You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VŨ NGUYỆT MINH

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH


TẠI ĐẢO CÁI BẦU,KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH

Hà Nội, Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VŨ NGUYỆT MINH
KHÓA: 2011-2013

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH


TẠI ĐẢO CÁI BẦU, KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG

Chuyên ngành: Quy hoạch đô thị


Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRẦN THỊ LAN ANH

Hà Nội, Năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn và mong muốn
được gửi những tình cảm chân thành nhất đến gia đình,
thầy cô giáo, đồng nghiệp và những người bạn đã tạo
điều kiện hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành
đến cô giáo TS.KTS.Trần Thị Lan Anh, người đã tận
tình hướng dẫn, giảng giải, động viên khích lệ trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội
đồng khoa học đã cung cấp những lời khuyên quý giá và
những tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu luận
văn của tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu
nhà trường, ban chủ nhiệm khoa sau đại học đã tạo điều
kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng thời
hạn và đạt chất lượng.

Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào trước đây.
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Vũ Nguyệt Minh
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiện các chữ viết tắt
Danh mục các hình, sơ đồ, đồ thị
Danh mục các bảng, biểu
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................ 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 3
Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................................. 4
Giải thích các khái niệm và thuật ngữ ..................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH TRÊN THẾ
GIỚI, VIỆT NAM VÀ ĐẢO CÁI BẦU, HUYỆN VÂN ĐỒN................................................. 7
1.1 Thực trạng tổ chức không gian du lịch ven biển tại một số điểm du lịch nổi
tiếng trên thế giới, Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh .............................................................. 7
1.1.1 Thực trạng du lịch ven biển trên thế giới và tại một số điểm du lịch nổi tiếng ............... 7
1.1.2 Tại Việt Nam.............................................................................................................. 10
1.1.3 Tại Quảng Ninh .......................................................................................................... 12
1.2 Thực trạng về tổ chức không gian du lịch đảo Cái Bầu.......................................... 13
1.2.1 Khái quát chung về tình hình phát triển du lịch đảo Cái Bầu ....................................... 13
1.2.2 Hiện trạng tiềm năng và phát triển du lịch trên đảo Cái Bầu ....................................... 15
1.2.3 Hiện trạng tổ chức không gian du lịch trên đảo Cái Bầu ............................................. 20
1.3 Diễn biến biến đổi khí hậu tại huyện Vân Đồn và đảo Cái Bầu ............................. 22
1.3.1 Vấn đề BĐKH toàn cầu và tại Việt Nam .................................................................... 22
1.3.2 Diễn biến BĐKH, NBD tác động đến Quảng Ninh và Đảo Cái Bầu ............................ 23
1.4 Đánh giá những vấn đề về hiện trạng tổ chức không gian du lịch Cái Bầu ........... 26
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU
LỊCH ĐẢO CÁI BẦU, ỨNG PHÓ VỚI BĐKH, NBD.......................................................... 28
2.1 Cơ sở lý luận về tổ chức không gian du lịch biển đảo ............................................. 28
2.1.1 Các yếu tố cấu thành không gian du lịch tại đảo Cái Bầu ............................................ 28
2.1.2 Hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ cho du lịch .............................................. 32
2.2 Những chương trình hành động của Quốc Gia và tỉnh Quảng Ninh nhằm
ứng phó với BĐKH, NBD .................................................................................................. 33
2.2.1 Chủ trương chính sách của quốc gia ........................................................................... 33
2.2.2 Chương trình hành động của tỉnh Quảng Ninh ............................................................ 37
2.2.3 Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực tỉnh Quảng Ninh .................. 37
2.3 Định hướng, chiến lược phát triển du lịch cho khu kinh tế Vân Đồn và đảo
Cái Bầu ............................................................................................................................... 39
2.3.1 Các chủ chương, chính sách phát triển du lịch đối với quốc gia và tỉnh Quảng
Ninh ............................................................................................................................... 39
