You are on page 1of 28

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP – KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Chương 1: Doanh thu, thu nhập


Câu hỏi
1. Khi nào các khoản thu nhập nên được ghi nhận? Ba tiêu chí để ghi nhận thu
nhập? Khi nào các nhà cung cấp dịch vụ thường ghi nhận thu nhập nhất?
Khi nào các nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ ghi nhận doanh thu?
Số thu nhập thích hợp để ghi nhận là bao nhiêu? Giá tương đương tiền là
gì?
2. Bán cho người tiêu dùng: bốn lí do để những người bán lẻ chấp nhận thẻ tín
dụng? Chiết khấu thẻ tín dụng là gì?
3. Bán cho doanh nghiệp: Bán chịu “on open account” là gì? n/30 nghĩa là gì?
“2/10, n/30” là gì? Tại sao các công ty cam kết chiết khấu thanh toán cho
khách hàng? (Sales discounts) .
4. Nếu một khách hàng thanh toán hóa đơn trong thời hạn chiết khấu đã công
bố, thì khoản chiết khấu thanh toán được báo cáo như thế nào trong Báo
cáo KQKD?
5. Chiết khấu thương mại là gì ? (Trade discount). Chiết khấu thương mại ảnh
hưởng đến việc ghi nhận doanh thu bán hàng như thế nào?
6. Tài khoản nào thường được dùng để ghi nhận doanh thu hàng bán bị trả lại?
Tài khoản này được báo cáo trong IS như thế nào?
7. Phân biệt credit card discount và sales discount?
8. Tỷ lệ lãi gộp tính ntn? Nó đo lường cái gì? Nếu mọi yếu tố khác không đổi,
thì tỷ lệ lãi gộp cao hơn sẽ tác động đến lãi ròng như thế nào?
9. Các công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm có thể tăng giá
bán và mang lại tỷ lệ lãi gộp cao hơn như thế nào? Các công ty theo đuổi
chiến lược giá thấp có thể giảm chi phí và tăng tỷ lệ lãi gộp?
Bài 1.1.:
1. Doanh thu được ghi nhận khi nào?
a. Khi nhận tiền khách hàng đặt cọc
b. Khi khách hàng thanh toán toàn bộ tiền hàng
c. Khi chuyển giao quyền sở hữu, quyền quản lý hàng hóa cho bên mua
d. Khi sản phẩm hoàn thành

1
2. DN giao hàng cho khách, có hóa đơn bán hàng: giá bán trước thuế GTGT
40 tr, thuế GTGT 10%, khách hàng đã thanh toán trước 40%, kế toán ghi
nhận doanh thu:
a. theo giá bán chưa có thuế GTGT: 40 tr
b. theo tổng giá thanh toán của hóa đơn: 44 tr
c. theo số tiền còn lại khách hàng phải thanh toán: 26,4 tr
d. không có phương án nào đúng
3. DN bán hàng theo phương thức trả ngay, giá bán trước thuế 20 tr, thuế
GTGT: 5%, khách hàng đã thanh toán bằng TGNH, kế toán ghi:
a. Nợ TK 511: 20 tr b. Nợ TK 1121: 21 tr
Nợ TK 33311: 1 tr Có TK 511: 20 tr
Có TK 1121: 21 tr Có TK 33311: 1 tr
4. Thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp thuộc:
a. Tài sản của doanh nghiệp vì DN đã thu được khi bán hàng
b. Nợ doanh nghiệp phải trả vì DN chỉ thu hộ Nhà nước
c. Khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp
d. Là chi phí của doanh nghiệp
5. Nguyên tắc nào trong số các nguyên tắc sau quy định rằng nếu một khách
hàng của doanh nghiệp đang có nguy cơ phá sản, doanh nghiệp cần phải lập
một khoản dự phòng đối với khoản nợ phải thu từ khách hàng đó:
a. Nguyên tắc cơ sở dồn tích c. Nguyên tắc thực hiện
b. Nguyên tắc thận trọng d. Nguyên tắc phù hợp
6. Doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu trong trường hợp nào?
a. Nhận được tiền trả trước của khách hàng. c. Thu hộ tiền hàng
của bên giao đại lý.
b. Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền mặt. d. Không có đáp án
đúng.
7. Khi có khả năng không thể thu hồi được số doanh thu đã ghi nhận thì:
a. xóa sổ ngay khoản doanh thu phải thu đã ghi nhận
b. trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí quản lý theo qui định
c. ghi giảm doanh thu của kì kế toán

2
d. không có phương án đúng
8. Với một khoản phải thu đã được trích lập dự phòng vào 31/12/N, khách
hàng đã thanh toán đầy đủ trong năm N+1, thì cuối năm tài chính N+1:
a. tiếp tục duy trì khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích vào
31/12/N
b. hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi bằng cách ghi tăng thu nhập
khác của năm N+1
c. hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi bằng cách ghi giảm chi phí
quản lý của năm N+1
d. không có phương án đúng
9. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá cho bên mua được bên bán ghi
nhận:
a. Là chi phí của kỳ kế toán
b. Giảm trừ trực tiếp vào doanh thu của kỳ kế toán
c. Ghi vào các tài khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
cuối kì kết chuyển vào tài khoản Doanh thu bán hàng để xác định
Doanh thu thuần.
d. Giảm trừ trực tiếp vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh
10. Doanh thu có thể là:
a. Doanh thu bán hàng hóa c. Lãi cho vay, lãi tiền gửi
b. Cổ tức, lợi nhuận được chia d. Tất cả các phương án
trên đều đúng
11. Theo hợp đồng đã ký, công ty A đã giao trước 50% tiền hàng cho công ty B
trong tháng này. Lô hàng theo hợp đồng sẽ được công ty B giao trong tháng
sau. Số tiền còn lại sẽ được công ty A thanh toán sau khi nhận hàng 15
ngày. Theo nguyên tắc phù hợp, công ty B được phép ghi nhận doanh thu:
a. Ngay khi nhận được tiền đặt trước của công ty A.
b. Chỉ khi nhận được toàn bộ tiền hàng theo hợp đồng
c. Khi hoàn tất việc giao hàng cho công ty A, được công ty A chấp
nhận thanh toán.
d. Khi hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua bán.

