You are on page 1of 8

1) Giới thiệu tổng quan về GTN

 Tên công ty: Công ty cổ phần GTNfoods

 Tên tiếng Anh: GTNfoods Joint Stock Company

 Tên viết tắt: GTNfoods

 Mã chứng khoán: GTN (HOSE)

 Mã số thuế: 0105334948

 Vốn điều lệ: 2.500.000.000 đồng

 Địa chỉ: 92 Võ Thị Sáu, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

 Website: www.gtnfoods.com.vn

Quá trình hình thành phát triển:

- 30/05/2011, công ty được thành lập với vốn điều lệ 80 tỷ


- Tháng 7/2013, mua cổ phần của Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng
(Ladofoods)
- Tháng 5/2014, chính thức niêm yết trên sàn HOSE
- Tháng 3/2015, nâng tỷ lệ sở hữu tại Ladofoods lên 35%
- Tháng 12/2015, mua cổ phần của Vinatea với tỷ lệ sở hữu đạt 75% và đến quý
1/2016, nâng tỷ lệ sở hữu tại Vinatea lên 95%
- Tháng 1/2017, sở hữu 65% Vilico qua đó hợp nhất Mộc Châu Milk
- Tháng 6/2018, nâng tỷ lệ sở hữu tại Vilico lên 74,49%
- Tháng 12/2019, trở thành công ty con của Vinamilk với tỷ lệ sở hữu 75%

Trong báo cáo thường niên năm 2019, Doanh thu thuần của hoạt động sản xuất
kinh doanh sữa chiếm 86,13%. Chính vì thế sữa là mảng kinh doanh chính và quan
trọng nhất của GTN với công ty con là Mộc châu Milk (MCM).
(Nguồn : Báo cáo thường niên 2019 của GTN)

*Tổng quan ngành sữa

- Ngành sữa Việt Nam năm 2019 có mức tăng trưởng tương đối tốt, đặc biệt là sữa
nước, sữa chua và sữa đặc. Sản lượng sữa nước trong năm 2019 đạt hơn 1 triệu lít
tăng 8,23% so với năm 2018.

- Kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa đạt hơn 1 triệu USD năm 2019
tăng 8,8% so với 2018.

- Xuất khẩu: đạt bước phát triển đáng kể. Hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp
xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia , chủ yếu là Vinamilk, TH True Milk… Kim ngạch
xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa nước năm 2019 đạt khoảng trên 10.000 tỷ
đồng, tăng 13,46% so với năm 2018.

2) Phân tích doanh nghiệp

Sự tham gia của Vinamilk trong hội đồng quản trị : Sau khi Vinamilk mua lại 75%
cổ phần để trở thành công ty mẹ của GTN thì hội đồng quản trị của GTN đã có sự góp
mặt của các nhân sự cấp cao đến từ Vinamilk.

+ Bà Mai Kiều Liên : đang là Tổng giám đốc của Vinamilk và hiện đang giữ
chức Chủ tịch HĐQT của GTN.
+ Ông Trịnh Quốc Dũng : Giám đốc điều hành nhà máy Vinamilk, hiện đang
giữ chức Tổng giám đốc GTN.

Việc tái cấu trúc Ban lãnh đạo cũ thành Ban lãnh đạo mới dày dặn kinh nghiệm
điều hành đã đưa GTN thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi, tập
trung vào mảng kinh doanh chính : sữa ( MCM). Và Vinanmilk đã giúp GTN trong
công tác quản trị chi phí, chính sách phân phối, hỗ trợ… điều này giúp lượng khách
hàng của GTN ngày càng tăng.

Vị thế của GTN trong ngành:

+ Top 2 trong thị trường sữa miền Bắc, chỉ sau công ty mẹ Vinamilk.

+ Sản lượng sữa : năng suất cao nhất trong ngành 26 lít/ con bò/ ngày.

GTN là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn không vay nợ: Tỷ lệ
nợ/VCSH của GTN duy trì ở mức thấp, thấp nhất trong ba doanh nghiệp ngành sữa
đang niêm yết trên sàn:

GTN Hanoimilk
Vinamilk
Nợ/VCSH
năm 2019 13% 166%
50%

 Chi phí vay nợ và rủi ro vỡ nợ thấp

Lượng tiền mặt lớn sau tái cấu trúc: GTN sẵn sàng đầu tư vào các dự án có hiệu
quả trong tương lai.

