You are on page 1of 48

ÔN TẬP ĐƯỜNG LỐI

Nguyên nhân việc nước ta kí 2 bản hiệp định hòa hoãn với Pháp

Chọn giải pháp thương lượng với Pháp, Đảng ta nhằm mục đích:

Buộc quân Tưởng rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ
thù

Bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới,
tiến lên giành thắng lợi.

Lập trường của ta trong cuộc đàm phán với Pháp được Ban Thường vụ Trung ương
xác định là: độc lập nhưng liên minh với Pháp. Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự
quyết của ta: chính phủ, quân đội, nghị viện, tài chính, ngoại giao và sự thống nhất quốc
gia của ta. Đảng ta đã nhấn mạnh, trong khi mở cuộc đàm phán ta phải "không những
không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu,
mà còn phải hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán
với Pháp làm nhụt tinh thần

vì sao ngày 19/12/ 1946 phải kháng chiến chống Pháp?

- Việt Nam càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Quyết tâm của chúng
muốn giành lại quyền thống trị ở Việt Nam và toàn bộ Đông Dương với bất cứ giá nào.
- Thực dân Pháp đã phản bội 2 bản Hiệp ước sơ bộ và Tạm ước, ngày 18/12 Pháp gửi
tối hậu thư đòi ta giải tán tự vệ ở thủ đô Hà Nội; tấn công vào các phòng tuyến của quân
ta ở Nam bộ và Nam Trung bộ, lập ra “Chính phủ Nam kỳ tự trị” do BS Nguyễn Văn
Thinh cầm đầu. Quân đội Pháp đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn. Đầu tháng 12 tình
hình nghiêm trọng hơn, thực dân Pháp tăng thêm quân, chiếm đóng trái phép ở Đà Nẳng,
Hải Dương…liên tiếp gây nhiều cuộc xung đột, khiêu khích ở Hà Nội…
- Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “ Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình…
Chúng tôi không muốn chiến tranh…Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam
không muốn chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người
ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm… Dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu
đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do”.

Tính chủ động của ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc là gì?

1
+ Do dã tâm xâm lược nước ta lần nữa của thực dân Pháp, do hành động khiêu khích của
Pháp ở các nơi, đặt biệt ở Hà Nội. Ta chủ động tấn công thực dân Pháp để thực dân Pháp
không thực hiện được âm mưu xâm lược của chúng.

+ Ta di chuyển toàn bộ Đảng, Nhà nước, nhân dân, cơ quan kinh tế về chiến khu , tiêu
thổ để kháng chiến.

Ý nghĩa cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946


Thắng lợi Tổng tuyển cử: đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt
Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một
Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ, và một hệ thống chính quyền hoàn
toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và
đối ngoại. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có tính chất hợp pháp, dân chủ - nhà
nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước,
tổ chức toàn dân kháng chiến và kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên
trường quốc tế . Thắng lợi của Tổng tuyển cử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong
Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là "kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên
ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta,
sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả
các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ
nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc ".
Thắng lợi Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tổng tuyển cử diễn ra
trong điều kiện cách mạng đứng trước thử thách ngàn cân treo sợi tóc, khó khăn chồng
chất khó khăn; lại diễn ra trong điều kiện nhân dân ta vừa thoát khỏi cuộc đời nô lệ của
hàng nghìn năm phong kiến và gần trăm năm thuộc địa. Trong điều kiện như thế, Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định Tổng tuyển cử. Đó là một quyết định dũng cảm,
táo bạo, kịp thời, chủ động và nhạy bén. Dũng cảm và táo bạo bởi vì hiếm có một cuộc
cách mạng nào trên thế giới vừa mới thành công đã bắt tay ngay vào việc tiến hành Tổng
tuyển cử trong một điều kiện khó khăn bề bộn, nguy hiểm và éo le như vậy. Hoàn cảnh
cách mạng Việt Nam năm 1946 đòi hỏi phải kịp thời vì nếu càng để chậm trễ, tình hình
sẽ càng phức tạp, nhất là khi chiến tranh lan rộng ra cả nước thì khó có cơ hội tiến hành
Tổng tuyển cử. Quyết định Tổng tuyển cử là dũng cảm, táo bạo, nhưng không phải phiêu
lưu mạo hiểm mà xuất phát từ bản lĩnh chính trị sắc bén, khoa học và thực tiễn sâu sắc.
2
Bởi vì Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối vào nhân dân, một nhân dân có
truyền thống yêu nước, được cách mạng giác ngộ, vừa vùng dậy "một ngày bằng hai
mươi năm" làm nên thắng lợi của cách mạng Tháng Tám. Một nhân dân như thế nhất
định sẽ có đủ bản lĩnh chính trị và trí sáng suốt để làm trọn nhiệm vụ thiêng liêng của
người công dân xây dựng chế độ mới. Sự vĩ đại của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là đã biết khơi nguồn và tổ chức nhân lên gấp bội lần sức mạnh đó để làm nên
thắng lợi. Thực tiễn nhân dân đã kiên quyết ủng hộ Tổng tuyển cử, bảo vệ triệt để Tổng
tuyển cử, hăng hái tham gia Tổng tuyển cử, hy sinh cho Tổng tuyển cử, sáng suốt trong
bầu cử. Tổng tuyển cử là thể hiện lòng yêu nước, là kháng chiến kiến quốc, là xây dựng
chế độ mới,
Lúc này cũng tương tự như thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, số đảng viên cộng sản
không quá 5.000 người, một số rất nhỏ trong cộng đồng dân tộc. Hơn nữa, Đảng phải rút
vào hoạt động bí mật, lại bị kẻ thù công khai vu khống xuyên tạc. Nhưng Tổng tuyển cử,
một cuộc Tổng tuyển cử do Chính Đảng tổ chức lãnh đạo đã hoàn toàn thắng lợi. Thắng
lợi đó, suy cho cùng, là Đảng đã biết dựa chắc vào nhân dân, bắt rễ sâu trong lòng
dân tộc. Đường lối của Đảng đã phản ánh được những khát vọng sâu xa nhất, bức thiết
nhất của nhân dân và dân tộc. Với lãnh tụ kiệt xuất là Chủ tịch Hồ Chí Minh, và thông
qua Việt Minh, một tổ chức quần chúng rộng lớn do chính mình tổ chức lãnh đạo, Đảng
vẫn giữ vững được vai trò lãnh đạo trong nhân dân. Ngược lại, bằng hành động thực tế,
nhân dân đã tuyệt đối tin tưởng và xiết chặt đội ngũ xung quanh Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Việt Minh. Rõ ràng, sự lãnh đạo của Đảng trong suốt 15 năm để làm nên thắng
lợi của cách mạng Tháng Tám, đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, sự hy
sinh chiến đấu quên mình của những người cách mạng đã tạo tiền đề chính trị cho Tổng
tuyển cử thắng lợi. Đó là những bài học vô cùng quý báu mà cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-
1-1946 đã đem lại.
Kết quả về việc bảo vệ chính quyền cách mạng

Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng tiến công ra các
tỉnh Nam Bộ, Thường vụ Trung ương Đảng đã nhất trí với quyết tâm kháng chiến của Xứ
uỷ Nam Bộ và kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên kháng chiến. Trung ương Đảng đã cử
một phái đoàn do Hoàng Quốc Việt, Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng và nhiều cán
bộ tăng cường cho Nam Bộ để cùng Đảng bộ Nam Bộ chỉ đạo kháng chiến. Ngày 25-10-
1945, Hội nghị Cán bộ Đảng bộ Nam Bộ họp ở Thiên Hộ - Cái Bè - Mỹ Tho (Tiền

3
Giang). Hội nghị chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp để tiêu hao sinh lực
và chặn bước tiến của giặc; xây dựng, củng cố cơ sở cách mạng trong thành phố và các
vùng địch chiếm; xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, trong đó bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng và hệ thống tổ chức, chỉ huy thống nhất. Như vậy, Đảng bộ Nam Bộ đã có
những quyết định quan trọng để phát triển chiến tranh nhân dân.

Đảng đã phát động phong trào cả nước hướng về Nam Bộ. Hàng vạn thanh niên nô
nức lên đường Nam tiến. Nhân dân miền Nam "thành đồng Tổ quốc" chiến đấu với sức
mạnh của chiến tranh nhân dân, sức mạnh của cả dân tộc đã làm thất bại âm mưu đánh
nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Trong thư Gửi đồng bào Nam Bộ ngày 26-9-1945,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực
lượng đoàn kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc tranh đấu của
chúng ta là chính đáng".

Cùng với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chế độ mới và tổ chức
kháng chiến ở miền Nam, Đảng ta đã thực hiện sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong nội
bộ kẻ thù để phân hoá chúng, tránh tình thế đương đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

Trên cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của các kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam,
Đảng ta xác định: quân Tưởng tìm mọi cách để tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật
đổ chính quyền cách mạng, song kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp
xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta đã
thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở
miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam.

Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù vào Đảng, ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố
tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo chính
quyền và nhân dân. Để phối hợp hoạt động bí mật với công khai, Đảng để một bộ phận
công khai dưới danh hiệu Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.

Chúng ta đã hết sức kiềm chế trước những hành động khiêu khích của quân đội
Tưởng và tay sai, tránh để xảy ra xung đột về quân sự, đã ép cung cấp lương thực, thực
phẩm cho 20 vạn quân Tưởng trong khi nhân dân ta đang bị đói, mở rộng Quốc hội thêm
70 ghế cho Việt quốc, Việt cách không qua bầu cử, đưa một số đại diện của các đảng đối
lập này làm thành viên của Chính phủ liên hiệp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

4
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mềm dẻo về thực hiện sách lược nhân nhượng trên
nguyên tắc: nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ
vững mục tiêu độc lập thống nhất, dựa chắc vào khối đại đoàn kết dân tộc, vạch trần
những hành động phản dân hại nước của bọn tay sai của Tưởng và nghiêm trị theo pháp
luật những tên tay sai gây tội ác khi có đủ bằng chứng.

Đầu năm 1946, các nước đế quốc dàn xếp, mua bán quyền lợi với nhau để cho thực
dân Pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay quân đội của Tưởng. Ngày 28-2-1946,
Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở Trùng Khánh. Theo đó, Pháp nhân nhượng một số
quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng trên đất Trung Hoa để Pháp được đưa quân ra
miền Bắc Việt Nam. Tưởng nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với Quân
giải phóng nhân dân Trung Quốc. Việc dàn xếp giữa hai kẻ thù Pháp và Tưởng được
Đảng dự đoán sớm. Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (ngày 25-11-1945) vạch rõ: "trước
sau, Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng
cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng".

Tình hình đó đặt Đảng ta trước một sự lựa chọn giải pháp đánh hay hoà. Phân tích
tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định chọn
giải pháp hoà hoãn, dàn xếp với Pháp kí kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước
14/9/1946, vì "vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết
mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và
ngoài nước mà chủ trương cho đúng".

Những chủ trương sách lược và biện pháp trên đây đã vô hiệu hoá các hoạt động phá
hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng,
bảo đảm cho nhân dân ta tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền
Nam. Chính quyền nhân dân không những được giữ vững mà còn được củng cố về mọi
mặt.

