You are on page 1of 4

BÀI TẬP CHƯƠNG HIĐROCACBON THƠM

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X( là chất lỏng ở điều kiện thường) thu được CO 2 và H2O có số mol theo tỉ
lệ 2:1. Công thức phân tử của X có thể là công thức nào sau đây?
A. C4H4 B. C2H2 C. C6H6 D. C8H8
Câu 2: Số đồng phân điclotoluen thu được khi cho Cl2 tác dụng với toluen (xúc tác FeCl3) là
A. 4 B.7 C. 5 D. 6
Câu 3: Trime hóa 3,36 lít axetilen (ở đktc) thu được benzen. Khối lượng benzen thu được:
A. 3,9 gam B. 11,7 gam C. 5,85 gam D. 1,95 gam
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về benzen?
A. benzen là chất lỏng không màu, không tan trong nước
B. benzen là dung môi hòa tan một số chất vô cơ, hữu cơ
C. benzen là chất khí có mùi thơm
D. benzen không màu làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Câu 5: Khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc kĩ rồi để yên. Hiện tượng xảy ra là:
A. Chất lỏng phân thành 2 lớp, lớp trên màu vàng, lớp dưới không màu.
B. Tạo thành dung dịch và màu brom nhạt đi
C. Màu brom đậm dần
D. Có khí thoát ra, màu brom nhạt đi
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hiđrocacbon A thu được 35,2 gam CO 2 và hơi nước. Biết MA < 110 gam và có thể
làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng , A là
A. toluen B. Etylbenzen C. Stiren D. Propylbenzen
Câu 7: Chỉ dùng 1 hóa chất, nhận biết được các chất: etylbenzen, eilen, etan. Chất đó là
A. dd brom B. Dd HBr C. dd KMnO4 D. Cả A, B đều đúng
Câu 8: Để nhận biết axetilen, toluen và stiren, người ta dùng
A. dd brom B. Dd AgNO3/NH3
C. dd KMnO4 D. dd Br2 và ddAgNO3/NH3
Câu 9:Nhóm các chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch brom?
A. toluen, stiren, axetilen, etilen. B. benzen, propin, stiren, buta-1,3-đien
C. isopren, stiren, axetilen, SO2, H2S D. etylbenzen, SO2, stiren, axetilen, etilen.
Câu 10: Vòng benzen có sẵn nhóm thế hút electron thì phản ứng thế vào vòng sẽ ưu tiên xảy ra ở vị trí
A. ortho B. para C. meta D. ortho và para
Câu 11: Cho 15,6 gam hỗn hợp stiren và axetilen phản ứng với H 2 dư (xúc tác Ni) thu được 17,2 gam hỗn hợp
hiđrocacbon X. Phần trăm khối lượng của stiren và benzen trong hỗn hợp đầu là
A. 53,33% ; 46,67% B. 66,67% ; 33,33%
C. 72,28% ; 27,72% D. 88,67% ; 11,33%
Câu 12: Phản ứng nào dưới đây làm thay đổi cấu tạo của nhân thơm?
A. cumen + Cl2(as) B. Stiren + Br2(trong CCl4)
C. benzen + Cl2(as) D. Toluen + KMnO4 + H2SO4(t0)
Câu 13: Cho benzen tác dụng với clo (xúc tác :Fe) khí sinh ra được hòa tan vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch
AgNO3. Hiện tượng xảy ra là
A. dung dịch chuyển màu vàng B. Xuất hiện kết tủa trắng
C. Xuất hiện kết tủa vàng D. Không có hiện tượng gì
Câu 14: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. propen B. Axetilen C. Toluen D. stiren
Câu 15: 13 gam hỗn hợp gồm benzen và stiren làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom. Tỉ lệ mol benzen và
stiren trong hỗn hợp ban đầu là a. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 2:3
Câu 16: Người ta điều chế benzen từ 1,6 gam metan qua sản phẩm trung gian C 2H2. biết hiệu suất phản ứng ban đầu là
45%, hiệu suất phản ứng sau là 60%. Khối lượng thu được:
A. 0,351 gam B. 1,3 gam C. 1,15 gam D. 0,752 gam
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về stiren?
A. stiren là chất lỏng, không màu, không tan trong nước. B. Stiren làm mất màu dung dịch brom
C. Stiren là đồng đẳng của benzen D. Stiren tham gia phản ứng trùng hợp
Câu 18: Để điều chế brombenzen, người ta lấy 13,31 ml benzene (D= 0,879g/ml) tác dụng vừa đủ với m gam brom
khan.a. Giá trị m là
A. 24 gam B. 6gam C. 80 gam D. 16 gam
18b. Lượng NaOH cần dùng để hấp thụ hết khí sinh ra là
A. 6 gam B. 3 gam C. 10 gam D. 12 gam
Câu 19: Số đồng phân của hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C 9H12 là
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 20: Tính chất đặc trưng của hiđrocacbon thơm là
A. dễ tham gia phản ứng cộng, oxi hóa, trùng hợp. B. tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế
C. dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng, bền với các chất oxi hóa D. chỉ tham gia phản ứng thế
Câu 21: Có 4 tên gọi o-xilen; o-đimetyl benzen; etylbenzen; 1,2-đimetylbenzen. Đó là tên gọi của mấy chất:
1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22: Chọn câu phát biểu sai:
A. benzen có CTPT là C6H6 B. Chất có CTPT C6H6 phải là benzen
C. benzen có công thức đơn giản nhất là CH không chỉ là benzen D. benzen có công thức đơn giản nhất là CH
Câu 23: Hợp chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng aren
A. C9H10 B. C7H8 C.C8H8 D. C9H10, C7H8
Câu 24: Sản phẩm chính khi oxi hóa các ankylbenzen bằng KMnO4 là chất nào
A. C6H5COOH B. C6H5CH2COOH C. C6H5CH2CH2OOH D. CO2
Câu 25: Để điều chế 1,3,5-đimetylbenzen thì ta đem tam hợp chất nào sau đây đúng nhất
A. axetilen B. toluene C. benzene D. Propin
Câu 26: Cho sơ đồ: benzen →X→Y→polistiren. X, Y là
A. C6H4(CH3)2 , C6H5-CH=CH2 B. C6H5CH2CH2CH3 , C6H5-CH=CH2
C. C6H5CH3 , C6H5-CH=CH2 D. C6H5CH2CH3 , C6H5-CH=CH2
Câu 27: Cho sơ đồ:
 C2 H 4
X  C6H5CH2CH3   X1  X2   X3
Br2 , as CuO

