You are on page 1of 362

DẠY HỌC

VẬT LÝ
THÔNG QUA CÁC NHÀ KHOA HỌC

(Tổng hợp những ghi chép quý giá về cuộc đời,


sự nghiệp và những phát minh vĩ đại
của các nhà khoa học Vật lý được nhắc đến
theo chương trình sách giáo khoa)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUốC GIA HÀ NỘI


NGUYỄN PHÚC THUẦN (CHỦ BIÊN)
NGUYỄN TRỌNG DŨNG

DẠY HỌC VẬT LÍ


THÔNG QUA CÁC NHÀ KHOA HỌC
Dành cho giáo viên giảng dạy vật lí
Dành cho sinh viên chuyên ngành vật lí
Dành cho học sinh THCS, THPT
Dành cho bạn đọc đam mê về lĩnh vực vật lí

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Dạy học vật lý thông qua các nhà khoa học

LỜI MỞ ĐẦU

Đã lâu, có một số thầy (cô) giáo vật lí trung học cơ sở nói là họ muốn có
những tài liệu về tiểu sử các nhà khoa học mà sách giáo khoa nhắc đến họ. Theo ý
kiến các thầy (cô), việc đó sẽ giúp cho học sinh học các bài giáo khoa đỡ khô
khan. Đó quả là một gợi ý hay. Cho đến nay, đã ba bốn chục năm trôi qua, nhưng
vẫn chưa có một tài liệu nào đáp ứng gợi ý nói trên. Chúng tôi hi vọng rằng cuốn
sách này có thể lấp khoảng trống đó. Cuốn sách này kể chuyện về các danh nhân
khoa học vật lí mà sách giáo khoa vật lí trung học cơ sở có nhắc đến. Vì vậy, thích
họp hơn cả là các bạn đọc nên sử dụng cuốn sách này kèm theo sách giáo khoa.
Trong toàn bộ sách giáo khoa vật lí từ lóp 6 đến lóp 9 có tất cả 30 danh nhân được
nhắc đến. Mồi bài của cuốn sách này viết về một danh nhân, trừ một trường họp
đặc biệt; bài VI.3 viết về hai danh nhân, đó là hai anh em Mônggônphiê. Các bài
sắp xếp theo thứ tự lóp từ thấp đến cao, trong từng lóp thì theo thứ tự bài học từ
trước đến sau. Có những danh nhân được sách giáo khoa nhắc đến ở nhiều bài.
Trong trường hợp này chúng tôi sẽ viết về danh nhân đó ở bài giáo khoa nào nhắc
đến họ đầu tiên. Ví dụ ở trung học cơ sở ta gặp nhà khoa học Giun (ioule) ở ba
bài, lần đầu ở bài 13 Vật lí 8, sau đó là bài 21 cũng ở lóp 8, cuối cùng ở bài 16 Vật
lí 9. ở lóp 8, đến bài 13 ta đã gặp 5 nhà khoa học khác, đến Giun là người thứ sáu,
vì vậy đến bài 13 lóp 8 chúng tôi viết về nhà khoa học này và đặt tên là bài VIII. 6,
Giun, về việc viết tên riêng: chúng tôi dùng cách viết liền, không dùng gạch nối,
ví dụ viết Niutơn, không viết Niu-tơn. Nhưng những trường họp đã dùng quen thì
vẫn dùng như cũ. Ví dụ, trong cuốn sách này, chúng tôi viết “tiếng La tinh” (La
tinh viết rời không gạch nối, không viết liền) vi từ lâu sách báo vẫn dùng cách viết
đó. Đe giúp bạn đọc dễ tra cứu, khi nói đến tên một danh nhân hay một người
nước ngoài hay một địa danh nước ngoài nào đó lần đầu tiên thì ngay sau tên
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai

phiên âm chúng tôi có ghi chú thêm tên viết theo tiếng nước ngoài (trong dấu
ngoặc đơn), chủ yếu là theo tiếng Anh. Trừ trường họp những tên riêng đã dùng
quen (ví dụ Paris, Italia, ...) thì không cần có ghi chú. Khi đọc cuốn sách này, bạn
đọc sẽ thấy diện mạo các nhà khoa học thật muôn hình muôn vẻ. Có người thì
sinh trưởng trong gia đình khá giả, do đó được học tập đến nơi đến chốn, nhưng
cũng có người lại không có điều kiện như vậy (chẳng hạn Rôbecvan, Oat,
Lômônôxôp, ...). Có người thì có bằng cấp đầy đủ, có người lại chẳng có tấm
bằng nào, kể cả tấm bằng ở bậc học rất thấp (chẳng hạn Vônta,...). Có người thì
nổi bật ngay từ bé, có người thì đến trung học nhà trưòng vẫn còn ghi nhận xét là
cần co gang hom. Nhưng dù sự khác nhau đến thế nào thì họ cũng đều có một đức
tính chung là lòng dam mê khoa học không bờ bến và sự nồ lực hết mình. Sự
nghiệp lẫy lừng của họ chính là nhờ ở đức tính đó.

Chúng tôi xin được trân trọng cảm ơn quý bạn đọc vì được sự quan tâm
của quý bạn !

Các tác giả


Rôbecvan (1602-1675)

LỚP VI

V U - Rôbecvan (1602-1675)

Lòi dẫn
Những bài đầu tiên của môn Vật lí 6 đề cập đến một số phép đo đcm giản
và thưòng gặp: phép đo độ dài, phép đo thể tích, phép đo khối lượng. Dụng cụ đo
độ dài là chiếc thước, dụng cụ đo khối lưọng là chiếc cân. Chiếc thước có nhiều
loại. Tưcmg tự như vậy, chiếc cân cũng có nhiều loại. Sách giáo khoa lớp 6 chỉ nói
đến chiếc cân thuộc loại khá thông dụng, đó là chiếc cân Rôbecvan. Chiếc cân này
mang tên người đã sáng chế ra nó và được trình bày trong bài 5, Vật lí 6.
Rôbecvan, thời thơ ấu
Rôbecvan (Roberval) thực ra không phải là cái tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho
ông. Tên khai sinh của ông là Gin Pecxon (Gilles
Personne), mãi sau này ông mới mang tên Rôbecvan,
vì vậy bây giờ ta hãy cứ gọi ông là Gin Pecxon. Cha
của Gin Pecxon là Pie Pecxon (Pierre Personne) và
mẹ là Gian Lơ Đruy (Jeanne Le Dru). Cha mẹ ông là
những nông dân nghèo, sống ở làng Rôbecvan cách
Gìn Pecxon đơ Rôbecvan
thủ đô Paris của Pháp chừng năm chục cây số về phía
bắc. Ngôi làng này thuộc tỉnh Oadơ (Oise).
Những khám phá năm 2003 giúp ta biết rằng bà Gian Lơ Đruy sinh Gin
Pecxon trong lúc bà đang làm việc trên cánh đồng nối hai làng Rôbecvan và Nôen
Xanh Mactanh (Noẽl-Saint-Martin), nhưng nơi sinh Gin Pecxon thì chính xác là
thuộc địa phận làng bên. Hôm đó là ngày 08 tháng 8 năm 1602. Làng Rôbecvan
nay vẫn mang tên cũ, còn làng Nôen Xanh Mactanh thì ngày nay được mang
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

cái tên mới là làng Vinlơnơvơ xuya Vecbơri (Villeneuve-sur-Verberie), và đôi khi
người ta vẫn còn nhắc đến cái tên cũ từ ngày ấy.
Hai ngày sau khi sinh, tức ngày 10 tháng 8 năm 1602, gia đình làm lễ rửa
tội cho bé Gìn Pecxon tại một nhà thờ gần làng. Hơn bốn trăm năm đã trôi qua mà
ngày nay người ta vẫn còn giữ được những dòng mô tả vắn tắt về buổi lễ rửa tội
đó trong hồ sơ lưu trữ của tỉnh Oadơ.
Tuổi thơ của Gin Pecxon cứ lặng lẽ trôi đi cùng với những công việc đồng
áng của một gia đình nông dân nghèo. Cho đến năm cậu mười bốn tuổi. Trong
vùng, có một vị linh mục, đã từng là cha tuyên uý của Nữ hoàng Mari dơ Mêđixi
(Marie de Médici), khi đó ông đang là chánh xứ cai quản giáo xứ mà trong đó có
làng Rôbecvan.
Vị linh mục này là một con người mẫn cán và giàu lòng vị tha. Trong bổn
phận của mình, ông quan tâm đến mọi con chiên trong địa phận giáo xứ mà ông
coi sóc. Chính vì vậy, ông có dịp tiếp xúc và nhận ra Gin Pecxon là cậu bé có trí
thông minh đặc biệt, ông nghĩ rằng nếu cậu được học hành thì chắc chắn cậu sẽ
tiến bộ rất nhanh và trở thành người có ích cho xã hội. Do đó ông đã giúp đỡ cậu
bằng cách dạy cậu học môn toán, sau đó ông dạy cậu cả tiếng La tinh, và hình như
cả tiếng Hi lạp. Quả nhiên chỉ sau một thời gian rất ngắn, những hiểu biết về toán
của Gin Pecxon đã vượt xa các bạn cùng lứa tuổi và đã đạt trình độ khá cao. Vì
vậy vị linh mục khuyên cậu nên đến trường tiếp tục học. Trong số tất cả các anh
chị em trong gia đình Pie thì Gin Pecxon là người con duy nhất được học hành
đến hết bậc phổ thông. Và cũng chỉ có một bà chị có tên Mari (Marie) là sống thọ
hơn Gin Pecxon.
Đi một ngày đàng (để) học một sàng khôn
Gin Pecxon rất tiếc là vị linh mục không dạy cậu nữa, nhưng vì nhà nghèo
nên cậu không có điều kiện đến trường để học tiếp lên cao. Gìn Pecxon đã sáng
Rôbecvan (1602-1675)

suốt chọn con đường thích họp nhất với hoàn cảnh của mình. Đó là con đường tự
học qua sách vở. Nhưng đối với anh, ở một miền quê xa đô thị và nhà nghèo thì
việc tìm được sách vở để tự học cũng là việc rất khó. Vì vậy, anh thấy cần phải
tìm người có thế giúp anh trong việc tự học, chẳng hạn sinh viên hay giáo sư đại
học. Và anh đã có một quyết định
có thể nói là dũng cảm, con đường
từ giã mái ấm gia đình và làng quê
êm đềm, bước ra ngoài xã hội đế
tìm cách “học khôn” (cho đến bây
giờ người ta cũng không biết cậu
từ giã làng quê ra đi chính xác là
vào năm nào). Với trái tim đầy
hăng say của tuổi trẻ, chàng trai đó Nhà giặt công cộng ở thôn Phôt (Posse) cạnh
đường Đầm, làng Rôbecvan.
quyết chí tự mình tìm cách nâng
cao trình độ học vấn cho chính mình. Anh nghĩ chỉ cần một chú ngựa là anh có thể
đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn.
Để có thể rong ruổi “tầm sư học đạo” anh đi làm gia sư về môn toán để
kiếm tiền nuôi sống mình. Dù vốn kiến thức toán của anh lúc đó còn hạn chế,
nhưng nhờ có bộ óc thông minh tuyệt vời nên Gin Pecxon vẫn là một gia sư mà
nhiều người mời gọi.
ở những nơi mà anh đến, anh tìm cách làm quen với những người mà anh
đã để ý và anh không ngần ngại thảo luận với họ về những vấn đề anh quan tâm
hay học hỏi họ về những vấn đề anh chưa hiểu. Có bài báo viết từ thời ấy kể rằng
khi Gin Pecxon đi ngựa từ thành phố này đến thành phố nọ thì bao giờ cũng có
một lọ mực được buộc chặt vào yên ngựa.
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Gin Pecxon biết tin Pie đơ Phecma (Pieưe de Permat), một người trạc
cùng lứa tuổi với mình nhưng đã là một nhà toán học được nhiều bạn trẻ
ngưỡng mộ, hiện đang ở Boocđô (Bordeaux), một thành phố ở phía tây nam nước
Pháp. Thật là một dịp may, Gin Pecxon quyết không bở lỡ cơ hội, lặn lội xuống
phía nam. Đen Boocđô, Gin Pecxon tìm cách làm quen với Phecma. Quả nhiên
cuộc làm quen này đã giúp ích cho Gin Pecxon rất nhiều vào lúc ấy và cả về sau
này nữa. Nên nói thêm rằng về sau Pie dơ Phecma là một trong những nhà toán
học lón của nước Pháp và cả thế giới.
Lưu lại ở Boocđô trong một thời gian ngắn, sau đó Gìn Pecxon lại đi
ngược lên phía bắc, đến thành phố La Rôsen (La Rochelle) nằm ngay sát bờ Đại
Tây Dương và cách Boocđô gần hai trăm cây số. Cũng nên nói vài lời về hai địa
danh Boocđô và La Rôsen. Boocđô là một thành phố nổi tiếng thế giới về nghề
làm rượu vang nhưng cũng là một thành phố đầy những biến động lịch sử. Cuộc
chiến tranh tôn giáo ở phía tây nam nước Pháp đã ảnh hưỏng không tốt đến
Boocđô; nhưng khi Gin Pecxon đến đây thì tình hình đã được cải thiện, Boocđô
đã được bình yên.
Còn riêng La Rôsen thì hoàn toàn khác: trong cuộc chiến tranh tôn giáo,
nơi đây - La Rôsen - đã xảy ra những
cuộc đụng độ đẫm máu, những cuộc tàn
sát khủng khiếp. Giờ đây, khi Gin
Pecxon đến La Rôsen thì La Rôsen lại
đang lâm vào một cuộc chiến tranh mới,
còn khốc liệt hơn cuộc chiến tranh tôn
giáo.
Trước thế kỉ XVII, những người Tâm hiên chi đường đi đên làng
Rôbecvan
theo đạo Tin Lành trong toàn nước Pháp
Rôbecvan(1602-1675)

tập hợp thành một tố chức có đường lối xã hội riêng, thậm chí có cả lãnh thố và
lực lưọng quân sự riêng. Nói tóm lại có thể coi tổ chức đó như một nhà nước
trong nhà nước: nhà nước của những người Tin Lành trong nhà nước của nhà vua.
La Rôsen được coi là thủ đô của những người Tin Lành trong toàn nước Pháp.
Vua Lui XIII (Louis XIII) là con chiên của Thiên Chúa giáo. Vì vậy La
Rôsen luôn luôn là nỗi nhức nhối của triều đình. Tuy phần thắng trong cuộc chiến
tranh tôn giáo thuộc về những người theo đạo Thiên Chúa, nhưng La Rôsen vẫn
tuyên bố độc lập đối với nhà vua.
Mặt khác, những vùng đất ở sát bờ Đại Tây Dương, trong đó có La Rôsen,
từ lâu vẫn là những địa chỉ đế quốc Anh luôn luôn nhòm ngó và xâm lấn. Do đó
trong cuộc đối đầu với triều đình, La Rôsen nghĩ ngay đến việc cầu cứu người
Anh. Đó là một chủ trương mù quáng.
Không bỏ lỡ thời cơ vàng hiếm có, người Anh lập tức đưa một hạm đội
gồm một trăm mười tàu chiến và mười sáu nghìn quân đổ bộ lên một hòn đảo
thuộc thành phố La Rôsen. Và thế là cuộc chiến tranh giữa Pháp và Anh nổ ra
quyết liệt. Ngòi no của cuộc chiến tranh bắt nguồn từ nguyên nhân tôn giáo hoàn
toàn có tính chất nội bộ nhưng nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh can thiệp
và chống can thiệp (thực chất là cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược)
giữa hai quốc gia.
Gin Pecxon đến La Rôsen vào đúng lúc cuộc chiến nói trên diễn ra ác liệt.
Với tinh thần yêu nước nhiệt thành của tuổi trẻ, không một phút chần chừ, anh
dấn thân ngay vào cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Nhờ
những hoạt động trong chiến đấu mà Gin Pecxon học tập được rất nhiều về kĩ
thuật xây dựng công sự, về vũ khí, đạn dược. Cuối năm 1627 người Pháp thắng,
cuộc chiến tranh kết thúc. Còn Gin Pecxon thì lại lên đưÒTig.
Thủ đô ánh sáng. Gin Pecxon và Rôbecvan.
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Sau cuộc chiến tranh chống xâm lược kết thúc, Gin Pecxon “chia tay” La
Rôsen và lên đường đi Paris. Một người khát khao mở mang kiến thức cho
bản thân, khát khao khám phá những bí ẩn của tự nhiên như Gin Pecxon thì không
thể không đến Paris, nơi đã được mệnh danh là thủ đô ánh sáng. Đó là nơi người
ta có thể gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng, những bộ óc vĩ đại của nước Pháp, qua
đó có thể học hỏi, mở mang đầu óc của mình, điều mà anh thanh niên Gin Pecxon
hằng ao ước.
Vừa đến Paris, Gin Pecxon đã làm quen và tham gia sinh hoạt với một
nhóm được gọi theo tên người trưởng nhóm là nhóm Mecxen (Mersenne). Nhóm
này gồm những nhà khoa học nhưng ham thích khám phá toán học, trong đó có
Patxcan (Pascal). Ngoài nhóm Mecxen, Gin Pecxon còn tìm cách tiếp xúc với
những nhà khoa học lớn người Pháp cũng như những nhà khoa học nước ngoài có
mặt ở Paris, chang hạn Torixenli (Toưicelli) nhà khoa học người Italia. Mặc dù
không bao giờ là sinh viên chính thức ngồi trên ghế giảng đưòng trường đại học
nhimg được sống trong môi trường khoa học ở đây, được giao lưu với những bộ
óc lớn về khoa học, năng lực trí tuệ của Gin Pecxon được nâng lên rõ rệt từng
ngày.
Lúc đầu những cuộc gặp gỡ của Gìn
Pecxon với những nhà khoa học chủ yếu đế
học hỏi; về sau dần dần chuyển thành những
cuộc gặp gõ vừa học hỏi, vừa trao đổi ý
kiến; cuối cùng những cuộc gặp gỡ chủ yếu
đế trao đối ý kiến hay tranh luận về những
vấn đề khoa học. Sau bốn năm nồ lực tự học
như vậy, Gin Pecxon đã có kiến thức sâu Tòa lâu đài ở làng Rôbecvan
(xảy dựng từ thế ki XVIII)
rộng và vững chắc về nhiều mặt, nhất là về

10
Rôbecvan(1602-1675)

toán. Bây giờ trong giao lưu với nhiều nhà khoa học đương thời ông đã là nhà
khoa học ngang tầm.
Vì vậy ông nhận ra rằng đã đến lúc cần phải xác định vị trí chính danh của
mình trong giới khoa học. Muốn vậy, ông nộp đơn xin thi tuyến vào chức vụ
trưởng bộ môn Triết học (thời ấy, từ triết học dùng để chỉ chung khoa học tự
nhiên) tại một trường học và ông đã trúng tuyển. Làm việc này ông đạt được đồng
thời hai mục đích. Thứ nhất, dạy học đe có lương nuôi sống bản thân; thứ hai, giữ
chức vụ trưởng bộ môn dễ có điều kiện thể hiện năng lực chuyên môn trước đồng
nghiệp, có nghĩa là xác định vị trí của mình trong giới khoa học, ít nhất là trong
phạm vi một nhà trường.
Đe xác định vị trí của mình trong làng khoa học, ông không chỉ nghĩ đến
riêng minh mà ông còn nghĩ đến cả nơi sinh trưởng ra mình. Vì vậy ông đã làm
một việc có lẽ là độc nhất vô nhị trong đời sống hàng ngày của giới khoa học kể
từ xưa đến nay, một việc làm thật là cảm động.
Trước khi nộp đơn xin thi tuyển vào chức vụ trưỏng bộ môn Triết học, Gin
Pecxon đã viết một bức thư chứa chan tình cảm gửi về làng quê xin phép được lấy
tên nơi chôn nhau cắt rốn ghép vào tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho mình. Lời thỉnh
cầu đó được các bậc bô lão và các vị chức sắc của làng mang ra bàn bạc sôi nổi và
cuối cùng là chấp thuận.
Thế là từ đó, cái tên Gin Pecxon trở thành cái tên dài dòng Gin Pecxon dơ
Rôbecvan (Gin Pecxon của làng Rôbecvan). Và cũng vì vậy trong hồ sơ thi tuyển
và cả hồ sơ nhân sự lưu trữ của ngôi trường này người ta không tìm thấy cái tên
Gin Pecxon mà chỉ tìm thấy cái tên Gin Pecxon dơ Rôbecvan.
Việc xin quê hương cho phép được gắn cái tên làng quê vào cái tên cha mẹ
đặt cho mình thể hiện tình yêu quê hương nguồn cội sâu sắc biết bao! Việc làm đó
còn thể hiện lòng biết ơn nơi đã sinh thành, đã đùm bọc, đã chắp cánh cho mình
SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tưong lai

bay vào cuộc đời rộng lớn bao la. Quả thực việc làm đó là một nét đẹp lung linh
hiếm thấy mà chỉ riêng nhà khoa học tài ba nhưng nặng ân tình này có được.
v ề sau ở mọi nơi người ta cũng dùng cái tên dài dòng đó mỗi khi muốn
gọi tên con người này. Còn những khi muốn nói vắn tắt thì người ta không nói
Gin Pecxon mà người ta lại nói Rôbecvan; tên một làng quê nghèo nhỏ bé trở
thành tên một con người, một con người nổi tiếng, một con người của lịch sử! Và
ngay cả cái cân đang ở trước mặt chúng ta, người ta không gọi là cân Gin Pecxon
mà gọi là cân Rôbecvan.
Hành trình trên bục giảng
Ngôi trường đầu tiên mà ông xin thi tuyến vào đó và rồi làm việc tại đó là
trưÒTig Giecve (Gervais), nhưng người ta không gọi là trường mà gọi là côlegiơ
(college)^*\ côlegiơ Giecve. Côlegiơ Giecve là một trường nhỏ do Giecve
Crêchiêng (Gervais Chrétien) thành lập từ thế kỉ XIV, côlegiơ này là một thành
viên vệ tinh của trường đại học Xoocbon (Sorbonne), một trưòng đại học nổi tiếng
ở Paris được thành lập từ thế kỉ XIII.

(ỉ) Theo nghĩa hẹp thì "côìegiơ” dùng đê chi trường trung học. Nhưng nhiều khi người ta dùng
từ này theo nghĩa rộng, khi đó ''côỉegiơ’’ có thê là trường trung học, trường dạv nghề, trường
nội trú, thậm chi cũng có thê là trường trực thuộc của trường đại học.

Cũng Cần nói thêm rằng mặc dù thời gian


Rôbecvan dạy ở côlegiơ Giecve không dài, nhưng đối
với ông đây là nơi có nhiều kỉ niệm ghi sâu trong lòng
không thể nào quên. Đây là bến đỗ đầu tiên của một
con chim vừa mới “đủ lông, đủ cánh” bắt đầu muốn
thử sức mình. Đây cũng là nơi mà con chim non đó
chập chững sải những sải cánh đầu tiên vào không gian
Chuồng chim bồ câu ở
cuộc đời đầy hoa thơm nhưng cũng có nhiều quả đắng. làng Rôbecvan (xâv dựng
từ thế ki XVI)

12
Rôbecvan(1602-1675)

Dạy ờ côlegiơ Giecve được ít lâu, Gin Pecxon đơ Rôbecvan lại xin thi
tuyên vào chức vụ trưởng một bộ môn tại một côlegiơ lớn hon, nối tiếng hơn, đó
là côlegiơ Hoàng gia. v ề mặt chuyên môn thì côlegiơ Hoàng gia có tầm cỡ như
một trường đại học. Côlegiơ này được thành lập từ đầu thế kỉ XVI tại một khu đất
nàm trên quận 5 của Paris ngày nay. Đốn năm 1870 nó được đổi tên thành côlegiơ
Pháp và cái tên đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Lúc đầu côlegiơ chỉ có ba ngành
là tiếng Hi lạp, tiếng Hêbơrơ và toán. Nhưng khi Rôbecvan xin thi tuyển vào đây
thì số ngành học đã tăng lên rất nhiều. Trong cuộc thi này, Rôbecvan cũng trúng
tuyển và được bổ nhiệm chức vụ trưởng bộ môn toán.
Những bài giảng của Rôbecvan rất sâu sắc và sáng sủa. Vì vậy các giờ
giảng thường có đông sinh viên tham dự, mặc dầu giọng nói của thầy mang nặng
tính địa phương, không được nhẹ nhàng thanh thoát dễ nghe như giọng của người
Paris chính cống.
Dạy toán được ít lâu, Rôbecvan lại xin thi tuyển vào chức vụ trưỏng một
bộ môn khác cũng của côlegiơ đó. ở bộ môn mới này, nhiệm vụ của Rôbecvan
nặng nề hơn, ông phải làm việc vất vả hơn, vì ông phải dạy số học, hình học, thiên
văn học, quang học, cơ học, thậm chí đôi khi cả âm nhạc.
Ngoài việc giảng dạy theo các bộ môn, côlegiơ Hoàng gia còn tổ chức các
buổi diễn giảng theo chuyên đề. Nội dung các buổi diễn giảng đó có tính chất tổng
quan nhằm vào đối tượng là những người đã có chuyên sâu. Thường là những
người đang làm khoa học, những quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước,
những cố vấn của nghị viện, vân vân. Rôbecvan cũng thường được côlegiơ chọn
làm thuyết trình viên trong các buối diễn giảng đó.
Đặc biệt việc tuyển chọn giáo viên ở côlegiơ Hoàng gia được tổ chức rất
chặt chẽ và kĩ lưỡng. Trong số các giáo sư đại học thì các giáo sư ở côlegiơ này
vần được đánh giá là có chất lượng cao. ớ thời Rôbecvan các giáo sư giảng dạy

13
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

ở đây cứ ba năm tuyển chon lại một lần. Tuy nhiên, Rôbecvan đã vượt qua được
tất cả các lần tuyển đi tuyển lại đó. Vì vậy ông đã giữ ghế giáo sư trưỏug bộ môn
của mình suốt bốn mươi mốt năm liền, tức là từ ngày đầu ông nhậm chức ở đây
cho đến khi ông qua đời (1634-1675).
Rôbecvan, sự nghiệp
Trong phạm vi lớp 6, nói đến Rôbecvan là muốn nói đến cái cân do ông
sáng chế ra và được gọi là cân Rôbecvan. Thành tích này đã mang lại cho ông
niềm vinh quang để đời. Sự nghiệp của ông bao gồm hai mảng, giáo dục và khoa
học, cái cân Rôbecvan chỉ là một phần rất nhỏ
trong sự nghiệp đó. về giáo dục, hơn bổn mươi
năm trên bục giảng và liên tục giữ những chức
vụ chuyên môn quan trọng trong nhà trường là
một sự nghiệp ít người có được.
về khoa học, ông có nhiều nghiên cứu
có giá trị về toán học và cả về vật lí học. Có Mô hình chiếc cân Rôbecvan
đặt ờ lối vào làng Rôbecvan
điều là trong suốt cuộc đời làm khoa học,
Rôbecvan chỉ công bố một số rất ít những kết quả nghiên cứu của mình. Cho đến
nay người ta cũng không biết vì sao Rôbecvan lại “ngại” công bố những công
trình của mình như vậy. Chính vì ông không công bố những công trình của mình
nên đôi khi nảy sinh những rắc rối về vấn đề bản quyền tác giả.
Mãi sau khi Rôbecvan qua đời gần hai chục năm, người ta mới sưu tầm và
công bố một số công trình của ông và sau đó gần chục năm nữa người ta công bố
bổ sung một số công trình nữa. Trong hai tài liệu này chủ yếu là những công trình
về toán học và vật lí học. Người ta biết ràng ông còn có cả những công trình về
thiên văn học nhưng việc sưu tầm những công trình đó gặp nhiều khó khăn nên

14
Rôbecvan (1602-1675)

cho đến nay chúng vẫn chưa được công bố và có lẽ chẳng bao giờ chúng được
công bố.
Tuy ông ít công bố những công trình của mình nhưng trong phản biện hay
tranh luận khoa học thường ông có những ý kiến rất độc đáo và rất thuyết phục.
Đôi khi ông phản bác ý kiến khá gay gắt, ngay cả đối với những người ông đã
quen biết từ lâu. Tuy nhiên bạn bè ông đều thông cảm bản chất ông là con người
bộc trực nên họ đều giữ được mối quan hệ bình thưòng.
Mặc dù số công trình khoa học của Rôbecvan công bố không nhiều nhưng
người ta vẫn thừa nhận ông có một vị trí đáng nể trong khoa học. Vì vậy ông được
coi là một trong số bảy thành viên sáng lập Viện Hàn lâm Hoàng gia năm 1666,
sau đó được gọi là Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Ba năm sau, ngày 21 tháng 8
năm 1669, ông trình bày trước Viện Hàn lâm Khoa học chiếc cân do ông sáng chế
ra, đó là chiếc cân Rôbecvan.
Có vấn đề mà nhiều bạn thường nêu lên: chiếc cân Rôbecvan chỉ là một
dụng cụ bình thường mà tại sao lại phải đưa nó đến tận Viện Hàn lâm? Để trả lời
câu hỏi này cần điểm sơ qua mấy nét về lịch sừ chiếc cân. Ta biết rằng từ thời xa
xưa (có ý kiến cho rằng có thể từ 3500 năm trước công nguyên) người ta đã biết
đến chiếc cân. Bởi vì nói đến chiếc cân là nói đến việc so sánh nặng nhẹ, mà nhu
cầu so sánh nặng nhẹ giữa hai vật thì thời nào cũng có.
Đe so sánh hai vật thì cách làm tự nhiên nhất là xách hai vật đồng thời
bằng hai tay. Cách so sánh đơn sơ đó làm nảy sinh ý tưởng chế tác ra chiếc
cân bằng cách dùng một chiếc đòn cứng có điểm tựa cố định ở giữa, hai vật cần so
sánh thì treo ở hai đầu đòn. ở vào thời kì ấy người ta dùng cân chủ yếu để cân
những vật nhỏ nhưng nặng và đặc biệt là những vật quý, chẳng hạn những vật
bàng vàng hay đồng.

15
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Có ý kiến cho rằng người Ai cập đã chế tác ra chiếc cân đầu tiên. Nhưng
cũng có ý kiến cho rằng vinh dự đó thuộc về người Sanđêăng (Chaldéen) sinh
sống ở vùng đất phía nam thành phố Batđa, thủ đô của Irăc hiện nay. Ý kiến này
dựa vào một chứng cớ là người ta tìm thấy một tài liệu quy định về việc sắp xếp
một số vật theo thứ tự nặng nhẹ của chúng. Tài liệu đó của người Hi lạp nhưng có
ghi rõ đó là sao chép từ một tài liệu của người Sanđêăng. Trong khi đó người ta
không thấy một tài liệu nào theo kiều tương tự như thế của người Ai cập.
Trên đây ta vừa nói loài người
đã biết đến chiếc cân từ rất lâu. Những
chiếc cân thời đó rất thiếu chính xác,
rất thiếu độ tin cậy. Cùng một vật, cân
hai lần khác nhau bằng cùng một chiếc
cân có thể cho hai kết quả khác nhau.
Cùng một vật, cân hai lần khác nhau
bằng hai chiếc cân khác nhau cũng có
Chiêc cân Rôbecvan không lô dài 6 m,
thể cho hai kết quả khác nhau. Vì vậy cao 2,2 m đặt ở quảng trường tòa lảu đài,
nói một cách chặt chẽ, những dụng cụ khánh thành năm 2005

đó không thể gọi là chiếc cân. Người


ta chế tác các dụng cụ đó chỉ bàng mò mẫm theo kinh nghiệm, hoàn toàn chưa
biết gì về nguyên lí của việc cân và
nguyên lí cấu tạo của chiếc cân. Điều ấy
cũng dễ hiểu, bởi vì ở thời kì trước
Rôbecvan những hiểu biết của con
người về cơ học còn rất hạn chế vì cơ
học Niutơn (Newton) chưa ra đời.

16
Rôbecvan (1602-1675)

Riêng đối với Rôbecvan thì có khác. Mặc dù chưa có cơ học Niutơn nhưng
bằng các nghiên cứu và cả bằng trực giác của mình Rôbecvan đã có một số
hiếu biết nhất định về cơ học, nói theo ngôn ngữ ngày nay thì ông đã có những
hiểu biết về khái niệm lực, trọng lực (có người cho rằng ông khám phá ra lực vạn
vât hấp dẫn trước Niutơn), mômen lực; đặc biệt ông đã biết đến quy luật cân bằng
các mômen lực.
Chính ông là người đầu tiên đã áp dụng những hiểu biết này vào việc chế
tác ra chiếc cân. Nói cách khác ông đã biết đến nguyên lí cấu tạo của chiếc cân.
Đó là lí do tại sao chiếc cân ông chế tác ra phải được trình bày ở viện Hàn lâm
Khoa học.
Ngoài ra còn điểm nữa đáng chú ý là những chiếc cân trước Rôbecvan dù
hình thức bên ngoài có khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở chỗ đĩa cân
được treo bên dưới đòn cân. Sáng kiến của Rôbecvan là đưa hai đĩa cân lên bên
trên hai đầu đòn cân; nhưng khi cân, đĩa cân bao giờ cũng được giữ ở tư thế nằm
ngang. Đe thực hiện được điều đó, ngoài chiếc đòn cân, Rôbecvan còn lắp thêm
một thanh giằng. Nhờ có thanh giằng này mà hai chiếc trụ mang hai đĩa cân bao
giờ cũng ở tư thể thẳng đứng, do đó đĩa cân bao giờ cũng ở tư thế nằm ngang. Đĩa
cân nằm bên trên đòn cân mang lại nhiều thuận tiện hơn trong sừ dụng. Như vây
là loài người phải trải qua khoảng hai, ba thế kỉ mới đưa được chiếc đĩa cân từ bên
dưới lên bên trên đòn cân!
Cuộc sống riêng
Làm việc thì nhiều nhưng ông sống cực kì đơn giản, ông sống độc thân và
rất tiết kiệm trong việc chi tiêu cho riêng cá nhân ông. Khi đến côlegiơ Giecve,
nơi ông dạy học đầu tiên, ông thuê một chổ ở gần côlegiơ đó trên gác hai, gồm hai
phòng. Ông sống ở nơi đây cho đến khi qua đời.

17
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai

Đồ đạc trong phòng chỉ có chiếc giường, bộ bàn ghế tiếp khách, chiếc bàn
làm việc. Trên tường không có tranh ảnh cũng không có vật trang trí nào khác.
Còn lại toàn là sách, chủ yéu là sách toán của rất nhiều tác giả; ngoài ra còn vài
quyển từ điển, vài quyển ngữ pháp và có cả quyển kinh thánh bằng tiếng La tinh
(mặc dù ông không phải là nhà tu hành). Khi ông mất, người ta không tìm thấy
một chiếc vỏ chai vang nào trong phòng ông nhưng tìm thấy một số tiền mặt bằng
tám lần tiền lưcmg trong một năm của ông.
Có người nói ông sống không phải tằn tiện mà là hà tiện. Thậm chí có
người còn nói ông sống keo kiệt. Nhưng sự thực thì không phải như vậy, ông chỉ
“hà tiện” đối với riêng ông, còn đối với họ hàng cháu chắt ông lại rất xởi lởi, rộng
rãi và chu đáo. ông nghĩ đến cả việc chuẩn bị của hồi môn cho các cháu gái, thậm
chí cho cả các chắt gái. Nói cách khác, ông nghĩ đến người nhiều hơn là nghĩ đến
mình.
Nơi sống duy nhất của ông ở Paris trong hơn bốn chục năm là nơi ông thuê
chứ không mua. Nhưng ông lại bỏ tiền mua một trang trại ở làng Mênơvan
(Menerval) cũng ở phía bắc Paris, gần làng Rôbecvan. Một người bạn ông nói
rằng ông đã mua trang trại đó với giá cao hơn cái giá mà người bán mong đợi.
Bạn ông đoán có lẽ do ông thích cái trang trại ấy bởi vì ông nghĩ rằng khi về hưu
ông sẽ sống ở đó và sau khi ông qua đời ông sẽ chia cho những người trong đại
gia đình ông. Nhớ rằng lúc mua trang trại này ông đã trên năm mươi tuổi. Nhưng
thực ra thì ông chưa sống ở đó một ngày nào vì ông qua đời vào ngày 27 tháng 10
năm 1675 tại ngôi nhà mà ông vẫn đang thuê. Khi ấy ông vẫn còn đang làm việc,
chưa nghỉ hưu, mặc dù khi qua đời, ông đã ở tuổi 73 .

18
Ixăc Niuton (1643-1727)

VI.2- Ixăc Niutơn (1643-1727)

Lòi dẫn
Như ta đã nói những bài học đầu tiên ở lớp 6 là những bài học về các phép
đo. Đe biểu diễn số đo ta phải có các đon vị đo. Ta đã biết đơn vị đo chiều dài là
mét, kí hiệu là m; đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg. Đen bài 8, Vật lí
6, ta lại biết đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu là N. Người ta đã lấy tên nhà khoa học
Niutơn, một nhà khoa học có những đóng góp lừng danh về nhiều mặt (trong đó
có cơ học) để đặt tên cho đơn vị lực.
Ixăc Nỉutơn, thòi thơ ấu
Khi Ixăc Niutơn (Isaac Newton) sinh ra thì nước
Anh đang còn dùng lịch Giuliut, vì vậy người ta thường
nói Ixắc Niutơn sinh ngày 25 tháng 12, năm 1642, đúng
ngày lễ Nôen. Nhưng theo lịch Grêgoa, mà lúc đó rất
nhiều nước châu Âu đã dùng, thì đó là ngày 04 tháng 1 Ixăc Niutơn
(tháng Giêng) năm 1643. Ixăc Niutơn là chú bé đẻ non
nên rất nhỏ con và thể trạng rất yếu, bà mẹ chú kể rằng lúc mới sinh, chú chỉ
nhỉnh hơn một chút chiếc chai nước một lít. Gia đình cứ lo không biết chú có sống
sót được không.
Nơi sinh của Ixăc Niutơn là làng Unthopơ (Woolsthorpe) gần thành phố
Granham (Grantham) thuộc tỉnh Lincônsaiơ (Lincolnshire), miền đông nước Anh.
Gọi là làng nhưng thực ra ở thế kỉ XVII, Unthopơ là một thôn nhỏ chưa đầy chục
gia đình, đó là những gia đình trong các trang trại nuôi cừu (tên thôn này viết theo
tiếng Anh là Woolsthorpe, trong đó wool có nghĩa là lông cừu). Ngày nay,
Unthopơ là một làng có chừng vài trăm nóc nhà. Thôn Unthopơ cũ nằm ở rìa làng
Unthopơ hiện nay.

19
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Cha chú cũng có tên là Ixăc Niutơn và là một nông dân làm ăn tương đối
khấm khá trong chính trang trại nuôi cừu của mình. Tuy ông Ixăc Niutơn có trong
tay một số của cải kha khá gồm nhà cửa, đất đai và một đàn cừu không thể coi là
nhỏ nhưng bản thân ông lại gần như mù chữ, đến nồi ông không thể kí được tên
mình. Ông đã “về với tiên tổ” trước khi cậu con trai ra đời ba tháng, do đó Ixăc
Niutơn không được biết mặt cha.
Đến năm Ixăc Niutơn ba tuổi thì mẹ là bà Hanna Âyxcâu (Hannah
Ayscough) tái giá với Bacnabat Xmit
(Bamabas Smith), một mục sư không
giàu nhưng khá giả ở nhà thờ làng
bên cạnh. Bà dọn đến ở với Bacnabat,
còn Ixăc Niutơn thì để lại sống với bà
ngoại Macgơri Âyxcâu (Margery
Ayscough) cũng ở làng Unthopơ.
Năm Ixăc lên năm tuổi, cậu đi học tại Ngôi nhà ở làng Unthopơ gần
Cônxtơuôt(I), nơi Ixăc Niutơn đã sinh
trường tiểu học Xcailinhtơn ra và trường thành. Người ta cho
rang cửa số tang 2, phía phải, là cửa
(Skillington) ở gần nhà. số của căn phòng mà Niutơn đã làm
thi nghiệm chứng tỏ ánh sáng trăng là
Cũng cắp sách đến trường như tông hợp nhiêu ánh sáng màu.
các bạn nhưng tâm trạng Ixăc không
giống như các bạn cùng trang lứa.
Mặc dù được bà ngoại yêu thương nhưng tình bà cháu không thay thế được tình
mẹ con. ổng ngoại cậu là Giêm Àyxcâu (James Ayscough). ông ngoại và cậu
hình như hai người không ưa nhau nên sau này khi được hỏi về ông Giêm thi
trong đầu cậu chỉ còn lưu lại những hình ảnh không rõ ràng và những kỉ niệm nhạt
nhòa. Đối với mẹ và cha dượng thì Ixăc rất hận mẹ và có ác cảm với cha dượng.

20
Ixăc Niutơn (1643-1727)

Với hoàn cảnh gia đình như thế nên tuổi thơ của Ixăc trôi đi trong nỗi lòng dằn vặt
cay đắng. Ixăc tự coi mình là một đứa trẻ mồ côi, một đứa trẻ không hạnh phúc.
Năm 1653 người cha dượng mất, bà Hanna lại về sống ở ngôi nhà cũ làng
Unthopơ. Vì sự uất hận đối với mẹ đã in quá sâu trong lòng, nên bây giờ cậu tỏ ra
lạnh nhạt với mẹ, từ chối sự săn sóc của mẹ. Nhưng rồi thời gian và nhất là sự
sống chung trong cùng một mái nhà cũng làm cho Ixăc nguôi dần. Nhân đây, xin
phép bạn đọc, được nhắc đến câu chuyện nhỏ ngoài lề.
Năm Ixăc 19 tuổi có người hỏi liệu anh có “tội lồi” gì với mẹ và cha
dượng của mình không thì Ixăc trả lời ngay là có tội. Và anh thú nhận rằng đã có
lần anh dọa sẽ thiêu chết họ và cả ngôi nhà của họ. Anh cho biết thêm rằng đó là
chuyện đã qua, chuyện của thời ấu thơ dại dột, còn bây giờ thì mọi chuyện đã đổi
khác hoàn toàn.
Lúc mẹ trở về thì gia đình Ixăc trở nên đông đúc, vì còn thêm ba con riêng
của mẹ, một trai hai gái.
(I) Tinh Lincônsaíơ có hai làng trùng tên Unthopơ, một làng gần Cônxtơuôt (Colstenvorth),
làng kia gần Benvoa (Belvoir). Làng gần Cônxtơuôt chính là làng quê của Ixăc Niutơn.

Năm sau, Ixăc 12 tuổi, cậu chuyển lên học trung học ở thành phố
Granham. Mặc dù trường không xa làng quê là mấy nhưng cậu không về nhà mà
trọ học ở Granham. Ixăc cảm thấy rằng việc học hành của mình hình như không
mấy triển vọng. Vì trong sổ liên lạc với gia đình, giáo viên thường ghi là phải cố
gắng nhiều hơn nữa, hay lơ đãng. Đó là những gì diễn ra trong nhà trường, nhưng
ngoài nhà trường thì Ixăc lại là một thiếu niên hoàn toàn khác. Cậu ở trọ cùng với
một dược sĩ bào chế trong một hiệu thuốc, ông dược sĩ này tỏ ra rất có cảm tình
với cậu. Vì ông nhận thấy Ixăc là chú bé thông minh và rất khéo tay. Đặc biệt, ông
đã làm cho chú rất thích môn hóa học.
Ixăc Nỉutoìi, thòi niên thiếu

21
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Học trung học được hai năm thì mẹ gọi Ixăc trở về làng quê Unthopơ. Bà
gọi Ixăc về không phải vì nhà nghèo mà thực ra bây giờ bà đã là một phụ nữ có
của ăn, của để. Nhưng bà nghĩ rằng Ixăc, cậu con cả của bà sẽ phải là người nối
nghiệp gia đình, khi lóư lên cậu phải trở thành ông chủ của cái trang trại mà cha
cậu đã có công gây dựng và bà đang trông coi. Do đó bà cho rằng cần phải hướng
cho Ixăc bắt tay ngay vào việc học tập các công việc của nhà nông, chủ yếu là
nghề chăn nuôi cừu.
Thế là chàng thiếu niên Ixăc mười bốn tuổi phải xếp “bút nghiên” trở về
quê để học nghề nông. Tuy nhiên, rất may cho Ixăc và có thể nói không quá đáng
rằng may cho cả loài người, là bà mẹ Ixăc đã kịp nhận ra rằng Ixăc chẳng mảy
may hứng thú với công việc của nhà nông. Vì vậy bà mẹ đành chịu “thua” cậu con
trai của mình và cho phép Ixăc quay lại Granham tiếp tục việc học hành. Đó quả
là một quyết định sáng suốt của bà Hanna Âyxcâu. Bởi vì nếu không có quyết
định đó thì chẳng biết rằng điều gì sẽ xảy ra, liệu Ixăc Niutơn có trở thành bcăc
Niutơn của chúng ta hay sẽ là một Ixăc Niutơn khác?
Năm mười bảy tuổi, đang học trung học phổ thông ở Granham, Ixăc yêu
một cô bạn cùng lớp tên là Xtôrây (Storey).
Gia đình cô bạn cũng tán thành tình yêu của
họ với điều kiện họ phải học xong bậc trung
học mới được kết hôn. Nhưng đáng tiếc là
tình yêu của đôi trai gái đó không đi đến kết
quả, chỉ hơn một năm sau thì tình yêu của họ
tan vỡ. Và bíăc Niutơn vẫn sống độc thân
Ngôi trường trung học Niutơn
đến trọn đời. Vônte (Voltaire), một nhà văn đã theo học trong năm năm
lớn người Pháp, đã viết rằng trong suốt cuộc
đời, Ixăc Niutơn không có một người phụ nữ nào khác ngoài Xtôrây.

22
Ixăc Niutơn (1643-1727)

Niutơn, Kembrỉtgiơ (Cambridge)


Ông Uyliam Âyxcâu (William Ayscough), cậu ruột của Niutơn, một người
đã học và tốt nghiệp tại côlegiơ Triniti (Trinity) thuộc đại học Kembritgiơ
(Cambridge), nhận thấy cháu mình có những năng khiếu bẩm sinh. Vì vậy ông
thuyết phục bà Hanna cho Niutou đến học tại trường đại học này. Được mẹ chấp
nhận ý kiến của cậu Uyliam nên Niutcm từ biệt trường trung học phổ thông ở
Gơranham để đi Kembritgiơ. Và ngày 05 tháng 6 năm 1661 NiutOTi chính thức
nhập học trường đại học Kembritgiơ.
Mặc dù bà Hanna và gia đình lúc ấy đã có cuộc sống tưong đối dễ chịu
nhưng Niutorn vẫn xin được ghi tên vào danh sách sinh viên giảm học phí. Chú ý
rằng thời ấy ở đại học Kembritgiơ muốn được giảm học phí, sinh viên phải làm
một số dịch vụ do nhà trường quy định. Thực chất đó là hình thức sinh viên làm
thuê có điều kiện cho nhà trường.
Khi Niuton vào đại học là lúc cuộc cách mạng khoa học của thế kỉ XVII
(cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất) diễn ra mạnh mẽ. Thuyết nhật tâm của
Nicôlai Côpecnic (Nicolai Copemic) đã ra đời từ lâu. Nhưng lúc đó Kembritgiơ
cũng như nhiều đại học châu Âu vẫn còn dạy thuyết địa tâm của Arixtôt
(Aristote)^^^ là thuyết chính thống. Và nói chung, cuộc cách mạng khoa học vẫn
chưa “đặt chân” được vào những trường đại học đó.
(2) Nói chính xác thì thuyết địa tâm là học thuyết cùa Ptôlêmê (Ptolémé), nhưng Arừtât (384-
322 TCN), một nhà bác học lớn thời cố đại cũng công nhận thuyết địa tâm nên đôi khi người
ta van nói thuyết địa tâm của Arixtôt.
Chú ỷ rằng học thuyết Arixtôt rất rộng, thuyết địa tâm chi là một nội dung của học thuyết đó.
Mặc dù có những luận điểm sai, nhưng Arixtôt vẫn là nhà bác học lớn đã đế lại nhiều ảnh
hường láu dài và sâu sắc trong sự phát triển tư tưởng loài người. Ve sau này giáo hội đã tước
bỏ những yếu tố tiến bộ trong tư duy và nhấn mạnh những yếu tố có tính giáo điếu cùa học
thuyết Arừtôt đế phục vụ cho lợi ích cùa mình. Hay nói như Lênin: giáo hội đã giết chết phần
sống ở Arixtôt và làm cho phần chết trở thành bất từ.

23
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Vào Kembritgiơ chưa được bao lâu, bản thân Niutơn đã nhận ra điều đó.
Vì vậy trong ba năm đầu ở Kembritgiơ, một mặt Niutơn vẫn theo đầy đủ chương
trình quy định của nhà trường. Mặt khác, Niutơn còn tìm đọc các nhà khoa học có
tư tưởng khoa học hiện đại. Chẳng hạn như các sách của nhà triết học và toán học
người Pháp Rơnê Đêcác (René Descartes), của nhà thiên văn học và toán học
người Italia Galilêô Galilê (Galileo Galilée), của nhà thiên văn học người Đức
Giôhan Kêple (Johannes Kepler). Vừa đọc, Niutơn vừa ghi chú và cuối cùng tập
hợp lại, lập ra một danh sách lấy tên là "'Những câu hỏi về triết học". Gọi là những
câu hỏi nhưng thực ra mỗi câu hỏi là một vấn đề Niutơn nêu lên và lí giải theo
hiểu biết của riêng mình.
Vì vậy, người ta cho rằng ngay từ khi còn rất trẻ, đang ngồi trên ghế nhà
trường Niutơn đã hình thành những quan điểm, những tư tưởng khoa học vượt lên
trên lứa tuổi và cả lên trên bậc học của mình. Điều này đã làm cho Niutơn lọt vào
mắt xanh của một vị giáo sư có uy tín về khoa học và cả thần học của côlegiơ lúc
ấy là Ixăc Berâu (Isaac Baưow).
Đến đầu năm 1665, Niutơn thi tốt nghiệp trung học và được côlegiơ Triniti
cấp bằng tú tài. Mặc dù bằng tú tài của Niutơn không thuộc loại ưu nhưng vẫn
được công nhận là sinh viên xuất sắc và được nhận học bổng cho giai đoạn bốn
năm học bậc cử nhân tiếp theo. Nhưng vào đúng lúc này thì đột nhiên một hiểm
họa xảy ra, đó là nạn dịch hạch bùng phát ở nước Anh. Do đó trường đại học
Kembritgiơ đóng cửa. Niutơn buộc phải về ngôi làng quê nhỏ bé của mình, ở đó
nói đến khoa học cũng như là nói đến một cái gì xa lạ. Do đó người ta nghĩ rằng
dòng tư duy khoa học của chàng trai ấy chắc là sẽ bị đứt đoạn.
Nhưng, thật là thần kì! Điều kiện không thuận lợi ấy không làm cho dòng
tư duy của Niutơn ngưng trệ mà ngược lại, tinh thần làm việc của Niutơn vẫn
hăng hái say sưa, tài năng của Niutơn vẫn phát triển và chẳng những thế, lại phát

24
Ixăc Niutơn (1643-1727)

triển rất rực rỡ. Chính trong thời kì sống ở làng quê đó, Niuton đã thu được những
thành tựu cực kì to lớn trong các lĩnh vực toán học, cơ học, quang học. Trong các
thành tựu đó không thể không kể đến định luật vạn vật hấp dẫn. (Gắn liền với việc
khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn có câu chuyện nhiều người vẫn kể là câu
chuyện quả táo rơi, dưới đây ta sẽ nói riêng về câu chuyện này). Người ta nói đó
là những năm tháng vàng của Niutơn.
Sau hai năm, nạn dịch được khắc phục, trưòug đại học mở cửa trở lại.
Tháng 4 năm 1667, Niutơn lại trở về
Kembritgiơ tiếp tục công việc học hành. Ngay
tháng 10 năm ấy, Niutơn được bầu là sinh viên
xuất sắc của côlegiơ Triniti (lần thứ hai Niutơn
được nhận danh hiệu này). Đồng thời lại được
côlegiơ tặng danh hiệu sinh viên ưu tú, được
ngồi ăn cơm cùng bàn với các sinh viên ưu tú
của côlegiơ. Sau đó ít lâu, Niutơn hoàn thành
công việc học tập của mình, thi tốt nghiệp đại
học và nhận bằng cử nhân.
\
Thí nghiêm của Niuícm chứng
tỏ ánh sáng trắng là tong hợp
nhiều ánh sáng màu

Đen lúc nhận bang cử nhân thì Niutơn đã có nhiều công trình về nhiều
mặt, đặc biệt phải kể đến những công trình về toán học. Berâu cho ràng những
công trình toán học của Niutơn lúc ấy xứng đáng được toàn thế giới biết đến. Vì
vậy, Berâu gửi những công trinh đó (hãy còn ở dạng bản thảo viết tay) đến Cônlin
(Collins), một trong những nhà toán học hàng đầu nước Anh thời đó. Trong thư
gửi Cônlin, Berâu viết rằng tác giả của những công trình đó thực là một thiên tài
và còn rất trẻ.
Lúc ấy, Berâu đang muốn từ chức ghế giáo sư luycat (Lucas)*^* của mình
đe chuyên tâm về thần học. ông nhận thấy Niutơn rất xứng đáng giữ chiếc ghế

25
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

này, vì vây ông đề nghị nhà trường đề cử Niutơn vào ghế giáo sư đó thay ông.
Mặc dù lúc ấy Niutơn mới 26 tuổi, nghĩa là còn rất trẻ và hơn thế vừa mới nhận
bằng cừ nhân được một năm. Vậy là từ năm 1669, Niutơn đã là giáo sư luycat và
giữ ghế giáo sư đó suốt hai mươi sáu năm liên tiếp.
(3) Năm 1663 một vị linh mục đáng kính trong hội đổng của trường đại học Kembritgiơ tên là
Hăngri Luycat (Henry Lucas) ẹuyết định lập một ghế giáo sư toán trong trường đại học
Kembritgiơ mang tên ông (ghế giáo sư luycat). Ghế này dành cho một giáo sư nổi tiếng trong
trường dạy môn Toán học ứng dụng. Người giữ ghế đó (gọi là giảo sư luycat) hàng năm được
nhận một món trợ cấp bằng tiền do quỹ của ỏng tặng. Năm 1664, Ixăc Berâu được để cử là
giáo sư luycat đầu tiên. Giáo sư luycat thứ hai là Ixăc Niutcm giữ ghế này từ năm 1669. Giáo
sư luycat thứ mười lăm là Pôn Đirăc (Paul Dirac) từ năm 1932, thứ mười bày là Xtêphen
Hôkinh (Stephen Hawking) từ năm 1980, thứ 18 là Maicơn Bôrix Grin (Michael Boris Green)
từ năm 2009 đến nay.

Con đưòng sự nghiệp


Ta biết năm 1669 Niutơn kế nhiệm ghế giáo sư Luycat từ Ixăc Berâu,
người thầy và cũng là người bạn của mình. Tháng 1 (tháng Giêng) năm 1670,
Niutơn bắt đầu loạt bài giảng đầu tiên sau khi nhận danh hiệu giáo sư luycat. Đó
là những bài giảng về quang học, những bài giảng này là những công trình nghiên
cứu mà Niutơn đã tiến hành trong thời gian hai năm ở làng quê tránh dịch.
Mặt khác, những công trình nghiên cứu về quang học này còn được
Niutơn trình bày trong một số buổi sinh hoạt của hội Khoa học Hoàng gia Luân
Đôn. Trong những công trình nghiên cứu đó Niutơn đưa ra nhiều ý kiến rất mới
lạ. Có một số hội viên của hội tỏ ra hết sức thích thú và ủng hộ Niutơn. Họ
khuyến khích Niutơn công bố những nghiên cứu đó. Được sự cổ vũ nhiệt tình của
một số hội viên nên Niutơn tóm tắt một cách sơ lược những nghiên cứu của mình
và gửi cho một tạp chí khoa học của hội. Năm sau, năm 1672, bài báo đó được
đăng tải. Đồng thời, cùng năm ấy Niutơn được bầu làm hội viên hội Khoa học
Hoàng gia Luân Đôn. Năm ấy Niutơn mới 29 tuổi.

26
Ixăc Niutơn (1643-1727)

Ngoài những người tán thành và ủng hộ còn có không ít người phản đối
Niutorn. Mặc dù công trình đăng trong bài báo mới là dạng tóm tắt sơ lược, nhưng
khi vừa ra mắt người đọc, lập tức một cuộc tranh cãi kịch liệt đã nổ ra. Trong số
những người phản đối có những nhà khoa học Anh và cả những nhà khoa học
châu Âu. Trong số đó, đặc biệt phải kể đến hai gương mặt đáng chú ý. Một là
Rôbe Huc (Robert Hooke), người Anh, lúc ấy đang làm công việc thiết kế thí
nghiệm của hội Khoa học Hoàng gia vì ông là
người rất khéo tay trong công việc này. ông
cũng là nhà khoa học đa tài và cũng có thế lực
lớn trong hội. Một nữa là Critxchian Huyghen
(Christian Huygens), người Hà Lan.
Hai nhà khoa học này, đặc biệt là Huc,
phản đối ý kiến của Niutơn một cách gay gắt và
kéo dài. Lúc đầu cả hai người, Niutơn và Huc,
còn giữ được bình tĩnh, về sau cả hai đều tỏ ra
Tượng Niutơn đang nhìn
bực bội và nổi nóng, trao đổi với nhau qua thư quả táo dưới chân tại bảo tàng
trường đại học Ôcxphơt
từ họ cũng dùng những lời lẽ chua cay.
Khi đó Huc đang là người có vai vế trong hội vì vậy trong cuộc tranh cãi - cũng
có thể nói là cuộc công kích - ấy Niutơn ở vào thế bất lợi.
Cuối cùng, Niutơn phản ứng lại cuộc công kích của những người phản đối
mình bằng cách tỏ thái độ im lặng, thái độ thờ ơ đối với công việc của hội Khoa
học Hoàng gia và ông tuyên bố là ông sẽ không đề cập đến bất kì một nghiên cứu
nào về quang học của ông trong hội nữa.
Trong khi hai người lời qua tiếng lại thì năm 1678 Niutơn đột ngột ngã
bệnh tâm thần. Năm sau thì mẹ ông qua đời càng làm cho bệnh của ông trầm
trọng hơn. ông ngừng mọi cuộc tiếp xúc và trao đổi thư từ, kể cả với Huc; trừ vài

27
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

trường hợp thư trao đổi đặc biệt thì ông chỉ viết rất ngắn. Thời gian ấy ông như
người mộng du, lúc mơ màng, lúc tỉnh táo. Bệnh tình của ông kéo dài hai năm thì
khỏi.
Sau khi khỏi bệnh, ông vẫn tránh tiếp xúc với mọi người và ông trở lại
nghiền ngẫm về định luật vạn vật hấp dẫn mà ông đã khám phá ra từ hồi ông về
sống ở làng quê tránh dịch, nhưng cho đến lúc ấy ông vẫn coi như công trình đó
còn đang dang dở.
Giữa Niutơn và Huc, ngoài bất đồng chung quanh những vấn đề quang
học, hai người còn có những tranh cãi
chung quanh định luật vạn vật hấp dẫn.
Trong cuộc tranh cãi chung quanh những
vấn đề quang học, Huc từng tuyên bố là
một số ý tưởng của ông đã bị Niutơn lấy
cắp đế đưa vào trong nghiên cứu của
mình. Đen lượt định luật vạn vật hấp dẫn,
Kính viên vọng của Niutơn trình bàv
Ông cũng tuyên bố là Niutơn đã lấy cắp ý tại hội Khoa học Hoàng gia năm 1672

tưởng của ông. Trong cuộc tranh cãi về


vấn đề cơ học này, nhiều nhà khoa học lúc đó cho rằng vì hai người nghiên cứu
song hành, lại không có liên hệ gì với nhau và không công bố công khai nên điều
mà Huc nói khó có thể xảy ra.
Để làm giảm căng thẳng giữa hai người, Etmôn Halây (Edmond Halley),
cũng là hội viên hội Khoa học Hoàng gia và là người phát hiện ra ngôi sao chổi
mà về sau gọi là sao chổi Halây, tự nguyện đứng ra làm trung gian hòa giải. Với ý
thức phải thực sự công tâm nên Halây đã cố gắng tìm hiểu kĩ ý kiến của từng
người.

28
Ixăc NiutOTi (1643-1727)

Tháng 8 năm 1684, Halây đến thăm Niutơn tại Kembritgiơ, đồng thời trao
đổi ý kiến cởi mở và thẳng thắn với Niutơn về những gì mà ông chưa hiểu rõ ở
những lần trao đổi trước. Qua lần trao đổi này, Halây khẳng định rằng những điều
mà Niutơn đã trình bày về định luật vạn vật hấp dẫn chính là của Niutơn (phủ
nhận ý kiến của Huc). Halây hiểu rằng định luật vạn vật hấp dẫn gắn chặt chẽ với
toàn bộ công trình cơ học của Niutơn. Vì vậy Halây khuyến khích Niutơn công bố
toàn bộ công trình cơ học của mình, ông còn hứa sẽ giúp đỡ cả tiền nong đế
Niutơn có thể hoàn thành được việc công bố công trình.
Theo lời khuyên của Halây, Niutơn tích cực bắt tay vào việc chuẩn bị bản
thảo. Sau ba năm làm việc tích cực, ngày 05 tháng 7 năm 1687, công trình của
Niutơn đã ra mắt bạn đọc. Công trình lấy tên là ''Những nguyên lí toán học của
triết học tự nhiên" dự định in thành ba tập. Định luật vạn vật hấp dẫn sẽ in ở tập
cuối cùng.
Sau khi tập I cuốn sách "Những nguyên lí toán học của triết học tự nhiên"
ra đời, Huc càng chỉ trích Niutơn mạnh mẽ hơn. Để cho đỡ căng thẳng, Niutơn
tuyên bố là sẽ không in tập III nữa. Trước tình hình đó, một lần nữa Halây lại
đứng ra hòa giải và thuyết phục Niutơn vẫn nên in đầy đủ cả ba tập.
Theo lời khuyên của Halây, Niutơn đồng ý in tập III, và trong phần thảo
luận về định luật vạn vật hấp dẫn ở tập đó sẽ có một phụ lục giới thiệu công trình
của Huc. Dù vậy, sau khi tập III ra mắt, Huc vẫn quyết tâm công kích Niutơn đến
cùng. Lúc này sự công kích của Huc đã vưọt ra ngoài phạm vi khoa học và nhằm
vào khía cạnh cá nhân. Điều này có thể thấy rõ từ sự việc sau; lúc ấy có rất nhiều
hội viên của hội Hoàng gia đề nghị bầu Niutơn làm chủ tich hội, nhưng Huc kiên
quyết bác bỏ, vì vậy đề nghị đó không thực hiện được vì không có sự đồng thuận
trong hội đồng của hội Hoàng gia.

29
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Vì thế, nhiều nhà khoa học đã tỏ thái độ cho Huc biết rằng họ nghiêng về
phía Niutơn; vì họ cho rằng khám phá của Huc mới chỉ dừng lại ở phần lí thuyết
còn Niutơn thì đã áp dụng vào nhiều trưòng hợp thực tế, vì vậy khám phá của
Niutơn mới thực sự có sức thuyết phục.
Cuốn sách ‘‘'Những nguyên lí toán học của triết học tự nhiên" là một công
trình đồ sộ, có giá trị rất lÓTi, đem lại vinh
quang cho tác giả của nó cả ở ngoài lãnh
thổ Anh quốc. Còn ở Kembritgiơ, uy tín
của Niutơn cũng được nâng cao, đến mức
năm 1689 ông được bầu làm người đại
diện cho Kembritgiơ trong Nghị viện.
Trong thời gian này Niutơn vừa ở
Kembritgiơ, vừa ở Luân Đôn. Khi ở Luân
Đôn ông làm quen với một số trí thức,
trong đó có nhà triết học nổi tiếng Giôn
Tượng Ixăc Niutơn
Lôcơ (John Locke). ở câlegiơ Triniti, Kembritgiơ.

Đặc biệt là lúc đó nhiều nhà khoa


học châu Âu vẫn đang dạy cơ học theo Arixtôt thì ở Anh, Niutơn đã thuyết phục
được thế hệ các nhà khoa học trẻ tiếp thu các quan điểm mới về thế giới vật lí của
ông.
Một trong những người bạn thân thiết và nhiệt tình ủng hộ Niutơn là nhà
toán học trẻ sáng giá người Thụy sĩ Nicôla Phachiô đo Đuliơ (Nicolas Patio de
Duillier), thời gian đó cũng đang ở Luân Đôn.
Tuy nhiên, đến năm 1693, Niutơn lại bị bệnh rối loạn tâm thần, lần này
nghiêm trọng hơn lần trước. Không rõ ông bị bệnh lần này là do nguyên nhân gì,
chỉ biết rằng lúc đó ông có những việc làm rất kì cục. Chẳng hạn ông viết thư cho

30
Ixăc Niutơn (1643-1727)

những người mới quen và bạn bè, kể cả Đuliơ, với những lời lẽ hoang tưởng, dữ
dằn, thậm chí ông còn kết tội họ là đã phản bội ông.
Cũng rất may là bệnh tình của ông chỉ kéo dài trong ba năm, sau khi hồi
phục ông lại viết thư xin lỗi bạn bè và trở lại làm việc bình thường. Nhưng bây
giờ người ta thấy hình như ông không còn say mê khoa học như trước mà dành
nhiều thi giờ cho những việc ngoài khoa học.
Năm 1696, nhờ sự giúp đỡ của Saclơ Môntaguy (Charles Montague), một
cựu sinh viên của côlegiơ Triniti và sau
này trở thành huân tước Haliphax
(Haliíax), còn lúc ấy đang là bộ trưởng bộ
Tài chính, Niutcm được bổ nhiệm làm
nhân viên quản lí của sở Đúc tiền. Ba năm
sau, năm 1699, ông được cất nhắc làm
giám đốc của sở đó. Ngay sau khi được bổ
nhiệm làm nhân viên sở Đúc tiền, Niutơn
rời Kembritgiơ không hối tiếc và chuyển Tấm biển gia huy gắn ở mặt tường ngoài
của ngôi nhà Ixăc Niutơn
hẳn về Luân Đôn. Cơ quan mới dù không
phải là cơ quan danh giá gì, nhưng Niutơn cũng làm việc rất nghiêm chỉnh và hết
sức mình. Chẳng hạn sau khi được đề bạt làm giám đốc sở, ông thẳng tay trừng trị
những người có hành vi giả mạo trong việc đúc tiền, kể cả vị giám đốc tiền nhiệm,
ông đề ra việc cải cách tiền tệ, thay việc định chuẩn của đồng xteclinh (sterling) từ
bạc sang vàng, đồng thời quy định về tỉ lệ giữa bạc và vàng theo mệnh giá của
mỗi đồng tiền. Tỉ lệ này được chính thức hóa trong một đạo luật của Nữ Hoàng
An (Anne). ông giữ vị trí giám đốc này liên tục cho đến cuối đời.
Trong lúc này xảy ra nhiều chuyện buồn trong đời sống riêng của Huc.
Một người cháu của Huc qua đời và công ti của người cháu này bị phá sản. Do đó

31
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

thái độ của Huc trong cuộc tranh cãi với Niutcm cũng có phần dịu bớt. Sáu năm
sau, năm 1703, thì Huc mất.
Như trên đây đă nói, cuộc tranh cãi giữa Niutơn và Huc chung quanh
những vấn đề về quang học và định luật vạn vật hấp dẫn kéo dài nhiều năm. về
định luật vạn vật hấp dẫn, do Halây động viên, Niutơn đã công bố trong tác phẩm
''Những nguyên lí toán học của triêt học tự nhiên". Còn về quang học, ngay sau
khi xảy ra cuộc tranh cãi dữ dội chung quanh bài báo đầu tiên, ông đã dừng công
bố những công trình của mình. Sau khi Huc mất, cuộc tranh cãi kết thúc.
Cùng năm 1703 (sau khi Huc mất), Niutơn được bầu làm chủ tịch hội
Khoa học Hoàng gia, lúc ấy ông đã sáu mươi tuổi và ông ở cương vị đó cho đến
cuối đời. Tính ra ông là hội viên của hội 25 năm và là chủ tịch hội 24 năm liền.
Một năm sau khi Huc mất, năm 1704, ông công bố đầy đủ những công
trình quang học của mình. Hai năm sau khi được bầu làm chủ tịch hội Hoàng gia,
năm 1705, ông được Nữ Hoàng An phong tước hiệp sĩ. Niutơn là nhà khoa học
đầu tiên của nước Anh được nhận vinh dự này.
Cũng nên nói đến một phong tục và cũng là một nét văn hóa của người
Anh là sau khi được phong tước hiệp sĩ thì trong các danh xưng chính thức người
ta không gọi là ông Niutơn (Mister Newton) nữa mà gọi là Ngài Niutơn (Sir
Newton).
Câu chuyện quả táo roi
Ta vừa nói ở trên rằng trong thời gian đang ở làng quê, Niutơn đã khám
phá ra định luật vạn vật hấp dẫn. Nói một cách định tính thì nội dung của định luật
đó là hai vật thể bất kì bao giờ cũng hút lẫn nhau. Khối lưọng của các vật càng lớn
thì lực hút đó càng lớn. Hai vật càng gần nhau thì lực hút đó cũng càng lớn.
Hai vật thể nói đến ở đây có nghĩa rất rộng. Có thể là hai vật thông thưòng,
chẳng hạn một quyển sách và một chiếc ghế; cũng có thể một là vật thông thường,

32
Ixăc Niutơn (1643-1727)

một thiên thể, chẳng hạn quả táo và Trái Đất; cũng có thể cả hai đều là thiên thể,
chẳng hạn Mặt Trời và Trái Đất. Vì thế định luật mới có tên là “vạn vật hấp dẫn”
nghĩa là định luật về mọi vật hút lẫn nhau, ở bài 8, Vật lí 6, có nói đến trọng lực,
đó là lực hút (cũng gọi là lực hấp dẫn) của Trái Đất tác dụng lên một vật nào đó.
Vậy ta hiểu trọng lực là một trường hợp riêng của lực vạn vật hấp dẫn.
Theo những điều nói trên thì định luật vạn vật hấp dần có phạm vi áp dụng
rất rộng, nó bao trùm lên mọi vật dưới
gầm trời và cả trong vũ trụ; còn trọng
lực là trưòng hợp riêng của lực vạn
vật hấp dẫn. Nhưng thực ra việc khám
phá ra lực vạn vật hấp dẫn, NiutoTi lại
bắt đầu từ trường hợp riêng, đó là
khám phá ra lực hấp dần của Trái Đất
tác dụng lên một vật, rồi sau đó ông
suy rộng ra. Vi thế nên mới có câu Cây táo trong vườn nhà Ixăc Niutơn
chuyện mà ta gọi là câu chuyện quả
táo rơi.
Vônte, một nhà văn Pháp, thì kể rằng hồi về sống ở làng quê Niutơn
thường ra ngồi chơi ngoài vườn vào những buổi tối sáng trăng. Hôm ấy Niutơn
đang ngồi chơi như thường lệ thì có một quả táo rơi từ trên cây xuống trúng đầu.
Niutơn lấy tay xoa đầu ở chỗ quả táo vừa rơi vào và nhìn quả táo rụng đang nằm
trên mặt đất. Đồng thời Niutơn ngước nhìn lên Mặt Trăng đang rải ánh sáng bạc
xuống vườn. Chính từ đó Niutơn nảy ra ý tưởng về định luật vạn vật hấp dẫn.
Câu chuyện này có nhiều dị bản. Một dị bản khác về đại thể giống như
trên trừ một chi tiết. Chi tiết dị bản đó là Niutơn đang ngồi trong nhà ngầm nghĩ
về một vấn đề gì đó (không phải Niutơn đang ngồi chơi ngoài vườn) thì chợt nhìn

33
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

thấy một quả táo rơi xuống đất. Nhìn quả táo vừa rơi và nhìn lên Mặt Trăng trên
trời, từ đó một ý tưởng lóe lên trong đầu Niutơn: ý tưởng về định luật vạn vật hấp
dẫn.
Những chi tiết khác nhau trong những câu chuyện về quả táo của Niutơn
chỉ là những tiểu tiết. Dù quả táo có rơi trúng đầu Niutơn hay không thì bản chất
câu chuyện vẫn không đổi. cố t lõi của câu chuyện là ở chỗ từ hiện tượng quả táo
rơi mà Niutơn khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn. Phải chăng câu chuyện này
là có thực hay là do người ta “bịa” ra sau khi định luật vạn vật hấp dần đã được
khám phá? Chẳng lẽ chỉ từ vài hiện tượng đơn giản mà có thể khám phá ra một
định luật quan trọng đến thế sao? Cho đến nay không ai biết chắc, chỉ có điều là
trên sách báo rất nhiều người đã kể câu chuyện đó. Vậy thì ta hãy tạm gác sang
một bên sự nghi ngờ ấy mà đi vào một khía cạnh khác xem ra có phần lí thú hơn:
hãy dựa vào câu chuyện quả táo rơi (loại bỏ những chi tiết không cần thiết) thì suy
luận như thế nào để đi đến định luật vạn vật hấp dẫn?
Hãy bắt đầu từ hiện tượng sự rơi của quả táo. Hiện tượng đó chứng tỏ điều
gì? Xin mời các bạn tham gia ý kiến.
Hãy nhìn lên trên cây xem. Còn rất nhiều quả táo vẫn ở trên đó. Vậy tại
sao những quả táo này không rơi, riêng quả táo kia lại bị rơi?
Xem xét kĩ quả táo rơi và những quả táo còn ở trên cây chắc các bạn tìm
được câu trả lời: cái cuống của quả táo rơi bị hỏng (bị thối), còn cuống những quả
táo trên cây không bị hỏng.
- Vậy cái cuống của quả táo có vai trò như thế nào đối với sự rơi của quả táo?
- Cái cuống của quả táo giữ cho quả táo không bị rơi, khi cái cuống bị thối, nó
không đủ sức giữ quả táo nữa nên quả táo bị rơi.
Như vậy ta có thể suy ra là bất kì quả táo nào cũng có một lực kéo nó
xuống đất, nếu không được giữ chắc thì quả táo nào cũng sẽ bị rơi. Nhìn rộng ra.

34
Ixăc Niutơn (1643-1727)

không phải chỉ có quả táo mà vật nào cũng có thể bị rơi nếu không được giữ chắc;
tay cầm quyển sách, quyển sách không rơi; buông tay ra quyển sách rơi xuống
ngay; chiếc bút chì nằm trên bàn nó không thể rơi vì mặt bàn đỡ (cũng có nghĩa là
giữ) nó; lăn ra khỏi mặt bàn, nó rơi xuống liền ...
Đáng chú ý là khi nói một vật rơi thì đã bao hàm cả cái ý là rơi xuống đất.
Từ đó có thể nói vật nào cũng có một
lực kéo nó xuống đất. Vậy ta suy ra là
chính Trái Đất đã gây ra lực kéo đó. Nói
theo ngôn ngừ hiện đại thì đó là lực hấp
dẫn, Trái Đất tác dụng lực hấp dẫn lên
các vật.
Đen đây lại xuất hiện một vấn đề Ngôi nhà Niutơn sống cùng với gia đình
người cháu gái trong những năm cuối
nữa. Ta chú ý trong câu chuyện có hai đời ở Luân Đôn
chi tiết người kể thường gắn với nhau:
Niutơn nhìn quả táo rơi và nhìn lên Mặt Trăng trên trời (từ đó nảy ra ý tưởng về
định luật vạn vật hấp dẫn). Quả táo rơi và Mặt Trăng vẫn lơ lửng trên trời từ hàng
trăm triệu năm nay là hai hiện tượng vẫn gặp hàng ngày, ai cũng thấy. Người ta
cho hai hiện tưọng ấy vốn dĩ nó như thế, Mặt Trăng không rơi mà cứ lơ lửng trên
trời, còn quả táo thì không lơ lửng trên trời mà rơi xuống, đó là bình thường.
Nhưng trong óc Niutơn thì hai hiện tượng đó không phải bình thưòng,
không phải tự nhiên nó là như vậy. Vì vậy khi thấy quả táo rơi thì Niutơn liên
tưởng ngay đến Mặt Trăng. Quả táo rơi tại sao Mặt Trăng không rơi? Nếu Mặt
Trăng không rơi thì có nghĩa là Trái Đất không tác dụng lực hấp dẫn lên Mặt
Trăng hay sao? Điều đó thật khó hiểu, thậm chí còn vô lí. Còn nếu nói Mặt Trăng
cũng rơi thì mâu thuần với thực tế là hàng trăm triệu năm nay Mặt Trăng vẫn lơ
lừng trên trời.

35
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Lại xin mòi các bạn tham gia ý kiến.


Vấn đề là ở chỗ cái câu mà ta thường nói ở trên; Mặt Trăng lơ lửng trên
trời. Nói “lơ lửng” ở đây có nghĩa là gì? Có nghĩa là không bị buộc chặt vào một
cái gì bằng một sợi dây chẳng hạn, cũng không bị treo vào một cái gì cả. Lơ lửng
cũng không có nghĩa là đứng yên, không phải là đứng lơ lửng. Thực ra Mặt Trăng
luôn luôn chuyển động, nó chuyển động chung quanh Trái Đất theo quy luật của
nó.
Tại sao ta biết Mặt Trăng luôn chuyển động? Có thể hiểu được điều đó qua
suy luận sau đây. cầm viên đá rồi buông tay ra, viên đá rơi xuống ngay sát chồ ta
đứng. Nhưng nếu ta ném viên đá thì viên đá bay đi rồi rơi xuống ở điểm cách chồ
đứng một quãng. Ném mạnh hơn thì viên đá sẽ bay đi được xa hơn, ném càng
mạnh viên đá bay đi được càng xa. Ta hãy tưởng tượng có một lực sĩ ném viên đá
rất mạnh thì lúc ấy viên đá sẽ không rơi xuống đất nữa mà bay chung quanh Trái
Đất, giống như Mặt Trăng.
Khi ném viên đá thì chuyển động của viên đá có hai thành phần: chuyển
động thẳng theo hướng của lực ném và chuyển động rơi (cũng là chuyển động
thẳng). Tổng hợp hai chuyển động thẳng đó thành chuyển động cong, cầm viên
đá, không ném mà buông tay ra, thì chuyển động của viên đá chỉ có một thành
phần duy nhất, khi đó viên đá chuyển động thẳng (rơi) chứ không cong. Vậy ta
hiểu trường họp viên đá bay chung quanh Trái Đất thì trong chuyển động đó có cả
chuyển động rơi. Ví dụ vừa xét cũng áp dụng cho cả chuyển động của Mặt Trăng.
Trong chuyển động của Mặt Trăng chung quanh Trái Đất là có cả chuyển động
rơi. Tóm lại Mặt Trăng cũng rơi như mọi vật khác. Nói cách khác Trái Đất cũng
tác dụng lực hấp dẫn lên Mặt Trăng.
Đến đây ta có thể kết luận: Trái Đất tác dụng lực hấp dẫn lên mọi vật, kể
cả Mặt Trăng. Niutơn cho rằng kết luận trên có thể mở rộng cho mọi vật. Quyển

36
Ixăc Niutơn (1643-1727)

sách và cái bàn hút lẫn nhau, cái bàn và cái ghế hút lẫn nhau, Mặt Trời và Trái Đất
hút lẫn nhau, Trái Đất và Sao Hỏa hút lẫn nhau, vân vân và vân vân. Đó là định
luật vạn vật hấp dẫn. Nói một cách chính xác thì diễn tả như trên mới là mặt định
tính của định luật. Đe không đi quá xa, ở đây ta chỉ nói về mặt định tính của định
luật.
Những ngày cuối đời
Những ngày cuối đời, NiutoTi sống với gia đình cô cháu gái Catêrin
(Catherine) ở gần Uynchetxtơ (Winchester). Thời
gian này Niutcm đã là một trong những người nổi
tiếng nhất châu Âu. Các khám phá khoa học của
ông được mọi người thừa nhận. Và ông cũng trở
thành người giàu có. Mặc dầu tiếng tăm của ông
không ai sánh kịp nhưng người ta cho là ông
không có cuộc sống riêng hoàn hảo. ông sống Những sợi tóc của Niutơn được
mang xét nghiệm thấy bị nhiễm
độc thân, không có cái gia đình nhỏ của riêng độc thủy ngân

ông, ông cũng không có nhiều bè bạn.


Năm 1724, Niutơn mắc chứng bệnh tiêu hóa rất nặng, thầy thuốc yêu cầu
ông phải thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Trong những ngày này, ông sống
có phần kì cục đến nồi vài người bạn của ông lo lắng cho ông có thể lại rơi vào
tình trạng rối loạn tâm thần như mấy năm trước. Ba năm sau, năm 1727, khi ông
thấy bệnh tình đã thuyên giảm đáng kể, ông lại đi Luân Đôn để chủ trì phiên họp
của hội Hoàng gia. Trong cuộc đi này, bệnh của ông bồng tái phát và trở thành rất
trầm trọng. Khi về đến nơi ở của ông tại Kenxinhtơn (Kensington), ông phải nằm
liệt giường vì đau dữ dội ở vùng bụng, nhiều lần bị ngất, tâm thần nhiều lúc mê
sảng.

37
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Đen ngày 27 tháng 3 năm 1727 thì Niutơn tạ thế, hưỏng thọ 84 tuổi. Thi
hài của Niutơn được chôn cất trong tu viện Vetminxtơ (Westminster) bên cạnh
những vị Hoàng đế và những nhân vật lỗi lạc khác của nước Anh. Sau khi mất,
một số sợi tóc của ông được đem xét nghiệm và thấy có chứa thủy ngân. Người ta
cho rằng ông bị nhiễm độc thủy ngân vì trong một thời gian dài, khoảng từ 1668
hay 1669 đến mãi 1696, ông theo đuổi việc nghiên cứu thuật giả kim. Và sự
nhiễm độc đó cũng giải thích vì sao về cuối đời ông sống kì cục.
Niutơn là một nhà khoa học lừng lẫy, tài năng của ông bao trùm lên rất
nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Ngày nay, người ta coi ông là một trong ba
nhân vật vĩ đại nhất của lịch sừ khoa học, tính từ thời xa xưa cho đến thời điểm
hiện tại. Ba nhà khoa học đó là Acsimet, Niutơn và Anhxtanh.
Bây giờ ta trở lại nói thêm vài lời về mục “Lời dẫn” của bài này. Trong
mục đó ta đã nói đơn vị đo chiều dài là mét,
kí hiệu là m; đơn vị đo khối lượng là
kilôgam, kí hiệu là kg; đơn vị đo lực là
niutơn, kí hiệu là N.
Bạn nào tinh ý có thể dễ dàng nhận
ra rằng trong số ba đơn vị nêu ra ở đây thì
các kí hiệu của mét và kilôgam là các chữ
thường (không viết hoa): m, kg; còn kí hiệu
của niutơn lại viết hoa: N. ở đây không phải
là viết tuỳ tiện mà đó là quy ước.
Mộ Ixăc Niutơn
Vấn đề là ở chỗ có hai cách đặt tên trong tu viện Vetminxtơ
đơn vị đo các đại lưọng vật lí: Đặt tên theo
cách thông thưòng và cách thứ hai là lấy tên các danh nhân khoa học để đặt tên
các đơn vị. Mét, kilôgam là các đơn vị được đặt tên theo cách thông thường, kí

38
IxăcNiutơn (1643-1727)

hiệu của các đơn vị này được viết bằng các chữ thường. Còn đơn vị lực được đặt
tên theo cách thứ hai, đó là tên nhà khoa học lừng danh Niutơn. Chú ý rằng sau
này ta sẽ còn gặp nhiều đơn vị của nhiều đại lượng vật lí khác cũng được đặt tên
theo cách thứ hai. Người ta quy ước là kí hiệu của các đơn vị đặt tên theo cách thứ
hai phải viết hoa. Vì vậy, ở đây kí hiệu của đơn vị niutơn được viết là N (chữ
hoa).

39
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tưong lai

VI.3- Hai anh em nhà Mônggônphiê


[Giôdep MônggônHê (1740-1810). Êchiên MônggônAê (1745-1799)]

Lời dẫn
Ba bài đầu chưcmg II, Vật lí 6, có nói đến hiện tượng nở vì nhiệt của chất
rắn (bài 18), chất lỏng (bài 19), chất khí (bài 20). Trong mục Có thể em chưa biết
của bài 20, có nói hai anh em nhà Mônggônphiê đã áp dụng một cách đặc biệt
xuất sắc tính chất nở ra của không khí nóng để chế tạo những quả khí cầu đầu tiên
trong lịch sử loài người.
Hai anh em nhà Mônggônphiê
Nói đến hai anh em nhà Mônggônphiê là muốn nói đến hai anh em người
Pháp, Giôdep Misen Mônggônphiê (Joseph Michel MontgolTier), thường gọi là
Giôdep Mônggônphiê, thậm chí là Giôdep và Giăc Êchiên Mônggônphiê (lacques
Étienne MontgolTier), thường gọi là Êchiên Mônggônphiê, thậm chí là Êchiên.
Cha của họ tên là
Pie Mônggônphiê (Pierre
MontgolTier) và mẹ là An
Đuyrê (Anne Duret), ông
bà Pie - An có 16 người
con. Giôdep sinh ngày 26
tháng 8 năm 1740 là con
thứ 12, còn Êchiên sinh
Giôdep Misen Mônggônphiê Giăc Ẽchiên Mônggônphiê
ngày 16 tháng 1 (tháng
Giêng) năm 1745, kém Giôdep năm tuổi và là con 15. Giôdep và Êchiên đều sinh
ra ở Viđalông letx Anônay (Vidalon-lès-Annonay), một thị trấn nhỏ gần sông Rôn
(Rhône), cách thành phố Liông (Lyon) khoảng 75 cây số về phía nam.

40
Giôdep Mônggônfíê (1740-1810). Êchiên Mônggônfiê (1745-1799)

Gia đình Mônggônphiê có nghề truyền thống là nghề sản xuất giấy. Họ
Mônggônphiê không biết đã bắt đầu làm nghề này từ bao giờ, nhưng chắc chắn là
cho đến Pie thì đã có ba đời nối tiếp nhau làm nghề. Xưởng giấy chính của gia
đình cũng ở Viđalông Anônay, thường xuyên có khoảng 300 công nhân làm việc.
Dù đó không phải là một nhà máy lớn, nhưng về chất lượng sản phẩm thì loại giấy
của nhà Mônggônphiê đã có tiếng vang trong nước và ở cả châu Âu.
Thuở nhỏ, Giôdep là một cậu bé rất hay tò mò tìm hiểu và thường có
những ý tưỏTig độc đáo. Cậu rất thích thú và ham mê môn vật lí và cả môn khoa
học tự nhiên; nhưng ở trường không bao giờ Giôdep được khen là một học sinh
giỏi. Chưa học hết bậc trung học phổ thông, Giôdep đã bỏ học và có ý định thành
lập một phòng thí nghiêm hóa học nho nhỏ trong nhà mình. Nhưng chẳng bao lâu
cậu bỏ ý định đó và trở về xưởng giấy của cha ở thị trấn quê hương. Trong thời
gian này, ông Pie giao cho Giôdep cùng với chị gái là Marian (Mariane) và anh
trai là Òguytxtanh Môrixơ (Augustin-Maurice) thử nghiệm một số cải tiến kĩ thuật
ở một xưởng giấy mới cũng của gia đình tại Viđalông Hạ.
ít lâu sau, Giôdep xin phép
cha đến Avinhông (Avignon) để
• DâKS cem Maísồn
học tiếp cho xong bậc trung học, ở m m Kts
I i
đó anh vừa đi làm vừa đi học. Khi
m MaNĩGOtriEH
đó Avinhông chưa phải là vùng đất lNviỉíĩmtR.s IKS Aírostats
ÉN iĩ&ẵ •
thuộc Pháp mà là vùng đất thuộc sự
quản lí của Giáo hoàng, ở vùng đất Tấm biển kì niệm gan trên tường ngôi nhà
Mônggônphiê.
này, mọc lên rất nhiều nhà in. Bởi
Nội dung tấm biển: Ngôi nhà này là noi sinh
vì ở đó, có thể tránh được sự kiểm hai anh em Giôdep Misen Mônggônphiê và
Giăc Êchiên Mônggốnphiê, hai nhà sáng chế
duyệt của Pháp và không phải trả khí cầu năm 1783
tiền bản quyền tác giả khi in lại các

41
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

tác phẩm của một người nào đó. Sau khi thi đỗ tú tài, Giôdep xin vào học đại học
luật. Vì Giôdep không chỉ chuyên tâm vào việc học luật nên mãi đến năm 1782,
nghĩa là năm 42 tuổi, anh mới thi lấy bằng cử nhân luật.
Còn Êchiên, cậu rất khác anh mình ở chỗ cậu thường xuyên được khen là
một học sinh giỏi trong trường. Sau khi học xong bậc phổ thông, gia đình cho
Êchiên đi Paris theo học ngành kiến trúc, ở đó anh được sự hướng dẫn trực tiếp
của kiến trúc sư có tài Xupphơlô (Soufflot). Trong thời gian này Êchiên đã giúp
một người ở Paris tên là Giăng Baptixtơ Rêvâyông (Jean Baptiste Réveillon) trong
việc thiết kế xưởng giấy. Xưởng giấy này được đặt tên là Phôli Titông (Polie
Titon), tọa lạc ở nơi mà ngày nay là phố Môngtrơi (Montreuil), quận 11. về sau,
hai người trở thành đôi bạn thân và Rêvâyông đã giúp đỡ Êchiên rất nhiều trong
công việc.
Khi đang học ở Paris thì gia đình Êchiên xảy ra một việc buồn: người anh
cả tên là Raymông (Raymond) qua đời đột ngột. Vì vậy ông Pie gọi Êchiên về quê
quản lí xưởng giấy thay anh Raymông, còn Giôdep thì được ông Pie giao cho
trông nom riêng về mặt kĩ thuật. Chính trong thời gian này Êchiên đã khéo léo áp
dụng những công nghệ mới nhất của Đức vào xưỏng giấy gia đình, do đó đã sản
xuất thành công loại giấy đặc biệt, mặt mịn và trắng, ở thời kì ấy, người ta chỉ
mới sản xuất được loại giấy có sọc, còn loại giấy mặt mịn thi cả nước Pháp chỉ có
nhà Mônggônphiê sản xuất được. Vì vậy chính phủ Pháp đã công nhận đó là loại
giấy kĩ thuật cao và nêu gương xưởng giấy nhà Mônggônphiê trong toàn quốc.
Những thí nghiệm đầu tiên về khí cầu
Mặc dầu theo học ngành luật, nhvmg Giôdep lại rất thích làm những thí
nghiệm khoa học. Năm 1766, Hăngri Cavenđisơ (Henry Cavendish), một nhà
khoa học người Anh, tìm ra một chất khí được gọi là không khí dễ cháy. Ngày ấy
người ta cũng đã biết chất khí này nhẹ hơn không khí khoảng mười lần. Sau này ta

42
Giôdep Mônggônfiẽ (1740-1810). Ẽchiẽn Mônggônfiê (1745-1799)

biêt đó là khí hidrô. Giôdep nảy ra ý nghĩ rằng nếu nhốt được chất không khí dề
chảy ấy vào một chiếc túi thì chắc là chiếc túi có thể bay lên cao. Năm 1782,
Giôdep đã thử tiến hành một thí nghiệm theo ý tưởng đó, chiếc túi mà anh dùng
để làm thí nghiệm là chiếc túi bằng giấy, cần nói rằng ý tưởng của Giôdep là rất
nhạy bén, nhưng tiếc rằng hiểu biết của anh về chất khí này còn nhiều hạn chế nên
thí nghiệm không thành công.
Tuy thí nghiệm với không khí dễ chảy bị thất bại, nhưng với lòng dam mê
tìm tòi, nghiên cứu Giôdep lại phát hiện ra một hiện tượng cũng rất hấp dẫn khác.
Khi đưa một mẩu giấy vào cừa ống khói của xưởng giấy thì mảnh giấy bị hút vào
bên trong ống khói rồi sau đó nó bay lên theo đường ống khói. Giôdep cho rằng
khói của ống khói cũng là một cái gì đó giống như mây ứên trời. Mây có thể bay
lơ lửng trên không thì khói cũng có thể bay lên rồi hợp thành những đám mây bay
lơ lửng trong không trung. Với ý nghĩ đó Giôdep làm một chiếc túi bằng lụa hứng
lấy khói ở ống khói, buộc kín lại rồi thả ra. Thật là thú vị, chiếc túi đựng khói đã
bay lên đến trần nhà. Đó là thí nghiệm đầu
tiên của Giôdep được tiến hành vào tháng 11
năm 1782 ở Avinhông.
Tháng 12 cùng năm ấy, Giôdep về
Anônay cùng với Êchiên làm lại thí nghiệm
nói trên. Nhưng lần này hai anh em
Mônggônphiê dùng len vụn, giấy vụn đốt lên
để lấy khói, vì họ nghĩ rằng những thứ rác
vụn này cho nhiều khói hơn loại khói trong
ống khói của xưởng giấy. Lần này thí
nghiệm của họ thu được kết quả thật bất ngờ:
, Cuộc thí nghiệm khi câu trước công
chiec tui đựng khói của họ bay lên cao vượt chúng đầu tiên tại Anônay ngày 04
tháng 6 năm 1783

43
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

quá cả nóc nhà, ước tính khoảng ba mươi mét. v ề sau, hai anh em Mônggônphiê
mới hiểu rằng cái mà họ gọi là khói ở trong túi thì đó là không khí bị đốt nóng. Vì
bị đốt nóng nên nó nở ra, trở thành nhẹ hơn không khí chung quanh; do đó chiếc
túi đựng không khí nóng bay lên.
Mấy ngày sau, ngày 14 tháng 12, họ lại làm thí nghiệm thứ hai. Trong thí
nghiệm lần này, thay vì chiếc túi, họ làm một quả cầu khá to, thể tích chừng 3 m^
(đường kính chừng 1,8 m), đựng không khí nóng. Lần này mặc dù quả cầu có kích
thước khá lớn nhưng khi thả ra nó vần bay được lên cao. Sau đây ta sẽ gọi quả cầu
đựng không khí nóng có thể bay lên cao là quả khí cầu.
Được cổ vũ bởi thành công đầy ấn tượng của hai lần thí nghiệm trước, hai
anh em quyết định mở rộng quy mô thí nghiệm. Đưòưg kính quả cầu mà họ dự
định làm thí nghiệm lần thứ ba này lên đến 12 m (thể tích 800 m^). Quả cầu được
làm bằng vải bông có dán thêm một lớp giấy, cắt thành nhiều múi rồi khâu lại với
nhau. Khối lượng quả cầu khoảng 225 kg. Tháng 4 năm 1783 thì quả cầu được
hoàn thành. Lần này anh em Mônggônphiê dự định sẽ làm thí nghiệm trình diễn
trước công chúng và các quan chức địa phương; muốn vậy, cần giữ lại quả khí cầu
khi thả thử. Do đó, họ quyết định buộc một đầu dây vào quả cầu, còn đầu dây kia
được neo chặt ở dưới đất.
Ngày 25 tháng 4, hai anh em tiến hành thí nghiệm: thả quả khí cầu có dây
neo ra, nó bay lên cho đến khi sợi dây neo được kéo căng hết cỡ, theo chiều dài
của sợi dây thì ước tính quả khí cầu bay lên được đến độ cao khoảng 400 m. Mặc
dầu quả khí cầu lần này nặng hơn các lần trước nhiều nhưng nó vẫn bay được lên
cao hơn các lần trước.
Hơn một tháng sau, ngày 04 tháng 6 năm 1783, cuộc thí nghiệm trình diễn
được tiến hành trước sự chứng kiến của đông đảo các quan chức và dân chúng địa

44
Giôdep Mônggônfiê (1740-1810). Êchiên Mônggônfiê (1745-1799)

phương. Lần này quả khí cầu không neo lại mà thả tự do cho nó bay lên. Kết quả
là nó lên cao được khoảng 1000 m và bay xa khoảng 2000 m.
Tin tức về quả khí cầu kì diệu của hai anh em Mônggônphiê có thể bay lên
không trung rất cao đã được lan truyền đến viện Hàn lâm Khoa học Paris hết sức
nhanh chóng. Các tác giả của những nghiên cứu này hi vọng rằng kết quả của thí
nghiệm sẽ gây ra tiếng vang chẳng những đến viện Hàn lâm mà còn đến cả điện
Vecxay (Versailles) để họ có thể được trợ cấp về tài chính. Nhớ rằng các chi phí
thí nghiệm từ đầu cho đến lúc ấy hai anh em đều bỏ tiền túi ra.
Những thí nghiệm ở Paris
Sau khi biết tin về các quả cầu Mônggônphiê có thể bay lên cao được, viện
Hàn lâm Khoa học đã thành lập ngay một tiểu ban
của viện để theo dõi và kiểm tra thí nghiệm, đồng
thời xem xét việc trợ cấp cho các tác giả của thí
nghiệm. Ngoài ra viện Hàn lâm cũng yêu cầu các
tác giả tiến hành thí nghiệm ngay ở Paris đế nhà
vua và triều đình có thể tận mắt chứng kiến. Vì
Giôdep bắt buộc phải ở lại Anônay để điều hành
công việc của xưởng giấy nên chỉ có một mình Mô hình quả khi cầu
Mônggônphiê tại Viện Bảo
Êchiên đi Paris. tàng khoa học Luân Đôn.
Trước khi Êchiên đi Paris, hai anh em thảo
luận với nhau sẽ dùng lại quả cầu đã làm thí nghiệm ở Anônay; nhưng sau họ
quyết định nên làm quả cầu khác có kích thước lớn hơn. Ta còn nhớ ở Paris,
Êchiên có người bạn tên là Giăng Baptixtơ Rêvâyông. Lúc đó Rêvâyông đã là một
người có thế lực trong giới kinh doanh ở Paris và xí nghiệp giấy của Rêvâyông đã
là một xí nghiệp danh giá: xí nghiệp Hoàng gia. Người bạn này đã giúp Êchiên

45
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

tiến hành việc làm quả cầu chuấn bị cho thí nghiệm để viện Hàn lâm Khoa học
đến kiểm tra ở ngay tại xí nghiệp giấy của mình.
Thực hiện ý định đã bàn với Giôdep ở Viđalông Anônay, Êchiên làm quả
cầu có thể tích 1000 m^, khối lưọng 450 kg. Vật liệu làm quả cầu vẫn là vải bông
dán giấy, nhưng dán cả mặt trong và mặt ngoài. Nói là quả cầu nhưng thực ra nó
không đúng dạng cầu. Vải bông được cắt thành hai mươi bốn múi, khi khâu lại
với nhau nó có dạng hai mặt nón với hai mặt đáy gắn với nhau, chiều cao lên đến
24 m.
Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Rêvâyông nên chỉ sau hai tháng việc chuẩn
bị đã hoàn thành. Ngày 11 tháng 9, tại khu vườn của xí nghiệp giấy Phôli Titông,
Êchiên thả thử quả khí cầu đó (có dây neo). Êchiên có ý định là nếu cuộc thả thử
thành công thì cuộc thí nghiệm chính thức sẽ tiến hành sau đó vài ngày. Rất không
may là khi thả thử trời lại đổ mưa nên lóp vỏ giấy của quả khí cầu có nhiều chỗ bị
rách. Nhưng ban Kiểm tra không coi đó là thất bại và quyết định sẽ tiến hành thí
nghiệm trước nhà vua vào ngày 19 tháng 9, nghĩa là sau đó một tuần lễ.
Tuy nhiên, sau khi xem xét lại, Êchiên nhận thấy không thể dùng lại quả
cầu đó được vì có quá nhiều chố hư hỏng. Êchiên quyết định bắt tay ngay vào việc
làm một quả cầu khác thay thế. Thể tích quả cầu thay thế lên đến 1400 m^, nhưng
khối lượng chỉ vào khoảng 400 kg. Nghĩa là quả cầu thay thế to hơn nhưng lại nhẹ
hơn quả cầu trước. Dạng của quả cầu thay thế cũng gần dạng cầu hơn, chiều cao
của nó chỉ còn 19 m. Đặc biệt việc làm quả cầu lần này rất nhanh chóng, chỉ mất
có năm ngày. Vì vậy ngày 18, Êchiên đã có thể thả thử quả khí cầu đó (với dây
neo).
Theo đúng kế hoạch, ngày hôm sau, 19 tháng 9, tại quảng trường cung
điện Vecxay trước sự chứng kiến của vua Lui XVI (Louis XVI), hoàng hậu Mari
Ăngtoannet (Marie Antoinette) và triều đình cùng đám đông dân chúng khoảng 13

46
____________ Giôdep Mônggônfiẽ (1740-1810). Ếchiẽn Mỏnggônfiê (1745-1799)

vạn người, cuộc thí nghiệm đã diễn ra một cách trang trọng. Quả khí cầu dùng
trong thí nghiệm này được làm tại xưởng của Rêvâyông nên Êchiên đặt tên là quả
khí cầu Rêvâyông.
Khi tiến hành thí nghiệm trước nhà vua và triều đình, quả khí cầu
Rêvâyông bay lên cao khoảng 500 m, và
đặc biệt có chở ba vị “khách quý”, đó là
một con cừu, một con vịt và một con gà
trống. Việc chọn ba sinh vật này nhằm kiểm
tra xem việc đưa chúng lên cao và bay trên
cao như thế liệu chúng có thể sống được Tấm bưu ảnh có hình bức
tượng hai anh em Mônggônphiê
không. Con cừu được chọn trong đội bay là taị Annônay

vì con cừu được cho là gần với con người


về mặt cơ thể và sinh lí. Con gà trống được cho là con vật giống chim nhưng
không thể bay được cao vì vậy nó được dùng để kiểm tra xem sự bay trên cao có
ảnh hưỏng như thế nào đến sinh mạng của nó. Con vịt được dùng chủ yếu đế kiếm
tra mức độ thích nghi của nó với không gian trong khí cầu.
Mặc dù lúc khởi hành quả khí cầu bị rách một vết nhỏ do sự bất cẩn,
nhưng nó vẫn bay được 8 phút và đi xa được khoảng 3500 m. Lúc “hạ cánh”, một
thành viên của cuộc bay thí nghiệm vội chạy ngay đến để thăm các “khách quý”.
Và một tin mừng được loan báo tức khắc: các “vị khách” này vẫn tỏ ra bình an vô sự,
nghĩa là các “vị khách” vẫn sống. Sau đó con cừu được đưa về nuôi tại vườn thú
hoàng gia coi như đó là phần thưởng cho nó.
Vậy là cuộc thí nghiệm này đã thành công lớn, đối với nhiều người mới
tham dự lần đầu thì đó là thành công kép. Trước hết nó chứng tỏ rằng khí cầu có
thể bay cao và bay xa mà đến lúc đó chưa có phương tiện giao thông nào đạt

47
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

được. Ngoài ra nó còn chứng tỏ rằng khí cầu có thể đưa các sinh vật lên cao, và
điều quan trọng hơn là các sinh vật được đưa lên cao đó vẫn sống bình thường.
Thí nghiệm khí cầu có chở người
Sau thí nghiệm này Êchiên bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho cuộc bay
mang tính lịch sử, cuộc bay đầu tiên của khí cầu có chở người. Theo Êchiên thì
hai người là con số thích họp nhất cho cuộc bay; vì một người thì rất khó xử lí
những sự cố không thể lường trước có thể xảy ra, trên hai người thì sẽ có nhiều
khó khăn trong thiết kế.
Một việc chuẩn bị khác khó khăn hơn là phải tìm được những người tình
nguyện bay cùng khí cầu có những hiểu biết cần thiết. Êchiên cho ràng để tăng
tính chủ động trong cuộc bay thì những người bay cùng khí cầu phải điều khiển
được khí cầu lên cao hay hạ thấp. Muốn vậy họ phải biết cách điều khiển việc đốt
nóng không khí trong khí cầu. Điều đó có nghĩa là những người tình nguyện phải
là những người am hiểu về khí cầu, đặc biệt là am hiểu về vấn đề đốt nóng không
khí trong khí cầu.
Lúc đầu có hai tình nguyện viên, một có tên là Giăng Phrăngxoa Pilat đo
Rôdiê (Jean-Franẹois Pilâtre de Rozier), nguyên là giáo viên vật lí và hóa học,
nhưng lúc đó đang làm việc trong triều vua Lui XVI và chính là người đã đến đón
ba “vị khách” trong cuộc bay trước. Một nữa là Ăngđrê Giru dơ Vilet (André
Giroud de Villette) lúc đó đang làm trong xí nghiệp giấy của Rêvâyông với vai trò
là người trợ lí của Rêvâyông.
Quả khí cầu chuẩn bị cho cuộc bay có đường kính 16 m, cao 21 m, (dạng
bầu dục), thể tích 2200 m^, khối lượng 500 kg. Để tăng tính mĩ thuật của quả khí
cầu, mặt ngoài của nó có các hình vẽ trang trí: hình vẽ Mặt Trời và những hình vẽ
khác trên nền màu xanh biểu thị quyền lực của nhà vua. Ngoài ra còn mười hai
hình vẽ biểu thị vòng hoàng đạo. Êchiên vẫn gọi quả cầu này là quả cầu Rêvâyông

48
Giôdep Mônggôníĩê (1740-1810). Êchiên Mônggônfiê (1745-1799)

vì nó cũng được làm tại xưởng giấy của Rêvâyông. Các công việc chuẩn bị được
hoàn thành vào ngày 08 tháng 10.
Trước khi tiến hành cuộc bay chở người chính thức, Êchiên quyết định
tiến hành một số cuộc bay chở người thử, đó là những cuộc bay có dây neo. Cuộc
bay thừ thứ nhất diễn ra trong vườn nhà Rêvâyông vào ngày 12. Trong lần thử này
một mình Êchiên ngồi trong khí cầu. Nhưng vì ông Pie không đồng ý Êchiên bay
lên cao nên quả khí cầu không lên quá cao so với mặt đất. Sau cuộc bay thử đó
Pilat đơ Rôdiê bắt tay vào việc vận hành thử và điều chỉnh, sủa chừa nhỏ một số
chi tiết của hệ thống đốt nóng trong khí cầu, công việc này kéo dài mất một tuần.
Hai cuộc bay thử tiếp theo tiến hành trong cùng ngày 19 cũng tại xưỏng giấy
Phôli Titông. Cuộc bay thứ nhất lên cao 81m và chỉ chở một mình Pilat dơ Rôdiê.
Cuộc bay thứ hai kéo dài 9 phút, lên cao 105 m chở cả hai tình nguyện viên, Pilat
dơ Rôdiê và Giru dơ Vilet.
Đúng theo kế hoạch thì chính hai tình nguyện viên này sẽ bay trong cuộc
bay chính thức sắp tới: cuộc bay đầu tiên có
chở người. Nhưng đến đây xảy ra một trục
trặc không ngờ: Giru dơ Vilet tuyên bố không
muốn tham gia cuộc bay đó nữa. Mặc dù Pilat
dơ Rôdiê đã cố gắng động viên, thuyết phục
nhưng dơ Vilet vần từ chối (cho đến nay
người ta cũng không biết vì sao dơ Vilet từ
chối).
Tuy vậy, trục trặc này cũng không gây Tấm biển ki niệm cuộc bay chở
người đẩu tiền tai lâu đài Muyet
ra khó khăn lớn; bởi vì sau Pilat đơ Rôdiê và
(Muette), Paris
Giru dơ Vilet còn một tình nguyện viên thứ ba
là Phrăngxoa Lôrăng (Pranẹois Laurent), nhưng thưòng gọi là hầu tước Đaclăng

49
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

(d'Arlandes). Gia đình Phrăngxoa Lôrăng cũng ở gần Anônay, vì vậy lúc nhỏ
Giôdep Mônggônphiê và Phrăngxoa Lôrăng học cùng trường ở quê, do đó họ đã
quen biết nhau từ khi còn nhỏ. Khi Phrăngxoa Lôrăng ghi tên tình nguyện thì Pilat
đơ Rôdiê và Giru dơ Vilet đã được chọn là hai “phi công” chính thức ương cuộc
bay lịch sử nên Lôrăng phải xếp vào danh sách dự bị. Thành ra, bây giờ
Phrăngxoa Lôrăng được chọn thay thế vào vị trí của Giru dơ Vilet.
Mặc dù đã có đủ tình nguyện viên am hiểu về các công việc mà họ phải
tiến hành trong khi bay cùng khí cầu, nhưng vua Lui XVI vẫn phân vân. Bởi vì
việc trở về an toàn của ba con vật trong cuộc bay ngày 19 tháng 9 vừa qua chưa
thực sự làm cho nhà vua yên tâm. Ý định của nhà vua là muốn thay hai tình
nguyện viên nói trên bằng hai phạm nhân bị kết án tử hình nhưng họ tự nguyện
viết đơn xin tham gia cuộc bay.
Tuy nhiên, Pilat dơ Rôdiê đã mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước
nhà vua và hoàng hậu. Ý kiến của Pilat đo Rôdiê là thành công của ai bay cùng
khí cầu lần này sẽ là người đầu tiên trên thế giới lập kỉ lục về việc chinh phục độ
cao mà trước đó còn là mơ ước của con người. Vinh dự đó phải dành cho thần dân
của nhà vua, dành cho công dân của nước Pháp. Ý kiến này được mọi người có
mặt lúc đó (trong đó có cả nữ bá tước đo Pôlinhăc (de Polignac), bạn thân của
hoàng hậu Mari Ăngtoannet chia sẻ. Cuối cùng nhà vua cũng chuẩn y kế hoạch
của cuộc bay và đồng ý để hai tình nguyện viên này bay cùng khí cầu.
Thế là ngày 21 tháng 11 năm 1783 cuộc bay của khí cầu đưa người lên
không trung lần đầu tiên trong lịch sử loài người được thực hiện. Khí cầu chở
Pilat đo Rôdiê*’^ và hầu tước Đaclăng khởi hành từ lâu đài Muyet (Muette), ở rìa
của khu rừng Bulônhơ (Boulogne), gần Paris. Sau khi thả ra, khí cầu bay về phía
Paris. Lúc bay qua cung điện Tuylơri (Tuileries) nó đạt đến độ cao 1000 m, sau đó
nó bắt đầu giảm dần độ cao và cuối cùng “hạ cánh” tại nơi mà ngày nay là quảng

50
Giôdep Mônggônfiẽ (1740-1810). Êchiên Mônggônfiê (1745-1799)

trường Pôn Veclen (Paul Verlaine), thuộc quận 13, cách nơi khởi hành 9 km.
Cuộc bay kéo dài 25 phút. Ngày nay tại nơi quả khí cầu đó tiếp đất, có một tấm
bia kỉ niệm cuộc bay lịch sử này.