2.3.2 Định hướng phát triển không gian du lịch cho khu vực đảo Cái Bầu trong Quy
hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn và đánh giá tầm ảnh hưởng của BĐKH, NBD .................. 40
2.3.3 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của huyện Vân Đồn .......................... 42
2.3.4 Các chủ trương chính sách tác động phát triển du lịch của đảo Cái Bầu ...................... 42
2.4 Các yếu tố tác động đến tổ chức không gian du lịch đào Cái Bầu.......................... 43
2.4.1 Xu hướng du lịch biển - đảo ....................................................................................... 43
2.4.2 Thị trường khách du lịch và tác động từ thị trường khách ........................................... 44
2.4.3 Phân bổ lượng khách giúp kiểm soát bảo vệ môi trường ............................................. 45
2.4.4 Các yếu tố môi trường tự nhiên - xã hội khác ............................................................. 46
2.4.5 Cơ sở bảo vệ môi trường du lịch................................................................................. 47
2.4.6 Đánh giá khả năng thích ứng của đảo Cái Bầu ............................................................ 47
2.5 Các bài học kinh nghiệm về lồng ghép ứng phó với BĐKH, NBD trong tổ
chức không gian du lịch trong và ngoài nước ................................................................... 49
2.5.1 Bài học quốc tế........................................................................................................... 49
2.5.2 Bài học trong nước ..................................................................................................... 52
2.6 Cơ sở tổ chức không gian du lịch đảo Cái Bầu ứng phó với BĐKH, NBD............. 54
2.6.1 Yêu cầu ứng phó với BĐKH của Huyện Vân Đồn và khu vực Đảo Cái Bầu ............... 54
2.6.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đảo Cái Bầu trong việc
tổ chức không gian du lịch ...................................................................................................... 55
2.6.3 Đúc rút các vấn đề cần giải quyết trong tổ chức không gian du lịch đảo hướng tới
mục tiêu ứng phó với BĐKH, NBD ........................................................................................ 56
2.6.4 Yêu cầu thích ứng và giảm thiểu BĐKH, NBD cho đảo Cái Bầu ................................ 57
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH ĐẢO CÁI BẦU,
ỨNG PHÓ VỚI BĐKH, NBD ............................................................................................... 59
3.1 Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc......................................................................... 59
3.1.1 Quan điểm.................................................................................................................. 59
3.1.2 Mục tiêu ..................................................................................................................... 60
3.1.3 Nguyên tắc ................................................................................................................. 60
3.2 Những chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu làm cơ sở cho tổ chức không gian
du lịch đảo Cái Bầu............................................................................................................ 61
3.2.1 Dự báo lượng khách du lịch........................................................................................ 61
3.2.2 Sản phẩm du lịch ........................................................................................................ 63
3.2.3 Phân bổ lượng khách .................................................................................................. 65
3.3 Đề xuất giải pháp tổ chức không gian du lịch đảo Cái Bầu .................................... 66
3.3.1 Các không gian thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch .......................................... 66
3.3.2 Giải pháp tổ chức không gian du lịch tổng thể đảo Cái Bầu ........................................ 68
3.3.3 Giải pháp tổ chức không gian du lịch cụ thể cho từng khu vực ................................... 74
3.4 Giải pháp ứng phó BĐKH, NBD cho đảo Cái Bầu ................................................. 79
3.4.1 Giải pháp tổng thể cho toàn đảo Cái Bầu .................................................................... 79
3.4.2 Giải pháp cụ thể cho từng khu vực ............................................................................. 81
3.5 Giải pháp tổ chức không gian du lịch cho khu vực có chức năng đặc thù ứng
phó với BĐKH, NBD.......................................................................................................... 82
3.6 Một số giải pháp tổ chức hạ tầng kỹ thuật ứng phó với BĐKH, NBD ................... 95
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 99
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU GIẢI NGHĨA

