You are on page 1of 36

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP

HÓA PHÂN TÍCH 2

2017
Bài 1
DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG-SỬ DỤNG VÀ HIỆU CHUẨN

GIỚI THIỆU
Mục đích bài thực tập:
- Biểu diễn đúng số đo trong thực hành hóa học.
- Sử dụng các dụng cụ đo lường đúng chức năng, phù hợp với yêu cầu.
- Hiểu rõ các khái niệm về độ đúng và độ chính xác và vận dụng trong thực hành để phép đo có độ
đúng và độ chính xác cần thiết.
- Hiệu chỉnh các dụng cụ đo thể tích chính xác.
1. Số đo và chữ số có nghĩa
- Số đo: kết quả của một phép đo thường đuợc biểu diễn bằng “số đo”. Các số đo có đuợc từ
các phép đo hóa lý hiện nay không thể chắc chắn chính xác 100 % và phải được hiểu là luôn
hàm chứa một độ không tin cậy nhất định do các sai lệch và bất ổn của phương pháp đo lường
gây ra. Điều dễ nhận ra là nếu lặp lại phép đo nhiều lần, kết quả không bao giờ giống nhau hoàn
toàn. Khác với trường hợp số đo là số tự nhiên có được do các phép đếm thí dụ đếm số học sinh
trong 1 lớp, các số đo này luôn luôn giống nhau.
Ví dụ: số đo khối luợng một vật đuợc ghi là 2,87 g, phải đuợc hiểu là vật này nặng khoảng
2,87 g. Nếu không có thông tin gì khác thì nên hiểu khối lượng thực sự của vật này nằm trong
khoảng 2,87 ± 0,01 g. Giá trị ± 0,01 g biểu diễn độ không tin cậy của giá trị đo 2,87 g. Phép đo
lường cần có độ không tin cậy càng thấp càng tốt.

- Độ không tin cậy của một số đo thường được biểu diễn dưới 2 hình thức

Độ không tin cậy tuyệt đối, εmin, đánh giá độ chính xác của dụng cụ đo lường.Theo ví dụ trên
thì: εmin = 0,01 g.
Độ không tin cậy tương đối, εmin,R, đánh giá độ chính xác tương đối của phép đo lường dùng
trên dụng cụ đo lường ấy.Theo ví dụ trên thì:

 min 0,01
 min, R   100   100  0,35%
X 2,87
- Cách viết một số đo:
Số đo phải được viết với số chữ số có nghĩa (CSCN) xác định phải có đơn vị đi kèm. Ví dụ:
nồng độ NaOH gồm 4 CSCN, khi viết thay vì ghi CNaOH = 0,108643792…N thì chỉ nên ghi
CNaOH = 0,1086 N mà thôi. Quy tắc về CSCN của số đo được trình bày trong giáo trình “Phân tích
định lượng” của PGS.TS. Cù Thành Long và GVC. Vũ Đức Vinh
Nên biểu diễn số đo với ít chữ số vô nghĩa nhất. Ví dụ: cân một vật trên cân phân tích cho giá
trị khối lượng là m = 0,00238 g gồm 3 CSCN, vậy nên ghi 2,38 mg thay vì 0,00238 g cho dù cả 2
cách đều được chấp nhận.
- Các loại số đo
 Số đo trực tiếp: đuợc ghi nhận trực tiếp từ thang đo của một dụng cụ đo lường. Ví dụ:

1
Thể tích dung dịch NaOH 15,50 mL đọc trên buret.
Thể tích 10,00 mL HCl lấy từ pipet bầu 10 mL
Khối lượng 1,4893 g K2Cr2O7 trên cân phân tích
 Số đo gián tiếp: có được do tính toán từ các số đo trực tiếp. Ví dụ:
Nồng độ dung dịch HCl tính đuợc từ phép chuẩn độ với dung dịch NaOH
V NaOH C NaOH 15,50mL  0,1036 N
C HCl    0,1606 N
VHCl 10,00mL
2. Các đại lượng dùng để biểu thị một giá trị đo trong hóa phân tích.
Giá trị đo thu đuợc bằng một phương pháp phân tích luôn đuợc biểu diễn bằng giá trị trung bình
và độ lệch chuẩn
- Giá trị trung bình ( X ): cho thấy mức độ hội tụ của các số đo thu đuợc từ phép đo về gần giá
trị thực. Số đo trung bình ( X )luôn luôn có độ tin cậy cao hơn số đo đơn lẻ (Xi) thu được từ n thí
nghiệm lặp.
n

X i
X i 1
n
Ví dụ: Cân 7 đồng tiền xu khác nhau (mỗi đồng cân 1 lần) thu đuợc các số đo như sau:
3,080; 3,094; 3,107; 3,056; 3,112; 3,174; 3,198. Giá trị trung bình được tính là
3,080  3,094  3,107  3,056  3,112  3,174  3,198
m  3,117286  3,117 g
7
- Độ lệch chuẩn (Sn): cho phép đánh giá mức độ phân tán của các số đo tức là đánh giá sự bất ổn
của bản thân phép đo hoặc của đối tượng đo. Độ lệch chuẩn của một chuỗi các giá trị đơn lẻ Xi
được tính như sau:

 X 
n
2
i X
Sn  i 1
n 1
trong đó, n là số giá trị đơn lẻ và Xi và X lần lượt là giá trị số đo đơn lẻ và giá trị trung bình của
các thí nghiệm đó. Ví dụ: tính toán giá trị độ lệch chuẩn từ 2 chuỗi số liệu ở mục trên.
(Xi - X )2 (Xi - X )2
(3.025 - 3.0248)2 = 0.00000004 (3.080 - 3.117286)2 = 0.00137
(3.024 - 3.0248)2 =0.00000064 (3.094 - 3.117286)2 =0.00053
(3.028 - 3.0248)2 =0.00001024 (3.107 - 3.117286)2 =0.00010
(3.027 - 3.0248)2 =0.00000484 (3.056 - 3.117286)2 =0.00372
(3.028 - 3.0248)2 =0.00001024 (3.112 - 3.117286)2 =0.00003
(3.023 - 3.0248)2 =0.00000324 (3.174 - 3.117286)2 =0.00325
(3.022 - 3.0248)2 =0.00000784 (3.198 - 3.117286)2 =0.00656
(3.021- 3.0248)2 =0.00001444
(3.026 - 3.0248)2 =0.00000144
(3.024 - 3.0248)2 =0.00000064

2
 X   X 
n n
2 2
i X  0.00000596 i X  0.01556
i 1 i 1

 X   X 
n n
2 2
i X i X
0.00000596 0.01556
Sn  i 1
  0.00244 Sn  i 1
  0.051
n 1 10  1 n 1 7 1

- Độ đúng (trueness) (E): cho phép đánh giá sự sai biệt giữa giá trị trung bình ( X ) và giá trị quy
định (μ) của đối tượng đo. Hiển nhiên sự sai biệt này càng nhỏ càng tốt. Độ đúng thường được
biểu diễn dưới hai hình thức, độ đúng tuyệt đối E và độ đúng tương đối ER, theo phương trình dưới
đây
X 
E  X   , ER   100

Trong thực nghiệm, sự sai biệt này gọi là sai số hệ thống. Các nguyên nhân gây sai số hệ thống
thường có thể biết rõ và khắc phục được. Trong phòng thí nghiệm, một trong những sai số hệ thống
hay gặp nhất là độ chệch (bias) của dụng cụ đo so với giá trị công bố trên dụng cụ. Ví dụ bình định
mức ghi 100 mL nhưng thực tế chỉ là 99,3 mL. Việc sử dụng bình định mức này pha chế một dung
dịch có nồng độ chính xác nào đó sẽ cho nồng độ thực tế cao hơn. Tương tự, các dụng cụ đo chính
xác khác như cân phân tích, pipet hay buret cần phải được lưu ý về độ chệch này. Thông thường
các dụng cụ này nên đuợc hiệu chỉnh độ chệch và đuợc kiểm tra định kỳ, nhất là cân phân tích.
Cân phân tích là một trong những dụng cụ đo có độ chính xác cao nhất trong phòng thí nghiệm.
Hiệu chỉnh cân được thực hiện nhờ một loạt các quả cân “chuẩn” có khối lượng đã biết chính
xác. Một số cân phân tích có độ chính xác cao (±0,1 mg hoặc hơn) thì có trang bị quả cân chuẩn
bên trong cân. Cân có thể tự động thực hiện hiệu chuẩn hoặc người sử dụng chủ động hiệu chuẩn
theo hướng dẫn. Một số cân không trang bị quả cân chuẩn thì phải dùng các quả cân chuẩn bên
ngoài.
Hiệu chuẩn các dụng cụ đo thể tích chính xác đuợc thực hiện qua cân phân tích.

3
- Độ chụm (precision): là đại lượng đo lường sự phân tán của các số liệu đo lặp so với giá trị
trung bình. Độ chụm thường được đặc trưng bằng giá trị độ lệch chuẩn Sn. Độ phân tán thường do
những yếu tố ngẫu nhiên gây ra. Các số đo lặp thường phân tán quanh giá trị trung bình. Giá trị
của độ chụm càng nhỏ thì số đo có độ chính xác càng cao. Ví dụ: so sánh độ chụm của hai dãy số
liệu trong ví dụ mục 2.2. Cân lặp một đồng tiền 10 lần (1) thu được giá trị độ lệch chuẩn là Sn-
= 0.0024 và cân 7 đồng tiền khác nhau (2) cùng loại thu được giá trị độ lệch chuẩn là Sn = 0.051.
Như vậy phép phân tích (1) có độ chính xác cao hơn phép phân tích (2). Sự bất ổn của cân gây ra
không đáng kể so với sự sai khác giữa các đồng tiền với nhau.
2.1. Sai số và độ không đảm bảo đo:
- Sai số (error, E): là độ chệch giữa giá trị trung bình đo và giá trị thực (μ, còn gọi là độ đúng
tuyệt đối) của đối tượng đo. Sai số có thể là sai số thiếu hay sai số thừa. Độ chệch này chỉ được
xác định nếu biết rõ giá trị thực và giá trị danh định. Thực tế không thể biết giá trị thực của đối
tượng đo, thay vào đó người ta chấp nhận lấy giá trị quy ước làm giá trị thực.

Ví dụ: một pipet bầu thể tích 10 mL thì xem như thể tích danh định là 10,00 mL. Thể tích thực
(quy ước) được xác định qua phép hiệu chỉnh pipet và thu đuợc 9,93 mL. Như vậy với sai số E =
9,93 mL – 10,00 mL = -0,07 mL, pipet mắc sai số thiếu. Khi sử dụng pipet này nên lấy thể tích đã
hiệu chuẩn - 9,93 mL để tính toán nồng độ.
- Độ không đảm bảo đo (uncertainty, U): là khoảng giá trị xung quanh giá trị trung bình có
thể tồn tại giá trị thực. Độ không đảm bảo đo luôn kèm theo thông tin về xác suất.

Ví dụ: cân lặp nhiều lần 1 đồng tiền thu được khối lượng là 3,0248 ± 0,0017 g với xác suất
95%. Như vậy 95% khả năng khối lượng thực của đồng tiền có thể nằm đâu đó trong khoảng
3,0248 g – 0,0017 g đến 3,0248 g + 0,0017 g tức là trong khoảng 3,0231 g ÷ 3,0265 g.

