You are on page 1of 35

Bài 26: Mệnh đề và cấu trúc câu

Nội dung
Bài tập

Clauses and Sentence Structures


(Mệnh Đề và Cấu Trúc Câu)
 https://english4u.com.vn/ngu-phap-tieng-anh

1. Các loại mệnh đề trong tiếng Anh


1.1.Định nghĩa
- Mệnh đề là một nhóm từ có chứa ít nhất một chủ từ và một động từ đã chia theo chủ
từ (chia theo ngôi và số).
- Mệnh đề thường được xem là thành phần của câu.
- Một câu có thể gồm 1 hoặc nhiều mệnh đề.
 
1.2. Phân loại mệnh đề
1.2.1. Mệnh đề độc lập
+ Là mệnh đề có thể đứng một mình như một câu đơn. Ý nghĩa của nó không phụ
thuộc vào một mệnh đề nào khác trong câu.
+ Trong câu có thể có hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập, chúng được nối với nhau bằng
các liên từ kết hợp.
 
Liên từ kết hợp: FANBOYS (For - vì, bởi vì; And - và; Nor - cũng không; But -
nhưng; Or - nếu không thì; Yet - nhưng, tuy nhiên; So - do đó, vì thế)
 
Ví dụ:
- John thought he had a good chance to get the job, for his father was on the company’s
board of trustees. (John nghĩ rằng anh ta có cơ hội để nhận công việc đó vì bố anh ta
làm trong ban quản trị của công ty.)
 
- The life in the country is peaceful, and the air here is fresh and pure. (Cuộc sống ở
quê rất yên bình và không khí cũng rất trong lành.)
 
- I gave him my phone number, but he didn’t contact me. (Tôi đã đưa số điện thoại của
tôi cho anh ta nhưng anh ta không hề liên lạc với tôi.)
 
+ Nếu trong câu có nhiều mệnh đề có quan hệ chính phụ, mệnh đề độc lập đóng vai trò
là mệnh đề chính.
 
Ví dụ:
When I came, she was listening to music. (Khi tôi đến cô ấy đang nghe nhạc.)
 
 
1.2.2. Mệnh đề phụ thuộc
+ Là mệnh đề không thể đứng một mình để tạo thành câu đơn có nghĩa.
+ Nó luôn đứng trong câu có nhiều mệnh đề và ý nghĩa của nó phụ thuộc vào mệnh đề
chính trong câu.
 
Ví dụ:
- When he won the lottery, he decided to buy a new car. (Khi anh ấy thắng xổ số, anh
ấy đã mua một chiếc ô tô mới.)
- The girl who is talking to Tom is his girlfriend. (Cô gái người mà đang nói chuyện với
Tom là bạn gái của anh ấy.)
 
Các loại mệnh đề phụ thuộc:
+ Mệnh đề danh ngữ : Tìm hiểu bài 27
+ Mệnh đề tính ngữ/mệnh đề quan hệ: Tìm hiểu bài 28
+ Mệnh đề trạng ngữ: Tìm hiểu bài 29
2. Cấu trúc câu
2.1. Câu đơn
Câu đơn là câu chỉ có duy nhất 1 mệnh đề độc lập trong câu (chỉ có một chủ ngữ và
một động từ).
 
Ví dụ:
- She is a teacher. (Cô ấy là một giáo viên.)
- They work in a well-known company. (Họ làm việc trong một công ty rất nổi tiếng.)
 
2.2. Câu ghép
Câu ghép là câu gồm hai hay nhiều mệnh đề độc lập được nối với nhau bởi các liên từ
kết hợp như: FANBOYS (for, and, nor, but, or, yet, so) hoặc dấu chấm phẩy (;), hoặc
trạng từ nối ‘however, therefore’ và dấu (;)
 
Ví dụ:
- She is nice and she is also beautiful. (Cô ấy tốt và cô ấy cũng xinh nữa.)
 
- The company had an excellent year, so they gave everyone a bonus. (Công ty năm
nay làm ăn rất tốt vì vậy công ty đã thưởng cho tất cả mọi người.)
 
- Tom likes reading novels; however, his brother likes reading short stories. (Tom thích
đọc tiểu thuyết nhưng anh trai anh ta lại thích đọc truyện ngắn.)
 
2.3. Câu phức
Câu phức là câu gồm ít nhất một mệnh đề chính và một mệnh đề phụ. Các mệnh đề
được nối với nhau bởi các liên từ phụ thuộc: which, who, although, despite, if, since …
Ví dụ:
- Although he tried really hard, he failed to finish his work on time.                   
               Mệnh đề phụ                     Mệnh đề chính
 (Mặc dù anh ấy cố gắng rất nhiều, anh ấy vẫn không hoàn thành bài tập đúng hạn.)
 
- Whenever she overeats, she gets a stomachache.
            Mệnh đề phụ            Mệnh đề chính
(Bất cứ khi nào ăn quá nhiều, cô ấy sẽ bị đau dạ dày.)
 
2.4. Câu ghép phức hợp
Câu ghép phức hợp là một câu gồm ít nhất 2 mệnh đề độc lập (mệnh đề chính) và ít
nhất một mệnh đề phụ. Những mệnh đề này được liên kết với nhau bởi các liên từ độc
lập như ‘but, so, and,…’ và liên từ phụ thuộc như ‘who, because, although,…’
 
Ví dụ:
- John, who visited us last month, won the lottery ticket, and he took a short vacation.
                 Mệnh đề phụ thuộc                                         liên từ độc lập
 
                   Mệnh đề độc lập                                                         Mệnh đề độc lập
(John, người mà thăm chúng ta tháng trước, thắng sổ xố và anh ta đã có một kì nghỉ
ngắn.)
 
 

Bài 27: Mệnh đề danh ngữ


Nội dung
Bài tập

Nominal Clause (Mê ̣nh Đề Danh Ngữ)


 
1.  Định nghĩa mệnh đề danh ngữ
- Mệnh đề danh ngữ là một mệnh đề phụ đóng vai trò như một danh từ trong câu.
Trong câu, danh từ có thể làm nhiệm vụ gì thì mệnh đề danh ngữ cũng có thể làm
nhiệm vụ đó.
- Mệnh đề danh ngữ không thể tách khỏi mệnh đề chính để đứng độc lập như một câu- 
2. Đặc điểm của mê ̣nh đề danh ngữ
Mệnh đề danh ngữ thường bắt đầu bằng:
-       that: là, sự thật là
-       các từ để hỏi lấy thông tin (Wh-words): what (ever), when (ever), where
(ever), who (ever), why, how, whose, whom (ever)…
-       whether, if: liệu có hay không
 
Hình thức của mệnh đề danh ngữ: Wh-words/that/whether/if + S + V hoặc Wh-
words/that/whether/if + V
+ Lưu ý:
Khi dùng “whether” ta có thể thêm “or not”.
Ví dụ:
I don’t know whether she knows me or not.
= I don’t know whether she knows me.
(Tôi không biết liệu cô ta có biết tôi hay không.)
3. Chức năng của mê ̣nh đề danh ngữ
3.1. Làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ:
-       That he loves her makes me sad. (Việc anh ấy yêu cô ta làm tôi buồn.)
-       What you did is well-done. (Những gì bạn đã làm rất tốt.)
-       Where she lives is a secret. (Nơi cô ấy ở là một bí mật.)
 
3.2. Làm tân ngữ của động từ
Ví dụ:
-       He knows what he should do to improve his language. (Anh ấy biết anh ấy
nên làm gì để cải thiện ngôn ngữ của mình.)Ví dụ:
-       Could you tell me where I can buy a bag? (Anh có thể cho tôi biết tôi có thể
mua 1 cái túi ở đâu không?)
 
3.3. Làm tân ngữ cho giới từ
Ví dụ:
-       I’m interested in what my teacher is speaking. (Tôi hứng thú với những gì
cô giáo tôi đang nói.)
-       They are excited about how I can cook that dish in just 30 minutes. (Họ rất
hào hứng về cách mà tôi có thể nấu món ăn đó chỉ trong 30 phút.)
 
3.4. Bổ ngữ cho chủ ngữ
Ví dụ:
-       The topic is what we should do to protect the environment. (Chủ đề là
chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường.)
-       What makes me happy is that you pass your exam. (Điều làm mẹ vui là con
đã vượt qua kì thi.)
 
3.5. Bổ ngữ cho tính từ
Ví dụ:
She is sad that she cannot speak English. (Cô ấy buồn rằng cô ấy không nói
được Tiếng Anh.)
4. Rút gọn mê ̣nh đề danh ngữ
4.1. Rút gọn dùng ‘to-V’
Mệnh đề danh ngữ có thể rút gọn trong trường hợp nó là mê ̣nh đề làm tân ngữ trong
câu và mê ̣nh đề chính và mê ̣nh đề danh ngữ phải có chung chủ ngữ.
Khi đó mệnh đề danh ngữ được rút gọn thành:
Wh-words/That/If/Whether + to V
 
Ví dụ:
- She doesn’t know whether she will continue or stop.
= She doesn’t know whether to continue or stop.
(Cô ấy không biết liệu cô ấy nên tiếp tục hay dừng lại.)
- Could you tell me when I should come back here?
= Could you tell me when to come back here?
(Bạn có thể cho tôi biết khi nào tôi nên quay lại đây không?)
 
