You are on page 1of 55

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

LỜI CẢM ƠN
Kính gửi: Ban giám đốc Công ty TNHH Nhựa và Hoá Chất TPC VINA.

Thầy, cô giáo Bộ môn Kỹ Thuật Hóa Học

Khoa Hóa - Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Thị Thu Loan

Đầu tiên, chúng em chân thành cám ơn các anh, chị trong Công ty TNHH Nhựa &
Hoá chất TPC VINA đã tạo điều kiện tốt nhất và tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình
chúng em thực tập tại quý Công ty. Thời gian thực tập tại nhà máy là cơ hội cho chúng em
tiếp cận môi trường làm việc năng động, thân thiện giữa các nhân viên, giữa các bộ phận với
nhau. Đây cũng là một trải nghiệm quí báu để chúng em hiểu rõ hơn các kiến thức đã học
cũng như có thể vận dụng các kiến thức đó vào một quy trình cụ thể. Điều này đã giúp chúng
em có mô ̣t cái nhiǹ trực quan, sinh đô ̣ng về vai trò và vị trí của người kỹ sư trong nhà máy,
qua đó hiǹ h thành nên tư duy và đặt những nền tảng đầu tiên để chúng em làm quen với công
việc của một người kỹ sư trong tương lai.

Chúng em cũng chân thành cám ơn Thầy, Cô bộ môn Kỹ thuật Hóa Học, khoa Hoá,
trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã liên hệ và tạo điều kiện cho chúng em được thực tập
trong một môi trường mới, để chúng em có thể tiếp cận những nguồn tri thức mới chưa thể
biết đến khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Sau khoảng thời gian thực tập, nhóm chúng em đã cố gắng để có thể hoàn thành bài
báo cáo này. Tuy nhiên, với vốn kiến thức còn hạn hẹp chúng em sẽ không thể tránh khỏi
những thiếu sót, sai lầm. Rất mong sẽ nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình từ phía quý
Thầy cô và quý Công ty để chúng em có thể hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ từ phía quý Thầy cô và quý
Công ty. Kính chúc quý Công ty ngày càng phát triển, ngày một mở rộng và thành công cả
trong và ngoài nước. Kính chúc quý Thầy cô và các cô chú anh chị trong Công ty luôn dồi
dào sức khỏe, luôn hạnh phúc, thành công trong cuộc sống.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Nhóm sinh viên thực tập

i
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ


1. Người hướng dẫn nhận xét
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………..…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Xác nhận của đơn vị thực tập Ngày tháng năm

2. Giáo viên hướng dẫn nhận xét


……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………..………………………………………………………………………
…..………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Ngày tháng năm

ii
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nhựa PVC được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
xây dựng, truyền tải điện, tiêu dùng, y tế, cũng như đã thay thế một phần các nguyên liệu
khác như: gỗ, sắt, thép, cao su….Với nhiều yêu cầu tính năng riêng biệt, do đó việc sản xuất
nhựa PVC đòi hỏi phải thoả mãn cùng lúc với nhiều khách hàng khác nhau.

Trong xu hướng hội nhập thế giới hiện nay, ngành nhựa của chúng ta đang đứng trước
thách thức cạnh tranh rất lớn. Các nước trên thế giới có ngành công nghiệp PVC phát triển
như : Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada…sẽ xuất khẩu các sản phẩm PVC chất lượng cao vào
nước ta, hay PVC giá thành thấp từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia cũng sẽ
có mặt trên thị trường.

Với những nguyên nhân trên, ngành nhựa đã và đang nhận được nhiều sự chú ý cũng
như quan tâm của xã hội, cho thấy tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của nhựa PVC
trong cuộc sống hiện nay.

Công ty TNHH Nhựa và Hoá Chất TPC VINA là công ty tiên phong đầu tiên trong
lĩnh vực hóa dầu tại Việt Nam và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp bột nhựa
PVC đáp ứng nhu cầu đa dạng các mặt hàng sản phẩm của thị trường trong và ngoài nước.

Vì vậy, qua báo cáo này chúng em xin giới thiệu đôi nét về công ty TNHH Nhựa và
Hoá Chất TPC VINA và công nghệ sản xuất bột nhựa PVC tại đây.

iii
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. i

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ....................................................................................................ii

LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................iii

MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv

DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................................... vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................................... v

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO……………………………......vii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TPC VINA ..................................................... 1

1.1 Lịch sử hình thành: ........................................................................................... 1

1.2 Địa điểm: ............................................................................................................ 2

1.3 Sơ đồ mặt bằng và cơ cấu nhân sự: ................................................................. 3

1.3.1 Sơ đồ mặt bằng: ........................................................................................... 3

1.3.2 Sơ đồ cơ cấu nhân sự:.................................................................................. 4

1.4 Các loại sản phẩm: ............................................................................................ 6

1.5 An toàn lao động: .............................................................................................. 6

1.5.1 Các nguyên tắc an toàn lao động: ............................................................... 6

1.5.2 Trang thiết bị bảo hộ lao động: ................................................................... 8

1.6 Phòng cháy chữa cháy: ..................................................................................... 9

1.7 Giải thưởng và tiêu chuẩn .............................................................................. 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BỘT NHỰA PVC ............................................................ 11

2.1 VCM - Nguyên liệu sản xuất .......................................................................... 11

2.1.1 Định nghĩa ................................................................................................. 11

2.1.2 Tính chất vật lí của VCM ........................................................................... 11

2.1.3 Các phương pháp tổng hợp VCM .............................................................. 11

2.1.4 Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng đầu vào VCM tại nhà máy................ 13

iv
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

2.2 Phương pháp tổng hợp PVC .......................................................................... 13

2.2.1 Cơ chế phản ứng ........................................................................................ 13

2.2.2 Các phương pháp tổng hợp PVC ............................................................... 14

2.3 Qui trình tổng hợp PVC ở nhà máy .............................................................. 17

2.3.1 Sơ đồ khối qui trình công nghệ:................................................................. 18

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp .......................................... 18

2.3.3 Các nguyên liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất ở nhà máy .............. 20

2.3.4 An toàn hóa chất:....................................................................................... 21

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ..................................................... 27

3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ: ( Đính kèm) ....................................................... 27

3.1.1 Các khu vực trong nhà máy ....................................................................... 27

3.1.2 Thuyết minh qui trình................................................................................. 27

3.2 Các thiết bị chính trong qui trình .................................................................. 28

3.2.1 Cụm phản ứng Polymer hóa ...................................................................... 28

3.2.2 Cụm tinh chế sản phẩm PVC ..................................................................... 30

3.2.3 Cụm thu hồi và xử lí VCM ......................................................................... 34

3.2.4 Cụm thu hồi VCM trong dòng nước thải: .................................................. 39

CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM VÀ CÁC CHỈ TIÊU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM....................................................................................................................................... 27

4.1 Các sản phẩm chính:....................................................................................... 41

4.2 Ứng dụng: ........................................................................................................ 41

4.3 Phương pháp kiểm tra sản phẩm và xử lý phế phẩm:................................. 43

4.3.1 Phương pháp kiểm tra sản phẩm: .............................................................. 43

4.3.2 Các thông số đánh giá chất lượng của sản phẩm.......................................44
4.4 Tồn trữ và bảo quản……………………………………………………………........45

KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 48

DANH SÁCH CÁC HÌNH


v
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Hình 1. 1 Sơ đồ khu Công nghiệp Gò Dầu ......................................................................2


Hình 1. 2 Sơ đồ mặt bằng nhà máy .................................................................................3
Hình 1. 3 Sơ đồ cơ cấu nhân sự .......................................................................................4
Hình 1. 4 Các trang bị bảo hộ lao động ...........................................................................9
Hình 1. 5 Thiết bị thở oxy và bình xịt chữa cháy ............................................................9
Hình 2. 1 Sơ đồ tổng hợp PVC bằng phương pháp kết hợp ..........................................12
Hình 2. 2 Sơ đồ khối qui trình sản xuất PVC tại nhà máy ............................................18
Hình 3. 1 Cụm tinh chế sản phẩm ..................................................................................30
Hình 3. 2 Tháp tách Stripping .......................................................................................30
Hình 3. 3 Cấu tạo thiết bị tách nước Decanter ..............................................................31
Hình 3. 4 Mô hình thiết bị sấy .......................................................................................33
Hình 3. 5 Mô hình thiết bị sàng .....................................................................................34
Hình 3. 6 Cụm thu hồi khí VCM trong dòng khí thải ...................................................35
Hình 3. 7 Sơ đồ nguyên lí làm việc hệ thống hút chân không NASH ...........................36
Hình 3. 8 Sơ đồ thiết bị ngưng tụ VCM ........................................................................37
Hình 3. 9 Sơ đồ cụm thiết bị chưng cất .........................................................................38
Hình 3. 10 Cụm thu hồi VCM trong dòng nước thải.....................................................39
Hình 4.1 Bao túi 25kg và 550kg của TPC VINA ..........................................................46
Hình 4.2 Xe bồn vận chuyển sản phẩm .........................................................................46
Hình 4.3 Container được đưa qua trạm cân ...................................................................46

DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 1. 1 Một số sự kiện lớn trong quá trình hoạt động .................................................1
Bảng 2. 1 Các tiêu chuẩn dùng để kiểm tra VCM khi nhập từ cảng .............................13
Bảng 2. 2 Bảng so sánh các phương pháp trùng hợp gốc của vinylcloride ...................15
Bảng 2. 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng PVC ..................................................18
Bảng 2. 4 Các nguyên liệu dùng để sản xuất PVC ........................................................21
Bảng 3. 1 Bảng so sánh cấu tạo máy nén NASH-1 và NASH-2 ...................................37
Bảng 3. 2 Bảng thông số thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm . ..........................................38
Bảng 4. 1 Một số tính chất của bốn loại sản phẩm tại nhà máy ....................................41
Bảng 4. 2 Ứng dụng của các loại sản phẩm ..................................................................41
Bảng 4. 3 Phương pháp và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm ...............................43

vi
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO


(Theo thứ tự xuất hiện trong báo cáo)

1. Scale : các mảng bám PVC tạo thành do quá trình tự trùng hợp.
2. Stripping columm: tháp chưng cất ( tháp tách).
3. LS (low pressure –steam): hơi nước áp suất thấp.
4. Decanter: thiết thị tách nước sơ bộ.
5. CW (Cooling water): nước làm mát.
6. RW (Refrigerated Water): nước làm lạnh.
7. MENBRANE: hệ thống thu hồi VCM trong khí thải trước khi đưa ra môi
trường.