Kết quả về kinh tế + ý nghĩa

a. Đối với sản xuất công nghiệp

a.1. Bước đầu hình thành khu vực quốc doanh

Nhà nước Việt Nam đã ban hành sắc lệnh hủy bỏ những đạo luật và nghị định của
Toàn quyền Pháp giữ độc quyền tìm kiếm và khai thác mỏ ở các khu vực trên đất Việt
5
Nam; và sắc lệnh giành lại quyền tìm mỏ cho Chính phủ Việt nam (Sắc lệnh số 89 ngày
30/5/1946). Sắc lệnh số 90 ngày 30/5/1946 quy định những khu vực kể trên được thành
lập khu mỏ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Chính phủ cũng chủ trương mở lại các mỏ than ở Hòn Gai, Tân Trào (Tuyên Quang),
Làng Cẩm, Phấn Mễ (Thái Nguyên), Quyết Thắng (Ninh Bình), tiếp tục khai thác mỏ
thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) bị Nhật chiếm đóng từ tháng 3/1945 và bị phá hoại trước khi
chúng rút.

Gấp rút hồi phục Nhà máy Cơ khí Trường Thi. Nhà máy Giấy Đáp Cầu.

Ngày 15/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5, lấy lại đường xe lửa Hải
Phòng - Vân Nam và giao cho Bộ Giao thông công chính quản lý.

Như vậy là thời gian này đã bắt đầu hình thành khu vực quốc doanh.

a.2. Về công nghiệp tư doanh

Trong thời gian này, đã ra đời một số doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa của người
Việt sản xuất một số loại hàng trước đây chỉ do các nhà máy của người Pháp sản xuất
hoặc phải nhập khẩu, như xà phòng giặt, sơn Gecko ở Hà Nội, sơn Resistanco ở Hải
Phòng...

Nhà nước cũng chủ trương cho phép tư nhân được tham gia kinh doanh khai thác mỏ.

Ngày 30 tháng 5 năm 1946, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh cho phép ông Đỗ Long Giang,
chủ mỏ ở Hà Nội được phép tìm mỏ và khai thác than trong khu đất Giáp Khẩu, Hòn Gai,
diện tích 900 ha.

a.3. Về tiểu, thủ công nghiệp

Nhà nước hết sức khuyến khích và giúp đỡ cả về vốn và việc mua bán nguyên vật liệu
phát triển sản xuất.

Do hàng hóa được lưu thông tự do nên nguyên, nhiên liệu cần thiết cho sản xuất dồi
dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, đã tạo điều kiện cho sản xuất tiểu, thủ
công nghiệp phục hồi và phát triển, cung ứng được nhiều hàng hóa cho thị trường và tăng
thu nhập cho người sản xuất.

6
a.4. Đối với tư bản Pháp và nước ngoài

Trừ một số xí nghiệp của tư bản Pháp có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh
tế, quốc phòng, đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã
trưng thu một số cơ sở, như các nhà máy điện, nước ở Hà Nội, nhà máy luyện kim Hà
Nội, cơ sở và vô tuyến điện của hãng Air France v.v... số còn lại vẫn để cho tiếp tục kinh
doanh như cũ, nhưng có sự kiểm soát của Nhà nước.

Sắc lệnh ngày 09/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký đã nêu rõ 2 điều:

- Các hãng kỹ nghệ hoặc thương mại ngoại quốc hiện có ở Việt Nam vẫn được phép tiếp
tục công việc kinh doanh như cũ.

- Vì nền trật tự công cộng, Chính phủ Việt Nam có quyền kiểm soát và nếu cần, có quyền
đặt những ban chuyên môn để giữ nhiệm vụ đó

Nhờ chủ trương đó, nhiều xí nghiệp của Pháp khác vẫn hoạt động bình thường như các
xí nghiệp thuộc ngành điện, nước ở một số thành phố (ngoài Hà Nội), vải sợi (Nam
Định), dệt len, xi măng (Hải Phòng), gạch ngói (Đáp Cầu), đã cung ứng cho thị trường
được một số hàng hóa cần thiết như than mỏ, xi măng, gạch ngói, vải, giấy... đảm bảo
duy trì được công ăn việc làm cho công nhân, lao động, góp phần đảm bảo sinh hoạt bình
thường trong nhân dân.

b. Đối với thương nghiệp

b.1. Về nội thương

Trên nguyên tắc tự do nội thương, Chính phủ khuyến khích mở rộng việc buôn bán,
làm cho hàng hóa được lưu thông tự do trong toàn quốc. Nghị định của Chính phủ ngày
02/10/1945, bãi bỏ các luật lệ hạn chế kinh doanh dưới thời Pháp, Nhật; sắc lệnh của Chủ
tịch nước ngày 22/9/1945 xóa bỏ các tổ chức độc quyền kinh doanh của người Pháp,
Nghị định ngày 19/9/1945 của Bộ Quốc dân Kinh tế xóa bỏ tất cả mọi hạn chế về lưu
thông các hàng hóa thông thường cho kinh tế và đời sống, như gỗ, giấy, lương thực, thực
phẩm (công báo 1945, tr.21).

7
Ngày 05/9/1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 7 - SL đảm bảo sự buôn bán và chuyên
chở thóc gạo được tự do trong toàn hạt Bắc bộ, sau đó thì áp dụng cho cả Trung bộ (công
báo 1945-tr.6). Nghiêm cấm đầu cơ tích trữ thóc gạo.

Liền sau đó là một loạt nghị định về việc sản xuất, vận chuyển và buôn bán hoàn toàn
tự do vỏ gió và các nguyên liệu làm giấy; nhựa thông, các hạt có dầu, da trâu bò và
nguyên liệu nhuộm da v.v... (Nghị định ngày 26/09/1945).

Những biện pháp này đã đem lại kết quả tốt đẹp. Thóc gạo và các loại hàng hóa thông
thường khác được điều hòa dễ dàng từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích sản xuất phát
triển.

Cùng thời gian này, Hội thương gia Việt Nam được thành lập. Phòng Thương mại Việt
Nam ra đời.

Ngày 07/02/1946, thành lập Tiểu ban nghiên cứu về luật thương mại áp dụng ở Việt
nam do Đinh Gia Trinh, đổng lý văn phòng Bộ Tư pháp đứng đầu.

Tháng 8/1946, Chính phủ đề ra chủ trương mở Ngân hàng Thương mại có chi nhánh ở
các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động thương nghiệp.

b.2. Về ngoại thương

Chính phủ hủy bỏ sắc lệnh ngày 13/8/1941 của Tổng thống Pháp ban hành dành đặc
quyền cho hàng hóa Pháp và các công ty ngoại thương của Pháp.

Sắc lệnh ngày 10/10/1945 duy trì luật hải quan và biểu thuế quan cũ có một ít điều
chỉnh để kịp thời thu thuế xuất nhập khẩu.

Nghị định 48/CT ngày 09/11/1945 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ấn định thể lệ mới về
xuất cảng và nhập cảng các hàng hóa, quy đinh mọi nhà kinh doanh Việt Nam đều có
quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu theo luật pháp của Nhà nước.

Tiếp đó, ngày 15/11/1945, Chính phủ ra sắc lệnh quy định thuế xuất, nhập cảng mới
của một số mặt hàng.

8
Đối với xuất khẩu, Nhà nước khuyến khích các mặt hàng ta có khả năng, nhất là than
đá. Cấm xuất cảng thóc, gạo, ngô, đỗ và các chế phẩm từ ngũ cốc, máy móc và đồ vật
bằng kim khí.

Đối với nhập khẩu, Nhà nước khuyến khích nhập những mặt hàng nguyên, nhiên liệu,
những thứ thuộc nhu cầu thiết yếu trong nước, ta chưa sản xuất được.

b.3. Phục hồi giao thông - liên lạc

Việc cấp bách là phải sửa chữa cầu đường bị bom đạn phá hoại trong chiến tranh.
Trong điều kiện vô cùng khó khăn về tài chính và trình độ kỹ thuật, chưa đầy một tháng
sau Cách mạng, đường xe lửa đã được tổ chức lại. Xe đã đi lại được nối hai miền Bắc,
Nam (tuy còn một số đoạn phải tăng - bo).

Về bưu điện: Phần lớn đường dây trước đây do quân Nhật quản lý. Khi Nhật đầu hàng,
rất nhiều đoạn đã bị phá hủy, nhiều cơ sở ngừng hoạt động. Nhưng chỉ 1 tuần sau cách
mạng, hệ thống điện tín, điện thoại giữa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã được phục hồi và
hoạt động bình thường. Đến cuối tháng 8/1945, phần lớn các tỉnh đã liên hệ được với Hà
Nội và với nhau bằng điện tín và điện thoại. Và người Việt Nam đã thay thế hoàn toàn
nhân viên người Pháp trong toàn ngành đảm đương mọi công việc.

Những kết quả trong giao thông liên lạc trên đã phục vụ tốt cho quân sự - quốc phòng,
cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và tác động tích cực đến sản xuất,
lưu thông hàng hóa, phục vụ dân sinh.

c. Xóa bỏ các công cụ bóc lột: Các độc quyền nhà nước

Ngay sau Cách mạng Tháng 8, chính quyền cách mạng đã ban hành lệnh cấm buôn bán
thuốc phiện, xóa bỏ công ty độc quyền rượu đi đôi với vận động nhân dân giảm uống
rượu và cai thuốc phiện.

Đối với muối: Xóa bỏ chế độ độc quyền nhà nước về muối, diêm dân được tự do bán
muối ra thị trường sau khi nộp thuế theo quy định. Nhờ đó, giá bán muối của diêm dân
tăng nhanh, thu nhập và đời sống của diêm dân được cải thiện rõ rệt, không những đủ ăn,
đủ mặc mà còn mua sắm được nhiều đồ dùng gia đình có giá trị. Mặt khác, do được lưu
thông tự do trên thị trường, nên giá bán muối ở các vùng giảm so với trước, việc mua bán
thuận tiện, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, nhà nào cũng có đủ muối ăn và muối dự trữ.

9
Có thể nói, việc chính quyền Cách mạng xóa bỏ các độc quyền nhà nước của chế độ
thực dân Pháp đã gây được ảnh hưởng rất tốt cả về kinh tế, chính trị, xã hội.

Có thể nói, mười sáu tháng kháng chiến kiến quốc, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn,
“ngàn cân treo sợi tóc”, đạt được những thành tựu trên đây là do chính quyền cách
mạng đã quán triệt quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đó là biết dựa vào nhân dân, phát động đông đảo nhân dân cùng chung tay ra sức
khắc phục khó khăn diệt giặc đói, giải quyết khó khăn về tài chính, tiền tệ trong công
cuộc chống giặc Pháp xâm lược, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của
chúng.

Đó là nhanh chóng xóa bỏ các công cụ bóc lột của thực dân Pháp, đem lại lợi ích cho
quần chúng nhân dân lao động.

Đó là chính sách đại đoàn kết rộng rãi mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội: nông
dân, công nhân, công thương gia v.v... góp sức xây dựng nền kinh tế dân chủ nhân dân,
độc lập tự chủ, duy trì hoạt động kinh tế bình thường, đảm bảo an sinh xã hội.

Những thành tựu trên mặt trận kinh tế nói trên đã có tác dụng to lớn tăng cường năng
lực nội sinh cách mạng của quần chúng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong
việc xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa, bảo vệ nền độc lập, giữ vững chính quyền cách
mạng non trẻ, đã góp phần tích cực vào việc tăng cường thực lực, đảm bảo đủ sức tiến
hành cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược.

KẾT QUẢ VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI + Ý NGHĨA

Đảng chỉ đạo tích cực phát triển các đoàn thể yêu nước. Mặt trận dân tộc thống nhất được
mở rộng, đưa đến sự ra đời của Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (tháng 5-1946) gọi tắt
là Liên Việt. Các tổ chức quần chúng được củng cố, mở rộng thêm: Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... lần lượt ra đời. Đảng Xã hội Việt Nam
được thành lập nhằm đoàn kết những trí thức yêu nước Việt Nam.

