You are on page 1of 9

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÁO CÁO
NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA CHỮ( TYPOGRAPHY)
Đề tài 4: Nghiên cứu lịch sử typography thế kỉ III – X

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hà Thị Hồng Ngân


Nhóm thực hiện: 04

Vũ Văn Bảo B18DCPT027

Nguyễn Thị Hương B18DCPT111

Nguyễn Thị Hương B18DCPT112

Phạm Thị Linh B18DCPT136

Đỗ Thị Bích Ngọc B18DCPT167

Đào Thái Sơn B18DCPT192

Nguyễn Việt Trinh B18DCPT236

Trần Anh Tuấn B18DCPT207

Nguyễn Hoài Yến B18DCPT257


Hà Nội, tháng 9 năm 2021

I. Tổng quan về đồ họa chữ từ thế kỉ III - X 


I.1 Khái niệm về đồ họa chữ (Typography)
- Typography là loại hình thiết kế lấy các chữ cái làm đối tượng khai thác, khiến các con
chữ không chỉ là công cụ truyền đạt thông tin bình thường nữa mà con mang tinh nghệ
thuật cao cùng với sự thể hiện có tính khoa học.
- Nghệ thuật Typography với những kỹ thuật riêng của mình đã tạo ra những tác phẩm
không chỉ bắt mắt mà còn tạo ra những câu truyện, những đường đi dẫn dắt người xem đi
theo con đường mà tác giả đã vạch ra trong tác phẩm của mình. Typography không gò bó
trong hình thức thể hiện, đó là sự sáng tạo bằng các con chữ.

- Các thuật ngữ quan trọng trong Typography:


 Hierarchy
+ Là cách dóng hàng, cột của văn bản, được sử dụng để điều hướng và chỉ dẫn mắt
của người đọc về thông tin quan trọng nhất.
 Leading
+ Là khoảng giãn cách giữa 2 dòng, nếu bạn không chắc chắn về việc nên sử dụng
việc giãn cách dòng này thế nào, hãy để nguyên mặc định của cài đặt font.
 Tracking
+ Là độ dài của 1 từ, hoặc được gọi là độ giãn cách các chữ cái với nhau. Có
nhiều chương trình cho phép bạn làm dày hoặc giãn rộng yếu tố này, phụ thuộc
vào nhu cầu của bạn. 
 Kerning
+ Kerning là giãn cách giữa các chữ cái cụ thể trong cùng một từ. Không giống
tracking, nó phụ thuộc vào một từ cụ thể, vì mỗi chữ cái có độ phù hợp khác nhau.
Một số font chữ cái thường bị đánh giá là “kerning kém”, làm cho chữ cái không
được giãn cách chuẩn.
 
I.2 Sơ lược về đồ họa chữ từ TK III - X 
- Giai đoạn thế kỷ III-X là một giai đoạn có nhiều sự biến chuyển mạnh mẽ, đưa nghệ thuật
đồ họa chữ lên một tầm cao mới.
- Trong giai đoạn thế kỷ III-X, kiểu chữ Rustic capitals và Uncial vẫn được sử dụng rất
rộng rãi tại nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ, bên cạnh đó, chữ Uncial cũng được thay
đổi dần để phù hợp với thời gian. 
- Đầu thế kỷ III, xuất hiện kiểu chữ Half Uncial (chữ phỏng Uncial). Kiểu chữ này cũng có
những nét đặc trưng nhất định, tuy nhiên Half Uncial xuất hiện muộn hơn ít phổ biến hơn
chữ Uncial, nên không phá vỡ được thế độc quyền của Uncial trong các văn bản Kinh
thánh và phụng sự. Sau đó, vào khoảng thế kỷ V, con người bắt đầu tạo ra sách minh họa
(Illustrated book) và sách thuyết giảng. Đây là một bước tiến quan trọng, con người đã
nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng các hình ảnh hay hình vẽ, họ đã sử dụng hình vẽ

6
minh họa kết hợp với chữ viết thông thường. Trải qua rất nhiều năm thay đổi về kiểu chữ
cũng như cách ghi chép, ý thức được chữ viết cần được đồng nhất và chuẩn hóa. 
 Đến thế kỷ VIII con người đã tổng hợp và sáng tạo ra bảng chữ cái chuẩn hóa đầu tiên –
Carolingian minuscule. Đây chính là cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của loài
người, Carolingian minuscule được coi là nền tảng quan trọng của tất cả những loại chữ
in ấn được sử dụng ngày nay. Một cột mốc quan trọng khác trong giai đoạn III-X chính là
sự phát triển của kỹ thuật in ấn. Sự phát triển của các kỹ thuật in ấn đã làm thay đổi mạnh
mẽ bản chất của nghệ thuật đồ họa chữ trong giai đoạn này.

