You are on page 1of 98

Chương 2

PHÉP TÍNH VI PHÂN HÀM MỘT BIẾN


Chương 2 sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân hàm một biến: đạo hàm,
độ co giãn, biên tế, tính đơn điệu và tính lồi lõm của hàm số, cực trị, chuỗi Taylor và các
ứng dụng của chúng trong các bài toán kinh tế.
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng
 Áp dụng đạo hàm, biên tế, độ co giãn của hàm số để đánh giá sự thay đổi của các
đại lượng kinh tế.
 Áp dụng cực trị để giải quyết các vấn đề tối ưu trong các mô hình kinh tế: mô hình
sản xuất, mô hình chi phí, mô hình lợi nhuận….

2.1. Đạo hàm


2.1.1. Độ dốc
Bạn có thể nghĩ hàm số f(x) như một hệ thống các ngọn núi và thung lũng với x chỉ
vị trí của bạn dọc theo trục – x (để nói về khoảng cách đối với hướng đông hay tây từ một
điểm nào đó) và y chỉ độ cao của bạn ở trên trục - y (hay để nói về độ cao của bạn ở trên
mực nước biển). Điều này được minh họa bởi đồ thị dưới đây:

Khi đó, một xem xét quan trọng cho cả người đi bộ và nhà kinh tế chính là độ dốc.
Những người đi bộ rõ ràng lo lắng khi họ đang leo lên núi hay đang leo xuống núi, và các
nhà kinh tế lo lắng khi một hàm số có độ dốc hướng lên (như một đường cong cung) hay
có độ dốc hướng xuống (như một đường cong cầu).
Độ dốc tại điểm x bất kỳ có thể được đo bằng khoảng dịch chuyển x (chẳng hạn
x  5 hay dịch chuyển 5 đơn vị về bên phải), đo sự thay đổi về độ cao bằng y (chẳng
y
hạn y  20 hay dịch xuống 20 feet dưới mực nước biển) và lấy tỉ số như độ dốc (ở
x
y 20
đây   4 , do đó với mỗi foot tiến về phía trước bạn rơi 4 feet với số âm chỉ độ
x 5
dốc hướng xuống). Điều này dẫn đến định nghĩa sau:
Định nghĩa 2.1. Độ dốc của f ( x ) tại x đối với sự thay đổi đã cho theo x là x được
y
định nghĩa bởi và bằng
x
y f ( x  x )  f ( x )

x x
y
 Nếu  0 thì hàm số có độ dốc hướng lên sao cho việc tăng (giảm) của x dẫn
x
đến việc tăng (giảm) của y .
y
 Nếu  0 thì hàm số có độ dốc hướng xuống sao cho việc tăng (giảm) của x dẫn
x
đến việc giảm (tăng) của y .
Ví dụ 2.1.
Nếu f ( x)  x 2 và ta muốn đo độ dốc tại x  1 với x  2 thì khi đó ta được:

y ( x  x ) 2  x 2

x x
(1  2) 2  12
 4
2
Mặt khác, nếu ta sử dụng x  0, 25 ta được:

2
y ( x  x ) 2  x 2

x x
(1  0, 25) 2  12
  2, 25
0, 25
Trong khi nếu ta sử dụng x  0, 001 ta được:

y (1  0, 001) 2  12

x 0, 001
 2, 001
Chú ý khi ta làm x nhỏ hơn thì độ dốc xuất hiện sẽ tiến đến 2. Tổng quát, ta có định lý
sau:
Định lý 2.2. Với f ( x)  x 2 , độ dốc là
y
 2 x  x
x
2.1.2 Đạo hàm
Bài toán với các độ dốc là bài toán mà ta có thể nhận được các độ dốc khác nhau
phụ thuộc vào x mà ta chọn. Ví dụ với x 2 tại x = 1 thì độ dốc là 2  x và vì thế ta
nhận các độ dốc 2,25 và 2,001 đối với  x  0, 25 và  x  0, 001 .
Vì vậy, ta nhận các độ dốc khác nhau đối với các x khác nhau. Vậy thì sự chọn
lựa tốt nhất đối với x là bao nhiêu? Câu hỏi này có câu trả lời khá bất ngờ. Đó là sự
chọn lựa tốt nhất là làm cho x bằng không, cụ thể:
x  0
Chú thích: Theo các ý kiến trước đây về phép toán vi tích phân thì:
x  dx
trong đó dx (  , delta, là mẫu tự Hy Lạp đối với d ), được biết như là đại lượng vi phân,
là đại lượng gần với zero mà không thật sự là 0 .
Khi chúng ta làm cho các bước dịch chuyển x vô cùng bé, lượng thay đổi mà
chúng ta nhận được cũng vô cùng bé sao cho:
y  dy

3
Tuy nhiên, tỉ số của hai đại lượng trên hay độ dốc sẽ tiến tới một đại lượng có ý
nghĩa, đó chính là đạo hàm của hàm số:
dy
 f '( x)
dx
Việc sử dụng các đại lượng vô cùng bé không được tán thành bởi nhiều người,
chẳng hạn nhà triết học người Anh Berkeley. Tuy vậy, không có gì thay đổi cho đến hơn
100 năm sau khi mà Cauchy có thể đưa ra các cơ sở đối với phép toán vi tích phân mà
không cần sử dụng các đại lượng vô cùng bé. Tuy nhiên, các đại lượng vô cùng bé là sự
trợ giúp thực sự cho trực giác và đặc biệt trong công trình ứng dụng mà họ sử dụng.
Ví dụ 2.2. Nếu y  x 2 , từ định lý 2.2, ta có khi x  0 :
y
 2 x  x  2 x  dx  2 x
x
trong đó ta không quan tâm đến dx vì nó khá bé. Điều này đưa đến một kết quả nổi tiếng:
dy d 2
 (x )  2x
dx dx
Do đó, tại x  1 ta thu được độ dốc
dy
 f '(1)  2
dx
Tổng quát, đạo hàm được định nghĩa như sau:
dy
Định nghĩa 2.3. Đạo hàm của hàm số y  f ( x ) , được ký hiệu bởi f '( x ) hay , là giới
dx
hạn của độ dốc khi x  0 hay:
y f ( x  x )  f ( x )
lim  lim
x  0 x x  0 x
Một mô tả sự khác nhau giữa độ dốc và đạo hàm được cho bởi đồ thị dưới đây:

4
Định lý 2.4. Cho f ( x)  x n , khi đó:

f '( x)  nx n 1
Ví dụ 2.3. Cho hàm số f ( x)  x 7 . Khi đó ta có
df
f ' ( x)   7 x 7 1  7 x 6
dx
2.1.3. Việc sử dụng từ 'Biên tế' trong kinh tế học
Trong kinh tế học ta thường sử dụng từ biên tế: ví dụ sản lượng biên tế của lao
động, tiện ích biên tế của quả táo, khuynh hướng biên tế của tiêu thụ,...
Ý nghĩa nguồn gốc của từ “biên tế”, chẳng hạn sản lượng biên tế của lao động là
ảnh hưởng của việc thêm một đơn vị vào lượng lao động L đối với sản lượng đầu ra Q .
Giải thích điều này trong toán học như sau: nếu ta viết hàm sản xuất là Q  f ( L) thì sản
lượng biên tế của lao động là
Q f ( L  1)  f ( L )
MPL  
L 1
trong đó L  1 và Q  f ( L  1)  f ( L) .
Q
Do đó, sản lượng biên tế của lao động chính là độ dốc: khi L  1 .
L
Trong kinh tế học cao cấp, người ta muốn có các công cụ của phép toán vi tích
phân để tùy ý sử dụng. Với lý do này, sử dụng đạo hàm sẽ tiện lợi hơn nhiều so với độ
5
Q
dốc để đo sản lượng biên tế của lao động. Bởi thế thay vì đặt L  1 và sử dụng , ta
L
dQ
cho L  0 và sử dụng đạo hàm  f '( L ) .
dL
Khi đó, việc tinh lọc khái niệm biên tế này được mở rộng cho tất cả các khái niệm
biên tế ngày nay.
Định nghĩa 2.5. Trong kinh tế học khi ta nói đến các khái niệm biên tế, ta hiểu là đạo
hàm.
Ví dụ 2.4. Cho hàm sản xuất Cobb-Douglas:
1
Q  f ( L)  L 2

Sản lượng biên tế của lao động là đạo hàm của f(L) hay
1  12
MPL ( L)  f '( L)  L
2
Ví dụ 2.5. Cho hàm tiện ích của các quả táo:
2
U (Q)  Q 3

Tiện ích biên tế của các quả táo là


1
2 
MU (Q)  U '(Q)  Q 3
3
Ví dụ 2.6. Sản lượng hàng ngày của một nhà máy là
1
Q ( L )  60000 L3 (đơn vị sản phẩm)
trong đó L là số giờ lao động. Hiện tại nhà máy có 1000 giờ lao động mỗi ngày. Sử dụng
đạo hàm ước tính số sản phẩm giảm xuống nếu nhà máy giảm số giờ lao động xuống còn
940 giờ mỗi ngày.
Giải
2

Ta có Q ( L )  20000 L  Q ' (1000)  200
' 3

Khi số giờ lao động giảm từ 1000 giờ xuống 940 giờ, nghĩa là L  60

6
Suy ra Q  Q ' ( L ).L  200 * ( 60)  12000 hay nhà máy sẽ giảm 12000 đơn vị sản
phẩm.
2.1.4. Độ co dãn
Thường thì các nhà kinh tế làm việc với độ co dãn nhiều hơn là với đạo hàm. Bài
toán với các đạo hàm là bài toán mà chúng phụ thuộc vào các đơn vị mà x và y đo được.
Ví dụ giả sử ta có đường cong cầu
Q  100  3P$
dQ
trong đó giá P$ được tính bằng dollars và đạo hàm là  3 .
dL
Nếu ta quyết định tính giá bằng cents, ta có
3 c
P$ = P c /100 và Q  100  P
100
dQ 3
Khi đó  .
dP 100
dQ 3
Vậy sự thay đổi về đơn vị làm cho đạo hàm thay đổi từ 3 đến  .
dL 100
Độ co dãn sẽ tránh được vấn đề này bằng cách làm việc với sự thay đổi về tỷ lệ
y
phần trăm. Trong khi độ dốc là sự thay đổi của y chia cho sự thay đổi của x hay , độ
x
y
co dãn  là sự thay đổi về phần trăm của y : 100% chia cho sự thay đổi về phần
y
x
trăm của x:  100% hay
x
y
 100%
y y x
 
x
 100% x y
x
y x
Chú ý rằng độ co dãn  bằng độ dốc nhân với . Đây được gọi là “độ co
x y

dãn cung” và được sử dụng trong kinh tế học sơ cấp.

7
dy
Trong kinh tế học cao cấp, ta cho x  0 và sử dụng đạo hàm trong độ co dãn:
dx
y
thay vì độ dốc: . Điều này dẫn đến khái niệm độ co dãn điểm hay đơn giản là độ co
x
dãn.
Định nghĩa 2.6.
Độ co dãn của hàm số y  f ( x) tại x , được ký hiệu bởi  ( x) , là
dy x x
 ( x)   f '( x)
dx y f ( x)

Chú thích:
 Trong kinh tế học thường x  0 và y  0 . Điều này có nghĩa là đạo hàm f '( x) và
độ co dãn  ( x) luôn có cùng dấu. Do đó, nếu độ co dãn của cầu là âm, điều này
tương đương với cách nói rằng đường cong cầu có độ nghiêng xuống.
 Nếu  ( x)  2 thì khi x tăng 1% dẫn đến y giảm 2% . Nếu  ( x)  3 thì khi x tăng
1% dẫn đến y tăng 3%.
 Độ co dãn có thể được tính đối với bất kỳ hàm số y  f ( x) nào chứ không chỉ
riêng đối với các đường cong cầu.
 Nếu  ( x)  1 thì ta nói hàm f co giãn không đáng kể tại x (hàm số có phản ứng

chậm với sự thay đổi của biến số).


 Nếu  ( x)  1 thì ta nói hàm f co giãn đáng kể tại x (hàm số có phản ứng nhanh với

sự thay đổi của biến số).


 Nếu  ( x)  1 thì ta nói hàm f đẳng co tại x.

Ví dụ 2.7. Xét hàm y  4  2 x


Ta có độ co giãn là
dy x x
 .  2.
dx y y

Để thu được độ co dãn như một hàm số của x, ta thay y bằng 4  2x như sau:

8
x x
 ( x )  2  2
y 4  2x
1
Do đó, tại x  , ta có
2
 1   2 x  1
   
  
2 4  2x | x  1 3
2

1 1
Ý nghĩa: Tại mức x  y  4  2 *  3 , nếu tăng x thêm 1% (nghĩa là
2 2
1 1
x  0, 01*  0,505 ) thì dẫn đến y sẽ giảm 0.33% (nghĩa là
2 2
y  3  0, 0033* 3  2, 9901 ).
Chú ý rằng trong khi đạo hàm bằng -2 với mọi x, độ co dãn giảm khi x tăng như
được chỉ ra bằng đồ thị dưới đây:

Ví dụ 2.8. Xét hàm y  x  5


2

Ta có độ co giãn là
dy x x 2 x2
  .  2 x. 
dx y y y

Để thu được độ co dãn như một hàm số của x , ta thay y bằng x2  5 :

9
x 2x2
 ( x)  2 x  
x 2  5 x2  5
Ví dụ 2.9. Giả sử hàm cầu của một loại hàng hóa được cho như sau
Qd  600  3P
Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại các mức giá P = 50, P = 100 và P= 150 và phát
biểu ý nghĩa của kết quả thu được.
Ta có hệ số co giãn của cầu theo giá là
dQ P P 3P
 .  3.  
dP Q Q 600  3P
1
+ Tại P = 50:    , điều này có nghĩa là nếu giá tăng 1% thì lượng cầu sẽ giảm 0,33%
3
1
Vì    1 nên lượng cầu co giãn không đáng kể và như thế thì việc tăng giá ở thời
3
điểm này có lợi cho doanh nghiệp.
+ Tại P = 100:   1 , điều này có nghĩa là nếu giá tăng 1% thì lượng cầu cũng giảm 1%.
Như vậy ở mức giá này thì lượng cầu đẳng co.
+ Tại P = 150:   3 , điều này có nghĩa là nếu giá tăng 1% thì lượng cầu sẽ giảm 3%.

Vì   3  1 nên lượng cầu co giãn đáng kể và việc tăng giá có ảnh hưởng lớn đến doanh

nghiệp. Do đó ở thời điểm này doanh nghiệp nên cân nhắc cẩn thận về việc tăng giá hay
không.
2.1.5. Hàm có độ co dãn là hằng số.
Một cách tổng quát độ co dãn  ( x) thay đổi theo x . Ta biết rằng tồn tại một hàm
số dạng
f ( x)  ax  b

trong đó đạo hàm f '( x)  a không thay đổi theo x mặc dù độ co dãn:
x ax
 ( x)  f '( x) 
y ax  b
thay đổi theo x .
10
Với sự quan trọng của các độ co dãn trong kinh tế học, một câu hỏi tự nhiên đặt ra
là liệu có thể tồn tại một dạng hàm mà độ co dãn  ( x) không thay đổi theo x hay không?
Điều này rất hữu ích vì điều đó có nghĩa là đường cong cầu Q  P  sẽ có cùng độ co dãn ở

bất kỳ mức giá nào.


