You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI


----------o0o----------

HOÀNG THỊ THANH NGA

BẢO TỒN, KHAI THÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN NHẰM


PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ
VÀ VÙNG PHỤ CẬN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------o0o----------

HOÀNG THỊ THANH NGA


KHÓA: 2014 – 2016

BẢO TỒN, KHAI THÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN NHẰM


PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ
VÀ VÙNG PHỤ CẬN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Chuyên ngành: Quy hoạch Vùng và Đô thị


Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS TS KTS HÀN TẤT NGẠN

Hà Nội – 2016
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.KTS.Hàn Tất
Ngạn, người đã tận tình hướng dẫn và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
và các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân đã ủng hộ và tạo điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Thị Thanh Nga


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Báo cáo khảo sát nghiên cứu di tích cung đình Trung Quốc năm 1997, 2013. Hàn
Tất Ngạn.
2) Báo cáo khảo sát nghiên cứu di tích cung đình Huế năm 2001 - 2013.
Hàn Tất Ngạn.
3) Đại Việt Sử Ký Toàn thư. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên và các tác
giả khác. Viện Khoa học xã hội Việt Nam phiên dịch tư 1985-1992. Nhà xuất bản
khoa học xã hội phát hành năm 1993. Chuyển sang ấn bản điện tử Năm 2001.
4) Đại Việt Thông sử. Lê Quý Đôn 1759. Viện sử học việt Nam phiên dịch 1973.
Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1978. Chuyển sang ấn bản điện tử bởi Lê Bắc,
Công Đệ. Năm 2001.
5) Đại Nam Thống Nhất chí. Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch
Phạm Trọng Điềm, hiệu đính Đào Duy Anh. Nhà xuất bản Thuận Hóa năm 1997.
Tập 2.
6) Giới thiệu tóm tắt một số di tích – danh thắng trọng điểm. Ủy ban nhân dân
huyện Vĩnh Lộc. Năm 2012.
7) Kết quả khai quất khảo cổ học.
8) Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương mục. Soạn giả: Quốc Sử Quán Triều
Nguyễn 1856-1881; Dịch giả: Viện Sử Học 1957-1960; Nhà xuất bản: Giáo Dục -
Hà Nội 1998; Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết
Mai, Thanh Quyên 2001.
9) Kỷ yếu Hội thảo “Giải pháp phát triển du lịch huyện Vĩnh Lộc” ngày
30/03/2013.
10) Kiến Trúc cổ Trung Quốc- Nguyễn Thị Ngọc Lan- Nguyễn Thế Cường.
11) L’ art Vietnamien. L. BEZACIER. 1944. Bản dịch Viện Mỹ thuật.
12) Luật DSVH năm 2009
13) Lê Triều hội điển. Bản dịch của Trần Lê Hữu. Phòng tư liệu khoa sử DDHTH
Hà Nội 1966.
14) Nghệ thuật vườn lăng Việt Nam. Hàn Tất Ngạn. Tạp chí kiến trúc Việt Nam số
1/1987.
15) Phong thủy thực hành- quan niệm môi trường của người Trung Quốc- Lý Bái
Lâm
16) Quanh đặc trưng các di tích kiến trúc và phương pháp nghiên cứu. Hàn Tất
Ngạn. Tạp chí văn hóa nghệ thuật. Số 5/1992.
17) Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích thành Cổ
Loa với tỷ lệ 1/2000 (Quy hoạch) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1004/QĐ-TTg (ngày 3-7-2015)
18) “Quy hoạch tổng thể bảo tồn phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ
cận gắn với phát triển du lịch” (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định
số 1316/QĐ-TTg ngày 12/08/2015)
19) Quốc Triều Chánh Biên Toát yếu. Quốc sử quán triều Nguyễn năm 1908. Xuất
bản: Nhóm nghiên cứu sử địa Việt Nam 1972.
20) Xây dựng và thực thi quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích ở Việt
Nam. Hàn Tất Ngạn - Bài giảng tại lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích do Trường
đại học văn hóa phối hợp với Cục Di sản văn hóa tổ chức các đợt tại Hà Nội và
thành phố Huế năm 2013, TP Hồ Chí Minh 2014.
21) Thanh Hóa Tỉnh, Vĩnh Lộc huyện chí. Lưu Công Đạo. NXB Thanh Hóa.
22) Luận văn: “Khai thác các yếu tố tự nhiên, lịch sử văn hóa trong quy hoạch xây
dựng xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội – Ths.kts. Vũ Thị Hương Giang 2015
23) “Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức không gian công viên vui
chơi giải trí Yên Sở” – Ths.kts. Nguyễn Tuấn Anh 2006
24) “Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích Lăng miếu Triệu Tường
(Hà Long-Hà Trung-Thanh Hóa)” – Ths.kts. Nguyễn Thu Thủy 2008
25) Kiến Trúc Cổ Trung Quốc NXB Tổng Hợp 2004 Nguyễn Thị Ngọc
Lan, Nguyễn Thế Cường
26) Sách Thành Nhà Hồ Thanh Hóa NXB KHXH năm 2011
27) http://ashui.com/mag/chuyenmuc/nang-luong-moi-truong/1591-song-hong-cuu-
song-to-lich.html

28) http://chibodang.bachkhoasaigon.edu.vn/tu-tuong-van-hoa/di-tich-lich-su/thanh-
co-loa-kinh-do-cua-nha-nuoc-au-lac.html

