You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA DƯỢC

BÁO CÁO

DƯỢC XÃ HỘI HỌC

CHỦ ĐỀ:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG TẠI VIỆT NAM.

GVHD: TS. Võ Xuân Nam.


Danh sách nhóm:
1. Lâm Thanh Thảo Nguyên – H1500014
2. Nguyễn Huỳnh Như – H1500047
3. Nguyễn Thị Như Quỳnh – H1500027
4. Lưu Thị Mai – H1500072

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA DƯỢC

BÁO CÁO

DƯỢC XÃ HỘI HỌC

CHỦ ĐỀ:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG TẠI VIỆT NAM

GVHD: TS. Võ Xuân Nam.


Danh sách nhóm:
1. Lâm Thanh Thảo Nguyên – H1500014
2. Nguyễn Huỳnh Như – H1500047
3. Nguyễn Thị Như Quỳnh – H1500027
4. Lưu Thị Mai – H1500072

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2019


MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................................................I

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................................III

DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................IV

DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................................V

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG - MACROBIOTICS.............................................3

1.1. NGUỒN GỐC RA ĐỜI..............................................................................................3

1.2. NỀN TẢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP..........................................................................3

1.3. NHỮNG LÝ GIẢI TRONG PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG...............................5

1.3.1. Bệnh tật.......................................................................................................5

1.3.2. Sức khỏe......................................................................................................5

1.4. NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG.........................................9

1.4.1. Ăn toàn phần:..............................................................................................9

1.4.2. Thiên nhiên:...............................................................................................10

1.4.3. Quân bình:.................................................................................................10

1.4.4. Lòng biết ơn:.............................................................................................11


CHƯƠNG 2. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG.................................................12

2.1. HẤP THU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT............................................12

2.2. CẢI THIỆN SỨC KHỎE TIM MẠCH....................................................................12

2.3. GIÚP HỖ TRỢ CÂN NẶNG....................................................................................12

2.4. PHÒNG CHỐNG UNG THƯ..................................................................................13

CHƯƠNG 3. RỦI RO TIỀM TÀNG TỪ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG.................................15

CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM CỦA BÁC SĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG........................17

CHƯƠNG 5. NHỮNG YẾU TỐ LÀM THÚC ĐẨY BỆNH NHÂN..............................................19

CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TỚI XÃ HỘI. 21

1
6.1. ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE.............................................................................21

6.2. ẢNH HƯỞNG TỚI NỀN KINH TẾ.........................................................................21

6.3. ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE..................................21

CHƯƠNG 7. VÍ DỤ THỰC TIỄN..................................................................................................23

CHƯƠNG 8. PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC....................................................................................24

CHƯƠNG 9. KẾT LUẬN...............................................................................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÊN INTERNET................................................................................26

TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG BÀI BÁO..................................................................................27

2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ tắt Chữ nguyên Ý nghĩa
1 RDA Recommended Dietary Allowance Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
2 NHANE National Health and Nutrition Cục Điều tra Dinh dưỡng và Sức
S Examination Surveys khỏe Hoa Kỳ
3
PGS.TS Phó giáo sư - Tiến sĩ
4
DNA Deoxyribonucleic acid

Danh mục bản

3
Bảng 1.1 Bảng so sánh âm dương.................................................................................4
Bảng 1.2 Bảng phân loại âm dương theo Triết lý học Viễn Đông Georges Ohsawa,
Huỳnh Văn Ba dịch và The Book of Macrobiotic của Michio Kushi.............................5

4
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Kim tự tháp Great Life Pyramidotic...............................................................7
Hình 1.2 Các loại đậu....................................................................................................9
Hình 1.3 Các loại thực phẩm thiên nhiên....................................................................10

5
Dược xã hội học Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư là căn bệnh có thời gian ủ bệnh lâu và khó để phát hiện, tỉ lệ điều trị thành
công rất thấp. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư trên thế giới có thể sống được
trên 5 năm khoảng 16%.
Ung thư là căn bệnh mang đến nhiều gánh nặng về kinh tế và tinh thần cho cả gia
đình, xã hội. Hầu hết những người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đều có tỷ lệ tử vong
cao do phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân chủ yếu do người dân Việt
Nam chưa có thói quen khám sức khỏe định kỳ, hiểu biết chưa đầy đủ về ung thư.
Cũng như trong giai đoạn sớm ung thư hầu như không có triệu chứng cụ thể để bệnh
nhân nhận biết và khi bệnh tiến triển nặng mới vào bệnh viện dẫn đến việc điều trị chỉ
kéo dài được thời gian sống thêm vài năm, tỷ lệ tử vong tăng lên.
Chính vì tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp điều trị truyền thống,
bệnh nhân hay người nhà ưu tiên thường theo đuổi các phương pháp chữa trị dân gian
như cúng bái, nhịn ăn, uống thuốc lá,...Đặc biệt phổ biến ở Việt Nam là Thực dưỡng -
phương pháp ăn uống cải thiện sức khỏe được ưa chuộng trong những năm gần đây.
Người dân tin rằng đó là phương pháp hữu hiệu an toàn cho sức khỏe người bệnh, cải
thiện được chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân cũng như chi phí điều trị giảm xuống
rất nhiều. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả điều
trị của phương pháp đó trên bệnh nhân ung thư. Sự tin tưởng quá mức của người dân
với chế độ Thực dưỡng trong điều trị ung thư đã gây khó khăn trong công tác điều trị
bệnh ung thư, cũng như các chính sách y tế ở Việt Nam.
Xã hội ngày càng tiến bộ cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại nên ung
thư ngày nay đã được chẩn đoán dễ dàng hơn. Tuy nhiên do ô nhiễm môi trường
không khí, đất, nước cộng thêm thực phẩm bẩn càng làm tăng nguy cơ gây bệnh ung
thư. Trong bối cảnh đó, chế độ ăn uống giúp phòng chống ung thư là Thực dưỡng
đang nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân tại Việt Nam.
Thông qua nghiên cứu, bài báo cáo này sẽ làm sáng tỏ vấn đề về Thực dưỡng trong
điều trị ung thư tại Việt Nam:
 Nhận thức của bệnh nhân về phương pháp thực dưỡng.
 Quan điểm của bác sĩ về phương pháp thực dưỡng.

1
Dược xã hội học Đặt vấn đề

 Những yếu tố làm thức đẩy bệnh nhân lựa chọn phương pháp thực dưỡng.
 Những ảnh hưởng của phương pháp thực dưỡng trong đời sống xã hội.

2
Dược xã hội học
Macrobiotics
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG -
MACROBIOTICS
1.1. NGUỒN GỐC RA ĐỜI [1]
 Thời Hi Lạp Cổ đại, người ta đã sử dụng thuật ngữ "Đời sống lớn"
(macrobiotic) để chỉ một phép dưỡng sinh tự nhiên và kéo dài tuổi xuân.
 Năm 1796, bác sĩ người Đức - Christoph Wilhelm Hufeland (1762-1838) đã
ủng hộ một cuộc sống lành mạnh và một chế độ ăn uống thích hợp, được gọi là
Makrobiotik. [2]
 Những mãi đến năm 1960, ông Georges Ohsawa - triết gia người Nhật đã
mượn tên này để "tây phương hóa" nghệ thuật Tân Dưỡng Sinh mà ông đang
truyền bá. [3] Trong sách “PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG Ohsawa
macrobiotics, the way of health and happiness” [4]. Ông tuyên bố rằng thực
hiện theo chế độ ăn này thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ bị giảm xuống.
 Thực dưỡng là một trong những phương pháp tiếp cận lối sống toàn diện hoặc
bổ sung phổ biến nhất đối với bệnh ung thư. Trọng tâm của phương pháp này là
chế độ ăn chủ yếu là dùng thực phẩm chay, có nguồn gốc từ tự nhiên để thay
thế các chế độ ăn thông thường.
 Phương pháp này không chỉ là một phương pháp điều trị ung thư. Thêm vào
đó, nó được sử dụng để mô tả một triết lý, một phong trào văn hóa và một mô
hình ăn uống có lợi cho sức khỏe.

