You are on page 1of 14

Nhóm 1 – lớp CT45C

Thành viên:
1. Phan Hoàng Hà.
2. Trương Thu Trang.
3. Đặng Thị Thu Trang.
4. Nguyễn Cẩm Tú.
5. Hồ Thu Thủy.
6. Bùi Trần Anh Vy.

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI GIAO THẾ KỈ 21

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO


1. Khái niệm
- Ngoại giao manh nha xuất hiện lần đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, phải
đến thế kỉ XVI - XVII thì từ “ngoại giao” mới được chính thức sử dụng.
- Tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, lịch sử, địa lí,... mà định nghĩa ngoại giao
được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ta có thể tìm thấy một định
nghĩa khái quát và đầy đủ nhất về ngoại giao như sau:
“Ngoại giao là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, là tổng thể
những biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng có
tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ; hoạt động chính
thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao, các cơ
quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc
tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo
vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài. Đồng
thời, ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn, hoặc dàn xếp những
xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và đưa ra những giải pháp có thể được các
bên chấp nhận, cũng như mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế.” - Từ điển Ngoại
giao của Liên Xô cũ, A. Gromyko.
2. Đặc điểm chung.
Từ định nghĩa nêu trên, ta có thể rút ra một vài đặc điểm chung nhất của ngoại
giao như sau:
 Là hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, đồng thời là công cụ
hòa bình quan trọng nhất để thực hiện chính sách đối ngoại của một quốc
gia.
 Hướng tới mục tiêu thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, đồng thời bảo vệ
quyền và lợi ích của quốc gia dân tộc.
 Là nghệ thuật của các khả năng, mà trước hết là nghệ thuật đàm phán.
 Mang tính giai cấp sâu sắc.
3. Phân loại

Tiêu chí  phân loại Phân loại cụ thể


Theo chế độ xã hội  Ngoại giao chiếm hữu nô lệ
 Ngoại giao phong kiến
 Ngoại giao tư bản
 Ngoại giao xã hội chủ nghĩa
Theo chủ đề  Ngoại giao Đảng
 Ngoại giao nghị viện
 Ngoại giao nhân dân
 Ngoại giao kênh II
 Ngoại giao của các tổ chức phi chính phủ
 Ngoại giao song phương, đa phương
Theo nội dung hoạt  Ngoại giao pháo hạm
động  Ngoại giao đô la
 Ngoại giao ảo
 Ngoại giao phòng ngừa
 Ngoại giao “nhân quyền”
Theo hình thức  Ngoại giao bí mật và công khai
 Ngoại giao cấp cao
 Ngoại giao con thoi
 Ngoại giao chính thức và không chính thức

4. Xu hướng chung của ngoại giao thế kỉ 21


“The international system of the 21st century will be marked by a seeming
contradiction: on the one hand, fragmentation; on the other, growing
globalization” - Diplomacy, Henry Kissinger
Câu nói trên đã tóm tắt lại hai xu hướng chung chủ đạo của ngoại giao thế kỉ 21:
độc lập tự chủ trong đối ngoại đồng thời đa phương, đa dạng hóa quan hệ ngoại
giao. Vậy xu hướng ngoại giao thế kỉ 21 là gì?
II. XU HƯỚNG/ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CSDN VIỆT NAM
1. Bối cảnh 
a. Quốc tế
“Hoà bình, hợp tác cùng phát triển đi đôi với đấu tranh tiếp tục là xu thế chính
trong quan hệ quốc tế thời gian tới. Trong đó, toàn cầu hóa, công nghệ thông
tin, giao lưu trên các lĩnh vực tiếp tục phát triển mạnh mẽ.” (QĐ số 208 của
TTg về việc phê duyệt chiến lược ngoại  giao văn hóa đến năm 2020).
 Thương mại toàn cầu tăng 4,6%, cao nhất trong 7 năm qua. (Số liệu năm
2018). Đặc biệt là Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển
năng động và đi đầu về liên kết kinh tế. 
 Sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đã tạo tác động bước đầu nhưng sâu rộng đến kinh tế thế giới
→  tạo thêm động lực cho toàn cầu hóa thông qua lưu chuyển thương
mại, dòng người, dòng vốn và thông tin.