29) http://homestaytamcoc.com

30) http://geckotrip.com/thong-tin-du-lich/kinh-thanh-hue-247.html

31) http://www.vietnamtourism.com/disan

32) http://www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/default.aspx?Source=/tintuc&Cat
egory=%C3%9D+ki%E1%BA%BFn+chuy%C3%AAn+gia&ItemID=4403&Mode
=1

33) http://vietbao.vn/Xa-hoi/Di-tich-thanh-Co-Loa-sap-bien-mat/30102729/157/Tin
nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn

34) https://vi.wikipedia.org

35) hieunm.wordpress.com

36) http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/quy-hoach-co-loa-danh-thuc-toa-thanh-co-nhat-
doc-dao-nhat-trong-su-viet-n20151027204514642.htm

37) http://dulichbenvung.vn

38) http://www.dulichvtv.com/guide_Co_do_Nara_Nhat_Ban_1431.html

39) http://www.japan-guide.com/e/e4111.html

40) http://songmoi.vn/van-hoa-lich-su/di-tich-quoc-gia-co-loa-bi-xam-pham-
nghiem-trong

41) http://ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/10449-chien-luoc-quy-
hoach-kien-truc-va-bao-ton-phat-trien-ban-sac-do-thi-hue.html

42) http://nslide.com/giao-an/xem-giao-an/ohnfuq/kh-bo-mon-gdqp-khoi-11
43) http://violet.vn/longchung/document/list/cat_id/1487205/same/list/page/4

44) http://nhatvannhat.com/old_data/since2004/nc3kt.html
MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ.
Danh mục bảng, biểu
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 6
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6
Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 8
Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 8
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................. 9
Cấu trúc luận văn..................................................................................................... 9
Một số thuật ngữ trong luận văn ............................................................................ 10
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 11
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG BẢO TỒN, KHAI THÁC CÁC YẾU TỐ
TỰ NHIÊN NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TẠI MỘT SỐ QUẦN THỂ
DI TÍCH ................................................................................................................ 11
1.1. Khái quát thực trạng bảo tồn, khai thác yếu tố tự nhiên trong việc
phát huy giá trị ở một số di tích tương tự........................................................... 11
1.2. Thực trạng bảo tồn, khai thác yếu tố tự nhiên trong việc phát huy giá trị
di tích Thành Nhà Hồ và các vùng phụ cận ....................................................... 28
1.2.1 Vị trí ............................................................................................................. 28
1.2.2. Lịch sử hình thành ....................................................................................... 30
1.2.3. Hiện trạng cảnh quan tổng thể di tích Thành Nhà hồ và các vùng phụ cận ........ 32
1.2.4. Thực trạng khai thác yếu tố tự nhiên trong việc tổ chức không gian thị trấn
Vĩnh Lộc ................................................................................................................ 39
1.2.5. Hiện trạng du lịch ......................................................................................... 40
1.2.6. Vấn đề khai thác yếu tố tự nhiên trong một số đồ án liên quan ......................... 41
CHƯƠNG 2: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN BẢO TỒN KHAI THÁC
YẾU TỐ TỰ NHIÊN NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ
VÀ CÁC VÙNG PHỤ CẬN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................ 44
2.1. Các cơ sở pháp lý .......................................................................................... 44
2.1.1. Cơ sở pháp lý của Việt Nam .......................................................................... 44
2.1.2. Các hiến chương, văn kiện quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa trên thế giới.......... 49
2.2. Các cơ sở lý luận ........................................................................................... 52
2.2.1. Vai trò của các Yếu tố tự nhiên trong việc tổ chức không gian ......................... 52
2.2.2. Các cơ sở lịch sử ........................................................................................... 56
2.2.3. Các lý thuyết về bảo tồn di sản và du lịch trong vùng di sản ............................ 72
2.2.4. Các nguyên tắc bố cục truyền thống ............................................................... 73
2.3. Các yếu tố tác động đến việc bảo tồn, khai thác tự nhiên trong việc tổ chức
không gian quần thể di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận ........................... 76
2.3.1. Điều kiện tự nhiên (khí hậu- thổ nhưỡng) ....................................................... 76
2.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ................................................................................... 77
2.4. Kinh nghiệm về việc bảo tồn, khai thác tự nhiên ở một số khu di sản trong
và ngoài nước ....................................................................................................... 78
2.4.1. Kinh nghiệm về việc bảo tồn, khai thác tự nhiên ở di tích Hoa Lư ............... 78
2.4.2. Kinh nghiệm về việc bảo tồn, khai thác tự nhiên ở di tích Nara-Nhật Bản.... 83
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, KHAI THÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN
NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ VÀ CÁC VÙNG
PHỤ CẬN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH .................................................... 88
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc ............................................................. 88
3.1.1. Quan điểm ................................................................................................... 88
3.1.2. Mục tiêu ....................................................................................................... 88
3.1.3. Nguyên tắc.................................................................................................... 89
3.2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác yếu tố tự nhiên trong việc tổ chức
không gian của quần thể di tích .......................................................................... 91
3.2.1. Giải pháp tổng thể ......................................................................................... 91
3.2.2. Giải pháp cụ thể ............................................................................................ 94
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................... 109
Kết luận: ............................................................................................................ 109
Kiến nghị: .......................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Cụm từ viết tắt
BXD Bộ xây dựng
VH,TT&DL Văn hóa thể thao và du lịch
QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng
QHXD Quy hoạch xây dựng
QH Quốc hội
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
TT Thông Tư
TN-MT Nông thôn – Môi trường
QL Quốc Lộ
CN Công nguyên
NXB KHXH Nhà xuất bản khoa học xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
BVHTTDL Bộ văn hóa thể thao và du lịch

