You are on page 1of 6

Khi dán nhãn hay treo biển báo chất thải nguy hại cần tuân thủ các

qui định sau: Mọi


chất thải nguy hại phải được dán dấu hiệu cảnh báo. Các nhãn cảnh báo chất thải nguy
hại phải có hình dạng, màu sắc, ký hiệu và chữ viết theo đúng quy định. Kích cỡ tối thiểu
của các nhãn là 10 cm x 10 cm, khoảng cách xa 01 m có thể nhìn thấy được. Vật liệu làm
nhãn và mực in trên nhãn phải bền trong điều kiện vận chuyển thông thường và bảo đảm
còn rõ ràng dễ nhận ra bất kỳ lúc nào. Một chất thải nguy hại có nhiều đặc tính nguy hại
thì phải dán đầy đủ các nhãn hiệu cảnh báo cho từng loại đặc tính nguy hại đó.

Nhãn chất thải nguy hại là một công cụ hiệu quả để xác định các khu vực, nơi có chứa
chất thải nguy hại. Nó sẽ giúp thông báo và cảnh báo nhân viên của bạn về những vật liệu
nguy hiểm, tính chất nguy hại tiềm tàng trong cơ sở của bạn, được quy định pháp luật về
chất thải nguy hại và theo yêu cầu của quy định ngành công nghiệp.
Theo thông tư 12/2011/BTNMT về chất thải nguy hại
Chương IV, điều 1.4. quy định:
Phân loại CTNH, không để lẫn CTNH khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; bố trí
nơi lưu giữ tạm thời CTNH an toàn; đóng gói, bảo quản CTNH theo chủng loại trong các
bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, bảo đảm
không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường, có dán nhãn với đầy đủ các thông tin
sau:
a) Tên CTNH, mã CTNH theo Danh mục CTNH;

b) Tên và địa chỉ của chủ nguồn thải;

c) Mô tả về các nguy cơ do chất thải có thể gây ra;

d) Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về “Chất
thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”;

đ) Ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.

Nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro khi lưu trữ, vận chuyển đối với chất thải nguy
hại (CTNH), cơ quan chức năng đã đề ra một số tiêu chuẩn quy định và bắt buộc
các chủ nguồn thải phải chấp hành một cách nghiêm túc.
Tầm quan trọng của việc dán nhãn CTNH
Việc dán nhãn CTNH là trách nhiệm của chủ nguồn thải có phát sinh CTNH. Các thiết bị,
bao bì được sử dụng để chứa, lưu giữ, vận chuyển CTNH nhất thiết phải được dán nhãn
hiệu cảnh báo có chữ “Chất thải nguy hại”. CTNH phải được làm rõ thuộc loại CTNH
nào, chứa CTNH. Phần quan trọng của việc dán nhãn cảnh báo CTNH là thời gian bắt
đầu tích lũy, chứa CTNH.
Về nguyên tắc, cơ sở phát sinh CTNH không được phép lưu giữ chất thải quá sáu tháng
nếu chưa được phép, do đó việc ghi ngày bắt đầu lưu giữ CTNH được sử dụng để xác
định và kiểm soát quá trình lưu giữ có đúng quy định không.