4.2. Rút gọn dùng ‘V-ing’ (chỉ áp dụng được với các động từ V1 được theo sau bởi V-
ing)
Mệnh đề danh ngữ thường bắt đầu bởi ‘that’. Khi đó mệnh đề danh ngữ được rút
gọn thành:
S + V1 + V-ing
 

 
Ví dụ:
         Tom admitted that he had problems at school.
Tom admitted having problems at school.

Bài 28: Mệnh đề tính ngữ/Mệnh đề quan hệ


Bài giảng
Nội dung
Bài tập

Adjective Clause - Relative Clause


(Mệnh Đề Tính Ngữ - Mệnh Đề Quan Hệ)
 
1. Định nghĩa mệnh đề tính ngữ ( mệnh đề quan hệ )
 Mệnh đề tính ngữ (mệnh đề quan hệ) giữ chức năng như một tính từ, dùng để bổ
nghĩa cho danh từ, và được đặt ngay sau danh từ.
2. Đặc điểm mệnh đề tính ngữ ( mệnh đề quan hệ )
 Mệnh đề tính ngữ thường bắt đầu bằng một đại từ quan hệ: who, whom, whose,
which, that hoặc một trạng từ quan hệ: when, where, why.
 
Ví dụ:
- The boy who is talking to Jim is my cousin. (Cậu bé người mà đang nói chuyện với
Jim là anh họ tôi.)
- Tom, whom we met yesterday, comes from the US. (Tom, người mà chúng ta gặp
ngày hôm qua, đến từ nước Mỹ.)
3. Phân loại mệnh đề tính ngữ/ mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ xác định/giới hạn Mệnh đề quan hệ không xác
  (Defining relative clauses) định/không giới hạn
(Non-defining relative clauses)
- Đây là loại mệnh đề cần thiết vì nó - Đây là loại mệnh đề bổ sung thêm
cung cấp thông tin, xác định cho thông tin cho danh từ đứng trước nó, tuy
danh từ đứng trước nó, không có nó nhiên thông tin này không quan trọng,
Định
câu sẽ không đủ nghĩa. không có nó câu vẫn đủ nghĩa.
nghĩa
- Trước danh từ thường có ‘the’ - Trước danh từ thường có: ‘this, that,
these, those, my, his’ ... hoặc danh từ là
tên riêng
- The man who keeps the school - That man, whom you saw yesterday, is
library is Mr. Green. (Người đàn ông Mr. Pike. (Người đàn ông đó, người mà
người mà trông thư viện trường là bạn nhìn thấy ngày hôm qua là ông
ông Green.) Pike.)
Ví dụ Nếu ta bỏ mệnh đề quan hệ who đi, Nếu ta bỏ mệnh đề quan hệ whom đi,
thì câu chỉ còn là ‘Người đàn ông là câu vẫn có nghĩa là ‘Người đàn ông đó
ông Green.’ – câu không rõ nghĩa vì là ông Pike.’ – câu vẫn đầy đủ nghĩa.
ta không hiểu ‘người đàn ông’ là
người nào.
- Không dùng dấu phẩy trong mệnh - Mệnh đề quan hệ không xác định được
đề quan hệ xác định. tách khỏi mệnh đề chính bằng dấu phẩy.
   
- Có thể thay thế các đại từ quan - Ta không dùng THAT trong mệnh đề
hệ ‘who, whom, which’ bằng ‘that’ quan hệ không xác định.
VD: Do you see the cat which/that is VD: - Ms. Brown, who/whom we studied
lying on the roof? (Bạn có thấy con English with, is a very nice teacher.
mèo đang nằm trên mái nhà không?) Ms. Brown, that we studied English with,
is a very nice teacher.
Lưu ý  
- Các đại từ quan hệ ‘who, whom,
which, that’ làm tân ngữ trong
MĐQH xác định (sau nó là danh
từ/đại từ làm chủ ngữ)có thể lược
bỏ
VD: The expensive car (which/that) I
bought last month has broken
down. (Chiếc xe hơi đắt tiền mà tôi
mua tháng trước đã hỏng rồi.)
 
4. Các đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ
 
4.1.WHO: Đại từ quan hệ chỉ người, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề quan hệ
 
Ví dụ:
The people who live around my house are very friendly. (Mọi người sống ở quanh nhà
tôi rất thân thiện.)
 
4.2. WHOM: Đại từ quan hệ chỉ người, làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ
 
Ví dụ:
- Mary fell in love with the man whom she met at the party yesterday. (Mary đã phải
lòng chàng trai người mà cô ấy gặp ở bữa tiệc ngày hôm qua.)
 
4.3. WHICH: Đại từ quan hệ chỉ vật (đồ vật, con vật, sự vật), làm chủ ngữ hoặc tân
ngữ.
 
Ví dụ:
- The dress which she bought yesterday is very expensive.( Cái váy mà cô ấy mua
ngày hôm qua rất đắt.)
- The cat which I love so much was stolen. (Con mèo mà tôi rất thích bị mất rồi.)
 
4.4. THAT: Đại từ quan hệ chỉ người hoặc vật, có thể thay thế
cho who/whom/which trong mệnh đề quan hệ xác định, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ.
 
Ví dụ:
- I don’t like the TV that you bought yesterday. (Tôi không thích cái ti vi cái mà bạn mua
ngày hôm qua.)
- The university that she likes is very famous. (Trường đại học mà cô ấy thích rất nổi
tiếng.)
 
4.5. WHOSE: Đại từ quan hệ chỉ sự sở hữu, thay thế cho một tính từ sở hữu làm chủ
ngữ hoặc tân ngữ.
 
Ví dụ:
- Do you know the boy whose mother is a nurse? (Bạn có biết cậu bé mà mẹ cậu ta là y
tá không?)
- The table whose leg broke is 20 years old. (Cái bàn cái mà chân của nó bị gãy đã 20
năm rồi.)
 
4.6. WHEN (= on/in which): Trạng từ quan hệ chỉ thời gian, đứng sau danh từ chỉ thời
gian, bổ nghĩa cho danh từ đó. Đôi khi có thể thay when bằng on/in which tùy vào danh
từ phía trước mà nó bổ nghĩa.
 
Ví dụ:
I still remember the day when we first met each other. (Anh vẫn nhớ ngày đầu tiên mà
chúng ta gặp nhau.)
 
4.7. WHERE (= at/in which): Trạng từ quan hệ chỉ địa điểm, đứng sau danh từ chỉ nơi
chốn và bổ nghĩa cho danh từ đó.
 
Ví dụ:
London is the city where/in which I want to visit. (Luân Đôn là thành phố mà tôi muốn
đến thăm.)
 
4.8. WHY (= for which): Trạng từ quan hệ chỉ nguyên nhân, thường theo sau bổ nghĩa
cho danh từ ‘the reason’.
 
Ví dụ:
That is the reason why I decided to get married to him. (Đó là lí do vì sao mà tôi quyết
định cưới anh ấy.)
5. Cách rút gọn mệnh đề quan hệ
5.1. Các mệnh đề quan hệ với ‘who, which, that’ làm chủ ngữ có thể được rút gọn
bằng một phân từ.
 
 MĐQH ở dạng chủ động   V-ing
Ví dụ:
- The man who is waiting for you outside is very handsome.
The man waiting for you outside is very handsome.
  (Người đàn ông mà đang đợi bạn ở ngoài rất đẹp trai.)
 
 MĐQH ở dạng bị động   V-ed
Ví dụ:
- The car which was left in front of our house last night belongs to my neighbour.
The car left in front of our house last night belongs to my neighbour.
  (Cái ô tô mà được để trước nhà chúng tôi tối qua là của nhà hàng xóm tôi.)
 
5.2. Rút gọn bằng dạng ‘to-V’
 
+ Khi danh từ đứng trước có các chữ sau: only, last, first, second…
 
Ví dụ:
She is the only one who can help you.
She is the only one to help you.
(Cô ấy là người duy nhất có thể giúp bạn.)
 
+ Khi V là ‘have’
Ví dụ:
I have a lot of work that I need to do.
I have a lot of work to do.
(Tôi có rất nhiều việc để làm.)
 
Chú ý:
+ Chủ ngữ của hai mệnh đề khác nhau   thêm cụm ‘for sbd’ trước to V
 
Ví dụ:
We have some books that the children can read.
We have some books for the children to read.
(Chúng tôi có vài quyển sách cho bọn trẻ đọc.)
 
+ Trước đại từ quan hệ có giới từ   đưa giới từ xuống cuối câu
 
Ví dụ:
We have a hook on which we can hang our coats.
We have a hook to hang our coats on.
(Chúng tôi có một cái móc để treo áo choàng.)
 