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu
bảng, Tên bảng Trang
biểu

Tổng hợp giá trị - đặc điểm công trình kiến trúc liên quan đến
Bảng 1.1. 58
thành Nhà Hồ theo tư liệu lịch sử
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Số hiệu hình Tên hình Trang

Bản đồ kiến nghị bổ sung khu vực bảo vệ I của các di tích
tôn giáo – tín ngưỡng… đã được xếp hạng di tích cấp quốc
Hình 1.1 7
gia, cấp tỉnh nằm trong vùng đệm (khu vực bảo vệ II) của
di tích Thành Nhà Hồ

Hình 1.2 Sơ đồ cổ của Thành Cổ Loa 12

Hình 1.3 Dấu vết của một đoạn thành cổ trong khuôn viên nhà dân 15

Hình 1.4 Dấu vết của một đoạn hào nước bị dân xây mộ 15

Hình 1.5 Dấu vết của một đoạn hào nước bị dân chiếm đất canh tác 15

Quy hoạch chi tiết 1/2000 bảo tồn, tôn tạo cảnh quan
Hình 1.6 15
khu di tích Cổ Loa

Đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
Hình 1.7 trị Khu di tích thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2.000) do UBND TP 16
Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng

Hình 1.8 Họa đồ kinh thành Đông Kinh thời Lê 18

Hình 1.9 Rác thải trên sông Tô Lịch 19

Hình 1.10 Vớt rác trên sông Kim Ngưu 19

Hình 1.11 Nhà máy giấy vô tư xả thải xuống sông Hồng 19

Hình 1.12 Nhà lấn chiếm trên sông Tô Lịch 20


Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 1.13 Xâm lấn đất canh tác trên sông Hồng 20

Hình 1.14 Khai thác cát trên sông Hồng 20

Một phương án cứu sông Tô Lịch vừa được Sở Tài nguyên -


Hình 1.15 20
môi trường (TN-MT) Hà Nội đề xuất

Hình 1.16 Bản đồ Kinh Thành Huế 22

Hình 1.17 Một góc trong Kinh Thành Huế 23

Hình 1.18 Hồ Tịnh Tâm 25

Hình 1.19 Mặt bằng quy hoạch khu Kinh Thành Huế 25

Bản đồ thành Bắc Kinh thời Thanh. Vòng thành ngoài bao
Hình 1.20 27
màu đỏ

Hình 1.21 Bản đồ Thành Bắc Kinh thời Minh-Thanh 27

Hình 1.22 Vị Trí và mối liên hệ vùng tỉnh Thanh Hóa 28

Vị trí và mối liên hệ vùng Huyện Vĩnh Lộc và các Tỉnh Lân
Hình 1.23 29
cận

Hình 1.24 Bản đồ Thành Nhà Hồ 30

Bên cạnh đàn tế là khu nghĩa địa của dân đã làm mất đi giá
Hình 1.25 33
trị

Hình 1.26 Cảnh quan du lịch – linh thiêng của đàn tế??? 33
Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 1.27 Núi Thổ Tượng - “Hậu chẩm” của Thành nội 33

Hình 1.28 Núi Đốn Sơn - “Tiền án” của Thành nội 33

Hình 1.29 Núi An Tôn là nơi khai thác đá xây thành 33

Hình 1.30 Núi Đún- Đàn tế Nam Giao 34

Hình 1.31 Cảnh quan sông Bưởi 34

Hình 1.32 Cảnh quan sông Mã 34

Hình 1.33 Một đoạn La thành Thành Nhà Hồ 36

Hình 1.34 Giếng Vua, Nam Giao - Thành Nhà Hồ 37

Hình 2.1 Khai thác yếu tố Địa hình 53

Hình 2.2 Khai thác yếu tố Mặt nước 54

Cổng phía nam Thành Nhà Hồ. Citadelle des Ho. Vue
Hình 2.3 61
generale.1923

Toàn cảnh Thanh Nha Ho. khong anh.1952 năm tiến hành
Hình 2.4 61
cải cách ruộng đất, di tích đã có sự xâm lấn

Hình 2.5 Thanh Nha Ho. Vue d ensemble de la citadelle des Ho.1923 62

Thanh Nha Ho.Porte Est. Vue de l interieur.192. Di tích bị


Hình 2.6 62
tàn phá nặng nề bởi chiến tranh
Số hiệu hình Tên hình Trang

Cổng phía Bắc Thanh Nha Ho. Port princepale. Face


Hình 2.7 62
exterieure.1923 vẫn còn khá nhiều cây cối xung quanh

Hình 2.8 Thanh Nha Ho.Porte Nord. Vue de l exterieur.1923 62

Hình 2.9 Mặt bằng Thành Cổ Loa 63

Hình 2.10 Mặt bằng Thành Nhà Hồ 63

Hình 2.11 Thành ngoại và vết tích hào Thành Cổ Loa 63

Hình 2.12 Một đoạn La thành của Thành Nhà Hồ 63

Đình Ngự Triều Di Quy – Nơi tương truyền là chỗ cung


Hình 2.13 63
điện của An Dương Vương

Hình 2.14 Khảo cổ thành Nội – khu vực đền An Dương Vương 63

Hình 2.15 Giếng Ngọc và đền An Dương Vương ngày lễ hội 63

Hình 2.16 Mặt bằng Kinh Thành Huế 65

Hình 2.17 Mặt bằng Thành Nhà Hồ 65

Hình 2.18 Mặt bằng Thành Nội – Huế 65

Hình 2.19 Điện Thái Hòa và sân Đại triều 65

Hình 2.20 Điện Thái Hòa 65

Hình 2.21 Sân Đại triều 65


Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 2.22 Khu Thế Miếu thờ các vua ở phía Hữu Thành Nội 66