(I) Thật là trớ trêu ác nghiệt, Pilat đơ Rôdiê là người đầu tiên trong lịch sử chinh phục độ cao
không gian cùng khí cầu lại cũng là nạn nhãn đầu tiên trong cuộc bay cùng khí cầu. ông bị tử
nạn trong chuyến bay qua biển Măngsơ (Manche) trên một khí cầu do hỗn hợp khi hiđrô và
không khi nóng trong khí cầu bị no.

Trong số nghững người chứng kiến cuộc bay đáng nhớ này có mặt cả Bengiamin
Phrăngclanh (Benjamin Pranklin), một nhà chính trị đồng thời cũng là nhà khoa
học nổi tiếng. Trong nhật kí của mình ông viết về cuộc bay đó có đoạn đại ý rằng:
Chúng tôi chăm chú nhìn quả khí cầu lừng lững rời khỏi mặt đất thật oai vệ. Khi
khí cầu lên cao khoảng bảy tám chục mét các nhà du hành ngả mũ chào công
chúng đang ngước nhìn về phía họ với tình cảm pha trộn vừa lo sợ vừa khâm
phục.

Nội dung của tấm bia:

Ngày 21 tháng 11 năm 1783 Pilat đơ Rôdiê và


hầu tước Đaclăng bay trên một khí cầu làm
bằng giấy, không khí được đốt nóng bằng rác
vụn, khởi hành từ lâu đài Muyet (Muette) và
đỗ xuống noi đây. Thòi kì ấy noi đây là một
quả đồi nhỏ đầy sỏi, chung quanh là cánh
đồng vắng vẻ với những cối xay gió. Quả khí
cầu đó đã đi được đoạn đường dài chín cây số
trong thòi gian gần nửa tiếng đồng hồ.
Tấm bia ki niệm tại nơi tiếp đất cùa khí
cầu chở người đầu tiên trong lịch sử.

Những thí nghiệm ở Liông.


Trên đây đã nói do bận công việc ở xưởng giấy nên Giôdep phải ở lại
Anônay không thể đi Paris cùng Êchiên, thời gian này liên hệ giữa hai anh em chỉ

51
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

bằng thư từ. Trong khi Êchiên thực hiện những thí nghiệm nói trên ở Paris thì ở
Anônay, Giôdep nhận được sự khích lệ của nhiều người, trong đó có cả những
quan chức cao cấp của địa phương như Giăc đo Phletxen (Jacques de Plesselles),
nên quyết định vừa trông coi xưởng giấy ở Anônay, vừa thiết kế và trông coi việc
làm các quả khí cầu để tiến hành các thí nghiệm ở Liông.
Đầu tiên, Giôdep thiết kế một quả khí cầu nhỏ bằng giấy, còn chất đốt thì
dùng vụn giấy tẩm dầu ô liu. Quả khí cầu này được bay thử vào ngày 31 tháng 10
năm 1783.
Sau đó Giôdep lại thiết kế quả cầu thứ hai, có kích thược lớn hơn, thể tích
340 m^. Mặt ngoài quả cầu dán giấy đỏ. Ngày 18 tháng 11 (ba hôm trước cuộc
bay lịch sử tại Paris do Pilat dơ Rôdiê và hầu tước Đaclăng điều khiển), khi bóng
đêm vừa buông xuống thì quả khí cầu được thả ra, quả cầu mang hai ngọn đèn bay
lên cao, tạo ra một quang cảnh thật ngoạn mục.
Sau thí nghiệm này, Giôdep muốn làm một quả cầu thật to, với hi vọng là
khí cầu có thể chở được nhiều người và bay đi được quãng đường rất xa, chẳng
hạn từ Liông đến tận Paris. Do thành công của hai thí nghiệm trước nên Giôdep
quyết định mở một cuộc quyên góp để làm quả khí cầu theo như dự định.
Số tiền quyên góp được đã giúp Giôdep làm được một quả cầu khổng lồ,
thể tích lên đến 23270 m^, khối lưọng 7 tấn, có
thể chở được bảy người. Đó là quả khí cầu lớn
nhất cho đến lúc ấy. Công việc lắp ráp quả cầu
cần đến một trăm năm mươi người thợ cắt may,
dưới sự điều hành của Phôngten (Pontaine), bạn
của Giôdep. Để có thể làm được quả cầu khổng
lồ là do có sự chỉ đạo và động viên rất có hiệu Chuán hị cho lê hội khí
cầu Anônav 2012.
quả của Giăc dơ Phletxen nên Giôdep quyết định

52
Giôdep Mônggônĩiê (1740-1810). Êchiên Mônggônfiê (1745-1799)

đặt tên quả cầu này là quả cầu Phletxen.


Vì mong muốn cuộc bay của quả khí cầu Phletxen thành công một cách
chắc chắn nên Giăc đơ Phletxen ngỏ lời mời Pilat đơ Rôdiê về Liông cộng tác với
Giôdep. Đồng thời ở Paris Êchiên cũng nhiệt thành mời Pilat dơ Rôdiê về Liông
tham gia vào việc chuẩn bị cho cuộc bay. Tháng 12 Pilat dơ Rôdiê về đến Liông.
Các cuộc bay thử có dây neo được tiến hành từ ngày 07 đến ngày 15 tháng 1
(tháng Giêng) năm sau, tức năm 1784. Mùa đông năm ấy thời tiết ở Liông thật là
khắc nghiệt, nhiệt độ xuống rất thấp. Ngoài ra kích thước của quả cầu lại quá lớn
nên khi đốt nóng không khí, quả cầu không thể căng phồng đến mức cần thiết.
H oti thế, đa số những người trong đội ngũ chuẩn bị cho cuộc bay lại thiếu kinh
nghiệm. Vì vậy những cuộc bay thừ (có dây neo) không diễn ra suôn sẻ như dự
kiến ban đầu. Trong khi đó lại xảy ra cuộc đấu tranh khá căng thẳng giữa những
người quyên góp cho cuộc bay chung quanh vấn đề ai sẽ là người được bay lên
cùng khí cầu.
Nhưng cuối cùng công việc cũng được thu xếp ổn thỏa. Đồng thời, thời
tiết cũng có những diễn biến có lợi cho cuộc bay. Và thế là ngày 19 tháng 1 (tháng
Giêng) năm 1874, tại nơi khởi hành của quả khí cầu có hoư một trăm ngàn người
dân Liông, trong đó có cả ông Pie, đã chứng kiến và chào mừng cuộc bay. Đội
ngũ bay cùng khí cầu gồm có: Giôdep dơ Rôdiê, bá tước dơ Lôrăngxin (de
Laurencin), người đã quyên góp một số tiền lớn cho cuộc bay, bá tước đơ
Đămpie (de Dampierre), hầu tước đơ Lapooctơ Đănglơpho (de Laporte
d'Anglefort), hoàng thân đơ Linhơ (de Ligne) và anh bạn trẻ Phôngten.
Do quả cầu quá lớn nên việc “cất cánh” của nó khá khó khăn, nhưng sau
khi đã rời khỏi mặt đất thì nó bay lên một cách bình thường. Sau khi khởi hành
chừng mười hai phút thì gió đột ngột đổi chiều, do đó quả khí cầu lại bay ngược
trờ lại. Lúc đến gần chồ xuất phát thì ở trên đỉnh quả cầu có một vết rách xuất

53
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

hiện làm cho độ cao của quả khí cầu giảm rất nhanh và cuối cùng hầu như nó bị
rơi xuống đất. Đội bay được một phen hú vía nhưng rất may là toàn đội đều vô sự.
Còn bản thân quả khí cầu thì bi cháy mất một nửa nên không thể dùng lại được
nữa.
Những ngày tháng tiếp theo
Mặc dù hai anh em vẫn còn say mê với khí cầu, nhưng xưởng giấy ở
Anônay từ lâu không có người chăm sóc nên nó đã xuống cấp. Vì vậy mùa xuân
năm 1784 Êchiên phải trở về Anônay phục hồi hoạt động của xưởng giấy
gia đình. Tuy bận việc ở Anônay
nhưng Êchiên vẫn giữ liên hệ với
Paris và thảo luận với Rêvâyông tạ
làm một quả khí cầu với mục đích
khoa học. Ngày 23 tháng 6 năm
1784 Pilat đo Rôdiê và một người
nữa đã sử dụng quả khí cầu này bay
đến độ cao 3000 m, đi được quãng
đường dài 52 km trong vòng 45 Một góc của lề hội 2013

phút. Sau đó vì rét và gió to nên bắt buộc họ phải “hạ cánh” xuống nơi cách Paris
30 km về phía bắc, gần khu rừng Săngti (Chantilly). Chuyến bay này lập ba kỉ lục
về tốc độ, độ cao và chiều dài quãng đưÒTig đi được.
Tháng 6 năm 1796, Êchiên được bầu làm viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học
Pháp.
Êchiên mất ngày 02 tháng 8 năm 1799 tại làng Xerie (Serrières), gần quê
Anônay.
Còn về Giôdep thì sau cuộc bay của khí cầu Phletxen, ông lại tiếp tục
trông coi xưởng giấy của gia đình ở quê. Nhưng, cũng như Êchiên, ông vẫn chưa

54
Giôdep Mônggônfiê (1740-1810). Êchiên Mônggônfiê (1745-1799)

“chia tay” dứt khoát với khí cầu. Vì vậy, ngay sau khi về quê, ba anh em gồm
Giôdep, Êchiên và một người anh là Alêchxăngđrơ (Alexandre) dự định thành lập
một quỹ dành cho việc chế tạo một quả khí cầu có thể điều khiển được đường bay
của nó. Nhưng do có quá nhiều khó khăn không thể vượt qua nên dự định đó
không thực hiện được. Đen sau năm 1787 thì không ai nhắc đến dự định đó nữa.
Sau đó ít lâu, Giôdep chuyển đến Paris. Trong thời gian này Giôdep được
Napôlêông (Napoléon) tặng huân chương Bắc đẩu Bội tinh. Đồng thời ông còn
tham gia việc thành lập hội Phát triển Công nghệ Quốc gia.
Năm 1807, Giôdep được bầu làm viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Ngày 28 tháng 6 năm 1810, Giôdep mất tại Balaruyc lê Banh (Balaruc-les-
Bains), một thị trấn ở cực nam nước Pháp.
Còn riêng ông Pie cũng được ghi danh vào hàng ngũ những nhà quý tộc
của nước Pháp và xí nghiệp giấy của nhà Mônggônphiê thì trở thành xí nghiệp
Hoàng gia.
Năm 1983 tại Anônay người ta đã tổ chức lễ kỉ niệm 200 năm cuộc bay
đầu tiên của khí cầu (ngày 04 tháng 6 năm 1783). Bắt đầu từ năm đó, tại Anônay
hàng năm có tổ chức lễ hội khí cầu
vào ngày cuối tuần đầu tiên của
tháng 6. Năm 2014 lễ kỉ niệm đã
được tổ chức trong hai ngày, thứ bảy
(7/6) và chủ nhật (8/6). Tháng 6 năm
2002 học viện Khí cầu và Không
gian Mĩ đã chọn Anônay là một địa
chỉ lịch sử về khí cầu. ______
Nhân tiện đây xin nói vài nét Một góc cùa lễ hội 2014

sơ lược về các nghiên cửu việc sáng chế khí cầu mà chắc là ít người biết. Thực ra

55
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

trước Mônggônphiê khoảng bảy thập kỉ, Bactôlômê đơ Guxtmao (Bartolomeu de


Gusmão), một linh mục người Bồ Đào Nha đã nghiên cứu về khí cầu chứa không
khí được đốt nóng. Tài liệu về những nghiên cứu này được công bố tại Áo năm
1709. Ngoài ra còn một tài liệu thứ hai, trong một thời gian dài nó được cho là đã
bị thất lạc. Nhưng khoảng năm 1917 người ta đã tìm thấy tài liệu này tại Vaticăng
(Vatican). Tuy nhiên những nhà viết lịch sử hàng không ngoài cộng đồng nói
tiếng Bồ đào nha, đặc biệt là Liên đoàn Hàng không quốc tế, không thừa nhận
những tài liệu này. Vì vậy, hai anh em Mônggônphiê vẫn được suy tôn là những
người đầu tiên sáng chế ra khí cầu.

56
Đanien Gabrien Pharenhai (1686-1736)

VI.4- Đanien Gabrien Pharenhai (1686-1736)

Lời dẫn
Bài 22, Vật lí 6 nói về nhiệt kế và nhiệt giai. Trong bài đó, ta biết có ba
nhiệt giai mang tên ba nhà khoa học, hai nhiệt giai thông dụng là nhiệt giai
Pharenhai và nhiệt giai Xenxiut, còn nhiệt giai thứ ba ít dùng trong đời sống hàng
ngày, đó là nhiệt giai Kenvin.
Trong bài này ta nói riêng về Pharenhai, còn hai nhà khoa học Xenxiut và
Kenvin sẽ được trình bày trong hai bài tiếp theo VI.5,6.
Pharenhai, quê hương và dòng dõi
Đanien Gabrien Pharenhai (Daniel Gabriel Pahrenheit) là nhà khoa học
người Đức. Ông sinh ngày 24 tháng 5 năm 1686. Nơi sinh của Pharenhai là mảnh
đất có lịch sử đầy biến động. Từ thời xa xưa, cư dân ở mảnh đất đó vốn là những
ngư dân và thương nhân.
Vào cuối thế ki XIII Hoàng đế Ba Lan tuyên bố mảnh đất ấy thuộc chủ
quyền của Ba Lan. Khi ấy tên của mảnh đất này, theo tiếng Ba Lan, là Gơđanxcơ
(Gdansk). Nhưng chẳng bao lâu, sang đầu thế kỉ xrv, đoàn giáo binh kị sĩ
Tơtônich (Teutonic) xâm chiếm Gơđanxcơ, sáp nhập mảnh đất đó vào nước Phổ
(ngày nay là nước Đức). Vì vậy Gơđanxcơ lại đổi tên, theo tiếng Đức, là Đanxich
(Danzig).
Sau đó là một thời kì dài, Đanxich trải qua nhiều
biến cố, lúc thì thuộc Ba Lan, lúc lại thuộc Đức. Vì có
sự tranh chấp chủ quyền giữa hai nước Ba Lan và Đức
nên có một vài thời kì thành phố này không phụ thuộc
hăn vào một bên nào cả; khi ây nó được hưởng những
quy chế tương đối rộng rãi. Những khi đó người ta gọi
nó là thành phố tự do. Pharenhai

57
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Đầu thế kỉ XX, Hitle lấy cớ bảo vệ Đanxich để tấn công Ba Lan. Thực
chất, đó là cuộc tấn công xâm lược, mở đầu thế chiến II đầy đau thương. Hitle thất
bại nên sau thế chiến II nơi đây trở thành thành phố thuộc Ba Lan và lại đổi tên
thành Gơđanxcơ, và nó vẫn giữ cái tên ấy cho đến ngày nay.
Thông thường người ta vẫn coi Pharenhai^'* sinh tại Đanxich và là nhà
khoa học người Đức. Nhưng thực ra nơi ông sinh ra lúc ấy đang thuộc Ba Lan,
nghĩa là nó đang mang cái tên Ba Lan là Gơđanxcơ. Và trong suốt cuộc đời
Pharenhai, thành phố này vẫn thuộc vương quốc Ba Lan. Tuy là một thành phố
thuộc Ba Lan về danh nghĩa, nhimg hầu hết dân cư của thành phố lại là người gốc
Đức.

(I) Trong gia đình Pharenhai có nhiều người mang tên gần giống nhau, sau đây trong bài này
khi nói đến Pharenhai ta hiểu là nói đến Đanien Gabrien Pharenhai.

Chính gia đình Pharenhai cũng là gia đình gốc Đức (nói chính xác là thuộc
cộng đồng người hanxơ (Hanse)*^^). Cụ nội của Pharenhai là người hanxơ sinh
sống ở Rôxtôc (Rostock), một thành phố người hanxơ ở miền bắc nước Đức. Đến
năm 1650, ông của Pharenhai mới chuyển đến Gơđanxcơ và sinh cơ lập nghiêp tại
đó.
(2) Một cộng đằng dãn cư sống ở Bắc Ấu khoảng thế ki XIII - XVII, chuyên nghề buôn bán,
ngày nay người hanxơ vẫn được gọi chung là người Đức.

Những người gốc Đức ở đây đều có nghề buôn bán từ lâu đời, vì vậy vào
thời kì Pharenhai, cư dân của thành phố này đa số làm nghề buôn bán, chỉ có một
số ít làm nghề nông và một số nghề khác. Cha Pharenhai tên là Đanien Pharenhai;
mẹ tên là Cơncođia Suman (Concordia Schumann), là con gái của một gia đình
làm nghề kinh doanh nổi tiếng và cũng là cư dân của Gơđanxcơ. ồng bà Đanien -
Cơncođia có năm người con, hai trai ba gái, Pharenhai là con trai cả. Em gái
Pharenhai tên là Viêcginia Êlidabet Pharenhai (Virginia Elizabeth Eahrenheit) lấy

58
Đanien Gabrien Pharenhai (1686-1736)

Bengiamin Ephrêm Crugơ (Benjamin Ephraim Krueger) một chàng trai của một
gia đình dòng dõi quý tộc cũng ở Gơđanxcơ.
Chế tạo nhiệt kế
Cha Pharenhai là một thương nhân giàu có, vì vậy ông có ý định hưóng
cho cậu con cả của mình theo nghề buôn bán của gia đình. Nhưng năm 15 tuổi thì
một việc đau thương lớn ập đến gia đình Pharenhai: cả cha và mẹ ăn phải nấm độc
nên đã ra đi vĩnh viễn trong cùng một ngày, ngày 14 tháng 8 năm 1701. Sau khi
cha mẹ mất, người giám hộ của anh em Pharenhai vẫn tôn trọng ý nguyện của ông
Đanien Pharenhai nên gửi Pharenhai đến Amxtecđam (Amsterdam), Hà Lan, làm
công cho một hiệu buôn và cũng là để học nghề buôn bán và quản lí một hiệu
buôn.
Tuy nhiên Pharenhai không để ý mấy đến công việc buôn bán mà chủ yếu
là quan tâm đến công việc khoa học. Vì vậy, sau thời hạn bốn năm học nghề buôn
bán, Pharenhai không về Ba Lan mà ở lại Amxtecđam và chuyển sang việc nghiên
cứu chế tạo những dụng cụ khoa học. Hầu như suốt đời Pharenhai sống ở
Amxtecđam, nhưng ông cũng đi thăm thú rất nhiều nơi ngoài Hà Lan để quan sát
các dụng cụ khoa học và phương pháp chế tác ra chúng.
Năm 22 tuổi, Pharenhai đến thăm một đài thiên văn Đan Mạch do Ôlơ
Rômơ (Ole Roemer) lãnh đạo. Tại đây Rômơ đã giới thiệu với Pharenhai một
chiếc nhiệt kế rưọoi mà ông đã sáng chế và sử dụng từ năm 1702, nghĩa là từ sáu
năm trước. Những chuyến thăm thú như vậy càng cuốn hút Pharenhai vào lĩnh
vực nghiên cứu khoa học. Thành thử những sáng tạo khoa học của Pharenhai
được tiến hành không phải là ở nơi ông được sinh ra mà hầu hết là ở Hà Lan (và
một phần là ở Anh).
Những hoạt động khoa học của Pharenhai chủ yếu là trong lĩnh vực chế
tạo nhiệt kế và tạo ra nhiệt giai (thang đo nhiệt độ). Nhưng để chế tạo ra nhiệt kế,

59
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Pharenhai ý thức được rằng phải biết thổi thủy tinh để chế tạo những bình đựng
vật nhiệt biểu (rượu chẳng hạn) theo ý của mình, cần nói rằng cho đến thời
Pharenhai các nhiệt kế có nhiều dạng khác nhau, kể cả dạng bình hình cầu. Vì vậy
Pharenhai phải dành một khoảng thời gian học nghề thổi thủy tinh. Trong công
việc thổi thủy tinh Pharenhai cũng là tay thợ có hạng.
Chú ý rằng Pharenhai không phải là người đầu tiên sáng chế ra nhiệt kế.
Việc chế tạo ra những dụng cụ để đo “độ nóng, độ lạnh” là mong muốn của nhiều
nhà khoa học trước Pharenhai rất lâu.
Người ta cho rằng Galilê là người đã sáng chế ra chiếc nhiệt kế đầu tiên.
Theo một tài liệu do Bênêđeto Caxteli (Benedetto Castelli), học trò và cũng là bạn
của Galilê, viết năm 1638 thì Galilê đã sáng chế ra chiếc nhiệt kế đó vào khoảng
năm 1603.
Năm 1638 Rôbe Phlut (Robert Pludd) đã chế tạo ra chiếc nhiệt kế bên
trong chứa nước và bọt không khí, vì vậy người ta thường nói đó là nhiệt kế
không khí. Năm 1654, đại công tước Phecđinăng II (Perdinand II) chế tạo ra chiếc
nhiệt kế rưọoi đầu tiên.
Nói đúng ra thì những dụng cụ mà ta nói
đến trên đây chưa thể dùng để đo nhiệt độ được vì
chúng không có thang đo nhiệt độ. Chúng chỉ có
thể dùng để phát hiện sự nóng lạnh, chẳng hạn chồ
này nóng hơn chỗ kia, hôm nay lạnh hơn hôm qua,
vân vân. Vì vậy không thể gọi chúng là nhiệt kế
mà nên gọi là những nhiệt nghiệm.
Ngay sau khi Pharenhai ở Đan Mạch về Hà
Lan, đầu tiên ông có ý định chế tạo chiếc nhiệt kế
Ngôi nhà tại Gơđanxcơ,
rượu giống như chiếc nhiệt kế rượu của Ôlơ Rômơ. nơi sinh Pharenhai

60
Đanien Gabrien Pharenhai (1686-1736)

Năm 1714 ông đã chế tạo ra hai chiếc nhiệt kế rượu như thế. Nhưng sau đó ông
nhận thấy có những nhiệt độ, như nhiệt độ nước sôi chẳng hạn, nhiệt kế rượu
không đo được. Trong khi đó nếu dùng thủy ngân thay rưọoi thì việc đo nhiệt độ
cùa nước sôi là có thể thực hiện được.
Ngoài ra, theo Pharenhai việc dùng thủy ngân làm vật nhiệt biểu còn có
những ưu điểm vượt trội khác so với rưọoi. Thứ nhất, thủy ngân dễ làm sạch hơn
so với rượu. Thứ hai, thủy ngân dễ đổ vào những ống hình trụ hơn so với rượu.
Năm 1717 Pharenhai chế tạo ra chiếc nhiệt kế thủy ngân đầu tiên, chiếc
nhiệt kế đó là một ống hình trụ gắn vào một bầu nhỏ thường có dạng hình cầu như
bây giờ. Sau khi nhiệt kế thủy ngân của Pharenhai ra đời nó được dùng rất phổ
biến vì dễ dùng và tiện lợi. Tuy nhiên, trong khoảng 18 năm sau khi sáng chế ra
chiếc nhiệt kế thủy ngân đầu tiên, những công đoạn chi tiết chế tạo ra nó vẫn chưa
được phổ biến bởi vì Pharenhai muốn giữ bí mật.
Ngày nay mọi người đều coi rằng Pharenhai là người đầu tiên sáng chế ra
loại nhiệt kế thủy ngân.
Nhiệt giai Pharenhai
Trước khi nói về nhiệt giai Pharenhai, ta hãy nói về nhiệt giai và cách
thành lập nhiệt giai. Đe đo nhiệt độ ta dùng nhiệt kế. Nhờ các vạch trên nhiệt kế ta
đọc được con số chỉ nhiệt độ. Hệ thống các vạch trên một nhiệt kế gọi là nhiệt giai
(cũng gọi là thang đo nhiệt độ).
Có hai cách thành lập nhiệt giai. Cách thứ nhất do Rôbe Bôi (Robert
Boyle), nhà vật lí người Anh, đề xuất. Thành lập nhiệt giai theo cách này thì trước
hết phải chọn một nhiệt độ nào đó làm nhiệt độ mốc. Bôi đề nghị lấy nhiệt độ
đông đặc của nước (hay nhiệt độ của nước đá đang tan) làm nhiệt độ mốc.
Sau đó phải định nghĩa đơn vị nhiệt độ. Tuy nhiên, đó chỉ là ý kiến đề xuất, từ
trước đến nay người ta không thành lập nhiệt giai theo cách này.

61
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Theo cách thành lập thứ hai, ta chọn hai nhiệt độ mốc. Vì cách thành lập
nhiệt giai thứ nhất không bao giờ dùng, nên thực tế chỉ có một cách thành lập.
Vậy sau đây khi nói đến nhiệt giai ta hiểu đó là nhiệt giai thành lập theo cách thứ
hai: nhiệt giai hai nhiệt độ mốc.
Từ trước cho đến thế kỉ XVIII [tức là đến thời Pharenhai và cả Xenxiut
(Celsius)] các nhiệt giai thưòng chọn nhiệt độ đông đặc của nước (hay nhiệt độ
của nước đá đang tan) làm một trong hai nhiệt độ mốc. Còn nhiệt độ mốc thứ hai
thì các nhiệt giai khác nhau có các cách chọn khác nhau. Mồi nhiệt độ mốc được
đánh dấu bàng một vạch trên nhiệt kế. Tiếp theo là chia khoảng cách giữa hai
vạch mốc thành các đoạn bằng nhau. Neu coi khoảng cách giữa hai vạch mốc đó
ứng với 100 độ chẳng hạn thì ta chia khoảng cách đó thành 100 đoạn bằng nhau,
mỗi đoạn đó ứng với một độ. Cuối cùng là tùy theo mục đích sử dụng nhiệt kế mà
người ta mở rộng thêm các vạch chia về phía dưới và phía trên các vạch mốc.
Bài 22, Vật lí 6 nói đến hai nhiệt giai thông dụng là nhiệt giai Pharenhai và
nhiệt giai Xenxiut. Trong mục Có thể em chưa biết của bài đó còn giới thiệu một
nhiệt giai nữa là nhiệt giai Kenvin (Kelvin).
Nhiệt giai Kenvin là nhiệt giai đặc biệt nên
việc thành lập không theo cách thông thường.
Trên đây ta đã nói Pharenhai là người
đầu tiên chế tạo ra nhiệt kế thủy ngân. Muốn
vậy phải thực hiện hai công đoạn. Đầu tiên là
tạo ra chiếc nhiệt nghiệm, đó là một ống hình
trụ gan vào một bầu nhỏ trong đó đựng thủy
ngân. Công đoạn tiếp theo là tạo ra nhiệt giai.
Sau đây, để cho gọn ta sẽ gọi việc tạo ra nhiệt Tấm biển tuyên truyền cùa Đức
Quốc xã: Đanxich là của Đức
giai ở một nhiệt kế là chia độ nhiệt kế.

62
Đanien Gabrien Pharenhai (1686-1736)

ở thời nay việc chia độ một nhiệt kế không có gì khó khăn vì ta chỉ cần
“sao chép” những nhiệt giai có sẵn, là những nhiệt giai đã được khoa học thừa
nhận, ở thời Pharenhai đã có nhiệt giai Niutơn, nhiệt giai Rômơ nhưng chúng
chưa phải là những nhiệt giai đã được khoa học thừa nhận.
Nhiệt giai Niutơn được nêu ra vào năm 1701 có hai nhiệt độ mốc: nhiệt độ
của nước đá đang tan và nhiệt độ của nước đang sôi. Nhưng khi thực hiện việc
chia độ thực tế thì Niuton lại chia theo cách sau: ông vẫn lấy nhiệt độ của nước đá
đang tan làm một nhiệt độ mốc, và ông coi đó là không (0) độ. Còn nhiệt độ mốc
thứ hai ông không lấy nhiệt độ của nước đang sôi như chính ông đã đề xuất mà
lấy nhiệt độ của một người khỏe mạnh ở trạng thái bình thường, và ông coi đó là
12 độ. Chú ý rằng con số 12 là con số cơ bản trong hệ đếm thập nhị phân, hệ đếm
khá thịnh hành ở châu Âu hồi đó.
Việc thành lập nhiệt giai Rômơ cũng gần giống như nhiệt giai Niutơn:
nhiệt độ mốc thứ nhất coi là không (0) độ; nhiệt độ mốc thứ hai là nhiệt độ của
nước đang sôi và Rômơ coi đó là 60 độ. Con số 60 cũng liên quan chặt chẽ với hệ
đếm thập nhị phân; 60 = 12 x5, là bội của 12. Nhưng những con số trên vẫn chỉ là
những con số dự định, giống như trường hợp Niutơn. Còn hai nhiệt độ mốc thực
tế thì như trên chiếc nhiệt kế mà Rômơ giới thiệu với Pharenhai lại là không (0)
độ và 22,5 độ.
Theo Pharenhai thì Rômơ lấy nhiệt độ mốc 22,5 độ là nhiệt độ của một
người khỏe mạnh, bình thường. Còn nhiệt độ mốc không (0) độ thì ngay khi ấy
Pharenhai cũng không nhớ rõ là Rômơ chọn nhiệt độ của nước đá đang tan hay
nhiệt độ đông đặc của nước muối. Đen nay ta cũng không thể biết chắc chắn điều
đó được nữa bởi vì những tài liệu có liên quan đến vấn đề này đã bị cháy rụi trong
một cuộc hỏa hoạn tồi tệ xảy ra ở Côpenhagơ (Copenhague) năm 1728.

63
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Tóm lại, cả Niutơn và Rômơ đều có ý định lấy nhiệt độ của nước đang sôi
làm một trong hai nhiệt độ mốc. Nhưng đến khi thực hiện thì cả hai đều không
theo ý định ban đầu mà lại chọn nhiệt độ của con người làm nhiệt độ mốc. Có thể
lí giải việc này là do nhiệt kế vào thời ấy
là nhiệt kế rượu, nên không thể xác định
được cái vạch ứng với nhiệt độ của nước
đang sôi trong thang nhiệt độ trên nhiệt kế
đó. Nhưng điều quan trọng hơn là ở thời kì
mà khoa học còn ở trình độ thấp thì nhiệt
kế chủ yếu được dùng trong việc theo dõi
thời tiết và sức khỏe con người. Vì vậy
việc lấy nhiệt độ của con người làm nhiệt
độ mốc cũng là họp lí.
Ngày 01 tháng 9 năm 1939 (ngày mở đầu
Pharenhai đã áp dụng một cách Thế chiến II) binh s ĩ Đức Quốc xã rỡ bỏ
họp lí nhiệt giai Niutơn và Rômơ để tạo ra tấm biến (nam trên đất Ba lan) phân chia
ranh giới giữa Ba lan và Đanxich.
một nhiệt giai mới. Trong nhiệt giai
Niutơn nhiệt độ của nước đá đang tan
được coi là không (0) độ. Lúc ấy Pharenhai đã nhận thấy nhiệt độ của hỗn hợp
đông đặc gồm tuyết, nước và muối thì chỉ bằng bàn tay trần cũng nhận ra hồn họp
này lạnh hơn nước đá đang tan. Ngoài ra về mùa đông có nhiều ngày nhiệt độ
ngoài tròi cũng lạnh hơn nước đá đang tan.
Pharenhai nêu vấn đề: nếu coi nhiệt độ nước đá đang tan là không (0) độ
thì nhiệt độ của hỗn họp nói trên hay nhiệt độ ngoài trời những ngày mùa đông rất
lạnh là bao nhiêu độ? Chú ý rằng vào thời ấy chưa có khái niệm nhiệt độ âm.
Vì vậy Pharenhai cho ràng cần lấy nhiệt độ thấp nhất mà ta có thể gặp làm nhiệt
độ mốc không (0) độ. Bằng trải nghiệm của bản thân, Pharenhai cho rằng nhiệt độ

64
Đanien Gabrien Pharenhai (1686-1736)

của hồn hợp nói trên là nhiệt độ thấp nhất mà con người gặp. Vì vậy Pharenhai lấy
nhiệt độ đó làm nhiệt độ mốc không (0) độ

(3) Có một số tài liệu cho rang ở thành phố Gơđanxcơ mùa đông 1708/1709 là mùa đông rét
chưa từng thấy. Pharenhai cho đó là nhiệt độ thấp nhất và ông đã chọn nhiệt độ ở Gơđanxcơ
mùa đông năm ấy làm mốc không (0) độ.

Giống như Rômơ và Niutcm, Pharenhai cũng không lấy nhiệt độ của nước
đang sôi làm nhiệt độ mốc thứ hai. Lúc đầu ông lấy nhiệt độ của một con ngựa
khòe và coi là 100 độ. Nhưng sau đó ít lâu ông lại đổi ý kiến, thay nhiệt độ của
một con ngựa khỏe bằng nhiệt độ của một người khỏe mạnh và coi đó là 96 độ (96
có lẽ cũng là con số ám ảnh bởi hệ đếm thập nhị phân, 96 = 12 x8, cũng là bội của
12) .
Nhiệt giai được xây dựng theo cách vừa mô tả gọi là nhiệt giai Pharenhai.
Đê chỉ ra đó là số đo trong nhiệt giai Pharenhai người ta ghi thêm chữ F vào sau
mồi số đo. Với quy ước về những nhiệt độ mốc như trên, Pharenhai suy ra nhiệt
độ của nước đá đang tan là 30”F; nhiệt độ của nước đang sôi là 230°F.
Năm 1724 ông viết một bài báo công bố về chiếc nhiệt kế thủy ngân với
nhiệt giai mà ông tạo ra như đã nói trên đây. Bài báo đó đã được đăng trên tạp chí
khoa học của hội Khoa học Hoàng gia Luân Đôn. Cũng năm ấy ông được hội
Hoàng gia bầu làm hội viên của hội.
Sau khi ông mất, một sổ bạn ông,
trong đó có Henđrich Prinxơ (Hendrik
Prins), đề nghị thay đổi một số điểm
trong nhiệt giai Pharenhai ban đầu. Trước
hết họ đề nghị chọn nhiệt độ của nước đá
đang tan và nhiệt độ của nước đang sôi làm gặp nhau của Pharenhai (con
chó giong Úc, hên phải) và Xenxiut
hai nhiệt độ mốc. Sau đó họ chế tạo chiếc (con mèo giống Thái Lan, bên tráiỷ^’

65
SPBook - vưcm tầm tri thức, chắp cánh tương lai

nhiệt nghiệm thủy ngân giống nguyên mẫu và dùng nhiệt nghiệm đó cộng với
những định nghĩa ban đầu để xác định hai nhiệt độ mốc. Từ những kết quả thu
được họ đề nghị coi nhiệt độ mốc nước đá đang tan là 32°F, nhiệt độ mốc nước
đang sôi là 212“F. Như vậy, khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan và
nhiệt độ của nước đang sôi là 180 độ (còn theo Pharenhai thì khoảng cách giữa hai
nhiệt độ này là 200 độ). Nhiệt giai đã được hiệu chỉnh này vẫn gọi là nhiệt giai
Pharenhai, đó là nhiệt giai ngày nay ta đang dùng. Theo nhiệt giai này thì nhiệt độ
của một người khỏe mạnh là 98,6°F. Hiện nay nhiệt giai này rất được thông dụng
tại Mĩ và một số nước nói tiếng Anh khác.

(4) Hai con vật tượng tnmg cho sự thông minh và gần gũi của con người.

Pharenhai mất đột ngột ngày 16 tháng 9 năm 1736 tại La Hay (La Haye)
thuộc Hà Lan, thọ 50 tuổi. Cho đến cuối đời, ông vẫn sống độc thân và luôn luôn
là con người hành động. Ngay trước khi chết ông vẫn còn mê mải việc cải tiến
chiếc máy bơm để hút nước ở những nơi đất trũng.
Thi hài ông được chôn cất tại La Hay.

66
Anđơ Xenxiut (1701-1744)

VI.5- Anđơ Xenxiut (1701-1744)


Lòi dẫn
Chúng ta gặp nhà khoa học Anđơ Xenxiut trong bài 22, Vật lí 6, khi nói
đến một nhiệt giai do ông tạo ra, gọi là nhiệt giai Xenxiut.
Anđơ Xenxiut, quê hương và gia thế
Anđơ Xenxiut (Anders Celsius) sinh ngày 27 tháng 11 năm 1701 tại thành
phố ơpxala (Uppsala), Thụy Điển. Quê gốc của họ Xenxiut là thị trấn Ovanêcơ
(Ovanảker) thuộc tỉnh Henxinglen (Hălsingland). Ovanêcơ là một thị trấn nhỏ,
yên tĩnh. Ngày nay Ovanêcơ cũng vẫn là thị trấn
nhỏ. Con số thống kê năm 2010 cho biết thị trấn
chi có 212 nhân khẩu. Cái tên họ Xenxiut là đã
được La tinh hóa. (Không riêng gì họ Xenxiut, hồi
đó rất nhiều tên dòng họ ở châu Âu cũng được la
tinh hóa). Tiếng La tinh “celsus” có nghĩa là quả
đồi nhỏ. Vì Ovanêcơ nằm trên quả đồi thấp nên
người trong họ này lấy từ la tinh “celsius” làm tên
họ của mình. Gia đình Xenxiut là một gia đình có
Andres Celsius
truyền thống làm khoa học và đã cống hiến nhiều
nhà khoa học cho đất nước Thụy Điển. Manơt Xenxiut (Magnus Celsius), ông nội
Anđơ Xenxiut là giáo sư toán kiêm thiên văn và Anđơ Xpôlơ (Anders Spole), ông
ngoại là giáo sư thiên văn, tại trường đại học ơpxala. Cha ông, Nin Xenxiut (Nils
Celsius) cũng là giáo sư thiên văn tại trưòng đó.
Còn bản thân Anđơ Xenxiut ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh về toán
học, hay như người ta thường nói là cậu bé có “bướu” toán học. Năm 1730,
khi vừa tròn 29 tuổi, Anđơ Xenxiut đã được bổ nhiệm làm giáo sư thiên văn học

67
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

tại trưÒTig đại học ơpxala, cùng dạy một trường với ông nội, ông ngoại và cha đẻ
của mình.
Anđơ Xenxiut, nhà thiên văn học
ở lớp 6 ta biết đến Xenxiut qua các bài học về nhiệt kế, cụ thể là trong bài
21 có nói đến nhiệt giai mang tên ông. Mặc dù việc tạo ra nhiệt giai Xenxiut đã
mang lại vinh quang cho ông, nhưng sự nghiệp khoa học của ông chủ yếu lại là
lĩnh vực thiên văn. Vì vậy trước hết hãy nói sơ qua những đóng góp của ông về
thiên văn. Năm 1732, hai năm sau khi được bổ nhiệm làm giáo sư thiên văn, Anđơ
Xenxiut thực hiện một chuyến du khảo kéo dài bốn năm qua nhiều nước châu Âu,
chủ yếu là Đức, Italia, Pháp. Mục đích của ông trong chuyến du khảo này là nhằm
mở rộng những hiểu biết về thiên văn. Vì vậy ông đã đến tham quan hầu hết
những đài thiên văn nổi tiếng thời bấy giờ và gặp gỡ, trao đổi với nhiều nhà thiên
văn lớn ở châu Âu. Trong số những đài thiên văn mà ông đến thăm, ông quan tâm
đặc biệt đài thiên văn Paris. Tại đây, ông đã được mời làm người phản biện dự án
đo phần đường kinh tuyến đi qua Lapôni (Laponiey* do Viện Hàn lâm Khoa học
Pháp đề xuất.
(I) Thời ấy, Lapôni là tên một miền đất ở Bắc cực thuộc châu Âu nam ở phía bắc và giáp với Thụv
Điển. Hiện nay Lapôni là một tinh của Thụy Điển.

Thụy Điển là nước ở gần Bắc cực nên thường xuyên được chiêm ngưỡng
một hiện tượng thiên nhiên kì thú là hiện tượng cực quang. Anđơ Xenxiut quan
tâm đến hiện tượng này từ rất sớm. Vì vậy, cho đến năm 1733 Anđơ và một số
người khác - trong đó phải kể đến một cộng tác viên nhiệt tình là Olôp Hiooctơ
(01of Hiorter) - đã có trong tay các kết quả được ghi chép cẩn thận của 316 cuộc
quan sát hiện tượng cực quang trong khoảng thời gian từ 1716 (lúc Anđơ mới
15 tuổi) đến 1732. Năm 1733, nhân chuyến du khảo, Anđơ đã công bố công trình
đồ sộ nói trên tại Nurembe (Nuremberg).

68
Anđơ Xenxiut (1701-1744)

Anđơ Xenxiut là người đầu tiên giải thích nguyên nhân của hiện tượng cực
quang. Với đầu óc quan sát rất mẫn cảm, ông nhận thấy rằng những khi kim nam
châm của la bàn bị nhiễu mạnh nhất thì cũng là những thời kì hiện tượng cực
quang diễn ra mạnh nhất. Vì vậy ông cho rằng hiện tưọTig cực quang là do từ
trường của Trái Đất sinh ra.
Sau bốn năm du khảo, năm 1736, Anđơ trở về ơpxala. Ngay sau khi vừa
trở về, các quan chức Thụy Điển đã yêu cầu Anđơ tham gia đoàn khảo sát Lapôni
mà ông đã có dịp tham gia ý kiến vào dự thảo của cuộc khảo sát này. Đoàn khảo
sát do nhà toán học người Pháp Pie Lui Môpectuyt (Pierre Louis Maupertuis) lãnh
đạo. Cuộc khảo sát này thực hiện tại vùng thung lũng Toocnơ (Tome) ở cực bắc
Thụy Điển (nơi khảo sát này thuộc tỉnh Laplan (Lapland) ngày nay).
(2) Còn gọi là thung lũng sông Toocnơ. Ngày nay, sông Toocnơ là sông phân chia địa giới giữa
Thụy Điển và Phần Lan, nhưng trước năm 1809, cà hai bên bờ sông Toocnơ đều thuộc Thụy Điển.

Mục đích cuộc khảo sát này là đo chiều dài của một cung đường kinh
tuyến ứng với một độ (1°) nhằm kiểm nghiệm một ý kiến của Niutơn. Niutơn tiên
đoán rằng Trái Đất bị ép bẹt đi ở các cực. Trong khi đó thì những quan sát trắc địa
của hai nhà khoa học Pháp Giăng Đôminich (Jean-Dominique) và Giăc Catxini
(Jacques Cassini) hình như lại chứng tỏ rằng tại các cực, Trái Đất được kéo thuôn
dài ra. Ngoài Môpectuyt và Xenxiut, trong đoàn khảo sát đó còn có Alecxitx
Clôđơ Clerô (Alexis Claude Clairaut) và Pie Saclơ Lơ Moniê (Pierre Charles Le
Monnier) là những viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Các kết quả thu được trong cuộc khảo sát mang so sánh với kết quả của
cuộc khảo sát tương tự ở Pêru (Pem) nay địa điểm đó thuộc Êcuađo (Ecuador),
gần đường xích đạo. Sự so sánh này đã chứng minh ý kiến của Niutơn là đúng.
Việc tham gia của Xenxiut vào đoàn khảo sát này đã mang lại những cơ
hội thuận lợi cho ngành thiên văn học Thụy Điển và cho cả bản thân Xenxiut. Bởi

69
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

VÌ những đóng góp của Xenxiut trong cuộc khảo sát là rất có giá trị. Qua đó, uy tín
của ông được nâng cao và các quan chức Thụy Điển càng chú ý đến ông nhiều
hơn.
Chính vì vậy mà các nhà cầm quyền
Thụy Điển đã dễ dàng phê duyệt việc xây
dựng một đài thiên văn hiện đại tại thành phố
ơpxala do ông đề xuất. Ngoài ra chính phủ
còn đồng ý cấp cho đài số tài chính cần thiết.
Đài thiên văn này mang tên ông, đài thiên
văn Xenxiut. Đài thiên văn Xenxiut được
khánh thành năm 1741 và được trang bị bằng
những dụng cụ thiên văn hiện đại bậc nhất
Đài thiên văn Xenxiut
thời đó. Một phần những dụng cụ đó được
mua bằng tiền của nhà nước, một phần nữa là do Xenxiut mua bằng tiền túi của
mình trong thời gian du khảo ở nước ngoài.
Trong số các quan sát thiên văn phải kể đến công của Xenxiut ghi chép hết
sức cẩn thận và so sánh độ sáng của 300 ngôi sao. Phương pháp so sánh của
Xenxiut tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả. ông quan sát độ sáng của ngôi sao qua
các bản thủy tinh giống hệt nhau. Đầu tiên ông dùng một bản, rồi sau đó hai bản,
ba bản xếp chồng lên nhau và cứ thế tăng dần số bản thủy tinh lên cho đến khi vừa
vặn không nhìn thấy ngôi sao đó nữa. số bản thủy tinh dùng để quan sát càng
nhiều thì chứng tỏ ngôi sao đó càng sáng. Chẳng hạn đối với ngôi sao Xiriut
(Sirius), ngôi sao sáng nhất trong số 300 ngôi, Xenxiut đã phải dùng đến hai mươi
lăm bản thủy tinh.
Ngoài những thành tựu về thiên văn, Xenxiut còn có công trong việc lập
bản đồ Thụy Điển chỉ bằng những phương pháp trắc địa thô sơ ở thế kỉ XVIII.

70
Anđơ Xenxiut (1701-1744)

Đồng thời Xenxiut còn là một trong số những người đầu tiên nêu lên nhận xét
răng ờ một phần của vùng Bắc Âu, mặt đất được nâng lên (so với mực nước biển),
mặc dù hiện tượng đó diễn ra rất chậm.
Có một sự việc tuy nhỏ nhưng có lẽ cũng nên nhắc đến. Vào thời Xenxiut
thì hầu hết các nước châu Âu theo đạo Thiên chúa đều đã dùng loại lịch mà ngày
nay nước ta gọi là dưcmg lịch. Đó là loại lịch do Giáo hoàng Grêgoa (Grégoire)
XIII đề xuất. Thụy điển là nước theo đạo Tin Lành, thời ấy các nước theo đạo Tin
Lành đều không dùng lịch Grêgoa (chỉ vì lí do Grêgoa là người của Thiên chúa
giáo). Tuy nhiên, Xenxiut nhận ra rằng loại lịch mà Grêgoa đề xuất có nhiều điều
hợp lí nên đã cố gắng thuyết phục công chúng và các nhà cầm quyền Thụy Điển
nên chuyển sang theo loại lịch này. Mặc dù vậy, cũng phải mãi đến năm 1753,
chín năm sau khi Xenxiut mất, Thụy Điển mới chính thức dùng lịch Grêgoa.
Nhiệt giai Xenxiut
Anđơ Xenxiut là nhà thiên văn, nhưng nhiều người biết đến ông lại từ một
lĩnh vực khác, lĩnh vực có liên quan đến nhiệt độ và việc đo nhiệt độ. Điều đó
cũng dễ hiểu, bởi vì vào thời kì ấy, nghiên cứu thiên văn thưÒTig đi đôi với nghiên
cứu khí tượng và cả thời tiết. Nghiên cứu khí tượng và thời tiết không thể không
nói đến nóng lạnh, nghĩa là không thể không nói đến nhiệt độ và việc đo nhiệt độ.
Vì vậy Xenxiut cũng muốn tạo ra chiếc nhiệt kế để phục vụ cho việc nghiên cứu
khí tượng và thời tiết của mình.
Nói là tạo ra chiếc nhiệt kế nhưng thực chất là chỉ cần tạo ra nhiệt giai theo
ý riêng của mình. Bởi vì lúc ấy đã có các nhiệt nghiệm rưọoi và nhiệt nghiệm thủy
ngân. Xenxiut tạo ra nhiệt giai của mình như sau: dùng nhiệt độ của nước đá đang
tan và nhiệt độ cúa nước đang sôi làm hai nhiệt độ mốc. Xenxiut coi nhiệt độ của
nước đá đang tan là 100 độ, nhiệt độ của nước đang sôi là không (0) độ. Nhiệt giai
được tạo ra theo cách của Xenxiut gọi là nhiệt giai Xenxiut và người ta dùng

71
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

chữ c viết sau số đo để chỉ nhiệt độ được đo theo nhiệt giai Xenxiut (chú ý rằng
Xenxiut viết theo tiếng La tinh là Celsius).
Vậy nhiệt độ của nước đá đang tan là 100°c, nhiệt độ của nước đang sôi là
0°c. Thành thử theo nhiệt giai này thì nhiệt độ nào thấp hơn sẽ được biểu thị bằng
số đo lớn hơn, nhiệt độ nào cao hơn sẽ được biểu thị bằng số đo nhỏ hơn. Người
ta cho rằng Xenxiut đã làm một việc rất trái khoáy.
Do điều trái khoáy trên nên có câu chuyện kể như sau. Năm 1742 khi
Xenxiut trình bày sáng kiến của mình về chiếc nhiệt kế trước viện Hàn lâm Khoa
học Thụy Điển, có người cho rằng chiếc nhiệt kế của Xenxiut chẳng có gì hay ho
nên ông đã đứng lên hỏi tác giả: thưa ngài Xenxiut, thế ngài định để cái nhiệt kế
của ngài ở đâu đấy ạ? Bởi vì tôi nghĩ rằng ở mọi nơi người ta đang nóng lòng chờ
đợi lời khuyên của ngài đấy.
Trên đây ta vừa nói Xenxiut đã làm một việc rất trái khoáy. Nhưng nghĩ kĩ
ta sẽ thấy ở vào thời ấy Xenxiut làm như vậy là khôn ngoan. Bởi vì thời đó, cũng
là thời Pharenhai, chưa có khái niệm nhiệt độ âm. Những ngày thời tiết rất lạnh,
lạnh hơn nhiệt độ của nước đá đang tan thì nhiệt độ ngày hôm đó sẽ được biểu
diễn bằng con số đo lớn hơn 100 rất nhiều. Còn những ngày thời tiết bình thường
nhiệt độ chắc chắn nhỏ hơn nhiệt độ của nước sôi, thì nhiệt độ ngày hôm đó được
biểu diễn bằng con số nhỏ hơn 100 nhưng cũng vẫn lớn hơn 0 (không). Thành thử
thành lập nhiệt giai theo cách của Xenxiut thì bao giờ cũng có thể biểu diễn nhiệt
độ của không khí bằng một số đo lớn hơn 0, kể cả nhiệt độ trong những ngày rất
lạnh, nghĩa là không cần dùng đến nhiệt độ âm. Mãi đến sau khi Xenxiut qua đời
một số bạn của ông mới đưa ra ý kiến đảo ngược nhiệt giai lại như hiện nay.
Người ta cho rằng người có vai trò quyết định trong việc này là Cac phôn Linnê
(Carl von Linné), nhà tự nhiên học Thụy Điển'^1

72
Anđơ Xenxiut (1701-1744)

(i) Có tài liệu viết rằng người đề nghị đảo ngược nhiệt giai do Xenxiut đưa ra là một
người Pháp tên là Giăng Pìe Critxtanh (Jean Pierre Cristin). Ỷ kiến này để xuất vào năm 1743,
nghĩa là chi một năm sau khi Xenxiut đưa ra nhiệt giai của mình.

Vì trong nhiệt giai Xenxiut l° c (một độ Xenxiut)*'*' ứng với một phần trăm
chiều dài cột thủy ngân giữa điểm nước đá đang tan và điểm sôi của nước nên
người ta cũng gọi nhiệt giai này là nhiệt giai bách phân.
(4) Năm 1794 người ta định nghĩa một độ là một phần trăm của chiều dài khoảng cách từ điếm
nước đá đến diêm nước sôi. Tháng 10 năm 1948, hội nghị quốc tế lần thứ IX về cân đo mới quyết
định tên gọi độ theo định nghĩa trên là độ Xenxiuí.

Từ cuối thế kỉ XX đa số các nước dùng nhiệt giai Xenxiut, một số ít dùng
nhiệt giai Pharenhai. Có một số nước dùng cả hai, nước nào coi nhiệt giai Xenxiut
là chính thì bên cạnh số đo nhiệt độ Xenxiut có ghi chú thêm nhiệt độ Pharenhai;
nước nào coi nhiệt giai Pharenhai là chính thì làm ngược lại. Tình hình đó dễ gây
sự lầm lẫn nên có nước quyết
định ừong một số lĩnh vực nào đó
chỉ được dùng nhiệt độ Xenxiut.
Chẳng hạn trong việc giặt là,
châu Âu quy định chỉ dùng nhiệt
độ Xenxiut. Vì vậy ở kí hiệu giặt
là trong hình bên thì phải hiểu đồ
giặt này được giặt ở 40V. Ngày
Nhà thờ Gamla ơpxala nơi yên nghi cùa Xen
nay đại đa số các nước trên thế xiut và ông nội
giới đều dùng nhiệt giai Xenxiut,
trừ một số nước nói tiếng Anh vẫn dùng nhiệt giai Pharenhai. Anđơ Xenxiut qua
đời ngày 25 tháng 4 năm 1744 tại thành phố quê hưorng vì bị bệnh lao, thọ 42 tuổi.
Thi hài ông được chôn cất bên cạnh mộ ông nội, trong nhà thờ Gamla ơpxala
(Gamla Uppsala), cách trung tâm thành phố ơpxala khoảng 5 km về phía bắc.

73
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

V1.6-ưyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)


Lòi dẫn
Bài 22, vật lí 6 cho biết ngoài hai nhiệt giai thông dụng, còn một nhiệt giai
nữa được giới thiệu trong mục Có thể em chưa biết của bài đó. Nhiệt giai này chỉ
dùng trong khoa học, do nhà khoa học Tômxơn đưa ra. Tômxơn được phong là
Huân tước Kenvin, vì vây nhiệt giai này gọi là nhiệt giai Kenvin.
Uyliam Tômxơn, thòi thơ ấu
Uyliam Tômxơn (William Thomson) sinh ngày 26 tháng 6 năm 1824 tại
Benphat (Belfast) thủ phủ của bắc Ailen
(Irlande). Cha Uyliam tên là Giêm Tômxơn
(iames Thomson) còn mẹ là Macgaret Gacnơ
(Margaret Gardner). ông bà Giêm - Macgaret có
tám con, nhưng chỉ có sáu người (bốn trai, hai
gái) còn sống cho đến tuổi trưởng thành. Nếu tính
riêng con trai thì Uyliam là thứ hai, nếu tính cả
anh chị em thì Uyliam là con thứ tư. Năm 1830,
Uyliam mới sáu tuổi thì mẹ qua đời. Mặc dù
William Thomson
trong hoàn cảnh “gà trống nuôi con” và gia đình
lại đông con, nhưng ông Giêm Tômxơn là người có tài quản lí tài chính trong gia
đình nên các con ông vẫn sống đầy đủ.
Ông nội Uyliam là một chủ trang trại nhỏ ở quận Đao (Down) thuộc bắc
Ailen (Irland). Tổ tiên họ Tômxơn là người Xcôtlen (Scotland), nhưng phải di cư
đến Ailen từ năm 1641 để tránh những rắc rối về tôn giáo.
Lúc nhỏ, Uyliam và người anh liền kề cũng có tên là Giêm Tômxơn
(James Thomson), trùng tên với cha, không đến trưòng mà tự học toàn bộ

74
Uyliam Tômxon-Huân tước Kenvin (1824-1907)

chương trình bậc học phổ thông ở nhà dưới sự hướng dẫn của cha. Còn những
người con khác cũng học ở nhà nhưng dưới sự hướng dẫn của các chị gái.
Năm 1832, khi ấy Uyliam lên tám, ông Giêm được bổ nhiệm làm giáo sư
toán tại trường đại học Glatxgâu (Glasgow)^'\ vì vậy ông lại đưa cả gia đình trở
về Xcôtlen. Ngay từ khi còn nhỏ, hai anh em Giêm và Uyliam đã nổi tiếng là
những thần đồng. Cả hai anh em đều vào học tại trường đại học Glatxgâu trong
cùng một năm; năm ấy anh Giêm đã 12 tuổi, còn Uyliam thì mới lên 10.
Ụ) Glatxgâu là thành phố lớn nhất của Xcôtlen.

Uyliam vốn có vấn đề về tim đến nồi năm lên 9 tuổi cậu đã xuýt bị nguy
đến tính mạng. Vì vậy ông Giêm cha có ý định đầu tư cho cậu con trai Giêm
chuyên tâm vào việc học để trở thành một kĩ sư tài năng, về mặt năng khiếu bẩm
sinh của con mình, ông tin là Giêm có thể làm được việc đó. Nhưng cân nhắc kĩ
hơn ông nghĩ chưa chắc cậu đã có đủ sức khỏe để có thể duy trì được cường độ
làm việc lâu dài. Bởi vì thường ngày ông nhận ra Giêm còn yếu hơn Uyliam. Do
đó ông chuyển hướng đầu tư cho Uyliam.
Ông Giêm là người rất chăm lo đến việc học hành của con cái. Lúc con
ông còn nhỏ ông không cho đến trường vì ông muốn tự ông dạy dỗ các con.
Nhưng khi các con ông lớn hơn một chút, ông rất chú trọng đến việc mở rộng tầm
vãn hóa của chúng, nhất là việc học ngoại ngữ. ông thưòng cho các con đi ra
nước ngoài trong những khoảng thời gian ngắn kết hợp vừa du lịch vừa rèn luyện
ngoại ngữ. Riêng Uyliam rất yêu thích ngôn ngừ cổ, anh thông thạo tiếng Hi Lạp
cổ và tiếng La tinh. Năm 12 tuổi Uyliam đã được giải thưởng về dịch thuật, đó là
bản dịch tác phẩm Đối thoại với Thượng đế từ tiếng La tinh sang tiếng Anh.
Uyliam Tômxơn, thòi thanh niên
Được sự ưu tiên của gia đình, đồng thời trường đại học Glatxgâu lại cũng
có chính sách ưu tiên dành mọi điều kiện thuận lợi cho những sinh viên tài năng,

75
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

do đó Uyliam trở thành người nổi tiếng từ rất sớm. Ngay trong năm học 1839-
1840, anh đã được huy chương vàng của nhà trường về thiên văn với tiểu luận bàn
về hình dạng của Trái Đất. Đặc biệt, bản tiểu luận làm cho người ta nhận thấy vai
trò quan trọng to lớn của toán học đối với vật lí nói chung và khả năng vận dụng
toán học của Uyliam vào vật lí nói riêng. Chú ý rằng trong suốt cuộc đời mình,
Uyliam rất coi trọng việc áp dụng toán học vào những vấn đề thực tế, chẳng
những đối với bản thân mà sau này với vai trò là giáo sư, Uyliam cũng luôn
khuyến khích sinh viên làm việc đó. Khi ông mất, người ta còn tìm thấy một bản
tiểu luận ông mới viết cách đó vài tháng cũng xoay quanh vấn đề áp dụng toán
học vào thực tế.
Hè năm 1840, Uyliam đi du lịch sang Đức với ý định kết hợp học tiếng,
nhưng cuối cùng kế hoạch của anh
không thực hiện được. Bởi vì trước khi
đi ít lâu, anh có mượn thư viện nhà
trường cuốn sách nói về lí thuyết toán
trong nhiệt học do Giăng Baptit
Giôdep Phuriê (Jean Baptise Joseph
Pourier) viết. Lập tức anh bị lôi cuốn
vào lí thuyết này, trong khoảng hai
tuần anh đã đọc xong cuốn sách,
Ngôi nhà ở gần Vetminhtơ, nơi ở cùa Kenvin
nhưng anh chưa trả lại thư viện mà mỗi khi ông có việc về Luân Đôn
mang theo sang Đức để đọc lần thứ
hai.
Lúc ấy, lí thuyết của Phuriê bị một số nhà toán học Anh công kích nặng
nề. Đến khi sang Đức, cuốn sách vẫn không bứt được ra khỏi đầu anh. Vì vậy anh
bỏ luôn ý định ban đầu là học tiếng Đức, dành thì giờ để đọc và viết một bài báo

76
Uyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)

bảo vệ Phuriê, lấy bút danh là PQR và gửi cho tạp chí Toán học trường đại học
Kembritgiơ (Cambridge). Đó là bài báo khoa học đầu tiên của anh được đăng trên
một tờ báo có uy tín lớn. Ngay sau đó, PQR lại có bài báo thứ hai vẫn xoay quanh
đề tài về lí thuyết toán trong nhiệt học.
Trong thời gian nghỉ hè cùng gia đình năm 1841, PQR lại có bài báo thứ
ba nêu lên những quan điểm thật sắc sảo và thuyết phục bảo vệ Phuriê. Uyliam là
người đầu tiên nêu lên ý kiến là lí thuyết toán của Phuriê không chỉ áp dụng riêng
cho sự truyền nhiệt mà còn có thể áp dụng cho nhiều hiện tượng vật lí khác, chẳng
hạn như áp dụng cho dòng nước, dòng điện. Chú ý rằng khi ấy anh mới 17 tuối.
Cùng năm đó anh được nhận vào trường đại học Kembritgiơ.
Những năm ở đại học Kembritgiơ, anh là một vận động viên tích cực về
điền kinh, bơi thuyền, đồng thời rất mê nhạc cổ điển và các tác phẩm văn học cố
điển. Nhưng lòng dam mê thực sự của anh thì vẫn dành cho khoa học, trong đó
phải kể đến toán học là ngành khoa học sở trường của anh. Vì vậy trong thời gian
ở đại học Kembritgiơ anh luôn luôn được xếp thứ hạng cao. Năm 21 tuối anh
được xếp loại sinh viên giỏi toán của Kembritgiơ, đứng thứ hai sau Packinxơn
(Parkinson), nhưng anh lại được giải thưởng Xmit (Smith/^^ hạng nhất.
(2) Giải thưởng Xmit được lập theo di chúc của Rôbe Xmìt, nhà toán học Anh, có một thời gian
dạv thiên văn tại đại học Kembritgiơ. Khi mất (năm 1768) Rôbe Xmit để lại 3500 bảng cho nhà
trường làm quỹ đê thưởng hàng năm cho hai (trường hợp đặc hiệt có thê hơn hai) sinh viên xuât
sắc nhất ngành toán của trường đại học Kemhritgiơ. Giải thưởng này bắt đẩu trao tặng từ năm
1769 (một năm sau khi Xmit mất) kéo dài mãi đến năm 1998 (trừ năm 1917), nghĩa là 229 năm
liên tục. Năm 1845, giải thưởng được trao cho Uyliam giải nhất, Packinxơn giải nhì. Giá trị vật
chất của giãi không lớn, chang hạn năm 1998 giải thưởng cho mỗi người được giải là 250 bảng.
Nhưng giá trị tinh thần thì rất được coi trọng. Vì vậy việc xét thưởng cùa giải tiến hành rất chặt
chẽ. Tuy về nguyên tắc có thể chọn hơn hai sinh viên đê trao giải nhưng chưa có năm nào có hơn
hai sinh viên được nhận giải, nhiều năm chi có một sinh viên; thậm chí năm 1869 chì có một sinh
viên được giải, nhưng đó là giải hai, mặc dầu không có giải nhất.

Các bạn và những người quen biết anh đều tỏ ra phục tài anh. Chang hạn
Rôbe Lexli Enlix (Robert Leslie Ellis) hơn Uyliam bảy tuổi, vào đại học

77
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Kembritgiơ trước Uyliam năm năm và cũng đã từng được xếp vào loại sinh viên
giỏi toán hạng nhất của trưòng mà có lần đã nói với một người bạn ngang tầm với
mình rằng hai cái đầu chúng ta hợp lại thì mới có thể sánh được với cái đầu của
anh ta (chỉ Uyliam).
Năm 21 tuổi anh tốt nghiệp đại học Kembritgiơ. Năm sau, năm 1846, anh
đi Paris xin vào làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà vật lí và hóa học Hăngri
Rơnôn (Henri Regnault) trong bốn tháng. Mục đích của anh trong chuyến đi này
là học tập việc tổ chức phòng thí nghiệm của người Pháp.
Sau đó anh trở về Kembritgiơ và dạy toán ở đó. Vào lúc này, ông
Mâyclơhem (Meikleham), giáo sư bộ môn triết học tự nhiên (bộ môn vật lí, theo
cách gọi ngày nay), trường đại học Glatxgâu, qua đời. Ghế giáo sư bộ môn này
đang bỏ trống. Vì vậy Uyliam được bổ nhiệm chức vụ giáo sư thế chân ông
Mâyclơhem. ở tuổi 22, anh trở
thành giáo sư thực thụ tại một
trong những ngôi trường lâu
đời nhất Xcôtlen. Cùng thời
gian này, có năm người họ
Tômxơn cùng đang làm việc
tại đại học Glatxgâu; trong đó Hai anh em Uyliam và Giêm Tômxơn [Anh do Mari
Hencôc Tômxơn con gái Giêm chụp ở Xcôtlen
có bốn giáo sư; ngoài Uyliam,
còn ông Giêm Tômxơn, cha Uyliam (ông Giêm mất năm 1849), giáo sư toán, và
hai người nữa, một là giáo sư hóa học, một nữa là giáo sư giải phẫu học.
Xây dựng đường cáp điện tín qua Đại Tây Dương
Tháng 9 năm 1852 Uyliam Tômxơn cưới Macgaret Cram (Margaret
Crum), một cô gái trẻ, xinh xắn, dịu dàng, con gái ông Uôntơ Cram (Walter
Crum), nhà hóa học đồng thời là nhà kinh doanh người Xcôtlen. Đến năm 1870 bà
Macgaret Cram qua đời. Trong suốt mười tám năm chung sống, bà luôn luôn đau

78
Uyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)

yếu. Vì vậy Uyliam Tômxơn không bao giờ được thoải mái tinh thần, việc nghiên
cứu khoa học của Uyliam cũng bị ảnh hưởng không ít.
Ngày 16 tháng 10 năm 1854, Giooc Gabrien Xtôc (George Gabriel
Stokes), một bạn thân của Uyliam từ hồi ở Kembritgiơ, viết một bức thư hỏi ý
kiến Uyliam Tômxơn xem những thí nghiệm về điện của Maicơn Pharađây
(Michael Paraday) liệu có thề áp dụng vào một dự án của Công ti cáp Điện tín Đại
Tây dương được không. Ẩn ý của Xtôc là hỏi ý kiến chỉ để lấy cái cớ, thực chất là
ông muốn kéo Uyliam ra khỏi trạng thái tinh thần tiêu cực để trở lại với công việc
khoa học.
Nhưng thật là bất ngờ, ngay trong tháng đó Xtôc đã nhận được thư trả lời
của Uyliam khẳng định rằng việc truyền điện tín bằng dây cáp dù rất dài cũng có
thể thực hiện được. Trong thư, Uyliam viện dẫn lí thuyết điện từ để chứng minh ý
kiến của mình.
Xtôc công bố bức thư trả lời
của Uyliam. Việc đó làm cho
Uynman Oaitơhao (Wildman
Whitehouse) giám đốc chuyên môn
về phần điện của dự án phản đối kịch
liệt. Theo vị giám đốc này thì những Con tàu rải cáp qua Đại Tây Dương, trong đó
có chở Uyliam Tômxơn
tính toán của Uyliam là sai, không
thê áp dụng được trong khoa học cũng như trong thương mại.
Uyliam Tômxơn bác lại ý kiến của Oaitơhao bằng một bài báo có tính
“bình dân” dưới dạng bức thư gửi cho một tạp chí phổ biến khoa học. Vào thời
gian này Uyliam đã rất nổi tiếng trong giới khoa học và sinh viên, nhưng ngoài
giới khoa học thì còn ít người biết đến ông. Bức thư vừa nói trên giải thích ý kiến
của ông dưới dạng dễ hiểu và đầy sức hấp dẫn; vì vậy đã làm cho công chúng, đặc

79
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

biệt là ban quản trị của công ti, thực sự chú ý đến ông. Kết quả là tháng 12 năm
1856 ông được mời tham gia một ban chuyên môn của công ti gồm ba thành viên:
Uyliam Tômxơn cố vấn khoa học, Oaitơhao phụ trách phần điện của công trình và
Ngài Saclơ Tinxtơn Brai (Charles Tilston Bright) công trình sư.
Sau khi nhận nhiệm vụ, Uyliam Tômxơn hối hả bắt tay vào việc. Tháng 8
năm 1857 Uyliam đi cùng con tàu rải cáp để theo dõi (cũng là để chỉ đạo) công
việc được cụ thể và sát sao. Trên con tàu đó có cả Oaitơhao cùng đi. Khi tàu đi
được chừng gần 400 dặm (trên 600 cây số) thì đường cáp bị trục trặc. Nghiên cứu
trực tiếp những nguyên nhân xảy ra trục trặc, Uyliam đề ra một số biện pháp khắc
phục, trong đó có những biện pháp đơn giản nhưng có những biện pháp đòi hỏi
phải có thời gian.
Lúc này ông gặp những khó khăn gây ra từ nội bộ. Oaitơhao cho rằng
những biện pháp của Uyliam là không khả thi vì vậy nhiều ý kiến của ông
bị bỏ qua. Tuy vậy, Uyliam vẫn không nản và tiếp tục đưa ra những biện pháp
khác, trong đó phải kể đến biện pháp dùng đồng nguyên chất làm dây cáp để tăng
độ dẫn điện và đặc biệt là sáng kiến chế tạo một dụng cụ nhận tín hiệu điện truyền
trong cáp.
Những biện pháp này chưa kịp áp dụng thì xảy ra một sự cố bất ngờ, tháng
6 năm 1858 một cơn bão lớn hoành hành trong vùng biển con tàu đang tiến hành
công việc. Thành thử tàu phải quay về đất liền. Tóm lại, hai năm đầu (1857-1858)
việc xây dựng đưòng cáp của Uyliam Tômxơn không thành công.
Khi về đến Luân Đôn thì do những trục trặc chưa khắc phục được nên một
số người của công ti đã tỏ ra thiếu tin tưỏng vào dự án. Thậm chí có người còn
đưa ra ý kiến là nên hủy dự án và bán lại số cáp chưa dùng đến để cứu công ti
khỏi sa vào tình trạng thua lỗ nặng hơn. Nhưng Uyliam Tômxơn và một số người
khác thì cố thuyết phục mọi người nên tiếp tục công việc, bởi vì theo Uyliam

80
Uyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)

Tômxơn thì những trục trặc kĩ thuật là có thể khắc phục được. Để cho mọi người
vững tin vào ý kiến của mình, Uyliam Tômxon làm việc như một kĩ sư thi công,
thậm chí đôi khi ông còn làm việc như một công nhân mặc dù ông được thuê làm
cố vấn khoa học. Chính vì tác phong sâu sát trong công việc nên ông đă thuyết
phục được mọi người trở lại với công việc.
Tuy công việc đã được khôi phục nhưng ông vẫn còn một mối lo. Vì ông
nhận thấy những dấu hiệu chứng tỏ nguyên vật liệu mà Oaitơhao cung cấp thưòưg
là không bảo đảm chất lượng. Vì vậy trong thi công luôn luôn gặp trục trặc. Và
quả nhiên, cuối cùng công việc lại thất bại.
Lần thất bại này Oaitơhao rũ bỏ mọi trách nhiệm với lí do là nhóm của ông
chỉ có nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu theo yêu cầu của thi công. Ngược lại
Uyliam Tômxơn thì bị chê trách nặng nề, mà hầu hết những lời chê trách cay
nghiệt lại đều xuất phát từ nhóm Oaitơhao. Còn bản thân Uyliam Tômxoư thì
chỉ biết thanh minh bằng sự giãi bày là ông đã quá tin vào sự trung thực trong
công việc của Oaitơhao.
Tuy nhiên trong tập thể công ti vẫn không thiếu những người sáng suốt, họ
nhận thấy ngay từ khi mới khởi công dự án cho đến lúc ấy Uyliam Tômxon tỏ ra
là con người tài năng, thận trọng, hết lòng vì công việc. Những ý kiến ông nêu ra
đều rất xác đáng. Vì vậy Công ti Điện tín Đại Tây Dưomg quyết định thành lập
một tiểu ban điều tra sự việc. Kết quả là tiểu ban này kết luận rằng những lời chỉ
trích Uyliam là do nhóm của Oaitơhao cố tình dựng nên. Những lỗi kĩ thuật đã
gặp đều là những lỗi có thể khắc phục được, thậm chí là có thể tránh được, nếu sự
cung ứng nguyên vật liệu là đầy đủ, đúng chất lượng và kịp thời.
Cuối cùng công ti quyết định thành lập một tiểu ban nghiên cứu việc xây
dựng một đường cáp mới, tiểu ban này gồm năm người trong đó có Uyliam
Tômxcm, còn Oaitơhao thì bị gạt ra ngoài. Tháng 10 năm 1863 tiểu ban này bắt
tay vào việc chuẩn bị xây dựng đường cáp mới.

81
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Tháng 7 năm 1865 Uyliam lại đi cùng con tàu chở đội thi công ra khơi.
Rất tiếc là trong chuyến này công việc mới tiến hành được trên 1200 dặm (khoảng
1900 cây số) thì đường cáp lại bị trục trặc. Vì vậy hành trình bắt buộc phải hủy và
quay về.
Sang năm 1866 hành trình đặt cáp mới lại khởi công. Đặt cáp mới được
hai tuần thì lại tìm thấy đưòng cáp 1865. Vì vậy công việc của đội thi công
chuyển sang việc khắc phục những lỗi kĩ thuật của đường cáp 1865 và hoàn thiện
đường cáp đó. Kết quả là ngay trong năm 1866, đường cáp truyền điện tín xuyên
Đại Tây Dương, từ Anh sang Mĩ, được hoàn thành.
Vậy là trong vòng gần mười năm, mặc dù qua nhiều lần thất bại kể cả
những lần thất bại chủ yếu là do sự đố kị, hẹp hòi trong nội bộ gây ra, nhưng với
đầu óc sáng tạo không ngừng và tác phong làm việc sâu sát của Uyliam Tômxơn,
cuối cùng cũng thu được kết quả thật tuyệt vời.
Ngay sau đó ông được Nữ hoàng Vichtôria (Victoria) phong tặng tước
“hiệp s ĩ’. Cũng giống như trường hợp Niutơn, bây giờ người ta không gọi là ông
Tômxơn (Mister Thomson) mà gọi là Ngài Tômxơn (Sir Thomson), lúc ấy
Tômxơn mới ngoài bốn mươi. Trong sự nghiệp khoa học của mình, ông được Nữ
hoàng hai lần phong tặng tước hiệu. Đây là lần phong tặng thứ nhất.
Huân tước Kenvin của vùng Latgiơ
Năm 1847, ông tham dự cuộc
họp hàng năm của hội Vì Sự Tiến bộ
Khoa học Anh quốc tại đại học
Ôcxphơt (Oxford). Trong cuộc họp
này ông nghe Giêm Pretxcôt Giun Tượng Huân tước Kenvin trong vườn hoa
Kenvin, cạnh trường Đại học Gìatxgáu
(James Prescott Joule) trình bày về lí
thuyết nhiệt của mình. Lí thuyết nhiệt của Giun khác xa, nói đúng hơn là trái với lí

82
Uyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)

thuyết nhiệt vẫn được nhiều nhà khoa học thừa nhận vào lúc ấy. Mặc dù đó là lí
thuyết chưa có chồ đứng trong làng khoa học, nhưng ông vẫn nhận thấy lí thuyết
của Giun có nhiều điểm hấp dẫn. Do còn một số điều chưa thực sự tán thành nên
lúc ấy ông tiếp nhận lí thuyết Giun với tâm thế nửa tin nửa ngờ.
Nhưng về sau đi sâu vào lí thuyết này và lí thuyết của Xađi Cacnô (Sadi
Camot), đồng thời phát triển các lí thuyết đó ông đã thu được những kết quả đặc
biệt quan trọng trong một ngành khoa học đang trong quá trình hình thành là nhiệt
động lực học. Trong nhiệt động lực học, ông là người đã đưa ra một trong ba định
luật cơ bản là định luật 2.
Cuộc họp năm 1847 tại Òcxphơt là dịp để ông được gặp Giun, và đó là lần
gặp nhau đầu tiên của hai nhà khoa học. về sau họ cộng tác với nhau chặt chẽ và
đã đưa lại nhiều kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị. Trong đó không thể
không nhắc đến một hiệu ứng về nhiệt mà ngày nay vẫn gọi là hiệu ứng Giun -
Tômxơn.
Ngoài những đóng góp của ông như vừa nói, ông còn có nhiều đóng góp
trong nhiều ngành khoa học khác, quan trọng nhất là về điện và từ. Để vinh danh
những đóng góp của ông, năm 1883 ông được hội Hoàng gia tặng huy chương
Côplây (Copley)^^\
(3) Huy chương này do huân tước Gopphrây Côplây (Geoffrey Copley), hội viên hội Khoa học
Hoàng gia Luân Đôn, lập ra. Bẳt đầu trao từ năm 1731, cho đến nay nó là phần thưởng cỏ uy tin
nhất cùa hội Khoa học Hoàng gia. Vônta (Volta), Atut (Atood), ơcxtit (Orsted), Pharađây
(Paraday), Om (Ohm), Giun (doule) , Anhxtanh (Einstein),... cũng đã được nhận giải thưởng này.

Năm 1892, xét những đóng góp xuất sắc của ông trên nhiều lĩnh vực trong
hơn năm chục năm cho khoa học, Nữ hoàng Vichtôria quyết định vinh danh
những công lao to lớn của ông bằng việc phong tước cho ông lần thứ hai. Tước vị
mà ông được phong lần này là một tước vị cao quý, tước huân (baron). Người
được phong tước đó sẽ được mặc nhiên đứng vào hàng ngũ những nhà quý tộc của

83
SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tưong lai

nước Anh. Do đó Tômxon trở thành thành viên trong viện Quý tộc của Quốc hội
Anh.
Trước đây việc phong tước huân cho những người có công bao giờ cũng đi
kèm với việc phong đất đai. Nhưng đến thời Uyliam Tômxon thì Nữ hoàng không
còn đất để phong nữa nên cho phép ông làm một điều đặc biệt là ông được chọn
một cái tên (coi như đó là cái tên riêng thứ hai của ông) gắn vào sau tước hiệu mà
ông được phong. Khi ấy ông nghĩ đến vùng đất hiện là nơi đặt trụ sở của trường
đại học Glatxgâu. Vùng đất đó có tên là Latgiơ (Largs) tuy không rộng nhưng đã
có lịch sử lâu đời.
Nơi đây có một quả đồi không cao lắm tên là Ginmo (Gilmore), cơ sở của
trưòng tọa lạc trên quả đồi đó. Quả đồi lại nằm ngay trên bờ một con sông không
lớn nhưng thơ mộng, đó là dòng sông Kenvin (Kelvin). Khi ông được yêu cầu tự
chọn cho mình một cái tên riêng, ông nghĩ ngay đến khúc sông Kenvin ở ngay sát
chân quả đồi. Thế là tên khúc sông đó trở thành tên riêng của ông: khúc sông
Kenvin của vùng Latgiơ. Và ông mang danh hiệu cao quý với cái tên dài dàng dặc
mà Nữ hoàng phong tặng: huân tước Kenvin của vùng Latgiơ. Nhưng thông
thường thì người ta chỉ nói vắn tắt là huân tước Kenvin (baron Kelvin).
Có điều là rất ít khi người ta viết hay gọi huân tước Kenvin (baron Kelvin)
mà thường viết hay gọi là ngài quý tộc Kenvin (lord Kelvin). vấn đề này liên
quan đến điều ta vừa nói ở trên: ông được phong huân tước (baron) thì đồng thời
ông cũng mặc nhiên trở thành một thành viên của viện Quý tộc. Thành viên của
viện Quý tộc, tiếng Anh gọi là “lord”, bản thân viện Quý tộc gọi là “House of
lords”. Không biết có phải danh xưng “ngài quý tộc” nghe có vẻ gần với công
chúng hơn danh xưng “ngài huân tước” nên người ta hay gọi ông là ngài quý tộc
Kenvin hay không? Chú ý rằng ông là nhà khoa học đầu tiên của nước Anh được
trở thành thành viên của viện Quý tộc.

84
Uyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)

Nhiệt giai Kenvin


Như trên đây đã nói, sau buổi họp tại Ôcxphơt ông đi sâu và phát triển lí
thuyết nhiệt của Giun và của Cacnô. Chính trong quá trình nghiên cứu đó ông đã
phát hiện ra định luật 2 nhiệt động lực học. Ngoài ra ông còn phát hiện ra một
điều mà trước đó chưa ai nghĩ tới. Ta có thể phát biểu điều phát hiện của ông một
cách thô sơ nhưng dễ hiểu là trong tự nhiên không có cái lạnh vô hạn. Nói thế
nghĩa là giả sử trong nghiên cứu khoa học ta tìm ra được một phương pháp hạ
nhiệt độ các vật thật hoàn hảo; dù thế, cuối cùng cũng đạt đến một nhiệt độ giới
hạn mà không thể nào hạ thấp hơn nhiệt độ giới hạn đó được nữa. Nói rộng ra,
trong vũ trụ cũng không tồn tại nhiệt độ nào thấp hơn nhiệt độ giới hạn nói trên.
Nhiệt độ thấp nhất nói trên Kenvin coi là
không độ. Từ đó ông thấy cần thành lập một nhiệt
giai mà “vạch chia” ứng với không (0) độ là “vạch
chia” cuối cùng ở phía dưới, nghĩa là trong nhiệt giai
này không có nhiệt độ âm. Người ta gọi nhiệt giai đó
là nhiệt giai Kenvin. Không (0) độ trong nhiệt giai
Kenvin là nhiệt độ thấp nhất nên người ta cũng nói đó
là không độ tuyệt đối. Vì vậy nhiệt giai Kenvin cũng Tượng Huân tước Kenvin
trong vườn thực vật Benphat
gọi là nhiệt giai tuyệt đối. Theo tính toán của Kenvin
thì không độ tuyệt đối ứng với -21ÝC (nói con số tròn).
Như trên đã nói, trong đời sống hàng ngày ta dùng hoặc là nhiệt giai
Xenxiut (đa số các nước) hoặc là nhiệt giai Pharenhai (các nước nói tiếng Anh).
Nhưng trong khoa học thì tất cả các nước đều dùng nhiệt giai Kenvin và nhiệt giai
Xenxiut.
Như ta đã biết để phân biệt nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Pharenhai ta
dùng hai kí hiệu c và F tương ứng. Chẳng hạn con số dự báo về nhiệt độ ngày mai

85
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

trong bản tin thời tiết là 30*’c thì ta hiểu rằng ngày mai là ngày vừa phải, không
nóng quá cũng không lạnh quá. Nhưng nếu bản tin thời tiết báo là 30®F thì ngày
mai sẽ là ngày rất rét, ở Sapa về mùa đông đôi khi cũng có thể có ngày rét như
thế, còn ở Hà nội thì 50^F học sinh tiểu học đã phải nghĩ đến việc không đến
trường (50°F ứng với 10°c, vài năm gần đây Sở Giáo dục Hà Nội cho phép học
sinh tiểu học không phải đến trưòng trong những ngày nhiệt độ dưới lO^^C).
Trước kia, để biểu thị số đo nhiệt độ trong nhiệt giai Kenvin người ta dùng
chừ K và cũng viết tương tự như đối với nhiệt giai Xenxiut hay nhiệt giai
Pharenhai, chẳng hạn để biểu thị ba trăm độ Kenvin ta viết 300*^K. Nhưng Hội
nghị toàn thể về cân đo lần thứ 13 năm 1967/1968 đã quy định như sau:
thay vì nhóm từ “độ Kenvin” ta viết “kenvin” (không viết hoa), thay vì kí hiệu
“*’K” ta viết “K”. Ví dụ như câu “để biểu thị ba trăm độ Kenvin ta viết 300°K” vừa
nhắc đến ở trên thì theo quy định mới ta sẽ nói “để biểu thị ba trăm kenvin ta viết
300 K”.
Uyliam Tômxơn, nhà sư phạm
Như ta đã biết năm 22 tuổi Uyliam Tômxơn được bổ nhiệm chức vụ giáo
sư tại đại học Glatxgâu. ở chức vụ này, ông vừa là
nhà giáo vừa là nhà khoa học. Là nhà khoa học,
ông rất quan tâm đến việc ứng dụng lí thuyết khoa
học vào thực tế. Ông nói; không có sai lầm nào thô
thiển hơn là sự chống lại việc ứng dụng khoa học
vào các mục đích thực tế. ứng dụng khoa học vào
thực tế vừa là bản thân khoa học vừa là linh hồn Con tem Cộng hòa Xecbi phát
của khoa học. Trong hoạt động khoa học, ông khắc hành có hình Kenvin

tên mình một cách chói lọi trong nhiều công trình để đời, đặc biệt là trong hai lĩnh
vực nhiệt và điện từ.

86
Uyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)

Năm 1851, mới 27 tuổi, Uyliam đã được bầu làm hội viên hội Hoàng gia
Luân Đôn và trong thời gian 1890 -1895 ông làm chủ tịch hội này.
Là nhà giáo vật lí, ông coi trọng việc đưa thí nghiệm chứng minh vào bài
giảng. Mặt khác ông yêu cầu rất chặt chẽ việc làm thực hành của sinh viên, ông
coi việc làm đầy đủ các bài thực hành cũng quan trọng ngang với việc học đầy đủ
các bài học lí thuyết. Vì vậy ông cũng coi trọng việc xây dựng phòng thí nghiệm.
Ngoài ra là một nhà giáo nên Uyliam Tômxon rất quan tâm đến sách giáo
khoa. Òng cùng với Pêtơ Gathơri Tet (Peter Guthrie Tait), bạn ông và là giáo sư
tại đại học Êđimbua (Edimbourg), viết chung bộ sách giáo khoa triết học tự nhiên
(vật lí) dùng cho sinh viên. Dự định lúc đầu là bộ sách sẽ hoàn thành vào khoảng
1861- 1862. Nhưng do nhiều trở ngại nên mãi đến năm 1867 mới ra mắt tập đầu,
còn tập hai thì phải đợi đến năm 1874. Bộ sách giáo khoa này đã làm thay đổi rất
nhiều trong giảng dạy và là cuộc cách mạng trong việc viết sách giáo khoa về triết
học tự nhiên vào thời ấy. Có một chuyện dính dáng đôi chút đến việc chậm trễ bộ
sách nói trên. Mùa đông năm 1860 - 1861 Uyliam trượt chân trên một tảng băng
và bị ngã gãy chân làm cho ông không thể viết bộ sách nói trên đúng thời hạn như
đã dự định. Vì tai nạn đó, ông trở thành người đi khập khiễng.
Năm 1870 trường đại học Glatxgâu chuyển từ cơ sở cũ đến cơ sở mới. Địa
điểm mới xây dựng trường rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn địa điểm cũ, nhà cửa
khang trang hơn. Đó chính là nơi mà nhà trưòng tọa lạc cho đến nay.
Do chuyến cơ sở của trường nên trong năm này Tômxơn rất bận. Nhưng
chẳng may, cũng năm đó bà vợ ông, bà Macgaret, qua đời; đó là cú sốc lớn trong
đời ông. Mặc dù vậy ông phải nén nỗi buồn riêng và bắt tay vào công việc nhà
trường. Việc đầu tiên mà ông quan tâm là việc xây dựng phòng thí nghiệm. Các
phòng thí nghiệm tại cơ sở cũ rất nghèo nàn, chỉ có thể làm được một số thí
nghiệm chứng minh. Vì vậy ông phải bắt tay vào việc xây dựng các phòng thí

87
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

nghiệm mới sao cho chúng phải là các phòng thí nghiệm nghiên cứu. Người ta
cho rằng chính ông là người xây dựng các phòng thí nghiệm (vật lí) đầu tiên trong
nước Anh.
Ngoài ra, ông còn làm một việc khi ấy chưa ai làm. Đó là việc xây dựng
xưởng trưòng. ông cho rằng xưởng trường chính là nơi áp dụng khoa học vào
thực tế của cả giáo sư và sinh viên, về sau xưởng trường của ông được mở rộng
thành một xí nghiệp nhỏ nằm trong
khuôn viên nhà trưÒTig.
Ông làm việc với chức vụ giáo sư
tại trưòng này cho đến khi ông về hưu ở
tuổi 75, tức là trong 53 năm liên tục, từ
1846 đến 1899.
Ngôi trường đại học Glatx gâu mới trên
Một người học trò cũ của ông, đồi Ginmo, chân đồi là dòng sông Kenvin
(ảnh chụp khoảng năm 1895)
giáo sư Comec (Cormack) có nói rằng
lúc ông đứng trên bục giảng là lúc tính cách của ông thể hiện rõ nhất ở chồ trí tuệ
sâu sắc, tầm nhìn xa rộng. Với nét mặt tươi vui, đôi mắt long lanh, ông chỉ cho
sinh viên biết toàn cảnh của vấn đề, nhấn mạnh vào những đồng dạng và những dị
biệt, những giới hạn của sự hiểu biết và những phạm vi của nghi ngờ và suy đoán.
Bài giảng của ông như đưa sinh viên bay lượn trong sự sảng khoái tinh thần.
Mặc dù sau này có nhiều trường đại học trong nước cũng như ngoài nước
mời ông đến làm việc với những điều kiện rất có lợi cho ông nhưng ông đều từ
chối. Hầu như suốt đời, ông gắn bó với Glatxgâu, cống hiến hết mình cho
Glatxgâu. Ông coi Glatxgâu như là ngôi nhà của chính mình, trong đó ông đã làm
việc có hiệu quả và hạnh phúc, ông nói đó là ông chuẩn bị ngôi nhà cho những
bạn trẻ.
Năm 1896 là cột mốc đánh dấu tròn 50 năm đứng trên bục giảng của
Kenvin, là năm diễn ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời “người lái đò”

88
Uyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)

của ông. Năm đó, một lễ mừng năm mươi năm đứng trên bục giảng của ông được
tổ chức hết sức trọng thể. Đen nỗi có người đã nói rằng nếu ai đó viết tiểu sử của
ông mà bỏ qua cuộc lễ mừng ông năm 1896 thì thật là thiếu sót đáng tiếc.
Trong ba ngày 15, 16, 17 tháng 6 năm ấy các phòng tiếp khách của trường
đại học Glatxgâu lúc nào cũng đông nghẹt người. Khoảng 2500 khách đã đến dự
lễ mừng. Những người đến mừng gồm giới khoa học, sinh viên và cả nhân dân
trong thành phố. Những nhà cầm quyền thành phố phối hợp với trường đại học
Glatxgâu tổ chức lễ mừng này. Đối với những nhà cầm quyền và nhân dân thành
phố thì lễ mừng này là lễ mừng một công dân ưu tú của thành phố.
Ngoài phòng khách, trường đại học còn dành một số phòng để trưng bày
các dụng cụ mà ông đã sáng chế cùng các bằng sáng chế, các giấy chứng nhận,
các huân, huy chương của ông.
Bên ngoài lãnh thổ Xcôtlen công ti Phương Đông, công ti Anh-Mĩ, công ti
Cáp thương mại cũng tổ chức lễ mừng. Từ đảo Đất Mới, Niuooc (New York),
Chicagô (Chicago), Xan Phranxitcô (San Prancisco), Lôtx Angiơletx (Los
Angeles), Niu Ooclêân (New Orleans), Phloriđa (Plorida) và Oasinhtơn
(Washington) tới tấp gửi các bức điện mừng đến phòng khánh tiết trường đại học
Glatxgâu và từ đó các bức điện cảm ơn phúc đáp của Kenvin ngay lập tức lại
được gửi đến các địa chỉ trên. Mỗi bức điện đi theo đường cáp qua Đại tây dương
hai lần với quãng đường tổng
cộng khoảng 20000 dặm (trên
30000 cây số) trong thời gian
bảy phút rưỡi.
Trong bữa tiệc của lễ
mừng long trọng này, ngài huân
tước Hiệu trưởng trưòưg đại học Con thuyền buồm Lala Ru (Lalỉa Rookh) của Kenvin

89
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Glatxgâu đọc diễn văn chúc mừng huân tước Kenvin. Trong diễn văn đó ngài
Hiệu trưởng nói đại ý là Huân tước Kenvin là một người làm việc không biết mỏi,
ông được sinh ra như chỉ để vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, ông là
con người thật xứng đáng với sự kính nể và khâm phục của giáo sư và sinh viên
nhà trường. Cuộc đời của con người làm việc không biết mỏi, của vinh quang tột
đỉnh đã hun đúc thành Huân tước Kenvin đáng yêu, đáng kính làm mê hoặc bất kì
ai đã được tiếp xúc với ông dù chỉ một lần.
Huân tước Kenvin, con người đòi thường
Từ đầu đến giờ ta chỉ nói đến Uyliam Tômxơn - huân tước Kenvin, một
con người xuất chúng. Một con người mà nhiều ý kiến của ông đã trỏ thành những
chân lí khoa học. Ta chỉ nói “nhiều” chứ không nói là “tất cả”. Điều đó muốn nói
rằng có những ý kiến của ông không phải là chân lí, thậm chí có những ý kiến
người ta cho là không đúng.
Các bạn trẻ thân mến, các bạn đừng ngạc nhiên. Nhà khoa học nào cũng có
khi sai. Uyên bác đến đâu cũng có khi sai. Có điều là cái sai của họ là cái sai ở
tầm cỡ của sự hiểu biết thâm thúy, cái sai của họ không làm giảm giá trị của họ.
Với Kenvin cũng thế. Viết về một vài ý kiến không đúng của ông, chẳng qua chỉ
là câu chuyện “mua vui”, hoàn toàn không làm giảm cái uyên bác, cái vĩ đại của
ông.
Có những cái ông sai nhất thời, ngay sau đó ông thay đổi ý kiến. Khi nghe
tin về tia X và đặc tính được cho là rất lạ của nó là nó có thể xuyên qua được
nhiều vật thể, kể cả cơ thể con người. Nghe tin đó ông đã tỏ ra nghi ngờ. Và hơn
thế, ông cho đó là sự nói dối, thậm chí ông còn cho đó là sự bịa đặt. Nhưng sau
khi tận mắt ông chứng kiến việc chụp ảnh bằng tia X ông đã thay đổi ý kiến,
chẳng những thế ông còn yêu cầu chụp ảnh thử bàn tay ông.