 Thách thức:
 Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, các nước lớn tăng cường cạnh tranh
khốc liệt về kinh tế và công nghệ. 
 Vấn đề nợ công của nhiều nước và “chiến tranh thương mại” giữa
Mỹ với một số nước đang trở thành những thách thức lớn đối với
triển vọng kinh tế thế giới trong những năm tới.
 Về an ninh-chính trị, chủ nghĩa dân tộc, dân túy, bảo hộ thương
mại và chính trị cường quyền nước lớn đang gia tăng.
 Một số điểm nóng ở các khu vực diễn biến phức tạp hơn.
 Tương quan lực lượng giữa các nước thay đổi nhanh chóng, cạnh
tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt, song mặt
hợp tác cũng gia tăng hơn trước. 
 Khu vực Đông Nam Á:
 Tình hình chính trị - xã hội các nước Đông Nam Á cơ bản ổn định,
kinh tế tăng trưởng cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới.
 Từng bước thể hiện sự tự cường, trưởng thành hơn, và tiếp tục phát
huy được vai trò trung tâm và vị trí quan trọng trong chính sách
của các nước lớn đối với khu vực. 
b. Trong nước
"Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang có những thuận lợi cơ bản. Hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn như Đại hội Đảng
lần thứ XII đã chỉ ra. Cách mạng công nghiệp 4.0 và triển vọng tăng trưởng
của kinh tế thế giới đang tạo ra cơ hội quan trọng để nước ta đẩy mạnh tái cơ
cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Cạnh tranh giữa các nước lớn ít có
khả năng dẫn đến đối đầu trực tiếp về quân sự. Vai trò của các nước vừa và
nhỏ ngày càng gia tăng ở khu vực", Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn
nhấn mạnh trong Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (năm 2018) của Việt Nam.
Cũng trong Hội nghị, với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo,
hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” đã phân
tích, chỉ ra một số biểu hiện cho thấy dáng dấp của một “cường quốc hạng
trung”, xét trên cả bốn tiêu chí là định lượng, chức năng, hành vi và bản sắc. 
 Là quốc gia có diện tích đứng thứ 65, dân số đứng thứ 15 và quy mô nền
kinh tế đứng thứ 46 thế giới( Theo số liệu Báo cáo của Ngân hàng Thế
giới năm 2018); 
 Là thành viên của các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế quan trọng,
như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu
(ASEM)...; 
 Lần thứ hai đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc và là nước ASEAN duy nhất có quan hệ đối tác chiến lược
và đối tác toàn diện với toàn bộ Nhóm các nền công nghiệp phát triển
hàng đầu thế giới (G-7); 
 16/20 nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20).
→  Thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất
nước ngày càng được nâng cao; tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
2. Đặc điểm
a. Đối ngoại Đảng
 Đặc điểm: Là mối quan hệ của Đảng ta với các đảng phái, các tổ chức
chính trị ở các nước trên thế giới; cũng đồng thời là mối quan hệ giữa các
lãnh đạo Đảng ta với lãnh đạo các đảng, các chính khách, các tổ chức
chính trị của các nước. Đối ngoại Đảng do lãnh đạo Đảng, lãnh đạo các
ban của Đảng, của các tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương
tiến hành trong quan hệ song phương với các tổ chức, cá nhân nước ngoài
hoặc tại các diễn đàn, tổ chức chính trị đa phương.
 Chỉ thị của Đảng về công tác đối ngoại
 Đại hội IX (4-2001) nêu định hướng: "Phối hợp chặt chẽ hoạt động
ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động
đối ngoại nhân dân. Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động
đối ngoại...".(Nguồn: GS.TS Phùng Hữu Phú - GS.TSKH Nguyễn Văn
Đặng – PGS.TS Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên): Tìm hiểu một số
thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng, NXB CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2016) 
 Các Đại hội X, XI và XII đều tiếp tục khẳng định định hướng này. Đại
hội XII của Đảng yêu cầu phải: "Mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao
hiệu quả quan hệ đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại
nhân dân". “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc,
vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.” (Văn kiện ĐH XII
của Đảng)
 Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ
quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng
là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển."
 Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng định hướng công tác đối ngoại
đa phương là “Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa
phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”.
 Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập
quốc tế cũng nêu rõ nhiệm vụ “chủ động và tích cực tham gia các thể chế
đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân
chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa bình, đẩy mạnh hợp
tác cùng có lợi”.
 Ngày 8-8-2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/ TW về đẩy
mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Đây là văn bản
chỉ đạo đầu tiên của Đảng ta về công tác đối ngoại đa phương của đất
nước.
b. Ngoại giao nhà nước.
 Đặc điểm: Là mối quan hệ giữa Nhà nước ta với các nhà nước khác; giữa
lãnh đạo của Nhà nước ta với lãnh đạo các nước, các tổ chức chính thức
của các nước, các tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa phương; là hoạt động
chính thức của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các
cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan quan hệ đối ngoại khác.
c. Đối ngoại nhân dân.
Là hoạt động đối ngoại có sự tham gia rộng rãi của các đoàn thể nhân dân, các
tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các
cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở các cấp không nhân danh Đảng, Nhà
nước và Chính phủ; của các nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ,
nhà báo, đồng bào các tôn giáo, các dân tộc, các doanh nhân thuộc các thành
phần kinh tế; của các tổ chức từ thiện, nhân đạo, bảo vệ môi trường; của nhân
dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Mục tiêu
Mục tiêu chung là vì lợi ích quốc gia - dân tộc, duy trì môi trường hòa bình, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh và an toàn cho nhân
dân, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. 
=> Đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân có tính ổn định, lâu dài của Đảng ta
và nhân dân ta với các chính đảng và nhân dân các nước, các vùng lãnh thổ, có
nội dung phong phú, đa dạng, có phương thức hoạt động đặc thù, không gò bó,
không lễ nghi, công thức mà ngoại giao Nhà nước không có điều kiện để làm,
hoặc nếu làm thì không thuận lợi bằng. 
Đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân tạo nên nền tảng vững chắc để ngoại
giao Nhà nước thực hiện các chức năng đặc thù của mình.
III.   CÁC THÀNH TỰU CỦA ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
1. 2006 Gia nhập thành công WTO sau 11 năm đàm phán
2. 2008-2009 Làm thành viên không thường trực của HĐBA LHQ
3. 2017 Tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Apec tại Đà Nẵng
4. 2018 Bắt đầu quá trình đàm phán COC, đã hoàn tất vòng rà soát thứ
nhất, dự kiến hoàn thành giai đoạn 2 trong năm 2020
 Tình hình tranh chấp phức tạp tại Biển Đông và nguy cơ bùng phát xung
đô ̣t do tranh chấp không được kiểm soát, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn
định và phát triển ở Đông Nam Á là vấn đề được đă ̣t ra đã lâu. Đã có
nhiều nỗ lực quốc tế và khu vực, ở những cấp đô ̣ khác nhau, nhằm nghiên
cứu và kiến nghị biê ̣n pháp khống chế nguy cơ xung đô ̣t ở Biển Đông;
nhiều văn kiê ̣n, tuyên bố đơn phương, song phương, đa phương đã đề câ ̣p
đến vấn đề này. Xây dựng mô ̣t Bô ̣ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông là
phương thức khống chế xung đô ̣t được bàn thảo từ những năm cuối thâ ̣p
kỷ 1990, kết quả cụ thể là viê ̣c Trung Quốc và 10 nước ASEAN ký kết
Tuyên bố về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông năm 2002 (gọi tắt là
DOC 2002). Tình hình biển Đông có dấu hiệu giảm bớt nhưng lại tiếp tục
căng thẳng vì các nước thường xuyên cáo buộc nhau vi phạm DOC =>
cần COC để giảm bớt căng thẳng.