Hàm số có tính chất này có dạng
f ( x)  Axb
Thật ra, ta có một kết quả mạnh hơn:
Định lý 2.7. Hàm số f ( x) có cùng độ co dãn với mọi x nếu và chỉ nếu nó có thể được
viết dưới dạng:
f ( x)  Ax b
Chứng minh:
Từ f ( x)  Axb  f ' ( x)  Abx b1
Suy ra độ co giãn của f(x) bằng
x x Abx b
 ( x)  f ' ( x).  Abxb 1.   b  hằng số.
y y Axb
Chứng minh chiều ngược lại đòi hỏi phải sử dụng đến kiến thức về giải phương trình vi
phân nên chúng ta sẽ không đề cập ở đây.
Ví dụ 2.10.
b
Đường cong cầu Q  1000 P 3 có dạng hàm Ax và do đó độ co dãn của cầu là
 ( P)  3 , là số mũ của P .
Ví dụ 2.11.
Nếu ta thêm vào hằng số 10 vào đường cong cầu trong ví dụ trên như sau:
Q  1000 P 3  10

thì đường cong cầu không có dạng hàm Axb và vì thế không có cùng độ co dãn với mọi
P . Thật vậy

11
3000 P 3 3
 ( P)  
1000 P 3  10 P3
1
100
và do đó sự thay đổi của P làm thay đổi độ co dãn và được minh họa bởi đồ thị dưới
dây:

2.1.6. Tính chất địa phương và tính chất toàn cục


Khi người đi bộ nói rằng: “sau dòng suối là một đường mòn lên dốc”, nghĩa là anh
ta đang nói về một tính chất địa phương của đường mòn, vì phía sau nữa của đường mòn
có thể là xuống dốc. Mặt khác, nếu anh ta nói: 'Hôm nay trời mưa và cả đường mòn đầy
bùn”, nghĩa là anh ta đang thực hiện một phát biểu toàn cục, một phát biểu áp dụng cho
cả đường mòn. Ta có định nghĩa sau:
Định nghĩa 2.8. (Tính chất địa phương)
Ta nói f ( x) có tính chất địa phương tại x0 nếu tồn tại một lân cận xung quanh x0
(có lẽ là rất nhỏ) mà trong đó f ( x) có tính chất đó.
Định nghĩa 2.9. (Tính chất toàn cục)
Ta nói f ( x) có tính chất toàn cục nếu hàm số có tính chất đó với mọi x trong
miền xác định của f ( x) .
Thực hiện một phát biểu toàn cục thì luôn mạnh hơn thực hiện một phát biểu địa
phương.

12
Nếu đường mòn một cách toàn cục đầy bùn thì một cách địa phương nó đầy bùn
sau dòng suối. Tuy nhiên, nếu một cách địa phương nó đầy bùn sau dòng suối thì không
suy ra rằng nó đầy bùn về mặt toàn cục (đầy bùn trên toàn đường mòn).
Định lý 2.10.
Nếu A là phát biểu “ f ( x) có tính chất P một cách toàn cục” và B là phát biểu
“ f ( x) có tính chất P một cách địa phương” thì
A B
nhưng B  A là không đúng.
Một hàm số có thể tăng, giảm một cách địa phương hay toàn cục theo các định
nghĩa sau:
Định nghĩa 2.11. (Tăng địa phương)
Nếu f '( x0 )  0 thì hàm số tăng địa phương (có độ dốc hướng lên) tại x  x0 .
Định nghĩa 2.12. (Tăng toàn cục)
Nếu f '( x)  0 với mọi x trong miền xác định của f ( x) thì hàm số tăng toàn cục
hay còn gọi là hàm số đơn điệu.
Định nghĩa 2.13. (Giảm địa phương)
Nếu f '( x0 )  0 thì hàm số giảm địa phương (có độ dốc hướng xuống) tại x  x0 .
Định nghĩa 2.14. (Giảm toàn cục)
Nếu f '( x)  0 vơi mọi x trong miền xác định của f ( x) thì hàm số giảm toàn cục.
Ví dụ 2.12.
Các đường cong cầu có độ dốc hướng xuống toàn cục, trong khi các đường cong
cung có độ dốc hướng lên toàn cục hay nói một cách khác thì đường cong cầu và đường
cong cung là các hàm đơn điệu.
Ví dụ 2.13. Xét hàm số có đồ thị dưới đây:

13
Ta thấy hàm số này tăng địa phương chẳng hạn tại x0  4 và tổng quát với bất kỳ
x  6 . Nó giảm địa phương tại x0  8 và tổng quát với bất kỳ x  6 .

Vì nó tăng với một số giá trị x và giảm với những giá trị x khác nên nó không tăng
toàn cục hay giảm toàn cục.
Ví dụ 2.14. Xét hàm số có đồ thị dưới đây:

Bạn có thể kiểm tra từ đồ thị là hàm số này tăng địa phương tại x0  1 và tại x0  3 .
Thật ra, nó tăng với mọi x và do đó hàm số này tăng toàn cục hay đơn điệu tăng.
2.1.7. Các công thức tổng, tích và thương của đạo hàm
Có một số công thức để nhớ khi tính các đạo hàm. Ba trong số những công thức
quan trọng hơn là các công thức tổng, tích và thương được đưa ra dưới đây:
Định lý 2.15. (Luật tổng)
14
Nếu h  x   af  x   bg  x  , trong đó a và b là các hằng số thì

h '  x   af '  x   bg '  x 

Định lý 2.16. (Luật tích)


Nếu h  x   f  x  g  x  thì

h '  x   f '  x  g ( x )  f ( x) g '  x 

Định lý 2.17. (Luật thương)


f ( x)
Nếu h  x   thì
g ( x)

g ( x) f '( x)  f ( x) g '( x)
h ' x 
g ( x) 2

Ví dụ 2.15. Cho f  x   3x  4 x
5 3

Áp dụng luật tổng ta có


d 5 d
f ' x  3 ( x )  4 ( x3 )
dx dx
 15 x  12 x
4 2

Ví dụ 2.16. Cho h( x)  x f ( x)
2

Áp dụng luật tích ta có:


h '( x)  2 xf ( x)  x 2 f '( x)
Ví dụ 2.17. Giả sử P(Q) là đường cầu ngược mà một nhà độc quyền đối mặt với
P '(Q)  0 nghĩa là đường cầu ngược có độ dốc hướng xuống.

Tổng doanh thu như một hàm số theo Q lúc đó bằng


R(Q)  P(Q)  Q
Doanh thu biên (tế) lúc đó được xác định bởi:
MR(Q)  R '(Q)
Áp dụng luật tích, ta thu được:

 

MR (Q )  P '(Q )Q  P (Q )
15
Vì P '(Q)  0 và Q  0 nên suy ra:
MR(Q)  P(Q)
nghĩa là đường cong doanh thu biên tế luôn nhỏ hơn giá.
Sự chênh lệch giữa giá và doanh thu biên tế này là lý do tại sao một nhà độc quyền
sản xuất hàng hóa ở mức độ thấp hơn thì về mặt xã hội là tối ưu (một cách chính xác hơn
là tối ưu Pareto).
Tuy nhiên, với một công ty có sức cạnh tranh tốt thì P sẽ không phụ thuộc vào Q
(P là một hằng số).
Vì đạo hàm của hằng số là 0 nên suy ra P '(Q)  0 và như vậy
MR(Q)  P
Ví dụ 2.18. Tính đạo hàm của
f ( x)
h( x ) 
x2
Áp dụng luật thương ta có:
x 2 f '( x )  2 xf ( x )
h '( x) 
( x2 )2
Ví dụ 2.19.
Nếu C(Q) là hàm chi phí của công ty thì chi phí biên tế được cho bởi:
MC (Q)  C '(Q)
trong khi chi phí trung bình là
C (Q )
AC (Q) 
Q

Lấy đạo hàm AC (Q) và áp dụng luật thương, ta thấy


QC '(Q )  C (Q )
AC '(Q ) 
Q2
1 C (Q ) 
  C '(Q)  
Q Q 
MC (Q )  AC (Q )

Q
16
Từ điều này ta nhận thấy
AC '(Q )  0  MC (Q )  AC (Q )
AC '(Q )  0  MC (Q)  AC (Q )

nghĩa là AC '(Q)  0 khi chi phí biên tế vượt quá chi phí trung bình và đường cong chi phí
trung bình giảm và AC '(Q)  0 khi chi phí biên tế nhỏ hơn chi phí trung bình.
Ví dụ 2.20.
Nếu C (Q)  10Q 2  20 thì

10Q 2  20 20
MC (Q )  20Q, AC (Q )   10Q 
Q Q
Ta có
20 10 2 10
AC '(Q)  10  2
 2 (Q  2)  2 (Q  2)(Q  2)
Q Q Q

nghĩa là AC (Q ) giảm với Q  2 và do đó AC  MC , AC (Q ) tăng với Q  2 và do đó

AC  MC . Hơn nữa chi phí biên tế bằng với chi phí trung bình khi Q  2 , đây là điểm
cực tiểu của đường cong chi phí trung bình.
Bạn có thể thấy các mối quan hệ này dưới đây trong đó đường thẳng là MC (Q ) :

2.1.8. Đạo hàm hàm hợp (Luật móc xích)


Chúng ta thường sẽ làm việc với hàm số của một hàm số. Ví dụ xét hàm số:

17
1
h( x ) 
1  x2
1
Ta có thể nghĩ h(x) gồm hai hàm số: hàm số bên ngoài f ( x )  và hàm số bên
x
trong g ( x)  1  x 2 , nghĩa là
1 1
h( x)  f ( g ( x))  
g ( x) 1  x 2
Tổng quát, ta có định nghĩa:
Định nghĩa 2.18. Cho
h( x)  f ( g ( x))

Ta gọi f ( x) là hàm số bên ngoài và g ( x) là hàm số bên trong.


Vào lúc này ta không có công thức để tìm h '( x) . Tuy nhiên, giả sử rằng ta biết
cách để tính đạo hàm của hàm số bên ngoài f ( x) và hàm số bên trong g ( x) . Khi đó,
công thức đạo hàm hàm hợp cho phép ta tính đạo hàm của h( x)  f ( g ( x)) như sau:
Định lý 2.19. Nếu h( x)  f ( g ( x)) thì
h '( x)  f '( g ( x)) g '( x)
Lúc đầu sinh viên thường gặp khó khăn đối với công thức đạo hàm của hàm hợp.
Dần dần điều này trở nên dễ dàng hơn. Công thức đạo hàm của hàm hợp có thể được hiểu
như thuật toán sau đây:
1. Nhận ra hàm bên ngoài f ( x) và hàm bên trong g ( x) . (Nếu bạn không chắc
chắn, hãy kiểm tra bằng cách đặt hàm g ( x) vào bên trong f ( x) như f ( g ( x)) và chắc
chắn bạn nhận được h( x) ).
2. Lấy đạo hàm của hàm bên ngoài: f '( x) .
3. Thay x trong f '( x) ở bước 2 bằng hàm bên trong g ( x) để thu được f '( g ( x)) .
4. Lấy đạo hàm của hàm bên trong: g '( x)
5. Nhân kết quả ở bước 3 với kết quả ở bước 4 để nhận được:
h '( x)  f '( g ( x)) g '( x)
18
Chú thích:
Nhận ra một cách chính xác các hàm bên ngoài và hàm bên trong là vô cùng quan
trọng.
Ví dụ, với
1
f ( x)  ; g ( x)  1  x 2
x
Nếu thay vì f(g(x)) ta lại tính
g ( f ( x))  1  f ( x) 2
2
1
 1  
 x
1
 1 2
x
1
không giống như f ( g ( x))  .
1  x2
1
Ví dụ 2.21. Với h( x)  và theo công thức, ta có:
1  x2
1
1. Hàm bên ngoài là f ( x )  và hàm bên trong là g ( x)  1  x
2

x
1
2. Lấy đạo hàm của hàm bên ngoài, ta được: f '( x )  
x2
3. Đặt hàm bên trong vào trong kết quả ở bước 2, ta được:
1 1
f '( g ( x))   
g ( x) 2
(1  x 2 )2
4. Lấy đạo hàm của hàm bên trong, ta được: g '( x )  2 x .
5. Nhân 3. và 4., ta được:
 1  2x
h '( x )    2 2 
 2x  
 (1  x )  tu buoc 4 (1  x 2 ) 2
 
tu buoc 3

Ví dụ 2.22. Với h ( x )  1  x 4 ta có

19
1

1. Hàm bên ngoài là f ( x)  x  x 2 và hàm bên trong là g ( x )  1  x 4 . Ta kiểm

tra điều này như sau: f ( g ( x))  g ( x)  1  x 4 .

1  12 1
2. Lấy đạo hàm của hàm bên ngoài, ta được: f '( x)  x  .
2 2 x
3. Đặt hàm bên trong vào trong kết quả ở bước 2, ta được:
1
f '( g ( x)) 
2 g ( x)

4. Lấy đạo hàm của hàm bên trong, ta được: g '( x )  4 x 3 .


5. Nhân 3. và 4., ta được:
 1  4 x3 2 x3
h '( x)     4x3  
  x 4 tu buoc 4 2 1  x 4
2 1 1 x4
tu buoc 3

8000
Ví dụ 2.23. Hàm cầu D  p   (đơn vị sản phẩm) cho biết nhu cầu tiêu thụ hằng
p
tháng của một loại sản phẩm khi giá của sản phẩm là p (đơn vị tiền tệ). Sau t tháng tính từ
bây giờ, giá của sản phẩm là p  t   0,04t  15 . Nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm thay đổi
3/2

như thế nào sau 25 tháng?


Giải
Để trả lời câu hỏi của bài toán chúng ta cần tính D  t 
'

Ta có
D  t   D  p(t )   D '(t )  D '  p(t )  . p '(t )
1
8000 3 1 480t 2
 2 . t 2 
 0, 04t 
2
p 50 3
2
 15

Khi t = 25: D '(25)  6 , nghĩa là sau 25 tháng thì nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm 6 (đơn vị sản
phẩm)

20
2.1.9. Hàm số ngược
Cho hàm số y  f ( x ) . Ta thường muốn đảo ngược x và y; do đó ta làm x trở
thành biến phụ thuộc và y trở thành biến độc lập.
Ví dụ ta thường nghĩ về hàm cầu khi có Q , sản lượng, như biến phụ thuộc và P ,
giá cả, như biến độc lập. Do đó, ta viết Q  Q ( P ) . Tuy nhiên, trong vài ứng dụng, sẽ dễ
dàng hơn nếu P là biến phụ thuộc và Q là biến độc lập. Khi đó ta viết P  P (Q ) , gọi là
đường cong cầu ngược.
Ví dụ 2.24.
Gỉả sử ta có hàm số y  f ( x )  6  3 x hay thay đổi ký hiệu:
Q  Q ( P )  6  3P
và do đó ta nghĩ về điều này như đường cong cầu thông thường. Đường cong cầu này
xem đại lượng Q như biến phụ thuộc và giá cả P như biến độc lập.
Giả sử ta muốn thay thế P để có P như biến phụ thuộc hay đường cong cầu
ngược. Bằng cách đặt P ở vế trái như sau
Q  6  3 P  3P  6  Q
1
 P  P(Q )  2  Q
3
Dịch ngược về ký hiệu x, y, đường cong cầu ngược có dạng:
1
y  g ( x)  2  x
3
Bản chất của hàm ngược lúc đó là ta đảo ngược vai trò của biến độc lập x và biến
phụ thuộc y. Vì thế một hàm số và hàm ngược của nó thực ra biểu diễn cùng mối quan hệ
giữa y và x.
Dĩ nhiên để chứng minh một số điều về các hàm ngược ta cần định nghĩa chúng.
Hãy xét đường cong cầu và đường cong cầu ngược theo ký hiệu x, y như sau:
1
f ( x )  6  3 x, g ( x )  2  x
3

21
Giả sử ta đặt g ( x ) vào bên trong f ( x ) . Khi đó, ta thu được một kết quả đáng chú
ý:
 1 
f ( g ( x ))  6  3  2  x   x
 3 
Nếu thay thế ta đặt f ( x ) vào trong g ( x ) , lúc đó ta nhận cùng một kết quả đáng
chú ý:
1
g ( f ( x ))  2   6  3x   x
3
Trong cả hai trường hợp ta đều thu được x. Thực ra đây là cơ sở cho định nghĩa của một
hàm ngược như sau:
Định nghĩa 2.20 (Hàm ngược). Cho hàm số f ( x) . Nếu tồn tại một hàm số khác g ( x)
sao cho
f ( g ( x))  g ( f ( x))  x

thì ta nói g ( x) là một hàm ngược của f ( x) và f ( x) là hàm ngược của g ( x) .


Chú thích:
Nếu ta nghĩ x được giữ bên trong f ( x) thì việc áp dụng hàm ngược g ( x) sẽ phóng
thích x từ f ( x) vì g ( f ( x))  x . Tương tự, f ( x) phóng thích x từ g ( x) vì f ( g ( x))  x .
Thường khi ta cố gắng giải các phương trình, ta muốn làm điều này để lấy x ra
ngoài. Trong trường hợp này các hàm ngược là công cụ mà ta cần.
Ta có định lý sau:
1
Định lý 2.21. Nếu f ( x)  x n với x>0 thì hàm ngược của f(x) là g ( x)  x n .
Chứng minh:
Ta có
n
 1n 
f  g ( x )   g ( x )    x   x
n

 
1 1
g  f ( x)   f ( x) n   x n  n  x

22
1

Ví dụ 2.25. Nếu f ( x)  x 7 với x  0 thì hàm ngược là g ( x)  x 7 .


