong các ví dụ trên thuộc mối quan hệ cộng sinh?
A.6. B. 5. C.3. D.2.
Câu 34. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen.
Nếu đột biến lệch bội xảy ra, tính theo lí thuyết, các thể một thuộc loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen
về các gen đang xét?
A. 5832. B. 192. C. 24576. D. 2916.
Câu 35. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:
(1) AaBb x aabb (2) aaBb x AaBB (3) aaBb x aaBb (4) AABb x AaBb
(5) AaBb x AaBB (6) AaBb x aaBb (7) AAbb x aaBb (8) Aabb x aaBb
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 36. Một người vô tình bỏ nhầm 4 quả trứng không được thụ tinh chung với 6 quả trứng đã được thụ
tinh và sau đó lấy ra ngẫu nhiên 5 quả cho ấp. Xác suất để số trứng đem ấp nở được ít nhất 1 con trống:
A. 7,28% B. 41,12% C. 63,88% D. 85,34%
Câu 37. Cây lâu năm ở miền Bắc Việt nam, có những loài thực vật rụng lá vào mùa đông nhưng có những cây
rụng lá thường xuyên. Điều khẳng định nào sau đây là đúng với hiện tượng trên?
A. Cây rụng lá thường xuyên có giới hạn sinh thái rộng hơn cây rụng lá vào mùa đông.
B. Cây rụng lá thường xuyên có giới hạn sinh thái hẹp hơn cây rụng lá vào mùa đông.
C. Không thể khẳng định hiện tượng này liên quan đến giới hạn sinh thái của hai loài cây đã nêu.
D. Cây rụng lá theo cách khác nhau là do kiểu gen quy định.
Câu 38. Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai
ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này,
các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là :
A. Chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. Cào cào, chim sâu, báo.
C. Chim sâu, mèo rừng, báo. D. Cào cào, thỏ, nai.

LOVEBOOK.VN | 19
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 39. Trong quần thể người, những hội chứng bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể thường thấy ở
nhiễm sắc thể 21. Điều đó là do:
A. nhiễm sắc thể 21 nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các nhiễm sắc thể thường khác, sự mất cân bằng gen
do thay đổi cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể 21 ít ảnh hưởng nghiêm trọng nên người vẫn có thể sống
được.
B. nhiễm sắc thể 21 cấu trúc dễ bị đột biến hơn các nhiễm sắc thể thường khác.
C. nhiễm sắc thể thường khác không xảy ra đột biến.
D. nhiễm sắc thể 21 chứa gen không quan trọng như phần lớn các nhiễm sắc thể thường khác, sự mất
cân bằng gen do thay đổi cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể 21 là ít nghiêm trọng nên người vẫn có thể
sống được.
Câu 40. Trong một quần thể ruồi giấm xét 2 cặp nhiễm sắc thể: cặp số I có hai locut (locut 1 có 2 alen,
locut 2 có 3 alen), cặp số II có 1 locut với 5 alen. Trên nhiễm sắc thể X ở vùng không tương đồng có 2
locut, mỗi locut đều có 2 alen. Biết các gen liên kết không hoàn toàn. Tính số kiểu gen tối đa được tạo
thành trong quần thể liên quan đến các locut trên.
A. 3890 B. 4410 C. 3560 C. 4340
Câu 41. Tháp dân số Việt nam thuộc dạng nào? Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng đó là gì?
A. Tháp dân số trẻ. Do tỷ lệ sinh sản tăng.
B. Tháp dân số trẻ. Do chính sách nhập cư tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập quốc tịch Việt nam
gia tăng.
C. Tháp dân số trẻ. Do tỷ lệ tử vong thấp vì chất lượng đời sống nâng cao một cách nhanh chóng.
D. Tháp dân số trẻ. Do nâng cao tỷ lệ sinh sản và tử vong, giữa nhập cư và di cư.
Câu 42. Khác biệt cơ bản giữa khối u lành tính và khối u ác tính là:
A. Khối u lành tính hình thành khi con người tiếp xúc với hóa chất hoặc tia phóng xạ, còn khối u ác tính
hình thành khi con người bị nhiễm virut.
B. Khối u lành tính không gây chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể còn khối u ác tính thì có.
C. Khối u lành tính được hình thành do đột biến gen còn khối u ác tính do đột biến NST.
D. Các tế bào của khối u lành tính không có khả năng di chuyển vào máu và đi đến các nơi khác trong cơ
thể còn các tế bào của khối u ác tính thì có.
Câu 43. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?
(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
(2) Quần thể là tập hợp cá thể cùng loài.
(3) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.
(4) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
(5) Các cá thể có kiểu gen giống nhau.
(6) Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn với các chướng ngại của thiên nhiên như núi, sông, biển…
(7) Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới
mà chúng phát tán tới.
A. 2; 4; 7. B. 2; 4; 6. C. 2; 4; 5. D. 2; 4.
Câu 44. Quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
(1) Loại bỏ nhân của tế bào trứng.
(2) Lấy trứng của cừu cho trứng ra khỏi cơ thể.
(3) Lấy nhân của tế bào tuyến vú của con cừu cho nhân.
(4) Tiêm nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
(5) Cấy phôi vào tử cung của con cừu cho trứng.
(6) Nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm thành phôi.
A. 1 → 2 →3 →4 →6 →5. B. 2 → 1 →4 →3 →6 →5.
C. 2 → 1 →3 →4 →5 →6. D. 2 → 1 →3 →4 →6 →5.
Câu 45. Cho gà trống chân ngắn, lông vàng lai với gà mái chân ngắn, lông đốm thu được F1 có số lượng sau:
Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm; 30 con chân dài, lông đốm.
Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng; 29 con chân dài, lông vàng.

20 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Biết một gen quy định một tính trạng, alen A quy định chân ngắn, a quy định chân dài, lông đốm do alen B
quy định, lông vàng được quy định bởi alen b. Kiểu gen của phép lai có kết quả trên là:
A. ♂Aa XBY x ♀AaXbXb B. ♂AaXbY x ♀AaXBX C. ♀AaXBY x ♂AaXbXb D. ♀AaXbY x ♂AaXBXB
Câu 46. Vì sao tổng hợp mạch ADN mới thực hiện theo hai cách khác nhau?
A. Vì enzim ADN – polimeraza sử dụng mạch làm khuôn tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ →5’.
B. Vì cấu trúc của phân tử ADN có hai mạch ngược chiều nhau.
C. Vì enzim ADN – polimeraza sử dụng mạch làm khuôn tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ →3’.
D. Vì cấu trúc phân tử ADN có hai mạch song song cần phối hợp tác động của các enzim khác nhau
trong quá trình tái bản ADN.
Câu 47. Để tạo con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, công việc được coi khó khăn nhất đối với
các nhà tạo giống là:
A. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng nghiên cứu.
B. sử dụng con lai có ưu thế vào mục đích kinh tế.
C. tìm được tổ hợp lai thích hợp nhất.
D. duy trì lai giữa các dòng bố mẹ để tạo ưu thế lai.
Câu 48. Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả
những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 49. Một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn với alen quy định mắt trắng. Cho con cái mắt trắng lai với con
đực mắt đỏ thuần chủng (P) thu được F1 toàn con mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu
hình phân li theo tỷ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng, tất cả các con mắt trắng đều là con cái. Biết rằng không có đột
biến, biểu hiện của gen không chịu tác động của môi trường. Hãy cho biết nếu lai con cái mắt đỏ và con đực
mắt trắng cùng thuần chủng rồi giao phối các con F1 với nhau thì thu được kết quả như thế nào?
A. Tỷ lệ phân li kiểu hình là 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng.
B. 50% con cái có kiểu hình mắt trắng.
C. 25% con cái có kiểu hình mắt trắng.
D. 75% con cái có kiểu hình mắt đỏ.
Câu 50. Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, xét các kết luận sau:
(1) Vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau.
(2) Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
(3) Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
(4) Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

LOVEBOOK.VN | 21
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1B 2A 3B 4D 5C 6D 7B 8B 9B 10C
11A 12C 13C 14B 15C 16B 17D 18B 19A 20A
21D 22A 23A 24D 25B 26A 27C 28D 29D 30A
31A 32D 33C 34D 35B 36D 37A 38D 39A 40B
41A 42D 43D 44D 45C 46C 47C 48A 49B 50C

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án B
Gen B:
A+G = 1200
A = 3G
 A = T = 900; G =X = 300.
Theo đề bài: Gen B bị đột biến thành alen b, alen b có chiều dài không đổi nhưng số lượng liên kết hidro
giảm 1 liên kết. Từ đó, ta suy ra đột biến điểm xảy ra chính là dạng đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
Do đó, alen b có A = T= 901; G = X = 299.
Tổng số liên kết hidro của alen b = 2A+3G = 2. 901+3.299=2699 liên kết.
Vậy 1, 2, 4 sai; 3, 5 đúng.
Câu 2: Đáp án A
Chuột có 3 NST 21 là do giao tử bình thường kết hợp giao tử có 2 NST 21.
=> có thể nhận 2 NST 21 từ trứng của mẹ hoặc từ tinh trùng của bố.
Ý 4 sai vì chuột này khi sinh chỉ có thể tạo ra 50% chuột con có 3 NST số 21.
Vậy chỉ có 1 kết luận chắc chắn đúng: (3).
Câu 3: Đáp án B
A sai vì bố mẹ đều khỏe mạnh nên không thể có kiểu gen đồng hợp tử về gen gây bệnh xơ nang (aa)được.
B đúng vì để sinh ra con bị bệnh(aa) bố mẹ khỏe mạnh phải mang kiểu gen dị hợp tử (Aa).
1 1
Ta có: Aa × Aa  aa. Vậy xác suất đứa con bị bệnh là .
4 4
C sai vì có một đứa trẻ bị mắc bệnh nên đứa trẻ đó mang kiểu gen aa. Do vậy, không phải tất cả con đều có
kiểu gen dị hợp tử(Aa).
D sai vì gen gây bệnh là gen lặn trên NST thường nên tỉ lệ mắc bệnh ở con trai và con gái hoàn toàn như
nhau.
Câu 4: Đáp án D
1 đúng.
2 sai vì 5BU gây thay thế cặp A-T bằng cặp G-X nên không thể làm codon XXX bị đột biến thành codon GXX.
3 đúng.
4 đúng như virut viêm gan B, virut hecpet,…
5 sai vì để tạo đột biến tứ bội người ta mới xử lý hợp tử 2n bằng côxixin. Tạo ra đột biến tam bội bằng
phương pháp lai giống, lai giữa cây tứ bội và cây lưỡng bội.
6 sai vì tần số đột biến gen có thể thay đổi tùy thuộc vào các tác nhân đột biến.
7 đúng, trong điều kiện nhân tạo, người ta có thể sử dụng các tác nhân gây đột biến tác động lên vật liệu di
truyền làm xuất hiện đột biến với tần số cao hơn rất nhiều lần. Nhờ điều này, có thể gây đột biến định hướng
vào một gen cụ thể ở những điểm xác định để tạo nên những sản phẩm tốt phục vụ cho sản xuất và đời sống.
8 sai vì acridin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến thêm một cặp nucleotit.
Vậy có 4 ý đúng.
Câu 5: Đáp án C
Vì hai gen A và B cùng nằm trong 1 tế bào nên có số lần nhân đôi bằng nhau và bằng số lần nguyên phân của
tế bào.
- Gọi n là số lần nhân đôi của mỗi gen.

22 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Theo đề ta có hệ phương trình:
2n. NA + 2n. NB = 28800
(2n- 1)NA+ (2n-1). NB = 25200
Tính được 2 = 2 ; NA+NB= 3600
n 3

Vậy mỗi gen A và B nhân đôi 3 lần.


2
Theo đề ta có: ( 21-1) NA = (22-1). . NB => NA =2NB
3
Suy ra NA = 2400 ; NB = 1200.
1200
Chiều dài của gen B:  3, 4  2040 A0
2
 1,2 sai, 3, 4 đúng.
Gen A:
Số liên kết hiro bị phá vỡ qua 3 lần nhân đôi: H( 23  1) = 20475  H= 2925 liên kết.
Ta có: 2A+3G = 2925
A+G = 1200
 A = T= 675; G =X = 525.
Vậy 5 sai, 7 đúng.
Gen B:
Số liên kết hidro hình thành qua 3 lần nhân đôi: 2H(23-1)= 23520  H= 1680 liên kết.
Ta có: A+G = 600
2A+3G = 1680
 A = T = 120; G= X = 480.
Vậy 6 sai.
Do đó, có 4 nhận xét không đúng.
Câu 6: Đáp án D
- Đánh dấu phóng xạ các nucleotit giúp chúng ta thấy rõ cách các nucleotit liên kết với nhau như thế nào
để hình thành nên ADN con trong quá trình nhân đôi ADN, từ đó xác định được nguyên tắc nhân đôi của
ADN.
Ví dụ: có nhiều thí nghiệm chứng minh nguyên tắc nhân đôi ADN(đặc biệt là nguyên tắc bán bảo tồn)
trong đó có 1 thí nghiệm nổi tiếng là của Meselson và Stahl. Hai ông dùng đồng vị phóng xạ N15 đánh dấu
ADN, sau đó cho vi khuẩn chứa ADN này thực hiện quá trình nhân đôi trong môi trường chứa N14. Nhờ thực
hiện ly tâm và phân tích kết quả thu được, họ đã chứng minh được cơ chế nhân đôi bán bảo toàn của ADN.
Câu 7: Đáp án B
1 đúng vì khi môi trường có lactozo, protein ức chế không bám được vào vùng vận hành và do vậy enzim
ARN polymeraza có thể liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Các phân tử mARN của các gen
cấu trúc Z,Y,A được dịch mã tạo ra enzim phân giải đường lactozo.
2 đúng.
3 sai vì cả 3 gen đều có chung một vùng điều hòa.
4 sai vì 3 gen được phiên mã chỉ tạo ra 1 phân tử mARN.
5 sai vì điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào.
6 đúng. Luôn ghi nhớ, nhắc đến enzim ARN polymeraza ta nghĩ ngay đến vùng khởi động. Nhắc đến
protein ức chế ta nhớ ngay đến vùng vận hành nhé.
7 sai vì gen điều hòa R không nằm trong Operon Lac.
Vậy a = 3; b = 4. Ta thay vào đáp án nhận B.
Câu 8: Đáp án B
Quy ước: A-B- : hoa đỏ
A-bb; aaB- và aabb : hoa trắng.
P: ♂ AaBbDd × ♀ aabbDd

LOVEBOOK.VN | 23
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

1 1 1 1 3
Hoa đỏ (A-B-) chiếm tỉ lệ:   . Hoa trắng chiếm tỉ lệ là: 1  
2 2 4 4 4

3 3 9
Đời con có kiểu hình giống mẹ có dạng hoa trắng, thân thấp chiếm tỉ lệ là:   . Vậy 1 sai.
4 4 16
1 1 1 1
Đời con có kiểu gen AabbDD chiếm tỉ lệ là:    . Vậy 2 đúng.
2 2 4 16
3 1 3
Đời con có kiểu hình hoa trắng, thân cao mang chiếm tỉ lệ là:   . Vậy 3 sai.
4 4 16
1 3 3
Đời con có kiểu hình giống bố (A-B-D-) chiếm tỉ lệ là:  
4 4 16
3 13
Đời con có kiểu hình khác bố chiếm tỉ lệ là: 1- = . Vậy 4 đúng. Các em lưu ý khác kiểu hình ở bố có
16 16
thể khác về 1 tính trạng hoặc khác cả hai tính trạng.
Câu 9: Đáp án B
Quy ước:
B-D-: đỏ,
B-dd: trắng; bbD-: vàng; bbdd: trắng.
Tỉ lệ xuất hiện bằng 16 tổ hợp nếu các cặp gen phân ly độc lập phải có 64 tổ hợp mới đúng do đó nên có sự
liên kết giữa Aa với Bb hoặc Dd.
aB aD
- Xét kiểu hình dài, đỏ (aa, B-D-) có thể được biểu diễn thành D  hoặc B  nên F1 phải có kiểu gen
a a
dị hợp chéo.
ab aD
- Xét kiểu hình dài, vàng (aa, bbD-) có thể được biểu diễn thành D  hoặc bb .
ab a
Vậy F1 phải có kiểu gen chéo và có giao tử aD mới có thể thỏa mãn đề bài.
Câu 10: Đáp án C
Với những dạng toán này các em nên xét từng tính trạng trước để xác định quy luật di truyền của từng tính
trạng như thế nào.
Xét tính trạng hình dạng lông:
Xoăn : thẳng = 9:7 vì vậy tính trạng hình dạng lông do các gen không alen tương tác với nhau theo tương
tác bổ trợ, các gen này nằm trên NST thường. F1: AaBb  AaBb.
Xét tính trạng hình dạng tai:
Ta có: Cái: 100% tai dài, đực 50% tai dài: 50% tai ngắn → gen thuộc NST giới tính vì kiểu hình phân bố
không đồng đều ở hai giới. Vậy F1: XDXd × XDY.
- Các chuột đực có kiểu hình lông xoăn, tai ngắn có kiểu gen A-B-XdY x các chuột cái có kiểu hình lông xoăn,
1 1
tai dài (A-B- XDXD: A-B- XDXd).
2 2
4 2 2 1
A-B- gồm: AaBb : AABb : AaBB : AABB.
9 9 9 9
Cái: A-B- × đực : A-B- để tạo ra chuột cái có kiểu gen aabb thì con mẹ và con bố đều phải có kiểu gen AaBb.
4 4 4 4 1 1 1
Ta có: AaBb × AaBb  aabb =    
9 9 9 9 4 4 81
1 1 1 1 1 1
XdXd = Xd × Xd = Chuột cái đồng hợp lặn về tất cả các cặp gen(aabbXdXd) chiếm tỉ lệ:  
2 4 8 81 8 648
.

24 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 11: Đáp án A
1 sai vì chỉ có ARN polymeraza mới có khả năng tháo xoắn phân tử ADN trong phiên mã. Còn trong quá
trình nhân đôi, phân tử ADN được tháo xoắn nhờ các enzim tháo xoắn đặc hiệu.
2 sai vì chỉ có enzim ARN polymeraza mới có thể tổng hợp không mạch polinucleotit mà không cần mồi.
Enzim ADN polymeraza chỉ tham gia tổng hợp mạch polinucleotit khi đoạn mồi được tổng hợp.
3 sai vì đặc điểm này chỉ có ở enzim ARN polymeraza mà thôi.
4 đúng.
5 đúng vì cả hai enzim đều có đặc điểm này trong quá trình tổng hợp mạch polinucleotit trong quá trình
phiên mã hoặc nhân đôi.
Câu 12: Đáp án C
Quy ước A: Đỏ > a:trắng
P: AA x aa
F1: Aa
Lấy F1 lai hoa trắng P
Ta có: Aa x aa
1 1
Fa: Aa : aa
2 2
1 1 1 1
Cho Fa tạp giao ta có ( Aa : aa) x ( Aa : aa)
2 2 2 2
→F2:1/16 AA : 6/16 Aa : 9/16 aa
1 6
Vậy trong tổng số hoa đỏ: AA= ; Aa=
7 7
Để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây
hoa trắng (6,25%).
1 1
Ta có: 6.25% = x . Vậy theo đề bài ta phải chọn được 1 cây Aa và 3 cây AA.
4 4
3
6 1 24
Xác suất để chọn 4 cây hoa đỏ thỏa yêu cầu đề bài là:     C14 
7 7 2401
Câu 13: Đáp án C
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik khác với kiểu gen trên các NST tương đồng, kiểu gen này chỉ có
thể được tạo ra qua cơ chế trao đổi chéo giữa các NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
Câu 14: Đáp án B
Bài toán trên nhìn có vẻ là lạ và khó khăn. Vậy tại sao chúng ta không đưa nó về một bài toán gần gũi với
chúng ta hơn nhỉ?
Đây là quy luật di truyền trội không hoàn toàn. Đặt LM =A; LN =a.
Đề bài viết lại: Ở người nhóm máu Aa được quy định bởi cặp alen đồng trội A,a. Người có nhóm Aa có kiểu
gen Aa. Người có nhóm máu A có kiểu gen AA. Nhóm máu a có kiểu gen aa. Trong một gia đình mà cả bố và
mẹ đều có nhóm máu Aa thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm A, 2 con có nhóm Aa và 1 con có nhóm
máu a sẽ là bao nhiêu?
1 2 1
P: Aa × Aa  AA: Aa : aa.
4 4 4
Xác suất sinh ra 3 con nhóm máu A, 2 con nhóm máu Aa và 1 con nhóm máu a là: C36  C32
3 2
1 1 2 15
Xác suất họ có 6 đứa con thỏa yêu cầu đề bài: C36  C32      
4  4   4  256

LOVEBOOK.VN | 25
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 15: Đáp án C
Qúa trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến càng nhanh thì quá trình hình thành quần thể thích nghi
diễn ra càng nhanh và ngược lại, vì việc phát sinh và tích lũy các gen đột biến diễn ra càng nhanh và nhiều
giúp tạo ra nhiều kiểu hình mang các đặc điểm thích nghi tốt trước sự thay đổi của môi trường, từ đó giúp
hình thành quần thể thích nghi một cách nhanh chóng.
- Áp lực chọn lọc tự nhiên càng lớn giúp nhanh chóng loại bỏ những cá thể có kiểu hình không thích nghi và
giữ lại những cá thể có những đặc điểm thích nghi tốt từ đó giúp hình thành quần thể thích nghi một cách
nhanh chóng.
- Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội. Hệ gen đơn bội giúp hình thành quần thể thích nghi nhanh hơn hệ gen lưỡng
bội vì với hệ gen đơn bội giúp alen đột biến có thể biểu hiện ra kiểu hình ngay. Còn hệ gen lưỡng bội thì các
alen lặn đột biến chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử, hoặc alen lặn tồn tại với tần số thấp ở
trong các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.
- Thời gian thế hệ ngắn hay dài cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành quần thể thích nghi. Với những
loài sinh vật có chu kì sống ngắn sẽ nhanh chóng tạo ra quần thể thích nghi nhanh hơn vì lúc này những con
không có khả năng thích nghi sẽ chết rất nhanh, cũng như nhanh chóng tạo ra những cá thể mang kiểu gen
quy định kiểu hình thích nghi tốt với điều kiện môi trường, từ đó nhanh chóng hình thành nên quần thể
thích nghi.
Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít hay còn được xem là điều kiện của môi trường. Môi trường chỉ đóng vai trò
sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có sẵn trong quần thể mà không tạo ra
các đặc điểm thích nghi. Do vậy, môi trường không quyết định đến việc hình thành quần thể thích nghi
nhanh hay chậm.
Câu 16: Đáp án B
Ta có: A = 0,6; a = 0,4.
Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
0,36 0,48 3 4
Trong số kiểu hình phân biệt được mùi vị có: AA : Aa  AA : Aa.
0,36  0, 48 0,36  0,48 7 7
Để sinh ra một người con trai không phân biệt được mùi vị (aa) thì vợ chồng này phải có kiểu gen Aa.
4 4 4 4 1
Ta có: P: Aa × Aa    aa .
7 7 7 7 4
2
4 1 1
Xác suất sinh ra người con trai không phân biệt được mùi vị:      4,08% do đó 1 sai.
7 4 2
Xác suất để vợ chồng này sinh ra một con trai phân biệt được mùi vị và một con gái không phân biệt được
2
4 1 3 1 1
mùi vị là:        C12  3,06% do đó 2 đúng.
7 4 4 2 2
Với ý 3 ta làm như sau:
Người bố: Aa.
Người mẹ phân biệt được mùi vị có thể mang kiểu gen Aa hoặc AA.
3
Trường hợp 1: Người mẹ: AA × Aa.
7
3 1 1 3
Xác suất sinh đứa con trai mang kiểu gen dị hợp Aa là:     10,71%
7 2 2 28
4
Trường hợp 2: Người mẹ: Aa
7
4
Ta có: P: Aa × Aa
7

26 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

4 1 1 1
Xác suất sinh người con trai mang kiểu gen dị hợp Aa là:   
7 2 2 7
Vậy xác suất để sinh người con phân biệt được mùi vị là con trai và mang kiểu gen dị hợp Aa là:
3 1 1
   25% . Vậy 3 đúng.
28 7 4
Xác suất để vợ chồng này sinh 2 người con trai không phân biệt được mùi vị (aa) và 1 người con gái phân
2 2 2
 4 1 3 1 1
biệt được mùi vị (A-) là:            C32  0,57% do đó 4 sai.
7  2 4  4 2
Câu 17: Đáp án D
- Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở các điểm:
+ Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó
các gen tương tác thống nhất.
+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong
đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.
+Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa
- Đối với ý 3, chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền đã xuất hiện ở học thuyết của
Đacuyn chứ không phải do thuyết tiến hóa hiện đại mở rộng quan niệm của Đacuyn nên ta loại ý này.
Câu 18: Đáp án B
Câu 19: Đáp án A
AB AB
Với cặp  ta có giao tử: AB = ab = 0,5- 0,15 = 0,35; Ab = aB = 0,15
ab ab
Vì cả bố và mẹ đều mang cặp gen dị hợp nên ta áp dụng công thức như sau:
aabb = 0,35.0,35 = 0,1225
A-B- = 0,5+aabb = 0,6225
A-bb = aaB- = 0,25 – aabb = 0,1275.
DE DE
Với cặp  ta có giao tử: DE = de = 0,5 – 0,1 = 0,4; De = dE = 0,1
de de
Vì cả bố và mẹ đều mang cặp gen dị hợp nên ta áp dụng công thức như sau:
ddee = 0,4.0,4 = 0,16.
D-E- = 0,5+ddee = 0,66.
D-ee = ddE- = 0,25-ddee = 0,09.
F1 có kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài có kiểu gen là A-bbD-ee chiếm tỉ lệ: 0,1275 × 0,09 =0,011475.
Vậy 1 sai.
F1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng, quả đỏ tròn (aabbD-E-) chiếm tỉ lệ là: 0,1225×0,66 = 8,085%.
Vậy 2 sai.
F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn có khả năng mang các kiểu gen như sau:
aaB-D-E- = 0,1275 × 0,66 = 0,08415
A-bbD-E- = 0,08415
A-B-ddE- = 0,6225×0,09= 0,056025
A-B-D-ee = 0,056025.
F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỷ lệ:
0,08415.2+0,056025.2= 0,28035=28,035%. Vậy 3 đúng.
F1 có kiểu hình mang toàn tính trạng lặn(aabbddee) = 0,1225×0,16 = 0,0196.
F1 có kiểu hình mang 1 tính trạng trội có khả năng mang các kiểu gen:
A-bbddee= 0,1275×0,16 = 0,0204
aaB-ddee = 0,0204
aabbD-ee = 0,1225×0,09=0,011025
aabbddE- = 0,011025

LOVEBOOK.VN | 27
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
F1 có kiểu hình mang 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ: 0,0204.2+0,011025.2=0,06285.
F1 có kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ: 1-0,06285-0,0196=0,91755 = 91,755%. Vậy 4 sai.
Bài toán trên không khó nhưng khá dài, anh chị luôn mong muốn các em tăng kĩ năng tính toán để có thể
làm tốt đề thi THPT quốc gia. Vì đề thi những năm gần đây thiên về kĩ năng tính toán nhanh rất nhiều. Do
vậy, hãy luôn luyện tập và ghi nhớ những công thức tính nhanh các em nhé!
Câu 20: Đáp án A
A đúng vì con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền ngoài nhân còn được gọi là di truyền theo dòng mẹ.
B sai vì gen ngoài nhân luôn biểu hiện ra kiểu hình. Con lai mang kiểu hình giống mẹ.
C sai vì các gen ngoài nhân không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong phân bào.
D sai vì gen ngoài nhân biểu hiện ở cả hai giới, con lai mang kiểu hình giống mẹ.
Câu 21: Đáp án D
Câu 22: Đáp án A
A: Sai vì môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình
có sẵn trong quần thể mà không tạo ra các đặc điểm thích nghi.
B: Đúng
C: Đúng vì khả năng thích nghi tốt với môi trường và để lại nhiều cho thế hệ sau thường không phải là
một tính trạng đơn gen mà do rất nhiều gen cùng quy định. Vì vậy, quá trình hình thành quần thể thích nghi
là quá trình tích lũy các alen cùng tham gia quy định kiểu hình thích nghi.
D: Đúng. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả một quá trình lịch sử chịu sự
chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. Do đó,quá trình hình thành quần thể
thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy đột biến của loài
cũng như áp lực chọn lọc tự nhiên.
Câu 23: Đáp án A
Thí nghiệm của Miller được thực hiện vào năm 1953, khi ông tiến hành phóng tia lửa điện qua hỗn hợp các
chất khí giống như trong điều kiện khí quyển nguyên thủy( H20, H2, NH3, CH4…) và thí nghiệm đó đã chứng
minh được rằng các chất hữu cơ đơn giản được hình thành từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học, kể
cả axit amin.
Câu B, C sai vì hợp chất hữu cơ được hình thành bằng con đường hóa học dưới sự tác động của các nguồn
năng lượng tự nhiên.
Câu D sai: ngày nay các chất hữu cơ phổ biến không được hình thành bằng con đường hóa học nữa mà
bằng con đường sinh học.
Câu 24: Đáp án D
1. Biến đổi hình thái và sự phân bố của sinh vật: cây xương rồng sống ở sa mạc có gai là biến dạng của lá
nhằm hạn chế thoát hơi nước.
2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý. ở ruồi giấm chu kì sống là 17 ngày đêm ở nhiệt độ 180C, và rút ngắn
còn 10 ngày ở 250C.
3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng: cây xanh quang hợp tốt ở
nhiệt độ 200C -300C, 00C thì ngừng quang hợp.
4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật. Ví dụ: ở 150C mọt bột sẽ ăn nhiều hơn và ngừng
ăn ở 80C.
Câu 25: Đáp án B
Ý 1 đúng.
Ý 2 sai vì tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
Ý 3 sai vì tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
Ý 4 đúng.
Ý 5 đúng.
Ý 6 sai vì mức độ sinh sản của quần thể sinh vật không những phụ thuộc thức ăn có trong môi trường
mà còn phụ thuộc vào số lượng trứng hay con non của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời…
và tỉ lệ đực/cái của quần thể.
Ý 7 đúng.
Ý 8 sai vì đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.
28 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 26: Đáp án A
F1 và F2 tần số alen là 0,2A: 0,8a; F3, F4 và F5 tần số alen là 0,7A: 0,3a.
(1) sai.
(2)sai.
(3) đúng . có thể xảy ra biến động di truyền do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm kích thước
quần thể giảm mạnh và thay đổi đột ngột tần số alen.
(4) Các nhân tố tiến hóa có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều nên trong một số trường hợp có
thể không làm thay đổi tần số (ví dụ chọn lọc tự nhiên tác động cùng nhập gen).
(5) đúng.
Câu 27: Đáp án C
1 sai vì hình ảnh trên diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân I. Vì ở kì giữa giảm phân I, các NST kép
xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
2 sai vì tế bào tham gia giảm phân là tế bào động vật, do trong tế bào có trung thể. Ở các tế bào thực vật
không có trung thể nhưng có các đám rối đậm đặc là một tổ chức các ống vi sợi tượng trưng cho trung thể.
Đám rối này có vai trò là hoạt hóa sự trùng hợp tubulin để tạo thành thoi vô sắc ở tế bào thực vật.

3 sai vì giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng chín của tế bào sinh dục.
4 đúng.
5 sai vì ở kì đầu của giảm phân I, các NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn cromatit cho nhau.
Trong hình chúng ta cũng không hề thấy sự trao đổi nào khi tế bào ở kì giữa giảm phân I.
6 đúng. Dựa vào hình ảnh các em cũng dễ dàng thấy rõ điều này.
Câu 28: Đáp án D
Xét bệnh điếc:
Bên vợ: có người em gái bị điếc bẩm sinh(aa), bố mẹ vợ bình thường sẽ đều có kiểu gen Aa.
1 2
Do đó, người vợ sẽ có thể mang kiểu gen Aa hoặc AA. Thành phần kiểu gen của người vợ: AA : Aa
3 3
1 2
 tỉ lệ giao tử: a : A.
3 3
Bên chồng: người mẹ bị điếc bẩm sinh(aa), người chồng bình thường nên suy ra người chồng mnag kiểu
gen Aa.
1 2 1 2 1 1
P: ( AA : Aa ) × Aa  ( a : A)( A : a )
3 3 3 3 2 2
1 1 5
Xác suất để hai vợ chồng sinh ra đứa con không bị bệnh: 1-  
3 2 6
Xét bệnh mù màu:
Bên vợ: người anh trai bị mù màu(XmY)  người mẹ bình thường mang kiểu gen XMXm (người anh trai
nhận Xm từ mẹ).
1 M M 1 M m 1 M 1 m
Phép lai: XMXm × XMY  X X : X X : X Y : X Y.
4 4 4 4

LOVEBOOK.VN | 29
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

1 M M 1 M m
Người vợ có thành phần kiểu gen: X X : X X .
2 2
Người chồng có kiểu gen XMY.
1 M M 1 M m 3 1 1 1
P: ( X X : X X )× XMY  ( XM : Xm)( XM : Y)
2 2 4 4 2 2
Xác suất cặp vợ chồng sinh con đầu lòng là con gái và không mắc cả 2 bệnh trên là:
3 1 1 1 5 5
(    )   41,7%
4 2 4 2 6 12
Câu 29: Đáp án D
Số lượng các thể trong quần thể ở năm thứ nhất là : 0,25 x 5000 = 1250.
Kích thước quần thể tăng lên số % là (1350 : 1225)x 100 – 100 = 10.2%
Tỉ lệ sinh trong quần thể là : (110. 2 – 100) + 2 % = 12.2 %
Mật độ các thể ở năm thứ hai là: 1350 : 5000 = 0.27 ( cá thể / ha).
Câu 30: Đáp án A

A Sai , người cũng là một sinh vật cấp cao nên các tính trạng di truyền của người tuân theo các quy luật di
truyền của sinh vật ( di truyền gen trên NST và di truyền ngoài nhân ).
D đúng vì bằng phương pháp phả hệ mới phát hiện ra bệnh máu khó đông.
C đúng vì phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng nhằm xác định được tính trạng chủ yếu do
kiểu gen quyết định (có hệ số di truyền cao) hay phụ thuộc vào điều kiện sống.
Câu 31: Đáp án A
Nhập cư và di cư giúp :
- Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
- Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
Câu 32: Đáp án D
Điểm giống nhau giữa hoán vị gen và gen phân li độc lập là :
- Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Nếu P thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống
nhau và có kiểu gen dị hợp tử.
- Trong hoán vị gen và phân li độc lập và hoán vị gen thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường đều
tạo ra 4 loại giao tử.
Câu 33: Đáp án C
Các mối quan hệ cộng sinh là 1,3,6.
- Cây nắp ấm bắt chim sẻ thuộc quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
- Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng là mối quan hệ hợp tác.
- Chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ hợp tác.
- Cây tầm gửi trên thân cây gỗ là mối quan hệ kí sinh.
Câu 34: Đáp án D
 Với 2n = 12 => có 6 cặp NST, trong đó:
+ 5 cặp NST không bị đột biến thể một, mỗi cặp chứa 2 alen có 3 kiểu gen.
+ 1 cặp NST bị đột biến thể một, chứa 2 alen có 2 kiểu gen.
+ Số tế bào thể một là C16 = 6 tế bào.
 Số loại KG có thể có là: 3×3×3×3×3×2×6 = 2916 kiểu gen.
Câu 35: Đáp án B
Để có 2 loại kiểu hình bắt buộc phép lai của 1 trong 2 kiểu gen phải có kiểu hình trội hoàn toàn hoặc lặn
hoàn toàn, dựa vào điều kiện này ta chọn được các phép lai phù hợp là 2, 3, 4, 5, 7.

30 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 36: Đáp án D
Bài toán này nhìn thì có vẻ ngắn gọn nhưng lại tính toán rất dài và khó. Với các bạn giỏi tổ hợp sẽ là một lợi
thế hoàn toàn lớn . Do vậy, để học tốt sinh học các em nên trang bị cho mình một kiến thức toán vững
chắc nhé đặc biệt về xác suất, tổ hợp.
1
XS nở ra trống = XS nở ra mái =
2
Không gian biến cố gồm các biến cố:
C44  C16 6 1 6 3
- Xác suất 1 quả nở:   không có con trống nào là:  =
C510 252 2 252 252

 1 6 3
 XS có ít nhất một con trống là:  1    .
 2  252 252
2
C34C26 60 60  1 
- Xác suất 2 quả nở:   không có con trống nào là:  
C510 252 252  2 

 1  60 5
 XS có ít nhất một con trống là:  1   
 4  252 28
3
C24C36 120 120  1 
- Xác suất 3 quả nở:   không có con trống nào là:  
C510 252 252  2 

 1  120 5
 XS có ít nhất một con trống là:  1    
 8  252 12
4
C14C64 60 60  1 
- Xác suất 4 quả nở:   Không có con trống nào là:  
C510 252 252  2 

 1  60 25
 XS có ít nhất một con trống là:  1    
 16  252 112
5
C56 6 6 1
- Xác suất 5 quả nở:   Không có con trống nào là:  
C510 252 252  2 

 1  6 31
 XS có ít nhất một con trống là:  1   
 32  252 1344
Vậy xác suất để số trứng đem ấp nở được ít nhất 1 con trống là :
3 5 5 25 31 1147
      85,34%
252 28 12 112 1344 1344
Câu 37: Đáp án A
Câu 38: Đáp án D
Lưới thức ăn trên có các chuỗi thức ăn là:
+ Thực vật  Cào cào  Chim sâu  Mèo rừng.
+ Thực vật  Thỏ  Báo.
+ Thực vật  Thỏ  Mèo rừng.
+ Thực vật  Nai  Báo.
 Các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là cào cào, thỏ và nai (hay còn gọi là sinh vật tiêu thụ bậc 1).

LOVEBOOK.VN | 31
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 39: Đáp án A
Điều này là do nhiễm sắc thể 21 nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các nhiễm sắc thể thường khác, sự mất
cân bằng gen do thay đổi cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể 21 ít ảnh hưởng nghiêm trọng nên người
vẫn có thể sống được.
Câu 40: Đáp án B
2  3(2  3  1)
- Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST thường số I là:  21 kiểu
2
gen.
5(5  1)
- Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST thường số II là:  15 kiểu gen.
2
2.2(2.2  1)
- Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST giới tính là:  2.2  14
2
- Tổng số loại kiểu gen là: 21.15.14=4410 kiểu gen.
Câu 41: Đáp án A
Tháp dân số Việt Nam là tháp dân số trẻ. Do tỷ lệ sinh sản tăng – nguyên nhân trực tiếp nhất. Còn nguyên
nhân là tỉ lệ sinh sản tăng có thể là vì chất lượng đời sống nâng cao một cách nhanh chóng, y tế cải thiện,
con người nâng cao tuổi thọ.
Câu 42: Đáp án D
Khối u ác tính có khả năng di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể còn khối u lành tính thì không.
Nhắc lại kiến thức:
U là hiện tượng một số tế bào vượt ra ngoài sự kiểm soát của cơ thể, tăng trưởng khi không cần thiết,
tạo nên một khối tế bào thừa, không có chức năng gì cả.
Đa số các khối u là u lành tính, có nghĩa là sinh ra ở đâu thì nằm ở đó, nhìn chung vô hại. U lành tính bao
gồm đa số các nốt ruồi, hạt cơm và rất nhiều các u cục khác, trong đó có những u sâu ở bên trong người, bạn
không sờ thấy.
Khác hẳn u lành tính, u ác tính gồm các tế bào thay đổi rất bất thường, có tính xâm lấn. Chúng xâm lấn
vào lãnh địa của các tế bào bình thường. U ác tính phát triển ở cơ quan nào thì làm hại đến hoạt động của
cơ quan ấy, hủy hoại cơ quan ấy. U ác tính chính là ung thư. Ban đầu, ung thư phát sinh ở một vị trí, sau đó
các tế bào ác tính có thể di chuyển đến những nơi khác trên cơ thể, sinh sống, phát triển ở đó, tạo thành các
u ác tính mới, gọi là di căn.
Các hiện tượng cần chú ý có khả năng mắc ung thư là:
+ Các khối u hoặc các vết thương không lành (như một vết loét trong miệng).
+ Những cơn ho hoặc khản giọng không giảm.
+ Sụt cân một cách khó hiểu.
+ Một nốt ruồi hoặc một đốm trên da thay đổi hình dáng, kích thước hoặc màu sắc.
+ Thay đổi thói quen đi vệ sinh.
Trên đây là những kiến thức rất hay về ung thư cũng như những triệu chứng quan trọng giúp chúng ta
nghi ngờ ung thư. Ung thư là một căn bệnh đáng sợ, bất kì ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Vì vậy, tất
cả chúng ta hãy vận dụng những kiến thức được học để bảo vệ chính sức khỏe của mình, kiểm tra sức khỏe
định kì, ăn những thực phẩm bổ dưỡng, có nguồn gốc rõ ràng, vệ sinh, luôn cố gắng giữ gìn sức khỏe, học
tập và làm việc 1 cách khoa học!!! Hãy đừng chết vì thiếu hiểu biết các em nhé!!!
Câu 43: Đáp án D
Những đặc điểm có thể có của một quần thể là : 2; 4
1 sai vì các cá thể phải cùng loài mới được coi là 1 quần thể sinh vật.
3 sai vì các cá thể cùng loài phải phân bố ở cùng 1 không gian, có khả năng tạo thế hệ tiếp theo mới là quần
thể.
5 sai vì các cá thể có kiểu gen giống nhau – có thể là cùng 1 giới nên không sinh sản được.
6 sai vì nếu bị giới hạn bởi chướng ngại địa lý không thể gặp nhau thì chúng không được coi là quần thể.
7 sai vì không phải tất cả đều thích nghi được, sẽ có những cá thể bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
Câu 44: Đáp án D
32 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 45: Đáp án C
Xét tính trạng chiều cao chân :
Ta thấy tỉ lệ phân li kiểu hình
P: trống chân ngắn x mái chân ngắn
F1: trống 2 ngắn : 1 dài Mái : 2 ngắn : 1 dài
 Tính trạng màu lông nằm trên NST thường, chân ngắn sinh con chân dài => chân ngắn dị hợp.
Do 1 gen qui định 1 tính trạng P: Aa x Aa; F1 : 2 A- : 1 aa
 Kiểu gen AA gây chết.
Xét tính trạng màu lông :
P : trống lông vàng x mái lông đốm.
F1: trống : 100% đốm Mái : 100% vàng.
 Gen qui định tính trạng màu lông nằm trên NST X.
 F1: XbY : XBX- => P có kiểu gen XBY x XbXb
Vậy ♀Aa XBY x ♂AaXbXb
Câu 46: Đáp án C
Vì enzim ADN – polimeraza sử dụng mạch làm khuôn tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ →3’.
Nên trên mạch khuôn 3’-5’, mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch đối diện 5’- 3’thì tổng hợp gián
đoạn.
Câu 47: Đáp án C
Việc khó khăn nhất là : tìm được tổ hợp lai thích hợp nhất.
Do hệ gen có số lượng gen rất lớn, để tìm ra được tổ hợp lai thích hợp nhất thì họ cần tốn rất nhiều thời
gian để lai tạo và thí nghiệm.
Câu 48: Đáp án A
Xác định quy luật: Người số 11 và 12 bị bệnh mà sinh 18 bình thường tức là bố mẹ bệnh, con gái bình thường
Do đó, gen bệnh là gen trội nằm trên NST thường.
Quy ước gen: A bệnh > a bình thường.
→ Kiểu gen người bình thường là aa.
→ Kiểu gen người bệnh là AA hoặc Aa.
Xác định kiểu gen của phả hệ như sau:
- Người bình thường đều có kiểu gen aa.
- Người số 1, 3, 11, 12, 22 bệnh nên có mang alen A, sinh con bình thường nên có mang alen a. Những người
này đều có kiểu gen Aa.
- Người số 7 và 8 bệnh nên có mang alen A, là con của người số 2 nên nhận alen a từ người số 2. Những
người này đều có kiểu gen Aa.
- Người số 19, 20, 21 có 2 trường hợp AA hoặc Aa đều được.
Bài toán chỉ đơn giản xác định gen nằm trên NST thường hay giới tính sau đó xác định kiểu gen của những
người trong gia đình. Thông thường những bài phả hệ thế này các em nên phân tích thật nhanh chóng gen
nằm trên NST thường hay giới tính trước rồi làm các bước sau.
Câu 49: Đáp án B
Bài toán này các em hãy cực kì cẩn thận vì không thể đinh ninh rằng con cái là XX và con đực là XY như vậy
sẽ dẫn đến tính sai và rất mất thời gian. Nên xét trước dựa vào tỉ lệ kiểu hình F2 để xác định con cái có phải
là XX hay không.
Ptc : cái trắng x đực đỏ
F1: 100% đỏ
F1 x F1 thu F2: 3 đỏ : 1 trắng(cái)
Do ở F2, con mắt trắng đều là con cái.
 Con cái có kiểu gen XY còn con đực là XX .
Vậy F1: XAY : XAXa
Cái mắt đỏ XAY x đực trắng XaXa cho con lai XAXa : XaY
Lai các con với nhau : XAXa x XaY

LOVEBOOK.VN | 33
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Đời con : XAXa : XaXa
XAY : XaY
Vậy có 50% con cái mắt trắng.
Câu 50: Đáp án C
Các kết luận đúng: (2), (4)
Ở vùng nhiệt đới, quần xã thường phân thành 4-5 tầng: 2-3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ
và dương xỉ.
Ở các khu hệ sinh học, sự phân tầng khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà trước hết là các yếu tố
vật lý (nhiệt độ, ánh sáng, oxy, nguồn thức ăn,...).

"Các sĩ tử trước khi bước vào phòng thi không nên suy nghĩ
nhiều. Khi quá căng thẳng, có thể nhìn ra khỏi phòng thi
thật xa để làm dịu mắt. Khi làm bài hãy tâm niệm một điều:
Tôi làm được..."
Đó là lời khuyên của thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH
Sư phạm Hà Nội.

Trước mỗi kỳ thi tuyển sinh, hầu hết các em học sinh (HS) đề chung băn khoăn
về cách học ôn và làm bài môn Sinh học dễ ăn điểm. Khi vào học, tôi thường dạy
các học trò phải học tập một cách nghiêm túc.
Học tập là một quá trình lâu dài, không thể học trong một sớm, một chiều được
cho nên việc học ngay từ đầu là điều quan trọng. Dù rằng việc tự học có vai trò
rất lớn, nhưng những kiến thức mà thầy cô giảng trên lớp là nền tảng, vì vậy
các HS nên hạn chế nghỉ học.
Giữ sức khỏe và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đừng ngần ngại hỏi các giáo viên và
các bạn về một vấn đề chưa rõ.
Và sau cùng, có kế hoạch học tập, thời gian biểu hợp lý cho từng môn, từng
phần. Đấy là một số "vũ khí" các HS cần trang bị trước kỳ thi, còn trong quá
trình ôn thi cho kỳ thi ĐH sắp diễn ra thì các em phải là gì?
Nếu HS nào sử dụng thường xuyên các "vũ khí" đã đề cập ở trên thì quá trình
ôn thi sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều vì các em chỉ hệ thống hóa lại kiến thức, chứ
không như nhiều HS là học mới kiến thức.
Kiến thức thi ĐH môn Sinh học chủ yếu ở chương trình lớp 12 bao gồm các
phần: Di truyền, Tiến hóa, Sinh thái học. Tuy nhiên, HS cần có thêm một số kiến
thức ở lớp dưới để có thể hiểu rõ hơn các vấn đề đưa ra trong chương trình lớp
12. Ví như các kiến thức về tế bào học và sinh học vi sinh vật cũng rất quan
trọng.

34 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Các em HS cần hệ thống hóa lại toàn bộ những kiến thức mà mình đã có theo sơ
đồ ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện rõ được mối liên hệ giữa các thành phần kiến
thức.
Mỗi chủ đề học tập sẽ là một mắt xích, nhìn vào mỗi mắt xích trong sơ đồ đó,
HS phải trả lời câu hỏi “ta đã chắc chắn về nó chưa và cần bù đắp ở chỗ nào?".
Với các bài toán sinh học, việc tìm ra quy luật là tối quan trọng, giống như tìm
ra chìa khóa của vấn đề, khi tìm ra chìa khóa rồi, việc giải quyết vấn đề chỉ còn
là thời gian. Để làm được điều này, cần phải nắm chắc các quy luật và hệ thống
dấu hiệu của chúng, trong bài tập quy luật di truyền, tỷ lệ đời con là một dấu
hiệu rất quan trọng.
Làm hết các bài tập trắc nghiệm có trong SGK. Khi đã chọn được đáp án của bài
thi trắc nghiệm phải tạo thói quen lật lại vấn đề: Tại sao chọn đáp án này mà
không phải là đáp án kia?
Bên cạnh đó, một việc cũng quan trọng không kém đối với HS ôn thi là nắm
chắc cấu trúc đề thi (tham khảo cuốn: Cấu trúc đề thi môn Toán, Vật lý, Hóa
học, Sinh học dùng để ôn thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm
2010).
Để không bị mất điểm lẻ thì khi làm bài thi là phải nắm chắc kiến thức. Tuy
nhiên, nhiều trường hợp HS có kiến thức, nhưng vẫn làm bài thi sai, có hai
nguyên nhân: Mất bình tĩnh và làm bài quá … tự tin.
Do vậy, khi nhận đề không nên làm ngay mà phải đọc đề để cảm nhân “linh
hồn” của đề và lượng sức mình. Bài thi trắc nghiệm có thể có những đáp án gần
giống nhau, chỉ sai khác ở một điểm rất nhỏ, nên việc đọc kỹ đề ở từng câu là
rất quan trọng.
Sau khi đọc đề một lần, HS sẽ làm bài. Đọc đề lần 2 và bắt đầu làm, gặp câu đã
trả lời được ta đánh dấu đáp án, gặp câu khó, còn băn khoăn, ta bỏ qua đến câu
kế tiếp cho đến khi hết đề. Sau đó quay lại những câu khó từ đầu. Có thể làm bài
thành 3 đợt hoặc hơn, phụ thuộc vào tốc độ làm bài của các em.
Sau cùng, nếu vẫn còn những câu thực sự khó mà chưa biết giải quyết như thế
nào, ta có thể dùng phương pháp loại trừ, càng loại trừ được nhiều phương án
nhiễu, đáp án của câu hỏi sẽ càng gần.
Với cách làm bài này, tránh cho các em bị mất điểm ở những câu dễ, không sa
đà và mất thời gian ở những câu hỏi khó, giữ bình tĩnh cho các em và đây cũng
là phương pháp của nhiều HS đạt điểm tuyệt đối môn Sinh học.
Thường không có nhiều học sinh đạt được điểm tuyệt đối môn Sinh học là do
chưa có đủ kiến thức ở một phần nào đó, hoặc bị mất bình tĩnh, hoặc làm bài
quá nhanh và ẩu? Cho nên đối với HS, cần giữ được tự tin, nhưng làm bài phải
hết sức cẩn thận, suy xét từng lựa chọn để đưa ra đáp án chính xác.
Vì vậy, học môn Sinh không nên “học thuộc lòng” mà phải tìm về căn nguyên
của vấn đề, tìm hiểu mối quan hệ giữa các vấn đề. Do vậy, khi đi thi việc nắm
vững kiến thức nền tảng Sinh học giúp cho HS ứng dụng vào việc trả lời những
câu hỏi thậm chí HS chưa gặp bao giờ.
Lời khuyên dành cho các thí sinh trước khi bước vào phòng thi làkhông nên
suy nghĩ nhiều trước khi nhận đề tránh làm căng thẳng. Khi quá căng thẳng, có
thể nhìn ra khỏi phòng thi thật xa để làm dịu mắt, nhất là nhìn vào các khoảng
xanh. Trước khi làm bài hãy tâm niệm một điều: Tôi làm được.
Việc học bài và làm bài môn Sinh học không có “bí kíp”, đơn giản là cách học
bài, ôn tập bài một cách khoa học, giữ bình tĩnh và làm bài cẩn thận, phương
pháp làm bài hợp lý trong khi thi sẽ đạt được điểm cao.

LOVEBOOK.VN | 35
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

02
Câu 1. Ở một loài thực vật, xét sự di truyền của một số locus, A - thân cao trội hoàn toàn so với a thân thấp;
B - hoa đỏ trội hoàn toàn so với b - hoa vàng; D - quả tròn trội hoàn toàn so với d- quả dài. Locus chi phối
tính trạng chiều cao và màu hoa liên kết, còn locus chi phối hình dạng quả nằm trên 1 nhóm gen liên kết
khác. Cho giao phấn giữa 2 cây P đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 locus. F1 giao phấn với nhau được F2.
Trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả tròn chiếm tỷ lệ 3%. Biết rằng diễn biến giảm phân ở 2
bên bố và mẹ như nhau. Cho các phát biểu sau:
1. Ở F2, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả dài chiếm tỉ lệ là 13,5%.
2. Ở F2, cây có kiểu hình mang ít nhất một tính trạng trội chiếm tỉ lệ là 98%.
3. Ở F2, cây có kiểu hình mang một tính trạng trội và hai tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là 13,5%.
4. Ở F2, có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
5. Ở F2, cây có kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 28,25%.
AB
6. F1 có kiểu gen Dd.
ab
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2. Cho các thông tin về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:
(1) Cả 2 mạch của ADN đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã.
(2) Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.
(3) Quá trình phiên mã thường diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.
(4) Khi trượt đến mã kết thúc trên mạch gốc của gen thì quá trình phiên mã dừng lại.
(5) Chỉ có các đoạn mang thông tin mã hóa (exon) mới được phiên mã.
Các thông tin không đúng là:
A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5.
Câu 3. Một gen nhân đôi liên tiếp nhiều lần trong môi trường chứa toàn bộ các nucleotit tự do có đánh dấu.
Các gen con được hình thành cuối quá trình có 14 mạch đơn chứa các nucleotit được đánh dấu và hai mạch
chứa các nucleotit bình thường không đánh dấu. Mạch đơn thứ nhất chứa các nucleotit không đánh dấu có
T = 480; và X = 240. Mạch đơn thứ hai chứa các nu không đánh dấu có T = 360 và X = 120. Cho các phát
biểu sau:
1. Số lần nhân đôi của gen là 4 lần.
2. Số liên kết hidro bị phá vỡ qua 3 lần nhân đôi là 38640 liên kết.
3. Số liên kết hóa trị trong gen ban đầu là 4798 liên kết.
4. Số nucleotit mỗi loại ban đầu lúc chưa nhân đôi là A = T = 840; G = X = 360.
Những phát biểu nào đúng?
A. 1,2 B. 2,3 C. 3,4 D. 1,4
Câu 4. Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:
1. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhiều tính trạng.
2. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi polipeptit
khác nhau.
3. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai
phân tích.

36 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
4. Gen đa hiệu giúp giải thích hiện tượng biến dị tương quan.
5. Gen đa hiệu là gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.
6. Đột biến gen trội gây hội chứng Macphan là một ví dụ về gen đa hiệu.
Có bao nhiêu ý đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5. Cho các phát biểu sau về bệnh pheninketo niệu:
1. Đây là bệnh gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể người với cơ chế gây bệnh liên quan đến
đột biến NST.
2. Bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin pheninalanin thành
uraxin trong cơ thể.
3. Bệnh có thể được chữa trị nếu được phát hiện sớm ở trẻ em và bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn kiêng
với thức ăn chứa pheninalanin ở một lượng hợp lí.
4. Chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn pheninalanin ra khỏi khẩu phần ăn.
5. Bằng phương pháp di truyền học phân tử, chúng ta có thể phát hiện ra bệnh pheninketo niệu.
Trong các phát biểu trên, những phát biểu nào là đúng?
A. 2,4 B. 3,5 C. 4,5 D. 1,3
Câu 6. Ở 1 loài động vật, mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, diễn biến nhiễm sắc thể
AB D d AB D
ở hai giới như nhau. Cho phép lai P: ♂ X X ×♀ X Y tạo ra F1 có kiểu hình ở giới cái mang 3 tính
ab ab
trạng trội chiếm tỉ lệ 33%. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Ở F1 có tối đa 40 loại kiểu gen khác nhau.
(2) Tần số hoán vị gen là 20%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng trên ở F1 chiếm 30%.
(4) Tỉ lệ cá thể đực mang 3 cặp gen dị hợp ở F1 chiếm 8,5%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Sơ đồ phả hệ phản ánh sự di truyền của một tính trạng ở người. Biết rằng A quy định bình thường
trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh. Người số (4) thuộc một quần thể khác đang ở trạng thái cân
bằng di truyền, trong đó alen a chiếm 10%. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?
53
(1) Xác suất để người số 10 mang alen lặn là 115 .
11
(2) Xác suất sinh ra con trai bị bệnh của (7) × (8) là 252 .
115
(3) Xác suất sinh ra con trai không bị bệnh của (7) × (8) là 252 .
(4) Người số (3) có kiểu gen dị hợp.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8. Trong các phát biểu sau về thể truyền, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thể truyền có bản chất là ADN hoặc prôtêin.
(2) Thể truyền dùng để chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận.

LOVEBOOK.VN | 37
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(3) Thể truyền kết hợp với ADN của tế bào cho tạo thành ADN tái tổ hợp.
(4) Thể truyền có thể là ADN plasmit hoặc ADN virút.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9. Một nhóm sinh viên khi làm thí nghiệm nhằm xác định quy luật di truyền của tính trạng hình dạng
hạt ở đậu Hà Lan đã thu được kết quả như sau: P thuần chủng hạt trơn × hạt nhăn được F1, cho F1 tự thụ
phấn thì thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình : 315 hạt trơn : 85 hạt nhăn. Nhóm sinh viên này dùng phương
pháp 2 để xem xét kết quả thí nghiệm có tuân theo quy luật phân li hay không? Biết công thức tính giá trị

 O  E
2
2
 =
E
Trong đó : O là số liệu quan sát, E là số liệu lí thuyết.
Giá trị 2 được mong đợi là:
A. 3,36 B. 3,0 C. 1,12 D. 6,71
Câu 10. Phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có số lượng từng loại nuclêôtit như sau: 150 xitôzin, 300 uraxin,
450 Ađênin và guanin chiếm 40%. Số lượng từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen mã hóa cho phân
tử mARN nói trên là:
A. A = T = 750; G = X = 900 B. A = T = 750; G = X = 750
C. A = T = 600; G = X = 750 D. A = T = 750; G = X = 600
Câu 11. Bằng phương pháp làm tiêu bản tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những
bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?
(1) Hội chứng Đao.
(2) Hội chứng Tớcnơ.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(5) Bệnh máu khó đông.
(6) Bệnh ung thư máu.
(7) Bệnh tâm thần phân liệt.
Phương án đúng là:
A. (3), (4), (7). B. (2), (6), (7). C. (1), (3), (5). D. (1), (2), (6).
Câu 12. Biết mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Cho các phép lai:
(1) aabbDd × AaBBdd. (2) AaBbDd × aabbDd.
(3) AabbDd × aaBbdd. (4) aaBbDD × aabbDd.
(5) AabbDD × aaBbDd. (6) AABbdd × AabbDd.
(7) AabbDD × AabbDd. (8) AABbDd × Aabbdd.
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai thu được ở đời con 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau là:
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 13. Cho các phát biểu sau:
1. Ở kỉ Silua, cây có mạch và động vật lên cạn.
2. Ở kỉ Đêvôn, phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
3. Ở kỉ Triat xuất hiện thực vật có hoa.
4. Ở kỉ Cacbon có sự phân hóa bò sát.
5. Ở kỉ Pecmi, tuyệt diệt nhiều động vật biển.
Trong số những phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Ở ruồi nhà có 2n = 12. Trên nhiễm sắc thể thường, có 2 cặp nhiễm sắc thể chứa các cặp gen đồng
hợp; 3 cặp NST khác mỗi cặp có hai cặp gen dị hợp. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X chứa một gen có 3 alen. Các ruồi đực khác nhau trong quần thể khi giảm phân có thể cho tối đa bao
nhiêu loại tinh trùng?
A. 512. B. 256. C. 192. D. 128.

38 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 15. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; gen D quy định vỏ hạt vàng trội hoàn toàn so
với alen d quy định vỏ hạt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Cho cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt vàng có
kiểu gen dị hợp cả 3 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng
và 1 cây thân thấp, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F1 cho giao phấn với nhau được F2. Nếu không có đột biến và chọn
lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện kiểu hình cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F2 là:
A. 4/27. B. 8/27. C. 2/27. D. 6/27.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Nuôi cấy mô tế bào tạo giống mới nhanh chóng và sạch bệnh.
B. Phagơ được dùng để chuyển gen vào vi khuẩn.
C. Ở thực vật có thể chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.
D. Nuôi cấy mô tế bào giúp tránh hiện tượng thoái hóa giống.
Câu 17. Khảo sát 4 dòng ruồi giấm khác nhau về nguồn gốc địa lí, người ta ghi được trật tự các gen của NST
thuộc 4 dòng được tạo ra do đột biến đảo đoạn như sau:
Dòng 1: DEFGHIJKL Dòng 2: DEFJGHIKL
Dòng 3: DEFIHGJKL Dòng 4: DEFJIHGKL
Nếu 4 là dòng gốc, thì thứ tự phát sinh các dòng còn lại là:
A. 4→ 1→ 3 → 2 B. 4→ 1→ 2 → 3
C. 4→ 3→ 2 → 1 D. 4→ 3→ 1 → 2.
Câu 18. Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể như sau:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(6) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên nhiễm sắc thể đó.
Trong các hệ quả trên thì đột biến đảo đoạn có bao nhiêu hệ quả?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 19. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’UGA3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
(2) Mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng dịch mã.
(3) Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 5’→ 3’ trên phân tử mARN.
(4) Mỗi phân tử tARN có nhiều bộ ba đối mã (anticôđon).
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Ab
Câu 20. Xét một tế bào sinh tinh có kiểu gen aB XDY giảm phân bình thường. Các trường hợp nào sau đây
có thể xảy ra?
(1) AbXD = aBY hoặc AbY = aBXD;
(2) ABXD; ABY; abXD; abY hoặc AbXD; AbY; aBY; aBXD;
(3) ABXD; AbXD; aBY; abY hoặc ABY; AbY; aBXD; abXD;
(4) ABXD; abY hoặc ABY; abXD; hoặc AbXD; aBY;
(5) abXD; AbXD; aBY; ABY hoặc abY; AbY; ABXD; aBXD.
Phương án đúng là:
A. (1),(2),(5) B. (2),(3),(5) C. (1),(4),(5) D. (1),(3),(5).
Câu 21. Ở một quần thể ngẫu phối, xét 3 locut gen sau: Locut gen I có 3 alen (quan hệ các alen: a1 > a2 =
a3) nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường số 1; Locut gen II có 5 alen (quan hệ các alen: b1 > b2 = b3 =
b4 > b5) và Locut gen III có 4 alen (quan hệ các alen: d1= d2 > d3 > d4) cùng nằm trên cặp nhiễm sắc
thể thường số 3. Trong trường hợp không xảy ra đột biến. Cho các nhận định sau:
(1) Số kiểu gen tối đa trong quần thể trên là 1260.
(2) Quần thể trên sẽ cho tối đa 60 loại giao tử ở các locut gen trên.

LOVEBOOK.VN | 39
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(3) Xuất hiện 160 loại kiểu hình trong quần thể.
(4) Xuất hiện 6000 loại kiểu giao phối trong quần thể.
Số nhận định đúng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22. Ở một loài sinh vật sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh trong quá trình nào sau đây có thể di
truyền được cho thế hệ sau:
(1) Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
(2) Giảm phân để sinh hạt phấn.
(3) Giảm phân để tạo noãn.
(4) Nguyên phân ở tế bào lá.
Phương án đúng là:
A. 1,2 B. 1,2,3 C. 3,4 D. 2,3,4
Câu 23. Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Xét các trường hợp tác động của
nhân tố tiến hóa sau đây:
(1) Sự giao phối không ngẫu nhiên.
(2) Đột biến làm cho gen A thành gen a.
(3) Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.
(4) Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen dị hợp.
(5) Di – nhập gen.
(6) Chọn lọc tự nhiên chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.
Có bao nhiêu trường hợp làm tỉ lệ kiểu gen của quần thể biến đổi qua các thế hệ theo xu hướng giống
nhau?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 24. Theo F. Jacôp và J. Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là:
A. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi động phiên mã tổng hợp mARN.
B. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế quá trình phiên mã.
C. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết ngăn cản sự phiên mã.
D. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết ngăn cản sự dịch mã.
Câu 25. Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định. Ở một phép lai, trong số các
loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang
gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể
mang gen đột biến có tỉ lệ
A. 1/100. B. 23/100. C. 23/99. D. 3/32.
Câu 26. Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng:
A. Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người.
B. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, bộ , họ, lớp , ngành.
C. Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại xếp vào cùng một chi.
D. Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích.
Câu 27. Cho các nhận định sau:
1. Quần xã là cấp độ tổ chức phụ thuộc vào môi trường rõ nhất.
2. Chuỗi thức ăn chất mùn bã → động vật đáy → cá chép → vi sinh vật được mở đầu bằng sinh vật hóa tự
dưỡng.
3. Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự tiến hóa của sinh vật.
4. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho ta biết mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
5. Một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ hợp tác.
6. Thông qua việc quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được các loài trong chuỗi thức ăn và
lưới thức ăn.
Những nhận định không đúng là:
A. 1, 2, 3, 5, 6. B. 2, 3, 5, 6. C. 1, 2, 3, 6. D. 1, 2, 4, 5, 6.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự
nhiên?

40 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau
làm tăng khả năng sinh sản.
B. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng
và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá
thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ
biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 29. Cho các hiện tượng sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học)
1. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu. 2. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau.
3. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người. 4. Bọ chét, ve sống trên lưng trâu.
5. Dây tơ hồng sống trên cây thân gỗ. 6. Cá mập con ăn trứng chưa kịp nở của mẹ.
7. Tranh giành ánh sáng giữa các cây tràm trong rừng tràm. 8. Chim ăn thịt ăn thịt thừa của thú.
9. Chim cú mèo ăn rắn. 10. Nhạn biển và cò làm tổ sống chung.
11. Những con gấu tranh giành ăn thịt một con thú.
12. Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng.
13. Nhờ có tuyến hôi, bọ xít không bị chim dùng làm thức ăn.
14. Một số cây khi phát triển, bộ rễ tiết ra các chất kìm hãm các cây xung quanh phát triển.
Quan hệ sinh thái nào có nhiều hiện tượng được kể ở trên nhất?
A. Quan hệ hỗ trợ cùng loài. B. Quan hệ đấu tranh cùng loài.
C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 30. Ở một loài vật nuôi, gen A nằm trên NST thường quy định lông dài trội hoàn toàn so với a quy định
lông ngắn, ở một trại nhân giống, người ta nhập về 15 con đực lông dài và 50 con cái lông ngắn. Cho các cá
thể này giao phối tự do với nhau sinh ra F1 có 50% cá thể lông ngắn. Các cá thể F1 giao phối tự do được F2.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F2, xác suất để thu được ít nhất 1 cá thể dị hợp là
bao nhiêu?
A. 55/64. B. 3/8. C. 25/64. D. 39/64.
Câu 31. Khi lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, đời F1xuất hiện toàn cây
quả tròn, thơm, lượng vitamin A nhiều. Cho đời F1 tự thụ phấn, thu được F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ:
6 cây quả tròn, thơm, lượng vitamin A nhiều,
3 cây quả tròn, thơm, lượng vitamin A ít,
3 cây quả bầu, thơm, lượng vitamin A nhiều,
2 cây quả tròn, không thơm, lượng vitamin A nhiều,
1 cây quả tròn, không thơm, lượng vitamin A ít,
1 cây quả bầu, không thơm, lượng vitamin A nhiều.
Biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen điều khiển.
Kiểu gen của cơ thể F1 là:
AC Ac ABC
A. Bb B. Bb C. D. AaBbCc.
ac aC abc
Câu 32. Cho các cặp cơ quan:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa.
(4) Cánh bướm và cánh chim.
Những cặp cơ quan tương đồng là:
A. (2), (3), (4). B.(l),(2),(4) C. (1),(2), (3). D. (l),(2).

LOVEBOOK.VN | 41
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 33. Khi nhập con giống cao sản về nước, các nhà nghiên cứu chọn giống thường chọn con đực cao sản
mà không nhập con cái:
A. Con đực thường mang những đặc điểm tốt về năng suất và sức chống chịu với điều kiện môi trường
sống.
B. Con đực thường có các đặc điểm ổn định hơn con cái.
C. Giống ngoại nhập về thường có giá rất cao nên thường nhập con đực vì con đực không cần nhập số
lượng lớn.
D. Trong thời gian ngắn, con đực có thể tạo ra số lượng lớn các con lai có năng suất cao, sức chống chịu
tốt
Câu 34. Để sản xuất insulin trên qui mô công nhiệp người ta chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn
E.Coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển
vào E.Coli. Số đáp án đúng trong các giải thích sau về cơ sở khoa học của việc làm trên là:
1. ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.
2. Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
3. Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của Ecoli không phù
hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người.
4. Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của Ecoli không
phù hợp với hệ gen người.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1
Câu 35. Lôcut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành ba phép lai:
- Phép lai 1: đỏ x đỏ → F1: 75% đỏ, 25% nâu.
- Phép lai 2: vàng x trắng→ F1: 100% vàng.
- Phép lai 3: nâu x vàng → F1: 25% trắng, 50% nâu, 25% vàng.
Từ kết quả trên có thể rút ra kết luận về sự di truyền của gen qui định màu sắc trong trường hợp này là:
A. gen qui định màu sắc trội không hoàn toàn. B. gen qui định màu sắc di truyền đa hiệu.
C. gen qui định màu sắc di truyền phân li. D. gen qui định màu sắc di truyền đa gen.
Câu 36. Kết luận nào sau đây là đúng khi nghiên cứu về sự phát triển của phôi?
1. Sự giống nhau trong phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về
nguồn gốc chung của chúng.
2. Trong quá trình phát triển phôi, mỗi loài đều diễn lại tất cá các giai đoạn chính mà loài đó đã trải qua
trong lịch sử phát triển của nó.
3. Sự phát triển cá thể lặp lại một cách rút gọn sự phát triển của loài.
4. Sự phát sinh cá thể lặp lại đúng trình tự các giai đoạn trong lịch sử phát triển chủng loại.
Tổ hợp đúng là:
A. 1,2,4 B. 2,3,4 C. 1,2,3 D. 1,3,4
Câu 37. Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định,thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt. Cho giao phấn các
cây F1 người ta thu được F2 tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Cho giao phấn 2 cây bí quả tròn F2 với nhau. Về mặt lí
thuyết xác suất xuất hiện bí tròn có kiểu gen đồng hợp trong số các cây bí ở F3 là:
A. 4/81 B. 8/81. C. 36/81. D. 9/81.
Câu 38. Vì sao người ta không phát hiện được bệnh nhân có thừa nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2?
A. Do phôi thai mang 3 NST số 1 hoặc số 2 đều bị chết ở giai đoạn sớm trong cơ thể mẹ.
B. Do cặp NST số 1 và 2 không bao giờ bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử.
C. Do NST số 1 và 2 rất nhỏ, có ít gen nên thể ba NST số 2 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.
D. NST số 1 và 2 có kích thước lớn nhất, nhưng có ít gen nên thể ba NST số 1 hoặc số 2 khỏe
mạnh bình thường.
Câu 39. Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Cho các hoạt động của con người:
(1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,... cho đời sống và công nghiệp.
(3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.
(4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
(5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
42 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Có bao nhiêu hoạt động nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái rừng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 40. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Phương án đúng là:
A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (4). D. (1) và (3).
Câu 41. Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng mới cưới dự định sinh con đi
tư vấn bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh của con mình. Biết rằng, người chồng và vợ đều có em bị bạch tạng và
những người còn lại trong gia đình đều bình thường. Tính xác suất để cặp vợ chồng trên có 3 đứa con cùng
giới liên tục trong 3 lần sinh và đều không mắc bệnh?
A. 17,55%. B. 12,01%. C. 18,57%. D. 20,59%.
Câu 42. Cho các hình ảnh sau:

Hình 1 Hình 2
- Hình 2 diễn tả công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi
sau đó cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh.
- Hình 1 diễn tả kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của
các cá thể cái khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể mới.
Đặc điểm chung của 2 phương pháp này là:
A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
C. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen trong nhân giống nhau.
D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 43. Sự biến đổi ở đầu 5’ và 3’ của tiền mARN ảnh hưởng như thế nào đến phân tử mARN rời khỏi nhân
tế bào?
1. Thúc đẩy vận chuyển phân tử mARN ra khỏi nhân.
2. Bảo vệ mARN khỏi bị biến tính bởi enzim thủy phân.
3. Thúc đẩy sự kết dính của ribôxôm vào mARN.
4. Tạo điều kiện để cắt bỏ các đoạn intron.
Tổ hợp đúng là:
A. 1,3,4 B. 1,2,4 C. 2,3,4 D. 1,2,3
Câu 44. Trong số các phát biểu về mã di truyền sau đây, số phát biểu không đúng là:
1. Mã di truyền chỉ được đọc theo một chiều nhất định trên phân tử ARN thông tin.
2. Tính thoái hóa của mã di truyền làm giảm thiểu hậu quả của đột biến thay thế cặp nu đặc biệt
là cặp nu thứ 3 trong 1 codon.
3. Mã di truyền là trình tự nu trên gen quy định trình tự axit amin trên chuỗi polypeptit.
4. Tính đặc hiệu của mã di truyền giúp cho việc truyền đạt thông tin di truyền được chính xác từ
LOVEBOOK.VN | 43
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ADN đến polypeptit.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 45. Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật của tiến hóa tiền sinh học?
A. Sự xuất hiện của các enzim.
B. Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic.
C. Sự tạo thành các Côaxecva.
D. Sự hình thành nên màng lipôprôtêin.
Câu 46. Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng
nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tắc nào?
A. Quy tắc về kích thước cơ thể.
B. Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể.
C. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt.
D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt.
Câu 47. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống
dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là do:
A. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của
môi trường.
B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực và cá thể cái là ít.
C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
D. Cả A, B và C.
Câu 48. Cho các nhận xét sau:
(1) Hoán vị gen xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 cromatit cùng nguồn của cặp nhiễm sắc thể
tương đồng ở kì đầu 1.
(2) Hoán vị gen tạo điều kiện cho sự tái tổ hợp của các gen không alen trên nhiễm sắc thể.
(3) Hoán vị gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
(4) Các gen càng xa nhau trên nhiễm sắc thể càng khó xảy ra hoán vị.
(5) Tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn hoặc bằng 50%.
Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu ở trên là không đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 49. Cho các phát biểu về thường biến như sau:
(1) Có khả năng di truyền được cho thế hệ sau.
(2) Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
(3) Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
(4) Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường.
(5) Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về thường biến?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 50. Ở Ruồi giấm, 2n = 8. Quan sát một nhóm tế bào bình thường đang thực hiện phân bào, người ta
quan sát thấy có 256 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Dự đoán nào sau đây là đúng về
thời điểm phân bào và số lượng tế bào của nhóm?
A. Đang ở kì sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 16 hoặc ở kì sau của giảm phân 2 với số lượng
tế bào là 32.
B. Đang ở kì sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 32 hoặc đang ở kì sau của giảm phân 2 với số
lượng tế bào là 16.
C. Đang ở kì sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 16.
D. Đang ở kì sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 32 hoặc đang ở kì sau của giảm phân 2 với số
lượng tế bào là 32.

44 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN

1B 2B 3C 4B 5B 6D 7D 8C 9B 10B
11D 12B 13C 14B 15A 16A 17B 18B 19C 20D
21C 22B 23A 24C 25C 26B 27D 28C 29B 30D
31B 32C 33C 34D 35C 36C 37B 38A 39B 40D
41C 42C 43D 44C 45B 46B 47D 48B 49B 50A

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án B
A: thân cao > a: thân thấp.
B: hoa đỏ> b: hoa vàng.
D : quả tròn > d: quả dài.
Ta có: kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả tròn (aabbD- ) = 3% = 0,03
0,03 ab
 aabb =  0,04 hay  0,04  ab = 0,2 < 0,25  ab là giao tử hoán vị.
3 ab
4
Ab
Vậy F1 có kiểu gen Dd. 6 sai.
aB
Áp dụng công thức ta có: A-B- =0,5 +0,04 = 0,54.
A-bb = aaB- = 0,25-0,04 = 0,21.
1
Ở F2, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ quả dài (A-B-dd) chiếm tỉ lệ là: 0,54. = 13,5%. Vậy 1 đúng.
4
Ở F2, cây có kiểu hình toàn tính trạng lặn(aabbdd) chiếm tỉ lệ: 0,04.0,25 = 0,01 = 1%.
Ở F2, cây có kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ: 100% -1% = 99%. Vậy 2 sai.
Ở F2, cây có kiểu hình mang một tính trạng trội và hai tính trạng lặn có khả năng mang các kiểu gen như
sau:
A-bbdd = 0,21.0,25 = 0,0525.
aaB-dd = 0,21.0,25 = 0,0525.
aabbD- = 0,04.0,75 = 0,03.
Ở F2, cây có kiểu hình mang một tính trạng trội và hai tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:
0,0525+0,0525+0,03=0,135= 13,5%. Vậy 3 đúng.
Ở F2 sẽ có 30 loại kiểu gen.
Với 2 locus I chứa alen (A,a) và II chứa alen(B,b) sẽ tạo ra 10 kiểu gen.
AB Ab aB ab
Trong đó: Số loại kiểu gen đồng hợp là 4 . Nó là các kiểu gen: ; ; ;
AB Ab aB ab
AB AB AB Ab Ab aB
Số loại kiểu gen đồng hợp là 6. Nó là các kiểu gen: ; ; ; ; ;
Ab aB ab aB ab ab
Với locus III chứa alen (D,d) gồm 3 kiểu gen(DD,dd, Dd).
Vậy xét trên cả 3 locut có tối đa 3.10= 30 kiểu gen.
Ab Ab
Phép lai: × tạo ra 4 kiểu hình.
aB aB
Phép lai: Dd ×Dd tạo ra 2 kiểu hình.
Ab Ab
Phép lai: Dd × Dd tạo ra 4.2 = 8 kiểu hình.
aB aB
Vậy 4 đúng.
Ab Ab
F1 ×F1: ×
aB aB

LOVEBOOK.VN | 45
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Gp: Ab = aB = 0,3 Ab = aB = 0,3
AB = ab = 0,2 AB = ab = 0,2
AB Ab
= 0,2.0,2+0,2.0,2 =0,08. = 0,3.0,3+0,3.0,3 = 0,18.
ab aB
Ở F2, cây có kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen có khả năng mang các kiểu gen sau:
AB Ab
Dd  0,08.0,5  0,04 Dd  0,18.0,5  0,09 .
ab aB
Ở F2, cây có kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ: 0,09+0,04 = 0,13 = 13%. Vậy 5 sai.
Vậy có 3 phát biểu sai.
Câu 2: Đáp án B
1 sai vì chỉ có mạch gốc mới làm khuôn cho quá trình phiên mã.
2 sai vì chỉ đối với sinh vật nhân thực quá trình phiên mã diễn ra trong nhân còn đối với sinh vật nhân
sơ, quá trình phiên mã diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã ở tế bào chất.
3 sai vì quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực nếu xét gen trên NST (chiếm đa số) diễn ra không đồng
thời với quá trình dịch mã của gen đó, do có giai đoạn di chuyển từ trong nhân ra ngoài nhân và hoàn thiện
ARN.
4 sai vì trượt đến vùng kết thúc mới dừng phiên mã (lưu ý vùng kết thúc có chức năng kết thúc phiên
mã, còn mã kết thúc thuộc vùng mã hóa, sau này trên mARN có chức năng kết thúc dịch mã).
5 sai vì đoạn intron cũng được phiên mã.
Câu 3: Đáp án C
Số lần nhân đôi của gen:
- Số mạch đơn của các gen con được hình thành:
14+ 2= 16
- Mỗi gen có 2 mạch đơn suy ra số gen con được hình thành: 16 : 2 = 8 = 23
Vậy số lần nhân đôi là 3. 1 sai.
Hai mạch đơn chứa các nucleotit không đánh dấu là hai mạch khuôn của gen ban đầu.
- Số nucleotit mỗi loại ban đầu:
A = T = 480 + 360 = 840.
G =X = 240+ 120 = 360.
Vậy 4 đúng.
- Số liên kết hidro bị phá vỡ qua quá trình nhân đôi 3 lần của gen:
( 23-1)H = 19320 liên kết
Vậy 2 sai.
- Số liên kết hóa trị trong gen ban đầu:
2N-2 = ( 840 + 360).2.2 -2 = 4798 liên kết.
Vậy 3 đúng.
Câu 4: Đáp án B
Ý 1 đúng.
Ý 2 sai vì 1 gen chỉ có thể mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu là do
chuỗi polipeptit mà gen đó mã hóa tham gia vào nhiều quá trình hình thành nên các protein khác nhau.
Ý 3 sai vì người ta không dùng phương pháp lai phân tích để phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên
kết gen hoàn toàn vì giao tử mà cả 2 tạo ra đều chứa gen qui định tất cả tính trạng. Do đó tỉ lệ kiểu hình sẽ
là giống nhau.
Ý 4 đúng vì khi gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó
chi phối.
Ý 5 sai vì gen đa hiệu là gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Ý 6 đúng vì khi gen này bị đột biến gây ra sự thay đổi ở nhiều tính trạng như chân tay dài hơn, đồng thời
thủy tinh thể ở mắt bị hủy hoại. Nên đây là ví dụ về gen đa hiệu.
Vậy có 3 ý đúng.

46 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 5: Đáp án B
1 sai vì đây là bệnh gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể người với cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.
2 sai vì bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin pheninalanin
thành tirozin trong cơ thể. Gen đột biến không tạo ra được enzim có chức năng nên pheninalnin không
chuyển hóa thành tirozin và axit amin này bị ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần
kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.
3 đúng.
4 sai vì pheninalnin là một loại axit amin không thay thế nên chúng ta không thể loại hoàn toàn axit amin
này ra khỏi khẩu phần ăn.
5 đúng.
Câu 6: Đáp án D
XDXd × XDY → 0,25XDXD : 0,25XDXd : 0,25XDY : 0,25XdY.
A-B-XDY = 33% = A-B- . 0,5XDY.
→ A-B- = 0,66 → aabb = 0,4.0,4 → f = 0,2 = 20%.
A-bb = aaB- = 0,09.
AB AB
x → Hoán vị gen hai bên, tạo ra 10 loại kiểu gen.
ab ab
(1) Đúng, số loại kiểu gen ở F1 là 10 . 4 = 40.
(2) Đúng.
(3) Đúng, Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng trên ở F1:
A-B-dd + (A-bb +aaB-)D- = 0,66.0,25 + 0,09.2.0,75 = 0,3
(4) Đúng, Tỉ lệ cá thể đực mang 3 cặp gen dị hợp ở F1:
AB AB D d
( + )X X = 2.(0,42 + 0,12).0,25 = 8,5%.
ab ab
Câu 7: Đáp án D
Cấu trúc di truyền của quần thể người số (4):
0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa.
9 2
Người số (4) bình thường nên có kiểu gen: AA hoặc Aa.
11 11
9 2
(3) Aa × (4) AA hoặc Aa.
11 11
1 1 10 1 5 1 1
 ( A : a)( A : a)  AA : Aa : aa
2 2 11 11 11 2 22
10 11
Vì người số (7) bình thường nên kiểu gen: AA hoặc Aa
11 21
Người số (9) aa nên (5) × (6): Aa × Aa.
1 2
→ (8): AA hoặc Aa.
3 3
10 11 1 2
Ta có: (7) ( AA hoặc Aa) × (8) ( AA hoặc Aa)
11 21 3 3
31 11 2 1 31 53 11
=( A : a)( A : a)  AA : Aa : aa
42 42 3 3 63 126 126
53
Aa 126  53
(1) Xác suất để người số 10 mang alen lặn là: 
A  115 115
126
11 1 11
(2) Xác suất sinh ra con trai bị bệnh của (7) × (8) là   .
126 2 252
LOVEBOOK.VN | 47
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

 11  1 115
(3) Xác suất sinh ra con trai không bị bệnh của (7) × (8) là:  1    .
 126  2 252
(4) Người số (3) có kiểu gen dị hợp.
Vậy cả 4 phương án trên đều đúng.
Câu 8: Đáp án C
(1) Sai, vì thể truyền có bản chất là ADN.
(2), (3), (4) đúng.
Câu 9: Đáp án B
Đây là bài toán ứng dụng thống kê trong thực tế. Trong quá trình học thực hành, chúng ta thường xuyên
sử dụng công thức chi bình phương này để kiểm định giả thiết thống kê. Dạng toán này tuy lạ nhưng
không khó, các em nên nắm thêm những dạng như thế này vì nó cũng nằm trong chương trình học lớp
12(ở những bài thực hành) để đáp ứng được với đề thi THPT ngày càng đa dạng và thực tiễn như hiện
nay.
A hạt trơn >> a hạt nhăn.
Theo lí thuyết:
P: AA x aa
F1: Aa
F2: 3A- : 1 aa
Do đó tổng số cây thu được là 400 cây.
Theo lí thuyết, số cây hạt trơn là 300, số cây hạt nhăn là 100.
(315  300)2 (85  100)2
Ta có: 2   3
300 100
Câu 10: Đáp án B
Vì G = 40%N  A+X+U = 60%N.
900
 N=  1500  G = 600.
0,6
Vậy số nucleotit từng loại trong vùng mã hóa của gen mã hóa cho phân tử mARN là:
A= T= 300+ 450 = 750
G = X = 600+ 150 = 750
Câu 11: Đáp án D
Bằng phương pháp tiêu bản tế bào, người ta có thể quan sát NST, từ đó có thể phát hiện được các bệnh có
liên quan đến đột biến số lượng và cấu trúc NST.
Có thể phát hiện : (1), (2), (6)
- Hội chứng Đao do có 3 NST số 21.
- Hội chứng Tơcnơ có kiểu gen XO.
- Hội chứng suy giảm miễn dịch(AIDS) được gây nên bởi virut HIV không liên quan đến đột biến NST.
- Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm gây ra do sự thay thế nucleotit cặp T-A bằng cặp A-T ở codon số 6
của gen 𝛽-hemoglobin dẫn đến sự thay thế axit amin glutamic bằng valin trên protein. Bệnh này được xác
định bằng phương pháp di truyền học phân tử.
- Bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST X quy định, bệnh này được phát hiện bằng phương pháp nghiên
cứu phả hệ.
- Bệnh ung thư máu do NST số 21 mất đoạn gây ra.
- Bệnh tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và
sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình, bệnh này không phải do đột biến NST gây ra.
Câu 12: Đáp án B
1- aabbDd × AaBBdd. = (aa× Aa)(bb×BB)(Dd × dd) = (1Aa : 1aa)( Bb)(1Dd :1 dd)
5- AabbDD × aaBbDd.= (aa× Aa)(bb×Bb)(DD × Dd)= (1Aa :1aa)( 1Bb:1bb )(D-)
6-AABbdd × AabbDd.= (AA× Aa)(bb×Bb) (Dd × dd) = (A-)(1Bb:1bb)(1Dd :1 dd)
8- AABbDd × Aabbdd.= (AA× Aa)(bb×Bb) (Dd × dd) = (A-) ( 1Bb:1bb)(1Dd :1 dd)
Các tổ hợp lai cho đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau là (1) (5) (6) (8).

48 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 13: Đáp án C
1 đúng.
2 đúng vì ở kỉ Đêvôn, phát sinh lưỡng cư, côn trùng. Phân hóa cá xương.
3 sai vì ở kỉ Krêta mới xuất hiện thực vật có hoa.
4 sai vì ở kỉ Cacbon chỉ mới phát sinh bò sát. Dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ này, thực vật có hạt xuất
hiện, lưỡng cư ngự trị.
5 đúng.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Câu 14: Đáp án B
Giả sử cặp số 1 và 2 chứa các cặp gen đồng hợp là AABB nên ở hai cặp này chỉ cho 1 loại giao tử.
CD EF GH
Ba cặp nhiễm sắc thể thường còn lại chứa các cặp gen dị hợp là ; và .
cd ef gh
Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X xét 1 gen có 3 alen nên có 3 kiểu nhiễm sắc thể X nên có
6 kiểu gen XX và 3 kiểu gen XY.
Ruồi đực có 3 loại kiểu gen XY chẳng hạn như XMY, XNY, XKY sẽ cho tối đa 4 loại giao tử từ cặp NST giới tính
là XM, XN, XK và Y.
Quần thể ruồi đực có thể cho số loại tinh trùng là (ở các cặp dị hợp tính cả dị hợp tử đều và chéo)
1x1x4x4x4x4 = 256 loại.
Câu 15: Đáp án A
Quy ước: A: thân cao > a: thân thấp
B: hoa đỏ > b: hoa trắng
D: vỏ hạt vàng> d: vỏ hạt xanh.
P: AaBbDd × AaBbDd
Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F1 cho giao
phấn với nhau được F2 ta có:
F1 × F1: A-bbD- × aaB-dd
1 2 1 2 2 1
Gp: ( a : A)(b)( d : D) × 1a( B: b)1d
3 3 3 3 3 3
2 2 1 4
F2: Cây có kiểu hình cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt xanh (AaBbdd) chiếm tỉ lệ:   
3 3 3 27
Câu 16: Đáp án A
A sai vì nếu mô tế bào mà nhiễm bệnh thì toàn bộ cây tạo ra cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Nhắc lại kiến thức: Nuôi cấy mô tế bào cho phép nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất
lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, giúp tránh hiện tượng thoái hóa giống, nhân nhanh
các giống có ưu thế lai. Một số giống cấy quý hiếm cũng được bảo tồn nguồn gen khỏi nguy cơ tuyệt chủng
bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Câu 17: Đáp án B
Câu 18: Đáp án B
Hệ quả của đột biến đảo đoạn: 1, 4, 5.
- Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST.
- Do thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn
đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.
- Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Câu 19: Đáp án C
(1) Đúng vì côđon 5’UGA3’ trên mARN là bộ ba kết thúc.
(2) Đúng vì đó là hiện tượng poliriboxom.
(3) Đúng, chiều dịch mã là 5’ → 3’ trên mARN.
(4) Sai, mỗi tARN chỉ có một bộ ba đối mã.

LOVEBOOK.VN | 49
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 20: Đáp án D
Vì 1 tế bào sinh tinh khi giảm phân phát sinh giao tử chỉ cho 2 loại, còn xảy ra hoán vị gen sẽ cho 4 loại.
Câu 21: Đáp án C
Locus I có 3 allen nên cho 6 kiểu gen.
Locus II và III cho 20 kiểu nhiễm sắc thể số 3 cho ra 20.(20+1)/2 = 210 kiểu gen.
Tổng số kiểu gen tối đa là 6x210 = 1260 → (1) đúng.
Số loại giao tử về locus I là 3.
Số loại giao tử về locus II và III là 5x4 = 20.
Số loại giao tử tối đa trong quần thể trên là 3x20 = 60 → (2) đúng.
Locus I cho 4 kiểu hình. Locus II cho 8 kiểu hình và locus III cho 5 kiểu hình.
Tổng số kiểu hình tối đa là 4x5x8 = 160 loại → (3) đúng.
Số kiểu giao phối trong quần thể là 1260x1260 = 1587600 → (4) sai.
Câu 22: Đáp án B
(1) Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, hợp tử mang đột biến có thể truyền lại cho thế hệ sau. Đây là
đột biến tiền phôi.
(2) (3): Giảm phân tạo hạt phấn và noãn đi vào quá trình thụ tinh hình thành hợp tử nên cũng có thể
truyền cho thế hệ sau.
(4) Ở tế bào lá là tế bào sinh dưỡng (xoma) khi nguyên phân bị đột biến sẽ không đi vào hợp tử nên
truyền cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính mà có thể truyền cho thế hệ sau bằng sinh sản vô tính.
Câu 23: Đáp án A
Cấu trúc di truyền: 0,25AA:0,5Aa:0,25aa.
Ta có: A = 0,5; a = 0,5.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.
- Đột biến làm cho gen A thành a làm giảm tần số A và tăng tần số a.
- Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen đồng hợp lặn thì làm giảm tần số kiểu gen đồng hợp lặn.
- Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen dị hợp thì làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp và làm giảm tần số
kiểu gen dị hợp.
- Di-nhập gen làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen không theo hướng xác định.
- Chọn lọc tự nhiên chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn làm giảm tần số kiểu gen đồng hợp.
Vậy trường hợp 1 và 4 làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng giống nhau.
Câu 24: Đáp án C
- Vùng vận hành là trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế liên kết để ngăn cản quá trình phiên
mã.
- Vùng khởi động là trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó enzim ARN polymeraza liên kết, khởi đầu phiên mã.
Câu 25: Đáp án C
Tỉ lệ cá thể đột biến: 0,05×0,2 = 0,01  Tỉ lệ cá thể bình thường: 1-0,01 =0,99
Tỉ lệ cá thể dị hợp: 0,05(1-0,2) + 0,2(1-0,05) = 0,23. (giao tử cái bình thường ×giao tử đực đột biến và
ngược lại).
0,23 23
Tỉ lệ cá thể dị hợp trong số cá thể bình thường: 
0,99 99
Câu 26: Đáp án B
Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng hình
thành các đơn vị phân loại trên loài vì sau khi hình thành loài ban đầu, chọn lọc tự nhiên tiếp tục tác động
trên quy mô lớn, trong thời gian lịch sử lâu dài, tích lũy biến dị theo nhiều hướng khác nhau. Kết quả là từ
một dạng ban đầu đã phát sinh ra nhiều dạng khác rõ rệt và khác xa với dạng tổ tiên, dần dần hình thành
các đơn vị phân loại trên loài như chi, bộ, họ, lớp, ngành.
Lưu ý: Hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. Quá trình biến
đổi trên quy mô lớn, trải qua thời gian lịch sử lâu dài làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài được gọi
là tiến hóa lớn.
A: sai vì đó là chọn lọc nhân tạo

50 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
C: sai vì các loài này không được phân loại xếp vào cùng một chi mà hình thành nên các đơn vị phân loại
trên loài như chi, bộ, lớp, ngành.
D: chọn lọc tự nhiên không đào thải các biến dị mà con người ưa thích.
Câu 27: Đáp án D
- Ý 1 sai vì cá thể mới là cấp độ tổ chức phụ thuộc vào môi trường rõ nhất.
- Ý 2 sai vì sinh vật mở đầu là sinh vật phân giải chất hữu cơ.
- Ý 3 đúng vì cạnh tranh không làm hai loài suy vong mà ngược lại còn thúc đẩy chúng phát triển.
- Ý 4 sai vì quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã.
- Ý 5 sai vì mối quan hệ đó là hội sinh (một loài có lợi còn loài kia không lợi cũng không hại).
- Ý 6 sai vì ta không thể biết được chính xác chuỗi và lưới thức ăn như thế nào, ta chỉ có thể biết được
mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
Câu 28: Đáp án C
Khi mật độ cá thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả
năng sinh sản, giảm kích thước quần thể.
Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp không
phổ biến và không dẫn đến sự tiêu diệt loài mà còn giúp loài tồn tại và phát triển hưng thịnh.
Câu 29: Đáp án B
- Dù đáp án không hỏi số lượng cụ thể của từng quan hệ sinh thái nhưng để tìm ra quan hệ sinh thái nào
được liệt kê nhiều nhất!
- Cần chú ý điều nữa là đề bài không cho là 14 hiện tượng được kể ở trên đều thuộc 4 quan hệ sinh thái
mà đáp án cho. Tránh ngộ nhận để không ra kết quả sai (có tới 8 quan hệ sinh thái lận nhé).
- Ta có các quan hệ sinh thái lần lươt là:
+ Quan hệ hỗ trợ cùng loài: 2, 12 + Quan hệ đấu tranh cùng loài: 6, 7, 11
+ Quan hệ ăn thịt con mồi: 9 + Quan hệ cộng sinh: 1, 3
+ Quan hệ hợp tác: 10 + Quan hệ hội sinh: 8
+ Quan hệ kí sinh: 4, 5 + Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: 13, 14
Vậy chọn B.
Câu 30: Đáp án D
Các con cái lông ngắn đều là aa.
F1: 50% ngắn : 50% dài  15 con đực lông dài đều là Aa.
 F1: 0,5Aa : 0,5aa.
Tần số alen A = 0,25  a = 0,75.
3
F2: Tỉ lệ kiểu gen Aa: 2×0,75×0,5 =
8
3 5
 Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp: 1- 
8 8
Xác suất có ít nhất 1 cá thể mang kiểu gen dị hợp= 1- xác suất cả 2 cá thể mang kiểu gen đồng hợp.
2
 5  25
Xác suất cả 2 cá thể mang kiểu gen đồng hợp:   
 8  64
25 39
Xác suất có ít nhất 1 cá thể mang kiểu gen dị hợp: 1  
64 64
Câu 31: Đáp án B
Xét từng kiểu gen ta có:
Tròn : bầu = 12 : 4 = 3: 1  A tròn : a bầu  Aa ×Aa
Thơm : không thơm = 3: 1  B thơm : b không thơm  Bb ×Bb
Vitamin nhiều : vitamin ít = 3:1  C vitamin nhiều : c vitamin ít  Cc ×Cc
Ta có tỉ lệ phân kiểu hình (3 thơm : 1 không thơm)(3 tròn : 1 bầu )( 3 vitamin nhiều : 1 vitamin ít ) ≠ với tỉ
lệ phân li kiểu hình đề bài nên có hiện tượng liên kết gen.
Xét tính trạng hình dạng quả và lượng vitamin quả:

LOVEBOOK.VN | 51
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
9 thơm , tròn : 3 thơm không tròn : 3 không thơm , tròn : 1 bầu dục tròn
 A và B không cùng nằm trên một NST.
Xét tính trạng hình dạng quả và lượng vitamin quả :
9 thơm vitamin A nhiều : 3 thơm vitamin A ít : 3 không thơm , vitamin A nhiều : 1 thơm, vitamin A ít
 B và C không cùng nằm trên NST.
Xét tính trạng hình dạng quả và hàm lượng vitamin:
Ta có: ( 3 tròn : 1 bầu ) ( 3 vitamin A nhiều : 1 vitamin A ít ) ≠ tỉ lệ phân li kiểu hình đề bài.
 A và C cùng nằm trên NST.
1
Ta có kiểu hình cây quả bầu, không thơm, lượng vitamin A nhiều bb (aa,C-) =
16
1 1 1 1 1
(aa,C-)= : = = ×
16 4 4 2 2
Do vậy, aC là giao tử liên kết.
Ac
Vậy F1 có kiểu gen Bb .
aC
Câu 32: Đáp án C
- Cánh bướm và cánh chim là cơ quan tương tự.
- Các cặp cơ quan tương đồng: (1),(2),(3).
- Cơ quan tương đồng phản ánh tiến hóa phân li. Cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy.
Câu 33: Đáp án C
Bởi vì giống ngoại nhập về thường có giá rất cao nên thường nhập con đực vì con đực không cần nhập
số lượng lớn.
1 con đực có thể cho lai với nhiều con giống cái có sẵn trong nước nên giá thành sẽ rẻ đi khá nhiều.
Câu 34: Đáp án D
Gen của E.coli có cấu trúc phân mảnh, còn gen của người có cấu trúc phân mảnh nên phải có cơ chế hoàn
thiện mARN. Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ không có cơ chế hoàn thiện mARN như ở sinh vật nhân thực nên
nếu sử dụng ADN của người rồi cấy vào E.coli, mARN tạo ra không được hoàn thiện nên sẽ không tạo ra sản
phẩm như mong muốn. Vậy 4 đúng.
Câu 35: Đáp án C
Ta có: Đỏ x đỏ → 3 đỏ : 1 nâu  đỏ > nâu.
Vàng x trắng thu được 100% vàng  vàng > trắng.
Nâu x vàng thu được 1 trắng : 2 nâu : 1 vàng  nâu > vàng > trắng.
 gen quy định màu sắc có 4 alen theo thứ tự trội lặn: đỏ > nâu > vàng > trắng.
Vậy các gen phân li độc lập với nhau.
Câu 36: Đáp án C
1. Sự giống nhau trong phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về
nguồn gốc chung của chúng. – Đúng.
2. Trong quá trình phát triển phôi, mỗi loài đều diễn lại tất cả các giai đoạn chính mà loài đó đã trải qua
trong lịch sử phát triển của nó. – Đúng.
3. Sự phát triển cá thể lặp lại một cách rút gọn sự phát triển của loài. – Đúng.
4. Sự phát sinh cá thể lặp lại đúng trình tự các giai đoạn trong lịch sử phát triển chủng loại. – Sai.
Câu 37: Đáp án B
F2: 9 dẹt: 6 tròn :1 dài  F1: AaBb x AaBb → F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb.
Quy ước: A-B- : dẹt; A-bb và aaB- : tròn; aabb: dài.
Các cây bí tròn F2: 2Aabb : 1 AAbb : 2aaBb : 1aaBB
Bí tròn có kiểu gen đồng hợp gồm AAbb và aaBB.
Xét từng cặp gen:

52 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

1 2 3 1 2 1 4
( AA : Aa : aa)  ( A : a)  F3: AA = ; aa = .
6 6 6 3 3 9 9
1 2 3 1 2 1 4
( BB: Bb: bb)  ( B: b)  F3 : BB  ;bb  .
6 6 6 3 3 9 9
1 4 8
Tỉ lệ bí tròn đồng hợp ở F3: 2× × =
9 9 81
Câu 38: Đáp án A
Nguyên nhân là do NST số 1 và NST số 2 rất lớn, mang rất nhiều gen liên quan đến quá trình sinh trưởng và
phát triển nên việc thừa NST số 1 hoặc số 2 dẫn đến mất cân bằng nghiêm trọng
trong hệ gen dẫn đến sự chết sớm của thai.
Câu 39: Đáp án B
Các hoạt động nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái là (1) (2) (4).
- Khai thác triệt để tài nguyên rừng để phát triển kinh tế là sai vì khi đến mùa lũ sẽ dẫn đến xói mòn đất và
gây ra lũ lụt tràn xuống vùng đồng bằng gây thiệt hại rất lớn về người và của. Đến lúc ấy, kinh tế xã hội sẽ
suy sụp.
- Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản không giúp phát triển bền vững hệ sinh thái vì
đây là nguồn tài nguyên không tái sinh, hoặc phải chờ đến 4000-5000 năm mới hình thành lại nguồn tài
nguyên này nên chúng ta cần chú ý không khai thác triệt để để sau này không phụ thuộc vào việc nhập khẩu
khoáng sản.
Câu 40: Đáp án D
Câu 41: Đáp án C
A bình thường >> a bị bệnh
Người chồng và vợ đều có em bị bạch tạng và bố mẹ bình thường.
Do đó, bố mẹ họ sẽ có kiểu gen Aa.
1 2
- Cặp vợ chồng có kiểu gen có dạng : ( AA : Aa)
3 3
Trường hợp 1: Nếu có ít nhất một trong 2 người mang kiểu gen AA thì con của họ chắc chắn không bị bạch
tạng.
Ta có các phép lai như sau:
1 1 1 2 2 1
AA  AA ; AA  Aa ; Aa  AA
3 3 3 3 3 3
3
1 1
Trong trường hợp này, xác suất 3 đứa con cùng giới và không mắc bệnh là:    2 
2 4
1 1 1 2 5
Trường hợp này chiếm tỉ lệ:   2   .
3 3 3 3 9
Trường hợp 2: Cả 2 vợ chồng đều mang kiểu gen Aa.
2 2
P: Aa  Aa
3 3
3 3
1 3 27
Xác suất để 3 đứa con cùng giới và không mắc bệnh:    2    
2  4  256
2 2 4
Trường hợp này chiếm tỉ lệ:   .
3 3 9
Như vậy xác suất để sinh 3 đứa con cùng giới tính và không mắc bệnh:
1 5 4 27
    18,57% .
4 9 9 256

LOVEBOOK.VN | 53
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 42: Đáp án C
Cơ sở tế bào học của hai phương pháp trên là nguyên phân .
Đặc điểm chung của 2 phương pháp này là tạo ra các cá thể đồng nhất về kiểu gen tron nhân và giống cơ
thể mẹ.
Câu 43: Đáp án D
Sự biến đổi ở đầu 5’ và 3’ của tiền mARN giúp:
- Thúc đẩy vận chuyển phân tử mARN ra khỏi nhân ra tế bào chất.
- Bảo vệ mARN khỏi bị biến tính bởi enzim.
- Thúc đẩy sự kết dính dủa riboxom vào mARN.
Câu 44: Đáp án C
3 sai vì mã di truyền là mã bộ ba quy định trình tự axit amin trên chuỗi polypeptit.
Câu 45: Đáp án B
Đây là sự kiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học.
Câu 46: Đáp án B
Có lẽ khi nhìn vào câu này nhiều em sẽ chọn câu A nhưng quy tắc về kích thước cơ thể có nội dung là kích
thước cơ thể động vật vùng ôn đới lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần sống
ở vùng nhiệt đới.
Câu A chỉ đúng khi nó mang nội dung là quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi chi.. của cơ thể, nên ta
chọn B. Đáp án B bao gồm cả quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi chi..
của cơ thể.
Câu 47: Đáp án D
Câu 48: Đáp án B
1 sai do hoán vị gen xảy ra giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
4 sai vì các gen nằm càng xa nhau càng dễ xảy ra hoán vị.
Câu 49: Đáp án B
1 sai vì thường biến là sự biến đổi kiểu hình trước sự thay đổi của môi trường chứ không phải là sự biến
đổi về kiểu gen nên không di truyền được.
2 sai vì thường biến không phải là nguồn nguyên liệu trực tiếp mà là nguồn nguyên liệu gián tiếp cho
quá trình tiến hóa và chọn giống.
Thường biến là loại biến dị đồng loạt thoe cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng
kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau. Nhờ có thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình
đảm bảo sự thích nghi trước sự thay đổi nhất thời của môi trường. Vậy 3,4,5 đúng.
Câu 50: Đáp án A
Nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào có thể là kỳ sau của nguyên phân hoặc kì sau của
giảm phân II.
+ Kì sau của nguyên phân số lượng nhiễm sắc thể đơn trong tế bào là 2nx2 = 8x2 = 16
→ số lượng tế bào = 256 : 16 = 16
+ Kì sau của giảm phân số lượng nhiễm sắc thể đơn trong tế bào là nx2 = 4x2 = 8
→ số lượng tế bào = 256 : 8 = 32.

54 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Môn sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý thuyết tổng quát, với
những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm,
có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm. Ở cấp độ phổ thông, đó là sự kết hợp giữa hệ thống lý
thuyết và hệ thống bài tập vận dụng tương ứng.
Ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở cấp Phổ thông việc gắn giữa lý thuyết và thực nghiệm ít được chú trọng,
rất nhiều bài thực hành bị bỏ qua do vậy đối với rất nhiều học sinh, việc học môn Sinh chỉ đơn thuần là
học thuộc lòng một “mớ” lý thuyết nên dễ gây nhàm chán và khô khan, thậm chí là rất khó hiểu.
Nội dung kiến thức trong kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ yếu nằm ở
chương trình lớp 12, tuy nhiên để nắm vững và làm tốt được, đòi hỏi học sinh phải có được hệ thống
kiến thức nền có ở các cấp học và lớp học trước đó.
Để học tốt và làm bài tốt môn Sinh học trong kỳ thi Tốt nghiệp và kỳ thi Đại học sắp tới thiết nghĩ cũng
không khó, chỉ có điều người học có tuân theo được những nguyên tắc của bí quyết ấy hay không?
Những lời khuyên của tôi dành cho các em học sinh các lớp Chuyên Sinh THPT Chuyên Đại học Sư phạm
sau đây hy vọng sẽ giúp ích cho các học sinh khác:

Có thái độ nghiêm túc trong học tập


Khi xác định học theo khối B hay đơn giản là thi tốt môn Sinh trong kỳ thi Tốt nghiệp, đơn thuần bạn đã
có mục tiêu để theo đuổi. Khi đã có mục tiêu rồi, cần phải nghiêm túc xác định việc học là của bản thân
mình, cho mình và kết quả cuối cùng do mình chịu trách nhiệm – không phải thầy cô, bố mẹ hay ai khác.

Không bỏ lỡ bất kỳ bài học nào


Mỗi nội dung kiến thức nằm trong một tổng thể, khi hiểu được vấn đề trước đó sẽ tạo tiền đề cho việc
hiểu những kiến thức sau. Ví dụ, nếu bạn không nắm được cấu tạo của gen thì bạn sẽ không hiểu được sự
điều hòa biểu hiện gen, nếu bạn không nắm được cấu trúc NST bạn sẽ không hiểu được bản chất của đột
biến cấu trúc và số lượng NST… Vì vậy, đừng bỏ bất kỳ bài học nào!

Có kế hoạch học sớm và học thường xuyên


Đừng đợi nước đến chân mới nhảy, khi đó thời gian sẽ tạo cho bạn một áp lực lớn, kết quả rất khó có thể
đạt tối đa được. Hãy có kế hoạch học sớm, thường xuyên. Hãy tiếp thu hết những kiến thức mà thầy cô
giảng trên lớp, về nhà hệ thống hóa lại và mở rộng, đào sâu… hãy biết quý trọng thời gian trong các giờ
học.

Rèn luyện bài tập vận dụng ngay sau khi học lý thuyết, định hướng trước các câu hỏi trắc nghiệm có thể
ra về vấn đề mà mình đang học.
Khi học đến phần nào, hãy làm những bài tập vận dụng tương ứng, hãy suy nghĩ và dự đoán những câu
trắc nghiệm có liên quan đến vấn đề đang học sẽ giúp đỡ các em rất nhiều.

LOVEBOOK.VN | 55
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Người có phương pháp học tốt là người vừa học vừa bảo vệ sức khỏe mình!
Như đã nói ở trên, đừng “chơi dài” rồi khi không còn thời gian nữa thì “co giò mà chạy” học khuya đến
2h sáng, 3h sáng là một thói quen không tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thần kinh!
Hãy tạo thói quen ăn uống và chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để giữ sức khỏe chuẩn bị cho kỳ thi.

Đừng bao giờ ngần ngại hỏi những người khác


Đừng ngại hỏi người khác, đặc biệt là thầy, cô và các bạn khác khi hỏi và được trả lời là một phương
pháp để nhớ kiến thức tốt.

Thời gian học và thời gian biểu


Với những học sinh sử có thái độ học như đã kể trên, việc học tốt môn Sinh không có gì là khó khăn. Tuy
nhiên, với cách học để thi thì việc định lượng khoảng thời gian trước khi thi là rất quan trọng. Hãy lập
một kế hoạch học và thời gian biểu cho môn Sinh học cũng như tất cả các môn học khác. Tuần này, sẽ học
hết những phần nào, hiểu bằng được các dạng bài tập nào, làm nhuần nhuyễn dạng bài tập nào… sẽ làm
bạn bớt căng thẳng.

Phương pháp đọc và ghi nhớ


Trên lớp, hãy cố gắng ghi nhớ những gì thầy cô giảng. Nên sử dụng phương pháp sơ đồ hệ thống hóa
kiến thức kiểu bản đồ tư duy. Nên sử dụng bút nhớ trong quá trình đọc. Tuy nhiên, đừng tô vàng cả cuốn
sách, hãy tìm những từ khóa, đánh dấu và nhớ những từ khóa đó. Các em sẽ thấy việc nhớ kiến thức Sinh
cũng chẳng phải là cực hình đâu!

Vận dụng bài tập để hiểu lý thuyết


Một bước cũng rất quan trọng là làm bài tập nhuần nhuyễn, đặc biệt là các bài tập vận dũng những kiến
thức lý thuyết đã học. Hệ thống lại các dạng bài tập để dễ ghi nhớ.

Với kỳ kiểm tra, đọc kỹ đề trước khi làm bài


Đây là điều muôn thủa giáo viên nhắc học sinh nhưng rất nhiều học sinh không để ý đến điều này, đặc
biệt trong đề trắc nghiệm hãy chú ý những câu mang tính chất phủ định để trả lời câu hỏi một cách chính
xác. Ví dụ: Điều khẳng định nào dưới đây là không chính xác về Chọn lọc tự nhiên?

Làm câu dễ trước, làm câu khó sau đừng để mất điểm một cách ngớ ngẩn, nên làm bài theo nhiều vòng.
Đối với bài thi trắc nghiệm, đừng làm tuần tự từ đầu đến hết điều này sẽ dẫn đến tình trạng mắc kẹt và
đi vào bế tắc mặc dù nhiều câu khác có thể làm được. Theo kinh nghiệm của tôi, nên làm bài thi làm
nhiều vòng, lượt thứ nhất có thể trả lời nhanh được 50% số câu hỏi tùy khả năng, lượt thứ 2 suy nghĩ để
trả lời những câu còn lại. Đừng mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi.
Như vậy, việc học môn Sinh học không hề khó, không hề là học thuộc lòng một mớ lý thuyết như nhiều
học sinh suy nghĩ. Nếu vận dụng được các phương pháp tư duy, phương pháp học có kế hoạch và khoa
học, cũng như các thức làm bài thi phù hợp, để giành được điểm cao trong môn Sinh không khó!

Thạc sĩ Nguyễn Thành Công


( GV Chuyên Sinh, trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm HN)

56 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

03
Câu 1. Cho các phát biểu sau về gen:
(1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là
ARN hoặc pôlipeptit.
(2) Một đột biến điểm xảy ra trong gen có thể làm cho quá trình dịch mã dừng lại.
(3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 3’UAA5’; 3’UAG5’ và 3’UGA5’.
(4) Đột biến gen tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
(5) Dựa vào cấu tạo của gen người ta phân biệt gen cấu trúc và gen điều hòa.
(6) Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, lúc NST đang co xoắn.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 2. Phép lai nào dưới đây xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1:2:1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và
trội hoàn toàn.
AB AB
(1) Aa×Aa (2) 
ab ab
Ab Ab
(3)  (4) AaBb× AaBb
aB aB
Ab Ab
(5)  , hoán vị gen một bên với tần số 25%. (6) AaBBDd × AaBbDD
aB aB
(7) AaBbDd × AaBBDd.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây là điểm khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân?
1. Nguyên phân gồm 1 lần phân bào còn giảm phân gồm 2 lần phân bào.
2. Kết quả của nguyên phân từ một tế bào tạo ra 2 tế bào với số lượng nhiễm sắc thể không đổi, còn giảm
phân II từ 2 tế bào tạo 4 tế bào có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.
3. Nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng còn giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục.
4. Kì giữa của nguyên phân các nhiễm sắc thể sắp xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào còn kì giữa của giảm phân I các nhiễm sắc thể sắp xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Số đặc điểm đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 4. Ở một loài động vật, khi lai hai giống thuần chủng khác dòng với nhau, thu được F1 toàn lông trắng.
Cho F1 lai với con lông trắng đồng hợp kết quả thu được 75% con lông trắng, 25% lông đen. Tiếp tục cho
con F1 giao phối với nhau thu được F2. Nếu cho F1 lần lượt giao phối với tất cả các con lông trắng ở F2.
Theo lí thuyết có thể bắt gặp những tỉ lệ kiểu hình nào ở đời con trong số các tỉ lệ kiểu hình dưới đây?
(1) 100% lông trắng.
(2) 100% lông đen.
(3) 1 lông đen : 3 lông trắng.
(4) 7 lông trắng : 1 lông đen.
(5) 5 lông trắng : 3 lông đen.
(6) 13 lông trắng : 3 lông đen.
Đáp án đúng:
A. (1),(3),(5),(6) B. (1),(3),(4),(6)
C. (1),(3),(4),(5) D. (2),(3),(4),(6)
LOVEBOOK.VN | 57
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 5. Ở một loài động vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 10, mỗi cặp NST đều có một chiếc có nguồn gốc từ bố
và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng có 32% số tế bào sinh tinh
xảy ra trao đổi chéo một điểm ở cặp số 1; 40% tế bào xảy ra trao đổi chéo một điểm ở cặp số 2, các cặp NST
còn lại phân li bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Số loại tinh trùng tối đa được hình thành và tỉ lệ
tinh trùng mang NST có trao đổi chéo lần lượt là:
A. 128 và 18%. B. 96 và 18%. C. 96 và 36%. D. 128 và 36%.
Câu 6. Ở ruồi giấm alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với
AB D d AB D
alen d quy định mắt trắng. Phép lai giữa ruồi giấm có kiểu gen X X và ruồi giấm có kiểu gen X Y
ab ab
được F1. Trong tổng số ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỷ lệ 48%. Biết rằng không xảy ra
đột biến. Cho một số dự đoán sau:
1. Ở F1, ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 5,5%.
2. Ở F1, ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 2,57%.
AB D d
3. Ở F1, trong số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ, ruồi có kiểu gen X X chiếm tỉ lệ là 7%.
ab
4. Ở F1, ruồi đực có 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là 9%.
Có bao nhiêu dự đoán đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Ở ruồi giấm cái, noãn bào nằm giữa các tế bào nang trứng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, prôtêin
và mARN thiết yếu cho sự phát triển của phôi. Ở một trong các gen mà mARN của chúng được vận chuyển
đến noãn bào có một đột biến X làm cho phôi bị biến dạng và mất khả năng sống sót. Có 4 phát biểu dưới
đây:
(1) Nếu đột biến là trội, các con ruồi cái ở đời con của ruồi bố có kiểu gen dị hợp tử và ruồi mẹ kiểu dại
sẽ sống sót.
(2) Nếu đột biến là trội, các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về đột biến X không thể sống sót đến giai
đoạn trưởng thành.
(3) Nếu đột biến là lặn, chỉ các phôi ruồi cái của ruồi mẹ dị hợp tử về đột biến X mới bị biến dạng.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (3). B. (1), (2). C. (1), (2) và (3). D. (2), (3).
Câu 8. Ở bí ngô, lai hai dòng cây thuần chủng đều có quả tròn với nhau người ta thu được thế hệ sau (F1)
có 100% số cây có quả dẹt. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả
tròn : 1 quả dài. Dưới đây là các kết luận:
(1) Nếu cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thì đời con (Fa) phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
(2) Hình dạng quả bí ngô do 2 cặp gen quy định, di truyền theo quy luật phân li độc lập Men đen.
(3) Hình dạng quả bí ngô do 2 cặp gen quy định, di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
1
(4) Chọn ngẫu nhiên 2 cây bí quả dẹt ở F2 cho giao phấn với nhau, tỉ lệ cây bí quả dài mong đợi ở F3 là .
36
Những kết luận đúng là:
A. (1), (3) và (4). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (2), (3) và (4).
Câu 9. Quan hệ giữa các sinh vật dưới đây:
1. Hải quỳ và cua.
2. Vi sinh vật sống trong dạ dày của động vật nhai lại.
3. Trùng roi sống trong ruột mối.
4. Cá ép sống bám thân mình vào các loài cá lớn.
5. Lươn biển và cá nhỏ.
6. Phong lan và cây thân gỗ.
Có bao nhiêu mối quan hệ là quan hệ cộng sinh?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

58 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 10. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được
kết quả như trong bảng sau:
Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4
AA 0,64 0,64 0,2 0,16
Aa 0,32 0,32 0,4 0,48
aa 0,04 0,04 0,4 0,36
Dưới đây là các kết luận rút ra từ quần thể trên:
(1) Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3.
(2) Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3.
(3) Tất cả các kiểu gen đồng hợp tử lặn đều vô sinh nên F3 có cấu trúc di truyền như vậy.
(4) Tần số các alen A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,8.
Những kết luận đúng là :
A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
Câu 11. Xét một Operon Lac ở Ecoli, khi môi trường không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hoá lactôzơ vẫn
được tạo ra? Một học sinh đã đưa ra một số giải thích về hiện tượng trên như sau:
(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN pôlimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình
phiên mã.
(2) Do gen điều hoà (R) bị đột biến nên không tạo được prôtêin ức chế.
(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với prôtêin ức chế.
(4) Do gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen.
Những giải thích đúng là:
A. (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (2), (3), (4).
Câu 12. Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoại.
(2) Tạo cừu sản sinh prôtêin người trong sữa.
(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp - carôten trong hạt.
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.
(5) Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R) là R100, HYT 100 có năng
suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa Việt Nam
lai chọn tạo.
(6) Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng.
(7) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(8) Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
(9) Tạo giống bông kháng sâu hại.
Số thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen là:
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 13. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền
đơn gen là 9%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số thành viên (màu đen) bị một bệnh này. Kiểu hình của người
có đánh dấu (?) là chưa biết.
I 1 2

II 7 8
3 4 5 6
III ? 9 10

Có 4 kết luận rút ra từ sơ đồ phả hệ trên:


(1) Cá thể III9 chắc chắn không mang alen gây bệnh.
LOVEBOOK.VN | 59
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(2) Cá thể II5 có thể không mang alen gây bệnh.
(3) Xác suất để cá thể II3 có kiểu gen dị hợp tử là 50%.
(4) Xác suất cá thể con III(?) bị bệnh là 23%.
Những kết luận đúng là:
A. (1), và (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (2) và (4).
Câu 14. Người ta lấy ra khỏi dạ con một phôi bò 7 ngày tuổi, ở giai đoạn có 64 phôi bào, tách thành 2 nửa,
sau đó lại cấy vào dạ con. Hai nửa này phát triển thành hai phôi mới và sau đó cho ra hai con bê. Kĩ thuật
trên được gọi là:
A. cấy truyền phôi. B. lai tế bào. C. nhân bản vô tính. D. kĩ thuật gen.
Câu 15. Có mấy đặc điểm đúng khi nói về các phân tử ARN ở trong tế bào sinh dưỡng ở người?
(1) Trong 3 loại ARN thì rARN số lượng nhiều nhất, mARN đa dạng nhất.
(2) Thường có cấu trúc 1 mạch.
(3) Trong 3 loại ARN thì chỉ tARN mới có liên kết hiđrô giữa các bazơ nitơ.
(4) Tất cả ARN đều được tổng hợp trong nhân rồi đưa ra tế bào chất để tham gia quá trình dịch mã.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16. Các phát biểu sau đây mô tả quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực, trong các
phát biểu này thì có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Enzim tham gia vào quá trình phiên mã là enzim ARN pôlimeraza.
(2) Phiên mã bắt đầu từ vùng điều hòa của gen.
(3) Mạch khuôn được dùng để tổng hợp ARN có chiều 5’ – 3’ hoặc 3’ – 5’.
(4) Quá trình tổng hợp mARN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung A-U, T-A, G-X, X-G.
(5) Enzim pôlimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ – 5’.
(6) Quá trình phiên mã sử dụng cả 2 mạch của gen làm khuôn.
(7) Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra trong nhân.
(8) Quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra đồng thời ở sinh vật nhân sơ.
(9) Quá trình biến đổi mARN sơ khai thành mARN trưởng thành diễn ra ở tế bào chất của sinh vật nhân
thực.
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 17. Ở một loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Gen A át
chế sự biểu hiện của B và b (kiểu gen có chứa A sẽ cho kiểu hình hoa trắng), alen lặn a không át chế. Gen D
quy định hạt vàng, trội hoàn toàn so với d hạt xanh. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen (P) tự thụ phấn,
đời con F1 thu được 3600 cây 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, hạt xanh có số lượng 189 cây. Hãy
xác định kiểu gen của P và tần số hoán vị gen? (Biết rằng tần số hoán vị gen ở tế bào sinh hạt phấn và sinh
noãn như nhau và không có đột biến xảy ra).
BD BD Bd Bd
A. P: Aa x Aa, f = 40% B. P: Aa x Aa, f = 20%
bd bd bD bD
BD BD Bd Bd
C. P: Aa x Aa, f = 10% D. P: Aa x Aa, f = 40%
bd bd bD bD
Câu 18. Trường hợp nào sau đây có số lượng NST của tế bào là một số lẻ?
(1) Tế bào đơn bội cải bắp.
(2) Thể tam bội đậu Hà Lan.
(3) Tế bào xoma châu chấu đực.
(4) Thể tam bội lúa.
(5) Thể ba ở ruồi giấm.
(6) Thể một ở người.
(7) Tế bào nội nhũ đậu hà lan.
(8) Tế bào tứ bội cải củ.
Tổ hợp các ý đúng là:
A. 2, 3 4, 5, 7, 8 B. 1, 2, 4, 5, 7, 8 C. 2, 3, 4, 6, 7 D. 1, 2, 3, 5, 6, 7

60 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 19. Một cặp gen dị hợp có chiều dài bằng nhau và bằng 5100 A0 nằm trên cặp NST thường. Gen trội A
có 1200 adenin, gen lặn a có 1350 adenin. Khi giảm phân cặp NST mang cặp gen trên không phân li ở giảm
phân I. Số lượng từng loại nucleotit trong các giao tử bất thường là:
A. A= T= 2550; G = X = 450 và A= T= G= X = 0
B. A= T= 2400; G = X = 600 và A= T= G= X = 0
C. A= T= 2400; G = X = 600 và A= T=2700; G= X = 300
D. A= T= 2700; G = X = 300 và A= T= G= X = 0
Câu 20. Một loài động vật, locut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về
locut này quy định các kiểu hình khác nhau ; locut quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn.
Hai locut này nằm trên NST X ở vùng không tương đồng. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, số
loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về cả 2 giới ở hai locut trên là :
A. 14 KG và 10 KH B. 14 KG và 8 KH C. 9 KG và 4 KH D. 10 KG và 6 KH
Câu 21. Ở người, alen A qui định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; alen B quy định
mắt đen trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt nâu. Gen quy định nhóm máu có 3 alen IA, IB, IO, trong đó
alen IA, IB trội hoàn toàn so với alen IO; alen IA, IB quan hệ đồng trội. Biết ba gen này nằm trên ba cặp nhiễm
sắc thể khác nhau. Phép lai (P); bố có nhóm máu B ,mắt đen tóc thẳng so với mẹ có nhóm máu A, mắt nâu,
tóc quăn sinh con đầu lòng nhóm máu O có tóc thẳng, mắt nâu. Xác suất để lần sinh thứ hai sinh được một
đứa con có nhóm máu B, mắt nâu, tóc thẳng là:
A. 25% B. 6,25% C. 12,5% D. 50%
Câu 22. Ở một loài thực vật, khi cho cây P có kiểu hình hoa đỏ, quả dẹt tự thụ phấn thế hệ F1 thu được kết
quả như sau: 40,5% hoa đỏ, quả dẹt: 29,25% hoa đỏ, quả tròn: 15,75% hoa trắng, quả dẹt: 8,25% hoa
trắng, quả tròn: 5,25% hoa đỏ, quả dài: 1% hoa trắng, quả dài. Cho biết không xảy ra đột biến, diễn biến
của quá trình sinh hạt phấn và sinh noãn như nhau. Cho các kết luận sau:
(1) Cây P có kiểu gen dị hợp chéo.
(2) Tần số hoán vị gen là 40%.
(3) Tần số hoán vị gen là 20%.
(4) Cây hoa đỏ, quả dẹt ở F1 có 10 kiểu gen.
(5) Hình dạng quả do hai cặp gen phân li độc lập quy định.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23. Gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 5304 A , trên mạch bổ sung của gen có tỉ lệ A : T : G : X lần lượt
0

là 3 : 5 : 4 : 8. Khi gen phiên mã một số lần đã lấy từ môi trường nội bào số lượng nucleotit loại G là 624.
Trên mỗi mARN tạo thành đều có 5 riboxom tham gia dịch mã. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số lượng nucleotit trên 1 phân tử mARN là A = 234; U=390; G = 312; X = 624.
B. Số lượng nucleotit từng loại trên gen là A = T = 624; G = X= 936.
C. Số lượng nucleotit các loại môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là 1560.
D. Số lượng axit amin môi trường cung cấp cho các riboxom dịch mã trên phân tử mARN là 5190.
Câu 24. Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng
90% năng lượng bị mất đi do:
(1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
(2) Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật.
(3) Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được.
(4) Một phần năng lượng bị mất qua chất thải.
(5) Một phần năng lượng bị mất đi các bộ phận bị rơi rụng.
(6) Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt
xích phía sau.
Có bao nhiêu phương án trả lời đúng?
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 25. Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
LOVEBOOK.VN | 61
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(3) Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự
nhiên của môi trường.
(4) Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.
(5) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
(6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã.
Trong các thông tin nói trên, diễn thế thứ sinh có bao nhiêu thông tin?
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 26. Cho các nhận xét sau:
(1) Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự.
(2) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn.
(3) Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy.
(4) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.
(6) Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới.
(7) Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa phân ly.
(8) Tiến hóa lớn có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
(9) Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối vì nó là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh
nhất định.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 27. Cho con đực (XY) có mắt trắng giao phối với con cái có mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Các cá thể
F1 giao phối tự do, đời F2 thu được: 18,75% con đực, mắt đỏ: 25% con đực mắt vàng; 6,25% con đực mắt
trắng; 37,5% con cái mắt đỏ; 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho con đực mắt đỏ F2 giao phối với con cái mắt
đỏ F2 thì kiểu hình mắt đỏ đời con có tỉ lệ:
A. 20/41 B. 7/9 C. 19/54 D. 31/54
Câu 28. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc của hoa do 2 gen không alen phân li độc lập. Trong đó có
gen A và B cho hoa màu đỏ, khi chỉ có 1 trong 2 alen trội A hoặc B cho hoa màu hồng, còn khi không có gen
trội nào cho hoa màu trắng. Cho cây hoa màu hồng thụ phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây
hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có
bao nhiêu phép lai phù hợp với tất cả các thông tin trên ?
(1) AAbb x AaBb (2) aaBB x AaBb (3) Aabb x AaBB
(4) aaBb x AaBB (5) Aabb x AABb (6) Aabb x AABb
Đáp án đúng là :
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 29. Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống.
B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên.
Câu 30. Cho các đặc điểm sau:
(1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đều.
(2) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
(3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
(4) Các cá thể quần tụ nhau để hỗ trợ.
Đặc điểm của kiểu phân bố ngẫu nhiên là:
A. (1), (3) B. (2), (4) C. (1), (2), (3) D. (3), (2), (4)
Câu 31. Các phát biểu về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái:
(1) Chuỗi thức ăn thường có ít nhất 5 bậc dinh dưỡng.
(2) Độ dài của chuỗi thức ăn bị giới hạn bởi sự mất mát năng lượng.
(3) Phần lớn sản phẩm của hệ sinh thái trên cạn được sử dụng bởi nhóm sinh vật ăn phế liệu.
(4) Năng lượng sơ cấp thô là phần còn lại của năng lượng được đồng hóa sau hô hấp.
62 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 32. Ở một loài thực vật, chiều cao cây do gen trội không alen tương tác cộng gộp với nhau quy định.
Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 có 9 kiểu hình.
Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 70cm; kiểu hình cao 90cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Ở F2
thu được :
(1) Cây cao nhất có chiều cao 100cm.
(2) Cây mang 2 alen trội có chiều cao 80cm.
(3) Cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 27,34%.
(4) F2 có 27 kiểu gen.
Phương án đúng là:
A. (1),(4) B. (1),(3) C. (2),(4) D. (2),(3)
Câu 33. Giả sử có hai quần thể gà rừng sống ở hai bên sườn phía Đông (quần thể 1) và phía Tây (quần thể
2) của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể 1 có tần số alen lặn rất mẫn cảm
nhiệt độ ( kí hiệu là tsL) là 0,8; trong khi ở quần thể 2 không có alen này. Sau một đợt lũ lớn, một “hẻm núi”
hình thành và nối thong hai sườn dãy núi. Do nguồn thức ăn ở sườn phía Tây phong phú hơn, một số lớn cá
thể từ quần thể 1 đã di chuyển sang quần thể 2 và chiếm 30% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tuy
vậy, trong môi trường sống ở sườn phía Tây, do nhiệt độ môi trường thay đổi, alen tsL trở thành một alen
gây chết phôi khi ở trạng thái đồng hợp tử, mặc dù nó không làm thay đổi khả năng thích nghi của các cá
thể dị hợp tử cũng như của các cá thể đồng hợp tử trưởng thành di cư sang từ quần thể 1. Tần số alen tsL ở
quần thể mới và ở quần thể này sau 5 thế hệ sinh sản ngẫu phối được mong đợi là bao nhiêu?
A. 0,24 và 0,05 B. 0,24 và 0,11 C. 0,8 và 0,57 D. 0,56 và 0,17
Câu 34. Vụ chặt 6700 cây xanh tại Hà Nội là một kế hoạch bắt đầu được Sở xây dựng Hà Nội thực hiện vào
tháng 3 năm 2015. Theo đề án “cải tạo thay thế cây xanh” của sở xây dựng Hà Nội năm 2015, thủ đô sẽ trồng
lại hơn 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố, với nguồn kinh phí hơn 73 tỷ đồng. (theo Wikipedia.org)
Cách làm này được nhìn nhận như thế nào là đúng nhất?
A. sự thay thế là nên làm để tạo sự tươi mới cho cảnh quan đô thị, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.
B. việc chặt phá cây gây hậu quả rất nghiêm trọng cho môi trường trước khi cây con được trồng lại.
C. ảnh hưởng lớn nhất của vấn đề này là nguồn kinh phí thực hiện quá lớn với tài lực quốc gia.
D. nên cải tạo như vậy, thay thế bằng những loại cây đặc hữu, những loài phát triển ưu thế ở Việt Nam.
Câu 35. Khi sử dụng kính hiển vi quang học (dùng ánh sáng) để quan sát sự phân chia nhiễm sắc thể trong
các tế bào ở kỳ giữa, người ta thực hiện các bước sau, thứ tự nào dưới đây là hợp lý?
(1) Vặn ốc lớn để hạ bàn kính xuống mức thấp nhất.
(2) Đặt lam kính đã chuẩn bị trước vào bàn kính.
(3) Sử dụng ốc nhỏ đến làm cho hình ảnh rõ nét.
(4) Dùng ngón cái để trên mâm xoay và xoay về vật kính nhỏ nhất (4) ngay quang trục.
(5) Ghim điện và bật công tắc nguồn.
(6) Khi thấy ảnh rõ, chuyển sang các vật kính có độ phóng đại lớn hơn như 10, 40.
(7) Đặt mắt vào ống kính để quan sát, nâng bàn kính từ từ lên bằng ốc lớn đến khi thấy hình ảnh xuất hiện.
A. (4)  (1)  (2)  (5)  (7)  (3)  (6) B. (3)  (4)  (1)  (2)  (5)  (7)  (6)
C. (3)  (7)  (1)  (4)  (2)  (5)  (6) D. (4)  (7)  (1)  (5)  (2)  (3)  (6)
Câu 36. Ở một loại thực vật giao phấn, B là gen trội quy định tính trạng chịu mặn, b là gen quy định tính
trạng không ưa mặn. Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 0,1BB : 0,40Bb : 0,50bb ổn định cấu trúc di
truyền trong ba thế hệ từ P đến F2. Bắt đầu từ thế hệ F3, môi trường sống thay đổi làm cho giá trị thích nghi
của kiểu gen đồng hợp lặn giảm xuống và bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Ở thế hệ F5, tỉ lệ giữa số cá thể BB
và Bb gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 0,9 B. 0,7 C. 1,4 D. 1,2

LOVEBOOK.VN | 63
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 37. Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, mỗi giai đoạn đều được đánh dấu bởi
các đặc trưng riêng của sinh vật. Hình dưới đây có thể mô tả giai đoạn nào trong tiến trình phát triển ấy?

A. kỷ cacbon của đại trung sinh B. kỷ jura của đại trung sinh
C. kỷ pecmi của đại trung sinh D. kỷ đệ tam của đại tân sinh
Câu 38. Cho biết các bước của một quy trình như sau:
1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải
thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:
A. 3 → 1 → 2 → 4. B. 1 → 3 → 2 → 4. C. 3 → 2 → 1 → 4. D. 1 → 2 → 3 → 4.
Câu 39. Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. (5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ. (6) Đa dạng về kiểu gen.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. (7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
(4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là:
A. (1); (3); (5); (7). B. (1); (4); (6); (7). C. (2); (3); (5); (7). D. (2); (3); (5); (6).
Câu 40. Một tế bào sinh dục sơ khai trải qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đã đòi hỏi
môi trường tế bào cung cấp 3024 NST đơn. Tỉ lệ số tế bào tham gia vào đợt phân bào tại vùng chín so với số
NST đơn có trong một giao tử được tạo ra là 4/3. Hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 50% đã tạo ra một số
hợp tử. Biết rằng số hợp tử được tạo ra ít hơn số NST đơn bội của loài. Cho các phát biểu sau:
1. Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 24 NST.
2. Số lần nguyên phân của tế bào là 4 lần.
3. Số NST đơn môi trường cung cấp cho giai đoạn giảm phân của tế bào sinh dục là 1536 NST.
4. Số NST đơn môi trường cung cấp cho giai đoạn sinh sản của tế bào là 1486 NST.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 41. Chuỗi thức ăn trong đại dương: Tảo → Giáp xác → Cá nổi có kích thước nhỏ → Cá thu, cá ngừ → Cá
mập (là vật dữ đầu bảng). Cá voi là loại thú lớn nhất sống dưới nước, tổng sản lượng của cá voi trong đại
dương không thua kém cá mập, có khi còn lớn hơn. Vậy thực tế cá voi đã sử dụng loại thức ăn nào?
A. Giáp xác và cá nổi có kích thước nhỏ. B. Chỉ ăn cá mập.
C. Chỉ ăn cá thu, cá ngừ. D. Tảo và giáp xác.
Câu 42. Những phát biểu không đúng khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
1. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.
2. Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng
sinh sản.
3. Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan
hệ hỗ trợ cùng loài.
4. Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.
5. Do điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài được coi là ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển
của loài.
A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (4), (5). D. (2), (3), (5).
64 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 43. Nội dung nào sau đây sai đối với tăng trưởng với tiềm năng sinh học và tăng trưởng?
1. Đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có hình chữ J còn đường cong tăng trưởng thực tế
có hình chữ S.
2. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có kích thước cơ thể nhỏ, còn loài tăng trưởng thực tế có
kích thước cơ thể lớn.
3. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có tuổi thọ cao còn loài tăng trưởng theo thực tế có tuổi
thọ thấp.
4. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có sức sinh sản cao còn loài tăng trưởng theo thực tế có
sức sinh sản thấp.
5. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học chịu tác động chủ yếu bởi các nhân tố hữu sinh còn loài
tăng trưởng theo thực tế chịu tác động chủ yếu bởi các nhân tố vô sinh.
Phương án đúng là:
A. 3, 5. B. 1, 2, 4. C. 3. D. 2, 5.
Câu 44. Ở một loài động vật, gen A quy định màu lông đen hòa mình với môi trường, từ gen A bị đột biến
thành gen lặn a quy định màu lông trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù phát hiện. Trường hợp nào sau đây gen
đột biến sẽ nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi quần thể?
A. Gen A nằm trên NST thường.
B. Gen A nằm trong ti thể.
C. Gen A nằm trên NST giới tính X đoạn không tương đồng.
D. Gen A nằm trên NST giới tính Y đoạn không tương đồng.
Câu 45. Khi nói về nguồn gốc sự sống, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tế bào nguyên thủy xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
B. Tế bào nhân sơ xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
C. Tế bào nhân thực xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa sinh học.
D. Đơn bào nhân thực xuất hiện trước rồi mới tới đa bào nhân thực.
Câu 46. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh
đều nằm trên một nhiễm sắc thể NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định
mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài,
mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có KH thân
đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ KH thân
xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là:
A. 22,0%. B. 11,25%. C. 60,0%. D. 7,5%.
Câu 47. Để tạo ra lượng lớn hoocmon insulin của người, người ta lấy gen qui định tổng hợp insulin từ tế bào
người gắn vào plasmit rồi chuyển vào tế bào nhận. Plasmit và tế bào nhận được chọn dùng trong công nghệ
này có đặc điểm lần lượt là:
A. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể, sinh tổng hợp protein để tổng hợp protein từ
thông tin của gen cấy vào.
B. Có khả năng tự nhiễm vào tế bào nhận; có khả năng sinh sản nhanh.
C. Có gen đánh dấu và có khả năng sinh sản nhanh.
D. Có khản năng sinh sản nhanh và có khả năng sinh tổng hợp protein mạnh.
Câu 48. Ptc khác nhau về 3 tính trạng, F1 thu được đồng tính cây cao, hoa đỏ, quả ngọt. Cho F1 lai phân tích
thế hệ sau thu được 8 kiểu hình trong đó cây mang toàn tính trạng lặn chiếm 12,5%. Biết rằng 1 gen quy
định 1 tính trạng , trội lặn hoàn toàn và không có hiện tượng hoán vị gen 50%. Cho F1 tự thụ phấn thu được
F2. Chọn 2 cây cao, hoa đỏ, quả ngọt cho tạp giao với nhau. Khả năng F3 xuất hiện cây thân thấp, hoa vàng,
quả dài là: 14
A. 1/256 B. 1/4096 C. 1/81 D. 1/729
Câu 49. Xét dự di truyền của một tính trạng do 1 gen quy định. Người ta thấy:
- Kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch.
- Con sinh ra tính trạng phân bố đồng đều ở 2 giới.
Tính trạng này do gen nằm ở đâu quy định?
LOVEBOOK.VN | 65
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. Trên X, không có alen trên Y.
B. Trong ti thể, lục lạp ở tế bào chất.
C. Gen nằm trên NST thường có hiện tượng di truyền liên kết gen.
D. Trên Y không có alen trên X.
Câu 50. Loại đột biến thể Barr ở ruồi giấm:
A. Làm tăng hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể.
B. Không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể.
C. Làm giảm hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể.
D. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào

66 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1D 2A 3A 4B 5D 6B 7B 8C 9C 10A
11C 12D 13D 14A 15A 16A 17D 18D 19A 20A
21B 22D 23C 24B 25C 26D 27B 28D 29C 30A
31B 32D 33B 34B 35A 36D 37B 38A 39A 40B
41A 42A 43A 44D 45B 46B 47A 48D 49B 50A

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN


Câu 1: Đáp án D
1 đúng.
2 đúng vì đột biến điểm có khả năng tạo ra bộ ba kết thúc dẫn đến quá trình dịch mã dừng lại.
3 sai vì các bộ ba này phải là 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’.
4 đúng. Đột biến gen tạo ra alen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
5 sai vì dựa vào sản phẩm của gen người ta phân biệt gen điều hòa và gen cấu trúc.
6 sai vì quá trình tổng hợp diễn ra lúc NST đang dãn xoắn.
Vậy có 3 phát biểu sai.
Câu 2: Đáp án A
(1) Aa×Aa→ TLKH: 3 trội : 1 lặn.
AB AB AB AB ab
(2)  → TLKH: 3 trội : 1 lặn, TLKG: 1 :2 :1
ab ab AB ab ab
Ab Ab Ab Ab aB
(3)  → TLKG: 1 :2 :1 → TLKH: 1:2:1
aB aB Ab aB aB
(4) AaBb× AaBb → TLKH: 9:3:3:1.

Ab Ab
(5)  , hoán vị gen ở một bên với tần số 25%. TLKH: 1:2:1.
aB aB
(6) AaBBDd × AaBbDD → TLKH: 3:1
(7) AaBbDd × AaBBDd → TLKH: 9:3:3:1.
Câu 3: Đáp án A
1 đúng.
2 sai vì vì ở giảm phân II từ 2 tế bào (n kép) tạo ra 4 tế bào có bộ nhiễm sắc thể không đổi (n đơn).
3 sai vì nguyên phân xảy ra ở vùng sinh sản của tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng chứ không chỉ xảy ra
ở tế bào sinh dưỡng.
4 đúng.
Các em tham khảo hình ảnh sau:

LOVEBOOK.VN | 67
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 4: Đáp án B
Bài này tuy dài nhưng lại khá dễ. Trước tiên, chúng ta nên xác định kiểu gen của F1 dựa vào phép lai phân
tích của F1.
Cho F1 lai phân tích với con lông trắng thu được kết quả 3 con lông trắng : 1 lông đen = 4 tổ hợp = 4.1
 Cơ thể F1 cho ra 4 loại giao tử  F1 dị hợp về 2 cặp gen phân li độc lập là: AaBb.
Ta có: Phép lai: AaBb × aabb  1AaBb : 1aaBb : 1 Aabb : 1 aabb  TLKH: 3 trắng : 1 đen.
Quy ước: A-B- : lông trắng
A-bb : lông trắng
aaB- : lông đen
aabb: lông trắng.
 Tính trạng tuân theo quy luật át chế(tỉ lệ 13:3).
Cho F1: AaBb lai với các con lông trắng ở F2 (A-B-, A-bb, aabb)
AaBb x AABB hoặc AABb → (1): 100% lông trắng
AaBb x AaBB hoặc aabb → (3): 1 lông đen : 3 lông trắng.
AaBb x Aabb → (4): 7 lông trắng : 1 lông đen.
AaBb x AaBb → (6): 13 lông trắng : 3 lông đen.
Câu 5: Đáp án D
2n = 10  n = 5.
Cặp số 1 xuất hiện trao đổi chéo tại 1 điểm nên tạo ra 4 loại tinh trùng.
Cặp số 2 xuất hiện trao đổi chéo tại 1 điểm nên tạo ra 4 loại tinh trùng.
Mỗi cặp còn lại không xảy ra trao đổi chéo nên tạo ra 2 loại tinh trùng.
Vậy số loại tinh trùng tối đa: 4 x 4 x 23 = 128.
Mỗi tế bào xảy ra trao đổi chéo ở cặp số 1 tạo ra 4 tinh trùng, trong đó 2 tinh trùng không có trao đổi chéo.
Mỗi tế bào xảy ra trao đổi chéo ở cặp số 2 tạo ra 4 tinh trùng, trong đó 2 tinh trùng không có trao đổi chéo.
Mỗi tế bào không xảy ra trao đổi chéo tạo 4 tinh trùng không có trao đổi chéo.
1 1
Tỉ lệ tinh trùng không mang trao đổi chéo là: 0,32   0, 4   0,28  0,64 .
2 2
Tỉ lệ tinh trùng mang trao đổi chéo là: 1-0,64 = 0,36 = 36%.
Câu 6: Đáp án B
AB D d AB D
Ta có: P: X X  X Y
ab ab
Xét cặp XDXd  XDY  0,25 XDXD : 0,25 XDXd : 0,25XDY : 0,25XdY.
Theo đề bài: Ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm 48%  A-B-XD- = 48%
0, 48
 A-B- =  0,64
0,75
Vậy F1: aabb = 0,64-0,5 = 0,14.
A-bb = aaB- = 0,25-0,14 = 0,11.
Ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt đỏ (aaB-XDX-)chiếm tỉ lệ là: 0,11  0,5  0,055  5,5% . Vậy 1 đúng.
Ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ(A-bbXDY) chiếm tỉ lệ là: 0,11  0,25  0,0275  2,75% . Vậy 2 sai.
Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái nên ta có:
ab 0,14
 0,14  ab . ab = 0,14  ab =  0,28
ab 0,5
AB AB
P: 
ab ab
Gp: AB = ab = 0,28 AB = ab = 0,5
Ab = aB = 0,5-0,28 = 0,22
AB
 0,28.0,5  0,28.0,5  0,28 .
ab
68 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

AB D d
Ruồi cái có kiểu gen X X chiếm tỉ lệ là 0,28.0,25 = 0,07.
ab
Chắc có lẽ nhiều bạn nếu không đọc kĩ đề hoàn toàn có thể dừng tại đây và cho rằng ý 3 đúng. Nhưng chúng
ta phải đọc kĩ đề và sẽ thấy đề yêu cầu chúng ta tính tỉ lệ ruồi cái có kiểu gen như trên trong tổng số ruồi
thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Vì vậy, ta cần phải làm 1 phép tính nữa mới chính xác!
AB D d 0,07
Trong số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ, ruồi cái có kiểu gen X X chiếm tỉ lệ là:  14,58%
ab 0, 48
Vậy ý 3 sai.
Ở F1, ruồi đực có 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn có khả năng mang các kiểu gen:
A-bbXdY = 0,11.0,25 = 0,0275.
aaB-XdY = 0,11.0,25 = 0,0275.
aabbXDY = 0,14. 0,25 = 0,035.
Ở F1, ruồi đực có 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là: 0,0275 + 0,0275+ 0,035 = 0,09 = 9%.
Vậy 4 đúng.
Câu 7: Đáp án B
1 đúng vì ruồi mẹ kiểu dại có kiểu gen aa nên noãn bình thường.
2 đúng vì các cá thể có kiểu gen AA bắt buộc nhận 1 giao tử A từ mẹ nên phôi bị biến dạng.
3 sai vì nếu đột biến là lặn, phôi ở ruồi đực của cá thể mẹ dị hợp tử cũng bị biến dạng.
Câu 8: Đáp án C
P: Tròn× tròn.
F1: 100% dẹt.
F1×F1 thu được F2: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài.
 F1 có kiểu gen AaBb.
Ta có F2: 9A-B- : 6 (A-bb : aaB-) : 1aabb.
Quy ước: A-B- : dẹt; A-bb và aaB- : tròn; aabb: dài.
 Tính trạng tuân theo quy luật tương tác bổ sung.
Vậy 2 sai, 3 đúng.
F1 lai với cơ thể đồng lặn ta có: AaBb ×aabb  1AaBb : 1Aabb : 1 aaBb : 1aabb
 TLKH: 1 dẹt : 2 tròn : 1 dài. Vậy 1 đúng.
1 2 2 4
Cây bí dẹt ở F2: AABB : AaBB : AABb : AaBb.
9 9 9 9
Để tạo ra bí quả dài thì cả hai quả bí trên phải đều có kiểu gen AaBb.
4 4 4 4 1 1
Ta có: AaBb × AaBb     aabb. 4 sai.
9 9 9 9 16 81
Câu 9: Đáp án C
1, 2, 3 là quan hệ cộng sinh.
5 là quan hệ hợp tác.
4, 6 là quan hệ hội sinh.
- Cộng sinh là quan hệ hợp tác chặt chẽ và không thể thiếu giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia
cộng sinh đều có lợi.
- Hợp tác là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài, các loài tham gia đều có lợi. Nhưng quan hệ hợp tác không nhất
thiết phải chặt chẽ và phải có đối với mỗi loài.
- Hội sinh là hợp tác giựa hai loài, trong đó một loài có lợi và loài kia không có lợi cũng không có hại.
Câu 10: Đáp án A
1 sai vì đột biến không thể làm tần số alen và thành phần kiểu gen thay đổi một cách đột ngột và nhanh
chóng chỉ sau vài thế hệ như vậy. Làm thay đổi thành phần kiểu gen một cách đột ngột là do yếu tố ngẫu
nhiên.
2 đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen một cách đột ngột và
không theo một hướng xác định.
3 sai vì:

LOVEBOOK.VN | 69
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
aa = 0,04 vô sinh.
0,8 0,16 5 1
AA = 0,64; Aa = 0,32 sinh sản được  Tần số alen lúc này: A: a = A : a.
0,8  0,16 0,8  0,16 6 6
2 2
5  5 1 1 25 10 1
F3 có thành phần kiểu gen:   AA :  2. .  Aa :   aa  AA : Aa : aa.
6  6 6 6 36 36 36
4 đúng vì A = 0,64  0,8 .
Câu 11: Đáp án C
Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế bám vào vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm
cho các gen cấu trúc không hoạt động được. Tuy nhiên nếu enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo ra có
thể do 2 nguyên nhân sau:
- Do gen điều hòa R bị đột biến nên không tạo ra protein ức chế được.
- Do vùng vận hành bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.
1 sai vì vùng khởi động có bị bất hoạt nên enzim ARN polymeraza sẽ không liên kết được với vùng khởi
động.
4 sai vì gen cấu trúc cho dù có bị đột biến đi chăng nữa nhưng protein ức chế đã bám vào vùng vận hành
ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động được.
Câu 12: Đáp án D
(1), (2), (3), (7), (9) là thành tựu của công nghệ gen.
(4), (6) là dạng tự đa bội.
(5) là phương pháp lai tạo.
(8) là thành tựu của công nghệ tế bào.
Câu 13: Đáp án D
Ta có: Cặp vợ chồng I.1× I.2 đều bình thường, có con mắc bệnh.
 Gen gây bệnh là gen lặn.
Cặp vợ chồng I.1 x I.2 có con gái bị bệnh và người bố bình thường.
 Gen gây bệnh không nằm trên NST X.
Lưu ý: Gen gây bệnh không nằm trên NST X khi:
+ Con gái bị bệnh nhưng người bố bình thường.
+ Người mẹ bị bệnh nhưng người con trai bình thường.
Suy ra gen gây bệnh nằm trên NST thường.
Quy ước gen A bình thường >> a gây bệnh.
Xét cặp vợ chồng II.7 x II.8 : aa x A-
 Người con III.9 chắc chắn có kiểu gen Aa, mang gen gây bệnh được di truyền từ mẹ.
Vậy (1) sai
Cặp vợ chồng I.1 x I.2 : Aa x Aa
1 2
Người con II.5 bình thường có thành phần kiểu gen là : AA : Aa
3 3
1
Như vậy có khả năng anh ta không mang gen bệnh nên (2) đúng.
3
Quần thể người, xác suất bị mắc bệnh là 9%
 Tần số alen a là 0,3.
Cấu trúc di truyền quần thể là 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
0, 42 6
Người II.3 là 1 người trong quần thể, có xác suất  mang kiểu gen dị hợp nên (3) sai.
0, 49  0, 42 13
7 6 10 3
Cặp vợ chồng II.3 x II.4 : ( AA : Aa) x aa  ( A : a) ×a.
13 13 13 13

70 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

3 3
Xác suất người con III(?) của họ mắc bệnh là x1= = 23% nên (4) đúng.
13 13
Câu 14: Đáp án A
Kĩ thuật cấy truyền phôi là kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung
của các con vật khác nhau, người ta có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.
Câu 15: Đáp án A
Ý 1 đúng.
Ý 2 sai vì tất cả ARN trong nhân đều có cấu trúc 1 mạch.
Ý 3 sai vì có hai loại ARN có liên kết hiđrô giữa các bazơ nitơ là rARN và tARN.
Ý 4 sai vì một số ARN được tổng hợp trong ti thể.
Câu 16: Đáp án A
1 đúng. Câu này quá dễ phải không nào .
2 đúng. Vùng điều hòa của gen có một trình tự nucleotit đặc biệt được gọi là vùng khởi động, tại đó enzim
ARN polymeraza có thể nhận biết mạch nào là mạch mang mã gốc để tổng hợp mARN và quá trình phiên
mã bắt đầu từ đâu.
3 sai vì mạch khuôn để phiên mã là mạch có chiều 3’→5’.
4,5 đúng. Những câu này rất cơ bản.
6 sai vì quá trình phiên mã chỉ xảy ra trên mạch mã gốc nên phiên mã chỉ xảy ra trên 1 mạch.
7 sai vì quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở tế bào chất. Ở sinh vật nhân sơ có nhân chưa
hoàn chỉnh (vùng nhân).
8 đúng. Quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời ở tế bào chất của sinh vật nhân sơ.
9 sai vì quá trình này diễn ra trong nhân. mARN trưởng thành đi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn
tổng hợp protein.
Vậy có 5 phát biểu đúng!
Câu 17: Đáp án D
Ta có: P dị hợp 3 cặp gen.
Ở thế hệ F1 ta thu được: aaB-dd = 0,0525.
Dựa vào đáp án ta có thể suy ra 2 trong 3 gen cùng nằm trên 1 NST.
Hoặc các em sẽ xét như sau:
1 1 3
Giả sử 3 gen này phân li độc lập vậy kiểu hình aaB-dd chiếm tỉ lệ:    4,6875% khác với tỉ lệ của
4 4 4
đề bài nên 2 trong 3 gen cùng nằm trên 1 NST.
Giả sử là gen B và D.
0,0525
Ta có: aaB-dd = 0,0525  B-dd =  0,21
0,25
 bbdd = 0,25 – B-dd = 0,04  bd = 0,2 < 0,25 nên đây là giao tử hoán vị.
Bd
Vậy P có kiểu gen: Aa; f = 0,2.2 = 40%.
bD
Câu 18: Đáp án D
1 đúng vì cải bắp có bộ NST lưỡng bội 2n = 18 nên bộ NST đơn bội n = 9.
2 đúng vì đậu Hà lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14 nên bộ NST tam bội 3n = 21.
3 đúng vì tế bào xoma của châu chấu đực có bộ NST lưỡng bội là 2n = 23 vì chấu chấu đực có NST giới
tính là XO.
4 sai do lúa 2n = 4 nên thể tam bội lúa 3n = 6.
5 đúng vì ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội là 2n = 8 nên có thể ba 2n +1 =9.
6 đúng vì người có bộ NST lưỡng bội là 2n=46 nên thể một có số lượng NST là 45.
7 đúng đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội là 2n = 14 nên tế bào nội nhũ đậu Hà Lan có bộ NST là 3n = 21.
8 sai do thể tứ bội 4n luôn là 1 số chẵn NST.
Câu này nhìn thì dễ nhưng lại thành khó với những bạn không nhớ được bộ NST lưỡng bội >.<

LOVEBOOK.VN | 71
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 19: Đáp án A
5100
Số nucleotit của mỗi gen =  2  3000
3, 4
Gen A: A = 1200; G=300
Gen a: A = 1350; G = 150.
Aa không phân ly trong giảm phân I tạo ra 2 loại giao tử Aa và O.
Giao tử Aa: A = T = 1200+1350 =2550; G = X = 450.
Câu 20: Đáp án A
Số KG tối đa trong quần thể:
2.2(2.2  1)
Số kiểu gen trên NST XX là : = 10
2
Số kiểu gen trên NST XY là : 2.2 = 4
Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 10 + 4 = 14
Số kiểu hình trong quần thể là:
Xét tính trạng màu lông, mỗi kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình khác nhau nên XX có 3 kiểu hình , XY
có 2 kiểu.
Xét tính trạng màu mắt , alen trội là trội hoàn toàn nên XX có 2 kiểu hình , XY có 2 kiểu
Số KH tối đa về cả 2 giới là = 2x 3 + 2 x 2 = 10KH (4 kiểu hình giới XX và 4 kiểu hình giới XY).
Câu 21: Đáp án B
Ta có: P: aaB-IB x A-bbIA → aabbIOIO
 P: aaBbIBIO x AabbIAIO
1 1 1
Xác suất đứa thứ 2 nhóm máu B, mắt nâu, tóc thẳng:    6,25%
4 2 2
Câu 22: Đáp án D
Xét riêng từng cặp tính trạng ở F1 ta có:
Hoa đỏ : hoa trắng = 3 :1  Hoa đỏ trội hoàn toàn với hoa trắng  A : hoa đỏ >> a: hoa trắng.
P: Aa × Aa.
Hình dạng quả dẹt : tròn : dài = 9 : 6 : 1  Tính trạng hình dạng quả tuân theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: B-D- : dẹt; A-bb và aaB-: tròn; bbdd : dài.
P: BbDd ×BbDd  5 đúng
Theo đề bài: F1 có hiện tượng hoán vị gen.
ab ab 1
Ở F1 có dd  1%    4%  ab = 0,2 < 0,25 nên ab là giao tử hoán vị.
ab ab 0,25
 Tần số hoán vị = 0,2.2=40% và P dị hợp chéo vậy 1,2 đúng, 3 sai.
Cây hoa đỏ, quả dẹt (A-B-D-) có 10 kiểu gen là đúng vì:
AB AB AB Ab AB AB
Cặp có 5 kiểu gen gồm ; ; ; ;
 AB ab aB Ab aB
Cặp D- có 2 kiểu gen là DD và Dd.
AB
Vậy D  có 10 kiểu gen. Vậy 4 đúng.

