You are on page 1of 7

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7953 : 2008


HỆ CHẤT KẾT DÍNH GỐC NHỰA EPOXY CHO BÊ TÔNG - QUY PHẠM THI CÔNG VÀ
NGHIỆM THU
Epoxy resin base bonding systems for concrete - Code of practice and aceptance
Lời nói đầu
TCVN 7953 : 2008 xây dựng trên cơ sở ACI 503R-93 (tái bản 1998).
TCVN 7953 : 2008 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị,
Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

HỆ CHẤT KẾT DÍNH GỐC NHỰA EPOXY CHO BÊ TÔNG - QUY PHẠM THI CÔNG VÀ
NGHIỆM THU
Epoxy resin base bonding systems for concrete – Code of practice and acceptance
1. Phạm vi áp dụng
Qui phạm này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu công trình sử dụng hệ chất kết dính gốc
nhựa epoxy cho vữa và bê tông xi măng pooclăng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn
ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố
thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả phiên bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 5507 : 2002 Hoá chất nguy hiểm – Qui phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng,
bảo quản và vận chuyển.
TCVN 7951 : 2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông – Yêu cầu kỹ thuật.
TCXDVN 256 :1999* Vật liệu phủ mặt kết cấu xây dựng - Phương pháp kéo đứt thử độ bám dính
nền.
TCXDVN 334 : 2005* Qui phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công
nghiệp.
3. Qui định chung
3.1. Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy nói đến trong qui phạm này phải thoả mãn yêu cầu kỹ
thuật trong TCVN 7951 : 2008
3.2. Các ứng dụng của hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông đề cập trong qui phạm này
bao gồm: phủ chống trượt, phủ mặt, chống ăn mòn hoá học, trám vá, xảm vết nứt, chèn khe,
chất liên kết cho bê tông.
3.3 Việc lựa chọn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy phải tuân thủ qui định trong thiết kế. Nếu
không qui định trong thiết kế thì phải có sự thoả thuận giữa nhà thầu, thiết kế và chủ đầu tư bằng
văn bản.
3.4 Việc thi công hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy nên thực hiện khi nhiệt độ của bề mặt nền
ứng dụng nằm trong khoảng 4 oC 32 oC. Trong trường hợp thi công ngoài khoảng nhiệt độ này
thì phải có sự tư vấn của nhà thiết kế và nhà cung cấp bằng văn bản để có biện pháp xử lý đảm
bảo yêu cầu chất lượng cuối cùng.
3.5 Không được sử dụng dung môi để pha loãng hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy.

*
Các tiêu chuẩn TCXDVN sẽ được chuyển đổi thành TCVN hoặc QCXD.
4 Thiết bị và dụng cụ thi công
Các thiết bị và dụng cụ phục vụ công tác thi công bao gồm:
- Máy mài, máy khoan, máy nén khí, máy phun nước áp lực cao, máy trộn, súng phun, thiết bị
trộn liên tục.
- Đèn khò, dụng cụ thi công cầm tay (lu, chổi, đục, cào...).
- Bình chữa cháy, găng tay, quần áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt...
5 Thi công
5.1 Lớp phủ chống trượt
5.1.1 Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt bê tông phải được làm sạch để loại bỏ tất cả các chất gây ảnh hưởng xấu tới sự bám
dính giữa hệ chất kết dính epoxy với bê tông như bụi bẩn, dầu, mỡ và phải làm lộ cốt liệu trên bề
mặt nhưng không được làm cho bề mặt bê tông nhẵn bóng. Biện pháp sử dụng làm sạch bề mặt
bê tông có thể bằng đánh mài, phun cát, phun nước, phun kim loại, phun khí nén ...
Nếu bề mặt bê tông không còn độ đặc chắc thì phải loại bỏ cục bộ hoặc toàn phần đến độ sâu
cần thiết bằng biện pháp thích hợp. Sau đó tiến hành trám vá lại theo mục 5.3 của qui phạm này.
Nếu bề mặt bê tông đã có lớp phủ trước thì phải loại bỏ hoàn toàn lớp phủ đó.
