You are on page 1of 70

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: Áp dụng Dynamic Pricing trong xây dựng website bán
hàng cho cửa hàng phụ kiện Tomato

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Sinh


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Minh
Lớp: K5ĐH.CNTT
Khóa: 2015 - 2019
Hải Dương, tháng 2/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG
KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: Áp dụng Dynamic Pricing trong xây dựng website bán
hàng cho cửa hàng phụ kiện Tomato

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Minh


Lớp: K5ĐH.CNTT
Khóa: 2015 – 2019
Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm
Ngành: Công nghệ thông tin

Hải Dương, tháng 2/2019


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
5. Dự kiến những đóng góp của đề tài.......................................................................3
6. Kết cấu của đề tài..................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS VÀ PLUGIN
WOOCOMMERCE................................................................................................4
1.1. Giới thiệu chung về Wordpress..........................................................................4
1.1.1. WordPress là gì?..............................................................................................4
1.1.2. Những Thành tựu của Wordpress....................................................................5
1.1.3. Hoạt động của mã nguồn Wordpress...............................................................5
1.1.4. WordPress làm gì mỗi khi có người truy cập vào website...............................6
1.2. Giới thiệu Woocommerce:..................................................................................9
1.2.1. Cài đặt và thiết lập cơ bản:............................................................................10
1.2.2. Tìm hiểu các trang trong Woocommerce:......................................................16
1.2.3: Thêm một sản phẩm đơn giản:......................................................................19
1.2.4. Thiết lập danh mục sản phẩm........................................................................23
1.2.5. Thiết lập từ khóa sản phẩm............................................................................23
1.2.6. Ảnh sản phẩm................................................................................................24
1.2.7. Thư viện hình ảnh của sản phẩm...................................................................24
1.2.8. Thử nghiệm chức năng giỏ hàng và thanh toán.............................................28
1.2.10. Thiết lập thay đổi kích thước sản phẩm:......................................................35
1.2.11. Thiết lập thuế:..............................................................................................39
1.2.12. Tổng quan chức năng tính phí-giao nhận(vận chuyển)................................43
1.2.13. Thiết lập giao nhận-tỉ lệ sàn:........................................................................45
1.2.14. Sử dụng loại hình giao nhận (Shpping Class)..............................................47
1.2.15. Thiết lập thanh toán.....................................................................................52
1.2.16. Thiết lập Email thông báo:...........................................................................52
CHƯƠNG II: DYNAMIC PRICING...................................................................56
2.1. Dynamic Pricing là gì?.....................................................................................56
2.2. Nhưng lợi ích của Dynamic Pricing.................................................................56
CHƯƠNG III: DEMO CÁC CHỨC NĂNG WEBSITE....................................59
KẾT LUẬN............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................61
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:

STT Ký hiệu Ý nghĩa


1 CMS – Content Management System Hệ quản trị nội dung
2 VAT(Value Added Tax) Thuế giá trị gia tăng
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Database trong phpMyadmin..........................................................6
Hình 1.2. WordPress xác định thêm hiện tại thông qua database....................7
Hình 1.3: Tìm plugin “Woocommerce” trên thư viện...................................10
Hình 1.4: Cài đặt bản dịch và thiết lập cho Woocommerce..........................11
Hình 1.5: Cài đặt trang cần thiết cho Woocommerce....................................12
Hình 1.6: Thiết lập vị trí và định dạng tiền tệ phù hợp với Việt Nam...........13
Hình 1.7: Đã thiết lập hoàn thành.................................................................14
Hình 1.8: Cấu hình định dạng tiền mặt.........................................................15
Hình 1.9: Bỏ số đơn vị thập phân ở tiền tệ....................................................16
Hình 1.10: Các trang mặc định của Woocommerce......................................17
Hình 1.11: Thiết lập trang cửa hàng..............................................................18
Hình 1.12: Thiết lập lại các trang bị mất.......................................................19
Hình 1.13: Menu thêm sản phẩm..................................................................19
Hình 1.14: Nhập tiêu đề và mô tả chi tiết của sản phẩm...............................20
Hình 1.15: Khung nhập dữ liệu sản phẩm.....................................................20
Hình 1.16: Nhập dữ liệu sản phẩm................................................................22
Hình 1.17: Khung mô tả ngắn sản phẩm.......................................................23
Hình 1.18: Tạo danh mục sản phẩm..............................................................23
Hình 1.19: Thiết lập từ khóa sản phẩm.........................................................24
Hình 1.20: Ảnh đại diện sản phẩm................................................................24
Hình 1.21: Thư viện ảnh của một sản phẩm..................................................25
Hình 1.22: Xem trang cửa hàng....................................................................25
Hình 1.23: Sản phẩm hiển thị ở trang Cửa hàng...........................................26
Hình 1.24: Hình mô tả chi tiết sản phẩm.......................................................27
Hình 1.25: Thêm sản phẩm vào giỏ..............................................................28
Hình 1.26: Trang giỏ hàng............................................................................29
Hình 1.27: Trang thanh toán.........................................................................30
Hình 1.28: Tổng quan trang thiết lập............................................................31
Hình 1.29: Cài đặt chung..............................................................................31
Hình 1.30: Thiết lập cài đặt sản phẩm...........................................................33
Hình 1.31: Thiết lập hình sản phẩm..............................................................36
Hình 1.32: Ảnh catalog.................................................................................36
Hình 1.31: Ảnh sản phẩm đơn lẻ..................................................................37
Hình 1.32: Hình thu nhỏ sản phẩm...............................................................38
Hình 1.33: Thay đổi thông số kích thước sản phẩm......................................38
Hình 1.34: Hình tái tạo sản phẩm.................................................................39
Hình 1.35: Kích hoạt tính năng thuế.............................................................40
Hình 1.36: Các tùy chọn thiết lập thuế..........................................................40
Hình 1.37: Khung khai báo tỉ lệ thuế............................................................42
Hình 1.38: Ví dụ thiết lập thuế VAT tại Việt Nam với tỉ lệ 10%..................43
Hình 1.39: Kết quả thiết lập thuế..................................................................43
Hình 1.40: Trang cài đặt tính phí giao nhận trong Woocommerce...............44
Hình 1.41: Thiết lập giao nhận-tỉ lệ sàn........................................................45
Hình 1.42: Tỉ lệ sàn đã được thiết lập...........................................................46
Hình 1.43: Thanh toán đã được thiết lập tỉ lệ sàn..........................................47
Hình 1.44: Thiết lập loại hình giao nhận.......................................................48
Hình 1.45: Thêm một loại hình giao nhận mới.............................................49
Hình 1.46: Danh sách các loại hình giao nhận..............................................49
HÌnh 1.47: Tùy chọn loại hình giao nhận......................................................50
Hình 1.48: Thiết lập phí vận chuyển cho loại hình giao nhận.......................51
Hình 1.49: Thiết lập PayPal..........................................................................52
Hình 1.50: Các tùy chọn thiết lập email trong Woocommerce.....................53
Hình 1.51: Giao diện Wiget..........................................................................54
1

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Hải
Dương cho đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô,
bạn bè và gia đình. Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất, em xin gửi đến thầy
cô ở Khoa Kỹ thuật và Công nghệ – Trường Đại học Hải Dương đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại nhà trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã
tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với
sinh viên ngành Công Nghệ Thông Tin cũng như tất cả các sinh viên thuộc chuyên
ngành Công nghệ phần mềm. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Thị Sinh đã tận
tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói
chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu đề tài “Áp dụng Dynamic
Pricing trong xây dựng website bán hàng cho cửa hàng phụ kiện Tomato”. Em cũng
xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo của Trường Đại học Hải Dương và các
Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài này. Không thể không nhắc tới sự chỉ đạo của Ban lãnh
đạo Công ty Viet Artisans nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở các phòng
ban, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty
Viet Artisans. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một
học viên, bài báo cáo này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung,
nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Em xin chân
thành cảm ơn!
2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội phát triển về nhiều mặt, kèm theo đó là sự bùng nổ mạnh mẽ của công
nghệ thông tin. Nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng cho
nhu cầu con người trong việc mua hàng hóa thông minh thông qua các website bán
hàng. Chúng ta chỉ cần ở bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối Internet thì có thể mua hàng
ở bất kỳ nơi nào với các chế độ vận chuyển chuyên nghiệp trên toàn quốc. Để đáp
ứng được điều đó thì công nghệ website hiện nay có rất nhiều cách để tạo nên một
website bán hàng thông minh. Trong đó chúng ta không thể không nói đến
Wordpress. Đây là một công cụ rất phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng. Trong Wordpress có một Plugin rất nổi tiếng được viết từ các lập trình
viên từ Wootheme đó chính là Woocommerce. Nó được phản hồi rất tịch cực trong
ngành công nghệ website đặc biệt là website bán hàng tính đến thời điểm hiện tại.
Nhưng đối với nhu cầu thị trường biến động ngày một phức tạp như hiện nay,
việc để giá sản phẩm cố định sẽ làm giảm doanh thu của cửa hàng. Tối ưu hóa
doanh thu là một nhiệm vụ hàng ngày cho các nhà quản lý trong bối cảnh thị trường
như hiện nay, dẫn đến việc sử dụng chiến lược làm giá Dynamic Pricing là một việc
làm không thể thiếu trong hoạt động tăng lợi nhuận.
Vì vậy, em đã thực hiện đề tài “Áp dụng Dynamic Pricing trong xây dựng
website bán hàng cho cửa hàng phụ kiện Tomato” với sự hỗ trợ đặc biệt của Plugin
Woocommerce trong việc tạo một website bán hàng.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất định hướng sử dụng Dynamic Pricing cho trang web bán
hàng tại cửa hàng Tomato.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Lĩnh vực hoạt động và kinh doanh tại cửa hàng Tomato.
Phạm vi thời gian: 21/12/2019 đến 31/1/2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu.
3