1.2. NỀN TẢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP


 Theo GS.Georges Ohsawa dựa theo “nguyên lý Vô song “ hay còn gọi là
“nguyên lý nhất nguyên phân” - thế giới vật chất được bắt nguồn từ hư vô hay
vô cực. Tại một thời điểm nào đó, vô cực sẽ bị tách ra làm hai do lực cầu tâm
(Dương) và lực ly tâm (Âm).
 Sự phân tách này dù nghiêng về bất kỳ phía nào cũng mang tính tương đối. Do
chúng đối nhau nên hai lực này luôn luôn có xu hướng hợp nhất, hút nhau để
hoàn thiện sự thiếu sót cho nhau. Bên này sẽ chứa những yếu tố mà bên kia
không có. Nhờ sự tương tác này mà tất cả mọi hiên tượng trên thế giới luôn
được hiện hữu và được hình thành.
Dược xã hội học
Macrobiotics
 Nguyên lý này được tìm thấy trong các triết lý tôn giáo viễn đông như đạo
giáo, Nho giáo, Phật giáo, ... Tất cả đều dựa trên thuyết cân bằng âm dương.
Bảng 1.1 Bảng so sánh âm dương

Âm Dương
Xu hướng Bành trướng, lực ly tâm, phân tán, Co rút, lực hướng tâm, tập hợp
trương nở lại
Vị trí Bên ngoài Bên trong
Chiều Không gian Thời gian
Hướng Lên trên Xuống dưới
Màu sắc Tím Đỏ
Nhiệt độ Lạnh Nóng
Khối lượng Nhẹ Nặng
Yếu tố Nước Lửa
Điện tử Electron Proton
Nguồn gốc Im lặng, lạnh, bóng tối, bức xạ Âm thanh, nhiệt độ, ánh sáng,
tím, thụ động, nhẹ, ướt, mềm, bức xạ đỏm chủ động, khô, rắn,
dong dỏng, dọc. nặng, nhỏ, tròn.
Nguyên tố hóa K, O, Ca, N, S, P, Si Na, H, C, Mg, As, Li, Hg, Ur
học

 Trong một sự vật luôn tồn tại hai mặt âm và dương, nhưng sẽ có một yếu tố nổi
trội hơn. Nhờ đó người ta xác định được vật đó có mang tính “âm” hay
“dương”. Tất cả mọi sự vật sự việc đều qui về thế cân bằng, sự sắp xếp thuộc
tính âm hoặc dương chỉ mang tính tương đối. Ví dụ: A so với B là dương nhưng
khi so với C lại là âm.

 Trong thực phẩm, người ta dựa vào thành phần của chúng như: tỷ số Kali/Natri
để phân định âm dương. Theo ông Ohsawa, tránh nhầm lẫn thì cần chú trọng
đến nhiều tiêu chí cùng một lúc. Ví dụ: hình dạng, màu sắc, thành phần,…
 Bên cạnh đó, sự vật cũng có xu hướng âm sinh dương hay dương sinh âm:
những loài động vật thực vật ở các xứ nóng (Dương) lại âm, …
Bảng 1.2 Bảng phân loại âm dương theo Triết lý học Viễn Đông Georges Ohsawa,
Huỳnh Văn Ba dịch và The Book of Macrobiotic của Michio Kushi

Âm Dương
Giới Thực vật Động vật
Thực vật Rau củ Ngũ cốc
Thần kinh Trực giao cảm Phó giao cảm
Giới tính Nữ (cái) Nam (đực)
4
Dược xã hội học
Macrobiotics
Vị Cay, chua, ngọt mặn, đắng
Vitamin C, B2, B12, PP, B1, B6 D, K, E, A
1.3. NHỮNG LÝ GIẢI TRONG PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
1.3.1. Bệnh tật
 Theo thực dưỡng, trong mỗi cá thể chỉ tồn tại một căn bệnh duy nhất đó chính
là sự kiêu ngạo, luôn cho mình là đúng. Bệnh tật chỉ là phản ứng của cơ thể
trước lối sống này, là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm tái lập quân bình.
 Mọi bệnh tật đều xuất phát từ sai lầm của con người, trước tiên là việc tiêu thụ
thực phẩm đi ngược lại với quy luật của vũ trụ khiến cơ thể bị mất quân bình
âm dương. Trong suốt quá trình sống, chúng ta thải ra những chất độc thừa thải
trong cơ thể và biểu hiện ra bên ngoài với các “triệu chứng lâm sàng”.
 Thực dưỡng không chú trọng đến điều trị triệu chứng mà tập trung trị tận gốc
bệnh. Bên cạnh đó phương pháp này cần người thực hiện có một lòng tin tuyệt đối để
quá trình thải độc đạt được hiệu quả. Cần áp dụng một chế độ ăn thật chặt chẽ, theo
quân bình âm dương. Mục đích chính là đẩy độc tố ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên,
không để tích lũy lâu trong cơ thể gây ra việc nuôi bệnh trong thời gian dài.
1.3.2. Sức khỏe
 Trong tác phẩm “Phương pháp trường sinh và đạo thiền”, Ohsawa đã đưa ra 7
điều kiện sức khỏe để người thực hiện phương pháp thực dưỡng tự đánh giá:

o 1) Không biết mệt mỏi.

o 2) Ăn ngon miệng.

o 3) Ngủ sâu giấc.

o 4) Kí ức tốt.

o 5) Tính hài hước.

o 6) Thông minh trong tư duy và hành động.

o 7) Có niềm tin tuyệt đối vào công bằng (trật tự Vũ Trụ).

5
Dược xã hội học
Macrobiotics
 Trong 7 điều kiện trên thì điều kiện số 7 quan trọng hơn 6 điều còn lại. Đây
cũng chính là nguyên nhân người bệnh sử dụng phương pháp này bỏ qua sự
mệt mỏi, suy nhược của cơ thể. Mang một niềm tin tuyệt đối vào phương pháp.

 Theo phương pháp thực dưỡng, sử dụng những thực phẩm ăn uống truyền
thống và quân bình âm dương. Nhằm tạo ra một môi trường thích hợp để cơ thể
tự đào thải, tái thiết lập các chức năng của các cơ quan, mà nền tăng chính là
gạo lứt và các loại ngủ cốc nguyên cám khác.

 Ohsawa đã đưa ra 10 giai đoạn hạn chế dần dần thực phẩm nhằm đạt được sức
khỏe và hạnh phúc như sau:

o 1) 100% gạo lứt.

o 2) 90% gạo lứt 10% rau củ xào, hấp.

o 3) 80% gạo lứt 20% rau củ xào, hấp.

o 4) 70% gạo lứt 20% rau củ xào, hấp 10% canh súp.

o 5) 60% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp.

o 6) 50% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp 10% thịt.

o 7) 40% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp 20% thịt.

o 8) 30% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp 20% thịt 10% rau
sống, trái cây.

o 9) 20% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp 25% thịt 10% rau
sống, trái cây 5% tráng miệng (món ngọt).

o 10) 10% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp 30% thịt 15% rau
sống, trái cây 5% tráng miệng (món ngọt) .

