You are on page 1of 8

Tổng hợp một số câu hỏi đáp ngắn về UMTS, xin chia sẻ với mọi người:

1. Mức nhạy của một nodeB điển hình là gì?


Dịch vụ và tải xác định độ nhạy NodeB; một cách tổng quát, với điều kiện không có tải
thì độ nhạy nằm trong khoảng -115 dBm đến -125 dBm. Với Ericsson, mức nhạy NodeB
được tính theo các giá trị: CS12.2: -124 dBm
PS-64: -119 dBm
PS-128: -115 dBm
PS-384: -115 dBm
2. Mức nhạy của UE điển hình là gì?
Dịch vụ và tải xác định độ nhạy UE, một cách tổng quát, trong điều kiện không có tải, độ
nhạy nằm trong khoảng từ -105 dBm đến -120 dBm. Ví dụ với Ericsson, mức nhạy của
UE được tính toán xung quanh: CS12.2: -119 dBm
PS-64: -112 dBm
PS-128: -110 dBm
PS-384: -105 dBm
HSDPA: -95 dBm
3. Công suất đầu ra cực đại của một NodeB điển hình là bao nhiêu?
Công suất cực đại đầu ra của một NodeB thường là 20W hoặc 40W, tức là khoảng 43
dBm hoặc 46 dBm.
4. Công suất phát cực đại của UE trong quỹ đường truyền bằng bao nhiêu?
21 dBm
5. Độ lợi anten là gì?
Độ lợi anten phụ thuộc vào mô hình anten, trong tính toán quỹ đường truyền chúng ta
thường lấy khoảng 17 dBi
7. Suy hao đường truyền cực đại điển hình bằng bao nhiêu?
Suy hao đường truyền cực đại phụ thuộc vào loại dịch vụ và ước lượng của nhà cung cấp
dịch vụ, một cách điển hình thì nó nằm trong khoảng 135 đến 140 dB cho khu vực đô thị
và trong khoảng 150 ddeens160 dB cho các khu vực ngoại ô.
8. Đâu là sự khác biệt giữa dBi và dBd?
dBi là độ lợi ở dạng dB từ nguồn vô hướng; dBd là độ lợi từ một nguồn lưỡng cực. dBd
+2.15 = dBi.
9. Sự khác biệt giữa dB và dBm là gì?
dBm là một đơn vị của công suất, được đo lường so với mili-Watts ở mức logarithm, có
nghĩa là,
dBm = 10*log(W*1000) ở đó W là công suất trong đơn vị Watts
dB không có đơn vị, nó khác với dBm.
10. 0dBm là gì?
0dBm = 1milli-watt.
10. 0dBm là gì?
0dBm = 1milli-watt.
11. TMA làm việc như thế nào?
Một TMA giảm tạp âm hệ thống, tăng độ nhạy đường lên và duy trì tuổi thọ nguồn cho
UE. Độ nhạy là công suất đầu vào tối thiểu để có một SNR (signal – to –noise Ratio: Tỷ
số tín hiệu trên tạp âm) tại đầu ra máy thu. Nó được xác định bằng loại hình tạp âm máy
thu, công suất tạp âm nhiệt và các yêu cầu của SNR. Công suất tạp âm nhiệt được xác
định bởi băng thông và nhiệt độ, SNR được xác định bằng công nghệ điều chế, do vậy chỉ
có loại hình tạp âm là khả biến.
Sự phân hóa loại hình tạp âm có thể được tính toán bằng phương trình Friis (Herald
Friis):
NFt = NF1 + (NF2-1)/G1 + (NF3 -1)/(G1*G2) +…+(NFi-1)/(G1*G2*…Gi)
Như phương trình đã cho thấy, khối đầu tiên chịu đựng loại hình tạp âm nhỏ nhất và các
khối sau chịu đựng ít hơn và sự va chạm ít hơn cho hệ thống được cung cấp độ lợi có thể
có. Các thiết bị tuyến tính thụ động có loại hình tạp âm bằng suy hao của chúng. Một
TMA điển hình có độ lợi là 12 dB.