Nếu bề mặt bê tông bị ướt thì phải làm khô bằng đèn khò hoặc các biện pháp thích hợp.
5.1.2 Pha trộn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy
5.1.2.1 Hệ chất kết dính epoxy trước khi pha trộn phải có đầy đủ chứng chỉ kiểm tra chất lượng
theo TCVN 7951 : 2008. Những yêu cầu đặc biệt ngoài tiêu chuẩn này phải có sự thoả thuận của
chủ đầu tư, nhà thầu và nhà cung cấp.
5.1.2.2 Nhiệt độ của các thành phần trước khi trộn, tỉ lệ pha trộn, thời gian trộn và thời gian thi
công của hệ chất kết dính epoxy theo hướng dẫn của nhà cung cấp. Việc pha trộn hệ chất kết
dính epoxy chỉ được thực hiện trước khi chúng được sử dụng.
5.1.2.3 Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của môi trường ứng dụng, hệ chất kết dính
epoxy có thể pha trộn theo mẻ hoặc liên tục bằng máy hoặc bằng dụng cụ thủ công miễn sao
đảm bảo độ đồng nhất của hỗn hợp. Các thiết bị được sử dụng để trộn hệ chất kết dính gốc
nhựa epoxy là máy khuấy, máy trộn, thiết bị trộn liên tục…
5.1.2.4 Các biện pháp điều chỉnh tốc độ đóng rắn của hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy chỉ được
thực thi khi đã có sự thoả thuận của chủ đầu tư, nhà thiết kế và nhà cung cấp bằng văn bản.
5.1.3 Thi công
Có hai phương pháp thi công.
5.1.3.1 Phương pháp 1
- Tạo lớp lót (nếu có): Dùng chổi, lu lông mềm hoặc thiết bị phun để tạo một lớp lót mỏng.
- Tạo lớp phủ: Sau khi chờ cho lớp lót sờ tay vào còn hơi dính (dùng ngón tay đặt nhẹ lên bề
mặt, sau khi nhấc ngón tay lên bề mặt vật liệu không biến dạng nhưng ngón tay vẫn có cảm giác
dính), thì tiến hành đổ hệ chất kết dính epoxy dùng làm lớp phủ lên bề mặt. Tiếp theo dùng chổi,
lu hoặc dụng cụ, thiết bị thích hợp dàn láng tạo thành một lớp có độ dày theo qui định của thiết
kế.
Ngay khi lớp phủ được dàn xong, dùng tay hoặc thiết bị rắc đều cốt liệu hạt tạo tính chống trượt
lên bề mặt của lớp phủ. Loại và lượng cốt liệu hạt được qui định theo hướng dẫn của nhà cung
cấp. Có thể tạo tính chống trượt bằng cách sử dụng lu cao su có gai cứng thi công lớp phủ.
5.1.3.2 Phương pháp 2: Phương pháp này được sử dụng để bảo vệ bê tông trong môi trường
xâm thực.
- Tạo lớp lót (nếu có): Dùng chổi, lu lông mềm hoặc thiết bị phun để tạo một lớp lót mỏng.
- Tạo lớp phủ: Khi lớp lót sờ tay vào còn hơi dính thì tiến hành tạo lớp phủ. Lớp phủ được tạo
thành từ 2 3 lớp. Mỗi lớp này được tạo bằng cách đổ hệ chất kết dính epoxy dùng làm lớp phủ
lên bề mặt. Tiếp theo dùng chổi, lu hoặc dụng cụ, thiết bị thích hợp dàn láng tạo thành một lớp có
độ dày mỏng. Ngay khi dàn xong, dùng tay hoặc thiết bị rắc đều cốt liệu hạt lên bề mặt của lớp.
Lớp kế tiếp được tiến hành khi sờ tay vào lớp trước không dính. Loại và lượng cốt liệu hạt được
qui định theo hướng dẫn của nhà cung cấp. Trước khi thi công lớp kế tiếp, cốt liệu được rải ở lớp
trước không dính với bề mặt phải được loại bỏ.