Câu 23: Đáp án C
5304
N=  2  3120
3, 4
Mạch bổ sung của gen có tỉ lệ A : T : G : X = 3 :5 :4 : 8
Trên mạch bổ sung có A = 234; T = 390; G = 312; X = 624 bằng trên mARN.
Khi gen phiên mã một số lần đã lấy từ môi trường nội bào số lượng nucleotit loại G là 624 = 2X trên mạch
khuôn nên gen phiên mã 2 lần.

72 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

3120
Tổng số axit amin môi trường nội bào cung cấp là: (  1)  2  5  5190
6
Môi trường nội bào cung cấp cho quá trình phiên mã là 2x1560 = 3120 nucleotit. → số lượng nucleotit các
loại môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là 1560 là sai.
Câu 24: Đáp án B
Năng lượng bị thất thoát trong chuỗi thức ăn do:
- Hoạt động hô hấp của sinh vật (năng lượng tạo nhiệt, cho vận động,…).
- Mất đi qua các bộ phận rơi rụng (lá, lông,…).
- Mất qua chất thải (phân và nước tiểu động vật,).
- Một phần không sử dụng được.
Câu 25: Đáp án C
Các thông tin về diễn thế thứ sinh là:
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự
nhiên của môi trường.
(5) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
(6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã.
Câu 26: Đáp án D
1 sai vì cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng.
2 đúng. Động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn vì sinh vật phải thường xuyên chống
chọi với những yếu tố bất lợi giành lấy điều kiện thuận lợi của môi trường mới tồn tại và phát triển được.
3,7 sai vì cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân ly. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng
quy.
4,5 đúng.
6 sai vì bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng gián tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới.
8 sai vì tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài và thường được nghiên
cứu gián tiếp chứ không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
9 đúng.
Câu 27: Đáp án B
Xét tỉ lệ màu mắt ở hai giới:
Tỉ lệ KH F2 : 9 đỏ : 6 vàng: 1 trắng = 16 kiểu tổ hợp = 4 x 4
 Tính trạng màu mắt tuân theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước gen : A_B_ : đỏ; A_bb và aaB_ : vàng; aabb : trắng
Tính trạng màu mắt biểu hiện không đều ở hai giới  Một gen quy địnhmàu mắt nằm trên X và không có
gen tương đồng trên Y.
Ở F2 có tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ là:
Con cái : AAXBXB : AAXBXb : 2AaXBXB : 2AaXBXb
Con đực : AAXBY : 2AaXBY.
1 2 3 1 1 2 1 1
Ta có: F2×F2: ( AA : Aa) ( XB : Xb) × ( AA : Aa) ( XB : Y).
3 3 4 4 3 3 2 2
2 1 3 1 2 1 1 1
Gp: ( A : a )( XB : Xb) × ( A : a )( XB : Y).
3 3 4 4 3 3 2 2
1 1 1 1 7
XbXb =    XBX- = 1  
4 2 8 8 8
1 1 8
A- = 1 -  aa =
3 3 9
7 8 7
Vậy tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ (A-XBX-)=   .
8 9 9

LOVEBOOK.VN | 73
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 28: Đáp án D
Quy ước:
A-B-: hoa đỏ; A-bb và aaB- : hoa hồng; aabb : hoa trắng.
(1) AAbb x AaBb  1AABb : 1AAbb : 1AaBb : 1Aabb  1 đỏ : 1 hồng (thỏa mãn).
(2) aaBB x AaBb  1AaBB : 1AaBb : 1aaBB : 1aaBb  1 đỏ : 1 hồng (thỏa mãn).
(3) Aabb x AaBB  1AABb : 2AaBb : 1aaBb  3đỏ : 1 hồng (loại).
(4) aaBb x AaBB  1AaBB : 1AaBb : 1aaBB : 1aaBb  1đỏ : 1 hồng (thỏa mãn).
(5) Aabb x AABb  1AABb : 1AAbb : 1AaBB : 1Aabb  1 đỏ : 1 hồng (thỏa mãn).
(6)Aabb x AABb  1AABb : 1AAbb : 1AaBb : 1Aabb  1 đỏ : 1 hồng (nhận).
Câu 29: Đáp án C
Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh là sai. Chẳng hạn như rừng là tài nguyên tái sinh
nhưng nếu chúng ta khai thác triệt để sẽ gây ra hiểm họa khôn lường, đất sẽ xói mòn, động vật không còn
nơi sinh sống, lũ lụt tràn về đồng bằng và còn nhiều thảm họa khác xảy ra vì thời tiết không được điều hòa
tốt.
Những năm gần đây, đề thi THPT ngày càng đi sâu vào thực tế với những câu hỏi về môi trường rất thiết
thực nhằm giúp chúng ta nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nếu mỗi người trong chúng ta có ý thức bảo
vệ môi trường, những điều nhỏ nhặt sẽ tạo thành sự thay đổi lớn. Hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ
cuộc sống tương lai của con người và của mọi loài sinh vật.
Câu 30: Đáp án A
Phân bố ngẫu nhiên có các đặc điểm sau:
- Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể
không có sự cạnh tranh gay gắt.
- Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Câu 31: Đáp án B
Các phát biểu đúng: (2)(3)(4)
Phần lớn năng lượng sinh vật hấp thụ mất và trả lại môi trường dưới dạng các chất thải  3 đúng.
Chuỗi thức ăn thường có tối đa 5-6 bậc dinh dưỡng, ít nhất 2 bậc dinh dưỡng nên 1 sai.
Năng lượng sơ cấp thô là năng lượng chuyển hóa thành hóa năng chứa trong mô sau khi thực vật đã thực
hiện quá trình hô hấp nên 4 đúng.
Câu 32: Đáp án D
Theo đề bài ta có: F1 tự thụ phấn thu được F2: 9 kiểu hình  kiểu gen mang 8 alen.
 Tính trạng chiều cao được quy định bởi sự tương tác do 4 cặp gen.
Kiểu hình chiếm tỷ lệ cao nhất mang 4 alen trội. Kiểu hình thấp nhất không có alen trội nào.
90  70
Ta có:  5cm . Như vậy mỗi alen trội làm cao thêm 5 cm.
4
Cây cao nhất: 70 + 5 x 8 = 110cm. 1 sai.
Cây 2 alen trội: 70 + 5 x 2 = 80cm. 2 đúng.
C84
Cây cao 90cm chiếm tỉ lệ:  27,34%. 3 đúng.
28
F2 sẽ có 34 = 81 kiểu gen. 4 sai.
Câu 33: Đáp án B
Bài toán này có lẽ là “lừa tình nhất” trong đề thi thử này . Nhìn có vẻ khó suy đoán nhưng thật ra lại khá
dễ.
Ban đầu, quần thể 1 có q = 0,8.
Theo đề bài: Sau đợt lũ lớn một số lớn cá thể từ quần thể 1 đã di chuyển sang quần thể 2 và chiếm 30% số
cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Vậy tần số alen tsL ở quần thể mới là: 0,8×30% = 0,24.
Tuy vậy, alen tsL trở thành một alen gây chết phôi khi ở trạng thái đồng hợp tử, mặc dù nó không làm thay
đổi khả năng thích nghi của các cá thể dị hợp tử cũng như của các cá thể đồng hợp tử trưởng thành di cư
sang từ quần thể 1. Đến đây, bài toán được xem như loại bỏ kiểu gen đồng hợp lặn ra khỏi quần thể.

74 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

q
Áp dụng công thức: với n là số thế hệ ngẫu phối.
1  n.q
q 0,24
Tần số alen tsL ở quần thể này sau 5 thế hệ sinh sản ngẫu phối là:   0,11
1  5.q 1  5.0,24
Câu 34: Đáp án B
Câu hỏi này khá hay vừa mang tính thời sự vừa mang tính ý thức và rất thú vị.
Khi chặt phá cây, dĩ nhiên hậu quả lớn nhất chúng ta phải nhận là môi trường bị tàn phá trước khi cây con
được trồng lại.
Câu 35: Đáp án A
Câu 36: Đáp án D
Thế hệ F2: 0,1BB : 0,4Bb : 0,5bb. B = 0,3; b = 0,7
Bắt đầu từ thế hệ F3, môi trường sống thay đổi làm cho giá trị thích nghi của kiểu gen đồng hợp lặn giảm
xuống và bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
Bài toán lúc này quy về dạng toán loại bỏ kiểu gen bb ra khỏi quần thể.
q
Ta áp dụng công thức: q(n) 
1  n.q
0,7 7 17
Từ thế hệ F3 đến thế hệ F5 đã trải qua 2 thế hệ ngẫu phối nên ta có: b =  ;B=
1  2.0,7 24 24
289 119 49
F5: BB : Bb: bb.
576 288 276
289 119 17
Tỉ lệ giữa số cá thể BB và Bb: :   1,2
576 288 14
Câu 37: Đáp án B
Vừa nhìn thấy khủng long là nghĩ đến Jura rồi phải không nào .
Câu 38: Đáp án A
Câu 39: Đáp án A
Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần hay còn gọi là giao phối không ngẫu nhiên sẽ làm thay đổi thành phần
kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp (các alen lặn có xu hướng được biểu hiện)
và giảm dần kiểu gen dị hợp, không làm thay đổi tần số alen. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm sự đa
dạng di truyền và thoái hóa giống.
Câu 40: Đáp án B
Gọi k là số lần nguyên phân ở tế bào sinh dục tại vùng sinh sản (k nguyên dương).
NST cung cấp cho quá trình sinh sản của tế bào sinh dục: (2k – 1). 2n
Số TB tham gia đợt phân bào cuối cùng tại vùng chín: 2k
NST cung cấp cho quá trình giảm phân ở vùng chín của tế bào sinh dục: 2n.2k (21-1) = 2n.2k (Vì quá trình
giảm phân chỉ có một lần NST nhân đôi).
Mặt khác ta có: 2n.(2k-1) + 2n.2k = 3024 (NST) (1)
Theo đề bài ta có: 2k / n = 4 / 3. Thay vào (1) ta có : k = 5 , n = 24.
Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 48 NST. 1 sai
Số NST đơn môi trường cung cấp cho giai đoạn sinh sản của tế bào sinh dục:
(2k – 1). 2n = 31. 48 = 1488 NST. 4 sai.
Số NST đơn trong môi trường nội bào cung cấp cho giai đoạn giảm phân (sinh trưởng) của tế bào sinh
dục: 2k. 2n = 32. 48 = 1536 NST. 3 đúng.
Câu 41: Đáp án A
Câu 42: Đáp án A
- Nhận xét: với những câu dạng như này, ta nên dựa vào đáp án đôi khi lại tỏ ra hiệu quả hơn.
- Ví dụ: thấy (2) xuất hiện ở cả bốn phương án nên ta có thể không cần xét đến ý (2), (5) xuất hiện ở cả
3 phương án nên ta có thể xem xét (5) trước, nếu (5) sai chọn ngay được B.
LOVEBOOK.VN | 75
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Bảng tổng quát về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
Hỗ trợ Cạnh tranh
Xảy ra khi điều kiện sống thuận lợi, các cá Xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể tăng
thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau để quá cao, nguồn sống của môi trường không
Điều
tăng cường khả năng kiếm ăn, sinh sản, đáp ứng đủ nhu cầu sống của các cá thể trong
kiện
chống lại kẻ thù và điều kiện bất lợi của quần thể, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh
môi trường… nhau về thức ăn, nơi ở, ánh sáng, con cái…
Cây liền rễ: cây sống quần tụ, các rễ nối
liền nhau  sử dụng nước và muối - Khi xảy ra cạnh tranh thì một số cây yếu sẽ
khoáng hiệu quả, giúp cây sinh trưởng và bị đào thải khỏi quần thể, để duy trì mật độ
Thực
chịu hạn tốt hơn… hợp lý.
vật
Cây mọc theo nhóm: cây sống theo nhóm - Ví dụ: hiện tượng tự tỉa thưa cành ở thực
biểu hiện hiệu quả nhóm, cây chịu được vật.
gió bão và hạn chế thoát hơi nước
Hiệu quả nhóm: động vật kiếm ăn theo
Tỉ lệ tử vong tăng, sinh sản giảm: khi mật độ
bầy đàn thì khả năng kiếm ăn chống lại kẻ
cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn
thù sẽ cao hơn khi riêng rẽ. Ví dụ: bồ
sống kém, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh
nông xếp thành hàng sẽ kiếm bắt được
nhau làm tăng mức độ tử vong.
nhiều cá hơn bồ nông kiếm ăn riêng rẽ.
Phân công hợp lý trong bầy đàn: sựu Kí sinh cùng loài: hiện tượng kí sinh của cá
phân công hợp lý công viêc trong các tổ đực (Edriolychnus schmidti) trên cá thể cái
Biểu chức sống theo kiểu mẫu hệ như: ong, để giảm sức ép về nguồn thức ăn hạn hẹp khi
hiện Động kiến, mối… sống vùng nước sâu.
vật Ăn thịt đồng loại: khi quá thiếu thức ăn một
số loài thường ăn trứng của chúng đẻ ra hoặc
cá thể lớn ăn cá thể bé: ví dụ cá mập con mới
nở sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
Đảm bảo cho quần thể:
- Đảm bảo cho mật độ, kích thước quần thể
- Thích nghi.
Ý duy trì ở mức độ hợp lý.
- Tồn tại ổn định.
nghĩa - Cạnh tranh là động lực của tiến hóa.
- Khai thác nguồn sống tối ưu…

Câu 43: Đáp án A


Các loài có kiểu tăng trưởng thực tế có kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao, sức sinh sản thấp, chịu tác
động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh còn các loài có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học thì ngược
lại tức là có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp, sức sinh sản cao, chịu tác động chủ yếu của các nhân tố vô
sinh.Từ đó ta dễ thấy các ý đúng là 3 và 5.
Câu 44: Đáp án D
Gen lặn a quy định lông màu trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù phát hiện nên dễ bị tiêu diệt. Tuy nhiên,
vì đây là đột biến lặn nên nó chỉ biểu hiện ra kiểu hình và bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ khi không có gen trội
lấn át. Do đó, ta thấy nếu gen A nằm trên NST giới tính Y đoạn không tương đồng thì khi bị đột biến thành
gen a, đột biến lặn sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình và nhanh chóng bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
Câu 45: Đáp án B
Tiến hóa tiền sinh học: xuất hiện tế bào nguyên thủy.
Tiến hóa sinh học: tế bào nhân sơ → tế bào nhân thực.
Đơn bào nhân thực xuất hiện cách đây 1,5- 1,7 tỉ năm đa bào nhân thực xuất hiện cách đây 670 năm.
Câu 46: Đáp án B
ab d ab 0,025
Ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ là 2,5 %  X Y = 2,5%    0,1
ab ab 0,25
aaB- = A-bb = 0,25-0,1 = 0,15.

76 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ( A-bbXD-) = 0,15.0,75 = 11,25%.
Câu 47: Đáp án A
Plasmit và tế bào nhận được chọn dùng trong công nghệ này có đặc điểm lần lượt có khả năng nhân đôi độc
lập với ADN nhiễm sắc thể, sinh tổng hợp protein để tổng hợp protein từ thông tin của gen cấy vào từ đó có
thể tổng hợp được lượng lớn hoocmon insulin.
Câu 48: Đáp án D
Quy ước: A cao > a thấp;
B đỏ > b vàng;
D ngọt > d : chua
Ta có: F1 dị hợp 3 cặp vì Fb thu được 8 kiểu hình trong đó cây mang toàn tính trạng lặn chiếm 12,5% =
1 1
 1
8 8
 3 cặp gen trên 3 NST phân li độc lập  F1 có kiểu gen AaBbDd.
F2 cây cao, hoa đỏ, quả ngọt tạp giao.
 F3 xuất hiện cây thân thấp, hoa vàng, quả chua khi cây cao,đỏ,ngọt F2 có kiểu gen dị hợp 3 cặp.
2 2 2 8
Xác suất xuất hiện cây cao, đỏ, ngọt dị hợp trong tổng số cao, đỏ, ngọt ở F2 là   
3 3 3 27
Xác suất chọn 2 cây cao, hoa đỏ, quả ngọt F2 cho tạp giao để F3 xuất hiện cây thân thấp, hoa vàng, quả chua
8 8 1 1 1 1
là      aabbdd.
27 27 4 4 4 729
Câu 49: Đáp án B
Con sinh ra tính trạng phân bố đều ở hai giới nên không thể là gen nằm trên NST giới tính.
Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau nên các gen không thể nằm trên NST thường.
Vậy gen nằm trong ti thể lục lạp và tế bào chất cả hai giới đều có kiểu hình giống mẹ.
Câu 50: Đáp án A
Đột biến thể Barr là dạng đột biến lặp đoạn trên NST giới tính X nên làm tăng hàm lượng ADN trên NST.

Học chắc, thi tốt.


Môn Sinh học lớp 12 tương đối dài, khó. Đề thi trắc nghiệm môn Sinh có cả phần lí thuyết và bài tập, học
sinh khó học khó nhớ. Vài kinh nghiệm nhỏ sau sẽ giúp học sinh ôn tập và làm tốt bài thi môn này:

- Khi ôn tập
Trước hết, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa: Chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo
khoa được xem như tài liệu chuẩn hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ
năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải. Điều quan trọng là học sinh cần hệ thống lại
phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu chắc đến đó”.
Tiếp đó, giải các bài tập trong sách giáo khoa. Muốn giải nhanh các bài tập học sinh phải học kỹ lý thuyết.
Bất kỳ môn nào, nếu lý thuyết được hiểu đến nơi đến chốn thì sẽ giải quyết bài tập nhanh hơn.

LOVEBOOK.VN | 77
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Ví dụ: Chương 2, Quy luật di truyền nên tách ra học và đặt câu hỏi “như thế nào” đối với từng cặp phép lai,
phép lai 1 cặp tính trạng và phép lai 2 cặp tính trạng, quy luật di truyền nào bị chi phối. Nếu phân biệt
được thì các em sẽ làm bài rất hiệu quả và nhanh.
Chú ý câu hỏi thêm có ký hiệu hình tam giác, các em nên tự xây dựng cách trả lời tất cả câu hỏi đó bởi
chúng rất có thể sẽ là những câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm. Cũng cần chú ý là khi tìm ra được đáp án
trong thi trắc nghiệm thì nên đặt lại câu hỏi tại sao đáp án này đúng và có cách giải thích phù hợp theo lý
thuyết đã học. Trong sách bài tập Sinh học có rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm, các em nên trả lời hết tất cả
các câu hỏi, nếu trả lời được hết coi như học sinh đã làm được bài thi đạt 80-90% .
Ngoài ra, các em nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để xem khả năng của
mình như thế nào. Trong quá trình ôn tập làm thử cũng nên canh thời gian làm bài theo quy định của đề
thi. Cái khó thì phải suy luận để xem cái nào bất hợp lý trong đáp án. Có hai cách giải quyết câu hỏi trắc
nghiệm: Một là nhận ra phương án đúng, hai là loại trừ phương án sai.

- Khi làm bài


Tuy học thuộc bài nhưng không ít học sinh trong các kỳ thi vẫn không đạt điểm cao, thậm chí bị trượt,
chính là do không chú ý đến phương pháp làm bài. Vậy để có một phương pháp làm bài hiệu quả, cần chú
ý những yếu tố sau đây:
Trước hết, các em chuẩn bị sẵn sàng một barem đánh số từ 1 đến 50, đọc lướt nhanh chừng 1 phút mỗi
câu, nhận ra phương án đúng thì ghi vào bên cạnh barem (a/b/c/d.), câu tính toán hoặc chưa quyết định
chừa lại. Sau khi đã đến câu cuối (câu 50) thì rà soát lại các câu chưa kết luận cuối cùng. Tranh thủ thời
gian giải quyết các câu tính toán. Các câu này thường suy luận đưa ra một công thức dạng chuỗi phép tính
liên hoàn, rồi dùng máy kiểm thử so sánh với phương án trên đề. Cái khó của toán sinh là từ ngữ cũng
thay bằng số được. Ví dụ, “một nửa trong số ruồi đem lai tương đương (1/2 = 50%)”, “một nửa số cá thể
đực trong đàn” có thể hiểu bằng 25% của tổng số cá thể trong đàn…
Thận trọng khi tính toán và đừng quên kiểm thử với đáp án, bởi thi trắc nghiệm chỉ chính xác đúng-sai mà
thôi. Đừng để mất quá nhiều thời gian dành cho các câu khó. Trung bình đề có 50 câu, 35 câu không tính
toán cố gắng làm trọn trong 40 phút, 15 câu còn lại chiếm hết 40 phút là dạng đề khó, bảo đảm tính thi
tuyển, chọi nhau.
Điều quyết định sự thành công là ôn tập có thứ tự, biết phân phối thời gian, làm thử nhiều đề, đọc nhiều sẽ
giúp ta phát hiện nhanh, linh hoạt trong tính toán, thử sai, loại trừ… Đọc hiểu nhanh, suy nghĩ lôgic, bấm
máy chính xác, tự tin cộng với ôn luyện sẽ là những yếu tố quan trọng để thi tốt.
Thi trắc nghiệm là một lợi thế của môn Sinh học nên không phải diễn giải nhưng học sinh phải học thuộc
và nắm chắc, hiểu đúng từ luận của đề thì mới đủ tự tin, an tâm làm được bài. Hơn nữa, thi trắc nghiệm
kiến thức dàn trải nên khi ôn tập, học sinh không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không
được bỏ 1 mục nhỏ nào.

Nguyễn Văn Phiên


(Nguyễn Văn Phiên, Trường THPT Lê Thành Phương, Tuy An, Phú Yên)

78 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

04
Câu 1. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn
nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có anh trai
bị mù màu, có em gái bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người khác
trong gia đình không ai bị một trong hai hoặc bị hai bệnh này. Cho các dự đoán sau:
15
1. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai đầu lòng không bị cả hai bệnh là .
48
1
2. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai đầu lòng bị một trong hai bệnh là .
6
5
3. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai có kiểu gen AaXBY là .
16
1
4. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con gái bị điếc là .
12
Có bao nhiêu dự đoán đúng?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 2. Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=32. Nếu giảm phân diễn ra bình thường và các loại giao tử đều có
sức sống và khả năng thụ tinh như nhau thì khi cho thể một (2n-1) tự thụ phấn, loại hợp tử có 31 NST được
tạo ra chiếm tỉ lệ?
A. 100%. B. 25%. C. 50%. D. 75%.
Câu 3. Ở một loài thú, xét một gen có 2 alen A và a nằm trên NST giới tính X. Biết rằng ở quần thể khởi đầu
có tỉ lệ các kiểu gen là 0,7XAY: 0,3XaY ở giới đực và 0,4XAXA: 0,4XAXa: 0,2XaXa ở giới cái. Tần số alen XA và Xa
trong giới đực của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối lần lượt là:
A. 0,6 và 0,4. B. 0,35 và 0,65. C. 0,4 và 0,6. D. 0,65 và 0,35.
Câu 4. Khi lai hai thứ bí quả tròn thuần chủng thu được F1 đồng loạt quả dẹt. Cho các cây F1 giao phấn với
nhau thu được F2 gồm 56,25% quả dẹt; 37,5% quả tròn; 6,25% quả dài. Cho tất cả các cây quả tròn và quả
dài ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau . Về mặt lí thuyết, F3 phân tính kiểu hình theo tỉ lệ:
A. 8 quả dẹt: 32 quả tròn: 9 quả dài. B. 32 quả dẹt: 8 quả tròn: 9 quả dài.
C. 6 quả dẹt: 2 quả tròn: 1 quả dài. D. 2 quả dẹt: 6 quả tròn: 1 quả dài.
Câu 5. Một đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường ở người dẫn đến thay thế một axit amin trong chuổi
pôlipeptit β-hemôglôbin làm hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến
là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước
tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình, người em bị thiếu máu
nặng và chết ở tuổi sơ sinh; người chị đến tuổi trưởng thành kết hôn với người chồng không bị bệnh này.
Biết không có phát sinh đột biến ở những người trong gia đình trên, khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con
của vợ chồng người chị nói trên:
1 2 1 2
A. thiếu máu nặng : thiếu máu nhẹ. B. bình thường : thiếu máu nhẹ.
3 3 3 3
2 1
C. bình thường : thiếu máu nhẹ. D. 50% bình thường; 50% thiếu máu nhẹ.
3 3
Câu 6. Một số người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả năng tiết ra chất này là do
gen lặn m nằm trên NST thường gây nên, gen M quy định kiểu hình bình thường không có khả năng tiết

LOVEBOOK.VN | 79
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
mathanetiol, quần thể đạt cân bằng di truyền. Giả sử rằng tần số alen m trong quần thể người là 0,6. Có 4
cặp vợ chồng đều bình thường (không tiết ra chất mathanetiol) mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Xác
suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là:
A. 0,0667 B. 0,0876 C. 0,1186 D. 0,2109
Câu 7. Khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Tiếp tục cho cây F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thu được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây
hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau
thu được F3. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu kết quả không được xuất hiện ở đời F3?
(1) Tỉ lệ kiểu hình là 64 đỏ : 17 trắng.
40
(2) Kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen chiếm tỉ lệ là .
81
3
(3) Cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ là trong số cây hoa đỏ ở F3.
4
(4) Có 9 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, trong đó có 2 loại kiểu gen đồng hợp.
(5) Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng và 4 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
Đáp án đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 8. Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ
tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
B. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp chứng minh lịch sử phát sinh, phát triển sinh vật trên trái đất.
C. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các
cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.
D. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc
được gọi là cơ quan tương đồng.
Câu 9. Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, alen B
qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể
tương đồng số 1. Alen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d qui định quả dài, cặp gen Dd nằm
trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng, một cây có kiểu
hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn và một cây thân thấp, hoa vàng, quả dài được F1 dị hợp về 3 cặp gen. Cho F1
thụ phấn với cây khác cùng loài dị hợp về 3 cặp gen đang xét thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thấp,
hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 1,25%. Biết rằng hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình phát sinh noãn. Tính
theo lí thuyết, kết quả nào dưới đây là không đúng?
A. Cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ 41,25%.
B. Ở thế hệ F2 có 21 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình khác nhau.
C. Cây có kiểu gen dị hợp 2 trong 3 cặp gen ở F2 chiếm tỉ lệ 43,75%.
D. Cây có kiểu gen dị hợp cả 3 cặp gen ở F2 chiếm tỉ lệ 5%.
Câu 10. Cho các thông tin sau:
(1) Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định;
(2) Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể khác loài;
(3) Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm xác định;
(4) Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài;
(5) Quần thể có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới;
Các thông tin đúng về quần thể sinh vật:
A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (5).
Câu 11. Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét 5 gen, gen thứ nhất và gen thứ hai mỗi gen có 3 alen cùng
nằm trên một NST thường; gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X; gen thứ tư và
gen thứ năm mỗi gen có 2 alen cùng nằm trên đoạn tương đồng X, Y. Không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết,
có tối đa bao nhiêu kiểu giao phối xảy ra trong quần thể khi xét năm gen trên.
A. 2177 . B. 195840. C.17625600. D. 97920
80 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 12. So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài
thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.
(4) Không gây ô nhiễm môi trường.
A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (2)
Câu 13. Cho các dữ kiện sau:
I. Một đầm nước mới xây dựng.
II. Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần, các loài động vật chuyển vào
sống trong lòng đầm ngày một nhiều.
III. Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ
mọc ven bờ đầm.
IV. Đầm nước nông biến thành vùng đất trũng, cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm.
V. Hình thành cây bụi và cây gỗ.
Sơ đồ nào sau đây thể hiện quá trình diễn thế ở đầm nước nông?
A. I → III → II → IV → V. B. I → III → II → V → IV.
C. I → II → III → IV → V. D. I → II → III → V → IV.
Câu 14. Lai con bọ cánh cứng có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được F1 tất cả
đều có màu cánh màu xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỷ lệ
phân li kiểu hình như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh màu xám, 145 con đực có cánh
màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?
A. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu
cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.
B. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái; XY - con đực và gen quy định màu
cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.
C. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu
cánh nằm trên NST thường.
D. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái ; XY - con đực và gen quy định màu
cánh nằm trên NST thường.
Câu 15. Khi làm tiêu bản tạm thời để quan sát nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi, người ta muốn cố định các
nhiễm sắc thể thì trữ mẫu trong hỗn hợp dung dịch:
A. 3 phần cồn 90% : 1 axit axetic. B. oocxein 4-5% : axit axetic 45%.
C. carmin 4-5% : axit axetic 45%. D. 1 phần cồn 90% : 1 fucsin.
Câu 16. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có 2 alen.
Do đột biến, trong loài đã xuất hiện thể một kép ứng với tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lý thuyết, các thể
một kép này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 1180980. B. 3628800. C. 590490. D. 2361960.
Câu 17. 1. bệnh sốt rét A. kí sinh
2. cây nắp ấm ăn sâu bọ B cộng sinh
3. chim sáo và trâu rừng C. hợp tác
4. cá ép sống bám trên cá lớn D. thực vật ăn động vật
5. cây tằm gửi trên thân cây gỗ E. hội sinh
6. vi khuẩn lam và bèo hoa dâu F. cạnh tranh
Sự kết cặp nào là đúng nhất về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã?
A. 1-A; 2-D; 4-E; 6-B. B. 1-A;2-D;3-C; 4-B.
C. 2-D; 3-E; 5-A; 6-B. D. 3-C; 4-E; 5-F; 6-C.
Câu 18. Một phân tử ADN của vi khuẩn có số liên kết hiđrô là 3120, có tổng % số nuclêôtit loại A với một
loại nuclêôtit khác bằng 40% tổng số nuclêôtit của ADN . Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 5 lần. số liên
kết hoá trị (photphodieste) được hình thành giữa các nu trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. 74338 B. 744000 C. 74448 D. 74400
LOVEBOOK.VN | 81
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 19. Cho các đặc điểm sau:
(1) Có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ.
(2) Có vùng phân bố rộng, kích thước quần thể lớn.
(3) Biến dị di truyền cao, khả năng di cư cao.
(4) Biến dị di truyền có giới hạn, khả năng di cư hạn chế.
(5) Sức sinh sản thấp, số lượng con non ít.
(6) Sức sinh sản cao, số lượng con non nhiều.
(7) Tiềm năng sinh học thấp.
(8) Tiềm năng sinh học cao.
(9) Tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ.
(10) Tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn.
Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi rất nhanh do hiệu ứng nhà kính, loài có những đặc tính nào
dưới đây dễ dẫn đến diệt vong:
A. 1,4,6,8,9 B. 2,3,4,7,9 C. 1,3,4,5,6 D. 1,4,5,7,10
Câu 20. Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định
quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao
nhiêu phép lai có thể cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao, quả đỏ : 1 thân thấp,
quả đỏ?
(1) AaBB x AaBB.
(2) x , hoán vị gen một bên với tần số 20%.
(3) AaBb x AABb.
(4) x , hoán vị gen một bên với tần số 50%.
(5) x , liên kết gen hoàn toàn.
(6) x , hoán vị gen một bên với tần số 10%.
(7) x , liên kết gen hoàn toàn.
(8) x , hoán vị gen hai bên với tần số 25%.
Đáp án đúng:
A. 4 B. 2 C. 8 D. 6
Câu 21. Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen (a) quy định
hoa kép; gen (B) quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa ngắn. Biết rằng 2
gen quy định 2 tính trạng trên cùng nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Mọi diễn biến trong giảm phân
và thụ tinh đều bình thường.
Phép lai P: (đơn, dài) x (kép, ngắn) → F1: 100% đơn, dài. Đem F1 tự thụ → thu được F2.
Cho các nhận kết luận sau:
AB
(1) F2 có kiểu gen chiếm tỉ lệ 32%.
ab
(2) F2 gồm 16 tổ hợp giao tử bằng nhau.
(3) F2 gồm 4 kiểu hình: 66%A-B- : 9%A-bb : 9%aaB- : 16%aabb.
(4) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở F2 chiếm 34%.
(5) Khi lai phân tích F1 thì đời con (Fa) gồm 40% cây kép, ngắn.
Số kết luận đúng:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 22. Một quần thể gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 480 cá thề có kiểu gen aa.
Có 4 kết luận sau đây về quần thể trên:
(1) Tần số alen a trong quần thể này là 0,32.
(2) Quần thể này đang tiến hóa.
(3) Quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

82 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(4) Nếu quần thể bị cách li và giao phối ngẫu nhiên thì thế hệ tiếp theo sẽ đạt trạng thái cân bằng di
truyền.
Những kết luận đúng là:
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (3) và (4).
Câu 23. Cho các nhóm sinh vật sau, mỗi nhóm sống trong một sinh cảnh nhất định:
(a) Cá sống trong hồ nước ngọt.
(b) Sáo mỏ vàng sống trên đồng cỏ.
(c) Chim sống trong rừng Cúc Phương.
(d) Cá rô phi sống trong ao nước ngọt.
(e) Động vật ăn cỏ sống trong rừng nhiệt đới.
Có bao nhiêu nhóm sinh vật là quần xã?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 24. Giả sử màu sắc lông của ngựa được quy định bởi 1 gen có hai alen B và b, alen B quy định lông màu
nâu là trội hoàn toàn so với alen b quy định lông màu đen. Có hai quần thể ngựa sống ở hai khu vực tách
biệt. Ở quần thể 1, tần số alen B là 0,5 còn ở quần thể 2 tần số alen B là 0,2. Kích thước quần thể 1 lớn gấp
5 lần quần thể 2. Thoạt đầu cả hai quần thể đều ở trạng thái cân bằng di truyền. Sau đó hai quần thể được
kết hợp với nhau thành một quần thể mới.
Có 4 kết luận được rút ra dưới đây:
(1) Hiện tượng trên là một ví dụ về phiêu bạt di truyền.
(2) Sau khi sát nhập, quần thể mới có tần số alen B cao hơn tần số alen b.
(3) Trong quần thể mới, khi các con ngựa nâu giao phối với nhau sẽ cho ra 11,76% đời con là ngựa đen.
(4) Các cá thể trong quần thể mới giao phối ngẫu nhiên với nhau. Trong số 1000 con ngựa được sinh ra
ở thế hệ thứ nhất của quần thể mới có 698 ngựa nâu.
Các kết luận đúng là:
A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (3) và (4).
Câu 25. Nhận định đúng nhất về tháp sinh thái là:
A. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có sinh khối lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
B. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
C. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể, sinh khối và năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
D. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
Câu 26. Ở một loài thực vật, phép lai P : ♀ Cây lá đốm ♂ Cây lá xanh, ở F1 đều có kiểu hình lá đốm. Tiếp tục
cho F1 tự thụ phấn, ở F2 đều có kiểu hình lá đốm. Kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trên NST thường.
B. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trên NST giới tính X.
C. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trong lục lạp của tế bào chất.
D. Gen quy định tính trạng màu lá nằm trong ti thể của tế bào chất
Câu 27. Người ta có thể tạo ra giống cây khác loài bằng phương pháp:
(1) lai tế bào xôma.
(2) lai khác dòng, khác thứ.
(3) lai xa kèm đa bội hóa.
(4) nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn thành cây đơn bội.
Phương án đúng là:
A. (2) và (4). B. (1) và (4). C. (1) và (3). D. (3) và (4).
Câu 28. Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn
so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm
5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể
mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ:
A. 0,5%. B. 90,5%. C. 3,57%. D. 3,45%.

LOVEBOOK.VN | 83
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 29. Khi nói về bệnh tật ở người có các nội dung:
1. Các bệnh tật di truyền ở người có nguyên nhân hoàn toàn do đột biến NST gây ra.
2. Bệnh AIDS có nguyên nhân gây bệnh là do virut HIV tấn công vào tế bào bạch cầu làm cho cơ thể mất
khả năng miễn dịch.
3. Gen ung thư là do đột biến gen trội quy định nên sẽ di truyền cho đời sau nếu cơ thể mắc bệnh vẫn
sinh con.
4. Bệnh do di truyền thường không chữa được nên có biện pháp phòng tránh từ sớm.
5. Một số gen gây ra ung thư vú do đột biến trội quy định.
Có bao nhiêu nội dung đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30. Cho các phát biểu sau đây:
1- Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
2- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
3- Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh
vật.
4- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
5- Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau
trong quần thể.
6- Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại
alen trội.
7- Đột biến làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng.
8- Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến.
9- Khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất, chọn
lọc vận động sẽ diễn ra.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 31. Điểm giống nhau giữa các hiện tượng: di truyền độc lập, hoán vị gen và tương tác gen là:
A. Các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do.
B. Tạo ra các biến dị tổ hợp.
C. Thế hệ F1 luôn tạo ra 4 kiểu giao tử tỉ lệ bằng nhau.
D. Tạo ra thế hệ con lai ở F2 có 4 kiểu hình.
Câu 32. Giả sử loài B biến mất khỏi một hệ sinh thái trong đó mối quan hệ giữa các loài thành viên có thể
được mô tả bằng lưới thức ăn dưới đây:

Loài B biến mất dẫn đến hậu quả nào?


A. Chỉ có loài A mất con mồi của mình.
B. Chỉ có loài X bị mất con mồi của mình.
C. Loài C được lợi vì sự cạnh tranh của loài B và C được giảm bớt.
D. Loài D được hưởng lợi vì nó cách loài B xa nhất.
Câu 33. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không
đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được
tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái
bản).

84 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
Câu 34. Ở ruồi giấm, cho con đực thân đen mắt trắng thần chủng lai với con cái thân xám mắt đỏ thuần
chủng cho F1 đồng loạt thân xám mắt đỏ. F1 giao phối với nhau, F2 có 50% con cái thân xám mắt đỏ, 20%
con đực thân xám mắt đỏ, 20% con đực thân đen mắt trắng, 5% con đực thân xám mắt trắng, 5% con đực
thân đen mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định. Phép lai này chịu sự chi phối của
các qui luật:
1 - Di truyền trội lặn hoàn toàn.
2 - Gen nằm trên nhiễm sắc thể X, di truyền chéo.
3 - Liên kết gen không hoàn toàn.
4 - Gen nằm trên nhiễm sắc thể Y, di truyền thẳng.
Phương án đúng là:
A. 2,3,4 B. 1,2,3 C. 1,2,4 D. 1,3,4
Câu 35. Chuỗi mARN trực tiếp tham gia dịch mã có độ dài 5100 A , trên chuỗi mARN này người ta xác định
0

được mã 5’AUG 3’ chiếm 2% trong tổng số mã di truyền của mARN. Có bao nhiêu axit amin methyonin
tham gia vào chuỗi polipeptit thực hiện chức năng sinh học?
A. 10 axit amin B. 9 axit amin C. 2 axit amin D. 1 axit amin
Câu 36. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen B quy định
thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng khác nhau
về hai tính trạng trên thu được F1. Xử lí cônsixin với các cây F1, sau đó cho 2 cây F1 giao phấn với nhau thu
được đời con F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121 : 11 : 11 : 1. Các phép lai có thể cho kết quả trên gồm:
1. AAaaBBbb x AaBb.
2. AAaaBb x AaBBbb.
3. AaBbbb x AAaaBBbb.
4. AAaaBBbb x AaaaBbbb.
5. AaaaBBbb x AAaaBb.
6. AaBBbb x AAaaBbbb.
Những cặp bố mẹ F1 không phù hợp với kết quả F2 là:
A. 2,3,4,5,6 B. 1,2,3,4 C. 1,3,4,5,6 D. 3,4,5,6
Câu 37. Đặc điểm nào sau đây là điểm khác biệt giữa quá trình nguyên phân của tế bào động vật và tế bào
thực vật?
I. Vào kì cuối nguyên phân tế bào động vật màng tế bào co lại, còn ở tế bào thực vật giữa tế bào mẹ hình
thành 1 vách ngăn chia thành hai tế bào con.
II. Ở động vật nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng da còn ở thực vật quá trình nguyên phân xảy
ra ở tất cả các tế bào sinh dưỡng.
III. Vào kì sau quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật tất cả các cặp nhiễm sắc thể kép phân li cùng lúc
trong khi ở tế bào động vật trong một số trường hợp các cặp nhiễm sắc thể thường phân li trước rồi mới
đến cặp nhiễm sắc thể giới tính.
Đáp án đúng:
A. I, III B. I, II C. I, II, III D. I
Câu 38. Ở Một quần thể thực vật, xét gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen là A1, A2, A3 trong đó
A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với A2 và A3; alen A2 quy định hoa màu vàng trội hoàn toàn so với A3;
alen A3 quy định hoa màu trắng. Quần thể đang cân bằng về di truyền, có tần số của các alen A1, A2, A3 lần
lượt là 0,3; 0,2; 0,5. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ : hoa vàng : hoa trắng ở trong quần thể này là:
A. Tỉ lệ là 3 : 2 : 5.
B. Tỉ lệ là 9 : 4 : 25.
C. Tỉ lệ là 51 : 24 : 25.
D. Tỉ lệ là 54 : 21 : 25.
Câu 39. Cho các đặc điểm:
(1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
LOVEBOOK.VN | 85
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(3) Được phát sinh trong quá trình phân bào.
(4) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Loại biến dị làm có đủ 4 đặc điểm nêu trên là:
A. Đột biến gen B. Hoán vị gen
C. Đột biến NST. D. Thường biến.
Câu 40. Dựa trên các số liệu giải phẫu và phân tích trình tự ADN, người ta đã xây dựng được cây tiến hóa
phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài như hình sau.

Dựa vào cây tiến hóa đó hãy biết phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Thú có họ hàng gần gũi với lưỡng cư hơn là với cá phổi.
B. Thằn lằn có họ hàng gần gũi với chim hơn là là với thú.
C. Thú có họ hàng gần gũi với lưỡng cư hơn là với chim.
D. Cá sấu có họ hàng gần gũi với chim hơn là với thằn lằn và rắn.
Câu 41. Phả hệ sau ghi lại sự di truyền của bệnh Alkaton niệu, một bệnh hóa sinh, do một gen có hai alen qui
định. Những người bị bệnh trên phả hệ được đánh dấu bằng một vòng tròn hoặc ô vuông màu, không thể
chuyển hóa được chất alkaton, làm cho nước tiểu có màu và bắt màu các mô cơ thể.

Trong phả hệ trên những người chưa phát hiện chính xác kiểu gen là:
A. Uyên, Thắng và Bình.
B. Phương, Hiếu và Thắng.
C. Uyên, Phương và Hiếu.
D. Bình , Phương và Hiếu.
Câu 42. Cho biết trật tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể (NST) như sau:
NSTII của ruồi giấm là: râu ngắn – cánh xoăn – thân đen – mắt hồng – cánh cụt…
NSTIII là: mắt thỏi – mắt tía – ngực dẹt – mình thon – lông cứng…
Sau khi xử lí phóng xạ, người ta thu được các đột biến NST như sau:
NSTII: râu ngắn – cánh xoăn – thân đen – mắt hồng – mình thon – lông cứng.
86 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
NSTIII: mắt thỏi – mắt tía – ngực dẹt – cánh cụt…
Hãy cho biết đột biến trên NST số II và III thuộc dạng đột biến nào?
A. chuyển đoạn không tương hỗ.
B. Trao đổi đoạn không cân.
C. Mất đoạn và thêm đoạn.
D. Chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 43. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người hiện nay thể hiện ở:
1. Kích thước và trọng lượng của não.
2. Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
3. Kích thước và hình dạng tinh trùng.
4. Dáng đi.
5. Chu kì kinh nguyệt và thời gian mang thai.
6. Số đôi xương sườn.
7. Hình dạng cột sống và xương chậu.
Đáp án đúng là:
A. 3,5,6 B. 1,3,4,5,6 C. 3,4,5,7 D. 1,2,5,7
Câu 44. Xét các trường hợp sau:
(1) Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở vùng tương đồng và trên một cặp nhiễm sắc thể có nhiều
cặp gen.
(2) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen.
(3) Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và trên mỗi cặp nhiễm sắc thể có nhiều cặp gen.
(4) Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và trên mỗi cặp nhiễm sắc thể có ít cặp gen.
(5) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có ít gen.
(6) Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên một nhiễm sắc thể có
nhiều gen.
Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp gen không tồn tại thành cặp alen?
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 45. Cho các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh)
1. Tôm vệ sinh và lươn. 2. Ốc mượn hồn và hải quỳ.
3. Cá bống biển và tôm vỏ cứng. 4. Cá ép và cá mập.
5. Cá vảy chân và vi khuẩn phát sáng. 6. Hải quỳ và cá hề.
Có bao nhiêu mối quan hệ mà cả hai loài sinh vật đều có lợi?
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 46. Cho các nội dung sau về lĩnh vực bảo vệ môt trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay:
1. Nghị định thư Kyoto là một nghị định của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu
ứng nhà kính.
2. Ngày Môi trường Thế giới là ngày 6/5.
3. Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
4 Mỗi năm, tình trạng thiếu nước sạch giết chết 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi nguyên nhân chủ yếu là do
người dân dùng nước cho sinh hoạt lãng phí.
5. Việc khai thác cát trên sông Hồng và sông Sài Gòn góp phần khơi thông dòng chảy mà không ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái ở hai bên bờ sông.
6. Việc sử dụng bao nilon gây nhiều tác hại đến môi trường vì bao nilon dễ bị phân hủy tạo các hợp chất
độc hại
Có bao nhiêu nội dung đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 47. Cho các phát biểu sau:
(1) Gen cấu trúc là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
(2) Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là gen không phân mảnh.
(3) Bộ ba AUG quy định mã hóa axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân thực.

LOVEBOOK.VN | 87
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(4) Mã di truyền có tính thoái hóa nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một loại
axit amin trừ UAA và UGG.
(5) Vùng kết thúc nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
(6) Gen cấu trúc là những gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay
chức năng của tế bào.
Những phát biểu đúng là:
A. (1), (4). B. (2), (6). C. (2), (3), (5). D. (4), (6).
Câu 48. Đặc điểm nào sau không phải của tác động gen không alen?
A. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân và thụ tinh.
B. Tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.
C. Xảy ra hiện tượng gen trội lấn át gen lặn alen với nó.
D. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình ở đời con.
Câu 49. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Mầm mống sự sống xuất hiện ngay khi Trái đất hình thành.
B. Quá trình tiến hóa học trải qua 3 bước.
C. Trong khí quyển nguyên thủy chứa khí: Nitơ, Ôxi, CO2, khí NH3.
D. Chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng sinh học.
Câu 50. Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện
trong những điều kiện dưới đây :
1. Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài.
2. Các cá thể chim này phải cùng một loài.
3. Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định.
4. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ.
Số điều kiện cần là:
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

88 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1D 2C 3A 4A 5C 6B 7B 8A 9C 10B
11C 12B 13A 14A 15A 16A 17A 18A 19D 20A
21C 22C 23C 24D 25B 26C 27C 28D 29B 30D
31B 32A 33A 34B 35B 36A 37A 38C 39A 40C
41C 42D 43A 44C 45C 46A 47B 48C 49B 50D

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN


Câu 1: Đáp án D
Ta có: A: bình thường >> a: bị điếc bẩm sinh.
B : bình thường >> b: mù màu.
Xét bệnh điếc:
1 2
Người vợ bình thường có người em gái bị điếc nên người vợ thành phần kiểu gen: AA : Aa
3 3
Người chồng bình thường có mẹ bị điếc bẩm sinh nên người chồng có kiểu gen là Aa.
- Xét bệnh mù màu:
Người chồng bình thường có kiểu gen XBY.
1 B B 1 B b
Người vợ bình thường có anh trai bị mù màu nên kiểu gen của người vợ có dạng: XX : XX.
2 2
1 2 1 1
Ta có: ( AA : Aa )( XBXB : XBXb) × AaXBY
3 3 2 2
2 1 3 1 1 1 1 1
 ( A : a)( XB : X b ) × ( A : a)( XB : Y)
3 3 4 4 2 2 2 2
Đứa con trai không bị cả hai bệnh có kiểu gen: A-XBY
 1 1  3 1 15
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai đầu lòng không bị cả hai bệnh:  1   (  ) 
 3 2  4 2 48
Vậy 1 đúng.
Đứa con trai bị một trong hai bệnh trên có khả năng mang các kiểu gen:
1 1 3 1 1
aaXBY =    
2 3 4 2 16
5 1 1 5
A-XbY =   
6 4 2 48
1 5 1
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai đầu lòng bị một trong hai bệnh:  
16 48 6
Vậy 2 đúng.
2 1 1 1 3 1 3
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai có kiểu gen AaXBY: (    )   . Vậy 3 sai.
3 2 3 2 4 2 16
1 3 1 1 1 1
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con gái bị điếc (aaXBX-) là:       . Vậy 4 đúng.
6  4 2 4 2  12
Vậy có 3 dự đoán đúng.
Câu 2: Đáp án C
1 1
Cá thể (2n-1) cho giao tử: n : (n-1).
2 2
Cho thể một 2n-1 tự thụ phấn.

LOVEBOOK.VN | 89
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

1 1 1 1 1
Loại hợp tử 31 NST có bộ NST là (2n-1) có tỉ lệ là:      50%
2 2 2 2 2
Câu 3: Đáp án A
Tần số alen XA và Xa ở 2 giới trong quần thể ban đầu là :
Giới đực : p(A) = 0,7 và q(a) = 0,3.
Giới cái : p(A) = 0,6 và q(a) = 0,4.
Sau một thế hệ ngẫu phối , giao tử cái sẽ kết hợp với giao tử Y tạo nên giới đực ở thế hệ tiếp theo.
Tần số alen XA và Xa ở giới đực thế hệ tiếp theo là p(A) = 0,6 và q(a) = 0,4.
Câu 4: Đáp án A
Ta có tỉ lệ F2: 56,25% dẹt : 37,5% tròn :6,25% dài= 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài.
 Tính trạng do 2 cặp gen phân ly độc lập tác động bổ trợ.
Quy ước: A-B-: dẹt; A-bb+ aaB-: tròn; aabb: dài.
 F1: AaBb
F2: tròn và bầu dục gồm các kiểu gen với tỉ lệ: 1Aabb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
Tần số giao tử: (2Ab : 2aB : 3ab) × (2Ab : 2aB : 3ab)
- Số tổ hợp: 7.7 = 49 tổ hợp.
- Tỉ lệ dẹt (A-B-) = (2)2.2 = 8
- Tỉ lệ dài(aabb) = (3)2 = 9  tỉ lệ tròn(A-bb+aaB-) = 49 -(8+9) = 32
 8 Dẹt: 32 tròn: 9 dài
Câu 5: Đáp án C
Bài toán này có tính ứng dụng cao, kiểu ra đề này rất thú vị phải không nào, vừa luyện các em kĩ năng giải
bài tập, vừa luyện lại lí thuyết.
1 2
Vì người em chết sớm(SS) nên người chị có kiểu gen ss : Ss .
3 3
1 2 1 2
Vợ chồng người chị: ss ×( ss : Ss )  s( S : s )
3 3 3 3
1 2 1 2
Con của vợ chồng người chị: Ss : ss  thiếu máu nhẹ : Bình thường.
3 3 3 3
Câu 6: Đáp án B
Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,16MM : 0,48Mm : 0,36mm.
0,16 1
- Tần số người bình thường có kiểu gen MM : 
0,16  0, 48 4
0, 48 3
- Tần số người bình thường có kiểu gen Mm: 
0,16  0, 48 4
1 3
Vì cả 4 cặp vợ chồng đều bình thường nên chỉ có thể có kiểu gen MM hoặc Mm ( MM : Mm ).
4 4
5 3
 p(M)= ; q(m) =
8 8
5 3  5 3  55 9
Ta có:  M : m  M : m   M : mm .
8 8  8 8  64 64
2 2
 55   9 
Xác suất để 4 đứa con được sinh ra trong đó có 2 đứa con bình thường: C24        0,0876
 64   64 
Câu 7: Đáp án B
Khi cho F1 lai với cây đồng hợp lặn thu được 3 trắng : 1 đỏ. Tổ hợp: 3+1 = 4= 4.1  F1 có kiểu gen AaBb.
Quy ước: A-B- : hoa đỏ; A-bb, aaB- và aabb : hoa trắng.
 Tính trạng màu hoa tuân theo quy luật tương tác bổ trợ.
90 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Ta có: AaBb × aabb  1 AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1 aabb  3 trắng : 1 đỏ.
F1 × F1: AaBb ×AaBb
F2 : 9 A-B- : 3A-bb : 3 aaB- : 1 aabb.
1 1 2 1 1 2 1 1
AABB cho giao tử AB. AaBB cho giao tử gồm ( AB: aB). AABb cho giao tử gồm( AB: Ab).
9 9 9 9 9 9 9 9
4 1 1 1 1
AaBb cho các giao tử gồm( AB: Ab: ab: aB).
9 9 9 9 9
Ta có cho các cây hoa đỏ giao phối ngẫu nhiên với nhau:
1 4 2 2 1 4 2 2
( ab : AB: Ab: aB) ( ab : AB: Ab: aB)
9 9 9 9 9 9 9 9
64
Nhân tỉ lệ lại với nhau ta tìm được tỉ lệ cây hoa đỏ (A-B-) là .
81
( Ở bài này các em nên tìm tỉ lệ cây hoa hồng và hoa trắng trước tỉ lệ sau đó tính tỉ lệ cây hoa đỏ sẽ nhanh
hơn.)
Vậy 1 đúng.
4 2 1 2 40
Kiểu gen dị hợp về một cặp gen (AABb; AaBB; aaBb; Aabb) = 2  2    2 2   . Vậy 2 đúng.
9 9 9 9 81
4 1 2 2 16
Cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp(AaBb) = 2    2   .
9 9 9 9 81
16 64 1
Trong số cây hoa đỏ ở F3 cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ là: : = . Vậy 3
81 81 4
sai.
Hoa trắng: A-bb gồm 2 loại kiểu gen(AAbb; Aabb); aaB- có 2 loại kiểu gen(aaBB; aaBb) và kiểu gen aabb.
Vậy hoa trắng có 5 kiểu gen quy định và có 3 kiểu gen đồng hợp. 4 sai.
Hoa đỏ: A-B- có 4 kiểu gen là AABB; AaBB; AaBb và AABb.
Vậy có 5 kiểu gen quy định hoa trắng và 4 kiểu gen quy định hoa đỏ. Vậy 5 đúng.
Câu 8: Đáp án A
B sai vì hóa thạch là bằng chứng trực tiếp chứng minh lịch sử phát sinh, phát triển của sinh giới.
C sai vì những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại
các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương đồng. Cơ quan
tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân ly.
D sai vì những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc
được gọi là cơ quan tương tự. Cơ quan tương tự phản anh sự tiến hóa đồng quy.
Câu 9: Đáp án C
Quy ước: A: thân cao > a: thân thấp.
B: hoa đỏ > b: hoa vàng.
D: quả tròn > d: quả dài.
F1 dị hợp về 3 cặp gen.
Cho F1 thụ phấn với cây khác cùng loài dị hợp về 3 cặp gen đang xét thu được F2.
ab
Cây có kiểu hình thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 1,25%  dd = 0,0125.
ab
Vì hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình sinh noãn có nghĩa là cây mẹ mới xảy ra hoán vị gen và cây bố
ab 0,0125
không xảy ra hoán vị gen.  =  0,05  ab (giao tử cái) = 0,1 < 0,25  ab là giao tử hoán
ab 0,25
Ab AB
vị.  F1: Dd × Dd
aB ab
Vì cây bố và mẹ đều dị hợp nên ta áp dụng công thức: A-B- = 0,5+aabb = 0,55;
LOVEBOOK.VN | 91
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A-bb = aaB- = 0,25-0,05=0,2.
Cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 (A-B-D-) chiếm tỉ lệ là: 0,55.0,75 =41,25%. A đúng.
B đúng vì chỉ hoán vị gen 1 bên nên cặp A, avà B, b cho 7 kiểu gen ở F2 và cặp D,d tạo thành 3 kiểu gen như
vậy sẽ có 3×7 = 21 kiểu gen. Phép lai cặp A,a và B,b hoán vị gen gồm 4 loại kiểu hình, phép lai cặp D,d cho
2 loại kiểu hình như vậy sẽ có 2.4 = 8 loại kiểu hình.
Ab AB
Phép lai: Dd × Dd
aB ab
1 1 1 1
 (Ab = aB = 0,4; ab = AB = 0,1)( D: d) (AB = ab = 0,5) ( D: d)
2 2 2 2
AB
Cây có kiểu gen dị hợp cả 3 cặp gen ở F2 ( Dd ) chiếm tỉ lệ là : (0,1.0,5+0,1.0,5).0,5 = 5%. D đúng.
ab
Vậy C sai.
Chúng ta tính câu C như sau:
Cây có kiểu gen dị hợp 2 trong 3 cặp gen ở F2 có thể có các kiểu gen như sau:
AB AB AB
Dd = 0,4.0,5.0,5 = 0,1 Dd = 0,4.0,5.0,5=0,1 DD = (0,1.0,5+0,5.0,1).0,25=0,025
Ab aB ab

AB Ab aB
dd =(0,1.0,5+0,5.0,1).0,25=0,025 Dd = 0,4.0,5.0,5 = 0,1 Dd = 0,4.0,5.0,5=0,1
ab ab ab
Cây có kiểu gen dị hợp 2 trong 3 cặp gen ở F2 chiếm tỉ lệ: 0,1+0,1+0,025+0,025+0,1+0,1= 45%.
Đối với bài này tốt hơn hết các em nên sử dụng phương pháp loại trừ chỉ tính những đáp án đòi hỏi tính
toán đơn giản nhất thôi nhé để tiết kiệm thời gian. 
Câu 10: Đáp án B
Các đặc điểm về quần thể sinh vật:
- Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác
định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. Vậy 1,3,4,5 đúng.
Câu 11: Đáp án C
3.3(3.3  1)
Xét gen 1 và gen 2 mỗi gen có ba alen trên NST thường có  45 KG.
2
2.2.4(2.2.4  1)
Xét cặp XX có:  136 KG.
2
Xét cặp XY có: 4.22.22 = 64 KG.
Số kiểu giao phối của quần thể: 45.136.45.64 = 17625600 kiểu.
Câu 12: Đáp án B
Biện pháp thiên địch là biện pháp dùng các loài thiên địch để tiêu diệt các sinh vật có hại do đó không
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 13: Đáp án A
Câu 14: Đáp án A
F2 : 3 xám : 1 nâu nên xám (A) là trội hoàn toàn so với nâu (a).
Nếu con đực là XY thì F2 thu được cánh nâu phải toàn là con đực tương tự phép lai thuận trong ruồi giấm
của Moocgan.
Chắc chắn gen quy định trên NST giới tính vì có sự phân tính trong kiểu hình do đó con đực phải đồng
giao XX con cái dị giao XY.
Câu 15: Đáp án A
Dung dịch cố định được pha theo tỉ lệ 3 phân cồn 90o : 1 phần axit axetic đặc. Kiến thức này thuộc về
phần thực hành, các em nên tham khảo kĩ các bài thực hành trong sách giáo khoa về lý thuyết lẫn cách thực
hiện nhé.
Câu 16: Đáp án A

92 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Ta có: 2n = 20  n = 10, có 10 cặp NST.
Để xảy ra thể một kép (2n-1-1) thì phải có 2 cặp NST bất kì với mỗi cặp NST mất đi 1 NST.
+ 8 cặp NST không bị đột biến thể một kép, mỗi cặp chứa 2 alen có 3 kiểu gen.
+ 2 cặp NST xảy ra đột biến, mỗi cặp có 2 kiểu gen.
2
Số tế bào xảy ra đột biến thể một kép: C10  45 tế bào.
Các thể một kép này có tối đa: 45.22.38 = 1180980 kiểu gen.
Câu 17: Đáp án A
- Bệnh sốt rét là do kí sinh trùng sốt rét (Plasmodium) kí sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật gây ra.
- Cây nắp ấm bắt sâu bọ là mối quan hệ thực vật ăn động vật.
- Chim sáo và trâu rừng là mối quan hệ hợp tác.
- Cá ép sống bám trên cá lớn là mối quan hệ hội sinh.
- Cây tầm gửi trên cây thân gỗ thuộc quan hệ nửa kí sinh vừa lấy các chất nuôi sống từ sinh vật chủ, vừa có
khả năng tự dưỡng.
- Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu là mối quan hệ cộng sinh.
Câu 18: Đáp án A
Do % A + %G = 50%
 %A + %T = 40%
 %A = %T = 20%
%G = %X = 30%  A/G = 2/3
Mà 2A + 3G = H = 3120
 A= T = 480
G = X= 720.
 N = 2(A+G) = 2400.
Số liên kết hóa trị hình thành: (25-1)(2400-2) = 74338 liên kết.
Câu 19: Đáp án D
Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi rất nhanh do hiệu ứng nhà kính, loài có những đặc tính dưới đây
dễ bị diệt vong:
- Có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ sẽ không có số lượng cá thể cần thiết cũng như thành phần
kiểu gen phong phú mang các đặc điểm thích nghi với môi trường để có thể tồn tại và phát triển.
- Biến dị di truyền có giới hạn, khả năng di cư hạn chế sẽ làm cho quần thể nhanh chóng bị diệt vong vì
nghèo nàn về vốn gen không thể thích nghi được với điều kiện môi trường, khả năng di cư hạn chế cũng
làm cho số lượng lớn cá thể trong quần thể chết vì không di cư kịp đến những nơi có điều kiện sống phù
hợp nhanh chóng bị diệt vong.
- Sức sinh sản thấp, số lượng con non ít sẽ làm cho quần thể có ít biến dị di truyền, nghèo nàn về vốn gen
nên khó có thể thích nghi được trước sự thay đổi liên tục của môi trường sống.
- Tiềm năng sinh học thấp.
- Tuổi thọ cao và kích thước cơ thể lớn khiến cho những cá thể ở độ tuổi sinh sản không thể chiếm số lượng
lớn được để sinh sản tạo ra vốn gen phong phú giúp quần thể thích nghi với môi trường. Ngoài ra, tuổi thọ
cao và kích thước cơ thể lớn làm cho quần thể chậm sinh sản, khó khăn trong việc di cư… khó thích nghi
trước sự thay đổi của môi trường.
Câu 20: Đáp án A
(1) AaBB x AaBB cho đời con 3 cao đỏ : 1 thấp đỏ.
(2) x , hoán vị gen một bên với tần số 20%. có thể cho đời con tỉ lệ 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao,
quả đỏ : 1 thân thấp, quả đỏ.
(3) AaBb x AABb. cho đời con tỉ lệ 3 cao, đỏ : 1 cao, vàng.
(4) x , hoán vị gen một bên với tần số 50%. cho đời con tỉ lệ 5 cao, đỏ : 1 cao, vàng : 1 thấp, đỏ : 1
thấp, vàng.
(5) x , liên kết gen hoàn toàn. có thể cho đời con tỉ lệ 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao, quả đỏ : 1
thân thấp, quả đỏ.
(6) x , hoán vị gen một bên với tần số 10%. cho đời con tỉ lệ 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao, quả đỏ
LOVEBOOK.VN | 93
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
: 1 thân thấp, quả đỏ.
(7) x , liên kết gen hoàn toàn. cho đời con tỉ lệ 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao, quả đỏ : 1 thân
thấp, quả đỏ.
(8) x , hoán vị gen hai bên với tần số 25%. cho tỉ lệ cao, đỏ ở đời con là 54,6875% ≠ 50% nên
không thỏa mãn.
Vậy có các phép lai thỏa mãn là (2), (5), (6), (7).
Câu 21: Đáp án C
Quy ước: A: hoa đơn> a: hoa kép
B: cánh dài> b: cánh ngắn.
P: (đơn, dài) x (kép, ngắn)
AB ab AB
   F1: (100% đơn, dài).
AB ab ab
AB AB
F1 × F1: 
ab ab
Gp: AB = ab = 0,4 AB = ab = 0,4
Ab = aB = 0,1 Ab = aB = 0,1
AB
Ở F2 có kiểu gen chiếm tỉ lệ: 0,4.0,4+0,4.0,4 = 0,32 = 32%. Vậy 1 đúng.
ab
Ở F2 có 16 tổ hợp giao tử nhưng tỉ lệ các giao tử không bằng nhau. Vậy 2 sai.
Ta có: aabb = 0,4.0,4 = 0,16
A-B- = 0,5+0,16 = 0,66.
A-bb = aaB- = 0,25 –aabb = 0,09.
Vậy 3 đúng.
AB ab Ab aB
Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp( ; ; ; ) : 0,4.0,4+0,4.0,4+0,1.0,1+0,1.0,1= 0,34=34%. Vậy 4 đúng.
AB ab Ab aB
AB ab
Fa: 
ab ab
Gp: AB = ab = 0,4 ab = 1
Ab = aB = 0,1
Cây kép ngắn: 0,4. 1 = 40%. Vậy 5 đúng.
Câu 22: Đáp án C
P: 0,12 AA : 0,4Aa : 0,48aa
Tần số alen a trong quần thể là 0,68  (1) sai.
(2) đúng, quần thể luôn trong quá trình tiến hóa.
2
 2p.q 
(3) sai, quần thể không ở trạng thái cân bằng. Vì (p.q)2 ≠ 
 2 
(4) đúng, giao phối ngẫu nhiên hình thành nên trạng thái cân bằng của quần thể. Giao phối ngẫu nhiên làm
cho đột biến phát tán trong quần thể và tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số
biến dị tổ hợp, trung hòa tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra tổ hợp gen thích nghi.
Câu 23: Đáp án C
Các nhóm sinh vật là quần xã là (a) , (c) , (e).
Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định(sinh cảnh), ở đó
chúng quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Câu 24: Đáp án D
Quần thể (1) : 0,25 BB : 0,50 Bb : 0,25 bb
Quần thể (2) : 0,04 BB : 0,32 Bb : 0,64 bb
Quần thể (1) gấp 5 quần thể (2)
94 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Khi kết hợp 2 quần thể , ta được quần thể mới có tần số kiểu gen:
0,25  5  0,04
BB =  0,215
6
0,5  5  0,32
Bb =  0, 47
6
0,25.5  0,64
bb =  0,315
6
0, 47
Tần số alen B = 0,215+ = 0,45; b = 0,55. 2 sai.
2
1 sai vì đây là hiện tượng nhập gen.
215 470 215 470
Các con ngựa nâu giao phối với nhau: ( BB: Bb)( BB: Bb)
685 685 685 685
470 470 1
Đời con, tỉ lệ ngựa đen là:    11,76% . Vậy 3 đúng.
685 685 4
Đời con thế hệ thứ nhất quần thể mới có cấu trúc : 0,2025BB : 0,495Bb : 0,3025bb.
Tỉ lệ ngựa nâu: 0,2025+0,495= 0,6975.
Vậy trong 1000 con sinh ra ở thế hệ thứ nhất có 698 ngựa nâu. Vậy 4 đúng.
Câu 25: Đáp án B
Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên
bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát qua nhiều cách:

Câu 26: Đáp án C


P : ♀ Cây lá đốm
F1 : lá đốm
F1 tự thụ
Ta có ở F2 : lá đốm
 Đời con có kiểu hình giống với cây mẹ ban đầu.
 Tính trạng màu lá di truyền theo dòng mẹ.
 Gen quy định tính trạng màu lá nằm trong tế bào chất ( lục lạp).
D sai vì gen nằm trong tế bào chất của thực vật nằm ở lục lạp.
Câu 27: Đáp án C
- Lai tế bào xôma tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường
không tạo ra được.
- Lai khác dòng, khác thứ vẫn tạo ra con lai giống cũ, tạo ra các tổ hợp lai có ưu thế lai cao mong muốn.
- Lai xa kèm đa bội hóa tạo ra loài mới với tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của hai loài bố mẹ.
- Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn thành cây đơn bội tạo ra các dòng thuần chủng nhưng không tạo ra giống cây
khác loài.

LOVEBOOK.VN | 95
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 28: Đáp án D
Ở giới đực: a = 0,05; A = 0,95
Ở giới cái: a= 0,1; A = 0,9
Thể đột biến có tỉ lệ: aa = 0,05.0,1 = 0,005 = 0,5%.
Cá thể mang alen đột biến chiếm tỉ lệ: 100% - AA = 1- 0,95.0,9 = 0,145 = 14,5%.
0,05
Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ:  3, 45%
14,5
Câu 29: Đáp án B
1 sai vì đột biến gen cũng là nguyên nhân gây ra các tật di truyền ở người.
2 đúng vì vi rut HIV có thể tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu, nhưng khi các tế bào này hoạt động thì
chúng lập tức bị vrut tiêu diệt. Ngoài ra, nó còn tấn công vào các tế bào như đại thực bào, bạch cầu đơn
nhân. Sự giảm sút số lượng của các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
3 sai vì gen ung thư là do đột biến gen trội quy định nhưng chúng xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng nên sẽ
không di truyền cho đời sau nếu cơ thể mắc bệnh vẫn sinh con.
4 đúng.
5 sai vì gen gây ra ung thư vú do đột biến lặn quy định.
Câu 30: Đáp án D
1 đúng vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử. Chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn
ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với một tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.
2 sai vì ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, chọn lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động để giúp cho các
đặc điểm thích nghi liên tục hoàn thiện hơn.
3 đúng.
4 đúng vì một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể và một alen có hại
cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
5 đúng.
6 đúng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả khi ở trạng thái dị hợp tử.
7 sai vì đột biến làm thay đổi tần số alen một cách rất chậm chạp.
8 đúng. Chẳng hạn để giảm tần số ban đầu của một alen đi một nửa dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
chỉ cần số ít thế hệ.
9 sai vì khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất,
chọn lọc phân hóa sẽ diễn ra.
Vậy có 6 phát biểu đúng.
Câu 31: Đáp án B
Câu 32: Đáp án A
Chỉ có loài A bị mất con mồi của mình - Đúng vì loài A sử dụng cả loài B và D làm thức ăn.
Loài C được lợi vì sự cạnh tranh giữa loài B và C được giảm bớt - Sai vì loài B và C cùng sử dụng Y và Z
làm thức ăn. Nhưng loài D mới là loài cạnh tranh mạnh với loài C hơn loài B.
Chỉ có loài X bị mất con mồi của mình - Sai vì loài X là con mồi của loài B.
Loài D được hưởng lợi vì nó cách loài B xa nhất - Sai vì hai loài này không cạnh tranh nhau.
Câu 33: Đáp án A
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza tác động lên cả hai mạch đơn. Trên mạch được tổng hợp
gián đoạn, enzim ligaza nối các đoạn okazaki. Trên mạch liên tục, nối các nucleotit được tổng hợp liên tục
của từng chạc tái bản.
Câu 34: Đáp án B
Cho con đực thân đen mắt trắng thần chủng lai với con cái thân xám mắt đỏ thuần chủng cho F1 đồng
loạt thân xám mắt đỏ chứng tỏ thân xám, mắt đỏ trội hơn so với thân đen, mắt trắng. Vậy 1 đúng.
Kết quả phân li ở F2 cho thấy gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc
thể X, có hoán vị gen xảy ra. Vì tỉ lệ kiểu hình phân phối không đồng đều ở giới đực và cái nên gen quy định
tính trạng nằm trên vùng không tương đồng của X. Ở giới đực xuất hiện bốn kiểu hình với 2 kiểu hình mới
và có tỉ lệ bất kì nên hoán vị gen đã xảy ra. Vậy 2,3, đúng.

96 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 35: Đáp án B
5100
Chuỗi mARN trên có số mã di truyền là = 500 mã.
3, 4  3
Số mã methionin là 500x2 : 100 = 10 mã, trong đó có 1 mã mở đầu nên số mã thực hiện chức năng sinh học
là 9 mã.
Câu 36: Đáp án A
Vì F1 dị hợp AaBb được xử lí cônsixin làm thoi vô sắc không hình thành → tất cả các cặp nhiễm sắc thể
không phân li tạo tế bào tứ bội AAaaBBbb (nếu thành công) hoặc tế bào lưỡng bội AaBb (nếu không thành
công); không thể xảy ra trường hợp 1 cặp nhiễm sắc thể không phân li tạo ra AAaaBb hoặc AaBBbb; không
thể tạo ra tế bào AaaaBbbb mà tế bào này chỉ có thể tạo ra bằng phép lai.
Câu 37: Đáp án A
Câu 38: Đáp án C
Quần thể cân bằng di truyền nên ta có:
Áp dụng công thức định luật Hardy - Weinberg ta có
(0,3A1 + 0,2A2 + 0,5A3)2 = 0,09A1A1 + 0,12A1A2 + 0,3A1A3 + 0,0422 + 0,223 + 0,25A3A3
→ 0,51 hoa đỏ : 0,24 hoa vàng : 0,25 hoa trắng.
Câu 39: Đáp án A
Câu 40: Đáp án C
Nhìn vào cây tiến hoá, ta thấy thú ở gần lưỡng cư và xa chim nên có thể nhầm tưởng chúng có họ hàng
gần gũi với lưỡng cư hơn. Thực chất, thú và chim có chung gốc thứ 3 nên thú có họ hàng gần với chim hơn
là với lưỡng cư.
Câu 41: Đáp án C
Vì Mai và Khánh không bị bệnh, nhưng con của họ là Hiền bị bệnh → Alen qui định việc bị bệnh là alen
lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- Uyên và Vũ sinh ra con Minh và Bình đều bình thường nên ta không thể xác định Uyên có kiểu gen AA hay
Aa.
- Nam bình thường và Hồng bị bệnh (aa) nên sinh ra Thắng có kiểu gen Aa. Loại A và B.
- Bình và Phương đều bình thường và sinh ra Hiếu bình thường nên ta cũng không xác định được kiểu gen
của Phương và Hiếu.
→ Những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen là Uyên, Phương và Hiếu.
Câu 42: Đáp án D
Bài toán tuy nhìn dài nhưng lại rất dễ phải không nào .
Câu 43: Đáp án A
Người có tỉ lệ khối lượng não trên khối lượng cơ thể lớn hơn so với vượn người.
Người và vượn người khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
Người và vượn người giống nhau về hình dạng và kích thước tinh trùng, chu kì kinh nguyệt và thời
gian mang thai, số đôi xương sườn.
Người và vượn người khác nhau về dáng đi do có sự khác nhau về hình dạng cột sống và xương chậu.
Câu 44: Đáp án C
Gen tồn tại thành cặp tương đồng chỉ với các gen nằm trên NST thường và gen ở vùng tương đồng của NST
giới tính.
Các trường hợp gen không tồn tại thành cặp tương đồng: 2, 5, 6.
Câu 45: Đáp án C
- Các mối quan hệ mà cả hai loài sinh vật đều có lợi là cộng sinh và hợp tác.
- Cả 6 mối quan hệ trên đều làm cả hai loài sinh vật có lợi, tuy những mối quan hệ này ít gặp trong các câu
hỏi nhưng vẫn muốn các em biết vì sinh học không chỉ là sinh học đâu nhé! Sau đây là chi tiết của từng mối
quan hệ ở trên:
+ Loài tôm vệ sinh liều lĩnh một cách điên rồ. Chúng cả gan leo vào cái miệng đầy răng nhọn hoắt lởm
chởm của những con lươn, đào bới quanh răng chúng để tìm thức ăn. Đây là tập quán kiếm ăn đã có từ lâu
đời của loài tôm này, chúng chuyên ăn những ký sinh trùng trong miệng của các loài lươn và cá.

LOVEBOOK.VN | 97
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
+ Một số loài ốc mượn hồn thường cõng hải quỳ trên lưng. Chẳng phải hải quỳ mỏi chân và muốn đi
nhờ, thật ra cả 2 đều được lợi: ốc thì dùng hải quỳ để xua đuổi kẻ thù (vì hải quỳ có chứa độc tố trong những
chiếc tua của mình), ngược lại, hải quỳ nhờ ốc mà có thể thoát khỏi tình trạng “bán thân bất toại” và có thể
kiếm được nhiều thức ăn hơn khi chu du cùng ốc.
+ Cá bống biển và tôm vỏ cứng chung sống vui vẻ cùng nhau. Cả 2 cùng sống trong 1 cái hang do tôm
đào, và cá lại có nhiệm vụ bảo vệ tôm. Thị lực của loài tôm này rất kém, dó đó chúng phải nhờ bống vốn rất
tinh mắt cảnh giới cho lúc nào thì an toàn để ra ngoài. Ngược lại, bống thì nhờ tôm mà có được một “ngôi
nhà” để nương náu và nghỉ ngơi.
+ Cá mập có lẽ là loài ít được yêu mến nhất dưới đại dương. Chúng to xác, dữ dằn, độc ác. Vậy tại sao
chúng lại quá rộng lượng để cho loài cá ép bám vào dưới bụng của mình? Trước đây, quan hệ này được cho
là quan hệ hội sinh – một loài được hưởng lợi, còn một loài chẳng hưởng được gì, nhưng bây giờ mọi sự đã
rõ, không chỉ nhặt nhạnh thức ăn thừa của cá mập, cá ép còn giúp dọn dẹp các loài ký sinh sống dưới bụng
của cá mập; và lợi ích chúng hưởng từ cá mập đã quá rõ ràng: dù thèm món cá ép đến mấy nhưng chẳng
con vật nào dám cả gan lượn lờ trước mặt “tử thần”.
+ Cá vảy chân có ngoại hình thật kinh khủng, chúng cũng khá thủ đoạn khi dùng chính nạn nhân của
mình để dụ dỗ các nạn nhân khác. “Cần câu cơm” của chúng chính là cái ăng-ten phát sáng đu đưa ở trên
đầu, thật ra loài này không có khả năng phát sáng, ánh sáng đó là từ hàng triệu vi khuẩn phát sáng – một
món ăn của cá vảy chân – bám vào đó để khỏi trôi vào cái miệng khủng khiếp phía dưới.
+ Cá hề có lẽ là loài duy nhất có khả năng kháng lại độc tố của hải quỳ. Chúng có thể tung tăng qua lại
giữa những chiếc tua đầy chất độc mà không hề hấn gì. Hải quỳ ăn phần thức ăn còn lại của cá, và để đáp
ơn, chúng lại bảo vệ loài cá này khỏi bị ăn thịt bởi loài khác.
Câu 46: Đáp án A
- Nội dung 1 là đúng.
- Nội dung 2 là sai, ngày Môi trường thế giới là ngày 5/6.
- Nội dung 3 là đúng.
- Nội dung 4 là sai, nước cho sinh hoạt được sử dụng lãng phí không phải là nguyên nhân chủ yêu gây ra
ô nhiễm môi trường nước làm thiếu nước sạch. Ô nhiễm môi trường nước có nhiều nguyên nhân như nước
thải công nghiệp, y tế, xậy dựng…
- Nội dung 5 là sai, khơi thông dòng chảy là một lợi ích nhỏ của việc khai thác cát. Nếu khai thác cát quá
mức sẽ gây ra nhiều hiện tượng như sạt lở 2 bên bờ sông, ảnh hưởng hệ sinh thái ở 2 bên bờ sông và lòng
sông do tốc độ nước chảy xiết…
- Nội dung 6 là sai, túi nilon rất khó phân hủy, thông thường thời gian phân hủy từ 20- 500 năm.
Câu 47: Đáp án B
(1) Sai do gen điều hòa mới là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
(3) Sai do bộ ba AUG quy định mã hóa axit amin mêtionin ở sinh vật nhân thực.
(4) Sai do mã di truyền có tính thoái hóa tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin
trừ AUG và UGG.
(5) Sai do vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen.
Câu 48: Đáp án C
Trong tác động giữa các gen không alen không xảy hiện tượng gen trội át gen lặn alen với nó.
Câu 49: Đáp án B
Câu A sai vì mầm mống sự sống đầu tiên được hình thành ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học khi mà hình
thành tế bào nguyên thủy đầu tiên có khả năng trao đổi chất và nhân đôi.
Câu C sai vì trong khí quyển nguyên thủy chưa có hoặc chứa rất ít khí ôxi.
Câu D sai vì hợp chất hữu cơ đầu tiên được tổng hợp dựa trên nguồn năng lượng tự nhiên: năng lượng
mặt trời, tia tử ngoại, sấm sét…trong giai đoạn tiến hóa hóa học.
Câu 50: Đáp án D
- Chọn (2), (3), (4).
- Câu (1) thiếu vì nếu như là 2 loài khác nhau thì cho dù có sống trong một khoảng thời gian dài thì chúng
cũng không thể là một quần thể.

98 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Môn Sinh học không có “mẹo” nào để làm tốt bài thi được, chỉ có cách ôn tập khoa học thì mới
đạt điểm cao. Cô giáo Lê Thị Dung, trường THPT Hà Nội - Amsterdam chia sẻ.
Cô Dung cho biết, chương trình Sinh học lớp 12 dài, khó và hơi nặng vì vậy học sinh học tương
đối vất vả. Vì thế, để nắm chắc kiến thức, các em nên tự mình làm đề cương ôn tập cho từng
chương trong sách giáo khoa. Sau đó, trong từng chương các em phải tách ra những chương
nào có bài tập, chương nào không có bài tập.
Với các chương Hiện tượng di truyền và ứng dụng, Quy luật di truyền, Di truyền học vật thể, Di
truyền học ở người đều có bài tập, do đó phải học sinh phải học kỹ lý thuyết thì mới giải bài tập
tốt được.
Để giải bài tập tốt thì học sinh phải ôn tập như thế nào, thưa cô?
Để suy luận giải bài tập nhanh thì các em nên ôn tập theo chủ đề. Ví dụ: Chương 2, Quy luật di
truyền thì học sinh nên tách ra học và đặt câu hỏi "như thế nào" đối với từng cặp phép lai, trong
phép lai 2 cặp này thì học sinh phải biết có quy luật di truyền nào bị chi phối. Nếu phân biệt
được thì học sinh làm bài rất nhanh.
Về chương Biến hoá thì các em cũng cần lưu ý tuy nặng về lý thuyết nhưng có phần tư duy khái
quát, tổng hợp. Các em phải hiểu đuợc bản chất của vấn đề là gì, để nắm chắc từng bài, từng câu
hỏi từng mục trong sách giáo khoa.
Đặc biệt, cần chú ý câu hỏi ký hiệu hình tam giác các em nên trả lời tất cả câu hỏi đó. Những câu
hỏi đó, có khả năng sẽ là những câu hỏi trong thi trắc nghiệm.
Các em cũng cần chú ý là khi tìm ra được đáp án trong thi trắc nghiệm thì nên lật lại câu hỏi tại
sao đáp án này đúng và giải thích được. Đặc biệt, không làm theo cảm nhận.
Trong sách bài tập Sinh học có rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm, các em nên trả lời hết tất cả các
câu hỏi vì nếu trả lời được hết coi như học sinh đã làm được bài thi 80-90% bài thi.
Ngoài ra, các em nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để xem khả
năng của mình làm trắc nghiệm như thế nào và nên lưu ý căn thời gian làm bài thi. Cái khó thì
phải suy luận để xem cái nào bất hợp lý trong đáp án.
Điểm yếu nhất của học sinh khi làm bài thi môn Sinh học là gì? Cô có lời khuyên gì với học sinh
để làm tốt môn Sinh học?
Các em thường bị nhầm tính toán nên chỉ cần sai một chút sẽ kéo theo sai cả bài, vì thế cần phải
thận trọng trong các bài thi có bài tập tính toán.
Thi trắc nghiệm có lợi thế cho học sinh là không phải diễn giải nhưng đặc biệt các em phải học
thuộc và nắm chắc lý thuyết thì mới yên tâm làm được bài thi. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến
thức dàn trải nên các em không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ
1 mục nhỏ nào.
Các em phải chú ý chương 1, chương 2 vì đó là các chương nặng nhất trong chương trình.
Trong cấu trúc đề thì số lượng câu hỏi nằm trong 2 chương này nhiều nhất.

LOVEBOOK.VN | 99
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

05
Câu 1. Cho các ví dụ sau:
Ví dụ 1: Chim sẻ ngô, khi mật độ là 1 đôi/ha thì số lượng con nở ra trong 1 tổ là 14, khi mật độ tăng lên
18 đôi/ha thì chỉ còn 8 con.
Ví dụ 2: Voi Châu phi, khi mật độ quần thể bình thường thì trưởng thành ở tuổi 11 hay 12 và 4 năm đẻ
một lứa; khi mật độ cao thì trưởng thành ở tuổi 18 và 7 năm mới đẻ một lứa.
Ví dụ 3: Khi mật độ mọt bột lên cao, có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời
gian phát triển của ấu trùng.
Dựa vào các ví dụ trên một số nhận xét về sự ảnh hưởng của mật độ đến quần thể như sau:
1. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến khả năng chống chịu với các điều kiện sống của môi
trường.
2. Mật độ cá thể của quần thể đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần thể.
3. Mật độ cá thể của quần thể đã ảnh hưởng đến sức sinh sản và tỉ lệ tử vong của các quần thể.
4. Mật độ cá thể của quần thể đã ảnh hưởng đến tỉ lệ các nhóm tuổi của quần thể.
Trong số những kết luận từ các ví dụ trên, có bao nhiêu kết luận không đúng?
A. 0 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao,
trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Để xác định kiểu gen của cây thân cao, hoa đỏ (cây Q), có
thể sử dụng những phép lai nào sau đây?
(1) Cho cây Q giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng thuần chủng.
(2) Cho cây Q giao phấn với cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
(3) Cho cây Q tự thụ phấn.
(4) Cho cây Q giao phấn với cây thân cao, hoa chắng thuần chủng.
A. (2), (3) B. (1), (2) C. (1), (3) D. (2), (4)
Câu 3. Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật, người ta phát hiện gen thứ nhất có 2 alen,
gen thứ hai có 3 alen, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể tối đa 30 kiểu gen về hai gen này. Cho
biết không phát sinh đột biến mới. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
1 – Có 6 kiểu gen đồng hợp về cả hai alen trên.
2 – Gen thứ hai có 3 kiểu gen dị hợp.
3 – Hai gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
4 – Gen thứ hai nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn tương đồng với nhiễm sắc thể Y.
5- Có 216 kiểu gen giao phối khác nhau giữa các cá thể.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 4. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua, alen
B quy định chín sớm là trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn. Hai cặp gen quy định tính trạng
AB Ab
liên kết không hoàn toàn trên cặp nhiễm sắc thể thường. Cho P: x . Biết rằng có 30% số tế bào sinh
ab aB
tinh tham gia giảm phân có xảy ra hoán vị gen, còn ở tất cả các tế bào sinh trứng đều không có thay đổi cấu
trúc NST trong quá trình giảm phân. Trong trường hợp không xảy ra đột biến thì tính theo lí thuyết kiểu
hình quả ngọt, chín sớm ở F1 sẽ chiếm tỉ lệ là:
A. 53,75% B. 71,25% C. 56,25% D. 57,5%
Câu 5. Ở ruồi giấm, giả sử cặp gen thứ nhất gồm 2 alen A, a nằm trên nhiễm sắc thể số 1, cặp gen thứ hai

100 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
gồm 2 alen B, b và cặp gen thứ ba gồm 2 alen D và d cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 2 và cách nhau 40 cM,
cặp gen thứ tư gồm 2 alen E, e nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính. Nếu mỗi gen quy định một tính trạng
Bd E bd E e
và tính trạng trội là trội hoàn toàn, nếu lai giữa cặp bố mẹ (P): Aa X Y  aa X X thì ở đời con, một số
bD bd
dự đoán được đưa ra như sau:
1. Kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là 95,7%.
2. Kiểu hình có ít nhất 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là 80%.
3. Kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là 30%.
Bd E
4. Đời con có kiểu gen aa X Y chiếm tỉ lệ lớn hơn 5%.
bd
Trong số những dự đoán trên có bao nhiêu dự đoán đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, xét các phát biểu về NST giới tính ở động vật:
(1) Chỉ có tế bào sinh dục mới có NST giới tính.
(2) Trên NST giới tính chỉ có các gen quy định giới tính.
(3) Khi trong tế bào có cặp NST XY thì đó là giới tính đực.
(4) Các tế bào lưỡng bội trong cùng một cơ thể có cùng cặp NST giới tính.
(5) Ở động vật có vú và ruồi giấm, con cái thường có cặp NST giới tính là XX và con đực là XY.
(6) Châu chấu đực có cặp NST giới tính là XX và con cái là XY.
(7) Ở bò sát, giống cái có cặp NST giới tính là XX và con đực là XY.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7. Một nhóm tế bào sinh tinh với 2 cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST thường qua vùng chín
để thực hiện giảm phân. Trong số 1800 tinh trùng tạo ra có 256 tinh trùng được xác định có gen bị hoán vị
cho rằng không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết thì trong số tế bào thực hiện giảm phân thì số tế bào sinh
tinh không xảy ra hoán vị gen là:
A. 128 B. 322 C. 386 D. 194
Câu 8. Loại bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ được hình thành từ
loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n = 26 gồm
toàn NST nhỏ bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng
với loài bông trồng ở Mỹ?
(1) Mang vật chất di truyền của loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mỹ.
(2) Trong tế bào sinh dưỡng các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể
tương đồng.
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính.
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 9. Hãy thử tượng tượng một trường hợp như sau: Một trận bão lớn đã thổi bay một số cá thể của quần
thể chim sẻ ở đất liền ra một hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc sống
ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Sau 8.000 năm, mực nước biển hạ
thấp và nối liền đảo đó với đất liền khiến các chim sẻ trên đảo và chim sẻ ở đất liền tự do tiếp xúc với nhau.
Quan sát nào sau đây khiến ta có thể kết luận chúng đã trở thành hai loài khác nhau?
A. Con lai của chúng có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ.
B. Con lai của chúng yếu ớt và chết trước khi thành thục sinh dục.
C. Chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.
D. Chúng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau.
Câu 10. Cho các dữ kiện sau:
1- enzim ligaza nối các đoạn exon;
2- mạch gốc của gen làm nhiệm vụ phiên mã;
3- enzim rectrictaza cắt các đoạn intron ra khỏi exon;
LOVEBOOK.VN | 101
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
4- ARN polimeraza lắp ráp nucleotit bổ sung vào đầu 3’-OH ở mạch gốc của gen;
5- ARN tổng hợp được đến đâu thì hai mạch của gen đóng xoắn lại đến đó.
Số dữ kiện xảy ra trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 11. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Hai tính trạng do hai cặp gen quy định tuân theo quy luật phân li độc lập khi chúng nằm trên hai cặp
NST khác nhau.
B. Phân li độc lập hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Hai tính trạng do hai cặp gen quy định tuân theo quy luật liên kết gen hoàn toàn khi chúng cùng nằm
trên 1 cặp NST và ở kì đầu giảm phân I xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo cân giữa hai cromatit trong cặp
tương đồng.
D. Hai tính trạng do hai cặp gen quy định tuân theo quy luật hoán vị gen khi chúng cùng nằm trên 1 cặp
NST và ở kì đầu giảm phân I không xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo cân giữa hai cromatit trong cặp tương
đồng.
Câu 12. Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn
trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường.
Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để đứa con đầu lòng
của cặp vợ chồng III.10 và III.11 là con trai có tóc quăn và không mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 1/6. B. 64/81. C. 1/3. D. 1/9.
Câu 13. Cho các thành tựu của các lĩnh vực tạo giống:
1- cừu Đôly;
2- dâu tằm tam bội;
3- cây lai cà chua- khoai tây;
4- dê sản xuất prôtêin tơ nhện;
5- Vi khuẩn Ecoli sản xuất Insulin của Người.
Các thành tựu của công nghệ gen là:
A. 1, 3 và 5. B. 4 và 5. C. 1, 2 và 4. D. 1, 2, 3, 4 và 5.
Câu 14. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng
bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước;
(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh;
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên;
(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy;
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hóa học,…trong sản xuất nông nghiệp;
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 15. Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua
hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, số cây thân cao dị hợp ở (P) chiếm tỉ lệ:
A. 20%. B. 25%. C. 5%. D. 12,5%
Câu 16. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong
kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa màu đỏ, khi chỉ có loại alen trội A hoặc B
thì cho hoa màu hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa màu trắng. Cho cây hoa màu hồng thuần
102 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
chủng giao phấn với cây hoa màu đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa màu đỏ và 50% cây hoa màu hồng.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin
trên?
(1) AAbb x AaBb (2) aaBB x AaBb (3) AAbb x AaBB
(4) AAbb x AABb (5) aaBb x AABb (6) Aabb x AaBb
A. (2), (4), (5), (6). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3), (5). D. (3), (4), (6)
Câu 17. Ở thỏ, màu lông do 1 gen có 2 alen qui định, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Gen a qui định lông
vàng, không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản. Khi những con thỏ giao phối ngẫu nhiên, tính
trung bình có 16% số thỏ lông vàng. Nếu sau đó tách riêng các con thỏ lông vàng, các cá thể còn lại giao phối
ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ thỏ lông vàng thu được trong thế hệ tiếp theo là bao nhiêu?
A. 10,7%. B. 5,76%. C. 8,16%. D. 7,3%.
Câu 18. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau
đây có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 11 đỏ: 1 vàng?
I- Aaa x AAa II- Aa x Aaaa III- AAaa x Aaaa IV- AAaa x Aa
V- AAa x AAa VI- AAa x AAaa VII- AAaa x aaa VIII- Aaa x AAaa
A. I, II, IV,VI. B. I, III, IV, VIII C. I, III, V,VII. D. I, II, IV, VIII.
Câu 19. Ở người, bệnh M di truyền do một gen có 2 alen quy định, trội lặn hoàn toàn. Người đàn ông (1)
không mang alen bệnh lấy người phụ nữ (2) bình thường, người phụ nữ (2) có em trai (3) bị bệnh M. Cặp
vợ chồng (1) và (2) sinh một con trai bình thường (4). Người con trai (4) lớn lên lấy vợ (5) bình thường,
nhưng người vợ (5) có chị gái (6) mắc bệnh M. Những người khác trong gia đình đều không mắc bệnh M.
Khả năng nào sau đây có thể xảy ra với con của cặp vợ chồng (4) và (5)?
A. Chắc chắn con gái của họ không mang alen bệnh.
B. Khả năng con đầu lòng mắc bệnh là 1/18.
C. Khả năng con họ không mang alen bệnh là 18,75%.
D. Khả năng con trai của họ bình thường là 15/18.
Câu 20. Một gen dài 2040AO và có chứa 15% G. Sau khi bị đột biến điểm, gen đã tiến hành nhân đôi bình
thường 5 lần và đã sử dụng của môi trường 12 989A và 5580G. Dạng đột biến đã xảy ra là:
A. thêm 1 cặp G – X. B. mất 1 cặp G – X.
C. mất 1 cặp A – T. D. thêm 1 cặp A – T.
Câu 21. Một gen có 1680 liên kết hidro. Mạch thứ nhất của gen có tổng của hai loại nucleotit A và T bằng
20% và tổng của hai loại nucleotit G và A bằng 40% số nucleotit của mạch. Mạch thứ 2 có tích giữa hai loại
nucleotit X và G bằng 15,75% số nucleotit của mạch. Cho các phát biểu sau:
1. Chiều dài của gen là 3060 A0.
2. A = T = 40%; G = X = 10%.
3. A1 = T2 = 30 Nu; G1 = X2 = 210 Nu.
4. Khối lượng của gen là 540000 đvC.
Trong số các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh máu khó đông
do gen lặn nằm trên NST X quy định. Một cặp vợ chồng , người vợ có bố mắc bệnh máu khó đông, bà ngoại
và ông nội mắc bệnh bạch tạng. Người chồng có bố mắc bệnh bạch tạng. Những người khác trong gia đình
đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh 1 đứa con. Xác suất họ sinh 1 đứa con gái không
bị cả hai bệnh trên?
A. 5/12 B. 5/6 C. 3/10 D. 3/5
Câu 23. Ghép các hội chứng bệnh ở người và dạng đột biến cho phù hợp?
1- Đột biến số lượng NST 2 – Đột biến cấu trúc NST 3- Đột biến gen
a- hội chứng mèo kêu b- hội chứng Macphan c – hội chứng Patau
d – hội chứng siêu nữ e – hội chứng Claiphento
Câu trả lời đúng là
A. 1-c, d,e ; 2-b ; 3-a B. 1-a,c ; 2- c ; 3 – d,e

LOVEBOOK.VN | 103
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
C. 1-b,c,d ; 2 – e ; 3 – a D. 1- c,d,e ; 2 – a ; 3- b
Câu 24. Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn có cân bằng di truyền như sau:
Ab AB ab
0,2 ; 0,4 ; 0,4
ab ab ab
Xét hai trường hợp có thể xảy ra như sau:
-Trường hợp 1: Khi môi trường không thay đổi. Quần thể tự thụ phấn tạo ra thế hệ đầu tiên
-Trường hợp 2: Khi môi trường thay đổi. Biết rằng chỉ có kiểu gen có alen trội mới có sức chống
chịu, kiểu gen đồng hợp lặn sẽ không có sức chống chịu với môi trường nên sẽ chết. Sau đó quần
thể mới sẽ tự thụ phấn tạo ra thế hệ đầu tiên. Biết các gen liên kết hoàn toàn, tỉ lệ thu được lần lượt
ab
ở trường hợp 1 và trường hợp 2 ở thế hệ đầu tiên có kiếu gen trong quần thể là:
ab
A. 0,55 và 0,25 B. 0,475 và 0,25 C. 0,55 và 0, 32 D. 0,32 và 0,468
Câu 25. Cho các phát biểu sau đây:
1- Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
2- Chọn lọc phân hóa diễn ra khi môi trường sống ổn định.
3- Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh
vật.
4- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
5- Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong
quần thể.
6- Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại
alen trội.
7- Chọn lọc vận động diễn ra khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định.
8- Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà tác động đối với toàn bộ kiểu gen.
9- Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
A. 3 B. 4 C. 6 D. 5
Câu 26. Cho những ví dụ sau
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm. (4) Chi trước của thú và tay người.
(5) Gai cây hoàng liên , gai cây hoa hồng.
(6) Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
(7) Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là:
A. (2) và (4),(5),(7) B. (1) và (2) ,(4), (7) C. (2), (7) và (4) D. (1) và (3) và (7)
Câu 27. Những quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh?
1. Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây
(cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm.
2. Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng.
3. Thiếu thức ăn hay nơi ở, các động vật cùng quần thể ẩu đả, dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) →
Cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn.
4. Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản → Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác.
5. Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng.
A. (2), (5). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (5), (4).
Câu 28. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp
nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu
nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột
biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là:
A. 2/9. B. 1/6 C. 1/12. D. 1/9.

104 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 29. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đột biến xảy ra ở vùng vận hành hay vùng khởi động của gen có thể làm cho gen đó không biểu hiện
được chức năng.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột
biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
C. 5BU và consixin là những tác nhân gây đột biến gen rất mạnh, được sử dụng nhiều trong thực nghiệm.
D. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột
biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 30. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về di truyền qua tế bào chất?
A. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
B. Di truyền gen tế bào chất không tuân theo quy luật nghiêm ngặt như di truyền gen nhân.
C. Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng giống mẹ.
D. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
Câu 31. Ở một loài thân thảo, chiều cao của cây được quy định bởi 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc
lập, tác động cộng gộp với nhau. Trung bình cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 5cm.
Người ta tiến hành lai giữa cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được cây thế hệ lai F1 có chiều cao trung bình
110cm. Nếu cho F1 tự thụ phấn thì thu được cây có chiều cao 120 cm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/64. B. 9/16. C. 3/32. D. 27/64.
Câu 32. Ở người, bệnh câm điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù
màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (không alen trên Y) quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên
phía người vợ có bố và anh trai bị mù màu, có bà ngoại và mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em
gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình không bị hai bệnh này. Nếu cặp vợ chồng này dự định
sinh 4 đứa con. Xác suất để trong 4 đứa chỉ có 1 đứa bị bệnh còn ba đứa kia đều bình thường là bao nhiêu?
375 625 375 3
A. B. C. D.
4096 4096 1024 8
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
1. Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức
phản ứng.
2. Mỗi kiểu gen luôn có thể điều chỉnh kiểu hình của mình không giới hạn.
3. Mỗi gen có một mức phản ứng riêng.
4. Mức phản ứng không di truyền được.
5. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
6. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp.
7. Mức phản ứng về mỗi tính trạng thay đổi tùy kiểu gen của từng cá thể.
8. Kĩ thuật sản xuất quy định khả năng về năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34. Khi giao phối giữa ruồi giấm cái có cánh chẻ với ruồi giấm đực có cánh bình thường thì thu được:
84 con cái có cánh chẻ. 79 con cái có cánh bình thường. 82 con đực có cánh bình thường. Cho biết hình dạng
cánh do một gen chi phối. A - cánh chẻ, a-cánh bình thường. Quy luật di truyền chi phối:
A. Gen nằm trên NST thường có tác động của gen gây chết.
B. Gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y có tác động của gen gây chết (con đực cánh chẻ bị
chết).
C. Gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y có tác động của gen gây chết (con đực cánh bình
thường bị chết).
D. Gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.
DE De
Câu 35. Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ AaBb . Giả sử trong quá trình giảm
de eD
phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I,
các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Cả hai bên đều xảy ra hoán vị gen
với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh
có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể?
LOVEBOOK.VN | 105
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. 24 B. 60 C. 12 D. 16
Câu 36. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một
gen quy định:

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng mang
alen gây bệnh của cặp vợ chồng ở thế hệ IV là:
1 13 1 9
A. B. C. D.
2 28 14 14
Câu 37. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của phương pháp nhân bản vô tính động vật
và phương pháp cấy truyền phôi?
A. Kĩ thuật khá phức tạp, cần có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái
B. Nhân nhanh các giống động vật quý hiếm.
C. Có thể cải biến thành phần của phôi trước khi chuyển vào tử cung của con mẹ theo hướng có lợi cho
con người.
D. Tạo các con vật có hệ gen trong nhân giống nhau.
Câu 38. Cho các dạng tài nguyên sau:
(1) Thiếc ở tĩnh túc – Cao Bằng.
(2) Vàng ở Bắc Kạn
(3) Năng lượng mặt trời, thủy triều…
(4) Hạc cổ trắng, trăn gấm, cây gỗ đỏ, cây dây lông… ở vườn quốc gia Cát Tiên – Đồng Nai.
(5) Hồ nước ở Hòa Bình, hệ thống sông Hồng.
Có bao nhiêu dạng là tài nguyên tái sinh?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu 39. Cây hoa cẩm tú cầu thuần chủng mọc ở những nơi khác nhau có thể cho màu hoa khác nhau: đỏ, đỏ
nhạt, đỏ tím và tím. Hiện tượng này do:
A. Cường độ sáng khác nhau.
B. Đột biến gen quy định màu hoa.
C. Lượng nước tưới khác nhau.
D. Độ PH của đất khác nhau.
Câu 40. Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
1 - Ung thư máu;
2 - Hồng cầu hình liềm;
3 - Bạch tạng;
4 - Hội chứng Claiphentơ;
5 - Dính ngón tay số 2 và 3;
6 - Máu khó đông;
7 - Hội chứng Tơcnơ;
8 - Hội chứng Đao;
9 - Mù màu.
Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể?

106 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. 4,5,6,8 B. 1,2,4,5 C. 1,4,7,8 D. 1,3,7,9

LOVEBOOK.VN | 107
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 41. Cho một quần xã sinh vật gồm những quần thể có mối liên hệ như sau: chuột và thỏ ăn củ của cây,
cào cào ăn lá xanh của cây. Trong khi đó, rắn thì lại sử dụng thức ăn là thỏ, chuột, ếch. Về phần mình, ếch lại
có nguồn thức ăn là cào cào. Đại bàng tiêu thụ chuột. Xác của động vật tiêu thụ đầu bảng phân hủy thành vi
sinh vật.
Số phát biểu sai trong các phát biểu sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh)
(1) Trong lưới thức ăn trên có tất cả 4 chuỗi thức ăn.
(2). Rắn tham gia vào 3 chuỗi thức ăn.
(3). Rắn đóng vai trò là sinh vật tiêu thụ bậc 3 trong 2 chuỗi thức ăn, sinh vật tiêu thụ bậc 4 trong 1 chuỗi
thức ăn.
(4). Có 3 loài đóng vai trò là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
(5) Rắn và đại bàng cạnh tranh với nhau.
(6). Muốn bảo vệ ếch thì phải bảo vệ cào cào.
(7). Muốn lưới thức ăn bền vững ta chỉ cần bảo vệ rắn vì rắn tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
(8). Loại trừ thực vật ra khỏi lưới thức ăn dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
(9). Nếu loại bỏ đại bàng ra khỏi quần thể thì các loài thỏ, ếch, rắn sẽ tăng nhanh suốt.
A. 3 B.4 C. 5 D. 2
Câu 42. Các nhà sinh thái học cho rằng, tổng sinh khối của các sinh vật dưới biển cao hơn nhiều lần so với
tổng sinh khối của các động vật trên cạn, giải thích được cho là không đúng về khẳng định trên là:
A. Do nước biển có tổng diện tích chiếm gần ¾ diện tích trái đất nên có tổng sinh khối lớn hơn so với
tổng sinh khối của sinh vật trên cạn.
B. Sinh vật ở biển sống trong môi trường nước nên được nước nâng đỡ vì vậy tốn ít năng lượng cho việc
sinh công và di chuyển.
C. Sinh vật ở cạn bị mất nhiều năng lượng hơn cho việc sinh công và ổn định thân nhiệt.
D. Nước biển là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng nên các loài sinh vật rất dễ hấp thu các chất
dinh dưỡng vì vậy tổng sinh khối cao hơn.
Câu 43. Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng… có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố
dinh dưỡng như nitơ(N), photpho(P) và canxi(Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cacbon(C)
hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do:
A. Thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sang mặt trời.
B. Lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động không đáng kể.
C. Các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cacbon từ
môi trường.
D. Các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cacbon có nguồn gốc từ không khí.
Câu 44. Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là
không đúng?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của quần thể
cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể
được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(4) Cách li địa lí có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới.
(5) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
(6) Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
Số phương án đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 45. Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao sau:
“Tò vò mà nuôi con nhện
Về sau nó lớn nó quyện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào.”
A. Quan hệ ký sinh. B. Quan hệ hội sinh.
C. Quan hệ con mồi - vật ăn thịt. D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

108 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 46. Cho các phát biểu sau:
1. Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.
2. Loài ngẫu nhiên có vai trò thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào
đó.
3. Nhóm loài ưu thế là loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự
ổn định của quần xã.
4. Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của
chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
5. Vai trò của nhóm loài chủ chốt là quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
6. Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần xã, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với
các loài khác.
Những phát biểu đúng là:
A. 2, 6. B. 1, 3. C. 4, 6. D. 3, 5.
Câu 47. Quan sát hình ảnh sau và hãy cho biết trong các nhận xét, có bao nhiêu nhận xét đúng?

1. Hình ảnh này diễn tả cơ chế tạo thể lệch bội trong giảm phân.
2. Đột biến lệch bội này xảy ra do sự không phân ly của một cặp NST trong nguyên phân.
3. Lệch bội xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch
bội hình thành thể khảm.
4. Đột biến lệch bội và đột biến đảo đoạn được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.
5. Các thể lệch bội không bao giờ sống được do sự tăng hoặc giảm số lượng của một hoặc một vài cặp
NST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen.
6. Hội chứng Đao, hội chứng Tơcnơ, hội chứng tiếng mèo kêu và hội chứng ung thư máu ác tính là những
ví dụ về thể lệch bội.
7. Đột biến lệch bội thường gặp ở động vật bậc cao, ít gặp ở thực vật.
8. Trong chọn giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 48. Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?
A. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết
được với bộ ba khởi đầu trên mARN
B. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên
mARN
C. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết
được với bộ ba khởi đầu trên mARN
D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên
mARN

LOVEBOOK.VN | 109
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 49. Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm các loài sau: nấm, vi khuẩn, trăn, diều hâu, quạ,
mối, kiến, chim gõ kiến, thằn lằn, sóc, chuột, cây gỗ lớn, cây bụi, cỏ nhỏ. Các loài nào sau đây có thể xếp vào
bậc dinh dưỡng cấp 2?
A. Nấm, mối, sóc, chuột, kiến.
B. Kiến, thằn lằn, chim gõ kiến, diều hâu.
C. Chuột, quạ, trăn, diều hâu, vi khuẩn.
D. Chuột, thằn lằn, trăn, diều hâu.
Câu 50. Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen qui định. Ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền,
trong đó IA= 0,5; IB= 0,2; IO =0,3. Có mấy kết luận chính xác?
(1) Người có nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 10%.
(2) Người nhóm máu O chiếm tỉ lệ 9%.
(3) Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu.
(4) Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 35%.
(5) Trong số những người có nhóm máu A, người đồng hợp chiếm tỉ lệ 5/11.
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4

110 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án C
Câu này dễ nhưng lại không dễ!
Tất cả các kết luận về mật độ cá thể của quần thể đều đúng nhưng để đúng với những ví dụ thì chỉ có 1 mà
thôi.
Qua các ví dụ ta thấy rõ sự ảnh hưởng của mật độ đến sức sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Mật độ cá thể quần thể được coi là đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức
độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy vào điều kiện của môi trường
sống.
Câu 2: Đáp án C
Để xác định kiểu gen cây thân cao hoa đỏ, ta có thể dùng phép lai : (1) (3)
Phép lai (1) là phép lai phân tích, có thể cho phép xác định kiểu gen.
Phép lai (3) tự thụ có thể xác định kiểu gen dựa vào kiểu hình đời con và tỉ lệ các kiểu hình.
Câu 3: Đáp án C
Đối với bài này các em phải biện luận theo từng trường hợp gen nằm trên NST nào… Các em nếu có kĩ năng
tính toán nhanh sẽ giải quyết nhanh từng trường hợp. Vì vậy, khi giải đề ngoài nắm vững lý thuyết và ccach1
làm nên rèn luyện cho mình một kĩ năng tính toán thật nhuẫn nhuyễn để tự tin khi thi nhé!
Trường hợp 1: 2 gen đều nằm trên NST thường, phân ly độc lập.
Số KG tối đa là (2 + C22 ) x (3 + C32 ) = 18 nên ta loại.
Trường hợp 2 : 2 gen nằm trên 1 NST thường, có hoán vị gen.
Số KG tối đa là 6+ C26 = 21 nên ta loại.
Trường hợp 3 : 2 gen cùng nằm trên NST giới tính X đoạn không tương đồng Y.
Số KG tối đa là 6+ C26 +6 = 27  loại

Trường hợp 4 : 2 gen cùng nằm trên NST giới tính X đoạn tương đồng Y Số KG tối đa là 6+ C26 +62 = 57 nên
ta loại.
Trường hợp 5 : 1 gen trên NST thường, 1 gen trên NST giới tính X, đoạn không tương đồng Y .
- Gen 1 ( 2 alen) trên NST thường, gen 2 ( 3 alen) trên NST giới tính.

Số KG tối đa là (2 + C22 ) x (3+ C32 +3) = 27 nên ta loại.

- Gen 1 trên NST giới tính, gen 2 trên NST thường.


Số KG tối đa là (3+ C32 ) x (2 + C22 +2) = 30 nên ta nhận.
Vậy gen 1 nằm trên NST giới tính X đoạn không tương đồng Y, gen 2 nằm trên NST thường.
1. Số KG đồng hợp về cả 2 alen là 3 x 2 = 6.
2. Gen thứ 2 (3 alen) có số kiểu gen dị hợp là C32 = 6.
3. Sai.
4. Sai.
Có giới đực có 6 x 2 =12 KG, giới cái có 6 x 3 = 18 kiểu gen.
5. Số kiểu giao phối là 12 x 18 = 216.
Vậy các phát biểu 1,2,5 là đúng.
Câu 4: Đáp án D

LOVEBOOK.VN | 111
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Chắc có lẽ nhiều bạn đọc đề sẽ cảm thấy khá nản!!! Vì bài toàn chưa cho biết một trong hai kiểu gen đâu là
của con đực đâu là của con cái. Chúng ta phải chia trường hợp thôi .
AB Ab
Trường hợp 1: là cá thể đực, là cá thể cái.
ab aB
AB Ab
P: 
ab aB
Gp: AB = ab = 0,35 Ab = aB = 0,5
Ab = aB = 0,15
Tỉ lệ kiểu hình đời con là 1 A-bb : 2A-B- : 1 aaB-
AB Ab
Trường hợp 2: là cá thể cái, là cá thể đực.
ab aB
AB Ab
P: 
ab aB
Gp: AB = ab = 0,5 Ab = aB = 0,35
AB = ab = 0,15
Vậy đời con: Kiểu hình aabb = 0,5 x 0,15 = 0,075.
Áp dụng công thức ta có:
Kiểu hình A-B- = 0,5 + 0,075= 0,575 = 57,5%.
Câu 5: Đáp án A
Để giải quyết câu này chúng ta sẽ tách từng cặp gen để tính.
1 1
Xét Aa×aa  Đời con: Aa : aa.
2 2
Bd bd
Xét cặp  với f = 40%.
bD bd
Gp: Bd = bD = 0,3 bd = 1
BD = bd = 0,2
Đời con: BbDd = bbdd = 20%; Bbdd = bbDd = 30%.
- Xét XEY × XEXe
Đời con : 1XEXE : 1XEXe : 1XEY : 1XeY.
1
Kiểu hình toàn tính trạng lặn(aabbddXeY) chiếm tỉ lệ:  0,2  0,25  0,025  2,5%
2
Kiểu hình chứa ít nhất 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là: 100% - 2,5% = 97,5%. Vậy 1 sai.
Kiểu hình chứa 1 tính trạng trội sẽ có khả năng mang các kiểu gen:
AabbddXeY = 0,5×0,2×0,25 = 0,025.
aabbD-XeY=aaB-ddXeY = 0,5×0,3×0,25 = 0,0375.
aabbddXE- = 0,5× 0,2×0,75 = 0,075.
Kiểu hình chứa 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ: 0,025 + 0,0375× 2 + 0,075 = 0,175.
Kiểu hình chứa ít nhất 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ: 1- 0,175 – 0,025 = 0,8 = 80%. Vậy 2 đúng.
Kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn( A-B-D-ee, A-B-ddE- , A-bbD-E- , aaB-D-E-) là :
1
0.5x 0.2x + 0.5 x 0.3 x 0.75 x 2 + 0.5 x 0.2 x 0.75 = 0,325. Vậy 3 sai.
4
Bd E
Đời con có kiểu gen aa X Y chiếm tỉ lệ là: 0,5×0,3×0,25 = 0,0375 = 3,75%. Vậy 4 sai.
bd
Vậy chỉ có 1 dự đoán đúng.
Câu 6: Đáp án A
(1) sai vì các tế bào đều có bộ NST giống nhau và đều chứa NST giới tính, kể cả các tế bào sinh dưỡng
xoma.

112 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(2) sai vì trên NST giới tính còn có chứa cả các gen qui định tính trạng bình thường.
(3) Sai. Ví dụ như ở gà XX là con đực còn XY là con cái.
(4) đúng.
(5) đúng.
(6) sai vì châu chấu đực có cặp NST giới tính là XO và con cái là XX.
(7) sai vì bò sát giống đực mang cặp NST XX và giống cái mang cặp NST XY.
Câu 7: Đáp án B
1 tế bào sinh tinh sẽ tạo ra 4 tinh trùng.
 1800 tinh trùng là tạo ra từ 450 tế bào sinh tinh.
1 tế bào bào giảm phân có hoán vị tạo ra 2 tinh trùng bình thường, 2 tinh trùng mang gen hoán vị.
 256 tinh trùng chứa gen hoán vị là từ 128 tế bào sinh tinh có xảy ra hoán vị gen.
Vậy số tế bào sinh tinh không xảy ra hoán vị gen là 450 – 128 = 322.
Câu 8: Đáp án B
Loại bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52 đây là thể song nhị bội mang vật chất di truyền của hai loài bông
châu Âu và bông hoang dại ở Châu Mỹ.
+ Có kiểu gen đồng hợp tử về các cặp gen. Các em quan sát hình dưới đây nhé! Thay lời muốn nói 

+ Có khả năng sinh sản hữu tính.


Các đặc điểm đúng với loài bông ở Mĩ là : (1) , (3), (4).
Câu 9: Đáp án B
Đây là một ví dụ rất hay về cách li sau hợp tử. Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra
con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
Hai quần thể chim sẻ này tiếp xúc với nhau tạo ra con lai có sức sống yếu ớt và chết trước khi thành thục
sinh dục nên đây là trường hợp cách li sau hợp tử. Điều này chứng tỏ hai quần thể là hai loài khác nhau do
chúng cách li sinh sản.
Câu 10: Đáp án C
Ở nhân sơ (gen không phân mảnh), sau phiên mã, mARN tạo thành có thế thực hiện ngay chức năng sinh
học nên không hề có bước cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exin lại với nhau để tạo thành mARN
trưởng thành. Quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra trong tế bào chất của sinh vật nhân sơ.
Các sự kiện xảy ra trong phiên mã ở sinh vật nhân sơ là 2,4,5 nên có 3 sự kiện.
Câu 11: Đáp án A
+ Phân ly độc lập làm gia tăng biến dị tổ hợp.
+ Liên kết gen hoàn toàn xảy ra khi các gen cùng nằm trên 1 NST và không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo
ở kì đầu 1 giảm phân
+ Hoán vị gen xảy ra khi các gen cùng nằm trên 1NST và có sự tiếp hợp,trao đổi chéo ở kì đầu 1 giảm phân.
Câu 12: Đáp án C
LOVEBOOK.VN | 113
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
II5 và II6 tóc quăn bình thường sinh con III9 tóc thẳng bị bệnh nên có KG là AaXBXb x AaXBY.
1 2
Người III10 có xác suất kiểu gen là ( AA : Aa)XBY.
3 3
Người II7 và II8 tóc quăn,bình thường sinh con III12 tóc thẳng bị bệnh nên có KG là AaXBXb x AaXBY.
1 2 1 1
Xác suất KG của người III11 là ( AA : Aa)( XBXb : XBXB).
3 3 2 2
Con trai tóc quăn không mắc bệnh có KG là A_XBY.
2
1 8
Xét riêng từng cặp,xác suất sinh con tóc quăn (A_ ) là 1-   =
3 9
1 3 3
Xác suất sinh con trai không mắc bệnh mù màu (XBY) là  =
2 4 8
3 8 1
Xác suất sinh con đầu lòng là trai có tóc quăn, không mắc bệnh là  =
8 9 3
Câu 13: Đáp án B
Các thành tựu của công nghệ gen là 4 và 5.
- Cừu Đôly là thành tựu của công nghệ tế bào động vật.
- Dâu tằm tam bội được tạo thành nhờ phương pháp lai dâu tứ bội với dâu lưỡng bội.
- Cây lai cà chua – khoai tây là thành tựu của phương pháp dung hợp tế bào trần.
Câu 14: Đáp án B
- Sử dụng nguồn nước tiết kiệm cũng là một trong những cách góp phần sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Nhiều người nhầm tưởng rằng, tài nguyên nước không bao giờ cạn kiệt và tha hồ sử
dụng. Nhưng không nguồn nước ngọt đang dần cạn kiệt đi rất nhiều do vậy việc sử dụng nguồn nước một
cách tiết kiệm là điều hoàn toàn cần thiết.
- Tăng cường khai thác tài nguyên không tái sinh là hoàn toàn sai lầm. Vì các tài nguyên này có thể không
tái sinh được hoặc mất thời gian rất rất lâu mới có thể hình thành nên nếu tăng cường khai thác hết hoàn
toàn sẽ làm mất đi những nguồn tài nguyên này.
- Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên giúp bảo tồn các loài động vật quý hiếm, bảo vệ rừng
khỏi lâm tặc, góp phần giữ gìn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giúp điều hào khí hậu…
- Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy giúp bảo vệ nguồn
tài nguyên rừng và các loài động vật sống trong đó.
- Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hóa học,…trong sản xuất nông nghiệp gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các loài thiên địch cũng như sức khỏe của con người.
Câu 15: Đáp án A
Ở F2 ta có tỉ lệ thân thấp(aa) là 0,825.
Gọi tỉ lệ dị hợp ở P là k.
2
1
0,75+ k x (1-   ): 2  k=0,2
2
Câu 16: Đáp án B
Cách giải nhanh:
F1: 1A-B- : 1A-bb = A-(1B- : 1bb) hoặc 1A-B- : 1aaB- = (1A- : 1aa)B-
 P: (AA x ...)(Bb x bb) hoặc (Aa x aa)(BB x ...)
 (1), (2), (4) thỏa mãn.
Câu 17: Đáp án C
Theo đề bài ta có: P: 0,36 AA : 0,0,48Aa : 00,16aa
Sau đó tách riêng các cá thể lông vàng các cá thể còn lại giao phối với nhau ta có:
0,36 0, 48 3 4
P: AA : Aa  P: AA : Aa.
1  0,16 1  0,16 7 7
114 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
2
2 2 4
a = . Khi cho các cá thể giao phối tự nhiên ta có số cá thể lông vàng chiếm tỉ lệ:     8,16%.
7 7 49
Câu 18: Đáp án B
1 1 1 1
Aaa  aa; AAa  aa; AAaa  aa; Aaaa  aa
2 6 6 2
1 1 1
Ta có: aa=  
12 2 6
Các phép lai này thỏa mãn: AAa x Aaa (I), AAaa x Aaaa (III), AAaa x Aa (IV), AAaa x Aaa (VIII).
Câu 19: Đáp án B
Quy ước: A : bình thường >> a: bị bệnh.
Người đàn ông (1) không mang alen bệnh có KG là AA.
1 2
Người phụ nữ (2) bình thường, có em trai (3) bị bệnh có dạng AA : Aa.
3 3
1 2
Ta có: ( AA : Aa)× AA.
3 3
2 1
Người con trai (4) của họ bình thường, có dạng : AA : Aa.
3 3
1 2
Người vợ (5) bình thường, có chị gái (6) bị bệnh có dạng AA : Aa
3 3
2 1 1 2 5 1 2 1
Người (4) x người (5) : ( AA : Aa) x ( AA : Aa)  ( A : a)( A : a)
3 3 3 3 6 6 3 3
1 2 1 1
Khả năng con đầu lòng của họ bị bệnh là   =
3 3 4 18
5 2 5
Khả năng con họ không mang alen bệnh là    55,56%.
6 3 9
17 1 17
Khả năng con trai họ bình thường là   .
18 2 36
Câu 20: Đáp án C
2040
Số nucleotit của gen bình thường:  2  1200 Nu.
3, 4
 G = 180; A = 420.
12989 5580
Gen đột biến: A=  419 ;  180
5
2 1 25  1
Vậy gen ban đầu bị mất 1 cặp A-T.
Câu 21: Đáp án A
A1+ T1 = 20%
G1+ A1= 40% (G1 < 40%)
A1+T1+G1+X1= 100%  G1+X1= 80%
X2.G2= 15,75%  X1.G1= 15,75%
Vậy X1, G1 là nghiệm của phương trình: X2 – 0,8X + 0,1575 = 0
 X = 0,45; X= 0,35
Vì G1 <40% nên G1 = 35%, A1 = 5%; T1 = A2= 15%; X1 =G2 = 45%
A = T=10%; G=X =40%
 G= 4A.
H = 2A+3G = 2A+ 12A = 1680  A=T=120; G=X= 480;

LOVEBOOK.VN | 115
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
L = (120  480).3,4  2040 A0. Vậy 1 sai.
A1 = T2 = 5%  A1 = T2 = 0,05.600 = 30 Nu.
G1 = X2 = 35%  G1 = X2 = 0,35.600 = 210 Nu. Vậy 3 đúng.
Khối lượng của gen: 1200.300= 360000 đvC. Vậy 4 sai.
Câu 22: Đáp án B
- Xét bệnh bạch tạng :
A: bình thường >> a: bạch tạng.
Người vợ bình thường, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng
Do đó, bố mẹ người vợ có KG là Aa.
1 2
Người vợ có dạng AA : Aa
3 3
Người chồng bình thường, có bố bị bạch tạng.
 Người chồng : Aa
1 1 5
Vậy xác suất họ sinh con không bị bạch tạng là 1 –  =
3 2 6
- Xét bệnh máu khó đông : B bình thường >> b máu khó đông.
Người vợ bình thường, có bố bị máu khó đông XbY
Do đó, người vợ : XBXb
Người chồng bình thường : XBY
Vậy xác suất họ sinh con không bị máu khó đông, là con gái là 100%.
5
Vậy xác suất họ sinh con không bị cả 2 bệnh và là con gái là .
6
Câu 23: Đáp án D
1- Đột biến số lượng NST là:
+ c- hội chứng Patau : (2n+1) có 3 NST số 13.
+ d- hội chứng siêu nữ : (2n + 1) có 3 NST giới tính XXX.
+ e- hội chứng Claiphento (2n+1) có 3 NST giới tính XXY.
2- Đột biến cấu trúc :
+ a- Hội chứng tiếng mèo kêu : đột biến mất 1 đoạn NST số 5.
3- Đột biến gen :
+ b- Hội chứng Macphan.
Câu 24: Đáp án A
Trường hợp 1: Quần thể tự thụ phấn , môi trường không đổi.
Ta có:
Ab Ab Ab Ab ab
0,2(  ) → 0,2( 1 :2 :1 )
ab ab Ab ab ab
AB AB AB AB ab
0, 4(  )  0, 4(1 :2 :1 )
ab ab AB ab ab
ab ab ab
0,4(  )
ab ab ab
ab 1 1
 0,2   0, 4   0, 4  0,55
ab 4 4
Trường hợp 2: Môi trường thay đổi chỉ các cá thể có kiểu hình trội mới tham gia vào quá trình sinh sản.
1 Ab 2 AB
Chia lại tỉ lệ P : :
3 ab 3 ab
ab 1 1 2 1
F1 tính theo lý thuyết : =     0,25 .
ab 3 4 3 4

116 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 25: Đáp án C
1 sai vì chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội nhanh hơn alen lặn do alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái
đồng hợp. Chọn lọc không bao giờ loại bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với một tần
số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.
2 sai vì chọn lọc ổn định diễn ra khi môi trường sống ổn định. Chọn lọc ổn định có xu hướng bảo tồn kiểu
gen đã đạt được.
3 đúng.
4 đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm cho một alne có lợi bị đào thải ra khỏi quần thể và một alen gây
hại trở nên phổ biến trong quần thể.
5 đúng.
6 đúng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp.
7 đúng. Khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc cũng thay đổi. Kết quả là
đặc điểm thích nghi cũ dần được thay thế bởi đặc điểm thích nghi mới.
8 đúng.
9 sai vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể mà thiết lập trạng thái cân bằng
của quần thể.
Vậy có 6 phát biểu đúng!
Câu 26: Đáp án C
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là : (2), (4) (7).
Vây cá voi và cánh dơi là cơ quan tương đồng, chi trước của thú và tay người ( đều có nguồn gốc là chi trước
của thú ).
Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy . Nhụy ở cây đủ là cơ quan thoái
hóa ( một dạng của cơ quan tương đồng).
- Cánh dơi và cánh côn trùng là cơ quan tương tự.
- Mang cá và mang tôm là cơ quan tương tự.
- Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng là cơ quan tương tự vì gai cây hoàng liên là biến dạng của lá và gai
cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
Câu 27: Đáp án A
Các quan hệ không phải là cạnh tranh là : 2 và 5.
1 – cạnh tranh ánh sáng.
2- mối quan hệ hỗ trợ.
3- cạnh tranh thức ăn.
4- cạnh tranh nơi ở.
5 – hỗ trợ.
Câu 28: Đáp án D
P: AaBb x AaBb → F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabB.
Phép lai ngẫu nhiên: A-bb x aaB-, tạo ra aabb chỉ khi là Aabb x aaBb.
2 1
Các cây A-bb F1: Aabb : Aabb
3 3
2 1
Các cây aaB- F1: aaBb : aaBB.
3 3
2 2 2 2 1 1
Ta có: Aabb  aaBb     aabb.
3 3 3 3 4 9
Câu 29: Đáp án A
Cùng 1 tác nhân đột biến, cường độ và liều lượng như nhau, các gen khác nhau phản ứng khác nhau nên tần
số đột biến cùng không giống nhau. B sai.
Tác động gây đột biến của 5BU không mạnh, nên thường chỉ gây đột biến tại 1 điểm trên gen. C sai.
Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh dạng đột
biến thay thế cặp nucleotit. D sai.
Câu 30: Đáp án D
LOVEBOOK.VN | 117
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
D sai vì không mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền qua tế bào chất.
Câu 31: Đáp án C
Theo đề bài ta có: F1 : AaBbDd, có 3 gen trội cao 110cm.
Ta có: 110 + 5.2 = 120 cm  Cây cao 120 cm có 5 alen trội.
F1: AaBbDd x AaBbDd.
Tổng giao tử: 23 ×23 = 26
Số tổ hợp có 5 alen trội là C56 .

C56 6 3
Tỉ lệ cây cao 120 cm:  
26 64 32
Câu 32: Đáp án C
Quy ước: A: mắt bình thường, a: mù màu, B: tai bình thường, b: điếc bẩm sinh
Bên vợ: bố và anh trai bị mù màu (XaY), bà ngoại và mẹ bị điếc bẩm sinh (bb) → kiểu gen vợ: BbXAXa
1 2
Bên chồng: em gái bị điếc bẩm sinh (bb) → kiểu gen chồng: B-XAY ( BBXAY và BbXAY)
3 3
Phép lai: B-XAY x BbXAXa:
2 2 1 1 1 5
♂ Bb x ♀ Bb → bb =  = → B- = 1 - = (1)
3 3 4 6 6 6
1 3
XAY x XAXa → XaY = → không bị mù màu (XAY + XAX-) = (2)
4 4
5 3
 5
Xác suất đứa con không bị hai bệnh là: 6 4 = .
8
5 3
Xác suất đứa con bị ít nhất 1 bệnh là: 1 - = .
8 8
3
3 5 375
Cặp vợ chồng sinh 4 đứa con, xác suất để trong 4 đứa chỉ có 1 đứa bị bệnh là: C34    
8  8  1024
Câu 33: Đáp án C
1 đúng.
2 sai vì mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định.
3 đúng vì mức phản ứng được di truyền, trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng.
4 sai.
5 sai vì tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
6 sai vì tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. Đây là những tính trạng do nhiều gen cùng quy
địnhtheo kiểu tương tác cộng gộp, chịu nhiều ảnh hưởng bởi môi trường.
7 đúng. Ví dụ: trong điều kiện thích hợp giống lúa DR2 cho năng suất tối đa là 9,5 tấn/ha, trong khi đó
giống tám thơm đột biến chỉ cho 5,5 tấn/ha.
8 sai vì kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của một giống trong mức phản ứng do kiểu gen quy
định. Kiểu gen mới quy định khả năng về năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng.
Câu 34: Đáp án B
Trong phép lai trên có tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới khác nhau nên tính trạng hình dạng cánh quy định
nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y. Chúng ta tiếp tục xác định gen có gây chết hay không.
Ta có bố ruồi giấm cái có cánh chẻ với ruồi giấm đực có cánh bình thường  kiểu gen của ruồi giấm cái là
XAXa
Ta có phép lai XAXa x XaY  XAXa : XaXa : XaY : XAY.
Do tỉ lệ cái : đực = 2:1.
Đây không phải tỉ lệ thường thấy 1 cái : 1 đực ở ruồi giấm nên XAY chết.

118 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Như vậy xuất hiện gen gây chết, nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y và con đực cánh chẻ bị chết.
Câu 35: Đáp án B
Aa x Aa cho đời con 3 loại kiểu gen.
DE De
♂ x♀ có hoán vị gen cho đời con 10 loại kiểu gen.
de dE
Bb x Bb ở con đực có rối loạn phân li trong giảm phân I, con cái bình thường cho đời con 2 kiểu gen thể ba
và 2 kiểu gen thể một.
Số loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể (thể ba) là 2x3x10 = 60 loại.
Câu 36: Đáp án D
Bệnh do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
1 1
Chồng bình thường nhận a từ bố bị bệnh nên có kiểu gen Aa cho tỉ lệ giao tử là
A : a.
2 2
1 2 2 1
Ông bà ngoại của vợ bình thường có kiểu gen AA : Aa có tỉ lệ giao tử là A : a.
3 3 3 3
4 4 1 1 3 1
 Mẹ vợ bình thường có kiểu gen AA : Aa  AA : Aa cho tỉ lệ giao tử là A: a
9 9 2 2 4 4
1 1
Bố vợ có kiểu gen Aa cho tỉ lệ giao tử là A : a.
2 2

3 1 1 1 3 4 1
Ta có: ( A: a )( A : a)  AA : Aa : aa
4 4 2 2 8 8 8
3 4 5 2
Vậy vợ bình thường có tỉ lệ kiểu gen là AA : Aa. Tỉ lệ giao tử của vợ là A: a.
7 7 7 7
1 5 1 2 2 9
Xác suất họ sinh con đầu lòng mang gen bị bệnh là x Aa +  Aa+ aa = .
2 7 2 7 14 14
Câu 37: Đáp án A
Nhân tính vô bản không cần có sự tham gia của giao tử đực.
Câu 38: Đáp án A
Dạng tài nguyên Khái niệm Các dạng tài nguyên
Tài nguyên tái sinh Là tài nguyên có thể tự duy trì Tài nguyên nước sạch, đất, không
hoặc tự bổ sung, khôi phục một khí sạch, đa dạng sinh học…
cách liên tục khi được quản lý
một cách hợp lý.
Tài nguyên không tái sinh Là tài nguyên tồn tại hữu hạn, Nhiên liệu hóa thạch
không tự khôi phục lại được, sẽ Khoáng sản (than đá, dầu khí, các
tự mất đi hoặc biến đổi sau quá loại quặng, kim loại…)
trình sử dụng.
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu Tài nguyên sạch, khi sử dụng Năng lượng gió, thủy triều, mặt
không gây ô nhiễm môi trường. trời, sóng…
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy:
- Nguồn tài nguyên tái sinh: (4), (5).
- Nguồn tài nguyên không tái sinh: (1), (2).
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: (3).
Câu 39: Đáp án D
Cẩm tú cầu là loài cây đặc biệt, có thể sống trên đất chua, trung tính hoặc có tính vôi.
Không những thế màu sắc của hoa có thể thay đổi tuỳ theo độ pH trong đất.
Ở đất chua cây sẽ cho hoa màu lam, đất trung tính hoa cẩm tú cầu có màu trắng sữa.
Đất có độ pH > 7 thì hoa có màu tím hoặc hồng.
LOVEBOOK.VN | 119
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Đất có độ pH =7 hoa có màu trắng sữa.
Câu 40: Đáp án C
Câu 41: Đáp án A
Từ dữ kiện đề bài ta có chuỗi thức ăn sau:

(1) Đúng. Có 4 chuỗi thức ăn gồm:


1. Cỏ →thỏ →rắn →vi sinh vật. 3. Cỏ→ chuột→ đại bàng →vi sinh vật.
2. Cỏ →chuột →rắn →vi sinh vật. 4. Cỏ →cào cào→ ếch →rắn→ vi sinh vật.
(2). Đúng. Rắn tham gia vào 3 chuỗi thức ăn là (1), (2), (4).
(3). Sai. Rắn đóng vai trò là sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong 2 chuỗi thức ăn, sinh vật tiêu thụ bậc 3 trong 1
chuỗi thức ăn.
(4). Đúng: Có 3 loài đóng vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: rắn, đại bàng, ếch.
(5). Đúng: rắn và đại bàng cạnh tranh với nhau do cùng sử dụng chung thức ăn là chuột.
(6). Đúng: do cào cào là thức ăn của ếch nên muốn bảo vệ ếch thì bảo vệ cào cào.
(7). Sai. Nếu như chỉ bảo vệ rắn làm cho số lượng rắn trong quần xã tăng lên phá vỡ qui luật khống chế
sinh học(cụ thể loài rắn tăng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chuột, ếch, thỏ) gây ảnh hưởng đến loài khác →
lưới thức ăn sẽ không bền vững.
(8). Đúng: loại trừ thực vật ra khỏi quần xã gây mất nguồn thức ăn, nơi ở, các loài sẽ di truyền đi nơi
khác→ gây mất cân bằng hệ sinh thái.
(9). Sai; loại bỏ đại bàng ra khỏi quần xã ban đầu các loài rắn, ếch, thỏ sẽ tăng nhanh do không bị khống
chế, sau đó lại ổn định trở lại do hình thành trạng thái cân bằng mới.
Câu 42: Đáp án D
Câu 43: Đáp án D
Nguyên nhân là do các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cacbon có nguồn gốc từ không
khí.
Các nguyên tố có nguồn gốc từ đất, nếu xảy ra các hiện tượng thiên tai, sẽ không còn lớp thực vật bảo vệ
phía trên sẽ nhanh chóng bị mất đi ( hiện tượng xói mòn) không còn đủ để cung cấp cho hệ sinh thái, còn
Cacbon có nguồn gốc từ CO2 không khí, luôn luôn có đủ cho hệ sinh thái.
A sai vì ngoài nước + ánh sáng mặt trời, thực vật còn cần CO2
B sai, hầu hết các chất hữu cơ đều là hợp chất của Cacbon nên lượng Cacbon cần dùng là rất lớn.
C sai vì không phải loài thực vật nào cũng cộng sinh với nấm, vi khuẩn, do đó lượng Cacbon tạo ra từ con
đường trên không chiếm đa số.
Câu 44: Đáp án B
(2) sai vì cách li địa lí thời gian dài chưa chắc đã dẫn đến cách li sinh sản. ví dụ như loài người, ngày trước
sống ở các vùng khác nhau (cách li địa lý) nhưng vẫn không hề dẫn đến cách li sinh sản
(5) sai vì cách li địa lý hiếm gặp ở các loài ít di cư.
(6) sai vì cách li địa lý là những ngăn trở địa lý ( núi, sông,…) chứ không phải trở ngại sinh học.
Câu 45: Đáp án C
Tò vò làm tổ và đẻ trứng vào trong tổ, tò vò mẹ tìm sau bắt bỏ vào tổ để nuôi con. Không may nhện lẻn
vào tổ và ăn mất ấu trùng tò vò con rồi nằm lại trong tổ chờ tò vò mẹ bắt sâu về ăn. Nói cách khác tò vò mẹ
coi như đang nuôi con nhện. Và do nhện ăn thịt tò vò con nên mối quan hệ ở đây được xem là mối quan hệ
con mồi - vật ăn thịt.
Câu 46: Đáp án C
- Các ý đúng là 4, 6.
- Một câu hỏi thuần túy về lí thuyết cơ bản nhưng nếu không nắm cẩn thận ta sẽ dễ nhầm lẫn.
120 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Sau đây là một số tổng hợp về kiến thức, từ đó soi xét lên các phát biểu phía trên các em sẽ thấy sai và
đúng ở đâu.
Căn cứ vào vai trò nhất định của nhóm loài, trong quần xã người ta chia làm 3 loại nhóm loài:
+ Loài ưu thế: có tần số xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, có vai trò quyết định chiều
hướng phát triển của quần xã.
+ Loài thứ yếu: có vai trò thay thế loài ưu thế khi nhóm loài này bị diệt vong.
+ Loài ngẫu nhiên: có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm
tăng mức đa dạng cho quần xã.
Trong quần xã người ta lại phân ra làm 2 nhóm loài:
+ Loài chủ chốt: gồm một vài loại (vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát
triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
+ Loài đặc trưng: chỉ có ở một vài quần xã, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với
các loài khác.
Câu 47: Đáp án C
Ý 1 sai vì nhìn vào hình ảnh ta thấy ngay hình ảnh này diễn tả cơ chế tạo thể lệch bội trong nguyên phân.
Từ một tế bào mẹ 2n ban đầu tham gia vào nguyên phân ta dễ thấy ở kì giữa các NST kép xếp thành một
hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Ý 2 đúng. Ta thấy rất rõ ràng khi quan sát tế bào ở kì sau của nguyên phân.
Ý 3 đúng.
Ý 4 sai vì đột biến lệch bội và đột biến mất đoạn được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.
Ý 5 sai vì các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy
loài do sự tăng hoặc giảm số lượng của một hoặc một vài cặp NST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen.
Ý 6 sai vì hội chứng tiếng mèo kêu và hội chứng ung thư máu ác tính không phải là những ví dụ về thể
lệch bội.
Ý 7 sai vì đột biến lệch bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.
Ý 8 đúng.
Vậy có 3 nhận xét đúng!!
Câu 48: Đáp án C
Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được
với bộ ba khởi đầu( AUG) trên mARN.
A sai, AUG là bộ ba mở đầu trên mARN, đối mã nó trên tARN là UAX.
B sai, quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc.
D sai, không có bộ ba đối mã với các bộ ba kết thúc.
Câu 49: Đáp án A
Câu 50: Đáp án B
Người có nhóm màu AB chiếm tỉ lệ (IAIB) = 2x0,5 x 0,2 = 0,2 nên (1) sai.
Người có nhóm máu O chiếm tỉ lệ (IOIO) = 0,32 = 0,09 nên (2) đúng.
Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu là IOIO, IAIA , IBIB nên (3) đúng.
Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ (IAIA, IAIO ) = 0,52 + 2x0,5x0,3 = 0,55 nên (4) sai.
0,25 5
Trong số những người nhóm máu A người mang kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:  nên 5 đúng.
0,55 11

LOVEBOOK.VN | 121
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

TT - Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 nhiều năm và cũng là


giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học lớp 12, tôi có vài lời
khuyên gửi đến các em học sinh trước kỳ thi THPT quan trọng
này.
Khi bước vào làm bài thi: các em hãy đọc thật kỹ yêu cầu đề
bài, phân bổ thời gian hợp lý cho bài làm. Nếu không nghĩ ra
câu trả lời, các em hãy tạm để đó và chuyển sang câu hỏi khác.

Với đề thi THPT quốc gia môn sinh học: là đề trắc nghiệm gồm
50 câu/90 phút.

Về phần lý thuyết
Nhìn chung, những năm gần đây đề thi cho rất sát với chương trình, không đánh đố học sinh. Nhưng điều
này không có nghĩa là các em chỉ cần học thuộc lòng sẽ làm bài được. Các em phải hiểu bài. Thời gian còn
lại của tuần lễ trước khi thi này, các em có thể làm những việc sau:

Hệ thống lại kiến thức bằng cách nắm những ý chính trong một bài, các bài của một chương, các chương
trong chương trình sách giáo khoa sinh học lớp 12, nắm vững các ví dụ minh chứng trong sách giáo khoa.

Khi làm bài: câu dễ, quen làm trước; câu khó, chưa vững hoặc dạng câu chưa gặp làm sau; câu nào đang
phân vân thì dùng phương pháp loại trừ, sau đó cân nhắc các phương án còn lại. Như vậy lựa chọn sẽ
nhanh hơn và xác suất trả 
 lời đúng sẽ cao hơn.

Về phần bài tập


Chủ yếu là phần sinh học phân tử, sinh học tế bào, quy luật di truyền, di truyền quần thể. Trong đó, bài tập
tích hợp, toán xác suất kết hợp với toán phả hệ và các loại toán khác là phần khó nhất trong đề thi mấy
năm gần đây.

Thường thông tin trong đề rất dài, các em phải đọc nhanh và phải chọn lọc dữ kiện; tính toán nhanh, chính
xác. Thí sinh không cần làm tất cả các bước như một bài tự luận, mà cần thuộc một số công thức cơ bản để
giải nhanh và chính xác. Cách cuối cùng là dựa vào đáp án đã cho, thay bằng dữ kiện để thử ra đáp án
đúng.

Lưu ý chung
1. Cần đọc kỹ đề để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ “đúng”, “sai”, “không”... Có rất nhiều “bẫy”
trong đề thi, nhất là phần lý thuyết. Nếu các em không đọc kỹ sẽ dính “bẫy”.
2. Cuối cùng, các em học sinh nên luyện tập một số đề thi thử theo thời gian quy định, để làm quen với đề
và với áp lực thời gian.
NGUYỄN THỊ TỐ VÂN (Tổ trưởng tổ Sinh Trường THPT, Lê Quý Đôn, TP.HCM)

122 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

06
Câu 1. Ở ruồi giấm, khi lai hai dòng thuần chủng khác nhau bởi cặp các tính trạng tương phản được F1 đồng
loạt thân xám, cánh dài. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỉ lệ 67,5% thân xám, cánh dài : 17,5% thân đen,
cánh ngắn :7,5% thân xám, cánh ngắn : 7,5% thân đen, cánh dài. Cho biết mỗi tính trạng do một gen qui
định. Cho con cái F1 lai với con đực có kiểu hình thân xám, cánh ngắn ở F2 thu được F3. Một số dự đoán được
đưa ra như sau:
1. Ở F1, ruồi giấm đực xảy ra hoán vị gen với tần số f = 40%.
2. Ở F1, ruồi giấm cái xảy ra hoán vị gen với tần số f = 40%.
3. Ở F3, ruồi giấm thân xám, cánh dài chiếm tỉ lệ lớn hơn 40%.
AB
4. Ở F3, ruồi giấm có kiểu gen chiếm tỉ lệ là 35%.
Ab
5. Ở F3, ruồi giấm mang ít nhất một tính trạng trội chiếm tỉ lệ là 82,5%.
Trong số những dự đoán trên có bao nhiêu dự đoán đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Gen có 4200 liên kết hidro. Mạch khuôn là mạch thứ nhất có A= 120 Nu. Phân tử mARN do gen tổng
hợp có G - A = 20% và X-U = 40% số ribonucleotit của mạch. Qúa trình phiên mã của gen cần môi trường
nội bào cung cấp 1920 rNu tự do loại G. Cho các phát biểu sau:
1. Chiều dài của gen là 5100 A0.
2. G= X= 40%; A=T= 10%.
3. G= X= 10%; A=T= 40%.
4. Khối lượng của gen là 450000 đvC.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 3. Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền?
(1) Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển.
(2) Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
(3) Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
(4) Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu.
(5) Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ.
(6) Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối.
Số phương án đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Ở một loài thực vật tại một locut gen quy định màu sắc hạt có alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết
hidro, alen B bị đột biến hành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường,
môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nucleotit loại timin và 2211
nucleotit loại xitozin. Gây đa bội hóa hạt chứa cặp gen Bb được dạng tứ bội, số nucleotit từng loại của gen
quy định màu sắc hạt trong tế bào dạng tứ bội này là:
A. G = X = 1478; A = T = 1122 B. G = X = 1472; A = T = 1128
C. G = X = 1476; A = T = 1124 D. G = X = 1474; A = T = 1126
Câu 5. Cho các thông tin sau:
(1) Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.
(2) Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể khác nhau.
(3) Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử.
LOVEBOOK.VN | 123
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(4) Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.
(5) Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
(6) Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính
trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.
Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:
A. 3,5,6 B. 1,4,6 C. 3,4,5 D. 2,3,5
Câu 6. Ở người, khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học phenyltiocarbamide do alen trội A nằm trên
nhiễm sắc thể thường qui định, không có khả năng này là do alen a quy định. Trong một quần thể người
được xem là cân bằng di truyền, có tới 91% dân số có khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học
phenyltiocarbamide, số còn lại thì không. Trong quần thể nêu trên, một người đàn ông có khả năng nhận
biết được mùi vị chất phenyltiocarbamide lấy người vợ không có quan hệ họ hàng với anh ta và cũng có khả
năng nhận biết chất hóa học trên. Tính theo lí thuyết, xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng không
có khả năng nhận biết chất phenyltiocarbamide là bao nhiêu?
A. 5,77% B. 2,66% C. 2,21% D. 5,25%
Câu 7. Ở gà có gen A – vỏ trứng màu xanh, a – vỏ trứng màu trắng; B – mào hạt đậu, b – mào bình thường.
Hai gen A và B nằm trên cùng một NST có tần số trao đổi chéo 5%. Giống gà Araucan vỏ trứng có màu xanh,
mào hạt đậu. Giống gà Logo vỏ trứng có màu trắng, mào bình thường. Một nhà chọn giống muốn đưa vào
gà Logo gen quy định màu xanh vỏ trứng nhưng không muốn gà Logo có mào hình hạt đậu. Phép lai nào sau
đây thu được gà Logo mang hai tính trạng mong muốn chiếm tỷ lệ cao nhất?
AB ab AB ab AB ab AB ab
A. x B. x C. x D. x
ab ab Ab ab aB ab AB ab
Câu 8. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng, không xảy ra đột biến ở các cá thể trong phả hệ, người đàn ông số 5 và số 10 trong phả hệ không
mang alen bệnh.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bệnh do gen lặn nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y quy định.
B. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y quy định.
C. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường.
D. Bệnh do gen nằm trong ti thể quy định.
Câu 9. Bệnh mù màu do gen lặn a và bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST X và cách nhau 12 cM.
Một người đàn ông bệnh mù màu và máu khó đông kết hôn với người phụ nữ bình thường. Cặp vợ chồng
này sinh một người con gái bình thường. Cô gái này lấy một người chồng bị máu khó đông. Xác suất cặp vợ
chồng này sinh con gái bình thường là:
A. 0,22 B. không đủ cơ sở C. 0,25 D. 0,75
Câu 10. Ở một loài thực vật nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu
thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn
so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân
li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định
các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị
gen. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?