Khu Triệu Tổ Miếu và Thái Tổ Miếu thờ Chúa Nguyễn Kim


Hình 2.23 66
và các chúa Nguyễn ở bên Tả Thành Nội

Hình 2.24 Mặt bằng tổng thể đền Nam Giao 66

Hình 2.25 Trục chính vào đàn tế 66

Hình 2.26 Bề mặt Viên đàn 66

Một buổi tế lễ được phục dựng lại trong khuôn khổ Festival
Hình 2.27 67
Huế năm 2010
Viên Khâu đàn có bố cục mặt bằng hình vuông. Bên trong
Hình 2.28 có 4 hình tròn lồng nhau tượng trưng cho trời tròn đất 69
vuông

Hình 2.29 Chính giữa Viên đàn 69

Hình 2.30 Sơ đồ mặt bằng 69

Hình 2.31 Mặt bằng khai quật từ năm 2004-2008 72

Hình 2.32 Nửa phía Tây – Bắc Đàn Tế 72

Hình 2.33 Nửa phía Đông Đàn Tế 72

Hình 2.34 Sơ đồ cổ của Cố đô Hoa Lư 78

Hình 2.35 Sông núi Hoa Lư- bến thuyền du lịch 81


Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 2.36 Hồ nước- chòi nghỉ phục vụ du lịch 81

Hình 2.37 Hào nước- kè kiên cố để bảo vệ diện tích hào 81

Hình 2.38 Sơ đồ quy hoạch du lịch Cố đô Hoa Lư 82

Hình 2.39 Cố đô Nara Nhật Bản 83

Hình 2.40 Cổng Suzaku 84

Hình 2.41 Former Audience Hall 85

Hình 2.42 Khu vườn phía đông của cung điện 85

Hình 2.43 Khu vườn Isuien Nara Nhật Bản 87

Hình 2.44 Khung cảnh lãng mạn của khu vườn Isuien vào mùa thu 87

Hình 2.45 Hoa anh đào nở vào mùa xuân 87

Hình 3.1 Bản đồ xác định các khu vực di tích trên địa thế phong thủy 92

Hình 3.2 Bản đồ xác định các khu vực di tích 93

Hình 3.3 Núi Đún 95

Hình 3.4 Núi An Tôn 95

Hình 3.5 Hiện trạng núi Đún 96

Hình 3.6 Giải pháp bảo tồn núi Đún 96


Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 3.7 Hiện trạng núi An Tôn 97

Hình 3.8 Giải pháp bảo tồn núi An Tôn 98

Hình 3.9 Núi Thổ Tượng 98

Hình 3.10 Núi Hắc Khuyển 98

Hình 3.11 Hiện trạng núi Thổ Tượng 99

Hình 3.12 Giải pháp bảo tồn núi Thổ Tượng 100

Hình 3.13 Hiện trạng núi Hắc Khuyển 100

Hình 3.14 Giải pháp bảo tồn núi Hắc Khuyển 100

Giải pháp cho các đoạn La thành và hào nước xung quanh
Hình 3.15 101
di tích Thành Nhà Hồ

Hình 3.16 Giải pháp cho đồng ruộng 101

Hình 3.17 Cảnh quan đồng ruộng 102

Hình 3.18 Cảnh quan giao thông 102

Hình 3.19 Minh họa bảo tồn Làng cổ 103

Hình 3.20 Giải pháp cho Sông Mã và sông Bưởi 104

Hình 3.21 Các hồ nước trong Thành 104

Hình 3.22 Minh họa khu vực xác định xây bên thuyền 105
Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 3.23 Minh họa khu vực xác định kè sông, mương 105

Hình 3.24 Cây trồng theo loại 106

Hình 3.25 Cây trồng theo hình dáng 106

Hình 3.26 Cây trồng theo mùa 106

Hình 3.27 Cây trồng theo tán 106

Cây xanh trên các đỉnh núi tâm linh (Núi Đún, núi An Tôn,
Hình 3.28 107
núi hắc Khuyển)