BĐKH Biến đổi khí hậu

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT Giao thông vận tải

HT-XH Hạ tầng xã hội

KKT Khu kinh tế

NBD Nước biển dâng

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

UBND Ủy ban nhân dân

TNHH Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Hình ảnh đặc trưng của du lịch đảo Fiji ........................................................... 8
Hình 1.2: Hình ảnh đặc trưng của du lịch đảo Maldives ................................................... 9
Hình 1.3: Hình ảnh đặc trưng của du lịch đảo Coral ...................................................... 10
Hình 1.4: Hình ảnh đặc trưng du lịch duyên hải miền Trung .......................................... 11
Hình 1.5: Hình ảnh đặc trưng du lịch duyên hải Bắc bộ ................................................. 11
Hình 1.6: Tài nguyên du lịch biển Quảng Ninh ............................................................... 12
Hình 1.7: Hình ảnh đặc trưng du lịch biển Quảng Ninh.................................................. 12
Hình 1.8: Sơ đồ vị trí đảo Cái Bầu trong KKT Vân Đồn ................................................. 13
Hình 1.9: Sơ đồ địa hình.................................................................................................. 13
Hình 1.10: Hiện trạng sử dụng đất đảo Cái Bầu ............................................................. 15
Hình 1.11: Tài nguyên du lịch Vân Đồn.......................................................................... 16
Hình 1.12: Sơ đồ liên kết quốc lộ 4B, quốc lộ 18 với đảo ................................................ 19
Hình 1.13: Hiện trạng .................................................................................................... 19
Hình 1.14: Hiện trạng giao thông khu vực ...................................................................... 19
Hình 1.15: Vị trí và Khu vực phát triển du lịch với nhiều dự án chia khoanh nhưng chưa
thực hiện ......................................................................................................................... 20
Hình 1.16 Tổ chức không gian các điểm khai thác du lịch .............................................. 20
Hình 1.17 Sơ đồ đường đi của 349 cơn bão lịch sử hoạt động trên biển Đông ................ 23
Hình 1.18: Những ảnh hưởng của BĐKH ....................................................................... 25
Hình 2.1: Nhận diện các dạng tổ chức tài nguyên ........................................................... 31
Hình 2.2: Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b)
theo kịch bản phát thải trung bình ................................................................................... 37
Hình 2.3: Mức độ ảnh hưởng bởi mực nước dâng (ứng với 1m) ...................................... 39
Hình 2.4: Minh họa dự án đảo nổi của Maldives ............................................................ 52
Hình 2.5: Quy hoạch chung ............................................................................................ 53
Hình 2.6: Mô hình Công trình xanh ................................................................................ 54
Hình 2.7: Sơ đồ tổng hợp những yếu tố tác động đến tổ chức không gian du lịch đảo Cái
Bầu.................................................................................................................................. 56
Hình 2.8: Các tác động thích ứng và giảm thiểu chính.................................................... 57
Hình 2.9: Sơ đồ quy trình giải pháp du lịch và ứng phó .................................................. 58
Hình 3.1: Các khu vực thuận lợi cho phát triển du lịch ................................................... 66
Hình 3.2: Sơ đồ vùng cảnh quan cho khu vực 1 .............................................................. 66
Hình 3.3: Sơ đồ vùng cảnh quan cho khu vực 2 .............................................................. 67
Hình 3.4: Sơ đồ vùng cảnh quan cho khu vực 3 .............................................................. 67
Hình 3.5: Sơ đồ vùng cảnh quan cho khu vực 4 .............................................................. 67
Hình 3.6: Cấu trúc phát triển ......................................................................................... 69
Hình 3.7: Bồng bềnh tiên cảnh Bái Tử Long ................................................................... 74
Hình 3.8: Không gian du lịch khu vực thị trấn Cái Rồng ................................................ 75
Hình 3.9: Sơ đồ tuyến và kết nối các điểm du lịch ........................................................... 75
Hình 3.10: Sơ đồ không gian thị trấn Cái Rồng kết hợp du lịch ...................................... 75
Hình 3.11: Không gian du lịch khu vực Đoàn Kết, .......................................................... 76
Hình 3.12: Sơ đồ tuyến và kết nối các điểm du lịch ......................................................... 76
Hình 3.13: Sơ đồ tổ chức không gian khu vực phía Tây đảo............................................ 77
Hình 3.14: Sơ đồ không gian và tuyến kết nối khu vực Vụng Đài Chuối, xã Vạn Yên ...... 77
Hình 3.15: Sơ đồ không gian và tuyến kết nối khu vực phía Bắc đảo Cái Bầu ................. 78
Hình 3.16: Sơ đồ tổ chức không gian khu vực phía Bắc đảo Cái Bầu kết hợp du lịch ...... 78
Hình 3.17: Khu vực phát triển du lịch phía Tây đảo Cái Bầu.......................................... 84
Hình 3.18: Minh họa mặt cắt ngang qua khu vực............................................................ 85
Hình 3.19:Minh họa mẫu công trình ............................................................................... 86
Hình 3.20: Minh họa công viên ...................................................................................... 87
Hình 3.21: Minh họa vườn hoa và trung tâm TDTT ........................................................ 87
Hình 3.22: Minh họa trục đi bộ ...................................................................................... 88
Hình 3.23: Minh họa nông nghiệp sinh thái .................................................................... 88
Hình 3.24: Minh họa nông nghiệp sinh thái .................................................................... 88
Hình 3.25: Minh họa quảng trường ................................................................................ 89
Hình 3.26: Minh họa xanh cách ly kết hợp vui chơi nghỉ ngơi ........................................ 89
Hình 3.27: Minh họa xanh cách ly .................................................................................. 89
Hình 3.28: Minh họa bãi đỗ xe sinh thái ......................................................................... 90
Hình 3.29: 3 Giải pháp kiểm soát lưu thông của nước .................................................... 90
Hình 3.30: Minh họa thiết kế kè sông ............................................................................. 91
Hình 3.31: Cấu trúc bảo vệ mặt tiền sông ....................................................................... 92
Hình 3.32: sân thể thao có thể phục vụ như khu đa chức năng với mục đích giải trí và lưu
trữ nước .......................................................................................................................... 92
Hình 3.33: Sự kết hợp bề mặt thẩm thấu và thoát nước ................................................... 92
Hình 3.34: Mô hình thẩm thấu, lưu trữ và thoát nước vận chuyển................................... 93
Hình 3.35: Lợi ích của việc bố trí các dãy nhà song song với hướng gió chính ............... 93
Hình 3.36: Mô hình nhà sinh thái ................................................................................... 93
Hình 3.37: Sự trao đổi và hấp thu bức xạ mặt trời trong ngày và vào ban đêm ............... 94
Hình 3.38: Cấu trúc xây dựng hấp thu nhiệt và tỏa lại môi trường xung quanh, trong khi
đó khí thải giao thông và thiết bị máy móc làm tăng nhiệt độ môi trường ........................ 94
Hình 3.39: Mức độ phản chiếu và giải phóng ................................................................. 94
Hình 3.40: Mái che hấp thụ năng lượng mặt trời ............................................................ 95
Hình 3.41: Sơ đồ mạng lưới giao thông chính................................................................. 95
Hình 3.42: Sử dụng công nghệ sinh học để lọc nước mưa ............................................... 98