90
Uyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)

Cũng có những ý kiến sai ông giữ trong thời gian dài. Chẳng hạn như năm
1896 khi người ta mời ông tham gia hội Hàng không, ông đã từ chối, ông nói
rằng ông không hề có một chút lòng tin nào vào cái được gọi là tàu bay
và nói chung là đối với các vật bay nặng hon không khí. Sáu năm sau, ông vẫn giữ
nguyên ý kiến đó. Trong một bài báo trả lời phỏng vấn năm 1902, ông còn đưa ra
một dự đoán là cái gọi là tàu bay không thể thành công trong thực
(4) Cuộc bay thử thành công đầu tiên của anh em nhà Rai (Wrìght) vào năm 1903.

Câu chuyện sau đây cũng chứng tỏ ông quá tự tin ý kiến của mình. Như ta
đã biết năm 22 tuổi ông được bổ nhiệm chức vụ giáo sư tại đại học Glatxgâu.
Công trình khoa học đầu tiên khi ông đến nhậm chức ở Glatxgâu là tính tuổi của
Trái Đất. Theo tính toán của ông thì tuổi của Trái Đất vào khoảng một trăm triệu
năm. Ket quả này mâu thuẫn với những nhà tự nhiên học, những nhà địa chất,
những nhà sinh vật học; theo đánh giá của những nhà khoa học này thì Trái Đất đã
tôn tại khoảng nghìn triệu năm. Mâu thuẫn giữa hai ý kiến này tồn tại trong thời
gian rât dài, cho đến cuối đời Kenvin vẫn kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình.
Thực ra thì kết luận nói trên của Kenvin là không đúng. Con số chính xác mà
ngày nay người ta thu được là
4,6 tỉ năm.
Có cái ông sai nhưng là
do khách quan, do sự hạn chế
của trình độ khoa học lúc đó.
Năm 1898 ông tiên đoán rằng
ôxi chỉ còn trên hành tinh của Ngôi nhà cùa Kenvin trên đường Rămxcm (Rumson)

chúng ta khoảng 400 năm nữa vì


lí do đốt nhiên liệu quá nhiều. Đó là tiên đoán sai vì ông chưa có điều kiện hiểu
đầy đủ chu trình ôxi trên Trái Đất, đặc biệt là các quá trình quang họp. Một trong

91
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

những quá trình quang hợp rất quan trọng thì mãi gần đây, năm 1986, người ta
mới khám phá ra.
Nhưng có một điều khẳng định dứt khoát là có nhiều ý kiến sai không rõ
nguồn gốc trích dẫn, nhưng người ta lại cho đó là ý kiến của Kenvin. Chẳng hạn
như có nhiều người thường nhắc đến một câu tiên đoán về triển vọng của nghiên
cứu vật lí mà họ cho là câu của Kenvin: bây giờ vật lí không còn gì để khám phá
nữa, cái còn lại chỉ là đo đạc chính xác, chính xác và chính xác. Đe làm cho người
đọc tin chắc rằng câu đó đúng là của Kenvin, nhiều tài liệu ghi rõ đó là câu
Kenvin nói tại một cuộc họp hàng năm của hội Vì Sự Tiến bộ Khoa học Anh quốc
năm 1900.
Dù cho có chỉ ra hoàn cảnh cụ thể của sự ra đời câu nói đó thì cũng vẫn
không thể tin, bởi vì tác giả khẳng định câu nói đó là của Kenvin nhưng lại không
chỉ rõ ràng và chính xác rằng tác giả đã trích dẫn câu nói đó từ nguồn gốc xuất xứ
nào. Một câu nói như vậy, một ý kiến như vậy mà không được ghi lại dưới dạng
văn bản, chẳng hạn bài báo, kỉ yếu của hội nghị, ... là điều không ai tin. Vì vậy
nhiều người đã cảnh báo rằng có nhiều câu là do người khác nói nhưng người ta
muốn cho ý kiến của họ có trọng lượng hơn nên người ta bịa ra là câu nói của
Kenvin.
Những năm tháng cuối đòi
Uyliam Tômxơn về hưu ở tuổi
75. Đối với ông nói về hưu chỉ có nghĩa
là ông không ở ghế giáo sư đại học
Glatxgâu nữa. Còn trong khoa học và cả
ngoài khoa học ông vẫn làm việc bình
thưòng.
Sau khi về hưu, ông vẫn giữ liên Huy hiệu cùa huân chương công trạng

92
Uyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)

hệ chặt chẽ với đại học Glatxgâu. ông vẫn thường xuyên theo dõi và góp ý về
công việc khoa học của trường. Vì vậy năm 1904, sau khi nghỉ hưu đã 5 năm, đại
học Glatxgâu lại mời ông làm Hiệu trưởng danh dự.
Ngoài ra ông còn tham gia công việc khoa học ngoài nhà trường, ông vẫn
đi dự các hội nghị khoa học, thậm chí có một số hội nghị ban tổ chức đã mời ông
làm chủ tịch. Tại nhiều hội nghị ông còn đọc báo cáo về công trình của mình. Sau
khi ông nghỉ hưu ba năm, năm 1902, ông còn được tặng Huân chương Công trạng.
Huân chương này do vua Êđua VII (Ẻdouard VII) lập ra năm 1902. Ngay sau khi
vừa thành lập, huân chương đã trao cho ông, vì vậy ông là người đầu tiên được
nhận vinh dự này.
Ngoài ra, có lẽ ít người được biết rằng ông còn có những công việc liên
quan đến kinh doanh. Ngay khi còn đương chức, ông đã là thành viên của hai
hãng kinh doanh với vai trò cố vấn công nghệ và là thành viên của một công ti sản
xuất đồ điện với vai trò cố vấn kĩ thuật. Sau khi về hưu, ông vẫn làm việc trong
các tổ chức kinh doanh đó. Đồng thời, liền ngay sau khi về hưu, công ti trách
nhiệm hữu hạn Côđăc (Kodak) còn mời ông làm phó chủ tịch chi nhánh tại Anh.
Cũng nên nói rằng số tiền ông kiếm được từ những dịch vụ cố vấn này còn
lớn gấp bội tiền lương của ông. Vì vậy ông là nhà khoa học giàu có, ông có một
cơ ngơi bất động sản lộng lẫy và đặc biệt ông có một du thuyền (thuyền buồm)
sang trọng. Bản thân ông là một tay lái thuyền cừ khôi, ông vẫn thường xuyên
chở gia đình, bạn bè và các cộng sự du ngoạn bằng chiếc thuyền buồm của mình.
Ngày nay trong trường đại học Glatxgâu có một phòng trưng bày các công
trình gốc của ông, các dụng cụ thí nghiệm mà ông đã sáng chế và cả những đồ
dùng cá nhân của ông như chiếc tẩu hút thuốc. Nhớ rằng trong cuộc đời làm khoa
học của mình, từ năm 16 đến năm 83 tuổi, ông có 650 bài báo khoa học và 70
bằng sáng chế.

93
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Tại cuộc họp của hội Vì Sự Tiến bộ Khoa học Anh quốc vào khoảng nửa
đầu năm 1907, ông còn tham gia thảo luận về vấn đề phóng xạ rất sôi nổi và hoạt
bát. Đến tháng 9 năm ấy bà vợ kế của ông đột nhiên bị bại liệt. Nỗi đau buồn lớn
đó làm cho ông kiệt quệ. Riêng bản thân ông, ông bị bệnh đau thần kinh mặt đã
năm chục năm. Năm 1906 ông đã phải qua một cuộc đại phẫu. Bây giờ bệnh tình
ác nghiệt của bà vợ đã hoàn toàn quật ngã ông. ông trở thành con bệnh thần kinh,
ỏng đi đi lại lại thơ thẩn suốt ngày quanh hành lang mà không biết mình đang làm
gì, cũng không có cảm giác gì về thời tiết, do đó ông bị cảm lạnh. Sau khoảng hai
tuần mê man bất tỉnh, ông ra đi một cách chậm chạp, yên lặng vào ngày 17 tháng
12 năm 1907, thọ 83 tuổi.
ỏng là người chẳng những được giới trí
thức, sinh viên mà cả người dân Glatxgâu
ngưỡng mộ nên ban lễ tang quyết định tổ chức
lễ viếng ông ngay tại khuôn viên trường đại
học Glatxgâu. Thi hài ông được quàn tại căn
phòng sang trọng nhất của nhà trường. Mãi đến
ngày 23 thi hài ông mới được di quan đến Luân
Đôn và chôn cất tại tu viện Vetminhtơ (Westminster). Ngôi mộ ông nằm ngay bên
cạnh ngôi mộ Niutơn.

94
Galilêô Galilê (1564-1642)

VI.7- Galiiêô Galilê (1564-1642)

Lời dẫn
ở lớp 6, chúng ta gặp nhà bác học này ở bài 20, Vật lí 6, khi nói đến một
dụng cụ đo độ nóng lạnh của không khí. Dụng cụ đó được mô tả bằng hình vẽ
20.3 ở trang 64. Cũng theo Vật lí 6 thì đó là dụng cụ đo độ nóng lạnh đầu tiên của
loài người do Galilê sáng chế ra.
Galilêô Galilê, thời thơ ấu
Galilêô Galilê (Galileo Galilée) là nhà vật lí và thiên văn người Italia.
Galilêô sinh ngày 15 tháng 2 năm 1564 ở Pidơ (Pise), bên cạnh Phlorenxơ
(Plorence).
Ngày nay Italia chia thành 20 vùng lãnh thổ. Pidơ và Phlorenxơ là hai tỉnh
nằm kề bên nhau và cùng thuộc vùng Tôxcan (Toscane), đó là vùng nằm ở phía
tây Italia, trên bờ biển Tirênê, Phlorenxơ là thủ phủ của
Tôxcan. Pidơ là địa danh nhiều người biết vì có ngôi tháp
nghiêng nổi tiếng thế giới. Còn Phlorenxơ là nơi tập
trung dày đặc công trình nghệ thuật và kiến trúc nhất
Italia. Đó là những công trình nổi tiếng thế giới, mỗi năm
thu hút hàng triệu du khách khắp nơi.
Năm 1982, quần thể những công trình ở trung tâm Galilêô Galiỉê
lịch sử Phlorenxơ được UNESCO công nhận là di sản thế
giới. Năm 1987, quần thể gồm bốn công trình, trong đó có tháp nghiêng Pidơ,
trong khu vực gọi là Quảng trường Giáo đường thuộc Pidơ, cũng được UNESCO
công nhận là di sản thế giới.
Gia đình Galilê thuộc tầng lớp quý tộc nhỏ, nhưng nguồn sống chủ yếu là
dựa vào buôn bán. Cha Galilêô tên là Vanhxendô Galilê (Vincenzo Galilée), mẹ là

95
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Giulia Amaneti đi Pexia (Giulia Ammannati di Pescia). ông bà Vanhxendô-Giulia


Amaneti sinh được bảy người con, Galilêô là con cả. ông Vanhxendô là người
buôn bán loại đàn có tên là đàn luýt nhưng ông hiểu biết âm nhạc khá rành, ông
viết cuốn sách Đổi thoại với âm nhạc hiện đại và có tham gia những cuộc tranh
luận về lí luận âm nhạc, v ề sau ông còn trở thành ca sĩ nghiệp dư và đặc biệt trở
thành người sửa chữa nhạc cụ rất khéo tay.
Khi Galilêô còn nhỏ, ông Vanhxendô tự chăm lo việc dạy dồ cậu ở nhà,
nhưng ông không có ý định hướng cho cậu theo sở thích của ông là âm nhạc. Đen
năm Galilêô mười tuổi, gia đình ông chuyển đến ở Phlorenxơ''^ ở đây, ông nhờ
linh mục Giacôpô Boocghini (Giacopo Borghini) dạy dỗ Galilêô. Hai năm sau,
ông gửi Galilêô vào học trường dòng Xanta Maria dơ Valômbrôxa (Santa Maria
de Vallombrosa). Tại đây Galilêô chủ yếu là tập sự các công việc của một tu sĩ,
nhưng cậu lại tỏ ra không thích công việc đó. Vì thế nhân việc Galilêô bị đau mắt,
ông Vanhxendô xin cho Galilêô được ra khỏi trường. Galilêô về tự học tại gia
đình.
(1) Khi đó trên bán đảo Italia chưa tồn tại quốc gia Italia mà tồn tại nhiều lãnh địa, công quốc,
thành bang,... độc lập và đấu tranh với nhau. Trong đó Pidơ và Phlorenxơ là hai trong số
những lãnh địa như thế.

Những bước đi đầu tiên


Năm 1581, Galilêô mười bảy tuổi, ông Vanhxendô muốn cậu cả nhà mình
theo nghiệp một vị danh y dòng họ Galilê nổi tiếng một thời, vì vậy ông khuyên
anh theo học ngành y tại trường Đại học Pidơ. Mặc dầu tuân theo ý cha, nhưng
Galilêô cũng tỏ ra không mấy hứng thú với ngành học này. Biết được tâm trạng
của Galilêô, một người bạn của ông Vanhxendô là Ôtxtiliô Richxi (Ostilio Ricci)
gợi ý Galilêô hãy thử làm quen với ngành toán, mặc dù lúc đó anh học ngành y đã
được hai năm. Galilêô nhiệt thành hưởng ứng lời gợi ý đó. Chú ý rằng ở Italia

96
Galilêô Galilê (1564-1642)

vào thời ấy, thuật ngữ toán học được hiểu là bao gồm cả toán học, thiên văn học
và vật lí học.
Qua một thời gian ngắn tìm hiểu, Galilêô đã tỏ ra rất ham thích toán học.
Anh bắt đầu sao nhãng những bài học về y và tìm đọc các sách hình học, vật lí,
thiên văn của ơclit (Euclide), Pitago (Pythagore), Acsimet (Archimède), Côpecnic
(Copemic).
Không chỉ ham thích qua việc đọc sách mà anh còn chú ý cả lứiững hiện
tượng vât lí xảy ra chung quanh. Chẳng hạn có lần
vào nhà thờ anh thấy chiếc đèn chùm treo trên
vòm đu đưa, anh để ý thấy hình như nhịp đu đưa
của đèn rất đều nhau. Không chần chừ, anh nghĩ
ngay ra cách dùng tay nọ bấm nhịp mạch tay kia
thay cho đồng hồ để kiểm tra điều phán đoán của
mình. Bằng cách đó anh nhận thấy quả nhiên anh
đã đoán đúng.
...anh thấy chiếc đèn chùm treo
Trong thời gian này nhiều khi anh có cảm trên vòm nhà thờ đu đưa.

giác như mình đang lơ lửng ở đâu đó. Chân thì


bước đến giảng đưÒTig để nghe các bài giảng về y học nhưng đầu thì luôn nghĩ
đến vật lí, đến thiên văn. Anh ở trong trạng thái đầu óc như thế mất hai năm. Cuối
cùng anh nhận ra rằng thiên hướng bản năng của anh chính là toán học. Vì vậy,
Galilêô quyết định bỏ học ngành y, trở về Phlorenxơ, mặc dù đã mất bốn năm
theo học ngành này (từ 1581 đến 1585). Từ đó Galilêô chuyên tâm đi sâu vào toán
học, thiên văn học và vật lí học.
Nhờ có hai năm đọc các sách toán, vật lí, thiên văn nên khi về Phlorenxơ
anh không cảm thấy bỡ ngỡ mà có thể bắt tay ngay vào công việc. Anh chứng
minh các định lí về tâm hấp dẫn của các vật rắn, anh làm các thí nghiệm về

97
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

lực đẩy Acsimet. Đặc biệt anh mở rộng việc nghiên cửu về sự đu đưa của bộ đèn
chùm trong nhà thờ thành nghiên cứu về con lắc. Từ việc nghiên cứu con lắc, anh
sáng chế ra dụng cụ đo nhịp mạch của tim người, thời đó chưa có dụng cụ đo này.
Đồng thời anh cũng bắt tay vào nghiên cứu về sự rơi của các vật.
Vừa làm các công việc trên, anh vừa tìm một công việc giảng dạy ở trường
đại học. Dù chưa một ngày chính thức ngồi trên ghế trường đại học học đe học
toán, vật lí, thiên văn nhưng thời kì anh tìm sách đọc cũng là thời kì anh tự học
một cách nghiêm túc vì vậy anh tin rằng anh có thể dạy được các môn đó ở đại
học.
Một nhà toán học giới thiệu anh với đại công tước Phecđinăng I
(Perdinand I) công quốc Tôxcan (Toscane/^\ VỊ đại công tước này đồng ý dành
cho anh ghế giáo sư toán tại đại học Pidơ với lương sáu chục ê quy vàng một năm.
Anh biết rằng đó là đồng lương ít ỏi nhưng cũng phải chấp nhận. Thế là anh từ
Pidơ trở về Phlorenxơ, rồi bây giờ lại từ Phlorenxơ trở lại Pidơ. Và ngày 12 tháng
9 năm 1589 anh đọc bài giảng đầu tiên trong cuộc đời dạy học của anh tại đại học
Pidơ. Hai năm sau đó, anh vừa dạy học vừa làm các thí nghiệm về cơ học, về vật
lí học vừa viết quyển sách về cơ học.

(2) Khoảng thời gian từ thế ki XVI đến thế ki XIX, Tôxcan ỉà một vùng đất ngày nav là các tinh
Pidơ, Phlorenxơ , Xiênơ, ... . Trong một thời gian dài, những người họ Mêđixi (Mẻdicis) thay
nhau cai quản vùng đất này. Đại công tước Phecđinăng I, cũng thường gọi là Phecđinăng I đơ
Mêđixi (Perdinand ler de Médicis), là người mở đầu của thời kì cai quân đó. Năm 40 tuổi,
Phecđinăng I kết hôn với công chúa nước Pháp Crixtinơ dơ Lorenơ (Christine de Lorraine).

Trong thời gian dạy tại đại học Pidơ, mối quan hệ giữa anh và một người
con trai của đại công tước Phecđinăng I không êm đẹp lắm. Vì vậy anh nghĩ mình
phải ra đi. Do đó, sau ba năm ở Pidơ, năm 1592 anh xin chuyển đến dạy tại trưòng
đại hoc Pađu (Padoue) ở Vơnidơ (Venise). Hồi đó, Vơnidơ là một lãnh địa gọi là
cộng hòa Vơnidơ, nổi tiếng về nghề đóng tàu quân sự và nghề làm cửa kính màu

98
Galilêô Galilê (1564-1642)

nghệ thuật. Nhưng điều đáng nói là ở đây Galilêô được tự do hon ở Pidơ rất nhiều,
anh có thể tự do nghiên cứu những vấn đề theo ý mình mà không đến nỗi quá lo
lắng bị thẩm vấn như ở Pidơ.
ở đại học Pađu anh dạy cơ học ứng dụng, toán, thiên văn và kiến trúc quân
sự. Đồng thời anh nghiên cứu về sự rơi của các vật bằng cách dùng mặt phẳng
nghiêng. Đặc biệt những bài giảng về cơ học của anh rất hấp dẫn đối với sinh
viên, ngay cả những nhà vật lí cũng có nhiều người khen ngợi. Sau này, cha
Mecxen (père Mersenne), một học giả người Pháp, phát biểu rằng những bài
giảng cơ học của Galilêô hồi ấy xứng đáng được gọi là môn Cơ học Galilê.
Năm 1591, ông Vanhxendô qua đời. Từ đó gánh nặng
gia đình đặt cả lên vai anh. Anh phải mở những lóp dạy tư tại
nhà dành cho các sinh viên con nhà giàu để kiếm thêm tiền
trang trải các món chi tiêu của gia đình gồm bốn người, bản
thân anh, mẹ anh và hai em gái. Anh là người quản lí gia đình
tồi, nhưng nhờ bạn bè và những người hảo tâm giúp đỡ nên vấn
đề tài chính trong gia đình cũng tạm ổn.
Năm 1599, anh gặp Marina Gămba (Marina Gamba),
một cô gái người Vơnidơ, trẻ, xuất thân từ một gia đình bình
dân. Hai người chung sống với nhau trong một thời gian nhưng
không làm lễ cưới. Họ có với nhau ba người con, hai gái đầu
lòng và một trai út. Nhiệt kế Galilê

Trong thời gian này ngoài việc dạy tại đại học Pađu anh
còn viết sách dùng cho sinh viên tham khảo, viết tài liệu dùng trong huấn luyện
pháo binh. Anh cải tiến chiếc com pa tỉ lệ giúp cho việc xử dụng được thuận tiện
hơn. Lúc đó chiếc com pa này rất được ưa chuộng trong thương mại.
Nhiệt kế Galilê

99
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Theo Ghiômơ Libri (Guillaume Libri), nhà toán học Italia nổi tiếng, người
đã đọc rất kĩ một lượng đồ sộ các bản viết tay, các thư từ và cả các sách mà Galilê
viết, thì trong khoảng thời gian 1602 - 1603 (tức là khoảng thời gian Galilê đang
dạy ở Pađu) Galilê có làm thí nghiệm quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
Ngày nay các dụng cụ thí nghiệm hồi đó không còn và cũng không còn
một di vật gì (chẳng hạn một bản vẽ) làm chứng cứ. Tuy nhiên có hai nguồn tài
liệu có thể giúp ta hình dung ra dụng cụ thí nghiệm đó. Nguồn thứ nhất là tài liệu
do Bênêđetô Caxtenli (Benedetto Castelli), nhà toán học Italia, học trò đồng thời là
bạn của Galilê, viết năm 1638. Nguồn thứ hai là tài liệu hiện được lưu giữ tại bảo
tàng Lịch sử Khoa học Phlorenxơ.
Trước hết ta hãy nói về tài liệu thứ nhất. Trong
tài liệu đó Caxtenli kể lại rằng ông trông thấy Galilê cầm
một chiếc bình thủy tinh nhỏ vào cỡ quả trứng gà, cổ
của cái bình nhỏ có dạng một cái ống (cũng bằng thủy
tinh) nhỏ vào cỡ thân cây lúa mì và dài khoảng
16 inches (khoảng bốn mươi xăngtimet). Galilê ấp
ĩ?
chiếc bình nhỏ đó bằng hai bàn tay để sưởi ấm cho
bình. Sau đó Galilê lộn ngược chiếc bình nhỏ, hướng cổ
bình xuống phía dưới và cắm vào một chiếc bình hình
cầu lớn có đựng nước, miệng cổ bình chìm trong nước
(xem hình ở trang trước). Khi Galilê buông tay ra thì
thấy nước trong bình hình cầu bị hút lên trong cổ bình
nhỏ lộn ngược ở bên trên.
Hiện tượng này là do sự dãn nở vì nhiệt của
Nhiệt kế Galiỉê
khối không khí trong bình nhỏ gây ra: khi buông tay ra (Nhiệt kế phản ứng chậm)

thì khối không khí trong bình nhỏ lạnh đi do đó thể tích

100
Galilêô Galilê (1564-1642)

cùa nó giảm, nước ở bên ngoài bị hút vào trong cổ bình làm cho mực nước trong
cô bình dâng lên. Sự dâng lên hay hạ xuống của mực nước trong cổ bình cho phép
ta nhận biết được nhiệt độ của không khí giảm hay tăng. Dụng cụ như Caxtenli đã
mô tả chỉ dùng để quan sát sự thay đổi nhiệt độ vì vậy nên gọi là nhiệt nghiệm thì
chính xác hơn. Theo Ghiômơ Libơri thì Galilê đã biểu diễn thí nghiệm này cho
Caxtenli xem. Do đó, những điều mà Caxtenli mô tả như trên là có thể tin cậy. Đó
chính là chiếc nhiệt kế (nhiệt nghiệm) đã mô tả ở hình 20.3, Vật lí 6 và ở cả hình
vẽ ở trang trước mà ta gọi là nhiệt kế Galilê.
Ta chuyển sang nói về tài liệu thứ hai. Tài liệu này mô tả một đụng cụ gọi
là nhiệt kế phản ứng chậm. Dụng cụ này gồm một bình thủy tinh hình trụ đựng
nước và một số bình cầu nhỏ giống nhau nhưng khối lượng khác nhau chìm nổi
trong nước.
Trong viện bảo tàng hiện nay không còn hiện vật. Nhưng trên thương
trường có bán một loại nhiệt kế, chủ yếu dùng để trang trí, có cấu tạo giống như
nhiệt kế phản ứng chậm được mô tả trên đây và người ta cũng gọi là nhiệt kế
Galilê. Cụ thể là mỗi nhiệt kế gồm một bình thủy tinh hình trụ đựng một chất lỏng
trong suốt (nước). Khối chất lỏng trong bình hình trụ có chứa một số lọ nhỏ, hàn
kín, có màu sắc khác nhau (xem hình bên). Tất cả các lọ này có thể tích bằng
nhau, nhưng có khối lượng khác nhau. Vì để trang trí nên các lọ nhỏ trong khối
chất lỏng có màu sắc khác nhau để cho đẹp.
Hoạt động của nhiệt kế này cũng dựa vào sự dãn nở vì nhiệt, nhưng ở đây
là sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng đựng trong bình hình trụ: khi nhiệt độ thay đổi
thì thể tích khối chất lỏng trong bình thay đổi làm cho khối lượng riêng của khối
chất lỏng đó thay đổi. Lọ nào có khối lượng riêng bằng khối lưọTig riêng của khối
chất lỏng trong bình thì sẽ lơ lửng trong khối lỏng đó. Nhìn lọ nhỏ lơ lửng sẽ biết
được nhiệt độ.

101
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Trong tài liệu không nói rõ ai đã sáng chế ra loại nhiệt kế phản ứng chậm.
Nhưng theo Ghiômơ Libơri thì một người học trò của Galilê là đại công tước
Phecđinăng đã sáng tạo ra loại nhiệt kế đó. Có lẽ vì Phecđinăng là học trò của
Galilê nên nhiệt kế này cũng gọi là nhiệt kế Galilê. Tóm lại là hiện nay có hai loại
nhiệt kế đều được gọi là nhiệt kế Galilê.

Phecđinăng II là cháu nội của Phecđinăng I và Crixtinơ đơ Lorenơ nói ở chú thích (2).

Chế tạo kính thiên văn


Cuối năm 1604 có một ngôi sao đột nhiên xuất hiện rồi sau ít lâu nó lại đột
nhiên biến mất, người ta gọi nó là ngôi sao
mới. Galilê quan sát ngôi sao mới khá tỉ mỉ và
tháng 2 năm 1605, anh công bố những quan sát
đó. Hiện tượng này gây ra trong anh sự xáo
trộn nhẹ về tâm tư. vấn đề là ở chỗ thời ấy học
thuyết Arixtôt (Aristot) giữ địa vị thống soái
trong khoa học; học thuyết đó nói rằng các
thiên thể trong bầu trời là không biến đổi và
vĩnh viễn tồn tại. Từ lâu anh vẫn tin vào điều
Ngôi nhà (giữa), nơi sinh Galilê
đó. Nhưng hiện tượng ngôi sao mới mâu thuần
hoàn toàn với học thuyết Arixtôt, tức là mâu thuẫn với những điều mà anh vẫn tin.
Trong anh bắt đầu xuất hiện những dấu hỏi về những điều mà lâu nay anh vẫn đặt
lòng tin vào đó.
Tháng 5 năm 1609 Galilê nhận được một bức thư của một sinh viên cũ
người Pháp tên là Giăc Bađôve (iacques Badovère) gửi từ Paris. Bức thư báo tin
cho Galilê biết là năm trước, tức năm 1608, ở Hà Lan người ta đã chế tạo được
chiếc kính có thể nhìn rất xa, đến mức có thể nhìn thấy những ngôi sao mà mắt

102
Galilêô Galilê (1564-1642)

thường không nhìn thấy. Chỉ vài dòng thư ngắn đó, Galilê quyết định bắt tay ngay
vào việc chế tạo chiếc kính như đã được Bađôve thông báo.
Thực ra thì từ lâu Galilê đã ước ao có một chiếc kính như thế. ông cho
rằng chế tạo được chiếc kính như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho việc quan sát các
ngôi sao, như quan sát ngôi sao mới nói trên chẳng hạn. Trong thời gian này,
Galilê đang dạy đại công tước Côxmơ II dơ Mêđixi (Cosme II de Médicis), con
trai của đại công tước Phecđinăng I và Crixtinơ dơ Lorenơ và là cha đẻ của
Phecđinăng II. Cho đến lúc này Galilê đã dạy Côxmơ II được bốn năm theo sự gửi
gắm của Phecđinăng I và cũng là đề trả ơn Phecđinăng I đã giúp đỡ Galilê có một
chỗ đứng khởi đầu làm bàn đạp để bước vào nghề dạy học. Nhưng lòng mong
muốn chế tạo chiếc kính để quan sát sao lớn đến nỗi Galilê đành xin lỗi đại công
tước Phecđinăng I cho ông ngừng việc dạy đại công tước Côxmơ II để ông tập
trung vào việc chế tạo chiếc kính.
Ta nhớ lại rằng ngay từ bé Galilê đã nổi tiếng là một “chú nhóc” khéo tay;
chú có thể dựng lại được mô hình của những cỗ máy đơn giản mà chú đã có dịp
quan sát. Bây giờ qua mấy dòng thông tin rất sơ sài của Bađôve, Galilê đã hình
dung ra được cấu tạo của chiếc kính và
những việc mà ông sẽ phải làm. ít lâu sau,
chiếc kính đã được hoàn thành. Các vật
nhìn qua chiếc kính của ông không bị biến
dạng như chiếc kính ở Hà Lan và nhìn vật
cũng rõ hơn (chiếc kính này phóng đai
được 6 lần, còn chiếc kính ở Hà Lan chỉ
phóng đại được 3 lần; thực ra chiếc kính ở
Hà Lan là một đồ chơi còn chiếc kính của Galilê giới thiệu chiếc kính thiên văn với
Galilê là một dụng cụ khoa học). Thành các nhà chức trách Vcmidơ

103
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

tích này làm cho nhiều người hết sức ngạc nhiên. Việc chế tạo thành công chiếc
kính thiên văn có tiếng vang rất lón, do đó nó đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời
Galilê.
Ngay sau đó ông lại chế tạo chiếc kính thứ hai. Vì đã có chút ít kinh
nghiệm nên chiếc kính thứ hai này tốt hơn chiếc kính trước. Galilê mang chiếc
kính thứ hai đến giới thiệu với các nhà chức trách cao cấp của Vơnidơ và trình
diễn trước công chúng. Cuộc trình diễn được tổ chức tại nóc gác chuông trong
quảng trưÒTig Xanh Mac (Saint-Marc). Những người đến xem tỏ ra vô cùng thích
thú, nhìn những cây cầu hay những nóc nhà ở khu vực Muranô (Murano) cách đó
hơn 2 cây số mà tưởng như chỉ cách chừng vài trăm mét.
Sau khi trình diễn, Galilê tặng lại chiếc kính cho Vơnidơ. Bù lại, nhà cầm
quyền Vơnidơ tuyên bố là sẽ dành cho Galilê làm việc suốt đời tại Vơnidơ với
mức lương tăng gấp đôi. Nhờ đó Galilê không còn phải lo lắng vấn đề tài chính
của gia đình.
Tuy nhiên cũng cần nói rằng, cho đến lúc ấy Galilê vẫn chưa hiểu đầy đủ lí
thuyết quang học. Việc chế tạo kính phần lớn là dựa vào mò mẫm. Vì vậy chất
lượng của những chiếc kính được Galilê sáng tạo không đều nhau. Một số chiếc
không dùng được ừong quan sát thiên văn. Cuộc trình diễn ở Bôlônhơ (Bologne)
tháng 4 năm 1610 đã thất bại thảm hại, một người bạn của Kêple (Kepler) viết thư
báo cho Kêple biết như vậy.
Bản thân Galilê, vào tháng 3 năm 1610, cũng thừa nhận rằng trong số hơn
60 chiếc kính mà ông đã sáng tạo ra chỉ có vài ba chiếc là đạt yêu cầu (với những
chiếc kính đó, ta có thể quan sát thấy vết Mặt Trời). Còn đại bộ phận thì chỉ thuộc
loại dùng tạm được. Mặc dầu vậy, Galilê vẫn ra sức tìm hiểu để nâng cao
chất lưọng của kính, đến tháng 9 năm ấy ông đã tạo ra được chiếc kính phóng đại
đến 20 lần.

104
Galilêô Galilê (1564-1642)

Những chiếc kính Galilê sáng tạo chủ yếu dùng đế quan sát thiên văn, vì
vậy ta gọi đó là kính thiên văn. Hiện nay một số kính thiên văn do Galilê sáng tạo
vần được triển lãm trong Viện Bảo tàng Lịch sử Khoa học Phlorenxơ.
Các quan sát thiên văn
Việc chế tạo thành công kính thiên văn giúp Galilê tiến rất xa trong quan
sát thiên văn. Trước hết, Galilê quan sát giải ngân hà và mặt trăng, ông cho biết
giải ngân hà không phải là giải sáng liên tục mà là bao gồm vô vàn các vì sao.
Còn mặt trăng thì bề mặt của mặt trăng không bằng phẳng mà là rất nhiều chỗ lồi
lõm. Có nhiều chỗ lồi cao như những trái núi. Theo ước lượng của Galilê thì có
nhiều ngọn núi cao đến 7000 m. Trong một tài liệu công bố về sau, Galilê nói
ràng núi mặt trăng cao hơn núi trên Trái Đất (thực ra nhận xét đó không đúng,
chúng cao xấp xỉ như nhau).
Lại một lần nữa, Galilê bị xáo trộn tâm tư. Arixtôt cho rằng có hai thế giới,
thế giới “tầng dưới mặt trăng” (thế giới trần tục) và thế giới “tầng trên mặt trăng”
(thế giới thiên đình). Thế giới “tầng dưới” gồm Trái Đất và những “vật” nằm giữa
Trái Đất và mặt trăng. Trong thế giới này không có gì hoàn hảo và luôn thay đổi.
Thế giới “tầng trên” là thế giới bắt đầu từ mặt trăng trở đi. Trong thế giới này chỉ
có những hình hình học hoàn hảo (hình cầu) và những chuyển động đều, vĩnh cửu
(chuyển động tròn). Vậy theo Arixtôt thì mặt trăng thuộc thế giới “tầng trên”,
nghĩa là thuộc thế giới hoàn hảo. Nhưng rõ ràng là quan sát mặt trăng của Galilê
cho thấy mặt trăng không hoàn hảo như học thuyết Arixtôt.
Ngày 07 tháng 1 năm 1610 Galilê quan sát sao Mộc (lupiter). Quan sát
này cho thấy gần sao Mộc có 3 sao nhỏ. Nhưng sau vài đêm quan sát tiếp,
Galilê phát hiện ra không phải ba mà là bốn sao nhỏ. Bốn sao nhỏ quay chung
quanh sao Mộc.

105
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Ngày 12 tháng 3 năm ấy, Galilê công bố tại Vơnidơ một tài liệu lấy tên là
Thông điệp của các vì sao, trong đó ông mô tả rõ các quan sát nói trên và những
kết quả thu được. Đặc biệt, việc phát hiện ra bốn sao nhỏ quay chung quanh sao
Mộc mang lại cho Galilê một vấn đề lớn không thể bỏ qua: phải chăng có thể coi
đó là một hệ giống như hệ Mặt Trời, sao Mộc đối với các sao nhỏ của nó đóng vai
trò như Mặt Trời? Đây là một hiện tượng nữa làm cho Galilê nghi ngờ học thuyết
Arixtôt nói rằng Trái Đất đứng yên, Mặt Trời quay chung quanh Trái Đất. Tuy
nhiên, bên ngoài Galilê vần phải tỏ ra là đồ đệ của Arixtôt (vì Arixtôt được nhà
thờ ủng hộ) nhưng bên trong thì thực chất là đã có sự xói mòn lòng tin của ông
vào học thuyết Arixtôt.
Vào thời gian này, Galilê có ý
muốn trở về Phlorenxơ. Đe thực hiện ý
muốn đó Galilê thấy cần có sự giúp đỡ của
một người học trò cũ và cũng là người bảo
vệ mới của mình là đại công tước Côxmơ
II đo Mêđixi. Vì vậy Galilê gọi bốn sao
nhỏ quay chung quanh sao Mộc là các sao
Mêđixi với ẩn ý là tôn vinh dòng họ
Mêđixi, (nhưng trong thực tế người ta
Hungari Rumani
không gọi tên các sao đó theo Galilê mà
Tem của một so nước ki niệm
gọi là các mặt trăng Galilê). 400 năm năm sinh Galilê
Ngày 10 tháng 4 năm 1610, Galilê
mang kính thiên văn đến tận công đường của công quốc Tôxcan để các nhà chức
trách Tôxcan có thể tự mình quan sát sao Mộc và các sao Mêđixi. Đồng thời
Galilê cũng tố chức một số buối thuyết trình về đề tài này tại đại học Pidơ. Những
động thái này là một thắng lợi quan trọng đối với Galilê.

106
Galilêô Galilê (1564-1642)

Ngày 10 tháng 7 năm 1610 Galilê trở về Phlorenxơ dạy tại đại học Pidơ và
vẫn được hưởng lưoTig ưu đãi như ở Vonidơ.
Đen đây, người viết muốn mở một dấu ngoặc để nói qua về cuộc sống
riêng của Galilê.
Trên đây ta đã nói năm 1599, Galilê gặp rồi chung sống với một cô gái
người Vonidơ, Marina Gămba. Họ đã sống chung với nhau khoảng mười năm,
nhưng không làm lễ cưới. Lúc này, vì Galilê xin được chuyển về Phlorenxơ nên
quan hệ của họ gặp trắc trở và họ chia tay nhau. Galilê mang theo hai cô con gái,
cô chị 10 tuoi, cô em 9 tuổi; còn cậu con trai út 4 tuổi thì ở lại với mẹ. Sau này
Galilê gửi hai con gái vào trưòng dòng rồi một thời gian sau hai cô trở thành hai
xơ, cô cả là xơ Mari Xêlextơ (Marie Céleste), cô em là xơ Axengiơla (Arcangela).
Sau khi hai cô chị chuyển về Phlorenxơ được ít lâu thì cậu con trai út cũng
chuyển về Phlorenxơ. Tại đây, Galilê thuê cô Marina Bactôludi (Marina
Bartoluzzi) trông nom cậu con trai, ông trả công cô bằng cách giao cho cô toàn
quyền quản lí cửa hàng bán đàn luýt của ông Vanhxendô để cô kinh doanh. Lớn
lên cậu này học trưòmg luật và về sau trở thành người chơi và buôn bán đàn luýt
giống như ông Vanhxendô (tức ông nội không chính thức của cậu).
Còn Marina Gămba, sau khi chia tay với Galilê vài năm thì qua đời tại một
giáo khu ở Xan Đanielơ (San Daniele), hôm ấy là ngày 21 tháng 8 năm 1612.
Người viết xin khép dấu ngoặc tại đây và trở lại nói về những hoạt động
khoa học của Galilê.
Ngày 25 tháng 7 (năm 1610, ngay sau khi về Phlorenxơ) Galilê quan sát
sao Thổ (Satume) và nhận thấy một hiện tưọTig rất thú vị là ở hai bên sao này lại
có hai hình giống như hai cái tai, lúc ấy người ta gọi đó là tai sao Thổ.
(Mãi đến 50 năm sau, nhờ có kính thiên văn mạnh hơn, Critxchiên Huy ghen
(Christian Huygens) mới nhận ra đó là những vành sao Thổ).

107
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Đến tháng 9 năm ấy, Kêple công bố một báo cáo ngắn về những kết quả
quan sát sao Mộc của ông. Báo cáo này thể hiện rõ sự ủng hộ của ông đối với
Galilê. Trong báo cáo, Kêple gọi những mặt trăng Galilê bằng một từ mới do ông
đặt ra là “satellite”, đó là một từ La tinh có nghĩa là vệ sĩ (người bảo vệ, luôn luôn
phải theo sát chủ), chuyển ngữ sang tiếng Việt ta nói là vệ tinh. Vậy theo cách đặt
tên của Kêple thì ta nói sao Mộc có bốn vệ tinh, còn Trái Đất chỉ có một vệ tinh,
đó là Mặt trăng.
Cũng trong tháng 9, Galilê hưóng ống kính lên sao Kim (Vénus) ông khám
phá ra sao Kim có hai pha khác nhau*^'*\ ông nói rằng hiện tượng này thật khó giải
thích nếu tin rằng Trái Đất đứng yên như học thuyết Arixtôt.

(4) ở Việt nam, ta quan sát thấy sao Mai ở đẳng đông vào ỉúc sáng sớm và sao Hôm ở đang tây
vào buổi chiều tối, thực ra hai sao này chi là một, đó chinh là sao Kim.

Ngày 29 tháng 3 năm 1611 hồng y giáo chủ Maphêô Bacbêrini (Maffeo
Barberini), nhân danh Tòa Thánh, mời Galilê đến trình bày những khám phá về
thiên văn của ông tại côlegiơ Giáo hoàng La mã và tại viện Hàn lâm Các Bảo
Miêu Tại La mã Galilê được đón tiếp rất trọng thể và ông lưu lại ở đó một
tháng. Còn ở viện Hàn lâm, Galilê được đón tiếp một cách hồ hởi, thân tình và
được thừa nhận là thành viên thứ sáu của viện.

(5) Nghĩa là viện Hàn lãm Các Chú Mèo Quỷ. Viện này do hoàng tử Phêđêricô và vài người bạn
thành lập năm 1603, là một trong những viện khoa học cổ nhất châu Âu. Những người thành lập
viện này coi mèo là loại động vật có đôi mắt rất tinh, nhìn được rất xa ngay cả trong bóng tối.
Cải tên của viện thể hiện ước vọng của những người thành lập viện là tầm nhìn của viện phải
tinh tường và thấu suốt.

Ngày 24 tháng 4 năm 1611 tại côlegiơ La mã (cách gọi vắn tắt của côlegiơ
Giáo hoàng La mã), Critxtôphôrơtx Claviutx (Christophorus Clavius), một nhân
vật nổi tiếng nhất của côlegiơ, khẳng định với hồng y giáo chủ Rôbe Benlamin
(Robert Bellarmin), giáo sư thần học của côlegiơ, rằng những quan sát thiên văn

108
Galilêô Galilê (1564-1642)

của Galilê là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi này không có
một kết luận nào tỏ ra là thừa nhận hay không thừa nhận những quan sát đó và
cũng không có một bình luận nào về những ý kiến mà Galilê đã rút ra từ những
kết quả quan sát của mình.
Những cuộc tấn công ban đầu nhằm vào Galilê
Trên đây ta đã thấy những quan sát thiên văn của Galilê làm nảy sinh một
số nghi ngờ về tính đúng đắn của học thuyết Arixtôt. Trước hết là sự xuất hiện và
biến mất của ngôi sao mới, tiếp theo là sự không hoàn hảo của mặt trăng. Đó mới
chỉ là những nghi ngờ nhỏ và những lời chỉ trích Galilê cũng chưa có gì nặng nề.
Nhưng một người bạn của Galilê là Xagređô (Sagredo) đã dự đoán là thế nào rồi
cũng có những con bão tố. Vì vây Xagređô đã khuyên Galilê cần phải tỉnh táo để
chống lại những đòn tấn công. Theo Xagređô thì chắc chắn là đại công tước của
công quốc Tôxcan sẽ ủng hộ ông, nhưng chính vì thế mà sẽ có nhiều kẻ ghen ghét
ông và những cuộc tấn công từ phía những kẻ ghen ghét ấy thì thật là đáng sợ.
Mũi tên đầu tiên của giới trí thức nhằm vào Galilê được bắn ra từ Mactin
Hoocki (Martin Horky), đồ đệ của giáo sư Giôvani
Antôniô Maghini (Giovanni Antonio Magini).
Tháng 6 năm 1610 anh ta công bố một bài báo tấn
công Galilê mà không hỏi ý kiến ông thầy của
mình. Với giọng châm biếm anh ta viết rằng những
nhà chiêm tinh rất cần biết tất cả các sao trên bầu Đồng tiền 2 ơrô (2 €) có hình
Galilề, do Italia phát hành năm
trời để làm các việc về chức năng “đoán sao”của họ. 2014
Thế nhưng các sao Mêđixi thì chẳng dùng được vào
việc gì cả, Thưọng đế không sáng tạo ra những cái vô ích, vậy có thật tồn tại các
sao này không?

109
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Đe chế diễu tác giả bài báo ấy, những người đứng về phái Galilê trả lời
một cách tinh nghịch rằng những sao ấy được việc đấy chứ, đó là việc trêu tức
Hoocki. Trở thành trò cười cho toàn trưòưg đại học, cuối cùng Hoocki bị ông thầy
sa thải, bởi vì Giôvani Antôniô Maghini không thể tha thứ một thất bại đắng cay
như vậy.
Từ khi trở về Phlorenxơ và từ vụ Hoocki, những người đối lập với Galilê ở
Pidơ biết rằng không thể nhằm vào các quan sát thiên văn để tấn công ông được
nên họ chuyển sang tấn công nhằm hạ uy tín cá nhân ông. Với mục đích đó, họ
tấn công ông về lí thuyết vật nổi, một vấn đề chẳng liên quan gì đến thiên văn!
Galilê cho rằng viên nước đá nổi bởi vì nó nhẹ hơn nước thưòmg, còn những
người đối lập với ông (phái Arixtôt) lại cho rằng một vật nổi bởi vì bản chất của
nó là nổi!
Cuộc tấn công này được mở đầu trong một bữa ăn chiều ở nhà đại công
tước Côxmơ II vào tháng 9 năm 1611. Vì Galilê đối lập với nhiều giáo sư ở Pidơ,
nhất là với Luđôvicô Đenlê Cômbê
(Ludovico Delle Combe) một nhân vật ' ,
nổi bật nhất ở Pidơ, nên cuộc tấn công
này khá ồn ào và kéo dài khá lâu.
Những người này trước sau chỉ có mỗi
một cái lí là Arixtôt đã nói như vậy!
Trong suốt thời gian của cái người ta
gọi là cuộc chiến vật nôi Galilê làm Nhà chiếu hình vũ trụ mang tên
Gaỉilêô Galilê tại Buênôt Airet
nhiều thí nghiệm để chứng minh ý kiến (Buenos Aires), Acheníina
của mình là đúng. Ket cục là
đối phương thì vẫn cứ cố “nài nỉ” với Galilê; thì Arixtôt đã nói như vậy mà! Còn
Galilê thì rõ ràng là đã ra khỏi cuộc tranh luận trong chiến thắng.

110
Galilêô Galilê (1564-1642)

Tuy nhiên, những cuộc tấn công Galilê cho đến lúc này chủ yếu là giới hạn
trong nội bộ giới trí thức và họ cũng chưa khai thác được khía cạnh tôn giáo nào
để hạ gục ông. Hcm thế có những cuộc tấn công còn tỏ ra rất “ngây thơ” chang
hạn như cuộc tấn công chung quanh vấn đề vật nổi nói trên. Tóm lại, phái đối lập
với Galilê vần chưa chạm đến cái đích quan trọng nhất mà họ nhằm vào là quan
điểm của Galilê về thuyết Trái Đất quay.
Đe giúp bạn đọc nắm được tại sao thuyết Trái Đất quay lại trở thành cái
đích quan trọng trong các cuộc tấn công Galilê, người viết thấy cần nói riêng đôi
chút ở đây về hai thuyết địa tâm và nhật tâm.
Từ thời xa xưa đã tồn tại hai thuyết liên quan đến chuyến động của Mặt
trời và Trái Đất. Thuyết nhật tâm coi Mặt trời đứng yên, Trái Đất chuyển động
chung quanh Mặt trời. Thuyết địa tâm thì ngược lại, coi Trái Đất đứng yên, Mặt
trời chuyển động chung quanh Trái Đất. Hầu hết những nhà thiên văn tin vào
thuyết địa tâm vì thuyết này được Arixtôt ủng hộ.
Khi những phương tiện quan trắc thiên văn đạt được độ chính xác cao hơn
người ta phát hiện ra một số mâu thuẫn giữa kết quả quan sát và thuyết địa tâm,
cũng có nghĩa là mâu thuần với học thuyết Arixtôt. Vào khoảng thế kỉ II trước
công nguyên, Ptôlêmê (Ptolémé) đưa ra những kiến giải khắc phục được các mâu
thuẫn, do đó cứu được thuyết địa tâm vì vậy người ta thường nói thuyết địa tâm là
học thuyết của Ptôlêmê.
Kể từ đó, thuyết địa tâm còn sống được gần hai nghìn năm nữa. Trong thời
gian rất dài đó, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của giáo hội, trong các trường học của
giáo hội chỉ đươc phép giảng dạy học thuyết Arixtôt và thuyết địa tâm (không ke
các môn thuộc giáo lí, thần học,... ). Ngoài ra thuyết địa tâm còn được ghi vào
trong kinh thánh.

111
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Đen thế kỉ XVI thuyết địa tâm gặp những khó khăn không dễ khắc phục
(cũng do quan trắc thiên văn đạt được độ chính xác cao hơn). Lúc ấy người ta mới
nhớ lại thuyết nhật tâm đã bị bỏ quên từ lâu. Một trong những người có công làm
sống lại thuyết nhật tâm là Côpecnic (Copemic). ỏng đã viết cuốn sách trình bày
những nội dung của thuyết một cách có cơ sở khoa học. Do đó người ta cũng
thường nói thuyết nhật tâm là học thuyết của Côpecnic.
Thuyết nhật tâm rõ ràng là trái với học thuyết Arixtôt và trái với kinh
thánh. Và người ta hiểu rằng nói trái với kinh thánh cũng đồng nghĩa với việc
chống lại giáo hội, chống lại nhà thờ. ở thời ấy phải là người dũng cảm lắm mới
dám lên tiếng bảo vệ thuyết nhật tâm. Vì vậy, để tấn công Galilê không gì lợi hại
hơn là tấn công quan điểm Trái Đất quay của ông. Cũng chính vì thế lực to lớn
của nhà thờ nên mặc dù Côpecnic đã viết xong cuốn sách, trình bày đầy đủ những
vấn đề cơ bản của thuyết nhật tâm từ lâu, nhưng ông phải cân nhắc rất kĩ mới dám
đưa in. Do đó mãi đến năm 1543 quyển sách này mới ra đời, trước khi tác giả của
nó sang thế giới bên kia vài ngày.
Bây giờ ta lại trở về vấn đề của chúng ta là những cuộc tấn công chống
Galilê về quan điểm của ông đổi với hai thuyết nhật tâm và địa tâm.
Ta nhớ lại việc phát hiện của Galilê về sao Mộc và bốn sao Mêđixi đã làm
cho ông nghi ngờ thuyết địa tâm. Sau khi suy nghĩ kĩ, ông tin chắc rằng không
phải là nghi ngờ nữa mà phải nói thuyết địa tâm là không đúng. Galilê nghĩ rằng
các sao Mêđixi quay chung quanh sao Mộc là hiện tượng gián tiếp chứng tỏ
không phải Mặt Trời quay chung quanh Trái Đất mà là Trái Đất quay chung
quanh Mặt Trời. Ngoài ra, qua việc quan sát sao Kim, Galilê lại được củng cố
thêm lòng tin của ông vào thuyết nhật tâm.
Đối với giáo hội thì những ý kiến đó của Galilê sẽ là một bất lợi lớn đối
với thuyết địa tâm và học thuyết Arixtôt, nó sẽ là một trái bom nổ chậm. Nhưng vì

112
Galilêô Galilê (1564-1642)

đên lúc ấy, Galilê vẫn chưa công khai phát biểu chính thức ý kiến của ông nên nhà
thờ và giáo hội vẫn chưa có cớ lên tiếng chống lại ông. Chẳng những thế, ông còn
được mời đến tiếp kiến các vị chức sắc tôn giáo cao cấp. Việc này chứng tỏ giáo
hội còn đang dùng biện pháp răn đe.
Tuy nhiên, khi nghe nói (dù chỉ là tin thất thiệt) những quan sát thiên văn
của Galilê có vẻ như đã được côlegiơ La mã thừa nhận thì những đối thủ của
Galilê lập tức lên tiếng phê phán côlegiơ này. Người ta hiểu rằng những lời phê
phán đó chỉ là lớp vỏ, thực chất là tấn công Galilê. Đenlê Cômbê buộc tội Galilê
rằng có một bản thánh ca đã công nhận thuyết địa tâm vậy mà Galilê còn tin vào
thuyết nhật tâm và còn lén lút truyền bá thuyết đó thì hẳn là Galilê có ý định viện
dẫn kinh thánh để làm cho kinh thánh phù hợp
với học thuyết của mình, ông ta lớn tiếng vu cáo
Galilê là cố ý bẻ cong kinh thánh. Tuy nhiên
hồng y giáo chủ Rôbe Benlamin nhận thấy Đenlê
Cômbê và phe phái của ông ta có một điểm yếu
là không có chứng cớ cụ thể để buộc tội Galilê.
Vì vậy Benlamin không lên tiếng ủng hộ Đenlê
Cômbê. Do đó, vụ việc chỉ ồn ào ít lâu rồi cũng
im lặng.
Trong các cuộc tranh luận, đôi khi Galilê
cũng gặp những người đối thoại trung thực “biết
điều”. Năm 1612 Galilê thảo luận với Crixtôphơ
Sâynơ (Christoph Scheiner), nhà thiên văn thiên
Tượng Galilê ở Phlorenxơ
chúa giáo người Đức, về đề tài vết Mặt Trời.
Sâynơ bảo vệ thuyết Mặt Trời là hoàn hảo, không có bất kì khiếm khuyết nào. Vì
thế, theo ông, vết Mặt Trời thực chất là những quần thể sao nằm giữa Mặt Trời và

13
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Trái Đất. Còn Galilê thì cho rằng vết Mặt Trời hoặc là nằm ngay trên bề mặt Mặt
Trời hoặc là nằm cách bề mặt Mặt Trời một khoảng không thể đo được. Ngày 22
tháng 3 năm 1613, viện Hàn lâm Các Bảo Miêu công bố nội dung cuộc thảo luận
này, trong đó có ý nói rằng cuối cùng Sâynơ cũng tỏ ý tán thành ý kiến của Galilê.
Cuộc tấn công chống Galilê tiếp tục
Sau mấy tháng “yên tĩnh”, ngày 02 tháng 9 năm 1612 cuộc tranh cãi (về
hai thuyết địa tâm, nhật tâm) mà thực chất là cuộc tấn công Galilê lại nổi lên.
Nicôlô Lorini (Niccolo Lorini), một giáo sư lịch sử giáo hội, người Đôminica dạy
ở Phlorenxơ, hôm đó “đọc” bài thuyết giáo chống lại thuyết Trái Đất quay. Bài
thuyết giáo thì nhạt phèo chẳng có gì đáng nói nhưng nó lại báo hiệu về sự tiếp
tục tấn công thuyết Côpecnic và Galilê. Ta còn nhớ Đenlê Cômbê đã viện dẫn một
bản thánh ca trong đó công nhận thuyết địa tâm để buộc tội Galilê. Lần này,
những người đối lập với Galilê lại dùng một đọan kinh thánh trong đó nói rằng
theo lời cầu nguyện của Giôduyê (iosué)^^^ Thượng đế đã ra lệnh dừng hành trình
của Mặt Trời (và cả mặt trăng). Họ viện dần đoạn kinh thánh này để nói rằng
đúng là Mặt Trời đứng yên, nhưng đó là ý của Thưọng đế. Thuyết Côpecnic là tà
thuyết, là chống lại Thượng đế.

(6) Giôduyê là một nhân vật trong kinh thánh được coi như “trợ ỉí ” của Thượng đế.

Tháng 12 năm 1613 nữ đại công tước


D I A LD oI G o
quả phụ Crixtinơ đơ Lorenơ yêu cầu giáo sư C A U U O G A U U l UNCEO
MAttMATua tonuauiM A iiiD

Bênêđettô Caxtenli (học trò của Galilê) chứng GR.4) VCA DI TOSCAN A-

minh rằng học thuyết Côpecnic là học thuyết


chính thống (tức không phải là tà thuyết).
Galilê đã giúp đồ đệ của mình bằng cách viết
Tờ bìa quyển Đối thoại
một bức thư gửi nữ đại công tước đề ngày 21

114
Galilêô Galilê (1564-1642)

tháng 12 năm 1613, trong đó nói rằng về mối liên hệ giữa khoa học và tôn giáo
nói chung, giữa các hiện tượng vật lí và tôn giáo nói riêng thì các Thánh văn
không thể dùng trong việc xét xử. Xem ra nữ đại công tước đã có phần tin vào lí
lẽ của Galilê, nhimg tranh luận giữa hai phái bảo vệ và chống lại Galilê, chống lại
học thuyết Côpecnic thì vẫn không hề giảm.
Ngày 06 tháng 1 (tháng Giêng) năm 1615, tu sĩ Paolô Phôxcarini (Paolo
Poscarini) công bố một bức thư trong đó có nói những người phái Pitago
(Pythagore) cũng khẳng định quả quyết rằng Trái Đất quay và học thuyết
Côpecnic là chính thống, ý kiến của Galilê là đáng để ý. Cuộc tranh cãi nổi lên
ầm ĩ đến nỗi ngày 12 tháng 4 năm ấy hồng y giáo chủ Benlamin cũng phải lên
tiếng bằng cách viết thư cho Phôxcarini kết tội thẳng thừng thuyết nhật tâm,
nhưng không đả động gì đến thuyết địa tâm.
Galilê nhận ra ngay tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Bởi vì hồng y giáo
chủ Rôbe Benlamin (sau này, thế kỉ XX, ông được phong thánh, từ đó người ta
gọi ông là thánh Rôbe Benlamin) không phải chỉ là một hồng y giáo chủ có chân
trong Hội đồng Cơ mật của giáo hội mà còn là một thành viên quyền lực lớn nhất
trong vụ án xử Gioocđanô Brunô (Giordano Bruno) buộc Brunô phải lên giàn
thiêu năm 1600.
Galilê cho rằng cuộc tranh luận này đã thực sự chuyển từ lĩnh vực khoa
học sang lĩnh vực tôn giáo. Vì vậy, ngay trong tháng 4 năm 1615, Galilê viết một
thư dài cho nữ đại công tước Crixtinơ dơ Lorenơ, trong đó ông trình bày một cách
cặn kẽ những lí lẽ chứng tỏ tính chính thống của thuyết Côpecnic. Bức thư này
được nữ đại công tước cho phổ biến rộng rãi mong tạo dư luận ữong giáo hội ủng
hộ Galilê.

115
SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai

Đồng thời Galilê vội đi ngay La mã với mục đích để chống lại những kẻ
vu khống ông và nhất là để cố gắng tránh việc cấm phổ biến thuyết Côpecnic.
Trên đường đi,
Galilê cố vắt óc tìm
ra những băng
chứng vững chắc về
sự tự quay của Trái
Đất để làm chỗ dựa
cho những lí lẽ biện
hộ của mình. Lúc
ấy Galilê nghĩ đến ...họ kết tội Galilê ... dám so sánh
giáo hoàng với một kẻ ngớ ngân.
hiện tượng thủy
triều (theo Galilê nguyên nhân của thủy triều là do Trái Đất tự quay), nhưng ông
cảm thấy lí lẽ đó vẫn còn chưa thật vững chắc lắm. (Cần nói rằng lúc ấy Kêple đã
chứng minh được hiện tượng thủy triều là do ảnh hưởng của mặt trăng. Nhưng
Galilê lại chưa biết đến ý kiến này. Vì vậy nếu Galilê viện dẫn đến hiện tượng
thủy triều theo lập luận của riêng ông thì cũng không đúng).
Nhưng dù đúng hay sai thì cũng không cần đến những bằng chứng ấy nữa
vì đáng tiếc là sự can thiệp của Galilê là quá chậm: bức thư “tâng công” của
Lorini đã đến La mã trước Galilê và Tòa Thánh đã bắt đầu khởi động công việc
theo hướng bất lợi cho ông.
Mặc dù vậy, trong cuộc gặp giữa Galilê và Benlamin, Galilê đã rất khéo
léo trình bày những quan điểm của mình, tránh mọi va chạm với giáo lí và kinh
thánh. Nhà sử học Môrixơ Clavơlanh (Maurice Clavelin) đã nói rằng trong buổi
nói chuyện đó, những ý kiến phản đối của Galilê là sắc sảo nhưng lại rất mềm
dẻo. Benlamin yêu cầu Galilê coi thuyết nhật tâm là giả thiết, còn những gì

116
Galilêô Galilê (1564-1642)

dựa trên thuyết địa tâm thì coi là có thực. Trong thâm tâm, Galilê không thừa nhận
sự mập mờ đó nhưng để tránh căng thẳng nên ông không đi trực tiếp vào vấn đề.
Ông lập luận vòng vo ràng thiên văn phải là bộ phận tất yếu của thần học thiên
chúa giáo, nhưng không đóng vai trò phụ thuộc đối với triết học Arixtôt. Và để
cho ý của mình được rõ hon, Galilê nói thêm rằng khi triết học ở đúng vị trí của
nó thì không phải chi có Thượng đế cho con người tri giác và lí trí để khám phá ra
thế giới thực tại mà còn có cả quan sát của thiên văn cũng có công đóng góp vào
sự nghiệp đó. ở chỗ này Galilê muốn ngầm nói rằng chính những quan sát thiên
văn trung thực sẽ giết dần thiên văn Ptôlêmê và củng cố tính đúng đắn của thiên
văn Côpecnic.
Do sự khéo léo của Galilê nên cuộc gặp đó không làm cho quan hệ giữa
ông và hồng y giáo chủ Benlamin căng thắng thêm. Nhưng trong biên bản của
cuộc nói chuyện đó vẫn ghi lại ý kiến của Benlamin kết tội Galilê có quan điểm
sai lầm và yêu cầu Galilê phải coi thuyết nhật tâm là giả thiết, còn thuyết địa tâm
là có thực. Điều đó cũng không làm cho giáo hội yên tâm. Vì vậy giáo hội quyết
định cần mạnh tay trừng phạt những ai (trong đó kể cả Galilê) phổ biến thuyết
Côpecnic dưới mọi hình thức.
Hai tháng sau, ngày 16 tháng 2 năm 1616, Galilê được triệu tập đến Tòa
Thánh để nghe thông báo về hình phạt
của giáo hội. Thực ra, những hình phạt
được thông báo đó mới là hình phạt dự
kiến. Mãi đến hon một tuần lễ sau, ngày
26 tháng 2, hình phạt mới được Hội
đồng Cơ mật và Giáo hoàng Pôn V (Paul
V) chính thức chuẩn y. Hội đồng này kết
tội thuyết Côpecnic là tà thuyết. Riêng
...tòa án Giáo hội tuyên án:
Galilê hị tù chung thản...
117
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Galilê, vì chưa có chứng cớ rõ rệt là tội phạm nên hội đồng chỉ yêu cầu ông là
trong giảng dạy, thuyết Côpecnic phải coi là một giả thiết. Hình phạt đó được gửi
đến tất cả các tổ chức thiên chúa giáo ở các nước.
Hình phạt này đối với Galilê tuy chưa phải là nặng nề lắm nhưng cũng gây
cho ông nhiều buồn phiền. Mười năm trước, năm 1606 ông và hai người bạn nữa
mắc cùng một bệnh, chỉ có ông sống sót nhưng để lại trong ông di chứng suốt
mười năm. Bây giờ do sự phiền não về tinh thần nên bệnh cũ của ông tái phát,
hành hạ ông hai năm liền sau đó.
Tháng 10 năm 1619, tu sĩ Hôraxiô Graxi (Horatio Grassi), một nhà khoa
học có vai vế của giáo hội, công bố một bài nhằm bôi nhọ Galilê bằng thủ đoạn
thấp hèn: những ám chỉ có tính chất tôn giáo ác ý và nguy hiểm mang trộn lần vào
các vấn đề khoa học thuần tuý.
Tuy nhiên, lúc ấy một người bạn ông là hồng y giáo chủ Maphêô
Bacbêrini (Maffeo Barberini) và cả viện Hàn lâm Các Bảo Miêu đều ủng hộ ông.
Vì vậy Galilê viết một bài đầy châm biếm đáp lại. Graxi bị bẽ mặt và phản ứng lại
bằng một bức thư nặc danh gửi đến Hội đồng Cơ mật vu cáo chính quan điểm triết
học (nguyên từ luận) của Galilê là nguyên nhân gây ra bao nhiêu những rắc rối bí
hiểm. Nhưng Hội đồng Cơ mật đã phản bác Graxi và phê vào lá thư đó hai chữ
miễn tổ.
Ngày 06 tháng 8 năm 1623, hồng y giáo chủ Maphêô Bacbêrini được bầu
làm Giáo hoàng, ông lấy tên là Giáo hoàng Uyêcbanh VIII (Urbain VIII). Được sự
giúp đỡ của Giáo hoàng, nên Galilê được phép công bố một số tài liệu mà trước
đó bị cấm. Đó là những tài liệu luận chiến chung quanh những vấn đề về tôn giáo
nhưng về văn phong thì lại đầy tính văn học. Với những tài liệu đó Galilê trở
thành người cầm cờ của giới trí thức La mã chống lại những phần tử trí thức xu
thời.

118
Galilêô Galilê (1564-1642)

Những năm sau đó mặc dầu phái Arixtôt vẫn tấn công, nhưng Galilê tạm
yên. Lợi dụng dịp tốt này Galilê trở lại với chiếc kính hiển vi mà ông đã khởi tạo
từ mười năm trước.
Vụ án trên ba thế kỉ
Sau khi hồng y giáo chủ Bacbêrini trở thành Giáo hoàng Uyêcbanh VIII,
Galilê đến La mã và được gặp Giáo hoàng nhiều lần. Trong một buổi trò chuyện,
Uyêcbanh VIII có nói là ông đang dự định viết một quyển sách trình bày cả thuyết
Trái Đất quay của Arixtôt và thuyết Côpecnic với tinh thần không thiên vị một
thuyết nào. Sau đó Uyêcbanh VIII tỏ ý khuyến khích Galilê viết quyển sách này,
đồng thời ông gợi ý có thể lấy tên quyển sách là Đối thoại giữa hai hệ thống thế
giới.
Từ đó Galilê dành thời gian cho việc viết quyển sách theo yêu cầu của
Giáo hoàng. Galilê mong rằng quyển sách sẽ được cơ quan kiểm duyệt thừa nhận.
Việc viết kéo dài nhiều năm, mãi đến đầu tháng 2 năm 1632 mới hoàn thành và
đưa in (cũng rất may là ngay sau đó, tháng 3
rồi tháng 4 hai mắt của Galilê bị đau nặng).
Ngày 21 tháng 2 năm 1632, được sự bảo trợ
của Giáo hoàng Uyêcbanh VIII và đại công
tước Phecđinăng II, cháu nội của nữ đại công
tước Crixtinơ dơ Lorenơ, Galilê cho ra mắt
quyển Đoi thoại giữa hai hệ thống thế giới tại
Phlorenxơ. Trong quyển sách đó người ta dễ
nhận thấy Galilê ngầm chế nhạo thuyết địa tâm
của Ptôlêmê. Ngôi nhà của Galilê ở Axetri,
nơi ông trút hơi thở cuối cùng.
Sự ra đời quyển Đoi thoại giữa hai hệ
thong thế giới là một cuộc cách mạng đồng thời cũng là một vụ bê bối. Galilê diễn

19
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

tả cuộc đối thoại xảy ra giữa ba nhân vật kéo dài trong bốn ngày. Nhân vật thứ
nhất, Xanviati, người Phlorenxơ, đại diện cho Côpecnic, nhưng thực chất là người
phát ngôn của Galilê. Nhân vật thứ hai, Xagređô (trùng tên với một người bạn của
Galilê), người Vơnidơ, kẻng trai, không ủng hộ cũng không chống lại thuyết nào,
nhưng thực chất là ngả về Côpecnic. Nhân vật thứ ba, Ximplixiô, bảo vệ học
thuyết Arixtôt.
Lúc đầu Uyêcbanh VIII có ý hài lòng với nhân vật thứ ba này. Nhưng sau
đó phái đối lập với Galilê nhận ra ràng cái tên nhân vật thứ ba ngầm chứa một
nghĩa xấu. Từ “Ximplixiô” do Galilê đặt ra rất gần với một từ trong tiếng Italia,
“ximplixiơx”, có nghĩa là một con người ngớ ngẩn, vô giá trị. Thật là một cơ hội
vàng, họ bám chặt vào đó để xúc xiểm Uyêcbanh VIII. Từ đó họ kết tội Galilê là
kẻ phản trắc, dám so sánh Giáo hoàng với một kẻ ngớ ngẩn. Uyêcbanh VIII nổi
giận và lập tức nghiêng về ý kiến của phái đối lập với Galilê.
Thế là Galilê lại bị triệu tập đến Tòa Thánh vào ngày 01 tháng 10 năm
1632 (lần triệu tập trước vào năm 1616). Người ta đồn ràng Galilê bị kết tội là vì
ông không tôn trọng quyết định phải đối xử bình đẳng giữa hai thuyết. Theo luật
pháp của giáo hội thì tội đó có thể xử theo luật hình. Mà quyển sách của Galilê thì
lộ rõ là ủng hộ thuyết Côpecnic. Vì bị ốm nặng nên mãi đến tháng 2 năm 1633
Galilê mới đến được La Mã.
Sau đó các cuộc hỏi cung diễn ra liên tiếp cho mãi đến ngày 21 tháng 6.
Ngay ngày hôm sau, 22 tháng 6, tòa án giáo hội tuyên án: Galilê bị tù chung thân
và quyển Đổi thoại giữa hai hệ thong thế giới bị cấm lưu hành. Giáo hoàng
Uyêcbanh VIII giảm án từ tù chung thân xuống giam lỏng suốt đời (cho tại ngoại
nhưng không được đi ra ngoài nơi cư trú). Ngoài ra, Galilê còn phải đọc một bản
sám hối viết sẵn của Tòa Thánh. Điều chủ yếu trong bản sám hối là cam kết từ bỏ
hoàn toàn lòng tin sai lầm rằng Mặt Trời không chuyển động, còn Trái Đất

120
Galilêô Galilê (1564-1642)

chuyên động chung quanh Mặt Trời; đồng thời cam kết rằng không bảo vệ, không
truyền bá, không giảng dạy điều sai lầm đó.
Có câu chuyện kế rằng sau khi đọc xong bản sám hối, Galilê nói nhỏ với
một người học trò của mình một câu ngắn gọn: dù sao Trái Đất vẫn quay. Dù chỉ
là nói nhỏ nhimg câu nói đó đã lan truyền rộng rãi đến nhiều nước châu Âu.
Rất nhiều người ở thời ấy, trong đó có cả Rcmê Đêcac (René Descartes),
đều cho ràng Galilê là nạn nhân của âm mưu do một số thầy tu Dòng Tên chủ
trưcmg để trả thù cho vụ Hôraxiô Graxi bị làm nhục.
Những ngày cuối đời
Lúc đầu tòa án giáo hội phán quyết giam Galilê tại một nơi trong khu vực
của tổng giám mục Picôlômini (Piccolomini) ở Xiênơ (Sienne) và vị tổng giám
mục này có trách nhiệm giám sát tù nhân. Nhưng cuối cùng tòa lại thay đổi ý
kiến: giam Galilê ngay tại biệt thự riêng của ông trong khu Axetri ở Phlorenxơ,
gần nơi tu hành của hai con gái ông.
Những ngày mới bị giam ở đây, không một ai được phép tiếp cận với
“người tù Axetri”. Nhưng rồi sau cũng được nới dần; một số người được đến thăm
và bản thân Galilê cũng được phép ra
ngoài nơi cư trú trong trường hợp cần
giao dịch với nơi in tác phẩm của ông.
Những quyển sách mà ông viết trong
khoảng thời gian này được lưu hành ở
Xtraxbua (Strasbourg) và ở Paris. Năm
1636 ông hoàn thành cuốn sách mang tên
Những bài giảng về hai khoa học mới,
Khách tham quan có thế
ưong đó ông trình bày những vấn đề cơ ngắm nhìn hai di vật quỷ
đặc biệt trong bảo tàng.
sở của động lực học và của cơ học nói

121
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

chung.
Rất may là ông hoàn thành cuốn sách này đúng dịp, vì đến ngày 04 tháng
7 năm 1637 thì con mắt phải của ông bị mù. Và như vậy quyển sách này là quyển
cuối cùng của ông. Sáu tháng sau, ngày 02 tháng 1 năm 1638 thì ông bị mù hoàn
toàn cả hai mắt. Khi ấy người ta cho phép Đinô Pêri (Dino Peri), một học trò cũ
cùa ông, được đến sống ở nơi ông bị giam (cũng chính là nhà riêng của ông!) để
chăm sóc ông trong sinh họat cá nhân. Đồng thời cha Ămbrôghetti (Ambrogetti)
cũng được đến nơi giam ông để biên tập và ghi chú phần sáu và phần cuối của
cuốn Những bài giảng về hai khoa học m ới.
Toàn bộ cuốn sách (trừ phần cuối) đã ra mắt người đọc vào tháng 7 năm
1638 tại Lâyđơ (Hà Lan) và Paris. Nhiều người, trong đó có cả những bộ óc lớn
thời đó, đón nhận cuốn sách rất trân trọng. Chang hạn Đêcac đã đọc cuốn sách rất
kĩ và trao đổi những nhận xét của mình với cha Mecxen ở Paris. Còn riêng phần
cuối cuốn sách thì mãi tám chục năm sau, năm 1718, nó mới được phát hành.
Từ khi trở thành “người tù Axetri”, Galilê sống ở Axetri cho đến khi qua
đời. Trong suốt thời gian đó (trừ giai đoạn ngắn lúc đầu) các học trò của ông,
Viviani, Torixenli (Toưicelli), Pêri, ... vẫn thường xuyên đến với ông (riêng Pêri
còn được phép sống với ông trong những năm cuối đời). Ngày 08 tháng 1 năm
1642 Galilê trút hơi thở cuối cùng tại Axetri, thọ 77 tuổi.
Những di sản văn hóa, khoa học của Galilê để lại cho đời là vô cùng lớn
lao, nhưng khi ông ra đi cái án tù chung thân vần còn đeo bám ông ở dưới suối
vàng. Ông ra đi không phải với danh nghĩa một nhà khoa học mà với danh nghĩa
một tù nhân. Các chức sắc tôn giáo ra nghiêm lệnh không cho bất kì người bạn
nào của ông xây cho ông một nấm mồ dù chỉ là rất nhỏ. Vì vậy, ngay ngày hôm
sau khi ông qua đời, tức ngày 09 tháng 1 (tháng Giêng), thi hài ông được chôn cất
trong hầm mộ gia đình tại nhà thờ Xanta Crôxơ (Santa Croce), ở Phlorenxơ. Mãi

122
Galilêô Galilê (1564-1642)

gần một trăm năm sau nhà thờ và giáo hội mới nhận ra sai lầm của mình. Do đó,
một ngôi mộ được phép xây dựng ngay nơi chôn cất thi hài ông và ngày 17 tháng
3 năm 1736 đã khánh thành. Dù chậm nhưng vẫn hơn không, mồi khi nhìn thấy
ngôi mộ đó, dù là ngôi mộ thực hay chỉ là ảnh của ngôi mộ, cũng làm cho chúng
ta, những người của hậu thế, ngậm ngùi tưởng nhớ đến ông, một nhà khoa học đầy
tài năng và cũng đầy oan ức.
Có một chuyện gần đây mới được công khai. Sau khi Galilê trút hơi thở
cuối cùng những người bạn của ông đã kịp tháo
ngón cái và ngón giữa bàn tay phải của ông và
lưu giữ bí mật. Đen nay hai ngón tay đó được coi
là hai di vật đặc biệt quý và trưng bày tại viện
Bảo tàng Galilê ở Phlorenxơ với tư thế hai ngón
đứng thẳng chỉ lên trời. Người ta nói rằng hình
ảnh đó tượng trưng một lời tố cáo nhắn lại cho
hậu thế, cho những người thành thực khâm phục
Galilê. gần một trăm năm sau... một
ngôi mộ được phép xây dựng...
Năm 1744, giáo hoàng Bơnoa XIV
(Benoĩt XIV) đã cho phép công bố tác phẩm Đoi thoại giữa hai hệ thong thế giới
của ông, nhưng vẫn phải coi chuyển động của Trái Đất là giả thiết. Năm 1757
giáo hoàng Bơnoa XIV lại cho phép một số tác phẩm có liên quan đến thuyết nhật
tâm của ông được rút khỏi danh sách những sách bị cấm.
Năm 1992 Giáo hoàng Giăng Pôn II (Jean-Paul II) phục hồi danh dự cho
Galilê bằng cách giải thích rằng cái biên bản buộc tội Galilê chỉ là sự hiểu lầm
giữa Galilê và thánh Benlamin. Nhưng người ta xì xào với nhau rằng phải chăng
là phục hồi danh dự cho Galilê hay là cho thánh Benlamin!

123
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Ngày 31 tháng 12 năm 1992, tại phiên họp toàn thể viện Hàn lâm khoa học
Giáo hoàng, Giáo hoàng Giăng Pôn II đã công khai thừa nhận những sai lầm của
giáo hội đối với một số nhà thần học ở thế kỉ XVII và ông đã dùng cụm từ “nhà
bác học lớn” khi nói đến Galilê. Vậy là vụ án kéo dài hơn ba thế kỉ (kể từ ngày 22
tháng 6 măm 1633, ngày ông bị tuyên án tù chung thân đến khi giáo hoàng Giăng
Pôn II chính thức thừa nhận sai lầm), ông mới được minh oan!

124
Hairich Ruđôn Hec (1857-1894)

LỚP VII

VII.1- Hairich Ruđôn Hec (1857-1894)


Lời dẫn
ở lóp 7 chúng ta gặp nhà khoa học này khi học đến bài 11. Bài này nói về
độ cao thấp của âm, độ cao thấp này liên quan đến một đại lưọng vật lí gọi là tần
số dao động của âm. Đon vị để đo tần số dao động gọi là héc, kí hiệu là Hz. Người
ta lấy tên của nhà khoa học Hec để đặt tên cho đon vị đo tần số dao động.
Hairich Ruđôn Hec, thuở nhỏ
Hairich Ruđôn Hec (Heinrich Rudolf Hertz) sinh ngày 22 tháng 2 năm
1857 tại thành phố Hămbuốc (Hamburg) nước Đức.
Cha của Hairich Ruđôn Hec tên là Guxtap Phecđinăng
Hec (Gustav Perdinand Hertz), ông là luật sư, về sau
trở thành thượng nghị sĩ. Gia đình Hec có năm anh chị
em, Hairich Ruđôn Hec là con cả, sau Hairich còn có
ba em trai và một em gái.
Năm lên sáu, Hairich vào học trường tư thục
Haìrich Ruđôn Hec
của tiến sĩ Risat Langiơ (Richard Lange), một vị hiệu
trưởng rất nghiêm khắc. Có người nói ông có đôi bàn
tay sắt trong việc điều khiển công việc giảng dạy và học tập của nhà trường. Bà
mẹ Hairich là người theo dõi rất sát sao việc học tập của con cái, đặc biệt là đối
với Hairich, bởi vì bà đặt nhiều kì vọng vào cậu con trai cả này.
Hi vọng của bà về Hairich quả không sai. Cậu theo học ở trường của
Langiơ trong chín năm. Trong chín năm đó, Hairich luôn luôn là một học sinh
giỏi. Cậu nắm bắt bài học rất nhanh, vì vậy những bài học ở trường không tiêu thụ
hết quỹ thời gian của cậu. Do đó, ngoài trưÒTig của Langiơ, cậu còn xin học ở

125
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

trường trung học chuyên ngữ cũng của thành phố Hămbuốc. ở đây cậu học tiếng
La tinh và tiếng Hi Lạp cổ. Tuy nhiên, việc học hai ngôn ngữ đó cũng không thỏa
mãn lòng ham hiểu biết của cậu nên cậu còn học thêm tiếng Ả rập, và cả tiếng
Phạn là tiếng không được sử dụng rộng rãi trong thực tế ở những lớp tư nhân
ngoài trường chuyên ngừ. Nhớ rằng Hec là cậu bé rất có năng khiếu về ngôn ngữ.
Ngoài ra, cậu còn là một cậu bé khéo tay, cậu thành thạo nhiều kĩ năng của
người thợ thủ công, đặc biệt là kĩ năng của người thợ mộc. Năm 12 tuổi cậu có thể
xử dụng máy tiện để sửa chữa những đồ dùng bằng gỗ trong nhà, thậm chí cả
những dụng cụ trong phòng thí nghiệm vật lí của nhà trường.
Mùa xuân năm 1875, Hairich tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong thời
gian học trung học, Hairich tự nhận thấy đối với các công việc về kĩ thuật hình
như anh không gặp khó khăn gì đáng kể. Vì vậy, anh nghĩ sau này có lẽ anh sẽ
làm các nghề về kĩ thuật. Do đó, sau khi tốt nghiệp trung học, anh đến thành phố
Phranphuôc (Frankfurt) học nghề xây dựng đồng thời tìm hiểu các nghề kĩ thuật
khác. Nhưng chính trong thời gian “thâm nhập thực tế” này, anh lại nảy sinh cảm
giác là các nghề kĩ thuật hình như cũng không thích hợp với anh. Và càng ngày
cảm giác đó càng rõ rệt hơn.
Trong lúc này anh nhận được giấy báo chuẩn bị đi nghĩa vụ quân sự trong
thời hạn một năm tại Beclinh (Berlin). Nhưng anh chưa phải đi làm nghĩa vụ ngay
mà còn chờ đợi trong thời gian ngắn. Đe khỏi lãng phí thời gian trong khi chờ đợi,
anh quyết định xin vào học tại trường đại học Bách khoa Đrexđen (Dresden).
Anh có ý định lợi dụng thời gian làm nghĩa vụ quân sự để tìm ra một
quyết định dứt khoát là nên hay không nên chọn các nghề kĩ thuật. Nhưng vì chưa
có thực tế trải nghiệm nên đến khi gần hết hạn nghĩa vụ quân sự mà anh vẫn còn
ngập ngừng giữa hai ngả đưòng: hoặc là dừng ngay lại cái quyết định chọn

126
Hairich Ruđôn Hec (1857-1894)

các nghề kĩ thuật, hoặc là vẫn đi vào con đường mà anh đã thoáng nhận ra đó là
con đường không nên đặt chân vào.
Thế rồi, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chẳng hiểu “ma xui quỷ
khiên” thế nào anh lại quyết định không quay về Phranphuôc mà đến Muynich
(Munich) với ý định xin vào trường đại học Bách khoa của thành phố đó.
Từ lâu, ông Guxtap Phecđinăng vẫn lặng lẽ theo dõi bước đi của cậu cả
nhà ông. Đen lúc ấy ông thấy rằng ông
cần phải lên tiếng, ông nói với Hairich
răng tư duy của anh không họp với các
công việc kĩ thuật mà họp với công
việc nghiên cứu cơ bản hơn. ông
khuyên anh nên đổi hướng chọn ngành
Thành phổ Hămbuốc, nơi sinh Hec
nghề. Ông hứa nếu anh đồng ý học đại
học để sau này làm công việc nghiên cứu cơ bản thì ông sẽ cung cấp tài chính cho
anh trong suốt thời gian học tập. Hairich nghĩ ý kiến của cha cũng có lí nhưng anh
vẫn phân vân bởi vì anh biết trường đại học Bách khoa Muynich là trường có
phòng thí nghiệm rất tốt. Vì vậy anh nói với cha là anh đồng ý chuyển hướng
chọn ngành theo ý cha và sẽ xin vào trường đại học Muynich, nhưng trường đại
học Bách khoa Muynich thì vẫn là một địa chỉ không nên bỏ qua.
Con đường lập thân
Thế là năm học 1877-1878, Hairich vào trưòng đại học Muynich. Anh
dành học kì một năm học đó để đọc các sách Toán của Lagrănggiơ (Lagrange),
Laplaxơ (Laplace) và Poatxông (Poisson). Còn học kì hai anh chuyển sang đọc
các sách vật lí, thiên văn, đồng thời thực hành trong phòng thí nghiệm của trưòng
đại học Muynich và cả ở phòng thí nghiệm của trường Bách khoa.

127
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Sau một năm ở Muynich, anh chuyển đến Beclinh. Thực ra việc anh đến
Beclinh không phải là Muynich có điều gì làm anh không hài lòng mà chủ yếu là
lúc ấy đa số sinh viên Đức có tâm lí thích vào các học viện. Đen Beclinh, anh xin
vào học tại viện Vật lí, ở đó có những nhà khoa học nổi tiếng như Hemhôn
(Helmholtz), Kiasốp (Kirchhoff).
Hairich vào viện Vật lí được ít lâu thì có một thông cáo của viện là sẽ tặng
thưởng cho một công trình nghiên cứu thực nghiệm xuất sắc về điện. Mặc dầu anh
mới chân ướt chân ráo bước vào viện, nhưng anh vẫn quyết định tham gia giải
thưỏTig này. Hemhôn nhận thấy Hairich tuy chưa quen với công việc trong phòng
thí nghiệm nhvmg là sinh viên có nhiều triển vọng nên ông vẫn khuyến khích anh
tham gia. ông dành cho anh một phòng của viện để anh làm việc. Ngoài ra ông
còn trực tiếp hướng dẫn anh tìm đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài. Vì vậy
ngay trong năm 1879 anh đã hoàn thành tốt công trình nghiên cứu, và được nhận
giải thưởng với tấm huy chương vàng.
Sau khi được giải thưởng của viện Vật lí, Hemhôn thông báo cho Hairich
biết có một giải thưởng của trường đại học Beclinh về một đề tài thuộc lĩnh vực
điện từ. Hemhôn khuyên anh nên tham gia đề tài này. Hairich cho rằng nếu tham
gia đề tài đó anh cần đến ba năm. Nhưng lúc ấy anh đã có một đề tài do chính
Hemhôn gợi ý và anh cũng đã bắt tay vào triển khai được ít lâu. Vì vậy anh từ
chối tham gia đề tài của đại học Beclinh và bắt tay vào đề tài do Hemhôn gợi ý
cho anh. Anh phát triển đề tài này thành luận án tiến sĩ. Anh viết luận án rất
nhanh, chỉ trong vòng ba tháng luận án đã hoàn thành. Tháng 1 (tháng Giêng)
năm 1880, anh gửi bản luận án đến ban giám khảo. Tháng 2 cùng năm ấy, sau khi
đã hoàn thành các thủ tục kiểm tra, anh đã được bảo vệ học vị tiến sĩ tại trưÒTig
đại học Beclinh.

128
Hairich Ruđôn Hec (1857-1894)

Ngay sau khi bảo vệ bậc tiến sĩ thành công, anh được viện Vật lí Beclinh
tuyển dụng làm trợ lí của Hemhôn. Làm việc cùng Hemhôn, anh rất có cảm tình
và mến phục vị giáo sư này. Tuy nhiên nguyện vọng của anh là được dạy ở trường
đại học.
Nhưng để trở thành một giáo sư đại học ở Beclinh thì cần phải cạnh tranh
với nhiều nhà khoa học cũng đang có
nguyện vọng như anh. Muốn vậy, anh
thấy cần tỏ rõ khả năng của mình tại các
trường đại học.
Vào lúc ấy, nhiều trường đại học
Đức quyết định môn Vật lỉ toán phải
được dạy thành một môn học độc lập.
Vì thế, nhiều trường đại học, trong đó
Hec và Êlidabet
có trường đại học Kin (Kiel), đang
tuyên giáo sư dạy môn học này. Do đó, mặc dù đã ở viện Vật lí được ba năm, anh
cũng quyết định thôi việc ở viện này để xin đi dạy môn Vật lỉ toán. Trong thâm
tâm, anh coi việc dạy một môn lí thuyết như môn Vật lí toán là việc làm bất đắc dĩ
bời vì anh vẫn say mê với các công việc thực nghiệm. Tuy nhiên anh coi đây chỉ
là một bước đệm. Còn Hemhôn và cả Kiasôp cũng đều ủng hộ việc anh chuyển
đến Kin.
Thế là năm 1883 Hairich rời viện Vật lí Beclinh để đến Kin. Quả đúng như
anh nghĩ, Kin không phải là nơi anh dừng chân lâu dài mà chỉ là bước đệm. Bởi vì
Kin là trường đại học nhỏ, ở đó không có phòng thí nghiệm vật lí. Trong hai năm
ờ Kin anh viết ba bài báo thì cả ba đều thuộc lĩnh vực lí thuyết. Năm 1885 trường
đại học Kin định bổ nhiệm anh chức vụ phó giáo sư vật lí nhưng anh từ chối. Chủ
yếu là vì anh không muốn trở thành nhà vật lí thuần túy lí thuyết.

129
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Trong khi đó thì trường Bách khoa Cacxruơ (Karlsruhe) đánh tiếng mời
anh đến đó làm việc và sẽ bổ nhiệm anh chức vụ giáo sư vật lí. Anh biết rằng
trường này có phòng thí nghiệm vật lí rất tốt, đối với anh đó là điều hết sức hấp
dẫn. Vì vậy anh đồng ý chuyển đến đó ngay trong năm 1885. Trong thời gian bốn
năm làm việc ở đây, anh đã thực hiện một công trình làm nên tên tuổi anh trên
toàn thế giới, đó là việc anh phát hiện ra sóng điện từ (dưới đây sẽ nói rõ hơn).
Tháng 9 năm 1888 trường đại học Gietxen (Giessen) ngỏ ý muốn Hec chia
tay Cacxruơ để về làm việc ở Gietxen. Một cơ sở giáo dục ở Beclinh biết tin này
liền liên hệ ngay với Hec và khuyên Hec không nên về Gietxen mà nên về
Beclinh thì hơn. Vì ở Beclinh người ta đang dự định chọn Hec làm người thay thế
vị trí của Kiasôp. Nhưng Hec nghĩ với tuổi ba mươi mốt, anh hãy còn quá trẻ để
giữ một vị trí như Kiasôp và nếu ở vào vị trí đó thì chắc anh chẳng còn thì giờ nào
để làm công việc nghiên cứu. Vì vậy Hec trả lời cơ sở nọ là anh vẫn còn gắn bó
với Cacxruơ nhiều lắm.
Hemhôn cho rằng việc Hec không muốn thay thế vị trí của Kiasôp là đúng,
nhưng ông vẫn muốn Hec về Beclinh. ông nói với Hec rằng nếu anh đồng ý về
Beclinh ông sẽ thu xếp cho anh làm ở một bộ phận của phòng thí nghiệm thuộc
viện Vật lí kĩ thuật, một cơ sở nghiên cứu quốc gia mới được thành lập mà ông là
người đứng đầu.
Tháng 12 cùng năm 1888, cơ sở giáo dục ở Beclinh lại báo cho Hec biết
hồi tháng 8, Ruđôn Claudiuyt (Rudolí Clausius) tại trường đại học Bon đã qua
đời. Vì vậy trường này đang cần một giáo sư thế vào vị trí của
Claudiuyt. Cơ sở này lại khuyên Hec nên chuyển đến Bon. Vậy là lúc ấy, Hec
đồng thời có ba lựa chọn, hoặc vẫn ở lại Cacxruơ, hoặc trở về Beclinh, hoặc đến
Bon. Cuối cùng Hec quyết định chuyển đến Bon. Bởi vì Hec rất ưa thích phong
cảnh đẹp ở Bon và đặc biệt đó là nơi hết sức yên tĩnh trên bờ sông Ranh (Rhine).

130
Hairich Ruđôn Hec (1857-1894)

Mùa xuân năm 1889 Hec chuyển đến trường đại học Bon. Đến Bon, Hec
không chỉ thế ghế giáo sư của Claudiuyt mà còn ở ngay chính ngôi nhà mà
Claudiuyt đã ở trong thời gian làm việc ở đại học này, nghĩa là trong suốt mười
lăm năm liền. Hec cho rằng việc đó đối với anh là rất có ý nghĩa.
Sự nghiệp
Công trình khoa học của Hec bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng nổi tiếng hom
cả là công trình thuộc lĩnh vực điện từ, cụ thể là công trình phát hiện ra sóng điện
từ. Như ta đã nói, anh thực hiện công trình này trong thời gian làm việc tại trường
Bách khoa Cacxruơ, vì ở đó có phòng thí nghiệm vật lí rất tốt.
(Đọc đến những đoạn dưới đây, bạn đọc là học sinh trung học cơ sở có thể
sẽ gặp một số khái niệm lạ. Không sao cả, các bạn cứ đọc tiếp đi. Dù không hiểu
về những khái niệm đó,
nhưng các bạn vẫn có thể
hình dung được những khó
khăn Hec đã phải vượt qua
để đi đến đích.)
Ngay từ trước, anh đã
đọc nhiều tài liệu về thí
Đổng tiền 10 ơrô,
nghiệm thuộc lĩnh vực điện có hình Hec (do Đức phát hành năm 2013,
của Pharađây và lí thuyết ki niệm 125 năm, năm Hec công bố công trình
chứng tỏ sự tồn tại sóng điện từ)
điện từ của Măcxoen. Anh
được biết Măcxoen đã phán đoán rằng trong tự nhiên tồn tại sóng điện từ. Nhưng
trong thực tế chưa có ai kiểm chứng phán đoán đó. Đang làm việc trong một
phòng thí nghiệm được trang bị tốt, Hec quyết định làm thí nghiệm để kiểm chứng
phán đoán của Măcxoen. vấn đề này thực chất cũng là đề tài được nêu có kèm
giải thưởng của trường đại học Beclinh năm 1879. Đến lúc này, Hec đã biết người

131
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

nêu vấn đề và gợi ý treo giải thưởng hồi đó chính là Hemhôn. Như đã nói ở trên,
khi đó Hec ước tính công việc đó cần đến ba năm. Quả là ước tính của Hec không
sai: Hec đã cần đến thời gian gần ba năm ở Cacxruơ để hoàn thành công việc.
Ngày 13 tháng 9 năm 1886, Hec bắt tay vào công việc. Anh phải tiến hành
các việc từ A đến Z; trước hết là phải tự thiết kế và cũng tự thi công bộ thí
nghiệm. Bộ thí nghiệm của anh gồm bộ phận phát và bộ phận thu. Bộ phận phát
thực chất là một mạch dao động có tần số lớn vì thế nó thường được gọi là bộ
rung. Sau đó anh tiến hành thí nghiệm với bộ dụng cụ mà anh sáng tạo ra.
Điều đặc biệt trong bộ thí nghiệm của Hec là có các quả cầu đánh tia lửa
điện ở cả bộ phận phát và bộ phận thu. Vì vậy, mặc dù sóng điện từ không thể
nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng thông qua các tia lửa điện có thể nhận thấy bộ
phận phát phát ra sóng, đồng thời bộ phận thu nhận được sóng do bộ phận phát
phát ra.
Trong thời gian này anh liên hệ chặt chẽ với Hemhôn. Các bài báo anh viết
trong khi tiến hành thí nghiệm đều gửi qua Hemhôn để ông này gửi đến trường
đại học Beclinh. Trong số những bài báo mà anh gửi đến Beclinh thì bài báo ghi
ngày 10 tháng 11 năm 1887 được coi là bài báo có tính lịch sử. Bởi vì đó là bài
báo anh tổng kết kết quả của mấy thí nghiệm anh vừa thực hiện và rút ra kết luận
rằng những thí nghiệm đó chứng tỏ quả thực có sóng điện từ tồn tại trong tự
nhiên.
Dù vậy, Hec vẫn cho rằng đến đây mới chỉ là những kết quả sơ bộ. Đe
chứng minh được trọn vẹn còn cần làm tiếp những thí nghiệm chứng tỏ ràng sóng
điện từ cũng phản xạ, khúc xạ; bởi vì đó là những tính chất đặc thù của sóng.
Đồng thời còn cần xác định được tốc độ của sóng.
Đen cuối năm 1888 thì Hec hoàn thành toàn bộ những thí nghiệm mà anh
cho là cần thiết. Những thí nghiệm đó chứng tỏ một cách đầy thuyết phục rằng

132
Hairich Ruđôn Hec (1857-1894)

phán đoán của Măcxoen là đúng, nghĩa là quả thực có sóng điện từ tồn tại
trong tự nhiên. Ngoài ra, cũng bằng thí nghiệm, Hec còn xác định được thêm rằng
tốc độ của sóng điện từ bằng tốc độ của ánh sáng. Điều đó góp phần chứng minh
một phán đoán khác của Mắcxoen rằng ánh sáng cũng là sóng điện từ.
Người đầu tiên đưa ra phán đoán về sự tồn tại sóng điện từ trong tự nhiên
là Măcxoen. Nhưng người đầu tiên khám phá ra
sóng điện từ là cái có thực trong tự nhiên lại là
Hec. Công lao của việc khám phá đó xứng đáng
được lưu danh tên tuổi Hec trong lịch sử khoa
học của loài người. Vì vậy ngày nay khi nói
đến sự nghiệp của Hec thường người ta nghĩ
ngay đến sóng điện từ. Khi nói đến vinh danh
Hec người ta cũng nghĩ đến vinh danh việc
khám phá ra sóng điện từ. Vì vậy người ta đã Con tem ki niệm
ì 00 năm ngày sinh Hec
lấy tên Hec để đặt tên cho đcm vị đo tần số dao
động.
Người ta kể lại rằng Hec đã biểu diễn thí nghiệm của mình trước đông đảo
sinh viên. Sau thí nghiệm, một sinh viên nêu câu hỏi: sóng điện từ có ứng dụng
được vào việc gì không? Hec trả lời: không dùng được vào việc gì cả, tôi nghĩ
vậy. Một sinh viên khác lại hỏi: vậy thí nghiệm của thầy sẽ mang lại lợi ích gì
thiết thực? Hec trả lời: chẳng có lợi ích thiết thực nào cả, nó chỉ chứng minh rằng
sóng điện từ huyền bí, mắt thường không nhìn thấy nhưng là cái có thực, nghĩa là
Măcxoen đã phán đoán đúng.
Hec nói thế có lẽ đó là do bản tính khiêm tốn của mình. Có thể là Hec
cũng đã nhận ra rằng nếu coi sóng điện từ như một loại tín hiệu thì chính thí
nghiệm của Hec đã chứng tỏ rằng người ta có thể phát và thu được tín hiệu qua

133
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

khoảng cách; và có thể là qua những khoảng cách rất lớn. Nhưng vì lúc ấy Hec
chưa tìm thấy ứng dụng thực tế của sự truyền tín hiệu đó nên Hec chưa tiện nói ra.
Quả là gần chục năm sau điều này đã trở thành sự thực: đó là sự phát minh ra điện
tín không dây.
Chuyện kể rằng trong một kì nghỉ hè trên
dãy núi Anpơ (Alpes) có một anh bạn trẻ, tuổi tin
{teen), năm ấy anh bạn này mới chừng mười bốn,
mười lăm tuổi, người Italia. Hôm ấy, may mắn
làm sao! Anh gặp được bài báo của Hec mô tả thí
nghiêm phát hiện ra sóng điện từ. Anh đọc ngấu
nghiến bài báo và bỗng nảy ngay ra một ý tưởng; AN DỊESỄR 5TAETTE ENTOEdat
t^RÌaÌHERTZ*Li
tại sao ta không dùng cái “sóng của Hec” này để ĐS o a ìjn iÌG ta B a ffif

truyền tín hiệu. Thế là anh bỏ dở kì nghỉ và trở về Tượng Hec tại trường
Bách khoa Cacxruơ
Italia để bắt tay vào cái ý tưởng của mình. Anh
bạn trẻ ấy, sau này chính là nhà vật lí nổi tiếng Guglienmô Maccôni (Guglielmo
Marconi).
Bảy năm sau, năm 1895, dựa vào khám phá của Hec, Maccôni đã làm thí
nghiệm truyền được sóng điện từ (coi là tín hiệu) giữa hai làng Xanvăng (Salvan)
và Marêcôt (les Marécottes) cách nhau 1,5 dặm (2,4 km) qua một quả đồi. Hai
năm sau, tháng 3 năm 1897, Maccôni lại làm thí nghiệm truyền được tín hiệu
Moocxơ (điện tín) giữa hai địa điểm cách nhau 3,7 dặm (6 km). Đó là thí nghiệm
truyền điện tín không dây đầu tiên trên thế giới. Năm ấy Maccôni mới hai mươi
ba tuổi. Tiện đây, ta nhắc lại rằng năm 35 tuổi (1909) Maccôni được nhận chung
giải thưởng Nôben với Cac Brao (Karl Braun) vì cả hai đã có công trong sự phát
triển điện tín không dây.

