You are on page 1of 15

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------

BÀI TIỂU LUẬN

Bộ môn : Nghệ thuật lãnh đạo

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH


LÃNH ĐẠO CỦA TRƯƠNG GIA BÌNH

Giảng viên hướng dẫn: Ths.Võ Điền Chương

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc 17078621


Nguyễn Thúy Linh 17088801
Phan Thị Diễm Mi 17083831
Hoàng Thị Hồng Nhung 17056111
Nguyễn Hoàng Ngân 17088721
Mục Lục
I. Giới thiệu chung. ..........................................................................................3
1.1 Thế nào là phong cách lãnh đạo? ..........................................................3
1.2.Trương Gia Bình là ai? ..........................................................................3
1.2.1 Con người và tính cách. ..................................................................3
1.2.2 Trình độ học vấn:............................................................................4
II. Phong cách lãnh đạo của Trương Gia Bình ................................................4
2.1 Bối cảnh tác động. .................................................................................4
2.2 Trương Gia Bình là một người theo phong cách dân chủ. ....................5
III. Mức độ thành công ....................................................................................8
3.1 Những thành tích đã đạt được trong những năm qua. ...........................8
3.2 Quá trình làm việc .................................................................................9
IV. Lý do thành công / thất bại của Trương Gia Bình.....................................9
4.1.2 Có ba phẩm chất cần thiết không thể thiếu của Trương Gia Bình đó
là đam mê, sáng tạo và chu đáo: ..........................................................................10
4.2 Lý do thất bại .......................................................................................12
4.2.1 Quá cầu toàn: ................................................................................12
4.2.2 Quá “vội vàng”: ............................................................................12
4.2.3 Không thông thạo tiếng Nhật: ..........................................................12
V. Phương hướng giải quyết ..........................................................................13
5.1 Bài học kinh nghiệm ............................................................................13
5.2 Giải pháp .........................................................................................13
VI. Kết luận ...................................................................................................15
I. Giới thiệu chung.
1.1 Thế nào là phong cách lãnh đạo?
 Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh
đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho
nhân viên.
 Phong cách lãnh đạo có thể hiểu đơn giản là cách thức làm việc của nhà lãnh
đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo hợp
lý để vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên, vừa phát huy
được sức mạnh cá nhân và tập thể trong hoạt động đội nhóm hay sản xuất
kinh doanh.
 Từ năm 1939, các nghiên cứu đầu tiên về phong cách lãnh đạo đã được tiến
hành bởi Kurt Lewin và cộng sự (Lewin, Lippit, White, 1939). Từ các
nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chỉ ra 3 phong cách lãnh đạo chủ chốt:
 Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh ( độc đoán).
 Phong cách lãnh đạo dân chủ.
 Phong cách lãnh đạo tự do.

1.2.Trương Gia Bình là ai?


Trương Gia Bình sinh ngày 19 tháng 5 năm 1956 tại Nghệ Tĩnh, quê quán
Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng. Trương Gia Bình cùng nhiều nhà
khoa học và kỹ sư khác trong đó có tiến sỹ Nguyễn Thành Nam là người đã sáng
lập nên tập đoàn FPT vào ngày 13/9/1988. Hiện là Chủ tịch HĐQT của FPT- công
ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh
chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin.

1.2.1 Con người và tính cách.


 Là một người thông minh và tham vọng từ khi còn rất trẻ.
 Tính cách mạnh mẽ, quyết đoán nhưng cũng rất dân chủ, công bằng,
nghiêm khắc trong công việc.
 Mặc dù trải qua những năm tháng gian khó nhưng lại vô cùng lãng
mạn, lạc quan và yêu đời.
 Là người có nghị lực và quyết tâm lớn lao, vô cùng táo bạo.
 Ông Bình thuộc tuýp người càng khó khăn tiềm năng trong ông càng
trỗi dậy.
 Ông còn là một người đam mê, nhiệt huyết nhưng cũng rất thực tế -
Sống tình và gần gũi, cở mở với mọi người. Ông luôn trân trọng và đề
cao công sức nỗ lực và sáng tạo của mọi thành viên trong đại gia đình
FPT.

1.2.2 Trình độ học vấn:


 Thời phổ thông, ông là học sinh chuyên toán Chu Văn An, Hà Nội.
 Cử nhân Toán, Đại học Tổng hợp Lomonosov, CHLB Nga năm 1979.
 Tiến sỹ Toán Lý, Đại học Tổng hợp Lomonosov, CHLB Nga năm
1982.
 Được phong hàm Phó giáo sư năm 1991 tại Việt Nam.