+ Khi đầu câu có ‘Here/There’
Ví dụ:
There are 6 letters which have to be written today.
There are 6 letters to be written today.
(Có 6 chữ cái được viết ngày hôm nay.)
 
5.3. Khi mệnh đề quan hệ có dạng S (who/which) + be + Noun/ Noun Phrase/ Prep
Phrase  bỏ who/which + be
 
Ví dụ:
Do you like the book which is on the table?
 Do you like the book on the table?
(Bạn có thích cuốn sách ở trên bàn không?)

Bài 29: Mệnh đề trạng ngữ


Nội dung
Bài tập

Adverbial Clause
(Mê ̣nh Đề Trạng Ngữ)
1. Định nghĩa mênh đề trạng ngữ
Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề có chức năng ngữ pháp của một trạng ngữ (bổ nghĩa
cho một mệnh đề khác). Các mệnh đề trạng ngữ thường được gọi là mệnh đề phụ (là
những mệnh đề không diễn tả được một ý trọn vẹn và không thể đứng độc lập.)
Ví dụ:
When I finish studying, I will go abroad. (Khi tôi học xong, tôi sẽ ra nước ngoài.)
Nếu chỉ để mệnh đề trạng ngữ ‘When I finish studying’, thì câu sẽ không rõ nghĩa.
2. Phân loại mệnh đề trạng ngữ
2.1. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ thời gian
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian thường bắt đầu bằng các từ:
Once (Một khi) Once you understand this problem, you will find no difficulty.
  (Một khi bạn hiểu được vấn đề này, bạn sẽ không thấy nó khó
nữa.)
When (Khi) When she comes back, she will buy food.
(Khi cô ấy về, cô ấy sẽ mua thức ăn.)
 
As soon as (Ngay sau As soon as I finish the homework, I will go to sleep.
khi) (Ngay sau khi làm xong bài tập, tôi sẽ đi ngủ.)
 
While (Khi/Trong khi) While I was in China, I went out a lot.
(Khi tôi ở Trung Quốc, tôi đi chơi rất nhiều.)
 
By the time (Tính cho By the time I came home, everyone had slept.
tới lúc) (Tính cho tới khi tôi về tới nhà, mọi người đã đi ngủ hết rồi.)
 
As (Khi) Someone called me as I was taking bath.
(Ai đó đã gọi tôi khi tôi đang tắm.)
 
Since (Từ khi) I have lived here since I was 10 years old.
(Tôi sống ở đây từ khi tôi 10 tuổi.)
 
Before (Trước khi) She had known the truth before I told her.
(Cô ấy đã biết sự thật trước khi tôi nói cho cô ấy.)
 
After (Sau khi) He came after the train had left.
(Anh ấy tới sau khi con tàu rời đi.)
 
Till/Until (Cho tới khi) I will stay here till/until he comes back.
  (Tôi sẽ ở lại đây cho tới khi anh ấy quay lại.)
 
During + N/V- During my stay, I find him very naughty.
ing (Trong suôt) (Trong suốt thời gian tôi ở đây, tôi thấy cậu bé rất nghịch.)
 
Just as (Ngay khi) Just as he entered the house, he saw a thief.
(Ngay khi bước vào nhà, anh ta nhìn thấy một tên trộm.)
 
Whenever (Bất cứ khi Whenever you are free, we will practice speaking English.
nào) (Bất cứ khi nào bạn rảnh, chúng ta sẽ thực hành nói Tiếng Anh.)
 
No sooner …. than …. No sooner had he gone out than he came back.
(Vừa mới…. thì đã…) (Anh ta vừa mới ra ngoài thì đã đi về.)
 
Hardly/Scarcely … Hardly/Scarcely had she had a shower when the phone rang.
when …. (Cô ấy vừa mới đi tắm thì điện thoại reo.)
(Vừa mới …thì đã…)
 
2.2. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn
Where (Ở đâu) I like to go where you like.
  (Anh sẽ đi nơi mà em muốn.)
Anywhere (Bất cứ đâu) I do not like to go anywhere there is a swimming pool.
  (Tôi không thích đi bất cứ nơi nào mà có bể bơi.)
 
Wherever (Bất cứ đâu) You can sit wherever you like.
(Bạn có thể ngồi bất cứ chỗ nào bạn thích.)
 
Everywhere (tất cả mọi I want to shop everywhere there is sale.
nơi) (Tôi muốn mua hàng ở tất cả những nơi có giảm giá.)
 

 
2.3. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ cách thức
- As/ Just as: như là/ giống như là
Ví dụ:
He loves flowers as/just as women love. (Anh ấy thích hoa cũng như phụ nữ thích hoa
vậy.)
 
- As if/As though: như thể là
+ Điều kiê ̣n có thật: As if/As though + S + V (hiện tại)
It looks as if/as though it is going to rain. (Trông như thể là trời sắp mưa.)
+ Điều kiê ̣n không có thật ở hiê ̣n tại: As if/As though + S + Were/V (quá khứ)
He dresses as if/as though it were in winter even in the summer.
(Anh ta mặc cứ như là mùa đông dù đang là mùa hè.)
+ Điều kiê ̣n không có thật ở quá khứ: As if/As though + S + had + PII
He looked as if/as though he had collected the money.
(Anh ta nhìn cứ như thể là anh ta bắt được tiền.)
 
2.4. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân
- Because/Since/As: vì
Because/since/as he is tired, he stays at home. (Vì anh ấy mệt, anh ấy ở nhà.)
- Now that/ In that/Seeing that: vì rằng
Now that I am in a foreign country, I visit my home once a year.
(Vì rằng giờ tôi đang ở nước ngoài, tôi thăm nhà chỉ một lần một năm.)
- On account of the fact that/ because of the fact that/ due to the fact that: vì sự
thật là/ vì thực tế là
On account of the fact that his leg is broken, he cannot play football.
(Vì thực tế là chân anh ta bị gãy, anh ấy không thể chơi đá bóng.)
- For: vì
They cannot go out, for it rains heavily. (Họ không thể ra ngoài vì trời mưa to.)
 
2.5. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ kết quả
- So + Adj/Adv + that: quá ……đến nỗi mà…
 So + many/much/ (a) few/ (a) little + N + that
Ví dụ:
- He is so intelligent that he can do all the difficult exercises. (Anh ấy giỏi tới mức mà
anh ấy có thể làm được tất cả những bài tập khó.)
- There are so many students that there are not enough chairs. (Có nhiều học sinh tới
mức mà không có đủ ghế để ngồi.)
 
- Such + (a/an) + Adj + N + that: quá ….đến nỗi mà…
It was such a cold day that I just want to stay at home. (Trời lạnh đến nỗi mà tôi chỉ
muốn ở nhà.)
 
- So: vì vậy
I do not have any money, so I cannot buy a television. (Tôi không có tiền vì vậy tôi
không thể mua được một cái ti vi.)
 
- Therefore/Consequently/As a result/As a consequence/With the result that: vì
vậy
I got up late, with the result that I missed my bus. (Tôi dậy muộn vì vậy tôi bị lỡ xe buýt.)
+ Lưu ý: Với các trạng từ chỉ kết quả ‘Therefore/Consequently/As a result/ As a
consequence’, ta dùng giữa dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) hoặc đứng đầu câu rồi
dùng dấy phẩy (,).
She is not a good student; therefore, she cannot get good marks. (Cô ấy không phải
học sinh giỏi vì vậy có ấy không có nhiều điểm tốt.)
 
2.6. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ mục đích
- So that/ in order that/ in case/ for fear that: để mà, trong trường hợp, phòng khi
He learns English so that he can get a better job. (Anh ấy học Tiếng Anh để mà anh ấy
có thể kiếm được công việc tốt.)
+ Lưu ý: Nếu chủ ngữ của cả hai mệnh đề giống nhau, ta có thể giản lược:
So as (not) to/In order (not) to/ (not) to + V
Ví dụ:
- He works hard so that he can buy a new house.
= He works hard so as to/in order to/to buy a new house.
(Anh ấy làm việc chăm chỉ để mà anh ấy có thể mua được một ngôi nhà mới.)
- You had better take an umbrella in case it might rain.
(Cậu nên cầm theo 1 chiếc ô phòng khi trời có thể mưa.)
 
2.7. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ
- Though/Even though/ Although: mặc dù
Although he is tired, he goes to work. (Mặc dù anh ấy mệt, anh ấy vẫn đi làm.)
Although she is a beautiful girl, no one loves her.
 (Mặc dù cô ấy rất xinh, không ai yêu cô ấy.)
 
- In spite of the fact that /In spite of + V-ing/N: mặc dù
In spite of the fact that his leg is broken, he goes out. (Mặc dù chân anh ấy bị gãy, anh
ấy vẫn đi chơi.)
 
- Despite the fact that/ Despite of + V-ing/N: mặc dù
Despite of the fact that it is raining, they play soccer. (Mặc dù trời mưa, họ vẫn đá
bóng.)
 
- Adj/Adv + As/Though + S + V: mặc dù
Carefully as/though he drives, he has an accident. (Mặc dù anh ta lái xe cẩn thận, anh
ấy vẫn gặp tai nạn.)
 