134
Hairich Ruđôn Hec (1857-1894)

Và như chúng ta biết sau này người ta còn có những ứng dụng của sóng
điện từ xa hơn nhiều, đó là những ứng dụng vào việc truyền tải tiếng nói và
cả hình ảnh đi xa (vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình). Vì vậy ngày
nay sóng vô tuyến cũng được gọi là sóng Hec.
Đọc đến đây chắc có bạn thắc mắc là cho đến đây chưa thấy giải thích vì
sao người ta lấy tên Hec để đặt tên cho đơn vị đo tần số dao động mà chỉ thấy nói
về sóng điện từ do Hec phát hiện ra. Xin trả lời: dao động và sóng có liên hệ chặt
chẽ với nhau. Trong đời sống hàng ngày ta gặp rất nhiều hiện tượng dao động; âm
là một ví dụ mà bất kì bạn đọc nào là học sinh trung học cơ sở đều biết. Khi một
dây đàn dao động nó phát ra âm. Một trong những đặc trưng của âm, nói chung là
đặc trưng của bất kì quá trình dao động nào, là chu kì dao động hay tần số dao
động.
Chẳng hạn ở một thời điểm nào đó chiếc dây đàn ở vị trí xa nhất bên trái,
từ vị trí đó nó chuyển động sang bên phải, đến vị trí xa nhất bên phải, rồi nó lại
quay lại bên trái, cuối cùng nó trở về vị trí lúc đầu, tức là vị trí xa nhất bên trái.
Một hành trình như thế, trong vật lí gọi là một dao động.
Thời gian dây đàn (nói chung là vật dao động) thực hiện một dao động gọi
là chu kì dao động. Chu kì dao động thường được kí hiệu là T. Ngoài chu kì dao
động T, người ta còn quan tâm đến đại lượng vật lí 1/T, đại lượng đó gọi là tần số
dao động. Tần số dao động thường được kí hiệu là f. Thông thường T được đo
bằng giây; nếu vậy thì tần số dao động có ý nghĩa là số dao động mà dây đàn thực
hiện được trong một giây. Khi đó tần số dao động được đo bằng đơn vị héc (Hz).
Bây giờ ta nói đến sóng. Sóng là dao động lan truyền trong không gian.
Dao động âm lan truyền trong không gian ta có sóng âm. Dao động điện từ lan
truyền trong không gian ta có sóng điện từ*‘\ Sóng được đặc trưng bằng tần số
sóng. Một dao động âm có tần số dao động là 440 Hz chẳng hạn (âm la) thì sóng

135
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

ứng với dao động đó cũng có tần số sóng là 440 Hz. Vì vậy khi nói đến tần số
sóng thì cũng có nghĩa là nói đến tần số dao động tương ứng và ngược lại.
Nói cách khác tên đơn vị tần số sóng là héc thì tên đơn vị tần số dao động cũng là
héc. Điều đó cho thấy nói đặt tên cho tần số sóng là héc thì cũng như nói đặt tên
cho tần số dao động là héc.
ở đây ta chi nói chung là không gian truyền sóng mà không nói đến bản chất cùa hai không
gian đó.

Cuộc sống riêng


Ta đã biết năm 1885 Hec chuyển đến trường Bách khoa Cacxruơ. Năm sau
Hec gặp cô Êlidabet Đôn (Elizabeth Doll), con gái ông Măcx Đôn (Max Doll),
dạy môn hình học tại trường Cacxruơ, cùng trường với Hec. Sau ba tháng tìm
hiểu, ngày 31 tháng 7 năm 1886, họ làm lễ cưới. Một năm sau khi cưới, ngày 20
tháng 10 năm 1887 , họ có với nhau con gái đầu lòng đặt tên là Giôhanna
(Johanna). Mùa xuân năm 1889, Hec cùng với Êlidabet và Giôhanna chuyển đến
Bon. Hai năm sau khi đến Bon, ngày 14 tháng 1 năm 1891, họ sinh con gái thứ hai
đặt tên là Methin (Mathilde).
Trong thời gian ở Bon, Hec không phải dạy nhiều vì nhà trường muốn
dành nhiều thì giờ để Hec nghiên cứu. Tuy nhiên
ngay từ trước khi chuyển đến Bon, Hec đã cảm thấy
những dấu hiệu không tốt về sức khỏe, ông thường
phàn nàn về bệnh đau răng. Đầu năm 1888 trong khi
Hec đang phải tập trung thì giờ và sức lực cho việc
nghiên cứu sóng điện từ thì ông đã phải đến bệnh
viện vài lần để chữa răng, bởi vì ông tin rằng ông chỉ
Huy chương
bị bệnh bình thường ở răng .
Hairich Hec IEEE
Năm đầu tiên khi ông chuyển đến Bon, ông

136
Hairich Ruđôn Hec (1857-1894)

đă phải nhổ răng mong chữa bệnh đến tận gốc. Nhờ đó bệnh đau răng của ông đã
thuyên giảm được ít lâu. Đen mùa hè năm 1892, vấn đề sức khỏe lại nổi lên,
lần này ông bị đau ở họng và mũi đến mức ông không thể làm việc được. Lúc đầu
ông nghĩ đó chỉ là bệnh sốt mùa hè, vì vậy ông đến bệnh viện và kể bệnh theo
hướng như ông nghĩ. Chẩn đoán của bệnh viện cũng nghi là bệnh sốt mùa hè. Kết
quả là việc chừa trị không có kết quả. Sau đó ông lại thấy thỉnh thoảng xuất hiện
những cơn đau dừ dội ở xương. Các thầy thuốc của bệnh viện cũng bó tay không
hiểu nguyên nhân gây ra những cơn đau đó.
Riêng về phần công việc, năm 1892 ông đã phải nghỉ dạy. Đen mùa xuân
năm 1893 ông cố gắng dạy bù phần giáo trình ông đã phải bỏ dở trong năm 1892.
Giữa năm 1893, ông lại thấy thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau đầu. Mặc dù
vậy, nửa sau của năm 1893 ông vẫn cố khắc phục những cơn đau để đến lớp giảng
những bài giảng về cơ học; những bài giảng này dựa theo quyển Những nguyên lí
của cơ học mà ông đang viết. Ngày 03 tháng 12 ông gửi bản thảo viết tay của
quyển sách đó đến lóp. Bốn ngày sau, ngày 07 tháng 12 ông lên lóp buổi cuối
cùng chẳng những đối với lóp mà cả đối với cuộc đời ông.
Chỉ gần một tháng sau buổi lên lóp cuối cùng đó, ngày 01 tháng 1 năm
1894. Ông qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 36 tuổi. Ngay lúc ấy người ta cho rằng
ông bị ngộ độc máu, về sau người ta lại cho rằng ông bị ung thư. Cuộc đời quá
ngắn ngùi là một bất hạnh lớn của Hairich Ruđôn Hec, của những người thân của
ông và cũng là một thiệt thòi lớn cho con người.
Trong cuộc đời của mình, Hec còn gặp nhiều bất hạnh khác do dòng máu
Do thái của ông. Cha ông là người Do thái nhưng đã tuyên bố cải đạo (theo nhánh
Lu thơ của đạo Thiên chúa) trước khi lập gia đình. Tuy vậy gia đình Hec
cũng không tránh khỏi sự theo dõi gắt gao của những người có đầu óc quốc xã.
Cha ông là một nhà chính trị có tầm cỡ ở thành phố Hămbuốc, thậm chí trong

137
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

phạm vi cả nước Đức nên tại tòa thị chính thành phố có treo bức ảnh chân dung
cha ông. Sau này, mặc dầu cha ông đã mất trước đó rất lâu, nhưng những phần tử
quốc xã vẫn tuyên bố vì cha ông thuộc dòng máu Do thái nên đã hạ bức ảnh đó
xuống.
Riêng Hec, khi chết vẫn không được chôn chung với những người bình
thường mà phải chôn ở nghĩa trang Ôxđoocphơ (Ohlsdort), thành phố Hămbuốc,
đó là nghĩa trang dành riêng cho những
người Do thái.
Sau khi Hec mất, bà Êlidabet không
tái hôn và sống ở Đức cùng hai con gái. Đen
năm 1930 khi Ađôn Hitle nổi lên thì cả ba
mẹ con bà phải chạy sang Anh. Một số nhà
khoa học quen biết Hec khi trước, lúc ấy
đang làm việc tại Ôcxphơt (Oxford) và
Kembritgiơ (Cambridge), đã thu xếp cho ba
mẹ con bà có chỗ ở tại làng Gitơn (Girton) Tấm bia dựng trên ngôi mộ Hec tại
nghĩa trang Õxđoocphơ, Hămbuốc
cách trung tâm Kembritgiơ khoảng hơn bốn
cây số. Ngày 28 tháng 12 năm 1941 bà Êlidabet qua đời tại làng này, thọ 77 tuổi.
Năm 1960 Sac Xutxkin (Charles Susskind/^^ có gặp Methin Hec để lấy tư
liệu viết về Hairich Ruđôn Hec. Quyển sách của Xutxkin mang tên là Hairich
Hec, một cuộc đời ngằn ngủi, xuất bản tại Xan Phranxiscô. Theo quyển sách đó
thì cả hai con gái của Hec đều không lập gia đình riêng và như vậy làHec không
có một cháu ngoại nào nối dõi. về sau có báo đã viết rằng mặc dầu Heckhông có
người nối dõi nhưng gia đình vẫn phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đi trốn tránh
ở nơi đất khách quê người chỉ vì mồi cái “tội” là mang dòng máu Do thái trong
mình.

138
Hairich Ruđôn Hec (1857-1894)
2
( )
Xutxkìn sình ở Tiệp, có một thời gian sống ở Anh, sau Thế chiến II định cư ở Mĩ, ông là
nhà khoa học nhưng cũng viết một số sách về những nhà khoa học nồi tiếng trên thế giới.

Tuy Hec không gặp may, nhưng hậu thế trong dòng họ Hec đã bù đắp cho
Hec. Guxtap Lutvich Hec (Gustav Ludwig Hertz), con trai của người em trai liền
kề với Hec (tức cháu gọi Hec là bác ruột) được giải thưởng Nôben về vật lí năm
1925. Cac Henmut Hec (Carl Hellmuth Hertz), con trai Guxtap Lutvich (tức cháu
gọi Hec là ông bác), giáo sư trường đại học Lănđơ (Lund), Thụy Điển, cũng là
người có tên tuổi trong làng khoa học, vì đã phát minh ra phưcmg pháp chụp ảnh
siêu âm trong y học.
Năm 1969, nhà nước Đông Đức đã thành lập huy chưcmg Hairich Hec.
Năm 1987 viện Kĩ sư Điện và Điện tử (IEEE), Mĩ, thành lập huy chưong Hairich
Hec của viện. Nhiều nước trên thế giới cũng có nhiều hình thức kỉ niệm và tri ân
Hec.

139
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

VII.2- Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)

Lòi dẫn
Bài 12, Vật lí 7, nói về độ to nhỏ của âm. Đơn vị để đo độ to nhỏ của âm
gọi là ben, kí hiệu là B. Người ta lấy tên nhà khoa học có công đầu trong việc
nghiên cứu về âm học là Ben để đặt tên cho đơn vị đại lượng vật lí này. (Tuy
nhiên, trong đời sống hàng ngày, người ta thường ít dùng đơn vị ben mà thường
dùng đơn vị ước của ben là đêxiben, kí hiệu là dB, IdB = 0,1 B).
Alecxanđrơ Ben, thời thơ ấu
Alecxanđrơ Graham Ben (Alexandre Graham Bell) sinh ngày 03 tháng 3
năm 1847 tại Êđimbua (Édimbourg) thủ đô của
Xcôtlen (Scotland). Khi ấy gia đình Alecxanđrơ
Graham ở nhà số 16, phố Saclôttơ (Charlotte) Nam,
hiện nay có một tấm biển kỉ niệm được gắn tại ngôi
nhà đó.
Cha Alecxanđrơ Graham tên là Alecxanđrơ
Menvinlơ Ben (Alexandre Melville Bell), mẹ tên là
A lecxanđrơ Graham Ben
Êlida Graxơ Xemôn (Eliza Grace Symonds), nhưng
người ta cũng thường gọi bà là Êlida Graxơ Xemôn Ben (Eliza Grace Symonds
Bell)].
Ông bà Alecxanđrơ Menvinlơ-Êlida Graxơ sinh được ba anh em trai. Anh
cả là Menvin Giêm (Melvin James) và em út là Etuôt Saclơ (Edvvard Charles) đều
mang tên kép. Nhưng cậu ở giữa thì cha chỉ đặt tên là Alecxanđrơ. Năm mười
tuổi, cậu nêu ý muốn với cha cho cậu cũng được mang tên kép như anh và em. Đề
nghị đó được cha đồng ý và cho phép cậu tự chọn tên.

140
Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)

Lúc đó ở trưòng mà cha cậu đang dạy có một học sinh nội trú người
Canada. Cậu chơi thân với người bạn cùng trang lứa này. Cha cậu cũng tỏ ra có
thiện cảm và quý mến bạn đó. Tên người bạn này là Alecxanđrơ Graham. Cái tên
ấy gợi ra cho cậu một ý hay hay. Đến dịp kỉ niệm sinh nhật lần thứ mười một của
mình, cậu đề nghị với bạn được lấy từ Graham trong tên bạn làm thành phần thứ
hai trong tên mình. Thành ra tên cậu cũng là Alecxanđrơ Graham. Nhưng tên thân
mật thường gọi cậu trong gia đình là Alêc (Aleck).
Lúc nhỏ Alecxanđrơ Graham học ở nhà do cha dạy. Năm 11 tuổi cậu vào
trường trung học Hoàng gia Êđimbua. Trong thời gian học ở trường này, ngoài
những lời ghi của giáo viên chủ nhiệm vào phiếu học tập là rất hay nghỉ học, kết
quả học tập mờ nhạt thì không có gì đáng chú ý. Trong học tập, Alecxanđrơ
Graham đặc biệt chăm chú môn sinh học, còn các môn học khác thì tỏ ra cậu
không mấy quan tâm. Việc này làm cho ông Alecxanđrơ Menvinlơ rất lo ngại.
Mặc dù vậy Alecxanđrơ Graham cũng hoàn thành được chương trình cấp trung
học của trường trong bốn năm. Đến năm 15 tuổi thì cậu rời khỏi trường.
Có điều là tuy ở trường Alecxanđrơ Graham không phải là học sinh giỏi,
nhưng ngay từ nhỏ cậu đã tỏ ra là có năng khiếu về nghệ thuật, văn thơ. Riêng về
âm nhạc cậu được mẹ hết lòng chăm chút. Cậu học pianô qua mẹ, không qua một
thầy pianô chuyên nghiệp nào và cũng không qua cuốn sách giáo khoa nào. Dù
vậy, Alecxanđrơ Graham vẫn được khen là tay chơi pianô có hồn.
Bước trưởng thành
Sau khi rời trưÒTig trung học, Ben*'^ đến Luân Đôn thăm ông nội là
Alecxanđrơ Ben (Alexandre Bell). Nhớ rằng gia đình Alecxanđrơ là một gia dinh
có truyền thống say mê cùng một công việc là dạy nghệ thuật diễn thuyết, ông nội
ở Luân Đôn, chú ruột ở Đơblin (Dublin), cha ở Êđimbua đều dạy về nghệ thuật
diễn thuyết trước đám đông. Chung quanh đề tài này cha Ben đã viết và công bố

141
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

khá nhiều tài liệu, trong đó có những tài liệu đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc
biệt quyến sách Đe trở thành người diễn thuyết hấp dẫn đã in đến 168 lần ở Anh
và riêng ở Mĩ đã bán được trên 250000 bản.
(!)
Trong gia đình Alecxanđrơ Graham nhiều người có tên gần giống nhau, bắt đầu từ đây,
riêng Alecxanđrơ Graham Ben ta sẽ gọi là Ben để cho dễ phân biệt với những người khác
trong gia đình và cũng để cho ngắn gọn.

Với truyền thống gia đình như thế nên ông nội luôn mong cháu mình về
sau trở thành một giáo viên dạy nghệ thuật diễn thuyết và phải là một giáo viên
giỏi. Vì vậy, tranh thủ những ngày
ngắn ngủi Ben sống bên ông, ông cố
rèn cho Ben cách phát âm sao cho
đúng và giọng nói sao cho có sức lôi
cuốn. Những ngày ở đây, Ben rất vui
thích vì học được ở ông nội nhiều điều
bổ ích và thiết thực. Những buổi thảo
luận sôi nối giữa hai ông cháu là
Toàn cảnh khu Núi Xanh ở Batđêc
những buổi Ben đầy hào hứng.
Sau một thời gian ngắn ở với ông nội, Ben lại trở về Êđimbua^ vì lúc ấy
anh được một cơ sở giáo dục ở Êđimbua mời làm “thầy giáo - phụ đạo” về diễn
thuyết và âm nhạc cho học sinh trong trường. Nhớ rằng lúc này Ben mới 16 tuổi,
vần đang học tiếng La tinh và tiếng Hi Lạp. Nhưng nhờ những điều anh đã học
được ở ông nội và cả ở cha nên anh rất tự tin và đĩnh đạc đứng trên bục giảng.
Năm sau, Ben mười bảy tuổi, anh xin vào học trường đại học Êđimbua (anh của
Ben cũng đã đến đây học từ năm trước).

142
Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)

Năm 1685, năm Ben 18 tuổi, gia đình Alecxanđrơ chuyển đến Luân Đôn.
Tại đây, Ben và người anh, hai anh em tập trung nghiên cứu về cơ chế phát ra âm
ở người.
Đen năm 21 tuổi (1868), Ben vượt qua cuộc thi tuyển và được nhận vào
trường đại học Luân Đôn.
Tai họa ập xuống gia đình
Có thể nói lúc nhỏ Ben sống trong một gia đình êm ấm và hạnh phúc.
Nhưng rồi sau đó các tai hoạ cứ lần lượt giáng xuống mái ấm gia đình. Tai hoạ
đầu tiên là việc xuất hiện hiện tưọng khả năng nghe của mẹ kém dần. Cho đến
năm Ben mười hai tuổi thì bà bị điếc hẳn. Việc này làm cho Ben rất đau buồn.
Ngay lập tức, cậu bỏ công học ngôn ngữ kí hiệu trong một quyển sách để có thể
nói chuyện được với mẹ. Vì vậy cậu có thế ngồi với mẹ hàng vài giờ liền để nói
chuyện với mẹ trong im lặng. Ngoài ra cậu còn tìm được cách nói chuyện bàng
cách phát âm rõ ràng và có đôi chút biến điệu trực tiếp vào trán của mẹ. Nhờ đó
bà mẹ cũng có thể nghe được khá rõ lời nói của con.
Tiếp theo tai hoạ thứ nhất là một tai họa thứ hai khủng khiếp hơn, giáng
xuống gia đình Alecxanđrơ. Vì làm việc
quá sức nên năm 1867 sức khỏe Ben sút
giảm nghiêm trọng. Cùng trong năm đó
Etuôt Saclơ, em anh, ngã bệnh lao phổi,
phải nằm liệt giường. ít lâu sau, sức
khỏe Ben được phục hồi còn em anh thì
ra đi mãi mãi.
Khi đó Menvin Giêm, anh anh đã
có gia đình riêng và đã mở một ngôi Vgôỉ nhà ở Brenphot, Ontơriô, nơi đại
, gia đình Ben chuyển cư đến đầu tiên.
trưÒTig dạy nghệ thuật diễn thuyết, hoạt Nay là bảo tàng Ben.

143
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

động của nhà trưÒTig có nhiều triển vọng. Nhưng hoạ vô đơn chí, vào tháng 5 năm
1870, nghĩa là chưa đầy ba năm sau cái chết của người em, thì anh anh cũng ra đi
vĩnh viễn và cũng do bệnh lao phổi.
Sau cái chết của hai người con, cha Ben hoàn toàn suy sụp. ông phải sang
Canada (Canada) nghỉ ngơi ít lâu để phục hồi sức khoẻ. Bị ám ảnh bởi cái chết
của hai con mình, ông chắc rằng sức khoẻ người con trai còn lại duy nhất cũng
chẳng kham khá gì. ông nghĩ nếu vậy thì cần phải thay đổi hoàn cảnh sống để cải
thiện tình trạng sức khoẻ của mọi người trong gia đình.
Ông quyết định bán toàn bộ sản nghiệp ở Anh và chuyển cư sang Canada
sinh sống, ống cũng thuyết phục Ben cùng đi với ông, mặc dù lúc ấy Ben đang
học dở dang tại đại học Luân Đôn. Và thế là ngay trong năm 1870, Ben, chị dâu
góa Carôlin (Caroline) và cha mẹ, bốn người trong gia đình chuyển đến định cư
tại Canada.
Tại đây ông mua được một khu đất đồi rộng 42000m^ ở thành phố
Brenphot (Brantíord), tỉnh Ontơriô (Ontario), tỉnh đông dân cư nhất Canada. Trên
khu đất mà ông mua có vườn cây ăn quả, nhà ở, chuồng ngựa, chuồng lợn, chuồng
gà, nhà xe. Bao quanh khu đất là con sông rộng. Mặc dù việc di cư của gia đình là
bất đắc dĩ, nhưng Ben thấy khí hậu và môi trường nơi đây khá dễ chịu nên cũng
nhanh chóng thích nghi. Ben lại tiếp tục nghiên cứu về giọng nói của người.
Sau khi thu xếp công việc gia đình tạm ổn, hai cha con vạch kế hoạch cho
việc giảng dạy trong thời gian tới. Ben sẽ tháp tùng cha đi Môngtrêan (Montreal),
làm trợ giáo cho cha. Khi ấy cha anh đang giảng dạy về phương pháp giúp người
điếc có thể hiểu được lời nói của người khác và phương pháp phát âm bằng cách
vận dụng sự chuyển động của đôi môi và lưỡi, phương pháp do chính ông sáng
tạo ra.

144
Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)

Cha Ben là người có uy tín lớn trong việc dạy những người câm - điếc nên
một người bạn của ông ở Mĩ ngỏ ý mời ông sang Bôxtcm (Boston) làm quản lí của
một trường dạy học sinh câm - điếc. Nhưng ông từ chối và giới thiệu Ben, con trai
ông, với bạn mình. Vì vậy, tháng 4 năm 1871 Ben đến Bôxtcm, làm công việc
huấn luyện cho giáo viên và dạy học sinh ở trường câm - điếc.
Đen lúc ấy, đưòng dây điện tín xuyên Đại Tây Dương nối Anh và Mĩ đã
xây dựng xong được bốn năm. Ben cho rằng sự việc truyền điện tín là hiện tượng
kì lạ vượt ra ngoài sức tưởng tượng của anh. Hiện tưọTig đó hầu như cuốn hút hết
tâm trí anh. Và chính từ lòng say mê đó Ben đã nảy ra ý tưởng là dòng điện truyền
được tín hiệu trong dây điện tín thì rất có thể dòng điện cũng truyền được những
“nốt nhạc” trong dây điện tín đó (thực ra, dây điện tín cũng chỉ là dây dẫn điện
thông thường). Theo Ben thì “nốt nhạc”, hay nói rộng ra là tiếng nói, âm thanh,
âm nhạc,... cũng là một loại tín hiệu.
Ben hiểu rằng từ ý tưởng đến hiện thực là quãng đưòng vô cùng khó khăn.
Vì vậy, ngoài việc dạy học, Ben tập trung toàn bộ thì giờ còn lại của mình cho
việc nghiên cứu cách truyền âm đi xa nhờ dòng điện mà sau này ta gọi là điện
thoại. Ben chỉ ở Bôxtơn khoảng sáu tháng, cuối năm 1871 Ben lại quay về
Brenphot đê có điều kiện dành thì giờ cho việc nghiên cứu điện thoại. Lúc đầu,
không thực sự tin vào trình độ hiểu biết của mình nên Ben định đi Luân Đôn học
tập tiếp (do anh phải bỏ dở để đi Canada) với hi vọng là việc học sẽ giúp anh tháo
gỡ được khó khăn. Nhưng ngay sau đó, Ben lại bỏ ý định đi Luân Đôn và trở lại
Bôxtơn vừa dạy học vừa nghiên cứu.
Cuối năm sau, năm 1872, Ben mở trường tại Bôxtơn dạy về sinh lí của sự
phát âm và cơ chế của sự nói thành lời. Trường đã thu nhận được hơn 30 học sinh.
Tại đây Ben làm việc hết sức mình vì cái tập thể học sinh đặc biệt này đến nỗi đã
bị ốm mất một thời gian. Trong số các học sinh của trường có một học sinh gái

145
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

thật dễ thương, em đến trường với tình trạng của một đứa trẻ vừa mù, vừa câm,
vừa điếc. Sau này, nhớ lại những việc làm của thầy Ben ở trường, em đã “nói” với
các bạn rằng thầy Ben là người cống hiến cả cuộc đời mình để xóa đi cái im lặng
vô nhân tính nó ngăn cách và khinh thị con người (ý nói con người khuyết tật như
em).
Hồi ấy có một số người, trong đó có cả Ben, cho rằng không nên dạy ngôn
ngữ kí hiệu cho người điếc mà nên dạy cho họ nói được để họ có thể hòa nhập vào
cộng đồng. Nhưng có nhiều người cho rằng
ý kiến đó là sai: đúng ra phải làm ngược lại,
cái cần thiết đối với người điếc là ngôn ngữ
kí hiệu. Cuối cùng thì Ben cũng nhận ra cái
sai của mình nên cuối năm 1873 Ben thôi
không dạy học nữa và đóng cửa trường để
tập trung vào việc nghiên cứu điện thoại.
Ben đã biết rằng nói đến âm là nói
Ben đang nói vào chiếc máy
đến dao động. Dùng chiếc máy ghi dao điện thoại năm 1876

động âm trên một tấm kính phủ muội đèn,


có thể thấy rất rõ dạng dao động cuả âm. Từ đó Ben cho rằng muốn truyền được
âm trong dây dẫn điện thì có hai việc phải làm. Một là, biến đổi dòng điện trong
dây dẫn cũng thành dao động giống như dao động âm. Hai là, khi đến nơi nhận
âm thì lại phải biến đổi dao động của dòng điện trở lại thành dao động âm. Những
việc này đòi hỏi phải làm nhiều thí nghiệm, đối với Ben đó là những thí nghiệm
hết sức khó khăn và tốn kém.
Để có thể tiến hành được những thí nghiệm này Ben nghĩ rằng cần phải có
tiền, thậm chí cần có nhiều tiền. Khi đó có hai người rất sốt sắng với công việc
của Ben và sẵn sàng đầu tư tiền vào việc chế tạo điện thoại; đó là Tômatx Xanđơ

146
Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)

(Thomas Sanders) và Gađinơ Hapba (Gardiner Hubbard). Vì vậy khi đóng cửa
trường, Ben chỉ giữ lại hai học sinh là con của hai nhà đầu tư nói trên. Một học
sinh tên là Giooc Xanđơ (George Sanders), sáu tuổi, con của Tômatx Xanđơ, em
này bị điếc bẩm sinh. Học sinh thứ hai tên là Mơben Hapba (Mabel Hubbard),
một cô gái thông minh và xinh đẹp, 15 tuổi, con của Gađinơ Hapba, cô này bị điếc
do một con sốt ác tính lúc sắp tròn bốn tuổi.
Điện thoại
Hồi ấy việc truyền thông tin bằng điện tín đang phát triển nhanh đến chóng
mặt. Đen nỗi ông Uyliam Ooctơn (William Orton) chủ tịch tập đoàn điện tín
Phưong Tây đã thốt lên rằng thị trường điện tín đang lên ccm thần kinh. Tập đoàn
của ông đã kí hợp đồng với hai nhà sáng chế nổi tiếng là Tômax Êđixơn (Thomas
Edison) và Êlixa Grây (Elisha Gray) tìm cách truyền được nhiều thông điệp trong
một dây nhằm tránh tốn kém do phải dùng nhiều đưÒTig dây.
Trong khi đó Ben nghĩ rằng âm là loại tín hiệu phức tạp hơn tín hiệu điện
tín nên chắc rằng không thể truyền được nhiều tín hiệu điện thoại trong một dây
như cách nghĩ của ông Ooctơn. Vì vậy Ben thông báo với Tômatx Xanđơ và
Gađinơ Hapba rằng dự án chế tạo điện thoại chắc chắn sẽ rất tốn kém vì phải dùng
nhiều dây trong một đường truyền. Hai ông chủ giàu có này vẫn cam kết sẵn sàng
đầu tư cho dự án của Ben.
Được bảo đảm về tài chính, Ben rất vững tâm. Ben hình dung ngay đến
việc chia nhỏ công trình thành nhiều công đoạn, sau đó thuê những nhà sáng chế
làm lần lượt từng công đoạn một. ông giao việc đó cho Antôny Pơlôc (Anthony
Pollok), trợ lí của Hapba.
Tháng 3 năm 1875 Ben và Pơlôc đến thăm nhà khoa học nổi tiếng Giôdep
Henri (ioseph Henry) với ỷ định mong nhà khoa học này góp ý cho phương pháp
truyền nhiều lời nói bằng nhiều dây. Henri trả lời chung chung rằng Ben là “hạt

147
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

giống của một sáng kiến lớn”. Ben tỏ ra băn khoăn với Henri là mình chưa đủ
hiểu biết để có thế giải quyết một vấn đề lón như vậy. Henri trả lời “hãy cố lên”.
Ý kiến của Henri chẳng có gì cụ thể nhưng vẫn là sự cổ vũ lớn đối với Ben, đó chỉ
là sự lên dây cót về tinh thần còn thực tế thì lúc ấy trong đầu Ben vẫn chỉ là con số
không. Ben dự định chia nhỏ dự án thành nhiều công đoạn, nhưng đó là những
công đoạn cụ thế nào: chưa rõ;
trong từng công đoạn phải làm
những thí nghiệm nào: còn đang
tìm hiểu; các trang thiết bị nào cho
thí nghiệm: cũng đang mò mẫm!
Nhưng rất may cho Ben là
đúng lúc ấy tình cờ Ben gặp
Tômatx Oatxơn (Thomas Watson), Ngôi nhà cùa Ben ở đào Capơ
Brcrtôn nay là bảo tàng Ben
một nhà thiết kế điện và cơ có tài
và dày dặn kinh nghiệm. Cuộc gặp đó đã làm thay đổi tất cả. Vì đã có tiền nên
Ben thuê Oatxơn làm trợ lí cho mình. Đồng thời hai người bắt tay ngay vào công
việc. Vì sở hữu trong tay một nhà thiết kế tài năng nên công việc của Ben tiến bộ
trông thấy. Chưa đầy ba tháng, Oatxơn đã thiết kế thành công đường truyền thí
nghiệm. Trong thời gian này, Ben đi về giữa Bôxtơn và Brenphot như con thoi. Vì
vậy công việc nghiên cứu cả ở Bôxtơn và Brenphot đều có kết quả.
Ngày 02 tháng 6 năm 1875, sau khi xem xét hệ thống truyền dẫn, Oatxơn
chợt nghĩ: cứ thử xem. Oatxơn mắc bộ phận phát vào đầu một dây, đầu kia của
cùng dây ấy Ben mắc bộ phận thu. Thật là niềm vui bất ngờ, khi bộ phận phát
phát tín hiệu thì ở bộ phận thu Ben cũng nghe thấy âm phát ra ở đầu phát.
Mặc dầu Ben nghe không được rõ lắm, nhưng thế cũng là một tin mừng lớn: thí
nghiệm đó chứng tỏ đường truyền chỉ cần một dây, không cần đến nhiều dây.

148
Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)

Sau thành công đó, Ben nghĩ ngay đến việc xin cấp bằng sáng chế. Vì Ben
đà thỏa thuận với hai nhà đầu tư về việc chia lợi nhuận kiếm được trên đất Mĩ do
chính phía Mĩ cấp bằng sáng chế, nên Ben cử trợ lí của mình ở OntoTÌô là Brao
(Brown) lo việc xin cấp bằng sáng chế ở Anh. Còn ở Mĩ, ông yêu cầu các luật sư
của mình là chỉ sau khi nhận được tín hiệu từ Anh mới được nộp đon xin ở Mĩ.
Ngày 07 tháng 3 năm 1876 Ben được cấp bằng sáng chế tại Oasinhton
(Washington). Sau khi nhận được bằng sáng chế, Ben còn thay đồi một vài chi tiết
và vần tiếp tục thí nghiệm. Để bảo đảm chắc chắn ràng máy điện thoại của mình
có thể sử dụng không chỉ ớ Mĩ mà còn có thể sử dụng ở nhiều nơi khác trên thế
giới, Ben không chỉ thí nghiệm ở Mĩ mà còn đưa thí nghiệm về Canada.
Ngày 03 tháng 8 năm 1876, từ một địa điểm trên một quả đồi có tên là Đồi
Vui (Pleasant) cách Brenphot năm dặm (8 km), Ben gửi về Brenphot một bức điện
hỏi đã sẵn sàng chưa. Đám đông tò mò ở Đồi Vui nghe thấy tiếng trả lời từ
Brenphot là đã sẵn sàng. Mọi người tỏ ra rất thích thú. Thí nghiệm này chứng tỏ
ràng có thể liên lạc qua điện thoại ở mọi nơi trên thế giới.
Sau khi đã chắc chắn thành công máy điện thoại của mình, Ben và hai nhà
đầu tư dự định bán trọn gói sáng chế này cho Tập đoàn Phương Tây với giá
100000 đô la. Nhưng ông chủ Tập đoàn này lưỡng
lự, theo ông ta nghĩ điện thoại đâu phải là thứ đồ
chơi. Hai năm sau, ông chủ này nói với các cộng sự
của mình rằng nếu bây giờ người ta ra giá hai mươi
triệu đô la ông cũng sẵn sàng thương lượng. Thực ra
đó chỉ là lời nói tỏ ý tiếc rẻ một cơ hội kinh doanh đã
bị bỏ qua chỉ vì cách nhìn thiền cân. ông ta biết thừa
rang trước đó một năm, năm 1877, Công ti Điện
thoại Ben đă được thành lập và chắc chắn là bây giờ Tượng Ben ở Brenphot

149
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

không thể mua được cái công ti đó.


Sau khi thành lập, công ti đẩy mạnh việc biểu diễn, quảng bá, giới thiệu
sản phẩm của mình để điện thoại nhanh chóng đi vào cộng đồng khoa học và công
chúng. Năm 1886, chín năm sau khi thành lập, chỉ riêng ở Mĩ công ti đã bán được
trên 150000 máy. Đồng thời công ti cũng chú trọng cải tiến kĩ thuật làm cho chất
lượng các cuộc đàm thoại ngày càng tốt hơn. Năm 1879, công ti Ben đã mua sáng
chế của Êđixơn, dùng hộp cacbon ở bộ phận phát. Sáng chế này làm cho khoảng
cách giữa hai người đàm thoai tăng lên đáng kể và tiếng nói nghe cũng được rõ
hơn. Ngày 25 tháng 1 (tháng Giêng) năm 1915, Ben và Oatxơn nói chuyện với
nhau qua điện thoại ở khoảng cách 3400 dặm (5500 km), Ben ở Niu Ooc (New
York) còn Oatxơn ở Xan Phranxixcô (San Prancisco). Họ nói rằng tiếng nói của
nhau nghe rõ hơn rất nhiều so với cuộc nói chuyện đầu tiên của họ 38 năm về
trước, đó là một trời một vực.
Cần nói thêm rằng công ti tuy làm ăn phát đạt nhưng cũng gặp vô vàn
những rắc rối do sự cạnh tranh của các đối thủ. Trung bình mỗi tháng công ti phải
hầu tòa khoảng trên ba chục vụ kiện, có cả những vụ kiện phải đưa lên đến tòa án
tối cao. Các luật sư của công ti đã thắng hàng ngàn vụ kiện trong đó không ít vụ
kiện là do Grây đầu đơn.
Những rắc rối chung quanh tấm bằng sáng chế
Trên đây ta đã nói ngay từ những năm đầu thập kỉ bảy mươi của thế kỉ
XIX, Ben đã nung nấu quyết tâm sáng chế ra điện thoại. Hầu như cùng thời gian
ấy Êlixa Grây cũng đang nghiên cứu việc sáng chế ra điện thoại với lòng quyết
tâm không kém. Ngày 14 tháng 2 năm 1876, Grây đến phòng cấp bằng sáng chế
điền vào tờ khai, trong đó có ghi là dùng nước trong tác nhân truyền dẫn dòng
điện. Cùng buổi sáng ấy, luật sư của Ben cũng đến phòng cấp bằng sáng chế điền
vào tờ khai.

150
Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)

Và tại đây đã nổ ra một cuộc tranh cãi kịch liệt về vấn đề ai là người đến
trước. Các luật sư của Ben thì khẳng định rằng họ là người đến trước. Còn Grây
thì nói rằng nếu Ben được quyền ưu tiên cấp bàng sáng chế thì ông kiên quyết
không thừa nhận. Rất lâu sau này Grây vẫn giữ nguyên ý kiến đó. Riêng Ben thì
ngày 14 tháng 2 ấy ông còn đang ở Bôxtơn, mãi đến 26 tháng 2 mới đến
Oasinhtơn.
Đen ngày 07 tháng 3 (năm 1876), Phòng cấp bàng Sáng chế Mĩ giao trực
tiếp cho Ben ở Oasinhtơn tấm bàng sáng chế mang số 174 465. Trong bằng sáng
chế đó chỉ ghi chung chung là: "Thiết bị dùng để truyền tiếng nói hay các âm
thanh khác ... băng sóng điện, cùng loại với dao động của không khí được gây ra
bởi tiếng nói hay những âm thanh khác đó mà không nói gì đến tác nhân gây ra
sóng điện " (thực ra là gây ra sự thay đổi điện trở làm thay đổi cưòng độ dòng điện
trong dây dần điện). Ben quay về Bôxton cùng ngày hôm ấy, đến ngày hôm sau
ông nhớ lại những việc của ngày hôm trước và vẽ vào quyển sổ tay một giản đồ
cấu tạo của máy điện thoại giống như giản đồ trong tờ khai của Grây.
Ngày 10 tháng 3 (năm 1876), ba ngày sau khi nhận bằng sáng chế, Ben
mang máy điện thoại của mình ra thử. ở bộ phận phát của máy thử này lại có một
chiếc khay nhỏ chứa chất lỏng, giống như thiết kế trong bản khai của Grây và
cuộc thử đã thu được kết quả tốt. Khi
Ben nói câu ông Oatxơn, đến đây đi, tôi
muốn gặp ông vào chất lỏng trong khay ở
bộ phận phát thì ở bộ phận thu của máy
đặt tại một phòng khác Oatxon nghe khá
rõ những lời nói này. Phải nỏi rằng nghe
rỗ hcm rất nhiều so với cuôc thừ đầu tiên
Con tem kì niệm Aỉecxanđrơ Ben
ngày 02 tháng 6 năm trước (năm 1875). do Bưu điện Mì phát hành năm 1940

151
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Sau cuộc thử đó, nhiều ý kiến cáo buộc Ben là đã “chôm chỉa” thiết kế
dùng nước ở bộ phận phát trong máy điện thoại của Grây, nhưng Ben bảo vệ việc
làm của ông bằng lí lẽ rằng ông chỉ dùng thiết kế đó sau khi bằng sáng chế của
ông đã được thừa nhận.
Tuy nhiên, sau tháng 3 năm 1876, Ben tập trung vào cải tiến máy điện
thoại của mình và không bao giờ dùng thiết kế có chất lỏng ở bộ phận phát như
của Grây nữa.
Thực ra khi xét duyệt, viên Trưởng phòng cấp bằng sáng chế Dênax Phits
Vinbơ (Zenas Fisk Wilber) đã nhận ra cái đặc biệt trong bản khai thiết kế của
Grây là dùng nước để làm tác nhân gây ra “sóng điện”. Trước khi kí vào bằng
sáng chế của Ben, ông ta đã nói điều này với Ben. Do rất nhanh trí nên khi ấy Ben
đã thản nhiên nói ngay với viên Trưởng phòng rằng việc dùng chất lỏng làm tác
nhân gây ra “sóng điện” thì chính Ben đã xử dụng từ một năm trước, nghĩa là
trước Grây rất lâu. Cũng do rất nhanh trí nên Ben còn nói một cách chi tiết rằng
khi ấy Ben dùng thủy ngân chứ không dùng nước như Grây. Làm ra vẻ như câu
chuyện chẳng còn gì quan trọng nên Ben nói thêm rằng Grây cũng từ bỏ việc đòi
quyền ưu tiên rồi. Sau đó, ngày 03 tháng 3 (1876) viên Trưởng phòng kí chính
thức vào bằng sáng chế của Ben (và tấm bằng đã được trao cho Ben vào ngày 07
tháng 3). Quyền ưu tiên về tác nhân gây ra “sóng điện” của Ben đã được chính
thức thừa nhận.
về sau, viên trưỏng phòng Vinbơ có khai trong một bản điều trần rằng bản
thân ông là người nghiện rượu và đã nợ Bâyli (Bailey), luật sư của Ben, một số
tiền. Đồng thời ông và Bâyli lại là bạn vào sinh ra tử với nhau trong cuộc nội
chiến. Bâyli có yêu cầu ông đưa bản khai của Grây cho Bâyli và Ben xem.
Trong bản điều trần đó, Vinbơ đã nhận rằng bản thân ông đã thực hiện yêu
cầu của Bâyli và Ben đã đưa cho ông một trăm đô la.

152
Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)

Nhưng trong bản điều trần của mình, Ben khai là hai người chỉ trao đổi với
nhau về những vấn đề chung, hoàn toàn không đả động gì về việc dùng nước ở bộ
phận phát trong thiết kế của Grây. Điều này là mâu thuẫn với một bức thư Ben gửi
cho Grây, trong đó Ben thừa nhận rằng có học tập một vài chi tiết kĩ thuật của
Grây. Ngoài ra, trong bản điều trần đó, Ben khai là chưa bao giờ đưa tiền cho
Vinbơ.
Cuộc sống riêng
Sau ngày thành lập Công ti Điện thoại Ben vài hôm, ngày 11 tháng 7 năm
1877, Ben cưới Mơben Hapba tại nhà riêng
của Hapba ở Kembritgiơ (Cambridge), bang
Matxachuxet (Massachusetts). Sau đó họ đi
hưởng kì trăng mật dài ngày ở châu Âu. Thực
ra họ đã quen biết nhau và tìm hiểu nhau từ
lâu, nhưng Ben muốn đợi đến khi có đủ tiền
bảo đảm cho cuộc sống gia đình mới làm lễ
Ngôi nhà cùa gia đình Ben ở
cưới. Vả lại Ben cũng không muốn có ai đó Oasinhtơn từ 1882 đến 1889.

cho rằng ông lấy Mơben là để “đào mỏ”, bởi vì


như nhiều người biết gia đình Mơben thuộc loại giàu có.
Sau khi cưới, Mơben có một đề nghị nhỏ với Alecxanđrơ là cô sẽ gọi
Alecxanđrơ bàng cái tên “Alec” thường xuyên hơn cái tên thân mật “Alêc” vẫn
dùng trong đại gia đình của anh trước đây. Điều này làm cho Ben nhớ lại rằng từ
một năm trước, năm 1876, Ben đã tự đặt cho minh cái tên là “Alec Ben”.
Cặp vợ chồng Alec-Mơben sinh được bốn con, hai trai, hai gái. Hai con
trai chết sớm, từ lúc chưa đến tuổi trưởng thành. Còn hai gái, cô chị tên là Enxi
Mây Ben (Elsie May Bell) sinh năm 1878. về sau kết hôn với Ginbơt Grôxvenơ
(Gilbert Grosvenor), một người nổi tiếng của ngành địa lí. Cô em tên là Marian

153
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Hapba Ben (Marian Hubbard Bell) sinh năm 1880. Cô này có ý thích đặc biệt là
rất muốn trở thành người nỗi tiếng.
Sau khi cưới, hai vợ chồng vẫn sống ở Kembritgiơ, Matxachuxet. Đen
năm 1880 ông bố vợ của Ben mua nhà ở Oasinhtơn và ông chuyển đến đó. Hai
năm sau, năm 1882, ông lại mua một ngôi nhà khác cùng thành phố và dành riêng
cho gia đình Ben, để Ben tiện việc hầu tòa.
Ben sinh ra và lớn lên ở Xcôtlen, di cư sang Canada, cuối cùng đến Mĩ.
Năm 1915 khi nói đến nguồn gốc dòng dõi của
mình, Ben nói rằng ông không phải là một người
Mĩ lai. Ý ông muốn nói rằng ông không phải là
người chỉ của hai quốc gia. Thường ngày, ông
vẫn nói một cách tự hào rằng ông là người của
ba quốc gia Mĩ, Canada và Xcôtlen.
Mùa hè năm 1885 gia đình Ben đến nghỉ
hè trong ngôi làng nhỏ Batđêc (Baddeck), ở đảo
Capơ Brơtôn (Cape Breton), tỉnh Nôva Xcôtchia
(Nova Scotia), Canada. Nhìn phong cảnh, Ben
ưng ý chọn nơi đây làm nơi nghỉ ngơi. Vì vậy Ben và Mơben Hapba

năm 1886, Ben quay lại Batđêc và bắt đầu xây dựng ở đó một nhà nhỏ, nhìn ra hồ
Braxđo (Bras d'Or). Năm 1889, một ngôi nhà lón đã xây xong. Hai năm sau nữa
thì toàn bộ cơ ngơi rộng lớn hoàn thành, trong đó có cả một khu vực thí nghiệm.
Gia đình Ben đặt tên toàn bộ cơ ngơi này là Núi Xanh. Vậy là từ đó gia đình có
hai nơi ở, họ định phần lớn thời gian trong năm gia đình sẽ ở Oasinhtơn, đó là
nơi ở chính; còn những dịp cuối năm hay những kì làm việc căng thẳng thì gia
đình sẽ chuyển đến ở Núi Xanh.

154
Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)

Nhưng thực tế là trong 30 năm cuối đời, mùa hè hầu như Ben chỉ ở Núi
Xanh vì ở đó có đầy đủ phương tiện thí nghiệm. Cả Mơben và Alec đều sống hòa
mình trong cộng đồng dân cư của Batđêc. Còn người làng Batđêc cũng coi Mơben
và Alec như chính người làng mình vậy. Khi xảy ra vụ nổ Haliphăcx (Haliíax)^^^
ngày 6 tháng 12 năm 1917, gia đình Ben đang ở đây. Khi đó Mơben và Alec động
viên cộng đồng địa phương hết lòng giúp đỡ những nạn nhân ở Haliphăcx.

Haliphăcx là thủ phù cùa tình Nôva Xcôtchia. Ngày 06 tháng 12 năm 1917 con tàu của
Pháp chở đẩy hàng va chạm với con tàu của Na uy. Khoảng 20 phút sau, trong con tàu hàng
cùa Pháp một ngọn lửa khổng lồ bốc lên, kéo theo một tiếng nổ vang trời. Vụ tai nạn đó đã
làm khoảng 2000 người chết, 9000 người bị thưcmg.

Những đóng góp của Ben trong khoa học nằm ở nhiều lĩnh vực, nhưng lớn
nhất là những đóng góp trong phạm vi âm học, trong việc dạy ngôn ngữ kí hiệu
cho những người câm-điếc, trong việc truyền âm đi xa (điện thoại). Vì vậy người
ta đã lấy tên ông để đặt tên cho đơn vị đo độ to nhỏ của âm.
Ben trút hơi thở cuối cùng vào ngày 02 tháng 8 năm 1922, tại nhà riêng ở
Núi Xanh, hưởng thọ 75 tuổi, vì bị bệnh tiểu đưòng. Sau một thời gian dài hôn
mê, vào lúc 2 giờ sáng ngày 02 thấy ông tỉnh lại, Mơben đi đến gần và với giọng
đau đớn nghẹn ngào nói bên tai ông “Đừng bỏ em, anh nhé”. Ben trả lời bằng
cách ra hiệu với người điếc “Không”. Rồi ngay sau đó ông tắt thở.
Được tin Ben từ trần, thủ tướng Canada, ngài Măckendi Kinh (Mackenzie
King) gửi điện chia buồn đến bà Ben. Trong bức điện có đoạn: chính phủ gửi tới
bà niềm tiếc thương sâu sắc vì sự ra đi của một con người lỗi lạc đồng thời là vị
phu quân thân yêu của bà. Cuộc đời này vừa mất đi một tài năng đã mang lại tự
hào cho đất nước chúng ta do sáng chế vĩ đại của Người, sáng chế đã trở thành
một phần của lịch sử, đã làm cho tên tuổi của Người trở thành bất tử. Nhân danh
các công dân Canada, tôi bày tỏ với bà lòng biết ơn chân thành và sư ngưỡng mộ
thành kính của chúng tôi.

155
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Quan tài của Ben do các nhân viên phòng thí nghiệm của Ben đóng bằng
gồ thông trong vườn nhà. Quan tài được phủ bằng loại lụa màu đỏ mà Ben vần
dùng để làm các thí nghiệm về máy bay. Đe tỏ lòng trân trọng ý nguyện của người
đã khuất, bà Mơben có lời đề nghị khách không mặc màu đen (mặc dầu đó là màu
truyền thống dùng trong lễ tang) trong khi dự lễ viếng. Trong thời gian cử hành lề
tang, nghệ sĩ xô lô Gian Măc Đônan (Jean MacDonald) đã xướng một đoạn thơ
trong bài “Lễ cầu siêu” của Rôbe Lui Xtêvenxơn (Robert Louis Stevenson).
Vào lúc lễ tang kết thúc
tất cả các máy điện thoại ở
Canada và Mĩ đều ngừng hoạt
động trong một phút đê tưởng
nhớ con người đã mang lại cho
nhân loại phương tiện thông tin
thoại qua khoảng cách.
Thi hài của Alecxanđrơ Ngôi trường mang lên Alecxanđrơ Graham Ben
ờ Côlămbơí (Columbus), Ôhaiô (Ohio),
Graham Ben dược chôn cất trên
nơi giúp trẻ có khó khăn về thính giác.
đỉnh Núi Xanh trong khuôn viên
của trang ấp Núi Xanh, ở đó Ben đã sống và làm việc trong 35 năm cuối đời

156
Anđrê Mari Ampe (1775-1836)

VII.3- Anđrê Mari Ampe (1775-1836)

Lời dẫn
Có dòng điện khi qua bóng đèn làm dây tóc cháy sáng (dòng điện mạnh),
có dòng điện khi qua chính bóng đèn đó chỉ làm cho dây tóc hơi đỏ lên (dòng điện
yếu). Để nói độ mạnh yếu của dòng điện người ta đưa vào đại lượng vật lí gọi là
cường độ dòng điện. Bài 24, Vật lí 7 giúp ta biết đơn vị đo cưòng độ dòng điện
được đặt tên là ampe, kí hiệu là A. Việc đặt tên này là sự vinh danh nhà khoa học
Pháp có tên là Ampe.
Anđrê Mari Ampe, thòi thơ ấu
Anđrê Mari Ampe (André Marie Ampère) sinh ngày 20 tháng 1 (tháng
Giêng) năm 1775 tại Liông (Lyon), một thành phố ở miền
đông nam nước Pháp. Cha Anđrê Mari là nhà buôn lụa
giàu có, tên là Giăng Giăc Ampe (Jean lacques Ampère)
và mẹ tên là Gian-Antoanet Đơxuychie-Xacxây (Jeanne-
Antoinette Desutières-Sarcey). Sau khi hai người thành
hôn được ít lâu thì Giăng Giăc Ampe mua một khu đất Anđrê Mari Ampe
trên đó có một ngôi nhà và một trang trại trong làng
Pôlâymiơ (Poleymieux). Làng này nằm ở một vùng đồi núi gọi là vùng Đồi Vàng
ở phía tây bắc Liông và cách Liông không xa. Vì vậy mặc dù sinh ra ở Liông,
nhưng thời ấu thơ Anđrê sống ở cả hai nơi, Liông và Pôlâymiơ. Khi Anđrê lên bảy
thì cha về hưu, từ đó gia đình chuyển hẳn về ở làng Pôlâymiơ cho mãi đến khi
Anđrê trưởng thành.
Giăng Giăc Ampe là người rất hâm mộ Giăng Giăc Rutxô (Jean Jacques
Rousseau), tôn sùng Rutxô là thần tượng. Rutxô có viết một quyển sách về vấn đề
giáo dục trẻ em từ lúc lọt lòng cho đến lúc trưởng thành. Quan điểm của Rutxô là

157
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

trong giáo dục trẻ, không nên bắt buộc trẻ phải làm theo ý của người lớn mà phải
để trẻ tự do lựa chọn cái mà chúng thích, tự do phát triển năng lực của chúng,
người lớn chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Rutxô đặt tên quyển sách đó là Êmin
(Émile).
Là một thương nhân nhưng cũng là người có học vấn và lại là người hâm
mộ Rutxô nên Giăng Giăc Ampe cũng giáo dục các con mình theo tinh thần của
Êmin. Ông nhận ra bé Anđrê có những tính cách và những khả năng rất đặc biệt.
Chẳng hạn bé có thể ngồi cặm cụi hàng giờ liền với các hòn sỏi, với vụn bánh mì
đế làm các phép tính dù lúc ấy bé chưa biết đến các con số. Vì vậy, ông Giăng
Giăc Ampe chủ trương không cho bé Anđrê đến trường mà giáo dục tinh thần học
tập cho bé thông qua sách vở. Do đó ông tổ chức hẳn một “thư viện” gia đình.
Ông hi vọng rằng cái “thư viện” gia đình đó sẽ là người thầy dẫn giắt các con ông,
đặc biệt là dẫn giắt bé Anđrê, vào thiên đường học tập.
Lúc đầu, ông hướng các con ông làm quen với thế giới tự nhiên. Vì vậy,
trong cái “thư viện” gia đình, ông chuẩn bị cho các con bộ bách khoa toàn thư về
lịch sử tự nhiên của Buyphông (Buffon), trong đó có trình bày về lịch sử các loài
chim. Lúc ấy bé Anđrê mới bốn
tuổi, nhưng bé đã đọc ngốn ngấu
bộ sách này với lòng ham thích
đặc biệt, mặc dù đó là bộ sách
rất lớn so với tuổi của bé.
Khi Giăng Giăc Ampe
về hưu thì ông dành toàn bộ thời
gian cho việc giáo dục con cái. Ngôi nhà thơ ấu cùa Anđrê Ampìe ở làng Pôlâvmiơ
Ông dạy tiếng La tinh cho
Anđrê và chú ý khơi gợi, bồi dưỡng cho cậu lòng yêu thơ văn. Những bài học có

158
Anđrê Mari Ampe (1775-1836)

tính “chữ nghĩa” như vậy thường diễn ra trong các cuộc dạo chơi trong khu Đồi
Vàng, về sau này, Ampe có kể lại rằng không bao giờ cha ông bắt buộc ông phải
học môn này hay môn kia mà cha chỉ gieo vào lòng ông sự ham thích môn học.
Cũng cần nói thêm rằng Anđrê là cậu bé có trí nhớ siêu phàm. Chẳng
những cậu đọc bộ bách khoa toàn thư của Buyphông mà cậu còn đọc tất cả những
quyển sách trong cái “thư viện” mà cha cậu đã lập ra. Đặc biệt, cậu đã đọc theo
thứ tự a, b, c cả bộ bách khoa toàn thư đồ sộ của Điđơrô (Diderot) và Alămbe
(Alembert) và cả quyển sách Những lời truyền của Đêcac (Descartes) do Tômat
(Thomas) viết. Quyển sách sau đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Anđrê. Còn đối
với bộ bách khoa toàn thư của Điđơrô và Alămbe thì cho đến mãi sau này Anđrê
vẫn còn có thể đọc thuộc lòng được nhiều trang từ đầu đến cuối.
Đen năm mười ba tuổi, chàng thiếu niên Anđrê bắt gặp quyển Những cơ
sở của toán học do Rivat (Rivard) và Madêa (Mazéare) viết. Quyển sách đó như
có một ma lực “hút hồn” Anđrê. Từ đấy Anđrê hầu như quên hết những lĩnh vực
khác, thì giờ và tâm trí của cậu hoàn toàn dành cho toán. Và ông Giăng Giăc
Ampe cũng không còn phải lo việc chọn sách và hướng dần cậu đọc sách nữa.
Sau khi đọc quyển sách toán “vỡ lòng” của Rivat, cậu tiếp tục tự học
những quyển sách ở trình độ cao hơn, kể cả những quyển ở trình độ đại học và
trên đại học. Có điều đặc biệt là cậu đọc và hiểu được cả những quyển rất khó do
các nhà toán học nổi tiếng viết mà hầu như không gặp khó khăn gì đáng kể. Trừ
một lần Anđrê có vướng mắc với một vấn đề trong quyển bách khoa toàn thư.
Ông Giăng Giắc Ampe nhận thấy Anđrê có chiều suy tư và đã nói chuyện này với
bạn mình là Đabuyrông (Daburon).
Đabuyrông là tu sĩ và là giáo sư thần học, nhưng cũng có những hiểu biết
về toán học khá sâu. Cái mà Anđrê vướng mắc là một kí hiệu toán học, nhưng kí
hiệu đó chứa đựng nhiều khái niệm sâu sắc của toán học. Tuy nhiên, qua những

159
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai

lời giải thích ngắn gọn của Đabuyrông, Anđrê hiểu ngay vấn đề. Điều thần kì là ở
chỗ chỉ sáu tháng sau lần gặp Đabuyrông, cậu đã gửi đến Hội Toán học Liông một
bài báo trong đó cậu đã giải quyết thật mĩ mãn một vấn đề toán học bằng cách vận
dụng những điều mà cậu được nghe Đabuyrông giải thích. Và như vậy cũng có
nghĩa là chỉ sáu tháng Anđrê đã vượt xa cả Đabuyrông.
Nếu gọi “học ở trường” theo nghĩa là có người giảng bài thì có thể nói
Anđrê chưa bao giờ cắp sách đi học ở trưòng, trừ một lần nghe Đabuyrông giải
thích và một vài buổi nghe giáo sư Môlê (Mollet) thuyết trình về vật lí. Tất cả
những thành công về sau này của Anđrê Mari Ampe đều do tự học mà có.
Tuổi thanh niên đau xót
Năm 1793, Anđrê Mari Ampe tròn 18 tuổi, một đại họa ập xuống gia đình
anh do hoàn cảnh xã hội nước Pháp lúc bấy giờ gây ra. Thời kì trưởng thành của
Anđrê Mari Ampe lại rơi đúng vào thời kì xã hội Pháp rất rối ren. Nội bộ Quốc
Hội lập hiến lúc ấy chia năm bè bảy mối với những xu hướng chính trị khác nhau.
Đến ngày 29 tháng 9 năm 1791 thì Quốc Hội này tự tuyên bố chấm dứt hoạt động
sau khi đã ban hành hiến pháp mới được vua Lui XVI (Louis XVI) phê chuẩn và
bầu ra một Quốc Hội mới gọi là Quốc Hội lập pháp.
Quốc Hội lập pháp cũng
bị chia rẽ nặng nề, vì vẫn bao
gồm nhiều phe phái. Mặc dù thế,
Pháp vần chủ trương gây chiến
với đế quốc Áo và cả với vương
quốc Phổ. Vì vậy tình hình kinh
tế, chính trị trong nước càng hỗn
loạn. Ngày 10 tháng 8 năm 1792 (Cũng là hảo tàng Ample, xây dựng năm 1928 trong
ị , I I Í - khuôn viên khu nhà của Anđrê Ampỉe đã Sống thời
nô ra cuộc khởi nghĩa, quân Z Z ở là n ^ ô lZ n ìư )

160
Anđrê Mari Ampe (1775-1836)

chúng tấn công cung điện nhà vua, bắt vua Lui XVI và hoàng hậu. Quốc hội lập
pháp sụp đổ. Thay vào đó là một tổ chức chính trị mới ra đời gọi là Quốc ước.
Quốc ước ban hành hiến pháp mới, tuyên bố phế bỏ chế độ quân chủ lập
hiến, thành lập chế độ cộng hòa. Vua Lui XVI bị đưa lên máy chém. Bản thân
Quốc ước cũng có nhiều phe phái. Lúc đầu phái Girôngđanh (Girondin) có thế
lực lớn nhất. Phái này chủ tnromg không nên xử tử Lui vì ngại rằng việc đó sẽ đẩy
các quốc gia quân chủ ở châu Âu trở thành thù địch với Pháp. Đó chính là cái cớ
để phái Giacôbanh (iacobin) kết tội phái Girôngđanh là mềm yếu. Đến đầu tháng
6 năm 1793 thì phái Giacôbanh lật đổ phái Girôngđanh và nắm toàn quyền lãnh
đạo Quốc ước.
Khi ấy nước Pháp bước vào thời kì khủng bố tràn lan và tàn bạo. Bất kì
người nào chỉ cần bị nghi làm phản là bị xử tử ngay lập tức không cần đến tòa án.
ơ Liông lúc đó tình hình xã hội cũng rối ren như nước Pháp thu nhỏ, nghĩa là
cũng có nhiều phe phái chống đối nhau. Dân tình thì hoang mang lo sợ khắp nơi
trong thành phố. Đại họa của gia đình Anđrê Mari Ampe xảy ra chính là vào thời
kì này.
Ổng Giăng Giăc Ampe là người thiên chúa giáo và cũng là người bảo
hoàng. Nhưng ông lại thấm đầm những tư tưởng của cách mạng Pháp là tự do,
bình đẳng, bác ái. Vì vậy, ông đón nhận tin nhân dân nổi dậy phá ngục Baxti
(Bastille) với tinh thần hồ hởi, phấn chấn. Và ông vui vẻ nhận nhiệm vụ đứng đầu
lực lượng an ninh thành phố, làm người canh gác cho sự bình yên của thành phố.
Nhưng ông và cả giới lãnh đạo ở Liông lúc đó là những người thuộc phái
Girôngđanh. Vì thế, khi phái Girôngđanh trong Quốc ước bị thất bại thì thành
phố Liông bị coi là thành phố nổi loạn. Và ngay lập tức Quốc ước điều động quân
đội đến bao vây, áp đặt trật tự tàn bạo Giacôbanh lên toàn thành phố.

161
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Sau hai tháng bao vây, ngày 09 tháng 10 năm 1793, quân đội chiếm được
thành phố. Khi ấy một thành viên của Quốc ước đã ca ngợi chiến công của phe
phái mình bằng câu nói “Liông đã tiến hành cuộc chiến tranh cho tự do và nó đã
được tự do”. Do đó người ta đã khoác lên thành phố này cái tên là Thành-phố-
được-giải-phóng. Thế nhưng thực tế là một cuộc tàn sát đẫm máu đã diễn ra: trên
1600 người đã bị bắn hay bị chặt đầu. ông Giăng Giăc Ampe cũng là một nạn
nhân trong cuộc tàn sát đó: ông bị xử tử (chém đầu) ngày 25 tháng 11 năm 1793!
Người ta còn giữ được bức
thư ông viết cho vợ vào hôm trước
Lejeune Andrẻ-Mamc
ngày ông bị đưa lên đoạn đầu đài. NT5T JAMAk5 ALLÉ Â L '
Qua bức thư ta thấy ông là con người GUIDẺ PAR 50N PỀRE, IL ỵ
IN5TRUIT LUI-MèMEÀ
dũng cảm phi thường, ông đón nhận
cái chết đến với mình một cách bình
Tấm biển gắn tường trong một phòng của bảo
thản không ngờ. Trong thư tàng điện học tại Pôlâymỉơ
Nội dung tấm biển:
có một ý ông nói về Anđrê Ampe “tất Anh thanh niên Anđrê-Mari Ample chưa bao
giờ đến trường, anh được cha hướng dẫn học
cả những gì mà anh trông đợi đều đặt
và tự học ở Pôlâymiơ
vào con trai của chúng mình”.
Sau cái chết thảm khốc của cha, Anđrê Ampe ngập chìm trong nỗi đau xót
da diết. Phải một năm sau Anđrê Ampe mới bắt đầu lấy lại được thăng bằng, anh
đi dạo trong khu Đồi Vàng, nơi anh và cả gia đình đang ở. Chính những cuộc đi
chơi ấy đã lôi cuốn chàng thanh niên Anđrê Ampe về với thực tại của cuộc sống,
về với cỏ cây hoa lá; và trong những cuộc dạo chơi ấy đôi khi chàng cũng làm
thơ.
Thời kì này, gia đình chàng sống rất chật vật. Tài sản của Giăng Giăc
Ampe đã bị phong tỏa từ trước và mãi đến sau ngày 09 tháng Tecmiđo

162
Anđrê Mari Ampe (1775-1836)

(Thermidor)^'\ bà góa phụ Ampe mới được nhận lại ngôi nhà của mình ở làng
Pôlâymiơ, nhưng thực ra nó chỉ còn là ngôi nhà rách nát.
(1) tháng thứ mười một theo lịch Cộng hòa Pháp lúc bấy giờ, tưong ứng với khoảng thòá gian (xê
dịch một vài ngày tùy theo từng năm) tử 19 tháng 7 đến 17 tháng 8 theo dương lịch hiện nay.______

Niềm vui và nỗi buồn


Năm 21 tuổi, một lần đến chơi nhà một bà cô trong vùng Đồi Vàng, trên
đường đi anh thanh niên Anđrê Ampe gặp một cô gái tóc vàng, mắt xanh. Đó là
Giuyli Carông (Julie Caưon), một cô gái vừa đẹp, vừa tươi và đặc biệt cô tỏ ra là
một cô gái rất có giáo dục. Vì vậy, ngay lập tức anh đã cảm thấy cô chính là một
nửa của đời anh. Neu Anđrê Ampe đã bị Giuyli hóp hồn ngay từ khóe mắt đầu
tiên thì ngược lại, Giuyli vẫn còn giữ một khoảng cách đối với Anđrê Ampe. Và
mãi hơn một năm sau lần gặp nhau đầu tiên ấy, đôi trai gái mới chính thức trở
thành người yêu của nhau. Và rồi lại hai năm sau đó nữa, họ mới làm lễ cưới. Sở
dĩ họ phải thận trọng như vậy là vì khi ấy Anđrê mới 21 tuổi, anh cho rằng đó là
cái tuổi còn quá sớm để có thể làm chủ một gia đình.
Quả thực là trong thời gian hai
năm ấy Anđrê Ampe đã làm được rất
nhiều việc. Trước hết, anh phải nghĩ
đến việc kiếm tiền để chuẩn bị cho cái
gia đình nhỏ của anh mai sau, vì vậy
anh mở một trường tư thục ở thành
phố Liông, trong đó anh dạy môn đại
số và một vài môn khoa học khác.
Ngoài việc kiếm tiền, anh vẫn
Huy chưcmg Anđrê Ample (mặt trên)
không quên việc mở rộng tầm hiểu
biết của mình. Anh lập ra một nhóm gọi là nhóm những người bạn để thảo luận

163
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

với nhau những vấn đề về triết học, về khoa học, về văn học. Theo những điều mà
sau này Lavoadiê (Lavoisier) kể lại thì trong buổi sinh hoạt nào nhóm cũng dành
thì giờ để đọc một tài liệu nói về những khám phá mới nhất về hóa học. Tóm lại
những vấn đề mà nhóm này quan tâm là những vấn đề có tầm cỡ của khoa học
đương thời.
Thế rồi, việc gì đến cũng phải đến, ngày 06 tháng 8 năm 1799 họ làm lễ
cưới. Sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ ấy ở ngôi nhà số 6 phố Bat Đacgiăng (Bât
d’Argent). Đối với Anđrê Ampe, một năm sau đó là một năm đầy hạnh phúc. Và
nếu nói về những năm tháng sau đó trong suốt cuộc đời thì đó là thời gian hạnh
phúc duy nhất của Anđrê Ampe.
Năm 1800, Anđrê Ampe có hai tin vui, một là anh được viện Khoa học
Liông bầu làm thành viên của Viện. Và hai là cũng năm ấy, một “chú nhóc” kháu
khỉnh, khỏe mạnh của anh ra đời, anh đặt tên cho con trai mình là Giăng Giăc
Ảngtoan Ampe (Jean lacques Antoine Ampère) với mong muốn rằng con trai
mình sẽ luôn luôn nhớ đến ông nội đáng kính của nó.
Để nuôi sống gia đình, Anđrê Ampe xin vào dạy ở một trong các trường
gọi là trường Trung tâm. Nguyện vọng của Anđrê Ampe đã được chấp nhận
nhưng phải dạy tại một trường cách xa nhà, ở Buôc Ảng Brex (Bourg-en-Bress).
Anđrê Ampe muốn dọn nhà đến Buôc, nhưng sau khi sinh, bệnh viện phát hiện ra
Giuyli có một khối u ở vùng bụng và bác sĩ khuyên anh không nên chuyển đến
Buôc vì ở đó không tiện cho việc chăm sóc sức khỏe của sản phụ. Vì vậy lúc ấy
Anđrê Ampe phải đi về giữa Buôc và Liông như con thoi.
ở Buôc, Anđrê Ampe dạy vật lí, toán và một vài lớp đặc biệt. Ngoài ra,
phần lón thời gian, Anđrê Ampe tập trung vào việc nghiên cứu áp dụng lí thuyết
xác suất vào lí thuyết trò chơi, đó là vấn đề đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa có
lời giải. Lúc đầu anh nghĩ có thế giải quyết xong chỉ trong vài ba ngày, nhưng rồi

164
Anđrê Mari Ampe (1775-1836)

công việc đó đã lấy mất ở anh mười tháng trời ròng rã. Trong lúc ấy Hội đồng
thành phố quyết định mở các trường gọi là các li xê đế thay thế các trường Trung
tâm. Người ta mở cuộc thi để chọn giáo viên dạy tại các li xê. Khi ấy Anđrê Ampe
đã giải quyết xong vấn đề lí thuyết trò chơi và đã gửi đến viện Khoa học Liông
bản báo cáo của mình. Vì vậy, Anđrê Ampe được sự ủng hộ nhiệt tình của hai
thành viên có thế lực của viện, và ngày 04 tháng 4 năm 1803 Anđrê Ampe được
chính thức bổ nhiệm làm giáo sư toán tại một li xê ở Liông.
Đây là một tin vui đối với
hai vợ chồng trẻ vì họ đã chờ đợi
điều này từ lâu. Nhưng rất tiếc
rằng cái tin ấy mang lại niềm vui
cho Anđrê Ampe chỉ trong một
thời gian ngan. Bởi vì ngay sau đó
ba tháng thì Giuyli đã đi xa anh
Tương Anđrê Ample ở quảng trường Ample, Liông
mãi mãi. Cái chêt của Giuyli đã hạ
gục anh. Anh bỏ bê tất cả những nghiên cứu khoa học còn dang dở của mình và
vùi đầu vào những vấn đề về triết học, về siêu hình học và về tôn giáo. Anh thành
lập một nhóm lấy tên là Hội những người cơ đốc giảo và anh chính là linh hồn
của nhóm đó. Trong nhóm này anh có hai người bạn chí cốt là Clôt Brơđanh
(Claude Bredin) và Pie-Ximông Balăngsơ (Pieưe-Simon Ballanche). Tình bạn rất
đẹp, bền chặt và thật đáng quý của họ vẫn giữ được trong suốt cả cuộc đời họ.
Lúc ấy Anđrê Ampe nghĩ rằng để có thể nguôi ngoai nồi buồn trong lòng,
anh cần phải rời xa chính cái nơi đã gieo nỗi buồn vào lòng anh. Vì vậy năm sau
đó anh quyết định rời Liông đi Paris và bằng lòng nhận làm giảng viên phụ đạo tại
trường Đại học Bách khoa. Nhưng do năng lực của mình nên chỉ một năm sau anh
được bổ nhiệm làm giáo sư dạy môn giải tích; đồng thời làm chủ khảo trong các

165
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

cuộc thi vào trường. Sau đó, anh còn được bộ Giáo dục bổ nhiệm làm tổng thanh
tra các trường đại học.
Do có việc làm ổn định và ở những vị trí công việc có mức lương khá nên
cuộc sống vật chất của Ampe cũng không gặp khó khăn gì đáng kể. Nhưng trong
cuộc sống gia đình thì anh lại gặp rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những thất bại
cay đăng.
Sau khi đến Paris hai năm, Ampe cưới người vợ thứ hai tên là Gian Pôtô
(Jeanne Potot), đó là một con người đỏng đảnh, kiêu kì và ích kỉ. Cô sinh cho anh
một con gái đặt tên là Anbin (Albine). Nhưng chính cô ta lại từ chối việc nuôi
Anbin, và như vậy cô đã phá tan nát cái gia đình nhỏ bé của mình. Rồi cuối cùng
là hai người chia tay nhau.
Năm bé Anbin được hai tuổi thì bà nội qua đời. Sau khi mẹ mất, gia đình
chỉ còn lại bốn người; bản thân
Ampe, cô em gái và hai con là
Giăng Giăc và Anbin. Lúc đó,
Ampe phải gửi hai con về
Pôlâymiơ nhờ cô em gái và bà cô
ở đó nuôi hộ. Hai người con này,
nhất là Anbin, về sau mang đến
cho Ampe nhiều niềm vui nhưng
Ample, giáo sư toán tại trường trung học ởLiông
cũng nhiều nỗi phiền lòng. Bức vẽ trên giấy do một học sinh của Ample trong
Anbin lấy chồng là một sĩ năm học 1803-1804 thực hiện. Gần đây, bức vẽ
được tặng lại bảo tàng Ample
quan rượu chè be bét, đến nỗi anh
ta bị bắt buộc phải vào trại ở nội trú nhưng vẫn luôn luôn bị kỉ luật. Vì suy nghĩ
quá nhiều nên Anbin cũng gần như người bị bệnh tâm thần.

166
Anđrê Mari Ampe (1775-1836)

Còn Giăng Giăc thì trở thành một người nổi tiếng trên văn đàn nước Pháp,
được bầu làm viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học Pháp, đó là sự trả orn xứng đáng cho
cha anh. Tuy vậy, anh thường xuyên phải đi làm việc ở nước ngoài, nên rất ít khi
có mặt ở nhà. Ngoài ra, có một thời gian, Giăng Giăc yêu say đắm Giuyliet
Rêcamiê (iuliette Récamier) thì anh lại càng ít gặp mặt cha. Điều đó có nghĩa là
Ampe ít khi được gặp con trai, vì vậy ông rất buồn phiền.
Sự nghiệp
Đó chỉ là vài nét về cuộc đời riêng, còn về sự nghiệp, Anđrê Ampe là nhà
khoa học đa tài, công trình của ông bao gồm nhiều mặt. Điều này được giới khoa
học thừa nhận. Vì vậy, năm 39 tuổi, Anđrê Ampe đã được bầu làm viện sĩ viện
Hàn lâm khoa học Pháp; và sau đó, ông còn được bầu làm viện sĩ thông tấn của
nhiều viện Hàn lâm khoa học nước ngoài. Ngoài ra, một tháng sau khi được bầu
làm viện sĩ viện Hàn lâm Pháp, ông lại được thưởng huân chương Bắc đẩu bội
tinh.
Ngoài ra, Anđrê Ampe là người làm việc không ngưng nghỉ. Năm 1818,
tức bốn năm sau khi được bầu làm viện sĩ viện Hàn lâm Pháp, Anđrê Ampe mua
một ngôi nhà ở Paris, ngôi nhà số 19 phố Phôtxê Xanh Victo (Possés-Saint-
Victor), nay là số nhà 29bis, phố Mônggiơ (Monge), thuộc quận 5. Để mua được
ngôi nhà đó, ông phải bán toàn bộ tài sản ở làng Pôlâymiơ quê hương. Việc mua
ngôi nhà đó không phải chỉ nhằm mục đích để có một chỗ ở mà chủ yếu là để có
một chỗ Ampe tự trang bị cho mình một phòng thí nghiệm riêng. Vì vậy, hồi đó
hầu như tất cả những nhà vật lí ở Paris đều có qua lại nơi này.
Trong số những đóng góp của Anđrê Ampe cho khoa học, nổi bật nhất là
những nghiên cứu của ông trong lĩnh vực điện từ được tiến hành vào khoảng
1820-1821. (Để hiểu rõ hơn điều này, mời bạn đọc xem bài IX.5). Chính vì lí do
đó, người ta lấy tên ông để đặt tên đơn vị đo cường độ dòng điện.

167
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Năm 1824, Côlegiơ Pháp (Collège de Prance) thiếu một giáo sư vật lí.
Anđrê Ampe nộp đơn xin xét tuyển vào vị trí đó. Lúc ấy, ngoài Anđrê Ampe còn
có Ôguyxtanh Presnen (Augustin Presnel) cũng có đơn xin xét tuyển. Họ là hai
trong số những nhà vật lí lớn nhất ở Paris thời đó. Nhưng không hiểu vì lí do gì
mà cả hai nhà vật lí này đều không được chọn. Trong khi đó thì nhà trường lại
quyết định chọn một nhà khoáng vật học không tên tuổi vào vị trí Việc này
đã gây ra những lời đồn đại không hay và cả những ý kiến phản đối dưới dạng
“châm biếm” chua cay của giới vật lí. Cuối cùng thì côlegiơ cũng phải hủy quyết
định nói trên và tuyển Anđrê Ampe làm giáo sư vật lí của côlegiơ.
(2) Đây là một việc rất hi hữu, trái với truyền thống lâu đời của côlegiơ này là tuyển giáo sư rất
chặt chẽ.____________________

Thực ra, đối với Anđrê Ampe, việc được chọn vào vị trí mới ở côlegiơ này
vui thì ít, thất vọng thì nhiều. Bởi vì ngoài việc ông mất mọi vị trí ở trường cũ là
Đại học Bách khoa do việc chuyển sang nơi làm việc mới (điều này là hiển
nhiên), Ampe còn gặp những rắc rối với những sinh viên xấu ở Đại học Bách
khoa. Do không có mặt ở trường cũ nên những sinh viên này đặt điều nói xấu
Ampe, đến nồi bộ Giáo dục hiểu sai ông và đã bãi chức tổng thanh tra đại học của
ông, mặc dù ai cũng nhận thấy ông đã làm rất tốt công việc này. Việc bãi chức đã
đẩy Ampe lại lâm vào tình cảnh khó khăn về đời sống vật chất.
Tuy nhiên, bốn năm sau, chức vụ tổng thanh tra đại học của ông lại được
phục hồi và ông giữ chức vụ này cho đến tận cuối đời. Khi ông được phục chức,
sức khỏe của ông đã giảm sút rất nhiều, lúc ấy ông mới 53 tuổi nhưng trông như
một ông già lục tuần, ông thưÒTig được phái đi thanh tra ở các địa phương thuộc
miền Trung và Nam nước Pháp (đó là nơi có khí hậu ấm áp) để tạo điều kiện cho
ông có môi trường sống phù họp với sức khỏe.

168
Anđrê Mari Ampe (1775-1836)

Mặc dù vậy, chính trong một cuộc thanh tra ở trường đại học Hoàng gia
(Collège royal) tại Macxây (nay là li xê Thiers) ông đã bị viêm phổi, giống như
bệnh viêm phổi mà ông đã mắc khoảng mười năm về trước. Nhưng lần này thì
ông không qua khỏi và đã tạ thế tại nơi mà ông đang làm nhiệm vụ thanh tra vào
ngày 10 tháng 6 năm 1836, thọ 61 tuồi. Thi hài ông được chôn cất tại Macxây
trong cùng một nghĩa địa với những người bình thường. Mãi 33 năm sau, năm
1869, bạn bè của con trai ông mới di chuyển thi hài ông về nghĩa trang Môngmac
(Montmartre) ở Paris chôn cạnh mộ người con trai ông đã qua đời năm 1864.
Năm 1975 là tròn 200 năm, năm sinh Anđrè Ampe. Để kỉ niệm sự kiện
này, năm 1974 viện Hàn lâm
khoa học Pháp thành lập giải
thưởng Ampe về điện học. Giải
thưởng này được trao lần đầu
là năm thành lập giải, năm
1974, sau đó được trao hàng
năm. Người được giải thưởng
Tấm biển gắn trên tường ngôi nhà 29bis, phố Mông giơ
này được nhận số tiền là 30500 Nội dung tấm biến
ớ nơi này, trước đây là ngôi nhà mà Anđrê Mari
ơrô. Đó là một trong số 7 giải Ampíe đã sống từ năm 1818 đến khi mất, tại ngôi nhà
thưởng lớn của viện Hàn lâm này năm 1820 ông đã khám phá ra lực điện từ

khoa học Pháp thuộc lĩnh vực toán, vật lí, cơ học và tin học.

169
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

VII.4- Aletxanđrô Vônta (1745-1827)

Lòi dẫn
Trong bài 25, Vật lí 7, ta biết đến một đại lượng vật lí gặp thì nhiều nhưng
ít dược nhắc đến tên của nó trong đời sống hàng ngày, đó là hiệu điện thế. Người
ta đã lấy tên nhà khoa học Vônta để đặt tên đơn vị đo đại lượng vật lí này. Vì vậy,
đơn vị đo hiệu điện thế gọi là vôn, kí hiệu là V.
Aletxanđrô Vônta, thòi thơ ấu
Aletxanđrô Giuxeppe Antôniô Anaxtaxiô Vônta (Alessandro Giuseppe
Antonio Anastasio Volta) thường được gọi vắn
tắt là Aletxanđrô Vônta (Alessandro Volta). ông
là nhà khoa học người Italia, sinh ngày 18 tháng
2 năm 1745 tại thành phố Cômơ, một thành phố
nhỏ thuộc vùng Lôngbacđi (Lombardie) ở phía
bắc Italia. Aletxanđrô chào đời tại ngôi nhà số Alessandro Giuseppe Anlorĩio
62 trên con phố ngày nay mang tên Aletxanđrô Anastasio Volía

Vônta.
Cha Aletxanđrô Vônta là Philipô Vônta (Pilippo Volta). Họ Vônta vốn là
dòng dõi quý phái nhưng có rất nhiều người gia nhập Hội các Tu sĩ. ông Phiỉipô
Vônta cũng là một tu sĩ, thành viên của Hội đó. Ba chú bác ruột của ông cũng là
những nhà tu hành. Chú ý rằng vào thời ấy, Hội các Tu sĩ là một tổ chức thiên
chúa giáo chặt chẽ, hội viên của hội đều là những tu sĩ được công chúng nể trọng.
Vì dòng họ Vônta có quá nhiều người gia nhập Hội các Tu sĩ nên nhân số
của dòng họ đã tỏ ra sa sút nghiêm trọng. Khi các gia đình quý phái trong dòng họ
không còn người nối dõi thì có nguy cơ là tự nhiên họ Vônta sẽ không còn được
coi là dòng họ quý tộc nữa. Do đó, mặc dù Philipô Vônta đã tu hành suốt 11 năm

170
Aletxanđrô Vônta (1745-1827)

liền, nhưng trước nguy cơ đó ông đã xin rút ra khỏi Hội các Tu sĩ và cưới vợ. Vợ
ông tên là Maria Mađalena Indaghi (Maria Maddalena Inzaghi) vốn là dòng dõi
công tước Indaghi. Lúc ấy Philipô Vônta đã 41 tuổi còn Indaghi mới 19.
Hai ông bà Philipô-Maria sinh được bảy người con, ba gái, bốn trai,
Aletxanđrô Vônta là con út. Trong số bảy anh chị em nhà Vônta, chỉ trừ
Aletxanđrô Vônta, còn sáu người kia đều là những người sùng đạo hay những tu
sĩ, trong đó có một người là phó giám mục.
Lúc Aletxanđrô Vônta còn nhỏ, trong gia đình đã có nhiều người nghi là
hình như cậu bị thiểu năng trí tuệ. Cho mãi đến năm lên bốn mà cậu vẫn chưa nói
được. Khi ấy, trong gia đình lại có ý nghi hình như cậu còn bị câm. Rồi cho đến
một hôm ....
Dạo ấy, cậu phải uống một thứ thuốc có vị rất đắng và mẹ cậu đã dỗ dành
cậu uống được vài lần. Hôm ấy, mẹ cậu cũng dỗ dành cậu uống thuốc như mọi
khi, nhưng lần này cậu kiên quyết từ chối, không chịu uống và tự nhiên thốt lên
một tiếng “không” rất rõ ràng, dõng dạc. Bấy giờ mọi người trong nhà mới thở
phào nhẹ nhõm. Từ đó cậu tiến bộ rất nhanh, cho đến bảy tuổi thì nhận thức của
cậu ngang tầm với những trẻ khác cùng lứa tuổi.
Nhưng cũng vào năm này một nỗi buồn không gì bù đắp nổi ập đến gia
đình cậu: cha cậu, ông Philipô Vônta, ra đi vĩnh viễn. Thế là tuổi thơ của cậu
không có được niềm hạnh phúc trọn vẹn, đó là thiếu bàn tay săn sóc của cha. Tuy
nhiên, cậu cũng được bù đắp một phần là cậu có bộ óc thông minh thiên bẩm. Từ
chỗ nhận thức ngang với trẻ cùng lứa tuổi, cậu tiến vượt hẳn lên và càng ngày
càng bỏ xa chúng.
Sau khi cha mất, một người chú đã đón chị em cậu về nuôi và săn sóc việc
học hành rất chu đáo. Năm 13 tuổi, Aletxanđrô được chú xin cho vào học trong
một trường thiên chúa giáo thuộc Dòng Tên. Trong nhà trường, cậu học tiếng

171
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Hi Lạp, tiếng La tinh và một môn học về nghệ thuật giao tiếp qua ngôn ngữ. Tiện
đây nói thêm rang cậu học ngoại ngừ rất nhanh đến nỗi năm 17 tuổi, ngoài tiếng
Hi lạp, tiếng La tinh cậu còn sử dụng thành thạo tiếng Pháp, tiếng Đức và cả tiếng
Nga.
Ngoài việc học ngoại ngữ cậu còn làm thơ. Những bài thơ cậu viết thời
học trò này là những bài ca ngợi
ECIMIU
thiên nhiên, đa số viết bằng
£•
tiếng mẹ đẻ và tiếng La tinh. I

Những bài thơ đó có sức lay


động lòng người đến nỗi các
giáo sư của trường mà cậu theo
học đã vận động cậu gia nhập
Hội các Tu sĩ. Nhưng
Aletxanđrô đã từ chối, vì cậu Tờ giấy bạc 10.000 lia
(lưu hành từ năm 1984 đến khi đồng Orô ra đời 2001)
thích tự do, không thích bị gò bó
bởi những quy định của Hội mà cậu cho là khắt khe.
Thời thanh niên
Như trên đã nói, gia đình Aletxanđrô là dòng dõi quý phái đồng thời lại có
nhiều gắn bó với giới tu sĩ, đặc biệt là với Hội các Tu sĩ. Với truyền thống đó nên
lúc đầu chú của Aletxanđrô muốn hướng việc học của Aletxanđrô nhằm trở thành
tu sĩ. Chính vì lí do đó mà ông đã xin cho Aletxanđrô vào học trong trường của
Nhà Thờ. Nhimg ông đã sóm nhận thấy Aletxanđrô không có xu hướng làm tu sĩ
nên ông đổi ý và xin cho cậu chuyển trường. Thay vì hướng cho cậu trở thành tu
sĩ, bây giờ ông lại có ý hướng cho cậu trở thành luật sư. Nhưng cả nghề luật, cậu
cũng không theo ý của chú và luôn tở rõ thiên hướng của bản thân là ham thích
tìm hiểu khoa học tự nhiên, nhất là tìm hiểu các hiện tượng điện.

172
Aletxanđrô Vônta (1745-1827)

Aletxanđrô có một người bạn thân và tốt bụng tên là Giuyliô Xêda Gatôni
(Giulio Cesare Gattoni). Khi thôi không học ở trường Dòng Tên nữa thì chính
Gatôni đã cho Aletxanđrô mưọn sách vở về khoa học tự nhiên và cả những tài liệu
hướng dẫn tự học.
Đặc biệt Gatôni cũng rất thích quan sát, tìm hiểu các hiện tượng điện, vì
vậy gia đình đã dành riêng cho Gatôni một căn phòng để cậu thỏa sức tìm tòi
khám phá. Trong căn phòng đó có rất nhiều vật liệu và dụng cụ khoa học do
Gatôni sưu tầm. Aletxanđrô vẫn thường xuyên đến đó cùng với Gatôni mày mò
làm các thí nghiệm theo óc tưởng tượng bay bổng của hai bạn trẻ. Vì vậy hai bạn
đặt tên cho căn phòng đó là căn phòng khám phá.
Thấy cháu mình say mê khoa học tự nhiên nên cuối cùng chú cũng đành
chiều ý cháu, nghĩa là để cho Aletxanđrô được tự do theo đuổi những sở thích của
mình. Đến năm mười tám tuổi Aletxanđrô đã có tầm hiểu biết khá vững chắc mặc
dù chỉ bằng con đường tự học.
Đen lúc này, Aletxanđrô nhận ra rằng mặc dù căn phòng khám phá đã
giúp anh hiểu ra được khá nhiều điều, nhưng nó đã trở nên quá chật hẹp. Vì vậy
anh thấy cần phải mở rộng giao lưu với nhiều người đặc biệt là với giới khoa học.
Anh đã mạnh dạn trao đổi ý kiến và thảo luận qua thư từ về những vấn đề khoa
học với những nhà khoa học đương thời. Đặc biệt, anh thưÒTig trao đổi thư từ với
một thầy tu, người Pháp, đồng thời cũng là một giáo sư vật lí thực nghiệm nổi
tiếng thời đó tại trường đại học Xoocbon (Sorbonne) là Giăng- Ăngtoan Nôlê
(Jean-Antoine Nollet).
Lập nghiệp
Năm 30 tuổi, Aletxanđrô Vônta đã có hai công trình khoa học đầu tay về
điện. Thứ nhất là sáng chế thành công một thiết bị tạo ra điện tích (giống như máy
phát tĩnh điện) nhưng không dùng phương pháp ma sát. Thứ hai là sáng chế ra

173
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

một dụng cụ đo điện có chức năng giống như chiếc vôn kế ngày nay. Qua hai
công trình đó anh được đánh giá là người có năng lực, có bản lĩnh và do đó anh
được nhận làm giáo sư vật lí thực nghiệm tại trường Hoàng Gia Cômơ.
Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với Aletxanđrô Vônta vào thời gian
đó. Bởi vì gia đình Vônta tuy thuộc dòng dõi quý phái, nhưng về đời sống vật chất
thì lại không phải là gia đình khá giả. Vì vậy, sự có việc làm ổn định đã giúp
Vônta không còn phải bận tâm đến việc mưu sinh.
Vốn là người rất yêu thiên nhiên nên Vônta không thỏa mãn dối với hai
công trình đầu tay về điện của mình, về mặt vật chất thì việc các công trình đó
được đánh giá cao là một điều mừng; nhưng về mặt khoa học thì Vônta vần không
lấy thế làm vui. Bởi vì những công trình đó không làm thỏa mãn lòng yêu thiên
nhiên của bản thân.
Năm 1776 có người nói với Vônta rằng trong khu đầm lầy gần làng Xanh
Côlôngbanô (St. Colombano) có thứ khí lạ bốc lên. Người đó khuyên Vônta thử
tìm hiểu xem đó là thứ khí gì và nguyên nhân tạo thành thứ khí đó. Đang lúc tâm
trạng không thực sự thoải mái, Vônta nghĩ ràng đây là dịp may để làm vơi đi nỗi
buồn. Vì vậy Vônta liền đi ngay đến khu đầm đó.
Đen nơi, Vônta thuê một chiếc thuyền đế đi vào trong đầm. Ngồi trên
thuyền Vônta nhận thấy có rất nhiều bọt khí nổi lên trên mặt đầm. ở những chỗ
nông và những chỗ nhiều bùn, bọt nổi lên nhiều hơn. Neu lấy gậy khuấy động ở
đáy đầm chỗ gần bờ thì bọt còn nổi lên nhiều hơn nữa. Cho đến lúc ấy các nhà
hóa học chỉ mới biết chất khí ở mỏ than là chất khí có thể cháy được. Vì vậy có
nhiều ý kiến cho rằng ở dưới lòng đất của khu đầm này có thể là một mỏ than lớn.
Nhưng Vônta không nghĩ như thế mà cho ràng đó là một chất khí được sinh ra từ
sự phân hủy các chất hữu cơ trong bùn, ông gọi là khí đầm lầy tự nhiên cháv
được, ngày nay các nhà hóa học gọi là khí mê tan.

174
Aletxanđrô Vônta (1745-1827)

Năm 1777, ông thực hiện chuyến du khảo khoa học đầu tiên đến Thụy sĩ
nhằm gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các nhà khoa học lón của nước này. Trong
chuyến du khảo này ông có ghé qua miền tây nước Pháp và mang về giống khoai
tây để trồng ở Italia.
Năm 1778, theo yêu cầu của người đứng đầu nhà nước vùng Lôngbacđi,
Vônta được tuyển làm giáo sư vật lí thực nghiệm tại trường đại học Pavi (Pavie),
một trường đại học có danh tiếng của vùng Lôngbacđi thời đó. Suốt thời gian hoTi
bốn chục năm sau đó ông làm việc liên tục ở trưòng đại học này. Năm 1785 ông
được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhà trường.
Năm 1780, ông đến Phlorenxơ (Plorence) thăm viện Bảo tàng Hoàng gia
về Vật lí và Khoa học tự nhiên, đồng thời thực hiện một số nghiên cửu.
Tháng 9 năm 1781, ông đi thăm Đức,
Hà Lan, Bỉ; cuối tháng 12 ông đến Paris. ông
lưu lại Paris bốn tháng làm việc với Lavoadiê
(Lavoisier), Laplaxơ (Laplace) và đã có
những buổi trao đổi rất bổ ích về điện khí
quyển. Năm 1782 ông đến Luân Đôn, sau đó
1784 ông đến Viên và Beclinh.
Tượng Alet xanđrô Voonta ở Pari
Những người tháp tùng ông trong các
chuyến đi đều tỏ vẻ kinh ngạc về sức làm việc của ông. Hầu như ông không có
thời gian rảnh rỗi. Công tước Giôvô (Giovo), người thường xuyên tháp tùng ông
đã nói: “Vônta luôn luôn bận bịu. Những lúc ông không đến viện bảo tàng hay
không tiếp xúc, trao đổi ý kiến với các nhà khoa học thì ông làm thí nghiệm: ông
điều chỉnh, nhìn ngắm, suy nghĩ, ghi chép”. Khi đi gặp các nhà khoa học bao giờ
ông cũng mang theo bộ dụng cụ sắp xếp gọn gàng trong một chiếc túi. Có người
khi thấy ông, họ tưỏng rằng ông mang bộ “đồ nghề thợ rèn”. Nhưng phải thừa

175
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

nhận rằng thói quen đó thật là hữu ích vì khi ông cần đến một vật dụng nào đó là
có ngay.
Trong thời gian này, Vônta chỉ mới trên dưới bốn mươi, nhưng đã trở
thành người nổi tiếng khắp châu Âu. Người ta nói rằng lúc ấy tên ông luôn luôn ở
trên môi những nhà khoa học cùng thời, ông đã được phần thưởng và vinh danh
của nhà vua Bỉ, được hoàng đế Áo tặng huy chương vàng. Đặc biệt ông được sinh
viên trường đại học Pavi tôn vinh là giáo sư danh dự của họ.
Chiếc pin điện
Trong số những phát minh khoa học của Vônta, không thể không nói đến
việc phát minh ra một thiết bị có thể phát ra dòng điện mà ngày nay ta gọi là chiếc
pin (khi ấy thưòưg gọi là pin điện hay pin Vônta). Mặc dầu Vônta phát minh ra
pin điện, nhưng phát minh này lại bắt nguồn từ những thí nghiệm do Galvani thực
hiện trước đó. Vì vậy trước hết ta nói qua về
những thí nghiệm của Galvani. ở đây ta chỉ nói về
hai thí nghiệm tiêu biểu của ông.
Luigi Galvani là giáo sư giải phẫu học,
trường đại học Bôlônhơ (Bologne), Italia. Galvani
kể rằng lần ấy ông mố một con ếch trên chiếc bàn
phẫu thuật bằng kim loại như thường lệ. Gần bàn
mổ, có một máy phát tĩnh điện đang hoạt động.
Pin Vônta
Khi ấy một trợ lí của ông một bàn tay đang ti vào
bàn, bàn tay kia vô tình chạm vào con dao mổ trên mình con ếch thì bỗng nhiên
thấy đùi con ếch bị co giật, mặc dù con ếch đã bị chết rồi. Ganvani cho rằng đùi
ếch bị co giật là do điện được phóng ra từ chiếc máy phát tĩnh điện đang hoạt
động ở gần chồ con ếch.