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Các khu vực giàu nguồn lợi thủy sản tự nhiên cần được bảo vệ ....................... 15
Bảng 1.2: Biểu đồ khách du lịch tới Vân Đồn .................................................................. 15
Bảng 1.3: Số liệu thống kê cơ sở lưu trú Vân Đồn qua các năm ....................................... 17
Bảng 2.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 ........................... 37
Bảng 2.2: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 ............................ 38
Bảng 2.3: Nước biển dâng theo kịch bản phác thải thấp, trung bình, cao ........................ 38
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của mực nước biển dâng đối với khu vực ....................................... 38
Bảng 2.5: Đánh giá các ngành/lĩnh vực dễ bị tổn thương bởi các yếu tố tác động............ 47
Bảng 2.6: Đánh giá các tác động của BĐKH với từng lĩnh vực ....................................... 48
Bảng 2.7: Đánh giá tác động của đô thị hóa lên các vùng sinh thái nhạy cảm ................. 49
Bảng 3.1: Dự kiến phân bố hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại KKT Vân Đồn.................... 63
Bảng 3.2: Bảng dự kiến lượt khách lưu trú du lịch đến Cái Bầu ...................................... 63
Bảng 3.3: Giải pháp ứng phó cụ thể đối với từng khu vực................................................ 82
1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
“Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về Chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, đã được
Hội nghị Trung Ương lần thứ 7 (khóa XI) thông qua và nêu rõ quan điểm: chủ động
ứng phó đối với các vấn đề về BĐKH, quản lý tài nguyên môi trường, xem các vấn
đề trên là vấn đề của toàn cầu, là thách thức của toàn nhân loại. Cùng với những chủ
chương, chính sách khác của nhà nước, các ngành kinh tế mũi nhọn Việt Nam bắt
đầu có những bước chuyển mình thay đổi trong đó du lịch là một ngành quan trọng.
Sự phát triển mạnh mẽ của các khu du lịch ven biển và đảo trong thời gian gần
đây, nhằm phát triển kinh tế ven biển, một mặt đã làm giảm đi rất nhiều những nét
tự nhiên của Việt Nam. Bên cạnh đó khu du lịch này cũng chịu ảnh hưởng to lớn
khi xuất hiện sự BĐKH như thiên tai, bão, sóng lớn, lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn bờ
biển, nước dâng, sự biến động khó dự đoán của thời tiết... Những ảnh hưởng này là
nguy cơ mất đất, nhân lực, cảnh quan và hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng du lịch. Các tác
động do BĐKH, NBD được dự đoán sẽ tiếp tục làm khuyếch đại và trầm trọng hơn
những áp lực hiện tại đối với công tác tổ chức không gian các vùng ven biển, đặc
biệt là khu vực phát triển du lịch, từ đó làm tăng thêm thách thức về quản lý không
gian trong bối cảnh nguồn lực có hạn. Các chuyên gia môi trường cho rằng, chúng
ta không thể bảo vệ cảnh quan bờ biển khi phát triển tự do các khu du lịch ở các khu
vực ven biển một cách manh mún, tự do mà không lồng ghép các tác nhân BĐKH,
NBD. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp tổ chức không gian cho du lịch là cần
thiết làm bài học kinh nghiệm khi lập quy hoạch cho các đô thị, khu đô thị dọc bờ
biển Việt Nam.
Khi nghiên cứu kịch bản BĐKH với nhiều phiên bản khác nhau thì xu hướng
NBD trung bình khoảng 50cm-65cm vào năm 2100 và khu vực huyện Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng ở
phía Bắc. Hiện nay Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng cũng đang chịu rất
nhiều tác động của BĐKH như bão, lũ lụt, sạt lở đất, nước dâng, xói mòn bờ biển,
2

sự biến động khó dự đoán của thời tiết, khí hậu... Những tác động này làm ảnh
hưởng đến cơ sở vật chất, cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc của các khu vực phát
triển du lịch cũng như sự suy giảm về chất lượng hệ sinh thái. Trong khi đó khu
kinh tế Vân Đồn là khu vực biển đảo, thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm trong
Vùng kinh tế trọng điểm ven biển, khu vực rất quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế gắn liền du lịch của quốc gia. Ngày 19/8/2009 Thủ tướng chính phủ đã
phê duyệt quyết định số 1296 về việc phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng khu
kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, trong đó chỉ rõ
sẽ phát triển khu kinh tế là “trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao” và là “trung
tâm vui chơi giải trí cao cấp, đầu mối giao thương quốc tế, trở thành động lực chính
để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ”. Đây là quyết định đột phá với mục
tiêu: phát triển kinh tế của khu vực thông qua con đường phát triển du lịch, thương
mại, vui chơi giải trí tầm quốc gia, quốc tế.
Tuy nhiên Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn thời điểm này
chưa tính toán đầy đủ đến những ảnh hưởng và xu hướng của BĐKH, NBD đối với
sự hình thành đô thị và phát triển du lịch. Đồng thời cũng chưa có quy hoạch cụ thể
cho sự phát triển không gian du lịch trên đảo Cái Bầu, trung tâm kinh tế lớn của
KKT. Trước bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, những kịch bản, kế hoạch
cũng như xu hướng thay đổi đã được Chính phủ hình thành và đang triển khai thực
hiện, đồ án muốn đưa vấn đề BĐKH, NBD vào khu vực này để nghiên cứu như một
cách tiếp cận cụ thể và lồng ghép nhằm đưa ra giải pháp vừa phát triển du lịch, bảo
vệ cảnh quan tự nhiên cũng như cảnh quan kiến trúc cho khu vực Cái Bầu, nâng cao
chất lượng không gian sống, vừa giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, NBD cho khu
vực. Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp tổ chức không gian du lịch đảo Cái Bầu,
thuộc khu kinh tế Vân Đồn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhằm ứng phó với
BĐKH, NBD thực sự rất cần thiết.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích:
3

Nghiên cứu, khảo sát và đề xuất các giải pháp tổ chức không gian du lịch đảo
Cái Bầu, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD
Mục tiêu:

- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng cảnh quan đô thị và tình trạng BĐKH
của khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng cơ sở khoa học, đúc mở mô hình tổ chức không gian du lịch cho
đảo Cái Bầu và các giải pháp ứng phó.

- Đề xuất giải pháp tổ chức không gian du lịch đảo Cái Bầu, nhằm ứng phó với
BĐKH, NBD
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch không gian du lịch khu vực đảo Cái Bầu
và biện pháp ứng phó BĐKH, NBD cho khu vực

- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực đảo Cái Bầu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh, đến năm 2030
Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hệ thống;

- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu, tài liệu;

- Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá đề xuất;

- Phương pháp chồng ghép;

- Phương pháp dự báo;

- Phương pháp chuyên gia.