- Phương pháp thống kê, so sánh.


- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp bản đồ.
5. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Nội dung này trình bày về những đóng góp dự kiến của đề tài về mặt học
thuật và thực tiễn.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của khóa luận gồm 3
chương:
Chương I: Tổng quan về WordPress và plugin Woocommerce
Chương II:Dynamic Pricing
Chương III: Demo các chứng năng website
4

PHẦN II: NỘI DUNG


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS VÀ PLUGIN
WOOCOMMERCE
1.1. Giới thiệu chung về Wordpress.
1.1.1. WordPress là gì?
WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software) được viết
bằng ngôn ngữ lập trình website PHP (Hypertext Preprocessor) và sử dụng hệ quản
trị cơ sở dữ liệu MySQL. WordPress được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27/5/2003
bởi tác giả Matt Mullenweg và Mike Little. Hiện nay WordPress được sở hữu và
phát triển bởi công ty Automattic có trụ sở tại San Francisco, California thuộc hợp
chủng quốc Hoa Kỳ.
WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ tạo blog cá
nhân, và nó được rất nhiều người sử dụng ủng hộ về tính dễ sử dụng, nhiều tính
năng hữu ích. Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng lên, các cộng tác viên là
những lập trình viên cũng tham gia đông đảo để phát triển mã nguồn WordPress có
thêm những tính năng tuyệt vời. Và cho đến thời điểm 2015, WordPress đã được
xem như là một hệ quản trị nội dung (CMS – Content Management System) vượt
trội để hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website
tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí
với các loại website có độ phức tạp cao như đặt phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự
án bất động sản, vv. Hầu như mọi hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều có
thể triển khai trên nền tảng WordPress.
Nhưng như thế không có nghĩa là WordPress chỉ thích hợp với các dự án
nhỏ, mà hiện nay có tới khoảng 25% website trong danh sách 100 website lớn nhất
thế giới sử dụng mã nguồn WordPress. Ví dụ như trang tạp chí TechCrunch,
Mashable, CNN, BBC America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz,
…rất nhiều không thể kể hết được.
5

1.1.2.Những Thành tựu của Wordpress


Khi tìm hiểu về WordPress, bạn sẽ thật tự hào khi biết rằng mã nguồn mà các
bạn đang tìm hiểu ngay sau đây có những thành tựu rất vượt bậc và là một mã
nguồn CMS mở phổ biến nhất hành tinh. Để kiểm chứng điều đó, các bạn cần biết
là: Dữ liệu trích dẫn từ nguồn nào?
- Trên thế giới, có khoảng 25 bài viết được đăng lên các website sử dụng
WordPress mỗi giây.
- Số lượng website làm bằng WordPress chiếm 23% tổng số lượng website
trên thế giới.
- Trong số 100% các website sử dụng mã nguồn CMS, WordPress chiếm
60%.
- Phiên bản WordPress 4.0 đạt hơn 16 triệu lượt tải chỉ sau khoảng hai tháng.
- WordPress đã được dịch sang 52 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên lại chưa
có phiên bản tiếng Việt chính thức, nhưng bạn có thể Việt hóa dễ dàng bằng cách
tìm bàitrên blog với từ khóa “Việt hóa WordPress”.
- Có hơn 80 chương trình họp mặt về WordPress được tổ chức vào năm
2014.
- Mã nguồn WordPress hiện đang có khoảng 785 lập trình viên cùng hợp tác
phát triển.
- Chỉ tính các giao diện (hay còn gọi là theme) miễn phí trên thư viện
WordPress.org thì đã có hơn 2.700 themes khác nhau.
1.1.3. Hoạt động của mã nguồn Wordpress
Các dữ liệu làm việc thế nào?
Trong mã nguồn WordPress, nó đã được lập trình nhiều tính năng giúp bản
thân nó có thể tương tác với cơ sở dữ liệu (database) như MySQL để giúp người sử
dụng có thể lưu trữ dữ liệu mềm trên website. Tất cả các dữ liệu mềm được lưu trữ
vào database sẽ bao gồm các nội dung văn bản được nhập vào website, các thiết lập
(vì các thiết lập sẽ lưu dưới dạng một kiểu dữ liệu) và một số dữ liệu khác.
6

Nếu vào xem database thông qua phpMyadmin hoặc các ứng dụng tương tự,
sẽ thấy WordPress có nhiều bảng dữ liệu để chứa các dữ liệu được lưu vào.

Hình 1.1: Database trong phpMyadmin

1.1.4. WordPress làm gì mỗi khi có người truy cập vào website
Khi một người truy cập vào website, WordPress sẽ tự động xử lý theo quy
trình sau:
Bước 1 – Khởi động mã nguồn
Tập tinindex.phptrong mã nguồn (không phải của theme hay plugin) được tải
ra, sau đó nó sẽ truy xuất các tập tin cốt lõi khác nhưwp-config.phpvốn để kết nối
đến cơ sở dữ liệu,wp-settings.php, …Bạn có thể mở tập tin index.php lên xem và
lần mò theo các tập tin được nhúng vào sẽ biết được quy trình nó load theo thứ tự
các tập tin.
Ở bước này, WordPress sẽ kết nối đến cơ sở dữ liệu được thiết lập trongwp-
config.php, sau đó sẽ tiến hành tải những tính năng trong mã nguồn như/wp-
include/functions.php,/wp-include/options.php,…nhằm nạp sẵn các chức năng cần
thiết để có thể tiếp nhận những dữ liệu.
Và cũng trong bước này, toàn bộ các dữ liệu được lưu vào bảng
wp_optionscó giá trị ở cột autoload là true sẽ được lôi ra hết, dù thiết lập đó có được
sử dụng hay không. Mục đích của bước này là mang sẵn các tuỳ chọn của website
cùng các plugin để hỗ trợ cho các bước sau, đặc biệt là bước tải plugin để nó làm
7

việc chính xác. Đó là lý do tại sao ở bàitối ưu bảng wp_options, mình có khuyên
bạn nên xoá bớt các hàng dữ liệu không dùng đến ở bảng này để giảm thời gian tải.
Bước 2 – Kích hoạt plugin
Các plugin mà bạn đang kích hoạt trong website sẽ được tải ra ngay sau khi
mã nguồn WordPress khởi động xong. Bởi vì các tính năng trong WordPress Core
được sử dụng trong plugin thường sẽ được gắn vào hookinit(bạn tạm thời hiểu nó là
một điểm neo để kích hoạt kịch bản nào đó) nên nó sẽ load ngay sau khi WordPress
khởi động.
Bước 3 – Thực thi tập tin functions.php trong theme
Lúc này, WordPress sẽ tiến hành dò tìm đến tập tinfunctions.php trong
themeđang được kích hoạt để tải các tính năng mà người tạo ra theme đã khai báo ở
đó. Vậy làm sao WordPress có thể hiểu được website đang dùng theme nào? Đó là
ở bước 1, nó đã kết nối vào database và dựa theo khoá current_theme trong cột
option_name tại bảng wp_options.

