You are on page 1of 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ

MÔN KINH TẾ LƯỢNG


(Thời gian làm bài: 90 phút)
I. Trắc nghiệm
1. Với một tổng thể cho trước,
A. có duy nhất một hàm hồi quy tổng thể và duy nhất một hàm hồi quy mẫu.
*B. có duy nhất một hàm hồi quy tổng thể và vô số hàm hồi quy mẫu.
C. có nhiều hàm hồi quy tổng thể và hàm hồi quy mẫu.
D. có nhiều hàm hồi quy tổng thể và duy nhất một hàm hồi quy mẫu.

2. Trong mô hình hồi quy tuyến tính đơn, phần dư e i của hàm hồi quy mẫu tính bởi phương pháp
OLS được xác định bằng công thức:
A. Y i−β 1−β 2 X i
B. Y^ i− β^ 1− β^ 2 X i
*C. Y i− β^ 1− β^ 2 X i
2
D. ( Y i−Y )

3. Trong các mô hình hồi quy tuyến tính, hệ số chặn cho biết:
A. ảnh hưởng của một nhân tố nào đó tới biến phụ thuộc.
*B. giá trị của Y khi tất cả các biến X j có trong mô hình bằng 0.
C. khi biến X j nào đó (có trong mô hình) thay đổi 1 đơn vị, Y thay đổi trung bình bao nhiêu đơn
vị.
D. chiều hướng và cường độ mối liên hệ giữa tất cả các biến X j có trong mô hình với Y.
4. Với các giả thuyết OLS, trong mô hình hồi quy đơn, phương sai của ước lượng hệ số góc ^β 2
có thể được tính bởi:
σ2
*A. n 2
∑ xi
i=1

σ^
2

n
B.
∑ ( X i −X )2
i=1

C.

n ( X −X )
σ^
2

2
2
σ2

D.
n(X −X )
2 2

5. Theo phương pháp ma trận, R2 được xác định bằng:


^βT X T Y +n Y 2
A.
Y T Y + nY 2
^βT X T Y +n Y 2
B. T 2
Y Y −n Y
^βT X T Y −nY 2
C.
Y T Y +nY2
^βT X T Y −nY 2
*D.
Y T Y −n Y 2

6. Trong mô hình hồi quy: Y = β1 + β 2 X +U , để xét xem biến X có tác động đến Y hay không, giả
thuyết H 1 cho bởi:
A. β 2=0
*B. β 2 ≠ 0
C. β 2> 0
D. β 2< 0

7. Kiểm định sử dụng thống kê t có thể cho chúng ta biết


*A. một hệ số nào đó có ý nghĩa thống kê không.
B. hàm hồi quy có phù hợp không.
C. có thể loại bỏ một số biến ra khỏi mô hình không.
D. các giá trị thực tế có gần với các giá trị ước lượng không.

8. Trong mô hình hồi quy bội k biến, khi kiểm định hai phía hệ số hồi quy, giả thuyết Ho bị bác
bỏ nếu:
*A. ¿ t∨¿ t α ( n−k )
2

B. t >t α ( n−k )
2
C. t <−t α ( n−k )
D. ¿ t∨¿ t α ( n−k )

9. Theo phương pháp OLS, ước lượng hệ số góc trong mô hình hồi quy đơn được tính bằng:
A. Y − ^β2 X
X Y −XY
*B. 2 2
X −X
n

∑ x 2i
i=1
C. n

∑ xi y i
i=1
XY −X Y
D. 2 2
Y −Y

10. Trong mô hình hồi quy đơn, phương sai của giá trị trung bình E(Y ∨X 0 ) được xác định bởi:

( )
2
2 1 ( X 0 −X )
σ^ 1+ + n
A. n
∑ x2i
i=1
( )
2
1 ( X 0 −X )
2
σ^ + n
*B. n
∑ xi2
i=1

√( )
2
1 ( X 0− X )
σ^ 1+ + n
2
C. n
∑ x 2i
i=1

√( )
2
1 ( X 0− X )
σ^ 2 + n
D. n
∑ x 2i
i=1

11. Trong mô hình hồi quy tuyến tính đơn, hệ số chặn âm không cho biết
A. đường hồi quy tổng thể sẽ cắt trục tung tại một điểm có tung độ âm.
B. Y có giá trị âm khi X bằng 0.
C. khi X tăng, với điều kiện các biến khác không đổi, Y sẽ giảm đi.
*D. cả B và C.