5. 2019 tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần thứ hai tại
Hà Nội, Uỷ viên HĐBA LHQ, ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nm
EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam EU (EVIPA), công tác
bảo hộ công dân kịp thời và hiệu quả
Có thể nói 2019 là một năm đỉnh cao của ngành Ngoại giao Việt Nam với
những thành tựu nổi bật. Việc tổ chức thành công các cuộc gặp gỡ quan trọng,
kí kết các Hiệp ước kinh tế và đảm nhận các trọng trách quan trọng trong các tổ
chức quốc tế là những dấu mốc đầy ấn tượng.
 Việt Nam tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 tại Hà Nội,
đóng góp trực tiếp vào tiến trình hòa bình, hòa giải trên bán đảo Triều
Tiên. Chúng ta đã thể hiện được vai trò của một quốc gia có trách nhiệm,
tham gia dẫn dắt, đóng góp tích cực cho hòa bình thế giới và khu vực.
 Kí kết được những FTA quan trọng, có lợi, tạo ra những động lực mới
cho phát triển, đổi mới thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế.
o Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu
Âu (EVFTA)
Khi Hiệp định được thực thi, Việt Nam sẽ tranh thủ được nguồn vốn, khoa học
kỹ thuật cao của thị trường EU. Điều này tạo cho vị thế và sức hấp dẫn của thị
trường Việt Nam được nhân lên nhiều lần.
Theo Bộ Công Thương, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định
EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở
rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương
mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng
Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật
ong, rau củ quả), đồ gỗ... là rất đáng kể.
 Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP
Hiện nay đã kết thúc đàm phán và sẽ thực hiện các thủ tục kí kết vào năm 2020
Hiệp định giúp mở ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, thúc đẩy
sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu giúp thúc đẩy hơn
nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các nước
đối tác
6. 2020 làm Uỷ viên không thường trực HĐBA và Chủ tịch Asean
2020 là một năm đầy hứa hẹn với nền Ngoại giao Việt Nam khi chúng ta đảm
nhận 2 vị trí quan trọng trong các tổ chức khu vực và trên thế giới. Ứng cử làm
thành viên không thường trực của HĐBA, Việt Nam đã được nhận được số
phiếu cao kỷ lục trong lịch sử bầu cử Hội đồng Bảo an tại Liên Hợp Quốc
(192/193 phiếu), thể hiện sự tin tưởng của bạn bè quốc tế và vị thế ngày càng
nâng cao của Việt Nam trên trường thế giới.
 Uỷ viên không thường trực của HĐBA
o Giữ chức chủ tịch HĐBA luân phiên hàng tháng, ảnh hưởng lên
việc định hình chương trình làm việc hàng tháng của HĐBA.
Thành viên giữ vị trí này cũng được cấp nhiều quyền lực về công
việc tổ chức, gồm các quyết định liên quan tới thủ tục bỏ phiếu bên
trong HĐBA đối với những sửa đổi nghị quyết.
o Đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch HĐBA ngay tháng mở đầu năm kỷ
niệm 75 năm thực hiện Hiến chương Liên hợp quốc, Việt Nam đã
lựa chọn chủ đề ưu tiên trong tháng là thúc đẩy tuân thủ Hiến
chương LHQ để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Do mang tính
thời sự và đáp ứng đúng mong muốn của cộng đồng quốc tế, phiên
thảo luận mở do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm
Bình Minh chủ trì về chủ đề này thu hút 111 lượt phát biểu, số
lượng tham gia cao nhất trong lịch sử các phiên thảo luận mở của
LHQ, trong đó có phát biểu của Tổng thư ký LHQ và 109 quốc gia
thành viên, quan sát viên của LHQ.
o Sáng kiến thứ hai của Việt Nam trong tháng Chủ tịch HĐBA là tổ
chức lần đầu tiên tại HĐBA một cuộc họp về thúc đẩy hợp tác giữa
LHQ và ASEAN. Cuộc họp là cơ hội để nâng cao sự hiểu biết của
HĐBA nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung về vai trò của
ASEAN trong khu vực và thảo luận các nội dung có thể tăng cường
hợp tác hơn nữa giữa UN và ASEAN.