II. Phong cách lãnh đạo của Trương Gia Bình


2.1 Bối cảnh tác động.
Ông thuộc thế hệ thanh niên Việt Nam sinh ra trong khối lửa chiến
tranh.Cái đói, cái rét, đạn bom, chết chóc… đối với ông hoàn toàn không
phải là chuyện nghe ai đó kể lại. Chính những năm chiến tranh ác liệt mà tên
bay đạn lạc diễn ra hàng ngày ngay trước mắt đã tôi luyện nên một Trương
Gia Bình “ không biết sợ” và sẳn sàng vượt lên mọi khó khăn thử thách sau
này, ông Bình chia sẽ. Và song cũng nhờ có chiến tranh mà con người Việt
Nam đã kết thành một khối thống nhất “vì độc lập dân tộc, vì thống nhất tổ
quốc” và mỗi thanh niên trong thế hệ ông đều có một niềm tự hào sâu sắc
được sinh ra là người Việt Nam.
Năm 1974, một năm trước khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, ông
được chính phủ Việt Nam cử đi nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công
cuộc tái kiến thiết và xây dựng đất nước sau 30 năm chiến tranh. Tại phương
Tây, hay chính xác hơn là tại Liên Xô, ông đã chứng kiến cảnh người Việt
Nam bị chửi rủa, khinh bỉ, thậm chí bị đánh đập khi họ mua hàng gửi về
nước. Hóa ra thế giới không hề biết đến niềm tự hào là người Việt Nam của
ông. Tâm hồn ông bị tổng thương nặng nề. Nhưng chính điều đó đã giúp ông
mở to mắt nhìn thẳng vào sự thật: nghèo đi liền với hèn. Sau khi tốt nghiệp
phó tiến sĩ toán lý tại môi trường đại học danh giá nhất Liên Xô (MGU), ông
cùng một số đồng đội của mình từ bỏ con đương nghiên cứu khoa học cơ
bản để chuyển sang làm kinh tế, hi vọng mang lại sự giàu có cho bản thân và
đất nước. Việc chia tay với nghiên cứu khoa học cơ bản của ông với sự kiện
Bill Gates, sự sang ngang của ông đã tác động to lớn đến toàn bộ tương lai
của ngành Công Nghệ Thông Tin Việt Nam và thế giới.
Thời học cấp ba, dù học chuyên toán nhưng cậu học sinh Trương Gia
Bình cũng rất giỏi các môn xã hội, đặc biệt là môn văn và triết học. Cậu
thường nói về triết học, trình bày các quan điểm dưới góc nhìn và ngữ triết
học. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ tới những phẩm chất lãnh đạo
của ông chủ Tập đoàn FPT sau này.
Từng là con rể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng lỗi lạc nhất
của Việt Nam trong thế kỹ 20, cũng vì lẽ đó ông Bình chịu ảnh hưởng nhiều
phong cách lãnh đạo “ lấy dân làm gốc” của vị tướng này. Ông không muốn
quyết định một cách độc đoán, quân chủ. Sẽ có những người vô trách nhiệm,
phát biểu lung tung. Nhưng ông không sợ. Ông tin vào đa số sẽ ủng hộ ông.