Đảng ta coi trọng việc xây dựng và phát triển công cụ bảo vệ chính quyền cách mạng như
quân đội, công an. Lực lượng vũ trang tập trung được phát triển về mọi mặt. Cuối năm
1946, lực lượng quân đội thường trực mang tên Quân đội quốc gia Việt Nam có 8 vạn

10
người. Việc vũ trang quần chúng cách mạng, quân sự hoá toàn dân được thực hiện rộng
khắp.

Cùng với việc xây dựng chính quyền nhân dân, Đảng và Chính phủ phát động thi đua sản
xuất; động viên nhân dân tiết kiệm giúp nhau chống giặc đói; thực hiện bãi bỏ thuế thân
và các thứ thuế vô lý khác của chế độ thực dân; tiến hành tịch thu ruộng đất của đế quốc,
Việt gian chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công bằng, hợp lý;
giảm tô 25%, giảm thuế, miễn thuế cho nông dân vùng bị thiên tai; chủ trương cho mở lại
các nhà máy do Nhật để lại, tiến hành khai thác mỏ, khuyến khích kinh doanh... Đảng đã
động viên nhân dân tự nguyện đóng góp cho công quỹ hàng chục triệu đồng và hàng trăm
kilôgam vàng, nền tài chính độc lập từng bước được xây dựng.

Đảng đã vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ mọi tệ nạn văn hóa nô
dịch của thực dân, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển phong trào bình dân học vụ để
chống nạn mù chữ, diệt "giặc dốt". Một năm sau Cách mạng Tháng Tám đã có 2,5 triệu
người biết đọc, biết viết.

Các trường học từ cấp tiểu học trở lên lần lượt được khai giảng. Đảng và Chính phủ rất
coi trọng khai giảng các trường đại học đã có mở thêm trường đại học mới. "Ngày 10-10-
1945 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập một ban Đại học Văn khoa tại Hà
Nội"11. Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.4, tr. 502, 56.
nhằm đào tạo giáo viên văn khoa trung học, và để nâng cao nền văn học Việt Nam cho
xứng đáng một nước độc lập và theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới.

Thắng lợi bước đầu trong cuộc đấu tranh xây dựng nền móng chế độ mới, ổn định và cải
thiện đời sống nhân dân có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
rõ rằng, nếu "nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lý gì"(2. 2. Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.4,
tr. 502, 56). Nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ, dân sinh càng thêm tin tưởng,
gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới. Đó là sức mạnh để bảo vệ chính quyền cách
mạng, giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng, là sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng thù
trong giặc ngoài.

11
CÁC TÀI LIỆU CŨ HƠN PHÂN THEO CHƯƠNG

Chương MĐ
-kn đường lối cmang: là hệ thống qđiểm, chủ trương, csach về mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng
-các loại văn kiện mà các cấp Đảng ban hành
+ hội nghị tw ra nghị quyết nhưng k ra chỉ thị
+ chỉ thị : ban bí thư, bộ chính trị(ban thường vụ).
...Cho đến nay đã có 11 ĐH đảng:
Đh 1: 3-1935 Ma Cao
Đh 2: 2-1951 ving quang, tq
Đh 3: 9-1960 Hà nội
Đh 4: 12-1976 HN
Đh 5: 3-1982 Hà nội
Ddh6 12-1986 hn
Đh 7: 6-1991
Đh 8: 28-6 1-7 1996 hn
Đh 9: 4-2001 hn
Đh 10: 4- 2006 hn
Đh 11: 1-2011
Chương 1:
-3 nhân tố quốc tế tác động đến CM :
+ trong đó nhân tố mạnh mẽ nhất là : Cm tháng 10 nga và quốc tế cộng sản. 
- xâm lược Pháp: 
+hiệp ước Nhâm Tuất(1862)
+hiệp ước Giap Tuất (1874)
+hiệp ước Qúy Mùi: hác măng: 1883: đầu hàng Pháp
+hiệp ước Giaps Thân: patonot: 1884: chấp nhận đô hộ của Pháp
-đặc điểm chủ yếu của chính sách thống trị
+ chính sách của thực dân cũ: nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong hệ thống
+thưc dân mới là : sd tay sai, điều khiển = cố vấn)

12
-tác động đến xã hội
+ tính chất xh nc ta thay đổi (nửa pk nửa thuộc địa)
+ mẫu thuẫn: 2 mâu thuẫn: ND vs ĐịaChủ PK và toàn thể NDVN vs tdPháp , 
trong đó chủ yếu và cơ bản nhất là nd vs td pháp
+ kết cấu giai cấp thay đổi
QT ra đời của gc cn (1896-1913) ra đời trc CT TGT1
Gđ phát triển 1919-1925
Gđ trưởng thành 1926-1929
5đ.đ của gc cn

(chú ý đến quá trình hình thành của giai cấp công nhân,giai đoạn hình thành giai cấp tư
sản việt nam,đặc điểm của trí thức,nông dân việt nam)
- Các tổ chức đảng phái ra đời
+ đảng Lập hiến 1923
+ đảng tnieen cao vọng 1926
+VN nghĩa đoàn 1925 t7/ 1928 lấy tên Tân Việt CMĐ 
+VNQD đảng 12-1927
- các phong trào yêu nước:
+ ptr cần vương: vua Hàm Nghi, tướng T.T.Thuyết khởi xướng
+ kn Hương KHê: PĐPhùng
+kn Ba đình ĐCtráng, Phạm bành
+kn Bãi Sậy NTThuật
Yên thế: HHThám
+ ptr tư sản : Đông du của PBC,
Duy Tâm của PCT
ĐKNThục: Lương văn Can
Kn Yên bái: Nguyễn Thái Học 
- PTYN khuynh hướng vô sản 
+ Ba Son (Saigon) 1925
+ bãi công nhà máy sợi NĐịnh 30.4.1923…
+ 1928-1929 có khỏng 40 cuộc đtranh của công nhân
- vai trò của Bác Hồ 
+ thông qua các nhận thức và quá trình cứu nc
+ kết luận : '' Muốn cứu nc, gp dân tộc, k có con dg nào khác là cm vô sản '' dc viết trong
13
tác phẩm :'' con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa lên nin'' 1959
+ chủ tịch hồ chí minh : thời gian sau 1946( độc lập mới dc gọi là chủ tịch )+ đường cách
mệnh năm 1927( là cuốn sgk đầu tiên về lí luận cm) và +bản án chế độ thực dân Phap
1925
- các tổ chức cộng snar ra đời trong nước
+ đông dương cs đảng T6 1929
+ an nam cs đảng t8 1929 ra đời từ hội vn cm thanh niên
+ đông dg cs liên đoàn t9 n1929 từ tân việt Cm đảng( k dự hội nghị thành lập Đảng và là
người tham dự ĐCS muộn nhất 
+ hợp nhất ( 24/2/1930): hoàn thành
+ hội nghị thành lập đảng t2 1930 gồm 5 nội dung lớn, tham gia gồm 5đại biểu

CHƯƠNG 2: 30-45
Cao trào: 30-31 36-39 39-45
Thoái trào: 32-35 ĐH1 của đảng
Phương châm: đem sức ta mà tự giải phóng cho ta “
-HN trung ương T10-1930:
+ Đổi tên đảng thành ĐCSĐD
+ thủ tiêu cương lĩnh tháng 2
+ thong qua luận cương Trần Phú soạn thảo
-Những điểm giống nhau cơ bản giữa 2 bản LC T2 T10: CL chung, Phương Pháp CM,
NLĐ, QHQTế
Khác nhau: nhiệm vụ trc mắt: t2 nvu dân tộc đặt lên hang đầu, LC t10 đặt vấn đề giai cấp
cao hơn dân tộc
- Đại hội I 3-1935:
+ LHPhong đk bầu làm tổng bí thư
+đề ra 3 nv trc mắt: củng cố pt đảng, đẩy mạnh thu phục quần chúng, mở rộng tuyên
truyền chống đế quóc chống ct
- Chủ trương chuyển hướng cđcl lần 1:
+đh 7 QTCS họp t7-1935
+ kẻ thú chính: cn phát xít
+nv chính: dân chủ hòa bình
-36-39 HNTW2 t7-1936

14
Kẻ thù: bọn phản động & tay sai
Nvu trc mắt: chống fatxit đòi tự do dân chủ c

ơm áo hòa bình
Tổ chức ll: 18-11-30 Hội phản đế ĐM sau đổi MTDCĐD

Biện pháp: dt công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hp

-“ Chung quanh vđ chiến sách mới” 10-1936


-Tuyên ngôn của ĐCSĐD vs thời cuộc 3-1939

-Tự chỉ trích 7-1939 do tổng bí thư NVCừ


II, 39-45
-28-9-1939 toàn ĐD ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành tài liệu cs…
- 23-9-1940 tại HN Pháp kí hđ đầu hang Nhật
-chuyển hướng chỉ đạo cl của đảng
+BCHTW đã họp các hội nghị
Hn6 t11-39
Hn7 t11-40
Hn8 t5-41
+nv: giải phóng dt lên hang đầu
+khẩu hiệu; tịch thu ruộng đất của bon đế quốc và việt gian cho dân cày nghèo
+ đổi tên các hội phản đế thành cuu quốc
+ thành lập mt Việt minh 25-10-41
-cao trào kháng nhật
+12-3-45: BTVTWĐ ra chỉ thị “ Nhật P bắn nhau và hành động của cta”
+ kẻ thù px nhật
+15-4-1945: hội nghị q.sự cm bắc kì tại Hiệp hòa
- Tổng khởi nghĩa
2-5-1945 hồng quân chiếm beclin
9-5-1945 px đức đh lxo
15-8-1945 px nhật đhàng lx, đồng minh
Khẩu hiệu “phản đối xâm lược” “hoàn toàn độc lập”
13-8-45 tổng KN
15
16-8-45 tại tân trào, đh quốc dân họp quyết định thành lập Uỷ ban gpdtvn
14-8-45 hạ đồn nhật thuộc CBằng, BKạn, TNguyên, TQuang, YBái
18-8-45 BGiang HDương THóa HTĩnh QNam KHòa giành cq
19-8-45 hà nội
23-8-45 huế
25 8 sài gòn
-đánh giá HCM: “…… 1 đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cm thành công, đã nắm chính
quyền toàn quốc”…
Chương 3
1. 1945-1954
-chủ trương đảng
chỉ thị kháng chiến cứu quốc 25-22-45
chỉ đạo cluoc là cuộc đt dân tộc
kẻ thù: td pháp
-2-46 hiệp ước hoa pháp kí kết
-hđịnh sơ bộ 6-3-46
-pháp bội ước: 20-11-46 đánh HP, LS. 12-46 gây xung đột vũ trang hà nội. 18-12-46 gửi
tối hậu thư, 
-qt hình thành đường lối: 
23-9-45 trong chỉ đạo kc ở nam bộ
25-11-45 chỉ thị kiến quốc
3-3-46 chỉ thị tình hình và chủ trương 
6-3-46 sơ bộ
9-3-46 chỉ thị hòa để tiến
19-10-46 chỉ thị quân sự toàn quốc
20-10-46 kết luận bác Hồ
5-11-46 chỉ thị “ công việc khẩn cấp bây giờ”
-có 3 văn kiện lớn: chỉ thị toàn dân kc, lời kêu gọi …., tfam Kháng chiến nhất định thắng
lợi
20-7-54 hđ Gionever
2. 1954-1975
-9-54 BCT ra nghị quyế “tình hình mới nhiệm vụ mới, cs mới của đảng “
-12-57 hnghi TƯ 13 “nv: củng cố miền bắc, đưa mb tiến dần lên cn xã hội…”