Ước lượng độ không đảm bảo đo: độ không đảm bảo đo biểu diễn mức độ không tin cậy của
số đo nên không có bất kỳ CSCN tin cậy nào cả mà chỉ lấy hai chữ số khác 0 đầu tiên là CSCN
không tin cậy. Các chữ số còn lại đều VÔ NGHĨA. Do đo lường mức độ không tin cậy nên không
cần “tính toán chính xác” mà chỉ nên “ước lượng”. Độ ko đảm bảo đo liên quan đến lan truyền sai
số còn khoảng tin cậy thì ko.
2.2. Sai số trong phân tích- nguồn gốc và các đặc tính
- Sai số ngẫu nhiên (random error): liên quan trực tiếp đến độ chụm (precision) và độ không
đảm bảo đo (uncertainty). Sai số ngẫu nhiên thường nhỏ, không có quy luật, không xác định đuợc
nguyên nhân, và là nguyên nhân gây ra sai lệch giữa các thí nghiệm lặp.Cần tăng số thí nghiệm
lặp để giảm thiểu sai số này.

- Sai số hệ thống (bias): liên quan trực tiếp đến độ đúng tuyệt đối. Sai số này thường do dụng cụ,
thiết bị đo và nồng độ hóa chất không chính xác, phương pháp phân tích chưa hiệu chuẩn hay thiên
lệch của phân tích viên. Để giảm thiểu cần hiệu chuẩn lại thiết bị đo và hóa chất, thẩm định lại
phương pháp, đào tạo tăng cường kỹ năng thực hành của người phân tích.

- Sai số thô (gross error): là các giá trị lệch thô bạo trong chuỗi các giá trị đo lặp của một phép
đo.Sai số thô thường khá lớn, không có quy luật; có thể do phương pháp phân tích không ổn định,

4
phân tích viên có kỹ năng kém trong thực hành hoặc trong tính toán. Loại sai số này rất dễ nhận
diện và nên loại bỏ khi tính toán sau khi khẳng định bằng chuẩn thống kê.

3. Các dụng cụ đo lường trong phòng thí nghiệm


3.1. Dụng cụ đo khối lượng
3.1.1. Các loại cân trong phòng thí nghiệm

- Cân cơ khí: dựa trên cân bằng lực qua đòn bẩy, trọng lượng vật cân đuợc đọc trên thang chia
độ. Người đọc phải ước lượng trọng lượng vật đo trên vạch chia tối thiểu của cân. Các loại cân cơ
khí phổ biến hiện nay dùng để cân các vật có yêu cầu độ chính xác không cao.

- Cân điện tử: đĩa cân đuợc đặt trên một nam châm và tạo một lực từ giúp cân bằng hệ. Khi cân,
trọng lực gây ra do vật cân làm thay đổi cân bằng lực của hệ. Một lực đối kháng giúp hệ phục hồi
về vị trí cân bằng. Lực đối kháng này tỷ lệ với khối lượng vật cân, được ghi nhận và quy đổi chính
xác về khối lượng vật cân. Trọng lượng vật cân đuợc hiển thị dạng số trên bảng điện tử giúp người
đọc ghi nhận dễ dàng. Có nhiều loại cân điện tử có độ chính xác từ thấp đến cao, thí dụ cân kỹ
thuật là cân có độ chính xác thấp (±0,1 g ÷ ± 0,001g), cân phân tích có độ chính xác cao hơn
(±0.1mg ÷ ±0.001mg).Thông thường cân có độ chính xác càng cao thì có lượng cân tối đa cho
phép càng nhỏ.
3.1.2. Một số lưu ý trong việc sử dụng cân
 Không được thả mẫu vật lên mặt bàn cân.
 Không cân mẫu nặng quá giới hạn của cân. Cần thực hiện cân thô để ước lượng khối lượng
trước khi cân chính xác.
 Không thực hiện cân trong môi trường quá khô (< 25%) hoặc quá ẩm (>70%) hoặc khi mẫu
đang ở nhiệt độ cao (> 65 oC). Nên cân khi độ ẩm không khí từ 45-55%, nhiệt độ từ 25-
35 oC.
 Đối với cân có chế độ “Standby”, có thể để chế độ nguồn là ON và cài cân ở chế độ
“Standby” khi không sử dụng. Chế độ “Standby” giúp cân không bị tình trạng chập mạch
do ẩm nhiệt trong bản mạch điện tử và giúp hệ thống cơ -điện trong cân luôn sẵn sàng vận
hành, nghĩa là không phải chờ cân tự hiệu chuẩn và ổn định trước khi cân.
 Không đặt mẫu lỏng, bột trực tiếp tiếp xúc lên mặt bàn cân. Tuyệt đối không dùng giấy lọc,
giấy viết thông thường để chứa mẫu cân. Phải dùng chén, lọ, giấy cân hoặc thuyền cân
chuyên dụng để đựng mẫu khi cân.
 Khi vệ sinh mặt bàn cân, cần phải tắt cân và lấy mặt bàn cân ra khỏi đế đỡ rồi mới thực hiện
việc lau chùi.
 Khi không dùng cân, tuyệt đối không để bất kỳ trọng lượng nào lên mặt bàn cân làm cân
phải chịu tải liên tục. Cân cần được che bụi bằng hộp mica/kính nhưng không được phủ lên
mặt bàn cân vải hay tấm nylon. Cân không được phơi trực tiếp dưới ánh nắng hoặc chịu tác
động liên tục bởi gió quạt.
 Khi cân, không khuấy hay gõ lên chén cốc đựng mẫu làm tác động trực tiếp lên bàn cân.
 Một số cân có cho phép trừ bì, tính dồn. Cần đọc kỹ hướng dẫn trình tự thao tác để thực
hiện chính xác với từng loại cân cụ thể.

5
 Khi vệ sinh khu vực đế đỡ mặt bàn cân, tuyệt đối không dùng vật cứng nhọn để nạy,vét bỏ
bụi bám ở khe đế. Chỉ được phép sử dụng cọ gắn với ống hút chân không để thao tác.
 Không được để cân trên cùng một chổ và gần với lò vi ba (trực diện), máy khuấy từ (bên
cạnh), lò sấy (trực diện), máy hút chân không hoặc máy khuấy hơi (bên cạnh), cần tắt quạt,
máy lạnh, đóng cửa sổ.
 Một số cân cho phép hiệu chuẩn theo các khối lượng chuẩn. Việc hiệu chuẩn cần được thực
hiện trong điều kiện môi trường chuẩn. Hiệu chuẩn phải được thực hiện định kỳ và đầy đủ
cho tất cả các mức khối lượng chuẩn, thí dụ 1 lần/tháng hoặc sau 1000 lần đo hoặc khi xét
thấy có thao tác sai như cân quá khối lượng cho phép, cân bị lệch trọng tâm. Cần đọc rõ
hướng dẫn hiệu chuẩn cho từng loại cân cụ thể trước khi làm.
 Trước khi cân và nhất là sau khi dời cân,cần kiểm tra và hiệu chỉnh độ thăng bằng của mặt
bàn cânbằng cách chỉnh giọt nước về vị trí trung tâm.

3.1.3. Các cách cân:

- Cân trực tiếp: đọc trực tiếp khối lượng vật trên cân.

- Cân gián tiếp: cân khối lượng bì và cân tổng khối lượng vật cần cân và bì. Khối lượng vật cần
cân là hiệu số khối luợng. Cách cân này giúp triệt tiêu độ lệch khối lượng trên cân. Cách cân này
phù hợp với thí nghiệm hóa học do vật cân thường là hóa chất nên luôn đặt trong vật chứa (bì).Đối
với cân cơ khí, nhiều khi khó có thể điều chỉnh độ lệch này trên cân nên cách cân này khá hiệu
quả. Đối với cân điện tử, bằng việc nhấn nút “TARE”, cân sẽ tự động chỉnh khối lượng bì về 0,
do đó sau khi cho vật cân vào bì, khối lượng vật cân sẽ hiển thị ngay trên màn hình của cân.Tùy
theo mục đích sử dụng cần chọn lựa loại cân và cách cân cho phù hợp, cụ thể:
Yêu cầu cân thường được viết như sau: “Cân chính xác khoảng 2,0000 g hoặc cân khoảng
2 g chính xác đến 0,1 mg acid A…hoặc cân khoảng 2,0 g baz B” có nghĩa là độ chính xác của
khối lượng cân là 0,0001 g đối với acid A và 0,1 g đối với baz B. Như vậy phải dùng cân phân tích
(±0.0001 g) để cân acid A và dùng cân kỹ thuật (±0,1 mg) để cân baz B. Lượng chất A có thể
không cần ĐÚNG 2,0000 g mà có thể là 2,0064 g hay 1,9948 g, vv... Như vậy không nên điều
chỉnh lượng cân cho đúng 2,0000 g vừa mất thời gian vừa có nguy cơ sai số do mẫu A có thể bay
hơi hoặc hút ẩm hoặc do nhiễm bẩn từ môi trường.
Tương tự “Cân đúng 1,3772 g muối C…” tức là yêu cầu độ chính xác của khối lượng C cần
cân phải là ± 0.0001 g (cân phân tích) và phải cân đúng 1,3772 g. Yêu cầu này ít gặp và chỉ phù
hợp khi cần pha đúng một nồng độ hóa chất nào đó làm chất chuẩn gốc và chất này không hút ẩm,
bay hơi hay phản ứng với các thành phần của không khí trong quá trình cân.

6
3.1.4. Hiệu chỉnh khối lượng vật cân
Hiệu chỉnh lực đẩy Archimedes (buoyancy): thông thuờng khi cân một vật, khối lượng “biểu kiến”
thường khác hơn so với khối lượng thực sự của vật cân một giá trị bằng với khối lượng không khí vật
cân chiếm chỗ. Sai lệch này xuất hiện khi tỷ trọng vật cân (d vật cân) khác với tỷ trọng của quả cân
chuẩn (dquả cân chuẩn) dùng để hiệu chỉnh cân. Sai lệch này càng lớn khi sai biệt tỷ trọng giữa vật cân và
tỷ trọng quả cân càng lớn. Khối lượng thực, m, được tính theo công thức:
 d khôngkhí 
m ' 1  
 d 
m 
quacânchuan 
(1)
 d khôngkhi 
1  
 d vatcan 
Trong đó: dkhông khí = 0,0012 g/mL; dquả cân chuẩn = 8,0 g/mL, m’: khối lượng đọc trên cân.
Ví dụ: khối lượng nước đọc trên cân m’= 2,0000 g, tỷ trọng nước là 0,9956502 g/mL (30 oC) thì khối
lượng thực là:
 0,0012 
2,00001  
m  8,0 
 2,0021 g
 0,0012 
1  
 0,9956502 

Trọng lượng riêng của nước (g/cm3) tại các nhiệt độ từ 10-30 °C.
Thể tích của 1 g nước (mL)
Nhiệt độ Trọng lượng riêng
(°C) (g/mL) Ở nhiệt độ cột 1a Hiệu chỉnh về 20°Cb
10 0,9997026 1,0014 1,0015
11 0,9996084 1,0015 1,0016
12 0,9995004 1,0016 1,0017
13 0,9993801 1,0017 1,0018
14 0,9992474 1,0018 1,0019
15 0,9991026 1,0020 1,0020
16 0,998946 1,0021 1,0021
17 0,9987779 1,0023 1,0023
18 0,9985986 1,0025 1,0025
19 0,9984082 1,0027 1,0027
20 0,9982071 1,0029 1,0029
21 0,9979955 1,0031 1,0031
22 0,9977735 1,0033 1,0033
23 0,9975415 1,0035 1,0035
24 0,9972995 1,0038 1,0038
25 0,9970479 1,0040 1,0040
26 0,9967867 1,0043 1,0042

7
27 0,9965162 1,0046 1,0045
28 0,9962365 1,0048 1,0047
29 0,9959478 1,0051 1,0050
30 0,9956502 1,0054 1,0053
(a) : Hiệu chỉnh lực đẩy Archimedes theo phương trình (1)
(b) : Hiệu chỉnh lực đẩy Archimedes và hệ số giãn nở của thủy tinh borosilicate 0.00010%/K

3.2. Dụng cụ đo thể tích:

Dụng cụ đo thể tích có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa PE hay thủy tinh.
Dụng cụ bằng nhựa phù hợp cho các hóa chất ăn mòn thủy tinh thường có độ chính xác không cao,
dụng cụ bằng thủy tinh có độ chính xác cao hơn (thủy tinh loại A chính xác hơn loại B).