X, X1, X2, X3 lần lượt là


A. C6H5, C6H5CH2CH2Br , C6H5CH2CH2OH ,C6H5-CH2CHO
B. C6H6, C6H5CHBr CH3, C6H5CH(OH)CH3 ,C6H5COCH3
C. C6H6, C6H5BrCH2 CH3, C6H4OHCH2CH3 ,C6H4COCH2CH3
D. C6H5CH2CH3 , C6H5-CH=CH2
Câu 28: benzene phản ứng được với tất cả nhóm nào sau đây:
A. O2, Cl2, HBr B. Dd brom, H2, Cl2
C. H2, Cl2, HNO3 đặc D. H2, KMnO4, C2H5OH
Câu 29: Cho 0,4992 kg benzen tham ia phản ứng với hỗn hợp gồm 0,9kg H 2SO4 96% và 0,72 kg HNO 3 66%. Khối
lượng nitrobenzen thu được là? A. 760 g B. 390g C. 787,2 g D. 780 g
Câu 30: Sản phẩm brom hóa hợp chất nitrobenzen theo tỉ lệ mol 1:2 là
A. 3,5-đibromnitrobenzen B. 2,4-đibromnitrobenzen
C. 2,3-đibromnitrobenzen D. Đibromnitrobenzen
Câu 31: Sản phẩm nitro hóa hợp chất metylbenzen (toluen) theo tỉ lệ mol 1:3 là
A. nitrotoluen B. Trinitrotoluen
C. Đinitrotoluen D. 2,4,6-trinitrotoluen
Câu 32: Danh pháp IUPAC của sản phẩm cộng HCl vào stiren là
A. 1-clo-1-phenyletan B. clo-1-phenyletan
C. 1-clo-phenyletan D.  -cloetylbenzen
Câu 33: Dãy hóa chất nào sau đây đều được dùng để điều chế benzen?
A. C2H2, C6H12, CH3(CH2)4CH3 B. C2H4, C6H14, CH3CH3
C. C7H5O2Na D. Cả A và C
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hidrocacbon X là đồng đẳng benzen được 4,42g hỗn hợp CO 2 và H2O. CTPT
của X là A. C7H8 B. C6H6 C. C8H10 D. C9H12
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ankylbenzen thu được 0,35 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị m là
A. 4,6gam B. 9,2 gam C. 4,4 gam D. 92 gam
Câu 36: Xét chuỗi phản ứng :
H 2 SO4 ,1700 C  Br2  KOH , EtOH
C2H5OH   (A)   (B)   (C)   (D). D là chất nào?
truïngïhop