16
_ 1-59 hn15 “ nvu CMXHCN ở MB, CMDTDC ở MN”
-Ct đặc biệt 61-65 Mỹ đứng đằng sau
-Ct cục bộ 65-68 mỹ dẫn quân đánh
-Việt nam hóa chiến tranh 69-75
-3 chỗ dựa của ct đặc biệt “ ngụy quân ngụy quyền, ấp cl, đô thị “
-54-60 chiến tranh đơn phương mĩ ngụy Mỹ đứng đằng sau
- Hội nghị TW 6 15-17/7/54
-NQ BCH 9/54
-HN Xứ uỷ Nam Bộ 12/56
-HN TW 15 1/59

CHƯƠNG 4: công nghiệp hóa


-Đại hội 3 (t9-1960) đại hội đầu tiên đề ra đlối CNH 
Phương hướng: ưu tiên phát triển CN nặng hợp lí đồng thời phát triển NN, CN nhẹ
- đh 4 (t12-76) “ưu tiên phát triển CN nặng hợp lí trên cơ sở phát triển NN, CN nhẹ”
- ddh5 (3-82): nhận thức mới về bước đi, coi Nông nghiệp là mặt trận đầu, đẩy mạnh sx
CNN và hàng xuất khẩu
- dh6 (12-86) thưc hiện 3 chương trình kinh tế LTTPhẩm, hÀng TD, hang XK
- dh7 ( 6-91) có bước dột phá mới trong nhận thức knieemj CNH “là qt chuyển đổi căn
bản, toàn diện các hoạt động sx, kd, dv, qlkt, xh từ sd lđ thủ công là chính sang sd 1 cách
phổ biến sức lđ cùng vs công nghệ, ptieenj pp hiện đại……..tạo năng suất lđ xh cao” 
-ddh8(6-96) đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đại hội nêu 6 quan diểm cnh,hđh
-dh9(4-01) dh10(4-06) bổ xung nhấn mạnh 1 số điểm mới
- Mục tiêu CNH: 2010 sớm đưa nc tar a khỏi tình trạng kém pt
Tạo nền tảng đến 2020 trở thành nc cn theo hướng hiện đại
-qđIỂM CNH, HĐH 5 qđ
CNH gắn vs kte tri thức
CNH gắn vs KTTT, định hướng XHCN, hội nhập KTQT
Phát huy yếu tố con người làm ytoos căn bản cho sự pt bền vững
KHCN là nền tảng, động lực
PT nhanh, hqua bền vững pt đi dôi vs thuC hiện tiến bộ công bằng xh, BVMT, ĐDSH
Chương 5 ĐL xây dựng nền KTTT định hướng XHCN
-cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan lieu, bao cấp: 4 đặc điểm chính.
T1: cơ chế qli kte ra quyết định bằng mệnh lệnh hành chính 
17
T2: cq hành chính can thiệp quá sâu vào hđ sản xuất
T3: quan hệ hang hóa tiền tệ bị coi nhẹ, qh hiện vật là chủ yếu
T4: bộ máy qlys cồng kềnh, quan lieu…
- Chế độ bao cấp đk thực hiện dưới các hình thức:
Bao cấp qua giá, chế độ tem phiếu, chế dộ cấp phát vốn
- 1 số cải tiến nền kinh tế theo hướng thị trường:
+khoán spham trong nông nghiệp theo chỉ thị 100-CT/tw
+bù giá vào lương pử long an
+ nQ TW8 K5 1985 về giá lương tiền
Thực hiện nghị định 25 26 CP
- Đại hội 6 khẳng định :” việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi vs đổi mới cơ chế qlkt”
-Tư duy của đảng về kinh tế thị trường DDH6 ĐH8
1 KTTT là thành tuu phát triển chung của nhân loài ( biểu hiện rõ rệt nhất trong CNTB
2KTTT còn tồn tại kh.quan trong thời kì quá độ lên CNXH 
Đại hội VII của đảng đưa ra kết luận quan trọng “ sx hang hóa ko đối lập vs CNXH” cơ
chế vhanh“ cơ chế TT có SỰ Qlí của nhà nc” bằng PL, KH, CS và các công cụ khác
3 có thể và cần thiết sd KTTT để xd CNXH 
- Tư duy của đẢNG về KTTT từ đh 9-11
Ddh9 xác định nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kt tổng quát của nc ta trong thời
kì quá độ đi lên cnxh
Nhận thức mới coi KTTT như 1 chỉnh thể
+thế mạnh của “thị trường” đk sd để “PTLLSX, Ptriển KT để xd cơ sở vc ktcuar cnxh,
nâng cao đs nhân dân’
+ tính “định hướng xã hộicn’ đk thể hiện 3 mặt của sx: sở hữu, tcql, phân phối
- Kế thừa ddh9, đh 10 làm sang tỏ them nd thể hiên ở 4 tiêu chí; mục đích pt, phương
hướng pt, định hướng xh và pphoois, qquanr lí
- Đại hội 10 khẳng định ‘ trên cs 3 chế độ sở hữu hình thành nhiều hthuwcs sh và tpkt:
ktnn, kttthe, kttnhan,… .ktnn giữ vai trò chủ đạo, …..kttnhanđóng vai trò quan trọng….là
động lực pt kt’
THỂ CHẾ KT
Bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ, chế tài về xử lí vi phạm, tckt, cqqli,…
TCKT thị trướng là 1 tổng thể bao gồm………….nhằm điều chỉnh hđ giap dịch trao đổi
trên tt

18
Muc tiêu trước mắt cần đạt gồm 5 mục tiêu
-1 số chủ trương tt hoàn thiện TCKT
+thống nhất nhận thức về kttt dh cnxh
+hoàn thiện thể chế về sở hữu và các tp kt, loại hình dn và các tc sxkdoanh
+ht thể chế đảm bảo đồng bộ các yto thị trg và ptrien đbộ các loại thị trg
+httc về vai trò lãnh đạo của đảng qli của nn và sự tgia của các tc quần chúng vào qt phat
tr kt-xh

Chương 6 hệ thống chính trị


Trước 1989: chuyên chính vô sản
Từ HNTW 6 KHÓA 6 3-1989 DÙNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
HTCT: gồm ĐẢNG, NN, MTTQ và 5 đoàn thể chính trị xh: NOTE 5 cái đoàn thể này
nhớ chính xác vào, câu hỏi tr nghiem hỏi tổ chức nào ko phải tc ctxh, hoặc là tcct xh
=Tổng lien đoàn lđ vn 28-7-1929
=ĐTNCSHCM 26-3-31
=LHPNVN 20-10-30
=CCBINH 6-12-89
=hội nông dân vn 15-10-30
-MTTQ LÀ 1 BỘ PHẬN CỦA ĐOÀN THỂ CTXH
30-35 hội phản đế đm đd
36-39 MTDCĐD
39-45 MTVN độc lập ĐM (VM) 
45-54 MT LV
54-75 MB MTTQVN, MNam MTGPMN
75 nay MTTQVN
- Cốt lõi XD HTCT :
=xd đảng
=xd nhà nc
=xd MTTQ
=XD cơ sở xã hội gc HTCT
=XD cơ sở KT htct
- Qt hình thành đlối đổi mới ct 6 nhận thức
- Mục tiêu 2

19
- Qđiểm 4
- Chủ trg: xd đảng, nhà nc PQXHCN, XD mttq, đoàn thể ctxh

Chương 7 Văn Hóa


Phi Vật thể:
=nhã nhạc cung đình huế 2003
=không gian văn hóa cồng chiêng TN 05
= quan họ BN 09
=CA TRÙ 09
=Hội going 2010
=Hát xoan 2011
- Vật thể
=cố đô huế 93
=phố cổ HA 99
=Thánh địa MS 1999
=HOÀNG THÀNH TL 2010
=THÀNH NHÀ HỒ 2011
-HIÊN NAY CÓ 33/>200 QUỐC GIA có bản sắc dân tộc
-1943 ‘đề cương VHVN”
3-9-45, 2 nvu cấp bách về VH 
-dâu 1946 TƯ vận động Đới sống mới ( 3-47 HCM viết tài liệu ĐSM gồm 19 câu hỏi và
trả lời)
-ĐLVHKC đk hình thành tại CHỈ thị TƯ ban chấp hành TƯ đảng về KHÁNG CHIẾN
KIẾN QUỐC (11-45), thư “ nv VHVN trong CC cứu nc và XD nc hiên nay” của T.Chinh
16-11-46, báo cáo “ CNMac và VHVN” 7-48
-qđ chủ trg xd ptrieenr VH thời kì đổi mới 5 qđ
-dh6 xác định KH-KT là động lực to lớn đẩy mạnh qt ptrien kte, có vị trí then chốt…..
-dh7: lần đầu tiên đưa ra qn VHVN có đặc trưng “tiên tiến, đậm đà bản sắc dt”
-dh7.8.9.10 VH là nền tảng tinh thần xh, …là mục tiêu,…động lực của ptrien
Dh7 coi sự nghiệp GD-ĐT là QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU
NQTƯ 5 KHÓA 8, đưa 5 quan điểm chỉ đạo qtptvh
HNTW9 K9 xđịnh Thêm “ ptrien VH đồng bộ vs pt KT”
- QĐ giải quyết các vấn đề VH gồm 4 qđ
- Chủ trương :6 ch trg
20
CHƯƠNG VIII: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI
1.Sau 1945
-mục tiêu: đưa nc nhà đến độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn
-nguyên tắc: Hiến chương đại tây dương(??? chả biết là cái j)
-phương châm: độc lập tự chủ tự lực tự cường
2.1946-1975
-ngoại giao là một mặt trận quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến, quan điểm tranh thủ sự
ủng hộ quốc tế nhất là từ các nước XHCN
3.1975-1986
-bối cảnh: khắc phục hậu quả chiến tranh, chủ yếu dựa vào sự trợ giúp từ Liên Xô và các
nước XHCN, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ
-đường lối cụ thể:
+ĐH IV(12/76): tranh thủ đk quốc tế, phát triển kt-vh-xh-khkt, xây dựng csvc kĩ thuật
cho cnxh; coi trọng quan hệ 3 nc ở Đông Dương Việt-Lào-Cam
+1978-1986: tiếp tục coi trọng LX như hòn đá tảng trong cs đối ngoại, duy trì với Lào-
Cam, cố gắng khôi phục quan hệ với ASEAN và trung quốc
+ mốc time quan trọng:
15/09/76: tham gia IMF
21/09/76: tham gia WB
23/09/76: tham gia ADB
năm 76 : tham gia phong trào không liên kết( ở hội nghị lần thứ V tại Srilanka)
20/09/77: tham gia LHQ
+ thế bị bào vây cô lập vẫn còn nặng
4. 1986-1996
-đường lối: độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế
+ 12/87: Luật ĐT nước ngoài đc thông qua
+ Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và cs đối ngoại trong tình hình mới " củng cố và giữ
vững hòa bình để tập trung sức lực xây dựng và phát triển kt" được xem là đánh dấu
chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của Đảng ta
+ ĐH VII( 6/1991): hợp tác bình đẳng cùng có lợi.....Vn muốn làm bạn với tất cả các
nước trên thế giới....
5.1996-2008
21
-đường lối ĐH VIII(1996): xây dựng nền kt mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập kt khu vực
và thế giới
-đường lối ĐH IX( 2001) : xây dựng nền kt độc lập tự chủ, đi đôi với chủ động hội nhập
kt quốc tế, đổi từ " VN muốn làm bạn..." thành " VN sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin
cậy..."
-đường lối ĐH X( 2006): nhất quán đường lối độc lập tự chủ, đề ra quan điểm mới " chủ
động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế"
đường lối ĐH XI( 2011): chỉ còn là : " chủ động hội nhập quốc tế"
Một số mốc quan trọng:
-10/11/91: bt hóa qh với TQ
-11/07/95: bt hóa qh với Mĩ
-28/7/95: gia nhập ASEAN
-1995: kí HĐ khung vơi EU
-1999: kí thỏa thuân với TQ, p/c 16 chữ vàng" láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn
định lâu dài, hướng tới tương lai"
-13/7/2001: TM song phương Việt Mĩ
-2001: qh chiến lược với Nga
-5/2008: chiến lược với TQ
-3/1996: tham gia sáng lập và thành viên ASEM
-11/1998: tham gia APEC
-11/1/2007: thành viên WTO
-2008-2009: thành viên không thường trực HĐBA Liên hợp quốc.