Một số dấu hiệu, cảnh báo, phòng ngừa theo quy định đối với việc lưu trữ CTNH.
Khi vận chuyển CTNH, các thiết bị chứa chuyên dụng, các phương tiện chuyên chở phải
bổ sung tên, địa chỉ, cơ sở phát sinh chất thải và số lượng vào nhãn cảnh báo. Thực hiện
tốt công tác này sẽ giúp tránh được các sự cố trong quá trình bốc dỡ, phân bố chất thải
trong kho lưu giữ, vận chuyển và giúp cho việc lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp khi có
sự cố xảy ra.
Tùy theo tiêu chuẩn quy định của mỗi nước mà dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa (nhãn hiệu
cảnh báo) có thể có hình dạng, màu sắc và mã số khác nhau. Tại Việt Nam, dấu hiệu cảnh
báo phòng ngừa và mã số chất thải được tuân theo TCVN 6707-2000.
Dán các biển cảnh báo CTNH trên các bao bì lưu chứa CTNH theo đúng đặc tính nguy
hại của chất thải. Kích cỡ các biển báo phải đảm bảo trong khoảng cách thấy được.
Khu vực lưu giữ CTNH
Khu vực lưu giữ CTNH cần được xác định rõ vị trí tách biệt với nơi sản xuất và phải gắn
bảng ghi rõ là “Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại”. Trong đó, nơi lưu giữ CTNH cần
phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Phải có mái che hoặc có tấm bạt che phủ kín lên trên CTNH đã lưu giữ trong các thùng
chứa an toàn để tránh ảnh hưởng do mưa, nắng khi tiếp xúc trực tiếp (nếu kho lưu giữ
CTNH ngoài trời).
Tường hoặc rào lưới bảo vệ xung quanh.
Có đường thoát nước riêng để khi có sự cố sẽ tránh sự rò rỉ của CTNH vào đường thoát
nước chung, hạn chế tối đa CTNH xâm nhập môi trường xung quanh.
Các CTNH phải đặt trên các pallet đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
Phải trang bị vật liệu thấm hút để sử dụng nếu có sự cố chảy tràn CTNH.
Phải trang bị các bình PCCC để sử dụng nếu có sự cố về cháy nổ CTNH.
Bố trí, sắp đặt CTNH tại nơi lưu giữ
Tách biệt các loại CTNH theo dạng rắn, lỏng, bùn trong các bao bì phù hợp không tương
thích và trên các bao bì phải dán các biển báo CTNH theo đúng quy định.
Có thùng chứa bổ sung bên ngoài cho thùng chứa chất thải dạng lỏng.
Đề ra mức tối đa lưu giữ CTNH trong thời gian cho phép theo quy định (sáu tháng) và
chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, phù hợp và nên để nơi thông thoáng.
Một số dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa đối với CTNH
Theo quy định, hình dạng, kích thước, trình bày, thiết kế và màu sắc của dấu hiệu cảnh
báo, phòng ngừa CTNH phải áp dụng theo các quy định trong TCVN 6706:2000. Ngoài
ra, theo Thông tư 12/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn
điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý
CTNH đã có quy định: “Phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho việc thu gom, vận chuyển,
đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời CTNH phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa
theo TCVN 6707:2000”.
Vì vậy, các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động sản xuất, hoạt động văn phòng có
phát sinh CTNH và đang lưu giữ tạm thời CTNH tại cơ sở phải sử dụng dấu hiệu cảnh
báo, phòng ngừa CTNH theo quy định. Không chỉ vậy, các cơ sở được cấp phép hành
nghề xử lý CTNH, khi tiếp nhận CTNH, lưu kho chờ xử lý cũng phải phân loại riêng biệt
và phải sử dụng các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa CTNH. Tất cả nhằm mục đích cảnh
báo mọi người khi tiếp cận khu vực này.
Ngay cả đối với các phương tiện tham gia vận chuyển CTNH cũng phải sử dụng và gắn
các biển báo trong quá trình vận chuyển CTNH như sau: có biển báo “Xe vận chuyển
chất thải nguy hại” ở trước và sau xe; kích thước kiểu chữ và màu sắc phải đảm bảo nhìn
thấy từ khoảng cách 10 m. Ở hai bên thân xe cũng phải gắn biển báo nghiêm cấm và
phòng ngừa theo quy định tương ứng với tính chất nguy hại của loại CTNH đang vận
chuyển.
Phổ biến kiến thức phân loại rác và an toàn giao thông cho Nhà thầu
Sáng 15/11/2018, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức tuyên truyền
định kỳ với chủ đề Phổ biến kiến thức phân loại rác thải và an toàn giao thông nội bộ tại
NMLD Dung Quất.
Hiện tại, việc phân loại chất thải phát sinh trong quá trình làm việc của nhà thầu chia làm
3 loại: Chất thải nguy hại (găng tay nhiễm dầu, khăn lau sơn, các vật chất dính sơn, dầu,
mỡ…); chất thải tái chế (chai, lọ, nhựa…); chất thải sinh hoạt (hộp đựng cơm, giấy, gỗ
vụn…). Đối với từng loại chất thải đều được BSR trang bị các thùng đựng: Chất thải
nguy hại đựng trong thùng màu vàng, chất thải tái chế đựng trong thùng màu xanh dương
và chất thải sinh hoạt đựng trong thùng màu xanh lá cây.

Nhân sự BSR phổ biến kiến thức phân loại rác thải
Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, một số nhà thầu như PMS có nhiều chất thải như
bọc bảo ôn thải ra. BSR khuyến nghị nếu số lượng thải ra nhiều, các nhà thầu cần thông
báo với BSR để được hướng dẫn xử lý.
Tại buổi tuyên truyền, các nhân sự PTSC, PMS, DMC cũng được phổ biến kiến thức an
toàn giao thông nội bộ. Thời gian qua, Công ty BSR phát hiện ra nhiều trường hợp nhân
sự nhà thầu vi phạm an toàn giao thông trên tuyến đường 1km vào nhà máy như chở ba,
không đội mũ bảo hiểm, đi quá tốc độ quy định. Tuy nhiên, BSR mới chỉ nhắc nhở đầu
mối làm việc của nhà thầu để thông báo anh em công nhân tuân thủ luật lệ giao thông.
Thời gian tới, nếu các nhân sự nhà thầu tiếp tục vi phạm an toàn giao thông trong phạm
vi đường nội bộ, BSR sẽ có chế tài xử phạt.

Phổ biến kiến thức an toàn giao thông nội bộ


Ngoài ra, BSR cũng đang và tiếp tục kiểm tra giám sát tốc độ thông qua thiết bị giám sát
hành trình được gắn trên các phương tiện vận chuyển của nhà thầu đang hoạt động trong
phạm vi nhà máy..
Phát biểu tại buổi tuyên truyền, ông Nguyễn Văn Nam – Phó Trưởng ban ATMT BSR
cho biết: Thời gian vừa qua, vẫn có một số công việc của nhà thầu chưa tuân thủ các quy
định của giấy phép làm việc. Vì vậy, thời gian tới BSR sẽ tăng cường đào tạo nhân sự
giám sát nhà thầu. BSR sẽ tăng cường giám sát sự tuân thủ của nhân sự nhà thầu để đảm
bảo các nhân sự nhà thầu làm việc đúng với quy định trong giấy phép làm việc.
BSR khen thưởng các nhân sự nhà thầu đã trả lời đúng các câu hỏi tại chương trình
Ông Lê Xuân Trung – Phó Trưởng ban Bảo dưỡng sửa chữa BSR nhấn mạnh: Yêu cầu
các nhân sự nhà thầu khi làm việc cần tuân thủ các nội quy của nhà máy. Hàng ngày có
tới hàng trăm lượt nhân sự ra vào làm việc trong Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nên sự an
toàn của nhà thầu chính là an toàn của nhà máy. Những buổi tuyên truyền như thế này,
tuy lượng kiến thức không nhiều nhưng cũng đủ trang bị, nhắc nhở thêm nhân sự nhà
thầu, vì mục tiêu chung là: “Làm việc phải an toàn”./.

You might also like