6
Dược xã hội học
Macrobiotics
 Cấp số ăn càng cao sẽ càng đạt được hiêu quả trị liệu tốt. Số 7 hay còn gọi là
gạo lứt muối mè là phương pháp nhanh nhất để có thể chữa lành mọi bệnh tật, đạt
được thể quân bình, giúp cải thiện về thể xác lẫn tinh thần. Đặc biệt được áp dụng
mạnh mẽ trong điều trị các loại ung thư. Tuy nhiên cần có ý chí kiên cường,
không từ bỏ giữa chừng. Hầu như những người sử dụng phương pháp này đều
suy kiệt sức khỏe, không đủ chất dinh dưỡng để chống chọi lại bệnh tật.

 Ngoài mục đích chữa bệnh cho con người, thực dưỡng còn hướng tới giúp con
người đạt được sự hài hòa về thể xác lẫn tinh thần, truyền cho họ những năng lượng
tích cực. Dẫn đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống, môi trường xung quanh.

 Thực tế chế độ thực dưỡng này đã được báo cáo do liên quan đến các trường
hợp bệnh scurvy, thiếu máu, protein máu thấp, nồng độ canxi trong máu thấp,
hốc hác, suy thận và tử vong với những người thực hiện chế độ thực dưỡng.

 Hiện nay, phương pháp thực dưỡng còn được biểu diễn theo tháp Great Life
Pyramid (1983) và ấn phẩm của Michio Kushi's “The Cancer Prevention Diet”
phát hành lại vào năm 1993.

7
Dược xã hội học
Macrobiotics

Hình 1.1 Kim tự tháp Great Life Pyramidotic

 Chế độ này thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động, nhu
cầu cá nhân và môi trường. Nó kết hợp hài hòa giữa thực phẩm truyền thống
với ảnh hưởng của khí hậu và theo mùa. Dựa phần lớn vào việc áp dụng các
nguyên tắc triết học phương Đông âm dương.

 Chế độ ăn được khuyến khích bao gồm các loại thực phẩm sau:

 1) 40% - 60% trọng lượng ngũ cốc nguyên hạt. Bao gồm:

o Gạo lứt (đỏ, đen, dài, trung và ngắn), bobo, gạo nâu, lúa mạch,
kê, yến mạch, lúa mì, ngô, lúa mạch đen, kiều mạch, đại mạch, …

o Tránh các loại bột nướng: bánh mì, bánh ngọt, pizza, bánh quy.
8
Dược xã hội học
Macrobiotics
o Mì gạo lứt, sợi lứt, gạo lứt nhỏ dài hạt, hạt kê, ngô phù hợp cho
khí hậu vùng nhiệt đới.

 2) 20 % - 30% rau, tốt nhất là được trồng tại địa phương, được chế biến
theo nhiều cách khác nhau. Có thể chia thành các loại:

o Củ mọc thẳng xuống dưới đất: nghiêu bàng, cà rốt, củ cải đỏ,
khoai lang, …rất tốt cho phổi.

o Rau củ mọc ngang mặt đất hình tròn như bắp cải, bí đỏ, súp lơ,…
Tốt cho các cơ quan ở giữa như, dạ dày, tụy, ruột,…

o Rau củ trồng trong bóng mát như su su, cà tím, cà chua, ớt cay,...
khuyên người có thể trạng âm ở vùng ôn đới nên tránh xa những
thực phẩm này, còn những người ở vùng nhiệt đới có thể ăn ít do
rau mềm nhiều nước rất âm có thể làm suy yếu cơ thể.

o Nấm: khuyên dùng nấm dạng khô. Vì nấm hấp thụ năng lượng
mặt trời là dương có thể làm cân bằng bản chất âm của nấm.

o Rau củ nhầy và rổng xốp như bầu bí, khổ qua, đậu đũa.

 3) 5 % - 10% các loại đậu như azuki, đậu xanh hoặc đậu lăng; các sản
phẩm từ đậu như đậu phụ, tempeh hoặc natto.

 4) Thường xuyên ăn rau biển, nấu với đậu hoặc như các món ăn riêng biệt.

 5) Thực phẩm thường xuyên được tiêu thụ vài lần trong tuần ít như trái
cây, cá thịt trắng, và hạt và các loại hạt.

 6) Súp 5% thực dưỡng khuyến khích ăn một bát súp miso trước mỗi bữa
ăn, đặc biệt đối với người bị ung thư. Miso là đậu nành lên men tự nhiên
có chứa chất chống ung thư và vi khuẩn tốt cho đường ruột. Súp có thể
được ăn với một vài loại rau khác nhau, các loại ngũ cốc, cá và hải sản.

9
Dược xã hội học
Macrobiotics
 7) Lượng nước uống phụ thuộc vào thời tiết, cơ thể, lúc nào thấy khát
mới uống. Thực dưỡng khuyến cáo sử dụng ít nước. Ngược lại với y học
hiện đại, tiêu thụ nhiều nước để thanh lọc cơ thể tăng đào thải các chất
độc ra khỏi cơ thể.

 Các loại thực phẩm thường tránh trong chế độ ăn macrobiotic tiêu chuẩn bao
gồm thịt và thịt gia cầm, mỡ động vật bao gồm mỡ lợn hoặc bơ, trứng, các sản
phẩm từ sữa, đường tinh chế và thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo
hoặc các chất phụ gia hóa học khác. [5]

10
Dược xã hội học
Macrobiotics
1.4. NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
1.4.1. Ăn toàn phần: [6]

Hình 1.2 Các loại đậu

 Là thực phẩm ít qua công đoạn chế biến nhât. Ví dụ: rau củ sạch nguyên vỏ, hạt
đậu, đường đen, ngũ cốc nguyên cám. Đó chính là sự tôn trọng trật tự của vũ
trũ. Vì mọi thực phẩm đều có xu hướng quân bình âm dương, hấp thu năng
lượng từ vũ trụ để nuôi sống con người.
 Nếu như thực phẩm bị chế biến nhiều thì sẽ làm mất thế cân bằng âm dương
đó, từ đó không tuân theo quy luật vũ trụ. Khi con người tiêu thụ thực phẩm sẽ
làm mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Ngược lại khi tiêu thụ thực phẩm
toàn phần, cơ thể dễ dàng tái lập quân bình âm dương, đẩy lùi được bệnh tật,
sức khỏe ngày càng ổn định. Nếu đi ngược với quy luật này sẽ sinh ra bệnh tật.
 Trên thực tế, khoa học cũng đã chứng minh thực phẩm tinh chế (bột mì trắng,
gạo trắng, đường trắng,..) có liên quan mật thiết với một vài bệnh như tiểu
đường, ung thư, tim mạch,... Trong quá trình tinh chế, chế biến đã làm mất đi
rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, muối khoáng dẫn đến thiếu hụt các chất
cần thiết là thừa thãi các chất không cần thiết ảnh hưởng đến sức khỏe người sử
dụng.
 Không những thế, việc sử dụng thêm những chất phụ gia với mục đích làm bắt
mắt người nhìn tạo nên sự hấp dẫn và dễ dàng trong quá trình xử lý sản phẩm.