II. Lịch sử đồ họa chữ từ thế kỉ III đến thế kỉ X

2.1 Tiếp nối sự khởi đầu của chữ viết: năm 200 – 400 SCN ( TK III-V)
II.1.1 Năm 200 SCN: Sự xuất hiện của bút có ngòi và chữ phỏng Uncial
II.1.1.1 Sự xuất hiện của bút có ngòi
- Nguồn gốc.
     Hơn 3.500 trước, người Sumer, những cư dân cổ xưa nhất tại Lưỡng Hà (thuộc Iraq) đã
dùng que khắc hình lên mẩu đất sét. Từ ký tự vạch trên đất sét cho đến chiếc bút đầu tiên làm
từ cây sậy có thể xem là bước tiến vượt bậc của người Ai Cập.
       Đến TK 3 SCN, người Hy Lạp đã viết trên giấy cói, vỏ cây hay các tấm bia bằng sáp
hoặc đất sét. Bút sậy được cắt và vót nhọn từ cây sậy rỗng ruột, đường kính 1cm, dài 20 – 30
cm có ngòi bằng kim loại ở một đầu để dễ dàng điều chỉnh lưu lượng mực hơn.

6
Bút sậy 

       Ở Lưỡng Hà và Sumer , bút sậy được sử dụng bằng cách ấn đầu bút vào các viên đất sét để
tạo ra các bản ghi bằng chữ viết, sử dụng chữ hình nêm.
 Sự phát triển.
       Cùng với việc giấy viết ra đời vào thời kỳ trung cổ con người đã dùng lông ngỗng, lông quạ,
lông thiên nga để viết. Ngòi bút được mài nhọn và mực chảy dọc theo ruột bút từ trên xuống
dưới . Vào TK 12 con người bắt đầu cắt những chiếc bút lông ngỗng với góc vát lớn hơn. Sau đó
người ta chế ra ngòi bút rời với độ rộng và hình dạng khác nhau để gắn vào bút lông ngỗng.
       Mỗi đổi mới về công nghệ làm bút đã biến đổi mạnh mẽ hình dáng nét bút từ đó tác động
đến sự phát triển của chữ viết tay.

II.1.1.2 Chữ phỏng Uncial ( half - uncial)


 Sự phát triển
- Từ những năm 100 SCN , người Hy Lạp đã phát triển các letterform tròn có tên gọi là
Uncial, chữ uncial đòi hỏi ít nét hơn và cho phép viết nhanh hơn, đơn giản hơn so với các
chữ viết Hy Lạp vuông ( sách khám phá Typography) 

6
- Cho đến những năm 200 SCN xuất hiện chữ phỏng Uncial 
( half- uncial). Thuật ngữ half-uncial lần đầu tiên được triển khai bởi Scipione Maffei  .Ông
đã sử dụng nó để phân biệt chữ phỏng Uncial và Uncial trong cuốn Codex Basilicus nổi
tiếng của Hilary 
- Chữ phỏng Uncial được sử dụng lần đầu tiên ở Hy Lạp trong suốt thế kỷ thứ III ,nhưng
không đạt tới mức độ phổ biến cho đến tận cuối TK VI và đến cuối TK VIII loại chữ này
đã gần như không còn được sử dụng nữa.
- Các hình thức ban đầu của chữ half-uncial được sử dụng cho các tác giả ngoại giáo và
chữ viết hợp pháp của người La Mã, trong khi vào thế kỷ thứ 6, chữ viết này đã được sử
dụng ở châu Phi và châu Âu (nhưng không thường xuyên ở các trung tâm ngoại đạo) để
phiên âm các văn bản Cơ đốc giáo.  Và chữ phỏng Uncial 
( half - uncial)  là tiền thân của chữ thường (lowercase letter). 
( sách khám phá Typography) 

 Đặc điểm ( https://en.wikipedia.org/wiki/Uncial_script)


Một số dạng tổng quát của các chữ cái half - uncial là:
 ⟨A⟩ thường tròn ⟨ɑ⟩, đôi khi có phần trên hơi hở
 ⟨B⟩ và ⟨d⟩ có thân thẳng đứng, giống với các chữ cái hiện đại
 ⟨G⟩ có phần trên bằng phẳng, không có cánh cung và phần dưới cong ⟨ᵹ⟩ (hơi giống chữ
số 5)
 ⟨T⟩ có trục cong ⟨ꞇ⟩
 ⟨N⟩, ⟨r⟩ và ⟨s⟩ tương tự như các chữ cái không có chữ số của chúng (có cùng sự khác biệt
so với các chữ cái hiện đại)
Half-Uncial đã được đưa đến Ireland vào thế kỷ thứ 5, và từ đó đến Anh vào thế kỷ thứ 7 .
Ở Anh, nó được sử dụng để tạo ra bảng chữ cái Latinh tiếng Anh cổ vào thế kỷ thứ 8.

