You are on page 1of 231

HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

CÔNG THỨC ĐẦU CƠ


LIVERMORE

THÁNG 4 NĂM 2019

1
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

2
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: .............................................................................................................................. 7
NHÀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VĨ ĐẠI ...................................................................... 7
I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ ĐẦU CƠ VĨ ĐẠI LIVERMORE ..................................................7
1. Tiểu sử của Livermore .....................................................................................................7
2. Những cột mốc cuộc đời ................................................................................................10
II. QUAN ĐIỂM CỦA LIVERMORE ................................................................................104
1. Quan điểm của Livermore ............................................................................................104
2. Những kẻ thất bại .........................................................................................................106
CHƯƠNG 2 : ......................................................................................................................... 107
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ................................................. 107
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT.................................................107
1. Mục đích của phân tích kỹ thuật ..................................................................................107
2. Các ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật ..................................................................107
3. Các tiền đề cơ bản của phân tích kỹ thuật ....................................................................108
II. LÝ THUYẾT DOW ........................................................................................................109
1. Giới thiệu về lý thuyết Dow .........................................................................................109
2. Các nguyên lý cơ bản ...................................................................................................111
3. Ứng dụng của lý thuyết Dow .......................................................................................116
III. PHẦN MỀM PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ......................................................................118
1. Hướng dẫn sử dụng biểu đồ kỹ thuật trên wed ............................................................118
2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Amibroker ..................................................................119
CHƯƠNG 3: .......................................................................................................................... 127
BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT ......................................................................................................... 127
I. CÁC BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT ...........................................................................................127
1. Biểu đồ giá ...................................................................................................................127
2. Một số mẫu nến nhật tiêu biểu .....................................................................................130
3. Biểu đồ khối lượng .......................................................................................................137
II. KHUNG THỜI GIAN ....................................................................................................138
1. Khung thời gian ............................................................................................................138
2. Nguyên tắc sử dụng khung thời gian ...........................................................................139
III. NGƯỠNG HỖ TRỢ VÀ NGƯỠNG KHÁNG CỰ ......................................................141
1. Vì sao có ngưỡng hộ trợ và ngưỡng kháng cự .............................................................141
2. Ngưỡng hỗ trợ ..............................................................................................................145
3. Ngưỡng kháng cự .........................................................................................................145
4. Mối liên hệ giữa ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự ..................................................146
5. Xây dựng hệ thống giao dịch bằng ứng dụng ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự .....147
IV. VÙNG TRỐNG GIÁ ....................................................................................................151
1. Khái niệm về vùng trống giá ........................................................................................151
2. Các loại vùng trống giá ................................................................................................151
CHƯƠNG 4: .......................................................................................................................... 156
CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT QUAN TRỌNG ................................................................... 156
I. CÔNG DỤNG CỦA CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT.........................................................156
II. CÁC NHÓM CHỈ BÁO KỸ THUẬT ............................................................................156
III. NHÓM CHỈ BÁO XU HƯỚNG ...................................................................................157
1. Đường trung bình động (MA) ......................................................................................157
2. Chỉ báo MACD ............................................................................................................160
IV. NHÓM CHỈ BÁO ĐO XUNG LƯỢNG .......................................................................163
1. Chỉ báo RSI ..................................................................................................................163
3
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

2. Chỉ báo Momentum ..................................................................................................... 166


V. NHÓM CHỈ BÁO KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH........................................................... 167
1. Chỉ báo OBV ................................................................................................................ 168
2. Chỉ báo MFI ................................................................................................................. 170
VI. NHÓM CHỈ BÁO ĐO LƯỜNG ĐỘ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ............................ 171
1. Bollinger Bands............................................................................................................ 172
2. Chỉ báo ADX ............................................................................................................... 174
VII. NHÓM CHỈ BÁO VỀ TỶ LỆ THAY ĐỔI GIÁ ......................................................... 176
1. CHỈ BÁO ROC ............................................................................................................ 176
2. CHỈ BÁO WILLIAMS %R ......................................................................................... 178
CHƯƠNG 5: .......................................................................................................................... 181
CÔNG THỨC ĐẦU CƠ LIVERMORE ............................................................................. 181
I. CÔNG THỨC ĐẦU CƠ LIVERMORE .......................................................................... 181
1. Xác định xu hướng thị trường chung ........................................................................... 181
2. Xác định dòng cổ phiếu dẫn dắt ................................................................................... 187
3. Xác định cổ các cổ phiếu hàng đầu .............................................................................. 188
4. Xây dựng danh mục và tham gia vào các điểm mua chuẩn ......................................... 189
5. Kiên nhẫn nắm giữ các cổ phiếu mạnh cho đến khi kết thúc xu hướng tăng của cổ phiếu
đó ...................................................................................................................................... 191
6. Mua bán theo nguyên tắc ra yếu vào mạnh .................................................................. 192
II. VÍ DỤ CHO CÔNG THỨC ĐẦU CƠ LIVERMORE ................................................... 193
CHƯƠNG 6: .......................................................................................................................... 204
XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO DỊCH ............................................................................. 204
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO DỊCH ................ 204
II. CÁCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO DỊCH ............................................................ 204
1. Các yếu tố để xây dựng hệ thống giao dịch ................................................................. 204
2. Mua cái gì? ................................................................................................................... 205
3. Mua ở điểm mua nào? .................................................................................................. 205
4. Mua bao nhiêu phần trăm trong danh mục của bạn? ................................................... 206
5. Dừng lỗ ở đâu? ............................................................................................................. 207
6. Kỳ vọng chốt lời ở đâu? ............................................................................................... 207
7. Bao giờ tăng hoặc giảm tỷ trọng? ................................................................................ 208
8. Cơ cấu danh mục và việc sử dụng vốn vay như thế nào? ............................................ 208
9. Điểm chốt lời cuối cùng ở đâu? ................................................................................... 209
10. Xử lý sai lầm ra sao? .................................................................................................. 209
11. Làm gì khi hệ thống không phát huy tác dụng? ......................................................... 210
III. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH TOG (TRACE OF GIANT) .................. 210
1. Giới thiệu về hệ thống giao dịch TOG ......................................................................... 210
2. Danh mục quan tâm ..................................................................................................... 211
3. Điểm mua ..................................................................................................................... 211
3. Điểm bán ...................................................................................................................... 212
4. Tăng giảm tỷ trọng ....................................................................................................... 213
5. Cơ cấu danh mục và sử dụng vốn vay ......................................................................... 213
IV. MỘT SỐ THƯƠNG VỤ NỔI BẬT CỦA HỆ THỐNG GIAO DỊCH TOG ................ 214
1. Sóng ngân hàng năm 2015 ........................................................................................... 214
2. Cơn sóng lịch sử năm 2017 - 2018 .............................................................................. 220

4
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

LỜI NÓI ĐẦU


Jesse Livermore là một trong những nhà đầu cơ vĩ đại nhất nước Mỹ trong
những năm đầu thế kỷ 20. Với bí quyết của mình ông đã gây dựng nên gia sản
trị giá hơn 100 triệu đô la chỉ với vài đô ban đầu trong vòng chưa đến 10 năm,
số tiền này ở thời điểm ấy có giá trị bằng hàng tỷ đô bây giờ.
Trong thị trường tài chính, Jesse Livermore được xem như một huyền thoại
bất diệt. Dù thời đại của ông không có được những tân tiến công nghệ như
chúng ta ở thế kỷ 21, Livermore vẫn có con mắt nhìn xa, những triết lý trading
của ông vẫn tồn tại theo thời gian và ngày nay vẫn hoàn toàn chính xác. Trước
khi chết ông đã để lại cho hậu thế bí quyết của mình dưới dạng một quyển sách
mang tên “How to Trade in Stocks”. Tuy nhiên quyển sách mà ông viết chưa
thực sự diễn tả hết được hết được tinh hoa của ông, vì thế mà bí quyết đầu cơ
của ông gần như bị chôn vùi suốt gần một thế kỷ. Với niềm đam mê chứng
khoán, nhiều năm trước tôi và các cộng sự đã miệt mài tìm kiếm nhiều nguồn tài
liệu viết về Livermore và bất ngờ khai quật được bí quyết của ông. Bí quyết này
đã được tôi đúc kết thành một công thức, tôi gọi nó là “công thức đầu cơ
Livermore”. Nhờ công thức kì diệu này mà tôi luôn tìm được những cổ phiếu
hàng đầu trong mỗi đợt sóng tăng, mua vào khi nó bắt đầu đi lên và kịp thời bán
ra khi nó chuẩn bị đảo chiều đi xuống. Vì thế mà tôi đã kiếm được bội tiền trên
thị trường chứng khoán trong nhiều năm qua bất kể thị trường có biến động thế
nào đi chăng nữa.
Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hình
thành và phát triển gần 20 năm. So với thế giới, thị trường chứng khoán Việt
Nam còn rất sơ khai và tiềm năng của nó trong tương lai là rất to lớn. Trong
nhiều năm qua, hầu hết các trader tham gia thị trường đều gặp thất bại. Chỉ một
số ít các trader thành công và giành chiến thắng trên thị trường đầy sóng gió này
và họ trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Vậy bạn đã hội tụ đủ điều kiện để

5
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

giành chiến thắng trên thị trường hay chưa? Nếu câu trả lời là “chưa” thì quyển
sách có thể giúp bạn. Hơn nữa, với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, bản
thân tôi đã thử nghiệm rất nhiều phương pháp của rất nhiều nhà đầu tư, nhà đầu
cơ thành công bậc nhất trên thế giới và tôi nhận thấy rằng phương pháp của
Jesse Livermore là một trong những phương pháp không những dễ hiểu dễ học
mà còn là phương pháp giúp bạn kiếm tiền nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất
có thể. Nếu bạn là tuýp người mong muốn làm giàu nhanh với số vốn ít ỏi hay
bạn đang tìm kiếm một công thức vào lệnh để kiếm ra lợi nhuận ngay lập tức thì
hãy đọc quyển sách này. Đến với “Công thức đầu cơ Livermore”, bạn sẽ được
trang bị các kiến thức nền tảng và các kỹ năng cần thiết để có thể lĩnh hội bí
quyết của nhà đầu cơ vĩ đại Jesse Livermore. Từ đó bạn có thể áp dụng những
nó vào thị trường và kiếm ra số tiền ngoài sức tưởng tượng.

6
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

CHƯƠNG 1:
NHÀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VĨ ĐẠI
I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ ĐẦU CƠ VĨ ĐẠI LIVERMORE

1. Tiểu sử của Livermore


Jesse Livermore (26/7/1877 - 28/11/1940) - được biết đến với cái tên Gã
đầu cơ liều lĩnh trẻ tuổi hay con gấu vĩ đại của phố Wall - là một nhà giao dịch
chứng khoán đầu thế kỉ 20. Ông nổi tiếng nhờ kiếm được hàng triệu đô la nhờ
bán khống cổ phiếu vào thời điểm thị trường suy thoái các năm 1907 và 1929.

Hình 1. Jesse Livermore (26/7/1877 - 28/11/1940)

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 7


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Livermore là 1 con người của bí mật, huyền bí, và sự im lặng. Ông có thể
kiểm soát cảm xúc của mình từ đó vượt qua tất cả những bản năng về tâm lý mà
loài người phải chịu. Trên tất cả, ông muốn giải được câu đố mang tên thị
trường, và chiến thắng cuộc chơi.
Ông sinh ra ở Shrewsbur, Massachusetts trong một gia đình nhà nông
nghèo. Năm 14 tuổi, ông bỏ nhà ra đi và làm nhân viên viết bảng cho một công
ty môi giới chứng khoán ở Boston.
Đến tuổi 15, Livermore dành dụm một số tiền nhỏ để giao dịch ở các quán
chợ đen (bucket shop) và kiếm lời đến hơn 60% trong một ngày. Dần dà, tiền
kiếm được từ các khoản đầu cơ qua chợ đen vượt cả lương làm thuê, Livermore
nghỉ việc ở nhà môi giới vào tuổi 16 và chính thức trở thành một đầu cơ toàn
thời gian. Năm 1899, lúc 22 tuổi, Livermore đã kiếm được 10,000 USD từ các
bucket shop, tức gần 300,000 USD của thời đại ngày nay.
Sau khi kiếm được số tiền khổng lồ, ông quyết định chuyển tới New York
và giao dịch chính thức tại hãng môi giới Fullerton’s vào năm 1901. Tuy nhiên,
việc bảng giá chứng khoán qua điện tín ngày ấy chậm từ 30-40 phút so với thị
trường thật khiến chiến lược của Livermore ngày càng gặp khó khăn và ông bị
phá sản không lâu sau đó.
Năm 1906, ông nhận thấy sự tăng giá phi lý và động thái bán rất mạnh của
cổ phiếu đường sắt Union Pacific và quyết định bán khống ở mức đỉnh 330
USD/cp. Mọi người bạn của ông đều nghĩ ông “điên rồ” cho đến khi cổ phiếu
này giảm 70% và chỉ còn lại 92 USD/cp - Livermore đã kiếm được hơn 250,000
USD trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
24/10/1907, cả thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào trạng thái “call margin”
và nhiều người cho rằng là cả thị trường đã vĩnh viễn ra đi, không còn một lực
mua nào nữa. Khi ngài J.P.Morgan tập hợp các ông chủ nhà băng lại và tập hợp
nguồn dự trữ để mua lại các ngân hàng yếu kém, Livermore đã chớp thời cơ có
một không hai này và mua cổ phiếu trên diện rộng - ông đã kiếm được 1 triệu
USD chỉ trong một ngày.
8 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Năm 1908, một tay đầu cơ hàng hóa nổi tiếng tên Percy Thomas đã viết thư
cho Livermore hẹn gặp. Và kể từ ngày đó, Livermore gần như bị “thôi miên”
bởi câu chuyện của Thomas đến nỗi ông quên mất nguyên tắc bỏ ngoài tai tất cả
lời tư vấn của người khác. Bị mê hoặc bởi những con số thuyết phục, ông liên
tục mua vào hàng chục tấn bông vải (cotton) dù trực giác ông biết nguồn cung
đang dư thừa. Nào ông có ngờ rằng chính Percy Thomas lại đang liên tục bán ra
cho ông hàng tấn hàng hóa bông. Khi giá càng giảm, Livermore lại càng phá bỏ
nguyên tắc cắt lỗ và càng mua nhiều hơn nữa. Cho đến khi mất đến 90% tài sản
đáng giá hàng triệu đô la, Livermore mới trở nên lý trí và thoát khỏi vị thế.
Rơi vào trạng thái trầm cảm tột độ vì phải chấp nhận một thực tại thất bại
quá đau đớn, Livermore định chuyển sang Chicago để tạm trốn nợ. May mắn
làm sao, một ông chủ nhà băng nổi tiếng Dan Williamson đã gọi ông trở lại New
York và cho mượn 25,000 USD để gỡ gạc vì họ muốn tên tuổi của ông trong
hãng môi giới của mình. Dù được quý nhân giúp đỡ, Livermore vẫn phải chật
vật sống qua ngày bằng giao dịch ngắn hạn, quản lý tài khoản cho người khác
suốt từ năm 1911 đến 1917. Ông thực hiện nhiều vụ đầu cơ cổ phiếu thép, dầu
khí và dần trả hết nợ vay cho các chủ nợ trước đây. Từ năm 1923 đến cuộc Đại
khủng hoảng, Livermore đã kiếm hàng chục triệu USD từ đầu cơ hàng hóa như
lúa mạch và ngô.
Đến năm 1929, thế giới xảy ra một đợt suy thoái kinh tế lớn nhất trong lịch
sử. Ông quyết định bán khống một lượng lớn vào tháng 10/1929. Trong vỏn vẹn
chỉ một ngày “Thứ ba đen tối”, tài sản của Livermore đã đạt 100 triệu USD
trong khi cả quốc gia Mỹ rơi vào hoảng loạn; ông chính thức trở thành một
huyền thoại bán khống lớn nhất bấy giờ. Đây cũng là thời điểm mà ông đạt tới
đỉnh cao của sự giàu.
Ông có ba người vợ, người vợ đầu của ông là Nettie Jordan, người vợ thứ
hai là Dorothy Wendt và người vợ thứ ba là Harriett Metz Noble. Người vợ
Dorothy Wendt sinh cho ông hai người con là Jesse Jr. và Paul. Ông phá sản lần
thứ 3 ở tuổi 60, mất hết động lực để làm lại từ đầu ông đã tự sát ngày

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 9


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

28/11/1940 bằng một phát súng vào đầu trong phòng vệ sinh ở khách sạn Sherry
Netherland, Manhattan.

2. Những cột mốc cuộc đời

Thời thơ ấu

Jesse Livermore sinh ngày 26/7/1877 tại Shrewsbury, Massachusetts. Cha


mẹ ông là Laura và Hiram Livermore. Cha của Livermore là 1 người nông dân
nghèo cố gắng kiếm sống nhờ vào mảnh đất kém màu mỡ của nước Anh mới.
Hiram Livermore đánh mất nông trại trong những năm tháng đầu đời của Jesse
Livermore, và gia đình chuyển tới Paxton, Massachusetts để sống với ông bà
của Jesse. Hiram cuối cùng cũng gom đủ tiền để mua đất nông trại tại phía Nam
Acton. Livermore nhanh chóng học được việc cày cuốc trên mảnh đất đầy đá
của nước Anh mới là như thế nào. Nhặt những viên đá trên chiếc cày là công
việc đầu tiên của cậu bé. Kiếm sống được trên 1 mảnh đất nhỏ tại Massachusetts
là 1 việc cực kỳ khó và cực nhọc trong thời đại chuyển giao của thế kỷ mới.
Cậu bé Livermore rất mảnh khảnh, ốm yếu và thường xuyên bị bệnh. Việc này
khiến cậu đọc rất nhiều, đặc biệt những tờ báo và tạp chí hiếm hoi mà cậu có thể
đặt tay lên. Cậu chộp lấy bất kỳ quyển sách nào trong tầm tay và ngay lập tức
chìm vào thế giới tưởng tượng mà chúng mở ra cho cậu.

Livermore rất thông minh và sáng tạo, có khả năng dẫn dắt các luận điểm
để dẫn tới 1 kết luận hợp lý. Không quá lâu trước khi Livermore nhận ra rằng
giấc mơ về thành công và sự thám hiểm của cậu không thể nào thực hiện được
trên mảnh đất khô cằn này.

Cha của Livermore là 1 người khó gần, ít nói và thường ít khi biểu lộ cảm
xúc. Ông quản lý căn nhà với 1 thái độ ít tha thứ, nghiêm khắc và nặng nề. Mẹ
của Livermore hoàn toàn ngược lại - đầy tình thương và dịu dàng, và dành nhiều
thời gian cho đứa con quý giá của bà.

10 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Tại trường, Livermore học xuất sắc môn toán. Cậu có thể giải quyết các
phương trình trong đầu và chỉ đưa ra đáp án, hay tìm 1 cách khác để giải bài
toán thầy đưa cho lớp. Một lần, cậu thách thức 1 giáo viên đua giải 1 bài toán
khó. Cậu thắng. Từ đó cậu được đặc cách học nhiều lớp học toán nâng cao hơn,
để thoả mãn niềm đam mê của cậu.

Toán học là người bạn của cậu, và nó đến với cậu 1 cách dễ dàng. Cậu vượt
qua khối lượng học toán của 3 năm chỉ trong vòng 1 năm. Cậu có thể đặt nhiều
tầng lớp các con số trong đầu, và hình thành các mẫu hình. Các con số luôn tìm
tới bộ não như máy tính của cậu.

Khi Livermore được 13 tuổi, cha cậu giải thích rằng giáo dục là không cần
thiết và thừa thãi đối với cuộc đời 1 người nông dân. Tại tuổi 14, Livermore bị
cha cấm đến trường và cấm túc trong nhà. Ông giải thích rằng Livermore sẽ trở
thành 1 nông dân toàn thời gian và buộc phải đóng góp vào tài sản của nhà cậu.
Nhưng Livermore thông minh hơn thế. Cậu vờ như tuân theo ý muốn của cha,
nhưng thực chất lại bàn cách với mẹ cậu để trốn đi. Chỉ vài tuần sau đó, với 5 đô
la trong túi từ mẹ cho, Jesse Livermore trốn khỏi nông trại và thuê 1 chiếc xe
đến Boston. Cậu biết đây là điều đúng cần phải làm. Cậu phải đi ra thế giới và
kiếm tài sản cho mình. Mặc dù không có kế hoạch cụ thể nào, cậu biết là mình
đã đi đúng hướng.

Livermore chỉ mới 14 tuổi khi đặt chân đến Boston, và với thế giới của
người lớn, Livermore hình dung rằng các mẫu hình trong cuộc sống của cậu đã
được lập trình sẵn và đang chạy trong bộ não của cậu. Cậu có 1 sức mạnh thầm
lặng và sự quyết tâm của rất nhiều người Anh Mới - những con người quá quen
với việc đối mặt với các mảnh đất cằn cỗi, thời tiếc khắt nghiệt, và các cơn bão
tài chính.

Hình ảnh người đàn ông của Livermore được hình thành từ cha cậu: im
lặng, làm việc chăm chỉ, cứng đầu, xa cách, không cảm xúc, quyết đoán, ít giao

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 11


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

tiếp, và sự gia trưởng nặng nề trong gia đình. Hình ảnh người phụ nữ dựa trên
mẹ cậu và vài cô gái cậu gặp trên trường: hiền dịu, nuôi dưỡng, thông minh,
nhiều cảm xúc, và đầy yêu thương. Cậu cũng biết rằng phụ nữ có vẻ thích cậu,
và họ luôn luôn đối xử tốt với cậu.

Cậu nhận ra rằng, thậm chí chỉ mới tuổi 14, rằng sự thành công, tiền tài và
danh tiếng có thể đến trực tiếp từ việc vận hành bộ não, không phải thân thể.
Cậu cũng biết rằng chính hành động của cậu là thứ quan trọng, không phải lời
nói - điều này cậu học từ người cha cậu.
Nhưng mẹ cậu mới là người cung cấp cho cậu tài chính cậu cần tại Boston và
cuộc sống mới. Cậu tự hứa sẽ trả lại toàn bộ cho mẹ với lãi suất cao.

Thằng nhóc viết bảng

Khi Jesse Livermore đặt chân tới Boston tại tuổi chớm 14, cuộc đời của cậu
chỉ mới bắt đầu, nhưng cậu sẽ không bao giờ quên được những bài học từ thời
thơ ấu. Giờ, cậu cần tập trung vào tương lai. Cậu đặt cha và mẹ cậu vào 1 góc
trong bộ não, và khoá nó lại. Cậu không thể chịu được sự làm phiền nào khiến
cậu không thành công. Khả năng đè nén cảm xúc có ở cậu bé 1 cách tự động.
Cậu có thể hành động bất kể tình trạng cảm xúc như thế nào. Cậu bé này đã đấu
tranh cả đời để tách biệt cuộc sống kinh doanh với cuộc sống cá nhân. Và cậu
gần như đã thành công.

Tại tuổi 14, Jesse Livermore tóc vàng, mắt xanh, gầy gò và thông minh, với
1 nụ cười lém lỉnh ẩn chứa hàm răng trắng tinh. Sự tự tin của cậu chạy mạnh
trong huyết quản.

Cậu lướt qua Boston và đến trước cửa văn phòng Webber, đứng lại 1 lát
trước khi bước vào. Cậu quan sát những khách hàng đến và đi. Những cái máy
báo giá chạy tick tick và viết ra vô hạn những ký tự. Những cậu bé viết bảng trồi
lên tụt xuống chiếc bảng dài bằng cả chiều dài của văn phòng như những vũ

12 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

công trên sân khấu. Chúng đăng lên các giá cổ phiếu nhanh chẳng kém những
cái máy báo giá, và thường sẽ có 1 khách hàng ngồi quan sát những cái máy và
hét vào mặt chúng.