5.1.4 Vệ sinh thiết bị và dụng cụ
Làm sạch thiết bị, dụng cụ và bề mặt thi công bị dây bẩn theo hướng dẫn của nhà cung cấp. Biện
pháp sử dụng làm sạch có thể bằng đánh mài, dung môi, dung dịch làm sạch kèm theo sản
phẩm, đốt nóng hoặc bằng phun, bọc chất chống dính lên bề mặt.
5.2 Lớp phủ mặt
5.2.1 Chuẩn bị bề mặt
Theo 5.1.1.
5.2.2 Pha trộn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy dùng làm lớp lót và vữa epoxy được pha trộn theo qui định ở
mục 5.1.2.
5.2.3 Thi công
5.2.3.1 Tạo lớp lót (nếu có): Dùng chổi, lu lông mềm hoặc thiết bị phun để tạo một lớp lót mỏng.
5.2.3.2 Tạo lớp phủ: Sau khi chờ cho lớp lót sờ tay vào còn hơi dính, trát hoặc đổ hỗn hợp vữa
epoxy dùng làm lớp phủ lên bề mặt. Tiếp theo dùng lu, bay hoặc dụng cụ, thiết bị thích hợp dàn
láng tạo thành lớp phủ có độ dày theo qui định của nhà thiết kế nhưng không được nhỏ hơn 6
mm. Sau đó rắc một lớp cát mỏng (có kích thước theo hướng dẫn của nhà sản xuất) lên những
vùng bóng và giàu nhựa.
5.2.4 Vệ sinh
Theo 5.1.4.
5.3 Trám vá
5.3.1 Chuẩn bị vùng trám vá
Theo 5.1.1. Chú ý phải mở rộng vùng bề mặt làm sạch vượt qua phạm vi trám vá, khoảng 300
mm.
5.3.2 Pha trộn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy
Các hệ chất kết dính epoxy sử dụng để trám vá được pha trộn theo 5.1.2. Đối với vữa epoxy,
phải sử dụng máy trộn để trộn các hợp phần của vữa với thời gian trộn và thi công theo hướng
dẫn của nhà cung cấp. Nếu sử dụng lượng vữa nhỏ dưới 5 kg có thể sử dụng các dụng cụ cầm
tay thích hợp để trộn.
5.3.3 Thi công
5.3.3.1 Tạo lớp lót (nếu có): Dùng chổi, lu lông mềm hoặc thiết bị phun để tạo một lớp lót mỏng.
5.3.3.2 Khi lớp lót sờ tay còn hơi dính, tiến hành thi công vữa epoxy lên bề mặt cần trám vá. Nếu
độ sâu của vùng trám vá lớn hơn 150 mm thì thi công thành từng lớp vữa có độ dày nhỏ hơn 150
mm. Không cần san phẳng các lớp vữa trung gian. Đối với lát vữa cuối cùng, đổ vữa epoxy cao
hơn gờ bê tông xung quanh, sau đó đầm và làm phẳng mặt. Để bề mặt vữa nhẵn hơn, dùng bay
hoặc thiết bị phù hợp láng vữa epoxy cho đến khi thu được độ nhẵn mong muốn. Thực hiện theo
hướng dẫn của nhà sản xuất về độ dày tối đa của các lát vữa và thời gian thi công tối đa giữa
chúng. Nếu thời gian thi công giữa các lát vữa vượt quá qui định thì bề mặt của các lát vữa đã
đóng rắn phải được đánh mài, tạo nhám trước khi thi công lát tiếp theo.
5.3.3.3 Khi cần hệ trám vá đóng rắn nhanh hơn, có thể thực hiện bằng các cách sau:
- Chọn hệ sản phẩm có khả năng đóng rắn nhanh.
- Cấp nhiệt cho bề mặt bê tông vùng sửa chữa để rút ngắn thời gian đóng rắn.
5.3.3.4 Khi sửa chữa trám vá vùng thẳng đứng hay trên trần, phải chọn loại vữa epoxy có thể
dính và không sệ với chiều dày lớp vữa từ 19 mm đến 25 mm.
5.3.4 Vệ sinh
Theo 5.1.4.