Giả sử bạn muốn giải phương trình:
f ( x)  x 7  3
đối với x, nghĩa là bạn muốn tìm x thỏa phương trình trên. Bằng cách sử dụng hàm ngược
để giải phóng x , ta thấy
g ( f ( x))  g (3)
1
 x3 7

Không phải mọi hàm số đều có hàm ngược; thật ra chỉ những hàm tăng hay giảm
toàn cục mới có hàm ngược.
Định lý 2.22. (Sự tồn tại của hàm ngược)
Hàm ngược của f ( x ) tồn tại nếu và chỉ nếu f ( x ) là tăng hay giảm toàn cục.
Ví dụ 2.26. Hàm số
f ( x)  ( x  1) 2
không có hàm ngược vì f '( x)  0 với x  1 và f '( x)  0 với x  1 như được minh họa
bởi đồ thị dưới đây:

Vấn đề ở đây là nếu ta xoay đồ thị sao cho x trở thành biến phụ thuộc như sau

23
thì liên kết với mỗi y không phải là một mà là với hai x và vì thế đây không phải là một
hàm thích hợp.
2.1.10. Đạo hàm của hàm ngược
Bây giờ câu hỏi mà chúng ta đưa ra là mối quan hệ giữa các đạo hàm của hai hàm
ngược f ( x) và g ( x) . Ta có định lý sau:
Định lý 2.23. Nếu f ( x) có hàm ngược là g ( x) thì g '( x) được cho bởi
1
g '( x ) 
f '( g ( x ))
Chứng minh:
Vì f(x) có hàm ngược là g(x) nên
f  g ( x)  x
Đạo hàm 2 vế theo x ta được
f '  g ( x)  .g ' ( x )  1
1
 g '( x)   dfcm 
f '( g ( x ))
Chú ý độ dốc của hàm ngược g ( x) là nghịch đảo của độ dốc của hàm ban đầu
(với x được thay bởi g ( x) ).
Ví dụ 2.27.
Ta thấy các đường cong cầu và đường cong cầu ngược được viết theo ký hiệu x, y:

24
1
f ( x )  6  3 x, g ( x )  2  x
3
là các hàm ngược lẫn nhau.
1
Ta có, f '( x)  3 và g '( x)   sao cho hai hàm số có các đạo hàm ngược lẫn
3
nhau.
Ví dụ 2.28.
1

Nếu f ( x)  x thì f '( x)  2 x . Hàm ngược của f ( x) là g ( x)  x và do đó


2 2

1  12
g '( x )  x .
2
Ta cũng có thể tính g '( x) từ f ( x) theo công thức của định lý 2.23 như sau:
1
g '( x) 
f '( g ( x ))
1

2  g ( x)
1 1  12
 1
 x
2
2 x 2

2.1.11. Độ co dãn của hàm ngược


Giả sử f ( x ) có hàm ngược là g ( x ) và các độ co dãn tương ứng là
f '( x ) x g '( x) x
 f ( x)  , g ( x ) 
f ( x) g ( x)
Ta có định lý sau:
Định lý 2.24.
Nếu f ( x) có hàm ngược là g ( x) thì
1
 g ( x) 
 f ( g ( x))
Chứng minh:
Vì f(x) có hàm ngược là g(x) nên
25
f  g ( x)  x
Mặt khác ta có
x
 g ( x)  g ' ( x)
g ( x)
Suy ra
f  g ( x) 
 g ( x)  g ' ( x )
g ( x)
Theo định lý 2.23 ta lại có
1
g '( x) 
f '( g ( x))
Do đó
1 f  g ( x) 
 g ( x) 
f '  g ( x)  g ( x )
1

g ( x)
f '  g ( x) 
f  g ( x)
1
  dfcm 
 f  g ( x) 

Ví dụ 2.29. Xét hàm số f ( x) và hàm ngược của nó g ( x) được cho bởi:


1
f ( x )  x 3 , g ( x)  x 3
Vì cả hai f ( x) và g ( x) có dạng Axb nên độ co dãn của mỗi hàm chính là các số mũ của
x.
1 1
Do đó,  f ( x )  3 và  g ( x)   .
3  f ( x)
Ví dụ 2.30. Giả sử với x > 0, hàm f(x) được xác định bởi
f ( x)  x 2  2 x  1
Chứng minh rằng f(x) có hàm ngược g(x) và tìm hàm g(x).

26
Giải:

f ' ( x)  2 x  2  0, x  0
Suy ra hàm f(x) tăng toàn cục, do đó f(x) có hàm ngược g(x).
Hơn nữa nếu y  g ( x) thì f  g ( x)  x hay

f ( y)  y 2  2 y  1  x
  y  1  x
2

1
 y 1  x 2

1
 g ( x)  y  x  1 2

Ví dụ 2.31.
Giả sử một nhà độc quyền đối mặt với đường cong cầu Q  Q( P) mà có độ co dãn
Q ( P ) và đường cong cầu ngược P  P(Q) có độ co dãn  P (Q) .

Khi đó, từ định lý 2.24, ta có


1
 P (Q) 
Q ( P(Q))
Bây giờ doanh thu đối với nhà độc quyền như một hàm số của Q được cho bởi:
R(Q)  Q  P(Q)
sao cho doanh thu biên tế có từ công thức tích:
MR(Q )  R '(Q )
 P(Q)  Q  P '(Q)
 P '(Q )  Q 
 P(Q) 1  
 P (Q ) 
 P(Q)(1   P (Q))
 1 
 P(Q) 1 
  ( P(Q )) 
 Q 
Vì nhà độc quyền chọn Q trong đó MR  MC và vì MC  0 nên
27
 1 
P (Q)  1   0  Q ( P(Q))  1
  ( P(Q)) 
 Q 
Do đó, nhà độc quyền luôn tác động trên phần co dãn của đường cong cầu.
2.2. Đạo hàm cấp hai
Vì đạo hàm f '( x) cũng là một hàm số nên nó cũng có đạo hàm và được gọi là đạo
hàm cấp hai của f ( x) . Khi đó, ta có định nghĩa:
Định nghĩa 2.25. (Đạo hàm cấp hai)
d2y d
Đạo hàm cấp hai của f ( x) , được ký hiệu bởi f "( x) hay 2
hay ( f '( x )) là
dx dx
đạo hàm cấp một của f '( x) .
Ví dụ 2.32. Xét hàm số
f ( x)  x3  x  f '( x)  3 x 2  1
Đạo hàm cấp hai f "( x) lúc đó là đạo hàm cấp một của đạo hàm cấp một hay:

f '( x )  3x 2  1  f "( x)  6 x
2.2.1. Tính lồi và tính lõm
Trong khi dấu của f '( x) nói cho bạn biết hàm số có độ dốc hướng lên hay hướng
xuống thì dấu của f "( x) sẽ nói cho bạn biết rằng bạn đang đứng trên một ngọn núi hay
trong một thung lũng mà theo thuật ngữ toán học khi nào hàm số là lõm hay lồi.
Ta có các định nghĩa sau:
Định nghĩa 2.26. (Tính lõm địa phương)
Hàm số f ( x) là lõm địa phương tại x0 nếu và chỉ nếu f "( x0 )  0 .
Định nghĩa 2.27 (Tính lõm toàn cục)
Hàm số f ( x) là lõm toàn cục nếu và chỉ nếu f "( x)  0 với mọi x thuộc miền xác
định của f ( x) .
Định nghĩa 2.28. (Tính lồi địa phương)
Hàm số f ( x) là lồi địa phương tại x0 nếu và chỉ nếu f "( x0 )  0 .

28
Định nghĩa 2.29. (Tính lồi toàn cục)
Hàm số f ( x) là lồi toàn cục nếu và chỉ nếu f "( x)  0 với mọi x thuộc miền xác
định của f ( x) .
Tính lõm và tính lồi là các khái niệm cơ bản mà chúng ta sẽ áp dụng rất thường
xuyên. Sẽ rất chán nếu ta luôn phải hạn chế tính lõm và tính lồi với các khái niệm 'địa
phương' hay 'toàn cục'. Vì lý do này ta sẽ chấp nhận qui ước sau đây:
Qui ước:
Khi ta nói một hàm số là lõm mà không nói 'toàn cục' hay 'địa phương', ta hiểu
hàm số là lõm toàn cục. Tương tự, nếu ta nói một hàm số là lồi mà không nói 'toàn cục'
hay 'địa phương', ta hiểu hàm số là lồi toàn cục.
Ví dụ 2.33. Xét hàm số

f ( x)  x3  x
+ Tại x0  1 , ta có
f '(1)  2  0, f "(1)  6  0

và vì thế tại x0  1, f ( x) là tăng địa phương (hay có độ dốc hướng lên) và lõm địa
phương.

+ Tại x0  1 , ta có
f '(1)  2  0, f "(1)  6  0

và vì thế tại x0  1, f ( x) là tăng địa phương và lồi địa phương.

Tổng quát hơn vì f " ( x)  6 x nên suy ra f "( x)  0 với x  0 và do đó f ( x) là lõm


địa phương với x  0 . Tương tự, với x  0, f "( x)  0 và do đó f ( x) là lồi địa phương.
Ví dụ 2.34. Xét hàm số
1
f ( x)   x 1 với x > 0
x
Ta có

29
1
f '( x)   x 2    0, x
x2
Do đó, f ( x) là giảm toàn cục.
Hơn nữa,
2
f "( x)  2 x 3   0, x
x3
Do đó f ( x) là lồi toàn cục.
Các tính chất này của f ( x) được minh họa bằng đồ thị dưới đây:

Ví dụ 2.35. Cho hàm số


1
f ( x)     x 1 với x  0
x
Ta có
1
f '( x)  x 2   0, x
x2
Do đó, f ( x) là tăng hay đơn điệu (toàn cục).
Hơn nữa,
2
f "( x)  2 x 3    0, x
x3
Do đó, f ( x) là lõm toàn cục.
Điều này được minh họa bằng đồ thị dưới đây:

30
2.2.2. Kinh tế học và 'Sự giảm biên'
Trong kinh tế học, chúng ta thường nghe cụm từ 'sự giảm biên (tế)'. Nhắc lại rằng
biên tế là đạo hàm f '( x) . Vì thế nếu biên tế là giảm, đạo hàm cấp một của f '( x) hay
f "( x) phải âm hay

d
f ''( x)  ( f '( x))  0
dx
Do đó, phát biểu rằng biên tế là giảm tương đương với phát biểu rằng f "( x)  0
hay hàm số là lõm.
Ví dụ 2.36. Cho hàm sản xuất Cobb-Douglas:

Q  f ( L)  L
được vẽ như đồ thị dưới đây

Sản lượng biên của lao động là:


31
1
MPL ( L)  f '( L) 
2 L
là dương, giảm khi L tăng và được vẽ như đồ thị dưới đây:

Hơn nữa ta có
1
MP 'L ( L)  f "( L )  0
4( L )3
Vì thế sự giảm biên của lao động tương đương với hàm sản xuất là lõm.
2.3. Cực đại hoá và Cực tiểu hoá
2.3.1 Điều kiện bậc nhất
Nền tảng của các suy nghĩ trong kinh tế đó là các giả sử sẽ được hợp lý hóa. Nhìn
chung, hành động hợp lý ở đây nghĩa là cực đại hóa hay cực tiểu hóa một cái gì đó. Vì
thế các hộ gia đình chi tiêu hợp lý sẽ cực đại hóa lợi ích tiêu dùng và các công ty kinh
doanh hợp lý sẽ cực đại hóa lợi nhuận. Cả hai trường hợp trên đều đảm bảo phải cực tiểu
hóa chi phí.
Một cực đại (hay cực tiểu) được tìm thấy trên đỉnh của một ngọn núi (hay đáy của
một thung lũng) tại điểm mà núi (thung lũng) là phẳng. Nếu nó không phẳng thì bạn có
thể luôn đi lên cao hơn (xuống thấp hơn) một ít bằng cách di chuyển lên dốc hay xuống
dốc.
Trực giác này dẫn đến các điều kiện về đạo hàm cấp một đối với cực đại hay cực
tiểu:

32
Định lý 2.30. (Điều kiện về đạo hàm cấp một đối với cực đại)
Nếu f ( x ) đạt cực đại tại x  x  thì f '( x )  0 .
Định lý 2.31. (Điều kiện về đạo hàm cấp một đối với cực tiểu)
Nếu f ( x ) đạt cực tiểu tại x  x  thì f'( x )=0 .
Chú thích: Tính toán các điều kiện về đạo hàm cấp một là một trong những kỹ năng cơ
bản nhất mà một nhà kinh tế phải có.
Ví dụ 2.37. Xét hàm số
f ( x)  x3  x
Tính đạo hàm của f ( x ) ta có

f '( x)  3x 2  1
 f '( x )  3( x ) 2  1  0
1
 ( x )2 
3
1 1
 x1  và x2  
3 3
2.3.2 Điều kiện bậc hai
Điều kiện về đạo hàm cấp một đối với cực đại và cực tiểu là giống nhau và vì thế
từ: f '( x )  0 ta không có cách nào nhận biết khi nào x là một cực đại hay một cực tiểu.
Khi đó, đạo hàm cấp hai f "( x ) và các điều kiện về đạo hàm cấp hai trở nên hữu
ích. Nguyên lý cơ bản là các ngọn núi (các hàm lõm với f "( x)  0 ) sẽ có các đỉnh hay
các cực đại và các thung lũng (các hàm lồi với f "( x)  0 ) sẽ có các đáy hay các cực tiểu.
Tạm thời ta sẽ chỉ nói về các cực đại địa phương hay các cực tiểu địa phương.
+ Nếu x thỏa mãn các điều kiện về đạo hàm cấp một: f '( x )  0 và tại x hàm số
có dạng ngọn núi địa phương (locally mountain-like) thì x phải là một cực đại địa
phương.
+ Nếu tại x hàm số có dạng thung lũng địa phương (locally valley-like) thì x
phải là một cực tiểu địa phương.

33
Định lý 2.32.
Nếu f'( x )=0 và f"( x )<0 (nghĩa là f(x) lõm địa phương hay giống ngọn núi
tại x ) thì x là một cực đại địa phương.
Định lý 2.33.
Nếu f'( x )=0 và f"( x )>0 (nghĩa là f ( x ) lồi địa phương hay giống thung lũng tại
x  ) thì x  là một cực tiểu địa phương.
Ví dụ 2.38. Với hàm số
f ( x)  x3  x
1 1
các nghiệm đối với các điều kiện về đạo hàm cấp một là: x1  và x2   .
3 3
Tính f "( x ) ta có:

f '( x)  3 x 2  1  f "( x)  6 x

 1
+ Xét x1  , ta thấy
3
 1  1
f   6  3, 4641  0
 3 3

nghĩa là f ( x ) lồi địa phương tại x1 và do đó từ các điều kiện về đạo hàm cấp hai

1
x1  là một cực tiểu địa phương.
3
 1
+ Xét x2   , ta thấy
3
 1  1
f    6  3, 4641  0
 3 3

nghĩa là f ( x ) lõm địa phương tại x2 và do đó từ các điều kiện về đạo hàm cấp hai

1
x2   là một cực đại địa phương.
3

34
2.3.3. Điều kiện đủ đối với cực đại hay cực tiểu toàn cục
Trong kinh tế học ta thường chỉ quan tâm đến cực đại toàn cục hay cực tiểu toàn
cục. Một công ty cực đại hóa lợi nhuận sẽ không chọn một cực đại lợi nhuận địa phương
nếu nó không phải là một cực đại toàn cục.
Nếu x thỏa các điều kiện về đạo hàm cấp một và đạo hàm cấp hai thì ta có thể
nói x là một cực đại địa phương hay một cực tiểu địa phương. Ta không biết được liệu
đó có phải là một cực đại toàn cục hay tại một cực tiểu toàn cục hay không.
Nếu hàm số f ( x) là lõm toàn cục thì nó giống như một ngọn núi khắp nơi. Bây
giờ nếu bạn tìm được một điểm “bằng phẳng” trên ngọn núi này, nó phải là một cực đại
toàn cục. Không thể có điểm cao hơn trên ngọn núi này.
Tương tự, nếu hàm số f ( x) là lồi toàn cục thì nó giống như thung lũng khắp nơi.
Và nếu bạn tìm một điểm “bằng phẳng” trên thung lũng này, nó phải là một cực tiểu toàn
cục. Không thể có điểm thấp hơn ở thung lũng này.
Do đó, tính lõm hay tính lồi địa phương bảo đảm rằng nếu f '( x )  0 thì x là một
cực đại hay cực tiểu địa phương. Mặt khác, tính lõm hay tính lồi toàn cục bảo đảm rằng
x  là một cực đại hay cực tiểu toàn cục.
Định lý 2.34.
Nếu hàm số f ( x ) là lõm toàn cục sao cho f"(x)<0 với mọi x và x thỏa các điều
kiện về đạo hàm cấp một: f'( x )=0 thì x là một cực đại toàn cục duy nhất.
Định lý 2.35.
Nếu hàm số f ( x ) là lồi toàn cục sao cho f"(x)>0 với mọi x và x thỏa các điều
kiện về đạo hàm cấp một: f'( x )=0 thì x là một cực tiểu toàn cục duy nhất.
Chú thích: Đây chỉ là điều kiện đủ để x là một cực đại (cực tiểu) toàn cục, nó không
phải là điều kiện cần đối với một cực đại (cực tiểu) toàn cục. Thật vậy, chúng ta sẽ thấy
có những hàm số không có tính chất lồi (hay lõm) toàn cục nhưng chúng vẫn có một cực
đại (hay cực tiểu) duy nhất.
Ví dụ 2.39. Hàm số