Khách hàng ngồi trên những chiếc ghế đối diện bức tường, háo hức quan
sát chiếc bảng phấn, thỉnh thoảng lại đi tới phòng của những người môi giới để
đặt lệnh. Livermore ghi nhớ trong đầu toàn bộ các hành động đó: tiếng tick tick
của máy báo giá, tiếng ken két của phấn đè lên bảng, và tiếng người nói chuyện
ồn ào háo hức. Tất cả những chuyển động và hành động làm cậu cực kỳ phấn
khởi. Ngón tay cậu nhẹ nhàng chạm vào bề mặt kính của những cái máy báo giá,
chúng vừa ấm vừa mát trên bàn tay cậu. Giống như 1 quả cầu pha lê, trừ khi bạn
có khả năng đọc thấy tương lai thì bạn đã giàu như Croesus, người đàn ông giàu
nhất thế giới. Cậu quan sát. Người ta đang giàu lên sau mỗi giây và mỗi tiếng
tick của cái máy báo giá. Cậu không hề nghĩ tới thua lỗ.
Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 13
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Văn phòng này có mùi rất thơm đối với cậu, với hỗn hợp các chất liệu gỗ,
phấn bảng và mực in, của sự phấn khích và năng lượng của con người, cafe ủ đá
- từ khoảnh khắc cậu đặt chân vào văn phòng Paine Webber tại Boston.Cậu đã
bước rất xa khỏi cái nông trại.Cậu đang mặc 1 cái áo sơ mi hơi rộng với cậu. Mẹ
cậu đã mua như vậy để lớn lên thì cậu vẫn có thể mặc được. Cậu tìm người quản
lý, hít 1 hơi thật sâu, và chạm vào vai anh ta. Người quản lý là 1 người đàn ông
tầm tuổi 40. Anh ta nhìn vào Livermore và thấy mùi nông trại nồng nặc. Anh ta
hỏi:

“Mày muốn gì, cậu nhóc?”


“Tôi cần một công việc”
“Mày có giỏi toán không?”
“Có”
“Thấy tụi đứng viết mấy con số lên bảng không?”
“Có”
“Ờm, ta đang thiếu 1 thằng viết bảng. Một đứa không phô diễn.”

Anh ta ngắm Livermore. “Mày có phải là 1 thằng không phô diễn? Mày có làm
tao thất vọng?”
“Không thưa ngài, tôi sẽ không phô diễn.”
“Được.” Anh ta cười. “Tao sẽ cho mày 1 cơ hội, nhóc. Tao cũng bắt đầu từ 1
thằng nhóc viết bảng.”
“Vâng thưa ngài” Livermore trả lời.
“Và nhìn tao đây, 25 năm sau, tao là chủ ở đây. Mày đừng quên đây là Mỹ,
nhóc, nơi mà ai cũng có thể làm thứ họ muốn. Giờ tao không thể đứng đây tác
dóc với mày cả ngày. Tao phải đi kiếm chút tiền. Mày muốn công việc chứ?”
“Vâng thưa ngài.”
“Được. Bỏ cái túi của anh mày xuống đi, nhóc, rồi bước lên cái bảng đó.”
Tay quản lý quan sát Livermore khi cậu bỏ áo khoác xuống và leo lên chiếc
thang dựa vào cái bảng. Cậu được đưa cho 1 mẩu phấn ngay lập tức.
14 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Đây nhóc, cầm cái này.” Thằng nhóc kia cũng đưa cho cậu 1 cái áo khoác
bành.
“Nhóc, cậu gọi tôi là nhóc? Cậu cũng chỉ là thằng nhóc thôi.” Livermore nói.
“Không phải tại cái bảng này, tao không phải thằng nhóc. Tao đã làm việc này 4
năm rồi.” Thằng kia cười.
“Này nhóc” tay quản lý hét vào mặt Livermore.
“Vâng?” Livermore trả lời, sợ rằng cậu đã thay đổi ý định về công việc này.
“Mày chưa hỏi tao về lương.”
“Lương là gì?” Livermore trả lời.
“Sáu đô một tuần,” tay quản lý trả lời. “Và nhóc, đừng mắc phải sai lầm nữa,
luôn luôn đàm phán. Đừng chỉ lấy những gì người ta cho mày. Nếu là tao, tao sẽ
lấy 7 đô. Tao đã nói rằng tao cũng từng là 1 thằng nhóc. Mày phải lấy những gì
mày có thể trên thế giới này. Đàm phán.”
“Vâng thưa ngài”
Tay quản lý lườm Livermore và quay lại làm việc.

Livermore chỉ mới đặt chân tại Boston ít hơn nửa giờ trước đó. Cậu đã có 1
công việc và 1 bài học miễn phí về đàm phán, và cậu đã quyết định mua cho
mình 1 bộ vest vừa vặn. Cậu không muốn bị sỉ nhục về cách mình ăn mặc.
Livermore tìm cho mình 1 căn phòng nhỏ gần văn phòng Paine Webber. Cậu
luôn dậy vào lúc trời vừa mới bình minh, và luôn là người tới sớm nhất văn
phòng, thường chờ đợi tay quản lý tới với chùm chìa khoá. Cậu yêu mọi thứ về
công việc của mình. Làm 1 thằng nhóc viết bảng giống như là được đi tới trường
đại học về chứng khoán vậy. Cậu muốn được học mọi thứ trong văn phòng. Ban
đầu mọi thứ còn rất mới lạ với cậu, nhưng dần dà mọi thứ cũng được hé lộ, và
cậu biết rằng nếu ngày nào đó cậu có thể giải mã được cái gọi là thị trường và
phát triển 1 hệ thống giao dịch, cậu sẽ giàu.

Livermore có được mọi thứ: các cuộc trò chuyện với những nhà môi giới,
từ các khách hàng với tiền tip, và từ những khách hàng thường trực tại chiếc

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 15


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

bảng phấn mỗi ngày. Các lý thuyết sáng tạo về giao dịch được giải thích cho cậu
vào các thời gian rỗi, vào các giờ giải lao, và vào giờ nghỉ trưa. Văn phòng có 1
nhiệm vụ duy nhất, kiếm tiền từ hành động của thị trường chứng khoán. Những
người ở đây là những tay chơi trên thị trường, và Livermore cùng các cậu bé
khác là 1 phần quan trọng của họ. Chúng di chuyển lên xuống hành lang, đăng
những lệnh thực lên cái bảng.

Những việc làm tại chiếc bảng này sau này trở thành 1 trong các nhân tố
quan trọng khiến Livermore thành công. Cậu nhanh chóng học được rằng những
gì các nhà môi giới nói, hay các khách hàng, hay những tờ báo nói đều không
quan trọng - thứ duy nhất quan trọng là những gì cái máy báo giá nói. Cậu cũng
quan sát được rằng các thông tin từ chiếc máy báo giá ít khi trùng khớp với
những gì các khách hàng hay nhà môi giới dự đoán. Cái máy báo giá có cuộc
sống của riêng nó, và đó là sự sống quan trọng nhất. Tuyên bố của nó định đoạt
mọi thứ.

Cậu yêu thích công việc viết các báo giá lên cái bảng, bởi vì cậu có 1 trí
nhớ tượng hình khi làm công việc liên quan tới con số. Trí nhớ của cậu đối với
các con số là hoàn hảo, tiếng thét của các con số báo giá từ chiếc máy không thể
bắt kịp tốc độ ghi nhớ của Livermore. Cậu không bao giờ bị tụt lại khi viết các
báo giá, bất kể chúng có nhanh thế nào. Chúng mắc kẹt trong đầu cậu như chiếc
búa bổ vào gỗ.

Cuối cùng, cậu bé Livermore bắt đầu thấy những mẫu hình lặp lại từ các
con số. Vào ban đêm, ngồi 1 mình trong phòng, cậu có thể viết ra vài con số từ
các mảnh trí nhớ ghép lại. Cậu bắt đầu viết nhật ký các con số, và các mẫu hình
nhất định bắt đầu hiện ra. Cậu phát hiện rằng các con số này “di chuyển” theo
các con sóng đều đặn, thường dưới dạng các xu hướng rất mượt. Khi giá 1 cổ
phiếu bắt đầu tăng, hay giảm, nó thường mắc kẹt trong xu hướng đó cho tới khi

16 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

1 động lực nào đó buộc chúng phải đảo chiều. Dấu hiệu từ các hành động này
thường thể hiện trong các mẫu hình số học.

“Cổ phiếu hành động thuận với các quy luật vật lý,” cậu nghĩ.

“Một thân thể đang trong chuyển động có xu hướng tiếp diễn chuyển động, cho
tới khi 1 vật khác ngăn chặn hoặc làm đảo ngược chuyển động đó.”

Cậu giữ các mẩu ghi chú các cổ phiếu trong thời gian dài hơn, và sau đó phát
hiện thêm 1 điều: Có các mẫu hình tồn tại trong các mẫu hình, và thậm chí các
mẫu hình lớn hơn có thể hình thành.

Cậu giữ cuốn nhật ký này bí mật và không bàn luận những khám phá này
với ai. Cậu thích sự bí mật 1 cách tự nhiên. Cuốn sổ của cậu bé Jesse Livermore
rất ngắn gọn, súc tích và cực kỳ chính xác. Cậu có sự tự tin rất lớn vào khả năng
toán học của mình, thậm chí khi đó cậu chỉ mới 14 tuổi. Bên cạnh đó, cậu quá
bận rộn với công việc đăng các con số báo giá và quan sát hành động của thị
trường trên chiếc bảng phấn, tới mức không thể tham gia vào các lần tán gẫu
trong thời gian làm việc. Jesse Livermore đã có những tư duy đầu tiên về thị
trường tài chính từ khi mới 14 tuổi.

Kiếm sống bằng trading ở tuổi 15

Tại tuổi 15, cậu bắt đầu tìm kiếm các mẫu hình lặp lại, tìm kiếm 1 hệ
thống, cố gắng xác định các quy tắc toán học tự nhiên đang hình thành trên thị
trường.

Cậu cũng quan sát được rằng phần lớn những con người trong văn phòng
nơi cậu làm việc đều thua lỗ. Những người này có vẻ đang hành động 1 cách
ngẫu nhiên. Họ không có kế hoạch, không có cách tiếp cận nhất quán và có lý trí
đối với thị trường. Họ chỉ đang đánh bạc, giống như chơi cua rơ hay tú lơ khơ.
Hôm nay họ có thể chơi nước cờ yêu thích, ngày mai đã có thể thay bằng nước

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 17


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

khác, hay họ có thể mua 1 tờ báo chứng khoán và chọn mua theo lời khuyên của
các chuyên gia.

Sau 6 tháng làm việc chăm chỉ, cuối cùng Livermore cũng có được 1 chuỗi
các lệnh ghi trong cuốn sổ, cậu vẫn bỏ sót 1 phần quan trọng trong phương trình,
và cậu biết điều đó. Cậu vẫn chưa mua cổ phiếu đầu tiên. Cậu biết rằng trừ khi
cậu mua 1 cổ phiếu, cậu sẽ chẳng bao giờ biết được cậu sẽ quản lý bản thân như
thế nào. Giống như 1 tay cờ bạc chỉ biết nói phét, mọi chuyện chỉ bắt đầu khi
anh ta cược ván đầu tiên bằng tiền của mình. Khi một Trader cược 1 lệnh, mọi

18 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

thứ thay đổi. Lúc đó và chỉ lúc đó, anh ta mới bước vào thế giới trần tục nhất
của cảm xúc. Anh ta luôn cho rằng lý trí của mình được kiểm soát, và nó là 1 lý
trí mạnh. Điều mà anh ta không biết là cảm xúc nó không như lý trí. Vì thế việc
cậu cần làm bây giờ là phải bước chân vào một bucket shop và bắt đầu cho một
giao dịch đầu tiên.

Tại bucket shop, trader có thể giao dịch trên thị trường với đòn bẩy 10%,
tức là họ chỉ cần có 10% số tiền cần thiết để mua số cổ phiếu họ muốn. Quy luật
rất đơn giản: Đặt ra 10% và cược bằng cách mua 1 cổ phiếu. Một tấm vé với giá
mua sẽ được in ra ngay lập tức và đưa cho người mua. Tấm vé này sẽ ghi thời
gian, mức giá được trả cho cổ phiếu, và số lượng cố phiếu được mua. Người
mua sẽ quan sát giá, và ngay khi cổ phiếu mất đi 10% giá trị, văn phòng sẽ lấy
đi số tiền đặt cược. Ngược lại, nếu cổ phiếu tăng giá và người đặt lệnh thắng, họ
sẽ đến gặp người thư ký để đánh dấu giá mua so với giá hiện tại, và Trader đó sẽ
tới ô cửa sổ nhỏ để lấy tiền. Đây là trò chơi của 1 nhà cái chính hiệu - nhà cái
luôn thắng 95% các lần.

Quan trọng nhất để 1 bucket shop hoạt động, đó là tiền trả để mua cổ phiếu
không bao giờ được gửi cho sàn. Nó chỉ đơn giản là được đặt (booked) bởi
bucket shop, và shop sẽ nắm giữ lệnh cược này. Hành động của bucket shop rất
nhanh và dữ dội. Trader có thể mua vài cổ phiếu tới hàng nghìn, bao nhiêu thì
nhà cái vẫn bán được, trị giá lên tới vài chục nghìn đô.
Bởi vì Livermore không có vốn, nên chắc chắn rằng cậu phải ghé vào bucket
shop, thế giới bị kiểm soát bởi những ông trùm. Vấn đề chỉ là khi nào và bằng
cách nào.

Vào năm 1892, Livermore chỉ mới 15 tuổi, cậu bạn của cậu, Billy nói với
cậu trong giờ nghỉ trưa:
“Jesse, mày có tiền không?”
“Tao đang ăn trưa.”

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 19


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Kệ bố bữa trưa của mày. Tao cần 1 người tham gia cùng tao.”
“Mày chơi kiểu gì, Billy?” Livermore hỏi.
“Bucket shop. Tao sẽ tới và cược trong giờ ăn trưa.”
“Mày cần bao nhiêu?”
“Năm đô. Tao muốn mua cổ phiếu của US. Steel. Nó đang bán giá 10 đô.”
“Chờ chút.” Livermore mò trong túi áo và kéo ra cuốn sổ tay.
“Liên quan gì tới sổ tay của mày?” Billy hỏi.
“Tao đọc cung hoàng đạo cho ngày hôm nay.” Livermore trả lời. Cậu kiểm tra
lịch sử giá của US. Steel trong cuốn sổ. Các con số đang chuyển động với 1 mẫu
hình tương tự như các lần trước, trước khi nó bật lên. Cậu rất hài lòng vì cả hai
có cơ hội tốt. “Ô kê.”

Cậu đưa cho thằng bé kia số tiền. Hai ngày sau cậu cười vì đã bỏ túi được tiền
thắng - lợi nhuận thuần hơn 3 đô. Livermore đã tham gia vào cuộc chơi. Cậu
cuối cùng đã là 1 tay chơi.

Livermore bắt đầu ghé các bucket shop một mình, luôn kiểm tra cuốn sổ
tay để biết các báo giá chính xác của các cổ phiếu mà cậu theo, và tìm kiếm
những mẫu hình. Cậu đã phát triển 1 hệ thống và cậu đang bám theo nó. Cậu
đánh cả hai chiều của market, Buy nếu các con số bảo cậu làm vậy, và Sell nếu
chúng chỉ về hướng xuống. Không khác gì với cậu.

Không lâu sau đó, Livermore bắt đầu kiếm được nhiều tiền tại bucket shop
hơn so với công việc của cậu. Rồi cậu bỏ việc viết bảng và chơi trò chơi thị
trường tại các bucket shop của Boston. Trước tuổi 16, cậu đã nắm trong tay hơn
1 nghìn đô tiền mặt. Cậu về nhà thăm nhà. Mẹ cậu vui mừng khôn xiết khi cậu
trở về, còn cha cậu thì chỉ lắc đầu trong thắc mắc. Làm sao 1 thằng nhóc 16 tuổi
lại có thể kiếm được 1 nghìn đô tiền mặt?

Livermore đưa 1 nửa số tiền kiếm được cho cha mẹ, trả nợ cho mẹ cậu.
Cậu quay về Boston với số vốn 750 đô và tiếp tục làm công việc cả đời của
20 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

mình. Cậu làm việc 1 mình, không bao giờ vay tiền, và chuyển từ bucket shop
này sang bucket shop khác để không thu hút sự chú ý.
Jesse Livermore đã kiếm sống bằng trading từ 15 tuổi.

Vươn ra biển lớn

Những ngày tháng giao dịch chợ đen của cậu vô cùng thú vị khi Livermore
liên tục làm tán gia bại sản các tay chủ quán ở đó. Phải giải thích rằng các
bucket shop ngày ấy tại Mỹ hoạt động tựa như thị trường phái sinh bây giờ, khi
mà không có sở hữu chứng khoán thật mà chỉ là đánh cược trên các thay đổi về
giá. Cũng chính tại số tuổi nhỏ này mà Livermore có được biệt danh “Boy
Plunger” (chú bé đào mỏ), dựa trên vẻ ngoài trẻ măng và những cú cược giá trị
lớn tại các bucket shop.

Cũng giống như 1 tay đánh bạc có khả năng thắng đều đặn phải bị trục xuất
khỏi sòng bài, Livermore cuối cùng cũng bị đuổi ra khỏi bucket shop tại boston
sau khi thắng nhiều chuỗi lớn. Tất cả các bucket shop đều biết cậu bé Boy
Plunger và hình dáng cậu ra sao. Cậu cố gắng đổi tên và mang cải trang, nhưng
họ nhanh chóng nhận ra. Cậu thử 1 chiến lược mới: thua lúc đầu và hành động
thực sự tại cuối vở kịch. Việc này chỉ hiệu quả 1 thời gian ngắn, và luôn kết thúc
bằng bị đuổi và đi kiếm ăn ở nơi khác.

Livermore đang giết dần những bucket shop. Ban đầu họ luôn thấy 1 đứa
nhóc, và 1 đứa nhóc thì biết gì cơ chứ? Nhưng không lâu sau đó những tay quản
lý nhận ra những thứ cậu nhóc này biết là quá nhiều, biết cách bốc tiền từ túi của
họ. Ông chủ vĩ đại nhất của các bucket shop là Arnold Rothstein, và đương
nhiên ông phải để mắt tới công việc làm ăn của mình. Những người làm chủ
luôn có 1 bộ da cần phải chăm sóc.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 21


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Livermore, hiện giờ đang bị cấm vào các bucket shop tại Boston, đem theo
mớ lý thuyết của cậu, hệ thống giao dịch của cậu, và những quy tắc mua cổ
phiếu tới thành phố lớn New York với hy vọng kiếm tiền tại các bucket shop nơi
đây. Không may cho Livermore, sở Giao dịch chứng khoán New York và những
tay cảnh sát ở đây đã đóng cửa toàn bộ các bucket shop. Vậy thì Livermore phải
tìm những mảnh đất khác để đi săn.

Năm 1899, lúc 22 tuổi, Livermore đã kiếm được 10,000 USD từ các bucket
shop, tức gần 300,000 USD của thời đại ngày nay. Với 7 năm kinh nghiệm giao
dịch, cậu biết rằng thị trường chứng khoán không giống với các bucket shop,
nhưng cậu đã đánh bại các bucket shop. Không có lý do gì cậu không thể đánh
bại thị trường.

Cậu mở tài khoản ở E.F. Hutton như đã hứa. Cậu giao dịch thận trọng hơn,
nhưng vẫn tuân Theo quy tắc giao dịch ngắn hạn, theo dõi cái máy báo giá hàng
giờ và hàng ngày. Cậu bắt đầu làm tốt hơn. Cậu sống tốt và có những người bạn
mới.
Vào tháng 10/1900, cậu lấy Nettie Jordan, 1 cô gái Ấn Độ mà cậu đã gặp tại
bucket shop Midwestern. Cậu và Nettie sống tại tầng trên khách sạn Windsor tại
đại lộ Fifth Avenue. Trong các mùa hè, Livermore thuê 1 cái phòng tại Long
Branch, New Jersey gần biển. Cậu đi chuyến đầu tiên tới châu Âu cùng với
Nettie trong dịp này, và tại đó đã mua số nữ trang trị giá hơn $12,000 cho vợ.
Rồi cú bùng nổ của thị trường chứng khoán diễn ra vào 1901. Một thị trường
tăng giá. Nước Mỹ đang cực kỳ thịnh vượng, và thị trường bắt đầu nóng lên - kỷ
lục cũ 250,000 cổ phiếu được giao dịch trong 1 ngày bị phá vỡ bởi con số 3 triệu
cổ phiếu trong 1 ngày. Các tỷ phú trong ngành sắt, tài chính, và đường sắt
chuyển tới New York để gần thị trường hơn. Các con bạc cỡ bự sẵn sàng đập số
tiền khủng trong 1 ván cược mới. Giai đoạn chuyển giao thế kỷ là giai đoạn đẹp
để sống.

22 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Lần phá sản thứ 1 tại New York

Thị trường chứng khoán năm 1901 giống như đang cuồng nộ. Nó là thị
trường cuồng nộ đầu tiên mà Livermore đã chứng kiến từ khi làm trader phố
Wall. Cậu đã ghim trong đầu quy tắc: mọi thứ không bao giờ thay đổi trên thị
trường. Thứ duy nhất thay đổi là những tay chơi, những túi tiền, và ký ức. Các
tay chơi mới không có ký ức nào về các chu kỳ trước đây, bởi vì họ chưa từng
trải qua nó.

Livermore đánh phe lên của market vào năm 1901 và thực hiện 1 lệnh
Long đặc biệt với Northern Pacific với số vốn $10,000. Cậu bỏ túi $50,000.
Nhưng Livermore nhìn số lợi nhuận này như 1 lượng vốn lớn hơn để giao dịch.
Cậu đang tìm kiếm 1 cú gãy lớn trên thị trường, 1 cú điều chỉnh nặng nề hoặc 1
cú đảo chiều trong 1 ngày, và rồi 1 đợt tăng trưởng. Vào đầu tháng Năm,
Livermore thực hiện kế hoạch.
“Bán 1000 cổ phiếu Steel khống tại giá market”, cậu la to với người nhân viên
chỉ vài giây trước khi market mở cửa. “Và bán 1000 cổ phiếu Santa Fe tại giá
market”
Người nhân viên biến mất, cọc lệnh cầm trong tay để gọi các nhà giao dịch trên
sàn. Livermore đứng khi thị trường mở cửa và xem các cổ phiếu cậu bán khống
rớt bịch bịch, giá rơi như 1 hòn đá. Cậu cảm thấy thật thoả mãn, đánh giá của
cậu đã chính xác. Đã có khủng hoảng khi giá cổ phiếu rơi. Đột nhiên cậu cảm
thấy sững người, trong nỗi sợ. Khối lượng giao dịch rất lớn. Khối lượng lúc mở
cửa trên sàn vượt xa giới hạn mà các trader có thể kiểm soát. Thị trường đang
chạy rất nhanh. Các khớp lệnh bị trễ - 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ - và khi
chúng được khớp, giá khớp cách rất xa so với kỳ vọng của khách hàng.

