You are on page 1of 1

CHỮ VIẾT CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

Do sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng.
Chính vì thế, con người cần công cụ để ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Và chữ viết
được ra đời từ nhu cầu đó. Người phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Đây
thực sự là một phát minh lớn của loài người.
1) Hệ thống biểu tượng Tiền ký tự
Hệ thống chữ viết của loài người xuất hiện vào thời kì đồ đồng ( cuối TNK 4 TCN) từ các biểu
tượng tiền ký tự của thời kì đồ đá mới ( TNK 7 TCN). Những hệ thống này không thể coi là chữ
viết, nhưng chúng có nhiều đặc điểm liên hệ với chữ viết sau này. Đây là các hệ thống biểu
tượng khá dễ nhớ và ghi lại ý, truyền đạt được thông tin nhất định. Tuy vậy, chúng không có nội
dung ngôn ngữ.
Đáng chú ý có thể nói đến hệ biểu tượng Vinca: lúc đầu, hệ thống có những biểu tượng giản
đơn rồi dần tăng tính phức tạp lên và lên đến đỉnh cao là những bản ghi Tartaria vào TNK 5
TCN. Những biểu tượng được xếp chặt chẽ, giúp ta liên tưởng ngay đến văn bản.
2) Sự phát minh ra chữ viết
Chữ viết xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập và Lưỡng Hà khoảng TNK 4 TCN
Lúc đầu , chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mình muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí
hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng, đó là Chữ Tượng Hình.
Sau đó, người ta cách điệu hoá chữ Tượng Hình thành nét và ghép nét theo quy ước để phản
ánh ý nghĩ con người 1 cách phong phú. Đó chính là Chữ Tượng Ý. Chữ tượng ý thường ghép
với một thanh để phản ánh tiếng nói, âm điệu trong lời nói của con người.
3) Một số loại chữ viết của các quốc gia cổ đại phương Đông
- Chữ viết Ai Cập: chữ tượng hình Ai Cập được người Ai Cập cổ đại sử dụng có chứa một sự
phối hợp giữa các yếu tố dấu tốc ký và mẫu tự. Người Ai Cập đã sử dụng chữ tượng hình để ghi
các văn bản tôn giáo trên giấy cói và gỗ. Nguyên liệu để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng
vỏ cây papirút.
- Chữ viết Lưỡng Hà: chữ viết ở Lưỡng Hà do người Su-me sáng lập vào cuối TK 4 TCN. Trong
thời kì đầu, chữ Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình. Ngườ ta dùng hình vẽ để mượn âm thanh.
Trên cơ sở chữ tượng hình, chữ Lưỡng Hà phát triển thành dạng chữ hình nêm cổ xưa ở triều
đại Ur thứ 3. Người Su-me dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất
sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.
- Chữ viết Trung Hoa: Cùng với những nền văn minh lớn như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, người
Trung Quốc cũng sớm tạo ra chữ viết cho riêng mình vào khoảng thiên niên kỷ thứ III trước
Công nguyên. Thời Thương - Ân xuất hiện chữ Giáp cốt, được viết trên các mai rùa, xương thú.
Đến nay, các nhà khảo cổ học phát hiện được 5.000 chữ giáp cốt này.
Thời Tây Chu, chữ viết ngày càng được cải tiến đơn giản hơn. Thời nhà Tần đã biết dùng thẻ tre
để viết thành sách. Thời nhà Hán, chữ viết về cơ bản được hoàn thiện. Người Trung Quốc cũng
đã phát minh ra giấy viết.
Có thể nói, việc phát minh ra chữ viết là một điều vô cùng quan trọng, to lớn và tự hào đối với
người phương Đông nói riêng và thế giới nói chung

You might also like