You are on page 1of 8

SƠN XE

I. Nhiệm vụ & Vai trò của sơn xe:


Sơn xe có nhiệm vụ bảo vệ bề mặt thân vỏ chống lại các ảnh hưởng bên ngoài môi
trường như ăn mòn trong nước hoặc không khí, chống đá vụn làm trầy sướt thân vỏ xe,… Bên
cạnh đó, sơn xe cũng giúp tăng tính thẩm mỹ của xe.
Yêu cầu đối vơi sơn xe:

 Tạo 1 lớp bảo vệ kín và liên kết chặt với nhau.


 Cùng lúc có độ cứng và độ đàn hồi.
 Bền màu.
 Có tác dụng tạo hiệu ứng tín hiệu,
 Dễ làm sạch và bảo dưỡng

II. Phương pháp sơn xe:


Sơn xe có thể được phủ bằng các phương pháp sau:

 Phun.
 Nhúng.
 Phun điện.

1. Sơn xe bằng phương pháp phun:


Ở phương pháp này thường sơn bằng súng sơn.
1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của súng sơn:

Hình 1.1: Cấu tạo của súng phun sơn


Thường hoạt động với khí nén. Khi súng hoạt động, sơn được đẩy ra theo nguyên tắc
bơm phun (Nguyên tắc ống Venturi).
Nguyên lý hoạt động: Khi không khí chạy qua bơm phun hút và đến vòi phun sẽ tạo ra
áp chân không làm sơn trong bình chứa sơn ra cùng với không khí đến vòi phun sơn. Sơn ra
khỏi vòi phun tạo thành một chùm tia hạt sơn và đọng trên bề mặt.
Có 2 phương pháp phun sơn bằng súng sơn phổ biến là: Phun lạnh và nóng.

1.2. Phun lạnh và nóng:


Phun lạnh: Sơn được làm loãng với dung môi để làm giảm độ nhớt của sơn. Nếu dung
môi bốc hơi quá nhanh sẽ làm co bề mặt sơn lại.
Phun nóng: Sơn được hâm nóng trong bình chứa sơn. Qua đó, độ nhớt sơn giảm và có
thể phun mà không cần dung môi.
1.3. Phun tĩnh điện:

Hình 1.2: Phương pháp phun tĩnh điện


Ta sử dụng phương pháp phun sơn tĩnh điện trong sản xuất hàng loạt. Thân vỏ xe được
nối với cực dương, vòi phun sơn được nối với cực âm của nguồn 1 chiều.
Khi phun sơn, chùm tia hạt sơn mang điện tích âm được thân vỏ mang điện tích dương
hút vào qua đó giảm tối đa việc hao hụt sơn.
Ở phương pháp này, thay vì sử dụng súng phun sơn ta sử dụng một chuông quay với vận
tốc cao hoặc sử dụng người máy phun sơn cho các vị trí mà chuông quay không phun tới được.

1.4. Phun áp cao không có không khí:


Dung dịch sơn chịu tác dụng của áp suất thủy tĩnh (từ 100 đến 200 bar) sẽ hóa sương và
tạo thành hạt bụi sơn tinh ngay cả khi dung dịch sơn có độ nhớt cao.
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để phủ lớp bảo vệ sàn và chống ăn mòn ( Phủ
gầm).

2. Sơn xe bằng phương pháp nhúng:


Trong sản xuất hàng loạt, lớp sơn nền được thực hiện bằng phương pháp nhúng thân vỏ
vào 1 bể chứa đầy sơn nền. Sơn thừa được làm sạch bằng vị thế treo và các lỗ thoát (Các hạt
bẩn nặng hơn sơn sẽ chìm xuống theo lỗ thoát ra ngoài).
3. Sơn xe bằng phương pháp điện di:

Hình 3.1: Sơn xe bằng phương pháp điện di


Ngoài sơn nhúng, ta sẽ sử dụng phương pháp điện di. Những phần tử sơn lơ lửng trong
dung dịch điện giải được nạp điện và di chuyển về thân vỏ xe mang điện tích trái chiều tạo
thành một lớp sơn điều. Quá trình sơn này đượ kéo dài đến khi vị trí cuối cùng được phủ sơn 
Phương pháp này chỉ thích hợp cho việc sơn đầu tiên (Lớp sơn nền).

III. Cấu tạo của lớp sơn:


Sơn xe cơ giới gồm việc gia công các lớp sau:

Hình 3.1: Cấu tạo của lớp sơn


 Lớp Photphat.
 Lớp sơn nền nhúng điện.
 Lớp sơn lót giữa chống đá vụn.
 Lớp sơn lót ngoài.
 Lớp sơn bề mặt ngoài (Sơn thường hay sơn kim loại).

1. Lớp Photphat: (Mercedes Benz sử dụng đây là 1 lớp Zircobond)


Tạo ra 1 lớp Photphat sắt xốp trên bề mặt tấm tôn để tạo điều kiện cho sự bám dính
những lớp sơn sau và đây là lớp bảo vệ chống ăn mòn rất tốt.