11
Dược xã hội học
Macrobiotics
1.4.2. Thiên nhiên

Hình 1.3 Các loại thực phẩm thiên nhiên

 Thực phẩm thiên nhiên được hiểu là thực phẩm đúng mùa và được trồng tại địa
phương - nơi mình ở là tốt nhất. Theo thuyết “Thân phổ bất nhị” trong triết học
Trung Hoa con người và thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy hai
mà một.
 Khi con người sử dụng thực phẩm thiên nhiên, làm cho cơ thể, khí lực cũng là
từ thiên nhiên. Con người sinh ra được thiên nhiên nuôi sống.
 Tóm lại, việc sử dụng thực phẩm đúng mùa, gần nơi sinh sống là thuận theo
thiên nhiên, lúc thiên nhiên tốt nhất. Cơ thể thích nghi được với các điều kiện
bên ngoài. Đây là tuân theo quy luật vũ trụ.
1.4.3. Quân bình
 Nguyên tắc quân bình âm dương là vô cùng quan trọng vì cơ thể luôn tồn tại 2
thể âm dương. Căn cứ vào nhiều tiêu chí, quan trọng nhất là tỉ số K/Na để nhận
định được tính âm hoặc dương của thực phẩm đối với cơ thể. Tuy nhiên tính
âm dương của thực phẩm còn phụ thuộc vào đối tượng so sánh. Ví dụ: cà rốt
dương nhất trong các loại rau củ, nhưng lại âm đối với các loại ngũ cốc và
động vật.
 Theo phương pháp thực dưỡng, con người bị bệnh là bị mất thế quân bình âm
dương quá lớn. Dựa vào đó, thực dưỡng chia bệnh làm 2 nhóm: bệnh âm và
bệnh dương. Nguyên nhân do sử dụng nhiều thực phẩm thiên về âm hay thiên
về dương quá nhiều. Khuyến khích sử dụng thực phẩm âm dương gần bằng
nhau.
 Thực phẩm dương giúp người sử dụng mạnh mẽ quyết đoán hơn nhưng lại
khiến họ trở nên bảo thủ, căng thẳng và bức bối. Ngược lại khi sử dụng thực
12
Dược xã hội học
Macrobiotics
phẩm âm thì sẽ trở nên điềm tĩnh, mềm mỏng nhưng sẽ khiến mọi hoạt động
trở nên trì trệ, yếu đuối và suy nhược.
 Sự đối lập của hai dạng thực phẩm kéo theo sự rối loạn hoạt động của cơ thể
khi tiêu thụ quá nhiều một trong hai loại thực phẩm. Gạo lứt được xem là thực
phẩm quân bình, là cơ sở để có một sức khỏe tốt.
1.4.4. Lòng biết ơn:
 Thực phẩm được hấp thu tinh túy từ vũ trụ, nhờ có thiên nhiên chúng ta mới có
thực phẩm sạch để sử dụng, nuôi sống bản thân.
 Khi sử dụng thực phẩm cần tỏ lòng tri ân, biết ơn thiên nhiên và những người
đã vất vả làm ra nó. Qua đó, con người càng cảm nhận ra được mối quan hệ
chặt chẽ giữa con người với vũ trụ.

13
Dược xã hội học Rủi
ro tiềm tàng
CHƯƠNG 2. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
TRONG VỚI BỆNH UNG THƯ
2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT DINH DƯỠNG VỚI NGUY CƠ UNG
THƯ[7]
 Nhiều lợi ích của chế độ ăn Thực dưỡng đã thúc đẩy việc áp dụng chế độ này
vào công tác phòng chống ung thư.
 Ví dụ: Trong nhiều năm qua, ngũ cốc nguyên hạt đã được nhấn mạnh là một
yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống macrobiotic và có nhiều bằng chứng
cho thấy việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung
thư tại nhiều nơi khác nhau. Hiệu quả của ngũ cốc nguyên hạt trong phòng
chống ung thư là nhờ tác dụng của chất xơ, tác dụng lên chuyển hóa estrogen,
chuyển hóa glucose và insulin. â
 Một số loại rau cũng được khuyến khích nên tiêu thụ thường xuyên. Bằng
chứng cho thấy ăn rau có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư được đề cập
trong báo cáo của Viện Nghiên cứu Ung thư và Nghiên cứu Ung thư Thế giới.
Báo cáo này lưu ý rằng việc tăng tiêu thụ rau và trái cây từ 250 đến 400g/ngày
có thể liên quan đến việc giảm 23% nguy cơ ung thư trên toàn thế giới.
 Rau đắng có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử
cung. Điều này được giải thích bởi các nghiên cứu chống ung thư của
Fucoidan.
 Các sản phẩm từ đậu, đặc biệt là đậu nành đang thu hút được sự quan tâm trong
phòng chống ung thư. Dựa vào cuộc khảo sát ở Châu Á, nơi đậu nành thường
được dùng trong chế độ ăn có tỷ lệ ung thư thấp hơn Mỹ và các nước phương
Tây, nơi đậu nành được tiêu thụ với số lượng rất ít. Có bằng chứng cho thấy
rằng ăn đậu nành có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư
liên quan tới hormone như: ung thư vú, nội mạc tử cung, tuyến tiền liệt và các
bệnh ung thư khác như dạ dày.
 Đậu nành và các loại đậu khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư vì sự hiện diện
của các hợp chất, bao gồm các chất ức chế protease và saponin. Các hợp chất
isoflavonoid (genistein, đaizein) dược tìm thấy ở các loại đậu có thể ảnh hưởng
đến quá trình chuyển hóa estrogen, có tác dụng chống oxy hóa, ảnh hưởng đến
sự truyền tín hiệu và ức chế hoạt động của DNA topoisomeraes.
Dược xã hội học Rủi
ro tiềm tàng
 Ngược lại với tác dụng ngăn ngừa ung thư của ngũ cốc nguyên hạt, thì ngũ cốc
tinh chế lại không được khuyến cáo trong Thực dưỡng vì có thể làm tăng nguy
cơ ung thư.
 Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư
ruột kết, trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tụy và các vị trí khác.
 Trứng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư buồng trứng,
và thực phẩm chế biến từ sữa sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, thận
và buồng trứng.
 Ưu tiên dùng thực phẩm tự nhiên, được trồng hữu cơ sẽ giảm thiểu tiếp xúc với
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các hóa chất khác. Mặc dù vẫn cò nhiều tranh
cãi về sự liên quan giữa việc sử dụng thực phẩm có nhiễm các hóa chất với
nguy cơ ung thư vẫn. [7]
 Phụ nữ thực hiện chế độ ăn macrobiotic sẽ có nồng độ estrogen thấp hơn, làm
giảm nguy cơ bị ung thư vú . Điều này có thể là do một phần hàm lượng
phytoestrogen cao trong chế độ ăn uống macrobiotic. [9]
 Năm 2015, Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Memphis đã công bố một
nghiên cứu về khả năng chống ung thư của chế độ ăn thực dưỡng. Nghiên
cứu này dựa trên Điều tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Hoa Kỳ (NHANES) đã
cho thấy chế độ ăn thực dưỡng: yêu cầu lượng chất béo nạp vào thấp, lượng
chất xơ hấp thu cao hơn và tối đa lượng nạp vào các chất vi dinh dưỡng
như: vitamin D, vitamin B12, canxi,... Đưa ra kết luận cho thấy tiềm năng của
phương pháp thực dưỡng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư.