Trên dụng cụ bao giờ cũng có ghi thể tích và thường đi kèm với sai số về thể tích (dung sai).
Dung sai tùy thuộc vào tính chất vật liệu làm bình chứa, độ chính xác của thang chia độ trên dụng
cụ và quy ước sử dụng. Dung tích càng lớn thì độ chính xác càng cao.

Dụng cụ đo thể tích được chia thành 2 loại dựa vào công dụng của chúng

- Dụng cụ dùng để chứa dung dịch (dấu hiệu nhận biết đuợc ghi trên dụng cụ là TC: to contain
hay IN), thí dụ bình định mức dùng để pha chế một thể tích dung dịch có độ chính xác cao. Thể
tích dung dịch chiếm chỗ (tính tới vạch mức) trong bình chứa bằng với thể tích ghi trên bình. Thể
tích dung dịch đổ ra ngoài luôn nhỏ hơn thể tích ghi trên bình do một lượng chất lỏng còn dính
trên thành bình chứa.

- Dụng cụ dùng để lấy dung dịch (dấu hiệu nhận biết là TD: to deliver hay EX), thí dụ như pipet,
buret, ống đong là các dụng cụ dùng để lấy một thể tích chính xác theo yêu cầu. Cấp độ chính xác:
Pipet bầu > pipet vạch ≈ buret >> ống đong. Độ chính xác của một dụng cụ đo chia độ tỷ lệ với
khoảng cách giữa hai vạch chia nhỏ nhất và tiết diện của dụng cụ tại vạch chia.

Lưu ý: Không dùng các dụng cụ chia độ như beaker, erlen khi cần độ chính xác < 5%.

8
Bình định mức:

Dung tích Dung sai


(mL) (±mL)

Thể tích và dung sai của bình định mức thủy tinh borosilicate loại A (Duran)

Thông tin về thể tích và độ chính xác tại 20 oC ghi trên bình định mức
3.2.1.Pipet: có hai loại pipet chia độ và pipet bầu. Độ chính xác của pipet bầu cao hơn pipet
chia độ.

Loại B Loại A

Dung tích Dung sai


(mL) (±mL)

Thể tích và dung sai của pipet bầu thủy tinh loại A và B

9
Thông tin về thể tích và dung sai tại 20 oC ghi trên các loại pipet
3.2.2.Buret
BURET

Dung tích Vạch chia


(mL) (mL)

MICROBURET

Dung tích Vạch chia


(mL) (mL)

10
THỰC HÀNH
Dụng cụ:
- Cân điện tử chính xác đến 0,001 g.
- Tiền kim loại 100 đồng / nhóm thực tập
- Cốc nhựa hoặc thuyền cân chuyên dụng
- Cốc cân có nắp đậy
- Nhiệt kế
- Bóp cao su
- Pipet bầu thủy tinh 10 mL.
- Giấy thấm: một cuộn.
- Bộ quả cân chuẩn gồm10 quả cân có các khối lượng: 0,6; 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30 và 50 g kèm
theo 1 kẹp kim loại dùng để lấy quả cân.

11
1. THÍ NGHIỆM 1: Thực hành cách cân trực tiếp và gián tiếp
1.1 Cân trực tiếp: Chỉnh cân về 0,000 g. Dùng kẹp gắp 1 quả cân “i” (trong bộ 10 quả cân
chuẩn) đặt trực tiếp lên cân. Ghi khối lượng m1=mquảcân”i”. Gắp quả cân ra khỏi đĩa cân.

1.2 Cân gián tiếp:


- Cân gián tiếp cách 1: Chỉnh cân về 0,000 g. Đặt thuyền cân (hay cốc cân), ghi khối lượng
m2=mbì. Dùng kẹp gắp quả cân “i” trên đặt vào thuyền cân (hoặc cốc cân), ghi khối lượng
m3=mbì + mquảcân”i”. Thí dụ cân đo độ ẩm.

- Cân gián tiếp cách 2: Đặt thuyền cân (hay cốc cân), chỉnh cân về 0,000 g. Dùng kẹp gắp quả
cân “i”trên đặt vào thuyền cân (hoặc cốc cân), ghi khối lượng m4= mquảcân’i’.
Lặp lại thí nghiệm cân trực tiếp và cân gián tiếp 3 lần với 10 quả cân có khối lượng khác nhau.
Dựa trên các số liệu thu được từ các cách cân khác nhau trên các quả cân có khối lượng khác
nhau, hãy trình bày kết quả và nhận xét độ chính xác, độ lặp lại theo các cách cân và ở các lượng
cân khác nhau và rút ra kết luận. Cân trên cân sai để thấy cân gián tiếp ko bị ảnh hưởng như
cân trực tiếp (lệch toàn bộ thang). Chọn 1 cân có sự sai lệch lớn nhất đối với 1 quả cân chuẩn
để làm thí nghiệm này.

2. THÍ NGHIỆM 2: Kiểm tra độ ổn định của cân bằng phép cân gián tiếp cách 2.
- Đặt thuyền cân (hay cốc cân) lên đĩa cân. Chỉnh cân về 0.000. Đặt quả cân ‘i’vào thuyền cân
(hoặc cốc cân). Ghi khối lượng mi1.
- Lấy quả cân ‘i’ ra khỏi cốc cân. Chỉnh cân về 0.000 g. Đặt lại quả cân ‘i’ vào cốc cân. Ghi
khối lượng mi2.Lặp lại thí nghiệm 11 lần (quy ước), thực ra > 31 lần thì S -> 
- Thực hiện với các quả cân có khối lượng 1 g; 10 g; và 100 g

Sử dụng các dữ kiện thu đuợc biểu diễn khối lượng các quả cân có kèm theo khoảng bất ổn và
hãy nhận xét độ ổn định của cân và sự phụ thuộc độ ổn định theo khối lượng cân. Nếu S > số lẻ
cuối của cân thì cân kém ổn định.

 Thí nghiệm 3: Điều tra thống kê khối lượng các đồng tiền cùng loại
- Mỗi nhóm chọn 100 đồng tiền cùng loại.
- Dùng cách cân gián tiếp theo cách 2 cân lần lượt 100 đồng tiền và ghi nhận các giá trị thu
được.
- Các nhóm trao đổi dữ liệu cho nhau.

Sử dụng các dữ kiện thu đuợc, hãy phân nhóm khối luợng các đồng tiền với biên độ khối lượng
của mỗi nhóm là 0,5.Sn g (với Sn là độ lệch chuẩn của dữ liệu thu được từ phép cân 100 đồng tiền)
và biểu diễn biểu đồ tần suất xuất hiện (histogram) của khối lượng các đồng tiền (theo nhóm). Từ
dữ kiện này tính ra các giá trị độ lệch chuẩn tổng quát (), giá trị trung bình, khoảng bất ổn.
Dùng dữ liệu của nhóm bạn (với đồng tiền mệnh giá khác) để so sánh chất lượng của các bộ tiền
khác nhau.

 Thí nghiệm 4: Hiệu chuẩn pipet bầu 10 mL (cân gián tiếp theo cách 2)

12
- Dùng cốc cân có nắp, đảm bảo khô và sạch bên ngoài. Đặt cốc cân và nắp lên cân.
- Chỉnh cân về 0,0000 g (dùng cân bốn số, sửa lại so với ver cũ). Dùng pipet sạch (cách rửa
sạch pipet)
- Chuẩn bị 1 cốc nước cất đã cân bằng nhiệt với môi trường phòng thí nghiệm, cắm nhiệt kế và
ghi rõ nhiệt độ.
- Dùng bóp cao su hút 10 mL nước từ cốc. Lưu ý: khi hút nước vào pipet thì hút quá thể tích
của vạch mức. Đưa pipet lên cao khỏi mặt thoáng dung dịch và chạm đầu pipet vào thành và
chỉnh đáy mặt khum dung dịch trong pipet trùng với vạch mức.
- Lấy cốc cân ra khỏi cân và cho đầu pipet chạm vào thành trong cốc, giữ pipet thẳng đứng (tức
là hơi nghiêng cốc) cho dung dịch trong pipet chảy tự nhiên. Khi dung dịch trong pipet chảy
hết vào cốc, giữ đầu pipet tiếp xúc với thành cốc trong khoảng 5 giây rồi lấy pipet ra. Dùng
kẹp gắp nắp đậy cốc.
- Chuyển cốc vào cân và ghi khối lượng m1.
- Chỉnh cân về 0,000 g, Dùng kẹp gắp mở nắp, lấy cốc cân ra. Tiếp tục lấy 10 mL nước thêm
vào cốc. Đậy nắp và chuyển cốc cân lên đĩa cân. Ghi khối lượng m2.
- Lặp lại thí nghiệm 11 lần và ghi nhận các giá trị thu được.

Dùng các dữ kiện thu được để tính thể tích của pipet ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ 25 oC có kèm
theo khoảng bất ổn.

 Thí nghiệm 5: Hiệu chuẩn bình định mức 100 mL (có thể dùng cân 3 số)

- Dùng bình định mức 100 mL có nắp đậy đảm bảo khô và sạch bên trong lẫn bên ngoài.
- Chuẩn bị 1 cốc nước cất đã cân bằng nhiệt với môi trường phòng thí nghiệm, cắm nhiệt kế và
ghi rõ nhiệt độ.
- Chỉnh cân về 0,000 g
- Đặt bình định mức và nắp lên cân. Ghi khối lượng mbì.
- Nạp nước cất vào bình định mức, định mức tới vạch.
- Dùng giấy thấm cẩn thận lau khô phần cổ bình định mức (từ vạch mức trở lên) và bên ngoài.
- Đậy nắp bình
- Đặt bình lên cân, ghi khối lượng m21= mbì + mnước.
- Lấy bình ra khỏi cân.
- Dùng ống hút lấy bớt nước (vài mL) ra khỏi bình, rồi tái định mức. Đậy nắp bình.
- Đặt bình lên cân. Ghi khối lượng m22 = mbì + mnước.
- Lặp lại phép đo tương tự 11 lần và ghi nhận các số liệu thu được.

Dùng các dữ kiện thu được để tínhthể tích của bình định mức ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ 25 oC
có kèm theo khoảng bất ổn.

 Thí nghiệm 6: Hiệu chuẩn buret 25 mL

13
- Buret phải đảm bảo sạch sẽ sao cho khi xả dung dịch ra khỏi buret, phần dung dịch bám trên
thành buret chảy xuống tạo thành một màng mỏng chất lỏng chứ không đọng thành từng giọt.
Khóa buret phải kín, trơn tru khi vặn và không đọng bọt khí.
- Chuẩn bị 1 cốc nước cất đã cân bằng nhiệt với môi trường phòng thí nghiệm, cắm nhiệt kế và
ghi rõ nhiệt độ.
- Chuẩn bị một cốc thủy tinh 100 mL khô, sạch. Đặt lên cân
- Chỉnh cân về 0,000 g
- Nạp nước cất vào cột buret đến vạch 0. Dùng giấy thấm lau nhẹ phần ngoài buret.
- Hứng 5,00 mLnước cất từ buret vào cốc (chính xác đến 0,01 mL). Chạm nhẹ vòi xả vào thành
cốc để lấy hoàn tòan dung dịch còn bám trên vòi xả. Đặt lên cân. Ghi khối lượng.

Dùng các dữ kiện thu đuợc tính thể tích của buret ở nhiệt độ phòng và biễu diễn kết quả trên đồ
thị tương tự như bên dưới.