124 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Abd Abd AD AD
A. x B. Bb x Bb
aBD aBD ad ad
Bd Bd ABD AbD
C. Aa × Aa D. x
bD bD abd aBd
Câu 11. Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n=46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy
NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không
tương hỗ.
B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 2 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến.
C. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến lặp đoạn trên NST 14 dẫn đến kích thước NST 14 dài ra.
D. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn tương
hỗ.
Câu 12. Cho các phát biểu sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi.
(2) Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo.
(3) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản của quần thể dẫn đến một số alen
nhất định được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ các alen khác.
(4) Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo
thời gian.
(5) Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu
hướng làm giảm biến dị di truyền.
Tổ hợp câu đúng là:
A. 1,2,3,4,5 B. 1,3,4,5 C. 3,4,5 D. 2,3,4
Câu 13. Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn trên NST thường quy định.Một cặp vợ chồng đều dị hợp về
cặp gen trên, họ có ý định sinh 3 người con.
Xác suất để họ sinh được 2 trai và 1 gái trong đó ít nhất có được 1 người con bình thường là:
A. 7,32% B. 16,43% C. 22,18% D. 36,91%
Câu 14. Một quần thể sóc sống trong vườn thực vật có 160 con có tần số alen B = 0,9. Một quần thể sóc
khác sống trong rừng bên cạnh có tần số alen này là 0,5. Do mùa đông khắc nghiệt đột ngột, 40 con sóc
trưởng thành từ quần thể rừng chuyển sang quần thể sóc vườn tìm ăn và hòa nhập vào quần thể vườn,
tần số alen B sau sự di cư này là bao nhiêu?
A. 0,70. B. 0,90. C. 0,75. D. 0,82.
Câu 15. Một gia đình nuôi cừu nhận thấy trung bình ở mỗi lứa có 25% cừu lông thẳng, còn lại là cừu lông
xoăn. Do lông thẳng có giá thành thấp nên gia đình này chỉ giữ lại những cá thể lông xoăn cho sinh sản. Theo
lí thuyết, sau bao nhiêu thế hệ chọn lọc tỉ lệ cừu lông xoăn thuần chủng thu được đạt 90%? Biết gen qui định
lông xoăn trội hoàn toàn so với gen qui định lông thẳng và quá trình giao phối là ngẫu nhiên.
A. 12 thế hệ. B. 15 thế hệ. C. 9 thế hệ. D. 18 thế hệ
Câu 16. Hình dưới ghi lại đường cong tăng trưởng của của quần thể trùng đế giày được nuôi trong phòng
thí nghiệm.

LOVEBOOK.VN | 125
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Quần thể này:
A. có điều kiện sống hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của các cá thể.
B. có nguồn sống dồi dào, không gian cư trú không giới hạn.
C. tăng trường theo tiềm năng sinh học.
D. có điều sống không hoàn toàn thuận lợi.
Câu 17. Các dẫn liệu sau đây biểu thị dòng năng lượng đi qua một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái gồm các
loài ngô, châu chấu và gà. Các thông số liên quan đến dòng năng lượng (biểu thị qua tỉ lệ %) gồm: I là năng
lượng tiêu thụ, A là năng lượng hấp thụ, F là năng lượng thải bỏ (phân, nước tiểu, vỏ cây..), R là năng lượng
mất đi do hô hấp và p là năng lượng sản xuất được.
Các loài I A F R p
Ngô 100 40 60 35 5
Châu chấu 100 34 60 24 10
Gà 100 90 10 88 2
Hiệu suất sinh thái về năng lượng của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nói trên là:
A. 0,02% B. 0,01%. C. 10%. D. 5%.
Câu 18. Sự kiện nào sau đây sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân
thực?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra
hai mạch khuôn.
B. Enzim ADN - polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ
sung, trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại.
C. Vì enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’, nên trên mạch khuôn 5’ - 3’ mạch
mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các
đoạn ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối.
D. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN
ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).
Câu 19. Ở một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen: gen thứ nhất và gen thứ hai đều có 2 alen, nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ ba có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen
thứ tư có 3 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Trong trường hợp không xảy
ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả bốn gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A. 1140. B. 360. C. 870. D. 2250
Câu 20. (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học)

Hình trên minh họa quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan niệm của Lamac và quan niệm của
Đacuyn. Cho những nhận định sau đây:
1. Hình A là quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan niệm của Đacuyn.

126 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
2. Theo Lamac, nguyên nhân xuất hiện cổ cao là do thay đổi môi trường sống, thay đổi tập quán hoạt
động của động vật. Theo Đacuyn, nguyên nhân xuất hiện cổ cao là do sự phát sinh biến dị cá thể trong quá
trình sinh sản.
3. Theo học thuyết Lamac, đặc điểm cổ cao không được di truyền qua các thế hệ vì nó hình thành do sự
thay đổi môi trường sống.
4. Quan điểm của Đacuyn về đặc điểm cổ cao như trong ví dụ của Lamac là các biến đổi do tác dụng trực
tiếp của ngoại cảnh và của tập quán, có tính chất đồng loạt, định hướng, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh,
ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.
5. Dựa vào hình ta nhận thấy khả năng sống sót của các con hươu theo Lamac là những con có cổ cao thì
sống sót, những con cổ ngắn hoặc trung bình thì chết.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 21. Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn
của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành
ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp
giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó
được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng
của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau.
Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau:
(1) Thí nghiệm của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li sau hợp tử.
(2) Cây C là một loài mới.
(3) Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa.
(4) Cây C mang đặc tính của hai loài A và B.
(5) Cây C không thể được nhân giống bằng phương pháp lai hữu tính.
Số nhận xét chính xác là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 22. Sau khi xét nghiệm nhóm máu thuộc hệ thống máu ABO của một cặp vợ chồng, bác sĩ quả quyết
rằng cặp vợ chồng này có thể sinh con có nhóm máu khác nhau nhưng không thể có nhóm máu giống họ.
Nếu khẳng định của bác sĩ này là đúng thì có bao nhiêu kết luận sau đây là phù hợp với trường hợp của
cặp vợ chồng trên?
(1) Người vợ phải có nhóm máu A và người chồng phải có nhóm máu B hoặc ngược lại.
(2) Con của họ không thể có nhóm máu O.
(3) Xác suất họ sinh ra một đứa con máu A là 50%.
(4) Xác suất để hai vợ chồng này sinh ra 2 đứa con có nhóm máu giống nhau là 25%.
(5) Xác suất để hai vợ chồng này sinh ra hai đứa con khác nhóm máu là 12,5%.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 23. Cho các phát biểu sau:
1. Đột biến mất đoạn lớn được sử dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số cây
trồng.
2. Lặp đoạn gây ra hậu quả nghiêm trọng như mất đoạn.
3. Thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản.
4. Ở nhiều loài muỗi, quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên các NST góp phần tạo ra loài mới.
5. Người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng mang đoạn đảo làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện
pháp di truyền.
6. Đột biến lệch bội xảy ra thường xuyên ở các loài thực vật và động vật.
7. Đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi vị trí gen trên NST.
8. Đột biến chuyển đoạn giữa các NST tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

LOVEBOOK.VN | 127
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 24. Để phân biệt hai loài thực vật sinh sản theo lối giao phấn thì tiêu chuẩn thông dụng nhất là:
A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. B. Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lý – sinh hóa. D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây là không đúng về bản đồ di truyền?
A. Đơn vị đo khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể được tính bằng 1% tần số hoán vị gen hay
1cM.
B. Bản đồ di truyền giúp ta tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.
C. Bản đồ di truyền là sơ đồ về vị trí và khoảng cách giữa các gen trên từng nhiễm sắc thể trong bộ
nhiễm sắc thể của một loài.
D. Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN của một nhiễm sắc thể.
Câu 26. Các đột biến ở tế bào chất có thể nhanh bị mất đi vì:
A. số lượng bào quan mang vật chất di truyền ở tế bào chất rất lớn và biến động. Khi xảy ra đột biến thì
luôn có một cơ chế sửa chữa làm cho đột biến không biểu hiện ra kiểu hình.
B. số lượng bào quan mang vật chất di truyền ở tế bào chất rất lớn và biến động. Khi đột biến được
phát sinh sẽ nhanh chóng được nhân lên thành nhiều bản sao. Do đột biến thường là có hại nên nó sẽ bị đào
thải.
C. số lượng bào quan mang vật chất di truyền ở tế bào chất rất lớn và biến động. Khi xảy ra đột biến ở
gen trong bào quan nào đó thì rất dễ được thay thế bằng các gen nằm ở các bào quan bình thường, cùng
loại.
D. số lượng bào quan mang vật chất di truyền ở tế bào chất thường nhỏ và ít biến động vì vậy đột biến
nào đó khi phát sinh sẽ không có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình và bị loại bỏ bởi cơ chế sửa sai của tế bào.
Câu 27. Trong một hòn đảo biệt lập ở trạng thái cân bằng di truyền có 5800 người sống, trong đó có 2800
nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X
không có alen tương ứng trên Y. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Khả năng
có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?
A. 1 - 0,99513000 B. (0,07 x 5800)3000
C. 0,073000 D. 3000 x 0,0056 x 0,99442999
Câu 28. Trong một phép lai phân tích giữa cây ngô dị hợp tử về 3 gen với cây đồng hợp tử lặn về 3 gen đó,
thu được kết quả sau: A-B-C-: 113 cây; aabbcc: 105 cây; A-B-cc: 70 cây; aabbC-: 64 cây; A-bbcc: 17 cây; aaB-
C-: 21 cây. Trật tự phân bố 3 gen và khoảng cách giữa các gen là:
A. BAC; AB-9,7; BC-34,4. B. ABC; AB-9,7; BC-34,4.
C. BAC; AB- 34,4; BC-9,7. D. ABC; AB-34,4; BC-9,7.
Câu 29. Loài muỗi mang bệnh sốt rét sống trong một khu rừng nơi hai loài khỉ A và B cùng tồn tại. Loài A
miễn dịch đối với bệnh sốt rét còn loài B thì không. Loài muỗi mang bệnh sốt rét là thức ăn chính cho một
loài chim đặc thù trong rừng. Nếu tất cả những con chim này bị loại bỏ bất ngờ bởi những người thợ săn,
hậu quả nào sau đây có thể quan sát được ngay lập tức?
A. Tăng tỉ lệ tử vong loài khỉ A.
B. Tăng tỉ lệ tử vong loài muỗi mang bệnh sốt rét.
C. Tăng tỉ lệ tử vong loài khỉ B.
D. Tăng sức đề kháng bệnh sốt rét ở loài khỉ B.
Câu 30. Trong một tế bào vi khuẩn, một đột biến ở gen mã hóa aminoacyl-tARN synthetase dẫn đến việc
tARN vận chuyển Serine được gắn nhầm với Alanine. Hậu quả của đột biến này trong tổng hợp protein là
gì?
A. tARN gắn nhầm này không hoạt động trong quá trình tổng hợp protein.
B. Trong quá trình tổng hợp protein, tARN không có khả năng vận chuyển Alanine cũng như Serine.
C. Protein được tổng hợp ra mang Serine ở các vị trí vốn bình thường là vị trí của Alanine.
D. Protein được tổng hợp ra mang Alanine ở các vị trí vốn bình thường là vị trí của Serine.
Câu 31. Một quần thể của một loài động vật, xét một locut gen có hai alen A và a . Ở thế hệ xuất phát (P), giới
đực có 860 cá thể, trong đó có 301 cá thể có kiểu gen AA, 129 cá thể có kiểu gen aa. Các cá thể đực này giao
phối ngẫu nhiên với các cá thể cái trong quần thể. Khi quần thể đạt tới trạng thái cân bằng thì thành phần

128 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
kiểu gen trong quần thể là 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Biết rằng, tỉ lệ đực cái trong quần thể là 1 : 1. Nhận định
nào sau đây đúng khi nói về quần thể trên?
A. Ở thế hệ (P), tần số alen a ở giới cái chiếm tỉ lệ 20%.
B. Ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 46%.
C. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng ở thế hệ F1.
D. Ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 9%.
Câu 32. Có bao nhiêu câu đúng trong các câu sau đây khi nói vê đột biến điểm?
1. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ
thể sinh vật.
2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.
3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
4. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.
6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3
Câu 33. Cho một số đặc điểm về kiểu phân bố đều của các cá thể trong quần thể:
1. Các cá thể không tập hợp thành từng nhóm.
2. Xuất hiện phổ biến trong tự nhiên.
3. Xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.
4. Xảy ra ở các quần thể chim cánh cụt, dã tràng, hươu, nai.
5. Làm tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể.
6. Sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Số đặc điểm đúng là:
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 34. Cho các hoạt động của con người:
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5.
Câu 35. Một cá thể chứa 3 cặp gen dị hợp, khi giảm phân thấy xuất hiện 8 loại giao tử với số liệu sau:
ABD = 10 ABd = 10 AbD = 190 Abd = 190
aBD = 190 aBd = 190 abD = 10 abd = 10
Kết luận nào sau đây là phù hợp nhất với các số liệu trên?
I. 3 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
II. Tần số hoán vị gen là 5%.
III. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng.
IV. Tần số hoán vị gen là 2,5%
A. III và IV. B. II và III. C. I và II. D. I và IV.
Ab Ab
Câu 36. Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen Dd x Dd . Cho biết, mỗi gen quy định một tính trạng, tính
aB aB
trội là trội hoàn toàn, mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái
là hoàn toàn giống nhau. Kết quả nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình lặn 3 tính trạng ở đời con?
A. 1.5625%. B. l,6525% C. 1,125%. D. 2,25%.
Câu 37. Cho các nhận xét sau, các nhận xét không đúng là:
1. Mật độ cỏ có thể tăng mãi theo thời gian vì vốn dĩ loài này đã có sức sống cao, có thể tồn tại ở bất cứ
điều kiện khắc nghiệt nào.

LOVEBOOK.VN | 129
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
2. Trong sinh cảnh cùng tồn tai nhiều loài có họ hàng gần nhau thường dẫn đến phân li ổ sinh thái.
3. Rét đậm kéo dài ở miền bắc vào mùa đông năm 2008, đã làm chết rất nhiều gia súc là biến động theo
chu kì mùa.
4. Nhân tố hữu sinh là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ mật độ quần thể.
5. Có 2 dạng biến động là biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì.
6. Trong cấu trúc tuổi của quần thể, thì tuổi sinh lý là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.
A. (1), (3), (4), (6). B. (3), (4), (6). C. (2), (4), (5). D. (1), (4), (5), (6).
Câu 38. Cho các ví dụ sau về tính thích nghi của sinh vật đối với các nhân tố sinh thái:
1. Chim định hướng đường bay theo ánh sáng mặt trời và các vì sao.
2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục
3. Tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngăn thời gian đình dục ở cá hồi.
4. Rắn mái gầm cảm nhận được tia hồng ngoại
5. Cây mọc ở nơi thiếu ánh sáng sẽ tự tỉa cành, thân nhỏ và cao.
Có bao nhiêu ví dụ cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng đối với động vật?
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 39. Sự tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể giúp cho quần thể đạt trạng thái cân bằng. Chuỗi lý
luận nào dưới đây là đúng khi số lượng cá thể tăng quá cao.
A. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều nhưng không có cạnh
tranh vì sống bày đàn → sinh sản giảm, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
B. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh sản
giảm, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
C. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh sản
tăng, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể tăng.
D. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thừa, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh sản
giảm, tử vong giảm, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
Câu 40. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định,
alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Cặp vợ
chồng ở thế hệ thứ III sinh con, xác xuất để họ sinh 2 đứa con đều không bị bệnh là:
A. 11,11% B. 89,2% C. 0,87% D. 5,56%
Câu 41. Trong chọn giống, tiến hành các phương pháp sau:
1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen
2. Thay thế nhân tế bào
3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen
4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng
5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
Các phương pháp tạo sinh vật biến đổi gen là:
A. 1, 3, 5 B. 2, 4, 5 C. 3, 4, 5 D. 1, 2, 3
Câu 42. Người kiểu gen HH qui định hói đầu, hh qui định không hói đầu. Đàn ông dị hợp Hh hói đầu,phụ nữ
dị hợp Hh không hói. Giải thích thế nào sau đây hợp lý?
A. Gen qui định tính trạng nằm trong tế bào chất.
B. Gen qui định tính trạng nằm trên NST thường nhưng chịu ảnh hưởng của giới tính.
130 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
C. Gen qui định tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường.
D. Gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính.
Câu 43. Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:
(1) Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín.
(2) Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi.
(3) Có tính toàn vẹn di truyền, có tính đặc trưng cao.
(4) Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
(5) Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen.
Phương án đúng là:
A. 1,3,4 B. 1,2,3 C. 2,4,5 D. 3,4,5
Câu 44. Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi
trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?
A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.
B. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.
C. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam Cực.
D. Các câu thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.
Câu 45. “Thủy triều đỏ” là tên gọi khi vùng biển có hiện tượng nở hoa bùng phát của tảo. Khi tảo nở hoa
ảnh hưởng xấu đến hàng loạt động vật giáp xác thân mềm như nghêu, trai, sò, vẹm, hầu. Những động vật
thân mềm xuất xứ từ vùng này có nguy cơ tiềm ẩn cho con người khi sử dụng làm thức ăn, vì bản thân
chúng có thể chứa độc tố từ tảo độc. (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học)
Cho các nhận xét sau:
1. Hiện tượng “thủy triều đỏ” là ví dụ của quan hệ ký sinh.
2. Quan hệ giữa 2 loài sinh vật cho thấy, sự tồn tại và sinh trưởng của sinh vật này gây hại đến sự sinh
trưởng của sinh vật khác.
3. Quan hệ giữa 2 loài cho thấy một loài có hại, một loài có lợi.
4. Đây là quan hệ khống chế sinh học.
Nhận xét nào đúng khi nói về hiện tượng “thủy triều đỏ” ?
A. (1) và (2). B. (2) và (3).
C. Chỉ có (4). D. Chỉ có (2).
Câu 46. Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành
giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về
nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n - 1; 2n + 1; 2n - 2; 2n + 2. B. 2n+1; 2n - 1- 1- 1; 2n.
C. 2n + 1; 2n – 2 - 2; 2n; 2n + 2. D. 2n-2; 2n; 2n + 2 + 1.
Câu 47. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:
(1) AaBb x AaBB (2) Aabb x aaBb (3) AaBb x aaBb (4) AaBb x aabb
(5) aaBb x aaBb (6) AABb x aaBb (7) AABb x Aabb (8) Aabb x Aabb
Theo lí thuyết, đời con của những phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu hình là 3: 1?
A. 1, 3, 5, 6 B. 1, 5, 6, 8
C. 1, 4, 6, 8 D. 1, 2, 6, 8, 4
Câu 48. Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du
(bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo
điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng
phì dưỡng, cách nào dưới đây không nên thực hiện?
A. Thả thêm vào đầm một số tôm và cá nhỏ.
B. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ.
C. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1.
D. Thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ.
Câu 49. Mạch 1 của gen có A1=100; T1=200. Mạch 2 có G2=300;X2=400. Biết rằng mạch 2 của gen là mạch
khuôn để tiến hành phiên mã. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp một chuỗi polipeptit. Biết rằng mã kết thúc
LOVEBOOK.VN | 131
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
trên mARN là UAG, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của tARN tương ứng tham gia vào quá trình
dịch mã trên là:
A. A=100;U=200; G=300; X=400
B. A=200; U=100; G=400; X=300
C. A=199; U=99; G=300; X=399
D. A=99;U=199;G=399; X=300
Câu 50. Nhận xét nào sau đây không đúng với cấu trúc ôpêron Lac ở vi khuẩn đường ruột (E.coli)?
A. Vùng khởi động là trình tự nucleôtit mà enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã.
B. Mỗi gen cấu trúc Z, Y, A đều có một vùng điều hòa bao gồm vùng khởi động và vùng vận hành.
C. Vùng vận hành là trình tự nucleôtit có thể liên kết với protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.
D. Khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ, gen R đều tổng hợp prôtêin ức chế để điều hòa hoạt
động của opêron Lac.

132 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1B 2C 3A 4D 5A 6B 7B 8D 9C 10B
11A 12B 13D 14D 15D 16D 17B 18C 19A 20D
21A 22C 23A 24D 25D 26C 27A 28B 29C 30D
31A 32D 33C 34C 35B 36A 37A 38C 39B 40B
41A 42B 43D 44B 45D 46A 47B 48A 49C 50B

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án B
Ở ruồi giấm chỉ xảy ra hoán vị gen ở ruồi giấm cái nên 1 sai.
Ta có: P thuần chủng.
F1: 100% xám, dài.
F1 x F1 thu được F2: 67,5% xám, dài : 17,5% đen, ngắn : 7,5% xám, ngắn : 7,5% đen, dài
Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2 để từ đó xác định kiểu gen của ruồi giám thế hệ F1.
F2: Xám : đen = 3:1  A: xám trội hoàn toàn so với a: đen nên F1: Aa.
Dài : ngắn = 3:1  B: dài trội hoàn toàn so với b: ngắn nên F1: Bb.
Do F2 có 4 loại kiểu hình nhưng tỉ lệ lại không phải là 1:1:1:1 (phân li độc lập) nên 2 gen qui định 2 tính
trạng đã liên kết không hoàn toàn với nhau(có hoán vị gen xảy ra ở ruồi giấm cái.)
AB
Vậy F1 có kiểu gen :
ab
0,175
Con cái F1 cho giao tử ab = = 0,35
0,5
Vậy hoán vị gen với tần số f = (0.5 – 0.35 ) x 2 = 0.3 = 30%. Vậy 2 sai.
Ab
Con đực có kiểu hình thân xám, cánh ngắn ở F2 có kiểu gen
ab
AB Ab
F1: ×
ab ab
AB = ab = 0,35 Ab = ab = 0,5
aB = Ab = 0,15
Ở F3, ruồi thân xám cánh dài có kiểu gan A-B- chiếm tỉ lệ: 0,35×0,5 + 0,35×0,5 + 0,15×0,5 = 0,425.
Vậy 3 đúng.
AB
Ở F3, ruồi giấm có kiểu gen chiếm tỉ lệ là: 0,35×0,5 = 0,175 = 17,5%. Vậy 4 sai.
Ab
Ruồi giấm thân đen, cánh ngắn chiếm tỉ lệ: 0,35.0,5 = 0,175 = 17,5%.
Ruồi giấm mang ít nhất 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là: 100% - 17,5% = 82,5%. Vậy 5 đúng.
Câu 2: Đáp án C
Gm- Am = 20% (1)
Xm-Um = 40%(2)
Lấy 1+ 2 ta có: (Gm+ Xm) –(Am+ Um) = 60%
=> % G - %A = 30%
%G + %A = 50%
 G= X= 40%; A=T= 10%. Vậy 2 đúng, 3 sai.
3000
 N = 3000 nu  L =  3, 4  5100 A0. Vậy 1 đúng.
2
Khối lượng của gen là: 3000. 300 = 900000 đvC. Vậy 4 sai.

LOVEBOOK.VN | 133
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 3: Đáp án A
(6) Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối. 6 được tạo ra bằng phương pháp
gây đột biến chứ không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền.
(1) Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển.
Ứng dụng này được tạo ra nhờ công nghệ gen (tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen).
(2) Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. Ứng dụng này được tạo
ra nhờ công nghệ gen(tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen).
Ứng dụng 4 và 5 được tạo ra nhờ công nghệ gen(tạo giống cây trồng biến đổi gen).
Câu 4: Đáp án D
Alen B : Chiều dài gen là 221 nm = 2210 A0
2210
 Tổng số nu là:  2  1300 = 2A + 2G.
3, 4
Tổng liên kết Hidro là: 2A+3G = 1669 liên kết.
Vậy A= T= 281 và G = X = 369.
Giả sử gen b có A=T = x và G = X = y
1 tế bào nguyên phân 2 lần tạo 4 tế bào con.
Số nu môi trường cung cấp :
T = 281×3 + x×3 = 1689  x = 282.
X = 369×3+y×3 = 2211  y = 368.
Vậy alen b có A =T = 282 và G = X = 368.
Đa bội thành dạng tứ bội BBbb, số nu của gen là : A = T = 1126; G = X = 1474.
Câu 5: Đáp án A
(1) Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Chỉ có ở hoán vị gen.
(2) Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể khác nhau. Chỉ có ở phân li độc lập.
(3) Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử. Có ở cả hai.
(4) Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó. Chỉ có ở
phân li độc lập.
(5) Làm xuất hiện biến dị tổ hợp. Có ở cả hai.
(6) Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính
trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử. Có ở cả hai.
Câu 6: Đáp án B
Trong quần thể trên, tỉ lệ kiểu gen aa là 9% = 0,09.
Vì quần thể cân bằng di truyền, ta tính được tần số allen a = 0,09 = 0,3 → A = 1 - 0,3 = 0,7.
→ Tỉ lệ kiểu gen trong quần thể là 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
7 6 10 3
Hai vợ chồng đều nhận biết mùi có tỉ lệ kiểu gen AA : Aa có tỉ lệ giao tử là A: a.
13 13 13 13
2
 3  9
Hai vợ chồng sinh con không nhận biết mùi chiếm tỉ lệ   =
 13  169
1
Xác suất họ sinh con trai là .
2
9 1
Vậy tỉ lệ cần tính là  ≈ 0,0266 = 2,66%.
169 2
Câu 7: Đáp án B
Giống gà Logo : aabb
Giống gà Logo có vỏ trứng màu xanh, mào bình thường : A-bb
AB ab
Phép lai A: x  AB = ab = 0.225, aB = Ab = 0.025  A-bb =0.025 x 1= 0.025 = 2,5%
ab ab
134 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

AB ab
Phép lai B : x  AB = Ab = 0.5  A-bb = 50%.
Ab ab
Phép lai C: A-bb = 0%
Phép lai D: A-bb = 0%.
Câu 8: Đáp án D
Bài phả hệ thông thường hay mang đến nỗi sợ cho các bạn . Nhưng bài này lại cực kì đơn giản. Nếu chúng
ta để ý 1 chút thôi sẽ thấy hễ ở thế hệ nào mẹ bị bệnh thì con cũng bị bệnh. Do vậy gen gây bệnh nằm trong
ti thể quy định.
Câu 9: Đáp án C
A, B qui định bình thường.
Người đàn ông mắc 2 bệnh trên : XabY sinh con gái bình thường.
Con gái có KG là XABXab.
Cô ấy lấy chồng bị máu khó đông : XAbY.
Xác suất cặp vợ chồng sinh con gái bình thường là 0,44×0,5+0,06×0,5 = 0,25.
Câu 10: Đáp án B
Xét riêng tính trạng thân cao ta thấy 9 thân cao : 7 thấp.
A-B- = cao ; A-bb = aaB- = aabb = thấp=> P: AaBb x AaBb  Tính trạng hình dạng thân do các cặp gen
không alen tương tác bổ sung với nhau quy định.
Xét riêng tính trạng màu hoa : 3 đỏ : 1 trắng  Dd x Dd
Ta thấy đề bài cho tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng khác với
tích tỉ lệ phân li hai cặp tính trạng.  D liên kết với A hoặc liên kết với B. Vì tương tác bổ sung nên vai trò
của A và B là như nhau nên D có thể liên kết với A hoặc B.
Giả sử A, D liên kết với nhau, ta có:
3
A-D- =  aadd = 0,75 – 0,5 = 0,25.  ad = 0,5 nên ad là giao tử liên kết.
4
AD AD
Vậy phép lai: Bb x Bb .
ad ad
Câu 11: Đáp án A
Hội chứng Đao là hội chứng trong bộ NST của người có 3 chiếc số 21. Nhưng ở người bệnh này, chỉ thấy có
2 chiếc số 21, chiếc 14 dài bất thường nên chiếc NST còn lại bị gắn vào NST số 14 do chuyển đoạn không
tương hỗ.
Câu 12: Đáp án B
2 sai vì không có sinh vật nào là thích nghi hoàn hảo cả. Thích nghi của sinh vật đối với môi trường chỉ
mang tính chất tương đối các sinh vật có thể thích nghi tốt ở điều kiện môi trường này nhưng sang môi
trường khác lại kém thích nghi hoàn toàn.
1 đúng. Trong mọi hoàn cảnh sống thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự
nhiên không ngừng téc động, do đó đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện, tiến hóa.
3 đúng vì chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong
quần thể. Những cá thể nào có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi thì cá thể đó sẽ có nhiều cơ hội đóng
góp các gen của mình cho thế hệ sau.
4 đúng.
5 đúng vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể dễ dàng loại bỏ một alen nào đó dù có lợi hay hại ra khỏi quần thể
nhanh chóng nên có xu hướng làm giảm biến dị di truyền.
Câu 13: Đáp án D
1
Xác suất sinh con trai hay con gái là .
2
2
2 1 1 3
Xác suất họ sinh được 2 con trai, 1 con gái là: C3    = .
2 2 8
LOVEBOOK.VN | 135
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Quy ước: A: bình thường >> a: bạch tạng.
3 1
Aa×Aa  A  : aa
4 4
3
1 1
Xác suất không có người con nào bình thường là:   
 4  64
1 63
Xác suất có ít nhất một con bình thường là: 1  
64 64
Vậy xác suất để họ sinh được 2 trai và 1 gái trong đó ít nhất có được 1 người con bình thường là:
3 63
  36,91%.
8 64
Câu 14: Đáp án D
160.0,9  0,5.49
Tần số alen B sau sự di cư này là: = 0,82.
200
Câu 15: Đáp án D
Gọi A là gen qui định lông xoăn, a là gen qui định lông thẳng.
Trung bình mỗi lứa có 25% cừu lông thẳng aa  a = 0,25  0,5.
Tần số alen a là 0,5.
Giả sử sau n thế hệ, cừu lông xoăn thuần chủng đạt 90%.
Khi đó: AA = 0,9  A = 0,9 = 0,949.
Tần số alen A là 0,949  tần số alen a = 1- 0,949 = 0,05.
0,5
Ta có: = 0,05  n = 18 thế hệ.
1  0,5n
Câu 16: Đáp án D
Đường cong tăng trưởng hình chữ S. Đây là sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi
trường bị giới hạn. Từ đồ thị, ban đầu số lượng cá thể tăng chậm do kích thước quần thể còn nhỏ. Sau đó,
số lượng tăng lên rất nhanh trước thời điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong. Qua
điểm uốn, sự tăng trưởng chậm dần do nguồn sống giảm, tốc độ tử vong tăng, tốc độ sinh sản giảm và cuối
cùng, số lượng bước vào trạng thái ổn định, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường, tốc độ sinh sản
bằng với tốc độ tử vong.
Câu 17: Đáp án B
Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ % giữa năng lượng được tích tụ ở 1 bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng
được tích tụ ở 1 bậc dinh dưỡng bất kỳ trước đó.
Theo bảng: trong 100% năng lượng tiêu thụ của ngô chỉ có 5% được sử dụng cho châu chấu.
 Hiệu suất sinh thái (châu chấu/ngô): 5%.
 Hiệu suất sinh thái của chuỗi thức ăn (gà/ngô): 2% x 10% x 5% = 0,01%.
Kiến thức cần nhớ:
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp(năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,…
chiếm khoảng 70%); phần năng lượng bị mất qua chất thải, và các bộ phận rơi rụng( như lá cây, lông
rụng,…) là khoảng 10%, năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10% hoặc thấp hơn.
Câu 18: Đáp án C
Enzim ADN – polimeraza chỉ dịch chuyển theo chiều 3' – 5', tổng hợp mạch mới có chiều 5' – 3'  Mạch
khuôn 3' – 5’: mạch mới được tổng hợp liên tục. Mạch khuôn 5' – 3'có mạch mới được tổng hợp gián đoạn
thành những đoạn Okazaki rồi được các ligaza nối các đoạn ngắn này lại thành mạch liên tục.
Câu 19: Đáp án A
4(4  1)
Trên NST thường:  10 kiểu gen.
2
Trên NST giới tính:

136 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

2.2.3(2.2.3  1)
XX =  78 kiểu gen.
2
XY = 2.2.3.3 = 36 kiểu gen
Tổng số kiểu gen: (78+36)×10 = 1140 kiểu gen.
Câu 20: Đáp án D
Những nhận định đúng: 2 và 4.
Ý 1 sai vì hình A là quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan niệm của Lamac. Theo Lamac, ngoại
cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị
đào thải. Do đó, khi các em nhìn vào hình A chúng ta nhận thấy con hươu cao cổ dần dần thích nghi với điều
kiện sống mà không bị đào thải, chắc chắn đó là ví dụ theo quan niệm Lamac.
Ý 2 đúng. Nhắc tới Lamac luôn luôn nhớ kèm với ‘’ ngoại cảnh’’ , Đacuyn luôn đi kèm với ‘’ biến dị cá thể’’.
Ý 3 sai vì theo Lamac, đặc điểm cổ cao đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ ( di truyền tập nhiễm
hay thu được trong đời cá thể), đưa đến sự hình thành loài mới.
Ý 4 hoàn toàn đúng. Nhưng với câu này một số bạn không đọc kĩ đề sẽ cho là sai vì theo Đacuyn, đặc điểm
cổ cao là do phát sinh biến dị cá thể trong quá trình sinh sản và được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Tuy nhiên, ý
4 hỏi chúng ta là quan điểm của Đacuyn về đặc điểm cổ cao như trong ví dụ của Lamac nhé các em. Vậy nên,
khi đọc đề phải đọc thật kĩ để tránh mất điểm oan ở những câu dễ .
Ý 5 sai. Vì theo Lamac, tất cả những con hươu cao cổ đều sống sót do chúng có khả năng phản ứng phù hợp
với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau
trước điều kiện ngoại cảnh mới.
Câu 21: Đáp án A
Chồi phát sinh là do sự dung hợp tế bào.
(1) Sai vì không hình thành hợp tử nên là cách li trước hợp tử.
(2) Cây C là một cá thể chưa thể gọi là loài mới, loài phải tồn tại bằng ít nhất là một quần thể thích nghi.
(3) Cây C là kết quả của sự dung hợp tế bào.
(4) Cây C mang đặc tính của hai loài vì mang bộ 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của cả hai loài.
(5) Cây C mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài và nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng nên
vẫn có thể được nhân giống bằng lai hữu tính.
Câu 22: Đáp án C
(1) sai vì mẹ mang nhóm máu A và bố mang nhóm máu B hoặc ngược lại thì sinh ra con vẫn có thể mang
nhóm máu A hoặc B giống với bố mẹ. Để sinh ra con có nhóm máu khác không hề giống với bố mẹ thì bố mẹ
phải mang nhóm máu O và nhóm máu AB. Khi đó, sinh ra con sẽ mang nhóm máu A hoặc B hoàn toàn khác
với bố và mẹ.
(2) Đúng. Con của họ chỉ có thể có nhóm máu A hoặc B mà thôi.
1 A 1 B
(3) Đúng. Ta có: IOIO × IAIB  IO ( I : I )  50% IAIO : 50% IBIO.
2 2
1 1 1 1 1
   
(4) Sai. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 đứa có nhóm máu giống nhau là:
2 2 2 2 2
1 1 1
(5) Sai. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 đứa con khác nhóm máu là:   .
2 2 4
Câu 23: Đáp án A
1 sai vì đột biến mất đoạn nhỏ mới được sử dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một
số cây trồng. Đột biến mất đoạn lớn làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường
gây chết với thể đột biến.
2 sai vì lặp đoạn không gây ra hậu quả nghiệm trọng như mất đoạn. Lặp đoạn có gây hại cho thể đột
biến nhưng không nghiêm trọng như mất đoạn, một số trường hợp lặp đoạn có ích như đột biến lặp đoạn
làm tăng hoạt tính enzim amilaza có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.
3,4 đúng.
5 sai vì người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại
bằng biện pháp di truyền( thể đột biến chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản).
LOVEBOOK.VN | 137
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
6 sai đột biến lệch bội thường xảy ra ở thực vật, ít gặp ở động vật.
7 sai vì đột biến cấu trúc NST làm thay đổi vị trí gen trên NST như đảo đoạn hay chuyển đoạn NST.
8 sai vì đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
Câu 24: Đáp án D
Thực vật có kích thước lớn nên tiêu chuẩn hình thái được sử dụng phổ biến nhất mặc dù ở loài giao phối
tiêu chuẩn quan trọng nhất là cách li sinh sản.
Câu 25: Đáp án D
- Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên các NST của một loài. Dựa vào việc xác định tần số hoán vị
gen, người ta xác định lập trình tự và khoảng cách phân bố của gen trên NST.
- Đơn vị khoảng cách trên bản đồ là cM ứng với tần số hoán vị gen 1%.
- Bản đồ di truyền giúp ta tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai. Điều đó không chỉ
có giá trị lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn như có thể giảm bớt thời gian chọn đôi giao phối một cách
mò mẫm, do đó giúp các nhà tạo giống rút ngắn được thời gian tạo giống.
Câu 26: Đáp án C
Câu 27: Đáp án A
Theo đề bài:
196
2800 nam trong đó có 196 nam bị mù màu  XmY =  0,07  XMY = 1-0,07 = 0,93.
2800
Vì quần thể cân bằng nên: XM = XMY = 0,93; Xm = XmY = 0,07.
Trong số 3000 người phụ nữ, tỉ lệ người phụ nữ bình thường (XMXM; XMXm) là:

0,93
2
 2.0,93.0,07  0,9951 .
Xác suất để 3000 người phụ nữ bình thường là: 0,99513000.

 
3000
Xác suất để ít nhất 1 người phụ nữ bị bệnh là: 1- 0,9951

Tips: Các em nếu để ý phân tích ở đáp án có thể không tính mà chọn ngay câu A. Đề bài đòi hỏi chúng ta tính
xác suất ít nhất 1 người phụ nữ bị bệnh thì bắt buộc mình phải tính 3000 người bình thường trước nên sẽ
có dạng biểu thức như 1- A3000. Chọn A ngay. Hoặc có thể dùng sự quan sát này để nghi ngờ câu A và tính ra
kết quả thì chắc chắn ăn điểm luôn câu này .
Câu 28: Đáp án B
Phép lai phân tích  tỉ lệ kiểu hình cho biết tỉ lệ giao tử do cây dị hợp về 3 gen tạo ra.
 Tỉ lệ giao tử: 113ABC : 105abc : 70ABc : 64abC : 21aBC : 17Abc (6 loại giao tử).
 P có 3 cặp gen cùng nằm trên 1 NST, trao đổi chéo tại 2 điểm không đồng thời.
ABC và abc có tỷ lệ lớn nhất và gần bằng nhau nên đây là giao tử liên kết.
21  17
Tần số trao đổi chéo A/B =  9,7%.
113  105  70  64  21  17
70  64
Tần số trao đổi chéo B/C =  34,4%.
390
21  17 70  64
Tần số trao đổi chéo A/C =   44,1%.
113  105  70  64  21  17 390
Thứ tự các gen: ABC; AB-9,7; BC-34,4.
Câu 29: Đáp án C
Loài muỗi mang bệnh sốt rét là thức ăn chính cho một loài chim đặc thù trong rừng. Nhưng nếu tất cả
những con chim này bị loại bỏ thì lúc này loài muỗi sẽ bùng phát và loài khỉ B sẽ bị mắc bệnh sốt rét dẫn
đến tỉ lệ tử vong của loài khỉ B tăng cao.
Câu 30: Đáp án D
Câu 31: Đáp án A
Tần số allen trong quần thể ở trạng thái cân bằng là 0,7A : 0,3a.
Ở quần thể P, tần số allen ở giới đực là 0,6A : 0,4a.
138 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Từ đó ta tính được tần số allen ở giới cái là A = (0,7 - 0,6.0,5).2 = 0,8A : 0,2a.
Vậy kết luận "Ở thế hệ (P), tần số alen a ở giới cái chiếm tỉ lệ 20%" là chính xác.
Câu 32: Đáp án D
Những phát biểu đúng: 1,5,6.
1 đúng. Nếu đột biến là mất hoặc thêm vào một cặp nucleotit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai
kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn đến làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit. Với đột biến thay
thế nucleotit có thể không gây hại gì hay làm thay đổi axit amin trong trường hợp tạo ra một bộ ba mới
vẫn mã hóa cho axit amin ban đầu.
2 sai vì đột biến điểm là là những biến đổi liên quan đến một cặp nucleotit trong gen.
3 sai vì một số đột biến điểm vẫn có lợi. Đột biến có lợi hay hại còn phụ thuộc vào môi trường sống và tổ
hợp gen. Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
4 sai vì đột biến điểm cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
Câu 33: Đáp án C
- Ý 1 đúng, các cá thể không tập hợp thành nhóm.
- Ý 2 sai, phân bố đồng đều không phổ biến trong tự nhiên.
- Ý 3 đúng.
- Ý 4 sai vì chim cánh cụt, dã tràng phân bố đều còn hươu, nai lại phân bố theo nhóm. Các em luôn nhớ
là đọc hết ý nhé, chỗ sai hay giấu ở gần cuối câu nhất á!
- Ý 5 sai, phân bố theo nhóm mới tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể.
- Ý 6 sai, phân bố ngẫu nhiên mới giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Vậy có 2 đặc điểm đúng thôi!
Câu 34: Đáp án C
Câu 35: Đáp án B
3 cặp gen dị hợp tử cho 8 loại giao tử ta suy ra 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST liên kết không hoàn
toàn, 1 cặp gen còn lại nằm trên cặp NST thứ hai.
Loại giao tử chiếm tỉ lệ ít là giao tử hoán vị, giao tử chiếm tỉ lệ lớn là giao tử liên kết.
10
Ta có: ABD = ABd = abd = abD = (AB : ab )D = = 0,0125
10.4  190.4
Ab
Ta xét: ABD = 10 là giao tử hoán vị  Kiểu gen của cơ thể: Dd.
aB
 AB =0,0125 : 0,5 = 0,025=2,5%.
Tần số hoán vị gen: 2,5.2 = 5%.
Câu 36: Đáp án A
Câu này rất thú vị, để giải nó không cách nào khác là phân tích từ đáp án đề bài .
Để đời con có kiểu hình lặn 3 tính trạng ở đời con thì bố mẹ đem lai phải có xảy ra hoán vị gen tạo giao tử
ab .
Ta có gọi tần số hoán vị gen là 2x thì ta có ab = x
1
Xét phép lai Dd x Dd dd
4
Ab Ab ab
Xét phép lai x  = x2
aB aB ab
ab
 dd = 0,25x2
ab
Thay các đáp án trong đề bài vào ta có:
2
1.5625.4 1 1
A: x2 : 4 = 1.5625%.  x2 = =  
100 16  4 
Vậy x = 0.25.

LOVEBOOK.VN | 139
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Với đáp án B : x2 : 4 = 1,6525% => x2 = (l,6525% x 4) : 100 ( không phải là một số chính phương  không
thỏa mãn)
Với đáp án C : x2 : 4 = 1,125% => x2 = (l,125% x 4) : 100 ( không phải là một số chính phương  không
thỏa mãn)
Với đáp án D : x2 : 4 = 2,25%. => x2 = (2.25%. x 4 ): 100 = 0.09 => x = 0.3 > 0.25 ( ab là giao tử liên kết –
không thoả mãn).
Câu 37: Đáp án A
- Ý (1) sai vì mật độ cỏ không thể tồn tại mãi theo thời gian được vì khi vượt quá kích thước quần thể sẽ
dẫn đến cạnh tranh sinh học cùng loài.
- Ý (3) sai vì đây là biến động không theo chu kì.
- Ý (4) sai vì nhân tố hữu sinh là nhân tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể hay còn được gọi là
nhân tố phụ thuộc vào mật độ quần thể.
- Ý (6) Sai. Tuổi sinh lý là tuổi sống tối đa của một cá thể nào đó trong quần thể. Tuổi trung bình của các
cá thể trong quần thể được gọi là tuổi quần thể.
Câu 38: Đáp án C
- Cả 5 ý đã cho thì cả 5 đều là tác động của ánh sáng đối với sinh vật.
- Nhưng chú ý là đề hỏi động vật các em nhé nên loại ý 5 ra nhé, chú ý đọc kĩ đề!
- Các ý 1 và 4 cho thấy ánh sáng có vai trò giúp động vật định hướng trong không gian.
- Các ý 2 và 3 có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục ở động vật.
Câu 39: Đáp án B
Câu 40: Đáp án B
Do cặp vợ chồng bình thường II.7 x II.8 cho con bị bệnh
Quy định: A bình thường >> a bị bệnh
Mà đứa con bị bệnh là con gái, bố bình thường.
 Gen nằm trên NST thường.
1 2
Người III. 11 có dạng : (
AA : Aa).
3 3
1 2
Người II.5 có dạng ( AA : Aa).
3 3
Do bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh  người II.6 không mang alen gây
bệnh : AA.
1 2
Ta có: ( AA : Aa)×AA
3 3
2 1
 Người III. 10 có dạng ( AA : Aa)
3 3
2 1 1 2
Ta có: ( AA : Aa)× : ( AA : Aa).
3 3 3 3
2 1 1 1
Xác suất để sinh một con bị bệnh là:   
3 3 4 18

1 17
Xác suất sinh 1 đứa con không bị bệnh là: 1- =
18 18
2
 17 
Xác suất sinh 2 đứa con không bị bệnh là:    89,2%.
18
 

Câu 41: Đáp án A


Các phương pháp tạo động vật biến đổi gen gồm có :

140 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.
- Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
- Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
Câu 42: Đáp án B
Tính trạng thể dị hợp Hh khác nhau ở 2 giới nhưng thể đồng hợp lại giống nhau  gen qui định tính trạng
nằm trên NST thường nhưng chịu sự chi phối của giới tính.
Câu 43: Đáp án D
Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì :
(3) Có tính toàn vẹn di truyền, có tính đặc trưng cao.
(4) Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
(5) Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen.
(1) sai vì thành phần kiểu gen khép kín không phải là đặc trưng của 1 quần thể.
(2) sai vì nếu kiểu gen không thay đổi thì không thể được coi là tiến hóa.
Câu 44: Đáp án B
Kiểu phân bố ngẫu nhiên là: Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.
Các cây thông trong rừng , các loài sò , chim hải âu có kiểu phân bố đồng đều để giảm bớt sự cạnh tranh
của các cá thể trong quần thể.
Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam Cực : phân bố theo nhóm.
Câu 45: Đáp án D
Thủy triều đỏ thể hiện mối quan hệ ức chế cảm nhiễm, thuộc loại quan hệ đối kháng giữa các loài trong một
quần xã. Trong quá trình phát triển, các loài vi tảo sẽ tạo ra các loại độc tố như độc tố gây liệt cơ, độc tố thần
kinh, độc tố gây mất trí nhớ, độc tố tiêu chảy,… những độc tố này hòa tan trong nước, được các loài sinh vật
khác hấp thụ, dẫn đến sự tử vong cho chúng.
(1) Sai, do đây là quan hệ ức chế cảm nhiễm.
(2) Đúng.
(3) Sai, đây là quan hệ ức chế cảm nhiễm, một loài có hại, một loài không lợi cũng không hại.
(4) Sai.
Câu 46: Đáp án A
Qua giảm phân ở đực và cái tạo ra các giao tử: n, n-1, n+1.
Ta có: (n, n-1, n+1)× (n, n-1, n+1)
Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là: 2n, 2n-1, 2n+1, 2n-2,
2n+2.
Vì ở đực và cái trong quá trình giảm phân tạo giao tử đều có cùng 1 cặp NST không phân li trong giảm phân
1 nên lúc này sẽ tạo ra thể một hay thể ba… chứ không tạo ra các thể kép.
Câu 47: Đáp án B
Ở đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1 = (3:1).1 thì trong phép lai phải có 1 cặp gen cho tỉ lệ 3:1 và 1 cặp cho tỉ lệ
100% trội hoặc lặn.
Vậy các phép lai thỏa mãn là: 1, 5, 6, 8.
Câu 48: Đáp án A

Hiện tượng phì nhưỡng là do tảo và vi khuẩn lam phát triển mạnh  Để hạn chế hiện tượng này cần kiềm
hãm sự phát triển của tảo và vi khuẩn lam.
Các cách hạn chế phát triển của vi khuẩn lam và tảo là:
 Hạn chế nguồn dinh dưỡng của tảo và vi khuẩn lam
LOVEBOOK.VN | 141
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ giúp động vật phù du phát triến  vi khuẩn lam và tảo bị sinh vật phù du tiêu
diệt.
- Thả cá dữ vào để ăn tôm cá khiến tôm cá giảm giúp động vật phù du phát triến  vi khuẩn lam và tảo bị
sinh vật phù du tiêu diệt.
Câu 49: Đáp án C
Theo nguyên tắc bổ sung :
Mạch 2 có A2 = T1 = 200, T2 = A1 = 100 , G2 = 300, X2 = 400
Mạch 2 là mạch khuôn, tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung : Agốc – U, Ggốc – X , Tgốc = A,
Xgốc = G.
Trong quá trình dịch mã, bộ ba đối mã trên tARN đến liên kết với bộ ba mã hóa trên mARN cũng theo
nguyên tắc bổ sung : A – U, G – X.
Số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của tARN tương ứng tham gia vào quá trình dịch mã trên sẽ
giống với số nu trên mạch mã gốc trừ đi ba nu tương ứng bổ sung với bộ ba kết thúc UAG là AUX:
A = A2 - 1 = 199 , U = T2–1 = 99 , G = G2 = 300, X = X2 = 399.
Câu 50: Đáp án B
- Vùng khởi động là trình tự nucleôtit mà enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã.
- Vùng vận hành là trình tự nucleôtit có thể liên kết với protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.
- Khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ, gen R đều tổng hợp prôtêin ức chế để điều hòa hoạt động
của opêron Lac.
- Các gen cấu trúc Z, Y , A đều có chung một vùng điều hòa gồm vùng vận hành và vùng khởi động.

142 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

07
Câu 1. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
(1) Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi nhiễm sắc có đường kính 700 nm.
(2) Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm
sắc thể không dính vào nhau.
(3) Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm ADN mạch kép và prôtêin loại
histôn.
(4) Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính
lần lượt là 30 nm và 300 nm.
A. 1 B. 2 C. 3. D. 4.
Câu 2. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. Nhiễm
sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về dạng
đột biến này?
(1) thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
(2) thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
(3) thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
(4) thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
(5) thường tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4
Câu 3. Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa
màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ: 7 cây hoa màu
trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy
ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là:
A. 81/256. B. 1/81. C. 16/81. D. 1/16.
Câu 4. Người ta đem lai giữa cây hoa kép, màu đỏ với cây hoa đơn, màu vàng, thu được F1 toàn cây hoa kép,
màu đỏ.
Cho cây F1 tiếp tục giao phấn, đời F2 xuất hiện 9654 cây gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 869 cây cho hoa
kép, màu vàng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Cho các dự đoán sau về:
1. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
2. Cây có kiểu hình hoa đơn, màu vàng chiếm tỷ lệ 16%.
3. Tần số hoán vị gen chỉ xảy ra ở mẹ hoặc bố với tần số 20%.
4. Ở F2, cây có kiểu hình hoa đơn màu đỏ chiếm tỷ lệ 9%.
Có bao nhiêu dự đoán đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5. Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy
AB AB
ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: Dd × Dd thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình
ab ab
lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả ở F1?
(1) Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
(2) Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.
(4) Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.

LOVEBOOK.VN | 143
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(5) Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 6. Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một trong hai alen của gen nằm trên nhiễm sắc thể thường;
bệnh máu khó đông do một trong hai alen của gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X
qui định. Theo dõi sự di truyền của hai bệnh trong một gia đình qua hai thế hệ được thể hiện qua sơ đồ
phả hệ dưới đây.

Không có sự phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong gia đình; các tính trạng trội, lặn hoàn toàn.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II đối với
hai bệnh nói trên?
1
1. Xác suất là con trai và chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng .
8
5
2. Xác suất là con gái và không bị bệnh trong số hai bệnh trên bằng .
12
1
3. Xác suất chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng
4
1
4. Xác suất không mang alen bệnh đối với cả hai bệnh trên bằng .
4
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được
100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao,
hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa
vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ,
quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh
học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.
(4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
(5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả.
(6) Tần số hoán vị gen 20%.
A. (1), (3), (5), (6). B. (1), (2), (5), (6) C.(1),(4),(5),(6) D. (2), (3), (4), (6).

144 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 8. Cho cơ chế di truyền được mô tả bởi hình vẽ dưới.

Trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(1) Cơ chế này là phiên mã ở sinh vật nhân sơ.
(2) Quá trình trên diễn ra trong nhân của tế bào.
(3) Sau khi kết thúc quá trình có thể tạo ra tối đa 3 chuỗi mARN trưởng thành khác nhau.
(4) Enzym tham gia vào quá trình này (phần hình tròn màu tím) là enzym ARN polimeraza.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 9. Hiện nay, chúng ta đều biết rằng trên thế giới đang báo động về sự ô nhiễm nguồn nước, về tỉ lệ nước
sạch đang giảm xuống một cách nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng rất xấu đến thế hệ mai sau. Vì vậy để bảo
vệ nguồn nước sạch, ta cần phải :
(1) Tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức tiết kiệm nước.
(2) Không vứt rác bừa bãi xuống ao hồ, sông rạch.
(3) Khai thác triệt để các nguồn nước ngầm và nước khoáng.
(4) Tránh xả nước thải công nghiệp ra hòa chung với sông hồ kênh rạch.
(5) Vận dụng nguồn nước đã nhiểm bẩn vào việc tái sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Số ý đúng là :
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Ở người, đa số các bệnh liên quan đến thận kinh và cơ như hội chứng liệt mắt mạn tính tuần tiến
(CPEO), bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber hay các bệnh Alzheimer, Parkison,… được xác định là do
đột biến gen nằm trên ty thể. Nếu một người phụ nữ mắc một trong các bệnh trên lấy một người chồng
hoàn toàn bình thường về bệnh tương ứng thì :
A. toàn bộ các con trai của họ mắc bệnh giống mẹ
B. toàn bộ các con gái của họ đều mắc bệnh giống mẹ
C. toàn bộ con của họ đều mắc bệnh giống mẹ.
D. khả năng mắc bệnh các con phụ thuộc việc người chồng có mang gen gây bệnh hay không.
Câu 11. “Năm 1988, Katie Castillo chào đời với dây rốn quấn quanh cổ, vì thế khi cô bé phát ra tiếng khóc
đầu tiên - một tiếng thét như của mèo kêu với âm vực cao - bà mẹ nghĩ rằng thanh quản của cô bé bị méo.
Các y tá đỡ đẻ cho Castillo cũng nhận thấy đầu của đứa bé khá nhỏ và phản xạ của nó chậm chạp. 3 tiếng
sau, các bác sĩ yêu cầu xét nghiệm gen của bé. Katie được chẩn đoán mắc bệnh "cri-du-chat", một dạng lệch
lạc về tinh thần và thể chất”
(Theo Vn.Express ngày 14/10/2008)
Dạng hội chứng này có nguồn gốc do:
A. đột biến gen. B. đột biến lệch bội
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Câu 12. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.
B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào dó, người ta thường bắt đầu bằng cách
tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
C. Trong một sổ trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai,nhưng nếu
cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
LOVEBOOK.VN | 145
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
D. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận
là giả thuyết siêu trội.
Câu 13. Ở người tính trạng nhóm máu M, N và MN do 2 alen M, N không át chế nhau quy định. Nhóm máu
ABO do 3 alen IA, IB, Io quy định trong đó IA và IB không át chế nhau, nhưng át chế gen IO. Các gen nằm trên
các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau. Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn bố mẹ, chúng có nhóm máu
như sau:
Trẻ X: O, MN; Trẻ Y: B, M; Trẻ Z: A, MN.
Ba cặp bố mẹ có nhóm máu như sau:
Cặp 1: A, M và AB, N; Cặp 2: A, MN và B, M; Cặp 3: A, MN và A, MN.
Đứa trẻ nào là con của cặp vợ chồng nào?
A. Trẻ X con của cặp 2; trẻ Y con của cặp 3; trẻ Z con của cặp 1.
B. Trẻ X con của cặp 3; trẻ Y con của cặp 1; trẻ Z con của cặp 2.
C. Trẻ X con của cặp 3; trẻ Y con của cặp 2; trẻ Z con của cặp 1.
D. Trẻ X con của cặp 1; trẻ Y con của cặp 2; trẻ Z con của cặp 3
Câu 14. Cho các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người:
(1) Hội chứng bệnh Đao.
(2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
(3) Hội chứng siêu nữ (3X).
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.
(5) Bệnh tâm thần phân liệt.
(6) Bệnh ung thư máu.
Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những hội chứng
và bệnh ở người là:
A. (1), (3), (6). B. (2), (3), (5). C. (1), (4), (6). D. (3), (4), (5).
Câu 15. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Xét các phép lai:
(1) AaBbdd × AaBBdd. (2) AAbbDd × AaBBDd.
(3) Aabbdd × aaBbDD. (4) aaBbdd × AaBbdd.
(5) aabbdd × AaBbDd. (6) AaBbDd × AabbDD.
Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 16. Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về tiến hoá nhỏ?
(1) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
(2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
(3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
(4) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
(5) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...).
(6) Tiến hóa nhỏ chỉ làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17. Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, thân cao giao phấn với cây hoa trắng, thân thấp mang kiểu
gen đồng hợp lặn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là: 50% cây hoa đỏ, thân cao; 25% cây hoa đỏ, thân thấp;
25% cây hoa trắng, thân thấp. Cho F1 giao phấn với cây khác, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là: 50% hoa đỏ,
thân cao; 43,75% hoa đỏ, thân thấp; 6,25% hoa trắng, thân thấp. Những phép lai nào sau đây của F1 với cây
khác có thể phù hợp với kết quả trên? Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen D và d qui
định.
AD AD Ad Ad BD Bd BD BD
(1) Bb  Bb. (2) Bb  Bb. (3) Aa  Aa . (4) Aa  Aa .
ad ad aD aD bd bd bd bd
Bd Bd Bd Bd AD Ad Ad Ad
(5) Aa  Aa . (6) Aa  Aa . (7) Bb  Bb. (8) Bb  Bb.
bD bD bD bd ad ad aD ad
A. (1) và (4). B. (2) và (5). C. (3) và (7). D. (6) và (8).
146 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 18. Các nghiên cứu về tiến hóa cho thấy, khi quần thể có kích thước lớn thì tần số alen lặn có hại bị chọn
lọc tự nhiên loại bỏ với tốc độ chậm nhưng khi quần thể bị giảm mạnh về kích thước thì tần số alen lặn có
hại bị giảm nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là vì:
A. Dễ xảy ra đột biến làm thay đổi tần số các alen.
B. Xảy ra giao phối gần làm giảm sức sống của các cá thể đồng hợp lặn.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động với áp lực cao hơn.
D. Xảy ra giao phối gần làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn tạo điều kiện cho chọn lọc tự nhiên loại bỏ
alen lặn có hại.
Câu 19. Ở gà : A - chân thấp, a - chân cao; BB - lông đen, Bb - xám, bb - trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai
cặp NST thường. Lai các gà trống và các gà mái đều có lông xám, chân thấp dị hợp để tạo số con đủ lớn. Cho:
(1) Xác suất sinh ra gà trắng, chân cao và gà trắng, chân thấp là như nhau.
(2) Xác suất sinh ra gà xám, chân thấp gấp 3 lần gà xám chân cao.
(3) Xác suất sinh ra gà đen, chân cao và gà trắng, chân cao là như nhau.
(4) Về mặt thống kê thì gà xám, chân cao phải nhiều hơn các kiểu hình còn lại.
(5) Xác suất sinh ra gà xám, chân thấp gấp 2 lần gà trắng chân thấp.
Trong những nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3.
Câu 20. Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm
sắc thể giới tính là XX. Xét 4 gen, trong đó: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ
hai có 4 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Gen thứ ba có 3 alen nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y; gen thứ tư có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới
tính Y và không có alen tương ứng trên X. Tính theo lý thuyết, loài động vật này có tối đa bao nhiêu kiểu gen
về bốn gen nói trên?
A. 1908. B. 1800. C. 2340 D. 1548.
Câu 21. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 2% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb và
có 8% tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường,
các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái có 10% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Ee và 20%
tế bào có cặp NST mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế
bào khác diễn ra bình thường. Các giao tử có khả năng thụ tinh ngang nhau. Ở đời con của phép lai
♂AaBbDdEE × ♀AaBBDdEe, hợp tử bình thường chiếm tỉ lệ:
A. 38,2% B. 37% C. 63 % D. 26,4%
Câu 22. Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với
cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ
lệ 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm
tỉ lệ:
A. 50% B. 20% C. 10% D. 5%
Câu 23. Ở một loài động vật, gen A quy định thân màu đen; alen a: thân màu trắng. Cấu trúc di truyền
của quần thể ở thế hệ P: 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1.
Do tập tính giao phối, trong quần thể các cá thể có cùng màu sắc giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên,
các cá thể khác màu không giao phối với nhau. Cho rằng sức sống và khả năng sinh sản của các kiểu gen là
như nhau, không xét sự phát sinh đột biến, kiểu hình thân trắng thu được ở F1 chiếm tỉ lệ:
A. 12,5%. B. 5,25%. C. 3,75%. D. 17,5%.
Câu 24. Một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B
quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp
nhiễm sắc thể. Trong một phép lai (P) người ta thu được F1 có tỉ lệ: 31% cao, tròn; 44% cao, dài; 19%
thấp, tròn; 6% thấp, dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây cao, tròn ở F1 thì
xác suất gặp cây dị hợp hai cặp gen là:
A. 25/31. B. 12/31. C. 3/8. D. 15/31.

LOVEBOOK.VN | 147
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 25. Các cá thể của quần thể muỗi hôm nay có khả năng kháng với một loại thuốc diệt muỗi đặc biệt, mặc
dù vậy chính loài này lại không kháng được thuốc khi phun lần đầu tiên. Các nhà khoa học tin rằng khả năng
kháng thuốc được tiến hóa trong quần thể muỗi bởi vì:
A. Các cá thể muỗi phát triển khả năng kháng với thuốc diệt muỗi sau khi tiếp xúc với thuốc.
B. Một số cá thể muỗi đã có khả năng kháng thuốc trước khi phun thuốc, và vì vậy chúng đã sống sót để
sinh sản.
C. Muỗi cố gắng để thích nghi với môi trường sống.
D. Muỗi đã phát triển hệ miễn dịch để kháng thuốc sau khi tiếp xúc với thuốc.
Câu 26. Tất cả các câu sau đúng về điều hòa quần thể, ngoại trừ:
A. Phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn phản ánh ảnh hưởng của các nhân
tố phụ thuộc mật độ tới sự cân bằng quần thể quanh sức chứa môi trường.
B. Nhân tố không phụ thuộc mật độ sẽ ảnh hưởng lớn tới quần thể khi mật độ tăng.
C. Mật độ quần thể tăng có thể làm thay đổi sinh lý của cá thể và ức chế sinh sản.
D. Quần thể thường biến động số lượng theo chu kì là sự đáp lại của quần thể với nhân tố phụ thuộc mật
độ.
Câu 27. Ở gà, gà mái có hai nhiễm sắc thể giới tính khác nhau (Z và W) trong khi những con đực có hai nhiễm
sắc thể Z. Một gen liên kết với Z qui định các hình dạng trên lông vũ với alen trội B tạo ra các hình vạch và
alen b tạo ra các hình không có vạch. Phép lai nào sau đây cho ra tất cả những con mái có kiểu hình giống
nhau (vạch hay không có vạch) và tất cả các con trống có kiểu hình còn lại?
A. Con mái có vạch X con trống không vạch.
B. Con mái không vạch X con trống có vạch.
C. Con mái không vạch X con trống không vạch.
D. Con mái có vạch X con trống có vạch.
Câu 28. Hãy chỉ ra thao tác không chính xác trong quá trình tạo ra cừu Đolly:
A. Tách tế bào tuyến vú của tế bào cho nhân, nuôi trong các điều kiện thích hợp trong phòng thí nghiệm.
B. Tách tế bào trứng của cừu Dolly nói trên, chuyển nhân vào tế bào tuyến vú vừa tách ở tế bào trứng
này, kích thích để tạo thành hợp tử.
C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
D. Chuyển phôi vào tử cung của một con cừu mẹ để nó mang thai. Sau thời gian mang thai giống như tự
nhiên, cừu mẹ này đẻ ra cừu con giống y như con cừu ban đầu.
Câu 29. Một gen ở tế bào nhân chuẩn được cài vào ADN của vi khuẩn. Sau đó vi khuẩn phiên mã gen này
thành mARN và dịch mã thành protein. Protein này hoàn toàn vô dụng đối với tế bào nhân chuẩn nói trên
vì nó chứa quá nhiều axit amin so với protein cũng được tổng hợp từ gen đó nhưng ngay trong tế bào
nhân chuẩn, thậm chí cả thứ tự axit amin ở đôi chỗ cũng khác. Nguyên do của sự khác biệt này là:
A. Trong quá trình dịch mã các riboxom trong tế bào vi khuẩn đã không tìm được đúng codon trên mARN.
B. Các protein ức chế đã can thiệp vào quá trình phiên mã và dịch mã của vi khuẩn.
C. Sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ sử dụng các mã di truyền khác nhau.
D. mARN do vi khuẩn phiên mã không được cắt tỉa(loại bỏ intron) như trong tế bào nhân chuẩn.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
B. Sự hình thành loài mới không liên quan gì đến quá trình phát sinh đột biến.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
theo một hướng xác định từ đó hình thành loài mới.
Câu 31. Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Ở̉̉ cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
B. Những loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
C. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.

148 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 32. Để chọn các giống thực vật có đặc đính kháng thuốc diệt cỏ, chịu hạn, chịu lạnh, chịu phèn, chịu
mặn tốt… người ta thường dùng phương pháp nuôi cấy hạt phấn. Khi nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ có thể mọc
trên môi trường nuôi nhân tạo sẽ tạo thành các dòng tế bào đơn bội. Để cho chúng có thể phát triển và sinh
sản hữu thụ người ta thực hiện công đoạn lưỡng bội hóa chúng bằng tác nhân:
A. 5BU B. Conxixin C. Auxin D. Acridin
Câu 33. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là:
A. giải thích được sự hình thành loài mới.
B. phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong tiến hóa của vật nuôi, cây trồng và
các loài hoang dại.
C. chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có một nguồn gốc chung.
D. đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này.
Câu 34. Phân tích thành phần nuclêôtit của 2 chủng virut, người ta thu được số liệu sau:
Chủng 1: A = 15%; G = 35%; X = 35%; T = 15%
Chủng 2: A = 15%; G = 40%; X = 30%; U = 15%
Vật liệu di truyền của 2 chủng vi rut trên là gì?
A. Chủng 1 là ADN mạch kép; chủng 2 là ARN.
B. Chủng 1 là ADN mạch kép; chủng 2 là ADN mạch đơn.
C. Cả chủng 1 và chủng 2 đều là ADN mạch kép.
D. Chủng 1 là ADN mạch đơn; chủng 2 là ADN mạch kép.
Câu 35. Trong giảm phân, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa hai crômatit của hai nhiễm sắc thể khác
cặp tương đồng xảy ra ở kì đầu I, giảm phân II bình thường. Quá trình trên có thể tạo ra giao tử chứa.
(1) Nhiễm sắc thể bị đột biến lặp đoạn.
(2) Nhiễm sắc thể đột biến chuyển đoạn.
(3) Nhiễm sắc thể đột biến mất đoạn.
(4) Nhiễm sắc thể đột biến đảo đoạn.
Số phương án đúng là:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 36. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao; a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ; b quy
định quả vàng. Khi cho cây thân cao, quả đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được số cá thể có kiểu hình
thân cao, quả đỏ ở F1 chiếm 54%. Trong số những cây thân cao, quả đỏ ở F1, tỉ lệ cây mà trong kiểu gen chứa
2 gen trội là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến và mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt
phấn và sinh noãn là như nhau.
A. 41,5%. B. 21%. C. 50%. D. 48,15%.
Câu 37. Cho các vấn đề nan giải ở các vùng trên thế giới:
Vùng Vấn đề khó giải quyết
1. Nhiệt đới. a. Cháy rừng, tài nguyên khoáng sản khai thác sắp cạn kiệt.
2. Ôn đới. b. Diện tích rừng suy giảm, khung cảnh thiên nhiên thay đổi.
3. Hàn đới. c. Tài nguyên nước thiếu hụt nghiêm trọng.
d. Ô nhiễm môi trường nước và không khí do khí thải công nghiệp và sử dụng
4. Hoang mạc.
nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
e. Nguy cơ tuyệt chủng các loài sinh vật quí hiếm do săn bắt trái phép, ít có
5. Vùng núi.
người quản lí.
Hãy nối các thông tin lại với nhau cho phù hợp:
A. 1-b, 2-d, 3-e, 4-c, 5-a. B. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c, 5-e. C. 1-b, 2-d, 3-c, 4-a, 5-e. D. 1-a, 2-e, 3-d, 4-c, 5-b.
Câu 38. Vi sinh vật gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo và động vật nguyên sinh, chúng giữ vai trò chủ yếu
trong quá trình chuyển hóa vật chất trong đất. Trong nông nghiệp thuốc trừ sâu ở liều lượng thích hợp ít
tác động đến quần thể vi sinh vật trong đất, đôi khi ở liều lượng này còn kích thích vi sinh vật phát triển.
Tuy nhiên ở liều lượng cao, thời gian dài thuốc trừ sâu lại ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản đến hệ
vi sinh vật trong đất, đặc biệt là kích thước và mật độ của những quần thể vi sinh vật này. Từ những dữ kiện
trên hãy cho biết phát biểu nào sau đây không hợp lý?

LOVEBOOK.VN | 149
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. Khi dùng thuốc trừ sâu, kích thước quần thể vi sinh vật luôn luôn giảm dần xuống dưới mức tối thiểu
thì diệt vong.
B. Khi dùng thuốc trừ sâu, một mặt mang lại hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, song lại gây mất cân bằng sinh
thái ruộng do làm mất dần đi nhóm vi sinh vật phân giải.
C. Khi dùng thuốc trừ sâu đúng liều lượng, chỉ dẫn, hệ sinh thái ruộng vẫn duy trì ở trạng thái cân bằng
do lượng nhỏ vi sinh vật mất đi sẽ được bù đắp qua quá trình sinh sản.
D. Vi sinh vật trong đất là một mắt xích trong chu trình sinh địa hóa diễn ra trong ruộng nên có ý nghĩa
quan trọng đối với hệ sinh thái ruộng.
Câu 39. Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
1. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản.
2. Cá mập con khi mới nở, sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
3. Các cây thông cạnh tranh ánh sáng, nước và muối khoáng.
4. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
5. Chó rừng hỗ trợ nhau săn mồi.
6. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông mọc gần nhau.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 40. Cho các phát biểu sau:
1. Ở kỉ Silua, cây có mạch và động vật lên cạn.
2. Ở kỉ Cacbon, có sự phân hóa bò sát, lưỡng cư ngự trị.
3. Ở kỉ Pecmi, tuyệt diệt nhiều sinh vật biển.
4. Ở kỉ Jura, xuất hiện thực vật có hóa, tiến hóa động vật có vú.
5. Ở kỉ Đệ tam, phát sinh các nhóm linh trưởng, cây có hoa ngự trị.
6. Ở đại Cổ sinh có hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 41. Nhóm máu ở người do các alen I , I , I nằm trên NST thường qui định với alen A đồng trội với B và
A B O

alen O là lặn. Trong quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số A = 0,2; B = 0,3; O = 0,5.
Một cặp vợ chồng trong quần thể không có quan hệ huyết thống với nhau sinh đứa con đầu lòng nhóm máu
O. Xác suất sinh đứa con tiếp theo có nhóm máu AB là ?
A. 3% B. 25% C. 5,33% D. 12,68%
Câu 42. Cho các phát biểu sau:
1. Loài sinh học là một đơn vị sinh sản, là một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái
và di truyền.
2. Loài thân thuộc là những loài có quan hệ xa về nguồn gốc.
3. Để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì việc sử dụng tiêu
chuẩn sinh lí- sinh hóa là chính xác nhất và khách quan nhất.
4. Đối với trường hợp các loài thân thuộc có đặc điểm hình thái rất giống nhau( loài đồng hình) để phân
biệt hai loài này sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất.
5. Tiêu chuẩn cách li sinh sản có thể ứng dụng đối với các loài sinh sản vô tính.
6. Cách li sinh sản về bản chất là cách li di truyền. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình
thái và cách sắp xếp các gen trên đó. Do sự sai khác về bộ NST mà lai khác loài thường không có kết quả.
7. Quần thể là đơn vị tổ chức cơ sở của loài. Các quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố liên tục hay
gián đoạn tạo thành các nòi.
Số phát biểu không đúng :
A. 2 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 43. Những thành tựu nào sau đây là kết quả của ứng dụng kĩ thuật di truyền?
(1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
A. (1), (3). B. (3), (4). C. (1), (2). D. (1), (4).

150 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 44. Quá trình hình thành đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được mô tả qua hình vẽ dưới đây:

Hình vẽ này minh họa cơ chế hình thành dạng đột biến:
A. đảo đoạn và chuyển đoạn trên 2 nhiễm sắc thể.
B. chuyển đoạn tương hổ xảy ra giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng.
C. chuyển đoạn không tương hổ xảy ra giữa 2 nhiễm sắc thể tương đồng.
D. lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 45. Trong quá trình diễn thế ở một bãi đất trống có 4 nhóm thực vật được kí hiệu là A, B, C, D lần
lượt với các đặc điểm sinh thái các loài như sau:
- Nhóm loài A là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm có mô
giậu kém phát triển.
- Nhóm loài B là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, có mô giậu kém
phát triển.
- Nhóm loài C là loài cỏ. Phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển.
- Nhóm loài D là loài cây thân thảo. Phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu không phát triển.
Thứ tự lần lượt các loài đến sống trong phạm vi của bãi đất nói trên:
A. C → D → B → A. B. C → A → B → D. C. C → B → A → D. D. C → D → A → B.
Câu 46. Cho những nhận định sau:
1. Theo quan niệm hiện đại, đột biến và biến dị tổ hợp là nguyên liệu của tiến hóa.
2. Theo thuyết tiến hóa trung tính, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà
là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.
3. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng tần số alen.
4. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do chức năng giống nhau đều giúp cơ
thể bay.
5. Một số thể tứ bội(4n) tỏ ra thích nghi sẽ phát triển thành một quần thể mới tứ bội và hình thành loài
mới vì đã cách li sinh sản với loài gốc lưỡng bội do khi chúng giao phấn với nhau tạo ra thể tam bội(3n) bất
thụ.
6. Thể tự đa bội có thể được hình thành qua nguyên phân và tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính.
7. Theo quan niệm Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là nhu cầu về kinh tế và thị hiếu phức
tạp luôn thay đổi của con người.
Những nhận định đúng:
A. 1,2,5,7 B. 2,4,5,6 C. 1,3,6,7 D. 3,4,5,7
AB DE
Câu 47. Ở một cá thể, cặp NST thứ nhất mang 2 cặp gen ; cặp NST thứ hai mang 2 cặp gen . Khoảng
ab de
cách giữa 2 gen A và B = 10cM; D và E = 15cM.
1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này thực hiện giảm phân. Về mặt lý thuyết thì số lượng giao tử AB DE và Ab de
kỳ vọng có thể được tạo ra là:
A. 820 và 115 B. 415 và 85 C. 870 và 75 D. 765 và 85
Câu 48. Cho các đặc điểm sau:
(1) Đây là một mối quan hệ giữa hai loài trong quần xã sinh vật.
(2) Trong đó, một loài có lợi, một loài bị hại.
(3) Số lượng loài bị hại luôn ít hơn số lượng loài có lợi.
LOVEBOOK.VN | 151
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(4) Dinh dưỡng của loài có lợi không phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của loài bị hại.
Những đặc điểm trên đang nói về:
A. Quan hệ bán ký sinh.
B. Quan hệ ký sinh hoàn toàn.
C. Quan hệ cạnh tranh.
D. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
Câu 49. Kết luận nào sau đây không đúng về động vật hằng nhiệt?
A. Các loài thuộc lớp thú, chim là động vật hằng nhiệt.
B. Động vật hằng nhiệt ở vùng lạnh có kích thước nhỏ hơn động vật hằng nhiệt ở vùng nóng.
C. Khi ngủ đông gấu vẫn giữ được nhiệt độ cơ thể ổn định.
D. Động vật hằng nhiệt có cơ chế tự điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể.
Câu 50. Cho các thông tin sau về điều hòa hoạt động gen:
1. Ở những loài động vật bậc cao như người, phần lớn gen ở trạng thái hoạt động chỉ có một số ít gen
đóng vai trò điều hòa hoặc hoạt động rất yếu.
2. Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tạo ra.
3. Operon Lac bao gồm nhóm gen cấu trúc, gen điều hòa, vùng khởi động và vùng vận hành.
4. Vùng vận hành là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi động phiên mã.
5. Khi môi trường có lactozo, các phân tử này liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu trúc không
gian của protein, tạo điều kiện cho ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành dịch mã.
6. Ứng dụng quá trình điều hòa hoạt động gen, con người có thể nghiên cứu chữa trị bệnh ung thư bằng
cách đưa protein ức chế ngăn cho khối u không phát triển.
Có bao nhiêu thông tin sai?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4

152 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1B 2B 3B 4C 5B 6A 7C 8B 9C 10C
11C 12A 13C 14A 15A 16B 17C 18D 19D 20A
21C 22C 23A 24A 25B 26B 27A 28B 29D 30C
31C 32B 33C 34A 35A 36D 37A 38A 39B 40C
41C 42B 43A 44D 45C 46A 47D 48A 49B 50D

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN


Câu 1: Đáp án B
Phát biểu đúng: (2),(3).
(1) sai vì sợi nhiễm sắc có đường kính là 30 nm.
(4) sai vì sợi cơ bản có đường kính là 11nm và sợi nhiễm sắc có đường kính là 30 nm.
Câu 2: Đáp án B
Đây là đột biến lặp đoạn không làm thay đổi số nhóm gen liên kết, không làm xuất hiện các gen mới. Lặp
đoạn giúp làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Ngoài ra, lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen
tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa. Lặp đoạn không gây hậu quả
nghiêm trọng cho thể đột biến, thường không gây chết cho thể đột biến như mất đoạn.
Vậy (4), (5) đúng.
Câu 3: Đáp án B
F2: 9:7  F1: AaBb.
AaBb x AaBb → F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb  Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen không alen tương tác
với nhau theo quy luật tương tác bổ sung quy định.
Quy ước: A-B- : hoa đỏ; A-bb, aaB- và aabb : hoa trắng.
1 2 2 4
Các cây đỏ ở F2 có thành phần kiểu gen: AABB : AaBB : AABb : AaBb.
9 9 9 9
F3 xuất hiện aabb chỉ khi cây đỏ F2 là AaBb.
4 4 1 1
Xác suất để xuất hiện cây màu trắng có kiểu gen đồng hợp aabb ở F3 là:   
9 9 16 81
Câu 4: Đáp án C
Lai giữa cây hoa kép, màu đỏ với cây hoa đơn, màu vàng, thu được F1 toàn cây hoa kép, màu đỏ  hoa kép,
màu đỏ trội hoàn toàn với hoa đơn màu vàng.
Quy ước: A: hoa kép>> a: hoa đơn
B: màu đỏ >> b: màu vàng
869
F2: tỉ lệ hoa kép, màu vàng ( A-bb) =  0,09. Với tỉ lệ bất kì như thế này các em có thể cho rằng hoán
9654
vị gen đã xảy ra.
F1 dị hợp về 2 cặp gen.
Khi đó: aabb = 0,25 – A-bb = 0,16; aaB- = A-bb = 0,09. Vậy 2, 4 đúng.
Hoán vị gen xảy ra ở cả bố và mẹ ta có: ab = 0,16 = 0,4 > 0,25 nên ab là giao tử liên kết.
AB
Vậy F1 có kiểu gen là .
ab
Tần số hoán vị gen là 2(0,5-0,4) = 0,2 = 20%. Vậy 1 đúng và 3 sai.
Vậy có 3 dự đoán đúng.
Câu 5: Đáp án B
Ta có: Dd x Dd → 0,25DD : 0,5Dd : 0,25dd
ab 0,04
  0,16  ab = 0,16  0,4  AB = ab = 0,4; aB = Ab = 0,1.
ab 0,25
Vì cả bố và mẹ đều dị hợp nên ta áp dụng công thức:
LOVEBOOK.VN | 153
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A-B- = 0,5+aabb = 0,66; aaB- = A-bb = 0,25 –aabb = 0,09.
Tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trội (A-bbD-; aaB-D-; A-B-dd): 2 x 0,09 x 0,75 + 0,66 x 0,25 = 0,3 = 30%
Tỷ lệ kiểu hình mang 1 tính trội(A-bbdd; aaB-dd; aabbD-): 0,16 x 0,75 + 2 x 0,09 x 0,25 = 0,165 = 16,5%.
AB Ab
 = 0,4 x 0,4 x 2 + 0,1 x 0,1x 2 = 0,34.
ab aB
 tỉ lệ kiểu hình mang 3 cặp gen dị hợp: 0,34 x 0,5 = 0,17 = 17%. 4 sai.
AB AB
= 0,42 = 0,16  DD = 0,16.0,25 = 0,04 = 4%.
AB AB
A-B-D- = 0,66 x 0,75 = 0,495
0,04 8
Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ:  .
0,495 99
F1: 10 x 3 = 30 kiểu gen; 8 kiểu hình.
Vậy 1,2,3,5 đúng.
Câu 6: Đáp án A
Xét bệnh pheninketo niệu:
- Người mẹ và người bố ở thế hệ I đều không bị bệnh sinh ra con bị bệnh chứng tỏ cả bố và mẹ ở thế hệ 1
đều có kiểu gen Aa.
3 1
Ta có: Aa × Aa  A- : aa.
4 4
1 2
Người chồng thế hệ II có thành phần kiểu gen là AA : Aa.
3 3
Người vợ thế hệ thứ II bình thường có người bố I bị bệnh(aa) nên người vợ chắc chắn có kiểu gen Aa.
1 2 2 1 1 1 5 1
Ta có: ( AA : Aa)× Aa  ( A : a)( A : a)  A- : aa.
3 3 3 3 2 2 6 6
Xét bệnh máu khó đông:
Bố mẹ của người vợ bình thường nhưng sinh ra con trai mắc bệnh máu khó đông nên người mẹ có kiểu gen
XBXb.
1 B B 1 B b
Ta có: XBY × XBXb  Người vợ có thành phần kiểu gen: XX : XX
2 2

1 B B 1 B b 1 1 3 1
XBY ×( X X : X X )  ( XB : Y)( XB : Xb).
2 2 2 2 4 4

3 1 1 1 1 5 1
Xác suất là con trai và chỉ bị một trong hai bệnh trên:       . Vậy 1 sai.
4 2 6 4 2 6 6

5 1 1 3 5
Xác suất là con gái và không bị bệnh trong số hai bệnh trên:  (  )  . Vậy 2 đúng.
6 2 4 4 12

1 7 5 1 1
Xác suất chỉ bị một trong hai bệnh trên:     . Vậy 3 đúng.
6 8 6 8 4

2 1 1 3 3 1 1
Xác suất không mang alen bệnh đối với cả hai bệnh trên là:   (    )  . Vậy 4 đúng.
3 2 2 4 4 2 4
Câu 7: Đáp án C
Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây
thân cao, hoa đỏ, quả tròn.

154 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
 A: hoa đỏ >> a: hoa vàng
B: thân cao >> b: thân thấp
D: quả tròn >> d: quả dài.
Xét từng tính trạng ta có:
Thân cao : thân thấp = 1 : 1  Aa×aa.
Hoa đỏ: hoa vàng = 1: 1  Bb × bb.
Qủa tròn : quả dài = 1 :1  Dd × dd.
Vậy F1 lai phân tích.
Nếu các cặp gen này phân ly độc lập thì ta sẽ có tỉ lệ kiểu hình là (1:1)(1:1)(1:1) khác với tỉ lệ kiểu hình của
đề bài nên các cặp gen này không phân ly độc lập với nhau.
Xét tỉ lệ kiểu hình:
AaBb×aabb  1AaBb :1Aabb :1aaBb:1aabb = 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa vàng : 1 thân thấp, hoa
đỏ: 1 thân thấp hoa vàng giống với tỉ lệ đề bài nên cặp tính trạng chiều cao thân và cặp tính trạng màu sắc
hoa phân ly độc lập.
AaDd × aadd  1:1:1:1 khác với tỉ lệ đề bài  Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di
truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
BdDd× BbDd  1:1:1:1 giống với tỉ lệ đề bài nên cặp gen quy định hình dạng thân và cặp gen quy định
hình dạng quả phân ly độc lập.
0,05
Xét kiểu hình lặn thân thấp hoa vàng quả dài(aabbdd)= 0,05  aadd =  0,1  ad = 0,1 < 0,25
0,5
nên ad là giao tử hoán vị.
Ad
Kiểu gen của cây F1 là: Bb.
aD
Tần số hoán vị gen là: 0,1.2 = 20%. Vậy 6 đúng.
Ad Ad
F1×F1: Bb× Bb
aD aD
ad
Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài( bb) = 0,1.0,1.0,25 = 0,0025. Vậy 1 đúng.
ad
Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài( aaB-dd) ở F2 chiếm tỉ lệ:
0,1.0,1.0,75=0,0075. Vậy 3 sai.
Vậy 1,4,5,6 đúng.
Câu 8: Đáp án B
1 sai vì trong hình có xảy ra sự cắt bỏ các intron và nối các exon lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành
nên quá trình phiên mã này diễn trong tế bào nhân thực.
2 đúng. Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
3 sai vì các em nhìn kĩ hình ảnh ta thấy tuy các đoạn exon được sắp xếp một cách ngẫu nhiên nhưng hai
exon đầu và cuối cố định. Như vậy, chị giả sử nếu có n exon thì số mARN tạo ra là: (n  2)!
Trong trường hợp này, n =3 nên chỉ có một mARN được tạo ra mà thôi ^^.
4 đúng.
Câu 9: Đáp án C
Các biện pháp đúng là 1,2,4.
3 sai vì như vậy sẽ làm cạn kiệt nguồn nước sạch.
5 sai vì nếu làm vậy sẽ gây ra bệnh về da hay thậm chí là gây ung thư cho người sử dụng nước bẩn.
Câu 10: Đáp án C
Câu 11: Đáp án C
Đây là hội chứng tiếng mèo kêu gây ra do mất một phần vai ngắn của nhiễm sắc thể số 5 nên đó là đột biến
cấu trúc NST.
Câu 12: Đáp án A

LOVEBOOK.VN | 155
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A sai vì con lai có ưu thế lai không được sử dụng cho mục đích nhân giống. Ưu thế lai thường biểu hiện cao
nhất ở F1 và sau đó giảm dần ở các thế hệ tiếp theo.
Câu 13: Đáp án C
Cặp 3: A, MN và A, MN có thể sinh ra con mang nhóm máu O, MN nếu cặp vợ chồng này đều mang kiểu gen
IAIO. Do vậy, trẻ X là con của cặp vợ chồng này.
Cặp 2: A, MN và B, M mang kiểu gen IAIO và IBIB hoặc IBIO sẽ có thể sinh con mang nhóm máu B, M. Do vậy,
trẻ Y là con của cặp vợ chồng này.
Cặp 1: A, M và AB, N hoàn toàn có thể sinh ra con mang nhóm máu A, MN do vậy trẻ Z là con của cặp vợ
chồng này.
Câu 14: Đáp án A
Phương pháp nghiên cứu tế bào học:
- Mục đích: Tìm ra khuyết tật về kiểu nhân của các bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Nội dung: Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và số lượng của bộ NST trong tế bào của những người mắc
bệnh di truyền với bộ NST trong tế bào của những người bình thường.
- Có thể phát hiện các bệnh thuộc về NST như hội chứng Đao ( 3 NST số 21), hội chứng siêu nữ(3X), bệnh
ung thư máu(mất đoạn NST số 21).
Câu 15: Đáp án A
Phân tích tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 = (3:1)(1:1).1
Các phép lai thỏa mãn là: (4), (6).
Câu 16: Đáp án B
Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đưa đến sự hình
thành loài mới. quá trình tiến hoa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối
ngắn, có thể nghiên cứu thực nghiệm. Khi loài mới được hình thành thì tiến hóa nhỏ kết thúc. Do vậy, 3,5,6
sai.
Câu 17: Đáp án C
Thế hệ P là phép lai phân tích.
Hoa đỏ trội hoàn toàn với hoa trắng. Thân cao trội hoàn toàn với thân thấp.
Tỉ lệ kiểu hình: 50% cây hoa đỏ, thân cao; 25% cây hoa đỏ, thân thấp; 25% cây hoa trắng, thân thấp.
Xét từng tính trạng ta có:
Hoa đỏ : hoa trắng = 3 :1  AaBb ×aabb
Thân cao : thân thấp = 1 :1  Dd×dd.
 Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen không alen tương tác với nhau theo kiểu át chế trội quy định.
Xét tỉ lệ kiểu hình (3:1)(1:1) = 3:3:1:1 khác với tỉ lệ đề bài. Tỉ lệ đề bài nhỏ hơn tỉ lệ của phân ly độc lập nên
hiện tượng liên kết hoàn toàn diễn ra. Cặp D,d có thể liên kết với A,a hoặc liên kết với cặp B,b.
Ở thế hệ F2 ta xét tỉ lệ tính trạng:
Thân cao : thân thấp = 1 : 1  Dd × dd do vậy ta loại các phép lai 1,2,4,5.
Hoa đỏ : hoa trắng = 15 : 1  AaBb × AaBb.
Quy ước: A-B- : hoa đỏ; A-bb: hoa đỏ; aaB-: hoa đỏ; aabb: hoa trắng.
Bd Ad
Khi đó: cây lai với cây F1 có khả năng mang các kiểu gen Aa hoặc Bb
bd ad
0,0625
Hoa trắng thân thấp (aabbdd) chiếm tỉ lệ 0,0625  ad hoặc bd của cây F1 =  0,5  ad hoặc bd
0,5.0,25
AD BD
của cây F1 là giao tử liên kết. Cây F1 sẽ có khả năng mang các kiểu gen: Bb ; Aa .
ad bd
Vậy phép lai 3,7 là phù hợp.
Câu 18: Đáp án D
Khi quần thể bị giảm mạnh về kích thước làm cho tỉ lệ đực cái giảm, hiện tượng giao phối gần sẽ trở nên
phổ biến làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tạo điều kiện cho chọn lọc tự nhiên đào thải alen có hại.

156 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 19: Đáp án D
Ở gà : A - chân thấp, a - chân cao; BB - lông đen, Bb - xám, bb - trắng.
P: AaBb× AaBb.
1
Xác suất sinh ra gà trắng, chân cao(aabb) = .
16
1 3 3
Xác suất sinh gà trắng , chân thấp (A-bb) =   . Vậy 1 sai.
4 4 16
1 3 3
Xác suất sinh ra gà xám, chân thấp(A-Bb) =   .
2 4 8
1 1 1
Xác suất sinh gà xám, chân cao(aaBb) =   . Vậy 2 đúng.
4 2 8
1
Xác suất sinh ra gà đen, chân cao (aaBB) = . Vậy 3 đúng.
16
(4) sai vì gà xám, chân thấp mới nhiều hơn các kiểu hình còn lại.
5 đúng.
Câu 20: Đáp án A
3(3  1)
Trên NST thường có:  6 kiểu gen.
2
3.4(3.4  1)
Trên NST X:  78 kiểu gen.
2
Trên NST Y: 42.3.5=240 kiểu gen
Loài động vật này có tối đa: 6(240+78) = 1908 kiểu gen.
Câu 21: Đáp án C
♂AaBbDdEE: tỉ lệ tế bào giảm phân bình thường: 1 – 0,02 – 0,08 = 0,9. => tỷ lệ giao tử bình thường: 0,9
♀AaBBDdEe: tỉ lệ tế bào giảm phân bình thường: 1 – 0,01 – 0,02 = 0,7 => tỷ lệ giao tử bình thường: 0,7
 tỉ lệ hợp tử bình thường: 0,9 x 0,7 = 0,63 = 63%.
Câu 22: Đáp án C
%A-B- = 0,4  không phải phân ly độc lập  liên kết gen có hoán vị.
Ab
 P: (Aa, Bb) 
ab
(Aa, Bb) → yAB : yab : (0,5 – y)Ab : (0,5 – y)aB.
 %A-B- = y + 0,5 x (0,5 – y) = 0,4  y = 0,3 > 0,25  AB và ab là giao tử liên kết
 F1: %AAbb = 0,2 x 0,5 = 0,1 = 10%.
Câu 23: Đáp án A
Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P: 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1.
Tần số alen: A = 0,75; a= 0,25.
Vì đen chỉ phối với đen, trắng với trắng(có lựa chọn) nên có 2 nhóm cá thể trong đó các cá thể GP với nhau
9
- Nhóm (đen x đen) : với tỉ lệ .
10
0,6 0,3 2 1 5 1
P: AA : Aa  AA : Aa  A : a
0,6  0,3 0,6  0,3 3 3 6 6
25 10 1 9
 F1: ( AA+ Aa+ aa).
36 36 36 10
1
- Nhóm (trắng x trắng) : Với tỉ lệ
10

LOVEBOOK.VN | 157
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
1 1
(100% aa) = aa
10 10
Cộng 2 nhóm  Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,5AA : 0,2Aa : 0,1aa.
1
 Trắng F1= = 12,5%.
8
Câu 24: Đáp án A
Ở F1:
75% cao : 25% thấp => P: Aa x Aa.
Ab
50% tròn : 50% dài  P: Bb x bb => P: (Aa, Bb) x
ab
ab
% = %ab (do cây dị 2 cặp) x %ab (do cây dị 1 cặp) = %ab (do cây dị 2 cặp) x 0,5 = 0,06.
ab
Ab
%ab (do cây dị 2 cặp) = 0,12 < 0,25  ab là giao tử hoán vị  , f= 24%.
aB
Ab Ab
 P: 
aB ab
Tỷ lệ F1 dị hợp 2 cặp: %AB x %ab + %aB x %Ab = 0,12 x 0,5 + 0,38 x 0,5 = 0,25.

25
=> tỷ lệ F1 dị hợp 2 cặp trong các cây cao, tròn:
31
Câu 25: Đáp án B
Khả năng kháng thuốc là những đột biến phát sinh từ trước. Gặp môi trường phun thuốc, chúng trở nên
ưu thế hơn và qua sinh sản được nhân rộng ra.
Câu 26: Đáp án B
Nhân tố không phụ thuộc mật độ khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc
mật độ quần thể. Ví dụ: tác động của ánh nắng giữa trưa lên 1 người cũng giống như tác động lên hàng trăm
người.
Câu 27: Đáp án A
P: ZbZb x ZBW → 1ZBZb : 1ZbW
Câu 28: Đáp án B
Các em quan sát hình ảnh sau nhé.

158 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 29: Đáp án D
Như các em đã biết gen của tế bào sinh vật nhân chuẩn là gen phân mảnh, xen kẽ các đoạn mã hóa axit
amin(exon) là các đoạn không mã hóa (intron) nên sau khi phiên mã mARN sẽ bị cắt bỏ các intron và nối
các exon lại với nhau hình thành nên mARN trưởng thành rồi mới đi qua màng nhân ra tế bào chất tham gia
tổng hợp protein. Nhưng khi lấy gen ở tế bào sinh vật nhân chuẩn cài vào ADN của vi khuẩn, thì quá trình
phiên mã sẽ diễn ra giống như đối với sinh vật nhân sơ, mARN sau khi được phiên mã trực tiếp làm khuôn
tổng hợp protein, không được cắt bỏ các intron làm tạo ra protein chứa quá nhiều axit amin và trình tự các
axit amin bị thay đổi khi so với protein được tổng hợp từ gen đó ngay trong tế bào nhân chuẩn.
Câu 30: Đáp án C
A sai vì cách li địa lý không nhất thiết dẫn đến sự hình thành loài mới. Chỉ khi xảy ra sự cách li sinh sản
thì loài mới mới được hình thành.
B sai vì sự hình thành loài mới liên quan chặt chẽ đến quá trình phát sinh đột biến. Sự hình thành đặc
điểm thích nghi phụ thuộc vào đột biến, chọn lọc tự nhiên và giao phối. Đột biến phát sinh mang lại nguồn
nguyên liệu sơ cấp đa dạng từ đó giúp chọn lọc tự nhiên chọn lọc được những kiểu gen thích nghi hình
thành nên quần thể thích nghi và khi sự cách li sinh sản diễn ra giữa quần thể cũ và quần thể thích nghi mới
thì loài mới được hình thành.
C đúng quá trình hình thành loài mới nhất thiết phải gắn với quá trình hình thành quần thể thích nghi
nhưng quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến quá trình hình thành loài mới.
Chỉ khi nào cách li sinh sản diễn ra thì loài mới được hình thành.
D sai vì cách li địa lí là nguyên nhân gián tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần
thể theo một hướng xác định từ đó hình thành loài mới.
Câu 31: Đáp án C
C sai vì giới hạn sinh thái càng hẹp thì phân bố càng hẹp.
Câu 32: Đáp án B
5BU, Acridin là các tác nhân gây đột biến gen.
Auxin là hoocmon sinh trưởng giúp các mô sẹo phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Câu 33: Đáp án C
Với câu này nhiều bạn sẽ nhầm với đáp án B. Nhưng việc chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới mới
là đóng góp quan trọng nhất của Đacuyn các em nhé!
Câu 34: Đáp án A
Chủng 1 : A = T , G = X , A + T + G + X = 100%
 ADN mạch kép.
Chủng 2 có U , A + U + G + X = 100%. Đây là ARN.
Câu 35: Đáp án A
Câu 36: Đáp án D
A: cao > a: thấp
B: đỏ > b: vàng
Cao , đỏ = 45%  aabb = 4% = 0,2 x 0,2  ab = 0,2 < 0,25 nên ab là giao tử hoán vị.
Ab Ab
  (f = 40%)
aB aB
Ab = aB = 0,3 | Ab = aB = 0,3
AB = ab = 0,2 | AB = ab = 0,2
Cây có thân cao hoa đỏ có 2 alen trội là cơ thể dị hợp hai cặp gen :
AB Ab
(  ) = 2.( 0.3x0.3 )+2.(0.2 x0.2) = 0,26
ab aB
Tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp hai cặp gen trong tổng số các cây hoa đỏ thân cao là:
0,26
AaBb/A_B_ = = 0,4815 = 48,15%.
0, 45
Câu 37: Đáp án A

LOVEBOOK.VN | 159
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Ta sử dụng phương pháp loại trừ như sau:
- Ta thấy cả 4 đáp án thì nội dung số 5 có sự khác nhau lớn.
- Ta xét nội dung số 5: Vùng núi sẽ nối với a hoặc b nên ta loại B và C.
- Ta xét tiếp hai đáp án A và D:
+ Ở nội dung số 3: Hàn đới. Đây là vùng rất ít người sống cho nên không thể ô nhiễm nghiêm trọng để
nối với d, ta loại D, chọn A.
Câu 38: Đáp án A
Câu 39: Đáp án B
1,2,3 sai vì đây là quan hệ cạnh tranh.
4,5,6 là quan hệ hỗ trợ.
Câu 40: Đáp án C
1 đúng.
2 sai vì ở kỉ Cacbon chỉ mới phát sinh bò sát chứ chưa phân hóa.
3 đúng. Ở kỉ Pecmi, phân hóa bò sat, phân hóa côn trùng. Tuyệt diệt nhiều sinh vật biển.
4 sai vì ở kỉ Kreta mới xuất hiện thực vật có hóa, tiến hóa động vật có vú.
5 đúng.
6 sai vì Ở đại Nguyên sinh có hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất.
Vậy có 3 phát biểu sai!
Câu 41: Đáp án C
Đây là một bài tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra lại khá khó, các em phải đưa ra các trường hợp
kiểu gen của cặp vợ chồng có thể có từ đó dựa vào câu hỏi để xác định kiểu gen cần thiết cặp vợ chồng cần
có là gì. Câu này với các bạn không hiểu rõ vể xác suất sẽ dễ bỏ cuộc.
Cấu trúc di truyền:
0,04AA +0,09BB +0,25OO + 0,12AB + 0,3BO + 0,2OA =1
Đứa con đầu máu O nên kiểu gen của cặp vợ chồng có thể 1 trong các trường hợp:
IOIO X IOIO với xác suất = (0,25)2 = 0,0625 IAIO X IAIO với xác suất = (0,2)2 = 0,04
IBIO X IBIO với xác suất = (0,3)2 = 0,09 IOIO X IAIO với xác suất = 2.(0,25)(0,2) = 0,1
I I X I I với xác suất = 2.(0,25)(0,3) = 0,15
O O B O IAIO X IBIO với xác suất = 2.(0,2)(0,3) =0,12
0,12
Để đứa sau máu AB thì kiểu gen của vợ chồng phải là IAIO X IBIO với xác suất =
0,5625
1 0,12
Xác suất để con máu AB =  = 5,33%.
4 0,5625
Câu 42: Đáp án B
Số phát biểu sai : (2), (3), (5)
(1) Đúng.
(2) Sai vì loài thân thuộc là những loài có quan hệ gần gũi về nguồn gốc.
(3) Sai vì để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì việc sử dụng
tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất và khách quan nhất.
(4) Đúng vì nếu các cá thể của hai quần thể có các đặc điểm hình thái giống nhau, sống trong cùng một
khu vực địa lí nhưng không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ
thì hai quần thể đó thuộc hai loài.
(5) Sai vì tiêu chuẩn cách li sinh sản không thể ứng dụng đối với các loài sinh sản vô tính.
(6) Đúng.
(7) Đúng.
Câu 43: Đáp án A
Câu 44: Đáp án D
Đây là sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong cặp NST tương đồng. Điều này gây nên đột biến
mất đoạn và lặp đoạn.

160 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Các em cần phân biệt rõ nếu xảy ra sự trao đổi đoạn giữa các NST tương đồng hoặc trong một NST thì gọi
là đột biến chuyển đoạn. Còn nếu xảy ra sự trao đổi đoạn không cân giữa các cromatit trong cặp NST tương
đồng thì gây ra mất đoạn và lặp đoạn chứ không gọi là chuyển đoạn.
Câu 45: Đáp án C
Câu 46: Đáp án A
Ý 1,2 đúng.
Ý 3 sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng nhất định có thể làm
tăng hoặc làm giảm tần số alen.
Ý 4 sai vì cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương tự do chức năng giống nhau đều giúp
cơ thể bay.
Ý 5 đúng,
Ý 6 sai vì thể tự đa bội có thể được hình thành qua nguyên phân(NST nhân đôi nhưng không phân li) và
tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính.
Ý 7 đúng.
Câu 47: Đáp án D
Số lượng giao tử AB DE kỳ vọng có thể được tạo ra là:
A-B = 10cM  cặp 1 có: 20% số tế bào có TĐC; 80% tế bào không TĐC
D-E = 15cM  cặp 1 có: 30% số tế bào có TĐC; 70% tế bào không TĐC
Do đó :
1 1
- TĐC ở cặp 1; không TĐC cặp 2 = 20%.70% = 14%  AB DE = 14%(  ).4000 = 70
4 2
1 1
- TĐC ở cặp 2; không TĐC cặp 1 = 30%.80% = 24%  AB DE = 24%(  ).4000 = 120
4 2
1 1
- TĐC ở cặp 1 và TĐC ở cặp 2 = 20%.30% = 6%  AB DE = 6%(  ).4000 = 15
4 4
1 1
- Không TĐC = 70%.80% = 56%  AB DE = 56%(  ).4000 = 560
2 2
Số lượng giao tử AB DE kỳ vọng = 70+120+15+560= 765
Giao tử Ab de được tạo ra ở 2 trường hợp:
1 1
- TĐC ở cặp 1; không TĐC cặp 2  Ab de = 14%(  ).4000 = 70
4 2
1 1
- TĐC ở cặp 1 và TĐC ở cặp 2  Ab de = 6%(  ).4000 = 15
4 4
 Số lượng giao tử Ab de kỳ vọng = 70+15 = 85
Câu 48: Đáp án A
Từ hai dữ kiện đầu ta suy ra được, một là mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, hai là quan hệ ký sinh.
Từ dữ kiện (3) ta loại quan hệ vật ăn thịt – con mồi, quan hệ ký sinh gồm 2 loại là bán ký sinh và ký sinh
hoàn toàn.
Từ dữ kiện (4) ta loại quan hệ ký sinh hoàn toàn.
Câu 49: Đáp án B
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng lạnh thường có kích thước lớn hơn loài có họ hàng gần gũi với chúng
nhưng sống ở vùng nóng do chúng có lớp mỡ dày để giữ ấm cơ thể, ngăn cản sự tản nhiệt (qui tắc Becman).
Ví dụ: gấu trắng ở bắc cực to hơn gấu ngựa sống ở vùng nhiệt đới.
Câu 50: Đáp án D
- Các ý 2 và 6 là các ý đúng. - Ý 1 Sai, đại bộ phận là gen điều hòa hoặc hoạt động rất yếu.
- Ý 3 Sai, không có gen điều hòa. - Ý 4 Sai, phải là vùng khởi động.
- Ý 5 Sai, tiến hành phiên mã. Vậy có tất cả 4 ý sai!

LOVEBOOK.VN | 161
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

HẠNH PHÚC Ở HIỆN TẠI


Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học hành hoàn tất hay có gia
đình, có công việc ổn định. Nhưng khi đã có được những điều ấy rồi, chúng ta lại bị chi phối bởi nhiều mối
bận tâm và lo lắng khác nữa. Chúng ta thường không hài lòng khi cuộc sống không như những gì mình mong
muốn.
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta
đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất
với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn
cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình.
Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật
rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia
đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc.
Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng
ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những
ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn.
Tại sao không phải lúc này?
Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành
trình ấy. hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!
Nhưng chắc chắn không bao giờ là quá muộn - và thời gian là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi
người.
Hãy làm việc say mê như thể bạn không còn cơ hội để làm lại một lần nữa.
Hãy yêu chân thành và trọn vẹn như thể bạn chưa từng đau khổ vì tình yêu.
Bạn hãy đón nhận cuộc sống với tất cả những điều bình dị, tinh khôi nhất của nó, như thể bạn chưa từng
trải qua những năm tháng khổ đau, những phút giây tuyệt vọng. Như thể bạn vừa khám phá được ý nghĩa
thật sự của tình yêu, và hơn hết là điều bí ẩn giản dị của hạnh phúc.
Sưu tầm

162 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

08
Câu 1. Dựa vào đơn phân cấu tạo nên ADN. Hãy cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận
xét không đúng?
(1) Căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nuclêôtit.
(2) Một nuclêôtit gồm ba thành phần: axit phôtphoric, đường pentose(5C), bazơ nitơ.
(3) Đường đêôxiribôzơ có công thức phân tử là C5H10O4; bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, T, G, X.
(4) Bazơ nitơ và nhóm phôtphat liên kết với đường lần lượt tại các vị trí cacbon số 1 và cacbon số 5 của
phân tử đường.
(5) Trong một nuclêôtit có chứa 4 loại bazơ nitơ là A, T, G và X.
(6) Đường đêôxiribôzơ có công thức phân tử là C5H10O5; bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, U, G, X.
(7) Bazơ nitơ liên kết với đường tại vị trí cacbon số 5 và nhóm phôtphat liên kết với đường tại vị trí
cacbon số 1.
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 2. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Enzim ADN pôlimeraza III tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
(2) Enzim ARN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’.
(3) Enzim ADN pôlimeraza III chỉ hoạt động khi đã có đoạn mồi ARN.
(4) Mạch mới được tổng hợp liên tục (sợi dẫn đầu) có chiều tổng hợp cùng chiều với sự phát triển của
chạc nhân đôi.
(5) Enzim ligaza có nhiệm vụ nối các đoạn Okazaki lại với nhau để hình thành mạch đơn hoàn chỉnh.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3. Cho các thông tin :
(1) Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.
(2) Ở sinh vật nhân thực, khi gặp một trong các bộ mã: 5’UAG 3’, 5’ UAA 3’, 5’UGA 3’ thì quá trình phiên
mã dừng lại.
(3) Ở sinh vật nhân thực các trình tự intron không có khả năng phiên mã, êxôn thì có khả năng phiên
mã. Các trình tự này nằm xen kẽ nhau nên gen ở sinh vật nhân thực còn gọi là gen phân mảnh.
(4) Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã tạo được nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ 1
gen duy nhất.
Số thông tin đúng khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:
A. 5. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 4. Ở một loài thực vật, khi đem lai giữa hai cây thuần chủng thân cao, hạt đỏ đậm với thân thấp, hạt
trắng người ta thu được F1 toàn thân cao, hạt đỏ nhạt. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu
được F2 phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hạt đỏ đậm : 4 thân cao, hạt đỏ vừa : 5 thân cao, hạt đỏ nhạt : 2 thân
cao, hạt hồng : 1 thân thấp, hạt đỏ nhạt : 2 thân thấp, hạt hồng : 1 thân thấp , hạt trắng. Biết rằng mọi diễn
biến trong quá trình phát sinh noãn, hạt phấn là như nhau và không có đột biến xảy ra. Cho các kết luận sau:
1. Tính trạng màu sắc hạt do các gen không alen tương tác theo kiểu cộng gộp quy định.
2. Trong quá trình giảm phân của cây F1 xảy ra hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.
3. Cho cây có kiểu hình thân thấp, hạt hồng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau,ở thế hệ tiếp theo thu
được cây có kiểu hình thân thấp, hạt trắng chiếm tỉ lệ 25%.
4. Cây có kiểu hình thân cao, hạt đỏ vừa ở F2 có 3 kiểu gen khác nhau.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
LOVEBOOK.VN | 163
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 5. Sự nhân đôi ADN ngoài nhân (trong các bào quan ty thể, lục lạp) diễn ra:
A. phụ thuộc vào sự nhân đôi của ADN trong nhân.
B. phụ thuộc vào sự nhân đôi của tế bào.
C. trước khi nhân đôi của ADN trong nhân.
D. độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân.
Câu 6. Cho các phát biểu sau về đột biến gen:
(1) Trong tự nhiên tần số đột biến của một gen bất kì thường rất thấp.
(2) Đột biến gen xảy ra trong giai đoạn từ 2 đến 8 phôi bào có khả năng truyền lại cho thế hệ sau qua
sinh sản hữu tính.
(3) Mọi đột biến gen chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của tác nhân đột biến.
(4) Đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện nhất định mới biểu hiện trên kiểu hình cơ
thể.
(5) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có chiều dài 0,51 µm, với tỉ lệ các loại nucleotit adenine,
guanine, xitozin lần lượt là 10%, 20%, 20%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp
nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài tương đương. Tính theo lí thuyết, số lượng nucleotit mỗi loại cần
phải cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là:
A. G= X = 450; A= T = 300
B. G= X = 600; A= T = 900
C. G= X = 300; A= T = 450
D. G= X = 900; A= T = 600
Câu 8. Ở một loài thực vật, sự hình thành màu sắc hoa không chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
Trong đó alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thực hiện phép lai nào
sau đây để xác định chính xác kiểu gen của cây hoa đó ?
A. Lai các cây hoa đỏ với các cây hoa trắng và quan sát kiểu hình của đời con.
B. Cho các cây hoa đỏ và hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên và quan sát kiểu hình của đời con.
C. Lai các cây hoa đỏ với nhau và quan sát kiểu hình của đời con.
D. Cho các cây hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên với nhau và quan sát kiểu hình của đời con.
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(1) Quá trình tự phối thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.
(2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
(3) Các quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường làm tăng biến dị tổ hợp.
(4) Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có thể dựa vào tỉ lệ các kiểu hình để suy ra tần số
tương đối của các alen trong quần thể.
Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu đúng?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2
Câu 10. Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:
(1) AaaaBBbb ×AAAABBBb (2) AaaaBBBB ×AaaaBBbb
(3) AaaaBBbb×AAAaBbbb (4) AAAaBbbb×AAAABBBb
(5) AAAaBBbb×Aaaabbbb (6) AAaaBBbb×AAaabbbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo
lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1
là:
A. (2) và (4). B. (3) và (6). C. (1) và (5). D. (2) và (5).
Câu 11. Khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Tiếp
tục cho cây F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thu được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa
đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu
được F3. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu kết quả không được xuất hiện ở đời F3?
(1) Tỉ lệ kiểu hình là 64 đỏ : 17 trắng.
164 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(2) Kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen chiếm tỉ lệ là 40/81.
3
(3) Cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ là trong số cây hoa đỏ ở F3.
4
(4) Có 9 loại kiểu gen khác nhau, trong đó có 2 loại kiểu gen đồng hợp quy định kiểu hình hoa trắng.
(5) Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng và 4 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
Đáp án đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Cây có hoa trắng (P) tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 75%.
Từ phép lai này người ta đã có những nhận xét về đặc điểm di truyền của tính trạng này sau đây:
(1) Trong số các cây hoa trắng ở đời F1 của phép lai, loại cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 5/6.
(2) Nếu cho cây đời (P) thụ phấn với cây có kiểu gen đồng hợp trội thì đời con có 2 loại kiểu gen và 1
loại kiểu hình.
(3) Nếu cho cây đời (P) thụ phấn với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì đời con cũng thu được 3 loại kiểu
hình.
(4) Nếu cho cây đời (P) thụ phấn với một cây có hoa trắng thuần chủng mang gen lặn ở đời F1 thì đời
con có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1.
(5) Tính trạng màu sắc hoa của loài cây này tuân theo quy luật tương tác gen.
Trong những nhận xét trên, những nhận xét nào là phù hợp nhất?
A. (2), (4), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (1), (3), (5).
Câu 13. Nói về hiện tượng đa hình cân bằng di truyền câu không đúng là:
A. Quần thể đa hình cân bằng di truyền sức sống, khả năng sinh sản, khả năng thích nghi đều cao.
B. Trong sự đa hình cân bằng không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác mà là sự ưu tiên
duy trì các thể dị hợp về một gen hay một nhóm gen.
C. Trong quần thể song song tồn tại nhiều kiểu gen, nhiều kiểu hình khác nhau ở trạng thái ổn định,
không một dạng nào ưu thế trội hơn hẳn để thay thế dạng hoàn toàn các dạng khác.
D. Chọn lọc tự nhiên không phát huy tác dụng ở quần thể đa hình cân bằng di truyền.
Câu 14. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen
B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt dài. Alen D quy định chín sớm trội hoàn toàn
so với alen d quy định chín muộn.
Đem lai giữa F1 thân cao, hạt tròn, chín muộn với một cây khác chưa biết kiểu gen, thu được F2 :
28,125% cây thân cao, hạt tròn, chín sớm.
28,125% cây thân cao, hạt dài , muộn.
9,375% cây thân thấp, hạt tròn, chín muộn.
9,375% cây thân thấp, hạt dài, chín muộn.
9,375% cây thân cao, hạt tròn, chín muộn.
9,375% cây thân cao, hạt dài, chín sớm.
3,125% cây thân thấp, hạt tròn, chín muộn.
3, 125% cây thân thấp, hạt dài, chín sớm.
Bố mẹ F1 có kiểu gen và tần số hoán vị:
BD bd BD bd
A. Aa x Aa ; f =25% B. Aa x aa ;f =25%.
bd bd bd bd
ABD Abd AD ad
C. x ; f =25%. D. Bb x Bb ;f =25%.
abd abd ad ad
Câu 15. Trong dòng họ của một cặp vợ chồng có người bị bệnh di truyền nên họ cần tư vấn trước khi sinh
con. Bên phía người vợ: có anh trai của người vợ bị bệnh phêninkêtô niệu, ông ngoại của người vợ bị bệnh
máu khó đông, những người còn lại không bị hai bệnh này. Bên phía người chồng: có mẹ của người chồng
bị bệnh phêninkêtô niệu, những người khác không bị hai bệnh này. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai
con không bị cả hai bệnh trên là:
27 425 81 5
A. B. C. D.
256 768 128 36

LOVEBOOK.VN | 165
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 16. Lai ruồi đực thuần chủng có lông đuôi và ruồi cái thuần chủng không có lông đuôi thu được 100%
con có lông đuôi. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 có lông đuôi : 1
không có lông đuôi, trong đó ở F2 tỉ lệ đực : cái là 1 : 1 nhưng tất cả các con không có lông đuôi đều là cái.
Phép lai đúng giữa các cá thể F1 là:
A. XAXa x XaYA B. XAXa x XAY
C. XAXa x XAYa D. XAXa x XaY
Câu 17. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển
tiếp.
(6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
A. (1), (5). B. (2), (4). C. (3), (4). D. (3), (5).
Câu 18. Ở một loài, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen nằm trên
NST thường. Một quần thể có 2000 con trong đó có 40 con đực và 360 con cái thân đen, số còn lại đều thân
xám. Cho biết tỉ lệ đực cái là 1 : 1 và cân bằng alen ở 2 giới tính. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng, người
ta cho các cá thể thân xám giao phối ngẫu nhiên với nhau, hãy tính xác suất xuất hiện cá thể thân đen trong
quần thể ?
A. 4/49. B. 16/49. C. 1/4. D. 4/7
Câu 19. Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai,
bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại
biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa
học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá. Tại vị trí này
lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau
đây ?
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng
hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của
cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin.
(4) Khi buộc túi nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng
này làm cho lông mọc lên có màu đen.
(5) Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có
khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.
Số câu trả lời đúng là:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4.
Câu 20. Xét hai cặp gen Aa và Bb qui định hai cặp tính trạng nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.
Một quần thể cân bằng di truyền, alen A có tần số 0,4, alen B có tần số 0,5. Chọn một cá thể mang hai tính
trạng trội về hai cặp gen nói trên, xác suất để được một cá thể thuần chủng là:
A. 1/12. B. 1/5. C. 1/25. D. 1/6.
Câu 21. Sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định và được thể hiện qua sơ đồ
phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh
trên độc lập với sự di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.

166 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II trong gia đình sinh người con có nhóm máu O và không bị bệnh
trên là:
1 1 1 1
A. B. C. D.
24 36 48 64
Câu 22. Màu sắc sặc sỡ ở một số loài sinh vật chứa độc tố:
A. là một đặc điểm có lợi vì giúp chúng thu hút bạn tình.
B. là một đặc điểm thích nghi vì giúp chúng tránh bị loài khác sử dụng làm thức ăn.
C. là một đặc điểm không thích nghi vì dễ bị loài ăn thịt phát hiện từ xa.
D. được xuất hiện do 1 đột biến trung tính không có lợi cũng không có hại.
Câu 23. Khi nói về NST của sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng số lượng, hình thái và cấu trúc
B. Số lượng NST nhiều hay ít là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ tiến hóa của loài
C. NST giới tính có thể tồn tại cặp tương đồng hoặc không tương đồng
D. Trong tế bào lưỡng bội 2n NST tồn tại từng cặp tương đồng.
Câu 24. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?
1. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
2. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
3. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
4. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
5. Do chênh lệch về thời kì sinh trưởng và phát triển nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vonga
không giao phấn với các quần thể thực vật ở phía trong bờ sông.
6. Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
A. (1), (2), (6). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 25. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải... chỉ có khoảng
10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng liền kề cao hơn.
B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh
vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
C. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu
trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm..
D. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
Câu 26. Ở ngô, các gen liên kết trên NST số 2 qui định các tính trạng phân bố theo trật tự bình thường như
sau: Gen bẹ lá màu nhạt – gen lá láng bóng – gen có lông ở lá – gen lá bì màu sôcôla.Người ta phát hiện ở
một số dòng ngô đột biến có trật tự các gen như sau: Gen bẹ lá màu nhạt – gen có lông ở lá - gen lá láng bóng
– gen lá bì màu sôcôla. Dạng đột biến NST nào đã xảy ra?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn
C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.

LOVEBOOK.VN | 167
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 27. Mô tả nào dưới đây là điểm không đúng về điểm giống nhau và khác nhau giữa thể đa bội và dị bội:
A. Đều do rối loạn phân ly của NST trong quá trình phân bào.
B. Đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
C. Đều chỉ xảy ra ở quá trình sinh dục.
D. Đều có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục hoặc ở giai đoạn tiền phôi.
Câu 28. Biết năng lượng mặt trời chiếu xuống một hệ sinh thái là 9.109 kcal. Năng lượng của sinh vật sản
xuất là 45 x 108 kcal. Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 45.107 kcal, của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
9.107 kcal. Biết hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 là 10%. Cho các phát biểu sau:
1. Hiệu suất quang hợp của sinh vật sản xuất là 50%.
2. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 15%.
3. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 20%.
4. Năng lượng bị tiêu hao do bài tiết, hô hấp là 80.106 Kcal.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 29. Sau khi phá rừng trồng lúa, người nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân.
Tuy nhiên, những vụ lúa sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây
là đúng?
A. Các chất dinh dưỡng trong đất phần lớn bốc hơi theo sự bốc hơi nước nên đất trở nên nghèo dinh
dưỡng.
B. Các chất dinh dưỡng từ đất không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng bị con người thu hoạch
nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
C. Khi trồng một loài cây (lúa), lượng chất dinh dưỡng bị hao hụt nhiều hơn so với nhiều loài thực vật
cùng sống cùng một nơi (rừng cây) nên các chất dinh dưỡng từ đất bị mất nhiều hơn.
D. Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
Câu 30. Người ta tăng năng suất của hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách tăng lượng chất chu chuyển trong
nội bộ hệ. Các phương pháp để tăng lượng chất chu chuyển:
1. Tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ.
2. Tăng cường sử dụng đạm sinh học.
3. Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
4. Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng ra khỏi hệ sinh thái.
5. Tăng cường cung cấp năng lượng.
Phương án đúng:
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5).
C. (1), (2), (4). D. (1), (4), (5).
Câu 31. Biện pháp nào sau đây không sử dụng để tạo ra giống mới?
A. Nuôi cấy hạt phấn, lưỡng bội hóa thành dòng lưỡng bội cho phát triển thành cây và nhân lên thành
dòng.
B. Nuôi cấy tế bào sinh dưỡng tạo mô sẹo, cho phát triển thành cơ thể và nhân lên thành dòng.
C. Chọn lọc dòng tế bào soma có biến dị, nuôi cấy và nhân lên thành dòng.
D. Dung hợp tế trần của 2 loài, nuôi cấy phát triển thành cơ thể và nhân lên thành dòng.
Câu 32. Quy trình nào sau đây phản ánh đúng trình tự phương pháp tạo giống lúa có khả năng chịu mặn
bằng sử dụng tia phóng xạ?
A. gieo hạt giống→xử lí đột biến lên hoa→ trồng trên vùng đất nhiễm mặn→lựa chọn thể chịu mặn→nhân
thành giống chịu mặn
B. xử lí tia phóng xạ sau khi lúa mọc mầm→gieo hạt đã xử lí đột biến trên đất nhiễm mặn→lựa chọn thể
chịu mặn→nhân thành giống chịu mặn
C. xử lí tia phóng xạ vào hạt giống→gieo hạt đã xử lí đột biến trên đất nhiễm mặn→lựa chọn thể chịu
mặn→nhân thành giống chịu mặn.
D. gieo hạt giống→xử lí đột biến lên lá→trồng trên vùng đất nhiễm mặn→lựa chọn thể chịu mặn→nhân
thành giống chịu mặn.

168 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 33. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa hồng, alen a1 quy định hoa trắng .
Các alen trội hoàn toàn theo thứ tự A> a> a1. Giả sử các cây 4n giảm phân tạo ra giao tử 2n có khả năng thụ
tinh bình thường. Thực hiện phép lai giữa hai thể tứ bội P: Aaaa1 x Aaa1a1. Theo lý thuyết, tỉ lệ phân li kiểu
hình thu được ở F1 là:
A. 1 hoa đỏ: 2hoa hồng: 1hoa trắng
B. 3 hoa đỏ: 1 hoa hồng
C. 12 hoa đỏ: 3hoa hồng: 1hoa trắng
D. 7 hoa đỏ: 3 hoa hồng
Câu 34. Ở một loài thực vật lưỡng bội, sinh sản theo hình thức tự thụ phấn, xét một gen có 2 alen A và a nằm
trên NST thường , trong đó kiểu gen AA và Aa có khả năng sinh sản bình thường, kiểu gen aa không có khả
năng sinh sản . Một quần thể của loài trên có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát (I0) là 0,4 AA : 0,4Aa:0,2aa.
Cấu trúc di truyền quần thể của thế hệ I1 là:
A. 0,625AA :0,25Aa :0,125aa
B. 0,125AA :0,25Aa :0,625aa
C. 0,71 AA: 0,29Aa
D. 0,5AA: 0,2Aa:0,3aa
Câu 35. Khẳng định nào sau đây về mô hình hoạt động của ôperôn Lac ở E. Coli là không đúng?
A. Trong môi trường có lactose, gen điều hòa vẫn được phiên mã.
B. Trong operon Lac có 3 gen cấu trúc và 1 gen điều hòa.
C. Chất ức chế bám vào vùng vận hành khi trong môi trường không có lactose.
D. Đột biến gen xảy ra tại gen Z có thể làm thay đổi cấu trúc của cả 3 chuỗi pôlipeptit do 3 gen Z, Y, A
qui định.
Câu 36. Ở cừu, xét 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường: A qui định có sừng; a qui định không sừng; kiểu
Aa qui định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ
đực: cái bằng 1: 1 và cừu có sừng chiếm tỉ lệ 70%. Người ta cho những con cừu không sừng giao phối tự
do với nhau. Tỉ lệ cừu không sừng thu được ở đời con là:
A. 7/34 B. 10/17 C. 17/34 D. 27/34
Câu 37. Cho các nhận định sau về NST giới tính của người:
1. NST Y có vai trò quyết định giới tính, NST X mang cả gen quy định giới tính và gen quy định các tính
trạng bình thường của cơ thể.
2. Sự hiểu biết về sự tiến hóa của các gen trên NST Y cũng tương tự các gen trong ti thể.
3. Trong quá trình giảm phân I, vào kì đầu vẫn có sự trao đổi chéo giữa các gen thuộc vùng tương đồng
nằm ở vùng gần tâm động của NST X và Y.
4. Bình thường chỉ có một NST X hoạt động còn các NST X khác bị bất hoạt khi tế bào có từ 2 NST X trở
lên.
Số phát biểu sai là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 38.

LOVEBOOK.VN | 169
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Dựa vào hình ảnh trên, một số nhận xét được đưa ra như sau:
1. Một đơn vị phiên mã gồm 3 vùng chính: vùng promoter, vùng trình tự mã hóa ARN và vùng kết thúc
phiên mã.
2. Sự tổng hợp ARN được xúc tác bởi ARN polymeraza.
3. Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’  3’.
4. Phiên mã được bắt đầu trên vùng điều hòa của gen.
5. Enzim ARN polimeraza di chuyển đến đâu thì hai mạch của gen sẽ tách nhau đến đấy, những vùng
enzim này đi qua sẽ đóng xoắn trở lại, hiện tượng này gọi là tháo xoắn cục bộ.
6. Quá trình phiên mã diễn ra qua ba giai đoạn: khởi sự, kéo dài và kết thúc phiên mã.
7. ARN polymeraza có thể bắt đầu phiên mã mà không cần mồi.
8. Enzim ARN polymeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’  3’.
9. Kết thúc quá trình phiên mã, phân tử ARN và enzym ARN polimeraza sẽ được giải phóng.
10. Enzim di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và phân tử mARN vừa tổng
hợp được giải phóng, luôn trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 8 B. 6 C. 7 D. 9
Câu 39. Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ
sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng, gen D quy định quả to
trội hoàn toàn so với alen d quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P)
tự thụ phấn, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho
P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1. Cho rằng không phát sinh
đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên?
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 40. Mạch 1 của gen có: A1 = 100; T1 = 200. Mạch 2 của gen có: G2 = 300; X2 = 400.
Biết mạch 2 của gen là mạch khuôn. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit. Biết mã kết thúc
trên mARN là UAG, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của ARN vận chuyển là:
A. A= 99; U = 199; G = 399; X = 300 B. A= 200; U = 100; G = 300; X = 400
C. A= 100; U = 200; G = 400; X = 300 D. A= 199; U = 99; G = 300; X = 399
Câu 41. Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
A. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.
B. Vào mùa đông, ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết.
C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng khi chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn
về phía nguồn sáng.
D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức
ăn.
Câu 42. Cho các phát biểu sau:

170 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
1. Biến động số lượng được coi là phản ứng tổng hợp của quần thể trước sự biến đổi của điều kiện sống,
đặc biệt là nguồn thức ăn và không gian sống cũng như các nhân tố môi trường khác.
2. Biến động không theo chu kì thường xảy ra với các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp.
3. Các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp thường biến động theo chu kì ngày đêm.
4. Cạnh tranh là nhân tố duy nhất điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
5. Hiện tượng “tự tỉa thưa” gặp phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.
6. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
7. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến quần thể bị suy thoái, nghèo nàn về vốn gen, mất sự đa dạng di truyền.
8. Các cây thông nhựa liền rễ nhau là ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
9. Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
Các em hãy cho biết trong số những nhận xét trên có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 43. Khi nói về hệ sinh thái, số phát biểu đúng là:
(1). Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh.
(2). Hệ sinh thái là một động lực mở và tự điều chỉnh.
(3). Hệ sinh thái hoạt động theo qui luật nhiệt động học, trước hết là qui luật bảo toàn năng lượng.
(4). Hệ sinh thái là tập hợp của quần thể và môi trường vô sinh của nó.
(5). Các sinh vật trong hệ sinh thái tương tác với nhau và với môi trường tạo nên chu trình sinh địa hóa
và sự biến đổi năng lượng.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 44. Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy, trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có
hoa xuất hiện ở:
A. Kỉ Phấn trắng đại Trung sinh.
B. Kỉ thứ ba đại Tân sinh.
C. Kỉ thứ tư đại Tân sinh.
D. Kỉ Tam điệp đại Trung sinh
Câu 45. Cho các phát biểu sau đây về kỹ thuật chuyển gen:
(1) Gen cần chuyển có thể lấy trực tiếp từ tế bào sống hoặc được tổng hợp nhân tạo.
(2) Gen cần chuyển và thể truyền cần được cắt bởi cùng một loại enzim ligaza.
(3) Liên kết hóa trị được hình thành trước liên kết hiđrô để nối đoạn gen cần chuyển với thể truyền.
(4) Tế bào nhận gen có thể là sinh vật nhân sơ hoặc nhân thực.
(5) Một số ADN tái tổ hợp có thể xâm nhập vào tế bào nhận mà không cần phải làm dãn màng sinh chất
của tế bào nhận.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 46. Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen?
A. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể
đơn bội của loài đó.
D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
Câu 47. Trong quá trình nhân đôi một phân tử ADN của tế bào nhân thực người ta thấy có 9 điểm khởi đầu
tái bản, 89 đoạn Okazaki được tạo thành. Số lượt enzim ligaza xúc tác trong quá trình trên là:
A. 155 B. 105 C. 101 D. 147
Câu 48. Các nhà sinh thái học cho rằng, tổng sinh khối của các sinh vật dưới biển cao hơn nhiều lần so với
tổng sinh khối của các động vật trên cạn, giải thích được cho là không đúng về khẳng định trên là:
A. Do nước biển có tổng diện tích chiếm gần ¾ diện tích trái đất nên có tổng sinh khối lớn hơn so với
tổng sinh khối của sinh vật trên cạn.
B. Sinh vật ở biển sống trong môi trường nước nên được nước nâng đỡ vì vậy tốn ít năng lượng cho việc
sinh công và di chuyển.
C. Sinh vật ở cạn bị mất nhiều năng lượng hơn cho việc sinh công và ổn định thân nhiệt.

LOVEBOOK.VN | 171
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
D. Nước biển là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng nên các loài sinh vật rất dễ hấp thu các chất
dinh dưỡng vì vậy tổng sinh khối cao hơn.
Câu 49. Cho các hợp chất, phân tử sau được xuất hiện trong quá trình tiến hóa hóa học:
1. Axit amin, nuclêôtit 4. ARN
2. Cacbonhidrô 5. Prôtêin, axit nuclêic
3. Saccarit, lipit 6. ADN
Phương án nào sau đây là đúng khi sắp xếp các hợp chất, phân tử đã cho theo thứ tự xuất hiện từ trước đến
sau:
A. 2 → 3 → 1 → 5 → 6 → 4. B. 1 → 3 → 2 → 5 → 6 → 4.
C. 2 → 3 → 1 → 5 → 4 → 6. D. 1 → 3 → 2 → 5 → 4 → 6.
Câu 50. Cho các nhận định về thực hành quan sát đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu
bản tạm thời:
1. Công việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi rồi quan sát mẫu
vật.
2. Khi quan sát đột biến số lượng NST, người ta qua sát dưới vật kính 10x để quan sát sơ bộ sau đó mới
chuyển sang quan sát dưới vật kính 40x.
3. Hóa chất oocxerin axetic là chất giúp nhuộm màu NST.
4. Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bội giác lớn để xác định các
tế bào, sau đó dùng bội giác nhỏ.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

172 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1D 2D 3C 4C 5D 6C 7B 8A 9D 10D
11B 12D 13C 14A 15B 16A 17A 18A 19D 20A
21B 22B 23B 24B 25A 26C 27C 28B 29B 30C
31B 32C 33B 34A 35B 36D 37A 38A 39D 40D
41C 42C 43B 44A 45A 46A 47B 48D 49C 50B

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án D
(1) đúng vì các nucleotit khác nhau ở gốc base nên có thể gọi tên nucleotit là tên base hay nói cách khác căn
cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nuclêôtit.
(2) đúng. Mỗi nucleotit gồm 3 thành phần liên kết với nhau: axit phosphoric, đường 5C và một gốc base.
(3) đúng. Ở ARN, đường pentose là đường ribose, còn ở ADN đường pentose là đường 2’-deoxyribose, trong
đó nhóm hydroxyl ở vị trí số 2 bị thay thế bởi một nguyên tử hydro. Do vậy, Đường đêôxiribôzơ có công
thức phân tử là C5H10O4; bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, T, G, X. Các em có thể tham khảo thêm 2 hình ảnh sau
đây:

(4) đúng, (7) sai. Bazơ nitơ và nhóm phôtphat liên kết với đường lần lượt tại các vị trí cacbon số 1 và cacbon
số 5 của phân tử đường. Các em tham khảo thêm hình ảnh dưới đây:

(5) sai vì trong một nucleotit chỉ chứa một gốc base mà thôi. Không chứa cùng lúc 4 loại base A,T,G,X.
(6) sai vì đường ribôzơ mới có công thức phân tử là C5H10O5; bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, U, G, X.
LOVEBOOK.VN | 173
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 2: Đáp án D
(1) đúng.
(2) đúng vì mạch mã gốc có chiều 3’-5’ được sử dụng làm mạch khuôn cho quá trình phiên mã. Enzim ARN
polymeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’-5’ để tổng hợp nên phân tử mARN.
(3) đúng. Enzim ADN pôlimeraza III chỉ hoạt động khi đã có đoạn mồi ARN nên trước khi tổng hợp chuỗi
thì phải có quá trình tổng hợp mồi. Mồi là một đoạn ARN khoảng 9-10 nucleotit do ADN primaza tổng hợp.
(4),(5) đúng.
Câu 3: Đáp án C
(1) sai vì ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra trong nhân, quá trình dịch mã diễn ra trong
tế bào chất. Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời vì không có màng ngăn
nhân, ngay khi đầu 5’ của mARN ló ra ngoài vị trí tổng hợp của enzim ARN polymeraza thì ribosome sẽ tiếp
cận và bắt đầu dịch mã.
(2) sai vì ở sinh vật nhân thực, khi gặp một trong các bộ mã: 5’UAG 3’, 5’ UAA 3’, 5’UGA 3’ thì quá trình
dịch mã dừng lại.
(3) sai vì ở sinh vật nhân thực các trình tự intron không có khả năng mã hóa axit amin, êxôn thì có khả
năng mã hóa axit amin. Các trình tự này nằm xen kẽ nhau nên gen ở sinh vật nhân thực còn gọi là gen phân
mảnh.
Lưu ý: Các introng vẫn được phiên mã bình thường. Sau quá trình phiên mã tạo ra mARN sơ khai, các
intron bị cắt đi và các exon được nối lại với nhau để tạo thành mARN trưởng thành.
(4) đúng vì ở sinh vật nhân thực, qua quá trình phiên mã tạo ra mARN sơ khai. Sau đó, các intron bị cắt
và các exon được nối lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành( quá trình này diễn ra trong nhân). Cơ chế
này cho phép tạo ra các phân tử mARN hoàn thiện khác nhau, vì trong phân tử ARN có nhiều exon và việc
xuất hiện nhiều exon cho phép biểu hiện thành nhiều protein liên quan nhau, tạo ra sự đa dạng về số lượng
protein tạo thành.
Câu 4: Đáp án C
Thân cao : Thân thấp = 3 cao : 1 thấp  A cao >> a thấp.
 F1 có kiểu gen Aa.
Đỏ đậm : Đỏ vừa : Đỏ nhạt : Hồng : trắng = 1 : 4 : 6: 4: 1  màu sắc hạt di truyền theo quy luật tương tác
cộng gộp  1 đúng.
BBDD : đỏ đậm; BBDd : đỏ vừa; BBdd và BbDd : đỏ nhạt; Bbdd và bbDd : hồng; bbdd trắng.
 F1 có kiểu gen : BbDd
Ta có: (3 cao : 1 thấp)( 1Đỏ đậm : 4 đỏ vừa : 6đỏ nhạt : 4 hồng : 1 trắng ) ≠ tỉ lệ phân li kiểu hình của đề bài.
 Gen quy định chiều cao thân liên kết với một gen quy định màu sắc quả .
Giả sử A liên kết với B
1
Thân thấp hoa trắng có kiểu gen ( aa, bb, dd) =
16
ab 1 1
 =  ab =  Xảy ra liên kết hoàn toàn. Vậy 2,3 đúng.
ab 4 2
AB AB
Cây thân cao hạt đỏ vừa có thể có các kiểu gen Dd ; Dd nên chỉ có hai kiểu gen. Vậy 4 sai.
AB aB
Câu 5: Đáp án D
Sự nhân đôi trong ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi trong nhân, các bào quan này cũng chứa ADN
polymeraza đặc trưng. Ở ti thể, sự sao chép bắt đầu trên một mạch của ADN gốc. quá trình sao chép này
tiến hành chưa được nửa đường thì mạch kia bắt đầu sao chép. Kết quả là tạo thành cấu trúc dạng D với sự
lồng ghép của hai vòng ADN. Các em tham khảo thêm hình ảnh sau:

174 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Câu 6: Đáp án C
1 đúng. Trong tự nhiên, tần số đột biến của một gen bất kì thường rất thấp 10-6 – 10-4.
2 đúng. Đột biến gen xảy ra trong giai đoạn từ 2 đến 8 phôi bào được gọi là đột biến tiền phôi có khả
năng truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
3 sai vì đột biến gen có thể xảy ra do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.
4 đúng vì đột biến thành gen trội biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến, đột biến mang gen lặn chỉ biểu
hiện khi là đồng hợp tử. Đột biến ở tế bào xoma chỉ biểu hiện một phần cơ thể.
5 sai vì nếu đột biến xảy ra ở vùng operator(vùng vận hành) có thể dẫn đến gen được phiên mã liên tục.
Vậy có 3 phát biểu đúng!
Câu 7: Đáp án B
0,51.10000
Ta có số loại nucleotit trong phân tử mARN của sinh vật nhân sơ là : = 1500 Nu.
3, 4
Số nucleotit các loại trong phân tử mARN là :
A = 0.1 x 1500 = 150 Nu.
G = 0.2 x 1500 = 300 Nu.
X = 0.2 x 1500 = 300 Nu.
U = 0.5 x 1500 = 750 Nu.
Ta có chiều dài của gen bằng với chiều dài của phân tử AND và mARN bằng nhau.
 Số nucleotit trong phân tử ADN là:
A = T = (A + U ) = (750 + 150 ) = 900
G = X = 300 + 300 = 600.
Câu 8: Đáp án A
Để biết chính xác kiểu gen của cây hoa đỏ thì cần lai phân tích cây hoa đỏ với cây hoa trắng (có kiểu gen
đồng hợp lặn). Đây là phép lai phân tích.
Nếu đời con có kiểu hình đỏ 100%(100% trội)thì cây hoa đỏ có kiểu gen AA.
Nếu đời con có sự phân li kiểu hình 1 trắng : 1 đỏ thì cây hoa đỏ có kiểu gen Aa.
Câu 9: Đáp án D
(1) sai vì quá trình tự phối(giao phối không ngẫu nhiên) chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
chứ không làm thay đổi tần số alen.
(2) đúng.
(3) sai vì các quần thể tự thụ phấn hay giao phối cận huyết thường làm thay đổi thành phần kiểu gen theo
hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp và giảm dần kiểu gen dị hợp nên sự đa dạng di truyền giảm dần do vậy
không thể nào làm tăng biến dị tổ hợp.
(4) đúng.
Câu 10: Đáp án D
Số tổ hợp là 24 = 6×4 = (1:4:1)(1:2:1) chỉ có 2 và 5 phù hợp.
LOVEBOOK.VN | 175
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 11: Đáp án B
Khi cho F1 lai với cây đồng hợp lặn thu được 3 trắng : 1 đỏ. Tổ hợp: 3+1 = 4= 4.1  F1 có kiểu gen AaBb.
Quy ước: A-B- : hoa đỏ; A-bb, aaB- và aabb : hoa trắng.
 Tính trạng màu hoa tuân theo quy luật tương tác bổ trợ.
Ta có: AaBb × aabb  1 AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1 aabb  3 trắng : 1 đỏ.
F1 × F1: AaBb ×AaBb
F2 : 9 A-B- : 3A-bb : 3 aaB- : 1 aabb.
1 1 2 1 1 2 1 1
AABB cho giao tử AB. AaBB cho giao tử gồm ( AB: aB). AABb cho giao tử gồm( AB: Ab).
9 9 9 9 9 9 9 9
4 1 1 1 1
AaBb cho các giao tử gồm( AB: Ab: ab: aB).
9 9 9 9 9
Ta có cho các cây hoa đỏ giao phối ngẫu nhiên với nhau:
1 4 2 2 1 4 2 2
( ab : AB: Ab: aB) ( ab : AB: Ab: aB)
9 9 9 9 9 9 9 9
64
Nhân tỉ lệ lại với nhau ta tìm được tỉ lệ cây hoa đỏ (A-B-) là .
81
( Ở bài này các em nên tìm tỉ lệ cây hoa hồng và hoa trắng trước tỉ lệ sau đó tính tỉ lệ cây hoa đỏ sẽ nhanh
hơn.)
Vậy 1 đúng.
4 2 1 2 40
Kiểu gen dị hợp về một cặp gen (AABb; AaBB; aaBb; Aabb) = 2  2    2 2   . Vậy 2 đúng.
9 9 9 9 81
4 1 2 2 16
Cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp(AaBb) = 2    2   .
9 9 9 9 81
16 64 1
Trong số cây hoa đỏ ở F3 cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ là: : = . Vậy 3
81 81 4
sai.
Hoa trắng: A-bb gồm 2 loại kiểu gen(AAbb; Aabb); aaB- có 2 loại kiểu gen(aaBB; aaBb) và kiểu gen aabb.
Vậy hoa trắng có 5 kiểu gen quy định và có 3 kiểu gen đồng hợp. 4 sai.
Hoa đỏ: A-B- có 4 kiểu gen là AABB; AaBB; AaBb và AABb.
Vậy có 5 kiểu gen quy định hoa trắng và 4 kiểu gen quy định hoa đỏ. Vậy 5 đúng.
Câu 12: Đáp án D
Cây có hoa trắng (P) tự thụ phấn thu được F1 có 3 kiểu hình và hoa trắng( kiểu hình trội) chiếm tỉ lệ là 75%.
 F1×F1 thu được F2: 12 hoa trắng : 3 : 1.
 P: AaBb
 Tính trạng màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác theo kiểu át chế trội quy định. Vậy 5 đúng.
Quy ước: A-B-; A-bb : hoa trắng; aaB- : hoa vàng; aabb : hoa đỏ.
Các cây hoa trắng có kiểu gen: 1 AABB : 2 AaBB : 4AaBb : 2AABb : 2Aabb : 1 AAbb.
5
Số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ là
. Vậy 1 đúng.
6
P: AaBb× AABB  (1AA : 1Aa)(1BB : 1Bb)  1AABB : 1 AABb : 1 AaBB : 1 AaBb. Vậy thu được 4 kiểu gen
và 1 kiểu hình nên 2 sai.
P: AaBb × aabb  ( 1Aa : 1 aa)(1Bb : 1bb)  1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb  2 hoa trắng : 1 vàng : 1
đỏ. Vậy thu được 3 kiểu hình nên 3 đúng.
P: AaBb×AAbb  (1 AA : 1 Aa)(1 Bb : 1 bb)  1AABb : 1 AAbb : 1 AaBb : 1 Aabb  100% hoa trắng. Vậy
4 sai.
Câu 13: Đáp án C
C: sai vì trong quần thể song song tồn tại nhiều kiểu hình khác nhau ở trạng thái ổn định, không một dạng

176 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
nào ưu thế trội hơn hẳn để thay thế dạng hoàn toàn các dạng khác.
D: đúng vì sự đa hình cân bằng trong quần thể cũng chứng minh cho quá trình củng cố những đột biến
ngẫu nhiên trung tính và sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố đột biến trung tính, không liên quan với tác
dụng của chọn lọc tự nhiên. Do vậy, chọn lọc tự nhiên không phát huy tác dụng ở quần thể đa hình cân bằng
di truyền.
Câu 14: Đáp án A
Xét riêng từng tính trạng ta có.
cao/thấp = 3/1
tròn/dài = 1/1
sớm/muộn = 1/1
Nhận xét: Ta thấy tỉ lệ chung không bằng tích của các tỉ lệ riêng, nên 3 cặp tính trạng này không nằm trên
3 cặp NST.
- Xét tính trạng hình dạng quả và thời gian chín, tỉ lệ phân tính chung không phù hợp với phép nhân xác
suất.
(1:1)(1:1) = 1:1:1:1
Mặt khác, xuất hiện 4 kiểu hình với tỷ lệ khác nhau:
tròn, sớm = 9+3 = 12
dài, muộn = 9+3= 12
tròn, muộn = 3+1= 4
dài, sớm = 3+1 =4
 Các gen này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và xảy ra hoán vị gen.
Hai kiểu hình tròn, sớm và dài muộn chiếm tỉ lệ lớn nên hình thành từ các giao tử liên kết BD và bd 
BD
F1 có kiểu gen .
bd
11
Tần số hoán vị: f = .100%  25% .
3  3 11
- Xét tính trạng kích thước và hình dạng hạt ở F2 phù hợp với kết quả nhân xác suất (3:1)(1:1) = 3:3:1:1
nên gen chi phối tính trạng kích thước cây và cặp gen qui định tính trạng hình dạng hạt phân li độc lập.
BD bd
Vậy kiểu gen của bố mẹ F1: Aa x Aa và f=25%.
bd bd
Câu 15: Đáp án B
- Xét bệnh phêninkêtôniệu:
Quy ước: gen A: không bị bệnh phêninkêtôniệu; gen a: bị bệnh phêninkêtôniệu
Bố mẹ của người vợ có kiểu gen Aa vì đã có con trai bị bệnh  xác suất bắt gặp người vợ có kiểu gen
1 2
AA= và kiểu gen Aa=
3 3
Người chồng có kiểu gen Aa vì có mẹ bị bệnh.
1
Trường hợp 1: người vợ: AA= x người chồng: Aa=1  Xác suất sinh hai con không bị bệnh
3
1 1
phêninkêtôniệu: 1.1. .1=
3 3
2
Trường hợp 2: người vợ: Aa= x người chồng: Aa=1  Xác suất sinh hai con không bị bệnh
3
3 3 2 3
phêninkêtôniệu:    1 =
4 4 3 8
3 1 17
Xác suất sinh hai con không bị bệnh phêninkêtôniệu: + =
8 3 24
- Xét bệnh máu khó đông:
Gen B : không bị bệnh máu khó đông. Gen b: bị bệnh máu khó đông

LOVEBOOK.VN | 177
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Mẹ của người vợ có kiểu gen XBXb vì ông ngoại của người vợ bệnh  xác suất bắt gặp người vợ có kiểu gen
1 B B 1
XBXb = , XX =
2 2
Người chồng có kiểu gen XBY
1
Trường hợp 1: người vợ: XBXB = x người chồng: XBY =1  Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó
2
1 1
đông: 1.1.1. 
2 2
1
Trường hợp 2: người vợ: XBXb = x người chồng: XBY =1  Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó
2
3 3 1 9 1 9 25
đông:  1   Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó đông: + =
4 4 2 32 2 32 32
17 25 425
Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai con không bị cả hai bệnh trên: x =
24 32 768
Câu 16: Đáp án A
- P thuần chủng có lông đuôi x không có lông đuôi
F1 100% con có lông đuôi.
F1 x F1 thu được F2 : 3 có lông đuôi : 1 không có lông đuôi
Tính trạng tuân theo quy luật phân li  có lông đuôi ( gen A ) trội hoàn toàn so với không có lông đuôi
(gen a).
- Tỉ lệ phân li kiểu hình không đồng đều ở hai giới  gen nằm trên NST giới tính.
- Tính trạng đều biểu hiện ở cả hai giới nên loại trường hợp gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên
X.
- Nếu gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y thì: P. XAY x XaXa => F1 có ruồi đực XaY ( lông không
có đuôi ) không đúng với đề  loại.
- Vậy gen nằm trên vùng tương đồng của XY.
- Sơ đồ lai: P. XAYA x XaXa
1 A a 1 a A
F1. X X : X Y ( 100% có lông đuôi )
2 2
F1 x F1: XAXa x XaYA
Câu 17: Đáp án A
(1) đúng.
- Các cá thể của một quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên
quan đến tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với
quần thể gốc. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến
hóa khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẫn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Do vậy,
cách li tập tính có khả năng hình thành loài mới.
- Cách li sinh thái giúp hình thành loài mới nhanh chóng nhất, thường xảy ra với các loài động, thực vật ít di
chuyển. Sau khi cách li sinh thái tạo ra quần thể mới cách li với quần thể gốc. Lâu dần, các nhân tố tiến hóa
tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể. Một lúc nào đó, xuất hiện cách li sinh sản thì loài mới hình
thành.
(2) sai vì cách li địa lí không tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể. Cách li địa lí chỉ đóng vai trò góp phần
duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bới các nhân tố
tiến hóa.
(3) sai vì cho dù có cách li địa lí nhưng sự cách li sinh sản không diễn ra thì loài mới cũng không được hình
thành.

178 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(4) sai vì hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở
động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, sự đa bội hóa lại thường gây nên những rối loạn
về giới tính.
(5) đúng.
(6) sai vì sự cách li sinh sản xuất hiện giữa các quần thể hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên. Vì thế, có thể có
những quần thể sống cách li với nhau về mặt địa lí rất lâu nhưng vẫn không hình thành nên loài mới.
Câu 18: Đáp án A
Con đực có 40 thân đen  Con đực có tần số kiểu gen aa = 0.04  a = 0,04  0.2 và A = 0.8
Con cái có 360 thân đen  Con cái có tần số kiểu gen aa = 0.36  a = 0,36 = 0.6 và A = 0.4
Khi quần thể ở trạng thái cân bằng thì tần số alen trong quần thể:
0.4  0.8 0.2  0.6
A = = 0.6 và a = = 0.4
2 2
Thành phần kiểu gen trong quần thể là ở trạng thái cân bằng là : ( 0.36AA : 0.48 Aa : 0.16aa)
3 4
Xét các cá thể thân xám có AA : Aa
7 7
Để các cá thể lông xám giao phối với nhau cho đời con có kiểu hình thân đen thì bố mẹ phải cùng mang kiểu
gen Aa.
4 4 4 4 1 4
Ta có: Aa  Aa    aa 
7 7 7 7 4 49
Câu 19: Đáp án D
Những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ở tế bào của phần thân nên chúng có khả
năng tổng hợp được sắc tế melamin làm cho lông đen. Trong khi đó, các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao
hơn nhưng các gen của chúng lại không được biểu hiện (không tổng hợp được sắc tố melamin) nên lông có
màu trắng. Vậy 1,2,3,5 đúng và 4 sai.
Câu 20: Đáp án A
A = 0,4; a = 1-0,4 = 0,6.
B = b = 0,5.
Quần thể cân bằng di truyền nên ta có: 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36aa = 1
0,25 BB + 0,5Bb : 0,25 bb = 1
Ta có: AABB = 0,04 ; AABb = 0,08; AaBB = 0,12; AaBb = 0,24.
A-B- = 0,04+0,08+0,12+0,24 = 0,48.
AABB 0,04 1
 
A  B  0, 48 12
Câu 21: Đáp án B
Xét người vợ:
Ở thế hệ I, bố mẹ người vợ sinh ra người con nhóm máu O và nhóm máu AB nên bố mẹ người vợ sẽ mang
nhóm máu A(IAIO) và B (IBIO).
Ta có: IAIO × IBIO  Người vợ có kiểu gen là IBIO.
Xét người chồng:
Bố mẹ ở thế hệ I sinh người con nhóm máu O nên bố mẹ đều có kiểu gen IAIO
1 AA 2 AO
 Người chồng có thành phần kiểu gen: II : II .
3 3
Xét bệnh:
Người vợ:
Bố mẹ thế hệ I đều bị bệnh nhưng vẫn sinh ra con bình thường nên gen gây bệnh là gen trội.
Bố mẹ thế hệ I đều bị bệnh nhưng sinh ra con trai không bị bệnh nên gen này nằm trên NST thường.
Quy ước: A : bị bệnh; a: bình thường.