vii
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TPC VINA


1.1 Lịch sử hình thành:
− Năm 1995, Công ty TNHH Nhựa và Hoá chất TPC VINA (TPC VINA) được thành lập là một
công ty liên doanh có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Năm 1998, công ty bắt đầu
hoạt động với dây chuyền sản xuất polyvinyl chloride( PVC) hiện đại với công suất ban đầu là 80.000
tấn/năm ở nhà máy tại Đồng Nai, Việt Nam. Năm 2010, nhà máy vận hành dây chuyền sản xuất thứ 2
với công suất là 90.000 tấn/năm.
− Hiện nay nhà máy đã nâng cao công suất của dây chuyền đầu tiên lên 110.000 tấn/năm và dây
chuyền thứ 2 là 100.000 tấn/năm, nâng tổng công suất của nhà máy lên 210.000 tấn/năm.
− TPC VINA là công ty tiên phong trong ngành công nghiệp hoá dầu tại Việt Nam và hiện nay
nhà máy điều hành sản xuất polyvinyl chloride (PVC) lớn nhất với tổng vốn đầu tư 111,5 triệu USD.
− Các cổ đông của công ty bao gồm The Siam Cement Group (SCG, chiếm 70%, Thái Lan),
Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam (VINAPLAST, chiếm 15%, Việt Nam) và Tập đoàn Hóa Chất Việt
Nam (VINACHEM, chiếm 15%, Việt Nam).
Bảng 1. 1 Một số sự kiện lớn trong quá trình hoạt động.
Năm Sự kiện
Liên doanh Hóa Dầu đầu tiên được biết đến tai Việt Nam là Công ty
1995 TNHH Nhựa và Hóa chất Mitsui Vina được thành lập vào ngày 23 tháng 6
năm 1995.
Nhà máy được xây dựng tại khu công nghiệp Gò Dầu, Huyện Long
1996
Thành, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
1998 Nhà máy đưa vào vận hành tuyến một với công suất 80 000 tấn/ năm
Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất Thái Lan tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ
2000 từ 24% lên 70%. Bên cạnh đó, tên của công ty được thay đổi thành Công ty
TNHH Nhựa và Hoá chất TPC VINA (TPC VINA).
2002 Mở rộng sản xuất từ 80 000 tấn/ năm lên 100 000 tấn/ năm.
2003 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Nhà máy đưa vào hoạt động tuyến hai với công suất 90.000 tấn/năm.
2010 Vậy tổng công suất là 190.000 tấn/năm.
Một triệu tấn PVC đã được sản xuất thành công và phân phối vào ngày

1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

31 tháng 8 năm 2010.


2011 Nhà máy được trao chứng nhận ISO 14001 và OHSAS 18001.

1.2 Địa điểm:

Hình 1. 1 Sơ đồ khu Công nghiệp Gò Dầu


− Nhà máy được xây dựng trên diện tích 24 ha tại khu công nghiệp Gò Dầu, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai. Có hai cảng chính nằm về hướng sông Thị Vải để nhập khẩu VCM, là nguồn nguyên
liệu chính của nhà máy.

2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

1.3 Sơ đồ mặt bằng và cơ cấu nhân sự.


1.3.1 Sơ đồ mặt bằng:

Hình 1. 2 Sơ đồ mặt bằng nhà máy.

3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

1.3.2 Sơ đồ cơ cấu nhân sự:

Hình 1. 3 Sơ đồ cơ cấu nhân sự.

4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Chức năng của các phòng ban:

− Bộ phận sản xuất chính (ISBL):

ISBL (Inside Battery Limit) là bộ phận đóng vai trò điều khiển vận hành thiết bị chính
trong quy trình sản xuất chính và xử lý sự cố nhanh khi cần thiết. Ngoài ra, ISBL cũng tham
gia bảo trì, sửa chữa và vệ sinh thiết bị mỗi khi đổi sản phẩm.

− Bộ phận hỗ trợ sản xuất (OSBL):

OSBL (Outside Battery Limit) là bộ phận tham gia hỗ trợ bộ phận sản xuất ISBL thông
qua việc lên kế hoạch sản xuất hàng tháng, đóng vai trò là kênh liên lạc với khách hành cũng
như nhà cung cấp nguyên vật liệu trong việc lên đơn đặt hàng và thanh toán, quản lý lưu
kho,…Ngoài ra, OSBL hiện nay cũng quản lý phần xuất nhập hàng tại cảng (chủ yếu là vận
chuyển VCM thông qua đường ống nhập vào bồn chứa) và các hóa chất khác thông qua xe tải
chuyên dụng được cân bằng trạm cân.

− Bộ phận bảo trì:

Bộ phận bảo trì được chia làm ba nhóm nhỏ: nhóm bảo trì hệ thống điện, cơ khí và thiết
bị đo đạc. Có nhiệm vụ báo cáo hư hỏng, thay thế, bảo trì và vệ sinh các thiết bị, hệ thống
trong dây chuyền sản xuất khi cần thiết.

− Bộ phận kiểm tra chất lượng (QC):

QC (Quality Control) là bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn và
sau khi sản xuất. Với nhiều tiêu chí đánh giá như điểm vàng, chỉ số K, PAT,… Bộ phận đóng
vai trò giúp ISBL điều chỉnh thông số vận hành và phán đoán rò rỉ, hư hỏng thiết bị. Từ đó
giúp vận hành đạt hiệu quả cao và chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu đề ra.

− Bộ phận quản lí chất lượng (QM):

QM (Quality Management) là bộ phận báo cáo chất lượng đóng vai trò ghi chép sổ sách
về tính chất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra để báo cáo với công ty và với khách hàng.

5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

− Bộ phận đóng gói và quản lý kho bãi (PVC – WH):

WH (Warehouse Management) là bộ phận quản lý hàng hóa tồn kho và đánh giá khả
năng xuất nhập hàng. Thực hiện các quy trình trung chuyển sản phẩm, nhập và xuất sản phẩm
từ xe tải chuyên dụng.

− Bộ phận an toàn, sức khỏe lao động và môi trường (SHE):

SHE (Safety, Health and Environment) là bộ phận hoạt động dựa trên những quy định
chung của Nhà nước, công ty và tập đoàn về đảm bảo an toàn, sức khỏe người lao động cũng
như bảo vệ môi trường. Ngoài những khóa huấn luyện ngắn hạn hằng năm về ứng biến khẩn
cấp khi có tình huống nguy hiểm, đặc điểm riêng trong hệ thống an toàn của SHE là phiếu
đánh giá S.T.O.P giúp mỗi thành viên trong công ty phát hiện và xử lý nhanh các hành vi, sự
cố nguy hiểm.

1.4 Các loại sản phẩm:

− Công ty TPC VINA với dây chuyền sản xuất bột nhựa PVC được chia làm 4 loại sản phẩm
chính: SG580, SG660, SG710, SP660. Đáp ứng nhu cầu khác nhau trong nhiều lĩnh vực từ đồ gia
dụng đến sản phẩm đặc thù (y tế, công nghiệp…).

1.5 An toàn lao động:


1.5.1 Các nguyên tắc an toàn lao động:
− Là đơn vị sản xuất đặc thù với nhiều thiết bị tiềm ẩn nguy hiểm cao như các thiết bị chịu áp
suất cao, các nguồn nhiệt nóng, nhiệt lanh, các thiết bị có khả năng cháy nổ.., do đó vấn đề an toàn là
một trong các vấn đề được ưu tiên hàng đầu tại nhà máy. Sự thành lập phòng an toàn là điều kiện để
đưa ra những kế hoạch và giải pháp cụ thể giúp đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho nhà máy. Hiện
tại nhà máy áp dụng hệ thống quản lí tích hợp chất lượng - an toàn - sức khỏe - môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2015, chuẩn ISO 14001:2015 và OSHAS 18001 đang chuyển sang ISO 45001.

6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

9 nguyên tắc an toàn của tập đoàn SCG


+ Tất cả các thương vong và sự cố đều có thể được
ngăn ngừa.
+ Tất cả các cấp quản lý và giám sát phải có trách
nhiệm về an toàn.
+ Bắt buộc phải có sự tham gia của người lao động
trong tất cả các hoạt động.
+ Không thỏa hiệp về tiêu chuẩn an toàn để đảm bảo
an toàn cho tất cả các hoạt động.
+ Huấn luyện cho người lao động làm việc an toàn là
cần thiết.
+ Làm việc an toàn là một trong những tiêu chí thuê
lao động .
+ Việc đánh giá và quan sát an toàn phải được thực
hiện.
+ Tất cả những khiếm khuyết phải được khắc phục
kịp thời.
+ An toàn ngoài giờ làm việc là một phần quan trọng trong chính sách của tập đoàn.
9 nguyên tắc an toàn tính mạng
+ Sử dụng các biện pháp phòng chống ngã cao khi làm việc ở độ cao từ 1,8 mét trở lên.
+ Xác minh các quy trình cô lập và sử dụng biện pháp bảo vệ tính mạng phù hợp trước khi bắt
đầu làm việc.
+ Phải nhận được sự đồng ý của người có thẩm quyền trước khi bỏ qua hoặc vô hiệu hóa các
thiết bị an toàn quan trọng.
+ Phải nhận được sự đồng ý của người có thẩm quyền trước khi vào không gian hạn chế.
+ Làm việc với giấy phép hợp lệ và phải được xác minh khi được yêu cầu (làm việc).
+ Không sử dụng thức uống có cồn hoặc chất gây nghiện trước hoặc trong khi làm việc hoặc lái
xe.
+ Luôn đeo dây an toàn khi ngồi trên xe.
+ Luôn đội mũ bảo hiểm đúng qui định cách khi ngồi trên xe máy.

7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

+ Không sử dụng điện thoại hay máy tính bảng khi đang lái xe.
− Toàn nhà máy luôn trong tình trạng sẵn sàng, bao gồm: quy trình sẵn có, con người phải đầy
đủ và đã qua đào tạo, thực hành các tình huống khác nhau thông qua thường xuyên diễn tập, trang thiết
bị được bão dưỡng định kì, hệ thống báo động các cảm biến được lắp đặt trong từng khu vực giúp phát
hiện kịp thời các nguy cơ cháy nổ… Chính vì vậy TPC VINA luôn là đơn vị đạt được thành tích cao
khi tham gia các cuộc thi về phòng cháy chữa cháy trong khu vực.
1.5.2 Trang thiết bị bảo hộ lao động:
− Bảo vệ đầu: nón bảo hộ, đồ chụp tóc.
− Bảo hộ tay: găng tay bằng cotton, da, cao su.
− Bảo vệ mặt và mắt: kính bảo hộ, mặt nạ, khẩu trang.
− Bảo vệ tai: nút bịt tai, chụp tai.
− Giày bảo hộ: giày chống hoá chất, giày an toàn, giày làm việc vùng ẫm ướt, giày chống trượt.

8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Hình 1. 4 Các trang bị bảo hộ lao động


1.6 Phòng cháy chữa cháy:
− Nguyên liệu trong xưởng là thành phần dễ cháy. Nguồn điện sử dụng là rất cao, nhiệt độ của lò
hơi cao nên phải thật chú ý, thận trọng để tránh hoả hoạn xảy ra làm thiệt hại đến tài sản và tính mạng
con người.
− Xung quanh nhà xưởng có đặt nhiều thiết bị phòng cháy chữa cháy: Bình CO2, bình bột, hệ
thống FM200, nước chữa cháy sẵn sàng khi cần đến. Huấn luyện cho các nhân viên có ý thức trong
việc phòng cháy chữa cháy.

Hình 1. 5 Thiết bị thở oxy và bình xịt chữa cháy.