Các bước tiến hành hiệu chuẩn buret:


1. Nạp nước cất vào buret và đuổi hết bọt khí ra khỏi vòi buret.
2. Kiểm tra thành trong buret xem nước có đọng giọt không, nếu có thì rửa lại buret bằng xà
phòng và rửa/ngâm buret trong nước cất.
3. Chỉnh mặt thoáng dung dịch hơi dưới vạch 0,00 mL và chạm đầu tip buret vào thành cốc thủy
tinh để loại bỏ giọt nước dư treo lơ lửng trên đầu tip.
4. Để yên buret trong 5 phút.
5. Cân bình chứa có nắp đậy, tránh dùng tay trần cầm nắm trực tiếp bình mà dùng khăn giấy
hoặc găng tay. Ghi khối lượng mo.
6. Xả 5 mL dung dịch từ buret (tốc độ 20 mL/phút) vào bình. Đậy nắp để hạn chế tối đa nước
bốc hơi.
7. Cân bình và nước, ghi khối lượng m1 (=mo + m2 mL).
8. Chờ 30 giây cho phần dung dịch dính trên thành buret xuống hết, ghi thể tích chính xác.
9. Tiếp tục thực hiện các bước 6-8.
10. Khi hết 25 mL nước trong buret, nạp nước đầy buret và tiến hành từ bước 1 đến bước 9. Lặp
lại 3 lần.
11. Ghi nhiệt độ nước cất. Tính toán thể tích thực tế.
12. Nếu thể tích đo được giữa 2 lần lặp lệch nhau > 0,04 mL, cần lặp lại thí nghiệm tại thể tích
này.
Ví dụ minh họa về đồ thị biểu diễn kết quả và cách tính toán hiệu chuẩn buret 50 mL

- Đồ thị biểu diễn kết quả hiệu chỉnh buret có dạng như sau:

14
Ví dụ: tính toán thể tích thực tế (bước 11) khi lấy dung dịch ở 24°C từ buret theo bảng sau:
Lần 1 Lần 2
Vạch mức dung dịch trước khi lấy (mL) 0,03 0,04
Vạch mức dung dịch sau khi lấy (mL) 10,01 10,08
Thể tích biểu kiến dung dịch đã lấy (mL) 9,98 10,04
Khối lượng tương ứng (g) 9,984 10,056
Thể tích thực tế dung dịch (mL) 10,02 10,09
Thể tích hiệu chỉnh (mL) + 0,04 + 0,05
Thể tích hiệu chỉnh trung bình (mL) + 0,045

Cách tính toán thể tích thực tế:


- Khi lấy 9.984 g nước cất ở 24 oC từ buret: tra trong bảng, dòng 24 oC, cột “hiệu chỉnh về
20 oC) thấy 1,0000 g nước chiếm thể tích 1.0038 mL. Như vậy 10,000 g nước chiếm thể tích
10,038 mL suy ra 9,984 g nước chiếm thể tích 9,984 10,038 10,02 mL . Lần lặp 2 đuợc thể tích
10
hiệu chỉnh + 0,05 mL chỉ lệch 0,01 mL so với lần 1. Thể tích hiệu chỉnh trung bình là +0,045
mL, có nghĩa là trong ví dụ này lần 1 đọc trên buret đuợc 9,98 mL thì thể tích thực tế đã lấy
là 9,98 + 0,045 = 10,025 mL; lần 2 đọc trên buret đuợc 10,04 mL thì thể tích thực tế đã lấy là
10,04 + 0,045 = 10,085 mL.
- Khi tiếp tục lấy dung dịch từ buret thì phải hiệu chuẩn cho tổng thể tích đã lấy kể từ đầu.
Trong loạt thí nghiệm này đã lấy từ 0,03-10,01 mL; từ 10,01-19,90 mL và từ 19,90-30,06 mL
với các khối lượng tương ứng là 9,984 g, 9,835 g và 10,071 g. Tổng thể tích biểu kiến là 30,03
mL, tương ứng với khối lượng 29,890 g. Thể tích thực sự là 29,890×1,0038 = 30,00 mL. Thể
tích hiệu chỉnh là 30,00 – 30,03 = - 0,03 mL.
Trong bài thực tập này sinh viên hiệu chuẩn buret 25 mL, thay vì dung số liệu ứng với 10 mL
cho buret 50 mL như trong thí dụ trên, sinh viên sử dụng số liệu của 5 mL và tính toán tương tự.

15
Bài 2
PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ĐIỆN THẾ-
XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ Cl- và I- BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ĐIỆN THẾ

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP


Phương pháp chuẩn độ điện thế là phương pháp phân tích dựa trên việc đo sự biến thiên về điện
thế (gọi tắt là thế) của điện cực chỉ thị trong quá trình chuẩn độ để xác định điểm tương đương.
Trong phương pháp này ta sử dụng hai điện cực, một điện cực có thế không đổi làm điện cực so
sánh và một điện cực có thế thay đổi theo nồng độ ion cần khảo sát. Tùy theo loại điện cực chỉ thị và
sản phẩm tạo thành mà người ta chia ra làm các phương pháp chuẩn độ điện thế khác nhau: chuẩn độ
kết tủa, chuẩn độ phức chất,chuẩn độ oxi hóa khử, chuẩn độ acid - baz.
Giá trị thế oxi hóa - khử của một cặp chất oxi hóa - khử phụ thuộc vào bản chất của cặp oxi hóa
- khử đó cũng như phụ thuộc vào nồng độ của mỗi dạng trong dung dịch và có thể xác định bằng công
thức:

E  Eo 
0,059
log
Ox
Z Re d 
Trong đó:
Eo : thế oxi hóa khử tiêu chuẩn của cặp oxi hóa - khử
Z : số electron tham gia trong phản ứng
[Ox] : nồng độ dạng oxi hóa
[Red] : nồng độ dạng khử
Khi nhúng một điện cực trơ vào trong dung dịch chứa một cặp oxi hóa - khử của chất cần khảo sát
thế của điện cực chỉ thị sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ nồng độ giữa chất oxi hóa và chất khử. Khi thêm dung
dịch chuẩn độ vào, nồng độ chất oxi hóa và chất khử sẽ thay đổi làm thế của hệ thay đổi. trước điểm
tương đương thế của hệ được tính theo nồng độ cặp oxi hóa - khử của chất khảo sát, sau điểm tương
đương thế điện cực được tính theo vào nồng độ của cặp oxi hóa - khử của thuốc thử thêm vào.

Một loại cực chỉ thị quan trọng được sử dụng khá rộng rãi trong chuẩn độ điện thế là điện cực
màng chọn lọc ion. Các điện cực thuộc loại này có thế phụ thuộc vào nồng độ một hoặc một số ion
nhất định trong dung dịch, các điện cực loại II cũng được xếp vào dạng này. Thí dụ như điện cực thủy
tinh có thế phụ thuộc nồng độ H+, hay điện cực màng chọn lọc ion Cl-có thế phụ thuộc vào nồng độ
Cl- và Ag+. Một đặc điểm chung cuả tất cả các phương pháp chuẩn độ điện thế hay phương pháp đo
thế để suy ra nồng độ là cường độ dòng điện qua dung dịch rất nhỏ (10-9 A) nên không làm thay đổi
nồng độ các chất trong dung dịch do sự phóng điện tại điện cực. Trong chuẩn độ điện thế nồng độ
chất chuẩn độ thay đổi đột ngột tại điểm tương đương dẫn đến sự thay đổi đột ngột về thế của điện
cực chỉ thị. Vẽ đường cong chuẩn độ của thế đo được theo thể tích chất chuẩn thêm vào dung dịch,
E = f(V) hay E/V = f(V), ta có thể xác định bước nhảy và điểm tương đương

Một số điện cực thường dùng trong chuẩn độ điện thế


-Điện cực so sánh:

16
Thông thường các điện cực so sánh được sử dụng là các điện cực loại II. Hai loại điện cực thường
hay được sử dụng nhất là điện cực calomel (Hg trộn với Hg2Cl2) và điện cực Ag/AgCl . Các điện cực
này được nhúng vào các dung dịch KCl có nồng độ xác định và không đổi.
- Điện cực chỉ thị:
Người ta sử dụng nhiều loại điện cực chỉ thị khác nhau, đối với các phản ứng tạo phức, kết tủa
người ta hay dùng các điện cực kim loại hoặc các điện cực chọn lọc, với các phản ứng oxi hóa - khử
người ta thường dùng điện cực trơ như platin, vonfram, graphite...
Trong bài thực hành này sinh viên sẽ sử dụng điện cực Ag/AgCl hay Ag/Ag2S làm điện cực chỉ
thị cho ion Cl- và I-. Thế của các điện cực này không chỉ phụ thuộc vào [Ag+] mà còn phụ thuộc vào
các ion tạo muối ít tan với Ag+ như [Cl-], [I-] hay [S2-] do giữa các ion này có cân bằng tạo ra muối
khó tan AgCl, AgI hay Ag2S. Thí dụ:
Ag+ + Cl- AgCl (r)
Sự phụ thuộc thế của điện cực chỉ thị Ag/AgCl vào [Ag+] hay [Cl-] được thể hiện qua các phương
trình dưới đây
E = EoAg+/Ag + 0,059 log [Ag+]
= EoAg+/Ag + 0,059×logTAgCl -0,059 log[Cl-]
= EoAgCl/Ag - 0,059 log[Cl-]
Khi thêm AgNO3 vào một dung dịch chứa muối tan của X- (X- là Cl- , Br- hay I-), thế của điện
cực Ag/AgCl trong dung dịch này so với điện cực so sánh phụ thuộc vào sự thay đổi [X-] trong dung
dịch. [X-] thay đổi chậm trước điểm tương đương, tại điểm tương đương [X-] giảm đột ngột và tiến
về 0, sau đó khi tiếp tục thêm AgNO3[Ag+] trong dung dịch sẽ tăng lên và thay đổi chậm. Như vậy
trước điểm tương đương thế của điện cực phụ thuộc vào [X-] và thay đổi chậm, tại điểm tương đương
[X-] giảm đột ngột nên thế điện cực cũng thay đổi đột ngột theo. Sau điểm tương đương thế điện cực
sẽ phụ thuộc vào [Ag+] nên sẽ thay đổi chậm trở lại do [Ag+] thay đổi chậm.
NỘI DUNG THỰC HÀNH
Trong bài này sinh viên sẽ tiến hành chuẩn độ riêng các dung dịch chỉ chứa Cl- hoặc I- và chuẩn
độ hỗn hợp Cl-và I- bằng dung dịch AgNO3 chuẩn. Từ các số liệu thu được ta vẽ hai loại đường cong
chuẩn độ E theo V và E/V theo Vtb (V trung bình).
Trên đường E = f(V) ta sẽ thu được bước nhảy thế và trên đường (E/V) = f(Vtb) ta sẽ thu được
đỉnh cực đại ứng với điểm tương đương.
Từ Vtđ ta sẽ tính được các nồng độ Cl- và I- trong dung dịch.
Thiết bị và dụng cụ:
- Máy đo thế đa năng.
- Điện cực so sánh Calomel, hoặc Ag/AgCl nhúng trong dung dịch chứa [Cl-] cố định
- Điện cực chỉ thị Ag/Ag2S
- Pipet, becher, buret, erlen và các dụng cụ cần thiết khác.
Hóa chất:
- Các dung dịch Cl-~ 0,04 N; I- ~ 0,04 N.
- Dung dịch AgNO3nồng độ chính xác khoảng 0,04 N.
- Muối Ba(NO3)2 rắn.