Cuối cùng Livermore cũng được khớp các lệnh đang để mở. Cậu nhìn vào
các lệnh được khớp mà không tin nổi. Mặc dù nhà môi giới của cậu thuộc hàng
tốp trên phố Wall, số lệnh khớp thật tệ hại. Cổ phiếu cậu muốn bán tại giá 100

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 23


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

thì được khớp tại 85. Cổ phiếu cậu muốn bán tại 80 được khớp tại 65. Đây là các
mức giá mà cậu muốn mua lại để thanh lý lệnh bán khống khi đợt tăng giá tới,
kịch bản mà cậu tin rằng sẽ diễn ra ngày hôm nay. Cậu quyết định ngay lập tức,
mua lại đám cổ phiếu và đóng lệnh bán khống.

Cậu hét vào người nhân viên, “mua 1000 Steel và 1000 Santa Fe tại giá
market”. Người nhân viên nhanh chóng khớp lệnh cho Livermore. Trái tim của
Livermore chùng xuống khi thấy đám cổ phiếu của cậu tăng lại. Cậu quan sát
máy báo giá báo các con số cao hơn. Cậu biết các lệnh sell của cậu đã bị thanh
lý với thua lỗ lớn vì đoạn tăng giá này đã biến thành 1 con sóng tăng. Cậu đã
làm điều tệ hại nhất mà 1 nhà đầu cơ có thể làm: Bán Đáy Mua Đỉnh.

Người nhân viên quay lại với xấp vé. Livermore chầm chậm mở chúng ta
trong lòng bàn tay. Cậu đã bán khống tại 85 với Steel và thoát lệnh tại 110, thua
lỗ $25,000. Cậu mất thêm $25,000 với Santa Fe. Cậu đã đoán đúng, thị trường
đã đi giống như kỳ vọng, nhưng giờ cậu đã phá sản. Cậu đã giao dịch bằng giá
khớp thay vì giá thực, vốn chạy quá nhanh trên sàn để được bắt kịp bởi cái máy
báo giá. Trong thị trường chạy nhanh cỡ này, máy báo giá thường chạy chậm
hơn tới 2 giờ.

Ngày hôm nay đã dạy cho Livermore 1 bài học quý giá cho tới lúc đó. Cậu
đã giao dịch tại thời điểm thực, trong ngắn hạn, giống như đã làm thời còn giao
dịch tại bucket shop. Nhưng cái máy báo giá lại không hoạt động ngay thời điểm
thực - nó bị kẹt và bị trì hoãn, chậm trễ hơn rất nhiều so với biến động thực của
thị trường. Cái máy phát ra những mức giá đã bị quá hạn, không phải giá thực.
Giờ mọi thứ đã rõ ràng hơn với Livermore: giao dịch ngắn hạn quá khó để bắt
được trên phố Wall. Nhưng nhận định của cậu đã đúng về cơ bản. Thị trường đã
làm chính xác điều mà cậu dự đoán; lỗi duy nhất nằm ở chỗ thực hiện lệnh. Khả
năng tính thời điểm của cậu đã bị chậm bởi vì lệnh của cậu không được khớp
nhanh chóng như cậu muốn. Kết quả, cậu đã bán chậm và mua trễ.

24 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Livermore bị phá sản chỉ trong chớp mắt. Sự việc này đã làm ảo mộng của
cậu tan vỡ, để lại 1 Livermore bất lực, tuyệt vọng, và hoàn toàn vô sản. Ngày
hôm qua cậu có 50 nghìn đô và tràn đầy tự tin. Ngày hôm nay cậu không còn 1
xu dính túi. Thứ giá trị duy nhất cậu có được là hiểu tại sao cậu lại thất bại.

Livermore rời New York và hướng về lại Boston và các bucket shop (nhà
cái) để làm lại từ đầu và xây dựng lại vốn. Cậu cũng phải nghĩ lại về lối sống
của mình. Cậu đã quen với lối sống cao sang. Đó là 1 cách sống tốn tiền để thực
hiện, và bây giờ cậu không còn tiền. Điều này đương nhiên có ảnh hưởng lên
cuộc sống gia đình mới cưới của cậu. Mọi việc trong nhà đều ổn thỏa cho tới khi
Livermore phá sản. Cậu đòi Nettie bán số nữ trang trị giá 12 nghìn đô cậu mua
cho ở Châu Âu – làm vốn để cậu tiếp tục tại các bucket shop. Lẽ dĩ nhiên là cô
từ chối. Điều này giống như 1 nhát xé trong mối quan hệ giữa Livermore và
Nettie, cô không thích ý tưởng đem nữ trang của mình đi bán. Cuối cùng, cặp
đôi này tan rã. Cậu trai trẻ giờ vừa phá sản vừa chia tay cô vợ trẻ của mình.

Thị trường là mọi thứ cậu biết. Nên cậu hít 1 hơi thật sâu để xốc lại tinh
thần và quyết định mình phải có vốn và quay trở lại phố Wall. Cậu dốc sức và
năng lượng để thực hiện mục tiêu: kiếm chút tiền. Một lần nữa cậu quay trở lại
bucket shop – nhưng không may là người ta vẫn nhớ tới cậu hồi ở Boston.
Không ai chấp nhận các lệnh của cậu cả. Họ gửi người tới khớp lệnh của cậu và
nhanh chóng xóa lệnh. Không lâu sau đó Livermore không còn nơi nào để trade
nữa.

May mắn cho Livermore, một bucket shop kiểu kim tự tháp vừa mới khai
trương. Bucket shop mới này thậm chí trông giống 1 nhà cái thực thụ và được
quảng cáo bằng các mối quan hệ với 1 sàn giao dịch chính quy. Và, thực tế ra,
hiếm khi các bucket shop loại này đẩy lệnh của khách hàng lên sàn thực, thay
vào đó họ ôm lệnh của khách hàng. Họ giữ lệnh tại nhà cái, chưa được khớp, và

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 25


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

khớp ngược lại với khách, chỉ cần xóa đi giao dịch khi khách hàng muốn hủy
lệnh, hoặc thông thường hơn là phá sản vì bị thanh lý.

Tại đây thì Livermore không bị nhận ra, và cậu nhanh chóng bị 5 cái thu
hút. Họ hứa với cậu rằng họ sẽ giữ lệnh khớp chỉ cách 1 tick so với mức giá từ
máy báo giá. Nói cách khác họ sẽ khớp lệnh cho cậu ngay lập tức.

Rồi Livermore quay về cách giao dịch cũ: lướt sóng ngắn và ăn lời nhỏ từ
rất nhiều giao dịch nhỏ trong ngày. Cậu phải xây dựng được vốn trước khi quay
lại phố Wall. Cậu đi thuê 1 văn phòng nhỏ với 5 đường dây nối trực tiếp với các
bucket shop mới mở này. Cậu giao dịch với tên giả vì sợ bị nhận ra. Cậu vẫn
chừa riêng 1 đường dây nối với 1 nhà môi giới chính quy tại New York, cũng
như 1 cái máy báo giá riêng, một khi cậu đã kiếm được đủ lợi nhuận. Cậu đã
giao dịch đủ tốt để tậu 1 chiếc ô tô. Cậu bắt đầu làm mới lại vốn giao dịch của
mình. Nhưng khi các lệnh thắng của cậu ngày càng nhiều và càng lớn, rất khó để
thuyết phục các nhà cái này cho cậu giao dịch tiếp, vì cơ bản dòng tiền chỉ chạy
có 1 hướng: từ nhà cái vào tài khoản riêng của cậu.

Bán khống Union Pacific, kiếm hơn 250,000 USD

Ly dị vợ, mất hết số vốn, song Livermore vẫn kiên cường làm lại từ đầu và
giao dịch cẩn thận cho đến khi anh gỡ lại được số tài sản ròng lên tới 50,000 đô.
Trong thời gian này, anh luôn cẩn trọng với bất kỳ những tay môi giới hay tư
vấn nào với thông tin nội bộ.

Anh tự hào vì đã giữ được nguyên tắc và tin tưởng vào nhận định của bản
thân. Năm 1906, anh nhận thấy sự tăng giá phi lý và động thái bán rất mạnh của
cổ phiếu đường sắt Union Pacific và quyết định bán khống ở mức đỉnh 330
USD/cp. Mọi người bạn của anh đều nghĩ anh “điên rồ” cho đến khi cổ phiếu
này giảm 70% và chỉ còn lại 92 USD/cp - Livermore đã kiếm được hơn 250,000
USD trong sự ngỡ ngàng của mọi người.

26 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Đêm đó, 18/4/1906, vào lúc 5 giờ sáng, trong khi Livermore đang chợp mắt
tại New York, đất phía dưới San Francisco di chuyển, lúc đầu thì từ từ, rung
rung, rồi lắc, lắc mạnh, và rồi 1 con sóng động đất bắt đầu làm rung chuyển toàn
thành phố. Dãy Sand Andreas tự điều chỉnh, rung lắc cái vai khổng lồ của nó.
Phần lớn thành phố sụp đổ, các dãy nhà cao tầng nghiêng ngả, rung và sụp đổ
hoàn toàn. Các khu vực dân cư bị phong toả, nhà ga ngừng hoạt động, và đường
ray bị bẻ cong và cắt đứt như bún. Khu vực đại học Stanford bị phá huỷ bởi trận
động đất. Rất nhiều người bị chết.

Buổi sáng ngày hôm sau Livermore đọc tít của các tờ báo: “Thảm hoạ động
đất tại San Francisco.” Anh đọc tiếp: “Thị trường chỉ rơi vài điểm sau tin này”

Livermore biết rằng tin xấu trong 1 thị trường tăng giá cần nhiều thời gian
hơn để sụp đổ cùng với nhà đầu tư hơn là tin xấu trong 1 thị trường đang giảm,
khi không khí là đang tiêu cực. Thực ra trước khi thị trường giảm, cổ phiếu đã

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 27


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

bật lên các mức cao trước đây. Livermore đang bán khống 5000 cổ phiếu, nhưng
anh đang hoà vốn với giao dịch này. Anh chưa kiếm được đồng nào.

Livermore lập luận rằng ngay cả khi cơn thảm hoạ không tệ như ban đầu,
cổ phiếu đường sắt cũng không thể tăng lên được.

Ngày tiếp theo tin tức từ San Francisco lan ra và kéo thị trường đi xuống,
nhưng không nặng nề lắm. Livermore đã chắc rằng anh đã đúng. Anh gặp nhà
môi giới, chọn đòn bẩy đặc biệt và bán khống thêm 5000 cổ phiếu Union
Pacific.

Ngày tiếp theo, ngày thứ ba sau trận động đất, thị trường rơi mạnh. Union
Pacific rơi như 1 hòn đá, và Livermore bước ra khỏi nhà môi giới với lợi nhuận
250,000 đô. Anh chưa bao giờ hiểu được tại sao mình lại làm vậy, vì nghe theo
tiếng nói bên trong. Đó là 1 vấn đề mà anh không quá quan tâm. Anh nhẹ nhàng
gửi đống tiền mặt vào tài khoản giao dịch. Giờ anh có thể giao dịch với khối
lượng lớn hơn - thêm 250,000 đô - và đó là điều anh quan tâm nhiều nhất.

Livermore đã học được một vài bài học đắt giá trong 15 năm qua. Chỉ còn
một năm nữa là anh tròn 30 tuổi. Anh có 1 lượng vốn lớn và mối quan hệ tốt với
các nhà môi giới. Anh đã từ bỏ cách giao dịch từ thời còn ở các bucket shop.
Giờ anh đã nâng cao kỹ năng giao dịch của mình lên 1 bậc. Thay vì tập trung
vào từng cổ phiếu, anh phải tập trung vào tình trạng cơ bản của thị trường.
“Đúng vậy”, anh tự nghĩ. “Trước khi chọn 1 cổ phiếu mình phải thấy được câu
chuyện chung của thị trường.”

Anh yêu trò chơi này, trò chơi đầu cơ. Anh yêu nó vì các thử thách không
giới hạn. Nó là 1 trò chơi mà anh chẳng thể nào thắng hoàn toàn được. Nhưng
anh không cần phải thắng mọi lúc để kiếm được nhiều tiền. Nếu có thể thắng 1
cách tương đối, anh có thể có 1 cuộc sống sung túc và nhiều niềm vui. Anh đã
sẵn sàng.

28 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Jesse Livermore đã liên tục tìm kiếm chiến lược giao dịch cho mình. Dần
dần, nó bắt đầu hình thành. Bước đầu tiên là tập trung vào câu chuyện chung của
market trước khi vào 1 lệnh. Anh sẽ đi theo con đường ít chông gai nhất - đánh
lên trong thị trường tăng, và đánh xuống (bán khống) trong thị trường giảm. Nếu
thị trường đi ngang, anh sẽ giữ tiền mặt đợi một xu hướng rõ ràng thiết lập.

Anh không bị hấp dẫn bởi các kèo hời hay 1 cổ phiếu giá rẻ. Anh không
phải là 1 tay thích bắt đáy. Anh là một nhà giao dịch theo xu hướng. Anh chỉ
quan tâm tới việc đi theo xu hướng, thứ mà anh gọi là “con đường ít chông gai
nhất”. Livermore là một trong những nhà giao dịch theo xu hướng đầu tiên.

Giờ anh đã có 1 chiến lược giao dịch cơ bản, anh cần 1 chiến lược quản lý
tiền để bổ sung cho nó. Anh được biết đến trên phố Wall là Cậu bé đào mỏ,
nhưng việc đào mỏ không luôn luôn giúp ích cho anh. Anh đã từng phá sản và
mất sạch tiền. Anh quan sát những trader thành công nhất trên phố Wall. Anh
thấy rằng họ đều là những người quản lý tiền giỏi, từng người với cách tiếp cận
khác nhau. Anh biết rằng mình cần 1 hệ thống của riêng mình.

Giờ anh đã biết rằng việc thị trường hay 1 cổ phiếu có đảo chiều hay không
là không quan trọng, thứ quan trọng là khi nào nó đảo chiều - thời điểm là tất cả.
Nhưng anh cũng nhận ra rằng không ai có thể dự đoán chính xác khi nào thị
trường đảo chiều hay 1 cổ phiếu sẽ hành động như thế nào. Do đó Livermore bắt
đầu thử nghiệm phương pháp của anh.

Chiến lược rất đơn giản: Không đào mỏ (ý nói không đánh đại). Thăm dò
trước khi mua, giống như các vị tướng gửi đi vài người lính thăm dò để biết
được tình hình của địch trước khi lâm trận. Livermore tuân thủ chiến lược đơn
giản này của quân đội lên giao dịch chứng khoán, cũng là 1 kiểu đánh trận.
Điều quan trọng nữa là Livermore sẽ xác định số lượng cổ phiếu hay khối lượng
đầu tư bằng tiền đô trước khi vào lệnh đầu tiên. Nếu anh lên kế hoạch vào
10,000 cổ phiếu, đầu tiên anh sẽ “thăm dò” bằng cách chỉ mua 20% khối lượng

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 29


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

dự tính - tức là 2000 cổ. Giả sử anh phải trả 100$ mỗi cổ. Nếu giá rơi sau lệnh
mua thăm dò này, anh sẽ thoát lệnh hay chờ đợi tiếp - không bao giờ chấp nhận
thua lỗ quá 10%. Anh kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng. Nếu nó tăng, anh sẽ thực
hiện lệnh mua thứ 2 gồm 2000 cổ tại giá, ví dụ $102. Như vậy đã có lợi nhuận
ban đầu. Nếu nó tiếp tục tăng, anh sẽ mua lần 3 với 2000 cổ nữa, tại giá $104.
Tại thời điểm này anh đã sở hữu 6000 cổ phiếu; tức đã mua 60% so với khối
lượng đầu tư ban đầu. Cách này giúp anh biết được rằng cổ phiếu đang đi đúng
hướng. Giờ anh sẽ chờ đợi hành động giá tiếp theo và 1 đợt điều chỉnh. Ví dụ,
giả sử cổ phiếu tăng từ 100 lên 112, rồi điều chỉnh tự nhiên xuống 104 - vị trí
mà Livermore đã thực hiện lệnh mua lần 3. Nếu cổ phiếu tăng từ vị trí 104 này,
Livermore sẽ thực hiện lệnh mua cuối cùng gồm 4000 cổ tại 106, cho anh 1 giá
mua trung bình chưa đến 105 trên 1 cổ phiếu cho toàn bộ vị thế 10000 cổ phiếu.
Tóm lại chiến lược của anh sẽ như sau: mua 20% khối lượng ban đầu lần đầu;
20% lần thứ hai; và 20% lần thứ ba. Đợi 1 dấu hiệu xác nhận rồi mua lần cuối
40%.

Anh cân nhắc từng lần mua này là các giai đoạn quan trọng trong việc thiết
lập toàn bộ vị thế giao dịch. Nếu, tại bất cứ thời điểm nào, cổ phiếu đi ngược
anh, anh sẽ kiên nhẫn chờ đợi, hoặc thoát hết toàn bộ vị thế, không bao giờ chịu
lỗ hơn 10%.

Lệnh giao dịch thăm dò đầu liên là quan trọng; nó là chìa khoá của kỹ thuật
này. Sau lệnh thăm dò, không vào lệnh thứ hai cho tới khi bạn xác nhận rằng
đánh giá của bạn là đúng. Khi cổ phiếu đi đúng kỳ vọng của bạn, và bạn có lợi
nhuận, nhận định của bạn đã được xác nhận.

Livermore tin rằng cổ phiếu không bao giờ là quá mắc để mua, cũng như
quá rẻ để bán khống. Livermore tin rằng chỉ có 1 phe của market là phải tránh.
Anh có thể theo phe bò hoặc phe gấu - không khác gì mấy đối với anh - chỉ cần
anh không chọn sai phe. Từ kinh nghiệm, Livermore biết rằng 1 trong những

30 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

điều khó khăn nhất của Trader đó là thoát 1 vị thế sớm hơn khi biết rằng anh ta
đã sai trong lần mua đầu tiên và cổ phiếu đi ngược anh ta.

Khi cố gắng giải thích về thị trường cho những đứa con trai, Livermore nói,
“Cái lệnh đó trở nên mang tính cá nhân đối với quá nhiều nhà đầu cơ khi nhận
định của họ bị chứng minh là sai và cổ phiếu đi ngược họ. Đó chính xác là thời
điểm mà nhà đầu cơ nên hành động và cắt lỗ. Nhà đầu cơ đã bị chứng minh là
sai, anh ta phải chấp nhận điều đó nhanh chóng và đóng lệnh. Đó là vấn đề vượt
qua và kiểm soát cái tôi”.

Livermore nhận ra rằng lợi nhuận lớn đến từ các con sóng lớn, từ việc chờ
đợi xu hướng rõ ràng và lướt con sóng lâu nhất có thể cho tới khi có sự thay đổi
không thể tránh được trong xu hướng. Anh sẽ đợi thị trường cho anh dấu hiệu.
Anh sẽ không dự đoán thị trường bằng cách dự đoán hướng nó đi. Giống như
Sherlock Holmes, anh sẽ đợi cho các dấu hiệu xuất hiện, các sự kiện tổng hợp,
trước khi ra quyết định. Livermore giờ đã có 3 gợi ý để tuân theo trong chiến
lược giao dịch:

 Đầu tiên, xác định xu hướng chung của thị trường. Xác định con đường ít
chướng ngại nhất. Chắc chắn về xu hướng cơ bản;
 Hai, phát triển 1 chiến lược mua vào. Thăm dò thị trường. Thử nó bằng
các lệnh mua nhỏ trước. Không vội vàng và cược toàn bộ tiền trong lần
đầu tiên;
 Ba, kiên nhẫn và chờ đợi mọi sự kiện. Đợi hành động giá xuất hiện. Các
con sóng lớn chính là cơ hội kiếm lợi nhuận lớn.

Vụ sụp đổ năm 1907, anh hùng của cuộc suy thoái

Vào cuối năm 1906 khi chiến lược của Livermore bắt đầu phát huy tác
dụng. Livermore cảm nhận được rằng sẽ có 1 thay đổi quan trọng trong xu
hướng thị trường - từ tăng sang giảm. Điều này không rõ ràng đối với phần lớn

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 31


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

các tay chơi hay cánh nhà báo, những người còn đang kêu gọi cho sự tiếp diễn
của thị trường con bò.

Anh kiểm tra toàn bộ nhân tố 1 cách cẩn trọng và quyết định rằng market
đang rướn, mặc dù con đường ít chướng ngại nhất có vẻ là đánh lên. Anh sử
dụng chiến lược giao dịch mới của mình để xác nhận đánh giá, vào vài lệnh
thăm dò vài cổ phiếu dẫn đầu trên thị trường. Anh thăm dò 4 nhóm cổ phiếu lớn
nhất, bán khống ít nhất 2 cổ phiếu trong mỗi nhóm. Lần lượt từng cổ phiếu này
giảm xuống, tạo ra các đỉnh thấp hơn, đóng cửa chỉ vài điểm cao hơn, rồi đột
ngột rơi mạnh.Livermore từ từ tăng khối lượng vị thế lên tại mỗi sóng điều
chỉnh thất bại của các cổ phiếu.

Lệnh cuối cùng là của Reading, 1 cổ phiếu đường sắt mà không chịu giảm.
Nó được cho là bị thao túng, 1 cổ phiếu mà phần lớn cổ phần bị kiểm soát bởi 1
cái bể, hay 1 người. Livermore tin rằng không cổ phiếu nào có thể chịu nổi cơn
sóng thần mà anh đã thấy trước đang măm me hình thành ngay tại đường chân
trời - sự đảo chiều từ thị trường tăng sang thị trường giảm. Anh tin rằng Reading
không thể kháng cự được xu hướng. Nó sẽ sụp đổ cùng với những cổ phiếu khác
khi thời điểm đúng tới. Livermore quyết định bán khống đều đặn theo đà giảm
32 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

của Reading. Anh bán thông qua 2 nhà môi giới cùng lúc. Lệnh đầu tiên là bán
khống 4000 cổ phiếu Reading tại $111. Anh đặt các lệnh sao cho khớp với giá
thị trường 1 cách đồng nhất. Các lệnh được khớp tại các mức giá giảm dần. Anh
dập Reading bằng cách bán thêm 2000 cổ nữa ở giá trung bình $92. Anh đã có
lợi nhuận tốt chỉ trong ít hơn vài giờ. Reading sau đó sụp đổ, cũng như các cổ
phiếu khác mà Livermore đã thiết lập vị thế bán khống.

Thử nghiệm đầu tiên của chiến lược giao dịch mới của anh đã phát huy tác
dụng. Giờ anh phải đối mặt với vấn đề mới: khi nào thoát lệnh và mua lại các
lệnh bán khống. Livermore đã từng bị sấp mặt và đã chứng kiến lợi nhuận của
anh biến mất nhiều lần vì không thoát lệnh và chốt lời trong khi còn có thể. Lần
này anh không chờ đợi thị trường có các dấu hiệu tạo đáy nữa, anh chỉ muốn lợi
nhuận của mình. Anh đóng toàn bộ vị thế, gửi tiền vào ngân hàng, và đi tới bãi
biển Palm. Anh đã khá mệt mỏi với trading và muốn quên thị trường đi trong 1
thời gian. Anh thích câu cá tại các vùng biển sâu, nên anh đi và thư giãn. Anh
xứng đáng với điều đó. Anh cũng muốn đánh giá lại chiến lược giao dịch mới
của mình. Hiện tại anh đã có gần 1 triệu đô la trong tài khoản ngân hàng. Vào
năm 1907, Jesse Livermore 30 tuổi, và anh biết cuối cùng anh cũng đặt chân
trên đúng con đường.

Tại bãi biển Palm, anh hướng tới Paris. Anh thích châu Âu bởi vì ở đó
không ai bàn tán về thị trường chứng khoán, và anh muốn F5 lại đầu óc một
chút. Với rất nhiều tiền trong tài khoản, ở 1 nơi tuyệt đẹp với những con người
tuyệt đẹp, anh cảm thấy hài lòng.