 Chủ tịch Asean
o Việt Nam đã chọn chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”
cho Năm Chủ tịch 2020, với trọng tâm phát huy sức mạnh nội lực
của Hiệp hội thông qua sự đoàn kết, liên kết với nhau, trong đó có
gắn kết về kinh tế, về xây dựng cộng đồng cũng như sự gắn kết của
mỗi quốc gia với cộng đồng trong sự phát triển lấy con người làm
trung tâm.
o Năm Chủ tịch ASEAN 2020 càng thêm có ý nghĩa khi sự kiện này
đánh dấu cột mốc 25 năm Việt Nam bước vào "mái nhà chung"
ASEAN. Cũng trong năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhận vị trí Ủy
viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây là
những hoạt động ngoại giao quan trọng để Việt Nam thể hiện vị
thế, uy tín, cũng như năng lực trên trường quốc tế.Việt Nam sẽ
đóng góp không chỉ tiếng nói của mình, mà còn đại diện cho cả
Cộng đồng ASEAN ở một diễn đàn quan trọng và tầm cỡ như Liên
Hợp Quốc

IV. XU HƯỚNG/ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
NƯỚC MỸ THẾ KỈ 21:
1. Bối cảnh 
Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô và Đông Âu. Tình hình thế giới có nhiều biến động và thay đổi lớn. Đứng
trước tình hình đó, các quốc gia trên thế giới đều phải có những sự thay đổi và
điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực. Để phù
hợp với sự thay đổi của tình hình nói trên, Mỹ cũng đã có sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại. 
Đây là giai đoạn trật tự thế giới hai cực không còn nữa, Liên Xô và các nước
XHCN tan rã, lợi thế nghiêng về phía Mỹ.
2. Các xu hướng/ yếu tố tác động đến chính sách đối ngoại nước mỹ trong
thế kỉ 21
a. Nhân quyền
“Ngoại giao nhân quyền” là từ dùng để chỉ chính sách ngoại giao của Mỹ, lấy
vấn đề nhân quyền là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đối ngoại. Nhân quyền
đã là một yếu tố tiên quyết trong chính sách đối ngoại, qua rất nhiều đời tổng
thống như Kennedy, Catơ,... và vẫn tiếp tục là kim chỉ nam trong ngoại giao Mỹ
trong thế kỉ 21. Một vài đặc điểm của chính sách nhân quyền dưới thời tổng
thống Bill Clinton như sau:
 Thứ nhất, gắn nhân quyền với vấn đề dân chủ và thị trường tự do kiểu tư
bản chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là một chế độ xã hội được coi là bảo
đảm nhân quyền chỉ khi chế độ xã hội ấy phát triển theo chế độ kinh tế thị
trường tự do và tuân thủ những nguyên tắc của thể chế chính trị theo học
thuyết tam quyền phân lập, đa nguyên, đa đảng.
 Thứ hai, nhân quyền được chính trị hoá cao độ, được tuyên bố công khai
là điều kiện quan hệ ngoại giao, điều kiện để cung cấp viện trợ, ủng hộ,
hợp tác hoặc gây sức ép, thậm trí phủ nhận chủ quyền, tấn công nước
khác. 
 Thứ ba, nhân quyền được gắn trực tiếp với tất cả các mối quan hệ quốc
tế, từ quan hệ song phương, đa phương đến các quan hệ liên quan đến các
tổ chức và thể chế chính trị, tài chính quốc tế. Điều này thể hiện ở việc
Hoa Kỳ coi vấn đề nhân quyền là điều kiện cơ bản để thiết lập, duy trì
quan hệ quốc tế, cung cấp tài chính cho hoạt động của các thể chế chính
trị, tài chính quốc tế, kể cả Liên Hợp Quốc.
 Thứ tư, mở rộng, tăng cường phạm vi hoạt động của các tổ chức chuyên
trách trên lĩnh vực này, đặc biệt chú ý đến các tổ chức phi chính phủ.
