You are on page 1of 17

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 2

NHÓM : 05
LỚP : N04.TL1
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số: 05 Lớp: N04.TL1 Khoa: Luật Khoá: 46
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
- Có mặt: 10 sinh viên Vắng mặt: 0 sinh viên
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm môn Luật hành chính Việt nam, nhóm 05 như sau:

ĐÁNH GIÁ SV KÝ
ĐÁNH GIÁ CỦA GV
ST CỦA SV TÊN
MÃ SV HỌ VÀ TÊN
T ĐIỂM ĐIỂM GV
A B C
(số) (Chữ) (Ký tên)
1 460744 Bùi Thế Thắng 
2 460743 Trần Tuấn Thành 
3 460745 Mai Lệ Thủy 
4 460748 Lưu Thị Trang

5 460749 Phạm Thị Thùy Trang 


6 460750 Lý Vinh Tú 
7 460751 Đoàn Thị Thu Uyên 
8 460752 Vũ Hoàng Việt 
9 460753 Lô Nguyễn Anh 
10 560754 Lương Bảo Anh 

Kết quả điểm bài viết: ......................


- Giáo viên chấm thứ nhất: .…………..
- Giáo viên chấm thứ hai: .…………....
Kết quả điểm thuyết trình: ………..
Giáo viên cho thuyết trình: …………. Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2023

Điểm kết luận cuối cùng: ……….…


Giáo viên đánh giá cuối cùng: ………
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN NHÓM TRƯỞNG
-
-
ĐỀ BÀI
TM2-N7 (Tác giả: Ths. Phạm Thị Huyền)
Ngày 01/01/2021, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm ký hợp đồng
đại lý số 15/HĐĐL với Hộ kinh doanh An Viên dưới hình thức đại lý độc quyền tại
khu vực quận Hai Bà Trưng và được hưởng chiết khấu (hoa hồng) theo tỷ lệ phần
trăm trên giá mua. Thời hạn hợp đồng là 01 năm từ ngày 02/01/2021 đến ngày
31/12/2021. Trong hợp đồng, hai bên thỏa thuận:
- Hộ kinh doanh An Viên chỉ bán duy nhất sản phẩm của Công ty Nhất Tâm.
- Quyền sở hữu hàng hoá được chuyển cho Hộ kinh doanh An Viên từ thời điểm
hàng hoá vận chuyển đến kho của An Viên
- Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng, phạt 4% giá trị phần hợp đồng bị vi
phạm.
Câu hỏi:
1. Hàng hoá đang trên đường vận chuyển từ Công ty Nhất Tâm đến kho hàng của
Hộ kinh doanh An Viên thì gặp lũ quét khiến một số lượng lớn hàng bị hỏng. Xác
định chủ thể chịu rủi ro trong trường hợp này?
2. Một số khách hàng sau khi mua sản phẩm tại cửa hàng của Hộ kinh doanh An
Viên đã bị ngộ độc. Xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho khách hàng?
3. Với lý do Hộ kinh doanh An Viên thường xuyên giao hàng chậm, khiến khách
hàng phàn nàn, ảnh hưởng đến hiệu quả bán hàng của Công ty Nhất Tâm, ngày
16/6/2021, Công ty Nhất Tâm gửi văn bản số 19/2021/TB đề nghị Hộ kinh doanh
An Viên ngừng phân phối hàng ra thị trường, đồng thời, cũng ngay trong ngày
16/6/2021, Công ty Nhất Tâm đã ký hợp đồng đại lý độc quyền với Công ty TNHH
Tiến Đạt có chức năng bán hàng tại khu vực quận Hai Bà Trưng. Hộ kinh doanh An
Viên không chấp nhận, đã yêu cầu Công ty Nhất Tâm tiếp tục thực hiện đúng hợp
đồng đã ký kết, đồng thời bồi thường tổn thất trong khoảng thời gian Hộ kinh
doanh An Viên không có hàng để bán ra thị trường, tiền thuê kho bãi cho lưu trữ số
hàng còn lại của Công ty Nhất Tâm mà không được bán ra. Ngoài ra, Hộ kinh
doanh An Viên cũng yêu cầu Công ty Nhất Tâm chịu phạt với lý do Công ty Nhất
Tâm đã vi phạm thỏa thuận về đại lý độc quyền.
Công ty Nhất Tâm không chấp nhận với lý do Hộ kinh doanh An Viên không bảo
đảm về doanh số bán hàng, giao hàng chậm khiến khách hàng không hài lòng, ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín của Công ty Nhất Tâm. Do đó, Công ty Nhất Tâm yêu
cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng và sẽ bồi thường một tháng thù lao đại lý theo
quy định tại Điều 177 Luật Thương mại.
Bằng những quy định của Luật Thương mại, hãy giải quyết tình huống trên.
4. Hãy nêu rõ những chế tài thương mại có thể áp dụng trong trường hợp Công ty
Nhất Tâm chấm dứt hợp đồng đại lý với Hộ kinh doanh An Viên?
BÀI LÀM
Câu 1:
Thứ nhất, xét thấy hợp đồng số 15/HĐĐL mà các bên kí kết với nhau là hợp đồng
đại lý bán hàng. Căn cứ theo như quy định trong Điều 166 Luật Thương mại1, bản
chất của hợp đồng này là bên đại lý sẽ nhân danh chính mình bán hàng hóa cho bên
giao đại lý để hưởng thù lao. Do quan hệ giữa Công ty cổ phần thực phẩm dinh
dưỡng Nhất Tâm và Hộ kinh doanh An Viên là quan hệ quan hệ đại lý độc quyền,
đây là một quan hệ đặc biệt vì theo quy định tại Điều 170 Luật thương mại định
rằng: “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại
lý”, do đó, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nhất tâm là chủ sở hữu đối với
hàng hóa. Điều này cũng có nghĩa là thoả thuận “Quyền sở hữu hàng hoá được
chuyển cho Hộ kinh doanh An Viên từ thời điểm hàng hoá vận chuyển đến kho của
An Viên” là vi phạm pháp luật, đồng nghĩa với việc thoả thuận trên sẽ không được
pháp luật công nhận, hợp đồng giữa Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất
Tâm và Hộ kinh doanh An Viên bị vô hiệu một phần.
Xét về bản chất, hoạt động đại lý là một hình thức của việc cung ứng dịch vụ trung
gian thương mại, tức là bên trung gian chỉ cung cấp dịch vụ “bán hộ” để hưởng thù
lao, nên đại lý sẽ không có quyền sở hữu đối với hàng hóa mà bên giao đại lý giao
cho. Chính vì vậy, với tư cách là chủ sở hữu của hàng hóa, bên giao đại lý được
toàn quyền định đoạt đối với hàng hóa của mình cũng như phải chịu rủi ro đối với
hàng hóa.