- No matter + what/who/when/where/why/how (+adj/adv) + S + V: mặc dù, bất kể
  Whatever/ whoever/ whenever/ wherever/ however + S + V: mặc dù, bất kể
 
- No matter who you are, I love you. (Cho dù em là ai, anh cũng vẫn yêu em.)
- Whatever you said, I believe you. (Cho dù em nói gì, anh cũng tin em.)
 
2.8. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản
- While/ Whereas: trong khi
Many people like pork, while/whereas others do not. (Có rất nhiều người thích thịt lợn
trong khi nhiều người lại không.)
 
2.9. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh
- So sánh bằng: As + adj/adv + as
He is as tall as his brother. (Anh ấy cao như anh trai anh ấy.)
- So sánh hơn kém:
+ Tính từ ngắn: short Adj/Adv + er + than
Today is colder than yesterday. (Hôm nay lạnh hơn hôm qua.)
+Tính từ dài: more/less + long Adj/Adv + than
This watch is more expensive than that one. (Chiếc đồng hồ này đắt hơn chiếc  đồng
hồ kia)
- So sánh hơn nhất: the most/least + Adj/Adv
My father drives the most carefully in my family. (Bố tôi lái xe cẩn thận nhất trong gia
đình tôi)
 
2.10. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ điểu kiê ̣n
Bắt đầu bằng: if, unless, as/so long as
 
Ví dụ:
- If you don’t come, I will go without you. (Nếu bạn không đến, tôi sẽ đi.)
- Unless you learn hard, you can’t pass your exam. (Nếu bạn không học chăm chỉ, bạn
sẽ không vượt qua kì thi được.)
- As long as you are hardworking, you will finish it. (Miễn là bạn chăm chỉ, bạn sẽ hoàn
thành nó.)
 

https://english4u.com.vn/ngu-phap-tieng-anh/ngu-phap1/bai-29-menh-de-trang-ngu-40

Bài 30: Liên từ


Nội dung
Bài tập

Conjunctions (Liên Từ)


 
1. Định nghĩa liên từ
Liên từ là các từ dùng để nối các từ loại, cụm từ hay mệnh đề trong câu.
2. Phân loại liên từ
2.1. Liên từ kết hợp
- Liên từ kết hợp dùng để nối các từ, cụm từ cùng loại hoặc những mệnh đề ngang
hàng nhau (tính từ với tính từ, danh từ với danh từ …).
- Các liên từ kết hợp có thể là:
I love trees and flowers. (Tôi yêu cây và hoa.)
And (và)
 

But (nhưng)
She is very rich but mean. (Cô ấy rất giàu nhưng keo kiệt.)
 

She works hard, so she deserves it. (Cô ấy làm việc chăm chỉ vì vậy
So (vì vậy)
cô ấy xứng đáng điều đó.)

Nor (cũng I don’t like banana nor orange. (Tôi không thích chuối mà cũng không


không) thích cam.)

You can go there by bike or by bus. (Bạn có thế đến đó bằng xe đạp


Or (hoặc)
hoặc xe buýt.)

Yet (tuy She said she didn’t love him, yet he still loved her. (Cô ấy nói rằng cô
nhiên) ấy không yêu anh ta tuy nhiên anh ta vẫn yêu cô ấy.)

She cannot go shopping, for it is raining. (Cô ấy không thể ra ngoài


For (vì)
mua sắm vì trời đang mưa.)

 
+ Lưu ý: Khi các liên từ nối hai mệnh đề trong một câu, ta cần thêm dấu phẩy (,) sau
mệnh đề thứ nhất trước liên từ.
He loves watching films, but his mother hates it. (Anh ấy thích xem phim nhưng mẹ anh
ta thì ghét.)
 
2.2. Tương liên từ
- Một vài liên từ thường kết hợp với các từ khác để tạo thành các tương liên từ. Chúng
thường được sử dụng theo cặp để liên kết các cụm từ hoặc mệnh đề có chức năng
tương đương nhau về mặt ngữ pháp.
- Các tương liên từ có thể là :
Not only …..but I like playing not only volleyball but also basketball. (Tôi thích
also Không chỉ chơi không chỉ bóng chuyền mà cả bóng rổ nữa.)
…..mà còn
Not  .... but The winner is not Tom but Peter. (Người chiến thằng không
không phải ..... mà phải Tom mà là Peter.
là ....
As .... as She is as beautiful as her mother. (Cô ấy cũng đẹp như mẹ
như cô ấy.)
Both ….and Both my parents and I like travelling. (Cả bố mẹ tôi và tôi đều
cả … và thích đi du lịch.)
Either …..or I want either a sandwich or a pizza. (Tôi muốn một chiếc
hoặc ….hoặc sandwich hoặc một chiếc pizza.)
Neither ….nor He drinks neither wine nor beer. (Anh ấy không uống rượu
 không ….cũng không cũng không uống bia.)
Whether ….Or I haven’t decided whether to go abroad to study or stay at
 liệu có ….hay không home. (Tôi vẫn chưa quyết định có đi học ở nước ngoài hay
ở nhà.)
No sooner No sooner had they gone out than it rained heavily. (Họ vừa
….than vừa mới mới ra ngoài thì trời mưa.)
….thì đã
Hardly/Scarcely Hardly/Scarcely had I received the bachelor degree when I
….when was employed. (Tôi vừa mới nhận được bằng đại học thì tôi
vừa mới….thì đã đã được tuyển dụng.)
 
2.3. Liên từ phụ thuộc
- Liên từ phụ thuộc dùng để kết nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề có chức năng khác
nhau - mệnh đề phụ với mệnh đề chính trong câu.
- Liên từ phụ thuộc thường đứng đầu mệnh đề phụ thuộc.
 
2.3.1. Liên từ chỉ thời gian
- Các liên từ chỉ thời gian có thể là:
Once Once you understand this problem, you will find no difficulty.
(Một khi) (Một khi bạn hiểu được vấn đề này, bạn sẽ không thấy nó khó
  nữa.)
When When she comes back, she will buy food.
(Khi) (Khi cô ấy về, cô ấy sẽ mua thức ăn.)
As soon as As soon as I finish the homework, I will go to sleep.
(Ngay sau khi) (Ngay sau khi làm xong bài tập, tôi sẽ đi ngủ.)
While While I was in China, I went out a lot.
(Khi/Trong khi) (Khi tôi ở Trung Quốc, tôi đi chơi rất nhiều.)
By the time By the time I came home, everyone had slept.
(Tính cho tới lúc) (Khi  tôi về tới nhà, mọi người đã đi ngủ hết rồi.)
As Someone called me as I was taking a bath.
 (Khi) (Ai đó đã gọi tôi khi tôi đang tắm.)
Since I have lived here since I was 10 years old.
(Từ khi) (Tôi sống ở đây từ khi tôi 10 tuổi.)
Before She had known the truth before I told her.
(Trước khi) (Cô ấy đã biết sự thật trước khi tôi nói cho cô ấy.)
After He came after the train had left.
(Sau khi) (Anh ấy tới sau khi chuyến tàu rời đi.)
Till/Until I will stay here till/until he comes back.
(Cho tới khi) (Tôi sẽ ở lại đây cho tới khi anh ấy quay lại.)
During +N/V- During my stay, I find him very naughty.
ing (Trong suôt) (Trong suốt thời gian tôi ở đây, tôi thấy thằng bé rất nghịch.)
Just as Just as he entered the house, he saw a thief.
(Ngay khi) (Ngay khi bước vào nhà, anh ta nhìn thấy một tên trộm.)
Whenever Whenever you are free, we will practice speaking English.
(Bất cứ khi nào) (Bất cứ khi nào bạn rảnh, chúng ta sẽ thực hành nói Tiếng Anh.)
No sooner ….than …. No sooner had she gone out than he came.
(Vừa mới…. thì đã…) (Cô ấy vừa đi ra ngoài thì anh ta tới.)
Hardly/Scarcely … Hardly/Scarcely had she had a shower when the phone rang.
when …. (Cô ấy vừa mới đi tắm thì điện thoại reo.)
(Vừa mới …thì đã…)
 
2.3.2. Liên từ chỉ nơi chốn
Where I don’t know where she lives.
(Ở đâu) (Tôi không biết cô ấy sống ở đâu.)
Anywhere I can go anywhere you like.
(Bất cứ đâu) (Tôi có thể tới bất cứ nơi nào bạn muốn.)
Wherever You can sit wherever you like.
(Bất cứ đâu) (Bạn có thể ngồi bất cứ chỗ nào bạn thích.)
 
2.3.3. Liên từ chỉ cách thức
-  As/ Just as: như là/ giống như là
Ví dụ:
He loves flowers as/just as women love. (Anh ấy thích hoa cũng như là phụ nữ thích
hoa vậy.)
- As if/As though: như thể là
Ví dụ:
He dresses as if/as though it were in winter even in the summer.
(Anh ta mặc cứ như là mùa đông dù đang là mùa hè.)
 