176
Aletxanđrô Vônta (1745-1827)

Tuy nhiên Galvani không tin chắc chắn vào giả thiết của mình, hôm sau
ông quyết định làm thí nghiệm tưcmg tự như ngày hôm trước nhưng chiếc máy
phát tĩnh điện đã được đưa ra khỏi phòng mổ. Dù vậy, mỗi khi tay cầm con dao
mô đưa lại chạm vào con ếch thì đùi ếch vẫn bị co giật như hôm trước.
Lần khác ông dùng chiếc móc bằng đồng móc vào chiếc đùi ếch đã cắt rời
khỏi thân, đồng thời đã lột da và treo chiếc đùi ếch vào thanh sắt ngang của lan
can hành lang. Do có gió nên đôi khi đùi ếch bị đu đưa giữa hai thanh sắt dọc của
lan can. ông nhận thấy mỗi khi đùi ếch đu đưa chạm vào một trong hai thanh sắt
dọc của lan can thì đùi ếch lại bị co giật.
Galvani thực hiện thí nghiệm thứ nhất vào năm 1781. Sau đó ông làm đi
làm lại thí nghiệm đó rất nhiều lần trong vòng năm năm. Đến năm 1786, ông thực
hiện thí nghiệm thứ hai, và cũng làm đi làm lại nhiều lần trong năm năm nữa.
Đen mãi năm 1791 ông mới công bố những thí nghiệm của mình tại Bôlônhơ.
Galvani kết luận rằng những thí nghiệm của ông chứng tỏ trong con ếch tồn tại
lọai điện có thể gọi là điện động vật.
Ổng có nhận xét rằng ở thí nghiệm thứ nhất khi con dao mổ cộng với thân
người và bàn mổ cùng đùi ếch tạo thành mạch điện kín thì đùi ếch co giật, ở thí
nghiệm thứ hai ông cho rằng cũng có hiện tượng tưomg tự, chỉ khi đùi ếch, chiếc
móc đồng và những thanh sắt của lan can tạo thành mạch điện kín thì đùi ếch mới
co giật. Những khi đó, điện có sẵn trong đùi ếch sẽ chạy qua dây thần kinh làm
cho đùi ếch co giật. Bắp thịt của đùi ếch vừa đóng vai trò máy dò, vừa đóng vai
trò bình chứa điện (động vật).
Những thí nghiệm của Galvani làm cho Vônta rất chú ý. ông làm lại từng
thí nghiệm đúng như Galvani đã làm. Nhưng từ sự quan sát của những thí nghiệm
đó Vônta lại rút ra kết luận trái ngược với Galvani. Vônta cho rằng điện không
chứa sẵn ở trong con ếch mà điện được tạo thành từ bên ngoài, từ hai vật kim loại

177
SPBook - vưofn tầm tri thức, chắp cánh tưomg lai

khác loại nhau tiếp xúc với đùi ếch, ông gọi đó là điện kim loại. Để kiểm chứng
giả thiết đó, ông đặt một tấm đồng và một tấm kẽm sát nhau và dùng dụng cụ đo
điện mà ông đã sáng chế ra từ trước thì ông phát hiện ra rằng hai tấm kim loại đó
đã sinh ra điện. Áp dụng vào trường họp thí nghiệm Galvani, ông cho rằng hai vật
kim loại khác loại nhau và chất lỏng chứa trong cơ thể con ếch là nguyên nhân
sinh ra điện.
Khi ấy nảy sinh cuộc tranh luận giữa hai phái. Phái Bôlônhơ, do Galvani
đứng đầu, bảo vệ quan điểm cho rằng đùi ếch co giật là do điện động vật có sẵn
trong cơ thể con ếch gây ra. Phái Pavi, do Vônta đứng đầu, bảo vệ quan điểm cho
rằng đùi ếch co giật là do điện sinh ra từ bên ngoài cơ thể con ếch gây ra. Có
những lúc cuộc tranh luận đã lôi cuốn sự quan tâm của cả các nhà khoa học
châu Âu. Cuộc tranh luận giữa hai phái trong nội bộ Italia này kéo dài trong nhiều
năm và chỉ kết thúc do một sự kiện đặc biệt.
Hồi ấy bầu không khí chính trị của Italia thay đổi đến chóng mặt. Miền
bắc Italia từ lâu đã phụ thuộc vào Áo. Năm 1796, đội quân của Napôlêông tràn
đến, Áo phải rút lui; đội quân này tàn phá Italia, trong đó có việc tàn phá các
phòng thí nghiệm. Năm 1799 Áo lại quay
trở lại; các trường đại học bị đóng cửa.
Ngay năm sau, Napôlêông lại trở lại và
cho mở cửa trường đại học. Chưa đầy bốn
năm trời đã ba lần thay đổi người cầm
quyền.
Trong tình hình rối ren đó, giới
khoa học vùng Lôngbacđi chia làm hai
Vônta trình bày trước Napôlêông về chiếc
nhóm. Một nhóm gồm những người thề pin điện

không đội trời chung với người Pháp thì khi quân Pháp đến, họ ra đi. Nhóm thứ

178
Aletxanđrô Vônta (1745-1827)

hai gồm những người đã quá ngán ngẩm với thời tiết chính trị lên xuống thất
thường, khi quân Pháp đến họ chưa vội ra đi mà còn nghe ngóng tình hình.
Galvani thuộc nhóm thứ nhất, Vônta trong nhóm thứ hai. Galvani đã rời khỏi
nhiệm sở của mình ngay từ khi quân Pháp đến lần đầu, năm 1796. Galvani rời
khỏi nhiệm sở với hai bàn tay trắng, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ngày 04
tháng 12 năm 1798, Galvani qua đời tại Bôlônhơ, trong ngôi nhà của người anh,
ông bỏ lại trên đời tất cả danh vọng và sự nghiệp. Vài tháng sau khi chết, người ta
tmy tặng ông danh hiêu giáo sư danh dự. Bạn bè ông chỉ biết nói: thật mỉa mai
(với ý phàn nàn về sự đối xử bạc bẽo với ông). Sau khi Galvani chết, cuộc tranh
luận giữa hai phái kết thúc.
Năm 1792 Vônta bắt tay ngay vào thí nghiệm để chứng minh giả thiết của
phái mình, ông dùng hai tấm kim loại hình tròn, một tấm đồng, một tấm kẽm;
giữa hai tấm kim loại đó ông đặt một lớp xốp (giấy các tông, vải) tẩm nước muối
bếp. Nối hai tấm kim loại đó với hai đoạn dây điện, hai đầu còn lại của hai đoạn
dây để rời nhau. Bây giờ nếu đưa hai đầu dây còn lại vào hai lỗ tai, ông nghe thấy
có tiếng lạo xạo trong tai. Neu đưa hai đầu dây đó chạm vào hai điểm khác nhau
của lưỡi thì lưỡi cảm thấy như có vị đăng đắng. Vônta cho rằng những cảm giác
nói ừên là do có điện chạy qua tai, qua lưỡi (theo ngôn ngừ ngày nay, ta nói có
dòng điện chạy qua) gây ra. Điều đó chứng tỏ giả thiết của ông là đúng: cặp tấm
kim loại và nước muối ở giữa là nguồn gốc sinh ra điện.
Ngoài ra, ông còn nhận thấy nếu xếp các cặp tấm kim loại như trên chồng
lên nhau theo cùng một quy tắc, chẳng hạn tấm kẽm của cặp nào cũng ở dưới còn
tấm đồng ở trên, thì tác dụng của điện sẽ mạnh hơn rất nhiều. Hồi đó, người ta gọi
mồi chồng các cặp tấm kim loại đó là một “chồng Vônta”. Người Pháp gọi “chồng
Vônta” là “pin (pile) Vônta”, lâu dần cụm từ đó không còn mang nghĩa ban đầu
nữa mà có nghĩa mới là “thiết bị có thể sinh ra dòng điện do Vônta tạo ra”. Ngày

179
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

nay người Việt dùng từ “pin” theo nghĩa là thiết bị có thể sinh ra dòng điện một
chiều.
Đe đi đến kết quả như trên, Vônta đã phải làm thí nghiệm trong gần chục
năm. Ngày 20 tháng 3 năm 1800 Vônta gửi thư cho chủ tịch hội Khoa học Hoàng
gia Luân Đôn báo tin về việc ngày 17 tháng 3 ông đã sáng chế thành công chiếc
pin điện.
Tiện đây xin nêu một chú ý là ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc tranh
luận giữa Vônta và Ganvani, hội Khoa học Hoàng gia Luân đôn đã tỏ ra nghiêng
về cách giải thích thí nghiệm Ganvani theo ý Vônta. Điều đó thể hiện ở chồ ngay
năm 1791 hội này đã bầu Vônta là hội viên. Ba năm sau, năm 1794, lại tặng
thưởng Vônta huy chương Côplây mặc dù lúc đó Vônta chỉ mới bắt đầu việc chế
tạo pin điện.
Trước Vônta, muốn có điện người ta dùng phương pháp ma sát. Điện sinh
ra bằng phương pháp ma sát chỉ được dùng trong những trò chơi vì trong không
khí nó bị mất đi rất nhanh. Còn điện sinh
ra từ chiếc pin Vônta thì được duy trì lâu
dài, do đó chiếc pin có thể tạo ra dòng
điện lâu dài trong vật dẫn. Và như ta
đã biết, dòng điện có vai trò vô cùng
quan trọng trong khoa học và đời sống.
Không có dòng điện thì không có nền
Bảo tàng Vônta tại Cômơ
văn minh của loài người như hiện nay.
Vì pin điện tạo ra được dòng điện nên việc phát minh ra pin điện là một bước
ngoặt của lịch sử khoa học. Người phát minh ra pin điện thực xứng đáng được cả
loài người ngưỡng mộ và biết ơn. Việc lấy tên ông đặt tên cho đơn vị đo hiệu điện

180
Aletxanđrô Vônta (1745-1827)

thế là một trong những hành vi tỏ rõ sự ngưỡng mộ và biết ơn của loài người đối
với ông.
Có điều cần chú ý là mặc dầu cuộc tranh luận đã kết thúc và đã rõ là không
có cái được gọi là điện động vật. Tuy nhiên Vônta vẫn tỏ ra rất trân trọng
Ganvani. Chính Vônta đã từng phát biểu rằng những thí nghiệm của Galvani có ý
nghĩa rất lớn đối với ông, bởi vì chính những thí nghiệm đó đã mở đường cho ông
sáng chế ra pin Vônta.
Sau khi pin Vônta được phát minh, nó đã được áp dụng ngay vào thực tế.
Ngày 02 tháng 5 năm 1800, hai nhà hóa học người Anh, Antôni Cơclixlơ
(Anthony Carlisle) và Uyliam Nicônxơn (William Nicholson) đã dùng chiếc pin
điện để thực hiện việc điện phân nước. Kết quả của điện phân cho biết nước được
cấu tạo bởi hai thành phần là hyđrô và ôxi. Trước đó người ta cũng đã cố gắng tìm
hiểu cấu tạo của nước và cũng kết luận là hyđrô và ôxi là hai thành phần hợp
thành nước, nhưng không đáng tin cậy.
Chỉ riêng ví dụ này cũng đủ thấy ngay từ hồi ấy con người đã khát khao
dòng điện đến mức nào. Chính vì vậy ta không lấy làm lạ khi biết rằng vị Tổng tài
cùa nước Pháp, Napôlêông Bônapac (Napoléon Bonaparte) vinh danh Vônta hết
mực. Tháng 11 năm 1801, Napôlêông mời Vônta đến Paris trình bày trước viện
Hàn lâm Khoa học Pháp về chiếc pin mà ông mới sáng chế. Napôlêông cũng tham
dự buôi họp này và sau đó đã trao tặng Vônta huy chương vàng.
Năm 1802 Vônta được bầu là một trong tám viện sĩ thông tấn viện Hàn
lâm Khoa học Pháp. Năm 1810, Napôlêông Bônapac phong ông là công tước
vương quốc Lôngbacđi. Năm 1815 hoàng đế Áo bổ nhiệm ông chức vụ trưởng
khoa triết tại trường đại học Pađu (Padoue).
Cuộc đời thường

181
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Trên đây đã nói nhờ hai công trình đầu tay mà Vônta được tuyển vào ghế
giáo sư trường Hoàng gia Cômơ. Chú ý rằng lúc đó ông chưa qua kì thi nào. Và cả
về sau này, Vônta cũng không hề qua một kì thi nào, nhưng ông vẫn được bổ
nhiệm vào ghế giáo sư, kể cả ghế giáo sư ở những trường đại học danh tiếng. Và
suốt đời Vônta vẫn là người không bằng cấp, kể cả tấm bằng thấp nhất là bằng tốt
nghiệp trung học.
Con người đời thường của Vônta thật là bé nhỏ và cũng thật là “bình
thưòưg”. Nét đời thưòưg đẹp nhất của Vônta là tính giản dị, giản dị đến tận cùng.
Chúng ta đã biết Vônta ở vào địa vị vinh quang ít người sánh kịp; ở nước ngoài,
ông luôn được đón tiếp rất trọng thị. Tuy thế, trong lứriều bức thư từ nước ngoài
gửi về cho vợ con, ông viết rằng ông chỉ mong
sao chóng được trở về sống trong không khí gia
đình êm đềm, bình lặng, thanh thản. Còn ở
nước ngoài, ông viết rằng ông luôn bị “bao
vây” bởi những lời khen, những lời tung hô làm
cho ông bối rối, ngượng nghịu, và như lời ông
viết trong thư, ông tự cảm thấy mình không
xứng đáng với những lời khen đỏ.
Trong cuộc đời của mình, Vônta phải
đối mặt với ba nỗi đau đớn về tinh thần. Thứ Chiếc pin Vônta trưng bày trong bào
tàng Vônta tại Cômơ
nhất là, năm 1782, mẹ ông qua đời. Sau đó ba
năm, nghĩa là đến năm bốn mươi tuổi, ông yêu một ca sĩ nhạc kịch người Pháp tên
là Mariana (Marianna), khoảng thời gian hai người yêu nhau kéo dài đến bốn
năm. Đó là bốn năm đầy sóng gió. Một mặt, do thành kiến xã hội lúc ấy nên dư
luận không đồng tình với việc một người có địa vị xã hội như ông kết hôn với một
người con gái làm nghề “xướng ca”. Mặt khác, do thành kiến về dòng dõi nên gia

182
Aletxanđrô Vônta (1745-1827)

đình ông phản đối gay gắt mối tình đó. Vì vậy, cuối cùng ông đành phải đoạn
tuyệt với tình yêu đầu đời và sâu nặng của mình.
Sau đó ông lại lao vào công việc; mãi đến năm bốn chín tuổi, tức là năm
1794, ông mới cưới cô Têrexa Pêrêgrini (Teresa Peregrini). Đó là một cô gái
không đẹp nhưng lanh lợi, quý phái vả giàu có. Hai người sống với nhau rất hạnh
phúc và có ba con trai đặt tên là Daninô, Plaminiô và Luyigi (Zanino, Plaminio et
Luigi).
Trong ba người con của Vônta và Pêrêgrini thì cậu con trai thứ hai,
Plaminiô, là người có năng khiếu về toán đầy hứa hẹn. Vônta đặt rất nhiều hi vọng
vào cậu. Nhưng khi Plaminiô vừa tròn mười tám tuổi thì cậu từ biệt cuộc đời, đó
là một nỗi đau lớn không gì bù đắp được, nồi đau lớn thứ ba trong đời ông. Việc
ra đi của cậu con trai đã giáng một đòn rất mạnh làm cho Vônta suy sụp. Trái tim
rớm máu mách bảo ông rằng ông sẽ chẳng bao giờ còn có được những ngày hạnh
phúc nữa, ông đã viết cho một người bạn thân như vậy. Từ đó ông dồn hết sức vào
việc chăm sóc Daninô và Luyigi trong học tập. Đen năm 1819, cả hai con ông đều
đã tốt nghiệp đại học. Sau đó Vônta lại trở về thành phố quê hương Côma. ông
sống ở dó được tám năm nữa. Òng mất vào lúc 18 giờ 16 phút ngày 05 tháng 3
năm 1827, thọ 82 tuổi.
Năm 1861 có ý kiến đề nghị sưu tầm những công trình của Vônta còn ở
dạng viết tay bao gồm những phác thảo nghiên cứu, thư từ, sổ tay ghi chép,... .
Những công trình loại này ước tính khoảng 6000 tờ giấy rời, còn rải rác ở các làng
mạc, các thị trấn, các thành phố trong nước Italia và cả ở nước ngoài. Việc này
được mọi người, kể cả những nhà khoa học, hưởng ứng nhiệt tình. Một ngôi nhà
trong quảng trường Brêra (Brera), nay là quảng trường Lenđriani (Landriani), của
Milan (Milan) dùng làm nơi tập kết các hiện vật sưu tầm được, đồng thời là nơi
soạn các bảng hướng dẫn tra cứu. Trong số đó có những tài liệu rất quý như bức

183
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

thư Vônta gửi ngài Giôdep Banh (ioseph Banks), chủ tịch hội Hoàng gia Luân
Đôn, ngày 20 tháng 3 năm 1800, báo tin đã sáng chế thành công chiếc pin đầu
tiên. Nhưng tiếc thay, tất cả những tài liệu trưng bày chưa kịp mở cửa đón tiếp
công chúng thì vụ hỏa hoạn tồi tệ ngày 08
tháng 7 năm 1899 đã thiêu rụi toàn bộ công
sức của hàng trăm người trong vòng gần bốn
chục năm trời.
Và ngày nay, thật đáng tiếc, chúng ta
chỉ còn lại một số ít dụng cụ được chính Vônta
tạo ra hay sử dụng, một số tài liệu gốc, những
tờ giấy bạc có chân dung Vônta ... Những kỉ
Mộ Aletxanđrô Vônta
vật này được trưng bày trong một ngôi nhà bảo
tàng với dáng vẻ khiêm tốn được xây dựng gần hồ Cômơ để tưởng niệm ông.

184
Giooc Atut (1745-1807)

LỚP VIII

VIII.l- Giooc Atut (1745-1807)

Lòi dẫn
Bài 5, Vật lí 8 nói về sự cân bằng lực. Trong bài đó có nói đến một dụng
cụ thí nghiệm gọi là máy Atut, đó là chiếc máy mang tên người đã sáng chế ra nó.
ơ lóp 8, ta dùng chiếc máy Atut để chứng minh rằng một vật sẽ chuyển động đều
nếu chịu tác dụng bởi hai lực cân bằng.
Giooc Atut, thòi thanh thiếu niên
Tác giả sáng chế ra chiếc máy mà ta vừa
nói là một người Anh, có tên là Giooc Atut
(George Atwood).
Mẹ Giooc tên là Idabenla Sen (Isabella Sells),
người làng Inhglexham (Inglesham), thuộc tỉnh
Uytsaiơ (Wiltshire). Cha Giooc tên là Tômax
Atut (Thomas Atwood), một chức sắc của giáo
khu Xanh ClêmoTi Đan (St Clement Danes), George Atwood
trong khu vực tu viện Vetminxtơ (Westminster),
Luân Đôn.
Đen nay ta biết Giooc sinh vào tháng 10 năm 1745, còn ngày sinh thì vẫn
chưa biết rõ. Nhưng người ta biết chính xác rằng bé Giooc chịu lễ rửa tội vào
ngày 15 tháng 10 năm 1745 tại nhà thờ Vetminxtơ. Vậy chắc chắn là bé sinh trước
ngày 15.
Ông bà Tômax-Idabenla sinh được ba con trai. Giooc là anh cả, sau Giooc
còn hai em trai là Giêm và Tômax (trùng tên với cha). Năm 14 tuổi Giooc vào học

185
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

trường Vetminxtơ và được học bổng của trường. Năm học sau, James, người em
liền kề với George, cũng vào học trường này. Năm 1764 là năm học cuối cùng của
Giooc ở trường Vexminxtơ và trong năm này Giooc là học sinh xuất sắc toàn
trường.
Sau đó Giooc vào côlegiơ Triniti (Trinity) thuộc đại học Kembritgiơ
(Cambridge). ở đây, Giooc được học bổng một phần của trường, sang năm học
sau anh được học bổng toàn phần. Năm 1769 Giooc được xếp loại sinh viên giỏi
toán hạng ba; nhưng cũng năm học ấy anh lại được giải thưởng Xmit (Smith)
hạng nhất.
Sáng tạo ra máy Atut
Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, Giooc Atut được côlegiơ Triniti (Trinity)
tuyển dụng làm trợ lí giảng dạy. Ba năm sau, năm 1773, Atut được công nhận là
giáo sư chính thức của côlegiơ này. Ngày 13 tháng 6 năm 1776, hội Khoa học
Hoàng gia Luân Đôn bầu Atut làm hội viên của hội.
Trong thời gian ở Kembritgiơ, ông giảng dạy toán, vật lí và cả thiên văn.
Đặc biệt những giờ giảng của ông về vật lí được rất nhiều sinh viên thích thú bởi
vi trong các bài giảng đó thường có các thí nghiệm.
Năm 1779, Saclơ Huttơn (Charles Hutton), một người nước ngoài, trở
thành thư kí của hội Khoa học Hoàng gia. Bốn năm sau, Huttơn bắt buộc phải từ
chức do quyết định của ngài Giôdep Banh (Joseph Banks), chủ tịch hội Hoàng
gia. Việc này gây ra những rắc rối vì những tranh luận gay gắt trong nội bộ hội.
Banh tuyên bố rằng Huttơn không làm tròn nhiệm vụ của mình. Nhưng một số
người trong hội thì lại cho rằng chính Banh mới là người không làm tròn nhiệm
vụ trong công việc quản lí của hội và họ kết tội Banh là đã lạm dụng quyền lực.
Atut là một trong những người ủng hộ Huttơn. Những người này dọa sẽ rút
ra khỏi hội. Thực ra thì nguyên nhân sâu xa của những rắc rối này là những

186
Giooc Atut (1745-1807)

mâu thuần về quan điểm học thuật. Lúc ấy trong hội Hoàng gia tồn tại hai khuynh
hướng về phát triển toán học và vật lí học. Một khuynh hướng chủ trưong phát
triển toán học và vật lí học song song với nhau và độc lập đối với nhau. Khuynh
hướng thứ hai chủ trưomg có thể và cần áp dụng toán học vào vật lí học, khuynh
hướng này lúc ấy đang phát triển mạnh. Ngài chủ tịch hội Hoàng gia thuộc nhóm
người có khuynh hướng thứ nhất. Atut thuộc nhóm người có khuynh hướng thứ
hai.
Thực ra thì ngay từ năm 1779 Atut đã gửi đến ngài chủ tịch hội Hoàng gia
tập bài giảng của mình tại đại học Kembritgiơ, trong đó đã thể hiện rõ quan điểm
áp dụng toán học vào vật lí học. Đen mùa hè năm 1781 Atut lại gửi đến hội Hoàng
gia một tài liệu trình bày chi tiết về những ứng dụng hình học của ông vào việc sử
dụng kính lục phân. Đặc biệt, trong tài liệu đó ông lại nhấn mạnh một lần nữa
quan điểm của mình về việc áp dụng toán học vào
vật lí học.
Trên đây ta vừa nói tại Kembritgiơ những
bài giảng về vật lí của Atut có sức hấp dẫn mạnh vì
những thí nghiệm trong các bài giảng đó. Trong
quá trình giảng dạy, Atut nảy ra ý định thiết kế một
dụng cụ thí nghiệm để khảo sát chuyển động có gia
tốc và đo gia tốc trọng trường (lên trung học phổ
thông, bạn đọc sẽ hiểu rõ những khái niệm này;
còn ở đây các bạn hãy bằng lòng làm quen với
chúng). Đó là dụng cụ thí nghiệm được dùng rất Mảy A tút
phổ biến trong nhà trường trên toàn thế giới, về (Mau máy đau tiện)

sau dụng cụ này được gọi là máy Atút.

187
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Ông đã vẽ mẫu rất chi tiết và đặt hàng cho Giooc Eđơm (George Adams),
một người thợ cơ khí lành nghề ở Luân Đôn, sản xuất chiếc máy này từ khá sớm.
Nhưng cho đến bốn năm sau, tức năm 1784, ông mới công bố chiếc máy đó.
Chiếc máy đầu tiên có dạng như hình bên cạnh, sau này nó được cải tiến nhiều lần
nên có nhiều dạng khác nhau.
Chú ý rằng đối với học sinh lớp 8 của nước ta thì chiếc máy Atút không
được dùng với mục đích như người đã sáng tạo ra nó; mà nó được dùng với mục
đích như đã nói ở phần Lời dẫn: chứng minh rằng một vật chuyển động dưới tác
dụng của hai lực cân bằng thì chuyển động của vật là chuyển động đều (bài 5, Vật
lí 8).
Những năm tháng sau máy Atút
Sau khi Atut công bố chiếc máy mang tên mình, có một việc ảnh hưỏfng
đến công việc của ông. ông có một sinh viên cũ tên là Uyliam Pit (William Pitt),
đó là một sinh viên rất chăm chú và thích thú nghe các bài giảng của Atut. Năm
1783, Pit trở thành thủ tướng nước Anh. Sau khi lên làm thủ tướng, Pit mời Atut
đến làm việc ở cơ quan Ngân khố, trực thuộc phủ Thủ tướng. Công việc chủ yếu
của Atut ở đó là tính toán về mặt tài chính. Nói tóm lại đó là cơ quan chẳng có
tiếng tăm gì về khoa học. Nhưng Atut vẫn nhận lời làm việc ở cơ quan này. Bởi vì
công việc ở đó không đòi hỏi tốn nhiều thì giờ, nhưng lại được lương 500 bảng
một năm, vào thời bấy giờ đó là món lương khá hậu hĩnh.
Vì vậy, năm 1784 Atut rời đại học Kembritgiơ đến làm việc ở cơ quan
này. ở cơ quan mới, ông có phòng làm việc riêng và đặc biệt, như trên đã nói, ông
có thì giờ dành cho việc nghiên cứu khoa học của mình. Những công trình khoa
học của ông trong thời gian này có ý nghĩa rất lớn trong thực tế, chắng hạn những
công trình về xây dựng các vòm cầu, về thiết kế chiếc cầu mới bằng sắt bắc qua
sông Thêm (Thames). Đặc biệt ông đã nghiên cứu thành công về tính ổn định của

188
Giooc Atut (1745-1807)

các con tàu. Năm 1798 ông được hội Hoàng gia tặng thưỏng huy chưcmg Côplây
(Copley).
Atut suốt đời sống độc thân và qua đời vào ngày 11 tháng 7 năm 1807, thọ
61 tuổi. Thi hài ông được mai táng ở nhà thờ Xanh Macgaret (St Margaret) cũng
thuộc Vetminxtơ.
Giooc Atut là nhà vật lí học và toán học, điều đó đúng. Nhưng nếu không
nói thêm rằng Giooc Atut còn là một nhà chơi cờ nghiệp dư cừ khôi thì sẽ là một
thiếu sót. ở vào thời kì ấy, Phrăngxoa Anđrê Philiđo (Pranẹois André Philidor),
một kì thủ người Pháp vẫn được tôn sùng là bất khả chiến thắng. Thể mà một nhà
bình luận về cờ nổi tiếng đã kết luận ràng có hai người chơi cờ nghiêng ngừa với
Philiđo; một là Abraham Giăngxen (Abraham ianssens), nhưng Giăngxen đã qua
đời từ năm 1775; sau Giăngxen thì người đứng đầu trong số những địch thủ với
Philiđo không ai khác ngoài Giooc Atut, một nhà toán học đồng thời là thư kí
riêng của ngài thủ tưÓTig Pit.
Thực ra thì Atut đến với môn thể thao này khá muộn. Mãi đến năm 1787
Atut mới gia nhập câu lạc bộ những người chơi cờ Luân Đôn. Nhưng ngay sau đó
Atut đã nổi bật là một kì thủ xuất sắc. Trong khoảng thời gian mười ba năm, 1787
- 1800, tại câu lạc bộ này, Atut và một vài kì thủ khác, trong đó có Philiđo, đã
chơi những ván cờ bất hủ. Nhiều ván về sau trở thành những ván cờ kinh điển.
Trong số những ván cờ chơi ở câu lạc bộ này, ván cờ chơi ngày 20 tháng 6 năm
1795 là một ván cờ đáng nhớ đối với Atut: đó là ván cờ cuối cùng Atut chơi với
Philiđo trước khi Philiđo qua đời.
Sau Philiđo thì trong số những bạn cờ của Atut phải kể đến Gionơthơn
Uynxơn (Jonathan Wilson), đó là người bạn thân thiết nhất nhimg cũng là đối thủ
đáng nể nhất của Atut. Khi qua đời (1807) Atut đã để lại toàn bộ tài liệu ghi chép
và cả những ý kiến bình luận của ông về những ván cờ hay cho Gionơthơn

189
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Uynxơn. 26 năm sau, năm 1833, khi Uynxơn qua đời, Giooc Uôncơ (George
Walker) đã mua lại tài liệu nói trên. Dựa trên tài liệu đó, Giooc Uôncơ đã viết
quyển sách được công bố ở Luân Đôn năm 1835. Trong quyển sách đó có 47 ván
cờ mà Philiđo đã chơi với những bạn cờ khác.

190
Bledơ Paxcan (1623-1662)

VIII.2- Bledơ Paxcan (1623-1662)

Lời dẫn
Trong quyển Vật lí 8 ta gặp từ paxcan lần đầu tiên ở bài 7. ở bài đó,
paxcan là tên của đom vị áp suất trong hệ SI, kí hiệu là Pa. Để tôn vinh nhà khoa
học đa tài người Pháp, Paxcan, người ta lấy tên ông để đặt tên đơn vị đo áp suất.
Bledơ Paxcan, thời niên thiếu
Bledơ Paxcan (Blaise Pascal) sinh ngày 19 tháng 6 năm 1623 tại Clemông,
ngày nay là Clemông-Pherăng, (Clermont-Perrand). Năm lên ba tuổi, mẹ Bledơ là
bà Ảngtoanet Bơgông (Antoinette Begon) qua đời. Khi ấy gánh nặng nuôi nấng và
dạy dỗ ba chị em Bledơ [chị gái Ginbectơ (Gilberte), hơn Bledơ ba tuổi và em gái
Giăcơlin (iacqueline), kém Bledơ hai tuổi] dồn vào đôi vai người cha, ông Êchiên
Paxcan (Étienne Pascal).
Ồng Êchiên Paxcan vốn là một thẩm phán của tòa án địa phương, mà
người ta thường gọi là “ngài quý tộc áo dài”. Năm Bledơ lên tám (nghĩa là sau khi
bà Ăngtoanet mất năm năm) ông Êchiên đưa các con về Paris để các con ông
được giáo dục tốt hơn. Khi đến Paris, ông thuê một cô giúp việc tên là Luidơ
Đenphô (Louise Delíault) và cô được coi như một thành viên thân thiết của gia
đình.
Vào thời kì ấy, ở Pháp người ta có thể (và thực tế là đã xảy ra như thế)
mua và bán một vị trí quan chức nào đó. Vì vậy, năm 1634, ông đã bán cái chức
sắc quan tòa của mình ở Clemông lấy 65665 livơrơ. Năm sau ông mang số tiền đó
đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoàng gia. Là người luôn tin và ủng hộ chính phủ,
ông cho rằng đó là cách tốt nhất vừa ủng hộ chính phủ vừa để bảo vệ số tiền của
ông.

191
SPBook - viroTi tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Êchiên làm việc trong ngành luật pháp, nhưng ông rất quan tâm đến toán
học và khoa học. ông nhận thấy những năng khiếu đặc biệt của con trai mình nảy
nở khá sớm. Điều này được thể hiện ở chỗ Bledơ có thể cảm nhận được một cách
khá mạch lạc nhiều vấn đề về toán học và khoa học mà Bledơ nghe lỏm được
trong các buối chuyện trò giữa cha và những nhà khoa học có danh tiếng thời đó
như Rôbecvan (Roberval), Mecxenơ (Mersenne), Gatxăngđi (Gassendi), Đêcac
(Descartes),.... Vì vậy ông quyết định không lấy vợ kế để có điều kiện tự đảm
nhiệm việc dạy Bledơ (và hai con gái) học ở nhà, không cần học ở trường.
Năm mười một tuổi, Bledơ đã trình bày được những hiểu biết của mình về
dao động âm. Đồng thời cũng năm 11 tuổi ấy Bledơ còn chứng minh được mệnh
đề 32 (liên quan đến tổng các góc trong một tam giác) trong quyển sách số 1 của
ơclit (Euclide). Điều này không làm cho Êchiên vui mừng mà ngược lại ông còn
tỏ ra không yên tâm vì ông cho rằng cái tuổi “t/n {teen)” ấy còn đang là cái tuổi
ngôn ngữ, tuổi nghệ thuật, tuổi văn thơ. Vì vậy ông đã ra lệnh cho Bledơ là trước
năm mười lăm tuổi không được đọc các sách toán, dành thì giờ cho việc học tiếng
La tinh và tiếng Hi Lạp.
Những bước đi ban đầu
Mặc dù đã có lệnh của cha, nhưng Bledơ chỉ tạm ngừng việc học toán
trong một thời gian ngắn, sau đó Bledơ lại lao vào việc học và nghiên cứu toán.
Nhưng vì phải dấu cha nên công việc
nghiên cứu cậu phải tiến hành thầm
lặng một mình. Vì vậy, chỉ một năm
sau khi lệnh cấm của cha hết hạn,
nghĩa là khi Bledơ mới bước vào tuổi
mười sáu, cậu đã viết được một bản Chiêc máy Paxcalin trưng bày trong viện bảo
luận văn về toán rất có giá trị, đến nỗi tàng nghề thù công, Pari

192
Bledơ Paxcan (1623-1662)

khi Đêcac đọc bản viết tay của Bledơ mà vẫn tưởng rằng đó là công trình của ông
Ẽchiên.
Khi được Mecxenơ cho biết bản luận văn đó là của Bledơ chứ không phải
là của Êchiên thì Đêcac đã tỏ ra rất kinh ngạc. Bởi vì những chứng minh trong bản
luận văn đó khúc chiết hom hẳn những chứng minh mà nhiều người đã nêu ra
trước đó. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hom đối với ông là những chứng minh xuất
sắc đó lại xuất phát từ một cậu bé mới tròn mười lăm tuổi! Đến nay nguyên bản
phần chính của công trình đó đã bị thất lạc nhưng kết quả chủ yếu của công trình
thì vẫn còn và mang tên định lí Paxcan.
Năm 1635 Pháp bắt đầu tham gia cuộc chiến tranh 30 năm. Đó là cuộc
chiến tranh hao người tốn của nhất châu Âu cho đến lúc ấy. Vì vậy nền tài chính
Pháp lâm vào tình trạng kiệt quệ, chính phủ không thể trả nợ được cho các con nợ.
Đau xót vì bỗng dưng bị mất tiền oan, các con nợ phản đối chính phủ một cách
mãnh liệt, ông Êchiên cũng nằm trong số này. Năm 1638, chính phủ Pháp ra lệnh
bắt giam vào ngục Baxti (Bastille) tất cả những người phản đối chính phủ. Vì thế
nhiều người bắt buộc phải trốn khỏi Paris. ông Êchiên cũng trốn thoát vào tháng 3
năm 1638 sau khi đã thu xếp để ba chị em Bledơ ở lại Paris và nhờ một người bà
con mà người ta vẫn gọi là quý bà Xêntôt (Sainctot) trông nom giúp.
Giăcơlin, con gái út của ông Êchiên khi ấy mới mười bốn tuổi, nhưng đã
biết làm thơ, thơ cô được đánh giá là rất hay. Đồng thời cô còn có thể “ngâm thơ”
với giọng “ngâm” đầy xúc cảm. Năm 1639, Giăcơlin có một buổi biểu diễn cá
nhân về “ngâm thơ”. Trong buổi biểu diễn đó, cô trình bày một bài thơ có ngụ ý
kín đáo ca tụng Hồng y Giáo chủ Risơliơ (Richelieu). Chú ý rằng lúc ấy Hồng y
Giáo chủ Risơliơ là người có thế lực rất lớn trong triều, chỉ sau vua Lui XIII
(Louis XIII). Sau buổi biểu diễn, Giăcơlin xin được gặp Hồng y Giáo chủ và cô
mạnh dạn xin Hồng y Giáo chủ xóa tội cho cha cô. Đe tỏ lòng khen ngợi tài năng

193
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

của cô bé, Hồng y Giáo chủ quyết định tha bổng cho cha cô. Vậy là ông Êchiên
được tự do và về sau còn được Giáo chủ sủng ái.
Sau khi được xóa tội, ngay năm 1639, ông Êchiên đưa gia đình chuyển đến
thành phố Ruăng (Rouen), tại đó ông Êchiên được cử làm đại diện đặc nhiệm
của triều đình kiểm tra việc định các mức thuế và thu thuế. Công việc của ông
Êchiên lúc này là phải tính toán rất nhiều, chủ yếu là tính cộng và tính trừ. Vì vậy,
Bledơ nghĩ đến việc sáng chế ra chiếc máy tính có thể làm được hai phép tính
cộng, trừ để cho cha đỡ vất vả. Sau một thời gian suy nghĩ, Bledơ đã sáng chế
được chiếc máy thỏa mãn yêu cầu đó. Năm ấy, năm 1642, Bledơ mới mười chín
tuổi. Vì là chiếc máy được chế tạo đầu tiên nên còn nhiều khiếm khuyết. Đe đạt
được chiếc máy vừa ý, anh phải bỏ ra ba năm liền sau đó, sửa đi sửa lại, làm đi
làm lại đến sản phẩm thứ 50.
Sau khi chế tạo được chiếc máy vừa ý, Bledơ giới thiệu với công chúng.
Đầu tiên anh đặt tên cho chiếc máy đó là máy tính số học, sau anh đổi lại, gọi là
máy Paxcan, cuối cùng anh gọi là máy
Paxcalin. Đó là chiếc máy tính cơ học
đầu tiên của loài người. Nhưng rất tiếc
đó lại là một thất bại trong thương mạí vì
giá thành của nó quá cao. Dù vậy, một
thập kỉ sau đó anh vẫn tiếp tục cải tiến và
Tờ giấy bạc 500 phrăng có hình Paxcan
chế tạo được khoảng hai chục phiên bản (lưu hành từ năm 1991 đến năm 2002, sau
đó thay bang đồng ơrô)
nữa. Hiện nay nhiều phiên bản của
Paxcalin vẩn còn được lưu giữ tại Viện bảo tàng các nghề thủ công ở Paris, Bảo
tàng Clemông-Pherăng và cả Bảo tàng Xuynhgơ (Zwinger) tại Đrexđen
(Dresden), nước Đức.

194
Bledơ Paxcan (1623-1662)

Mùa đông năm 1646, ông Êchiên Paxcan đang đi trên đường phố Ruăng
thì trượt ngã vì tuyết tan làm cho đường bị tron. Do đó ông bị thưong nặng ở đùi.
Vào thời ấy, vết thưong như thế là khá nghiêm trọng, thậm chí có thể còn nguy
hiểm nữa. Vì vậy ông mời hai bác sĩ giỏi (trong số ít các bác sĩ giỏi nhất nước
Pháp hồi đó) tên là Đờ La Butâyori (de La Bouteillerie) và Đexlanđơ (Deslandes)
đến điều trị cho ông tại nhà.
Có điều cần nói là từ khi còn nhỏ, cả ba chị em Bledơ đều được giáo dục
theo tinh thần thiên chúa giáo, do ảnh hưởng của ông Êchiên và của cả cô giúp
việc Luidơ Đenphô. Nhvmg hai bác sĩ mà ông Êchiên mời về nhà điều tri lại thuộc
nhánh tu Giăngxen, một nhánh tu mới được du nhập vào Pháp, cùng dòng thiên
chúa giáo nhưng có nhiều khác biệt với thiên chúa giáo chính thống. Nhưng vì
ông Êchiên đặt niềm tin tuyệt đối vào khả năng chuyên môn của hai bác sĩ này
nên trong thời gian lưu trú tại gia đình, họ được coi như những người thân. Vì
vậy, Bledơ có dịp gần gũi, làm thân, và chuyện trò với họ về nhánh tu này. Kết
quả là sau ba tháng điều trị, ông Êchiên đã được hồi phục gần như hoàn toàn thì
cũng là lúc niềm tin của Bledơ đã ngả theo nhánh tu Giăngxen. Và người ta cho
rằng đó là sự cải đạo của Bledơ. Niềm tin tôn giáo này lại ảnh hưởng cả đến
Giăcơlin.
Vấn đề chân không
Bledơ Paxcan là một nhà khoa học học đa tài, những đóng góp của ông
cho khoa học bao trùm rất nhiều lĩnh vực. ở đây ta sẽ chỉ nói đến những đóng góp
của ông trong phạm vi những thí nghiệm về chất lỏng. Bởi vì chính từ những thí
nghiệm này, Paxcan đã chứng minh được sự tồn tại của chân không và của áp suất
khí quyển. Và cũng chính vì thế mà người ta lấy tên ông đặt tên cho đơn vị áp
suất.

195
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Thời ấy, ở Italia và Hà Lan thường xảy ra lụt lội, nước tràn vào các hầm
mỏ. Sau mỗi trận lụt, người ta dùng các bơm để hút nước từ các hầm mỏ ra ngoài.
Trong những lần bơm nước đó người ta gặp một hiện tượng là nếu hầm ở sâu quá
thì bơm không thể hút được nước lên đến mặt đất.
Hiện tượng này thu hút mạnh sự chú ý của Bledơ Paxcan. Bledơ phán
đoán rằng khí quyển có áp suất và chính
áp suất này đã đẩy nước lên cao trong ống
bơm. Khi áp suất cột nước trong ống bơm t
cân bàng áp suất khí quyển thì áp suất khí
quyển không đủ sức đẩy cho cột nước lên
cao hơn nữa. Bledơ cho rằng lúc ấy
khoảng không gian giữa mặt nước trong
ống bơm và mặt pit tông của máy bơm là
trống rỗng, không có không khí.
Đồi PưvđơĐôm
Nhưng có nhiều người lại cho vì (Nơi làm thí nghiêm chứng tỏ áp suất khi
quyển ở đinh đoi nhỏ hơn ở mặt đất dưới
ống bơm không đủ kín nên không khí đã chân đồi)
lọt vào trong ống bơm và nổi lên trên cột
nước, do đó cột nước không lên cao được. Neu ống bơm đủ kín thì nước có thể
được hút lên rất cao. Tuy nhiên, Bledơ đã cố gắng cùng thợ bơm sửa cho bơm thật
kín, nhưng vẫn không đạt được kết quả. Tuy Bledơ chỉ mới đưa ra những giả thiết
sơ bộ nhưng đã gặp những phản ứng gay gắt của nhà thờ.
Đen năm 1646, tại Ruăng, Bledơ cùng với cha mình thực sự bắt tay vào
thực hiện những thí nghiệm giống như thí nghiệm mà Torixenli (Torricelli) đã tiến
hành từ hai năm trước, tức là thí nghiệm về ống phong vũ biểu. Từ kết quả của
những thí nghiệm này, Bledơ rút ra hai kết luận.

196
Bledơ Paxcan (1623-1662)

Thứ nhất là, khoảng không gian bên trên cột thủy ngân của ống phong vũ
biểu cũng như bên trên cột nước trong ống bơm hút nước là chân không. Trong
bức thư gửi cho người bạn của mình là Sanuy (Chanut), đang là đại sứ của triều
đình tại Thụy điển, Bledơ khẳng định rằng bên trên cột thủy ngân của ống phong
vũ biểu chính là chân không. Thứ hai là, chính áp suất khí quyển bên ngoài đã giữ
cột thủy ngân trong ống phong vũ biểu cũng như đã giữ cột nước trong ống bơm
hút nước không cho tụt xuống. Tóm lại, những điều mà trước đây Bledơ mới chỉ
coi như giả thiết thì bây giờ Bledơ cho rằng không còn là giả thiết mà đó là sự
thực.
Năm sau, năm 1647, Bledơ công bố một công trình lấy tên là Những thỉ
nghiệm mới về chân không trong đó có nói đến quy tắc cân bằng giữa áp suất khí
quyển và chiều cao của cột nước trong ống bơm. Ngoài ra Bledơ nói thêm rằng
nếu thay nước bằng các chất lỏng khác nhau thì chiều cao cùa các chất lỏng đó
cũng khác nhau. Từ đó Bledơ giải thích lí do vì sao tồn tại các cột phong vũ biểu
thủy ngân và vì sao cột phong vũ biểu thủy ngân lại thấp hơn côt nước trong ống
bơm rất nhiều*
(1) Thực ra những điều vừa nói trên, Torixenỉi đã rút ra từ khoảng năm 1643, nghĩa là trước
Paxcan. Nhưng vì Torixenli không dám công bố V kiến của mình nên Paxcan không biết đến các ỷ
kiến của Torixenli. Xem bài VIII. 3 dưới đây.

Năm sau, năm 1648, Bledơ lại đưa ra giả thiết rằng áp suất khí quyển ở
mặt đất sẽ khác áp suất khí quyển ở trên cao. Bledơ giả định rằng áp suất khí
quyển ở đỉnh của ngọn đồi Puy dơ Đôm (Puy-de-Dôme) là ngọn đồi ở gần thành
phổ Clemông sẽ thấp hơn áp suất khí quyển ở mặt đất trong thành phố Clemông.
Để chứng minh ý kiến của mình, Bledơ ngỏ ý nhờ anh rể của mình (chồng
Ginbectơ) là Phlorin Pêriê (Plorin Périer) tiến hành thí nghiệm, vì khi đó Bledơ
không có mặt ở Clemông. Sau nhiều tháng thư từ giữa hai người, cuối cùng Pêriê
nhận lời giúp Bledơ và ngày 19 tháng 9 năm đó (1648), Pêriê bắt tay vào làm thí

ĩrĩ
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

nghiệm. Sau đó Pêriê đã viết một bản tường thuật mô tả rất chi tiết cách tiến hành
của mình.
Theo bản tưòfng thuật đó, ta biết rằng có nhiều nhân vật tai mắt trong thành
phố Clemông đã rất háo hức muốn được theo dõi thí nghiệm, vì vậy tám giờ sáng
ngày 19 tháng 9 đã có đông đảo người tập trung tại khu vưòn của tu viện do cha
Minim (Minim) cai quản. Trước đó, Pêriê đã chuẩn bị hai chiếc phong vũ biểu
giống hệt nhau, lúc đầu cả hai phong vũ biểu đều đặt ở vườn tu viện. Mọi người
đều nhìn thấy rõ hai vạch đánh dấu chiều cao cột thủy ngân ở hai phong vũ biểu
đó. Dù thay đổi tư thế hai ống phong vũ biểu (thẳng đứng, nghiêng, ...) nhưng
chiều cao cột thủy ngân trong hai ống vẫn như nhau và không đổi.
Sau đó Pêriê nhờ cha Sâytin (Chastin) theo dõi chiếc phong vũ biểu để lại
ở vưòư tu viện. Còn chiếc phong vũ biểu thứ hai, tự tay Pêriê mang lên đỉnh đồi
Puy đo Đôm, đỉnh này cao hơn mặt đất tu viện khoảng 500 íathoms^^^. Pêriê đánh
dấu chiều cao cột thủy ngân của chiếc phong vũ biểu trên đỉnh đồi.
Đưa chiếc phong vũ biểu thứ hai này xuống tu viện thì thấy cột thủy ngân trong
ống lại dâng lên tới vạch cũ, nghĩa là trùng với chiều cao của chiếc phong vũ biểu
thứ nhất vẫn để lại ở vườn tu viện. Thí nghiệm này chứng minh giả thiết của
Bledơ là đúng.
(2) 1 fathom - 6 bộ ~ l,8m. Vậy đinh đồi Puy đơĐôm cao hơn mặt đất khoảng 900m.

Sau thí nghiệm này, Bledơ còn tự mình làm một thí nghiệm tương tự ở
Paris. Bledơ dùng gác chuông của nhà thờ Xanh Giắc dơ la Busơri (Saint-Jacques-
de-la-Boucherie), đỉnh gác chuông đó cao hơn mặt đất khoảng 50 m. Kết quả thí
nghiệm này cũng chứng tỏ rằng chiều cao cột thủy ngân trong ống phong vũ biểu
ở đỉnh gác chuông thấp hơn ở mặt đất, dù sự khác nhau này là rất nhỏ. Những thí
nghiệm trên đã chứng minh giả thiết của Bledơ là áp suất khí quyển ở trên cao nhỏ
hơn áp suất khí quyển ở dưới thấp. Những thí nghiệm với chất lỏng này kết thúc

198
Bledơ Paxcan (1623-1662)

vào năm 1651 và đã được Bledơ tổng kết trong công trình lấy tên là Khảo cứu về
chân không.
Tóm lại, những thí nghiệm của Bledơ đã chứng minh hai điều; khí quyển
có trọng lượng và khoảng không bên trên cột nước của ống bom hút là chân
không. Những kết luận này, đặc biệt kết luận về sự tồn tại của chân không, là rất
dũng cảm, bởi vì nó đối lập ngay cả với ý kiến của những nhà khoa học nổi tiếng
thời bấy giờ, chẳng hạn như Đêcac. Vì vậy, có người đã ví Bledơ Paxcan như
chiếc xe ngựa, nó chỉ là chiếc xe ngựa bình thường, nhưng đã chở được trên mình
nó một số hàng hóa khổng lồ đựng trong những thùng tô nô.
Ngoài những đóng góp về vật lí nói trên, những đóng góp của Bledơ
Paxcan về toán cũng rất xuất sắc; trong đó phải kể đến lí thuyết xác suất.
Nhà toán học Giuylian Lôoen (iulian Lowell) có nói rằng nếu Paxcan tập
trung nỗ lực vào toán học thì ông đã có thể làm cho toán học phong phú hon
do những khám phá có giá trị của ông. Nhưng (rất tiếc là) ông đã dùng phần lớn
tuổi thanh xuân vào những lĩnh vực mà ông không có sở trường, đó là thần học.
Tiện đây cũng nói thêm rằng nhận xét trên không chỉ đúng đối với Paxcan
mà thực ra cũng đúng đối với nhiều nhà khoa học khác, kể cả NiutoTi (Nexvton).
Những tháng năm cuối đòi
Tháng 9 năm 1651 ông
Êchiên Paxcan qua đời và để lại
gia tài của mình cho Bledơ và
Giãcơlin (khi ấy chị gái Ginbectơ
đã có gia đình riêng (cưới năm
1641), và đã được nhận một phần
gia tài từ trước làm của hồi môn).
Con tem do Pháp phát hành năm 1962, ki niệm 300
Nhưng Giăcơlin báo cho Bledơ năm, năm mất của Paxcan.

199
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

biết là cô đã quyết định sẽ vào nhà tu kín của tu viện Po Roayan (Port-Royal) và
xin gia nhập nhánh tu Giăngxen.
Bledơ vốn là người sức khỏe không được tốt. Năm mười tám tuổi anh đã
bị bệnh thần kinh khá nặng đến nỗi không ngày nào anh không chịu những cơn
đau đớn nặng nề. Đen năm hai mươi tư tuổi anh lại bị thêm chứng bại liệt và phải
dùng nạng khi đi lại. Ngoài ra, anh còn hay bị đau đầu, đau bụng, nhất là đôi chân
anh thường xuyên bị lạnh toát, phải luôn luôn dùng bọc nước nóng để sưởi ấm.
Bệnh tật liên miên đã làm cho Bledơ hay cáu gắt, hay giận dữ và rất hiếm khi có
nụ cười trên môi. Giữa lúc tình trạng sức khỏe có chiều hướng xấu, Bledơ lại
được tin cô em gái muốn vào nhà tu kín. Điều đó làm cho Bledơ rất buồn.
Mặc dù Bledơ ra sức thuyết phục kể cả năn nỉ Giăcơlin nên ở lại, nhưng
Giăcơlin vẫn không thay đổi quyết định của mình. Do đó quan hệ giữa hai anh em
trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, việc Bledơ không muốn cô em vào nhà tu vì lí do
sức khỏe của mình chỉ là một phần mà chủ yếu là vì một lí do khác. Theo luật
pháp của nước Pháp thời ấy thì Giăcơlin sẽ không được nhận phần gia tài được
chia khi Giăcơlin là người của tu viện (phần tài sản đó sẽ thuộc về tu viện).
Lúc ấy Giăcơlin như đang đứng ở một ngã ba. Cô phân vân không biết rẽ
ngả nào. Với tình trạng ốm đau bệnh tật của anh trai, cô biết anh không thể không
cần tiền. Nhưng nghĩ đến tu viện, cô đã quyết định rồi, không thể cô không đi tới
đó. Cuối cùng cô cũng tìm ra được giải pháp, Giăcơlin viết giấy trao toàn bộ phần
gia tài được chia của mình cho anh trai. Rồi đến ngày 04 tháng 1 (tháng Giêng)
năm sau (1652), Giăcơlin rời bỏ ngôi nhà gắn bó thân thuộc với mình trong gần ba
chục năm tròi để vào nhà tu kín.
về sau này Ginbectơ có kể lại rằng: vào hôm ấy Bledơ rất buồn, đến nồi
khi Bledơ từ ngoài đi vào phòng của mình mà hầu như không nhìn thấy gì trong

200
Bledơ Paxcan (1623-1662)

phòng, kể cả Giăcơlin đã ngồi từ lâu trong phòng, bên cạnh ô cửa sổ nhỏ, đang
đợi anh trai mình.
Sau khi Giăcơlin rời khỏi nhà, Paxcan cảm thấy thật quạnh hiu. Nhưng rồi
chẳng bao lâu, Paxcan lại cảm thấy mình trở thành giàu có và tự do. ông được sở
hữu riêng cho mình cả một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và bao nhiêu người giúp
việc. Thế là ông đi lại khắp Paris với chiếc xe bốn hay sáu ngựa tùy ý. ông đi
thăm thú nơi này, nơi nọ với những người đàn bà đẹp. Thậm chí ông còn có cả
những buối nói chuyện về tình yêu làm như ông sắp cưới đến nơi.
Trong thời gian này, Paxcan không qua lại Po Roayan, trừ vài ba lần đến
gặp em gái với tâm trạng nặng nề. Có lần Giăcơlin đã trách Paxcan về lối sống
phóng túng mà ông mới sa vào, đồng thời cô khuyên ông nên quay về lối sống
thanh bạch như trước đây. Thực ra, cái mà Giăcơlin trách Paxcan chỉ là cái biểu
hiện bề ngoài, Giăcơlin chưa hiểu được thâm tâm của anh trai mình.
Không lâu sau, tháng 5 năm 1653,
Bledơ về Clemông nói rõ ý kiến của mình
với chị gái và anh re rằng ông không muốn
làm phiền cho Giăcơlin. Sau đó ông lại trở
về Paris ngay, và đầu tháng 6, ông viết giấy
trao toàn bộ phần tài sản của em gái mình
cho tu viện Po Roayan. ông coi đó như sự
tiến cúng cho tu viện. Với một phần ba tài
sản của cha để lại, ông không thể ăn tiêu
thoải mái như trước, nhưng thanh thản. Òng
theo cách sống của những chàng trai chưa
vợ. Trong những lần đến thăm em gái ở Po
Tượng Bledơ Paxcan ở Bảo tàng Luvrơ
Roayan mặc dù ông cố làm ra vẻ bình (Louvre), Pari

201
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

thường nhưng Giăcơlin vẫn nhận ra tâm sự cô quạnh của anh trai mình.
Cuối năm 1654, ông bị một tai nạn trên cầu Nơiy (Neuilly), các con ngựa
kéo xe bồng nhiên chồm qua thành cầu kéo theo cả chiếc xe. Rất may là ngay lúc
ấy cái ách ngựa bị gãy nên xe dừng lại trên cầu. Nhưng Bledơ Paxcan và cả các
bạn ông thì bị một phen hú vía. Riêng Bledơ thì tâm thần trở nên hoảng loạn, ông
như người bị hoang tưởng ít lâu.
Mười lăm ngày sau sự cố đó, ngày 23 tháng 11 năm 1654, từ mười giờ tối
đến mười hai giờ rưỡi đêm, ông ngồi ghi lại vắn tắt sự việc xảy ra vào một tờ
giấy. Bây giờ người ta gọi đó là bản ghi nhớ đê đời của ông. Mở đầu bản ghi
nhớ... ông viết; Trời ơi! Lửa. Thần Abraham, Thần Ixăc, Thần Giacôp, không có
các nhà hiền triết, cũng chẳng có các nhà thông thái, ... ông khâu cẩn thận bản
ghi nhớ... đó vào túi chiếc áo khoác. Mỗi khi thay áo, ông không quên chuyển
bản ghi nhớ... sang chiếc áo mới. ồng làm việc đó suốt tám năm trời mà không ai
hay biết. Mãi sau khi ông mất, người giúp việc của ông mới tình cờ phát hiện ra.
Suốt bốn năm liền sau sự cố trên cầu Nơiy, Bledơ Paxcan hầu như không
chú ý đến khoa học, ông để thì giờ viết một tác phẩm về tôn giáo. Tuy nội dung là
tôn giáo, nhưng nó được coi như một tác phẩm văn học, vì văn phong trau chuốt,
khúc chiết; ngôn ngừ thì vượt xa thời đại ông. v ề mặt văn học, tác phẩm đó đến
nay vẫn còn nguyên giá trị.
Năm 1661, vua Lui XIV (Louis XIV) ra lệnh cấm mọi hoạt động của
nhánh tu Giăngxen trong tu viện Po Roayan. Bledơ Paxcan viết bức thư tranh luận
với nhánh thiên chúa giáo chính thống và kêu gọi nhánh tu Giăngxen không tuân
theo lệnh của vua Lui XIV. Nhưng ngay trong năm đó, chẳng bao lâu sau bức thư
tranh luận của Paxcan, Giăcơlin ra đi vĩnh viễn. Cái chết của em gái làm cho
Paxcan hết sức đau buồn, đến nồi ông không còn đủ sức để duy trì cuộc luận

202
Bledơ Paxcan (1623-1662)

chiến, do đó cuộc luận chiến tự kết thúc. Và bức thư tranh luận đó là bức thư cuối
cùng của ông.
Năm 1662 sức khỏe Bledơ Paxcan xấu đi một cách nghiêm trọng. Ngoài
ra, cộng thêm cái chết của Giăcơlin, em gái Bledơ mới xảy ra chưa đầy một năm,
càng làm cho Paxcan đau khổ. Ý thức được rằng bệnh tình của mình khó lòng qua
khỏi nên Paxcan đã tìm đến một bệnh viện chuyên chữa những bệnh nan y. Nhưng
các bác sĩ ờ đó, sau khi thãm khám, đã nói cho Paxcan biết là bệnh tình quá nặng
nên không còn hi vọng gì.
Ngày 17 tháng 8 ông lên những cơn co giật dữ dội rồi sau đó ông lả dần,
cho đến sáng ngày 19 thì Paxcan trút
hơi thở cuối cùng tại ngôi nhà số 8 phố
Xanh-Êchiên-Khu-Đồi-Mới (Neuve- S--í-
Saint-Étienne-du-Mont), thọ 39 tuổi! 5 7 -;/
Sau này ngôi nhà đó đổi thành số 2
i í; ư «1: . Vệ
phố Rôlanh (Rollin)). Câu nói cuối
cùng của ông trước khi tắt thở là
“Chắc chắn Thượng Đế không bao giờ
bỏ rơi tôi”. Thi hài ông được chôn cất Huy chương Bledơ Paxcan (do viện Hàn lâm
Khoa học châu Âu thành lập năm 2003)
tại nhà thờ Xanh- Êchiên-Khu-Đồi-
Mới.
Sau khi chết, cơ thể Bledơ Paxcan được giải phẫu và người ta đã cho rằng
có những vấn đề nghiêm trọng ở dạ dày, ở vùng bụng và ở cả não. Mặc dù đã
được giải phẫu nhưng nguyên nhân gây ra sự suy yếu về sức khỏe của Paxcan vẫn
không có kết luận rõ ràng và chính xác. Một số chẩn đoán nghiêng về ý kiến cho
ràng Paxcan mắc bệnh lao, số khác cho là Paxcan bị ung thư dạ dày, số khác nữa
lại cho rằng Paxcan mắc cả hai. Chứng đau đầu đã hành hạ Paxcan thì được cho là

203
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

do những tổn thương ở não. Nhưng Macgơrit Pêriê (Marguerite Périer), cháu gái
Bledơ Paxcan, kể về tiểu sử của cậu ruột mình đã viết rằng cuộc giải phẫu cho
thấy những đường ghép các mảnh hộp sọ đều bình thường, khối óc trong hộp sọ
rất đầy đặn và không thấy có tổn thương (trái với những nghi ngờ của thầy thuốc).
Trong những năm 70 của thế kỉ XX, dựa trên những ghi chép của các bác sĩ hồi
đó còn lưu lại và dựa trên những thành quả y học hiện đại, hai giáo sư
thuộc khoa Y trưÒTig đại học Ruăng đưa ra ý kiến nghi ngờ rằng có thể Bledơ
Paxcan đã mắc các bệnh về thận. Nói tóm lại cho đến nay vẫn chưa biết chính xác
về căn bệnh của Bledơ Paxcan.
Còn đối với chúng ta, mỗi khi nhắc đến tên đơn vị đo áp suất, paxcan,
chúng ta lại nao lòng tiếc thương một nhân tài xuất chúng mà số phận lại quá hẩm
hiu, cuộc đời lại ngắn ngủi đến vậy!

204
Êvangiêlixta Torixenli (1608-1647)

VIII.3- Êvangiêlixta Torixenli (1608-1647)

Lòi dẫn
Bài 9, Vật lí 8 nói về áp suất khí quyển. Trong bài đó có giới thiệu một thí
nghiệm được gọi là thí nghiệm Toríxenh do nhá vật lí đồng thời là nhà toán học
Torixenli, người Italia, thực hiện.
Con người và sự nghiệp
Êvangiêlixta Torixenli (Evangelista Toưicelli) sinh ngày 15 tháng 10
năm 1608 tại thành phố Phaenda (Faenza), Italia.
Ẻvangiêlixta Torixenli được chú (là một tu sĩ)
nuôi cho ăn học từ lúc còn nhỏ, khi ấy
Êvangiêlixta theo học trong một trường thiên
chúa giáo ở thành phố quê hưong, thành phố
Phaenda. Ngay trong nhà trường này, cậu học
trò nhỏ đó đã bộc lộ những năng khiếu đặc biệt
về khoa học tự nhiên. Vì vậy, năm 18 tuổi, chú
anh quyết định gửi anh đến học ở Rôm (Rome)
Evangelista Torricelli
để anh có điều kiện phát huy hết tài năng của
mình.
ở Rôm, Êvangiêlixta Torixenli là học trò (và về sau này là bạn) của
Caxtenli (Castelli), chú ý rằng Caxtenli là đồ đệ và cũng là bạn thân của nhà bác
học nổi tiếng Galilê (Galilée). Thời gian ở Rôm khoảng chừng trên chục năm,
Êvangiêlixta Torixenli học xong chưoug trình toán và tự đọc nhiều bài viết của
Galilê về vật lí học và cơ học.
Đặc biệt, tác phẩm Đối thoại giữa hai hệ thong thế giới của Galilê, đã gây
ấn tượng rất sâu sắc đối với Torixenli. Những bài viết của Galilê, nhất là

205
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

những bài viết về các định luật chuyển động của các vật, đã gợi ra trong đầu
Torixenli bao nhiêu vấn đề. Trong đó Torixenli đã giải quyết thành công được
một số, chẳng hạn như vấn đề vị trí trọng tâm của các vật khi cân bằng, vấn đề
đường đi của các viên đạn,... .
Những kết quả nghiên cứu đó được nhiều nhà khoa học lúc ấy chú ý. Vì
vậy, Torixenli có điều kiện mở rộng giao lưu với nhiều nhà khoa học, trong đó có
một số nhà khoa học Pháp có tên tuổi như Rôbecvan (Roberval), Phecma
(Permat),... . Nhimg có điều là khi đó, mặc dù Torixenli đã biết đến tiếng tăm của
Galilê, nhà bác học nổi tiếng đồng hương của mình, nhưng vẫn chưa có sự giao
lưu trực tiếp nào; và ngược lại Galilê cũng chưa biết gì nhiều về Torixenli.
Đến tháng 4 năm 1641, Caxtenli đến thăm Galilê đang bị giam ở Axetri
(Arcetri), một ngôi làng nhỏ gần Phlorenxơ (Plorence), và giới thiệu với Galilê về
những công trình của Torixenli còn ở dạng viết tay. Galilê hết sức khen ngợi
những công trình đó và thiết tha mời Torixenli đến Axetri giúp việc cho mình.
Mặc dù Torixenli rất ngưÕTig mộ Galilê nhưng cũng phải 6 tháng sau, đến tháng
10 cùng năm đó, Torixenli mới đến Axetri. Người ta nghĩ rằng chắc chắn
Torixenli đã phải đắn đo nhiều lẳm rồi mới quyết định đến Axetri; bời vì lúc đó
Galilê vẫn còn mang án tù, hơn thế lại là cái án rất nặng. Hẳn rằng Torixenli chưa
quên Gioocđanô Brunô (Giordano Bruno) hơn 40 năm trước!
Khi đến nơi, Torixenli thấy sức khỏe của Galilê đã suy giảm đến mức
nghiêm trọng; đồng thời đôi mắt bị mù từ trước đó khá lâu vẫn không được cải
thiện chút nào. Ngay lập tức, Torixenli nhận lời làm trợ lí và thư kí riêng cho
Galilê. Tuy vậy, thời gian Torixenli ở gần Galiê cũng rất ngắn ngủi; ba tháng sau,
ngày 6 tháng 1 (tháng Giêng) năm 1642, Galilê qua đời. Mặc dù thời gian ở gần
Galilê chỉ có ba tháng, nhưng Êvangiêlixta Torixenli vẫn tự nhận mình là học trò
của Galilê.

206
Êvangiêlixta Torixenli (1608-1647)

Sau khi Galilê mất, đại công tước Phecđinăng II (Perdinand II) mời
Torixenli ở lại Phlorenxơ để kế tục các công việc của Galilê còn dang dở. Do đó,
Torixenli trở thành nhà toán học, thầy dạy đại công tước, và giáo sư toán học
trường đại học Phlorenxơ, thế vào ghế giáo sư của Galilê. Điều này làm cho
Torixenli không còn phải lo lắng đến vấn đề vật chất hàng ngày.
Torixenli nghiên cứu tỉ mỉ và khắc phục những nhược điểm của chiếc kính
thiên văn thời đó, do đó đã chế tạo thành công chiếc kính thiên văn có chất lượng
tốt hon; có thể nói đó là chiếc kính thiên văn tốt nhất thời bấy giờ. Ngoài ra,
Torixenli còn được bầu vào học viện Cruxca (Crusca), mục đích chính của học
viện này là sàng lọc, tuyển chọn làm cho ngôn ngữ Italia ngày càng trong sáng.
Công việc này giống như công việc tìm cách lọai bỏ tạp vật ra khỏi lúa mì.
Torixenli hiểu rằng đó không phải là công việc của nhà toán học nhưng chưa thể
khước từ ngay lúc đó, ông định sau sẽ tìm cách từ chối một cách khéo léo.
Thành tựu đáng kể nhất của Torixenli trong thời gian ở Phlorenxơ phải kể
đến việc sáng chế ra chiếc phong vũ biểu. Như đã nói
trong bài VIII.2, từ lâu người ta đã nhận thấy nếu mặt
nước trong giếng mỏ than quá sâu thì không thể dùng
bơm hút để hút nước lên mặt đất được. Cụ thể là khi
mặt nước trong các giếng mỏ than Acnô (Amo) ở
Phlorenxơ, cách mặt đất lớn hơn 32 bộ (=; 10,3 m) thì
những người thợ nước ở đó không thể dùng bơm hút
nước lên được.
Một số người mang vấn đề này đến hỏi Galilê, Phong vũ biểu thủy ngân
nhưng một mặt Galilê còn đang để ý đến những lĩnh Torừenli

vực khác và mặt khác khi ấy ông đã cảm thấy ông có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy
ông không quan tâm đến hiện tượng này.

207
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Sau khi Galilê mất, người ta lại đặt vấn đề đó với người kế tục Galilê.
Torixenli đồng ý nhận lời tìm hiểu vấn đề và hẹn sẽ trả lời sau khoảng một năm.
Đầu tiên Torixenli nghĩ rằng ở đây khối lượng riêng của chất lỏng (nước) có thể
có vai trò quan trọng. Neu vậy thì dùng một chất lỏng có khối lượng riêng lớn hơn
khối lượng riêng của nước chắc chắn là chiều cao của chất lỏng đó trong ống sẽ
thấp hơn chiều cao của nước. Torixenli nghĩ đến thuỷ ngân, một chất lỏng có khối
lượng riêng lớn gấp gần 14 lần khối lượng riêng của nước.
Đe kiếm tra giả thiết, năm 1643, Torixenli rót đầy thuỷ ngân vào một chiếc
ống thuỷ tinh dài chừng 1,3 m một đầu kín. Sau đó ông lật ngược chiếc ống lên,
đầu kín ở bên trên; trong khi lật ống đầu hở luôn luôn bịt kín để thủy ngân không
thế thoát ra bên ngoài. Cuối cùng dìm ngập đầu hở của ống vào trong chậu thuỷ
ngân rồi buông nút bịt ở đầu hở ra. Một hiện tượng kì lạ đối với những người
tham gia thí nghiệm đó: đầu ống hở vừa
được buông ra thì cột thuỷ ngân trong
ống tụt xuống, dao động ít lâu rồi dừng
lại. Đo thì thấy cột thuỷ ngân khi đã
dừng lại có chiều cao vào khoảng 760
mm, nghĩa là nhỏ hơn chiều cao cột nước
trong ống máy bơm cũng khoảng 14 lần.
Thí nghiệm này đã giúp Torixenli
trả lời cho những người thợ nước ở
Phlorenxơ như đã hứa: trong tự nhiên,
cột nước không thể cao quá 10,3 m cũng Tượng Evangiêlixta Torixenli tại bảo tàng
Lịch sử Khoa học Phlorenxơ
như cột thủy ngân không thể cao quá 760
mm là vì áp suất khí quyển không phải là có độ lớn vô hạn. Chính vì thế mà máy
bơm không thể hút cột nước lên cao quá 10,3 m.

208
Êvangiêlixta Torixenli (1608-1647)

Ngoài ra, từ thí nghiệm này Torixenli rút ra nhận xét rằng bên trên cột
thuỷ ngân trong ống là khoảng không gian rồng không, ở đó không có cái gì cả,
không có thuỷ ngân là hiển nhiên, nhưng cũng không có cả không khí, bởi vì
không có đường nào để không khí lọt vào trong ống. Nói cách khác, Torixenli coi
thí nghiệm này là bàng chứng không thể phủ nhận về sự tồn tại của chân không.
Thuyết thiên nhiên sợ chân không là không có cơ sở khoa học. Chẳng những thế,
Torixenli còn nói ta có thể điều chỉnh được chân không, đưa ống thủy tinh lên cao
hơn một chút hay hạ thấp xuống một chút thì khoảng chân không trong ống sẽ
tăng lên hay giảm đi. Chân không là cái có thật, chẳng có gì là thần thánh cả.
Torixenli đã nói với Ricxi (Ricci), một người bạn chí cốt của mình, hôm 11 tháng
6 (năm 1644) như vậy. Và đây cũng chỉ là câu chuyện giữa Torixenli và riêng
Ricxi.
Ngoài những ý nghĩa vừa nói trên của thí nghiệm mà Torixenli thực hiện,
thí nghiệm này còn dẫn đến sự ra đời một dụng cụ không thể thiếu trong việc dự
báo thời tiết đó là chiếc phong vũ biểu, ngày nay mang tên là phong vũ biểu thủy
ngân Torixenli. Và cũng do ý nghĩa to lớn của nó nên thí nghiệm này ngày nay
cũng được gọi là thí nghiệm Torixenli.
Có điều cần nói là mặc dù Torixenli tin chắc rằng khoảng chân không
trong ống phong vũ biểu là cái có thật nhưng ông không bao giờ công bố ý kiến
đó, thậm chí cũng không đòi quyền ưu tiên về việc sáng chế ra phong vũ biểu.
Vì sao Torixenli không dám công bố ý kiến thực của mình? Bởi vì vào
thời ấy, nhà thờ ủng hộ quan điểm của Arixtôt (Aristot) cho rằng thiên nhiên sợ
chân không, nói cách khác là trong tự nhiên không có cái gọi là chân không. Ý
kiến của Torixenli về chân không là đụng đến nhà thờ, mà đụng đến nhà thờ (đặc
biệt là ở Italia) là đụng đến vô vàn những rắc rối. Gương của Brunô, gương của
Galilê vẫn còn đó.

209
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Thực ra, không riêng gì Torixenli mà khi ấy có rất nhiều người biết rằng
có khoảng chân không ở trên cột phong vũ biểu nhưng họ cũng phải lờ đi, không
dám nói ra sự thực, cũng chỉ vì lí do đơn giản là họ ngại một cuộc đụng độ có thể
xảy ra mà trong đó chắc chắn là họ ở vào thế bất lợi. Điều đó giải thích vì sao
Torixenli phải “im hơi lặng tiếng” sáng kiến của mình.
Trong bài VIII.2 ta đã nói rằng Bledơ Paxcan đã lặp lại thí nghiệm
Torixenli và từ đó kết luận về sự tồn tại của chân không. Ý kiến về sự tồn tại của
chân không thì ở đâu cũng là đối lập với nhà thờ. Nhưng ở Pháp thì sự đối lập đó
không đến nỗi gây ra những hệ quả quá tồi tệ, nhưng riêng ở Italia thì có thể
dẫn đến những điều khôn lưÒTig. Vì vậy, để tránh những phiền phức có thể xảy ra
đối với Torixenli nên không một lần nào Paxcan nhắc đến đích danh thí nghiệm
mà Paxcan lặp lại là thí nghiệm Torixenli. Đen nồi mãi đến năm 1651 (tức là sau
khi Torixenli mất), Paxcan vẫn còn phải tuyên bố một cách kín đáo và dè dặt rằng
vào khoảng 1646-1648 ông đã làm lại một thí nghiệm đã được tiến hành ở Italia
từ năm 1646.
Ba năm sau khi phát minh ra phong vũ biểu, số phận nghiệt ngã ập đến
cuộc sống của nhà khoa học tài năng và đang sung sức này: bệnh thương hàn đã
cướp đi cuộc đời ông khi ông mới bước sang 40 được mười ngày, ông mất ngày
25 tháng 10 năm 1647 tại Phlorenxơ.

210
Òttô phôn Ghêrich (1602-1686)

VIII.4- Ôttô phôn Ghêrich (1602-1686)

Lòì dẫn
Bài 9, Vật lí 8, nói về áp suất khí quyển. Đoạn 3 của bài đó có nói đến một
thí nghiệm chứng tỏ khí quyển có áp suất, do Ghêrich tiến hành tại thành phố
Macđơbuôc nước Đức.
Ôttô phôn Ghêrich, con người và sự nghiệp
Ôttô phôn Ghêrich (Otto von Guericke) sinh ngày 30 tháng 11 năm 1602
tại Macđơbuôc (Magdebourg), mất ngày 21 tháng
5 năm 1686 tại Hămbuôc (Hambourg) nước Đức,
thọ 81 tuổi. Ông không chỉ là nhà khoa học mà
còn là nhà chính trị. ông đã giữ chức thị trưỏng
thành phố Macđơbuôc trong vòng ba chục năm
liên tục, từ năm ông 44 tuổi đến năm 74 tuổi.
về mặt khoa học, ông là người đầu tiên
sáng chế ra chiếc bom không khí (1650), đó là
chiếc bơm dùng để đưa không khí từ bên ngoài
vào bên trong một vật nào đó. Sau chiếc bơm Õttô phôn Ghẽrich
không khí, ông lại sáng chế tiếp chiếc bơm chân
không, đó là chiếc bơm dùng để hút không khí bên trong một vật ra ngoài để tạo
thành khoảng chân không trong vật đó. Việc sáng chế ra bơm chân không có vai
trò quan trọng đặc biệt trong các nghiên cứu về chân không thời đó.
Trong các bài VIII.2, VIII.3 ta biết ràng Torixenli và Paxcan đã cố gắng
làm thí nghiệm để chứng minh chân không là cái có thực. Tuy nhiên, những thí
nghiệm đó mới chứng minh một cách gián tiếp nên chưa xây dựng được lòng tin ở
nhiều người. Phải chờ đến Ghêrich, ông làm thí nghiệm bằng chiếc bơm chân

211
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai

không mà ông sáng chế ra thì những thí nghiệm đó mới chứng minh một cách trực
tiếp; do đó mới thực sự thuyết phục được mọi người.
Trong những thí nghiệm đó phải kế đến thí nghiệm mà Ghêrich đã tiến
hành năm 1654 trước triều đình vua Phrêđêric Ghiôm đệ nhất (Prédéric Guillaume
I) công quốc Branđơbuôc (Brandebourg). Trong thí nghiệm đó ông dùng hai bán
cầu bằng đồng, đường kính mỗi bán cầu bằng 51 cm, được ghép sát và rất kín với
nhau (thành một quả cầu). Sau đó dùng born chân không hút hết không khí trong
quả cầu đó ra rồi đóng van bơm lại.
Ghêrich dùng hai đàn ngựa, mỗi
đàn được nối vào một bán cầu và cho
hai đàn ngựa đó kéo ngược chiều nhau
để tách hai bán cầu đó ra. Như trên đã
nói, đường kính mỗi bán cầu bằng 51
Hai hán cầu Macđơbuôc
cm, nghĩa là kích thước quả cầu được
tạo thành chỉ vào cỡ quả bóng bay đồ chơi trẻ con loại nhỡ. Mặc dù vậy, Ghê rích
đã dùng đến 16 con ngựa (mỗi đàn gồm tám con), mà chúng vẫn không thể kéo
tách rời được hai bán cầu đó. Nhưng sau khi mở van đề không khí lọt vào bên
trong quả cầu thi có thể dùng hai tay không cũng kéo tách rời hai bán cầu đó rất
dễ dàng, v ề sau người ta gọi hai bán cầu đó là hai bán cầu Macđơbuôc.
Thí nghiệm này chứng minh được hai điều: thứ nhất là bên trong quả cầu
sau khi hút không khí và trước khi mở van bơm là khoảng không gian không có
không khí, nói cách khác đó là chân không; thứ hai là khí quyển có áp suất. Đây
chính là thí nghiệm có sức thuyết phục rất cao.
Sau đó, năm 1663, Ghêrich lặp lại thí nghiệm này trước Hoàng đế
Phecđinăng III (Perdinand III) tại Beclin với số ngựa được tăng lên đến 24 con,
nhưng vẫn không thể kéo tách rời được hai bán cầu.

212
Ôttô phôn Ghêrich (1602-1686)

Trong cùng năm 1654, Ghêrich thực hiện một thí nghiệm gần giống thí
nghiệm với hai đàn ngựa kéo hai bán cầu Macđơbuôc. Dùng một xilanh trong đó
có pit tông chuyển động dọc theo xilanh. Một đầu xilanh gắn với máy bơm chân
không. Đặt xilanh thắng đứng, đầu gắn với máy bơm chân không nằm ở
phía dưới, pit tông chuyển động theo hướng lên xuống. Pit tông nối chắc chắn với
đầu một sợi dây, đầu kia của sợi dây luồn qua một ròng rọc sao cho đoạn dây giữa
xilanh và ròng rọc ở tư thế thẳng đứng. Đầu sợi dây luồn qua ròng rọc lại nối với
một chùm gồm 20 sợi dây khác. Một nhóm gồm 20 người khỏe mạnh giữ chắc 20
sợi dây này. Cho máy bơm chân không họat động và hai mươi người khỏe mạnh
cố kéo cho pit tông đi lên, nhưng vô hiệu. Pit tông vẫn chuyển động theo hướng đi
xuống. Thí nghiệm này cũng chứng tỏ rằng khi máy bơm hoạt động thì khoảng
không gian bên trong xi lanh là chân không và áp suất của không khí bên trên pit
tông đẩy cho pit tông đi xuống.
Ngoài những thí nghiệm về chân không nói trên, năm 1663, Ghêrich còn
sáng chế ra dụng cụ đo áp suất khí quyển. Dụng cụ này dựa vào thí nghiệm
Torixenli (Torricelli). Một ống thủy tinh hình chữ u , nhưng hai nhánh không cao
bằng nhau. Một nhánh cao khoảng hơn một
mét, nhánh kia chỉ cao khoảng 40 cm. Bơm
thủy ngân vào cho đầy ống rồi dốc ngược thì ta
được một ống phong vũ biểu (xem hình vẽ).
Bên nhánh thấp người ta để một chiếc đĩa kim
loại trên mặt thủy ngân. Đĩa kim loai gắn với
đầu (ta gọi là đầu A) của một chiếc kim. Thời
tiết thay đổi thì chiều cao cột phong vũ biểu
cũng thay đổi làm cho chiếc đĩa kim loại bên
nhánh ngắn cũng lên xuỗng theo. Neu trời sắp
Mảy phát tình điện của Ghêrich
có mưa chẳng hạn, cột phong vũ biểu (ở bên

213
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

nhánh cao) sẽ lên cao. Vì thế chiếc đĩa kim loại bên nhánh thấp hạ xuống. Ngược
lại, nếu đang mưa thời tiết chuyển thành đẹp trời thì cột phong vũ biểu sẽ hạ
xuống. Khi đó chiếc đĩa kim loại sẽ lên cao. Thay vì quan sát chuyển động lên
xuống của chiếc đĩa kim loại ta quan sát chuyển động của đầu B của chiếc kim:
chiếc đĩa hạ xuống thì B lên cao và ngược lại.
Ngoài ra, Ghêrich còn sáng chế ra một dụng cụ có thể gọi là máy phát tĩnh
điện. Cho một hình trụ (hay một quả cầu) bằng lưu huỳnh quay chung quanh một
trục nằm ngang. Trong khi quay, ta cho hình trụ (hay quả cầu) lưu huỳnh cọ xát
vào một vật rắn, chẳng hạn bàn tay của người làm thí nghiệm, sẽ thấy có tiếng
nổ lép bép và có khi có cả tia lửa điện. Hiện tượng đó chứng tỏ có điện (nói chính
xác là điện tích) xuất hiện ở hình trụ (hay quả cầu) lưu huỳnh. Đưa hình trụ (hay
quả cầu) đó lại gần những vật nhẹ như mẩu giấy vụn thì mẩu giấy vụn bị hút về
phía hình trụ (hay quả cầu) đó.

214
Acsimet (287tcl-212tcl)

VIII.5- Acsimet (287tcl-212tcl)

Lòi dẫn
Bài 10, Vật lí 8 nói đến một loại lực có tên là lực đẩy Acsimet. Đó là loại
lực tác dụng lên một vật khi vật đó được đặt trong khối chất lỏng hay khối khí.
Acsimet, thân thế
Acsimet (Archimède) sinh năm 287 trước công lịch, mất năm 212 trước
công lịch. Ông sinh và mất đều ở Xiraquydơ
(Syracuse), một thành phố trên đảo Xixin (Sicile) của
nước Hi Lạp thời cổ, vậy có thể nói Acsimet là người
Hi Lạp cổ đại. (Ngày nay đảo Xixin là một vùng tự trị
thuộc Italia).
Đến nay người ta biết rất ít về Acsimet. Chẳng
hạn ngày nay người ta hoàn toàn không biết gì về vợ,
con và những anh chị em ruột (nếu có) của Acsimet. Acsimet

Những điều mà ngày nay ta biết về thân thế và sự


nghiệp của ông, chủ yếu là dựa vào những bài viết của Pôlibơ (Polybe), Plutaccơ
(Plutarque), Taitơ Laivơ (Tite-Live). Đặc biệt về giai thoại trong bồn tắm mà
nhiều người vẫn thưòng nhắc đến là dựa vào chuyện kể của Vitruvơ (Vitruve),
một kiến trúc sư nổi tiếng người La Mã.
Có điều là những tác giả nói trên đều là những hậu thế, thậm chí có người
là hậu thế rất xa, đối với Acsimet. Một người có thể coi gần như đồng thời với
Acsimet là Pôlibơ thì khi Acsimet mất Pôlibơ cũng chỉ mới 10 tuổi; còn những
người khác đều sinh sau khi Acsimet mất, ít nhất là trên nửa thế kỉ, có người sinh
sau đến trên hai thế kỉ.

215
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai

Nguồn thông tin mà họ để lại tuy rất ít, nhưng đó là những thông tin rất
quý báu, trong đó có nhiều thông tin có thể coi là chính xác. Chẳng hạn như
nguồn tin nói rằng cha Acsimet chính là nhà thiên văn học Phiđiax (Phidias) là
nguồn tin được coi là chính xác.
v ề việc học hành của Acsimet, người ta cho rằng lúc nhỏ Acsimet được
cha dạy. Lớn lên, Acsimet theo học ở nhà trường danh giá bậc nhất thời ấy là
trường Alecxanđri (Alexandrie). Neu không thì ít nhất Acsimet cũng quen biết
nhiều giáo sư của trường đó, vì người ta tìm thấy khá nhiều thư từ Acsimet trao
đổi với họ.
Acsimet, nhà khoa học tài ba
Dựa trên những nguồn tin đó ta biết rằng về mặt khoa học, Acsimet vừa là
nhà vật lí, vừa là nhà toán học và cũng có thể nói vừa là nhà sáng chế. Người ta
khẳng định rằng ông là một trong số rất ít những nhà khoa học được xếp vào loại
nhà khoa học lớn của thời cổ đại. Hơn thế, đến nay người ta coi ông là một trong
ba nhà khoa học lóu nhất của mọi thời đại.
Riêng về toán học, đặc biệt là về hình học, ông được coi là nhà toán học
lớn nhất thời cổ đại; và cũng là một trong số những nhà toán học lớn nhất của mọi
thời đại. Ông đã tính được những giá trị gần đúng sau đây (sắp xếp theo thứ tự độ
chính xác tăng dần) của số pi (7t): 22/7, 223/71, 355/113.
Còn về vật lí thì người ta coi Acsimet là cha đẻ của môn cơ tĩnh học.
Trong phạm vi cân bằng của các hình phẳng, ông là người đầu tiên phát biểu về
nguyên lí cân bằng của đòn bẩy. về đòn bẩy người ta thường hay nhắc đến câu
nói nổi tiếng của ông: cho tôi một điểm tựa tôi có thể nâng cả Trái Đất lên. Câu
nói đó là cách diễn tả rất chính xác về vai trò của điểm tựa đối với đòn bẩy và lợi
ích của đòn bẩy. Như ta đã biết nhờ một đòn bẩy ta có thể nâng được một vật
nặng, thậm chí là rất nặng (như Acsimet nói, có thể nâng được cả Trái Đất!), bàng

216
Acsimet (287tcl-212tcl)

một lực nhỏ vừa với sức của ta. Đó là lợi ích của đòn bẩy. Nhưng muốn làm được
việc đó, ngoài cái đòn còn phải có chỗ tựa vững chắc cho chiếc đòn, chẳng hạn
một tảng đá, một khúc gồ; nói theo ngôn ngữ của vật lí là phải có điểm tựa. Đó là
vai trò quan trọng của điểm tựa.
Ồng cũng là người
đầu tiên quan tâm và khảo
sát về vấn đề mà nói theo
ngôn ngữ hiện đại là vấn đề
tâm hấp dần của vật phẳng,
mặc dù vào thời ấy người ta
chưa có khái niệm rõ rệt về
, » Huy chương Phin (Fields/‘^
lực hap dan. bên trái, có hình Acsimet; mặt sau, bên phải)

(I) Huy chương Phin (Pields) do Hiệp hội Toán học Quốc tế trao cho những nhà khoa học có
những nghiên cứu xuất sắc về toán học. Giải thưởng được trao bốn năm một lần, mỗi lần
không quá bốn người. Giải thưởng này được trao lần đầu vào năm 1936, do nhà toán học
Canada Giôn Saclơ Phin (John Charles Pields) sáng lập.
về mặt khoa học, thường người ta coi giải thưởng Phin
sánh ngang với giải thưởng Nôben (Nobel). Chú ỷ rằng
không có giải Nôben toán học. Có điểu khác là giải
Nôben không hạn chế tuổi còn giải Phin chi trao cho
những nhà toán học không quả bốn mươi.
Năm 2010, Giáo sư Ngó Bảo Châu, người Việt Nam đầu GS Ngô Bảo Châu

tiên, người châu A thứ tư được nhận giải thưởng này, (ba nhà toán học châu A được nhận giải
trước giáo sư Ngô Bào Châu là ba người Nhật).

Acsimet là người sáng chế ra một dụng cụ mà ngày nay được gọi là vít Acsimet.
Câu chuyện về việc sáng chế ra dụng cụ này thật thú vị. Trong một lần Acsimet

217
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

đến Ai cập, ông nhận thấy việc lấy nước từ sông Nin lên của những người dân
sống hai bên bờ sông thật vất vả.
Dụng cụ mà Acsimet dùng để đưa nước từ sông lên có xử dụng chiếc vít
gồm nhiều vòng xoáy ốc, được gọi là vít vô tận. Chiếc vít đó do Acsimet sáng chế
ra, vì vậy người ta gọi là vít Acsimet. Đó là vít Acsimet nguyên mẫu. Nhưng ngày
nay tên gọi vít Acsimet được dùng theo nghĩa rộng hơn. Chiếc vít vô tận phối họp
với một bánh xe răng cưa, như những chiếc ốc lên dây đàn trong chiếc đàn ghi ta
chẳng hạn, cũng được gọi là vít Acsimet. Ngày nay nhiều người cũng cho rằng
chính bộ “vít - ê cu” mà ta vẫn thường gặp và thưÒTig dùng cũng là một sáng kiến
của Acsimet.
Giai thoại ơrêca
Trong số những nhà khoa học cổ đại thì có lẽ Acsimet là người có nhiều
giai thoại nhất. Một trong những giai thoại được nhắc đến nhiều nhất là giai thoại
“ơ rê ca”. Thuở ấy, người đứng đầu Xiraquydơ là vua Hiêrông II (Hiéron II),
người đời gọi ông ta là bạo chúa Xiraquydơ. Hiêrông giao một số vàng cho một
người thợ kim hoàn và thuê anh ta chế tác một chiếc vương miện. Sau đó ít lâu,
Hiêrông nhận lại vương miện từ người thợ, nhưng trong lòng vẫn phân vân, nghi
người thợ đã ăn bớt vàng của mình và thay bằng bạc.
Vị bạo chúa này nhờ Acsimet tìm hiểu xem chiếc vương miện đó có thật là
bằng vàng ròng không và nếu không phải là vàng ròng thì số vàng bị ăn bớt là bao
nhiêu. Acsimet đã suy nghĩ khá lâu nhưng chưa tìm được lời giải. Một hôm
đang ngâm mình trong bồn tắm, ông nhận thấy cơ thể mình hình như được nước
nâng lên. Từ đó, một ý nghĩ về cách giải bài toán vụt lóe lên trong đầu. Acsimet
vui mừng khôn xiết và từ bồn tắm, ông chạy vội ra ngoài đường phố,
không một mảnh vải che thân, miệng hô to “ơ rê ca, ơ rê ca”, [ơ rê ca (euprỊKa) là
một từ Hi lạp cổ, có nghĩa là “tìm thấy rồi”].

218
Acsimet (287tcl-212tcl)

Giai thoại này được truyền bá dựa theo chuyện kể của Vitruvơ. Người ta
ngờ rằng Vitruvơ cũng có nghe được phát minh của
Acsimet về lực tác dụng lên một vật nhúng trong
nước nhưng không biết đó là vật gì. Vì vậy, để cho
câu chuyện đầy tính hấp dẫn, ông ta cho rằng vật
đó là chiếc vương miện.
ở lớp 8 trung học phổ thông, khi học đến
lực đẩy Acsimet, hầu như giai thoại này không bao
Con tem Italia phát hành năm
giờ bị bỏ lỡ mà thầy giáo không kể với học sinh 1983 có hình Acsimet

hay bạn bè kê cho nhau nghe.


Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng giai thoại đó có nhiều điều nghi ngờ về
tính xác thực của nó. Bởi vì với một bộ óc tài ba như Acsimet thì việc giải bài
toán này không phải là việc quá khó.
Đe tìm được lời giải, chỉ cần so sánh khối lượng riêng của vàng ròng và
khối lượng riêng của chất làm thành vương miện. Đổ tìm khối lượng riêng của
chất làm thành vương miện, cần đến hai phép đo: phép đo khối lượng của chiếc
vương miện (dùng cân), phép đo thể tích của chiếc vương miện (với Acsimet,
phép đo này cũng chẳng có gì khó, chẳng hạn có thể nhấn chìm vương miện vào
bình nước đầy rồi đo thể tích lượng nước tràn ra).
Nói cách khác, để tìm lời giải của bài toán này không cần đến lực đẩy
Acsimet. Nhưng có điều lạ là trong nhà trường, giai thoại này luôn luôn gắn liền
với bài dạy về lực Acsimet. Đi xa hơn nữa, nhiều khi người kể còn yêu cầu học
sinh dùng lực đẩy Acsimet để tìm lời giải của bài toán. (Vì vậy, trong câu chuyện
mới có chi tiết “ông nhận thấy cơ thể mình hình như được nước nâng lên”).
Lời giải thường là: so sánh lực đẩy Acsimet lên khối vàng ròng và lực đẩy

219
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Acsimet lên chiếc vương miện. Neu lực đẩy Acsimet lên chiếc vương miện lón
hơn thì chứng tỏ là chất làm vương miện là hồn hợp vàng pha bạc.
So sánh lực đẩy Acsimet trong hai trường hợp như trên để tìm ra lời giải
của bài toán là đúng. Nhưng lời giải này không hợp lí ở chỗ không thể đo được
lực đẩy Acsimet lên khối vàng ròng. Bởi vì lúc này khối vàng ròng, tức lả khối
vàng mà Hiêrông giao cho người thợ, đã mang đúc thành vương miện mất rồi!
Tiện đây xin nói vài lời hơi “lạc để ”, đó là một thắc mắc một số bạn thường nêu lên: có lực đấy
Acsimet thì có lực hút Acsimet không? Chúng ta hiểu rang thắc mắc của bạn đó không phải là vô
cớ. Bới vì nhiều vi dụ cho biết có lực đấy thì cũng có lực hút, có lực kéo thì cũng có lực nén, ....
Nhưng các bạn nên nhớ rằng có một số loại lực điều vừa nói không đúng. Chằng hạn, lực hấp
dẫn chi có lực hút; ở đây ta đang nói về lực Acsimet, lực Acsimet thì chi có lực đẩy, không có lực
hút. Theo nghĩa đó thì thực ra chi cần nói lực Acsimet là đủ, ở đây nói “lực đay Acsimet ” chi là
đê nhân mạnh đặc tinh “đây " mà thôi.

Giai thoại đốt chiến thuyền giặc


Một giai thoại khác về Acsimet cũng thường được kể như sau. Trong cuộc
kháng chiến của dân Xiraquydơ chống quân La Mã xâm lược, Acsimet có sáng
kiến dùng các gương cầu hứng ánh nắng mặt trời rồi chiếu vào buồm của hạm đội
La Mã. Do đó các lá buồm bị cháy, kết quả là đã cản bước tiến của hạm đội La
Mã.
Tháng 10 năm 2005, một số sinh viên trưòng đại học Bách khoa
Matxachuxet (Massachusetts), Mĩ, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Đavit Oalacxơ
(David Wallace) đã tiến hành thí nghiệm nhằm chứng minh giai thoại nói trên là
có thật. Thí nghiệm đã tiến hành với một con tàu được phục dựng lại, tàu đỗ cách
gương 30 mét. Sau mười phút chiếu ánh nắng mặt trời, buồm bị cháy.
Tuy nhiên thí nghiệm này tiến hành với con tàu không đỗ dưới nước mà ờ
trên cạn, con tàu bằng gỗ khô, buồm đứng yên không di chuyển. Những điều kiện
thí nghiệm này khác xa những điều kiện thực trong chiến trận. Ngoài ra,
gương chiếu ánh nắng mặt tròi là loại gương hiện đại. Trong khi đó, với điều kiện

220
Acsimet (287tcl-212tcl)

kĩ thuật thời Acsimet các gưcmg phản chiếu ánh nắng mặt trời chỉ có thế là các
gương đồng thau được mài nhẵn.
Sau đó ít lâu, một đài truyền hình lại làm lại thí nghiệm này, giáo sư
Oalacxơ và ê kíp sinh viên trường đại học Bách khoa Matxachuxet đã làm thí
nghiệm trước cũng được mời tham gia. Tháng 1 năm 2006, kênh truyền hình
Đixcavơri (Discovery) đã phát sóng tưòng thuật thí nghiệm đó. Lần này, các điều
kiện thí nghiệm được thay đổi và thử đi thử lại nhiều lần để càng lúc càng gần với
các điều kiện thực hơn.
Nhưng không có lần nào thu được kết quả như mong muốn, nghĩa là
không có lần thử nào có thể đốt cháy được buồm của con tàu. Vì vậy người ta cho
ràng giai thoại nói trên là không có thực.
Đồng thời còn có nhiều lí do thực tế khác khiến ta tin điều kết luận trên là
đúng.
Biển nằm ở phía đông Xiraquydơ nên Acsimet chỉ có thế lợi dụng ánh
sáng Mặt Trời vào buổi sáng. Tia nắng Mặt Trời vào buổi sáng chưa chắc đã đủ
nóng đê đốt cháy buồm.
Dùng gương chiếu tia nắng để đốt cháy buồm thì các gương phải chiếu tập
trung vào một điểm cố định của buồm. Nhưng hạm thuyền của La mã đang ở tư
thế tấn công nên chắc chắn các thuyền đều chuyển động. Do đó các gương khó
lòng chiếu tia nắng tập trung vào một điểm cố định của buồm.
Nhưng cũng có thể vào một lúc nào đó các thuyền của La mã được lệnh
dừng lại. ở lúc đó các thuyền đứng yên. Ngay cả với giả thiết này thì cũng chưa
có gì bảo đảm rằng câu chuyện giai thoại này là có thật. Bởi vì thuyền đứng yên,
nhưng buồm thì chưa chắc đã đứng yên. Vì buồm còn chịu tác động bởi gió.
Ngoài ra cũng cần phải kể đến những tài liệu lịch sử.

221
SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tưoTig lai

Trong số những tài liệu lịch sử kể về những trận quân La Mã tấn công
Xiraquydơ, không có một tài liệu nào nói đến việc Xiraquydơ dùng các gương
chiếu ánh nắng mặt trời trong các trận chiến và cũng không có một tài liệu nào nói
đến việc Xiraquydơ đốt cháy buồm của các chiến thuyền La Mã.
Nhà sử học Taitơ Lai vơ mô tả vai trò rất quan trọng của Acsimet trong
cuộc chiến đấu bảo vệ Xiraquydơ, nào là bố trí các thành lũy, nào là bố trí các lồ
châu mai, nào là sáng chế các vũ khí chiến đấu,... nhưng không có một mẩu lịch
sử nào nói đến việc dùng các gương như trong giai thoại.
Ngoài ra, Taitơ Laivơ còn kể rằng cuộc đánh chiếm Xiraquydơ của quân
La Mã diễn ra vào ban đêm (chứ không phải ban ngày). Sở dĩ cuộc tấn công diễn
ra vào ban đêm là vì hàng năm ở Xiraquydơ có một lễ hội tôn vinh nữ thần
Actêmitx (Artemis) trong ba ngày. Suốt thời gian này, mọi người dân Xiraquydơ,
già trẻ gái trai, hầu như đều bị cuốn hút vào các cuôc vui hội hè.
Lợi dụng kẽ hở này, quân La Mã quyết định tấn công chiếm đóng
Xiraquydơ vào đêm cuối cùng của lễ hội, bởi vì đó là thời điểm mà sự phòng vệ
có nhiều sơ hở nhất. Điều này càng chứng tỏ rằng giai thoại về việc dùng gương
trong trận chiến chỉ là một huyền thoại.
Cái chết của Acsimet
Năm 212 trước công lịch, Xiraquydơ hoàn toàn rơi vào tay quân La mã.
Viên tướng chỉ huy quân La Mã khi ấy là Macxenluyx (Marcellus). ồng này rất
trọng tài năng của Acsimet và đã có ý định sẽ giải phóng cho Acsimet. Nhưng thật
không may là sự việc đã không xảy ra theo chiều hướng đó.
Plutaccơ kể lại rằng khi Acsimet đang ngồi vẽ những hình hình học trên
mặt đất thì một người lính La Mã đi tới. Lúc ấy Acsimet vẫn chưa hay biết gì về
tin quân La Mã đã tràn ngập Xiraquydơ. Bị phá rối bất ngờ sự tập trung tư tưỏng
cao độ của mình, Acsimet nói to như ra lệnh: ‘'"Không được xóa những hình tròn

222
Acsimet (287tcl-212tcl)

của tôi!” Còn người lính, đang say máu chiến trận, không để ý gì đến ông già 75
tuổi, liền xuống tay giết chết nhà khoa học tài ba và đáng kính bằng một đưòng
kiếm oan nghiệt.
Đẻ tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ một tài năng, Macxenluyt đã tổ chức lễ
tang và an táng Acsimet thật long trọng. Trên ngôi mộ, vị tướng này sai dựng một
tấm biển trong đó có khắc biểu tượng những công trình khoa học của người bất
hạnh quá cố.