6
II.1.2 Năm 300 SCN: Tầng lớp tri thức và các thư viện
- Đến năm 300 SCN, Roma hình thành một tầng lớp trí thức (literate class) bao gồm các
thương gia, học giả, thầy tu và quan chức chính quyền.
- Cùng với đó là 30 thư viện công hỗ trợ nhu cầu đọc và tham chiếu của tầng lớp này. 
- Ở giai đoạn này, Roma có hệ thống thư viện tiên tiến nhất thế giới cho đến tận thế kỷ 19.
Các thư viện công của Roma được xây dựng dựa trên sự phát triển của các thư viện tư
nhân của các nhà quý tộc ở thế kỷ trước của Cộng hòa. Về cơ bản, đây là một hệ thống
thư viện công được tài trợ bởi gia đình Hoàng gia và do các quan chức của Hoàng gia
điều hành đã cung cấp cho các nhà văn và trí thức của Rome một nguồn sách đáng kể.
- Các thư viện công của Roma mang lại những giá trị đáng kể cho người đọc trong thời kì
này. Thư viện đã cung cấp cho người dân những tác phẩm hay nhất của các nhà văn cổ
đại và được người dân sử dụng rộng rãi
- Với các nhà văn, chúng mang lại những lợi ích đáng kể trong việc cung cấp các tác phẩm
của họ đến với nhiều đối tượng hơn và lưu giữ các tác phẩm của họ trong danh sách các
tác giả vĩ đại cho thế hệ sau.

Các thư viện đầu tiên của Roma được thành lập vào thế kỷ thứ 3

2.2 Chữ viết trong thời sơ kì trung cổ: năm 400-900 SCN (TKIII-V)
2.2.1 Sơ lược sự phát triển của mĩ thuật trong giai đoạn sơ kì trung cổ
- Nghệ thuật Cơ đốc giáo (Christian Art) ở giai đoạn đầu của thời kỳ Trung cổ là những tác
phẩm đậm tính tôn giáo dành riêng cho tầng lớp giàu có hoặc giới tăng lữ. Giai đoạn sau
của thời kỳ Trung cổ chứng kiến sự ổn định về chính trị, thịnh vượng về kinh tế và tăng
6
trưởng về dân số ở Châu Âu. Vẫn đề cập tới những chủ đề hoa mỹ và tôn giáo, song các
hình thức nghệ thuật lúc này đã mở rộng ra tầng lớp dân thường dưới hình thức truyền bá
và tuyên truyền.

3
Jesus healing the bleeding woman, tại các hầm mộ của người La Mã, năm 300-350.
- Nghệ thuật Byzantine và nghệ thuật Gothic từ thế kỷ 5 cho tới thế kỷ 16 ở Châu Âu đều
mang tính chất trang trí cao, dựa trên các chủ đề của đạo Cơ đốc. Các thành phần kiến
trúc đồ sộ, những bức bích họa treo tường, các sản phẩm dệt may phong phú và sách viết
về nghi thức tế lễ đã được tạo ra để đáp ứng nhu cầu cúng tế cũng như lễ bài của giới tu
sỹ và nhu cầu thờ phụng trong cộng đồng.

Tranh khảm Hoàng hậu Theodora cùng tuỳ tùng tại Vương cung thánh đường San Vitale
(Nghệ thuật Byzantine)
-   Một trong những điều cơ bản trong một cuốn sách thời Trung cổ là các chữ cái - những
ký hiệu lấp đầy từ trang này sang trang khác và tạo nên ý nghĩa. Mỗi người trong chúng
ta, con người đều viết khác nhau và xét rằng các cuốn sách thời trung cổ đã được làm
trước khi phát minh ra bản in, nên các chữ viết mà chúng mang theo thể hiện rất nhiều
phong cách.

6
- Không có đồ vật hay tác phẩm nghệ thuật nào nào còn sót lại nhấn mạnh điểm khác biệt
này tốt hơn các tờ quảng cáo của những người ghi chép thương mại. Tác phẩm trong hình
ảnh dưới đây được tạo ra bởi Herman Strepel và thông qua đó, anh ấy thể hiện chuyên
môn của mình - và theo một nghĩa nào đó là hàng hóa của anh ấy - với những khách hàng
đã ghé thăm cửa hàng của anh ấy. Mặt sau trống cho thấy tờ giấy được treo trên tường,
giống như thực đơn trong một nhà hàng thức ăn nhanh. Anh ấy thậm chí còn viết tên của
các chữ viết bên cạnh các mẫu, bằng chữ vàng hấp dẫn, giống như một nhà kinh doanh
giỏi.

 
Bảng quảng cáo cho các kịch bản,  c . 1450 (The Hague, KB, 76 D 45)
- Hình thức đầu tiên của kiểu chữ được phát triển với chữ viết tay của những người ghi
chép vào thời Trung cổ.

Thư pháp trong bản viết tay cổ đại

6
6

You might also like