Thứ hai, xét thấy trong tình huống có sự kiện bất khả kháng xảy ra. Tại Khoản 1
Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sự kiện bất khả kháng, sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không
thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho
phép. Trong trường hợp này, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại hàng hóa là do lũ quét
dẫn đến số lượng lớn hàng hóa bị hỏng. Nguyên nhân trên có thể được coi là trường
hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng. Vì việc lũ quét này không được báo trước,
xảy ra một cách bất ngờ, không do lỗi của các bên và các bên không thể lường
trước được hậu quả mà lũ quét gây ra.
1
Điều 166. Đại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân
danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng
để hưởng thù lao.
Theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết thì không có thỏa thuận về vấn đề chịu trách
nhiệm khi có sự kiện bất khả kháng. Do đó, căn cứ theo các vấn đề về đại lý độc
quyền và sự kiện bất khả kháng mà nhóm chúng em đã phân tích ở trên, đồng thời
căn cứ tại Điều 162 Bộ luật Dân sự 2015 về chịu rủi ro về tài sản quy định “chủ sở
hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình”. Từ đó xác định được chủ
sở hữu phải chịu rủi ro về hàng hoá này là bên giao đại lý (Công ty cổ phần thực
phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm).

Kết luận: Chủ thể chịu rủi ro về hàng hoá là Công ty cổ phần thực phẩm dinh
dưỡng Nhất Tâm.