223
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

VIII.6- Giêm Prexcôt Giun (1818-1889)


Lòi dẫn
Trong chương trình Vật lí cấp trung học cơ sở có ba bài nhắc đến nhà khoa
học người Anh có tên là Giun. Bài 13 Vật lí 8, nói về một đại lưọng vật lí gọi là
công cơ học. Đơn vị đo đại lượng đó (công) được đặt tên là giun (jun), kí hiệu là
J. Đó là sự vinh danh nhà khoa học người Anh Giun. Tên ông viết theo tiếng Anh
là Joule, vì vậy đơn vị đo công được kí hiệu là J. Đến bài 21, Vật lí 8, ta gặp một
khái niệm vật lí có tên là nhiệt năng. Trong mục Có thế em chưa biết của bài đó
có nói Giun là một trong những nhà khoa học đưa ra quan điểm đúng đắn về bản
chất của khái niệm này. Cuối cùng, bài 16 Vật lí 9 nói đến một công trình khoa
học của ông về điện được phát biểu dưới dạng một định luật mang tên ông, định
luật Giun.
Giun, thòi niên thiếu
Gièm Prexcôt Giun (James Prescott Joule) sinh ngày 24 tháng 12 năm
1818 tại thành phố Xanphooc (Salíord), tỉnh Lencatsai (Lancashire) nước Anh,
gần Manchextơ (Manchester). Đốn ngày 9 tháng 2 năm 1819, Giêm được làm lễ
rửa tội tại nhà thờ phố Grôxvenơ (Grosvenor).
Ông Bengiamin Giun (Benjamin ioule), cha " %
của Giêm, được thừa kế xưởng bia khá lớn của ông
nội Giêm. Đó là một xưởng bia đã nổi tiếng từ
nhiều đời. Giêm sinh ra trong căn nhà sát xưởng
bia đó trên con phố có tên là Bâyli Mới (New
Bailey). Mẹ của Gièm là bà Ơlaixơ Prexcôt (Alice
Prescott). Từ đó ta hiểu vì sao tên họ của Gièm là
James Prescott Joule
một tên kép, Prexcôt Giun, ông bà Bengiamin -

224
Giêm Prexcôt Giun (1818-1889)

Ơlaixơ có năm người con, Giêm là con thứ hai, trên Giêm là một anh trai, dưới
Giêm là hai em gái và một em trai.
Lúc nhỏ Giêm là chủ bé mảnh khảnh vì chú có bệnh ở cột sống. Mặc dù
sau này sức khỏe có được cải thiện nhưng cái cột sống đó vần ảnh hưởng đến
Giêm suốt đời. Vì vậy Giêm rất ham những hoạt động về thể thao để giữ gìn sức
khỏe.
Lúc nhỏ, Giêm học ở nhà đồng thời phụ việc trong xưởng bia. Mãi đến
năm 16 tuổi cha mới gửi Giêm và người anh trai cũng có tên là Bengiamin, trùng
tên với bố, đến Manchextơ theo học nhà hoá học nổi tiếng Giôn Đantơn (John
Dalton), khi đó là hội viên hội Triết học và Văn học Manchextơ.
Ông bố của Giêm không phải là người mà Đantơn có nhiều ấn tượng;
nhưng đối với Giêm, Đanton có những ấn tượng đặc biệt ngay từ những giờ học
đầu tiên. Hai anh em theo học vật lí, hóa học, toán học với thầy ĐantoTi được hai
năm thi không may thầy bị tai biến mạch máu não. Vì vậy hai anh em lại phải đổi
thầy, chuyển sang học thầy Giôn Đêvi (John Davies).
Lúc nhỏ, Giêm rất thích những trò chơi khoa học. Lớn lên, khi học các
thầy Đantơn và Đêvi, Giêm hết sức say mê tìm hiểu những hiện tượng điện. Đặc
biệt Giêm rất thích trò chơi thả diều lúc trời có sấm chớp, giống như nhà khoa học
Bengiamin Phranclin (Benjamin Pranklin) đã làm. Hai anh em cũng bày ra rất
nhiều thí nghiệm về điện và cũng đã gây ra rất nhiều phen hoảng hồn cho chính
hai anh em và cho cả những người giúp việc trong nhà.
Tuy thời gian học thầy Đantơn không dài, nhưng tính cách, tác phong của
thầy đã in đậm trong con người Giêm và qua đó Giêm nhận ra được cái gì là yếu
tố then chốt làm nên nhà khoa học Đantơn. Sau này Giêm thường nói rằng chính
tấm gương của thầy đã giáo dục Giêm lòng ham mê không ngừng mở rộng hiểu

225
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

biết của mình và thói quen đã tìm hiểu một sự việc nào là quyết tìm hiểu cho đến
ngọn nguồn.
Công trình đầu tay
Nội dung mục này không nằm trong sách Vât lí 8 mà nằm trong bài 16 Vật
lí 9. Nhưng con đường đi vào
lâu đài khoa học của Giun thì
đây lại là những bước đi đầu
tiên và cũng là những thành
công đầu tiên. Những cái gọi
là đầu tiên đó là rất có ý nghĩa
đối với Giun, cũng như đối với
bất cứ nhà khoa học nào. Vì Ngôi nhà cùa Giun ở Xanphooc và tấm biển
gan ở mặt tường ngoài ngôi nhà đó.
vậy để hiểu bước đi ban đầu
của Giun người viết bài này N ộ i d u n g tấ m b iể n
G iê m P r e x c ô t G iu n n h à k h o a h ọ c
thấy cần trình bày ở đây không 1 8 1 8 - 1 8 8 9 đ ã s ố n g v à là m v i ệ c ở đây
N h à v ậ t l í đ ã t h i ế t lậ p n g u y ê n lí đ ư ơ n g l ư ợ n g c ơ
nên đợi đến lớp 9. Xin bạn đọc
h ọ c c ủ a n h iệ t. T ê n ô n g đ ư ợ c lấ y đ ể đ ặ t tê n đ ơ n v ị
thông cảm và không nên bỏ n ă n g lư ợ n g , G iu n (J ).

qua mục này.


Sau thời gian học ở Manchextơ, cha gọi Gièm cùng anh trai trở về nhà làm
việc trong xưởng bia của gia đình. Vì vậy, Giêm không có điều kiện theo học ở
trường đại học. Hai anh em cùng làm việc trong xưởng bia, nhưng cha giao cho
Giêm giữ vai trò chủ chốt về mặt kĩ thuật sản xuất. Do đó, thời gian đầu, Giêm
dành hầu như toàn bộ thì giờ của mình vào việc chăm lo cho xưởng bia. Còn
những thì giờ nhàn rỗi, Gièm xử dụng vào những thí nghiệm do anh nghĩ ra. Lúc
ấy công việc anh làm trong xưỏng bia chỉ là những việc mang tính chất sự vụ.

226
Giêm Prexcôt Giun (1818-1889)

Còn những thí nghiệm mà anh làm, anh coi là những trò chơi tiêu khiển để thỏa
mãn ý thích của mình, chẳng nhằm một mục tiêu khoa học nào cả.
Thực ra, Giêm chỉ sống như thế trong khoảng thời gian rất ngắn. Chẳng
bao lâu sau, Giêm chú ý đến một thiết bị điện đang bán trên thị trường, đó là chiếc
động cơ điện. Giêm nhận ra rằng so với chiếc máy hơi nước hiện đang sừ dụng
trong xưởng thì chiếc động cơ điện có cùng tác dụng như chiếc máy hơi nước
nhưng chiếc động cơ điện gọn nhẹ hơn, dễ sử dụng hơn nhiều. Vì vậy, Giêm
quyết định thay thế chiếc máy hơi nước bằng chiếc động cơ điện. Việc làm đó
giúp cho sản xuất của xưởng tăng lên. Nhưng riêng với Giêm thì việc làm đó đã
đánh thức lòng ham mê khám phá mà Giêm đã học được ở thầy Đantơn từ trước.
Từ đó, Giêm nghĩ ngay đến việc cần lập một “phòng thí nghiệm” nho nhỏ
ngay trong nhà mình. Hàng ngày, trước và sau giờ làm việc ở xưởng bia Giêm đến
đó làm thí nghiệm. Lúc đầu, Giêm làm những thí nghiệm để giải quyết những vấn
đề của bản thân xưỏng bia. Sau đó, đề tài thí nghiệm được mở rộng dần, bao gồm
cả những vấn đề xảy ra trong thực tế.
Trong thời gian này,
Giêm vừa làm các công việc ở
xưởng bia, vừa làm các thí
nghiệm khoa học. Việc ở xưỏng
bia là việc chính, việc làm thí
nghiệm khoa học là việc phụ, là
việc “làm thêm”. Cái gọi là
phòng thí nghiệm thực ra chỉ là
một góc nhỏ của xưởng trong đó
Xưởng bia cùa gia đình Giun ở gần
chi có những thiết bị, dụng cụ Xtaphot (Stajfordf^\

thô sơ. Nhưng thật không ngờ là

227
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

trong hoàn cảnh đó và với cái phòng thí nghiệm “nghiệp dư” đó, Giêm đã thu
được những thành tựu đáng kể.

(ì) Gia đình Giun có hai cơ sở sản xuất bia, cơ sở ỉ ờ Xanphooc; đây là cơ sở 2 ở Xtaphot.

Thành tựu đầu tiên Giun thu được từ cái phòng thí nghiệm đó là vào năm
1840. Khi đó Giun khám phá ra hiện tượng khi cho dòng điện chạy qua dây dần
thì dây dẫn bị nóng lên. Giun cho rằng đó là khám phá đáng chú ý nên Giun đã
gửi công trình này đến hội Hoàng gia Luân Đôn. Nhưng người ta lại coi đó là
công trình “tài tử” và xếp vào loại tầm thường, thuộc cỡ bài báo “tỉnh lẻ”. Người
ta chỉ đăng mấy dòng tóm tắt công trình rất sơ sài, coi như một mẩu tin ngắn.
Giun cho rằng đó cũng là điều dể hiểu vì khi ấy bản thân Giun là người chưa có
tiếng tăm gì về nghiên cứu khoa học.
Ba năm sau, năm 1843, dựa vào kết quả của những thí nghiệm đã thực
hiện trong mấy năm trước đó, Giun tuyên bố rằng trong thí nghiệm cho dòng điện
chạy qua dây dẫn mà ông đã thực hiện năm 1840, nhiệt thu được là nhiệt được
sinh ra ở bên trong dây dẫn chứ không phải là nhiệt từ một đoạn khác của dây dẫn
chuyển đến. Nói cách khác đó là nhiệt do dòng điện chạy trong dây dẫn sinh ra.
Đọc đến đây có lẽ có nhiều bạn đọc cảm thấy khó hiểu, vì sao phải cần đến ba
năm trời mới rút ra được cái kết luận đó. Bây giờ thì bạn nào đã học bài 16 Vật lí
9 đều nghĩ rằng ở đây chẳng có gì rắc rối cả, hiện tượng dòng điện sinh ra nhiệt
khi nó chạy trong dây dẫn là điều tự nhiên, đơn giản. Nhưng, thưa các bạn, ở thời
Giun, vấn đề không đơn giản như các bạn nghĩ.
Năm 1783, Ăngtoan Lavoadiê (Antoine Lavoisier) nêu lên lí thuyết nhiệt
nói rằng nhiệt không được sinh ra và cũng không bị huỷ hoại vì một nguyên nhân
ngoại lai nào đó. Theo lí thuyết này thì một vật hay một khu vực nào đó của vật ta
thấy nóng lên là do có sự di chuyển nhiệt từ nơi khác đến. Ngược lại, một vật

228
Giêm Prexcôt Giun (1818-1889)

hay một khu vực nào đó của vật ta thấy nguội đi (hay đỡ nóng hon trước) là do có
sự di chuyển nhiệt từ nơi đó đến nơi khác. Điều đó có nghĩa là không thể có
chuyện dòng điện sinh ra nhiệt làm nóng dây dần. Như vậy quan điểm của Giêm
trở thành một thách thức đối với lí thuyết nhiệt của Lavoadiê.
Nhân đây ta nói thêm rằng điều này chứng tỏ quan điểm của Giun về bản
chất của nhiệt khác xa quan điểm của những nhà khoa học đương thời. Các bạn
đọc bài 21 Vật lí 8 sẽ rõ hơn vấn đề này.
Mặc dù có nhiều nhà khoa học tin vào lí thuyết nhiệt của Lavoadiê, song
cũng có nhiều cuộc tranh luận chung quanh lí thuyết Lavoadiê. Tuy vậy, do uy tín
khoa học của Lavoadiê là rất lớn và mặt khác do những thành tựu của lí thuyết
máy nhiệt mà Xađi Cacnô (Sadi Camot) đã đạt được trước đó nên ý kiến của Giun
không được các nhà khoa học chú ý. Và cũng có thể còn do những nguyên nhân
khác nữa. Chẳng hạn như Giun còn quá trẻ; ngoài ra, dưới con mắt của nhiều nhà
khoa học, môi trường trong đó Giun làm việc không được coi là môi trường học
thức.
Chú ý rằng ngày nay người ta gọi hiện tưọng dòng điện làm nóng dây dẫn
là tác dụng nhiệt của dòng điện. Đó là một trong bốn tác dụng của dòng điện. Đôi
khi, nhiệt sinh ra do dòng điện chạy trong dây dần gọi là nhiệt Giun và tác dụng
nhiệt của dòng điện được gọi là “hiệu ứng Giun”.
Cơ và nhiệt
Qua các quan sát hàng ngày Giun cho rằng các hiện tượng cơ và nhiệt có
liên hệ với nhau, cụ thể là có sự liên hệ chặt chẽ giữa công (cơ học) và nhiệt.
Chăng hạn như khi quay chiếc máy điện thì dòng điện được sinh ra làm nóng dây
dần. Theo Giun thì ở đây đã có sự chuyển hóa công (để làm quay máy) thành
nhiệt (làm nóng dây dần).

229
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Đã có sự chuyển hóa công thành nhiệt thì một vấn đề được đặt ra một cách
tự nhiên là tìm hiểu xem một đơn vị công thì sinh ra được bao nhiêu nhiệt. Nhưng
trong thực tế người ta thường đặt vấn đề ngược lại là muốn sinh ra môt đơn vị
nhiệt thì cần đến bao nhiêu công. Trong vật lí, đại lượng đó gọi là đương lượng cơ
học của nhiệt.
Giun bắt tay vào việc nghiên cứu đương lượng cơ học của nhiệt trong
trưòng họp quay chiếc máy điện để sinh ra
dòng điện làm nóng dây dẫn. Sau nhiều thí
nghiệm đo đạc tỉ mỉ về công cần thiết, nhiệt
được sinh ra và những hao tổn khác, Giun đã
xác định được đương lượng cơ học của nhiệt
trong trường họp riêng đang xét. Giun quyết
định công bố công trình của mình, nhưng lần
này Giun không công bố ở hội Hoàng gia mà
công bố tại cuộc hội nghị khoa học của hội Vì
Sự Tiến bộ Khoa học Anh quốc tổ chức tại
Tượng Giêm Prexcôt Giun tại trụ sở
Cooc (Cork). Một lần nữa, Giêm lại nhận tòa thị chỉnh Manchextơ

được sự phản ứng của giới khoa học đối với


công trình của mình là sự im lặng. Nhiều tạp chí của Anh cũng không muốn đăng
công trình của Giun.
Tuy thế, Giun vẫn không nản mà còn bắt tay vào việc thực hiện thí nghiệm
thứ hai. Trong thí nghiệm trước, sự liên hệ giữa công và nhiệt phải thông qua yếu
tố trung gian là dòng điện. Trong thí nghiệm lần này, sự liên hệ giữa công và nhiệt
là trực tiếp. Giun cho nước chảy dọc theo một ống hình trụ có những vách ngăn
đục lỗ, khi ra khỏi ống nhiệt độ của nước tăng lên; dù nhiệt độ chỉ tăng lên rất
yếu, nhimg với sự mẫn cảm vốn có, Giun vẫn nhận ra và đo được chính xác sự

230
Giêm Prexcôt Giun (1818-1889)

tãng lên đó. Ket quả thu được ở thí nghiệm này cũng gần trùng với thí nghiệm lần
trước.
Không thỏa mãn với kết quả của hai thí nghiệm trước, Giun làm thí
nghiệm thứ ba với nội dung khác hai thí nghiệm trước: dùng bơm nén khối khí
trong chiếc xi lanh (trong ống bơm xe đạp chẳng hạn) thì khối khí đó nóng lên.
Vần dùng các phép đo công và nhiệt, Giun thu được kết quả không khác mấy so
với hai thí nghiệm trước.
Ba thí nghiệm thực hiện với ba đối tượng khác nhau, nhưng kết quả của cả
ba thí nghiệm đều gần giống nhau. Điều đó làm cho Giun tin rằng mình đã đi
đúng hướng. Vì vậy, Giun quyết định tập hợp kết quả của ba thí nghiệm đó viết
thành một bài báo gửi cho hội Hoàng gia. Nhưng lần này, bài báo của Giun vẫn bị
hội Hoàng gia từ chối.
Không được hội Hoàng gia chấp nhận, cuối cùng Giun đành phải gửi bài
báo của mình đăng ở Tạp chí Triết học. Giun biết rằng đây là tạp chí không
chuyên ngành vật lí nên những bài về vật lí đăng ở tạp chí này thưòng ít được giới
vật lí chú ý. Nhưng hoàn cảnh của Giun lúc ấy không có cách nào khác.
Giun hiểu rằng công trình
của mình chưa được giới khoa học
nói chung, hội Hoàng gia nói riêng,
chấp nhận cũng vẫn là do nguyên
nhân cũ, nguyên nhân chủ quan:
dưới con mắt nhiều người, Giun chỉ
là người làm nghề sản xuất bia,
không liên quan đến nghiên cứu
khoa học. Nhưng lần này có thể còn Sơ đồ bộ dụng cụ thi nghiệm đo đương
lượng cơ học cùa nhiệt do Giun thiết kế
do một nguyên nhân nữa là người ta

231
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

cho rằng các phép đo của Giun thiếu chính xác nên không đủ tin cậy. Tuy nhiên,
với lòng tự tin ở khối óc và đôi bàn tay khéo léo của mình, Giun vẫn kiên trì và
quyết tâm tìm ra cách đo sao cho chính xác hơn. Vì thế, năm 1845, Giun thiết kế
bộ thí nghiệm có sơ đồ như hình vẽ bên. Khối nặng rơi xuống làm quay các tấm
ma sát đặt trong nước, do đó nước nóng lên. Bộ thí nghiệm này giúp cho việc đo
các đại lượng dễ dàng hơn và chính xác hơn. Giun đã báo cáo kết quả đo đương
lượng cơ học của nhiệt bằng bộ dụng cụ này tại hội nghị khoa học của hội Vì Sự
Tiến bộ Khoa học Anh quốc ... tổ chức tại Kembritgiơ (Cambridge). Tuy nhiên,
sự hưởng ứng của giới khoa học cũng chưa được cải thiện là bao!
Hai năm sau, năm 1847, Giun đọc báo cáo về những công trình của mình
tại hội nghị khoa học của hội Vì Sự Tiến bộ Khoa học Anh quốc ... tổ chức ở
Ôcxphơt (Oxford). Khác với hội nghị Kembritgiơ hai năm trước, hội nghị này có
sự tham gia của nhiều nhà khoa học danh tiếng, trong đó có Xtôc (Stokes),
Pharađây (Paraday) và cả Tômxơn (Thomson).
Báo cáo của Giun trong hội nghị này bao gồm những công trình liên quan
đến nhiều lĩnh vực khác nhau: cơ, điện, nhiệt. Trước hội nghị này, các nhà khoa
học có tên tuổi hầu như chưa ai biết đến các công trình của Giun. Sau khi nghe
báo cáo, các nhà khoa học lớn có mặt trong hội nghị đều đánh giá cao các công
trình đó. Đặc biệt Tômxơn rất chú ý đến công trình của Giun, cần nói rằng khi đó
tuy Tômxơn mới hai mươi ba tuổi nhưng đã là giáo sư vật lí nổi tiếng của trường
đại học Glaxgâu (Glasgow) [và sau này trở thành huân tước Kenvin (Lord
Kelvin)]. Vì vậy tiếng nói của Tômxơn là rất quan trọng.
Vì sao Tômxơn đánh giá cao công trình của Giun? Ta hãy hình dung
bức franh vật lí vào thời ấy, nó gồm nhiều mảng rời rạc, không liên quan gì với
nhau. Chính công trình của Giun đã đóng vai trò là chất keo gắn kết các mảng rời
rạc lại với nhau để có một bức tranh vật lí thống nhất. Chẳng hạn như công trình

232
Giêm Prexcôt Giun (1818-1889)

về “hiệu ứng Giun”, công trình đó cho ta thấy điện và nhiệt không tách rời nhau,
công trình đo đưomg lượng cơ học của nhiệt cũng cho ta thấy cơ và nhiệt không
tách rời nhau. Tômxơn đánh giá cao công trình của Giun chính là ý nghĩa đó.
Tiếng nói của những nhà khoa học có danh tiếng đã làm thay đổi cách
nhìn của hội Hoàng gia đối với Giun. Do đó, vị thế của Giun đối với hội Hoàng
gia nói riêng, đối với giới khoa học nói chung, đã thay đổi hoàn toàn. Năm 1850
hội Hoàng gia đã bầu Giun là thành viên của hội và hơn thế, Giun còn được coi là
một trong số những thành viên có uy tín của hội.
Giun và Tômxơn
Như ta vừa nói năm 1847 Giun được gặp Tômxơn nhân hội nghị khoa học
tại Ôcxphơt. Từ đó những hoạt động
khoa học đã đưa hai người càng ngày
càng gần nhau. Thời gian ấy một bộ
môn khoa học mới, bộ môn nhiệt động
lực học, đang được xây dựng. Từ năm
1852, hai nhà khoa học này bắt đầu
cộng tác với nhau chặt chẽ. Hàng chục
năm trời sau đó họ tiếp tục cộng tác
với nhau trong việc xây dựng bộ môn
nhiệt động lực học. Bộ môn này ra đời Huy chương Giun (do Viện Vật li Anh
thành lập năm 2008)
dựa trên nguyên lí bảo toàn năng
lượng. Giun không phải là nhà khoa học đưa ra nguyên lí bảo toàn năng lượng,
nhưng là nhà khoa học đầu tiên chứng minh giá trị của nguyên lí đó. Vì vậy, trong
sô những nhà khoa học có công xây dựng bộ môn này, phải kể đến Giun và
Tômxơn.

233
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Trong sự cộng tác giữa hai người xây dựng bộ môn nhiệt động lực học,
Tômxơn đóng vai trò là người xây dựng lí thuyết, Giun đóng vai trò là người thiết
kế thí nghiệm chứng minh lí thuyết. Một vai trò khá khiêm tốn, nhưng không ai
thay được vị ữí của Giun. Bởi vì trong lĩnh vực thí nghiệm, Giun là nhà thí
nghiệm có biệt tài. Bất cứ dự định về một thí nghiệm nhằm chứng minh lí thuyết,
bao giờ ông cũng có nhận thức rõ ràng về ý nghĩa của thí nghiệm, cách thiết kế,
cách thực hiện và giải thích kết quả thí nghiệm. Trong thí nghiệm, ông không
giống nhiều nhà khoa học khác ở chỗ rất hiếm khi ông lỡ bước đi vào “con đường
của người mù”, tức rất hiếm khi ông quan sát thiếu chính xác. Trong đa số các
trường họp, những ghi chú của ông là đủ rõ ràng để có thể công bố mà không cần
sửa chữa. Điều đó nói lên tư duy của ông là cực kì sáng sủa.
Trong quá trình làm thí nghiệm xây dựng bộ môn nhiệt động lực học, hai
nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm hết sức thú vị là thí nghiệm về chất khí
dãn nở không có sự can thiệp của công cơ học ngoài (dãn nở nhanh). Khi đó nhiệt
độ của chất khí giảm. Người ta cho rằng đây là thí nghiệm đáng nhớ nhất trong
các thí nghiệm cộng tác giữa hai người. Hiện tượng này về sau được gọi là hiệu
ứng Giun-Tômxơn. Hiệu ứng này trở thành nguyên tắc cơ bản trong công nghệ
làm lạnh như trong tủ lạnh, máy điều hòa
không khí, ....
• -
712'M \
Đòi sống gia đình
Cũng năm 1847, ngày 18 tháng 8,
Giêm cưới cô Amêlia Grimơ (Amelia & fU L LÌ).Ìflí-

Grimes). ông bố của Amêlia là nhân viên ^ » Í ì Ìn 4mi'

kiểm soát thuế quan tại cảng Livơpun btụww !«ìwẶjạẠ.:


J m p n Tọũli

(Liverpool). Sau khi cưới, cặp vợ chồng


Tấm bia trên mộ Giêm Prexcôt Giun
tại nghĩa trang Bruclen, Xên

234
Giêm Prexcôt Giun (1818-1889)

Giêm - Amêlia đi nghỉ tuần trăng mật ở Samônix (Chamonix).


Tại đây Giun lại được gặp Tômxơn lần thứ hai sau lần gặp ở Ôcxphơt.
Mặc dù đang nghỉ tuần trăng mật nhưng Giêm vẫn say sưa thảo luận với Tômxcm
về một thí nghiệm dự định sẽ tiến hành ngay trong kì nghỉ của Giun. Đó là thí
nghiệm đo nhiệt độ của nước tại một thác nước cao gần 300m ở hai điểm :
đỉnh thác và chân thác.
Mặc dù thí nghiệm không thành công nhưng cũng là bước khởi đầu của
quá trình cộng tác chặt chẽ về sau giữa hai nhà khoa học này.
Cặp đôi Giêm - Amêlia có ba con, hai trai, một gái. Bé trai thứ ba sinh
năm 1854, đặt tên là Henri Giun. Nhưng Amêlia và Henri là những người xấu số.
Sau khi sinh Henri, cả hai mẹ con đều qua đời. Mặc dù ông chỉ mới sống với
Amêlia một khoảng thời gian ngắn, chưa đầy bảy năm, nhưng tình cảm của ông
với người vợ thân yêu thật là sâu sắc. Vì vậy, việc hai mẹ con Henri ra đi là một
thảm họa lớn trong cuộc sống nội tâm của Giun, thảm họa đó làm suy sụp tinh
thần Giun.
Đối với gia đình, thảm họa đó coi như đã “cưóp” Giun ra khỏi xưỏng bia.
Lúc đó ông không còn tinh thần và tâm trí nào để trông coi xưởng bia nên gia đình
phải bán xưỏTig bia đi. Đối với cá nhân, thảm họa đó đã đẩy ông càng lún sâu vào
cuộc sống nội tâm hiu quạnh. Giun vốn là con người bản tính trầm mặc, không
thích ồn ào. Chẳng hạn, năm 1850, được hội Hoàng gia bầu là một thành viên của
hội, nhưng Giun vẫn tỏ ra không mặn mà với sự kiện đó, thái độ như dửng dưng,
như xa cách. Bây giờ thảm họa của gia đình làm cho ông càng xa cách với những
người chung quanh, ông gần như một người ở ẩn. Ngày ngày ông chỉ làm bạn với
thí nghiệm và sách vở. ông chỉ tiếp xúc với một số rất ít nhà khoa học là bạn thân
thiết, trong đó có Tômxofn. Thậm chí ông còn từ chối ghế giáo sư của một trường
đại học trân trọng mời ông. Suốt nửa cuộc đời còn lại, ông sống độc thân.

235
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Do uy tín khoa học của ông nên năm 1872, ông được hội Vì Sự Tiến bộ
Khoa học Anh quốc bầu làm chủ tịch hội. ông đã nhận lời và ở cương vị đó liên
tục cho mãi đến năm 1887. Đen lúc đó sức khỏe của ông đã sút giảm nghiêm
trọng nên ông xin thôi cương vị chủ tịch hội. Và hai năm sau, ngày 11 tháng 10
năm 1889, ông qua đời tại Xên (Sale), cách Manchextơ khoảng 8 km về phía tây
nam, thọ 70 tuối. Thi hài ông được chôn cất ở nghĩa trang Bruclen (Brooklands),
thành phố Xên. Trên tấm bia mộ của ông có ghi con số 772.55**\ đó là con số biểu
thị kết quả của phép đo giá trị đương lượng cơ học của nhiệt^^^ mà ông tiến hành
năm 1878.

^ con số 772,55 là số đo đưcmg lượng cơ học của nhiệt theo đom vị cổ; theo đom vị trong hệ
hon hợp mà ngày nay thường dùng là J/cal thì con số đỏ là 4,15

(2) Số đo đương lượng cơ học của nhiệt theo đơn vị cũ; theo đom vị hiện nay đang dùng thì đó
là 4,159 J/cal.

236
Giêm Oat (1736-1819)

VIII.7- Giêm Oat (1736-1819)

Lời dẫn
Trong bài 15, Vật lí 8 chúng ta gặp một đại lương vật lí, gọi là công suất.
Đơn vị đo đại lượng đó được đặt tên là oat. Việc đặt tên này là sự vinh danh một
nhà khoa học người Xcôtlen có tên là Oat. Tên ông viết theo tiếng Anh là Watt, vì
vậy kí hiệu của đơn vị công suất là w.
Tầm sư học đạo
Giêm Oat (James Watt) sinh ngày 19 tháng 1 năm 1736 tại thị trấn
Grinnôc (Greenock), tỉnh Reníriusai (Renfrewshire),
một hải cảng của Xcôtlen (Scotland). Giêm là cậu bé
mảnh khảnh, tạng người yếu và lại có chứng đau nửa
đầu và đau răng. Cha Giêm làm nghề đóng tàu thủy,
kiêm chủ tàu và thầu khoán. Mẹ Giêm, bà Êtnơt
Muihet (Agnus Muirhead), xuất thân từ một gia đình
có tiếng tăm và có học thức.
Lúc bé, Giêm học ở nhà do mẹ dạy. Lớn hơn
một chút, gia đình cho cậu đến học ở trường tiểu học Grinnôc. Ngay tại trường
tiểu học này, Giêm đã tỏ ra là một cậu bé khéo tay lạ kì trong việc lắp ráp các vật
dụng và có năng khiếu toán học, nhimg về môn tiếng La tinh và tiếng Hi Lạp thì
cậu chỉ ở bậc tầm tầm.
Bước sang tuổi thiếu niên, Giêm đã có xu hướng rõ rệt là muốn trở thành
người tạo ra và sản xuất những dụng cụ mà đời sống thường ngày cần thiết, đặc
biệt là dụng cụ khoa học, như dụng cụ toán học chẳng hạn.
Cha Giêm cũng nhận ra rằng công việc đó rất thích họp với năng khiếu
bẩm sinh của Giêm và là công việc có triển vọng. Vì vậy ông không khuyên con

237
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

trai theo nghề của cha mà hoàn toàn ủng hộ ý định của con. Nhưng cái khó đối với
anh là ở Grinnôc không có điều kiện để cậu có thể thực hiện được ý muốn của
mình.
Năm 18 tuổi, chẳng may mẹ anh qua đời còn cha thì suy sụp về sức khỏe.
Tuy vậy, ông vẫn động viên con trai đến thành phố Glatxgâu (Glasgow) để học
hỏi. Bởi vì Glatxgâu là một thành phố lớn, và đặc biệt là ở đó có người bà con
quen biết với nhiều người khá nổi tiếng làm việc ở trường đại học Glatxgâu.
Quả nhiên là thông qua người bà con này, Giêm làm quen được với Rôbơt
Đích (Robert Dick), một nhà khoa học của trưòưg đại học Glatxgâu. ông này rất
có ấn tượng với Giêm, nhưng ông khuyên Giêm cần phải được đào tạo cơ bản, có
hệ thống mới có thể phát triển nhanh, muốn vậy thì không có nơi nào khác là
Luân Đôn.
Theo lời khuyên đó, Giêm đi Luân Đôn. Sau khi đến Luân Đôn, Giêm
dành hai tuần đầu tiên để tìm hiểu cơ hội học nghề. Qua tiếp xúc với một số người
đang làm nghề sản xuất dụng cụ toán học, Giêm được biết rằng họ phải tuân thủ
một quy định, có thể coi như một điều luật bất thành văn, đã tồn tại từ lâu ở ngành
nghề này: thời gian học nghề kéo dài không dưới bảy năm! Người muốn học nghề
với một ông chủ nào đó thì phải đến nhà chủ làm việc như một người thợ học việc
và được chủ trả công. Chủ truyền nghề
cho trò theo hình thức thông qua từng
việc làm cụ thể. Nói tóm lại, muốn học
được một nghề thì phải đi làm thuê
cho chủ trong thời gian bảy năm liền.
Đối với Giêm đó là một ưở ngại lớn.
Nhưng rồi cuối cùng Giêm
Con tem do Cộng hòa Mali phát
cũng gặp may. Giôn Mogân (John hành có hình Giêm Oat

238
Giêm Oat (1736-1819)

Morgan) một người làm nghề ở ngay trung tâm thành phố đã nhận ra khả năng
đặc biệt của Gièm nên đồng ý nhận đào tạo Giêm trong vòng một năm, nhưng với
điều kiện tiền công thấp. Bù lại, thời gian đào tạo chỉ có một năm nên Gièm vẫn
chấp nhận.
Quả nhiên nhận xét của Mogân không sai. Mới qua hai tháng học việc,
Gièm đã nắm được những hiểu biết, những kĩ năng mà với những người bình
thưòng thì phải học trong hai năm. Thời gian học việc này, Giêm sống rất kham
khổ. Tiền công và tiền cha gửi không đủ trang trải cho cuộc sống, dù là sống rất
tằn tiện. Vì vậy, ngoài thời gian làm cho chủ, Giêm còn phải tìm việc làm thêm để
kiếm tiền. Giêm vốn không phải là người có sức khỏe tốt, vì vậy sau đợt học nghề
này anh thanh niên Giêm chưa đầy hai mươi mà trông như một ông già!
Bước đường ỉập nghiệp
Sau đợt học nghề, Giêm lại trở về Glatxgâu. Biết tin Gièm trở về, trường
đại học Glatxgâu thu xếp cho Giêm một công việc; đó là sản xuất, sửa chữa dụng
cụ toán học. Nhờ sự giúp đỡ của trường đại học, Gièm mở một cửa hàng nhỏ với
tư cách chủ cửa hàng là người đã được đào tạo.
Tưởng rằng việc làm ăn sẽ có cơ phát triển. Nào ngờ cửa hàng vừa mới
khai trương thì một khó khăn không nhỏ đã ập đến. Những người kinh doanh, sản
xuất, sửa chữa dụng cụ ở Glatxgâu và vùng lân cận phao tin rằng Giêm học nghề
chưa đủ bảy năm nên chưa đủ tư cách hành nghề. Một tổ chức do những người
thợ tự lập nên ở Glatxgâu cũng lên tiếng yêu cầu Giêm không được hành nghề,
mặc dù lúc đó ở Glatxgâu chưa có một người nào làm nghề sản xuất những dụng
cụ toán học.
Các giáo sư ở trưÒTig đại học Glatxgâu đánh giá Giêm là một tài năng nên
họ cho rằng trong trường hợp này không nhất thiết phải theo quy định “bảy năm”
có tính chất truyền thống đó. Vì vậy họ quyết định giúp Giêm thoát khỏi ngõ cụt

239
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

trước mắt bằng cách giới thiệu cho Giêm một công việc thích hợp là sửa chữa,
phục hồi, chỉnh trang những dụng cụ thiên văn để dùng ở đài thiên văn Măcphalen
(Macfarlane) của trường. Họ còn thu xếp cho Giêm một chồ nằm ngay trong
khuôn viên nhà trường để làm xưởng.
Nhimg ngay cả ở vị trí mới này Giêm vẫn không được yên do thái độ
quyết liệt của những người đối lập. Để tránh những căng thẳng không đáng cỏ,
Giêm quyết định chuyển sang ngành sản xuất dụng cụ âm nhạc. Những dụng cụ
âm nhạc mà Giêm sản xuất rất được tín nhiệm với người dùng vì vậy công việc
kinh doanh càng ngày càng phát triển.
Trong kinh doanh, Giêm lấy chữ tín làm đầu nên có nhiều người biết đến
cơ sở của Giêm, trong đó có Giôn Cray (John Craig), một kiến trúc sư kiêm nhà
kinh doanh. Năm 1759 Giôn Cray đề nghị với Giêm cùng nhau hợp tác mở một cơ
sở vừa làm xưởng sản xuất vừa làm cửa hàng ở ngay trung tâm thành phố
Glatxgâu đế bán các sản pham do xưởng sản xuất, trong đó có dụng cụ âm nhạc
và đồ chơi.
Cơ sở kinh doanh của Giôn Cray và Giêm Oat làm ăn khá thuận lợi, nơi
đây thưÒTig xuyên có mười sáu công nhân làm việc. Công việc đang tiến triển tốt
thì chẳng may Giôn Cray qua đời, đó là năm 1765. Như vậy là sự hợp tác giữa
Giôn Cray và Giêm Oat tính ra kéo dài được sáu năm. Theo di chúc của Giôn
Cray và cũng có sự thỏa thuận của Giêm thì toàn bộ cơ sở này được nhượng lại
cho Alêch Gatnơ (Alex Gardner), một người làm thuê và cũng là một cộng tác
viên của xưởng. Dưới sự quản lí của Alêch Gatnơ và những người kế tục, cơ sở
này tồn tại đến hàng trăm năm sau. Nói riêng về Giêm thì cho đến năm 1765 ấy,
Gièm vần chưa trả hết nợ.
Oat và chiếc máy Niucômen

240
Giêm Oat (1736-1819)

Mặc dù Oat đã phải đi lập nghiệp ở ngoài trường đại học Glatxgâu và công
việc kinh doanh bề bộn, nhưng mối
liên hệ của Oat với những nhà khoa
học của trường đại học Glatxgâu thì
chưa bao giờ bị gián đoạn. Một hôm
trong năm 1763, giáo sư Giôn
Anđơxơn (John Anderson) mang đến
cho Oat một vấn đề khá hắc búa, mặc
dù thời gian ấy Oat vẫn còn đang cộng
tác kinh doanh với Cray. Một gian xưởng của Gièm Oat

Vấn đề đó là một số nhược


điểm của chiếc máy hơi nước Niucômen (Newcomen) mà lâu nay phòng thí
nghiệm của trường đại học này vẫn sử dụng. Trong khi làm việc, máy tiêu thụ một
lượng hơi nước rất lófn. Tuy tiêu thụ hơi thì lớn, nhưng nhiều khi sau khởi động,
máy chỉ chạy được vài ba vòng rồi dừng lại. Từ lâu, nhiều người cố tim cách khắc
phục những nhược điểm đó nhưng chưa được. Anđơxơn gợi ý Oat tìm hiểu
nguyên nhân của những hiện tượng ấy và cách khắc phục.
Trước đó Oat đã có nhiều dịp quan sát chiếc máy Niucômen ở phòng thí
nghiệm của trường đại học. Do đó sau khi Anđơxơn gợi ý, Oat nhớ ngay đến một
ý nghĩ thoáng qua trước đây khi nhìn chiếc máy làm việc. Thời gian đó Oat còn
bận việc ở cơ sở kinh doanh cùng với Cray nên lúc ấy Oat chỉ kịp thấy lóe lên
trong đầu một ý nghĩ gì đấy, nhưng rồi ý nghĩ ấy nó tự qua đi, không có dịp nào
trở lại.
Bây giờ nghe kể lại những nhược điểm của máy, bỗng Oat sực nhớ lại
những nhận xét lóe lên khi đó. Oat đề nghị với Anđơxơn cho phép được tiếp xúc

241
SPBook - vươn tầm tri thúc, chắp cánh tương lai

trực tiếp với máy. Sau khi xem xét tỉ mỉ các bộ phận, Oat giật mình nhận ra rằng
những ý nghĩ mà hồi đó Oat cho là “thoáng qua” thế mà lại rất đúng.
ở chiếc máy Niucômen trong phòng thí nghiệm (và có thể là ở tất cả các
máy Niucômen khác), khi hơi ngưng tụ thì xilanh bị lạnh đi, do đó sang chu kì kế
tiếp lại phải dùng hơi để làm nóng xi lanh trở lại. Ngay sau đó hơi lại ngưng tụ và
xilanh lại bị lạnh đi. Cứ như thế tiếp diễn mãi mãi: xilanh bị lạnh, làm nóng
xilanh, xilanh lại bị lạnh, lại làm nóng xilanh, ....
Lượng hơi cung cấp cho máy được chia làm hai: một phần dùng làm nóng
xilanh, phần còn lại dùng cho máy chạy. Lưọng hơi dùng làm nóng xi lanh là
lượng hơi lãng phí. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu của những hiện tượng mà
Anđơxơn nói đến. Oat tin vào kết luận của mình là đúng, nhưng làm thế nào để
khắc phục thiếu sót đó thì lúc ấy Oat cũng chưa nghĩ ra. Mặc dầu còn đang bận
nhiều việc ở cơ sở kinh doanh, nhưng Oat vẫn xoáy sâu vào việc phải tìm cho ra
biện pháp khắc phục. Vì vậy, trừ những thời gian làm việc ở xưởng, toàn bộ thời
gian còn lại Oat dành cho việc nghiên cứu thí nghiệm ở nhà riêng. Oat đã làm đi
làm lại không biết bao nhiêu thí nghiệm, ròng rã suốt hai năm (cho đến khi Cray
qua đời), nhưng vần chưa tim ra giải pháp.
Nhân đây ta nói đến một chuyện
khá thú vị. Trong khi làm thí nghiệm, Oat
phát hiện ra một vấn đề mà Oat cho là rất
mới, đó là vấn đề nhiệt hóa hơi của nước.
Oat hăm hở thông báo phát hiện này cho
người bạn của mình là Jôdep Blach (loseph
Black), giáo sư trường đại học Glatxgâu.
Điều bất ngờ đối với Oat là cái mà Oat cho Giêm Oat
(do viện Cơ học thành lập năm 1936,
là mới thì thực ra chẳng còn là mới. dịp ki niệm 200 năm năm sinh của ông).

242
Giêm Oat (1736-1819)

Vì lúc ấy Blach nói cho Oat biết rằng trước đó đã lâu, vào khoảng năm 1763,
chính iôdep Blach đã phát hiện ra vấn đề này!
Trở lại vấn đề tìm biện pháp khắc phục nhược điểm của máy Niucômen
mà Oat đang theo đuổi. Sau này, theo lời kể của chính Oat, ta biết rằng ý tưỏng về
giải pháp đã nảy sinh trong một cuộc dạo chơi ở khu Sebat (Sabbath) vào một
buối chiều năm 1765. Giải pháp mà Oat nhắm tới là phải loại bỏ lượng hơi bị lãng
phí chỉ dùng để làm nóng xilanh. Ngay trong cuộc đi dạo này, ý nghĩ đó lúc nào
cũng bám vào đầu Oat.
Khi Oat đang thả bộ đi đến thảm cỏ ở gần phố Saclôt (Charlotte) thì bỗng
Oat nhận ra rằng hơi nước có tính đàn hồi, do đó nó rất dễ bị hút vào chồ nào là
chân không. Từ đó Oat liên tưởng đến việc bố trí một buồng nhỏ ở phía dưới
xilanh. Khi hút hết không khí và làm lạnh buồng này thì hơi từ xilanh ra sẽ bị hút
vào buồng và ngưng tụ ở đó. Vì buồng ngưng hơi tách rời khỏi xilanh nên khi hơi
ngưng tụ xi lanh không bị lạnh đi. Và như thế sẽ không cần đến một lượng lớn hơi
để làm nóng xilanh.
Hôm ấy là ngày thứ sáu, hôm sau, thứ bảy Oat dừng mọi công việc thưòng
ngày và dùng các vật dụng đơn giản có sẵn trong nhà làm thí nghiệm theo ý tưởng
mới nảy sinh. Ket quả là thí nghiệm đã thành công, do đó Oat càng tăng niềm tin
vào sáng kiến của mình nên đã đăng kí xin cấp bằng sáng chế.
Oat và Râubăc
Tuy nhiên, Oat cũng hiểu rằng đó mới chỉ là cái ở trong phòng thí nghiệm,
từ phòng thí nghiệm đến thực tế còn cả quãng đường dài. Khó khăn đầu tiên gặp
phải là vấn đề tài chính, không có tiền thì ý tưởng vẫn chỉ là ý tưởng. Các giáo sư
và cũng là bạn Oat ở trường đại học đưa Oat đến gặp Jôn Râubăc (John Roebuck),
một nhà công nghiệp đang có hợp đồng khai thác mỏ than.

243
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Việc khai thác mỏ của Râubăc lại đang gặp khó khăn: nước trong lòng đất
thấm qua các lóp đất rồi tràn vào mỏ, máy Niucômen bơm nước ra ngoài không
xuể. Vì vậy Râubăc rất quan tâm đến dự án của Oat. Sau khi xem xét kĩ mô hình
thiết kế của Oat, Râubăc hy vọng rằng máy của Oat có thể dùng bơm nước thay
cho máy Niucômen nên đồng ý sẽ tài trợ cho dự án của Oat.
Khó khăn tiếp theo là vấn đề nhân sự. Đe sản xuất ra cồ máy chạy thử, cần
phải có thợ. Vào thời ấy, phần lón những người thợ sắt chỉ có tay nghề vào bậc
thợ rèn thủ công, không có khả năng làm các chi tiết chính xác. Khó khăn này đã
buộc Oat vừa là người thiết kế, vừa là người chỉ huy và cũng vừa là thợ.
Đầu năm 1769 Oat được cấp bằng công nhận máy hơi nước cải tiến, trong
đó quan trọng nhất là sáng kiến lắp đặt buồng ngưng hơi tách rời khỏi xilanh. Sau
sáu tháng làm việc cật lực, đến tháng 9 cùng năm 1769, cồ máy đầu tiên được đưa
vào chạy thử. Nhưng tiếc thay, cuộc chạy thử đã thất bại: buồng ngưng hơi hầu
như không hoạt động, xilanh và pit tông
không đủ kín, ....
Cuộc chạy thử thứ hai diễn ra sau đó
ít lâu có nhiều tiến bộ, những thiếu sót ở
cuộc chạy thử trước đã được khắc phục,
nhưng Oat cho là máy vần chưa được như
ý. Vì vậy, Râubăc khuyến khích Oat cứ tiếp
tục công việc.
về tài chính, Râubăc chính thức
đồng ý đầu tư cho Oat số tiền bằng số tiền
chế tạo chiếc máy đã được mô tả chi tiết
trong bang sang che được cap nam 1769. Tượng Giêm Oat trên quảng trường

Nhưng với điêu kiện



là Râubăc chỉ trao cho \ .
Dơcminhgnem

244
Giêm Oat (1736-1819)

Oat hai phần ba số tiền đó để Oat trả những món nợ đã dùng để sản xuất cỗ máy
trong hai lần chạy thử vừa rồi; còn một phần ba Râubăc giữ lại đê dùng vào việc
hoàn thiện cồ máy.
Oat đồng ý với điều kiện đó nhưng cũng cảnh báo trước là từ cồ máy đã
chạy thử vừa rồi đến cồ máy đưa ra thị trường chắc chắn không thể nhanh chóng.
Nghe thấy thế, Râubăc nghĩ ngay đến việc cần tìm thêm nguồn tài chính cho Oat,
bởi vì Râubăc tự đánh giá là ngân quỳ của mình chắc chắn không đủ trang trải cho
công việc.
Công ti Bâutoìi và Oat
Đe tìm thêm nguồn tài chính cho Oat, Râubăc giới thiệu Oat với một nhà
công nghiệp khác tên là Mothiu Bâutcm (Matthew Boulton) ở Bơcminhghêm
(Birmingham). Bâutcm là người có cách nhìn thiện cảm đặc biệt đối với nghề thủ
công và với thợ thủ công nên đồng ý đầu tư thêm về tài chính; đồng thời tỏ ý sẽ
cung cấp cho xưỏng của Oat những trang thiết bị tốt nhất và những người thợ thủ
công giỏi nhất.
Những tưởng với sự giúp đỡ nhiệt tình đó, Oat sẽ có nhiều thuận lợi hon,
nhưng sự thực không diễn ra như vậy. vấn đề là Râubăc và Bâutơn không nhất trí
được với những đề xuất của nhau. Bởi vì về mặt pháp lí thì Râubăc mới là người
có quyền kiểm soát việc chế tạo và sản xuất. Sự rắc rối này đã đẩy Oat lâm vào
cảnh tiến thoái lưỡng nan, công việc đang làm dở thì không thể bỏ nhưng tiếp tục
thì cũng không thể vì không có tiền.
Do quá chán nản nên cuối cùng, năm 1771, Oat quyết định tạm ngừng
công việc đối với việc hoàn thiện cỗ máy. Còn bản thân Oat thì dành thì giờ để
nghiên cứu tiếp. Hai năm sau, tháng 3 năm 1773, Râubăc bị phá sản. Vào lúc ấy,
Râubăc còn nợ Bâuton một nghìn hai trăm bảng.

245
SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai

Bâutơn đã sớm nhận ra rằng máy của Oat không chỉ dùng để bom nước
trong ngành khai thác mỏ mà còn có thể ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp
khác. Vì vậy Bâuton đề xuất ý kiến với Râubăc nhưÒTig lại quyền kiểm soát việc
chế tạo máy theo bằng sáng chế mà Oat đã được cấp cho Bâutcm; đổi lại, Râubăc
được xóa món nợ đó.
Lúc đầu Râubăc không đồng ý. Nhưng hai tháng sau, ngày 17 tháng 5
Râubăc tuyên bố chấp nhận điều kiện của Bâuton. Còn Oat, về danh nghĩa vẫn là
con nợ của Râubăc, nhưng về thực chất thì họ đã thỏa thuận với nhau là Bâutcm
xóa nợ cho Râubăc thì Râubăc cũng xóa nợ cho Oat. Bởi vì Râubăc cũng tự hiểu
rằng số tiền hcm một nghìn bảng Bâutơn xóa nợ cho mình còn lớn hon số tiền hai
phần ba của dự án mà Râubăc đã chi cho Oat.
Bắt đầu từ đó, Oat chấm dứt nghĩa vụ pháp lí của mình đối với Râubăc.
Mặt khác, Bâuton và Oat thỏa
thuận với nhau thành lập một
công ti chế tạo máy hơi nước lấy
tên là Công ti Bâutơn và Oat.
Nhưng cũng phải hai năm sau,
năm 1775, công ti đó mới chính
thức thành lập. Sự ra đời Công ti
Bâutơn và Oat là lời tuyên bố Nhà ở và xưởng đúc cùa Gièm Oat

chính thức về sự họp tác giữa hai


con người này. Mặc dù họ có những tính cách khác nhau nhưng lại biết bổ sung
cho nhau nên họp tác tốt với nhau. Sự hợp tác của họ kéo dài đến 25 năm, như có
người về sau đã nói đó là sự hợp tác hoàn hảo.
Mở đầu của sự hợp tác này là việc Oat chuyển đến làm việc tại xưởng đúc
của Bâutơn ở gần Bơcminhghêm. Đe tạo điều kiện làm việc cho Oat, Bâutơn trang

246
Giêm Oat (1736-1819)

bị thêm cho xưỏmg những thiết bị cơ khí tối tân nhất của thời ấy và tuyển dụng
những thợ cơ khí giỏi nhất của nước Anh.
Được làm việc trong môi trường thuận lợi, Oat say sưa làm việc và đến
tháng 3 năm 1776, cỗ máy đầu tiên đã được chạy thử thành công. Một tờ báo xuất
bản ở Bơcminhghêm số ra ngày 11 tháng 3 năm 1776 đã mô tả cuộc chạy thử đó
với giọng văn rất hân hoan.
Tác giả bài báo coi đó là một tin vui, báo hiệu sự ra đời của một thế hệ
máy hơi nước mới, được sản xuất bởi Công ti Bâutơn và Oat. Những máy thuộc
thế hệ này có kích thước rất lớn, đường kính xilanh vào cỡ vài mét còn chiều cao
của máy vào cỡ bảy tám mét.
Công ti Bâutơn và Oat lúc đó đã tập hợp được nhiều thợ và nhân viên giỏi
nên Oat chỉ đóng vai trò người thiết kế, người chỉ huy. Đồng thời Oat chú ý áp
dụng triệt để những tiến bộ khoa học kĩ thuật đương thời. Chẳng hạn trước đây
việc chế tạo các xilanh của máy là một khó khăn rất nan giải. Nhưng đến lúc ấy
Oat dùng những xilanh của người sản xuất sắt thép tốt nhất nước Anh đồng thời
cũng là người vừa mới phát triển kĩ thuật khoan xi lanh chính xác; đó là Giôn
Uynkinxơn (John Wilkinson). Còn các van đóng mở thì được chế tạo tại xưởng
đúc cũ của Bâutơn, nhimg lúc ấy do Bâutơn và Oat cùng quản lí.
Các máy mới này chỉ dùng một lượng hơi bằng một phần tư lượng hơi cần
dùng trong các máy Niucômen. Đó là một ưu thế nổi trội của các máy Bâutơn-Oat
so với máy Niucômen. Những máy Bâutơn-Oat thế hệ đầu tiên chủ yếu được dùng
với máy bơm để bơm nước trong các hầm mỏ ra ngoài.
Oat không bằng lòng với các máy thuộc thế hệ đó mà luôn luôn tìm tòi cải
tiến. Trừ thế hệ máy đầu tiên, một thời gian dài về sau, Oat còn được cấp bằng về
những sáng kiến sau đây. Năm 1781 được cấp bằng về sáng kiến biến đổi chuyển
động thẳng thành chuyển động tròn. Năm sau, 1782, được cấp bằng về sáng kiến

247
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương 1 ^

máy tác dụng kép, tức là hơi tác dụng lên pit tông của máy ở cả hai phía. Năm
1784 được cấp bằng về sáng kiến áp dụng máy hơi nước trong giao thông. Năm
1788 được cấp bằng về bộ điều tiết tốc độ.
Vì máy luôn luôn được cải tiến nên phạm vi sử dụng của máy cũng được
mở rộng không ngừng. Thế hệ máy đầu
tiên chỉ dùng chạy máy bơm trong công
nghiệp khai thác mỏ. Sau này, máy được
sử rộng rãi trong giao thông, trong công
nghiệp dệt,...
Sẽ là một thiếu sót lón khi nói đến
sự nghiệp của cặp đôi Bâutơn-Oat mà
không nhắc đến một nhân vật thứ ba:
Uyliam Mơđôc (William Murdoch).
Người ta kể rằng ngay từ khi còn trẻ,
Mơđôc đã là một thanh niên rất nhạy bén Tượng Bâutơn, Oat và
Mơãôc ở Bơcminhghêm
về kĩ thuật. Năm 1777, anh thanh niên
Mơđôc 23 tuổi, biết tin Giêm Oat chế tạo thành công chiếc máy hơi nước. Anh
quyết định đi bộ trên quãng đường dài gần năm trăm cây số từ quê đến
Bơcminhghêm để xin một việc làm trong xưởng Bâutơn-Oat. Lúc đầu Oat tỏ ra
không mặn mà lắm với chàng trai này. Ngược lại, Bâutơn lại nhìn thấy tài năng
của Mơđôc và viết thư đề nghị Oat cần khuyến khích anh ta. Quả là Bâutơn đã
không lầm. Trong quá trình làm việc, Mơđôc đã phát huy nhiều sáng kiến có giá
trị. Có thể nói không ngoa rằng, trong số các sáng kiến của Oat, có phần đóng góp
rất lớn của Mơđôc. Khi ấy Mơđôc đã được mệnh danh là “chàng trai vàng”. Chính
vì thế về sau người ta đã dựng tưọng bộ ba Bâutơn, Oat và Mơđôc ở
Bơcminhghêm.

248
Giêm Oat (1736-1819)

Cuộc sống riêng


Năm 1764, Oat cưới cô em
họ của mình là Macgaret Milơ
(Margaret Miller). Họ có với nhau
năm con nhưng chỉ có hai người còn
sống cho đến tuổi trưởng thành là
Macgaret (Margaret) và Giêm Con
(James Jr.). Năm 1772, bà vợ Oat,
bà Macgaret Milơ đã ra đi. Bà mất
khi sinh người con thứ năm. Còn cô
Côlegiơ mang tên Giêm Oat ở Grinnâc
Macgaret, tức Macgaret Con, tuy
còn sống đến tuổi trưởng thành, nhưng như ta thưòng nói cô thuộc số người mệnh
yểu, cô mất lúc mới 29 tuổi.
Năm 1777, Oat cưới cô An Mac Grêgo (Ann Mac Gregor), con gái một
nhà chế tạo thuốc nhuộm. Oat và An có hai con: Grêgori và Gianet (Janet). Gianet
mất sớm, mất lúc mới 15 tuổi, trước tuổi trưởng thành; còn Grêgori về sau trở
thành nhà địa chất nhưng cũng mất lúc còn rất trẻ, lúc 27 tuổi.
Năm 1800, Oat nghỉ hưu ở tuổi 64. Cùng năm ấy, Công ti Bâutơn và Oat
cũng tuyên bố chấm dứt hoạt động.
Vậy là khi Oat về hưu, gia đình Oat chỉ có ba người: Oat, bà vợ kế và con
trai của Oat với bà vợ cả, Giêm Con. Cũng rất may cho Oat là khác với những
người con khác, Giêm Con có tuổi thọ khá cao. Năm Oat về hưu, Giêm Con đã
qua tuổi “tam thập” được một năm (ba mươi mốt tuối). Vì vậy Oat chuyển giao
công việc của công ti cho con trai mình. Thành thử, từ năm 1800, Công ti Bâutơn
và Oat, công ti lừng danh một thời ấy, chuyền cho hai con trai của họ là Mơthiu

249
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Bâutơn (trùng tên với bố) và Giêm Oat Con. (Matthew Boulton và James Watt
Jr.).
Có một chi tiết khá thú vị. Như ta đã biết, năm 1775 mang lại cho Oat
niềm vui lớn. Đó là năm mà Công ti Bâutơn và Oat ra đời, do đó Oat rũ bỏ được
khó khăn đã trói buộc Oat hàng chục năm về trước là khó khăn về tài chính.
Ngoài ra, cũng năm 1775 lại còn một tin vui nữa, một tin vui đặc biệt bất
ngờ đến với Oat. Năm ấy, Nghị viện của nước Anh thông qua một nghị quyết cấm
mọi cá nhân và tổ chức bất kì sản xuất những máy hơi nước giống như máy hơi
nước do Oat chế tạo. Vì vậy, suốt hai mươi lăm năm sau đó, Công ti Bâutơn và
Oat là công ti độc quyền sản xuất máy hơi nước trên toàn lãnh thổ nước Anh.
Tuy vậy, Oat không lợi dụng sự độc quyền đó để thao túng thị trường máy
hơi nước mà lại bán máy với một hình thức đặc biệt có lợi cho các khách hàng của
mình. Oat tính ra sức kéo của một con ngựa bằng 180 lbf^'\ còn cỗ máy của Oat
có sức kéo bằng 3600 lbf, nghĩa là bằng hai mươi con ngựa.
(1, 2) 180 lbf ~ 800 N, 3600 lbf ~ 16 000 N.

Chi phí cho máy làm việc ít hơn so với chi phí nuôi hai mươi con ngựa.
Vậy là mồi năm khách hàng dùng máy thì tiết kiệm được một số tiền nào đó. Oat
yêu cầu mỗi năm khách hàng trả cho công ti số tiền bằng một phần ba số tiền tiết
kiệm được và trả liên tục trong 25 năm.
Chú ý rằng thời kì của Oat là thời kì cuộc cách mạng công nghệ ở Anh
đang diễn ra sôi nổi. Máy hơi nước của Oat đã đóng góp một phần đặc biệt quan
trọng cho công cuộc cách mạng đó. Vì vậy, trong số những nhân vật nổi tiếng
trong cuộc cách mạng công nghiệp thì Oat nổi lên như một ngôi sao.
Hồi ấy, ở Bơcminhghêm có một tổ chức xã hội, thực chất đó là một câu
lạc bộ, của giới trí thức gọi là hội Mặt trăng. Gọi như vậy bởi vì hội sinh hoạt vào

250
Giêm Oat (1736-1819)

ngày trăng tròn hàng tháng. Người ta kể lại rằng mặc dù có nhiều trí thức nổi tiếng
nhưng trong các buổi sinh hoạt hội, Oat mới là người luôn luôn được săn đón.
Như ta đã nói 64 tuổi Oat nghỉ hưu, nói nghỉ là nói theo thói quen, thực
chất Oat không hề nghỉ, ông vẫn tiếp tục vắt óc hiến dâng cho đời nhiều sáng
kiến. Ông đưa ra phương pháp mới đo khoảng cách bằng kính thiên văn. ông chế
tạo ra máy cán và là phẳng vải dùng trong công nghiệp dệt. ông là người đầu tiên
chế tạo ra máy sao chép các bản chữ và hình vẽ.
Tuy vậy ông vẫn dành thời gian đi du lịch, chủ yếu là Pháp và Đức. Vì vậy
có người về sau đã viết rằng thời gian sau tuổi sáu mươi tư của ông là thời gian
nghỉ hưu bán phần, ông qua đời tại nhà riêng ở Henxơuôt (Handsxvorth) gần
Bơcminhghêm ngày 25 tháng 8 năm 1819, thọ 83 tuổi. Thi hài ông được chôn cất
bên cạnh Mơthiu Bâutơn gần nhà thờ Xanh Mari (St Mary) vào ngày 02 tháng 9.
Sau đó nhà thờ này được mở rộng, vì vậy ngày nay ngôi mộ ông trở thành nằm
bên trong khuôn viên nhà thờ.
Trong thời gian nghỉ hưu ở Henxơuôt, ông biến cái gác xép của mình
thành cái xưởng làm việc. Sau khi
ông mất, căn xưởng-gác xép đó vẫn
được bảo quản cẩn thận. 34 năm sau,
năm 1853, người ta mới mở cửa để
công chúng vào tham quan không
thường xuyên. Khách đến thăm
không được sờ vào hiện vật và được
yêu cầu giữ không khí linh thiêng Đài tưởng niệm Giêm Oat tại Grinnôc
như một ngôi đền thờ.
Năm 1924, do yêu cầu xây dựng của thành phố, ngôi nhà đó bắt buộc phải
phá dỡ. Vì vậy căn xưởng-gác xép và mọi đồ vật trong đó được chuyển nguyên

251
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

vẹn đến viện Bảo tàng Khoa học và được mở cửa trong nhiều năm. Sau đó, người
ta có ý định nâng cấp phần bảo tàng xưởng-gác xép cho xứng tầm với công lao
của Giêm Oat nên phần bảo tàng đó lại đóng cửa một thời gian. Đen tháng 3 năm
2011, bảo tàng Giêm Oat và thế giới của chúng ta đã mở cửa cho công chúng đến
tham quan.
Như ta biết thi hài Gièm Oat được mai táng tại nơi ông ra đi. 35 năm sau,
năm 1854, Câu lạc bộ Oat nêu ý kiến nên xây dựng một đài tưỏng niệm Giêm Oat
tại Grinnôc, nơi ông đã ra đời. Ý kiến đó được mọi người tán thành, nhưng cũng
phải gần 200 năm sau, năm 1936, vào dịp kỉ niệm hai trăm năm năm sinh của ông,
đài tưởng niệm mới được khánh thành. Đài xây dựng bằng đá quý từ nhiều nơi
trên thế giới gửi tặng. Đài nằm trong nghĩa trang Grinnôc trên đỉnh quả đồi Bâu
(Bow). Đài cao khoảng 9m kể từ mặt đất của quả đồi, chân đài tưởng niệm.

252
Rôbe Brao (1773-1858)

VIII.8- Rôbe Brao (1773-1858)

Lời dẫn
Bài 20, Vật lí 8 nói đến một thí nghiệm do Borao, nhà thực vật học người
Xcôtlen, thực hiện. Trong thí nghiệm này, Borao phát hiện ra sự chuyến động hồn
độn và không ngừng của các hạt nhỏ trong nước. Chuyển động này gọi là chuyên
động Bơrao, còn thí nghiệm này gọi là thí nghiệm Bơrao. Trong một thời gian dài
(khoảng trên nửa thế kỉ) người ta không hiếu nguyên nhân của chuyển động
Bcrrao. Mãi đến đầu thế kỉ 20, Anhxtanh áp dụng thuyết cấu tạo nguyên tử của vật
chất (ra đời sau Bơrao) mới giải thích được hiện tượng đó. Nói tóm lại, chính thí
nghiệm Borao đã giúp ta nhận ra được sự chuyến động của phân tử, nguyên tử.
Rôbe Brao, con đường lập thân
Rôbe Brao (Robert Brown) sinh ngày 21 tháng 12 năm 1773 tại thị trấn
MoTitrâu (Montrose), Xcôtlen (Scotland). Cha
Rôbe Brao tên là Giêm Brao (James Brown), mẹ là
Hêlen Taylo (Helen Taylor). Cha Rôbe là người rất
thông minh, có cá tính mạnh mẽ và là mục sư đạo
tin lành. Mẹ Rôbe cũng là con một vị mục sư đạo
tin lành.
Rôbe được thừa hưởng sự thông minh của
cha, nhưng không theo con đường học hành đê trở
thành người có chức sắc tôn giáo như cha. Lúc nhỏ,
Robert Brown
cậu thiếu niên Rôbe theo học tại trường Mơrisan
(Marischal). Đó là một trường nổi tiếng của Xcôtlen, có cơ ngơi bề thế và tọa lạc
ờ phố Brôt (Broad), trung tâm thành phố ơbeđin (Aberdeen).

253
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Năm 17 tuổi, gia đình anh thanh niên Rôbe chuyển đến thành phố
Êđimbua (Edimbourg), cùng năm ấy anh xin vào học ngành y tại trường đại học
Êđimbua. Năm sau, cha anh qua đời.
Tuy học ngành y nhưng anh lại quan tâm về thực vật học. Vì vậy, ngay khi
đang học y anh đã thực hiện những cuộc đi dã ngoại tại cao nguyên Xcôtlen để
sưu tầm cây cỏ. Trong các cuộc dã ngoại đó, khi thì đi với vài người bạn, khi chi
đi một mình, anh sưu tầm các loại cây cỏ rồi sau đó ghi chú rất tỉ mỉ về những đặc
tính của các mẫu vật thu thập được và lưu trữ lại.
Năm 21 tuổi, Rôbe tòng quân và được phiên chế vào một trung đoàn trực
chiến với vai trò thiếu úy trợ lí phẫu thuật. Năm sau, năm 1795, trung đoàn anh
chuyển đến đồn trú tại Ailen (Ireland), ở đây, công việc của trung đoàn không có
nhiều, vì vậy anh tranh thủ mọi thời gian rồi để đọc sách và tự học.
Hàng ngày, trước bữa ăn sáng anh tự học tiếng Đức (ở thời ấy, tiếng Đức
là tiếng dùng trong khoa học), sau bữa đó anh lại bắt tay vào đọc các tài liệu về
thực vật học cho đến tận bữa ăn trưa. Buổi chiều, từ một đến ba giờ anh đến bệnh
xá trung đoàn thăm bệnh nhân. Sau đó, nếu không có công việc của trung đoàn
giao, anh lại tiếp tục bắt tay vào công việc khoa học của mình cho đến tận nửa
đêm, trừ khoảng thời gian gián đoạn ngắn ngủi là bữa ăn chiều.
Rôbe Brao, nhà thực vật học
Tháng 10 năm 1798 Rôbe trở về Luân đôn và nghe tin một số nhà thực vật
học Anh đang chuẩn bị cho một chuyến du lịch hoành tráng - thực chất là một
cuộc thám hiểm - tại miền đất mới xa xôi, mà người châu Âu lúc ấy gọi là Hà Lan
mới, còn bây giờ nó có tên là Ôxtrâylia (Australia).
Chuyến đi nhằm khám phá những điều mới lạ, chủ yếu về thực vật và
động vật, đang ấn giấu ở nơi đó. Trong danh sách của đoàn có tên một nhà

254
Rôbe Brao (1773-1858)

tự nhiên học và cũng là nhà thám hiểm giàu kinh nghiệm người Xcôtlen là
Mangâu Pac (Mungo Park), nhưng ông này đang xin rút khỏi đoàn.
Biết được tin này, qua người bạn của mình là Giôdê Phranxixcô Corâya
(José Prancisco Correia), Borao ngỏ ý muốn xin vào đoàn thám hiểm thế chân
Mangâu Pac. Corâya là nhà thực vật học người Bồ đào nha khi ấy đang sinh sống
và làm việc ở Anh. Corâya liền viết thư giới thiệu Brao với ngài Giôdep Banh
(ioseph Banks), nhà thực vật học nổi tiếng của Vương quốc Anh và cũng là người
đứng ra tổ chức cuộc thám hiểm này.
Tuy thế, Brao vẫn không được chọn vì Banh chưa đủ tin vào khả năng của
Brao. Vì thiếu người có những hiểu biết cần thiết về tự nhiên học nên cuộc thám
hiểm không khởi hành được đúng như dự định ban đầu. Cũng cần chú ý rằng ngay
từ năm 1798, Banh đã nghĩ đến việc cử Giooc Calây (George Caley), một người
khá am hiểu về thực vật, đến Hà Lan mới thực hiện những công việc sưu tầm các
mẫu thực vật nhằm xây dựng cơ sở chuẩn bị cho cuộc thám hiếm này.
Đến năm 1800, nhà hàng hải Mơthiu Phlinđơ (Matthew Plinders), trước đó
đã từng thực hiện hai cuộc vượt đại dương về phía nam, gợi ý với Banh là nên tổ
chức cuộc thám hiểm để tìm hiểu xem Hà Lan mới là một hòn đảo hay là một
quần đảo. Ý kiến đó được Banh chấp thuận và tháng 12 năm đó Banh viết thư báo
cho Brao biết là ông đồng ý nhận Brao vào đoàn thám hiểm với vai trò một nhà tự
nhiên học trong đoàn.
Trước khi khởi hành, Brao được giao nhiệm vụ ưu tiên tìm hiểu về các loài
cây, các loài côn trùng, các loài chim và một vài lĩnh vực khác như các loài động
vật, kể cả một lĩnh vực khá xa thực vật và động vật là địa chất, nhưng đó là các
lĩnh vực thứ yếu.
Đội ngũ các thành viên của chuyến đi đó, ngoài Brao còn có nhà thực vật
học nổi tiếng đồng thời là họa sĩ Phecđinăng Baoơ (Perdinand Bauer) làm nhiệm

255
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

vụ vẽ mô tả các mẫu vật, nhà làm vườn Pitơ Gut (Peter Good) làm nhiệm vụ sưu
tầm những cây sống và những hạt có thể nảy mầm được để trồng trong các vườn
thực vật Hoàng gia, anh công nhân mỏ nhưng rất am hiểu về khoáng vật học Giôn
Alen (John Allen), nhà tự nhiên học đồng thời là một họa sĩ chuyên vẽ phong
cảnh Uyliam Vextan (William Westall), nhà thiên văn học Giôn Crôxlây (John
Crosley).
Ngoài ra Banh còn có nhiệm vụ được quy định cụ thể là các mẫu mà Baoơ
và Gut thu thập được đều chuyển cho Brao và do Brao quản lí. Vì vậy, sau này khi
nói đến bộ sưu tập của Brao thì thực chất là bộ sưu tập chung của cả ba người.
Dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Phlinđơ, con thuyền Người khảm phá
nhổ neo vào ngày 14 tháng 7 năm 1801 tại Luân Đôn; khi đó cả hai, Rôbe Brao và
Mcrthiu Phlinđơ, đều cùng 27 tuổi. Trên đường đi, đầu tiên đoàn ghé qua các đảo
của Bồ Đào Nha ở phía đông Đại Tây Dương là Đidetax (Desertas) và Mađâyra
(Madeira) trong thời gian rất ngắn.
Đen 16 tháng 10 cùng năm ấy họ đến một nơi ở cực nam châu Phi là mũi
Hảo Vọng và lưu lại đó chừng hai tuần lễ. Đó là khoảng thời gian mà nhiều năm
sau khi nhớ lại, Brao vẫn còn tỏ ra rất thích thú.
Cuối cùng, đến tháng 12 năm 1801 đoàn thám hiểm đã tới eo biển Quận
vương Giooc (King George), một địa điểm thuộc miền tây Ồxtrâylia ngày nay.
Đoàn thám hiểm đã làm việc ở Ôxtrâylia ba năm rưỡi, trong đó ở cảng Giachxơn
(iackson) ba tháng và ở đảo Taxmania (Tasmania) mười tháng. Trong thời gian đó
họ đã thu thập được một bộ sưu tập khổng lồ gần bốn nghìn mẫu thực vật khác
nhau, trong đó có hai nghìn mẫu trước đó chưa được biết tới cộng với các hình vẽ
và các ghi chú về các loài động vật mà họ đã gặp tại nơi thám hiểm.
Đen tháng 5 năm 1805 đoàn thám hiểm lên đường trở về và đến tháng 10
năm đó họ về đến nước Anh. Có điều rất đáng tiếc là đa số các mẫu vật này

256
Rôbe Brao (1773-1858)

đă bị hư hỏng bởi vì trên đường về, con thuyền phải vật lộn với sóng, với gió làm
cho các mẫu vật này bị dập nát.
Công việc tiếp theo của Brao là mô tả và ghi chú các mầu thực vật mang
về. Trong năm năm liền, Brao mô tả được hai nghìn hai trăm mẫu, trong đó có
hon 1700 mẫu trước đó chưa được biết. Bản thân Brao đã đặt tên cho 140 loài cây
mới.
Trong suốt thời gian này, Brao đóng vai trò vừa là thư kí, vừa là cán bộ
thư viện và vừa là người quản lí nhà cho
hội Lainen (Linnean) Luân Đôn*’\ Đặc
biệt, ngày 19 tháng 6 năm 1820 ngài
Giôdep Banh qua đời nên sau đó Brao
còn phải trông nom ngôi nhà (đồng thời
cũng là thư viện cá nhân) của Banh và
bộ sưu tập được mang về từ Ôxtrâylia.
Trong bản chúc thư, Banh nói rõ là
trong thời gian Brao còn sống, bộ sưu
Chiếc kỉnh hiến vi Brao thường dùng được
tập đó giao cho Brao giữ gìn và khi
trưng bày tại hội Lainen Luân đôn
Brao mất thì chuyển cho viện Bảo tàng
mới của Anh.
(I) Hội Phân loại học và Lịch sử tự nhiên Luân Đôn.

Năm 1827 Bảo tàng Anh được tổ chức lại, viện Lịch sử Khoa học Tự
nhiên của Bảo tàng được chia ra thành ba phòng. Brao được giao nhiệm vụ lãnh
đạo một trong ba phòng, đó là phòng Thực vật. ông là người lãnh đạo đầu tiên
của phòng này và đã giữ nhiệm vụ đó liên tục cho đến cuối đời.

257
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Vì trở thành người quản lí phòng Thực vật của Bảo tàng, nên ngay năm
1827, ông đã chuyển giao toàn bộ bộ sưu tập cho Bảo tàng, nghĩa là sớm hơn so
với di chúc của Banh.
Chuyển động Brao
Sau cuộc thám hiểm tại Ôxtrâylia, ngoài việc phân loại ghi chép các mẫu
vật thu thập được, Brao tự đặt cho mình kế hoạch tìm hiểu cơ chế của sự thụ phấn
đối với những cây có hoa. Ke hoạch này ông công bố vào năm 1826. ông đã
quan sát tỉ mỉ các noãn hoa, nghiên cứu cấu trúc các hạt phấn hoa và mối liên hệ
giữa các hạt phấn hoa và nhụy hoa.
Loại hoa mà ông chú ý đầu tiên là hoa Clackia pusenla (Clarkia
pulchella), một loại hoa hoang dại, có nhiều ở bắc Mĩ. Nhưng hoa Clackia mà
Brao nghiên cứu thì lấy từ vườn thực vật của trường đại học Kembritgiơ
(Cambridge). Tháng 6 năm 1827 ông quan sát các hạt phấn hoa của hoa Clackia.
Ông loại trừ những bao phấn đã mở hay bị nứt nẻ và chỉ chọn những bao phấn còn
đóng kín. Ông bóc tách các bao phấn cẩn thận, sau đó lấy một số hạt phấn hoa thả
nhẹ nhàng vào nước và chăm chú quan sát chúng.
Theo trình bày của sách giáo khoa (Vật lí 8) thì khi ấy Brao nhân thấy
những hạt phấn hoa này chuyển động hỗn độn, không ngừng. Sau đó ông quan sát
hạt phấn hoa của một loại cây khác ông vẫn thấy chúng chuyển động hỗn độn
không ngừng như các hạt phấn hoa Clackia.
Một số tài liệu khác còn cho biết thêm rằng lúc đầu ông nghĩ hạt phấn hoa
là loại hạt hữu cơ, đó là loại hạt sống, vì thế mới có chuyển động mà ông quan sát
thấy. Nhưng thật bất ngờ là ông thay hạt hữu cơ bàng hạt vô cơ, ông vẫn thấy các
hạt này cũng chuyển động hỗn độn không ngừng như các hạt phấn hoa.

258
Rôbe Brao (1773-1858)

Chuyển động hỗn độn không ngừng trong nước của các hạt phấn hoa hay
các hạt vô cơ được gọi là chuyển động Brao. Các hạt chuyển động hồn độn không
ngừng đó gọi là các hạt Brao.
Trong một thời gian dài đến gần một thế kỉ người ta không giải thích được
nguyên nhân gây ra chuyển động Brao. Mãi đến đầu thế kỉ 20 sau khi thuyết
nguyên tử ra đời, Anhxtanh ứng dụng thuyết đó và đã giải thích thành công hiện
tượng chuyển động Brao.
Theo Anhxtanh thì chuyển động Brao là do sự va chạm các phân tử nước
với hạt Brao. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn, không ngừng nên các
hạt Brao cũng chuyển động hỗn độn, không ngừng. Vậy có thể coi thí nghiệm về
chuyển động Brao là thí nghiệm chứng tỏ sự chuyển động của các phân tử,
nguyên từ cấu tạo nên vật chất.
Vinh danh
Năm 1810, Brao được bầu làm thành viên của hội Khoa học Hoàng gia
Luân Đôn, năm 1822 ông là thành viên của hội Lainen Luân Đôn. Cùng năm ấy,
ông được bầu làm viện sĩ nước ngoài viện Hàn Lâm Khoa học Thụy Điển. Do
công lao của ông đối với Bảo tàng và cả đối với ngành thực vật học của nước Anh
nên ông được tặng huy chương Côplây vào năm 1839. Sau này ông là chủ tịch của
hội Lainen từ năm 1849 đến 1853.
Brao là nhà thực vật học, nhưng là nhà thực vật học duy nhất phát hiện ra
và quan sát một hiện tượng chuyển động có liên quan mật thiết với lĩnh vực vật lí.
Vì vậy, những người làm hay học vật lí, khi nghe nói đến Brao, hầu như ai cũng
nghĩ đến hiện tượng vật lí gắn liền với tên tuổi người đã phát hiện ra nó là hiện
tưọng chuyển động Brao.

259
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Ngày 10 tháng 6 năm 1858, Brao qua đời tại Xôhô (Soho) Luân Đôn, thọ
85 tuổi. Thi hài ông được chôn cất tại nghĩa trang Kenxơn (Kensal) Xanh,
Luân Đôn.

Chú thích cuối bài (để tham khảo):


Nói về chuvến động Brao, từ trước đến nav đều xuât phát từ thi nghiệm quan sát các hạt
phẩn hoa của nhà thực vật học Rôbe Brao, người Xcôtlen. Tuv nhiên, vê cách hiêu các hạt brao
(các hạt chuyên động hon độn không ngừng mà Brao quan sát được) là các hạt gì thì lại có sự
khác nhau. Cách hiêu thứ nhất coi rang những hạt hrao chính là những hạt phấn hoa trong nước
(hởi vì Brao tách lấy các hạt phan hoa và thả vào nước). Đó là cách hiêu như sách giáo khoa và
một số tài liệu khác.
Cách thứ hai cho rằng hiêu như cách thứ nhất là sự hiẽu lầm. Tác giả cùa những tài liệu trình bàv
cách hiêu thứ hai này khăng định rang hạt Brao là những hạt rất nhò trong chất lỏng chứa bèn
trong hạt phấn hoa chứ không phái là chính bùn thân những hạt phấn hoa.
Hai cách hiêu đó tựu trimg lại là vấn để đối tượng quan sát của Brao là loại hạt nào. là
bàn thân các hạt phấn hoa hav các hạt nhỏ hên trong hạt phấn hoa? Đáv là vấn đề tranh luận
giữa hai cách hiêu kẻo dài suốt thế ki XX. Những người hiêu theo cách thứ nhất cho rang kinh
hiển vi thời kì Brao chưa đù mạnh nên chi có thế quan sát được những hạt phấn hoa.
Những người hiêu theo cách thứ hai có nhiều luận cứ và bang chimg rất đáng tin cậv
chủng minh cho cách hiêu của mình. Thứ nhất là cái gọi là “những hạt rất nhỏ ” chinh là các hạt
nam trong hạt phấn hoa, chăng hạn những hạt tinh hột. Hai là kích thước cùa "nhũng hạt rất
nhỏ ” tuv khó đánh giá chính xác. nhưng có thê phán đoán kích thước cùa chúng vào khoảng 2pm.
Còn kích thước của bản thân các hạt phấn hoa là vào khoảng 100 pm. Với kích thước lớn như v ậ v
khó mà chúng có thê chuyên động với mức độ linh động như Brao đã mô tá. Ba là vào đâu những
năm 90 cùa thế ki XX, Braion Pho (Brian Ford) làm lại những thí nghiệm với những dụng cụ và
điêu kiện khá giống như thi nghiệm Brao đã chứng minh răng có thê quan sát được “những hạt rát
nhỏ ” như đã nói. Đây là bằng chứng rất thuyết phục đê tin rang cách hiếu thứ hai ve hạt hrao là
cách hièu đúng.
Người viêt bài nàv chì xin giới thiệu ở đáv hai cách hiêu khác nhau vê hạt Brao đê bạn
đọc tham khảo.

260
Anbe Anhxtanh (1879-1955)

VIII.9- Anbe Anhxtanh (1879-1955)

Lòi dẫn
Bài 20, Vật lí 8 nói về một hiện tưọng vật lí liên quan đến hai nhân vật lịch
sử. Một là người đã phát hiện ra sự chuyển động hỗn độn, không ngừng của các
hạt rất nhỏ trong chất lỏng, đó là Brao. Một nữa là người đã giải thích được
nguyên nhân của sự chuyển động nói trên; đó là Anhxtanh, nhà vật lí vĩ đại nhất
của thế kỉ XX, người Đức. Trong bài VIII.8 ta đã nói về nhân vật thứ nhất, Brao.
Bài này, ta sẽ nói về nhân vật thứ hai, Anhxtanh.

Anbe Anhxtanh

Anbe Anhxtanh, thân thế


Anbe Anhxtanh (Albert Einstein) sinh ngày 14 tháng 3
năm 1879 tại thành phố Uynmơ (Ulm), miền nam nước Đức.
Cha Anbe là Hecman Anhxtanh (Hermann Einstein), mẹ là
Paolin Kôc (Pauline Koch). Cha Anbe là một kĩ sư đồng thời
cũng là một nhà kinh doanh. Năm Anbe một tuổi thì gia đình
chuyển đến thành phố Muynich (Munich). Tại đây, cha và chú
Lúc 3 tuôi

261
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Anbe thành lập một cơ sở sản xuất đồ điện chạy bằng dòng điện một chiều, lấy tên
là XưỏTig điện Anhxtanh và Công ti.
Gia đình Anhxtanh thuộc dân tộc Do thái nhưng không theo đạo Do thái.
Năm lên 5 tuổi, chú bé Anbe vào học trưòng tiểu học thiên chúa giáo trong ba
năm. Sau cấp tiểu học, Anbe vào học trưÒTig trung học Luitpôn (Luitpold) (nay là
trường trung học Anbe Anhxtanh) từ năm lên tám và cậu theo học tại đó liên tục
trong bảy năm.
v ề công ti của ông Hecman thì lúc đầu làm ăn khá thuận lợi, nhimg sau đó
mấy năm bắt đầu gặp khó khăn rồi bị thua lỗ và càng ngày càng thua lỗ nặng. Bỏd
vì người ta không dùng đồ điện chạy bằng dòng điện một chiều nữa mà chuyển
sang dòng điện xoay chiều.
Năm 1894, Anbe 15 tuổi và còn
đang học cấp trung học ở trường Luitpôn
thì công ti của cha bị thất bại hoàn toàn.
Vì vậy ông Hecman quyết định Anbe vẫn
ở lại Muynich tiếp tục học trung học, còn
gia đình thì chuyển sang Italia để tìm kế
kinh doanh.
Lúc đầu gia đình chuyển đến Hình ảnh, kết quá học tập lúc 1 7 tuổi

Milan (Milan), Italia, nhưng chỉ sau vài tháng lại chuyển đến Pavia (Pavia). Tuy
thế, Anbe cũng không ở lại Muynich lâu, bởi vì mặc dù lúc ấy cậu vẫn còn là một
chàng vị thành niên nhimg đã có cá tính mạnh mẽ. Cậu không đồng ý với ý định
của cha muốn hướng cho cậu sau này học ngành kĩ sư điện. Vì vậy tháng 12 cùng
năm ấy, cậu lấy cớ không đủ sức khỏe (có chứng nhận của bác sĩ) để xin nhà
trường cho nghỉ học dài hạn. Sau đó cậu sang Italia sống với gia đình ở Pavia.

262
Anbe Anhxtanh (1879-1955)

Anbe Anhxtanh, cuộc đời và sự nghiệp


Có lẽ Anbe Anhxtanh là con người đặc biệt ngay từ khi còn nhỏ nên có
nhiều lời đồn đại, trong đó có không ít những đồn đại sai lạc. Chẳng hạn như có
một chuyện đồn thổi khá rộng rãi là lúc bé Anbe Anhxtanh có một khó khăn rất
lÓTi là bị tật nói lắp, nói ngọng. Nhưng theo các hồ sơ về Anhxtanh còn lưu trữ
được thì không có một tài liệu nào nói đến “khó khăn” đó mà ta chỉ tìm thấy rằng
ở trường tiểu học, Anhxtanh luôn là một học sinh xuất sắc.
Đôi khi, chỉ một chi tiết rất nhỏ nhưng có một thời cũng đã là một sự thêu
dệt ồn ào. Anbe là người thuận tay phải thế mà người ta vẫn chuyền tai nhau đến
độ nhiều người tin rằng Anbe thuận tay trái (người ta tin rằng những người thuận
tay trái là những người thông minh).
Thiên tư về toán học, vật lí học của Anbe Anhxtanh được thể hiện ở chỗ từ
rất sớm Anbe đã có óc quan sát thật mẫn tiệp vượt xa lứa tuổi của mình. Một hôm
Anbe được cha mua cho một chiếc la bàn bỏ túi. Nhìn vào chiếc kim la bàn thấy
nó bị quay, trong đầu Anbe lóe ngay lên câu hỏi tại sao nó lại bị quay trong khi
chung quanh nó chỉ là không gian trống rỗng. Vậy cái gì làm cho chiếc kim la bàn
quay?
Ngay từ nhỏ, Anbe đã rất ham mê đọc sách. Trong thời gian Anbe học ở
trường Luitpôn, anh của Anbe có một người bạn thường đến nhà chơi và mang
đến cho Anbe khá nhiều sách thuộc nhiều loại khác nhau; về khoa học, toán học
và cả về triết học. Những quyển sách đó, Anbe rất thích thú. Trong số đó có
những quyển khá khó như những quyển nói về triết học Căng (Kant) hay những
quyển nói về hình học ơclit (Euclid). Anbe thường gọi những quyển nói về hình
học là những quyển sách hình học thần thánh nhỏ.

263
SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Là học sinh ham mê đọc sách nên khi học tại trường Luitpôn, Anbe có
nhiều điều không đồng tình, thậm chí là bất bình với học chế và phương pháp
dạy học của nhà trường. Sau này Anbe đã viết rằng tinh thần học tập, óc tư duy
sáng tạo của học sinh bị giết chết do sự nhồi nhét cách học vẹt, nói vẹt, viết vẹt.
Đó mới là lí do chính anh rời Luitpôn sang Italia.
Mới đến Pavia chỉ trong thời gian ngắn, anh đã viết một tiểu luận nhỏ thử
sức lấy nhan đề là Khảo sát trạng thái của
ête trong từ trường.
Sau đó, năm 1895, Anbe nộp đơn
xin thi vào trường Bách khoa liên bang
Thụy Sĩ Giuyric (Zurich). Nhưng Anbe đã
bị rớt, vì có một vài môn, đặc biệt là môn
tiếng Pháp, không đạt điểm chuẩn, mặc dù
hai môn vật lí và toán anh đạt điểm xuất
săc.
Theo lời khuyên của ông hiệu Ngôi nhà số 20 phố Banhopxtratx
(Bahnho/strasse), Uynmơ, nơi sinh
trưởng trường này, anh xin vào học tại Anhxtanh
(12/1944 ngôi nhà này đã bị bom phá
một trưÒTig trung học Thụy Sĩ thuộc tỉnh hủy nặng nề)
Acgau (Aargau) ở Arau (Aarau), thủ phủ
của tỉnh Acgau, để hoàn tất bậc trung học phổ thông. Đầu năm 1896, được cha
đồng ý, Anbe quyết định từ bỏ nghĩa vụ công dân Đức để tránh nghĩa vụ quân sự.
Anh theo học trường trung học ở Acgau trong hai năm 1895-1896. Tháng
9 năm 1896 anh tốt nghiệp trung học phổ thông Thụy sĩ vào loại xuất sắc. Các
môn thi đều đạt điểm tốt, riêng Toán và Vật lí anh đạt 6 điểm, điểm cao nhất trong
thang điểm 1-6 của Thụy Sĩ.

264
Anbe Anhxtanh (1879-1955)

Trong thời gian học ở Acgau, anh ở trọ tại gia đình giáo sư Giôx Uyntơnlơ
(Jost Winteler) và đã yêu cô Mari (Marie), con gái ông Uyntơnlơ, nhưng không
thành. (Sau này, Magia (Maja), em gái Anbe lại kết hôn với Pôn (Paul), con trai
ông Uyntonlơ).
Ngay sau khi tốt nghiệp trung học, cùng
tháng 9 năm 1896, anh ghi tên xin theo học
chương trình bốn năm của trưòng Bách khoa
Thụy sĩ đào tạo giáo viên về Toán và Vật lí. Khóa
học này, ban Toán và Vật lí của trưòng chỉ có sáu
sinh viên, trong đó có một nữ sinh viên duy nhất
là Milêva Maric (Mileva Marió). Tình bạn giữa
Anbe và Maric thật là thơ mộng và càng ngày
càng sâu sắc. Họ đọc sách cùng nhau, cùng nhau
tham dự các buổi học ngoại khóa và các buổi thảo Anhxtanh và cây viôlông
luận. Trong số các sinh viên cùng khóa, Anbe
luôn luôn là người nổi bật nhất.
Nãm 1900, kết thúc khóa học trường Bách khoa Thụy Sĩ, Anbe đồ còn
Maric thì bị trượt. Sau khi tốt nghiệp trường này, Anbe Anhxtanh đã phải mất gần
một năm để tìm một nơi dạy học, nhưng vẫn không tìm được. Tháng 2 năm 1901,
cha một người bạn của Anbe xin cho Anbe vào làm việc tại Phòng cấp bằng sáng
chế thành phố Bơn (Bem), Thụy Sĩ. Anbe phụ trách đánh giá những sáng chế
trong lĩnh vực điện từ.
Ngày 30 tháng 4 năm 1905, Anhxtanh hoàn thành bản luận văn tiến sĩ và
sau đó bảo vệ tại trường đại học Giuyric (Zurich). Cùng năm này, Anhxtanh còn
công bố tại một tạp chí lớn của Đức bốn bài báo có tầm quan trọng đặc biệt về
hiện tượng quang điện, chuyển động Brao, thuyết tương đối hẹp, mối quan hệ

265
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

giữa khối lượng và năng lượng, về sau người ta nói rằng năm 1905 là năm thần kì
của Anhxtanh.
Năm 1908, Anhxtanh được trưòưg đại học Bơn bổ nhiệm làm giảng viên
của trường. Năm sau, ông xin thôi việc cấp bằng sáng chế, đồng thời trường đại
học Giuyric bổ nhiệm ông chức vụ phó giáo
sư vật lí. Ba năm sau, năm 1911, Anhxtanh là
giáo sư thực thụ tại trường đại học Saclơ-
Phecđinăng (Charles-Perdinand) Praha, cộng
hòa Séc.
Năm 1914, ông trở về Đức làm giám
đốc viện Vật lí Caixơ Uynhem (Kaiser Từ trái sang phải: Conrad
Habicht.Maurice Solovine v à Einstein,
Wilhelm), đồng thời là giáo sư trưòưg đại học những người lập nên viện hàn lảm
Olympia
Hơmbôn (Humboldt) Beclinh. Năm trước đó
ông đã được bầu là viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học Phổ. Năm 1916 ông công bố
bài báo về thuyết tương đối tổng quát.
Năm 1921, Anbe Anhxtanh được giải thưởng Nôben Vật lí về sự giải thích
thành công hiệu ứng quang điện. Bốn năm sau, năm 1925 ông được hội Khoa học
Hoàng gia Luân Đôn tặng huy chương Côplây (Copley).
Tính ra Anhxtanh đã công bố hơn 300 bài báo khoa học, rất nhiều bài báo
(đặc biệt là những bài báo về thuyết tương đối) có giá trị vô
cùng quý báu. Những công trình khoa học đó chứng tỏ tác
giả của chúng có bộ óc thiên tài. Đến nỗi ngày nay trong
giới trẻ xuất hiện từ “Anhxtanh” đồng nghĩa với thiên tài.
Anh ấy là “Anhxtanh” đấy: anh ấy là thiên tài đấy. Người ta
tôn vinh Anbe Anhxtanh là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế
kỉ XX.
Năm 1921

266
Anbe Anhxtanh (1879-1955)

Thực ra Anbe Anhxtanh không phải chỉ biết có khoa học mà ông còn có
đời sống âm nhạc cũng rất phong phú. Bà Paolin Kôc nhận thấy từ khi còn nhỏ
Anbe của bà tỏ ra đã thích thú âm nhạc. Bà chơi đàn pianô vào loại khá, nhưng bà
lại muốn con trai mình học viôlông. Theo Liơn Bôtxtên (Leon Botstein), ông thầy
dạy nhạc cho bà Paolin, thì có lần Anbe nói với ông rằng đến khi lên năm tuổi cậu
sẽ bắt đẩu học nhạc. Nhưng đến năm năm tuổi, cậu cũng không còn nhớ những gì
cậu đã nói.
Tuy nhiên đến năm 13 tuổi, một hôm tình cờ cậu nghe bản xônat của
Môda (Mozart) chơi trên đàn viôlông, từ
đó Anbe thấy thích nghe nhạc Môda. Rồi
sau đó cậu chuyển thành thích chơi nhạc
Môda và Bôtxtên dạy cậu chơi viôlông.
Anbe nói rằng ông Bôtxtên dạy nhạc cho
cậu không theo một hệ thống thực hành
nào cả. Từ đó cậu kết luận: lòng yêu thích
là người thầy tốt hơn là ý thức về nghĩa
vụ. Năm 17 tuổi Anbe Anhxtanh đã chơi
được viôlông thành thạo nhiều bản xônat Anhxtanh và vua hể Saclỉ Saplin
(Charlie Chaplin)
của Betôven (Beethoven). Những khi cậu
biểu diễn ở trường thường lôi kéo được nhiều bạn đến nghe và đuợc nhiều người
khen ngợi. Theo Bôtxtên thì Anbe Anhxtanh chơi nhạc bằng cả tình yêu âm nhạc
sâu sắc, đối với Anhxtanh âm nhạc có ý nghĩa hết sức lớn lao.
về sau Anbe Anhxtanh thích chơi nhạc thính phòng với một vài nghệ sĩ
chuyên nghiệp, ở Bơn, Giuyric và Beclinh; chơi nhạc thính phòng cũng là hoạt
động xã hội không thể thiếu của Anbe Anhxtanh. ở đó Anhxtanh thường chơi với
nhà vật lí nổi tiếng Măcx Plăng (Max Planck) và cậu con trai ông.

267
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Đã có lần Anhxtanh đến thăm gia đình Dôennơ (Zoellner), một gia đình
âm nhạc, các thành viên trong gia đình đều chơi nhạc. Gia đình này đã từng lưu
diễn âm nhạc dài ngày trên khắp nước Mĩ. Khi ông đến thăm cũng là lúc gia đình
vừa từ nơi biểu diễn trở về. Tại gia đình này, ông đã chơi mấy bản nhạc của
Betôven và Môda cùng với nhóm bộ tứ của gia đình, ông đã chụp ảnh kỉ niệm
chung với gia đình.
Khoảng thời gian gần cuối đời, có một lần nhóm bộ tứ Giuylia (Juilliard)
gồm toàn các bạn trẻ đến thăm ông ở Prinxtơn (Princeton). Òng đã chơi viôlông
cùng với họ, để cho ăn nhịp đôi bên, họ đã phải cố tình chơi chậm, về cuộc viếng
thăm này, Bôtxtên có kể lại rằng nhóm Giuylia có ấn tượng sâu sắc với những
ngón đàn rất riêng của Anhxtanh.
Gia đình riêng
Như trên đã nói từ khi còn học ở trường Bách khoa Thụy Sĩ (1896-1900)
anh có cảm tình với một bạn học nữ cùng khóa là Maric. v ề sau, tình bạn giữa họ
trở nên rất sâu sắc. Tháng 1 năm 1903, hai người làm lễ thành hôn. Tháng 5 năm
1904, con trai đầu lòng của họ ra đời tại thành phố Bơn, đặt tên là Hanx Anbe
Anhxtanh (Hans Albert Einstein).
Sau này, một vài người đồn rằng có sự cộng tác (cũng có nghĩa là có sư
tham gia ý kiến) đắc lực của Maric với Anhxtanh trong các bài báo khoa học
Anhxtanh công bố trong khoảng thời gian 1905. Nhưng các nhà sử học
chuyên viết về lịch sử vật lí tìm đọc các tài liệu gốc đã khẳng định rằng điều đó là
không đúng.
Sáu năm sau khi sinh Hanx, tháng 7 năm 1910, họ sinh con trai thứ hai tại
Giuyrich, đặt tên là Êđua (Eduard). Sau khi sinh con thứ hai, đời sống vợ chồng
của họ bắt đầu rạn nứt. Đến năm 1914, Anhxtanh chuyển đến Beclinh (Berlin) còn
Maric vẫn ở lại Giuyrich cùng với hai con trai. Việc đó là sự công khai hóa mối

268
Anbe Anhxtanh (1879-1955)

quan hệ không được tốt đẹp giữa hai người. Sau năm năm sống li thân, họ chính
thức li hôn vào ngày 14 tháng 2 năm 1919.
Có một chuyện ngoài lề viết thêm ở đây coi như một dấu ngoặc. Năm
1987, có một bài báo cho biết rằng theo thư từ trao đổi giữa hai người trước khi
thành hôn, thì Anhxtanh và Maric đã có một con gái ngoài giá thú mang tên là
Lide (Lieserl), sinh vào đầu năm 1902 tại Nôvi Xet (Novi Sad)**\ nơi Maric sống
cùng với bố mẹ. Nhưng khi Maric trở lại Thụy Sĩ thì nàng chỉ đi có một mình và
cả rất lâu về sau người ta cũng không thấy cô gái đó. Có lẽ là Anhxtanh không
bao giờ được biết mặt con gái mình. Và theo một bức thư Anhxtanh gửi cho
Maric vào tháng 9 năm 1903 thì có thể là cô con gái đó đã được cho làm con nuôi
hay là đã bị chết do bị sốt phát ban đỏ từ khi còn nhỏ.
(ỉ) Nôvi Xet là thành phố đông dân thứ hai cùa Cộng hòa Xecbi (Serbie), một thành viên của Nam
tư cũ.____________________________________________________________________________________________________________

Sau khi li hôn với Maric, ngày 02 tháng 7 năm 1919, Anhxtanh cưới Enda
Lôventha (Elsa Lởwenthal), cô em họ cả về đằng cha và đằng mẹ.
Định cư tại Mĩ
Ngày 02 tháng 4 năm 1921 Anbe đến
thăm Mĩ lần đầu tiên. Tại thành phố Niuooc
(New York) ông được Hailan (Hylan), thị
trưởng thành phố đón chào nhiệt liệt, ông lưu
lại nơi đây trong ba tuần, đến thăm và đọc bài
giảng tại một số trường đại học.
Năm 1922 ông đến thăm một số nước
châu Á là Xanhgapo, Xơrilanca và Nhật Bản. Anhxtanh và Enđa

Bài giảng đầu tiên của ông tại Tôkiô kéo dài bốn giờ liền. Sau đó ông được Nhật
hoàng và Hoàng hậu tiếp đón tại hoàng cung. Tại đây có hàng nghìn người Nhật

269
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

đã chờ sẵn chỉ mong được nhìn thấy ông. Trong một thư gửi cho con trai trong dịp
này ông viết rằng trong số các nước mà ông đã có dịp đến thăm thì người Nhật để
lại cho ông ấn tưọưg sâu sắc nhất. Họ là những người khiêm nhường, thông minh,
hiếu khách và có văn hóa.
Cuối cuộc hành trình này, trên đường về, ông ghé thăm Paletxtin trong
mười hai ngày, và đó là cuộc viếng thăm duy nhất của ông tới khu vực này. Tại
đây ông được nhà cầm quyền Anh^^* đón tiếp trọng thể như người đứng đầu nhà
nước chứ không phải là nhà vật lí lí thuyết. Khi ông đến nhà riêng của vị Toàn
quyền người Anh, Hecbe Xamuyen (Herbert Samuel), thì một loạt đại bác được
bắn lên để chào mừng. Ngôi nhà như dậy sóng do đám đông ai cũng muốn nghe
ông nói.
(2) Trong thời gian dài, khu vực Paletxtin bị Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm. Cuối thể chiến /, Anh đánh
bật Thổ Nhĩ Kì ra khỏi Paletxtin và thống trị vùng này. Khi đó Paletxtin là noi sinh sống cùa cà
người A rập và người Do thái.