Mộc Châu Milk sở hữu 1.000 hecta đất nông nghiệp và hơn 4.000 hecta của các
hộ chăn nuôi tại Mộc Châu – nơi khí hậu mát mẻ quanh năm rất thích hợp để nuôi
bò sữa, tính đến nay MCM đã gây dựng được đàn bò lên đến 23.500 con trong đó
3.000 con thuộc các trang trại tập trung quy mô lớn của công ty và phần còn lại được
khoán cho nông dân, tương ứng với sản lượng tối đa lên đến 100.000 tấn sữa
tươi/năm.

 Đây là lợi thế cạnh tranh tuyệt vời của GTN mà nhiều doanh nghiệp
muốn có cũng không được vì Cao nguyên Mộc Châu có những đặc
điểm khí hậu và thời tiết phù hợp với chăn nuôi bò sữa.

Điều kiện tự nhiên của cao nguyên Mộc Châu: độ cao 1050m, khí hậu ôn đới. Nhiệt
độ từ 9-24 độ C, độ ẩm >60%, diện tích chăn thả lên tới 4000ha.
GTN sở hữu nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp TMR đầu tiên tại Việt Nam: với
công suất 150 tấn/ ngày/ nhà máy.

Công suất sản xuất hiện tại đạt 25lit/ con bò/ ngày, 250 tấn sữa/ ngày, 150.000
hộp /giờ : Nhà máy hiện tại đã đạt 90% công suất. Đây là mức công suất khá cao
trong ngành sản xuất sữa với sẩn lượng hàng năm là 100.000 tấn.

Tuy nhiên ngoài những điểm mạnh nói trên thì GTN còn có điểm yếu cần phải cải
thiện:

Mặc dù có trong tay tài sản quý báu là cao nguyên Mộc Châu nhưng quy mô của
Mộc Châu Milk vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng đất này.

Những cơ hội:

Thị trường quốc tế đầy tiềm năng: được xuất khẩu sữa ra 46 quốc gia, vùng lãnh
thổ. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc-thị trường sữa lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.Tuy
nhiên hiện tại năng lực sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 80-85% nhu cầu. Trong
năm 2019, Nghị định về xuất khẩu sữa sang Trung Quốc được ký kết. Hạn ngạch xuất
khẩu 25.000 tấn/năm của Mộc Châu cũng được dỡ bỏ, cho phép doanh nghiệp xuất
khẩu không giới hạn. Hiện tại Việt nam có 5 nhãn hàng được cấp phép xuất khẩu sang
Trung Quốc gồm Vinamilk, TH true Milk, Nutifood, Mộc Châu Milk, và Hà Nội
Milk.

Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu nười ở Việt Nam vẫn còn thấp, khoảng 27 lít/
người/năm. Trong khi Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore là 45 lít/người/năm và
các nước châu Âu từ 80 – 100 lít/người/năm. Đồng thời, xu hướng người dùng tại khu
vực thành thị ngày càng ưa chuộng các sản phẩm trung và cao cấp (sữa hữu cơ) có thể
hỗ trợ tăng trưởng doanh thu ở khu vực này. Tuy vậy, sản lượng sữa tươi từ đàn bò
sữa nuôi trong nước mới đáp ứng được 30% nhu cầu.

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2025, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước dự kiến đạt 1 tỷ lít,
đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và 1,4 tỷ lít, đáp ứng 40% nhu cầu năm 2025.

Cơ hội lớn là vậy, thế nhưng lại có những thách thức không hề nhỏ:
Người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm có nguồn gốc thực vật: như sữa đậu
nành, sữa lúa mạch…

Hiệp định EVFTA được ký kết: do đó ngày càng có nhiều chủng loại sữa nước
được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

*Các chỉ số tài chính:

Doanh thu thuần và LNST:

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất của GTN


900
812.73 834.57
800 735.48
703.99
700 634.93
600

500

400

300

200

100 40.02 48.46


0 23.21 22.41
Q2/2019 Q3/2019 -51.45
Q4/2019 Q1/2020 Q2/2020
-100

DTT LNST

LNST Q2 2020 tăng 109% so với cùng kỳ, đạt 48,461 tỷ đồng mặc dù doanh thu giảm
10% n/n xuống còn 735.482 tỷ đồng trong bối cảnh sức tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi dịch
Covid, nhờ: 
 Biên lợi nhuận gộp tăng khá, từ 14% trong Q2 2019 lên 26% nhờ chi phí
nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh so với cùng kỳ;
 Ghi nhận 35 tỷ đồng lãi tiền gửi nhờ khoản tiền gửi ngắn hạn tăng mạnh từ 690
tỷ đồng cuối năm 2019 lên mức hơn 2.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng
6/2020; 
 LN công ty mẹ tăng nhờ nhận khoản cổ tức 28 tỷ đồng từ Công ty con là Tổng
Công ty chăn nuôi Việt Nam – CTCP (VLC) 
 LN từ Mộc Châu Milk tăng sau khi tổ chức lại hệ thống phân phối, tối ưu bán
hàng & giảm chi phí hoạt động, đạt 59 tỷ đồng, tăng 46% n/n.
Biên lợi nhuận gộp:
Biên lợi nhuận gộp