Hình 1.2. WordPress xác định thêm hiện tại thông qua database

Bước 4 – Phân tích truy vấn và khởi tạo truy vấn


Đây là bước quan trọng để website của bạn có thể hiển thị nội dung ra bên
ngoài, vì các nội dung sẽ được trả về sau khi các truy vấn gửi vào database.
Truy vấn nghĩa là một mệnh lệnh được gửi vào database nhằm lấy các thông
tin mà truy vấn đó cần xem. Truy vấn ở đây là truy vấn SQL gửi vào MySQL
Server.
8

Trước tiên, WordPress sẽ chạy hàmwp()được thiết lập trong/wp-


include/functions.phpvốn để gọi phương thức$wp->main()cho mục đích thiết lập
truy vấn. Đối tượng$wpđược tạo ra bởi lớp WP trong/wp-include/class-wp.php.

/**
* Set up the WordPress query.
*
* @since 2.0.0
*
* @param string|array $query_vars Default WP_Query arguments.
*/
functionwp ($query_vars= '') {
global$wp, $wp_query, $wp_the_query;
$wp->main ($query_vars);

if(!isset ($wp_the_query))
$wp_the_query= $wp_query;
}
Lúc này, phương thức$wp->parse_request()sẽ được khởi động cho mục đích
phân tích truy vấn dựa theo đường dẫn của website. Vì bạn biết rằng WordPress sẽ
tự động sinh truy vấn dựa theo đường dẫn, ví dụ khi chúng ta
vàohttp://domain.com/?p=123thì WordPress sẽ gửi một truy vấn vào database để
lấy dữ liệu của post mang số ID là 123.
Sau khi truy vấn được phân tích, WordPress sẽ làm việc tiếp theo là thiết
lậpcác hàm điều kiệnthông qua phương thức$wp_query->parse_query(). Sau đó nó
sẽ chuyển các truy vấn đã được tạo ra thành truy vấn bằng các lệnh SQL nhằm gửi
đến MySQL để lấy dữ liệu bài viết bằng phương thức$wp_query->get_posts(). Nếu
database có dữ liệu, các bài viết sẽ được lấy về sau khi gửi truy vấn và nó sẽ được
lưu vào đối tượng$wp_queryđể nó sử dụng trong các vòng lặp cho việc hiển thị bài
viết.
9

Trong quá trình gửi truy vấn này, nếu nó không tìm thấy dữ liệu thì sẽ phân
tích và hiển thị báo lỗi 404.
Và cuối cùng là nó có dữ liệu, thì nó sẽ thiết lập biến $post để sử dụng trong
vòng lặp. Biến $post là đối tượng chứa các dữ liệu của bài viết thông qua các thuộc
tính. Phần này chúng ta sẽ đào sâu hơn ở phần tìm hiểu sâu về query và vòng lặp.
Bước 5 – Thực thi các tập tin khuôn mẫu (template) trong theme
Sau khi nó đã có dữ liệu bài viết và các dữ liệu liên quan mà nó đã làm ở
bước 4, thì nó sẽ tiến hành xử lý các tập tin template của theme thông qua cấu trúc
template. Sau đó các nội dung và trang chủ của website sẽ được hiển thị dựa theo
các template tags dưới dạng HTML.
1.2.Giới thiệu Woocommerce:
Woocommercelà một plugin miễn phí được sử dụng để tạo một trang thương
mại điện tử cỡ nhỏ tốt nhất hiện nay trong WordPress. Nó cũng như bao plugin khác
là bổ sung chức năng vào website nhưng nó sẽ bổ sung gần như toàn diện các chức
năng mà một trang bán hàng đơn giản cần có.
Woocommerce sẽ có các chức năng chính như:
- Tạo sản phẩm với định dạng thông thường, sản phẩm có thuộc tính, sản
phẩm affiliate và sản phẩm kỹ thuật số (có thể tải về).
- Hỗ trợ một số hình thức thanh toán online như PayPal, Credit Card, CoD,
Cash và sẽ càng nhiều hơn khi cài thêm plugin hỗ trợ cho riêng nó.
- Hỗ trợ tự tính thuế sản phẩm hoặc thuế theo đơn hàng.
- Hỗ trợ tự tính giá chuyển phát, có rất nhiều loại tính giá chuyển phát và sẽ
đa dạng hơn khi cài thêm plugin như có thể tính giá chuyển phát dựa theo cân nặng,
kích thước, tỉnh thành,…
- Trang quản lý đơn hàng chuyên nghiệp, lọc đơn hàng thông qua từng trạng
thái.
- Hỗ trợ template hiển thị riêng để có thể tự cấu hình lại template hiển thị
phần shop và sản phẩm, cái này rất có lợi cho lập trình viên.
10

- Có sẵn nhiều theme và extension (plugin mở rộng) để biến thành trang shop
chuyên nghiệp.
- Và hàng tá các chức năng hay khác nữa.
Như vậy với các tính năng kể trên, Woocommerce có thể lựa chọn cho những
ai cần làm một trang shop đơn giản ngay trên website WordPress của mình để giới
thiệu sản phẩm và cho phép khách đặt hàng trực tuyến để bán hàng tiện lợi hơn.
1.2.1. Cài đặt và thiết lập cơ bản:
-Trước tiên bạn tìm plugin tên Woocommerce trong Dashboard và cài plugin
tên WooCommerce – excelling eCommerce rồi cài nó.

Hình 1.3:Tìm plugin “Woocommerce” trên thư viện

Sau khi cài đặt thì kích hoạt như bình thường. Sau khi kích hoạt nó sẽ chuyển
thẳng bạn đến trang thiết lập ban đầu cho Woocommerce. Hãy ấn vào nút Cài đặt
bản dịch để nó cài bộ ngôn ngữ phù hợp cho website, ví dụ bạn đang dùng
WordPress tiếng Việt thì nó sẽ cài bản dịch tiếng Việt cho Woocommerce. Sau đó ấn
nút Bắt đầu.
11

Hình 1.4:Cài đặt bản dịch và thiết lập cho Woocommerce

Kế đến là bước cài đặt trang cần thiết cho Woocommerce, ở đây nó sẽ cài
một số trang bắt buộc như Cửa hàng, Giỏ hàng, Thanh toán,…vì nếu không có các
trang này thì sẽ không hoàn thiện được. Do vậy ta sẽ ấn nútTiếp tục.
12

Hình 1.5:Cài đặt trang cần thiết cho Woocommerce

Kế tiếp là cài đặt vị trí cửa hàng, ở đây bạn sẽ cài đặt quốc gia của cửa hàng
bạn, loại tiền tệ, định dạng tiền tệ. Nếu bạn thiết lập cho cửa hàng tại Việt Nam thì
nên thiết lập như ảnh dưới.
13

Hình 1.6: Thiết lập vị trí và định dạng tiền tệ phù hợp với Việt Nam.

Ở bước cài đặt vận chuyển và thuế bạn cứ ấn Tiếp tục mà không cần chọn gì
nhé, cái này chúng ta sẽ thiết lập kỹ hơn ở mục riêng của nó. Sau khi thiết lập xong
thì quay lại trang quản trị.
14

Hình 1.7: Đã thiết lập hoàn thành

Ngoài ra chúng ta còn một bước cuối nữa là chỉnh lại định dạng tiền tệ một
chút nữa để cho nó phù hợp nhất với định dạng tiền tệ Việt Nam, đó là xóa 2 số 0 ở
cuối đi. Bạn hãy vào Woocommerce -> Cài đặt.
15

Hình 1.8: Cấu hình định dạng tiền mặt

Sau đó ở tab Chung, bạn sửa thành 0 ở phần Số đơn vị thập phân.
16

Hình 1.9:Bỏ số đơn vị thập phân ở tiền tệ

Bây giờ giá tiền của sản phẩm sẽ hiển thị chính xác là 150.000 nếu chúng ta
nhập giá là 150000.
1.2.2. Tìm hiểu các trang trong Woocommerce:
Mặc định sau khi cài xong Woocommerce, bạn vào phần quản lý trang
(Pages) sẽ thấy có một số trang mặc định mà Woocommerce tự tạo ra để có thể sử
dụng các chức năng cần thiết trên trang bán hàng.
17

Hình 1.10:Các trang mặc định của Woocommerce

Ở đây bao gồm:


- Cửa hàng: Trang này sẽ hiển thị các sản phẩm mới nhất trên website và có
phân trang.
- Giỏ hàng: Trang này sẽ là trang giỏ hàng của bạn khi thêm hàng vào giỏ, nó
sẽ hiển thị các sản phẩm có trong giỏ hàng.
- Tài khoản của tôi: Đây là trang quản lý tài khoản của khách hàng nếu họ
đăng nhập vào website.
- Thanh toán: Trang thanh toán đơn hàng, hay còn gọi là trang Checkout.
- Còn cái Trang mẫu là cái Sample page khi cài WordPress, không có gì cả.
Trong đó, trang Cửa hàng sẽ được thiết lập ở Woocommerce -> Cài đặt ->
Sản phẩm -> Hiển thị.
18

Hình 1.11: Thiết lập trang cửa hàng

Các trang còn lại tuy không thiết lập ở đây nhưng để nó hoạt động thì nội
dung phải cần có các shortcode tương ứng như sau:
- Giỏ hàng: [woocommerce_cart]
- Tài khoản của tôi: [woocommerce_my_account]
- Thanh toán: [woocommerce_checkout]
Dĩ nhiên là những shortcode đó đều có trong các trang mặc định mà
Woocommerce tạo ra rồi.
Lỡ xóa các trang của Woocommerce, làm sao để tạo lại?
Khi một hoặc tất cả trang có sẵn trong Woocommerce bị mất do bạn lỡ xóa
đi hoặc vì lý do nào đó, bạn có thể tạo lại bằng cách vào Woocommerce -> Tình
trạng hệ thống -> Công cụ -> và ấn vào nút Cài đặt trang.
19

Hình 1.12: Thiết lập lại các trang bị mất

1.2.3: Thêm một sản phẩm đơn giản:


Nhập thông tin sản phẩm:
Để thêm một sản phẩm, bạn vào Sản phẩm -> Thêm sản phẩm.

Hình 1.13: Menu thêm sản phẩm


20

Tại đây nó sẽ giống như trang thêm bài viết, nhưng nó sẽ có nhiều chức năng
riêng để thêm một sản phẩm.
Phần tiêu đề và nội dung chúng ta sẽ nhập nó như tiêu đề sản phẩm và nội
dung mô tả chi tiết của sản phẩm.

Hình 1.14:Nhập tiêu đề và mô tả chi tiết của sản phẩm

Ngay bên dưới nó là phần Dữ liệu sản phẩm, ở đây bạn hãy chọn là Sản
phẩm đơn giản. Ở bên dưới khung đó là các phần bạn nhập thông tin sản phẩm như
giá cả, mã sản phẩm, quản lý kho hàng, …

Hình 1.15: Khung nhập dữ liệu sản phẩm


21

- Chung: Phần này sẽ nhập thông tin về mã sản phẩm và giá sản phẩm.
+ Mã sản phẩm: Nhập mã sản phẩm để bạn tiện quản lý trong kho
hàng.
+ Giá bán chuẩn: Giá chuẩn của sản phẩm.
+ Giá khuyến mãi: Giá sản phẩm sau khi được giảm, bạn có thể lên
lịch để giá khuyến mãi có hiệu lực trong thời gian nhất định.
- Kiểm kê kho hàng: Phần này sẽ thiết lập số lượng sản phẩm trong kho và
tình trạng hàng hóa trong kho.
+ Quản lý kho hàng: Bạn muốn thiết lập số lượng hàng trong kho thì
đánh dấu vào.
+ Tình trạng kho hàng: Tình trạng của sản phẩm này là còn hàng
hay hết hàng. Nếu bạn bật tính năng kiểm kê kho hàng thì khi khách mua hết
số lượng đã thiết lập thì nó đưa về tình trạng hết hàng.
+ Bán riêng: Đánh dấu nếu bạn muốn khách chỉ được mua với số
lượng 1 cái của mặt hàng này trong một đơn hàng.
- Giao nhận: Thiết lập trọng lượng, kích thước của sản phẩm và loại hình giao
hàng.
+ Trọng lượng: Nhập số trọng lượng của sản phẩm, đơn vị sẽ được
thiết lập ở Woocommerce -> Cài đặt.
+ Kích thước: Nhập chiều dài, chiều rộng và chiều cao của sản phẩm,
đơn vị sẽ được thiết lập ở Woocommerce -> Cài đặt.
+ Loại hình giao nhận hàng: Chọn loại hình giao nhận hàng, cái này
mình sẽ nói kỹ hơn ở bài khác.
- Các sản phẩm được kết nối: Kết nối các sản phẩm lại với nhau để người
mua có thể dễ dàng tìm ra các sản đó và gợi ý khách hàng mua kèm thêm.
+ Bán thêm: Gợi ý khách hàng mua sản phẩm thay cho sản phẩm hiện
tại mà họ đang xem. Ví dụ sau này bạn có một sản phẩm tốt hơn sản phẩm
này thì có thể thêm nó vào phần này.
22

+ Bán chéo: Gợi ý khách hàng mua thêm trong lúc xem giỏ hàng, ví
dụ bạn bán iPhone 6S thì nên thêm các sản phẩm như sạc, vỏ điện thoại vào
phần bán chéo để họ mua kèm thêm.
+ Nhóm: Chọn nhóm sản phẩm cần đưa vào. Nhóm sản phẩm nghĩa là
họ mua theo một nhóm chứ không mua riêng lẻ, cái này mình sẽ nói riêng ở
phần khác.
- Các thuộc tính: Thiết lập thuộc tính sản phẩm như màu sắc, kích thước,…
nhưng mình sẽ nói kỹ hơn ở phần khác.
- Nâng cao: Một số thiết lập thêm cho sản phẩm.
+ Ghi chú thanh toán: Ghi chú mà bạn muốn gửi đến khách hàng sau
khi mua hàng.
+ Menu đơn hàng: Số thứ tự ưu tiên của sản phẩm trong giỏ hàng, số
càng nhỏ thì càng ưu tiên.
+ Cho phép đánh giá: Đánh dấu nếu muốn cho khách hàng đánh giá
sản phẩm.

Hình 1.16: Nhập dữ liệu sản phẩm

Tiếp tục kéo xuống dưới, chúng ta sẽ thấy phần mô tả ngắn của sản phẩm.
Phần này để bạn nhập mô tả ngắn, ví dụ như một lời giới thiệu ngắn về sản phẩm vì
nó sẽ hiển thị ngay bên dưới giá sản phẩm trong trang chi tiết của sản phẩm.
23

Hình 1.17: Khung mô tả ngắn sản phẩm

1.2.4.Thiết lập danh mục sản phẩm.


Tiếp tục nhìn qua bên tay phải của trang thêm sản phẩm sẽ thấy phần thiết
lập danh mục sản phẩm, nhìn chung nó giống hệt chức năng Category (Chuyên
mục) trong bài viết thôi. Nếu chưa có bạn có thể thêm mới một danh mục và chọn
nó.

Hình 1.18: Tạo danh mục sản phẩm


24

1.2.5. Thiết lập từ khóa sản phẩm


Từ khóa sản phẩm là các từ khóa mà bạn cho là có liên quan đến sản phẩm.
Ví dụ mình đặt danh mục là Áo thun thì nên chọn từ khóa các kiểu như áo lacoste,
áo cá sấu, áo pike chẳng hạn.

Hình 1.19:Thiết lập từ khóa sản phẩm

1.2.6. Ảnh sản phẩm


Mỗi sản phẩm nên có một ảnh sản phẩm, hay còn gọi là ảnh đại diện cho sản
phẩm.

Hình 1.20: Ảnh đại diện sản phẩm


25

1.2.7. Thư viện hình ảnh của sản phẩm


Ngay bên dưới phần ảnh sản phẩm là phần thư viện hình ảnh sản phẩm, nói
chính xác hơn thì đây là danh sách nhiều hình ảnh mà bạn muốn nó hiển thị theo
dưới dạng slide (trình diễn ảnh) trong trang sản phẩm. Bạn nên chọn một số tấm ảnh
khác của sản phẩm này ở đây, khi chọn ảnh bạn hãy ấn Ctrl để chọn nhiều ảnh.

Hình 1.21: Thư viện ảnh của một sản phẩm

Xong rồi, bây giờ hãy ấn nút đăng bài viết. Sau đó vào lại trang Cửa hàng của
bạn.
26

Hình 1.22: Xem trang cửa hàng


Và bạn đã thấy sản phẩm mình vừa đăng lên nó thế này.
27

Hình 1.23: Sản phẩm hiển thị ở trang Cửa hàng.