35
f ( x)  x3  x
thực ra không có cực đại hay cực tiểu toàn cục vì f ( x )   khi x   và được chỉ ra
bằng đồ thị dưới đây:

Tuy nhiên, nếu ta hạn chế miền xác định là x  0 thì

Vì x  0 nên
f "( x )  6 x  0
và vì thế hàm số là lồi toàn cục.
1
Ta thấy có hai lời giải đối với các điều kiện về đạo hàm cấp một: x1  và
3
1
x2   .
3

36
1
Vì x2  0 nên nó không nằm trong miền xác định của f ( x ) , tức là x1  là cực
3
tiểu toàn cục duy nhất.
Ví dụ 2.40. Hàm số
1
f ( x)  x  x
2

với miền xác định x  0 và được vẽ bằng đồ thị dưới đây:


 ' 1  12 1
 f ( x)  x  1  0  x 
*

2 4
 3
 f "( x )   1 x  2  0, x
 4
1
nên f ( x) là lõm toàn cục và x  là cực đại toàn cục duy nhất.
4
Ví dụ 2.41. Xét hàm số
1 3
f ( x)  x  x , x  0
2 2

a) Chứng minh f(x) lõm toàn cục.


b) Hàm f(x) có tăng hay giảm toàn cục không?
c) Tìm cực đại toàn cục của f(x).
Giải:

37
a) Ta có
1  12 3 12
f ( x)  x  x
'

2 2
1  3 3 1
 f '' ( x)   x 2  x 2  0, x
4 4
Suy ra f(x) lõm toàn cục.
1 1
b) Vì f ' ( x)  0 khi x  và f ' ( x)  0 khi x  nên f(x) không tăng hay giảm toàn
3 3
cục.
c) Từ điều kiện bậc 1
1  12 3 12
f ( x)  x  x  0
'

2 2
1 3
  x
2 x 2
1
 x* 
3
1
và điều kiện bậc 2 (f(x) lõm toàn cục) ta dễ dàng thấy được x*  chính là cực đại
3
toàn cục của hàm f(x).
Ví dụ 2.42. Xét hàm số
1
f ( x )  x  x, x  0
2

a) Tính f ' ( x) và chứng minh f(x) lõm toàn cục.


b) Tìm cực đại toàn cục x* của f(x).

c) Đặt h( x)  g  
x  x , trong đó g(x) là hàm tăng đơn điệu (tăng toàn cục). Tìm giá

trị x* sao cho h(x) có thể đạt cực đại.


Giải:
a) Ta có

38
1  12
f ' ( x) 
x 1
2
1  32
 f ( x)   x  0, x
''

4
Suy ra f(x) lõm toàn cục.
b) Từ điều kiện bậc 1
1  12
f ' ( x) 
x 1  0
2
1 1
  2  x* 
x 4
1
và điều kiện bậc 2 (f(x) lõm toàn cục) ta dễ dàng thấy được x*  chính là cực đại
4
toàn cục của hàm f(x).
c) Từ giả thiết

h( x )  g  xx 
 h' ( x)  g '  
 1
x  x .

 1  0
2 x 


1
2 x
 1  0 (vì g(x) tăng đơn điệu nên g '  
x  x  0, x )

1 1
  2  x* 
x 4
1
Vậy h(x) có thể đạt cực đại tại x*  , trùng với kết quả của hàm f(x) ở trên.
4
2.3.4. Cực đại hóa lợi nhuận
Xét bài toán một công ty cực đại hóa lợi nhuận theo mục tiêu ngắn hạn. Chúng ta
sẽ nhìn bài toán này từ các mức độ khác nhau, bắt đầu từ trường hợp đơn giản rồi tăng
mức độ dần lên. Thường trong các sách giáo khoa người ta xem xét trường hợp tổng quát
nhất trước rồi sau đó xem xét đến các ví dụ cụ thể.
Kiến thức thực tiễn thường không phát triển theo cách này, thật ra thì các ý tưởng
sẽ bắt đầu với các trường hợp cụ thể rồi từ đó nhà nghiên cứu phát triển thành một sự
39
hiểu biết hay một kiến thức nào đó. Từ đó, ông ta hay bà ta cố gắng để tổng quát hóa các
kết quả thu được.
Ví dụ 2.43.
Xét trường hợp ít tổng quát nhất của công ty với hàm sản xuất Cobb-Douglas
trong đó:
1
Q  f ( L)  L2
Lợi nhuận đối với công ty là:
 ( L )  Pf ( L)  WL
1
 PL2  WL
trong đó P là giá mà công ty nhận được và W là lương danh nghĩa.
Lấy đạo hàm theo L ta nhận thấy rằng
1  12
 '( L)  PL  W
2
sao cho đặt dấu  vào L và cho đạo hàm bằng 0 thì thu được điều kiện về đạo hàm cấp
một đối với cực đại hoá lợi nhuận:
1  12
PL  W  0
2
W
Nếu ta định nghĩa w  là lương thực sự thì suy ra:
L

1   12 1
( L )  w  L  w2
2 4
Điều này cho cực đại hoá lợi nhuận L là một hàm số thực theo giá của lao động
w (lương thực sự) và vì thế nó chính là đường cong cầu lao động của công ty.
Vì L có dạng hàm số Axb nên độ co dãn của hàm cầu là số mũ 2 .

40
Hơn nữa, L là một cực đại toàn cục vì:
3
1 
 "( L)   PL 2  0
4
và do đó  ( L) là lõm toàn cục.
2 1
Nếu P  4 và W  2 thì w   và công ty sẽ sử dụng
4 2
1 2 1 1
L  w   1 (một công nhân)
4 4  1 2
 
2
Nếu có sự lạm phát 100% sao cho P và W nhân đôi thành P  8 và W  4 thì
1
lương thực sự vẫn giống như w  và vì thế L vẫn là L  1 . Điều này phản ánh một
2
thực tế rằng: một công ty thông minh chỉ quan tâm đến lương thực sự khi sử dụng người.
Đường cong cung của công ty được tìm thấy bằng cách thay thế số lao động tối ưu
1 2 1
L  w vào trong hàm sản xuất: Q  f ( L)  L2 sao cho:
4

41
1
1 2
Q   w2 

4 
1
 w 1
2
1
1 W 
  
2 P 
1
 p
2
P
trong đó p  là giá thực sự của hàng hoá Q .
W

dQ 1
Do đó,   0 và đường cong cung có độ dốc hướng lên trên. Chú ý rằng
dp 2

đường cong cung có dạng Axb và vì thế độ co dãn của cung là số mũ 1.


Ví dụ 2.44.
Một công ty cạnh tranh hoàn hảo đối mặt với giá bán sản phẩm là P và mức lương
danh nghĩa là W. Hàm sản xuất ngắn hạn liên quan đến sản lượng Q và lượng lao động L
như sau:
1
Q  f ( L)  9 L 3

a) Tìm sản lượng biên theo lao động và chứng minh hàm sản xuất trên giảm biên
theo lao động.
b) Từ hàm sản xuất, biểu diễn L như một hàm theo Q rồi tìm hàm chi phí C  Q  của

doanh nghiệp khi lao động là yếu tố tác động duy nhất vào quá trình sản xuất. Từ
đó chứng minh rằng chi phí biên MC  Q  dương và hàm chi phí là lồi toàn cục

c) Tìm hàm lợi nhuận   L  và chứng minh rằng   L  lõm toàn cục.

d) Tìm đường cong cầu lao động và tính độ co giãn của đường cong cầu này.
Giải
a) Sản lượng biên theo lao động là

42
2

MPL  L   f  L   3L ' 3


5

MPL'  L   f ''  L   2 L 3  0, L  0

nên hàm sản xuất giảm biên theo lao động.


b) Ta có
1
Q  f ( L)  9 L 3

1 3
1 1
 L  Q  L  Q     Q3
3
9 9
Suy ra hàm chi phí có dạng
3
1
C  Q   WL  W   Q3
9
Và chi phí biên
3
1
MC  Q   C  Q   3W   Q 2  0
'

9

3
1
MC  Q   C  Q   6W   Q  0, Q
' ''

9
nên hàm chi phí C  Q  lồi toàn cục.

c) Hàm lợi nhuận có dạng


 1

  L   PQ  WL  P  9L3   WL
 
Ta có
2

 '  L   3PL 3  W
5

   L   2PL  0, L
'' 3

Suy ra hàm lợi nhuận   L  lõm toàn cục.

43
d) Từ điều kiện bậc nhất
2

 '  L   3PL 3  W  0
2
 1W 1 W
L  3
 w , trong đó w  là mức lương thực sự.
3P 3 P
3

1  2
 L   w
*
chính là đường cong cầu lao động của doanh
3 
nghiệp.
3
Vì đường cong cầu có dạng y  Ax nên độ co giãn của nó chính là   
b

2
1

Ví dụ 2.45. Một nhà độc quyền đối mặt với hàm cầu ngược P(Q)  2Q 4
và hàm chi phí
C (Q)  5Q3  10 .
a) Xác định hàm doanh thu biên, chi phí biên và chi phí trung bình.
b) Xác định Q*, là mức sản xuất để lợi nhuận cực đại và giá P * tương ứng với mức
sản xuất đó.
Giải
a) Hàm doanh thu và doanh thu biên có dạng
3
R(Q)  P(Q).Q  2Q 4

3  14
 MR(Q)  R (Q)  Q
'

2
Hàm chi phí biên và chi phí trung bình có dạng
MC (Q)  C ' (Q)  15Q2
C (Q) 5Q3  10 10
AC (Q)    5Q2 
Q Q Q
b) Hàm lợi nhuận

44
 (Q)  R(Q)  C (Q)
  ' (Q)  MR(Q)  MC (Q)
3 *  14
 Q   15  Q* 
2
  ' (Q)  0  MR(Q)  MC (Q) 
2
4
 1 9
 Q     0.36
*

 10 
1
 P  2 Q
*

* 4
 2.5831

3 5
Hơn nữa,  '' (Q)  MR' (Q)  MC ' (Q)   Q 4  30Q  0, Q nên hàm  (Q) lõm toàn cục
8
(dạng núi). Do đó Q*  0.36; P*  2.5831 là mức sản xuất và mức giá bán tương ứng để
đạt lợi nhuận cực đại.
Ví dụ 2.46. Gọi Q là lượng dự trữ của một mặt hàng nào đó trong siêu thị và chi phí để
lưu trữ là
4860
C (Q)   15Q  750000
Q
Xác định lượng hàng để mức chi phí lưu trữ nhỏ nhất
Giải
4860
Ta có C '(Q)    15
Q2
4860
C '(Q)  0    15  0
Q2
 Q  18
9720
Hơn nữa C ''(Q)   0, Q nên hàm C (Q) lồi toàn cục (dạng thung lũng). Do đó
Q3
Q  18 là lượng hàng để chi phí lưu trữ nhỏ nhất.
Nếu việc tính toán đạo hàm cấp hai phức tạp thì người ta có thể lập bảng xét dấu
đạo hàm cấp một để xác định cực đại hay cực tiểu như sau

45
Q 0 18 +∞
C’(Q) 0
C(Q) +∞ +∞
750540

Như vậy, chi phí nhỏ nhất ở mức Q = 18.


2.4. Kinh tế lượng
Kinh tế lượng là chiếc cầu nối giữa lý thuyết và đời sống thực tiễn. –James
Ramsey
2.4.1 Ước lượng bình phương bé nhất
 Ước lượng hằng số: 
Xét mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản:
Yi    ei , i  1, 2,..., n

trong đó ei là các nhiễu ngẫu nhiên.


Nếu không phải vì các nhiễu ngẫu nhiên này thì mỗi Yi sẽ đồng nhất với: Yi   .
Tuy nhiên, vì dữ liệu bị nhiễu nên ta không nhận được trực tiếp  mà chỉ quan sát một

mẫu của các Yi . Bài toán của chúng ta là tìm  .


 , là ước lượng bình phương bé nhất của  , tức là phải cực
Gợi ý của chúng ta là 
tiểu hàm tổng bình phương sau đây
n
S (  )   (Yi   ) 2
i 1

 (Y1   ) 2  (Y2   ) 2  ...  (Yn   ) 2


 là x . Hàm số S ( ) thật ra là một hàm bậc hai.
ở đây  đóng vai trò của biến x và 
Dùng công thức đạo hàm hàm tổng và đạo hàm hàm hợp để lấy đạo hàm S ( ) , ta
có:

46
S '(  )  2(Y1   )2  2(Y2   )2  ...  2(Yn   ) 2
 2(Y1  Y2  ...  Yn  n )
Suy ra, các điều kiện về đạo hàm cấp một sẽ là
 )  0  (Y  Y  ...  Y  n 
S '(  )
1 2 n

 n   Y  Y  ...  Y
1 2 n

  Y1  Y2  ...  Yn  Y

n
Do đó, gợi ý tốt nhất cho chúng ta của  là trung bình mẫu của các Yi .
Ta thấy S ( ) là lồi toàn cục vì:
S '(  )  2
 2  ...  2
n times

 2n  0
 thật ra là một cực tiểu toàn cục của S ( ) .
và do đó 
Ví dụ 2.47. Giả sử ta có dữ liệu về sự tiêu dùng của n  4 gia đình như sau
i: 1 2 3 4
Yi  72 58 63 55
Ở đây mỗi gia đình tiêu dùng các số lượng khác nhau so với  do nhiễu ei (ví dụ các hoá
đơn về nha khoa bất ngờ).
 ta xây dựng tổng của các hàm bình phương:
Để tìm 

S (  )  (72   ) 2  (58   ) 2  (63   ) 2  (55   ) 2


được vẽ bằng đồ thị dưới đây:

47
Như được minh hoạ bằng đồ thị, cực tiểu của S ( ) xảy ra tại trung bình mẫu
1
  Y  (72  58  63  55)  62

4
 Hồi quy tuyến tính
Giả sử Yi thay đổi một cách hệ thống theo biến khác, được gọi là biến hồi quy độc
lập Xi như sau:
Yi  X i   ei , i  1, 2,..., n

Ví dụ nếu Yi là sự chi tiêu của gia đình thứ i thì Xi có thể là thu nhập của họ sao
cho β sẽ là khuynh hướng biên tế của chi tiêu vì
dYi

dX i
Ta lại không thể trực tiếp quan sát β từ dữ liệu bởi vì dữ liệu bị lỗi do nhiễu ngẫu
nhiên ei .Thay vào đó ta đánh giá β từ tập hợp của n quan sát trên Yi và Xi bằng cách sử
dụng ước lượng bình phương bé nhất β để cực tiểu hoá:
n
S (  )   (Yi  X i  )2
i 1

 (Y1  X 1 ) 2  (Y2  X 2  ) 2  ...  (Yn  X n  ) 2

Dùng công thức tổng và công thức đạo hàm hàm hợp để lấy đạo hàm, ta có

48
S '(  )  2 X 1 (Y1  X 1 )  2 X 2 (Y2  X 2  )  ...  2 X n (Yn  X n  )

sao cho các điều kiện về đạo hàm cấp một yêu cầu:
 )  0  2 X (Y  X 
S '(    
1 1 1 )  2 X 2 (Y2  X 2  )  ...  2 X n (Yn  X n  )

 X (Y  X   )  X (Y  X   )  ...  X (Y  X  )  0
1 1 1 2 2 2 n n n
2   X Y  X Y  ...  X Y
 ( X  X  ...  X )  2 2
1 2 1 1 2 2N n n

 X 1Y1  X 2Y2  ...  X nYn



X 12  X 22  ...  X N2

S ( ) là lồi toàn cục cũng như X i  0 với ít nhất một i (nghĩa là ít nhất một gia đình có

thu nhập khác 0) vì:


S "(  )  2 X 12  2 X 22  ...  2 X n2  0

Suy ra, ước lượng bình phương bé nhất  là một cực tiểu toàn cục.
Ví dụ 2.48. Giả sử người ta có dữ liệu về sự chi tiêu của n = 4 gia đình theo thu nhập của
họ như sau:
i: 1 2 3 4
Yi  72 58 63 55

Xi  98 80 91 73

sao cho chẳng hạn gia đình 2 có mức chi tiêu 58 và thu nhập là 80. Ta tìm đường tốt nhất
Y   X đi qua dữ liệu được vẽ như đồ thị dưới đây:

49
Tổng các bình phương lúc đó là:
S (  )  (72  98 )2  (58  80  )2  (63  91 ) 2  (55  73 ) 2
và được vẽ như đồ thị dưới đây:

Như được minh hoạ trong đồ thị, cực tiểu của S(β) xảy ra tại:
X 1Y1  X 2Y2  ...  X nYn
 
X 12  X 22  ...  X n2
98  72  80  58  91 63  73  55

982  802  912  732
 0.724
Do đó, xu hướng biên tế của chi tiêu được ước lượng từ tập dữ liệu này là

  0.724 .