LOVEBOOK.VN | 179
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

1 2
Ta có: Aa × Aa  Người vợ có thành phần kiểu gen: AA : Aa .
3 3
Người chồng:
Người chồng có bố bình thường(aa) nên người chồng chắc chắn có kiểu gen Aa.
2 1 1 1
Xác suất người con có nhóm máu O:   
3 2 2 6
2 1 1 1
Xác suất người con không bị bệnh:   
3 2 2 6
1 1 1
Xác suất sinh người con nhóm máu O và không bị bệnh:  
6 6 36
Câu 22: Đáp án B
Màu sắc sặc sỡ ở một số loài sinh vật chứa độc tố giống như 1 lời nhắc nhở rằng chúng có độc, là một đặc
điểm thích nghi vì giúp chúng tránh bị loài khác sử dụng làm thức ăn.
Câu 23: Đáp án B
Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc. Ở sinh vật nhân thực, số lượng NST nhiều
hay ít không hoàn toàn phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp. NST của các loài sinh vật khác nhau không
phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.
Câu 24: Đáp án B
Cách li trước hợp tử là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau. Đây là cơ chế ngăn cản
sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Gồm các loại cách li:
- Cách li sinh cảnh.
- Cách li tập tính.
- Cách li thời gian.
- Cách li cơ học.
Câu 25: Đáp án A
B sai vì trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều tử sinh vật sản xuất qua các bậc dinh
dưỡng tới môi trường.
C sai vì sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào
chu trình dinh dưỡng là các sinh vật tự dưỡng như thực vật, vi sinh vật tự dưỡng.
D sai vì năng lượng chỉ được truyền theo một chiều và không được sử dụng trở lại chứ không như vật
chất được trao đổi qua chu trình tuần hoàn.
Câu 26: Đáp án C
Câu 27: Đáp án C
Thể đa bội và dị bội đều có thể xảy ra ở tế bào sinh dục và sinh dưỡng.
Câu 28: Đáp án B
45.108
Hiệu suất quang hợp :  100%  50% . Vậy 1 đúng.
90.108
45.107
Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1:  100%  10% . Vậy 2 sai.
45.108
9.107
Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2: .100%  20% . Vậy 3 đúng.
45.107
Năng lượng bị tiêu hao do hô hấp, bài tiết là: 9.107 x (100% - 20%) = 81.106 Kcal. Vậy 4 sai.
Câu 29: Đáp án B
Câu 30: Đáp án C
1 đúng. Vì sử dụng lại rác thải hữu cơ giúp bảo vệ môi trường, dùng làm phân bón hữu cơ từ đó tăng
năng suất hệ sinh thái nông nghiệp. Quan trọng hơn, rác thải hữu cơ dễ bị phân hủy, ít gây ô nhiễm môi
trường.

180 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
2 đúng. Đạm sinh học nên có thể giữ đạm 3 năm không bị tan chảy, hạn chế tối đa lượng phân đạm bị
thất thoát do bay hơi. 1kg đạm xanh công dụng thay thế 2 kg đạm urê thông thường. Năng suất tăng từ 7 -
20% cho tất cả các loại cây trồng. Đạm xanh làm cho cây lá xanh, khỏe và bền hơn, tăng độ nảy mầm, tăng
khả năng quang hợp, kích thích bộ rễ phát triển. Giảm trừ sâu bệnh và tăng khả năng chống chịu với điều
kiện thời tiết nắng hạn, úng ngập, rét hại… giảm lượng nước tưới đến 50%. Tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng
một số vi sinh vật có ích. Bảo vệ môi trường đất nông nghiệp, không gây ô nhiễm nước, không gây độc hại
với gia súc, gia cầm.
3 sai vì sử dụng phân bón hóa học gây ô nhiễm môi trường. Hậu quả của việc lạm dụng phân bón hóa
học là làm cho đất bị "chai", nghèo dinh dưỡng và mất cân bằng sinh thái trong đất, tạo điều kiện thuận lợi
cho các vi sinh vật có hại cho cây trồng phát triển.
4 đúng vì khi làm giảm sự mất chất dinh dưỡng giúp làm tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ.
5 sai vì nguồn năng lượng do con người cung cấp ( năng lượng công nghiệp) chia làm 2 nhóm: trực tiếp
(nhân công và sức kéo, nhiên liệu, điện năng) và gián tiếp ( Giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, hóa chất
diệt cỏ, máy móc, nước…). Nguồn năng lượng con người cung cấp không trực tiếp làm tăng năng suất cho
hệ sinh thái nông nghiệp mà chỉ tạo điều kiện cho cây trồng tăng năng suất.
Câu 31: Đáp án B
Nuôi cấy tế bào sinh dưỡng tạo mô sẹo, cho phát triển thành cơ thể và nhân lên thành dòng. Các cơ thể
này hoàn toàn giống với cây mẹ ban đầu nên không tạo ra được giống mới.
Câu 32: Đáp án C
Câu 33: Đáp án B
Ta có :
Aaaa1 cho tỉ lệ 1Aa1: 2 Aa : 2 aa1 :1 aa
Aaa1a1 cho tỉ lệ 2 Aa1: Aa : 2 aa1 : a1a1
Ta có :
(Aaa1a1 x Aaaa1)→( 1Aa1: 2 Aa : 2 aa1 : 1aa) (2 Aa1: Aa : 2 aa1 : 1a1a1)
Tổng số kiểu tổ hợp là : 6 x 6 = 36
Ta có: ♂ 3 a– x ♀( 2 aa1 : 1a1a1) = 9 hồng
Số kiểu hình hoa đỏ là : 36 – 9 = 27
Ta có kiểu hình thu được ở F1 là: 27 đỏ : 9 hồng = 3 đỏ : 1 hồng.
Câu 34: Đáp án A
Quần thể tự thụ phấn có 0,4 AA : 0,4Aa:0,2aa. Sau một thế hệ chỉ có các cá thể có kiểu gen AA và Aa là có khả
năng sinh sản.
Chia lại tỉ lệ AA và Aa : 0.5AA : 0.5 Aa
Xét nhóm cá thể có kiểu gen Aa.
0.5
Aa = = 0.25
2
0,52
AA = aa = = 0.125
2
Xét nhóm AA : AA = 0.5
Cấu trúc di truyền quần thể của thế hệ I1 là :
AA = 0.5 + 0.125 = 0.625; Aa = 0.25; aa = 0.125.
Câu 35: Đáp án B
B sai vì gen điều hòa R tuy quan trọng trong điều hòa hoạt động của các gen trong Operon nhưng gen điều
hòa không nằm trong thành phần Operon.
Câu 36: Đáp án D
Quy ước gen:
- Đối với cái: AA: có sừng, Aa và aa: không sừng.
- Đối với đực: AA và Aa: có sừng, aa: không sừng.
Vì tỉ lệ đực và cái bằng nhau, nên hai quần thể đực và cái sẽ có cấu trúc di truyền giống nhau:
Gọi p là tần số A, q là tần số a của cả quần thể (gồm cả đực và cái).
LOVEBOOK.VN | 181
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

p2 q2
Cấu trúc di truyền của từng QT (đực hoặc cái) là: 2 AA : p.qAa : 2 aa (Vì p, q là tần số alen chung của
cả quần thể nên muốn tính riêng đực cái thì phải chia đôi ra).
Theo đề, ta có: 2AA + Aa (của con đực) = 0.7
Thay p, q vào ta có: p2  pq  0,7 , thay q = 1-p vào và giải phương trình.
Kết quả ta được: p = 0.7 và q = 0.3.
Đề yêu cầu lấy con không sừng, gồm có:
0,32
- Đực: aa = =0.045
2
- Cái: Aa = p x q = 0.21
aa = 0.045
Chia tỉ lệ: Đực: aa = 1
3 14
Cái: aa = : Aa =
17 17
Tần số alen của những con bị đem giao phối:
Đực: a = 1
7 10
Cái: A = và a =
17 17
Tiến hành giao phối:
7 10
Đực× Cái: 1a×( A : a)
17 17
1 1
 Cừu không sừng ở đời sau là aa và Aa (con cái chiếm )
2 2
10 7 27
Cừu cái không sừng chiếm tỉ lệ:  
17 17.2 34
Câu 37: Đáp án A
- Ý 1 đúng (XX, XXX hay OX đều là nữ nhưng XY, XYY là nam).
- Ý 2 đúng vì sự tiến hóa giữa các gen trên ti thể và NST Y là tương tự nhau.
- Ý 3 sai vì vùng tương đồng thuộc hai đầu mút của NST.
- Ý 4 đúng.
Vậy chỉ có 1 ý sai.
Câu 38: Đáp án A
Ý 1, 2, 3, 4, 5, 6 đúng.
Ý 7 đúng. Enzim ADN polymeraza tổng hợp chuỗi polynucleotit chỉ hoạt động khi có mồi, nên trước khi
tổng hợp chuỗi phải có quá trình tổng hợp mồi. Còn enzim ARN polymeraza có thể bắt đầu phiên mã mà
không cần mồi, vừa có khả năng tháo xoắn vừa có khả năng tổng hợp nên chuỗi ribonucleotit.
Ý 8 sai vì enzim ARN polymeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’  5’.
Ý 9 đúng.
Ý 10 sai vì mARN sau khi được tổng hợp chỉ trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein ở tế bào nhân
sơ. Còn ở tế bào nhân thực thì mARN sau khi tổng hợp phải cắt bỏ các intron và nối các exon lại với nhau
thành mARN trưởng thành.
Câu 39: Đáp án D
P: A-B-dd tự thụ, F1: 9 : 7
Do dd x dd → dd => Chỉ xét tính trạng màu hoa thì tỷ lệ kiểu hình F1 vẫn là 9:7
=> P: AaBbdd.
1:1:1:1 = (1:1)(1:1) = (1D- : 1dd)(1 đỏ : 1 trắng)
=> P: AaBbdd x aaBBDd hoặc AAbbDd.

182 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 40: Đáp án D
Mạch khuôn ADN: A2 = T1 = 200, T2 = A1 = 100, G2 = 300, X2 = 400.
Phiên mã tạo ra mARN có thành phần ribonucleotit: A = 100, U = 200, G = 400, X = 300.
tARN: A = 200 – 1 = 199, U = 100 – 1 = 99, G = 300, X = 400 – 1 = 399.
Câu 41: Đáp án C
Nhịp sinh học là sự phản ứng của cơ thể một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi có tính chu kì của môi
trường sống. Dựa vào kiến thức trên ta thấy các đáp án A, B, D là đúng. Còn đáp án C chỉ là sự thích nghi của
thực vật đối với ánh sáng.
Câu 42: Đáp án C
Ý 1 đúng.
Ý 2 sai vì biến động không theo chu kì thường xảy ra với những loài có vùng phân bố hẹp và kích thước
quần thể nhỏ.
Ý 3 đúng. Các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp thường biến động theo chu kì ngày đêm. Ví dụ
như số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm. Ngược lại, số lượng cá
thể của các loài động vật nổi lại tăng vào ban đêm, giảm vào ban ngày do chúng sinh sản tập trung vào ban
đêm.
Ý 4 sai vì cạnh tranh không là nhân tố duy nhất điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Ngoài cạnh tranh
giữa các cá thể trong quần thể còn có sự di cư, mối quan hệ con mồi-vật ăn thịt, vật chủ-vật kí sinh cũng là
những cơ chế quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
Ý 5 sai vì hiện tượng “tự tỉa thưa” đều gặp ở thực vật và động vật.
Ý 6 đúng.
Ý 7 sai vì nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù
hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Ý 8 sai vì các cây thông nhựa liền rễ nhau là ví dụ về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. Nhờ đó
mà nước và muối khoáng do rễ của cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác qua phần rễ liền
nhau. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng
rẽ. Cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Ý 9 đúng.
Câu 43: Đáp án B
(1). Đúng do sự tương tác giữa các sinh vật trong quần xã với nhau và với môi trường vô sinh.
(2). Đúng do hệ sinh thái trong quá trình tồn tại và phát triển luôn tiếp nhận vật chất, năng lượng từ môi
trường bên ngoài nên là hệ mở.
(3). Đúng Hệ sinh thái là một hệ động lực nên luôn tuân theo qui luật thứ nhất và thứ của nhiệt động học.
Định luật I cho rằng: năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang
dạng khác, còn định luật thứ II có thể phát biểu dưới nhiều cách, song trong sinh thái học cho rằng: năng
lượng chỉ có thể truyền từ dạng đậm đặc sang dạng khuếch tán, ví dụ: nhiệt độ chỉ có thể truyền từ vật nóng
sang vật lạnh, chứ không có quá trình ngược lại.
(4). Sai hệ sinh thái là tập hợp quần xã và sinh cảnh (môi trường vô sinh của nó).
(5). Sai.
Câu 44: Đáp án A
Câu 45: Đáp án A
(1)Đúng
(2)Sai. Enzim cắt không phải là ligaza.
(3)Sai. Liên Hidro hình thành trước liên kết hóa trị.
(4)Đúng.
(5)Đúng. Một số ADN tái tổ hợp có thể xâm nhập vào tế bào nhận mà không cần phải làm dãn màng sinh
chất của tế bào nhận. Các ADN tái tổ hợp này xâm nhập vào tế bào nhờ virus.
Câu 46: Đáp án A
Liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp nên A sai.
Câu 47: Đáp án B
89 Okazaki nên sẽ có 88 lượt enzim để nối 89 đoạn.

LOVEBOOK.VN | 183
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
9 điểm khởi đầu tái bản, mỗi đơn vị tái bản có 2 mạch liên tục do đó số lượt enzim nối các đoạn mạch liên
tục: 9 x 2 – 1 = 17
Vậy số lượt enzim: 88 + 17 = 105.
Câu 48: Đáp án D
Câu 49: Đáp án C
Quá trình phát sinh và phát triển sự sống gắn liền với sự phức tạp hóa các hợp chất hữu cơ từ các nguyên
tố C, H, O, N…
Quá trình tiến hóa học được chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
1. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản: cacbonhidrô (C, H), saccarit, lipit (C, H, 0), axit amin, nuclêôtit
(C, H, O, N).
2. Hình thành các đại phân tử từ các chất hữu cơ đơn giản: axit amin, nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
chất trùng hợp prôtêin, axit nuclêic.
3. Hình thành đại phân tử nhân đôi: ARN hình thành trước, rồi sau đó mới đến ADN.
Câu 50: Đáp án B
- Ý 1. Sai, công việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi và nhìn từ
ngoài vào để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng.
- Ý 2. Đúng.
- Ý 3. Đúng.
- Ý 4. Sai, trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bội giác nhỏ để xác
định các tế bào, sau đó dùng bội giác lớn.
Vậy có 2 nhận định đúng và 2 nhận định sai.

184 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

6 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA STEVE JOBS


1. Làm điều bạn yêu thích
Theo Steve: “Hãy tìm kiếm nỗi đam mê đích thực của bạn. Hãy làm điều bạn yêu thích và tạo sự khác biệt!
Cách duy nhất để đạt đến thành công tột bậc là yêu thích những gì bạn làm”
Khi bạn chỉ chú tâm làm việc cho hết ngày, hoặc tốn thời gian vào những dự án hoặc tác vụ không thú vị,
bạn làm công việc khó khăn hơn cho chính mình. Khi bạn có sự đam mê, và bạn yêu thích những gì bạn làm,
bạn sẽ làm việc với hiệu suất cao hơn, năng nổ và vui vẻ hơn với mọi người.
2. Tầm nhìn xa
Theo Steve, “Bạn không nên lo lắng về quá nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ một vài việc đơn giản,
sau đó mới chuyển qua những việc phức tạp hơn. Hãy suy tính không chỉ cho ngày mai, mà còn cho tương
lai.”
Sự quá tải vì công việc có thể cản bước tiến của bạn trên con đường công danh sự nghiệp. Đây là một bệnh
dịch ác hiểm, có thể “đè bẹp” nhiều người trên hành trình đến thành công. Vì thế, bạn phải luôn giữ được
sự tập trung. Sự quá tải vì công việc “lẳng lặng” đến khi chúng ta quên mất mục tiêu chính của mình và để
nhiều việc khác tràn ngập trí não của chúng ta. Một khoảnh khắc bạn tập trung vào một việc tối quan trọng,
có thể giúp bạn nhanh chóng đạt đến thành công. Tuy nhiên, ở phút kế tiếp, bạn lại mãi nghĩ về cả trăm việc
khác bạn cần làm, và thế là sự quá tải đến!
3. Hãy nêu cao tinh thần doanh nhân
Steve nói “Hãy tìm kiếm ý tưởng lớn kế tiếp. Tìm ra những ý tưởng cần được hiện thực hóa một cách nhanh
chóng và quyết đoán rồi “nhảy” vào thực hiện nó. Đôi khi bước đầu tiên chính là bước khó khăn nhất. Hãy
đi bước đầu tiên này! Hãy mạnh dạn theo đuổi tình cảm và trực giác của bạn.”
Có những người có ý tưởng rất hay hoặc khả năng kinh doanh, nhưng họ không sẵn sàng để thực hiện “cú
nhảy” mà Steve đề cập. Vấn đề ở đây là họ biết họ muốn cái gì, nhưng lại chưa tìm ra cách để có được chúng.
Vì thế, họ dừng lại và không tiến thêm nữa.
Mặc dù có một kế hoạch hay chiến lược để hiện thực hóa ý tưởng là rất quan trọng, không nên để việc quá
chú trọng vào “LÀM CÁCH NÀO đạt những mục tiêu” khiến công việc của bạn bị đình trệ. Đôi lúc bạn không
thể nào biết được tất cả các câu trả lời. Không sao cả, cứ tiếp tục công việc, từng bước một. Cuối cùng, tất cả
những chi tiết bạn cần biết sẽ lộ ra. Còn nếu không làm gì cả, bạn sẽ chẳng tiến được đến đâu.
4. Hãy tạo sự khác biệt
Theo Steve “Hãy tạo sự khác biệt. Hãy suy nghĩ khác mọi người. Chẳng thà làm một tên cướp biển còn hơn
là gia nhập đội ngũ hải quân”
Để trở thành một doanh nhân thành công như Steve Jobs, điều tối quan trọng là bạn phải liên tục tìm cách
thay đổi hiện trạng, tìm kiếm những ý tưởng mới, có đầu óc cách tân và sáng tạo. Việc làm theo những gì có
sẵn nhiều khả năng sẽ tạo ra những kết quả cũ hơn là những cái hiện đại và mới mẻ.
Bạn muốn có sự thách thức và thay đổi, hay bạn thích sự ổn định? Hãy thành thật với chính bản thân bởi vì
không phải ai cũng có thể làm lính hải quân, và không phải ai cũng có thể làm hải tặc giỏi!

LOVEBOOK.VN | 185
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
5. Nỗ lực hết mình
Theo Steve “ Hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát
khao thành công"
Nếu bạn “mắc kẹt” trong việc suy nghĩ xem làm cách nào để thành công, hoặc chờ đợi thành công đến với
mình, bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Thành thật mà nói, đứng yên tại chỗ cho thấy bạn không thật sự khát khao
thành công.
6. Không ngừng học hỏi
Theo Steve “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối
thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen
ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ.”
Nếu năng lực của bạn không gia tăng, bạn sẽ chết dần. Đây có thể là một câu khó nuốt, nhưng đó là sự thật.
Nếu không phát triển, học hỏi và trưởng thành, bạn sẽ trở nên ốm yếu và chết dần. Bạn muốn mình rơi vào
trường hợp nào?
(Sưu tầm)

186 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

09
Câu 1. Cho các thông tin liên quan về ARN, axit amin, protein sau:
1. Các ARN đều có cấu trúc mạch đơn nhưng khác nhau về hình dạng.
2. Trong các loại ARN thì rARN có tuổi thọ lâu nhất và thường bị phân hủy sau khi tổng hợp protein.
3. ARN đóng vai trò như “ một người phiên dịch ” tham gia vào quá trình dịch mã là tARN.
4. Trong tế bào thường có nhiều loại tARN khác nhau.
5. So với ADN thì đại phân tử ARN có khối lượng và kích thước lớn hơn nhiều lần nhưng so với protein
thì có kích thước bé hơn.
6. Protein có cấu trúc đa phân mà đơn phân là axit amin. Mỗi axit amin đặc trưng bởi gốc R.
7. Protein có 4 bậc cấu trúc, trong phân tử protein hầu như không có liên kết hidro chỉ tồn tại liên kết
peptit giữa các axit amin.
8. Protein qui định nhiều sản phẩm sinh học như enzim, hoocmon,… hemoglobin là ví dụ về protein ở
cấu trúc bậc 4.
Có bao nhiêu thông tin không chính xác?
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
1. ADN tái tổ hợp chỉ được hình thành khi đầu đính của ADN cho và nhận phù hợp nhau, với trình tự
nucleotit tương ứng theo nguyên tắc bổ sung.
2. Có hàng trăm loại enzim ADN restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN
thích hợp ở các vị trí đặc hiệu, các enzim này chỉ được phân lập từ tế bào động vật bậc cao.
3. Các đoạn ADN được được cắt ra từ hai phân tử ADN cho và nhận sẽ nối lại với nhau nhờ xúc tác của
enzim ADN – ligaza.
4. ADN dùng trong kĩ thuật tái tổ hợp được phân lập từ các nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống
hoặc tổng hợp nhân tạo.
5. Enzim nối ligaza có chức năng tạo liên kết hidro làm liền mạch ADN.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do
đột biến, trong loài đã xuất hiện ba dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể
ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 144. B. 108. C. 64. D. 36.
Câu 4. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những
phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
(2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit
trên phân tử mARN.
(3) Trong quá trình tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các
nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.
(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch
mã gốc ở vùng mã hoá của gen.
(5) Có nhiều enzim ADN – pôlimeraza tham gia vào quá trình tái bản ADN.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?

LOVEBOOK.VN | 187
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 5. Cho các loại tế bào sau:
(1) Tế bào đơn bội cải bắp.
(2) Thể tam bội đậu Hà Lan.
(3) Tế bào xoma châu chấu đực.
(4) Thể tam bội lúa.
(5) Thể ba ở ruồi giấm.
(6) Thể một ở người.
(7) Tế bào nội nhũ đậu hà lan.
(8) Tế bào tứ bội cải củ.
Có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể là một số lẻ?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 6. Mạch thứ nhất của gen có G=75, hiệu số giữa X và T bằng 10% số nucleotit của mạch. Ở mạch thứ
hai, hiệu số giữa T và G bằng 10% và hiệu số giựa G với X bằng 20% số nucleotit của mạch. Cho các phát
biểu sau:
1. X1 = 20%; T1 = 30%; A1 = 40%; G1 = 10%.
2. A = T = 450Nu; G = X= 300Nu.
3. Chiều dài gen là 5000 A0.
4. Số liên kết phosphodieste giữa đường và axit là 2998 liên kết.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Ở một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen: gen thứ nhất và gen thứ hai đều có 2 alen, nằm trên đoạn không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ ba có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ tư
có 3 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Trong trường hợp không xảy ra đột
biến, số loại kiểu gen tối đa về cả bốn gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là :
A. 1140. B. 360. C. 870. D. 2250
Câu 8. Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây thuần chủng quả dẹt với cây thuần chủng quả bầu dục
(P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, thu được đời con có
kiểu hình phân li theo tỉ lệ 25% cây quả dẹt : 50% cây quả tròn :25% cây quả bầu dục. Giả sử cho cây F1 tự
thụ phấn thu được F2 thì ở F2 có bao nhiêu loại kiểu gen cho kiểu hình quả tròn?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 9. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có
lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 10. Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm.
(3) Bạch tạng. (4) Claiphentơ.
(5) Dính ngón tay 2 và 3. (6) Máu khó đông.
(7) Tơcnơ. (8) Đao.
(9) Mù màu.
Những thể đột biến lệch bội là:
A. (1), (4), (7), (8). B. (1), (3), (7), (9).
C. (4), (7), (8). D. (4), (5), (6), (8).
Câu 11. Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc
phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN.
(3) Phân tử prôtêin. (4) Quá trình dịch mã.
(5) Phân tử mARN. (6) Phân tử ADN mạch đơn.
188 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. (2) và (4). B. (3) và (4) C. (2) và (5). D. (1) và (6).
Câu 12. Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp
gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của
cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu
kết luận đúng?
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
A. Không có đáp án nào đúng B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do
một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục
thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm
4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao
tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, những kết luận nào
đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 10 loại kiểu gen.
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 32%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
(5) Ở F2, có số kiểu gen đồng hợp là 17%.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14. Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, có hoán vị gen với tần số 40%,
Ab AB
cho hai ruồi giấm có kiểu gen ♀ Dd và ♂ Dd lai với nhau. Cho các phát biểu sau về đời con:
aB ab
(1) Kiểu hình A-B-dd chiếm tỉ lệ 15%.
ab
(2) Kiểu gen dd có tỉ lệ lớn hơn 3%.
ab
(3) Kiểu hình A-bbD- chiếm tỉ lệ 15%.
AB
(4) Kiểu gen Dd chiếm tỉ lệ 5%.
ab
(5) Kiểu hình aaB-D- chiếm tỷ lệ 11,25%.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 15. Ở một loài thực vật, cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1thu được 100% cây hoa hồng. Cho
F1 lai phân tích Fathu được tỉ lệ phân li kiểu hình 50% cây hoa hồng: 50% cây hoa trắng. Cho các cây Fa tạp
giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng : 37,5% cây hoa hồng: 6,25 cây hoa đỏ.
Nhận định nào sau đây đúng ?
A. Có hiện tượng tương tác giữa hai gen không alen.
B. F2 có 16 tổ hợp nên Fa dị hợp tử hai cặp gen.
C. Tính trạng màu sắc hoa do một gen qui định.
D. Kiểu gen của F2 phân li theo tỉ lệ (1:2:1)2
Câu 16. Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, thân cao giao phấn với cây hoa trắng, thân thấp mang kiểu
gen đồng hợp lặn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ, thân thấp : 1 hoa trắng, thân
thấp . Cho F1 giao phấn với cây khác, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, thân cao : 43,75% hoa đỏ,
thân thấp : 6,25% hoa trắng, thân thấp. Những phép lai nào sau đây của F1 với cây khác có thể phù hợp với
kết quả trên? Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen D và d qui định.

LOVEBOOK.VN | 189
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

AD AD Ad Ad BD Bd BD BD
(1) Bb  Bb. (2) Bb  Bb (3) Aa  Aa . (4) Aa  Aa .
ad ad aD aD bd bd bd bd
Bd Bd Bd Bd AD Ad Ad Ad
(5) Aa  Aa . (6) Aa  Aa . (7) Bb  Bb. (8) Bb  Bb.
bD bD bD bd ad ad aD ad
A. (1) và (4). B. (2) và (5). C. (3) và (7). D. (6) và (8).
Câu 17. Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều
có 2 alen (A, a; B, b; D, d). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho hạt có màu; các kiểu
gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbDD thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu;
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBdd thu được các cây lai có 50% số cây cho hạt có màu.
Cho các kết quả sau về kiểu gen của cây (P) là:
(1) AABbDd. (2) AaBBDd. (3) AaBbDd. (4) AaBbDD. (5) AABbDD.
Có bao nhiêu kiểu gen phù hợp?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 18. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen
B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn
với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Biết
quá trình giảm phân diễn ra bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị
gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e với tần số 40%.
Ab DE Ab DE
Phép lai (P) × cho các phát biểu sau về F1:
aB de aB de
(1) Kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn chiếm tỷ lệ 8,16%.
(2) Tỷ lệ thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài bằng tỷ lệ thân thấp, hoa tím, quả vàng, tròn.
(3) Tỷ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội lớn hơn 30%.
(4) Kiểu hình lặn cả 4 tính trạng là 0,09%.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19. Ở ADN mạch kép, số nuclêôtit loại A luôn bằng số nuclêôtit lại T, nguyên nhân là vì:
A. Hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T , T chỉ liên kết với A.
B. Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.
C. Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazo lớn.
D. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm trong nhân tế bào.
Câu 20. Xét trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Trường
hợp nào sau đây biểu hiện ngay thành kiểu hình?
(1) Loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn.
(2) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương
ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY.
(3) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST giới tính Y không có alen tương
ứng trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY.
(4) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST giới tính X và cá thể có cơ chế xác
định giới tính là XO.
(5) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
(6) Loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.
A. (2), (3), (4), (5), (6). B. (1), (3), (4), (6).
C. (1), (2), (3), (4), (5), (6). D. (1), (2), (3), (4), (6).
Câu 21. Tính trạng thân xám (A), cánh dài (B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen (a), cánh cụt
(b); 2 gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt màu
đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể

190 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Ab D d AB d
giới tính X. Thế hệ P cho giao phối ruồi ♀ X X với ruồi ♂ X Y được F1 180 cá thể trong số đó có 9
aB ab
ruồi cái đen, dài, trắng. Cho rằng tất cả các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ
tinh của trứng là 80%; 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng
của ruồi giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử?
A. 40 B. 135 C. 90 D. 120

Câu 22. 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung
cấp 2480 NST đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường cung cấp thêm
2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao
đổi chéo diễn ra trong giảm phân. Cho các phát biểu sau:
1. Bộ nhiễm sắc thể của loài là 2n = 12.
2. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục là 4 lần.
3. Số tế bào con sinh ra là 320 tế bào.
4. Tế bào sinh dục sơ khai là đực.
5. Số giao tử tham gia thụ tinh là 1280 giao tử.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23. Sự phân hóa về chức năng trong ADN như thế nào?
A. Chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận không hoạt động.
B. Chỉ có một phần nhỏ ADN không mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò mã hóa
thông tin di truyền.
C. Chỉ có một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa.
D. Chỉ có một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa hoặc
không hoạt động.
Câu 24. Có bao nhiêu kết luận không đúng khi nói về gen ngoài nhân?
(1) Gen ngoài nhân biểu hiện ra kiểu hình không đều ở hai giới.
(2) Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào trong quá trình phân bào.
(3) Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch là giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của
mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ.
(4) Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu
trúc di truyền khác.
(5) Do con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ,
hay nói cách khác, mọi di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 25. Cho quần thể có cấu trúc di truyền như sau: P: 0,4 AABb : 0,4 AaBb : 0,2 aabb. Người ta tiến hành
cho quần thể trên tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn ở F3 là
49 177 324 161
A. . B. . C. . D. .
640 640 640 640
Câu 26. Bệnh máu khó đông do đột biến gen lặp trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, alen trội qui
định người bình thường. Vợ mang gen dị hợp có chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất để trong số 5 người
con của họ có nam bình thường, nam máu khó đông, nữ bình thường, nữ máu khó đông là:
A. 7,8125% B. 15,625% C. 23,4375% D. 31,25%
Câu 27. Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm
sắc thể giới tính là XX. Xét 4 gen, trong đó: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ
hai có 4 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Gen thứ ba có 3 alen nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y; gen thứ tư có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới
tính Y và không có alen tương ứng trên X. Tính theo lý thuyết, loài động vật này có tối đa bao nhiêu kiểu gen
về bốn gen nói trên?
A. 1908. B. 1800. C. 2340 D. 1548.

LOVEBOOK.VN | 191
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 28. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Phép lai
♂AaBbDdEe x ♀aaBbddEe, tính theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ là bao nhiêu?
A. 55/64 B. 9/64 C. 18/64 D. 46/64
Câu 29. Cho các biện pháp sau:
(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.
(4) Cấy truyền phôi ở động vật.
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A. (1) và (2). B. (2) và (4).
C. (3) và (4). D. (1) và (3).
Câu 30. Cho các bước tạo động vật chuyển gen:
(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là
A. (1) → (3) → (4) → (2). B. (3) → (4) → (2) → (1).
C. (2) → (3) → (4) → (1). D. (1) → (4) → (3) → (2).
Câu 31. Cho các thành tựu sau:
(1) Chủng Penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
(2) Cây lai Pomato.
(3) Giống táo má hồng cho năng suất cao gấp đôi.
(4) Con F1 (Ỉ × Đại Bạch): 10 tháng tuổi nặng 100 kg, tỷ lệ nạc trên 40%.
(5) Cừu Đôli.
(6) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản suất hoocmôn somatostatin.
(7) Giống bò mà sữa có thể sản xuất prôtêin C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch máu ở người.
(8) Tạo các cây trồng thuần chủng về tất cả các gen bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lý
cônxisin.
Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra không phải bằng công nghệ tế bào?
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 32. Trong dòng họ của một cặp vợ chồng có người bị bệnh di truyền nên họ cần tư vấn trước khi sinh
con. Bên phía người vợ: có anh trai của người vợ bị bệnh phêninkêtô niệu, ông ngoại của người vợ bị bệnh
máu khó đông, những người còn lại không bị hai bệnh này. Bên phía người chồng: có mẹ của người chồng
bị bệnh phêninkêtô niệu, những người khác không bị hai bệnh này. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai
con không bị cả hai bệnh trên là

27 425 81 5
A. B. C. . D. .
256 768 128 36
Câu 33. Cho các nhận xét sau:
1. Người vượn hóa thạch biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ, tấn công và có dáng
đứng thẳng.
2. Người khéo léo sống thành bầy đàn, biết sử dụng công cụ bằng đá, có dáng đứng thẳng.
3. Người đứng thẳng là loài đầu tiên biết dùng lửa.
4. Người Neanderthanlensis có cùng một nguồn gốc chung với loài Homo Sapiens nhưng tiến hóa theo 2
nhánh khác nhau và hiện đã tuyệt chủng.
5. Người hiện đại không có nền văn hóa.
6. Người Neanderthanlensis đã biết chế tạo các công cụ tinh xảo như: dao, búa, rìu, … và bước đầu có đời
sống văn hóa.
7. Người vượn hóa thạch đã chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
192 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội so với hạt xanh. Đem gieo các hạt vàng thuần chủng và hạt xanh
thuần chủng rồi cho giao phấn được các hạt lai, tiếp tục gieo các hạt lai F1 và cho chúng tự thụ phấn được
các hạt F2. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về các kết quả của phép lai nói trên là?
(1) Ở thế hệ hạt lai F1 ta sẽ thu được toàn bộ là các hạt vàng dị hợp.
(2) Trong số toàn bộ các hạt thu được trên cây F1 ta sẽ thấy tỷ lệ 3 hạt vàng: 1 hạt xanh
(3) Nếu tiến hành gieo các hạt F2 và cho chúng tự thụ phấn nghiêm ngặt, sẽ có những cây chỉ tạo ra hạt
xanh.
(4) Trên tất cả các cây F1, chỉ có một loại hạt được tạo ra hoặc hạt vàng, hoặc hạt xanh.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 35. Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về tiến hoá nhỏ?
(1) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
(2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
(3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
(4) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
(5) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...).
(6) Tiến hóa nhỏ chỉ làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 36. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
A. (1), (5). B. (2), (4). C. (3), (4). D. (3), (5).
Câu 37. Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau:
(1) Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được
chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng.
(2) Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa
vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài.
(3) Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy.
(4) Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau
cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng.
(5) Cơ quan tương tự phán ánh tiến hóa đồng quy.
Nhận định nào đúng?
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (5). D. (3), (4).
Câu 38. Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá
thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một
hướng xác định.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, gián tiếp lên kiểu hình làm thay đổi tần số kiểu gen
của quần thể.
Cây 39. Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố
nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 40. Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một
trong những bằng chứng chứng tỏ:

LOVEBOOK.VN | 193
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. Quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).
B. Nguồn gốc thống nhất của các loài.
C. Sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.
D. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.
Câu 41. Ở người, dạng tóc là một tính trạng đơn gen được qui định bởi hai alen nằm trên nhiễm sắc thể
thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên
sinh con đầu lòng mang kiểu gen dị hợp là:
A. 43,33%. B. 44,44%. C. 50%. D. 71,43%.
Câu 42. Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian
giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1 ; thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau
và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ : 1 :1,5 :1 :1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn
chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. Xác định số tế bào, số crômatit, số NST trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút.
30
A. 4-416-208. B. 8-16-26 C. 8-26-26. D. 8-416-208.
Câu 43. Có 1 đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy
mổ được ít thức ăn nên yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường phải liên tục loại chúng khỏi đàn. Khi cho giao
phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ mỏ bình thường, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà biểu hiện đột
biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ dị hợp tử về đột biến
trên?
A. 15 B. 2 C. 4 D. 40
Câu 44. Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN của một tế bào thực vật lưỡng bội 2n trong một quá trình
phân bào nào đó. (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học)

Dựa vào sơ đồ hãy cho biết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng:
(a) Tế bào này có thể là tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh giao tử của loài thực vật này.
(b) Giai đoạn III bao gồm kì đầu, kì giữa và kì sau của quá trình nguyên phân.
(c) Để tạo tế bào của thể tứ bội 4n, ta cho conxisin tác động vào đầu giai đoạn II.
(d) Hiện tượng tiếp hợp, trao đổi chéo nếu xảy ra sẽ xuất hiện ở giữa giai đoạn III.

194 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(e) Hiện tượng xuất hiện vách ngăn để phân chia tế bào sẽ xuất hiện ở giai đoạn IV.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 45. Cho các thông tin sau về đột biến gen:
1. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen.
2. Sự thay đổi về cấu trúc của gen luôn dẫn đến sự thay đổi cấu trúc NST.
3. Đột biến gen chỉ xảy ra ở một số gen nhất định, thường gen đột biến với tần số rất thấp.
4. Các cá thể mang gen đột biến trội được biểu hiện thành kiểu hình được gọi là thể đột biến.
5. Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục ở vi khuẩn.
6. Đột biến điểm là đột biến liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit và có thể xảy ra ở nhiều điểm
của gen.
7. Dựa vào những biến đổi trong cấu trúc gen, người ta phân đột biến điểm thành hai loại: đột biến mất
cặp và đột biến thay cặp.
8. Để tăng tần số đột biến người ta có thể sử dụng các tác nhân gây đột biến để tạo nguồn vật liệu di
truyền mới cho chọn giống.
Số thông tin sai:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 46. Cho hình ảnh sau:

Một số nhận xét về hình ảnh trên được đưa ra như sau:
1. Hình ảnh trên diễn tả sự điều hòa hoạt động của Operon Lac khi môi trường có lactozơ.
2. Khi môi trường có lactozơ, gen điều hòa R bị bất hoạt.
3. Khi môi trường có lactozo, một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình
không gian ba chiều của nó làm protein không thể liên kết với vùng khởi động được.
4. Hình ảnh cho thấy enzim ARN polimeraza có thể liên kết với vùng khởi động để bắt đầu quá trình
phiên mã.
5. Mỗi gen cấu trúc có một vùng điều hòa riêng biệt.
6. Mỗi gen tạo ra một phân tử mARN riêng biệt.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 47. Đặc điểm của rừng là rộng rụng theo mùa là:
A. Tập trung ở Xibêri, mùa đông dài, mùa hè ngắn, cây là kim chiếm ưu thế.
B. Tập trung ở ôn đới, có đặc trưng là mùa sinh trưởng dài, chủ yếu là cây thường xanh.
C. Tập trung ở Amazon, Công gô, Ấn Độ, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, chủ yếu là cây cao, tán hẹp, cây dây
leo thân gỗ...
D. Tập trung ở rìa bắc Châu Á, Châu Mỹ, quanh năm băng giá, đất nghèo, thực vật chiếm ưu thế là rêu.
Câu 48. Lai kinh tế là hình thức:
A. Giao phối giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, con lai F1 được sử dụng cho mục đích kinh tế mà không
dùng để làm giống.
B. Giao phối giữa 2 cá thể thuộc 2 giống thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng
nó để nhân giống tiếp ở đời sau.

LOVEBOOK.VN | 195
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
C. Giao phối giữa 2 cá thể thuộc 2 thứ khác nhau, con lai F1 được sử dụng cho mục đích kinh tế mà không
dùng để làm giống
D. Giao phối giữa 2 cá thể thuộc 2 nòi khác nhau, con lai F1 được sử dụng cho mục đích kinh tế mà không
dùng để làm giống.
Câu 49. Nói về kích thước quần thể, ý nào sau đây không đúng?
A. Kích thước quần thể có 2 cực trị.
B. Kích thước tối đa của quần thể đạt được khi cân bằng sức chứa với môi trường.
C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể mà ở đó đủ để quần thể tồn tại.
D. Kích thước tối đa mang đặc tính của loài.
Câu 50. “Khi trồng rau xanh, cần phải bón phân đạm để lá phát triển tốt. Trong lúc trồng cây lấy củ thì đạm
chỉ cần cho giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali”. Đây là ứng dụng của quy luật sinh thái cơ bản nào?
A. Quy luật giới hạn sinh thái.
B. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.
C. Quy luật tác động tổng hợp các nhân tố sinh thái.
D. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái.

196 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN

1D 2C 3B 4D 5D 6B 7A 8B 9C 10C
11A 12C 13C 14B 15C 16C 17D 18D 19A 20D
21B 22B 23D 24B 25B 26C 27A 28D 29A 30A
31D 32B 33B 34C 35B 36A 37C 38D 39C 40B
41B 42D 43D 44B 45C 46A 47B 48B 49D 50D

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án D
- Các ý 1, 3, 4, 6, 8 là chính xác.
- Ý 2 Sai, rARN không bị phân hủy sau khi tổng hợp protein.
- Ý 5 Sai, kích thước và khối lượng ARN nhỏ hơn ADN.
- Ý 7 Sai, ở các cấu trúc bậc cao như bậc 3, 4 thì phân tử protein vẫn có liên kết hidro.
Như vậy có 3 thông tin không chính xác.
Câu 2: Đáp án C
1 đúng. ADN tái tổ hợp là một phân tử ADN nhỏ, được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các nguồn khác
nhau gồm thể truyền và gen cần chuyển. Khi trộn ADN của tế bào cho với ADN của thể truyền đã cắt hở, các
đầu dính bắt cặp bổ sung với nhau. Do vậy, ADN tái tổ hợp chỉ được hình thành khi đầu dính của ADN tế bào
cho và nhận phù hợp với nhau, với trình tử nucleotit tương ứng theo nguyên tắc bổ sung. Các em tham khảo
hình ảnh sau:

2 sai vì enzyme giới hạn được khám phá từ các chủng E.coli đang hạn chế sự phát triển của các thực
khuẩn thể phage nên được cho là cơ chế nhằm ngăn chặn sự tấn công của virus và loại bỏ các trình tự của
virus. Ko phải chỉ được phân lập từ các tế bào động vật bậc cao.
3 đúng. Dựa theo hình ảnh ta thấy sau khi trộn 2 loại ADN cho và nhận, các đầu dinh bắt cặp bổ sung với
nhau thì enzim nối ligaza có chức năng tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN tạo thành ADN tái tổ
hợp hoàn chỉnh.
4 đúng.
5 sai vì enzim nối ligaza có chức năng tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
LOVEBOOK.VN | 197
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 3: Đáp án B
 Với 2n = 6 => có 3 cặp NST, trong đó:
+ 2 cặp NST không bị đột biến thể ba, mỗi cặp chứa 2 alen có 3 kiểu gen.
+ 1 cặp NST bị đột biến thể ba, chứa 2 alen có 4 kiểu gen.
+ Số tế bào thể một là C13 = 3 tế bào.
Có tối đa 4.3.3.3 = 108 kiểu gen.
Câu 4: Đáp án D
1 đúng.
2 sai vì codon kết thúc trên mARN không được dịch mã.
3,4 đúng.
5 đúng. Có ba loại enzim ADN-polymeraza tham gia vào tái bản ADN là: ADN polymeraza I, ADN
polymeraza II và ADN polymeraza III. Trong đó enzim ADN polymeraza III đóng vai trò chính trong tái bản
ADN.
Câu 5: Đáp án D
1 đúng vì cải bắp có bộ NST lưỡng bội 2n = 18 nên bộ NST đơn bội n = 9.
2 đúng vì đậu Hà lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14 nên bộ NST tam bội 3n = 21.
3 đúng vì tế bào xoma của châu chấu đực có bộ NST lưỡng bội là 2n = 23 vì chấu chấu đực có NST giới
tính là XO.
4 sai do lúa 2n = 4 nên thể tam bội lúa 3n = 6.
5 đúng vì ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội là 2n = 8 nên có thể ba 2n +1 =9.
6 đúng vì người có bộ NST lưỡng bội là 2n=46 nên thể một có số lượng NST là 45.
7 đúng đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội là 2n = 14 nên tế bào nội nhũ đậu Hà Lan có bộ NST là 3n = 21.
8 sai do thể tứ bội 4n luôn là 1 số chẵn NST.
Câu này nhìn thì dễ nhưng lại thành khó với những bạn không nhớ được bộ NST lưỡng bội >.<
Câu 6: Đáp án B
Theo đề ta có:
X1 – T1 = 10% => T1= X1- 10%
T2 – G2 = A1- X1 = 10%=> A1 = X1+ 10%
G2 – X2 = X1 – G1 = 20% => G1 = X1 -20%
A1+ T1+G1+X1 = 100%
Từ đó suy ra X1 = 30%; T1 = 20%; A1 = 40%; G1 = 10%.
Tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotit của gen:
Về số lượng: A = T = A1+ T1= A1+ A2= 300 + 150 = 450 Nu
G = X = 75 + 225 = 300 Nu
Chiều dài gen: 2550 A0
- Số liên kết phosphodieste giữa đường và axit: 2N -2 = 2998 liên kết.
Vậy 2 và 4 đúng.
Câu 7: Đáp án A
4(4  1)
Trên NST thường:  10 kiểu gen.
2
Trên NST giới tính:
2.2.3(2.2.3  1)
XX:  78 kiểu gen.
2
XY: 2.2.3.3 = 36 kiểu gen.
Tổng số kiểu gen: (36+78)10 = 1140 kiểu gen.
Câu 8: Đáp án B
Đây là 1 câu khá dễ. Chỉ cần nắm vững các tỉ lệ trong phép lai phân tích của tương tác gen, chúng ta hoàn
toàn có thể giải quyết dễ dàng.
Lai phân tích cơ thể F1 cho 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu.
Cho 4 loại tổ hợp , F1 dị hợp hai cặp gen có kiểu gen AaBb.

198 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Tính trạng hình dạng quả là do hai gen không alen tương tác với nhau quy định.
Mà AaBb x aabb → Fb: 1A-B- : 1A-bb : 1aaB- : 1aabb.
A-B- : dẹt
A-bb, aaB- : tròn
aabb: bầu dục
F1: AaBb x AaBb → F2: quả tròn có kiểu gen: A-bb và aaB-.
Số loại kiểu gen cho quả tròn = 2 x 1 + 2 x 1 = 4.
Câu 9: Đáp án C
Câu 10: Đáp án C
(1) Ung thư máu do mất đoạn NST số 21 gây ra.
(2) Hồng cầu hình liềm do sự thay thế nucleotit cặp T-A bằng cặp A-T ở codon 6 của gen 𝛽-hemoglobin dẫn
đến sự thay thế axit amin glutamic bằng valin trên protein.
(3) Bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra.
(4) Claiphento là người có 3 NST giới tính XXY.
(5) Dính ngón tay 2 và 3 do gen nằm trên Y quy định.
(6) Máu khó đông do gen lặn trên NST X quy định.
(7) Tocno là người có NST giới tính X.
(8) Hội chứng Đao do có 3 NST 21 gây ra.
(9) Mù màu do gen lặn trên NST X quy định.
Câu 11: Đáp án A
Câu 12: Đáp án C
Alen B:
221.10
N= .2  1300 Nu.
3, 4
Ta có: A+G = 650
2A+3G = 1669
 A=T= 281; G=X= 369.
Qua hai lần nguyên phân ta có:
1689
A=T=  563.
22  1
2211
G=X=  737
22  1
Alen b: A= T= 563-281 = 282; G = X = 737-369 = 368. Vậy 3 đúng.
Vậy đã xảy ra đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. 1 đúng.
Tổng liên kết hidro của alen b: 1668 liên kết. Vậy 2 sai.
Tổng số nucleotit của gen b vẫn bằng gen B là 1300Nu. Vậy 4 đúng.
Câu 13: Đáp án C
P: cây hoa đỏ, quả tròn(tc) × hoa vàng, bầu dục(tc)
F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn
 Hoa đỏ trội hoàn toàn với hoa vàng; quả tròn trội hoàn toàn với quả bầu dục; F1 mang kiểu gen dị hợp
về 2 cặp gen.
Quy ước: A: hoa đỏ>> a: hoa vàng
B: quả tròn >> b: quả bầu dục.
F2: Hoa đỏ, bầu dục có kiểu gen A-bb = 9%.
Vì F1 tự thụ phấn nên ta áp dụng công thức:
aabb = 25% -A-bb = 16%  ab = 0,4 > 0,25  ab là giao tử liên kết.
AB
 F1 có kiểu gen , Tần số hoán vị gen: f = 2(0,5-0,4) = 0,2 = 20%. Vậy 4 đúng.
ab
Vì F1 tự thụ phấn và hoán vị gen ở cả hai bên nên F2 có 10 loại kiểu gen. Vậy 1 đúng.
LOVEBOOK.VN | 199
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Nếu chỉ hoán vị gen ở 1 bên thì F2 có 7 kiểu gen.
AB AB Ab AB AB
Kiểu hình hoa đỏ, quả tròn (A-B- ) có các kiểu gen ; ; ; ; . Vậy 2 đúng.
AB ab aB aB Ab
AB AB
F1×F1: ×
ab ab
Gp: AB = ab = 0,4 AB = ab = 0,4
Ab = aB = 0,1 Ab = aB = 0,1
Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ: 0,4.0,4.2 = 0,32 = 32%. Vậy 3 đúng.
AB Ab aB ab
Số kiểu gen đồng hợp: = 0,4.0,4 = 0,16;  0,1.0,1  0,01 ;  0,1.0,1  0,01 ;  0,16
AB Ab aB ab
Ở F2, có số kiểu gen đồng hợp là: 0,16+0,01.2+0,16= 0,34 = 34%. Vậy 5 sai.
Câu 14: Đáp án B
Ab AB
P: ♀ Dd × ♂ Dd.
aB ab
Hoán vị gen xảy ra ở ruồi giấm cái vối tần số f= 40%.
aabb = 0,2.0,5 = 0,1.
A-B- = 0,5+ aabb = 0,6
A-bb = aaB- = 0,25-aabb = 0,25-0,1 = 0,15.
Kiểu hình A-B-dd chiếm tỉ lệ: 0,6.0,25 = 0,15=15%. Vậy 1 đúng.
ab
Kiểu gen dd có tỉ lệ: 0,1.0,25 = 0,025 = 2,5%. Vậy 2 đúng.
ab
Kiểu hình A-bbD- chiếm tỉ lệ: 0,15.0,75 = 0,1125. Vậy 3 sai.
AB
Kiểu gen Dd chiếm tỉ lệ: (0,2.0,5+0,2. 0,5).0,5 = 0,1 = 10%. Vậy 4 sai.
ab
Kiểu hình aaB-D- chiếm tỷ lệ: 0,15.0,75 = 0,1125 = 11,25%. Vậy 5 đúng.
Câu 15: Đáp án C
F1 dị hợp lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình 1:1  F1 dị hợp 1 cặp Aa (mang tính trạng trung gian)
Lai phân tích F1: Aa x aa → Fa: 0,5Aa : 0,5aa.
0,5
Fa: tần số alen A = = 0,25; a = 0,75
2
F2: aa = 0,252= 0,0625; AA = 0,752 = 0,5625.
Vậy tính trạng màu sắc hoa do 1 gen quy định.
Câu 16: Đáp án C
Thế hệ P là phép lai phân tích.
Hoa đỏ trội hoàn toàn với hoa trắng. Thân cao trội hoàn toàn với thân thấp.
Tỉ lệ kiểu hình: 50% cây hoa đỏ, thân cao; 25% cây hoa đỏ, thân thấp; 25% cây hoa trắng, thân thấp.
Xét từng tính trạng ta có:
Hoa đỏ : hoa trắng = 3 :1  AaBb ×aabb
Thân cao : thân thấp = 1 :1  Dd×dd.
 Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen không alen tương tác với nhau theo kiểu át chế trội quy định.
Xét tỉ lệ kiểu hình (3:1)(1:1) = 3:3:1:1 khác với tỉ lệ đề bài. Tỉ lệ đề bài nhỏ hơn tỉ lệ của phân ly độc lập nên
hiện tượng liên kết hoàn toàn diễn ra. Cặp D,d có thể liên kết với A,a hoặc liên kết với cặp B,b.
Ở thế hệ F2 ta xét tỉ lệ tính trạng:
Thân cao : thân thấp = 1 : 1  Dd × dd do vậy ta loại các phép lai 1,2,4,5.
Hoa đỏ : hoa trắng = 15 : 1  AaBb × AaBb.
Quy ước: A-B- : hoa đỏ; A-bb: hoa đỏ; aaB-: hoa đỏ; aabb: hoa trắng.
Bd Ad
Khi đó: cây lai với cây F1 có khả năng mang các kiểu gen Aa hoặc Bb
bd ad
200 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

0,0625
Hoa trắng thân thấp (aabbdd) chiếm tỉ lệ 0,0625  ad hoặc bd của cây F1 =  0,5  ad hoặc bd
0,5.0,25
AD BD
của cây F1 là giao tử liên kết. Cây F1 sẽ có khả năng mang các kiểu gen: Bb ; Aa .
ad bd
Vậy phép lai 3,7 là phù hợp.
Câu 17: Đáp án D
Khi thụ phấn với cây thứ nhất có kiểu gen aabbDD thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu thì A
và B phải dị hợp.
Khi thụ phấn với cây thứ hai có kiểu gen aaBBdd thu được các cây lai có 50% số cây cho hạt có màu thì D
đồng hợp. Vậy kiểu gen của cây P là AaBbDD.
Câu 18: Đáp án D
Ab DE Ab DE
(P): ×
aB de aB de
Hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e với tần số 40%.
Ta có: aabb = 0,1.0,1 = 0,01
A-B- = 0,5+aabb = 0,51.
A-bb = aaB- = 0,25 –aabb = 0,24
ddee = 0,3. 0,3 = 0,09.
D-E- = 0,5+ddee = 0,59.
D-ee = ddE- = 0,25-ddee = 0,16.
Kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn(A-B-ddE-) chiếm tỷ lệ là: 0,51.0,16 = 0,0816 = 8,16%. Vậy 1
đúng.
Kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài(A-bbD-ee) chiếm tỉ lệ: 0,24.0,16 = 0,0384
Kiểu hình thân thấp hoa tím quả vàng tròn (aaB-ddE-) chiếm tỉ lệ là 0,0384. Vậy 2 đúng.
Kiểu hình mang 4 tính trạng trội(A-B-D-E-) chiếm tỉ lệ: 0,51.0,59 =0,3009 = 30,09%. Vậy 3 đúng.
Kiểu hình lặn cả 4 tính trạng(aabbddee) = 0,09.0,01 = 0,0009. Vậy 4 đúng.
Câu 19: Đáp án A
Câu 20: Đáp án D
5 sai vì loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST thì gen lặn chỉ biểu hiện thành kiểu
hình khi ở trạng thái đồng hợp chứ không biểu hiện ra ngay.
Câu 21: Đáp án B
Trước tiên, ta sẽ tính tần số hoán vị gen.
0,05
Ruồi cái, đen , trắng, dài có kiểu gen aaB- X d X d có tỉ lệ là 0,05  aaB-= =0,2 (vì X d X d chiếm tỉ lệ là
0,25
0,25).
Ta có: aabb= 0,25 - aaB- = 0,25 – 0,2= 0,05.
ab
Vì ruồi giấm chỉ xảy ra hoán vị gen ở con cái do đó ta có: 0,05 = 0,5 ab  0,1 ab.
ab
Vì ở con đực xảy ra liên kết hoàn toàn nên giao tử đực: AB= ab = 0,5.
 giao tử cái: AB = ab =0,1.(giao tử hoán vị). Ab= aB= 0,4 (giao tử liên kết).
Tần số hoán vị f = 0,1.2= 20%.
180
Tổng số trứng=  225  225 tế bào sinh trứng (1 tế bào cho trứng).
0,8
2x
Tần số hoán vị gen f = = 0,2 (x là số tế bào sinh trứng xảy ra hoán vị).
225.4
 x=90 tế bào.
Vậy số tế bào trứng không xảy ra hoán vị= 225 – 90= 135 tế bào.
Câu 22: Đáp án B
LOVEBOOK.VN | 201
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai.
2n là bộ NST lưỡng bội của loài.
Ta có: 2n(2x-1)10 = 2480.
2n.2x.10= 2560.
 2n = 8. Vậy 1 sai.
Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sợ khai: 2n.2x.10= 2560  x = 5.
Số tế bào con sinh ra là 320.
128.100
Số giao tử tham gia thụ tinh là  1280 giao tử.
10
1280
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử:  4 . Đây là ruồi giấm đực.
320
Vậy 1,2 sai.
Câu 23: Đáp án D
ADN trong các tế bào sinh vật nhân thực có số lượng các cặp nucleotit rất lớn. Chỉ có một phần nhỏ ADN
mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.
Câu 24: Đáp án B
(1) sai vì gen ngoài nhân biểu hiện hết ở thế hệ con chứ không phân biệt giới tính.
(2) sai vì gen ngoài nhân không được phân phối đều cho các tế bào con.
(3) sai vì kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ.
(4) đúng. Ví dụ: khi cho các tế bào kháng thuốc tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm
thuốc tạo ra tế bào kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ tính kháng thuốc di truyền qua gen ngoài nhân.
(5) sai vì di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ, nhưng không phải mọi hiện tượng
di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
Câu 25: Đáp án B
- Để tạo ra cơ thể đồng hợp lặn về 2 cặp gen (aabb) thì chỉ có AaBb và aabb tự thụ.
- Áp dụng công thức tính đối với quần thể tự thụ ta có:
1 3 1 49
+ AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)→F3: aabb = 0,4[1 – ( ) /2]aa[1 – ( )3/2]bb =
2 2 640
+ aabb x aabb = (aa x aa)(bb x bb) )→F3: aabb = 0,2
49 177
→ Tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn ở F3 = + 0,2 =
640 640
Câu 26: Đáp án C
- Quy ước gen: H: Bình thường >> h: máu khó đông
1 H h 1 1 1
- Sơ đồ lai: P: XHXh x XhY → F: X X (nữ BT): XhXh (nữ bệnh): XHY (nam BT): XhY(nam bệnh)
4 4 4 4
- Cặp vợ chồng sinh 5 người con có nam bình thường, nam máu khó đông, nữ bình thường, nữ máu khó
đông có những trương hợp sau:

+ TH1: 1 nam bình thường + 1 nam máu khó đông + nữ bình thường + nữ máu khó đông + 1 nam bình
5
1
thường = C 5 .
2
C C . 
3.
1 1

4
2

+ TH2: 1 nam bình thường + 1 nam máu khó đông + nữ bình thường + nữ máu khó đông + 1 nam máu
5
1
khó đông = C 5 .
2
C C . 
3.
1 1

4
2

202 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
+ TH3: 1 nam bình thường + 1 nam máu khó đông + nữ bình thường + nữ máu khó đông + 1 nữ bình
5
1
thường = C 5 .
2
C C . 
3.
1 1

4
2

+ TH4: 1 nam bình thường + 1 nam máu khó đông + nữ bình thường + nữ máu khó đông + 1 nữ máu khó
5
1
đông = C 5 .
2
C C . 
3.
1 1

4
2

5
1 15
Cộng 4 trường hợp ta có: 4. C 5 .
2
C C .  =
3.
1 1
= 23,4375%
4 64
2

Câu 27: Đáp án A


3(3  1)
Trên NST thường có:  6 kiểu gen.
2
3.4(3.4  1)
Trên NST X:  78 kiểu gen.
2
Trên NST Y: 42.3.5=240 kiểu gen
Loài động vật này có tối đa: 6(240+78) = 1908 kiểu gen.
Câu 28: Đáp án D
- Con có kiểu hình khác bố me = 100% - con có kiểu hình giống bố mẹ
- Xét từng cặp gen:
1 1
+ ♂Aa x ♀aa → F: Aa: aa
2 2
1 1 1
+ ♂Bb x ♀Bb → F: BB: Bb: bb
4 2 4
1 1
+ ♂Dd x ♀dd → F: Dd: dd
2 2
1 1 1
+ ♂Ee x ♀Ee → F: EE: Ee: ee
4 2 4
1 3 1 3 9
→ Con có kiểu hình giống bố: A-B-D-E- =    
2 4 2 4 64
1 3 1 3 9
→ Con có kiểu hình giống mẹ: aaB-ddE- =    
2 4 2 4 64
9 9 46
Đời con có kiểu hình khác bố mẹ chiếm tỉ lệ: 1-  
64 64 64
Câu 29: Đáp án A
Câu 30: Đáp án A
Câu 31: Đáp án D
Công nghệ gen: 1, 6, 7.
Công nghệ tế bào: 2, 5, 8.
Con lai có ưu thế lai: 3,4.
Câu 32: Đáp án B
- Xét bệnh phêninkêtôniệu:
Quy ước: gen A: không bị bệnh phêninkêtôniệu; gen a: bị bệnh phêninkêtôniệu
Bố mẹ của người vợ có kiểu gen Aa vì đã có con trai bị bệnh  xác suất bắt gặp người vợ có kiểu gen

LOVEBOOK.VN | 203
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

1 2
AA= và kiểu gen Aa=
3 3
Người chồng có kiểu gen Aa vì có mẹ bị bệnh.
1
Trường hợp 1: người vợ: AA= x người chồng: Aa=1  Xác suất sinh hai con không bị bệnh
3
1 1
phêninkêtôniệu: 1.1. .1=
3 3
2
Trường hợp 2: người vợ: Aa= x người chồng: Aa=1  Xác suất sinh hai con không bị bệnh
3
3 3 2 3
phêninkêtôniệu:   1 =
4 4 3 8
3 1 17
Xác suất sinh hai con không bị bệnh phêninkêtôniệu: + =
8 3 24
- Xét bệnh máu khó đông:
Gen B : không bị bệnh máu khó đông. Gen b: bị bệnh máu khó đông
Mẹ của người vợ có kiểu gen XBXb vì ông ngoại của người vợ bệnh  xác suất bắt gặp người vợ có kiểu
1 B B 1
gen XBXb = , XX =
2 2
Người chồng có kiểu gen XBY
1
Trường hợp 1: người vợ: XBXB = x người chồng: XBY =1  Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó
2
1 1
đông: 1.1.1. 
2 2
1
Trường hợp 2: người vợ: XBXb = x người chồng: XBY =1  Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó
2
3 3 1 9 1 9 25
đông:  1   Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó đông: + =
4 4 2 32 2 32 32
17 25 425
Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai con không bị cả hai bệnh trên: x =
24 32 768
Câu 33: Đáp án B
Chọn câu (5) và (1).
(5) sai, người hiện đại có một nền văn hóa phức tạp.
(1) sai, vượn người hóa thạch chưa có dáng đứng thẳng.
Một số điểm cần lưu ý:
+ Vượn người hóa thạch: hóa thạch được tìm thấy ở Châu Phi.
+ Người vượn hóa thạch: Chuyển từ đời sống trên cây xuống ở mặt đất.
+ Người khéo léo: có dáng đứng thẳng, biết chế tác công cụ.
+ Người đứng thẳng: biết sử dụng lửa.
+ Homo Neadnerthalensis: chế tạo công cụ tinh xảo hơn và có đời sống văn hóa, có tiếng nói.
Câu 34: Đáp án C
Thí nghiệm đậu Hà Lan ở Menđen quá quen thuộc với các em rồi đúng không? Cho nên ta biết tính trạng
màu hạt này phải do 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường qui định. Theo đề bài hạt vàng trội hơn hạt xanh,
anh qui ước A- (vàng) ; aa ( xanh).
(1) đúng vì các cây hạt vàng có kiểu gen thuần chủng (AA) × aa sẽ cho F1 là Aa (hạt vàng dị hợp).
(2) đúng vì Aa × Aa (hạt vàng dị hợp) sẽ cho F2 là 3A- (hạt vàng) : 1aa (hạt xanh).
(3) đúng vì trong tỉ lệ F2 (3 vàng : 1xanh) sẽ có những cây hạt xanh (aa) khi đó những cây này tự thụ sẽ
cho ra hạt xanh.
(4) sai vì 100 % cây F1 cho hạt vàng.
204 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 35: Đáp án B
Tiến hóa nhỏ là quá trình làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Tiến hóa nhỏ
xảy ra trong thời gian tương đối ngắn và có thể nghiên cưu bằng thực nghiệm. Khi loài mới được hình thành,
quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc.
Vậy 3,5,6 sai.
Câu 36: Đáp án A
(1) đúng.
- Các cá thể của một quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên
quan đến tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với
quần thể gốc. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến
hóa khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẫn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Do vậy,
cách li tập tính có khả năng hình thành loài mới.
- Cách li sinh thái giúp hình thành loài mới nhanh chóng nhất, thường xảy ra với các loài động, thực vật ít di
chuyển. Sau khi cách li sinh thái tạo ra quần thể mới cách li với quần thể gốc. Lâu dần, các nhân tố tiến hóa
tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể. Một lúc nào đó, xuất hiện cách li sinh sản thì loài mới hình
thành.
(2) sai vì cách li địa lí không tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể. Cách li địa lí chỉ đóng vai trò góp phần
duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bới các nhân tố
tiến hóa.
(3) sai vì cho dù có cách li địa lí nhưng sự cách li sinh sản không diễn ra thì loài mới cũng không được hình
thành.
(4) sai vì hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở
động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, sự đa bội hóa lại thường gây nên những rối loạn
về giới tính.
(5) đúng.
(6) sai vì sự cách li sinh sản xuất hiện giữa các quần thể hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên. Vì thế, có thể có
những quần thể sống cách li với nhau về mặt địa lí rất lâu nhưng vẫn không hình thành nên loài mới.
Câu 37: Đáp án C
(1) sai vì do các loài có nguồn gốc chung ban đầu.
(2),(5) đúng.
(3) sai vì cơ quan thoái hóa cũng là một dạng cơ quan tương đồng nên phản anh sự tiến hóa phân li.
(4) sai vì nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái vẫn chưa thể kết luận nguồn gốc chung của các loài. Ví dụ
như cơ quan tương tự là các cơ quan xuất phát từ nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm chức năng giống
nhau. Đó là do các cơ quan này được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng hướng.
Câu 38: Đáp án D
Câu 39: Đáp án C
Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định. Alen dù có lợi cũng có thể bị
đào thải, alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
Câu 40: Đáp án B
Câu 41: Đáp án B
Bố mẹ ở thế hệ thứ 2 đều có tóc xoăn vẫn sinh ra con không có tóc xoăn. Vậy gen quy định tóc xoăn là gen
trội nằm trên NST thường.
Nếu gen quy định tóc xoăn là gen lặn thì bố mẹ ở thế hệ II phải sinh ra tất cả con đều có tóc xoăn.
Quy ước: A: tóc xoăn >> a: tóc thẳng.
Bố mẹ thế hệ I có bố tóc xoăn và mẹ tóc thẳng(aa) nên người mẹ ở thế hệ II phải mang kiểu gen Aa.
Bố mẹ ở thế hệ II sinh ra con tóc thẳng nên chắc chắn người bố mang kiểu gen Aa.
1 2
Người vợ ở thế hệ III tóc xoăn có thành phần kiểu gen: AA : Aa
3 3
Bố mẹ của người chồng ở thế hệ II đều có tóc xoăn và sinh ra con tóc thẳng nên cả bố mẹ đều mang kiểu gen
Aa.

LOVEBOOK.VN | 205
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

1 2
Người chồng thế hệ III có thành phần kiểu gen: AA : Aa
3 3
1 2 1 2 2 1 2 1
Ta có: ( AA : Aa )( AA : Aa )  ( A : a )( A : a ).
3 3 3 3 3 3 3 3
Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng mang kiểu gen dị hợp
2 1 1 2 4
là:     = 44,44%.
3 3 3 3 9
Câu 42: Đáp án D
Gọi x là thời gian chuẩn bị, y là thời gian phân bào chính thức.
Theo bài ra, ta có : x = 3y
x + y = 40 phút  4y = 40 phút
 y = 10 phút , x = 30 phút
- Thời gian của kỳ trước = thời gian của kỳ sau :
10
= 2 phút
1  1  1,5  1,5
- Thời gian của kì giữa = thời gian của kỳ cuối:
2 phút x 1,5 = 3 phút
. Khi hợp tử nguyên phân được 2 giờ 34 phút = 154 phút = 40.3 + 34
 Ở 2 giờ 34 phút, hợp tử đã hoàn thành 3 lần phân bào và đang ở kỳ giữa của lần phân bào thứ 4 :
- Số tế bào lúc này là : 23 = 8 tế bào
- Số crômatit trong các tế bào : 26.2.8 = 416 crômatit.
Số NST trong các tế bào: 26.8 = 208 NST kép.
Câu 43: Đáp án D
Giả sử a quy định dạng đột biến ở gà.
Kiểu gen aa có tỉ lệ là 0,01 suy ra a= 0,1 và A=0,9.
Để tạo ra gà đột biến có kiểu gen aa thì thế hệ bố mẹ đem lai đều phải có kiểu gen dị hợp là Aa.
1 1
Do đó, aa= giao tử đực (a)  giao tử cái(a) = Aa  Aa= 0,01.
2 2
Suy ra Aa có tỉ lệ = 0,04 = 0,2.
Số lượng cá thể gà bố mẹ có kiểu gen dị hợp tử là: 0,2  200= 40 con. (vì có 100 cặp gà bố mẹ nên tổng số cá
thể sẽ là 200 con).
Câu 44: Đáp án B
Dựa vào đồ thị, ta thấy được đây là hiện tượng nguyên phân có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng hoặc tế
bào sinh dục sơ khai (sinh giao tử). Vậy (a) đúng.
- Giai đoạn I: pha G1
- Giai đoạn II: pha S, pha G2, do pha G2 là lúc hình thành thoi tơ vô sắc do đó nếu dùng conxisin tác động
sẽ ngăn cản hình thành thoi tơ vô sắc, nhưng phải tác động vào cuối giai đoạn II. Vậy (c) sai.
- Giai đoạn III: kì đầu, kì giữa, kì sau của nguyên phân suy ra (b) đúng.
- Giai đoạn IV: kì cuối của nguyên phân.
(d) sai vì hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu, tức đầu giai đoạn III.
(e) đúng vì hiện tượng xuất hiện vách ngăn để phân chia tế bào xảy ra ở kì cuối (giai đoạn IV).
Câu 45: Đáp án C
- Các ý 1 và 8 là 2 ý đúng.
- Ý 2 Sai, đột biến thay cặp không dẫn đến sự thay đổi cấu trúc NST.
- Ý 3 Sai, tất cả các gen đều có thể bị đột biến.
- Ý 4 Sai, thể đột biến được định nghĩa là cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.
- Ý 5 Sai, vi khuẩn không có NST giới tính.
- Ý 6 Sai, không thể xảy ra ở nhiều điểm của gen.

206 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Ý 7 Sai, dựa vào những biến đổi trong cấu trúc gen, người ta phân đột biến điểm thành các loại: đột biến
mất cặp, thay cặp, thêm cặp.
Vậy có tới 6 ý sai.
Câu 46: Đáp án A
1 đúng.
2 sai vì dù môi trường có hay không có lactozo thì gen điều hòa R vẫn hoạt động để tổng hợp nên protein
ức chế.
3 sai vì khi môi trường có lactozo, một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu
hình không gian ba chiều của nó làm protein không thể liên kết với vùng vận hành được.
4 đúng.
5 sai vì các gen cấu trúc này đều có chung một vùng điều hòa gồm trình tự khởi động và vận hành.
6 sai vì các gen cấu trúc này đều tạo ra cùng một phân tử mARN.
Câu 47: Đáp án B
A. Tập trung ở xiberi, mùa đông dài, mùa hè ngắn, cây là kim chiếm ưu thế. Đây là đặc điểm của rừng lá
kim phương bắc (Taiga).
B. Tập trung ở ôn đới, có đặc trưng là mùa sinh trưởng dài, chủ yếu là cây thường xanh. Đây là đặc điểm
của rừng lá rộng theo mùa. Khu sinh học này tập trung ở ôn đới, có đặc trưng là mùa sinh trưởng dài, lượng
mưa trung bình, phân bố đều trong năm, độ dài ngày và các điều kiện môi trường biến động lớn theo mùa.
Khu hệ động thực vật khá đa dạng nhưng không loài nào chiếm ưu thế.
C. Tập trung ở Amazon, Công gô, Ấn Độ, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, chủ yếu là cây cao, tán hẹp, cây dây
leo thân gỗ...Đây là đặc điểm của rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
D. Tập trung ở rìa bắc Châu Á, Châu Mỹ, quanh năm băng giá, đất nghèo, thực vật chiếm ưu thế là rêu.
Đây là đặc điểm của đồng rêu.
Câu 48: Đáp án B
Câu 49: Đáp án D
+ A đúng vì đó là kích thước tối đa và kích thước tối thiểu.
+ B, C đúng.
+ D sai vì kích thước tối thiểu mới mang đặc tính của loài.
Câu 50: Đáp án D
Đó là ứng dụng của quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái đến các chức phận của
cơ thể. Các loài khác nhau phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.

LOVEBOOK.VN | 207
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

10
Câu 1. Ở một loài động vật, cho con đực (XY) lông trắng chân cao thuần chủng lai với con cái lông đen
chân thấp thuần chủng, được F1 đồng loạt lông trắng, chân thấp. Cho con đực F1 lai phân tích thu được Fb có
25% con đực lông trắng chân cao, 25% con đực lông đen chân cao, 25% con cái lông trắng chân thấp và
25% con cái lông đen chân thấp. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tính trạng lông trắng trội so với lông đen.
(2) Cả hai cặp tính trạng này đều di truyền liên kết với giới tính.
(3) Tính trạng chiều cao chân di truyền liên kết với giới tính.
(4) Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Biết rằng trong quá tình giảm phân của một cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang
gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; các tế bào khác giảm phân bình
thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Cho các dự đoán sau nói về đời con của phép lai hai cá thể
♂AaBb × ♀ AABb. Có bao nhiêu dự đoán đúng?
1. số cá thể có kiểu gen ABb và AAaBb chiếm tỉ lệ bằng nhau.
2. số cá thể có kiểu gen AAaBb chiếm tỉ lệ 2,5%.
3. có tất cả 2 kiểu hình ở đời con nếu hai cặp gen (A, a) và (B, b) trội lặn hoàn toàn.
4. có tất cả 32 kiểu gen ở đời con.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3. Khi nói về quần thể sinh vật, có các kết luận sau:
(1) Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính dẫn đến sự phân ly ổ sinh thái của loài.
(2) Nguồn thức ăn khan hiếm sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
(3) Tự tỉa thưa ở cây lúa trong ruộng lúa là kết quả của cạnh tranh cùng loài.
(4) Sự phân bố đồng đều xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể không có tính lãnh thổ.
(5) Quan hệ cạnh tranh làm cho quần thể ngày càng bị thoái hóa, dễ bị diệt vong.
(6) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể đảm bảo quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác
được tối ưu nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 4. Phân tử mARN của một tế bào nhân sơ có 2999 liên kết giữa đường riboozovà H3PO4 có tỉ lệ Am =
2Um = 3Gm = 4Xm Số lượng từng loại nuclêôtit ở vùng mã hóa của gen đã phiên mã ra mARN trên?
A. G = X = 840; A = T = 2160
B. G= X = 420; A = T = 1080
C. G= X = 540; A = T = 960
D. G= X = 1080; A = T = 420
Câu 5. Trong các phát biểu sau về hiện tượng liên kết gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn so với hoán vị gen.
(2) Liên kết gen chỉ xảy ra ở cá thể cái, không xảy ra ở cá thể đực.
(3) Tính trạng di truyền liên kết gen hoàn toàn cho kết quả khác nhau trong phép lai thuận nghịch.
(4) Số nhóm gen liên kết tối đa bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài.
(5) Liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp.

208 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(6) Hoán vị gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen
trên một NST.
(7) Hoán vị gen làm tăng số biến dị tổ hợp, tạo ra nhóm gen liên kết quý, là cơ sở để lập bản đồ di truyền.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến.
DE DE
Thực hiện phép lai ở ruồi giấm: ♀AaBb x ♂Aabb thu được tỉ lệ kiểu hình trội cả 4 tính trạng ở đời
de de
con là 26,25%. Cho các phát biểu sau:
1. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn là 11,25%.
2. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là 23,25%.
3. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội là 98,5%.
4. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội là 87%.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Vợ và chồng đều thuộc nhóm máu A, đứa con đầu của họ là trai máu O, con thứ là gái máu A. Người
con gái của họ kết hôn với người chồng nhóm máu AB. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con không
cùng giới tính và không cùng nhóm máu là bao nhiêu?
A. 9/32 B. 11/36 C. 22/36 D. 9/16
Câu 8. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen
quy định.

Biết rằng không phát sinh đột biến một ở tất cả cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang
alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 – III.15 là:
A. 3/5 B. 29/30 C. 7/15 D. 4/9
Câu 9. Biết mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Cho các phép lai:
(1) aabbDd × AaBBdd. (2) AaBbDd × aabbDd.
(3) AabbDd × aaBbdd. (4) aaBbDD × aabbDd.
(5) AabbDD × aaBbDd. (6) AABbdd × AabbDd.
(7) AabbDD × AabbDd. (8) AABbDd × Aabbdd.
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai thu được ở đời con 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1 là:
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3
Câu 10. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở
các thế hệ như sau:
P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1. F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1.
F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1. F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1.
F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1.
Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần
thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

LOVEBOOK.VN | 209
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 11. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số tương đối các
alen của quần thể, quần thể phục hồi sẽ có tần số tương đối alen, thành phần kiểu gen khác xa quần thể
gốc ban đầu.
B. Đa số đột biến là có hại nhưng phần lớn ở trạng thái lặn và giá trị của đột biến còn thay đổi tùy tổ
hợp gen, điều kiện môi trường nên đột biến là nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối các alen và kiểu gen của quần thể theo
một hướng xác định, không đổi với áp lực lớn hơn nhiều so với áp lực của đột biến.
D. Dù không làm thay đổi tần số tương đối alen nhưng vẫn làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể
nên giao phối ngẫu nhiên vẫn được xem là nhân tố tiến hóa.
Câu 12. Ở người, nếu có 2 gen trội GG thì khả năng chuyển hoá rượu (C2H5OH) thành anđehit rồi sau đó
anđehit chuyển hoá thành muối axêtat một cách triệt để. Người có kiểu gen Gg thì khả năng chuyển hoá
anđehit thành muối axêtat kém hơn một chút. Cả 2 kiểu gen GG, và Gg đều biểu hiện kiểu hình mặt không
đỏ khi uống rượu vì sản phẩm chuyển hoá cuối axetat tương đối vô hại. Còn người có kiểu gen gg thì khả
năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat hầu như không có, mà anđehit là một chất độc nhất trong 3
chất nói trên, vì vậy những người này uống rượu thường bị đỏ mặt và ói mửa. Giả sử quần thể người Việt
Nam có 36% dân số uống rượu mặt đỏ. Một cặp vợ chồng của quần thể này uống rượu mặt không đỏ sinh
được 2 con trai. Tính xác suất để cả 2 đứa uống rượu mặt không đỏ?
A. 0,7385 B. 0,75 C. 0,1846 D. 0,8593.
Câu 13. Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoại.
(2) Tạo cừu sản sinh prôtêin người trong sữa
(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp  - carôten trong hạt.
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.
(5) Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R) là R100, HYT 100 có năng
suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa Việt Nam
lai chọn tạo.
(6) Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng.
(7) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(8) Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
(9) Tạo giống bông kháng sâu hại
Số thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 14. Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều
biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn
so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (3), (4). D. (2), (4).
Câu 15. Cho những phát biểu sau về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Homo
Neanderthalensis, số phát biểu đúng là:
1. Sống thành bộ lac.
2. Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.
3. Đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật.
4. Công cụ chủ yếu làm bằng đá silic thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 16. Cho một số bệnh, tật di truyền ở người:
1: Bạch tạng. 2: Ung thư máu. 3: Mù màu.
210 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
4: Dính ngón tay 2-3. 5: Máu khó đông. 6: Túm lông trên tai.
7: Bệnh Đao.
Những bệnh, tật di truyền liên kết với giới tính là:
A. 1, 3, 4, 5. B. 1, 3, 5, 6 C. 2, 3, 5, 7. D. 3, 4, 5, 6.
Câu 17. Cho các phát biểu sau về quá trình phiên mã và dịch mã:
1. Quá trình phiên mã ADN của sinh vật nhân sơ xảy ra ở nhân tế bào.
2. Mạch ADN được phiên mã luôn luôn là mạch có chiều 3’ – 5’.
3. Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là enzim ARN polimeraza.
4. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay.
5. Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, trong quá trình protein được tổng hợp vẫn có sự tham gia trực
tiếp của ADN.
6. Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với
một nhóm riboxom, giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein các loại.
7. Riboxom được sử dụng qua vài thế hệ tế bào và có thể tham gia vào tổng hợp bất cứ loại protein nào.
Những phát biểu đúng là:
A. 2, 3, 5, 6, 7. B. 1, 2, 3, 5, 6. C. 1, 2, 4, 5, 7. D. 2, 3, 4, 6, 7.
Câu 18. Cho các trường hợp sau:
(1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit.
(2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thêm 1 cặp nucleotit.
(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.
(4) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin
(5) NST số 21 bị mất một đoạn gen nhỏ.
(6) Cặp NST giới tính XY không phân li trong giảm phân I.
Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 19. Ở một loài thực vật, màu hoa được hình thành theo sơ đồ sau:
Tiền chất A Tiền sắc tố B Màu đỏ
Enzim A Enzim B
Các alen trội A và B qui định sự tổng hợp enzim A và enzim B tương ứng có hoạt tính, các alen lặn qui
định việc tổng hợp các sản phẩm mất hoạt tính. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 chỉ thu được hai loại
kiểu hình, trong đó hoa đỏ chiếm tỉ lệ 59%. Trong số các cây hoa trắng ở F1 thì tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen
đồng hợp lặn chiếm 21,95%. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ hoa trắng thuần chủng thu được ở F1 là bao nhiêu?
A. 9%. B. 16%. C. 17%. D. 41%.
Câu 20. Trong một chuỗi thức ăn, loài nào sau đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi quần thể thực vật
trong quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu? Biết rằng loại thuốc trừ sâu đó khó phân giải và liều thuốc không đủ
để gây ngộ độc cấp tính.
A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
Câu 21. Ở một loài động vật, xét 2 locus nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính X và Y,
trong đó locus thứ nhất có 2 alen và locus thứ hai có 4 alen. Trên nhiễm sắc thể số I xét 1 locus với 3 alen
khác nhau. Loài động vật này ngẫu phối qua nhiều thế hệ, sức sống của các kiểu gen là như nhau. Theo lý
thuyết, số kiểu gen tối đa liên quan đến 3 locus nói trên trong quần thể là:
A. 180. B. 600. C. 264. D. 420.
Câu 22. Cho các phương pháp tạo giống sau:
1- Cấy truyền phôi; 2- Nhân bản vô tính; 3- Công nghệ gen;
4- Nuôi cấy mô tế bào thực vật trong ống nghiệm; 5- Dung hợp tế bào trần.
Những phương pháp có thể tạo ra thế hệ con đồng loạt có kiểu gen giống nhau là:
A. 1, 2, 4. B. 1, 2. C. 2, 4, 5. D. 2, 3, 4, 5.
Câu 23. Ở một loài động vật, con đực XY có kiểu hình thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có kiểu hình
thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể thân xám. mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỷ lệ 500
LOVEBOOK.VN | 211
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
cá thể cái thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân đen, mắt trắng: 50 cá thể
đực thân xám, mắt trắng: 50 cá thể đực thân đen, mắt đỏ. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối. Cho các
kết luận như sau:
1. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.
2. Hoán vị gen diễn ra ở cả hai giới đực và cái.
3. Đã xuất hiện hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.
4. Hai cặp tính trạng này liên kết với nhau.
5. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực.
6. Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình thân đen, mắt đỏ.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 24. Lôcut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành ba phép lai.
- Phép lai 1: đỏ x đỏ → F1: 75% đỏ, 25% nâu.
- Phép lai 2: vàng x trắng→ F1: 100% vàng.
- Phép lai 3: nâu x vàng → F1: 25% trắng, 50% nâu, 25% vàng.
Từ kết quả trên có thể rút ra kết luận về sự di truyền của gen qui định màu sắc trong trường hợp
này là:
A. gen qui định màu sắc trội không hoàn toàn.
B. gen qui định màu sắc di truyền đa hiệu.
C. gen qui định màu sắc di truyền phân li.
D. gen qui định màu sắc di truyền đa gen.
Câu 25. Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham
vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Gen K Gen L Gen M

Enzim K Enzim L Enzim M

` không màu 1
Chất Chất không màu 2 Sắc tố vàng Sắc tố đỏ

Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không
được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa
trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng hợp số cây thu được ở F2 , số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ:
A. 37/64 B. 7/16 C. 9/16 D. 9/64
Câu 26. Dưới đây là hình vẽ minh họa các tế bào của cùng 1 cơ thể ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình
nguyên phân.

Trình tự nào sau đây phản ánh đúng thứ tự diễn ra quá trình nguyên phân?
A. 2314 B. 1234 C. 1324 D. 4213
Câu 27. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?
A. Theo đacquyn, biến dị là những sai khác của một sinh vật so với đồng loại.
B. Theo đacquyn, những sinh vật to lớn nhất là những sinh vật có điều kiện sinh tồn tốt nhất.
C. Đacquyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị.
212 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
D. Theo đacquyn, toàn bộ sinh giới hiện nay đều có chung một nguồn gốc.
Câu 28. Những đặc điểm nào sau đây không thể có ở một quần thể sinh vật:
1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
2. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.
5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
6. Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi, eo biển.
Tổ hợp câu đúng là:
A. 1, 4, 6. B. 1, 3, 5. C. 3, 4, 5. D. 4, 5, 6.
Câu 29. Có hai giống lúa, một giống có gen qui định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen qui định
kháng bệnh Y. Bằng cách nào dưới đây, người ta có thể tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn
di truyền cùng nhau? Biết rằng, gen qui định kháng bệnh X và gen qui định kháng bệnh Y nằm trên hai cặp
NST tương đồng khác nhau.
A. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng
một NST.
B. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X vào giống có gen kháng bệnh Y hoặc ngược
lại.
C. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến nhằm tạo ra các đột biến chuyển
đoạn NST chứa cả hai gen có lợi vào cùng một NST.
D. Lai hai giống cây với nhau rồi lợi dụng hiện tượng hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng
một NST.
Câu 30. Đặc điểm khí hậu và thực vật điển hình ở kỉ Cacbon thuộc đại Cổ sinh là:
A. Đầu kỉ khô lạnh, cuối kỉ nóng ẩm; xuất hiện dương xỉ, thực vật có hạt phát triển mạnh.
B. Đầu kỉ khô lạnh, cuối kỉ nóng ẩm; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt.
C. Đầu kỉ nóng ẩm, cuối kỉ khô lạnh; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt.
D. Đầu kỉ nóng ẩm, cuối kỉ khô lạnh; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hoa.
Câu 31. Gen B có phân tử lượng bằng 7,2.105 đvC và có 2868 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm làm gen B
biến đổi thành gen b, số liên kết hiđrô của gen đột biến bằng 2866. Khi cặp gen Bb đồng thời nhân đôi thì
số nu mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp:
A. A=T= 1463; G=X=936 B. A=T= 935; G=X=1465
C. A=T= 937; G=X=1464 D. A=T= 935; G=X=1464
Câu 32. Đặc điểm nào không đúng với quá trình dịch mã?
A. Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm
đọc đặc hiệu với một loại riboxom.
B. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối
mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN.
C. Các riboxom trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến khi
gặp bộ ba kết thúc.
D. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp
từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau.
Câu 33. Trong các phát biểu sau về NST:
1. NST là cấu trúc di truyền ở cấp độ tế bào, quan sát NST dưới kính hiển vi rõ nhất ở kì giữa của nguyên
phân.
2. NST điển hình bao gồm tâm động, đầu mút và trình tự khởi đầu phiên mã ADN.
3. Ở sinh vật nhân sơ, NST chỉ chứa ADN mạch đơn, vòng và chưa có cấu trúc như ở tế bào nhân thực.
4. Nucleoxom là đơn vị cơ sở cấu tạo NST.
5. Nhiều loài động vật trong bộ NST không có NST giới tính.
6. Đột biến NST bao gồm đột biến mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn.
7. Vùng đầu mút NST có nhiệm vụ bảo vệ NST và giúp các NST không dính vào nhau.
8. Sợi cơ bản có đường kính là 30nm.
LOVEBOOK.VN | 213
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
9. Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
Có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 34. Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là:
A. vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con.
B. kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu
thuộc về tế bào chất của giao tử cái.
C. các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể.
D. tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có
cấu trúc khác.
Câu 35. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự biến đổi của các chỉ số sinh thái trong quá trình diễn thế
sinh thái:
A. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.
B. Số lượng loài giảm, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài tăng.
C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, thức ăn mùn bã sinh vật ngày càng quan trọng và quan hệ giữa các loài
ngày càng trở nên căng thẳng.
D. Kích thước và tuổi thọ các loài đều tăng.
Câu 36. Cho cây cà chua quả đỏ giao phấn với cây cà chua quả vàng thì F1 thu được toàn bộ cây quả đỏ. Cho
cây F1 tự thụ được tỉ lệ đời con ở F2 3 đỏ : 1 vàng. Chọn các cặp cây ở F2 giao phấn thu được các kết quả
sau:
- Phép lai thứ nhất cho tỉ lệ đời con 3 đỏ : 1 vàng.
- Phép lai thứ hai cho tỉ lệ đời con 1 đỏ : 1 vàng.
- Phép lai thứ ba theo tỉ lệ đời con 100% hoa đỏ.
Dựa vào kết quả 3 phép lai này, hãy cho biết có bao nhiêu nhận định đúng:
(1) 2 cây F2 ở đời P phép lai thứ nhất có kiểu gen dị hợp.
(2) Nếu không kể giới tính, số sơ đồ lai lập được ở phép lai thứ hai là 1.
(3) Nếu xét cả giới tính, số sơ đồ lai lập được ở phép lai thứ ba là 3.
(4) Lấy cây hoa đực ở đời P phép lai thứ hai lai với cây hoa cái ở đời P phép lai thứ ba có thể thu được
kết quả như phép lai thứ nhất.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 37. Các loài sâu bọ ăn lá thường có màu xanh lục, hòa lẫn với màu lá. Nhờ màu sắc ngụy trang này mà
sâu khó bị chim phát hiện:
A. Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã bác bỏ quan niệm của Đacuyn giải thích
màu sắc ngụy trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã phát sinh ngẫu
nhiên.
B. Quan niệm di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã củng cố quan niệm của Đacuyn giải thích màu
sắc ngụy trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên.
C. Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã củng cố quan niệm của Đacuyn giải thích
màu sắc ngụy trang của sâu là quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã xuất hiện đồng loạt dưới tác
động của ngoại cảnh.
D. Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã bác bỏ quan niệm của Đacuyn giải thích
màu sắc ngụy trang của sâu là quá trình chọn lọc những biến dị có lợi xuất hiện đồng loạt dưới tác động
của ngoại cảnh.
Câu 38. Khi chuyển một gen tổng hợp prôtêin của người vào vi khuẩn E.coli, các nhà khoa học đã làm được
điều gì có lợi cho con người?
A. Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người.
B. Prôtêin hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với con người.
C. Lợi dụng khả năng sinh sản nhanh, trao đổi chất mạnh của vi khuẩn để tổng hợp một lượng lớn prôtêin
đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.
D. Thuần hoá một chủng E.coli để nuôi cấy vào hệ tiêu hoá của người.
Câu 39. Các đặc điểm của gen cần chuyển biểu hiện trong TB nhận là:
214 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
1. Giữ nguyên cấu trúc như khi ở TB cho.
2. Tổng hợp protein đa dạng hơn, so với lúc ở TB cho.
3. Vẫn nhân đôi, sao mã và giải mã bình thường giống như khi ở TB cho.
4. Sản phẩm do nó tổng hợp, có cấu trúc và chức năng không đổi.
Phương án đúng là:
A. 1,2, 4 B. 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4
Câu 40. Cho các loài sinh vật sau:

(1) Cây bàng.


(2) Cây cọ.
(3) Vi khuẩn phi lưu huỳnh, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.
(4) Vi khuẩn màu tía, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.
(5) Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh, là một loại vi khuẩn hóa tự dưỡng.
(6) Vi khuẩn lam, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.
Có bao nhiêu loài sinh vật đóng vai trò là sinh vật tự dưỡng trong quần xã?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 41. Ở người , bệnh mù màu đỏ lục do đột biến gen lặn a nằm trên NST X qui định, alen A qui định khả
năng nhìn màu bình thường. Người chồng bình thường về bệnh này kết hôn với người phụ nữ bình
thường mang cặp gen dị hợp sinh được đứa con trai vừa bị bệnh mù màu vừa mắc bệnh Claiphentơ.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là hợp lí hơn cả?
A. Cặp NST giới tính của mẹ bị rối loạn phân li ở kì sau giảm phân II, bố bình thường.
B. Cặp NST giới tính của bố bị rối loạn ở kì sau của giảm phân I, mẹ bình thường.
C. Cặp NST giới tính của mẹ bị rối loạn phân li ở kì sau giảm phân I, bố bình thường.
D. Cặp NST giới tính của bố bị rối loạn ở kì sau của giảm phân II, mẹ bình thường.
Câu 42. Cho hình ảnh sau:

Một số nhận định về hình ảnh trên được đưa ra như sau:
1. Hình trên là ví dụ về giống lai có ưu thế lai cao.
2. Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt
trội so với các dạng bố mẹ gọi là ưu thế lai.
3. Con lai mang kiểu gen đồng hợp tử về các cặp gen có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng
bố mẹ.
4. Để duy trì ưu thế lai người ta thường sử dụng phương pháp nuôi cấy mô.
5. Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần qua các thế hệ.
6. Vì mang những đặc điểm sinh trưởng và phát triển tốt nên người ta thường dùng con lai F1 làm giống.
LOVEBOOK.VN | 215
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
7. Giải thích hiện tượng ưu thế lai, người ta dựa vào giả thuyết siêu trội.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 43. Cho các trường hợp quần thể chưa đạt cân bằng di truyền sau:
-Trường hợp 1: Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau mà gen nằm trên NST X thì chỉ cần sau 2 thế hệ ngẫu
phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.
-Trường hợp 2: Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau mà gen nằm trên NST thường thì chỉ cần sau 1 thế hệ
ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.
-Trường hợp 3: Nếu tần số alen 2 giới khác nhau mà gen nằm trên NST thường thì sau 2 thế hệ quần
thể ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền.
-Trường hợp 4: Nếu tần số alen 2 giới khác nhau mà gen nằm trên NST X thì sau 5 -7 thế hệ quần thể
ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền.
-Trường hợp 5: Nếu quần thể xảy ra hiện tượng tự thụ thì quần thể sẽ không bao giờ đạt cân bằng di
truyền.
Có bao nhiêu trường hợp đúng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 44. Cho nội dung sau về HIV-AIDS:
(1) HIV- AIDS là bệnh do virút gây ra.
(2) HIV- AIDS có ba con đường lan truyền: đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ sang con.
(3) HIV lây lan nhanh chóng khắp thế giới nhờ đường máu.
(4) Bệnh HIV có 2 giai đoạn : sơ nhiễm (thời kì cửa sổ) và giai đoạn AIDS.
(5) Người bị HIV thường chết do virút HIV làm mất sức đề kháng, sụt cân, sốt, lở loét toàn thân.
(6) Hiện nay, HIV đã trở thành căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc đặc trị và đang đe dọa tính mạng nhân loại.
Có bao nhiêu nội dung đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 45. Cơ chế di truyền học chủ yếu của hiện tượng lặp đoạn là:
A. NST tái sinh không bình thường ở một số đoạn.
B. Do sự đứt gãy trong quá trình phân li của các NST đơn về các tế bào con.
C. Do trao đổi chéo không cân giữa các crômatit ở kì đầu của giảm phân I.
D. Do tác nhân đột biến gây đứt rời NST thành từng đoạn và nối lại ngẫu nhiên.
Câu 46. Ở một loài thực vật, xét 3 gen nằm trên NST thường, mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn so
với alen lặn. Thực hiện phép lai giữa một cơ thể dị hợp 3 cặp gen với một cơ thể đồng hợp lặn về 3 cặp gen
này, thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình: 3 : 3 : 3 :3 : 2 : 2 : 2 : 2. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và có hoán vị gen.
B. 3 cặp gen nằm trên một cặp NST và có hoán vị gen.
C. 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau.
D. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và liên kết hoàn toàn.
Câu 47. Ở ngô, người ta xác định được gen quy định hình dạng hạt và gen quy định màu sắc hạt cùng nằm
trên 1 nhiễm sắc thể tại các lôcut tương ứng là 8cM và 38cM (tính từ điểm 0 tại đầu mút của nhiễm sắc thể).
Mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành lai phân tích cơ thể dị hợp về cả 2 cặp gen
trên, thu được Fa. Trong các kết quả phân li kiểu hình ở đời Fa dưới đây, kết quả nào phù hợp với phép trên?
A. 30% : 30% : 20% : 20% B. 32% : 32% : 19% : 19%
C. 46% : 46% :4% : 4% D. 35% : 35% : 15% : 15%
Câu 48. Sự tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể giúp cho quần thể đạt trạng thái cân bằng. Chuỗi lý
luận nào dưới đây là đúng khi số lượng cá thể tăng quá cao.
A. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều nhưng không có cạnh
tranh vì sống bày đàn → sinh sản giảm, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
B. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh sản
giảm, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
C. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh sản
tăng, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể tăng.
216 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
D. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thừa, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh sản
giảm, tử vong giảm, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
Câu 49. Cho các đặc điểm về quá trình tự nhân đôi ADN:
(1) Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(2) ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
(3) Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
(4) Có sự tham gia của nhiều loại ADN pôlimeraza giống nhau.
(5) Quá trình nhân đôi bắt đầu ở nhiều vị trí trên phân tử ADN.
Đặc điểm giống nhau giữa sinh vật nhân sơ và thực là:
A. (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 50. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại:
A. sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần
thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
B. mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
C. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay
đổi bất thường.
D. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di
truyền được.

LOVEBOOK.VN | 217
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1C 2C 3C 4B 5C 6A 7B 8C 9B 10D
11A 12A 13C 14A 15A 16D 17D 18C 19C 20B
21B 22A 23B 24C 25B 26C 27B 28D 29C 30C
31A 32A 33C 34A 35B 36C 37B 38C 39C 40D
41A 42D 43D 44B 45C 46A 47D 48B 49D 50B

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án C
P: con đực (XY) lông trắng chân cao thuần chủng lai với con cái lông đen chân thấp thuần chủng.
F1: 100% lông trắng, chân thấp.
 Lông trắng trội so với lông đen.
Quy ước: A: lông trắng>> a: lông đen.
B: chân thấp >> b: chân cao.
Con đực F1 lai phân tích.
Fb: 25% con đực lông trắng chân cao : 25% con đực lông đen chân cao: 25% con cái lông trắng chân thấp:
25% con cái lông đen chân thấp.
Xét từng tính trạng:
Lông trắng : lông đen= 1:1, phân chia đồng đều ở cả hai giới nên cặp A, a nằm trên NST thường.
Chân cao: chân thấp phân bố không đồng đều cho cả hai giới đực và cái nên tính trạng chiều cao chân di
truyền liên kết giới tính.
 Hai cặp tính trạng này phân li độc lập với nhau.
Vậy 1,3,4 đúng.
Câu 2: Đáp án C
P: ♂AaBb × ♀ AABb.
Trong quá tình giảm phân của một cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang gen Aa không
phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Như vậy qua giảm phân, cơ thể đực có thể tạo
ra các giao tử A, a, Aa và O.
0,9
Trong đó: A = a = = 0,45.
2
0,1
Aa = O =  0,05
2
Số cá thể có kiểu gen ABb chiếm tỉ lệ: 0,05.1.0,5 = 0,0,025.
Số cá thể có kiểu gen AAaBb chiếm tỉ lệ: 0,05.1.0,5 = 0,025.
Vậy 1,2 đúng.
P: ♂AaBb × ♀ AABb
Gp: (A, a, Aa, O)(B,b)× A(B,b)
F1: A-(B-:bb)  (AA, Aa, AAa, A)(BB, Bb, bb)
Vậy ở đời con có tất cả 2 kiểu hình nếu cặp (A, a), (B, b) trội lặn hoàn toàn. 3 đúng.
Có tất cả 4.3 = 12 kiểu gen ở đời con. Vậy 4 sai.
Câu 3: Đáp án C
(1) sai vì cạnh tranh khác loài mới gây ra sự phân ly ổ sinh thái của loài. Khi sự trùng lặp ổ sinh thái càng
lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt, dẫn đến cạnh tranh loại trừ, tức là loài thua cuộc hoặc bị tiêu diệt hoặc
dời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một
nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.
(2) đúng. Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau… Thức ăn trong môi trường càng thiếu thì
sự cạnh tranh giữa các cá thể càng lớn.

218 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(3) đúng. Hiện tượng “tự tỉa thưa” là kết quả cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Do mật độ quá
dày, nhiều cây non không cạnh tranh nổi ánh sáng và muối khoáng bị chết dần, số còn lại duy trì mật độ vừa
phải, cân bằng với điều kiện môi trường sống.
(4) sai vì sự phân bố đồng đều xuất hiện trong môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
(5) sai vì quan hệ cạnh tranh giúp cho loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh.
(6) đúng.
Câu 4: Đáp án B
2999 liên kết giữa đường riboozovà H3PO4 như vậy có tổng số nu bằng 1500 do 1 phân tử đường ribozo sẽ
liên kết với 2 phân tử H3PO4 ở bên cạnh và ngược lại.
Có Am = 2 Um = 3Gm = 4 Xm nên ta có:
Xm = 180 , Gm = 240 , Um = 360 , Am = 720.
Vậy số lượng từng loại nu ở vùng mã hóa của gen là:
A =T = Um + Am = 1080 và G = X = Gm + Xm = 420.
Câu 5: Đáp án C
(1) đúng vì số lượng gen rất lớn trong khi đó số lượng NST lại có hạn, các gen tồn tại thành từng nhóm liên
kết trên các NST. Hiện tương liên kết gen là vô cùng phổ biến.
(2) sai vì liên kết gen có thể xảy ra ở cả hai giới.
(3) sai vì tính trạng di truyền liên kết gen hoàn toàn cho kết quả giống nhau trong phép lai thuận nghịch.
(4) đúng.
(5) đúng. Nhưng điều này không có nghĩa là liên kết gen không tạo ra biến dị tổ hợp.
(6) sai vì liên kết gen mới đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các
gen trên một NST.
(7) đúng.
Câu 6: Đáp án A
DE DE
P: ♀AaBb x ♂Aabb
de de
Hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái.
0,2625
Tỉ lệ kiểu hình trội về 4 tính trạng ở đời con là 26,25%  D-E- =  0,7
0,75.0,5
ddee = D-E- - 0,5 = 0,7-0,5 = 0,2.
D-ee = ddE- = 0,25 –ddee = 0,05.
Kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn gồm các kiểu gen:
A-bbddee = 0,2.0,75.0,5 = 0,075
aaB-ddee = 0,25.0,5.0,2=0,025
aabbD-ee = aabbddE- = 0,25.0,5.0,05 = 0,00625.
Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn là: 0,075+0,025+0,00625.2 = 0,1125. Vậy 1 đúng.
Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn có thể mang các kiểu gen sau:
A-B-ddee = 0,75.0,5.0,2 = 0,075
aaB-D-ee = 0,25.0,5.0,05 = 0,00625
aabbD-E- = 0,25.0,5.0,7 = 0,0875
A-bbddE- = 0,75.0,5.0,05 = 0,01875
A-bbD-ee = 0,75.0,5.0,05 = 0,01875
aaB-ddE-= 0,25.0,5.0,05 = 0,00625.
Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là: 0,2125. Vậy 2 sai.
Kiểu hình mang 4 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: 0,25.0,5.0,2 = 0,025.
Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội: 1-0,025 = 0,975. Vậy 3 sai.
Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội là: 1-0,025-0,1125 = 0,8625. Vậy 4 sai.
Vậy có 1 phát biểu đúng.

LOVEBOOK.VN | 219
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 7: Đáp án B
Câu này nhìn tuy ngắn nhưng lại khá khó về mặt tính toán. Chúng ta nên tính xác suất con mang cùng nhóm
máu và cùng giới tính rồi phủ định lại sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Vì người bố mẹ nhóm máu A sinh ra người con nhóm máu O nên cả bố vè mẹ mang kiểu gen IAIO nên người
1 AA 2 AO
con gái có thành phần kiểu gen: II : II
3 3
Người con gái có thành phần kiểu gen:
Nếu người con gái nhóm máu IAIO ta có: IAIO × IAIB
1 AA 1 AB 1 AO 1 BO
 II : II : II : II .
4 4 4 4
Nếu người con gái mang kiểu gen IAIA ta có: IAIA × IAIB.
1 AA 1 AB
 II : II.
2 2
1 1 1 2 1
Xác suất sinh con nhóm máu A là:    
2 3 2 3 2
1 2 1
Xác suất sinh con nhóm máu B là: 
4 3 6
1 1 1 2 1
Xác suất sinh con nhóm máu AB:    
2 3 4 3 3
2
1 1
Xác suất sinh hai con nhóm máu A là:   
2 4
2
1 1
Xác suất sinh hai con nhóm máu B:   
6 36
1
Xác suất sinh hai con nhóm máu AB:
9
1 1 1 22
Xác suất sinh hai con khác nhóm máu là: 1    
4 36 9 36
1 1 1 1
Xác suất sinh hai con khác giới tính: 1-(  )  (Sinh hai con đều là con trai có xác suất và sinh hai
4 4 2 4
1
con đều là con gái cũng có xác suất ).
4
22 1 11
Xác suất sinh con khác giới và khác nhóm máu:  
36 2 36
Câu 8: Đáp án C
Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
1 2
10 và 11 bình thường sinh ra 16 bị bệnh  15 bình thường có thành phần kiểu gen: AA: Aa
3 3
4 bị bệnh sinh ra 8 bình thường 8 có kiểu gen Aa
1 2
1 và 2 bình thường sinh ra 3 bị bệnh  7 bình thường có thành phần kiểu gen: AA: Aa.
3 3
1 2
7( AA: Aa) x 8(Aa)
3 3
2 3
 14 bình thường có thành phần kiểu gen: AA: Aa
5 5

220 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

2 3 1 2
Ta có: 14 ( AA: Aa) x 15( AA: Aa.
5 5 3 3
2 1 3 1 2 2 2 1 3 1 1 7
AA =           
5 3 5 4 3 5 3 2 5 3 2 15
Câu 9: Đáp án B
1- aabbDd × AaBBdd.= (aa× Aa)(bb×BB)(Dd × dd) = (1Aa : 1aa)( Bb)(1Dd :1 dd)
5- AabbDD × aaBbDd.= (aa× Aa)(bb×Bb)(DD × Dd)= (1Aa :1 aa)( 1Bb:1bb )(D-)
6-AABbdd × AabbDd.= (AA× Aa)(bb×Bb) (Dd × dd) = (A-)(1Bb:1bb)(1Dd :1 dd)
8- AABbDd × Aabbdd.= (AA× Aa)(bb×Bb) (Dd × dd) = (A-) ( 1Bb:1bb)(1Dd :1 dd)
Các tổ hợp lai cho đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau là (1), (5), (6), (8).
Câu 10: Đáp án D
Câu 11: Đáp án A
A đúng. Quần thể càng nhỏ càng dễ bị các yếu tố ngẫu nhiên tác động.
B sai, đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
C sai, chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hóa có hướng xác định nhưng cũng phụ thuộc một phần vào
môi trường. khi môi trường thay đổi, chọn lọc tự nhiên cũng có thể thay đổi theo.
D sai, giao phối ngẫu nhiên hình thành nên quần thể ngẫu phối, khi đó, giao phối ngẫu nhiên sẽ không
làm thay đổi thành phần kiểu gen cũng như tần số alen do đó giao phối ngẫu nhiên không là nhân tố tiến
hóa. Giao phối ngẫu nhiên thiết lập trạng thái cân bằng cho quần thể, trung hòa đột biến có hại, tạo ra nhiều
biến dị tổ hợp cho quần thể.
Câu 12: Đáp án A
Cấu trúc di truyền quần thể : 0.16GG: 0,48Gg:0,36gg
Bố mẹ mặt không đỏ nên nằm trong nhóm người có kiểu gen GG, Gg chiếm 0,64.
Để nhóm người này có thể sinh được con mặt đỏ thì bố mẹ đều phải có kiểu gen Gg.
0,48
Xác suất người mặt không đỏ có kiểu gen dị hợp là  0,75
0,64
1
Xác suất họ sinh được con mặt đỏ là 0,75x0,75x =0,140625.
4
Xác suất họ sinh con mặt không đỏ là: 1-0,140625= 0,859375.
Họ đã sinh 2 con trai nên không cần tính xác suất về giới tính của con, vậy xác suất 2 đứa con của họ mặt
không đỏ là: 0,859375 x 0,859375=0,73852539.
Câu 13: Đáp án C
Số thành tựu tạo ra bằng công nghệ gen: 1, 2, 3, 6, 9.
- Tạo giống dưa hấu đa bội bằng phương pháp gây đột biến.
- Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R) là R100, HYT 100 có năng suất
cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa Việt Nam lai
chọn tạo. Đây là phương pháp tạo ưu thế lai.
- Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng. Thể tam bội được tạo ra bằng phương pháp lai
giống.
- Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen. Đây là phương
pháp nuôi cấy mô.
Câu 14: Đáp án A
Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện
ngay ở kiểu hình. Bất kì alen nào có hại cho quần thể cũng nhanh chóng bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dù là lặn hay
trội, làm thay đổi tần số alen một cách nhanh chóng so với quần thể lưỡng bội. Hơn nữa, vi khuẩn sinh sản rất
nhanh trong thời gian ngắn nên có thể nhanh chóng nhân nhanh alen có lợi cho quần thể... góp phần đẩy nhanh sự
thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 15: Đáp án A
Chọn (3), (4).

LOVEBOOK.VN | 221
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu (1) sai vì người H. Nêanderthalensis mới chỉ sống thành đàn trong hang khoảng từ 50-100 người
chưa có đời sống bộ lạc.
Câu (2) sai vì người Nêanderthalensis mới chỉ bước đầu có nối sống văn hóa. Chỉ tới giai đoạn của người
hiện đại Homo Sapiens mới có nền văn hóa phức tạp và có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.
Câu 16: Đáp án D
- Bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định.
- Ung thư máu do mất đoạn NST 21 gây ra.
- Mù màu do gen lặn trên NST giới tính X quy định.
- Dính ngón tay 2-3 do gen lặn trên NST Y quy định.
- Máu khó đông do gen lặn trên NST X quy định.
- Túm lông trên vành tai do gen trên Y quy định.
- Đao do 3 NST 21 gây ra.
Câu 17: Đáp án D
- Các ý đúng là 2, 3, 4, 6, 7.
- Ý 1 Sai, quá trình phiên mã ADN của sinh vật nhân sơ xảy ra ở tế bào chất.
- Ý 5 Sai, ADN không tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã.
Câu 18: Đáp án C
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. Trong
các trường hợp nêu trên thì các trường hợp (1), (2) làm biến đổi cấu trúc của ADN dẫn tới phát sinh đột
biến gen. Các trường hợp khác không làm biến đổi cấu trúc của ADN nên không làm phát sinh đột biến gen.
Câu 19: Đáp án C
Quy ước: A-B- : hoa đỏ;
A-bb, aaB-, aabb : hoa trắng.
Hoa đỏ = 59% nên hoa trắng = 41%.
aabb x
Theo đề bài ta có:   21,95%  aabb = 9% = %A-B- - 50%
hoatrang 41%
 Hai cặp gen này không phân li độc lập mà di truyền liên kết không hoàn toàn.
ab
 9%  ab = 0,3 nên Ab = aB = 0,2.
ab
Ab aB
Hoa trắng thuần chủng:   0,2.0,2  0,04  4%
Ab aB
Tỉ lệ hoa trắng thuần chủng: 4%.2+9% = 17%.
Câu 20: Đáp án B
Đây là hiện tượng khuếch đại sinh học. Đối với chất độc khó phân giải càng lên các bậc sinh vật cao thì chất
độc tích tụ càng nhiều do vậy sinh vật tiêu thụ bậc 3 là loài chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Câu 21: Đáp án B
3(3  1)
Trên NST số I: 6
2
NST giới tính:
2.4(2.4  1)
XX:  36
2
XY: 2.4.2.4 = 64.
Tổng số kiểu gen: 6(64+36) = 600 kiểu gen.
Câu 22: Đáp án A
1- Cấy truyền phôi: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung
của các con vật khác nhau, người ta cũng có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.
2- Nhân bản vô tính: Đời con được sinh ra mang đặc điểm do truyền giống hệt nhau và giống với mẹ cho
nhân.

222 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
4- Nuôi cấy mô tế bào thực vật trong ống nghiệm: Kĩ thuật này cho phép nhân nhanh cac giống cây trồng có
năng suất cao, chất lượng tốt thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định… Tạo ra thế hệ con đồng loạt có
kiểu gen giống nhau và giống với mẹ.
5- Dung hợp tế bào trần: Sự dung hợp tế bào trần xảy ra giữa các mô của cùng một loài hay của các loài khác
nhau, hoặc giữa các chi, bộ và họ để tạo giống mới. Các tế bào lai có khả năng tái sinh thành cây lai xoma
giống như cây lai hữu tính. Lai tế bào xoma đặc biệt có ý nghĩa vì giống mới mang đặc điểm của cả hai loài
mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được. Không tạo ra thế hệ con đồng nhất về kiểu
gen.
Câu 23: Đáp án B
Sự biểu hiện kiểu hình của 2 tính trạng đều khác nhau ở hai giới nên 2 tính trạng đều nằm trên NST giới
tính X. Vậy 4 đúng.
P: Xab Y  XBA XBA

F1: 1 XBA Xab :1XBA Y

F1×F1: XBA Xab  XBA Y  Ở F1 chỉ xảy ra hoán vị gen ở con cái.Vậy 2, 5 sai.
Ở F2, XY: 2 loại kiểu hình chiếm tỷ lệ nhỏ là do 2 giao tử hoán vị của con cái F1.
2.50
Tần số hoán vị gen: f =  20% . Vậy 3 đúng.
2(200  50)
Kiểu hình thân xám mắt đỏ có các kiểu gen: XBA XBA ;XBA Xab ;X bA XaB ;XBA Y;XBA X bA ;XBA XBa . Vậy 1 đúng.

Kiểu hình thân đen, mắt đỏ có các kiểu gen: XaB XaB ;XBa Xab ;XBa Y . Vậy 6 sai.
Câu 24: Đáp án C
Đỏ x đỏ → 3 đỏ : 1 nâu nên đỏ > nâu.
Vàng x trắng → 100% vàng nên vàng > trắng.
Nâu x vàng → 1 trắng : 2 nâu : 1 vàng nên nâu > vàng > trắng
 gen quy định màu sắc có 4 alen theo thứ tự trội lặn: đỏ > nâu > vàng > trắng.
Các gen phân li độc lập với nhau.
Câu 25: Đáp án B
 Theo đề bài: K-L-M-: hoa đỏ; K-L-mm: hoa vàng; các KG còn lại đều cho hoa trắng.
 P: KKLLMM x kkllmm => F1: KkLlMm; F1 x F1: KkLlMm x KkLlMm
 3 3  3  2 1  7
 Số hoa trắng ở F2 = 1 – có màu = 1 –      .  =
 4   4  4  16
Câu 26: Đáp án C
Các em quan sát hình ảnh sau nhé!

LOVEBOOK.VN | 223
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Đối chiếu hai hình ảnh ta có thể thấy rằng:


- Tế bào 1 đang ở kì đầu của nguyên phân.
- Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
-Tế bào 3 đang ở cuối kì đầu của nguyên phân.
- Tế bào 4 đang ở kì cuối của nguyên phân.
Nhắc lại kiến thức về nguyên phân:
- Nguyên phân:
+ Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục.
+Trao đổi chéo có thể xảy ra ở nguyên phân nhưng rất rất hiếm.
+ Gồm kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
+ Kì đầu: NST dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện. NST ở trạng thái
kép (2n).
+ Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
NST ở trạng thái kép (2n).
Các em lưu ý: Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình
phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.
+ Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau về hai cực của tế bào. NST ở trạng thái đơn(4n).
+ Kì cuối: NST dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện. NST ở trạng thái đơn(2n).
Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn về dạng sợi mảnh (như trên hình) giúp thực hiện việc nhân đôi ADN,
tổng hợp ARN và protein, chuẩn bị cho chu kì sau.
Ý nghĩa của nguyên phân:
+ Đối với sinh vật đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản.
+ Đối với sinh vật đa bào: nguyên phân giúp cơ teh63 sinh trưởng, phát triển, tái sinh mô và các bộ phận bị
tổn thương.
Kết quả: Qua quá trình nguyên phân từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống
với bộ NST của tế bào mẹ.
Câu 27: Đáp án B
B sai vì những sinh vật to lớn nhất chưa chắc đã là những sinh vật có đặc điểm thích nghi tốt nhất.

224 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 28: Đáp án D
- Ta dựa vào định nghĩa của quần thể: Quần thể là tập hợp các cá thể của một loài, phân bố trong vùng
phân bố của loài vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.
- Do đó các tổ hợp đúng phải là 1, 2, 3 còn các ý 4, 5, 6 là những đặc điểm không có ở một quần thể sinh
vật.
Câu 29: Đáp án C
Câu 30: Đáp án C
Ở kỉ Cacbon, đầu kỉ ấm nóng, cuối kỉ khô lạnh. Dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt. Lưỡng
cư ngự trị và phát sinh bò sát.
Nhắc đến kỉ Cacbon là nhớ đến dương xỉ. Ở kỉ này không xuất hiện thực vật có hoa mà chỉ xuất hiện thực
vật có hạt.
Câu 31: Đáp án A
7,2.105
Gen B: N =  2400  A+G = 1200.
300
Liên kết hidro: 2A+3G = 2868
 A = T = 732; G =X = 468.
Số liên kết hidro của gen b ít hơn số liên kết hidro của gen B 2 liên kết do vậy đột biến mất một cặp A-T đã
xảy ra. Một số bạn sẽ thắc mắc đột biến thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T cũng có khả năng xảy ra nhưng
đề bài cho đột biến điểm xảy ra nghĩa là đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit mà thôi. Do vậy, ta chắc
chắn đột biến mất một cặp A-T đã xảy ra.
Gen b: A= T = 731; G = X = 468.
Cặp gen Bb: A = T = 1463; G = X = 936.
Khi cặp gen Bb đồng thời nhân đôi thì số nu mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp:
A = T = 1463; G = X = 936.
Câu 32: Đáp án A
A: sai vì ở đầu 5’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu nằm gần codon mở đầu để
riboxom nhận biết và gắn vào. Đây là điểm duy nhất trên mARN mà bất kì loại riboxom nào cũng phải gắn
vào để bắt đầu thực hiện quá trình dịch mã.
B, C chắc chắn đúng nếu các em nắm kĩ quá trình dịch mã sẽ dễ dàng nhận thấy.
D: đúng vì trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời
gắn với một nhóm riboxom nên mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp từ một đến nhiều chuỗi polipeptit
cùng loại(có cấu trúc giống nhau).
Câu 33: Đáp án C
- Ý 1 đúng vì ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép co xoắn cực đại nên được nhìn thấy rõ nhất.
- Ý 2 sai vì NST điển hình có trình tự khởi đầu nhân đôi ADN.
- Ý 3. Sai, ADN mạch kép, vòng.
- Ý 4. Đúng.
- Ý 5. Đúng, những loài động vật bậc thấp không có NST giới tính.
- Ý 6. Sai, đột biến NST bao gồm đột biến cấu trúc và đột biến số lượng.
- Ý 7 đúng.
- Ý 8 sai vì sợi cơ bản có đường kính 11nm.
- Ý 9 sai vì điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu nhân đôi là trình tự tái bản (Ori).
Câu 34: Đáp án A
Di truyền ngoài NST có một số đặc điểm sau:
- Kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ. Trong di
truyền tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ.
- Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền NST, vì tế bào chất không được phân
phối đồng đều cho các tế bào con như đối với NST.
- Tính trạng do gen tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu
trúc di truyền khác.

LOVEBOOK.VN | 225
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 35: Đáp án B
- Tính đa dạng về loài tăng lên nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm và quan hệ sinh học giữa các loài
trở nên căng thẳng chứ không phải là số lượng loài giảm, số lượng cá thể của mỗi loài tăng lên. Điều này ta
có thể giải thích như sau: với sự biến đổi của quá trình diễn thế thì kèm theo sự thay đổi của môi trường,
môi trường ngày càng phát triển và từ đó các loài sẽ phát triển hơn, tuy nhiên do môi trường cũng có sự
hạn chế về nguồn sống nên sẽ có sự cạnh tranh rất lớn giữa các loài, từ đó mà số lượng cá thể của mỗi loài
giảm xuống.
- Đây là một số xu hướng biến đổi cơ bản trong quá trình diễn thế để thiết lập trạng thái cân bằng:
+ Sinh khối (hay khối lượng tức thời) và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh (sản lượng được
tích lũy trong mô thực vật, làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng) giảm.
+ Hô hấp của quần xã tăng, tỉ lệ giữa sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã tiến dẫn đến 1.
+ Tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm và quan hệ sinh học giữa các
loài trở nên căng thẳng.
+ Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng.
+ Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên.
+ Khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng trong quần xã ngày một tăng và quần xã sử dụng năng lượng
ngày một hoàn hảo.
Câu 36: Đáp án C
Theo đề bài khi cây F1 tự thụ cho tỉ lệ 3 : 1, ta kết luận màu quả do gen nằm trên NST thường qui đinh,
đỏ (A) > vàng (a).
- Cây F2 có thể là AA, Aa, aa.
- Phép lai 1: cho tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng suy ra kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa suy ra (1) đúng.
- Phép lai 2: cho tỉ lệ 1 đỏ : 1 vàng suy ra kiểu gen bố mẹ là Aa x aa suy ra (2) đúng.
- Phép lai 3: cho tỉ lệ 100% đỏ suy ra kiểu gen của bố mẹ là AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA×aa suy ra:
(3) sai vì nếu xét cả giới tính thì số sơ đồ lai lập được là 5.
(4) đúng vì cây hoa đực ở phép lai 2 có thể có kiểu gen Aa hoặc aa, cây hoa cái ở phép lai thứ 3 có thể có
kiểu gen AA hoặc Aa hoặc aa vậy vẫn có thể có trường chọn 2 cây Aa lai với nhau để thu được kết quả giống
phép lai 1.
Câu 37: Đáp án B
A: sai vì quan niệm hiện đại củng cố chứ không bác bỏ quan niệm của Đacuyn.
C,D: sai vì việc giải thích màu sắc ngụy trang của sâu là quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã xuất
hiện đồng loạt dưới tác động của ngoại cảnh là quan niệm của Lamac.
Câu 38: Đáp án C
Câu 39: Đáp án C
Các đặc điểm của gen cần chuyển cần biểu hiện trong tế bào nhận là :
- Giữ nguyên cấu trúc như khi ở TB cho.
- Vẫn nhân đôi, sao mã và giải mã bình thường giống như khi ở TB cho.
- Sản phẩm do nó tổng hợp, có cấu trúc và chức năng không đổi.
Nhìn chung, gen cần chuyển vẫn giữ nguyên cấu trúc và mọi hoạt động như ở tế bào cho.
Cung cấp thêm một số đặc điểm của vector chuyển gen.
- Vector phải tồn tại trong tế bào chủ qua nhiều thế hệ và ít gây xáo trộn trong tế bào chủ.
- Vector có kích thước càng nhỏ càng tốt để thu nhận lượng DNA tối đa và dễ biến nạp vào tế bào chủ.
- Vector phải có khả năng tự sao chép tích cực trong tế bào chủ, không phụ thuộc vào sự sao chép bộ gen
của tế bào chủ.
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của một DNA tái tổ hợp.
- Chúng không có khả năng sống sót ngoài tế bào chủ và không chuyển vào tế bào chủ khác bằng con đường
tiếp hợp.
- Có trình tự điều hoà tạo điều kiện thuận lợi cho việc phiên mã của gen được đưa vào.
- Khả năng biến nạp lớn nghĩa là có khả năng thấm tốt vào tế bào chủ của vector mang gen tái tổ hợp.
- Dễ theo dõi sự biểu hiện của gen tái tổ hợp, yêu cầu này là cần thiết cho việc phát hiện dòng cần tìm.
- Tinh chế dễ dàng với khối lượng lớn bản sao của gen gắn vào vector.
226 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Ngày nay các vector chuyển gen ngày càng hoàn thiện và tiện lợi cho việc sử dụng. Không có vector nào toàn
năng cho sự chuyển gen mà cần có sự lựa chọn tùy đối tượng và tùy kích thước đoạn gen cần tạo dòng.
Chúng được cấu tạo với nhiều tính chất chuyên biệt để mang được các trình tự nucleotide như mong muốn.
Câu 40: Đáp án D
Chọn các sinh vật (1), (2), (3), (4), (6).
Trong quần xã, sinh vật tự dưỡng là loài có khả năng tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời, tổng hợp
các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp, vậy tất cả các loài thực vật đều
là sinh vật tự dưỡng.
Theo định nghĩa, chỉ có vi sinh vật quang tự dưỡng được gọi là sinh vật tự dưỡng của quần xã.
Câu 41: Đáp án A
+ Do gen lặn nằm trên X qui định bệnh mù màu cho nên:
- Người bố bình thường có kiểu gen : XAY.
- Người mẹ dị hợp có kiểu gen : XAXa.
- Đứa con trai mắc bệnh Claiphentơ và mù màu vậy người con này có kiểu gen XaXaY.
+ Trong trường hợp này: XaXaY = XaXa + Y.
Như vậy theo kết quả trên bố sẽ giảm phân bình thường tạo giao tử Y và cặp NST giới tính của mẹ bị rối
loạn phân li ở kì sau giảm phân II tạo giao tử XaXa.
Câu 42: Đáp án D
1,2, 7 đúng.
3 sai vì con lai mang kiểu gen dị hợp tử về các cặp gen có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng
bố mẹ.
4 đúng vì qua phương pháp nuôi cấy mô tạo ra thế hệ con đồng loạt giống nhau và mang đặc điểm di truyền
của cây mẹ.
5 đúng, 6 sai vì khi cho cây F1 thụ phấn qua các thế hệ tạo điều kiện cho các kiểu gen đồng hợp xuất hiện
nên làm giảm ưu thế lai quan các thể hệ. Do vậy, người ta chỉ sử dụng con lai F1 vào mục đích kinh tế.
Câu 43: Đáp án D
Các trường hợp đúng là :
-Trường hợp 2: Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau mà gen nằm trên NST thường thì chỉ cần sau 1 thế hệ
ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.
-Trường hợp 3: Nếu tần số alen 2 giới khác nhau mà gen nằm trên NST thường thì sau 2 thế hệ quần thể
ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền.
-Trường hợp 4: Nếu tần số alen 2 giới khác nhau mà gen nằm trên NST X thì sau 5-7 thế hệ quần thể
ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền.
-Trường hợp 5: Nếu quần thể xảy ra hiện tượng tự thụ thì quần thể sẽ không bao giờ đạt cân bằng di
truyền.
Trường hợp 1 sai vì nếu tần số alen 2 giới bằng nhau mà gen nằm trên NST X thì chỉ cần sau 1 thế hệ
ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Câu 44: Đáp án B
(1) Đúng.
(2) Đúng.
(3) Sai, HIV lây lan nhanh chóng khắp thế giới nhờ đường tình dục.
(4) Sai, bệnh HIV có 4 giai đoạn: sơ nhiễm, nhiễm HIV không triệu chứng, cận AIDS và AIDS.
(5) Sai, người bị HIV thường chết do bị các vi sinh vật khác tấn công do suy giảm miễn dịch.
(6) Đúng.
Một số thông tin về HIV-AIDS:
- Bệnh AIDS được gây nên bởi virus HIV.
- Quá trình lây nhiễm của virut bắt đầu khi nó xâm nhập vào tế bào người. Hạt virut gồm hai phân tử ARN,
các protein cấu trúc và enzim đãm bảo cho sự lây nhiễm liên tục. Virut sử dụng enzim phiên mã ngược để
tổng hợp ADN trên khuôn ARN. Sau đó, nhờ enzim này từ mạch ADN vừa tổng hợp được dùng làm khuôn
để tạo mạch ADN thứ hai. Phân tử ADN mạch kép được tạo ra sẽ xen vào ADN tế bào chủ nhờ enzim xen.Từ
đây, ADN virut nhân đôi cùng với hệ gen của người.
LOVEBOOK.VN | 227
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Trong tương lai không xa HIV có thể chữa được.
Câu 45: Đáp án C
Do trao đổi chéo không cân giữa các crômatit ở kì đầu của giảm phân I nên tạo các giao tử mà có các NST có
các đoạn bị lặp hoặc bị mất.
Các giao tử này tham gia vào quá trình thụ tinh => thể đột biến lặp đoạn NST hoặc thể đột biến mất đoạn.
Câu 46: Đáp án A
P : AaBbDd x aabbdd
KH đời con : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 2 : 2 = (1 :1)×(3 :3 :2 :2)
(1 :1) là tỉ lệ của Aa x aa
(3 :3 :2 :2) không phải là tỉ lệ của bất kì phép liên kết gen hay phân ly độc lập.
Đây là hoán vị gen.
 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và có hoán vị gen.
Câu 47: Đáp án D
Tần số hoán vị gen của hai gen đó là f = 38% - 8% = 30%
 Giao tử liên kết có tỉ lệ là : 50 – 30 : 2 = 35%
 Giao tử hoán vị là : 30 : 2 = 15%
 Trong phép lai phân tích thì tỉ lệ giao tử chính là tỷ lệ kiểu hình của đời con Fa
 Kiểu hình lai phân tích sẽ là 35% : 35% : 15% : 15%
Câu 48: Đáp án B
Câu 49: Đáp án D
Cơ chế nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là giống nhau do đó ở hai cơ chế đều có:
+ Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
+ ADN polimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
+ Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
- Đối với ý 4 ta loại vì hệ enzim tham gia nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn so với nhân
sơ. Hệ enzim ADN polimeraza có nhiều loại alpha, beta, gamma,… và cơ chế hoạt động phức tạp hơn.
- Ý 5 loại vì ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm tái bản duy nhất còn sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái
bản.
Câu 50: Đáp án B
B sai vì biến dị phải di truyền được mới có ý nghĩa cho quá trình tiến hóa.

228 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

5 CÁCH GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA CỞN GIẬN THÀNH NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC
1/ Biến cơn giận thành động lực
Một trong những cách tuyệt vời để biến cơn nóng giận thành năng lượng tích cực là biến nó thành động lực
để thay đổi hoàn cảnh của mình. Đừng phí thời gian nhàn rỗi cho những cơn giận. Hãy thử tìm hiểu xem
ngọn nguồn bắt đầu cơn giận của mình là xuất phát từ đâu, để biết nó thành nguồn động lực cho mình.
2/ Sống lạc quan hơn
Rất nhiều người nhận ra rằng họ thường sống trong tâm trạng xấu hoặc giận dữ là do họ luôn giữ một cái
nhìn tiêu cực với cuộc sống xung quanh. Vì vậy, hãy luôn tìm kiếm những góc nhìn lạc quan và nhìn nhận
những chuyện xấu theo chiều hướng tích cực hơn. Để làm được điều, bạn sẽ cần nhiều đến tính kiên nhẫn
và sự lạc quan. Dần dần bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn và giảm đi tần số những lần buồn bã
hoặc giận dữ.
3/ Biến cơn giận thành thành công
Sự giận dữ đôi khi cũng có thể là một trong những chất xúc tác để mang đến thành công to lớn hơn cho bạn.
Sự trả thù tốt nhất cho những cơn giận dữ của bạn chính là thành công dù là vấn đề lớn hay nhỏ.
4/ Biến nỗi giận dữ thành sức mạnh
Thay vì giận hờn vô cớ với mọi thứ xung quanh thì hãy sử dụng nguồn năng lượng dư thừa đó của bạn cho
âm nhạc, khiêu vũ, thể thao hay một bộ môn nghệ thuật yêu thích nào đó của mình. Chuyển hóa cơn giận
thành sức mạnh là một trong những cách hiệu quả để khiến chúng tan biến nhanh nhất có thể.
5/ Tha thứ và lãng quên
Con người là những sinh vật cứng đầu nhất trên thế giới này. Và có rất nhiều người luôn cảm thấy rất khó
thể tha thứ và quên đi một việc nào đó. Tuy nhiên, học cách tha thứ cũng là một cách để khiến cơn giận
trong bạn tan biến đi.
...
Tất cả những cảm xúc buồn bã, thất vọng hay tức giận là những cảm giác không thể nào tránh khỏi trong
cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu bạn biết cách khéo léo biến những cảm xúc tiêu cực ấy thành nguồn năng
lượng tích cực thì bạn sẽ sống thành công và hạnh phúc hơn hẳn người khác.
(Sưu tầm)

LOVEBOOK.VN | 229
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

11
Câu 1. Ở cà chua, tính trạng màu sắc, hình dạng quả, mỗi tính trạng do 1 gen quy định . Đem 2 cây thuần
chủng đỏ tròn và vàng bầu dục lai với nhau thu được F1 100% đỏ tròn. Cho F1 lai với nhau thì ở F2 thấy xuất
hiện 4 kiểu hình trong đó đỏ bầu dục chiếm 9%. Nhận xét nào sau đây là đúng ?
1. Hoán vị gen với f = 36%
2. Hoán vị gen với f = 48%
3. Hoán vị gen với f = 20%
4. Hoán vị gen với f = 40%
A. 1,2 B. 3,4 C. 1 D. 1,3
Câu 2. Những đặc điểm nào sau đây là của người tối cổ:
1. Trán còn thấp và vát.
2. gờ hốc mắt nhô cao.
3. không còn gờ trên hốc mắt.
4. hàm dưới có lồi cằm rõ.
5. xương hàm thô.
6. xương hàm bớt thô.
7. hàm dưới chưa có lồi cằm.
8. trán rộng và thẳng.
A. 1,3,8. B. 3,4,8. C. 1,2,5,7 D. 1,2,4,5.
Câu 3. Một người đàn ông bình thường lấy người vợ thứ nhất ( bình thường ) đã sinh ra một người con bị
bệnh u xơ nang. Sau đó anh này ly dị vợ và đi lấy một người vợ thứ hai. Khi được tin người anh của vợ thứ
hai đã chết vì bệnh u xơ nang anh đã đi đến bác sĩ tư vấn di truyền hỏi xem đứa con sắp sinh của mình có
khả năng bị u xơ nang không. Câu trả lời nào dưới đây của bác sĩ tư vấn là đúng? Biết rằng bố mẹ của người
vợ thứ hai không ai bị bệnh.
A. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,250 B. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,083
C. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,167 D. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,063
Câu 4. Cho con đực thân đen mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám mắt đỏ thuần chủng được F1
toàn thân xám mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có tỉ lệ: Ở giới cái:100% thân xám mắt đỏ. Ở giới
đực: 40% thân xám mắt đỏ: 40% thân đen mắt trắng: 10% thân xám mắt trắng: 10% thân đen mắt đỏ. Biết
mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật:
1. Di truyền trội lặn hoàn toàn.
2. Gen nằm trên NST X, di truyền chéo.
3. Liên kết gen không hoàn toàn.
4. Gen nằm trên NST Y, di truyền thẳng.
Phương án đúng là:
A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 2,3,4 D. 1,3,4
Câu 5. Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng
bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà
không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh
M là 1/10, sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không
bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết
hôn với nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả

230 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao
nhiêu dự đoán đúng?
(1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
(2) Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252.
(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 6. Khi lai hai thứ cây thuần chủng là cây hạt trơn, hoa trắng và cây hạt nhăn hoa đỏ thu được F1 toàn
cây hạt trơn hoa màu hồng (Tính trạng hoa đỏ là trội so với tính trạng hoa trắng). Cho các cây F1 giao phấn
với nhau thu được F2 có kiểu hình phân li như sau:
- 840 Cây hạt trơn, hoa màu hồng
- 480 Cây hạt trơn, hoa màu trắng
- 320 Cây hạt nhăn, hoa màu đỏ
- 180 Cây hạt trơn, hoa màu đỏ
- 160 Cây hạt nhăn, hoa màu hồng
- 20 Cây hạt nhăn, hoa màu trắng.
Xác định kiểu gen của F1.
AB Ab AB AB
A. B. C. D. Dd
ab aB aB ab
Câu 7. Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dưa hấu 3n không hạt, có hàm lượng đường cao.
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền vitamin A) trong hạt.
(5) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
(6) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
(7) Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua.
Các thành tựu được tạo ra từ ứng dụng của công nghệ tế bào là:
A. (1), (3), (6). B. (5), (7) C. (1), (2), (4), (6), (7). D. (3), (4), (5)
Câu 8. Bệnh Alcapton niệu ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật
Menden. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng
này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh?
Biết rằng ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.
A. 1/16 B. 4/9 C. 1/9 D. 1/4
Câu 9. Ở một loài thực vật màu hoa được hình thành theo sơ đồ sau
Tiền chất A Tiền sắc tố B Màu đỏ
Enzim A EnzimB
Các alen trội A và B quy định sự tổng hợp enzim A và enzim B tương ứng có hoạt tính, các alen lặn quy định
việc tổng hợp các sản phẩm không có hoạt tính. Cho các cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 chỉ thi được hai loại
kiểu hình trong đó hoa đỏ chiếm 59%. Trong số các cây hoa trắng ở F1 thì tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen đồng
hợp lặn chiếm 21,95%. Theo lí thuyết tỉ lệ hoa trắng thuần chủng ở F1 là bao nhiêu ?
A. 17% B. 24% C. 18% D. 16%
Câu 10. Ở một loài côn trùng ngẫu phối, alen A quy định thân đen, alen a quy định thân trắng. Một quần
thể ban đầu (P) có tần số alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1,
khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn
là 50%. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
B. Thế hệ hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.
C. Thế hệ hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa.
D. Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.

LOVEBOOK.VN | 231
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 11. Nhóm máu ở người do các alen IA , IB, IO nằm trên NST thường qui định với IA , IB đồng trội và IO lặn.
Tần số người mang nhóm máu O là 25% và quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền về các nhóm máu.
Cho các phát biểu sau:
1. Để tần số nhóm máu AB lớn nhất thì IA = 0,3; IB = 0,2.
2. Tần số nhóm máu AB lớn nhất là 25%.
3. Người chồng có nhóm máu A, vợ nhóm máu B. Họ sinh con đầu lòng thuộc nhóm máu O. Xác suất để
họ sinh 2 đứa con tiếp theo có nhóm máu khác nhau là 50%.
4. Xác suất để họ sinh 3 đứa con có nhóm máu khác nhau là 37,5%.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12. Một gen cấu trúc trong quá trình dịch mã được môi trường cung cấp 299 axit amin, gen này có
nucleotit A = 4/5G. Môi trường nội bào đã cung cấp 43200 ribonucleotit tự do. Cho các phát biểu sau:
1. Tổng số nucleotit của gen là 1500 Nu.
2. Khi gen này tự sao 4 đợt liên tiếp thì số lượng nucleotit từng loại là G = X = 8000 Nu; A = T= 6400Nu.
3. Số lần phiên mã của mỗi gen con là 2 lần.
4. Một đột biến xảy ra làm cho gen có tỉ lệ A/G = 79,28%, nhưng không làm thay đổi số nucleotit của gen.
Đột biến này làm thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.
5. Đột biến trên làm thay thế 3 cặp A-T bằng 3 cặp G-X.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13. Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần. Nhưng khi kết thúc lần
phân bào 3, trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các
cặp NST.
1. Số lượng tế bào con được hình thành là 56 tế bào.
1
2. Tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường là .
14
3. Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp 1488 NST.
4. Tế bào bị rối loạn phân bào qua 2 lần nguyên phân còn lại tạo nên 8 tế bào con.
Những phát biểu đúng:
A. 1,2 B. 3,4 C. 2,3 D. 1,4
Câu 14. Cho các nhận xét sau:
(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.
(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.
(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường chỉ có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 15. Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được
100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao,
hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa
vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ,
quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh
học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.
(4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
(5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình
dạng quả.

232 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(6) Tần số hoán vị gen 20%.
A. (1), (2), (5), (6). B. (2), (3), (4), (6). C. (1), (4), (5), (6). D. (1), (3), (5), (6).
Câu 16. Cho các đặc điểm sau:
(1) Có nhiều kiểu gen khác nhau.
(2) Diễn ra tương đối nhanh.
(3) Kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
(4) Mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.
Có bao nhiêu đặc điểm chung về sự hình thành loài song nhị bội bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa
và phương pháp dung hợp tế bào trần?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 17. Ở một loài thực vật lưỡng tính có khả năng tự thụ phấn và giao phấn chéo, gen A quy định thân cao
trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định
quả dài. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen (P) giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo
tỉ lệ: 620 cây thân cao, quả tròn: 380 cây thân cao, quả dài: 880 cây thân thấp, quả tròn: 120 cây thân thấp,
quả dài. Cho biết quá trình giảm phân tạo giao tử giống nhau ở hai giới và không có đột biến xảy ra. Nếu cho
cây (P) nói trên tự thụ phấn, tính theo lý thuyết sẽ thu được số cây kiểu hình thân cao, quả tròn có kiểu gen
đồng hợp ở đời con chiếm tỉ lệ là:
A. 0,36%. B. 1,44 %. C. 5,76%. D. 2,88%.
Câu 18. Khi nghiên cứu một dòng tế bào nhân thực kháng thuốc trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành
thực nghiệm loại bỏ nhân của một tế bào có khả năng kháng thuốc sau đó lấy nhân của một tế bào mẫn cảm
với thuốc cho vào tế bào đã loại bỏ nhân nói trên. Kết quả của thực nghiệm là thu được một dòng tế bào
mới có khả năng kháng thuốc. Điều này chứng tỏ:
A. tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể X.
B. tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể thường.
C. tính kháng thuốc được truyền qua gen ở ngoài nhiễm sắc thể.
D. tính kháng thuốc được truyền qua gen ở vùng tương đồng trên nhiễm sắc thể X và Y.
Câu 19. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết
rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Tính xác suất để một cặp vợ chồng có kiểu gen
giống cặp vợ chồng 12 và 13 sinh được 2 người con, trong đó có 1 con trai bị bệnh và 1 con gái bình thường?
A. 9,375%. B. 21,094%. C. 3,516%. D. 0,219%.
Câu 20. Cho hình ảnh sau:

LOVEBOOK.VN | 233
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Dựa vào hình ảnh trên, một số nhận xét được đưa ra như sau:
1. Để thí nghiệm diễn ra thành công thì các điều kiện môi trường vô sinh cần được giữ ổn định trong suốt
thời gian dài.
2. Đây là kiểu tăng trưởng quần thể trong môi trường lý tưởng.
3. Trong môi trường nuôi trùng đế giày phải không có các loài ăn thịt cũng như các loài cạnh tranh với
trùng đế giày. Trong điều kiện như vậy, quần thể khi đạt tới sức chịu đựng của môi trường sẽ không phát
triển thêm nữa.
4. Vào ngày thứ 10 trở đi, quần thể có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất.
5. Vào ngày thứ 7 trở đi, số lượng cá thể ngày càng đông thì nguồn dinh dưỡng khan hiếm hơn, môi
trường ô nhiễm, cạnh tranh cao, tốc độ sinh sản giảm.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 21. Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ liên kết hidro và làm tách hai mạch đơn của
phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại
A/G lớn hơn phân tử ADN thứ hai. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.
B. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất bằng phân tử ADN thứ hai.
C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất lớn hơn phân tử ADN thứ hai.
D. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN không phụ thuộc vào tỷ lệ A/G.
Câu 22. Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit.
Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số nucleotit loại A bằng 20%. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb
giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại ađênin của
các alen nói trên bằng 842. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A. Bbbb B. BBbb C. Bbb D. BBb
Câu 23. Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây :
(1) AAaaBBbb×AAAABBBb (2) AaaaBBBB×AaaaBBbb
(3) AaaaBBbb×AAAaBbbb (4) AAAaBbbb × AAAABBBb
(5) AAAaBBbb × Aaaabbbb (6) AaaaBBbb × AAaabbbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Mỗi
gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho
đời con không có sự phân tính về kiểu hình.
A. (2) và (5) B. (1) và (5) C. (3) và (6) D. (1) và (4).
Câu 24. Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen
a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm
phân bình thường và cho giao tử n. Phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 100% quả màu đỏ ở đời con là:
A. AAaa x Aa B. AAaa x AAaa

234 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
C. AAaa x Aaaa D. AAAa x Aaaa
Câu 25. Cho các sự kiện sau:
(1) Tích lũy ôxi khí quyển. (2) Trái đất được hình thành.
(3) Phát sinh nhóm ngành động vật. (4) Phân hóa tảo.
(5) Xuất hiện thực vật có hoa. (6) Động vật lên cạn.
(7)Bò sát cổ ngự trị. (8) Phát sinh thú và chim.
Có bao nhiêu sự kiện xuất hiện trong đại Nguyên Sinh?
A. 1 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 26. Cho các nhận định sau nói về đột biến cấu trúc NST:
1. Đột biến cấu trúc NST và đột biến gen được gây ra bởi nhiều tác nhân tương tự nhau.
2. Bệnh ung thư máu và hội chứng tiếng mèo kêu là do mất đoạn NST.
3. Lặp đoạn NST giới tính ở ruồi giấm làm mắt lồi thành mắt dẹt có lợi cho thể đột biến còn lặp đoạn ở
đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa trong sản xuất rượu bia.
4. Đột biến đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.
5. Ứng dụng chuyển đoạn làm giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng
mang đột biến chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại.
Có bao nhiêu nhận định sai ?
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 27. Theo số liệu ước tính hiện nay, hệ gen của người chứa khoảng 20500 gen. Tuy vậy, có bằng chứng
cho thấy các tế bào người có thể sản sinh nhiều hơn 20500 loại chuỗi polipeptit khác nhau. Quá trình nào
sau đây có thể giải thích hiện tượng này?
A. Các cách cắt intron khác nhau từ cùng một phiên mã ARN và các quá trình biến đổi các chuỗi polipeptit
sau dịch mã.
B. Quá trình phiên mã trong nhân tế bào bao giờ cũng không chính xác dẫn đến số mARN được tổng hợp
khi nào cũng lớn hơn số lượng gen.
C. Trong quá trình phiên mã, gen điều hòa dễ xảy ra đột biến nên sẽ tạo ra nhiều mARN hơn so với gen
cấu trúc.
D. Cùng một gen cấu trúc có thể phiên mã nhiều cách khác nhau nên có thể tạo ra nhiều mARN thông tin
khác nhau.
Câu 28. Cho sơ đồ tháp sinh thái năng lượng sau đây:
Cáo: 9,75 . 103Kcal
Thỏ : 7,8 . 105 Kcal
Cây xanh : 12 . 106 Kcal
Sinh vật bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên có hiệu suất sinh thái bằng:
A. 2% B. 1.25%. C. 3% D. 4%
Câu 29. Khi nói về quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 bao gồm các sinh vật ăn các sinh vật ăn các sinh vật sản xuất.
B. Chuỗi thức ăn càng dài thì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng càng cao.
C. Trong một lưới thức ăn, các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng là những loài sinh vật có cùng bậc
thang tiến hoá.
D. Các loài sinh vật càng gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong cùng một sinh cảnh và cùng sử dụng một
nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
Câu 30. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:
(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường, tồn tại ổn định với thời gian,
chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường.
(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
(3) Tạo hiệu quả nhóm, khai thác tối ưu nguồn sống.
(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường, đảm bảo và thúc đẩy
quần thể phát triển.
(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

LOVEBOOK.VN | 235
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Tổ hợp đúng là:
A. (1); (2); (4); (5). B. (1); (2); (3); (4); (5). C. (1); (2); (5). D. (1); (3); (5).
Câu 31. Khi nói về các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái luôn tác động và chi phối lẫn nhau, tác động cùng một lúc lên
cơ thể sinh vật, do đó cơ thể phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của các nhân tố.
B. Các loài sinh vật khác nhau phản ứng như nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái.
C. Vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người được coi là những nhân tố sinh thái hữu sinh.
D. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống
sinh vật.
Câu 32. Cho các nhận xét sau:
(1). Trôi dạt lục địa giúp phát sinh các loài mới.
(2). Lịch sự Trái đất được chia làm 5 Đại.
(3). Các kỉ được đặt tên theo tên địa phương nơi đầu tiên người ta nghiên cứu lớn đất đá, hoặc theo tên
lớp đất đá.
(4). Sự biến đổi liên tục của Trái Đất kéo theo sự biến đổi của bộ mặt sinh giới.
(5). Sau mỗi lần sáp nhập, chia tách các lục địa đã làm hủy diệt toàn bộ sinh vật sống trước đó.
(6). Ngày nay, hiện tượng trôi dạt lục địa không còn diễn ra nữa.
Số phát biểu không đúng là:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 0
Câu 33. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau
đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?
1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.
5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 5, 6. C. 1, 2, 3, 5, 6. D. 1, 3, 5, 6.
Câu 34. Giả sử trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm xảy ra trao đổi chéo ở một số cặp mà mỗi cặp xảy ra
2 trao đổi chéo đơn, 1 trao đổi chéo kép đã tạo ra 256 loại giao tử khác nhau. Số cặp xảy ra trao đổi chéo ở
ruồi cái là:
A. 2. B. 1 C. 3 D.4
Câu 35. Quy trình chuyển gen sản sinh prôtêin của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước:
(1) Tạo vectơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu.
(2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen ( chứa ADN tái tổ hợp)
(3) Nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo.
(4) Lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân.
(5) Chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ
thể.
Trình tự các bước tiến hành là:
A. (3), (2), (1), (4), (5). C. (3), (2), (4), (1), (5).
B. (1), (3), (2), (4), (5). D. (3), (2), (1), (5), (4).
Câu 36. Cho các dấu hiệu về chiều hướng tiến hóa của từng nhóm loài như sau:
(1) Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao.
(2) Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn.
(3) Khu phân bố mở rộng và liên tục.
(4) Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp.
(5) Nội bộ ngày càng ít phân hóa, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng là diệt vong.
Các dấu hiệu phản ánh chiều hướng thoái bộ sinh học của từng nhóm loài là:
A. (1), (3) và (5). B. (1), (2) và (4). C. (2), (4) và (5). D. (1), (3) và (4).
Câu 37. Bệnh phênilkêtônuria xảy ra do:
236 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. chuỗi bêta trong phân tử hêmôglôbin có sự biến đổi 1 axit amin.
B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X.
C. Thiếu enzym thực hiện chức năng xúc tác cho phản ứng chuyển phênilalanin trong thức ăn thành
tirozin.
D. Thừa enzym chuyển tirozin thành phênilalanin làm xuất hiện phênilalanin trong nước tiểu.
Câu 38. Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, xét các kết luận sau:
(1) Vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau.
(2) Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
(3) Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
(4) Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
(5) Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.
(6) Sự phân tầng thường xảy ra ở nơi có điều kiện sống thuận lợi.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 39. Cho các phát biểu sau:
1. Cộng sinh là mối quan hệ hợp tác giữa hai loài trong đó một loài có lợi và một loài không có lợi.
2. Quan hệ giữa chim sáo và trâu rừng là quan hệ hợp tác.
3. Cá ép sống bám trên cá lớn là mối quan hệ hợp tác.
4. Ức chế - cảm nhiễm là một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho loài khác.
5. Vi sinh vật sống trong dạ dày của động vật nhai lại là mối quan hệ cộng sinh.
6. Kiến và cây là mối quan hệ hợp tác.
7. Một số tảo biển khi nở hoa gây ra “thủy triều đỏ” làm hàng loạt loài động vật chết là mối quan hệ kí
sinh.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 40. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo, không có mùa đông lạnh
giá, mùa hè nóng nực nhiệt độ trung bình dao động từ 23- 280C, thời tiết được chia làm 2 mùa mưa và khô.
Thảm thực vật tại Hoàng Sa rất đa dạng và phong phú nhưng đa phần:
A. Có nguồn gốc từ duyên hải miền trung Việt Nam.
B. Có sự khác biệt lớn đối với trên đất liền Việt Nam.
C. Có nguồn gốc từ đồng bằng bắc bộ.
D. Thảm thực vật rất đa dạng với rất nhiều loài động thực vật đặc hữu.
Câu 41. Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần năng suất sơ cấp trong các hệ sinh thái dưới đây:
(1). Rừng lá kim ôn đới bắc Bán Cầu. (4) Savan
(2). Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới (5) Đồng rêu Bắc cực.
(3). Rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới. (6) Hoang mạc cận nhiệt đới.
A. 6→ 5 →1 →4 →3 →2 B. 6→ 5→ 4→ 3→ 2 →1
C. 2 →3→ 4 →1→5 → 6 D. 2→3→ 6→ 5 →4→ 1
Câu 42. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn
tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây:
(1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi
trường.
(3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái.
(4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 43. Ở phép lai ♂AaBBDd x ♀AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp gen Aa có 12% tế
bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình
thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST Dd có 18% tế bào không phân li trong giảm phân

LOVEBOOK.VN | 237
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
II, giảm phân I phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Loại kiểu gen AaaBbdd ở đời con
chiếm tỉ lệ?
A. 0,25625% B. 0,3075% C. 0,615% D. 0,495%
Câu 44. . Cho một số nhận định sau:
1. Những kiểu quan hệ : cạnh tranh, kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể dẫn
đến sự tiêu diệt loài.
2. Ở quần thể cá sống sâu, con đực nhỏ biến đổi hình thái, cấu tạo, sống kí sinh vào con cái là ví dụ của
quan hệ kí sinh cùng loài.
3. Quần thể bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
4. Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa
của môi trường.
5. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều và ngược
lại.
6. Trong quan hệ kí sinh-vật chủ, vật kí sinh hầu như không giết chết vật chủ mà chỉ làm nó suy yếu, do
đó dễ bị vật ăn thịt tấn công.
7. Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lý thay đổi, giới hạn sinh thái đối với
nhiều nhân tố bị thu hẹp.
8. Ánh sáng là nhân tố cơ bản, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác.
Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai. Biểu thức nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ của a và b?
A. a+2b = 10 B. a-b = 5 C. a+1 = 8b D. a+3=b+8
Câu 45. Nội dung nào đúng với hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể?
1. Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
2. Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
3. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen.
4. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản,
khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.
Đáp án đúng là:
A. 1,2,4. B. 1,2,3. C. 2,3,4. D. 1,3,4.
Câu 46. Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY,
ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành
thể đột biến, thì ở thể đột biến đó:
A. có hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1.
B. có hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2.
C. có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2.
D. có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1.
Câu 47. Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong Operon Lac, kết luận nào sau đây
đúng?
A. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau.
B. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
C. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau.
D. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau.
Câu 48. Xét các nhóm loài thực vật:
1. Thực vật thân thảo ưa sáng. 3. Thực vật thân gỗ ưa sáng.
2. Thực vật thân thảo ưa bóng. 4. Thực vật thân cây bụi ưa sáng.
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này
là:
A. 1,2,4,3. B. 3,4,2,1. C. 1,4,3,2. D. 1,2,3,4.
Câu 49. Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng
di truyền có tần số A = 0,4 và tần số a = 0,6. Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 3 cá thể
thuần chủng là bao nhiêu?
A. 81/512. B. 45/512. C. 90/512. D. 25/512
238 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 50. Cho các phát biểu sau:
1. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển,.. ngăn cản các cá thể của quần thể cùng
loài gặp gỡ và giao phối.
2. Cách li địa lí trong thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và sự hình thành loài mới.
3. Sự hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
4. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng di chuyển
mạnh.
5. Ở thực vật, một cá thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách lai giữa hai loài khác nhau
và được đa bội hóa.
6. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái trong một số trường hợp rất khó tách
bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì đồng thời cũng gặp những điều kiện sinh thái khác
nhau.
7. Hình thành loài bằng con đường địa lí nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền thì sự phân
hóa kiểu gen của loài gốc sẽ diễn ra nhanh hơn.
Số phát biểu không đúng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 5

LOVEBOOK.VN | 239
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN

1D 2C 3C 4A 5B 6B 7B 8C 9A 10B
11A 12B 13C 14D 15C 16A 17D 18C 19A 20B
21A 22D 23D 24D 25A 26B 27A 28B 29D 30D
31B 32A 33D 34A 35B 36C 37C 38C 39B 40A
41A 42A 43B 44C 45D 46C 47B 48C 49B 50B

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án D
F1: 100% đỏ tròn. F1 dị hợp về hai cặp gen.
F1× F1
F2: Kiểu hình đỏ, bầu dục chiếm 9%.
Quy ước: A: đỏ >> a: vàng; B: tròn >> b: bầu dục.
AB ab AB
P:   F1:
AB ab ab
Trường hợp 1: Hoán vị gen xảy ra ở hai bên ở F1.
Ta có: A-bb = 9%  aabb = 25% - A-bb = 16%.
 ab = 0,16  0, 4
 Tần số hoán vị gen: f = 2(0,5-0,4) = 20%.
Trường hợp 2: Hoán vị gen xảy ra ở một bên ở F1.
0,16
ab =  0,32 . Tần số hoán vị gen: f = 2(0,5-0,32) = 36%.
0,5
Câu 2: Đáp án C
Những đặc điểm của người tối cổ:
- Trán còn thấp và vát.
- Gờ hốc mắt nhô cao.
- Xương hàm thô.
- Hàm dưới chưa có lồi cằm.
Các đặc điểm của người tinh khôn:
- Xương cốt và bàn tay nhỏ, các ngón tay khéo léo, linh hoạt, thể tích não phát triển, trán cao mặt phẳng.
Câu 3: Đáp án C
Bệnh u xơ nang do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước: A: bình thường >> a: bị bệnh.
Người chồng lấy người vợ thứ nhất sinh ra con bị bệnh u nang nên chắc chắn người chồng có kiểu gen Aa.
Người vợ thứ hai có anh bị u xơ nang(aa) nên bố mẹ của người vợ thứ 2 đều có kiểu gen Aa.
1 2
 Người vợ thứ hai có thành phần kiểu gen: AA : Aa.
3 3
1 2
Ta có: P: Aa× ( AA : Aa)
3 3
2 1 1
Xác suất để đứa con bị bệnh u nang:    0,167
3 4 6
Câu 4: Đáp án A
Cả hai tính trạng đều xuất hiện không đồng đều ở hai giới nên cả hai tính trạng đều nằm trên NST X. 2 đúng.
P: con đực thân đen mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám mắt đỏ thuần chủng.
F1: toàn thân xám mắt đỏ.
 Thân xám >> thân đen; mắt đỏ>> mắt trắng. Vậy 1 đúng.
240 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Nhận thấy ở giới đực xuất hiện các kiểu hình mới như thân xám, mắt trắng và thân đen, mắt đỏ. Hơn nữa tỉ
lệ kiểu gen ở giới đực là một tỉ lệ bất kì 4:4:1:!. Hiện tượng hoán vị gen đã xảy ra. Vậy 3 đúng.
Câu 5: Đáp án B
Để giải quyết bài tập này tốt nhất ta vẽ sơ đồ phả hệ:

Hùng Hương

Hoa Hà Thành Thủy

Hiền Thắng Thương

Huyền

Từ phả hệ trên ta thấy, bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh nên bệnh do alen lặn quy định.
Quy ước: A: bình thường; a: bị bệnh.
81 18 1
− Quần thể mà Hà đến có cấu trúc di truyền là: AA ∶ Aa ∶ aa.
100 100 100
9 2
⇒ Xác suất kiểu gen của 1 người thuộc quần thể trên là AA ∶ Aa.
11 11
Hoa bình thường có bố bị bệnh nên chắc chắn có kiểu gen Aa.
Vậy ta có:
Hoa x Hà
9 2
Aa AA ∶ Aa
11 11
10 11 1
F: AA ∶ Aa ∶ aa
22 22 22
10 11
⇒ Hiền bình thường nên có xác suất kiểu gen là AA ∶ Aa.
21 21
− Thắng có chị gái bị bệnh nhưng bố mẹ bình thường nên bố mẹ chắc chắn có kiểu gen Aa.
1 2
⇒ Thắng có xác suất kiểu gen là AA ∶ Aa.
3 3
Vậy ta có:
Hiền x Thắng
10 11 1 2
AA ∶ Aa AA ∶ Aa
21 21 3 3
31 53 11
F: AA ∶ Aa ∶ aa.
63 126 126
62 53
⇒ Huyền bình thường có xác suất kiểu gen là AA ∶ Aa.
115 115

115 1 115
⇒ Xác suất sinh con trai thứ hai không bị bệnh M = . = .
126 2 252
Xét từng ý ta có:
(1) đúng.
(2) đúng.
(3) Trong phả hệ trên thì Hùng và Thương bị bệnh chắc chắn có kiểu gen aa. Hoa, Thành và Thủy chắc
chắn có kiểu gen Aa. Vậy có 5 người biết chính xác kiểu gen ⇒ đúng.