I- Giai đoạn xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

1- Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám


2- Kháng chiến toàn quốc 1945
3- Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
a) Kết quả
 Về chính trị - xã hội:
- 6/1/1946: cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa diễn ra
thắng lợi đã xây dựng nền móng cho chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu
thành cần thiết: Quốc hội. Chính phủ, Bộ máy chính quyền từ TƯ đến địa phương, các
đoàn thể, ban ngành…

22
- Bên cạnh đó, bản Hiến pháp với những nội dung tiến bộ được thông qua và ban hành
ngày 9/11/1946 , cùng với sự ra đời của hàng loạt sắc lệnh, quy định cần thiết là biện
pháp tốt nhất tăng cường sức mạnh, hiệu lực và cơ sở pháp lý về cả đối nội cũng như đối
ngoại.
 Về kinh tế - văn hóa – giáo dục
- Khắc phục nạn đói, ổn định đời sống nhân dân
- Khôi phục và bước đầu phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ: tháng 11/1946 phát hành
giấy bạc Cụ Hồ; đẩy mạnh phát triển sản xuất, trọng tâm là nông nghiệp, các ngành công-
thương- tiểu thủ công nghiệp cũng từng bước được phục hồi và phát triển: bước đầu hình
thành các khu vực quốc doanh, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và tự do dân
doanh, xóa bỏ độc quyền…
- Củng cố về văn hóa, giáo dục: Vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ
mọi tệ nạn văn hóa nô dịch của thực dân, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển phong trào
bình dân học vụ để chống nạn mù chữ, diệt "giặc dốt". Một năm sau Cách mạng Tháng
Tám đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
 Về bảo vệ chính quyền cách mạng
-Lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến
-Ngăn không cho quân Pháp tiến đánh Trung bộ, thực hiện sách lược nhân nhượng
với quân Tưởng và tay sai để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống
Pháp ở miền Nam
-Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) tạo điều kiện cho quân dân ta có
them thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mới.
 Ý nghĩa:
 Bảo vệ nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng
 Mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc
 Xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới – chế
độ dân chủ cộng hòa
 Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn
quốc sau đó
 Ý nghĩa lớn nhất: Thành quả một năm kiến quốc, xây dựng chế độ mới đã đặt nền
móng vững chắc, tạo dựng sức mạnh to lớn của dân tộc trên nền tảng dân chủ nhân
dân để chiến đấu và chiến thắng giặc ngoài thù trong, đưa nước nhà vượt qua tình
thế hiểm nghèo vào những năm 1945- 1946.

23
 Được coi là giai đoạn bản lề (vì trong giai đoạn này ta đã xây dựng được cơ sở vật
chất, cơ sở xã hội và cơ sở pháp lý cho chính quyền, tức xây dựng nền móng cho
chế độ mới, tạo được thực lực cho ta để đấu tranh chống giặc ngoại xâm có kết
quả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trong cả nước vào năm 1975.)
b) Nguyên nhân thắng lợi
- Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8, kịp thời đưa ra
chủ trương kháng chiến, kiến quốc đúng đắn
- Xây dựng và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
- Lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch…
c) Bài học kinh nghiệm
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính
quyền cách mạng.
- Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính,
coi sự nhân nhượng có nguyên tắc đối với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh
cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể.
- Tận dụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân
dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra
khi kẻ địch bội ước.
 Từ những thành công của Đảng trong việc xây dựng, bảo vệ chính quyền giai
đoạn 1945 - 1946, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và bảo vệ
chính quyền Nhà nước ta giai đoạn hiện nay:
Một là, phải gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa hẳn vào dân, vì lợi ích của nhân dân.
Đó là nguồn gốc sức mạnh của chính quyền trong các giai đoạn cách mạng.

Hai là, phải thường xuyên củng cố bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, chống
nguy cơ quan liêu hóa, bảo đảm khả năng tự bảo vệ. Sức mạnh của nhà nước biểu hiện
trước hết ở sự trong sạch, vững mạnh trong bộ máy của nó, ở năng lực tổ chức, quản lý
mọi hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật.

Ba là, không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội là sự


bảo đảm cho chính quyền nhân dân vững mạnh. Cơ sở kinh tế, xã hội quyết định sức
mạnh của nhà nước, ngược lại nhà nước có vai trò quan trọng, thậm chí là nhân tố quyết
định làm cho cơ sở kinh tế và xã hội ngày càng lớn mạnh.

24
Bốn là, phải có sách lược mềm dẻo, khôn khéo, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ
địch, cô lập cao độ kẻ thù chính, trung lập những người có thể trung lập, tranh thủ những
người có thể tranh thủ, nhằm làm suy yếu vị trí và thế lực của chúng, làm tăng thêm sức
mạnh và tạo điều kiện đưa cách mạng tiến lên.

Năm là, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bản chất, sức mạnh và sự tồn tại
của chính quyền nhân dân. Giữ vững và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước không chỉ có ý nghĩa quyết định sự sống còn của chính quyền cách mạng, mà
còn là sự tồn tại của bản thân Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đảm đương được vai
trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên
tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững
truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong
sinh hoạt Đảng.

Xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân là một bài học lớn của quá trình đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta từ khi Đảng lãnh đạo chính quyền. Diễn biến phức tạp của
tình hình quốc tế, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ quá độ ở nước ta đòi hỏi Đảng và nhân
dân ta phải nâng cao cảnh giác, nỗ lực phấn đấu xây dựng chính quyền nhân dân thật sự
trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là công cụ có hiệu lực nhất để tổ chức thắng lợi sự
nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

II- Giai đoạn chống thực dân pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
(1946-1954)

1- Hoàn cảnh lịch sử


 Quốc tế
- Hệ thống xẫ hội chủ nghĩa do lien xô đứng đầu đã hình thành. Phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển.
- Với danh nghĩa quân đồng minh, quân đội các nước đế quốc ồ ạt chiếm đóng
thuộc địa.
 Việt Nam
- 11/1946, Pháp tấn công vào Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, gây chiến ở Hà Nội

25
- 19/12/1946, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Ban thường vụ trung ương Đảng lập ra kế
hoạch cử phái viên đi gặp Pháp để đàm phán nhưng không thành do Pháp có ý định cướp
nước ta một lần nữa

- 20h ngày 19/12/1946: tất cả chiến trường trong nước đồng loạt nổ súng

- Rạng sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được
phát đi trên Đài tiếng nói Việt Nam

=> Đảng ta đã khẳng định kẻ thù chính của dân tộc ta là thực dân Pháp xâm lược

Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo chiến lược kết hợp phương pháp
đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả
về tư tưởng, tổ chức để quan dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới.

Trong chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” ra ngày 5/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuôc kháng chiến
và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.

 Thuận lợi:
- Cuộc chiến tranh của nhân dân ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ nền
độc lập, tự do của dân tộc.
- Ta đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt nên về lâu dài,, ta sẽ có khả năng
đánh thắng quân xâm lược.
- Trong khi đó, thự dân Pháp có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở
trong nước và tại Đông Dương không dễ gì có thể khắc phục ngay
- Cuộc kháng chiến của ta diễn ra trong không khí phong trào giải phóng dân tộc
đang lên cao trên toàn thế giới.
 Khó khăn
- Ta có tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch
- Ta bị bao vây bốn phía, chưa nước nào chịu công nhận, giúp đỡ.
- Quân Pháp có vũ khí tối tân, đã chiếm được 2 nước Lào, Campuchia và một số
nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền
Bắc.

26
 Những đặc điểm trên là cơ sở để cho Đảng xác định đường lối cho cuộc kháng
chiến.
TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1, 2, 3

Chương 1 Sự ra đời của đảng Cộng sản VN (1→31)

Câu 1: Thời gian thực dân pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần 1 ở Việt Nam:→1896 -
1913 .

Câu 2: Trong đợt khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp ở Việt Nam có giai cấp mới nào
được hình thành:→Giai cấp công nhân.

Câu 3: Trước chiến tranh thế giới thứ 1 ở Việt Nam có những giai cấp nào:→Địa chủ
phong kiến, nông dân và công nhân.

Câu 4: Dưới chếđộ thực dân phong kiến, giai cấp nông dân Việt Nam có yêu cầu bức
thiết nhất là gì:→Độc lập dân tộc.

Câu 5: Mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu ở VN đầu thế kỷ 20 là mâu thuẫn nào:→Mâu thuẫn
giữa dân tộc VN với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng.

Câu 6: Đặc điểm ra đời của giai cấp công nhân VN như thế nào:→Cả a,b,c.

Câu 7: Những giai cấp bị trịở VN dưới chếđộ thuộc địa của thực dân Pháp là:→Công
nhân, nông dân, tiểu tư sản,tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ.

Câu 8: Khi nào phong trào công nhân VN trở thành phong trào tự giác:→1930 (Đảng
cộng sản VN ra đời).

Câu 9: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng
chính trị vô sản vào thời gian nào:→1920.

Câu 10: Hội liên hiệp thuộc địa thành lập năm nào:→1921.

Câu 11: Nguyễn Ái Quốc đãđọc sơ thảo lần thứ 1 Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa vào năm nào, ởđâu:→7/1920 — Pháp.

27
Câu 12: Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá " là 1 bước ngoặc vô cùng quan
trọng trong lịch sử cách mạng VN ta":→Đảng cộng sản VN ra đời.

Câu 13: Phong trào đòi tự do cho cụ Phan Bội Châu vào năm nào:→1925

Câu 14: Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quãng Châu vào thời gian nào:→11/1924.

Câu 15: Hội VNCM thanh niên thực hiện chủ trương " vô sản hóa" khi nào:→1928

Câu 16: Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở VN:→Hội VN cách mạng thanh niên.

Câu 17: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN thành lập khi nào:→Cuối tháng 3/1929.

Câu 18: Chi bộ cộng sản đầu tiên gồm mấy đảng viên? Ai làm bí thư: →7 đảng viên —
Bí thư Trần Văn Cung.

Câu 19: Đông Dương cộng sản Đảng ra đời từ tổ chức tiền thân nào:→ Hội VN cách
mạng thanh niên.

Câu 20: Đông Dương cộng sản liên đoàn hợp nhất vào Đảng cộng sản VN vào thời gian
nào:→24/12/1930

Câu 21: Đông dương cộng sản đảng được thành lập vào thời gian nào:→6/1929

Câu 22: Tổ chức An nam cộng sản đảng thành lập thời gian nào:→8/1929

Câu 23: Tổ chức Tân việt cách mạng đảng thành lập thời gian nào, ở đâu:→7/1928 —
Huế

Câu 24: Thời gian ra bản Tuyên đạt nêu rõ việc thành lập Đông dương cộng sản liên
đoàn:→9 -1929 

Câu 25: Ban thường vụ Trung ương Đảng ra Quyết nghị chấp nhận Đông dương cộng sản
liên đoàn là một bộ phận của Đảng Cộng sản VN vào thời gian nào:→24-12-1930

Câu 26: Do đâu Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì hộ nghị thành lập Đảng
2/1930:→Sự chủđộng của Nguyễn Ái Quốc

28
Câu 27: Đại biểu các tổ chức cộng sản nào đã tham dự hội nghị thành lập Đảng đầu tiên
1930:→Đông dương cộng sản đảng và An nam cộng sản đảng

Câu 28: Cương lĩnh chính trịđầu tiên của Đảng cương lĩnh Hồ Chí Minh được hợp thành
từ mấy văn kiện:→3 văn kiện

Câu 29: Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN(3/2/1930) thông qua các văn kiện nào
sau đây:→ cả a,b,c (chánh cương vắn tắc, sách lược vắn tắc, điều lệ vắn tắc và chương
trình tóm tắt)

Câu 30: Nội dung nào sau đây nằm trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng :→Đánh đổđế
quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập.