2. Lớp sơn nền:


Lớp sơn này tạo thành lớp bám dính cho lớp sơn lót giữa chống đá vụn, lớp sơn lót
ngoài và lớp sơn bề mặt ngoài. Việc phủ lớp sơn nền được thực hiện bằng phương pháp nhúng
phương pháp điện di.

3. Lớp sơn lót chống đá vụn:


Lớp sơn này được phủ cho bề mặt vỏ ngoài của thân vỏ xe tại vị trí đặc biệt có nguy cơ
chịu tác động của đá vụn.

4. Lớp sơn lót ngoài:


Lớp sơn này để lấp đầy các vị trí không bằng phẳng nhỏ. Lớp sơn lót thường được sơn
phủ bằng máy phun sơn tĩnh điện (Hoặc súng phun sơn đối với công việc đồng sơn).
Nếu lớp sơn bề mặt ngoài được sơn phủ trực tiếp lên lớn sơn lót ngoài, lớp sơn lót ngoài
sẽ giữ vai trò của lớp sơn trước bề mặt ngoài (Lớp sơn trước bề mặt ngoài chính là lớp sơn lót
trong HT sơn bóng).

5. Lớp sơn bề mặt ngoài:


Ta phân biệt giữa sơn thường và sơn kim loại:

5.1. Sơn thường:


Cấu trúc sơn 4 lớp: Bên cạnh lớp sơn nền và lớp sơn lót ngoài, hai lớp sơn nữa được
phủ thêm bằng phương pháp phun tĩnh điện (Hoặc phun nóng – lạnh). Ta phun lần lượt lớp sơn
trước bề mặt ngoài (Lớp sơn màu trong HT sơn bóng) và lớp sơn bề mặt ngoài (Lớp sơn bóng
trong HT sơn bóng) sau đó lần lượt sấy khô ở nhiệt độ khoảng 130 – 140 0C (Lớp sơn ngoài
cùng thường sấy với nhiệt độ thấp hơn).
Cấu trúc sơn 3 lớp: Gồm lớp sơn nền, lớp sơn lót ngoài và lớp sơn bền mặt ngoài. Ở
đây, lớp sơn bề mặt ngoài được phun trực tiếp lên lót sơn lót ngoài còn ướt cuối cùng được sấy
khô.
Ưu điểm của sơn 4 lớp so với 3 lớp: Độ dày của lớp sơn trên toàn bộ bề mặt thân vỏ xe
rất đều (Do lớp sơn trước bề mặt ngoài và lớp sơn bề mặt ngoài có cùng độ dày).
5.2. Sơn kim loại:
Sử dụng sơn gốc kim loại để tạo lớp màu và hiệu ứng và một lớp sơn bóng để tạo độ
bóng và bảo vệ.
Lớp sơn gốc kim loại phủ bằng phương pháp phun sương với không khí, lớp sơn bóng
được phủ bằng phương pháp tĩnh điện hoặc phun sương với không khí.
Việc phun sơn được thực hiện bằng phương pháp phun trực tiếp lớp sơn bóng lên trên
lớp sơn gốc còn ướt. Cuối cùng là sấy khô 2 lớp sơn với nhiệt độ khoảng 130 0C.

IV. Sơn:
Sơn gồm thành phần bay hơi và không bay hơi.
Những thành phần không bay hơi gồm:
 Chất kết dính: Kẹo nhựa hay chất tạo màng.
 Chất tạo màu: Các hạt màu không hòa tan.
 Chất phụ gia: Chất xúc tác, chất chống Oxh, chất điền đầy và chất không gỉ.
Những thành phần bay hơi gồm:
 Dung môi: Chất làm loãng hoặc các SP hoạt hóa.

1. Cấu tạo và chức năng của các thành phần không bay hơi và bay hơi:
Chất kết dính: Tạo nên lớp màng sơn sau khi sơn và sấy khô. Các chất tạo màu được kết
nối với nhau bằng keo nhựa và chất tạo màng đẩy nhanh quá trình tạo thành lớp sơn (Cải tiến
hiệu suất và chất lượng sơn).
Chất tạo màu (Bột màu): Tạo cho lớp sơn màu sắc bên ngoài theo ý muốn. Các hạt màu
ở thể rắn không hòa tan được trong sơn.
Chất phụ gia: Là chất thúc đẩy nhanh quá trình hóa cứng và làm khô. Bên cạnh đó, chất
chống Oxh giúp tránh việc tạo màng và tụ sơn cục bộ. Chật độn (Chất điền đầy) làm tăng độ
bóng và sự tạo màng của sơn. Chất chống gỉ giúp bảo vệ sơn.
Dung môi: Hòa tan thành phần rắn và nhớt của sơn để tạo nên độ nhớt cần thiết theo yêu
cầu của việc gia công. Chất hòa tan và sản phẩm hoạt hóa sẽ bay hơi khi gia công và trong quá
trình sấy khô lớp sơn.