Nội dung nghiên cứu

- Mở đầu

- Chương I: Thực trạng tổ chức không gian du lịch trên thế giới, Việt Nam và
khu vực đảo Cái Bầu, huyện Vân Đồn
4

- Chương II: Cơ sở khoa học đề xuất tổ chức không gian du lịch đảo Cái Bầu,
ứng phó với BĐKH, NBD

- Chương III: Giải pháp tổ chức không gian du lịch đảo Cái Bầu, ứng phó với
BĐKH, NBD

- Kết luận, kiến nghị


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tổ chức không gian du lịch đảo Cái Bầu
trước tác động của BĐKH, NBD

- Góp phần bảo vệ và phát triển du lịch ven biển


Giải thích các khái niệm và thuật ngữ

- Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

- Không gian du lịch và tổ chức không gian du lịch: Là hoạt động nghiên cứu
mang tính định hướng của con người đối với phát triển du lịch ở nhiều cấp
độ không gian từ tổng thể đến chi tiết, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch và hoạt
động thăm quan đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội mà vẫn bảo tồn được các
giá trị cảnh quan (bao gồm giá trị vật thể và phi vật thể).

- Tài nguyên du lịch: “Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể
được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành
các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”

- Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch

- Điểm du lịch: Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu thăm
quan của khách du lịch
5

- Tuyến du lịch: Là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung
cấp dịch vụ du lịch, gắn với tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ, đường hàng không

- Cụm du lịch: là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác
loại trong cùng bán kính khoảng 30-40km với một trung tâm liên kết du lịch
có các điều kiện hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt đảm bảo khả năng
lưu trú của khách từ 2-3 ngày.

- Khu du lịch: Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách du lịch đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

- Cơ sở lưu trú du lịch: là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch
vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch
chủ yếu

- Phát triển du lịch bền vững: Là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các
thế hệ tương lai.

- Môi trường du lịch: bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và
nhân văn, trong đó, hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Hoạt động du lịch
có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường
để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các
đặc tính của môi trường.

- Biến đổi khí hậu: là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những
biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có
hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh
thái tự nhiên và hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc sức khỏe,
phúc lợi của con người
6

- Ứng phó: là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ các
tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.

- Thích ứng: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn
cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương
do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó
mang lại.

- Nước biển dâng: là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó
không bao gồm triều, nước dâng do bão…
THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email: digilib.hau@gmail.com

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


99

PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN:
1. Đảo Cái Bầu là khu vực biển đảo giàu tài nguyên, có tiềm năng lớn về phát
triển du lịch biển đảo. Ngoài độc đáo về cảnh quan thiên nhiên, điển hình về không
gian nhân văn còn được đánh giá là những tiềm năng phù hợp với xu thế du lịch
hiện nay trên thế giới, tạo ra khả năng cạnh tranh cao cho du lịch đảo Cái Bầu so
với các không gian du lịch biển lân cận, vùng Châu Á nói riêng, thế giới nói chung.
2. Hiện trạng đảo Cái Bầu còn chưa được khai thác phát triển du lịch tương
xứng với thế mạnh của khu kinh tế Vân Đồn. Đã có những dấu hiệu đầu tư vào khu
vực này tuy nhiên còn nhỏ lẻ và manh mún. Mặc dù xung quanh Cái Bầu chưa xảy
ra nhiều xung đột giữa phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường, chưa xảy
ra tình trạng khai thác quá mức cho phép, gây suy thoái tài nguyên cũng như mất
khả năng kiểm soát. Nhưng thực tế về số lượng khách du lịch cũng như số lượng và
chất lượng các dự án ngày càng tăng tại đây... là các dấu hiệu cho thấy khả năng
phát triển rất lớn của khu vực này, cũng như cảnh báo về nguy cơ về ô nhiễm tài
nguyên, tổ chức không gian thiếu bản sắc và phá vỡ cân bằng cảnh quan môi trường
do ảnh hưởng từ hoạt động xây dựng phục vụ du lịch.
3. Đứng trước những nguy cơ về BĐKH, NBD trên toàn cầu, đảo Cái Bầu
cũng không khỏi bị ảnh hưởng. Những thay đổi của thời tiết chỉ được coi nhẹ đơn
thuần như là thiên tai. Việc cân nhắc về ảnh hưởng của đô thị và du lịch chưa được
tính đến khía cạnh này.
4. Để bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên du lịch của đảo Cái Bầu, trong khi
vẫn có thể khai thác để tạo ra các giá trị cảnh quan cũng như kinh tế, đồng thời ứng
phó kịp thời với khả năng xảy ra của BĐKH, NBD, cần phải có định hướng tổ chức
không gian du lịch cho đảo Cái Bầu nhằm quản lý quy hoạch, không gian kiến trúc,
đầu tư xây dựng phát triển bền vững.
5. Nghiên cứu những thành công và ứng phó BĐKH, NBD trong tổ chức
không gian du lịch của các điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới và thực tế tại Việt
Nam trong tổ chức không gian du lịch biển đảo là bài học kinh nghiệm quý báu cho
100