17
THỰC NGHIỆM
1. Chuẩn độ thô xác định gần đúng điểm cuối
Dùng pipet lấy 10 mL dung dịch Cl- hoặc I- nồng độ khoảng0,04 Nvào một bercher 150 mL chứa
sẵn 2 g Ba(NO3)2, pha loãng mẫu bằng nước đến 80 mL,nhúng hệ điện cực đo thế vào dung dịch và
chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3 nồng độ chính xác khoảng 0,04 N; mỗi lần chuẩn độ với 1mL dung
dịch AgNO3. Ước lượng khoảng bước nhảy và thể tích AgNO3 cần cho chuẩn độ (V1).
Đối với mỗi ion, chỉ thực hiện thí nghiệm này 1 lần.

2. Chuẩn độ chính xác xác định riêng rẽ ion Cl- và I-


Lấy 10 mL dung dịch Cl- hoặc I- nồng độ khoảng 0,04 Nvào becher 150 mL đã chứa sẵn khoảng
2 g Ba(NO3)2 rắn. Thêm nước cất vào đến khoảng 80 mL, cho cá từ vào dung dịch và khuấy cho tan
hết Ba(NO3)2. Nhúng hệ điện cực vào trong dung dịch, bật máy đo và đọc giá trị trị trên máy. Ở giai
đoạn đầu thêm mỗi lần 1 mL hay 0,5 mLdung dịch AgNO3, khuấy trộn dung dịch khoảng 10 giây, để
yên dung dịch và đọc giá trị trên máy khi giá trị thế ổn định đến 1 mV, khi gần đến thể tích V1 thì
thêm chậm AgNO3, mỗi lần thêm 0,1 mL, sau khi qua điểm cuối V1 khoảng 2 mL thì ngừng thêm
AgNO3.
Thực hiện thí nghiệm này 1 lần cho mỗi ion.

3. Chuẩn độ hỗn hợp ion Cl- và I- (sinh viên tự pha)


Lấy V1 mL dung dịch Cl- và V2 mL dung dịch I- vào cùng một becher 150 mL đã chứa sẵn khoảng
2 g Ba(NO3)2 rắn, thêm nước cất đến khoảng 80 mL. Sinh viên tự quyết định thể tích V1 và V2 cho
phù hợp để cho kết quả chuẩn độ có độ chính xác tốt nhất. Tiến hành chuẩn độ giống như trường hợp
chuẩn độ riêng rẽ Cl- hay I- ở trên.
Từ các số liệu thu được vẽ hai đường cong E = f(V) và E/V = f(Vtb). Xác định các điểm tương
đuơng của các phản ứng chuẩn độ tương ứng.
Từ thể tích V tương ứng với các điểm cuối này và nồng độ của AgNO3, tính nồng độ đương
lượng của Cl- và I-.
Thực hiện thí nghiệm này 1 lần.

1.1.1 Chuẩn độ hỗn hợp ion Cl- và I- (mẫu kiểm tra)

Định mức dung dịch mẫu phòng thí nghiệm giao bằng nước cất.
Lấy 10 mL dung dịch chứa hỗn hợp Cl- và I- (dung dịch kiểm tra) vào becher 150 mLđã chứa sẵn
khoảng 2 g Ba(NO3)2 rắn, thêm nước cất đến khoảng 80 mL. Tiến hành chuẩn độ giống như trường
hợp chuẩn độ hỗn hợp Cl- và I-ở trên.
Thực hiện thí nghiệm này 3 lần để tính giá trị trung bình và khoảng tin cậy của nồng độ mol của
ion Cl- và I- trong mẫu phòng thí nghiệm giao.

18
BÀI 3
XÁC ĐỊNH Fe(II) và Fe(III) TRONG NƯỚC BẰNG 1,10-PHENANTROLIN-
PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHUẨN, PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH VÀ
PHƯƠNG PHÁP THÊM CHUẨN

GIỚI THIỆU
Hàm lượng sắt có trong nước thiên nhiên tùy thuộc rất nhiều vào nguồn nước, những vùng mà
nguồn nước chảy qua. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào pH và sự có mặt của một số chất như CO32-,
CO2, O2, S2- và các chất hữu cơ tan trong nước, mà chúng có thể khử hoặc oxy hóa sắt làm cho sắt
tồn tại ở số oxy hoá (+2) hoặc (+3) của dạng tan hoặc dạng kết tủa.
Để xác định sắt ở dạng Fe3+ người ta thường dùng phương pháp so màu với các thuốc thử
thiocyanate, acid salicylic hoặc acid sulfosalicylic; hoặc ở dạng Fe2+ với thuốc thử 1,10-phenantrolin.
Khi lấy mẫu nước trong môi trường, mẫu phải đựng trong bình polyethylene để tránh hiện tượng
hấp phụ trên thành bình làm mất sắt và phải phân tích ngay sau khi lấy mẫu. Để xác định tổng hàm
lượng sắt khi lấy mẫu phải thêm 25 mL HNO3 đậm đặc vào 1 L mẫu nước, còn nếu để xác định sắt ở
các dạng khác nhau thì phải xử lý bằng 25 mL dung dịch đệm acetate (gồm 28 g NaCH3COO.3H2O
và 25 mL CH3COOH 6M trong 500 mL), mẫu lấy xong đem phân tích ngay trong ngày.
Trong bài thực tập này, chúng ta sẽ xác định hàm lượng Fe2+ và Fe3+ trong nước bằng thuốc thử
1,10-phenantrolin.
I. NGUYÊN TẮC
Ion Fe2+ tạo phức màu đỏ cam với 3 phân tử 1,10-phenantrolin gọi tên là Ferroin.
2+

2+
Fe + 3 Fe
N N N N
3
Phức tồn tại dạng cation và tồn tại trong khoảng pH rộng từ 2,0 – 9,0, có hấp thu cực đại ở 508 nm
và hệ số hấp thu phân tử () tại bước sóng này bằng 1,1×104 L.mol-1.cm-1. Phức rất bền, có cường độ
màu không thay đổi trong nhiều tháng. Khoảng tuân theo định luật LambertBeer là 0,13 – 5 g/mL.
 I 
Định luật Lambert Beer đuợc phát biểu dưới dạng biểu thức sau:  A  lg o   .l.c  với A là độ
 I 
hấp thu (mật độ quang), Io và I lần lượt là cường độ bức xạ trước và sau hấp thu;  là độ hấp thu phân
tử, l là chiều dày dung dịch mẫu cho bức xạ truyền qua và c là nồng độ chất phân tích trong dung dịch
mẫu đo.
Do chỉ có phản ứng màu chọn lọc giữa 1,10-phenantrolin với Fe2+ (tức là Fe3+ mặc dù cũng phản
ứng với 1,10-phenantrolin nhưng phức lại không có màu) nên ta có thể xác định được lượng Fe2+ khi
có mặt Fe3+. Để xác định được tổng hàm lượng sắt ta khử ion Fe3+ về Fe2+ bằng các chất khử như
hydroxylamin, hydrazin hoặc acid ascorbic.

19
Trong bài thực tập này, ta xác định Fe2+ và tổng hàm lượng Fe. Từ các dữ kiện đó ta tính được
hàm lượng Fe3+.
Bên cạnh phương pháp đường chuẩn, sinh viên còn được thực hành xác định nồng độ Fe bằng
phương pháp so sánh. Trong phương pháp này, mỗi mẫu cần 2 dung dịch chuẩn so sánh có nồng độ
của chất phân tích thấp hơn và cao hơn nồng độ chất phân tích trong dung dịch mẫu đem đo. Sai biệt
nồng độ chất phân tích trong các dung dịch chuẩn so sánh và dung dịch mẫu càng nhỏ càng tốt. Chú
ý rằng khi chỉ xét trên một khoảng khá nhỏ của nồng độ như trong trường hợp này (2 dung dịch chuẩn
dùng để so sánh có nồng độ rất gần nhau) thì nồng độ và độ hấp thu có quan hệ tuyến tính cho dù
nằm ngoài khoảng tuyến tính của định luật Lambert Beer, đương nhiên độ chính xác của kết quả đo
thấp hơn.
II. HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ

1. Hóa chất
- Dung dịch Fe2+ tiêu chuẩn: cân chính xác khoảng 3,5110 g muối Mohr (NH4)2Fe(SO4).6H2O
loại tinh khiết phân tích. Hòa tan trong 500 mL nước cất hai lần, thêm vào 5mL H2SO4 đậm
đặc. Dung dịch này chứa 1mg Fe2+/mL có thể kiểm tra nồng độ Fe2+ bằng phép chuẩn độ oxy
hóa khử, chất chuẩn là K2Cr2O7 hay KMnO4. Khi dùng cần pha loãng dung dịch này 100 lần để
có nồng độ 10g Fe2+/mL.
- Dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5% pha trong nước.
- Dung dịch hydroxylamin 10% trong nước.
- Đệm acetate, pH = 5.
2. Dụng cụ, thiết bị
Máy đo quang, cuvet thủy tinh 1 cm, bình định mức 50 mL, pipet các loại.

III. CÁCH TIẾN HÀNH


1. Phương pháp đường chuẩn (calibration curve)

 Lập đồ thị chuẩn


Lấy vào 8 bình định mức 50 mL chính xác các thể tích Fe2+ 10 g/mLtheo Bảng 1.

Bảng 1: Cách pha các dung dịch Fe2+ để xây dựng đường chuẩn

STT 1 2 3 4 5 6 7 8
1. Fe 10 g/mL (mL) 0 0,50 1,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00
mFe (μg)/50 mL 0 5 10 20 40 60 80 100
2. NH2OH (mL) 1,0
3. Đệm pH 5(mL) 5,0
4.1,10-phenantrolin (mL) 1,0
5. H2O Thêm đến vạch mức

Dùng pipet lấy một thể tích thích hợp của mẫu kiểm tra do PTN giao (giả sử 10 mL, chứa 40-70 g
Fe) vào các bình định mức 50 mL được đánh số 1a, 2a, 3a; 1b, 2b, 3b. Các bình “a” dùng để xác định

20
[Fetổng] và các bình “b” dùng để xác định riêng [Fe2+].Thêm 1,00 mL hydroxylamin (NH2OH) vào
các bình “a”,các bình “b” không thêm hydroxylamin, lắc đều, để yên 30 phút để phản ứng khử trong
các bình “a” diễn ra hoàn toàn; thêm tiếp vào các bình lần lượt 5 mL đệm acetate pH 5 và 1 mL 1,10-
phenantrolin. Dùng nước cất định mức đến vạch mức và đo độ hấp thu quang sau 10 phút.
Chuẩn bị 2 dung dịch mẫu trắng dùng cho 2 trường hợp xác định Fe2+ hay Fe tổng. Mẫu trắng
cho các dung dịch “a”: có chứa hydroxylamin. Thực ra mẫu trắng này chính là mẫu trắng của dãy
chuẩn (bình 0). Mẫu trắng cho dung dịch “b”: không chứa hydroxylamin.

“Thể tích thích hợp của mẫu thử” trong trường hợp này được hiểu như thể tích mẫu chứa lượng
Fe sao cho độ hấp thu của dung dịch mẫu nằm trong khoảng 1/3-2/3 độ hấp thu của dãy chuẩn.