3
12. Tiền thuê nhà mà công ty ABC (có năm tài chính bắt đầu từ 1/1) đã trả cho
thời gian 01/07/N-1 đến 30/6/N là 140 triệu đồng, tiền thuê trả cho thời
gian 01/07/N đến 30/6/N+1 là 160 triệu. Chi phí về tiền thuê nhà tính vào
chi phí kinh doanh trong năm N của công ty ABC sẽ là:
a. 140 triệu đồng
b. 160 triệu đồng
c. 150 triệu đồng
d. Các câu trên đều sai
Bài 1.2:
Sau đây là các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/N. Hãy cho biết các nghiệp vụ
nào phản ánh doanh thu thực hiện trong tháng 12/N. Nêu lí do. Đó là doanh thu gì?
a. Chủ sở hữu góp thêm vốn vào doanh nghiệp : 2 tỉ VNĐ
b. Xuất hóa đơn cho khách hàng và đã thu tiền từ khách hàng nhưng do hết hàng,
doanh nghiệp sẽ giao hàng cho khách vào đầu tháng 1/N+!.
c. Nhận tiền thuê nhà trả trước cho 6 tháng (tháng 12/N đến tháng 5/N+1).
d. Vay ngân hàng 9 triệu đồng để trả trước tiền thuê văn phòng trong 3 tháng
e. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về lãi số dư tài khoản tiền gửi ngân
hàng của tháng 12/N là 500.000 đồng.
f. Thu được khoản phải thu của khách hàng 3 tr. Khoản phải thu này phát sinh
trong tháng 11/N.
g. Ngày 15/12/N, công ty kinh doanh ô tô theo phương thức trả góp, bán 1 chiếc
TOYOTA VIOS 25.700 $, giá gốc là 20.000 $, khách hàng trả ngay 40%. Số
còn lại trả góp trong 60 tháng, bắt đầu từ 15/1/N+1.
h. Nhận được thông báo về tạm ứng cổ tức năm N, tỷ lệ tạm ứng cổ tức là 12%.
Số lượng CP doanh nghiệp sở hữu là 10.000 CP. Mệnh giá : 10.000 VNĐ/CP.
Thời gian thực hiện chi tạm ứng cổ tức từ ngày 1/1/N+1.
i. Nhận được thông báo về số cổ phiếu được phân phối năm N, tỷ lệ cổ phần
được phân phối là 70,55%. Thời gian cổ đông đến nộp sổ để ghi tăng CP :
1/1/N+1.
j. Ngày 20/12/N, thu được khoản phải thu đã xử lí xóa nợ từ năm N-1.
k. Ngày 25/12/N, thanh lí một tài sản cố định đã khấu hao hết. Giá trị thu hồi : 3
tr.

4
Bài 1.3:
Tại một doanh nghiệp thương mại, dịch vụ Suntravel, trong kỳ có các nghiệp vụ
phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh như sau:
1. Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng của khách hàng bằng tiền mặt là 2.000.000
đồng.
2. Thu tiền bồi thường do vi phạm cam kết giao hàng của khách hàng bằng
tiền gửi ngân hàng 10.000.000 đồng.
3. Bán tài sản cố định khách hàng chưa thanh toán, giá bán chưa thuế
240.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Biết rằng tài sản cố định này có
nguyên giá là 300.000.000 đồng, đã khấu hao 50.000.000 đồng.
4. Khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ của ông A là 2.000.000 đồng,
nay ông A thanh toán nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
5. Khấu trừ tiền phạt của khách hàng là 1.000.000 đồng được khấu trừ vào
khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
6. Công ty bảo hiểm Bảo Minh bồi thường cho doanh nghiệp 30.000.000 đồng
về khoản bảo hiểm hoả hoạn. Doanh nghiệp đã nhận khoản bồi thường
bằng tiền gửi ngân hàng.
7. Do bị cháy một kho hàng nên kỳ này được cơ quan thuế xét giảm
100.000.000 đồng tiền thuế GTGT và được trừ vào số thuế GTGT phải nộp
tháng sau.
8. Do có sự nhầm lẫn trong việc kê khai thuế xuất khẩu 4 tháng trước đây, nay
cơ quan hải quan yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung 30.000.000 đồng tiền
thuế xuất khẩu, doanh nghiệp đã chuyển khoản cho kho bạc. Kỳ này doanh
nghiệp không xuất khẩu sản phẩm.
9. Nhận được thông báo lãi chứng khoán 20.000.000 đồng nhận bằng chuyển
khoản.
10. Doanh nghiệp được nhà cung cấp cho hưởng chiết khấu thanh toán
10.000.000 đồng nhận bằng tiền mặt, do doanh nghiệp thanh toán sớm tiền
hàng theo quy định.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Xác định lợi nhuận từ hoạt động khác, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.

Bài 1.4:

5
Tại công ty Thái Dương kinh doanh thép, phát sinh các giao dịch sau trong năm tài
chính kết thúc vào 30/6/N. Công ty bán thép với giá bán nếu thanh toán ngay là 11
triệu đồng/tấn, thuế GTGT là 10%. Các giao dịch đó là:
T1: Bán hàng thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng: 13 tấn
T2: Bán chịu cho A: 50 tấn, lãi trả chậm là 2%/tháng. A cam kết thanh toán sau
4 tháng.
T3: Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền khách hàng thanh toán
tiền mua thép từ năm N-2, số tiền 300 triệu.
T4: Khách hàng B trả trước một phần hợp đồng mua thép, thời hạn giao hàng
là 15/7/N, số tiền 40 triệu.
T5: Khách hàng ở nghiệp vụ T1 trả lại 2 tấn thép kém chất lượng. Công ty Thái
Dương đã nhập kho lại số thép kém chất lượng đó và trả lại tiền hàng cho
khách hàng.
T6: Khách hàng mua trả chậm từ tháng 2 thanh toán toàn bộ tiền hàng. Công ty
Thái Dương đã nhận được báo Có của ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Điền vào bảng sau:
Tháng Doanh thu Doanh thu chưa Doanh thu hàng Doanh thu tài
thực hiện bán bị trả lại chính
1
2
3
4
5
6
2. Ghi sổ kép các giao dịch trên
3. Xác định tổng doanh thu thuần của 6 tháng cuối năm tài chính N
4. Ước tính 1% tổng doanh thu thuần sẽ khó đòi. Hãy trích lập dự phòng phải
thu khó đòi cho 6 tháng cuối năm tài chính N.
5. Số thép bị khách hàng trả lại vào tháng 5 là do kém chất lượng. Giá trị
thuần có thể thực hiện được của 2 tấn thép này chỉ là 8 triệu đồng/tấn. Giá

6
nhập kho trung bình 1 tấn thép là 6 triệu đồng/tấn. Hãy trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho cho công ty Thái Dương.
Bài 1.5:
Cho biết các dữ liệu sau ở công ty Trường Đạt (đơn vị 1000 đ)
Năm tài chính kết thúc 31/12/2016 31/12/2015 31/12/2014
Tổng doanh thu 121.037.000 14.307.000
Giá vốn hàng bán 31.705.000 864.000
Lợi nhuận sau thuế 49.102.000 7.464.000
Phải thu của khách hàng 714.000 595.000 1.321.000
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ trọng lãi gộp/doanh thu của năm 2015 và 2016. Nhận xét.
2. Xác định số vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu tiền bình quân
của hai năm 2015, 2016. Nhận xét.
Bài 1.6:
Công ty Thái Dương bắt đầu năm tài chính 2016 với số phải thu của khách hàng là
4.800 triệu và khoản dự phòng phải thu khó đòi là 546 triệu. Năm 2016, tổng
doanh thu bán chịu của công ty là 41.800 triệu. Trong năm 2016, khách hàng đã
thanh toán là 40.600 triệu. Đồng thời, trong năm 2016, công ty cũng xóa sổ khoản
phải thu khó đòi từ khách hàng (Công ty Kim Anh) số tiền là 500 triệu. Số phải
thu từ khách hàng Kim Anh đã được trích lập dự phòng từ cuối năm 2015.
Yêu cầu:
1. Sử dụng Tài khoản chữ T để xác định xem khách hàng còn nợ công ty Thái
Dương bao nhiêu tiền vào cuối năm 2016.
2. Ước tính chi phí dự phòng phải thu khó đòi là 3% của tổng doanh thu bán
chịu. Hãy trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho năm 2016 và sử dụng tài
khoản chữ T để xác định số dư cuối kỳ của tài khoản Dự phòng phải thu
khó đòi.