Nhưng điều đó không kéo dài được lâu. Đam mê của anh là thị trường
chứng khoán, và không lâu sau đó anh bị nó kéo lại. Mọi thứ càng rõ ràng với
anh rằng thị trường chứng khoán New York sắp trải qua 1 đợt sụp đổ còn nặng
nề hơn là anh dự tính. Livermore cảm thấy hối tiếc vì đã thoát toàn bộ vị thế quá
sớm. Anh thực sự không hề có lí do cơ bản nào để thoát lệnh, ngoại trừ cảm giác

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 33


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

sợ hãi mất đi lợi nhuận. Anh muốn biến toàn bộ số lợi nhuận đó thành của mình,
và đã làm đúng như vậy. Anh bắt 1 chuyến tàu nhanh tới New York.

Livermore không biết rằng anh sắp chứng kiến cơn hoảng loạn của New
York vào năm 1907. Ngay khi anh quay trở lại và bán khống thị trường một lần
nữa, vận dụng các lệnh chim mồi để đảm bảo anh đúng về xu hướng chủ đạo.
Anh thành lập các vị thế bán khống rất lớn ở một vài cổ phiếu dẫn đầu. Thị
trường chuyển-giao-thế-kỷ đã đi lên trong 1 khoảng thời gian rất dài, và có lẽ
đang chuẩn bị rẽ hướng.

Vấn đề tài chính đơn giản bắt đầu xuất hiện: các khoản cho vay ngắn hạn
(call loans). Call loans là các khoản cho vay có thời hạn của ngân hàng cho các
nhà môi giới. Tiền mặt từ các khoản vay này được thêm vào làm đòn bẩy cho
khách hàng của nhà môi giới. Call loans chính là năng lượng vận hành chiếc xe
thị trường - vì đòn bẩy cực kỳ quan trọng. Các khoản vay này được thực hiện
mỗi ngày tại cục tiền giữa 12:00 và 2:15 chiều, khi các nhân viên ngân hàng
xuất hiện tại các sàn giao dịch sẵn sàng cho vay. Vấn đề này đã tích tụ trong
nhiều tháng, cho tới khi nó nổ vào ngày 24/10/1907.

Vấn đề rất đơn giản. Ngân hàng không đủ tiền mặt sẵn cho nhà môi giới thoả
mãn yêu cầu đòn bẩy của họ. Tiền mặt có sẵn thì được cung cấp với mức lãi suất
100-150%. Tại các ngân hàng, vốn phản đối việc cho vay lãi suất cao, lại không
hứng thú với việc kéo dài các khoản vay cho nhà môi giới, tại bất kỳ mức lãi
suất nào. Đó là vấn đề tín dụng thuộc hàng cơ bản nhất. Cổ phiếu rơi mạnh.
Livermore tiếp tục bán khống, nhồi lệnh theo đà giảm của thị trường.

Vào 12 giờ khuya ngày 24/10, hỗn loạn cực đại tại sàn giao dịch. Hàng
trăm nhà môi giới tụ tập quanh Money Post, la hét yêu cầu vay nợ ngắn hạn của
họ, nhưng không có tiền - không có đồng nào cả. Điều này có nghĩa là các nhà
môi giới phải bán các vị thế cổ phiếu của họ tại giá thị trường để chốt các lệnh
trước đó, nhưng không có ai mua cổ phiếu cả. Tất cả lực mua đã khô héo cả rồi.
34 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Đó là cơn ác mộng tệ hại nhất của thị trường - không tiền mặt và không còn một
lực mua nào nữa - và nó đang xảy ra rất nhanh. Nỗi sợ đơn thuần, không bị thao
túng, tự nhiên và lạnh ngắt đang quét qua gương mặt của những nhà môi giới
không thoát nổi các lệnh mua của mình. Phố Wall đã cạn tiền mặt.

Các broker chạy tới R.H. Thomas, chủ tịch sàn chứng khoán. Ông này lại
gọi cho James Stillman, chủ tịch ngân hàng quốc gia thành phố, ngân hàng giàu
nhất và quyền lực nhất tại nước Mỹ.Khi Stillman đã nghe xong trần tình của
Thomas, ông chỉ nói đơn giản: “Chúng ta phải tới gặp Ngài Morgan”. Họ rời đi
ngay lập tức để gặp J.P. Morgan, chủ tịch ngân hàng J.P. Morgan, gã khổng lồ
tài chính thế giới.

Morgan lắng nghe Stillman và Thomas khi hai người này vẽ ra tình cảnh
nguy cấp, 1 thảm hoạ có thể lan ra cả đất nước và bẻ gãy toàn bộ ngành công
nghiệp. Morgan không lãng phí chút thời gian nào. Khi ông đã nghe đủ, Morgan
đứng dậy và nói: “Quay về sàn giao dịch và nói với họ rằng sẽ có nhiều tiền hơn
cho họ.”
Hai người kia hỏi, “Từ đâu?”

“Từ ngân hàng,” Morgan trả lời, liếc 2 người đàn ông.

“Còn đâu nữa?”


Thomas tức tốc quay lại sàn giao dịch và nói với đám đông đang đứng quanh
Money Post rằng sẽ có tiền cho họ. “Ngài Morgan đã đảm bảo việc này!”
“Khi nào?” Đám đông la hét trong vô vọng.
“Sớm thôi,” câu trả lời chỉ có thế.
“Bao nhiêu?” Họ hét.
“Đủ!” là câu trả lời.
Nhưng đồng hồ vẫn cứ điểm. Cuối cùng, sau 2 giờ chiều 1 chút, John T.
Atterbury của Van Emburgh and Atterbury - 1 đối tác thân cận của JPMorgan
tới sàn. Tiếng la hét biến mất và đám đông đứng ngay ngắn, mở đường tới

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 35


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Money Post cho Atterbury. Khi ông tới được post, ông giơ tay lên và nói “Tôi
được uỷ quyền để cho vay 10 triệu đô la.”

Đám đông điên loạn, các broker la hét số tiền họ cần vay. Atterbury hét lại
giữa 1 đám hổ lốn các tiếng thét, “Im lặng, xin im lặng, từng người thôi, sẽ có
đủ cho tất cả mọi người!”
“Chúng tôi lấy tiền đâu đây?” Một broker hét.
“Các ông sẽ được bảo là lấy tiền ở đâu vào ngày mai. Giờ thì từ từ thôi và hãy
làm cho xong việc nào.” Atterbury trả lời.
Ngày này trở thành 1 huyền thoại tại phố Wall - ngày mà J.P. Morgan một tay
cứu rỗi thị trường chứng khoán và có lẽ đã ngăn chặn được sự sụp đổ của cả
nước Mỹ.

Khi Thomas và Stillman rời văn phòng của House of Morgan, JP Morgan
đã tụ họp các chủ tịch của các ngân hàng quốc gia. Ông nói với từng người,
“chúng ta phải đẩy thị trường lên bằng tiền mặt, và phải làm liền. Chúng ta phải
cho họ thứ họ muốn. Đây là trường hợp khẩn cấp.”
Từng người phản hồi 1 cách giống nhau: “Chúng ta đã cho vay tới mức đỉnh
điểm rồi. Chúng ta không có tiền cho vay các broker để hỗ trợ thị trường!”
“Các ông có khoản dự trữ!” Morgan phản pháo.
“Nhưng chúng tôi đã thấp hơn mức quy định của pháp luật rồi!”
“Sử dụng khoản dự trữ, các ông nghĩ chúng để làm cái quái gì?” Morgan trả lời.
Morgan là 1 người mà Livermore cực kỳ ngưỡng mộ. Morgan là 1 người thông
minh của các quy tắc thực tế, 1 kẻ tiên phong, và 1 ông trùm tài chính.
Ngày hôm đó, 24/10/1907, sẽ khắc ghi trong tâm trí Livermore. Đó là lần đầu
tiên anh kiếm được hơn 1 triệu đô lợi nhuận, và anh làm được điều đó trong 1
ngày. Hơn nữa, cơn ác mộng vẫn chưa kết thúc. Đối với anh điều quan trọng
nhất là anh đã tuân theo các quy tắc. Anh đã kiên nhẫn chờ đợi cú ngã của
market. Anh đã bắt đầu với các vị thế nhỏ, các con chim mồi để nhử thị trường

36 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

và xác nhận rằng anh đã đúng. Và cuối cùng, mọi thứ đi đúng kỳ vọng của
Livermore, anh đã làm điều anh thích nhất: Thắng lớn, và thắng đậm.

Lợi nhuận và các vị thế cổ phiếu của Livermore lớn tới nỗi gần cuối ngày,
từ kết quả của việc nhồi lệnh, hiện tại anh còn 1 quyết định lớn hơn gần phải
làm. Tuyên bố bơm tiền của Morgan chỉ mới giải quyết được 1 vấn đề: thiết lập
lại thanh khoản và vấn đề thanh toán giữa các broker. Nhưng một vấn đề nghiêm
trọng khác đó là không hề có lượng cầu. Livermore nhìn tổng quan thị trường
gần giờ đóng cửa, và phát hiện rằng không hề có lệnh mua cổ phiếu nào. Không
ai muốn mua cổ phiếu ở bất kỳ giá nào cả.
Livermore biết rằng nếu ngày mai anh tiếp tục cược bán khống nữa thì sẽ tạo
thêm 1 đợt bán tháo nữa. Lượng đòn bẩy của anh giờ tăng cao hơn bao giờ hết;
lợi nhuận của anh chất chồng, càng tăng khi thị trường tiếp tục giảm. Anh đã
thực hiện 1 vị thế vào đầu ngày với lệnh bán khống 10,000 cổ phiếu Union
Pacific. Anh tiếp tục bằng việc bán khống nửa tá cổ phiếu thuộc hàng cao cấp
nhất trong nhóm cổ phiếu dẫn đầu. Hiện giờ Livermore đã có lượng đòn bẩy và
kỹ năng giao dịch để có thể nhắm tới các mức lợi nhuận cao hơn. Anh đang
nhắm tới không phải 1 triệu đô, mà là 10 triệu đô, 20 triệu, nếu anh đập market 1
cú nặng vào sáng mai.

Giờ đã tới lượt anh ra quyết định quan trọng. Liệu anh sẽ kéo thị trường
giảm và giảm và giảm tới mức, cho tới khi các tay chức trách phải đóng cửa sàn,
có thể mãi mãi? Trước giờ đóng cửa giao dịch, trong khi Livermore đang nghiên
cứu nước đi của ngày mai, 1 người bạn của anh, Warren Augustus Reed, ghé
thăm anh. Trong thời điểm hoảng loạn của ngày hôm đó, Livermore đã giải
thích cho Reed, 1 tay làm ở nhà băng trong 1 ngân hàng đầu tư lớn, chuyện gì sẽ
xảy ra. Reed đã từng quan sát Livermore ra lệnh trong quá khứ và đủ sức hiểu
rằng Livermore đang làm gì. Lúc này Reed biến mất trong 1 chốc lát, bảo rằng
sếp của anh gọi - người chủ tịch của ngân hàng đầu tư mà anh đang làm việc.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 37


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Reed quay trở lại và giải thích cho Livermore, “J.L, tôi đã được nhờ bảo cậu và
thỉnh cầu cậu tạm ngưng việc bán khống thị trường. Tôi hiểu rằng cậu đang nắm
tới các mức lợi nhuận lớn hơn cho cậu, nhưng đôi lúc cậu cần phải nghĩ tới lợi
ích lớn hơn.”
“Auggie, việc này tới từ sếp của cậu à?” Livermore hỏi.
“Không. Nó là từ 1 người quyền lực hơn sếp của tôi.” Reed trả lời.
Livermore biết người mà Reed đang nói tới - đó là JP Morgan. “Cậu chắc chứ?”
“Tôi chắc. Đây là thỉnh cầu cá nhân ông ta. Tôi đang ở phòng làm việc khi ông
tới và yêu cầu tôi nói với anh.”
Livermore suy nghĩ trong 1 phút. “Cậu biết những người này đang bán ra thị
trường nhiều tháng nay - dồn cổ phiếu cho người dân, biết rằng đợt sụp đổ sắp
tới, và chỉ quan tâm tới việc kiếm lợi nhuận cho họ, bằng cách giết chết đám
đông?”
“Đúng tôi biết, nhưng J.L, nhưng đó chẳng phải là con đường duy nhất, khi giá
đã quá cao rồi sao?
“Đúng vậy.”
“J.L, nếu chúng ta giữ lại kiểm soát cho thị trường thì chúng ta sẽ phải dừng
việc đổ máu, việc bán tháo, và chặn nguồn cung, nếu không sẽ không còn thị
trường nào nữa. Sẽ chỉ còn hỗn loạn thôi.”
Livermore nheo mắt vài cái, “Hãy nói với sếp của cậu rằng tôi đồng ý với ông
ấy. Tôi sẽ không bán bất kỳ cổ phiếu nào nữa trong ngày hôm nay. Tôi sẽ chốt
các vị thế và mua lại cổ phiếu. Sau đó, tôi sẽ bắt đầu mua mạnh thêm cổ phiếu
vào giờ mở cửa. Tôi đã hiểu mức độ quan trọng của tình thế này.”
“Cảm ơn, J.L. Tôi sẽ báo việc này cho người đàn ông đó.”

Livermore đã phân tích tình hình kỹ càng trước khi bạn anh xuất hiện. Thị
trường thực sự hoảng loạn, và Livermore thấy được 1 tín hiệu sóng tăng trên
biểu đồ, chứng tỏ rằng anh đang không quyết định mò. Thêm nữa, các vị thế bán
khống của anh cũng rất khổng lồ rồi, anh cần 1 thị trường có đủ thanh khoản để

38 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

thanh lý chúng.
Cuối cùng, anh cảm thấy mình cần có lòng vị tha. Việc bán khống thêm sẽ làm
huỷ hoại cả đất nước. Anh bất ngờ nhận ra rằng mình nắm trong tay thật nhiều
quyền lực, khả năng thao túng và kéo thị trường xuống vũng lầy. Jesse
Livermore khi đó 31 tuổi.

Buổi sáng hôm sau Livermore tiếp năng lượng cho sóng tăng bằng cách
thoát các vị thế bán khống. Khi thị trường tiếp tục tăng giá, anh mua thêm
100,000 cổ phiếu của nhiều công ty khiến cho giá của chúng tăng mạnh. Khi
ngày kết thúc, Jesse Livermore có giá trị ròng 3 triệu đô la - không chỉ là lợi
nhuận trên giấy mà là tiền mặt.
“Cuộc sống mà,” anh nghĩ. Phá sản trước khi chạm tuổi 30, và vào tuổi 31, anh
có khả năng đập tan sàn chứng khoán New York. Anh tự mỉm cười với bản thân.
Anh đã chia sẻ quyền lực với JP Morgan trong cùng 1 ngày. Morgan có năng lực
cứu thị trường khỏi sụp đổ, còn Livermore có thể đập tan nó - thậm chí cả
Morgan cũng không thể ngăn cản anh. Anh đã sống từ lúc bị đá ra khỏi các
bucket shop cho tới được người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ thỉnh cầu việc
tha thứ cho phố Wall và ngăn chặn sự trừng phạt. Danh tiếng anh lan xa, và anh
đã nắm vận mệnh tài chính của cả 1 quốc gia trong 1 ngày.

Sau này anh kể với những đứa con của anh rằng đó là 1 trong những sự
kiện quan trọng nhất đời anh, khi JP Morgan thỉnh cầu sự giúp đỡ của anh trong
cú sụp đổ của thị trường năm 1907. Nhưng đối với Livermore, anh không hề
cảm thấy thoả mãn với năng lực này. Sự thoả mãn, hoan hỷ đến từ việc đập phố
Wall cho ra bã. Cuối cùng, sau vài ngàn trade và hàng trăm giờ nghiên cứu kỹ
thuật giao dịch, anh biết anh đã đúng. Lợi nhuận lớn kiếm được từ các con sóng
lớn. Các tick giá ngắn đã giúp anh kiếm tiền tốt trong 1 thời gian, nhưng lợi
nhuận lớn phải đến từ các con sóng lớn. Anh chỉ có thể bắt được các con sóng
lớn nếu anh kiên nhẫn và chờ đợi tới khi chúng xuất hiện, chờ đợi tới khi nhận
định của anh được xác nhận. Anh tin rằng anh có lợi thế so với

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 39


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

những Trader đánh bạc - những kẻ không biết cách đánh giá tình hình thị
trường, hành động cẩn trọng - nhử mồi trước, và chỉ đánh mạnh khi chắc chắn
rằng tất cả các yếu tố đều thuận lợi.

Cậu bé Đào mỏ ngày nào giờ đã không còn đào mỏ nữa. Ít nhất trong đầu
óc anh, anh đã là 1 nhà đầu cơ thứ thiệt. Đám đông vẫn coi anh là 1 kẻ đào mỏ,
bởi vì họ chỉ thấy được 10 phút cuối của 1 vở kịch 3 hồi - họ không có hứng thú
với Hồi 1 hay Hồi 2, vốn được thực hiện trong bí mật. Chính kết quả là thứ họ
muốn thấy và đã thấy.

Giờ Livermore đã có 1 kế hoạch, 1 chiến lược đầu tư mà anh tin rằng có


hiệu quả, và anh biết rằng 1 bí mật quan trọng của thành công nằm ở việc nghiên
cứu và thử nghiệm không ngừng.Giờ anh phải đánh giá xem đây là may mắn
hay anh đã bước đầu có 1 chiến lược vững chắc trong việc tiếp cận thị trường.
Nhưng trước tiên anh cần nghỉ ngơi đã. Anh quyết định đi nghỉ mát tiếp và tận
hưởng. Anh mua 1 chiếc duy thuyền và hướng về phía nam. Anh muốn đi câu
cá, thú vui yêu thích của anh.

Đầu cơ sang thị trường hàng hóa, cuộc sống giàu có xa xỉ

Sau chiến thắng này, anh được mệnh danh “anh hùng” cùng với Morgan và
bắt đầu sinh hoạt xa xỉ - một sai lầm đầu tiên trên đỉnh vinh quang. Anh mua du
thuyền, hàng chục chiếc xe và căn hộ sang trọng. Cuộc sống xa xỉ khiến
Livermore phải tiếp tục tìm kèo vào lệnh để tiếp tục kiếm tiền, anh quyết định sẽ
đầu cơ vào thị trường hàng hóa.

Livermore muốn nghiên cứu thêm thị trường hàng hoá cũng như cách anh
đã làm với thị trường chứng khoán. Anh đã khá chắc chắn rằng 1 cú sập của thị
trường hàng hoá sẽ diễn ra. Do đó, trước khi thẳng tiến tới kỳ nghỉ mát và tận
hưởng chiếc du thuyền mới, anh thả trước vài con chim mồi và cuối cùng quyết
định bán khống 10 triệu lô bột mì và 10 triệu lô ngô.

40 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Bột mì rơi y chang như cách mà nó phải rơi, nhưng ngô lại tăng. Livermore
nhanh chóng hiểu được tại sao: Arthur Cutten, 1 Trader rất giỏi, đang lái giá
ngô.

Vào đầu những năm 1900, lái giá rất phổ biến. Một nhóm người, hay đôi
lúc 1 cá nhân cực kỳ quyền lực, sẽ quyết định 1 vị thế bán khống lên 1 hàng hoá
hay 1 cổ phiếu. Sau đó họ tiến hành mua toàn bộ các cổ phiếu hay từng lô hàng
hoá, khiến cho những người đã vào lệnh bán khống trước đó không thể mua lại
hàng để thanh lý lệnh. Những người này cuối cùng sẽ phải chấp nhận mua bất
kỳ cổ phiếu hay hàng hoá, tại bất kỳ mức giá vô lý nào.

Thao túng giá đã khiến nhiều trader phá sản, những người đã cố gắng thoát
các vị thế bán khống và phát hiện ra rằng không còn hàng để mua trên thị
trường, vì các tay cá mập đã gom hết, và chỉ có thể mua được với giá trên trời
khiến họ thua lỗ nặng nề.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 41


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Arthur Cutten sinh tại Guelph, Ontario, vào năm 1870, trước Livermore 7
năm. Sau này Cutten được mệnh danh là Chú bò vĩ đại, trong khi Livermore
được coi là con Gấu lớn. Người đàn ông này được tôi luyện tương tự Livermore,
với thân hình mảnh khảnh và chiều cao trung bình. Nhưng không giống
Livermore, người ưa thích mặc những mẫu thời trang tối tân nhất, Cutten lại
thường xuyên bận các bộ đồ trơn với chất lượng cao. Cutten tốn 5 năm làm việc
cực nhọc từ thời tuổi teen tại nông trại của gia đình nơi anh được sinh ra, và tiết
kiệm được 1 khoản tiền 50 đô la. Anh lấy 50 đô và chu du tới Chicago. Tại đó
anh kiếm được 1 công việc là nhân viên thư ký tại A. S. White and Company với
số lương 4 đô mỗi tuần.

Cutten là 1 kẻ chi li và anh quan sát từng đồng xu lẻ trong suốt cuộc đời
của anh. Anh làm việc hết sức và thích cống hiến. Anh tốn thêm 5 năm nữa để
tiết kiệm 1000 đô. Lúc đó anh 25 tuổi. Nhưng chỉ với hơn $1000 mà anh đã có
hơn 5 năm giao dịch liên tục tại White (tên ông chủ công ty này cũng là White)

Anh và Livermore cũng có chung tư tưởng thích sự bí mật. Mỗi khi có thời gian
rảnh, Cutten đều lân la tới Pigeon Roost, 1 khu vực nhỏ nằm ngoài rìa thành phố
Chicago. Tại đó anh quan sát các trader tại sàn và hành động của các khách hàng
tại văn phòng của White. Anh, giống với Livermore, làm việc mỗi đêm với các
chồng giấy viết và vẽ các mẫu hình, biểu đồ, xu hướng, và các cơ chế xác định
thời điểm.
Sau 5 năm làm việc chăm chỉ, anh đi gặp White và nói, “tôi muốn mở tài khoản
giao dịch tại đây.”
“Cho ai?” White hỏi.
“Cho tôi.” Cutten trả lời.
“Cậu là 1 thanh niên thông minh, Arthur. Cậu phải biết rằng những người đàn
ông hiền lành không nên giao dịch trên thị trường hàng hoá. Đó chỉ là may rủi
và phù du thôi.”

42 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Nhưng thưa ngài…”


“Đừng bận tâm. Cậu phải nghe Theo lời khuyên của tôi và cậu sẽ cảm ơn tôi sau
này. Lời khuyên của tôi là tránh xa thị trường hàng hoá, tránh xa thị trường
chứng khoán. Đó là trò chơi của những kẻ ngốc và cậu biết đó 1 kẻ ngốc và tiền
của anh ta sẽ sớm chia tay.”
Cutten thắc mắc làm sao mà 1 kẻ ngốc có thể kiếm được tiền mà để mất, nhưng
anh không định tranh cãi với ngài White.
“Vâng thưa ngài, cảm ơn ngài.”
Vào giờ nghỉ trưa, anh đi tới công ty khác và mở tài khoản 1000 đô bằng tiền
mặt.
3 tháng sau, anh đi vào văn phòng của White, trên tay cầm chiếc áo đồng phục
công ty anh đang làm việc. White đang nghe điện thoại và ra hiệu cho Cutten
ngồi xuống. Cutten vẫn đứng và nhẹ nhàng đặt chiếc áo đồng phục lên bàn của
White.
White gác máy và nhìn vào chiếc áo đang nằm trên bàn, “chuyện gì đây,
Arthur?”
“Tôi đã được chọn vào làm thành viên của Uỷ ban giao dịch Chicago, thưa ngài”
“Arthur, ở đây chúng ta rất bận rộn. Hãy có ý nghĩa chút.”
“Tôi đã mua 1 vị trí thành viên tại sàn đó.”
“Bằng cách nào?”
“Bằng lợi nhuận giao dịch của tôi, thưa ngài.”
White ngồi chết lặng. Cuối cùng ông cũng nói, “vậy cậu nghỉ việc.”
“Vâng, thưa ngài. Và tôi kỳ vọng sẽ không bao giờ làm việc cho 1 người khác
trong suốt phần đời còn lại.”
Cutten đóng cửa lại trước gương mặt sửng sốt của White. Đúng như lời anh nói,
Cutten không bao giờ làm việc cho người khác kể từ đó nữa.
Hai mươi năm sau, vào năm 1907, Cutten là 1 huyền thoại tại sàn giao dịch
Chicago. Bí ẩn, im lặng, nắm giữ bí quyết riêng, Cutten được coi là 1 thế lực
mạnh mẽ trên thị trường, cùng với Livermore.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 43


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Cutten đã phát hiện vị thế của Livermore. Anh chỉ có Livermore là đối thủ xứng
tầm. Livermore đã bán khống 10 triệu lô ngô. Đối với mỗi cent mà Cutten đẩy
giá ngô lên, Livermore lại mất thêm 1 triệu đô. Cutten đã dồn Livermore vào
chân tường.