2. Phân loại sơn:


Ta chia sơn thành các loại sơn sau:
 Sơn Nitro.
 Sơn nhựa nhân tạo.
 Sơn hiệu ứng.
 Sơn nước.
 Sơn có độ đậm đặc cao.
 Sơn bột.
2.1. Sơn Nitro:
Không còn được sử dụng để sơn xe do dễ cháy, không bền với nhiên liệu và đoi hỏi bảo
dưỡng điều đặn mới có thể giữ được độ bóng cao.
2.2. Sơn nhựa nhân tạo:
Có chất kết dính là nhựa nhiệt rắn (Nhựa Alkyd, hay nhựa Melamin). Loại sơn này được
hóa cứng dưới tác dụng của oxy trong không khí. Sử dụng để sơn bề mặt ngoài sơn xe.
2.3. Sơn nhựa (Sơn Acrylic):
Chất kết dính được sử dụng là Nhựa Acrylic (Nhựa dẻo). Sơn này được hóa cứng qua
quá trình khô vật lý (Qua sự bốc hơi của dung môi). Sơn này có khả năng hòa tan lại với dung
môi (Có tính hòa tan).
Để tăng khả năng chịu nhiệt của sơn, ta sử dụng chất kết dính là nhặ Silicon.
Sơn nhựa thường được sử dụng để làm chất sơn nền hay làm sơn bề mặt ngoài cho xe.
Ta phân biệt thành sơn 1 thành phần và sơn 2 thành phần.
2.3.1. Sơn nhựa 1 thành phần:
Thường được hóa cứng dưới tác động của oxy trong không khí bởi sự liên kết phân tử
(Polyme hóa).
Trong quá trình hóa cứng, dung môi và chất hoạt hóa sẽ bay hơi để tạo ra 1 lớp sơn có
độ bóng cao.
2.3.2. Sơn nhựa 2 thành phần:
Gồm chất kết dính và chất tăng cứng. Giữa 2 thành phần của sơn xảy ra 1 phản ứng hóa
học (Đa trùng cộng) làm hóa cứng dần lớp sơn đã phủ ngay cả khi ở nhiệt độ phòng mà không
cần đến SP hoạt hóa.
2.4. Sơn hiệu ứng (Sơn kim loại):
Bên cạnh chất tạo màu, loại sơn này còn chứa các hạt kim loại (Bột sáng) bằng nhôm
trong sơn gốc. Những chất phụ này phản chiếu với anh sáng tạo nên hiệu sứng kim loại trên bề
mặt.
2.5. Sơn nước (Sơn Hydro):
Chất kính dính là keo nhựa dựa trên cơ sở chất dẻo. Thành phần dung môi hữu cơ ở các
loại sơn đầy và sơn gốc được thay thế bằng nước.
Sơn nước được phân loại như sau:
 Sơn nước thật: Phần tử nhựa được hòa tan hoàn toàn trong nước.
 Sơn có thể pha loãng với nước: Phần tử nhựa đượ phân tán thật nhỏ trong nước.
Sau khi phủ sơn, nước và chất hòa tan bay hơi bởi thiết bị sấy khô. Một lớp sơn dày bề
với nước và chất hóa học sẽ hình thành. Tuy nhiên, quá trình sấy khô kéo dài lâu hơn vì tỷ lệ
chất hòa tan thấp  ít gây tác hại đến môi trường qua việc thải dung môi được giảm thiểu.
2.6. Sơn có độ đậm đặc cao hoặc trung bình (Sơn HS):
Là sơn có tỷ lệ thành phần không bay hơi cao (Tỷ lệ chất rắn trong sơn chiếm đến 70%).
Vì lý do môi trường nên các loại sơn này được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực sửa chữa.
Chúng có đặc tính là độ che phủ rất tốt, khô nhanh và đạt độ bóng cao.
Nhờ vào khả năng có thể sơn phủ với lớn sơn dày nên chi phí tiền công lao động giảm
thiểu đáng kể.
2.7. Sơn bột:
Ta sử dụng chất dẻo dạng bột có độ hạt từ 20  60  m làm chất kết dính.

Bột được phun lên phôi cần sơn ở trạng thái nguội hoặc nóng bằng súng phun sơn. Bột
sơn bám ở phôi nguội qua tĩnh điện còn ở phôi nóng qua sự nóng chảy. Cuối cùng ta tạo được
mảng sơn cần sơn lên phôi.
Qua việc sấy nóng trong buồng sấy, bột chảy ra và những đa phân tử của chất kết nối sẽ
tạo thành lưới (Đa trùng cộng). Trong quá trình làm nguội sẽ sinh ra 1 lớp sơn tới 120  m kín,
bền với va chạm và chịu được hóa chất.
Ưu điểm của phương pháp sơn này là không thải dung môi gây ô nhiễm. Không bị thất
thoát do phun vì bột không bám (Bột thừa) có thể được đưa vào quá trình sản xuất trở lại.

You might also like