Hình 3.29 Cây xanh trên các tuyến di tích 107


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong cấu trúc không gian di sản Việt không chỉ lưu giữ tín ngưỡng, mà yếu
tố tự nhiên còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đôi khi nó ảnh hưởng quyết định
về bố cục không gian tổng thể đến quy hoạch chi tiết. Vấn đề nhận thức, đánh giá
đặc điểm và nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thác yếu tố tự nhiên là một nhiệm vụ
quan trọng trong nội dung quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di
tích.
Bên cạnh các hoạt động bảo vệ, tôn tạo, việc phát huy giá trị di tích lịch sử
văn hóa, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: Các yếu tố tự nhiên thường không
được chú ý hoặc nghiên cứu tách rời từng yếu tố, chưa thể hiện rõ tính đồng bộ,
chưa thấy rõ quan hệ tương hỗ chặt chẽ giữa các yếu tố và sự vận động biến đổi
theo các quy luật tự nhiên. Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường tự nhiên, đến sự phát triển di sản bền vững, giảm hiệu quả
kinh tế và không tạo được bản sắc địa phương, không bảo tồn được tính toàn vẹn
các di tích lịch sử.
1. Giá trị cảnh quan tự nhiên trong quy hoạch bảo tồn Thành Nhà Hồ
Khu di tích Thành nhà Hồ được xây dựng năm 1397, trên địa phận hai thôn
Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh
Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hoá 50km về phía Tây
Bắc. Khu di tích Thành Nhà Hồ bao gồm một phức hợp các thành phần kiến trúc
được xây dựng có tính toán, kết hợp giữa các kiến trúc nhân tạo với hình thế tự
nhiên.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần
- cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận
Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh
Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu
(1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch
sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.
2

Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong Công ước Di sản
Thế giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của các giá trị
nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về
những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch thành
phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật về một loại hình công
trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một
(hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.
Trong hồ sơ di sản thế giới, Thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ
bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng
độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời
kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật
liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong
cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích
kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô
kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở
khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Hồ Quý Ly khẳng định vai trò cốt yếu của Nho giáo trên diễn đàn chính trị -
xã hội. Buộc vua Trần Thuận Tông hạ chiếu thải bớt tăng đạo chưa đủ 50 tuổi phải
hoàn tục. Chuyển những người thống hiểu kinh giáo làm đầu mục các tăng đồ, thì
sự phân chia xã hội theo đẳng cấp, phảm trật của Nho giáo đặt cho quy hoạch và
kiến trúc cảnh quan những quy định chặt chẽ trong bố cục: Có tiền – hậu, tả - hữu,
thượng – hạ đều có hình sông thế núi bao bọc. Hai bên các công trình kiến trúc đăng
đối qua đường Thần đạo, hướng trục chính. Về mặt quy hoạch, tuân thu theo những
quy định nghiêm ngặt của thuyết PHONG THỦY (géormancie). Đặc điểm đó là
chọn vị trí xây thành với sự tham gia của các thành phần thiên nhiên sẵn có. Theo
thuyết phong thủy: Công trình xây dựng phải có HẬU CHẨM, TIỀN ÁN (núi che
phái trước và sau lưng); Hai bên có TẢ THANH LONG và HỮU BẠCH HỔ (trong
tư thế chầu hầu); Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, cảnh quan
thiên nhiên đẹp, sông núi hài hòa, địa thế lợi hại đa dạng tạo lợi thế về quân sự. Sự
3

kiên cố của tòa thành cùng với những điều kiện giao thông, địa thế tự nhiên đã tạo
nên sức sống và giá trị trường tồn của kiến trúc.
Bởi thể, nói đến thành Nhà Hồ không thể tách rời hậu chẩm Thổ Tượng, tiền
án núi Đún, Tả Thanh Long núi Hắc Khuyển, Hữu Bạch Hổ núi Ngưu Ngọa, nước
chảy qua trước mặt – sông Mã, sông Bưởi. Trục chính qua Thành và núi đún theo
quy tắc quy hoạch phương Đông (phong thủy – quân sự - tâm linh).
Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng
thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có
Đàn tế Nam Giao.
La thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4km. Hào thành được đào bao
quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50m.
Công trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành.
Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ có hình gần vuông. Chiều Bắc –
Nam dài 870,5m, chiều Đông – Tây dài 883,5 m. Bốn cổng thành theo chính hướng
Nam – Bắc – Tây – Đông gọi là các cổng Tiền – Hậu – Tả - Hữu. Mỗi cửa đều được
mở ở chính giữa. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm. Những
phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.
Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82 m,
cao 5,75 m, hai cửa bên rộng 5,54 m, cao 5,35 m. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa.
Tường thành cao trung bình 5-6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10 m.
Nối liền cửa Nam là con đường Hòe Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài
khoảng 2,5 km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào
tháng 8 – 1402.
Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá
vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các
phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn.
Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3
đất được đào đắp công phu.
4

Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn
đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử
và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn.
Qua nhiều thế kỷ, cùng với sự xâm thực của thiên nhiên, và con người Thành
Nhà Hồ đã bị xuống cấp, nội thành bị san phẳng. Tuy nhiên đây là thành cổ duy
nhất được xây dựng bằng đá độc đáo bậc nhất ở nước ta, và thế giới thể hiện sức
mạnh và sự sáng tạo của nhân dân cách đây hơn 6 thế kỷ.
Đàn Tế Nam Giao được xây dựng trên núi Đốn Sơn (còn gọi là núi Đún);
Được phát lộ và khai quật vào năm 2004. Qua phần nền móng và các công trình
nằm ở phần âm dưới mặt đất, ta thấy đây là đàn Tế Nam Giao lớn nhất và phần nền
móng còn khá nguyên vẹn nhất trong các Đàn Tế Nam Giao của các vương triều.
Với những giá trị cơ bản nêu trên, Thành Nhà Hồ đã được nhà nước xếp hạng
di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962 (Quyết định số 315-VH/VP ngày 28/4/1962
của Bộ Văn Hóa, nay là Bộ VH,TT&DL); Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và
khảo cổ cấp quốc gia đặc biệt năm 2012 (Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày
10/5/2012) và được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một
trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần
thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản
văn hóa thế giới.
Xung quanh Thành Nhà Hồ có các di tích kiến trúc liên quan đến lịch sử kinh
thành và vùng đất Vĩnh Lộc cổ xưa như: Công trường khai thác đá cổ An Tôn, đền
thờ nàng Bình Khương, đền thờ Đại tướng quân Trần Khát Chân, khu di tích động
Hồ Công, chùa Du Anh, chùa Tường Vân, các ngôi đình làng và các kiến trúc gỗ
dân gian có giá trị cao về lịch sử, nghệ thuật…. với các sự tích, điển tích, lễ hội làm
phong phú thêm giá trị phi vật thể của di sản thế giới Thành Nhà Hồ.
Việc hình thành một toà thành cổ và sự tồn tại kinh đô của một vương triều là
cơ sở cho việc ra đời các huyền thoại, những chuyện kể dân gian về thành Tây Đô
cùng với lịch sử phát triển trong vùng, làm cho Vĩnh Lộc đã trở thành một trong
những vùng đất văn hoá dân gian đặc sắc của xứ Thanh.
5