2.3.4. Liên từ chỉ lý do
- Because/Since/As: vì
- Now that/ In that/Seeing that: vì rằng                                + S+V
- For: vì
Ví dụ:
- Now that I am in a foreign country, I visit my home once a year. (Vì rằng giờ tôi đang ở
nước ngoài, tôi chỉ về thăm nhà được 1 năm 1 lần.)
- Because/since/as he is tired, he stays at home. (Vì anh ấy mệt, anh ấy ở nhà.)
- They cannot go out, for it rains heavily. (Họ không thể ra ngoài vì trời mưa to.)
 
+ Ngoài ra, ta còn có các liên từ có cách diễn đạt khác như:
- Because of/ Due to/ On account of + V-ing/N:
Ví dụ:
- Because of being tired, he didn’t go to the school. (Vì bị mệt, anh ta không đi học.)
- On account of a storm, the show is postponed. (Vì có bão, chương trình bị hoãn lại.)
 
2.3.5. Liên từ chỉ kết quả
- So + Adj/Adv + that:                                            quá ……đến nỗi mà
  So + many/much/ (a) few/(a) little + N + that:
 
Ví dụ:
- He is so intelligent that he can do all the difficult exercises.(Anh ấy giỏi tới mức mà
anh ấy có thể làm được tất cả những bài tập khó.)
- There are so many students that there are not enough chairs. (Có nhiều học sinh tới
mức mà không có đủ ghế để ngồi.)
 
- Such + (a/an) + Adj + N + that: quá ….đến nỗi mà
It was such a cold day that I just want to stay at home. (Trời lạnh đến nỗi mà tôi chỉ
muốn ở nhà.)
 
- So: vì vậy
I don’t have any money, so I cannot buy a television. (Tôi không có tiền vì vậy tôi không
thể mua được một cái ti vi.)
 
Một số trạng từ liên kết hay dùng với nghĩa tương tự:
- Therefore/Consequently/As a result/ As a consequence/ With the result that: vì
vậy
I got up late, with the result that I missed my bus. (Tôi dậy muộn vì vậy tôi bị lỡ xe buýt.)
 
2.3.6. Liên từ chỉ mục đích
- So that/ In order that: để mà
He learns English so that he can get a better job. (Anh ấy học Tiếng Anh để anh ấy có
thể kiếm được công việc tốt.)
Lưu ý: Ngoài ra ta còn có thể dùng cấu trúc
So as (not) to / In order (not) to/ (not) to + V
 He works hard so that he can buy a new house.
 = He works hard so as to/in order to/to buy a new house.
(Anh ấy làm việc chăm chỉ để anh ấy có thể mua được một ngôi nhà mới.)
 
2.3.7. Liên từ chỉ sự nhượng bộ
- Though/Even though/ Although + S + V:  mặc dù
Although he is tired, he goes to work. (Mặc dù anh ấy mệt, anh ấy vẫn đi làm.)
Although she is a beautiful girl, no one loves her.  (Mặc dù cô ấy rất xinh, không ai yêu
cô ấy.)
 
- In spite of/Despite + Ving/N: mặc dù
In spite of his broken leg, he goes out. (Mặc dù chân anh ấy bị gãy, anh ấy vẫn đi chơi.)
Despite raining, they play soccer. (Mặc dù trời mưa, họ vẫn đá bóng.)
 
2.3.8. Liên từ chỉ sự tương phản
-While/ Whereas: trong khi
Many people like meat, while/whereas others do not. (Có rất nhiều người thích thịt lợn
trong khi nhiều người lại không.)
 
2.3.9. Liên từ chỉ điều kiê ̣n
Tham khảo bài 17 về câu điều kiện hoặc bài 29 về mệnh đề trạng ngữ
 
2.3.10. Liên từ chỉ so sánh
- as….as: giống như
She sings as beautifully as her mother. (Cô ấy hát hay như mẹ cô ấy.)
- than: so với
He runs faster than his friend. (Anh ấy chạy nhanh hơn bạn của anh ấy)
This watch is more expensive than that one. (Chiếc đồng hồ này đắt hơn chiếc đồng hồ
kia.)
 
   Chú ý:
Ngoài liên từ, chúng ta cũng có thể dùng các trạng từ liên kết để nối các mệnh đề với
nhau:
- Besides: bên cạnh đó
- Consequently: do đó
- Furthermore/Moreover: hơn nữa, vả lại
- Hence: do đó
- However/nevertheless/yet: tuy nhiên
- Therefore/thus: vì thế
- On the other hand: mặt khác

Bài 31: Giới từ


Nội dung
Bài tập
Prepositions (Giới Từ)
1. Định nghĩa giới từ
Giới từ là từ chỉ sự liên quan giữa các từ loại trong cụm từ, trong câu. Những từ loại
thường đi sau giới từ là danh từ, đại từ và V-ing.
Ví dụ:
- I went into the room. (Tôi đi vào trong phòng.)
- The book is on the table. (Cuốn sách ở trên mặt bàn.)
2. Phân loại giới từ
2.1. Giới từ chỉ thời gian
Giới từ Cách dùng Ví dụ

At (tại) Chỉ thời điểm at 5 o’clock, at night, at noon, at


lunchtime, at sunset, at the
weekend (Anh – Anh)....
Nói về các kì nghỉ at Christmas, at Easter....
Chỉ một khoảng thời gian dài: in September, in winter, in 2015,
tháng, mùa, năm, thế kỉ… in 20th century ....
In (vào, in the morning, in the
Các buổi trong ngày
trong) afternoon, ....
Khoảng thời gian bao lâu để làm gì in one week, in one hour, ....
Các ngày trong tuần hoặc ngày on Monday, on Tuesday, on
tháng trong năm June 25th, ...
On (vào) on Christmas day, on Monday
Chỉ ngày trong kì nghỉ hay các
morning, on the weekend (Anh –
buổi trong ngày cụ thể
Mỹ)...
 

Một số giới từ chỉ thời gian khác:


- Since: kể từ + mốc thời gian (since 2013, ....)
- For: trong/được… + khoảng thời gian (for 5 years, ....)
- Ago: trước đây, cách đây (2 years ago, ...)
- Before: trước (before 2010, ...)
- After: sau khi (after I got married, ...)
- To: kém (quarter to ten (9:45), ....)
- Past: hơn (ten past nine (9:10), ...)
- From-To/until/till:  từ ....đến (from Monday to/till/until Friday, ...)
- During: trong suốt (during the war, ....)
 
2.2. Giới từ chỉ địa điểm, vị trí
Giới từ Cách dùng Ví dụ
at home, at the station, at
Chỉ một địa điểm cụ thể
the cinema, at the
 
theatre....
At
at work, at school, at
Chỉ nơi làm việc, học tập kindergarten, at hospital...
 
In in the room, in the
Chỉ vị trí bên trong building, in the park, ....
 
in Paris, in France, ....
Thành phố, đất nước
 
Dùng với phương tiện đi lại bằng xe in a car, in a taxi
hơi, taxi
 
in the South, in the North,
Dùng chỉ phương hướng và một số
in the middle, in the
cụm từ chỉ nơi chốn
back/front of...
Chỉ vị trí trên bề mặt on the table, on the
  wall, ...
Chỉ nơi chốn hoặc số tầng (nhà)
on the farm, on the floor
 
On
on a bus, on a train, on a
Phương tiện đi lại công cộng, cá nhân
bike, ....
on the left, on the right, ...
Dùng trong các cụm từ chỉ vị trí
 
Các giới từ chỉ địa điểm khác:
- By/next to/beside: bên cạnh (by/next to/beside the house, ...)
- Under: bên dưới và có tiếp xúc với bề mặt ở bên dưới (under the table, ...)
- Below: bên dưới và không tiếp xúc bề mặt bên dưới (below the surface, ...)
- Over: qua (over the bridge, over the wall, ...)
- Above: bên trên có khoảng cách  (above my head, ...)
- Across: ngang qua (across the street, ....)
- Through: xuyên qua (through the tunnel, ....)
- Towards: hướng tới (go 5 steps towards the house, ....)
- Onto: bên trên (jump onto the table, ...)
- Into: bên trong (walk into the room, ...)
- From: từ (from the window, ...)
- In front of: trước (in front of the house, ...)
- Behind: đằng sau (behind the garden, ...)
- Between/among: ở giữa
 

2.3. Giới từ chỉ sự chuyển dịch


 
- To: chỉ hướng tiếp cận tới người,vật,địa điểm ( go to the airport, ...)
- Into: tiếp cận và vào bên trong vật,địa điểm (get into the car, ....)
- From: chỉ nguồn gốc xuất xứ (From Vietnam, ....)
- Across: ngang qua  (across the river, ...)
- Along: dọc theo (along the road, ...)
- Round, around: quanh ( around the park, ...)
2.4. Một số loại giới từ khác
- Tác nhân hay phương tiện: by (bằng, bởi), with (bằng)
- I go to school by bus. (Tôi tới trường bằng xe buýt.)
- You can see it with a microscope. (Anh có thể quan sát nó bằng kính hiển vi.)
 