LOVEBOOK.VN | 241
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
2
(4) Xác suất để Hà mang alen bệnh là ⇒ sai.
11
Vậy có 3 ý đúng.
Câu 6: Đáp án B
- Xét tỉ lệ : hạt trơn : hạt nhăn =1500 : 500 =3:1. Đây là tỉ lệ của quy luật phân li.
Quy ớc A quy định hạt trơn, a quy định hạt nhăn.
- Xét tỉ lệ :Hoa đỏ: hoa hồng :hoa trắng= 1:2:1 . Đây là quy luật trội không hoàn toàn.
Quy ước: BB hoa đỏ, Bb hoa hồng, bb hoa trắng.
- Tỉ lệ chung cho cả hai tình trạng.
42% : 24% : 16% : 9% : 8% : 1%
Tỉ lệ này khác tỉ lệ cơ bản là: (1:2:1)(3:1)= 3:6:3:1:2:1.
Kết luận: có hoán vị gen trong quá trình hình thành giao tử.
ab
- Cây hạt nhăn hoa trắng có kiểu gen: chiếm tỉ lệ1%= 10% ab x 10% ab
ab
Ab
 ab là giao tử hoán vị.  F1 có kiểu gen
aB
Câu 7: Đáp án B
- Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của người là thành tựu của công nghệ gen. Những dòng vi
khuẩn này với khả năng sinh sản cao nên có thể nhanh chóng sinh ra lượng lớn insulin làm thuốc chữa bệnh
tiểu đường.
- Tạo giống dưa hấu 3n không hạt, có hàm lượng đường cao được tạo ra bằng phương pháp lai giống.
- Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia là thành tựu
của công nghệ gen.
- Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền vitamin A) trong hạt là thành tựu của công
nghệ gen.
- Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen là thành tựu của công nghệ tế bào ví
dụ phương pháp nuôi cấy hạt phấn.
- Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa là thành tựu của công nghệ gen.
- Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua là thành tựu của dung hợp tế bào trần(công nghệ tế bào).
Câu 8: Đáp án C
Quy ước: A: bình thường >> a: bị bệnh.
Người chồng có em gái bị bệnh nên bố mẹ người chồng đều có kiểu gen Aa.
1 2
 Người chồng có thành phần kiểu gen: AA : Aa.
3 3
1 2
Người vợ có anh trai bị bệnh nên người vợ cũng có thành phần kiểu gen: AA : Aa.
3 3
1 2 1 2
P: ( AA : Aa)( AA : Aa)
3 3 3 3
2 2 1 1
Xác suất sinh đứa con đầu lòng bị bệnh:   
3 3 4 9
Câu 9: Đáp án A
Quy ước: A-B- : hoa đỏ;
A-bb, aaB-, aabb : hoa trắng.
Hoa đỏ = 59% nên hoa trắng = 41%.
aabb x
Theo đề bài ta có:   21,95%  aabb = 9% = %A-B- - 50%
hoatrang 41%
 Hai cặp gen này không phân li độc lập mà di truyền liên kết không hoàn toàn.
ab
 9%  ab = 0,3 nên Ab = aB = 0,2.
ab
242 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Ab aB
Hoa trắng thuần chủng:   0,2.0,2  0,04  4%
Ab aB
Tỉ lệ hoa trắng thuần chủng: 4%.2+9% = 17%.
Câu 10: Đáp án B
4 12 9
F1: AA : Aa: aa (HỢP TỬ)
25 25 25
Khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn
 4   12   9 
là 50% nên F1:   0,25  AA :   0,25  Aa:   0,5  aa (TRƯỞNG THÀNH)
 25   25   25 
2 6 9
 F1: AA : Aa : aa
50 50 50
Lấy lại tỉ lệ ta có:
2 6 9
F1: AA : Aa: aa (TRƯỞNG THÀNH)
17 17 17
5 12
Tần số alen A= ; Tần số alen a =
17 17
25 120 144
F2: AA : Aa: aa ( HỢP TỬ)
289 289 289
Vậy thế hệ hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.
Câu 11: Đáp án A
Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen A, B, O.
Vì quần thể ở trạng thái cân bằng nên ta có :p2AA +q2BB +r2OO + 2pqAB + 2qrBO + 2rpOA =1
Từ giả thiết ta có: r2 = 25%  r = 0,5
 (p+q) = 1-0,5 = 0,5 (1)
- Tần số nhóm máu AB trong quần thể = 2pq
- Tần số nhóm máu AB lớn nhất tức 2pq là lớn nhất → p =q (2)
0,5
Từ (1) &(2) → p=q= = 0,25
2
Vậy tần số nhóm máu AB có thể lớn nhất = 2pq = 2 x 0,25 x 0,25= 0,125 =12,5%
Vậy 1,2 sai.
Con máu O nên KG của P : IAIO x IBIO
F1 có 4 nhóm máu: IAIB ; IAIO; IBIO; IOIO.
Số trường hợp về nhóm máu có thể đối với 2 người = 42 = 16
Số trường hợp về nhóm máu đối với người 1 = C14 = 4
Số trường hợp về nhóm máu đối với người 2 = C14-1 = C13 = 3
4.3 3
Xác suất để 2 người có nhóm máu khác nhau =  . Vậy 3 sai.
16 4
Số trường hợp về nhóm máu có thể đối với 3 người = 43 = 64
Số trường hợp về nhóm máu đối với người 1 = C14 = 4
Số trường hợp về nhóm máu đối với người 2 = C14-1 = C13 = 3
Số trường hợp về nhóm máu đối với người 3 = C14-2 = C12 = 2
4.3.2 3
Xác suất để 3 người có nhóm máu khác nhau =  = 37,5%. Vậy 4 đúng.
64 8
Câu 12: Đáp án B
Tổng số nucleotit của gen: N = (aamt + 1).2.3 = 300.6 = 1800 Nu. Vậy 1 sai.
Số lượng nucleotit từng loại: A+G = 900; A= 4/5G
 A = T = 400; G = X = 500.

LOVEBOOK.VN | 243
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Số lượng nucleotit từng loại của gen khi gen tự sao: A = T = 400. 24 = 6400; G = X = 24.500 = 8000. Vậy 2
đúng.
Số lần phiên mã của gen con:
Tổng số gen con sau 4 lần tự sao là: 24 = 16.
N 1800
Số ribonucleotit: rN =   900 rN.
2 2
43200
Số lần phiên mã của 16 gen con là:  3 lần. Vậy 3 sai.
900.16
A
+ Gen trước đột biến có:  80%
G
A
+ Gen sau đột biến có  79,28%. Nhưng số lượng nucleotit không đổi nên số nucleotit loại A giảm và
G
loại G tăng.
A  x 400  x
Ta có phương trình:   0,7928  x = 2.
G  x 500  x
Vậy đây là đột biến làm thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. Vậy 4 đúng, 5 sai.
Câu 13: Đáp án C
Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào gồm: 7 tế bào nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối loạn. 7
tế bào nguyên phân bình thường tiếp 3 lần tạo ra: 23.7 = 56 tế bào .
Một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ NST 4n = 48 nhiễm sắc thể tồn tại trong một tế bào. Tế
bào này tiếp tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo nên 4 tế bào tứ bội. Vậy 4 sai.
Vậy tổng số tế bào con hình thành là: 56+4 = 60 tế bào. 1 sai.
4 1
Tỉ lệ tế bào đột biến so với tế bào bình thường là:  . 2 đúng.
56 14
Số lượng NST đơn cần cung cấp: [(23-1).24] +[(23-1).24.7] + [(22-1).48] = 1488 NST. 3 đúng.
Câu 14: Đáp án D
(1) đúng. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng. Do vậy, các loài
có ổ sinh thái khác nhau không trùng lặp nên không cạnh tranh với nhau.
(2) sai vì cùng một nơi ở nhưng các loài sẽ có thể có các ổ sinh thái khác nhau. Ví dụ: Tán cây là nơi ở của
một số loài chim nhưng mỗi loài kiếm nguồn thức ăn riêng do sự khác nhau về kích thước mỏ và cách khai
thác nguồn thức ăn, tức là chúng có ổ sinh thái dinh dưỡng riêng.
(3) đúng.
– Yếu tố không phụ thuộc mật độ là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của nó không phụ thuộc
vào mật độ của quần thể bị tác động. Phần lớn các yếu tố sinh thái vô sinh là những yếu tố không phụ
thuộc mật độ. Do đó, ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
– Yếu tố phụ thuộc mật độ là yếu tố khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác động của nó phụ thuộc vào
mật độ quần thể chịu tác động, chẳng hạn bệnh dịch đối với nơi thưa dân ảnh hưởng kém hơn so với nơi
đông dân. Hiệu suất bắt mồi của vật dữ kém hiệu quả khi mật độ con mồi quá thấp…Phần lớn các yếu tố
hữu sinh thường là những yếu tố phụ thuộc mật độ.
(4) sai vì khoảng thuận lợi của cá rô là 200C – 350C.
(5) sai vì nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống
sinh vật.
Câu 15: Đáp án C
Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây
thân cao, hoa đỏ, quả tròn.
 A: hoa đỏ >> a: hoa vàng
B: thân cao >> b: thân thấp
D: quả tròn >> d: quả dài.
Xét từng tính trạng ta có:

244 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Thân cao : thân thấp = 1 : 1  Aa×aa.
Hoa đỏ: hoa vàng = 1: 1  Bb × bb.
Qủa tròn : quả dài = 1 :1  Dd × dd.
Vậy F1 lai phân tích.
Nếu các cặp gen này phân ly độc lập thì ta sẽ có tỉ lệ kiểu hình là (1:1)(1:1)(1:1) khác với tỉ lệ kiểu hình của
đề bài nên các cặp gen này không phân ly độc lập với nhau.
Xét tỉ lệ kiểu hình:
AaBb×aabb  1AaBb :1Aabb :1aaBb:1aabb = 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa vàng : 1 thân thấp, hoa
đỏ: 1 thân thấp hoa vàng giống với tỉ lệ đề bài nên cặp tính trạng chiều cao thân và cặp tính trạng màu sắc
hoa phân ly độc lập.
AaDd × aadd  1:1:1:1 khác với tỉ lệ đề bài  Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di
truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
BdDd× BbDd  1:1:1:1 giống với tỉ lệ đề bài nên cặp gen quy định hình dạng thân và cặp gen quy định
hình dạng quả phân ly độc lập.
0,05
Xét kiểu hình lặn thân thấp hoa vàng quả dài(aabbdd)= 0,05  aadd =  0,1  ad = 0,1 < 0,25
0,5
nên ad là giao tử hoán vị.
Ad
Kiểu gen của cây F1 là: Bb.
aD
Tần số hoán vị gen là: 0,1.2 = 20%. Vậy 6 đúng.
Ad Ad
F1×F1: Bb× Bb
aD aD
ad
Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài( bb) = 0,1.0,1.0,25 = 0,0025. Vậy 1 đúng.
ad
Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài( aaB-dd) ở F2 chiếm tỉ lệ:
0,1.0,1.0,75=0,0075. Vậy 3 sai.
Vậy 1,4,5,6 đúng.
Câu 16: Đáp án A
Các đặc điểm chung là (2),(4).
- Hình thành loài song nhị bội bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa có các đặc điểm là:
+ Quá trình hình thành loài nhanh chóng, thường xảy ra ở các loài thực vật.
+ Mang kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen.
+ Mang bộ NST của hai loài bố và mẹ.
+ Chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng khó sinh sản hữu tính. Nhưng trong tự nhiên vẫn có các cơ thể lai xa có
khả năng sinh sản hữu tính.
- Dung hợp tế bào trần có các đặc điểm:
+ Sử dụng hợp tử của 2 tế bào trần khác loài dung hợp với nhau tạo ra tế bào lai xoma chứa mang NST của
2 loài bố và mẹ. Do vậy, chưa chắc kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen.
+ Qúa trình dung hợp tế bào trần có thể diễn ra nhanh chóng.
+ Giống mới mang đặc điểm của cả hai loài.
Câu 17: Đáp án D
Ta có: F1: 620 cây thân cao, quả tròn: 380 cây thân cao, quả dài: 880 cây thân thấp, quả tròn: 120 cây thân
thấp, quả dài.
Xét tỉ lệ từng tính trạng:
Thân cao: thân thấp = 1 :1  Aa ×aa
Quả tròn : quả dài = 3 : 1  Bb×Bb.
Ta có: (1:1)(3:1) khác với tỉ lệ của đề bài. Tỉ lệ kiểu hình của đề bài là một tỉ lệ bất kì nên chắc chắn đã có
hoán vị gen xảy ra.

LOVEBOOK.VN | 245
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

0,06
Thân thấp, quả dài(aabb) = 0,06  ab =  0,12  ab là giao tử hoán vị gen.
0,5
Ab aB
P: 
aB ab
Ab Ab Ab
Khi cho cây tự thụ phấn ta có: P: ×
aB aB aB
Gp: Ab = aB = 0,38 Ab = aB = 0,38
AB = ab = 0,12 AB = ab = 0,12
AB
Kiểu hình thân cao, hoa đỏ có kiểu gen chiếm tỉ lệ: 0,12.0,12+0,12.0,12 = 2,88%
AB
Câu 18: Đáp án C
Khi thay nhân của tế bào kháng thuốc bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác nhưng tính kháng thuốc
vẫn còn. Chứng tỏ, tính kháng thuốc do gen ngoài nhân quy định.
Câu 19: Đáp án A
Bố II.3 bình thường nhưng sinh ra con gái III.10 bị bệnh nên gen quy định bệnh không nằm trên NST giới
tính X mà nằm trên NST thường.
Bố III.12 và mẹ III.13 bị bệnh nhưng vẫn sinh ra con bình thường nên gen quy định bệnh là gen trội.
Quy ước: A: bị bệnh >> a: bình thường.
Bố mẹ III.12 và III.13 sinh ra con bình thường(aa) nên cả hai người đều mang kiểu gen Aa.
III.12× III.13: Aa × Aa.  0,75 A- : 0,25aa
Xác suất sinh hai người con trong đó 1 người con trai bị bệnh và một người con gái bình thường:
1 3 1 1 3
C12      = 9,375%.
2 4 2 4 32
Câu 20: Đáp án B
Đây là đồ thị hình chữ S biểu thị kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường hạn chế.
Các điều kiện môi trường vô sinh trong phòng thí nghiệm phải được duy trì ổn định trong suốt thời gian thí
nghiệm.
Trong môi trường trùng đế giày phải không có các loài ăn thịt cạnh tranh với trùng đế giày. Trong những
điều kiện như vậy thì quần thể đạt đến sức chịu đựng của môi trường sẽ không phát triển thêm nữa.
Vào ngày thứ 5-6 (điểm uốn giựa đồ thị) của thời gian thí nghiệm, quần thể có tic61 độ tăng trưởng nhanh
nhất. Trước ngày thí nghiệm 5, số lượng cá thể của quần thể còn ít nên số lượng cá thể sinh sản ít tốc độ
tăng trưởng chậm. Ngược lại, từ ngày thứ 7 trở đi, số lượng cá thể ngày càng đông thì nguồn dinh dưỡng
ngày càng khan hiếm hơn, môi trường ô nhiễm, cạnh tranh cao hơn,…khiến tốc độ sinh sản giảm.
Vậy 1, 3, 5 đúng.
Câu 21: Đáp án A
Số liên kết hidro được tính bằng công thức  H = 2A + 3G
Dựa vào công thức trên ta thấy phân tử ADN nào càng có nhiều nucleotit loại A, ít loại G thì số liên kết
hidro càng ít do đó nhiệt độ nóng chảy của ADN càng thấp.
Theo đề bài, ta có hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa
nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử ADN thứ hai vì vậy phân tử ADN thứ nhất có nhiều loại A hơn so với
phân tử ADN thứ hai. Do đó, nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.

246 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 22: Đáp án D
Alen B: A = T = 301; G = X = 299
Alen b : A = T = 240; G = X = 360.
Nhìn vào đáp án ta thấy rằng trong mỗi giao tử này đều có B và b nên chúng ta trừ A của mỗi loại này ra
trước. Khi đó:
A (còn lại) = 842-301-240 =301 (A của alen B).
Vậy giao tử đó là BBb.
Câu 23: Đáp án D
Câu 24: Đáp án D
1 1 1 1
AAAa x Aaaa  ( Aa : AA)( Aa : aa)  100% A-.
2 2 2 2
Câu 25: Đáp án A
Chỉ có (1) xuất hiện trong đại nguyên sinh.
(2) xuất hiện trong đại Thái Cổ.
(3) (4)(6) xuất hiện ở đại Cổ Sinh.
(5) (7) (8) xuất hiện ở đại Trung Sinh.
Câu 26: Đáp án B
- Ý 1. Đúng. Đột biến cấu trúc và đột biến gen có thể gây ra bởi các tác nhân gây đột biến như tác nhân
vật, lí, hóa học, và các rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào.
- Ý 2. Đúng. Bệnh ung thư máu do mất đoạn NST số 21 gây ra, hội chứng tiếng mèo kêu do mất phần vai
ngắn NST số 5 gây ra.
- Ý 3. Sai, lặp đoạn NST giới tính gây hại cho ruồi giấm.
- Ý 4. Đúng.
- Ý 5. Đúng. Vì thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng
các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.
Vậy chỉ duy nhất 1 nhận định sai.
Câu 27: Đáp án A
Ở tế bào sinh vật nhân thực, mARN sau khi phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với
nhau thành mARN trưởng thành. Chính vì thế mà trong quá trình hình thành mARN trưởng thành, sẽ có
những cách cắt intron khác nhau cũng như cách nối êxon khác nhau và từ đó tạo ra nhiều loại phân tử
mARN khác nhau làm cho số phân tử mARN nhiều hơn hệ gen. Mỗi phân tử mARN lại có vai trò quy định
tổng hợp một loại chuỗi polipeptit từ đó tạo ra nhiều chuỗi polipeptit hơn so với hệ gen.
(Các em nên lưu ý ở bài tập này vì nếu không nắm kĩ rất dễ bị bỡ ngỡ trước nó).
Câu 28: Đáp án B
9,75.103
Hiệu suất sinh thái của sinh vật bậc 2:  0,0125 = 1,25%.
7,8.105
Câu 29: Đáp án D
Các sinh vật khác loài sống trong cùng một ổ sinh thái thì sẽ có hiện tượng phân li ổ sinh thái để giảm bớt
mức độ cạnh tranh.
A sai, bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất, bậc dinh dưỡng cấp 2 ( sinh vật tiêu thụ bậc 1) mới là sinh
vật ăn các sinh vật sản xuất.
B sai do chuỗi thức ăn dài không thể hiện hiệu suất sinh thái cao. Hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng
thường là trên dưới 10%.
C sai, những sinh vật thuộc cùng bậc dinh dưỡng chưa chắc đã là những loài có cùng bậc thang tiến hóa.
Câu 30: Đáp án D
(2),(4) là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 31: Đáp án B
B sai vì các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh
thái.

LOVEBOOK.VN | 247
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống
sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh
vật.
Câu 32: Đáp án A
(1). Đúng, sự trôi dạt lục địa gây nên những biến đổi mạnh mẽ về khí hậu → dẫn đến sự biến đổi của sinh
giới, hàng loạt loài tuyệt chủng dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt loài mới, tạo diện mão mới cho Trái Đất.
(2). Đúng: đại Thái Cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
(3). Đúng. Mỗi kỉ mang tên một loại đá điển hình cho lớp đất thuộc kỉ trước đó hoặc tên của địa phương
lần đầu tiên nghiên cứu lớp đất thuộc kỉ đó:
VD: Kỉ Cambri: tên cũ của xứ Wales ở Anh, kỉ Silua: Tên một tộc người sống ở xứ Wales, kỉ Đêvôn:
Devonshie là một quân tại Anh, kỉ Than đá: than đá là hóa thạch chủ yếu...
(4). Đúng;
(5). Sai: sau mỗi lần sáp nhập, chia tách không làm hủy diệt toàn bộ mà những loài sống sót sẽ bước
vào giai đoạn bùng nổ phát sinh các loài mới, chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.
(6). Sai; Ngày nay hiện tượng trôi dạt lục địa vẫn diễn ra. VD lục địa Bắc Mĩ đang tách khỏi lục địa Âu –
Á với tốc độ 2cm mỗi năm.
Câu 33: Đáp án D
Các cơ chế cách li sinh sản (gọi tắt là cơ chế cách li) được chia thành hai loại: cách li trước hợp tử và cách
li sau hợp tử.
Cách li trước hợp tử thực chất là cơ chế cách li ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Các loại cách li trước
hợp tử gồm:
- Cách li nơi ở (sinh cảnh): Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các loài có
họ hàng gần gũi và sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
- Cách li tập tính: các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng
thường không giao phối với nhau
- Cách li thời gian: các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào các mùa khác nhau nên chúng
không có điều kiện giao phối với nhau.
- Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên
chúng không giao phối với nhau.
Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu
thụ.
Dựa vào đề bài ta thấy hai loài họ hàng này sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với
nhau do đó hai loài này cách li trước hợp tử. Ta chọn 1,3,5,6.
Câu 34: Đáp án A
Gọi số cặp xảy ra trao đổi chéo là n.
Ta có: 8n × 24-n = 256  n = 2.
Do mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn, và 1 trao đổi chéo kép nên mỗi cặp tạo ra 8 loại giao tử.
Câu 35: Đáp án B
Câu 36: Đáp án C
Thoái bộ sinh học là xu hướng ngày càng bị tiêu diệt biểu hiện ở 3 dấu hiệu:
- Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng giảm.
- Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn.
- Nội bộ ngày càng ít phân hóa, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng là diệt vong.
Ví dụ: Một số loài dương xỉ, phần lớn lưỡng cư và bò sát đang thoái bộ sinh học. Kém thích nghi với điều
kiện môi trường là nguyên nhân dẫn đến thoái bộ sinh học.
Câu 37: Đáp án C
Bệnh pheninketo niệu có cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử. Bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc
tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin pheninalanin thành tirozin trong cơ thể. Do gen đột biến không
tạo ra được enzim có chức năng nên pheninalanin không được chuyển hóa thành tirozin và axit amin này
bị ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ
dẫn đến mất trí.
Câu 38: Đáp án C
Các kết luận đúng: (2), (4)

248 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Ở vùng nhiệt đới, quần xã thường phân thành 4-5 tầng: 2-3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ
và dương xỉ.
Ở các khu hệ sinh học, sự phân tầng khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà trước hết là các yếu tố
vật lý (nhiệt độ, ánh sáng, oxy, nguồn thức ăn,...).
Câu 39: Đáp án B
1 sai vì cộng sinh là mối quan hệ mà hai loài đều có lợi. Đây là mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, không thể thiếu
của hai loài.
2 đúng.
3 sai vì cá ép sống bám trên có lớn là quan hệ hội sinh.
4 đúng. Ức chế cảm nhiễm ví dụ như tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc...
5 đúng.
6 sai vì kiến và cây là quan hệ cộng sinh. Kiến sống dựa vào cây để lấy thức ăn và tìm nơi ở, nhờ có kiến mà
cây được bảo vệ.
7 sai vì đó là quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 40: Đáp án A
Hệ động thực vật của quần đảo Hoàng Sa đặc trưng cho khí hậu xích đạo, thảm thực vật đa dạng nhưng
chủ yếu chỉ có cây bụi, cây thân thảo, cỏ dại và hầu hết là có nguồn gốc từ duyên hải miền trung Việt Nam.
Nhìn chung thảm thực vật còn rất trẻ vì đảo mới hình thành trong thời kì địa chất gần đây.
Câu 41: Đáp án A
Câu 42: Đáp án A
(1) đúng. Số lượng cá thể quá ít làm giảm tỉ lệ đực : cái, giao phối gần dễ xảy ra. Điều này làm giảm sự đa
dạng di truyền khiến quần thể dễ bị diệt vong.
(2), (3) đúng.
(4) sai vì lúc này số lượng quần thể đã giảm đến mức tối thiểu thì không xảy ra cạnh tranh nhiều nữa.
Câu 43: Đáp án B
♂Aa qua quá trình giảm phân tạo ra các giao tử với tỉ lệ là 0,44 A : 0,44 a : 0,06 Aa : 0,06O.
♀Dd qua quá trình giảm phân tạo ra các giao tử với tỉ lệ: 0,41 D : 0,41d : 0,09DD : 0,09dd.
P: ♂AaBBDd x ♀AaBbDd.
Loại kiểu gen AaaBbdd ở đời con chiếm tỉ lệ: 0,06.0,5.0,5.0,5.0,41 = 0,3075%.
Câu 44: Đáp án C
Ý 1 sai vì những kiểu quan hệ : cạnh tranh, kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần
thể không dẫn đến tiêu diệt loài mà giúp cho loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh.
Ý 2 đúng.
Ý 3 đúng vì khi quần thể mất đi nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản sẽ làm cho quần thể chỉ còn
lại nhóm tuổi sau sinh sản, khi đó làm quần thể mất khả năng sinh sản, dần bị suy thoái và diệt vong.
Ý 4,5,6,7,8 đúng.
Vậy a =7 và b = 1. Ta chọn C.
Câu 45: Đáp án D
Hiện tượng đa hình cân bằng là hiện tượng không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác mà
là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế
so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại
cảnh.
Câu 46: Đáp án C
- Phát sinh 3 dòng tế bào:
1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến 2n +2; 2n – 2.
- Các tế bào đó mang bộ NST được ký hiệu: AaBbDdXY (2n)
AaBbDDddXY (2n+2)
AaBbXY (2n-2)
AaBbDDXY; AaBbddXY (2n)

LOVEBOOK.VN | 249
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 47: Đáp án B
Ở vi khuẩn E.coli, do cấu trúc gen không phân mảnh, mARN tạo ra được sử dụng ngay, không trải quá
trình hoàn thiện nên số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
Câu 48: Đáp án C
Thứ tự quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn:
Thân thảo ưa sáng → thân bụi ưa sáng → thân gỗ ưa sáng → thân thảo ưa bóng.
Đầu tiên ánh sáng chiếu với cường độ mạnh không có gì che chắn nên trước hết là cây thân thảo ưa sáng.
Sau khi có cây gỗ ưa sáng thì các cây thân thảo ưa bóng sống dưới tán cây mới xuất hiện.
Câu 49: Đáp án B
Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
0,16 0,48
Trong số những cây hoa đỏ gồm: AA : Aa  1 AA : 3 Aa
0,16  0,48 0,16  0,48 4 4
3 2
1 3 45
Xác suất để lấy 5 cây hoa đỏ trong đó có 3 cây thuần chủng: C35      =
4 4 512
Câu 50: Đáp án B
Số phát biểu không đúng : 2,5.
2 sai vì cách li địa lí trong thời gian dài chưa chắc dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Sự
cách li sinh sản là hoàn toàn ngẫu nhiên, do đó có những quần thể cách li địa lí trong thời gian rất lâu
nhưng cách li sinh sản không xảy ra và loài mới không được hình thành.
Phát biểu 5 sai vì ở thực vật một cá thể không thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách
lai giữa hai loài khác nhau và được đa bội hóa. Dù theo phương thức nào, loài mới cũng không xuất hiện với
một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể tồn tại và phát triển như một mắc xích
trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Sự hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí phổ biến ở thực vật, động vật có khả năng phát tán
mạnh.

250 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

15 ĐIỀU TRÁNH LÀM ĐỂ ĐỜI BẠN VUI HỞN


1. Đừng ghen tị với người khác
Ghen tị là hành động đếm các “điểm cộng” của người khác thay vì đếm các “điểm cộng” của mình. Hãy tự
hỏi bản thân mình câu này: “Mình có điểm gì mà ai cũng mong có?”
2. Đừng than vãn và tự thương hại bản thân
Các khó khăn xuất hiện trong cuộc sống đều có lý do riêng của chúng – nhằm hướng bạn theo một cung
đường phù hợp cho bạn. Có thể khi khó khăn xuất hiện, bạn sẽ không nhận thấy hay không hiểu được điều
đó, và có thể đó là một trải nghiệm khó khăn.
Nhưng bạn hãy thử nghĩ về những khó khăn mình đã trải qua trong quá khứ mà xem. Bạn sẽ thấy rằng, cuối
cùng, chúng đã hướng bạn tới một địa điểm tốt hơn, trở thành một con người tốt hơn, có tâm trạng hay
hoàn cảnh tích cực hơn. Vì thế, hãy cười lên! Hãy cho mọi người thấy rằng bạn của ngày hôm nay mạnh mẽ
gấp nhiều lần so với bạn của ngày hôm qua – và bạn sẽ là như thế.
3. Đừng giữ mãi những hằn học
Đừng sống với niềm oán ghét trong tim. Bạn sẽ khiến mình đau khổ hơn so với những gì mà người mà bạn
căm ghét có thể làm với bạn. Tha thứ không phải là nói: “Những gì anh đã làm với tôi là chấp nhận được”,
mà là: “Tôi sẽ không để hạnh phúc của mình bị hủy hoại vĩnh viễn bởi những gì anh đã làm với tôi”. Tha thứ
là câu trả lời… hãy buông ra đi, hãy tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn, hãy giải phóng bản thân bạn! Và
hãy nhớ, tha thứ không chỉ vì người khác, mà còn vì chính bạn nữa đấy. Hãy tha thứ cho bản thân mình, hãy
tiếp tục cuộc sống, và cố gắng làm tốt hơn trong tương lai.
4. Đừng để người khác kéo bạn xuống vị trí ngang bằng với họ
Đừng hạ thấp các tiêu chuẩn của mình để thích nghi với những người không chịu nâng cao các tiêu chuẩn
của họ.
5. Đừng lãng phí thời gian giải thích bản thân cho người khác
Bạn bè bạn sẽ không cần bạn phải giải thích gì cả, còn với kẻ thù, thì dù bạn có giải thích bao nhiêu họ cũng
chẳng tin đâu. Hãy cứ làm những gì mà thâm tâm bạn biết là đúng.
6. Đừng miệt mài làm đi làm lại một việc mà không có “khoảng ngừng”
Thời điểm phù hợp để bạn hít một hơi thật sâu là khi bạn không có thời gian cho việc đó. Nếu bạn tiếp tục
làm những gì mình đang làm, thì bạn sẽ tiếp tục nhận được những gì mà bạn đang nhận được. Đôi khi bạn
cần phải tạo ra cho mình một khoảng cách để có thể nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng.
7. Đừng bỏ qua điều kỳ diệu của những khoảnh khắc nhỏ nhoi
Hãy tận hưởng những điều nhỏ nhặt, bởi vì biết đâu một ngày nào đó, bạn sẽ ngoảnh nhìn lại để rồi nhận ra
rằng chúng là những điều lớn lao. Phần tốt đẹp nhất trong cuộc sống của bạn sẽ là những khoảnh khắc nhỏ
bé không tên khi bạn dành thời gian mỉm cười với ai đó quan trọng đối với bạn.
8. Đừng cố làm mọi thứ trở nên hoàn hảo
Thế giới thực không vinh danh những người cầu toàn; nó sẽ trao phần thưởng cho những người hoàn thành
công việc.

LOVEBOOK.VN | 251
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
9. Đừng đi theo con đường ít bị cản trở nhất
Cuộc sống không dễ dàng, nhất là khi bạn lên kế hoạch đạt được điều gì đó có giá trị. Đừng chọn con đường
đi dễ dàng. Hãy làm điều gì đó phi thường.
10. Đừng hành động như thể mọi việc đều tốt đẹp trong khi thực tế không phải như vậy
Suy sụp một lát cũng không sao. Bạn không nhất thiết lúc nào cũng phải tỏ ra mạnh mẽ, và cũng không cần
phải liên tục chứng minh rằng mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Bạn cũng không nên lo lắng về chuyện người
khác đang nghĩ gì– hãy khóc nếu bạn cần khóc – điều đó cũng tốt cho sức khỏe của bạn mà. Càng khóc sớm,
bạn càng sớm có khả năng mỉm cười trở lại.
11. Đừng đổ lỗi cho người khác về các rắc rối của bạn
Khả năng thực hiện được ước mơ của bạn tỉ lệ thuận với khả năng bạn tự nhận trách nhiệm cho cuộc sống
của mình. Khi trách cứ người khác vì nhữnggì bạn đang trải qua, nghĩa là bạn đang chối bỏ trách nhiệm –
bạn đang trao cho người khác quyền kiểm soát phần cuộc sống đó của mình.
12. Đừng cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người
Đó là điều không thể xảy ra, và nếu bạn cứ cố công làm như vậy, bạn sẽ kiệt sức mất thôi. Nhưng làm cho
một người mỉm cười cũng có thể thay đổi cả thế giới. Có thể không phải là toàn bộ thế giới, mà chỉ là thế
giới của riêng người đó thôi. Vì thế, hãy thu hẹp sự tập trung của mình lại.
13. Đừng lo lắng quá nhiều.
Lo lắng sẽ không giúp giải thoát các gánh nặng của ngày mai, nhưng nó sẽ tước bỏ đi niềm vui của ngày hôm
nay. Một cách để bạn có thể kiểm tra xem có nên mất công suy nghĩ về điều gì đó hay không là tự đặt ra cho
mình câu hỏi này: “Điều này có quan trọng gì nữa không trong một năm tiếp theo? Ba năm tiếp theo? Năm
năm tiếp theo?”. Nếu câu trả lời là không, thì nó không đáng để bạn bận tâm đâu.
14. Đừng tập trung vào những gì bạn không mong muốn xảy ra
Hãy tập trung vào những gì bạn thực sự muốn xảy ra. Suy nghĩ tích cực là “tiền đồn” cho mọi thành công vĩ
đại. Nếu mỗi sáng bạn thức dậy với tâm niệm rằng ngày hôm nay sẽ có điều tuyệt vời xảy ra trong cuộc sống
của mình, và bạn để tâm chú ý, thì rồi thường là bạn sẽ nhận thấy rằng niềm tin của mình là đúng.
15. Đừng là người vô ơn
Dù bạn đang ở hoàn cảnh tốt đẹp hay tồi tệ, hãy thức dậy mỗi ngày với niềm biết ơn cuộc sống của mình. Ở
nơi nào đó, người khác đang đấu tranh trong tuyệt vọng để giành giật lấy cuộc sống của họ. Thay vì nghĩ về
những gì bạn không có, hãy nghĩ về những gì bạn đang có mà người khác không có.
o0o
Cuộc sống quá ngắn ngủi, bạn không nên dành thời gian với những người chỉ biết hút cạn nguồn hạnh phúc
của mình. Nếu ai đó muốn bạn có mặt trong cuộc sống của họ, họ sẽ tự dành ra chỗ cho bạn. Bạn không phải
đấu tranh để giành giật lấy một vị trí nào cả.
Đừng bao giờ ép mình vào mối quan hệ với những người coi thường giá trị của bạn. Và hãy nhớ, những
người bạn thật sự của bạn không phải là những người ở bên cạnh bạn khi bạn thành công, mà là những
người ở bên cạnh bạn khi bạn gặp khó khăn.
(Sưu tầm)

252 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

12
Câu 1. Những quy luật nào sau đây ở đời con F1 có tỷ lệ kiểu hình nghiệm đúng với tỉ lệ 3:1?
(1) Quy luật phân ly. (2) Quy luật phân ly độc lập.
(3) Quy luật liên kết gen hoàn toàn. (4) Quy luật hoán vị gen.
(5) Quy luật tương tác bổ sung. (6) Quy luật tương tác át chế.
(7) Quy luật di truyền liên kết với giới tính.
Câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7).
B. (1), (2), (3), (5), (7).
C. (1), (2), (3), (4), (5), (7).
D. (1), (3), (5), (7).
Câu 2. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp,
hoa trắng ở thế hệ lai thu được 4 loại kiểu hình, trong đó có 36% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không
có đột biến xảy ra, kết quả đời con như sau:
(1) Có 2 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
(2) Ở thế hệ lai có 36% cây thân cao, hoa đỏ mang kiểu gen dị hợp.
(3) Trong tổng số cây thu được có ít nhất 2 loại cây có kiểu gen thuần chủng.
(4) Ở thế hệ lai thu được cây cao trắng và cây thấp đỏ với tỷ lệ bằng nhau.
Có bao nhiêu kết quả đúng?
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là không đúng?
(1) Đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính Y.
(2) Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi kiểu gen ít nhất là dị hợp hai cặp gen trở lên.
(3) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của
trứng.
(4). Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn là xác định được tính trạng trội lặn để ứng dụng vào chọn giống.
(5) Gen đa hiệu là gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
A. (1). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (2), (3), (4), (5).
Câu 4. Trong quá trình ôn thi, một bạn học sinh khi so sánh sự giống và khác nhau giữa đặc điểm gen nằm
trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính đã lập bảng tổng kết sau:
Số thông tin mà bạn học sinh trên đã nhầm lẫn khi lập bảng tổng kết trên là:
Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính
(1) Số lượng nhiều. (2) Số lượng ít.
(3) Có thể bị đột biến. (4) không thể bị đột biến.
(5) Tồn tại thành từng cặp tương đồng. (6) không tồn tại thành từng cặp tương đồng.
(7) Có thể quy định giới tính. (8) có thể quy định tính trạng thường.
(9) Phân chia đồng đều trong phân bào. (10) không phân chia đồng đều trong phân bào.

A. 5 B. 6 C. 3 D. 4

LOVEBOOK.VN | 253
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 5. Kết luận nào sau đây thuộc về yếu tố ngẫu nhiên?
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
(2) Hiệu quả tác động thường phụ thuộc vào kích thước quần thể.
(3) Một alen nào đó cũng có thể bị loại thải hoàn toàn và một alen bất kì có thể trở nên phổ biến trong
quần thể.
(4) Kết quả có thể dẫn đến hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới.
(5) Làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (5). D. (2), (3), (4), (5).
Câu 6. Sự kiện nào sau đây sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra
hai mạch khuôn.
B. Enzim ADN - polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ
sung, trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại.
C. Vì enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’, nên trên mạch khuôn 5’ - 3’ mạch
mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các
đoạn ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối.
D. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN
ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).
Câu 7. Cho cây hoa đỏ, quả tròn lai với cây hoa trắng, quả dài, người ta thu được đời con có tỉ lệ phân li
kiểu hình như sau: 1/4 cây hoa đỏ, quả tròn : 1/4 cây hoa đỏ, quả dài : 1/4 cây hoa trắng, quả tròn : 1/4
cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả trên có thể nhận định:
(1) Gen quy định màu hoa và hình dạng quả di truyền độc lập nhau.
(2) Chưa xác định hết tính chất di truyền của các gen là trội hoàn toàn hay trội không hoàn toàn.
(3) Có thể các tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen liên kết không hoàn toàn nhau với tần số hoán vị
là 50%.
(4) Một tính trạng do 2 cặp gen tương tác và liên kết hoàn toàn nhau, tính trạng còn lại do một cặp gen
quy định.
Kết luận đúng là:
A. (1),(3) B. (1),(2) C. (1),(2),(3) D. (1),(2),(3),(4)
Câu 8. Trong lưới thức ăn dưới đây, cá Mập có mấy con đường khai thác chuỗi thức ăn chỉ gồm 4 mắc xích?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

254 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 9. Để so sánh mức sinh trưởng của loài thực vật thân cỏ mọc ở 2 vị trí A và B khác nhau, tại mỗi vị trí
nhà sinh thái học lấy 30 cá thể, đo chiều dài rễ, sinh khối rễ và sinh khối chồi của mỗi cá thể. Số liệu thu
được được ghi trong bảng sau:

Theo như các số liệu ghi ở bảng trên, câu nào dưới đây có thể là câu đúng?
A. Nước trong đất ở vị trí B ít hơn vị trí A.
B. Khoáng dinh dưỡng trong đất ở vị trí B ít hơn vị trí A.
C. Nước trong đất ở vị trí A ít hơn vị trí B.
D. Năng suất thực vật ở vị trí A cao hơn B.
Câu 10. Ở một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen: gen thứ nhất và gen thứ hai đều có 2 alen, nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ ba có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen
thứ tư có 3 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Trong trường hợp không xảy
ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả bốn gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A. 1140 B. 870 C. 360 D. 2250
Câu 11. Ở người, gen quy định nhóm gồm có 3 alen I , I và I , trong đó alen I quy định nhóm máu A đồng
A B O A

trội với alen IB quy định nhóm máu B vì vậy kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, alen IA và IB cùng trội hoàn
toàn so với alen IO quy định nhóm máu O. Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thấy
xuất hiện 1% người có nhóm máu O và 8% người nhóm máu B. Trong một gia đình, người chồng có nhóm
máu A và người vợ có nhóm máu O, xác suất họ sinh được một người con trai có nhóm máu A là:
A. 88,9% B. 44,44% C. 35% D. 11,1%
Câu 12. Một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể đực qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến
vùng chín đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng cộng 240 NST. Số NST đơn có trong một giao tử được
tạo ra ở vùng chín gấp đôi số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. Cho các phát
biểu sau:
1. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục là 2 lần.
2. Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 24 NST.
3. Số NST môi trường nội bào cung cấp cho sự phân bào ở vùng sinh trưởng là 112 NST.
4. Số NST môi trường nội bào cung cấp cho sự phân bào ở vùng sinh sản là 112 NST.
5. Cá thể trên có thể tạo ra 3072 loại giao tử nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử có 2 cặp NST trao
đổi chéo tại 1 điểm, một cặp NST trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc và 1 cặp NST không phân ly trong
lần giảm phân I.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 13. Phả hệ dưới đây mô tả một bệnh di truyền ở người, các nghiên cứu trước đó cho thấy nó do một
locus đơn gen chi phối, nếu không xuất hiện các đột biến mới trong các thế hệ của gia đình nói trên, theo
bạn có bao nhiêu cá thể chưa thể xác định được kiểu gen nếu không có các phân tích hóa sinh và phân tử?

LOVEBOOK.VN | 255
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

A. 3 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 14. Ở người bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, bệnh mù màu
do gen lặn m nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình
thường, phía vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh, phía chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh, còn
những người khác đều không bị 2 bệnh trên. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là con gái và
không bị 2 bệnh trên là bao nhiêu?
7 35 35 5
A. B. C. D.
16 48 96 12
Câu 15. Ở một loài động vật, do 2 locus nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau chi phối. Trong
kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho lông đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B
thì cho lông hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho cá thể lông hồng thuần chủng giao
phấn với cá thể lông đỏ (P), thu được F1 gồm có tỷ lệ lông đỏ: lông hồng =1:1. Biết rằng không xảy ra đột
biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb × AaBb (2) aaBB × AaBb
(3) AAbb × AaBB (4) AAbb × AABb
(5) aaBb × AaBB (6) Aabb ×AABb
Đáp án đúng là:
A. (3), (4),(6) B. (1),(2),(4) C. (1),(2),(3),(5) D. (2),(4),(5),(6)
Câu 16. Sự phân hóa về chức năng trong ADN như thế nào?
A. Chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận không hoạt động.
B. Chỉ có một phần nhỏ ADN không mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò mã hóa
thông tin di truyền.
C. Chỉ có một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa.
D. Chỉ có một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa hoặc
không hoạt động.
Câu 17. Cho con đực (XY) có mắt trắng giao phối với con cái có mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Các cá thể
F1 giao phối tự do, đời F2 thu được: 18,75% con đực, mắt đỏ: 25% con đực mắt vàng; 6,25% con đực mắt
trắng; 37,5% con cái mắt đỏ; 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho con đực mắt đỏ F2 giao phối với con cái mắt
đỏ F2 thì kiểu hình mắt đỏ đời con có tỉ lệ:
A. 20/41 B. 7/9 C. 19/54 D. 31/54
Câu 18. Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp
xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên
nhân là vì:
A. Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du.
B. Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi.
C. Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.
D. Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn.

256 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 19. Gen qui định màu thân của ruồi giấm nằm trên NST số II, để xác định xem gen qui định màu mắt có
thuộc NST số II không, một sinh viên làm thí nghiệm như sau: Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám,
mắt hồng và thân đen, mắt đỏ thu được F1 100% thân xám, mắt đỏ sau đó cho F1 giao phối ngẫu nhiên. Vì
nóng lòng muốn biết kết quả nên khi mới có 10 con ruồi F2 nở ra anh ta phân tích ngay, thấy có 9 con thân
xám, mắt đỏ và 1 con thân đen, mắt hồng. Biết các quá trình sinh học diễn ra bình thường. Có thể kết luận
A. gen qui định màu mắt nằm trên NST số II.
B. gen qui định màu mắt không nằm trên NST số II.
C. gen qui định màu thân và màu mắt cùng nằm trên một cặp NST.
D. chưa xác định được gen qui định màu mắt có thuộc NST số II hay không.
Câu 20. Cho các phát biểu sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học)
1. Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
2. Điều hòa hoạt động gen phức tạp ở sinh vật nhân thực còn ở sinh vật nhân sơ thì đơn giản.
3. Ngay cả khi môi trường không có lactozo gen cấu trúc vẫn tổng hợp protein ức chế quá trình phiên
mã.
4. Các gen qui định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactozo được phân
bố liền nhau thành từng cụm.
5. Gen điều hòa R đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động gen nên phải thuộc thành phần của
operon.
6. Ở người phụ nữ bình thường, 1 trong 2 NST X bị bất hoạt bằng cách xoắn chặt lại hình thành thể Barr
là một ví dụ về điều hòa hoạt động gen.
7. Bệnh ung thư xương thường gặp ở trẻ em là do sự mất khả năng kiểm soát phân bào ở tất cả mô xương
trong cơ thể.
Số phát biểu đúng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21. Cho các thông tin về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:
1. Có nhiều nguyên nhân xảy ra đột biến, có thể là do tác động lí, hóa, sinh hoặc do sự rối loạn trao đổi
chất xảy ra trong tế bào.
2. Các bazo nito trong tế bào tồn tại chỉ ở trạng thái không thuận nghịch: dạng thường hoặc dạng hiếm.
3. Bazo hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm phát sinh đột biến mất cặp trong quá trình nhân đôi
ADN.
4. 5BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế cặp A-T thành G-X.
5. Acridin là chất khi chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo đột biến thêm cặp nucleotit.
Số phát biểu sai:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22. Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’  3’.
5. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát
triển của chạc chữ Y.
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 1, 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3, 4, 6
Câu 23. Cho các hiện tượng cách ly dưới đây:
(1) Con lai giữa lừa và ngựa không có khả năng sinh sản.
(2) Chim sẽ cái không hứng thú với tiếng hót họa mi trống.
(3) Cấu tạo cơ quan sinh dục của chuột và voi khác nhau, không giao phối được.
(4) Nòi chim sẻ châu Á giao phối với chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được.
(5) Phượng ra hoa vào mùa hè, hoa sữa ra hoa vào mùa thu, chúng không thể giao phấn.
Các ví dụ về hiện tượng cách ly trước hợp tử bao gồm:
LOVEBOOK.VN | 257
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. (2),(3),(5) B. (1),(3),(5) C. (2),(3),(4) D. (1),(2),(4).
Câu 24. Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ có lợi cho cả 2 loài?
(1). Kiến đỏ và rệp sống trên cây cam. (4). Cỏ dại và lúa sống trong ruộng lúa.
(2). Kiến và cây keo. (5). Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu.
(3). Chim Chìa vôi và bò Bison. (6). Cá sấu và chim choi loi.
(7). Thủy tức xanh Chlorohydra viridissima và tảo đơn bào zoochlorellae.
A. (2), (3), (5), (6), (7). B. (1), (2), (4), (5), (6).
C. (1), (3), (4), (6). D. (1), (2), (5), (6).
Câu 25. Cho các ví dụ sau:
(1) Cây bụi mọc hoang dại.
(2) Những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều.
(3) Đàn chó rừng.
(4) Các loài sò sống trong phù sa vùng triều.
(5) Sự phân bố của chim cánh cụt.
Kiểu phân bố ngẫu nhiên là:
A. (2), (4). B. (4). C. (1), (2), (3). D. (4), (5).
Câu 26. Ở một loài thực vật, A thân cao trội hoàn toàn so với a thân thấp; gen B hoa tím trội hoàn toàn so
với gen b hoa trắng; D quả màu đỏ trội hoàn toan so với d quả màu vàng; gen E quả tròn trội hoàn toàn so
với gen e qủa dài. Quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị giữa B và b với tần số 20%, giữa
AB DE AB DE
E với e tần số 40%. Theo lý thuyết đời con ở phép lai x loại kiểu hình thân cao, hoa trắng,
ab de ab de
quả dài, màu đỏ chiếm tỉ lệ:
A. 30,25% B. 56,25% C. 18,75% D. 1,44%
Câu 27. Những thành tựu nào là thành tựu của công nghệ gen:
1. Tạo giống bông kháng sâu hại.
2. Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại
3. Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt.
4. Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống.
5. Cừu Đoly
6. Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa
7. Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người
A. 1,4,6,7 B. 1,4,5,7 C. 1,2,4,5,7 D. 1,3,4,6,7
Câu 28. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen
B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn
so với alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 301 cây
thân cao, hoa đỏ, quả dài ; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 199 cây
thân cao, hoa trắng , quả tròn; 301 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân thấp,hoa trắng, quả tròn.
Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của (P) là:
AD Bd Ad AB
A. Bb B. Aa C. Bb D. Dd
ad bD aD ab
Câu 29. Khi nói về tháp sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Tháp số lượng là loại tháp luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.
B. Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay
thể tích tại một thời điểm nào đó.
C. Tháp năng lượng thường có đáy rộng và đỉnh hẹp, tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại.
D. Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện
tích hoặc thể tích của mỗi bậc dinh dưỡng.

258 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 30. Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X có 2 alen.
Alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao
phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về kiểu gen F2 xét các
kết luận sau đây:
(1) gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.
(2) gà trống lông vằn và gà mái lông vằn có tỉ lệ bằng nhau.
(3) tất cả gà lông đen đều là gà mái.
(4) gà mái lông vằn và gà mái lông đen có tỉ lệ bằng nhau.
(5) gà lông vằn có 2 kiểu gen.
(6) gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp 3 gà trống lông đen.
(7) Tất cả gà lông vằn đều là gà trống.
Có bao nhiêu kết luận đúng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 31. Lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 toàn thân cao,
quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 46 cao, đỏ : 15 cao, vàng : 16 thấp, đỏ
: 5 thấp, vàng. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường. Cho các cây
có kiểu hình thân cao, quả vàng ở F2 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở đời con F3 là:
A. 3 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
B. 5 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
C. 11 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
D. 8 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
Câu 32. Cho các ví dụ sau:
(1) Lá cây rau mác trên cạn có hình mũi mác, ở dưới nước có dạng bản rộng.
(2) Hoa của cây bồ công ảnh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng hoặc lúc ánh sáng yếu.
(3) Ở một số loài chồn ôn đới có khả năng biến đổi màu lông theo mùa.
(4) Trồng một cành hướng dương ở cạnh cửa sổ, cành hướng dương mọc hướng ra ngoài cửa.
Đặc điểm của sinh vật được nói đến ở bốn ví dụ trên lần lượt là:
A. (1) thích nghi kiểu gen, (2) ứng động, (3) thích nghi kiểu hình, (4) hướng động
B. (1) thích nghi kiểu hình, (2) hướng động, (3)thích nghi kiểu gen, (4) ứng động
C. (1) thích nghi kiểu hình, (2) ứng động, (3) thích nghi kiểu gen, (4) hướng động
D. (1) thích nghi kiểu gen, (2) hướng động, (3)thích nghi kiểu hình, (4) ứng động
Câu 33. Quần thể sinh sản vô tính ban đầu có 200 cá thể, tất cả đều mang kiểu gen aa . Giả sử do tác nhân
đột biến tác động vào quần thể làm cho 40 cá thể bị đột biến a  A . Những cá thể mang alen A có khả năng
sinh sản nhanh gấp 2 lần so với những cá thể ban đầu. Sau một thời gian tương ứng với quá trình sinh sản
một lần của các cá thể bình thường, giả sử chưa xảy ra tử vong, tính theo lý thuyết tỷ lệ giữa số thể đột biến
trong quần thể và số cá thể bình thường sẽ là:
A. 1/2. B. 1/4. C. 1/3. D. 2/3.
Câu 34. Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với gen a quy
định chân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 300 con đực mang kiểu gen AA, 100 con
cái mang kiểu gen Aa, 150 con cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu
nhiên 4 cá thể chân cao, xác suất thu được ít nhất 2 cá thể thuần chủng là:
A. 44% B. 67% C. 57% D. 38%
Câu 35. Giả sử có một giống lúa có gen a gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen AA có khả
năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau:
1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.
Quy trình tạo giống theo thứ tự:
A. 1,3,2,4. B. 2,3,4,1. C. 1,2,3,4. D. 1,3,4,2.

LOVEBOOK.VN | 259
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 36. Ở hệ sinh thái dưới nước, quần thể thực vật phù du dư thừa để cung cấp thức ăn cho quần thể
giáp. Cho các nhận xét dưới đây:
1. Tốc độ sinh sản của giáp xác nhanh hơn so với thực vật phù du.
2. Sinh khối của giáp xác lớn hơn thực vật phù du.
3. Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
4. Hệ sinh thái này là một hệ sinh thái kém ổn định.
5. Số lượng cá thể của quần thể thực vật phù du lớn hơn so với quần thể giáp xác.
6. Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
7. Tháp số lượng của hệ sinh thái này có dạng chuẩn.
8. Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ còn tháp số lượng và tháp sinh khối
có dạng ngược lại.
Nhật xét đúng là:
A. 1, 2, 3, 8. B. 2, 3, 4, 6.
C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. D. 2, 3, 5, 7.
Câu 37. Đột biến làm giảm 9 liên kết hiđrô trong gen A tạo thành gen a. Prôtêin do gen a tổng hợp kém
prôtêin do gen A tổng hợp là 1 axit amin (aa), các aa khác không đổi. Một trong những biến đổi ở gen A là:
A. mất 3 cặp nu G - X thuộc 3 bộ 3 kế tiếp. B. mất 3 cặp Nu G - X thuộc 2 bộ ba kế tiếp.
C. mất 3 cặp nu A - T, 1 cặp Nu G - X. D. mất 3 cặp Nu G - X thuộc 1 bộ ba.
Câu 38. Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành quần thể thích nghi?
A. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi phải trải qua một quá trình lâu dài, chịu sự chi phối của các
nhân tố tiến hóa.
B. Alen quy định kiểu hình thích nghi mới đầu thường chỉ xuất hiện ở một hoặc một số rất ít cá thể, sau
đó được nhân lên và phát tán trong quần thể.
C. Trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của quần thể sinh vật, môi trường là nhân tố chọn
lọc trực tiếp các kiểu gen và tạo ra các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy nhiều alen cùng tham gia quy định kiểu
hình thích nghi.
Câu 39. Ở một loài thực vật, tình trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định.
Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho
quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định,
alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ
phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa trắng : 3 cây quả
dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ.
Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?
Ad BD Ad AD
A. Bb B. Aa C. BB D. Bb
aD bd AD ad
Câu 40. Trong tư vấn di truyền y học, phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về việc xét nghiệm trước
sinh ở người?
A. Mục đích xét nghiệm trước sinh là xác định người mẹ sinh con trai hay gái để giúp người mẹ quyết
định có nên sinh hay không.
B. Các xét nghiệm trước sinh đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ sinh con bị các khuyết
tật di truyền mà vẫn muốn sinh con.
C. Mục đích xét nghiệm trước sinh là để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không.
D. Kĩ thuật chọc ối và sinh thiết tua nhau thai là để tách lấy tế bào phôi cho phân tích ADN cũng như
nhiều chi tiết hoá sinh.
Câu 41. Ban ngày tảo ở biển được chiếu sáng, sinh sản tăng, dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể tăng.
Nhưng khi về đêm số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống. Ví dụ trên đề cập đến hiện tượng:
A. Nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm. B. Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.
C. Biến động số lượng không theo chu kì. D. Thường biến.

260 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 42. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất?
A. Những cá thể sống đầu tiên trên trái đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ.
B. Quá trình hình thành nên chất hữu cơ đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học, nhờ nguồn năng lượng
tự nhiên.
C. Axitnuclêic đầu tiên được hình thành có lẽ là ARN chứ không phải là AND vì ARN có thể tự nhân đôi
mà không cần enzim.
D. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong nước có thể tạo thành các giọt keo hữu cơ, các giọt
keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
Câu 43. Để khẳng định hai quần thể động vật giao phối thuộc hai loài khác nhau, khi các cá thể giữa 2 quần
thể:1. không giao phối được với nhau mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí.
2. có hình thái khác nhau.
3. giao phối được với nhau tạo hợp tử nhưng hợp tử bị chết.
4. giao phối và sinh con, nhưng con lai không có khả năng sinh sản hữu tính.
5. có ổ sinh thái khác nhau.
6. sống ở các vùng địa lý khác nhau.
7. có kích thước khác nhau.
Phương án đúng là:
A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4, 6. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
Câu 44. Cho ví dụ: cây sống theo nhóm chịu đựng bão và hạn chế thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ.
Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng nào tương tự với ví dụ trên?
1. Nhiều con quạ cùng loài tranh nhau xác một con thú.
2. Hổ đuổi bắt một bầy sơn dương.
3. Một con linh cẩu không hạ được một con trâu rừng nhưng nhiều con thì được.
4. Nhiều con báo cùng ăn thịt một con nai.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 45. Vai trò của điều kiện địa lý trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý là:
A. nhân tố chọn lọc những kiểu gen biểu hiện thành những kiểu hình thích nghi.
B. nhân tố tạo nên các biến dị trên cơ thể sinh vật từ đó tạo ra quần thể sinh vật mới cách ly sinh sản với
quần thể gốc.
C. nhân tố tạo nên những đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
D. nhân tố chọn lọc những cá thể có sức sống tốt nhất trong quần thể sinh vật.
Câu 46. Phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế
bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường.
Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối
đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 24. B. 56. C. 18. D. 42.
Câu 47. Ở người 2 gen lặn cùng nằm trên NST X quy định 2 bệnh mù màu và teo cơ . Trong một gia đình, bố
mẹ sinh được 4 đứa con trai với 4 kiểu hình khác nhau : một đứa chỉ bị mù màu, một đứa chỉ bị teo cơ, một
đứa bình thường, một đứa bị cả 2 bệnh. Biết rằng không có đột biến. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về
người mẹ:
A. Mẹ chỉ mắc bệnh mù màu. B. Mẹ mắc cả 2 bệnh.
C. Mẹ có kiểu hình bình thường. D. Mẹ chỉ mắc bệnh teo cơ.
Câu 48. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp
cơ thể bay.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức
năng khác nhau.
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng,
vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do

LOVEBOOK.VN | 261
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
Câu 49. Cho các phát biểu sau về di truyền học quần thể : (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học)
(1) Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp đồng
thời làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(2) Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
(3) Nếu đúng điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec, quá trình ngẫu phối qua một số thế
hệ thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nhưng một thời gian sau đó quần thể lại mất
cân bằng di truyền.
(4) Quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa là biến dị tổ hợp.
(5) Nếu một quần thể chỉ xảy ra ngẫu phối mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa nào thì
tần số alen và thành phần kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ.
(6) Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần
số các alen trong quần thể.
Số phát biểu sai là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 50. Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự
nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (3) và (4).

262 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1A 2C 3D 4B 5B 6C 7D 8D 9C 10A
11B 12A 13C 14D 15B 16D 17B 18C 19B 20C
21C 22D 23A 24A 25B 26D 27D 28C 29D 30C
31B 32C 33A 34C 35A 36D 37D 38C 39A 40A
41B 42A 43A 44C 45A 46D 47C 48C 49D 50A

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án A
(1) Quy luật phân ly có tỉ lệ F1 nghiệm đúng tỉ lệ 3:1. Ví dụ: Aa×Aa  3A- : 1aa(3 trội : 1 lặn). Xét với tính
trạng trội lặn hoàn toàn.
(2) Quy luật phân ly độc lập. Ví dụ: Aabb× Aabb  (3A- : 1aa)bb  KH: 3 trội : 1 lặn(xét với tính trạng
trội lặn hoàn toàn).
AB AB AB AB ab
(3) Quy luật liên kết gen hoàn toàn. Ví dụ:  1 :2 :1  TLKH : 3 trội : 1 lặn( xét tính
ab ab AB ab ab
trạng trội lặn hoàn toàn).
(4) Quy luật hoán vị gen. Ví dụ: A-B- : hoa đỏ, A-bb; aaB- và aabb : hoa trắng.
AB ab
P:  , f = 50%.
ab ab
Gp: AB = ab = 0,25 ab = 1
Ab = aB = 0,25
AB Ab aB ab
F1: 1 :1 :1 :1 . TLKH: 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ.
ab ab ab ab
(5) Quy luật tương tác bổ sung.
Ví dụ: Quy ước: A-B- : hoa đỏ, A-bb; aaB- và aabb : hoa trắng.
P: AaBb × aabb
F1: 1 AaBb : 1 aaBb : 1 Aabb : 1 aabb. TLKH: 3 trắng : 1 đỏ.
(6) Quy luật tương tác át chế.
Quy ước: A-B-; A-bb; aabb: hoa đỏ; aaB-: hoa trắng.
P: AaBb×aabb
F1: 1 AaBb : 1 aaBb : 1 Aabb : 1 aabb. TLKH: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
(7) Quy luật di truyền liên kết giới tính. Ví dụ:
P: XAXa × XAY
F1: 1XAXA : 1 XAY : 1 XAXa : 1 XaY. TLKH: 1 lặn : 3 trội (A trội hoàn toàn với a).
Câu 2: Đáp án C
Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng ở thế hệ lai thu được 4 loại kiểu hình, trong đó có 36%
cây thân thấp, hoa trắng.
Ở thế hệ F1 thu được cây thân thấp, hoa trắng chiếm 36%. 4 kiểu hình với tỉ lệ bất kì nên đã có hoán vị gen
xảy ra.
ab
Cây thân thấp, hoa trắng: = 0,36  ab = 0,36 (vì P là phép lai phân tích)  ab là giao tử liên kết.
ab
AB ab
 P: 
ab ab
Gp: AB = ab = 0,36; ab = 1
Ab = aB = 0,14
AB
Kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở đời con có kiểu gen . Vậy 1 sai.
ab

LOVEBOOK.VN | 263
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

AB
Kiểu gen chiếm tỉ lệ 36%. Vậy 2 đúng.
ab
ab
Ở thế hệ lai chỉ thu được 1 loại cây có kiểu gen thuần chủng là cây thân thấp hoa trắng( ). Vậy 3 sai.
ab
Ab
Cây cao trắng chiếm tỉ lệ là 14%.
ab
aB
Cây thấp đỏ chiếm tỉ lệ là 14%. Vậy 4 đúng.
ab
Câu 3: Đáp án D
(1) sai vì gen trên NST Y rất ít nên đoạn không tương đồng của NST X có nhiều gen hơn đoạn không tương
đồng của NST Y.
(2) đúng.
(3) đúng. Vì khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. Do
vậy, các gen nằm trong tế bào chất chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.
(4) đúng. Quy luật phân ly là cơ sở khoa học và phương pháp tạo ưu thế lai cho đời con lai F1. Các gen trội
thường là gen tốt, trong chọn giống cần tập trung các gen trội quý vào cùng 1 cơ thể để tạo giống mới có giá
trị kinh tế cao.
(5) đúng. Gen đa hiệu là gen chi phối nhiều tính trạng khác nhau. Gen đa hiệu là cơ sở giải thích hiện tượng
biến dị tương quan. Khi một gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở những tính
trạng mà nó chi phối.
Câu 4: Đáp án B
Các thông tin mà học sinh đã nhầm là:
(4) có thể bị đột biến.
(6) có thể tồn tại thành từng cặp tương đồng(NST giới tính X).
(7) không thể quy định giới tính vì không chứa các gen quy định giới tính.
(10) Gen trên NST giới tính vẫn phân chia đồng đều trong quá trình phân bào.
Câu 5: Đáp án B
Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột và không theo hướng xác định. Một alen
dù có lợi cũng có thể bị đào thải ra khỏi quần thể, một alen có hại lại có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
Quần thể kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên tác động càng mạnh. Các yếu tố ngẫu nhiên làm
giảm sự đa dạng di truyền của quần thể, nghèo vốn gen. Vậy 1,2,3 đúng.
Câu 6: Đáp án C
C sai vì enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’, nên trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch
mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các
đoạn ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối.
Câu 7: Đáp án D
F1: 1 cây hoa đỏ, quả tròn : 1 cây hoa đỏ, quả dài : 1 cây hoa trắng, quả tròn : 1 cây hoa trắng, quả dài.
Dựa vào tỉ lệ kiểu hình ở F1 chúng ta chưa thể xác định hết tính chất di truyền của các gen là trội hoàn toàn
hay trội không hoàn toàn.
Xét từng tính trạng:
Hoa đỏ : hoa trắng = 1:1
Qủa tròn : quả dài = 1:1
(Hoa đỏ : hoa trắng)(quả tròn : quả dài) = (1:1)(1:1) = 1:1:1:1 hoàn toàn giống với tỉ lệ đề bài. Vậy gen quy
định màu hoa và hình dạng quả phân li độc lập.
Trường hợp hoán vị gen với tần số f = 50%:
Giả sử A: hoa đỏ; a: hoa trắng; B: quả tròn; b: quả dài.
AB ab AB Ab aB ab
P:   F1: 0,25 :0,25 :0,25 :0,25
ab ab ab ab ab ab
TLKH: 1 cây hoa đỏ, quả tròn : 1 cây hoa đỏ, quả dài : 1 cây hoa trắng, quả tròn : 1 cây hoa trắng, quả dài.

264 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Trường hợp một tính trạng do 2 cặp gen tương tác và liên kết hoàn toàn nhau, tính trạng còn lại do một cặp
gen quy định.
giả sử: A-B-: hoa đỏ; aaB-; A-bb; aabb : hoa trắng; D: quả tròn; d: quả dài.
AB ab AB ab
P: Dd  dd  F1: (1 :1 )(1Dd :1dd)
ab ab ab ab
 TLKH: (1 hoa đỏ : 1 hoa trắng)(1 quả tròn:1 dài)  TLKH: 1 cây hoa đỏ, quả tròn : 1 cây hoa đỏ, quả
dài : 1 cây hoa trắng, quả tròn : 1 cây hoa trắng, quả dài.
Câu 8: Đáp án D
Detrit → Bivalvia → Cá hồng → Cá mập.
Tảo→ Bivalvia →Cá Hồng → Cá mập
Detrit → Moi → Cá khế → Cá mập
Tảo → Tôm He → Cá khế → Cá mập
Tảo → Tôm He→ Cá Nhồng → Cá mập
Tảo → Copepoda→ Cá trích→ Cá mập
Tảo→ Moi →Cá khế →Cá mập
Câu 9: Đáp án C
Vị trí A có rễ phát triển tốt hơn nhưng chồi phát triển kém hơn so với vị trí B chứng tỏ vị trí A có ít nước
hơn vị trí B.
Câu 10: Đáp án A
4(4  1)
Trên NST thường:  10 kiểu gen.
2
2.2.3(2.2.3  1)
Trên NST X: = 78 kiểu gen.
2
Trên NST Y: 2.2.32 = 36 kiểu gen.
Số loại kiểu gen tối đa về 4 gen trên: (36+78).10 = 1140 kiểu gen.
Câu 11: Đáp án B
Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Gọi p,q,r lần lượt là tần số của alen IA, IB, IO.
Theo đề bài: IOIO = r2 = 0,01  r = 0,1.
IBIB +IBIO = q2 +2qr = 0,08  q = 0,2, p = 0,7.
7 AA 2 AO
Nhóm máu A: II : II .
9 9
Để cặp vợ chồng sinh được người con nhóm máu O thì người chồng phải mang kiểu gen IAIO.
2 AO OO
Khi đó ta có: I I ×I I .
9
2 1 1
Xác suất sinh người con nhóm máu O:  
9 2 9
1 1 4
Xác suất sinh người con trai nhóm máu A: (1  )  = 44,44%.
2 9 9
Câu 12: Đáp án A
Đặt x là số NST lưỡng bội của loài.
k là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục.(x, k là số nguyên dương).
Theo đề bài ta có: (2k-1)x +x2k = 240.
x
 22k 1
2
 x2-x -240 = 0  x = 16.
Vậy 2n = 16 NST. Số lần nguyên phân là k = 3. 1,2 sai.
Số NST môi trường nội bào cung cấp cho phân bào:
+ Ở vùng sinh sản: x(2k-1) = 112 NST.
LOVEBOOK.VN | 265
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
+ Ở vùng sinh trưởng: 0 NST.
+ Ở vùng chín: x.2k = 128 NST.
Lưu ý:
+ Tại vùng sinh sản, các tế bào có bộ NST 2n, gọi là tế bào sinh dục sơ khai, vùng này xảy ra quá trình nguyên
phân, số lượng tế bào tăng lên.
+ Tại vùng sinh trưởng, các tế bào đều mang bộ NST 2n, chúng tích lũy dinh dưỡng và lớn lên.
+ Tại vùng chín, các tế bào tham gia giảm phân gọi là các tế bào sinh tinh hay sinh trứng. Chúng mang bộ
NST lưỡng bội 2n.
2 cặp NST trao đổi chéo tại 1 điểm mỗi cặp tạo ra 4 loại giao tử.
1 cặp NST trao đổi chéo tại hai điểm không cùng lúc tạo ra 6 loại giao tử.
1 cặp NST không phân li trong giảm phân 1 tạo ra 2 loại giao tử.
Số loại giao tử có thể hình thành: 24.4.4.6.2 = 3072 loại.
Vậy 4,5 đúng.
Câu 13: Đáp án C
Người bố II.2 bị bệnh nhưng sinh ra người con trai bình thường nên gen gây bệnh không nằm trên NST giới
tính Y.
Người mẹ III.5 bị bệnh nhưng sinh ra người con trai bình thường nên gen gây bệnh không nằm trên NST X
mà nằm trên NST thường.
Bố mẹ III.1 và III.2 bình thường chỉ sinh ra 1 đứa con bị bệnh nên gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST
thường.
Quy ước: A: bình thường; a: bị bệnh.
Người số II3; II4; III6; IV2; IV3; IV4 là chưa xác định được kiểu gen là AA hay Aa.
Câu 14: Đáp án D
Người vợ:
Bệnh mù màu: Vợ có anh trai bị mù màu nên bố mẹ vợ lần lượt có kiểu gen là XMY và XMXm.
Ta có: XMY × XMXm
1 M M 1 M m
 Người vợ có thành phần kiểu gen: X X : X X .
2 2
1 2
Bệnh điếc: Người vợ có em gái bị điếc nên người vợ có thành phần kiểu gen là: AA : Aa
3 3
Người chồng:
Bệnh mù màu: Người chồng bình thường có kiểu gen XMY.
Bệnh điếc: Người chồng có mẹ bị điếc nên có kiểu gen Aa.
1 1 1 2 3 1  2 1 1 1 1 1
Ta có: ( XMXM : XMXm)( AA : Aa )× XMYAa.   X M : X m  A : a)  ( XM : Y)( A : a)
2 2 3 3 4 4  3 3 2 2 2 2
1 3 1 2 1 5
Xác suất sinh người con gái không bị cả hai bệnh: (  )(1   ) 
2 4 4 3 4 12
Câu 15: Đáp án B
Cá thể lông hồng thuần chủng có các kiểu gen là AAbb hoặc aaBB. Cá thể lông đỏ có thể có các kiểu gen
là AABB hoặc AaBB hoặc AABb hoặc AaBb. Các cá thể lông hồng chỉ cho 1 loại giao tử hoặc Ab hoặc aB nên
cá thể lông đỏ chỉ cho 2 loại giao tử tức là dị hợp 1 cặp gen hoặc 4 loại giao tử. Các phép lai có thể có là:
(1) AAbb × AaBb; (2) aaBB × AaBb; (4) AAbb × AABb.
Câu 16: Đáp án D
ADN trong các tế bào sinh vật nhân thực có số lượng các cặp nucleotit rất lớn. Chỉ có một phần nhỏ ADN mã
hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.
Câu 17: Đáp án B
Con đực (XY) có mắt trắng giao phối với con cái có mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Vậy mắt đỏ trội hoàn
toàn so với mắt trắng.
Xét tỉ lệ màu mắt ở hai giới:

266 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Tỉ lệ KH F2 : 9 đỏ : 6 vàng: 1 trắng = 16 kiểu tổ hợp = 4 x 4 (tương tác bổ sung)
Quy ước gen : A_B_ : đỏ
A_bb + aaB_ : vàng
aabb : trắng
Tính trạng màu mắt biểu hiện không đều ở hai giới  Một gen quy định màu mắt nằm trên X và không có
gen tương đồng trên Y.
3 1 1 1 1 1
F1× F1: AaXBXb × AaXBY  ( A  : a)  ( XB XB : XB X b : X B Y : X b Y)
4 4 4 4 4 4
1 1 2 2
Ở F2 có tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ là : Con cái : AAXBXB: AAXBXb: AaXBXB: AaXBXb
4 4 4 4
1 2
Con đực : AAXBY : AaXBY
4 4
Xét gen B:
1 B 1
Đực X: Y
2 2
3 1
Cái XB: Xb
4 4
1 1 1
XbY=  
4 2 8
1 7
XB- = 1  
8 8
1 2 2 1
Xét gen A có: AA : Aa  Tỉ lệ giao tử: ( A : a )
3 3 3 3
2
1 1 1 8
aa =    ; A- = 1  
3 9 9 9
7 8 7
Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ là : A – B =  
8 9 9
Câu 18: Đáp án C
- Thực vật phù du tuy có sinh khối nhỏ hơn quần thể giáp xác nhưng quần thể giáp xác vẫn không thiếu thức
ăn là vì thực vật phù du sinh sản rất nhanh và có chu kì sống ngắn nên nhanh chóng cung cấp lượng thức
ăn đầy đủ cho giáp xác. Các em quan sát thêm tháp sinh khối của thực vật phù du và giáp xác.

Câu 19: Đáp án B


- Ta thấy ở F1 có 100% xám đỏ  xám > đen và đỏ > hồng
- F2 có 9 xám, đỏ và 1 đen, hồng, như là 9:3:3:1  Hai cặp gen quy định 2 tính trạng phân ly độc lập với
nhau.
Câu 20: Đáp án C
- Ý 1 Đúng, điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
- Ý 2 Sai, điều hòa hoạt động gen phức tạp ở cả sinh vật nhân thực và nhân sơ.
LOVEBOOK.VN | 267
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Ý 3 Sai, gen điều hòa mới tổng hợp protein ức chế.
- Ý 4 Đúng, các gen qui định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactozo được
phân bố liền nhau thành từng cụm.
- Ý 5 Sai, gen điều hòa R không thuộc thành phần Operon mặc dù có vai trò quan trọng trong việc điều
hòa hoạt động gen ở Operon Lac.
- Ý 6 Đúng. Ở người phụ nữ bình thường, 1 trong 2 NST X bị bất hoạt bằng cách xoắn chặt lại hình thành
thể Barr là một ví dụ về điều hòa hoạt động gen.
- Ý 7 Sai, bệnh ung thư xương xảy ra do sự mất kiểm soát phân bào chỉ ở một số mô xương.
Vậy có tất cả 3 phát biểu đúng!
Câu 21: Đáp án C
- Ý 1. Đúng.
- Ý 2. Sai, bazo nito có thể được sửa chữa từ dạng hiếm sang dạng thường.
- Ý 3. Sai, gây đột biến thay cặp nucleotit.
- Ý 4. Đúng.
- Ý 5. Sai, khi acridin khi chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo đột biến mất cặp nucleotit.
Vậy có tất cả 3 ý sai!
Câu 22: Đáp án D
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại kì trung gian (pha S).
Ý 5 sai vì khi một phân tử ADN nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp trong đó 1 mạch được tổng hợp liên
tục và mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn với sự phát triển của chạc chữ Y.
Các em lưu ý ở đây ý 5 có nói thêm đó là ‘’với sự phát triển của chạc chữ Y’’ nghĩa là khi phân tử ADN
nhân đôi với sự phát triển chạc chữ Y thì 2 mạch mới được tổng hợp như chị nói ở trên.
Câu 23 : Đáp án A
Cách li trước hợp tử là những trở ngại các sinh vật giao phối với nhau. Là cơ chế cách li ngăn cản sự thụ tinh
tạo ra hợp tử. Cách li trước hợp tử gồm :
- Cách li nơi ở(sinh cảnh).
- Cách li tập tính.
- Cách li thời gian.
- Cách li cơ học.
Câu 24 : Đáp án A
(1) sai vì kiến đỏ tiêu diệt các loài rệp hút nhựa cây.
(2) Kiến và cây keo là quan hệ cộng sinh vì kiến lấy thức ăn từ cây và giúp bảo vệ cây.
(3) Chim Chìa vôi và bò Bison là quan hệ hợp tác, cả hai loài đều có lợi.
(4) Cỏ dại và lúa sống trong ruộng lúa là quan hệ cạnh tranh vì cỏ dại và lúa tranh ánh sáng và chất dinh
dưỡng.
(5) Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu là mối quan hệ cộng sinh. Cả hai loài đều có lợi và là mối quan hệ
không thể thiếu của hai loài.
(6) Cá sấu và chim choi loi là quan hệ cộng sinh trong đó chim choi choi có thức ăn là các loài ký sinh trùng
sinh sống trong miệng cá sấu và cá sấu để cho chim tự do làm việc này.
(7) Thủy tức xanh Chlorohydra viridissima và tảo đơn bào zoochlorellae là mối quan hệ cộng sinh nên cả
hai loài đều có lợi.
Câu 25: Đáp án B
Kiểu phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường
và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Ví dụ: các loài sò sống trong phù sa
vùng triều, các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới.
(1) Cây bụi mọc dại là phân bố theo nhóm.
(2) Những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều là phân bố theo nhóm.
(3) Đàn chó rừng là kiểu phân bố theo nhóm để hỗ trợ nhau bắt mồi.
(5) Sự phân bố của chim cánh cụt là phân bố đồng đều để giảm sự cạnh tranh.
Câu 26: Đáp án D
A : cao > a : thấp
268 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
B : tím > b : trắng
D : đỏ > d : vàng
E : tròn > e :dài
AB AB
 (f=20%)
ab ab
 ab = 0,4 ab = 0,4
ab
 0, 42  0,16  A-bb = 0,25 – aabb = 0,09.
ab
DE DE

de de
de
  0,32  0,09  D-ee = 0,25 – ddee = 0,16
de
 A_bbD_ee = 0,09 x 0,16 = 0.0144 = 1,44%
Câu 27: Đáp án D
- Tạo giống bông kháng sâu hại là thành tựu của công nghệ gen.
- Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại không phải là thành tựu công nghệ gen.
- Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt là thành tựu của công nghệ gen.
- Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống là thành tựu công nghệ gen.
- Cừu Đoly là thành tựu công nghệ tế bào.
- Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa là thành tựu của công nghệ gen.
- Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người là thành tựu của công nghệ gen.
Câu 28: Đáp án C
Tỉ lệ F1 : 301 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài ; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây thân cao, hoa đỏ,
quả tròn; 199 cây thân cao, hoa trắng , quả tròn; 301 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân thấp,hoa
trắng, quả tròn≈ 3 : 1: 6 : 2 : 3 : 1 = (1:2:1)(3:1) nên có 16 tổ hợp.
kết luận có 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST F1 dị hợp 3 cặp gen:
Xét Kiểu hình cây thân thấp,hoa trắng, quả tròn là tổ hợp của aa,bb,D-
Nhận xét a và b không cùng nằm trên 1 cặp NST vì nếu chúng liên kết thì thế hệ sau sẽ có kiểu hình thấp,
trắng, dài trong khi đó F1 không có.
Vậy chỉ có thể aliên kết với D hoặc b liên kết với D
Ad
Xét a liên kết với D KG của P là Bb tỉ lệ đời con là:
aD
(1cao, dài: 2 cao tròn: 1 thấp tròn)(3 đỏ: 1 trắng)= 3 cao, đỏ, dài: 1cao, trắng, dài: 6cao, đỏ, tròn: 2 cao,
Ad
trắng, tròn: 3 thấp đỏ tròn: 1 thấp trắng tròn . Đúng với kết quả F1 vậy KG p là Bb (dị hợp tử chéo).
aD
Câu 29: Đáp án D
A sai vì tháp số lượng có hình dạng bất kì.
B sai vì tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay
thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C sai vì tháp năng lượng là hoàn thiện nhất luôn có hình dạng đáy rộng đỉnh hẹp.
Câu 30: Đáp án C
Ở gà, con cái: XY và con đực là XX.
P: XAXA× XaY
 F1: 1XAXa : 1 XAY.
F1×F1: XAXa× XAY.
F2: 1XAXa : 1 XAXA : 1XaY : 1 XAY.
Dựa vào tỉ lệ F2 ta thấy:
- Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen. 1 đúng.
- Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vằn. 2 sai.

LOVEBOOK.VN | 269
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Tất cả gà lông đen đều là gà mái. 3 đúng.
- Gà mái lông vằn và gà mái lông đen có tỉ lệ bằng nhau. 4 đúng.
- Gà lông vằn có 3 kiểu gen gồm cả đực và cái. 5 sai.
- Không có gà trống lông đen nên 6 sai.
- Gà lông vằn đều có ở trống và mái nên 7 sai.
Câu 31: Đáp án B
Ptc.
F1: 100% cao, đỏ nên cao, đỏ trội hoàn toàn với thấp vàng.
F1 tự thụ
F2 : 9 cao, đỏ : 3 cao, vàng : 3 thấp, đỏ : 1 thấp, vàng
Cao : thấp = 3 :1; Đỏ : vàng = 3 :1
Quy ước: A cao >> a thấp
B đỏ >> b vàng
F1: AaBb
1 2
Kiểu hình cao vàng F2: AAbb : Aabb tự thụ
3 3
1 1
AAbb tự thụ phấn cho AAbb
3 3
2 2 1 2 1
Aabb tự thụ cho : ( AAbb : Aabb : aabb)
3 3 4 4 4
1 2 3 5
Tỉ lệ kiểu hình ở F3 có A-bb =   
3 3 4 6
5 1
aabb = 1-  .
6 6
Câu 32: Đáp án C
(1),(3) sinh vật thay đổi kiểu hình để thích nghi với điều kiện sống.
- Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích hướng theo
một hướng xác định vận động diễn ra tương đối chậm. Dựa vào định nghĩa này ta thấy (2) là hướng động.
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng là do sự thay
đổi trương nước, co rót chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh
học(nhịp điệu thời gian) không có sự kéo dài các tế bào, sinh trưởng mạnh mẽ ở đỉnh, ngọn cây,thân,... để
cây cao hơn, rễ dài hơn. Quá trình diễn ra tương đối nhanh:chỉ khoảng 1s (phản ứng tự vệ ở cây trinh nữ). Do
vậy, (4) là ví dụ về ứng động.
Câu 33: Đáp án A
Gọi x là số cá thể tham gia sinh sản có kiểu gen aa.
Những cá thể mang alen A sinh sản nhanh gấp 2 lần so với những cá thể ban đầu vậy sau 1 thể hệ thì:
Số cá thể của kiểu gen Aa: 40x.2 = 80x.
Số cá thể mang kiểu gen aa còn lại: 200x -40x = 160x.
80x 1
Tỉ lệ giữa số thể đột biến so với số cá thể bình thường là: 
160x 2
Câu 34: Đáp án C
Giới đực: tần số alen A = 1.
100
Giới cái: Tần số alen A =  0,2
2(100  50)
1  0,2
Trong cả quần thể: A  0,6  a = 0,4.
2
Quần thể cân bằng di truyền nên ta có: 0,36 AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

270 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

3 4
Trong số những cây cao gồm: AA : Aa
7 7
4
4 256
Xác suất thu được cả 4 cá thể không thuần chủng:   
7 2401
1 3
3 4 768
Xác suất thu được 1 cá thể thuần chủng: C14       
7  7  2401
256 768 1377
Xác suất thu được ít nhất 2 cá thể thuần chủng là: 1     57%
2401 2401 2401
Câu 35: Đáp án A
Câu 36: Đáp án D
1 sai vì tốc độ sinh sản của thực vật phù du nhanh hơn giáp xác. Do đó, tháp sinh khối cho thấy sinh khối
của giáp xác tuy cao hơn hơn thực vật phù du nhưng thực vật phù du vẫn cung cấp đủ thức ăn cho giáp xác.
2 đúng.
3 đúng. Tháp năng lượng là tháp hoàn thiện nhất và luôn có đấy lớn, đỉnh nhỏ.
4 sai vì hệ sinh thái này là hệ sinh thái ổn định.
5 đúng.
6 sai vì tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy nhỏ, đỉnh lớn.
7 đúng vì số lượng của thực vật phù du cao hơn giáp xác.
8 sai.
Câu 37: Đáp án D
Đột biến làm giảm 9 liên kết hiđrô trong gen A tạo thành gen a nên gen A đã mất 3 cặp G-X.
Prôtêin do gen a tổng hợp kém prôtêin do gen A tổng hợp là 1 axit amin (aa), các aa khác không đổi nên 3
cặp G-X này thuộc 1 bộ ba.
Câu 38: Đáp án C
C sai vì môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc các cá thể mang kiểu hình thích nghi với môi trường. Không
chọn lọc trực tiếp các kiểu gen và tạo ra đặc điểm thích nghi.
Câu 39: Đáp án A
- Hình dạng quả: Dẹt : tròn : dài = 9:6:1 => F1 dị hợp 2 cặp gene. Tính trạng do 2 gen phân ly độc lập với
nhau tương tác quy định.
-Màu sắc hoa: Trắng : Đỏ = 9 : 7 => F1 dị hợp 2 cặp gene. Tính trạng do 2 gen phân ly độc lập với nhau
tương tác quy định.
Trong khi chỉ do 3 gen quy định. Vậy đã có 3 gen và có 1 gen tác động đa hiệu tới cả hình dạng quả và màu
sắc hoa.
F2 có 6 + 5 + 3 + 1 + 1 = 16 tổ hợp. Vậy 3 gen cùng nằm trên một cặp và 2 gene nằm trên một cặp liên kết
hoàn toàn với nhau.
Do vai trò của A, B như nhau nên A và D có thể cùng nằm trên một cặp hoặc B và D có thể cùng nằm trên
một cặp. Từ đó thấy đáp án B và D giống nhau nên loại.
Tỉ lệ KG ở F1 là 6:5:3:1:1 vậy F1 có 16 tổ hợp = 4x4 vậy thế hệ P cho 4 loại giao tử nên cặp gen quy định
màu sắc liên kết hoàn toàn với 1 trong 2 cặp gen quy định hình dạng hạt.
b_
Xét kiểu hình quả dài, hoa đỏ ở F1 có kiểu gen là tổ hợp giữa aabb và D- nên có kiểu gen là aa hoặc
bD
a_
bb từ đây ta kết luận a liên kết hoàn toàn với D hoặc b liên kết hoàn toàn với D.
aD
Ad Bd
Vậy P có thể là Bb hoặc Aa .
aD bD
Câu 40: Đáp án A
Câu 41: Đáp án B

LOVEBOOK.VN | 271
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Câu A sai vì: nhịp sinh học đề cập đến “khả năng “phản ứng nhịp nhàng của cơ thể đối với sự biến động
có tính chu kì cuả môi trường, có tính di truyền.
- Câu C sai vì đây là sự biến động mang tính chu kì (cụ thể chu kì ngày đêm).
- Câu D sai vì thường biến là khả năng thay đổi kiểu hình phù hợp với môi trường, và không có tính di
truyền. Còn hiện tượng đề cập đến ở trên có tính di truyền.
Câu 42: Đáp án A
Câu 43: Đáp án A
Hai quần thể động vật thuộc hai loài khác nhau khi chúng cách li sinh sản. Do đó, 1,3,4 đúng. Đây là những
cách li sinh sản( cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử).
Câu 44: Đáp án C
- Ví dụ đã cho là hiện tượng hiệu suất nhóm.
- Vậy ta cần phải tìm một hiện tượng nữa mà cũng thể hiện hiệu suất nhóm.
- Xét các đáp án ta thấy chỉ đáp án C: một con linh cẩu không hạ được một con trâu rừng nhưng nhiều
con thì được là thể hiện điều này.
Câu 45: Đáp án A
Điều kiện địa lí không tạo nên kiểu gen hay bất kì đặc điểm thích nghi nào.
Câu 46: Đáp án D
- Cá thể cái giảm phân bình thường tạo ra 8 loại giao tử.
- Một số tế bào ở cá thể đực giảm phân I xảy ra không phân li cặp NST Aa và giảm phân II diễn ra bình
thường nên tạo ra 4 loại giao tử không bình thường là AaBd, Aabd, Bd, bd. Số tế bào còn lại giảm phân bình
thường tạo 4 loại giao tử bình thường là ABd, abd, Abd, aBd.
- Các giao tử bình thường tổ hợp với nhau tạo ra 3.3.2=18 kiểu gen.
- Xét gen A có các kiểu gen khi giao tử đực không bình thường kết hợp với giao tử cái bình thường là: a, A,
Aaa, Aaa sẽ có 4 kiểu gen về gen A. Vậy khi cho các giao tử cái kết hợp với các giao tử đực không bình thường
sẽ tạo ra số kiểu gen là 4.3.2=24 (vì các gen B,D giảm phân bình thường).
Tổng số kiểu gen thu được là 18+24=42 kiểu gen.
Câu 47: Đáp án C
Quy ước: A: bình thường >> a: mù màu.
B: bình thường >> b: teo cơ.
Vợ chồng này sinh ra 4 đứa con:
1 đứa bị mù màu: aaB-
1 đứa bình thường: A-B-
1 đứa bị teo cơ: A-bb
1 đứa bị cả hai bệnh aabb.
 Cả bố và mẹ đều tạo ra giao tử ab.
 Người bố bị bệnh (XabY)  Người mẹ có kiểu gen dị hợp AaBb (người mẹ bình thường).
Câu 48: Đáp án C
Câu 49: Đáp án D
(1) sai vì quá trình tự thụ không làm thay đổi tần số alen.
(2) đúng vì ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị tổ hợp cho tiến hóa và chọn giống.
(3) sai vì nếu đã đúng điều kiện nghiệm đúng trong định luật Hacđi – Vacben, thì quần thể sẽ cân bằng
di truyền mãi mãi.
(4) sai vì quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
(5) đúng vì quá trình ngẫu phối tần số alen và thành phần kiểu gen không đổi.
(6) sai vì từ số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì không thể suy ra tần số alen của quần thể .Ví dụ
như trường hợp gen đa alen ( nhóm máu) phải yêu cầu phải biết được số lượng cá thể của mỗi kiểu hình,
tính trội – lặn …
Câu 50: Đáp án A

272 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

BÀI HỌC CHO TÌNH BẠN


Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ mười sáu. Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có
những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu,
chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn...
Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang
thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:
- Chán quá đi... Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn
với ta và thật sự coi ta là bạn...!!!
Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có
lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp.
Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:
- Bạn ơi...Hãy thả tôi về với biển... Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình... Có thể tôi không có
gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên...!!!
Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:
- Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng... hãy cho ta một lời khuyện trước đi... ta đang buồn
chán vì không có bạn bè đây!
Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:
- Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm
cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay
bạn sẽ theo kẽ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng
càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới
còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này
sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi
ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và
nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể
khuyên bạn như vậy thôi...
Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào... Chú còn mải
suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói...

LOVEBOOK.VN | 273
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

13
Câu 1. Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 A0. Trên mạch 1 của gen có
A1 = 260 nu, T1 = 220 nu. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi
polinucleotit. Số nu từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen nói trên là:
A. A=T=30240 ; G=X=45360 B. A=T=29760 ; G=X=44640
C. A=T=14880 ; G=X=22320 D. A=T=16380 ; G=X=13860
Câu 2. Một chủng vi khuẩn E.coli bị đột biến không thể phân giải được đường latose mà chỉ có thể phân giải
được các loại đường khác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là :
A. Đột biến gen đã xảy ra hoặc ở vùng khởi động hoặc ở vùng mã hóa của gen thuộc Operon Lac.
B. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng khởi động của Operon Lac.
C. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng mã hóa của một trong các gen của Operon Lac.
D. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng vận hành của Operon Lac.
Câu 3. Trong các nhận định sau đây đâu là nhận định đúng?
1. Intron là những cấu trúc không mang thông tin di truyền chỉ có mặt ở hệ gen sinh vật nhân thực.
2. Trong cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn E.coli gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế khi có mặt
của lactose.
3. Hóa chất acridin có thể gây nên đột biến gen dạng mất, thêm một cặp nucleotit.
4. Đột biến xoma được di truyền trong sinh sản hữu tính còn đột biến tiền phôi được di truyền qua
sinh sản vô tính.
5. Trong tái bản ADN chỉ có mạch đang được tổng hợp theo chiều 3’ – 5’ là mạch liên tục.
6. 5BU gây đột biến thay thế G-X bằng A-T.
7. Hầu hết đột biến điểm luôn gây hại.
8. Có thể gây đột biến định hướng vào một gen cụ thể ở những điểm xác định để tạo nên những sản
phẩm tốt phục vụ đời sống và sản xuất.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3 B. 2 C. 5 D. 6
Câu 4. Các màu lông chuột đen, nâu và trắng đều được qui định do sự tương tác của gen B và C. Các alen B
và b tương ứng qui định sự tổng hợp các sắc tố đen và nâu. Chỉ khi có alen trội C thì các sắc tố đen và nâu
được chuyển đến và lưu lại ở lông. Trong phép lai giữa chuột có kiểu gen BbCc với chuột bbCc thì phát biểu
nào dưới đây là đúng?
1. màu lông tương ứng của các chuột bố mẹ nêu trên là đen và nâu.
2. tỉ lệ phân li kiểu hình đen : nâu ở đời con là 1 : 1.
3. 3/4 số chuột ở đời con có lông đen.
4. 1/4 số chuột ở đời con có lông nâu.
5. 1/4 số chuột ở đời con có lông trắng.
6. các alen C và B/b là ví dụ về đồng trội.
Đáp án đúng:
A. 1, 5 B. 2, 3, 4, 6 C. 1, 2, 5 D. 1, 2, 4, 6
Câu 5. Đem lai phân tích F1 (Aa, Bb, Dd) x (aa, bb, dd). Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng trội lặn hoàn
toàn. Nếu Fb xuất hiện 4 loại kiểu hình, trong đó có 2 loại kiểu hình giống bố mẹ chiếm tỉ lệ bằng nhau và
bằng 45% thì kết luận nào sau đây là đúng?
1. Hai loại kiểu hình còn lại chiếm 55%.
2. Ba cặp gen cùng nằm trên hai cặp NST tương đồng và xảy ra hoán vị gen với tần số 10%.
3. F1 tạo 4 kiểu giao tử có tỉ lệ 45%, 45%, 5%, 5%.

274 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
4. Ba cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng, các gen trội liên kết với nhau và tần số hoán vị gen
bằng 10%.
Đáp án đúng:
A. 3, 4 B. 1, 3, 4 C. 1, 2,3 D. 1, 2
Câu 6. Cho biết tính trạng màu hoa do hai cặp alen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương tác kiểu
bổ sung, trong đó nếu có mặt cả hai loại gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ. Nếu chỉ có một trong hai
gen trội A hoặc B cho hoa vàng. Kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự
phối có 0,2AABB + 0,1AABb +0,1AaBb + 0,2Aabb + 0,1aaBB + 0,15aaBb + 0,15aabb = 1. Xác suất lấy ngẫu
nhiên ở F2 ba cây trong đó có hai cây màu trắng là bao nhiêu?
A. 29,5%. B. 18,4%. C. 15%. D. 70,5%.
Câu 7. Ở ruồi giấm, cho con đực thân đen mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám mắt đỏ thuần
chủng cho F1 đồng loạt thân xám mắt đỏ, F1 giao phối với nhau, F2 có 50% con cái thân xám mắt đỏ, 20%
con đực thân xám mắt đỏ, 20% con đực thân đen mắt trắng, 5% con đực thân xám mắt trắng, 5% con đực
thân đen mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định, kiểu gen và tần số hoán vị gen của
con F1 là:
A. XAbXaB, f = 10% B. XABXaB, f = 10% C. XABXab, f = 20% D. XAbXaB, f = 20%
Câu 8. Một loài có 2n = 4, con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX. Trên cặp
NST thường có 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 4 alen, gen thứ ba có 2 alen; trên cặp NST giới
tính, ở đoạn tương đồng trên NST X và Y có một gen với 3 alen. Trong trường hợp giảm phân bình thường
và không có đột biến xảy ra. Số kiểu gen tối đa trong loài này nếu không phân biệt trật tự sắp xếp của các
gen là:
A. 13.500 B. 512 C. 300 D. 4500
Câu 9. Một cây dị hợp tử về hai cặp alen qui định hai tính trạng tự thụ phấn cho ra đời con có 4 kiểu hình
khác nhau, trong đó tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn về hai gen là 0,04. Kết luận nào dưới đây được rút ra từ kết
quả lai trên là đúng nhất?
A. Hai alen trội qui định hai tính trạng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và hoán vị gen đã xảy ra trong
quá trình phát sinh giao tử đực đã có hiện tượng hoán vị gen với tần số 40%.
B. Một alen trội của gen này và một alen lặn của gen kia nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và trong quá
trình phát sinh giao tử đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số 40%.
C. Hai alen trội qui định hai tính trạng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và hoán vị gen xảy ra trong quá
trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái với tần số hoán vị khác nhau.
D. Một alen trội và một alen lặn của hai gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và trong quá trình phát
sinh giao tử cái đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen.
Câu 10. Cho các ví dụ sau :
1. Nghiên cứu trên đảo Kecghelen trong số 550 loài cánh cứng thì có tới 200 loài không bay được trong
khi các loài thân thuộc trong đất liền đều bay được.
2. Trên đảo Galaparos những con chim sẻ có sải cánh dài hay ngắn quá đều bị gió bão quật chết.
3. Khảo sát tỉ lệ phân hóa kiểu gen trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên thu được thành phần kiểu
gen là 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa.
4. Phân hóa về kích thước cá đực của cá hồi Thái Bình Dương có liên quan đến tập tính sinh sản. Các con
cá đực có kích thước trung gian đều không cạnh tranh được với cả hai dạng quá to hoặc quả nhỏ trong việc
thụ tinh.
Đây là ví dụ về hình thức chọn lọc ổn định :
A. 2, 3, 4 B. 2, 3 C. 1, 2,4 D. 2
Câu 11. Các nhóm sinh vật có những đặc tính: A-có khoang chống nóng, hoạt động vào ban đêm hay trong
hang, có khả năng chống hạn. B-lá rụng theo mùa, C-sống ở nơi đất bị băng, nghèo kiệt, D-lá hình kim, ít khí
khổng, G-ưa nơi nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, E-ưa ngày dài hoặc ngày ngắn, lượng mưa trong năm tương
đối ổn định, F-chịu lạnh giỏi, H-có thời kì sinh trưởng rất ngắn, nhưng thời gian ngủ đông rất dài. Một trong
4 vùng phân bố dưới đây chỉ thích hợp cho tập hợp nhóm nào?
A. vùng đồng rêu: C + F + H B. vùng ôn đới: A + B + C
C. vùng nhiệt đới: G + E + F D. vùng núi cao, nhiệt đới: D + G + E
LOVEBOOK.VN | 275
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 12. Cho các nhận xét sau:
(1). Ở sinh vật nhân thực, một số gen có khả năng tổng hợp được nhiều loại chuỗi polypeptit.
(2). Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN xảy ra trong tế bào chất.
(3). Quá trình phiên mã của gen ở sinh vật nhân thực chỉ xảy ra trong nhân.
(4). Quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực xảy ra ở cả trong nhân và tế bào chất.
(5). Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra gần như đồng thời.
(6). Quá trình cắt êxôn và nối in tron để tạo ra mARN trưởng thành ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong
nhân tế bào.
(7). Trong quá trình nhân đôi của ADN của sinh vật nhân sơ, số đoạn okazaki sẽ luôn nhỏ hơn số đoạn
mồi 2 đơn vị.
(8) Enzim ARN polymeraza có thể bắt đầu phiên mã mà không cần mồi.
(9) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polymeraza có thể hoạt động tổng hợp chuỗi nucleotit
ngay cả khi không có mồi.
Nhận xét không đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 13. Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ cánh nguyên giao phối với ruồi giấm mắt trắng cánh xẻ thu được
F1 đồng loạt các ruồi giấm mắt đỏ cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 thu được:
282 ruồi giấm mắt đỏ, cánh nguyên 18 ruồi giấm mắt đỏ, cánh xẻ
62 ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ 18 ruồi giấm mắt trắng, cánh nguyên.
Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen liên kết với nhau trên NST giới tính X, có một số hợp
tử quy định ruồi giấm mắt trắng cánh xẻ bị chết. Số lượng hợp tử bị chết là bao nhiêu? TLOTQG
A. 18 B. 20 C. 15 D. 23
Câu 14. Thoái bộ sinh học bao gồm có những dấu hiệu nào sau đây ?
1. Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp.
2. Số lượng cá thể trong 1 loài giảm nhưng số loài tăng.
3. Nội bộ ngày càng ít phân hóa.
4. Khu phân bố thu hẹp và gián đoạn.
5. Sinh vật thường xuyên di cư.
Đáp án đúng :
A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4 D. 1, 3, 4, 5
Câu 15. Bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden. Một
người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ bị bệnh
ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh. Họ thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai và 1 con gái. Xác
suất để một trong số đó bị bệnh bạch tạng là:
3 27 3 9
A. B. C. D.
64 256 128 128
Câu 16. Ở một loài thực vật khi cho 2 cây hoa trắng thuần chủng khác nhau hoàn toàn lai với nhau thu được
F1 toàn hoa trắng ( 1 trong 2 cây P đồng hợp lặn). Cho F1 giao phấn với cây hoa đỏ đồng hợp thu được đời
con 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Cho F1 tạp giao thu được F2. Cho các cây hoa trắng F2 giao phấn với nhau thì tỉ lệ
cây hoa trắng thuần chủng trong tổng số hoa trắng thu được ở F3 là bao nhiêu? Biết không có đột biến phát
sinh và quá trình giảm phân cũng như thụ tinh diễn ra bình thường.
A. 31,69% B. 26,8% C. 23,7% D. 27,9%
Câu 17. Ở 1 loài động vật lai con cái lông đen với đực lông trắng thu được F1 có 100% con lông đen. Cho F1
giao phối ngẫu nhiên với nhau F2 thu được 9 lông đen : 6 lông vàng : 1 lông trắng, trong đó lông trắng chỉ
có ở con đực. Cho các con lông đen ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ lông vàng thu được ở F3 là bao nhiêu?
Biết giảm phân thụ tinh xảy ra bình thường và không có đột biến xảy ra.
A. 38,88%. B. 77,88%. C. 20,83%. D. 30,67%.
Câu 18. Thành phần kiểu gen của một quần thể sâu tơ là 0,3 RR : 0,4 Rr : 0,3 rr. Sau 2 năm sử dụng liên tục
một loại thuốc trừ sâu để phòng trừ, khảo sát lại quần thể này thì thấy thành phần kiểu gen của quần thể là
0,5RR : 0,4 Rr: 0,1rr. Biết R là gen kháng thuốc, r là gen mẫn cảm với thuốc ở sâu tơ. Nhận định nào sau đây
về quần thể là chính xác?
A. Quần thể sâu tơ thay đổi theo hướng giảm tần số alen kháng thuốc, tăng tần số alen mẫn cảm

276 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
B. Quần thể sâu tơ thay đổi theo hướng tăng tần số alen kháng thuốc, giảm tần số alen mẫn cảm
C. Chỉ thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu mới đạt trạng thái cân bằng di truyền
D. Sau 2 năm sử dụng thuốc, quần thể đã đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Câu 19. Cho các phép lai sau đây:
(1) AAaa x AAaa (2) Aaaa x AAAa
(3) aaBb x AABb (4) AAAABBBb x aaaaBBBb
(5) AAaa x Aaaa (6) AaaaBbbb x AaaaBbbb
Biết rằng quá trình giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai cho đời con
có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1 là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 20. Cho các sự kiện sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích
bằng chuỗi các sự kiện theo thứ tự là:
A. 1 → 3 → 4. B. 5 → 1 → 4. C. 3 → 1 → 4. D. 4 → 3 → 1.
Câu 21. Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể.
B. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính (di căn).
C. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
D. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
BD BD
Câu 22. Xét phép lai P:  . Biết mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn và
bd bd
có hoán vị gen ở cả hai giới với tần số là f. Trong phép lai trên kiểu hình mang hai tính trạng trội ở thế hệ
con được tính bằng
f2 (1  f)2 (1  f)2
A. B. 0,25+ C. (1-f)2 D. 0,5+
4 4 4
Câu 23. Ở một loài thực vật, cho biết tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Từ một giống cũ có
kiểu gen Aa người ta tiến hành tạo ra giống mới thuần chủng có kiểu gen AA. Nếu chỉ bằng phương pháp tự
thụ phấn và chọn lọc thì đến thế hệ F3, tỷ lệ cá thể thuần chủng của giống là bao nhiêu?
A. 8/27. B. 1/16. C. 19/27. D. 7/16.
Câu 24. Giả sử trên một nhiễm sắc thể có các gen như sau: A, B, C, D. Gen A dài 306nm, gen B dài 408nm, gen
C dài 510nm và gen D dài 255nm. Để xác định trật tự sắp xếp các gen trên nhiễm sắc thể này người ta gây
đột biến mất đoạn mút. Lần đột biến thứ nhất người ta thấy chiều dài của nhiễm sắc thể khi duỗi thẳng là
1071nm. Lần đột biến thứ hai người ta thấy chiều dài của nhiễm sắc thể khi duỗi thẳng là 561nm, lần đột
biến thứ ba người ta thấy nhiễm sắc thể có chiều dài khi duỗi thẳng là 306nm. Trật tự sắp xếp các gen trên
nhiễm sắc thể này là:
A. ABCD. B. BCDA. C. CADB. D. DACB.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng?
1. Loài nào phân bố càng rộng thì loài đó càng có nhiều cơ hội phân bố thành những quần thể thích nghi
địa lí và do đó tốc độ tiến hóa xảy ra càng nhanh.
2. Nhánh tiến hóa nào càng gồm nhiều loài thì tốc độ tiến hóa càng có nhiều cơ hội xảy ra nhanh hơn.
3. Trong cùng một nhóm đối tượng, sống trong những điều kiện khác nhau chọn lọc tự nhiên có thể tích
lũy biến dị theo cùng một hướng.
4. Môi trường biến đổi càng mạnh thì tốc độ hình thành loài càng lớn.
Tổ hợp đúng là:

LOVEBOOK.VN | 277
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. 1, 2 và 3. B. 2, 3 và 4. C. 1, 2 và 4. D. 1, 3 và 4.
Câu 26. Điều nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa giống, kĩ thuật sản xuất và năng suất của cây
trồng vật nuôi?
A. Có giống tốt mà nuôi trồng không đúng kĩ thuật sẽ không phát huy được hết tiềm năng của giống.
Ngược lại, khi đã đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật sản xuất mà muốn vượt giới hạn của giống cũ thì phải đổi
giống, cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới.
B. Kiểu gen qui định khả năng về năng suất của một giống cây trồng hay vật nuôi.
C. Năng suất cụ thể của một giống cây trồng hay vật nuôi là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật.
D. Kĩ thuật sản xuất qui định năng suất cụ thể của một giống, không phụ thuộc vào mức phản ứng do kiểu
gen qui định.
Câu 27. Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây:
1. Bệnh bạch tạng.
2. Tật có túm lông ở tai.
3. Bệnh ung thư máu.
4. Hội chứng Đao.
5. Hội chứng claiphentơ.
6. Bệnh mù màu.
Các bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở nữ giới là:
A. 1, 3, 5, 6. B. 1, 3, 4 ,6. C. 1, 2, 3, 5. D. 2, 3, 4, 6.
Câu 28. Ở cà chua, alen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng. Thực hiện một
phép lai (P) giữa 2 cây lưỡng bội quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thu được F1. Dùng conxixin để xử lý
các hạt F1, sau đó gieo các hạt này thành cây F1. Khi cho hai cây F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình nào
sau đây không thể xuất hiện nếu quá trình tạo giao tử diễn ra bình thường và cây tứ bội chỉ có thể cho giao
tử lưỡng bội?
A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 29. Cho các sự kiện sau về quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất:
(1) Sinh vật nhân thực cổ nhất đã xuất hiện ở đại Nguyên sinh.
(2) Loài thực vật đầu tiên đã xuất hiện tại kỉ Silua.
(3) Cây hạt trần, thú và chim đã phát sinh tại kỉ Triat.
(4) Côn trùng và lưỡng cư đã xuất hiện tại cùng một kỉ ở đại Cổ sinh.
Các sự kiện đúng là:
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 2, 3. D. 1, 4.
Câu 30. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh
hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và
không hói đầu ở người nữ. Cặp vợ chồng III10 và III11 sinh được một người con gái không bị bệnh P và không
hói đầu, xác suất để người con gái này có kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là bao nhiêu? Biết người II8
có kiểu gen dị hợp về bệnh hói đầu.
A. 26,48%. B. 34,39%. C. 33,10%. D. 15,04%.
278 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 31. Trong số tất cả các biến dị xảy ra trong một quần thể, thì chỉ có một lượng nhỏ được phát tán rộng
khắp ở các thành viên của quần thể. Vì:
1. một số đột biến xảy ra trong các tế bào cơ thể không tham gia vào quá trình tạo giao tử.
2. một số đột biến xảy ra có hại làm giảm khả năng sinh sản.
3. một số đột biến ở trạng thái lặn, không biểu hiện được kiểu hình nên không truyền lại cho thế hệ sau.
4. một số đột biến xảy ra ở giai đoạn hợp tử nên không tham gia vào sự truyền đạt thông tin di truyền.
Tổ hợp đúng là:
A. 1 và 2. B. 3 và 4. C. 1 và 3. D. 2 và 4.
Câu 32. Tại sao hạt đất sét lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát sinh sự sống?
A. Tập đoàn vi khuẩn sinh trưởng có khả năng tích lũy trầm tích đất sét.
B. Đất sét là nguồn dự trữ chất dinh dưỡng vô cơ quan trọng.
C. Các hạt đất sét là khuôn thuận lợi cho sự trùng hợp hóa các phân tử hữu cơ đơn giản.
D. Đất sét có vai trò bảo vệ chống tia tử ngoại và dòng chảy đại dương, tạo môi trường bảo vệ cho các cơ
thể nguyên thủy phát triển.
Câu 33. Quá trình tiến hóa nào giải thích cho việc các sinh vật nhân sơ có hệ gen nhỏ hơn các sinh vật nhân
thực?
A. Lượng ADN ít thì quá trình phiên mã xảy ra nhanh, kiểu hình được biểu hiện nhanh nên chọn lọc tự
nhiên dễ dàng tác động.
B. Lượng ADN ít thì tế bào sẽ có kích thước nhỏ, diện tích tiếp xúc bề mặt lớn, quá trình trao đổi chất xảy
ra nhanh, giúp tế bào thu nhận năng lượng tốt.
C. Sinh vật nhân sơ chỉ có là sinh vật đơn bào, nên số tính trạng cần biểu hiện ít vì vậy có lượng gen ít.
D. Chọn lọc tự nhiên ưu tiên các tế bào sinh sản nhanh hơn, lượng ADN càng ít, chúng sinh sản càng
nhanh.
Câu 34. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa tím là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Gen
B quy định cánh hoa dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa ngắn. Một thể ba nhiễm kép có
kiểu gen AAaBBb tự thụ phấn, biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều có sức sống và
khả năng thụ tinh như nhau. Tỉ lệ cây hoa tím, cánh hoa ngắn ở đời con là:
A. 1/1296. B. 35/1296. C. 11/1296. D. 1225/1296.
Câu 35. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng; gen B quy định thân cao, alen
b quy định thân thấp; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Gen quy định chiều cao thân và gen
quy định hình dạng quả di truyền liên kết. Người ta tiến hành cho cơ thể mang 3 cặp gen dị hợp tử về 3 tính
trạng nói trên tự thụ phấn, ở đời con thu được nhiều loại kiểu hình khác nhau trong đó kiểu hình hoa đỏ,
thân thấp, quả tròn chiếm tỷ lệ 15,75%. Theo lí thuyết, tỷ lệ cơ thể hoa đỏ, thân cao, quả tròn ở đời con là:
A. 42,18%. B. 40,50%. C. 13,50%. D. 0,84%.
Câu 36. Các gen tiền ung thư có thể chuyển thành gen ung thư dẫn đến phát sinh ung thư. Nguyên nhân nào
sau đây là phù hợp nhất để giải thích sự xuất hiện của những “trái bom hẹn giờ tiềm ẩn” này trong tế bào
sinh vật nhân thực?
A. Các gen tiền ung thư bắt nguồn từ sự lây lan của virut.
B. Các gen tiền ung thư bình thường có vai trò giúp điều hòa sự phân chia tế bào.
C. Các gen tiền ung thư là dạng đột biến của các gen bình thường.
D. Các tế bào tạo ra các gen tiền ung thư khi tuổi của cơ thể tăng lên.
Câu 37. Cho các phát biểu sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học)
1. Ở tế bào sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã không thể đồng hành với quá trình phiên mã là do
mARN cần phải loại bỏ các trình tự không mã hóa.
2. Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện chỉ trong cơ chế phiên mã và dịch mã.
3. ADN của tế bào nhân sơ có cấu trúc dạng vòng, ADN của tế bào nhân thực có cấu trúc dạng thẳng.
4. Kết thúc quá trình dịch mã, mARN được phóng thích và được sử dụng lại.
5. Hai tiểu đơn vị của riboxom luôn liên kết với nhau trong tế bào chất.
6. Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ
AUG và UGU.

LOVEBOOK.VN | 279
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
7. Ở sinh vật nhân sơ, một mARN có thể được dịch mã thành các chuỗi polipeptit có cấu trúc hoàn toàn
khác nhau.
8. Ở sinh vật nhân sơ, trên một mARN chỉ có thể có một mã mở đầu và một mã kết thúc.
9. Trong tế bào thường chỉ có một loại tARN duy nhất.
10. Đột biến gen tạo ra các locut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
11. Mỗi nucleotit gồm ba thành phần liên kết với nhau: nhóm phosphate, đường 5C và một gốc base.
12. Ở sinh vật nhân sơ, một gen có thể mã hóa cho nhiều chuỗi polypeptit có cấu trúc hoàn toàn khác
nhau.
Số phát biểu đúng:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 38. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có mấy kết luận không đúng trong các kết luận sau?
(1) Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các xác chết và chất thải thành chất vô cơ.
(2) Tất cả các loài vi sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
(3) Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
(4) Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
(5) Một số loài nấm cũng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
(6) Phần lớn vi sinh vật là sinh vật dị dưỡng, sống nhờ vào nguồn thức ăn sơ cấp.
(7) Tất cả các nhóm sinh vật hoạt động theo chức năng của mình, tương tác với nhau và với môi trường
để hình thành một đơn vị thống nhất có cấu trúc chặt chẽ, ở đó các loài có cơ hội để phân hóa và tiến hóa.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 39. Một quần thể người cân bằng di truyền có tỷ lệ thuận tay trái (aa) là 9% và đặc điểm Q do alen lặn
trên vùng không tương đồng của NST X xuất hiện ở nữ với tần số 4/100. Khả năng một cặp vợ chồng thuận
tay phải, không có đặc điểm Q sinh ra một bé gái thuận tay trái, không mang alen quy định đặc điểm Q là
bao nhiêu? Biết các alen quan hệ trội lặn hoàn toàn.
A. 15/676. B. 9/676. C. 3/169. D. 18/6760.
Câu 40. Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, có mấy phát biểu đúng trong các phát
biểu sau?
(1) Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các
loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
(2) Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
(3) Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống
thuận lợi.
(4) Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà
không gặp ở động vật.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 41. Một bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp kinh niên và được chỉ định dùng một loại thuốc kháng
sinh. Sau nhiều lần như vậy việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả, biết rằng những lần đầu dùng thuốc
kháng sinh này thì rất có hiệu quả. Cách giải thích phù hợp nhất về hiện tượng này là:
A. Vi khuẩn này đã thay đổi phương thức tổng hợp màng tế bào để tránh tác động của thuốc kháng sinh.
B. Dưới tác dụng của thuốc kháng sinh vi khuẩn này đã phát sinh các đột biến kháng thuốc.
C. Trong cơ thể bệnh nhân này đã có sẵn một số vi khuẩn kháng được thuốc kháng sinh từ trước.
D. Bệnh nhân này bị lây nhiễm trở lại bởi một chủng vi khuẩn khác có tính kháng thuốc.
Câu 42. Ở một loài thực vật, chiều cao cây do các gen trội không alen tương tác cộng gộp với nhau quy định.
Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 có 7 kiểu hình.
Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 60 cm; kiểu hình cao 75 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Ở F2
thu được:
(1) Cây cao nhất có chiều cao 80 cm.
(2) Cây mang 2 alen trội có chiều cao 70 cm.
(3) Cây có chiều cao 75 cm chiếm tỉ lệ 31,25%.
(4) F2 có 81 kiểu gen.
280 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Phương án trả lời đúng là:
A. (2), (3). B. (2), (4). C. (1), (4). D. (1), (3).
Câu 43. Cho các ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống
dưới 80 C.
(2) Số lượng thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm.
(3) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(4) Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột lemmut biến động theo chu kì 3 – 4 năm.
(5) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(6) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Có bao nhiêu ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mà nguyên nhân gây biến động là
nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể?
A. 4. B. 2. C. 6. D. 3.
Câu 44. Trong các phát biểu sau về tiến hóa nhỏ, có mấy phát biểu sai?
(1) Quá trình tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn ra không ngừng dưới tác động
của các nhân tố tiến hóa.
(3) Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
(4) Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li
sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
(5) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 45. Hình vẽ sau mô tả sự tiếp hợp và trao đổi chéo ở giảm phân và kết quả

Hiện tượng trên tạo ra mấy loại đột biến cấu trúc NST?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 46. Những phát biểu không đúng khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
1. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.
2. Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng
sinh sản.
3. Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan
hệ hỗ trợ cùng loài.
4. Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.
5. Do điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài được coi là ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển
của loài.
A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (4), (5). D. (2), (3), (5).
Câu 47. Cho các ví dụ sau:
(1) Vỏ của hai loài ốc trong chi Bradybaena xoắn theo chiều ngược nhau. Kết quả là lỗ sinh dục không
phù hợp với nhau và giao phối không thể thành công.
(2) Hai loài rắn sọc không độc thuộc chi Thamnophis sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng một
loài sống chủ yếu dưới nước trong khi loài kia lại sống chủ yếu trên cạn.

LOVEBOOK.VN | 281
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(3) Ở Bắc Mỹ, vùng phân bố địa lý của loài chồn hôi đốm phương đông và loài chồn hôi đốm phương
tây chồng lên nhau nhưng loài chồn hôi đốm phương đông giao phối vào cuối mùa đông trong khi đó loài
chồn hôi đốm phương tây lai giao phối vào cuối mùa hè.
Ví dụ tương ứng với hình thức cách ly mùa vụ, cách ly cơ học và cách ly nơi ở lần lượt là:
A. 1, 2, 3. B. 2, 1, 3. C. 3, 1, 2. D. 3, 2, 1.
Câu 48. Xét các phát biểu sau đây:
(1) Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một
loại axit amin.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch khuôn được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 5’3’.
(3) Trong quá trình phiên mã hai mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
(4) Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ của mARN đến đầu
5’ của mARN.
(5) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định
tổng hợp.
Trong 5 phát biểu nói trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 49. Cho các dạng sinh vật sau:
1. Những con ếch sống trong các ao, hồ.
2. Một đám ruộng lúa.
3. Một ao cá nước ngọt.
4. Những loài sinh vật cùng sống trong một vườn bách thú.
5. Những loài sinh vật cùng sống trên một cây đại thụ.
6. Các loài sinh vật sống trong sa mạc.
7. Những cây phong lan được chăm sóc trong một vườn phong lan rộng lớn ở Đà Lạt.
8. Các loài sinh vật sống trong một cái ao và trên bờ ao.
9. Các loài sinh vật trong con sông Hồng.
Những dạng sinh vật nào là quần xã?
A. 1, 2, 4, 9. B. 2, 3, 6, 7. C. 1, 4, 5, 6. D. 2, 3, 5, 8.
Câu 50. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào là đúng?
A. Hồ có ít chất hữu cơ thường dẫn đến thiếu hụt oxy.
B. Cường độ quang hợp thấp ở hồ do có nhiều chất hữu cơ.
C. Hồ có rất nhiều chất hữu cơ thường dẫn đến chết nhiều loài.
D. Trầm tích ở hồ ít chất hữu cơ, chứa nhiều chất hữu cơ đã được phân giải.

282 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1C 2A 3B 4C 5A 6B 7C 8D 9B 10D
11A 12D 13B 14C 15D 16B 17C 18B 19B 20B
21C 22D 23C 24B 25C 26D 27B 28C 29D 30B
31A 32C 33D 34B 35B 36B 37D 38B 39A 40D
41C 42A 43C 44C 45A 46A 47C 48A 49D 50C

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án C
4080
N= .2  2400 Nu.
3, 4
Ta có: A1 = T2 = 260; A2 = T1 = 220.
A = T = A1 +A2 = 260+220 = 480.
G = X = 1200 – A = 720.
64
Số gen con thu được sau nhân đôi:  32 = 25.
2
Số nucleotit từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen:
A = T = (25-1).480 = 14880 Nu.
G =X = (25-1).720 = 22320 Nu.
Câu 2: Đáp án A
Một chủng vi khuẩn E.coli bị đột biến không thể phân giải được đường latose mà chỉ có thể phân giải được
các loại đường khác.
Vậy có thể đột biến xảy ra ở vùng mã hóa của các gen cấu trúc của Operon Lac. Đột biến này làm các gen cấu
trúc khi phiên mã tạo ra các phân tử mARN mới được dịch mã tạo ra các enzim khác enzim lactaza. Các
enzim này không có chức năng phân giải đường lactozo mà chỉ có thể phân giải các loại đường khác.
- Hoặc đột biến cũng có thể xảy ra ở vùng khởi động của Operon Lac làm ảnh hưởng đến sự phiên mã của
các gen trong Operon Lac, khiến các gen này không thể phiên mã tạo ra các phân tử mARN phù hợp được
dịch mã tạo ra enzim phân giải đường lactozo.
Câu 3: Đáp án B
1 sai vì intron là những cấu trúc có mang thông tin di truyền nhưng là những thông tin không có ích. Độ
dài của các intron và exon cũng rất biến động, nhưng các intron thường dài hơn và chiếm phần lớn trình tự
của gen.
2 sai vì gen điều hòa R không nằm trong Operon. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế dù môi trường
có lactozo hay không.
3 đúng. Acridin khi chèn vào mạch mới đang được tổng hợp sẽ gây ra đột biến mất 1 cặp nucleotit. Nếu
Acridin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ gây ra đột biến thêm 1 cặp nucleotit.
4 sai vì đột biến xoma chỉ có thể nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng chứ không được di truyền qua sinh
sản hữu tính. Đột biến tiền phôi có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
5 sai vì trong tái bản ADN có mạch đang được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’ là mạch liên tục.
6 sai vì 5BU gây ra đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
7 sai vì phần nhiều đột biến điểm thường vô hại(trung tính).
8 đúng. Người ta có thể làm điều này bằng cách sử dụng các tác nhân đột biến tác động lên vật liệu di
truyền làm xuất hiện đột biến với tần số cao hơn rất nhiều lần.
Câu 4: Đáp án C
Quy ước: B-C- : lông đen.
B-cc: lông trắng
bbC- lông nâu.
bbcc: lông trắng
 Các alen C và B/b là ví dụ về đồng trội là sai.
LOVEBOOK.VN | 283
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
P: BbCc × bbCc
Màu lông ứng với chuột bố và mẹ là lông đen và nâu. 1 đúng.
F1: (1Bb : 1bb)(1CC : 2 Cc: 1 cc).
TLKH: 3 lông đen : 2 lông trắng : 3 lông nâu.
 Tỉ lệ phân li kiểu hình đen : nâu ở đời con là 1 : 1.
3
Số chuột ở đời con có lông đen chiếm tỉ lệ là . 3 sai.
8
Số chuột ở đời con có lông nâu là 3/8. 4 sai.
Số chuột ở đời con có lông trắng chiếm 1/4. 5 đúng.
Câu 5: Đáp án A
Fb xuất hiện 4 kiểu hình trong đó hai kiểu hình giống bố mẹ có tỉ lệ bằng nhau và chiếm tỉ lệ là 45%.
Hai kiểu hình còn lại chiếm tỉ lệ: 100% - 2.45% = 10%. Vậy 1 sai.
Ta có: TLKH: 9: 9: 1 : 1. Như vậy đã có hoán vị gen xảy ra.
AB
Giả sử: ba cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, f = 10%. Giả sử F1: Dd
ab
AB ab
F1: Dd × dd (1)
ab ab
AB ab
Xét 
ab ab
Gp: AB = ab = 45%; Ab = aB = 5%; ab = 1.
AB ab Ab aB
F2: 45% : 45% :5% :5%
ab ab ab ab
AB ab Ab aB 1 1
(1)  (45% : 45% :5% :5% )( Dd : dd)
ab ab ab ab 2 2
 Như vậy không thể nào tạo ra 4 kiểu hình ở thế hệ F2 được. Vậy trường hợp này loại. 2 sai.
Vậy loại B,C,D.
Câu 6: Đáp án B
Quy ước: A-B- : hoa đỏ; A-bb ; aaB- : hoa vàng; aabb: hoa trắng.
Ta có:
1  0,52 1  0,52 9
0,1AaBb tự thụ qua 2 thế hệ  aabb = 0,1  
2 2 640
1  0,52
0,2Aabb tự thụ qua 2 thế hệ  aabb = 0,2. .1  0,075
2
1  0,52 9
0,15aaBb tự thụ qua 2 thế hệ  aabb = 0,15.1. =
2 160
0,15 aabb tự thụ qua 2 thế hệ  aabb = 0,15.
9 9 189
aabb =   0,075  0,15 
640 160 640
2
 189   189 
Xác suất trong 3 cây lấy được 2 cây màu trắng: C32     1    18,4%.
 640   640 
Câu 7: Đáp án C
Gọi A : mắt đỏ >> a mắt trắng ; B thân xám >> b thân trắng.
P : Xab Y x XAB XAB
F1: XABY x XABXab
F2 : 50% con cái thân xám mắt đỏ XAB X-- : 20% con đực thân xám mắt đỏ XABY : 20% con đực thân đen
mắt trắng XabY: 5% con đực thân xám mắt trắng XaBY: 5% con đực thân đen mắt đỏ XAbY.

284 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Thân xám mắt trắng và thân đen mắt đỏ là những kiểu hình hoán vị.
Giao tử hoán vị là XaB và XAb  XaB= XAb = 5% x 2 = 10%.
Tần số hoán vị là: f = 10%.2= 20%
Câu 8: Đáp án D
3.4.2(3.4.2  1)
Trên NST thường:  300 kiểu gen.
2
3(3  1)
Trên NST giới tính: XX:  6 kiểu gen.
2
XY: 32 = 9 kiểu gen.
Tổng số kiểu gen tối đa: (6+9).300 = 4500 kiểu gen.
Câu 9: Đáp án B
Giả sử (A,a); (B,b) là hai cặp gen quy định hai tính trạng đang xét.
P: Cây dị hợp hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn.
F1: thu được 4 kiểu hình, kiểu hình lặn về 2 tính trạng có tỉ lệ 4%.
ab
Ta có:  0,04  ab = 0,2 < 0,25 nên ab là giao tử hoán vị.
ab
Ab
 P có kiểu gen , tần số hoán vị gen f = 20%.2 = 40%.
aB
Câu 10: Đáp án D
1 là ví dụ về hình thức chọn lọc vận động. Sự tiêu giảm cánh của sâu bọ trên các hải đảo có gió mạnh là
kết quả của chọn lọc. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể có cánh dài, giữ lại những cá thể có cánh
ngắn hoặc không bay được. Do đó, trên đảo Kecghelen trong số 550 loài cánh cứng thì có tới 200 loài không
bay được trong khi các loài thân thuộc trong đất liền đều bay được.
2 là ví dụ về hình thức chọn lọc ổn định. Trên đảo Galaparos những con chim sẻ có sải cánh dài hay ngắn
quá đều bị gió bão quật chết. Chọn lọc bảo tồn những cá thể chim mang tính trạng cánh trung bình.
3 không phải ví dụ về hình thức chọn lọc ổn định. Với cấu trúc di truyền của quần thể không cho thấy sự
đào thải các tính trạng chệch xa trung bình cũng như kiên định, bảo tồn những cá thể mang tính trung bình.
4 là ví dụ về hình thức chọn lọc phân hóa.
Câu 11: Đáp án A
Câu 12: Đáp án D
1 sai vì ở sinh vật nhân thực, các gen chỉ có khả năng tổng hợp 1 loại chuỗi polypeptit. mARN ở sinh vật
nhân thực có dạng monocistron chỉ mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polypeptit.
2 sai vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian.
3 đúng.
4 sai vì quá trình phiên mã chỉ diễn ra trong nhân ở tế bào nhân thực.
5 đúng. Vì sinh vật nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh nên quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời
trong tế bào chất.
6 sai vì quá trình này phải là cắt intron và nối các exon lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành.
7 đúng.
8 đúng. Nhưng enzim ADN polymeraza chỉ bắt đầu tổng hợp chuỗi polynucleotit khi có mồi mà thôi.
9 sai.
Câu 13: Đáp án B
Căn cứ vào P và F1→ mắt đỏ, cánh nguyên là các tính trạng trội ; mắt trắng , cánh xẻ là các tính trạng lặn.
Kiểu gen của P: XABXAB x XabY
Sơ đồ lai P: XABXAB x XabY
F1 : 1 X X
AB ab 1 X Y.
AB

F2 : (Hoán vị gen chỉ xảy ra ở cái vì chứa 2 cặp gen dị hợp)


Đực
XAB Y
Cái
XAB XAB XAB mắt đỏ cánh nguyên XABY Mắt đỏ cánh nguyên
LOVEBOOK.VN | 285
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Xab XABXab mắt đỏ cánh nguyên XabY mắt trắng cánh xẻ = 62
XAb XABXAb mắt đỏ cánh nguyên XAbY mắt đỏ cánh xẻ = 18
XaB XABXaB mắt đỏ cánh nguyên XaBY mắt trắng cánh nguyên = 18

Theo bảng trên ta có: XABXAb =XABXaB = XAbY = XaBY =18.


-Nhận thấy: XABXAB +XABXab +XABY = 282- 36 = 246.
XABY = 82.
- Theo lí thuyết XABY =XabY = 82 cá thể.
- Thực tế có một số hợp tử XabY bị chết do đó còn lại 62,
- Số hợp tử bị chết là 82 - 62 = 20.
Câu 14: Đáp án C
Câu 15: Đáp án D
A: bình thường >> a: bị bệnh.
Người vợ có anh trai bị bệnh nên bố mẹ người vợ đều mang kiểu gen là Aa.
1 2
Aa×Aa nên người vợ có thành phần kiểu gen: AA : Aa
3 3
Người chồng có em gái bị bệnh nên bố mẹ đều có kiểu gen Aa.
1 2
 Người chồng có thành phần kiểu gen: AA : Aa
3 3
2
Để sinh ra 1 đứa con bị bệnh thì cả người vợ và chồng phải mang kiểu gen Aa
3
2 2 1 1
Xác suất người con bị bệnh bạch tạng:   
3 3 4 9
2 1 3
Xác suất để sinh 3 đứa con trong đó có 2 trai và 1 gái là: C3  
3
2 8
2
3 2 2 1 3 9
Xác suất để một trong số 3 đứa con bị bệnh: C13       
8 3 3 4  4  128
Câu 16: Đáp án B
Ta có:
P: AABB x aabb
F1: AaBb
F1 : AaBb x aaBB
Quy ước: A-B-; A-bb; aabb : hoa trắng; aaB-: hoa đỏ.
F1 x F1: AaBb x AaBb
F2: 9A-B- : 3A-bb: 1aabb : 3aaB-
TLKH: 13 trắng : 3 đỏ
Lấy những cây hoa trắng ở F2 giao phấn với nhau. Do vậy ta phải tìm tỉ lệ giao tử được tạo ra từ các cây hoa trắng
để thuận lợi giải toán.
4 4 3 2
Tỉ lệ giao tử: AB : Ab : ab : aB
13 13 13 13
2 2 2
 4   4   3  41
Hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ: AABB + AAbb+ aabb =       
 13   13   13  169
Muốn tính tổng số hoa trắng ở F3, chúng ta sẽ tính tỉ lệ hoa đỏ sau đó trừ ra, rút ngắn thời gian giải.
2
 2  2 3 16
Tỉ lệ hoa đỏ ở F3: aaBB +aaBb =    2. . 
 13  13 13 169

286 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

16 153
Tỉ lệ hoa trắng ở F3: 1- 
169 169
41
Vậy tỉ lệ cây hoa trắng thuần chủng trong tổng số cây hoa trắng ở F3 là: 169  41 = 26,8%.
153 153
169
Câu 17: Đáp án C
P: Lai con cái lông đen với đực lông trắng
F1: 100% con lông đen.
F1×F1 thu được F2: 9 lông đen : 6 lông vàng : 1 lông trắng.
 Tính trạng màu lông do hai cặp gen không alen tương tác bổ sung với nhua quy định.
Kiểu hình màu sắc lông phân bố không đồng đều ở hai giới nên một cặp liên kết giới tính X.
F1 dị hợp hai cặp đều lông đen  F1× F1: AaXBXb × AaXBY
Cho các con lông đen ở F2 giao phối với nhau.
Các con lông đen ở F2 có kiểu gen: (1AAXBXB∶ 1 AAXBXb∶ 2AaXBXB∶ 2AaXBXb) x (1AAXBY∶ 2AaXBY)
Suy ra tỉ lệ giao tử của từng cặp gen:
1 2 1 2 1 2 2 1 8 1
Ta có: ( AA : Aa)  ( AA : Aa)  ( ( a : A)  ( A : a)  A  : aa
3 3 3 3 3 3 3 3 9 9
1 1 3 1 1 1 7 1
( XB XB : X B X b )X B Y  ( XB : X b )( X B : Y)  X B  : X b Y
2 2 4 4 2 2 8 8
8 1 1 7
Tỉ lệ lông vàng thu được ở F3 (A-bb; aaB-) là:     20,83%
9 8 9 8
Câu 18: Đáp án B
Cấu trúc di truyền ban đầu của quần thể: P: 0,3 RR : 0,4 Rr : 0,3 rr. Quần thể ban đầu không đạt trạng thái
cân bằng di truyền.
Tần số alen: R = 0,5; r = 0,5.
Sau 2 năm dùng thuốc trừ sau: P: 0,5RR : 0,4 Rr: 0,1rr. Quần thể không đạt trạng thái cân bằng.
Tần số alen: R = 0,7; r = 0,3.
Vậy quần thể sâu tơ thay đổi theo hướng tăng dần tần số alen kháng thuốc và giảm dần tần số alen mẫn
cảm.
Câu 19: Đáp án B
(1) AAaa x AAaa  (1AA : 4Aa : 1aa)(1AA : 4Aa : 1aa). Loại.
(2) Aaaa x AAAa  (1 Aa : 1aa)(1AA : 1Aa)  1AAAa : 2AAaa : 1Aaaa.
(3) aaBb x AABb  Aa(1BB : 2Bb : 1bb)  1AABB : 2AaBb : 1 Aabb.
(4) AAAABBBb x aaaaBBBb  AAaa(1 BB : 1Bb)( 1BB : 1Bb)  AAaa(1BBBB : 2BBBb : 1BBbb)
(5) AAaa x Aaaa  (1 AA : 4Aa : 1 aa)(1Aa : 1aa)  1AAAa : 5AAaa : 5Aaaa : 1aaaa.
(6) AaaaBbbb x AaaaBbbb  (1Aa: 1aa)(1Bb : 1bb)(1Aa:1aa)(1Bb:1bb)
 (1AAaa : 2Aaaa: 1aaaa)(1BBbb : 2Bbbb : 1bbbb). Loại.
Câu 20: Đáp án B
Cơ chế hình thành chuối nhà 3n:
Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n. Hợp tử 3n phát triển
thành thể tam bội.
Cơ thể 3n nguyên phân bất thường tạo ra 2n. Trường hợp này rất ít khi xảy ra.
Câu 21: Đáp án C
A đúng vì nếu xảy ra đột biến gen ở các tế bào sinh dưỡng làm cho các gen tiền ung thư này hoạt động mạnh
hơn bình thường sản sinh ra quá nhiều sản phẩm, tạo nên nhiều khối u gây ra bệnh ung thư. Hoặc bệnh ung
thư máu do mất đoạn NST 21 gây ra.
C sai vì những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng không di truyền qua sinh sản hữu tính.
Câu 22: Đáp án D
LOVEBOOK.VN | 287
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

BD BD
P: 
bd bd
1f
Ta có: bd = vì bd là giao tử liên kết.
2

 
2
bd 1  f (1  f)2
 ; B-D- = 0,5+
bd 4 4
Câu 23: Đáp án C
P: Aa
P tự thụ phấn. Aa×Aa
1 2 1 1 2
 AA : Aa : aa . Chọn lọc loại bỏ aa ta được tỉ lệ mới: F1: AA : Aa
4 4 4 3 3
1 1
F1 tự thụ phấn: AA  AA  AA
3 3
2 2 1 2 1  2 4
Aa  Aa   AA : Aa : aa   AA : Aa
3 3 4 4 4  9 9
5 5
F2 tự thụ phấn: AA  AA  AA
9 9
4 41 2 1  41 2  4 8
Aa  Aa   AA : Aa : aa    AA : Aa   AA : Aa
9 94 4 4  93 3  27 27
19 8
Vậy F3: AA : Aa
27 27
Câu 24: Đáp án B
Câu này tuy dài nhưng lại rất dễ. Người ta gây ra đột biến mất đoạn nút để làm mất dần các gen. Do vậy,
chúng ta sẽ dựa vào chiều dài còn lại sau khi mất để xác định trật tự các gen.
Lần đột biến thứ 3 người ta thấy NST có chiều dài 306nm. Do vậy, gen A đứng cuối so với đầu mút NST.
Lần đột biến thứ 2, NST duỗi thẳng dài 561 nm = 306+255. Tiếp theo gen A là D.
Lần đột biến thứ 1, NST duỗi thẳng dài 1071nm = 561 + 510. Tiếp theo gen AD là C.
Vậy trật tử của các gen là: BCDA.
Câu 25: Đáp án C
1 đúng vì loài nào phân bố càng rộng thì loài đó càng có nhiều cơ hội phân bố thành những quần thể thích
nghi địa lí và do đó tốc độ tiến hóa xảy ra càng nhanh giúp đẩy nhanh sự tích lũy những sai khác, đột biến
của các quần thể, dần dẫn đến cách li sinh sản từ đó hình thành loài mới.
2 đúng.
3 sai vì tuy trong cùng một nhóm đối tượng nhưng do sống trong những điều kiện khác nhau nên chọn lọc
tự nhiên có thể tích lũy biến dị theo nhiều hướng khác nhau.
4 đúng. Môi trường biến đổi càng mạnh làm áp lực chọn lọc tự nhiên càng gia tăng, từ đó giúp việc tích lũy
những biến dị, kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường nhanh hơn. Nhanh chóng làm phân
hóa về vốn gen của quần thể với quần thể gốc. Lâu dần dẫn đến cách li sinh sản, giúp hình thành loài mới.
Câu 26: Đáp án D
D sai vì kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của một giống trong mức phản ứng do kiểu gen quy
định.
Câu 27: Đáp án B
- Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định nên có thể gặp ở nữ giới.
- Tật có túm lông ở vành tai do gen lặn nằm trên NST Y quy định nên chỉ gặp ở nam giới.
- Bệnh ung thư máu do mất đoạn NST 21 gây ra nên có thể xảy ra ở nữ giới.
- Hội chứng Đao do có 3 NST số 21 nên có thể xảy ra ở nữ.
- Hội chứng Claiphento chỉ gặp ở nam.

288 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Bệnh mù màu do gen lặn trên NST X quy định nên có thể xảy ra ở nữ giới.
Câu 28: Đáp án C
Sau khi xử lí conxixin kết quả có thể thu được gồm: Aa, AAaa
TH1: AAaa xAAaa → KH: 35:1
TH2: AAaa xAa→ KH: 11:1
TH2: Aa xAa→ KH: 3:1
Câu 29: Đáp án D
1,4 đúng.
2 sai vì loài thực vật đầu tiên xuất hiện ở kỉ Ocđovic.
3 sai vì cây hạt trần phát sinh ở kỉ Cacbon.
Câu 30: Đáp án B
Quy ước gen:
A : bình thường; a: bệnh P.
HH : hói đầu; Hh: hói ở nam và không hói ở nữ; hh: không hói.
Xét bệnh P:
Bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.
Người I.1 × người I.2 sinh ra người nữ II.5 bị bệnh  Phép lai: Aa × Aa  Người nữ II.6 có tỉ lệ kiểu gen
1 2 1 2
là AA : Aa cho tỉ lệ giao tử a : A
3 3 3 3
1 2
Tương tự ta có III.11 cũng có tỉ lệ giao tử a: A
3 3

Vì người mẹ I.3 có kiểu gen aa nên con II.7 có kiểu gen Aa.
1 2 1 1 2 3 2 2 3
II.6 × II.7  ( a: A)( A : a )  AA : Aa : aa  III.10 có tỉ lệ kiểu gen là AA : Aa
3 3 2 2 6 6 6 5 5
7 3
III.10 cho tỉ lệ giao tử là A: a.
10 10
7 3 1 2
III.10×III.11  ( A : a )( a : A)
10 10 3 3
3 1 27
Xác suất để người con sinh ra không bị bệnh P là : 1-  aa =
10 3 30
13 30 13
Xác suất để sinh người con có kiểu gen dị hợp trong tổng số con không bị bệnh là:  
30 27 27
- Xét bệnh hói đầu.
II.8 × II.9 sinh ra con trai III. 12 không bị hói(hh) nên II.8 và II.9 đều có kiểu gen Hh.
2 1
II.8 × II.9  Hh × Hh  người con gái III.11 không bị hói có kiểu gen: Hh : hh
3 3
1 2
 tỉ lệ giao tử là ( H : h )
3 3
I.3 ×I.4  HH ×hh  II.7 có kiểu gen Hh(con gái).
Tương tự ta có II.6 có kiểu gen Hh.
1 2
II.6 × II.7  III.10 có tỉ lệ giao tử h : H
3 3

LOVEBOOK.VN | 289
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

1 2 1 2
III.10 ×III.11 ( H: h ) ( h: H )
3 3 3 3
1 1 2 2 5
Xác suất người con có kiểu gen dị hợp:    
3 3 3 3 9
2 7
Xác suất người con không bị hói: 1-hh = 1- =
9 9
5
Xác suất người con gái mang kiểu gen dị hợp trong tổng số người không bị hói:
7
5 13
Vậy xác suất người con không bị cả hai bệnh thỏa yêu cầu đề: × = 34,39%.
7 27
Câu 31: Đáp án A
3 sai vì dù là đột biến lặn vẫn di truyền cho thế hệ sau, tồn tại ở trạng thái dị hợp với tần số thấp.
4 sai vì đột biến xảy ra ở hợp tử vẫn tham gia vào sự truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 32: Đáp án C
Các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy, trên nền đáy bùn sét của đại dương, chúng có
thể cô đọng lại và hình thành các chất trùng hợp như protein và axit nucleic.
Nhiều thực nghiệm đã chứng minh sự trùng hợp ngẫu nhiên của các đơn phân, các axit amin thành các đại phân
tử protein trên nền bùn sét nóng.
Câu 33: Đáp án D
Câu 34: Đáp án B
A: hoa tím >> a: hoa trắng
B: cánh hoa dài >> b: cánh hoa ngắn
P: AAaBBb×AaaBBb
Xét từng gen:
35 1
AAa×AAa   1 a : 2 A : 2 Aa : 1 AA    1 a : 2 A : 2 Aa : 1 AA   A   : aa
6 6 6 6  6 6 6 6  36 36
35 1
BBb×BBb  B   : bb
36 36
35 1 35
Tỉ lệ hoa tím, cánh hoa ngắn chiếm tỉ lệ là  
36 36 1296
Câu 35: Đáp án B
A: hoa đỏ >> a: hoa trắng.
B: thân cao >> b: thân thấp
D: quả tròn >> d: quả dài.
Gen quy định chiều cao thân và gen quy định hình dạng quả di truyền liên kết.
P: AaBbDd×AaBbDd.
0,1575
Kiểu hình hoa đỏ, thân thấp, quả tròn(A-bbD-) = 0,1575  bbD- =  0,21
0,75
B-D- = bbdd+0,5 = 0,5+0,25-0,21 = 0,54.
Tỷ lệ cơ thể hoa đỏ, thân cao, quả tròn ở đời con là: 0,75.0,54 = 40,5%
Câu 36: Đáp án B
- Các gen quy định các yếu tố sinh trưởng(các protein tham gia điều hòa quá trình phân bào) được gọi là
gen tiền ung thư.