9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

− Đảm bảo an toàn lao động là đảm bảo tính mạng sức khoẻ cho con người sản xuất. Do đó, nó
góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tạo một điều kiện lao động an toàn
không những tránh các rủi ro đáng tiếc về người và tài sản mà còn phát triển năng lực lao động của
công nhân viên nhà máy. Đồng thời đảm bảo an toàn lao động còn hạn chế được thiệt hại về người và
tài sản của tập thể và nhà nước.
1.7 Giải thưởng và tiêu chuẩn
− 2003: Nhận chứng chỉ hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000.
− 2004-2010: Top 40 - “Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tốt nhất” được Báo Saigon Time bình
chọn.
− 2007-2010: Top 500 – Doanh nghiệp kinh doanh lớn nhất tại Việt Nam.
− 2009: Nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất ISO 9001:2008.
− 2011: Đạt chứng chỉ ISO 14001 và OHSAS 18001.
− 2017: Chuyển đổi thành ISO 9001:2015 và ISO 1400:2015.

10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HẠT NHỰA PVC


2.1 VCM - Nguyên liệu sản xuất.
2.1.1 Định nghĩa.
− VCM tên đầy đủ là vinylcloride monomer, có công thức là : -CH2-CHCl-
2.1.2 Tính chất vật lí của VCM.
− Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, VCM là một chất khí không màu, dễ cháy nổ.
+ Nhiệt độ nóng chảy: -153,7oC
+ Nhiệt độ sôi: -13.9oC
+ Tỉ trọng hơi: 2.15 (không khí =1)
+ Điểm cháy: -780oC
+ Nhiệt hóa hơi: 75.2 kcal/kg (ở 350oC)
+ Nhiê ̣t dung riêng: 0.4 kcal/kg.đô ̣.
+ Đô ̣ dẫn nhiê ̣t: 0.116 kcal/m.đô ̣
+ Giới hạn nổ: 3.6-26.4% phần thể tích trong không khí.
+ Điểm chớp cháy: 472oC
+ Độ nhớt: 0.18 cP (ở 35oC)
− Để thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản, VCM thường được nén ở áp suất khoảng 3
kg/cm2. Tại áp suất này VCM là chất lỏng trong suốt, không màu, có tỉ trọng 0.92 g/ml (Ở 25oC).
VCM ít tan trong nước nhưng dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ khác.
2.1.3 Các phương pháp tổng hợp VCM.
2.1.3.1 Phương pháp đi từ Acetylene.

CH  CH + HCl ⎯⎯
→ CH 2 = CHCl
+ Phản ứng: Pha hơi
+ Xúc tác: HgCl2
+ Nhiệt độ: 100-170oC
+ Áp suất: 30 bar
+ Hiệu suất chuyển hóa: 98%
+ Sản phẩm phụ: acetaldehyde, 1-1 dichlo ethane
− Một trở ngại của phương pháp sản xuất VCM từ acetylene là vấn để ô nhiễm môi trường. Vì
quá trình này sử dụng xúc tác là chloride thủy ngân (HgCl2 ) rất độc hại, mà đến nay vẫn chưa có biện

11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

pháp xử lí triệt để và hiệu quả. Do đó người ta đã chuyển sang ethylene làm nguyên liệu chủ yếu để
sản xuất VCM.
2.1.3.2 Phương pháp đi từ Ethylene:
− Chlo hóa Ethylene

CH 2 = CH 2 + Cl2 ⎯⎯
→ CH 2Cl − CH 2Cl

CH 2Cl − CH 2Cl ⎯⎯ → CH 2 = CHCl + HCl


o
t

− Oxy-chlo hóa Ethylene

1
CH 2 = CH 2 + 2 HCl + O2 ⎯⎯
xt
→ CH 2Cl − CH 2Cl + H 2O
2
CH 2Cl − CH 2Cl ⎯⎯ → CH 2 = CHCl + HCl
o
t

− Kết hợp cả 2 phương pháp

Hình 2. 1 Sơ đồ tổng hợp PVC bằng phương pháp kết hợp

12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

2.1.4 Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng đầu vào VCM tại nhà máy.
Bảng 2. 1 Các tiêu chuẩn dùng để kiểm tra VCM khi nhập từ cảng.
STT Tiêu chuẩn Thiết bị đánh giá Đặc điểm kỹ thuật
1 Cảm quan Nhìn bằng mắt thường Lỏng sạch, không màu
2 Độ tinh khiết 99.9%
3 Ethylene (ppm) 10 max
4 Propylene (ppm) 10 max
5 Acethylene (ppm) 10 max
6 Vinyl Acethylene (ppm) GC 10 max
7 1,3-butadiene (ppm) 10 max
8 Methyl chloride (ppm) 200 max
9 Ethyl chloride (ppm) 200 max
10 Độ ẩm (ppm) Karl Fisher 150 max
11 Hàm lượng sắt (ppm) UV-VIS 10 max
12 Chất không bay hơi Lò sấy 50 max
13 Chỉ số acid/kiềm Pipette 1 max
14 Chất ức chế (ppm) UV-VIS 10 max

2.2 Phương pháp tổng hợp PVC.


2.2.1 Cơ chế phản ứng.
− Trong công nghiệp, PVC được tổng hợp bằng cách polymer hóa vinyl chloride monomer
(VCM) với sự hiê ̣n diê ̣n của chấ t khơi mào. Ở điều kiện phản ứng, chấ t khơi mào sẽ bi ̣ phân hủy, tạo
thành những gốc tự do. Gố c tự do này có hoạt tính cao, tham gia vào phản ứng tách liên kết đôi của
VCM để tạo ra một gốc tự do mới. Gốc tự do mới này lại tiế p tu ̣c phản ứng với một phân tử VCM
khác. Cứ thế quá trình lă ̣p lại nhiều lần tạo ra một phân tử ma ̣ch dài bao gồm nhiều monome ghép la ̣i.
Quá triǹ h này được gọi là quá trình trùng hợp (hay polymer hóa).
− Chấ t khơi mào cho quá trình polymer hóa là những chất có khả năng tạo gốc tự do như các
peroxide, peracide, perester, hợp chất azo…

13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Cơ chế phản ứng polymer hóa xảy ra theo 3 giai đoa ̣n sau:
+ Phản ứng khơi mào:
Phản ứng khơi mào xảy ra khi chất khơi mào phân hủy thành gốc tự do (R•), gốc tự do này tác
dụng với một phân tử VCM tạo ra một gốc tự do mới.

RO − CO − O − O − CO − OR ⎯⎯ → 2RO• + 2CO2
→ 2RO − CO − O ⎯⎯
2 RO• + CH 2 = CHCl ⎯⎯
→ RO − CHCl − CH 2•
+ Phản ứng phát triể n ma ̣ch:
Trong phản ứng này, nhiều đơn vị monomer được thêm vào gốc tự do để ta ̣o thành gốc tự do
mới có mạch dài hơn.

RO − CHCl − CH 2• + CH 2 = CHCl ⎯⎯
→ RO − CHCl − CH 2 − CHCl − CH 2•
RO − CHCl − CH 2 − CHCl − CH 2• + CH 2 = CHCl ⎯⎯
→(−CHCl − CH 2 −)n−1 − CHCl − CH 2•

+ Phản ứng kế t thúc ma ̣ch:


Phản ứng kế t thúc khi các gố c tự do kế t hơ ̣p với nhau ta ̣o thành sản phẩ m cuố i cùng. Quá trình
này có thể xảy ra bằng phản ứng bấ t cân xứng và phản ứng kế t hơ ̣p.

2(−CHCl − CH 2 −)n−1 − CHCl − CH 2• ⎯⎯


→(−CHCl − CH 2 −)2 n
2(−CHCl − CH 2 −)n−1 − CHCl − CH 2• ⎯⎯
→(−CHCl − CH 2 −)2 n−1 − CHCl = CH 2
2.2.2 Các phương pháp tổng hợp PVC.
Trong các phương pháp trùng hợp polimer thì PVC có thể được sản xuất theo 4 phương pháp sau:
- Phương pháp trùng hợp khối.
- Phương pháp trùng hợp dung dịch.
- Phương pháp trùng hợp nhũ tương.
- Phương pháp trùng hợp huyền phù.

14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Bảng 2. 2 Bảng so sánh các phương pháp trùng hợp gốc của vinylcloride.
Phương pháp trùng hợp vinylcloride
Yếu tố
Khối Dung dịch Nhũ tương Huyền phù
Khả năng hòa tan
Không tan trong
của chất khơi Tan trong VC Tan trong VC Tan trong VC
VC
mào
Nước, chất tạo Nước, tác nhân
Phụ gia Không Dung môi
nhũ tương phân tán
Khuấy trộn Không cần thiết Không cần thiết Cần thiết Cần thiết
Điều khiển nhiệt
Khó Có thể được Dễ dàng Dễ dàng
độ
Sự cô lập PVC Thu VC Có thể được Dễ dàng Dễ dàng
Kích thước hạt (
60-300 < 0.1 0.1 20-300
μm)

2.2.2.1 Phương pháp trùng hợp khối.


− Định nghĩa: Là phương pháp tiến hành trùng hợp monomer ở pha ngưng tụ, không dùng dung
môi. Sản phẩm là một khối polymer rắn có hình dạng của bình phản ứng.
− Đặc điểm: Chất khơi mào là peroxit hữu cơ, không có môi trường, nhiệt độ không đồng đều,
khối lượng phân tử không đồng đều, chất lượng phân tử không cao, khối lượng phân tử lớn.
− Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, chi phí thấp.
− Khuyết điểm: Độ nhớt của môi trường tăng dần gây trở ngại cho việc thoát nhiệt, do đó các vị
trí khác nhau sẽ thu được nhiệt khác nhau dẫn đến thu được polymer không đồng nhất về khối lượng
phân tử. Để khắc phục điểm này người ta thường tiến hành trùng hợp khối với tốc độ nhỏ và trong một
thể tích không lớn lắm, thiết bị có Sử dụng cánh khuấy và tiến hành phản ứng qua 2 giai đoạn ở hai
bình phản ứng khác nhau để khi di chuyển thì sự trao đổi nhiệt dễ dàng hơn.
− Ứng dụng: Có thể sản xuất các sản phẩm dùng ngay mà không cần phải chế biến, gia công.
2.2.2.2 Phương pháp trùng hợp dung dịch.
− Định nghĩa: là phương pháp sử dụng monomer tan trong dung môi, còn polymer có thể tan
hoặc không tan trong dung môi.