5.4 Xảm vết nứt
5.4.1 Chuẩn bị bề mặt
Vết nứt phải được làm sạch bằng cách rửa nước hoặc dung môi thích hợp để loại bỏ bụi bẩn và
dầu mỡ trong vết nứt. Sau đó để khô tự nhiên hoặc dùng khí nén để thổi nước hoặc dung môi ra
khỏi vết nứt.
5.4.2 Pha trộn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy
Theo 5.1.2.
5.4.3 Thi công
5.4.3.1 Bịt vết nứt
Dùng lu, chổi quét hoặc thiết bị phun hỗn hợp hệ chất kết dính epoxy dùng để bịt phủ lên miệng
vết nứt mặt nhằm ngăn nhựa lỏng rò rỉ và chảy ra ngoài vết nứt. Nếu bê tông bề mặt vết nứt bị
hư hỏng thì phải đục tạo rãnh hình chữ V trên bề mặt vết nứt tới phần bê tông cứng. Sau đó làm
sạch và dùng hệ chất kết dính epoxy phủ bịt lên.
5.4.3.2 Đặt ống bơm
Các ống bơm được đặt cách nhau sao cho đủ xa để đảm bảo rằng khi nhìn thấy chất kết dính ở
ống kế cận thì đã điền đầy đoạn vết nứt đó. Thông thường, các ống bơm được đặt ở khoảng
cách bằng độ sâu mà hệ chất kết dính epoxy mong muốn xâm nhập. Có 3 phương pháp đặt ống
bơm:
a) Khoan lỗ - chèn ống bơm
Dùng khoan lấy lõi khoan trên vết nứt tới độ sâu 13 mm - 19 mm. Chú ý phải chọn mũi khoan có
kích thước phù hợp với ống bơm đặt vào. Trong quá trình lỗ được khoan, tất cả bụi và mảnh vụn
phải được loại khỏi lỗ khoan. Sau khi khoan, đặt ống bơm vào trong lỗ, dùng hệ chất kết dính
epoxy neo giữ ống bơm và bịt phần hở của vết nứt.
b) Lắp ống bơm bằng chính chất bịt bề mặt
Khi các vết nứt là rãnh chữ V hoặc bề mặt bê tông ướt, sử dụng ống bơm hình chữ T đặt vào vết
nứt.
Ống bơm chữ T được liên kết với bề mặt bê tông bằng hệ kết dính epoxy ở thời điểm bao phủ
toàn bộ vết nứt bằng chất bịt bề mặt.
c) Đối với sự gián đoạn trong bịt bề mặt
Sử dụng vật liệu đệm đặc biệt bao phủ phần không được bịt bằng chất bịt bề mặt để sau đó bơm
hệ kết dính epoxy trực tiếp vào vết nứt mà không bị rò rỉ.
5.4.3.3 Bơm hệ kết dính
Sử dụng máy nén khí, các thiết bị bơm đặc chủng để bơm hệ chất kết dính vào trong vết nứt. Hệ
kết dính epoxy phải được bơm liên tục qua ống bơm thấp nhất tới ống kế tiếp. Quá trình bơm
được thực hiện liên tục cho đến khi hệ chất kết dính chảy ra đều thành dòng ở ống kế tiếp thì
ngừng bơm và bịt ống đó lại trước khi chuyển sang bơm ở ống tiếp theo. áp lực bơm thường ở
khoảng (10 15) at.
- Đối với bề mặt nằm ngang, bơm từ đầu này đến đầu kia của vết nứt. Khi có thể, bơm từ phần
đáy vết nứt lên trên.
- Đối với bề mặt thẳng đứng, bơm từ đáy rồi lên các cổng kế tiếp.
5.4.3.4 Hoàn thiện bề mặt
Sau khi hệ chất kết dính đã đóng rắn, loại bỏ chất bịt (nến cần) bằng mài hay bằng phương tiện
thích hợp khác. Cắt bỏ phần ống bơm nhô lên và làm phẳng.
CHÚ THÍCH: Các bước sau trong quá trình thi công chỉ thực hiện khi hệ chất kết dính gốc nhựa
epoxy sử dụng ở bước trước đã đóng rắn.
5.4.4 Vệ sinh
Theo 5.1.4.
5.5 Chèn khe
5.5.1 Chuẩn bị bề mặt
Theo 5.1.1.