7
Chương 2: Hàng tồn kho – Giá vốn hàng bán
Bài 2.1:
Tìm định nghĩa đúng cho mỗi từ khóa dưới đây:
- Công thức xác định giá vốn hàng bán - Tồn kho hàng hóa
- Chi phí nhân công trực tiếp - Giá trị thuần có thể thực hiện được
- chi phí sản xuất chung - Hệ thống kê khai định kì
- thành phẩm - Hệ thống kê khai thường xuyên
- FIFO - Chiết khấu thanh toán
- Hàng sẵn có để bán - Trả lại hàng mua và giảm giá trên
- LIFO hàng mua
- Hàng tồn kho - Tồn kho nguyên liệu
- Phương pháp giá đích danh - Giá thay thế
- Phương pháp giá bình quân gia quyền
- Tồn kho sản phẩm dở dang
1. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho trong đó giả định hàng mua
vào/sản xuất sớm nhất sẽ được bán đầu tiên.
2. Khoản giảm trừ nhận được khi thanh toán cho nhà cung cấp trước thời hạn.
3. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho trong đó giả định hàng mua
vào/sản xuất mới nhất sẽ được bán đầu tiên.
4. Tổng giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và hàng mua (hoặc sản xuất xong) trong
kỳ.
5. Tồn kho đầu kỳ + Mua trong kỳ - Tồn kho cuối kỳ
6. Sản phẩm đang trong quá trình sản xuất
7. Các yếu tố cần thiết để chế biến thành thành phẩm.
8. Chi phí sản xuất mà không phải là chi phí nguyên vật liệu hay chi phí nhân
công trực tiếp sản xuất.
9. Thu nhập của người lao động tham gia trực tiếp vào việc chế biến sản phẩm.
10. Là những tài sản hữu hình được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh
bình thường hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc
dịch vụ để bán.
11. Sản phẩm được sản xuất ra đã hoàn thành và sẵn sàng để bán.

8
12. Là hệ thống ghi chép chi tiết được duy trì để ghi sổ từng nghiệp vụ mua
hàng và bán hàng trong kỳ kế toán.
13. Bằng giá bán ước tính trừ đi chi phí ước tính cần thiết để tiêu thụ.
14. Giá mua hiện tại của mặt hàng tương tự.
15. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho trong đó sử dụng đơn giá bình
quân gia quyền của số hàng sẵn có để bán để xác định cả giá vốn hàng bán
và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.
16. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán chỉ được xác định vào
cuối kỳ kế toán dựa trên việc kiểm kê hàng tồn kho thực tế.
17. Hàng được giữ để bán lại trong quá trình hoạt động kinh doanh bình
thường của doanh nghiệp.
18. Việc giảm trừ vào giá mua do sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người
mua.
19. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho trong đó xác định giá gốc của
từng mặt hàng cụ thể đã được bán.
Bài 2.2: Kế toán hàng tồn kho
1. Mua một lô hàng theo Hoá đơn GTGT :
a. Giá mua : 40 triệu
b. Thuế GTGT 10% : 4 triệu
c. Tổng giá thanh toán : 44 triệu.
Tiền hàng đó thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Đó nhận được báo Nợ của
ngân hàng. Hàng đó nhập kho đủ.
2. Mua một lô hàng theo hóa đơn GTGT của nhà cung cấp X :
a. Giá mua : 25 triệu
b. Thuế GTGT 10% : 2,5 triệu
c. Tổng giá thanh toán : 27,5 triệu
Đó thanh toán bằng tiền mặt 10 triệu và số còn lại chưa thanh toán cho
người bán. Hàng mua đang đi trên đường.
3. Vận chuyển lô hàng trên về nhập kho đủ, chi phí vận chuyển đã thanh toán
bằng tiền tạm ứng theo hóa đơn GTGT sau :
a. Giá cước vận chuyển : 4 triệu
b. Thuế GTGT 5% : 0.2 triệu
c. Tổng giá thanh toán : 4.2 triệu

9
4. Xuất kho một lô hàng để chuyển xuống cảng Hải phòng xuất khẩu, giá xuất
kho là : 32 triệu.
5. Nhận được báo Có của ngân hàng về số tiền chiết khấu thương mại từ nhà cung
cấp : 12 triệu.
6. Phát hiện một phần lô hàng nhập kho ở nghiệp vụ 4 kém chất lượng. Đơn vị
yêu cầu giảm giá 4 triệu và được chấp nhận. Số tiền giảm giá này được trừ vào
khoản còn nợ người bán X.
7. ứng trước cho người bán Y 50 triệu bằng tiền gửi ngân hàng để đặt mua một lô
hàng.
8. Nhận được lô hàng từ nhà cung cấp Y, hóa đơn GTGT :
a. Giá mua : 60 triệu
b. Thuế GTGT 10% : 6 triệu
c. Tổng giá thanh toán : 66 triệu
Đơn vị đó thanh toán số tiền hàng còn lại bằng tiền mặt. Hàng hóa đang đi
trên đường.
Yêu cầu :
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
- Phản ánh các nghiệp vụ trên vào TK 156, TK 151 và TK 157.
Bài 2.3: Kế toán hàng tồn kho
Tại doanh nghiệp thương mại X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế trong tháng 1
năm N có tài liệu sau:
A. Số dư đầu kỳ của một số TK: (đơn vị tính: 1000đ)
TK 156 (hàng hoá): 2.640.000
TK 331 (phải trả người bán): 160.000 (dư có)
TK 133 (thuế GTGT được khấu trừ): 28.800
B. Trong tháng một có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Ngày 2/1 mua một lô hàng, hoá đơn giá trị gia tăng số 1:
+ Giá mua chưa thuế: 260.000
+ Thuế giá trị gia tăng 10%: 26.000
+ Tổng giá thanh toán: 286.000
Tiền hàng chưa thanh toán. Hàng mua chuyển về nhập kho đủ (PNK số 1), chi phí
vận chuyển đã thanh toán bằng tiền tạm ứng theo hoá đơn:
+ Giá cước vận chuyển chưa thuế: 2.300
+ Thuế giá trị gia tăng 5%: 115
+ Tổng giá thanh toán: 2.415