15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

− Đặc điểm:
+ Phương pháp này khắc phục được hiện tượng quá nhiệt cục bộ, do nhiệt phản ứng làm bay hơi
một phần dung môi.
+ Nếu dùng dung môi không hòa tan được polymer thì polymer tách ra dưới dạng bột. Còn nếu
dung môi hòa tan được polymer thì ta thu được sản phẩm dạng dung dịch, sau đó kết tủa hoặc chưng
cất để tách dung môi.
− Ưu điểm: khắc phục được nhược điểm của phương pháp trùng hợp khối.
− Khuyết điểm:
+ Thời gian trùng hợp dài, dung môi tiêu tốn nhiều với yêu cầu độ tinh khiết cao.
+ Phản ứng chuyển mạch trong môi trường dung môi nên làm giảm khối lượng phân tử trung
bình của polymer, mặc khác nồng độ của monomer trong dung dịch cũng không quá lớn nên kết quả
thu được polymer có khối lượng phân tử trung bình thấp.
− Ứng dụng: làm sơn véc-ni (trùng hợp ion), ứng dụng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu
những quy luật phản ứng.
2.2.2.3 Phương pháp trùng hợp nhũ tương:
− Định nghĩa: Dùng môi trường nước, monomer không hòa tan trong nước mà là phẩn tử phân
tán trong nước và phân tán dưới dạng nhũ tương không bền. Phương pháp này dùng rộng rãi trong
công nghiệp.
− Đặc điểm:
+ Do khả năng hòa tan thấp của vinylcloride (0.009% tại 20oC) cho nên nó có khả năng tham gia
phản ứng tạo nhũ tương.
+ Phản ứng xảy ra bên trong các micelle nên sản phẩm tạo thành ở dạng nhũ tương trong nước.
+ Cần quá trình khuấy trộn, sử dụng chất nhũ hóa (xà phòng oleate, palmitate, muối natri các
sulfo acid thơm).
+ Cần ổn định pH bằng hệ đệm (muối acetate, sunfate).
− Ưu điểm: Sản phẩm tạo thành trong quá trình nhũ hóa có kích thước bé 0.01-1m, khối lượng
phân tử lớn, độ đồng đều cao, nhiệt độ phản ứng thấp.
− Khuyết điểm: Bị nhiễm bẩn bởi chất nhũ hóa, do đó tích cách điện của polymer kém.
− Ứng dụng: Được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, không dùng làm vật liệu cách nhiệt.

16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

2.2.2.4 Phương pháp tổng hợp huyền phù (trùng hợp giọt):
− Định nghĩa: Trong phương pháp này các monomer phân tán thành những giọt nhỏ trong môi
trường liên tục. Chất khơi mào tạo thành những giọt monomer và quá trình polymer hóa diễn ra bên
trong những giọt này giống như trùng hợp khối.
− Đặc điểm :
+ Chất khơi mào là các peoxit hữu cơ hoặc các hợp chất azo và diazo tan trong monomer.
+ Kích thước hạt có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi tốc độ khuấy, hàm lượng chất ổn định.
+ Để nâng cao tính ổn định nhiệt của polymer không nên dùng nhiều quá chất khơi mào và
không tăng nhiệt độ quá cao.
− Ưu điểm: Khả năng phân tán cao nên tốc độ phản ứng đồng đều trong toàn hệ, nên sản phẩm
có độ phân tán cao, có thể tách bằng áp suất thấp.
− Khuyết điểm: Quá trình sản xuất tạo thành sản phẩm dạng huyền phù trong nước dễ gây keo tụ
thành dạng bột xốp (kích thước 0.01-0.3 mm).
− Ứng dụng: Sản xuất phổ biến trong công nghiệp cho sản phẩm cách nhiệt và không các nhiệt.
2.3 Qui trình tổng hợp PVC ở nhà máy
Hiện nay, nhà máy đang sử dụng công nghệ tổng hợp PVC bằng phương pháp huyền phù.

17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

2.3.1 Sơ đồ khối qui trình công nghệ:

Hình 2. 2 Sơ đồ khối qui trình sản xuất PVC tại nhà máy.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp.
Bảng 2. 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng PVC.
Vị trí Các yếu tố Ảnh hưởng
Nước tinh khiết làm tăng khả năng cách điện
Chất lượng của PW
cho sản phẩm.
Thiết bị phản Tỷ lệ nhỏ làm cho kích thước hạt PVC tăng,
Tỷ lệ nước/VCM
ứng khó kiểm soát nhiệt độ.
Tăng AG làm giảm kích thước hạt tăng tỷ
AG-1,2,3
khối.

18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

AG-19 Tăng độ xốp.


Tăng chất khơi mào làm tăng tốc độ phản
Chất khơi mào ứng.Đồng thời khó kiểm soát nhiệt độ phản
ứng.

Nhiệt độ giảm làm tăng thời gian phản ứng và


độ nhớt PVC.
Nhiệt độ
Nhiệt độ cao làm tăng các phản ứng ngắt mạch
nên khối lượng phân tử polymer giảm.

Làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt do chiếm thể


Khí trơ
tích phần phía trên của bồn phản ứng.
Tăng tốc độ cánh khuấy làm hạt PVC mịn hơn.
Tốc độ cánh khuấy Tuy nhiên nó có giới hạn, nếu tốc độ tăng quá
giới hạn thì hạt VCM sẽ to dần lại.
Đủ lớp phủ sẽ có hiệu quả trong việc giảm sự
RCS keo tụ trên thành thiết bị phản ứng và thiết bị
ngưng tụ.
Loại và tốc độ cánh Sử dụng cánh khuấy bản có mỗi thanh chắn để
khuấy tăng khả năng khuấy trộn và tách VCM.
Oxy càng nhiều sẽ thúc đẩy quá trình polymer
Bồn thu hồi hóa trong bồn thu hồi => Kết tụ
Oxy trong VCM
VCM Nhiều khả năng xảy ra cháy nổ và ảnh hưởng
đến chất lượng nhựa.
Nhiệt độ cao tăng khả năng tách VCM và
Nhiệt độ
ngược lại.
Lưu lượng cao thì làm quá tải của decanter làm
tăng mất mát PVC, đồng thời việc tăng tốc độ
Thiết bị tách nhập liệu đòi hỏi phải tăng nhiệt độ không khí
Lưu lượng
nước Decanter và tăng nhiệt độ nước nóng trong lò sấy để đáp
ứng công suất gây ra các nguy cơ có thể ảnh
hưởng đến chất lượng của PVC.

19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Lưu lượng thấp thì dễ bị lắng PVC ở trong ống

Nhiệt độ cao dễ bị biến màu và có thể bị cháy,


Nhiệt độ lò sấy
Còn nhiệt độ thấp thì không tách được ẩm tốt.
Lò sấy Tăng tốc độ dòng khi gây mất mát PVC do làm
Tốc độ dòng khí quá tải cyclon. Còn nếu tốc độ dòng khí nhỏ sẽ
không tạo được tầng sôi.

2.3.3 Các nguyên liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất ở nhà máy

STT Nguyên liệu Tên hóa học Chức năng


Tráng bề mặt thiết bị phản ứng
1 RCS Phenolic resin để ngăn việc hình thành keo
tụ.
Tạo môi trường cho phản ứng
2 PW Demin Water
và trao đổi nhiệt.
Nguyên liệu chính cho phản
3 VCM Vinyl chloride monomer
ứng polymer hóa.
Polyvinyl alcohol (Thủy phân
4 AG-1 Tác nhân tạo huyền phù.
71% mol)
Polyvinyl alcohol (Thủy phân
5 AG-2 Tác nhân tạo huyền phù.
80% mol)
Polyvinyl alcohol (Thủy phân
6 AG-3 Tác nhân tạo huyền phù.
98% mol)
Hydrolysed polyvinyl acetate
7 AG-19 Tác nhân tạo huyền phù.
co-polymer
Phụ gia ổn định nhiệt và kết
8 AD3 Bis-phenol A
thúc phản ứng.
Phụ gia ổn định nhiệt và kết
n-octadecyl-3(3,5-di-t-butyl-4-
9 AD5 thúc phản ứng. Đồng thời sử
hydroxylphenyl)-propionate
dụng AD5 thay thế AD3 đối với

20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

sản phẩm Non-Bis-phenol


A( dùng trong y tế, sản phẩm,..)
Di-2-ethylhexyl
10 C-19 Chất khơi mào phản ứng.
peroxyneodecanoate
11 C-29 Cumyl peroxyneodecanoate Chất khơi mào phản ứng.
Chất khơi mào sử dụng cho
12 CY Perhexyl PV-70 (SH)
SG580.
Chất dập bọt ( cấp vào bồn thu
hồi) khi thu hồi VCM nếu bọt
13 Anti-Foam Dầu thực vật
nhiều sẽ cuốn theo bột PVC nên
phải dập bọt.
14 CH-12 Methanol Dung môi hòa tan INH-1.
Chất ức chế phản ứng tự trùng
hợp không mong muốn. Sử
15 INH-1 p-tertbutyl catechol
dụng trong những bồn chứa thu
hồi VCM áp suất cao.
Chất ức chế sử dụng khi xảy ra
sự cố. Tại bồn phản ứng cho
16 INH-3 α-metyl styren
trường hợp phản ứng mất kiểm
soát.

Bảng 2. 4 Các nguyên liệu dùng để sản xuất PVC.


2.3.4 An toàn hóa chất:

a. NaOH: tập trung chứa trong bồn tại khu xử lý nước.


− Đặc tính vật lý và hóa học của NaOH:
+ Là chất lỏng không màu, không mùi, tan vô hạn trong nước.
+ Phản ứng với kim loại lưỡng tính (như nhôm, thiếc, kẽm) khi phản ứng với các kim loại này
sẽ tạo ra khí hydro cực kỳ dễ cháy nổ.
+ NaOH gây bỏng ăn da nghiêm trọng nếu tiếp xúc với da và mắt.
+ NaOH không thuộc loại dễ cháy.

21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

− Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố xì tràn NaOH:


Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ:
+ Trang bị đồ dùng bảo hộ cá nhân đầy đủ và thích hợp.
+ Phải có hệ thống thông gió tốt để khống chế sự bay hơi và phân tán nồng độ hóa chất trong
khu vực làm việc.
+ Cô lập vùng bị tràn hóa chất nguy hiểm,
+ Chứa hoặc lấy lại hóa chất nếu có thể.
+ Không để tràn hóa chất vào cống tràn thoát nước.
+ Những chất còn lại do tràn, rò rỉ thì có thể pha loãng với nước, trung hòa với acid loãng như
CH3COOH.
+ Hấp thụ hoàn toàn bằng đất sét, chất trơ khác và để trong thùng chứa thích hợp chờ tiêu hủy
sau.
Khi tràn đổ, rò rỉ trong quy mô lớn:
+ Trang bị đồ dùng bảo hộ cá nhân đầy đủ và thích hợp.
+ Phải có hệ thống thông gió tốt để khống chế sự bay hơi và phân tán nồng độ hóa chất trong
khu vực làm việc.
+ Cô lập vùng bị tràn hóa chất nguy hiểm,
+ Chứa hoặc lấy lại hóa chất nếu có thể.
+ Không để tràn hóa chất vào cống tràn thoát nước.
+ Những chất còn lại do tràn, rò rỉ thì có thể pha loãng với nước, trung hòa với acid loãng như
CH3COOH.
+ Hấp thụ hoàn toàn bằng đất sét, chất trơ khác và để trong thùng chứa thích hợp chờ tiêu hủy
sau.
b. HCl: tập trung chứa tại bồn tại khu vực xử lý nước.
− Đặc tính vật lý và hóa học của HCl:
+ Là chất lỏng không màu, mùi hắc, tan vô hạn trong nước.
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng khi tiếp xúc với da (ăn mòn, thẩm thấu, gây kích ứng) và tiếp xúc
với mắt (gây kích ứng, ăn mòn).
+ Không cháy trong lửa, nhưng có thể tạo hơi Cl2.
+ Hít phải gây ho, đau, viêm, sưng, phù nề.