290 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Hoạt động của các gen này bình thường chịu sự điều khiển của cơ thể để chỉ tạo ra một lượng sản phẩm
vừa đủ đáp ứng lại nhu cầu phân chia tế bào 1 cách bình thường.
- Khi bị đột biến gen trở nên hoạt động mạnh hơn, tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn
đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Đột biến làm gen tiền ung thư thành gen
ung thư là đột biến trội. Những gen ung thư loại này thường không di truyền vì xuất hiện ở tế bào sinh
dưỡng.
Câu 37: Đáp án D
Những phát biểu đúng là 3,7,11.
Ý 1 sai vì ở tế bào sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã không thể đồng hành với quá trình phiên mã là
do mARN sơ khai cần loại bỏ các intron tạo ARN trưởng thành và đi ra ngoài tế bào chất.
Ý 2 sai vì nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện chỉ trong cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã.
Ý 3 đúng vì vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ là phân tử ADN trần, không liên kết với protein, mạch
xoắn kép có dạng vòng, chưa có cấu trúc NST điển hình như ở tế bào nhân thực.
Ý 4 sai vì kết thúc quá trình dịch mã, mARN thường được các enzim phân hủy. Tiểu đơn vị Ribosome và
tARN được sử dụng lại.
Ý 5 sai vì riboxom gồm hai tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất. Chỉ khi tổng hợp protein, chúng
mới liên kết với nhau thành riboxom hoàn chỉnh chức năng.
Ý 6 sai vì mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit
amin, trừ AUG và UGG (Metionin và Triptophan).
Ý 7 đúng vì mARN ở tế bào nhân sơ thường là polycistron, nghĩa là nó chứa đồng thời thông tin mã hóa
của nhiều hơn một chuỗi polypeptit khác nhau. Đây cũng là điểm khác biệt giữa mARN của sinh vật nhân
sơ và sinh vật nhân thực do ở tế bào nhân thực, mARN có dạng monocistron chỉ mang thông tin mã hóa cho
một chuỗi polypeptit. Hay ta có thể nói ở sinh vật nhân sơ, mARN được dịch mã thường bao gồm đoạn mã
hóa của nhiều gen cấu trúc nên có thể dịch mã thành nhiều chuỗi polypeptit khác nhau.
Ý 8 sai vì một mARN được dịch mã thường bao gồm đoạn mã hóa của nhiều gen cấu trúc nên có thể chứa
nhiều mã mở đầu và nhiều mã kết thúc.
Ý 9 sai vì trong tế bào thường có nhiều loại tARN khác nhau.
Ý 10 sai vì đột biến gen chỉ tạo ra alen mới chứ không thay đổi vị trí của gen nên không tạo ra được locut
gen mới.
Ý 11 đúng.
Ý 12 sai vì mỗi gen ở nhân sơ chỉ mã hóa cho một phân tử mARN nên chỉ mã hóa cho một chuỗi polypeptit.
Câu 38: Đáp án B
(1) đúng vì sinh vật phân giải gồm chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống,
chúng phân giải xác chết, chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ.
(2) sai vì một số vi sinh vật có màu có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời thuộc nhóm sinh vật sản
xuất.
(3) đúng.
(4) đúng. Vì sinh vật sản xuất gồm chủ yếu là thực vật và vi sinh vật tự dưỡng.
(5) sai vì sinh vật sản xuất gồm chủ yếu là thực vật và một số vi sinh vật tự dưỡng.
(6),(7) đúng.
Câu 39: Đáp án A
Xét đặc điểm thuận tay trái:
a = 0,3, A = 0,7.
Quần thể cân bằng di truyền: P: 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa.
7 6
Những người thuận tay phải gồm thành phần kiểu gen: AA : Aa
13 13
Để cặp vợ chồng đều thuận tay phải sinh ra con thuận tay trái thì cả hai vợ chồng đều mang kiểu gen Aa.
6 6 1 9
Xác suất sinh con thuận tay trái:   
13 13 4 169
Xét đặc điểm Q:
LOVEBOOK.VN | 291
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
b
Ta có: XbXb = 0,04  X  0,04  0,2 ; XB = 0,8.
Cấu trúc di truyền ở nữ: 0,64XBXB : 0,32XBXb : 0,04 XbXb.
Cấu trúc di truyền ở nam: 0,2 XbY : 0,8XBY
2 1 5 B 1 b
Người vợ không có đặc điểm Q: XBXB : XBXb  X : X
3 3 6 6
Người chồng không có đặc điểm Q: XBY
5 1 5
Xác suất sinh người con gái không mang alen đặc điểm Q:  
6 2 12
9 5 15
Xác suất sinh người con gái thuận tay trái và không alen quy định đặc điểm Q:  
169 12 676
Câu 40: Đáp án D
1,2,3 đúng.
4 sai vì sự phân tầng thực vật sẽ kéo theo sự phân tầng động vật.
Câu 41: Đáp án C
Sau vài lần đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân, trong cơ thể các vi khuẩn dần dần quen với sự chọn lọc. Những
vi khuẩn có khả năng kháng thuốc sẽ được giữ lại và sinh sản, đóng góp gen quy định khả năng kháng thuốc
cho các thế hệ sau. Như vậy, trong cơ thể số lượng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc đã tăng lên sau vài lần
dùng kháng sinh. Vì vậy, việc dùng thuốc nhiều không còn hiệu quả nữa.
Câu 42: Đáp án A
F1 tự thụ phấn, F2 có 7 kiểu hình.
Cứ 1 alen trội ta được 1 kiểu hình. Vì F2 có 7 kiểu hình nên chắc chắn F1 có 6 gen.
F1: AaBbDd × AaBbDd
Kiểu hình cao 75cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất nên có kiểu gen AaBbDd có 3 gen trội.
75  60
Cứ một gen trội tăng  5 cm chiều cao.
3
Cây cao nhất có chiều cao: 60+5.6 = 90 cm. Vậy 1 sai.
Cây mang 2 alen trội có chiều cao: 60+2.5 = 70 cm. 2 đúng.
C36
Cây có chiều cao 75 cm chiếm tỉ lệ:  31,25%
26
F2 có 33 = 27 kiểu gen. 4 sai.
Câu 43: Đáp án C
Những nguyên nhân gây ra sự biến động số lượng:
1) Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh:
- Các nhân tố sinh thái vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thề quần thể của quần thể, còn được gọi là
nhân tố không phụ thuộc mật độ.
- Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt nhất.
- Nhiệt độ môi trường quá thấp sẽ gây chết nhiều động vật, nhất là động vật biến nhiệt như ếch, nhái.
Ví dụ: Rét đậm kéo dài ở miền Bắc vào tháng giêng, năm 2008, làm chết nhiều trâu bò và các động, thực
vật khác.
2) Do sự thay đổi các nhân tố hữu sinh:
- Các nhân tố hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể còn được gọi là nhân tố phụ thuộc mật
độ quần thể.
- Biến động số lượng phụ thuộc sự cạnh tranh giữa các cá thể, cạnh tranh làm thay đổi mức tử vong, sức
sinh sản, di cư và nhập cư.
Tất cả trường hợp biến động số lượng cá thể hầu hết theo chu kì nhiều năm, hoặc do nhiệt độ môi trường,
khí hậu làm thay đổi chứ không phụ thuộc vào mật độ.
Câu 44: Đáp án C

292 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
5 sai vì tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự hình thành loài mới.
Câu 45: Đáp án A
Dựa vào hình chúng ta dễ dàng thấy rằng có hai đột biến là mất đoạn và lặp đoạn. Đột biến này là do sự
trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
Câu 46: Đáp án A
- Nhận xét: với những câu dạng như này, ta nên dựa vào đáp án đôi khi lại tỏ ra hiệu quả hơn.
- Ví dụ: thấy (2) xuất hiện ở cả bốn phương án nên ta có thể không cần xét đến ý (2), (5) xuất hiện ở cả
3 phương án nên ta có thể xem xét (5) trước, nếu (5) sai chọn ngay được B.
- Bảng tổng quát về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
Hỗ trợ Cạnh tranh
Xảy ra khi điều kiện sống thuận lợi, các cá Xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể tăng
thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau để quá cao, nguồn sống của môi trường không
Điều
tăng cường khả năng kiếm ăn, sinh sản, đáp ứng đủ nhu cầu sống của các cá thể trong
kiện
chống lại kẻ thù và điều kiện bất lợi của quần thể, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh
môi trường… nhau về thức ăn, nơi ở, ánh sáng, con cái…
Cây liền rễ: cây sống quần tụ, các rễ nối
liền nhau  sử dụng nước và muối - Khi xảy ra cạnh tranh thì một số cây yếu sẽ
khoáng hiệu quả, giúp cây sinh trưởng và bị đào thải khỏi quần thể, để duy trì mật độ
Thực
chịu hạn tốt hơn… hợp lý.
vật
Cây mọc theo nhóm: cây sống theo nhóm - Ví dụ: hiện tượng tự tỉa thưa cành ở thực
biểu hiện hiệu quả nhóm, cây chịu được vật.
gió bão và hạn chế thoát hơi nước
Hiệu quả nhóm: động vật kiếm ăn theo
Tỉ lệ tử vong tăng, sinh sản giảm: khi mật độ
bầy đàn thì khả năng kiếm ăn chống lại kẻ
cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn
thù sẽ cao hơn khi riêng rẽ. Ví dụ: bồ
sống kém, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh
nông xếp thành hàng sẽ kiếm bắt được
nhau làm tăng mức độ tử vong.
nhiều cá hơn bồ nông kiếm ăn riêng rẽ.
Phân công hợp lý trong bầy đàn: sựu Kí sinh cùng loài: hiện tượng kí sinh của cá
phân công hợp lý công viêc trong các tổ đực (Edriolychnus schmidti) trên cá thể cái
Biểu chức sống theo kiểu mẫu hệ như: ong, để giảm sức ép về nguồn thức ăn hạn hẹp khi
hiện Động kiến, mối… sống vùng nước sâu.
vật Ăn thịt đồng loại: khi quá thiếu thức ăn một
số loài thường ăn trứng của chúng đẻ ra hoặc
cá thể lớn ăn cá thể bé: ví dụ cá mập con mới
nở sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
Đảm bảo cho quần thể:
- Đảm bảo cho mật độ, kích thước quần thể
- Thích nghi.
Ý duy trì ở mức độ hợp lý.
- Tồn tại ổn định.
nghĩa - Cạnh tranh là động lực của tiến hóa.
- Khai thác nguồn sống tối ưu…

Câu 47: Đáp án C


Cách li mùa vụ là 3.
Cách li cơ học là 1, cách li nơi ở là 2.
Câu 48: Đáp án A
1 sai vì tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
2 đúng. Vì enzim ARN polimeraza chỉ có thể tổng hợp theo chiều 3’-5’.
3 sai vì chỉ có mạch có chiều 3’-5’ mới được làm mạch khuôn.
4 sai vì trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5’ của mARN đến
đầu 3’ của mARN.
5 sai vì tính phổ biến của mã di truyền là tất cả các loài đều có chung bộ mã di truyền.

LOVEBOOK.VN | 293
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 49: Đáp án D
Câu 50: Đáp án C
-A sai vì chất hữu cơ oxy khuếch tán tốt và oxy được sử dụng bình thường bởi các sinh vật trong hồ.
-B sai vì hồ có nhiều chất hữu cơ thì vi khuẩn lam, tảo lam phát triển mạnh do đó quang hợp diễn ra
mạnh.
-C đúng vì hiện tượng phú dưỡng sẽ làm cho vi khuẩn lam, tảo lam phát triển mạnh do đó làm tăng sinh
vật ăn chúng, sinh vật phân hủy, … do đó giảm đến đáng kể lượng oxy trong hồ dẫn đến giết chết nhiều loài
có khả năng chịu đựng kém.
-D sai vì trầm tích lắng đọng chưa phân giải.

294 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

MỖI NGÀY ĐỀU LÀ MỘT NGÀY ĐẶC BIỆT


Bạn tôi mở ngăn tủ của vợ mình và lấy ra một gói nhỏ... Gói kỹ càng trong lớp giấy lụa. Anh bảo: "Đây không
phải là gói đồ bình thường, đây là một chiếc áo thật đẹp."
Anh vứt lớp giấy bọc và lấy ra chiếc áo rất mịn màng:
"Tôi mua chiếc áo này tặng cô ấy, lần đầu tiên chúng tôi sang New York, cách đây 9 năm rồi, nhưng cô ấy
chưa bao giờ mặc. Cô ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt. Vậy thì hôm nay, tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất
rồi."
Anh đến cạnh giường và đặt gói áo ấy cạnh những món đồ mà tí nữa sẽ được bỏ vào áo quan mà liệm... Vợ
anh vừa mới qua đời.
Quay sang tôi, anh bảo:
"Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi!"
Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này, và câu nói đó đã làm thay đổi cuộc đời tôi.
Hiện nay tôi đọc sách, tìm hiểu về ý nghĩa đích thực cuộc sống nhiều hơn trước và bớt dọn dẹp nhà cửa. Tôi
dành nhiều thời giờ cho những người xung quanh, cho những việc làm ý nghĩa, những việc làm thiện nguyện,
có ích cho cộng đồng nhiều hơn cho riêng bản thân mình. Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mình
cần phải nếm trải, và khi cho đi tôi cũng sẽ là được nhận lại...
Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa. Tôi không cần dành nước hoa hảo hạng cho những ngày
đại lễ, tôi xức nước hoa khi nào mình thấy cần tỏa hương.
Những cụm từ như "một ngày gần đây" và "hôm nào" đang bị loại khỏi vốn từ vựng của tôi. Điều gì đáng bỏ
công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ.
Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống
nữa. Một ngày mai mà tất cả chúng ta đều xem thường!
Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi người trong gia đình, mời bạn bè thân thích đến. Có thể cô sẽ điện cho
vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện bất hòa trước đây. Tôi đoán rằng cô ấy sẽ đi ăn các
món Tàu, vì cô rất thích ăn đồ Tàu.
Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy, nếu tôi biết rằng thời giờ tôi còn rất có
hạn. Tôi sẽ rất áy náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà cứ hẹn lần hồi. Áy náy vì
không nói thường xuyên hơn với những người thân của tôi rằng tôi yêu thương họ. Áy náy vì chưa viết
những lá thư mà mình dự định hôm nào sẽ viết.
Giờ đây, tôi không chần chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều gì có thể đem lại niềm vui, ý
nghĩa cuộc sống, và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi.
Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều đặc biệt cả.
Nếu bạn nhận được những dòng chữ này từ ai đó, có lẽ người ấy đang muốn những điều tốt đẹp đến với
bạn, và bạn cũng có quanh mình những người bạn quý yêu.
Nếu bạn quá bận đến độ không thể dành ra vài phút gửi đến món quà cho người mình yêu thương và tự
nhủ: "Mai mốt tôi sẽ gửi!", thì mai mốt đó có thể là một ngày thật xa hoặc là bạn không bao giờ gửi được.
Nếu bạn thấy cần thực hiện một điều gì đó quan trọng hơn hết thảy mọi thứ trên thế gian này, thì đừng tự
bảo mình "để lúc nào rảnh hoàn thành nốt việc này thì mình sẽ thực hiện việc đó", có thể bạn sẽ không bao
giờ còn có cơ hội để thực hiện điều có ý nghĩa hơn hết thảy mọi thứ trên thế gian này nữa....
LOVEBOOK.VN | 295
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

14
Câu 1. Cho một số phát biểu sau về các gen thuộc ôperon Lac ở E.coli
(1) Mỗi gen mã hóa cho 1 chuỗi pôlipeptit khác nhau.
(2) Mỗi gen đều có vùng điều hòa riêng nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
(3) Các gen có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.
(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra ở tế bào chất.
(5) Khi phiên mã, mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 2. Cho hình ảnh sau:

Một số nhận xét về hình ảnh trên được đưa ra như sau:
(1) Tạo ra một thế hệ với nhiều con vật có giới tính khác nhau.
(2) Các con sinh ra mang kiểu gen giống với con mẹ cho phôi.
(3) Trong thời gian ngắn tạo ra lượng lớn các con vật có mức phản ứng giống nhau.
(4) Chia 1 phôi thành nhiều phôi rồi mỗi phôi này được cấy vào 1 con vật cái.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 3. Nhận định nào sau đây là đúng ?
A. sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân
thuộc, bởi con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội phát triển thành
loài mới.
B. sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước nhỏ, bởi các loài này có chu kì
sống ngắn nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao hơn loài có chu kì sống dài.
C. sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về di truyền,
bởi cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hình thành loài mới.
D. sự hình thành loài mới xảy ra nhanh hơn ở các loài thực vật có kích thước lớn, bởi nhiều loài thực vật
như vậy đã được hình thành qua con đường đa bội hóa.
Câu 4. Ở một loài côn trùng, giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể XX (con cái) và XY (con đực). Khi
cho con đực cánh đen thuần chủng giao phối với con cái cánh đốm thuần chủng, thu được F1 toàn cánh đen.

296 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Cho F1 giao phối tự do với nhau, F2 thu được 1598 con cánh đen và 533 con cánh đốm. Biết rằng tất cả con
cánh đốm ở F2 đều là cái và mỗi tính trạng do một gen quy định.
Nếu ở F2 người ta lấy ngẫu nhiên con đực cánh đen giao phối với con cái cánh đen thì khả năng đời con
xuất hiện cánh đốm là:
A. 75%. B. 25%. C. 12,5%. D. 50%.
Câu 5. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không
xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai
AB AB
P: Dd  Dd , trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình lặn về ba tính trạng trên
ab ab
chiếm tỉ lệ 4,41%. Cho các dự đoán sau:
1. Ở F1, kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là 27,95%.
2. Ở F1, kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ lớn hơn 71%.
Ab
3. Ở F1, cá thể mang kiểu gen Dd trong số những cá thể mang kiểu gen A-B-D- chiếm tỉ lệ là 16,31%.
aB
4. Ở F1 có 30 kiểu gen.
5. Ở F1, tần số hoán vị gen là f = 8%.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Cho các bước:
(1) Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở F1,
F2 và F3.
(2) Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
(3) Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết.
(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
Trình tự các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen là:
A. (2)  (1)  (3)  (4). B. (1)  (3)  (2)  (4).
C. (2)  (1)  (4)  (3). D. (1)  (2)  (3)  (4).
Câu 7. Cho các chuỗi thức ăn sau:
(1) tảo đơn bào  động vật nổi  cá con  cá trắm đen.
(2) động vật nguyên sinh giáp xác thấp  sâu bọ ăn thịt  cá con  cá trắm đen.
(3) giun ăn mùn  tôm cá quả.
(4) mối  cóc  rắn hổ mang  đại bàng.
Chuỗi thức ăn nào không cùng loại với các chuỗi thức ăn còn lại?
A. (3). B. (4). C. (2). D. (1).
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
1. Các loài đều có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính.
2. NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên
đó.
3. Số lượng NST là đặc trưng cho từng loài, tuy nhiên số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh mức độ
tiến hóa của loài.
4. Ở vi khuẩn đã có cấu trúc NST gần tương tự như ở tế bào nhân thực.
5. NST có hình dạng, kích thước tương đối giống nhau ở các loài.
6. Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST.
7. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là chức năng của NST.
8. Trên NST giới tính, chỉ có các gen quy định giới tính.
Những phát biểu đúng là:
A. 2, 3, 6, 7. B. 1, 2, 4, 5. C. 2, 4, 6, 8. D. 3, 5, 6, 7.
Câu 9. Cho các phát biểu sau về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?

LOVEBOOK.VN | 297
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
1. Trong tự nhiên tần số đột biến gen rất thấp và hầu hết đều có hại khi biểu hiện thành kiểu hình.
2. Không phải loài sinh vật nào cũng xảy ra đột biến gen, đột biến gen chỉ xảy ở một số loài nhất định.
3. Hầu hết đột biến gen là đột biến gen trội và xuất hiện vô hướng, riêng lẻ.
4. Đột biến gây phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng và cường độ của tác nhân gây đột biến.
5. Chất màu da cam (điôxin) là một ví dụ về tác nhân hóa học gây đột biến gen.
6. Đột biến xôma không thể được nhân lên qua sinh sản vô tính.
7. Đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể mang
gen đột biến.
8. Đột biến tiền phôi không thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
9. Acridin chèn vào mạch khuôn cũ gây ra đột biến mất một cặp nucleotit.
10. So với đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit, đột biến thay thế cặp nucleotit luôn gây hậu quả nghiêm
trọng hơn rất nhiều.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10. Một gen có chiều dài 2805 A và có tổng số 2074 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến điểm làm giảm 2 liên
0

kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến là:
A. A = T = 400, G = X = 424. B. A = T = 401, G = X = 424.
C. A = T = 424, G = X = 400. D. A = T = 403, G = X = 422.
Câu 11. Ở người, bệnh bạch tạng do alen a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen A quy định da bình
thường; bệnh mù màu do alen m nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định, alen M
quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu,
em gái bị bạch tạng; bên chồng có mẹ bạch tạng. Những người còn lại trong hai gia đình trên đều có kiểu
hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là trai và mắc cả hai bệnh trên là:
A. 2,08%. B. 2,15%. C. 8,3%. D. 41,7%.
Câu 12. Ở một quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ P của một loài ngẫu phối là 0,3AA: 0,6Aa: 0,1 aa = 1.
Nếu biết rằng sức sống của giao tử mang alen A gấp đôi giao tử mang alen a và sức sống của các hợp tử với
các kiểu gen tương ứng là: AA (100%), Aa (75%), aa (50%). Nếu alen A qui định thân cao là trội hoàn toàn
so với alen a qui định thân thấp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở F1 là:
A. 1/28. B. 1/25. C. 1/32. D. 1/36.
Câu 13. Cho các phát biểu sau về di truyền quần thể:
(1) Quá trình giao phối gần ở động vật hay tự thụ phấn ở thực vật thường làm tăng tần số alen lặn, làm
giảm tần số alen trội.
(2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
(3) Nếu ở trạng thái cân bằng di truyền, có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen trong
quần thể.
(4) Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống.
(5) Giao phối ngẫu nhiên giúp trung hòa tính có hại của đột biến.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 14. Ở cừu, xét 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường: A qui định có sừng; a qui định không sừng; kiểu
Aa qui định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ
đực: cái bằng 1: 1 và cừu có sừng chiếm tỉ lệ 70%. Theo lý thuyết, tỉ lệ cừu cái không sừng trong quần thể
này là bao nhiêu?
A. 34,5%. B. 24,5%. C. 9%. D. 25,5%.
Câu 15. Những thành tựu nào là thành tựu của công nghệ gen:
1.Tạo giống bông kháng sâu hại.
2. Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại.
3. Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt.
4. Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống.
5. Cừu Đoly.
6. Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa.

298 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
7. Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người.
A. 1,4,6,7 B. 1,3,4,6,7 C. 1,4,5,7 D. 1,2,4,5,7
Câu 16. Quá trình hình thành loài mới ở một loài thực vật được mô tả ở hình sau: (Trích đề thi thử THPT Đại
học khoa học Huế năm 2015)

Biết rằng 2 loài A và B có mùa sinh sản trùng nhau nhưng hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản khác
nhau.
Cho một số phát biểu sau về con đường hình thành loài này:
(1) Con đường hình thành loài này gặp phổ biến ở thực vật và ít gặp ở động vật.
(2) Điều kiện độ ẩm khác nhau đã tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của
hai quần thể A và quần thể B.
(3) Hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi sinh thái.
(4) Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên,
cách li địa lý và cách li cơ học.
(5) Con đường hình thành loài này diễn ra một cách nhanh chóng, không phải trải qua nhiều giai đoạn
chuyển tiếp.
Số phát biểu không đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thâp; alen
B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt dài. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể, di truyền liên kết hoàn toàn. Cho các phép lai sau đây:
Ab Ab AB aB Ab Ab
(1) × ; (2) × ; (3) × ;
aB ab Ab ab ab ab
aB ab Ab AB AB AB
(4) × ; (5) × ; (6) × .
ab aB aB ab ab ab
Số phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen 1:1:1:1 là:
A. 2. B. 1. C. 4 D. 3

LOVEBOOK.VN | 299
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 18. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội lặn
hoàn toàn là A > a > a1. Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Biết rằng
hạt phấn thừa 1 NST không có khả năng thụ tinh, còn noãn thừa 1 NST vẫn có khả năng thụ tinh bình
thường. Có bao nhiêu phép lai giữa các thể lệch bội của loài này sau đây có thể cho tỉ lệ cây hoa trắng chiếm
tỉ lệ 1/18?
(1)  aaa1 x Aaa1a1 (2)  Aaa1a1 x  aaa1 (3)  AAa1 x Aaa1
(4)  Aaa1 x Aaa1 (5)  AAa1a1 x Aaa1 (6)  Aaa1 x AAa1
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 19. Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là
0,1AA: 0,6Aa: 0,3aa; ở giới đực là 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các
nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thu được F1. Cho các dự đoán sau:
1. F1 có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 24%.
2. F1 có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.
3. F1 đạt trạng thái cân bằng di truyền.
4. F1 có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 18%.
5. F1 có tần số alen A = 0,55; a = 0,45.
Có bao nhiêu dự đoán đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại
nặng, alen a không có khả năng này nên hạt có kiểu gsen aa bị chết khi đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo
1000 hạt (gồm 100 hạt AA, 400 hạt Aa và 500 hạt aa) trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi nảy mầm
đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1; F1 nảy mầm và sinh trưởng,
sau đó ra hoa kết hạt tạo thế hệ F2. Lấy một hạt ở đời F2, xác suất để hạt này nảy mầm được trên đất có kim
loại nặng là:
A. 91%. B. 90%. C. 87,5%. D. 84%.
Câu 21. Cho các trường hợp sau:
1. Thể đồng hợp lặn.
2. Thể dị hợp.
3. Gen lặn trên vùng không tương đồng của NST X ở giới dị giao tử.
4. Gen lặn trên NST X ở giới đồng giao tử ở thể dị hợp.
5. Thể đơn bội.
6. Thể tam nhiễm.
7. Thể 1 nhiễm.
Số trường hợp gen lặn biểu hiện thành kiểu hình là:
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 22. Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen (a) quy định
thân thấp; gen (B) quy định cánh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa trắng. Mọi diễn
biến trong giảm phân và thụ tinh đều bình thường. Cho phép lai P: (thân cao, hoa đỏ) x (thân thấp,hoa
trắng) F1: 100% thân cao, hoa đỏ. Đem F1 tự thụ thu được F2 gồm 4 kiểu hình; trong đó cây thân thấp, hoa
đỏ kiểu gen đồng hợp chiếm 1,44%. Cho các nhận kết luận sau:
(1) Ở F1 alen A và B cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể.
(2) F2 gồm 16 kiểu tổ hợp giao tử không bằng nhau.
(3) F2 có kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm 64,44%.
(4) Khi lai F1 với cây thấp, đỏ có kiểu gen dị hợp, thì đời con (F2-1) xuất hiện cây cao, hoa trắng là 6%.
Số kết luận đúng:
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 23. Chọn phát biểu sai:
A. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể)
trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
B. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể)
phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
300 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
C. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà QT có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung
cấp nguồn sống của môi trường.
D. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn có đường cong tăng trưởng dạng chữ S.
Câu 24. Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng với hoa đỏ thu được F1 :100% đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 có tỉ lệ
9 đỏ: 3 hồng: 4 trắng. Nếu các cây hoa trắng ở thế hệ F2 tạp giao, tỉ lệ cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp
lặn dự đoán ở đời lai là:
A. 18,75%. B. 25%. C. 6,25% D. 50%.
Câu 25. Cho các phát biểu sau đây :
1- Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
2- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
3- Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh
vật.
4- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
5- Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong
quần thể.
6- Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại
alen trội.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
A. 3 B. 4 C. 6 D. 5
Câu 26. Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X; Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp
không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A. 90 B. 135 C. 15 D. 45
Câu 27. Cho các thông tin
(1) Gen bị đột biến dẫn đến protein không tổng hợp được
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein
(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức
năng của protein
(4) Gen bị đột biến dẫn đến protein được tổng hợp bị thay đổi chức năng
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là
A. (2);(3);(4) B. (1);(2);(4) C. (1);(3);(4) D. (1);(2);(3)
Câu 28. Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng, ruồi cái mắt nâu, cánh ngắn với ruồi đực mắt đỏ, cánh dài. F1
có kiểu hình 100% ruồi cái mắt đỏ, cánh dài; 100% ruồi đực mắt đỏ, cánh ngắn. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn; 3/8 mắt đỏ, cánh dài; 1/8 mắt nâu, cánh dài;
1/8 mắt nâu, cánh ngắn.
(Biết rằng gen A - mắt đỏ, gen a - mắt nâu; gen B - cánh dài, gen b - cánh ngắn).
Kiểu gen của ruồi F1 là :
A. XAB Xab x XAB Y. B. BbXA Xa x BbXAY.
C. AaXBXb x AaXbY. D. AaBb x AaBb
Câu 29. Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau
nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:
1. khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc.
2. sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do nhiều gen chi phối.
3. khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng
nhiều.
4. sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được.
Giải thích đúng là:
A. 1,2. B. 1,3. C. 1,4. D. 2,3.
Câu 30. Đặc điểm của những cá thể cây lúa chịu lạnh được tạo ra từ phương pháp nuôi cấy hạt phấn:
(1) Những cây lúa này có cùng kiểu gen.

LOVEBOOK.VN | 301
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(2) Những cây lúa đều thuần chủng.
(3) Những cây lúa có sức chịu lạnh ngang nhau nếu như cùng trong một giai đoạn sinh trưởng.
(4) Những cây lúa có cùng số lượng alen trội trong kiểu gen.
(5) Những cây lúa có sức chịu lạnh ngang nhau, kể cả khi chúng khác giai đoạn sinh trưởng.
Những nhận xét đúng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 31. Cho các phát biểu sau:
1. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ xảy ra do sự trao đổi đoạn không cân giữa hai cromatit khác nguồn
gốc trong cùng cặp NST tương đồng.
2. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến nên có thể ứng
dụng để chuyển gen từ người sang vi khuẩn.
3. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã đều diễn ra ở tế bào chất.
4. Cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi phân bào nên thường tác động vào pha S của chu kì tế bào.
5. Cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi phân bào gây nên đột biến tam bội.
6. Trong vùng điều hòa có vùng khởi động (promoter), nhờ trình tự này mà enzim ARN polymeraza có
thể nhận biết ra mạch nào là mạch mang mã gốc để tổng hợp mARN và quá trình phiên mã bắt đầu từ đâu.
7. Promoter có vị trí gần với điểm khởi đầu phiên mã và bản thân nó cũng phiên mã thành mARN.
8. Ở vi khuẩn, tốc độ gắn nucleotit vào ARN khoảng 40 nucleotit/giây ở 370C.
9. Trong một operon Lac, các gen cấu trúc có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.
10. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
Những phát biểu đúng là:
A. 1,4,5 B. 2,6,8,9 C. 3,4,7,9 D. 6,8,9
Câu 32. Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là:
A. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao.
B. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp.
C. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã thấp.
D. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao.
Câu 33. Xét sự di truyền tính trạng về gen quy định tay thuận ở người do 1 gen có 2 alen trên NST thường
quy định: A-tay phải và a-tay trái. Ở một quần thể người cân bằng di truyền có 64% người thuận tay phải.
Một người đàn ông thuận tay phải có bà nội thuận tay trái lấy một người phụ nữ thuận tay phải có anh trai
thuận tay phải và bố tay phải có kiểu gen đồng hợp. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh được đứa con thuận
tay phải mang 2 alen khác nhau trong kiểu gen là bao nhiêu? Những người khác trong phả hệ nếu không
nói đến là thuận tay phải.
79 72 65 85
A. B. C. D.
208 108 128 127
Câu 34. Ở một loài động vật, gen A quy định thân màu đen, alen a: thân màu trắng. Cấu trúc di truyền của
quần thể ở thế hệ P: 0,6AA+0,3Aa+0,1aa = 1. Không xét sự phát sinh đột biến. Các cá thể thân đen có thể
giao phối ngẫu nhiên với cả cá thể thân đen hoặc thân trắng khác nhưng các cá thể thân màu trắng không
giao phối với cá thể thân màu trắng. Cho các dự đoán sau:
1. Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là 0,15AA: 0,08Aa: 0,01aa.
2. Kiểu hình thân màu đen ở F1 chiếm tỉ lệ là 95,8%.
3. Tần số alen A và a ở F1 lần lượt là A= 0,86; a = 0,14.
4. Nếu các cá thể thân đen chỉ giao phối với cá thể thân đen, thân trắng chỉ giao phối với cá thể lông trắng
khác. Kiểu hình thân trắng ở F1 chiếm tỉ lệ là 12,5%.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 35. Cho các phát biểu sau:
1. Diễn thế là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật. từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn
trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định.
2. Diễn thế là một quá trình xảy ra không theo chiều hướng nào, không thể dự báo được.
3. Nguyên nhân nội tại gây ra diễn thế là do sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.
302 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
4. Những biến đổi của môi trường là động lực chính cho quá trình diễn thế.
5. Diễn thế thứ sinh diễn ra ở môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay bị hủy diệt
hoàn toàn.
6. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh tăng lên là một trong những xu hướng biến
đổi trong quá trình diễn thế.
7. Trong quá trình diễn thế, tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm và quan
hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 36. Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền liên kết với giới tính gen
trên nhiễm sắc thể X thể hiện ở điểm nào?
A. Di truyền qua tế bào chất không cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch, gen trên NST giới tính
cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch.
B. Di truyền qua tế bào chất không phân tính theo các tỉ lệ đặc thù như trường hợp gen trên NST giới tính
và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ.
C. Trong di truyền qua tế bào chất tính trạng biểu hiện chủ yếu ở cơ thể cái XX còn gen trên NST giới tính
biểu hiện chủ yếu ở cơ thể đực XY.
D. Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ còn gen trên NST giới tính vai trò
chủ yếu thuộc về cơ thể bố.
Câu 37. Cơ thể đực có kiểu gen AaBbXDY, cơ thể cái có kg AaBbXDXd. ở cơ thể đực trong giảm phân 1, một số
tế bào sinh tinh có cặp NST mang gen Aa không phân ly, các cặp khác vẫn phân ly bình thường, giảm phân
2 diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái trong giảm phân 1, một số tế bào sinh trứng có cặp NST mang gen Bb
không phân ly, các cặp khác vẫn phân ly bình thường, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Về mặt lý thuyết
thì số loại kiểu gen nhiều nhất có thể được tạo ra ở đời con?
A. 196. B. 64. C. 96. D. 132
Câu 38. Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1
tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết.
tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là:
A. 1: 2 :1 :2 :4 :2 :1 :1 :1 B. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 :1 :2 :1
C. 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1 D. 3 : 3 : 1 :1 : 3 : 3: 1: 1 : 1
Câu 39. Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính
trạng bị bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm
máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 12cM. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia
đình

Người vợ (4) đang mang thai, bác sỹ cho biết thai nhi có nhóm máu B. Xác suất để đứa con này bị bệnh
Pheninketo niệu là
A. 22%. B. 12%. C. 6%. D. 3%.
Câu 40. Cho các nhận xét sau:
1. Theo Lamac nguyên nhân chính của tiến hóa là sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiệp hoặc gián
tiếp lên sinh vật.
2. Theo Đacquyn nguyên nhân của sự tiến hóa là sự tích lũy các biến dị có lợi và đào thải những biến dị
có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
LOVEBOOK.VN | 303
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
3. Thành công của học thuyết Lamac là xác định được nguyên nhân và bản chất của sự biến dị.
4. Theo quan niệm của Đacquyn, tiến hóa là không có sự đào thải trong suốt quá trình lịch sử.
5. Cả 2 học thuyết đều chưa đưa ra được nguyên nhân phát sinh và cơ chế của di truyền và biến dị.
6. Ưu điểm của học thuyết Lamac là nhận định được vai trò của môi trường sống đối với sự tiến hóa của
các loài.
7. Trong cả hai học thuyết, kết quả của quá trình tiến hóa đều là hình thành nên loài mới và phải trải qua
nhiều dạng trung gian.
8. Một trong những thành công của học thuyết Đacquyn là đưa ra được khái niệm về biến dị, di truyền
và chọn lọc tự nhiên.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 41. Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng?
A. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng tới sự
phát triển của băng hà.
B. Mặt đất có thể bị nâng lên hoặc sụt xuống do đó nước biển rút ra xa hay tiến sâu vào bờ.
C. Các đại lục địa có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền.
D. Chuyển động của quá trình tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố
lại đại lục địa.
Câu 42. Đacquyn có nhận xét sau: “Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng cá thể lớn
hơn số cá thể sống tới độ tuổi sinh sản.” Theo quan điểm của Đacquyn, giải thích nào đúng cho nhận xét
trên?
A. Đột biến luôn diễn ra, mà cá thể là đối tượng của đột biến, việc sinh ra một lượng lớn cá thể, làm tăng
sự đa dạng của quần thể lên tối đa, sự đa dạng giảm dần cho đến lúc sinh sản.
B. Cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn xảy ra và làm giảm số lượng quần thể, do đó để bảo tồn số lượng cá thể
trong loài, các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng cá thể lớn hơn số cá thể sống tới độ tuổi
sinh sản.
D. Biến dị cá thể luôn có xu hướng xảy ra trong quá trình sinh sống của cá thể, do đó khi số lượng cá thể
càng nhiều, càng nhiều biến dị cá thể có thể xảy ra, loại trừ trường hợp những biến dị xấu xảy ra làm tử
vong, số còn lại có khả năng duy trì nòi giống cho loài.
Câu 43. Khi nói về hiện tượng tương tác gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tương tác gen chỉ xảy ra giữa các gen không alen với nhau.
B. Tương tác gen không làm xuất hiện các kiểu hình mới ở đời con so với bố mẹ.
C. Tương tác gen thực chất là do sản phẩm của các gen tương tác với nhau.
D. Tương tác gen là hiện tượng các gen trực tiếp tác động với nhau tạo ra kiểu hình mới.
Câu 44. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áo cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng , máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 45. Cho các phát biểu sau:
(1) Lượng nước rơi xuống bề mặt lục địa rất ít, trong đó 2/3 lại bốc hơi đi vào khí quyển.
(2) Nước mà sinh vật và con người sử dụng chỉ còn 35000km3/năm.
(3) Nước là tài nguyên vô tận, con người có thể tùy ý khai thác và sử dụng.
(4) Trên lục địa, nước phân bố đồng đều trong các vùng và các tháng trong năm.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về các bệnh di truyền ở người?
A. Bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen làm mất enzim phân hủy phêninalanin, làm cho chất này tích
tụ và gây đầu độc não, người ta có thể phát hiện sớm và không cho bệnh nhân ăn thức ăn có chứa
phêninalanin.
304 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
B. Bệnh di truyền ở người là những bệnh di truyền được từ đời này sang đời khác, vì vậy Đao và Tơc nơ
không phải là các bệnh di truyền.
C. Bệnh hồng cầu hình liềm là do đột biến gen dạng thay thế cặp T-A thành cặp A-T dẫn đến đột biến vô
nghĩa.
D. Bệnh bạch tạng do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định, nếu bố mẹ đều bị bệnh nhưng sinh
con bình thường có thể là do bố mẹ mang các alen đột biến lặn thuộc các lôcut khác nhau nên các gen trội
không alen tương tác bổ sung với nhau.
Câu 47. Khi đề cập đến plasmit, nội dung nào sau đây không đúng?
I. Nằm trong tế bào chất của vi khuẩn.
II. Dùng làm thể truyền (vectơ) trong phương pháp cấy gen.
III. Chứa từ 8000 – 200000 nuclêôtit.
IV. Nhân đôi độc lập với NST.
V. Có mạch thẳng gồm hai mạch xếp song song nhau.
A. I, III và V. B. III và V. C. II và V. D. V.
Câu 48. Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: p AA + 2pqAa + q aa=1.
2 2

Cho các nhận xét sau:


I. Tần số kiểu gen dị hợp càng cao hơn so với đồng hợp khi tần số các alen càng gần giá trị 0,5.
II. Tần số các alen càng gần 1 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với dị hợp bấy nhiêu.
III. Tần số kiểu gen dị hợp càng nhỏ hơn đồng hợp khi tần số các alen càng gần 0.
IV. Tần số của alen có thể là các giá trị : 0, 0.25, 0.5, 1.
Tổ hợp các nhận xét đúng:
A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. III, IV. D. I, II, III, IV.
Câu 49. Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E-coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người
trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển, cho phiên mã ngược thành ADN
rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Vì nếu không làm như vậy thì:
A. gen của người có kích thước lớn không đưa vào được tế bào vi khuẩn.
B. gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.
C. sản phẩm được tổng hợp từ của gen của người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.
D. gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
Câu 50. Một đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Patô (Patau) và chết ngay sau đó. Nguyên nhân dẫn đến trường
hợp này là do:
A. đứa trẻ bị đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể sau khi được sinh ra.
B. bố hoặc mẹ trong giảm phân đã bị đột biến dị bội (lệch bội).
C. hợp tử tạo ra trong những lần nguyên phân đầu tiên đã bị đột biến gen.
D. tế bào sinh dưỡng của trẻ thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính.

LOVEBOOK.VN | 305
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1B 2A 3A 4C 5B 6C 7D 8A 9B 10A
11A 12A 13A 14D 15B 16D 17D 18B 19B 20C
21D 22A 23A 24B 25D 26B 27B 28C 29D 30C
31D 32A 33A 34A 35C 36B 37A 38C 39B 40A
41D 42B 43C 44A 45B 46D 47B 48D 49C 50B

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án B
(1) đúng vì 3 gen cấu trúc mã hóa cho 3 chuỗi polipeptit khác nhau.
(2) sai vì 3 gen có chung 1 vùng điều hòa gồm vùng khởi động và vùng vận hành.
(3) đúng vì các gen cùng nằm trong 1 phân tử ADN vùng nhân nên có số lần nhân đôi bằng nhau, các gen
này cũng nằm trong 1 operon nên có số lần phiên mã bằng nhau.
(4) đúng vì sinh vật nhân sơ có nhân chưa hoàn chỉnh nên các quá trình này đều diễn ra trong tế bào chất.
(5) sai vì khi phiên mã mỗi gen sẽ tạo ra 1 phân tử mARN chung.
Câu 2: Đáp án A
Hình ảnh trên diễn tả quá trình cấy truyền phôi động vật.
(1) sai vì các cá thể được sinh ra cùng giới với nhau.
(2) sai vì phôi được tạo ra từ hợp tử, mang vật chất di truyền từ bố và mẹ nên rất khó giống mẹ cho phôi.
(3) đúng vì các cá thể này có kiểu gen giống nhau nên có mức phản ứng giống nhau.
(4) đúng. Dựa vào hình dễ dàng thấy được điều này.
Câu 3: Đáp án A
A đúng vì khi tạo ra được con lai song nhị bội. Con lai này rất ít có khả năng sinh sản hữu tính nên cách li
sinh sản đã diễn ra và loài mới được hình thành.
Câu 4: Đáp án C
P: con đực cánh đen thuần chủng giao phối với con cái cánh đốm thuần chủng
F1: 100% cánh đen.
 cánh đen trội hoàn toàn so với cánh đốm.
F1× F1
F2: 3 cánh đen : 1 cánh đốm (tất cả con cánh đốm đều là cái)
 Tính trạng màu sắc cánh do một cặp gen quy định di truyền liên kết giới tính (nằm trên vùng tương
đồng của NST X và Y)
A: cánh đen >> a: cánh đốm.
P: XAYA × XaXa
F1: XAXa : XaYA.
F1× F1: XAXa ×XaYA.
F2: 1XAXa : 1XAYA : 1 XaYA : 1XaXa.
Lấy ở F2 con đực cánh đen giao phối với con cái cánh đen.
1 A A 1 a A 1 1 1
Con đực: XY : X Y  X A : Y A : Xa
2 2 4 2 4
1 1
Con cái: XAXa  X A : X a
2 2
1 1 1
Khả năng đời con xuất hiện cánh đốm:   = 12,5%.
4 2 8
Câu 5: Đáp án B
AB AB
P: Dd  Dd
ab ab
306 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

0,0441
Ta có: aabbdd = 4,41%  aabb =  0,1764
0,25
A-B- = 0,5+aabb = 0,6764.
A-bb = aaB- = 0,25-aabb = 0,0736.
Ở F1, kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn có các kiểu gen như sau:
A-B-dd = 0,6764.0,25 = 0,1691
A-bbD- = aaB-D- = 0,0736.0,75 = 0,0552.
Ở F1, kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là: 0,1691 + 2.0,0552 = 0,2795. 1 đúng.
Ở F1, kiểu hình mang một tính trạng trội có các kiểu gen:
A-bbdd =0,0736.0,25 = 0,0184
aaB-dd = 0,0736.0,25 = 0,0184
aabbD- = 0,1764.0,75 = 0,1323.
Ở F1, kiểu hình mang một tính trạng trội chiếm tỉ lệ là: 0,1691.
Ở F1, kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ: 1- 0,0441 – 0,1691 = 0,7868 = 78,68%. Vậy 2
đúng.
Ta có: aabb = 0,1764  ab = 0,42.
AB AB
P: 
ab ab
Gp: AB = ab = 0,42 AB = ab = 0,42
Ab = aB = 0,08 Ab = aB = 0,08
Ab
Kiểu gen Dd chiếm tỉ lệ: (0,08.0,08+0,08.0,08).0,5 = 0,0064
aB
Kiểu gen A-B-D- chiếm tỉ lệ: 0,6764.0,75 = 0,5073.
Ab
Ở F1, cá thể mang kiểu gen Dd trong số những cá thể mang kiểu gen A-B-D- chiếm tỉ lệ là:
aB
0,0064
 1,26% . Vậy 3 sai.
0,5073
Ở F1 có 30 kiểu gen. 4 đúng.
Tần số hoán vị gen: f = 8%.2 = 16%. Vậy 5 sai.
Câu 6: Đáp án C
Trình tự các bước như sau :
1. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
2. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời
F1, F2, F3.
3. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
4. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình.
Câu 7: Đáp án D
Câu 8: Đáp án A
- Ý 1 sai do ở một số loài chỉ có 1 NST giới tính.
- Ý 2 đúng.
- Ý 3 đúng, ví dụ tinh tinh có 48NST còn người có 46NST nhưng rõ ràng người tiến hóa hơn.
- Ý 4 sai vì vi khuẩn chưa có cấu trúc NST điển hình như ở sinh vật nhân thực.
- Ý 5 sai, các NST có hình dạng, kích thước đặc trưng tùy vào từng loài.
- Ý 6 đúng, với cấu trúc cuộn xoắn, chiều dài NST có thể được rút ngắn từ 15000 – 20000 lần.
- Ý 7 đúng, do các nguyên nhân sau:
+ NST là cấu trúc mang gen: các gen trên NST sắp xếp theo trình tự nhất định và di truyền cùng nhau.
+ Nhờ trình tự nucleotit đặc hiệu và các mức xoắn khác nha.
+ Sau khi nhân đôi, mỗi NST co ngắn tạo nên 2 cromatit nhưng vẫn đính nhau ở tâm động.

LOVEBOOK.VN | 307
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
+ Ở loài sinh sản hữu tính, bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ qua các cơ chế:
nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
- Ý 8 sai, trên NST ngoài các gen quy định giới tính còn có các gen quy định các tính trạng khác. Ở người
trên NST Y đã phát hiện 78 gen liên quan chủ yếu đến sự hoạt động của hệ sinh dục còn trên NST X đã giải
mã thấy 754 gen, trong đó hầu hết các gen quy định các tính trạng thường của cơ thể.
Câu 9: Đáp án B
- Ý 1. Đúng, tần số thấp và hầu hết có hại khi biểu hiện.
- Ý 2. Sai, tất cả các loài sinh vật đều có thể xảy ra đột biến gen.
- Ý 3. Sai, đột biến gen hầu hết là đột biến gen lặn.
- Ý 4. Sai, đột biến gen còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
- Ý 5. Đúng, điôxin là tác nhân hóa học gây đột biến.
- Ý 6. Sai, đột biến xôma có thể nhân lên bằng con đường sinh sản vô tính. Nhưng không di truyền qua
sinh sản hữu tính.
- Ý 7. Đúng, đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình của cơ
thể mang gen đột biến.
- 8 sai vì đột biến tiền phôi di truyền được qua sinh sản hữu tính.
- 9 sai vì acridin chèn vào mạch khuôn cũ gây ra đột biến thêm cặp nucleotit.
- 10 sai vì đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit gây hậu quả nghiêm trọng hơn, nó làm lệch vị trí của các
bộ ba kể từ điểm xảy ra đột biến từ đó làm tổng hợp nên chuỗi polyppeptit khác ban đầu và tạo ra protein
khác biệt về cấu trúc và chức năng.
Câu 10: Đáp án A
2805
A+G =  825
3, 4
2A+3G = 2074
 A = T = 401; G = X = 424.
Gen bị đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hidro như vậy gen đã bị mất 1 cặp A-T.
A = T = 400; G = X = 424.
Câu 11: Đáp án A
Xét bệnh bạch tạng:
1 2
- Người vợ: có em gái bị bạch tạng nên người vợ có thành phần kiểu gen: AA : Aa
3 3
Người chồng có mẹ bị bệnh bạch tạng nên chồng chắc chắn có kiểu gen Aa.
2 1 1
Xác suất sinh ra con mắc bệnh bạch tạng:  
3 4 6
Xét bệnh mù màu:
- Người vợ:
Người vợ có anh trai bị mù màu nên bố mẹ người vợ lần lượt có kiểu gen XMY, XMXm.
1 M M 1 M m
Ta có: XMY× XMXm  Người vợ có thành phần kiểu gen: X X : X X
2 2
Người chồng có kiểu gen XMY.
1 1 1 1 m
Xác suất sinh con trai bị bệnh:    X Y
2 2 2 8
1 1 1
Xác suất sinh con traii mắc cả hai bệnh là:    2,083%.
6 8 48
Câu 12: Đáp án A
P: 0,3AA : 0,6Aa : 0,1 aa = 1 → A= 0.6 , a = 0.4
Sức sống của giao tử mang alen A gấp đôi giao tử mang alen a.

308 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

0,6.2
A=  0,75  a = 0,25
0,6.2  0,4.1
Sức sống của các hợp tử với các kiểu gen tương ứng là: AA (100%), Aa (75%), aa (50%)
0,252  0,5 1

0,752  1  2.0,75.0,25.0,75  0,252  0,5 28
Câu 13: Đáp án A
1 sai vì quá trình giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.
2 đúng. Giao phối ngẫu nhiên giúp thiết lập trạng thái cân bằng của quần thể nên giao phối ngẫu nhiên
không phải là 1 nhân tố tiến hóa.
3 đúng.
4 sai vì nếu cấu trúc quần thể là 100% kiểu gen đồng hợp thì tự thụ phấn không làm thoái hóa giống.
5 đúng. Ngẫu phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình,
hình thành nên vô số biến dị tổ hợp. Ngẫu phối giúp trung hoa tình có hại của đột biến và tạo ra tổ hợp gen
thích nghi.
Câu 14: Đáp án D
Quần thể này cân bằng di truyền nên: p2 + 2pq + q2 = 1
Do tỉ lệ đực: cái = 1:1 nên: p2 + pq(đực) + pq(cái) + q2 = 1
p2 + pq = 0,7 _ p(p+q)=0,7 mà p+q = 1
p = 0,7  q = 0,3
Vậy cừu cái không sừng = pq + q2/2 =0,3.0,7 + 0,32/2 = 0,255
Câu 15: Đáp án B
- Tạo giống bông kháng sâu hại là thành tựu của công nghệ gen.
- Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại không phải là thành tựu công nghệ gen.
- Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt là thành tựu của công nghệ gen.
- Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống là thành tựu công nghệ gen.
- Cừu Đoly là thành tựu công nghệ tế bào.
- Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa là thành tựu của công nghệ gen.
- Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người là thành tựu của công nghệ gen.
Câu 16: Đáp án D
Con đường hình thành loài này là con đường địa lí vì ở giai đoạn 2 có sự chia cắt khu phân bố.
(1) sai vì con đường địa lí gặp phổ biến ở cả thực vật và ở động vật, ở những loài có khả năng di chuyển,
phát tán mạnh.
(2) sai vì điều kiện độ ẩm khác nhau chỉ đóng vai trò là chọn lọc tự nhiên nên không tạo ra sự khác biệt về
hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò
sàng lọc những kiểu hình thích nghi chứ không tạo ra kiểu hình thích nghi.
(3) sai vì hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi địa lí do khác khu phân bố.
(4) Đúng. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên
(sự dâng lên của nước biển làm chết 1 số lượng cá thể), cách li địa lí (eo biển) và cách li cơ học (cấu tạo cơ
quan sinh sản khác nhau).
(5) sai vì đây là con đường địa lí nên quá trình hình thành loài này thường xảy ra một cách chậm chạp qua
nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
Câu 17: Đáp án D
Ab Ab Ab Ab Ab aB
(1) × 1 :1 :1 :1 . Nhận 1.
aB ab ab aB Ab ab
AB aB AB Ab AB Ab
(2) ×  1 :1 :1 :1
Ab ab ab aB aB ab
Ab Ab
(3) ×  TLKG : 1 :2 :1
ab ab

LOVEBOOK.VN | 309
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
aB ab
(4) ×  TLKG : 1 :2 :1.
ab aB
Ab AB Ab aB Ab aB
(5) × ; 1 :1 :1 :1
aB ab AB AB ab ab
AB AB
(6) × .  TLKG: 1:2:1
ab ab
Câu 18: Đáp án B
Loại ngay trường hợp (2) và (5) vì giới đực cho toàn giao tử thừa 1 NST.
1 1
Xét các trường hợp c.n lại mỗi bên cần cho
giao tử chỉ chứa a1 x giao tử chỉ chứa a1.
3 6
2 1 1 2 2 1 1
(1) aaa1 x Aaa1a1 = ( a: a1)x( Aa : Aa1: aa1: a1a1)  trắng
3 3 6 6 6 6 18
2 1 5 1 1
(3) AAa1 x Aaa1 = ( A: a1)x( -: a1)  trắng
3 3 6 6 18
2 1 5 1 1
(4) Aaa1 x Aaa1 = (  : a1)x(  : a1)  trắng
3 3 6 6 18
2 1 5 1 1
(6) Aaa1 x AAa1 = (  : a1)x(  : a1)  trắng
3 3 6 6 18
Chọn (1),(3),(4) và (6).
Câu 19: Đáp án B
Giới cái: 0,1AA: 0,6Aa: 0,3aa
 A = 0,4; a = 0,6
Giới đực: 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa
 A = 0,7; a = 0,3
P: (0,1AA: 0,6Aa: 0,3aa)×( 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa)
Gp: (0,4A : 0,6a)(0,7A : 0,3a)
F1 có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ: AA = 0,7.0,4 = 0,28 = 28%. 1 SAI.
F1 có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ: Aa = 0,4.0,3+0,6.0,7 = 0,54 = 54%. 2 sai.
Cấu trúc di truyền của F1: 0,28AA + 0,54Aa + 0,18aa = 1. F1 không đạt trạng thái cân bằng di truyền. 3 sai,
4 đúng.
Ta có: F1: A = 0,55; a = 0,45. 5 đúng.
Câu 20: Đáp án C
Vì aa chết nên ta lập lại tỉ lệ:
20
AA =  0,2 ; Aa = 1-0,2 = 0,8.
20  80
F1: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa.
Sau đó, aa chết ta lại lập lại tỉ lệ:
F1: 0,5AA : 0,5Aa.
F2: 0,625 AA : 0,25Aa : 0,125aa
A- = 0,625+0,25 = 0,875 = 87,5%.
Câu 21: Đáp án D
- Thể đồng hợp lặn: gen lặn biểu hiện ra kiểu hình ngay(aa).
- Thể dị hợp: gen lặn không biểu hiện ra kiểu hình. Thông thường các gen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái
đồng hợp.
- Gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X ở giới dị giao tử(XY): gen lặn biểu hiện ra kiểu hình.
- Gen lặn trên NST X ở giới đồng giao tử(XX) ở thể dị hợp: không biểu hiện ra kiểu hình.
- Thể đơn bội: gen lặn biểu hiện ra kiểu hình ngay.
- Thể tam bội: gen lặn không biểu hiện ra kiểu hình.
310 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 22: Đáp án A
P: (thân cao, hoa đỏ) x (thân thấp,hoa trắng)
F1: 100% thân cao, hoa đỏ.
 F1 mang kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
F2 gồm 4 kiểu hình; trong đó cây thân thấp, hoa đỏ đồng kiểu gen đồng hợp chiếm 1,44%.
aB
Thân thấp, hoa đỏ kiểu gen đồng hợp: = 1,44%.
aB
AB
Giả sử F1 mang kiểu gen
ab
AB AB
F1×F1: 
ab ab
Gp: AB =ab = 0,5 –x AB =ab = 0,5 –x
aB = Ab = x (0<x<0,5) aB = Ab = x (0<x<0,5)
aB
= x2 = 0,0144  x = 0,12 < 0,5 (nhận).
aB
Vậy ở F1 alen A và B cùng nằm trên 1 NST.
aabb = (0,5-0,12)2 = 0,1444.
A-B- = 0,5+aabb = 0,6444 = 64,44%. 3 đúng.
F2 gồm 16 kiểu tổ hợp giao tử không bằng nhau. 2 đúng.
AB aB
F1: ×
ab ab
Ab
Tỉ lệ cây cao, hoa trắng ở F2-1 là: = 0,12.0,5 = 6%. Vậy 4 đúng.
ab
Câu 23: Đáp án A
Câu 24: Đáp án B
F1 tự thụ phấn.
F2 có tỉ lệ 9 đỏ: 3 hồng: 4 trắng
Quy ước: A-B- : đỏ; aaB- : hồng; A-bb và aabb: hoa trắng.
1 2 1
Các cây hoa trắng ở thế hệ F2 có kiểu gen: AAbb: Aabb: aabb
4 4 4
1 1
 Tỉ lệ giao tử: Ab : ab
2 2
1 1 1
Tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen thuần chủng:  
2 2 4
Câu 25: Đáp án D
1 đúng vì alen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp, thông thường tồn tại dưới trạng thái dị hợp với
tần số thấp vì vậy, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn alen trội, không loại bỏ hết được alen lặn
trong quần thể.
2 sai vì chọn lọc tự nhiên luôn tác động ngay cả khi điều kiện môi trường ổn định. Dưới sự tác động của
chọn lọc tự nhiên và đột biến, các đặc điểm thích nghi của các sinh vật sẽ càng ngày được hoàn thiện.
3 đúng.
4 đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định. Một alen dù có
lợi cũng có thể bị loại bỏ ra khỏi quần thể, một alen dù có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
5 đúng.
6 đúng vì alen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay khi ở trạng thái dị hợp nên chọn lọc tự nhiên có teh63 loại
bỏ hết alen trội trong quần thể.
Câu 26: Đáp án B

LOVEBOOK.VN | 311
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

5.(5  1)
Trên NST thường:  15 kiểu gen.
2
Trên NST giới tính:
3(3  1
XX =  6 kiểu gen.
2
XY = 3 kiểu gen.
Tổng số kiểu gen: (3+6).15 = 135 kiểu gen.
Câu 27: Đáp án B
(1) đúng. Gen bị đột biến dẫn đến protein không tổng hợp được ( protein mất đi) gây ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể  gây ra bệnh di truyền.
(2) đúng. Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein làm thay đổi chức năng của protein, gây ra
bệnh di truyền ở người.
(4) Gen bị đột biến làm thay đổi chức năng protein dễ gây ra bệnh di truyền ở người.
Câu 28: Đáp án C
P: Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng, ruồi cái mắt nâu, cánh ngắn với ruồi đực mắt đỏ, cánh dài.
F1 có kiểu hình 100% ruồi cái mắt đỏ, cánh dài; 100% ruồi đực mắt đỏ, cánh ngắn.
Ta có: Tính trạng màu mắt phân bố đồng đều ở hai giới, tính trạng hình dạng cánh phân bố không đồng đều
ở hai giới nên hai tính trạng này phân li độc lập với nhau. Tính trạng hình dạng cánh di truyền liên kết giới
tính.
P: aaXbXb ×AAXBY
F1: 1 AaXBXb :1 AaXbY). TLKH: 100% ruồi cái mắt đỏ, cánh dài : 100% ruồi đực mắt đỏ, cánh ngắn.
Chỉ cần xét đến đây là chúng ta đã chắc chắn đáp án phải không nào!!
Câu 29: Đáp án D
1 sai vì alen kháng thuốc có sẵn trong quần thể sâu tơ.
2 đúng.
3 đúng. Khi trong môi trường có thuốc, chọn lọc tự nhiên sẽ chọn lọc những kiểu gen quy định khả năng
kháng thuốc của sâu tơ, do đó tần số alen kháng thuốc ngày càng nhiều.
4 sai vì cho dù tốc độ sinh sản có nhanh nhưng nếu trong quần thể không tồn tại sẵn alen kháng thuốc thì
chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hết những cá thể không có khả năng kháng thuốc và quần thể cuối cùng cũng
bị tiêu diệt hết.
Câu 30: Đáp án C
- Các đáp án đúng là (2), (3), (4)
- Những đặc điểm của phương pháp này cần lưu ý:
1. Những cây này đều thuần chủng do sử dụng Consixin đa bội hóa hạt phấn đơn bội thành dòng lưỡng
bội
2. Những cây này có thể khác kiểu gen nhau, nhưng phải có cùng số lượng alen trội trong kiểu gen. Do
trong tự nhiên, tính trạng thường không chịu ảnh hưởng của một gen mà chịu ảnh hưởng của nhiều
gen tương tác cộng gộp với nhau, trong quá trình chọn lọc bằng nhiệt độ, những hạt phấn nào có cùng
số lượng alen trội sẽ sinh trưởng bình thường, ví dụ như hạt phấn có kiểu gen ABdE và hạt phấn có
kiểu gen aBDE có cùng số alen trội nên chúng cùng biểu hiện tính trạng như nhau.
Lưu ý: trong những giai đoạn sinh trưởng khác nhau, thì sức chịu lạnh của bản thân một cây đã khác
nhau, huống gì đây là một tập hợp những cây có kiểu gen chưa chắc giống nhau.
Câu 31: Đáp án D
Ý 1 sai vì sự trao đổi đoạn không cân giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong cùng cặp NST tương đồng
gây ra đột biến mất đoạn và lặp đoạn. Chuyển đoạn tương hỗ là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương
đồng (một đoạn của một NST này chuyển sang một NST khác và ngược lại).
Ý 2 sai vì ứng dụng chuyển gen thường sử dụng chuyển đoạn không tương hỗ và kỹ thuật thường dùng
là công nghệ ADN tái tổ hợp.
Ý 3 sai vì ở tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi và phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, dịch mã diễn ra
trong tế bào chất.
312 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Ý 4 sai vì cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi phân bào nên thường tác động vào pha G2 của chu kì tế
bào.
Ý 5 sai vì hiện tượng lai giống mới có thể tạo ra đột biến tam bội (sự kết hợp của giao tử 2n với giao tử
bình thường n sẽ tạo thành thể tam bội 3n).
Ý 6 đúng.
Ý 7 sai vì Promoter có vị trí gần với điểm khởi đầu phiên mã và bản thân nó không phiên mã thành
mARN.
Ý 8 đúng. Câu này anh chị cho vào giúp các em có thêm kiến thức mới, chỉ mang tính chất tham khảo thôi.
Ý 9 đúng vì các gen cấu trúc đều nằm trên cùng 1 phân tử ADN vùng nhân nên có số lần nhân đôi bằng
nhau, các gen này cũng nằm cùng trong một Operon nên được phiên mã cùng lúc.
Ý 10 sai vì các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần phiên mã thường
khác nhau do phiên mã phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào. Câu này dễ nhưng nếu không đọc và phân tích kĩ
rất dễ bị lừa .
Vậy các nhận định đúng là 6, 8, 9.
Câu 32: Đáp án A
Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có khí hậu với lượng mưa lớn quanh năm nên thường có số lượng loài rất đa
dạng, phong phú. Tuy nhiên, khi tăng số lượng loài nhưng sức chứa môi trường là có hạn nên các loài cạnh
tranh rất gay gắt với nhau. Để phù hợp với sức chưa của môi trường, mỗi loài buộc phải giảm số lượng cá
thể đồng nghĩa với việc thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài.
Câu 33: Đáp án A
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,16AA : 0,48Aa: 0,36aa.
1 3
Người bình thường có thành phần kiểu gen: AA : Aa
4 4
Người chồng:
1 3 5 3
Bố chồng có kiểu gen Aa. Vợ có kiểu gen AA : Aa  Tỉ lệ giao tử: A : a
4 4 8 8
5 8 3
Thành phần kiểu gen ở đời con: AA : Aa : aa
16 16 16
5 8 9 4
Người chồng có thành phần kiểu gen: AA : Aa  TLGT : A: a
13 13 13 13
Người vợ:
Bố có kiểu gen AA.
1 3 5 3
Mẹ vợ có kiểu gen AA : Aa  Tỉ lệ giao tử: A : a
4 4 8 8
5 3 13 3
Người vợ có thành phần kiểu gen: AA : Aa  A: a
8 8 16 16
Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh được đứa con thuận tay phải mang 2 alen khác nhau trong kiểu gen là:
9 3 4 13 79
   
13 16 13 16 208
Câu 34: Đáp án A
Cách 1:
0,6 0,3 2 1
Các cá thể đen có thành phần kiểu gen: AA : Aa  AA : Aa
0,6  0,3 0,6  0,3 3 3
5 1
 Tỉ lệ giao tử: A: a
6 6
Vì đen có thể giao phối ngẫu nhiên với đen hoặc trắng nên ta có 2 trường hợp:
Xác suất để đen x đen = (0,9)2 = 0,81

LOVEBOOK.VN | 313
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Xác suất để đen x trắng = (0,9.0,1).2 = 0,18
0,81 9
đen x đen : lấy tỉ lệ = 
0,81  0,18 11
0,18 2
đen x trắng :lấy tỉ lệ = 
0,18  0,81 11
5 1 5 1 25 10 1 9
đen x đen: ( A+ a) ( A+ a)  F1: ( AA+ Aa+ aa).
6 6 6 6 36 36 36 11
5 1 30 6 2
đen x trắng : ( A+ a) (a)  F1: ( Aa+ aa).
6 6 36 36 11
Cộng 2 trường hợp ta có cấu trúc di truyền của quần thể ở F1: 0,75AA:0,50Aa:0,07aa. Vậy 1 sai.

Cách 2:
Ta có tần số alen của quần thể: A = 0,75; a = 0,25
1
Có thể coi như quần thể ngẫu phối và trừ trường hợp trắng x trắng =(0,1)2aa = aa. Ta có:
100
3 1 3 1 9 6 1
( A+ a) ( A+ a)  AA + Aa + aa
4 4 4 4 16 16 16
9 6 1 1
Do đó cấu trúc di truyền của F1: AA + Aa + aa - aa = 0,75AA: 0,50Aa: 0,07aa
16 16 16 100
0,75  0,5
Tỉ lệ kiểu hình thân màu đen ở F1 = = 94,7%. Vậy 2 sai.
1,32
Tần số alen A và a ở F1 : A = 0,76; a = 0,24. Vậy 3 sai.
Ý 4 giải như sau:
Vì đen chỉ phối với đen, trắng với trắng(có lựa chọn) nên có 2 nhóm cá thể trong đó các cá thể giao phối với
nhau
9
- Nhóm (đen x đen) : với tỉ lệ
10
25 10 1 9
 F1: ( AA+ Aa+ aa).
36 36 36 10
1
- Nhóm (trắng x trắng) : chiếm tỉ lệ
10
1 1
(100% aa) = aa
10 10
Cộng 2 nhóm cấu trúc di truyền của quần thể : 0,5AA:0,2Aa:0,1aa
0,1
Các cá thể trắng ở F1 chiếm tỉ lệ = = 12,5%. Vậy 4 đúng.
0,8
Câu 35: Đáp án C
1 đúng.
2 sai vì diễn thế thường là một quá trình định hướng có thể dự báo được.
3 đúng. Nguyên nhân nội tại gây ra diễn thế là sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện
môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh đến mức
bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn
thay thế. Như vậy, những biến đổi của môi trường chỉ là nhân tố khởi động còn quần xã sinh vật là động lực
chính cho quá trình diễn thế.
4 sai đó chỉ mới là nhân tố khởi động.
5 đúng.

314 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
6 sai vì Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh (sản lượng được tích lũy trong mô
thực vật, làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng) giảm là một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình
diễn thế.
7 đúng. Số lượng loài càng đa dạng nhưng sức chứa môi trường thì có hạn nên xuất hiện sự cạnh tranh
gay gắt giữa các loài. Để phù hợp với sức chứa của môi trường buộc mỗi loài phải giảm số lượng cá thể lại.
Câu 36: Đáp án B
Di truyền qua tế bào chất cho kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, đời con đều có kiểu hình giống
mẹ. Do vậy, di truyền qua tế bào chất luôn di truyền theo dòng mẹ nhưng không phải di truyền theo dòng
mẹ nào cũng là di truyền qua tế bào chất.
Câu 37: Đáp án A
Số kiểu gen lưỡng bội = 3.3.4 = 36
Số kiểu gen lệch bội:
- Lệch bội hình thành do ở đực không phân li cặp Aa, cái vẫn phân li bình thường = 4.3.4 = 48 kiểu gen.
- Lệch bội hình thành do ở cái không phân li cặp Bb, đực vẫn phân li bình thường = 3.4.4 = 48 kiểu gen.
- Lệch bội hình thành do ở đực không phân li cặp Aa và cái không phân li cặp Bb = 4.4.4 = 64 kiểu gen.
Tổng số kiểu gen lệch bội = 48+48+64 = 160
Tổng số kiểu gen có thể có: 36+160 = 196 kiểu gen.
Câu 38: Đáp án C
Căn cứ theo đầu bài thì quy luật di truyền chi phối phép lai này ta có tỉ lệ F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây
hoa trắng ≈ 9 : 7 không xảy ra đột biến là quy luật tương tác bổ trợ; suy ra tổng số tổ hợp ở F2 = 9 + 7 =16.
Do vậy chỉ có C. 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1
Câu 39: Đáp án B
Chồng (3) nhận Od từ mẹ nên kiểu gen của vợ chồng này là:
BD Ad
P: (3) x (4)
Od Od
Gp: 0,44 BD , 0,44 Od , 0,06 Bd , 0,06 OD 0,5 Ad , 0,5 Od
BD Bd Bd 0,06
Vì con đã biết là máu B nên chỉ có thể hoặc  con bệnh ( )= = 12%
Od Od Od 0,06  0, 44
Câu 40: Đáp án A
Chọn các câu (1), (5), (6), (7), (8).
(2) là cơ chế, không phải là nguyên nhân của tiến hóa.
(3) Lamac chưa có khái niệm về biến dị.
(4) theo Đacquyn có sự đào thải trong quá trình tiến hóa.
Nhận xét: thấy câu (4) và (7) trái ngược nhau, nghĩa là sẽ có 1 câu đúng.
Nội dung Học thuyết Lamac Học thuyết Đacquyn
Ngoại cảnh là nguyên nhân trực tiếp gây nên
Nguyên sự tiến hóa. Ngoại cảnh tác động trực tiếp
Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua 2
nhân tiến lên thực vật và động vật bậc thấp, động vật
đặc tính là di truyền và biến dị.
hóa bậc cao do có hệ thần kinh nên là tác động
gián tiếp.
Tất cả các đặc tính thu được, phát sinh trong
Tích lũy biến dị có lợi và đào thải biến dị có
Cơ chế tiến đời sống cá thể, đều truyền cho thế hệ sau.
hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Có
hóa Trong suốt quá trình tiến hóa không có sự
sự đào thải trong quá trình tiến hóa.
đào thải.
Đưa ra khái niệm về chọn lọc tự nhiên ở mức
Đề cao vai trò noại cảnh đối với quá trình độ cá thể, xác định CLTN là nhân tố chính của
Đóng góp
tiến hóa của sinh vật. quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và
hình thành loài mới.

LOVEBOOK.VN | 315
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Hình thành loài mới qua nhiều dạng trung


Hình thành loài mới qua nhiều dạng trung
Kết quả gian dưới tác động của CLTN, bằng con
gian dưới tác động của môi trường.
đường phân ly tính trạng.

Câu 41: Đáp án D


Mỗi khi có động đất là các mảng kiến tạo đang di chuyển, nếu quá trình kéo dài có thể làm phân bố lại
các đại lục địa.
Câu 42: Đáp án B
Các cá thể sinh ra phải đấu tranh với nhau, để giành quyền sinh tồn, nguồn sống của môi trường là hữu
hạn, những cá thể nào có biến dị càng ưu thế, càng thích nghi thì cá thể đó càng có khả năng sống sót.
Biến dị cá thể là ngẫu nhiên, do đó không phải toàn bộ cá thể sinh ra đều mang biến dị thích nghi, việc
sinh ra số cá thể lớn hơn nhiều so với số cá thể sống tới độ tuổi sinh sản để đảm bảo rằng những biến dị tốt
của loài và số lượng loài vẫn được duy trì cho thế hệ sau.
Câu 43: Đáp án C
Tương tác gen là sự tác động qua lại của gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. Nhưng tương tác
gen thực chất là do sản phẩm các gen tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình.
Câu 44: Đáp án A
Câu 45: Đáp án B
- Phát biểu đúng là 1 và 2.
- 3. Sai, nước giờ đây không còn là nguồn tài nguyên vô tận nữa do sự sử dụng lãng phí và bị ô nhiễm bởi
các hoạt động của con người. Chính vì sự mặc định rằng nước là nguồn tài nguyên vô hạn nên đã khiến ý
thức của mỗi người kém đi, khi sử dụng nước không hề quan tâm đến hậu quả để lại sau này. Và bây giờ
chính những hành động đó đã và đang làm nguồn nước ngày càng cạn kiệt nhất là nguồn nước sạch, nguồn
nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, kéo theo đó là sự ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của nhiều
sinh vật.
- 4. Sai, trên lục địa, nước phân bố không đồng đều. Ở nhiều vùng rộng lớn, có nhiều tháng trong năm
nước không đủ cung cấp. Trong khi đó ở một số nơi khác, nguồn nước lại thừa thãi dẫn đến ô nhiễm, không
thể sử dụng.
Câu 46: Đáp án D
- Đáp án A sai vì chỉ cho bệnh nhân ăn ít thức ăn có chứa phêninalanin không thể không cho ăn các thức
ăn này, vì các thức ăn dùng hằng ngày đa phần có chứa phêninalanin.
- Đáp án B sai vì bệnh Đao và Tơc nơ là các bệnh di truyền, mặc dù người mắc 2 bệnh này không sinh sản
được nhưng nếu xét ở đời bố mẹ của người bệnh thì sự di truyền thể hiện ở đột biến giao tử của bố mẹ làm
phát sinh 2 bệnh này.
- Đáp án C sai vì đột biến thay cặp T-A thành cặp A-T dẫn đến đột biến sai nghĩa.
- Đáp án D đúng vì bệnh bạch tạng có thể do gen lặn ở các locus khác nhau qui định, ví dụ trường hợp bố
bệnh (aaBB) x mẹ bệnh (AAbb) sẽ sinh con bình thường (AABB).
Câu 47: Đáp án B
Plamit là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn. Plasmit chứa ADN dạng vòng gồm 8000-
200000 cặp nucleotit. ADN plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN của NST.
Câu 48: Đáp án D
- Ta có tổng các tần số alen bằng 1 khi đó để thể dị hợp Aa càng cao tức tích pq càng lớn.
p+q 2
- Theo cô-si: Aa = 2pq ≤ 2 ( 2
) = 0,5 , dấu bằng xảy ra khi p= q =0,5.
- Giá trị p và q càng xa nhau thì Aa càng nhỏ.
Theo kiến thức trên:
I. Tần số kiểu gen dị hợp càng cao hơn so với đồng hợp khi tần số các alen càng gần giá trị 0,5 là đúng.
II. Tần số các alen càng gần 1 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với dị hợp bấy
nhiêu là đúng.
III. Tần số kiểu gen dị hợp càng nhỏ hơn đồng hợp khi tần số các alen càng gần 0 là đúng.
IV. Tần số của alen có thể là các giá trị: 0, 0.25, 0,5, 1 là đúng, chú ý từ “ có thể “.
316 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 49: Đáp án C
Tính chất của gen của sv nhân thực là có những đoạn có nghĩa đi kèm theo các đoan vô nghĩa ( exon và
inxon) . Ta phải lấy mARN trưởng thành vì ở mARN trưởng thành thì các đoạn mã vô nghĩa bị mất đi chỉ
còn các đoạn có nghĩa. Vì vậy khi chuyển gen người ta phải lấy mARN trưởng thành để sao chép ngược tạo
thành ADN nếu ko sản phẩm cho ra sẽ ko như mong muốn.
Câu 50: Đáp án B
Hội chứng Patau do có 3 NST 13 gây ra. Đứa trẻ mang hội chứng Patau này rõ ràng đã nhận giao tử mang 2
NST 13 từ bố hoặc mẹ nên ở bố hoặc mẹ chắc chắn đã xảy ra đột biến dị bội.

KHÔNG DÁM MẠO HIỂM LÀ SỰ MẠO HIỂM LỚN NHẤT


Khi xem một trận bóng, bạn có chú ý đến những lời bình luận thường xuyên đề cập đến những rủi ro mà
huấn luyên viên của hai đội có thế gặp phải, nhất là việc để các cầu thủ mạo hiểm tràn lên tấn công ? Thế
nhưng, chúng ta lại ít khi thấy các bình luận viên đề cập đến các vấn đề ngược lại, đó là, những rủi ro có thể
xảy đến nếu họ không chỉ đạo cho các cầu thủ của mình lao lên tấn công mà chỉ biết tập trung phòng thủ.
Đúng thế. Khi chỉ đạo cho các cầu thủ của mình lao lên tấn công, các HLV phải đối mặt với vớ nguy cơ có thể
bất ngờ bị phản công nhanh và cầu thủ của họ không kịp rút về. Tuy nhiên, nếu cố tránh những hậu quả xấu
có thể xảy đến sẽ khiến cho họ trở nên quá thận trọng mà có thể sẽ phải nhận thất bại khi không dám chấp
nhận rủi ro.
Những quyết định lựa chọn cho mình những công việc phù hợp cũng tương tự như vậy. Bạn cũng có thể
nhận lãnh rủi ro khi mạo hiểm làm một điều gì bạn yêu thích dù có rất nhiều trở ngại trước mắt. Tuy nhiên,
bạn cũng cần biết rằng, cũng có một nguy cơ rất thực khác tồn tại là nếu bạn không dám mạo hiểm, bạn sẽ
không có bất cứ cơ hội nào để chiến thắng.
Việc không đón nhận mạo hiểm là sự mạo hiểm lớn nhất trong tất cả, bởi khi đó, bạn đã đóng tất cả những
cánh cửa cơ hội đang đến với bạn. Không có điều gì dễ dàng mà không kèm theo những khó khăn thử thách.
(Sưu tầm)

LOVEBOOK.VN | 317
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

15
Câu 1. Nghiên cứu một phân tử mARN ở trong tế bào chất của một sinh vật nhân thực đang tham gia tổng
hợp protein có tổng số 1500 nucleotit. Gen phiên mã ra phân tử mARN này có độ dài:
A. nhỏ hơn 5100A0. B. 10200A0. C. 5100A0. D. lớn hơn 5100A0.
Câu 2. Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình
thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con
đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông
này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là:
A. 0,063. B. 0,083. C. 0,043. D. 0,111.
Câu 3. Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng;
4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông;
7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu.
Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể?
A. 1, 4, 7 và 8. B. 1, 3, 7, 9. C. 1,2,4,5. D. 4, 5, 6, 8.
Câu 4. Tính trạng lông vằn và không vằn ở một nòi gà do một cặp alen A,a quy định, F1 đồng loạt một kiểu
hình, F2 có 19 gà trống lông vằn : 11 gà mái lông vằn : 9 gà mái lông không vằn. Phát biểu nào sau đây là
đúng?
1. Tính trạng lông vằn trội so với lông không vằn.
2. Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong việc truyền tính trạng cho con.
3. Cặp NST giới tính của gà mái là XX, gà trống là XY.
4. Gà trống thuộc giới đồng giao tử, gà mái thuộc giới dị giao tử.
A. 1,4 B. 1,3 C. 2, 3 D. 3,4
Câu 5. Quan sát dạng mỏ của một số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim ăn thịt được mô tả như
hình dưới đây:

Những dấu hiệu khác nhau của mỏ ở trên phản ánh điều gì?
1. Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim.
2. Mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi.
3. Phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng.
4. phản ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt mồi.
5. Phản ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1,2,3. B. 1,2,3,4. C. 1,2. D. 2,3,4,5.

318 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 6. Hợp tử của loài có bộ NST 2n = 24 thực hiện liên tiếp các đợt nguyên phân. Ở lần nguyên phân thứ 5
của hợp tử, có 2 tế bào đều có cặp NST số 3 vẫn nhân đôi nhưng không phân ly, các cặp NST khác vẫn phân
ly bình thường. Tất cả các tế bào tạo ra đều thực hiện nguyên phân bình thường, môi trường nội bào cung
cấp cho toàn bộ quá trình trên là 6120 NST đơn. Số tế bào có chứa 22 NST trong nhân:
A. 8. B. 16. C. 32. D. 64.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
1. Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi.
2. Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo.
3. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản dẫn đến một số alen nhất định được
truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỷ lệ của các alen khác.
4. Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời
gian.
5. Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu
hướng làm giảm biến dị di truyền.
Tổ hợp câu đúng là:
A. 1,2,3,4,5. B. 1,3,4,5. C. 3,4,5. D. 2,3,4.
Câu 8. Nghiên cứu một quần thể động vật sinh sản hữu tính ở trạng thái cân bằng di truyền, có kích thước
cực lớn với hai alen A và a, các phép thử cho thấy có 60% giao tử được tạo ra trong quần thể mang alen A.
Người ta tạo một mẫu nghiên cứu bằng cách lấy ngẫu nhiên các cá thể của quần thể ở nhiều vị trí khác nhau
với tổng số cá thể thu được chiếm 20% số cá thể của quần thể. Tỉ lệ số cá thể trong mẫu nghiên cứu mang
kiểu gen dị hợp về 2 alen trên là:
A. 0,096. B. 0,240. C. 0,048. D. 0,480.
Câu 9. Nguyên tắc đảm bảo cho việc truyền đạt thông tin di truyền chính xác từ mARN đến polypeptit là:
A. mỗi rARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung
giữa bộ ba đối mã của rARN với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN.
B. mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung
giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN.
C. mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung
giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa tương ứng trên mạch mã gốc của gen.
D. mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung
giữa bộ ba đối mã của mARN với bộ ba mã sao tương ứng trên tARN.
Câu 10. Dưới đây là trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của
một enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người:
Người: - XGX - TGT - TGG - GTT - TGT - TGG -
Tinh tinh: - XGT - TGT - TGG - GTT - TGT - TGG -
Gôrila: - XGT - TGT - TGG - GTT - TGT - TAT -
Đười ươi: - XGT - TGG - TGG - GTX - TGT - GTA –
Những dẫn liệu trên cho phép nhận định như thế nào về mức độ quan hệ thân thuộc giữa các loài vượn
người với người?
A. Tinh tinh có quan hệ gần với người nhất, sau đó là Gôrila rồi đến Đười ươi.
B. Gôrila có quan hệ gần với người nhất, sau đó là Tinh tinh rồi đến Đười ươi.
C. Tinh tinh có quan hệ gần với người nhất, sau đó là Đười ươi rồi đến Gôrila.
D. Gôrila có quan hệ gần với người nhất, sau đó là Đười ươi rồi đến Tinh tinh.
Câu 11. Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui
định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi
thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12%
hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là:
A. A = 0,5; a =0,5; B = 0,6; b =0,4. B. A = 0,7; a =0,3; B = 0,6; b =0,4.
C. A = 0,6; a =0,4; B = 0,5; b =0,5. D. A = 0,5; a =0,5; B = 0,7; b =0,3.
Câu 12. Ở người nhóm máu A,B,O do các gen IA, IB, IO quy định. Gen IA quy định nhóm máu A đồng trội
với gen IB quy định nhóm máu B vì vậy kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, gen lặn IO quy định nhóm
LOVEBOOK.VN | 319
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
máu O. Trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thấy xuất hiện 1% người có
nhóm máu O và 28% người nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó lần lượt là:
A. 63%; 8%. B. 62%; 9%. C. 56%; 15%. D. 49%; 22%
Câu 13. Quá tr.nh tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau:
Chất có màu trắng (A) → sắc tố xanh (B) → sắc tố đỏ.
Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng
tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B qui định enzim có chức năng,
còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh
thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1. Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra
cây F2. Nếu lấy các cây hoa đỏ ở F2 lai với nhau thì tỉ lệ cây hoa trắng thuần chủng ở F3 là bao nhiêu?
A. 15/81 B. 5/81 C. 27/81 D. 4/9
Câu 14. Ở một loài sâu, người ta thấy gen R là gen kháng thuốc, r mẫn cảm với thuốc. Một quần thể sâu có
thành phần kiểu gen 0,3RR : 0,4Rr : 0,3rr. Sau một thời gian dùng thuốc, thành phần kiểu gen của quần thể
là 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr. Kết luận nào sau đây là sai?
1. Thành phần kiểu gen của quần thể sâu không bị tác động của chọn lọc tự nhiên.
2. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo
hướng tăng dần tần số alen có lợi, giảm dần tần số alen bất lợi.
3. Sau thời gian xử lí thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 10%.
4. Tần số alen mẫn cảm với thuốc giảm so với ban đầu là 20%.
Đáp án đúng là :
A. 1 và 3 B. 3 C. 4 D. 1 và 4
Câu 15. Người ta giả sử rằng một chuyển đoạn không tương hỗ ( một chiều) tác động đến vai nhỏ của NST
số 5 của người, đoạn này được chuyển đến đầu vai dài của NST số 13 trong bộ NST lưỡng bội. Sự chuyển
nhượng này được coi là cân bằng vì bộ gen vẫn giữa nguyên nên vẫn có kiểu hình bình thường. Ngược lại,
nếu thể đột biến chỉ mang 1 NST số 5 mất đoạn của cặp tương đồng, nó gây ra hậu quả ’’cricuchat” (tiếng
khóc như mèo) ; nếu có 3 cái làm cho cá thể chết sớm. Nếu một người có mang chuyển đoạn có con với một
người bình thường, thì thế hệ con sinh ra, khả năng xuất hiện 1 đứa con mang hội chứng ‘tiếng khóc như
mèo’’ là bao nhiêu ?
A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75%
Câu 16. Trong các dạng đột biến gen thì:
A. đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa hơn đối với quá trình tiến hóa vì nó biểu hiện ngay ra ngoài kiểu
hình mà đột biến gen trội thường có lợi cho sinh vật vì vậy có thể nhanh chóng tạo ra những dạng thích nghi
thay thế những dạng kém thích nghi.
B. đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì chỉ gen trội mới tạo ra kiểu hình thích
nghi với điều kiện môi trường hiện tại vì vậy mà nó làm tăng giá trị thích nghi của quần thể trước sự thay
đổi của điều kiện môi trường.
C. đột biến trội hay đột biến lặn đều có ý nghĩa như nhau đối với quá trình tiến hóa vì nó tạo ra alen mới
làm phong phú vốn gen của quần thể là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. đột biến gen lặn có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì khi nó tạo ra sẽ không biểu hiện ngay
mà tồn tại ở trạng thái dị hợp, dù là đột biến có hại thì cũng không biểu hiện ngay ra kiểu hình vì vậy có
nhiều cơ hội tồn tại và làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Câu 17. Ở một dòng họ, trong số trường hợp sinh đôi thì xác suất sinh đôi cùng trứng chiếm tỉ lệ 25%. Một
người phụ nữ đang mang 2 thai nhi cùng lúc và Bác sĩ cho biết 2 đứa trẻ sắp sinh có cùng giới tính. Xác suất
để 2 đứa trẻ đó phát triển từ cùng một trứng là?
A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 37,5%.
Câu 18. Màu lông của chó chịu sự kiểm soát của 2 cặp gen Bb và Aa nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác
nhau.
Gen B qui định màu lông đen, alen b qui định màu lông hạt dẻ. Gen A ức chế sự tạo thành sắc tố của gen B
và b nên khi có mặt của gen này chó đều có màu lông trắng, gen a không tạo sắc tố và không ức chế hoạt
động gen B và b. Người ta tiến hành lai các con chó dị hợp 2 cặp gen với nhau được F1. Cho các nhận
xét sau:
320 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(1) Màu lông chó di truyền theo qui luật tương tác kiểu 12: 3: 1.
(2) Trong sự hình thành màu sắc lông ở chó vai trò của 2 gen trội là như nhau.
(3) Các cặp gen Bb và Aa phân ly độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân và trong thụ tinh.
(4) Các con chó có màu lông hạt dẻ có thể biết chắc chắn được kiểu gen không cần phải kiểm tra kiểu
gen bằng phép lai phân tích.
(5) Tất cả các con chó màu lông trắng đều có kiểu gen A-bb.
(6) Khi lai giữa chó có màu lông đen với chó có màu lông hạt dẻ được Fb phân tính 1: 1: 1: 1 thì kiểu gen
của chó lông đen là AaBb.
(7) Tỷ lệ kiểu gen của F1 trong phép lai phân tính 4:2:2:2:2:1:1:1:1.
(8) Tỷ lệ chó màu lông trắng đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3. B. 8. C. 5. D. 4.
Câu 19. Tại sao đột biến gen thường gây hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá
trình tiến hóa?
1. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
2. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng có thể vô hại hay có lợi trong môi trường khác.
3. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại vô hại hay có lợi trong các tổ hợp gen khác.
4. Đột biến thường có hại nhưng thường ở trạng thái alen lặn, tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại.
5. Đột biến trong quần thể là phổ biến, đặc biệt là đột biến gen.
Có bao nhiêu đáp án đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 20. Kết quả được xem là quan trọng nhất của quá trình ứng dụng kỹ thuật chuyển gen là:
A. Điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra ADN và nhiễm sắc thể mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau.
B. Tạo ra nhiều đột biến gen và đột biến NST thông qua tác động bằng các tác nhân lý, hóa phù hợp.
C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai giống ở vật nuôi và cây trồng ứng dụng vào
công tác tạo ra giống mới.
D. Giải thích được nguồn gốc của vật nuôi và cây trồng thông qua phân tích cấu trúc của axit nucleic.
Câu 21. Ở một số người, hai đặc điểm má hồng và dái tai treo phụ thuộc vào các gen trội nằm trên các NST
khác nhau. Một người đàn ông má hồng, có dái tai bình thường (cha người này không có má hồng) lấy một
người phụ nữ không có má hồng và dái tai treo (cha của người này có dái tai bình thường). Xác suất sinh ra
đứa con đầu lòng của họ có má hồng và dái tai thường là:
A. 3/4. B. 1/8. C. 1/2. D. 1/4
Câu 22. Một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định. Theo dõi những người trong dòng họ qua
4 thế hệ và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây.

Quy ước
Nam bình thường

Nam bị bệnh

Nữ bình thường

Nữ bị bệnh

Cho các nhận xét sau:


1. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh con đầu lòng bị bệnh là 10%.
1
2. Xác suất để đứa con trai thứ nhất ở thế hệ IV trên phả hệ có kiểu gen giống cả bố và mẹ ở thế hệ III là .
5

LOVEBOOK.VN | 321
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
3. Xác suất để đứa con gái thứ hai ở thế hệ IV trên phả hệ có kiểu gen giống mẹ nhưng không giống bố ở thế
hệ III là 7/30.
4. Xác suất để 2 đứa con ở thế hệ IV trên phả hệ có cùng kiểu gen là 53/90.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
DE
Câu 22. Tại vùng chín của một cơ thể đực một loài thú có kiểu gen AaBbCc tiến hành giảm phân hình
de
thành giao tử. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường và có xảy ra hoán vị gen. Tối thiểu cần bao nhiêu
tế bào sinh tinh để có thể tạo đủ các loại giao tử ?
A. 8. B. 16. C. 32. D. 4
Câu 23. Sự giống nhau giữa hai quá trình nhân đôi và phiên mã là:
A. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
B. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
C. Đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza.
D. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
Câu 24. Cho các phát biểu sau khi nói về tháp sinh thái, số phát biểu đúng là:
(1) Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
(2) Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
(3) Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
(4) Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25. Ở một loài thực vật, khi cho các cây thuần chủng (P) có hoa màu đỏ lai với cây có hoa màu trắng, F1
thu được tất cả các cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 lai với cây có hoa màu trắng , thế hệ sau thu được tỉ
lệ kiểu hình là 5 cây hoa màu trắng : 3 cây hoa màu đỏ. Ở loài thực vật này, để kiểu hình con lai thu được là
3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ, thì kiểu gen của cơ thể đem lai phải như thế nào ?
A. AaBb x aabb
B. AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb
C. AaBb x Aabb hoặc AABb x Aabb
D. AAbb x Aabb hoặc AaBb x Aabb
Câu 26. Ở một loài động vật có bộ NST lưỡng bội 2n=10, mỗi cặp NST đều có 1 chiếc từ bố và 1 chiếc từ mẹ.
Nếu trong quá trình giảm phân tạo thành tinh trùng có 32% số tế bào sinh tinh xảy ra trao đổi chéo 1 điểm
ở cặp số 1; 40% tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 02, các cặp NST còn lại phân li bình thường và
không xảy ra trao đổi chéo. Số loại tinh trùng tối đa được hình thành và tỉ lệ tinh trùng mang NST có trao
đổi chéo lần lượt là:
A. 128 và 36% B. 128 và 18%
C. 96 và 36% D. 96 và 18%
Câu 27. Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi là đúng?
A. Quần thể của con mồi tăng trưởng theo đồ thị chữ J còn quần thể vật dữ tăng trưởng theo hình chữ S.
B. Vật ăn thịt luôn có kích thước hớn hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng con mồi.
C. Vật ăn thịt luôn có kích thước nhỏ hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng con mồi.
D. Vật ăn thịt luôn ăn các con mồi già yếu và do vậy giúp con mồi ngày càng có nhiều con khỏe mạnh hơn.
Câu 28. Năm 2004, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của loài người lùn nhỏ bé H.floresiensis tồn
tại cách đây khoảng 1800 năm trên hòn đảo của Indonexia. Loài người này chỉ cao khoảng 1m và được cho
là phát sinh từ loài?
A. Homo habilis
B. Homo neanderthalensis
C. Homo erectus
D. Homo sapiens
Câu 29. Động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng lạnh có:
A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở
vùng nhiệt đới.
322 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở
vùng nhiệt đới.
C. Các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống
ở vùng nhiệt đới.
D. Các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài sống tương tự sống ở
vùng nhiệt đới.
Câu 30. Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là:
A. Tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo ra giống thông
thường không thể thực hiện được.
B. Tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật và động vật.
C. Tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.
D. Tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài
rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.
Câu 31. Ở cà chua gen A quy định thân cao; a: thân thấp; B: quả tròn; b: quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng
nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Cho lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương
phản được F1 toàn cà chua thân cao, quả tròn. Cho F1 giao phấn ở F2 thu được kết quả như sau: 295 thân
cao, quả tròn; 79 thân cao, quả bầu dục; 81 thân thấp, quả tròn, 45 thân thấp, quả bầu dục. Hãy xác định tần
số hoán vị gen. Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử giống nhau.
A. f = 20% B. f = 40% C. f = 20% D. f = 40%
Câu 32. Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 4 alen thuộc đoạn không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 6 alen thuộc nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy
ra đột biến; số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A. 300 B. 294 C. 35 D. 24
Câu 33. Gen B dài 5100 A trong đó nu loại A bằng 2/3 nu loại khác. Đột biến xảy ra làm gen B trở thành gen
0

b; số liên kết hidro của gen b là 3902. Khi gen đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào
cung cấp số nu loại Timin là:
A. 4116 B. 4214 C. 4207 D. 4207 hoặc 4186
Câu 34. Tại sao tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong
quần thể giao phối?
A. Vì gen có cấu trúc kém bền vững.
B. Vì NST thường bắt cặp và trao đổi chéo trong giảm phân.
C. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn.
D. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn.
Câu 35. Một quần thể giao phối đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyền ở mức thấp.
Để tăng độ đa dạng di truyền cho quần thể một cách nhanh nhất người ta sử dụng cách nào trong các cách
dưới đây?
A. Kiểm soát quần thể cạnh tranh và vật ăn thịt gây nguy hiểm cho quần thể nói trên.
B. Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể nói trên.
C. Du nhập thêm một lượng cá thể mới đã bị loại từ quần thể khác.
D. Bắt tất cả số cá thể còn lại trong quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trương tự nhiên.
Câu 36. Xét tương quan giữa nhiệt độ trung bình và môi trường, chu kì phát triển của loài và tốc độ sinh sản
của động vật biến nhiệt. Kết luận nào sau đây là đúng?
1. Trong cùng đơn vị thời gian, chu kì sống càng ngắn, số thế hệ của loài trong năm sẽ tăng
2. Trong giới hạn chịu đựng, sống ở môi trường nào có nhiệt độ càng lạnh, tốc độ sinh sản của loài càng
giảm.
3. Chu kì sống tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của loài.
4. Trong giới hạn chịu đựng, nhiệt độ môi trường tỉ lệ thuận với sự phát triển của loài.
Số phương án đúng là:
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 37. Bệnh ung thư là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng của con người trên thế giới hiện nay. Có
những phát biểu về căn bệnh này:
LOVEBOOK.VN | 323
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
1. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến u ác tính là phân bào trong được tiến hành nên mô
chết tạo thành u.
2. Bệnh ung thư có thể do đột biến gen phát sinh ngẫu nhiên trong cơ thể, cũng có thể do virut xâm nhập
gây ra.
3. Bệnh ung thư phát sinh trong bào sinh dưỡng có khả năng di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu
tính và vô tính.
4. Gen tiền ung thư là gen lặn.
5. Sự đột biến của gen ức chế khối u là đột biến trội.
Những phát biểu đúng là:
A. (1), (2). B. (2), (4). C. (4), (5). D. (3), (4).
Câu 38. Cho một số loài có đặc điểm sinh thái như sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học)
1. Cá rô: ăn tạp, sống ở tầng mặt, tầng giữa.
2. Cá chạch: ăn mùn, sống ở tầng đáy.
3. Cá mè hoa: ăn động vật nổi, sống ở tầng mặt.
4. Cá lóc: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng giữa và tầng mặt.
5. Cá trắm cỏ: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng giữa và tầng mặt.
6. Cá mè trắng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng mặt.
7. Cá trắm đen: ăn thân mềm, sống ở tầng đáy
Trong số các nhận xét dưới đây thì những nhận xét nào là sai?
a) Không thể nuôi chung tất cả các loài ở trong một ao mà không có sự cạnh tranh.
b) Có thể nuôi chung nhiều nhất 6 loài ở cùng một ao mà không có sự cạnh tranh.
c) Có thể nuôi chung cá rô với 3 loài khác trong một ao mà không xảy ra cạnh tranh.
d) Nếu nuôi chung cá mè hoa và cá mè trắng thì ắt hẳn sẽ có cạnh tranh về thức ăn.
e) Cá rô và cá trắm đen tuy cùng ăn tạp nhưng vẫn có thể nuôi chung trong một ao mà không xảy ra cạnh
tranh.
f) Ở tầng mặt, tối đa sẽ có 2 loài mà khi nuôi cùng sẽ không xảy ra cạnh tranh.
A. a, b, c. B. a, c, d, f. C. b, c, f. D. b, c, d, f.
Câu 39. Cho các bằng chứng tiến hoá sau:
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
(4) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
Những bằng chứng sinh học phân tử là:
A. (2) và (3). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (2).
Câu 40. Ở ruồi giấm alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với
alen d quy định mắt trắng. Phép lai giữa ruồi giấm có kiểu gen AB XDXd và ruồi giấm có kiểu gen AB XDY
ab ab
được F1. Trong tổng số ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỷ lệ 48%. Biết rằng không xảy ra
đột biến, theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là:
A. 0,055. B. 0,105. C. 0,0825. D. 0,32.
Câu 41. Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
(4) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.
(5) Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao hơn so
với lúc tác động vào pha G2.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

324 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 42. Cho các hoạt động của con người:
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5.
Câu 43. Phát biểu nào sau đây không nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn?
A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
theo con đường phân li tính trạng.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đó là nhân tố chính trong quá trình
hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
D. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.
Câu 44. Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY
hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Có thể rút
ra kết luận:
A. sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X
B. gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y
C. nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính.
D. sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ.
Câu 45. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N14 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn
E. coli này sang môi trường chỉ có N15 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 7 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao
nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N15?
A. 126. B. 132. C. 130. D. 128.
Câu 46. Ở người, alen A quy định mũi cong là trội hoàn toàn so với alen a quy định mũi thẳng; alen B quy
định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt xanh. Các locus này nằm trên các cặp nhiễm sắc
thể thường khác nhau. Để sinh ra con có cả 4 lớp kiểu hình: Mũi cong, mắt đen; mũi cong, mắt xanh; mũi
thẳng, mắt đen; mũi thẳng, mắt xanh thì có tối đa bao nhiêu kiểu gen của người bố có thể sinh ra các con
như trên?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 47. Có hai loài cá: loài cá cơm phân bố phổ biến ở vùng biển ôn đới Châu Âu và loài cá miệng đục sống
trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Loài cá nào rộng nhiệt hơn? Vì sao
A. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn,
còn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước không giao động.
B. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn,
còn ở vùng ôn đới đới có nhiệt độ nước khá ổn định.
C. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn
ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định.
D. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn,
còn ở vùng ôn đới có nhiệt độ nước không giao động.
Câu 48. Độ đa dạng của quần xã sinh vật:
A. không phụ thuộc vào số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã đó.
B. càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.
C. thể hiện sự có mặt và số lượng cá thể của loài ưu thế và loài đặc trưng.
D. càng cao thì sự phân hoá ổ sinh thái càng mạnh.

LOVEBOOK.VN | 325
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 49. Khi nói về các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái luôn tác động và chi phối lẫn nhau, tác động cùng một lúc lên
cơ thể sinh vật, do đó cơ thể phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của các nhân tố.
B. Các loài sinh vật khác nhau phản ứng như nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái.
C. Vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người được coi là những nhân tố sinh thái hữu sinh
D. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc gián tiếp
đến đời sống sinh vật.
Câu 50. Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có
hai alen, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều
cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b
quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn,
chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình
ở F2 là đúng?
A. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp.
B. Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà trống.
C. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao.
D. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao.

326 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1D 2B 3A 4A 5C 6B 7B 8A 9B 10A
11C 12A 13B 14A 15B 16D 17C 18C 19C 20A
21C 22A 23D 24C 25B 26A 27B 28C 29C 30A
31D 32B 33D 34D 35B 36D 37B 38D 39B 40A
41C 42C 43D 44A 45A 46A 47C 48D 49B 50A

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án D
N
Chiều dài của gen sau phiên mã: L =  3, 4  1500. 3,4 = 5100A0.
2
Sau khi mARN sơ khai được tạo ra thì các intron sẽ bị cắt bỏ và nối các exon lại với nhau để tạo thành mARN
trưởng thành(mARN đang xét). Vì vậy, chiều dài của gen sau phiên mã phải nhỏ hơn chiều dài của gen ban
đầu nên chiều dài ban đầu của gen lớn hơn 5100A0.
Câu 2: Đáp án B
Quy ước: A: bình thường >> a: bị bệnh.
Người chồng:
Bố mẹ chồng bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết  Bố chồng mang kiểu gen Aa.
Mẹ chồng không mang alen gây bệnh nên có kiểu gen AA.
1 1 3 1
Người chồng bình thường có thành phần kiểu gen: AA : Aa  Tỉ lệ giao tử: A : a
2 2 4 4
Người vợ:
- Bố mẹ vợ bình thường nhưng có em gái bị bệnh nên bố mẹ vợ đều mang kiểu gen Aa.
1 2 2 1
Người vợ có thành phần kiểu gen: AA : Aa  tỉ lệ giao tử: A : a
3 3 3 3
3 1 2 1
Ta có: ( A : a )( A : a )
4 4 3 3
1 1 1
Xác suất đứa con bị bệnh (aa):  
3 4 12
Câu 3: Đáp án A
- Ung thư máu do đột biến mất đoạn NST 21 gây ra.
- Hồng cầu hình liềm do sự thay thế nucleotit cặp T-A bằng cặp A-T ở codon 6 của gen 𝛽-hemoglobin.
- Bạch tạng do đột biến gen gây ra.
- Hội chứng Claiphento do đột biến số lượng NST (XXY) gây ra.
- Dính ngón tay số 2 và 3 do đột biến đơn gen nằm trên NST Y gây ra.
- Máu khó đông do đột biến gen gây ra.
- Hội chứng Tơcnơ do đột biến số lượng NST gây ra (XO).
- Hội chứng đao do có 3 NST số 21 gây ra.
- Mù màu do đột biến gen nằm trên NST X gây ra.
Vậy 1,4,7,8 đúng.
Câu 4: Đáp án A
Ta có:
F1 đồng loạt một kiểu hình. F1 mang kiểu hình trội.
F2 có 19 gà trống lông vằn : 11 gà mái lông vằn : 9 gà mái lông không vằn.
Ta nhận thấy tính trạng lông không vằn chiếm tỉ lệ ít hơn tỉ lệ lông vằn ở F2 nên lông vằn trội hoàn toàn so
với tính trạng lông không vằn.
 F1×F1: XAXa × XAY
LOVEBOOK.VN | 327
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Tính trạng lặn chỉ xuất hiện ở giới cái trong khi đó kiểu gen XaY quy định kiểu hình lặn.
 Ở gà, gà mái là XY và gà trống là XX hay nói cách khác gà trống thuộc giới đồng giao tử, gà mái thuộc giới
dị giao tử. Vậy 3 sai, 4 đúng.
Vì cả hai giới biểu hiện tính trạng với tỉ lệ khác nhau nên bố mẹ không có vai trò ngang nhau trong việc
truyền tính trạng cho con.
 Loại B,C,D chọn A.
Câu 5: Đáp án C
Dựa vào hình ảnh ta thấy rằng mỗi loài chim có loại thức ăn khác nhau nên cấu tạo mỏ cũng khác nhau. Sự
khác nhau về kích thước mỏ và cách khai thác nguồn thức ăn đó, tức là chúng có ổ sinh thái dinh dưỡng
riêng, không cạnh tranh với nhau. Vậy 1,2 đúng.
Câu 6: Đáp án B
- NST vẫn nhân đôi bình thường nên dù NST có phân ly hay không thì số NST môi trường cung cấp phụ
thuộc vào số lần nhân đôi bình thường, do đó theo đề ta có: (2x -1).2n = 6120  x = 8
- Sau lần nguyên phân thứ 5 ta có:
+ 14.2 = 28 tế bào bình thường (2n) = 24NST
+ 2 tế bào lệch bôi (2n-2) = 22NST
+ 2 tế bào lệch bội (2n+2) = 26NST
Các tế bào này phải trải qua số lần nguyên phân là 8-5 = 3
Vậy số tế bào lệch bội (2n – 2 = 22NST) = 2. 23 = 16 tế bào.
Câu 7: Đáp án B
1 đúng. Khi môi trường ổn định, chọn lọc tự nhiên vẫn luôn tác động nên các đặc điểm thích nghi vẫn không
ngừng được hoàn thiện.
2 sai. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc những kiểu hình đã có sẵn trong quần thể, những kiểu hình
nào thích nghi tốt được giữ lại chứ không thể tạo nên các đặc điểm thích nghi.
3 đúng.
4 đúng. Sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo
thời gian.
5 đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định nào , alen nào
cũng có thể bị loại bỏ dù có lợi. Các yếu tố ngẫu nhiên sẽ làm giảm đa dạng di truyền, nghèo vốn gen quần
thể.
Câu 8: Đáp án A
Theo đề bài: 60% giao tử mang alen A  tần số alen A = 0,6  a = 0,4.
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể: Aa = 2.0,6.0,4 = 0,48.
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong mẫu nghiên cứu là: 0,48.0,2 = 0,096.
Câu 9: Đáp án B
Câu 10: Đáp án A
Dựa vào trình tự các nucleotit trong mạch mã gốc của gen, chúng ta sẽ so sánh sự sai khác giữa các trình tự
này của các loài. Sự sai khác về trình tự càng ít thì các loài có quan hệ càng gần.
Câu 11: Đáp án C
Với dạng bài như thế này, chúng ta sẽ xét riêng từng tính trạng để tính nhé!
Xét tính trạng hình dạng hạt:
- Cây hạt dài có kiểu gen aa: 12%+4% = 16%  a = 0,4; A = 0,6.
Xét tính trạng màu sắc hạt ta có:
- Hạt màu trắng có kiểu gen bb: 4% + 21% = 25%  b = 0,5 ; B = 0,5.
Câu 12: Đáp án A
Gọi p,q,r lần lượt là tần số alen của nhóm máu A,B, và O.
Ta có: p+q+r = 1.(1) (p>q)
Người có nhóm máu O chiếm 1%  r2 = 0,01  r = 0,1.(2)
(1),(2)  p+q = 0,9  p = 0,9-q
Người mang nhóm máu AB chiếm 28%

328 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
 2pq = 0,28  q(0,9-q) = 0,14  -q2+0,9q – 0,14 = 0  q = 0,2; p = 0,7
Tỉ lệ người mang nhóm máu A: 0,72+2.0,7.0,1 = 63%.
Tỉ lệ người mang nhóm máu B: 0,22+2.0,2.0,1 = 0,08 = 8%.
Câu 13: Đáp án B
Quy ước: A-B- : hoa đỏ; A-bb: hoa xanh; aaB-; aabb: hoa trắng.
P: AAbb×aaBB
F1: AaBb
F1× F1: AaBb×AaBb
F2: 9 A-B- : hoa đỏ
3 A-bb: hoa xanh
3 aaB-: 1 aabb : hoa trắng
1 2 2 4
Các cây hoa đỏ có thành phần kiểu gen: AABB: AaBB: AABb: AaBb
9 9 9 9
4 2 2 1
Tỉ lệ giao tử: AB: aB: Ab: ab
9 9 9 9
4 2 2 1 4 2 2 1
Ta có: ( AB: aB: Ab: ab )( AB: aB: Ab: ab )
9 9 9 9 9 9 9 9
2 2 1 1 5
Tỉ lệ cây hoa trắng thuần chủng ở F3:    
9 9 9 9 81
Câu 14: Đáp án A
P: 0,3RR : 0,4Rr : 0,3rr
Tần số alen ban đầu: R = 0,5; r = 0,5.
Sau khi dùng thuốc:
P’: 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr.
Tần số alen: R = 0,7; r = 0,3.
1 sai vì quần thể sai bị chọn lọc tự nhiên tác động. Các cá thể sâu mang kiểu gen quy định khả năng kháng
thuốc được chọn lọc tự nhiên giữ lại và các cá thể sâu không có khả năng kháng thuốc bị loại bỏ khỏi quần
thể do vậy, tần số alen R lớn hơn r sau khi phun thuốc.
2 đúng. Chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hóa có hướng.
3 sai vì sau khi phun thuốc tần số alen kháng thuốc R tăng lên 20%.
4 đúng vì tần số alen mẫn cảm thuốc giảm 20% so với ban đầu.
Câu 15: Đáp án B
Xét NST số 5 và số 13, người mang chuyển đoạn thì cặp NST số 5 sẽ có 1 NST bình thường (kí hiệu A) và 1
NST bị mất đoạn (kí hiệu A*), NST số 13 sẽ có 1 NST bình thường (kí hiệu B).
Và 1 NST chứa đoạn thêm vào từ NST số 5 (Kí hiệu B*). Khi giảm phân sẽ cho 4 loại giao tử (1/4 AB, 1/4
A*B, 1/4 AB*, 1/4 A*B*).
Người bình thường khi giảm phân cho ra 1 loại AB (gồm 1 NST số 5 và và 1 NST số 13 của cặp tương đồng
đều bình thường).
Vậy thế hệ con sinh ra sẽ có tỉ lệ:
1/4 AABB (bình thường) : 1/4 AA*BB (mèo kêu) : 1/4AABB* (chết sớm) : 1/4AA*BB* (bình thường).
Câu 16: Đáp án D
Câu 17: Đáp án C
Xác suất sinh đôi cùng trứng (cùng giới tính) = p = 0,25
Xác suất sinh đôi khác trứng = (1-p)
(1  p)
- Xác suất 2 trẻ khác trứng, khác giới tính =
2
(1  p)
- Xác suất 2 trẻ khác trứng, cùng giới tính =
2
Vậy 2 trẻ sinh đôi cùng giới tính có 2 trường hợp cùng và khác trứng.
LOVEBOOK.VN | 329
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
p 2p
Vậy xác suất cần tìm = = = 40%
(1  p) ( p  1)
p
2
Câu 18: Đáp án C
Quy ước: A-B- : lông trắng; A-bb : lông trắng; aaB-: lông đen; aabb : lông hạt dẻ.
P: AaBb× AaBb
F1: 9 A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
TLKH: 12 lông trắng: 3 lông đen : 1 lông hạt dẻ.
 Màu lông chó di truyền theo quy luật tương tác kiểu 12:3:1.
- Trong sự hình thành màu lông chó, gen A át chế gen B, b do vậy vai trò của hai gen trội là không như nhau.
2 sai.
- Các cặp gen Aa và Bb phân ly độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân và thụ tinh. 3 đúng.
- Con chó màu hạt dẻ có kiểu gen aabb nên không cần phải dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen. 4
đúng.
- Những con chó lông trắng có kiểu gen A-B- hoặc A-bb. 5 sai.
- Khi lai giữa chó có màu lông trắng với chó có màu lông hạt dẻ được Fb phân tính 1: 1: 1: 1 thì kiểu gen
của chó lông đen là AaBb. 6 sai.
- Tỉ lệ kiểu gen ở F1: 1 AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1 AAbb : 2 Aabb : 2 aaBb : 1 aaBB : 1aabb. 7 đúng.
2
Chó lông trắng đồng hợp tử (AABB +AAbb) chiếm  12,5% . Vậy 8 đúng.
16
Câu 19: Đáp án C
Chọn các câu (2), (3), (4), (5).
Nguyên nhân mà đột biến, chủ yếu là đột biến gen có vai trò quan trọng trong tiến hóa:
- Đột biến là phổ biến trong quần thể, tuy tần số đột biến của 1 gen là rất thấp, nhưng trong mỗi cá thể
có vô số gen và trong quần thể có nhiều cá thể.
- Giá trị của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen và môi trường.
- Đa số đột biến gen thường tồn tại ở thể lặn, nên tạo ra trạng thái dị hợp, làm cho đột biến không có cơ
hội biểu hiện ra kiểu hình, được lưu giữ trong quần thể, chờ cơ hội gặp thể đồng hợp lặn mới được biểu
hiện.
Câu 20: Đáp án A
B. Kết quả của quá trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
C. Kết quả của quá trình ứng dụng biến dị tổ hợp vào chọn giống.
D. Đây là phương pháp phân tử, phân tích vật chất di truyền, không là kết quả của chuyển gen.
Lưu ý: kỹ thuật chuyển gen người ta cũng có thể điều chỉnh hay sửa chữa các gen. Ví dụ như muốn tăng
cường hoạt động của một gen chỉ cần bổ sung hàm lượng alen của gen đó vào tế bào. Một gen bị hư hỏng có
thể bổ sung gen lành vào hoạt động thay thế cho gen bệnh. Muốn bất hoạt một gen chỉ cần bổ sung một đoạn
gen khác mang alen trội lấn át hoạt động của gen đó.
Câu 21: Đáp án C
1 2
- Kiểu gen của vợ chồng bên trái thế hệ II: ( AA: Aa)x (Aa)
3 3
2 1 1 1 2 3
( A: a) ( A : a)  người chồng III có thành phần kiểu gen ( AA: Aa)
3 3 2 2 5 5
- Kiểu gen của vợ chồng bên phải thế hệ II: (Aa) x (Aa)
1 1 1 1 1 2
( A : a )( A : a )  người vợ III có thành phần kiểu gen ( AA: Aa)
2 2 2 2 3 3
2 3 1 2
Kiểu gen của vợ chồng ở thế hệ III: ( AA: Aa) ( AA: Aa)
5 5 3 3

330 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

3 2 1 1
Xác suất để cặp vợ chồng ở III sinh con bị bệnh:    . 1 đúng
5 3 4 10
Xác suất để đứa con trai thứ nhất ở thế hệ IV trên phả hệ có kiểu gen giống cả bố và mẹ ở thế hệ III là
Kiểu gen của con giống cả bố và mẹ  kiểu gen của bố mẹ phải giống nhau.
Có 2 trường hợp vợ chồng ở thế hệ III.
2 1 2 1 2
♂ AA x ♀ AA  con giống Bố và Mẹ (AA) =   1 
5 3 5 3 15
3 2 3 2 1 1
♂ Aa x ♀ Aa  con giống Bố và Mẹ (Aa) =   
5 3 5 3 2 5
2 1 1
 Xác suất chung =   . Vậy 2 sai.
15 5 3
Xác suất để đứa con gái ở thế hệ IV trên phả hệ có kiểu gen giống mẹ nhưng không giống bố ở III
Kiểu gen con giống mẹ, không giống bố  kiểu gen của bố và mẹ phải khác nhau.
Có 2 trường hợp Vợ chồng ở thế hệ III
2 2 2 2 1 2
♂ AA x ♀ Aa  con giống Mẹ, khác Bố: có kiểu gen Aa =   
5 3 3 5 2 15
3 1 3 1 1 1
♂ Aa x ♀ AA  con giống Mẹ, khác Bố: có kiểu gen AA =   
5 3 5 2 3 10
2 1 7
Xác suất chung =  
15 10 30
Xác suất để 2 đứa con ở thế hệ IV có cùng kiểu gen
Xét 4 trường hợp bố mẹ III:
2 1 2
♂ AA x ♀ AA con: (100% AA)
5 3 15
2
2 đứa bình thường cùng kiểu gen chiếm tỉ lệ
15
3 2 2
♂ Aa x ♀ Aa  đời con: (1 AA:2Aa:1aa)
5 3 5

2  1   2   2
2 2
2 đứa bình thường cùng kiểu gen chiếm tỉ lệ:     
5  3   3   9
 
3 1 1
♂ Aa x ♀ AA nên đời con có kiểu gen (1AA:1Aa)
5 3 5
1  1   1   1
2 2
2 đứa bình thường cùng kiểu gen chiếm tỉ lệ:     
5  2   2   10
 
2 2 4
♂ AA x ♀ Aa  đời con: (1AA :1Aa)
5 3 15

4  1   1 
2 2
2 đứa bình thường cùng kiểu gen chiếm tỉ lệ:      2
15  2   2   15
 
2 2 2 1 53
Xác suất chung =     . Vậy 4 đúng.
15 9 15 10 90
Câu 22: Đáp án A
Số tế bào tối thiểu.
LOVEBOOK.VN | 331
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Số giao tử tối đa = 32
Tế bào có Hoán vị cho 4 loại giao tử nên số tế bào tối thiểu = 32/4 = 8 tế bào.
Câu 23: Đáp án D
A: sai vì trong 1 chu kì tế bào, quá trình nhân đôi ADN chỉ diễn ra ở pha S(kì trung gian), còn quá trình
phiên mã diễn ra ở kì trung gian giữa hai lần phân bào lúc NST ở dạng dãn xoắn, chứ hai quá trình này
không diễn ra nhiều lần trong một chu kì tế bào.
B: sai vì quá trình phiên mã khi diễn ra chỉ sử dụng mạch mã gốc của gen có chiều từ 3’ đến 5’ làm mạch
khuôn tổng hợp nên mARN.
C: sai vì chỉ có quá trình nhân đôi ADN mới có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza, còn quá trình phiên
mã có sự xúc tác của enzim ARN polimeraza.
D: đúng vì 2 quá trình này đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 24: Đáp án C
1. Đúng, tùy vào từng hệ sinh thái mà tháp sinh khối có thể có đáy lớn đỉnh nhỏ hoặc đáy nhỏ đỉnh lớn.
2. Sai, tùy vào hệ sinh thái chứ không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ ở tháp số lượng.
3. Đúng, tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
4. Đúng, tháp năng lượng là tháp duy nhất có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ ở một quần xã.
Câu 25: Đáp án B
Hoa đỏ thuần chủng x Hoa trắng  100% hoa đỏ
Hoa đỏ có kiểu gen A-B- ; hoa trắng kiểu gen A- bb , aaB- ; aabb
Để đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ  bố mẹ một bên cho 4 kiểu
giao tử một bên cho một loại giao tử (AaBb x aabb) hoặc mỗi bên bố mẹ cho 2 loại giao tử Aabb x aaBb
Câu 26: Đáp án A
Ta có 2n = 10 => n = 5.
Các NST trong cặp NST tương đồng có nguồn gốc và cấu trúc khác nhau.
Số loại tinh trùng tối đa được hình thành là 2n + 2 = 27 = 128.
32% 40%
Số tinh trùng mang trao đổi chéo là  = 36 %
2 2
Câu 27: Đáp án B
A sai vì quần thể con mồi hay vật ăn thịt do đều sống trong môi trường có sức chứa giới hạn nên quần thể
tăng trưởng theo hình chữ S.
B đúng.
C sai vì vật ăn thịt có kích thước lớn hơn con mồi.
Câu 28: Đáp án C
Năm 2004, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của loài người lùn nhỏ bé H.floresiensis tồn tại cách
đây khoảng 18000 năm, được cho là phát sinh từ loài H. erectus.
Câu 29: Đáp án C
Động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn nhưng các phần thò ra (tai,
đuôi) nhỏ hơn so với loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.
Câu 30: Đáp án A
Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau
mà bằng cách tạo ra giống thông thường không thể thực hiện được.
Câu 31: Đáp án D
F1 dị hợp 2 cặp.
ab 45
F2: Tỉ lệ:   0,09
ab 295  79  81  45
 ab = 0,09  0,3 > 0,25  ab là giao tử liên kết.
Tần số hoán vị gen: f = 2(0,5-0,3) = 40%.
Câu 32: Đáp án B

332 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

6(6  1)
Trên NST thường:  21 kiểu gen.
2
Trên NST giới tính:
4(4  1)
XX =  10 kiểu gen.
2
XY = 4 kiểu gen.
Tổng số kiểu gen tối đa: 21(10+4) = 294 kiểu gen.
Câu 33: Đáp án D
Gen B:
5100
Số nucleotit: N =  2  3000 = 2A+2G.
3, 4
2
A= G
3
 A= T = 600; G = X = 900.
Số liên kết Hidro: 2A+3G = 3900 liên kết.
Gen b thêm 2 liên kết hidro so với gen B → thêm cặp A-T hoặc thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.
Nếu gen B thêm 1 cặp A-T thành gen b → Gen b có T = 600 + 1 = 601.
Số T môi trường cung cấp sau 3 lần tái bản: 601 x (23 – 1) = 4207.
Nếu thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X → gen b: T = 598
Số T môi trường cung cấp sau 3 lần tái bản: 598 x (23 – 1) = 4186.
Câu 34: Đáp án D
Tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối
vì mỗi cá thể có rất nhiều gen và quần thể có rất nhiều cá thể → vốn gen trong quần thể rất lớn
Câu 35: Đáp án B
- Kiểm soát quần thể cạnh tranh và vật ăn thịt là một biện pháp không bền vững, mất nhiều công sức.
- Du nhập thêm một quần thể mới từ một quần thể khác, biện pháp này cần có thời gian để những cá thể
mới thích nghi với môi trường mới, mặt khác số cá thể mới này là do đã bị loại từ quần thể khác nên có khả
năng có sức sống kém.
- Việc bắt chúng sinh sản bắt buộc gây suy giảm đa dạng di truyền. Do có thể xảy ra giao phối cận huyết.
Câu 36: Đáp án D
- Chu kì sống càng dài thì số thế hệ trong năm càng ít, tốc độ phát triển của loài càng chậm. Vậy chu kì
sống tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển.
- Vậy chỉ trừ ý 3 là sai thì 3 ý còn lại đều đúng!
Câu 37: Đáp án B
- Gen tiền ung thư là gen lặn nên đột biến của nó là đột biến gen trội.
- Gen ức chế khối u là gen trội nên đột biến của nó là đột biến gen lặn.
+ Ta sẽ có nội dung (4) đúng, (5) sai suy ra loại A, C.

+ Ở nội dung (3) cho rằng ung thư di truyền qua sinh sản hữu tính là sai do bệnh này xuất hiện ở tế bào

sinh dưỡng suy ra loại D.


Câu 38: Đáp án D
-Ý a đúng, nếu nuôi chung cả 7 loài thì sẽ có cạnh tranh.
-Ý b sai, chỉ có thể nuôi nhiều nhất 5 loài là 2, 3, 5, 6, 7. Cá rô và cá lóc là các loài ăn tạp, nuôi chung sẽ
xảy ra cạnh tranh.
-Ý c sai. Cá rô sống ở tầng mặt và tầng giữa nên để không xảy ra cạnh tranh thì phải nuôi chung với các
loài ở tầng đáy. Có 3 loài như thế tuy nhiên trong đó có cá lóc ăn tạp nên nếu nuôi cá lóc thì nếu nuôi 2 loài
còn lại sẽ xảy ra cạnh tranh. Vì thế không thể có chuyện nuôi với cả 3 loài mà không xảy ra cạnh tranh.
-Ý d sai vì cá mè hoa và cá mè trắng tuy cùng sống ở tầng mặt và cùng ăn thức ăn nổi nhưng một loài ăn
động vật, còn loài kia ăn thực vật nên sẽ không cạnh tranh.
-Ý e đúng vì chúng sống ở các tầng nước khác nhau.

LOVEBOOK.VN | 333
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
-Ý f sai, tối đa có thể nuôi đc 3 loài: 3, 5, 6.
Vậy có 4 ý sai là b, c, d, f !
Câu 39: Đáp án B
Câu 40 : Đáp án A
P: AB XDXd× AB XDY
ab ab
0,48
Ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỷ lệ 48% nên ta có: A-B-XD- = 0,48  A  B   0,64
0,75
aabb = A-B- - 0,5 = 0,14
aaB- =A-bb = 0,25 – aabb = 0,11.
Tỉ lệ ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt đỏ ở F1: aaB-XDX- = 0,11.0,5 = 0,055.
Câu 41: Đáp án C
(1) đúng. Các bazo nito dạng hiếm gây ra sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN gây ra đột biến thay
thế cặp nucleotit.
(2) sai vì các cá thể mang gen đột biến biểu hiện ra kiểu hình mới được gọi là thể đột biến.
(3) sai vì đột biến xô ma không di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
(4) đúng.
(5) đúng. Vì ở pha S, NST đang nhân đôi nên dãn xoắn cực đại, dễ xảy ra đột biến nhất.
Câu 42: Đáp án C
Các hoạt động hiệu quả: 1,3,4,5.
Câu 43: Đáp án D
Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải. Đây là phát
biểu của Lamac.
Câu 44: Đáp án A
Câu 45: Đáp án A
Một tế bào E.Coli sau 7 lần nhân đôi tạo ra 27 = 128 vi khuẩn con.
Trong đó, theo nguyên tắc bán bảo toàn, có 2 vi khuẩn E.Coli giữ một mạch của vi khuẩn ban đầu ( tức là có
chứa N14)
Vậy số vi khuẩn mà phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N15 là 126.
Câu 46: Đáp án A
Do không khống chế kiểu gen của người mẹ nên ta có thể có các phép lai sau :
♂AaBb x♀ aabb
♂ Aabb x♀ aaBb
♂ aaBb x ♀Aabb
♂ aabb x ♀AaBb
Vậy người bố có thể là 1 trong 4 kiểu gen sau , con sinh ra có thể có đủ các kiểu hình trên : AaBb, Aabb, aaBb,
aabb.
Câu 47: Đáp án C
Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn, còn ở
vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định.
Câu 48: Đáp án D
Độ đa dạng của quần xã sinh vật càng cao thì sự phân hoá ổ sinh thái càng mạnh. Do nguồn sống mà môi
trường cung cấp là có hạn, càng có nhiều loài sinh vật thì giữa chúng xảy ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
dẫn đến phân li ổ sinh thái càng mạnh.
Câu 49: Đáp án B
Các loài sinh vật khác nhau phản ứng như nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái là
sai.
Điều này là sai, mỗi loài sinh vật khác nhau có kiểu gen khác nhau, cơ chế phản ứng khác nhau đối với các
nhân tố sinh thái.

334 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 50: Đáp án A
Ở gà, con trống là XX, con mái là XY.
P: bbXAXA x BBXaY
F1: Bb XAXa : Bb XAY
F1 x F1
F2: (3B- : 1bb) x ( 2XAX- : 1 XAY : 1 XaY)  6 B-XAX- : 2 bbXAX- : 3B-XAY : 3B-XaY : 1 bbXAY : 1 bb XaY
 Gà trống : 6 cao, vằn : 2 thấp vằn Gà mái : 3 cao, vằn : 3 cao không vằn : 1 thấp vằn : 1 thấp không vằn.

CHẤT DINH DƯỠNG CỦA CUỘC SỐNG


Có một cậu bé tự cho mình là đứa trẻ bất hạnh nhất thế giới này.Trong con mắt của bạn bè, cậu là kẻ nhát
gan, yếu đuối. Trên nét mặt cậu thường lộ vẻ sợ hãi.
Vào một ngày mùa xuân, bố cậu bé xin nhà hàng xóm một ít cây giống. Bố cậu muốn trồng chúng trước nhà.
Ông bảo các con, mỗi đứa trồng một cây. Ông nói với chúng, cây của ai lớn nhanh nhất, người đó sẽ được
ông tặng cho món quà giá trị. Cậu bé ấy cũng muốn nhận được món quà. Khi nhìn thấy anh chị em hào hứng
chạy đi chạy lại tưới nước cho cây, không hiểu sao trong đầu cậu lại sinh ý nghĩ kỳ quặc: cậu mong cái cây
mình trồng mau chóng chết đi. Vì thế cậu bỏ mặc nó.
Một tuần sau, khi xem cái cây mình trồng, cậu bé ngạc nhiên phát hiện nó không những không héo úa, mà
còn mọc ra mấy lá xanh nõn nà. So với những cái cây mà an chị em cậu trồng, nó dường như tươi tốt hơn và
tràn đầy sức sống. Bố cậu thực hiện đúng lời hứa, mua cho cậu một món quà mà cậu thích nhất. Đồng thời,
ông còn nói với cậu, cứ xem các cậu trồng cây, thì sau này hẳn cậu sẽ trở thành một nhà thực vật học xuất
sắc.
Từ đó trở đi, cậu bé dần trở nên lạc quan.
Vào một buổi tối, cậu bé trằn trọc không sao ngủ được. Nhìn ánh trăng vằng vặc ngoài sân, cậu chợt nhớ
đến câu nói của thầy giáo dạy sinh vật: thực vật thường lớn lên vào lúc trời tối. Cậu nghĩ bụng, tại sao mình
không thử xem cái cây mình trồng lớn như thế nào nhỉ? Khi cậu rón rén đi ra ngoài sân. Cậu nhìn thấy bố
đang dùng gáo tưới nước cho cái cây cậu trồng. Ngay lập tức, cậu hiểu ra tất cả. Hóa ra, bố cậu âm thầm bón
phân cho cái cây ấy. Cậu trở về phòng ngủ, gục mặt xuống giường mặc cho nước mắt chảy dài trên khuôn
mặt.
Thấm thoát mấy chục năm trôi qua. Cậu bé với đôi chân tập tễnh ấy mặc dù không trở thành một nhà thực
vật học như ước nguyện của người cha, nhưng lại trở thành tổng thống nước Mỹ, tên ông là Franklin
Roosevelt.
Sưu tầm

LOVEBOOK.VN | 335
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

16
Câu 1: Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN làm phát sinh dạng đột biến gen:
A. Thêm một cặp Nu. B. Thêm hai cặp Nu.
C. Thay thế một cặp Nu này bằng một cặp Nu khác. D. Mất một cặp Nu.
Câu 2: Nếu sản phẩm giảm phân của một tế bào sinh giao tử gồm 3 loại (n); (n+1); (n-1) và từ đó sinh ra
một người con bị hội chứng siêu nữ thì chứng tỏ đã xảy ra sự rối loạn giảm phân của một cặp NST ở:
A. Giảm phân I của bố hoặc giảm phân II của mẹ.
B. Giảm phân I của mẹ hoặc giảm phân II của bố.
C. Giảm phân I của bố hoặc mẹ.
D. Giảm phân II của bố hoặc mẹ.
Câu 3: Ở ngô 2n = 20. Một tế bào sinh dưỡng của ngô nguyên phân liên tiếp 6 lần. Ở kì giữa lần phân bào
thứ 6, trong tất cả các tế bào con có:
A. 640 cromatit. B. 320 cromatit. C. 640 NST kép. D. 320 NST kép.
Câu 4: Ở thể đột biến của một loài, khi một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp bốn lần tạo ra số tế bào
con có tổng cộng 144 NST. Thể đột biến này thuộc dạng:
A. Thể ba nhiễm hoặc thể bốn nhiễm. B. Thể một nhiễm hoặc thể ba nhiễm.
C. Thể bốn nhiễm hoặc thể không nhiễm. D. Thể không nhiễm hoặc thể một nhiễm.
Câu 5: Qui trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước nào dưới đây:
1. Cho tự thụ phấn hoặc giao phối ngẫu nhiên để tạo ra các dòng thuần.
2. Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
3. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
4. Tạo dòng thuần chủng.
A. 2  3  4. B. 4  3  2. C. 3  2  4. D. 1  4  2.
Câu 6: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
1. Đột biến đồng nghĩa là đột biến thay thế cặp bazo làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.
2. Đột biến sai nghĩa là đột biến thay thế cặp Nu biến một bộ ba mã hóa thành bộ ba kết thúc.
3. Đột biến vô nghĩa là đột biến mà sự thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác không dẫn đến thay đổi axit
amin trong chuỗi polipeptit.
4. Đột biến dịch khung là đột biến thêm hoặc mất một cặp Nu làm cho khung đọc mã di truyền bị dịch đi
khiến cho trình tự các axit amin thay đổi từ điểm xảy ra đột biến.
5. Đột biến giao tử là đột biến NST phát sinh trong quá trình hình thành giao tử.
6. Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra trong nguyên phân tế bào sinh dưỡng.
7. Đột biến gen trội là đột biến từ alen trội thành alen lặn.
8. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen.
9. Đột biến NST là những biến đổi liên quan đến số lượng hoặc cấu trúc NST.
10. Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi số lượng ở toàn bộ NST.
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Câu 7: Đột biến thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác xảy ra tại vùng exon của gen cấu trúc nhưng không
làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó qui định tổng hợp. Nguyên nhân do:
A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền là mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính thoái hóa. D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

336 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 8: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit.
Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề có kiểu
gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại
guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A. Bbbb B. BBbb C. Bbb D. BBb
Câu 9: Một sinh vật lưỡng bội có kiểu gen AABB. Hai gen này nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau,
được minh họa trong một tế bào của sinh vật này như thể hiện ở hình dưới đây. Tế bào này đang
trải qua giai đoạn nào của chu kỳ tế bào ( kí tự + là các cực của tế bào):

A. giảm phân II. B. nguyên phân.


C. giảm phân I. D. có thể là nguyên phân hoặc giảm phân.
Câu 10: Ở một loài thực vật: A qui định cây cao, a qui định cây thấp; B qui định hoa kép, b qui định hoa đơn,
DD qui định hoa đỏ, Dd qui định hoa hồng, dd qui định hoa trắng. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ, F1 thu được
tỉ lệ phân ly kiểu hình là: 6:6:3:3:3:3:2:2:1:1:1:1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là:
A. AaBbDd x aaBbDd hoặc AaBbDd x aaBbdd.
B. AaBbDd x aaBbDd.
C. AaBbDd x AabbDd hoặc AabbDd x aaBbDd.
D. AaBbDd x AabbDd x AabbDd hoặc AaBbDd x aaBbDd.
Câu 11: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ
phấn thì kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây
hoa đỏ ở F2:
A. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P. B. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây F1.
C. Lai phân tích cây hoa đỏ ở F2. D. Cho cây hoa đỏ ở F2 tụ thụ phấn.
Câu 12: Điểm chung giữa di truyền độc lập và di truyền liên kết không hoàn toàn là:
A. Làm giảm khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Các gen không alen cùng nằm trên 1 NST tương đồng.
C. Tạo nguồn biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
D. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
Câu 13: Một nhà di truyền học xác định rằng một bệnh gây ra bởi một đột biến gen lặn trong một alen của
một gen. Các alen đột biến bị mất Tymin ở vị trí 25 của gen. Các gen này được tìm thấy trên các nhiễm sắc
thể X. Dưới đây là trình tự ADN cho vùng mã hóa cùa gen bình thường. Tuyên bố nào về hậu quả của đột
biến này là đúng, biết: ADN của gen bình thường:
5’- ATG TTA XGA GGT ATX GAA CTA GTT TGA AXT XXX ATA AAA - 3’
1. Các prôtêin đột biến có chứa nhiều hơn bốn axit amin so với các prôtêin bình thường.
2. Các prôtêin đột biển có chứa ít hơn một axit amin so với các prôtêin bình thường,
3. Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh hơn nữ.
A. Chỉ 1. B. 1 và 2. C. Chỉ 3 D. 1 và 3
Câu 14: Ở một loài động vật có alen A qui định thực quản rộng, alen a qui định thực quản hẹp. Những cá thể
có kiểu gen Aa biểu hiện tính trạng thực quản bình thường. Những cá thể có thực quản bình thường có khả
năng thích nghi cao hơn được chọn lọc giữ lại và sinh sản ưu thế hơn hẳn so với những cá thể còn lại. Nếu
như cho ngẫu phối qua rất nhiều thế hệ thì:

LOVEBOOK.VN | 337
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. Số cá thể có thực quản rộng ngày càng gia tăng.
B. Tần số alen qui định thực quản rộng ngày càng tiến gần 0.
C. Tần số alen qui định thưc quản hẹp ngày càng tiến về 1.
D. Tần số alen A, a ngày càng tiến gần 0,5.
Câu 15: Bằng cách nào để nhận biết các dòng vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật chuyển
gen vào tể bào nhận nhờ thể truyền ?
A. Chọn thể truyền có các gen chỉ thị đặc hiệu để nhận biết.
B .Dùng Canxi clonia làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện
C. Dùng xung điện để thay đổi tính thấm cùa màng tế bào đối với axit nucleic
D. Dùng phương pháp đánh dấu bàng đồng vị phóng xạ.
Câu 16: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang
nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
(2) Nuôi cấy hạt phấn.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài.
(4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 17: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2).
Câu 18: Khi nói về hội chứng Đao ở người, phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp.
B. Người mắc hội chứng Đao vẫn sinh con bình thường.
C. Hội chứng Đao thường gặp ở nam, ít gặp ở nữ.
D. Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể số 21.
Câu 19: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật.
B. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lý.
C. Hình thành loài mới bằng cách sinh thái thường xảy ra đối với các loại động vật ít di chuyển.
D. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều
giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
Câu 20: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở
các thế hệ như sau:
P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1. F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1.
F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1. F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1.
F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1.
Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự
nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Câu 21: Có bao nhiêu đặc điểm sau là quan niệm của học thuyết Lamac?
1. Môi trường là nhân tố chính cho sự thay đổi của sinh vật.
2. Trong suốt quá trình tiến hóa không có sự đào thải.
3. Tuy môi trường thay đổi theo một hướng xác định, nhưng mọi cá thể phản ứng không như nhau trước
điều kiện ngoại cảnh.
338 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
4. Không phải mọi đặc điểm mới xuất hiện đều được di truyền qua các thế hệ.
5. Cơ quan nào thường xuyên hoạt động thì phát triển và cơ quan nào không hoạt động thì vẫn không
thoái hóa.
6. Quá trình tiến hóa qua nhiều dạng trung gian.
7. Có sự đào thải những cơ thể kém thích nghi trong quá trình tiến hóa.
8. Sinh vật tự vươn lên để hoàn thiện.
A. 4 B. 3 C. 6 D. 5
Câu 22: Khi nói về quá trình phát sinh, sự phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn
giản.
B. Sự xuất hiện phân tử protein và axit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hóa sinh học.
C. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn tiến hóa sinh học.
D. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như hiện
nay.
Câu 23: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát triển ở
A. kỉ Jura của đại Trung sinh.
B. kỉ Đệ Tam (thứ ba) của đại Tân sinh.
C. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
D. kỉ Đệ Tứ (thứ tư) của đại Tân sinh.
Câu 24: Trả lời phương án không đúng về quần thể người:
A. Ở các nước phát triển kích thước dân số ở trạng thái ổn định, ở các nước đang phát triển dân số chưa
ổn
định
B. Tăng trưởng của quần thể người là dạng tăng trưởng lý thuyết về sự phát triển khoa học con người
đã chủ động giảm được tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
C. Biến động dân số của loài người là loại biến động không theo chu kì do đặc điểm sinh học sinh sản của
người và sự chi phối của điều kiện kinh tế xã hội.
D. Tăng trưởng của quần thể người là tăng trưởng thực tế vì sự tăng dân số của quần thể người phụ
thuộc các điều kiện kinh tế xã hội.
Câu 25: Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:
(1)Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín
(2)Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi
(3)Có tính toàn vẹn di truyền,có tính đặc trưng cao
(4) Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
(5) Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen
Phương án đúng là:
A. 1,3,4 B. 1,2,3 C. 2,4,5 D. 3,4,5
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự
nhiên:
A. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến
và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá
thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của quần thể.
C. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự
phân bố các cá thể trong quần thể.
D. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau
làm tăng khả năng sống sót, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Câu 27: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, xét các kết luận sau:
(1) vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau
(2) Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường
LOVEBOOK.VN | 339
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(3) Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau
(4) Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã
Có bao nhiêu kết luận đúng
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 28: Ở biển, có các loài động vật nhỏ như cá bống, giun nhiều tơ, cua… sống trong tổ giun Erechis để có
nơi ẩn nấp và tìm kiếm thức ăn thừa là phân của giun Erechis. Mối quan hệ giữa các loài động vật nhỏ và
giun Erechis là:
A. Quan hệ hợp tác. C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
B. Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ hội sinh.
Câu 29: Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng
sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất:
A. Làm giảm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng cho các thủy vực sau đập.
B. Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Gây xói lở bãi sông sau đập.
Câu 30: Có hai loài cá: loài cá cơm phân bố phổ biến ở vùng biển ôn đới Châu Âu và loài cá miệng đục sống
trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Loài cá nào rộng nhiệt hơn? Vì sao
A. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn,
còn ở
vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước không giao động.
B. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn,
còn
ở vùng ôn đới đới có nhiệt độ nước khá ổn định.
C. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn,
còn ở
vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định.
D. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn,
còn
ở vùng ôn đới có nhiệt độ nước không giao động.
Câu 31:

Cho lưới thức ăn trên ở kỉ Jura, biết:


- Loài A là sinh vật sản xuất.
- Hai loài A và D thuộc nhóm sinh vật thống trị thời điểm này và cả 2 cùng sống trên cạn.
- Nếu loài khủng long ăn thịt cỡ nhỏ mất đi thì loài D sẽ tiêu thụ ưu tiên theo thứ tự loài C >B > khủng
long bay.
Với những dữ kiện trên và sơ đồ hãy cho biết trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng:
(1) Loài A chắc chắn thuộc nhóm Hạt trần.
(2) Loài C có thể là một loài cá vì là thức ăn của khủng long bay.
(3). Loài B và C có thể có kiểu dinh dưỡng hoặc khác kiểu dinh dưỡng.
340 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(4). Loài D rất có thể là loài khủng long bạo chúa.
(5). Lưới thức ăn trên là lưới thức ăn trên cạn.
(6). Lưới thức ăn trên có tất cả 5 chuỗi thức ăn.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 32: Khi nói về chu trình sinh địa hóa, phát biểu nào sau đây không chính xác ?
A. Vi sinh vật cố định nito sống cộng sinh trong rễ cây họ đậu hoạt động trong điều kiện kị khí
B. Vi khuẩn phản nitrat hóa chuyển đạm amon trong đất thành nito không khí làm đất bị mất đạm
C. Các dạng muối nito mà thực vật hấp thụ chủ yếu được tổng hợp từ nito không khí bằng con đường
sinh học
D. Trong chu trình nito thực vật hấp thụ nito dưới dạng muối amon và muối nitrat
Câu 33: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng
90% năng lượng bị mất đi do:
(1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
(2) Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật.
(3) Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được.
(4) Một phần năng lượng bị mất qua chất thải.
(5) Một phần năng lượng bị mất đi các bộ phận bị rơi rụng.
(6) Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt.xích
phía sau.
Có bao nhiêu phương án trả lời đúng ?
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 34: Nước sạch hiện nay ngày càng khan hiếm, cho biết đề xuất đúng giúp bảo vệ nguồn nước sạch ở
nước ta:
A. Tăng cường sử dụng các hóa chất với nồng độ cao như clo giúp làm sạch nước
B. Chặt phá rừng đầu nguồn.
C. Xây dựng các hồ sinh thái với đa mục tiêu như: Cấp nước sạch cho sinh hoạt, nông nghiệp, công
nghiệp…
D. Quản lý sơ qua các nguồn nước thải công nghiệp ra môi trường.
Câu 35: Cho sơ đồ phả hệ sau ghi lại sự di truyền của hai tính trạng đơn gen gồm:

- Tính trạng hình dạng đường chân tóc: A qui định tóc có quả phụ, a qui định tóc không có quả phụ.
- Tính trạng hình dạng dái tai: B qui định dái tai phẳng, b qui định dái tai chúc.
Có bao nhiêu kết luận sai trong các kết luận sau:
(1). Cả 2 tính trạng đều do gen nằm trên NST thường qui định.
(2). Có 10 người trong phả hệ biết chắc chắn kiểu gen.
(3). Trong tất cả những người xuất hiện trong phả hệ có 3 người có kiểu gen aabb.
(4). Có 2 người ở thế hệ P có kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen.
(5). Kiểu gen của người thứ 2 là: aaBB.
(6). Người con gái 10 kết hôn với người đàn ông không có tóc quả phụ, dái tai phẳng thì chắc chắn tất cả các
con sinh ra sẽ đều không có tóc quả phụ, dái tai phẳng.
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

LOVEBOOK.VN | 341
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 36: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do
một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục
thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm
4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao
tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết
luận đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 9 loại kiểu gen.
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3) Ở F2 , số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 37: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định.
Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho
quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định,
alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ
phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả
dẹt, hoa trắng: 1 cây quả tròn hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen
nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên:
Ad BD Ad AD
A. Bb B. Aa C. BB D. Bb
aD bd AD ad
Câu 38: Ở loài đậu thơm, màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen chi phối. Kiểu gen có mặt 2 alen A và B cho
hoa màu đỏ, kiểu có một trong hai alen A hoặc B hoặc thiếu cả 2 alen thì cho hoa màu trắng. Tính trạng dạng
hoa do một cặp gen qui định, D: dạng hoa kép ; d : dạng hoa đơn. Khi cho tự thụ phấn giữa F1 dị hợp 3 cặp
gen với nhau, thu được F2: 49,5% cây hoa đỏ, dạng kép; 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn; 25,5% hoa trắng,
dạng kép; 18,25% cây hoa trắng, dạng đơn. Kết luận nào sau đây là đúng về đặc điểm di truyền của cây F1:
A. Bb AD/ad, f = 40% B. Aa BD/bd, f = 20%
C. Bd Ad/aD, f = 20% D. Aa Bd/bD, f = 40%
Câu 39: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu sắc hạt do hai gen không alen phân li độc lập quy
định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định hạt màu đỏ; khi trong kiểu gen chỉ có một trong
hai gen A hoặc B, hoặc không có cả hai gen A và B quy định hạt màu trắng. Cho cây dị hợp hai cặp gen tự thụ
phấn thu được F1. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều tham gia thụ tinh hình thành
hợp tử. Theo lí thuyết, trên mỗi cây F1 không thể có tỉ lệ phân li màu sắc hạt nào sau đây:
A. 56,25% hạt màu đỏ : 43,75% hạt màu trắng. B. 50% hạt màu đỏ : 50% hạt màu trắng.
C. 100% hạt màu đỏ. D. 75% hạt màu đỏ : 25% hạt màu trắng.
Câu 40: Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen đột biến a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen
trội A quy định kiểu hình bình thường. Ở một locut gen khác có alen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn
so với alen b quy định hoa màu trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau.
Ở một thế hệ (quần thể F1), người ta nhận thấy có 4% số cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 48,96% số cây
sống và cho hoa màu đỏ, 47,04% số cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng đối
với gen quy định màu hoa, không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây thuần chủng về cả hai
cặp gen trên ở quần thể trước đó (quần thể P) là:
A. 37,12% B. 5,76% C. 5,4% D. 34,8%
Câu 41: Biết mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Cho các phép lai:
(1) aabbDd × AaBBdd. (2) AaBbDd × aabbDd. (3) AabbDd × aaBbd
(4) aaBbDD × aabbDd. (5) AabbDD × aaBbDd. (6) AABbdd × AabbDd.
(7) AabbDD × AabbDd. (8) AABbDd × Aabbdd.
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai thu được ở đời con 4 loại kiểu hình với tỉ
lệ bằng nhau là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

342 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 42: Ở ruồi giấm, giả sử cặp gen thứ nhất gồm 2 alen A, a nằm trên nhiễm sắc thể số 1, cặp gen thứ hai
gồm 2 alen B, b và cặp gen thứ ba gồm 2 alen D và d cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 2 và cách nhau 40 cM,
cặp gen thứ tư gồm 2 alen E, e nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính. Nếu mỗi gen quy định một tính trạng
Bd E bd E e
và tính trạng trội là trội hoàn toàn, nếu lai giữa cặp bố mẹ (P): Aa X Y x aa X X thì ở đời con,
bD bd
kiểu hình gồm 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là:
A. 6,25% B. 25% C. 37,5% D. 32,5%
Câu 43: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua, alen
B quy định chín sớm là trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn. Hai cặp gen quy định tính trạng
AB Ab
liên kết không hoàn toàn trên cặp nhiễm sắc thể thường. Cho P: x . Biết rằng có 30% số tế bào sinh
ab aB
tinh tham gia giảm phân có xẩy ra hoán vị gen, còn ở tất cả các tế bào sinh trứng đều không có thay đổi cấu
trúc NST trong quá trình giảm phân. Trong trường hợp không xảy ra đột biến thì tính theo lí thuyết kiểu
hình quả ngọt, chín sớm ở F1 sẽ chiếm tỉ lệ là:
A. 53,75% B. 71,25% C. 56,25% D. 57,5%
Câu 44: Ở một loài cây trồng, một số gen điều khiển sự sinh tổng hợp anthocyanin. Khi thiếu anthocyanin,
lá cây non chỉ có màu xanh của diệp lục. Khi có anthocyanin, cây non có ánh tím trên bề mặt xanh của lá.
Một locut gen được gọi là locut không màu 1 (C1) mã hóa cho protein điều hòa hoạt hóa 2 locut gen khác
(là ChsA và ChsJ) mã hóa cho 2 enzym tham gia con đường sinh tổng họp anthocyanin (như minh họa ở
hình dưới)ề Con đường xiết có tình huống sau: (i) cả 3 locut gen phân ly độc lập với nhau và (ii) kiểu gen
đồng hợp từ lặn ở bất cứ một trong 3 locut đều tạo ra cây con chỉ có màu xanh diệp lục.

Chú thích hình: Inducer of ChsA và ChsJ = Chất hoạt hóa biểu hiện ChsA và ChsJ Intermediate A/Đ
Các chất chuyển hóa trung gian A/B No enzyme ChsA = Không có (thiếu) enzim ChsA Enzyme ChsJ = Enzim
ChsJ Purple pigment = sắc tố màu tím.
Hãy chỉ ra tỉ lệ kiểu hình mong đợi ở 2 phép lai sau: ChsA chsA ChsJ chsJ C1c1 x chsA chsA chsJ chsJ c1c1
A. 3:1 B. 9:7 C. 15:1 D. 1:7
Câu 45: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong
kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa màu đỏ, khi chỉ có loại alen trội A hoặc B
thì cho hoa màu hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa màu trắng. Cho cây hoa màu hồng thuần
chủng giao phấn với cây hoa màu đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa màu đỏ và 50% cây hoa màu hồng.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin
trên?
(1) AAbb x AaBb (2) aaBB x AaBb (3) AAbb x AaBB
(4) AAbb x AABb (5) aaBb x AABb (6) Aabb x AaBb
A. (1), (2), (4). B. (2), (4), (5), (6). C. (1), (2), (3), (5). D. (3), (4), (6).
Câu 46: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn
toàn so với alen a quy định quả vàng. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình quả vàng chiếm tỉ lệ 20%. Sau một
thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình quả vàng ở thế hệ con chiếm tỉ
lệ 9%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là:
A. 0,7AA : 0,1Aa : 0,2aa. B. 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa.
C. 0,38AA : 0,42Aa : 0,2aa. D. 0,49AA : 0,31Aa : 0,2aa
LOVEBOOK.VN | 343
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 47: Cho 2 quần thể chuột sau, biết alen A qui định lông đen trội không hoàn toàn so với alen a qui định
lông hung, cá thể mang gen dị hợp về 2 alen này cho lông xám.
Quần thể 1 AA Aa aa Quần thể 2 AA Aa aa
Số cá thể 80 10 10 Số cá thể 16 48 36
Tần số kiểu gen. 0.8 0.1 0.1 Tần số kiểu gen. 0,16 0,48 0,36

Giả sử quần thể 1 sống ở ruộng lúa, , quần thể 2 sống ở ruộng khoai cách nhau bởi 1 con kênh dẫn nước. Do
dịch bệnh kéo dài nên ruộng lúa ở nơi quần thể 1 sinh sống bị chết dần, dẫn đến 50 chuột lông đen, 5 chuột
lông xám ở quần thể 1 di cư sang quần thể 2 (quần thể 2 đáp ứng đủ nhu cầu sống cho ≤ 180 con chuột).
Giả sử cả 2 quần thể trước và sau di cư đều không có cá thể chuột nào bị chết và không sinh sản thêm.
Cho các nhận xét sau:
(1) Sau khi di cư số cá thể của quần thể 2 nhiều hơn số cá thể của quần thể 1.
(2) Trước di cư, tần số alen A quần thể 1 là 0,4, tần số alen a quần thể 2 là 0,15.
(3) Trước di cư quần thể 1 đạt trạng thái cân bằng di truyền, quần thể 2 không đạt trạng thái cân bằng
di truyền.
(4) Giả sử sau di cư, ruộng lúa lại xanh tốt trở lại do được chăm sóc, số cá thể còn lại trên ruộng lúa sẽ
phải ngẫu phối ít nhất 2 thế hệ thì quần thể mới cân bằng di truyền.
(5) Sau di cư quần thể ở ruộng khoai có tần số alen A cao hơn lúc ban đầu.
(6) Quần thể 2 do có số lượng nhập cư quá lớn dẫn đến một số cá thể trong quần thể cạnh tranh nguồn
sống.
Số nhận xét không đúng là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 48: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định
tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b
nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt
nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để đứa con đầu
lòng của cặp vợ chồng III.10 và III.11 là con trai có tóc quăn và không mắc bệnh là bao nhiêu:
A. 1/6. B. 64/81. C. 1/3. D. 1/9.
Câu 49: Ở mèo gen D nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy điṇh màu lông đen, gen lặn d
quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể . Trong một
quần thể mèo cân bằng di truyền về gen qui điṇ h màu lô ng có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực
lông vàng hung , số còn lạilà mèo cái . Tính theo định luật Hacdi – Vanbec, số lượng mèo có màulông tam
thể trong quần thể là bao nhiêu?
A. 32%. B. 16%. C. 2%. D. 8%.
Câu 50: Có 1 đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy
mổ được ít thức ăn nên yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường phải liên tục loại chúng khỏi đàn. Khi cho giao
phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ mỏ bình thường, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà biểu hiện đột
biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ dị hợp tử về đột biến
trên?
A. 15 B. 2 C. 4 D. 40

344 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

ĐÁP ÁN
1C 2D 3C 4B 5C 6D 7C 8A 9C 10D
11A 12C 13C 14D 15A 16A 17C 18D 19A 20D
21A 22A 23D 24B 25D 26B 27C 28D 29B 30C
31A 32A 33D 34B 35C 36D 37A 38B 39B 40D
41B 42D 43D 44D 45A 46B 47A 48C 49B 50D

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN.