2. Thực trạng cảnh quan tự nhiên bị xâm lấn cũng như công tác quản lý cảnh quan
khu di tích Thành Nhà Hồ hiện nay
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay di tích Thành Nhà Hồ đang
chịu áp lực ảnh hưởng tiêu cực đến di tích từ nhiều phía như: thời tiết, khí hậu, sự
thay đổi về cảnh quan môi trường, sự phát triển của đô thị hóa, sinh hoạt và sản xuất
của cuộc sống con người. Bởi thế, hiện nay khu vực di tích đang bị xuống cấp một
cách nghiêm trọng, nội thành bị san phẳng; Sự đan xen, chen lấn giữa di tích với
dân cư, với đường sá...; Đặc biệt việc không có quy hoạch cho khu vực này nên
công tác quản lý bảo tồn và các công việc xây dựng khác sao cho không bị ảnh
hưởng đến di tích ngày càng khó khăn.
3. Tóm lược các nghiên cứu liên quan:
a. “Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích Lăng miếu Triệu
Tường (Hà Long-Hà Trung-Thanh Hóa)” – Ths.kts. Nguyễn Thu Thủy –2006-2008.
Đã được tác giả đề cập tổng thể đến các giải pháp quy hoạch phục hồi các di tích đã
mất trên cơ sở tư liệu, đồng thời phân tích các giá trị lịch sử để đề xuất phát huy.
Tuy nhiên những yếu tố tự nhiên chưa được nghiên cứu chuyên biệt và cụ thể.
b. “Khai thác các yếu tố tự nhiên, lịch sử văn hóa trong quy hoạch xây dựng
xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội” – Ths.kts. Vũ Thị Hương Giang 2013- 2015.
Luận văn đề cập đến việc khai thác các yếu tố tự nhiên văn hóa trong việc đề xuất
các giải pháp QHXD xã chủ yếu theo giá trị môi trường, cảnh quan và văn hóa
truyền thống. Yếu tố tự nhiên đóng vai trò trung tâm bố cục cảnh quan di sản chưa
được nghiên cứu.
c. Hội thảo: “giải pháp du lịch huyện Vĩnh Lộc, ngày 30/03/2013 đã hệ thống
các ý kiến tham luận về khai thác giá trị di sản cho du lịch, tuy nhiên những vấn đề
khai thác các giá trị tự nhiên của Vĩnh Lộc (trong đó có Thành Nhà Hồ) chưa được
nghiên cứu.
d. Thanh Hóa tỉnh, Vĩnh Lộc huyện chí – Lê Công Đạo xuất bản năm cuốn
sách đã đề cập chủ yếu đến vấn đề lịch sử hình thành huyện trong đó có Thành Nhà
Hồ,…Tuy nhiên, vấn đề khai thác các yếu tố tự nhiên chưa được đề cập đầy đủ.
6

e. Đồ án “Quy hoạch tổng thể bảo tồn phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và
vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch” (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 12/08/2015) nội dung đồ án đã nêu lên tầm quan
trọng của việc quy hoạch bảo tồn phát huy di tích Thành Nhà Hồ gắn liền với du lịch là
hết sức cần thiết, các giải pháp bảo tồn, tôn tạo cho di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ
cận. Nhưng phần khai thác các yếu tố tự nhiên chưa được nghiên cứu sâu và đồng bộ.
4. Kết luận việc nghiên cứu đề tài :
Với những phân tích trên cho phép xác định đề tài: “Bảo tồn, khai thác yếu tố
tự nhiên nhằm phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát
triển du lịch” là rất cần thiết, có tính thời sự và không trùng lặp các nghiên cứu
trước đó.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng các cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, khai thác các yếu tố tự nhiên
nhằm phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du
lịch
- Xây dựng các giải pháp bảo tồn, khai thác các yếu tố tự nhiên cho việc tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thành Nhà Hồ
và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch có hiệu quả chất lượng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Gắn với di sản Thành nhà Hồ và Yếu tố tự nhiên và
vùng phụ cận.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu đề tài được xác định theo ranh giới
được UNESCO công nhận, bao gồm khu vực di tích Thành Nhà Hồ, vùng phụ cận
thuộc địa bàn xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thành, Vĩnh
Phúc, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, Thị trấn Vĩnh Lộc, thuộc huyện Vĩnh Lộc. Quy mô
quy hoạch tổng thể 5078,5 ha, bao gồm 2 vùng lõi và vùng đệm:
7