12. Trong mô hình hồi quy tuyến tính bội, nhân biến phụ thuộc với 100 và giữ nguyên các biến
giải thích cho kết quả ước lượng OLS
*A. của tất cả các hệ số tăng lên gấp 100.
B. của tất cả các hệ số giảm đi 100 lần.
C. của tất cả các hệ số thay đổi nhưng theo những tỉ lệ khác nhau.
D. của tất cả các hệ số góc thay đổi nhưng ước lượng OLS của hệ số chặn giữ nguyên.

13. Nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính và nghề nghiệp (gồm có sinh viên, công chức, tiểu
thương, công nhân và nông dân) đến chi tiêu dành cho may mặc, số biến giả cần đưa vào mô
hình là
A. 2
*B. 5
C. 6
D. 7

14. Trong mô hình hồi quy Y i=β 1 + β 2 X i+ β3 Di +U i, với X là biến liên tục và D là biến giả, hai
hàm hồi quy ứng với D=1 và D=0
A. có hệ số chặn bằng nhau.
*B. có hệ số góc bằng nhau.
C. bằng nhau cả về hệ số góc và hệ số chặn.
D. khác nhau cả về hệ số góc và hệ số chặn.

15. Trong mô hình hồi quy bội, R2=0 có nghĩa là


A. hàm hồi quy không phù hợp.
B. các biến giải thích sử dụng trong mô hình là không thích hợp.
C. tất cả các hệ số góc đồng thời bằng 0.
*D. cả A, B và C.

16. Trong mô hình hồi quy tuyến tính đơn, khi ước lượng hệ số góc bằng 0 thì nhận định nào sau
đây là sai?
A. Hàm hồi quy không phù hợp.
B. Giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không tồn tại mối quan hệ.
C. RSS = TSS
*D. 0 < R2 < 1

II. Tự luận
1. Cho kết quả ước lượng sau, với Y là sản lượng của doanh nghiệp (đơn vị: sản phẩm), X2 là số
lao động (đơn vị: người), X3 là vốn (đơn vị: triệu đồng). Hãy giải thích ý nghĩa các hệ số góc
ước lượng được.
Dependent Variable: log(Y)
Included observations: 24 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C a 2.136285 1.898623 0.0721


log(X2) 1.130233 b 10.24677 0.0000
log(X3) 1.045989 0.244570 c 0.0004

Đáp án Trọng số
Khi số lao động tăng 1%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, sản lượng 1
của doanh nghiệp tăng trung bình 1.13%.
Khi vốn tăng 1%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, sản lượng của 1
doanh nghiệp tăng trung bình 1.046%.

2. Cho bộ số liệu qua các năm của một doanh nghiệp chuyên sản xuất nước hoa quả đóng lon với
Y là sản lượng, K là vốn và L là số lao động bình quân. Hồi quy sản lượng theo vốn và số lao
động có hệ số chặn, ta thu được kết quả sau:
Dependent Variable: Y
Included observations: 20

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -21.71759 22.18083 a 0.3413


K b 2.165515 4.965061 0.0001
L 17.66245 c 3.896242 0.0012

Với mức ý nghĩa 1%, liệu số lao động có tác động đến sản lượng không?
Đáp án Trọng số

Kiểm định giả thuyết: { Ho: β 3=0 : không ảnh hưởng


H 1 : β 3 ≠0 : ảnh hưởng
1

C1: Pro b L =0.0012<1 % → bác bỏ Ho: số lao động có tác động đến sản lượng 2
C2: t 0.005 ( 20−3 )=2.898 ;|t L|=3.896 >2.898 → bác bỏ Ho: số lao động có tác động
đến sản lượng
3. Hồi quy chiều cao phụ thuộc vào giới tính, có hệ số chặn, trên mẫu quan sát gồm 110 sinh
viên thu được kết quả ước lượng: Y^ =71.0−3.84 D , R2=0.394 , trong đó Y là chiều cao và D là
biến giả biểu thị giới tính với D = 1 nếu là nữ, D = 0 nếu là nam. Hệ số R2 bằng bao nhiêu? Hệ số
xác định của hàm hồi quy cho biết điều gì?
Đáp án Trọng số
2 110−2 1
R =1−( 1−0.394 ) =0.4
110−1
Hàm hồi quy giải thích được 40% sự biến động của chiều cao sinh viên hoặc giới 1
tính giải thích 40% sự biến động chiều cao của sinh viên.