2.2. LÔI SỐNG SINH HOẠT GIÚP KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ NGUY
CƠ GÂY UNG THƯ
 Một số nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho chế độ ăn kiêng kiểu thực
dưỡng hỗ trợ rất tốt cho tim mạch – đặc biệt là làm gỉam nồng độ lipid huyết
thanh và hạ huyết áp. Ví dụ, chế độ ăn thực dưỡng giàu chất xơ – chất liên quan
đến sự cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim thông qua giảm lipid, điều chỉnh
trọng lượng cơ thể, cải thiện chuyển hóa glucose, kiểm soát huyết áp.
 Theo Okinawa, chuyện ăn uống không chỉ ăn đúng loại thực phẩm mà còn phải
ăn thức ăn với một chế độ hợp lí, ăn chậm bằng cách thưởng thức bữa ăn và nhai kỹ.
Với cách ăn này, người ăn có thể quản lý tốt hơn số lượng thực phẩm được nạp

15
Dược xã hội học Rủi
ro tiềm tàng
vào cơ thể, mang lại nhiều sự thích thú hơn từ việc ăn ít, tránh ăn uống theo
cảm xúc vì buồn chán hoặc tiêu cưc sẽ thường tăng sự kích thích thèm ăn.
 Lựa chọn thực phẩm thông minh, ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn cảm nhận nhu
cầu cần thiết của cơ thể bạn và quá trình đáp ứng.

CHƯƠNG 3. RỦI RO TIỀM TÀNG TỪ PHƯƠNG PHÁP THỰC


DƯỠNG [11]
 Đối với người bệnh ung thư, chưa có bằng chứng cho thấy việc sử dụng chế độ
thực dưỡng có hiệu quả trong chữa trị ung thư. Ngược lại, còn tiềm ẩn nhiều rủi
ro trong việc đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dẫn đến suy
nhược cơ thể. Suy dinh dưỡng là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư,
dẫn đến nhập viện kéo dài, giảm đáp ứng với điều trị ung thư, tăng tác dụng
phụ của điều trị, chất lượng cuộc sống bị giảm và tiên lượng xấu hơn.
 Cần đảm bảo chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm đạm, đường và
tinh bột, chất béo, nước, vitamin và khoáng cần thiết để đáp ứng cân nặng và
calorie cần thiết. Chỉ có duy nhất bằng chứng cho thấy chế độ ăn này có thể
giúp phòng ngừa tái phát cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu. Tuy vậy,
việc đảm bảo cân nặng, calorie nạp vào và các chất dinh dưỡng còn lại vẫn rất
cần thiết.
 Một nghiên cứu tổng hợp so sánh thực dưỡng với chế độ ăn bình thường cho
thấy: chế độ ăn thực dưỡng thiên lệch về gạo lứt và hạn chế thực phẩm cung
cấp nhiều đạm như thịt cá, trứng, sữa, đạu tương. Dẫn đến việc thiếu hụt
calorie, đạm, vitamin D, b1,b2,b3, b12 (quan trọng trong việc hình thành tế bào
hồng cầu, tổng hợp DNA; thiếu vitamin b12 có thể dẫn tới mất vị giác, khứu
giác, làm ăn uống không ngon, từ đó tiếp tục làm suy nghĩ ở bệnh nhân) và caxi
(quan trọng cho sức khỏe tim mạch và xương) cần thiết cho cơ thể, dẫn tới các
nguy cơ về xương và tim mạch, làm giảm sức khỏe bệnh nhân và chất lượng
sống.
 Thực tế đã có các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ
em đang phát triển, những bệnh nhân đã giảm cân đáng báo động. Không thể
sử dụng phương pháp này bởi nó có khả năng gây nguy hiểm cho cơ thể giảm
thiểu tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiem trọng. [12]

16
Dược xã hội học Rủi
ro tiềm tàng
 Theo hội đồng Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về Thực phẩm và dinh dưỡng
(American Medical Association’s Council on Foods and Nutrition) đã báo cáo
những trường hợp mắc bệnh Scorbut, thiếu máu, tăng protein trong máu, hạ
calci máu, xuất huyết và suy dinh dưỡng, suy thận, và thậm chí tử vong (1984).
[13]
 Do đó, chế độ thực dưỡng không được khuyến khích được dùng như một
phương pháp điều trị bởi bác sĩ ung thư, chuyên gia dinh dưỡng và các tổ chức
ung thư trên thế giới. Hiện nay ở các bệnh viện trung ương luôn tiếp nhận các
ca bệnh nhân ung thư nhập viện trong tình trạng suy kiệt, khối u di căn, mất
nước nghiêm trọng,...

17
Dược xã hội học
Quan
điểm của bác sĩ
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM CỦA BÁC SĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP
THỰC DƯỠNG [8] [10]
 Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, giám đốc bệnh viện K, hiện nay có nhiều
phương pháp điều trị ung thư lan truyền trên mạng, không ít trường hợp bỏ
bệnh vịên để chay theo các phương pháp đó và không mang lại hiệu quả. Hay
có nhiều trường hợp khác bỏ sang dùng thuốc nam, thuốc bắc cũng không qua
khỏi, làm lỡ cơ hội vàng chữa bệnh.
 Theo các chuyên gia, nếu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng thì đây cũng là chế
độ ăn tốt. Vì nếu ăn nhiều rau, hoa quả cũng có thể giúp cơ thể phòng một số
loại ung thư đặc biệt là ung thư đại tràng. Tuy nhiên chế độ ăn chưa bao giờ
được nghiên cứu như một phương pháp điều trị ung thư. Do vậy, lựa chọn chế
độ ăn đó như một phương pháp điều trị ung thư là một sai lần nghiêm trọng.
Tất nhiên, nó sẽ không mang lại hiểu quả điều trị.
 Theo GS.Nguyễn Bá Đức - nguyên giám đốc bệnh viện K: chế độ ăn, ăn là một
hoạt động có mục đích có chức năng, duy trì sự dinh dưỡng, là hoạt động của
cuộc sống. Khái niệm ăn để chữa bệnh là không đúng. Không nhầm lẫn khái
niệm ăn chay và ăn thực phẩm an toàn. Không phải ăn chay là tốt, nếu như thực phẩm
đó không an toàn, lẫn tạp chất, hóa chất độc hại cũng không tốt hơn là ăn động vật.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn là tốt nhất. Ăn không phải là để chữa
bệnh. Chữa bệnh phải bằng các phương pháp y học, nhưng ăn có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển của bệnh tật, sinh trưởng cũng như quá trình chữa bệnh.
 Một số thức ăn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh như bệnh thận - thận
không đào thải được muối, nếu ăn nhiều muối sẽ làm thận phù lên hay bị bệnh
tim sẽ làm tăng huyết áp. Vì vậy, sẽ có chế độ ăn kiêng riêng biệt đối với từng
loại bệnh. Đối với người khỏe hay đặc biệt là người bị bệnh ung thư, khuyến
khích phải ăn đầy đủ cân bằng các yếu tô vi lượng, đạm, dầu mỡ,... để đảm bảo
sức khỏe, chữa bệnh bằng các phương pháp chính thống y học. Phương pháp
thực dưỡng chưa có những thông tin chính thống, cơ sở khoa học chứng minh
chữa được bệnh ung thư.
 Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng. Thực dưỡng với phương pháp ăn
chay giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư kết hợp với thiền định.
Dược xã hội học
Quan
điểm của bác sĩ
 Theo TS.Từ Ngữ - hội thư kí dinh dưỡng Việt Nam: giữa chế độ ăn thực dưỡng
và thiền định phải gắn liền với nhau. Trong cơ thể 25% do dinh dưỡng, 25% do
vận động, 50% do thần kinh chính là thiền định. Thiền định sẽ cải thiện sức
khỏe tinh thần của người bệnh, thực dưỡng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Nhưng không có nghĩa loại bệnh nào cũng có thể chữa được bằng phương pháp
thực dưỡng.
 Người bệnh nên theo hướng dẫn của bác sĩ và đội ngũ y tế để lựa chọn chế độ
dinh dưỡng phù hợp cho bản thân, với điều kiện đủ lượng và chất để đáp ứng
điều trị tốt hơn.
 Đối với người khỏe mạnh, khi thực hành thực dưỡng cần cân nhắc và điều
chỉnh khi áp dụng để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Người nhà và bệnh
nhân cần tìm hiểu các nguồn thông tin chính thống, hỏi ý kiến của bác sĩ trước
khi sử dụng bất kì phương pháp điều trị nào. Bởi điều trị ung thư rất phức tạp,
đòi hỏi trình độ và chuyên môn sâu, đa chuyên khoa mới hiệu quả được.

