You are on page 1of 5

An toàn về sơn

1 Khái niệm sơn


Sơn (hay còn gọi thi công sơn) là thao tác tạo ra màng sơn trên bề
mặt vật liệu kết cấu xây dựng nhằm mục đích chống phân hủy, chống
ăn mòn, chống côn trùng, chống cháy hoặc trang trí để kết cấu xây
dựng có khả năng chống ẩm, chịu được tác động của thời tiết, kháng
hóa chất. Nguyên liệu sơn bao gồm sơn quét, sơn mài, sơn dầu, sơn
vécni… Thông thường, phương thức sơn bao gồm sơn bằng con lăn,
bình xịt, chổi quét…
2 Phân loại sơn
2.1. Phân loại theo bản chất của chất tạo màng
Chúng ta có nhiều cách để phân loại sơn. Tùy vào mục đích
thông tin mà có thể lựa chọn kiểu phân loại
Như đã trình bày ở phần định nghĩa sơn, chất tạo màng là
thành phần chính quyết định đến tính chất của sơn. Trong phần
này, ta phân loại sơn theo tính chất của chất tạo màng sẽ càng cho
thấy rõ ảnh hưởng của chất tạo màng:
– Sơn dầu thuần túy: chất tạo màng chính là các loại dầu thảo
mộc, sơn loại này không bền nên rất ít dùng.
– Sơn dầu nhựa: chất tạo màng là các loại nhựa tự nhiên, chủ
yếu là nhựa thực vật.
– Sơn tổng hợp: chất tạo màng là các loại nhựa tổng hợp. Gọi
tên sơn theo tên của thành phần nhựa chính ( sơn epoxy, sơn
alkyld…) Cách phân loại này thường được sử dụng khi thông tin kỹ
thuật, sử dụng cho người trong ngành. Cách phân loại cũng đánh
giá đúng bản chất của từng loại sơn.
2.2. Phân loại theo môi trường phân tán
Dựa vào loại môi trường phân tán mà ta có 3 loại sơn như
sau:
– Sơn dung môi: môi trường để phân tán, pha loãng sơn
chính là các loại dung môi hữu cơ như toluen, butyl acetate,
xylene…
– Sơn nước: môi trường phân tán là nước sạch (cần kiểm
soát độ cứng của nước, độ kiềm).
– Sơn bột: sơn bột không có môi trường phân tán Cách phân
loại này thường liên quan đến yếu tố thi công sơn, thông tin rõ ràng
đến người dùng về môi trường phân tán.
2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng sơn
Dựa vào bề mặt của vật liệu cần phun và mục đích chính khi
sơn mà ta có thể chia thành từng loại sơn:
– Sơn gỗ:
– Sơn kim loại
– Sơn tấm lợp
– Sơn bảo vệ
– Sơn chịu nhiệt
– Sơn tàu biển chống hà…
Cách phân loại này phổ biến trong đời sống thực tế. Chủ yếu
phân loại theo cách này thường mang yếu tố thông tin kinh tế, giá
trị sơn.
Trên đây là 3 cách phân loại chính tuy nhiên vẫn còn nhiều cách phân loại
khác. Ngành công nghệ sơn hiện nay rất phát triển, càng ngày càng có
nhiều loại sơn ra đời, ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trước khi quyết định lựa chọn một loại sơn để thi công cần đặt ra 3 câu
hỏi: Mục đích chính khi sơn là gì? Loại chất tạo màng trong sơn là loại
gì? Dùng chất gì để pha sơn? Trả lời được 3 câu hỏi trên là bạn đã có thể
lựa chọn loại sơn thích hợp cần dùng. Đó cũng chính là 3 cách phân loại
dễ thấy nhất đối với sơn.
3 Các sự cố thường gặp và cách khắc phục
3.1 Các sự cố thường gặp
1. Rơi rớt do lỗi liên kết dây thừng hoặc do không lắp đặt dây
cứu hộ, dây đai an toàn khi sử dụng giàn giáo treo.
Kiểm tra việc các dụng cụ bảo hộ (như dây thừng ,kính
bảo hộ, mặt nạ chống bụi, mặt nạ chống độc…) ,kiểm tra việc cố định
chắc chắn dây thừng phía trên khi sử dụng giàn giáo treo có hoạt động
tốt không trước khi thi công sơn 
2. Rơi ngã khi đang sơn do sàn thao tác rơi rớt khi đang ở tình
trạng thái không cố định hoặc khi không lắp đặt sàn thao tác của giàn
giáo. 