- Sự đo lường, số lượng: by (theo, khoảng)
They sell eggs by the dozen. (Họ bán trứng theo tá.)
 
- Sự tương tự: like (giống)
She looks a bit like Queen Victoria. (Trông bà ấy hơi giống nữ hoàng Victoria.)
 
- Sự liên hệ hoặc đồng hành: with (cùng với)
She lives with her uncle and aunt. (Cô ấy sống cùng với chú thím.)
 
- Sự sở hữu: with (có), of (của)
We need a computer with a huge memory. (Chúng tôi cần một máy tính có bộ nhớ thật
lớn.)
3. Vị trí của giới từ
3.1. Sau to be, trước danh từ
The pen is in my bag. (Cái bút ở trong cặp của tôi.)
 

3.2. Sau động từ
 Giới từ có thể liền sau động từ, có thể bị 1 từ khác chen giữa động từ và giới từ.
 

Ví dụ:
- I live in Ho Chi Minh. (Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh.)
- I have an air-conditioner, but I only turn it on in summer. (Tôi có máy lạnh, nhưng tôi
chỉ bật nó lên vào mùa hè.)
 

Các động từ được theo sau bởi một số giới từ thông dụng:
 

- apologise TO sb FOR st: xin lỗi ai về điều gì


VD: When I realised I was wrong, I apologised to him for my mistake. (Khi tôi nhận ra là
tôi sai, tôi đã xin lỗi anh ta về lỗi lầm của mình.)
 

- apply FOR a job/a place at university: xin việc/xin học đại học
VD: I think this job would suit you. Why don’t you apply for it?(Tôi nghĩ công việc này
hợp với bạn đấy. Tại sao bạn không nộp đơn xin đi.)
 

- care ABOUT sb/st: quan tâm đến ai/cái gì


VD: He is very selfish. He doesn’t care about other people. (Anh ta rất ích kỷ. Anh ta
chẳng quan tâm đến ai cả.)
 

- take care OF sb/st: chăm sóc, trông coi


VD: Have a nice holiday. Take care of yourself. (Đi nghỉ vui vẻ nhé. Hãy nhớ bảo trọng
đấy!)
 

- complain TO sb ABOUT sb/st: phàn nàn


VD: We complained to the manager of the restaurant about the food. (Chúng tôi đã
phàn nàn với người quản lý nhà hàng về thức ăn.)
 

- concentrate ON st: tập trung


VD: Don’t look out the window. Concentrate on your work. (Đừng nhìn ra ngoài cửa sổ.
Hãy tập trung vào công việc đi.)
 

- consist OF st: gồm, bao gồm


VD: We had an enormous meal. It consisted of seven courses. (Chúng tôi đã ăn một
bữa linh đình. Nó gồm có bảy món.)
 

- depend ON sb/st: lệ thuộc, tùy thuộc


VD: “What time will you arrive?” “I don’t know. It depends on the traffic.”
     (“Bạn sẽ đến vào lúc mấy giờ?” “Tôi không biết nữa. Điều đó còn tùy thuộc vào tình
trạng giao thông”.)
 

- invite sb TO a party/a wedding/...: mời ai đến dự tiệc/tiệc cưới/...


VD: Have you been invited to any parties recently? (Gần đây bạn có được mời đến dự
bữa tiệc nào không?)
 

- prefer sb/st TO sb/st: thích ai/cái gì hơn ai/cái gì


VD: I prefer tea to coffee. (Tôi thích trà hơn cà phê.)
 

- translate (a book, ...) FROM one language INTO another one: dịch (1 cuốn sách)
từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
VD: His books have been translated into many languages. (Sách của anh ấy đã được
dịch sang nhiều thứ tiếng.)
 

3.3. Sau tính từ
 

Ví dụ:
- I’m not worried about living in a foreign country. (Tôi không lo lắng về việc sống ở
nước ngoài.)
- He is angry with you. (Anh ấy giận bạn.)
 

Các tính từ được theo sau bởi một số giới từ thông dụng:
- nice/ kind/ good/ generous/ mean/ stupid/ silly/ intelligent/ clever/ sensible/ ... OF
sb to do st:
VD: Thank you. It was nice of you to help me. (Cám ơn. Bạn thật tử tế đã giúp đỡ tôi.)
- angry/ annoyed/ furious ABOUT st/ WITH sb for doing st: tức giận
VD: They were angry with me for not inviting them to the party. (Họ tức giận vì tôi đã
không mời họ đến dự tiệc.)
- delighted/ pleased/ satisfied WITH st: hài lòng
VD: I was delighted/ pleased with the present you gave me. (Tôi rất thích/hài lòng với
món quà bạn đã tặng tôi.)
- disappointed/ bored/ fed up WITH st/ doing st: thất vọng, chán nản
VD: You get bored/ fed up with doing the same thing every day. (Bạn chán ngán vì
ngày nào cũng phải làm cùng một công việc đó.)
- surprised/ shocked/ amazed/astonished AT/BY st: ngạc nhiên
Everybody was surprised/ shocked at/by the news. (Mọi người ai cũng sửng sốt/ ngạc
nhiên vì tin đó.)
- afraid/ frightened/terrified/scared OF st: sợ
VD: “Are you afraid of dogs?” “Yes, I’m terrified of them.”
       (“Bạn có sợ chó không?” “Có, tôi sợ chúng lắm.”)
- aware/ concious OF st: ý thức
VD: “Did you know they were married?” “No, I wasn’t aware of that.”
       (“Bạn có biết họ đã cưới nhau không?” “Không, tôi không biết chuyện đó.”)
 

- good/ bad/ excellent/ brilliant AT (doing) st: giỏi về cái gì


VD: I’m not good at repairing things. (Tôi không giỏi chữa đồ lắm.)
- impressed BY/WITH sb/st: ấn tượng
VD: I wasn’t very impressed by/with the film. (Tôi không có ấn tượng gì nhiều về bộ
phim đó.)
- famous FOR st: nổi tiếng
VD: Viet Nam is famous for Ao dai. (Việt Nam nổi tiếng về Áo dài.)
- responsible FOR st: chịu trách nhiệm về ...
VD: Who was responsible for all that noise last night? (Ai chịu trách nhiệm tất cả về
những tiếng ồn ào tối ngày hôm qua?)
- different FROM sb/st: khác với
VD: The film was quite different from what I expected. (Bộ phim hoàn toàn khác với
những gì tôi mong đợi.)
- interested IN st: thích, quan tâm đến
VD: Are you interested in art and architecture? (Bạn có quan tâm đến nghệ thuật và
kiến trúc không?)
- capable/ incapable OF st: có khả năng/không đủ khả năng làm gì
VD: I’m sure you are capable of passing the examination. (Tôi tin chắc rằng bạn có khả
năng vượt qua kỳ thi.)
- tired OF st/ doing st: chán cái gì
VD: Come on, let’s go! I’m tired of waiting. (Nào, ta đi thôi! Tôi chán cảnh chờ đợi lắm
rồi.)

Reported Speech
(Câu Trực Tiếp - Gián Tiếp)
1. Định nghĩa câu trực tiếp
-    Câu trực tiếp là câu tường thuật lại nguyên văn nghĩa và lời của người nói. Câu
trực tiếp được trích trong dấu ngoặc kép (“....”).
Ví dụ: The mother says to the boy “You should go to bed early.”
(Người mẹ nói với đứa con trai “Con nên đi ngủ sớm”.)
 
-    Câu gián tiếp là câu tường thuật lại nghĩa của người nói mà không cần giữ
nguyên văn. Khi chuyển sang câu gián tiếp, ta phải bỏ dấu ngoặc kép.
Ví dụ: The mother says to the boy that he should go to bed early.
(Người mẹ nói với đứa con trai rằng cậu ta nên đi ngủ sớm.)
2. Cách đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp
-  Đổi chủ ngữ và các đại từ nhân xưng khác trong câu trực tiếp cho phù hợp với
câu gián tiếp mới
- Biến đổi các đại từ chỉ định, trạng ngữ chỉ thời gian và địa điểm theo quy tắc
(bảng kèm theo dưới đây)
- Lùi động từ ở câu trực tiếp lại một thì so với lúc ban đầu (khi các động từ giới
thiệu (say, tell…) ở quá khứ)
- Nếu các động từ giới thiệu ở thì hiện tại đơn thì khi chuyển sang câu gián tiếp ta
giữ nguyên thì.
 
Ví dụ:
Lan says “I am a student.” (Lan nói “Tôi là 1 học sinh”.)
Lan says (that) she is a student. (Lan nói cô ấy là 1 học sinh.)
 
-    Nếu câu trực tiếp diễn tả 1 sự thực hiển nhiên luôn luôn đúng thì ta giữ nguyên
thì.
 
Ví dụ:
Teacher said “The earth goes around the sun.” (Cô giáo nói “Trái đất quay quanh
mặt trời”.)
Teacher said the earth goes around the sun. (Cô giáo nói trái đất quay quanh
mặt trời.)
 