12. Những thuận lợi và bất thuận lợi của TMA là gì?
Về một mặt, một TMA giảm tạp âm hệ thống, cải thiện độ nhạy đường lên và dẫn đến
việc kéo tuổi thọ cho nguồn. Ngược lại, TMA tăng và thêm suy hao (điển hình là 0.5dB) ở
đường xuống và tăng tính phức tạp trong hoạt động thiết lập và bảo trì.
13. Độ lợi điển hình TMA là gì?
TMA điển hình có một độ lợi 12 dB, tuy nhiên, độ lợi hữu ích đến từ việc giảm cấu hình
nhiễu và độ lợi gần hoặc tương đương với suy hao của feeder
14. Tại sao TMA được thiết lập ứng với phần đầu của antenna mà không phải là phía dưới
NodeB?
Dựa theo phương trình Friss, có một TMA gần BTS sẽ có top jumper và suy hao chính
của feeder (dạng tạp âm) được nối tiếp và một TMA sẽ không thể hỗ trợ khử suy hao.
15. Tốc độ chip của UMTS là bao nhiêu?
3.84 MHz
16. Độ lợi xử lý là gì?
Độ lợi xử lý là tỷ lệ tốc độ chíp trên tốc độ bit dữ liệu, thường được tính bằng đơn vị dB.
Ví dụ, với tốc độ chip là 3.84 MHz và tốc độ dữ liệu là 12.2K, độ lợi xử lý là:
PG 12.2k = 10*log(3,840,000/12,200) = 25 dB.
17. Độ lợi xử lý cho dịch vụ CS và PS là bao nhiêu?
CS12.2: 25dB
PS-64: 18dB
PS-128: 15dB
PS-384: 10dB
HSDPA: 2dB
18. Cách tính số thuê bao tối đa cho một cell như thế nào?
Để tính số thuê bao tối đa (M) trên một cell, chúng ta cần biết:
W: Tốc độ chip (cho UMTS là 3,840,000 chips trên giây)
EbNo: Eb/No yêu cầu (giả sử là 3dB cho CS-12.2k)
i: Tỷ lệ nhiễu cell khác với cell đang tính (giả sử là 60%)
R: Tốc độ dữ liệu người dùng (giả sử 12.200 kbps cho CS -12.2K)
η: Hệ số tải (giả sử là 50%)
Lấy 12.2 kbps làm ví dụ thì M = W/(EbNo*(1+ i)*R)*η =
3,840,000/(3*(1+0.6)*12,200)*0,5 = 32.8
Số người dùng cũng có thể được gán cứng bằng không gian mã OVSF. Lấy CS 12.2K làm
ví dụ:
• Một CS -12.2K bearer cần 1 mã SF 128;
• Tất cả mã có thể có cho CS -12.2K = 128 – 2 (1 SF 64) – 2 (4 SF 256) = 124.
• Tính đến hệ số chuyển giao mềm là 1.8 và hệ số tải là 50%: 124/1.8*0.5 = 34 thuê
bao/cell.
19. Tỷ số Eb/No là gì?
Sự định nghĩa Eb/No là năng lượng bit trên mật độ tạp âm, ví dụ, tỷ lệ năng lượng trên
bit thông tin với mật độ phổ công suất (của nhiễu và tạp âm).
20. Chỉ tiêu cho Eb/No trong thiết kế là gì?
Chỉ tiêu của Eb/No phụ thuộc vào dịch vụ:
• Trên đường lên, CS điển hình là 5 đến 6 dB và PS là 3 đến 4 dB – PS thấp hơn khoảng
2dB.
• Ở đường xuống, CS điển hình là 6 đến 7 dB và PS là 5 đến 6dB – PS thấp hơn khoảng
1dB.
21. Tại sao yêu cầu Eb/No của PS lại thấp hơn CS?
PS có một khả năng sửa lỗi tốt hơn và có thể tận dụng việc tái truyền dẫn, do đó nó có
thể có Eb/No thấp hơn. CS là thời gian thực và không thể chịu được trễ nên nó cần một
Eb/No cao hơn để duy trì một liên kết RF đủ mạnh.