 Thứ năm, Quốc hội trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của nước
khác nhân danh nhân quyền; chẳng hạn: phê chuẩn các khoản tài chính
cho hoạt động này của chính phủ và giúp đỡ các lực lượng chống đối ở
các quốc gia khác, thông qua các lệnh trừng phạt quốc gia nào bị coi là
“có vấn đề nghiêm trọng” về quyền con người.
b. Chiến tranh chống khủng bố 
(Global War on Terrorism) được sử dụng lần đầu tiên bởi Tổng thống Hoa Kỳ
George W. Bush và những nhân viên cao cấp Hoa Kỳ để chỉ đến xung đột toàn
cầu quân sự, chính trị, luật pháp, và tư tưởng chống các tổ chức được coi là
khủng bố, cũng như những chính quyền và cá nhân hỗ trợ hay có liên quan đến
họ. Thuật ngữ này chủ yếu chỉ đến khủng bố Hồi giáo chống Hoa Kỳ, nhất là tổ
chức khủng bố Al-Qaeda, với mục đích "kết thúc chủ nghĩa khủng bố quốc tế"
đáp trả lại vụ tấn công vào Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 do al-Qaeda tiến
hành. 
 Sau sự kiện ngày 11/9, chủ nghĩa khủng bố chính thức dấy lên mối lo
ngại Tổng thống George W. Bush thông báo bắt đầu “cuộc chiến tranh
đầu tiên của thế kỷ XXI” – cuộc chiến chống khủng bố. “Chủ nghĩa
khủng bố” trở thành mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại và các
chiến lược an ninh suốt 2 nhiệm kỳ của tổng thống George W. Bush thể
hiện rất rõ qua học thuyết Bush (Bush Doctrine). Tóm lại, các thay đổi
chính trong chính sách của Mỹ sau sự kiện 11/9 bao gồm:
 Chống khủng bố trở thành ưu tiên hàng đầu
 Củng cố sức mạnh đồng minh, ngăn chặn kẻ thù không đe dọa đến Mỹ và
đồng minh, đặc biệt là bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD);
 Chuyển đổi các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ nhằm đáp ứng các thách
thức an ninh của thế kỷ 21.
 Dưới thời tổng thống B. Obama, cụm từ ‘chiến tranh chống khủng bố’
không còn được sử dụng, tuy vậy ưu tiên hàng đầu của Mỹ vẫn là là 
 Truy bắt và xét xử các phần tử khủng bố, tập trung nhất là mối đe dọa từ
al-Qaeda
 Tăng cường hậu thuẫn các đơn vị chiến đấu mặt đất chống lại bè lũ khủng
bố
 Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình báo và các lực lượng đặc nhiệm, trao cho
lực lượng đặc nhiệm vai trò trung tâm cả trong tác chiến lẫn giải quyết
các điểm nóng trên thế giới để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người Tổng
thống Obama khẳng định rằng mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố là hiện
hữu, song cho rằng “chúng ta sẽ đánh bại được hiểm họa này”. 
 Tổng thống Mỹ đương nhiệm hiện nay- Donald Trump cũng đã đưa ra 1
bản chiến lược chống khủng bố gồm 6 phương thức tiếp cận gồm: 
 Truy đuổi tới tận ngọn nguồn của chủ nghĩa khủng bố; cô lập khủng bố
khỏi các nguồn hỗ trợ; hiện đại hóa và hợp nhất các phương tiện chống
khủng bố của Mỹ; bảo vệ và tăng cường các cơ sở hạ tầng của Mỹ; đối
phó với các hành vi tuyển dụng và biểu hiện quá khích của chủ nghĩa
khủng bố; tăng cường năng lực chống chủ nghĩa khủng bố của các đối tác
quốc tế. 
Có thể thấy, Mỹ giữ quan điểm coi chiến tranh chống lực lượng khủng bố Hồi
giáo là mối quan tâm hàng đầu, chống khủng bố là một trong những nội dung
cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Washington 
c. Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa được xác định từ thế kỷ XVI, sau những đợt khám phá hàng hải
nối liền Đông - Tây, Âu - Á. Toàn cầu hóa có thể nhìn thấy dưới nhiều lăng
kính : kinh tế; chính trị, văn hóa, xã hội, nhưng tổng quát lại là các quốc gia,
châu lục xích lại gần nhau hơn. Chính nước Mỹ thịnh thượng như ngày nay
cũng được sản sinh trong xu thế toàn cầu hóa. (liên hệ cuốn ‘thế giới phẳng của
Thomas Friedman’)
‘Những lãnh đạo khôn ngoan luôn luôn đặt lợi ích của người dân và đất nước
mình lên trên hết. Tương lai không thuộc về những người toàn cầu hóa. Tương
lai thuộc về những người yêu nước.” 