5.5.2 Pha trộn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy
Theo 5.1.2.
5.5.3 Thi công
- Tạo lớp lót (nếu có): Dùng chổi, lu lông mềm hoặc thiết bị phun để tạo một lớp lót mỏng.
- Chèn khe: Khi lớp lót sờ tay còn hơi dính, sử dụng súng phun hoặc dụng cụ thích hợp phun
hoặc rót hệ chất kết dính epoxy vào khe nối. Miệng của súng phun hoặc dụng cụ rót phải nghiêng
một góc 45o so với phương vuông góc của khe chèn. Quá trình chèn khe phải liên tục không
được đứt quãng, bỏ sót.
5.5.4 Vệ sinh
Theo 5.1.4.
5.6 Lớp phủ chống ăn mòn hoá học
5.6.1 Chuẩn bị bề mặt
Theo 5.1.1.
5.6.2 Pha trộn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy
Theo 5.1.2.
5.6.3 Thi công
5.6.3.1 Sử dụng hệ chất kết dính epoxy không có vải thuỷ tinh gia cường
- Dùng chổi, lu lông mềm hoặc thiết bị phun để tạo lớp lót mỏng lên bề mặt bê tông.
- Sử dụng bay trát và đầm chặt hệ chất kết dính epoxy có chất độn để tạo lớp phủ dày khoảng 6
mm.
- Dùng chổi, lu hoặc thiết bị phun tạo lớp hoàn thiện hệ chất kết dính epoxy trên bề mặt lớp phủ.
Lớp cuối này có thể có hoặc không.
Thời gian chờ thi công giữa các lớp trong qui trình này phải thực hiện theo hướng dẫn của nhà
cung cấp.
5.6.3.2 Sử dụng hệ chất kết dính epoxy có vải thuỷ tinh gia cường
- Dùng chổi, lu lông mềm hoặc thiết bị phun để tạo lớp lót mỏng lên bề mặt bê tông.
- Sử dụng bay trát hệ chất kết dính epoxy có chất độn lên bề mặt với độ dày khoảng 1 mm 2
mm.
- Sau đó, dán vải thuỷ tinh lên bề mặt trước khi hệ chất kết dính epoxy đóng rắn. Bề mặt vải thuỷ
tinh đã dán phải phẳng, không phồng rộp. Tiếp đó, dùng chổi, lu quét một lớp hệ chất kết dính
epoxy không có chất độn lên trên bề mặt vải để bão hoà nhựa cho vải.
- Đợi đến khi lớp nhựa epoxy sờ bề mặt thấy còn hơi dính tay, trát thêm lớp phủ hệ chất kết dính
epoxy có chất độn như trước khi dán đến độ dày theo yêu cầu.
5.6.4 Vệ sinh
Theo 5.1.4.
5.7 Liên kết bê tông tươi với bê tông đQ đóng rắn
5.7.1 Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt bê tông đã đóng rắn được chuẩn bị theo mục 5.1.
5.7.2 Pha trộn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy
Theo 5.1.2.
5.7.3 Thi công
Sử dụng chổi, lu hoặc các dụng cụ, thiết bị thích hợp phủ hệ chất kết dính epoxy lên toàn bộ
phần bề mặt cần liên kết của bê tông đã đóng rắn. Việc lắp khuôn và đổ bê tông tươi phải thực
hiện trước khi lớp kết dính epoxy trở nên không dính. Nếu lớp kết dính epoxy trở nên không dính
tay khi đổ bê tông tươi thì phải tạo lớp kết dính epoxy mới.
Quá trình đổ bê tông tươi được thực hiện theo cách thông thường. Việc làm chặt bê tông phải
không làm ảnh hưởng đến lớp kết dính epoxy.
5.7.4 Vệ sinh
Theo 5.1.4.
5.8 Liên kết bê tông đQ đóng rắn với nhau
5.8.1 Chuẩn bị bề mặt
Cả hai bề mặt bê tông đã đóng rắn được chuẩn bị theo 5.1.1.
5.8.2 Pha trộn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy
Theo 5.1.2.