Câu 31: Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng
VN là gì:→Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổđịa cách mạng đểđi tới xã hội cộng
sản

Câu 32: Sau hội nghị thành lập Đảng, Ban chấp hành TW lâm thời của Đảng được thành
lập do ai đứng đầu:→Trịnh Đình Cửu

Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền 1930-1945 (32→102)

Câu 33: Nguyễn Ái Quốc từđâu về Hương Cảng để tổ chức hội nghị thành lập Đảng
(3/2/1930)→Xiêm

Câu 34: Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụđánh đuổi đế quốc lên hàng đầu:→Chính
cương vắn tắc, sách lược vắn tắt do hội nghị thành lập Đảng thông qua.

Câu 35: Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh" Vấn đề thổđịa là cái cốt của cách mạng tư
sản dân quyền":→Luận cương chính trị 10/1930

Câu 36: Lần đầu tiên nhân dân VN kỉ niệm ngày quốc tế lao động vào năm nào:→1930

Câu 37: Tên của lực lượng vũ trang được thành lập ở Nghệ -Tĩnh trong cao trào cách
mạng 1930 là gì:→ Tự vệ đỏ

29
Câu 38: Chính quyền Xô—Viết ở 1 số vùng nông thôn Nghệ -Tĩnh được thành lập trong
khoảng thời gian nào :→Cuối 1930 

Câu 39: Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định đến sự bùng nổ và phát triển của
cao trào cách mạng VN 1930 là gì:→Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN

Câu 40: Luận cương do đồng chí Tần Phú khởi thảo ra đời trong thời gian nào:→10/1930

Câu 41: Hội nghị lần 1 Ban chấp hành TW Đảng 10/1930 do ai chủ trì:→Trần Phú

Câu 42: Hội nghị lần 1 Ban chấp hành TW Đảng 10/1930 cử ra bao nhiêu ủy viên→6 Ủy
viên

Câu 43: Ai là tổng bí thưđầu tiên của Đảng:→Trần Phú

Câu 44: Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương dự đại hội quốc tế cộng sản làn
VII(7/1935) do ai dẩn đầu:→Lê Hồng Phong

Câu 45: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1 của Đảng(3/1935) bầu ai làm tổng bí thư :→
Lê Hồng Phong

Câu 46: Có bao nhiêu đại biểu dựđại hội đại biểu lần thứ 1 của Đảng ở Ma
Cao(3/1935):→13 đại biểu

Câu 47: Thời gian nào Hội nghị ban chấp hành TW Đảng bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ
làm tổng bí thư của Đảng thay đồng chí Hà Huy Tập:→3/1938 

Câu 48: Quốc tế cộng sản họp hội nghị lần thứ 7 khi nào ở đâu:→7/1935, Matxcova

Câu 49: Hội nghị BCH TW Đảng họp vào thời gian nào đưa ra chủ trương: phải chuyển
hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tồ chức vàđấu tranh công
khai, hợp pháp và nửa hợp pháp:→Hội nghị họp 7/1936

30
Câu 50: Mục tiêu cụ thể trước mắt của cao trào cách mạng 36-39 là gì:→Các quyền dân
chủđơn sơ

________________________________________

Câu 51: Cho biết đối tượng của cách mạng trong giai đoạn 1936-1939:→Một bộ phận đế
quốc xâm lược và tay sai

Câu 52: Phong trào đông dương đại hội sôi nổi nhất là năm nào:→19381

Câu 53: Trong cao trào 36-39 Đảng chủ trương tập hợp những lực lượng nào:→Mọi lực
lượng dân tộc và 1 số bộ phận người Pháp ởĐông Dương.

Câu 54: Hội nghị BCH TW Đảng họp 7/1936 chủ trương thành lập mặt trận nào:→Mặt
trận nhân dân phản đếĐông dương

Câu 55: Cho biết hình thức tổ chức vàđấu tranh trong giai đoạn 36-39→Tất cả các hình
thức trên (chúý câu 49)

Câu 56: Điều kiện tạo ra khả năng đấu tranh công khai hợp pháp cho phong trào cách
mạng Đông Dương giai đoạn 39-39:→Tất cả các điều kiện trên (làm biến đánh làm ơn
tham khảo thêm)

Câu 57: Ai là người viết tác phẩm "Tự chỉ trích":→Nguyễn Văn Cừ

Câu 58: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ vào thời gian nào :→1939

Câu 59: Hội nghị TW nào đưa ra chủ trương: Đảng phải hết sức tôn trọng và thi hành
đúng chính sách "dân tộc tự quyết" đối với các dân tộc ở Đông Dương:→Hội nghị TW 8

Câu 60: Hội nghị TW 6(11/1939) họp tại đâu:→BàĐiểm ( Gia Định)

Câu 61: Quân đội phát xít Nhật xâm lược chúng ta vào thời gian nào:→9/1940

Câu 62: Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn diển ra ngày nào:→27/9/1940

Câu 63: Nam kỳ khởi nghĩa ngày nào:→23/11/1940 

31
Câu 64: Hội nghị TW 7 Đảng họp tại Bình Bảng (Bắc Ninh) vào thời gian nào:→11/1940

Câu 65: Mặt trận VN độc lập đồng minh (Việt —Minh ) được thành lập năm nào:→1941

Câu 66: Hãy cho biết tên gọi các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh:→Cứu
Quốc

Câu 67: Mặt trận Việt Minh ra tuyên ngôn về sự ra đời của mặt trận trong thời gian
nào:→Tháng 10-1941

Câu 68: Hội nghị nào của BCH TW Đảng nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức
thiết nhất:→ Hội nghị họp tháng 5/1941

Câu 69: Lần đầu tiên BCH TW Đảng chủ trương thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa theo tinh thần tân dân chủ hội nghị nào:→Hội nghị họp tháng 5-1941 

Câu 70: Hội nghị BCH TW Đảng 11/1940 phân công ai làm bí thư TW Đảng:→ Trường
Chinh

Câu 71: Hội nghị BCH TW Đảng 5/1941 họp ởđâu ? do ai chủ trì:→Cao Bằng, Nguyễn
Ái Quốc

Câu 72: Sau hội nghị họp vào thời gian nào Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho đồng bào

Cả nước có đoạn viết: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy,
chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra
khỏi nước soi lửa bỏng".→Hội nghị họp tháng 5-1941

Câu 73: Mặt trận nhân dân phản đế được quyết định thành lập tại hội nghị nào của BCH
TW Đảng:→ Hội nghị họp tháng 7/1936

Câu 74: BCH TW Đảng chủ trương thành lập nước Việt Nam dân chủ công hòa tại hội
nghị nào:→Hội nghị họp tháng 5-1941 

Câu 75: BCH TW Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước
ở Đông Dương vào thời gian nào:→5/1941
32
Câu 76: Hội nghị 8 của BCH TW Đảng (5/1941) cử ai làm tổng bí thư:→ Trường Chinh

Câu 77: Hội nghị của BCH TW Đảng họp vào thời gian nào coi việc: chuẩn bị khởi nghĩa
là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay:→Đầu 1941

Câu 78:Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp vào thời
gian nào:→4-1945

Câu 79: Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập khi nào:→22/12/1944

Câu 80: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân lúc mới thành lập có bao nhiêu
người:→34 

Câu 81: Việt Nam giải phóng quân được thành lập vào năm nào:→tháng 4/1945

Câu 82: Tác phẩm nào coi là cơ sở, nền tảng của cách mạng VN:→Đường kách mệnh

Câu 83: Chỉ thị "Nhật —Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ra đời khi
nào:→12/3/1945 

Câu 84: Chỉ thị "Nhật —Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" phản ánh nội dung
của hội nghị nào:→ Hội nghị của BCH TW Đảng họp 3/1945

Câu 85: Hội văn hóa cứu Quốc thành lập vào thời gian nào:→1943

Câu 86: Ngày 15/4/1945, Hội nghị quân hic ko biếtLsự Bắc kỳ quyết định xây dựng trong
cả nước bao nhiêu chiến khu ( đúng ko nửa ai có đáp án đúng xin sửa lại zùm nhưng mà
tỉ lệ đúng đến 99% )J→7chiến khu

Câu 87: Chiến khu cách mạng nào được gọi là thủ đô kháng chiến:→Việt Bắc

Câu 88: Trong phong trào cách mạng 1930-1945, lần đầu tiên lá cờđỏ sao vàng xuất hiện
trong lịch sử nào:→khởi nghĩa nam kỳ

Câu 89: Quốc dân đại hội họp 8/1945 ởđâu:→Tân Trào

Câu 90: Tổ chức nào cử ra ủy ban khởi nghỉa toàn quốc→ Tổng bộ Việt Minh

33
Câu 91: Khẩu hiệu nào được nêu ra trong cao trào kháng Nhật cứu nước:→Đánh đuổi
phát xit Nhật

Câu 92: Cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kỳ với
hình thức nào là chủ yếu:→Khởi nghĩa từng phần

Câu 93: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào " Phá kho thóc của Nhật để giải
quyết nạn đói" diễn ra mạnh mẽởđâu:→Đồng bằng Bắc Bộ và Trung du Bắc Bộ.

Câu 94: Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ do cơ quan nào triệu tập:→Ban thường vụ
TW Đảng

Câu 95: Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào có bao nhiêu đại biểu tham dự:→60 đại biểu

Câu 96: Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào trong
khoảng thời gian nào:→13-15/8/1945

Câu 97: Khu giải phóng căn cứđịa chính của cả nước được thành lập thời gian
nào:→6/1945

Câu 98: Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở câu này giống
96)JTân Trào trong khoảng thời gian nào: (→13-15/8/1945

Câu 99: Ủy Ban dân tộc giải phóng do ai làm chủ tịch:→Hồ Chí Minh

Câu 100: Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào 8/1945 đã không quyết định nội dung nào
dưới đây:→Quyết định thành lập Ủy ban giải phóng ở Hà Nội

Câu 101: Hội nghị nào đã quyết định toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính
quyền:→Hội nghị toàn quốc của Đảng

Câu 102: Nhân dân ta phải tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân
đồng minh vào Đông Dương vì:→Tất cả lí do trên

________________________________________

34
Chương 3: Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 (câu 103→209)

Câu 103: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8 được ví như hình ảnh:→Ngàn cân
treo sợi tóc

Câu 104: Những khó khăn thách thức đối với VN sau CM 8/1945:J→Tất cả phương án
trên

Câu 105: Những thuận lợi cơ bản của đất nước sau CM 8/1945:J→Tất cả phương án trên

Câu 106: Kẻ thù chính của cách mạng VN sau CM 8/1945→Giặc đói và giặc dốt

Câu 107: Sau ngày tuyên bốđộc lập chính phủ lâm thời đã xác định nhiệm vụ cấp bách
cần giải quyết :→Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm

Câu 108: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc ra đời khi nào:→25/11/1945