Việc duy trì các mối quan hệ đa phương - kết quả của quá trình toàn cầu hóa
vẫn được xem là sự ưu tiên trong CSDN mỹ nửa đầu thế kỉ 21 nhưng dần trở
nên kém quan trọng trong các chính sách đối ngoại mỹ hiện nay.
d. Chủ nghĩa yêu nước - “Nước Mỹ trên hết”
Có thể nói Donald Trump là một bước ngoặt ngoạn mục khi mà vị tổng thống
này có những quan điểm và chính sách hoàn toàn khác so với những người tiền
nhiệm trước của ông. Không ai biết chính sách đối ngoại của Chính quyền
Donald Trump sẽ được định hình như thế nào, hay những ưu tiên của ông sẽ ra
sao khi phải đối mặt với những diễn biến và khủng hoảng trong thời gian tới.
Điều duy nhất trong chính sách của ông Trump mà chúng ta thấy được rõ kể từ
đầu nhiệm kì đó là quan điểm “America First - Nước Mỹ trên hết” của ông.
Thể hiện quan điểm đối ngoại của Washington, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh:
"Mỹ sẽ luôn chọn sự độc lập và hợp tác hơn là việc kiểm soát, điều hành và
thống trị toàn cầu’'. Giương cao quan điểm ‘Nước Mỹ trên hết’, ngài Trump
đang phá bỏ vai trò truyền thống của nước Mỹ bằng việc:
  Rút lui khỏi các tổ chức và hiệp ước quốc tế vd: không ngần ngại rút
khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương hồi tháng 1/2017. , bỏ rơi
các thoả thuận thương mại đa phương, đe doạ những "đối tác xấu chơi",
yêu cầu các quốc gia đồng minh phải tự lo, từ chối bảo vệ quyền tự do và
nhân quyền, và kết giao với những nhà độc tài. Gần như mỗi chuyến công
du của vị tổng thống này đều đem về các hợp đồng hàng trăm tỷ USD,
điều mà ông cho là các nước nên làm để giảm thâm hụt thương mại.
Trump đặt lợi ích của nước Mỹ là tiêu chí hàng đầu trong bất cứ thỏa thuận
song phương và đa phương nào. Với những tuyên bố và hành động quyết liệt,
Washington sẵn sàng loại bỏ thậm chí là áp đặt trừng phạt với bất cứ mối quan
hệ nào nếu nó không thực sự mang lại lợi ích rõ ràng cho nước Mỹ 
"Chúng tôi sẽ không bao giờ hy sinh chủ quyền của Mỹ cho một bộ máy quan
liêu toàn cầu. Nước Mỹ chỉ chịu sự quản lý của người Mỹ. Chúng tôi bác bỏ tư
tưởng toàn cầu hóa. Chúng tôi tin theo học thuyết về chủ nghĩa yêu nước"
V. DỰ ĐOÁN CHUNG VỀ XU HƯỚNG NGOẠI GIAO TOÀN CẦU TK
21:
1. Toàn cầu hóa, khu vực hóa
Với xu thế hội nhập, liên kết, mở cửa ngày càng sâu rộng, khiến cho ngoại giao
đa phương trở nên sôi động hơn bao giờ hết và có vai trò ngày càng tăng trong
nền chính trị thế giới. Vì thế mỗi quốc gia đều phải xử lý một mạng lưới các
mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, đa chiều: 
 Mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau
 Giữa các quốc gia với các cơ chế/tổ chức đa phương, liên chính phủ
 Giữa các quốc gia với các chủ thể phi nhà nước, ví dụ như các tổ chức
phi chính phủ (NGO), các công ty xuyên quốc gia (MNC), cộng đồng
doanh nghiệp, các tổ chức/viện nghiên cứu, giáo dục đào tạo,…). 