22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

+ Có thể gây chết nếu nuốt phải và hít phải với nồng độ cao.
+ Phản ứng với kim loại, tạo khí hydro – có thể kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp nổ.
− Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố xì tràn HCl:
Khi tràn đổ hoặc rò rỉ ở mức nhỏ:
+ Kiểm soát ngay tại nguồn phát sinh. Dùng vật liệu NaOH hấp thu hoặc trung hòa bằng
những hóa chất mang tính kiềm như: tro soda, nước vôi… Lưu ý không sử dụng vật liệu dễ
cháy như mạt cưa để hấp thu chất rò rỉ.
Khi tràn đổ, rò rỉ ở quy mô rộng:
+ Ngăn những người không có nhiệm vụ và không có phương tiện bảo hộ đi vào khu vực ô
nhiễm.
+ Mang trang phục bảo hộ lao động (BHLĐ) đầy đủ bao gồm: mặt nạ phòng độc có hộp lọc,
kính bảo vệ mắt, quần áo, ủng, găng tay, tạp dề chống hóa chất.
+ Đội phản ứng nhanh (ERT) vào hiện trường tìm cách ngăn chặn rò rỉ. Không ngăn chặn
được rò rỉ thì tìm cách bơm acid sang các bồn khác, có thể yêu cầu điều động xe bồn để
chuyển acid trong bồn bị rò rỉ đi nơi khác.
+ Tìm cách cách ly khu vực bị tràn hóa chất với các khu vực khác, đặt bồn chứa tạm, bơm để
thu hồi triệt để acid bên trong bờ bao.
+ Khoanh vùng khu vực bị tràn/ rò rỉ acid. Không dội nước và tháo acid xuống hệ thống cống.
+ Lượng nhỏ acid còn lại được hấp thụ bằng vật liệu hấp thụ hoặc trung hòa bằng hóa chất
NaOH mang tính kiềm như tro soda, nước vôi… Sau đó, sử dụng những vật liệu có khả
năng hút ẩm như cát, đất khoáng để hấp thụ chất rò rỉ và đem tập trung vào khu vực chứa
chất thải hóa chất nguy hại.
+ Không sử dụng vật liệu dễ cháy như mạt cưa để hấp thu. Việc hủy chất thấm chứa acid đã bị
trung hòa phải tuân theo quy định của Nhà nước.
c. VCM: Ngoài sự có mặt ở thiết bị phản ứng và bồn chứa, VCM hầu như cũng có mặt tại hầu hết
các thiết bị như phần nguyên liệu chưa phản ứng hết hoặc tách ra dưới dạng hơi trong các thiết
bị tách và dạng bể chứa.
− Đặc tính vật lý và hóa học của VCM:
+ Là chất khí ở điều kiện thường và dạng khí hóa lỏng dưới áp suất cao.
+ Nhiệt độ điểm chớp cháy: -78oC (đo trong cốc kín)
+ OSHA PEL-TWA: 1ppm, OSHA PEL-STEL: 5 ppm.
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

+ Khí cực kì dễ cháy, có thể gây ung thư (như u huyết mạch) nếu tiếp xúc với một lượng vừa
đủ lớn trong thời gian dài, khi trữ dưới dạng khí hóa lỏng dễ xảy ra nổ nếu nhiệt độ cao.
+ Gây kích ứng mắt và da, dẫn đến viêm da.
+ Khi hít hoặc nuốt phải gây kích ứng đường thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ,
khó thở và các triệu chứng liên quan.
− Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố xì tràn VCM:
+ Rửa ngay với nước nhiều lần trong 15 phút nếu có tiếp xúc trực tiếp với mắt.
+ Ngăn những người không có nhiệm vụ và không có phương tiện bảo hộ đi vào khu vực ô
nhiễm.
+ Mang trang phục bảo hộ lao động (BHLĐ) đầy đủ bao gồm: mặt nạ phòng độc có hộp lọc,
kính bảo vệ mắt, quần áo, ủng, găng tay, tạp dề chống hóa chất.
+ Dùng hóa chất khô, foam hoặc carbon dioxide để dập hoặc dùng nước để phân tán nồng độ.
d. INH-1, INH-3:
− Đặc tính vật lý và hóa học của INH-1:
+ Là dạng bột trắng hoặc nâu vàng có mùi như phenol, dễ cháy. Có khả năng hòa tan trong
methanol, clorinatic và hydrocarbon.
+ Điểm chớp cháy: 129oC.
+ Điểm đánh lửa: 160oC.
+ Nguy hiểm đến sức khỏe: hóa chất này là chất gây kích ứng và nhạy cảm với da và gây ra
một số phản ứng da nghiêm trọng. Đó là gây khó chịu cho mắt. Số lượng đủ lớn có thể hấp
thụ qua da và gây ngộ độc da.
− Đặc tính vật lý và hóa học của INH-3:
+ Là chất lỏng không màu không mùi, điểm chớp cháy: 53,90C.
+ Nồng độ cho phép tối đa trong không khí: 480 mg/m3.
+ Khi tiếp xúc với mắt gây chảy nước mắt, đỏ và ngứa, gây kích ứng da, phổi khi tiếp xúc.
− Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố xì tràn INH-1, INH-3:
+ Các hóa chất này cần được lưu trữ, bảo quản cẩn thận. Khi bị xì tràn hoặc rò rỉ, phải được
thu gom, làm sạch kịp thời để tránh gây ô nhiễm môi trường.
+ Quần áo bị ô nhiễm nên được loại bỏ kịp thời, triệt để và giặt trước khi sử dụng lại
+ Nên đeo mặt nạ bảo hộ, kính, giày, và găng tay bảo vệ.

24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

+ Sơ cứu: Nếu tiếp xúc trên da nên được rửa sa ̣ch ngay với nước và xà phòng. Trong trường
hợp tiếp xúc với mắt rửa nhiều nước với ít nhất 15 phút và cần được chăm sóc y tế.
e. Chất phụ gia AD-3 và AD-5: là nguyên liệu tham gia hỗ trợ phản ứng chính, có mặt đa phần
tại bồn phản ứng và khu vực bồn nguyên liệu.
− Đặc tính vật lý và hóa học của AD-3:
+ Là chất rắn có nhiệt độ nóng chảy ở 150oC và cháy ở nhiệt độ cao.
+ Điểm chớp cháy: 79.4oC (cốc kín), 212.78oC (cốc hở).
+ Có tác động xấu đến da, gây kích ứng mắt, phổi khi tiếp xúc hay hít phải. Có thể gây độc
cho máu, thận và tủy sống khi bị phơi nhiễm trong thời gian dài.
− Đặc tính vật lý và hóa học của AD-5:
+ Dạng bột trắng có nhiệt độ nóng chảy 50-52oC.
+ Chất cháy được, có thể tạo hỗn hợp nổ với bụi và khí, phản ứng với các hợp chất có tính oxy
hóa, acid mạnh và bazơ mạnh.
− Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố xì tràn:
+ Phải chứa trong bồn kín, thông gió, nơi tồn trữ cách xa nguồn nhiệt và các hợp chất có khả
năng oxi hóa. Trang bị trang phục và đồ bảo hộ phù hợp khi làm việc với hóa chất, tránh
tiếp xúc trực tiếp với mắt, đường thở hay đường tiêu hóa.
+ Khi xảy ra cháy, có thể sử dụng hóa chất khô, bọt, nước hay CO2 để dập lửa.
• Khi tràn đổ hoặc rò rỉ ở mức nhỏ:
+ Dùng các công cụ thích hợp để chuyển hóa chất vào các bồn thải. Dùng nước phủ lên khu
vực bị rò rỉ để làm sạch khu vực.
• Khi tràn đổ, rò rỉ ở quy mô rộng:
+ Dùng xẻng để chuyển hóa chất vào các bồn thải. Dùng nước phủ lên khu vực bị rò rỉ để làm
sạch khu vực và cho phép thải ra kênh thoát nước.
+ Sơ cứu: nếu tiếp xúc với mắt, rửa bằng nước trong 15 phút. Nếu tiếp xúc với da, nên rửa
bằng nước hoặc xà phòng diệt khuẩn. Hầu hết các trường hợp sau khi sơ cứu, dù nặng hay
nhẹ đều nên đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.

25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

f. Chất khơi mào C-19, C-29, C-Y: Tập trung chủ yếu ở khu vực chuẩn bị nguyên liệu và các
thiết bị phản ứng chính.
− Đặc tính vật lý và hóa học của C-19:
+ Là chất lỏng không màu, mùi nhẹ có điểm đông băng -50oC.
+ Được sử dụng ở dạng nhũ tương 60% trong dung dịch nước.
+ Do khả năng phân hủy mạnh khi tiếp xúc kim loại, nhiệt, ánh sáng sinh ra khí CO, CO2 và
gây nổ nên cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ dưới -15oC và chứa trong bình bằng
nhựa.
+ Điểm chớp cháy: 61oC (cốc hở).
+ Ảnh hưởng đến khả năng sinh nở và trẻ sơ sinh. Có nguy cơ gây ung thư.
+ OSHA – TWA: 5ppm, OSHA – PEL: 5ppm.
− Đặc tính vật lý và hóa học của C-29, C-Y: tương tự C-19

26
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT


3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ: ( Đính kèm)
3.1.1 Các khu vực trong nhà máy
Nhà máy được chia thành nhiều khu và đánh số theo chức năng của từng khu.Danh sách và số thứ
tự các khu vực trong nhà máy như sau:
− 100: Cụm chuẩn bị nguyên liệu
− 200: Cụm chuẩn bị nước sản xuất
− 300: Cụm phản ứng Polymer hóa
− 400: Cụm thu hồi và xử lí VCM
− 500: Cụm tinh chế sản phẩm PVC
− 600: Cụm khí động học
− 700: Cụm tạo nước nóng và nước làm lạnh
− 800: Cụm thu hồi VCM trong dòng nước thải
− 900: Cụm phụ trợ cho quá trình sản xuất
3.1.2 Thuyết minh qui trình
Tại bồn phản ứng (poly reactor) trước mỗi mẻ (batch) sẽ được tráng phủ một lớp RCS lên bề mặt
bồn để tránh hiện tượng tạo scale. Sau đó tiến hành nạp liệu Nước PW, đồng thời các dung dịch agent
(sau khi được hòa tan, tồn trữ tại cụm chuẩn bị nguyên liệu) và không khí cũng sẽ được nạp vào bồn
theo thứ tự có sẵn
Bồn phản ứng được gia nhiệt để phản ứng xảy ra nhanh hơn. Phản ứng polymer hóa là phản ứng
tỏa nhiệt nên nước làm mát được cung cấp để ổn định nhiệt cho phản ứng.
Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp phản ứng được tháo liệu chuyển qua bồn thu hồi VCM. Tại
bồn thu hồi, phần lớn VCM được tách khỏi hỗn hợp phản ứng và chuyển về cụm thu hồi và xử lý
VCM để tiếp tục xử lý. Hỗn hợp bột PVC và nước còn lại được chuyển qua cụm tinh chế PVC để tách
triệt để VCM bằng tháp stripping (với động lực là hơi LS) sản phẩm đáy ( hỗn hợp bột PVC và nước
đã được tách triệt để VCM) có nhiệt độ cao được tận dụng để gia nhiệt cho dòng nhập liệu vào tháp.
Sau đó qua các thiết bị tách nước tự do ( tách phần lớn nước) và thiết bị sấy tầng sôi để tách triệt để
nước trong các lỗ xốp và sàng để thu được bột PVC với độ ẩm, kích thước hạt theo yêu cầu. Sản
phẩm đạt tiêu chuẩn về kích cỡ hạt sẽ được chuyển đến tồn trữ và bảo quản trong các silo và đóng gói
thành thành phẩm.