Bảng đổi động từ
Câu trực tiếp Câu gián tiếp
S + V(e,es) S + V(ed)
S + am/ is/ are + Ving S + was/ were + Ving
S + have/ has + PII S + had + PII
S + have/ has + been +
S + had + been + Ving
Ving
S + Ved S + had + PII
S + was/ were + Ving S + had + been + Ving
S + will/ can/ may/ must  + S + would/ could/ might/ had
V to + V
 
Ví dụ:
He said “I met her at Nam’s party.” (Anh ấy nói “Tôi gặp cô ấy ở bữa tiệc của
Nam”.)
He said he had met her at Nam’s party. (Anh ấy nói anh ấy gặp cô ấy ở bữa tiệc
của Nam.)
 
Các trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm
Câu trực tiếp Câu gián tiếp
Now Then
Ago Before
This That
These Those
Here There
Today That day
Last week/ month/ The previous week/ month/ year/…..
year/….. The week/ month/ the year/…before
Next week/ month/….. The following week/month/ ……
Tomorrow The next day/ The following day
Yesterday The day before/ The previous day
        
       Ví dụ:
-    Nam said “My mother is planting trees now.” (Nam nói “Bây giờ mẹ tôi đang
trồng cây”.)
Nam said his mother was planting trees then. (Nam nói mẹ cậu ấy đang trồng
cây lúc đó.)
 
-    She said “I will go to Ha Long next summer.” (Cô ấy nói “Tôi sẽ đi Hạ Long mùa
hè tới”.)
She said she would go to Ha Long the following summer. (Cô ấy nói cô ấy sẽ đi
Hạ Long mùa hè tới.)
 

3. Câu hỏi trong lời nói gián tiếp


Có thể dùng động từ trần thuật: “want to know, be interested to know,
wonder” thay cho “ask”
Câu hỏi trong lời nói gián tiếp được chia làm loại:
3.1. Câu hỏi bắt đầu với các trợ động từ: Ta thêm if/whether
Ví dụ:
"Does John understand music?" he asked. (Anh ta hỏi: “John có hiểu âm nhạc
không?)
He asked if/whether John understood music. (Anh ta hỏi liệu John có hiểu âm
nhạc không.)
 

3.2. Câu hỏi bắt đầu với who, whom, what, which, where, when, why,
how: Các từ để hỏi trên sẽ được giữ nguyên trong câu gián tiếp
Ví dụ:
"What is your name?" he asked. (Anh ta hỏi: “Bạn tên là gì?)
He asked me what my name was. (Anh ta hỏi tôi xem tên tôi là gì.)
 

3.3. Các dạng đặc biệt của câu hỏi trong lời nói gián tiếp
a. Shall/ would dùng để diễn tả đề nghị, lời mời:
Ví dụ:
"Shall I bring you some tea?" Tom asked. (Tom hỏi: “Tôi mang cho bạn chút trà
nhé?”)
Tom offered to bring me some tea. (Tom đề nghị mang cho tôi chút trà.)
"Shall we meet at the theatre?" John asked. (John hỏi: “Bọn mình gặp nhau ở nhà
hát nhé?”)
 John suggested meeting at the theatre. (John gợi ý gặp nhau ở nhà hát.)
 

b. Will/would dùng để diễn tả yêu cầu:


Ví dụ:
“Will you help me, please?” he asked. (“Bạn sẽ giúp tôi chứ?” Anh ấy hỏi.)
He asked me to help him. (Anh ấy yêu cầu tôi giúp anh ấy.)
“Will you lend me your dictionary?” he asked. (“Bạn sẽ cho tôi mượn cuốn từ điển
của bạn chứ?” Anh ấy hỏi.)
He asked me to lend him my dictionary. (Anh ấy yêu cầu tôi cho anh ấy mượn
cuốn từ điển của tôi.)
4. Câu mệnh lệnh và câu yêu cầu trong lời nói gián tiếp.
Ví dụ:
“Keep quiet!” he said. (Anh ấy nói: “Trật tự!”)
He told me to keep quiet. (Anh ấy yêu cầu tôi trật tự.)
“Listen to me, please!” she said. (Cô ấy nói: “Nghe tôi nào!”)
He asked me to listen to her. (Cô ấy yêu cầu tôi lắng nghe cô ấy.)
5.  Câu cảm thán trong lời nói gián tiếp.
Ví dụ:
“What a lovely dress!” she said. (Cô ấy nói: “Chiếc váy dễ thương quá!”)
 She exclaimed that the dress was lovely. (Cô ấy thốt lên rằng chiếc váy rất dễ
thương.)
She exclaimed that the dress was a lovely one. (Cô ấy thốt lên rằng chiếc váy
đó là một chiếc rất dễ thương.)
6.  Các hình thức hỗn hợp trong lời nói gián tiếp.
Lời nói trực tiếp có thể bao gồm nhiều hình thức hỗn hợp: câu khẳng định, câu
hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán:
Ví dụ:
She asked, "Can you play the piano?” and I said “No.”
(Cô ấy hỏi: “Bạn có biết chơi piano không? và tôi trả lời “Không.”)
 She asked me if could play the piano and I said that I could not.
( Cô ấy hỏi tôi liệu tôi có biết chơi piano không và tôi nói rằng tôi không biết.)

Bài 33: Đảo ngữ


Nội dung
Bài tập
Inversion (Đảo Ngữ)
1. Định nghĩa đảo ngữ
- Đảo ngữ là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ trong
câu.
- Đảo ngữ được dùng để nhấn mạnh một thành phần nào đó hoặc một ý nào đó trong
câu.
Ví dụ:
I have never seen such a beautiful cat.
 Never have I seen such a beautiful cat.
(Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một con mèo đẹp như thế.)
Đảo trạng từ ‘never’ lên đầu câu để nhấn mạnh trạng từ này.
2. Các trường hợp dùng đảo ngữ
2.1. Đảo ngữ với ‘No’ và ‘Not’
Cấu trúc
No + N + Auxiliary + S + V-infi
Not any + N + Auxiliary + S + V-infi
 
Ví dụ:
- No more money will I lend you. (Tôi sẽ không cho bạn vay thêm ít tiền nào đâu.)
- Not any money will I lend you. (Tôi sẽ không cho bạn vay ít tiền nào đâu.)
 
2.2. Đảo với các trạng từ phủ định
Các trạng từ phủ định là: never (không bao giờ), hardly= scarcely= seldom= hardly
ever (hiếm khi), little (rất ít, hầu như không),….
Cấu trúc
 
Never/ Rarely/ Seldom/ Hardly ever/... + Auxiliary + S + V
 
Ví dụ:
- Seldom does she receive good marks. (Cô ấy hiếm khi đạt được điểm cao.)
- Hardly did they go to the school late. (Hiếm khi họ đi học muộn.)
 
2.3. Đảo trong các cụm từ so sánh về thời gian
Cấu trúc
No sooner + had + S+ PII + than + S + V-ed
Hardly/ Scarcely/ Barely + had + S + PII + when + S + V-ed
(Vừa mới ….. thì đã…….)
 
Ví dụ:
- No sooner had they come than it rained heavily. (Họ vừa mới đến thì trời đã mưa.)
- Hardly/ Scarcely/ Barely had the train left when it exploded. (Con tàu vừa mới rời đi thì
đã nổ.)
 
2.4. Đảo trong các cụm từ bắt đầu bằng ‘Only’
- Only after + N/V-ing, : Chỉ sau khi
Only after reading the lesson again did I understand it. (Chỉ sau khi đọc lại bài tôi mới
hiểu nó.)
- Only later: Chỉ sau này
Only later did I trust her. (Chỉ sau này tôi mới tin cô ấy.)
- Only once: Chỉ một lần
Only once did I do that work. (Chỉ một lần tôi làm việc đó.)
- Only then: Chỉ đến lúc đó
Only then did he let her know. (Chỉ đến lúc đó anh ấy mới cho cô ta biết.)
- Only when + S+ V: Chỉ đến khi
- Only when the teacher explained the lesson again did I understand it. (Chỉ đến khi cô
giáo giảng lại bài tôi mới hiểu.)
- Only if + S + V: Chỉ nếu
Only if you have a ticket do they let you come in. (Chỉ nếu bạn có vé họ mới cho bạn
vào.)
- Only by + N/V-ing : Chỉ bằng cách
Only by practicing everyday can you speak English well. (Chỉ bằng cách luyện tập hàng
ngày bạn mới có thể nói Tiếng Anh tốt.)
- Only with + N/V-ing: Chỉ với
Only with a knife can you cut these apples. (Chỉ với một con dao bạn có thể cắt những
quả táo này.)
 - Only in this/that way: Chỉ bằng cách này/đó
Only in this way has he been successful. (Chỉ bằng cách này anh ấy đã thành công.)
 