Câu 109: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của TW Đảng 25/11/1945, xác định nhiệm vụ
nào là trung tâm bao trùm nhất:→Củng cố bảo vệ chính quyền cách mạng

Câu 110: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc đã xác định khẩu hiệu của cách mạng VN sau
CM 8/1945:→Dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết

Câu 111: Chủ trương và sách lược của TW Đảng trong việc đối phó với các lực lượng đế
quốc sau cm 8/1945→Cả 3 phương pháp Jtrên 

Câu 112: Những thành tựu căn bản của cách mạng VN trong việc xay dựng và cũng cố
chính quyền cách mạng sau 1945:J→Cả 3 phương pháp trên 

Câu 113: Phong trào mà Đảng ta vận động nhân dân chống nạn mù chử sau CM
8/1945:→Bình dân học vụ

Câu 114: Nhân dân nam bộđứng lên kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược bảo vệ
chính quyền cách mạng vào ngày nào:→23/9/1945

35
Câu 115: Đảng ta đã phát động phong trào gìđểủng hộ nhân lực cho Nam bộ kháng chiến
chống Pháp từ ngày 23/9/1945→ Cả 3 phương pháp Jtrên 

Câu 116: Quốc hội đầu tiên nước VNDCCH được bầu khi nào:→6/1/1946

Câu 117: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với chính phủ Pháp bản tạm ước vào ngày
nào:→14/9/1946

Câu 118: Sau khi ký hiệp định sơ bộ 9/3/1946, Ban thường vụ TW đã ra chỉ thị:→Hòa để
tiến

Câu 119: Hà Nội được xác định là thủđô của nước VNDCCH vào năm nào:→1946

Câu 120: Để gạt mủi nhọn tiến công của kẻ thù, Đảng ta đã tuyên bố tự giải tán vào ngày
nào và lấy tên là gì:→11/11/1945 —Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ởĐông Dương

Câu 121:Những sách lược của Đảng ta với Tưởng và tay say ở miền Bắc sau CM 8:→JCả
3 phương pháp trên 

Câu 122: Đảng ta đã lựa chọn giải pháp gì trong mối quan hệ với thực dân Pháp sau ngày
Pháp và Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh(28/2/1946)→Thương lượng và hòa hoản với
Pháp

Câu 123: Tại sao Đảng lại lựa chọn giải pháp thương lượng với Pháp :→câu a, b và c

Câu 124: Sự kiện mởđầu cho sự hòa hoản của VN và Pháp:→Ký kết hiệp định sơ bộ
6/3/1946 giửa VN —Pháp 

Câu 125: Sau khi kí hiệp định sơ bộ, ngày 9/3/1946 Thường vụ TW Đảng đã ra :→Chỉ
thị hòa để tiến

Câu 126: Sau bản hiệp định sơ bộ 14/9/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ
ký Tạm ước với chính phủ Pháp với nội dung:→Đình chỉ xung đột ở miền Nam và sẽ tiếp
tục đàm phán vào 1/1947

36
Câu 127: 17 và 18/12/1946 thực dân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ta đòi tước vũ khí
tự vệ đòi kiểm soát trật tự ở :→ Thủđô Hà Nội

Câu 128: Thực dân Pháp chuẩn bị màn kịch đảo chính quân sựở Hà Nội thời gian
nào:→20/12/1946

Câu 129: Mệnh lệnh: vào lúc 20h 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đồng
loạt nổ súng:→Mệnh lệnh toàn quốc kháng chiến

Câu 130: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm
nào:→Đêm 19/12/1946

Câu 131: Hội nghị Ban thường vụ TW Đảng họp mở rộng quyết định phát động cuộc
kháng chiến toàn quốc họp vào thời gian nào:→12/12/1946

Câu 132: Cuộc tổng giao chiến lịch sử mở đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp của
quân dân ta ở HN diễn ra trong :→60 ngày đêm

Câu 133: Những văn kiện nào dưới đây được coi là Cương lĩnh kháng chiến của Đảng:→
Chỉ thị toàn quốc của TW Đảng

Câu 134: Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân ta trong quá trình kháng chiến chống thực dân
Pháp:→ Chống đế quốc giành độc lập dân tộc

Câu 135: Phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến chống Pháp:→Cả 3 phương án
trên điều đúng

Câu 136: Tác Phẩm "kháng chiến nhất định thắng lợi " phát hành khi nào:→1947

Câu 137: Tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" là của ai:→Trường Chinh

Câu 138: Đâu được coi là căn cứđịa của cách mạng trong cuộc kháng chiến chống
Pháp:→Việt Bắc

37
Câu 139: Chiến thắng nào đã căn bản đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực
dân Pháp:→ Việt Bắc

Câu 140: Khi bắt đầu tiến hành xâm lược VN, thực dân Pháp đã thực hiện chiến
lược:→Đánh nhanh thắng nhanh

Câu 141: 15/10/1947, đểđối phó với cuộc tấn công của thực dân Pháp lên căn cứđịa Việt
Bắc, Ban thường vụ TW Đảng đã đề ra:→Chỉ thị"phá tan cuộc tiến công mùa Đông của
giặc Pháp"

Câu 142: Một số thành quả tiêu biểu của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947:J→ Cả 3
phương pháp trên 

Câu 143: Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 những chyển biến lớn của tình hình thế
giới ảnh hưởng đến cách mạng VN:J→ Tất cả các phương pháp trên 

Câu 144: Để thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên, theo sáng kiến của chủ tịch Hồ Chí
Minh 27/3/1948, Ban thường vụ TW Đảng đã ra chỉ thị:→Phát động phong trào thi đua ái
quốc 27/3/1948

Câu 145: Hội nghị văn hóa toàn quốc lần 2 diển ra khi nào:→7/1948

Câu 146: Chiến dịch nào cỏn có tên là chiến dịch Hoàng Hoa Thám:→Đường 18

Câu 147: Đại hội văn hóa toàn quốc lần 2 phát động phương châm xây dựng nền văn hóa
mới:J→ Cả 3 phương pháp trên 

Câu 148: Đầu 1948, TW Đảng đã đề ra cách thức thực hiện cách mạng ruộng đất theo
đường lối riêng biệt của cách mạng Việt Nam:→Cả a,b và c

Câu 149: Ban thường vụ TW Đảng đã ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc
trong thời gian nào:→27/3/1948

Câu 150: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu "tích cực cầm cự và chuẩn bị
tổng phản công"được nêu ra khi nào:→1949

38
Câu 151: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng ta chủ trương mở rộng khối đại
đoàn kết dân tộc với việc:→Thống nhất Việt —Minh và Liên —Việt

Câu 152: Đại hội tổ chức thống nhất Việt Minh và Liên Việt được tổ chức vào thời gian
nào:→3/1951

Câu 153: 3/1951, Việt Minh và Liên Việt thống nhất thành 1 tổ chức có tên gọi :→Mặt
trận liên hiệp quốc dân Việt Nam( Liên Việt)

Câu 154: Việt Nam đã bắt đầu quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên xô và một số các
nước vào thời điểm nào:→1950

Câu 155: để phá thế bao vây cô lập, phát triển lực lượng và giành thế chủđộng,6/1950,
lần đầu tiên TW Đảng đã ra chủ trương mở chiến dịch tiến công quy mô lớn. Đó
là:→Chiến dịch biên giới

Câu 156: Ý nghĩa chiến thắng biên giới thu đông với cách mạng VN:→Tất cả phương án
trên

Câu 157: Sau nhiều năm lãnh đạo CMVN, lần đầu tiên Đảng ta đã tuyên bố ra hoạt đông
công khai và tiến hành Đại Hội là đại hội lần mấy:→Đại hội toàn quốc lần II

Câu 158: Thời gian vàđịa điểm diển ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2:→2/1951, Vinh
Quang, Chiem Hóa, Tuyên Quang

Câu 159: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 Đảng ta quyết định đổi tên thành:→Đảng
lao động VN

Câu 160: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 đã thông qua 1 văn kiện mang tính chất
cương lĩnh đó là:→Chính cương của Đảng lao động VN

Câu 161: Chính cương của Đảng lao động VN 2/1951 đã nêu ra các tính chất của xã hội
VN:→ Dân tộc và dân chủ mới

39
Câu 162: Hai đối tượng của cách mạng VN được nêu ra tại chính cương Đảng lao động
VN:

a.Đối tượng chính là đế quốc xâm lược, cụ thể là thực dân Pháp

b.Đối tượng phụ là phong kiến, cụ thể là phong kiến phản động→c.Cả 2 đối tượng trên

Câu 163: Chính cương Đảng lao động VN đã nêu ra các nhiệm vụ cơ bản của cách mạng
VN: →Cả 3 phương án trên

Câu 164: Lực lượng tạo nên động lực cho CMVN được nêu ra trong chính cương Đảng
lao động VN:→Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước(nhân
dân)

Câu 165: Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc được Đảng lao động VN xác định tại đại
hội 2:→Công nhân, nông dân, Trí thức

Câu 166: Các giai đoạn của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở VN được Đảng
xác định trong cương lĩnh thứ 3 năm 1951:→Cả 3 phương án trên

Câu 167: Điều lệ mới của Đảng lao động VN đã xác định Đảng đại diện cho quyền lợi
của:→Giai cấp công nhân và nhân dân lao động VN

Câu 168: Nền tảng tư tưởng được Đảng ta xác định tại đại hội 2 là:→Chủ Nghĩa Mác —
Lênin 

Câu 169: Đại hội Đảng toàn Quốc lần 2 đã bầu 2 làm tổng bí thư Đảng:→Trường Chinh

Câu 170: Lần đầu tiên đại hội nào bầu bác Hồ làm chủ tịch Đảng:→Đại hội Đảng lần thứ
2

Câu 171: Trong tiến trình hình thành và Phát triển 1930 -1951, Đảng Cộng sản VN đãđề
ra bao nhiêu cương lĩnh chính trị và vào thời điểm nào:→3 cương lĩnh vào
1930,1951(năm 1930 ra đời 2 cương lĩnh)

40
Câu 172: Trong cương lĩnh thứ 3 2/1951, Đảng ta đã khẳng định nhận thức của mình về
con đường cách mạng VN, đo là:→Con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Câu 173: Đến 1951, Đảng ta tiến hành bao nhiêu đại hội trong khoảng thời gian nào:→2
kỳ 3-1935 và 2-1951

Câu 174: Trong cương lĩnh thứ 3 dược thông qua tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2
(2/1951), Đảng ta đã phát triển và hoàn thiện nhận thức về lực lượng cách mạng không
chỉ là công nhân và nông dân mà còn bao gồm nhiều lực lượng dân tộc khác. Các lực
lượng đó được gọi chung là:→Nhân dân

Câu 175: Đại hội nào Của Đảng đã quyết định tách 3 Đảng bộĐảng cộng sản ở 3 nước
VN, Lào và Campochia:→Đại hội II

Câu 176: Thực hiện nghị quyết bộ chính trị quân ta mở chiến dịch Tây Bắc→10/1952

Câu 177: 20/11/1953, Nava vội vàng cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, cuộc hành
binh đó mang tên:→Hải Ly

Câu 178: Thời gian nào Bộ chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết
chiến chiến lược trong Đông xuân 153-1954:→12/1953

Câu 179: 1954, Mỹđã cung cấp cho Pháp bao nhiêu ngân sách ởĐông Dương:→80%

Câu 180: Đến 1949, quân đội ta có bao nhiêu người:→23 vạn

Câu 181: Chiến dịch biên giới diễn ra trong bao nhiêu ngày:→29 ngày

Câu 182: 3 vùng tự do là hậu phương chủ yếu cho kháng chiến chống Pháp của cách
mạng VN:→Việt Bắc, Thanh —Nghệ -Tĩnh, Liên khu 4