27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

VCM chưa phản ứng được thu hồi được hút sang cụm xử lí VCM. Bước đầu khí VCM sẽ được
ngưng tụ ở thiết bị tách 3 pha (thiết bị ngưng tự VCM): phần khí sẽ được đưa qua thiết bị màng tách
VCM, lỏng VCM sẽ được đưa qua cột chưng cất để tinh chế VCM. Còn VCM lẫn trong nước thải
được chuyển qua quá trình xử lí nước thải để loại bỏ VCM ra khỏi dòng nước thải, VCM tách được thì
hoàn lưu về lại bồn ngưng tụ VCM . VCM sau cột chưng cất sẽ quay về bồn trữ VCM phản ứng và sử
dụng cho mẻ phản ứng tiếp theo cùng với VCM mới từ OSBL. Nước sau khi được tách VCM sẽ được
xử lí ở cụm xử lý nước thải và thải bỏ ra môi trường.
3.2 Các thiết bị chính trong qui trình
3.2.1 Cụm phản ứng Polymer hóa
3.2.1.1 Thiết bị phản ứng
− Thông số thiết bị phản ứng:
+ Thể tích: 148 m3
+ Nhiệt độ thiết kế:100 oC
+ Nhiệt độ vận hành: 50-68 oC
+ Áp suất vận hành: 8.83 kg/cm2
+ Áp suất kết thúc phản ứng: 6 kg/cm2
- Vai trò: Là thiết bị tiến hành phản ứng polymer hóa VCM để tạo bột PVC theo mẻ, mỗi mẻ
khoảng 6h45-8h giờ tùy theo loại sản phẩm.
- Cấu tạo: bồn phản ứng DC1301A/B da ̣ng vỏ áo có cánh khuấy dùng nước để giải nhiệt. Cánh
khuấy được lắp ở đáy thiế t bi.̣ Phía trên đỉnh là thiết bị trao đổi nhiệt EA1301 Polymerizer Condenser.
Thiết bị còn hai thanh chắn nằm đối xứng hai bên thành để tăng khả năng khuấy trộn tạo môi trường
phù hợp cho VCM chuẩn bị nạp liệu ở giai đoạn tiếp,tránh bột bám lên thành thiết bị tạo scale.
- Vận hành:
Thiết bị phản ứng sẽ được tráng RCS trước khi tiến hành phản ứng mỗi mẻ. Trước tiên, thiết bị
phản ứng được gia nhiệt lên (cấp nhiệt vào vỏ áo bằng nước nóng), tiếp theo dung dịch RCS từ bồn
chứa được phun sương nhằm tạo một lớp phủ tráng mặt trong thiết bị phản ứng, sau khi lớp phủ khô,
tiến hành rửa. Dung dịch lỏng thải sau khi tráng sẽ được đưa về bồn chứa nước thải (Waste Water
Tank) trước khi đưa về cụm xử lý nước thải.
Nước, phụ gia Agent, không khí (để tạo độ xốp cho hạt PVC), VCM và chất khơi mào
(catalyst) được nạp vào thiết bị phản ứng và tiến hành phản ứng. Khi nhiệt độ bồn phản ứng đạt yêu
cầu, ngưng cấp nhiệt. Đây là phản ứng tỏa nhiệt, do đó để phản ứng được ổn định thì ta dùng dòng

28
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

nước lạnh giải nhiệt. Ngoài ra, nước được thêm vào liên tục để giữ mực chất lỏng trong bồn không
đổ i.
Phản ứng kết thúc khi áp suất trong thiết bị phản ứng đạt khoảng 6 kG/cm2, hỗn hợp sau phản
ứng được tháo liệu từ thiết bị phản ứng sang bồn thu hồi nhờ sự chênh áp giữa hai thiết bị. Đến khi áp
suất giữa hai thiết bị chênh lệch nhỏ khoảng 0.5 kG/cm2, sản phẩm sẽ tiếp tục được bơm hết sang bồn
thu hồi. Các bồn phản ứng sẽ được thu hồi hết VCM và rửa sạch trước khi vào mẻ mới.
3.2.1.2 Bồn thu hồi VCM
- Thông số thiết bị bồn thu hồi:
+ Thể tích: 194 m3
+ Nhiệt độ trong thiết bị:
Loại sản phẩm Nhiệt độ
SG580 770C ± 10C
SG660 540C ± 10C
SG710 500C ± 10C
SP660 750C ± 10C

- Vai trò: Bồn thu hồi VCM là thiết bị chứa sản phẩm sau quá trình phản ứng và là nơi thu hồi
VCM chưa phản ứng trong sản phẩm.
- Cấ u tạo: thực chấ t bồn thu hồi VCM là mô ̣t bồn chứa đươ ̣c trang bi ̣ cánh khuấ y dạng khung
bản da ̣ng Maxblend theo chiều từ dưới lên (vì cánh khuấy nặng nên không lắp theo chiều từ trên
xuống) và các tấ m chă ̣n dòng.
- Vận hành: Sản phẩm sau phản ứng đươc̣ tháo liệu vào bồn thu hồi VCM ban đầu nhờ sự chênh
lệch áp suất của bồn thu hồi và thiết bị phản ứng. Khi sự chênh lệch áp suất giữa hai thiết bị chênh
lệch còn 0.5 kg/cm2và đạt mức chất lỏng thì ta sử dụng bơm để chuyển phần sản phẩm còn lại trong
thiết bị phản ứng tới bồn thu hồi VCM. Cánh khuấ y quay giúp các phân tử khí VCM thoát ra khỏi
slurry, đi vào chu trình hoàn nguyên VCM và tạo sự khuấy trộn. Đồng thời LS sẽ được sục vào nhằm
tăng khả năng bay hơi của VCM, duy trì nhiệt độ của hỗn hợp slurry không quá thấp trước khi vào
tháp stripping.

29
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

3.2.2 Cụm tinh chế sản phẩm PVC

Hình 3. 1 Cụm tinh chế sản phẩm


3.2.2.1 Tháp tách Stripping

Hình 3. 2 Tháp tách Stripping


− Thông số thiết bị tháp tách:
+ Nhiệt độ đáy tháp: 1000C
+ Áp suất trong thiết bị: -230 mmHg
+ Đĩa nhập liệu: đĩa trên cùng
+ Số đĩa: 14 đĩa
+ Chiều cao cột stripping: 5500mm
− Vai trò: Tách một phần VCM còn lại trong slurry bằng cách sử dụng hơi nước để lôi cuốn
VCM.

30
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

− Cấu tạo: Thiết bị dạng tháp đệm, cấu tạo gồm nhiều đĩa, trong các đĩa có chứa vật liệu đệm là
các hoa nhựa giúp tăng bề mặt tiếp xúc pha giữa lỏng và khí giúp tăng hiệu quả tách. Ngoài ra
trên đỉnh tháp còn có thiết bị ngưng tụ.
− Cách vận hành: Hỗn hợp slurry được nạp vào đĩa nạp liệu ở phía trên ,trong khi hơi nước được
sục từ dưới lên. Khi hai pha tiếp xúc với nhau, VCM trong lỗ xốp của hạt PVC sẽ thoát ra bởi nhiệt độ
cao và được hút bởi bơm chân không để đi vào quá trình tinh chế. Hơi nước được ngưng tụ lại nhờ
thiết bị trao đổi nhiệt tránh hỗn hợp khí VCM thu hồi chứa quá nhiều hơi nước. Đồng thời thiết bị
ngưng tụ giúp làm nguội dòng hơi trước khi vào thiết bị thu hồi VCM công suất thấp.Trong khi đó,
dòng sản phẩm đáy sẽ được dùng để gia nhiệt cho dòng sản phẩm nhập liệu trước khi đi vào quá trình
tách nước.
3.2.2.2 Thiết bị tách nước (Decanter):
− Thông số thiết bị tách nước:
+ Nhiệt độ hỗn hợp sản phẩm vào: 46,40C
+ Nhiệt độ hỗn hợp sản phẩm ra: 56,10C
− Vai trò : Tách nước trong sản phẩm (từ 70% về 21%).
− Cấu tạo:

Hình 3. 3 Cấu tạo thiết bị tách nước Decanter

31
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

− Cách vận hành: Sản phẩm (gồm 2 pha rắn và lỏng) được đưa liên tục vào buồng tách (bowl)
của Decanter đang chuyển động quay quanh trục với tốc độ cao. Theo nguyên lý của lực ly tâm, hỗn
hợp này được văng ra và bám đều bên thành trong, đồng thời tiếp tục xoay cùng buồng tách. Do bột
PVC có trọng lượng lớn hơn nước sẽ tụ lại và bám chặt vào thành buồng tách (bowl). Còn pha nước
nhẹ hơn sẽ chảy ra bên ngoài qua lổ được thiết kế trên tấm chặn của buồng tách. Sau một thời gian
nhất định, hỗn hợp ban đầu được tách thành 2 thành phần sạch sẽ là nước và bột PVC. Sau đó, để đưa
được phần chất rắn ra ngoài, một trục vít được thiết kế bên trong buồng tách quay nhanh hơn buồng.
Khi chúng chuyển động sẽ đẩy chất rắn theo các khoảng trống của vít về phía lổ thoát phía cuối buồng
tách. Nước từ Decanter được tách ra ngoài một phần sẽ được sử dụng làm nước rửa phần còn lại được
đưa qua Cụm xử lí nước thải.
3.2.2.3 Thiết bị sấy:
- Thông số thiết bị phản ứng:
+ Vùng sấy BM: Nhiệt độ sản phẩm ở đầu vùng: 630C
Nhiệt độ sản phẩm ở cuối vùng: 600C
+ Vùng sấy PF: Nhiệt độ sản phẩm ở đầu vùng: 570C
Nhiệt độ sản phẩm ở cuối vùng: 480C
- Vai trò: Tách ẩm của bột PVC để đạt được độ ẩm yêu cầu của khách hàng
- Cấu tạo: Thiết bị sấy tầng sôi

32
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Hình 3. 4 Mô hình thiết bị sấy