Trong cuộc nói chuyện với công chúng tại đây, ông bày tỏ cảm xúc hân
hoan của mình rằng ông coi đây là những ngày đáng nhớ nhất trong đời ông.
Trước đây, ông luôn luôn cố tìm một cái gì đó thể hiện rằng có tâm hồn Do thái là
điều thật đáng tiếc và hãy quên đi dân tộc mình. Nhưng giờ đây ông thấy thật sự
hạnh phúc vì đã ngộ ra được rằng chính nhân dân Do thái đã dạy cho ông biết
nhận ra chính mình và bổn phận của ông là phải làm cho những người Do thái
cũng tự nhận ra rằng những người Do thái là một lực lượng trên thế giới.
Trong các cuộc thăm viếng, ông thường gặp tình huống người dân cố níu
kéo ông dừng chân để họ được nói chuyện với ông dù chỉ trong vài ba phút;
nhất là ở Mĩ, nơi nhiều người dân biết mặt ông. Sau nhiều lần gặp tình huống khó
xử đó, ông nghĩ ra cách “thoát thân” thật nhẹ nhàng nhưng cũng đầy thiện cảm.
Gặp trường hợp đó ông nói hết sức thân tình với những người muốn gặp ông: xin
lỗi, rất tiếc, nhiều người thường tưởng nhầm tôi là giáo sư Anhxtanh.

270
Anbe Anhxtanh (1879-1955)

Anhxtanh là đối tượng mà các nhà văn, các đạo diễn điện ảnh, các nhạc sĩ,
... thường chú ý vì ông sở hữu một vẻ mặt có đôi mắt xa xăm, một bộ tóc rất
“nghệ s ĩ’. Những nét bề ngoài đó thật thích hợp cho việc xây dựng những nhân
vật là các nhà khoa học luôn sống với những ý tưởng hay các giáo sư “bất cần
đời”.
Tháng 2 năm 1933, ông đến Mĩ lần thứ hai. Lúc này đảng Quốc xã đã
thắng cử ở Đức, do đó Ađôn Hitle lên
làm quốc trưởng. Để tránh sự truy sát
của Hitle, ông quyết định sau chuyến
viếng thăm này ông không trở về Đức
nữa. Trong thời gian tạm lưu lại ở Mĩ,
một số trường đại học tranh thủ mời
Anbe Anhxtanh thăm Mĩ lần đẩu, 1921
ông đến đọc bài giảng.
Cuối tháng 3, ông cùng vợ là bà Enda sang Bỉ bằng tàu thủy. Trên đưòng
đi ông được biết ngôi nhà nghỉ của ông ở Đức đã bị quốc xã cướp phá, con thuyền
buồm của ông đã bị tịch thu. Vì vậy ngày 28 tháng 3 khi vừa cập bến Anvep
(Antvverp) ông đi ngay đến lãnh sự quán Đức (tại Bỉ) trả lại giấy thông hành và
chính thức từ bỏ quyền công dân Đức.
Đầu tháng 4, ông được biết chính phủ
quốc xã Đức đã thông qua luật cấm những người
Do thái làm bất kì công vụ nào trong bộ máy nhà
nước kể cả việc dạy ở trường đại học. Một tháng
sau, ông lại được tin tất cả các công trình của ông
bị quốc xã đem ra đốt hết. Anbe Anhxtanh lưu lại
ở Bỉ vài tháng rồi sang Anh.
Nhà của Albert Einstein
Đến tháng 10 năm ấy ông quay lại Mĩ, lúc

271
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai

đó trường đại học Prinxtcm, bang Niu lecxay (New Jersey) ngỏ ý muốn nhận ông
đến làm việc với điều kiện mồi năm ông chỉ cần có mặt ở trường trong sáu tháng.
Cho đến lúc ấy ông vẫn chưa quyết định dứt khoát là ở Mĩ hay sẽ ở châu Âu, vì ở
châu Âu cũng có một số trường đại học, trong đó có cả trường đại học Ôcxphcrt
(Oxford), mời ông đến làm việc. Mãi đến năm 1935 ông mới quyết định dứt khoát
ở lại Mĩ làm việc.
Nhưng sau đó ít lâu, Enda bị bệnh. Theo chẩn đoán của bác sĩ thì Enda bị
bệnh cả tim và thận. Đến tháng 12 năm 1936, Enda qua đời. Và đến năm 1940
ông xin nhập quốc tịch Mĩ.
Dự án Manhatan (Manhattan)
Năm 1939 một nhóm nhà khoa học Mĩ gốc Hungari đã lên tiếng cảnh báo
cho người Mĩ biết rằng Hitle đang nỗ lực tìm cách chế tạo bom nguyên tử và rất
có thể người Đức sẽ chế tạo thành công loại vũ khí đó. Mùa hè năm 1939, vài
tháng trước khi cuộc thế chiến thứ hai
bắt đầu, nhiều người thuyết phục
Anhxtanh hãy dùng uy tín của mình,
cùng với nhà vật lí Mĩ gốc Hungari
Lêô Dilat (Leó Szilárd), viết thư cho
tống thống Mĩ Phrãngclanh Rudơven
(Pranclin Roosevelt) báo động về khả Ngôi nhà tại Prinx tơn, Anh xtanh đã ở trong
năng của Hitle trong việc chế tạo bom thời gian 1935-1955.

nguyên tử là có thực và khuyến nghị chính phủ Mĩ không thể để Hitle chế tạo
được loại vũ khí này trước Mĩ.
Bức thư này đã đóng góp một phần đáng kể cho việc ra đời của dự án
Manhatan. Ket quả của dự án đó là Mĩ chế tạo thành công hai quả bom nguyên từ
và đã ném xuống Hirôsima và Nagadaki của Nhật Bản. Anhxtanh vốn là người

272
Anbe Anhxtanh (1879-1955)

yêu hòa bình, coi chiến tranh là một thứ bệnh dịch tồi tệ. Nhưng với việc làm này,
ông đã vô tình đứng về phía chiến tranh. Vì vậy ông rất hối hận về việc này.
Năm 1954, một năm trước khi mất, Anhxtanh nói với Lainơt Paolinh (Linus
Pauling), một người bạn lâu năm của ông rằng ông rất tiếc là đã khuyên tổng
thống Rudorven thúc đẩy việc phát triển vũ khí hạt nhân, ông nói đó là một sai lầm
lớn trong đời ông.
Sau này, trong thời kì chiến tranh lạnh, đã ra đời bản tuyên bố Ratxen -
Anhxtanh tỏ ý lo ngại về những nguy cơ của việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Mười
một nhà khoa học lớn trên thế giới đã kí vào bản tuyên bố đó. Riêng Anhxtanh
cũng đã kịp kí vào bản tuyên bố này trước khi ông mất đúng một ngày.
Nhân đây cũng xin nói thêm rằng về quan điểm chính trị, Anhxtanh là
người nghiêng về chủ nghĩa xã hội, ông phê phán chủ nghĩa tư bản. v ề vấn đề này
ông đã trình bày chi tiết trong tác phẩm của ông có tên là Tại sao chủ nghĩa xã
hội.
Những năm tháng cuối đời
Năm 1948 nhà nước Itxraen ra đời; trong khi ấy, Anhxtanh đang ở Mĩ.
Tổng thống đầu tiên của nhà nước Itxraen là nhà hóa học
Cham Vâydơman (Chaim Weizmann). Tháng 9 năm
1952, ông Cham Vâydơman qua đời, vị thủ tướng đầu
tiên của Itxraen là ông Đavit Ben-Gơriôn (David Ben-
Gurion), thông qua đại sứ Itxraen tại Mĩ, tha thiết mời
Anhxtanh về Itxraen làm tổng thống. Nhưng Anhxtanh
chỉ cảm ơn và từ chối, lấy cớ là không có tố chất và cũng
không có kinh nghiệm trong các công việc quản lí nhà
Albert Einstein (1947)
nước.

273
SPBook - vưom tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, Anhxtanh chuyển sang
chế độ ăn kiêng, ồng cho rằng ăn kiêng là một cách thanh lọc cơ thể, là một cách
làm cho khí chất, tinh thần của con người trỏ nên trong sạch. Và như vậy ăn kiêng
mang lại lợi ích to lớn cho con người.
Ngày 17 tháng 4 năm 1955 Anhxtanh cảm thấy căn bệnh cũ của ông đã ổn
định khá lâu nay lại tái phát. (Năm 1948 Anhxtanh bị bệnh phình động mạch chủ
vùng bụng và bi vỡ, nhưng đã được mổ và chữa khỏi). Người ta khuyên ông lần
này cũng nên phẫu thuật, nhưng ông từ chối, ồng nói với nhân viên bệnh viện là
ông không muốn cố kéo dài sự sống một cách nhân tạo; ông tự thấy ông đã làm
tròn bổn phận và ông có thể ra đi một cách thanh thản được rồi.
Sáng ngày hôm sau, ngày 18 tháng 4, Anhxtanh qua đời tại bệnh viện
Prinxtơn, thọ 76 tuổi. Trong khi giải phẫu thi thể ông tại bệnh viện Prinxtơn, bác
sĩ Tômat Xtôn Havây (Thomas Stoltz
Harvey) đã tách lấy riêng bộ óc của ông
(không có giấy phép của gia đình) để bảo
quản lâu dài với hi vọng là sau này khoa
thần kinh học có thể khám phá ra vì sao
Anhxtanh lại thông minh đến thế. Các bộ
phận còn lại của thi thể ông được hỏa
thiêu và tro thì rắc ở ngoài trời chung
quanh nơi ông sống và làm việc.
Khi vào bệnh viện, Anhxtanh còn Anhxtanh trong bức tranh cô động
-Hàng chữ trên căy cột: Hòa bình the giới
mang theo cả bản thảo bài chuấn bị phát -Trên chiếc lá (cách điệu) bị rụng: Không
chống lại hòa bình
biểu ý kiến để phát hình trong một buổi - Trên thanh gươm Anhxíanh đang cầm:
sẵn sàng
truyền hình lễ kỉ niệm bảy năm ngày nhà
nước Itxraen ra đời, theo yêu cầu của đài truyền hình Itxraen. Nhưng ông đã ra đi

274
Anbe Anhxtanh (1879-1955)

quá sớm nên không hoàn thành được yêu cầu mà đài truyền hình Itxraen đặt ra
cho ông.
Trong diễn văn đọc tại buổi lễ tang ông, nhà vật lí hạt nhân Rôbe
Ôpenhâymơ (Robert Oppenheimer) đã nói rằng ông là con người lúc nào cũng
nhìn đúng vào sự thực, không vòng vo né tránh và lúc nào cũng sống đúng bản
chất của mình, ở ông, luôn luôn tỏa ra sự thuần khiết tột cùng như đứa trẻ và sự
cứng rắn lạ thường như cây phong ba.
Ngoài những bài báo khoa học, ông còn trên 150 bài viết ngoài phạm vi
khoa học. Phần lớn đó là những bức thư từ nước ngoài Anhxtanh gửi về cho bà vợ
Enda, cho con gái riêng, con gái nuôi và cả những bài dành cho trưÒTig đại học do
thái Anbe Anhxtanh. Cô Macgot, con gái riêng của Anhxtanh, cho phép được
công bố những bức thư Anhxtanh gửi cho cô, nhưng với điều kiện là phải đợi đến
thời gian sau khi cô mất 20 năm (Macgot mất năm 1986). Một nhân viên của
phòng Lưu trữ trường đại học Anbe Anhxtanh nói với đài BBC rằng số thư từ có
tính chất gia đình từ 1912 đến 1955 ước tính khoảng 3500 trang.

275
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

VIII.IO- Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711-1765)

Lòi dẫn
Bài 21, Vật lí 8 nói về một dạng năng lượng gọi là nhiệt năng. Đầu tiên
người ta cho rằng nhiệt năng được sinh ra từ một loai chất gọi là chất nhiệt. Sau
đó đã ra đời một thuyết càng ngày càng được nhiều người thừa nhận. Thuyết này
cho rằng bản chất của nhiệt năng là do sự chuyển động hồn độn của các hạt vật
chất. Khi mới ra đời, thuyết này chỉ có một một số ít nhà khoa học ủng hộ, trong
đó có Lômônôxôp, Mariôt, Giun, ... Hiện nay ta hiếu rằng cái được nói là các hạt
vật chất thì đó là các phân tử.
Trong số ba nhà khoa học kể trên, ta đã nói về Giun ở bài VIII.6; bài này,
ta nói về Lômônôxôp và đến bài VIII. 11 sẽ nói về Mariôt.
Mikhain Lômônôxôp, thân thế
Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (Mikhail Vasilyevich Lomonosov) sinh
ngày 19 tháng 11 năm 1711 tại làng Đênixôpka
(Denisovka) trên hòn đảo gần Cônmôgôri
(Kholmogory), ở phía bắc nước Nga, hiện nay
ngôi làng đó đổi tên thành làng Lômônôxôp.
Cha Mikhain mang tên Vaxili Đôrôphêvich
Lômônôxôp (Vasily Doroíeyevich Lomonosov)
vốn là nông dân nhưng có làm nghề đánh cá, sau
chuyên sang nghê buôn bán nhỏ. Mẹ Mikhain
mang tên Êlêna Ivanôpna Xipkôva (Elena Mikhail Vasiỉyevich Lomonosov

Ivanovna Sivkova), là con gái ông Ivan Xipkôp


(Ivan Sivkov), một thầy trợ tế trong nhà thờ. Bà là vợ đầu của Vaxili.

276
Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711-1765)

Bà Êlêna là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Bà sinh ra tại một miền quê có
nhiều phong tục đẹp. Tại vùng quê của bà, khi một bé gái mới sinh ra, quà của bé
là một chiếc guồng quay sợi len bé xíu. Lớn hon một chút, quà của cháu cũng là
một chiếc guồng nhưng lớn hơn. Khi đến tuổi tin (teen), người ta dạy cháu quay
len, đan len, dạy cháu yêu lao động và quý trọng lao động của người khác. Ngay
từ bé, bà được tắm mình trong một nền giáo dục xã hội giàu truyền thống nhân
văn đó. Vì vậy, trong cuộc sống gia đình, bà là trái tim của gia đình, bà hết lòng vì
chồng, vì con. Trong cuộc sống riêng, bà là con người của lao động cần cù.
Nhưng tiếc thay, năm 1720, khi ấy Mikhain mới lên chín thì bà đã qua đời.
Năm sau, 10 tuổi, Mikhain phải theo cha đi khắp nơi học nghề buôn bán,
vì cha cho rằng mười tuổi là đã đến tuổi tham gia công việc mưu sinh. Tuy nhiên,
chú bé mười tuổi ấy lại tỏ ra không thích thú gì với việc nay đây mai đó kiếm ăn
mà chú chỉ khát khao được học tập.
Lúc đầu chú được Ivan Sapni (Ivan Shubny), một người láng giềng dạy
chú đọc. Sau đó chú tiếp tục học ông Sabennhicôp (Sabelnikov), người cùng làng.
Nhưng mấy năm liền, những sách mà ông Sabennhicôp dạy chú đọc đều là những
sách kinh thánh vì ông
K ýN C M 30O !«^<IM < M V ư>UữM>KOP

là một thầy trợ tế. Mãi « 7 tl n ss

đến năm mười ba, mười


bổn tuổi chú mới được
tiếp xúc với quyển sách Bưu ctiính ■
yĩẹt Nam 8500^
về ngừ pháp tiếng
V, c ^ ' I .' ^ ^ Hai con tem ki niệm 250 năm và 300 năm, năm sinh Lômônôxôp
Xlavơ. Sau đó chú được ^
tiếp xúc với quyển sách về số học.
Năm Mikhain 13 tuổi, ông Vaxili cưới bà vợ thứ ba Irina (Irina) và là bà
vợ cuối cùng. Ọuan hệ giữa Mikhain và bà dì ghẻ Irina (Irina) thật là ảm đạm. Sau

277
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

này, khi Lômônôxôp đã trên bốn mươi, trong một bức thư gửi Ivan Suvalôp (là
cấp trên và cũng là bạn), Lômônôxôp có kể lại rằng bà dì ghẻ là một người độc ác
và cay nghiệt, luôn luôn chống lại ông. Bà nói với cha ông ràng ông đọc sách
chẳng qua chỉ là vì lười, là để không phải làm một việc gì trong nhà.
Vì vậy, ông bắt buộc phải trốn vào những nơi kín đáo, vắng vẻ để đọc sách và học
tập, những buổi trốn như thế ông thường bị rét và đói.
Học tập ở Matxctrva
Một mặt, không khí trong gia đình thì căng thẳng; mặt khác bản thân lại
rất muốn học lên bậc đại học, nhưng ở làng Đênixôpka thì không có điều kiện
thực hiện ý muốn đó, nên tháng 12 năm 1730 anh thanh niên 19 tuổi Mikhain
quyết định rời bỏ làng quê đi bộ đến Matxcơva (Moskva).
Hành trang của anh lúc đó là một sổ con cá muối để ăn dọc đường và một
ý chí quyết tâm học để mở rộng tầm mắt. Tháng 1 năm 1731 anh đã tới Matxcơva
chỉ với số vốn liếng ban đầu đó. Sau vài ba ngày tìm hiểu, anh nhận ra rằng để có
thể xin được vào học bất kì một trường nào ở đây, bắt buộc phải dấu nguồn gốc
xuất thân của mình. Vì ở đó người ta không nhận con nông dân vào học.
Do đó, khi xin vào học trường ngôn ngữ (ở đó dạy các ngôn ngữ Xlavơ, Hi
Lạp, La tinh) anh đã khai man anh là con một thầy dòng quý tộc ở Cônmôgôri.
Hai năm sau, sự man khai ấy cũng bị phát giác; nếu không nhờ vào kết quả học
tập xuất sắc và tinh thần học tập nghiêm túc thì anh đã bị đuổi khỏi trường.
Trong thời gian học ở trường ngôn ngữ này, những khó khăn chồng chất
siết chặt anh. Trước hết, cha anh báo cho anh biết rằng vì anh là con một nên nếu
anh không bỏ học để về nhà thì số tài sản mà ông đã dành dụm (vì anh) bằng cả
cuộc đời cơ cực của mình, ông sẽ không cho anh một chút gì. Sau khi ông chết,
những người bà con họ hàng xa gần sẽ phát tán, tiêu xài số tài sản đó cho đến hết,
anh chẳng mong gì có phần dù chỉ là một đồng xu nhỏ.

278
Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711-1765)

Và thực tế là trong thời gian học tập ở Matxcơva, anh hoàn toàn không
được gia đình giúp đỡ gì về tài chính. Vì vậy, anh sống hết sức kham khổ; nguồn
sống duy nhất của anh là học bổng, mỗi ngày ba xu. Anh phân chia món tiền đó
như sau: một xu dành cho việc ăn uống (nửa xu mua bánh mì, nửa xu mua nước
quả lên men làm nước uống), còn hai xu dùng vào việc mua sách vở, đồ dùng học
tập, mua giày dép, quần áo và những thứ cần dùng khác.
Ngoài ra, còn những lời chế diễu, cả những lời miệt thị của những bạn
cùng lớp ít tuổi hơn anh nhiều, luôn bủa vây anh. Có lần bọn chúng gào với nhau
cốt để anh nghe thấy: này, trông kìa, con lợn đầu to, 20 tuổi ấy mà cũng đòi đến
đây học tiếng La tinh kia đấy! Những lời khó nghe kiểu như thế đeo bám anh
hàng giờ, hàng ngày chỉ càng làm cho anh nung nấu thêm quyết tâm tiến bước thật
xa, thật nhanh.
Chính lòng quyết tâm đó đã làm cho những người lãnh đạo của trường
thông cảm với việc man khai của anh khi trước; chẳng những thế, anh còn được
nhà trường cử đến Kiep (Kiev) học trong một năm. Nhưng anh không thỏa mãn
với chương trình học và sự giảng dạy ở đấy nên anh đã kết thúc việc học sớm hơn
thời gian quy định và lại quay về Matxcơva.
Sau đó ít lâu, anh đã kết thúc trọn vẹn khóa học với thành tích học tập
không ai trong lóp theo kịp. Kẻ từ khi anh đặt chân đến Matxcơva cho đến lúc đó,
năm 1736, là khoảng thời gian năm năm, trong vòng năm năm đó anh đã học xong
chương trình tám năm.
Chẳng những anh học xong những môn học quy định của nhà trưòng là
tiếng La tinh, tiếng Xlavơ, nghệ thuật làm thơ, nghệ thuật hùng biện, triết học và
thần học; anh còn tự học tiếng Hi Lạp cổ đến mức có thể đọc được các tác phẩm
cổ điển nguyên bản. Hơn nữa, không phải anh chỉ hoàn thành những môn học quy
định mà còn hoàn thành một cách xuất sắc.

279
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Do vậy, ngay sau khi tốt nghiệp, hội đồng nhà trường đã chọn anh và 12
học sinh nữa gửi đến học tiếp tại trường đại học Xanh Pêtecbua (Saint
Petersburg). Tuy nhiên, anh cũng chỉ lưu lại Xanh Pêtecbua một thời gian ngắn,
chừng 7 tháng. Vì lúc đó, có ba suất học bổng dành cho ba sinh viên được đi học
ở Đức, anh là một trong ba ứng viên.
Học tập ở Đức
Ngày 19 tháng 9 năm 1736 anh
(cùng hai sinh viên nữa) rời Pêtecbua,
đến ngày 3 tháng 11 ba sinh viên này
tới trường đại học Macbuôc (Marburg)
nước Đức. Hồi ấy, Macbuôc là trường
đại học lón nhất châu Âu. Tại trường
đại học này, Lômônôxôp theo học lớp
Ngói nhà Lômônôxôp lưu trú trong thời
triết học, toán học; ngoài ra Lômônôxôp
gian học ở Macbuôc, Đức
còn theo học cả những môn mà lúc đó
còn là những môn học rất sơ sài là vật lí học và hóa học.
Ngay những ngày đầu nhập
học, tài năng của Lômônôxôp đã được
nhiều giáo sư của nhà trường chú ý,
trong đó có giáo sư Critxchian Vôn
(Christian Wolff), hiệu phó trường đại
học Macbuôc và là một gương mặt nổi
tiếng về triết học của Đức. Ngoài ra,
giáo sư Đruyxinh (Druysing) người
giảng dạy các môn vật lí, hóa học cũng Bức khảm lớn nhất của Lômônôxôp mô tà trận
đánh Poontava (Poltava)
hết lời khen ngợi lòng say mê học tập

280
Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711-1765)

của Lômônôxôp. Trong một bức thư gửi Huân tước Cooc (Korff), Đruyxinh viết
rằng ông không nghi ngờ gì sau này anh thanh niên đó (Lômônôxôp) sẽ làm được
nhiều việc có ích cho xứ sở của anh ta và ông cũng viết rằng đó chính là lòng
mong muốn từ trái tim ông.
Học ở Macbuôc hon hai năm, tháng 7 năm 1739 Lômônôxôp chuyển đến
trường đại học mỏ Phrâybec (Preiberg) học về luyện kim. Nhưng do quan hệ giữa
Lômônôxôp và một giáo sư của ngành học này không tốt, vì vị giáo sư đó có
những khuất tất về mặt tiền nong, nên Lômônôxôp chỉ học ngành này gần một
năm rồi sau đó anh chuyển sang lĩnh vực văn học, đặc biệt anh rất chú ý đến nghệ
thuật làm thơ. Từ việc nghiên cứu nền thi ca Đức, anh đi đến kết luận rằng muốn
cho nền thi ca Nga phát triển rực rỡ hơn nữa thì cần phải tiến hành cải cách ngôn
ngừ Nga.
i 1) Trận Pôntava là trận đánh giữa quân đội Nga và Thụy Điển do hai hoàng đế nổi tiếng nhất
châu Ẩu hồi đó là Pie đại đế và Cac (Karl) XII chi huy. Ket quả là phần chiến thắng thuộc về
phía Nga, chấm dứt cuộc xâm lăng cùa Thụy Điên vào lãnh tho Nga.

Trở về Nga
Đen mùa xuân năm 1741 quan hệ căng thẳng giữa Lômônôxôp và vị giáo
sư nọ lên đến đỉnh điểm nên Lômônôxôp bỏ học và quay về Nga. Việc quay về
Nga, Lômônôxôp không báo cho Xanh Pêtecbua biết. Vì vậy, cuộc trở về của anh
gặp rất nhiều trắc trở, chủ yếu là vì trong túi anh không có nổi một xu. Trước hết
anh đến lãnh sự quán Nga tại Laixich (Leipzig) và cả Catxen (Kassel) nhờ giúp đỡ
nhưng không có kết quả. Anh lại nảy ra ý định đáp tàu thủy về Ackhanghen
(Arkhangelsk) nhưng cũng không được.
Sau đó anh lại quay về Macbuôc nhờ những người lính mà anh quen biết
từ trước giúp đỡ đê anh gia nhập vào một đơn vị quân đội Đức với hi vọng là có
thể thông qua sự chuyển quân mà anh về được Nga. Nhưng lần này vẫn thất bại vì

281
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

anh lại được điều động về một đơn vị đồn trú tại một nơi ở phía tây nước Đức. ở
đây anh tìm cách trốn khỏi trại lính, quay về Macbuôc và quyết định báo cáo tình
cảnh của anh với Xanh Pêtecbua.
Cuối cùng anh được Pêtecbua cấp tiền để anh trở về. Sau năm năm xa
cách, ngày 08 tháng 7 năm 1741 anh về tới Pêtecbua. Ngay sau khi về nước,
Lômônôxôp đã được sắp xếp tạm thời làm một số công việc ở viện Hàn lâm Khoa
học Pêtecbua. Năm sau, năm 1742, Lômônôxôp được chính thức bổ nhiệm làm
trợ lí cho lãnh đạo của ban Vật lí.
Thời trưởng thành của Lômônôxôp, kể từ khi đặt chân lên Matxcơva rồi
được cử đi học ở Xanh Pêtecbua và sau đó học ở Đức, là thời kì nội tình nước
Nga thật là bi thảm, hỗn loạn. Năm 1725 Pie Đại đế, vị hoàng đế lừng danh nước
Nga, qua đời. Ngai vàng được truyền cho Hoàng hậu Catêrin I (Catherine I).
Nhưng chỉ hai năm sau, năm 1727, Nữ hoàng Catêrin I cũng qua đời. Ngai
vàng truyền cho Pie II, trưởng tôn của Pie Đại đế. Nhưng trị vì chưa đầy ba năm,
đến năm 1730, lại đến lượt hoàng đế Pie II ra đi. Chỉ trong vòng năm năm hai vị
hoàng đế (và một nữ hoàng ) băng hà. Do đó triều đình chia năm bè bảy mối, nội
bộ lục đục, lòng người li tán.
Pie Đại đế và Hoàng hậu Catêrin I còn một con gái là Êlidabet Pêtrôpna
(Elisabeth Petrovna). Nhưng lợi dụng lúc rối ren đó, bọn gian thần đã phớt lờ
Êlidabet và cố tìm người nào dễ sai khiến để đưa lên ngôi. Ana Ivanôpna (Anna
Ivanovna) là người mà họ chú ý. Ana Ivanôpna gọi Pie Đại đế là bác ruột, nghĩa là
người cũng đúng dòng họ đế vương. Tuy nhiên, điều mà họ cần nhất lại là ở chỗ
nàng là con người nhạt nhòa, nông cạn, thích ăn chơi.
Năm 1710, 17 tuổi, nàng kết hôn với công tước xứ Cuôclăng (Courland),
hơn nàng một tuổi. Ket hôn mới được một năm thì bồng nhiên chồng nàng từ giã
cõi đời vì thói ăn chơi dại dột. Nàng trở thành góa phụ năm mới 18 tuổi, chưa có

282
Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711-1765)

con và nàng vần ở lại xứ Cuôclăng. Thời thơ ấu, đã không học hành một cách đầy
đủ; đến khi góa bụa, mặc dù còn rất trẻ nhưng nàng vẫn chẳng chịu học hành.
Đồng thời, lúc đó ở chung quanh toàn là những kẻ nịnh bợ, đàng điếm nên nàng
càng có điều kiện thuận lợi để sống buông thả.
Vì vậy, lúc bọn gian thần tìm đến nàng, mặc dù lúc ấy nàng đã đứng tuổi,
nhimg vốn kiến thức vẫn chẳng có gì, ngoại trừ lèo tèo một ít tiếng Đức sơ đẳng.
Một con người như vậy thật hợp với toan tính của họ. Do đó họ quyết tâm lập
mưu đưa bằng được nàng lên ngai vàng với lí do nàng đích thực là dòng dõi đế
vương. Vậy là nàng chính thức trở thành Nữ hoàng Ana Ivanôpna. Tuy nhiên,
nàng chỉ ngồi làm vì trên ngai, mọi quyền hành đều bị thâu tóm vào trong tay bọn
gian thần mà người ta gọi là “phe phái Đức”.
Chẳng những chỉ ở trong triều mà trong tất cả các cơ quan nhà nước, từ
trung ương đến địa phương, nơi nào cũng có “phe phái Đức” nắm mọi quyền
hành. Viện Hàn lâm, trong đó có Ban Vật lí, cũng không nằm ngoài tình trạng đó.
Khi Lômônôxôp về nước thì Ana Ivanôpna đã mất từ hai năm trước. Ngai
vàng của nước Nga đã có người chủ xứng đáng, đó là Nữ hoàng Êlidabet
Pêtrôpna. Tuy thế, lực lượng của bọn gian thần vẫn còn rất mạnh, nhimg trong
triều họ không dám ra mặt nên tình hình cũng đỡ nhiễu nhương hơn. Còn ở các
địa phương thì tình trạng vẫn rối ren, “phe phái Đức” vẫn nắm mọi quyền hành,
kể cả ở viện Hàn lâm, nơi làm việc của Lômônôxôp cũng thế.
Đấu tranh trong viện Hàn lâm
Một con người thẳng thắn và trung thực như Lômônôxôp tất nhiên là
không thể chịu được những cảnh nhiễu nhương đó. ông công khai phản đối chủ
trương sai trái của lãnh đạo viện, đặc biệt là phản đối quyết liệt chủ nghĩa dòng
dõi, chủ nghĩa bằng cấp của người chóp bu của viện.

283
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Ý kiến của Lômônôxôp rất có sức thuyết phục đứng ở khía cạnh lòng yêu
nước cũng như ở khía cạnh khoa học. Nhưng
Lômônôxôp đang ở vào thế bất lợi. về phía
những người lãnh đạo của viện thì mặc dầu
họ hầu hết là những đầu óc trống rồng về
khoa học nhưng lại đầy ắp những toan tính
xảo trá được phết một “lớp sơn lộng lẫy” là
bằng cấp và dòng dõi quý tộc. Đó là cái vỏ Tượng Lômônôxôp tại làng Lômônôxôp
bọc choáng ngọp đủ làm bức màn che đậy
vững chắc cho họ. Trái lại, Lômônôxôp mặc dù là con người tài năng nhưng lại
xuất thân từ một gia đình nông dân chân đất, áo vải. Bản thân Lômônôxôp lại
không có bằng cấp, không có danh hiệu gì về học thuật.
Thành ra Lômônôxôp bị đẩy vào hoàn cảnh lạc lõng, cô độc. Nhưng không
chỉ có thế, họ còn dựa vào tính bộc trực của Lômônôxôp để kết tội ông là
“lăng mạ những người đáng kính” và tháng 5 năm 1743 họ tống ông vào tù. Tuy
thế, vẫn còn một điều may cho Lômônôxôp là ông còn một chỗ dựa mà ông rất tin
tưởng và ngưỡng mộ, đó là Nữ hoàng Êlidabet Pêtơrôpna.
ở trong tù, Lômônôxôp sáng tác hai bài thơ và ông tìm cách khéo léo và bí
mật gửi đến Nữ hoàng Êlidabet. Hai bài thơ đó được triều đình đón nhận nhiệt
tình và chính qua hai bài thơ đó người ta tâm phục thi tài của Lômônôxôp. Kết
quả là Nữ hoàng Êlidabet ra lệnh trả tự do ngay lập tức cho Lômônôxôp và tháng
1 năm 1744 ông được ra khỏi nhà tù.
Sau đó thì lãnh đạo của viện Hàn lâm cũng có sự thay đổi căn bản. Ivan
Suvalôp (Ivan Chouvalov), một người bạn tin cậy của ông, được giao nhiệm vụ
tham gia vào ban lãnh đạo viện Hàn lâm. Tuy thế, cũng phải đợi đến hơn một năm

284
Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711-1765)

sau, Lômônôxôp mới được chính thức bổ nhiệm chức vụ giáo sư hóa học của viện
Hàn lâm.
Mặc dù về danh nghĩa là giáo sư hóa học nhưng Lômônôxôp là con người
đa tài nên những hoạt động và nghiên cứu của ông bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực
khác nhau: văn học, ngôn ngữ, thi ca, hóa học, vật lí học. ông là người xây dựng
phòng thí nghiệm hóa học đầu tiên của viện Hàn lâm; và theo nhật kí của phòng
thí nghiệm thì trong thời gian ba năm sau khi thành lập ông đã thực hiện ở phòng
thí nghiệm đó hơn bốn nghìn thí nghiệm.
Văn thơ
Đặc biệt, tài thơ của Lômônôxôp nổi tiếng đến mức đã trở thành “nguyên
soái” thi ca trong triều, ông đã được triều đình chỉ định sáng tác một bài thơ để
chúc mừng đám cưới của Pie Phiôđôrôvich (Pierre Piodorovitch) với công chúa
nước Đức là Xôphi Anhan Zecbơ (Sophie d'Anhalt-
Zerbst), sẽ tổ chức vào tháng 8 năm 1745. Lúc đó,
Pie Phiôđôrôvich đã được triều đình chỉ định là
người thừa kế ngai vàng của Nữ hoàng Êlidabet.
Cũng do sự nổi trội của ông về tài năng văn
chương nên triều đình có ý hướng ông rẽ hắn sang
con đường văn chương với vai trò là người bảo trợ
nền văn học Nga. Tuy nhiên, ông đã từ chối, ông Nữ hoàng Catêrin II đến thăm
Lômônôxôptại nhà riêng
tâm sự rằng ông sẽ hết sức phục vụ cho nền văn học
Nga, cho việc làm đẹp ngôn ngữ Nga, nhưng ông cũng rất mong mỗi ngày ông có
được cho riêng ông vài ba giờ để làm các thí nghiệm về hóa học, vật lí học thay vì
để chơi bi a.

285
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Sau nhiều năm miệt mài nghiền ngầm, năm 1755, ông cho ra đời quyển
Ngữ pháp tiếng Nga, đó là quyển Ngữ pháp tiếng Nga đầu tiên của nước Nga, đó
là sự thể hiện lòng yêu tiếng mẹ đẻ sâu sắc của ông.
Trong quyển Ngữ pháp tiếng Nga, ông có viết lời đề tặng Nữ hoàng
Êlidabet Pêtơrôpna, trong đó có đoạn: hoàng đế Saclơ Ket (Charles Quint) nói
rằng thật là thích họp khi người ta dùng tiếng Tây Ban Nha để nói với Chúa Trời,
tiếng Pháp để nói với bạn bè, tiếng Đức để nói với kẻ thù, tiếng Italia để nói với
phụ nữ. Nhưng với ai biết tiếng Nga chắc chắn họ thấy cần phải thêm vào: dùng
tiếng Nga để nói với tất cả. Tiếng Nga có được vẻ trang trọng của tiếng Tây Ban
Nha, vẻ sinh động của tiếng Pháp, vẻ mạnh mẽ của tiếng Đức, vẻ mềm mại của
tiếng Italia; đấy là chưa kể đến vẻ phong phú, vẻ súc tích của tiếng Hi Lạp và
tiếng La tinh.
Từ lâu, ông đã từng ấp ủ ý định thành lập trường đại học quốc gia
Matxcơva. Nhưng mãi đến năm 1754 ông mới có điều kiện để quyết liệt thúc đẩy
thực hiện ý định đó. Đen năm 1755 nhà trường đã tổ chức lễ khánh thành với sự
có mặt của Nữ hoàng Êlidabet và một nhân vật quan trọng của viện Hàn lâm Khoa
học, Suvalôp. Tuy nhiên cái ý định của ông là thành lập trường đại học dành cho
mọi người ở mọi tầng lớp xã hội có ý muốn học tập để mở rộng hiểu biết thì
không thực hiện được.
Ngày 01 thàng 3 năm 1757 Lômônôxôp được cử vào ban lãnh đạo viện
Hàn lâm, nhưng thực chất ông là người đứng đầu viện Hàn lâm. Khi ấy tại nhà
riêng của ông ở trên đảo Vaxiliepxki (Vassilievski), ông cho xây dựng một phòng
thí nghiệm ở ngay trong ngôi nhà mình. Đồng thời ông cải tổ viện Hàn lâm một
cách sâu sắc theo hưóng thực chất, không khoa trương.
Nữ hoàng Catêrin II

286
Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711-1765)

Ngày 25 tháng 12 năm 1761 Nữ hoàng Êlidabet qua đời. Việc ra đi của Nữ
hoàng đánh dấu sự chấm dứt thời kì “dễ thở” của viện Hàn lâm. Sau khi Nữ hoàng
ra đi Pie Phiôđôrôvich lên nối ngôi và gọi là Pie III. Pie III là con của Anna
PêtOTÔpna (Anna Petrovna), chị ruột Nừ hoàng Êlidabet. Anna đã qua đời ngay
sau khi sinh Pie được vài ngày. Khi Êlidabet PêtoTÔpna trở thành Nữ hoàng, bà
liền đón Pie về nuôi và sau đó Pie được chỉ định là người nối ngôi. Năm 1745, Pie
Phiôđôrôvich kết hôn với công chúa nước Đức là Xôphi Anhan Zecbơ.
Lômônôxôp là người đã được yêu cầu viết bài thơ mừng đám cưới hai người đã
nói đến ở trên.
Ngay từ khi nhận lời cầu
hôn, Xôphi đã có dã tâm là sẽ
chiếm ngôi của Pie, còn Pie lại là
người cả tin nên chỉ sau khi lên
ngai vàng chừng nửa năm đã bị
Xôphi lập mưu lật đổ và hãm hại.
Trường Đại học mang tên Lômônôxôp tại Matxcơva
Sau đó, Xôphi lên trị vì và gọi là
Nữ hoàng Catêrin II (Catherine II) và còn có tên là Đại Nữ hoàng Catêrin.
Sau khi Nữ hoàng Catêrin II lên cầm quyền, đất nước Nga, trong đó có
viện Hàn lâm Nga lại quay trở lại cái thời kì thực quyền thuộc về “phe phái Đức”.
Viện Hàn lâm lại bước vào thời kì tiêu điều. Suvalôp thì bị thất sủng và bị loại ra
khỏi viện.
Những đối thủ của Lômônôxôp thì kết tội Lômônôxôp là rượu chè và tìm
cách hạ bệ ông. Mưu đồ của họ là lợi dụng việc ông được phong viện sĩ viện Hàn
lâm Thụy Điển (1760) và viện sĩ viện Hàn lâm Bôlônhơ (1764) để đưa ông
ra nước ngoài, do đó truất quyền ông trong nước. Nhưng vì uy tín của Lômônôxôp

287
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

chẳng những là rất lớn ở trong nước mà còn có tiếng vang ở cả nước ngoài, nên
Nữ hoàng Catêrin II không dám thực hiện mưu đồ đó.
Cuộc sống riêng
Ta đã biết Lômônôxôp học tại trường đại học Macbuôc trong thời gian hai
năm rưỡi, từ cuối năm 1736 đến tháng 7 năm 1739. Trong thời gian này,
Lômônôxôp ở trọ tại nhà bà Êlidabet Critxtin Zin (Elizabeth Christine Zilch). ông
chồng bà Êlidabet Critxtin là chủ một xưởng bia cỡ trung bình, nhưng khi
Lômônôxôp đến đây thì ông đã qua đời từ mấy năm trước. Vì vậy Êlidabet
Critxtin là một bà góa, thay chồng quản lí xưởng bia và tần tảo nuôi hai con, cô
con gái Êlidabet Zin và cậu con trai Giôhan (Johann) Zin.
Ngay những ngày đầu ở nhà bà Êlidabet Critxtin, Lômônôxôp đã nhận
thấy Êlidabet Zin là cô gái nền nã và nề nếp, một cô gái
được sự chăm sóc giáo dục chu đáo của bố mẹ. Khi nhìn
vào đôi mắt cô, anh cảm thấy có cái gì đó thật ấm áp. Dù
vậy, anh vẫn tự nhủ mình là phải cố tránh xa cô để không
mắc vào chuyện yêu đương. Anh nghĩ đầu tiên là yêu, rồi
sau đó sẽ là gia đình. Việc lập gia đình với cô, đối với
ĩr*.
anh, sẽ có hai trở ngại: anh khó có đủ tiền để nuôi sống
một gia đình mà cô vợ là một người Đức và niềm tin tôn Huy chương Lômônôxôp

giáo khác nhau giữa hai người.


Nhưng tình yêu là do trái tim điều khiển, vì thế tình yêu của anh đến với
cô lúc nào đó không biết. Và hai năm sau, năm 1738, hai người tuyên bố yêu
nhau. Có sự trùng lặp đặc biệt là Êlidabet Zin sinh năm 1720, đúng năm mà bà
Êlêna, mẹ Lômônôxôp, ra đi sang thế giới bên kia. Đến tháng 2 năm 1739, họ
cưới nhau và cuối năm đó bé gái đầu lòng của họ ra đời, bé được đặt tên là
Catarina Êlidabet (Catharina Elizabeth). Trước khi sinh bé Catarina, họ đã tổ chức

288
Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711-1765)

cưới, nhưng không làm lễ ở nhà thờ; vì vậy tháng 6 năm 1740 họ lại làm lễ cưới ở
một nhà thờ cải cách trong thành phố.
Như ta đã biết năm 1741 Lômônôxôp trở về Nga. Trước đó, hai vợ chồng
họ đã thỏa thuận với nhau là trước mắt hai mẹ con tạm thời ở lại Đức. về Nga,
Lômônôxôp sẽ thu xếp gửi tiền sang cho Êlidabet. Anh biết rằng khi anh rời Đức
thì Êlidabet đã có bầu đứa con thứ hai vì thế chắc chắn cô sẽ gặp nhiều khó khăn.
v ề phần Lômônôxôp, khi về đến Nga, viện Hàn lâm Pêtecbua đã thu xếp
việc làm cho anh nhưng vì lương quá thấp nên anh vẫn đang loay hoay tìm cách
thực hiện lời hứa với vợ. Vào lúc đó, anh lại được tin ngày 01 tháng 1 năm 1742,
Êlidabet đã sinh con thứ hai là bé trai. Nhvmg chỉ sau khi chào đời một tháng bé
đã ra đi. Lômônôxôp vội gửi cho vợ một trăm rúp. Đối với anh đó là một món tiền
khá lớn, bởi vì lương năm của anh chỉ được ba trăm năm chục rúp.
Đầu năm 1743, Êlidabet và con gái Catarina Êlidabet cùng với Giôhan Zin
đên Xanh Pêtecbua. Nhưng niềm vui xum họp của họ thật quá ngắn ngủi. Cô con
gái bốn tuổi vừa mới nếm trải tình thương ngọt ngào của cha thì đã vội vĩnh biệt
cha ngay cùng năm 1743.
Mặc dù trước đó hai vợ chồng đã làm lễ cưới tại nhà thờ cải cách ở Đức,
nhưng các nhà thờ ở Nga chủ yếu là các nhà thờ chính thống giáo. Vì vậy họ lại
làm lễ cưới tại một nhà thờ chính thống giáo ở Nga. Sau đó Êlidabet mang tên
Nga là Êlidaveta Anđrêepna Lômônôxôva (Elizaveta Andreevna Lomonosova).
Lômônôxôp nhớ lại những cảm nhận về Êlidaveta lúc mới chạm mặt, bây
giờ thấy những cảm nhận ấy thật không sai. Êlidaveta quả là người vợ hiền, là
người biết cách giữ gìn mái ấm gia đình, là người biết cách chăm chút, bảo vệ tình
yêu thương lẫn nhau trong gia đình.
Ngày 02 tháng 2 năm 1749 Êlidaveta sinh con thứ ba, một “công chúa”.
Lômônôxôp có những kỉ niệm rất sâu sắc về mẹ, trong những bài viết,

289
SPBook - vươn tầm tri thức, cháp cánh tương \ ú

bài phát biểu từ khi mẹ mất, chưa một lần nào ông nhắc đến tên mẹ. Nhưng thực
ra những kí ức về mẹ, ông giữ kín trong tim suốt đời. Vì vậy, sau khi “công chúa”
của ông chào đời, ông đề nghị với vợ đặt tên là Êlêna, tên của mẹ ông. Đó là cách
ông tỏ lòng yêu quý và biết ơn mẹ. Đồng thời, đó cũng là lòng mong muốn con
gái ông sau này trở thành một phụ nữ có những đức tính như bà nội của con. Cuộc
sống trong gia đình Lômônôxôp đã là cuộc sống đầy hạnh phúc. Bây giờ có thêm
Êlêna hạnh phúc gia đình lại tăng lên gấp bội.
Từ năm 1762, ông cảm thấy sức khỏe có dấu hiệu giảm sút. Nhưng cũng
bắt đầu từ đó, các thành viên trong gia đình ông lại càng gắn bó, thương yêu nhau
hơn. Êlêna tuy mới là một thiếu nữ mà đã biết giúp đỡ mẹ săn sóc cha hết mực.
Một giáo sư người Italia, sau khi đến thăm Lômônôxôp tại nhà riêng đã nói là ông
chưa thấy một gia đình nào có cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc hơn thế.
Ngày 07 tháng 6 năm 1764, Nữ hoàng Catêrin II đến thăm ông tại nhà
riêng với tư cách cá nhân, ông vốn không có cảm tình với Nữ hoàng nhưng ông
không thể không tiếp, ông mời Nữ hoàng thưởng lãm bức tranh khảm trong đó có
hàng chữ ca ngợi Pie Đại đế, mời Nữ hoàng xem những dụng cụ thí nghiệm do
ông sáng tạo ra,... . ông mời Nữ hoàng dùng cơm với gia đình. Mặc dù cuộc tiếp
đón là phép lịch sự miễn cưõTig nhưng Nữ hoàng tỏ ra rất hài lòng. Khi ra về, Nữ
hoàng còn mời gia đình Lômônôxôp đến dùng cơm tại gia đình Nữ hoàng.
Sang năm sau, năm 1765, hình như Lômônôxôp đã dự cảm được số phận
của mình, ồng nói lời cảm ơn Êlidaveta, vì nàng đã mang lại cho ông những ngày
đầy yêu thương và hạnh phúc trong suốt nửa sau của cuộc đời ông. Với Êlêna, ông
tỏ ý hài lòng vì cô tỏ ra là cô gái có giáo dục, đồng thời lại là cô gái có khả năng
về văn học và âm nhạc, cho đến lúc ấy cô đã biết được hai ngoại ngữ. Một ngày
trước khi ra đi, ông đồng ý cho phép cô nhận lời cầu hôn của Alêcxây
Cônxtantinôp (Alexei Konstantinov), chủ nhiệm thư viện Hoàng gia.

290
Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711-1765)

Từ ngày 04 tháng 3 năm 1765 ông không đến viện Hàn lâm Khoa học
được nữa. Cuối tháng 3 ông kê ra những việc ông còn đang làm dở dang và viết
thư dặn Giôhan Zin làm tiếp. Ngày 04 tháng 4, tại nhà riêng, vào lúc năm giờ
chiều, nhà “bách khoa toàn thư” chào vợ, con, những người thân và bạn bè rồi từ
giã cõi đời. Ngày 08 tháng 4, thi hài ông được chôn cất tại nghĩa trang Xanh Lada
(St. Lazare), Xanh Pêtecbua. Nữ hoàng Catêrin II cho tổ chức lễ tang nhà học giả
yêu nước này một cách trang trọng. Nhưng sau đó bà lại ra lệnh tịch thu tất cả
những bài viết của ông mà trong đó có chứa đựng tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa.
Bởi vì bà cho rằng tư tưởng đó là sự đe dọa cho an ninh của xã hội nông nô^’*lúc
đó đang tồn tại ở Nga.
(I) Chê độ nâng nô tồn tại ở Nga cho đến thế ki XIX. Nói chính xác, chế độ này chi tồn tại ở miền
trung và miền nam nước Nga. Năm 1861, Sa hoàng Alecxandơ II (Alexander II) ra lệnh bãi bỏ chế
độ n à y.

về sau, Xôphia Cônxtantinôva (Sophia


Konstantinova) cô cháu ngoại của ông trở thành phu
nhân của vị tướng lừng danh nước Nga Nhicôlai
Raepxki (Nikolay Raevsky), người đưcmg thời ca
tụng ông là anh hùng của những anh hùng. Chắt ngoại
ông (con của Xôphia) Maria Raepxkaya (Maria
Mộ Lômônôxô ở Petecbua
Raevskaya) kết hôn với quận vương Xecgây
Vôncônxki (Sergei Volkonsky) và trở thành quận chúa.

291
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

VIII.l 1- Etmơ Mariôt (1620-1684)

Lời dẫn
Bài 21, Vật lí 8 nói về bản chất nhiệt năng. Trong bài đó ta gặp ba nhà
khoa học, Giun, Lômônôxôp và Mariôt. Trong các bài VIII.6, VIII. 10 ta đã nói về
Giun và Lômônôxôp; bài này sẽ nói về Mariôt, một nhà khoa học người Pháp.
Thân thế
Etmơ Mariôt (Edme Mariotte) là nhà khoa học người Pháp. Gia đình ông
sinh sống tại thị trấn Tin-Saten (Til-Châtel). Cha ông tên là
Ximôn Mariôt (Simon Mariotte), làm nhân viên trong một cơ
quan hành chính của thị trấn. Mẹ ông là Catêrin Đênixôt
(Catherine Denisot) chết vì bị bệnh dịch từ khi Etmơ còn nhỏ.
Gia đình Etmơ có năm anh chị em, ông là em út.
Ngoài ông ra, bốn anh chị em có tên là Gin (Jean), Đơnix
Edme Mariotíe
(Denise), Clôt (Claude) và Catarin (Catharine). Gin làm nhân
viên văn phòng Nghị viện tại Paris cho đến cuối đời. Đơnix (Denise) và Clôt
(Claude) có gia đình riêng và sinh sống ở Đigiông (Dijon), gần Tin-Saten. Catarin
kết hôn với Bledơ dơ Bôbrơi (Blaise de Beaubrieul), cố vấn của vua Lui XIV.
Etmơ Mariôt là người cùng thời với nhiều nhà khoa học danh tiếng khác,
như Bledơ Paxcan, Ôttô phôn Ghêrich, .... Những tài liệu về thời trẻ của những
nhà khoa học này cho đến nay vẫn còn lưu lại được khá nhiều. Nhưng không hiểu
vì sao, riêng đối với Etmơ Mariôt thì những tài liệu về cuộc sống thời thơ ấu và
thời thanh niên còn lưu lại hầu như không có gì đáng kể.
Chẳng hạn như ông sinh vào ngày, tháng nào, cho đến nay chủng ta không
biết, thậm chí cả đến năm sinh và nơi sinh của ông, chúng ta cũng hoàn toàn

292
Etmơ Mariôt (1620-1684)

không biết. Trong những tài liệu viết về ông, người ta vẫn viết rằng ông sinh vào
năm 1620 và nơi sinh của ông là Đigiông; nhưng thực ra đó chỉ là sự phỏng đoán.
Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng nếu Đigiông không phải là nơi sinh thì
đó cũng là nơi ở của ông trong thời gian khá dài. Điều này dựa vào hai căn cứ sau.
Năm 1668 Cônbe (Colbert) mời ông tham gia viện Hàn lâm Khoa học Paris (vì
vậy về sau người ta coi ông là một trong những sáng lập viên của viện) thì lúc đó
ông đang ở Đigiông. Cân cứ thứ hai là một bức thư ông gửi cho Crixchian
Huyghen báo tin ràng ông mới phát hiện ra một điều rất thú vị, đó là điểm mù của
mắt người. Bức thư đó viết vào năm 1668 được gửi đi từ Đigiông. Bức thư này
hiện nay vẫn còn được lưu giữ và có thể đó là bức thư còn lại duy nhất của ông.
Có người cho rằng sau năm 1668 ông còn ở Đigiông một thời gian khá lâu
nữa. Tuy nhiên có nhiều tài liệu đáng tin cậy cho biết đến năm 1670 thì ông
chuyển về Paris làm việc ở đó cho đến khi qua đời. Địa chỉ ghi trên lá thư ông gửi
cho Lainit (Leibniz) trong thời gian này chứng tỏ ràng ông cư trú ở phố Bectanh
Poarê (Bertin-Poiưée).
ỏ Paris hình như có thời gian ông sống cùng với Gin, có thời gian ông
sống với vợ chồng Catarin - Bledơ dơ Bôbrơi. Điều này là dựa vào một lá thư của
Lainit trong đó có viết ràng Etmơ Mariôt đang ở tại địa chỉ của ông Bôbrơn
(Beaubrun). Có lẽ Lainit muốn nói là Bôbrơi, vì hai cái tên này phát âm nghe na
ná giống nhau (chú ý rằng Lainit là nhà khoa học người Đức).
Còn một mảng thông tin nữa chúng ta cũng rất muốn biết đó là mảng
thông tin về việc học tập của ông lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành. Trước khi
tham gia viện Hàn lâm ông đã có một số công trình nghiên cứu khoa học mang
nhiều bút danh khác nhau. Trong những công trình đó và cả trong những bài viết
sau khi ông đã tham gia viện Hàn lâm, ông không hé lộ một tia sáng nhỏ nào cho
chúng ta biết ông đã học ở những trường nào, những môn học nào ông yêu thích,

293
SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tương lai

những nguyên nhân nào đã làm cho ông ham thích công việc nghiên cứu khoa học
và đặc biệt là khi ông tham gia viện Hàn lâm thì ông đứng ở vị trí nào trong bậc
thang những nhà khoa học trong nước lúc đó.
Dựa vào những điều đặc biệt rất ít ỏi thể hiện trong những công trình khoa
học của ông và cả bức thư ông gửi cho Huyghen năm 1668, người ta thiên về ý
nghĩ cho rằng tất cả những gì mà ông có được đều do việc tự học của ông mang
lại.
Trong làng khoa học, ông thường được coi là nhà vật lí. Nhưng công trình
nghiên cứu khoa học đáng chú ý của ông trước khi tham gia viện Hàn lâm lại
không thuộc ngành vật lí mà lúc ấy người ta coi ông như một nhà sinh lí học thực
vật.
Tuy nhiên những nghiên cứu của ông chủ yếu là vào thời gian sau khi ông
tham gia viện Hàn lâm. Quả thực những nghiên cứu của ông trong thời gian này
nằm trong nhiều lĩnh vực vật lí khác nhau. Chẳng hạn như chuyển động của chất
lỏng, bản chất của màu sắc, bản chất của tiếng kèn, sự rơi của các vật nặng, sự
đông đặc của nước, phong vũ biểu, sự va chạm của các vật, bản chất của không
khí, hiện tượng cầu vồng, ....
Đặc biệt, khi nói đến Mariôt không thể không nói đến một nghiên cứu nổi
bật của ông, về sau trở thành một định luật vật lí mang tên kép, tên ông và tên một
nhà khoa học người Anh là Bôi, định luật Bôi- Mariôt. Định luật này các bạn sẽ
được học ở cấp trung học cơ sở.
Là thành viên của viện Hàn lâm Khoa học trong 25 năm, Mariôt có ảnh
hưởng khá lớn đến những người làm khoa học ở trong cũng như ở ngoài viện.
Những nghiên cứu của ông cũng có tiếng vang ở nước ngoài, đặc biệt là ở Anh.
Niutơn gọi Mariôt là nhà khoa học nổi tiếng. Khi viết quyển sách Những nguyên lí
toán học của triết học tự nhiên, Niutơn đã trích dẫn nhiều công trình của Mariôt.

294
Etmơ Mariôt (1620-1684)

Năm 1681, Mariôt nghỉ công tác ở viện Hàn lâm. Ba năm sau, ngày 12 tháng 5
năm 1684, ông qua đời tại Paris.
Hiện nay còn có một thông tin cho rằng ông được phong là huân tước của
Sadơin (Chasetìil). Cái tên Sadơin này đọc và viết hao hao như cái tên hiện nay
của một thị trấn du lịch là thị trấn Sadơi (Chazeuil). Những tài liệu còn lưu lại cho
biết vào đầu thế kỉ XVII ở thị trấn Sadơi có một vài dòng họ cùng có tên là
Mariôt. Trong số này có một người giữ chức vụ đứng đầu các chức sắc của một
nhà thờ lÓTi trong vùng. Ngày nay còn một bằng chứng gián tiếp khiến người ta
nghĩ rằng người đó chính là Etmơ Mariôt, nhưng điều đó chưa có gì là chắc chắn.
Còn nơi sinh của ông thì những tài liệu viết về ông cũng cho rằng đó là Đigiông.
Người ta phỏng đoán như vậy là vì xưa nay Đigiông là thủ phủ của Sadơi. Cho
nên ông là huân tước của Sadơi thì ắt nơi sinh của ông phải là Đigiông.

295
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

VIIL12- Tômat Xavơri (1650-1715)

Lời dẫn
Bài 28, Vật lí 8 nói về động cơ nhiệt. Trong mục Có thể em chưa biết ở
cuối bài đó có giới thiệu hai nhà sáng chế đã chế tạo ra những động cơ nhiệt đầu
tiên trên thế giới, đó là Xavơri và Ôttô. Trong bài này ta nói về Xavơri và bài sau,
bài VIII. 13, sẽ nói về Ôttô.
Thân thế
Tômat Xavơri sinh ra trong trang viên
Xinxtơn (Shilstone), gần thị trấn Môtbơri
(Modbury), tỉnh Đivôn (Devon) nước Anh.
Ngày nay tài liệu về thời thơ ấu, nói đúng ra
là về cả bốn thập niên đầu đời của Xavơri
không còn. Vì vậy người ta không biết gì về
ông trong khoảng thời gian này. Chẳng hạn
như ông sinh vào năm nào, không ai biết, mà
chỉ phỏng đoán rằng ông sinh vào khoảng Thomas Savery
năm 1650.
v ề nghề nghiệp, ta cũng chỉ phỏng đoán Xavơri vốn là một kĩ sư dân sự,
nhưng gia nhập quân đội, nên hầu như quá nửa đời ông làm việc trong các cơ
quan quân sự. Trong một thời gian dài ông làm việc ở Cục thương bệnh binh của
Hải quân Hoàng gia. Mãi đến khi ông đã năm mươi hai tuổi, năm 1702, ông mới
được phong quân hàm đại úy.
Ngoài nhCÍTig khi phải làm công việc cơ quan, ông tranh thủ làm các thí
nghiệm cơ học. Năm 1696 ông đệ đơn xin cấp bằng sáng chế về chiếc máy mài
nhẵn thủy tinh hay đá hoa cương để chế tạo các bộ phận rất cần dùng trong các tàu

296
Tômat Xavơri (1650-1715)

hải quân. Nhưng Bộ Tư lệnh Hải quân và viên tổng thanh tra Hải quân Hoàng gia
Etmun Đămmơ (Edmund Dummer) đã từ chối xem xét sáng kiến này.
Vì sáng kiến không được sử dụng nên XavoTÌ dành thì giờ cho việc viết
sách, dịch sách. Trong thời gian này ông đã viết quyển Nghề đi biển, những điêu
cần biết và dịch từ tiếng Đức, quyển về vấn đề xây thành lũy của Nam tước van
Côehon (van Coehoom), người Hà Lan.
Có tài liệu viết rằng hình như năm 1702, sau khi được phong quân hàm
Đại úy, người ta cho ông giải ngũ với tư cách như một người loạn trí.
Máy hoi nước XavoTÌ
Mặc dù quá nửa đời người, XavoTÌ làm việc trong quân đội, nhưng công
trình đáng chú ý của ông là sáng chế ra chiếc máy bom nước dân dụng. Lúc ấy
máy bơm nước rất cần dùng trong việc khai thác mỏ. Vì vậy, ở đây ta không nói
đến một Xavơri quân nhân mà nói đến một Xavơri kĩ sư, một Xavơri nhà sáng
chế.
Trên đây ta đã nói Xavơri làm việc ở cục Thương bệnh binh của hải quân,
công việc cụ thể là lo việc thuốc men cho các bệnh viện của hải quân. Để làm việc
đó ông phải có mối quan hệ chặt chẽ với công ti Apôtêkeri (Apothecaries), một
công ti chuyên cung cấp thuốc cho hải quân. Vì vậy ông phải thường xuyên đi
Đacmao (Dartmouth) nơi đặt trụ sở của công ti này. Tại Đacmao ông đã gặp
Tômat Niucômen (Thomas Newcomen), một người lúc ấy cũng đang dồn công
sức vào việc chế tạo chiếc máy bơm nước.
Ngày 02 tháng 7 năm 1698, Xavơri xin cấp bằng sáng chế về chiếc máy
hơi nước. Trong đơn, ông nói là máy dùng để bơm nước trong việc khai thác các
mỏ than nhưng cũng có thể dùng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Chiếc
máy này dùng hơi nước, để có hơi nước thì cần phải đun nước, nghĩa là cần phải
có lửa. Vì vậy ông nghĩ rằng suy cho cùng thì đây là chiếc máy dùng sức mạnh

297
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

của lửa. Trong bản khai xin cấp bằng sáng chế ông cũng không gọi là máy hơi
nước mà gọi là máy dùng sức mạnh của lửa.
Ngày 14 tháng 6 năm 1699, Xavơri giới thiệu chiếc máy ở hội Khoa học
Hoàng gia. Trong đơn xin cấp bằng sáng chế, và cả trong buổi trình bày ở
hội Hoàng gia, không có bản vẽ sơ đồ, thậm chí cũng không mô tả chi tiết cấu tạo
của máy.
Vì vậy, năm 1702, Xavơri quyết định họp báo công bố quyền sách của ông
có tên là Bạn của người thợ mỏ hay Một cỗ mảy dùng lửa đưa nước lên cao.
Trong quyển sách này ông tuyên bố rằng dùng máy này có thể bơm nước ở mỏ ra
ngoài và ông trình bày cụ thể sơ đồ của máy. Tháng 3 năm 1702 một tờ báo đăng
tin là các động cơ Xavơri đã sẵn sàng đưa vào sử dụng, mọi người cóthể đến
tham quan vào các buổi chiều thứ tư và thứ bảy hàng tuần, tạicơ sở gần tòa án
Xalixbơri (Salisbury), Luân Đôn. Theo những chỉ dẫn tại nơi quảng cáo thì áp
suất hơi của máy lớn hơn áp suất không khí thông thường khoảng từ tám đến
mười lần (nghĩa là khoảng từ 8 đến 10 atm).
Đây là chiếc máy hơi nước không dùng pit
tông. Nguyên lí hoạt động của máy rất đơn giản
(xem hình vẽ). Giả sử một lúc nào đó, ta gọi là giai
đoạn 1, van A và van B đóng, van c và van D mở.
Khi đó nước lạnh (từ một nguồn phụ không vẽ
trong hình) qua van c tưới xuống vỏ xilanh làm cho Sơ đồ máv hơi nước Xavơri

hơi nước trong xilanh ngưng tụ, do đó nước ở dưới mỏ được hút lên qua van D
chảy vào xilanh.
Sang giai đoạn 2, van A và van B mở, van c và van D đóng. Hơi nước
trong nồi hơi qua van A vào trong xi lanh, nén lên nước trong xilanh làm cho
nước chảy ra ngoài qua van B. Sau đó bơm lại trở về trạng thái như giai đoạn 1,

298
TômatXavơri (1650-1715)

rồi chuyển sang giai đoạn 2. Cứ như thế tiếp diễn, kết quả là nước ở mỏ được hút
lên mặt đất và đưa ra ngoài.
Cũng cần nói thêm rằng trong ba năm đầu ra mắt thị trưÒTig, vận hành của
máy gặp khá nhiều trục trặc. Có máy do áp suất của hơi lớn quá nên khi vận hành
một số mối hàn của máy bị bong ra, do đó luôn luôn phải hàn lại các mối hàn đó.
Lại có máy luồng hơi phun ra mạnh và nóng quá đến nỗi “xé rách” máy ra thành
nhiều mảnh. Có máy đang làm việc thì bỗng nhiên nước trong máy phun lên xối
xả làm hỏng máy.
Đặc biệt có một số máy do hàn không thật kín nên nước chỉ lên cao được
chừng 7m, không thể hút nước từ giếng mỏ lên được. Những máy đó chỉ có thể
dùng để hút nước ở hồ ao hay rãnh nuớc tại những khu vực gần mỏ, hay hút nước
ở sông lên cung cấp cho thị trấn hay cho nhà dân trong thành phố.
Tình trạng như trên kéo dài đến khoảng năm 1705 thì về căn bản là được
khắc phục. Khoảng từ 1706 trở đi, khi đại đa số máy đã vân hành ổn định thì lại
gặp những khó khăn khác. Chẳng hạn như có chủ đất phàn nàn rằng máy chạy ở
mỏ than bên cạnh gây ra tiếng ồn làm họ khó chịu.
Sáng chế đầu tiên của Xavơri vào tháng 7 năm 1698 được bảo hộ 14 năm.
Năm sau, năm 1699, một đạo luật của Nghị viện tăng thời hạn bảo hộ lên 21 năm.
Nhưng đạo luật này không nói cụ thể là áp dụng cho sáng chế đầu tiên của Xavơri
mà chỉ nói chung chung là Đạo luật về Động cơ Lửa. Theo tinh thần đó, người ta
hiểu sáng chế của Xavơri theo một nghĩa rất rộng, nó bao trùm toàn bộ những
động cơ nào dùng lửa để đưa nước lên cao. Do đó những động cơ được thiết kế
trong thời gian này trở thành được hưởng quyền ưu đãi đặc biệt: bất kì động cơ
nào dùng lửa để đưa nước lên cao đều nằm trong phạm vi bảo hộ của đạo luật.

299
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Ông Giêm Xmit (James Smith) dành được quyền sử dụng động cơ Xavơri
ở Xcôtlen. Năm 1699 Xmit họp tác với Xavơri nên đến năm 1701 lại dành được
quyền bảo hộ bằng sáng chế từ Nghị viện Xcôtlen.
Trên đây đã nói, lúc đó Niucômen cũng đang cố sức chế tạo máy bơm
nước. Cái khó cho Niucômen là cấu trúc của chiếc máy bơm Niucômen khác máy
bơm Xavơri ở chỗ máy (Niucômen) có pit tông theo kiểu máy của Đơni Papanh
(Denis Papin) sản xuất từ năm 1690. Nhưng theo đạo luật của nghị viện Anh thì
nó vẫn thuộc phạm vi sáng chế của Xavơri. Do đó, nếu Niucômen muốn sản xuất
máy bơm theo thiết kế của mình thì vẫn bắt buộc phải họp tác với Xavơri. Năm
1712, hai người thỏa thuận với nhau là máy thiết kế theo Niucômen, nhưng trên
thị trường vẫn phải lấy danh nghĩa là sáng chế của Xavơri!
Mãi đến sau năm 1715, nghĩa là sau khi Xavơri mất, thì bằng sáng chế
Xavơri và Đạo luật của Nghị viện mới được trao cho một công ti có tên là Chủ sở
hữu Sáng chế Đưa nước lên cao bằng Lửa. Công ti này cấp phép cho nhiều cơ sở
sản xuất và vận hành động cơ Niucômen với điều kiện mỗi năm phải trả cho công
ti 420 bảng. Còn trong trưòưg họp mỏ than thì hàng năm phải trả 200 bảng và một
nửa lợi nhuận của mỏ cho dịch vụ bảo hành máy. Đạo luật động cơ lừa được lưu
hành mãi đến năm 1733, tức là bốn năm sau khi Niucômen mất.

300
Nicôlau Auguxt Ôttô (1832-1891)

VIII.13- Nicôlau Auguxt Ôttô (1832-1891)

Lời dẫn
Bài VIII. 13 ta đã nói về Savơri , một trong hai người đầu tiên chế tạo ra
động cơ nhiệt. Bài này nói về nhân vật thứ hai, Ỏttô. Thực ra loại động cơ nhiệt
của Savơri chỉ có ý nghĩa lịch sừ, động cơ nhiệt do Òttô chế tạo có vai trò đặc biệt
trong công nghệ, đó là động cơ bốn kì, ngày nay nó vẫn còn được dùng một cách
phổ biến.
Tuổi thơ ấu và bắt đầu lập nghiệp
Nicôlau Auguxt Ôttô^'* (Nikolaus August Otto) là nhà sáng chế công
nghiệp người Đức. ông sinh ngày 14 tháng 6 nãm
1832 tại Hônhauden (Holzhausen), một ngôi làng nhỏ
bên bờ sông Ranh (Rhine), thuộc thành phố
Đơtxenđooc (Dusseldorí), ở phía tây nước Đức.
Cha Nicôlau là Philip Ôttô (Phillip Otto), chủ
trang trại nhỏ kiêm trưởng bộ phận bưu điện của làng.
Sau khi sinh Nicôlau ít lâu thì ông qua đời. Nhưng bà
mẹ là người phụ nữ hiểu biết và cứng cỏi nên bà đã
thay chồng nuôi dạy con cái, trong đó có Nicôlau, nên
Nikolaus Augusí Otto
người.
(I) Cũng có tài liệu viết là Nicôlai Ôguvxt Ôttô hay Nicôlai Ôttô.

ở bậc tiểu học và trung học, Nicôlau là một học sinh giỏi. Nhận ra năng
khiếu của con nên bà mẹ đã có ý định hướng cho con sau này lên đại học sẽ học
về kĩ thuật. Nhưng khi Nicôlau chuẩn bị vào đại học thì cuộc cách mạng tháng 3
của Đức^^' thất bại, kinh tế Đức bắt đầu suy yếu.

301
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

(2) Cuộc cách mạng khởi đấu vào tháng 3 năm 1848, do sự bất mãn của dân chủng đối với sự
chuyên chế của nhà nước. Đen tháng 7 năm 1849 thì bị quân đội Pho và Ao đập tan.

Vì vậy bà cho rằng với nền kinh tế xuống dốc thì các nghề kĩ thuật không
phải là nghề thích hợp mà tốt hơn cả là công việc buôn bán. Lúc đó Nicôlau mới
mười sáu tuổi, đang là tuổi sung sức về học tập, nhưng theo lời khuyên của mẹ,
anh không học lên đại học nữa mà xin vào làm ở một cửa hàng thực phẩm tại
thành phố Phranhphuôc (Prankíurt) gần nhà.
Thời gian đó, anh ruột Nicôlau là Uyliam (William) đang làm chủ một cửa
hàng dệt may tại thành phố Côlônhơ (Cologne) nên anh đã giúp Nicôlau xin được
một chân đại diện bán hàng cho một hãng buôn lón. Do đó Nicôlau chuyển chỗ ở
về thành phố Côlônhơ.
Công việc của Nicôlau là phân phối cà phê, đưòng và các đồ dùng nhà bếp
cho các cửa hàng đại lí bán lẻ ở rải rác khắp miền tây nước Đức. Trong khi rong
ruổi đi bán hàng ở lủiiều nơi, Nicôlau được biết đến loại động cơ nhiệt mà anh cho
là rất lạ.
Tập đoàn N.A. Ôttô và công ti
Trước đó anh chỉ biết những động cơ nhiệt chạy bằng hơi nước. Còn chiếc
động cơ này không có bộ phận đun nước nằm ngoài động cơ mà hỗn họp hơi đốt
(khí than) và không khí được đốt trực tiếp ở bên trong động cơ (động cơ đốt
trong) làm cho pit tông chuyển động. Đó là loại động cơ mới được sáng chế bởi
Êchiên Lơnoa (Etienne Lenoir) một kĩ sư người Bỉ (nhưng sau chuyển cư sang
Pháp).
Khi đó Nicôlau rất chú ý đến loại động cơ “lạ” này. Quan sát động cơ vận
hành anh nhận thấy động cơ còn có một số nhược điểm, chẳng hạn như khi làm
việc động cơ rất ồn, việc chuyến nhiên liệu sang dạng khí (hơi) bên trong động cơ

302
Nicôlau Auguxt Ôttô (1832-1891)

để đốt cùng không khí là công việc rất phức tạp, đặc biệt động cơ sinh ra quá
nhiều nhiệt thừa nghĩa là việc sử dụng nhiên liệu là rất lãng phí.
Trong số các nhược điểm kể trên, trước hết Nicôlau nghĩ đến nhược điếm
liên quan đến dạng nhiên liệu. Anh cho rằng dùng nhiên liệu lỏng (xăng) thay cho
nhiên liệu khí sẽ thuận tiện hơn. Sau đó anh lại nảy ra ý tưởng về một bộ phận
trộn nhiên liệu lỏng và không khí ở bên trong xi lanh theo một tỉ lệ thích họp để
đốt cháy (làm cho pit tông chuyển động) thì sẽ tiết kiệm được nhiên liệu. Ngày
nay ta gọi đó là bộ chế hòa khí, nhớ rằng cho đến lúc ấy, anh chưa được học gì về
kĩ thuật.
Sau đó anh đã tạo ra được chiếc động cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng với bộ
chế hòa khí và đưa đăng kí ở Phổ năm
1861. Nhưng sáng kiến của anh bị từ chối.
Tuy nhiên chiếc động cơ đó vẫn được
thừa nhận là chiếc động cơ dùng nhiên
liệu lỏng với bộ chế hòa khí đầu tiên trên
thế giới.
Năm 1864, Nicôlau gặp ơgien Ngôi trường trung học, nơi Nicôlau Óttô
đã theo học
Lănggien (Eugen Langen), một nhà công
nghiệp rất quan tâm đến những máy bơm mà nhà máy của ông đang cần đến.
Quan sát chiếc động cơ của Nicôlau, ông nhận ra rằng tuy động cơ còn có một vài
hạn chế nhưng có thể cải tiến và nó sẽ có nhiều công dụng. Do đó, sau khi gặp
Nicôlau chỉ một tháng, ông quyết định họp tác với Nicôlau thành lập tập đoàn sản
xuất động cơ lấy tên là tập đoàn N. A. Ôttô và công ti.
Ông ơgien đầu tư tiền, Nicôlau đầu tư chất xám. Sau ba năm Nicôlau miệt
mài làm việc, chiếc động cơ đã được hoàn thiện mà sau này người ta gọi là động

303
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

cơ Ôttô - Lănggien. Nó kết họp được những ưu điểm của chiếc động cơ Lơnoa và
chiếc động cơ có bộ chế hòa khí mà Nicôlau Ôttô mới tạo ra.
Họ quyết định đưa chiếc động cơ đó đến dự triển lãm quốc tế Paris 1867.
Nhưng thật bất ngờ là ngay đầu tiên họ bị dội cả thùng nước lạnh: ban giám khảo
của triển lãm tuyên bố rằng chiếc động cơ đó chẳng có gì nổi bật. Nhưng cũng còn
điều may mắn là trong ban giám khảo có một người bạn cũ của Lănggien từ thời
còn học trung học, ông bạn này thuyết phục ban giám khảo cần xem xét thận
trọng bằng cách cho động cơ chạy thử. Quả nhiên khi chạy thử thì chiếc động cơ
Ồttô - Lănggien chỉ tiêu tốn nhiên liệu bằng nửa những động cơ khác. Vì vậy cuối
cùng là chiếc động cơ này lại được thưởng huy chương vàng.
Công ti Đơt AG
Thành công đó làm cho động cơ Ôttô - Lănggien trở thành nổi tiếng và rất
nhiều nơi đặt mua. Nhưng tập đoàn N. A. Ôttô và công ti không đủ vốn để mở
rộng sản xuất. Họ lại phải thương lưọTig với Lutvich Auguxt Ruden (Ludwig
August Roosen) một doanh nhân ở Hămbuôc (Hamburg), thành lập một tập đoàn
mới.
Tháng 3 năm 1869, tập đoàn của Lănggien, Ôttô và Ruzen ra đời, nhà máy
của họ chuyển về Đơt (Deutz) vùng ngoại ô của Côlônhơ. Mặc dù tập đoàn mới
đã được thành lập, Ruzen đã đầu tư tài chính, nhưng họ tính ra vẫn thiếu hụt vốn
rất nhiều. Lănggien lại phải thuyết phục mấy ông anh của mình và cả bạn của các
ông anh, khi ấy đang kinh doanh ngành sản xuất đường, đầu tư và thành lập một
tập đoàn lớn. Tháng 1 năm 1872, tập đoàn lớn này ra đời, lấy tên là công ti sản
xuất động cơ Đơt AG.
Số vốn của công ti tăng gấp hơn mười ba lần so với số tiền đầu tư của
Ruzen. Tuy nhiên, vì Nicôlau Ốttô không có tiền để góp vốn nên ông không được
coi là một cổ đông của công ti mà chỉ được coi là một cộng tác viên dài hạn.

304
Nicôlau Auguxt Ồttô (1832-1891)

Sau khi thành lập Đơt AG, Lănggien có một quyết định quan trọng đối với
công ti. Lănggien có một người bạn tên là Gotlep Đemlơ (Gottleib Daimler), một
kĩ sư đã nhiều năm làm việc ở nhiều nhà máy châu Âu. Theo Lănggien thì Đemlơ
có khả năng điều hành được các công việc của một nhà máy lớn. Do đó Lănggien
cố thuyết phục Đemlơ đến làm việc với Đd: AG và giao cho Đemlơ chức vụ giám
đốc kĩ thuật của công ti.
Đemlơ lại giới thiệu một người bạn thân của mình với công ti, một kĩ sư
trẻ tên là Vinlem Mâybach (Wilhelm Maybach). Suốt thời gian dài sau đó,
Mâybach trở thành kĩ sư thiết kế trụ cột của công ti và là người cộng tác đắc lực
với Nicôlau Òttô trong nhiều dự án, trong đó có cả những dự án rất quan trọng.
Đoi AG trở thành cơ sở sản xuất động cơ đầu tiên trên thế giới có ảnh hưởng đến
toàn châu Âu.
Động cơ bốn kì
Năm 1876 Nicôlau Ôttô đưa ra một sáng kiến rất quan trọng về cấu tạo của
một loại động cơ mà trước đó chưa hề có. Tất
cả những động cơ cho đến lúc ấy đang được sử
dụng đều là những động cơ hai kì. Những động
cơ loại này có nhược điểm là rất ồn, rung lắc
nhiều và công suất của máy không lớn.
Muốn khắc phục được những nhược Một góc cùa làng Hoonhauden, quê
hương Nicôlau Ởttô
điểm đó thì phải kiểm soát chặt chẽ tỉ lệ giữa
nhiên liệu với không khí và phải được nén một cách thích hợp; đặc biệt là các quá
trình xảy ra trong xilanh như việc trộn hỗn hợp, việc đốt cháy hỗn họp,...phải
được phân phối và khống chế một cách chặt chẽ. Đó là những khó khăn rất lớn.
Theo Nicôlau Òttô thì họp lí hơn cả là cải tiến chu trình làm việc của động cơ từ
hai kì thành bốn kì. Từ đó Nicôlau Ôttô quyết tâm thiết kế loại động cơ bốn kì.

305
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Theo thiết kế của Ôttô thì trong chu trình bốn kì chỉ có một kì sinh công
(kì ba: đốt nhiên liệu) còn ba kì kia là các việc chuẩn bị cho kì sinh công và thải
khí đốt. Vì lí do này mà đại đa số các kĩ sư hồi đó không tin tưởng vào loại động
cơ này. Bởi vì theo họ, khi động cơ làm việc kì nào máy cũng phải sinh công, nếu
chỉ có một kì sinh công thì công suất của máy sẽ rất thấp. Tuy nhiên ngay khi ấy
Nicôlau Ôttô đã nghĩ rằng có thể nâng công suất của mày bằng kĩ thuật bơm nhiên
liệu. Lúc ấy người ta đã thảo luận sôi nổi về kĩ thuật này.
Với sáng kiến về động cơ bốn kì, Nicôlau Ôttô lại thu được một thành
công lóu thứ hai kể từ năm 1867. Thành công này đã vượt xa thành công lần
trước. Loại động cơ bốn kì này được thừa nhận rộng rãi trên thương trường đến
nỗi nó được gọi là động cơ Ôttô. Khách hàng của Đơt AG tăng lên rất lớn. Mười
ba năm liền sau đó công ti đã bán được trên 8300 động cơ, trung bình mồi tuần
bán được mười một động cơ. Thắng lợi vang dội của động cơ bốn kì và của công
ti Đơt AG trên toàn châu Âu là điều nhiều công ti khác mơ ước.
Tuy nhiên cũng vì thắng lợi đó mà lại xảy ra những trục trặc đáng tiếc.
Vào năm 1884 một luật sư người Pháp tên là Vigăng (Wigand) tìm thấy một
quyển sách cũ tiếng Pháp trong đó có đoạn viết rằng năm 1862, Anphônxơ Bô dơ
Rôsa (Alphonse Beau de Rochas) một kĩ sư người Pháp đã có sáng kiến về chu
trình làm việc bốn kì của động cơ đốt trong.
Luật sư Vigăng là bạn của hai doanh nhân trong ngành sản xuất động cơ
ơn (Emst) và Bectôn Coocting (Berthold Korting) ở Hanôvơ (Hannover). Hai
doanh nhân này biết rồ rằng tài liệu đó không nói rõ Bô dơ Rôsa đã thực tế tạo ra
động cơ đó hay chưa và cũng không nói rõ sáng kiến đó còn hay không còn giá trị
pháp lí về bản quyền vì không biết Bô dơ Rôsa có nộp hay không nộp thuế bản
quyền hàng năm (ở nhiều nước tác giả phải nộp thuế bản quyền hàng năm mới
được duy trì bản quyền).

306
Nicôlau Auguxt Ôttô (1832-1891)

Mặc dù vậy, dựa vào thế của luật sư, Coocting vẫn quyết định kiện
Nicôlau Ôttô. Theo luật của Đức hồi đó thì bằng sáng chế không có giá trị trong
phạm vi quốc gia mà phụ thuộc từng địa phưcmg. Một bằng sáng chế có thể có giá
trị ở tỉnh này nhưng không có giá trị ở tỉnh khác. Trong tình hình như vậy thì tất
nhiên Coocting phải khởi kiện tại địa phưong nào chắc chắn có khả năng thắng
kiện.
Đen lúc ấy, động cơ bốn kì của Nicôlau Ôttô đã trở thành thương hiệu nổi
tiếng và đã chiếm hầu hết thị phần châu Âu và hơn thế ở triển lãm Paris 1878
động cơ đó đã được huy chương vàng. Còn Bô dơ Rôsa thì sáng kiến mới chỉ nằm
trên giấy, chưa sản xuất được một động cơ nào, dù chỉ để làm mẫu. Nhưng vấn đề
nan giải cho Nicôlau Ôttô là ở chỗ người ta đã tìm ra bằng chứng rằng Bô dơ Rôsa
đã đăng kí bảo vệ sáng kiến của mình ngày 16 tháng Inăm 1862.
Vì vậy, năm 1886, Nicôlau Ôttô bị tòa án (ở một tỉnh) tuyên bố hủy bằng
sáng chế (về động cơ bốn kì). Và kết quả là Coocting mặc nhiên có quyền sản
xuất loại động cơ làm việc theo chu trình Òttô. (Cần nói thêm rằng dù vậy Nicôlau
Òttô vẫn có thể bảo vệ quyền hợp pháp đối với bằng sáng chế của mình ở Anh,
nhưng ông đã không làm việc đó).
Trong vụ kiện này, công chúng và cả chính phủ lại tỏ ra hờ hững với việc
bảo vệ Nicôlau Ôttô. Người ta đồn đoán rằng sở dĩ như vậy là vì chính phủ không
muốn sự giàu có chỉ tập trung vào một số ít người mà cần có sự phân chia cho
nhiều người.
Nhân tiện đây ta nói thêm vài lời về động cơ đốt trong hai kì và bốn kì.
Theo những nghiên cứu lịch sử gần đây thì năm 1854, hai nhà sáng chế người
Italia là ơgiêniô Baxanti (Eugenio Barsanti) và Phêlixơ Matơxi (Pelice Matteucci)
đã được cấp bằng sáng chế (số 1072) về chiếc động cơ đốt trong hai kì. Các
nghiên cứu xác định ràng động cơ mà Òttô đưa đến triển lãm Paris 1867 có nhiều

307
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

phần giống với động cơ Italia nói trên, nhưng cũng không một tài liệu nào nói
rằng Ôttô đã biết đến động cơ Italia. v ề động cơ bốn kì thì ngoài Anphônxơ Bô
đơ Rôsa còn một người Áo tên là Crixchiên Râyman (Christian Reithmann) đã
được cấp bằng sáng chế ngày 26 tháng 10 năm
1860, trước Bô đơ Rôsa hơn một năm. □EUTSCHt eUNOESPOST ri
Năm 1882, không một lời báo trước cho ọ>•
Nicôlau Ôttô, Đemlơ và Mâybach lẳng lặng tuyên
bố rời bỏ công ti Đơt AG để thành lập công ti riêng.
Đen 1889 Đemlơ và Mâybach đã áp dụng thành 20
công chu trình Ôttô để chế tạo chiếc động cơ dùng
Con tem (Đức phát hành) ki
cho ô tô, chiếc động cơ bốn kì được lắp đặt gọn niệm 100 năm động cơ Ottô-
Lawnggien đầu tiên ra đời
gàng và kín đáo trong xe. Năm sau, 1890, chiếc ô tô
chạy bàng động cơ bốn kì đầu tiên do họ sản xuất đã được bán ra thị trưòng.
Những năm tháng cuối đòi
Năm 1884 Nicôlau Ôttô có sáng kiến chế tạo bộ đánh lửa bằng từ với điện
thế thấp đầu tiên. Tuy nhiên, năm 1886, một tòa án ở Đức không công nhận bản
quyền sáng chế của ông. Dư luận rộng rãi ở Đức cho rằng phán quyết của tòa là
thiếu công bằng, tuy nhiên những chuyện như vậy thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Mặc
dầu khi ấy Ôttô đã là người giàu có, nhưng phán quyết của tòa vẫn làm cho ông
buồn phiền, chán nản. Ngày 26 tháng 1 năm 1891, Nicôlau Ôttô qua đời ở
Côlônhơ.
Một bức tượng vinh danh Nicôlau Ôttô được dựng ở sân trước nhà ga
Côlônhơ. Ngày nay nhiều người khi qua sân ga thường nói với nhau rằng con
người này “đã đặt cả thế giới lên trên bốn chiếc bánh xe”. Có lẽ không ai không
nghĩ rằng đó là câu tri ân xứng đáng đối với Nicôlau Ôttô.

308
Nicôlau Auguxt Ồttô (1832-1891)

Mặc dù ở nơi này, nơi nọ người ta vần nghĩ rằng Đemlơ là người đã chế
tạo ra chiếc ô tô dùng động cơ bốn kì đầu tiên. Nhưng những người viết lịch sử và
cả những người ngồi trong những chiếc ô tô đang bon trên đường thì luôn nghĩ
rằng con người xứng đáng được họ tôn vinh là con người đã sáng tạo ra động cơ
bốn kì.
Ta còn nhớ lúc đầu lập nghiệp Nicôlau Ôttô là người bán hàng đại diện
cho một hãng buôn nên anh phải đi lại giao dịch với nhiều người, nhiều nơi.
Trong quá trình đó anh làm quen với cô gái Anna Gôtxi (Anna Gossi) kém anh 7
tuổi và hai người đã nói lời hứa hẹn với nhau. Nhưng rồi công việc kinh doanh,
đặc biệt là cái động cơ mà anh cho là lạ ấy, cuốn hút anh. Thành ra cái thời gian
“nói lời hứa hẹn với nhau” kéo dài đến tận 9 năm họ mới làm lễ cưới. Những điều
quan tâm trong đời sống thường ngày và những trăn trở vui buồn của họ trong
những cuộc thí nghiệm về cái động cơ lạ mà ta biết là do sau ngày cưới Anna đã
tiết lộ những bức thư tình của Nicôlau gửi cho cô.
Hẳn là ở dưới suối vàng, ông Nicôlau Ồttô cũng cảm thấy được mát lòng
khi ông biết rằng công ti do Lănggien và ông thành lập
qua nhiều biến đổi thăng trầm, cuối cùng đã trở thành
công ti sản xuất động cơ đốt trong lớn nhất nước Đức:
công ti Clocnơ - Hơmbôn - Đơt AG (Klockner-
Humboldt-Deutz AG).
Và anh con trai út của ông bà Nicôlau-Anna,
Guxtap Ôttô (Gustav Otto), đã trở thành kĩ sư thiết kế
Biêu tượng Nicôlau Ottô
động cơ máy bay, thừa hưởng những sáng kiến của cha
mình. Năm 1911, Guxtap 28 tuổi, đứng ra thành lập công ti thiết kế, sản xuất máy
bay và động cơ máy bay. Ngày 21 tháng 7 năm 1917, công ti của Guxtap Ôttô sáp
nhập với công ti của Cac Rap (Karl Rapp) và trở thành công ti BMW.

309
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Công ti của Cac Rap trước đây cũng là công ti chuyên sản xuất động cơ
máy bay nhưng từ lâu đã chuyển thành công ti vừa sản xuất động cơ máy bay vừa
sản xuất động cơ ô tô, lấy tên là công ti BMW AG (Bayerische Motoren Werke
AG). Vì vậy khi công ti của Guxtap Ôttô sáp nhập với công ti của Cac Rap thì họ
lấy tên là công ti BMW.

310
Giooc Ximôn ôm (1789-1854)

LỚP IX

IX.l- Giooc Ximôn ôm (1789-1854)

Lòi dẫn
Trong hai bài 1 và 2, Vật lí 9 ta được biết có một đại lượng vật lí ít được
nói đến trong đời sống hàng ngày, đó là điện trở. Cũng trong hai bài đó ta còn
được biết một định luật liên hệ giữa hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở.
Người khám phá ra định luật đó là Òm, một nhà khoa học người Đức. Vì vậy định
luật này mang tên là định luật ôm. Đơn vị đo điện trở được đặt tên là ôm, kí hiệu
làa
Giooc Òm, thời thơ ấu
Giooc Ximôn ôm (Georg Simon Ohm) sinh ngày 16 tháng 3 năm 1789
trong một gia đình theo đạo tin lành, tại thành phố
Êlanghen (Erlangen) thuộc bang Bavaria (Bavaria)
nước Đức. Giooc Ximôn ôm là con của ông Giôhan
Vôngang ôm (iohann Wolfgang Ohm), một người
thợ sắt, và bà Maria Êlidabet Bêch (Maria Elizabeth
Beck), con gái một người thợ may.
Ông bà Giooc-Maria sinh được bảy người
con, nhưng bốn người đã chết từ khi còn nhỏ. Ba
người sống sót là Giooc, Mactin (Martin), em trai Georg Simon Ohm
Giooc và Êlidabet Bacbara (Elizabeth Barbara), chị
gái Giooc.
Mặc dù cha mẹ Giooc không có bằng cấp cao, nhưng cha Giooc là một
người rất đáng kính, chỉ bằng tự học mà ông đã mở rộng hiểu biết của mình về

311
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

một số môn học đạt đến trình độ cao. Vì vây, lúc các con ông còn nhỏ ông dạy
chúng học ở nhà về vật lí, toán học, hóa học và cả triết học.
Năm Giooc lên mười thì mẹ mất. Năm sau, ông Giôhan xin cho Giooc vào
học trưÒTig trung học Êlanghen. Tại đây Giooc học các môn khoa học. Nhưng
Giooc có nhận xét là học các môn khoa học ở trường này nông cạn và buồn tẻ,
khác hẳn học với cha ở nhà. Năm 1805, Giooc mười lăm tuổi, cha khuyên anh xin
vào trường đại học Êlanghen.
Sau khi vào trưòng này, trong một lần nói chuyện với Cac Crixchian phôn
Lanxđooc (Karl Christian von Langsdorí), một giáo sư của trường đang dạy môn
toán, Giooc có kể chuyện anh học khoa học ở trường trung học không hiệu quả
bằng học với cha ở nhà. Nghe vậy, Cac nói đùa: chắc là anh sẽ theo được Becnuli
(Bemouilli) đấy. Cac kể trước đây nhà khoa học Becnuli cũng nói rằng ông học
với cha ở nhà bổ ích hơn học ở trường trung học. (Câu nói của Các chỉ là câu đùa
vui vẻ. Nhưng thật lạ lùng là sau này Giooc lại cũng trở thành nhà khoa học ôm
nổi tiếng).
Những ngày đầu vào trường đại học Êlanghen, Giooc ham khiêu vũ, chơi
pa tanh, chơi bi a hơn là học. Biết được điều đó, cha Giooc hết sức giận dữ, lập
tức ông xin cho anh thôi học ở Êlanghen và gửi anh sang học tại Thụy sĩ. Tại
Thụy sĩ, tháng 9 năm sau, năm 1806, do khả năng đặc biệt về toán nên anh xin
được một chân dạy môn toán tại trường trung học Gotxtat bai Niđau (Gottstadt bei
Nydau). Còn Cac Crixchian phôn Lanxđooc thì đến đầu năm 1809 cũng rời
Êlanghen đến dạy ở trường đại học Ruprêc - Cac dơ Haiđenbec (Ruprecht-Karls
de Heidelberg).
Giảng dạy trung học và làm thí nghiệm
Lúc này Giooc thấy hối hận về những lỗi lầm của mình và muốn xin theo
Cac đến Haiđenbec để bắt đầu học lại môn toán. Nhưng Cac khuyên Giooc nên
tự học bằng cách đọc sách của các nhà toán học nổi tiếng ơle (Euler), Laplacxơ

312
Giooc Ximôn ôm (1789-1854)

(Laplace), Lacroa (Lacroix),... . Theo lời khuyên đó anh bắt tay ngay vào việc tự
học, nhưng sau đó ba tháng anh không dạy ở trường Gotxtat bai Niđau nữa mà đi
làm gia sư ở Nơsaten (Neuchâtel)^'^ để có điều kiện chủ động về thời gian, do đó
tự học tốt horn. Đến tháng 4 năm 1811 anh lại quay về Êlanghen tiếp tục tự học
môn toán và đến ngày 25 tháng 10 năm đó anh bảo vệ thành công bằng tiến sĩ tại
trường đại học Êlanghen.
(I) Thành phố thuộc Thụv sĩ.

Ngay sau đó, ôm được nhà trường nhận làm giảng viên môn toán. Nhưng
anh sớm nhận ra rằng những người làm việc ở đây ít được nhà trường khuyến
khích đi sâu về chuyên môn, về khoa học. Vì vậy ôm chỉ dạy ở đó gần một năm
rồi xin thôi việc. Trong khi đó thì chính quyền bang Bavaria sẵn sàng nhận anh
làm giáo viên môn toán và vật lí tại trường trung học ở Bambe (Bamberg). Tháng
1 năm 1813, ôm bắt đầu làm việc ở trường này. Để tỏ rõ khả năng chuyên môn
của mình, anh bắt tay vào biên soạn cuốn sách về hình học sơ cấp.
Tháng 2 năm 1816, không hiểu vì lí do gì trường này lại đóng cửa. Chính
quyền bang chuyển anh đến một trường trung
học khác cũng ở Bambe, tại đây anh không
trực tiếp đứng lớp mà là giúp đỡ giáo viên dạy
toán của trường. Tại đây ôm đã gửi công trình
viết tay của mình về hình học sơ cấp đến vua
Phrêđêrich-Ghiôm III (Prédéric-Guillaume
III) nước Phổ.
Công trình này đã lọt mắt xanh của vị Trường trung học công giảo Côlônhơ

vua Phổ, nên ngày 11 tháng 9 năm 1817 đích


thân nhà vua đã bổ nhiệm ôm làm giáo viên tại một trường trung học công giáo ở
Côlônhơ (Cologne). Đây là một trường trung học có danh tiếng về mặt dạy các

313
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

môn khoa học, một trưÒTig trung học tốt hơn rất nhiều so với những trường trung
học khác mà anh biết.
Vì vậy ở đây ôm rất phấn khởi làm việc và trở thành giáo viên dạy môn
vật lí và cả môn toán có uy tín. Đồng thời ôm lại hăng hái tiếp tục việc tự học
bằng cách đọc sách của những nhà toán học và vật lí Pháp như Lagrănggiơ,
Lơgiăngđrơ, Phuriê, Phrexnen, ....
Ôm được biết rằng bàng thí nghiệm, ơcxtit (Oersted) đã khám phá ra tác
dụng của dòng điện lên kim nam châm, từ đó làm thay đổi quan niệm về sự liên
quan giữa điện và từ'^\ Khám phá đó đã thôi thúc anh cũng bắt tay vào làm các thí
nghiệm về điện ở phòng thí nghiệm của trường với hi vọng là có thể rút ra một
điều gì đó giống như ơcxtit đã làm.
(2)Xem bài IX.4 nói vể thi nghiệm ơcxtìt, trong đó có nói rõ ỷ nghĩa của thi nghiệm này.