19
Dược xã hội học
Những
yếu tố thúc đẩy
CHƯƠNG 5. NHỮNG YẾU TỐ LÀM THÚC ĐẨY BỆNH NHÂN
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
 Hiện nay không phải ai cũng hiểu đúng về chế độ ăn thực dưỡng, người dân chỉ
hiểu đơn giản thực dưỡng là thay đổi chế độ ăn. Có nghĩa là chuyển từ ăn gạo
trắng thịt cá thông thường sang ăn gạo lứt muối mè. Rất dễ dễ áp dụng.
 Thực dưỡng khác với điều trị bằng thuốc Tây ở chỗ nó không nghiên cứu sâu
về thành phần hóa học, các vitamin, cơ chế, ... những thuật ngữ chỉ có những
người làm chuyên môn về hóa học, hay chuyên gia sức khỏe sinh học, y học
mới có thể hiểu nó là gì? Nghe quảng cáo về công dụng nhưng không chắc nó
có đúng như vậy hay không? Ngược lại thực dưỡng lại đi vào sự trải nghiệm,
cảm nhận, phán đoán ngay qua số lần tiểu trong ngày, quan sát màu sắc của
phân, trạng thái sau khi ngủ dậy, trí nhớ, thiên về chất lượng cuộc sống.
 Những bệnh nhân ở giai đoạn cuối, khi xạ trị và hóa trị không còn hiệu quả
khiến họ phải tìm phương pháp khác. Lúc này hầu hết người thân bệnh nhân sẽ
tìm nhiều phương pháp khác nhau nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân
và lúc này thực dưỡng không chỉ có tác dụng điều trị, mà còn mang tác dụng
gửi gắm niềm tin cho bệnh nhân.
 Xạ trị hay hóa trị gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn ở bệnh nhân
sau mỗi đợt truyền thuốc là: ói, đau đớn, nôn, không ăn uống, rụng tóc, ... dẫn
đến chất lượng cuộc sống suy giảm. Lúc này bệnh nhân hay người thân sẽ tìm
kiếm những phương pháp khác để cải thiện tình trạng đó. Họ thường nghe từ
người này sang người khác tin tưởng vào phương pháp thực dưỡng thậm chí dù
có nhận được những lời khuyên từ bác sĩ họ vẫn sẽ từ bỏ chữa trị theo các phác
đồ mà chuyển sang ăn uống theo chế độ thực dưỡng.
 Người bệnh thích ăn chay và tin rằng những thực phẩm nguyên chất sẽ chữa khỏi
bệnh.
 Văn hóa truyền miệng ở Việt Nam khiến hiệu quả điều trị ung thư bằng thực
dưỡng được thổi phồng quá mức. Các trang mạng xã hội quảng cáo rầm rộ về
hiệu quả điều trị ung thư của chế độ ăn, sự truyền miệng nhau làm phóng đại thêm
hiệu quả điều trị ung thư từ phương pháp này mặc dù thực tế hiệu quả chưa được
kiểm chứng. Đặc biệt ở các vùng tỉnh thành chất lượng dân trí thấp dễ bị những
Dược xã hội học
Những
yếu tố thúc đẩy
thông tin ảo lừa. Cho rằng chữa ung thư bằng chế độ ăn uống sẽ dễ thực hiện
hơn.
 Sự hứa hẹn từ các nơi cung cấp thực phẩm thuộc chế độ ăn Thực dưỡng là
dùng trong bao lâu sẽ chữa khỏi ung thư hoàn toàn. Dù ung thư là căn bệnh
hiện nay chưa có thuốc trị và khoa học khẳng định ung thư không thể chữa
khỏi hoàn toàn.
 Sự thiếu hiểu biết. Bệnh nhân nghĩ rằng những hạn chế dinh dưỡng này giúp
làm chậm sự phát triển của ung thư bằng cách bỏ đói các tế bào ung thư, hạn
chế sự sinh sản nhanh gây ra bệnh. Trong khi thực tế khi cơ thể thiếu chất dinh
dưỡng thì các tế bào ung thư sẽ lấy đi các chất dinh dưỡng từ các tế bào xung
quanh làm cho bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình tạng suy nhược nghiêm
trọng, sút cân,...Bên cạnh đó bệnh nhân nghĩ rằng, tế bào ung thư chỉ sống
được trong môi trường acid, phong trào kiềm hóa máu vào cơ thể , dùng
sodium vì rẻ tiền, dễ uống xuất hiện. Họ cho rằng chỉ cần thay đổi lối sống
hằng ngày, ăn 100% thực phẩm tạo kiềm, nếu pH=8,5 tế bào ung thư sẽ bị tiêu
giệt, không có cơ sở khoa học. Thực tế để trong môi trường bên ngoài, không
cần kiềm hóa thì các tế bào ung thư cũng sẽ bị chế. Cơ thể có chức năng bù trừ,
khi mất cần bằng acid- kiềm, nhưng phải đến một mức nào đó, nếu vượt qua
giới hạn, trước khi tế bào ung thư bị tiêu diệt thì cơ thể sẽ không chịu nổi và
cuối cùng dẫn đến tử vong.
 Một trong những vấn đề ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị ung thư. Hầu
như trong số những người mắc ung thư tại Việt Nam, nhóm những người lao động
nhiều hơn nên họ rất cân nhắc khi bỏ ra một số tiền rất lớn để điều trị bệnh. Vì ung
thư là căn bệnh phải bỏ ra thời gian chữa trị dài, chi phí đắt nhưng tỉ lệ chữa khỏi
thấp. Nên thực dưỡng sẽ dễ dàng chiếm được sự tin tưởng và được họ chọn làm
theo để điều trị bệnh. Chi phí chữa bệnh là một yếu tố lớn thúc đẩy họ theo
phương pháp này.

21
Dược xã hội học Ảnh
hưởng đến xã hội
CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG ẢNH HƯỞNG
NHƯ THẾ NÀO TỚI XÃ HỘI
6.1. ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE
 Ảnh hưởng đầu tiên của phương pháp này đối với bệnh nhân bị ung thư là sức
khỏe bị suy giảm. Việc quá tin tưởng vào phương pháp này khiến cho bệnh nhân
bỏ qua những phương pháp điều trị hiện đại và khả năng điều trị bệnh tốt hơn.
 Không thể phủ nhận việc sử dụng phương pháp thực dưỡng này giúp cho sức
khỏe được cải thiện hơn, nhờ vào việc tiêu thụ những sản phẩm thiên nhiên, không có
chất hóa học, không bị biến đổi gen. Tuy nhiên, việc lạm dụng phương pháp này sẽ
làm cho sức khỏe suy giảm, thiếu chất, sụt cân,.. Đặc biệt là khi bị bệnh ung
thư, cơ thể bị suy kiệt, tinh thần không được ổn định. Nếu chế độ ăn không
được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, thời gian suy kiệt xảy ra rất nhanh.
 Cần nhận định rõ, tác dụng của phương pháp này đối với sức khoe người bệnh.
Thực tế, nó phát huy tốt trong việc bảo vệ sức khỏe với chế độ ăn uống khoa học hơn
là điều trị bệnh. Trong điều trị bệnh, tác dụng chủ yếu là hỗ trợ điều trị, giảm
nguy cơ phát triển bệnh, tăng hiệu quả của phương pháp điều trị chính thống.