Và khi click vào trang chi tiết một sản phẩm nó sẽ hiển thị thế này.
28

Hình 1.24: Hình mô tả chi tiết sản phẩm


29

1.2.8. Thử nghiệm chức năng giỏ hàng và thanh toán


Bây giờ hãy thử thêm sản phẩm của bạn vào giỏ đi. Lúc này bạn sẽ thấy nó
để một thông báo là đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng.

Hình 1.25: Thêm sản phẩm vào giỏ


30

Và khi bạn click vào giỏ hàng thì nó sẽ hiển thị thế này.

Hình 1.26: Trang giỏ hàng

Tiếp theo ấn nút thanh toán. Nó sẽ hiển thị thông tin cho bạn nhập vào.
31

Hình 1.27: Trang thanh toán


32

Các thiết lập cài đặt các thành phần trong Woocommerce:

Hình 1.28: Tổng quan trang thiết lập

Cài đặt chung:

Hình 1.29: Cài đặt chung


33

Phần thiết lập chung này sẽ có các thiết lập chung của cửa hàng như địa chỉ
của cửa hàng, tùy chọn định dạng tiền tệ,…
Tùy chọn chung:
- Khu vực mặc định: Thiết lập này sẽ chọn khu vực mặc định của cửa hàng
để nó dựa theo mà tính thuế, phí giao nhận, …
- Khu vực bán hàng: Danh sách các quốc gia được phép đặt hàng trên
website của bạn, bạn có thể chọn các quốc gia cần bán hoặc chọn toàn bộ quốc gia.
- Địa chỉ khách hàng mặc định: Thiết lập chức năng tự định vị địa chỉ của
khách hàng hoặc tắt khi khách hàng đặt hàng. Nhìn chung thì nên chọn là Không có
địa chỉ để họ tự nhập vào hay hơn.
- Thông báo của cửa ang: Bật chức năng hiển thị một dòng thông báo trên
toàn bộ website.
Tùy chọn tiền tệ:
- Tiền tệ: Loại tiền tệ cần sử dụng trên website
- Vị trí tiền tệ: Vị trí hiển thị số tiền với ký hiệu tiền tệ
- Dấu cách phần ngàn: Dấu ngăn cách đơn vị hàng nghìn trên giá sản phẩm.
- Dấu thập phân: Dấu ngăn cách đơn vị thập phân trên giá sản phẩm.
- Số đơn vị thập phân: Số lượng số 0 đứng đằng sau đơn vị thập phân, tiền
Việt Nam không sử dụng số này nên nhập là 0.
Cài đặt sản phẩm
Ở trang cài đặt này, nó có thêm 4 hàng mục nhỏ bên trong nữa mà bạn cần nên
để ý.
34

Hình 1.30:Thiết lập cài đặt sản phẩm

Đo lường
- Đơn vị trọng lượng: Chọn loại đơn vị tính trọng lượng của sản phẩm, nó sẽ
có tác động tới việc tính phí giao nhận.
- Đơn vị kích thước: Chọn loại đơn vị tính kích thước của sản phẩm, nó sẽ
có tác động tới việc tính phí giao nhận.
Đánh giá
Phần xếp hạng sản phẩm là nơi bạn chọn các thiết lập liên quan tới việc gửi
đánh giá vào sản phẩm, nó đã có ghi rõ ở phần này rồi nên đọc qua rồi chọn cái nào
mình cần.
Hiển thị
Ở đây sẽ có các thiết lập liên quan đến việc hiển thị sản phẩm ra ngoài
website.
Cửa hàng & Trang sản phẩm
- Trang cửa hàng: Thiết lập trang mà bạn muốn nó làm trang cửa hàng (hiển
thị các sản phẩm mới nhất có phân trang).
35

- Hiển thị trang cửa hàng: Tùy chọn kiểu hiển thị sản phẩm ở trang cửa
hàng.
- Kiểu hiển thị danh mục mặc định: Tùy chọn kiểu hiển thị sản phẩm trong
các trang danh mục sản phẩm.
- Kiểu sắp xếp sản phẩm mặc định: Thiết lập kiểu sắp xếp sản phẩm ở các
trang danh mục sản phẩm.
Hình sản phẩm
Đây là các thiết lập kích thước hình ảnh của sản phẩm hiển thị ra bên ngoài
website.
*Bắt buộc cắt ảnh (hard-crop): Tùy chọn này nghĩa là nó sẽ tự động cắt ảnh
của bạn upload lên để nó có kích thước chính xác với cài đặt của bạn. Nếu không
chọn thì nó sẽ thu lại về kích thước được cài đặt mà không cắt ảnh nhưng sẽ không
đúng 100%.
- Ảnh catalog: Thiết lập kích thước ảnh đại diện của sản phẩm mà nó hiển
thị ở trang danh sách các sản phẩm.
- Ảnh sản phẩm đơn lẻ: Thiết lập kích thước của ảnh sản phẩm mà nó hiển
thị đầy đủ trong trang chi tiết sản phẩm.
- Hình thu nhỏ sản phẩm: Thiết lập kích thước của ảnh thu nhỏ sản phẩm ở
phần thư viện ảnh sản phẩm.
- Thư viện ảnh sản phẩm: Đánh dấu bật lightbox nếu bạn muốn sử dụng
hiệu ứng lightbox trình diễn ảnh khi click vào ảnh ở thư viện ảnh sản phẩm.
Lưu ý:Sau khi thay đổi kích thước hình ảnh, bạn phải tiến hành tái tạo
(rebuild) lại hình ảnh trong thư viện để nó tiến hành cắt lại. Bạn có thể tái tạo lại
hình ảnh thông qua plugin AJAX Rebuild Thumbnail.
Kiểm kê kho hàng
- Quản lý kho hàng: Đánh dấu nếu bạn cần bật chức năng quản lý sản phẩm
trong kho hàng.
36

- Thời gian giữ hàng: Thiết lập thời gian giữ đơn hàng khi khách hàng chưa
thanh toán, nếu quá thời gian thì đơn hàng sẽ bị hủy. Đơn vị ở đây tính bằng phút,
mặc định là 60 phút.
-Thông báo: Tùy chọn gửi thông báo khi sản phẩm sắp hết hàng và khi hết
hàng.
- Notification Recipients: Địa chỉ email của người quản trị để nhận thông
báo, bạn có thể nhập nhiều email ngăn cách bằng dấu phẩy.
- Ngưỡng sắp hết hạn: Ngưỡng số lượng sản phẩm trong kho sẽ nhận thông
báo sắp hết hàng.

 Ngưỡng hết hàng: Ngưỡng số lượng sản phẩm trong kho sẽ nhận thông báo
hết hàng.
 Mức độ hiển thị hết hàng: Đánh dấu nếu bạn cần ẩn các sản phẩm đã hết hàng.
 Định dạng hiển thị hàng hóa: Kiểu hiển thị số lượng sản phẩm trong khi
trên sản phẩm.
Sản phẩm có thể tải về
- Phương thức tải tập tin: Chọn phương thức tải tập tin của các sản phẩm có
thể tải về. Trong đó, phương thức X-Accel-Redirect/X-Sendfile bạn có thể hiểu là
chuyển hướng nội bộ để giấu đường dẫn gốc của tập tin.
- Hạn chế truy cập: Đánh dấu nếu muốn đăng nhập mới tải được tập tin.
Lưu ý là khi bật tùy chọn này, bạn phải bật chức năng đăng ký tại Cài đặt -> Tổng
quan trên WordPress.
1.2.10. Thiết lập thay đổi kích thước sản phẩm:
Kích thước hình ảnh mặc định của Woocommerce có thể sẽ không giống như
ý muốn,vì mình có thể muốn ảnh to hơn hay nhỏ hơn.Vậy để thiết lập ảnh trong
Woocommerce vào phần Woocommerce->Cài đặt->Sản phẩm->Hiển thị và kéo
xuống phần Hình sản phẩm
37

Hình 1.31: Thiết lập hình sản phẩm

Ảnh catalog
Đây là phần thiết lập kích thước ảnh sẽ hiển thị trong trang chi tiết sản phẩm.
Mặc định nó sẽ có kích thước là 300×300.

Hình 1.32:Ảnh catalog


38

Ảnh sản phẩm đơn lẻ


Khi vào xem một sản phẩm, ảnh sản phẩm lớn sẽ hiển thị ra bên trái và đó
chính là ảnh sản phẩm đơn lẻ.