Câu 2:
Trường hợp thứ nhất: Chủ thể bồi thường thiệt hại cho khách hàng là Công ty
cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm với lí do bên công ty không đảm bảo
chất lượng hàng hóa, để dẫn đến hậu quả một số khách hàng bị ngộ độc thực phẩm.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 173 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của
bên giao đại lý: “Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán
hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ”.
Trong trường hợp này xác định chủ thể chịu trách nhiệm thuộc về bên giao đại lý
tức Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm. Các nguyên nhân có thể xảy
ra như: khách hàng bị ngộ độc vì chất lượng sản phẩm không được đảm bảo từ
thành phần cho tới khâu sản xuất không đúng quy trình, do nguyên liệu không đảm
bảo chất lượng trong đó có những thành phần cấm không được sử dụng nhưng vẫn
dùng dể làm ra sản phẩm để bán dẫn đến chất lượng không đảm bảo trong khi bên
đại lý đã bảo quản theo đúng quy trình vì vậy đại lý hoàn toàn không có lỗi. Do đó,
nếu Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm không thế chứng minh lỗi
về bảo quản sản phẩm của Hộ Kinh doanh An Viên thì Công ty cổ phần thực phẩm
dinh dưỡng Nhất Tâm sẽ là chủ thể bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Trường hợp thứ hai: Hộ Kinh Doanh An Viên liên đới chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại với Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm với lí
do bên đại lí bảo quản thực phẩm không tốt để dẫn đến khách hàng bị ngộ độc thực
phẩm.
Căn cứ vào Khoản 5 Điều 175 Luật thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của
bên giao đại lý: “Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi
giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại
lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường
hợp có lỗi do mình gây ra”.
Theo như quy định trên thì bên đại lý phải chịu trách nhiệm vì có thể đã vi phạm lỗi
sau: bảo quản sản phẩm không đúng quy trình, tiêu chuẩn bảo quản kém mà loại
thực phẩm dinh dưỡng lại là những sản phẩm cần phải được bảo quản tốt bởi nó rất
dễ hỏng do tác động từ không khí bên ngoài như: nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá,
ánh nắng,... dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gây ra ngộ độc thực phẩm
cho khách hàng nên lỗi thuộc về bên đại lý (Hộ kinh doanh An Viên). Do đó, nếu
như bên Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm chứng minh được Hộ
kinh doanh An Viên có lỗi trong khâu bảo quản khiến cho hàng hóa không còn giữ
đúng chất lượng như ban đầu gây nên sự việc khách hàng bị ngộ độc thì Hộ kinh
doanh An Viên phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với Công ty cổ
phần dinh dưỡng Nhất Tâm.

Kết luận: Có hai trường hợp xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho khách hàng, đó là: Công ty cổ phần thực phẩm dinh
dưỡng Nhất Tâm chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng hoặc
Hộ kinh doanh An Viên liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
khách hàng cùng với Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm.

Câu 3:
Trường hợp thứ nhất: Mặt hàng giao đại lý mà Công ty Nhất Tâm giao cho
Công ty TNHH Tiến Đạt trong hợp đồng đại lý trùng với một trong số hoặc tất
cả mặt hàng HKD An Viên được giao làm đại lý độc quyền trước đó.
 Xét tình huống ở đề bài:
Theo quy định tại Điều 177 Luật Thương mại 2005 có quy định về thời hạn đại lý
và việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý nhưng thực chất trong trường hợp
này Công ty Nhất Tâm chỉ gửi đến HKD An Viên văn bản đề nghị ngừng phân phối
hàng ra thị trường tức là chỉ đề nghị tạm dừng thực hiện hợp đồng, đề nghị này
khác với văn bản thông báo chấm chấm dứt hợp đồng đại lý được quy định tại Điều
177 Luật Thương mại. Nên trên thực tế, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng
Nhất Tâm (bên giao đại lý) chưa có văn bản nào phù hợp theo quy định pháp luật
về việc thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý nên hợp đồng này vẫn
được giữ nguyên giá trị ràng buộc trách nhiệm cho các bên. Kể cả nếu trong văn
bản đề nghị trên, Công ty Nhất Tâm có nêu kèm theo thông báo sẽ đơn phương
chấm dứt hợp đồng đại lý nhưng đây là điều chưa thỏa đáng vì lí do sau đây: Thứ
nhất, việc thông báo này chỉ đi kèm theo mà không dưới hình thức “văn bản thông
báo chấm dứt hợp đồng đại lý” được nhắc đến trong Điều 177 Luật Thương mại
nên không thể là căn cứ chấm dứt hợp đồng đại lý số 15/HĐĐL; Thứ hai, bản chất
của hợp đồng đại lý là một loại hợp đồng dịch vụ, mà theo quy định tại khoản 1
Điều 520 BLDS2 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ, theo đó, bên
giao đại lý nhận thấy việc tiếp tục hợp đồng là không có lợi cho mình thì sẽ có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho
bên đại lý biết trước một thời gian hợp lý.
Bên cạnh đó, Công ty Nhất Tâm chưa có thông báo về việc chấm dứt hợp đồng (mà
chỉ là gửi văn bản đề nghị Hộ kinh doanh An Viên ngừng phân phối hàng ra thị
trường), mà đã có hành vi chấm dứt hợp đồng trên thực tế: ký kết hợp đồng với
công ty khác (Công ty TNHH Tiến Đạt), điều này là không đúng pháp luật. Bởi,
Công ty cổ phần dinh dưỡng Nhất Tâm và HKD An Viên kí với nhau hợp đồng đại
lý độc quyền, tức là ghi nhận sự thỏa thuận về việc: tại một khu vực địa lý nhất
định (là quận Hai Bà Trưng), bên giao đại lý (Công ty cổ phần thực phẩm dinh
dưỡng Nhất Tâm) chỉ giao cho một đại lý (HKD An Viên) bán một số mặt hàng
nhất định; lúc này, hợp đồng giữa công ty Nhất Tâm với HKD An Viên vẫn chưa
chấm dứt hiệu lực, mà bên Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm lại
tiếp tục ký kết hợp đồng đại lý độc quyền với công ty khác, tại cùng một khu vực
địa lý là quận Hai Bà Trưng. Cho nên hợp đồng đại lý độc quyền giữa Công ty cổ
phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Đạt