10
2. Ngày 6/1 mua một lô hàng theo hoá đơn giá trị gia tăng số 2:
+ Giá mua chưa thuế: 180.000
+ Thuế giá trị gia tăng 10%: 18.000
+ Tổng giá thanh toán: 198.000
Tiền chưa thanh toán. Hàng đã nhập kho đủ (PNK số 3).
3. Ngày 7/1 (phiếu chi số 1) xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền mua hàng ngày 2/1.
4. Ngày 8/1 mua một lô hàng theo hoá đơn giá trị gia tăng số 3 :
+ Giá mua chưa thuế: 280.000
+ Thuế giá trị gia tăng 10%: 28.000
+ Tổng giá thanh toán: 308.000
Tiền chưa thanh toán. Số hàng mua chuyển về nhập kho đủ.
5. Ngày 10/1 nhận được giấy báo nợ số 181 chuyển TGNH thanh toán tiền mua
hàng ngày 6/1.
6. Ngày 25/1 nhận bảng kê thanh toán tạm ứng của nhân viên thu mua.
- Mua hàng hoá về nhập kho, hoá đơn giá trị gia tăng:
+ Giá bán chưa thuế: 120.000
+ Thuế giá trị gia tăng 10%: 12.000
+ Tổng giá thanh toán: 132.000
(PNK số 6)
- Chi phí vận chuyển theo hoá đơn 3.000 (chưa có VAT) thuế giá trị gia tăng
dịch vụ vận chuyển 5%
Yêu cầu: Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bài 2.4: Kế toán doanh thu, giá vốn hàng bán


Tình hình hàng hóa của DN A trong tháng 1/N như sau:
Đầu kỳ: tồn kho 5.000 sản phẩm, giá trị 200.000 đ/sản phẩm.
Trong kỳ:
- ngày 10/1 : nhập kho 10.000 sản phẩm; giá nhập kho : 250.000 đ/sản phẩm;
thuế GTGT 10%.
- ngày 15/1 : nhập kho 7.000 sản phẩm, giá nhập kho : 260.000đ/sản phẩm ;
thuế GTGT 10%.
- Ngày 17/1: xuất kho 11.000 sản phẩm bán cho khách hàng A, thanh toán
bằng tiền gửi ngân hang, giá bán 290.000 đ/sản phẩm, thuế GTGT 10%.
- ngày 20/1 : nhập 3.000 sản phẩm, giá nhập kho : 280.000 đ/sản phẩm; thuế
GTGT 10%.

11
- ngày 29/1 : xuất kho 14.000 sản phẩm bán cho khách hàng B, giá bán
300.000 đ/sản phẩm. thuế GTGT 10%. Khách hang B sẽ thanh toán sau 30
ngày.
Yêu cầu :
1. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trên.
2. Xác định giá vốn hàng xuất bán và giá trị hàng tồn kho của tháng 1 theo
phương pháp FIFO. Biết rằng DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên.
Bài số 2.5:
Tài liệu tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
tháng 3/N như sau (đơn vị: 1.000 đồng):
I. Tình hình đầu tháng:
- Tồn kho sản phẩm đầu kỳ 50.000 sản phẩm A đơn giá 50.
- Gửi bán 1.000 sản phẩm A chờ công ty X chấp nhận theo giá bán đơn
vị (chưa có thuế GTGT 10%) là 60; giá vốn đơn vị 50.
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Ngày 12: số hàng gửi bán kỳ trước được Công ty X chấp nhận 3/4 . Thuế
suất GTGT phải nộp 10%.
2. Ngày 15: xuất kho bán trực tiếp cho công ty vật tư L 6.000 sản phẩm A,
thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ 2% chiết khấu thanh toán được
hưởng. Biết giá bán đơn vị (chưa có thuế GTGT) 60. Thuế suất GTGT phải
nộp 10%.
3. Ngày 20: xuất kho chuyển hàng đến cho công ty K 7.000 sản phẩm A theo
giá bán đơn vị (cả thuế GTGT10%) 66. Hàng đang trên đường vận chuyển.
4. Ngày 25: công ty K đã nhận được 7.000 sản phẩm A và chấp nhận thanh
toán toàn bộ.
5. Ngày 28: Công ty N trả lại 600 sản phẩm A đã bán kỳ trước vì chất lượng
kém (đã thanh toán hết tiền hàng). Đơn vị đã kiểm nhận, nhập kho và chấp
nhận thanh toán tiền hàng cho Công ty N theo giá bán cả thuế GTGT 10%
là 39.600 bằng tiền mặt. Biết giá vốn của số hàng này 30.960.
6. Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán trong kỳ thu bằng chuyển khoản là 2.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản.
2. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ biết doanh nghiệp xác định giá vốn
hàng xuất kho theo phương pháp giá nhập trước xuất trước

12
Biết tổng chi phí bán hàng phát sinh: 15.000, chi phí quản lý doanh nghiệp
phát sinh: 20.000.

Bài 2.6:
Tại một doanh nghiệp thương mại có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp được kế toán tập hợp trong các tài liệu như
sau:
Số dư đầu kỳ:
- Sản phẩm A tồn kho là: 2.000 sản phẩm, đơn giá nhập kho là 15.000 đồng/sản
phẩm.
- Sản phẩm B tồn kho là: 500 sản phẩm, đơn giá là 10.000 đồng/sản phẩm
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Nhập kho 3.000 sản phẩm A giá mua 15.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT là
10%, tiền chưa thanh tóan cho người bán, chi phí bốc dỡ vận chuyển về đến
kho của doanh nghiệp là 3.000.000 đồng, thuế GTGT là 5%, đó thanh toán
cho người cung cấp bằng tiền mặt.
2. Nhập kho 1.000 sản phẩm B giá mua 9.500 đồng/sản phẩm, thuế GTGT là
10%, đó thanh toán bằng TGNH, chi phí bốc dỡ vận chuyển hàng về đến
kho của doanh nghiệp 1.000.000 đồng, thuế GTGT 5%, đó thanh toán tiền
cho người cung cấp dịch vụ.
3. Xuất kho 3.000 sản phẩm A, 500 sản phẩm B gửi đi bán, giá bán lần lượt là
30.000 đồng/sản phẩm và 20.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT 10%.
4. Xuất kho 1.000 sản phẩm A và 500 sản phẩm B đi tiêu thụ, giá bán 33.000
đồng/sản phẩm A và 22.000 đồng/sản phẩm B, trong đó thuế GTGT là 10%,
khách hàng nợ.
5. Doanh nghiệp nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền khách hàng
chấp nhận mua số hàng gửi đi bán.
6. Cuối kỳ, giá trị thuần có thể thực hiện được của 1 đơn vị sản phẩm A là
14.000 đồng, 1 đơn vị sản phẩm B là 9.000 đồng.
Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các phương
pháp xuất kho nhập trước - xuất trước (FIFO).
Bài 2.7:

Doanh nghiệp Bảo Châu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kinh doanh
duy nhất một mặt hàng khăn mặt A, trong tháng 12/2013 có tình hình nhập xuất
hàng hóa A như sau: (đơn vị: 1000đ)

13
Diễn giải Nhập Xuất Tồn
SL TT SL TT SL TT
Số dư đầu tháng 6.000 150.000
Nhập kho 5.000 130.000
Xuất kho 2.000
Xuất kho 8.000
Nhập kho 15.000 405.000
Xuất kho 10.000
Cộng PS
Số dư cuối tháng
Yêu cầu: Điền các số liệu còn thiếu trong bảng trên, biết doanh nghiệp kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính trị giá hàng xuất kho
theo phương pháp FIFO.