Do phức Fe2+-1,10-phenantrolin khá bền nên có thể chuẩn bị dãy chuẩn và mẫu ở các thời điểm
khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo độ đúng của phép phân tích, nên chuẩn bị chuẩn và mẫu đồng thời.
 Xác định bước sóng hấp thu cực đại, max

Chọn một bình dung dịch chuẩn và dung dịch so sánh để khảo sát phổ hấp thu của phức.
Cách đo:
a. Bật máy đo quang, đợi 10 phút cho máy ổn định.
b. Chỉnh bước sóng hấp thu về giá trị 400 nm.
c. Nạp dung dịch mẫu so sánh và mẫu cần đo vào một trong hai cuvet thủy tinh có bề
dày 1 cm.
d. Đặt hai cuvet này vào hốc đo, cuvet chứa mẫu trắng (mẫu so sánh) nằm phía trong,
cuvet chứa mẫu cần xác định đặt bên ngoài.
e. Gạt cần đo về vị trí đo mẫu so sánh, chỉnh máy để giá trị độ hấp thu là 0,000
f. Gạt cần đo về vị trí đo mẫu, đọc và ghi lại độ hấp thu.
g. Gạt cần điều khiển cuvet về vị trí đo mẫu trắng, chỉnh sang một bước sóng khác (ví dụ
như 410 nm). Chỉnh máy để độ hấp thu là 0,000 tương tự như bước e. Tiếp tục thực
hiện theo các bước f và g.
Lưu ý nếu máy chỉ có 1 hốc đo thì cho lần lượt cuvet chứa dung dịch so sánh và cuvet chứa mẫu
vào hốc đo và tiến hành tương tự theo các bước e-g.Sinh viên sẽ khảo sát phổ hấp thu của phức
Fe(1,10-phenantrolin)32+ trong khoảng bước sóng 450-650 nm.
Vẽ đồ thị biểu diễn A theo bước sóng. Tìm giá trị bước sóng hấp thu cực đại max của phức.

 Đo độ hấp thu quang của các dung dịch chuẩn và mẫu:

Đo độ hấp thu quang học của các dung dịch chuẩn và mẫu ở max xác định được theo thí nghiệm
trên.
2. Phương pháp so sánh (bracketing calibration)

 Chuẩn bị mẫu xác định

Sử dụng kết quả đo độ hấp thu của 2 dung dịch chuẩn gần dung dịch mẫu nhất để tính toán nồng
độ mẫu theo phương pháp so sánh.
3.Phương pháp thêm chuẩn (Standard Addition)

21
Phương pháp thêm chuẩn đuợc sử dụng rộng rãi để xác định nồng độ đúng chất phân tích trong
mẫu đo. Có rất nhiều trường hợp phép đo bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của nền mẫu như như độ nhớt,
tỷ trọng, lực ion, các ion cạnh tranh tạo phức…làm thay đổi độ nhạy phân tích. Trong khi đó, các
dung dịch chuẩn không có các ảnh huởng tương tự như mẫu, vì vậy việc xác định nồng độ mẫu suy
từ phương pháp dãy chuẩn hay phương pháp so sánh đều có thể cho kết quả sai lệch với giá trị nồng
độ thực tế trong dung dịch đo. Khắc phục điểm này, người ta thường tạo môi trường chuẩn và mẫu
giống nhau, lúc này những yếu tố gây nhiễu phép đo xuất hiện đồng thời trong chuẩn và trong mẫu.
Nếu nồng độ nền mẫu trong chuẩn và trong mẫu như nhau, mức độ ảnh hưởng trong chuẩn và trong
mẫu vì vậy cũng giống nhau và có thể bù trừ nhau. Lưu ý rằng phương pháp thêm chuẩn không loại
trừ (eliminate) ảnh hưởng của nền mẫu mà chỉ bù trừ (compensate) ảnh hưởng của nền mẫu mà thôi.
Người ta cũng dùng phương pháp thêm chuẩn để đo những mẫu có nồng độ thấp, tuy nhiên
không nên hiểu sai và lạm dụng: phương pháp thêm chuẩn chỉ có ý nghĩa với những mẫu có
nồng độ chất phân tích nằm giữa giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn xác định (LOQ) của
phương pháp. Những mẫu có nồng độ chất phân tích nhỏ (<LOD) thì không dùng phương pháp
thêm mà phải dùng các biện pháp xử lý làm giàu mẫu trước khi định hoặc dùng phương pháp
đo khác có giới hạn phát hiện hay giới hạn xác định nhỏ hơn.
Các điều kiện tiên quyết khi áp dụng phương pháp thêm chuẩn:
- Nồng độ chất phân tích phải đuợc ước lượng trước (ví dụ Cx).
- Nồng độ chất phân tích thêm vào phải trong khoảng 0.5Cx÷2Cx tức là đường thêm
chuẩn nên là Cx; Cx+Ca1; Cx+Ca2; Cx+Ca3; với Ca1 ≈ 0.5Cx; Ca2 ≈ Cx; Ca3 ≈ 2Cx.
- Đường thêm chuẩn phải tuyệt đối tuyến tính (R2> 0.9995).
1. Chuẩn bị mẫu và đo:
Phần này chủ yếu để sinh viên hiểu cách thực hành phương pháp thêm chuẩn nên SV tự chuẩn
bị mẫu từ dung dịch Fe2+ chuẩn. Chuẩn bị sẵn 5 bình định mức 50 mL sạch, đánh số 0; 1; 2;
3; 4. Dùng pipet bầu lấy V mL mẫu vào các bình định mức 14 sao cho lượng Fe trong thể
tích này khoảng 15÷25 μg (tham khảo nồng độ Fe gần đúng của mẫu từ kết quả của phương
pháp so sánh). Bình 1 lấy 10 mL nước cất (không cần quá chính xác). Thêm vào các bình 2;
3 và 4 các lượng Fe chuẩn thích hợp sao cho nồng độ dung dịch cao nhất của đường thêm
chuẩn (Cx+Ca3) nằm trong khoảng tuyến tính của dãy chuẩn (tham khảo thêm trong bài
phương pháp dãy chuẩn). Thêm thuốc thử và đệm tương tự như phương pháp dãy chuẩn. Đo
độ hấp thu của các dung dịch trên với dung dịch so sánh là bình 0.

22
TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ KẾT QỦA
1. Phương pháp đường chuẩn

 Dựng đồ thị sự phụ thuộc của A theo C.

- Xác định [Fe2+] và [Fetổng] ([Fe2+] +[Fe3+])


- [Fe3+] tính từ hiệu hai giá trị [Fetổng] và Fe2+. Lưu ý biểu diễn nồng độ dưới dạng mg/L hay
ppm.

 Tính toán kết quả theo phương pháp bình phương tối thiểu từ phương trình tuyến tính
bậc nhất (theo chuẩn ISO-8466-1 hoặc TCVN 6663-1)

Phương trình đường chuẩn có dạng:


A= a + bC
Trong đó, A là độ hấp thu quang, C là nồng độ (µg/mL), a và b là các hệ số hồi quy của phương
trình.
Cách tính các hệ số a, b:
n C i Ai   C i  Ai
b
n Ci2  ( C i ) 2

a
C  A  C C A
i
2
i i i i

n  C  ( C ) i
2
i
2

Cách tính phương sai dư:


A 2
 a  Ai  b AiCi
S 2 i
 s y2
n2
re

- n là số điểm trên đường chuẩn.


- f = n – 2 là số bậc tự do.
Cách tính độ lệch chuẩn cho các hệ số hồi quy a và b:
n
S b  S re
n  C  ( C i ) 2
i
2

S a  S re
C i
2

n  C  ( C )
i
2
i
2

 Biện luận về hệ số a
- Khoảng tin cậy a tính theo công thức:

Sa Sb
 a  t 0.95 , f   b  t 0.95 , f 
n n

- Tra hệ số Student, t0,95,,f trong bảng ở xác suất 0,95 độ tự do f = n – 2 (hoặc dùng hàm
“=tinv(0.05, n-2)” trong Excel.
- Từ các giá trị trên, thiết lập phương trình hồi quy như sau:

A = (a ± a) + (b ± b)×C

23
Tính nồng độ chưa biết của Cx theo công thức:
Ax  a
Cx 
b

 Tính sai số của mẫu xác định theo phương pháp lan truyền sai số

S re 1 1 n( Ax  Ai ) 2
Sx 
b
 

n m b 2 n Ci2  Ci 2 
Trong đó - n: là số điểm trên đường chuẩn.
- m: số lần đo lặp của mẫu xác định.

- Ax ; giá trị trung bình của nhiều lần đo lặp của mẫu thử.

- Ai : giá trị trung bình của A của các dung dịch chuẩn tạo đường chuẩn.
Nồng độ của chất phân tích trong mẫu đo đuợc biểu diễn như sau:
Cmâu  Cx  U x  Cx  t0.95;n2  S x
50
Nồng độ chất phân tích trong mẫu thực tế: C  Cmâu
V
2. Phương pháp so sánh
Khi sử dụng hai dung dịch chuẩn so sánh, nồng độ dung dịch mẫu được tính theo công thức sau:
C ss 2  C ss1 
C x  C ss1   A  A 
 Ass 2  Ass1  x ss1
Với: - Ass1, Ass2 và Css1, Css2 là độ hấp thu và nồng độ của các dung dịch chuẩn tương ứng, sao cho:
Ass1< Ax< Ass2 cũng có nghĩa Css1< Cx< Css2.

Từ kết quả thu được, tính sai số theo phương pháp bình phương trung bình:
n

 (x i  x) 2
S i 1

n 1
Trong đó: - xi : các giá trị riêng lẻ .
- x : giá trị trung bình của tất cả xi
- n : số lần đo, n càng lớn càng tốt, n  3
- Sx : độ lệch chuẩn.
Khoảng bất ổn với độ tin cậy 95 % :
𝑆𝑥
𝑈 = ± 𝑡𝑃,𝑓 × 𝑆𝑥̅ = ± 𝑡𝑃,𝑓 ×
√𝑛
Vậy hàm lượng mẫu được biểu diễn như sau:
𝜇 = 𝑥̅ ± 𝑈𝑥

24
3. Phương pháp thêm chuẩn
 Dùng công thức tính
Kết quả được tính theo công thức sau :
Ax
Cx  Cai
Ax  ai  Ax

Trong đó :
Ax+ai : Độ hấp thu của các dung dịch thêm i.
Ax : Độ hấp thu của dung dịch mẫu cần xác định.
Cai :Lượng Fe (μg) chuẩn (μg) thêm vào các bình định mức 50 mL.
Cx : Lượng Fe (μg) trong mẫu xác định trong bình định mức 50 mL, tương ứng 10 mL mẫu.

Từ đó suy ra hàm lượng Fe của mẫu ban đầu.


 Dùng phương pháp đồ thị
Dựng đồ thị A theo Ca thêm vào như hình vẽ dưới đây và ngoại suy giá trị Cx:

25
BÀI 4
PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ NGUYÊN TỬ

I. NGUYÊN TẮC
Phương pháp phổ nguyên tử dựa trên hiện tuợng hấp thu hay phát ra các bức xạ điện từ khi thay
đổi nội năng của một nguyên tử ở trạng thái không liên kết (nguyên tử tự do). Trong trường hợp này,
điện tử hóa trị trong nguyên tử tự do sẽ di chuyển giữa các mức năng lượng khác nhau. Sự phân bố
các mức năng lượng giữa các nguyên tử khác loại là khác nhau và mang tính đặc trưng cho từng
nguyên tố. Năng lượng hấp thu hay phát ra của một bức xạ điện từ (E) có liên quan đến bước sóng
c
(độ dài sóng) λ hay tần số sóng ν theo công thức Planck E  h  h . Sự hấp thu hay phát ra bức xạ

của nguyên tử tùy thuộc vào hai thông số cơ bản là buớc sóng (hay tần số) hấp thu hay phát xạ và
cường độ của bức xạ hấp thu (A) hay phát xạ (I). Cường độ của bức xạ hấp thu hay phát ra tỷ lệ với
mật độ nguyên tử tham gia quá trình hấp thu hay phátxạ. Nếu căn cứ vào tần số ν hay bước sóng λ
người ta có thể phân biệt nguyên tố này với nguyên tố khác (phân tích định tính). Nếu căn cứ vào
cường độ hấp thu A hay phát ra I của bức xạ tại một bước sóng nhất định nào đó thì người ta có thể
xác định được mật độ nguyên tử hay nồng độ của nguyên tố đó trong mẫu (phân tích định lượng).
Về cơ bản phổ nguyên tử được chia thành 3 loại: phổ hấp thu nguyên tử (Atomic Absorption
Spectroscopy - AAS), phổ phát xạ nguyên tử (Atomic Emission Spectroscopy - AES) và phổ huỳnh
quang nguyên tử (Atomic Fluorescence Spectroscopy - AFS). AAS và AFS thường được dùng trong
phân tích định lượng trong khi AES đuợc dùng cho cả phân tích định tính và định lượng.
Phương pháp phổ nguyên tử là phương pháp phân tích nguyên tố, tức là phương pháp này không
thể phân biệt được dạng liên kết hóa học của một nguyên tố trong một hợp chất mà là phương pháp
phân tích tổng số một nguyên tố trong mẫu phân tích.
Điều kiện tiên quyết để có phổ nguyên tử là phải cắt đứt tất cả các liên kết hóa học của nguyên tố,
chuyển nó sang dạng nguyên tử tự do. Quá trình này gọi là nguyên tử hóa mẫu. Năng lượng dùng cho
quá trình nguyên tử hóa mẫu thuờng là nhiệt năng, đuợc cung cấp do nhiệt sinh ra từ phải ứng hóa
học (phản ứng cháy), hay nhiệt sinh ra do một dòng điện chạy qua một điện trở hay nhiệt sinh ra do
sự ion hóa một chất khí. Dưới tác dụng của các nguồn nhiệt này, các hợp chất phân tích sẽ nóng chảy,
hóa hơi, phân hủy thành các nguyên tử tự do. Các nguyên tử tự do này có thể tiếp tục nhận nhiệt từ
nguồn nhiệt nguyên tử hóa hay từ một nguồn bức xạ bên ngoài để gia tăng nội năng-đây là quá trình
hấp thu. Ở trạng thái này điện tử hóa trị sẽ chuyển từ mức cơ bản (ground state) có năng lượng thấp
lên các mức cao hơn (mức kích họat) lúc này ta nói nguyên tử ở trạng thái kích họat (excited states).
Nguyên tử ở trạng thái kích họat rất không bền (thời gian sống chỉ khỏang 10-13 – 10-8 s) và nhanh
chóng chuyển về trạng thái cơ bản và hoàn trả năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ- hiện tượng phát
xạ hay huỳnh quang.
Hiện tượnng hấp thu hay phát xạ có thể xảy ra đối với tất cả các nguyên tố và tùy vào các điều
kiện nguyên tử hóa cũng như các điều kiện kích thích. Trong hóa phân tích, người ta ứng dụng cả ba
phương pháp AAS, AES và AFS để định tính và định luợng khoảng gần 70 nguyên tố hóa học.

26
Trong học phần thực tập này, các sinh viên sẽ đuợc làm quen với phương pháp phân tích phổ hấp
thu nguyên tử.

II. PHẦN THỰC HÀNH: PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA.
XÁC ĐỊNH Mn TRONGNƯỚC

1. Cơ sở lý thuyết:
Trong ngọn lửa của khí đốt C2H2 + không khí, có thể xác định trên 32 nguyên tố căn cứ vào các
vạch phổ hấp thu cộng hưởng đặc trưng cho mỗi nguyên tố. Việc xác định có độ đúng và độ chọn lọc
cao với điều kiện pha được dung dịch quy chiếu (reference solution) có thành phần nền tương tự như
thành phần nền của dung dịch mẫu (sample solution). Độ chính xác của phép xác định tùy thuộc vào
tính năng của thiết bị đo hấp thu quang.
Trong phổ hấp thu của ngọn lửa của Mn, ta sử dụng vạch hấp thu cộng hưởng 279.5nm. Đây là
vạch nhạy nhất trong chùm vạch cộng hưởng sau: 279.5, 279.8, và 280.1nm.
Các vạch multiplet của Mn khá gần nhau nhưng máy Shimadzu 6300 có độ phân giải tương đối
cao nên có thể tách được chúng.
Cách đo mode AAS trên máy Shimadzu 6300:
- Bật computer điều khiển máy AAS.
- Bật máy AAS
- Bật máy in
- Khởi động máy nén khí
- Mở van khí của bình C2H2
- Khởi động phần mềm
a) Lắp đèn cathode lõm vào khoang đèn bên phải máy đo. Khai báo vị trí đèn.
b) Chọn nguyên tố muốn đo. Máy sẽ tự động đò đèn và điều chỉnh các thông số theo điều kiện tiêu
chuẩn. Phân tích viên có thể thay đổi các thông số như bước sóng, cường độ dòng điện nuôi đèn, khe
đo tùy ý.
c) Chọn chế độ đo AAS hay AES, AA hay BG-AA (background correction with D2), Slit,
Intergration time (thời gian đo), Replicate (số lần đo), bước sóng cần đo. Trong Calibration: khai báo
số điểm dựng đường chuẩn, có kèm theo nồng độ, dạng phương trình hồi quy: tuyến tính hay không
tuyến tính, phương pháp đường chuẩn hay phương pháp thêm, đơn vị nồng độ g/mL hay g/L hay
các đơn vị khác.
d) Điều chỉnh lưu lượng khí C2H2 và không khí. Bật lửa bằng hai nút trên thân máy.
e) Phun dung dịch nước cất vào ngọn lửa trong 3 phút
Các phần a.  e. do phòng thí nghiệm thực hiện, sinh viên sẽ quan sát và yêu cầu cán bộ
hướng dẫn thực tập ghi lại và sử dụng các dữ kiện này trong bài tường trình.
Phun nước cất vào ngọn lửa. Nhấn F3 (auto zero).
Phun dung dịch chuẩn 1 vào ngọn lửa, vào menu Calibration chọn mục Standard 1, nếu muốn in
ra/lưu kết quả này thì click mouse đánh dấu vào ô print/save trong của sổ “manual”, nếu không muốn

27
in/lưu thì xóa các dấu “check” trong các ô đó. Tương tự phun các dung dịch chuẩn kế tiếp và chọn
các mục Standard kế tiếp tương ứng trong menu Calibration.
Sau khi hoàn thành đường chuẩn, phun dung dịch Blank 0.5% HNO3 vào, nhấn F4, nếu tín hiệu
thu được khác 0.000 thì nhấn F4 vài lần nữa, nếu tín hiệu vẫn khác 0.000 thì nhấn F3 (auto Zero).
Phun dung dịch xác định vào ngọn lửa, nhấn F4.
Sau khi đo dung dịch cuối cùng, phun nước cất vào ngọn lửa trong 5 phút, khóa van khí bình
C2H2, tắt máy nén khí, và xả bỏ khí trong máy nén khí. Nhấn nút “purge” trên thân máy, để đuổi hết
khí C2H2 trong đuờng ống dẫn khí.
1. Phần thực hành:
Quy tắc pha các dung dịch chuẩn cho phương pháp AAS hay AES:
- Nếu có thể thì nên pha dung dịch chuẩn từ kim loại hoặc oxide kim loại. Hòa tan chúng trong
các dung dịch thích hợp.
- Chỉ lưu trữ các dung dịch chuẩn có nồng độ lớn hơn hoặc bằng 1000 g/mL. Các dung dịch có
nồng độ thấp hơn chỉ được chuẩn bị ngay trước khi sử dụng.
- Các dung dịch có nồng độ <1g/mL rất dễ bị hư do hấp phụ trên thành bình chứa. Chỉ dùng
chúng trong vài giờ hoặc ít hơn.
- Có thể pha một dung dịch chuẩn của hỗn hợp nhiều nguyên tố khi sử dụng phương pháp đường
chuẩn. Cách này tiết kiệm thời gian và tránh phải pha nhiều lần dung dịch chuẩn cho từng nguyên tố
cần xác định.
- Trước khi cân chất chuẩn, cần phải xử lý để đảm bảo chúng ở trạng thái đúng với công thức hóa
học.
Kim loại: rửa bằng acetone hoặc bằng ether để đuổi hết lớp dầu, cạo sạch lớp oxide bám vào
kim loại bằng giấy nhám hay cho tác dụng với acid rồi sấy khô
Oxide: Sấy ở 110oC trong 2 giờ, nếu cần thì nâng nhiệt độ để đuổi hết nước bao bọc.
Hợp chất: Giữ ổn định lượng nước kết tinh hoặc nước ẩm. Hay sấy khô ở 110oC trong 2 giờ để
đuổi nước.
Trên đây là nguyên tắc chung, trong trường hợp cụ thể cần tham khảo tài liệu về pha các dung
dịch chuẩn.
 Pha dung dịch chuẩn (do PTN thực hiện):
Dung dịch Mn chuẩn thực hành sẽ được phòng thí nghiệm chuẩn bị theo các nguyên tắc nêu trên.
Trong đó, các dung dịch Mn chuẩn làm việc được pha chế trong dung dịch HNO 3 1% từ dung dịch
Mn chuẩn gốc 1000 ppm. Dãy dung dịch chuẩn Mn được chuẩn bị như bảng sau:
Bình số 1 2 3 4 5 6 7 8 7 8
Mn (g/mL) 0 0.5 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 8.0 10.0
HNO3 (%) 1
 Lập đồ thị chuẩn xác định Mn:
Từ các dung dịch chuẩn làm việc của PTN, sinh viên thực hành đo trên thiết bị F-AAS với các
điều kiện đo như sau:  = 279.5 nm, slit: 0.2 nm, lamp current: 15 mA, số lần đo lặp n = 3; dung dịch
quy chiếu là bình số 1, lập đường chuẩn cho mỗi dãy dung dịch.
Lặp lại phép đo tại bước sóng 280.1 nm, các điều kiện khác giữ không đổi.

28
2. Tính toán kết quả
Thông thường, các phương pháp phân tích dụng cụ thường định lượng dựa vào việc thiết lập
đường chuẩn. Trong phân tích quang phổ, quan hệ giữa độ hấp thu quang học và nồng độ mẫu phân
tích tuân theo định luật Lambert- Beer A = KLC. Nếu các hệ số K, L không đổi thì biểu thức A = f(C)
là đuờng thẳng, qua gốc tọa độ. Sự phụ thuộc tuyến tính giữa độ hấp thu quang học và nồng độ biểu
thị hệ thống đo (thiết bị, phương pháp, nhân viên… ) là hoàn hảo, đây vốn là yêu cầu căn bản của
phép phân tích định lượng. Như vậy đường chuẩn trong phân tích quang phổ nói chung theo mặc định
phải là đuờng tuyến tính, qua gốc tọa độ thể hiện qua tiêu chuẩn ISO 8466-1.
Tuy vậy do đặc thù, đường chuẩn trong phương pháp phân tích quang phổ hấp thu nguyên tử
không phải luôn là đuờng thẳng. Thực nghiệm cho thấy mức độ tuyến tính của đuờng chuẩn tùy thuộc
vào từng nguyên tố, bước sóng và các điều kiện đo khác nhau. Nhiều trường hợp đoạn tuyến tính rất
hẹp và như vậy gây rất nhiều khó khăn trong phân tích định lượng. Vì thế người ta có xu hướng mở
rộng khoảng làm việc của đường chuẩn và trong một chừng mực nào đó chấp nhận đoạn cong, tức
đường phi tuyến. Hiện nay các nhà đo lường học đã chính thức công nhận việc sử dụng đuờng chuẩn
phi tuyến trong phân tích định lượng bằng tiêu chuẩn ISO 8466-2.

 Theo phương pháp bình phương tối thiểu từ phương trình tuyến tính bậc nhất (ISO
8466-1)

A = a + bC
Trong đó C là nồng độ tính theo µg/mL
a, b là các hệ số hồi quy.
Tính các hệ số a, b:
n C i Ai   C i  Ai
b
n Ci2  ( C i ) 2

a
C  A  C C A
i
2
i i i i

n  C  ( C ) i
2
i
2

Tính phương sai dư:


 a  Ai  b AiCi
A 2

S 2 i
 s y2
n2
re

n là số điểm trên đường chuẩn. f = n – 2 là số bậc tự do.