26%

17% 17%
15%
14%
13%

Q4/2018 Q1/2019 Q2/2019 Q3/2019 Q4/2019 Q1/2020

Biên lợi nhuận gộp

Có thể thấy sau khi có sự góp mặt của Vinamilk trong Hội đồng quản trị thì biên lợi
nhuận gộp của GTN đã tăng lên đột biến, từ mức 17% lên 26%. Như bà Mai Kiều
Liên cũng đã nói, Vinamilk sẽ đưa mức biên lợi nhuận gộp của GTN lên mức 40%,
gần bằng biên lợi nhuận gộp của Vinamilk. Điều này khá khả thi vì GTN sẽ tận dụng
được hệ thống phân phối quản lý và phát triển vùng nguyên liệu của Vinamilk.

ROE và ROA:

201
  7 2018 2019
ROA 3.79 2.2 0.15
ROE 4.58 2.76 0.18

Cả ROA và ROE của GTN đều giảm dần và đến năm 2019 còn khá thấp, gần như
bằng 0.

 Đây là điểm GTN cần phải cải thiện.

Rủi ro khi đầu tư vào GTN: Giá của GTN tăng gần như chỉ xoay quanh sự biến
động trong cơ cấu cổ đông, hơn là đến từ tăng trưởng trong các chỉ tiêu kinh doanh
chính. Nhưng chúng tôi kỳ vọng trong tương lai, GTN sẽ cải thiện được các chỉ tiêu
tài chính nhờ sự dẫn dắt của Vinamilk để có thể tăng trưởng tốt nhất.
 - Thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng hướng đến các sản phẩm có nguồn gốc thực vật
khiến tiêu thụ sữa bò bị ảnh hưởng. 

3) Phân tích kỹ thuật

Chúng tôi nhận thấy giá cổ phiếu GTN được hỗ trợ bởi đường MA9 và MA20
nên quyết định mua cổ phiếu GTN với 2 điểm mua

 Điểm mua 1: khớp mua 30 cổ giá 23.950


 Điểm mua 2: khớp mua 20 cổ giá 24.000
 Trung bình là 50 cổ phiếu giá 23.970
Target của chúng tôi là mức giá 29.000, sẽ cut loss khi cổ phiếu bị bán xuống
dưới 23.000 với thanh khoản lớn.
Ngày 29/9/2020: Chúng tôi nhận thấy cổ phiếu GTN có 1 kháng cự tâm lý ở
mức giá 27, nên khi cổ phiếu GTN tiến về kháng cự đó, chúng tôi đã bán 20 cổ
phiếu GTN với giá 26.950, hiện thực hoá mức lợi nhuận 12.43%.
Phiên giao dịch 7/10/2020, cổ phiếu GTN không giữ được mức MA20 và bị bán
với mức thanh khoản cao bằng trung bình thanh khoản 20 phiên, chúng tôi đưa
ra cảnh báo và sẽ quyết liệt bán tất toán 30 cổ phiếu còn lại theo quy tắc đề ra để
giữ lãi cổ phiếu nếu như phiên giao dịch 8/10/2020 cổ phiếu không thể giữ lại
mức MA20.
Ngày 8/10/2020, cổ phiếu GTN bị lực bán rất mạnh, với thanh khoản gấp gần 4
lần trung bình thanh khoản 20 phiên, giá cổ phiếu bị thủng mức MA20 và tiến
về hỗ trợ MA50. Chúng tôi quyết định bán tất toán cổ phiếu GTN với 3 mức
giá: bán 10 cổ phiếu giá 26.400, 10 cổ phiếu giá 26.350 và 10 cổ phiếu giá
26.000, hiện thực hoá mức lợi nhuận trung bình sau 3 lần bán là 9.51%. Tổng
kết lại, chúng tôi đạt mức lợi nhuận trung bình 10.68% khi đầu tư vào cổ phiếu
GTN.

You might also like