2
Khoản 1 Điều 520 BLDS 2015:
Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý;
bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt
hại
được ký trong thời gian hợp đồng với Hộ Kinh Doanh An Viên còn hiệu lực được
coi là vi phạm điều cấm của Luật. Hợp đồng đại lý độc quyền giữa Công ty cổ phần
thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Đạt phải
được tuyên là vô hiệu.
Như vậy, vì hợp đồng đại lý giữa Công ty Nhất Tâm và HKD An Viên trong trường
hợp này chưa có đủ căn cứ để chấm dứt, hợp đồng vẫn ràng buộc hai bên phải thực
hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, Công ty Nhất Tâm đã có hành vi vi phạm hợp
đồng khi không đảm bảo nguyên tắc trong hình thức đại lý độc quyền và bên vi
phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
 Xét về yêu cầu của HKD An Viên.
Trường hợp này, Công ty cố phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm đã vi phạm hợp
đồng, do đó HKD An Viên có quyền áp đặt các chế tài tương ứng. Bên HKD An
Viên (bên bị vi phạm) không chấp nhận chấm dứt hợp đồng, nên có quyền áp đặt
chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, yêu cầu công ty Nhất Tâm tiếp tục thực hiện
đúng hợp đồng đã ký kết. Bên cạnh đó, vì Công ty Nhất Tâm yêu cầu HKD An
Viên ngừng phân phối hàng hóa ra thị trường đã gây ra những thiệt hại thực tế, nên
HKD An Viên yêu cầu bồi thường thiệt hại trong khoảng thời gian không có hàng
để bán ra thị trường là hoàn toàn hợp lý. Những tổn thất mà HKD An Viên phải
chịu bao gồm:
Thứ nhất, mất đi khoản lợi trực tiếp từ việc bán sản phẩm của công ty Nhất
Tâm. Do HKD An Viên đã kí hợp đồng phân phối độc quyền với công ty
Nhất Tâm, trong đó hai bên thỏa thuận, HKD An Viên chỉ bán duy nhất sản
phẩm của công ty Nhất Tâm, vì vậy, nếu không phân phối sản phẩm của
công ty Nhất Tâm ra thị trường đồng nghĩa với việc HKD An Viên không
phân phối sản phẩm của thương hiệu nào khác, ngừng lại hoạt động kinh
doanh của mình, mất đi thu nhập.
Thứ hai, mất đi số tiền dùng để chi trả tiền thuê kho bãi lưu trữ số hàng tồn
mà công ty Nhất Tâm đã cung cấp cho HKD An Viên nhưng chưa được bán
ra thị trường.
Căn cứ Điều 302 Luật Thương mại 20053 quy định về bồi thường thiệt hại, theo
đó, HKD An Viên yêu cầu công ty Nhất Tâm bồi thường tổn thất trong khoảng thời
gian HKD An Viên không có hàng để bán ra thị trường và tiền thuê kho bãi cho lưu
trữ số hàng còn lại không được bán ra của công ty Nhất Tâm là hợp lý. Ngoài ra,
Công ty Nhất Tâm đã vi phạm hợp đồng về thỏa thuận cung cấp hàng hóa cho một
cơ sở phân phối hàng hóa độc quyền tại địa bàn quận Hai Bà Trưng như đã phân
tích ở trên. Vì vậy căn cứ vào quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005:
“Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt
do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn
trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”, do công ty Nhất Tâm không
thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm nên phải chịu chế tài phạt vi phạm
theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng: “nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng,
phạt 4% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm”. Mức phạt này cũng đã phù hợp với quy
định tại Điều 301 Luật Thương mại 20054.
 Xét về yêu cầu của Công ty Nhất Tâm.
Từ những phân tích trên có thể thấy việc công ty Nhất Tâm không chấp nhận với lý
do HKD An Viên không bảo đảm về doanh số bán hàng, giao hàng chậm khiến
khách hàng không hài lòng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của công ty Nhất Tâm
và yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng, bồi thường một tháng thù lao đại lý
theo quy định tại Điều 177 Luật Thương mại là không hợp lý. Bởi, lý do của công
ty Nhất Tâm đưa ra có thể là căn cứ để xác định việc lợi ích của công ty đang bị
ảnh hưởng, tuy nhiên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của công ty Nhất Tâm
phải đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật theo quy định tại Điều 177 Luật
Thương mại, tức là phải sau khi Công ty Nhất Tâm gửi văn bản thông báo chấm
dứt hợp đồng đại lý cho HKD ít nhất 60 ngày thời hạn hợp đồng đại lý mới chấm
dứt, Công ty mới có quyền kí hợp đồng đại lý độc quyền thay thế cho HKD. Mặt
khác, vì việc chấm dứt hợp đồng đại lý không được tuân theo quy định tại khoản 1
Điều 177 Luật Thương mại, nên cũng không có căn cứ để áp dụng khoản 2 Điều
này đưa ra mức bồi thường là “một tháng thù lao đại lý”. Bên cạnh đó, công ty