2.2 Trương Gia Bình là một người theo phong cách dân chủ.

Ông Trương Gia Bình từng chia sẻ, khát vọng thoát nghèo chính là
động lực dẫn dắt ông không ngừng bước tới. Ông Bình cho rằng nếu mỗi
người đều có tinh thần doanh nhân, có khát vọng thoát khỏi đói nghèo, thì
Việt Nam, chẳng bao lâu nữa sẽ đứng vào hàng ngũ các nước tiên tiến trên
thế giới.
Trương Gia Bình - một người theo phong cách dân chủ. Ông là tâm
điểm chú ý của cả nước với bộ óc tài năng cùng với tập thể những cộng sự
xuất sắc quyết tâm làm nên những thành tích chói lọi chưa từng có trong lịch
sử Việt Nam.
Cũng giống như những nhà lãnh đạo khác, ông đã xây dựng cho mình
một phong cách lãnh đạo riêng, chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để đưa ra
những tác động đến những người dưới quyền. Ông thực tâm muốn thi hành
dân chủ.
Vào cuối năm 1998, khi FPT tròn 10 tuổi thì Trương Gia Bình đã là
một người nổi tiếng không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở Mỹ. Còn ở Việt Nam quê
hương ông, nơi mà một viên tương nhỏ của FPT cũng dám mơ là thủ tướng
thì sự nổi tiếng của ông quả là không giới hạn. Ông là một người thông
minh, ông biết cơ hội của mình đã đến và là một người giàu tham vọng, ông
không có ý định để cơ hội cứ thế trôi qua.
Hiện nay, Trương Gia Bình hiện nay đang là chủ tịch hội đồng quản
trị của FPT, một tập đoàn có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, với bề
dày những đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong
nước, không những thế FPT đã và đang khẳng định tên tuổi của mình trên
thế giới. Bên cạnh đó, tập đoàn FPT đã xây dựng và tạo lập được nền văn
hóa mang bản sắc riêng của mình và trở thành một trong các doanh nghiệp
hàng đầu Việt Nam xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp. Qua gần 25
năm phát triển, nhiều truyền thống và giá trị tốt đẹp đã hình thành đưa FPT
trở thành một công ty với nhiều nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, là niềm tự
hào của mỗi thành viên trong FPT và đóng góp quan trọng vào sự thành
công của FPT hôm nay.

Mỗi bước đi, mỗi chặn đường của FPT có lẽ đề gắn hiền với hình
bóng của vị lãnh đạo tài ba Trương Gia Bình. Là một người theo phong cách
dân chủ, ông thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút cả
tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định. Vào thời điểm 1998,
ông và các cộng sự của mình đã dựng nên một Công ty tin học có tiếng tâm
lừng lẫy, bề thế hơn cả Công ty Microsoft lúc mới ra đời. Lễ kỷ niệm 10
năm và lễ đón nhận Huân chương lao động hạng hai của Cty FPT là một sự
kiện gây nhiều dư luận đến mức hàng tháng sau người dân còn bàn tán.
Thông thường sau những thành công như thế thì người ta bắt đầu
hưởng thụ. Nhưng Trương Gia Bình không phải là người thường. Ông chưa
có ý định hưởng thụ và ông đã thuyết phụ được hầu hết các cộng sự của
mình có chung ý chí đó. Quyết định của ông nhận được sự ủng hộ tối đa của
Lê Quang Tiến - là một trong số ít sáng lập viên có thực quyền trong công ty
đến ngày nay. Một văn kiện quan trọng trong định hướng cho công ty tin học
số một quốc gia đó là bản " Báo cáo 10 năm công nghệ FPT". Báo cáo dài
10 trang giấy A4, theo ông Trương Gia Bình thì ông phải viết lại tới 7 lần,
điều này chứng tỏ ông đã rất giao động khi ngồi đúc kết những kinh nghiệm
dẫn đến thành công. Ông cảm nhận được rằng, việc lặp lại kinh nghiệm của
những năm tương đối may mắn vừa qua sẽ đảm bảo cho công ty một thất
bại chắc chắn và muốn đạt được thành công trong những giai đoạn tiếp theo,
FPT cần phải thay đổi toàn diện. Vì vậy trong " Báo cáo 10 năm công nghệ
FPT" ông đã rất khôn khéo chỉ đề cập đến kinh nghiệm cốt lõi cần phải gìn
giữ bằng mọi giá: Con người FPT, trong đó nhấn mạnh đến con người hiền
tài. Phần kết của báo cáo mới thực sự quan trọng, là mở đầu cho một cái mới
mà ông muốn hướng mọi người đi theo : " Trước ngưỡng cửa của thế kỹ 21,
chúng ta đứng trước những thử thách mới và vận hội mới to lớn hơn nhiều
mà tiêu điểm chính của nó là phát triển và xuất khẩu phần mềm". Lúc đó
không có ai đặc biệt chú ý đến tuyên bố này và ông Bình cũng hiểu còn quá
nhiều việc phải làm để thay đổi tư duy cũ, để lôi kéo những con người đang
hân hoan với chiến thắng bước vào một giai đoạn chiến đấu gian khổ nhưng
nếu thành công ông sẽ trở thành người Việt Nam đầu tiên là tỷ phú đô la
Mỹ.
Những ngày đầu, ông trăn trở " Làm thế nào để chuyển hướng FPT
đang rất thành công ở lĩnh vực khác sang xuất khẩu phần mềm". " Mỗi lãnh
đạo, nhân viên điều được chia sẽ ý tưởng và chúng tôi có thể chấp nhận cả ý
tưởng khác biệt, hỗ trợ cho những ý tưởng đó được triển khai vì cái chung
của cả tập đoàn. Chúng tôi tin vào giá trị đồng đội và làm việc tập thể. Tin
thần đồng đội đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, có tính thuyết
phục với mọi người, bên cạnh khả năng quyết địng một cách quyết liệt" -
ông Bình nói.
Trương Gia Bình là một người luôn chú trọng đến yếu tố con người,
bởi lẽ ông cho rằng " con người là cốt lõi của thành công ". Chính vì vậy mà ông
luôn tạo điều kiện và cơ hội phát triển cho nhân viên mình. Chẳng hạn như ông mở
các lớp đào tạo ngoại ngữ nâng cao, các kì thi Toefl.... cho mọi nhân viên tham gia
và ông yêu cầu mọi nhân viên phần mền phải giao dịch và báo cáo bằng Tiếng
Anh. Không chỉ có vậy, ngày từ khi đồng hành cùng FPT ông đã lên kế hoạch xây
dựng văn hóa FPT để tạo nên bầu không khí làm việc vui vẻ, thoải mái cho nhân
viên, luôn đoàn kết và chia sẽ, không có bất cứ áp đặt nào, để mỗi người ở FPT ci
FPT như ngôi nhà thứ hai của mình.