Thêm vào đó, các chủ thể QHQT tăng nhanh về số lượng và trở nên hết sức đa
dạng, trong đó nhà nước vẫn là chủ thể chính song vai trò của chủ thể phi nhà
nước ngày càng tăng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu mà thế giới cũng
đang phải đối mặt như khủng bố, biến đổi khí hậu, đói nghèo, an ninh năng
lượng, an ninh lương thực, môi trường. 
Thực tế cho thấy bản thân từng quốc gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, đều
không thể tự mình giải quyết hiệu quả các thách thức này mà cần có sự hợp tác
với nhau cũng như sự ủng hộ và hợp tác của công chúng, giới truyền thông, các
NGO, cộng đồng doanh nghiệp, giới trí thức, giới học giả…
2. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật 
Thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng dưới tác động của tiến trình toàn cầu
hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và internet. Thời gian và không gian địa lý ngày càng bị thu hẹp
do sự phát triển của các phương tiện vận tải, các phương tiện truyền thông, và
đặc biệt là sự nổi lên của một “thế giới ảo”, “cộng đồng ảo” với phạm vi kết nối
rộng rãi các trang web, các mạng xã hội, các blog, diễn đàn,… Điều này đồng
nghĩa với việc những người dân cũng ngày càng được tiếp cận nhiều nguồn
thông tin hơn, nhanh chóng hơn. Vì thế ngoại giao cũng trở nên cởi mở hơn, ít
khép kín hơn và các nhà ngoại giao sẵn sàng tiếp xúc với báo chí, công chúng.
Nhờ đó ngoại giao công chúng ngày càng trở nên phổ biến và gần gũi trong
những năm gần đây. 
Một số chương trình bàn luận về tình hình chính trị, thế giới trong đó các vị
khách mời đến chương trình là các nhà báo, nhà phân tích chính trị,... như The
situation room with Wolf Blitzer (CNN), Toàn cảnh thế giới (VTV), ... 
3. Ngoại giao kinh tế*
Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và khoa học công nghệ cũng
như sự phân công lao động quốc tế đã làm cho kinh tế trở thành nhân tố đóng
vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Kinh tế đồng thời trở thành yếu tố
quyết định sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Chính vì vậy, quan hệ kinh tế
trở thành “chất keo” trong quan hệ chính trị giữa các nước. Và vì thế trong
tương lai, ngoại giao kinh tế vẫn sẽ là trọng tâm hoạt động ngoại giao của nhiều
nước, minh chứng là các tổ chức kinh tế thế giới, các thỏa thuận thương mại tự
do song phương/ đa phương,... đang hoạt động rất hiệu quả, mang lại nhiều lợi
ích kinh tế cho các nước tham gia. 
(*)Theo định nghĩa của G. R. Berridge và Aliab James, ngoại giao kinh tế là
hoạt động ngoại giao liên quan đến các vấn đề kinh tế bao gồm công tác của các
đoàn ngoại giao cho đến các hội nghị quốc tế (do các tổ chức quốc tế đảm nhận,
chẳng hạn như WTO). Đồng thời, hoạt động ngoại giao kinh tế cũng bao hàm
việc theo dõi và báo cáo cho chính phủ về tình hình, chính sách kinh tế của
nước nhận đại diện nhằm có những biện pháp thích hợp tạo nên sự ảnh hưởng
đến kinh tế nước đó. Bên cạnh đó, ngoại giao kinh tế cũng liên quan tới việc sử
dụng các nguồn tài nguyên kinh tế, các biện pháp như trừng phạt kinh tế nhằm
theo đuổi những mục tiêu cụ thể của chính sách đối ngoại.

Nguồn tham khảo:


1. Ngoại giao và công tác ngoại giao (2018) - GS. Vũ Dương Huân 
2. https://www.weforum.org/agenda/2015/08/5-trends-for-the-future-of-
diplomacy/
3. http://nghiencuuquocte.org/2014/06/18/ngoai-giao-cong-chung-trong-
the-ky-21/
4. http://nghiencuuquocte.org/2016/01/09/ngoai-giao-kinh-te-economic-
diplomacy/
5. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/
nr091019084401/ns091029135559

You might also like