3
Điều 302: Bồi thường thiệt hại
1. BTTH là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị BTTH bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và
khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
4
Điều 301: Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong
hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của
Luật này
Nhất Tâm đã vi phạm hợp đồng và gây thiệt hại cho HKD An Viên, nên phải bồi
thường thiệt hại tương ứng mới mức thiệt hại thực tế như đã phân tích ở trên.
Tổng kết lại: Trường hợp này, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm
phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cho HKD An Viên, đồng thời phải
tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận. Sau đó, nếu Công ty cổ phần thực
phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm vẫn còn ý định chấm dứt hợp đồng, thì phải gửi thông
báo bằng văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng cho HKD An Viên trước một khoảng
thời gian hợp lý theo quy định tại Điều 177. Nếu lúc này, sau ít nhất là 60 ngày kể
từ ngày gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý, Công ty Nhất Tâm sẽ
phải bồi thường cho HKD An Viên một khoản tiền bằng “một tháng thù lao đại lý
trung bình” theo như Điều 177 Luật Thương mại nếu HKD có yêu cầu.
Trường hợp thứ hai: Mặt hàng giao đại lý mà Công ty Nhất Tâm giao cho
Công ty TNHH Tiến Đạt trong hợp đồng đại lý hoàn toàn khác mặt hàng HKD
An Viên được giao làm đại lý độc quyền trước đó.
 Xét tình huống ở đề bài:
Theo như phân tích ở TH1, việc Công ty Nhất Tâm gửi đến HDK An Viên văn bản
đề nghị ngừng phân phối hàng hóa ra thị trường không làm cho hợp đồng đại lý số
15/HĐĐL chấm dứt, hợp đồng vẫn ràng buộc 2 bên phải thực hiện nghĩa vụ của
mình. Tuy nhiên, ở trường hợp này Công ty Nhất Tâm đã không có hành vi vi phạm
hợp đồng về đảm bảo nguyên tắc trong hình thức đại lý độc quyền. Do dù trong
cùng một khu vực địa lý (quận Hai Bà Trưng) nhưng Công ty Nhất Tâm ký hợp
đồng đại lý độc quyền với cả HKD và Công ty TNHH Tiến Đạt với các mặt hàng
khác nhau hoàn toàn, điều này vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc của hình thức đại lý
độc quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 169 Luật Thương mại 2005. Do vậy
Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm không vi phạm hợp đồng đại lý
số 15/HĐĐL.
 Xét về yêu cầu của HKD An Viên.
Trường hợp này, Công ty Nhất Tâm không vi phạm hợp đồng, do đó HKD An Viên
không thể áp đặt các chế tài tương ứng. Bên cạnh đó, HKD An Viên xuất phát từ
hành vi của Công ty Nhất Tâm, tuy nhiên, hành vi này không được xác định là vi
phạm hợp đồng nên không thể BTTH theo Điều 302 Luật Thương mại 2005 và
chịu phạt, không phải là hành vi vi phạm pháp luật nên Công ty Nhất tâm không
phải BTTH theo Dân sự. Vì vậy trong trường hợp này yêu cầu của HKD là không
phù hợp theo quy định của pháp luật.
 Xét về yêu cầu của Công ty Nhất Tâm.
Tương tự với TH1
Tổng kết lại: Trường hợp này, bên Công ty Nhất Tâm không phải chịu phạt vi
phạm và bồi thường thiệt hại cho HKD An Viên mà hai bên chỉ phải tiếp tục thực
hiện hợp đồng như đã thỏa thuận. Vì văn bản đề nghị ngừng phân phối hàng hóa ra
thị trường của Công ty Nhất Tâm gửi tới HKD không phải là căn cứ làm hợp đồng
số 15/HDDL chấm dứt. Đồng thời hợp đồng đại lý độc quyền giữa Công ty Nhất
Tâm và Công ty TNHH Tiến Đạt vẫn hoàn toàn có giá trị pháp lý. Sau đó, nếu công
ty Nhất Tâm vẫn còn ý định chấm dứt hợp đồng với HKD, thì phải gửi thông báo
bằng văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng cho HKD An Viên trước một khoảng thời
gian hợp lý theo quy định tại Điều 177 Luật Thương mại.