50
2.4.2 Hợp lý cực đại
Hợp lý cực đại là một kỹ thuật tổng quát được sử dụng trong kinh tế lượng mà có
thể được áp dụng vào hầu hết các bài toán mà phương pháp hồi quy tuyến tính không áp
dụng được.
Mục tiêu cơ bản là tính toán sự hợp lý L ( ) , trong đó  là một tham số quan tâm.
Ước lượng hợp lý cực đại của  lúc đó là các  để cực đại hoá L ( ) . Về truyền thống

điều này được ký hiệu bởi  và do đó giải quyết điều kiện đạo hàm cấp một:

dL()
0
d
Điều này thường dễ dàng hơn việc cực đại hoá hợp lý theo logarit được định nghĩa
bởi l ( )  ln( L ( )) mà cho cùng kết quả vì ln( x ) là một hàm đơn điệu; nghĩa là:

dL() dl () 1 dL()


0  0
d d L() d

Một khi  được tìm thấy từ điều kiện đạo hàm cấp một, ta thường muốn xây dựng
một khoảng tin cậy mà lúc đó sẽ chỉ ra được độ chính xác nào ta muốn. Về truyền thống
người ta xây dựng khoảng tin cậy 95% đối với ẩn  và có dạng:

  1.96  
trong đó  là phương sai của  .
Công thức này nói rằng  sẽ nằm trong khoảng:

  1.96        1.96  
Để xây dựng khoảng tin cậy của chúng ta, hãy tính  bằng cách sử dụng:

 d 2l () 
1

  
 d 2 
 
Chú ý rằng vì ta đang cực đại hoá hợp lý theo logarit từ điều kiện đạo hàm cấp hai

d 2l ()
 0 nên   0 .
d 2
51
Ví dụ 2.49.
Giả sử một tỉ lệ dân số chưa biết  ủng hộ một chính sách nào đó trong khi 1  
chống lại chính sách này. Bạn quyết định chỉ đạo một cuộc khảo sát n người được chọn
một cách ngẫu nhiên để ước lượng ẩn  .
Giả sử mi  1 nếu người thứ i nói anh ta ủng hộ chính sách và mi  0 nếu người
thứ i nói anh ta không ủng hộ chính sách.
Vì  là xác suất mà mi  1 và 1   là xác suất mà mi  0 , xác suất của mi được
cho bởi:
Pr[mi ]   mi (1   )1 mi
Vì mỗi người được chọn một cách độc lập, hợp lý là tích của các xác suất này:
L( )   m1 (1   )1 m1   m2 (1   )1 m2  ...   mn (1   )1 mn
  m (1   ) n  m
trong đó m là số người trong cuộc khảo sát của bạn ủng hộ chính sách và n  m là số
người trong cuộc khảo sát chống lại chính sách.
Hợp lý theo logarit khi đó là:
l ( )  ln( L ( ))  m ln( )  ( m  n) ln(1   )
Bằng cách sử dụng công thức đạo hàm hàm hợp, ta thấy

dl ( ) m n  m dl () m nm
   0 
d  1 d  1  
m
  
n
Vì thế nếu chẳng hạn m  525 ủng hộ và n  2000 được phỏng vấn thì hợp lý theo
logarit sẽ là:
l ( )  525 ln( )  (2000  525) ln(1   )
và được vẽ bởi đồ thị sau:

52
Như được minh hoạ trong đồ thị, cực đại xảy ra tại:
525
   0.26
2000
Điều này nghĩa là gợi ý tốt nhất về  dựa trên sự thăm dò ý kiến là 26% dân số
ủng hộ chính sách.

Để tính khoảng tin cậy đối với   0.26 ta sử dụng công thức
1
 n  n (1) 

 d 2l ()   (1   )
1
m nm 
    2  
 d 2  
(1   ) 2 
    
n
 
sao cho khoảng tin cậy 95% đối với ẩn  có dạng:

 (1   )
  1.96 
n
Vì thế nếu m  525 vượt quá n  2000 người được thăm dò ý kiến là ủng hộ chính
sách thì:
0.26(1  0.26)

2000
và khoảng tin cậy là:

0.26  (1  0.26)
0.2625  1.96  hay 0.26  0.019 .
2000

53
2.5 Tính chất thứ tự và không thứ tự
2.5.1. Điểm của lớp
Xét một lớp học có bốn sinh viên: John, Mary, Joe, và Sue. Gỉả sử giảng viên cho
điểm A đối với sinh viên có số điểm lớn nhất, điểm B đối với sinh viên có số điểm cao kế
tiếp,…Các điểm số và điểm chữ lúc đó như sau:
John Mary Joe Sue
75B 50D 65C 85A

Bây giờ giả sử giảng viên điều chỉnh điểm bằng cách áp dụng một hàm đơn điệu
g ( x ) (với g '( x )  0 ) cho mỗi điểm. Hàm đơn điệu này có thể là g ( x )  x  3.75 sẽ bảo

đảm rằng điểm trung bình của lớp là 65 và thoả mãn g '( x )  1  0 , hoặc g ( x)  x sao
2

cho:
John Mary Joe Sue
752  5625 B 50 2  2500 D 652  4225 C 852  7225 A

Chú ý rằng các điểm số thay đổi khi g ( x ) được áp dụng (ví dụ điểm của Joe thay
đổi từ 65 đến 4225) nhưng các điểm chữ không thay đổi (ví dụ Joe nhận điểm C trước
khi các điểm được điều chỉnh và anh ta nhận điểm C sau khi các điểm được điều chỉnh).

Hơn nữa, nếu giảng viên sử dụng hàm g ( x)  x ta sẽ thấy rằng:


3

John Mary Joe Sue


753  421875 B 503  125000 D 653  274625 C 853  614125 A

và tất cả các điểm chữ vẫn không thay đổi.


Việc điều chỉnh các điểm chữ với một hàm g ( x ) nào đó được biết như một phép
biến đổi đơn điệu. Các điểm chữ là một ví dụ của những gì được biết như là tính chất thứ
tự, một tính chất sẽ không thay đổi với bất kỳ phép biến đổi đơn điệu nào được áp dụng.

54
Mặt khác, các tính chất không thứ tự là các tính chất sẽ thay đổi khi một phép biến
đổi đơn điệu được áp dụng.
Điều quan trọng là chúng ta hạn chế đối với các phép biến đổi đơn điệu; nghĩa là
ta yêu cầu g '( x)  0 . Để thấy rõ hơn ta giả sử giảng viên sử dụng hàm: g ( x )  x 1 . Khi
đó, ta thu được:
John Mary Joe Sue
751  0.0133 C 503  0.020 A 651  0.0154 B 851  0.0118 D

Bây giờ thì Mary nhận điểm A và Sue nhận điểm D và các điểm chữ đều thay đổi.
Bài toán ở đây là:
1
g '( x)   x 2   0
x2
1
và do đó g ( x)  không phải là một phép biến đổi đơn điệu.
x
2.5.2 Tính chất thứ tụ và không thứ tự của hàm số
Định nghĩa 2.36.
Nếu g ( x) là một hàm đơn điệu (nghĩa là g '( x)  0 với mọi x ) thì việc áp dụng
g ( x) vào f ( x) như g ( f ( x)) được gọi là một phép biến đổi đơn điệu của f ( x) .

Định nghĩa 2.37.


Tính chất thứ tự của hàm số y  f ( x) là tính chất không thay đổi khi bất kỳ phép
biến đổi đơn điệu g ( x) nào được áp dụng vào f ( x) .
Định nghĩa 2.38.
Tính chất không thứ tự của hàm số y  f ( x) là tính chất sẽ thay đổi khi có ít nhất
một phép biến đổi đơn điệu g ( x) được áp dụng vào f ( x) .
Định lý 2.39.
Cực đại toàn cục (cực tiểu toàn cục) x của f ( x) là tính chất thứ tự.

55
Nếu f ( x)  g (h( x)) với g '( x)  0 thì x là một cực đại (cực tiểu) toàn cục của
f ( x) nếu và chỉ nếu x là một cực đại (cực tiểu) toàn cục của h( x) .
Ví dụ 2.50. Xét hàm số
1
f ( x)  x  x 2
2
với 0  x  2 . Bạn có thể dễ dàng chứng tỏ rằng f ( x) có một cực đại toàn cục tại x  1 .

Giả sử ta áp dụng phép biến đổi đơn điệu g ( x)  x lên f ( x) ta có:


2

2
 1 
h( x )  g ( f ( x ))   x  x 2 
 2 

Theo định lý thì cực đại toàn cục là tính chất thứ tự nên x  1 cũng là một cực đại
toàn cục của h( x) . Điều này có thể dễ dàng được thấy từ đồ thị của f ( x) và h( x) dưới
đây:

2.5.3 Tính lõm và tính lồi là các tính chất không thứ tự
Định lý 2.40.
Tính lõm và tính lồi là các tính chất không thứ tự.
Nếu f ( x) là lõm (lồi) thì không suy ra rằng phép biến đổi đơn điệu h( x)  g ( f ( x))
là lõm (lồi).
56
Chứng minh:
1
Ta sẽ chứng minh bằng phản ví dụ như sau: xét hàm f ( x )  x với x  0 .
2

Ta thấy f ( x ) lõm toàn cục vì

1  32
f '' ( x )   x 0
4
Giả sử chọn g ( x )  x với g ( x )  4 x  0 nên g ( x ) là hàm đơn điệu. Khi đó
4 ' 3

4
 12 
h( x )  g  f ( x)   x   x 2
 

Tuy nhiên h ( x )  x lại lồi toàn cục vì h ( x )  2  0 . Như vậy tính lồi (lõm) là tính chất
2 ''

không thứ tự.


2.5.4 Tính tựa lõm và tính tựa lồi
Định nghĩa 2.41. (Tính tựa lõm)
Hàm số f ( x) là tựa lõm nếu và chỉ nếu nó là phép biến đổi đơn điệu của một hàm
lõm, nghĩa là:
f ( x)  g (h( x))

trong đó g '( x)  0 với mọi x và h( x) là lõm toàn cục.


Định nghĩa 2.42. (Tính tựa lồi)
Hàm số f ( x) là tựa lồi nếu và chỉ nếu nó là phép biến đổi đơn điệu của một hàm
lồi, nghĩa là:
f ( x)  g (h( x))

trong đó g '( x)  0 với mọi x và h( x) là lồi toàn cục.


Nếu f ( x) là lồi (lõm) thì nó cũng tựa lồi (tựa lõm) vì ta luôn có thể đặt g ( x)  x
(với g '( x)  1  0 ) và trong trường hợp này f ( x)  h( x) .
Định lý 2.43.
Tất cả các hàm lồi đều tựa lồi nhưng không phải tất cả các hàm tựa lồi đều lồi.
Định lý 2.44.
57
Tất cả các hàm lõm đều tựa lõm nhưng không phải tất cả các hàm tựa lõm đều
lõm.
Định lý 2.45.
Hàm số f ( x) là tựa lõm (tựa lồi) nếu và chỉ nếu tồn tại một phép biến đổi đơn

điệu g ( x) sao cho:

h( x)  g ( f ( x))

là lõm (lồi).
Chú thích: Có hai phương pháp để chứng tỏ rằng hàm số f ( x) là tựa lõm (tựa lồi).
1) Chứng tỏ rằng f ( x) là phép biến đổi đơn điệu của một hàm lõm (lồi).
2) Chứng tỏ rằng một phép biến đổi đơn điệu của f ( x) là hàm lõm (lồi).
Ví dụ 2.51. Xét hàm số
1
f ( x) 
1  x2
Hàm số này không lõm toàn cục vì:
2(3 x 2  1)
f "( x) 
(1  x 2 )3
1
và f "( x)  0 với x  . Tuy nhiên, ta có thể chứng tỏ rằng f ( x) là tựa lõm.
3
Bằng cách sử dụng phương pháp thứ nhất ta có:
f ( x)  g (h( x))
1 1
với phép biến đổi đơn điệu g ( x)  (với g '( x)   0 ) và hàm h( x)   x 2 lõm
1 x (1  x) 2
(vì h "( x)  2  0 ). Thật vậy
1 1 1
f ( x)  g (h( x))   
1  h( x ) 1  ( x ) 1  x 2
2

58
1
Bằng cách sử dụng phương pháp thứ hai ta áp dụng phép biến đổi đơn điệu g ( x)  
x
1
(vì g '( x)   0 ) vào f ( x) . Khi đó, ta thu được:
x2
1
h( x)  g ( f ( x ))    (1  x 2 )
1
1  x2

trong đó h( x)  (1  x 2 ) là lõm toàn cục vì h "( x)  2  0 .


2.5.5 Các điều kiện đủ mới đối với cực đại toàn cục hay cực tiểu toàn cục
Định lý 2.46.
Nếu f ( x) là tựa lõm và x thoả các điều kiện về đạo hàm cấp một: f '( x )  0 thì
x là cực đại toàn cục duy nhất của f ( x) .

Định lý 2.47.
Nếu f ( x) là tựa lồi và x thoả các điều kiện về đạo hàm cấp một: f '( x )  0 thì
x là cực tiểu toàn cục duy nhất của f ( x) .

Chú thích:
Vì tất cả các hàm lõm (lồi) đều tựa lõm (tựa lồi) nhưng không phải tất cả các hàm
tựa lõm (tựa lồi) đều lõm (lồi), các điều kiện đủ này đối với cực đại (cực tiểu) toàn cục có
thể được áp dụng một cách rộng rãi hơn các điều kiện đủ trước đó chỉ phụ thuộc vào tính
lõm (tính lồi).
Ví dụ 2.52. Ta đã thấy hàm
1
f ( x) 
1  x2
là tựa lõm. Từ các điều kiện về đạo hàm cấp một ta có:
2 x
f '( x )   2 2
 0  x  0
(1  x )

Vì f ( x) là tựa lõm, ta kết luận rằng x  0 là một cực đại toàn cục. Điều này được minh
hoạ bằng đồ thị dưới đây:
59
2.6. Hàm số mũ và hàm số logarit
Định nghĩa 2.48. Hàm mũ là hàm có dạng:
f ( x)  a x

trong đó a  0 được xem như cơ số.