Tính độ lệch chuẩn cho các hệ số hồi quy a và b:
n
S b  S re
n  C  ( C i ) 2
i
2

S a  S re
C i
2

n  C  ( C )
i
2
i
2

Biện luận về hệ số a: khoảng tin cậy a tính theo công thức:


Sa
 a  t 0.95 , f 
n
tra hệ số Student trong bảng ở xác suất 0.95 độ tự do f = n – 2.

29
Sb
 b  t 0.95 , f 
n
Từ các giá trị trên, thiết lập phương trình hồi quy như sau:
A = (a ± a) + (b ± b)C
Tính nồng độ chưa biết của Cx theo công thức:
Ax  a
Cx 
b
Tính sai số của mẫu xác định theo phương pháp lan truyền sai số
S re 1 1 n( Ax  Ai ) 2
Sx 
b
 

n m b 2 n Ci2  Ci 2 
n: là số điểm trên đường chuẩn.
m: số lần đo lặp mẫu xác định.
Ax ; giá trị trung bình của Ax của mẫu thử.
Ai : giá trị trung bình của A của các điểm trên đường chuẩn.
Nồng độ của chất phân tích trong mẫu đo đuợc biểu diễn như sau: Cmâu  Cx  t0.95; n 2  S x
50
Nồng độ chất phân tích trong mẫu thực tế: C  Cmâu
V

30
Bài 5
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BẰNG SẮC KÝ KHÍ

1. Giới thiệu

Sắc ký là một trong những phương pháp phổ biến nhất dùng để phân tích đồng thời nhiều cấu tử
trong hỗn hợp nhờ khả năng tách của cột sắc ký. Khác với phương pháp phổ hấp thu nguyên tử xác
định nguyên tố, phương pháp sắc ký thường dùng để phân tích các hợp chất, đặc biệt là các hợp chất
hữu cơ. Đối với các chất dễ bay hơi và bền nhiệt người ta ưu tiên sử dụng phương pháp sắc ký khí do
khả năng phân tách rất mạnh của cột mao quản mở.
Khi tiêm vào cột sắc ký khí, chất phân tích được hấp phụ/ phân bố vào pha tĩnh, ở nhiệt độ cao
chúng bị giải hấp khỏi pha tĩnh và lôi cuốn theo dòng khí mang trơ (H2, He, N2...). Quá trình hấp phụ-
giải hấp diễn ra liên tục suốt chiều dài cột sắc ký. Tương tác với pha tĩnh càng mạnh và nhiệt độ sôi
càng cao thì chất phân tích càng ở lâu trong cột (thời gian lưu càng dài). Độ phân cực của chất phân
tích càng gần với pha tĩnh thì tương tác càng mạnh.
Có nhiều kỹ thuật tiêm mẫu khác nhau được sử dụng cho sắc kí khí, trong đó phổ biến nhất là tiêm
chia dòng hoặc không chia dòng. Trong chế độ này, dung dịch mẫu khi đi vào buồng tiêm sẽ được
đốt nóng, hóa hơi và đi vào cột. Tuy nhiên, các hợp chất khó bay hơi thường vào cột với tỉ lệ thấp
hơn hợp chất dễ bay hơi. Đây gọi là hiện tượng “phân biệt đối xử” trong sắc ký khí.

Dung môi và các chất có nhiệt độ sôi thấp khi vào buồng tiêm nóng sẽ bị hóa hơi trước những
chất khó bay hơi hơn. Do đó, mẫu còn lại trong kim tiêm chứa tỉ lệ các chất khó bay hơi cao hơn là
thành phần mẫu ban đầu và ngược lại thành phần mẫu đi vào cột chưa tỉ lệ chất dễ bay hơi cao hơn.
Để hạn chế sự phân biệt đối xử này, có 2 phương pháp được sử dụng:

31
i. Tiêm lạnh: thời gian tiêm từ lúc đâm kim tiêm đến khi rút kim ra khỏi buồng tiêm rất ngắn, chỉ
khoảng dưới 1 giây để kim chưa kịp nóng nhằm hạn chế sự bay hơi của dung môi và các chất có nhiệt
độ sôi thấp trước và sau khi tiêm. Cách tiêm này chỉ có thể thực hiện với bộ tiêm mẫu tự động.

ii. Tiêm nóng: dùng chủ yếu khi tiêm tay ta không thể thao tác nhanh như máy. Mẫu sau khi lấy 1
thể tích xác định được rút lên cao khỏi đầu kim bằng kim loại vào ống thủy tinh của kim tiêm. Đưa
kim tiêm vào buồng tiêm, đợi 3-5 giây cho kim nóng lên rồi mới tiêm nhanh vào. Do đầu kim nóng
nên khi ra khỏi kim, dung môi hóa hơi nhanh, sự bùng nổ này trong buồng tiêm khiến dòng dung dịch
thoát ra khỏi đầu kim bị phân tán thành các hạt sương kích thước nhỏ. Với kích thước nhỏ này, các
chất có trong những giọt dung dịch dễ dàng bay hơi hơn (cả chất khó và dễ bay hơi). Tuy nhiên, cách
tiêm này chỉ giảm sự bay hơi của dung môi và các chất có nhiệt độ sôi thấp trước khi tiêm chứ không
giảm hiện tượng này sau khi tiêm vì cũng mất một thời gian ngắn ta mới rút kim ra khỏi buồng tiêm
được.

2. Mục đích bài thực tập

Trong bài thực tập này, sinh viên sẽ tập làm quen với thao tác tiêm tay trên máy sắc ký khí, kiểm
chứng các lý thuyết đã học về ảnh hưởng của nhiệt độ, bản chất chất phân tích lên khả năng lưu giữ
cũng như vai trò của nội chuẩn trong định lượng.

3. Hóa chất và thiết bị

- GC – FID (GC 2010, Shimadzu)


- Cột sắc ký mao quản VF-5MS, dài 30 m, ID 0,25 mm, bề dày pha tĩnh 0,25 µm.
- Khí mang N2 (99,999 %), khí H2 (99,999 %) và không khí nén đã được làm sạch qua hệ thống
bẫy.
- Kim tiêm sắc kí khí 10 µL (SGS).
- Dung môi hexan (tinh khiết phân tích, LabScan).
- Hỗn hợp chuẩn 5 ppm của phenol, benzylalcohol và 7 ppm của benzaldehyde.
- Hỗn hợp chuẩn 5 ppm của phenol và benzylalcohol.
- Chuẩn đơn 5 ppm phenol và 7 ppm của benzaldehyd .

4. Thực hành

4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và bản chất chất phân tích lên khả năng lưu giữ.
Hỗn hợp phenol, benzaldehyd và benzylalcohol được dùng để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ
và bản chất chất phân tích trên sự lưu giữ và thời gian giải hấp.
Các điều kiện thực nghiệm như sau
Chế độ tiêm: Chia dòng 1:10

32
Tốc độ dòng: 1 mL/phút
Nhiệt độ cột: hỗn hợp được phân tích theo hai chế độ
i) Đẳng nhiệt tại 70 C.
ii) Chương trình nhiệt: Sinh viên tự tối ưu chương trình nhiệt để tách peak theo nguyên
tắc chung: giữ nhiệt độ không đổi để tách các peak gần nhau và gia nhiệt nhanh để các chất lưu
giữ mạnh ra nhanh hơn.
Nhiệt độ injector: 200 C
Nhiệt độ detector: 280 C
a/ Sử dụng 2 dung dịch chuẩn đơn để định danh peak theo chương trình nhiệt tối ưu đã chọn.
b/ Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây, rút ra nhận xét:

- Ảnh hưởng của tỉ lệ chia dòng đến diện tích peak (So sánh 2 sắc ký đồ 1 và 3)

- Nhiệt độ đầu của cột ảnh hưởng như thế nào đến bể rộng peak và hiệu năng tách của cột đối với chế
độ tiêm không chia dòng. (So sánh 2 sắc ký đồ 1 và 2)

Chương trình nhiệt: 30 oC (1 phút) 80 oC (10 oC/phút) – giữ 4 phút 160oC (20oC/phút) –
giữ 3 phút tại nhiệt độ 160oC
Chương trình nhiệt cho B) tương tự như A) nhưng nhiệt độ đầu là 70oC

8ftd Peak # tR Diện tích Chiều cao Bề


(phút) rộng
peak
(phút)
Hexane 3.942 1.07E+10 2.88E+08
1 9.904 131690.1 45856.9 0.19
A) 2 10.125 43573.7 17065.4 0.17
3 11.384 110537.5 49663.6 0.18
Hexane 2.376 1.05E+10 6.29E+08
B) 1+2 6.706 177179.4 23522.1 0.6
3 7.792 105001.4 26066.4 0.25
Hexane 2.308 7.04E+08 2.32E+08
1 6.438 10169.3 4942.2 0.1
C) 2 6.543 3089.6 1234.8 0.1
3 7.553 8171.6 3109.3 0.15

33
A)

B)

C)

4.2 Ảnh hưởng của thao tác tiêm mẫu lên độ lặp lại – phương pháp nội chuẩn

Khi phân tích bằng phương pháp sắc ký khí, ngoài khả năng tách, độ ổn định, độ nhạy của thiết bị
thì yếu tố con người cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, đặc biệt trong giai đoạn xử lý mẫu và tiêm
mẫu khi không có bộ tiêm mẫu tự động. Phần thực tập này giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tiêm mẫu
và đánh giá tác dụng của chất nội chuẩn trong việc giảm thiểu sai số do thể tích tiêm không đều nhau.
Tiêm lặp 3 lần 1 µL hỗn hợp phenol và benzylalcohol trong hexan theo cách tiêm nóng đã mô tả ở
trên.

Các điều kiện thực nghiệm như sau

34
Chế độ tiêm: Chia dòng (1:10)
Tốc độ dòng: 1.00 mL/phút
Nhiệt độ cột: Đẳng nhiệt ở 120oC
Nhiệt độ injector: 200 C
Nhiệt độ detector: 280 C
Rửa bơm kim tiêm thủy tinh 10 µL vài lần bằng dung môi, sau đó bằng dung dịch cần phân tích.
Tránh bọt khí bằng cách hút xả dung dịch mẫu vài lần trong khi vẫn nhúng kim trong dung dịch mẫu.
Khi đã chắc chắn là không còn bọt khí trong bơm kim tiêm, hút một thể tích mẫu gấp đôi thể tích cần
lấy. Rút kim tiêm ra khỏi dung dịch. Giữ kim tiêm thẳng đứng, đầu kim hướng lên trên, đẩy piston
đến thể tích cần tiêm và lau kim tiêm bằng giấy thấm. Rút piston để hút khoảng 1-2 µL không khí
vào kim tiêm.Dùng 2 tay giữ bơm kim tiêm, đâm kim tiêm theo chiều thẳng đứng vào injector. Dùng
ngón trỏ nhấn (nhanh và nhẹ) piston đẩy dung dịch trong ống thủy tinh của kim tiêm vào máy, rút
kim tiêm ra khỏi buồng tiêm. Lưu ý, nếu nhấn piston quá mạnh, sinh viên có thể phá hỏng piston.
Ghi nhận sắc ký đồ của của hỗn hợp sau 3 lần tiêm. Thực hiện các yêu cầu như sau:
i. Tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và độ tin cậy theo chuẩn Student với xác suất 95% của
diện tích các peak trong các lần tiêm (n=3).

ii. Tính tương tự như trên cho phenol hay benzylalcohol khi sử dụng chất còn lại làm nội chuẩn
(tính tỷ lệ tín hiệu chất phân tích/nội chuẩn). Chất nội chuẩn có làm giảm sai số hay không?

35

You might also like