4. Hồi quy chiều cao của con theo chiều cao trung bình của bố mẹ, có hệ số chặn trên mẫu gồm
110 quan sát thu được kết quả:
Y^ =19.6 +0.73 X , R =0.45 , σ^ =2.0
2

(se) (7.2) (0.10)


trong đó Y là chiều cao của con và X là chiều cao trung bình của bố mẹ (đơn vị: inches). Giá trị
trong ngoặc là độ lệch chuẩn của các ước lượng. Bạn than vãn với bạn mình rằng, giá mà bố mẹ
bạn cao thêm 10 inches thì bạn có lẽ đã cao thêm được 10 inches rồi. Người đó bảo rằng bạn nói
quá, rằng bạn chỉ cao thêm được tối đa 4 inches nữa thôi. Người bạn này nói có lý không, với độ
tin cậy 99%?
Đáp án Trọng số
10 inches tăng thêm về chiều cao trung bình của bố mẹ sẽ làm chiều cao của đứa 1
con tăng thêm trung bình 10 β 2 inches.
Điều này đặt ra nhu cầu kiểm định giả thuyết H 0 : β 2 ≤ 0.4 ; H 1 : β 2 >0.4 1
0.73−0.4 1
t= =3.3
0.10
t 0.01 ( 108 ) =2.361 1
t >t 0.01 ( 108 ) → bác bỏ H 0: lời nói của người bạn đó là không có cơ sở. 1

5. Cho BUS là số người trung bình tham gia giao thông bằng xe buýt mỗi giờ, INC là thu nhập
bình quân đầu người, POP là dân số và DEN là mật độ dân số. Nghiên cứu các yếu tố quyết định
số người đi xe buýt, người ta tiến hành hồi quy BUS phụ thuộc vào INC, POP, DEN có hệ số
chặn trên mẫu gồm 40 quan sát thu được R2=0.919. Nếu bỏ biến POP ra khỏi mô hình thì hệ số
xác định của mô hình mới là 0.53. Với mức ý nghĩa 5%, có nên bỏ biến POP không?
Đáp án Trọng số

Kiểm định giả thuyết: { H 0 : β 3=0: nên bỏ biến POP


H 1 : β 3 ≠ 0 :không nên bỏ biến POP
1

0.919−0.53 1
∗36
1−0.919
F= =172.889
1
F 0.05 ( 1 ;36 )=4.113 1
F> F 0.05 ( 1;36 ) → bác bỏ Ho: không nên bỏ biến POP. 1

6. Hồi quy logarit cơ số tự nhiên của thu nhập trong tuần theo giới tính và tuổi tác, có hệ số chặn
thu được kết quả như sau: ln^ Y =5.44+0.015 X −0.421 D , R2=0.17 , σ^ =0.75 trong đó Y là thu
nhập kiếm được trong tuần, X là tuổi và D là biến giả biểu thị giới tính với D = 1 nếu là nữ, D =
0 nếu là nam. Trung bình, phụ nữ 40 tuổi kiếm được bao nhiêu $/tuần, nam giới 20 tuổi kiếm
được bao nhiêu $/tuần? Liệu đây có phải là một minh chứng rõ ràng cho sự bất bình đẳng về giới
trong thị trường lao động? Lấy e ≈2.718
Đáp án Trọng số
Trung bình, nữ 40 tuổi kiếm được: e 5.44+ 0.015∗40−0.421
=275.453 $/tuần 1
Trung bình, nam giới 20 tuổi kiếm được e 5.44+ 0.015∗20
=310.879 $/tuần. 1
Vì độ giải thích của mô hình rất thấp, chứng tỏ tác động của giới tính (nếu có) đến 1
thu nhập là không nhiều và có quá nhiều thông tin bị bỏ lỡ, vì vậy, không thể coi đây
là một minh chứng điển hình cho sự bất bình đẳng về giới trong thị trường lao động.

You might also like