các giải pháp tổ chức không gian du lịch tại đảo Cái Bầu, phù hợp với xu hướng thế
giới, phát huy được tiềm năng vốn có mà vẫn đảm bảo ứng phó tốt với BĐKH.
6. Để tổ chức không gian du lịch đảo Cái Bầu cần xác định các cơ sở, nguyên
tắc để tổ chức không gian du lịch, các yếu tố ảnh hưởng cũng như các yêu cầu thích
ứng và giảm thiểu đặt ra cho việc ứng phó BĐKH. Tổ chức không gian du lịch là
nghiên cứu các hình thức tổ chức không gian nhằm tạo ra các điểm, tuyến, cụm, khu
du lịch hợp lý với cấu trúc tài nguyên, thể hiện được bản sắc địa điểm, đồng thời
đưa ra các giải pháp kiến trúc, quy hoạch xây dựng tổng quát để có thể khắc phục
tình trạng khai thác hiện nay và hình thành môi trường du lịch bền vững dưới tác
động của BĐKH, NBD.
7. Trên cơ sở quan điểm, chủ trương, mục tiêu và nguyên tắc tổ chức không
gian du lịch, các chủ trương, chính sách của Chính phủ, địa phương về BĐKH và
các kinh nghiệm từ thực tiễn thế giới, Việt Nam, luận văn đã tập trung đánh giá thế
mạnh về tài nguyên, các yếu tố tác động của BĐKH đến tổ chức không gian du lịch
tại đảo Cái Bầu, làm cơ sở cho đề xuất định hướng tổ chức không gian du lịch, khai
thác và phát huy được thế mạnh nội tại, có khả năng cạnh tranh, có bản sắc và đảm
bảo sự phát triển bền vững cho du lịch Đảo Cái Bầu. Đề tài đề xuất cách tổ chức
không gian của cụm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch và tuyến du lịch cho toàn
đảo. Đề xuất mô hình tổ chức không gian cho một khu du lịch cụ thể, với các giải
pháp ứng phó với BĐKH, NBD. Đề xuất tổ chức không gian du lịch cho đảo Cái
Bầu gồm 5 khu vực phát triển du lịch với hướng phát triển dựa theo thế mạnh tài
nguyên từng khu vực. Hình thành các tuyến du lịch kết nối 4 khu vực du lịch tập
trung bao gồm: mô hình khu du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp, mô hình khu du
lịch nghỉ dưỡng phức hợp, mô hình khu du lịch nghỉ dưỡng thương mại, với nhiều
loại hình du lịch khác nhau bổ trợ cho nhau. Luận văn cũng đề xuất một số giải
pháp ứng phó BĐKH, NBD chung cho toàn đảo và cục bộ khu vực cụ thể, để góp
phần tạo không gian, cảnh quan đẹp cho phát triển du lịch.
101

KIẾN NGHỊ
1. Các nghiên cứu đề xuất trong luận văn ở mức sơ bộ. Để có thể đưa vào áp
dụng thực tiễn cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để cụ thể hoá các đề xuất, giải
pháp của đề tài.
2. Các nguyên tắc, nội dung như đã đề xuất cần được cụ thể hoá đưa vào
trong các dự án đầu tư, các nghiên cứu tiếp theo ứng phó BĐKH, NBD, để đảm bảo
kiểm soát các thiết kế kiến trúc, dự án đầu tư xây dựng phát triển du lịch đảo Cái
Bầu theo những yêu cầu phát triển bền vững. Đảm bảo phát triển du lịch biển đảo
tại đảo Cái Bầu theo hướng sinh thái như chủ trương chính sách của Nhà nước.
3. Khi thiết kế kiến trúc, quy hoạch tổ chức không gian du lịch cụ thể, nhằm
tạo được giá trị bản sắc không gian, các nhà thiết kế cần nghiên cứu một cách khoa
học, phân tích đánh giá dựa trên điều kiện tiềm năng, nhu cầu thực tế và áp dụng
những kỹ thuật khoa học tiên tiến cho các biện pháp ứng phó, để đưa ra các chỉ tiêu
cụ thể, hợp lý và phù hợp đối với từng khu vực đảm bảo phát triển bền vững.
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội.
3. Bộ tư lệnh quân khu III (2012), Quy hoạch xây dựng hồ Đồng Dọng
4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên-môi trường và Bản đồ Việt
Nam, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Nghiên cứu BMBF, CHLB Đức (2013), Sổ tay Ngôi nhà
xanh, nhà xuất bản Giao thông vận tải.
6. Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ, Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên Quốc tế, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh
Quảng Ninh, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng (2009), Khuông khổ
quản lý tổng hợp vùng bờ Quảng Ninh – Hải Phòng.
7. Đại học công nghệ Brandenburg Cottbus, Khoa quy hoạch đô thị và thiết kế
không gian và enda Việt nam (2011), Làm thế nào để ứng phó với tác động
của biến đổi khí hậu của đô thị?, Sổ tay dùng cho cộng đồng.
8. Frank Schwartze (2013), Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng
với biến đổi khí hậu cho TP. Hồ Chí Minh/ Việt Nam, Trường Đại học Kỹ
thuật Brandenburg Cottbus, (Trong khuôn khổ của Dự án nghiên cứu Siêu đô
thị TP. Hồ Chí Minh hợp tác với Sở Quy hoạch Kiến Trúc TP. HCM).
9. Lưu Đức Hải (2005), Cơ sở khoa học môi trường, nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Michael Waibel (2008), Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, những thách thức đối
với phát triển đô thị ở TP HCM và toàn bộ khu vực xung quanh.
11. Ngân hàng quốc tế (2010), Các thành phố Eco2 Các đô thị sinh thái kiêm
kinh tế.
12. Nguyễn Văn Đính (2009), Kinh tế du lịch, nhà xuất bản Đại học kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
13. Phan Văn Tân và CS (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu
toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả
năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó, Báo cáo Tổng kết Đề tài
KC08.29/06-10, Bộ Khoa học và Công Nghệ.
14. Phó Đức Tùng (2007), Ý tưởng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Côn
Đảo đến năm 2020.
15. Phòng Kinh tế, huyện Vân Đồn, số liệu (2013)
16. Phòng Tài nguyên và môi trường, huyện Vân Đồn, số liệu (2013)
17. Phòng Thống kê, huyện Vân Đồn, số liệu (2013)
18. Thủ tướng Chính phủ (2012), Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí
hậu giai đoạn 2012-2020.
19. Tổng cục du lịch Việt Nam, Thống kê về du lịch 2013.
20. Trần Thọ Đạt (2012), Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển, Nhà xuất bản
Giao thông vận tải, Hà Nội.
21. Trung tâm con người và thiên nhiên (2009), Tìm kiếm nơi trú ẩn: Ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu lên tình trạng di cư và mất chỗ ở của con người.
22. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Hội thảo khoa học công nghệ
ứng phó và thích nghi với BĐKH các vấn đề của Hà Nội.
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh.
24. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.
25. Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn (2012), Công trình sửa chữa nâng cấp hồ
chứa nước Khe Mai, Khe Bòng, Voong Tre.
26. Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (2009), Quy hoạch chung
xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030.
27. Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (2012), Báo cáo tổng hợp
đô thị nước nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, Đề tài NCKH cấp nhà nước.
28. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.
29. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2011), Chiến lược
quốc gia về biến đổi khí hậu.
30. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2011), Tài liệu hướng
dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích
ứng, Nhà Xuất bản Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Văn bản quản lý nhà nước theo quy định