Chương 3: Tài sản cố định


Bài 3.1:
Hãy tìm câu phát biểu đúng cho mỗi từ khóa dưới đây:
- Khấu hao nhanh - Goodwill
- Nguyên giá - Tài sản cố định vô hình
- Khấu hao - Tài sản dài hạn
- Mua theo gói - Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng định
- Giá trị còn lại kì
- Chi phí vốn (được vốn hóa) - Giá trị thanh lí ước tính
- Bản quyền - Chi phí tạo doanh thu (của kì kế
- Thời gian sử dụng hữu ích ước tính toán)

- Franchise - Khấu hao đều


- Tài sản hữu hình
- Nhãn hiệu
- Khấu hao theo số lượng sản phẩm
1. Tài sản có hình thái vật chất
2. Các khoản chi phí mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai và được ghi tăng
vào tài khoản tài sản, không ghi vào chi phí.
3. Phân bổ một cách hợp lí và có hệ thống chi phí mua tài sản vô hình trong
thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

14
4. Đặc quyền pháp lí sử dụng tên, hình ảnh hoặc slogan đặc biệt.
5. Chi phí lãi vay được tính vào nguyên giá của tài sản tự xây dựng.
6. Chi phí sửa chữa thông thường các tài sản dài hạn; làm tăng chi phí sửa
chữa định kỳ
7. Kéo dài hoặc mở rộng tài sản hiện có làm tăng nguyên giá của tài sản hiện
có; là chi phí vốn.
8. Mua một, hai hoặc nhiều hơn tài sản trong cùng một giao dịch và thanh
toán một lần.
9. Phương pháp phân bổ nguyên giá của một tài sản trong thời gian sử dụng
hữu ích dựa trên sản lượng từng kỳ so với tổng sản lượng ước tính.
10. Bằng giá mua trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
11. Các khoản chi chỉ mang lại lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán hiện tại và được
ghi nhận là chi phí.
12. Chênh lệch giữa giá mua một công ty trừ đi giá thị trường của tất cả các tài
sản và công nợ của công ty đó.
13. Tài sản mang lại các đặc quyền nhưng không có hình thái vật chất.
14. Các nguồn lực vô hình và hữu hình thuộc quyền sở hữu của một công ty và
được sử dụng dài hạn.
15. Quyền được qui định trong hợp đồng để bán một sản phẩm hoặc dịch vụ
nào đó, sử dụng một nhãn hiệu nào đó hoặc thực hiện các họat động trong
một khu vực địa lí xác định.
16. Đặc quyền phát hành, sử dụng và bán một tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc,
văn học.
17. Phương pháp phân bổ giá trị một tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích
của nó dựa trên tỷ lệ phân bổ = tỷ lệ khấu hao đều x hệ số điều chỉnh

Bài 3.2 (Mua trả ngay):


Ngày 05/01/N, mua một TSCĐHH phục vụ bán hàng, giá mua chưa thuế là
100triệu đ, thuế GTGT 10% (Hóa đơn số…ngày 05/01) và chi phí trước sử dụng
là 1.050.000 đ, trong đó thuế GTGT 50.000 đ. Hóa đơn mua sắm TSCĐ đã thanh
toán bằng chuyển khoản (Giấy báo Nợ số…, ngày 05/01). Chi phí trước sử dụng
đã trả bằng tiền mặt (Phiếu Chi số …, ngày 05/01). Tài sản này được đưa vào sử
dụng ngay trong ngày 5/1/N.
Kế toán trong trường hợp:

15
- Doanh nghiệp mua là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Tài sản được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển và sử dụng vào hoạt động
SXKD;
- Doanh nghiệp mua là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,
sử dụng tài sản vào hoạt động SXKD, tài sản được đầu tư bằng quỹ đầu tư
phát triển.
Bài 3.3 (Mua trả góp):
Ngày 01/09, đơn vị kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mua
trả góp một thiết bị về sử dụng ngay tại phân xưởng sản xuất với giá mua trả tiền
ngay chưa thuế GTGT là: 180 tr.đ, thuế GTGT 5%, lãi trả góp (không chịu thuế
GTGT) là 12 tr.đ, giá mua trả góp chưa thuế GTGT là 192 tr. đ (Hóa đơn GTGT
số … ngày 01/09). Thời gian trả góp trong 24 tháng (vào ngày cuối mỗi tháng, bắt
đầu từ tháng này). Chi phí trước khi sử dụng giả sử là 0 đ. Chi tiền mặt trả góp
tháng thứ nhất.
Kế toán nghiệp vụ trên.
Bài 3.4 (Khấu hao TSCĐ):
Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 11/09 (xem …), tổng số khấu
hao trích trong tháng 11 là 43 tr.đ, trong đó số khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng
là 23tr.đ, số khấu hao TSCĐ phục vụ hoạt động bán hàng là 1,5 tr.đ, số khấu hao
TSCĐ phục vụ hoạt động quản lí doanh nghiệp là 18,5 tr.đ. Kế toán trích khấu hao
TSCĐ tháng 11/09.
Bài 3.5 (Nhượng bán):
Ngày 21/01, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
nhượng bán một xe du lịch đang sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, nguyên
giá 600 tr. đ, đã khấu hao 400 tr.đ. Giá bán 187 tr. đ, chưa thu tiền (trong đó giá
bán chưa thuế: 170 tr.đ, thuế GTGT 17 tr.đ). Chi tiền mặt trả cho người môi giới 1
tr và tân trang tài sản trước khi bán 15 tr đ.
Kế toán nghiệp vụ nhượng bán TSCĐ trên.

1. Ngày 05/01/N, mua một TSCĐHH phục vụ bán hàng, giá mua chưa thuế là
100triệu đ, thuế GTGT 10% (Hóa đơn số…ngày 05/01) và chi phí trước sử
dụng là 1.050.000 đ, trong đó thuế GTGT 50.000 đ. Hóa đơn mua sắm
TSCĐ đã thanh toán bằng chuyển khoản (Giấy báo Nợ số…, ngày 05/01).
Chi phí trước sử dụng đã trả bằng tiền mặt (Phiếu Chi số …, ngày 05/01).
Tài sản này được đưa vào sử dụng ngay trong ngày 5/1/N.