III. Mức độ thành công


3.1 Những thành tích đã đạt được trong những năm qua.
Dưới sự lãnh đạo của ông, từ 13 thành viên ban đầu, FPT đã trở thành một
Tập đoàn IT và viễn thông Việt Nam, đạt 1 tỷ USD doanh thu trong năm 2008.

Ông tốt nghiệp khoa Toán – Cơ của trường Đại học Moscow, được đặt theo
tên Lomonosov của Liên Xô, nay là một phần của Liên bang Nga, trong năm 1979.

Ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại trường đại học vào năm 1982.
Ông được công nhận chức danh phó giáo sư năm 1991.

Vào ngày 13 tháng 9 1988, ông Trương Gia Bình, cùng với mười hai nhà
khoa học khác của Việt Nam thành lập FPT Công ty Công nghệ chế biến thực
phẩm, tiền thân của Tập đoàn FPT.

Trong quá trình phát triển của công ty, ông Bình là người cầ m quân, nhà
lãnh đạo tinh thầ n của nó, và ông chính là linh hồn của công ty, đó là, tập hợp các
lực lượng và luôn luôn thực hiện một định hướng chiến lược quan trọng trong từng
giai đoạn để duy trì sự phát triển nổi bật của FPT.

Dưới sự hướng dẫn của ông, FPT đã trở thành công ty viễn thông và công
nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam và đang nỗ lực để trở thành một công ty tầm
cỡ quốc tế.

Không chỉ là nhà lãnh đạo kinh doanh, ông còn quan tâm đến lợi ích của đấ t
nước và có đóng góp tích cực đến chính sách của Chính phủ trong việc phát triển
ngành công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam.
3.2 Quá trình làm việc
- 2013: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT
- 2012 – 2013: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần
FPT
- 2009 – 2012: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT
- 2002 – 2009: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần
FPT
- 2001 đến nay: Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam
(VINASA)
- 1998 – 2005: Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam
- 1988 – 2002: Tổng Giám đốc Công ty FPT
- 2017: Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân trực thuộc Hội đồng tư
vấn cải cách thủ tục hành chính.