- Cách vận hành: Sau khi rời khỏi thiết bị tách nước, bánh PVC (PVC cake) sẽ đươc̣ phân phối
bằ ng vit́ tải vào thiết bị sấy. Thiết bị sấy là thiế t bi ̣ sấ y tầ ng sôi, tác nhân sấy là dòng nước nóng chảy
trong các tấm trao đổi nhiệt panel và không khí đã được gia nhiệt bằng hơi LS. Đầ u tiên, bánh PVC(
PVC cake) sẽ đi vào vùng sấ y BM. Tại đây, dưới tác du ̣ng của dòng nước nóng chảy trong các tấ m
heat panel và dòng khí nóng đươ ̣c thổ i từ phía dưới và bên hông buồ ng sấ y, slurry được sấy xuống độ
ẩm khoảng 1%. Dòng không khí phía dưới dùng để duy trì trạng thái tầng sôi trong thiết bị còn dòng
bên hông vừa có tác dụng làm nóng để chống hơi nước ngưng tụ ở trần máy sấy và thổi bột sang vùng
PF. Khí ẩm đi ra buồng sấy nhờ quạt hút và giữ áp suất ổn định ở -90 mmH2O. Trong quá trình hút có
lẫn bột PVC theo sẽ được Cyclone giữ lại trả về vùng PF, tiếp tục sấy cho đến khi đạt độ ẩm yêu cầu.
Dòng khí thải này được tiếp tục đưa qua thiết bị dập bụi để đảm bảo các chỉ tiêu môi trường trước khi
thải ra ngoài. Phần bột PVC sẽ tiế p tu ̣c đươ ̣c sấy tại vùng PF bởi không khí nóng để đa ̣t đươ ̣c đô ̣ ẩ m từ
0,1 - 0,3% ( theo yêu cầu của khách hàng), sau đó đưa qua sàng để loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu.
3.2.2.4 Sàng rung
− Vai trò: Nhằm loại bỏ các hạt PVC có kích thước không đúng yêu cầu
− Cấu tạo:

33
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Hình 3. 5 Mô hình thiết bị sàng

− Cách vận hành : Các hạt PVC sau khi được sấy sẽ được đưa qua thiết bị sàng để loại các hạt
có kích thước vượt quá tiêu chuẩn (>250 μm). Các hạt không lọt qua sẽ tiếp tục được sàng một lần nữa
thông qua sàng thứ cấp. Các hạt PVC có kích thước đạt yêu cầu từ sẽ được đẩy qua các silo chuẩn bị
cho việc đóng gói nhờ dòng khí động. Trong khi đó, các hạt PVC quá cỡ sẽ được bán dưới dạng phụ
phẩm. Tuy nhiên trong quá trình vận hành sẽ xảy ra hiện tượng tràn sàng làm các hạt có kích thước đạt
yêu cầu cũng không lọt qua sàng gây giảm năng suất sản xuất. Để tránh điều này, Trước khi vào sàng
bột PVC đươc phun một lượng không khí đã được phối trộn với hơi LS để loại bỏ tĩnh điện
3.2.3 Cụm thu hồi và xử lí VCM

34
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Hình 3. 6 Cụm thu hồi khí VCM trong dòng khí thải
VCM chưa phản ứng hoặc tách ra khỏi slurry trong bồn phản ứng và bồn thu hồi VCM được
hút qua quy trình hoàn nguyên VCM bằng 2 cụm NASH-1 và NASH-2 có đi qua bồn dập bọt. Lượng
khí chứa VCM thu hồi được sau cụm NASH được đưa vào bồn tách 3 pha ( bồn ngưng tụ VCM). Khí
VCM ở đây được ngưng tụ thành lỏng qua 2 thiết bị ngưng tụ với 2 loại chất tải nhiệt khác nhau, dùng
nước làm mát CW (Cooling water) và dùng nước lạnh RW (Refrigerated Water).
Bồn ngưng tụ VCM là thiế t bi ̣ tách 3 pha. Phần khí không ngưng tụ sẽ được đưa về bồn khí
thải, phần nước ở lớp dưới có lẫn một phần VCM sẽ được bơm qua khi vực xử lí nước lẫn VCM. Còn
phầ n VCM lỏng đươ ̣c bơm vào cột chưng cất. Tại đây hỗn hợp lỏng chứa VCM sẽ được tách các thành
phần lẫn trong dòng VCM ra, sau đó lượng VCM này sẽ được hoàn nguyên lại bồn chứa VCM trước
khi đi vào thiết bị phản ứng.
3.2.3.1 Hệ thống hút chân không NASH
- Vai trò: thu hồi khí VCM từ thiết bị phản ứng, bồn thu hồi qua thiết bị dập bọt trước khi vào
chu triǹ h tinh chế VCM.
- Cấu tạo và vận hành:
Hệ thống NASH có cấu tạo gồm 4 thiết bị:

35
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Hình 3. 7 Sơ đồ nguyên lí làm việc hệ thống hút chân không NASH


+ Bơm nước: Tạo vòng cấp nước cho máy nén vòng nước
+ Máy nén vòng nước: Sử dụng nước để nén vòng hơi
+ Thiết bị làm nguội: Giải nhiệt cho dòng nước khi vào máy nén
+ Bình tách lỏng hơi: Tách dòng khí ra khỏi lỏng để hoàn lưu lỏng, giữ cho hệ thống tuần hoàn.
MÁY NÉN NASH-2 MÁY NÉN NASH-1
Là máy nén vòng nước (Liquid Ring Là máy nén vòng nước kiểu
Compressor) kiểu CL (dùng nước làm chất double-lobes; vỏ và bánh guồng đồng
lỏng bịt kín); vỏ và bánh guồng lệch tâm, vỏ tâm, nhưng vỏ hình oval, tạo lực hút
hình tròn, tạo lực hút đầu bơm mạnh nhưng yếu, nhưng lực đẩy ở đuôi bơm mạnh.
lực đẩy ở đuôi bơm yếu
Cấu tạo

36
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

- Công suất : 1398 m3/h - Công suất : 840 m3/h


- Áp suất đầu hút: -0.8 đến 1 kg/cm2 - Áp suất đầu hút: lớn hơn 1 kg/cm2
Thông số
- Áp suất đầu đẩy: >1 kg/cm2 - Áp suất đầu đẩy: 5,5 kg/cm2
vận hành
- Vận tốc cánh: 1450 rpm - Vận tốc cánh: 1450 rpm
- Công suất motor định mức: 75kW - Công suất motor định mức: 160 kW

Bảng 3. 1 Bảng so sánh cấu tạo máy nén NASH-2 và NASH-1


3.2.3.2 Bồn ngưng tụ VCM
- Vai trò: Ngưng tụ hơi VCM từ hỗn hợp hơi hút được từ 2 cụm NASH thành lỏng thông qua
hai thiết bị ngưng tụ, đồng thời phân tách lỏng VCM ra khỏi nước nhờ chênh lệch khối lượng riêng.
- Cấu tạo: bồn ngưng tụ có thể tích chứa 46m3, kích thước phần chứa lỏng: đường kính
3100mm x chiều dài 6400mm, có cấu tạo đặc biệt để chứa lỏng tách khỏi lỏng VCM. Phía trên là 2
thiết bị ngưng tụ dạng ống chùm sử dụng nước làm mát và nước làm lạnh.

Hình 3. 8 Sơ đồ thiết bị ngưng tụ VCM


Dùng nước
Dùng nước
Thông số Refrigerated
Cooling water
Water
Phía vỏ CW RW
Phía ống VCM VCM
Đường kính (mm) 1700 500
Số ống 2150 155
Đường kính mỗi ống (mm) 25,4/20,32 25,4/20,32

37
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Chiều dài mỗi ống (mm) 3000 2000


Khoảng cách giữa các ống (mm) 32 32
Diện tích trao đổi nhiệt (m2) 486.2 23.6

Bảng 3. 2 Bảng thông số thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm.


- Vận hành: Phầ n khí cầ n tinh chế đi vào thiết bị ngưng tụ, sau đó nước và VCM đươ ̣c ngưng
tu ̣ bởi 2 thiế t bi ̣ ngưng tụ dùng nước cooling và nước RW. Tại phần đáy của thiết bị, nước có tỷ trọng
lớn hơn VCM lỏng nên sẽ tâ ̣p trung ở phầ n trũng của thiế t bi ̣ sau đó tháo ra đinh
̣ kỳ và đưa vào cụm
xử lý nước thải. VCM lỏng đươ ̣c lấy ra thông qua đường ống bên của thiết bị thông qua bơm để tiế p
tu ̣c tinh chế nhờ cột chưng cất. Phầ n khí không ngưng đươc̣ tách ra ở đỉnh thiế t bi ̣ được đưa vào thiết
bị màng tách VCM để đảm bảo yêu cầu khí thải trước khi thải khí ra môi trường.
Thiết bị trao đổi nhiệt dùng Cooling Water: làm lạnh ngưng tụ phần lớn VCM, nhiê ̣t đô ̣ đầ u
vào là 270C, đầ u ra là 300C.
Thiết bị trao đổi nhiệt dùng Refrigerated Water: làm la ̣nh sâu để ngưng tu ̣ triê ̣t để VCM, nhiệt
độ đầ u vào là 50C, đầ u ra là 80C.
3.2.3.3 Cột chưng cất VCM

Hình 3. 9 Sơ đồ cụm thiết bị chưng cất


38
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

- Vai trò: Tinh chế khí VCM trước khi hoàn nguyên lại bồn chứa VCM chuẩn bị phản ứng.
- Cấu tạo: Tháp chưng 25 mâm chóp có hoàn lưu.
- Vận hành: Hỗn hợp VCM lỏng có lẫn nước được dẫn từ đường ống bên của thiết bị tách 3
pha FA1403 vào đĩa nạp liệu của cột chưng cất FA1406A/B. Tại đây, phần VCM lỏng trong hỗn hợp
sẽ được gia nhiệt đến nhiệt độ bay hơi và được dẫn đến 2 thiết bị làm lạnh sâu để đảm bảo ngưng tụ
hết phần khí VCM có trong hỗn hợp khí. Sau đó phần VCM lỏng vừa được ngưng tụ sẽ dẫn đến thiết
bị chứa trung gian để chuẩn bị bơm hoàn nguyên lại vào bồn chứa VCM. Phần khí không ngưng được
dẫn quá hệ thống MEMBRANE để đảm bảo yêu cầu hàm lượng VCM còn lại trong khí trước khi đưa
ra môi trường. Phần sản phẩm ở đáy tháp được dẫn qua hệ thống bể chứa trước khi quá thiết bị lọc
nước thải.
3.2.4 Cụm thu hồi VCM trong dòng nước thải:
- Vai trò: thu hồi VCM lẫn trong nước thải trước khi đem đi xử lí
- Cấu tạo:

Hình 3. 10 Cụm thu hồi VCM trong dòng nước thải


- Cách vận hành Cụm:
Cụm thu hồi khí có 2 hệ thống hút NASH giống bên cụm thu hồi và xử lí khí VCM . Khác là
bên này thiết bị hoạt động liên tục. Trong đó cụm số 1 sẽ thu hồi khí từ các khu vực, còn cụm số 2 sẽ
hút khí VCM từ bồn thu hồi chứa đưa qua bồn tách 3 pha (thiết bị ngưng tụ VCM).