Bài 3.6.:

16
1. Ngày 05/01/N, mua một TSCĐHH phục vụ bán hàng, giá mua chưa thuế là
100triệu đ, thuế GTGT 10% (Hóa đơn số…ngày 05/01) và chi phí trước sử
dụng là 1.050.000 đ, trong đó thuế GTGT 50.000 đ. Hóa đơn mua sắm TSCĐ
đã thanh toán bằng chuyển khoản (Giấy báo Nợ số…, ngày 05/01). Chi phí
trước sử dụng đã trả bằng tiền mặt (Phiếu Chi số …, ngày 05/01). Tài sản này
được đưa vào sử dụng ngay trong ngày 5/1/N. Kế toán trong trường hợp:
Doanh nghiệp mua là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tài
sản được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển và sử dụng vào hoạt động SXKD;

2. Nhận góp vốn liên doanh bằng một TSCĐ có giá trị được các bên thoả thuận là
800.000.000 đồng.
3. Nhận lại góp vốn liên doanh là một TSCĐ có giá trị được thoả thuận là
700.000.000 đồng.
4. Mua quyền sử dụng đất giá 1.000.000.000 đồng thanh toán bằng TGNH.
5. Doanh nghiệp chuyển một căn nhà trị giá 1.000.000.000 đồng và quyền sử dụng
đất 2.000.000.000 đồng thành bất động sản đầu tư.
6. Mua bất động sản đầu tư thanh toán bằng chuyển khoản gồm 10% thuế GTGT
là 2.200.000.000 đồng.
7. Xuất một số sản phẩm có trị giá 200.000.000 đồng, giá bán đã bao gồm thuế
GTGT là 286.000.000 đồng để nhận về một TSCĐ có trị giá 300.000.000 đồng
chưa bao gồm thuế GTGT. TSCĐ này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
Phần chênh lệch doanh nghiệp đã thanh toán cho khách hàng bằng chuyển khoản.
8. Được một tổ chức phi chính phủ biếu tặng một tài sản cố định có trị giá
200.000.000 đồng để sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Các chi phí có
liên quan để nhận được TSCĐ này và đưa vào hoạt động là 15.000.000 đồng đã
chi bằng tiền mặt.
9. Doanh nghiệp đưa một số máy móc thiết bị đi góp vốn liên doanh. Trị giá thiết
bị tính theo nguyên giá là 80.000.000 đồng, tài sản cố định này đã được tính khấu
hao 20.000.000 đồng. Bên liên doanh chỉ chấp nhận trị giá góp vốn là 50.000.000
đồng.
10. Thanh lý một tài sản cố định nguyên giá 240.000.000 đồng đã hao mòn 90%.
Tài sản thanh lý bán thu bằng tiền mặt là 20.000.000, chưa bao gồm thuế GTGT
10%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

17
Bài 3.7*:
Ngày 1/1/N, Công ty SX mua một ngôi nhà cùng với quyền sử dụng đất để họat
động kinh doanh, thanh toán cho người bán đất bằng tiền là 1.000 triệu, chưa
thanh toán là 1.000 triệu (lãi suất 12%/năm) và bằng tiền phát hành 3.000 cổ phiếu
của công ty có mệnh giá là triệu VNĐ (giá phát hành là 3 triệu/CP).
Liên quan đến việc mua ngôi nhà và quyền sử dụng đất đi kèm ngôi nhà trên, công
ty đã trả lệ phí trước bạ là 19 triệu, hoa hồng cho công ty môi giới nhà đất là 25
triệu và phí định giá là 5 triệu. Ngoài ra, công ty đã trả trước tiền bảo hiểm cháy
nổ cho ngôi nhà cho năm N là 12,5 triệu đồng. Tẩt cả các khoản phí này đã được
trả bằng tiền. Vào thời gian mua ngôi nhà và miếng đất trên, miếng đất được định
giá là 2.400 triệu và ngôi nhà là 3.600 triệu. Thời gian sử dụng ước tính của ngôi
nhà là 30 năm và giá trị thanh lí ước tính là 37 triệu.
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đều để xác định chi phí khấu hao hằng
năm.
a. Xác định tổng chi phí mua ngôi nhà và miếng đất trên và phân bổ tổng chi
phí đó cho ngôi nhà và quyền sử dụng đất (theo tỷ lệ giá đã định);
b. Chuẩn bị ghi sổ nhật kí cho từng giao dịch trên (mua và thanh toán)
Ngày Tài khoản Nợ Có
1/1/N

1/1/N
c. Xác định giá trị chi phí khấu hao và chuẩn bị bút toán điều chỉnh để ghi
nhận chi phí khấu hao cho năm tài chính kết thúc vào 31/12/N.
Ngày Tài khoản Nợ Có
31/12/N
Bài 3.8:
Vào 1/1/N, Công ty T mua một chiếc máy để sử dụng cho họat động kinh doanh.
Tổng chi phí mua máy là 33 triệu. Thời gian sử dụng ước tính là 3 năm và giá trị
thanh lí ước tính là 3 triệu. Giả sử số lượng sản phẩm do chiếc máy trên làm ra là

18
16.000 sản phẩm năm N, 23.000 sản phẩm năm N+1 và 21.000 sản phẩm năm
N+2.
a. Hãy sử dụng các thông tin trên để điền vào bảng sau:
Chi phí khấu hao Giá trị còn lại vào cuối năm
Phương N N+1 N+2 N N+1 N+2
pháp
Đều
Số lượng
sản phẩm
Khấu hao
nhanh
b. Vào 1/1/N+1, chiếc máy trên được nâng cấp với chi phí phát sinh là 7 triệu.
Sau khi được nâng cấp, tổng thời gian sử dụng ước tính của chiếc máy tăng
lên là 5 năm (thời gian ước tính ban đầu là 3 năm) và giá trị thanh lí ước
tính lên là 6 triệu (ban đầu là 3 triệu). Giả sử công ty chọn phương pháp
khấu hao theo đường thẳng. Hãy tính chi phí khấu hao sau những thay đổi
về ước tính trên.
c. Vào ngày 31/12/N+4, chiếc máy trên được nhượng bán với giá 7,5 triệu.
Hãy tính giá trị còn lại của chiếc máy vào ngày này.
d. Chuẩn bị bút toán để ghi nghiệp vụ nhượng bán trên
Ngày Tài khoản Nợ Có
31/12/N+4

Chương 4: Vay, chi phí tài chính


Bài 4.1:
Ngày 1/1/N: Mua chịu một lô hàng, giá trước thuế GTGT 200 triệu đồng, thuế GTGT
10%. Chưa thanh toán cho người bán.
Ngày 1/3/N: Vay Techcombank theo Hợp đồng vay số 001/N, số tiền 200 triệu đồng,
thời hạn 2 năm, lãi suất 21%/năm. Trả gốc khi đáo hạn. Trả lãi từng năm, lần trả lãi