Câu 1: Đáp án C.
Sự kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi AND có thể xảy ra khi:
Xuất hiện bazo nito dạng hiếm( dạng có số liên kết hidro dễ dàng bị thay đổi): thay thể cặp G – X = A – T.
Do tác nhân đột biến như 5-BU( đồng đẳng của Timin): thay thế cặp T – A = A – T ( G – X).
Câu 2: Đáp án D.
Trước tiên cần nắm được 2 ý cơ bản sau:
Thể đột biến lệch bội phát sinh:
Giảm phân I: cho 2 loại giao tử: (n+1), (n-1).
Giảm phân II: Cho 3 loại giao tử: (n); (n+1); (n-1)
 Chọn ngay được D.
Cụ thể:
Hội chứng siêu nữ ( XXX) là thể đột biến lệch bội ở cặp NST giới tính.
TH1: Rối loạn giảm phân II ở mẹ TH2: Rối loạn giảm phân II ở bố
Phép lai P: XX x XY P: XX x XY

Gt: XX O x X Y Gt X XX YY

F1: XXX F1: XXX

Câu 3: Đáp án: C


Một tế bào nguyên phân liên tiếp 6 lần tạo ra 26 = 64 tế bào con.
Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 5 có: 64 x 10 = 640 NST kép( 1280 cromatit).
Câu 4: Đáp án B.
Một tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra 24 = 16 tế bào con.
Do tạo ra 144 NST  1 tế bào con có: 144:16 = 9 NST
Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
- TH1: Thể đột biến là thể một nhiễm: 2n – 1 = 9  2n = 10.
- TH2: Thể đột biến là thể ba nhiễm: 2n +1 = 9  2n = 8.
Câu 5: Đáp án C.
Để có thể chủ động tạo ra nguồn biến dị phong phú, các nhà di truyền học có thể dùng các tác nhân đột biến
khác nhau tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. Phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp đặc biệt có
hiệu quả đối với vi sinh vật vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh nên dễ dàng phân lập được các dòng đột
biến.
Qui trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm 3 bước cơ bản: (1) Xử lý mẫu vật bằng tác nhân
đột biến. (2) Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. (3) Tạo dòng thuần chủng.
Câu 6: Đáp án D.
Các định nghĩa đúng: 4, 8, 9.
1. Sai; Đột biến đồng nghĩa( đột biến câm, đột biến yên lặng) là đột biến mà sự thay thế cặp Nu này bằng
cặp Nu khác không dẫn đến sự thay đổi axit amin trong chuỗi polipeptit.

LOVEBOOK.VN | 345
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
2. Sai. Đột biến sai nghĩa ( Nhầm nghĩa) là đột biến thay thế cặp bazo nito làm thay đổi 1 axit amin trong
chuỗi polipeptit.
3.Sai. Đột biến vô nghĩa là đột biến thay thế cặp Nu biến một bộ ba mã hóa thành bộ ba kết thúc.
5. Sai. Đột biến giao tử là đột biến gen phát sinh trong quá trình hình thành giao tử.
6. Sai. Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, trong giai
đoạn từ 2- 8 phôi bào.
7. Sai. Đột biến gen trội là đột biến từ alen lặn thành alen trội.
10. Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi một, một số hoặc toàn bộ NST.
Câu 7: Đáp án C.
Đột biến thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác xảy ra tại vùng exon của gen cấu trúc nhưng lại không làm
thay đổi trình tự các axit amin do có thể bộ ba mới và bộ ba cũ cùng qui định một loại axit amin ( tính thoái
hóa của mã di truyền: Nhiều bộ ba cùng qui định một loại axit amin)
Câu 8: Đáp án A.
Gen B có G = 1200 : 2 – 301 = 299
Gen b có G = 1200 : 4 = 300
Ta có hợp tử có 1199 = 300 x 3 + 299 = 3b + B
Câu 9: Đáp án C.
2 cặp NST đang phân ly về 2 cực tế bào là NST kép  giảm phân I.
Câu 10: Đáp án D.
Ta có: 6:6:3:3:3:3:2:2:1:1:1:1= (3:1)x(1:1)x(1:2:1).
Mà 1:2:1 là tỉ lệ kiểu hình của cặp gen qui định màu hoa (D, d) nên kiểu gen cần tìm là: AaBbDd x AabbDd x
AabbDd hoặc AaBbDd x aaBbDd.
Câu 11: Đáp án A.
Giả sử: A: qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng
Cây hoa đỏ ở F2 có 1 kiểu gen qui định là (AA, Aa). Nếu như lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P (AA) thì
thế hệ lai thu được toàn hoa đỏ  không xác định được kiểu gen.
Câu 12: Đáp án C.
Di truyền độc lập và di truyền liên kết không hoàn toàn đều tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên
liệu cho chọn giống và tiến hóa.
Câu 13: Đáp án C.
Vùng mã hóa có mạch:
5’- ATG TTA XGA GGT ATX GAA CTA GTT TGA AXT XXX ATA AAA - 3’
 Mạch đó là mạch bổ sung
Với ADN bình thường, bộ ba TGA (sau GTT) tương ứng mã kết thúc
Mất T ở vị trí 25  GTT bị mất T trở thành GT
 Sự thay đổi vị trí bộ ba bị mất T: GTT GAA XTX XXA TAA (TAA tương ứng mã kết thúc)
 prôtêin đột biến có nhiều hơn 3 axit amin
 Chỉ có 3 đúng (do gen lặn trên X nên dễ xuất hiện ở nam giới hơn).
Câu 14: Đáp án D
- Trong trường hợp đề bài cho ngẫu phối qua nhiều thế hệ thì tần số kiểu gen AA, aa ngày càng tiến gần
0, Aa ngày càng tiến gần 1.
- Do đó mà tần số alen A, a ngày càng tiến gần nhau hơn và ngày càng tiến vê 0,5. Tần số Aa đạt max tại
p(A) = q(a) = 0,5.
Câu 15: Đáp án A.
Trong kĩ thuật chuyển gen,thường sử dụng thể truyền mang gen đánh dấu,hoặc phát sáng nhằm có thể
nhận biết các dòng tế bào mang ADN tái tổ hợp.
Câu 16: Đáp án A.
Các phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau là (3, (4).
Câu 17: Đáp án C.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật:

346 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Câu 18: Đáp án D.
Người bị bệnh Đao có 3 NST số 21 , mẹ càng cao tuổi thì sinh con càng bị bệnh
Nguời bị bệnh Đao vô sinh.
Câu 19: Đáp án A.
Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật ít gặp ở động vật.
Câu 20 Đáp án D.
Tần số kiểu gen dị hợp đang giảm dần từ 0,5aa xuống 0,15aa, đồng thời tần số kiểu gen đồng hợp trội tăng
nên.
Tần số alen lặn cũng giảm dần từ 0,65a xuống 0,2a, đồng thời tần số alen A cũng tăng lên.
 Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ dần những cá thể có kiểu hình lặn.
Câu 21: Đáp án A.
Chọn các câu (1), (2), (6), (8).
Về học thuyết Lamac, cần nhớ những điểm sau:
- Môi trường thay đổi từ từ chậm chạp và theo một hướng xác định – là nguyên nhân chính gây ra sự
thay đổi trên cơ thể sinh vật.
- Sinh vật vốn có khả năng thích ứng phù hợp với điều kiện ngoại cảnh.
- Mọi cá thể trong loài đều phản ứng như nhau trước điều kiện môi trường – tương thích với quan niệm
về thường biến ở tiến hóa hiện đại.
- Mọi đặc điểm sai khác xuất hiện trong đời sống cá thể đều được di truyền cho thế hệ sau.
- Trải qua nhiều dạng trung gian và đặc biệt là không có đào thải.
- Cơ quan nào thường xuyên hoạt động thì phát triển và cơ quan nào không hoạt động thì thoái hóa.
Câu 22: Đáp án A.
Tiến hóa sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như hiện nay.
Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
Trong giai đoạn tiến hóa hóa học các phân tử đại hữu cơ (prôtêin và axit nuclêic ) đã hình thành từ các chất
hữu cơ.
Câu 23: Đáp án D.
Linh trưởng phát sinh ở kỉ đệ Tam và phát triển ở kì đệ Tứ.
Câu 24: Đáp án B.
Tăng trưởng của quần thể người là dạng tăng trưởng lý thuyết về sự phát triển khoa học con người đã chủ
động giảm được tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
Mặc dù sự phát triển của khoa học và y tế đã giúp cho dân số bùng nổ nhưng sự tăng trưởng của con người
vẫn là sự tăng trưởng thực tế, bị chi phối bởi điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách của từng nước,…
Câu 25: Đáp án D.
(1) sai vì khép kín không phải là không phải là đặc trưng của 1 quần thể.
(2) sai vì nếu kiểu gen không thay đổi thì không thể được coi là tiến hóa
Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì :
(3) Có tính toàn vẹn di truyền,có tính đặc trưng cao.
(4) Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
(5) Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen.
Câu 26: Đáp án B.
Câu 27: Đáp án C.
Các kết luận đúng: (2), (4)
Ở vùng nhiệt đới, quần xã thường phân thành 4-5 tầng: 2-3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ
và dương xỉ.
Ở các khu hệ sinh học, sự phân tầng khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà trước hết là các yếu tố
vật lý (nhiệt độ, ánh sáng, oxy, nguồn thức ăn,...)
Câu 28: Đáp án D.

LOVEBOOK.VN | 347
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Cả 2 loài cùng có lợi: động vật nhỏ vừa có thức ăn, vừa có nơi ẩn nấp, giun Erechis được dọn phân… nhưng
không nhất thiết phải cần có nhau → quan hệ hội sinh.
Câu 29: Đáp án B.
Việc xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông
sẽ lam biến đổi đáng kể hệ sinh thái ở thủy vực  làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng khó có thể
khôi phục như quần thể ban đầu  hậu quả sinh thái nặng nề nhất sẽ là gây thất thoát đa dạng sinh học
cho các thủy vực.
Câu 30: Đáp án C.
Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở
vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định.
Câu 31: Đáp án A.
(1). Sai: loài A là sinh vật sản xuất mà lại là loài thống trị ở kỉ Jura nên chỉ có thể là cây Hạt trần, tuy nhiên
Hạt trần là một ngành chứ không phải là nhóm.
(2). Sai:Loài B là loài ăn thực vật hạt trần mà lại là thức ăn của khủng long bay nên rất có thể loài B à một
loài khủng long ăn chay, mà loài C vừa là thức ăn của khủng long bay, vừa là thức ăn của khủng long bạo
chúa. Đồng thời lại tiêu thụ thức ăn là khủng long ăn chay nên loài C là một loài khủng long chứ không thể
là cá.
(3). Sai. Loài B là loài ăn thực vật hạt trần, loài C là một loài khủng long ăn thịt do đó mà cả 2 loài này đều
có kiểu dinh dưỡng là dị dưỡng.
(4). Đúng. Loài D là loài ăn thịt đầu bảng nên chỉ có thể là loài khủng long bạo chúa.
(5). Đúng.

(6). Đúng. 5 chuỗi thức ăn gồm:


1. A → B → C → khủng long ăn thịt cỡ nhỏ → D. 4. A → B → khủng long bay → D.
2. A → B → C → khủng long bay → C. 5. A → B → C → D.
3. A → B → D.
Câu 32: Đáp án A.
Vi khuẩn phản nitrat hoá phân hủy nitrat (NO3-)thành nitơ phân tử (N2).
Câu 33: Đáp án D.
Năng lượng bị thất thoát trong chuỗi thức ăn do:
- Hoạt động hô hấp của sinh vật (năng lượng tạo nhiệt, cho vận động,…).
- Mất đi qua các bộ phận rơi rụng (lá, lông,…).
- Mất qua chất thải (phân và nước tiểu động vật).
- Một phần không sử dụng được.
Câu 34: Đáp án C.
Câu 35: Đáp án C.
Tính trạng phân bố đều cho cả 2 giới.
- Xét tính trạng hình dạng đường chân tóc trên trán: Cặp vợ chồng 8 x 9 đều có tóc quả phụ, con gái 12
không có tóc quả phụ → 8 và 9 đều dị hợp tử AA. Không có tóc quả phụ là tính trạng lặn (aa).
- Xét tính trạng hình dạng dái tai: Cặp vợ chồng 8 x 9 đều có dái tai chúc, con gái 11 dái tai phẳng → 8 và 9
đều dị hợp tử (Bb). Dái tai phẳng là tính trạng lặn (bb).
Vậy: Có 9 người biết chắc chắn gồm:
Người có kiểu gen AaBb gồm: 1, 4, 8, 9.
Người có kiểu gen aabb gồm: 3, 6, 7, 10.
Người có kiểu gen aaBb: 2.
Suy ra kết luận sai : (2), (3).
Câu 36: Đáp án D.
P thuần chủng  F1 di hợp̣ 2 cặp̣
F1 : 100% đỏ , tròn
 A : đỏ > a : vàng

348 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
 B : tròn > b : bầu
F1 tư ̣ thu ̣ , F2 : đỏ, bầu A_bb = 9%
ab
 = 25 % - 9 % = 16% = 40% ab x 40% ab
ab
 ab là giao tử liên kết , f = 100% - 2 x 40% = 20%
AB AB
 F1 : x ( f = 0,2 )
ab ab
Cho các loại giao tử: AB = ab = 0,4 AB = ab = 0,4
Ab = aB = 0,1 aB = Ab = 0,1
AB AB AB AB Ab
Đỏ – tròn :     = 66%
ab AB aB Ab aB
Số loaị kiểu gen F2 : 10 KG
Có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình đỏ , tròn
(1) sai (2) đúng (3) sai (4) đúng
Câu 37: Đáp án A.
Xét tính trạng màu săc hoa có tỉ lệ phân li 3 đỏ : 1 trắng  Dd x Dd
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình quả có 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài  AaBb x AaBb ( tương tác bổ sung )
Ta có tích của hai tỉ lệ phân li kiểu hình khác với tỉ lệ kiểu hình của đầu bài  gen D liên kết với A hoặc liên
kết
với B
Trong tương tác bổ sung vai trò của A và B là ngang nhau  cặp gen Aa liên kết với Dd hoặc cặp gen Bb
liên kết với Dd
Giả sử cặp gen Aa liên kết với Dd
Ad
Ta thấy kiểu hình trắng dài không xuất hiện  không tạo giao tử ad  ta có kiểu gen của P là: Bb
aD
Câu 38: Đáp án B.
Gen D liên kết với gen A hoặc gen B.
Vai trò của A và B như nhau nên giả sử gen D liên kết với gen B.
%A-B-D- = %A- x %B-D- = 0,75 x %B-D- = 0,495  %B-D- = 0,66
bd
% = 0,66 – 0,5 = 0,16  F1 cho giao tử bd với tỉ lệ 0,16 = 0,4 > 0,25  bd là giao tử liên kết.
bd
Câu 39: Đáp án B.
P: AaBb x AaBb → F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb.
F1 tự thụ phấn cho hạt F2 trên cây F1.
 F1 tự thụ có thể cho các tỷ lệ F2 sau:
9 đỏ : 7 trắng (nếu là AaBb)
100% đỏ (nếu là AABB).
3 đỏ : 1 trắng (nếu là AaBB, AABb)
100% trắng (nếu là các kiểu gen còn lại).
BD
 F1: Aa , f = 1 – 0,4 x 2 = 0,2 = 20%.
bd
Câu 40: Đáp án D.
Các cây ở thế hệ P chỉ gồm AA và Aa
F1: aa = 0,04 => tần số alen a (ở P) = 0,2
 P: Aa = 0,2 x 2 = 0,4 => P: 0,6AA : 0,4Aa.
47, 04
F1: tỷ lệ bb = = 0,49  tần số b = 0,7  B = 0,3  P: BB = 0,09
96
 Tỷ lệ cây thuần chủng ở P: 0,6 x (0,09 + 0,49) = 0,348 = 34,8%
Câu 41: Đáp án B.

LOVEBOOK.VN | 349
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Các tổ hợp lai cho đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau là (1) (5) (6) (8).
1- aabbDd × AaBBdd. = (aa× Aa)(bb×BB)(Dd × dd) = (1Aa : aa)( Bb)(1Dd :1 dd)
5- AabbDD × aaBbDd.= (aa× Aa)(bb×Bb)(DD × Dd)= (1Aa :1 aa)( 1Bb:1bb )(D-)
6-AABbdd × AabbDd.= (AA× Aa)(bb×Bb) (Dd × dd) = (A-)(1Bb:1bb)(1Dd :1 dd)
8- AABbDd × Aabbdd.= (AA× Aa)(bb×Bb) (Dd × dd) = (A-) ( 1Bb:1bb)(1Dd :1 dd)
Câu 42: Đáp án D.
Ta đi xét từng tổ hợp lai;
-Xét P: Aa x aa  F1: 1/2Aa : 1/2aa
- Xét P: Bd/bD x bd/bd với f = 40%
Giao tử : Bd = bD = 30%; BD = bd = 20%
 F1: B-dd = bbD- = 30% và B-D- = bbdd = 20%
- Xét P: XEY x XEXe
F1: 1XEXE : 1XEXe : 1XEY : 1XeY  3 E- : 1 ee
Vậy ở đời con, kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn( A-B-D-ee, A-B-ddE- , A-bbD-E- , aaB-D-E-)
là:
0.5x 0.2x 1/4 + 0.5 x 0.3 x 0.75 x 2 + 0.5 x 0.2 x 0.75 = 0,325
Câu 43: Đáp án D.
Trường hợp 1 : AB/ab là cá thể đực, Ab/aB là cá thể cái
Tỉ lệ kiểu hình đời con là 1 A-bb : 2A-B- : 1 A-bb
Trường hợp 2 : AB/ab là cá thể cái, Ab/aB là cá thể đực
Giao tử cái : AB = ab = 50%
Giao tử đực : Ab = aB = 35% và AB = ab = 15%
 đời con : Kiểu hình aabb = 0,5 x 0,15 = 0,075  Kiểu hình A-B- = 0,575 = 57,5%.
Câu 44: Đáp án D.
Theo đề bài: ChsJ-ChsA-C1- : xanh ánh tím, các dạng còn lại: xanh.
ChsA chsA x chsA chsA → 1/2 ChsA chsA : 1/2 chsA chsA
ChsJ chsJ x chsJ chsJ → 1/2 ChsJ chsJ : 1/2 chsJ chsJ
C1c1 x c1c1 → 1/2 C1c1 : 1/2 c1c1
 Tỷ lệ ChsJ-ChsA-C1- : 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8.
 Tỷ lệ kiểu hình: 1 xanh ánh tím : 7 xanh.
Câu 45: Đáp án A.
F1: 1A-B- : 1A-bb = A-(1B- : 1bb) hoặc 1A-B- : 1aaB- = (1A- : 1aa)B-
 P: (AA x ...)(Bb x bb) hoặc (Aa x aa)(BB x ...)
 (1), (2), (4)
Câu 46: Đáp án B.
F1: aa = 0,09  tần số alen a = 0,3
Tỷ lệ Aa ở P: (0,3 – 0,2) x 2 = 0,2
P: Aa = 0,2; aa = 0,2; AA = 0,6.
Câu 47: Đáp án: A
Trước khi di cư: - quần thể 1: p(A) = 0,85, q(a) = 0,15.
- quần thể 2: p(A) = 0,4, q(a) = 0,6.
Sau khi di cư:
- Quần thể 1:
AA (lông đen) Aa (lông xám) Aa (lông hung) Tổng số: 45 cá thể.
13
Số cá thể 30 5 10 p(A) =
18
2 1 2 5
Tần số kiểu gen. q(a) =
3 9 9 8

350 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Quần thể 2:
AA (lông đen) Aa (lông xám) Aa (lông hung) Tổng số: 155 cá thể.
37
Số cá thể 66 53 10 p(A) =
62
66 53 36 25
Tần số kiểu gen q(a) =
155 155 155 62

(1) Đúng ban đầu cả 2 quần thể đều có 100 cá thể sau di cư quần thể 2 có 155 cá thể, quần thể 1 có 45 cá
thể.
(2) Sai trước di cư tần số alen A quần thể 1 là 0,85, tần số alen a quần thể 2 là 0,6.
(3) Sai trước di cư quần thể 1 không đạt trạng thái cân bằng, quần thể 2 đạt trạng thái cân bằng di truyền
do thỏa mãn: p2AA + 2pqAa + q2 aa =1 với p2 x q2 = (2pq/2).
(4) Đúng, đối với quần thể tính trạng do gen nằm NST thường qui định, trải qua ít nhất 2 lần ngẫu phối
mới cân bằng di truyền.
37
(5) Đúng sau di cư quần thể 2 có p(A) = lớn hơn p(A) = 0,4
62
(6) Sai theo dự kiện đã cho thì ruộng khoai có thể cung cấp nguồn sống cho tối đa 180 cá thể, tuy nhiên
sau nhập cư quần thể 2 mới có 155 cá thể → không có sự cạnh tranh.
Vậy có 3 nhận xét không đúng là: (2), (3), (6).
Câu 48: Đáp án C.
- II5 và II6 tóc quăn bình thường sinh con III9 tóc thẳng bị bệnh nên có kiểu gen là: AaXBXb x AaXBY.
- Người III10 có xác suất kiểu gen là (1/3 AA : 2/3 Aa) XBY
- Người II7 và II8 tóc quăn, bình thường sinh con III12 tóc thẳng bị bệnh nên có kiểu gen là AaXBXb x Aa XBY.
- Xác suất kiểu gen của người III11 là (1/3 AA : 2/3 Aa)(1/2 XBXb : 1/2 XBXB)
- Con trai tóc quăn không mắc bệnh có kiểu gen là A_ XBY.
- Xét riêng từng cặp, xác suất sinh con tóc quăn (A_ )là 1 - 1/3 x 1/3 =8/9
- Xác suất sinh con trai không mắc bệnh mù màu (XBY) là 1/2 x 3/4 = 3/8
 Xác suất sinh con đầu lòng là trai có tóc quăn, không mắc bệnh là 8/9 x 3/8 = 1/3.
Câu 49: Đáp án B.
D : đen , d : hung , Dd : tam thể
Quần thể cân bằng di truyền: Đực : 10% đen : 40% hung  0,2XDY : 0,8 XdY
 f (D)= 0,2 , f(d) = 0,8
Số mèo có màu lông tam thể là : 2 . 0,2 . 0,8 . 0,5 =16%.
Câu 50: Đáp án D.
A bình thường >> a mỏ dưới dài hơn trên
Trước giao phối chủ chăn nuôi đã loại các thể đột biến nên các cá thể có kiểu gen Aa và AA.
Tỉ lệ gà con sinh ra có kiểu gen aa là 15 : 1500 = 0.01
 Tỉ lệ a trong quần thể là 0.1
 Tỉ lệ các thể có kiểu gen Aa trong quần thể là : 0, 1 x 2 = 0.2
Số gà bố mẹ dị hợp tử đột biến trên là 0.2 x 100 x 2 = 40 con

LOVEBOOK.VN | 351
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

17
Câu 1. Khái niệm nào không chính xác về hệ sinh thái?
A. Là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh của nó.
B. Là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể.
C. Là một hệ động lực mở và tự điều chỉnh.
D. Là hệ thống không có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định.
Câu 2. Nội dung nào sau đây chưa chính xác?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định ( chuỗi
polipeptit hay ADN).
B. Đơn phân cấu tạo nên axit nucleic là nucleotit
C. Nucleotit gồm hai loại là deoxiribonucleotit và ribonucleotit
D. Theo cấu trúc, gen được chia thành gen phân mảnh và gen không phân mảnh
dung nào sau đây là chưa chính xác
Câu 3. Những tế bào mang bộ NST lệch bội (dị bội) nào sau đây được hình thành trong nguyên phân?
A. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; 2n – 2. B. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; n – 2.
C. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; n + 2. D. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; n + 1.
Câu 4. Nếu P dị hợp 2 cặp gen, hoạt động của các NST trong giảm phân là như nhau thì trong số các quy luật
di truyền sau đây, quy luật nào cho số loại kiểu gen nhiều nhất ở thế hệ lai ?
A. phân li độc lập. B. tương tác gen. C. hoán vị gen. D. liên kết gen.
Câu 5. Ý nào là đặc trưng của quần xã?
A. Sự phân bố của các cá thể trong không gian. B. Tháp tuổi.
C. Mật độ. D. Mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
Câu 6. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết:
A. Sự phụ thuộc về thức ăn của động vật và thực vật.
B. Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
D. Dòng năng lượng trong quần xã.
Câu 7. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô ở thực
vật?
(1) Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống.
(2) Tạo được nhiều biến dị tổ hợp.
(3) Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.
(4) Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 8. Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu?
A. 3 A0 B. 3.4 A0 C. 6 A0 D. 6.8 A0
Câu 9. Một gen cấu trúc có trình tự các cặp nucleotit được bắt đầu như sau:
3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT…5’
5’ ATG GUU AAG UGU AGU GAA…3’
Kết luận nào sau đây là không chính xác:
A. Thay một cặp nucleotit ở vị trí thứ 2 là A-T bằng G-X sẽ không làm thay đổi axit amin nào trong cấu
trúc phân tử protein.
B. Mất một cặp nucleotit X-G ở vị trí thứ 4 sẽ làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi polipeptit từ
sau axit amin mở đầu.
352 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
C. Đảo vị trí hai cặp nucleotit thứ 16 và 18 là X-G và T-A làm bộ ba tại
đây bị biến đổi thành TTX quy định mã sao là AAG.
D. Mất hai cặp nucleotit thứ 13 và 14 làm mã bộ ba ở vị trí này trở
thành AXT quy định mã sao UGA , đây là mã kết thúc nên phân tử
protein tạo ra chỉ có 4 axit amin
Câu 10. Ở một loài, khi cơ thể đực giảm phân bình thường và có 1 cặp NST có
trao đổi chéo tại một điểm có thể tạo ra tối đa 64 loại giao tử khác nhau về
nguồn gốc và cấu trúc NST. Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào
có bộ NST lưỡng bội bình thường (tế bào A) của loài này dưới kính hiển vi,
người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên.
Biết rằng tế bào A chỉ thực hiện một lần nhân đôi NST duy nhất. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Tế bào A đang thực hiện quá trình nguyên phân.
(2) Tế bào A có thể sinh ra các tế bào con thiếu hoặc thừa
nhiễm sắc thể.
(3) Nếu tạo ra thể đột biến sẽ biểu hiện thành thể khảm.
(4) Đột biến này chỉ được di truyền qua sinh sản vô tính.
(5) Tế bào A có 6 nhóm gen liên kết.
(6) Kết quả của quá trình sẽ tạo ra 2 tế bào con có kiểu gen giống nhau nhưng khác tế bào A.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 11. Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi
không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn?
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh.
D. Phương pháp nghiên cứu tế bào
Câu 12. Theo dõi 1 số tế bào sinh dục sơ khai đang nguyên phân , sau cùng một khoảng thời gian người ta
nhận thấy: nhóm A gồm 1/4 số tế bào đã nguyên phân 3 lần; nhóm B gồm 1/3 số tế bào đã nguyên phân 4
lần; nhóm C gồm các tế bào còn lại đã nguyên phân 5 lần ; tất cả tạo thành 2480 tế bào con. Có bao nhiêu
kết luận sau đây là đúng:
(1) Số tế bào đã tham gia nguyên phân ở nhóm A là 120 tế bào.
(2) Nhuộm màu các tế bào con của nhóm A đang ở lần nguyên phân thứ 3 đếm được 1920 nhiễm sắc thể
đơn đang di chuyển về các cực tế bào vậy số nhiễm sắc thể 2n của loài là 2n = 8.
(3) Khi các tế bào trên bước vào giảm phân, nếu trong quá trình có 2 cặp NST tương đồng mỗi cặp xảy ra
trao đổi chéo tại một điểm thì số loại giao tử tạo ra tối đa là 64.
(4) Sau khi thụ tinh hình thành hợp tử, tỉ lệ hợp tử hình thành không mang NST nào của con đực là 0.39%
Sau khi giảm phân hình thành giao tử, số loại giao tử tối đa tạo ra là 256.
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 13. Quần thể không có đặc điểm nào sau đây:
A. Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định, tại một thời điểm xác định.
B. Mỗi quần thể có khu vực phân bố xác định và tương đối ổn định.
C. Cách li sinh sản với các quần thể khác.
D. Mỗi quần thể có vốn gen riêng.
Câu 14. Có bao nhiêu nội dung chính xác về mã di truyền?
(1) Năm 1966, tất cả 64 bộ ba trên mARN (gọi là côđon) tương ứng với 64 bộ ba (triplet) trên ADN mã
hóa cho các axit amin đã được giải mã bằng thực nghiệm
(2) Sự giải mã mARN cũng chính là sự giải mã ADN
(3) Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nucleotit đứng kế tiếp nhau mã hóa một axit amin
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu, nghĩa là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
(5) Mã di truyền có tính thoái hóa, nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một axit
amin, ngoại trừ AUG và UXG
(6) Bộ ba AUG là bộ ba mở đầu và chỉ có chức năng quy định điểm khởi đầu phiên mã
LOVEBOOK.VN | 353
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 15. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu
Âu có bộ NST 2n = 26 NST lớn. Loài bông hoang dại sống ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Điều giải thích
nào sau đây về cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mĩ là hợp lí?
A. Đã xảy ra lai xa giữa loài bông châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ được F1, sau đó các cơ thể lai F1
tiến hành lai với loài bông hoang dại ở Mĩ nên đã sinh ra loài bông trồng ở Mĩ.
B. Xảy ra lai xa giữa loài bông châu Âu với loài bông hoang dại của Mĩ được F1, sau đó F1 được đa bội
hóa đã sinh ra loài bông trồng ở Mĩ.
C. Đã xảy ra lai xa giữa loài bông châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ được F1, sau đó các cơ thể lai F1
tiến hành lai với loài bông châu Âu nên đã sinh ra loài bông trồng ở Mĩ.
D. Xảy ra đột biến tứ bội hóa ở loài bông hoang dại của Mĩ đã làm cho bộ NST 2n = 26 trở thành bộ NST
2n = 52, trong đó có một số NST được lặp đoạn nên tạo ra NST có kích thước lớn.
Câu 16. Bốn gen cùng nhân đôi 5 lần trong môi trường có 5 brom uraxin, số gen đột biến được tạo ra tối đa
là:
A. 7. B. 28. C. 20 D. 5
Câu 17. Yếu tố nào sau đây không góp phần làm tăng nhiệt độ của trái đất ?
A. Chặt phá rừng
B. Trồng cây
C. Tăng sử dụng các phương tiện đốt cháy nhiên liệu
D. Tăng phát thải CO2 công nghiệp
Câu 18. Vào kì đầu giảm phân II có 1% số tế bào xảy ra chuyển đoạn giữa một cromatic của NST số 1 với
một cromatic của NST số 3. Trong số các giao tử đc tạo ra thì tỉ lệ giao tử đột biến là bao nhiêu?
1 3 3 1
A. B. C. D.
400 400 800 200
Câu 19. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là:
A. AND B. ARN
C. Nhiễm sắc thể D. Chuỗi polipeptit
Câu 20. Ở một loài, tính trạng màu lông tuân theo qui ước sau: A-B-: màu đỏ; A-bb: màu tím; aaB- : màu
vàng; aabb: màu trắng. Một gen lặn thứ ba khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp (dd) gâychết tất cả các cá thể
đồng hợp tử về màu tím, nhưng không ảnh hưởng đến các kiểu gen khác,gen trội hoàn toàn D không biểu
hiện kiểu hình và không ảnh hưởng đến sức sống cá thể. Cho hai cá thể đều dị hợp tử về mỗi gen đem lai
với nhau thu được F1. Kết luận nào sau đây đúng về khi nói về các cá thể có kiểu hình màu tím ở đời F1?
A. Có 3 kiểu gen chiếm tỉ lệ 4/11.
B. Có 6 kiểu gen qui định màu tím.
C. Có 3 kiểu gen dị hợp một cặp gen.
D. Có 2 kiểu gen đồng hợp.
Câu 21. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả tròn,
gen b quy định quả dài; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Lai phân tích cây thân cao,quả
tròn thu được F1: 35% cây thân cao, quả dài; 35% cây thân thấp, quả tròn; 15% cây thân cao, quả tròn; 15%
cây thân thấp, quả dài. Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là
A. (AB/ab), 15%
B. (Ab/aB), 15%
C. (Ab/aB), 30%
D. (AB/ab), 30%
Câu 22. Ở một loài thú khi lai con cái lông trắng với con đực lông nâu thu được F1 toàn con lông nâu. Cho
F1 giao phối với nhau F2 thu được 72 con cái lông nâu; 74 con cái lông trắng; 150 con đực lông nâu. Có bao
nhiêu kết luận sau đây không phù hợp với những giả thiết trên:
(1) Con đực có cặp NST giới tính là XY.
(2) Kiểu hình lông nâu được hình thành do sự tương tác giữa 2 gen alen.
(3) Gen quy định tính trạng màu lông nằm trên vùng không tương đồng của NST X.
(4) Cho F2 giao phối với nhau thì F3 thu được tỉ lệ kiểu hình là 5 cái nâu : 3 cái trắng : 8 đực nâu.
354 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 23. Một đoạn mạch gốc của gen chỉ có hai nucleotit là A và G với tỉ lệ A/G=4. Để có đủ các loại mã di
truyền thì đoạn mạch đó ít nhất phải có bao nhiêu nucleotit?
A. 60 B. 72 C. 90 D. 120
Câu 24. Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt mỗi
alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150cm. Cho cây có
3 cặp gen dị hợp tự thụ. Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm là
A. 15/64. B. 20/64. C. 6/64. D. 9/64
Câu 25. Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng?
A. Quần thể bị phân thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. Sự chọn lọc không đem lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ tinh.
C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp hợp giảm.
D. Thể hiện tính đa hình.
Câu 26. Ý nào không đúng về chuỗi thức ăn?
A. Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của
chuỗi.
B. Có hai loại chuỗi thức ăn.
C. Trong tự nhiên, chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng thường đóng vai trò ưu thế.
D. Các đơn vị cấu trúc nên chuỗi thức ăn là các bậc dinh dưỡng.
Câu 27. Tần số tương đối của 1 alen được tính bằng:
A. Tỉ lệ % số kiểu gen mang alen đó trong quần thể.
B. Tỉ lệ % số giao tử mang alen đó trong quần thể.
C. Tỉ lệ % số tế bào mang alen đó trong quần thể.
D. Tỉ lệ % số kiểu hình mang alen đó trong quần thể.
Câu 28. Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
(4) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.
(5) Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao hơn so với
lúc tác động vào pha G2.
A. 1. B. 2 C. 3. D. 4
Câu 29. Menden nghiên cứu quy luật di truyền của 12 tính trạng khác nhau ở đậu Hà Lan. Ông đã chắc chắn
về sự phân ly độc lập của 7 trong số 12 tính trạng đó. Vậy ta rút ra được điều gì?
A. Cây đậu Hà Lan có thể có tối đa 7 cặp nhiễm sắc thể
B. Cây đậu Hà Lan có ít nhất 7 cặp nhiễm sắc thể
C. Cây đậu Hà Lan có chính xác 7cặp nhiễm sắc thể
D. Cây đậu Hà Lan có số nhiễm sắc thể đơn bội giữa 7 và 12
𝐴 𝐵 𝐷
Câu 30. Ở một loài xét 3 gen liên kết: 𝑎 ; ; .
𝑏 𝑑
Một phép lai phân tích giữa thể dị hợp về 3 gen và thể đồng
hợp lặn tạo ra thế hệ con như sau:
aBD : 165 abD : 37 Abd : 125 ABd : 33
BaD : 64 abd : 11 bAd : 56 ABD : 9
Trật tự của các gen trên bản đồ gen là:
A. A – B – D. B. A – B – D. C. B – A – D. D. B – D – A.
Câu 31. Theo kết quả của các nhà khảo cổ học đã ủng hộ giả thuyết loài người xuất hiện đầu tiên ở:
A. Châu Á. B. Châu Phi. C. Châu Âu. D. Châu Mỹ.
Câu 32. Cho lai hai dòng ruồi thân xám với nhau thu được F1 có 602 con thân xám và 303 con thân đen. Biết
rằng tính trạng do 1 gen quy định và gen nằm trên NST thường. Có bao nhiêu giải thích đúng về kết quả
của phép lai trên trong các giải thích sau:
(1) Thân xám là trội còn thân đen là lặn.

LOVEBOOK.VN | 355
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(2) Gen đã có tác động đa hiệu đối với sự hình thành tính trạng trog đó trội về tính trạng này đồng thời
lặn về tính trạng khác.
(3) Gen đồng hợp lặn gây chết.
(4) Quy luật di truyền của tính trạng này là quy luật bổ sung cho các quy luật di truyền của Menđen.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 33. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:
(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường, tồn tại ổn định với thời gian,
chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường.
(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
(3) Tạo hiệu quả nhóm, khai thác tối ưu nguồn sống.
(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường, đảm bảo và thúc đẩy
quần thể phát triển.
(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. Tổ hợp đúng là:
A. (1); (2); (5). B. (1); (2); (3); (5). C. (1); (3); (5). D. (1); (2); (3); (4); (5).
Câu 34. Ở dê tính trạng râu xồm do 1 gen gồm 2 alen quy định nằm trên NST thường. Nếu cho dê đực thuần
chủng (AA) có râu xồm giao phối với dê cái thuần chủng (aa) không có râu xồm thì F1 thu được 1 đực râu
xồm : 1 cái không râu xồm. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ phân li 1 râu xồm : 1 không râu
xồm. Nếu chỉ chọn những con đực râu xồm ở F2 cho tạp giao với các con cái không râu xồm ở F2 thì tỉ lệ dê
cái không râu xồm ở đời lai thu được bao nhiêu?
7 1 1 5
A. B. C. D.
18 2 4 18
Câu 35. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm
có cấu trúc di truyền là 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. Loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen rồi cho các cá thể
còn lại thực hiện ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối là:
A. 0,09 AA : 0,12 Aa : 0,04 aa. B. 0,2 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa.
C. 0,09 AA : 0,87 Aa : 0,04 aa. D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
Câu 36. Cho các quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
(1) P = 100%AA
(2) P = 50%AA : 50%Aa
(3) P = 16%AA : 48% : Aa : 36%aa
(4) P = 100%Aa
(5) P = 100%aa
Các quần thể đạt cân bằng di truyền là:
A. 2,3. B. 1,3,5. C. 1,2,3. D. 1,3,4,5.
Câu 37. Vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản
vô tính?
A. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.
B. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.
C. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
D. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
Câu 38. Ý nào không đúng khi nói về giải pháp chính của phát triển bền vững?
A. Bảo vệ sự trong sạch của môi trường đất, nước và không khí.
B. Kiểm soát sự gia tăng dân số.
C. Bảo tồn đa dạng sinh học.
D. Tận dụng và khai thác triệt để nguồn tài nguyên rừng.
Câu 39. Chu trình sinh địa hóa gồm:
A. Chu trình vật chất và năng lượng.
B. Chu trình các chất khí và chu trình các chất lắng đọng.
C. Chu trình vật chất và các bức xạ.
D. Chu trình cacbon và nước.

356 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 40. Đứa trẻ 6 tuổi trả lời được câu hỏi của trẻ 7 tuổi thì chỉ số IQ của nó là:
A. 86 B. 117 C. 90 D. 106
Câu 41. Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh ở người như sau:

Có bao nhiêu kết luận đúng?


(1) Bệnh này không thể do gen trên NST giới tính quy định.
(2) Bệnh này có thể do gen trội hoặc lặn trên NST thường gây ra.
(3) Nếu đây là bệnh do gen lặn trên NST thường quy định, có thể xác định được kiểu gen của tất cả các
thành viên có trong phả hệ.
1
(4) Xác suất đứa con do cặp vợ chồng thế hệ III sinh ra là con gái và bị bệnh có thể là .
12
(5) Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh con bị bệnh có thể là 0%.
A. 5 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 42. Quan sát hình vẽ dưới đây:

Hình 1, hình 2, hình 3 lần lượt là:


A. Chọn lọc ổn định, chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa.
B. Chọn lọc phân hóa, chọn lọc ổn định, chọn lọc vận động.
C. Chọn lọc vận động, chọn lọc ổn định, chọn lọc phân hóa.
D. Chọn lọc ổn định, chọn lọc phân hóa, chọn lọc vận động.
Câu 43. Trong trường hợp sau đây, đâu là hiện tượng hóa thạch:
A. Sâu bọ được phủ trong lớp nhựa hổ phách
B. Một số vi sinh vật cổ vẫn tồn tại đến ngày nay
C. Công cụ lao động của người tiền sử
D. A và C.
Câu 44. Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng
90% năng lượng bị mất đi do:
(1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
(2) Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật.
(3) Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được.
(4) Một phần năng lượng bị mất qua chất thải.
(5) Một phần năng lượng bị mất do các bộ phận bị rơi rụng.
LOVEBOOK.VN | 357
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(6) Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt
xích phía sau.
Có bao nhiêu phương án trả lời đúng?
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 45. Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của
các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó làm thay đổi tần số alen và tần số
kiểu gen của quần thể.
C. Di – nhập gen là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy
ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi thành phần
kiểu gen của quần thể
Câu 46. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một
cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần
chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4
loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao
tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng
với phép lai trên?
(1) F2 có 10 loại kiểu gen.
(2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
(5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84%
A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (4).
C. (1), (2) và (5). D. (2), (3) và (5).
Câu 47. Cho các sự kiện sau về quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất:
(1) Sinh vật nhân thực cổ nhất đã xuất hiện ở đại Nguyên sinh.
(2) Loài thực vật đầu tiên đã xuất hiện tại kỉ Silua.
(3) Cây hạt trần, thú và chim đã phát sinh tại kỉ Triat.
(4) Côn trùng và lưỡng cư đã xuất hiện tại cùng một kỉ ở đại Cổ sinh.
Các sự kiện đúng là:
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 2, 3. D. 1, 4.
Câu 48. " Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai" được hiểu là dạng:
A. diễn thế phân hủy. B. diễn thế thứ sinh.
C. diễn thế nguyên sinh. D. diễn thế dị dưỡng.
Câu 49. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

358 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
(1) Chim ăn thịt cỡ lớn sử dụng chim ăn quả và chuột sẽ đỡ hoa phí năng lượng hơn so với các xích
khác.
(2) Các loài sâu đục thân, bướm, sâu hại quả, cánh cứng, chuột đều có nguồn thức ăn thực vật nên sẽ
cạnh tranh với nhau.
(3) Nếu nguồn thức ăn là rễ cây suy giảm mạnh thì số lượng chuột sẽ giảm đi, khi đó thú ăn thịt và rắn
cạnh tranh với nhau gay gắt nhất trong phạm vi lưới thức ăn.
(4) Chim ăn thịt cỡ lớn tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
A. 1-đúng; 2-đúng; 3-sai; 4-đúng. B. 1-đúng; 2-sai; 3-đúng; 4-đúng.
C. 1-sai; 2-đúng; 3-sai; 4-sai. D. 1-sai; 2-sai; 3-đúng; 4-sai.
Câu 50. Ý nghĩa của cơ quan thoái hóa trong tiến hóa là:
A. Phản ánh sự tiến hóa phân li B. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy
C. Phản ánh chức phận quy định cấu tạo D. Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống.

LOVEBOOK.VN | 359
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN

1D 2A 3A 4C 5A 6D 7C 8B 9D 10A
11A 12D 13C 14C 15B 16C 17B 18B 19A 20C
21C 22D 23A 24B 25D 26C 27B 28C 29B 30C
31B 32A 33C 34A 35D 36B 37C 38D 39B 40B
41D 42C 43A 44C 45C 46A 47D 48B 49B 50A

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1. Đáp án D.
Tất cả khái niệm hệ sinh thái đều được sách giáo khoa nâng cao và cơ bản viết rất đầy đủ. Các em cần đọc
sách thật nhiều để khi làm những câu trắc nghiệm lí thuyết không phải tốn thời gian đắn đo nhé.
Câu 2. Đáp án A.
Sản phẩm ở đây phải là chuỗi polipeptit hay ARN chứ không phải ADN.
- Một số bạn sẽ suy nghĩ rằng, quá trình nhân đôi tạo ADN con thì chính ADN con là sản phẩm. Nhưng
không đúng. Quá trình nhân đôi luôn diễn ra khi tế bào tham gia vào quá trình phân bào, hơn nữa
lúc này tạo ra sẽ là ADN con thay vì nói là gen con, trong khi ta đang xét ở đây là gen. Gen chỉ là 1
đoạn trên ADN, trên một phân tử ADN có nhiều đoạn gen. Các em cần phải phân biệt được.
- Cần nhớ:
 Axit nucleic gồm: ADN ( axit deoxiribonucleic) và ARN ( axit ribonucleic)
 Đơn phân cấu tạo nên axit nucleic là nucleotit. Nucleotit gồm hai loại là deoxiribonucleotit
(đơn phân của ADN) và ribonucleotit (đơn phân của ARN).
 Đơn phân của protein hay chuỗi polipeptt là axit amin.
- Về cấu trúc, gen được chia thành gen phân mảnh ( xen kẽ các đoạn mã hóa exon là các đoạn không
mã hóa intron) và gen không mảnh.
- Về chức năng, gen được chia thành gen cấu trúc và gen điều hòa.
Câu 3. Đáp án A.
- Quá trình nguyên phân tạo hai tế bào con mang bộ NST 2n, chỉ có giảm phân tạo giao tử mới tạo tế
bào mang n NST, ở đây ta loại 3 đáp án tế bào mang bộ NST là n.
Câu 4. Đáp án C.
Với 2 cặp gen dị hợp:
- Phân li độc lập và tương tác gen cho 9 loại kiểu gen.
- Liên kết gen cho 4 loại kiểu gen.
- Hoán vị gen cho 10 loại kiểu gen.
Câu 5. Đáp án A.
- Các đặc trưng của quần thể gồm: sự phân bố của các cá thể trong không gian, cấu trúc tuổi và giới
tính, kích thước quần thể.
- Các đặc trưng của quần xã gồm đặc trưng về thành phần loài, số lượng của các nhóm loài, hoạt đống
chức năng của các nhóm loài, sự phân bố của các cá thể trong không gian.
- Cần lưu ý:
- Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể gồm hỗ trợ và cạnh tranh.
- Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã gồm hỗ trợ và đối kháng.
Câu 6. Đáp án D
- Lưới thức ăn và chuỗi thức ăn sẽ cho ta biết sự phụ thuộc về thức ăn của động và thực vật.
- Tháp sinh khối cho ta biết sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
- Biết được mức độ gần gũi của các loài trong quần xa ta cần dựa vào nhiều yếu tố và còn tùy xét
trường hợp gần gũi về di truyền, các mỗi quan hệ, …
- Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã, năng
lượng lấy vào từ đầu, thất thoát ở đâu, ….

360 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 7. Đáp án C
Phương pháp nuôi cấy mô giúp chúng ta có thể nhân giống ngày trong những ống nghiệm trong phòng thí
nghiệm, với công nghệ hiện đại, có thể rút ngắn thời gian nhân giống và góp phần bảo tồn một số nguồn gen
quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Với phương pháp này, các mô hay các tế bào thực vật được nuôi trong ống nghiệm sau đó sẽ tái sinh thành
cây nên các cây tạo ra sẽ đồng nhất về kiểu gen.
Các em cần phân biệt các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật:
- Nuôi cấy hạt phấn:
 Cách tiến hành: nuôi hạt phấn trong môi trường nhân tạo→ chọn lọc các dòng đơn bội biểu
hiện tính trạng mong muốn→ lưỡng bội hóa.
 Ưu điểm: tạo hiệu quả khi chọn các dạng cây có đặc tính chịu lạnh, chịu phèn, chịu hạn,
kháng bệnh. Tạo ra các cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
 Thành tựu: lúa chiêm chịu lạnh.
- Nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo (nuôi cấy mô):
 Mô sẹo là mô gồm những tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
 Cách tiến hành: nuôi tế bào trong môi trường tạo→ tạo mô sẹo→ bổ sung hoocmon kích
thích sinh trưởng→ cho phát triển thành cây trưởng thành.
 Ưu điểm: nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với
điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu tốt nhiều loại sâu bệnh… tạo nên một quần thể cây
trồng đồng nhất về kiểu gen. Bảo tồn nguồn gen của một số loài cây quý hiếm khỏi nguy cơ
tuyệt chủng.
 Thành tựu: Việt Nam đã áp dụng thành công phương pháp này ở các cây mít, khoai tây,
dứa,…
- Tạo giống bằng chọn dòng xoma có biến dị:
 Cách tiến hành: nuôi cấy tế bào 2n trong môi trường nhân tạo→ chọn lọc các dòng tế bào có
đột biến gen hay đột biến NST biểu hiện tính trạng mong muốn.
 Ưu điểm: giúp tạo ra các giống cây trồng mới, có kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban
đầu.
 Thành tựu: giống lúa DR2 chịu hạn, chịu nóng, năng suất cao.
- Dung hợp tế bào trần ( lai tế bào sinh dưỡng(xoma)):
 Cách tiến hành: phá bỏ thành tế bào thực vật bằng enzim hoặc vi phân→ sau đó cho hai tế
bào trần vào môi trường đặc biệt để chúng dung hợp với nhau→ đưa tế bào lai vào môi
trường nuôi cấy đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
 Ưu điểm: tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường
không thể tạo ra được.
 Thành tựu: cây pomato là cây lai giữa cà chua và khoai tây.
Câu 8. Đáp án B.

 Cứ 1 nucleotit thì dài 3,4 A0. Khi tính chiều dài, ta tính theo chiều dài số nu trên một mạch
nên khi mất 1 cặp, ta chỉ tính là chiều dài mất đi tương ứng với 1 nu là 3,4A0 tháy vì là 6,8A0
Câu 9. Đáp án D
Vì là phân tử protein nên lúc này axit amin mở đầu đã bị cắt bỏ nên chỉ còn lại 3 axit amin.
Câu 10. Đáp án A
Các ý đúng là 5 và 6
- Cơ thể đực giảm phân bình thường và có trao đổi chéo kép tại 1 điểm Cho 64 NST, 2 nst trao đổi
chéo cho 4 loại giao tử, các cặp còn lại cho 2 loại giao tử, 64:4=16=24 . Vậy loài này có 2n=12 và 6
nhóm gen liên kết. Ý 5 đúng
- Quan sát hình ảnh, có 12 NST đơn đang tiến về 2 cực của tế bào, nếu là nguyên phân thì phải là 24,
nên đây là kì sau của giảm phân II. Ý 1 sai.

LOVEBOOK.VN | 361
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Ở đây các NST đã phân li đồng đều về cả 2 cực của tế bào nên chứng tỏ không có đột biến, mặt khác
giả thiết đề bài cho tế bào A chỉ thực hiện 1 lần nhân đôi nên không thể xét trường hợp có đột biến
ở các lần nhân đôi khác, vậy các ý 2, 3, 4 sai.
- Vì giảm phân tạo các giao tử mang bộ NST đơn bội n trong khi tế bào A mang bộ n kép nên ý 6 đúng.
Câu 11. Đáp án A.
Nghiên cứu di truyền phả hệ giúp con người biết được
- Tính chất trội lặn của tính trạng cần quan tâm.
- Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay giới tính.
- Xác định kiểu gen các cá thể trong một phả hệ.
- Dự đoán khả năng xuất hiện tính trạng ở các thế hệ con cháu.
Qua những kiến thức trên từ đó rút ra được quy luật di truyền của tính trạng.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta biết tính trạng do kiểu gen quyết định hay phụ thuộc vào môi trường sống.
Phương pháp tế bào học giúp tìm ra khuyết tật về bộ NST của các bệnh di truyền từ đó chẩn đoán va đưa ra
phương pháp điều trị kịp thời.
Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể: dựa vào công thức Hacdi-Vanbec xác định tần số kiểu hình để
tính tần số các gen trong quần thể liên quan đến bệnh di truyền., hậu quả của kết hôn gần cũng như nghiên
cứu chủng tộc các nhóm người….
Phương pháp di truyền học phân tử: xác định vị trí của nu trên ADN và xác định các gen ứng với các bệnh
nhất định.
Câu 12. đáp án D.
Các ý đúng là 2, 3, 4, 5.
- Gọi x là số tế bào ban đầu
1
Số tế bào ở nhóm A là x
4
1
Số tế bào ở nhóm B là x
3
1 1 5
Số tế bào ở nhóm C là 𝑥 − 𝑥− 𝑥= x
3 4 12
- Theo đề ta có
1 1 5
23 . 𝑥 + 24 𝑥 + 25 . 𝑥 = 2480 → 𝑥 = 120
4 3 12
120
Vậy số tế bào tham gia giảm phân của A là 4
= 30 → 1 sai
- 30.4n.22=1920→ 2n=8 → 2 đúng
- 2 cặp xảy ra trao đôit chéo tại 1 điểm, 2 cặp còn lại cho 2 giao tử, vậy số loại giao tử tạo ra là
4.4.22=64 loại → 3 đúng
𝐶40 .𝐶44
- Tỉ lệ hợp tử không mang NST nào từ ông nội là = 0.39 % → 4 đúng.
28
- Số loại giao tử tối đa khi đề không cho giả thiết thì ta sẽ chọn trường hợp cho nhiều loại giao tử nhất
là các gen liên kết và có hoán vị gen, khi đó số loại giao tử là 44=256 loại→ 5 đúng.
Câu 13. Đáp án C
- Các quần thể cùng loài vẫn có thể trao đổi vốn gen cho nhau
- Thực vật đôi khi hai loài có sự lai xa kết hợp đa bội hóa hình thành loài mới.
Câu 14. Đáp án C
- Những kiến thức này đều có trong sách giáo khoa cả nhé.
- Ý thứ 5: không phải UXG mà là UGG. Nếu các em khó nhớ thì có thể nhớ như thế này: bộ ba mở đầu
là AUG. Bộ ba kết thúc thì luôn có chữ U đầu tiên, 2 vị trí còn lại giành cho G và A, thì bộ 3 kết thúc
là UAG, UGA, UAA, thiếu mỗi UGG, là nó thuộc cái không có tính thoái hóa, nói chung là đặc biệt. Cách
này có thể giúp các em nhớ được đó là bộ ba nào thay vì nhớ làu làu 1 trong 64 bộ ba
- Ý thứ 6: bộ ba AUG là bộ ba mở đầu khi có chức năng quy định điểm khởi đầu dịch mã chứ không
phải phiên mã nhé, ngoài ra AUG còn quy định axit amin metionin ở sinh vật nhân thực và foocmin
metionin ở sinh vật nhân sơ. Như vậy bộ ba AUG có 2 chức năng luôn nhé. Khi gặp một đoạn gen mà

362 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
có nhiều hơn 1 bộ ba AUG thì cái gần với mạch mã gốc nhất quy định mã mở đầu, những cái còn lại
sẽ đảm nhận quy định axit amin bình thường nhé.
Sẽ có bạn thắc mắc là nhiều bộ ba AUG vậy, ARN polimeraza làm sao có thể nhận ra cái nào là mã mở đầu
hay nó gắn ngẫu nhiên? Không phải ngẫu nhiên
đâu nhé. Trước bộ ba mở đầu luôn có một trình
tự nucletit đặc biệt, trình tự này giúp cho ARN
polimeraza nhận ra vị trí mã mở đầu để gắn
vào, thực hiện quá trình phiên mã.
Câu 15. Đáp án B
Không thể là đáp án D vì loài bông trồng ở Mĩ có
2 loại là NST bé và lớn chứ không phải tất cả đều
lớn hay tất cả đều bé.

Câu16. Đáp án C
Kiến thức:
- 5-BU hay 5 brom uraxin là đổng đẳng của
Timin, chủ yếu gây nên biến đổi A-T
thành G-X
- Tác nhân 5-BU thì sau 3 lần nhân đôi mới có một gen bị đột biến thay A-T thành G-X và 1 gen ở dạng
tiền đột biến. Để hiểu rõ hơn các em có thể quan sát hình ảnh:
- Nếu gen sau nhiều lần nhân đôi thì ta tính số gen bị đột biến như sau:

 1 gen bị đột biến sau lần nhân đôi tiếp theo sẽ tạo thành hai gen nên ta áp dụng với công
thức gen nhân đôi.
 Sau 2 lần nhân đôi ta phải tính lại số gen đột biến vì khi đó số gen đột biến tăng lên 1
Rút ra: sau k lần nhân đôi với k chẵn thì số gen đột biến gấp đôi lần trước đó, với k lẻ thì số gen bị đột biến
gấp đôi lần trước đó cộng thêm 1.
- Khi có một phân tử 5-BU thì số gen bị đột biến tương ứng với số lần nhân đôi là:
k=3→1
k=4→2
k = 5→ 5
k = 6→ 10……
- Với bài toán, một gen nhân đôi 5 lần cho 5 gen bị đột biến. Vậy 4 gen sẽ cho 20 gen đột biến.
Câu 17. Đáp án B
Cây xanh quang hợp sử dụng CO2, là chất làm tăng nhiệt độ Trái Đất dẫn đến hiệu ứng nhà kính sau đó tạo
ra khí O2 giúp môi trường, không khí thêm trong lành, giảm bớt CO2.
Câu 18. Đáp án B.
Cứ 1 tế bào giảm phân có đột biến chuyển đoạn thì sẽ cho 3 giao tử đột biến và 1 giao tử bình thường.
3
Kì đầu Giảm phân II có đột biến chuyển đoạn thì từ 1 tế bào cho giao tử đột biến là 4
0,01.3 3
→ tỉ lệ giao tử đột biến khi có 1% số tế bào có chuyển đoạn = =
4 400
Câu 19.Đáp án A
- Vật chất di truyền cấp độ phân tử là ADN
- Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là NST.
- Nhiều bạn sẽ nhầm lẫn ở hai dạng này. Các em có thể hiểu như thế này: các cơ chế di truyền cấp độ
phân tử như tự sao, phiên mã, dịch mã đều là hoạt động của gen (một đoạn của phân tử ADN), còn
cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào như quá trình giảm phân, nguyên phân là hoạt động liên quan tới
NST chứ không phải là ADN nhé. Các em thấy là nguyên phân hay giảm phân đều đề cập tới sự phân
li và tổ hợp của NST thay vì là ADN, nên gặp những câu như thế này, phân vân giữa ADN và NST thì
cứ nhớ Nguyên phân, Giảm phân liên quan tới sự phân li tổ hợp của NST → NST là vật chất di truyền
cấp độ tế bào, vậy cấp độ phân tử là ADN.
LOVEBOOK.VN | 363
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- ARN và chuỗi polipeptit là sản phẩn của ADN qua các cơ chế phiên mã, dịch mã,
Kiến thức bổ sung: ARN có được xem là vật chất di truyền không?
- Tiêu chuẩn của vật chất di truyền là:
 Có khả năng lưu giữ thông tin ở dạng bền vững cần cho việc cấu tạo, sinh sản và hoạt động
của tế bào.
 Có khả năng sao chép chính xác để thông tin di truyền có thể truyền được từ thế hệ này sang
thế hệ kế tiếp.
 Thông tin chứa đựng trong vật chất di truyền phải được dùng để tạo ra các phân tử cần cho
cấu tạo và hoạt động của tế bào.
 Vật liệu di truyền có khả năng biến đổi, những thay đổi này (còn gọi là đột biến) chỉ xảy ra
với tần số thấp và có thể truyền lại cho đời sau.
Như vậy trong các loại đại phân tử sinh học, chỉ có axit nucleic thỏa mãn các điều kiện nêu trên. Trong hai
loại axit là ADN và ARN thì ADN là vật chất di truyền phổ biến ở tất cả các loài sinh vật. Chỉ có một số virus
sử dụng ARN làm vật chất di truyền. Vì vậy ADN được xem là vật chất di truyền của hiện tượng di truyền ở
cấp độ phân tử. ADN liên kết với protein loại histon tạo nên cấu trúc gọi là NST, NST là vật chất di truyền ở
cấp độ tế bào.
Đối với câu hỏi này, chúng ta sẽ chọn đáp án chính xác là ADN nhé.
Câu 20. Đáp án C
Các kiểu gen của kiểu hình màu tím là: AAbbDD, AAbbDd, AAbbdd, AabbDD, AabbDd, Aabbdd.
Trong đó kiểu gen gây chết là AAbbdd
→ đáp án B và D sai.
Có 3 kiểu gen dị hợp 1 cặp gen đó là AAbbDd, AabbDD, Aabbdd.
Các em lưu ý là dd chỉ gây chết những cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử về màu tím.
Câu 21. Đáp án C.
Khi nhìn đáp án hay đối với những bạn đã thành thạo có thể dễ dàng tìm ra ngay kiểu gen của bố mẹ phải
là dị hợp về hai cặp gen. Nếu các em chưa thành thạo thì có thể làm cách chung áp dụng cho nhiều dạng như
sau:
- Xét tính trạng chiều cao thân:
𝑐𝑎𝑜 1
𝑡ℎấ𝑝
= 1 → Aa x aa
- Xét tính trạng hình dạng quả:
𝑡𝑟ò𝑛 1
𝑑à𝑖
= 1 → Bb x bb
→ cây đem lai phân tích dị hợp hai cặp gen
Các em có thể suy luận cách khác là lai phân tích đời con cho 4 loại kiểu hình nên cơ thể đem lai cho 4 loại
giao tử, vậy cơ thể đem lai dị hợp hai cặp gen.
Tỉ lệ khác 1:1:1:1 nên chứng tỏ có hoán vị gen, tần số hoán vị gen chính là tổng số loại kiểu hình có tỉ lệ thấp
hơn = 30%.
Cây chiếm tỉ lệ thấp là cao tròn và thấp dài tương ứng với kiểu gen AB/ab và ab/ab
𝐴𝑏
Vậy cơ thể đem lai dị hợp chéo, kiểu gen là .
𝑎𝐵
Câu 22. Đáp án D.
Ý đúng là 1 và 4.
- Thú nên con cái là XX và con đực là XY.
- Từ dữ kiện đề ra → gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y.
- Lông nâu trội hoàn toàn so với lông trắng.
- Quy ước: A lông nâu > a lông trắng.
→ P : XAYA x XaXa
→ F1: XAXa x XaYA
→ F2: 1 XAXa : 1XaXa : 1XAXA : 1 XaYA
- Khi cho F2 ngẫu phối thì ta có:
Cái: 1XA : 3Xa x đực: 1XA : 1Xa : 2YA

364 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
→ F3: 1XAXA : 4XAXa : 3XaXa : 2XAYA : 6XaYA
→ KH: 5 cái nâu : 3 cái trắng : 8 đực nâu.
Câu 23. Đáp án A.
- Số loại mã di truyền được tạo ra từ A và G là 8→ số nu có trong mã di truyền là 8.3=24
- Với 24 nucleotit thì A=G=12 nucleotit. (vì mã di truyền được tạo ra từ A và G với tỉ lệ như nhau).
Vậy để có đủ 8 mã di truyền trên cần ít nhất 12 nu loại G và 12.4=48 nu loại A.
→ Số nu trên một mạch = 48 + 12 = 60 → tổng số nu của đoạn gen lag 60.2=120
Đề hỏi số nu của đoạn mạch gốc nên ta chọn đáp án 60.
Kiến thức cần nhớ: gọi n (1 ≤ 𝑛 ≤ 4) là số loại nucleotit thì số loại mã di truyền tạo ra từ n là 𝑛3
Còn số loại axit amin tạo ra là ≤ 𝑛3 vì có thể có bộ ba kết thúc, mà bộ ba kết thúc thì không mã hóa cho axit
amin nào, hơn nữa mã bộ ba có tính thoái hóa, một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
Câu 24. Đáp án B
165−150
- Số alen trội có trong cây cao 165cm là =3
5
1 3 1 3 5 20
Cách 1:tỉ lệ cây có 3 alen trội là: 𝐶63 . ( ) .( ) = = .
2 2 16 64
Cách 2: xét từng cặp:
Aa x Aa : cho nhiều nhất 2 alen trội.
Bb x Bb : cho nhiều nhất 2 alen trội.
Dd x Dd : cho nhiều nhất 2 alen trội.
→ số alen trội nhiều nhất là 6.
Số tổ hợp giao tử là 26
𝐶63 20
→ tỉ lệ cây có 2 alen trội = = .
26 64
Câu 25. Đáp án D.
Quần thể tự phối có kiểu gen đồng hợp tăng dần và kiểu gen dị hợp giảm dần qua mỗi thế hệ nên không có
sự đa dạng về kiểu gen do đó không thể thể hiện tính đa hình.
Câu 26: Đáp án C
- Mỗi loài trong chuỗi thức ăn đươc xem là mỗi mắt xích của chuỗi còn các đơn vị cấu trúc nên chuỗi
thức ăn là các bậc dinh dưỡng.
- Trong tự nhiên có 2 loại chuỗi thức ăn cơ bản là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vất tự dưỡng và
chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã sinh vật, 2 chuỗi này hoạt động song song với nhau tùy nơi tùy
lúc mà 1 trong 2 chuỗi trở thành ưu thế. Tuy nhiên trong tự nhiên chuỗi thức thức ăn thứ 2 bắt đầu
bằng mùn bã sinh vật thường đóng vai trò ưu thế.
Câu 27 : Đáp án B
- Theo định luật hacdi-vanbec thì tần số alen được tính bằng tỷ lệ giữa số alen được xét đến trên tổng
số alen thuộc 1 lô cốt trong quần thể hay bằng tỷ lệ % số giao tử mang alen đó trong quần thể.
- Khi các em tính toán nếu tính tỷ lệ % số kiểu gien mang alen đó thì tần số sẽ bị trùng vì cặp gen dị
hợp vừa mang alen lặn vừa mang alen trội nên ta không thể chọn đáp án A.
- Nếu tính theo % của kiểu hình, nếu đối tượng ta tính là alen lặn nó chỉ biểu hiện kiểu hình ở thể
đồng hợp, trong khi cặp dị hợp vẫn chứa alen lặn như vậy kết quả tính ra sẽ không chính xác nên ko
thể chọn đáp án D.
- Chỉ xét riêng 1 cơ thể thì có hàng ngàn tế bào có chung 1 kiểu gen nên không thể tính theo tỷ lệ %
số alen đó trong quần thể.
Câu 28: Đáp án C
- Các ý đúng là 1,4,5
- Ngoài các tác nhân gây đột biến như vật lý, hóa học…thì trong quá trình nhân đôi của gen vẫn có thể
diễn ra sai hỏng dẫn đến sự bắt đôi nhầm gây ra đột biến gen dạng thay thế, thêm hoặc mất 1 hay 1
số cặp nu  ý 1 đúng

LOVEBOOK.VN | 365
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Chỉ được gọi là thể đột biến khi cơ thể mang đột biến biểu hiện kiểu hình đột biến ra bên ngoài, với
1 số đột biến lặn khi ở trạng thái dị hợp cơ thể mang gen đột biến nhưng không biểu hiện ra kiểu
hình thì không được gọi là thể đột biến  ý 2 sai
- Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì nó được phát sinh trong quá trình hình thành giao tử
có khả năng truyền lại cho đời sau qua sinh sẵn hữu tính. Nhưng không phải tất cả các đột biến gen
đều có khả năng di truyền cho đời sau ví dụ như: đột biến tế bào sôma chỉ có thể truyền lại cho đời
con qua sinh sản vô tính không thể di truyền qua sinh sãn hữu tính. Vì vậy nếu nói tất cả các đột
biến gen được di truyền qua đời sau là không đúng  ý 3 sai
- Đột biến gen xảy ra với tần số rất thấp, trong tự nhiên đột biến gen chỉ xảy ra với tần số từ 10-6 đến
10-4 , đột biến thường có hại nhưng alen đột biến phần lớn là alen lặn. Alen lặn xuất hiện ở 1 giao tử
nào đó sẽ đi vào hợp tử và tồn tại bên cạnh alen trội tương ứng ở thể dị hợp nên không biểu hiện ra
kiểu hình. Qua giao phối alen lặn sẽ đi vào thể đồng hợp và được biểu hiện. Chính nhờ đột biến gen
đã gây ra những biến dị di truyền tạo nên 1 vốn gen vô cùng phong phú cho quần thể. Với tất cả
những điều trên đột biến gên là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống  ý
4 đúng
- Quá trình nhân đôi của gen cũng như quá trình nhân đôi của NST xảy ra ở pha S của kỳ trung gian
do đó khi cho tác nhân đột biến vào pha này dễ dẫn đến sai hỏng trong nhân đôi. Còn pha G2 là thời
gian chuẩn bị các vật liệu sự hình thành các trung tử để tạo nên thoi vô sắc, quá trình nhân đôi không
còn liên quan nữa.  ý 5 đúng
Câu 29. Đáp án B
- Đối với câu này các em có thể tự suy luận ra nhé!
Câu 30. Đáp án C
- Xét thấy những cá thể có tần số cao nhất aBD và Abd  các alen này nằm trên 1 nhiễm sắc thể
abd và ABD có tần số nhỏ nhất
B,D nằm cùng như kiểu gen bố mẹ A bị trao đổi
 Kiểu gen của cơ thể P là : BaD/bAd
- Đến đây ta có thể xác định là đáp án C. Tuy nhiên với đề bài yêu cầu tìm khoảng cách giữa các gen
thì ta có thể làm như sau:
- Khoảng cách giữa A và B là:
-
37 + 33 + 11 + 9
= 0.18
500
 A-B = 18cm
Khoảng cách giữa A và D là

64 + 56 + 11 + 11 + 9
= 0.28
500
 A-D= 28cm
Câu 31. Đáp án B
Cần lưu ý là có 2 giả thiết về địa điểm phát sinh loài người. Cả 2 đều cho rằng đều bắt đầu từ châu Phi. Trong
đó giả thiết được công nhận là loài người homo sapiens được hình thành từ loài homo erectus ở châu Phi
rồi sau đó mới phát tán sang châu lục khác.Giả thiết này được gọi là “ra đi từ châu Phi”. Còn 1 giả thiết khác
cũng bắt đầu từ châu phi nhưng loài homo erectus di cư sang các châu lục khác rồi từ nhiều nơi mới hình
thành nên homo sapiens.
Câu 32. Đáp án A
302 2
- Xét tỉ lệ: thân xám/ thân đen = ≈1
303
 Có gen gây chết.
- Bố mẹ thân xám nên thân đen là lặn thân xám là trội.
Suy ra gen gây chết ở trạng thái đồng hợp trội  ý 3 sai
 Gen đã có tác động đa hiệu đối với sự hình thành tính trạng, trong đó trội về tính trạng này đồng
thời lặn về tính trạng khác.
366 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Quy ước:
A: thân xám ( trội) + chết (lặn)
a : thân đen ( lặn) + sống bình thường (trội)
 AA gây chết
Sơ đồ lai :
P: thân đen x thân xám
Aa x Aa
G: 1A,1a 1A,1a
F1: 1AA:2Aa:1aa
Kiểu hình: 1 chết: 2 xám: 1 đen
Câu 33. Đáp án C
Ý số 2(sai): giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường là mối quan
hệ cạnh tranh cùng loài không phải là quan hệ hỗ trợ.
Ta loại đáp án A,B,D
Câu 34. Đáp án A
P thuần chủng, F1 và F2 đều có tỉ lệ là 1:1 nhưng F1 phân li không đều ở 2 giới
 Đây là dấu hiệu đặc trưng của di truyền tính trạng chịu ảnh hưởng giới tính
Quy ước: Aa râu xồm ở đực và không râu xồm ở cái.
P: AA x aa
F1: 1 đực Aa: 1 cái Aa
KH: 1 đực râu xồm : 1 cái không râu xồm.
F2: 1AA: 2Aa: 1aa
KH: đực có 1AA:2Aa:1aa  3 râu xồm 1 không râu xồm
Cái có 1AA:2Aa:1aa  1 râu xồm 3 không râu xồm
 Con đực râu xồm ở F2 có 1AA:2Aa.
Con cái không râu xòm ở F2 có 2Aa:1aa.
 1AA:2Aa x 2Aa:1aa
2A: 1a 1A:2a
 2AA:5Aa:2aa
2 5 2
 Dê cái có AA : Aa : aa
18 18 18
5 2 7
 Dê cái không râu xồm= Aa+ aa =
18 18 18
Câu 35. Đáp án D
Sau khi loại bỏ kiểu hình thân đen cấu trúc di truyền còn lại là 0.1AA:0.4Aa
0.4
0.1+
2
 pA= =0.6
0.5
 AA ở quần thể sau ngẫu phối = 0.62=0.36
( vì quần thể ngẫu phối sau 1 thế hệ sẽ đạt cân bằng di truyền biết tần số alen A ta áp dụng công
thức của định luật hacdi vanbec để tìm tần số kiểu gen)
Câu 36. Đáp án B
Quần thể đạt cân bằng di truyền là quần thể có cấu trúc di truyền thỏa mãn công thức
P2 A +2pqAa+q2a=1

Câu 37. Đáp án C


Những lưu ý về con cừu Đôly:
- Kiểu hình giống hệt kiểu hình của cừu cho nhân tế bào.
- Được tạo ra từ 3 con cừu : cừu cho tế bào tuyến vú, cừu cho tế bào trứng, cừu mang thai.
- Công nghệ tạo ra cừu Đôly là nhân bản vô tính động vật, các em cẩn thận nhầm với phương pháp
cấy truyền phôi.

LOVEBOOK.VN | 367
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 38. Đáp án D
Câu 39. Đáp án B
Cần phân biệt:
Chu trình là 1 vòng tuần hoàn
Năng lượng không được gọi là chu trình mà được gọi là dòng năng lượng.
 Đáp án A sai
Đáp án C và D là ý nhỏ của chu trình
Chu trình sinh địa hóa rất đa dạng nhưng được gộp thành 2 nhóm là chu trình các chất khí và chu trình các
chất lắng đọng.
Chu trình các chất khi có nguồn dự trữ trong khí quyển ít bị thất thoát,phần lớn được hoàn lại cho chu trình.
Bao gồm: chu trình nước,cácbon, nitơ
Chu trình các chất lắng đọng có nguồn dự trữ từ vỏ trái đất phần lớn tách khỏi chu trình và đi vào các chất
lắng đọng gây thất thoát nhiều hơn chu trình các chất khí loại này có chu trình: phốt pho

Câu 40. Đáp án: B


Công thức tính chỉ số IQ = tuổi trí tuệ/ tuổi sinh học x 100
7
Đối với bài toán này chỉ số IQ của đứa trẻ là= × 100 ≈ 117
6
Câu 41. Đáp án D
Các ý đúng là: 2,3,4,5
- Xét cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 2 có bố bị bệnh
Nếu là gen gây bệnh nằm trên vùng không tương đồng của X thì cặp vợ chồng thế hệ thứ 1 không
thể sinh ra con gái bị bệnh
Nếu là gen gây bệnh nằm trên vùng tương đồng của X thì bố ở thế hệ thứ 2 phải có kiểu gen là XaYa
Câu 42. Đáp án
Câu 43. Đáp án A
Khái niệm hóa thạch: di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của lớp vỏ trái đất.
Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương những dấu vết của sinh vật để lại trên đá ( có thể
là vết chân, hình dáng…) xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc
lớp băng.
Lưu ý: hóa thạch cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. các bằng
chứng giải phẩu học so sánh ,phôi sinh học, tế bào học, sinh học phân tử là những bằng chứng gián tiếp
trong đó sinh học phân tử là bằng chứng xác thực nhất.
Câu 44. Đáp án C
Các ý đúng là 2,4,5
Câu 45. Đáp án C
Ngoài di nhập gen thì các yếu tố ngẫu nhiên cũng làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không
xảy ra đột biến và chọn lọc tự nhiên
Câu 46. Đáp án A.
- P thuẩn chủng tương phản cho F1 có kiểu hình 100% thân cao, quả tròn nên thân cao và quả tròn
là 2 kiểu hình trội so với thân thấp, quả dài.
- Quy ước gen:
A cao trội so với a thấp.
B quả tròn trội so với b quả tròn.
𝐴𝑏 𝐴𝑏
- F1 : × → 𝐹2 cho 10 loại kiểu gen.
𝑎𝐵 𝑎𝐵
1 đúng
Ta loại đáp án D.
- Gọi x là tỉ lệ kiểu hình thân thấp, quả dài.
tỉ lệ kiểu hình thân thấp, quả tròn = tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả dài = 25% - x
Ta có:
x + 2.(25 – x) = 100 – 50,64
368 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
x = 0.64
𝑎𝑏
Thân thấp, quả dài : 𝑎𝑏 = 0.64% → ab = 8%
tần số hoán vị gen là 16%
B sai.
- Tỉ lệ thân thấp quả tròn = 25 – 0.64 = 24.36%
C sai
Vậy A là đáp án đúng.

Câu 47. Đáp án D


Câu 48. Đáp án B
Câu 49. Đáp án B
Câu 50. Đáp án A
- Cơ quan thoái hóa thuộc cợ quan tương đồng phản ánh tiến hóa phân ly.

LOVEBOOK.VN | 369
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

18
Câu 1. Cấu trúc chung của một gen cấu trúc:

A, B, C lần lượt là:


A. Vùng khởi động, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
B. Vùng điều hòa, vùng khởi động, vùng kết thúc.
C.Vùng khởi động, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
D. Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
Câu 2. Có bao nhiêu nội dung chính xác khi giải thích tại sao các quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn chịu
tác động của chọn lọc tự nhiên nhưng nguồn biến dị di truyền của quần thể vẫn rất đa dạng mà không bị
cạn kiệt?
(1) Đột biến gen lặn mặc dù có hại nhưng vẫn được duy trì ở trạng thái dị hợp tử từ thế hệ này sang thế hệ
khác, sau đó qua sinh sản hữu tính được tổ hợp lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. Một số gen lặn có hại
trong tổ hợp gen nhất định bị các gen khác át chế có thể không được biểu hiện hoặc có được biểu hiện
nhưng gặp môi trường mới lại trở nên có lợi bổ sung nguồn biến dị cho chọn lọc tự nhiên.
(2) Nhiều đột biến xuất hiện là đột biến trung tính. Một gen có thể trung tính, không chịu tác động của chọn
lọc tự nhiên trong môi trường này nhưng trong môi trường khác có thể lại trở nên có lợi.
(3) Chọn lọc ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp. Khi cá thể dị hợp tử có sức sống và khả năng sinh sản
cao hơn các cá thể đồng hợp tử thì alen có hại vẫn được duy trì trong quần thể ở mức độ cân bằng nhất
định.
(4) Chọn lọc phụ thuộc vào tần số khiến tần số các kiểu gen luôn dao động quanh một giá trị cân bằng nhất
định. Khi tần số kiểu hình nhất định duy trì ở mức độ thấp thì có ưu thế chọn lọc còn khi gia tăng quá
mức lại bị chọn lọc tự nhiên đào thải xuống mức độ thấp chừng nào lấy lại được ưu thế chọn lọc.
A. 1 B. 2 C.3 D. 4
Câu 3. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong
quần thể sinh vật?
(1) Trong quần thể luôn xảy ra mối quan hệ hỗ trợ.
(2) Quan hệ hỗ trợ làm giảm kích thước của quần thể, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể.
(3) Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi
trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản giữa các cá thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của quần thể.
A.1. B. 2. C.3. D. 4
Câu 4. Quan điểm hiện nay về quần xã sinh vật là:
A. Cuối cùng chúng đạt được một trạng thái nội cân bằng.
B. Chúng duy trì thành phần loài một cách tương đối không đổi.
C. Sự ảnh hưởng của nhân tố vô sinh thường là âm tính.
D. Không phải những ý trên.

370 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 5. Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình giảm phân (n:Hàm lượng
ADN) Hàm lượng ADN trong 1 tế bào:
Ý nào sau đây chưa chính xác?

A. Giai đoạn V là kì đầu II, kì giữa II, kì sau II B. Giai đoạn III là kì đầu I, kì giữa I
C. Giai đoạn II là pha S và pha G2 D. Giai đoạn IV là kì cuối I
Câu 6. Tế bào của một thai nhi chứa 45 nhiễm sắc thể trong đó có 1 NST X. Có thể dự đoán rằng:
A. Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai bình thường.
B. Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường.
C. Thai nhi sẽ phát triển thành thành bé trai không bình thường .
D. Thai nhi phát triển thành người bị hội chứng Đao.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
1) mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom.
2) mARN có cấu tạo mạch thẳng.
3) ở đầu 3’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần codon
mở đầu để riboxom nhận biết gắn vào.
4) Loại ARN bền vững nhất trong cơ thể là mARN.
5) Vi khuẩn và các sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã.
6) Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian
giữa hai lần phân bào, lúc NST dãn xoắn.
7) tARN có chức năng kết hợp với protein tạo nên riboxom (nơi tổng hợp protein)
8) Phân tử mARN và tARN đều có cấu trúc mạch kép.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 8. Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả sau:

Trước sinh sản Đang sinh sản Sau sinh sản


A 78% 20% 2%
B 50% 40% 10%
C 10% 20% 70%
Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là:
A. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Khai thác hợp lý.
B. Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Chưa khai thác hết tiềm năng.
C. Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng C: Khai thác hợp lý.
D. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác quá mức.
Câu 9. Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái của một loài nguyên phân với số
lần bằng nhau. Các tế bào mới được tạo thành đều giảm phân cho 320 giao tử. Số NST trong các tinh trùng
nhiều hơn số NST trong các trứng là 1344 NST. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6.25%. Có bao nhiêu kết
luận sau đây là đúng:
1) Số tinh trùng và số trứng tạo thành lần lượt là 256 và 64.

LOVEBOOK.VN | 371
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
2) Tế bào sinh dục sơ khai ban đầu đã nguyên phân 4 lần.
3) Có 4 hợp tử được tạo thành.
4) Loài này có bộ NST lưỡng bội là 2n=14.
5) Số tâm động của các hợp tử tạo thành khi chúng đều ở kì giữa GP là 56.
A. 2 B. 3 C.4 D. 5
Câu 10. Ở một loài thực vật tự thụ phấn, có 2 phép lai giữa các cá thể (F1) dị hợp tử về 2 cặp gen (kí hiệu 2
hai cặp gen này là A, a và B, b), mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Phép lai 1, hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng;
Phép lai 2, hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
Có bao nhiêu kết luận sau là không chính xác?
1) Trong trường hợp hai cặp gen ở phép lai 1 liên kết hoàn toàn thì số loại giao tử và tỉ lệ giao tử tạo ra từ
các cá thể F1 ở hai phép lai giống nhau.
2) Khi hai cặp gen ở phép lai 1 là liên kết hoàn toàn và dị hợp chéo thì tỉ lệ kiểu hình trội về 1 trong hai
tính trạng là 25%.
3) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp một trong hai cặp gen ở đời con của phép lai 2 là 50%.
4) ở phép lai 1, dù là kiểu gen dị hợp đều hay dị hợp chéo, nếu có hoán vị gen xảy ra thì vẫn cho số loại
kiểu hình bằng số loại kiểu hình ở phép lai 2.
5) Không có trường hợp nào để phép lai 1 và 2 có cùng tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình.
6) ở phép lai 1, trong trường hợp xảy ra hoán vị gen thì tỉ lệ kiểu hình trội về cả 2 tính trạng luôn chiếm tỉ
lệ nhỏ nhất.
A. 6 B. 4 C.3 D. 2
Câu 11. Ở người, bệnh hoặc hội chứng di truyền nào sau đây liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể?
1. Bệnh bạch tạng.
2. Bệnh ung thư máu.
3. Bệnh máu khó đông.
4. Hội chứng Đao.
5. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Phương án đúng là
A. 2, 5. B. 4, 5. C.2, 4. D. 1, 4.
Câu 12. Có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau chỉ có ở thể đột biến đảo đoạn NST mà
không có ở thể đột biến chuyển đoạn tương hỗ?
(1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến.
(2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.
(4) Không làm thay đổi hình thái NST.
(5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST.
A. 3. B. 2. C.4. D. 1.
Câu 13. Nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các tổ hợp
NST khác nhau, với biến dị cao hơn mức bình thường. Các biến dị này được sử dụng để tạo ra các giống cây
trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu. Đây là cơ sở khoa học của phương pháp
tạo giống nào ?
A. Nuôi cấy tế bào thực vật invitrô tạo mô sẹo. B. Dung hợp tế bào trần.
C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị. D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 14. Dạng đột biến thường sử dụng để lập bản đồ gen là:
A. Mất đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Lặp đoạn NST. D. Đảo đoạn
Câu 15. Nhận xét nào dưới đây rút ra từ lịch sử phát triển của sinh vật là không đúng:
A. Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ trái đất.
B. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn đến sự biến đổi trước hết là ở động vật và qua đó
ảnh hưởng tới thực vật.
C. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.

372 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
D. Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng
hợp lý.
Câu 16. Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.
D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
Câu 17. Ở người xét 3 locut gen như sau:
Locut A có 3 alen là A1 > A2 > A3
Locut B có 4 alen là B1 = B2 > B3 > B4
Locut D có 6 alen là D1 = D2 = D3 > D4 = D5 = D6
3 locut nằm trên 3 NST thường khác nhau. Nếu không có đột biến mới phát sinh thì số loại kiểu gen và
kiểu hình tối đa về các locut trên có thể có là bao nhiêu?
A. 180 kiểu gen và 1260 kiểu hình. B. 1260 kiểu gen và 180 kiểu hình.
C. 156 kiểu gen và 80 kiểu hình. D. 80 kiểu gen và 156 kiểu hình.
Câu 18. Thực vật có thể lấy năng lượng ở đâu để hình thành phân tử hữu cơ ?
A. Chất khoáng B. Đường glucozo C. Vitamin D. Ánh sáng.
Câu 19. Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định
quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao
nhiêu phép lai có thể cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao, quả đỏ : 1thân thấp,
quả đỏ?
(1) AaBB x AaBB.
𝐴𝐵 𝐴𝑏
(2) × , hoán vị gen một bên với tần số 20%. (3) AaBb x AABB.
𝑎𝑏 𝑎𝐵
AB AB Ab Ab
(4) × , hoán vị gen một bên với tần số 50%. (5) × , liên kết gen hoàn toàn.
ab ab aB aB
Ab Ab AB Ab
(6) × , hoán vị gen một bên với tần số 10%. (7) × , liên kết gen hoàn toàn.
aB aB ab aB
AB Ab
(8) × , hoán vị gen hai bên với tần số 25%.
ab aB
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 20. Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình
thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Về mặt lí thuyết, tính
xác suất để họ sinh hai con cùng giới tính và đều bình thường.
9 9 3 3
A. B. C. 4 D.
16 32 16
A+T 1
Câu 21. Một phân tử ADN có trúc xoắn kép , giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ G+X = 4
thì tỉ lệ nu loại G của
phân tử ADN này là:
A. 15% B. 20% C. 40% D. 25%
Câu 22. Cho biết các quần thể có tỷ lệ các kiểu gen như sau :
Quần thể 1 : 36% AA + 48% Aa + 16% aa ; Quần thể 2 : 45% AA + 40% Aa + 15% aa
Quần thể 3 : 49% AA + 42% Aa + 9% aa ; Quần thể 4 : 42,25% AA + 45,5% Aa + 12,5% aa
Quần thể 5 : 56,25% AA + 37,5% Aa + 6,25% aa ; Quần thể 6 : 56% AA + 32% Aa + 12% aa
Quần thể nào đạt trạng thái cân bằng theo Hacđi – Vanbec ?
A. 1,3,5 B. 1,4,6 C. 4,5,6 D.2,4,6
Câu 23. Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây:
1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.
2. Thay thế nhân tế bào
3. Làm biến đổi một gen đ. có sẵn trong hệ gen
4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng
5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen

LOVEBOOK.VN | 373
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Phương án đúng là:
A. 1,3,5 . B. 1,2,3 . C. 3,4,5 . D. 2,4,5.
Câu 24. Trong sự hình thành các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất KHôNG có sự tham gia của
những nguồn năng lượng nào sau đây?
A. Tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của mặt trời
B. Hoạt động của núi lửa, sự phân rã nguyên tố phóng xạ
C. Tia tử ngoại, năng lượng sinh học
D. Sự phóng điện trong khí quyển, bức xạ mặt trời
Câu 25. ở một loài thực vật tự thụ phấn, cho giao phấn cây thân cao thuần chủng với cây thân thấp thu
được F1 100% thân cao. F1 sinh sản bình thường thu được F2 có 3 thân cao : 1 thân thấp. F2 tiếp tục sinh
sản bình thường, quan sát F3 người ta thấy có 125 cây thân cao và 25 câu thân thấp.Nhận định nào đúng?
A. tính trạng do 2 cặp gen tương tác quy định.
B. Tính trạng được di truyền theo quy luật Menden.
C. Cây thân thấp không có khả năng sinh sản trong tự nhiên.
D. Chiều cao cây do nhiều gen tác động cộng gộp và biểu hiện phụ thuộc vào môi trường.
Câu 26. Cho các nhận xét sau:
(1) Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự.
(2) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn.
(3) Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy.
(4) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.
(6) Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới. Có bao
nhiêu nhận xét không đúng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 27. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các kết luận sau đây
(1) Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc
đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.
(2) Những loài sử dụng nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự
cạnh tranh khác loài.
(3) Ở mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường chỉ làm suy yếu vật chủ chứ không tiêu diệt
vật chủ.
(4) Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa. Có bao nhiêu
kết luận đúng?
A. 2. B. 3 C.4. D. 1
Câu 28. Các nhận định nào dưới đây là đúng?
(1) Cả Lamac và đacuyn đều đưa ra lí thuyết về nguồn gốc sự đa dạng các loài.
(2) Theo đacuyn, các loài hiện nay có mối quan hệ họ hàng với nhau, còn theo Lamac thì chúng không có
quan hệ họ hàng.
(3) Lamac cho là có thể di truyền các biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh, còn theo dacuyn thì
không thể di truyền các biến đổi này.
(4) Sự tiến hóa lâu dài của các loài, theo dacuyn phụ thuộc vào sự tăng mức độ hoàn thiện của sinh vật,
còn theo lamac phụ thuộc vào sự tăng mức độ thành đạt của sinh vật.
A. 1 sai, 2 đúng, 3 sai, 4 sai. B. 1 đúng, 2 đúng, 3 sai, 4 sai.
C. 1 sai, 2 sai, 3 đúng, 4 đúng. D. 1 sai, 2 sai, 3 đúng, 4 đúng.
Câu 29. Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến kí hiệu từ (1) đến (8)
mà số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là:
(1) 8 nhiễm sắc thể. (2) 12 nhiễm sắc thể. (3) 7 nhiễm sắc thể.
(4) 5 nhiễm sắc thể. (5) 20 nhiễm sắc thể. (6) 28 nhiễm sắc thể.
(7) 10 nhiễm sắc thể. (8) 24 nhiễm sắc thể.
Trong 8 thể đột biến trên có bao nhiêu thể đột biến là đa bội lẻ?
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
374 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 30. Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng trong khi tổ tiên của loài người lại có cột
sống hình chữ C và dáng đi khom. Sự khác biệt này chủ yếu là do
A. Loài người có quá trình lao động và tập thể dục.
B. Quá trình tự rèn luyện của cá thể.
C. Tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên những đột biến sẵn có.
D. Sự phát triển của não bộ và ý thức.
Câu 31. Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen trên
NST thường quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu kết
luận sau đây là không đúng?

(1) Bệnh do gen lặn quy định.


(2) Có thể xác định được kiểu gen của 18 người trong phả hệ.
(3) Cặp vợ chồng 7 và 8 không thể sinh con bị bệnh.
(4) Con bình thường của cặp vợ chồng 12 và 13 chỉ có thể mang 1 trong 2 loại kiểu gen không gây bệnh
về cặp tính trạng này.
A. 2. B. 4. C.3 D. 1
Câu 32. Ngô là loài sinh sản hữu tính, đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền được cho
thế hệ sau?
(1) Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
(2) Giảm phân để sinh hạt phấn.
(3) Giảm phân để tạo noãn.
(4) Nguyên phân ở tế bào lá.
Phương án đúng là:
A. 1, 2 B. 2, 3 C.1, 2, 3 D. 1, 2, 3, 4
Câu 33. Cho các hoạt động của con người:
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5
Câu 34. Cho cây hoa đỏ, quả tròn lai với cây hoa trắng, quả dài, người ta thu được đời con có tỉ lệ phân li
kiểu hình như sau: 1/4 cây hoa đỏ, quả tròn : 1/4 cây hoa đỏ, quả dài : 1/4 cây hoa trắng, quả tròn : 1/4
cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả trên có thể nhận định:
(1) gen quy định màu hoa và hình dạng quả di truyền độc lập nhau.
(2) chưa xác định hết tính chất di truyền của các gen là trội hoàn toàn hay trội không hoàn toàn.
(3) có thể các tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen liên kết không hoàn toàn nhau với tần số hoán vị
là 50%.
LOVEBOOK.VN | 375
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(4) một tính trạng do 2 cặp gen tương tác và liên kết hoàn toàn nhau, tính trạng còn lại do một cặp gen
quy định.
Kết luận đúng là:
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (3), (4) C.(1), (2) D. (1), (3)
Câu 35. Khi nói về sự phân bố cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực
phân bố.
B. Kiểu phân bố theo nhóm rất phổ biến, gặp trong môi trường không đồng nhất, các cá thể sống tụ
họp với nhau.
C. Các cây thông trong rừng thông thuộc dạng phân bố theo nhóm.
D. Kiểu phân bố ngẫu nhiên rất ít gặp, xuất hiện trong môi trường sống đồng nhất, các cá thể trong
quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt trong hệ sinh thái?
Câu 36. Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng thân xám, a: thân đen,B: cánh dài, b: cánh ngắn. Các gen di
truyền liên kết . Tiến hành lai phân tích ruồi cái F1 dị hợp tử, ở F2 thu được 41% mình xám, cánh ngắn;
41% mình đen, cánh dài; 9% mình xám, cánh dài; 9% mình đen, cánh ngắn . Nhận định nào dưới đây là
không đúng:
A. Ruồi cái F1 có kiểu gen Ab/aB.
B. Tần số hoán vị được tính bằng tổng tần số kiểu hình khác bố mẹ đem lai phân tích.
C. Tần số hoán vị giữa các gen là 18%.
D. Tần số hoán vị được tính bằng tổng tần số kiểu hình giống bố mẹ đem lai phân tích.
Câu 37. Ở một loài thực vật, chiều cao của cây do các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST thường
tương tác cộng gộp với nhau quy định, sự có mặt của mỗi alen trội sẽ làm tăng chiều cao của cây lên với
mức độ như nhau. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn,
F2 có 9 kiểu hình. Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 70 cm; kiểu hình cao 90 cm chiếm tỉ lệ
nhiều nhất. Ở F2 thu được:
(1) Cây mang 2 alen trội có chiều cao 80 cm.
(2) Cây cao nhất có chiều cao 100 cm.
(3) Cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 27,34%.
(4) F2 có 27 kiểu gen.
(5) Cây cao nhất và cây thấp nhất chiếm tỉ lệ bằng nhau.
Số ý đúng là:
A. 3 B. 1 C.2 D. 4
Câu 38. Xét các ví dụ sau:
(1) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
(2) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản.
(3) Các cây khác loài có mùa ra hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này không thụ phấn cho hoa của
loài
cây khác.
(4) Các loài ếch nhái sinh sản cùng một mùa nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên giữa chúng
thường
không có sự sinh sản.
Có bao nhiêu ví dụ về cách li sau hợp tử?
A.2 B.1 C.3 D.4
Câu 39. Xét một gen ở E.coli nhân đôi 3 lần liên tiếp và đã được môi trường cung cấp 16800 Nu. Các gen
con đều tham gia phiên mã và mỗi mARN đều được 3 riboxom trượt một lần. Tổng số axit amin môi
trường cung cấp cho quá trình dịch mã trên là bao nhiêu?
A. 9576 B. 3129 C.9600 D. 3200

376 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 40. Một kỹ thuật được mô tả ở hình dưới đây:

Bằng kỹ thuật này, có thể


A. Tạo ra một số lượng lớn các con bò có kiểu gen hoàn toàn giống nhau và giống con mẹ cho phôi.
B. Tạo ra một số lượng lớn các con bò đực và cái trong thời gian ngắn.
C. Tạo ra một số lượng lớn các con bò mang các biến dị di truyền khác nhau để cung cấp cho quá
trình chọn giống.
D. Tạo ra một số lượng lớn các con bò có mức phản ứng giống nhau trong một thời gian ngắn.
Câu 41. ở cừu, gen A quy định có sừng còn gen a quy định không sừng. Cho 2 cừu cái thuần chủng có sừng
lai với cừu đực không sừng thuần chủng thu được F1 có con cái toàn bộ không sừng còn con đực toàn bộ
có sừng. cho F1 lai với nhau thì F2 thu được 3 cừu đực có sừng : 1 cừu đực không sừng : 1 cừu cái có sừng:
3 cừu cái không sừng. Kết quả trên được giải thích như thế nào?
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.
B. Gen quy định tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
C. Ở trạng thái dị hợp Aa, cừu đực A là gen trội, cừu cái a là gen lặn.
D. Cả A, B và c đều không đúng.
Câu 42. Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là
A. Các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao
B. Các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp
C. Các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã thấp.
D. Các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao
Câu 43. Ở ớt, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Gen B quy định quả đỏ
trội hoàn toàn so với b quy định quả vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST thường. Cho các cây dị hợp
tử về cả hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1 tỉ lệ phân tính 25% cây cao, quả vàng, 50% cây cao quả đỏ,
25% cây thấp, quả đỏ. Kết luận nào sau đây đúng?
A. P có kiểu gen dị hợp tử, hoán vị gen ở một giới với tần số 50%.
B. P có kiểu gen dị hợp chéo, hai cặp gen A, a và B, b liên kết hoàn toàn.
C. P có kiểu gen dị hợp tử chéo, hai cặp gen liên kết hoàn toàn hoặc có hoán vị một bên.
D. Ở P, một trong hai gen bị ức chế, cặp gen còn lại trội lặn không hoàn toàn.
Câu 44. Nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào
có các tổ hợp NST khác nhau, với biến dị cao hơn mức bình thường. Các biến dị này được sử
dụng để tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban
đầu. Đây là cơ sở khoa học của phương pháp tạo giống nào?
A. Nuôi cấy tế bào thực vật invitrô tạo mô sẹo.
B. Dung hợp tế bào trần.
C.Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 45. Ở 1 loài khi thực hiện 3 phép lai thu được các kết quả sau:
Xanh x Vàng  100% xanh.
Vàng x Vàng  3 vàng : 1 đốm.
Xanh x Vàng  2 xanh : 1 vàng ; 1 đốm.
Những kết luận nào là phù hợp với phép lai trên?

LOVEBOOK.VN | 377
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
(1) Có hiện tượng trội không hoàn toàn.
(2) Tính trạng do gen đa alen quy định.
(3) Gen quy định kiểu hình màu vàng trội hoàn toàn so với gen quy định màu đốm.
(4) Gen quy định kiểu hình màu xanh trội không hoàn toàn so với gen quy định kiểu hình màu vàng.
A. 1, 2 B. 1, 3, 4 C.2, 3 D. 1, 2, 4.
Câu 46. Bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản vô tính được ổn định là nhờ cơ chế nào?
A. Nguyên phân. B. Giảm phân.
C. Giảm phân và thụ tinh. D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 47. Nội dung không đúng khi nói về đặc điểm của thường biến:
A. Thường biến là những biến đổi của kiểu hình, không liên quan đến sự biến đổi của kiểu gen nên
không di truyền được.
B. Thường biến xảy ra có tính chất đồng loạt ở tất cả các cá thể của loài khi sống trong cùng một điều
kiện môi trường giống nhau.
C. Giới hạn của thường biến là do kiểu gen quy định nên di truyền được nhưng sự biểu hiện cụ thể
thành kiểu hình trong giới hạn của thường biến là do môi trường quy định.
D. Trong các loại tính trạng, tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức
phản ứng rộng.
Câu 48. Đều ăn một lượng cỏ như nhau nhưng nuôi cá cho sản lượng cao hơn so với nuôi bò. Nguyên nhân
là vì:
A. Bò làm nhiệm vụ sinh con nên phần lớn dinh dưỡng được dùng để tạo sữa.
B. Bò được dùng để kéo cày nên hao phí năng lượng lớn hơn so với cá.
C. Bò là động vật nhai lại nên hao phí thức ăn nhiều hơn so với cá.
D. Bò là động vật đẳng nhiệt và sống ở trên cạn nên hao phí năng lượng lớn hơn cá.
Câu 49. Trứng của một loài cá phát triển ở 0C, nếu ở nhiệt độ nước là 20C thì sau 205 ngày trứng nở
thành cá con. Thời gian trứng nở thành cá con khi nhiệt độ nước ở 120C là bao nhiêu?
A. 38 ngày. B. 40 ngày. C.25 ngày. D. 34 ngày
Câu 50. Cho tới năm 2020, người dân trên thế giới sẽ ăn nhiều hơn năm 1997 khoảng 42% thịt. cùng với
sự gia tăng dân số. điều đó có nghĩa là lượng thịt được tiêu thụ trong thế giới thứ ba sẽ tăng từ 111 lên
213 triệu tấn troNg năm 2020. Nội dung nào sau đây là không đúng?
A. Nhận thức được ngày càng có nhiều người được ăn uống đầy đủ, xóa dần đi tình trạng thiếu sắt và
canxi kinh niên.
B. Môi trường sẽ bị hủy hoại với tốc độ ngày càng nhanh vì để tăng lượng thịt thì phải tăng số lượng
động vật trong chăn nuôi nghĩa là tăng mắt xích sinh vật tiêu thụ do đó sinh vật sản xuất thực vật sẽ bị
giảm nghiêm trọng.
C. Về lâu dài, nhân loại không thể không chuyển sang thịt thực vật (thịt chay) vì nó không chỉ mang ý
nghĩa đảm bảo cho môi trường phát triển bền vững mà còn có ý nghĩa là loại thực phẩm an toàn hơn.
D. Khi số lượng đàn gia súc tăng lên thì lượng phân do chúng thải ra càng nhiều, sẽ là nguồn cung cấp
nguồn khi biogas sinh học, giúp tiết kiệm năng lượng, nên đây là điều mang tính tích cực, cần tăng
cường chăn nuôi gia súc.

378 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN

1D 2D 3B 4A 5B 6B 7D 8D 9C 10C
11C 12D 13C 14A 15B 16D 17B 18D 19B 20B
21C 22A 23A 24C 25C 26B 27B 28B 29D 30B
31A 32C 33C 34B 35D 36B 37A 38A 39A 40B
41D 42A 43C 44C 45C 46A 47D 48D 49B 50D

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN


Câu 1. Đáp án D.
A, B, C lần lượt là: vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc.
Sẽ có bạn nhầm lẫn và chọn là vùng khởi động – vùng mã hóa – vùng kết thúC.Các em cần nhớ là:
- Vùng điều hòa chính là vùng kiểm soát hoạt động của gen, lúc nào cần phiên mã, lúc nào không,
nhiều hay ít, để từ đó mới khởi động phiên mã. Trình tự nucleotit đặc biệt ở vùng điều hòa giúp
ARN polimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.
- Vùng mã hóa chứa thông tin để mã hóa axit amin, đây là nơi ARN-polimeraza hoạt động để thực
hiện quá trình phiên mã.
- Vùng kết thúc là nơi mang thông tin kết thúc phiên mã.
Câu 3. Đáp án B.
Câu 4.ĐÁP ÁN A
Câu 5. Đáp án B: thiếu kì sau I.
Phân tích sơ đồ:
- Giai đoạn I: tế bào có số lượng NST là 2n→ NST chưa nhân đôi → pha G1.
- Giai đoạn II: tế bào có số lượng NST tiến dần tới 4n→ NST đang đang nhân đôi→ pha S, pha G2
- Giai đoạn III: tế bào có số lượng NST là 4n→ NST đang ở trạng thái kép→ kì đầu I, kì giữa I, kì sau I.
(lưu ý là kì sau các NST kép đang phân li về hai cực, tế bào chưa tách thành hai tế bào con nên bộ
NST vẫn là 4n nhé)
- Giai đoạn IV: tế bào lúc này có số lượng NST tiến dần về 2n, thực ra là n kép đấy, các NST kép phân
li về hai, tế bào phân chia thành 2 tế bào con, mỗi tế bào mang bộ NST là n kép → kì cuối I.
- Giai đoạn V: tế bào có số lượng NST là 2n ( n kép) → kì đầu II, kì giữa II, kì sau II.
- Giai đoạn VI: tế bào có số lượng NST tiền dần về n (đơn) → kì cuối II.
Sau đây là bảng số lượng NST trong mỗi tế bào qua các kì của Nguyên phân và Giảm phân nhé: (các em
lưu ý là tiếp theo lần phân chia thứ I của giảm phân có một kỳ ngắn tương tự kỳ trung gian giữa hai lần
nguyên phân nhưng không có sự sao chép vật liệu di truyền và do đó không có sự tạo thành các nhiễm
sắc tử mới).
Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II
Kì trung gian pha G1 2n ( đơn) 2n (đơn) 2n (n kép)
Kì trung gian pha S, G2 4n (2n kép) 4n (2n kép) 2n (n kép)
Kì đầu 4n (2n kép) 4n (2n kép) 2n (n kép)
Kì giữa 4n (2n kép) 4n (2n kép) 2n (n kép)
Kì sau 4n (4n đơn) 4n (2n kép) 2n (đơn)
Kì cuối 2n (đơn) 2n (n kép) n (đơn)
Ở đây trong ngoặc đơn là bản chất của nó nhé.
Câu 6. Đáp án B.
Tế bào người chứa 46NST, thai nhi chỉ chứa 45 NST chứng tỏ đã có đột biến mất 1 NST.
Vì chỉ có 1 NST X mà không có Y nên đây phải là bé gái.
B hoặc D đúng.
Hội chứng đao là do có 3 NST số 21 nên D sai.
chọn B

LOVEBOOK.VN | 379
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 7. Đáp án D.
Các ý đúng là: 1,2,5,6
- Ý 3: quá trình dịch mã bắt đầu từ đầu 5’ trên mARN nên trình tự nucleotit đặc hiệu ở đây phải
nằm ở đầu 5’ chứ không phải 3’.
Lưu ý:
 Quá trình nhân đôi, enzim AND-polimeraza di chuyển theo chiều 3’-5’ trên mạch gốc và
tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’
 Quá trình phiên mã, enzim ARN-polimeraza di chuyển theo chiều 3’-5’ trên mạch mã gốc
và tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’
 Quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều từ 5’-3’
- Ý 4:
 mARN có nhiều chủng loại nhất. Sẽ có bạn nghĩ rằng tARN có nhiều chủng loại nhất, có hơn
20 loại axit amin, trong khi đó, mARN đặc trưng bởi trình tự, số lượng các đơn phân là
ribonucleotit, từ đó tạo nên rất nhiều loại mARN khác nhau, đa dạng và phong phú.
 mARN là loại ARN tuổi thọ thấp nhất, nhiệm vụ của nó là truyền đạt thông tin di truyền từ
gen sang prôtêin, mà thông tin di truyền có rất nhiều nên mỗi mARN chỉ thực hiện một lần
giải mã, cơ thể không giữ chúng lâu trong tế bào vì còn rất nhiều mã di truyền khác cần
tổng hợp vì vậy sau khi dịch mã các mARN sẽ bị phân hủy thành các sản phẩm đơn giản trả
lại cho môi trường.
 rARN là loại ARN bền vữngng nhất do có số lượng liên kết hidro rất lớn cùng mạch xoắn
phức tạp. rARN cũng là loại ARN có tuổi thọ cao nhất, nó liên kết với prôtêin hình thành
nên riboxôm, riboxôm là nơi diễn ra quá trình tổng hợp prôtêin, một riboxôm có thể tổng
hợp nên nhiều prôtêin nên tuổi thọ của nó dài nhất, một số rARN tổng hợp xong còn chưa
đem ra sử dụng mà tích tụ trong nhân tế bào hình thành nhân con, khi phân bào mới đem
ra sử dụng (điều này giải thích vì sao nhân con biến mất) vì vậy rARN có thể tồn tại một
thời gian dài trong nhân tế bào và tế bào.
- Ý 7: tARN chỉ liên kết với axit amin đã được hoạt hóa. Hình thành nên riboxom là do rARN kết hợp
với protein. Riboxom gồm hai tiểu đơn vị tồn tại riêng lẻ trong tế bào chất, chỉ khi tổng hợp
protein chúng mới liên kết với nhau thành riboxom hoạt động chức năng.
Lưu ý: bắt đầu dịch mã, khi riboxom liên kết vào đầu 5’ của mARN, tiểu phần nhỏ liên kết trước.
- Ý 8: cả phân tử mARN và tARN đều có cấu trúc mạch đơn. Tuy nhiên mạch của tARN đặc biệt hơn
với mạch đơn có cuốn lại ở một đầu và tạo thành những thùy tròn, trên tARN có những đoạn
không có liên kết bổ sung và có những đoạn có liên kết bổ sung, còn mARN không có liên kết bổ
sung.
Câu 8. Đáp án D.
- Nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng nghề cá chưa khai
thác hết tiềm năng cho phép.
- Nếu mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì có nghĩa nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác
quá mức.
Đây là một ví dụ về nghiên cứu nhóm tuổi giúp con người bảo vệ cũng như khai thác tài nguyên có hiệu
quả hơn.
Câu 9. Đáp án C.
Các ý đúng là 1, 3, 4,5
- Gọi k là số lần nguyên phân của tb sinh dục sơ khai đực và tế bào sinh dục sơ khai cái. Sau giảm
phân, số tế bào sinh tinh tạo ra sau nguyên phân cho 4 tinh trùng và tế bào sinh trứng cho 1 trứng.
Ta có:
1. 2k . 4 + 1. 2k . 1 = 320 → k = 6 → 2) sai
- Số tinh trùng tạo thành là 4.26 = 256
- Số trứng tạo thành là 1.26 = 64 → 1) đúng
- Gọi n là số NST đơn trong các tinh trùng và trứng. Ta có: 256.n – 64.n = 1344 → n = 7

380 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Vậy loài này có bộ NST lưỡng bội 2n = 14 → 4) đúng
6.25
- Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6.25% nên số hợp tử tạo thành là 64. 100 =4 → 3) đúng
- Ở đây đề không nói là kì giữa GP I hay GP II vì dù là I hay II thì lúc này các NST đều vẫn còn ở trạng
thái kép, số tâm động của 4 hợp tử ở kì giữa là 4.2n = 4.14 = 56 → 5) đúng
Vậy trong 5 ý chỉ có ý 2) là sai.
Câu 10. Đáp án C.
Các ý đúng là 3, 4, 6.
- Ý 1: chỉ riêng số loại giao tử thì cơ thể liên kết hoàn toàn chỉ cho 2 loại, trong khi trên NST xét 2
cặp dị hợp sẽ cho 4 loại.
- Ý 2: khi liên kết hoàn toàn và dị hợp chéo có 2 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 1 trong 2 tính
𝐴𝑏 𝑎𝐵
trạng là −𝑏 𝑣à 𝑎−
mỗi loại chiếm tỉ lệ 25% nên 2 loại thì tỉ lệ này là 50%.
- Ý 3: các kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen ở phép lai 2 là
2 2 2 2 8
𝐴𝑎𝐵𝐵 + 16 𝐴𝐴𝐵𝑏 + 16 𝐴𝑎𝑏𝑏 + 16 𝑎𝑎𝐵𝑏 = 16 = 50%
16
- Ý 4: nếu có hoán vị gen cả phép lai 1 và 2 đều cho 4 loại kiểu hình.
- Ý 5: nếu trường hợp có hoán vị gen xảy ra với tần sô 50% thì sẽ cho tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình
giống như phép lai 2.
- Ý 6: đúng.
Câu 11. Đáp án C
Bệnh về đột biến gen gồm:
- Bệnh bạch tạng : đột biến gen lặn hoặc sự tương tác giữa hai gen đột biến lặn trên NST thường.
- Hồng cầu hình liềm: xét ở mức độ phân tử là đột biến gen trội (đồng trội), còn xét ở mức cá thể
kiểu hình sẽ là đột biến gen trội không hoàn toàn , đơn gen trên NST thường.
- Phenylketo niệu: đột biến gen mã hóa ezim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin
phenylalanin thành tirozin trong cơ thể, khiến cho phenylalanin không được chuyển hóa thành
tirozin.
- Tâm thần phân liệt: do nhiều gen chi phối, các gen tương tác với nhau, trong đó 1 số gen bị đột
biến có vai trò quyết định, một số khác chỉ có tác động nhỏ.
- Bệnh mù màu đỏ-lục, máu khó đông: đột biến gen lặn trên NST giới tính X không alen tương ứng
trên Y.
- Các em lưu ý: dính ngón tay số 2 và 3, túm lông ở tai do gen vùng không tương đồng trên NST giới
tính Y là tật, không phải là bệnh nhé. Bệnh, tật di truyền đều là những bất thường bẩm sinh, nhưng
2 loại này vẫn được phân biệt riêng thành bệnh di truyền và tật di truyền:
Bệnh di tryền bao gồm: các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, bệnh miễn dịch bẩm sinh, các khối
u bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ bẩm sinh,…
Tật di truyền là những bất thường hình thái lớn hoặc nhỏ, có thể biểu hiện ngay trong quá trình
phát triển phôi thai, ngay từ khi mới sinh ra hoặc biểu hiện ở các giai đoạn muộn hơn nhưng đã có
nguyên nhân ngay từ trước khi sinh.
Bệnh về đột biến NST:
- Đột biến cấu trúc NST:
 Ung thư máu : mất đoạn bất kì trên NST 21.
 Ung thư bạch cầu ác tính: chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 9 và NST số 22.
 Hội chứng tiếng mèo kêu: mất đoạn vai ngắn NST số 5.
- Đột biến số lượng NST:
 Hội chứng Down: 3 NST số 21.
 Hội chứng Patau : 3 NST số số 13.
 Hội chứng Etuot : 3 NST số 18.
 Hội chứng siêu nữ : 3 NST X (XXX).
 Hội chứng Tơcnơ : 1 NST X (XO).
 Hội chứng Klaiphento: 2 NST X (XXY).
LOVEBOOK.VN | 381
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Câu 12 Đáp án D.
Ta chọn ý 1 và 5.
Câu 13. Đáp án C.
- Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo giúp nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao,
chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu nhiều loại sâu bệnh.. qua đó
bảo tồn nguồn gen khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
- Nuôi cấy hạt phấn tạo ra các cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
Phân biệt nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo, nuôi cây hạt phấn và tạo giống từ chọn dòng xoma biến
dị:
Nuôi cấy hạt phấn: khởi đầu từ tế bào n (hạt phấn hoặc trứng).
Nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo  lấy tế bào xoma nên tạo ra giống có cùng kiểu gen.
Tạo giống bằng chọn dòng xoma biến dị  vì chọn dòng biến dị nên sẽ tạo ra nhiều kiểu gen khác
nhau từ 1 giống ban đầu
Câu 14. Đáp án A.
Ngoài đột biến mất đoạn thì đột biến lệch bội cũng được ứng dụng để xác định vị trí của gen từ đó lập nên
bản đồ di truyền.
Câu 17. Đáp án B.
- Số loại kiểu gen:
Xét gen A có 3 + C32 = 6 KG
Xét gen B có 4 + C42 = 10 KG
Xét gen D có 6 + C62 = 21 KG
 Số loại kiểu gen tối đa là 6.10.21=1260
- Số loại kiểu hình:
Gen A có 3 loại kiểu hình.
Gen B có 5 loại kiểu hình.
Gen D có C32 + C32 + 6 = 12
 Số loại kiểu hình tối đa = 3.5.12 = 180.
Câu 19. Đáp án B.
Chọn các ý 2, 5, 6, 7
 Trường hợp mỗi gen nằm trên 1NST:
- Trong phép lai 1 đời con chỉ cho kiểu hình quả đỏ nên loại.
- Trong phép lai 2 đời con chỉ cho kiểu hình thân cao nên loại.
 Trường hợp liên kết gen:
AB
- ý 2: giả thiết không có kiểu hình thân thấp của vàng nên kiểu gen xảy ra hoán vị phải là ab ,
Viết sơ đồ lai tính được tỉ lệ kiểu hình là 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao, quả đỏ : 1 thân thấp, quả đỏ
→chọn
- Ý 4: cả 2 bên dù hoán vị hay không đều cho giao tử ab, đời con sẽ có kiểu hình thân thấp, quả
vàng
→ không chọn.
- Ý 5: chọn
- Ý 6: chọn. Lưu ý là phép lai này dù với tần số hoán vị là bao nhiêu đi nữa thì luôn cho tỉ lệ kiểu
hình 1:2:1
- Ý 7: chọn
- tương tự ý 4: không chọn.
Câu 20. Đáp án B.
Theo giả thiết bố mẹ đều phải dị hợp về gen gây bệnh.
3
- Con bình thường (không biệt trai gái) = 4
1 1 1
- Xác suất sinh 2 người cùng giới = 4 + 4 = 2

382 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
1 9 9
- xác suất sinh hai người cùng giới (cùng trai hoặc cùng gái) đều bình thường = 2 . 16 = 32
3 3 9
- Xác suất để 2 người đều bình thường = . =
4 4 16
Câu 21. Đáp án C
Bài này giải khá là đơn giản thôi nhé:
A+T 1 4
G+X
= 4 → G + X = 5 = 0.8
0.8
mà G = X ↔ G = 2
= 0.4 = 40%
Câu 22. Đáp án A
- Quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi thỏa mãn công thức sau
p2 + 2pq+q2=1
Câu 23. Đáp án A
Người ta có thể tạo nên một sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp sau:
- Đưa thêm một gen lạ ( thường là gen của một loài khác) vào hệ gen. sinh vật có được gen của loài
khác bằng cách này được gọi là snh vật chuyển gen.
- Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. Một gen nào đó của sinh vật có thể được biến đổi
làm cho nó sản xuất nhiều sản phẩm hơn (ví dụ tạo ra nhiều hoocmon sinh trưởng hơn bình
thường) hoặc làm cho nó biểu hiện một cách khác thường (ví dụ như biểu hiện ở những mô mà nó
không được biểu hiện).
- Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. Một gen không mong muốn nào đó của
sinh vật có thể được loại bỏ hoặc làm cho bất hoạt. vd: cà chua bị bất hoạt gen làm quả chín.
Câu 24. ĐÁP ÁN C.
Câu 25. Đáp án C.
P giao phấn : AA x aa
F1: Aa x aa
F2: 1AA : 2Aa : 1aa
F1 có tỉ lệ 5:1  có cây không sinh sản aa.
1 2 2 1 1
𝐴𝐴: 𝐴𝑎 → 𝑎𝑎 = . =
3 3 3 4 6
Cây aa khi tự giao phấn
Câu 26. Đáp án B.
Các ý không đúng là 1, 3, 6.
- Ý 1: cơ quan thoái hóa là cơ cơ quan tương đồng, không phải cơ quan tương tự.
- Ý 3: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li, còn cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa
đồng quy.
- Ý 6: bằng chứng sinh học phân tử cũng như bằng chứng địa lí sinh học, giải phẫu học so sánh, phôi
sinh học so sánh, tế bào học là những bằng chứng gián tiếp mà trong đó bằng chứng sinh học phân
tử là xác thực nhất. Hóa thạch là bắng chứng trực tiếp.
Câu 27.Đáp án B
Câu 28. Đáp án B
- 1 Đúng, vì cả hai ông đều đưa ra học thuyết tiến hóa nhằm giải thích sự đa dạng và phong phú của
sinh vật
- 2 Đúng vì theo đacuyn các loài ngày nay đều có nguồn gốc chung. Dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên, dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật, theo con đường phân li tính trạng, từ
một loài gốc ban đầu đã phân li thành nhiều loài mới. còn học thuyết lamac lại cho rằng loài mới
được hình thành do sự biến đổi tương ứng với sự biến đổi của ngoại cảnh (không có chọn lọc,
không có loài nào bị đào thải, các loài không có quan hệ họ hàng với nhau
- 3 Sai vì cả lamac và dacuyn đều cho rằng có thể di truyền các tính trạng tập nhiễm. di truyền học
hiện đại đã giải thích chỉ có biến dị tổ hợp và đột biến (biến dị di truyền) mới có khả năng di
truyền cho thế hệ sau, còn thường biến không di truyền cho thế hệ sau

LOVEBOOK.VN | 383
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- 4 Sai vì cả lamac và dacuyn đều chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên. Sự
tiến hóa không như cả lamac và dacuyn đều chỉ diễn ra theo con đường tiến bộ sinh học mà còn
theo cả con đường thoái bộ sinh học, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
Câu 29. Đáp án D.
- Thể đa bội lẻ là thể đột biến mà các cặp NST đều có số lẻ NST, ví dụ như 3n, 5n, 7n, …., trong đó n
phải là số nguyên.
- Có 4 nhóm gen liên kết, nên thể đột biến có 4n NST, với n là số lẻ và nguyên
8
- 1. 4
= 2  không chọn.
12
- 2. 4
= 3 chọn.
7
- 3. 4
không phải số nguyên  không chọn.
5
- 4. 4
không phải số nguyên  không chọn.
20
- 5. = 5  chọn.
4
28
- 6. 4
=7  chọn.
10
- 7. 4
 không phải là số nguyên  không chọn.
24
- 8. 4
= 6  không chọn.
- Vậy ta chọn 2, 5, 6.
Câu 31. Đáp án A.
Ý đúng là 2 và 3
- Quan sát cặp vợ chồng 12 và 13, cả bố mẹ đều bị bệnh nhưng sinh con bình thường
Cặp vợ chồng 7 và 8 bình thường, tất cả con sinh ra đều bình thường
 Bệnh do gen trội quy định.
- Quy ước :
A : bị bệnh.
a : không bệnh.
Vợ chồng thứ 12 và 13 đều có kiểu gen là Aa nên con bị bệnh sinh ra có thể mang kiểu gen AA hoặc
Aa, còn những người bình thường đều có kiểu gen Aa.
Câu 32. Đáp án C.
- Ý 1: đột biến tiền phôi
- Ý 2 và 3: đột biến giao tử
- Ý 4: đột biến xoma
Chỉ có đột biến tiền phôi và đột biến xoma mới có thể truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản vô
tính, còn đột biến xoma chỉ có thể truyền lại bằng sinh sản vô tính.
Câu 34. Đáp án B.
Xét sự phân li của từng cặp tính trạng:
đỏ 1
=
𝑡𝑟ắ𝑛𝑔 1
{ 𝑡𝑟ò𝑛 1
 (1:1)(1:1) = 1:1:1:1 đúng vói tỉ lệ phân li kiểu hình của đề.
=
𝑑à𝑖 1
Phù hợp với kết quả này có các trường hợp có thể xảy ra là:
1. hai gen thuộc 2 NST khác nhau, phân li độc lập theo quy luật di truyền của Menden.
Quy ước gen:
A đỏ trội so với a
B tròn trội so với dài
Sơ đồ lai:
P : AaBb x aabb
F1: TLKG: 1AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb
TLKH: 1 đỏ-tròn : 1 đỏ-dài : 1 trắng-tròn : 1 trắng dài.
2. hai gen nằm trên cùng 1 NST, liến kết không hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra với tần số 50%.
384 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Quy ước gen:
A đỏ trội so với a
B tròn so với b
Sơ đồ lai:
𝐴𝐵 𝑎𝑏
P: ×
𝑎𝑏 𝑎𝑏
𝐴𝐵 𝑎𝑏 𝐴𝑏 𝑎𝐵
F1: TLKG: 1 :1 :1 :1
𝑎𝑏 𝑎𝑏 𝑎𝑏 𝑎𝑏
TLKH: 1 đỏ-tròn : 1 thấp-dài : 1 đỏ-dài:1 trắng-tròn.
3. một tính trạng do 2 cặp gen tương tác và liên kết hoàn toàn nhau, tính trạng còn lại do một cặp gen
quy định.
Quy ước gen:
𝐴−𝐵−
{ ∶ ℎ𝑜𝑎 đỏ
𝐴 − 𝑏𝑏
𝑎𝑎𝐵 −
{ ∶ ℎ𝑜𝑎 𝑡𝑟ắ𝑛𝑔
𝑎𝑎𝑏𝑏
D : tròn
d : dài.
Sơ đồ lai:
𝐵𝐷 𝑏𝑑
P : Aa 𝑏𝑑 x aa𝑏𝑑
𝐵𝐷 𝑏𝑑 𝐵𝐷 𝑏𝑑
F1: TLKG :1 Aa 𝑏𝑑 : 1 Aa𝑏𝑑 : 1 aa 𝑏𝑑 : 1 aa𝑏𝑑
TLKH: 1 đỏ-tròn : 1 đỏ-dài : 1 trắng-tròn : 1 trắng-dài.
Chỉ có đáp án b có ý số 4, dùng phương pháp loại trừ, ta chọn được đáp án B.
Câu 36. ĐÁP ÁN B
- Lưu ý: ở ruồi giấm hoán vị chỉ xảy ra ở con cái.
- Vì là lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình lặn chính là tỉ lệ giao tử ab → a = 9% < 25% nên cơ thể F1 dị
Ab
hợp chéo, kiểu gen là aB và tần số hoán vị gen là 18% → A và C đúng.
- Bố mẹ ở đây sẽ có kiểu hình là xám dài và đen ngắn, giao tử hoán vị ở đây là AB và ab nên tần số
hoán vị đúng bằng tổng tỉ lệ kiểu hình giống bố mẹ ở F2 → D đúng
Câu 37. ĐÁP ÁN A
- F2 có 9 kiểu hình→ có 4 cặp gen không alen tương tác cộng gộp với nhau.
- Nếu đã quen làm các dạng bài tập tính tỉ lệ kiểu hình mang 1 alen trội, 2 alen trội,… thì các em dễ
dàng tìm ra chiếm tỉ lệ nhiều nhất là kiểu gen có 1 nửa là alen trội và 1 nữa là số alen lặn, ở đây
kiểu gen đó sẽ có 4 alen trội và 4 alen lặn, các em lưu ý là khi làm ta hạn chế sử dụng các chữ cái
như C và c để tránh khi viết nháp làm vội, chữ in hoa và chữ thường viết giống nhau khiến ta dễ
nhầm lẫn nhé.
Nếu bạn nào chưa chắc lắm thì có thể viết nháp tỉ lệ từng loại rồi nhân vào như những bài toán
tính tỉ lệ kiểu gen thông thường nhé.
Kiểu gen tỉ lệ cao nhất có 4 alen trội và giả thiết cho là cao 90cm, cây thấp nhất là 70cm, vậy thêm
4 alen trội cây cao thêm 20cm → cứ thêm 1 alen trội xây sẽ cao thêm 5cm.
- Cây mang 2 alen trội sẽ cao thêm 10cm nên sẽ cao 80cm→ ý 1 đúng
- Cây cao nhất có đủ 8 gen trội nên tăng thêm 40cm, chiều cao của cây này là 110cm→ ý 2 sai
- Cây cao 90cm có 4 alen trội nên có các trường hợp sau:
Cả 4 cặp gen đều dị hợp: cho 24 = 16 hợp tử
2 cặp đồng hợp trội và 2 cặp đồng hợp lặn: 1.C42 = 6
1 cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp: 1. C41 .22.C32 = 48
Tổng số hợp tử có kiểu gen mang 4 alen trội là: 16 + 6 + 48 = 70 hợp tử
Tổng số hợp tử là 44 = 256
70 35
→tỉ lệ hợp tử có kiểu gen mang 4 alen trội là 256 = 128 ≈ 0.2734→ ý 3 đúng
- Cứ mỗi cặp gen dị hợp lai với nhau sẽ cho đời con 3 loại kiểu gen, 4 cặp là 34=81 kiểu gen→ ý 4 sai
- Cây cao nhất và thấp nhất có kiểu gen đồng hợp nên đều chỉ tạo 1 hợp tử → ý 5 đúng
LOVEBOOK.VN | 385
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 38. Đáp án A.
Các em cứ hiểu là: cách li sau hợp tử nghĩa là đã hình thành hợp tử rồi mới phát sinh sự cách li, có thể là
hợp tử bị chết, con sinh ra bất thụ, …
Câu 39. Đáp án A.
- Đầu tiên các em cần xác định được, số axit amin môi trường cung cấp mà cho chúng ta cần tìm
chính là số axit amin trong các chuỗi polipeptit được tạo ra.
- Nhắc lại kiến thức:
Gọi N là số nucleotit của gen.
Số nucleotit môi trường cung cấp là N.(2k – 1) trong đó k là số lần nguyên phân.
N
Số bộ ba là 2.3
N
Số axit amin là 2.3 − 1 vì bộ ba kết thúc không quy định axit amin nên ta phải trừ cho 1.
Cứ 1 riboxom trượt qua 1 lượt thì sẽ tạo ra 1 chuỗi polipeptit.
- Dựa vào những kiến thức trên, các em có thể dễ dàng dựa vào dữ liệu bài toán để tìm được đáp án.
Theo đề ta có: N.(23 – 1) =16800 →N=2400
2400
Số axit amin trong 1 chuỗi polipeptit là 2.3
− 1 = 399
Sau 3 lần nguyên phân, tạo ra 8 gen con, mỗi mARN tạo ra lại có 3 riboxom trượt qua, vậy số axit
amin môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã là 399.8.3=9576 axit amin.
Câu 41. Đáp án D.
F1 tỉ lệ phân li về kiểu hình là 1:1
F2 tỉ lệ phân li kiểu hình chung là 1:1 tuy nhiên tỉ lệ phân li tính trạng không đều ở 2 giới.
 Tính trạng chịu sự chi phối của quy luật di truyền do gen trên NST biểu hiện chịu ảnh hưởng của
giới tính.
P t/c : AA x aa
F1: Aa
ở F1 con cái biểu hiện không sừng  alen a trội so với A ở con cái khi kiểu gen dị hợp.
Con đực biểu hiện có sừng  alen A là trội so với a ở con đực khi kiểu gen dị hợp.
Gen biểu hiện chịu ảnh hưởng của giới tính không phải là hiện tượng di truyền theo dòng mẹ.
Câu 42. Đáp án A.
- Đầu tiên các em cần phân biệt được ổ sinh thái và nơi ở.
Nơi ở là nơi cứ trú của loài.
Ổ sinh thái là tổ hợp của các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn
tại và phát triển ổn định lâu dài của loài.
- Mật độ là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Ở rừng mưa nhiệt đới với nhiệt độ và lượng mưa cao tạo điều kiện cho sự phát triển đa dạng và
phong phú của sinh vật, độ đa dạng cao thì các loài dễ xảy ra việc trùng lặp một hay nhiều phần ổ
sinh thái dẫn đến cạnh tranh giữa các loài, chính vì vậy sự phân li ổ sinh thái là cần thiết để giảm
thiểu cạnh tranh ổ sinh thái hẹp
Câu 43. Đáp án C.
Xét tỉ lệ kiểu hình không có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng là thân thấp quả vàng
P dị hợp chéo, có 2 trường hợp phù hợp với kết quả của đề là:
- 2 cặp gen liên kết hoàn toàn.
- Hoán vị gen chỉ xảy ra một bên.
Câu 44. Đáp án C.
- Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo giúp nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao,
chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu nhiều loại sâu bệnh.. qua đó
bảo tồn nguồn gen khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
- Nuôi cấy hạt phấn tạo ra các cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
Phân biệt nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo, nuôi cây hạt phấn và tạo giống từ chọn dòng xoma biến
dị:

386 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Nuôi cấy hạt phấn: khởi đầu từ tế bào n (hạt phấn hoặc trứng).
Nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo  lấy tế bào xoma nên tạo ra giống có cùng kiểu gen.
Tạo giống bằng chọn dòng xoma biến dị  vì chọn dòng biến dị nên sẽ tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau từ
1 giống ban đầu
Câu 45. Đáp án C.
Xét từng phép lai ta thấy:
- Một tính trạng xuất hiện 3 loại kiểu hình khác nhau.
- Xuất hiện tỉ lệ KH 3:1 ở đời lai  không phải di truyền trội không hoàn toàn.
- Đời lai không có sự phân Ii kiểu hình về giới tính cũng như trong mỗi giới
 Không phải di truyền liên kết giới tính và di truyền chịu ảnh hưởng của giới tính.
 Quy luật di truyền chi phối tính trạng do gen đa alen quy định, trong đó Xanh > Vàng > đốm.
Câu 46. Đáp án A.
Đối tượng của đề bài là những loài sinh sản vô tính nên không thể có giảm phân và thụ tinh được các em
nhé.
- Nhắc lại kiến thức để hiểu hơn này:
 Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy
nhất, và thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó. Hình thức sinh sản này gần như không
liên quan đến số bộ nhiễm sắc thể hay sự giảm phân.
Các hình thức sinh sản vô tính gồm:
 Phân đôi: phần nhân của tế bào mẹ phân chia vài lần bằng sự nguyên phân, tạo ra
vài nhân con. Tế bào chất sau đó tách ra, tạo thành nhiều tế bào con.
 Mọc chồi: một vài tế bào phân chia bằng cách đâm chồi (ví dụ như men bánh mì),
tạo thành dạng tế bào gồm cả "mẹ" và "con". Cơ thể con thì nhỏ hơn cơ thể mẹ.
 Phân mảnh: hình thức sinh sản vô tính khi mà một cơ thể mới phát triển từ một
mảnh của cơ thể mẹ. Mỗi mảnh sẽ phát triển thành một cá thể trưởng thành đầy
đủ, thường thấy ở giun đốt, sao biển,…
 Trinh sản: sự lớn lên và phát triển của phôi hoặc mầm mà không cần sự thụ tinh
từ con đực, ví dụ như ong. Lưu ý là hình thức trinh sản đôi khi cũng được dùng để
miêu tả cách thức sinh sản ở những loài lưỡng tính có khả năng tự thụ tinh.

 Sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính là một quá trình tạo ra một sinh vật mới bằng cách
kết hợp vật chất di truyền từ hai sinh vật. Nó xảy ra ở cả những sinh vật nhân chuẩn
và sinh vật nhân sơ. Bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định quá
các thế hệ là nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Các em
nhớ lại là là trước khi bước vào giảm phân, tế bào sinh dục sơ khai còn phải nguyên phân
để trở thành tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng đã rồi mới giảm phân để tạo giao tử
chứ không phải chỉ có giảm phân không thôi nhé.
Câu 47. Đáp án D.
- Cần phân biệt được các khái niệm sau:
 Thường biến: hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi
trường khác nhau. Thường biến đảm bảo cho sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời
hay chu kì của môi trường.
 Sự mềm dẻo kiểu hình là một từ ngữ khác để nói vầ thường biến. nói cách khác, hai khái
niệm này là một.
Sự mềm dẻo kiểu hình (hay thường biến) không di truyền được, biểu hiện phụ thuộc vào
môi trường.
 Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gen tương ứng với
các môi trường khác nhau.
Mức phản ứng phụ thuộc vào kiểu gen nên di truyền được.
Hiểu tổng quát thì mức phản ứng chính là giới hạn của thường biến.

LOVEBOOK.VN | 387
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường. tính
trạng số lượng thường là tính trạng đa gen, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Câu 49.Đáp án B.
Câu 50. Đáp án D.
Đúng là khí biogas sẽ giúp con người tiết kiệm một lượng lớn năng lượng từ các thiết bị điện, khí gas, …
Nhưng để làm được 1 hầm khí biogas đòi hỏi gia đình phải có kiến thức về hệ thống hầm biogas trước khi
bắt đầu xây dựng hầm. Đồng thời, phải có chuồng trại chăn nuôi cố định, có đủ khả năng kinh tế, nguyên
vật liệu, thời gian và nhân công để chăm sóc và bảo dưỡng hầm trong một thời gian dài. Tất cả những điều
này rất là tốn kém, hơn nữa lại không phải ai cũng làm đC.Chưa kể nếu làm không đúng kĩ thuật Khi lượng
phân quá nhiều lớn hơn cả thể tích của hầm thì phân sẽ bị đẩy ra ngoài. Phân dư thừa từ bể áp lực phải
được chảy vào bể chứa hoặc đổ ra các cánh đồng để bón cải tạo cho đất, nếu để chảy vào nguồn nước tự
nhiên thì nó sẽ gây ô nhiễm nguồn nước này.
Ta không chọn D.