IV. Lý do thành công / thất bại của Trương Gia Bình


4.1 Lý do thành công
4.1.1 Một Trương Gia Bình “không biết sợ” và sẵn sàng vượt lên mọi khó
khăn thử thách
- Cũng như hầu hết những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước
chiến tranh, cậu bé Trương Gia Bình thời ấy đã trải qua những năm tháng tuổi thơ
gian khó nhưng “vô cùng lãng mạn, tuyệt vời”.
Ông Bình chia sẻ lại: “Năm tôi 8 tuổi khi đang lớp hai, thì xảy ra sự kiện
Vịnh Bắc Bộ (8/1964) khiến tôi và gia đình phải sơ tán về vùng nông thôn. Trong
tâm trí của một cậu bé khi đó, thay đổi môi trường sống là một cái gì đó khá mới
mẻ và gian khổ là điều rất bình thường. Gian khổ giúp “đẻ” ra những điều mới lạ.
Ví dụ như mất cả tháng trời đục đá, mài nhẵn để làm nên một hòn bi hoặc muốn
biết bơi phải tự học bơi…
Chính những năm chiến tranh ác liệt mà tên bay đạn lạc diễn ra hàng ngày,
ngay trước mắt đã tôi luyện nên một Trương Gia Bình “không biết sợ” và sẵn sàng
vượt lên mọi khó khăn thử thách sau này.
Thời học cấp ba, dù học chuyên toán nhưng Trương Gia Bình cũng rất giỏi
các môn xã hội, đặc biệt là môn văn và triết học. Cậu thường nói về triết học, trình
bày các quan điểm dưới góc nhìn và ngôn ngữ triết học. Chính điều này đã ảnh
hưởng không nhỏ tới những phẩm chất lãnh đạo của ông chủ Tập đoàn FPT sau
này.
4.1.2 Có ba phẩm chất cần thiết không thể thiếu của Trương Gia Bình đó là
đam mê, sáng tạo và chu đáo:
_ Từ khi còn là sinh viên năm thứ hai đại học, ông đã bắt đầu viết bài báo
đầu tiên để công bố ở một hội thảo liên bang. Nhờ bài báo đó, ông đã học được bài
học quý giá nhất trong đời mình đó là khả năng trình bày và thuyết phục.
_“Thầy giáo tôi đã rất kiên trì để dạy tôi thuyết trình trước hô ̣i thảo bằng
tiếng Nga. Ông đã sửa cho tôi từng hành động, từng nội dung, từng chữ một. Suố t
cả ba tuần, tôi chỉ tâ ̣p trình bày một báo cáo dài 15 phút. Sau khi ho ̣c được các kỹ
năng thuyết trình của thầy, tôi thấy mình thật may mắn bởi nó đã trở thành một
công cụ bậc nhất trong kinh doanh, đặc biêt là bán hàng”, ông Bình chia sẻ.
_Ông nói rằng: Cuộc đời may mắn đã cho ông gặp được những người thầy
giỏi nhất thế giới và những điều học được đã ảnh hưởng nhiều đến công việc kinh
doanh của ông từ khi lập nghiệp cho đến tận bây giờ.
_ Những gì ông được học từ trường đại học đã đưa ông trở thành một nhà
khoa học nhưng cuộc sống của một nhà khoa học khi đó gặp rất nhiều khó khăn và
bản thân ông thấy nó không giúp được nhiều cho Việt Nam. Vì vậy, khi thấy cơ
hội đến ông đã lựa chọn rẽ ngang để trở thành một doanh nhân dựa trên các mối
quan hệ của một nhà khoa học.
_ Với học vị Phó tiến sĩ toán lý tại một trường đại học danh giá nhất Liên Xô
(MGU), ông có rất nhiều lựa chọn cho tương lai. Nhưng ông cùng một số đồng đội
đã từ bỏ con đường nghiên cứu khoa học cơ bản để chuyển sang làm kinh tế, với
hy vọng mang lại sự giàu có cho bản thân và đất nước.
_Cùng những người bạn đang làm việc tại Viện Cơ học thuộc Viện Khoa
học Việt Nam, ông Bình quyết định thành lập FPT với 13 nhân sự đầu tiên, đặt nền
móng cho một tập thể khổng lồ 15.000 nhân sự sau 25 năm phát triển.
_ Những người sáng lập FPT vốn là dân khoa học, không có nhiều vốn và
kinh nghiệm kinh doanh, nên vào thời điểm mới thành lập, bộ phận kinh doanh của
công ty đã phải làm đủ mọi việc khác nhau từ bán máy tính; sấy thuốc lá; lắp đặt
thiết bị máy lạnh đến thiết kế, chế tạo dây chuyền chế biến bột chuối, dứa.
_ Sau một năm loay hoay với việc kiếm tiền duy trì hoạt động của công ty,
FPT cũng đã ký được hợp đồng đầu tiên là trao đổi máy tính lấy thiết bị với Viện
Hàn lâm Khoa học Liên Xô trị giá 1 triệu USD.
_Trên đà thành công, FPT tiếp tục khai thác thế mạnh của đội ngũ khoa học,
chọn lĩnh vực công nghệ thông tin làm chủ đạo với những đề án như thiết kế hệ
thống đặt chỗ giữ vé, đăng ký bay; tự động hóa hệ thống đèn chiếu sáng cho Hà
Nội; thâm nhập mở rộng và khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ phần mềm tại thị trường nước ngoài; tích hợp hệ thống; dịch vụ công nghệ;
phân phối; đào tạo nhân lực công nghệ thông tin…
_Từ năm 1996, FPT đã khẳng định được vị trí là công ty tin học số một tại
Việt Nam, trở thành đối tác quan trọng của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế
giới.
_Năm 2001, ông Bình quyết định đi Pháp để thương thảo với IBM Pháp và
mở ra được hợp đồng làm phần mềm đầu tiên của FPT cho IBM.
_Để có được thành công trong chuyến đi Pháp làm việc với IBM, ông đã
phải chuẩn bị rất chu đáo. Ông đã thuyết phục họ bằng việc trình bày về ý tưởng
“Digital Water Fall” (Thác số, Cầu vượt), nhấn mạnh các lợi ích họ có được khi
làm việc với doanh nghiệp Việt Nam.
_Trước năm 1986, công việc bị hạn chế về địa lý, nhưng khi Internet đi vào
thương mại thì dòng công việc có thể chảy khắp mọi nơi, quy luật thế giới phẳng.
Nếu ai muốn khai thác lợi ích của dòng chảy công việc đó thì phải tìm nơi có
khoảng cách về chi phí là lớn nhất. Đó chính là Việt Nam, chúng tôi có lực lượng
lao động trẻ. Và ông đã thuyết phục được IBM bằng ý tưởng này. Đây cũng là
bước ngoặt đóng góp vào sự thành công của lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của
FPT.
4.2 Lý do thất bại
4.2.1 Quá cầu toàn:
Vì cầu toàn nên việc chuyển giao lãnh đạo của Trương Gia Bình cũng mất
định hướng, trở nên khó khăn. FPT liên tục phải thay tướng, rơi vào trạng thái
khủng hoảng về nhân sự cấp cao