Suy nghĩ về 1 kỳ nghỉ mát thoải mái ở Florida đã không là sự thật nữa.
Livermore đang ở trạng thái sống còn. Mặt tốt là Livermore đã thấy giá bột mì
giảm đúng như anh dự kiến, và có được lợi nhuận từ đó. Nhưng số lợi nhuận đó
có thể bị xoá sạch - và anh có thể phá sản - nếu anh không giải quyết vấn đề với
số lệnh ngô. Anh cần 1 chiến lược để đánh bại Cutten và tự cứu anh lên khỏi
vũng lầy. Anh biết Cutten đã biết trước lệnh bán khống khổng lồ của anh và sẽ
làm mọi thứ để ngăn chặn việc đó.

Đêm đó, nằm trên giường, 1 ý tưởng chợt loé lên trong đầu anh, từ 1 thứ
mà anh đã biết trước. Anh hành động nhẹ nhàng. Livermore biết rằng anh không
nhất thiết bị dồn vào chân tường; còn rất nhiều ngô từ những người nông dân, do
đó không có lý do nào giá ngô có thể lên được. Cutten đang chơi đùa với thị
trường. Nói đúng hơn, Cutten đang chơi đùa với sự nghiệp tài chính của
Livermore.

Việc đầu tiên Livermore làm là thanh lý 10 triệu lô ngô mà anh đã bán
khống và đang có lợi nhuận tốt. Việc này sẽ cho anh tiền mặt trong tài khoản để
giao dịch tiếp. Anh cũng nghe rằng Cutten đã bắt đầu thao túng thị trường yến
mạch như hắn đã làm với thị trường ngô. Trên thị trường yến mạch, Cutten đang
đấu với gia đình Armour, quyền lực nhất Chicago, với mục đích dồn họ vào
chân tường giống Livermore. Livermore nhanh chóng xác nhận được điều này.
Rồi Livermore thực hiện nước đi quan trọng. Anh bán 50,000 lô yến mạch tại
giá thị trường, rồi 50,000 lô nữa, rồi 50,000 và 50,000 lô nữa - tổng cộng
200,000 lô yến mạch. Giá yến mạch rớt thảm hại sau các lệnh bán khống này.
Anh lý luận rằng những nhà giao dịch sẽ tin vào những gì họ đang nhìn thấy và

44 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

kết luận rằng gia đình Armour đang cố gắng phá vỡ thế gọng kìm của Cutten.
Họ cũng sẽ kết luận rằng gia đình Armour sẽ tiếp tục phá cái bẫy thị trường ngô
mà Cutten đã giăng lên.

Các Trader làm đúng như những gì Livermore kỳ vọng. Khi họ thấy giá
yến mạch rơi mạnh, họ nhảy vào thị trường ngô, bán khống các vị thế khi giá
còn cao. Livermore đã chờ sẵn ở đó để khớp các lệnh mua của anh. Anh mua
gần như tất cả những gì các Trader khác bán ra, và thanh lý được số lệnh bán
khống trị giá 6 triệu lô ngô trong vòng 10 phút và phần còn lại trước khi thị
trường đóng cửa ngày hôm đó. Anh cũng đóng được 200,000 lô yến mạch bán
khống trước khi thị trường đóng cửa.

Tổng cộng thua lỗ với lợi nhuận từ bột mì là 25,000 USD. Chỉ trong vòng
vài ngày, Cutten đã đẩy giá ngô lên 25 cent nữa. Việc này ít nhất làm Livermore
thua lỗ thêm 2.5 triệu đô nữa, nếu anh không thoát lệnh được.

Giờ thì Livermore đã sẵn sàng cho chuyến nghỉ mát của anh! Anh cũng sẵn
sàng cho 1 lối sống lành mạnh hơn. Anh chuyển tới 1 căn hộ tuyệt đẹp tại 194
Riverside Drive. Anh đã mua chiếc du thuyền đầu tiên, tên Anita Venetian, và
thả nó ở Palm Beach. Thời điểm đó chỉ những người cực kỳ giàu có mới có thể
sở hữu riêng các du thuyền, như JP Morgan, George Jay Gould, và giờ là Jesse
Livermore.

Chiếc du thuyền Anita Venetian có cấu trúc thuộc hàng đỉnh nhất thời đó,
với chiều dài 202 foot. Nó mang sắc màu đỏ, trắng và xanh sang trọng của câu
lạc bộ du thuyền Columbia. Livermore sắm 1 tấm thảm lụa đắt tiền để trải lên
sàn của chiếc du thuyền, và thảm này được may hoàn toàn bằng tay. Bản thân
Livermore thì đội 1 chiếc mũ thuyền trưởng cách điệu, sẵn sàng cho cuộc vui.

Livermore thẳng hướng tới Palm Beach để sẵn sàng lên đường với du
thuyền Anita đang chờ đợi. Anh yêu Palm Beach và những con người nơi đây.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 45


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Anh có niềm đam mê đặc biệt với câu cá ở dòng nước phía nam Florida, đắm
mình trong dòng nước màu xanh đậm của vịnh Gulf, 1 dòng biển chảy từ bờ
biển phía nam nước Mỹ. Chính những con cá tại vịnh Gulf là thứ làm cho
Livermore yêu thích nhất. Những con cá lớn, như những con sóng lớn trên thị
trường khiến Livermore cảm thấy thật sảng khoái khi bắt được.

Bị lừa trong thương vụ bông vải, phá sản lần 2

Anh dành nhiều ngày trên chiếc du thuyền Anita và tận hưởng cái nắng ấm
áp nhẹ nhàng của Florida, câu cá, tắm biển, và tận hưởng cuộc sống. Về đêm
anh lại đi đến những quán rượu nhỏ của vùng vịnh để ăn bữa tối, và về khách
sạn lớn để nghỉ. Những khách sạn ở vùng vịnh này lên tới 400 phòng. Anh sẽ
tận hưởng các món ăn thượng hạng ở đó, và đi tới các phòng triển lãm để hút xì
gà và tán dóc với những người bạn ở phố Wall của anh.

Phần lớn các đêm sau bữa tối, anh sẽ lang thang tới câu lạc bộ Biển, hay
còn gọi là Bradley’s, vì đôi khi nó được gọi theo tên của người chủ - Edward
Bradley, 1 tay cờ bạc nổi tiếng nhất vùng. Bradley cũng im lặng và bí ẩn như
Livermore, nhưng khác Livermore, anh có 1 quá khứ lẫy lừng hơn: từng phục vụ
trong quân đội, chinh phục các miền viễn Đông, cùng đủ thứ trải nghiệm hấp
dẫn khác.

Tại Palm Beach, Bradley có 1 thương vụ bí mật với Henry Flagler, đối tác
của Rockefeller tại Standard Oil. Flagler là người xây dựng đường sắt bờ biển
phía Tây, kéo dài hết toàn bộ bang Florida. Flagler còn xây 4 khách sạn lớn tại
Palm Beach. Khách hàng của anh thích đánh bạc, do đó anh quyết tâm thực hiện
1 đường dây đánh bạc với Bradley. Thế là câu lạc bộ biển của Bradley trở thành
đường dây đánh bạc phi pháp tồn tại lâu nhất lịch sử nước Mỹ.

Bradley là người đơn giản, nhưng rất sang trọng. Anh thưởng thức những
món ăn thượng hạng nhất và trả cho tay đầu bếp $25,000 cho cả mùa hè, 1 gia

46 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

sản lớn đối với bất kỳ ai thời đó mà chỉ có làm việc cật lực trong vài năm mới có
được. Rất nhanh sau đó, Bradley và Livermore trở thành bạn bè, mặc dù cả 2
đều cẩn trọng và hạn chế thể hiện cảm xúc thật sự. Họ có 1 sự tôn trọng và
ngưỡng mộ dành cho nhau. Livermore yêu việc đánh bạc tại Bradley’s, và
đương nhiên anh hiếm khi nào thua.

Một lần Bradley kể với Livermore rằng may mắn là có thật. Nó tồn tại song
song với làm việc hết mình. Anh nói, “Một người hoặc là làm việc để sống hoặc
đánh bạc để sống. Thực ra cuộc sống là 1 canh bạc, nhưng nếu một người chọn
đánh bạc để kiếm sống thì anh ta cần phải nghiên cứu thật kỹ và làm việc ít nhất
gấp đôi so với những nghề nghiệp khác.” Livermore nhắc lại điều này cho
Dorothy, vợ anh sau này. Bradley thường đi dạo với hơn 100,000 đô trong túi.
Khi những tay chơi lớn muốn lấy tiền sau khi thắng, anh sẽ đi tới gặp họ, mỉm
cười, chúc mừng họ, và rút ra $1000 đưa cho họ. Bài kiểm tra chính để được
chấp nhận làm thành viên được thực hiện bởi chính Bradley. Anh sẽ phỏng vấn
các thành viên tiềm năng rất lâu, và nếu anh thích họ, anh phải trả lời được câu
hỏi cuối cùng trước khi cho họ làm thành viên: Liệu họ có thể trả nợ nếu thua
không? Nhiều tay bảo vệ được trang bị súng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
Bradley’s mỗi khi có biến. Những tay này có thể quan sát toàn bộ góc nhìn của
câu lạc bộ từ mọi phía, và có khả năng bắn tỉa để bắn những kẻ cố gắng cướp
tiền, hoặc gây rối nếu có. Và nếu kẻ cướp thoát ra được thì họ có nhiệm vụ chạy
đi bắt hắn, vì cơ bản Palm Beach là 1 hòn đảo và không thể nào trốn thoát được.
Nhân viên của Bradley cũng bị kiểm soát rất chặt chẽ, họ không được phép hé lộ
bất kỳ thông tin nào về đường dây làm ăn của anh, và nếu bị phát hiện thì sẽ bị
bịt đầu mối. Livermore đã đụng phải thứ dữ khi kết thân với tay Bradley này.

Vào 1 đêm như bao đêm khác tại sòng bạc Bradley’s, Livermore nghe được
tin về cú sụp đổ của 1 tay chơi cô tông (vải cô tông) lớn. Ed Hutton có mặt ở đó
và kể với anh làm sao mà Percy Thomas, vị vua cô tông, đã cố gắng lái giá cô
tông và thất bại. Tay này phá sản vào mùa cô tông vào tháng Ba.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 47


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Nghe được tin về Thomas, Livermore đột nhiên thấy hứng thú với mặt
hàng vải này. Trên đường về New York trong chiếc xe hơi riêng, anh nghiên cứu
các dòng lệnh cô tông. Mọi thứ dần trở nên rõ ràng rằng mọi người đều kỳ vọng
giá cô tông vào tháng Bảy sẽ giảm. Khi tháng 7 tới gần, Livermore bắt đầu mua
vào cô tông. Anh biết rằng còn rất ít thời gian để thanh lý các lệnh bán khống,
do đó việc thu gom toàn bộ số cô tông còn lại trên thị trường sẽ khiến cho
các Trader bán khống khánh kiệt vì không thể thanh lý lệnh của họ.

Đó là vào tháng Năm, và Livermore không gặp khó khăn gì trong việc thiết
lập lệnh mua 120,000 lô cô tông. Rất nhanh sau khi mua, market quay đầu tăng,
nhưng khối lượng khá yếu, và Livermore đang có 1 vị thế lớn, 1 vị thế mà rất
khó để bán trên khung thời gian bị giới hạn này. Vì vậy Livermore thực hiện 1
trong các mẹo giao dịch nổi tiếng của anh: Vào 10 phút giao dịch cuối cùng vào
ngày thứ bảy, anh bước vào và gửi 4 lệnh tách biệt mua 5000 lô. Điều này làm
cho giá cô tông tại sàn Chicago tăng 30 điểm vào giờ đóng cửa. Livermore biết
rằng việc này sẽ làm cho thị trường London tăng vào ngày thứ hai để tương
đồng với thị trường New York. Anh biết rằng anh đang giao dịch trên con đường
ít chướng ngại nhất, nhưng vẫn ý thức rõ rằng anh đang nắm giữ 1 vị thế khó
thanh khoản khổng lồ.

Chiến lược đã phát huy tác dụng, và thị trường cô tông London mở cửa
tăng rất mạnh - không chỉ 30 điểm mà là tăng 50 điểm. Tuy nhiên lượng giao
dịch vào ngày thứ 2 sôi động hơn ở Chicago, nhưng không đủ mạnh để cho
Livermore thanh lý được vị thế chà bá lửa của mình. Anh bắt đầu lo lắng.

Buổi sáng tiếp Theo trên đường, anh gặp 1 người bạn và người này chỉ cho
anh tiêu đề của tờ New York World. Tiêu đề báo ghi rằng: “Thị trường Cô tông
tháng Bảy bị thao túng bởi Jesse Livermore.”

Livermore luôn luôn từ chối rằng anh biết mọi thứ về câu chuyện đằng sau,
nhưng market đã tăng rất mạnh sau khi tiếp nhận tin tức này. Nắm bắt cơ hội,
48 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Livermore bán được toàn bộ vị thế 140,000 lô cô tông. Kèo này trở thành 1 kinh
nghiệm cho Livermore: khi may mắn tới - 1 cơn gió bất chợt - anh sẽ nắm lấy nó
và chạy, không chờ cho may mắn khác nữa. Điều này đặc biệt đúng với các vị
thế lớn thanh khoản kém. Đôi khi cực kỳ khó để thoát lệnh mà không kéo thị
trường giảm xuống. Livermore khẳng định rằng anh chẳng liên quan gì tới bài
báo nọ. Bất kể thế nào anh cũng đã nắm bắt được cơ hội và thoát được vị thế.

Ngày tiếp Theo anh gặp 1 người bạn khác, 1 trong những tay chơi lớn nhất
của thị trường cô tông, người này đã chặn anh lại trên đường. “Tôi đang chờ đợi
cậu để chúc mừng cậu về lệnh mua cô tông của cậu. Đó là 1 trong những kèo kịp
thời và đẹp mắt nhất tôi từng thấy. Chúc mừng JL”
“Tôi không liên quan gì tới chuyện đó. Không hề.” Livermore nói.
“Tôi không biết cậu làm sao để in được tờ báo đó. Tất cả những gì tôi có thể nói
là tôi biết những gì cậu đang làm. Tôi thấy rằng cậu đang thao túng thị trường
London, và cộng với tờ báo thì rõ ràng đây là 1 vở kịch thông minh một cách
hoàn hảo.”
“Tôi đã nói rồi, tôi…”
“JL, tôi không bao giờ kỳ vọng cậu sẽ thừa nhận. Sẽ rất ngu nếu thừa nhận điều
đó với tôi, và cậu không ngu đúng không?”
Rồi anh ta bỏ đi trước 1 Livermore đầy ngạc nhiên trên đường.
Danh tiếng của Livermore bắt đầu nổi như cồn - 1 ít trong số đó là đúng, 1 ít còn
lại thì bị thêm mắm thêm muối, từ người này kể sang người khác, tới tai người
nọ trên khắp phố Wall. Livermore chỉ biết lắc đầu, tự cười với bản thân, và tiếp
tục trong im lặng và bí ẩn. Anh cảm thấy thật tự hào về những thành tựu của bản
thân. Anh không mảy may biết rằng thảm hoạ đang quẩn quanh đâu đó, một
thảm hoạ kinh khủng sắp xảy đến với anh.

Anh tiếp tục tận hưởng tại Palm Beach tại khách sạn Breakers cùng với người
tình mới Russell và Moore. Anh có 3 triệu đô trong tài khoản. Cuộc đời thật đẹp.
Chuyện gì có thể xảy ra cơ chứ?

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 49


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Ba người họ tận hưởng 1 bữa ăn tuyệt hảo tại Breakers và bắt 2 chiếc taxi đi tới
câu lạc bộ đánh bạc Bradley’s để làm vài ván chơi. Russell và Moore đi thẳng
tới bàn roulette, và Livermore ngồi xuống tại bàn chemin de fer. Sau một lát anh
rời bàn và hội ngộ với Edward Bradley, người chủ sòng bài, đi tới quán bar.

Percy Thomas, Vị Vua Cô tông, cũng đang ở quán bar, ngồi 1 mình tại 1
chiếc bàn khác. “Nhục thay cho vị vua cô tông”, Livermore nói.
“Vâng, anh ta là 1 trong những khách hàng tuyệt vời nhất của tôi.” Bradley nói,
“tôi thích anh ta và hiểu rằng anh ta không bao giờ quay lại bàn đánh bạc cho tới
khi vực dậy được chính bản thân mình. Nhưng anh ta luôn sẵn lòng tới thưởng
thức các bữa tối và đồ uống.”

Cuộc trò chuyện dẫn tới nhiều chủ đề khác. Bradley thưởng thức xong ly sô đa
của anh - thứ duy nhất mà anh từng uống - và rời khỏi bàn. Thomas đi tới bàn
Livermore và hỏi, “liệu tôi có thể chung vui với ngài, ngài Livermore?”
“Chắc chắn rồi, hãy gọi tôi là J.L” Livermore trả lời, chỉ tay vào 1 chiếc ghế
trống.
Thomas rất nhẹ nhàng, đậm chất văn hoá, sang trọng và đầy thu hút. Trong anh
tồn tại 1 lực hút tự nhiên rất mạnh, và có khả năng trò chuyện nhiều chủ đề khác
nhau. Họ bàn luận về âm nhạc. Livermore yêu nhạc cổ điển và opera nhẹ. Đó là
1 trong các lý do mà anh yêu Russell nhiều đến thế. Anh và Moore - người bạn
thân, đã tham dự vô số các buổi hoà nhạc của Russell.
Thomas cuối cùng cũng cho thấy lý do anh nhập hội với Livermore. “J.L, tôi có
vài ý tưởng trong đầu, và tôi muốn đi thẳng vào vấn đề.”
“Cứ tự nhiên”, Livermore nói.
“Hãy hợp tác trên thị trường cô tông.”
“Nếu tôi định hợp tác với ai thì đó chỉ có thể là anh. Nhưng tôi biết anh chơi đơn
độc. Tôi sẽ luôn luôn nghĩ như vậy. Tôi biết anh được công nhận là 1 chuyên gia
thế giới trên thị trường cô tông, và tôi đã ngưỡng mộ cách giao dịch của anh trên
thị trường trong 1 thời gian dài. Nhưng tôi chỉ muốn chơi 1 mình. Đó là 1 trong
50 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

các quy tắc của tôi.”


“Nghe này, cậu trai trẻ, tôi chưa bao giờ thấy 1 Trader như anh. Cách anh thoát
ra khỏi cái bẫy mà Cutten giăng sẵn cho anh thật quá tuyệt vời. Cutten đã chắc
ăn rằng hắn bẫy được anh. Và anh biết vở kịch mà anh giăng ra như thế nào
không? Đó là 1 tuyệt tác!”
“Đó chỉ là chút may mắn và tôi đoán được đúng thời điểm. Vậy thôi”
“Một chút cảm hứng nữa, và bài báo đó - Livermore thao túng thị trường cô
tông. Khiến cho cả thế giới bị lừa. Quá xuất sắc, xuất sắc!”
“Tôi không phải là người lên kế hoạch cho bài báo đó. Tôi cũng ngạc nhiên như
bao người khác thôi. Đó là lý do tôi thích hành động 1 mình. Tôi không thích
phải giải thích các lệnh của tôi cho ai cả, và tôi không có thời gian để than phiền
nếu tôi sai. Tôi chỉ đơn giản là không thích có người bên cạnh để phải giải thích
cho các hành động của mình.”
“Tôi hiểu và tôn trọng những gì anh đang nói, J.L.” Anh dừng lại. “Anh biết tôi
bị sấp mặt trên thị trường cô tông tháng ba, bị đá ngay đít, cho nên tôi đến với
anh ngay thời điểm yếu đuối của tôi trong đời.”
“Tôi đã bị rơi xuống vực vài lần và đã vùng lên lại. Anh cũng vậy” Livermore
có mang sẵn quyển sổ tay của anh. Anh chạm nó trong túi, rút ra vùng với 1
chiếc bút. “Tôi sẽ coi đây là 1 vinh hạnh để giúp đỡ anh về mặt tài chính. Anh
chỉ cần cho tôi 1 con số.”
“Không thưa ngài, xin cảm ơn, nhưng đó không phải là mục đích của tôi. Tôi
thua là bởi vì tôi không có các kỹ thuật giao dịch của anh, cách anh cảm nhận thị
trường, cách anh tính toán thời điểm. Và đó là tất cả thứ tôi muốn, và tôi muốn
anh trở thành bạn đồng hành.”
“Lập trường của tôi vẫn vậy. Tôi giao dịch 1 mình.”
Có 1 sự im lặng kéo dài khi Vị Vua Cô Tông quan sát cậu trai trẻ Jesse
Livermore trong chiếc áo bành màu đen. Anh cười với cậu trai. “Không có lý gì
chúng ta không thể làm bạn, đúng không?”

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 51


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Đương nhiên. Thực ra, tôi nghĩ chúng ta nên ăn tối cùng nhau tại Breakers. Tôi
sẽ giới thiệu anh với các người bạn của tôi.”

Họ ăn tối vào tối hôm sau, và tận hưởng sự có mặt của người kia tại quá bar
Breakers, và trong khán phòng nghe nhạc giao hưởng. Cuối cùng, họ trở thành
những người bạn không thể tách rời. Vị vua Cô Tông và Cậu Bé Đào Mỏ tạo
thành 1 cặp rất hợp. Với sự kết hợp của Russell và Moore, những tiếng thì thầm
lan rộng khắp mọi căn phòng khi bộ tứ này bước vào. Thomas dành sự quan tâm
đặc biệt để hướng dẫn Livermore về thị trường cô tông - toàn bộ lịch sử cô tông
ở nước Mỹ, bao gồm nguồn cầu trên thế giới về cô tông và cô tông từ đâu mà có
để đáp ứng được nguồn cầu vô tận đó. Livermore lắng nghe, bộ óc thông minh
của anh hấp thụ mọi chi tiết, nhưng có một vấn đề.

Anh không luôn luôn đồng ý với người bạn của anh vì anh tiếp cận theo 1
cách khác. Anh chỉ quan tâm tới hành động của thị trường - các sự thật của nó -
không phải các tính chất cơ bản của ngành công nghiệp cô tông. Livermore
chẳng quan tâm tại sao mọi chuyện xảy ra trên thị trường, anh chỉ quan tâm tới
chuyện gì đang xảy ra mỗi ngày khi thị trường mở cửa. Anh chỉ hứng thú với
thứ mà cái máy báo giá nói cho anh - các sự thật, các mức giá.