22. Ec/Io là gì?
Ec/Io là tỷ số của năng lượng trên chip của CPICH so với mật độ công suất nhận được
(bao gồm cả CPICH trong đó).
23. Đôi khi chúng ta sử dụng Ec/Io và đôi khi lại nói Ec/No, chúng có khác nhau không?
Io = Nhiễu cell hiện đang xét + nhiễu cell xung quanh + mật độ tạp âm
No = nhiễu cell xung quanh + mật độ tạp âm.
Do đó, Io là tổng mật độ công suất được nhận bao gồm cả CPICH của cell, No là tổng
mật độ công suất được nhận không bao gồm CPICH. Về mặt kỹ thuật thì Ec/Io có thể đo
lường chuẩn xác, nhưng xét về dung năng của thiết bị thì Ec/No lại là đo lường thực tế
hơn. Ở UMTS, Ec/No và Ec/Io thường được sử dụng hoán đổi cho nhau.
24. RSCP là gì?
RSCP là viết tắt của Received Signal Code Power (Công suất mã tín hiệu được nhận) –
Năng lượng trên chip trong CPICH được lấy trinh bình trên 512 chips.
25. SIR là gì?
SIR là tỷ số tín hiệu/nhiễu –Tỷ lệ năng lượng của các bits trên kênh điều khiển vật lý
dành riêng với mật độ công suất của nhiễu và tạp âm.
26. Hệ số tải trong thiết kế là gì?
Tải được thiết kế điển hình la 50%, đôi khi một sóng mang có thể phải được thiết kế
75% tải.
27. Xin hãy đưa ra một định nghĩa đơn giản về dung lượng cực?
Tạp âm đường lên tăng theo hàm mũ của tải. Khi tạp âm đường lên tiến đến số vô cùng
lớn thì nhiều không có thêm thuê bao có thể đăng nhập vào cell – và tải cell rất gần với
100% và được xác định “dung lượng cực”.
Về mặt toán học, để tính toán dung lượng cực chúng ta cần biết:
W: Tốc độ chip (cho UMTS 3,840,000 chips/second)
R: Tốc độ dữ liệu người dùng (giả sử 12,200 kbps cho CS – 12.2k)
f: tỷ lệ nhiễu các cell khác/cell đang xét (giả sử 65%)
EbNo: Eb/No yêu cầu (giả sử 5dB)
AF: Hệ số tích cực (giả sử 50%)
Dung lượng cực = (W/R)/((1+f)*AF*10^(EbNo/10)) = 120.6
Để tính toán dung lượng cực đường xuống chúng ta cũng cần biết:
α: Các kênh đường xuống hệ số trực giao (giả sử 55%)
Dung lượng cực = (W/R) / ((1-α+f)*10^(EbNo/10)) = 64.06
28. Dung lượng cực điển hình cho CS – 12.2, PS – 64 , PS – 128 và PS – 384 là bao
nhiêu?
Với những giả thiết giống như trên:
• CS-12.2k: 120.6 (UL), 64.1 (DL).
• PS-64k: 34.8 (UL), 12.8(DL).
• PS-128k: 16.2 (UL), 8.4 (DL).
• PS-384k: 16.2 (UL), 2.8 (DL).
29. Có bao nhiêu kiểu chuyển giao trong UMTS?
Chuyển giao mềm, mềm hơn, chuyển giao giữa các tần số khác nhau, chuyển giao giữa
các hệ thống vô tuyến khác nhau (InRAT HO), chuyển cell giữa các hệ thống vô tuyến
khác nhau (InRAT Cell Change).
(UE di chuyển ra ngoài vùng phủ của UMTS và đi vào vùng phủ của các hệ thống
GSM/GPRS/EGDGE)
30. Chuyển giao mềm và chuyển giao mềm hơn là gì?
• Chuyển giao mềm: Khi một UE được kết nối tới các cell của nó bằng những NodeB khác
nhau.
• Chuyển giao mềm hơn: Khi một UE được kết nối tới các cell của nó mà cùng NodeB.