Câu 4:
Theo quy định tại Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đơn phương chấm dứt
hợp đồng có thể chia thành 2 trường hợp đó là có căn cứ được quy định tại khoản 1
hoặc không có căn cứ quy định tại khoản 1. Căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều
này là một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đề bài“Công ty Nhất Tâm chấm dứt hợp đồng đại lý với Hộ kinh doanh An
Viên”, tức là trong tình huống này Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất
Tâm không đưa ra được căn cứ để chấm dứt hợp đồng. Như vậy đây là trường hợp
bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với bên đại lý theo quy định
tại khoản 5 Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó, “Trường hợp việc đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều
này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi
phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này,
luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng”.
Ta thấy, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng tức là Công ty cổ phần thực phẩm
dinh dưỡng Nhất Tâm sẽ là bên vi phạm nghĩa vụ vì đã không đưa ra được căn cứ
theo quy định tại khoản 1 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015. Công ty cổ phần thực
phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo Luật Thương
mại hiện hành do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Trước hết, cần phải xét xem Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm
có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm hay không.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005:
“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng.”
Trong tình huống này, có thể thấy, trong hợp đồng đại lý độc quyền giữa Công ty
cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm và Hộ kinh doanh An Viên không hề thoả
thuận về trường hợp miễn trách nhiệm cũng như không có sự kiện bất khả kháng
xảy ra. Thêm nữa, ta cũng không thấy có lỗi của bên hộ kinh doanh An Viên hay có
bất cứ quyết định nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Công ty cổ phần
thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm phải thực hiện để dẫn tới kết quả là Công ty cổ
phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm phải chấm dứt hợp đồng với Hộ kinh doanh
An Viên. Như vậy, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm không thuộc
bất kỳ trường hợp được miễn trách nhiệm nào nên Công ty cổ phần thực phẩm dinh
dưỡng Nhất Tâm không được miễn trách nhiệm với hành vi vi phạm của mình.
Theo như hợp đồng đại lý độc quyền giữa Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng
Nhất Tâm và Hộ kinh doanh An Viên thì mục đích của việc giao kết hợp đồng
chính là công nhận Hộ kinh doanh An Viên là đại lý độc quyền tại khu vực quận
Hai Bà Trưng và được hưởng chiết khấu theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua. Việc
Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm chấm dứt hợp đồng với Hộ kinh
doanh An Viên khi chưa đến thời hạn kết thúc hợp đồng mà không có căn cứ quy
định tại khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015 đã khiến cho Hộ kinh doanh
An Viên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Căn cứ theo quy
định tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “Vi phạm cơ bản là sự vi
phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia
không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Như vậy, việc Công ty cổ
phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm chấm dứt hợp đồng với Hộ kinh doanh An
Viên là đã có hành vi vi phạm xảy ra.
Ngoài việc có hành vi vi phạm xảy ra thì có thể thấy, việc Công ty cổ phần thực
phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm chấm dứt hợp đồng đại lý độc quyền với Hộ kinh
doanh An Viên sẽ gây ra những thiệt hại vật chất thực tế xảy ra. Bên cạnh đó là