Hình 1.31: Ảnh sản phẩm đơn lẻ


39

Hình thu nhỏ sản phẩm


Nếu bạn có thiết lập thư viện ảnh sản phẩm thì các ảnh trong thư viện sẽ hiển
thị theo hình thu nhỏ phía dưới ảnh đơn lẻ.

Hình 1.32:Hình thu nhỏ sản phẩm

Bây giờ các bạn nên thử sửa thông số thay đổi một tí xíu để xem kết quả như
thế nào.

Hình 1.33: Thay đổi thông số kích thước sản phẩm


40

Và sau khi đổi giá trị kích thước ảnh, có thể ảnh sản phẩm sẽ hiển thị không
được đẹp và nét cho lắm, hoặc thậm chí là chưa thấy sự thay đổi.
Để các thay đổi có hiệu lực, chúng ta phải tiến hành tái tạo lại kích thước
hình ảnh, nghĩa là cho WordPress tạo lại kích thước hình ảnh theo kích thước mới.
Bạn hãycài pluginRegenerate Thumbnailsvào, sau đó truy cập vàoCông cụ ->
Regen. Thumbnailsvà click “Regenerate All Thumbnails” để bắt đầu tái tạo.

Hình 1.34: Hình tái tạo sản phẩm

1.2.11. Thiết lập thuế:


Kích hoạt tính năng thuế
Để kích hoạt tính năng thuế, bạn sẽ cần kích hoạt trong phầnWoocommerce
-> Cài đặt -> Thuếvà đánh dấu vào ôKích hoạt thuếvà tính thuế ở mụcTùy chọn thuế.
41

Hình 1.35: Kích hoạt tính năng thuế

Các tùy chọn thiết lập thuế


Ở trang Tùy chọn thuế, chúng ta có một số thiết lập như sau.

Hình 1.36:Các tùy chọn thiết lập thuế


42

- Kích hoạt thuế: Đánh dấu để kích hoạt chức năng tính thuế.
- Giá nhập vào có bao gồm thuế: Tùy chọn giá sản phẩm đã bao gồm thuế
hoặc chưa bao gồm thuế. Nếu không bao gồm thuế thì thuế sẽ được tính ở trang
thanh toán.
- Tính thuế dựa trên: Thiết lập địa chỉ để chức năng tính thuế dựa theo. Sở
dĩ cần chọn là vì chức năng thuế trong Woocommerce có thể thiết lập dựa vào quốc
gia, tiểu bang/tỉnh thành,…
- Loại hình thuế giao hàng: Tùy chọn tính thuế riêng cho phí giao nhận
hoặc tính riêng dựa trên chi phí giao nhận của sản phẩm hoặc đơn hàng.
- Làm tròn: Bật chức năng làm tròn tiền thế lên số chẵn gần nhất cho cả đơn
hàng.
- Các loại hình thuế thêm: Khai báo thêm kiểu tính thuế theo ý của bạn nếu
bạn cần sử dụng thêm ngoài hai kiểu mặc định là Reduced Rate và Zero Rate. Tuy
nhiên nếu bạn ở Việt Nam thì hiếm khi dùng nhiều kiểu tính thuế, ngoại trừ các mặt
hàng đặc biệt như xe cộ có thể bạn cần tính luôn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ
môi trường gì đó.
- Hiển thị giá trong cửa hàng: Bạn muốn hiển thị giá sản phẩm trên website
là đã gồm thuế hay chưa gồm thuế?
- Hiển thị giá trong giỏ hàng và trong quá trình thanh toán: Bạn muốn
hiển thị giá sản phẩm trong trang thanh toán và trang giỏ hàng đã bao gồm thuế hay
chưa bao gồm thuế?
- Hậu tố của giá hiển thị: Bạn muốn hiển thị cái gì đó đằng sau giá tiền của
sản phẩm, ví dụ như chữ “Đã bao gồm thuế“. Bạn có thể dùng từ
khóa{price_including_tax}để hiển thị giá đã bao gồm thuế và từ khóa
{price_excluding_tax}để hiển thị giá chưa bao gồm thuế.
- Hiển thị tổng số thuế: Hiển thị tiền thuế dựa trên mỗi sản phẩm hay cả đơn
hàng.
Các kiểu tỉ lệ thuế
43

Mặc định Woocommerce sẽ có các tỉ lệ chuẩn Rezo rate và Reduced rate


nhưng mình có thể lựa chọn các tỉ lệ thuế khác.
Click vào phần tỉ lệ chuẩn sẽ xuất hiện như sau trong phần này mình đã thiết
lập các tỉ lệ thuế:Thuế VAT và thuế tiêu thụ.

Hình 1.37: Khung khai báo tỉ lệ thuế

Ở đây chúng ta sẽ có 9 ô nhập thông tin cho kiểu thuế, bao gồm:
- Mã quốc gia: Mã định dạng alpha-2 với hai chữ cái in hoa tượng trưng cho
quốc gia. Ví dụ VN là Việt Nam, xem danh sách mã quốc gia alpha-2
(https://en.wikipedia.org/wiki/ISO_3166-1#Current_codes).
- Mã bang: Áp dụng cho quốc gia Mỹ, mã định dạng ISO của các tiểu bang.
Tham khảo.
- Mã bưu điện: Số mã bưu điện của địa phương.
- Thành phố: Tên thành phố cần thiết lập thuế, có thể dùng dấu; để thêm
nhiều thành phố.
- Tỉ lệ %: Số phần trăm của thuế dựa theo giá sản phẩm. Ví dụ 10 tức là
10%.
-Tên thuế: Tên của thuế mà nó sẽ hiển thị ở trang thanh toán. Ví dụ Thuế GTGT.
- Ưu tiên: Số thứ tự ưu tiên của tỉ lệ thuế mà nó sẽ áp dụng.
- Hỗn hợp: Tùy chọn thiết lập loại thuế hỗn hợp, thuế hỗn hợp tức là nó có
thể cộng dồn vào các loại thuế khác.
- Giao nhận: Đánh dấu nếu muốn áp dụng tỉ lệ thuế này cho việc giao nhận
hàng hóa.
44

Ví dụ, mình muốn tạo một thuế tên Thuế VAT tại Việt Nam, áp dụng cho tất
cả các tỉnh thành với mức 10% thì sẽ nhập như hình dưới.

Hình 1.38: Ví dụ thiết lập thuế VAT tại Việt Nam với tỉ lệ 10%.

Và sau khi ấn nút lưu, bạn hãy thử ra ngoài thêm một sản phẩm vào giỏ hàng,
đi tới trang thanh toán và chọn quốc gia mà bạn vừa tính thuế thì sẽ thấy nó hiển thị
thuế.

Hình 1.39: Kết quả thiết lập thuế

Ngoài ra nếu bạn muốn thiết lập thuế áp dụng cho từng tỉnh thành của Việt
Nam thì tùy chọn vào ô thành phố để thiết lập thuế cho từng tỉnh thành.
45

1.2.12.Tổng quan chức năng tính phí-giao nhận(vận chuyển)


Tổng quan cài đặt tính phí giáo nhận
Để kích hoạt tính năng này và thiết lập cho nó, bạn sẽ cần truy cập
vàoWoocommerce -> Cài đặt -> Giao nhận -> Tùy chọn giao nhận hàng.

Hình 1.40: Trang cài đặt tính phí giao nhận trong Woocommerce

Trong đó nó có các tùy chọn như sau:


- Tính phí giao nhận: Kích hoạt tính năng tính phí giao nhận.
- Chế độ hiển thị giao nhận hàng: Kiểu hiển thịtùy chọn các phương thức
giao nhận, nó hỗ trợ hai kiểu đó là nút radio (nút tròn tùy chọn) hoặc dạng đổ
xuống.
46

- Địa điểm giao hàng: Tùy chọn cho phép khách hàng tự nhập địa chỉ nhận
hàng hoặc chỉ cho phép gửi đến địa chỉ thanh toán hay địa chỉ giao nhận.
- Hạn chế giao hàng tới (các) địa điểm: Tùy chọn các quốc gia mà bạn có
hỗ trợ gửi hàng. Bạn có thể chọn tất cả quốc gia, hoặc chỉ gửi hàng đến một hoặc
vài quốc gia chỉ định.
- Các phương thức giao hàng: Danh sách các phương thức giao hàng mà
website của bạn có thể sử dụng.
1.2.13. Thiết lập giao nhận-tỉ lệ sàn:

Hình 1.41: Thiết lập giao nhận-tỉ lệ sàn.