2.5. Đảo ngữ với các cụm từ có “No”
- At no time: chưa từng bao giờ
At no time did she know that her boyfriend is rich man. (Chưa từng bao giờ cô ấy biết
rằng bạn trai cô ấy là một người đàn ông giàu có.)
- On no condition: tuyê ̣t đối không
On no condition must you tell him what happened. (Bạn tuyệt đối không được nói với
anh ấy những gì đã xảy ra.)
- On no account: không vì bất cứ lí do gì
On no account do you let the prisoner leave. (Không vì bất cứ một lí do gì bạn được cho
tội phạm chạy mất.)
- Under/ in no circumstances:  trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không
Under/In no circumstances do you steal things from other people. (Trong bất cứ hoàn
cảnh nào bạn cũng không được lấy cắp đồ của người khác.)
- For no reason: Không vì bất kì lí do gì
For no reason can you leave this job. (Không vì bất cứ lí do nào mà bạn có thể bỏ công
việc này.)
- In no way: Không còn cách nào
In no way is this problem solved. (Không còn cách nào để giải quyết vấn đề này.)
 
2.6. Đảo với câu ‘Not only ….but also’
Not only + Auxiliary + S + V  but S also + V
 
Ví dụ:
Not only did he talk in the class but he also copied from his friend. (Anh ấy không chỉ
nói chuyện trong lớp mà còn chép bài của bạn.)
 
2.7. Đảo ngữ với Not until/till (then/later)
Cấu trúc
 
Not until/till + Clause/adv of time + Auxiliary + S + V
Not until/till then/later + Auxiliary + S + V
Ví dụ:
- Not until I asked her did I know where I was. (Mãi cho đến tận khi tôi hỏi cô ấy tôi mới
biết mình ở đâu.)
 - Not until later did I recognize him. (Mãi cho đến sau này tôi mới nhận ra anh ta.)
2.8. Đảo  trong các câu điều kiê ̣n
2.8.1. Câu điều kiê ̣n loại 1
Cấu trúc
If clause = Should + S + V
Ví dụ:
- Should she come late, she will miss the train. (Nếu cô ấy đến muộn, cô ấy sẽ bị lỡ
chuyến tàu.)
 
2.8.2. Câu điều kiê ̣n loại 2
 Cấu trúc    
If clause = Were S + to-V
If clause = Were + S
 
Ví dụ:
- Were I you, I would love him. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ yêu anh ấy.)
- Were I to know her, I would invite her to my house for dinner. (Nếu tôi biết cô ấy, tôi sẽ
mời cô ấy về nhà ăn tối.)
 
2.8.3. Câu điều kiê ̣n loại 3
Cấu trúc
If clause = Had + S+ PII
Ví dụ:
Had she told me, I would have come to the party. (Nếu cô ấy nói với tôi, tôi sẽ đến bữa
tiệc.)
 
2.9. Đảo trong câu ‘so…that’ và ‘such…that’
Cấu trúc
So + Adj/ Adv + V + S + that + Clause
Such + to be + N + that + Clause
Ví dụ:
- The rain was so heavy that we stayed at home.
 So heavy was the rain that we stayed at home.
(Trời mưa to tới nỗi mà chúng tôi phải ở nhà.)
 
- It was such a heavy box that he could not lift it.
 Such was a heavy box that he could not lift it.
(Cái hộp nặng tới nỗi mà anh ta không thể nhấc nó.)
 
+ Lưu ý: Trong trường hợp BE SO MUCH/GREAT đổi thành SUCH BE NOUN
          
 - The force of the storm was so great that trees were uprooted.
 Such was the force of the storm that trees were uprooted.
(Cơn bão mạnh tới mức mà nó làm cho nhiều cây bị bật rễ.)
 
2.10. Đảo ngữ với So/ Neither
- So: dùng trong câu khẳng định, đứng đầu câu và đảo ngữ
I like banana and so does he. (Tôi thích chuối và anh ấy cũng thế.)
- Neither: dùng trong câu phủ định, đứng đầu câu và đảo ngữ
She isn’t beautiful and neither am I. (Cô ấy không xinh và tôi cũng thế.)
 
2.11. Đảo ngữ trong các trạng ngữ chỉ địa điểm
- Khi câu có một từ hoặc một cụm trạng từ chỉ phương hướng hoặc vị trí thì nội động từ
được đảo lên trước chủ ngữ.
- Đưa nguyên động từ ra trước chủ ngữ, không cần mượn trợ động từ (chỉ áp dụng khi
chủ ngữ là danh từ)
 
Ví dụ:
- Under the table was lying a sleeping dog. (Dưới gầm bàn là một con chó đang nằm
ngủ.)
- On the wall is the photo of my family. (Trên tường là bức ảnh gia đình tôi.)
 

Bài 34: Thức giả định


Nội dung
Bài tập

Subjunctive
(Thức Giả Định)
 
1. Định nghĩa thức giả định
Câu giả định hay còn gọi là câu cầu khiến là loại câu đối tượng thứ nhất muốn đối
tượng thứ hai làm một việc gì. Câu giả định có tính chất cầu khiến chứ không mang
tính ép buộc như câu mệnh lệnh. Trong câu giả định, người ta dùng dạng nguyên thể
không có ‘to’ của các động từ sau một số động từ chính mang tính cầu khiến. Thường
có ‘that’ trong câu giả định trừ một số trường hợp đặc biệt.
2. Câu giả định dùng ‘would rather’ và ‘that’
2.1. Diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở hiện tại
Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở thì quá khứ, ‘to be’ phải chia là ‘were’ ở tất cả các
ngôi.
 
S1 + would rather that + S2 +  were (not)/ V (quá khứ đơn)
 
 
Ví dụ:
- Henry would rather that his girlfriend worked in the same department as he
does.   (Henry muốn bạn gái của anh ta làm việc cùng phòng với anh ta.)
- Jane would rather that it were not winter now. (Jane ước bây giờ không phải là mùa
đông.)
 

2.2. Diễn tả sự việc trái ngược với thực tế ở quá khứ


Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở dạng quá khứ hoàn thành. Nếu muốn thành lập thể
phủ định dùng ‘hadn’t + PII’.
 
                               
S1 + would rather that + S2 + had (hadn’t) + PII
 
Ví dụ:
- Bob would rather that Jill had gone to class yesterday. (Bob muốn Jill đi học ngày hôm
qua.)
- Bill would rather that his wife hadn’t divorced him. (Bill muốn vợ anh ta không ly hôn
với anh ta.)
 
3. Câu giả định dùng với các động từ sau
 
to advise (that): khuyên to propose (that): đề xuất
to ask (that): yêu cầu to recommend (that): đề nghị
to command (that): bắt buộc to request (that): yêu cầu
to demand (that):yêu cầu to suggest (that): gợi ý
to desire (that): mong ước to urge (that): khẩn thiêt
to insist (that): khăng khăng to move (that):di chuyển
 
 
 
S1 + V + that + S2+ V-infi
 
Ví dụ:
 
- We urge that he leave now. (Chúng tôi giục anh ấy đi bây giờ.)
- Donna requested Frank come to the party. (Donna yêu cầu Frank đến bữa tiệc.)
- The doctor suggested that his patient stop smoking. (Bác sĩ gợi ý bệnh nhân của ông
ấy nên bỏ hút thuốc.)
 
4. Câu giả định dùng với tính từ
 
It is best (that): tốt nhất
It is crucial (that): có tính chất quyết định
It is desirable (that): khát khao
It is essential (that): cần thiết
It is imperative (that): cấp bách, khẩn thiết
It is important (that): quan trọng
It is recommended (that): gợi ý, đề xuất
It is urgent (that): khẩn thiết
It is vital (that): quan trọng, sống còn
It is a good idea (that): tốt
It is a bad idea (that): tệ
 

It + be + Adj + that + S + V-infi


 

Ví dụ:
- It is necessary that he find the books. (Nó rất cần thiết rằng anh ta phải tìm được cuốn
sách.)
- It was urgent that she leave at once. (Nó thật khần thiết rằng cô ấy phải rời đi ngay lập
tức.)
- It is important that you remember this question. (Nó rất quan trọng rằng bạn phải nhớ
câu hỏi này.)
 
Lưu ý: Trong một số trường hợp có thể dùng danh từ tương ứng với các tính từ ở trên
theo công thức sau.
 
It + be + Noun + that + S + V-infi
 
 
Ví dụ:
It is a recommendation from a doctor that the patient stop smoking. (Đó là một gợi ý từ
bác sĩ rằng bệnh nhân nên bỏ hút thuốc.)
 

5. Câu giả định dùng với ‘It is time’


 
- It's time (for sb) to do sth : đã đến lúc phải làm gì (thời gian vừa vặn)
Ví dụ:
It is time for me to get to the airport. (Đã đến lúc tôi phải ra sân bay rồi - Tôi sẽ đến sân
bay kịp giờ.)
 

- It’s time/ It’s high time/It’s about time + Subject + V (quá khứ đơn): đến lúc để
làm gì (nhấn mạnh vào thời gian)
Ví dụ:
  It’s high time I left for the airport. (Đã đến lúc tôi phải ra sân bay rồi - Tôi sẽ bị muộn
mất.)
 
 

You might also like