You are on page 1of 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


===oOo===

LUẬN CỨ
(Bảo vệ anh Vũ Song Toàn, nguyên đơn trong vụ án “tranh chấp bồi thường thiệt hại” tại phiên
Toà sơ thẩm)

I. Các đương sự
1. Nguyên đơn
Anh: Vũ Song Toàn

2. Bị đơn
Nhà hàng My Way
Địa chỉ: 24T2 Trung Hoà – Nhân Chính, Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, Quận Cầu
Giấy, Hà Nội.

II. Tóm tắt vụ việc


Ngày 13/2/2011, anh Vũ Song Toàn (SN 1977) đi chiếc xe máy nhãn hiệu Honda PS, biển số
BKS 29Y1 – 1673 đến nhà hàng My Way (24T2 Trung Hoà – Nhân Chính để tiếp khách).
Khi dựng xe trước cửa nhà hàng, quan sát không thấy có nhân viên bảo vệ đón tiếp và trông
xe như thường lệ, anh Toàn đã cẩn thận khoá xe và tiến vào cửa chính hỏi nhân viên lễ tân
(tên Đinh Thị Thuỷ) xem có để xe ở đó được không. Cô Thủy gật đầu. Khoảng hơn 1 tiếng
sau khi sử dụng xong dịch vụ tại cửa hàng, anh Toàn ra lấy xe thì phát hiện xe của mình đã
mất.
Ngay sau đó, anh Toàn thông báo cho quản lý nhà hàng về sự việc và chụp ảnh lại hiện
trường nơi chiếc xe bị mất. Khi làm việc với nhà hàng My Way, tổ bảo vệ và người quản lý
nhà hàng đều tỏ ra bối rối, thừa nhận trách nhiệm của mình và “mong khách hàng thông
cảm”. Phía My Way hứa sẽ giải quyết ổn thoả, không để khách hàng phải chịu thiệt hại cũng
như thất vọng.

1
Hiện tại, đến thời điểm diễn ra phiên tòa, anh Toàn vẫn chưa được sự bồi hoàn tài sản từ phía
My Way cũng như bất kì động thái nào có ý muốn bồi thường thiệt hại cho anh Toàn.

III. Luận cứ
Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện kiểm sát,
Theo các nội dung vụ án như trên và các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án tôi xin đưa ra những
lập luận sau đây để chứng minh phần lỗi vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về
phía bị đơn là nhà hàng My Way và việc thân chủ tôi kiện đòi bồi thường từ phía bị đơn là
hoàn toàn có căn cứ:
Thứ nhất, dịch vụ trông giữ xe cho khách hàng tại Việt Nam trước nay mặc nhiên được coi
như hoạt động đi kèm theo dịch vụ cung cấp đồ ăn, thức uống vì tính hợp lí của nó (phí sử
dụng dịch vụ đã bao gồm phí trông giữ xe).
Căn cứ pháp lý được thể hiện ở Điều 3 và Điều 13 Luật Thương Mại năm 2005, cụ thể như
sau:
Điều 3 Luật Thương mại quy định: “Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng
rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội
dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt
động thương mại.”
Điều 13 Luật Thương mại quy định về nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương
mại: “Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có
thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được
trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.”
Theo đó, hoàn toàn có thể coi dịch vụ trông giữ xe cho khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ từ
các cửa hàng cung cấp đồ ăn, thức uống là một tập quán thương mại được thừa nhận và áp
dụng rộng rãi trong chuỗi hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống tại Việt Nam.
Nếu như nói rằng đây không thể được coi là tập quán thương mại của Việt Nam bởi vì nó
chưa được thừa nhận rộng rãi hoặc các bên tham gia hoạt động thương mại chưa biết rõ là bất
hợp lý. Bởi lẽ, đây không phải lần đầu tiên thân chủ tôi sử dụng dịch vụ tại My Way. Ở
những lần trước khi đến nhà hàng sử dụng dịch vụ, nếu không thấy có nhân viên bảo vệ đón
tiếp và trông xe, anh Toàn đều hỏi nhân viên nhà hàng xem có thể để xe ở đâu và để xe theo
sự chỉ dẫn của nhân viên nhà hàng.

2
Hơn nữa, My Way là một trong chuỗi những nhà hàng lớn chuyên cung cấp dịch vụ ăn uống
tại Hà Nội nên không thể không biết đến tập quán quen thuộc này trong kinh doanh thương
mại.
Vì vậy, nhà hàng My Way có trách nhiệm trông giữ xe cho anh Toàn khi anh Toàn đến
sử dụng dịch vụ của nhà hàng.
Thứ hai, về việc xác lập giao dịch dân sự dưới dạng hợp đồng gửi giữ xe máy giữa anh Toàn
và nhà hàng My Way.
Như đã phân tích ở trên, nhà hàng có trách nhiệm trông giữ xe cho khách hàng đến sử dụng
dịch vụ tạo nhà hàng. Đồng thời theo trình bày của nguyên đơn, anh Toàn đã cẩn thận khóa
xe rồi hỏi lại lễ tân nhà hàng để đảm bảo mình để xe đúng quy định và chị Thủy không có ý
kiến gì về việc anh Toàn không được để xe ở vị trí đấy.
Theo quy định của pháp luật tại thời điểm đó, hành vi trên giữa nguyên đơn và đại diện nhà
hàng My way (chị Thúy) có thể được coi như là hành vi xác lập thành công giao dịch dân sự.
Theo đó, phía nhà hàng phải đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ trông giữ xe cho khách hàng
vào sử dụng dịch vụ của nhà hàng. Trong thời gian thực hiện hợp đồng xảy ra thiệt hại thì
trách nhiệm bồi thường đương nhiên sẽ thuộc về bên gây ra lỗi vi phạm hợp đồng.
Bên bị đơn có ý kiến về việc anh Toàn không lấy vé gửi xe và không có người trông xe lúc đó
mà anh Toàn vẫn để xe như vậy là sai quy định nên mới dẫn đến việc mất xe. Tuy nhiên, việc
bố trí sắp xếp nhân sự trông giữ tài sản cho khách hàng hoàn toàn là nghĩa vụ và trách nhiệm
của mỗi nhà hàng khi mở dịch vụ kinh doanh. Do đó việc không bố trí được nhân sự đảm bảo
trông giữ tài sản cho khách sử dụng dịch vụ của mình là lỗi của phía nhà hàng My way. Sơ
suất để kẻ gian thực hiện hành vi trộm cắp, gây ra thiệt hại đối với tài sản của khách cũng là
phía nhà hàng My way phải chịu trách nhiệm, bao gồm trách nhiệm nộp phạt khoản vi phạm
hợp đồng cũng như khoản bồi thường thiệt hại, bù đắp, bồi hoàn cho khách hàng Vũ Song
Toàn chiếc xe máy Honda SP được cơ quan chức năng định giá 140.000.000 đồng.
Như vậy, giao dịch dân sự dưới dạng Hợp đồng gửi giữ xe máy giữa anh Vũ Song Toàn
và nhà hàng My Way (cụ thể là với lễ tân của nhà hàng, chị Thúy) đã được thiết lập hợp
pháp và có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm phát sinh việc gửi giữ. Nhà hàng My Way
có trách nhiệm phải bồi thường cho anh Toàn khi xe của anh bị mất trong thời gian sử
dụng dịch vụ tại nhà hàng.

3
Vì những lẽ trên, tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét yêu cầu nhà hàng My Way bồi
thường cho anh Vũ Song Toàn giá trị của chiếc xe máy bị mất là 140.000.000 đồng.
Xin cảm ơn.

You might also like