1. Công văn số 1358/VPCP-KTN ngày 6/3/2012 của văn phòng Chính Phủ về
việc điều chỉnh vị trí sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

2. Luật du lịch.

3. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về Chủ động ứng phó
với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, 2012.

4. Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch
chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn 2030

5. Quyết định số 567/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 13/3/2012
về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ vị trí sân bay Vân Đồn trong quy hoạch
chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

6. Quyết định số 576/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 16/3/2012 về
việc phê duyệt Cảng hàng không tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020
tầm nhìn đến năm 2030

Phụ lục 2: Diễn biến BĐKH, NBD tác động đến Quảng Ninh và Đảo Cái Bầu
- Bão và áp thấp nhiệt đới Ở Quảng Ninh khi có bão thường gió mạnh dần
lên cấp 6, 7, vùng gần tâm bão cấp 8, 9, giật cấp 10, 11, tốc độ gió mạnh nhất cấp
(1316), vận tốc gió có thể đạt (4050)m/s[6].
Năm 1994 bão Harry 9418 đã vào Quảng Ninh gây mưa rất to từ 100-300mm.
Ngày 21/11/2006 bão đã xảy ra lốc xoáy và mưa đá trên địa bàn thành phố Hạ Long
và vùng phụ cận làm 17 người chết, 32 tàu thuyền bị chìm, đổ 4 cần cẩu hạng nặng
ở cảng Cái Lân, hàng trăm nhà dân và trụ sở cơ quan bị tốc mái, nhiều nhà cửa và
cây xanh bị đổ. Năm 2008 xảy ra lũ lụt lớn nhấn chìm khu vực trung tâm thị trấn
các huyện Tiên Yên và Ba Chẽ, gây thiệt hại nhiều nhà cửa và tài sản. Năm 2010
Mưa lớn cùng với gió cấp 11 giật trên cấp 12 làm tốc mái hoàn toàn hơn 50 căn nhà.
Bão làm đổ cột phát sóng của Đài PTTH Vân Đồn và đổ 1 ăng ten của 1 trạm phát
sóng Viettel. Ảnh hưởng chất lượng phục vụ khách du lịch. Mưa, bão, lũ, sạt lở làm
đường giao thông gặp rất nhiều tác động của sạt lở, bên cạnh đó là các dòng sông
sâu, hẹp lại, việc lũ tràn về gây hư hỏng cầu cống, ảnh hưởng vận chuyển khách.
Mưa lớn kết hợp với gió bão cấp 12 làm gần 100 ô lồng bè, nuôi thủy sản, nhuyễn
thể trên địa bàn bị sóng cuốn trôi, đánh vỡ và nhấn chìm, ảnh hưởng tới cung cấp
dịch vụ ăn uống cho du khách. Bão đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh gây ra các vụ đắm
tàu làm chết khách du lịch, gây thiệt hại đến cơ sở tài sản của người kinh doanh trên vịnh
Ngày 20/4/2012, tại thành phố Hạ Long đã xảy ra trận mưa đá kèm gió lốc với
kích thước viên đá rất lớn, làm hư hỏng một số công trình nhà cửa, ô tô, làm gẫy đổ
cây cối và cột điện. Ngày 29/10/2012, cơn bão số 8 Sơn Tinh với diễn biến rất bất
thường đã đổ bộ vào Quảng Ninh làm gẫy đổ một cột thu phát sóng tại thị xã Quảng
Yên, làm hư hỏng một số tàu thuyền, gây ngập úng tại một số khu vực nội thị làm
hai người mất tích. Mới đây nhất là 8/2013, bão số 5 (tầm ảnh hưởng: Bạch Long
Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) với gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 ở Cửa Ông, Vân Đồn.
- Nhiệt độ: Thời điểm tháng 1, 2/2012, có nhiều ngày rét đậm, rét hại. Nhiệt
độ dao động mạnh. Tuy nhiên đến tháng 3/ 2012, có nhiều ngày nhiệt độ cao nhất
trong ngày chạm mức 300C. Đến tháng 10/2012, nhiệt độ trung bình tháng khá cao.
Có nhiều ngày nhiệt độ lên quá 300C, đặc biệt có ngày lên tới 34-350C. Tháng
11/2012 nhiệt độ vẫn ở mức trung bình 300C. Tới tháng 12/ 2012, nhiệt độ mới bắt
đầu giảm mạnh, bắt đầu có ngày rét đậm rét hại. Đến tháng 3/ 2013, nhiệt độ trong
ngày dao động từ 24-300C. Tháng 5/2013, bắt đầu có những ngày nắng nóng găy
gắt lên đến 36-370C gây khô hạn. Tham khảo biểu đồ minh họa nhiệt độ qua các
tháng tại bảng phụ lục số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 tại phần phụ lục 3
Phụ lục 3: BẢNG BIỂU
Bảng phụ lục 1: Biểu đồ nhiệt độ Quảng Ninh tháng 1 năm 2012