4.2.2 Quá “vội vàng”:


Trong thời gian đầu FPT đã không thành công trong kế hoạch ra biển lớn,
thậm chí mất cả triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, sau những thất bại này, FPT đã nhận ra
rằng, cần phải có cách đi riêng, cách tiếp cận khác để bán được hàng cho các công
ty lớn và tên tuổi chứ không chỉ đơn thuần đi theo con đường của các cường quốc
về xuất khẩu phần mềm.

4.2.3 Không thông thạo tiếng Nhật:


_Tương tự như vậy, khi mới đặt chân vào thị trường Nhật, FPT gần như thất
bại hoàn toàn trong việc thuyết phục các đối tác do không thông thạo tiếng Nhật.
Nhưng với quyết tâm thâm nhập được thị trường khó tính bậc nhất thế giới này,
ông Bình cùng đội ngũ lãnh đạo FPT đã không ngừng trau dồi khả năng tiếng
Nhật.
_Và kết quả là, sau 8 năm phát triển, Nhật Bản đang là thị trường đóng góp
doanh thu lớn nhất cho lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT. Tại đây, FPT đã có
hơn 60 khách hàng, trong đó có nhiều khách hàng thân thiết là các tên tuổi lớn như
Hitachi, NTT, Canon. Hơn 50% doanh thu từ xuất khẩu phần mềm của FPT đến từ
thị trường Nhật.
_Với định hướng chiến lược trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu về dịch vụ
thông minh, ông Bình đang đặt ra cho FPT ba “trận đánh” lớn tại ba thị trường
trong nước, khu vực và quốc tế.
_“Chưa bao giờ FPT có cơ hội ganh đua trong thế giới “thông minh” cùng
với các tập đoàn công nghệ thông tin danh tiếng thế giới trên cùng một vạch xuất
phát như hôm nay. Có rất nhiều việc phải làm và cần làm khẩn trương để đón bắt
cơ hội này, FPT phải trở thành Tập đoàn toàn cầu hàng đầu về dịch vụ thông
minh”, ông Bình khẳng định.