6.2. ẢNH HƯỞNG TỚI NỀN KINH TẾ


 Nhiều người lợi dụng niềm tin của bệnh nhân vào phương pháp thực dưỡng lừa
đảo, phục vụ nhu cầu cá nhân.
 Bệnh viện được xây dựng, không chỉ là nơi điều trị bệnh cho bệnh nhân, mà
còn là nguồn thu của Nhà nước. Việc người dân quá tin tưởng vào phương pháp
thực dưỡng, không đến điều trị tại bệnh viện. Điều đó làm nguồn thu của bệnh
viện giảm xuống, không đủ ngân sách chi trả cho các y – bác sĩ, cán bộ nhân
viên trong bệnh viện. Từ đó buộc Nhà nước phải tăng cường ngân sách cho các
bệnh viện. Dẫn đến kinh tế đất nước bị kéo t heo.

6.3. ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE


 Phương pháp thực dưỡng làm cho niềm tin của bệnh nhân đối với bệnh viện
nói chung và các y bác sĩ nói riêng bị giảm sút nghiêm trọng. Khi bị bệnh, thay
vì đến bác sĩ, người bệnh tự mình chữa trị bằng cách sử dụng phương pháp
thực dưỡng.
Dược xã hội học
Những
yếu tố thúc đẩy
 Hiểu sai. Tự cho thực dưỡng là một phương pháp điều trị được tất cả các loại
bệnh, hầu như là khi bị bệnh thì mới bắt đầu sử dụng phương pháp này. Mà
không hiểu rõ, phương pháp này có hiệu quả phòng bệnh là chủ yếu, tức là
phòng ngừa được một số loại bệnh khi được thực hiện đúng chế độ ăn.
 Những người áp dụng Thực dưỡng nhưng bệnh không khỏi và bị tiến triển
nặng thêm phải đi đến điều trị lại tại bệnh viện. Lúc này chi phí chữa trị cao
hơn cần đến sự hỗ trọ của nhà nước. vô hihf chung làm suy giảm nền kinh tế
quốc gia.

23
Dược xã hội học Ví
dụ thực tiễn
CHƯƠNG 7. VÍ DỤ THỰC TIỄN
 Tình trạng ung thư ở Việt Nam đang ở mức báo động, số ca mắc mới ung thư
tăng nhanh từ 68.000 người năm 2000 lên 126.000 ca năm 2010 và đạt gần
165.000 người vào năm 2018. Dự báo con số này sẽ vượt 200.000 ca vào năm
2020.
 Bên cạnh vẫn có nhiều trường hợp áp dụng chế độ ăn thực dưỡng như mang
nhiều kết quả và ý kiến trái chiều như trường hợp của cô giáo Lê T. H.(38 tuổi,
Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được chẩn đoán ung thư vú, thay vì đi đến bệnh viện để
điều trị thì chị lại chọn phương pháp thực dưỡng để tự loại bỏ các tế bào ung
thư mà không cần đến sự can thiệp của y khoa. Sau một thời gian dài ăn gạo lứt
với muối mè thì sức khỏe của chị bị suy kiệt phải đưa vào viện cấp cứu. Lúc
này các bác sĩ thông báo vì chị nhập viện quá muộn, sức khỏe lại suy kiệt. Ung
thư vú đang mang trong người giờ đã di căn qua màng phổi. Dù bác sĩ đã cố
gắng cứu chữa nhưng chị vẫn không qua khỏi.
 Một trường hợp khác lại cho kết quả khác. Ông Nguyễn Văn Nhứt ở Long An
nhờ tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn 100% gạo lứt muối mè, nếu khát nước thì
uống nước trà gạo lứt rang đã chiến thắng bệnh tật và sống bên con cháu gần
30 năm nay. Theo ông, sau một đêm áp dụng, các nốt mụn ngoài da đã không
còn chảy nước, không ngứa, không nhức. [14]
 Bác sĩ Sattilaro 49 tuổi và ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền
liệt, đã di căn đến nhiều xương. Tiên lượng sống của ông rất thấp, nên ông
quyết định tự điều trị bằng chế độ ăn uống thực dưỡng - macrobiotic. Sau một năm
tuân thủ chế độ ăn kiêng, kết quả kiểm tra theo dõi của ông cho thấy sự giảm đi
hoàn toàn của di căn xương. Ông tiếp tục chế độ ăn kiêng và tình trang tiến
triển rất tốt. [15]
 Tóm lại, đa số các trường hợp thực hiện phương pháp thực dưỡng đều dẫn đến
tình trạng suy nhược cơ thể, chất lượng cuộc sống giảm sút, rất ít trường hợp
chữa khỏi ung thư.
Dược xã hội học
Khắc
phục
CHƯƠNG 8. PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC
Tăng cường tuyên truyền với người dân về lợi ích của thực dưỡng trong việc phòng
ngừa bệnh, loại trừ các yếu tố nguy cơ của bệnh, đồng thời kết hợp chế độ thực dưỡng
như là một phương pháp hỗ trợ bên cạnh việc điều trị chính bằng Tây y và cần phải có
sự chấp nhận của bác sĩ chủ trị. Đặc biệt ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải
được điều trị bằng Tây Y trước khi áp dụng chế độ ăn thực dưỡng.
8.1. GIÁO DỤC VỀ TRUYỀN THÔNG
 Truyền thông gián tiếp:
- Áp dụng tại các cộng đồng, đặc biệt khu nông thôn. Được thực hiện qua các
phương tiện truyền thông như sách báo, loa đài, tivi … Loa phóng thanh là
phương tiện chủ yếu và phổ biến.
- Mục tiêu: Đưa thông tin tới các vùng nông thôn nhanh chóng, giúp người
dân hiểu đúng kiến thức về phòng và trị bệnh ung thư.
- Cách thức thưc hiện: chuẩn bị bài diễn thuyết ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng
vào vấn đề, thông điệp hướng đến hành động.
- Nội dung: Các bài nói về việc phòng chống ung thư, các quan niệm sai lầm
về bệnh ung thư, các bệnh dịch tại địa phương đang xảy ra, khuyến khích
người dân tham gia khám bệnh định kỳ 1 tháng/lần.
- Thời gian phát: chọn thời gian có nhiều người ở nhà, loa phóng thanh
thường phát vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều.
 Với những quyển sách giới thiệu về thực dưỡng có thể đính kèm nội dung lưu ý
rằng Thực dưỡng không phải là phương pháp điều trị bệnh.
 Truyền thông trực tiếp:
o Giáo dục tư vấn sức khỏe
- Mục tiêu: nhằm giúp người dân hiểu rõ về vấn đề họ đang mắc phải hoặc
đang quan tâm, cung cấp thông tin, thảo luận giúp người dân lựa chọn quyết
định thích hợp. Đặc biệt trong tư vấn về sức khỏe là cần giúp người bệnh
chọn cách giải quyết.
- Cách thức thực hiện: Chuẩn bị các hội thảo, buổi tư vấn với sự hướng dẫn
của cán bộ y tế được chuẩn bị kiến thức chuyên môn đầy đủ.
- Nội dung: Đưa ra các quan điểm sai lầm về mối liên hệ của chế độ ăn Thực
Dưỡng và bệnh ung thư, cung cấp các thông tin chính xác để người dân có
thể cập nhật một cách dễ hiểu, giải thích được các thắc mắc xung quanh chủ
đề Thực Dưỡng , hiểu đúng về phương pháp thực dưỡng. Bệnh nhân ung
25
Dược xã hội học
Khắc
phục
thư cần ăn uống đủ dinh dưỡng tăng cường bổ sung tinh bột từ các loại hạt
đậu, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân dùng thịt gia cầm, cá,... thay cho các
loaị thịt đỏ. Cùng với đó bệnh nhân ung thư nên tăng cường tập thể dục và
có một thực đơn cân đối thêm một số chất dinh dưỡng đặc biệt chứ không
được quá thừa chất…
- Thời gian: 6 tháng/ lần.
8.2. HỌC TẬP ĐIỂN HÌNH TÍCH CỰC
Nội dung: Điển hình tích cực trong phòng ngừa, chăm sóc các bệnh nhân ung thư và
thông tin về chế độ ăn thực dưỡng.
Bước 1: Xác định và thăm hộ gia đình điển hình
- Tiêu chuẩn chọn hộ gia đình để đi thăm: Có bệnh nhân bị bệnh ung thư
hoặc đang thực hành chế độ ăn Thực Dưỡng.
- Các thông tin cần thu thập:
+ Thu thập các yếu tố phòng ngừa ung thư, phương pháp điều trị ung thư,
chăm sóc bệnh nhân ung thư, các yếu tố liên quan đến “ chăm sóc sức khỏe
tâm trí tốt “ ( chất lượng mối quan hệ giữa bệnh nhân ung thư với mọi
người xung quan, hỗ trợ tịnh thần, … )
+ Thu thập thông tin về chế độ ăn Thực Dưỡng, các quan điểm sai lầm,
cách thực hành chế độ ăn Thực Dưỡng, ….
Bước 2: Xây dựng hộ gia đình mẫu:
- Tổng hợp các yếu tố làm nên “ cách thức phòng ngừa và chăm sóc bệnh
nhân ung thư đúng cách “
- Xây dựng mô hình gia đình mẫu về chăm sóc bệnh nhân ung thư đúng cách.
Bước 3: Học tập điển hình:
- Hướng dẫn các gia đình điển hình chia sẻ và hiểu sâu về chăm sóc bệnh
nhân ung thư, các biện pháp phòng ngừa và nhận định đúng đắn về chế độ
ăn Thực Dưỡng, tổ chức các đợt tham quan học tâp các gia đình điển hình
theo nhiều chủ đề xoay quanh kiến thức về mối liên hệ giữa bệnh ung thư
và chế độ ăn thực dưỡng.
Bước 4: Theo dõi và đánh giá hỗ trợ:
- Thành lập các câu lạc bộ các gia đình cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và học
tập lẫn nhau những hoạt động về chăm sóc bệnh nhân, phòng ngừa ung thư
trong đời sống, tâm sự những khó khăn mắc phải để mọi người luôn được
động viên và cùng nhau phấn đấu, chống lại các bệnh ung thư theo y học