Câu 183: Đến 1953, Quân pháp ở chiến trường Đông Dương có bao nhiêu tên:→465000

Câu 184: Nhằm đẩy mạnh thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng", 11/1953, Hội nghị
BCHTW lần 5 đã thông qua:→Chính sách cải cách ruộng đất

41
Câu 185: Ý nghĩa của quá trình thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng"đối với cuộc
kháng chiến chống Pháp:→Tất cả Phương án trên

Câu 186: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã huy động bao nhiêu dân công phục vụ chiên
dịch:→26 vạn

Câu 187: Từ những năm 1950 trởđi, Đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Đông
Dương. Theo đó viện trợ của Mỹ cho Pháp trong ngân sách chiến tranh Đông dương đến
1954 là bao nhiêu:→2600 triệu đô

Câu 188: Với thế chủđộng trên chiến trường từ cuối 1950 đến 1953, quân ta mở nhiêu
chiến dịch tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch, những chiến dịch nào:

a.Chiến dịch Trung Du, chiến dịch Đường 18, chiến chịch Hà Nam Ninh

b.Chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến chịch Thượng Lào

c.......→d. câu a và b 

Câu 189: Đầu 1953, nhằm cứu vãn tình thế ngày càng sa lầy và tìm kiếm giải pháp chính
trị có "danh dự", Pháp và Mỹ đã đưa một viên tướng Pháp làm tổng chỉ huy quân đội
Pháp ở Đông Dương và lập kế hoạch mang tên:→Nava

Câu 190: 8/1953, Nava tập trung 90% lực lượng cơđộng nào vào chiến trường
nào:→Chiến trường Bắc Bộ

Câu 191: Trên cơ sở nắm bắt diển biến của tình hình, BCHTW Đảng đãđề ra chủ trương
quân sự trong Đông xuân 53-54→Tất cả phương án trên

Câu 192: Trong chiến lược Đông xuân 1953-1954, nhửng hướng tiến công chính của
quân và dân ta:→cả 3 phương án trên

Câu 193: Nava đãđưa tổng số binh lực lên Điện Biên Phủ lúc cao nhất là 16.200 quân, bố
trí thành 3 quân khu,49 cứ điểm. Mục đích biến Điện Biên Phủ thành:→Một tập Đoàn
cứđiểm mạnh nhất Đông Dương

42
Câu 194: Bộ chính trịđã thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào thời gian
nào:→6/12/1953

Câu 195: Ngay sau khi quyết định chọn Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược,
ban đầu Trung ương Đảng xác định phương châm:→Đánh nhanh, thắng nhanh

Câu 196: Ai Được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thưĐảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ:→Võ
Nguyên Giáp

Câu 197: Trên cơ sở theo dõi tình hình địch ởĐiện Biên PhủĐại tướng Võ Nguyên Giáp

Đã quyết định thay đổiđể thực hiện phương châm:→Đánh chắc, Tiến chắc

Câu 198: Chiến dịch Điện Biên Phủđã diển ra trong 3 đợt vào khoảng thời gian
nào→13/3/1954-7/5/1954

Câu 199: Chiến dịch lịch sửĐiện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày:→56 ngày

Câu 200: kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã giành nhiều thắng lợi to
lớn. Kết quả là:

a.Tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, trong đó có viên tổng chỉ huy đờ cát xtơ ri

b.thu toàn bộ vũ khí,cơ sở vật chất của địch ởĐiện Biên Phủ→Cả 2 phương án trên

Câu 201:Đối với cách mạng VN chiến thắng Điện Biên Phủ cóý nghĩa hết sức to lớn. Đó
là:→cả 3 phương án trên

Câu 202: Ngay sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, hội nghị quốc tế về chấm dứt
chiến tranh ởĐông Dương đã diễn ra ở đâu:→Giơ ne vơ

Câu 203: Đối với CM thế giới, thắng lợi của quân và dân ta trong kháng chiến chống
Pháp và can thiệp của Mỹ, đặt biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ:→cả 3 phương án trên

Câu 204: Nêu 1 số nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
VN:→cả 3 phương án trên

43
Câu 205: 8/5/1954, Hội nghị giơ ne vơ bàn về chấm dứt chiến tranh ởĐông Dương khai
mạc và kết thúc ngày nào:→21/7/1954

Câu 206: Hiệp định giơ ne vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ởĐông Dương đã
qui định

a.Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập dân
tộc, chủ quyền thống nhất ....toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân VN và nhân dân
Lào,Campochia

b.Pháp rút quân ra khỏi Đông Dương....7/1956

c.Pháp tuyên bố công nhận VN là 1 nước tự do→d.chỉ a và b

Câu 207: Giải Pháp ký hiệp định Giơ ne vơ lập lại hòa bình ởĐông Dương (21/7/1954),
đã thể hiện rằng:

a.Tương quan so sánh lực lượng của ta vàđịch là chênh lệch lớn.

b.VN là 1 nước nhỏ lại phải đương đầu với các nước đế quốc xâm lược lớn trong bối
cảnh quan hệ quốc tế vô cùng phức tạp.

c.Cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của Việt Nam là lâu dài, gian khổ, quanh co,
giành thắng lợi từng bước là có tính chất quy luật→d.Cả 2 câu b và c đúng

Câu 208: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài bao lâu:→9 năm

Câu 209: Trong 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược quân và dân ta đã loại khỏi vòng
chiến đấu bao nhiêu quan xâm lược:→Nửa triệu1

________________________________________

Chương 3 : Lãnh đạo kháng chiến chống mỹ ở miền Nam và xây dựng miền Bắc
1954-1975

(Câu 210-236)

44
Câu 210: Nghị quyết về đường lối cách mạng ở Miền Nam được thông qua tại hội nghị
TW, Đại hội nào:→Hội nghị TW 15 khóa II

Câu 211: Hội nghị nào của Đảng mởđường cho phong trào "Đồng khởi" ở Miền Nam
1960→Hội nghị TW 15 khóa II của Đảng (1/1959)

Câu 212: Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc được thông qua tại đại hội
nào:→Đại hội III

Câu 213: Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời khi nào:→20/12/1960

Câu 214: Quân dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế Quốc Mỹ
trong bao nhiêu ngày đêm từ ngày nào đến ngày nào:→12 ngày đêm 18-30/12/1972

Câu 215: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN được ký khi
nào:→27/1/1973

Câu 216: Quốc hội khóa mấy đã đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
VN→Khóa 6

Câu 217: Mỹđãđưa quân viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến ở VN khi nào:→1965

Câu 218: Diệm tuyên bốđặt miền nam trong tình trạng chiến tranh trong thời gian
nào:→3/1959

Câu 219: Hội nghị nào của BCHTWĐ ( khóa II) đã thông qua nghị quyết vềđường lối
cách mạng miền nam:→Hội nghị lần 15

Câu 220: Bản đề cương cách mạng Miền Nam do ai chủ trì dự thảo:→Lê Duẩn

Câu 221: Mỹ -Diệm đưa ra đạo luật phat1xit 10/59 vào thời gian nào:→5/1959

Câu 222: 1959 có bao nhiêu lượt người tham gia đấu tranh chống Mỷ Diệm:→5 triệu
người

Câu 223: TW cục Miền Nam được thành lập vào thời gian nào:→10/1961

45
Câu 224: Thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ ra kế hoạch Xtalay —Taylo
nhằm bình định miền Nam trong:→18 tháng

Câu 225: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào thời gian nào→8/1965

Câu 226: Chiến tranh ở VN, Mỹđã sử dụng mấy chiến lược chiến tranh:→4 chiến lược

Câu 227: Câu nói: "Tất cả chúng ta hãy đoàn kết nhất trí triệu người như một, quyết tâm
đánh thắng giặc Mỹ..." là của ai:→Hồ Chí Minh

Câu 228:Câu nói : "Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông
có thể cạn, núi có thể mòn song chân líấy không bao giờ thay đổi" là của ai:→ Hồ Chí
Minh

Câu 229: Câu nói: " Chiến tranh có thể kéo dài năm năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn
nữa. Hà Nội, Hải Phòng và 1 số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân
VN quyết ko sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ
xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết khi
nào, trong tác phẩm nào:→lời kêu gọi 17/7/1966

Câu 230: Hội nghị nào Đảng ra quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu
thân nam 1968:→Hội nghị bộ chính trị 12/1967

Câu 231: Đế quốc Mỹ phải chấp nhận đàm phán với chính phủ nước VNDCCH ở Pari
vào thời gian nào:→1/1969

Câu 232: Mỹ tiến hành cuộc đão chính ở campochia vào thời gian nào:→3/1970

Câu 233: Cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của Mỹ Ngụy bịđánh bại vào thời gian
nào:→3/1970

Câu 234:Hội Nghị nào của Đảng quyết định mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng
Sài Gòn trước tháng 5/1975:→Hội nghị Bộ chính trị 3/1975

46
Câu 235: Bộ chính trịđã ra chỉ thị về việc lãnh đạo tổng tuyển cử trong cả nước vào ngày
nào:→3/1/1976

Câu 236: Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu miền Bắc và đoàn đại biểu
miền Nam họp ở đâu:→Sài Gòn

Chương 5 : Lãnh đạoxây dựng và bảo vệ tổ quốc 1975-2000

Câu 237: Kỳ họp thứ nất của Quốc hội nước VN thống nhất ( quốc hội khóa VI) được tổ
chức trong thời gian nào:→24/6-3/7/1976

Câu 238: 14/7/1986, tại Hội nghị BCHTW đặc biệt bầu ai làm tổng bí thư:→Trường
Chinh

Câu 239: Hội đồng chính phủ công bố quyết định xóa bỏ các trạm kiểm soát ngăn song
cấm chợ, người sản xuất có quyền đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường không phải
nộp thuế sau khi làm nghĩa vụ đầy đủ cho nhà nước:→10/1979

Câu 240: Chỉ thị 100CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về khoán sản phẩm đến nhóm và
người lao động trong hợp tác xãđược ban hành khi nào:→1981

Câu 241: Chỉ thị 100CT/TW(1/1981) đưa ra chủ trương nào sau đây:→Khoán sản phẩm
đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp

Câu 242: Hội nghị nào của BCHTW Đảng khóa V đã quyết định phải dứt khoát xóa bỏ
cơ chế tập chung quan lieu bao cấp, thự hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa:→Hội nghị lần thứ 8 (6/1985)

Câu 243: Chủ trương xây dựng và thực hiện ba chương trình kinh tế lớn về lương thực
thực phẩm, hàng tiêu dung, hang xuất khẩu được Đảng đề ra tại đại hội nào:→Đại hội lần
thứ VI

Câu 244: Đại hội toàn quốc lần V của Đảng coi mặt trận hàng đầu là→Nông nghiệp

47
Câu 245: Đại hội nào của Đảng được coi làĐại hội: " Trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỷ cương
vàđoàn kết":→Đại hội lần thứ VII

Câu 246:Trong các nguồn lực để công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta đến năm 2020,
Đại hội VII của Đảng đã xác định nguồn lực nào là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững:→Con người

Câu 247: Đại hội của Đảng khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là kết quả của
sự vận dụng sáng tạo mà còn phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác —Lênin :→Đại hội IX

Câu 248: Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước được Đảng ta xác định sẽ cơ
bản hình thành vào năm nào:→2020

Câu 249: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên CNXH được thông qua
trong đại hội nào của Đảng:→Đại hội VII

Câu 250: Tại Đại hội nào của Đảng CSVN coi: "Giáo dục là quốc sách hang đầu":→Đại
hội lần VIII

48

You might also like