31. Việc chuyển giao mềm và mềm hơn như thế nào?
• Đường xuống chuyển giao mềm/mềm hơn: Máy thu rake của UE thực hiện kết hợp tỷ
lệ tối đa, ví dụ UE kết hợp tín hiệu đa đường và chọn ra một tín hiệu mạnh nhất.
• Đường lên chuyển giao mềm: RNC thực hiện việc kết hợp có chọn lọc, ví dụ RNC lựa
chọn tín hiệu tốt hơn kết hợp từ những tín hiệu đa đường khác nhau và định dạng một
tín hiệu mạnh hơn.
• Đường lên chuyển giao mềm hơn: RNC thực hiện việc kết hợp tỷ lệ tối đa, ví dụ, máy
thu RAKE của nodeB kết hợp các tín hiệu từ các đường khác nhau và định dạng một tín
hiệu mạnh hơn.
32. Tại sao lại có “độ lợi chuyển giao mềm”?
Độ lợi chuyển giao mềm đến từ những yếu tố sau:
• Độ lợi phân tập Marco do fading chậm
• Độ lợi phân tập Micro do fading nhanh.
• Chia sẻ tải đường xuống trên liên kết vô tuyến đa đường. Bằng các liên kết bảo trì cho
mỗi liên kết có thể phát một công suất thấp hơn, kết quả là nhiễu thấp hơn do một độ
lợi.
33. Mô tả tóm tắt những ưu điểm và nhược điểm của chuyển giao mềm?
Ưu điểm:
• Chống lại fading do việc phân tập marcro
• Giảm công suất NodeB, việc này giúp giảm nhiễu và tăng dung lượng hệ thống.
• Giảm công suất UE (lên đến 4dB), giảm nhiễu và tăng tuổi thọ nguồn.
Nhược điểm:
• UE sử dụng một vài kết nối vô tuyến và yêu cầu nhiều mã phân kênh, tốn nhiều tài
nguyên trên các giao diện Iub, Iur.
34. Fading nhanh và fading chậm là gì?
Fading nhanh còn được gọi là fading đa đường, là hệ quả tất yếu của việc truyền dẫn đa
đường. Khi các tín hiệu đa đường tới một UE, các tín hiệu cộng pha hoặc trừ pha một
lượng vào cường độ tín hiệu.
Fading chậm còn được gọi là fading che chắn. Khi một UE di chuyển từ một cell với
cường độ tín hiệu rớt xuống một cách chậm chạp.
35. Độ lợi fading nhanh và độ lợi fading chậm là gì?
Để xác định hệ số fading nhanh và fading chậm, chúng ta cần có một độ lợi của quỹ
đường truyền và chúng được gọi là độ lợi fading nhanh và độ lợi fading chậm.
36. Độ lợi điển hình của chuyển giao mềm trong quỹ đường truyền bằng bao nhiêu?
• CS-12.2k: 3dB (UL), 2dB (DL).
• PS-64k: 1dB (UL), 0dB (DL).
• PS-128k: 1dB (UL), 0dB (DL).
• PS-384k: 1dB (UL), 0dB (DL).
37. Tỷ lệ phần trăm về số lần UE chuyển giao mềm và mềm hơn là bao nhiêu?
Một UE điển hình có thể ở chế độ chuyển giao mềm khoảng 35-45% trong tổng số lần;
với chế độ chuyển giao mềm hơn khoảng 5% tổng số lần.
38. EiRP điển hình là gì?
EiRP phụ thuộc vào công suất phát của NodeB, suy hao cáp và các phần nối và độ lợi của
anten. Với một hệ thống ví dụ, công suất phát 43 dBm, suy hao cáp và kết nối là 3dB, độ
lợi anten là 17dBi thì EiRP = 43-3+17 = 57 dBm.
39. Thường sử dụng công suất bao nhiêu cho một NodeB được cấp để cho các kênh điều
khiển?
Công suất được cấp cho các kênh điều khiển có thể phụ thuộc vào đặc tính thiết bị của
nhà cung cấp. Thông thường thì không lớn hơn 20% tổng công suất được cấp cho các
kênh điều khiển, bao gồm CPICH. Tuy nhiên, nếu HSDPA được triển khai trên cùng sóng
mang thì tổng công suất được cấp cho kênh điều khiển lên đến 25-30% bởi những kênh
điều khiển được thêm vào do HSDPA yêu cầu.