19
đầu tiên vào ngày 1/3/N+1. Số tiền vay ngắn hạn trên công ty nộp tiền ngay để
chuyển thanh toán cho nhà cung cấp ở nghiệp vụ ngày 1/1/N.
Ngày 1/4/N: Vay ngắn hạn VPBank theo Hợp đồng vay số 035/N, số tiền 100 triệu
đồng, thời hạn 1 năm, lãi suất 18%/năm. Công ty đã nhập quỹ số tiền vay sau khi đã
trừ lãi trả trước.
Ngày 1/7/N, phát hành 100.000 trái phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, kỳ hạn
5 năm với giá phát hành là 93.000 đồng/trái phiếu, đã thu bằng tiền gửi ngân hàng.
Lãi suất ghi trên trái phiếu là 10%/năm. Trả lãi trái phiếu hằng năm, vào ngày 1/7 kể
từ năm N+1. Phân bổ chiết khấu trái phiếu theo phương pháp đường thẳng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ trên.
2. Xác định chi phí lãi vay cho năm tài chính kết thúc vào 31/12/N. Ghi nhận các
bút toán cần thiết vào ngày 31/12/N, 1/3/N+1, 1/4/N+1, 1/7/N+1, 1/3/N+2.
Chương 5: Đầu tư tài chính, doanh thu tài chính:
Bài 5.1:
Ngày 1/1/N: Doanh nghiệp cùng một số cổ đông khác sáng lập ra công ty cổ phần
Thành Đạt, chuyển khoản góp vốn bằng việc mua 1.400.000 cổ phần trên 2.000.000
cổ phần công ty Thành Đạt phát hành huy động vốn điều lệ khi thành lập. Giá phát
hành 10.000 đồng/CP, bằng mệnh giá.
Ngày 1/4/N: Doanh nghiệp đang nắm giữ 300.000 cổ phần (chiếm 30% vốn điều lệ)
của công ty liên kết Thái Dương với giá đầu tư bằng mệnh giá 10.000 đồng/CP.
Doanh nghiệp mua thêm 240.000 cổ phần công ty Thái Dương do một cổ đông khác
chuyển nhượng với giá 15.000 đồng/CP, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Ngày 1/6/N: Doanh nghiệp nhượng bớt 20.000 cổ phần (tương đương 20% vốn điều
lệ của Hồng Hải) đang đầu tư vào công ty liên kết Hồng Hải với giá chuyển nhượng
là 15.000 đồng/CP. Sau nghiệp vụ này, doanh nghiệp chỉ còn nắm giữ 10% cổ phần
(tương đương với 10.000 cổ phần đã đầu tư với giá gốc là 10.000 đồng/CP).
Ngày 1/10/N, Doanh nghiệp mua lại một số kỳ phiếu ngân hàng 12 tháng có mệnh giá
20.000.000 đồng, lãi 1,2%/tháng, nhận lãi 6 tháng một lần (nhận sau). Ngày phát hành
kỳ phiếu là 1/7/N, đáo hạn 30/6/N+1. Giá mua 20.720.000 đồng, đã trả bằng tiền gửi
ngân hàng.
Ngày 31/12/N:

20
- Thành Đạt thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt, với mức chia là 2.500
đồng/cổ phần; Doanh nghiệp nhận lãi 6 tháng đầu của số kỳ phiếu bằng
tiền mặt (mua ngày 1/10/N); Hồng Hải làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán của Hồng Hải vào ngày 31/12/N giảm xuống còn
8.000 đồng/CP.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
Bài 5.2:
Trong họat động quản lí ngân quĩ của mình, khi tiền mặt dồi dào, Công ty Parson
thường đầu tư cổ phiếu để thu lợi nhuận ngắn hạn với hi vọng có thêm vốn để mở
rộng họat động kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra, công ty cũng thực hiện các
khoản đầu tư chiến lược khác vì mong muốn có ảnh hưởng đáng kể đến công ty
nhận đầu tư chứ không muốn trở thành chủ sở hữu chính của công ty đó. Vì vậy,
trong năm 2008, Parson đã đầu tư vào hai công ty bằng cách mua 10.000 cổ phần
của cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết của công ty A và 100.000 cổ phần của
cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết của công ty B. Công ty A hiện có 100.000
cổ phiếu đang lưu hành với mệnh giá 2 triệu và công ty B có 250.000 cổ phiếu
đang lưu hành với mệnh giá 10 triệu. Cả ba công ty đều có năm tài chính trùng với
năm dương lịch.
a. Phân loại các khoản đầu tư vào công ty A và công ty B.
b. Ghi sổ nhật kí cho từng giao dịch dưới đây.
Ngày 1/1: Mua 10.000 CP của công ty A với giá 3,5 triệu/CP.
Ngày Tài khoản Nợ Có
1/1/N

Ngày 2/1: Mua 100.000 CP của công ty B với giá 50 triệu/CP


Ngày Tài khoản Nợ Có
2/1

Ngày 29/12: Công ty A thông báo và trả cổ tức bằng tiền mặt với mức 1
triệu/CP.
Ngày Tài khoản Nợ Có
29/12

21
Ngày 30/12: Công ty B thông báo và trả cổ tức bằng tiền mặt với mức 2
triệu/CP.
Ngày Tài khoản Nợ Có
29/12

Bài 5.3:
Ngày 1/1/N, Công ty Thái Dương mua 5.000 CP của công ty LILAMA, cổ
phiếu phổ thông có quyền biểu quyết với giá 3 triệu/CP. Giá niêm yết của cổ phiếu
LILAMA vào ngày 31/12/N là 2 triệu/CP. Vào ngày 31/1/N+1, Thái Dương bán
toàn bộ số cổ phiếu trên với giá 4 triệu/CP. Giả sử Thái Dương mua số cổ phiếu
trên nhằm mục đích thu lời ngắn hạn. Hãy ghi sổ nhật kí các giao dịch trên. Thái
Dương phải báo cáo về khoản đầu tư tài chính trên như thế nào trong các báo cáo
tài chính kết thúc 31/12/N và 31/12/N+1?
Chương 6: Vốn chủ sở hữu
Bài 6.1:
Hãy tìm câu phát biểu đúng cho mỗi từ khóa dưới đây:

- Số lượng cổ phiếu được phép phát - Vốn điều lệ


hành - Cổ phiếu không có mệnh giá
- Cổ phiếu phổ thông - Số cổ phiếu đang lưu hành
- Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi - Mệnh giá
- Ngày thông báo cổ tức - Cổ phiếu ưu đãi
- Ngày thanh toán cổ tức - Cổ tức trả bằng cổ phiếu
- Ngày ghi sổ - Cổ phiếu tách
- Cổ tức ... - Cổ phiếu quĩ
- Phát hành cổ phiếu - Cổ phiếu chưa phát hành
1. Giá trị bề mặt, danh nghĩa của mỗi phần vốn, được qui định trong điều lệ,
được dùng như cơ sở để xác định vốn điều lệ.
2. Số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty được phép phát hành như được
qui định trong điều lệ.