Ví dụ 2.53.
Nếu ta đảo ngược 2 và x trong x2 ta thu được hàm mũ
f ( x)  2 x

3 1
với f (3)  23  8 và f (3)  2  .
8
Hàm mũ f ( x)  2 được minh hoạ như dưới đây:
x

60
Chú ý từ đồ thị ta thấy hàm số này không âm, đơn điệu và lồi.
Trong toán học cũng như trong kinh tế học, có một cơ số a tốt nhất đối với các
hàm mũ ax. Đó chính là cơ số e được ký hiệu bởi:
1 1 1
e  1    ...
1! 2! 3!
hay
n
 1
e  lim  1  
n 
 n
Người ta có thể chứng tỏ rằng hai định nghĩa trên là tương đương và dẫn đến:
e  2.718281828
Chú thích:
Định nghĩa thứ hai của số e có sự giải thích kinh tế theo lãi gộp. Nếu bạn gửi $1
vào ngân hàng với r = 1 hay 100% lãi được gộp mỗi năm thì sau một năm bạn sẽ có
th
1
(1  r )  $2 . Bây giờ giả sử lãi được gộp mỗi
1
của một năm sao cho với n  2,3 và
n
365 (nghĩa là lãi được gộp mỗi 6 tháng, 4 tháng và mỗi ngày) bạn sẽ lần lượt nhận được:
2 2
 r   1
 1    1    2.25,
 2  2
3 3
 r   1
 1    1    2.3704,
 3  3
365
 r 
1    2.7146.
 365 
Do đó, khi lãi được gộp ngày càng nhiều thì số tiền bạn nhận được sẽ tiến về e
dollars, hay xấp xỉ $2.72. Vì vậy, e chính là số lãi bạn sẽ nhận từ việc gộp liên tục.
Định nghĩa 2.49.
Hàm mũ với cơ số e được ký hiệu bởi: f ( x )  e x hay f ( x)  exp( x) được định
nghĩa như sau:

61
n
 x
e  lim 1  
x
n 
 n
Chú thích:
Từ định nghĩa ta suy ra rằng er là số tiền bạn sẽ thu được từ việc đầu tư $1 với
mức lãi suất r khi lãi suất được gộp liên tục. Đây là điều tại sao trong kinh tế học bạn sẽ
thường thấy các biểu thức như er đối với lãi gộp và lãi chiết khấu.
Ví dụ một dollar với lãi suất 10% hay r  0.1 được gộp liên tục sẽ cho bạn sau 1
năm:
e0.1  1.1052 USD 
Tóm lại, nếu bạn đầu tư M0 (đơn vị tiền tệ) với lãi suất r (lãi kép) thì sau t năm số
tiền bạn nhận được sẽ bằng
n .t
 r 1
th
 M 0 . 1   nếu lãi suất được gộp theo chu kỳ của một năm.
 n n

 M 0 .e rt nếu lãi suất được gộp liên tục.

Ví dụ 2.54. Ông A gửi ngân hàng 10 triệu theo hình thức lãi kép. Giả sử lãi suất hằng
năm không thay đổi và ông A không rút lãi ở tất cả các kỳ trước đó.
a) Nếu ông gửi kỳ hạn 1 năm thì lãi suất là 7,56%/năm. Hỏi sau 2 năm ông rút về
được bao nhiêu tiền?
b) Nếu ông gửi kỳ hạn 3 tháng thì lãi suất là 6,6%/năm. Hỏi sau 2 năm ông rút về
được bao nhiêu tiền?
c) Mất bao lâu thì ông có được số tiền 15 triệu nếu ông gửi kỳ hạn 1 năm.
Giải
a) Ta có M 0  10.000.000; r  7,56%; n  1; t  2
Số tiền ông A nhận được sau 2 năm là:

10.000.000. 1  7, 56%   11.569.000


2

b) Ta có M 0  10.000.000; r  6, 6%; n  4; t  2

62
Số tiền ông A nhận được sau 2 năm là:
4 2
 6, 6% 
10.000.000.  1    11.399.000
 4 
c) Ta có

10.000.000. 1  7, 56%   15.000.000


t

 1  7,56%   1, 5
t

 t  5,56
Vậy sau khoảng 5 năm 7 tháng thì ông A nhận được 15 triệu.
Định lý 2.50. Nếu f ( x)  e x thì f '( x )  e .
x

Chứng minh:
n
 x
Đặt en ( x )   1   .
 n
Ta đã biết en ( x)  e x khi n   .
Khi đó
n 1 n 1
 x 1  x en ( x )
e ( x )  n.  1  
'
n .  1   
 n n  n x
1
n
de x e ( x)
  lim en' ( x )  lim n
x
 ex  dfcm 
dx n  n 
1
n
Vì e x  0 nên f '( x)  e x  0 và do đó hàm số f ( x) là tăng. Hơn nữa, vì

f "( x)  e x  0 nên hàm e x là lồi toàn cục. Các tính chất này được minh hoạ trong đồ thị

dưới đây:

63
Định lý 2.51. Hàm số f ( x)  ex có các tính chất sau:
1. e x  0 với mọi x
2. e x được xác định với mọi x (nó có miền xác định không hạn chế)
3. e x tăng toàn cục (nghĩa là, f '( x)  e  0 )
x

4. e x lồi toàn cục (nghĩa là, f "( x)  e x  0 )


5. e0  1
6. e x e y  e x  y
1
7. e  x 
ex

Vì f ( x)  ex đơn điệu nên suy ra nó có một hàm số ngược, đó chính là hàm logarit
với cơ số e hay ln( x) được định nghĩa như sau:

Định nghĩa 2.52. Hàm số ln( x) là hàm ngược của e x sao cho:

eln( x )  x, ln(e x )  x

Hàm số ln( x) được vẽ như dưới đây:

64
Chú thích: Chú ý từ đồ thị ta thấy hàm ln( x) không xác định với x  0 .
d ln( x) 1
Định lý 2.53. Đạo hàm của hàm ln( x) là  .
dx x
Chứng minh:
Vì hàm ln(x) là hàm ngược của hàm ex nên ta có e ln x  x
Đạo hàm 2 vế theo x ta được
d ln x d d
e  x  e ln x (ln x )  1
dx dx dx
d 1 1
 (ln x )  ln x   dfcm 
dx e x
Định lý 2.54. Hàm số f ( x)  ln( x) có các tính chất sau:
1. ln( xy )  ln( x )  ln( y )
2. ln( x y )  y ln( x)
3. ln( x) chỉ được xác định với x  0 (nó có miền xác định hạn chế)
4. ln( x) lấy cả hai giá trị âm và dương (nó có miền giá trị không hạn chế)
5. ln( x) tăng toàn cục
6. ln( x) lõm toàn cục
7. ln(1)  0
65
1
8. ln     ln( x)
 
x

Chú thích:
Hàm số ln( x) được sử dụng nhiều trong kinh tế học. Ví dụ trong kinh tế lượng ứng
dụng, ngoài việc làm việc trực tiếp với giá P người ta thường làm việc với ln( P) . Một
trong những lý do cho điều này là ln( x) biến phép nhân thành phép cộng và biến phép luỹ
thừa thành phép nhân.
Ví dụ 2.55.
Giả sử bạn có dữ liệu về Q và P và muốn đánh giá độ co dãn hằng của đường
cong cầu Q  AP  .
Vì đây là hàm phi tuyến nên bạn không thể áp dụng trực tiếp phép hồi quy tuyến
tính vào dữ liệu của bạn. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các tính chất của hàm ln() , ta thu
được:
Q  AP   ln(Q)  ln( AP  )  ln( A)  ln( P  )
 q   p
trong đó q  ln(Q),   ln( A) và p  ln( P) . Bay giờ bạn có một mối quan hệ tuyến tính
giữa p và q mà có thể được đánh giá bằng phép hồi quy tuyến tính. Hơn nữa, hệ số về
biến hồi quy độc lập p là độ co dãn của cầu  .
Ví dụ 2.56. Xét hàm số
f ( x )  x 3e  x  x  0
Chứng minh rằng x*  3 chính là cực đại toàn cục của hàm f(x).
Giải:
Từ điều kiện bậc nhất ta có
f ' ( x )  3x 2 e  x  x 3 e  x  x 2 e  x  3  x 
 f ' ( x )  0  x*  3
Từ điều kiện bậc hai ta có

66
 
f '' ( x)  xe x  x 2  6 x  6  xe x x  (3  3) x  (3  3) 
Như vậy f(x) sẽ lõm nếu 3  3  x  3  3 và f(x) sẽ lồi nếu x nằm ngoài khoảng
trên. Hay nói cách khác, chúng ta không thể sử dụng tính chất lõm toàn cục của f(x) để
kết luận x*  3 chính là cực đại toàn cục của hàm f(x) được. Do đó ta sẽ sử dụng điều
kiện yếu hơn đó là tính tựa lõm của f(x) như sau
Đặt
g ( x)  e x là hàm đơn điệu vì g ' ( x)  e x  0, x

3
h( x)  3ln x  x là hàm lõm toàn cục vì h'' ( x)   0
x2

e3ln x  e 
ln x 3

Mà g  h( x)  e
3ln x  x
 x  x
 x 3e  x  f ( x )
e e
Vậy f(x) tựa lõm và x*  3 chính là cực đại toàn cục của f(x).
Định lý 2.55. Các hàm số a x hay log a ( x) có thể được biến đổi sang cơ số e bằng cách
sử dụng các công thức

1. a  e
x ln( a ) x

ln( x)
2. log a ( x)  .
ln(a )
Chứng minh:
Ta thấy

a  eln a  a x   eln a   e x ln a
x

x  a loga x   eln a 
log a x
 eln a.log a x

 
 ln x  ln eln a.log a x  ln a.log a x
ln x
 log a x 
ln a

67
Ví dụ 2.57.
Tính đạo hàm của các hàm số f ( x)  2 và g ( x )  log10 x
x

Giải:
Ta có thể viết như sau
f ( x)  2 x  e x ln 2
d x
 2  ln 2.e x ln 2  2 x ln 2
dx

ln x
g ( x)  log10 x 
ln10
d d ln x 1 1 1
 log10 x   . 
dx dx ln10 ln10 x x ln10
Định lý 2.56. Với x  0 và với bất kỳ a , ta có:
dx a
 ax a 1
dx
Ví dụ 2.58. Xét hàm số

f ( x)  x x
bây giờ ta có x trong cơ số và số mũ!
Ta không có công thức trực tiếp để tính đạo hàm của hàm số này. Tuy nhiên, ta có
thể biến đổi từ cơ số x sang cơ số e như sau:

f ( x )  x x   eln( x )   e x ln( x )
x

Do đó, bằng cách sử dụng các công thức đạo hàm của hàm hợp và hàm tích ta thu
được:
f '( x)  (1  ln( x))e x ln( x )

ln( x )
 f '( x )  0  (1  ln( x ))e x

ln( x )
 1  ln( x )  0 (vì e x  0)
 ln( x )  1
 x  e 1  0.36788
68
Hơn nữa, f ( x) là lồi toàn cục vì:

 1
f "( x)  e x ln( x )  (1  ln( x)) 2    0
 x

và do đó x  e1 là một cực tiểu toàn cục. Điều này được minh họa bằng đồ thị dưới đây:

2.6.1. Tăng trưởng theo luật mũ và qui tắc 72


Giả sử ta thay x bằng t và nghĩ t như thời gian và tưởng tượng y là biến nào đó
(dân số, GNP,…) phát triển theo thời gian sao cho y  f (t ) .
Định lý 2.57.
Tốc độ tăng trưởng của y trên đơn vị thời gian t (ví dụ sự tăng trưởng mỗi năm)
là:
f (t  t )  f (t ) f '(t )
lim 
t 0 f (t )t f (t )
Rất nhiều biến số kinh tế có tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như nhau theo thời gian. Ví
dụ từ cuộc cách mạng công nghiệp nhiều nền kinh tế cao cấp đã phát triển trung bình
khoảng 2% mỗi năm. Có một dạng hàm có tính chất là tốc độ tăng trưởng không đổi theo
thời gian. Ta có định lý sau:
Định lý 2.58.
Hàm số f (t )  Ae t tăng trưởng với tốc độ không đổi  với mọi t .

69
Chứng minh:
Áp dụng quy tắc đạo hàm hàm hợp ta có
f ' (t ) A e t
 
f (t ) Ae t
Ví dụ 2.59.
Nếu t được tính theo năm và   0.03 thì hàm y  Ae
0.03t
sẽ tăng trưởng với tốc
độ 3% mỗi năm.
Một cách để hiểu về các tốc độ tăng trưởng khác nhau chính là khoảng thời gian
để giá trị của hàm y tăng lên gấp đôi. Gọi thời gian này là t và thoả:
f (t   t )  2 f (t )
hay
Ae  (t t )  2 Ae  t
Giải phương trình ta được
ln(2) 0.69315 72
t   
   100%
Điều này đưa đến công thức 72, trong đó 72 được chọn vì nó là một số đẹp với
nhiều ước mà không quá xa với 69.
Vì thế nếu GNP tăng trưởng với tốc độ 2% mỗi năm, nó sẽ nhân đôi xấp xỉ mỗi
72
hay 36 năm. Và nếu GNP tăng trưởng với tốc độ 4% mỗi năm thì nó sẽ nhân đôi xấp
2
72
xỉ mỗi hay 18 năm.
4
Điều này có thể tạo nên một sự khác biệt to lớn bởi vì nền kinh tế mà nhân đôi tốc
độ phát triển mỗi 18 năm sẽ lớn gấp 4 lần sau 36 năm trong khi nền kinh tế mà phát triển
với tốc độ 2% sẽ chỉ lớn gấp 2 lần. Do đó, hãy tưởng tượng hai quốc gia với GNP như
nhau tại t  0 (chẳng hạn vào 1945) nhưng trong đó một quốc gia phát triển với tốc độ
2% mỗi năm và quốc gia kia phát triển với tốc độ 4% mỗi năm:

70
Các sự khác nhau nhỏ trong tốc độ phát triển tạo nên một sự khác biệt to lớn! Như
đồ thị ở trên minh hoạ, sau 55 năm (thời gian từ 1945 cho đến ngày nay 2000) quốc gia
mà phát triển với tốc độ 4% mỗi năm sẽ có nền kinh tế lớn gấp ba lần nền kinh tế mà phát
triển với tốc độ 2% mỗi năm.
Ví dụ 2.60.
Gọi Y(t) là dân số thế giới tại thời điểm t (tính theo năm). Giả sử ở thời điểm hiện
tại (năm 2000) ứng với t = 0 thì dân số thế giới vào khoảng 6 tỷ người và dân số thế giới
tăng trưởng với tốc độ hằng số, nghĩa là
Y (t )  Ae t
a) Nếu dân số tăng trưởng với tốc độ 1,8% mỗi năm thì hãy xác định các hằng số A
và μ.
b) Sau bao lâu thì dân số tăng gấp đôi thời điểm hiện tại.
c) Khi nào dân số đạt 20 tỷ người
d) Nếu người ta muốn giảm tốc độ tăng trưởng sao cho đến năm 2100 dân số vào
khoảng 10 tỷ thì tốc độ tăng trưởng nên là bao nhiêu?
Giải:
a) Từ định nghĩa ta có   0, 018 và Y (0)  Ae  0  6  A  6
b) Dân số tăng gấp đôi nghĩa là

71
Y (t )  12  6e0,018t  12
 e 0,018t  2
ln 2
t   38,508
0, 018
Vậy sau khoảng 38,5 năm dân số sẽ tăng gấp đôi.
Nếu ta áp dụng quy tắc 72 thì dân số tăng gấp đôi sau khoảng thời gian là
72 72
t    40 (năm)
 100% 1,8
c) Dân số đạt 20 tỷ nghĩa là
Y (t )  20  6e0,018t  20
20
 e0,018t 
6
 20 
ln  
6
 t     66,887
0, 018
Vậy sau khoảng 67 năm dân số sẽ đạt mức 20 tỷ.
d) Từ giả thiết ta có
Y (100)  10  6e100   10
10
 e100  
6
 10 
ln  
      0, 0051
6
100
Vậy tốc độ tăng trưởng nên vào khoảng 0,51%.
2.7. Chuỗi Taylor
Có thể bạn không tin nhưng phép tính vi tích phân thật sự là một phương pháp để
xấp xỉ các hàm số bằng các đa thức. Ví dụ đạo hàm thì tương ứng với độ dốc của đường
tiếp tuyến, đường tiếp tuyến này là một đa thức bậc một. Các đạo hàm cấp hai về cơ bản
liên quan đến việc xấp xỉ một hàm số với một đa thức bậc hai.

72
Khái niệm liên kết các đa thức xấp xỉ này với các đạo hàm của hàm số được gọi là
chuỗi Taylor.
Định lý 2.59.
Một hàm số f ( x) có thể được xấp xỉ tại x  x0 bằng một đa thức bậc n : f ( x) , gọi
là chuỗi Taylor, được cho bởi:
(n)
f ( x)  f ( x )  f '( x )( x  x )  f "( x0 ) ( x  x )2  ...  f ( x0 ) ( x  x )n
0 0 0 0 0
2! n!
trong đó f ( n ) ( x0 ) là đạo hàm cấp n của f ( x) được tính tại x  x0 .
Chú thích:
Xấp xỉ f ( x) của f ( x) ngày càng tốt hơn khi x ngày càng gần x0 hơn. Khi x  x0

thì xấp xỉ trở nên chính xác, nghĩa là f ( x0 )  f ( x0 ) vì các số hạng ( x  x0 ) n trở thành 0 .
Ví dụ 2.61. Chuỗi Taylor cấp một:
f ( x)  f ( x )  f '( x )( x  x )
0 0 0

xấp xỉ hàm số f ( x) bất kỳ bằng một đường thẳng.