Nguồn: Ứng dụng AccuWeather bản tin dự báo thời tiết


Bảng phụ lục 2: Biểu đồ nhiệt độ Quảng Ninh tháng 3 năm 2012

Nguồn: Ứng dụng AccuWeather bản tin dự báo thời tiết

Bảng phụ lục 3: Biểu đồ nhiệt độ Quảng Ninh tháng 10 năm 2012

Nguồn: Ứng dụng AccuWeather bản tin dự báo thời tiết


Bảng phụ lục 4: Biểu đồ nhiệt độ Quảng Ninh tháng 11 năm 2012

Nguồn: Ứng dụng AccuWeather bản tin dự báo thời tiết


Bảng phụ lục 5: Biểu đồ nhiệt độ Quảng Ninh tháng 12 năm 2012

Nguồn: Ứng dụng AccuWeather bản tin dự báo thời tiết


Bảng phụ lục 6: Biểu đồ nhiệt độ Quảng Ninh tháng 2 năm 2013

Nguồn: Ứng dụng AccuWeather bản tin dự báo thời tiết


Bảng phụ lục 7: Biểu đồ nhiệt độ Quảng Ninh tháng 5 năm 2013

Nguồn: Ứng dụng AccuWeather bản tin dự báo thời tiết


Bảng phụ lục 8: Biểu đồ mực nước dâng trên biển Đông từ 4/1993 đến 4/2001

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tuyển tập Khoa học công nghệ 50
năm xây dựng và phát triển, NXB Nông nghiệp.
Bảng phụ lục 9: Dự báo lượng khách du lịch trên toàn KKT
Danh mục Khách lưu trú (ngàn người)
Hiện trạng Dự báo
(2012) 2020 2030
Tổng 546,0 1,700,0 4,600,0
Khách quốc tế 12,0 500,0 2,000,0
Khách nội địa 534,0 1,200,0 2,600,0

Bảng phụ lục 10: Dự báo phát triển khách du lịch toàn KKT đến năm 2020, 2030
Dự báo
Stt Khu vực Hạng mục
2012 2020 2030
I Khách quốc tế
1.1 Tổng khách du lịch đến Vân Đồn (ngàn người) 12,0 500,0 2,000,0
1.2 Khách lưu Số lượt khách (ngàn) 6,5 325,0 1,400,0
trú Ngày lưu trú trung bình 1,4 2 2
Tổng số ngày lưu trú (ngàn) 9,1 650,0 2,800,0
1.3 Tỷ lệ khách lưu trú trên tổng lượt khách (%) 54,0 65,0 70,0
II Khách nội địa
2.1 Tổng khách du lịch (ngàn người) 534,0 1,200,0 2,600,0
2.2 Khách lưu Số lượt khách (ngàn người) 283,0 780,0 1,820,0
trú Ngày lưu trú trung bình 1,6 1,8 2
Tổng số ngày lưu trú (ngàn) 452,6 1,404,0 3,640,0
2.3 Tỷ lệ khách lưu trú trên tổng lượt khách (%) 53,0 65,0 70,0
III Tổng toàn KKT (I+II)
2.1 Tổng khách du lịch (ngàn người) 546,0 1,700,0 4,600,0
2.2 Khách lưu Số lượt khách (ngàn người) 292,0 1,105,0 3,220,0
trú Ngày lưu trú trung bình 1,5 1,9 2
Tổng số ngày lưu trú (ngàn) 438,0 2,099,0 6,440,0
2.3 Tỷ lệ khách lưu trú trên tổng khách quốc tế (%) 53,5 65,0 70,0

Bảng phụ lục 11: Nhu cầu buồng phòng cho toàn KKT
STT Hạng mục 2015 2020
I Khách du lịch quốc tế
1 Ước tính số lượt khách lưu trú 325,000 2,000,000
2 Ngày lưu trú trung bình 2 2
3 Công suất sử dụng phòng 65% 70%
4 Số khách trung bình/phòng 2 2
5 Số phòng cần có 2,100 7,800
II Khách nội địa
1 Ước tính số lượt khách lưu trú 1,200,000 2,600,000
2 Ngày lưu trú trung bình 1,8 2,0
3 Công suất sử dụng phòng 65% 70%
4 Số khách trung bình/phòng 3 2,5
5 Số phòng cần có 3,000 8,100
III Tổng số phòng cần có 5,100 15,900

Phụ lục 4: SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ THAM KHẢO


Hình phụ lục 1: Hiệu ứng khí nhà kính và các tác hại

Hình phụ lục 2: Các loại khí thải từ các hoạt động của đô thị
Hình phụ lục 3: Minh họa đường đi bất thường của bão

Hình phụ lục 4: Mức thay đổi lượng mưa mùa hè (%) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch
bản phát thải trung bình

You might also like