26
Dược xã hội học
Khắc
phục
theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Loại bỏ các quan điểm sai lầm về chế độ ăn
Thực Dưỡng.

27
Dược xã hội học Kết
luận
CHƯƠNG 9. KẾT LUẬN

Hiện nay, ung thư là một căn bệnh được nghiên cứu nhiều nhất trên thê giới nên đã có
rất nhiều phác đồ, kĩ thuật phương pháp điều trị để phát hiện cũng như điều trị ung thư. Với
những thông tin chữa khỏi ung thư bằng việc thay đổi chế độ ăn là hòn toàn sai lầm.

Tuy nhiên, cơ sở khoa học thực nghiệm cho hoặc chống lại các khuyến nghị sử dụng
phương pháp thực dưỡng này trong điều trị ung thư còn hạn chế. Bất kỳ khuyến nghị
đều có khả năng phản ánh sự thiên vị của người giới thiệu. Bởi vì sự phổ biến của nó
và bằng chứng thuyết phục rằng các yếu tố chế độ ăn uống rất quan trọng trong
nguyên nhân ung thư và sự sống còn.

Dưới góc nhìn khoa học, phương pháp thực dưỡng Ohsawa vẫn mang lại hiệu quả
trong việc điều chỉnh chế độ ăn đối với một số bệnh lý. Tuy nhiên hãy xem thực
dưỡng là một cách để phòng ngừa bệnh, cải thiện sức khỏe chứ không xem nó là một
phương pháp điều trị bệnh. Việc tuân theo nguyên tắc trong thực dưỡng sẽ giúp cơ thể
hạn chế tối đa việc sản sinh ra các độc tố từ thức ăn khi phản ứng trong cơ thể. Và cần
lưu ý rằng trước khi bắt đầu thực hiện chế độ Thực dưỡng hãy tìm hiểu thật nhiều
thông tin, tốt nhất là tham khảo ý kiến của các chuyên viên y tế nhằm tìm ra một chế
độ ăn cân đối, hợp lý, phù hợp với giai đoạn, thể trạng, bệnh tật của từng cá nhân cụ
thể mới đạt được hiệu quả mong muốn.

28
Dược xã hội học Tài
liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG BÀI BÁO
[16] Phòng và điều trị bệnh theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa:
http://117.3.65.231:81/handle/11744.29/3910

[17] Vì sao thực dưỡng Ohsawa được nhiều người tin là thần dược trị ung thư nhưng
BS không ủng hộ?
http://cafef.vn/vi-sao-thuc-duong-ohsawa-duoc-nhieu-nguoi-tin-la-than-duoc-tri-ung-
thu-nhung-bs-khong-ung-ho-20181017142003143.chn

29
Lâm Thanh Thảo Nguyên Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÊN INTERNET


[1]https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%B1c_d%C6%B0%E1%BB
%A1ng#Ngu%E1%BB%93n_g%E1%BB%91c
[2]https://users.manchester.edu/FacStaff/SSNaragon/Kant/Bio/FullBio/HufelandCWF.html
[3]https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/cancer-in-
general/treatment/complementary-alternative-therapies/individual-
therapies/macrobiotic#targetText=The%20macrobiotic%20diet%20was
%20developed,can%20prevent%20or%20cure%20cancer
[4] http://117.3.65.231:83/html/php/view.php
[5] https://academic.oup.com/jn/article/131/11/3056S/4686721
[6] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6220645/
[7] https://academic.oup.com/jn/article/131/11/3056S/4686721
[8] https://www.youtube.com/watch?v=HR_MfYnM-Zw
[9] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11694648
[10]https://soha.vn/thuc-duong-chua-ung-thu-trong-mat-giam-doc-benh-vien-k-
20170529112651468.htm
[11]https://soha.vn/thuc-duong-chua-ung-thu-trong-mat-giam-doc-benh-vien-k-
20170529112651468.htm
[12] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6220645/
[13]http://adongclinic.vn/vi-sao-thuc-duong-ohsawa-duoc-nhieu-nguoi-tin-la-than-
duoc-tri-ung-thu-nhung-bs-khong-ung-ho.html
[14]https://news.zing.vn/su-hoi-sinh-cua-nguoi-dan-ong-mac-ba-can-benh-ung-thu-
post485335.html
[15] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6220645/

116

You might also like