Dĩ nhiên, nếu chúng ta muốn sử dụng nó thì hãy đánh dấu vào nút Bật/Tắt
nhé. Và ở phần tên phương thức bạn hãy đổi tên lại cho thân thiện xíu, ví dụ như
Chuyển phát thường.
- Khả dụng: Hãy chọn quốc gia mà bạn cho phép khách hàng sử dụng
phương thức này.
- Tình trạng thuế: Nếu bạn muốn tính thuế cho phí giao nhận thì chọn ở
đây.
47

- Chi phí: Nhập số giá tiền mà bạn muốn nó cộng vào hóa đơn khi chọn
phương thức giao nhận này. Ví dụ: 30000.
Thiết lập chi phí nâng cao
Một cái hay của phương thức này là ngoài việc thiết lập giá cố định cho nó
thì bạn có thể thiết lập công thức tính tự động cho nó. Trước hết, phần chi phí nó có
hỗ trợ bạn nhập cácshortcodesau:
[qty]– Số lượng của sản phẩm trên giỏ hàng.
[fee percent="XX"]– Tỷ lệ phần trăm chi phí dựa trên tổng hóa đơn. XX là
số phần trăm, ví dụ [fee percent="10"] tức là nó đại diện cho 10% của tổng giá trị đơn
hàng.
[fee min_fee="XX"]– Tổng giá trị đơn hàng tối thiểu để giao nhận. Ví dụ:
[fee min_fee="20000" percent="15"] nghĩa là 15% của tổng giá trị đơn hàng và chi
phí giao nhận có giá trị ít nhất 20.000 đồng.
Một số ví dụ sử dụng:
5000 * [qty]– Tự tính giá giao nhận 5000 cho mỗi sản phẩm trong giỏ hàng.
10000 + ([qty] * 2000)– Giá giao nhận là 10.000 đồng cho đơn hàng và mỗi
sản phẩm sẽ cộng thêm 2.000 đồng.
48

Hình 1.42: Tỉ lệ sàn đã được thiết lập.


49

Và đây là ví dụ sau khi thanh toán nó tự tính:

Hình 1.43: Thanh toán đã được thiết lập tỉ lệ sàn.

1.2.14.Sử dụng loại hình giao nhận (Shpping Class).


Cách tạo loại hình giao nhận
Để tạo loại hình giao nhận, bạn truy cập vàoSản Phẩm -> Các loại hình giao
nhận hàng.
50

Hình 1.44: Thiết lập loại hình giao nhận

Và ở đây bạn có thể tiến hành tạo ra nhiều loại hình giao nhận bằng cách đơn
giản là điền thông tin vào loại hình giao nhận cần tạo bên cột tay trái và thêm vào.
Ví dụ dưới đây mình sẽ thêm một loại hình giao nhận tên Hàng hóa chất để phân
biệt một số sản phẩm bình thường, vì nghe nói chuyển hàng hóa chất đắt và khó
khăn hơn.
51

Hình 1.45:Thêm một loại hình giao nhận mới

Sau khi tạo xong thì bạn sẽ thấy danh sách các loại hình giao nhận bên cột phải.

Hình 1.46:Danh sách các loại hình giao nhận.


52

Áp dụng loại hình giao nhận cho sản phẩm


Khi đã tạo xong loại hình giao nhận rồi thì bước kế tiếp là áp dụng nó cho
các sản phẩm mà bạn cần phân loại để tính phí giao nhận riêng. Bạn hãy sửa hoặc
thêm mới một sản phẩm, phần giao nhận bạn sẽ có tùy chọn loại hình giao nhận
hàng như hình dưới.

HÌnh 1.47: Tùy chọn loại hình giao nhận

Áp dụng loại hình giao nhận cho sản phẩm. Mỗi sản phảm chỉ có một loại
hình giao nhận duy nhất
Thiết lập phí giao nhận cho loại hình giao nhận
Các loại hình giao nhận sẽ được tự động đưa vào bảng tính phí giao nhận nếu
phương thức giao nhận đó có hỗ trợ loại hình giao nhận. Và chi phí giao nhận của
loại hình giao nhận sẽ đượccộng thêmvào dựa trên chi phí chung.
Mặc định thì phầntỷ lệ sànvàInternational Flat Rateđều có hỗ trợ loại hình
giao nhận, và hiện nay các addon khác cũng có hỗ trợ rất nhiều.
Ví dụ phần tỷ lệ sàn, bạn có thể thiết lập giá riêng cho từng loại hình giao
nhận như ảnh dưới.
53

Hình 1.48:Thiết lập phí vận chuyển cho loại hình giao nhận

Phầnkhông có chi phí vận chuyểnnghĩa là chi giao nhận nếu như sản phẩm đó
không có loại hình giao nhận, nếu không nhập phần này thì nó sẽ sử dụng thiết lập
Chi phí ở trên.
Ở phần loại bảng tính nó sẽ có hai tùy chọn:
54

- Phí vận chuyển cho mỗi lớp vận chuyển: Sử dụng chi phí vận chuyển
chính xác của mỗi lớp vận chuyển.
- Tính phí vận chuyển cho các lớp vận chuyển cao hơn: Theo giải nghĩa
củaWoocommercethì mình hiểu là nó sẽ lấy lựa chọn chi phí vận chuyển có giá tiền
cao nhất mà áp dụng cho đơn hàng.
1.2.15.Thiết lập thanh toán.
Thanh toán qua PayPal:

Hình 1.49: Thiết lập PayPal

1.2.16. Thiết lập Email thông báo:


Để thiết lập thông tin những email trong Woocommerce, bạn truy cập vào
danh mục Woocommerce -> Cài đặt -> Email, tại đây bạn có thể sửa lại tùy chọn
gửi email trong Woocommerce như tên thông tin người gửi, màu chữ, màu nền
email,…
55

Hình 1.50:Các tùy chọn thiết lập email trong Woocommerce.

Và bạn nhìn lên mục lục con của phần Email sẽ thấy các phần thiết lập riêng
thông tin của mỗi loại email nhưemail báo đơn hàng mới, email báo hủy đơn hàng,
email báo đơn hàng hoàn thành,…

Sử dụng các Widget trong Woocommerce:


56

Hình 1.51:Giao diện Wiget

Để tạo các slidebar trong website thêm sinh động và ứng với mỗi trang khác
nhau ta có thể cài thêm Plugin WooSidebar để tùy biến giao diện thêm phong phú hơn.
Danh sách các widget của WooCommerce
- Giỏ hàng WooCommerce (WooCommerce Cart)– Hiển thị giỏ hàng mini,
khi thêm sản phẩm nó sẽ liệt kê các sản phẩm có trong giỏ hàng.
- Chỉ dẫn sản phẩm theo lớp của WooCommerce (WooCommerce Layered
Nav)– Bạn nên hiểu đơn giản là bộ lọc sản phẩm theo thuộc tính trong sản phẩm
chứa biến thể. Widget này chỉ có thể hiển thị trong trang Cửa hàng (trang lưu trữ cho sản
phẩm).
- Bộ lọc chỉ dẫn sản phẩm theo lớp của WooCommerce (WooCommerce
Layered Nav Filters)– Hiển thị các thuộc tính mà bạn đang lọc xem sản phẩm với
widget WooCommerce Layered Nav, mục đích là cho khách hàng biết họ đang lọc
thuộc tính nào để bỏ nó.
- Bộ lọc giá của WooCommerce (WooCommerce Price Filter)– Hiển thị một
slide chọn khoảng giá để xem sản phẩm. Ví dụ bạn có thể xem sản phẩm có giá từ
1.000.000 đến 5.000.000, giá trị lớn nhất sẽ dựa vào sản phẩm có giá cao nhất.
Widget này chỉ có thể hiển thị trong trang Cửa hàng (trang lưu trữ cho sản phẩm).
57

Danh mục sản phẩm của WooCommerce (WooCommerce Product


Categories)– Hiển thị danh sách các danh mục sản phẩm có trong website.
- Sản phẩm WooCommerce (WooCommerce Products)– Hiển thị danh sách
sản phẩm trong cửa hàng, bạn có thể tùy chọn số lượng sản phẩm hiển thị, hiển thị
sản phẩm nổi bật, hiển thị sản phẩm giảm giá và sắp xếp hiển thị (theo thời gian,
ngẫu nhiên, bán chạy và giá).
- Tìm kiếm sản phẩm trong WooCommerce (WooCommerce Product
Search)– Hiển thị hộp tìm kiếm và chỉ tìm kiếm sản phẩm.
- Từ khóa sản phẩm trong WooCommerce (WooCommerce Product Tags)–
Hiển thị các từ khóa sản phẩm theo định dạng đám mây.
- Đánh giá gần đây trong WooCommerce (Woocommerce Recent Reviews)–
Hiển thị các đánh giá trong sản phẩm mới nhất, kèm theo số lượng ngôi sao đánh
giá.
- Vừa được xem gần đây trong WooCommerce (WooCommerce Recent
Viewd)– Hiển thị các sản phẩm mà khách hàng vừa xem qua.
- Các sản phẩm được xếp hạng cao nhất trong WooCommrece
(WooCommerce Top Raterd Products)– Danh sách các sản phẩm được nhiều người
dùng đánh giá nhất.
58