 Kiểm tra việc lắp đặt và tính cố định của sàn thao tác khi
thực hiện công việc trên cao ở trên giàn giáo, xem sàn
thao tác đã được lắp đặt theo mặt ngang khi thi công sơn ,
kiểm tra tính kiên cố của việc lắp đặt và cố định sàn thao
tác khi thực hiện công việc trên cao ở trên giàn giáo tại địa
điểm dốc nghiêng (như buồng cầu thang…)
 Bố trí người giám sát quản lý tùy theo thao tác giàn giáo
treo..

3. Rơi ngã khi lắp đặt giàn giáo treo ở tường ngoài và dây
thừng dùng để thao tác giàn giáo treo bị lỏng. 

Kiểm tra việc lắp đặt và tính cố định của sàn thao tác
khi thực hiện công việc trên cao ở trên giàn giáo

Kiểm tra việc liên kết vững chắc của dây thừng giàn giáo
treo khi sử dụng dụng giàn giáo treo để thi công sơn
tường ngoài.

Kiểm tra xem dây thừng thao tác giàn giáo treo đã tựa
vững chắc vào kết cấu có đủ độ bền kết cấu chưa.

Kiểm tra việc lắp đặt dây thừng cứu hộ dọc riêng biệt với
dây thừng thao tác.
Thực hiện công việc sau khi gắn dây đai an toàn vào dây
cứu hộ dọc.

4. Rơi ngã do trụ chống lan can sân thượng buộc dây thừng
giàn treo bị hư hỏng hoặc bị tuột khi đang thi công sơn tường ngoài.

Kiểm tra việc lắp đặt dây thừng trước khi thực hiện
công việc ,dây cần phải chắc chắn,đủ độ bền khi thi
công ,không bị mục hay đứt ,dây cũ đã lâu cần phải được
thay thế ngay trước khi thi công.Trụ chống lan can sân
thượng cần phải chắc chắn và cố định,và khi buộc dây
thừng cần phải buộc đúng cách tránh buộc sơ sài dẫn đến
dây bị tuột 

5. Rơi ngã do thang bị rung lắc khi đang sử dụng thang để thi
công sơn tường. 

Khi sơn cần kiểm tra xem tính cố định của thang đã an toàn
chưa ,khi sơn cần đặt biển thông báo công trình đang xây dựng hạn
chế ra vào khi lắp đặt thang cần đảm bảo độ cứng cáp ,thang không
bị sụt lún hay bị nghiêng ,sẽ an toàn hơn nếu như có người giữ thang

6. Phát sinh hỏa hoạn do tia lửa bắn vào chất pha loãng trong
quá trình tiến hành thi công sơn chung tại khu vực thi công hàn. , do
tàn thuốc lá khi đang hút thuốc gần dung môi hữu cơ dùng để sơn. 

Khi thi công cần tách biệt chất pha loãng ra xa nơi có nhiệt độ
cao ,hay nơi có tia lửa điện,trong thi công cấm hút thuốc ,hay dùng
các thiết bị bật lửa khác trong quá trình thi công,không được sử dụng
nguồn điện gần với các chất dung môi hữu cơ hay chất pha loãng để
tránh phát sinh hỏa hoạn.

7. Tổn thương nhãn cầu do bánh mài bị hư hỏng khi sử dụng


máy mài cầm tay có tấm che lưỡi cưa bị rơi rớt để xử lý bề mặt sơn. 

Kiểm tra,bảo trì, lắp đặt thiết bị phòng hộ khi sử dụng máy
mài cầm tay, khi sử dụng thiết bị cần thực hiện đúng cách sử
dụng ,tránh sử dụng bừa bãi,không đúng cách khi khi dụng máy
mài thì cần phải trang bị thiết bị bảo hộ nhãn cầu như là kính bảo
hộ ,mũ bảo hộ….

8. Va chạm với xe nâng khi đang nhập nguyên vật liệu dùng để
sơn

 Kiểm tra xem có chướng ngại vật khi xe vận chuyển


nguyên vật liệu di chuyển vào địa điểm nhập nguyên liệu
không.
 Người lái xe nâng hàng hoặc xe vận chuyển nguyên
vật liệu cần phải có bằng lái xe
 Địa điểm nhập nguyên vật liệu phải bằng phẳng và
thông gió tránh gồ gề bếp bênh,sụt lún khi xe vận chuyển
 Tránh việc chất quá tải, duy trì mặt ngang và chiều dài
để phòng tránh nguy cơ đổ sập khi chất nguyên vật liệu.

You might also like