40. Một công suất CPICH điển hình là bao nhiêu?
Công suất CPICH điển hình chiếm khoảng 10% tổng công suất NodeB. Đối với mỗi 20W
(43dBm) NodeB, CPICH khoảng 2 W (33dBm)
Đối với khu vực đô thị, nơi cần phủ các tòa nhà thì do đặc tính này, CPICH đôi khi có thể
thấp hơn 5% bởi vì:
• Vùng phủ nhỏ vì người dùng rất gần với vị trí đặt trạm thu phát sóng và,
• Nhiều công suất hơn có thể được cấp cho các kênh lưu lượng.
41. Công suất cực đại dành cho liên kết HSDPA là bao nhiêu?
Công suất kết nối HSDPA điển hình là khoảng 4 – 5dBm dưới mức công suất phát cực đại
của NodeB. Ví dụ, công suất phát cực đại của NodeB là 43 dBm thì công suất kết nối
HSDPA là 39 dBm.
42. Chỉ xét với đường xuống, những yếu tố nào ảnh hưởng chính đến cách tính suy hao
đường truyền tối đa xuất phát từ NodeB?
• Công suất phát CPICH của NodeB
• Suy hao của: Jumper, feeder
• Độ lợi antena
• Suy hao trong môi trường vô tuyến
• Body loss
•…
43. Suy hao đường truyền tối đa là gì?
Suy hao đường truyền tối đa là lượng tín hiệu cho phép suy hao (rơi rớt) từ một máy
phát tới một máy thu và vẫn duy trì một tín hiệu tốt.
44. Quỹ đường truyền đơn giản: Với một CPICH là 30dBm và một độ nhạy UE là -
100dBm, bỏ qua những thứ khác ở giữa thì suy hao đường truyền cực đại bằng bao
nhiêu?
30 – ( -100) = 30 + 100 =130 dB.
45. Giả sử có một suy hao đường truyền cực đại là 130 dB, suy hao sẽ là bao nhiêu nếu
một lượng suy hao 5dB cho body loss được thêm vào?
125 dB.
46. Sự phân kênh mã là gì?
Các mã phân kênh là các mã trực giao sử dụng để trải tín hiệu và do đó nó cung cấp sự
phân kênh, do đó, các mã phân kênh được sử dụng cho các kênh riêng biệt từ một cell.
47. Có bao nhiêu mã phân kênh có thể có?
Số mã phân kênh có thể có phụ thuộc vào chiều dài của mã. Trên đường lên thì chiều dài
được định nghĩa trong khoảng từ 4 đến 256. Trên đường xuống thì chiều dài được định
nghĩa trong khoảng từ 4 đến 512.
48. Có phải các mã phân kênh trực giao với nhau? Nếu thế, tại sao “hệ số trực giao”
được yêu cầu trong quỹ đường truyền?
Đúng, các mã phân kênh là trực giao với nhau. Tuy nhiên, ứng với đa đường với thời gian
trễ có thể thay đổi, các kênh từ cùng một cell không còn đảm bảo tính trực giao hoàn
hảo nữa mà có thể gây nhiễu cho các kênh khác. Một “hệ số trực giao đường xuống”,
điển hình là 50 – 60%, là hiển nhiên là cần thiết cho quỹ đường truyền để tính toán cho
nhiễu và do đó giảm dung lượng cực.
49. Các mã băm là gì? Có bao nhiêu mã băm?
Các mã xáo trộn được sử dụng để phân chia các cell và các UE khác nhau, do đó, mỗi
cell hoặc mỗi UE sẽ có một mã xáo trộn duy nhất. Có 512 mã xáo trộn trên đường xuống
và hàng triệu cho đường lên.
50. “Nhóm mã” xáo trộn là gì?
512 mã xáo trộn được phân chia thành 64 nhóm mã –mỗi nhóm mã có 8 mã xáo trộn.