CHƯƠNG II: DYNAMIC PRICING


2.1. Dynamic Pricing là gì?
Hãy thử tưởng tượng tình huống sau: bạn muốn mua sản phẩm từ một trang
web thương mại điện tử, nhưng sau khi tìm hiểu để chọn ra sản phẩm phù hợp nhất
với nhu cầu, bạn chỉ bỏ sản phẩm đó vào danh sách yêu thích/giỏ hàng và chưa
thanh toán. Một vài phút sau, bạn tìm thấy những mẩu quảng cáo trên mạng xã hội
về cùng một sản phẩm, bạn nhấn chọn nó nhưng sản phẩm bây giờ đã có giá khác.
Bạn có thấy trường hợp này quen thuộc không? Đúng vậy, chiến lược định giá
thông minh này có tên là định giá linh động.
Định giá linh động (còn gọi là định giá theo thời gian thực, định giá đột biến
hoặc định giá theo thời gian) là một kỹ thuật tập trung vào việc đặt giá của sản
phẩm theo cung và cầu nhưng trong một khung thời gian nhỏ hơn. Các yếu tố khác
được xem xét là giá cả của đối thủ cạnh tranh, nhận thức của khách hàng và giá trị
thương hiệu.
Nhắc đến yếu tố tiền bạc, về cơ bản, đó là giá do nhà cung cấp (thường là
trực tuyến) đặt ra mà khách hàng nhận thấy sẽ có thể trả cho dịch vụ được cung cấp.
2.2. Nhưng lợi ích của Dynamic Pricing
Giá động đã trở nên quan trọng trong thương mại điện tử, chủ yếu là do tự
động hóa. Khi ở trong một cửa hàng, nhân viên sẽ phải thay đổi giá cả trên hàng
ngàn mặt hàng (cũng như tạo thông tin hiển thị giá mới), trực tuyến giá của một mặt
hàng có thể được điều chỉnh linh hoạt mà không phải trả nhiều chi phí cho doanh
nghiệp. Chúng ta hãy xem một số lợi ích mà giá động cung cấp cho các doanh
nghiệp thương mại điện tử:
- Bán hàng nhanh hơn, có lợi hơn
Sử dụng dữ liệu bạn có sẵn để tối ưu hóa giá động cho phép bạn cải thiện tỷ lệ
chuyển đổi và tìm giá tối ưu cân bằng tỷ lệ chuyển đổi và tỷ suất lợi nhuận.
Một cách lý tưởng để kiểm tra và cải thiện cấu trúc giá của bạn là thông qua Quảng
cáo trả tiền. Các diễn đàn quảng cáo thức ăn trực tuyến như Google Mua sắm cung cấp
phản hồi tức thời về cách thị trường phản ứng với giá mới của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi, Số
59

lần hiển thị, Số lần nhấp và Lợi nhuận đều có thể được đo lường và tối ưu hóa so với chi
tiêu quảng cáo để tìm điểm giá tối ưu ở các thị trường và thời điểm khác nhau.
- Khả năng điều chỉnh giá cạnh tranh
Theo một khảo sát của Ask Your Target Market, 79% người tiêu dùng nói
rằng họ coi mình là người mua hàng mặc cả. 78% nói rằng họ so sánh giá từ nhiều
nguồn trước khi mua hàng. Điều chỉnh giá của bạn để duy trì tính cạnh tranh rất
quan trọng trong môi trường trực tuyến, nơi nghiên cứu cạnh tranh chỉ mất vài giây.
- Cải thiện tính linh hoạt
Tính linh hoạt của giá động cho phép các doanh nghiệp thương mại điện tử
nhắm mục tiêu cụ thể trong chiến lược giá của họ. Các công ty có thể tìm cách tăng
tỷ suất lợi nhuận, doanh thu và thậm chí thị phần thông qua các chiến lược giá năng
động.
- Cải thiện nắm bắt xu hướng
Giá cả năng động cho phép các công ty nhận thức rõ hơn và phản ứng theo
xu hướng của ngành. Amazon đã tận dụng  lượng lớn dữ liệu và hiểu biết về xu
hướng của họ bằng cách giảm giá cho các mặt hàng phổ biến nhất trong các danh
mục. Bằng cách đảm bảo rằng họ có giá thấp nhất cho các mặt hàng thường được
xem, họ thúc đẩy nhận thức rằng họ cung cấp giá thấp nhất trên tất cả các loại sản
phẩm, cho dù điều đó có đúng hay không.
- Quản lý hàng tồn kho tốt hơn
Giá động cho phép các công ty phản ứng với những thay đổi trong hàng tồn
kho. Ví dụ, khi hàng tồn kho của một mặt hàng cụ thể giảm dần, họ có thể tăng giá
của mặt hàng đó để phản ánh thực tế đó. Nếu họ đã ghi đè lên một mặt hàng, giảm
giá có thể được kích hoạt để tạo điều kiện giảm giá. Giá động cuối cùng cho phép
bạn kiểm soát nhiều hơn hàng tồn kho của bạn.
- Tỷ lệ chuyển đổi Upsell cao hơn
Giá động cung cấp cho các công ty thương mại điện tử rất nhiều dữ liệu về
những gì khách hàng của họ sẵn sàng trả cho các mặt hàng cụ thể. Nhiều công ty
định giá mua ban đầu để phục vụ như một nhà lãnh đạo thua lỗ cho một đợt tăng
60

giá. Vì họ có sẵn dữ liệu để biết cách định giá của một mặt hàng ảnh hưởng đến tỷ
lệ chuyển đổi của ưu đãi tăng giá, họ có thể xác định giá tối ưu cho cả hai mặt hàng
dẫn đến chuyển đổi và doanh thu tối đa.
CHƯƠNG III: DEMO CÁC CHỨC NĂNG WEBSITE.
Mô phỏng các chức năng của Website bán hàng và ứng dụng Dynamic
Pricing.
61

KẾT LUẬN
Khóa luận “Áp dụng Dynamic Pricing trong xây dựng website bán hàng cho
cửa hàng phụ kiện Tomato” là một đề tài đang được quan tâm do hệ quản trị nội
dung WordPress đang phát triển rất mạnh mẽ. Trong quá trình khảo sát và tìm hiểu
để phân tích đề tài này dưới sự chỉ dẫn của giảng viên Th.S Lê Thị Sinh, em đã hiểu
được phần nào và thấy được các công việc cần phải làm để thiết kế giao diện cho
website sử dụng hệ quản trị nội dung WordPress và ứng dụng được Dynamic
Pricing vào website. Tuy gặp phải nhiều khó khăn nhưng em đã cố gắng để hoàn
thành đề tài các tiêu chí như sau:
- Tạo được một website với giao diện theo ý muốn.
- Đưa website lên Internet và quản trị.
- Áp dụng được Dynamic Pricing vào giá cả.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình khảo sát tìm hiểu thiết kế giao diện,
nhưng không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em mong quý thầy cô cũng như những ai
quan tâm đề tài này chỉ dẫn và góp ý kiến cho em, để em hoàn thiện được đầy đủ.
62

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo:
1. Kỹ Thuật Và Thủ Thuật Lập Trình PHP, Th.S Nguyễn – Lương Phúc và
nhóm tin học thực dụng, NXB Hồng Đức.
2. Tạo Website Hướng Database Bằng PHP&MySQL, VN-GUIDE (Tổng
hợp và biên dịch), NXB Thống Kê.
3. Giáo Trình - Lập Trình Ứng Dụng Web Với PHP (Tập 1, Tập 2), Khuất
Thùy Dương, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
Tài liệu tham khảokhác:
1. Trang web: https://thachpham.com
2. Trang web: https://crealytics.com/blog/dynamic-pricing-important/
3. Trang web: https://en.wikipedia.org/wiki/Dynamic_pricing

You might also like