You are on page 1of 2

TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA SUẤT ĂN CHO NHÂN VIÊN

Câu 1: Tranh chấp trên là tranh chấp dân sự hay thương mại. Giải thích và nêu căn cứ.
Câu 2: Nêu quan điểm đối với các yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn.

Bài làm
Câu 1:
Tranh chấp trên là tranh chấp dân sự, vì:
 Muốn xác định tranh chấp là dân sự hay thương mại thì cần xác định dựa vào yếu
tố chủ thể và yếu tố mục đích tham gia giao dịch
 Về yếu tố chủ thể:
- Nguyên đơn: Công ty TNHH Quốc tế VNSM (doanh nghiệp)
- Bị đơn: Hộ kinh doanh bà Tú Linh (chưa xác định được có đăng ký kinh
doanh hay không để xét là thương nhân hay cá nhân)
 Về yếu tố mục đích tham gia giao dịch: mua bán suất ăn cho nhân viên (không liên
quan đến vấn đề kinh doanh của nguyên đơn)
 Căn cứ theo khoản 1, Đ.30, BLTTDS Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh
doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều
có mục đích lợi nhuận. Trong trường hợp này bên nguyên đơn không có mục đích
lợi nhuận.

Câu 2: Nêu quan điểm đối với các yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn.

 Về yêu cầu của nguyên đơn: Yêu cầu bồi thường thiệt hại với tổng số tiền là 150
triệu đồng, trong đó:
- Hoàn tiền đặt cọc: có quyền yêu cầu vì đây là do bên bán vi phạm hợp đồng
- Bồi thường thiệt hại từ các chi phí khám chữa bệnh cho nhân viên: có
quyền yêu cầu bồi thường vì đây là vấn đề do bên bị bán gây ra cho bên
mua.
- Ngày công mất do nghỉ ở nhà trị bệnh: cần có bằng chứng về số ngày nghỉ
của nhân viên, mức lương của nhân viên, nếu có đầy đủ có quyền yêu cầu.
- Chi phí kiểm định mẫu thực phẩm: có quyền yêu cầu bồi thường
- Tiền xe cấp cứu: có quyền yêu cầu bồi thường
- Taxi chuyển viện: cần có bằng chứng xác thực chứng minh tính thiệt hại và
hợp lý từ đó có thể xem xét
 Về yêu cầu của bị đơn: đòi 60 triệu đồng tiền suất ăn chưa thanh toán và lãi chậm
trả từ ngày 28/12/2022 với lãi suất 0,05%/ngày.
- Có thể nhận thấy bên bị đơn là bên vi phạm hợp đồng nên bên nguyên đơn
hoàn toàn có thể yêu cầu hoãn thực hiện nghĩa vụ hoặc huỷ bỏ hợp đồng vì
việc phát hiện vi phạm hợp đồng xảy ra cùng ngày với ngày bên bị đơn
giao hàng. Nên việc đòi tiền là không hợp lý và bên nguyên đơn cũng
không cần phải trả tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ.

You might also like