Nhóm mã i ( i = 0 đến 63) có mã từ i*8 đến (i+1)*8, ví dụ (0-7) (8-15)…(504 -511).
51.Có thể phân các nhóm mã xáo trộn thành các nhóm con không? Xin hãy cho ví dụ.
Có, chúng ta phân chia 64 nhóm mã thành các nhóm con:
• Nhóm lớp Macro: 24 nhóm mã dành riêng cho các site macro (ngoài trời).
• Nhóm lớp Micro: 16 nhóm mã dành riêng cho các site micro (inbuilding – trong nhà).
• Nhóm mở rộng: 24 nhóm mã được dành riêng cho các site mở rộng trong tương lai.

52. Những dịch vụ nào thường yêu cầu công suất cao hơn, CS hay PS?
Xét đường xuống và đem so sánh giữa dịch vụ CS -12.2 với PS -384Kbps làm ví dụ. Độ
lợi xử lý là 25 cho CS -12.2 và 10 cho PS -384. Eb/No yêu cầu là 7 cho CS 12.2 và là 5
cho PS-384. Do đó, công suất yêu cầu của CS -12.2 cao hơn PS 384.
53. Eb/No yêu cầu cho HSDPA là bao nhiêu?
Eb/No yêu cầu cho HSDPA thay đổi theo tốc độ bit người dùng (tốc độ dữ liệu), điển hình
là 2 cho 768 kbps và 5 cho 2Mbps.
54. Hiện tượng “tăng tạp âm” là gì? Việc tăng tạp âm thì có ý nghĩa gì đối với tải mạng?
Đối với mỗi người dùng được thêm vào để cung cấp dịch vụ, tạp âm bổ sung được thêm
vào mạng. Do đó, mỗi người dùng mới là nguyên nhân của việc tăng tạp âm. Theo lý
thuyết, “tăng tạp âm” được định nghĩa là tỷ lệ của tổng công suất băng rộng nhận được
chia cho công suất tạp âm. Giá trị của” tạp âm tăng” cao hơn có nghĩa là có nhiều người
dùng được cho phép trên mạng, và mỗi người dùng có thể phát công suất cao hơn tới
mức vượt qua mức tạp âm cao hơn. Điều này có nghĩa là suy hao đường truyền nhỏ hơn
có thể được chấp nhận và bức xạ cell được giảm xuống. Tóm lại, độ tăng tạp âm cao hơn
có nghĩa là dung lượng cao hơn và vùng phủ sóng nhỏ hơn, một độ tăng tạp âm nhỏ hơn
có nghĩa là dung lượng nhỏ hơn và vùng phủ lớn hơn.
55. “sự ô nhiễm kênh lái” là gì?
Nói một cách đơn giản, khi số lượng cell vượt qua quá lớn so với kích thước thiết lập hoạt
động, đó là “sự ô nhiễm kênh lái” trong khu vực. Điển hình thì kích thước hoạt động được
thiết lập là 3, thì nếu có quá nhiều hơn 3 cell thì sẽ có ô nhiễm kênh lái.
Sự định nghĩa “cell mạnh”: các kênh lái trong kích thước cửa sổ chuyển giao từ cell mạnh
nhất. Điển hình thì cửa sổ chuyển giao có kích thước khoảng 4 đến 6 dB. Ví dụ, nếu có
nhiều hơn 2 cells (ngoài các cell mạnh nhất) trong khoảng 4dB cho cell mạnh nhất sau
khi có sự ô nhiễm kênh lái.
56. Một kích thước cửa sổ chuyển giao điển hình trong mạng bằng bao nhiêu?
Một kích thước cửa sổ chuyển giao thường ở giữa khoảng 4 đến 6 dB.
57. Chuyển giao mềm và chuyển giao mềm hơn là gì?
“chuyển giao mềm” là khi UE có kết nối tới nhiều cell trên NodeB khác nhau.
“chuyển giao mềm hơn” là khi UE có sự kết nối tới nhiều cell trên cùng NodeB.