Livermore cũng tin rằng thị trường không hoạt động theo các tin tức hiện
tại - nó đã biết trước hiện tại là gì và đang hoạt động hướng về tương lai, theo
các nhân tố không rõ ở hiện tại thậm chí đối với các chuyên gia. Thị trường
đang hoà trộn tương lai vào hiện tại. Và anh không tin rằng thị trường hoạt động
theo các yếu tố cơ bản. Anh tin rằng thị trường chạy theo cảm xúc; và cảm xúc
thì không có lý trí nào giải thích được.

Livermore vật lộn với 1 suy nghĩ đơn giản: Vị Vua Cô Tông đã phá sản.
Tại sao anh ta lại phá sản khi anh ta đã biết quá nhiều? Livermore cũng đã từng
phá sản; khác biệt duy nhất là anh không cho rằng anh biết mọi thứ. Anh quan
sát thấy rằng market nó luôn làm điều nó muốn, không phải điều nó được kỳ
52 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

vọng là sẽ làm. Và thị trường làm điều đó mà không cần lời giải thích nào cả.
Nhưng Livermore vẫn chăm chú lắng nghe, hy vọng rằng anh sẽ học được điều
gì đó. Livermore luôn luôn hoạt động một mình trong bí mật và im lặng. Anh đã
xây dựng nên các quy tắc giao dịch mà đã tốn của anh khá nhiều tiền lỗ, những
quy tắc của Livermore trong việc giao dịch trên thị trường. Nhưng không ai có
thể làm 1 con ro bốt, có thể kiểm soát mọi cảm xúc, động lực nội tâm, hay nỗi
sợ và hy vọng. Mặc dù khá cẩn trọng, không lâu sau đó Livermore cũng bị tác
động bởi câu thần chú của Vị Vua Cô Tông. Thomas tin vào mọi điều anh nói,
và anh nói với 1 niềm đam mê về chúng. Anh đã thuyết phục được Livermore về
sự trung thực và chân thành của mình khi anh từ chối lời đề nghị cung cấp vốn
cho anh làm lại sự nghiệp.

Trong giai đoạn này Livermore cũng cực kỳ thân thiết với Bernard Baruch.
Baruch đã nói với Livermore rằng: “Nếu anh biết điều gì liên quan tới cổ phiếu
mà tôi đang giao dịch, điều gì đó mà cực kỳ, cực kỳ quan trọng, xin hãy giữ nó
cho anh. Đừng nói với tôi.” Livermore sau này dạy lại điều đó cho đứa con trai
của anh.

Khi Livermore lần đầu gặp Thomas, anh nhận định giảm giá với thị trường
cô tông và đang có 1 vị thế bán khống nhỏ. Sau khi nói chuyện với Thomas
chừng 1 tháng, anh đổi quan điểm của mình. Đương nhiên rằng Livermore rất
thường xuyên thay đổi quan điểm trên các vị thế cổ phiếu của mình, theo lý luận
sau: “Nếu tôi sai khi nghĩ rằng 1 cổ phiếu sẽ tăng và mua nó, thì tôi phải đúng
khi bán khống nó vì lịch sử đã dạy tôi rằng nếu nó không đi lên thì phần lớn các
trường hợp nó phải đi xuống.”

Và cứ như thế, Jesse Livermore lại một lần nữa phá vỡ quy tắc của chính
mình. Cô tông đi ngược vị thế của anh, và lại tiếp tục phá vỡ quy tắc, Livermore
mua thêm, trung bình giá xuống thay vì bán ra và hy vọng sẽ đảo ngược các vị

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 53


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

thế. Anh cũng đang nắm giữ 1 vị thế lớn bột mì và đang có lợi nhuận. Anh tiếp
tục mua vào cô tông cho tới khi nắm giữ 150,000 lô.

Rồi anh lại phá vỡ thêm 1 quy tắc nữa. Các vị thế của anh đã vượt quá giới
hạn của đòn bẩy, do đó anh bán ra vị thế bột mì đang có lợi nhuận để gồng vị thế
cô tông đang gồng lỗ. Luôn luôn bán cổ phiếu thất bại, và giữ lại cái thành công;
Livermore biết điều đó, nhưng anh không làm theo như vậy. Ngay sau khi bán vị
thế, bột mì tăng mạnh lên 20 cent - đã có thể đem về cho Livermore thêm 8 triệu
đô nếu giữ vị thế mua trước đó, và việc này càng làm cho Livermore áp lực
thêm. Khi nhận định bị sai, sự tự tin của Livermore cũng suy sụp. Hành vi nổi
loạn của anh tăng dần. Anh mua thêm cô tông nữa, nghĩ rằng đây chính là đáy,
nhưng không phải. Anh đang nắm giữi 440,000 lô trong tài khoản khi cô tông
sụp đổ và anh nhận ra rằng anh đã ngốc đến thế nào. Anh bán ra vị thế. Anh đã
mất hàng triệu đô la. Anh chỉ còn lại $300,000 trong tài khoản, vốn trước đó
chứa tới 3 triệu đô. Anh đã mất 2.7 triệu đô la. Anh đã bị quyến rũ bởi Vị Vua
Cô Tông và logic của hắn ta, và anh đã phải trả giá.
Đó là 1 cú sốc nặng về tâm lý, và hiện giờ thì Jesse Livermore đang đứng kế bên
đường ray tàu hoả, chờ chuyến tàu quay về Chicago. Lại một lần nữa, Livermore
quay về đáy của vực sâu. Anh lên kế hoạch quay về Chicago để tìm kiếm các
bucket shop, nhằm kiếm tiền sống qua ngày từ các khoản lợi nhuận nhỏ. Anh
bối rối và cảm thấy ghê tởm chính bản thân mình. Điều duy nhất anh cảm thấy
chắc chắn là phải rời khỏi thành phố New York, và anh đã làm như vậy.

Tại Chicago, Livermore trải qua 1 đợt suy sụp tâm lý nặng nề, chứng trầm
cảm nặng. Anh nghiên cứu cuốn sổ tay ghi lại các giao dịch của anh và ngày
càng lún sâu vào vũng bùn. Những giao dịch cuối cùng trên thị trường cô tông
của anh khiến anh run sợ. Anh đã giao dịch y chang như 1 tay cờ bạc; thậm chí
còn tệ hại hơn khi thời anh còn là 1 thằng nhóc Trader. Niềm tin đã mất, giọt
nước mắt cuốn ký ức anh chìm sâu. Anh không thể kiếm đủ tiền để đạt hoà vốn.
Chỉ mới 1 năm trước thôi, anh đã từng có thể giao dịch với khối lượng 100,000
54 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

cổ phiếu tại phòng môi giới, với giá trị 10 triệu đô. Nhưng giờ thì phải may mắn
lắm anh mới được giao dịch vài trăm cổ. Anh đã bị tách biệt khỏi chính phương
pháp giao dịch của mình, bị ảnh hưởng bởi các trader khác, và quá đau khổ từ
thua lỗ vừa rồi tới mức nhận định của anh hiện tại không còn chính xác nữa. Tệ
hơn cả, niềm tin sắt đá của anh giờ đã biến mất, thứ niềm tin mà anh cần để có
thể sống sót. Anh không còn thái độ từ trước: “Tôi đã kiếm được tiền trước đây,
nên tôi sẽ làm được việc đó lần nữa.”

Sau vài tháng đau khổ, Livermore cuối cùng cũng vực dậy được bản thân
để đánh giá thái độ của anh, cố gắng tìm ra được sai lầm của mình. Anh cũng
phải đối diện được phần con người trong tính cách của mình, cảm xúc và cảm
giác của anh, những thứ mà anh đã chối từ suốt phần đời trước đó. Anh biết
được mặt kỹ thuật của thị trường, nhưng anh không thể biết cảm xúc của nó. Tại
sao anh đã từ bỏ các quy tắc thị trường, các lý thuyết giao dịch, các bài học
xương máu mà chính bản thân mình đã từng trải qua? Tính cách điên dại trong
anh đã giết chết anh, cả thể chất lẫn tinh thần. Tại sao anh lại làm như vậy?

Anh nhận ra rằng đó là do cái tôi quá lớn của mình. Cái ngày định mệnh
mà anh đã nắm trong bàn tay vận mệnh của thị trường, khi JP Morgan vĩ đại
phải thỉnh cầu anh ngừng bán khống, đã vượt quá sức tưởng tượng của anh.
Thành công quá lớn này, kiếm được nhiều hơn 1 triệu đô trong 1 ngày, đã khiến
anh từ bỏ các quy tắc cơ bản của mình. Không phải là vì anh không thể vượt qua
được thất bại - anh đã đối mặt với thất bại cả triệu lần trong đời - thứ anh không
vượt qua được, chính là thành công.

Livermore hiểu rằng Thomas chẳng được lợi ích cá nhân gì từ thua lỗ của
anh. Tính cách thu hút của hắn thuyết phục tới mức Livermore đã gần như tin
tưởng hoàn toàn khi hắn giải thích nhận định của hắn về thị trường cô tông.
Thomas chính là tác nhân cho đợt sụp đổ của Livermore lần này. Nhưng
Livermore không hề có tư thù gì với Thomas. Anh coi đó là 1 bài học mới. Anh

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 55


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

đã cố gắng tiếp thu các bài học thu nhặt được trong quá trình giao dịch, mặc dù
bài học này đã tốn của anh 1 số tiền cực lớn. Đương nhiên, giá trị của bài học đó
là 3 triệu đô, 1 số tiền mà 1 người bình thường tốn cả đời cũng chưa chắc làm ra
được.

Livermore đã là 1 triệu phú chưa đầy 1 năm. Anh buộc phải bán chiếc du
thuyền Anita Venetian và căn hộ bên bờ biển, cùng với các bộ đồ nội thất tuyệt
đẹp. Tại sao anh phải theo sự dẫn dắt của Thomas, người mà anh biết là đã từng
thất bại thảm hại trên thị trường cô tông? Liệu Livermore chỉ là 1 kẻ thất bại trên
thị trường, như bao kẻ thất bại khác? Người ta lo lắng cho Cậu bé đào mỏ:
“chuyện quái gì đang xảy ra với Nhà giao dịch vĩ đại?” Livermore cần tiền để
xây dựng lại vị thế của anh trước kia, và cần tiền nhanh. Cảm xúc nặng nề từ
thua lỗ vừa rồi khiến Livermore phạm thêm 1 sai lầm nữa, phá vỡ 1 quy tắc nữa.
Vì vậy, anh quay lại thị trường với 1 thái độ trả thù. Tâm lý của anh đã bị suy
sụp. Thay vì quay lại thị trường, Livermore đáng ra nên dành thời gian để ổn
định tâm lý. Nhưng do đã quá quen với chiếc bóng quá lớn và vị thế 1 nhà giao
dịch vĩ đại, như cách mà người ta gọi Livermore trên phố Wall, anh lại tiếp tục
với thị trường, và đánh mất toàn bộ số vốn còn lại. Anh lại tiếp tục giao dịch
bằng tiền vay, và mắc nợ với những người đã từng giúp đỡ anh. Vài tháng sau,
Jesse Livermore đã mắc nợ bạn bè và những nhà môi giới và chủ nợ hơn 1 triệu
đô la. Anh hoàn toàn suy sụp.

Các thông tin mà Thomas cung cấp về thị trường cô tông là không thể chối
cãi và rất logic. Livermore, mặt khác, có rất ít logic để lý giải hành vi của thị
trường hàng hoá. Livermore là 1 nhà đầu cơ đã làm việc trong suốt 16 năm. Anh
chẳng hiểu về cô tông rõ hơn về sắt, than, ngô, yến mạch, bột hay bất kỳ loại
hàng hoá nào khác. Nhưng anh biết cách thị trường phản ứng và hành động. Khi
kiểm tra các thông tin của Thomas đối ứng với hành động thị trường, Livermore
thấy rằng Thomas rất thường xuyên có các dự báo chính xác. Anh bắt đầu nghĩ:
“Có thể mình đang thiếu cái gì đó trong cách giao dịch. Có thể có một cách khác
56 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

tốt hơn để phân tích hành động thị trường. Hơn nữa, Thomas có các cách thu
thập thông tin rất hay. Anh có hàng ngàn điệp viên khắp miền Nam, những
người sẽ báo cáo cho anh về các điều kiện và tình hình của vụ mùa. Livermore
được biết các thông tin này. Kết luận rất rõ ràng: có thể xác định được cách
trade thị trường tương lai, đánh lên hay xuống, dựa trên các thông tin tuyệt mật
này kết hợp với cung và cầu. Bất kỳ 1 luật sư giỏi, một nhà triết học, người bán
hàng, hay 1 tay nói dối nào đều biết rằng cách để thuyết phục 1 ai đó là khiến họ
chấp nhận các sự thật cơ bản, các tiên đề - rồi họ sẽ không còn cách nào khác
ngoài việc chấp nhận các kết luận sau đó. Một khi Livermore chấp nhận các
thông tin mà Thomas cung cấp là đúng, anh phải tin vào kết luận của Thomas.

Giai đoạn này trở thành 1 trong những bài học lớn nhất đời Livermore. Nó
giải thích tại sao sau này anh không được phép nói với bất kỳ người nào, bất kỳ
lúc nào, về những gì anh đang làm, và tại sao anh sẽ khuyên người ta giữ các cú
trade và mẹo giao dịch cho riêng họ.

Giờ thì Livermore đã học được rằng thành công cũng khó vượt qua giống
như thất bại vậy. Cả hai đều có thể làm 1 con người tàn tạ. Ở Chicago anh kiếm
được 1 số vốn nhỏ, mượn được từ 1 nhà môi giới thân thiện - người đã biết về
khả năng tạo ra tiền hoa hồng và tài sản của Livermore.

15 năm sống qua ngày, trả nợ và nổi tiếng trở lại

Đau khổ vẫn chưa kết thúc đối với Livermore.

Nhiều năm sau, Livermore đã kể lại câu chuyện đời anh với Ed Bradley,
vào 1 đêm tối muộn tại quán bar Beach Club sau khi Bradley hỏi anh về trải
nghiệm tệ hại nhất của anh trong những ngày đầu đặt chân lên phố Wall: sau này
Livermore kể lại câu chuyện đó với người con trai của anh.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 57


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Thời gian ngắn sau khi đến Chicago, có lẽ 3 tháng, tôi nhận được bức điện
tín yêu cầu quay lại New York. Đó là từ 1 người bạn của tôi mà tôi sẽ gọi là
Fred, 1 tay quản lý của 1 văn phòng môi giới lớn. Tôi gọi Fred và được anh ta
bảo rằng “JL, anh sẽ không hối hận khi quay lại New York. Có người ở đây
muốn nói chuyện với anh.”

“Tôi bắt chuyến tàu tiếp theo quay trở về New York và có trải nghiệm phi
thường nhất đời tôi. Trải nghiệm mà tôi phải hối hận suốt cả cuộc đời này. Khi
đến văn phòng môi giới tại New York, ngay lập tức tôi được Fred dẫn tới gặp
người chủ, 1 người sang trọng và nổi tiếng mà tôi sẽ gọi là Charles.

“Sau màn giới thiệu, Fred xin thứ lỗi. Chủ công ty môi giới bàn thẳng vào
công việc. ‘Livermore, tôi rất tiếc khi nghe thấy những rắc rối mà anh đã mắc
phải trên thị trường cô tông. Tôi biết anh đã nghe lời Vị Vua Cô Tông và bị hắn
ta đá khỏi cuộc chơi. Percy không có ý gì xấu cả. Anh ta có thể bán những cục
đá cho những người Eskimo (những người sống ở vùng địa cực rất lạnh, nơi đá
là thứ có thể lấy bất cứ khi nào họ muốn), anh ta thực sự thuyết phục. Anh ta
không thể giúp bản thân mình. Anh ta đã có thể là 1 chính trị gia tuyệt vời. Anh
không phải là người đầu tiên hay duy nhất nghe theo vị vua cô tông từ trước giờ.

Tôi biết lịch sử giao dịch của anh. Tôi biết về đợt hoảng loạn vào năm 1907
và cách anh tự giải quyết tình hình khi Morgon gửi thông điệp thỉnh cầu đến
anh. À, để cho câu chuyện đỡ dài thì tôi sẽ nâng đỡ anh.’

Người kia chạm vào túi áo, rút ra cuốn séc và ghi vào 1 tờ con số 25 nghìn
đô la. ‘Đây, cầm lấy. Tôi sẽ giúp anh làm lại từ đầu.’

“Tôi (đang ở ngôi của Livermore, anh đang kể lại câu chuyện cho người
bạn anh) nhìn vào tờ séc và người đàn ông đưa nó cho tôi và hỏi, ‘Đổi lại là gì?’

58 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

‘Đổi lại là tôi muốn anh thực hiện việc giao dịch ở đây, không nơi nào
khác’, anh ta nói.

“Tôi đang rất tuyệt vọng và mong chờ làm việc, nên tôi nhận tờ séc và bắt
đầu giao dịch. Tôi làm rất tốt. Đó là 1 thị trường tăng giá mạnh, và trong 3 tuần
25 nghìn đó biến thành 150 nghìn. Rồi tôi phạm sai lầm lớn đầu tiên. Tôi đến
gặp Charles, chủ của công ty môi giới, và nói ‘Đây là 25 nghìn tôi mượn từ
anh’.

‘Hãy giữ nó, Livermore. Và chờ tới khi anh có tiền thật sự trong tài khoản
đó, rồi trả cho tôi.’, là câu trả lời của anh ta.

“Điều này hoàn toàn hợp lý với tôi. Anh ta đang kiếm được kha khá hoa
hồng từ việc giao dịch của tôi. Tôi tiếp tục thêm vài tuần. Tôi thích Charles,
người hỗ trợ tôi trong khi không ai làm việc đó. Tôi cảm thấy 1 trách nhiệm đạo
đức với người đàn ông đó, 1 sự trung thành. Quan trọng hơn, tinh thần và cảm
xúc của tôi đang cải thiện dần. Tôi bắt đầu quay trở về tôi của trước kia, và kiếm
được nhiều lợi nhuận hơn.

“Rồi tôi chuyển hướng xuống cho thị trường và bán khống 10 nghìn cổ
phiếu Chesapeake và Atlantic đường sắt. Tôi hơi hồi hộp khi được gọi vào văn
phòng của Charles, và anh ta nói: ‘JL, tôi đã huỷ lệnh bán khống 10 nghìn cổ đó
của anh, và thay bằng lệnh mua vào.”

‘Nhưng tôi cảm thấy chúng ta đang chuyển sang thị trường giá xuống.’ Tôi
nói.

‘Không, cậu bé của tôi, chủ tịch công ty đường sắt đó là em rể của tôi,
người chồng của cô em gái tuyệt vời của tôi. Tôi biết những thứ mà tôi không
thể kể hết cho cậu. Cổ phiếu đó sẽ đi lên.’ Anh ta nói (người dịch: đoạn này là
Livermore đang kể lại câu chuyện của anh nên sẽ viết theo ngôi của Livermore.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 59


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Cổ phiếu giảm chính xác như dự đoán của tôi, và lợi nhuận bị xoá sạch.
Charles nói với tôi: ‘Đừng lo lắng, J.L, tôi sẽ giúp anh lấy số tiền đó lại. Sẽ tốn ít
thời gian, nhưng chắc chắc sẽ làm được.’

“Và đúng như những gì anh ta nói với tôi, 1 lúc sau anh ta quay lại với 1
sấp tờ séc có thể biến số dư tài khoản giao dịch của tôi về mức ban đầu. Anh ta
nói ‘Nhân tiện tôi có mua cho anh 10 nghìn cổ phiếu Southern Atlantic, và bỏ
chúng vào tài khoản của anh.’

‘Đó chẳng phải là 1 công ty đường sắt nữa của em rể ông sao?’ Tôi hỏi.

‘Đúng vậy, với tiềm năng tăng trưởng tuyệt vời.’ ông ta trả lời.

“Cổ phiếu Southern Atlantic rơi mạnh, và tôi bán ra hết vài ngày sau đó,
thêm 1 lần thua lỗ nữa. Một lần nữa tôi nghe, ‘Đừng lo J.L, mọi thứ sẽ ổn thôi’.

“Tôi kiếm được vừa đủ tiền để sống, nhưng không đủ để trả số nợ hơn 1
triệu đô của lần thua lỗ trước đó trên thị trường cô tông.

“Cuối cùng tôi cũng hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Người hỗ trợ cho tôi,
Charles, người chủ của công ty môi giới, đang thanh lý các bất động sản của
người em rể của hắn ta. Người em rể đó là 1 trong những người đàn ông giàu có
nhất nước Mỹ, và ai cũng biết rằng ông ta sau nhiều năm bị bệnh đang cận kề
cái chết.

“Tôi quyết định nói chuyện với Fred, người đã gửi tôi bức điện tín hồi ở
Chicago, người quản lý của công ty môi giới. Tôi đi uống với ông ta 1 đêm và
kể ông ta nghe câu chuyện tôi biết. Tôi nói ‘tôi tin rằng tôi đã bị lợi dụng như 1
con tốt thí, 1 bức màn để Charles thanh lý các bất động sản của em rể ông ta.
Vậy nên chẳng ai trên phố Wall hiểu hay biết rằng chuyện gì đang xảy ra khi các
bất động sản này bị thanh lý, và sẽ không có sự suy giảm nào trong cổ phiếu của
các bất động sản đó, đặc biệt cổ phiếu đường sắt.”
60 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Tay quản lý nhìn tôi và nói, ‘Đúng, tôi nghĩ rằng điều anh nói là sự thật,
và giờ thì bất động sản đã biến phần lớn thành tiền mặt thì tôi có thể khẳng định
với anh điều đó.’

‘Vậy số tiền tôi nhận được và số thua lỗ trong tài khoản của tôi chỉ là cái
móng chân so với số tiền chúng ta đang bàn ở đây?’

‘Đúng vậy’, anh ta nói.

‘Vậy tôi đã đúng. Tôi chỉ là 1 tay sai của công ty, khiến mọi người trên phố
Wall không nghi ngờ về câu chuyện đang xảy ra.

‘Đó là 1 phần nhỏ của việc đó.’ Anh nói

‘Ý anh 1 phần nhỏ là gì? Chuyện gì khác có thể xảy ra nữa?” tôi nói.

‘Ông chủ biết rằng chúng ta sắp đi đến 1 thị trường giảm giá, sớm muộn
thôi. Ông ta biết rằng anh là 1 trader giỏi. Ông ta thấy những gì anh đã làm ở
đây, trong 3 tuần đầu tiên, trước khi bắt đầu giao dịch trên chính tài khoản của
anh. Đúng vậy, anh chính là 1 làn khói để bao che câu chuyện thực sự đang diễn
ra, phần đó là đúng, nhưng lý do chính là ông ta muốn anh ở đây trong khi ông
ta đang thanh lý các bất động sản kia.’ anh ta giải thích cho tôi.

‘Ý anh là gì? Tôi vẫn chưa hiểu.’ tôi nói.

‘Nghe này, J.L. khi anh quay trở lại đôi chân của chính mình - và chắc chắn
sẽ vậy, sớm hay muộn - ai cũng sẽ chắc chắn rằng anh đang giao dịch trên 1 tài
khoản có sức chịu đựng vài trăm ngàn cổ phiếu. Anh sẽ bị nhận ra là người phân
phối hàng đống cổ phiếu đường sắt đến từ công ty của ông em rể Charles. Người
ta sẽ cho rằng chính anh là người đã bán khống đống cổ phiếu đó, đè giá chúng
xuống, và xuống nữa, và người ta đã quá quen với biệt danh trùm bán khống của
anh rồi. Và Charles biết điều đó.” anh ta nói.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 61


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Tôi rất bất ngờ. Bởi vì tôi đã mất niềm tin, tôi không tìm kiếm các động
lực tăm tối hơn, nguy hiểm hơn, thông minh hơn, giống như tôi đã từng làm
trước đó. Tôi chỉ thấy được các hành vi trên bề mặt, và không thấy những thứ
bên dưới. Tôi chưa bao giờ thấy được sự thật rằng tôi chính là 1 cái “lồng” giữ
cho cổ phiếu của công ty đường sắt không bị rơi mạnh. Bất động sản của người
em rể Charles, sau khi các giao dịch hoàn tất, được định giá hơn 250 triệu đô.