Hình 1.1: Bản đồ kiến nghị bổ sung khu vực bảo vệ I của các di tích tôn giáo
– tín ngưỡng… đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh nằm trong
vùng đệm (khu vực bảo vệ II) của di tích Thành Nhà Hồ [18]
8

- Vùng lõi rộng 155,5 ha, gồm 3 hợp phần di sản thế giới: Thành Nội, La
Thành và Đàn Tế Nam Giao.
- Vùng đệm di sản thế giới Thành Nhà Hồ, tổng diện tích 4923ha gồm:
+ Di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh và các công trình tôn giáo tín ngưỡng (gồm
khu vực bảo vệ I và II) là 54,87 ha.
+ Khu vực cảnh quan đồi núi, sông hồ liên đới với di sản Thành Nhà Hồ theo
thuyết Phong thủy cần được bảo vệ; Khu vực phát huy giá trị di tích phục vụ du
lịch; Thị trấn Vĩnh Lộc; Làng xã và đồng ruộng. Tổng diện tích 4868,13ha.
Phương pháp nghiên cứu:
 Phương phát phân tích đánh giá tổng hợp (điều tra, khảo sát, thu thập thông
tin và thực địa): Thống kê số liệu để xử lý, sắp xếp, phân loại số liệu, tính toán các
chỉ tiêu đặc trưng, chia đối tượng các các phần nhỏ để nghiên cứu, phân tích các
thuộc tính, tính chất của từng yếu tổ tác động từ đó tìm ra bản chất của vấn đề và
cuối cùng đưa ra các phân tích SWOT cho luận văn.
 Phương pháp học tập kinh nghiệm thành công trong vài luận án phát huy
yếu tố tự nhiên trong công tác bảo tồn và một số di sản trong và ngoài nước.
 Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đối tượng là di tích Thành Nhà Hồ và vùng
phụ cận được xem xét như một hệ thống bao gồm hệ thiên nhiên – xã hội, có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, đối với môi trường xung quanh là một hệ thống nhất.
 Phương pháp nội suy để đề xuất các giải pháp khai thác yếu tố tự nhiên
trong việc bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan di sản.
 Phương pháp đồng dạng, đồng niên đại: phân tích các công trình có tính
chất, quy mô tương đối giống, có cùng niên đại xây dựng để đưa ra những nét tương
đồng.
 Phương pháp phân tích dựa trên các lý thuyết bố cục cảnh quan truyền thống
(thuyết phong thuỷ).
Nhiệm vụ nghiên cứu
 Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thưc trạng khai
thác các yếu tố tự nhiên tại huyện Vĩnh Lộc, rà soát các quy hoạch chi tiết, các dự
9

án và các kết quả công bố có liên quan đến nội dung đề tài luận văn, từ đó, phân
tích, đánh giá tổng hợp để xác định các vấn đề cần nghiên cứu.
 Nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn kiến trúc cảnh quan khu vực di
tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận.
 Xác định các quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc của việc bảo tồn, khái thác
yêu tố tự nhiên của khu vực di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận.
 Đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác yếu tố tự nhiên trong khu vực di
tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩ khoa học: Xác lập cơ sở khoa học về việc bảo tồn, khai thác yếu tố tự
nhiên khu vực di tích Thành Nhà Hồ và các vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Giải pháp bảo tồn, khai thác yếu tố tự nhiên có thể áp dụng vào việc điều
chỉnh hoàn thiện Quy hoạch tổng thể khu di tích Thành Nhà Hồ.
+Bảo tồn, phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa Thế giới
Thành Nhà Hồ và bảo vệ cảnh quan, môi trường khu di sản.
+ Kết nối các điểm của di sản tự nhiên Thành Nhà Hồ với các di sản khác.
Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận, kiến nghị và
tài liệu tham khảo.
Phần nội dung của luận văn có 3 chương:
 Chương 1: Thực trạng về bảo tồn, khai thác các Yếu tố tự nhiên nhằm phát huy
giá trị di tích tại một số quần thể di tích;
 Chương 2: Cơ sở khoa học và lý luạn bảo tồn khai thác Yếu tố tự nhiên nhằm
phát huy giá trị di this Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch;
 Chương 3: Các giải pháp bảo tồn, khai thác các Yêu tố tự nhiên nhằm phát huy
giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch;
10

Một số thuật ngữ trong luận văn


1. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia [12].
2. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học [12].
3. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan tự nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan tự nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa
học [12].
4. Cảnh quan là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và những
hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa chúng với
bên ngoài.
5. Cảnh quan di tích là là nơi diễn ra các sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là cảnh
quan có các công trình kiến trúc được xếp hạng di tích.
6. Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu
thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.
7. Phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động
nhằm phục hưng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại
trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.
8. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử
- văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu, điểm, tuyến và đô thị du lịch.
9. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích
và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực vào việc đóng góp vào việc duy
tu, bảo tồn.
10. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email: digilib.hau@gmail.com