Xét hàm số
f ( x)  x 2  9
Chúng ta hãy xây dựng một chuỗi Taylor cấp một xung quanh điểm x0  1 . Ta cần
tính f ( x0 ) và f '( x0 ) như sau:

f ( x )  x 2  9  f ( x0 )  f (1)  12  9  10
f '( x)  2 x  f '( x0 )  f '(1)  2 1  2
sao cho
f ( x)  f (1)  f '(1)( x  1)
 10  2( x  1)
 8  2x
Để nhận thấy việc xấp xỉ thực hiện như thế nào, hãy xét một x gần với x0  1 ,
chẳng hạn x  1.2 . Khi đó, ta có:

73
f (1.2)  (1.2) 2  9  10.44
trong khi xấp xỉ chuỗi Taylor cho:
f (1.2)  10  2(1.2  1)  10.4

Mặt khác, nếu x xa với x0  1 , chẳng hạn x  10 thì:

f (10)  102  9  109


f (10)  10  2(10  1)  29

và f ( x) không phải là một xấp xỉ tốt đối với f ( x) .

Đồ thị của f ( x)  x 2  9 và xấp xỉ chuỗi Taylor đường thẳng của nó


f ( x )  10  2( x  1) được cho bởi đồ thị dưới đây:

Ví dụ 2.62. Chuỗi Taylor cấp hai được cho bởi:

f ( x)  f ( x )  f '( x )( x  x )  f "( x0 )( x  x0 )
2

0 0 0
2
xấp xỉ hàm số f ( x) tại x0 bằng một đa thức bậc hai.
Nếu
f ( x)  x 2  9
thì để tính chuỗi Taylor cấp hai xung quanh điểm x0  1 ta cần tính f ( x0 ) , f '( x0 ) và
f ''( x0 ) như sau
74
f ( x0 )  13  9  10
f '( x )  3 x 2  f '( x0 )  f '(1)  3 12  3
f "( x)  6 x  f "( x0 )  f "(1)  6  1  6
và vì thế chuỗi Taylor cấp hai là:

f ( x)  f (1)  f '(1)( x  1)  f "(1) ( x  1) 2


2
6
 10  3( x  1)  ( x  1) 2
2
 3x  3x  10
2

Để nhận thấy việc xấp xỉ thực hiện như thế nào, trước tiên ta lấy một x gần với
x0  1 , chẳng hạn x  1.2 . Khi đó, ta có:

f (1.2)  (1.2)3  9  10.728


trong khi xấp xỉ chuỗi Taylor cho:

f (1.2)  10  3(1.2  1)  6 (1.2  1) 2  10.72


2
Mặt khác, nếu ta chọn một x xa với x0  1 , chẳng hạn x  7 , ta thu được:

f (7)  73  9  352
f (1.2)  10  3(7  1)  6 (7  1) 2  136
2
và do đó ta thu được một xấp xỉ không tốt.
Đồ thị của f ( x)  x3  9 và xấp xỉ chuỗi Taylor cấp hai của nó xung quanh điểm

x0  1 được cho bởi đồ thị dưới đây:

75
2.7.1. Sai số của xấp xỉ chuỗi Taylor
Một câu hỏi tự nhiên đặt ra là f ( x) xấp xỉ f ( x) tốt đến mức độ nào? Nhà toán học
người Pháp Lagrange đã chứng tỏ rằng sai số của xấp xỉ chuỗi Taylor cấp n bằng với số
hạng thứ n  1 với x0 được thay thế bởi x , trong đó x nằm giữa x và x0 như định lý sau
Định lý 2.60.
Sai số của xấp xỉ chuỗi Taylor cấp n được cho bởi:

f ( n1) ( x )( x  x0 )n1
(n  1)!
sao cho:
f ( n ) ( x0 ) f ( n 1) ( x )( x  x0 )n 1
f ( x)  f ( x0 )  f '( x0 )( x  x0 )  ...  ( x  x0 ) 
n

n! (n  1)!

trong đó x nằm giữa x0 và x .


Chú thích:
Đối với chuỗi Taylor cấp một ta có:
f "( x )
f ( x)  f ( x0 )  f '( x0 )( x  x0 )  ( x  x0 ) 2
2!

trong đó x nằm giữa x0 và x .

76
Sai số của xấp xỉ chuỗi Taylor cấp một tại x0

Sai số của xấp xỉ chuỗi Taylor cấp hai tại x0

77
2.7.2. Chuỗi Taylor của e x và ln(1  x) .

Xét việc xây dựng một chuỗi Taylor đối với hàm e x xung quanh điểm x0  0 . Số
hạng thứ n có dạng:
f ( n ) ( x0 ) xn
( x  x0 )n 
n! n!
vì nếu f ( x )  e x thì f ( x)  e và do đó f (0)  e  1 .
(n) x (n) 0

Cho n   ta thu được kết quả chính xác mà thường được sử dụng để định nghĩa
e x như sau:
Định lý 2.61.
Chuỗi Taylor cấp vô hạn của e x xung quanh điểm x0  0 là chính xác với mọi x
và được cho bởi:

x 2 x3 x 4
e  1  x     ...
x

2! 3! 4!
Chú thích: Lấy đạo hàm hai vế phương trình trên ta thấy f '( x )  e .
x

Định lý 2.62.
Chuỗi Taylor của ln(1  x) xung quanh điểm x0  0 có dạng:

x 2 x3 x 4
ln(1  x)  x     ...
2 3 4
là chính xác với x  1.

Ví dụ 2.63.
Từ chuỗi Taylor bậc nhất của hàm ln(1  x) ta có
ln(1  x)  x
với x nhỏ.
Ví dụ ln(1  0,1)  0, 09531  0,1 .
Chú thích: Ta để ý rằng

78
x   x x  x x
ln  2   ln  1  2 1   2 1
 x1   x1  x1

Ví dụ 2.64.
2 x
Tìm chuỗi Taylor bậc hai xấp xỉ hàm f ( x )  x e quanh điểm x0  1
Giải:
Ta tính f (1), f ' (1) và f '' (1) như sau

f (1)  12 e 1  e 1
f ' ( x)  2 xe  x  x 2 e  x  f ' (1)  e 1
f '' ( x)  2e  x  4 xe  x  x 2 e  x  f '' (1)  e 1
Suy ra chuỗi Taylor bậc hai là
1 1
f ( x )  e 1  e  x  1  e  x  1
2

1! 2!
  x  1 
2
1
e x 
 2 
 
2.7.3. Quy tắc L’Hôpital
Hãy xem xét vấn đề sau đây. Giả sử hai hàm f ( x) và g ( x) có tính chất
f ( x) 0
f ( x0 )  g ( x0 )  0 . Điều gì xảy ra với tỷ số khi x  x0 . Nói chung thì tỷ số
g ( x) 0
không xác định và do đó không thể xác định được giới hạn sẽ bằng bao nhiêu.
Sử dụng chuỗi Taylor bậc nhất của hàm f ( x) và g ( x) quanh điểm x  x0 ta nhận
được kết quả tốt hơn như sau:
f ( x) f ( x0 )  f ' ( x0 )( x  x0 ) f ' ( x0 )( x  x0 ) f ' ( x0 )
  
g ( x) g ( x0 )  g ' ( x0 )( x  x0 ) g ' ( x0 )( x  x0 ) g ' ( x0 )
Từ đây ta có quy tắc L’Hospital như sau:
Định lý 2.63. (Công thức L’Hôpital 1)
Nếu f ( x0 )  g ( x0 )  0 thì:

79
f ( x) f '( x)
lim  lim
x  x0 g ( x) x  x0 g '( x)
Định lý 2.64. (Công thức L’Hôpital 2)
Nếu f ( x0 )  g ( x0 )   thì:

f ( x) f '( x)
lim  lim
x  x0 g ( x) x  x0 g '( x)
Chú thích:
Công thức L’Hôpital không áp dụng được trong trường hợp f ( x) hay g ( x) không
tiến đến 0 hay  .
Ví dụ 2.65.
Giả sử f ( x)  x  1 và g ( x )  x  1 sao cho f (1)  g (1)  0 . Vì f '( x)  2 x và
2

g '( x)  1 ta có:

x2 1 2x
lim  lim 2
x 1 x  1 x 1 1

Ví dụ 2.66.

Áp dụng quy tắc L’Hospital tính giới hạn

lim x x
x 0

Giải:

Ta có
 ln x   ln x 
  lim  
 1  x0  1 
lim x x  lim e x ln x  lim e  x
e  x
x 0 x 0 x 0

1
Vì lim ln x   và lim   nên ta có thể áp dụng quy tắc L’Hospital
x 0 x 0 x

1
ln x x   lim x  0
lim  lim
x 0 1 1
x0
 2 x0
x x
80
Suy ra
 ln x 
lim  
x0  1 
lim x x  e  x
 e0  1
x 0

2.7.4. Phương pháp Newton


Xét bài toán tìm nghiệm của hàm số f ( x) , nghĩa là ta muốn tính một x thoả mãn
phương trình:
f ( x )  0

Đây là một bài toán rất thông dụng trong kinh tế học và kinh tế lượng. Ví dụ giả sử
ta muốn cực tiểu hoá hay cực đại hoá hàm số g ( x) . Khi đó, ta sẽ muốn tính nghiệm của
g '( x) ; nghĩa là x  x thoả điều kiện về đạo hàm cấp một:

g '( x )  0
Việc giải các nghiệm là dễ dàng đối với các hàm số tuyến tính, hàm bậc hai và các
hàm đặc biệt khác. Tuy nhiên không phải hàm nào cũng có được công thức để tìm
nghiệm.
Mặc dù không tồn tại công thức tính nghiệm nhưng tồn tại các phương pháp số để
có thể tính x . Các phương pháp số này kết hợp với việc sử dụng máy tính làm cho việc
giải các loại bài toán này trở thành việc làm thường ngày.
Phương pháp cơ bản được đưa ra bởi Newton và liên quan đến xấp xỉ hàm f ( x)

với chuỗi Taylor cấp một. Bước đầu tiên là đoán một gợi ý về nghiệm x . Gọi nghiệm
gợi ý này là x0 và xấp xỉ f ( x) xung quanh điểm x0 bằng cách sử dụng chuỗi Taylor cấp
một sao cho:
f ( x)  f ( x)  f ( x0 )  f '( x0 )( x  x0 )

Mặc dù ta không thể giải phương trình f ( x  )  0 nhưng ta lại dễ dàng giải được

phương trình f ( x)  0 vì f ( x) là một hàm tuyến tính. Gọi x1 là giá trị của x mà thoả

phương trình f ( x)  0 sao cho:

81
f ( x )  0  f ( x )  f '( x )( x  x )  0
1 0 0 1 0

f ( x0 )
 x1  x0 
f '( x0 )

Mặc dù x1 không phải là nghiệm của f ( x) nhưng một cách tổng quát nó gần với

x hơn là x0 . Để nhận một ước lượng tốt hơn của x, một lần nữa ta áp dụng cùng phương

pháp trên nhưng thay x0 bằng x1 , nghĩa là ta sử dụng:

f ( x)  f ( x)  f ( x1 )  f '( x1 )( x  x1 )

sao cho việc giải đối với phương trình f ( x2 )  0 ta thu được:

f ( x1 )
x2  x1 
f '( x1 )
Gợi ý mới x2 một cách tổng quát sẽ gần với x hơn là x1 . Phương pháp này có thể được
lặp lại thường xuyên bằng cách sử dụng dãy lặp tổng quát:
f ( xn 1 )
xn  xn 1 
f '( xn 1 )

cho đến khi xn đủ gần với x . Đây là phương pháp Newton được biểu diễn bằng đồ thị
dưới đây:

82
Ví dụ 2.67. Tìm nghiệm của phương trình:
x7  3x  1  0
Giải:
Đặt f ( x)  x7  3x  1
Để áp dụng phương pháp Newton ta cần tính
f '( x)  7 x 6  3

Chọn x0  1 là gợi ý ban đầu của chúng ta. Khi đó vì

f (1)  17  3 1  1  1
f '(1)  7 16  3  4
Suy ra
f ( x)  1  4( x  1)

sao cho:
f ( x )  0  1  4( x  1)  0
1 1

 x1  1.25

Do đó, x1  1.25 là gợi ý mới của chúng ta về x. Lặp lại phương pháp với x1  1.25 , ta
thấy

83
f (1.25)  2.0184
f '(1.25)  23.703
sao cho:
f ( x)  2.0184  23.703( x  1.25)
f ( x )  0  x  1.1648
2 2

Lặp lại điều này một lần nữa với x2  1.1648 , ta thấy:
f ( x )  f (1.1648)  f '(1.1648)( x  1.1648)
f ( x )  0  x  1.1362
3 3

Để có được độ chính xác hơn ta lặp lại một lần nữa với x3  1.1362 sao cho:
f ( x)  0.033453  12.06( x  1.1362)
f ( x )  0  x  1.1334
4 4

Nghiệm thực sự đến 5 vị trí thập phân là x  1.1332 , do đó nghiệm của chúng ta là
x4  1.1334 sai kém 0.0002 . Với một số mục đích thì nghiệm này là đủ gần mặc dù tính

chính xác cao hơn có thể thu được bằng cách lặp lại nhiều lần hơn nữa.
Có thể bạn muốn thử và tìm hai nghiệm thực khác x  1.2492 và x  0.33349
mà có thể được tìm thấy bằng cách sử dụng các giá trị bắt đầu khác (hãy thử các giá trị
bắt đầu lần lượt là x0  1.5 và x0  0 ). Bạn có thể thấy tất cả ba nghiệm bằng đồ thị dưới
đây:

84
Sau đây chúng ta sẽ xem xét một ví dụ khác trong đó ta sẽ sử dụng công thức lặp tổng
quát để minh họa phương pháp Newton
Ví dụ 2.68. Tìm nghiệm của phương trình
x 2  cos x  5
Giải:
Đặt f ( x)  x  cos x  5
2

Công thức lặp tổng quát của phương pháp Newton là


f ( xn ) xn2  cos xn  5
xn1  xn   xn 
f '( xn ) 2 xn  sin xn

Chọn x0  2 là gợi ý ban đầu của chúng ta. Áp dụng công thức trên ta có

x02  cos x0  5 22  cos  2   5


x1  x0   2 2,118928
2 x0  sin x0 2  2  sin  2 

x12  cos x1  5
x2  x1 
2 x1  sin x1
2,1189282  cos  2,118928   5
 2,118928   2,116777
2  2,118928  sin  2,118928

x22  cos x2  5
x3  x2 
2 x2  sin x2
2,116777 2  cos  2,116777   5
 2,116777   2,116776
2  2,116777  sin  2,116777 

……
2.8. Các vấn đề kỹ thuật
2.8.1. Tính liên tục và tính khả vi
Không phải tất cả hàm số đều liên tục và không phải tất cả hàm số đều có đạo
hàm. Các hàm số này thường có thể bỏ qua vì mục đích kinh tế cũng như tính hay thay
đổi của toán học. Tuy nhiên, đôi khi tính liên tục hay tính khả vi là các vấn đề cần quan
tâm.

85
Ví dụ 2.69. Hàm số
 x2 , x  2
f ( x)  
 5 x , x  2
được vẽ như sau:

là không liên tục tại x  2 và cũng không có đạo hàm hay độ dốc tại x  2 . Do đó, tại
x  2 ta thật sự không thể biết được hàm số f ( x ) là tăng hay giảm.
Ví dụ 2.70.
Ta biết rằng để có đạo hàm thì hàm số phải liên tục, nhưng lại có những hàm số
liên tục mà không có đạo hàm. Xét hàm số
1
f ( x)   x  1 2
có đồ thị như bên dưới

86
Hàm f(x) liên tục nhưng không có đạo hàm tại x  1 . Cụ thể
1 1
f '( x)   khi x  1 và f '( x)  khi x  1 và f '( x)   khi x  1 .
2 x 1 2 x 1

Vấn đề là hàm số này có một “nút xoắn” tại điểm x  1 và vì thế nó không có đạo hàm tại
điểm này.
2.8.2. Nghiệm “góc”
Trong một xử lý cao cấp hơn về điều kiện đạo hàm cấp một, ta sẽ phát biểu là nếu
x  là một cực đại và x  không nằm trên biên của miền xác định của f ( x ) thì f '( x )  0 .