V. Phương hướng giải quyết


5.1 Bài học kinh nghiệm
Trương Gia Bình ảnh hưởng sâu sắc từ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Trong
kinh doanh ông là người theo phong cách dân chủ. Phong cách dân chủ đã tạo nên
những thành công cho FPT ngày hôm nay- tập đoàn công nghệ thông tin và viễn
thông hàng đầu Việt Nam và giúp cho FPT có màu sắc riêng, tiêu biểu là văn hóa
không phong bì. Tuy nhiên những nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của ông:
sự cả tin, sự cầu toàn, khó tập hợp ý kiến cũng gây không ít phiền phức trong công
ty. Đặc biệt là sự thay đổi về nhân sự của FPT, đã tạo ra sự khủng hoảng về nhân
sự cấp cao của công ty.

5.2 Giải pháp


- Phát huy điểm mạnh :
Trọng người tài, coi trọng ý kiến nhân viên dưới quyền: điều này sẽ giúp cho
công ty phát triển hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực Game Online mà công ty đang đảm
nhận luôn cần những ý tưởng mới.
Sự kết hợp giữa cương và nhu: sẽ làm cho nhân viên dưới quyền thoải mái
khi làm việc vừa tôn trọng, nể phục ông.
Về phần năng lực: Tài năng của Trương Gia Bình là không thể phủ nhận.
Ông cho rằng trường học chỉ cung cấp cho sinh viên lý thuyết. Theo thống kê,
năm 2013 có tới 72000 sinh viên thất nghiệp khi ra trường. Hiểu biết được điều
này, ông khuyên sinh viên Việt Nam nên có kiến thức thực tế nhiều hơn. Đặc biệt
ông chỉ ra rằng, chương trình đào tạo của FPT đáp ứng nguồn nhân lực công nghệ
thông tin chất lượng cho các nước trên thế giới.
- Khắc phục điểm yếu :
Sự cả tin: Mỗi người mỗi tính cách, suy nghĩ khác nhau, tin tưởng vào nhân
viên là tốt nhưng con người luôn có tính ì. Đối với nhân viên cấp dưới cần phải có
sự giám sát trong quá trình làm việc.
Trương Gia Bình luôn hòa đồng với tất cả mọi người kể cả nhân viên. Điều
này sẽ tạo ra không khí thoải mái, phát huy tối đa khả năng sáng tạo nhân viên
nhưng giữa nhân viên và người lãnh đạo vẫn cần phải giữ một khoảng cách. Như
vậy sẽ tạo dựng nên uy quyền trong phong cách lãnh đạo của Trương Gia Bình.
Ông Trương Gia Bình là một trong những thành viên sáng tạo chủ trốt ra
FPT. Từ năm 1988 đến năm 2008 ông giữ chức vụ tổng giám đốc của công ty CP
FPT đưa công ty trở thành công ty công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam sa 20
năm thành lập và hoạt động.
+ 5 giái trị cốt lõi trong con người ông: “ đồng đội, dân chủ, sáng tạo, hiền
tài, trong sáng”
+ Bản sắc văn hóa FPT được thể hiện qua 3 điểm chính: ‘’ Tôn trọng dân
chủ, tính tập thể và thực sự quan tâm đến từng con ngươi”
+ Dân chủ: mỗi người được tham gia các quyết định, được nói lên các ý kiến
của mình, tự do tiếp cận các lãnh đạo, lãnh đạo phải biết lắng nghe, tôn trọng với
những ý kiến trái ngược, đưa những thông tin để sẻ chia với các cấp dưới.
VI. Kết luận
Phần lớn những người giàu có nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện
nay đều đi lên từ các lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Rất ít người đi lên từ các lĩnh
vực sản xuất như công nghiệp, công nghệ hay nông nghiệp. thế nhưng Trương Gia
Bình của tập đoàn FPT một con người luôn theo tư tưởng dân chủ “ lấy dân làm
gốc” đã trở thành CEO của tập đoàn phần mềm nổi tiếng và được mọi người vô
cùng kính trọng và nề phục, có tiếng tăm quyền lực và có thể sẽ trở thành người
việt Nam đầu tiên là tỷ phú đồng Đôla nếu như thành công trong việc xuất khẩu
phần mềm.
Qua bài tiểu luận này phần nào ta có thể hiểu được con người của Trương
Gia bình cũng như những nhân tố làm nên một con người thành công như bây giờ.
Từ đó ta có thể rút ra được những kinh nghiệm cho chính bản thân mình tỏng quá
trình học tập công tác, hơn hết là chuẩn bị được một hành trang khi bước và
ngưỡng của của cuộc đời.và hiểu ra rằng “Muốn khởi nghiệp cần phải có đam mê ,
sáng tạo và chu đáo ”

You might also like