39
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Bồn thu hồi nước lẫn VCM là bồn chứa nước thải từ tất cả các thiết bị có thải ra nước lẫn VCM
hoặc hơi nước có lẫn ít VCM. Vì bồn này chịu được áp thấp nên dòng có áp cao sẽ được đưa qua bồn
tách trung gian để giảm áp trước khi thu hồi.
Nước từ bồn thu hồi VCM sẽ được đưa vào cột tách dạng tháp đệm Stripping. Tại đây VCM sẽ
được tách triệt để ra khoải dòng nước, sau đó dòng khí VCM sẽ được đưa lại thiết bị thu hồi, nước sẽ
được đưa qua khu vực xử lí nước thải để xử lí.

40
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM VÀ CÁC CHỈ TIÊU KIỂM TRA CHẤT


LƯỢNG SẢN PHẨM
4.1 Các sản phẩm chính:
− Sản phẩm chính của TPC VINA là bột nhựa PVC, và được sản xuất thành 4 loại bột:
SG580, SG660, SG710 và SP660. Sự khác nhau giữa các sản phẩm dẫn đến ứng dụng của nó
trong sản xuất cũng khác nhau. Cụ thể:

Bảng 4. 1 Một số tính chất của bốn loại sản phẩm tại nhà máy.
Đơn vị SG580 SG660 SG710 SP660
Độ trùng hợp 640-740 980-1060 1220-1350 980-1060
K-value 56-59 65-67 70-72 65-67
Khối lượng riêng g/ml 0.53- 0.63 0.53- 0.59 0.49- 0.55 0.55- 0.63
Chất dễ bay hơi Wt% 0.3 max 0.3 max 0.3 max 0.3 max
Kích thước hạt:
Hạt 250 mm % 2.0 max 2.0 max 2.0 max 2.0 max
Hạt 75 mm % 90.0 min 90.0 min 90.0 min 90.0 min
*1013
Điện trở 3 min 3 min 3 min 3 min
Ω.cm

4.2 Ứng dụng:


− Đối với các sản phẩm chính:

Bảng 4. 2 Ứng dụng của các loại sản phẩm.


Phương
pháp gia Sản phẩm
công

Sản phẩm cứng

Ép đùn Sản phẩm định hình cứng


SG580
Khung cửa các loại

Cán Tấm và phim bán cứng

41
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Tấm và phim cứng

Ép phun Khớp nối, co

Ống mềm

Ép đùn Dây và cáp

Sản phẩm thông dụng

Giả da

SG660 Cán Bao bì thực phẩm

Tấm và phim

Giày

Ép phun Ổ cắm

Khớp nối chịu áp

Sản phẩm định hình cứng

Ống cứng

SP660 Ép đùn Khung cửa các loại

Nẹp

Ổ cắm điện

Sản phẩm định hình

Ép đùn mềm,dẻo và bán cứng

Dây và cáp
SG710
Giả da

Cán Tấm và phim bán cứng

Tấm và phim mềm

42
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Sản phẩm bán cứng


Ép phun
phẩm mềm

− Hạt PVC quá cỡ:


Là những hạt PVC được đưa đến sàng mà không lọt qua sàng sẽ được đưa đến sàng thứ hai để
thu hồi lần nữa, nếu những hạt PVC vẫn không lọt qua sàng sẽ được thu hồi trong túi nhựa.
− Phế phẩm: Bùn PVC
Nguồn gốc từ nước thải công nghiệp gồm các agent (bản chất là các polyvinyl alcohol), RCS
(chất phủ dạng polymer), KOH, NaOH và một ít bột nhựa PVC mịn. Nhờ qua các quá trình xử lý:
trung hòa điện tích, keo tụ, lắng( đã được trình bày ở phần trên) thì bùn lắng được chuyển sang bể bùn
bằng bơm, sau đó đưa vào máy ép bùn để tách bớt nước, tạo ra các bánh bùn( Sludge PVC).
4.3 Phương pháp kiểm tra sản phẩm và xử lý phế phẩm:
4.3.1 Phương pháp kiểm tra sản phẩm:
Bảng 4. 3 Phương pháp và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Hạng mục kiểm Phương pháp
SG 580 SG 660 SG 710 SP660
tra kiểm tra
bột màu bột màu bột màu bột màu
Cảm quan Mắt
trắng trắng trắng trắng
Chất dễ bay hơi (wt%
0.3 0.3 0.3 0.3 Sấy
max)
Tỷ trọng (g/ml) 0.53- 0.63 0.53-0.59 0.49-0.55 0.55- 0.63 Tỷ trọng kế
Kích cỡ hạt(on sieves 75
90.0 min 90.0 min 90.0 min 90 min Sàng
m up)

Kích cở hạt (on sieves


2.0 max 2.0 max 2.0 max 2.0 max Sàng
250 m )

43
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

4.3.2 Các thông số đánh giá chất lượng của sản phẩm
Bảng 4.4 các thông số đánh giá chất lượng của sản phẩm.
S Tiêu chuẩn chất Phương pháp sử Quy trình kiểm tra
Các thông số
TT lượng dụng
1 Hệ thống sàng gồm nhiều sàng
có kích thước nhỏ dần, sử dụng máy
Kích thước hạt ASTM D1921- Hệ thống sàng rung lắc trong thời gian 25 phút, sau
96 đó tiến hành đo lượng bột còn trên
mỗi sàng.
2 Cho một lượng bột và DOP
xác định vào máy, tiến hành hấp thụ
trong 1h. Sau đó dùng máy li tâm
tách lượng DOP còn thừa không hấp
Độ xốp Hấp thụ DOP thụ lên hạt bột. Chất lượng độ xốp
được đánh giá thông qua hai thông
số: khả năng hấp thụ chất hóa dẻo
(PTU) và thời gian hấp thụ chất hóa
dẻo (PAT).
3 Cho bột vào một thiết bị đong,
dùng dao gạt phần bột còn thừa phía
Tỉ trọng khối ISO 60
trên. Tiến hành đo khối lượng bột
trong thể tích thiết bị đong cố định.
4 Bột PVC sẽ được trộn trong
một loại dung môi (xyclo hecxanol)
tạo thành hỗn hợp dung dịch mới.
K-value ISO 1628 Đo độ trùng hợp Tiến hành đo độ nhớt của dung dịch
này ở 2500C. Dựa vào công thức
tính K-value với các số liệu độ nhớt
thực nghiệm ta tính được K-value.
5 Tiến hành sấy bột sản phẩm
Residual VCM ASTM D3749 Sắc kí khí
sau đó lấy phần hơi bay lên.Bơm

44
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

hỗn hợp khí cần xác định hàm lương


RVCM vào máy sắc kí khí. Hàm
lượng RVCM đạt yêu cầu khi nhỏ
hơn 1ppm.
6 Mẫu được cán ở 1500C thành
dạng màng, sau đó mẫu được đặt
dưới đèn sáng để phát hiện ra những
Fish Eyes ISO 60 Măt thường điểm không tan, không có màu.
Kích thước và số lượng của fish eye
sẽ được quy định với các tiêu chuẩn
chất lượng khác nhau.
7 Dùng máy đùn có kích thước
Thời gian chảy Máy đùn nhỏ để quan sát và tính toán thời
gian bột bắt đầu chảy.

4.4 Tồn trữ và bảo quản.


Hiện tại, nhà máy sử dụng 2 loại bao bì: bao giấy 25 kg, bao túi 550 kg và 800 kg, trên mỗi bao
đều được kí hiệu số lô để dễ dàng kiểm soát và quản lý trong việc xuất nhập kho cũng như giải quyết
khi có sự cố. Công suấ t đóng gói đố i với loa ̣i bao 25 kg là 800 bao/giờ. Thời gian đóng gói bao 550 kg
là 12 bao/giờ. Sau khi đóng gói, loa ̣i bao 25 kg sẽ đươ ̣c sắ p xế p trên các pallet có kić h thước
1150x1450 mm, mỗi pallet chứa 40 bao, chiề u cao tố i đa khi xế p vào kho là 3 pallet. Còn loa ̣i bao 550
kg, 800 kg đươ ̣c xế p trên các pallet 1000x1000 mm, xế p tố i đa 2 bao trên 1 pallet.
Bên cạnh đó, xe bồn với trọng tải 10 tấn và 15 tấn là phương thức giao hàng dành cho khách
hàng có bồn chứa silo sẵn có tại nhà máy. Thời gian na ̣p mô ̣t xe bồ n là 80 phút/xe. Loại hình vận
chuyển này giúp giảm bớt chi phí bao bì nhưng lại đòi hỏi phải đầu tư trước hệ thống bồn bể cũng như
gia tăng chi phí vận chuyển.

45
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

Hình 4. 1 Bao túi 25kg và 550kg của TPC VINA.


Nhà máy cung cấp dịch vụ giao nhận đến tận kho khách hàng với phương châm đúng sản
phẩm, đúng chất lượng và đúng thời gian với sự đa dạng về bao bì và phương thức vận chuyển:
Đối với khách hàng ở khu vực miền Nam, sản phẩm chủ yếu được giao nhận bằng xe tải hoặc
xe bồn.

Hình 4. 2 Xe bồn vận chuyển sản phẩm.


Đối với khách hàng ở khu vực xa hơn, sản phẩm được vận chuyển bằng đường biển thông qua
container.

Hình 4. 3 Container được đưa qua trạm cân.

46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

KẾT LUẬN
Công ty có dây chuyền sản xuất tiên tiến tự động hóa, an toàn trong vận hành và đáp ứng các
yêu cầu về môi trường do chạy khép kín từ khâu nạp liệu đến sản phẩm đầu ra đều được điều khiển
bằng hệ thống điều khiển phân tán DCS (Distributed Control System) với độ tin cậy và chính xác cao.
Ngoài ra, các kĩ sư sản xuất được đào tạo có tay nghề cao, làm việc lâu năm và có nhiều kinh nghiệm
trong vận hành. Mặc dù vẫn còn khó khăn trong việc giải quyết vấn đề bị đóng scale (do VCM tự phản
ứng) gây tắt nghẽn hệ thống, nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc vào thị trường thế giới và nguồn
nguyên liệu không đồng nhất về chất lượng, tuy nhiên sản phẩm PVC của công ty vẫn đang đảm bảo
chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Từ đó có thể cho thấy được Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA đang là Công ty hóa
dầu sản xuất bột nhựa PVC với công suất lớn nhất tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu
PVC chủ yếu cho thị trường trong nước, đồng thời cũng là một trong những doanh nghiệp liên doanh
có đóng góp lớn cho sự phát triển của nên kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành nhựa Việt Nam
nói riêng.

47
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. TPC VINA Plastic & Chemical Corp. Ltd. Work Instruction, – Volume 1,2.
[2]. TPC VINA Plastic & Chemical Corp. Ltd. Process operation manual.
[3]. TPC VINA Plastic & Chemical Corp. Ltd. Basic engineering package, Volume 1,2 –
August, 1997.
[4]. Nguyễn Bin, Đỗ Văn Đài, Lê Nguyễn Đương, Long Thanh Hùng, Đinh Văn Huỳnh, Nguyễn
Trọng Khuông, Phan Văn Thơm, Phạm Xuân Toản, Trần Xoa. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ
hóa chất – tập II. Nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội - 1992.
[5]. Sami Mater, Lewis F.Hatch. Chemistry of Petrochemiscal Processes. Vol 2.

48

You might also like