“Tôi run sợ. Tôi đã có 1 tấm lòng hơn cả sự biết ơn cho người đàn ông mà
tôi cho rằng đang hỗ trợ tôi, giúp đỡ tôi, và một lần nữa, giống như với Vị Vua
cô tông, tôi đã thực hiện mong muốn của 1 người khác mà không hề hay biết.
Một người thông minh, sáng dạ, một người có thể thấy được gót chân Asin và
vận dụng điểm yếu đó để thực hiện mục đích của mình.

“Quả là 1 cú sốc! Người hỗ trợ tôi có niềm tin vào khả năng giao dịch của
tôi hơn chính bản thân tôi!

“Nhưng tôi không tức giận với Charles. Anh ta đã làm việc cho các mục
đích của riêng anh ta. Em gái anh ta là người thụ hưởng lợi ích trực tiếp của các
bất động sản đó, và anh ta cảm thấy việc kiếm được càng nhiều tiền càng tốt cho
em gái là nhiệm vụ của mình. Tôi chỉ là 1 con tốt thí trong kế hoạch lớn của 1
người đàn ông khác. Điều khó chịu và khiến tôi buồn nhất là tôi đã bỏ lỡ các kèo
đẹp trong 1 điều kiện thị trường thuận lợi, thời điểm đáng ra tôi phải bù lại được
hết số lỗ của mình. Thay vào đó, tôi vẫn đang nợ nần chồng chất. Tôi đã bị lợi
dụng, nhưng chính tôi là người đã để bản thân mình không tuân theo quy tắc của
mình - giao dịch 1 mình, và chỉ cho tài khoản của chính mình.

“Tôi dọn bàn giao dịch của tôi tối đó, bước vào văn phòng của Charles và
nói với giọng bình tĩnh nhất có thể , ‘tôi sẽ không giao dịch tại bàn này nữa’.

62 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Charles nhìn thẳng vào mắt tôi và gật đầu, không cảm xúc trên mặt. Anh
ta biết rằng tôi đã hiểu được trò chơi của anh ta. Khi tôi quay lại và hướng tới
cánh cửa, Charles nói “chúng tôi sẽ rất nhớ anh, J.L.’

“Tôi cá là anh sẽ nhớ, Charles. Tôi cá là anh sẽ nhớ.’, tôi nói, khép cánh
cửa lại sau lưng.

Vào năm 1910, Livermore quay trở lại New York với số vốn rất nhỏ. Thị
trường chứng khoán tăng giá đã dần bị suy yếu, và đám đông của phố Wall
không còn cuồng nộ và điên loạn nữa. Thị trường bị mắc kẹt trong 1 đoạn đi
ngang, khó đọc hiểu.

Livermore chuyển từ nhà môi giới này sang nhà môi giới khác trong vòng 4
năm tiếp theo. Anh đã có thể có tài khoản giao dịch ở vài nhà môi giới, nhưng
lại tiếp tục trade dở. Vẫn còn giận dữ và căm phẫn, anh không thể giao dịch với
1 cái đầu trống rỗng, và anh chịu hậu quả nặng nề từ cơn trầm cảm kéo dài của
anh. Đơn giản là anh không thể khiến cảm xúc của mình bình thường lại được.

Anh còn phải mang trên vai gánh nặng của 1 con người nợ nần. Từ nhỏ anh
đã được dạy: “Cả tay cho vay và tay bị nợ đều không tồn tại.” Anh ghét bị nợ.
Cảm giác tội lỗi đè nặng trên vai anh. Anh tin rằng người ta phải cố gắng để trả
hết nợ, và anh đang nợ rất nhiều từ các người bạn của anh - những người bạn
anh gặp mỗi ngày trên phố Wall. Ý nghĩ tự vẫn bắt đầu xuất hiện nhiều hơn
trong đầu óc của anh, khi anh chìm sâu hơn vào căn bệnh trầm cảm.

Cuối cùng anh nhận ra rằng anh có thể từ bỏ và chấm dứt mọi thứ, hoặc có
thể xem lại vấn đề. Anh chọn phương án hai.

Vấn đề mà anh nhận ra duy nhất, chỉ là tiền - hoặc là thiếu tiền.

Livermore đã từng xây dựng khối tài sản vài triệu đô chỉ từ vài đô la mà
người mẹ đã cho anh. Điều gì ngăn chặn anh làm lại được điều đó? Charles đã
Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 63
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

tin rằng Livermore có thể làm được - đó là lý do anh ta chiêu mộ Livermore để


góp phần thực hiện kế hoạch đằng sau của anh ta.

Livermore kết luận rằng giờ anh không còn là Trader mà anh đã từng nữa.
Đầu óc anh không còn hoạt động hiệu quả, không thể hoạt động hiệu quả khi
những đám mây đen của nợ nần và trầm cảm còn lẩn vẩn trên đầu.

Đó không phải là lỗi của thị trường. Bất kể thị trường đang làm gì, anh biết
rằng luôn tồn tại các trường hợp mà anh đã có thể kiếm được tiền. Bản chất của
thị trường là không bao giờ đứng yên. Nó luôn tạo ra các cơ hội.

Vậy thì vấn đề thực sự là gì? Tại sao các nhận định của anh lại tệ đến vậy?
Anh cảm thấy thật nặng nề, mọi lúc. Tại sao? Anh bị trầm cảm bởi vì anh nợ
tiền, phần lớn là nợ bạn bè. Anh biết anh sẽ không bao giờ giao dịch tốt lại được
trừ khi anh bỏ được khối nợ nần đang đè nặng trên vai.

Anh quyết định tuyên bố phá sản. Anh phải giải phóng tâm trí khỏi những
suy nghĩ về nợ. Anh phải có 1 cái đầu trống rỗng để quay lại từ đầu. Anh cần 1
khởi đầu mới.

Anh ghé thăm các chủ nợ trước khi gặp luật sư để nộp đơn phá sản. Anh
hứa là sẽ trả lại toàn bộ nợ nần.

Họ cười và bắt tay anh. “Chúng tôi biết rằng anh sẽ công bằng với chúng
tôi, J.L” họ nói. Họ, giống như Charles, có niềm tin vào anh nhiều hơn anh tự có
về anh. “Chúng tôi không nghi ngờ rằng anh sẽ trở lại trên đôi chân của mình.
Anh không phải là người đầu tiên, cũng không phải là cuối cùng, bị lật đổ bởi
phố Wall. Anh tự vực dậy. Chúng tôi sẽ đợi anh bắt đầu lại các giao dịch.”

“Tôi sẽ trả lại tất cả những gì đang nợ mọi người, từng cent”

“Chúng tôi biết anh sẽ làm vậy.”

64 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Vâng, tôi sẽ làm vậy.”

Ngoại trừ vài nhà môi giới, phần lớn các chủ nợ của Jesse Livermore từ
chối xác nhận tuyên bố phá sản của anh. Đó vẫn là 1 trải nghiệm đáng sợ đối với
anh. Đó là vào năm 1914, và Bức tường Chiến tranh chỉ vừa mới được dựng lên
ở Châu Âu. Thị trường chứng khoán bị đóng cửa từ ngày 31/7 tới 15/12, năm
1914. Livermore đã phá sản và sống tại 1 khách sạn xoàng, khách sạn Bretton
Hall tại Broadway đường số tám mươi sáu.

Sau khi gỡ bỏ gánh nặng nợ nần, giờ anh phải tìm cách để giao dịch lại.
Đối với Livermore, chỉ có 1 cách duy nhất để biết anh đã mất khả năng giao
dịch hay chưa - đó là thử lại. Cơ hội của anh không còn nhiều, và anh biết điều
đó.

Livermore hít sâu 1 hơi cuối cùng rồi bước chân vào văn phòng người bảo
trợ trước đây của anh, Charles. Anh được nhận ra ngay lập tức và đối diện bởi
Charles.

“Tôi muốn giao dịch”, Livermore nói, không ngập ngừng.

Charles ngồi trong im lặng, quan sát Livermore, im lặng giữa rất nhiều suy
nghĩ và cảm xúc. Cả hai đều biết rằng bàn về quá khứ là không cần thiết.

“Bao nhiêu?” Charles hỏi.

“Anh quyết định.”

Charles đứng dậy và bước tới cửa sổ. Đó là vào năm 1915, thời điểm nhạy
cảm của 1 cuộc chiến tranh và rất khó để kiếm được tiền từ thị trường.

“Được rồi, J.L, tôi sẽ cho anh năng lực giao dịch 500 cổ phiếu. Tôi sẽ
chuyển quyền cho anh hôm nay, và đặt nó vào tài khoản của anh. Chúng ta sẽ
giữ cho tài khoản anh mở, anh biết rồi đó.”
Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 65
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Anh nghĩ rằng tôi sẽ trở lại?”

“Có thể”

“Cảm ơn,” Livermore nói. Cả hai bắt tay nhau, và Livermore bươc ra khỏi
văn phòng. Đó là 1 tài khoản nhỏ đối với 1 Trader như Livermore, nhưng không
hề có giới hạn cho giá cổ phiếu. Với 1 cổ phiếu giá $150, anh có thể có khả năng
giao dịch 75 nghìn đô cổ phiếu. Đó là 1 khởi đầu. Giờ thì anh phải quyết định
nên làm gì.

Anh chỉ có 1 số vốn rất bé. Anh không thể chịu được thêm thua lỗ nặng nề
nào nữa. Anh quyết tâm bám theo các quy tắc giao dịch cũ, nhưng việc thả chim
mồi (người dịch: chiến lược của Livermore là “thả chim mồi”: mua cổ phiếu với
khối lượng nhỏ để thử xem market có đi đúng hướng không, nếu đúng thì bồi
thêm lệnh) lại rất khó thực hiện với số vốn nhỏ thế này. Anh không được phép
phạm sai lầm; đó có thể là cơ hội cuối cùng của anh. Cái trade đầu tiên của anh
phải có lợi nhuận, nhưng anh lại không thể để áp lực vốn ít khiến anh ra các
quyết định sai lầm.

Anh quyết định rằng thị trường đang trong 1 xu hướng tăng mạnh, do đó
anh chỉ mua vào, cược giá lên. Anh cũng biết rằng cổ phiếu thường hành động
tích cực khi nó vượt qua các mức số tròn như 100, 200 hay 300.

Các lần thất bại, đau đớn, đã rõ ràng hơn với anh; anh biết các giới hạn của
mình, nhưng chúng không được ảnh hưởng tới sự tự tin của anh. Anh rất lo lắng
khi giao dịch vào thời điểm nhạy cảm của cuộc chiến tranh. Vì lý do này, anh
không quay lại văn phòng môi giới của Charles. Thay vào đó, trong 6 tuần liền,
không một xu dính túi và phải sống qua ngày, anh nghiên cứu cái máy báo giá,
phân tích từng giao dịch khi nó được xướng lên. Anh biết rằng nếu anh đi tới
văn phòng của người bảo trợ cũ, nơi mà anh có thể đặt lệnh, anh sẽ không kiểm
soát được và vào 1 lệnh. Anh không muốn làm điều đó.

66 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Anh muốn mọi thứ phải thuận theo kỳ vọng cho giao dịch quan trọng đầu
tiên, do đó anh cố kiểm soát sự thôn thúc muốn vào lệnh, tiếp tục nghiên cứu
hành động thị trường qua cái máy báo giá. Anh biết rằng kẻ thù lớn nhất chính là
các cảm xúc của anh. Mọi trader đều phải đối mặt với thứ này, dù sớm hay
muộn. Anh cần mọi nhân tố thuận theo kỳ vọng của mình.

Cuối cùng, anh chọn Bethlehem Steel, 1 lựa chọn đương nhiên vào các thời
điểm chiến tranh, và là 1 lựa chọn cả công chúng đều biết. Livermore ngồi quan
sát cổ phiếu leo tới mốc 98, chỉ 2 điểm cách con số tròn 100, và anh cảm thấy
rằng nếu cổ phiếu vượt qua được mốc 100, nó sẽ bắn lên như tên lửa. Anh chạy
tới văn phòng môi giới và mua 500 cổ Bethlehem Steel tại giá 98. Khi nó chạm
giá 114, anh mua thêm 500 cổ nữa bằng đòn bẩy, tăng tổng số nắm giữ lên 1000
cổ.

Ngày tiếp theo, nó chạm 145. Livermore đóng lệnh Bethlehem Steel vài
ngày sau đó với hơn 50,000 đô lợi nhuận. Điều này có nghĩa là anh đã có khả
năng giao dịch khối lượng tới 500k, đòn bẩy 10 phần trăm. Anh đã trở lại cuộc
chơi.

Sau khi tuyên bố phá sản, anh không còn chủ nợ nào để mà nghĩ tới nữa,
giờ thì anh đã có 1 khả năng giao dịch tốt hơn sau chiến thắng ban đầu. Sự tự tin
của anh bắt đầu trở lại. Anh đã có thể bắt đầu giao dịch với tính cách như xưa,
và anh đã làm đúng như vậy trong suốt thời gian còn lại của năm. Tổng cộng các
chuỗi giao dịch thắng của anh đã đẩy tài khoản lên chạm mức 500,000 đô la.

Khó khăn duy nhất của anh là vụ đắm con tàu Lusitania vào 7/5, năm 1915.
Ai cũng tin rằng Mỹ sẽ tham gia vào cuộc chiến. Thị trường rơi mạnh vì tin tức
này, và Livermore chịu thiệt hại khá nặng nề. Anh thanh lý các vị thế nhanh
chóng và đóng năm giao dịch 1915 với chỉ 150,000 đô la trong tài khoản -
không quá tệ. Anh thực sự đã quay trở lại cuộc chơi, nhưng quan trọng hơn, anh
đã tìm lại được sự tự tin trong giao dịch của mình. Hiện tại anh đang bám theo
Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 67
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

các quy tắc của riêng mình và làm việc nghiêm túc để tránh các sai lầm do cảm
xúc.

Người vợ cũ Nettie xuất hiện trong cuộc đời anh, một lần nữa, sau khi anh
bắt đầu phục hồi từ vụ phá sản. Anh hiếm khi thấy sự xuất hiện của cô vợ này kể
từ khi họ chia tay. Anh cho cô 1 nghìn đô mỗi tuần để chi trả các chi phí, để
“đền bù cho các ngày tháng đau khổ”, anh nói vậy. Anh cũng sắp xếp cho cô 1
căn hộ khá ổn tại Long Island, 1 ít đồ nội thất đặt trong nhà và 1 chiếc ô tô đặt
trong gara.

Nước Mỹ không tham gia trận chiến sau vụ chìm con tàu Lusitania, đúng
như nhiều lời dự đoán. Người Mỹ là những kẻ đơn độc mạnh mẽ, những người
không muốn dính dáng đến 1 cuộc chiến của ngoại quốc. Thị trường không cần
nhiều thời gian để hồi phục. Hiện giờ Livermore đang giao dịch trong toàn thời
gian của 1 thị trường tăng giá suốt cuộc chiến tranh.

Mỹ đang hoạt động hết công suất của 1 nền công nghiệp phát triển, chuyển
hàng hoá khắp nơi cho thế giới đến với những nước bị chiến tranh giày xéo,
trong khi vàng đang được chuyển đến nước Mỹ từ các quốc gia ngoại quốc để
trả cho tiền hàng. Mọi thứ đang phát triển với tốc độ tên lửa. Suốt năm 1916
Livermore vẫn giữ quan điểm tăng giá cho thị trường, và giao dịch năng nổ.
Nhưng giống với thị trường giảm giá, thị trường tăng không kéo dài mãi mãi, và
Livermore cũng bắt đầu mua vào tại đỉnh.

Anh quan sát kỹ những cổ phiếu dẫn đầu, giống như cách anh đã làm vào
năm 1906 và 1907, bởi vì anh biết rằng khi các cổ phiếu đó bắt đầu tạo đỉnh và
đảo chiều giảm, đó là dấu hiệu đầu tiên để chuẩn bị cho 1 thị trường giảm giá.
Anh cũng biết rằng thị trường không đột ngột đảo chiều theo bất kỳ hướng nào.
Nó cho ta thấy rất nhiều dấu hiệu, gợi ý, nếu người giao dịch có thể đọc hiểu
được chúng.

68 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Anh so sánh hướng đi của thị trường với 1 đoàn quân mạnh mẽ - đoàn quân
gấu và đoàn quân bò. Khi những thành phần đứng đầu của 1 đoàn quân, trong
trường hợp này là các cổ phiếu dẫn đầu, bắt đầu đuối sức và đảo chiều sang
giảm, đó là thời điểm bật lên chiếc đèn cẩn trọng. Đó là lúc phải thay đổi chiến
lược và bắt đầu giao dịch theo hướng ngược lại. Anh tin rằng những cổ phiếu
dẫn đầu của thị trường tăng giá 1916 đã phát ra các tín hiệu đảo chiều mạnh.

Thị trường như 1 tay chơi bài cấp cao vậy. Nó không hở tay cho mọi người
thấy được các lá bài của nó. Livermore phải thật cẩn trọng, tỉnh táo, và sẵn sàng
để đọc được các dấu hiệu, bởi vì nếu anh kỳ vọng về 1 đợt đảo chiều sớm, anh
sẽ đi ngược lại với đám đông - ý kiến của đám đông vẫn sẽ bị động lực của xu
hướng hiện tại kéo đi xa thêm. Kinh nghiệm của Livermore dạy cho anh đứng
ngoài đám đông tại các thời điểm chuyển giao của thị trường. Việc này chưa bao
giờ khiến anh phiền hà, bởi vì đó là các thời điểm anh kiếm được nhiều tiền
nhất.

Anh quay lại với chiến lược nhử mồi đã được kiểm chứng qua thời gian,
mua vào các vị thế nhỏ để đánh giá xem nhận định của anh có khớp với thị
trường hay không. Chầm chậm, anh có các vị thế ở 12 cổ phiếu, bao gồm những
cổ phiếu dẫn đầu thị trường Steel, Baldwin, American Can, General Motors,
Chrysler, và Anaconda Copper. Anh bán khống tổng cộng 60,000 cổ phiếu, vốn
là 1 khối lượng vị thế khá khiêm tốn với anh tại thời điểm này. Anh chờ đợi, và
cái máy báo giá báo cổ phiếu rơi 4 điểm. Anh biết rằng anh đã đúng, rồi nhân
đôi các vị thế lên 120,000 cổ, và chờ đợi.

Vào lúc này, 1 vụ xì căng đan lọt ra ngoài Washington, khẳng định rằng
tổng thống Woodrow Wilson đã gửi đi 1 thông điệp kêu gọi hoà bình cho Đức
Quốc và phe đồng minh để kết thúc chiến tranh. Thị trường rơi mạnh sau tin
này, bởi vì hoà bình ở châu Âu sẽ giết chết nền kinh tế phát triển nhờ cung cấp
hàng hoá cho các nước dính vào chiến tranh. Livermore có quy tắc rằng nếu 1 sự

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 69


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

kiện đặc biệt nào đó, 1 cơn gió lạ, xuất hiện, thì anh phải chốt lời sớm, không
được tham lam và đóng lại các vị thế. Livermore cũng còn tới 120,000 cổ phiếu
để bán, và đó là 1 vị thế rất lớn trên thị trường vào năm 1916.

Tin này xuất hiện vào buổi sáng ngày 20/12/1916. Livermore đang ở tận
bãi biển Palm; đã đóng lệnh và có thể chi trả cho 1 kỳ nghỉ tại địa điểm yêu
thích. Anh đã lang thang tại các văn phòng của Finlay, Barrel và Company. Anh
chỉ quan sát cái máy báo giá và đọc báo khi nhận 1 bức điện tín mật từ văn
phòng chính của Finlay, Barrel.

“Hãy nhìn vào bức điện tín này, Ngài Livermore”, người quản lý nói.

“Wilson đề nghị hoà bình cho các bên đang dính vào chiến tranh vào muộn ngày
hôm nay”, Livermore đọc to. Bức điện đến từ 1 báo cáo viên Washington có tên
W. W. Price, người mà Livermore đã từng nghe qua. “Anh nghĩ tin này là thật?”
Livermore hỏi người nhân viên.

“Tôi nghĩ vậy, đúng vậy thưa ngài” người quản lý nói.

Livermore cảm ơn người quản lý, rồi tới 1 trong các nhà môi giới của anh
tại Palm Beach, văn phòng E.F.Hutton, và hỏi rằng họ có nghe tin tức về việc đề
xuất hoà bình của tổng thống Wilson hay không. Họ nói không. Anh gọi Ed
Hutton lúc bấy giờ đang ở New York. Hutton nói rằng anh ta không nghe gì cả.
Livermore quan sát thị trường yếu đi ngay trước đôi mắt anh. Anh đặt bữa trưa
giao tới và dành thời gian quan sát thị trường.

Một chút sau 1 giờ chiều, bộ phận điện tín của E.F. Hutton gửi 1 bức điện
khẩn cấp tới tất cả các nhân viên của công ty. Bức điện có nội dung tương tự
như những gì Livermore đã đọc ở bức điện tại Finlay, Barrel vào buổi sáng hôm
đó. Livermore kiểm tra các dịch vụ điện tín lớn, nhưng không thấy bất kỳ tin tức
nào về việc tổng thống Wilson đề xuất hoà bình cho nước Đức.

70 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Như tin đồn về hoà bình ở Châu Âu đã được sinh ra từ đó, thị trường bắt
đầu suy yếu dần khi người ta loan truyền tin đồn đó, trước khi tin tức chính thức
được công bố cho công chúng. Và tin tức gần như được xác nhận, và thị trường
có vẻ như sắp sập tới nơi - mọi người ai cũng bàn tán về hoà bình châu Âu. Giá
sập.

Bernard Baruch, 1 người bạn của Livermore, có liên quan mật thiết với các
biến động này. Anh đã bán khống từ lâu, giống Livermore, và vẫn tiếp tục bán
khống khi thấy bất kỳ tin tức nào có lợi cho anh. Nhưng Livermore đang tìm
cách thanh lý vị thế 120,000 cổ phiếu của anh, và vì vậy vào 2 giờ chiều, anh trở
thành người mua vào các cổ phiếu. Anh đã thanh lý toàn bộ vị thế vào 3 giờ,
cũng là giờ đóng cửa của thị trường.

Baruch đã kiếm được kha khá lợi nhuận gần đây, hơn 3 triệu đô la, phần
lớn trong số đó đến từ tin đồn tổng thống Wilson khiến thị trường rơi mạnh.

Một hội đồng đã được thành lập để điều tra xem tin tức này bị lộ ra từ đâu.
Baruch thú nhận với hội đồng rằng anh đã lợi dụng tin tức này để giao dịch các
cổ phiếu chiến tranh, nhưng khẳng định rằng anh chỉ kiếm được lợi nhuận
$465,000.

Livermore, mặt khác, giải thích cho hội đồng rằng anh rất thường xuyên
bán khống thị trường và anh đã thiết lập vị thế bán khống 120,000 cổ phiếu bảy
tuần trước khi có tin đồn về hoà bình từ tổng thống, bởi vì anh cảm thấy rằng thị
trường đã tạo đỉnh.