Nếu x nằm trên biên của miền xác định, ta có một nghiệm “góc” và trường hợp này
không cần thiết có f '( x )  0 .
Để hiểu rõ hơn, hãy xem xét thực tế là trong kinh tế học giá và sản lượng đều
dương và ta thường yêu cầu miền xác định của f ( x ) có x  0 . Khi đó, 0 ở trên biên của

miền xác định. Đôi khi điều này xảy ra ở x  0 khi công ty quyết định không sử dụng
bất kỳ lao động nào hay khi gia đình không mua bất kỳ loại hàng hoá nào. Trong trường
hợp này điều kiện đạo hàm cấp một f '( x )  0 không cần thiết nữa.
Ví dụ 2.71. Xét bài toán cực đại hoá hàm số
f ( x)  10  ( x  1)2

trong đó ta hạn chế miền xác định của f ( x ) là x  0 .


Nếu ta sử dụng điều kiện đạo hàm cấp một, ta thấy:
f '( x)  2( x  1)  f '( x )  0  x  1

Tuy nhiên, chú ý rằng x   1 không nằm trong miền xác định của f ( x ) vì ta yêu cầu:
x0.
Do đó, giá trị nào của f ( x ) làm cực đại hoá f ( x ) với x  0 ? Hãy xét đồ thị của f ( x )
dưới đây:

87
Ta thấy ngay rằng f ( x ) đạt cực đại tại x  0 ; nghĩa là ta có một cực đại trên biên của
miền xác định của f ( x ) . Từ đồ thị hay từ:
f '(0)  2(0  1)  2  0

ta thấy tại x  0 thì f '( x )  0 .


2.8.3. Tính lõm và tính lồi nâng cao
Xét hàm số
f ( x)  x 4
có đồ thị như sau

Từ đồ thị ta thấy f(x) có dạng tựa thung lũng với mọi x và vì thế ta nói f(x) lồi toàn
cục. Tuy nhiên nếu ta kiểm tra điều kiện đạo hàm cấp hai ta có
f ''( x )  12 x 2  0
88
và tại x  0 ta có f ''(0)  0 . Do đó theo định nghĩa thì f(x) không lồi toàn cục vì ta yêu
cầu f ''( x )  0, x .
Một trường hợp khác là hàm trị tuyệt đối
g ( x)  x

với đồ thị là

Tương tự ta thấy hàm g(x) tựa thung lũng nên rõ ràng g(x) lồi toàn cục. Tuy nhiên
g ''( x )  0 với x  0 và g ''(0) không xác định.
Các vấn đề trên có thể được thỏa thuận bằng cách sử dụng các định nghĩa về tính
lồi (lõm) đơn giản hơn như sau:
Định nghĩa 2.65.
Hàm số f ( x ) là lồi nếu và chỉ nếu với mọi x1 và x2 trong miền xác định của f ( x )
sao cho với mọi 0    1 :
x3   x1  (1   ) x2

nằm trong miền xác định của f ( x ) và


f ( x3 )   f ( x1 )  (1   ) f ( x2 )

Định nghĩa 2.66.


Hàm số f ( x ) là lõm nếu và chỉ nếu với mọi x1 và x2 trong miền xác định của

f ( x ) sao cho với mọi 0    1 :

x3   x1  (1   ) x2

89
nằm trong miền xác định của f ( x ) và
f ( x3 )   f ( x1 )  (1   ) f ( x2 )

Chú thích:
Định nghĩa nói rằng nếu bạn vẽ một đường thẳng giữa hai điểm bất kỳ trên đồ thị
của một hàm số lồi f ( x ) thì đường thẳng sẽ nằm trên đồ thị của f ( x ) ; trong khi nếu bạn
vẽ một đường thẳng giữa hai điểm của một hàm số lõm thì đường thẳng sẽ nằm dưới đồ
thị. Điều này được minh hoạ bằng đồ thị dưới đây:

Do đó cả hai hàm số f ( x )  x 4 và f ( x )  x đều lồi toàn cục theo định nghĩa trên.

90
Cuối cùng chúng ta cần phân biệt giữa những hàm lồi (lõm) ngặt (không được sử
dụng các đoạn thẳng) và những hàm lồi (lõm) (được phép sử dụng các đoạn thẳng để xem
xét). Cụ thể hàm f ( x)  x là lồi nhưng không lồi ngặt, trong khi hàm f ( x )  x 2 là lồi

ngặt. Ta có các định nghĩa sau:


Định nghĩa 2.67.
Hàm số f ( x ) là lồi ngặt nếu và chỉ nếu với mọi x1 và x2 trong miền xác định của

f ( x ) sao cho x1  x2 và với mọi 0    1 :

x3   x1  (1   ) x2

nằm trong miền xác định của f ( x ) và


f ( x3 )   f ( x1 )  (1   ) f ( x2 )

Định nghĩa 2.68.


Hàm số f ( x ) là lõm ngặt nếu và chỉ nếu với mọi x1 và x2 trong miền xác định của
f ( x ) sao cho x1  x2 và với mọi 0    1 :

x3   x1  (1   ) x2

nằm trong miền xác định của f ( x ) và


f ( x3 )   f ( x1 )  (1   ) f ( x2 )

Chú thích:
Tất cả những hàm lồi (lõm) ngặt thì cũng sẽ lồi (lõm) nhưng một hàm lồi (lõm) thì
không nhất thiết phải lồi (lõm) ngặt.
Tương tự chúng ta cũng có những định nghĩa nâng cao về tính tựa lồi hay tựa lõm
như sau:
Định nghĩa 2.69.
Hàm số f ( x ) là tựa lồi nếu và chỉ nếu với mọi x1 và x2 trong miền xác định của

f ( x ) sao cho với 0    1 :

x3   x1  (1   ) x2

cũng nằm trong miền xác định của f ( x ) và:

91
f ( x3 )  min[ f ( x1 ), f ( x2 )]

Định nghĩa 2.70.


Hàm số f ( x ) là tựa lõm nếu và chỉ nếu với mọi x1 và x2 trong miền xác định của

f ( x ) sao cho với 0    1 :

x3   x1  (1   ) x2

cũng nằm trong miền xác định của f ( x ) và:


f ( x3 )  max[ f ( x1 ), f ( x2 )]

BÀI TẬP ÁP DỤNG


2.1. Cho hàm số f ( x )  5 x 2  4 x
f ( x  x )  f ( x )
a) Tìm thương số vi phân
x
b) Áp dụng thương số vi phân, tính đạo hàm f '  2  .

2.2. Tính đạo hàm các hàm số sau

a) y   x  3 x
x
1
e) y  x 2
2

 x  4 5 2x 1
2

b) y f) y  x ln x
3 2

 x  1
3

g) y  log 2 8 x  3
2
c) y  sin 2 2 x  x 2  4

x2
d) y 
2 x 3
h) y  13
 x  3 2x  1
Giả sử hàm f(x) thỏa mãn f  x 
f ( x)
2.3.  x . Chứng minh rằng
1
1 ln x 
f  x   1 
'

x f ( x) 

92
2.4. Tìm điểm M trên cung AB của đường cong y   x 2  2 x mà tại đó tiếp tuyến song
song với dây cung AB biết A(1, 1); B(3, -3).
u  x
2.5. Cho hàm số y  . Chứng minh rằng nếu y '  x0   0 và v'  x0   0 thì
v  x

u '  x0 
y  x0  
v'  x0 

2.6. Cho hàm số f ( x )  4  x . Áp dụng khai triển Taylor cấp 1 của f(x) tại x = 0
chứng minh xấp xỉ

4  2
4
2.7. Tìm các hàm số f  f ( x )  ; g  g ( x )  ; f  g ( x )  ; g  f ( x )  trong các trường hợp

sau
1 x 1
a) f ( x )  ; g ( x) 
x 1 x 1

b) f ( x )  3 x ; g ( x)  1  x
2.8. Tìm các khoảng tăng giảm, khoảng lồi lõm và cực trị địa phương của các hàm số

a) y  x3  6 x 2  7 c) y   x 2  5x  6

2x  1
b) y  ( x  1) ( x  2) d) y  x  
3

1  2x  2
2.9. Các hàm sau đây có đơn điệu không? Nếu có hãy tìm đạo hàm và độ co giãn của
hàm ngược của nó
a) y   x 6  5  x  0 d) y  7 x  21

e) y  5 x  x
2
b) y  4 x5  x3  3x
2
 1 
c) y    f) y  e2 x 4
2 x 

93
2.10. Lương tháng của công nhân trong công ty N tăng theo một tốc độ không đổi trong
những năm gần đây. Biết rằng vào năm 2010, lương tháng của công nhân là 3 triệu đồng;
năm 2014 lương tháng của công nhân là 3,6 triệu đồng.
a) Biểu diễn lương tháng của công nhân bằng một hàm theo thời gian t. Vẽ đồ thị.
b) Tính lương tháng của công nhân vào năm 2017.
2.11. Hàm cầu của một sản phẩm là P  10  Q 2 trong đó P là giá bán 1 đơn vị sản
phẩm, Q là sản lượng. Tìm giá bán cận biên tại Q = 5 và nêu ý nghĩa kinh tế của nó.
2.12. Một sản phẩm trên thị trường có hàm cầu là Q  1000  14 P . Xác định hàm doanh
thu, tính doanh thu biên khi P = 40 và nêu ý nghĩa kinh tế của nó.
2.13. Chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm khi sản xuất Q sản phẩm là
500
C  0.0001Q 2  0.02Q  5 
Q
a) Tìm chi phí biên đối với sản lượng Q
b) Chi phí biên là bao nhiêu khi sản xuất 500 sản phẩm.
2.14. Biết tổng chi phí khi sản xuất Q đơn vị sản phẩm là
C (Q )  3Q 2  Q  500 USD 
a) Sử dụng chi phí biên ước tính chi phí sản xuất sản phẩm thứ 21.
b) Tính chi phí thực sự khi sản xuất sản phẩm thứ 21.
2.15. Sản lượng hàng ngày của một nhà máy là
2
Q ( L )  300 L (đơn vị sản phẩm)
3

trong đó L là số giờ lao động. Hiện tại nhà máy có 512 giờ lao động mỗi ngày. Sử dụng
đạo hàm ước tính số giờ lao động cần tăng thêm để sản lượng tăng thêm 12.5 đơn vị sản
phẩm.
2.16. Giả sử lợi nhuận của một nhà máy phụ thuộc vào sản lượng như sau
  Q   90Q  3Q 2  150
Ở mức sản lượng Q = 5000 (đơn vị sản phẩm), nhà máy dự định giảm 10 đơn vị/tháng thì
lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào?
94
2.17. Giả sử hàm cầu của một loại hàng hóa là Qd  600  2 P . Tìm hệ số co giãn của
Qd tại P = 100, P = 200 và nêu ý nghĩa kinh tế của chúng.
ln x
2.18. Chứng minh rằng hàm y  e 2
tăng toàn cục và lõm toàn cục.
2.19. Viết công thức Taylor-Maclaurent đến lũy thừa 4 của các hàm f(x) tại lân cận
điểm x0.
1
a) f  x   , x0  1 c) f  x   ln x, x0  1
1 x
2 1 x
b) f ( x )  e x , x0  0 d) f ( x)  , x0  0
1 x
1

2.20. Xét hàm số y  f ( x)  5 x  2 x với x  0


4 3

a) Hàm f(x) có tăng hoặc giảm toàn cục không? Tại sao?
b) Chứng minh rằng hàm f(x) lõm toàn cục.
c) Tìm cực đại toàn cục duy nhất của hàm f(x).

2.21. Cho hàm số y  f ( x )  7 x  3 x 2 với x  0


4
a) Áp dụng phép biến đổi g  x    lên hàm f(x) ta được h  x   g  f  x   . Tìm
x
cực trị địa phương của hàm h(x).
b) Chứng minh rằng cực trị toàn cục của f(x) có tính chất thứ tự.
2.22. Cho hàm số
 
 x 3ln x 2
f ( x)  x 4 e , x0

a) Tìm x* thỏa f  x   0
' *

b) Chứng minh x* ở câu a chính là một cực đại toàn cục của f(x) bằng cách sử dụng
phép biến đổi đơn điệu h  x   ln  f ( x )  .

2.23. Một nhà máy có hàm tổng chi phí và hàm cầu như sau

95
1
C  Q 3  7Q 2  111Q  50
3
Q  100  P
a) Viết biểu thức hàm doanh thu R và hàm lợi nhuận π theo sản lượng Q.
b) Tìm mức sản lượng để lợi nhuận cực đại. Tìm mức lợi nhuận cực đại đó.
2.24. Cho biết hàm cầu theo giá P của một loại sản phẩm cho bởi
Q  D  P   3000e 0.04 P

a) Nếu giá tăng 2% từ mức P  15 (USD) thì lượng cầu giảm khoảng bao nhiêu sản

phẩm.
b) Viết biểu thức hàm doanh thu theo giá P và xác định mức giá bán để có được

doanh thu lớn nhất.


2.25. Nếu một người cho vay 1000 USD với lãi kép là 8%/năm tính theo quý thì sau 5
năm số tiền người này có được là bao nhiêu?
2.26. Giả sử bạn đầu tư 690 USD với lãi suất 4%/năm được gộp liên tục. Hỏi số tiền bạn
có được là bao nhiêu sau 2 năm?
2.27. Dân số của một vùng tăng 2% mỗi năm. Biết dân số hiện tại của vùng là 2,5 triệu
người. Hỏi 10 năm sau dân số của vùng là bao nhiêu?
2.28. Tính các giới hạn sau
ln x 5x  ex
a) lim c) lim
x 1 x  1 x0 x
cot x
 1 1  x 1 
b) lim    d) lim  
x  0 sin x
 x x0  2 x  1 

2.29. Số lượng một loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng sau t năm được bảo tồn bởi
hàm số
600
P (t ) 
1  3e 0.02 t
a) Tính số lượng loài sinh vật này tại thời điểm bắt đầu.
b) Ước tính số lượng loài sinh vật này sau một khoảng thời gian đủ lớn.

96
3

2.30. Cho hàm sản xuất có dạng Q  f  L   5 L4

a) Với mức lương hình thức là W, lập hàm chi phí C(Q).
b) Chứng minh rằng chi phí biên MC(Q) là hàm dương và đơn điệu.
c) Chứng minh rằng C(Q) là hàm lồi toàn cục.
2.31. Cho hàm chi phí có dạng C  Q   3Q  Q  60
4 2

a) Tìm chi phí biên MC(Q) và chi phí trung bình AC(Q).
b) Chứng minh MC(Q) và AC(Q) lồi toàn cục.
c) Xác định mức sản lượng Q* để chi phí trung bình nhỏ nhất.
2

2.32. Cho hàm sản xuất có dạng Q  f  L   3 L 3

a) Lập hàm lợi nhuận với giá sản phẩm công ty đưa ra là P và lương hình thức là W.
b) Tìm hàm cầu L* và hàm cung Q* sao cho lợi nhuận lớn nhất.
c) Xác định độ co giãn của L* và Q* ở câu b.
15 1
2.33. Cho hàm cầu Q    5 . Xác định độ co giãn của hàm cầu Q khi P = 1 và
P3 P
nêu ý nghĩa kinh tế của nó.
2 1

2.34. Xét hàm cầu ngược P  Q   Q 5
và hàm sản xuất Q  f  L   L . Xác định mức
3

sản lượng Q* để lợi nhuận lớn nhất biết lương hình thức W = 2.
2.35. Một doanh nghiệp với hàm sản xuất có dạng
1
 1
Q  f ( L)  1  
 L
với L: lượng lao động; P: giá bán; W: mức lương danh nghĩa.
a) Chứng minh hàm sản xuất tăng và lõm toàn cục.
b) Chứng minh sản lượng biên MPL ( L) dương và có tính chất giảm biên
c) Tìm đường cầu lao động L* từ điều kiện lợi nhuận cực đại; chứng minh nó có độ
dốc đi xuống và xác định hệ số co giãn của nó.

97
2.36. Một doanh nghiệp sản xuất Q đơn vị sản phẩm với hàm chi phí là
C  Q   5Q 4  120

a) Tìm hàm chi phí biên MC(Q) và chi phí trung bình AC(Q) của doanh nghiệp.
b) Chứng minh hàm C(Q) và AC(Q) lồi toàn cục.
c) Xác định mức sản lượng Q* để chi phí trung bình nhỏ nhất.
d) Nếu giá bán P =10, xác định mức sản lượng Q* để lợi nhuận lớn nhất.

98

You might also like