Trên đường xuống, một UE có thể kết hợp các tín hiệu từ các cell khác nhau, tăng chất
lượng tín hiệu. Cho đường lên và chuyển giao mềm, RNC lựa chọn tín hiệu tốt nhất từ
NodeB khác.Cho đường lên và chuyển giao mềm hơn, một NodeB kết hợp tín hiệu từ các
sector khác nhau.
58. Trong một sự chuyển giao, nếu một cell gửi một yêu cầu giảm công suất và hai cell
gửi một yêu cầu tăng công suất đường lên, thì công suất của UE sẽ tăng hay giảm?
Công suất giảm. Miễn là có thể bảo đảm được một đường kết nối tốt nó không cần thiết
phải tăng công suất tới mức bảo đảm đa đường liên kết. Việc bảo đảm cho đa đường là
không cần thiết vì sẽ tăng tạp âm và có thể gây ra ngắt kết nối.
59. Giả sử chúng ta đang thiết kế một mạng CS và một mạng PS, có hay không một sự
khác nhau cơ bản trong sự suy xét thiết kế?
Có một vài sự khác biệt quan trọng. Đối với một mạng CS chúng ta sẽ giới hạn số lượng
serves mạnh mẽ ở một số khu vực để không có quá nhiều kích thước hoạt động dẫn đến
việc ô nhiễm kênh lái đường xuống. Đối với một mạng PS, không có chuyển giao mềm ở
đường xuống do đó một vài khi vực rất quan trọng ….
60. Kích thước thiết lập hoạt động trên mạng là bao nhiêu?
3.
61.Có bao nhiêu fingers (ngón) của một bộ thu Rake của UE có thể có?
4.
62. “Chế độ nén” là gì?
Trước khi UE thực hiện việc chuyển giao khác tần số hay IRAT, nó cần có một khoảng
thời gian ngắt trên kênh điều khiển của tần số khác hay hệ thống khác và thu nghe
thông tin quảng bá. Chu kỳ rỗi được thiết lập trong các khung vô tuyến cho mục đích này
được gọi là “chế độ nén”.
63. Mô tả khái quát điều khiển công suất ở UMTS?
• Vòng hở - cho UE truy cập vào mạng, ví dụ sử dụng khi truy cập ban đầu khi thiết lập
cuộc gọi để yêu cầu UE phát công suất.
• Điều khiển công suất kín, vòng ngoài: RNC tính toán ra chỉ tiêu SIR và gửi chỉ tiêu đó
đến NodeB (cứ mỗi khung 10ms là gửi một lần).
• Điều khiển công suất kín, vòng trong: NodeB gửi các bit TPC tới UE để tăng hoặc giảm
công suất cứ 1500 lần trong một giây.
64. Chu kỳ điều khiển công suất bằng bao nhiêu?
• Vòng hở: Tùy thuộc vào việc thiết lập tham số:
T300 – thời gian chờ giữa các lần thử lại RRC (100ms đến 8000ms, điển hỉnh là 1500
ms)
• Kín, vòng ngoài: 100 lần một giây.
• Kín, vòng trong: 1500 lần một giây.
65. Mô tả tóm lược tại sao điều khiển công suất vòng hở lại được yêu cầu và thực hiện
như thế nào?
• Khi một UE cần truy cập vào mạng và nó sử dụng RACH để bắt đầu quá trình.
• RACH là một kênh chia sẻ trên đường lên được sử dụng bởi tất cả UE, do đó có thể
đếm được sự va chạm (xung đột) trong suốt quá trình đa người dùng yêu cầu truy nhập
vào mạng và sự can thiệp của mỗi UE khác.
• Mỗi UE nhất định phải ước lượng tổng công suất cần sử dụng để cho hoạt động thử truy
cập từ khi không có phản hồi từ NodeB tồn tại như nó đã dành riêng kênh.
• Mục đích của điều khiển công suất vòng hở là để tối thiểu hóa khả năng xung đột và tối
thiểu hóa công suất phát ban đầu của UE để giảm nhiễu tới các UE khác.
• Công suất phát UE ban đầu = Primary_CPICH_Power - CPICH_RSCP + UL_Interference
+ Constant_value_Cprach.
• Thay vì việc gửi tất cả bản tin, thì một bản “test” (phần đầu) được gửi.