Thật may mắn đối với ôm là trường này có một phòng thí nghiệm vật lí
được trang bị rất tốt. Ngoài ra, là con trai người thợ sắt nên ôm đã khá quen thuộc
với những dụng cụ, máy móc. Do đó ôm thả sức làm các thí nghiệm. Có thể nói
đó là thời kì “hoàng kim” đối với ôm. Chính trong phòng thí nghiệm này ôm đã
làm nhiều thí nghiệm về điện mà sau này góp phần làm nên tên tuổi của mình.
Xây dựng lí thuyết điện
Tuy dạy ở một trường trung học danh giá
và do đích thân nhà vua bổ nhiệm, nhưng ôm vẫn
mong muốn được làm một công việc phù hợp hơn
với sở trường và năng lực của mình, đó là một
công việc ở một trường đại học.
Tượng Giooc ôm tại trường đại
Đe có thể chen chân vào một vị trí nào đó
học Bách khoa Muynich
ở trường đại học, ôm thấy cần phải tỏ rõ trình độ
của mình. Cho đến lúc ấy, năm 1825, ôm đã có một bề dày gần mười năm làm thí

314
Giooc Ximôn ôm (1789-1854)

nghiệm và nghiền ngẫm, suy xét về những thí nghiệm mà anh đã làm. Vì vậy ôm
quyết định sẽ làm lại thật cẩn thận một số thí nghiệm đã làm từ trước. Sau đó, tập
họp và hệ thống hóa những thí nghiệm này, từ đó rút ra những kết luận để có thể
xây dựng nên lí thuyết về điện. Những kết luận này, ôm dự định sẽ lần lượt công
bố trong một số bài báo.
Trong thời gian này ôm làm việc hầu như không ngơi nghỉ. Chính thời kì
này, Ôm quyết định không lập gia đình riêng, dành thì giờ cho khoa học.
Quyết định này ông giữ mãi cho đến trọn đời. Đen khi sang thế giới bên kia, ông
vẫn là người độc thân.
Trong các thí nghiệm, ôm dùng bộ pin Vônta nối với hai đầu mạch điện.
Vì vậy Ồm gọi đó là mạch điện ganvanich^^’. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch
điện ganvanich chính là hiệu điện thế của bộ pin. Trước hết ôm chú ý đến thí
nghiệm trong đó có thể thay đổi bộ pin Vônta nối với hai đầu mạch điện, nghĩa là
có thể thay đổi hiệu điện thế hai đầu mạch điện. Với thí nghiệm này ông rút ra
nhận xét rằng hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện tăng (hay giảm) thì cường độ
dòng điện trong mạch cũng tăng (hay giảm)^'^\
(3) Người đầu tiên phát hiện ra dòng điện là Ganvani. Vì vậy ôm gọi mạch điện của mình trong đó
có dòng điện là mạch ganvanich. Thực chất đỏ chi là mạch điện thông thường.
(4) Thực ra định luật cường độ dòng điện ti lệ với hiệu điện thế đã được Henri Cavenđis (Henry
Cavendish) phát hiện ra trước ôm rất lâu. Nhưng Cavenđìs không công bổ (theo thói quen) nên
mãi đến năm 1879, nghĩa là sau khi ôm công bố công trình của mình nửa thế ki người ta mới biết
đến khám phá của Cavenđis.____________________________________________________

Om quyết định công bố kết quả của thí nghiệm này trong một bài báo. Đó
là nội dung chủ yếu của bài báo đầu tiên trong loạt bài báo dự định của ôm.
Năm sau, năm 1826, ôm công bố hai bài báo tiếp theo. Những thí nghiệm
nói đến trong hai bài báo này là những thí nghiệm mà bộ pin nối vào hai đầu mạch
điện được giữ nguyên trong suốt thời gian làm thí nghiệm (hiệu điện thế hai đầu
mạch điện không đổi), nhưng dây dẫn trong mạch điện thì thay đổi: chất liệu dây

315
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

(đồng, sắt, ...), chiều dài dây, diện tích tiết diện dây. ôm gọi dây dẫn trong mạch
là cái điện trở (để cho đơn giản, sau đây, thay vì cái điện trở ta sẽ nói dây dần).
Từ những thí nghiệm đó ôm rút ra những nhận xét sau. Một là, cưòưg độ
dòng điện chạy qua dây dẫn (tức cái điện trở) giảm (hay tăng) khi chiều dài dây
dẫn tăng (hay giảm). Hai là, cưòưg độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm
(hay tăng) khi diện tích tiết diện dây dẫn giảm (hay tăng). Ba là, dây dần làm bàng
chất liệu khác nhau thì cường độ dòng điện cũng khác nhau.
Các yếu tố nói trên của dây dẫn (chiều dài, tiết diện, chất liệu dây) hợp
thành một đại lượng vật lí gọi là điện trở của dây dần. Điện trở của dây dẫn
thường được kí hiệu là R. Đó là nội dung chủ yếu mà ông trình bày trong hai bài
báo tiếp theo.
Toán học hóa lí thuyết điện: định luật ôm
Ôm cho rằng mô tả kết quả của các thí nghiệm dưới dạng các phát biểu
bàng lời như trên thì cũng đã là tốt, nhưng nó chưa lột tả được hết ý nghĩa quan
trọng của những thí nghiệm đó. Bới vì đối
với ông, những thí nghiệm mà ông đã làm
không chỉ đơn thuần là những “thí nghiệm”
mà những thí nghiệm đó nhằm đưa đến việc
xây dựng một lí thuyết, lí thuyết điện. Do đó Con tem bưv điện Đức phát hành năm
1994 để ki niệm 205 năm, năm sinh và
ông cho rằng việc phát biểu kết quả những 140 năm, năm mất cùa Giooc ỏm
thí nghiệm một cách rời rạc như trong ba bài
báo đó là chưa thể hiện đầy đủ tư tuởưg của ông, chưa phải là một lí thuyết.
Ông nhớ lại một bài báo của Phuriê (Pouưier) về sự dẫn nhiệt. Vì một lí
do nào đó, nhiệt độ ở một đầu của thanh kim loại tăng lên chẳng hạn thì trong
thanh kim loại sẽ xuất hiện hiện tượng dẫn nhiệt, ôm tưởng tượng rằng khi đó có
một dòng nhiệt chảy trong thanh kim loại.

316
Giooc Ximôn ôm (1789-1854)

Từ sự liên tưởng đó, ôm cho rằng có sự tưcmg tự giữa dòng nhiệt và dòng
điện, dòng nhiệt là do nhiệt chảy trong thanh kim loại, dòng điện là do điện chảy
trong dây dẫn. ôm nghĩ Phuriê mô tả lí thuyết về hiện tượng dẫn nhiệt bằng toán
học được thì ở đây, lí thuyết về dòng điện cũng có thể mô tả được bằng toán học.
Ôm dự định trình bày lí thuyết này trong một cuốn sách chuyên khảo lấy tên là
Nghiên cứu mạch điện ganvanich bang toán học.
Cuốn sách này đã được Ồm cho ra mắt người đọc vào năm 1827, nghĩa là
một năm sau khi công bố hai bài báo quan trọng của mình. Ngày nay toàn bộ
lí thuyết được gói gọn trong một công thức toán học mà ta gọi là định luật ôm:
I = U/R. Trong đó R được tính theo công thức R = pl/s (1 là chiều dài, s là tiết
diện của dây dẫn còn p là đại lượng phụ thuộc vào chất liệu của dây).
Phần đầu cuốn sách, ôm trình bày những cơ sở toán học cần thiết để đọc
được phần hai là phần trình bày lí thuyết điện. Nói cần thiết ở đây được hiểu là
chẳng những cần thiết đối với người đọc rộng rãi, chẳng hạn học sinh, mà còn cần
thiết ngay cả đối với nhiều nhà vật lí thời đó.
Có lẽ cần được nói cho rõ hơn về điều này. Bây giờ ai cũng biết mọi học
sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đều có thể dễ dàng hiểu được lí thuyết
này, tức là dễ dàng hiểu được công thức
biểu diễn định luật ôm. Và nói chung,
những công thức liên quan đến định luật
% ^■* • I
Ôm cũng là những công thức rất quen 'iịi. ỉs . •

%
thuộc đối với các bạn học sinh. • w t

Nhưng ở vào thời kì của ôm,


những nghiên cứu về dòng điện hãy còn
rất sơ khai. Trước ôm, là thời kì nghiên Trường đại học Bách khoa Giooc Ximôn
Ôm Nurembe
cứu về tĩnh điện, lúc đầu mới chỉ có những
nghiên cứu định tính, sau đó là những nghiên cứu định lượng, nhưng cũng chỉ

317
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

trong phạm vi tĩnh điện. Mãi đến cuối thế kỉ XVIII mới phát hiện ra dòng điện.
Người đầu tiên phát hiện ra sự xuất hiện dòng điện là Ganvani, ông không phải là
nhà vật lí mà là nhà giải phẫu học người Italia. Nhvmg lúc ấy dòng điện chưa có
ứng dụng vào thực tế.
Phải đợi đến sau năm 1800, tức là sau khi Vônta sáng chế ra chiếc pin
Vônta thì dòng điện mới có vai trò ứng dụng. Nhưng đó là nói về sau, còn trong
khoảng hai mươi năm đầu sau khi có pin Vôn ta thì những nghiên cứu về dòng
điện cũng chỉ coi như những nghiên cứu khai phá. Ngay khái niệm dòng điện
cũng còn là khái niệm rất mơ hồ. Lúc ôm nghiên cứu về dòng điện chính là thời
gian này.
Vì vậy, nhiều nhà vật lí lúc ấy thường tiếp cận với việc nghiên cứu dòng
điện bằng con đường phi toán học. Nói cách khác, các nghiên cứu về dòng điện
lúc ấy còn đang ở dạng mô tả hiện tượng, mô tả định tính, chưa ai có ý định dùng
phương pháp mô tả định lượng, có thể coi ôm là người mở đưòng cho việc nghiên
cứu định lượng về dòng điện.
Ôm đã tiên đoán được những khó khăn về toán của người đọc nên ông
dành hẳn phần đầu cuốn sách để trình bày một cách chi tiết những kiến thức toán
nhằm hỗ trợ cho việc trình bày tư tưởng vật lí ở phần hai. Tuy thế, cuốn sách vẫn
không thuyết phục được các nhà vật lí rằng cách tiếp cận vật lí nói chung, tiếp cận
lí thuyết về điện nói riêng, bằng con đường toán học là một trong những cách tiếp
cận đúng đắn và có hiệu quả. Đặc biệt là đối với các nhà vật lí “lão làng” thì cách
tiếp cận đó lại càng khó thuyết phục.
Được phong giáo sư
Ta đã nói ôm công bố bài báo đầu tiên trong chuồi các bài báo nhằm xây
dựng lí thuyết điện của mình vào năm 1825, khi đó ôm còn đang dạy tại trưÒTig
trung học công giáo Côlônhơ. Sau khi công bố bài báo, ôm đề nghị được nghỉ dạy

318
Giooc Ximôn ôm (1789-1854)

một thời gian để tập trung vào việc nghiên cứu. Nhà trường đã chấp nhận đề nghị
đó và hàng tháng trợ cấp cho ông một số tiền gần bằng nửa lưong.
Nhờ số tiền trợ cấp, ông có thể sống (mặc dù rất chật vật) ở Beclinh để lo
cho việc nghiên cứu và công bố hai bài báo tiếp theo vào năm 1826. ôm tin rằng
các công trình đã được công bố có thể giúp ông nhận được một vị trí công tác ở
một trường đại học nào đó trước khi ông buộc phải quay về Côlônhơ đế trở lại
công việc dạy học của mình ở đó vào tháng 9 năm 1827.
Thế nhưng đợi cho đến hạn chót ông phải có mặt tại trường công giáo
Côlônhơ, mà điều mong chờ vẫn không đến. ông biết rằng lí thuyết mà ông nêu ra
có vai trò rất quan trọng nhưng cộng đồng các nhà khoa học, trong đó có cả các
cộng sự của ông, thì lại đón nhận với thái độ thờ ơ. Điều đó làm cho tinh thần ông
rất mệt mỏi. Nhưng ông tin rằng lí thuyết của ông sớm muộn cũng sẽ được thừa
nhận, vì vậy ông quyết định vần ở lại Beclinh.
Đen tháng 3 năm 1828 ông chính thức xin thôi việc ở Côlônhơ và xin dạy
hợp đồng ngắn hạn môn toán ở một vài trường trung học tại Beclinh. Đồng thời,
ông nộp đơn xin việc ở trưòng Bách khoa
Nurembe (Nủremberg) và ông đã được nhà
trường chấp nhận. Sau đó đến năm 1833 ông
được cử giữ chức vụ giám đốc của trưÒTig
này. ở đó ông cũng được phong chức danh
giáo sư nhưng không phải là giáo sư đại học. Đài kì niệm Ohm tại Ẻlanghen
Các dòng chữ bên phải: Tưởng nhớ
Ngày nay tại bang Bavaria trường đại học này người con của thành phố Êlanghen
mang tên ông: trường đại học Bách khoa GIOOC XIMÔN ÔM 1789-18545
Người đã phát hiện ra định luật ôm
Giooc Ximôn ôm Nurembe. Đó là một trong
số những trưòng đại học chuyên về khoa học ứng dụng lớn nhất của Đức.
Đúng như ôm đã dự đoán từ trước, sớm muộn lí thuyết của ông cũng được
thừa nhận. Đến năm 1841 lí thuyết của ông được hội Khoa học Hoàng gia Luân

319
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Đôn công nhận và hơn thế ông còn được tặng huy chương Côplây (Copley) về
những khám phá của ông về lí thuyết điện. Ngay năm sau, 1842, ông được bầu
làm hội viên nước ngoài của hội này. Đồng thời các viện Hàn lâm Beclinh và
Turin (Turin/^^ cũng bầu ông làm viện sĩ thông tấn. Năm 1845 ông trở thành viện
sĩ thực thụ viện hàn lâm Bavaria.
(5) Turin là thủ phủ của một vùng rộng lớn tại Italia ngày nay.

Nhưng có điêu thật trớ trêu là đên năm 1849, nghĩa là bôn năm sau khi
được phong là viện sĩ, trưÒTig đại học Muynich (Munich) tiếp nhận ông về dạy tại
trưòng nhưng vẫn không phải là chức danh giáo sư đại học. Nói cách khác, ông
dạy ở đại học này theo chế độ ngoài biên chế. Mãi đến năm 1852, ông mới được
phong chức danh giáo sư vật lí thực nghiệm và trở thành giáo sư trong biên chế
của trường.
Chỉ hai năm sau khi được phong chức danh giáo sư vật lí, vào ngày 07
tháng 7 năm 1854 ôm qua đời tại Muynich thọ 65 tuổi. Thi hài ông đươc chôn cất
tại nghĩa trang Antơ Xutphrithop (Alter Sủdíriedhot).
Có vấn đề là không hiểu tại sao lí thuyết điện của ôm, một lí thuyết đẹp và
cơ bản, lại phải trải qua thời gian khá dài mới được công nhận. Nếu kể từ khi
công bố rộng rãi (1827) đến khi hội Khoa học Hoàng gia thừa nhận (1841) là 14
năm; còn nếu kể từ khi thiết kế thí nghiệm để xây
dựng lí thuyết thì phải hơn 20 năm. Bây giờ nhiều
nhà sử học khi viết về ôm vẫn còn nêu lên vấn đề
đó. Người ta cho rằng khó mà tìm ra được nguyên
nhân chính xác. Neu chỉ nói chung chung thì có
thế quy về hai nguyên nhân, khách quan và chủ
Mộ của Giooc Ximôn ỏm
quan.
ở thời kì ấy chắc chắn là chỉ có rất ít người có ý định dùng toán để xây
dựng lí thuyết về dòng điện. Còn bài báo của Phuriê là bài báo có tác dụng gợi ý

320
Giooc Ximôn ôm (1789-1854)

cho Ồm liên tưởng dòng nhiệt và dòng điện và do đó gợi ý cho ôm dùng toán để
mô tả lí thuyết dòng điện thì rất ít nhà vật lí lúc ấy biết đến. Vì những bài báo của
Phuriê thường được cho là thuộc lĩnh vực toán, nên những nhà vật lí ít khi quan
tâm. Lúc ấy toán và vật lí là hai lĩnh vực tách rời nhau, độc lập đối với nhau. Vả
lại, lí thuyết toán của Phuriê cũng đã bị nhiều nhà toán học của chính nước Anh
công kích nặng nề nên lại càng ít người quan tâm. Đó là nguyên nhân khách quan.
Còn nguyên nhân chủ quan thì lúc ấy ôm còn là người bình thưòưg, chưa
được ai biết tới, do đó nghiên cứu của ôm bị bỏ qua và rồi bị quên lãng thì cũng
là điều dễ hiểu. Ngoài ra cũng có thể do ôm là người chỉ chăm chú vào công việc
của mình, ít giao du, ít quảng bá sản phẩm của mình. Đặc biệt là đối với những
nhân vật có “vai vế” Ồm lại càng ít lui tới. Chẳng hạn như Giôhannex Sun
(iohannes Schultz), một gưong mặt có ảnh hưởng rất lớn trong Bộ Giáo dục ở
Beclinh; hay như Giooc Phriđric Pôn (Georg Priedrich Pohl), một giáo sư vật lí có
tiếng ở Beclinh, chắc chắn là Ồm rất ít hay hầu như không có quan hệ với họ.

321
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

IX.2- Hairich Lenxơ (1804-1865)

Lòi dẫn
Bài 16, Vật lí 9, nói về sự biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Nhiệt năng
tỏa ra trong một đoạn mạch điện tuân theo định luật Giun-Lenxơ, định luật mang
tên hai nhà khoa học là Giun và Lenxơ. Trong bài VIII.6 ta đã nói về Giun, ở đây
sẽ nói về nhà khoa học Lenxơ.
Hairich Lenxơ, nhà vật lí
Hairich Lenxơ (Heinrich Lenz) sinh ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại
Đoocpat (Dorpat), nay là Tactu (Tartu), thuộc nước cộng
hòa Extôni (Estonie). Nhưng vào thời Lenxơ thì nước này
nằm trong lãnh thổ Nga, (đồng thời Lenxơ sống, làm việc,
nghiên cứu khoa học đều ở trên lãnh thổ Nga ngày nay) vì
thế người ta coi Lenxơ là nhà khoa học người Nga. Năm
1820, Hairich Lenxơ học xong trung học, anh xin vào học
hóa học và vật lí học tại trường đại học Đoocpat. Hồi đó,
Heinrich Lenz
thời gian học của trường đại học này chỉ có ba năm.
Sau khi học xong đại học, anh tham gia chuyến đi vòng quanh thế giới
cùng với nhà hàng hải Ôttô phôn Kôtdebu (Otto von Kotzebue) trong ba năm, từ
năm 1823 đến năm 1826. Trong chuyến du khảo này anh để ý quan sát các đặc
điểm về khí hậu và các tính chất vật lí của nước biển. Các kết quả quan sát của
anh trong chuyến du khảo này được công bố trong tập Ki yếu của viện Hàn lâm
Khoa học Xanh Pêtecbua (Saint Pétersbourg) ra mắt người đọc năm 1831.
Sau chuyến du khảo, anh xin vào giảng day tại trường đại học Xanh
Pêtecbua. Trong thời gian đầu giảng dạy tại trưòmg đại học này, Lenxơ còn tham
gia giảng dạy tại trường Pêtrich (Petrischule) và học viện pháo binh

322
Hairich Lenxơ (1804-1865)

Mikhailôpxcaia (Mikhailovskaya), nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Năm 1840,
Lenxơ được cử giữ chức chủ nhiệm khoa Toán học và Vật lí học của đại học
Xanh Pêtecbua. ông giữ chức vụ đó đến năm 1863, nghĩa là trong suốt 23 năm
liên tục. Từ 1863 đến cuối đời, Lenxơ được cử giữ chức hiệu trưởng nhà trường.
Học sinh lớp 9 biết đến Lenxơ qua định luật về hiệu ứng nhiệt của dòng
điện. Định luật này gọi là định luật Giun-Lenxơ, định luật mang tên hai nhà khoa
học là Giun và Lenxơ. về Giun, ta đã biết thân thế và sự nghiệp của ông qua bài
VIII.6. Trong bài đó, ta đã nói Giun khám phá ra định luật về hiệu ứng nhiệt của
dòng điện vào năm 1840. Nhưng qua nhiều trắc trở, mãi đến năm 1847 định luật
này mới được các nhà khoa học và hội Khoa học Hoàng gia Luân Đôn thừa nhận.
Lenxơ cũng nghiên cứu hiệu ứng nhiệt của dòng điện hầu như cùng thời
với Giun. Nhưng đến năm 1842, Lenxơ mới khám phá ra định luật tưong tự như
khám phá của Giun. Tuy khám phá của Lenxơ đi đến kết quả muộn hơn Giun một
chút nhưng có nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng khám phá của Lenxơ độc lập đối
với Giun. Vì lí do đó nên người ta cho rằng cả hai người đều xứng đáng được tôn
vinh. Thành ra định luật đồng thời mang tên cả hai người.
Ngoài định luật Giun-Lenxơ, Lenxơ còn một đóng góp quan trọng khác về
hiện tượng cảm ứng điện từ. Trong lĩnh vực đó ông khám phá ra một định luật
mang tên ông. ở cấp trung học cơ sở, chúng ta
không học hiện tượng cảm ứng điện từ do đó
không học định luật này. Tuy nhiên, khi lên
trung học phổ thông các bạn sẽ học định luật
này. Vì vậy cũng nên nhắc đến một cách sơ
lược đóng góp của Lenxơ trong lĩnh vực đó để
Một công viên ở DDooopat, thành
các bạn có ý niệm đầy đủ hơn về ông.
phố quê hương của Lenxơ
Người ta vần nói hiện tượng cảm ứng

323
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

điện từ là phát minh vĩ đại của nhà khoa học Pharađây (Paraday). Nói thế là hoàn
toàn đúng. Ngoài Pharađây, Lenxơ cũng nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ
nhưng bằng cách lặp lại những thí nghiệm của Pharađây.Tuy nhiên, có điều đáng
nói là sự lặp lại đó không hề làm giảm giá trị những khám phá của Lenxơ. Ngược
lại, những khám phá đó được đúc kết thành một định luật, định luật Lenxơ (về
cảm ứng điện từ), tồn tại song song với định luật Pharađây. Vì vậy, trong lĩnh vực
này người ta cho rằng Lenxơ cũng xứng đáng được vinh danh. Do đó người ta lấy
chữ L là chữ cái đầu tiên của danh từ riêng chỉ tên nhà khoa học Lenxơ để biểu
diễn độ tự cảm, một khái niệm thuộc hiện tượng cảm ứng điện từ. Một số nhà
khoa học còn cho rằng về mặt cá nhân thì Lenxơ không nổi tiếng bằng Pharađây,
nhưng riêng về hiện tượng cảm ứng điện từ thì khám phá của Lenxơ nổi trội hơn.
Có một chuyện ít người biết là sau khi Lenxơ khám phá ra định luật về
cảm ứng điện từ ông chuyển sang nghiên cứu về dòng điện và sự liên quan giữa
dòng điện với những yếu tố khác như hiệu điện thế, chất liệu dây dẫn,... . Căn cứ
vào những ghi chép của ông trong thời gian đó người ta phán đoán ràng ông đã đi
đến một định luật tương tự như định luật ôm nhưng bằng cách riêng của ông và
khi đó ông chưa hề biết đến định luật ôm. Có điều là vì sao ông không công bố
công trình của mình? Người ta đoán rằng lúc ông bắt tay vào nghiên cứu ông chưa
biết Ôm, nhưng khi đã có kết quả thì vì một lí do nào đó ông mới biết đến ôm. Do
đó ông không công bố công trình của mình nữa.
Năm 1865, trong chuyến đi Italia, ông bị đột quỵ vì đứt mạch máu não và
qua đời ngày 10 tháng 2 năm đó, tại La mã, hưởng thọ 60 tuổi.

324
Tổ Xung Chi (429-500)

IX.3- Tổ Xung Chi (429-500)

Lời dẫn
Trong đoạn dẫn vào bài 21, Vật lí 9, có nói đến một nhà khoa học cổ đại
người Trung quốc, đó là Tổ Xung Chi. ồng vừa là nhà toán học, vừa là nhà thiên
vãn học xuất sắc. Cũng có thể nói ông còn là một kĩ sư cơ khí tài ba. Đoạn dẫn
này có nói ông là người đã chế tạo ra chiếc xe chỉ nam.
Thân thế
Tổ Xung Chi sinh năm 429 tại Kiến Khang nay là Nam Kinh, tỉnh Giang
Tô, trong một gia đình có truyền thống nghiên cứu thiên
văn. Tổ tiên ông vốn là dân cư phương bắc Trung Quốc, ở
huyện Tú (hay Tù) (Qiu) nay thuộc tỉnh Hà Bắc.
Thời Tây Tấn ông nội ông là Tổ Xương phải bỏ quê
hương phương bắc chạy xuống Giang nam, phía nam sông
Dương tử đề tránh loạn. Dưới triều đại Nam Tống, ông nội
ông có thời gian đã được giao chức quan lo chuyện trông
Tổ Xung Chi
coi việc xây dựng của triều đình.
Cha ông cũng từng là đại thần trong triều và rất được kính trọng vì sự hiểu
biết uyên bác của ông.
Tổ Xung Chi đã bộc lộ năng khiếu toán học , thiên văn học của mình từ rất
sớm. Ngay khi còn là một cậu bé, Tổ Xung Chi đã nổi tiếng là thần đồng. Lớn lên,
ngay cả triều đình cũng biết đến tài năng của ông. Do đó ông đã được Hiếu vũ đế
của vương triều Nam Tống cử tham gia vào những cơ quan khoa học cao cấp của
triều đình để làm công việc nghiên cứu.

325
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

về chiếc xe chỉ nam


Nói đến Tổ Xung Chi người ta thường nghĩ đến chiếc xe chỉ nam, bởi vì
người ta nghĩ rằng ông là người đã chế tạo ra chiếc xe đó. Gọi là xe chỉ nam là bởi
vì khi xe di chuyển về bất cứ hướng nào thì một hình nhân bằng gồ trên xe cũng
luôn luôn chỉ tay về phương nam.
Thực ra Tổ Xung Chi không phải là người chế tạo ra chiếc xe chỉ nam.
Loại xe này đã có từ thời tam quốc (220-280), người chế tạo ra nó là Mã Quân.
Đen thời thập lục quốc (304-439) cũng đã có người chế tạo được chiếc xe như
vậy. Sau đó Tống Vũ Đế (420-423) chinh phục được thiên hạ lập nên vương triều
Lưu Tống. Một trong những chiến lợi phẩm của cuộc chinh phục đó là chiếc xe
chỉ nam.
Nhưng tiếc thay, khi đưa về kinh đô Kiến Khang thì chiếc xe chiến lợi
phẩm đó bị hư hỏng trầm trọng: khi đẩy cho xe đi thì hình nhân trên xe không chỉ
tay về phương nam. Gần trăm năm sau, Tổ Xung Chi được lệnh phục chế chiếc xe
đó và ông đã phục chế thành công. Những bánh xe răng cưa trong chiếc xe mà
ông phục chế làm bằng đồng.
ở đây có điều cần lưu ý. Bài 21 mà chúng ta đang nói đến là bài đầu tiên
nói về các nam châm. Đặc tính của các nam châm là khi đế cho nó quay tự do thì
nó luôn luôn nằm theo trục bắc-nam địa lí; bao giờ một đầu (gọi là cực của nam
châm) cũng chỉ hướng bắc, cực kia chỉ hướng nam, như chiếc kim nam châm của
la bàn. Vì vậy có thể có nhiều người nghĩ ràng việc cánh tay hình nhân trong chiếc
xe luôn luôn chỉ hướng nam chắc chắn là do tác dụng của nam châm.
Nhưng không phải như vậy. ở đây cơ chế điều khiển cánh tay hình nhân là
ở hệ thống các bánh xe răng cưa rất phức tạp. Do đó việc dùng câu chuyện về
chiếc xe chỉ nam của Tổ Xung Chi để làm câu chuyện dẫn vào bài này có thể dễ
làm cho học sinh hiểu lầm là do tác dụng của nam châm như trên đã nói.

326
Tổ Xung Chi (429-500)

Vì vậy việc đưa câu chuyện chiếc xe chỉ nam của Tổ Xung Chi vào đoạn dẫn của
bài này cần được xem lại.
Đối với Tổ Xung Chi, thành công trong việc phục chế chiếc xe chỉ nam
chi là việc nhỏ. Thành tựu đáng kể nhất của ông là ở chỗ ông đã tìm được số pi (71)

chính xác đến bảy chừ số thập phân sau dấu phảy (3,1415926 < n < 3,1415927)
sớm nhất trên thế giới, sórn hom nhiều thế kỉ (nhấn mạnh rằng không phải là nhiều
thập ki mà là nhiều thế kỉ) so với những người đi sau ông. Ngoài ra ông còn có
nhiều thành tựu về nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là về thiên văn và lịch pháp.
Tổ Xung Chi mất vào khoảng năm 500, thọ 72 tuổi.

327
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

IX.4- Uyliam Ghinbơt (1544-1603)

Lời dẫn
Bài 21, Vật lí 9, là bài mở đầu của chương II nói về từ học. Trong mục Có
thể em chưa biết của bài đó giới thiệu với chúng ta một nhà khoa học có những
nghiên cứu đặc sắc về các hiện tượng từ, đó là Ghinbơt.
Uyliam Ghinbơt và côlegiơ Xanh Giôn
Uyliam Ghinbơt (William Gilbert) sinh ngày 24 tháng 5 năm 1544 tại
thành phố Cônchextơ (Colchester), nước Anh, trong
một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu có nhiều người
làm nghề thầy thuốc.
Năm 14 tuổi cậu thiếu niên Uyliam Ghinbơt
vào học tại côlegiơ Xanh Giôn (St John) thuộc đại học
Kembritgiơ (Cambridge). Năm 17 tuổi anh thanh niên
Uyliam Ghinbơt thi đỗ bằng tú tài văn chương, năm 20
tuổi đỗ cử nhân văn chương.
Năm 1569, 25 tuổi, anh đỗ bằng bác sĩ y khoa William Gilbert
tại côlegiơ đó. Sau khi nhận bằng bác sĩ, anh vẫn giữ
mối liên hệ mật thiết với nhà trường dưới danh nghĩa cựu sinh viên của trường và
vẫn giúp đỡ nhiều bộ phận của nhà trường khi cần thiết.
Đồng thời, ngay sau khi tốt nghiệp bác sĩ, anh ở lại Luân Đôn và khởi
xướng vấn đề thực hành y học. Năm sau, năm 1570, anh trở thành thành viên của
một tổ chức nhằm nâng cao thực hành y học đối với những thầy thuốc; tổ chức
này được gọi là côlegiơ Hoàng gia các thầy thuốc. 30 năm sau, năm 1600, Uyliam
Ghinbơt được bầu làm chủ tịch của côlegiơ này.

328
Uyliam Ghinbot (1544-1603)

Từ năm 1600 đến năm 1601 ông được nữ hoàng bổ nhiệm làm hiệu trưỏng
côlegiơ Xanh Giôn. Từ năm 1601 đến năm 1603 (tức là đến cuối đời) ông là bác
sĩ riêng của nừ hoàng Êlidabet (Elizabeth) đệ nhất và Giăccơ (Jacques) đệ nhất.
Đối với Ghinbort, thời gian học tại côlegiơ Xanh Giôn là thời gian đặc biệt
quan trọng. Chính trong thời gian này, anh được tiếp xúc với triết học tự nhiên của
Arixtôt (Aristote), những quan điểm y học của Galen (Galen), thiên văn học của
Ptôlêmê (Ptolémée). Nhưng anh sớm nhận ra những thiếu sót của các học thuyết
đó và tiếp cận những quan điểm đúng đắn của các học thuyết tiến bộ hon.
Những nghiên cứu về từ
về Uyliam Ghinbot có điều đặc biệt cần nói. Uyliam Ghinbot học ngành
y, tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Sau khi ra trường ông cũng làm nghề chữa bệnh cứu
người, và như ta vừa nói thời gian gần cuối đời ông là thầy thuốc riêng của nữ
hoàng, điều đó chứng tỏ ông là thầy thuốc có uy tín. Vì vậy trong các bản tiểu sử
tóm tắt, khi nói về nghề nghiệp của ông các tác giả đều ghi là thầy thuốc.
Tuy nhiên, sự nghiệp khoa học của ông còn lưu lại cho đến ngày nay và
chắc chắn là cho đến mãi mãi về sau không phải là về y học mà lại là về vật lí học,
cụ thể là những nghiên cứu về từ và cả về điện.
Anh quốc là một quốc gia biển, nhưng có những thời kì bị Tây Ban Nha
bao vây. Năm 1588 khi hạm đội của Tây Ban Nha bị đánh bại thì con đường biển
thông thương giữa nước Anh và thế giới được mở ra. Tình hình đó tạo ra sự thuận
lợi lÓTi cho những cuộc di cư của những người Anh sang bắc Mĩ. Trong những
cuộc vượt biển ấy thì chiếc la bàn là một dụng cụ không thể thiếu.
Thực ra thì không phải chỉ người Anh, mà bất cứ người đi biển nào cũng
cần dùng đến la bàn. Và ở thời ấy, đối với nhiều người đi biển, la bàn còn được
coi như một linh vật; khi xảy ra một hiện tượng thiên nhiên trên biển nguy hiểm
đến tính mệnh con người thi người ta cầu cứu chiếc la bàn như cầu cứu một

329
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

vị thần linh. Bởi vì các kim la bàn là các kim nam châm, mà vào thời ấy, nói đến
nam châm là nói đến thần linh.
Nhưng người ta không hiểu do phép huyền bí nào mà kim la bàn bao giờ
cũng nằm cân bằng theo phương bắc-nam địa lí, nghĩa là bao giờ một đầu kim
cũng chỉ theo hướng bắc. Neu ta đẩy cho kim bị lệch khỏi phương bắc-nam thì
kim sẽ tự động quay về phương bắc-nam để một đầu kim chỉ đúng hướng bắc.
Khi ấy một số người cho rằng có một ngôi sao nằm ở hưófng bắc có đặc
tính là hút các kim la bàn. Chính vì thế kim la bàn bao giờ cũng chỉ hướng bắc
(Crixtôp Côlông (Christophe Colomb) cũng tin
như thế). Một số người khác lại cho rằng ở bắc ' Gvr LIELMI GIL
»ÌRTI COLCÌtTElM -

cực của Trái Đất có một trái núi hay một hòn đảo
khổng lồ, có tính chất đặc biệt là hút các kim la
bàn. Người ta gọi đó là trái núi từ tính hay hòn
đảo từ tính, hiện tượng hút các kim la bàn (tức là
các kim nam châm) gọi là hiện tưọng từ. Nhưng
các tàu thủy không bao giờ đến gần trái núi hay L>>* • r

hòn đảo từ tính đó được vì trái núi hay hòn đảo Trang bìa của cuốn Nam châm,
...bằng tiếng La tinh in lần đau,
này lại có một tính chất đặc biệt khác là đẩy năm 1600
những vật bằng sắt ra xa.
Lại có những chuyện dân gian kể rằng mùi tỏi có tác dụng làm rối loạn
hoạt động của kim la bàn, vì vậy những người lái tàu bị cấm ăn tỏi ở gần chiếc la
bàn của con tàu.
Trong gần 20 năm Ghinbơt đã làm nhiều thí nghiệm công phu và khéo léo,
từ đơn giản đến phức tạp, đe tìm hiểu xem tại sao các kim nam châm luôn luôn
nằm cân bằng theo phương bắc-nam, nói rộng ra là bản chất của hiện tượng từ là

330
Uyliam Ghinbơt (1544-1603)

gì. Trong đó ông thực hiện cả những thí nghiệm tìm hiểu xem có đúng là mùi tỏi
làm rối loạn kim la bàn hay không.
Từ những thí nghiệm đon giản với các thanh nam châm hay kim nam
châm, Ghinbot rút ra rằng mồi thanh nam châm hay kim nam châm có hai cực
phân biệt. Một cực luôn luôn quay về hướng bắc, gọi là cực bắc của nam châm,
cực kia gọi là cực nam^'\ Lực hút hay đẩy giữa các thanh nam châm hay kim nam
châm chủ yếu là ở các cực của chúng. Ngoài ra ông cũng nhận thấy nhiệt độ có
ảnh hưởng đến từ tính của thanh nam châm, nhiệt độ càng cao thì từ tính càng
yếu. Một tính chất quan trọng nữa của nam châm là nếu cắt một thanh nam châm
thành hai nửa thì mỗi nửa lại thành một nam châm mới. Đó là những kết luận mà
Ghinbơt đã rút ra từ những thí nghiêm đơn giản của mình.
(1) Cách gọi sai lầm này ván giữ mãi cho đến ngày nay. Đúng ra, phải gọi ngược lại. Đầu kim nam
châm hướng vê từ cực băc là cực nam của kim nam châm, đầu kia là cực bắc.

Thí nghiệm tìm hiếu xem tại sao các kim nam châm của la bàn có một cực
luôn luôn chỉ hưóng bắc thuộc loại thí nghiệm phức tạp hơn. Đẻ giải thích hiện
tượng này, Ghinbơt giả thiết rằng Trái Đất là
một nam châm, một khối nam châm khổng lồ M A G N ỆT E,
M*gn«icift|t corponbui Sc nijỊno
hình cầu. Vì vậy ông tạo ra một khối nam châm d la |a m íòiétỊ* e6 0 fié tttík \.

nhỏ hình cầu và ông gọi là Trái Đất nhỏ. Đặt


một kim nam châm nhỏ gần Trải Đất nhỏ ở bất
kì điếm nào (trừ các từ cực) cũng thấy cực bắc
của kim nam châm nhỏ hướng về cực bắc của
Trải Đât nhỏ. Typii o o T I I A M
Kmmm ữC.
li E m ii.
1I .

Từ đó ông tin giả thiết của ông rằng Trái Trang bìa của cuốn Nam châm,
...bằng tiếng La tinh, in năm 1628
Đất là một nam châm khổng lồ hình cầu là đúng;
khối nam châm đó tác dụng lực từ lên các kim nam châm đặt gần nó làm cho cực

331
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

bắc của kim la bàn luôn quay về hướng bắc. Với thí nghiệm Trải Đất nhỏ,
Ghinbơt là người đầu tiên giải thích nguyên nhân vì sao kim la bàn luôn luôn chỉ
hướng bắc.
(Chú ý: Ghinbơt đưa ra giả thiết Trái Đất là một nam châm khổng lồ chỉ để
giải thích tại sao các kim nam châm luôn luôn định hướng theo phương bắc-nam.
Còn tại sao Trái Đất lại là một nam châm thì cho đến nay vẫn chưa giải thích
được).
Việc sáng tạo ra Trải Đất nhỏ và thí nghiệm với những kim nam châm nhỏ
để giải thích hoạt động của la bàn là sáng tạo rất có giá trị của Ghinbơt. Tuy
nhiên, trong các thí nghiệm này ông có cái sai ở chỗ coi từ cực trùng với địa cực.
về điều này ông lập luận như sau. Nam châm nào cũng có hai cực, vì vậy
khối nam châm khổng lồ hình cầu cũng có hai cực; gọi là hai từ cực. Nhưng khác
với các nam châm thông thường, một thanh nam châm chẳng hạn không tự quay,
còn khối nam châm khổng lồ hình cầu này thì quay chung quanh trục đi qua hai từ
cực^^\ Bản thân Trái Đất cũng quay chung quanh trục đi qua hai địa cực^^\ Sự
quay của khối nam châm khổng lồ hình cầu giống hệt sự quay của bản thân Trái
Đất. Điều đó có nghĩa là mặc nhiên coi từ cực trùng với địa cực.
(2), (3) ơ đây nói vê chuyên động quay ngày đêm.

Năm 1600, Ghinbơt công bố một cuốn sách mang tên là Nam châm, các
vật từ, khối nam châm khổng lồ: Trái Đất. Cuốn sách này là sự tổng hợp những
hiểu biết về từ của con người cộng với kết quả của các thí nghiệm mà ông đã thực
hiện. Vì vậy có thể coi đó là cuốn bách khoa về từ cho đến thời điểm ấy. Người ta
nghĩ rằng có được cuốn sách Nam châm,các vật từ, khối nam châm khổng lồ: Trái
Đất là do ông đã chắt lọc từ những công trình rải rác trước đó của Rôbe Noocman
(Robert Norman). Chú ý rằng sau khi ông mất, cuốn sách còn được in lại một số
lần nữa, điều đó cho thấy giá trị của cuốn sách là rất lớn

332
Uyliam Ghinbơt (1544-1603)

Để thấy rõ giá trị của cuốn sách, ta hãy điểm lại những hiểu biết của con
người về từ cho đến thời Ghinbcrt. Từ thời cổ Hi lạp người ta vô tình phát hiện ra
loại đá đen có thể hút được sắt, người ta gọi là đá nam châm. Đối với con người
vào thời ấy thì đá nam châm là loại đá chẳng những là rất lạ mà còn là rất thần bí,
rất linh thiêng. Cho đến thời Ghinbort, mặc dù nam châm đã có vài ứng dụng có
hiệu quả, nhưng hiểu biết của con người về nam châm, nói chung là về từ, thì vẫn
còn rất hạn hẹp, vần còn mang nặng tính chất thần linh, huyền bí, nghĩa là
chưa vượt qua được “thời đá nam châm” là bao. Giả thiết về khối nam châm Trái
Đất của Ghinbơt cũng bắt nguồn từ quan niệm mang màu sắc thần linh: Ghinbot
cho rằng từ tính là linh hồn (theo đúng nghĩa đen) của Trái Đất. Nói cách khác về
mặt từ tính thì Trái Đất là một khối đá nam châm khổng lồ hình cầu hoàn hảo.
Loại trừ những màu sắc huyền bí và môt số sai sót (chẳng hạn, coi từ cực
trùng với địa cực), cuốn sách của ông vẫn được coi là có ý nghĩa hết sức to lớn.
Bởi vì, thứ nhất, đó là cuốn sách đầu tiên trình bày một cách có hệ thống những
hiểu biết về từ của con người cho đến thời điểm đó. Thứ hai, hầu hết những hiện
tượng từ trình bày trong cuốn sách đều được rút ra từ thí nghiệm. Vì hai lí do đó,
người ta đánh giá Ghinbơt là cha đẻ của ngành từ học và là một trong số ít người
áp dụng sớm nhất phưcmg pháp thực nghiệm vào vật lí.
Những nghiên cứu về điện
Trong cuốn sách công bố năm 1600 của Ghinbơt ngoài từ học, ông còn
trình bày một cách có hệ thống cả về điện học. Trong đó ông trình bày một số thí
nghiệm cọ xát len hay dạ lên một thanh hổ phách. Sau khi cọ xát, thanh hổ phách
có thể hút các vụn giấy hay các vật nhẹ khác. Bằng thí nghiệm, ông phát hiện ra
một số vật khác, ngoài hổ phách, cũng có tính chất hút các vật nhẹ sau khi cọ xát.
Ghinbort giải thích hiện tượng một vật có thể hút các vật nhẹ bằng cách cho
rằng trong các vật đã có sẵn những phụ không nhìn thấy được. Trong vật

333
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

không phải chỉ có một mà có rất nhiều phụ phấm, mồi phụ phẩm trong vật có
những đặc tính riêng. Khi cọ xát sẽ xảy ra sự di chuyển, trao đổi các phụ phẩm.
Ket quả là sau cọ xát xuất hiện một phụ phẩm đặc thù trên vật, chính việc xuất
hiện phụ phấm đặc thù này làm cho vật có tính chất hút được các vật nhẹ.
(4) Ghinbơt dùng từ tiếng Anh “effluvium " cỏ nghĩa là sán phẩm phụ hay là thứ tồn dư hav là một
thứ rác rưởi, ơ đây ta chuyên ngữ sang tiếng Việt gọi là phụ phẩm.

Ngày nay ta đã biết rằng khi cọ xát thì trong các vật xuất hiện điện tích.
Vì vậy, cái mà ta gọi là phụ phẩm đặc thù, thì theo cách nói hiện đại, đó là điện
tích. Ngày nay ta biết điện tích có hai loại.Tuy nhiên, theo cách suy diễn của
Ghinbơt, ta thấy ông chưa nhận ra có hai loại điện tích. Thực ra, đòi hỏi đó đối với
Ghinbơt là quá sớm, bởi vì phải chờ đến hơn một thế kỉ nữa con người mới lứiận
ra được điều đó.
Hổ phách trong tiếng Hi Lạp là elektron. Do đó ông đặt tên bằng tiếng La
tinh cho hiện tượng hổ phách hút các vụn giấy sau cọ xát là electricus. Thực ra từ
“electricus” đã được dùng từ thế kỉ XIII, nhưng Ghinbơt là người đầu tiên dùng từ
đó với ý nghĩa là có tính chất hút giống như hổ phách. Năm 1646, xuất phát từ từ
La tinh “electricus” của Ghinbơt, ngài Tômat Braonơ (Thomas Browne) đưa vào
trong tiếng Anh từ “electricity” với ý nghĩa gốc là hiện tượng sinh ra từ hổ phách.
Danh từ tiếng Anh “electricity” chuyển ngữ sang tiếng Việt gọi là “điện học” hay
chỉ đơn giản là “điện”.
Theo Ghinbơt thì điện và từ là hai lĩnh vực tách biệt nhau, không có liên
quan gì với nhau. Đó là quan niệm không đúng. Nhưng quan niệm đó vẫn tồn tại
từ xa xưa đến thời Ghinbơt và rồi lại từ Ghinbơt về sau trên hai thế ki nữa. Phải
chờ đến thí nghiệm ơcxtit vào đầu thế kỉ XIX, con người mới nhận ra sai lầm đó.
Ngoài ra, Ghinbơt còn là người đầu tiên sáng chế ra chiếc điện nghiệm để
phát hiện ra cái ta gọi là phụ phẩm đặc thù (điện tích).

334
Uyliam Ghinbơt (1544-1603)

Khi đánh giá ý nghĩa những đóng góp về điện và từ của Ghinbơt, có nhiều
nhà viết tiểu sử đã coi ông là nhà vật lí vĩ đại của nước Anh, thậm chí có người
còn coi ông là thiên tài. Thế nhưng có điều ta cảm thấy thật đáng tiếc, bởi vì ông
đã bị lãng quên trong một thời gian khá dài. Ngay cả trong vật lí, khi nói đến cái
tên Ghinbort người ta chỉ nghĩ rằng ông là một thầy thuốc chứ có mấy ai nghĩ rằng
đó là nói đến người cha đẻ của ngành từ học, và trong chừng mực nào đó cũng là
cha đẻ của cả ngành điện học!
Quan điểm về vũ trụ
Ông không phát biểu rõ ràng là Mặt Trời đứng yên tại trung tâm vũ trụ,
nhimg như trên đây ta đã thấy, ông có quan niệm rõ ràng và dứt khoát là Trái Đất
quay. Quan niệm này của Ghinbơt ra đời trước Galilê (Galilée) khoảng 20 năm,
nhưng sau Côpecnic (Copemic) khoảng gần 60 năm.
Nhiều người thời ấy cho rằng các ngôi
sao được gắn trên những hình cầu gọi là hình
DcMtuKÌonoửro^Uuturi

cầu thiên thể (riêng Ghinbơt vẫn nghi ngờ giả PHI 1 OSOPHI A
N o V A,

thiết này). Đại đa số các nhà thiên văn thời ấy


cho rằng các hình cầu thiên thể đều quay. II |««vtVtlỈ4MI>aMalK.

---- i
Nhưng Ghinbot không tin vào điều đó. ì

Ông nói thật là vô lí khi ta nghĩ những hình cầu


thiên thể (nếu những hình cầu ấy là có thật) đều Trang bìa của cuốn Triết học mới,
quay, còn thiên thể nhỏ hcm rất nhiều là Trái ...bang tiếng La tinh, in năm 1651

Đất lại không quay. Hcm thể, ông còn cho rằng chính Trái Đất quay làm cho ta có
cảm giác là các hình cầu thiên thể quay.
Những quan sát thiên văn cho biết có một số ngôi sao hầu như đứng yên
trong bầu trời. Ghinbơt cho rằng đó là những ngôi sao ở cách chúng ta rất xa.

335
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Bằng mắt thường (không dùng kính viễn vọng), năm 1590, Ghinbơt hình
dung ra một bản đồ về những vết đen, trắng trên bề mặt Mặt Trăng, ông cho rằng
những vết trắng là nước, còn những vết đen là đất.
Những năm tháng cuối đòi
Ghinbơt vốn xuất thân từ một thầy thuốc, nhưng sự nghiệp khoa học của
ông thì lẫy lừng như ta đã biết; nhưng có điều lạ là trong tiểu sử của ông không
thấy nói đến việc ông học các môn khoa học như thế nào, học ở trường hay tự
học, nếu học ở trường thì trưÒTig nào, vào thời gian nào,....
Tháng 12 năm 1603 ông bị mắc bệnh dịch hạch và ngày 10 tháng 12 ông
qua đời tại Luân Đôn.
Điều rất đáng nói là ngoài cuốn sách ‘‘Nam châm,các vật từ, khối nam
châm khổng lồ: Trải Đất” công bố năm 1600, năm 1651, sau khi ông mất gần 50
năm lại xuất hiện tại Amxtecđam (Amsterdam) một cuốn sách cũng ghi ông là tác
giả, dày 316 trang, có nhan đề là Triết học mới về thế giới trần tục của chủng ta.
Có người nói cuốn sách đó do Uyliam Ghinbơt em sưu tầm và xuất bản. Nhưng
cũng có người nói rằng Giôn Gratơ (John Gruter),
một học giả nổi tiếng người Anh đồng thời là nhà
phê bình, tìm thấy hai bản viết tay của Ghinbơt
trong tủ sách của ngài Uyliam Bôtxoen (William
Bosxvell). Gratơ biên tập từ hai tài liệu đó và xuất
bản. Tài liệu thứ hai được cho là của Ghinbơt này ít
người biết, nhimg đó lại là tài liệu rất đáng để ý về
Tncờns Giỉberd ở Cônchextơ
cả hai mặt: văn phong và nội dung.
Ngày nay, tên ông trong văn bản thông thường được viết theo tiếng Anh là
Gilbert. Nhưng không hiểu sao, trong một số trường hợp sau đây, lại viết là
Gilberd: trong đoạn văn tưỏng niệm ngắn ghi trên mộ cha ông và trên mộ ông,

336
Uyliam Ghinbơt (1544-1603)

trong một số văn bản lưu của thành phố Cônchextơ, và cả trong đoạn tiểu sừ tóm
tăt viết trong quyến sách Nam châm,các vật từ, khối nam châm khổng lồ: Trải
Đất. Sau khi ông mất, người ta lấy tên ông đặt tên cho một trưòng học ở
Cônchextơ cũng được viết là trường Gilberd.

337
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

IX.5- Hanx Crỉxchiên ơcxtit (1777-1851)

Lòi dẫn
Trong bài 22, Vật lí 9, có giới thiệu một thí nghiệm được mô tả trên hình
22.1 trang 61. Thí nghiệm này gồm một dây dẫn đặt song song với một kim nam
châm tự do và ở phía trên kim nam châm. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì
kim nam châm bị quay đi. Khi ngắt dòng điện thì kim nam châm lại quay trở về vị
trí cũ. Thí nghiệm này có ý nghĩa rất quan trọng và được ơcxtit thực hiện năm
1820. Đây là một thí nghiệm có tính lịch sử, ngày nay nó được gọi là thí nghiệm
ơcxtit.
ơcxtit, thời thơ ấu
Hanx Crixchiên ơcxtit (Hans Christian
0rsted) gọi là Hanxơ sinh ngày 14 tháng 8 năm
1777 tại thị trấn Rutcôbinh (Rudkobing) trên hòn
đảo Lănggiơlen (Langeland) thuộc Đan Mạch.
Cha của Hanx Crixchiên ơcxtit là Xoren
Crixchiên ơcxtit (Soren Christian Oersted), mẹ
là Caren Hecmanxen (Karen Hermansen).
Ông bà Xoren - Caren có cửa hiệu thuốc, Ham Christian 0rsted

đồng thời cũng là cửa hiệu bào chế thuốc. Bà mẹ


thì bận bịu suốt ngày trong việc nhận hàng, bán hàng; còn ông bố thì bận với các
công thức bào chế và tính toán tiền nong. Vì vậy ngay từ khi Hanxơ và cậu em
trai là Anđơ (Anders) còn rất nhở, họ đã phải gửi cả hai anh em cho vợ chồng một
người Đức hàng xóm có nghề làm tóc giả trông nom hộ. Họ chỉ nhờ người láng
giềng tốt bụng nhắc nhở hai anh em trong những sinh hoạt lặt vặt hàng ngày như

338
Hanx Crixchiên ơcxtit (1777-1851)

ăn uống, tắm rửa, còn việc học hành thì hai anh em tự thu xếp lấy, nghĩa là hai
anh em Hanxơ tự học ở nhà.
Như vậy là từ khi còn là nhi đồng và cả sau đó, hai anh em đều không
được sự săn sóc, chỉ bảo của thầy, cô giáo. Nhưng bù lại sự thiệt thòi đó là trong
hai trái tim hồng của cả hai anh em lúc nào cũng cháy bỏng lòng khát khao hiểu
biết. Đặc biệt là ở Hanxơ, ngay từ những ngày thơ ngây ấy chú đã nhiều lần ham
đọc sách đến quên ăn, đồng thời chú cũng đã bộc lộ rõ thiên hướng của mình là rất
thích những sách hóa học, lịch sử tự nhiên và cả thơ văn.
Đen năm Hanxơ mười một tuổi chú phải phụ việc cho bố mẹ ở hiệu thuốc,
rồi sau đó ít lâu là đến lượt cả em chú. Mặc dù bây giờ các chú rất eo hẹp về thời
gian, nhimg tinh thần tự học của hai anh em Hanxơ thì lại càng nồng nhiệt hơn.
Riêng đối với Hanxơ thì việc làm ở hiệu thuốc lại giúp anh có điều kiện nhích lại
gần môn hóa học.
Chỉ bằng tự học mà đến năm 1793 cả hai anh em đều thi đỗ vào trường đại
học Côpenhaghen (Copenhagen). Tại đây Hanxơ học các môn dược học, thiên văn
học, hóa học và toán học. Bốn năm sau, năm 1797, Hanxơ tròn 20 tuổi, anh đỗ
bằng dược sĩ.
Với bằng dược sĩ anh có thể có tương lai bảo đảm. Nhưng với lòng say mê
hóa học anh lại chuyển sang nghiên cứu về hóa học. Và hai năm sau, anh nhận
bằng tiến sĩ hóa học với đề tài “Lí thuyết mới và đầy đủ về chất kiềm”.
Sau đó anh được nhận vào trường đại học Côpenhaghen giảng dạy về dược
học. Dạy ở đây được một năm thì anh được một khoản tiền trợ cấp từ những tổ
chức ngoài nhà trường, do đó anh có điều kiện thực hiện chuyến đi du khảo ở
châu Âu.
Trong chuyến đi này anh đã được gặp nhiều nhà khoa học nổi tiếng và
những cuộc trao đổi ý kiến với họ đã giúp anh mở rộng tầm nhìn, nhất là đã kéo

339
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

anh lại gần ngành vật lí. Ảnh hưởng đáng kể nhất đối với anh là những cuộc trao
đổi với Giôhan Vinhem Rittơ (Johann Wilhelm Ritter), nhà vật lí Đức. Chính nhà
vật lí này đã có ảnh hưỏng lớn đến việc làm cho Hanx ơcxtit đi sâu nghiên cứu
Vật lí.
Sau chuyến du khảo, anh lại trở về trường đại học Côpenhaghen và làm
đơn xin chuyển sang giảng dạy ở khoa vật lí. Nhưng đơn của anh bị từ chối vì nhà
trường lấy lí do là chuyên môn của anh
thiên về dược học hay hóa học hơn là vật lí.
Dù vậy, anh vẫn say mê với vật lí và công
bố nhiều công trình nghiên cứu về cơ học,
âm học, điện học. Vì vậy, cuối cùng anh
cũng được trường đại học Côpenhaghen
công nhận là giáo sư vật lí và chuyển anh
sang khoa vật lí. Con tem Đan mạch phát hành ki niệm
100 năm, nám mất cùa H. c. ơcxtit
Thí nghiêm ơcxtit
Sau đây, ta nói đến một công trình nghiên cứu vật lí của Hanx ơcxtit, đó là
một thí nghiệm mà ngày nay nó được gọi là thí nghiệm ơcxtit. Ngay từ trước thời
ơcxtit, người ta đã biết rằng hai nam châm (từ) cũng như hai điện tích (điện),
chúng có thể hút hay đẩy nhau. Hai loại lực đó đều có hút và đẩy; vậy chúng có
mối liên hệ nào với nhau không? Có hai câu trả lời khác nhau cho câu hỏi đó.
Nhiều người cho rằng cái giống nhau về tính chất hút hay đấy chỉ là cái
giống nhau bề ngoài, còn về bản chất thì hai loại lực đó không có mối liên hệ gì
với nhau, chúng tách rời nhau, độc lập đối với nhau. Bởi vì điện tích và nam châm
không có sự giống nhau nào về bản chất.
Nhưng có một số ít người, trong đó có ơcxtit, lại cho rằng điện và từ có
liên quan chặt chẽ với nhau. Ý kiến của những người này phần lón là suy luận từ

340
Hanx Crixchiên ơcxtit (1777-1851)

những quan điểm triết học. Chẳng hạn như Senlinh (Schelling), thầy dạy ơcxtit
môn triết học tự nhiên thì cho rằng tự nhiên vốn có tính đối xứng và thống nhất;
điện và từ là hai thành phần đối xứng của một thực thể thống nhất nào đó
của tự nhiên. Vậy theo cách nhìn của triết học thì lực điện và lực từ là có mối liên
hệ với nhau.
Còn ơcxtit, quan điểm của ông, một mặt, tất nhiên là có chịu ảnh hưởng
của Senlinh. Nhưng mặt khác, ông là một giáo sư thực nghiệm, nên ông còn có
những căn cứ khác để bảo vệ quan điểm cùa minh. Căn cứ đó là những sự kiện
thực nghiệm và cả những hiện tượng vật lí xảy ra trong tự nhiên. Một trong những
căn cứ đó là sự kiện sau đây. Nung nóng một thanh nam châm (làm bằng thép) thì
từ tính của nó giảm, nhưng tính dẫn điện của thép (sắt) lại tăng lên. Ngoài ra ông
còn nhận thấy một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở những nơi bị sét đánh: tại đó có
nhiều cục sắt trở thành có từ tính, chúng có thể hút được các cục sắt khác. Những
căn cứ đó củng cố niềm tin của ông cho rằng tính chất điện và tính chất từ của một
vật có liên hệ với nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau.
Ngay từ những năm 1812, 1813 trong dịp
thăm Đức và Pháp ông đã phát biểu những ý kiến
trên đây. ông còn nói rằng trong nhiều thí
nghiệm, ông chờ đợi sự xuất hiện hiệu ứng từ do
ảnh hưởng của những xung đột điện. Chú ý rằng
cái mà ngày nay ta gọi là dòng điện thì ở thời
ơcxtit người ta gọi là “xung đột điện”. Vì ở thời
ấy chưa có khái niệm rõ ràng về dòng điện.
Mùa xuân năm 1820, ơcxtit đọc một loạt Tượng Hanx ơcxtit tại Rutcôbinh
bài giảng trước sinh viên về sự liên hệ giữa điện
và từ, trong đó ông phán đoán ràng có thể có tác dụng của hiện tượng điện lên

341
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

hiện tượng từ. Hiển nhiên rằng đây là vấn đề rất mới và rất lạ nữa. Vì vậy sinh
viên tỏ ra rất háo hức muốn chứng kiến sự kiện kì lạ đó.
Ngày 21 tháng 4 năm ấy, trong một bài giảng như thưòng lệ, ơcxtit thông
báo với sinh viên rằng ông sẽ thực hiện thí nghiệm chứng tỏ xung đột điện (tức
dòng điện) có tác dụng lên cây kim nam châm (cụ thể là cây kim của chiếc la bàn)
đặt gần mạch điện, ông cho rằng xung đột điện trong đoạn dây dần càng mạnh thì
hiệu quả tác dụng lên cây kim nam châm càng rõ rệt. Vì vậy ông dùng đoạn dây
bạch kim nối với bộ pin Vônta để làm thí nghiệm (ông cho rằng dùng dây bạch
kim sẽ tạo ra xung đột điện trong dây lớn hơn các loại dây khác). Đoạn dây bạch
kim ở ngay bên trên la bàn được đặt sao cho song song với kim la bàn. Quả nhiên
là khi ông phóng điện (tức là đóng mạch điện) thì cây kim của chiếc la bàn ở phía
dưới đoạn dây bạch kim bị quay đi.
Thực ra thì từ trước ông đã làm đi làm lại thí nghiệm này rất nhiều lần và
đều nhận thấy kim nam châm bị quay đi. Ket quả của những lần thí nghiệm đó
làm cho ông phấn khởi vì nó chứng tỏ giả thiết của ông là đúng. Ket quả của loạt
thí nghiệm đó đã mang lại cho ông một cảm giác mạnh đến mức là trước mắt ông
hình như chỉ có thí nghiệm này, còn các thí nghiệm khác đều bị mờ nhạt đi.
Nhưng, theo ông, hiện tượng cây kim la bàn bị quay đi mới chỉ là dấu hiêu
bề ngoài chứng tỏ có sự liên hệ giữa điện và từ. Còn chiều sâu của sự liên hệ nội
tại giữa điện và từ thì ông chưa biết. Chẳng hạn như cơ chế nào làm cho cây kim
bị quay, và tại sao bao giờ cây kim cũng quay đi một góc vuông. Ngoài ra, ơcxtit
còn nhận thấy hiện tượng là nếu cây kim la bàn được đặt vuông góc với đoạn dây
bạch kim thì khi phóng điện cây kim lại không bị quay.
Suốt thời gian chừng ba tháng, ông cố tìm lời giải cho những điều nói trên,
nhưng không có kết quả. Cuối cùng, đến tháng 7, ông quyết định sẽ công bố thí
nghiệm của mình bàng hình thức mô tả đầy đủ các bước thí nghiệm và các hiện

342
Hanx Crixchiên ơcxtit (1777-1851)

tượng xảy ra mà không giải thích, không binh luận. Để bảo đảm cho những điều
công bố được thật chính xác, ông lại thực hiện lặp lại đầy đủ và hết sức cẩn thận
tất cả các bước của thí nghiệm, trước sự chứng kiến của đông đảo cộng sự và sinh
viên.
Ngày 21 tháng 7, ông gửi đến các nhà khoa học, các trường đại học về kết
quả thí nghiệm của mình trong một bài báo dài bốn trang có tiêu đề Thỉ nghiệm về
hiệu ứng của xung đột điện lên một kim nam châm. Bài báo này được lan truyền
rất nhanh trong cộng đồng các nhà khoa học trong nước và châu Âu.
ớ châu Âu, bài báo này đến với Ampe vào tháng 9 năm đó. Ngay lập tức,
Ampe lặp lại thí nghiệm đã mô tả trong bài báo và cũng thu được kết quả như
ơcxtit đã công bố. Sau đó Ampe đưa ra ý kiến giải thích rằng thí nghiệm do
ơcxtit thực hiện chứng tỏ dòng điện tác dụng lên nam châm; vậy ở đây dòng điện
có thể thay cho một nam châm, điều đó có nghĩa là dòng điện cũng có tác dụng từ
như một nam châm. Nói cách khác, thí nghiệm ơcxtit chứng tỏ rằng chung quanh
dòng điện có từ trường. Ngoài ra, Ampe còn chỉ rõ những yếu tố của lực (phương,
chiều, độ lớn) do dòng điện tác dụng lên kim nam châm (mà Ampe gọi là lực từ).
Từ đó có thể giải thích được những thắc mắc của ơcxtit đã nói ở trên.
Mặc dầu ơcxtit không giải thích được thí nghiệm của mình, nhưng giới
khoa học vẫn coi thí nghiệm của ơcxtit đã mở ra một quan niệm mới về điện và
từ, từ đó nó tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu về điện và từ. Đó là ý
nghĩa to lớn, ý nghĩa lịch sử của thí nghiệm ơcxtit. Do đó, ngay năm 1820, hội
Khoa học Hoàng gia Luân Đôn đã tặng ơcxtit huy chương Côplây (Copley), còn
viện Hàn lâm Khoa học Pháp thì tặng ông một giải thưỏưg trị giá ba nghìn phrăng
vàng.
Vinh danh

343
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Đối với Đan Mạch, ơcxtit được coi như vị nguyên soái của một thế hệ mà
người ta coi là thế hệ vàng, ông là bạn thân thiết của nhà văn nổi tiếng Hanxơ
Crixchiên Anđecxen (Hans Christian Andersen) và là anh ruột của chính trị gia
kiêm luật gia Anđơ Xanđô ơcxtit (Anders Sandơe 0rsted) đã có thời gian (1853-
54) là thủ tướng Đan Mạch.
Từ năm 1936 hội Các Giáo viên Vật lí Mĩ có sáng kiến lập một huy
chương gọi là huy chương ơcxtit để tặng cho những người có đóng góp xuất sắc
trong việc giảng dạy vật lí. ở Đan Mạch, hội Phổ biến Khoa học Tự nhiên, do
ơcxtit thành lập năm 1824, cũng lập huy chương Hanxơ Crixchiên ơcxtit để tặng
cho những nhà khoa học Đan Mạch có đóng góp xuất sắc về khoa học.
Tờ tiền giấy Đan Mạch 100 kr^'^ phát hành trong những năm 1950 -1970
có in hình ơcxtit. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Đan Mạch phóng năm 1999 có
nhiệm vụ đo từ trường của Trái Đất được đặt tên là vệ tinh ơcxtit.
(I) kr là kí hiệu cùa cronơ (krone), đem vị tiền tệ Đan Mạch. Đan Mạch là thành viên cùa EU,
nhưng cuộc trưng cầu dân ỷ năm 2000 có 46,8% đồng ý dùng đồng ơrô, 53,2% không đồng ý, vì
vậy Đan Mạch vân duy trì đông cronơ. I€ ~ 7,5 kr.

ơcxtit mất ngày 09 tháng 3 năm 1851 tại thành phố Côpenhaghen, thọ 73
tuổi. Thi hài ông được chôn cất tại nghĩa
trang Axitxtân (Assistens) ở thành phố quê
hương ông. Nhân dân Đan Mạch coi ông là
người con ưu tú của mình vì chính ông là
người đã làm cho thế giới biết đến đất nước
Đan Mạch. Lễ tang ông trở thành lễ tang
Công viên Hanx Crixchiên ơcxtit
quốc gia, có đến hơn hai trăm nghìn người
đến tiễn biệt ông và đưa ông về nơi an nghỉ vĩnh hàng.
Nhân đây cũng nói thêm rằng một tu sĩ người Italia tên là Gian Đômênicô
Rômanôxi (Gian Domenico Romagnosi) đã phát hiện ra mối liên hệ giữa điện và

344
Hanx Crixchiên ơcxtit (1777-1851)

từ trước thí nghiệm ơcxtit gần hai thập kỉ. Thí nghiệm của Rômanôxi đã được
công bố trong hai bài báo và cũng đã có nhiều nhà khoa học biết tới. Tuy nhiên
tác giả của thí nghiệm đó lại không đề cập gì đến xung đột điện tức dòng điện mà
lại cho rằng điện tích tĩnh tồn tại trong pin Vônta đã làm lệch kim nam châm. Vì lí
do đó nên người ta vẫn coi ơcxtit là người đầu tiên phát hiện ra mối liên hệ giữa
điện và từ.

345
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

IX.6- Maicơn Pharađây (1791-1867)

Lòi dẫn
Bài 31, Vật lí 9, nói về một hiện tượng vật lí đặc biệt quan trọng là hiện
tượng cảm ứng điện từ. Trong mục Có thê em chưa biết của bài đó, ta biết rằng
người có công phát minh ra hiện tưọTig đó là Pharađây, nhà vật lí người Anh.
Ngày nay người ta coi phát minh đó là một trong số những phát minh vĩ đại nhất
của loài người.
Từ người thợ đóng sách
Maicơn Pharađây (Michael Paraday)
sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha Maicơn
tên là Giêm Pharađây (James Paraday) làm
nghề rèn ở loocsai (Yorkshire), miền bắc nước
Anh. Mẹ tên là Macgaret Haxoen (Margaret
Hastxvell) con gái một chủ trang trại, cũng ở
miền bắc nước Anh.
Đầu năm 1791 gia đình ông Giêm
Maicơn Pharađây
chuyển cư đến ngôi làng nhỏ Niuinhtơn Bơt
(Newington Butts) ngoại thành Luân Đôn với hi vọng là ở đó dễ kiếm được việc
làm và do đó họ sẽ có cuộc sống khấm khá hơn. Lúc ấy ông bà Giêm-Macgaret
mới có hai con, một trai tên là Rôbơt (Robert) và một gái. Mấy tháng sau khi
chuyển đến Niuintơn Bơt, ngày 22 tháng 9 cùng năm 1791, Maicơn mới ra đời.
Nhưng đến nơi ở mới này cuộc sống của họ cũng chang có cải thiện gì
đáng kể. Do đó gia đình họ còn tiếp tục chuyển cư trong phạm vi vùng Luân Đôn
vài lần nữa. Đến năm 1795 họ mới tìm được chồ cư trú tạm ổn ở khu Giacôp Oen
Miu (Jacob's Wells Mews), Luân Đôn. ở đó có một ngôi nhà cho thuê đế xe ngựa,

346
Maicơn Pharađây (1791-1867)

nhưng còn vài căn buồng để trống, ông Giêm thuê những căn buồng đó làm chỗ
ở. Tại đây Macgaret lại sinh cô con gái thứ hai và là con út trong gia đình.
Thời gian này sức khỏe của ông Giêm càng ngày càng giảm sút nên ông
không giúp đỡ được nhiều cho gia đình. Vì vậy cuộc sống của họ trở nên khó
khăn hon trước. Vì nhà nghèo nên Maicon theo học ở trường ngoại trú và cũng
chỉ có thể học đến trình độ tối thiểu là biết đọc, biết viết, biết làm bốn phép tính số
học đon giản. Sau này Maicon có kể rằng hồi ấy, ngoài những giờ học ở trường,
cậu chỉ quanh quẩn ở nhà hay đi lang thang trên đường phố.
Năm 13 tuổi, Maicon được ông Giooc Ribau (George Riebau), một người
thợ đóng sách đồng thời là chủ một cửa hàng bán sách, thuê cậu chạy việc vặt. Dù
chi là một công việc tầm thường, nhưng cậu cũng kiếm được chút tiền để giúp đỡ
gia đình. Do làm được việc nên ngay năm sau, ông Ribau nhận cậu vào làm thợ
học việc đóng sách trong cửa hàng của ông.
Là người thợ đóng sách nên Maicơn có cái may là được tiếp xúc với rất
nhiều loại sách. Vì vậy, ngoài công việc đóng sách, chú tranh thủ điều kiện thuận
lợi có một không hai để đọc những quyển sách mà ông Ribau giao cho chú đóng,
đăc biệt là những sách khoa học. Trong đó có những quyển chú đọc rất say mê
như quyển “Mở mang trí tuệ” của Ixăc Oat (Isaac Watts) hay quyển “Nói chuyện
Hóa học” của Gian Macxet (Jane Marcet).
Chú học việc ở chỗ ông Ribau từ năm 14 đến năm 21 tuổi, tức là trong bảy
năm. Chú rất cảm ơn ông Ribau vì trong bảy năm đó ông đã khuyến khích và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để chú tự học, tự mở rộng hiểu biết của mình.
Trở thành trự li tại Học viện Hoàng gia
Thời đó, ở Luân Đôn thường có những buổi diễn giảng cho công chúng
rộng rãi về khoa học của những nhà khoa học nổi tiếng đương thời. Vì vậy ngay
từ năm 1810, năm đó Maicơn 19 tuồi, dù đang còn là thợ học việc, anh thanh niên

347
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Maicơn vẫn cố sắp xếp thời gian để có thể đến nghe những buổi diễn giảng ở nhà
ông Giôn Tatum (John Tatum), người sáng lập hội Triết học thành phố Luân Đôn.
Tại đây, anh tham dự những buổi diễn giảng về nhiều lĩnh vực khác nhau: điện
học, pin Vônta, cơ học,... . Tiền vé tham dự các buổi diễn giảng này do Rôbơt,
anh trai của Maicơn, làm nghề rèn, cung cấp.
Hai năm sau, năm 1812, Uyliam Đanxơ (William Dance), người đã thành
lập hội Những người yêu Ca nhạc Hoàng gia và là khách hàng thân thiết của
Ribau, được biết Maicơn và tỏ ra rất yêu mến người thanh niên có tinh thần học
hỏi cháy bỏng này. Do đó ông khuyên Maicơn nên đến tham dự những buổi diễn
giảng của nhà hóa học nổi tiếng nước Anh, Quý Ngài Hămphri Đêvi (Humphry
Davy) và ông cũng tặng Maicơn số vé tham dự các buổi diễn giảng này.
Trong các bài giảng của Đêvi, Maicơn nghe hết sức chăm chú và ghi chép
rất đầy đủ các bài giảng của Đêvi. Sau khi kết thúc khóa học, anh tập hợp toàn bộ
các trang ghi chép của mình đóng thành một quyển sách dày ba trăm trang và gửi
tặng Đê-vi. Ngay sau đó anh nhận được thư cảm ơn của ngài Đêvi với lời lẽ thân
mật và chứa chan tình cảm.
Sau đó ít lâu, Đêvi bị một tai nạn nghề nghiệp ở mắt do một phản ứng hóa
học bị nổ khi ông đang làm thí nghiệm. Trong thời gian chữa mắt, ông đã thuê
Maicơn làm thư kí riêng cho mình.
Thời gian học việc đóng sách của Maicơn kết thúc vào tháng 10 năm
1812, nhưng anh vẫn làm thợ trong cửa hàng của Ribau. Thực ra đó chỉ là công
việc tạm. Vì anh vẫn đang cố tìm con đưòng tiến vào lâu đài khoa học. Anh viết
thư cho ngài Giôdep Banh (Joseph Banks), chủ tịch hội Khoa học Hoàng Gia
Luân Đôn, trình bày nguyện vọng của mình là rất muốn được làm công việc khoa
học. Nhưng thư đó không có hồi âm.

348
Maiccm Pharađây (1791-1867)

Đúng lúc ấy thì Giôn Pâynơ (John Payne), một trong những trợ lí tại Học
viện Hoàng gia bị sa thải. Học viện yêu cầu ông Hămphri Đêvi tìm người thay thế.
Ông Đêvi giới thiệu Maiccm, do đó anh được bổ nhiệm vào vị trí trống đó. Thế là
ngày 01 tháng 3 năm 1813 Maicơn chính thức từ bỏ nghề đóng sách và trở thành
trợ lí hóa học tại Học viện Hoàng Gia^'\
(ỉ) Chú ý rằng hội Khoa học Hoàng Gia và Học viện Hoàng gia là hai cơ quan khoa học khác
nhau. Hội Khoa học Hoàng gia được thành lập từ tháng ỉ ì năm 1660. Hiện nay hội Khoa học
Hoàng gia đóng vai trò như một viện hàn lâm khoa học. Hội làm nhiệm vụ cố vấn về khoa học cho
chính phù Anh và được sự ùng hộ rất lớn của Nghị viện Anh. Học viện Hoàng gia thành lập năm
1799, do một số nhà khoa học Anh hồi đó khởi xướng. Học viện có vai trò phổ biến kiến thức khoa
học đến công chúng Anh.

Tháng 10 năm 1813, Đêvi thực hiện cuộc du khảo khoa học dài ngày tại
châu Âu, Maicơn được chọn làm trợ lí trong chuyến đi này. Khi đó người giúp
việc của Đêvi tỏ ý không muốn tham gia chuyến đi nên Maicơn lại được yêu cầu
tạm kiêm cả vai trò người giúp việc cho đến khi tới Paris sẽ tìm người giúp việc
thay thế.
Vì MaicoTi là con một người thợ rèn nên thời ấy xã hội coi anh là người
thuộc đẳng cấp thấp. Bà vợ ngài Đêvi, bà Giên Âyprixơ (Jane Apreece), cũng
nhìn Maicorn bằng cách nhìn đó. Dưới con mắt của bà, Maicơn không thể ngang
hàng với những người khác trong đoàn (bà coi anh như người ngoài đoàn, khi ăn
phải ngồi cùng mâm với những người giúp việc,...).
Điều đó làm tổn thưcmg lòng tự trọng
của anh, đến nỗi anh đã định quay về Anh một
mình và từ bỏ luôn cả khoa học. Tuy nhiên
trong đoàn du khảo không chỉ có một mình bà
Âyprixơ, tình cảm và sự trân trọng của những
thành viên khác trong đoàn đối với anh đã giúp
anh vượt qua những ưu phiền không đáng có. Tượng Pharađãy ở Luân đôn

349
SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Cuộc du khảo của Đêvi kéo dài 18 tháng, từ tháng 10 năm 1813 đến tháng
4 năm 1815, qua Pháp, Italia, Thụy sĩ và miền Nam nước Đức. Đối với Maicơn,
chuyến đi này là rất bổ ích, vì nhờ chuyến đi, anh được gặp nhiều nhà khoa học
châu Âu, trong đó có những nhà khoa học nổi tiếng như Ampe, Vônta.
Khi trở về Luân Đôn, Maicơn vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ trợ lí ở Học viện
Hoàng Gia. Ngày 21 tháng 5 năm 1821, Maicơn Pharađây được giao thêm nhiệm
vụ quản lí ngôi nhà của Học viện.
Tháng sau đó, ngày 12 tháng 6, Maicơn Pharađây cưới cô Xara Bacna
(Sarah Bamard), con gái ông Etuôt Bacna (Edward Bamard), làm nghề thợ bạc.
Dựa vào những tài liệu còn lưu lại, ta biết rằng cuộc hôn nhân của hai người thật
là hạnh phúc, Bacna luôn luôn ủng hộ hết mình công việc của Pharađây.
Mặc dầu hai người không có con nhưng họ có hai cháu ruột, Macgơri An
Rêt (Margery Ann Reid) và Giên Bacna (Jane Bamard), cùng sống với họ trong
thời gian dài.
Phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ
Ta đã biết năm 1820, thí nghiệm ơcxtit cho biết dòng điện có tác dụng
làm quay kim nam châm. Nhưng kim chỉ quay đi một góc rồi dừng lại. Từ đó
Vônlaxtơn (Wollaston), một nhà khoa học nổi tiếng trong hội Hoàng gia Luân
Đôn, nảy ra ý định thiết kế một thí nghiệm sao cho hoặc là kim nam châm quay
liên tục hoặc là dòng điện quay liên tục chung quanh trục của chúng. Đây là một ý
tưởng rất hay, bởi vì nếu thành công thì thí nghiệm đó sẽ mở đầu cho một hướng
nghiên cứu mới là biến điện thành cơ. Vônlaxtơn nói chuyện đó với Đêvi, khi ấy
mới được bầu làm chủ tịch hội Hoàng gia thay Giôdep Banh (Joseph Banks) vừa
qua đời. Hai ông đến phòng thí nghiệm của hội Hoàng gia làm thí nghiệm để thực
hiện ý tưởng đó. Những lúc hai ông làm thí nghiệm, Pharađây đều không có mặt ở
đó. Một hôm (vào tháng 7 năm 1821), nghe lỏm được hai ông thảo luận với nhau.

350
Maicơn Pharađây (1791-1867)

Pharađây mới biết ý định của hai ông và biết rằng thí nghiệm của hai ông không
thành công.
Từ đó, Pharađây cũng nảy ra ý định thiết kế một thí nghiệm theo ý tưởng
của hai ông. Sau ba tháng miệt mài, đến đầu tháng 9 năm ấy, Pharađây đã thiết kế
thành công một thí nghiệm gồm hai bộ phận, bộ phận nào cũng có một thanh nam
châm và một dòng điện. Khi đóng dòng điện thì ở bộ phận này thanh nam châm
quay còn ở bộ phận kia dòng điện quay. Tuy nhiên chúng không quay chung
quanh trục của chúng như ý định thiết kế của hai ông mà ở bộ phận này thanh nam
châm quay chung quanh dòng điện còn ở bộ phận kia dòng điện quay chung
quanh thanh nam châm.
Biết được chuyện này, một tập san khoa học đã khuyến khích Pharađây
công bố thí nghiệm của mình trên tập san đó. Do quá phấn khởi với thành tích thu
được và cũng do sự thúc dục của tập san nọ nên Pharađây đã công bố kết quả thí
nghiệm của mình mà không hỏi ý kiến Đêvi và Vônlaxtơn trước.
Điều này làm cho mối quan hệ giữa
Pharađây với Đêvi và Vônlaxton trở thành căng
thẳng. Vì vậy, một thời gian sau đó, Pharađây
gặp nhiều trở ngại trong việc nghiên cứu về
điện từ. Trong thời gian đó, Pharađây dùng
phần lớn thời gian của mình vào việc nghiên
cứu hóa học. Mặc dù từ nghiên cứu vật lí Xara Bacna và Maicơn Pharađây
chuyển sang, nhưng ông cũng thu được một số
thành công đáng kể; người ta thường nói đến hai thành công của ông trong thời
gian đó là việc hóa lỏng một số chất khí và việc phát hiện ra họp chất của clo và
cacbon.

351
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Năm 1824 Pharađây được giới thiệu để bầu vào hội Khoa học Hoàng gia
Luân Đôn. Khi đó Đêvi đang là chủ tịch hội. Pharađây biết rằng đây sẽ là một tình
huống khó khăn trong mối quan hệ của ông với Đêvi. Bởi vì không bao giờ Đêvi
công nhận một người đang làm trợ lí cho mình lại trỏ thành thành viên của hội
Khoa học Hoàng gia.
Mặc dù Đêvi kiên quyết phản đối, nhưng đa số vẫn bỏ phiếu cho
Pharađây, vì vậy Pharađây trở thành thành viên của hội. Chẳng những thế mà
ngay năm sau, năm 1825, ông lại còn được hội Hoàng gia đề cử làm giám đốc
phòng thí nghiệm của hội. ở đây có điều rất đáng nói về tư cách của Pharađây.
Tuy Đêvi không ủng hộ việc Pharađây trở thành thành viên của hội Khoa học
Hoàng gia nhưng Pharađây vẫn luôn luôn đánh giá cao và tôn trọng Đêvi, đặc biệt
không bao giờ Pharađây có một hành động nào, dù rất nhỏ như một lời nói chẳng
hạn, tỏ ra chống lại Đêvi.
Cuối năm 1824 Pharađây bắt đầu nghiên cứu một ý tưởng theo hướng
ngược lại thí nghiệm ơcxtit. vấn đề ông đặt ra là: thí nghiệm ơcxtit cho biết dòng
điện “sinh ra” từ trường, vậy liệu có hiện tượng ngược lại, từ trường sinh ra dòng
điện, hay nói rộng ra là từ trường sinh ra điện trưòng?
Các thí nghiệm Pharađây tiến hành trong nhiều năm sau đó không giúp
ông chứng minh điều mà ông mong muốn lúc đầu. Tuy nhiên, từ những thí
nghiệm đó, cuối cùng Pharađây lại phát hiện ra một hiện tượng vô cùng quan
trọng, đó là không phải từ trưòiig sinh ra điện trường như ông nghĩ mà là sự biến
thiên của từ trưòng theo thời gian sinh ra điện trường, ông đã công bố phát hiện
đó vào năm 1831 tại hội Khoa học Hoàng gia. Ngày nay, hiện tượng đó được gọi
là hiện tượng cảm ứng điện từ. Phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ được coi
là một trong những phát minh vĩ đai nhất của con người.

352
Maicơn Pharađây (1791-1867)

Cũng năm 1831 này, ông thiết kế và chế tạo thành công chiếc động cơ
điện đầu tiên của loài người. Thành công này là sự phát triển của thí nghiệm biến
điện thành cơ cũng do ông đã thực hiện từ mười năm trước. Phát minh ra động cơ
điện cũng được coi là phát minh có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển công nghệ
của loài người. Có câu chuyện kể rằng một hôm ông Uyliam Euôt Glaxtôn
(William Eward Gladstone), lúc đó là Bộ trưởng bộ Tài chính tới thăm phòng thí
nghiệm của Pharađây. Trong buổi thăm viếng đó, Glaxtôn hỏi Pharađây về ích lợi
thực tế của chiếc động cơ điện mà Pharađây chế tạo. Pharađây trả lời rằng điều đó
thì ông không biết nhưng ông biết chắc chắn là chẳng bao lâu nữa bộ Tài chính có
thể thu thuế về cái động cơ điện đó.
Ai cũng biết Pharađây là nhà khoa học lừng danh nhưng ông lại có một
điều rất đặc biệt là chưa bao giờ học bất cứ một môn toán nào. Người ta nói rằng
ông chỉ biết chút ít về đại số. Vì vây, những nhà viết tiểu sử về ông thường mô tả
ông là người “mù toán”. Những đóng góp của ông về điện (và cả về từ) hoàn toàn
với tư cách là một nhà thực nghiệm (không
phải là nhà lí thuyết). Nhưng trong những
công trình thực nghiệm ấy lại chứa đựng
những lí thuyết toán rất sâu sắc. Những
phương trình toán học mô tả trường điện từ
mà Măcxoen (Maxxvell) đã xây dựng chủ
Pharađây trong buôi giảng bài Nooen
yếu là dựa vào các công trình thực nghiệm tại học viện Hoàng Gia, năm 1856
của Pharađây.
Phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ, Pharađây trở thành nhà vật lí vĩ
đại. Nhưng trước đó ông đã có những thành tựu đáng kế về hóa học nên tháng 2
năm 1833, Pharađây được Học viện Hoàng gia bổ nhiệm giữ ghế giáo sư Phulơ
hóa học^^^ Đối với Pharađây, đây là sự kiện đặc biệt: thứ nhất, ông là giáo sư

353
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tưong lai

Phulơ hóa học đầu tiên của Học viện; thứ hai, ông là giáo sư Phulơ hóa học nhưng
không đòi hỏi phải có bài giảng về hóa học (bởi vì mọi người đều biết chủ yếu
ông là nhà vật lí), và ông đã giữ ghế này cho đến cuối đời.
Trên tường trong phòng làm việc của Anhxtanh luôn luôn có ba bức ảnh,
Pharađây, Niutcm và Măcxoen (Maxwell).
(2) Giôn Phulơ (John Puller) là nhà bào trợ của Học viện Hoàng gia đồng thời cũng là người giúp
đỡ rất nhiều Pharađây lúc trẻ. Năm 1818, ông cho Học viện vay 1000 báng, nhưng sau đó ông xóa
nợ. Năm 1828, ông thành lập huv chirơng Phulơ của Học viện Hoàng gia. Đau năm 1833, ông
thành lập ghế giáo sư Phulơ hóa học, sau đó ít lâu ông thành lập ghế giảo sư Phulơ sinh H và giải
phẫu học. Ông mất chiều ngày II tháng 4 năm 1834, thọ 7 7 tuổi. Cho đến nay đã có 13 người giữ
ghế giáo sư Phulơ hóa học. Người đầu tiên là Maicơn Pharađâv, người thứ 13 là Quvntin Panhhat
(Quentin Pankhurst) giữ ghế này từ năm 2008 đến nay.
về sinh li và giải phần học cho đến nav đã có 47 người giữ ghế giáo sư Phulơ.
Ngoài nghiên cứu khoa học, Pharađây còn tham gia nhiêu hoạt động vừa
có tính xã hội, vừa có tính khoa học. Trong đó phải kể đến hoạt động điều tra các
vụ nổ ở mở than, công việc đó lại kéo ông phải đóng vai trò chuyên gia làm nhân
chứng ở tòa án. Năm 1846, ông cùng với một cộng tác viên viết một bản báo cáo
dài và chi tiết về một vụ nổ nghiêm trọng ở mỏ than thuộc tỉnh Đơchem
(Durham), trong đó có 95 thợ mỏ bị chết. Bản báo cáo này là bản điều tra hết sức
tỉ mỉ. Trong báo cáo ông chỉ ra rằng bụi than đã góp phần làm tăng tính nghiêm
trọng của vụ nổ. Bản báo cáo cũng là lời cảnh báo cho các chủ mỏ về vai trò nguy
hiểm của bụi than. Điều đáng nói là cảnh báo về tai nạn nguy hiểm đó đã không
một ai chú ý trong hơn 60 năm. Cho đến khi xảy ra thảm họa ở mỏ than Senghenit
(Senghenydd)*^^ năm 1913 người ta mới lại nhắc đến lời cảnh báo này.
(3) Thảm họa mỏ than Senghenit xảy ra ngày 14 tháng 10 năm 1913 thường gọi là vụ nô
Senghenit. Mò than nàv ở gần thị trấn Kephili (Caerphilly) thuộc miền nam xứ Uên (Wales). Vụ nổ
đã giết chết 439 thợ mỏ và I nhân viên cứu hộ. Cho đến nay, đó là vụ nô tồi tệ nhất trong lãnh thô
Liên hiệp Vưomg quốc Anh. Nguyên nhân quan trọng xảv ra vụ nô được cho là do khí mê tan và
bụi than. Ngày 14 tháng 10 năm 2013, một lê trọng thê tưởng nhớ những người xâu sô trong vụ nô
xảy ra 100 năm trước đã được tô chức tại khu mỏ này.

354
Maicơn Pharađây (1791-1867)

Pharađây cũng dành khá nhiều thời gian tham gia việc chế tạo các hải
đăng, chống sự gặm mòn các đáy tàu biển. Pharađây cũng hoạt động tích cực
trong ngành mà ngày nay ta gọi là ngành khoa học môi trưòng. ông tham gia vào
việc điều tra tình trạng ô nhiễm công nghiệp ở Xvenxi (Swansea) và làm cố vấn
cho bộ phận chống ô nhiễm không khí tại sở đúc tiền hoàng gia. Tháng 7 năm
1855, Pharađây viết một bức thư gửi cho báo Dơ Thamơ (The Times) về chủ đề
sự nhiễm bẩn của sông Thêm.
Hoạt động ngoài nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của Pharađây phải
kê đến hoạt động giảng dạy trong nhà trưòng, diễn giảng, diễn thuyết trước công
chúng, nói chuyện khoa học,... . Năm 1862, ông trình bày những quan điểm giáo
dục của ông trước ủ y ban Các Nhà trưòng công lập, trong đó ông biểu lộ thái độ
không đồng tình với tình trạng mê
hoặc của công chúng về thôi miên,
lên đồng, bói bài. ông cho đó là
điều đáng trách cả phía công chúng
cũng như phía hệ thống giáo dục
Ngôi nhà của Pharađây (bên trải)
quốc gia. (Cách quảng tnrờng Hem tơn Cot gần 200m, nơi
đâv ông đã sông trong những năm cuối đời và
Từ năm 1816 đến năm cũng là nơi ông đã ra đi về cõi vĩnh hằng

1818 ông tham gia giảng dạy tại hội Triết học thành phố. Công việc này là một cơ
hội để ông nhìn lại những bài giảng của ông trong những năm trước, do đó ông đã
bổ sung, sửa chừa, đính chính những thiếu sót trong các bài giảng đó. Năm 1826
ông đề xuất ý kiến tổ chức diễn giảng các vấn đề khoa học trước công chúng dưới
hai hình thức: các bài giảng chiều thứ sáu (hàng tuần) của Học viện Hoàng gia (để
tăng thu nhập cho Học viện) và các bài giảng Nôen (hàng năm).
Riêng đối với hình thức bài giảng Nôen thì trong khoảng thời gian 1827 -
1860 Pharađây đã thực hiện 19 bài giảng tại Học viện Hoàng gia, đối tượng là

355
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

công chúng rộng rãi nhưng đặc biệt là dành cho các bạn trẻ. Mục đích các bài
giảng Nôen của Pharađây là mang khoa học đến đông đảo công chúng với hi vọng
là kéo họ lại gần Học viện Hoàng gia. Chính qua những buối diễn giảng này,
Pharađây đã rút ra những điều cần thiết trong nghệ thuật diễn giảng, theo ông thì
cái quan trọng nhất là ngọn lửa nhiệt tình của người diễn giảng phải truyền đến
được người nghe và giữ được từ đầu đến cuối buối diễn giảng. Không khí trong
các bài diễn giảng của ông lúc nào cũng vui vẻ và hấp dẫn.
Bài giảng Nôen của Pharađây năm 1859 là vấn đề thuộc vật lí, bài giảng
năm 1860 thuộc hóa học. Đó là hai bài giảng Nôen cuối cùng của ông, và được
coi là hai bài giảng mang tính kinh điển. Hình thức bài giảng Nôen mà Pharađây
khởi xướng đến nay vần còn được duy trì nhưng về quy mô tổ chức thì đã khác
xưa rất nhiều. Một mặt vì vốn hiểu biết của người nghe ngày nay khác rất xa ngày
trước; mặt khác ngày nay có vô tuyến truyền
hình nên phương pháp diễn giảng cũng khác
trước. Tuy nhiên mục đích của bài giảng
Nôen là nhằm phổ cập các vấn đề khoa học
đến công chúng thì vẫn được giữ nguyên như
xưa.
Những năm tháng cuối đòi
Năm 1832 trường Đại học Ôcxphơt
tặng Pharađây bằng tiến sĩ danh dự. Năm Tấm bia trên mộ Pharađây ở nghĩa
trang Haighêt
1838 ông được bầu làm viện sĩ nước ngoài Nội dung bia:
Phần trên: Maicơn Pharađăy
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy
Sinh ngày: 22/09/1791
Điển. Năm 1844 ông được bầu làm viện sĩ Mất ngày: 25/08/1867
Phần dưới; Xara (Phu nhăn Pharađăy)
nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Sinh ngày: 07/01/1800
Mất ngày; 06/01/1879
Òng đã từng từ chối việc phong tước (tước

356
Maicon Pharađây (1791-1867)

hâu) cho ông. Và đã hai lần từ chối việc bầu ông làm chủ tịch hội Hoàng gia.
Năm 1848, ông được Nữ hoàng tặng một ngôi nhà (nhà công vụ) sang
trọng ở Hemtcm Cot (Hampton Court) thuộc vùng Mitđcmxêch (Middlesex). Ngôi
nhà này nguyên là hội quán của hội Tam điểm, một tổ chức xã hội vào thế kỉ XVI-
XVII có ảnh hưởng rộng lớn ở Anh, đến khi chính phủ trao cho Pharađây thì nó
được gọi là ngôi nhà Pharađây. Ngày nay đó là ngôi nhà số 37 đưòng Hemton
Cot, Luân Đôn. Năm 1858 Pharađây về hưu và sống tại ngôi nhà này.
Trong cuộc chiến tranh Crimê (Crimea) xảy ra trong những năm 1853-
1856, chính phủ Anh đề nghị ông tham gia nghiên cứu việc sản xuất vũ khí hóa
học để dùng trong cuộc chiến, nhưng ông đã từ chối.
về cuối đời, Pharađây bị bệnh mất trí nhớ và suy kiệt đến nỗi không thế
làm các công việc nghiên cứu được. Có người cho rằng đó là do trước đây
Pharađây đã lao động trí óc quá sức.
Ngày 25 tháng 8 năm 1867 Pharađây qua đời tại ngôi nhà ở Hemtơn Cot,
thọ 76 tuổi. Trước khi mất, ông đã tỏ ý không muốn chôn cất ở tu viện Vetminxtơ
(Westminster) (nhimg sau này người ta vẫn đặt một tấm bia tưởng niệm ở đó, gần
mộ Niutơn). Thi hài Pharađây được chôn cất tại khu vực những người không theo
giáo phái Anh trong nghĩa trang Haighêt (Highgate).
Để tưởng nhớ người con ưu tú của đất nước, từ năm 1991 đến năm 2001
ngân hàng Anh phát hành tờ giấy bạc 20
bảng trong đó có hình chân dung Pharađây
và hình Pharađây đang giảng bài tại Học
viện Hoàng gia. Năm 2002 đài BBC phát
động cuộc bầu chọn một trăm nhân vật
, . . , í. -í , Ị 1 , , 1 Tờ giấy bạc 20 bảng có hình Pharađây
người Anh nôi tiêng nhât. Theo danh sách
của cuộc bầu chọn rộng rãi đó trong công chúng Anh thì Pharađây xếp thứ 22.

357
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai

Nhà vật lí nổi tiếng người Pháp Ecnet Rơdơpho (Emest Rutheríord) có nói
rằng khi chúng ta để ý đến giá trị và tầm vóc những phát minh của Pharađây và
ảnh hưởng của chúng đến tiến bộ của khoa học và kĩ thuật thì ta sẽ thấy rằng
không có vinh quang nào có thê coi là đã xứng đáng với ông, một trong những
người khám phá khoa học vĩ đại nhất của mọi thời đại.

358
Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Danh nhân trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Hoàng Lê Minh. NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 2011.
2. Con đường của nền văn minh. Tào Du ChưoTig. Trần Kiết Hùng, Dương Thị
Trinh dịch. NXB Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, 2011.
3. Những trí tuệ siêu việt của thế giới. Meadows Jack, Phạm Khải dịch, NXB Lao
động, Hà Nội, 2005.
4. Mười nhà khoa học lớn thế giới. Diệp Thư Tông chủ biên, Phong Đảo dịch,
NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005.
5. Dictionnaire des biographies. Pieưe Grimol, NXB PUF, Paris, 1958.
6. Galilée. Kouznetsov. NXB Mir, Moscoxv, 1973.
7. Pascal. Maurice Souriau. NXB Société francaise d’ imprimerie et de libraire,
Paris, 1898.
8. OEuvres de Blaise Pascal. T. 1. Biographies. Léon Brunschvicg, Pièưe
Boutroux, NXB Hachette et Cie, Paris, 1908.
9. Lomonossof, le prodigieux moujik. Saluces L. NXB Emile - Paul - frères, Paris,
1933.
10. Lomonossov. Sa vie, son oeuvre. Langevin L. NXB Sociales, Paris, 1967.
11. Histoire des idées aéronautiques avant MontgolTier. iules Duhem, NXB
Eemand Sarlot, Paris, 1943.

359
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................... 3
LỚP VI.................................................................................................................... 5
Vl.l-Rôbecvan( 1602-1675)........
VI.2- Ixăc Niutơn (1643-1727). . . 19
VI.3- Hai anh em nhà Mônggônphiê................................................................40
VI.4- Đanien Gabrien Pharenhai (1686-1736).................................................57
VI.5- Anđơ Xenxiut (1701-1744)........................................... 67
VI. 6-Uyliam Tômxơn-Huân tước Kenvin (1824-1907)................................74
yi.7- Galilêô Galilê (1564-1642)........................................... . . „ .. 95
LỚP VII...............................................................................................................125
VII. l- Hairich Ruđôn Hec (1857-1894) 125
VII.2- Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)................................................ 140
VII. 3- Anđrê Mari Ampe (1775-1836)...... 157
yil.4- Aletxanđrô Vônta (1745-1827)........ .......... . „ 170
LỚP VIII.............................................................................................................. 185
VIII. l- Giooc Atut (1745-1807)................... 185
VIII.2- Bledơ Paxcan (1623-1662).......... ............ ........ . . . 191
VIII.3- Êvangiêlixta Torixenli (1608-1647)....................................................205
VIII.4- Ôttô phôn Ghêrich (1602-1686)......................................................... 211
VIII.5-Acsimet (287tcl-212tcl)...................................... „ 215
VIII.6- Giêm Prexcôt Giun (1818-1889).........................................................224
VIII.7- Giêm Oat (1736-1819)...................................................... ........ 237
VIII.8- Rôbe Brao (1773-1858)............................................................ 253
VIII.9- Anbe Anhxtanh (1879-1955)...............................................................261
VIII. 10- Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711-1765)................................276
V IIl.ll- Etmơ Mariôt (1620-1684)........'..................... . . .292
VIII. 12- Tômat Xavơri (1650-1715) . . . . . . . . . . . . . . . . . „296
yiII.13- Nicôlau Auguxt Ôttô (1832-1891)....................................................301
LỚP IX....................... 311
IX. 1- Giooc Ximôn ôm (1789-1854)........................................................... 311
IX.2- Hairich Lenxơ (1804-1865)....„ 322
IX.3- Tổ Xung Chi (429-500)..........................................................................325
IX.4- Uyliam Ghinbơt (1544G603).............................................. 328
IX.5- Hấnx Crixchiên òcxtit (1777-1851) ........ . . . . . . . .„ 338
IX.6- Maicơn Pharađây (1791-1867)... .... .. . „„ „„ „„ „346
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................359
MỤC LỤC................................. . . . „

360
NHÍI xunT lỉnN om HOC QUỐC Gin Hh NÔI
16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điên thoai: Biên tẳp: (04) 3971896:
Quản lý xuất bản: Í04Ì 39728806: Tồng biên tâp: (041 39715011;
Fax: (04) 39729436

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giảm đốc - Tổng biền tập: TS. PHẠM THỊ TRÂM

Biền tập: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG ANH

Sửa bài: NGUYỄN CHIẾN

Chế bản: VŨ VĂN HIỆP

Trình bày bìa: PHẠM THỊ YẾN

Đối tác liên kết: Công ty TNHH Dịch Vụ Văn Hóa Sư Phạm
Địa chỉ: 3B/67 Ngõ Gốc Đe - p. Hoàng Văn Thụ - Q. Hoàng Mai - Tp. Hà Nội

SÁCH LIÊN KẾT

Dạy học Vật lý thông qua các nhà khoa học

Mã số: 1L-635ĐH2015
In 3000 cuốn, khổ 17x24cm tại CTCP in Ngọc Trâm
Địa chỉ: Phòng 107, E8 Tập thể Thanh Xuân Bắc, p.Thanh Xuân Bắc, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
Sổ xuất bản: 3163-2015/CXB, IPH/.1-368.ĐHQGHN, ngày 28/10/2015
Quyết định xuất bản số: 621 LK-TN QĐ - NXBĐHQGHN, ngày 03/11/2015
In xong và nộp lưu chiểu năm 2015.
Mời cá c bạn tìm
V" '/ , \ 'X
NGUYỀN CHlNH CƯŨNQ (Chủ biên) - NGUYỄN 'mCNG DŨNG
' NGƯVỆN CHINH CƯONa^.hii bi»Ht'Nut«íMTRỘf*ÍjÒŨNƠx
LỈ VANvmH•NCUYỈNVANHỎNC• NCUVỈNTHUNhÁn

■■^K Q IQ ECằ
PHƯƠNG PHÁP TÍNH d THUẬT MIIPHỊIn G
VÀ TIN HỌC
GIÁO TRÌNH CHUYÊN NGÀNH IRDNBVẬTlí
TMHOtứneroBC
P H U Ì0N G P H Á P T ÍN H SÓ
D Ù N G TR O N G V Ậ T L Í L Í THUYÉT

xu(i iAn BM«oc M m '\i

CẨMNANGỔNLUYỆN IÌM C H ịM Ò N * r / *
I
THITHPTQUỐCGIA 'ĨRONtlìỈNGÀY ỊŨQÌỈÌ
MÔN Hàm số v i piỉưong trính,
bát phưong trinh logsrít
___

VÂTLỸ

3 Nhế xu*l M n 0 «l h9C qu6c 0la H« NỘI

Vươn t ầ m tri thức


ISBN: 978-604-62-3964-2
C h ắ p c án h tương lai

Địa chí: số3B/67 - Ngõ Gốc Đề - p. Hoàng Vân Thụ - Q. Hoàng Mai-Tp. Hà Nội
VVebsite: spbook.vn -- ĐT: (043) 999 - 62 - 68

You might also like