22
3. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi sang cổ phiếu phổ thông theo lựa chọn
của người nắm giữ.
4. Phát hành thêm cổ phiếu của công ty cổ phần cho các cổ đông hiện tại theo
tỷ lệ nắm giữ mà không phải trả tiền, làm giảm lợi nhuận chưa phân phối
của công ty đó.
5. Ngày công ty cổ phần chuẩn bị danh sách cổ đông hiện tại được theo dõi
trong sổ sách của công ty, cổ tức chỉ được trả cho những cổ đông nắm giữ
cổ phiếu vào ngày đó.
6. Cổ phiếu mang lại quyền ưu đãi hơn so với cổ phiếu phổ thông.
7. Ngày ban giám đốc chính thức thông qua chính sách cổ tức
8. Cổ phiếu cơ bản, phổ thông, có quyền biểu quyết phát hành bởi một công ty
cổ phần, được chia cổ tức hoặc tài sản còn lại (nếu công ty bị phá sản) sau
cổ phiếu ưu đãi.
9. Tổng số cổ phiếu được phép phát hành tăng lên theo một tỉ lệ xác định, mà
không làm giảm lợi nhuận chưa phân phối.
10. Ngày cổ tức được trả bằng tiền cho cổ đông
11. Số cổ phiếu được phép phát hành nhưng chưa bao giờ phát hành
12. Tổng số cổ phiếu được phát hành; gồm số cổ phiếu đang lưu hành và số cổ
phiếu quĩ công ty đang nắm giữ
13. Cổ phiếu không có mệnh giá được qui định trong điều lệ công ty
14. Cổ phiếu của công ty đã được phát hành nhưng được mua lại và vẫn được
công ty nắm giữ
15. Tổng số cổ phiếu do các cổ đông nắm giữ vào một ngày nhất định.
Bài 6.2:
LT là công ty cổ phần được thành lập vào đầu năm N. Trong điều lệ công ty cho
phép phát hành 5.000.000 cổ phiếu phổ thông, có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu
(CP).
a. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong năm N:
Ngày 1/1: Phát hành 4.000.000 cổ phiếu phổ thông với giá 25.000 đồng/CP; Các
cổ đông đã nộp tiền vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của LT.
Ngày 1/6: Mua lại 750.000 CP phổ thông với giá mua lại là 20.000 đồng/CP.
Ngày 1/8: Bán 100.000 CP quĩ với giá 25.000 đồng/CP.

23
Ngày 1/10: Tiếp tục bán 150.000 CP quĩ với giá 18.000 đồng/CP.
Ngày 1/11: Quyết định huỷ bỏ 200.000 cổ phiếu quĩ đã mua lại ở ngày 1/6.
Ngày 1/12: Thông báo số cổ tức sẽ chia cho các cổ đông là 20 tỷ đồng.
Ngày 31/12: Trả số cổ tức đã thông báo bằng chuyển khoản.
b. Xác định số cổ phiếu phổ thông đã phát hành và đang lưu hành vào ngày
31/12/N.

24
Câu hỏi ôn tập:
1. So sánh giữa khấu hao và dự phòng giảm giá tài sản
2. Phân biệt chi phí trả trước và chi phí phải trả. Lấy ví dụ đối với chi phí lãi
vay.
3. Phân biệt revenue expenditure và capital expenditure.
4. Phân biệt dự phòng giảm giá tài sản và dự phòng phải trả. Cho ví dụ.
5. Phân biệt dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng. Cho ví dụ.
6. Phân biệt dự phòng phải trả và nợ vay, nợ phải trả nhà cung cấp. Cho ví dụ.
7. Phân biệt trái phiếu phát hành có phụ trội và trái phiếu phát hành có chiết
khấu. Cho ví dụ.
8. Phân biệt chia nhỏ cổ phiếu và trả cổ tức bằng cổ phiếu
9. Phân biệt trái phiếu phát hành, cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.
10. Trình bày cách phân loại các khoản đầu tư tài chính dài hạn theo quy định
của Việt Nam.
11. Phân biệt quyền kiểm soát, ảnh hưởng đáng kể và đồng kiểm soát.
12. Trình bày cách xác định tỷ lệ kiểm soát và tỷ lệ lợi ích trong trường hợp
công ty mẹ kiểm soát gián tiếp công ty con thông qua một công ty con
khác. Cho ví dụ.
13. Trình bày các trường hợp liên quan đến cổ phiếu quỹ.
14. Trình bày mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển
tiền tệ
15. Giải thích vì sao có sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh với dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong
một kỳ kế toán?
16. Bình luận tình hình lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp (với ví dụ cho
số liệu về lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (200), lưu chuyển tiền
từ hoạt động đầu tư (-300), lưu chuyển từ hoạt động tài chính (400), tiền và
tương đương tiền đầu kỳ (50), tiền và tương đương tiền cuối kỳ (tự xác
định)).
17. Trình bày cách xác định chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài
chính dài hạn cho ví dụ sau:

Cổ Số lượng Chi phí đv Tổng giá trị Mức dự


phiếu phòng cần
Giá gốc Đơn giá thị Theo giá gốc Theo giá thị
lập
trường 31/12 trường 31/12
A 10 100 90 1.000 900 ?

B 8 200 225 1.600 1.800 ?

C 50 50 60 2.500 3.000 ?

D 80 90 70 7.200 5.600 ? 25
Tổng số 12.000 11.300 ?
Bài tập tổng hợp
Bài 1:
Công ty thương mại TNHH Hải Hà tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương
pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính
giá trị hàng tồn kho theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước (FIFO), vào ngày
1/11/N có các tài liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng):

TK 111: 45 TK 3331: 17 TK156: 90 (1.000SP)


TK 112: 70 TK 131A: 195 TK 341: 225
TK 142: 75 TK 151: 85 (1000 SP) TK 331 (dư Có): 80
TK 211: 1.200 TK 2141: 360 TK 411: 800
TK 3387: 8 TK 421 (dư Có): 270
Trong tháng 11/N, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (đơn vị tính giá trị:
triệu đồng):
NV1: Lô sản phẩm đang đi đường kì trước về nhập kho đủ (1.000 sản phẩm).
NV2: Xuất kho bán 1.200 sản phẩm cho khách hàng B. Giá bán 0.1/sản phẩm.
Thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán ngay bằng chuyển khoản.
NV3: Khách hàng A mua trả chậm kì trước thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, số
tiền 195, trong đó lãi trả chậm là 8.
NV4: Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí quản lý kì này, số tiền 25.
NV5: Thanh toán nợ cho nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng, số tiền: 50
NV6: Chi tiền mặt chiết khấu thương mại cho khách hàng B, số tiền trước thuế là
10.
NV7: Lương tháng 11 cho nhân viên quản lý: 45, cho nhân viên bán hàng: 25. Đã
thanh toán bằng chuyển khoản.
NV8: Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình tính cho tháng 11 là 20, trong đó
cho bộ phận bán hàng là 5 và bộ phận quản lý là 15.
NV9: Lãi vay dài hạn phải trả tính vào chi phí tài chính của tháng 11 là: 3.5.
NV10: Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh trong kỳ:
+ Bộ phận bán hàng: 12 + thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân
hàng

26
+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 5 + thuế GTGT 10%, thanh toán bằng
tiền gửi ngân hàng
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản chữ T các tài liệu trên.
2. Kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh
của tháng 11/N.
3. Lập Bảng cân đối kế toán vào ngày 30/11/N.
Bài 2:
Lập báo cáo xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Bảo Châu cho kỳ kinh
doanh tháng 12/2013, biết sổ cái các tài khoản 511, 512 và 911 trong tháng
12/2013 như sau:
TK 911 TK 512
(632) 420.000 ………. (511)
(532) 150.000
(635) 3.000 ………. (512)
(641) 12.000 12.500 (515) 10.000 (334)
(642) 25.000 18.500 (711)
(911)
(811) 2.500 4.000 (8212)
(8211) 30.000 ………
(421) .............
150.000 150.000
755.000 755.000

TK 511
(3333) 310.000
15.500 (112)
(5213) 250.000
24.500 (111)
(911) 60.000
………. (131)
620.000 620.000

CHỈ TIÊU SỐ TIỀN

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV

27
4. Giá vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV


6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

28

You might also like