• Chờ trả lời từ NodeB.
• Nếu không có câu trả lời từ NodeB thì tăng công suất.
• Cố gắng và cố gắng cho đến khi hoàn thành hoặc vượt ngưỡng timeout.
66. Điều khiển công suất “headroom” là gì?
Điều khiển công suất “headroom” cũng được gọi là “tăng công suất”. Trên một kênh
không có fading thì UE cần phát một công suất được gán cố định. Trên một kênh fading
thì một UE phản ứng với các lệnh điều khiển công suất và thường tăng công suất phát.
Sự khác nhau giữa các mức công suất trung bình trên kênh fading và các kênh không bị
fading được gọi là “tăng công suất” hay “headroom”.
67. Với ba cách chuyển giao mềm, nếu một UE nhận yêu cầu giảm công suất từ một cell
và yêu cầu tăng công suất từ cell thứ 2 thì UE sẽ tăng hay giảm công suất? Tại sao?
Giảm công suất. Để đảm bảo một liên kết tốt đủ để duy trì một cuộc gọi và không cần
thiết phải có kết nối mạnh hơn, thậm chí việc tăng công suất đó đồng nghĩa với tăng
nhiễu cho hệ thống.
68. Giả sử hai UE được phục vụ bởi cùng một cell, UE với kết nối yếu hơn (tình trạng RF
tệ hơn) sử dụng nhiều “dung lượng”, tại sao?
UE với liên kết RF yếu hơn sẽ yêu cầu NodeB phát công suất lưu lượng cao hơn trong
một mức nào đó để tới được UE, kết quả là công suất dành cho các UE khác giảm đi – do
vậy tiêu thụ nhiều “dung lượng”.
69. Trong trường hợp nào thì một NodeB có thể đến dung lượng của nó? Các giới hạn cho
dung lượng là gì?
NodeB đạt đến công suất phát cực đại, chạy ra ngoài các thành phần kênh, nhiễu đường
lên tăng đén mức vượt ngưỡng thiết kế,…
70. “Cell linh động” là gì và tại sao?
Vùng phủ cell co lại khi tải tăng lên, cái này được gọi là “cell linh động” (“cell breathing”)
Đối với đường lên, có nhiều UE được phục vụ bởi một cell, mỗi UE cần phát công suất cao
hơn để bù đắp cho việc tăng tạp âm đường lên. Như một hệ quả, UE với liên kết yếu hơn
(UE đang ở khoảng cách xa hơn) có thể không phát đủ công suất để đến được NodeB –
do đó thì vùng phủ sẽ bị thu hẹp.
Đối với đường xuống, NodeB cũng cần phát công suất cao hơn ứng với việc có nhiều UE
được phục vụ. Như một hệ quả tất yếu, UE với đường liên kết yếu hơn (khoảng cách xa
hơn) sẽ có thể không được phục vụ bởi NodeB.
71. Có phải một hệ thống UMTS bị giới hạn bởi đường lên hoặc đường xuống?
Một hệ thống UMTS có thể có đường lên bị giới hạn hoặc đường xuống bị giới hạn phụ
thuộc vào tải. Với một hệ thống có tải nhẹ, công suất phát UE được thiết lập một vùng
phủ giới hạn do đó nó sẽ có đường lên bị giới hạn. Đối với hệ thống có trọng tải nặng,
công suất phát NodeB giới hạn số lượng Ues có thể phục vụ do đó đường xuống bị giới
hạn.
72. Ảnh hưởng của tốc độ dữ liệu cao đến vùng phủ là gì?
Tốc độ dữ liệu cao có độ lợi xử lý thấp hơn do đó một NodeB cần phát công suất lớn hơn
để đáp ứng đủ yêu cầu về Eb/No; điều này có nghĩa là vùng phủ nhỏ hơn cho tốc độ dữ
liệu cao hơn.
73. OCNS là gì?
OCNS là viết tắt của Orthogonal Channel Noise Simulator (Mô phỏng tạp âm kênh trực
giao). Nó là một sự mô tả tải mạng thường bằng cách tăng nhiễu cấu hình ở NodeB.

You might also like