5.8.3 Thi công
Sử dụng chổi, lu hoặc các dụng cụ, thiết bị thích hợp phủ hệ chất kết dính epoxy lên cả hai bề
mặt cần liên kết của bê tông đã đóng rắn. Nếu bề mặt liên kết thẳng đứng, sử dụng hệ chất kết
dính epoxy có tính bám dính và không chảy sệ (tính xúc biến).
Tiếp đó, ép hai bề mặt bê tông cần liên kết với nhau và định vị cho đến khi hệ kết dính epoxy
đóng rắn hoàn toàn. Phải có biện pháp ngăn cản sự rò rỉ ra ngoài của hệ chất kết dính epoxy từ
mối nối.
5.8.4 Vệ sinh
Theo 5.1.4.
5.9 Liên kết bê tông với thép
5.9.1 Chuẩn bị bề mặt
* Đối với bề mặt bê tông (nếu kết nối với bê tông đã đóng rắn): Bề mặt bê tông đã đóng rắn được
chuẩn bị theo 5.1.1.
* Đối với bề mặt thép
Bề mặt thép phải làm sạch, loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ. Việc làm sạch bề mặt bằng biện pháp
đánh mài, phun cát, phun nước áp lực cao, phun hạt kim loại, thổi khí nén hoặc bằng hoá chất
theo hướng dẫn của nhà cung cấp. Độ sạch bề mặt phải đạt được yêu cầu qui định trong tiêu
chuẩn TCXDVN 334: 2005 Qui phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và
công nghiệp.
5.9.2 Pha trộn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy
Theo 5.1.2.
5.9.3 Thi công
5.9.3.1 Sử dụng chổi, lu hoặc các dụng cụ, thiết bị thích hợp phủ hệ chất kết dính epoxy lên phần
bề mặt cần liên kết của thép.
5.9.3.2 Liên kết với bê tông tươi
Sau khi phủ hỗn hợp epoxy lên bề mặt thép, tiến hành đổ bê tông tươi theo cách thông thường.
Việc đổ bê tông phải được thực hiện khi lớp liên kết epoxy sờ còn dính tay.
5.9.3.3 Liên kết với bê tông đã đóng rắn
Phải phủ lớp hệ chất kết dính epoxy cả lên bề mặt thép và bê tông cần liên kết. Sau khi phủ xong
phải định vị hai bề mặt chúng lại với lực vừa đủ để ngăn sự dịch chuyển trong quá trình đóng
rắn.
5.9.3.4 Phải có biện pháp ngăn cản sự rò rỉ ra ngoài của hệ chất kết dính epoxy từ mối nối.
5.9.4 Vệ sinh
Theo 5.1.4.
5.10 Liên kết bê tông với nhôm
Các bước tiến hành khi liên kết bê tông với nhôm được thực hiện tương tự nhưng liên kết bê
tông với thép theo 5.9 của qui phạm này. Chú ý, sau khi bề mặt nhôm được làm sạch xong phải
phủ kín ngay bằng hệ chất kết dính epoxy và để bề mặt chúng se mặt trước khi sử dụng lớp phủ
liên kết bê tông. Nhôm chưa phủ bọc không được liên kết trực tiếp với cốt thép trong bê tông.
5.11 Liên kết bê tông với kim loại khác
Việc liên kết bê tông với các kim loại khác được thực hiện theo 5.9. Trong quá trình liên kết phải
tránh tiếp xúc trực tiếp các kim loại khác với cốt thép trong bê tông.
5.12 Liên kết bê tông với gỗ
5.12.1 Chuẩn bị bề mặt
Đối với bề mặt bê tông (nếu liên kết với bê tông đã đóng rắn):
− Bề mặt bê tông đã đóng rắn được chuẩn bị theo 5.1.1.
Đối với bề mặt gỗ
− Sử dụng giẻ tẩm cồn hoặc/và khí nén để làm sạch bề mặt gỗ.
5.12.2 Pha trộn hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy
Theo 5.1.2.
5.12.3 Thi công
5.12.3.1 Sử dụng chổi, lu hoặc các dụng cụ, thiết bị thích hợp phủ hệ chất kết dính epoxy lên
phần bề mặt cần liên kết của gỗ.

You might also like