A. đimetylbenzen B. 1,3-đimetylbenzen
C. benzen D. 1,2-đimetylbenzen
Câu 37: Dùng hóa chất nào để nhận biết 3 dung dịch: etylbenzen, vinylbenzen, phenyl axetilen.
A. dd brom B. Dd thuốc tím
C. dd brom, dd AgNO3/NH3 D. A, C đúng
Câu 38: Cho các chất: C 6H6(1); C6H5NO2(2); C6H5CH=CH2(3); C6H5CH3(4); C6H5C2H5(5). Khả năng phản ứng thế trên
vòng benzen tăng theo thứ tự
A. 1<4<3<5<2 B. 2<3<1<4<5 C. 3<2<1<4<5 D. 2<1<4<5<3
Câu 39: Toluen không phản ứng với chất nào sau đây?
A. dung dịch Brom B. KMnO4/t0 C. HNO3/H2SO4(đặc) D. H2/Ni,t0
Câu 40: Phản ứng nào dưới đây không tạo thành etylbenzen?
A. benzen + etylbromua 
 B. Toluen + metylbromua 

AlCl3 AlCl3

Ni ,t 0
C. benzen + etilen   D. stiren + H2 
AlCl3

Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp hai hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng, thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 2,7
gam H2O. Chúng thuộc dãy đồng đẳng của
A. ankan B. Anken C. Ankin D. benzen
Câu 42: Trong công nghiệp người ta sản xuất benzen theo sơ đồ sau:
 CO2
 

C6H6   C6H5CH(CH3)2  H 2 SO4
C6 H 6
C6H5OH
Để thu được 47 kg phenol người ta cần dùng lượng benzen là ( cho biết hiệu suất của quá trình là 78%)
A. 50kg B. 64,1kg C. 39kg D. 30,42kg
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn x mol một hidrocacbon A thu được hiệu số mol CO 2 và H2O là 3x. Biết A không làm phai
màu dung dịch Br2. Vậy A thuộc dãy đồng đẳng của
A. metan B. xiclopropan C. benzen D. axetilen
Câu 44: Đốt cháy một ankylbenzen cần a mol O2 thu được 0,9 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Giá trị x là
A. 1,5 mol B. 1 mol C. 1,3 mol D. 1,2 mol
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hỗn hợp X gồm benzen và toluen thu được 0,65 mol CO 2 và 0,35 mol H2O.
Thành phần % về số mol của benzen là A. 40% B. 25% C. 35% D. 50%
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon thơm có công thức phân tử
a. C8H8 b. C8H10 c. C9H12
Bài 2: Dùng công thức cấu tạo viết các phản ứng có ghi rõ điều kiện phản ứng:

1
 C6H6Cl 
1
 C6H4(CH3)Cl
A. C6H6 b. C6H5CH3

 C6H6Cl6
2

2
 C6H5CH2Cl
Bài 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng trong mỗi trường hợp sau:
a. benzen và hexen b. Benen, toluen, stiren c.Stiren,phenylaxetilen, toluen, benzen.
Bài 4: Viết phương trình phản ứng
a. trùng hợp stiren b. stiren tác dụng với nước brom
c. stiren tác dụng với hiđro có dư( xúc tác là Ni)
Bài 5: Viết phương trình hóa học của phản ứng nitro hóa
a. 1- brom-3-clobenzen b. 1-clo-3-metylbenzen ( với sản phẩm có tỉ lệ % lớn nhất)
Bài 6: Người ta điều chế thuốc nổ TNT từ metan. Tính khối lượng metan cần dùng để điều chế 1 kg thuốc nổ, biết hiệu
suất của cả quá trình là 40%.

ĐS: m CH 4 = 0,8727(kg)
Bài 7: Đốt 1,12 gam B thu được 3,7g CO2, 1 gam H2O. Tỉ khối B so với không khí là 4
ĐS: C9H12

You might also like