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


109

PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ


Kết luận:
Thành Nhà Hồ là khu di tích là thuộc huyện Vĩnh Lộc kinh tế chủ đạo là sản
xuất nông nghiệp truyền thống, gắn với vùng cảnh quan sông nước. Làng xã mộc
mạc, có các điều kiện tự nhiên phong phú và còn lưu giữ những nét văn hoá truyền
thống bản địa, có tiềm năng lớn về du lịch. Với đặc điểm về môi trường và xã hội
như vậy, huyện Vĩnh Lộc có đủ các điều kiện để trở thành Nông thôn du lịch, tạo
điều kiện phát triển kinh tế toàn khu vực.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng yếu tố tự nhiên của khu di tích Thành Nhà
Hồ và vùng phụ cận, về hiện trạng tự nhiên, , xác định được các vấn đề cần giải
quyết trong quá trình nghiên cứubảo tồn, khai thác các yếu tố tự nhiênlà:
 Tìm các cơ sở khoa học về khai thác các yếu tố tự nhiên.
 Về bảo vệ khai thác tài nguyên thiên nhiên.
 Các giải pháp bảo tồn, khai thác yếu tố tự nhiên.
 Về khai thác tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố tự nhiên.
Để xây dựng cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu bảo tồn, khai thác các yếu tố
tự nhiênnhằm phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và cùng phụ cận gắn liền với
phát triển du lịch. Luận văn đã hệ thống được các cơ sở khoa học cơ bản nhất về xu
hướng bảo tồn, khai thác du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa
truyền thống, cũng như kinh nghiệm triển khai công tác bảo tồn, khai thác các yếu
tố tự nhiêntrên thế giới, thực trạng của các khu du lịch di tích văn hóa ở Việt Nam.
Đặc biệt tập trung phân tích các yếu tố tác động đến lĩnh vực nghiên cứu bao gồm:
 Địa hình
 Mặt nước
 Cây xanh
Đề xuất giải pháp khai thác các yếu tố tự nhiên trong khu di tích Thành nhà
Hồvới nguyên tắc xuyên suốt là: Bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh thái; giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hoá bản địa; thu hút đầu tư, phát triển kinh tế du lịch
theo hướng tăng trưởng xanh.
110

Đề tài “bảo tồn, khai thác các yếu tố tự nhiên nhằm phát huy giá trị di tích
Thành nhà Hồ và cùng phụ cận gắn liền với phát triển du lịch” là một đề tài thiết
thực, với mong muốn xây dựng khu di tích điển hình không bị lạc hậu mà vẫn giữ
được nét truyền thống, có liên hệ mật thiết với đô thị khi đất nước hội nhập; nông
thôn sống tốt, kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; tôn vinh nét đẹp
của truyền thống, của di sản; làm bài học kinh nghiệm, áp dụng cho nghiên cứu cụ
thể là huyện Vĩnh Lộc nói riêng và các khu vực di tích khác có đặc điểm tương
đồng. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra của đề tài chỉ là sơ bộ, trong thực tế khi áp
dụng cần có những giải pháp chi tiết, cụ thể và linh hoạt hơn nữa để góp phần tạo
dựng được các khu di tích hoàn chỉnh, nơi mà các cư dân mong muốn có cuộc sống
tiện nghi và du khách muốn được trải nghiệm, và nghỉ ngơi, khám phá du lịch trong
tương lai.
111

Kiến nghị:
Trong quá trình nghiên cứu “bảo tồn, khai thác các yếu tố tự nhiên nhằm
phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và cùng phụ cận gắn liền với phát triển du
lịch” cần quan tâm chú trọng đến việc cải tạo môi trường cảnh quan; đặc biệt ở khu
vực trung tâm di tích và dọc theo các trục đường giao thông chính của huyện để phù
hợp với yêu cầu về nông thôn mới. Nhằm bảo tồn thiên nhiên và giữa gìn đa dạng
sinh thái, phát huy văn hoá bản địa và phát huy thế mạnh cấu trúc sinh thái tự nhiên
hiện hữu.
Chính quyền huyện Vĩnh Lộc cần có sự hướng dẫn cho người dân khi họ có
nhu cầu cải tạo hoặc xây mới nhà ở trong khu vực di tích, tầng cao công trình, mật
độ xây dựng và yêu cầu kiến trúc theo đúng các chỉ tiêu đã đặt ra;
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước cho nhân dân toàn xã biết về các nội dung quy hoạch xây dựng
huyện theo hướng khai thác các yếu tố tự nhiênđể giúp người dân hiểu được các giá
trị đang có trong tay, để phát triển đời sống, từ đó vận động người dân tự nguyện
tham gia chương trình;
UBND Thành phố Thành Hóa, huyện Vĩnh Lộc hỗ trợ kêu gọi đầu tư phát
triển du lịch văn hóa, đưa Thành Nhà Hồ trở thành một điểm du lịch thu hút khách
quốc tế và đóng vai trò quan trọng trong nghành du lịch nước nhà.
Kiến nghị các cấp chính quyền, ban lãnh đạo và đơn vị đầu tư các dự án trong
hệ thống tham khảo các giải pháp đã đề cập trong luận văn để làm cơ sở đảm bảo
cho khu vực di tích đạt nhiều lợi ích và phát triển bền vững.
Kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Quy chuẩn Quy
hoạch đô thị Quốc gia các quy định, tiêu chuẩn phù hợp với tính chất của đô thị/
nông thôn/làng du lịch sinh thái.
Kiến nghị Quốc hội bổ sung các tiêu chí về nông thôn du lịch sinh thái khi sửa
đổi bổ sung Luật du lịch năm 2005.
112

You might also like