388 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

19
Câu 1: Nội dung của nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN là:
A. Tổng số Nu của A và G bằng tổng số Nu của T và X.
B. Nu có kích thước lớn bắt cặp với Nu có kích thược bé và ngược lại.
C. Các Nu trên mạch đơn này liên kết với các Nu trên mạch đơn kia.
D. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
Câu 2: Các Nu trên cùng một mạch đơn của phân tử ADN nối với nhau bởi liên kết:
A. Đường C5H10O4 của 2 Nu đứng kế tiếp nhau.
B. Axit phôtphoric của Nu này với đường C5H10O4 của Nu kế tiếp.
C. Đường C5H10O4 của Nu này với đường bazơ nitric của Nu kế tiếp.
D. Axit phôtphoric của Nunày với axit phôtphoric của Nu kế tiếp.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân:
A. Hoạt động độc lập với NST. B. Có số lượng lớn trong tế bào.
C. Không có khả năng bị đột biến. D. Nằm trong NST.
Câu 4: Khi nói về NST trong tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. NST của mỗi loài khác nhau có đặc trưng khác nhau về hình thái, số lượng, cấu trúc.
B. Hình thái NST biến đổi qua các kì tế bào.
C. Loài chứa càng nhiều cặp NST thì càng tiến hóa.
D. Giới tính của một loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính có trong tế bào.
Câu 5:

Quan sát hình vẽ trên và hãy cho biết đâu là phát biểu không đúng:
A. Hình vẽ trên mô tả một gen của sinh vật nhân thực.
B. Đoạn exon là đoạn mã hóa thông tin di truyền, đoạn intron là đoạn không mã hóa thông tin di truyền.
C. Gen này có vùng mã hóa không liên tục.
D. Đoạn gen này rất có thể là gen của một loại vi khuẩn.
Câu 6: Khi nói về đột biến gen, số phát biểu sai là:
1. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen.
2. Sự thay đổi về cấu trúc gen luôn dẫn đến sự thay đổi về hình thái NST.
3. Đột biến gen xảy ra ở một gen nhất định, thường tần số đột biến gen với tần số thấp.
4. Các cá thể mang gen đột biến được biểu hiện thành kiểu hình được gọi là thể đột biến.
5. Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục và ở vi khuẩn.
6. Đột biến điểm là đột biến liên quan đến một hoặc một số cặp Nu và có thể xảy ra ở nhiều điểm của gen.
LOVEBOOK.VN | 389
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
7. Dựa vào những biến đổi trong cấu trúc của gen, người ta phân đột biến thành 2 loại: Đột biến mất cặp và
đột biến thay cặp.
8. Để tăng tần số đột biến người ta có thể sử dụng các tác nhân gây đột biến để tạo nguồn vật liệu di truyền
mới cho cho chọn giống.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7: Bản chất của qui luật phân ly của Menden là:
A. Sự phân ly kiểu gen: 1:2:1.
B. Sự phân ly kiểu hình: 3:1.
C. Sự phân ly kiểu hình: 9:3:3:1.
D. Sự phân ly đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
Câu 8: Menden đã sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích:
A. Kiểm tra độ thuần chủng của cơ thể đem lai.
B. Để xác định xem tính trạng nào là tính trạng trội, tính trạng nào là tính trạng lặn.
C. Kiểm tra kiểu gen của những cá thể mang tính trạng trội.
D. Để xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng.
Câu 9: Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn
toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng
không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự
đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?
A. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có
cả quả đỏ và quả vàng.
B. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.
C. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.
D. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây là của quần thể giao phối:
A. Không có quan hệ bố mẹ, con cái.
B. Có tính đa hình về kiểu gen, kiểu hình.
C. Chỉ có quan hệ về mặt kiếm ăn, tự vệ.
D. Tần số tương đối của các alen của mỗi gen không đổi.
Câu 11: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi
sau đó cho chúng tái sinh thành các cây con. Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy
các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quí hiếm. Đặc điểm
chung của cả 2 phương pháp này là:
A. Đều tạo ra các cá thể con có kiểu gen thuần chủng.
B. Đều tạo ra các cá thể con có kiểu gen đồng nhất.
C. Đều thao tác dựa trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
D. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen, kiểu hình.
Câu 12: Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm với thuốc tạo
ra tế bào kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ:
A. Tính kháng thuốc được truyền qua gen ngoài NST.
B. Tính kháng thuốc được truyền qua gen ở NST thường.
C. Tính kháng thuốc được truyền qua gen ở trên NST X.
D. Tính kháng thuốc được truyền qua gen ở trên NST Y.
Câu 13: Ở người có một số bệnh và hội chứng sau:
1. Bệnh ung thư máu. 2. Bệnh thiếu máu và hồng cầu hình lưỡi liềm.
3. Bệnh bạch tạng. 4. Hội chứng Đao.
5. Hội chứng Tocnơ. 6. Bệnh mù màu.
Những bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên ?
A.1,4,5 B. 2,4,5 C. 2,3,6 D. 1,3,5

390 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 14: Một nhóm cá thể của một loài chim di cư từ đất liền ra đảo. Giả sử tất cả cùng đến đích an toàn và
hình thành nên một quần thể thích nghi dần dần hình thành nên loài mới Nhân tố tiến hóa nào đóng vai trò
chính trong quá trình hình thành loài này:
A. Di nhập gen chọn lọc tự nhiên và đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình đột biến và giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
1. Theo Đacuyn quá trình tiến hóa diễn ra nhờ cơ chế di truyền và biến dị của sinh vật.
2. Theo Đacuyn, sinh vật phải tiến hóa do chọn lọc tự nhiên thường xuyên tác động.
3. Một trong những thành công của Dacuyn là đưa ra được khái niệm về biến dị, di truyền và chọn lọc tự
nhiên.
4. Đacuyn đã thành công trong việc giải thích nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị.
5. Đacuyn đã thành công trong việc giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng;
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 16: Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng:
A. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng thoái bộ sinh học.
B. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng tiến bộ sinh học.
C. Gián tiếp cho thấy các loài hiện nay đều tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
D. Trực tiếp cho thấy các loài hiện nay đều tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Câu 17: Theo quan điểm hiện đại, axit Nuclêic được coi là cơ sở vật chất di truyền chủ yếu của sự sống vì:
A. Có vai trò quan trọng trong sự di truyền.
B. Có vai trò quan trọng trong sinh sản ở cấp độ phân tử.
C. Có vai trò quan trọng trong sinh sản và di truyền.
D. Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên NST.
Câu 18: Trải qua lịch sử tiến hóa, ngày nay vẫn tồn tại những sinh vật có cấp độ tổ chức sống thấp bên cạnh
những sinh vật có cấp độ tổ chức sống cao vì:
A. Do thích nghi là hướng cơ bản nhất nên trong những điều kiện nhất định có những sinh vật duy trì tổ
chức nguyên thủy mà vẫn tồn tại phát triển bên cạnh nhóm tổ chức cao.
B. Hiện tượng thoái bộ sinh học.
C. Trong ba chiều hướng tiến hóa hướng đa dạng và phong phú là cơ bản nhất.
D. Nhờ có cấu trúc đơn giản nên những nhóm sinh vật có tổ chức sống thấp dễ dàng thích nghi với những
biến đổi của môi trường.
Câu 19: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh
tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất
lợi của môi trường.
D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có
sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây là cơ bản nhất đối với quần thể:
A. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.
B. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
C. Các cá thể trong quần thể cùng tông tại ở một thời điểm nhất định.
D. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.
Câu 21: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh:
A. Sự phân bố cá thể trong quần thể.
B. Cấu trúc tuổi của quần thể.
C. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
LOVEBOOK.VN | 391
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
D. Sức sinh sản và mức độ tử vong trong quần thể.
Câu 22: Trong quá trình khai thác nguồn lợi thủy sản ở ven bờ, các ngư dân nhận thấy trong một thời gian
dài liên tiếp chỉ thu được toàn cá con. Để phát triển tốt về ngư nghiệp đồng thời bảo vệ được môi trường và
giữ cân bằng sinh học, biện pháp nào sau đây là phù hợp:
A. Nên tiếp tục đẩy mạnh đánh bắt ven bờ ở vùng biển đó vì tài nguyên đang dồi dào.
B. Nên dừng đánh bắt ven bờ và tiến hành đánh bắt xa bờ để bảo vệ nguồn thủy sản ven bờ cho tương
lai.
C. Nên khai thác tiếp tục nguồn hải sản ở cả ven bờ và xa bờ để tận dụng triệt để nguồn lợi thiên nhiên.
D. Dùng các thiết bị đánh bắt hủy diệt để khai thác triệt để nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Câu 23: Trong nông nghiệp, để tăng hiệu quả thụ phấn ở cây nhãn, đồng thời cung cấp cho ong loại phấn
hoa tốt nhất người ta đã tiến hành trồng cây nhãn và nuôi ong lấy mật trong cùng một thời điểm. Hãy cho
biết đây là ứng dụng của mối quan hệ nào:
A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ hợp tác.
C. Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ hỗ trợ cùng loài.
Câu 24: Khi tiến hành nghiên cứu tại một khu rừng nhiệt đới các nhà sinh thái học thấy: có một vùng mà
các cây cao, to bị chặt phá tạo nên một khoảng trống rất lớn giữa rừng, về sau ở chính bãi đất trồng này đã
diễn ra quá trình phục hồi mà tác động chủ yếu do nhân tố ánh sáng. Các nhà sinh thái học nhận thấy thứ
tự xuất hiện các loài cây như sau: A  B  C  D.
Cho biết phát biểu nào sau đây là không đúng về đặc điểm sinh thái của bốn loài cây trên:
A. Loài A: Cây cỏ có phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển.
B. Loài B: Cây gỗ lớn có phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, mô giậu phát triển.
C. Loài C: Cây gỗ có phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm, mô giậu kém phát triển.
D. Loài D: Cây thân cỏ có phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu phát triển.
Câu 25: Cho các sinh vật trên cạn như sau: Thực vật, thỏ, chuột, đại bàng, châu chấu, rắn, thằn lằn, sinh vật
phân giải. Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Về mặt lý thuyết, có 5 chuỗi thức ăn có chuột là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
B. Về mặt lý thuyết, có tất cả 12 chuỗi thức ăn được hình thành.
C. Có 4 chuỗi thức ăn chỉ có 3 mắt xích.
D. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
Câu 26: Hình tháp sinh thái sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái
trên cạn:

Trong các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới nước là:
A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 4. D. Cả 5.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là sai khi ứng dụng về chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái:
A. Trong một ao nuôi nhiều loài cá, sản lượng các loài cá ăn cỏ thường cao hơn sản lượng các loài cá ăn
thịt.
B. Trong ao cá nước ngọt, muốn thu được hiệu quả kinh tế cao không nên nuôi nhiều loài cá một lúc vì
sẽ gây cạnh tranh gay gắt giữa các loại cá.
C. Trong chăn nuôi và trồng trọt cần có sự phân bố hợp lý để tận dụng nguồn sống của môi trường.
D. Người ta thường phủ xanh đồi trọc bằng các cây ưa sáng để cải tạo đất.
Câu 28: Số cá thể đột biến dạng thể một kép xuất hiện trong loài là 171. Bộ NST của loài là:
A. 2n = 10. B. 2n = 20. C. 2n = 36. D. 2n = 38.
Câu 29: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có
hai alen, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều
cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b

392 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn,
chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu
hình ở F2 là đúng?
A. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp.
B. Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà trống.
C. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao.
D. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao.
Câu 30: Cho phép lai: ♂ AaBbDdEeHh x ♀ AabbddEeHh. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp
NST mang cặp gen Aa ở 15% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường,
các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân ở cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Hh
ở 5% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân
li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ:
A. 20%. B. 19,25% C. 0,75% D. 18,5%
Câu 31: NST thứ nhất chứa 1 phân tử ADN dài 20,4 micromet và có 30% A. NST thứ hai chứa 1 phân tử ADN
có 20% A. Do đột biến 1 đoạn ADN của NST thứ hai gắn vào phân tử ADN của NST thứ nhất nên phân tử
ADN của NST thứ nhất tăng thêm 7800 liên kết hidro, còn NST thứ hai mất 8% số Nu so với khi chưa đột
biến. NST thứ nhất sau đột biến đã nhân đôi ba lần liên tiếp tạo ra NST con chứa 297600 Nu loại A. NST thứ
hai sau đột biến nhân đôi một số lần liên tiếp đã có số liên kết hóa trị được hình thành là 206 994 liên kết.
Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là:
1. Đột biến xảy ra là đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.
2. Trước đột biến tổng số Nu loại A và G của cả 2 phân tử AND nằm trên 2 NST lần lượt là: 51 000 Nu và 46
550 Nu
3. Số Nu mà NST II chuyển đến NST I là 3000 Nu.
4. Trước đột biến AND thuộc NST II có 97 500 liên kết Hidro.
5. Sau đột biến NST II nhân đôi 3 lần liên tiếp.
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 32: Ở cà độc dược 2n=24 NST. Có một thể đột biến trong đó có cặp NST số II có 1 chiếc bị mất đoạn, 1
chiếc của cặp NST số IV bị đảo đoạn và 1 chiếc ở cặp NST số VI bị lăp đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST
phân li bình thường thì trong số các giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ:
A. 25%. B. 12,5% C. 75% D. 87,5%
Câu 33: Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là
trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát
sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có
kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng
không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai?
A. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
B. Có 10 loại kiểu gen.
C. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
D. Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
Câu 34: Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của một loài cây xảy ra sơ đồ sau:Quá trình tổng hợp sắc
tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau: Chất có màu trắng sắc tố xanh sắc tố đỏ. Để chất màu
trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo enzim có
hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B qui định enzim có chức năng, còn alen b
không tạo được enzim có chức năng. Gen A,B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng
lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1. Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2. Nếu
lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là bao nhiêu:
A. 0,4375. B. 0,250. C. 0,650. D. 0,1875
Câu 35: Một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi
trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả
tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen

LOVEBOOK.VN | 393
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ phấn,
thu được
F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa trắng : 3 cây quả dẹt, hoa trắng
:1 cây quả tròn hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến. Kiểu gen nào của (P) sau
đây phù hợp với kết quả trên:
Ad BD Ad AD
A. BB B. Aa C. Bb D. Bb
AD bd aD ad
Câu 36. Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X có 2 alen.
Alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao
phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về kiểu gen F2 xét
các kết luận sau đây:
(1) gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen
(2) gà trống lông vằn và gà mái lông vằn có tỉ lệ bằng nhau
(3) tất cả gà lông đen đều là gà mái
(4) gà mái lông vằn và gà mái lông đen có tỉ lệ bằng nhau
Có bao nhiêu kết luận đúng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 37: Xét thí nghiệm sau ở hoa anh thảo( Primula sinensis): Trong điều kiện 35 C cho lai 2 cây hoa trắng
0

với nhau thu được 50 hạt. Gieo các hạt này trong môi trường 200C thì mọc lên 25 cây hoa đỏ, 25 cây hoa
trắng. Cho những cây này giao phấn tự do thu được 2000 hạt. Khi đem số hạt đó gieo trong điều kiện 200C
thu được 875 cây hoa đỏ, 1125 cây hoa trắng. Có bao nhiêu trong số những kết luận sau có thể được rút ra
từ thí nghiệm trên?
1. Tính trạng màu sắc hoa ở hoa anh thảo được di truyền theo quy luật phân li.
2. Sự thay đổi nhiệt độ đã dẫn tới sự phát sinh đột biến gen.
3. Sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng màu sắc hoa ở hoa anh thảo chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
4. Tính trạng màu sắc hoa của hoa anh thảo là do hai cặp gen không alen tương tác theo kiểu bổ trợ.
5. Gen quy định tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định tính trạng hoa trắng.
A. 2 B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 38: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen trên
NST thường quy định, bệnh mù màu do một gen có 2 alen trên NST X tại vùng không tương đồng trên Y quy
định.Xác suất để cặp vợ, chồng 13, 14 sinh được một trai, một gái không bị bệnh nào là:

A. 29/36. B. 3/8 C. 29/96 D. 85/72


Câu 39: Loại bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ được hình thành
từ loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n = 26
gồm toàn NST nhỏ bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm
đúng với loài bông trồng ở Mỹ ?
(1) Mang vật chất di truyền của loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mỹ
(2) Trong tế bào sinh dưỡng các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm
sắc thể tương đồng
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
394 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 40: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật, người ta phát hiện gen thứ nhất có 2 alen
, gen thứ hai có 3 alen, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể tối đa 30 kiểu gen về hai gen này. Cho
biết không phát sinh đột biến mới. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
1. Có 6 kiểu gen đồng hợp về cả hai alen trên.
2. Gen thứ hai có 3 kiểu gen dị hợp.
3. Hai gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
4. Gen thứ hai nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn tương đồng với nhiễm sắc thể Y.
5. Có 216 kiểu gen giao phối khác nhau giữa các cá thể.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 41: Ở phép lai ♂ AaBBDd x ♀ AaBbDD. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp gen Aa có 12%
tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình
thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST Dd có 18% tế bào không phân li trong giảm phân
II, giảm phân I phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Loại kiểu gen AaaBbdd ở đời con
chiếm tỉ lệ?
A. 0,25625% B. 0,3075% C. 0,615% D. 0,495
Câu 42: Để cải tạo giống lợn Ỉ, người ta đã cho con cái lợn Ỉ lai với con đực lợn Đại Bạch. Nếu lấy hệ gen của
Đại Bạch làm tiêu chuẩn thì ở thế hệ F5 tỉ lệ gen của Đại Bạch là:
A. 0,9 B. 0,9375 C. 0,95 D. 0,96875
Câu 43: Một loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trọi hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Gen A át
chế sự biểu hiện của B và b (kiểu gen có chứa A sẽ cho kiểu hình hoa trắng), alen lặn a không át chế. Gen D
quy định hạt vàng, trội hoàn toàn so với d hạt xanh. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen (P) tự thụ phấn,
đời con F1 thu được 3600 cây 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, hạt xanh có số lượng 189 cây. Hãy
xác định kiểu gen của P và tần số hoán vị gen? (Biết rằng tần số hoán vị gen ở tế bào sinh hạt phấn và sinh
noãn như nhau và không có đột biến xảy ra)
BD BD Bd Bd
A. P: Aa x Aa , f = 40% B. P: Aa x Aa , f = 20%
bd bd bD bD
BD BD Bd Bd
C. P: Aa x Aa , f = 10% D. P: Aa x Aa , f = 40%
bd bd bD bD
Câu 44: Trong một khu bảo tồn có diện tích là 6000ha, người ta theo dõi số lượng của một quần thể chim
vào năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong một quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến năm thứ 2 đếm
được số lượng cá thể của quần thể là 1605 cá thể. Hãy tính tỉ lệ sinh sản của quần thể. Biết tỉ lệ tử vong của
quần thể là 2%/năm, tỉ lệ xuất cư của quần thể 1%/năm.
A. 12% B. 10% C.14% D. 11%
Câu 45: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 6x10 Kcal/m / ngày. Năng suất sinh học sơ cấp
9 2

chiếm 2%. Năng lượng mất đi khi chuyển sang sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử
dụng 6x105 Kcal, hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 là 10%.
Cho các phát biểu sau:
(1). Sản lượng toàn phần của sinh vật sản xuất là 12.107 Kcal.
(2). Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được là 12.106 Kcal.
(3). Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng cấp 2 là: 10%.
(4). Nguồn năng lượng sinh vật bậc 3 sử dụng được bằng: 6.104 Kcal.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 46: Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với con đực lông trắng thu được F1 có 100% con lông đen.
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2: 9 lông đen: 6 lông vàng: 1 lông trắng, trong đó lông
trắng chỉ có ở con đực. Cho các con lông đen ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ lông vàng thu được ở F3 là bao
nhiêu? Biết giảm phân, thụ tinh xảy ra bình thường và không có đột biến xảy ra.
A. 30,67% B. 77,88% C. 38,88% D. 20,83%

LOVEBOOK.VN | 395
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 47: Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40. Vào kì đầu của giảm phân I có 1% số tế bào xảy ra sự trao
đổi đoạn giữa một crômatit của nhiễm sắc thể số 1 với một crômatit của nhiễm sắc thể số 3, các cặp còn lại
giảm phân bình thường. Giả sử sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể tại kì giữa và sự phân li của các nhiễm sắc
thể tại kì sau của giảm phân là hoàn toàn ngẫu nhiên. Theo lí thuyết, trong số các giao tử được tạo ra thì tỷ
lệ giao tử bi ̣đột biến là:
A. 0,25%. B. 0,75%. C. 0,4375%. D. 0,375%.
Câu 48: Cho một cây có kiểu gen AaBbDdEe tự thụ phấn thu được được F1 có kiểu hình : 4050 quả đỏ, tròn
: 3150 quả vàng, tròn : 2700 quả đỏ, dẹt : 2100 quả vàng, dẹt : 350 quả vàng, dài : 450 quả đỏ, dài. Khi cho
cây ban đầu (P) lai phân tích thì thế hệ sau tính theo lí thuyết có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 2 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dẹt : 1 quả đỏ, dài : 6 quả vàng tròn : 3 quả vàng dẹt : 3 quả vàng, dài.
B. 1 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dẹt : 1 quả đỏ, dài : 1 quả vàng tròn : 1 quả vàng dẹt : 1 quả vàng, dài.
C. 3 quả đỏ, tròn : 6 quả đỏ, dẹt : 3 quả đỏ, dài : 1 quả vàng tròn : 2 quả vàng dẹt : 1 quả vàng, dài.
D. 1 quả đỏ, tròn : 2 quả đỏ, dẹt : 1quả đỏ, dài : 3 quả vàng tròn : 6 quả vàng dẹt : 3 quả vàng, dài.
Câu 49: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen qui định nằm trên NST giới tính
X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng
lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu a) qui định được tìm thấy ở 40% con đực và 16% con cái.
Những nhận xét nào sau đây chính xác:
(1) Tần số alen a ở giới cái là 0,4.
(2) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a là 48%.
(3) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 48%.
(4) Tần số alen A ở giới đực là 0,4.
(5) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 24%.
(6) Không xác định được tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a.
Số nhận xét không đúng là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 50: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không
có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, những kết luận nào đúng về kết quả của phép lai: AaBbDdEe x
AaBbDdEe:
(1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256.
(2) Có 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên.
(3) Tỉ lệ có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16.
(4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ 81/256.
(5) Có 256 tổ hợp được hình thành từ phép lai trên.
(6) Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ 13/256.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3

396 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1B 2B 3A 4C 5D 6C 7D 8C 9D 10B
11B 12A 13A 14A 15A 16C 17C 18A 19B 20A
21D 22A 23B 24D 25A 26D 27D 28D 29A 30B
31C 32D 33A 34B 35C 36C 37C 38C 39A 40C
41B 42D 43D 44B 45D 46D 47C 48D 49A 50D

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN

Câu 1: Đáp án B.
Nội dung của liên kết bổ sung trong phân tử ADN là: một Nu có kích thước lớn (A, G) liên kết với một Nu có
kích thước bé (T, X). Cụ thể: A – T bằng 2 liên kết hiđrô, G – X bằng 3 liên kết hiđrô.
Câu này nhiều bạn chọn A, tuy nhiên A chỉ là hệ quả của nguyên tắc bổ sung thôi.
Câu 2: Đáp án B.
Các nuclêôtit trên cùng một mạch đơn của phân tử ADN nối với nhau bằng liên kết hóa trị giữa axit và
đường. Axit phôtphoric (H3PO4) của nuclêôtit này với đường đêôxi C5H10O4 của nuclêôtit kế tiếp.
Câu 3: Đáp án A.
Đặc điểm của hệ ADN ngoài nhân là có dạng chuỗi xoắn kép, trần, mạch vòng giống của vi khuẩn, có khả
năng hoạt động độc lập với NST.
Câu 4: Đáp án C.
C sai do số lượng NST có trong tế bào không phản ánh mức độ tiến hóa của loài. Ví dụ: Tinh tinh 2n = 48
trong khi người 2n = 46.
Câu 5: Đáp án D.
Hình vẽ trên cho chúng ta thông tin về một đoạn gen của sinh vật nhân thực. Mà gen của sinh vật nhân thực
là gen có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ mã hóa thông tin(êxôn) là đoạn không mã hóa thông tin (
intrôn).
D sai do vi khuẩn là một sinh vật nhân sơ.
Câu 6: Đáp án C.
Các phát biểu đúng gồm: 1, 3, 4, 5, 8.
(2) Sai: Đột biến thay thế cặp Nu tuy có làm thay đổi cấu trúc gen nhưng không làm thay đổi hình thái NST.
(6) Sai: Đột biến điểm là đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp Nu.
(7) Sai: Có 2 loại là
- Đột biến dịch khung: gồm đột biến mất cặp Nu và đột biến thêm cặp Nu.
- Đột biến thay thế cặp Nu.
Câu 7: Đáp án D.
Bản chất của qui luật phân ly của Menden là sự phân ly đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình
giảm phân( hiểu theo thuật ngữ của khoa học hiện đại).
Câu 8: Đáp án C.
Dùng phép lai phân tích tức là đem cơ thể có tính trạng trội cần phải kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể có tính
trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết
quả lai phân tính thì cá thể đem lai có kiểu gen dị hợp.
Mục đích của phép lai là nhằm kiểm tra kiểu gen của những cá thể mang tính trạng trội.
A. Sai, chỉ sử dụng phép lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của những cá thể mang tính trạng trội.
B. Sai, vì chỉ khi biết được tính trạng nào là tính trạng lặn, tính trạng nào là tính trạng trội thì ta mới dùng
được phép lai phân tích. 
D. Sai, để xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng Menden dùng phép lai giữa 2 cơ thể thuần chủng
tương phản về tính trạng.
Câu 9: Đáp án D.
Ở F1 chỉ có 2 loại kiểu hình là quả đỏ và quả vàng với tỉ lệ là 75%đỏ : 25%vàng.
Trên một cây chỉ mang một kiểu gen duy nhất hoặc AA hoặc Aa hoặc aa, do đó trên mỗi loại cây chỉ có duy
nhất một loại quả đỏ hoặc vàng → chọn D.
LOVEBOOK.VN | 397
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 10: Đáp án B.
Sự giao phối ngẫu nhiên, tự do giữa các cá thể trong quần thể đã tạo ra vô số kiểu gen, kiểu hình.
Câu 11: Đáp án B.
Câu 12: Đáp án A.
Bằng nhiều thực nghiệm người ta đã chứng minh được cơ sỏ di truyền của tính kháng thuốc là từ gen trong
ti thể. Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm với thuốc tạo
ra tế bào kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ tính kháng thuốc được di truyền qua gen ngoài NST.
Câu 13: Đáp án A.
1. Bệnh ung thư máu (mất đoạn NST 21). 2. Đột biến gen.
3. Đột biến gen lặn trên NST thường. 4. Hội chứng Đao (3 NST 21).
5. Hội chứng Tơcnơ (XO). 6. Đột biến gen lặn trên NST giới tính X.
Câu 14: Đáp án A.
Một nhóm cá thể di cư từ đất liền ra đảo, tất cả cùng đến đích an toàn  di nhập gen.
Hình thành nên một quần thể thích nghi dần  có yếu tố của chọn lọc tự nhiên để sàng lọc ra các các thể có
kiểu hình thích nghi
Nguyên liệu để chọn lọc tự nhiên sàng lọc là các đột biến xảy ra trong quần thể.
Câu 15: Đáp án A.
Những phát biểu có nội dung đúng gồm: (1), (2), (3), (5).
(4) Sai, do hạn chế của trình độ khoa học đương thời nên Đacuyn chưa nêu được ra nguyên nhân phát sinh
các biến dị cũng như cơ chế di truyền của các biến dị.
Câu 16: Đáp án C.
Các bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài đều có chung nguồn gốc gồm: phôi sinh học so sánh, giải phẫu
học, sinh học phân tử, sinh học tế bào.
Bằng chứng trực tiếp: Hóa thạch.
Câu 17: Đáp án C.
Axit nuclêic là cơ sở của ADN, mà ADN có trúc và cơ chế hoạt động đặc biệt nhờ đó mà có khả năng lưu trữ,
sinh sản, bảo vệ và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
Câu 18: Đáp án A.
Câu 19: Đáp án B.
Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố thường gặp nhất trong tự nhiên gặp khi điều kiện sống phân bố không
đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 20: Đáp án A
Câu 21: Đáp án D.
Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố chính giúp điều tiết mức độ sinh sản, tử vong trong quần thể:
- Khi mất độ trong quần thể tăng cao, vượt quá sức chứa của môi trường  mức độ sinh sản giảm, mức độ
tử vong tăng(cạnh tranh, di cư… ) nhằm đưa quần thể về trạng thái cân bằng với sức chứa của môi trường.
- Khi mật độ trong quần thể giảm mạnh, quần thể dễ rơi vào trạng thái diệt vong  mức độ sinh sản tăng,
mức độ tử vong giảm nhằm đưa quần thể tiến tới trạng thái cân bằng với sức chứa của môi trường.
Câu 22: Đáp án A.
Do khi đánh bắt cá ở vùng ven bờ các ngư dân chỉ thu được toàn cá con, chứng tỏ ở vùng ven bờ đang rơi
vào tình trạng khai thác quá mức. Vì vậy để phát triển tốt về ngư nghiệp đồng thời bảo vệ được môi trường
và giữ cân bằng sinh học, biện pháp phù hợp nhất là nên tiến hành đánh bắt xa bờ, dừng đánh bắt ven bờ
để bảo vệ nguồn thủy hải sải ven bờ.
Câu 23: Đáp án B.
Mối quan hệ giữa ong và cây nhãn trong mô hình trên là mối quan hệ hợp tác, vì trong mối quan hệ này cả
cùng được lợi, tuy nhiên lại mối quan hệ này không chặt chẽ, không nhất thiết phải có đối với mỗi loài. Nếu
như không có ong thì nhãn vẫn được thụ phấn bằng các cách khác, nếu như không có nhãn thì ong cũng có
thể tìm thấy phấn hoa ở những loài cây khác. 
Câu 24: Đáp án D.
Từ những dữ kiện đề bài cho có thể thấy đây là một ví dụ về diễn thế thứ sinh: Quá trình phục hồi diễn ra
dưới tác động của các nhân tố ánh sáng nên thứ tự xuất hiện các loài như sau:
398 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Ban đầu do điều kiện sống còn hạn chế nên những loài xuất hiện đầu tiên phải là những loài thuộc quần xã
tiên phong, ưa sáng  Loài A: Cây cỏ có phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển…
Sau khi loài cỏ ưa sáng phát triển thì tiếp đến là loài thân gỗ ưa sáng phát triển  Loài B: Cây gỗ lớn có
phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, mô giậu phát triển.
Sau khi những loài ưa sáng phát triển thì tiếp đến là sự phát triển của các loài cây ưa bóng, mà sự phát triển
đầu tiên phải là những loài thân gỗ ưa bóng  Loài C: Cây gỗ có phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm,
mô giậu kém phát triển.
Cuối cùng là loại cỏ ưa bóng  Loài D: Cây thân cỏ có phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu kém phát triển.
Câu 25: Đáp án A.
Trước tiên ta viết được các chuỗi thức ăn sau:
Có tất cả 11 chuỗi thức ăn:
1. Thực vật  châu chấu  sinh vật phân giải.
2. Thực vật  thỏ  sinh vật phân giải.
3. Thực vật  chuột  sinh vật phân giải.
4. Thực vật  chuột  thằn lằn  sinh vật phân giải.
5. Thực vật  châu chấu  thằn lằn  sinh vật phân giải.
6. Thực vật  thỏ  rắn  sinh vật phân giải.
7. Thực vật  chuột  rắn  sinh vật phân giải.
8. Thực vật  châu chấu  thằn lằn  đại bàng  sinh vật phân giải.
9. Thực vật  thỏ  rắn  đại bàng  sinh vật phân giải.
10. Thực vật  chuột  thằn lằn  sinh vật phân giải.
11. Thực vật  chuột  rắn  đại bàng  sinh vật phân giải.
 A sai.
Có 5 chuỗi thức ăn có chuột là sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: 3, 4, 7, 10, 11  B đúng.
Có 3 chuỗi thức ăn chỉ có 3 mắt xích là: 1,2,3  C sai.
Có 3 chuỗi thức ăn có 5 mắt xích ( chuỗi thức ăn có nhiều nhất là 5 mắt xích) gồm: 8, 9, 11  D sai.
Câu 26: Đáp án D.
Câu 27: Đáp án D.
Trong một ao nuôi cá để thu được hiệu quả kinh tế cao cần nuôi thả nhiều loài cá ở các tầng lớp khác nhau
để Câu 28: Đáp án D.
Công thức tính số thể một kép nói riêng và thể dị bội kép nói chung là Cn2 . Ta có C192 = 171.
Câu 29: Đáp án A.
Ở gà, con trống là XX, con mái là XY.
Ta có sơ đồ lai:
P: bbXAXA x BBXaY
F1: BbXAXa : Bb XAY
F1 x F1
F2: (3B- : 1bb) x ( 2XAX- : 1 XAY : 1 XaY)
 6 B-XAX- : 2 bbXAX- : 3B-XAY : 3B-XaY : 1 bbXAY : 1 bb XaY.
 Gà trống : 6 cao, vằn : 2 thấp vằn
 Gà mái : 3 cao, vằn : 3 cao không vằn : 1 thấp vằn : 1 thấp không vằn
Vậy A đúng.
Câu 30: Đáp án B.
Số giao tử đực mang đột biến là 15%, giao tử bình thường là 85%.
Số giao tử cái mang đột biến là 5%, giao tử bình thường là 95%.
Phép lai: (15% đột biến + 85% bình thường) x ( 5% đột biến + 95% bình thường).
% giao tử mang đột biến là: 0,15 x 0,05 + 0,15 x 0,95 + 0,85 x 0,05 = 0,1925 tức 19,25%.
Câu 31: Đáp án C.
 Trước đột biến:
Nhiễm sắc thể I:
LOVEBOOK.VN | 399
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
- Tổng số Nu: N1 = 120 000 Nu. A chiếm 30% → A1 = T1 = 0,3x120 000 = 36 000.
→ G1 = X1 = 24 000.
- Số liên kết Hidro: H = 2A1 + 3G1 = 144 000.
 Sau đột biến (Xảy ra đột biến chuyển đoạn) :
Gọi a, b lần lượt là số Nu từ NST II chuyển sang NST I.
2(𝐴 + 𝑎) + 3(𝐺 + 𝑏) = 144 000 + 7 800 = 151 800 𝐴 + 𝑎 = 37 200
Ta có hệ : { →{
(𝐴 + 𝑎)𝑥8 = 297 600 𝐺 + 𝑏 = 25 800
Thay A1, G1 vào hệ trên ta được a = 1200 Nu, b = 1800 Nu.
Nhiễm sắc thể thứ 2 mất đi 8% số Nu so với lúc trước đột biến tức là: 2a + 2b = 6000 chiếm 8% → 100%
tương ứng với 75 000 Nu ( Hay trước đột biến NST II có 75 000 Nu).
NST II có 20% A → A2 = T2 = 15 000 Nu → G2 = X2 = 22 500 Nu.
Sau đột biến NST II có: 69 000 Nu.
Ta có số liên kết hóa trị được hình thành là: ( N2 – 2)x(2X – 1)= 206 994 → 2X = 4 → x = 2.
Kết luận:
(1). Đúng.
(2). Sai, A1 + A2 = 51 000 Nu, G1 + G2 = 46 500 Nu.
(3). Sai, a + b = 1200 + 1800 = 3000 Nu.
(4). Đúng, H2 = 2A2 +3G2 = 97 500.
(5). Sai, nhân đôi 2 lần liên tiếp.
Câu 32: Đáp án D.
Khi NST xảy ra đột biến cấu trúc thì tạo ra ½ giao tử đột biến, ½ giao tử bình thường.
1 1 1 1 1 7
Giao tử bình thường chiếm tỉ lệ: x x = → Giao tử đột biến = 1   ( 87,5%)
2 2 2 8 8 8
Câu 33: Đáp án A.
Quy ước về 2 locut gen là A, a và B, b.
Ta có phép lai:
AB ab AB
PT/c : X  F1:
AB ab ab
F1 giao phấn với nhau ta có:
B. Đúng, ta có nhiều cách để tính được số kiểu gen của phép lai trên như: kẻ khung mendet, tính theo công
thức quần thể, suy luận…
Dưới đây sẽ trình bày cách áp dụng công thức của quần thể ngẫu phối:
Do F1 cho đầy đủ các loại giao tử, nên ta có thể coi như đây như là quần thể ngẫu phối. Khi đó áp dụng
công thức tính số loại kiểu gen trong quần thể với 2 locut gen, mỗi locut có 2 alen cùng nằm trên 1 cặp NST
ta
2 x2(2 x2  1)
được số loại kiểu gen tối đa là:  10 ⇒ B đúng.
2
C. Đúng, ta có công thức: A-B- = 0,5 + aabb, nhận thấy A-B- luôn lớn hơn 50% tỉ lệ kiểu hình đời con do đó
tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng này luôn lớn nhất.
AB
D. Đúng, khi 2 locut gen liên kết với nhau thì có 2 kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen là dị hợp tử đều và
ab
Ab
dị hợp tử chéo .
aB
 chọn A.
Câu 34: Đáp án B.
Như vậy : aabb = aaB- = trắng; A-bb = xanh ; A-B- = đỏ
P: AAbb x aaBB  F1: AaBb.
F1 tự thụ phấn  F2 : 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb.
Xác suất để cây hoa trắng = aaB- + aabb = 1/4=0,25.

400 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 35: Đáp án C.
P: (A-B-, D-) x (A-B-, D-) → F1: xuất hiện aabb và dd→P: (AaBb, Dd)
Giả sử cặp gen A, a (trường hợp B, b cũng tương tự) liên kết với D, d.
Bb x Bb → 0,75B- : 0,25bb
F1 không xuất hiện kiểu hình aabbdd→Xét 2 gen liên kết: không tạo ra kiểu hình aadd
Ad
→ P không cho giao tử ad → P: Bb
aD
Câu 36: Đáp án C.
Ở gà: con cái: XY, con đực: XX.
P: XAXA x XaY → F1: 1XAXa : 1XAY
F1: XAXa x XAY → F2: 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY.
 kết luận đúng: (1), (3), (4)
Câu 37: Đáp án C.
Những đáp án đúng gồm: (1), (3), (5).
Ta có sơ đồ lai:
- 350C: P: Trắng x trắng  F1.
Đem gieo hạt thu được ở F1 trong môi trường 200C tu được: 1 trắng: 1 đỏ.
F1 x F1 thu được F2: ở 200C: 9 trắng: 7 đỏ.
 Chứng tỏ sự biểu hiện tính trạng màu sắc hoa chịu ảnh hưởng của nhiệt độ  (3) đúng.
Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen nhất định qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Yếu
tố nhiết độ ở đây không phải là tác nhân gây đột biến  (2) sai.
Giả sử: A: hoa đỏ, a hoa trắng. A > a  (5) đúng.
- Ở 350C: AA, Aa, aa cùng qui định hoa trắng.
- Ở 200C: AA, Aa qui định hoa đỏ, aa qui định hoa trắng.
Sơ đồ lai:
P: 350C: trắng x trắng: Aa x aa  F1: ½ Aa : ½ aa  F1: 200C: 1 đỏ: 1 trắng.
F1xF1:
F2: 200C: 7A- : 9aa  7 đỏ: 9 trắng.
Như vậy tính trạng màu sắc hoa chịu tác động của qui luật phân ly, không phải của qui luật bổ trợ  (1)
đúng, (4) sai.
Câu 38: Đáp án C.
Qui định: A: bình thường, a bị bệnh bạch tạng. A > a.
B: bình thường, b bị bệnh mù màu. B > b.
 Xét bệnh bạch tạng:
Từ cặp vợ, chồng 9, 10 đều bình thường nhưng lại sinh con bị bệnh bạch tạng  cặp 9, 10 đều có kiểu gen
Aa và sinh con 14 bình thường có dạng: ( 1/3 AA: 2/3 Aa).
Tương tự, cặp 7, 8 đều bình thường nhưng lại sinh con gái 12 bị bệnh bạch tạng  cặp 7, 8 đều có kiểu gen
Aa và sinh con 13 bình thường có dạng: ( 1/3 AA: 2/3 Aa).
2
2 4
TH1: - Cặp 13, 14 đều có kiểu gen: Aa với xác suất   = .
3 9
2
3 9
- Xác suất sinh 2 đứa con đều không bị bệnh là    .
 4  16
TH2: Bố hoặc mẹ có kiểu gen AA, người còn lại có kiểu gen Aa  xác suất để sinh con không bị bệnh = 1.
Vậy xác suất chung để 2 người sinh 2 đứa con không bị bệnh là:
 4   4 9  29
1     x   .
 9   9 16  36
 Xét bệnh mù màu:
Người 9 bình thường có bố bị bệnh mù màu  (9) có kiểu gen: XBXb.
Cặp 9 x 10: XBXb x XBY.

LOVEBOOK.VN | 401
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Người 14 có dạng (1/2 XBXB : 1/2XBXb ).
Cặp 13 x 14: (1/2 XBXB : 1/2XBXb ) x XBY.
1 1 1
- TH1: XBY x XBXB . Sinh con chắc chắn không bị mù màu, xác suất sinh được 1 trai, 1 gái là: x 
2 2 4
- TH2: XBY x XBXb
Xác suất sinh con gái không bị mù màu là 1/2.
1 1 1
Xác suất sinh con trai không bị mù màu là x 
2 2 4
1 1 1
Xác suất sinh cả trai và gái không bị mù màu: x 
2 4 8
1 1 3
 Xác suất sinh con 1 trai, 1 gái không bị mù màu:  
4 8 8
29 3 29
Vậy xác suất sinh 1 trai, 1 gái không nhiễm bệnh nào là: x 
36 8 96
Câu 39: Đáp án A.
(1). Đúng, loại bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52 là một thể song nhị bội mang vật chất di truyền của hai
loài bông châu Âu và bông hoang dại ở Mỹ.
(2). Sai.
(3). Đúng, do đã được đa bội hóa nên cặp NST đã tương đồng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
nên có khả năng sinh sản.
(4). Sai, kiểu gen không nhất thiết phải đồng hợp tử tất cả các cặp gen.
Câu 40: Đáp án C.
- TH1: 2 gen đều nằm trên NST thường, phân li độc lập  số KG tối đa là (2 + C22 ) x (3 + C32 ) = 18  loại
- TH2 : 2 gen nằm trên 1 NST thường, có hoán vị gen  Số KG tối đa là 6+ C62 = 21  loại
- TH3 : 2 gen cùng nằm trên NST giới tính X đoạn không tương đồng Y  số KG tối đa là 6+ C62 +6 = 27 
loại
- TH4 : 2 gen cùng nằm trên NST giới tính X đoạn tương đồng Y  số KG tối đa là 6+ C62 +62 = 57  loại
- TH5 : 1 gen trên NST thường, 1 gen trên NST giới tính X, đoạn không tương đồng Y .
Gen 1 ( 2 alen) trên NST thường, gen 2 ( 3alen) trên NST giới tính  số KG tối đa là (2 + C22 ) x (3+ C32
+3)=27  loại
Gen 1 trên NST giới tính, gen 2 trên NST thường  số KG tối đa là (3+ C32 ) x (2 + C22 +2) = 30  nhận
Vậy gen 1 trên NST giới tính X đoạn không tương đồng Y, gen 2 trên NST thường:
1. Đúng, số KG đồng hợp về cả 2 alen là 3 x 2 = 6
2. Đúng, gen thứ 2 (3 alen) có số KG dị hợp là C32 = 6
3. Sai
4. Sai
5. Đúng, số kiểu giao phối là 12 x 18 = 216.
Câu 41: Đáp án B.
Xét riêng từng cặp gen phân li độc lập:
- ♂ Aa x ♀ Aa: Aaa đời con tạo ra do sự kết hợp 2 giao tử: ♂ Aa x ♀a.
♀ Aa → 0,5A : 0,5a.
Ở ♂Aa: 12% tế bào không phân li trong giảm phân I → 0,5Aa : 0,5O  Aaa = 0,5 x 0,12 x 0,5 = 0,03
- ♂BB x♀Bb → 0,5BB : 0,5Bb.
- ♂Dd x ♀Dd: Ở ♂Dd → 0,5D : 0,5d
Ở ♀Dd: 18% tế bào không phân li trong giảm phân II → 0,25DD : 0,25dd : 0,5O.
82% tế bào còn lại → 0,5D : 0,5d
Kiểu gen dd đời con do♂ d x ♀d: 0,5 x (0,82 x 0,5) = 0,205
402 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
 AaaBbdd = 0,03 x 0,5 x 0,205 = 0,003075 = 0,3075%
Câu 42: Đáp án D.
Giả sử tính trạng trội mong muốn được dùng làm nguồn để lai cải tạo giống ở lợn Đại Bạch do cặp gen AA
qui định. Ở lợn Ỉ tính trạng đó do cặp gen aa qui định.
F1 thu được 100% Aa ( tần số alen 0,5A : 0,5a)
Tiếp tục cho con lai F1 x AA sau 4 thế hệ ta có:
1
1
Tần số alen A của lợn Đại Bạch là: 0,5 + 16 = 0,96875.
2
Câu 43: Đáp án D.
P dị hợp 3 cặp tự thụ phấn  F1: aaB-dd = 5,25%.
1 1 3 3
x x 
Giả sử 3 gen phân ly độc lập, vậy kiểu hình do aaB-dd qui định ở đời con là : ( 4,6875% ) khác
4 4 4 64
đề bài  3 gen không thể phân li độc lập mà 2 trong 3 gen phải cùng nằm trên 1 NST
Giả sử đó là gen B và gen D
Ta có aaB-dd = 5,25%  B-dd = 21%  bbdd = 4%
 Giao tử bd = 20% là giao tử mang gen hoán vị. Tần số hoán vị f = 40%
Bd
 P: Aa
bD
Câu 44: Đáp án B.
𝑠ố 𝑐á 𝑡ℎể 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 1 𝑛ă𝑚
Trước tiên cần biết công thức tính tỉ lệ sinh sản của quần thể =
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐á 𝑡ℎể 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢.
Số lượng chim năm thứ nhất: 6000 x 0,25 = 1500 cá thể.
Do tử vong và xuất cư thì còn lại: 1500 x 97% = 1455 cá thể.
 Số lượng tăng do sinh sản: 1605 – 1455 = 150 cá thể.
150
 Mức sinh sản năm thứ nhất = x100%  10%
1500
Câu 45: Đáp án D.
(1) Đúng. Sản lượng toàn phần của sinh vật sản xuất là: 6x109 x 2% = 12.107 Kcal.
(2) Đúng. Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được là: 12.107 x (100% - 90%) = 12.106 Kcal.
6 x105
(3) Sai. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: x100%  5%
12 x106
(4) Đúng. Nguồn năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 3 sử dụng được là: 6 x105 x10%  6 x104 Kcal
Câu 46: Đáp án D.
F1: 9:6:1  tương tác 2 gen, dạng tương tác bổ sung.
Tính trạng biểu hiện khác nhau ở 2 giới  1 gen trên NST X.
P: AAXBXB x aaXbY  F1: 1AaXBXb : 1AaXBY.
F1 giao phối ngẫu nhiên:
AaXBXb x AaXBY  F2: (3A- : 1aa)(3B- : 1bb) trong đó bb là XbY
 A-B- : đen; A-bb và aaB- : vàng; aabb: trắng.
Lông đen ở F2: (1AA : 2Aa)(1XBXB : 1XBXb : 1XBY)
Cho giao phối với nhau: (1AA : 2Aa)( 1XBXB : 1XBXb) x (1AA : 2Aa) XBY.
Xét từng cặp ta có:
1 2 1 1 8
( AA : Aa): tần số a =  F3: aa =  A- = .
3 3 3 9 9
3 1  1 1  1 1 1 7
(1XBXB : 1XBXb) x XBY =  X B : X b  x  X B : Y   F3: bb = x   B- =
 4 4   2 2  4 2 8 8
8 1 1 7 5
 F3: tỷ lệ lông vàng: A-bb và aaB- : x  x  = 20,83%
9 8 9 8 24

LOVEBOOK.VN | 403
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 47: Đáp án C.
Ở kì đầu của giảm phân NST tồn lại thành dạng NST kép  có 4 NST đơn.
1 3
Ở NST số 1 có xảy ra trao đổi đoạn với NST số 3  NST bị đột biến và NST không bị đột biến
4 4
1 3
Ở NST số 3 có NST bị đột biến và NST không bị đột biến.
4 4
3 3 9
 Tỉ lệ giao tử không bị đột biến là : x 
4 4 16
9 7
 Tỉ lệ giao tử bị đột biến là: 1  
16 16
7
Vì có 1 % tế bào xảy ra sự trao đổi đoạn giữa NST 1 và 3 nên ta có tỉ lệ giao tử đột biến là x1% = 0.4375%
16
Câu 48: Đáp án D.
Đỏ : vàng = 9:7  tương tác bổ sung (AaBb x AaBb)
Tròn : dẹt = 9:6  tương tác bổ sung ( DdEe x DdEe)
Quy ước gen: A_B_ : đỏ; A_bb+aaB_ + aabb : vàng
D_E_ :tròn; D_ee + ddE_ : dẹt; ddee : dài
Lai phân tích: AaBb x aabb  AaBb : Aabb : aaBb : aabb  1 đỏ : 3 vàng.
DdEe x ddee → DdEe : Ddee : ddEe : ddee  1 tròn : 2 dẹt : 1 dài
(1 đỏ : 3 vàng ) x ( 1 tròn : 2 dẹt : 1 dài )
= 1 quả đỏ, tròn : 2 quả đỏ, dẹt : 1quả đỏ, dài : 3 quả vàng, tròn : 6 quả vàng, dẹt : 3 quả vàng, dài.
Câu 49: Đáp án A.
Quần thể cân bằng di truyền:Giới đực : 0,4XaY : 0,6 XAY
Giới cái : 0,16 XaXa : 0,84 XAX-
Vì quần thể cân bằng di truyền nên:
- Tần số alen a ở giới cái là 0,4
Tỉ lệ con cái dị hợp tử XAXa = 2x0,4x0,6 = 0,48
Tỉ lệ con cái dị hợp tử XAXa so với tổng quần thể là 0,48/2 = 0,24
- Tần số alen A ở giới đực là 0,6
Các nhận xét không đúng là (3), (4), (6).
Câu 50: Đáp án D.
2 2
3 1 27
(1) Sai, tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là :     xC42 = .
4 4 128
4
 3  175
(4) Sai, tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ là 1    
4 256
4
1
(6) Sai, kiểu hình mang toàn tính trạng lặn là:  
4
3
1 3
Kiểu hình mang 1 tính trạng trội là:   x
4 4
4 3
 1   1  3 63
Vậy kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội là: 1-   -   x =
 4   4  4 64

404 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

20
Câu 1: Những quá trình nào sau đây không tạo ra được biến dị di truyền:
A. Cho lai hữu tính giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.
B. Chuyển gen từ tế bào thực vật vào tế bào vi khuẩn.
C. Dung hợp tế bào trần, nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.
D. Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính động vật.
Câu 2: Xét phép lai giữa 2 cá thể lưỡng bội có kiểu gen: ♀ XBXb x ♂XbY. Do rối loạn cơ chế phân ly NST ở kì
sau giảm phân nên khi thụ tinh với giao tử bình thường đã xuất hiện hợp tử có kiểu gen bất thường như:
1. XBXbXb 2. YO 3. XBXBY. 4. XBO
5. XBXBXb 6. XbXbY 7. XBXbY 8. XbXbXb
9. XBYY 10. XbYY 11. XbO
Nếu như xảy ra đột biến ở mẹ, do rối loạn phân ly trong quá trình tạo giao tử ở kì sau của giảm phân I, có
bao nhiêu loại hợp tử sống sót có thể được tạo ra:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: Cho các thông tin sau:
1. Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
2. Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
3. Chất nhân chỉ chứa 1 phân tử ADN kép vòng nên các đột biến khi xảy ra đều biểu hiện ra ngay kiểu hình.
4. Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
5. Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc mà còn có khả năng truyền gen theo chiều
ngang. Có bao nhiêu thông tin đúng được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quẩn
thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4: Cơ chế di truyền của virut HIV thể hiện ở sơ đồ
A. ARN → ADN → Prôtêin. B. ADN → ARN → Prôtêin.
C. ARN → ADN → ARN → Prôtêin. D. ADN → ARN → Prôtêin → Tính trạng.
Câu 5: Mặc dù không tiếp xúc với tác nhân đột biến, nhưng đột biến gen vẫn có thể xảy ra là vì:
A. Một số cặp nuclêôtit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có
khả năng bắt đôi với các loại nuclêôtit khác nhau dẫn đến đột biến mất cặp nuclêôtit.
B. Một số cặp nuclêôtit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có
khả năng bắt đôi với các loại nuclêôtit khác nhau dẫn đến đột biến thêm cặp nuclêôtit.
C. Một số cặp nuclêôtit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có
khả năng bắt đôi với các loại nuclêôtit khác nhau dẫn đến đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
D. Một số cặp nuclêôtit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có
khả năng bắt đôi với các loại nuclêôtit khác nhau dẫn đến đột biến đảo cặp nuclêôtit
Câu 6: Để phát hiện ra các quy luật di truyền, phương pháp nghiên cứu của Menđen là:
A. Phân tích cơ thể lai. B. Lai thuận nghịch.
C. Lai phân tích. D. Tự thụ phấn.

LOVEBOOK.VN | 405
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 7: Ở ruồi giấm, màu thân vàng và mắt trắng đều do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể X qui định. Các
con đực kiểu dại lai với ruồi cái thân vàng, mắt trắng, F1 được tạo ra có các kiểu hình:
Nhóm cá thể con. Kiểu hình và giới tính đời con.
1 Con cái kiểu dại.
2 Con đực thân vàng, mắt trắng.
3 Con cái thân vàng, mắt trắng.
4 Con đực kiểu dại.

Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất cho sự xuất hiện nhóm cá thể 3, 4:
A. Đột biến xôma xuất hiện ở các con ruồi kiểu dại.
B. Tái tổ hợp xảy ra ở giảm phân I.
C. Không phân ly của cặp NST giới tính trong giảm phân.
D. Tái tổ hợp xảy ra ở giảm phân II.
Câu 8: Một opêron của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện một dòng vi khuẩn
đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin còn các sản phẩm của
gen X và Z vẫn bình thường. Nhiều khả năng trật tự của các gen cấu trúc trong opêron này kể từ vùng khởi
động (promoter) là
A. Y — Z – X B. Y — X – Z C. X — Y — Z D. X — Z — Y
Câu 9: Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng được F1 đồng tính. Cho F1 tự thu
phấn được F2. Trong số các tỉ lệ kiểu hình sau ở F2, có mấy tỉ lệ chứng tỏ sự di truyền tính trạng màu sắc
hoa của loài này tuân theo quy luật phân ly:
1. 3:1 2. 1:2:1 3. 9:3:3:1 4. 9:7
5. 9:6:1
A. 1 . B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Một quần thể giao phối có lựa chọn, có cấu trúc di truyền: 0,1AA + 0,4 Aa + 0,5 aa = 1. Nếu cho
quần thể này giao phối tự do thì ở thế hệ F1:
A. Tần số alen không thay đổi còn thành phần kiểu gen của quần thể thì thay đổi.
B. Tần số alen không thay đổi còn thành phần kiểu gen của quần thể thì giảm tần số dị hợp, tăng tần số
đồng hợp.
C. Tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không thay đổi qua các thế hệ.
D. Tần số alen thay đổi, tỉ lệ kiểu gen dị hợp của quần thể thì tăng lên.
Câu 11: Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Có bốn
quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như
sau:
Quần thể Quần thể 1 Quần thể 2 Quần thể 3 Quần thể 4
Tỉ lệ kiểu hình lặn 64% 6,25% 9% 25%

Quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất?


A. Quần thể 3. B. Quần thể 4. C. Quần thể 2. D. Quần thể 1.
Câu 12: Cho các thành phần sau:
(1) Plasmit (2) ligaza (3) ADN polimeraza
(4) ARN polimeraza (5) Restrictaza ( 6) Thực khuẩn thể
Các thành phần tham gia tạo thể truyền mang gen tổng hợp insulin ở người là:
A. (1), (2),(5) B. (4), (5), (6)
C. (1), (3), (6) D. (2), (3), (5)
Câu 13: Trong kĩ thuật chuyển gen, khi gắn gen của người vào plasmit của vi khuẩn nhằm mục đích:
A. sử dụng vi khuẩn này để tạo sinh khối bổ sung nguồn dinh dưỡng cho con người.
B. Sử dụng vi khuẩn như nhà máy sản xuất prôtêin dùng làm thuốc trị bệnh cho người.
C. Tạo chủng vi khuẩn có khả năng chống chịu tốt với môi trường.
D. Cấy gen lành vào bệnh nhân bị bệnh di truyền để thay thế gen bị bệnh.

406 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 14: Một tập hợp các cá thể cùng loài, có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen thì được
gọi là dòng thuần. Dòng thuần có đặc điểm:
(1) có tính di truyền ổn định (2) không phát sinh các biến dị tổ hợp
(3) luôn mang các gen trội có lợi (4) thường biến và đồng loạt theo một hướng
(5) có khả năng hạn chế phát sinh các đột biến có hại
Phương án đúng:
A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 1,3,4 D. 2,4,5
Câu 15: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao
(5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4), (6).
C. (1), (2), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Câu 15: Đáp án C.
Bệnh và hội chứng có thể gặp được ở cả nam và ở nữ: (1) bệnh phênylkêto niệu, (2) bệnh ung thư máu, (4)
Hội chứng Đao, (6). Bệnh máu khó đông.
Bệnh chỉ gặp ở nữ: Tơcnơ (XO).
Tật chỉ gặp ở nam: Tật có túm lông ở tai.
Câu 16: Bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm của 2 bệnh nhân A và B làm xét nghiệm tế bào thu được kết quả: Tế bào
của mẫu A đếm được của trong nhân tế bào có 47 chiếc nhiễm sắc thể, tế bào của mẫu B có 45 chiếc nhiễm
sắc thể. Bác sĩ kết luận:
(1) Hai bệnh nhân bị đột biến NST dạng đa bội
(2) Bệnh nhân B mắc hội chứng XO(tớcnơ).
(3) Hai bệnh nhân bị đột biến NST dạng dị bội.
(4) Bệnh nhân A bị đột biến cấu trúc NST ở dạng thừa 1 chiếc NST trong tế bào.
(5) Bệnh nhân A có thể mắc một trong hai hội chứng sau: Đao; claiphento; siêu nữ (tùy thuộc vào bệnh nhân
đó là nam hay nữ ,biểu hiện bên ngoài như thế nào, thì Bác sĩ sẽ kết luận cụ thể)
A. (2),(3),(4) B. (2),(3),(5)
C. (1),(3),(5) D. (1),(2),(4)
Câu 17: Nhân tố nào trong các nhân tố sau đây vừa có khả năng làm phong phú vốn gen của quần thể vừa
có khả năng làm nghèo vốn gen của quần thể
A. Di – nhập gen B. Giao phối không ngẫu nhiên
C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Chọn lọc tự nhiên
Câu 18: Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp, xét các phát biểu sau đây:
(1) chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa
(2) các cơ chế cách li thúc đẩy sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
(3) giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể
(4) đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
Có bao nhiêu kết luận đúng:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 19: Cho hình vẽ sau mô tả một công nghệ tế bào:

LOVEBOOK.VN | 407
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

Số kết luận đúng trong các kết luận sau là:


(1). Hình vẽ trên mô tả quá trình cấy truyền phôi.
(1). Giai đoạn (1) trong hình vẽ là giai đoạn chọn lọc invitro, chọn lọc ở mức tế bào những đặc tính mong
muốn.
(2). Cây a là loại cây đơn bội biểu hiện tính trạng của alen lặn.
(3). Từ các dòng tế bào A, a chỉ có 1 cách duy nhất để tạo ra cây aa.
(4). Giai đoạn (2) trong hình vẽ là giai đoạn lưỡng bội hóa.
(5). Tính trạng chọn lọc từ phương pháp này thường mất ổn định.
(6). Phương pháp này cũng có thể sử dụng coxisin để gây lưỡng bội hóa dòng tế bào đơn bội.
(7). Đây là phương pháp tạo ra giống mới có độ thuần chủng cao.
(8). Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với giống cây kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu phèn, kháng virut
gây bệnh…
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 20: Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là loài:
A. Homo neanderthalensis. B. Homo sapiens.
C. Homo habilis. D. Homo erectus.
Câu 21: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:
A. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic
có khả năng tự nhân đôi
B. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên
trên trái đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học
C. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và
sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên.
D. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là
ADN.
Câu 22: Những quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh:
1. Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây
(cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm.
2. Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng.
3. Thiếu thức ăn hay nơi ở, các động vật cùng quần thể ẩu đả, dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) → Cá
thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn.
4. Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản → Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác.
5.Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng.
A. (2), (5). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (5), (4).
Câu 23: Ví dụ nào sau đây nói về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài:
A. Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
B. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông mọc gần nhau.
C. Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung.
D. khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.

408 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 24: Nhân dân lao động ta có câu:
“Cấy thưa hơn bừa kĩ”
“Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn”
Cho biết 2 câu thành ngữ trên đề cập đến một trong những đặc trưng của quần thể, đặc trưng đó là:
A. Số lượng cá thể trong một quần thể.
B. Kĩ thuật canh tác trong quá trình trồng lúA.
C. sự phân bố cá thể trong quần thể.
D. Mật độ cá thể của quần thể.
Câu 25: Quần thể ít phụ thuộc vào sự biến động của nhân tố sinh thái là quần thể
A. Có vùng phân bố hẹp B. Ít dịch bệnh
C. Có số lượng cá thể nhiều D. Có giới hạn chịu đựng rộng
Câu 26: Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú.
B. Ruộng lúa là một quần xã điển hình.
C. Các loài sinh vật thường phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng đứng hoặc tập trung ở những nơi
điều kiện thuận lợi theo chiều ngang.
D. Quần xã sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong khoảng không gian xác định, ở
đó chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại ổn định theo thời gian.
Câu 27: Trong một hệ sinh thái:
A. Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
B. Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.
C. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra không theo chu trình.
D. Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn so với năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
Câu 28: Có một số thông tin sau về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
1. Hải quì và cua. 5. Cá lạc, cá dưa và cá nhỏ.
2. Cây tầm gửi và cây mít. 6. Chim mỏ đỏ và linh dương.
3. Sáo đậu trên lưng trâu. 7. Phong lan bám trên cây gỗ.
4. Kiến và cây kiến. 8. Cá ép sống bám trên cá lớn.
NhậN định nào sau đây là đúng:
A. Có 4 mối quan hệ hợp tác. B. 2 mối quan hệ cộng sinh.
C. 3 mối quan hệ hội sinh. D. 2 mối quan hệ kí sinh.
Câu 29: Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển, được gọi
là:
A. Diễn thế dưới nước. B. Diễn thế thứ sinh.
C. Diễn thế nguyên sinh. D. Diễn thế trên cạn.
Câu 30: Khi nói về chu trình sinh địa hóa Cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh
dưỡng đó.
B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng monooxit.
C. Một phần nhỏ cacbon tách ra khỏi chu trình để đi vào lớp trầm tích.
D. Toàn bộ lượng Cacbon sau khi đi ra khỏi chu trình sẽ được trở lại môi trường không khí.
Câu 31: Để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, chúng ta không nên:
A. Bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
C. Tăng cường đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.
D. Sử dụng thường xuyên các hóa chất có hoạt tính cự mạnh để nhanh chóng tạo môi trường sạch.

LOVEBOOK.VN | 409
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 32: Cho lưới thức ăn trong hệ sinh thái như sau:

Cho các kết luận sau về lưới thức ăn:


(1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
(2) Loài A3 vừa là sinh tiêu thụ bậc 2, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
(3) Loài A3 tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau, trong đó có 1 chuỗi loài A3 đóng vai trò sinh vật tiêu
thụ bậc 3, 2 chuỗi loài A3 đóng vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 2.
(4) Loài B1 tham gia nhiều chuỗi thức ăn hơn loài A2.
(5) Nếu loài C1 đứng trước nguy cơ tuyệt chủng thì có 2 loài cũng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
(6) Loài D có thể là vi sinh vật.
(7) Nếu số lượng loài A1 giảm thì số lượng loài A2 cũng giảm.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) sai, (5) đúng, (6) đúng, (7) đúng.
B. (1)đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng, (5) sai, (6) đúng, (7) đúng.
C. (1) sai, (2) đúng, (3)đúng, (4) đúng, (5) sai, (6) đúng, (7) đúng.
D. (1)đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) sai, (5) đúng, (6) đúng, (7) sai.
Câu 33: Cho tháp sinh thái sau, biết năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng có đơn vị là Kcal:

Hãy cho biết hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc I và sinh vật tiêu thụ bậc III là bao nhiêu:
A. 1110 Kcal và 15 Kcal. B. 11,54% và 11,71%.
C. 11,00% và 11,71%. D. 11,00% và 11, 54%.
Câu 34: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106 kcal /m2/ ngày.
Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp, số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%.
- Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal;
- Sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng được 2,5 kcal;
- Sinh vật tiêu thụ cấp m sử dụng được 0,5 kcal. Kết luận nào sau đây không chính xác?
A. Sản lượng sinh vật thực tế ở thực vật là 2,5.103 kcal
B. Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là 20%
C. Sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là 2,5.104 kcal
D. Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ cấp 1 là 1%.
Câu 35: Hai mươi tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài nguyên phân liên tiếp 1 số đợt đòi hỏi môi trường cung
cấp nguyên liệu tương đương 2480 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con tạo ra đều buớc vào giảm phân, môi
trường cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 2560 nhiễm sắc thể đơn cho quá trình giảm phân. Bộ nhiễm
sắc thể của loài là
A. 32. B. 4. C. 8. D. 16.

410 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 36: Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian
giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1 ; thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau
và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ : 1 :1,5 :1 :1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn
chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. Xác định số tế bào - số crômatit - số NST trong các tế bào ở 2 giờ 34
phút.
A. 4-416-208. B. 8-16-26 C. 8-26-26. D. 8-416-208.
Câu 37: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với
nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 5 lần, ở kì giữa
của lần nguyên phân thứ năm, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 352 tâm động.
Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa:
A. n-1 và n. B. n+1 và n.
C. n-1 và n-1. D. n+1 và n+1.
Câu 38: Tính trạng thân xám (A), cánh dài (B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen (a), cánh cụt
(b), 2 gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Gen D quy định mắt mà đỏ là trội hoàn
toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Thế hệ P cho
giao phối ruồi cái Ab/aB XDXd với ruồi đực AB/ab XdY được F1 160 cá thể trong số đó có 6 ruồi cái đen, cánh
dài, mắt trắng. Cho rằng tất các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của
trứng là 80% và 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng của ruồi
giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử:
A. 32 tế bào. B. 40 tế bào. C. 120 tế bào. D. 96 tế bào.
Câu 39: Ở một loại thực vật, alen A qui định quả tròn là trội hoàn toàn so với alen a qui định quả
dài, B qui định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen b qui định quả chua, D qui định quả chín sớm
là trội hoàn toàn so với alen d quả chín muộn. Thế hệ xuất phát cho cây quả tròn, ngọt, chín sớm
tự thụ được F1 gồm 774 cây quả tròn, ngọt, chín sớm: 259 cây quả tròn, chua, chín muộn: 258 cây
quả dài, ngọt, chín sớm: 86 cây quả dài, chua, chín muộn. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo
lý thuyết, trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu phù hợp với kết quả phép lai trên:
1. Phép lai chịu tác động của hai qui luật: qui luật liên kết bổ sung: 9:3:3:1 và qui luật liên kết gen.
2. Các cặp gen Bb và Dd nằm trên hai cặp NST khác nhau.
BD BD
3. Phép lai P: Aa xAa .
bd bd
4. Xác suất để lấy được một cây có kiểu gen dị hợp 3 cặp gen trong tất cả các cây có kiểu hình quả tròn, ngọt,
chín sớm là: 1/2.
5. Nếu cho hạt phấn của cây có kiểu hình tròn, ngọt, chín sớm ( dị hợp 3 cặp gen) ở F1 thụ phấn cho cây có
kiểu hình tròn, chua, chín muộn ( dị hợp 1 cặp gen) ở F1 thì ở thế hệ sau thu được cây có kiểu hình giống
bố là 1/16.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 40: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm
sắc thể thường và cách nhau 17cM. Lai hai cá thể ruổi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân
đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi
giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm ti lệ
A. 56,25% B. 64,37% C. 50% D. 41,5%
Câu 41: Ở một loài chim lưỡng bội, tính trạng màu lông được qui định bởi một gen có 4 alen, alen trội là trội
hoàn toàn. Người ta thực hiện phép lai sau: Chim lông nâu x chim lông nâu  F1: 75% chim lông nâu: 25%
chim lông vàng. Người ta tiếp tục cho con chim lông nâu ở phép lai trên giao phối với 2 cá thể:
Cá thể 1: Chim lông đỏ thì thu được F1 gồm 50% chim lông đỏ: 25% chim lông nâu: 25% chim lông vàng.
Cá thể 2: Chim lông tím thì thu được 50% chim lông tím: 50% chim lông đỏ.
Biết rằng không xảy ra đột biến, nếu cho chim lông tím và chim lông đỏ ở phép lai trên lai với nhau. Thì tỉ lệ
chim có màu lông giống màu lông của chim mẹ là bao nhiêu %, biết lông đỏ là giới cái.
A. 50% B. 25% C. 12,5% D. 0%
LOVEBOOK.VN | 411
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 42: Khi cho lai 2 cặp thỏ tất cả đều có kiểu hình lông trắng dài, người ta thu được kết quả như sau:
STT Phép lai Tỉ lệ kiểu hình ở F1
F1-1 Thỏ cái 1 x thỏ đực 1 9 trắng – dài: 3 trắng – ngắn: 3 đen – dài: 1 xám – ngắn.
F1-2 Thỏ cái 2 x thỏ đực 2 9 trắng – dài: 3 trắng – ngắn: 2 đen – dài: 1đen – ngắn: 1 xám – dài.

Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết thì trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về
2 phép lai trên:
1. Tính trạng màu sắc lông tuân theo qui luật tương tác bổ sung.
2. Thỏ lông trắng, dài 1 có kiểu gen dị hợp đều.
3. Thỏ lông trắng dài 2 có kiểu gen di hợp tử chéo.
4. Ở phép lai F1-1, có 2 loại kiểu gen qui định trắng, ngắn.
5. Nếu cho 2 cá thể đen dài và đen ngắn ở F1-2 lai với nhau thì sẽ cho đời con có kiểu hình đen dài có tỉ lệ là
25%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 43: Cho F1 lai phân tích, FB thu được kết quả sau: 165 cây có kiểu gen A-B-D- :163 cây có kiểu gen
aabbdd, 86 cây có kiểu gen aabbD-, 88 cây có kiểu gen A-B-dd, 20 cây có kiểu gen A-bbD-, 18 cây có kiểu
gen aaB-dd. Trình tự các gen trong nhóm gen liên kết là:
A. DBA B. ADB C. BAD D. ABD
Câu 44: Ở một loài động vật có bộ NST lưỡng bội 2n=10, mỗi cặp NST đều có 1 chiếc từ bố và 1 chiếc từ mẹ.
Nếu trong quá trình giảm phân tạo thành tinh trùng có 32% số tế bào sinh tinh xảy ra trao đổi chéo 1 điểm
ở cặp số 1; 40% tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 02, các cặp NST còn lại phân li bình thường và
không xảy ra trao đổi chéo. Số loại tinh trùng tối đa được hình thành và tỉ lệ tinh trùng mang NST có trao
đổi chéo lần lượt là:
A. 128 và 36% B. 128 và 18% C. 96 và 36% D. 96 và 18%
Câu 45: Ở một loài thực vật, trong kiểu gen : có mặt hai gen trội (A,B) qui định kiểu hình hoa đỏ; chỉ có một
gen trội A hoặc B qui định kiểu hình hoa hồng; không chứa gen trội nào qui định kiểu hình hoa trắng. Alen
D qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen d qui định quả chua. Các gen năm trên nhiễm sắc thể thường.
Cho F1 dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn ; F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau: 37,5% đỏ, ngọt: 31,25% hồng,
ngọt: 18,75% đỏ, chua: 6,25% hồng, chua: 6,25% trắng, ngọt. Các nhận định đối với phép lai trên là:
1. Ba cặp gen qui định hai cặp tính trạng trên nằm trên 3 cặp NST thường, phân li độc lập
2. Một trong các cặp gen qui định màu hoa liên kết hoàn toàn với cặp gen qui định vị quả
3. Một trong các cặp gen qui định màu hoa liên kết không hoàn toàn với cặp gen qui định vị quả, xảy ra hoán
vị
gen với tần số 20%
4. Kiểu gen của F1 Ad/aD Bb hoặc Bd/bD Aa, f=0,2.
5. Kiểu gen của F1 AD/ad Bb hoặc BD/bd Aa, f=0,2
6. Kiểu gen của F1 Ad/aD Bb hoặc Bd/bDAa
Số nhận định đúng là:
A. 2 B.3 C. 4 D. 1
Câu 46: Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa
đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho (P) cây thân cao hoa đỏ lai với cây thân thấp hoa đỏ, thu
được đời con F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân cao hoa trắng chiếm tỷ lệ 18%. Trong các kết
luận sau đây, có baovnhiêu kết luận đúng:
(1) Ở F1 gồm 7 loại kiểu gen.
(2) Cây thân cao hoa đỏ ở P dị hợp về hai cặp gen.
(3) Có tối đa 10 loại kiểu gen về hai cặp gen trên.
(4) Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 28%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 47: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ
sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng, gen D quy định quả to
trội hoàn toàn so với alen d quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P)
412 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
tự thụ phấn, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho
P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1. Cho rằng không phát sinh
đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên?
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 48: Một quần thể tự thụ phấn, xét một gen có hai alen D và D. Qua thống kê, thu được tỉ lệ kiểu gen đồng
hợp lặn dd ở F1 là 0,375 ở F2 là 0,4125. Tần số kiểu gen Dd và dd ởthế hệ P lần lượt là:
A. 0,3 và 0,3 B. 0,56 và 0,32
C. 0,44 và 0,38 D. 0,24 và 0,48
Câu 49: Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau:
Chất có màu trắng A sắc tố xanh B sắc tố đỏ.
Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng
tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B qui định enzim có chức năng,
còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh
thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1. Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra
cây F2. Cho tất cả các cây hoa màu xanh F2 giao phấn với nhau được F3. Cho các kêt luận sau:
(1) Tính trạng màu sắc hoa bị chi phối bởi quy luật tương tác bổ sung hoặc át chế.
(2) F2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ: 3 xanh: 4 trắng.
(3) F3 phân li theo tỉ lệ 3 xanh : 1 trắng
(4) F3 thu được tỉ lệ cây hoa trắng là 1/9
(5) F3 thu được tỉ lệ cây hoa xanh thuần chủng trên tổng số cây hoa xanh là : 1/2
(6) F2 có kiểu gen aaBB cho kiểu hình hoa đỏ .
Số kết luận đúng là:
A.5 B.4 C.3 D.2
Câu 50: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B
quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp
nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li
theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân
thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hóan vị giữa hai gen nói trên là :
A. 6%. B. 12%. C. 24%. D. 36%.

LOVEBOOK.VN | 413
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1D 2B 3B 4C 5C 6A 7C 8D 9B 10A
11B 12A 13C 14B 15C 16B 17A 18B 19A 20C
21C 22A 23D 24D 25D 26D 27A 28B 29C 30C
31D 32B 33D 34D 35B 36D 37C 38B 39A 40C
41A 42C 43C 44A 45A 46D 47D 48A 49C 50C

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN


Câu 1: Đáp án D.
Có 2 quá trình không tạo ra biến dị di truyền là cấy truyền phôi và nhân bản vô tính ở động vật, do cả 2 quá
trình này đều tạo ra đời con giống với mẹ cho phôi và cho nhân.
Câu 2: Đáp án B.
Do xảy ra rối loạn phân ly trong giảm phân I nên mẹ tạo ra các giao tử: XBXb và O.

Ta có phép lai: ♀ ( XBXb : O) x ♂ (Xb : Y)


Hợp tử: XBXbXb , XBXbY, XbO, YO.
Tuy nhiên hợp tử YO bị chết. Do đó chỉ tạo ra 3 giao tử sống sót gồm: 1, 7, 11.
Câu 3: Đáp án B.
Sự thay đổi tần số alen trong quẩn thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì:
- Sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn→ tăng nhanh số lượng vi khuẩn mang alen đột biến.
- Vật chất di truyền chỉ là 1 phân tử ADN nên khi xảy ra đột biến thì alen đột biến biểu hiện ngay thành kiểu
hình.
- Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc (từ tế bào mẹ sang tế bào con) mà còn có khả
năng
truyền gen theo chiều ngang (từ tế bào này sang tế bào khác).
Chọn: 2, 3, 5.
Câu 4: Đáp án C.
Cơ chế di truyền của HIV là : ARN  ADN  ARN  Prôtêin.
Vì khi ở dạng virut, HIV chỉ có vật chất di truyền là 2 phân tử ARN, sau khi xâm nhập vào tế bào ( thường là
limpho T) , virut HIV sử dụng enzim phiên mã ngược để tạo ra ADN, sau đó đoạn ADN này sẽ gắn vào hệ
gen
người và bắt hệ gen người tổng hợp ra ARN  prôtêin
Câu 5: Đáp án C.
Câu 6: Đáp án A.
Phương pháp nghiên cứu của Menden là sử dụng toán xác suất thống kê để phân tích cơ thể lai và từ đó rút
ra các qui luật.
Câu 7: Đáp án C.
Bình thường: P: X BA xX ba X ba  F1: X BA X ba : X ba Y
Con đực chỉ có X mang gen và con cái đồng hợp lặn  không xảy ra tái tổ hợp.
Con cái thân vàng, mắt trắng chỉ có thể do nhận giao tử O từ bố
 con đực P rối loạn giảm phân I hoặc II.
Con đực kiểu dại xuất hiện chỉ khi nhận cả X BA và Y từ bố  con đực rối loạn giảm phân I.
Câu 8: Đáp án D.
Do chỉ sản phẩm của gen Y bị biến đổi, sản phẩm của 2 gen X, Z bình thường. Do đó kể từ vùng khởi động,
sẽ là 2 gen X,Z đứng trước rồi sau đó mới đến gen Y
Câu 9: Đáp án B.
Ptc : đỏ x trắng  F1 đồng tính
Sự di truyền tính trạng màu sắc hoa chỉ tuân theo quy luật phân li - tính trạng do một gen qui định.
 F1 dị hợp về 1 cặp gen

414 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
 F1, ta thu được 4 tổ hợp lai
Nhận trường hợp 1 và 2
Trường hợp 1 ứng với 2 gen trội lặn hoàn toàn
Trường hợp 2 ứng với 2 gen trội lặn không hoàn toàn
Câu 10: Đáp án A.
Quần thể ban đầu P: 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa
Tần số alen A là 0,1 + 0,4/2 = 0,3
Tần số alen a là 1 – 0.3 = 0,7
Nếu quần thể giao phối tự do thì cấu trúc quần thể sau đó là 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa
Vậy tần số alen không thay đổi còn thành phần kiểu gen của quần thể thì thay đổi.
Câu 11: Đáp án B.
x2  y 2
Áp dụng bất đẳng thức Cosy trong quần thể ta có:  xy
2
Dấu bằng xảy ra khi x= y
Với x là tần số alen A và y là tần số alen a, biết x + y = 1
Quần thể có tỷ lệ Aa cao nhất khi tần số alen A = a = 0,5.
Khi đó, tỷ lệ aa = AA = 0,25 = 25%.
Câu 12: Đáp án A.
Các thành phần tham gia tạo thể truyền mạng gen tổng hợp insulin ở người là :
(1)plasmit
(2) ligaza là enzim nối
(5) restrictaza là enzim cắt tạo đầu dính đặc hiệu
Câu 13: Đáp án C.
Mục đích của việc gắn gen của người vào plasmit của vi khuẩn nhằm : Sử dụng vi khuẩn như nhà máysản
xuất protein dùng làm thuốc trị bệnh cho người.
A. Sai, nếu chỉ cần tạo ra sinh khối bổ sung dinh dưỡng cho con người thì không cần cấy gen người vào. Thay
vào đó có thể cấy các gen khác vào nhằm những mục đích khác nhau.
C. Sai, khi gắn gen của người vào vi khuẩn thì chưa chắc chúng đã có khả năng chống chịu tốt hơn, thậm chí
chúng còn giảm khả năng chống chịu vì hệ gen bị thay đổi.
D. Sai. Nếu muốn cấy gen lành vào bệnh nhân thì cần phải dùng virut chứ không phải là vi khuẩn.
Câu 14: Đáp án B.
Dòng thuần có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các gen nên tính di truyền ổn định, không phát
sinh các biến dị tổ hợp, thường biến và đồng loạt theo một hướng.
Câu 16: Đáp án B.
- A có 47 chiếc  đột biến dị bội có thể có 3 trường hợp: 3 NST số 21(bệnh Đao) , 3 NST X( hội chứng siêu
nữ) hoặc bộ NST XXY ( nam)(Claiphentơ)
- A có 45 chiếc  đột biến dị bội có thể là 1 NST số X(Tơnơ).
Câu 17: Đáp án A.
Nhân tố vừa có khả năng làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có khả năng làm nghèo vốn gen của quần
thể là: di-nhập gen (gen mới được nhập vào nhưng gen cũ cũng có thể mất đi).
Câu 18: Đáp án B.
Các kết luận đúng: (1), (3), (4).
Các cơ chế cách li chỉ có vai trò giúp quần thể di truyền các đặc điểm đặc trưng trong quần thế không có tác
dụng thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.
Câu 19: Đáp án A.
(1). Sai, hình vẽ trên mô tả quá trình nuôi cấy hạt phấn.
(2). Đúng, các dòng tế bào có bộ gen đơn bội nên alen lặn được biểu hiện kiểu hình, cho phép chọn lọc
invitro.
(3). Sai, (6) đúng, có 2 cách đề tạo ra cây lưỡng bội từ dòng tế bào đơn bội là:

LOVEBOOK.VN | 415
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Cách 1: gây lưỡng bội hóa dòng tế bào 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây lưỡng bội bằng cách sử dụng
coxisin.
Cách 2: cho mọc thành cây đơn bội rồi sau đó gây lưỡng bội hóa thành cây lưỡng bội bằng cách gây đột biến
tạo thể đa bội.
(4). Đúng.
(5). Sai, (7) đúng, do được lưỡng bội hóa từ hệ gen đơn bội ban đầu nên dòng nhận được có độ thuần chủng
cao, tính trạng thường rất ổn định.
(8). Đúng.
Câu 20: Đáp án:
Loài xuất hiện đầu tiên trong họ Homo là loài H. Habilis hay còn được gọi là người khéo léo.
Câu 21: Đáp án C.
Chọn lọc tự nhiên tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai.
Chọn lọc tự nhiên tác động từ giai đoạn tiền tiến hóa sinh học đến nay.
Câu 22: Đáp án A.
Các quan hệ không phải là cạnh tranh là: 2 và 5
1 – cạnh tranh ánh sáng. 2- mối quan hệ hỗ trợ.
3- cạnh tranh thức ăn. 4- cạnh tranh nơi ở.
5 – hỗ trợ
Câu 23: Đáp án B.
Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài là hiện tượng liền rễ ở hai cây thông mọc gần nhau, chia sẻ chất dinh
dưỡng tăng khả năng chịu hạn.
Câu 24: Đáp án D.
Trước tiên, loại được ngay A, B do không phải là đặc trưng của quần thể.
C. Sai do không đề cập đến kiểu phân bố cá thể trong quần thể.
Chọn D. Trong trồng trọt, nếu gieo trồng đúng mật độ thì năng suất sẽ cao hơn vì như vậy cây trồng sẽ có
đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển từ đó cho năng suất cao, ngược lại sẽ cho năng
suất thấp. Mật độ quần thể mang tính đặc trưng cho từng quần thể của loài, nó ảnh hưởng tới mức độ sử
dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
Câu 25: Đáp án D.
Quần thể ít phụ thuộc vào sự biến động của các nhân tố sinh thái là quần thể có giới hạn chịu đựng rộng vì
trong điều kiện các nhân tố sinh thái biến động thì quần thể vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển.
Quần thể có đặc điểm A, B dễ chịu biến động di truyền
Quần thể tuy có số lượng nhiều nhưng có thể có giới hạn chịu đựng thấp nên cũng dễ bị suy giảm.
Câu 26: Đáp án D.
A. Đúng, ở mỗi quần xã sinh vật lại có những loài khác nhau cùng sinh sống, ở những điều kiện môi trường
khác nhau số lượng mỗi loài cũng khác nhau.
B. Đúng, ruộng lúa gồm các quần thể như: quần thể tôm, tép, quần thể lúa, quần thể ốc bươu vàng… những
quần thể này có mối quan hệ qua lại với nhau và cùng tác động tới môi trường.
C. Đúng, tùy thuộc vào các môi trường khác nhau mà có sự phân hóa theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang.
Mục đích của sự phân hóa này là giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, tận dụng tối đa nguồn sống.
D. Sai, quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài cùng sinh sống trong một khoảng không
gian xác định, ở đó chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và với môi trường sống giúp tồn tại ổn định
theo thời gian.
Câu 27: Đáp án A.
A. Đúng, Khi đi từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao kế tiếp năng lượng mất đi tới 90% do các
hoạt động hô hấp, bài tiết…
B, C. Sai. Sự biến đổi năng lượng là theo dòng, còn sự biến đổi vật chất là theo chu trình.
D. Sai. Năng lượng của sinh vật sản xuất phải lớn hơn so với năng lượng tiêu thụ nó.
Câu 28: Đáp án: B.
- 2 mối quan hệ cộng sinh: cả 2 loài cùng có lợi, nhất thiết phải cần có nhau.

416 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
1. Hải quì và cua: hải quì chứa chất độc giúp cua tự vệ, ngược lại cua mang hải quì đến nơi ẩm ướt để kiếm
thức ăn.
4. Kiến và cây kiến: Cây kiến là nơi ở của kiến, thức ăn thừa của kiến cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- 3 mối quan hệ hợp tác: Cả 2 loài cùng có lợi, nhưng không nhất thiết phải có nhau.
3. Sáo đậu trên lưng trâu: sáo ăn những động vật kí sinh trên lưng trâu, đồng thời báo hiệu cho trâu biết khi
gặp thú dữ.
5. Cá lạc, cá dưa và cá nhỏ: Ở biển các loài cá nhỏ thường bò trên thân cá lạc, cá dưa để ăn các loài ngoại kí
sinh.
6. Chim mỏ đỏ và linh dương: Mối quan hệ này gần giống với mối quan hệ giữa sáo và trâu.
- 2 mối quan hệ hội sinh: Hợp tác giữa 2 loài trong đó một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có
hại.
7. Phong lan và cây gỗ: Phong lan lấy thân cây gỗ khác để sống bám.
8. Cá ép sống bám trên lưng cá lớn: Cá ép thường tìm những loài động vật lớn như cá mập, cá vích, thậm chí
cả tàu thuyền để ép chặt thân vào, từ đó cá ép dễ dàng di chuyển, kiếm ăn và hô hấp.
- 2: Cây tầm gửi kí sinh trên cây mít: đây là mối quan hệ kí sinh “ nửa kí sinh” cây tầm gửi vừa lấy chất nuôi
sống từ vật chủ- cây mít, vừa có khả năng tự nuôi dưỡng bản thân.
Câu 29: Đáp án C.
Do hòn đảo mới được hình thành giữa biển nên trước đó không hề có sinh vật sinh sống → diễn thế nguyên
sinh.
Câu 30: Đáp án C.
A. Sai, sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng là khác nhua, phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái
của bậc dinh dưỡng đó.
B. Sai, cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon dioxxit (CO2).
C. Đúng, một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
D. Sai, không phải hoàn toàn đều trở lại môi trường không khí mà một phần đã tách ra để đi vào các lớp
trầm tích. Các em lưu ý rằng, cacbon có nguồn dự trữ lớn nhất là ở trong đá.
Câu 31: Đáp án D.
Câu 32: Đáp án B.
Xét từng mệnh đề ta có :
(1) Đúng: Lưới thức ăn có tất cả 6 chuỗi thức ăn là:
1. A→A1→A2→A3→D. 2. A→C1→C2→C3→D. 3. A→B1→D. .
4. A→B1→A3→D. 5. A→C1→B1→D. 6. A→C1→B1→A3→D
(2) Đúng.
(3) Sai: Loài A3 tham gia và 3 chuỗi thức ăn khác nhau trong đó:
- Loài A3: đóng vai trò là sinh vật tiêu thụ bậc 2 ở chuỗi thức ăn số (3).
- Loài A3: đóng vai trò là sinh vật tiêu thụ bậc 3 ở chuỗi thức ăn số (1) và (5).
(4) Đúng.
- Loài B1 tham gia vào 4 chuỗi thức ăn gồm chuỗi thức ăn số (2), (3), (5), (6).
- Loài A2 tham gia vào chuỗi thức ăn số (1).
(5). Sai: Nếu loài C1 đứng trước nguy cơ tuyệt chủng thì có 2 loài bị ảnh hưởng là C2 và B1 tuy nhiên chỉ có
loài C2 đứng trước nguy cơ tuyệt chủng còn loài B1 thì không( do B1 tiêu thụ cả loài A và C1).
(6). Đúng.
(7). Đúng: Loài A2 tiêu thụ thức ăn duy nhất là loài A1 nên nếu số lượng loài A1 giảm thì loài A2 cũng giảm.
Câu 33: Đáp án D.
Hiệu suất của sinh vật tiêu thụ bậc 1, H1= ( 11%).
Hiệu suất của sinh vật tiêu thụ bậc 3, H3 = ( 11,54%).
Câu 34: Đáp án D.
2, 5
C. Đúng, sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là: x 106 = 2,5.104 Kcal
100
A. Đúng, do 90% năng lượng mất đi do hô hấp nên sản lượng thức tế là: 0,1x2,5.104 = 2,5.103 kcal.
B. Sai, hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 (tức là sinh vật tiêu thụ bậc 2) là: (2,5 : 25) x 100 = 10%.
LOVEBOOK.VN | 417
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
D. Đúng, hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ cấp I là: (25: 2,5.103)x100=1%.
Câu 35: Đáp án B.
Gọi số lần nguyên phân là k:
Ta có hệ: 20x2nx(2k -1) = 2480.
20x2nx2k =2560. Suy ra: 2n = 4.
Câu 36: Đáp án D.
Do tỉ lệ thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1 nên thời gian chuẩn bị
của một chu kỳ là 30 phút, thời gian phân chia chính thức là 10 phút.
Do thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ : 1 :1,5 :1 :1,5. Thời gian kì đầu là 2
phút, kì giữa là 3 phút, kì sau là 2 phút và kì cuối là 3 phút.
Ta có 2h34ph=154ph =3.40 phút +30 phút+2 phút +2 phút → Các tế bào đang ở kì giữa của lần nguyên
phân thứ 4.
 Số TB=8, số cromatit =2.8.2n=416, số NST trong tế bào là = 8.2n= 208.
Câu 37: Đáp án C.
Hợp tử nguyên phân liên tiếp 5 lần,ở kì giữa của lần phân bào thứ 5, tức là đã trải qua 4 lần nguyên phân
tạo ra: 24=16 tế bào con.
Ở kì giữa nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép, mỗi nhiễm sắc thể kép có 1 tâm động.
352 x 2
 số nhiễm sắc thể có trong tế bào con của hợp tử H khi ở kì giữa của quá trình nguyên phân:  352
2
.
 số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào: 352:16=22.
Hợp tử H có 22 NST trong một tế bào nên đây là thể một nhiễm kép. (2n-1-1).
Hợp tử 2n -1 -1 được tạo ra do sự kết hợp của giao tử: n-1 và n-1.
Câu 38: Đáp án B.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 80% và 100% trứng thụ tinh phát triển thành hợp tử nên số trứng
được tạo ra sau giảm phân là 160: 80 x 100 = 200.
aB d d aB 0, 0375
Ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt trắng có kiểu gen: X X = 0,0375  =  0,15
ab ab 0, 25
Mà hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái nên: giới cái cho: aB = 0,3  f=0,4
𝑠ố 𝑡ế 𝑏à𝑜 ℎ𝑜á𝑛 𝑣ị
Mà theo công thức f = 2
=0,4.
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡ế 𝑏à𝑜.
 Số tế bào hoán vị là: 200x0,4x2 = 160 tế bào.
 Số tế bào không xảy ra hoán vị là 200 - 160 = 40 tế bào.
Câu 39: Đáp án A.
F1: quả tròn, ngọt, chín sớm: quả tròn, chua, chín muộn: quả dài, ngọt, chín sớm: quả dài, chua,
chín muộn = 9:3:3:1.
Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
Tròn : dài = 3:1  Aa x Aa
Ngọt : chua = 3:1  Bb x Bb
Sớm : muộn = 3:1  Dd x Dd
Mà: (3:1)(3:1)(3:1) # 9:3:3:1  các gen nằm trên các NST khác nhau
Tổ hợp 2 cặp tính trạng :
(tròn : dài)x(ngọt : chua) = 9:3:3:1( thỏa mãn đề bài)  các cặp Aa, Bb phân li độc lập.
(tròn : dài).(sớm : muộn) = 9:3:3:1 ( thỏa mãn đề bài)  các cặp Aa, Dd phân li độc lập.
Dễ dàng thấy được: ngọt-sớm và chua-muộn luôn đi liền với nhau  các cặp gen Bb và Dd nằm
trên một cặp NST.
BD BD BD
Lại không có kiểu hình ngọt-muộn nên liên kết hoàn toàn  kiểu gen P: Aa xAa .
bd bd bd

418 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Như vây:
1. Sai, phép lai chịu tác động của hai qui luật: qui luật phân ly độc lập và qui luật liên kết gen.
2. Sai, các cặp gen Bb và Dd nằm trên một cặp NST.
3. Đúng.
4. Sai.
Xét từng tổ hợp: (Aa x Aa) = 1AA: 2Aa:1aa Aa chiếm 1/2.
BD BD BD BD bd BD
x = 1 :2 :1  chiếm 1/2.
bd bd BD bd bd bd
 Xác suất để lấy được một cây có kiểu gen dị hợp 3 cặp gen trong tất cả các cây có kiểu hình quả tròn,
ngọt, chín sớm là: 1/4.
5. Đúng.
bd BD
P: ♀: Aa x ♂ Aa
bd bd
bd 2
Xác suất để lấy được cây có kiểu gen: Aa là: .
bd 3
BD 1
Xác suất để lấy được cây có kiểu gen: Aa là: .
bd 4
BD
Xác suất để thu được cây có kiểu hình giống bố( kiểu hình quả tròn, ngọt, chín sớm). A- là:
bd
2 1 3 1 1
x x x = .
3 4 4 2 16
Câu 40: Đáp án C.
Bv bV Bv
Pt/c : x  F1:
Bv bV bV
Bv Bv
F1 x F1: x
bV bV
bv
Do hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái nên ở giới đực không tạo ra được giao tử bv → % = 0%
bv
 ruồi có kiểu hình thân xám cánh dài ở F2: B-V = 50% + bvbv = 50%.
Câu 41: Đáp án A.
Qui ước các phép lai có số thứ tự lần lượt từ 1 đến 3:
- Phép lai 1: Nâu x Nâu = 3 Nâu : 1 Vàng  Nâu > Vàng.
- Phép lai 2: Đỏ x Nâu = 2 Đỏ: 1 Nâu: 1 Vàng  Đỏ > Nâu > vàng.
- Phép lai 3: Tím x Nâu = 50% Tím : 50% Đỏ  Tím > Đỏ.
Qui ước: A: lông tím, a1: lông đỏ, a2: lông nâu, a3: lông vàng. A > a1> a2>a3.
Chim lông tím, đỏ, nâu có kiểu gen lần lượt là: Aa1, a1a3, a2a3.
Ta có: Lông tím x lông đỏ = Aa1 x a1a3 = lông tím( 1Aa1 :1 Aa3 ): Lông đỏ (1a1a1 : 1a1a3)  Lông đỏ 50%.
Câu 42: Đáp án C.
Ở phép lai : F1-1;
- Xét tính trạng màu sắc lông: P1: trắng x trắng  F1-1: 12 trắng : 3 đen: 1 xám.
F1-1: có 16 kiểu tổ hợp giao tử  P1 phải dị hợp 2 cặp gen phân li độc lập.
Qui ước: Alen A trội so với alen a. Alen B trội so với alen b.
F1 có các kiểu gen tương ứng với kiểu hình như sau:
9 A-B- và 3A-bb qui định lông trắng.
3aaB- qui định lông đen.
1aabb qui định lông xám.
 Tính trạng màu lông tuân theo qui luật át chế trội 12:3:1  (1) sai.
- Xét tính trạng độ dài lông: dài x dài  F1-1: 3 dài : 1 ngắn.
F1-1 có 4 kiểu tổ hợp giao tử  P1 phải dị hợp 1 cặp gen tuân theo qui luật trội lặn hoàn toàn.

LOVEBOOK.VN | 419
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Qui ước: D: lông dài, d: lông ngắn.
- Xét đồng thời 2 tính trạng:
P1 dị hợp tử 3 cặp gen mà F1-1 chỉ cho 16 kiểu tổ hợp giao tử  có hiện tượng liên kết hoàn toàn giữa cặp
(Dd) với (Aa) hoặc (Bb).
Dựa vào sự phân ly kiểu hình ở F1-1 ta thấy rõ mối liên kết chặt chẽ giữa alen b và d, giữa B và D.
BD
Vậy kiểu gen tương ứng kiểu hình của P1 là: Aa  (2) đúng.
bd
BD BD
Thực hiện phép lai: Aa x Aa  F1:
bd bd
BD BD BD BD
1AA  2 AA  2 Aa  4 Aa  9 trắng, dài.
BD bd BD bd
bd bd
1AA  2 Aa  3 trắng, ngắn  (3) đúng.
bd bd
BD BD
1aa  2 Aa  3 đen, dài.
BD bd
bd
1aa = 1 xám, ngắn.
bd
Bd
Biện luận tương tự với phép lai F1-2 ta được kiểu gen của cặp thỏ bố mẹ là: Aa  (4) đúng.
bD
Bd Bd
Ở F1-2: Sau khi viết sơ đồ lai ta có: con đen dài aa , đen ngắn aa .
bD Bd
Bd Bd
P: aa x aa  F1:1 con đen dài: 1 con đen ngắn  (5) sai.
bD Bd
Câu 43: Đáp án C.
Xét tỉ lệ đời con ở F1 về các cặp gen có chứa các alen A,a và B, b ta thấy: F1 lai phân tích với cơ thể đồng hợp
lặn tạo ra 4 kiểu gen  F1 dị hợp và có xảy ra hoán vị gen.
20  18 38
- Tần số hoán vị gen giữa A và B: =  7%.
165  88  20  18  163  86 540
 gen A cách gen B: 7cM.
Tương tự đối với cặp gen có chứa các alen A,a và D, d.
86  88 174
- Tần số hoán vị gen giữa A và D:   32,22%.
165  88  20  18  163  86 540
 Gen A cách gen D: 32,22 cM.
Tương tự đối với gen B,b và D,d.
86  88  20  18 212
- Tần số hoán vị gen giữa B và D :   39,22%
165  88  20  18  163  86 540
 Gen B cách gen D 39,22 cM.
Suy ra chọn C.
Câu 44: Đáp án A.
Ta có 2n = 10  n = 5
Các NST trong NST tương đồng có nguồn gốc và cấu trúc khác nhau.
Số loại tinh trùng tối đa được hình thành là 2n 2 = 27 = 128
Số tinh trùng mang NST trao đổi chéo là 32 : 2 + 40 : 2 = 36 %
Câu 45: Đáp án A.
Xét riêng tỉ lệ phân li từng kiểu hình ta có 9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng
 Màu sắc do hai gen không alen tương tác với nhau
Xét tính trạng vị quả có 3 ngọt : 1 chua
Ta có tỉ lệ phân li (9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng)( 3 ngọt : 1 chua) khác với tỉ lệ phân li của đề bài nên ta có  gen
vị
420 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
quả liên kết với gen quy định màu sắc hoa
 Dd liên kết với cặp Aa hoặc Dd liên kết với Bb
Đời con không xuất hiện kiểu hình lặn trắng chua  không tạo ra giao tử abd ở cả hai giới  kiểu gen của
Ad Bd
F1 có thể là Bb hoặc Aa và không có hoán vị gen.
aD bD
Câu 46: Đáp án D.
P: A-B- x aaB  F1: 4 loại KH, trong đó A-bb = 18%
 P : (Aa, Bb) x (aa, Bb)  (2) đúng
 F1 gồm 7 loại KG  (1) đúng
 KH aabb = 25 – 18 = 7%
Mà cây aB/ab cho giao tử ab = 50%
 Cây (Aa,Bb) cho giao tử ab = 14%
 Tần số hoán vị gen f = 28%  (4) đúng
2 gen nằm cùng trên 1 cặp NST thường, có hoán vị gen
 Tạo ra tối đa trong quần thể 10 loại KG  (3) đúng.
Câu 47: Đáp án D.
P: A-B-dd tự thụ, F1: 9 : 7
Do dd x dd → dd → Chỉ xét tính trạng màu hoa thì tỷ lệ kiểu hình F1 vẫn là 9:7
→ P: AaBbdd
1:1:1:1 = (1:1)(1:1) = (1D- : 1dd)(1 đỏ : 1 trắng)
 P: AaBbdd x (aaBBDd hoặc AabbDd)
Câu 48: Đáp án A.
Xét quần thể ban đầu:
Đặt tỉ lệ Dd là x và dd là y
Ta có: F1 tỉ lệ dd là y + x/4 và Dd là x/2
F2 tỉ lệ dd là y + x/4 + x/8 = y + 3x/8
Vậy ta có hệ sau : y + x/4 = 0,375
y + 3x/8 = 0,4125
Giải ra ta được : x= 0,3 và y = 0,3.
Câu 49: Đáp án C.
Những phát biểu đúng: (2), (4), (5).
Cây có màu xanh có kiểu gen A-bb, cây có mà đỏ có kiểu gen A-B, cây có trắng có kiểu gen aabb và aaBB
aa ức chế sự biểu hiện màu của gen  B tính trạng màu sắc hoa di truyền theo kiểu tương tác át chế
P: AAbb x aaBB  F1: AaBb
F1 x F1: AaBb x AaBb  9 A-B- : 3 A- bb : 4 aa –  2 đúng
Cây xanh F2 có kiểu gen 1/ 3 AAbb : 2/3 Aa bb  tao ra giao tử với tỉ lệ 1/3 ab : 2/3 Ab
Cho F2 tự thụ phấn thu được (1/3 ab : 2/3 Ab) (1/3 ab : 2/3 Ab) = 4/ 9 AAbb: 4/9 Aabb : 1/9 aabb  5,
4 đúng
Câu 50: Đáp án C.
Ta có: A- Cao ; a thấp. B- Tròn ; b dài
Cây dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen( Aa, Bb) ; cây thân thấp quả tròn (aa,B-)  tạo ra 4 loại kiểu hình phân li
với tỉ lệ phân li khác nhau  hoán vị gen.
Đời con cho kiểu hình thân thấp, quả dài  cây thân thấp quả tròn có kiểu gen aB/ab
Ta có tỉ lệ cây thân thấp quả dài = 0.06 = 0.12 ab x 0.5 ab
 ab = 0.12  Hoán vị gen với tần số 24 %

LOVEBOOK.VN | 421
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

ĐỪNG NÊN VỘI KẾT ÁN NGƯỜI KHÁC


Vừa nhận được điện thoại, nam bác sĩ vội vã tới bệnh viện. Ông khoác vội trang phục phẫu thuật và tiến
ngay tới phòng mổ. Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng. Vừa nhìn
thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay: “Tại sao giờ này ông mới đến?
Ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao? Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy?”
Bác sĩ điềm tĩnh trả lời: “Thật xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện. Thế
nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây… Và lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu
thuật”.
Người cha giận dữ: “Tịnh tâm à?! Giả như con của ông đang nằm trong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm
được không? Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì?”
Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời: “Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh: "Thân trần truồng sinh
từ bụi đất, tôi sẽ trở về bụi đất thân trần truồng. Chúa đã sinh ra, Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng Chúa". Những
bác sĩ không có khả năng giữ lại mạng sống. Ông hãy đi và cầu nguyện cho con trai ông. Chúng ta sẽ nỗ lực
hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa.
“Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng”. Người cha phàn
nàn.
Cửa phòng phẫu thuật đóng lại. Vị bác sĩ miệt mài vài giờ liền trong phòng mổ. Và ông rời khỏi phòng phẫu
thuật trong niềm hạnh phúc: “Cảm tạ Chúa. Con trai ông đã được cứu. Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy hỏi
cô ý tá vừa giúp tôi”. Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ tiến thẳng và rời khỏi bệnh viện.
Ngay khi nhìn thấy dáng dấp cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay:
“Loại người gì mà lại cao ngạo đến như thế kia chứ! Thậm chí ông ta không thèm dành vài giây trả lời cho
tôi biết hiện trạng con trai tôi”.
Cô y tá cúi xuống, tuôn trào nước mắt, trong xúc động, cô chậm rãi trả lời: “Con trai duy nhất của bác ấy mới
qua đời hôm qua do một tai nạn. Hôm nay bác ấy đang lo tang sự cho cậu. Thế nhưng vừa nhận được điện
báo bác ấy tới ngay để cứu con trai ông. Bây giờ thì bác ấy trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của
mình”.

422 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

21
Câu 1: Đột biến gen phổ biến nhất là đột biến thay thế cặp Nu, giải thích nào sau đây là không hợp lý cho
nhận định trên:
A. Phần lớn, đột biến thay thế cặp Nu là đột biến trung tính (ít gây hậu quả nghiêm trọng), do chỉ ảnh
hưởng đến một côđon duy nhất trên gen.
B. Trong thực tế, việc bắt gặp thể đột biến gen dạng đột biến thay thế phổ biến hơn cả ở hầu hết các
loài.
C. Cơ chế phát sinh đột biến gen thay thể cặp Nu dễ hơn cả, ngay cả khi không có tác nhân đột biến.
D. Vì dạng đột biến thay thế cặp Nu hầu như không làm thay đổi cấu trúc phân tử prôtêin.
Câu 2: Nhiệt độ nóng chảy là nhiệt độ mà tại đó 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau ra. Vậy, cấu trúc
ADN nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao hơn cả:
A. ADN có chứa nhiều G và X. B. ADN có chứa nhiều G và A.
C. ADN có chứa nhiều X và T. D. ADN có chứa nhiều A và T.
Câu 3: Hình vẽ bên mô tả một quá trình diễn ra trong tế bào:

A
B

D
Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình trên?
1. Quá trình trên diễn ra ở tế bào chất.
2. Phân tử A là ARN pôlimeraza, và chỉ có một loại duy nhất có mặt trong quá trình này.
3. Phân tử B: là mạch bổ sung của ADN, còn phân tử D là mạch gốc của ADN.
4. Phân tử C có 3 loại tất cả là: mARN, tARN, rARN.
5. Đối với phân tử C, nếu là phân tử mARN thì sau khi tổng hợp xong ngay lập tức trở thành khuôn để tổng
hợp chuỗi pôlipeptit
A. 0 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 4: Cấu trúc của một gen mã hóa điển hình là:
A. Gồm 3 vùng: Vùng khởi động, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
B. Gồm 3 vùng: Vùng mở đầu, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
C. Gồm 3 vùng: Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
D. Một đoạn của phân tử ADN có chứa trình tự mã di truyền, mang thông tin mã hóa mARN, sau đó
là chuỗi polipeptit.
Câu 5: Ở phép lai: giới đực: AaBb x giới cái AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AAAaBbbB.
Đột biến phát sinh ở:
A. Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
B. Lần giảm phân 1 của giới này và giảm phân 2 của giới kia.
C. Giảm phân 1 của cả 2 giới.
D. Giảm phân 2 của cả 2 giới.

LOVEBOOK.VN | 423
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 6: Dạng đột biến nào sau đây là đột biến sai nghĩa?
A. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi aa ở chuỗi pôlipeptit
B. Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi nhiều aa ở chuỗi pôlipeptit
C. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit không làm thay đổi aa ở chuỗi pôlipeptit
D. Đột biến gen làm xuất hiện mã kết thúc
Câu 7: Qui luật phân ly của Menden thực chất nói về:
A. Sự phân ly độc lập của các alen trong giảm phân.
B. Sự phân ly độc lập của những tính trạng.
C. Sự tổ hợp tự do của các alen khi thụ tinh.
D. sự phân ly kiểu hình theo biểu thức ( 3+1)n .
Câu 8: Ở bò gen D qui định lông đen là trội hoàn toàn so với gen d qui định lông vàng. Một con bò đực lông
đen giao phối với con bò cái thứ nhất thì thu được một con bê lông đen thứ nhất. Cũng con bò đực lông đen
ấy cho giao phối với con bò cái thứ 2 thì thu được một con bê lông đen thứ 2, giao phối với con bò cái thứ 3
thì thu được con bê lông vàng. Theo kết quả này người ta có một số nhận định sau:
1. Có 4 con bò và bê chắc chắn biết được kiểu gen.
2. Bò cái thứ 2 chắc chắn mang alen lặn, bò cái thứ 3 chắc chắn mang alen trội.
3. Trong kiểu gen của 7 con bò và bê trên có tổng cộng 4 alen trội và 6 alen lặn trở lên.
4. Lai phân tích bò cái thứ 2 kết quả cho bê con thứ 4 có lông đen thì con bò này chắc chắn có kiểu gen đồng
hợp trội.
Số nhận định sai là:
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 9: Khi nói về hiện tượng tương tác gen, phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Tương tác gen chỉ xảy ra ở giữa các gen không alen với nhau.
B. Tương tác gen không làm xuất hiện kiểu hình mới ở đời con so với bố mẹ.
C. Tương tác gen thực chất là do sản phẩm của gen tương tác với nhau.
D. Tương tác gen là hiện tượng các gen trực tiếp tác động với nhau tạp ra kiểu hình mới.
Câu 10: Ở một loài thực vật, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng.Cho 5 cây
hoa đỏ (P) tự thụ phấn, ti ỉệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 là:
a. 3 đỏ : 1 vàng b. 5đỏ : 3 vàng c. 9 đỏ : 1 vàng d. 4 đỏ : 1 vàng
e. 19 đỏ : 1 vàng . f. 100% đỏ g. 17 đỏ : 3 vàng h. 5 đỏ : 1 vàng
Tổ hợp đáp án đúng gồm
A. c ,d, e, f, g, h. B. a,c,d,e, f,g. C. a, b, c ,d, e, f. D. b c ,d, e, f, h.
Câu 11: Châu chấu cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX(2n = 24), chầu chấu đực có cặp nhiễm sắc thể giới
tính XO (2n =23). Khi châu chấu đực giảm phân có khả năng cho bao nhiêu loại giao tử trong trường hợp
không xảy ra đột biên và trao đổi chéo, các cặp NST tương đồng đều mang cặp gen dị hợp?
A. 211 + 1 B. 212. C.211. D. 212 + 1.
Câu 12: Ở người, mắt nâu là trội so với mắt xanh, da đen trội so với da trắng, hai cặp tính trạng này do hai
cặp gen năm trên 2 cặp NST thường quy định. Một cặp vợ chông có mắt nâu và da đen sinh đứa con đầu
lòng có mắt xanh vả da trắng. Xác suất để họ sinh đứa con thứ hai là gái và có kiểu hình giống mẹ là:
A. 6,25%. B.56.25%. C. 28,125%. D. 18,75%.
Câu 13: Cho cấu trúc của một quần thể A như sau: P: 9/19 AA : 10/19aa =1. Cho biết nhận định nào sai
trong các nhận định sau:
A. Quần thể trên là quần thể nội phối.
B. Quần thể trên là quần thể kém thích nghi.
C. Quần thể trên là quần thể ngẫu phối.
D. Quần thể trên có biểu hiện kiểu hình có hại nhiều hơn.
Câu 14: Cho các thông tin sau:
1. Trong tế bào chất của một số loài vi khuẩn không có plasmit.
2. Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
3. Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều
biểu hiện ngay ở kiểu hình.
424 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
4. Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Có mấy thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể nhannh hơn so
với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật lưỡng bội là.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 15: Nuôi cấy tế bào thực vật trong ống nghiệm tạo mô sẹo là hình thức:
A. Nuôi cấy tế bào rễ, thân, lá… trong ống nghiệm có sử dụng các hoocmon sinh trưởng thành mô sẹo
từ đó phát triển thành cây trưởng thành.
B. Nuôi cấy tế bào rễ, lá, thân trong ống nghiệm có sử dụng tác nhân gây đột biến tạo thành mô sẹo.
C. Nuôi cấy tế bào rễ, thân, lá… trong ống nghiệm có sử dụng các hoocmon sinh trưởng và các tác nhân
đột biến tạo thành mô sẹo từ đó phát triển thành cây trưởng thành.
D. Nuôi cấy tế bào rễ, thân, lá… trong ống nghiệm có sử dụng các hoocmon sinh trưởng tạo thành mô
sẹo từ đó gây đột biến nhân tạo phát triển thành cây trưởng thành.
Câu 16: Cơ chế tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là gây:
A. Kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua mô sống.
B. Kích thích các nguyên tử khi xuyên qua mô sống.
C. Kích thích nhưng không ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua mô sống.
D. Ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua mô sống.
Câu 17: Khi nói về phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh, phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Người sinh đôi, sinh 3, sinh 4 cùng trứng thì bao giờ cũng cùng giới tính và có cùng kiểu gen, ít nhất
là đối với các gen trong nhân.
B. Mục đích của phương pháp nghiên cứu trẻ sinh đôi nhằm phát hiện ảnh hưởng của môi trường
đối với các gen đồng nhất.
C. Dù là trẻ sinh đôi cùng trứng hay khác trứng đều phải có cùng nhóm máu.
D. Nghiên cứu trẻ sinh đôi cho thấy các yếu tố như đặc điểm tâm lý, tuổi thọ chịu khá nhiều ảnh
hưởng của môi trường.
Câu 18: Cho những nhận định sau về thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu nhận định không đúng:
1. Sự ra đời của thuyết tiến hóa tổng hợp dựa trên nền tảng thành công của nhiều thành tựu khoa học kĩ
thuật trên các lĩnh vực khác nhau.
2. Theo thuyết tiến hóa hiện đại đơn vị tiến hóa cơ sở là cá thể.
3. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa qui định chiều hướng tiến hóa và nhịp điệu tiến hóa.
4. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa nhỏ là qui định chiều hướng tiến hóa trên loài.
5. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa lớn là phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác
nhau trong quần thể.
6. Đóng góp của tiến hóa trung tính là giải thích sự đa dạng cân bằng trong quần thể ( cấp độ dưới cá thể -
phân tử).
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19: Người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh phêninkêto
A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.
B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.
D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein.
Câu 20: Sự tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể giúp cho quần thể đạt trạng thái cân bằng. Chuỗi lý
luận nào dưới đây là đúng khi số lượng cá thể tăng quá cao.
A. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều nhưng không có cạnh
tranh vì sống bày đàn → sinh sản giảm, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
B. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh
sản giảm, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
C. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh
sản tăng, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể tăng.
D. Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thừa, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh
sản giảm, tử vong giảm, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
LOVEBOOK.VN | 425
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 21: Những điểm khác nhau giữa người và vượn người về mặt giải phẫu học, về nguồn thức ăn, chứng
tỏ vượn người ngày nay:
A. Không phải là tổ tiên của người.
B. Cùng tổ tiên với người.
C. Cùng một nhánh nhưng có lối sống khác nhau.
D. Cùng một nhánh nhưng do đột biến nên có những điểm sai khác nhau.
Câu 22: Các sự kiện nổi bật hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên lần lượt theo thứ tự:
1. Sự hình thành lớp màng nhân phân biệt coaxecva với môi trường.
2. Sự tạo thành các coaxecva.
3. Sự xuất hiện của cơ chế sao chép.
4. Sự xuất hiện các enzim đóng vai trò xúc tác.
A. 1 – 2 – 3 – 4. B. 2 – 1 – 3 – 4. C. 2 – 1 – 4 – 3. D. 3 – 1 – 2 – 4.
Câu 23: Nhóm sinh vật nào sau đây có thân nhiệt không biến đổi theo nhiệt độ của môi trường:
A. Lưỡng cư. B. Cá xương. C. Thú. D. Bò sát.
Câu 24: Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ như Hemoglobin trong tế bào hồng
cầu có thể tồn tại hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài
giờ hoặc thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn là gì?
(1)Chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần
(2)Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các protein khác
(3)Chúng cho phép tế bào kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của gen ở mức sau phiên mã một cách
chính xác và hiệu quả hơn
(4)Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư
(5)Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các axit nucleic khác
(6)Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp ADN
Số nhận định đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25: Giun, sán sống trong ruột lợn thể hiện mối quan hệ nào?
A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Kí sinh – vật chủ. D. Cộng sinh.
Câu 26: Hiện tượng “ số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định không tăng quá cao
hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã”
được gọi là:
A. Khống chế sinh học. B. Điều hòa sinh học.
C. Ức chế sinh học. D. Điều chỉnh sinh học
Câu 27: Cho hình vẽ dưới đây mô tả các đảo đại dương xuất hiện gần như cùng một thời điểm, kí hiệu là 1,
2, 3, 4, 5. Cho các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng:

1. Số lượng loài trên đảo hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng loài di cư từ trong lục địa ra.
2. Nếu như thời gian tiến hóa của các loài sinh vật trên đảo là như nhau, thành phần và số lượng loài ở đảo
1 là đa dạng nhất.
3. Nếu như thời gian tiến hóa của các loài sinh vật trên đảo là như nhau,theo lý thuyết rất có thể thành phần
và số lượng loài ở đảo 3 và 4 là như nhau.
4. Đảo 5 là đảo có thành phần và số lượng loài kém đa dạng nhất.
5. Nếu như có sự di cư của một số loài vượt biển từ lục địa thì đảo 1 là điểm dừng chân lý tưởng nhất.

426 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
6. Vì một lý do sinh thái nào đó khiến nguồn sống của một loài chim X ở đảo 2 bị đa dọa, thì loài chim X sẽ
chỉ tiến hành di cư sang đảo 3, 4 chứ không bao giờ quay về đảo 1.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 28: Điểm khác biệt về 2 loài trong quan hệ kí sinh và quan hệ vật ăn thịt – con mồi là:
A. Trong quan hệ kí sinh, sự sống của loài kí sinh phụ thuộc vào loài vật chủ.
B. Trong quan hệ vật ăn thịt – con mồi, số lượng vật ăn thịt luôn lớn hơn con mồi.
C. Trong quan hệ kí sinh, số lượng loài kí sinh luôn ít hơn vật chủ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 29: Những hiện tượng ô nhiễm môi trường mang nguy cơ báo động toàn cầu là;
A. Mưa axit
B. Thủng tầng ozon.
C. Tăng nồng độ CO2 trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 30: Quần thể bãi cỏ băng ở bãi bồi thường chịu ảnh hưởng của lũ. Quần thể cỏ băng sống ở phía trong
bờ sông ít chịu ảnh hưởng của lũ hơn. Các cá thể trong quần thể trong 2 quần thể này không có khả năng
giao phối với nhau. Cho các nhận định sau, nhận định nào sau đây không chính xác:
A. 2 quần thể này thuộc 2 nòi sinh thái khác nhau của cùng một loài.
B. Nguồn gốc ban đầu của 2 quần thể này là xuất phát từ 1 loài.
C. Các cá thể trong 2 quần thể có sự sai khác nhau về đặc điểm sinh thái, chênh lệch về chu kì sinh
trưởng, sinh sản.
D. Ví dụ trên là một ví dụ về hình thành loài bằng con đường sinh thái.
Câu 31: Cho 2 loài:
- Loài 1: Cá cơm phân bố ở vùng biển ôn đới Châu Âu.
- Loài 2: Cá miệng đục sống ở trong các rặng san hô vùng biển nhiệt đới.
Và các nhận định sau, nhận định nào đúng:
A. Loài 1 hẹp nhiệt hơn loài 2.
B. Loài 1 bằng nhiệt với loài 2.
C. Loài 1 rộng nhiệt hơn loài 2.
D. Không thể xác định loài nào rộng nhiệt hơn cả vì không đủ thông tin.
Câu 32: Một số dẫn tộc miền núi sau khi đột rừng làm nương rẫy trồng cây lương thực thì chỉ canh tác được
một vài năm rồi lại phải chuyển đi nơi khác do đất không còn dưỡng chất. Một bạn học sinh đã đề ra giải
pháp giúp bà con nông dân có thể trồng cây lương thực lâu dài mà không phải chuyển đi nơi khác. Bằng
hiểu biết của mình, em hãy cho biết giải pháp nào mà bạn học sinh trên đưa ra là không hợp lý:
A. Bón thêm các loại phân để bổ sung dưỡng chất cho đất.
B. Trồng các loại cây luân canh, xen canh.
C. Đảm bảo nguồn nước hợp lý để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
D. Chỉ nên trồng 2-3 loại cây nhất định phù hợp với sinh thái rừng thôi.
Câu 33: Một gen có chiều dài 5100 A0 , có G + X = 30% số Nu của gen. Mạch 1 của gen có 10% A và 25% G
so với mạch đơn đó. Gen trên tiến hành phiên mã môi trường cung cấp 1125riboNu loại X. Phân tử mARN
có 5 riboxom cùng giải mã một lần và trượt cách đều nhau một khoảng 85A0 . Biết mỗi axit amin giải mã hết
0,3s. Hãy chọn câu trả lời không đúng trong các phát biểu sau:
A. Khối lượng của gen là 9000 đvC.
B. Gen trên đã tiến hành phiên mã 2 lần.
C. Vận tốc dịch mã là 28,33 giây.
D. Thời gian để hoàn tất quá trình dịch mã là 3 phút 12 giây.
Câu 34: Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 720 NST đơn, các tế bào này đều nguyên phân liên tiếp
một số đợt bằng nhau. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bẳng số lượng NST trong bộ đơn bội của loài. Các
tế bào tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh trùng bình thường. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10% khi
giao phối với các cá thể cái đã tạo ra các hợp tử với tổng số NST đơn là 4608 lúc chưa nhân đôi. Hiệu suất
thụ tinh của trứng là 50%. Số NST trong hợp tử là:
A. 2n= 4 B. 2n=8 C. 2n=16 D. 2n = 10
LOVEBOOK.VN | 427
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
𝐴𝐷
Câu 35: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen 𝑎𝑑
đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với
tần số 21%. Theo lí thuyết, khi 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra
hoán vị gen là
A. 210. B. 790. C. 420. D. 580.
Câu 36: Hoa của cây mõm chó có thể có màu đỏ, hồng hoặc trắng. Người ta thực hiện các phép lai khác nhau
và thu được kết quả như sau:
STT Phép lai Đời con
1 Đỏ 1 x hồng 60 đỏ : 22 hồng : 0 trắng.
2 Đỏ 1 x trắng 60 đỏ : 58 hồng : 0 trắng.
3 Đỏ 2 x hồng 80 đỏ: 40 hồng: 39 trắng.
4 Đỏ 3 x hồng 80 đỏ: 0 hồng : 0 trắng.
5 Đỏ 3 x trắng 100 đỏ: 0 hồng : 0 trắng.

Cho các kết quả sau về kiểu gen của bố, mẹ trong mỗi phép lai. Hãy cho biết kiểu gen của phép lai nào không
chính xác:
A. Phép lai 1: CACB x CBCC. B. Phép lai 2: CACB x CCCC.
C. Phép lai 5: CACA x CCCC. D. Phép lai 3: CACA x CBCC.
Câu 37: Ở sinh vật nhâ n thưc̣ , xét gen B có 120 chu kỳ xoắn . Biết trong gen có A =2/3G. Trên mạch 1 của
gen có A = 120 nucleotit, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleo tit của mac̣ h. Gen B bi ̣ đột biến thành
gen b. Khi gen b tự sao 2 lần liê n tiếp cần mô i trường n ội bào cung cấp 7194 nucleotit tư ̣ do. Trong các
gen con thu đươc̣ có 12472 liên kết hiđrô. Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Tổng số nuclê ô tit của gen B là 2400 nuclêôtit.
B. Đâ y là đột biến mất 1 cặp A – T.
C. Ở gen B, mạch 1 có A1 = 120; T1 = 360; G1 = 240; X1 = 480.
D. Đâ y là đột biến mất 1 cặp G – X.
Câu 38: Đối với những loài thủy sinh, những quần thể khác nhau trong cùng một loài sống ở những môi
trường có hàm lượng oxi khác nhau sẽ có tổng diện tích các lá mang thay đổi thích ứng để đảm bảo hô hấp.
Giả sử trong một loài có 4 quần thể: A, B, C, D với tổng diện tích lá mang lần lượt là: 2350, 1800, 2700, 1300
đơn vị, phân bố trong 4 trường khác nhau( không theo thứ tự) là: suối đầu nguồn, hạ lưu sông, suối nước
ẩm, hồ. Cho các đáp án sau, mỗi đáp án đã xác định quần thể sống tương ứng với môi trường phù hợp rồi.
Tuy nhiên có 1 đáp án xác định không đúng là:
A. Quần thể D sống ở suối đầu nguồn. B. Quần thể A sống ở hạ lưu sông.
C. Quần thể C sống ở suối nước ấm. D. Quần thể B sống ở hạ lưu sông.
Câu 39: Cho 3 gen mỗi gen đều có 3 alen và các gen đều nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa được tạo
nên từ 3 gen không thể là:
A. 216 B. 270 C. 321 D. 378
Câu 40: Bệnh alkan niệu là một bệnh di truyền hiếm gặp. Gen gây bệnh (alk) là gen lặn nằm trên nhiễm sắc
thể số 9. Gen alk liên kết với gen I mã hoá cho hệ nhóm máu ABO. Khoảng cách giữa gen alk và gen I là 11
đơn vị bản đồ. Dưới đây là một sơ đồ phả hệ của một gia đình bệnh nhân Nếu cá thể 3 và 4 sinh thêm đứa
con thứ 5 thì xác suất để đứa con này bị bệnh alkan niệu là bao nhiêu ? Biết rằng bác sỹ xét nghiệm thai đứa
con thứ 5 có nhóm máu B.

A. 5,5%. B. 2,75%. C. 11% D. 50%

428 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 41: P thuần chủng khác nhau về 3 tính trạng , F1 thu được đồng tính cây cao, hoa đỏ, quả ngọt. Cho F1
lai phân tích thế hệ sau thu được 8 kiểu hình trong đó cây mang toàn tính trạng lặn chiếm 12,5%. Biết rằng
1 gen quy định 1 tính trạng , trội lặn hoàn toàn và không có hiện tượng hoán vị gen 50%. Cho F1 tự thụ phấn
thu được F2. CHọn 2 cây cao, hoa đỏ, quả ngọt cho tạp giao với nhau. Khả năng F3 xuất hiện cây thân thấp,
hoa vàng, quả dài là:
A. 1/256 B. 1/4096 C. 1/81 D. 1/729
Câu 42: Ở một loài động vật khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông nâu,
thu được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được: 119 con đực lông nâu, 62 con cái
lông nâu, 41 con đực lông đỏ, 19 con cái lông đỏ, 59 con cái lông xám, 20 con cái lông trắng, không có con
đực lông xám và lông trắng. Kiểu gen của P( biết rằng ở loài động vật này, cặp NST giới tính của con đực là
XY, con cái là XX, tính trạng nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến mới
xảy ra):
A. aaXBXb x AAXBYB B. AaXbXb x AaXBYB C. aaXbXb x AAXBYB D. AaXBXb : AaXbXB
Câu 43: Ở một loài động vật, gen A qui định tính trạng đuôi dài bình thường là trội hoàn toàn so với a qui
định tính trạng đuôi xẻ. Người ta tiến hành các phép lai và thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: Cho con cái thuần chủng đuôi xẻ lai với con đực thuần chủng đuôi bình thường, F1 thu được
100% con có đuôi bình thường. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được những con cái có kiểu hình đuôi xẻ
và đuôi bình thường, nhưng con đực chỉ có đuôi bình thường.
- Phép lai 2: Lấy con đực ở F1 của phép lai 1 cho lai với con cái đuôi xẻ thu được kiểu hình đuôi xẻ chỉ có ở
con cái, còn kiểu hình đuôi bình thường chỉ có ở con đực. Con cái ở phép lai 2 có kiểu gen:
A. XaYA B. XAXA. C. XAXa. D. XaXa.
Câu 44: Một người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả năng tiết ra chất này do gen
lặn m gây nên. Giả sử tần số alen m trong quần thể người là 0,6. Có 4 cặp vợ chồng đều bình thường( Không
tiết ra chất trên) chuẩn bị sinh con. Xác suất để cả 4 cặp vợ chồng trên mỗi người đều có kiểu gen dị hợp là
? Nếu cả 4 cặp vợ chồng chắc chắn có kiểu gen dị hợp, đều tiến hành sinh con thì xác suất để trong 4 đứa
con sinh ra( mỗi một cặp vợ chồng sinh 1 con) có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là?
A. 0,484 và 42,1875% B. 0,488 và 84,75%
C. 0,75 và 42, 1875%
4 D. 0,758 và 84,75%.
Câu 45: Trong một quần thể người có tới 84% dân số có khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học
phenylocarbamide. Khả năng nhận biết mùi vị của chất này là do alen trội A nằm trên NST thường qui định.
Giả sử trong số nhiều cặp vợ chồng mà cả vợ và chồng đều là dị hợp tử và đều có 4 người con, thì tỉ lệ phần
trăm số cặp vợ chồng như vậy có đúng 3 người có khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học
phenyltiocarbamide và một người không có khả năng này là:
A. 42,1875% B. 40% C. 57,1% D. 57,8125%
Câu 46: Trên một đồng cỏ có các loài động vật sau sinh sống: côn trùng ăn lá, chim ăn hạt, thỏ, linh miêu.
Đàn linh miêu mỗi năm gia tăng một khối lượng sinh khối là: 360kg, bằng 30% lượng thức ăn mà chúng
đồng hóa được từ thịt thỏ. Trừ phần sinh khối đã bị linh miêu ăn thịt, thỏ vẫn còn lại 75% tổng sản lượng
của mình để duy trì sự ổn định của quần thể. Cho biết sản lượng cỏ dùng làm thức ăn đạt năng suất 10
tấn/ha/năm; côn trùng sử dụng 20% còn lại dành cho thỏ. Hệ số chuyển đổi thức ăn trung bình qua các bậc
dinh dưỡng là 10%. Linh miêu cần một vùng săn mồi có diện tích bao nhiêu để sinh sống ( đơn vị m2)
A. 6.106 m2 B. 6.105 m2 C. 6.104 m2 D. 6.103 m2
.Câu 47: Ở một loài, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen nằm trên

NST thường. Một quần thể có 2000 con trong đó có 40 con đực và 360 con cái thân đen, số còn lại đều thân
xám. Cho biết tỉ lệ đực cái là 1 : 1 và cân bằng alen ở 2 giới tính. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng, người
ta cho các cá thể thân xám giao phối ngẫu nhiên với nhau, hãy tính xác suất xuất hiện cá thể thân đen trong
quần thể ?
A. 4/49. B. 16/49. C. 1/4. D. 4/7.
Câu 48: Cho A mắt đỏ, a mắt trắng; B cánh dài; b cánh ngắn. Cho P mắt đỏ cánh dài tạp giao với nhau, F1 thu
được:
- Con đực 75% đỏ, dài: 25% đỏ, ngắn
- Con cái 37,5% đỏ ,dài ; 12,5% đỏ, ngắn ; 12,5% trắng, ngắn
LOVEBOOK.VN | 429
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Khẳng định nào sau đây là không đúng
A. 2 tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau
B. Loài này con đực là giới đồng giao, con cái là giới dị giao
C. 2 gen qui định tính trạng này đều nằm trên X
D. Gen qui định màu mắt nằm trên X không có alen trên Y; gen qui định kích thước cánh nằm trên
NST thường
Câu 49: Gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định thân đen; gen H quy định cánh dài
trội hoàn toàn so với gen h quy định cánh ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.
Ruồi giấm cái dị hợp hai cặp gen phát sinh tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ: 40%Bh: 40%bH: 10%BH: 10%bh.
Kết luận nào sau đây đúng nhất?
A. Hai cặp gen phân li độc lập nên kiểu gen dị hợp 2 cặp tạo ra 4 loại giao tử như trên
Bh
B. Kiểu gen của cá thể này là , hoán vị gen với tần số 20%.
bH
BH
C. Kiểu gen của cá thể này là hoán vị gen với tần số 20%
bh
BH
D. Kiểu gen của cá thể này là hoán vị gen với tần số 60% .
bh
Câu 50: NST B bị mất một đoạn tương ứng với 1 đoạn ADNgồm 2 mạch đơn bằng nhau tạo thành NST b.
Đoạn bị mất mã hóa cho một protein gồm 600 a.a. Đoạn NST còn lại chứa A= 20% và đoạn bị mất chứa 30%
A trong tổng số đơn phân của mỗi đoạn. Khi cặp NST Bb tự nhân đôi 1 đợt thì môi trường nội bào cung cấp
38 200 Nu. Nếu AND trong cặp NST Bb nhân đôi liên tiếp 3 lần thì sẽ lấy từ môi trường nội bào số Nu loại A
là:
A. 77 000 Nu. B. 77 700Nu. C. 56 000Nu. D. 28 000Nu.

430 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
ĐÁP ÁN
1D 2A 3C 4C 5B 6A 7A 8B 9C 10B
11B 12C 13C 14B 15A 16A 17C 18C 19B 20B
21A 22C 23C 24A 25C 26D 27A 28A 29D 30A
31C 32D 33B 34B 35D 36D 37D 38B 39C 40B
41D 42C 43D 44D 45A 46B 47A 48C 49B 50C

LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN


Câu 1: Đáp án D.
Trong 3 loại đột biến gen thì đột biến thay thế cặp Nu là dạng đột biến phổ biến nhất vì 3 lý do chính sau
đây:
1. Cơ chế phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp Nu là dễ hơn cả, đột biến có thể tự phát mà không cần
tới tác nhân đột biến do một số Nu trong tế bào tồn tại ở dạng hiếm( dạng mà có số liên kết hiđrô dễ dàng
bị thay đổi.
2. Phần lớn, đột biến thay thế cặp Nu là đột biến trung tính (ít gây hậu quả nghiêm trọng), do chỉ ảnh hưởng
đến một côđon duy nhất trên gen.
3. Thực tế, việc bắt gặp thể đột biến gen dạng đột biến thay thế phổ biến hơn cả ở hầu hết các loài.
D Sai do dạng đột biến thay thế cặp Nu dẫn tới thay đổi bộ ba  làm thay đổi trình tự axit amin dẫn đến
thay đổi cấu trúc của prôtêin.
Câu 2: Đáp án A.
Nhiệt độ nóng chảy là nhiệt độ mà tại đó 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau ra, như vậy ADN có nhiệt
độ nóng chảy càng cao thì cấu trúc ADN càng bền vững, mà càng nhiều liên kết hiđrô thì liên kết giữa 2 mạch
càng bền vững. Do đó, ADN chứa càng nhiều bazơ nitơ dạng G và X(số lượng liên kết hiđrô nhiều) thì nhiệt
độ nóng chảy càng cao và ngược lại.
Câu 3: Đáp án C.
1. Sai, hình vẽ trên mô tả quá trình phiên mã. Quá trình này diễn ra ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân
sơ. Cụ thể:
- Sinh vật nhân sơ: xảy ra ở trong tế bào chất do ở sinh vật nhân sơ chưa có cấu trúc nhân.
- Sinh vật nhân thực: xảy ra ở ngay trong nhân tế bào.
2. Sai, phân tử A là ARN pôlimeraza, ban đầu đảm nhận nhiệm vụ bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn
lộ ra mạch mã gốc. Sau đó enzim ARN pôlimeraza trượt dọc mạch mã gốc của gen:
- Đối với sinh vật nhân sơ: Chỉ có một loại ARN pôlimeraza duy nhất cho cả 3 loại ARN ( m-, t- r-)
- Đối với sinh vật nhân thực: Có 3 loại ARN tương ứng với 3 loại ARN ( m-, t- r-). Cụ thể:
- ARN pôlimeraza I: tổng hợp rARN.
- ARN pôlimeraza II: tổng hợp mARN.
- ARN pôlimeraza III: tổng hợp tARN.
3. Đúng, phân tử B là mạch bổ sung có chiều 5’ – 3’, phân tử D là mạch mã gốc có chiều 3’ – 5’ làm khuôn
tổng hợp ARN.
4. Đúng, phân tử C là ARN và có 3 loại tất cả là: mARN, tARN, rARN.
5. Sai, đối với phân tử C, nếu là phân tử mARN thì xảy ra 2 khả năng:
- Nếu ở sinh vật nhân sơ: thì ngay sau khi mARN được tổng hợp xong sẽ trực tiếp sử dụng làm khuôn để
tổng hợp pôlipeptit do ở sinh vật nhân sơ gen có vùng mã hóa liên tục.
- Nếu ở sinh vật nhân thực: thì ngay sau khi mARN tổng hợp xong, mARN sẽ bị các enzim cắt tiến hành cắt
bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon, do gen ở sinh vật nhân sơ là gen có vùng mã hóa không liên tục nên
phải tiến hành cắt các đoạn không mã hóa axit amin( intron). Sau đó mARN mới ra tế bào chất để tổng hợp
chuỗi pôlipeptit.
Câu 4: Đáp án C.
Cấu trúc của một gen điển hình gồm 3 phần: Vùng điều hòa ( hay vùng điều khiển), vùng mã hóa, vùng kết
thúc.

LOVEBOOK.VN | 431
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

- Vùng điều hòa: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
- Vùng mã hóa: Mang thông tin mã hóa cho các axit amin.
- Vùng kết thúc: Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Câu 5: Đáp án B.
Bố mẹ lưỡng bội cho đời con tứ bội chứng tỏ đã có đột biến phát sinh ở những lần nguyên phân đầu tiên
của hợp tử, hoặc ở giảm phân của cả 2 giới.
Do cơ thể 4n có kiểu gen: AAAaBbbb nên đột biến phát sinh ở giảm phân 1 của giới này và giảm phân 2 ở
giới còn lại. Cụ thể:
- Giới đực: Đột biến ở giảm phân 1 cho 2 giao tử: AaaaBBbb và O. Giảm phân 2 bình thường cho 2 giao tử:
AaBb và O.
- Giới cái: Giảm phân 1 bình thường cho 4 loại giao tử kép: AABB, AAbb, aaBB, aabB. Giảm phân 2 đột biến
cho các giao tử: AABB, AAbb, aaBB, aabB.
 Thụ tinh: Giao tử: AaBb x giao tử Aabb  hợp tử: AAAaBbbB.
Câu 6: Đáp án A.
Đột biến sai nghĩa là đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi nhiều aa ở chuỗi pôlipeptit.
Câu 7: Đáp án A.
Qui luật phân ly của Menden thực chất nói về: sự phân ly độc lập của các alen trong giảm phân.
Câu 8: Đáp án B.
- Bò đực x bò cái 3 cho con lông vàng (dd) nên bò đực có kiểu gen Dd, bò cái 3 có kiểu gen Dd hoặc dd.
- Bò đực ( Dd) x bò cái 1 và bò cái 2 đều cho con lông đen ( D-) vậy bò cái 1 và bò cái 2 có thể có kiểu gen
DD hoặc Dd hoặc dd.
1. Sai, chỉ có bò đực lông đen và con bê lông vàng biết chính xác được kiểu gen.
2. Sai, bò cái thứ 2 có kiểu gen D-, bò cái thứ 3 có kiểu gen –d.
3. Sai, bò đực có kiểu gen Dd, 2 con bò cái 1 và 2 chưa biết kiểu gen, bò cái thứ 3 có kiểu gen –d, 2 con bê 1
và 2 có kiểu gen D-, con bê thứ 3 có kiểu gen dd, vậy tổng cộng có 3 alen trội, 4 alen lặn trở lên.
4. Sai, khi lai phân tích bò cái 2 chưa biết kiểu gen, sinh ra con lông đen D- thì không thể kết luận con bò cái
này có kiểu gen đồng hợp trội DD.
Câu 9: Đáp án C.
Tương tác gen thực chất là do sản phẩm của gen tương tác với nhau.
Câu 10: Đáp án B.
Nếu P: 100%AA → F1: 100%AA (đỏ). Chọn f.
Nếu P: 100%Aa → F1: 3A- (đỏ) : 1aa (vàng). Chọn a.
Nếu P: 1AA : 4Aa → F1: 1AA : 4( 1/4AA :1/2Aa :1/4aa) = 4A- (đỏ) : 1aa (vàng). Chọn d.
Nếu P: 2AA : 3Aa → F1: 2AA : 3(1/4AA :1/2Aa :1/4aa) = 17A- (đỏ) : 3aa (vàng). Chọn g.
Nếu P: 3AA : 2Aa→ 3AA : 2 (1/4AA :1/2Aa :1/4aa) = 18 đỏ : 2 vàng. Chọn c.
Nếu P: 4 AA : 1 Aa →4AA : (1/4AA :1/2Aa :1/4aa) = 19 đỏ : 1 vàng. Chọn e.
Câu 11: Đáp án B.
Châu chấu đực: XO → 2 loại giao tử
Các cặp NST tương đồng đều dị hợp, suy ra mỗi cặp cho 2 loại giao tử
→ Các NST thường → 211 loại giao tử
→ Số loại giao tử: 212.
Câu 12: Đáp án C.
P: A-B- x A-B- → aabb
432 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Suy ra P: AaBb x AaBb → F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabB.
Xác suất sinh đứa con gái A-B- là:9/16 x 1/2= 28,125%.
Câu 13: Đáp án C.
A đúng, thế hệ P đã cho có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội xấp xỉ kiểu gen đồng hợp tử lặn, không có tỉ lệ kiểu
gen dị hợp do quần thể đã xảy ra nội phối qua nhiều thế hệ.
B đúng, quần thể trên là kém thích nghi, do quần thể nội phối nên các cá thể con sinh ra là hoàn toàn giống
nhau. Giả sử điều kiện sống có thay đổi thì sẽ bị chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải. Chọn lọc kém hiệu quả, quần
thể không có tính đa hình nên tiềm năng thích nghi kém.
D. Quần thể có biểu hiện kiểu hình có hại nhiều hơn do tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn nhiều hơn tỉ lệ kiểu gen
đồng hợp trội( mà gen lặn thường là gen có hại).
Câu 14: Đáp án B.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đỏi tần số alen trong quần thể nhanh hơn so
với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật lưỡng bội là:
- Vi khuẩn có thời gian thế hệ ngắn, sinh sản rất nhanh.
- Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử AND mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều
biểu hiện ngay ở kiểu hình.
Câu 15: Đáp án A.
Nuôi cấy tế bào thực vật trong ống nghiệm tạo mô sẹo là hình thức nuôi cấy tế bào chưa chuyên biệt hóa (
chồi, mầm) tạo ra mô trong môi trường chuẩn và sau đó dùng hoocmon thích hợp như auxin, gliberelin,
xitokinin… Từ mô sẹo này cho phát triển thành cây.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp nhân giống nhanh, tiết kiệm, quần thể tạo ra đồng nhất về kiểu gen.
Câu 16: Đáp án A.
- Tia phóng xạ khi chiều xuyên qua mô sống có tác dụng vừa ion hóa, vừa kích thích các nguyên tử.
- Tia tử ngoại chỉ gây kích thích nhưng không gây ion hóa.
Câu 17: Đáp án C.
- Đồng sinh cùng trứng là trường hợp 1 trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng, nhưng qua những lần phân
bào đầu tiên của hợp tử tách thành 2 hay nhiều tế bào riêng rẽ, mỗi tế bào phát triển thành 1 cơ thể. Người
sinh đôi, sinh 3, sinh 4 cùng trứng thì bao giờ cũng cùng giới tính và có cùng kiểu gen, ít nhất là đối với các
gen trong nhân  A đúng.
- Đồng sinh khác trứng là trường hợp 2 hay nhiều trứng được thụ tinh bởi nhiều tinh trùng khác nhau vào
cùng một thời điểm. Do đó có thể cùng
- Mục đích: phương pháp nghiên cứu trẻ sinh đôi nhằm phát hiện ảnh hưởng của môi trường đối với các
gen đồng nhất  B đúng.
- Nội dung: So sánh những điểm giốn nhau và khác nhau, từ đó xác định tính trạng nào do gen qui định, tính
trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường  D đúng.
- Kết quả: - Trẻ cùng trứng có cùng nhóm máu, chiều cao ít biến đổi hơn so với trọng lượng cơ thể, màu tóc,
dạng mắt giống nhau, dễ mắc cùng một loại bệnh do gen qui định. Tuy nhiên các đặc điểm tâm lý, tuổi thọ
chịu khá nhiều ảnh hưởng của môi trường.
Câu 18: Đáp án C.
Những phát biểu đúng gồm: (1), (6).

Thuyết tiến hóa tổng hợp ( 1930 – 1950)


1. Sự ra đời Tổng hợp nhiều thành tựa lý thuyết trong nhiều lĩnh vực phân loại, cổ sinh vật học, di
truyền, sinh thái học,…
2. Nội dung Quần thể là đơn vị tiến hóa. Tiến hóa là quá trình thay đổi tần số alen và thành phân kiểu
gen.
3. Các nhân tố tiến - Quá trình đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hóa.
hóa - Quá trình chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa.
- Các cơ chế cách ly thúc đẩy phân hóa quần thể gốc.

LOVEBOOK.VN | 433
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
4. Cơ chế tiến hóa. Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới áp lực của chọn lọc tư nhiên được các cơ
chế cách ly thúc đẩy, dẫn tới hình thành một hệ gen, cách ly di truyền với hệ gen của quần
thể gốc.
5. Phân biệt Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn
5.1 Nội dung Là quá trình biến đổi thành phân kiểu Là quá trình hình thành những nhóm phân loại
gen trong quần thể bởi các nhân tố tiến trên loài ( chi, họ, bộ, lớp, ngành.)
hóa kết quả tạo loài mới.
5.2 Qui mô Phân bố hẹp, thời gian ngắn, có thể Phân bố rộng, thời gian dài, chỉ nghiên cứu gián
nghiên cứu bằng thực nghiệm. tiếp thông qua các bằng chứng
5.3 Vai trò của Phân hóa khả năng sinh sản của những Qui định chiều hướng tiến hóa trên loài.
chọn lọc tự nhiên kiểu gen khác nhau trong quần thể, qui
định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi
thành phần kiểu gen của quần thể, định
hướng quá trình tiến hóa.

Câu 19: Đáp án B.


Người ta sử dụng kĩ thuật sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích AND. Vì bệnh Pheninketo niệu
gây ra do 1 gen lặn trên NST thường, cần phải phân tích ở mức độ AND mới có thể phát hiện sớm được bệnh
Câu 20: Đáp án B.
Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh sản giảm,
tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
Câu 21: Đáp án A.
Những điểm khác nhau giữa người và vượn người về mặt giải phẫu học, về nguồn thức ăn, chứng tỏ vượn
người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người mà chúng đều có chung một nguồn gốc nhưng phát
triển theo 2 nhánh khác nhau.
Câu 22: Đáp án C.
Sự hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên
Câu 23: Đáp án C.
Thú là động vật đẳng nhiệt ( tức nhiệt độ cơ thể không bị biến đổi theo nhiệt độ môi trường)
Câu 24: Đáp án A.
Các protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút bị phân giải thành các
axit amin lại được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp các loại aa khác ( 2 đúng )
Câu 25: Đáp án C.
Đây là mối quan hệ kí sinh – vật chủ: giun, sún sống bám vào vật chủ( ruột lợn) để lấy chất dinh dưỡng và
làm suy yếu vật chủ.
Câu 26: Đáp án D.
Câu 27: Đáp án A.
1. Sai, số lượng loài trên đảo phụ thuộc vào 3 yếu tố: (1) số lượng loài hình thành trên đảo, (2) số lượng loài
tử vong, (3) số lượng loài di cư từ trong lục địa ra.
2. Đúng, số lượng loài ở đảo 1 là lớn nhất do đảo này gần lục địa nhất nên có cơ hội tiếp nhận một số lượng
loài đa dạng từ đất liền tới. Bên cạnh đó đảo lại có diện tích lớn nhất nên có nguồn sống phong phú nhất,
hình thành nhiều ổ sinh thái, vì vậy sẽ có ít loài bị tuyệt chủng, và có số lượng loài đa dạng hơn các đảo nhỏ
khác
3. Đúng, 2 đảo này có diện tích bằng nhau lại cùng cách đất liền một khoảng như nhau nên rất có thể có số
lượng loài như nhau.
4. Đúng, đảo 5 xa đất liên nhất lại có diện tích nhỏ nhất nên có thành phần loài kém đa dạng nhất.
5. Đúng, do đảo 1 có vị trí gần đất liền nhất, lại có diện tích lớn nhất.
6. Sai, chim X có thể di cư sang cả 3 đảo : 1, 3 và 4.
Câu 28: Đáp án A.
B. Sai, số lượng vật ăn thịt luôn ít hơn so với con mồi.
C. Sai, số lượn loài kí sinh luôn nhiều hơn vật chủ.
Câu 29: Đáp án D.
434 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Câu 30: Đáp án A.
Các cá thể trong 2 quần thể trên không giao phối với nhau chứng tỏ chúng đã phân hóa thành loài mới, và
đây là một ví dụ điển hình về hình thành loài bằng con đường sinh thái. Nguồn gốc ban đầu của 2 quần thể
này là xuất phát từ 1 loài nhưng sau đó được chọn lọc theo hướng thích nghi với các điều kiện sinh thái
khác nhau dẫn đến sự hình thành loài sinh thái. Tiếp theo là sự khác nhau về đặc điểm sinh thái, chênh lệch
về chu kì sinh trưởng, sinh sản và phát triển dẫn đến sự cách ly sinh sản, cách ly di truyền( cụ thể: quần thể
ở bãi bồi thường bắt đầu chu kì sinh sản vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 là thời điểm kết thúc mùa lũ
hàng năm và ra hoa kết hạt trước hạt trước khi lũ về. Trong khi đó quần thể ở phía trong bờ sông lại kết hạt
đúng vào mùa lũ). Chính sự sai khác về chu kì sinh sản dẫn đến hình thành 2 loài mới.
Câu 31: Đáp án C.
Loài 1( loài cá cơm ở vùng biển ôn đới) rộng nhiệt hơn loài 2( loài cá miệng đục ở vùng biển nhiệt đới). Do
ở vùng ôn đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn, trong khi nhiệt độ nước ở vùng nhiệt đới khá ổn định.
Câu 32: Đáp án D.
Nhận thấy ngay việc đốt rừng làm nương rẫy là một kiểu diễn thế thứ sinh, do trước đó đã từng có các khác
sinh sống. Nếu như chỉ trồng 2 – 3 loại cây nhất định thì sau khi các cây này hấp thụ cạn các dưỡng chất có
trong đất, đất bị xói mòn thì môi trường đã không còn phù hợp với các cây này nữa nên năng suất giảm
mạnh.
Vì vậy để có thể canh tác lâu hơn cần phải bón thêm các loại phân để bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất.
Bên cạnh đó cần trồng các loại cây luân canh, xen canh, tưới tiêu hợp lý để các cây trồng có thể khai thác và
bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất một cách hiệu quả.
Câu 33: Đáp án B.
L
Áp dụng công thức N  x 2 tính được N = 3000 Nu.
3.4
 M = N x 300 = 3000 x 300 = 900 000 đvC  A đúng.
- G + X = 30% x 3000 = 900Nu  G = X = 450 Nu.
- A + G = 3000 : 2 = 1500 Nu  A = T = 1500 – 450= 1050 Nu.
- Ta có: A = A1 + T1, G = G1 + X1.
Với A1 = 10% x 1500 = 150 Nu  T1 = 1050 – 150 = 900 Nu.
Với G1 = 25% x 1500 = 375Nu  X1 = 450 – 375= 75Nu.
Gen tiến hành phiên mã, môi trường nội bào cung cấp 1125 riboNu loại X chứng tỏ mạch thứ 2 là mạch gốc
( do X2 = G1 = 375)  gen phiên mã: 1125: 375= 3 lần  B sai.
Thời gian giãi mã xong một phân tử protein (3000: 5)x0,3 = 180s.
Vận tốc dịch mã là: 5100:180=28,33s.
Khoảng cách thời gian giữa 2 riboxom kế nhau là: 85 : 28,33 = 3 giây.
Khoảng cách thời gian giữa riboxom thứ 1 đến riboxom 5 là: ( 5-1)x3 = 12s.
Vậy tổng thời gian để hoàn tất quá trình dịch mã là: 180 + 12 = 192s( 3 phút 12 giây)
Câu 34: Đáp án B.
Gọi a là số tế bào sinh dục sơ khai.
Ta có: a x 2n = 720 (1).
Số tinh trùng tạo ra là: 4 x a x 2n . Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10%  số tinh trùng thụ tinh là: 10%
x 4 x a x 2n  số hợp tử tạo ra là: 0,4 x a x 2n.
 Số NST có trong hợp tử là: 0,4 x a x 2n x 2n = 4608 (2)
Từ (1) và (2) suy ra 2n = 8.
Câu 35: Đáp án D.
100% tế bào xảy ra trao đổi chéo thì f = 50%
Từ f = 21% xác định được tỷ lệ tế bào xảy ra trao đổi chéo: 42%
Suy ra số tế bào không xảy ra trao đổi chéo: 1000 x (100% - 42%) = 580
Câu 36: Đáp án D.
Xét phép lai 1 và 3. Các cá thể có kiểu hình giống nhau nhưng cho F khác nhau, chứng tỏ đây là trường hợp
di truyền đa gen.

LOVEBOOK.VN | 435
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Phép lai 4, 5 cho thấy đỏ là trội hơn hồng và trắng,c á thể đỏ 3 phải là đồng hợp.
Giả sử có 3 alen CA , CB , CC . Khi đó kiểu gen đỏ 1: CACB , đỏ 2: CACC , đỏ 3: CACA
Dựa vào tỉ lệ phân ly ở phép lai 1, 3 và 4 cho thấy màu hồng cũng phải dị hợp tử, màu trắng là đồng hợp tử.
Khi đó CCCC màu trắng, CBCC : màu hồng.
Tỉ lệ phân ly ở phép lai 1 là 2:1 cho thấy có kiểu gen gây chết là CBCB.
Như vậy tổng kết lại có thể thấy các phép lai sau:
Phép lai 1: CACB x CBCC. Phép lai 2: CACB x CCCC.
Phép lai 3: CACC x CBCC. Phép lai 4: CACA x CBCC.
Phép lai 5: CACA x CCCC.
Câu 37: Đáp án D.
Gen B có : N = 120 x 20 = 2400  A đúng
A = T = 480, G = X = 720  có 3120 liên kết H.
Mạch 1 có : A1 = 120 = T2
Mạch 2 có : X2 = 2400 = G1
 mạch 1 : A1 =120 , T1 = T – T2 = 360 , G1 = 240 , X1 = X – X 2 = 480  C đúng
Gen b : 1gen b có 12472 : 22 = 3118 liên kết H  đột biến mất 1 căp̣ nu
 mất 1 cặp A – T : H = (480 – 1) . 2 + 720 . 3 = 3118  B đúng
Câu 38: Đáp án B.
Trong điều kiện hàm lượng oxi hòa tan trong nước thấp, để thích nghi, các loài động vật thủy sinh sẽ có xu
hướng tăng diện tích lá mang để lấy được nhiều oxi hơn.
- Quần thể D ( có tổng diện tích lá mang thấp nhất- 1300) sẽ phân bố ở suối đầu nguồn vì đây là nơi nước
chảy xiết, hàm lượng oxi thường cao, có khi đạt mức bão hòa.
- Quần thể A( có tổng diện tích là mang là 2350) phân bố ở hồ vì đây là nơi nước đứng có hàm lượng oxi
thấp hơn so với nơi nước chảy.
- Quần thể C( có tổng diện tích lá mang cao nhất 2700) phân bố ở suối nước ấm vì đây là nơi khả năng hòa
tan oxi kém, hàm lượng oxi ít nhất.
- Quần thể B( có tổng diện tích lá mang 1800) phân bố ở hạ lưu sông vì đây là nơi nước chảy chậm, hàm
lượng oxi cao hơn ở nước đứng.
Câu 39: Đáp án C.
- Nếu 3 gen PLDL,mỗi gen có 3x(3+1)/2=6 KG  3 gen có 63=216 KG
- Nếu 3 gen trong đó có 2 gen liên kết cùng nằm trên 1 NST,PLDL với gen còn lại 2 gen liên kết có tích số
alen là 3x3=9  số KG là 9x(9+1)/2=45
Gen còn lại có 6 kiểu gen  3 gen có tất cả 45x6=270 KG
- Nếu 3 gen cùng nằm trên 1 NSTt  ích số alen là 3x3x3=27  số KG tối đa là 27x(27+1)/2=378
Câu 40: Đáp án B.
Xét tính trạng nhóm máu Người 3 có kiểu gen IBIO
Người 4 có kiểu gen IAIO
Xét tính trạng bị bệnh alkan : D bình thường >> d bị bệnh
Do cặp vợ chồng 3-4 có con bị bệnh  người 3 phải có gen gây bệnh  Người 3 có KG là Dd
Xét cả 2 tính trạng :
Người 3 có KG là BD/Od ( do nhận giao tử Od từ bố)
 Cho giao tử BD = Od = 0,445% và Bd = OD = 0,055%
Người 4 có KG là Ad/Od
 Cho giao tử Ad = Od = 0,5
Họ sinh người con thứ 5, có nhóm máu B, chắc chắn nhận giao tử Od từ bố và nhận 1 trong 2 giao tử BD
hoặc Bd từ mẹ
 Xác suất để đứa con bị bệnh là 0,055 x 0,5 = 0,0275 = 2,75%
Câu 41: Đáp án D.
Quy ước A cao; a thấp ; B đỏ,b vàng ; D ngọt, d : chua

436 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
F1 dị hợp 3 cặp,Fb thu được 8 kiểu hình trong đó cây mang toàn tính trạng lặn chiếm 12,5%.  3 cặp gen
trên 3 NST phân li độc lập  F1 AaBbDd
F2 cây cao, hoa đỏ, quả ngọt tạp giao,F3 xuất hiện cây thân thấp, hoa vàng, quả chua khi cây cao,đỏ,ngọt F2
có kiểu gen dị hợp 3 cặp,xác suất xuất hiện cây cao,đỏ,ngọt dị hợp trong tổng số cao,đỏ,ngọt ở F2 là 2/3 x
2/3 x 2/3 =8/27
Xác suất chọn 2 cây cao, hoa đỏ, quả ngọt F2 cho tạp giao để F3 xuất hiện cây thân thấp, hoa vàng, quả chua
là 8/27 x 8/27 x ¼ x ¼ x1/4 =1/729
Câu 42: Đáp án C.
F2 phân tính: Nâu : đỏ : xám : trắng xấp xỉ 9:3:3:1.
Có 16 tổ hợp  tương tác bổ trợ (1).
- Kiểu hình ở F2 không phân bố đều ở 2 giới  di truyền liên kết với giới tính (2)
Từ (1) và (2) suy tính trạng màu sắc lông được chi phối đồng thời bởi 2 qui luật là qui luật tương tác và qui
luật liên với giới tính.
Qui ước A-B- : lông nâu, A-bb: lông đỏ, aaB- : lông xám; aabb: trắng.
Nếu như tính trạng màu sắc lông được qui định bởi 2 cặp gen, 1 cặp nằm trên NST thường, một cặp nằm
trên NST giới tính đoạn không tương đồng trên X và ngược lại thì không cho kết quả phân ly ở F1 như bài
ra. Nên cặp gen này phải nằm trên đoạn tương đồng của X và Y.
Suy ra kiểu gen của P là: aaXbXb x AAXBYB. F1: AaXBXb : AaXbXB.
Câu 43: Đáp án D.
- Sự phân bố kiểu hình không đồng đều ở 2 giới  tính trạng di truyền liên kết với giới tính (1).
- Đuôi bình thường chỉ có ở con đực  Gen A liên kết trên NST Y (2)
Từ (1) và (2) suy ra gen qui định tính trạng hình dạng đuôi nằm trên NST tương đồng X và Y.
- Sơ đồ phép lai (1) XaXa x XAXA  F1: XAXa x XaXA.
- Sơ đồ phép lai (2) XaYA x XaXa
Câu 44: Đáp án D.
Gọi q – tần số alen m, p – tần số alen M.
 q = 0,6  p = 0,4
2 pq
Tần số người có kiểu gen Mm trong số những người bình thường là: 2  0, 75
p  2 pq
Xác suất để cả 4 cặp vợ chồng mỗi người đều có kiểu gen dị hợp là: 0,758.
Nếu cả 4 cặp vợ chồng đều chắc chắn có kiểu gen Mm thì xác suất trong 4 đứa sinh ra có đúng 2 đứa bị bệnh
là:
2 2
4! 3 1
x(4  2)! x      0,84375
2! 4 4
Câu 45: Đáp án A.
Cả 2 vợ chồng đều là dị hợp tử mà sinh ra 4 người con, thì tỉ lệ phần trăm gia đình sinh ra 3 đứa có khả năng
n!
nhận biết mùi và 1 đứa còn lại không nhận biết được mùi được tính theo công thức: k ! xp c q k
c!
Trong đó: n- số con trong gia đình, c – số con có khả năng nhận biết mùi, k – số con không có khả năng nhận
biết mùi, p – xác suất sinh con có khả năng nhận biết mùi, q – xác suất sinh con không có khả năng nhận biết
mùi.
Áp dụng công thức, thay số với n = 4, c= 3, k=1, p = 3/4, q = 1/4. Được đáp án = 42, 1875%
Câu 46. Đáp án B.
Câu này đọc đề xong choáng các em nhỉ???  Đề khá dài, đòi hỏi các em phải có kĩ năng đọc để nhanh và
nắm bắt những thông tin chính chứ về bản chất thì không khó nắm đâu 
Khối lượng thức ăn mà đàn linh miêu đồng hóa được mỗi năm: ( 360:30)x100 = 1 200kg.
Khối lượng thịt thỏ làm thức ăn cho linh miêu mỗi năm: ( 1 200 :10)x100=12 000kg.
Khối lượng này chiếm ( 100 -75 = 25%) tổng sản lượng của đàn thỏ.
 tổng sản lượng của đàn thỏ là: (12000 :25)x100= 48 000kg.
Tổng sản lượng cỏ là: (48 000 :10)x100 = 480 000kg.
LOVEBOOK.VN | 437
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
Do 20% sản lượng cỏ cung cấp cho môi trường nên sản lượng cỏ cần có để cung cấp mỗi năm là:
( 480 000 : 80) x100 = 600 000kg.
Với năng suất cỏ 10 tấn/ha/năm cần một diện tích cỏ( tức diện tích săn mồi của đàn linh miêu) là:
600 000 : 10 000 = 60ha = 6.105 m2
Câu 47: Đáp án A.
Con đực có 40 thân đen  Con đực có tần số kiểu gen aa = 0.04  a = 0.2 và A = 0.8
Con cái có 360 thân đen  Con cái có tần số kiểu gen aa = 0.36  a = 0.6 và A = 0.4
Khi quần thể ở trạng thái cân bằng thì tần số alen là:
A = (0.4 + 0.8 ): 2 = 0.6 và a = (0.6 + 0.2): 2 = 0.4
Thành phần kiểu gen trong quần thể là ở trạng thái cân bằng là : ( 0.36AA :0.48 Aa: 0.16aa)
Xét các cá thể thân xám có 3/7AA và 4/7 Aa
Để các cá thể lông xám giao phối với nhau cho đời con có kiểu hình thân đen thì ta bố mẹ cùng mang kiểu
gen Aa
Ta có 4/7 Aa x 4/7 Aa x 1/4 = 4/49
Câu 48: Đáp án C.
Con đực 100% đỏ,con cái trắng = đỏ = 50%  gen quy định màu mắt A : đỏ,a trắng nằm trên NST X ở cả
hai giới,dài : ngắn = 3:1 Gen quy định kích thước cánh B : dài,b : ngắn,nằm trên NST thường 2 tính trạng
này di truyền độc lập với nhau
Con cái có KG XY,con đực có KG XX P : XAXaBb x XAYbb.
Câu 49: Đáp án B.
Ruồi giấm cái dị hợp hai cặp gen phát sinh tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ: 40%Bh: 40%bH: 10%BH: 10%bh
Suy ra 2 gen này nằm trên 1 NST
Suy ra giao tử Bh, bH là giao tử mang gen liên kết,
Giao tử BH, bh là giao tử mang gen hoán vị, tân số hoán vị f = 20%
Vậy kiểu gen là : Bh/bH tần số hoán vị là f = 20%
Câu 50: Đáp án C.
NB là số nu trên gen B, Nb số Nu trên b.
Ta có: ( 21 – 1) NB + ( 21 – 1) Nb = 38 200 (1).
NB – Nb = 3x600x2 = 3600(2)
Từ (1) và (2) suy ra NB = 20 900, Nb = 17 300.
Suy ra chiều dài của gen B là: 35 530 A0, gen b là 29 410A0.
Số lượng A trên – gen b là: 20% x 17 300 = 2460Nu, gen B là ( 30%x 3600) + 2460 = 4540Nu.
Vậy số lượng Nu loại A môi trường cung cấp cho cặp gen B, b nhân đôi 3 lần là:
( 23 -1)( 3460 + 4540) = 56 000 Nu.

438 | LOVEBOOK.VN
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission

ĐỪNG ĐỂ Ý ÁNH MẮT NGƯỜI KHÁC


Vào một buổi sáng, lúc xe bus đến trạm dừng, có một cậu bé trên người rất bẩn, đeo một chiếc túi trên lưng
đi theo một người đàn ông bước lên xe, xe bus vào buổi sáng thường đông chật cứng người. Nhìn bộ dạng
có vẻ như họ là công nhân xây dựng, vừa lúc có một người xuống xe, cậu bé liền ngồi vào chỗ đó còn người
đàn ông thì đứng ở bên cạnh.
Không lâu sau, có một phụ nữ mang thai bước lên xe, cậu bé đứng dậy nhường chỗ và nói: “Cô ơi, cô ngồi
xuống đi ạ!”
Người phụ nữ mang thai nhìn liếc qua cậu bé bẩn thỉu mà không nói lời nào, cậu bé nhẹ nhàng đặt chiếc túi
xuống đất, rồi từ trong túi lấy ra một chiếc khăn tay và lau qua lau lại chỗ mình đã ngồi, sau đó mỉm cười
nói: “Cô ơi, con lau sạch sẽ rồi, không còn bẩn nữa đâu”. Người phụ nữ nhìn cậu bé chằm chằm rồi đỏ mặt
ngồi xuống.
Cậu bé vừa cầm cái túi lên thì đột nhiên chiếc xe phanh gấp, thân hình gầy gò của cậu suýt bổ nhào về phía
trước nhưng tay vẫn ôm chặt chiếc túi ở trước ngực.
Một người phụ nữ lớn tuổi ngồi bên cạnh âu yếm nói: “Con thật là một cậu bé ngoan!”
Cậu bé cười một cách ngây thơ rồi nói: “Bà ơi, con không phải là đứa trẻ ngoan lắm đâu, mẹ con luôn mắng
con vì lúc nào cũng để ý đến người ta nói gì, nghĩ gì về mình. Nhưng hiện giờ thì con đã dũng cảm như
Forrest Gump rồi!”. Người phụ nữ mang thai ngồi trên ghế cúi mặt xuống.
Người phụ nữ lớn tuổi kinh ngạc hỏi: “Con cũng biết Forrest Gump sao?”
“Vâng ạ, mẹ thường đọc cho con nghe”.
“Đọc “Forrest Gump” con học được những gì?”, người phụ nữ hỏi.
Cậu bé nói rằng: “Điều con học được là, đừng quan tâm đến ánh mắt của người khác, hãy sống thật tốt và đi
theo con đường riêng của mình, vì mỗi người là duy nhất, là riêng biệt, họ giống như đủ loại sôcôla vậy…”
“Mẹ con làm gì?”
“Mẹ con trước đây là giáo viên ở trong làng”.
“Thế còn bây giờ thì sao?”
Cậu bé đỏ hoe đôi mắt nói: “Mẹ con đang ở trong cái túi này!”
Người phụ nữ lặng người, ai ai trên xe bus cũng vậy. Rồi người đàn ông đứng bên cạnh lên tiếng kể hoàn
cảnh của cậu bé:
“Tôi là chú của thằng bé này, bố của nó mấy năm trước vì bị bệnh mà chết, mẹ nó một mình nuôi con, chị ấy
là một giáo viên ở trong làng tôi, rất được mọi người tôn trọng. Vì muốn con có cuộc sống tốt hơn nên đã
tranh thủ dịp nghỉ hè đưa thằng bé lên thành phố làm thuê cho công trường xây dựng dự tính đến ngày khai
giảng thì sẽ trở về, không ngờ cuối cùng một ngày đang đi làm, thì bị sắt rơi trúng vào người ….trong chiếc
túi mà thằng bé mang là tro cốt của mẹ nó…”
Người phụ nữ lớn tuổi nước mắt trào ra: “Con có còn đọc sách không?”
Cậu bé nói: “Con mỗi ngày đều đến hiệu sách bên cạnh công trường để đọc sách”.
Rất nhiều người trên xe đều nói trong nhà mình còn nhiều sách và muốn tặng lại cho cậu bé, cậu bé nở nụ
cười…

LOVEBOOK.VN | 439
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 3 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission
“Đừng để ý đến ánh mắt của người khác, hãy đi con đường riêng của mình”, đây cũng là kỹ năng mà các
chuyên gia giáo dục trẻ thơ hy vọng các bậc cha mẹ dạy cho con của mình.
Cậu bé này làm được như vậy đơn giản là cậu rất cần cù cùng với khả năng nhìn xa trông rộng của người
mẹ. Bất luận tương lai nghèo khó đến thế nào thì ít nhất cậu cũng dũng cảm làm chính mình. Hơn nữa vì
ước mơ nho nhỏ trong lòng mà ở vào hoàn cảnh như vậy cậu vẫn cố gắng đọc sách, không ít đứa trẻ đã vì
nghèo mà tự ti.
Điều người mẹ vĩ đại này làm được là đã khiến cậu bé không vì nghèo mà cảm thấy kém cỏi, cậu dùng tâm
thái lạc quan và rộng lượng để bao dung sự kỳ thị của người khác, hết thảy điều này là có quan hệ với cách
giáo dục “đừng để ý ánh mắt của người khác” mà mẹ đã dạy cậu.
Sưu tầm

Cuối cùng, toàn thể anh chị em đại gia đình Lovebook muốn gửi riêng tới các em học sinh:

Nhất định các em sẽ làm được

Đừng bao giờ nản chí các em nhé!

440 | LOVEBOOK.VN

You might also like