những khoản lợi trực tiếp mà Hộ kinh doanh An Viên đáng lẽ được hưởng trong
thời gian còn lại của hợp đồng. Đồng thời, có thể thấy được mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi vi phạm của Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm và
thiệt hại thực tế của Hộ kinh doanh An Viên. Như vậy, Hộ kinh doanh An Viên có
đầy đủ căn cứ để áp dụng chế tài thương mại đối với Công ty cổ phần thực phẩm
dinh dưỡng Nhất Tâm trong trường hợp này.
Những chế tài thương mại có thể áp dụng trong trường hợp Công ty Nhất Tâm
chấm dứt hợp đồng đại lý với Hộ kinh doanh An Viên bao gồm:
Một là, phạt vi phạm. Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm
như sau: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản
tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường
hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”
Theo như thỏa thuận trong hợp đồng giữa công ty Nhất Tâm và hộ kinh doanh An
Viên “Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng, phạt 4% giá trị phần hợp đồng bị
vi phạm”. Có thể thấy, mức phạt này phù hợp với quy định tại Điều 301 Luật
Thương mại năm 2005. Trong trường hợp này, công ty Nhất Tâm phải chịu phạt
4% giá trị phần hợp đồng đại lý độc quyền bị vi phạm. Giá trị hợp đồng đại lý độc
quyền bị vi phạm này chính là khoản lợi Hộ kinh doanh An Viên có thể được
hưởng khi trở thành đại lý độc quyền trong thời gian còn lại của hợp đồng đại lý
độc quyền.
Hai là, bồi thường thiệt hại. Căn cứ theo quy định tại Điều 302 Luật Thương mại
năm 2005. Theo đó, bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn
thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường
thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do
bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng
nếu không có hành vi vi phạm
Muốn tính được khoản bồi thường mà Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng
Nhất Tâm phải bồi thường cho Hộ kinh doanh An Viên thì trước hết ta phải biết
được những thiệt hại mà Hộ kinh doanh An Viên phải chịu khi bị đơn phương chấm
dứt hợp đồng. Nếu chia thiệt hại thành 2 nhóm như khoản 2 Điều 302 Luật
Thương mại thì ta có thể tính như sau:
Một là, những tổn thất thực tế, trực tiếp mà hộ kinh doanh An Viên phải chịu. Đó là
những khoản chi phí (nếu có) như: chi phí thuê và duy trì mặt bằng, lương và phúc
lợi dành cho nhân viên, chi phí các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo
hay khuyến mãi, chi phí thuê kho bãi cho lưu trữ số hàng còn lại của Công ty cổ
phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm mà không được bán ra... và khi chấm dứt
hợp đồng thì Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm phải chủ động
thanh lý những hàng hóa còn tồn kho.
Hai là, những khoản lợi trực tiếp mà hộ kinh doanh An Viên đáng lẽ được hưởng
trong thời gian còn lại của hợp đồng, đó là những khoản lợi có thể kể đến như: lợi
nhuận từ việc buôn bán hàng hóa hay ở hợp đồng được gọi là chiết khấu tỷ lệ phần
trăm trên giá mua - đây chính là khoản lợi trực tiếp lớn nhất mà hộ kinh doanh đáng
lẽ được hưởng.
Tuy nhiên, để buộc Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm bồi thường
thiệt hại cho mình, Hộ kinh doanh An Viên phải có nghĩa vụ chứng minh tổn thất,
tức là Hộ kinh doanh An Viên phải có đầy đủ căn cứ chứng minh tổn thất, mức độ
tổn thất do hành vi chấm dứt hợp đồng gây ra và khoản lợi trực tiếp mà Hộ kinh
doanh An Viên đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi chấm dứt hợp đồng của
Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm theo quy định tại Điều 3045
Luật Thương mại năm 2005.
Kết luận: Chế tài thương có thể áp dụng trong trường hợp Công ty Nhất Tâm
chấm dứt hợp đồng đại lý với Hộ kinh doanh An Viên là phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại.

5
Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi
trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

You might also like