Ngày kế tiếp tờ New York Times trích lại lời của anh: “Làm sao tôi có thể
biết được rằng tổng thống Wilson sẽ gửi đề nghị hoà bình tới nước Đức và kết
thúc chiến tranh? Chưa chắc rằng bảy tuần trước đó bản thân tổng thống muốn
đưa ra lời đề nghị này.”

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 71


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Do sự cố này, sàn giao dịch chứng khoán New York đổi luật và cấm các
nhà giao dịch kiếm lợi nhuận từ các tin tức bí mật, nội bộ, hay còn gọi là giao
dịch nội gián. Một lệnh cấm có thể hiểu được nhưng không thể kiểm soát được.

Chính tại thời khắc quan trọng này, 1 điều lạ đã xảy đến đối với Livermore.
Anh kể cho các con trai nghe về giai đoạn này, nhiều năm về sau:

“Cha đang tiễn vài người bạn đi xa tại nhà ga trung tâm. Cha đi bộ với họ tới
chiếc xe riêng, khi đến thì người bạn cha với tay để lấy cái vali nữ trang của vợ
anh ta, và chiếc mũ của anh rơi xuống dưới gầm chiếc xe. Người mang vác vali
với xuống dưới chiếc xe để lấy chiếc mũ, rồi đưa cho cha để trả lại cho người
kia. Cha nhìn xuống vào chiếc mũ đang lật ngửa, và đọc thấy 3 ký tự W.A.R
(chiến tranh) viết tắt của tên anh ta: Warren Augustus Reed.

“Đó là một dấu hiệu, các con à. Mỹ sắp bước vào chiến tranh.”

“Và rồi con trai, ta chạy nhanh hết mức có thể về văn phòng để bán, ta đã bán
khống nhiều trước đó, nhưng bây giờ không còn câu hỏi nào trong đầu nữa,
chiến tranh đang đến với nước Mỹ.”

Bốn tháng sau, vào ngày 6/4/1917, nước Mỹ tham gia quân Đồng Minh
trong chiến tranh châu Âu. Người dân nước Mỹ đã chống đối việc tham gia trực
tiếp vào 1 cuộc chiến châu Âu, nhưng họ đã đồng ý cung cấp quân đồng minh
bằng lương thực và vũ khí. Tuy nhiên, sau 1 chuỗi những sự cố liên quan đến
chính sách của Đức về các phương tiện tàu ngầm không được kiểm soát và vụ
chìm các con tàu Mỹ, nước Mỹ cuối cùng đã tham gia và tuyên chiến với Đức.

Gần thời điểm đó vào đầu 1917, Livermore sải 1 trong những bước chân tự
hào nhất trên phố Wall. Anh vừa khởi hành từ 1 trong các văn phòng mới tại
111 Broadway, dừng lại tại nhà mỗi chủ nợ, và viết các tấm séc trả toàn bộ số nợ
của anh.

72 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Để tôi thêm chút lãi suất vào số tiền tôi nợ anh,” Livermore đề xuất, nhưng tất
cả đều từ chối. Họ đơn giản chấp nhận số séc, cười, bắt tay anh, và chúc anh
may mắn trong tương lai. Họ là những người góp 1 phần tạo nên huyền thoại
phố Wall.

Livermore giờ đã 40 tuổi. Anh quyết định thay đổi vài thứ trong cuộc đời
mình. Anh lập ra 1 quỹ $500,000 cho bản thân, dự định có thể đem lại thu nhập
$30,000 mỗi năm. Anh sẽ không bao giờ bị nghèo nữa.

Livermore cũng chuẩn bị rơi vào lưới tình, thật sự.

Flo Ziegfeld là 1 người bạn thân của Livermore. Ziegfeld là người tạo ra
the Ziegfeld Follies, chuyên đề những người phụ nữ đẹp, đồ chơi đẹp, và nhạc
hay. Đó là sô diễn hấp dẫn nhất Broadway.

Một ngày Ziegfeld gọi Livermore: “J.L. Có người này cần gặp anh. Một
người phụ nữ duyên dáng có thể làm sáng bất kỳ căn phòng nào cô ấy bước vào.
Anh cần gặp cô ấy, J.L, cô sẽ làm cuộc sống nhàm chán của anh sáng lên. Kiếm
được bộn tiền như vậy chắc phải chán lắm. Anh biết đó, chỉ làm việc và…”

“Chơi quá nhiều làm người ta nghèo.”

“Sẽ không phí thời gian của anh đâu, J.L.”

“Tôi không tranh cãi đâu, Flo.”

“Ờm, tôi có tổ chức 1 buổi tiệc nhỏ tại căn hộ của tôi tối nay. Cô ấy sẽ ở đó. Còn
anh, J.L?”

“Được, Flo, tôi sẽ đến.”

Đêm đó, Livermore bước vào căn hộ thượng hạng của Ziegfeld tại
Manhattan và ngay lập tức rơi vào lưới tình của Dorothy Wendt. Cô ấy nhỏ

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 73


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

người, tóc nâu, với cặp mắt xanh ngọc tuyệt đẹp nhất mà anh từng thấy - chúng
vừa lấp lánh vừa dường như đang cười với anh. Cô ngồi với khoảng nửa tá
người vây quanh, mua vui với họ bằng các cuộc đối thoại. Ziegfeld tách đám
đông ra và giới thiệu Livermore cho nàng.

Livermore đã bị mắc câu. Anh tới dự tất cả các sô diễn của nàng, mời nàng
đi chơi và đi ăn tối khắp New York. Họ yêu nhau, 1 huyền thoại tài chính và 1
cô diễn viên xinh đẹp, 1 chuyện tình có thể viết thành sách.

Cuối cùng Livermore cũng tìm được 1 người mà anh phải cưới. Nhưng anh
vẫn còn đang là chồng của Nettie, và giờ họ phải ly dị. Anh nghĩ rằng bởi vì anh
cung cấp cho cô $1000 chi tiêu mỗi tháng, mua 1 căn nhà và 1 chiếc xe, cô sẽ
đồng ý ly dị 1 cách dễ dàng. Nhưng anh đã lầm. Nettie muốn nhiều hơn từ vụ ly
dị này, và cô biết anh đang yêu người phụ nữ khác.

Thứ duy nhất mà Livermore muốn giữ lại sau cuộc ly dị này là chiếc Rolls
Royce màu đen của anh, thứ mà anh đã giữ cho mình sau nhiều năm. Nhưng anh
đã mắc phải sai lầm là đỗ chiếc xe tại gara nhà Nettie, và cô ta không chịu từ bỏ
nó. “Nó là của tôi” là lời giải thích đơn giản của cô khi cô đòi nó.

Livermore đến gặp W. Travers Jerome, luật sư nổi tiếng của toà án New
York. Jerome là 1 nhà điều tra tư nhân với sự tự tin tràn đầy, và có 1 bộ râu độc
lạ. Anh nổi tiếng với việc buộc tội thành công 1 trong những tay sát nhân khét
tiếng nhất của thế kỷ - Harry K. Thaw - người đã gây ra cái chết cho kiến trúc sư
New York Standford White.

Livermore ghé thăm Jerome, trao cho anh 2 bộ chìa khoá, yêu cầu anh quay
lại Long Island và lấy lại chiếc Rolls khi Nettie không có ở nhà.

Vào ngày 7/9/1917, Nettie đã gọi cảnh sát bắt luật sư nổi tiếng Jerome tại
Vịnh Oyster, Long Island vì tội ăn cắp. Cảnh sát đã tống Jerome vào phòng

74 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

giam, bất kể anh ta có giải thích rằng anh ta là luật sư nổi tiếng. Bạn của Jerome
bảo lãnh anh ra bằng số tiền chuộc $2000. Tống Jerome vào tù là 1 sai lầm. Anh
đã giận dữ. Anh gọi Livermore, và họ quyết định tóm đuôi Nettie.

Vài tuần sau, vào 22/9 là ngày diễn ra phiên toà li dị đầu tiên của gia đình
Livermore. Thẩm phán là ngài Peace Allison Lowndes ngay lập tức bắt đầu
phiên xét xử. “Bà Livermore có ở phiên toà này với chúng tôi không?” bà thẩm
phán hỏi.

“Tôi e rằng bà Livermore đã bị bệnh rồi, thưa thẩm phán” luật sư của
Nettie, Frank Acer và Frank Davis, trả lời. “Chúng tôi yêu cầu 1 ngày trễ hơn”

“Thưa thẩm phán, tôi xin phản biện,” Jerome nói, cất cao giọng. “Tôi biết
sự thật rằng bà Livermore đã ở New York tối qua và đã quay về nhà cổ ở Long
Island vào 1 giờ sáng nay. Không có gì xảy ra với bà ta cả.”

“Tôi muốn bà Livermore có mặt ở đây, và nhanh lên, không thì tôi quẳng
vụ này vào sọt rác” thẩm phán nói. Câu này được ghi lại trong tờ New York
Times ngày hôm sau.

Mười phút sau Nettie bước vào phiên toà với sự hộ tống của em gái, cha,
và 2 người bạn. Thẩm phán hỏi làm cách nào Jerome có được chiếc xe, và được
trả lời rằng Jerome có chìa khoá để mở gara và mở xe. Bà Livermore chiếm
quyền nói tiếp theo.

“Điều gì khiến bà nghĩ chiếc xe này là của bà, bà Livermore?” thẩm phán hỏi.

“Ông Livermore nói với tôi vậy khi ông ta mua nó. Ông ta nói, “Này cô, chiếc
xe này là của cô.”

“Bà đã làm vợ ông Livermore bao lâu rồi?”

“Mười tám năm, nhưng chúng tôi đã chia tay được 1 thời gian dài.”
Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 75
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Bà có chi trả phần nào cho việc bảo trì chiếc xe không?” Thẩm phán hỏi.

“Không.”

“Hoá đơn bán hàng chiếc xe có ghi tên bà không?”

“Không.”

“Bà có biết rằng ngài Jerome có năng lực luật sư từ người chồng của bà để tước
đi chiếc xe không?”

“Biết.”

“Trước vụ li dị, bà nhận bao nhiêu tiền trợ cấp hàng tháng?”

“Một nghìn đô mỗi tuần, thưa thẩm phán.”

“Bà Livermore, thanh tra Bowker nói rằng anh ta định giá chiếc xe 25 nghìn đô
la. Bà biết điều đó, và có đồng ý không?”

“Vâng, thưa thẩm phán”

“Nhưng hoá đơn bán hàng này lại ghi rằng ông Livermore mua nó với giá 10
nghìn đô, bà có biết điều này luôn không?”

“Vâng có thưa thẩm phán”

“Có vẻ như bà biết mọi thứ, bà Livermore. Tôi thấy không có sự chính đáng nào
trong trường hợp của bà nên tôi sẽ loại bỏ nó.” Thẩm phán gõ và phiên toà được
loại bỏ.

Trong 1 bài báo trên tờ New York Times vào 23/9, Jerome nói: “Người
thanh tra ắt hẳn đã mô tả nhầm chiếc xe khác. Có lẽ chiếc Rolls Royce 25 nghìn
đô trong đầu anh là mẫu người ta đúc bằng vàng khối. Và tôi không nghĩ rằng

76 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

ngài Livermore có nói “này cô, chiếc xe này thuộc về cô”, không phải Jesse
Livermore tôi từng biết” Cánh phóng viên báo chí yêu Jerome và anh cũng yêu
họ, và họ đều bị hấp dẫn bởi huyền thoại phố Wall Livermore.

Mọi thứ đang trở nên tốt đẹp với Livermore, và anh thể hiện tình yêu với
Dorothy Wendt bằng 1 bộ đá cẩm thạch trên 1 chiếc nhẫn bạch kim vào
24/9/1917. Báo giá của chiếc nhẫn này là $120,000. Nó được mua ở Palm
Beach. Đây chỉ là khởi đầu cho bộ sưu tập đá quý trang sức anh mua cho
Dorothy trong nhiều năm tiếp theo.

Ngày hôm sau, Livermore cũng tậu 1 chiếc ca nô lớn, và neo nó ở Palm
beach và Key West. Trong phần còn lại của năm 1917, Livermore giao dịch tốt,
trừ 1 lệnh duy nhất giao dịch cà phê.

Livermore thấy giá của tất cả các loại hàng hoá tăng lên khi nước Mỹ tiến
gần hơn tới việc mà anh nghĩ là không thể tránh khỏi - bước chân vào cuộc
chiến của châu Âu. Khi Mỹ cuối cùng cũng tham dự cuộc chiến, hàng hoá tăng
tới 100-300%. Hàng hoá duy nhất mà không tăng giá là cà phê, do đó Livermore
điều tra. Thị trường châu Âu đã đóng cửa, và giờ thì toàn bộ cà phê đều được
giao tới nước Mỹ. Giá cà phê hiện tại thực ra còn thấp hơn trước cuộc chiến.
Livermore tin rằng lực lượng binh lính tàu ngầm tinh nhuệ của Đức sẽ tiếp tục
đánh chìm tàu chuyển hàng Mỹ, và cuối cùng sẽ ngăn chặn dòng chạy cà phê
vào Mỹ. Cuối cùng, giá sẽ tăng. Đơn giản vậy thôi.

Livermore bắt đầu mua cà phê vào mùa đông 1917. 9 tháng sau, giá vẫn đi
ngang, và anh thanh lý các vị thế với khoản lỗ lớn. Anh quay lại thị trường và
gửi đi nhiều con mồi mới, mua nhiều hợp đồng tương lai hơn. Anh vẫn tin rằng
anh đúng. Lần này thì anh đúng thật - giá tăng. Anh dần tăng vị thế khi giá tăng
lên. Khi gặp 1 bất ngờ lớn, anh đã có trong tay 1 khoản lợi nhuận lớn rồi.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 77


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Những người ở phía bên kia của thị trường cà phê, những người bán khống,
biết rằng họ sẽ bị thương nặng và phải thanh lý khi giá tăng. Họ đến
Washington, và thuyết phục những người có quyền lực rằng những người thích
uống cà phê ở Mỹ phải được bảo vệ.

Họ nói với Hội đồng điều chỉnh giá trong giai đoạn chiến tranh rằng
Livermore đã thao túng toàn bộ thị trường cà phê và sắp đẩy giá lên đụng nóc.
Hội đồng này ngay lập tức phê chuẩn 1 mức trần cho giá cà phê và thiết lập 1
giới hạn thời gian để đóng tất cả các vị thế hàng hoá trên thị trường tương lai.

Hội đồng cũng đóng sàn giao dịch cà phê. Livermore phải làm theo những
gì anh buộc phải làm. Anh thanh lý toàn bộ vị thế. Lợi nhuận hàng triệu đô của
anh trượt khỏi tay anh như 1 tách cà phê biến mất trong họng của 1 kẻ đang chết
khát.

Vào tháng 10/1917, Livermore cuối cùng cũng đã chính thức li dị với
Nettie ở Reno, Nevada. Làm sao anh làm được điều đó? Anh chỉ cho cô thứ cô
muốn. Anh cho cô quỹ cá nhân $500,000 và ngôi nhà anh đã mua ở Long Island,
với toàn bộ đồ nội thất. Anh không hề lo lắng. Anh vẫn còn nhiều triệu đô trong
tài khoản giao dịch. Anh cũng đã trả hết 1 triệu đô tiền nợ, mặc dù không hề có
trách nhiệm pháp lý phải làm vậy. Cuối cùng, anh cũng loại bỏ được toàn bộ
mối lo lắng, và được thoải mái giao dịch theo ý anh muốn. Và được tận hưởng
cuộc sống.

Livermore không quan tâm tới số tiền anh cho Nettie. Anh cho mọi thứ đi
mà không biểu lộ 1 thái độ tức giận nào với cô, vì anh quá chắc chắn với khả
năng kiếm tiền của mình. Anh giữ chiếc xe đường sắt, chiếc Rolls, và chiếc du
thuyền. Anh tin rằng chỉ cần anh còn vốn, anh có thể kiếm sống thoải mái bất kể
chuyện gì xảy ra.

78 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Vào ngày 2/12/1918, Livermore cưới Dorothy Wendt tại khách sạn St.
Regis. Cô 18 tuổi, anh 41. Cô rất đẹp trong bộ váy cưới. Anh đứng thẳng và tự
tin, mái tóc vàng chải ngược ra phía sau, chiếc vét làm từ loại vải thượng hạng
nhất, 1 nụ cười nở trên môi, và anh đeo chiếc nhẫn cưới cho người bạn đời.

Đây là 1 khoảnh khắc đặc biệt đối với Livermore. Anh rất vui. Thời điểm
này - khác với 1907, lúc mà anh có tất cả chỉ để mất tất cả - anh muốn đối xử
thật tốt với thành công của mình. Anh thề rằng nỗi tham lam, sân si và sợ hãi
của anh sẽ được giữ kiểm soát. Anh sẽ không mất trí. Anh đã từng chạm sâu tận
cùng của cơn giận dữ và trầm cảm. Anh sẽ thực hiện nghiêm ngặt các quy tắc
của anh, các quy tắc giao dịch trên thị trường. Anh sẽ không bất cẩn và mất đi
tài sản của mình thêm lần nào nữa.

Livermore yêu Dorothy. Anh sẵn sàng ổn định và làm trụ cột cho 1 gia
đình, 1 gia đình anh sẽ tự hào khi nhắc về. Nhưng Livermore cũng sắp khám phá
được rằng, cuộc đời đầy những bất ngờ mà ta không thể lường trước. Anh sẽ

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 79


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

phải đối mặt với cái không lường trước được nhiều năm sau này, như việc
Dorothy có thể bắn chết con của họ.

Livermore muốn cho cô dâu mới của anh Dorothy với mọi thứ mà 1 người
phụ nữ có thể ham muốn. Ngày sau đám cưới, Livermore cho Dorothy xem ngôi
nhà mới của họ, 1 ngôi nhà tuyệt đẹp ở phố huyện tại 8 West đường số bảy mươi
sáu. Ngôi nhà chứa đựng những thứ tốt nhất: thảm trải sàn hảo hạng từ Persia,
những chiếc dĩa Wedgwood hạng sang nhất, và những chiếc ly tách sáng bóng.
Các tác phẩm nghệ thuật được treo trên tất cả các bức tường.

Các phòng ngủ cực kỳ lộng lẫy: bao gối làm từ cô tông Ai Cập, những
chiếc gối ruột lông ngỗng và bao bọc bằng vải siu. Các phòng tắm được trang trí
rất nhiều thứ, bao gồm các bộ vòi xịt và bồn tắm khổng lồ, nhưng trông chúng
vẫn nhỏ bé vì được đặt trong 1 không gian quá rộng lớn.

Dorothy đến từ 1 gia đình cũng khá sang trọng và giàu có, nhưng như thế
này đã làm nàng cực kỳ choáng ngợp. Đây là sự sang trọng thuần tuý rất ít
người có thể có được. Nàng chạy từ phòng này sang phòng khác, và thấy rằng
phòng sau đều tuyệt vời hơn phòng trước. Livermore đứng 1 cách tự hào trong
cái phòng khách rộng rãi, chờ đợi cô dâu khám phá xong. Ngôi nhà thực sự rất
đắt tiền, nhưng anh hoàn toàn đủ khả năng chi trả.

Họ ăn mừng với sâm panh cũ ngâm lạnh trong 1 cái xô bằng bạc. Cô gái
trông xinh đẹp tuyệt trần trong chiếc váy cô tông màu trắng, được nhập khẩu từ
Paris. Nàng nổi bật dưới ánh sáng của New York xuyên qua các ô cửa sổ trong
suốt.

Và khi anh không ở bên cạnh cô gái, thì anh làm điều anh thích, thứ đem lại
hơi thở cho cuộc sống của anh - giao dịch trên thị trường. Livermore yêu sự thật
rằng không hề có cái kết cho con đường học hỏi khi là 1 nhà giao dịch tài chính.
Cuộc chơi là không bao giờ kết thúc, và anh không thể biết đủ nhiều để chiến

80 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

thắng thị trường trong tất cả các lần. Mảnh ghép cuối cùng sẽ không bao giờ
được tìm thấy. Anh đã học được bài học này 1 cách khó khăn, và đó là lý do anh
không bao giờ coi bản thân mình là 1 chuyên gia thị trường. Anh luôn coi mình
là 1 học sinh trên thị trường, người mà có khả năng thường xuyên giao dịch
đúng cách.

Vào khoảng thời gian này, ngày 2/1/1920, Livermore mua 1 chỗ ngồi tại sở
giao dịch chứng khoán New York. Không ai biết rõ tại sao anh làm vậy, bởi vì
anh chưa bao giờ giao dịch tại sàn. Anh cũng chưa bao giờ thấy bên trong sàn
giao dịch là như thế nào.

Tư duy của Livermore rằng cả đời anh chỉ là 1 học sinh trên thị trường
chính là thứ lôi kéo anh vào cái nghiệp giao dịch này. Mọi thứ không bao giờ lặp
lại, và không có ngày nào là giống ngày nào. Thị trường là 1 con tàu chạy nhanh
mà tại đó nhiều khối tài sản được tạo ra và làm mất đi trong 1 nốt nhạc. Bất kỳ
ai cũng có thể là người chiến thắng nếu anh ta hành động đúng.

Phần bí ẩn nhất của trò chơi này chính là cách hành động để chiến thắng
của huyền thoại Jesse Livermore. Hành động của anh chỉ là kết quả của toàn bộ
tâm trí, tỉnh táo và không tính táo của anh đang hoạt động - phân tích các sự
thật, thu thập và hiểu thông tin, gợi nhớ lại các sự kiện trong quá khứ, phản ứng
với các sự kiện hiện tại; quan sát các trader khác; và phần lớn là dựa trên đánh
giá của bản thân anh, không phải nhận định của người khác.

Cả cuộc đời anh dành để hiểu được tâm trí ẩn của mình, cái tâm trí mà
không bao giờ ngủ. Anh hiểu được sự bí ẩn và quyền lực của tâm trí khi được
khai thác hết cỡ. Đó là vùng đất của những giấc mơ không tưởng tượng nổi. Đó
là các suy nghĩ chuyển động tự do, 1 cách ngẫu nhiên và thuần khiết. Tâm trí sâu
có các câu trả lời không? Liệu chúng có thể được khai thác không?

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 81


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Những hành động mang tính cực kỳ bản năng, phi lý trí của Livermore
trong nhiều lần giao dịch trên thị trường chính là thứ khiến anh trở thành huyền
thoại ở phố Wall.

Người ta thường quan sát các hành động này, và nhiều người sau này kết
luận rằng anh hành động dựa trên giác quan thứ sáu - 1 bản năng của trader, hay
sự may mắn của 1 tay đánh bạc - hoặc là anh nhận được các thông tin đặc biệt từ
cái máy báo giá, các thông tin chỉ dành để phục vụ anh. Bản thân Livermore
cũng không hoàn toàn hiểu hết các hành động của anh.
Anh đã giao dịch từ cái tuổi 14. Hiện tại anh 41 - 27 năm giao dịch, với hàng
triệu và hàng triệu đô la đã đi qua tài khoản của anh. Livermore đọc Aristotle,
anh tin vào quan niệm của nhà triết học này rằng “Chúng ta là tổng hợp các trải
nghiệm của chúng ta”. Chính cuộc sống thuần khiết, thực tế, động lực bởi trải
nghiệm và kiến thức, chính là thứ khiến Livermore luôn tràn đầy năng lượng.

Một buổi tối tại câu lạc bộ bãi biển của Bradley tại Palm Beach, Livermore
đang ngồi với Bradley để ăn tối, chỉ 2 người bọn họ. Sau khi ăn tráng miệng
Bradley hỏi anh: “J.L. Điều gì làm nên 1 nhà đầu cơ chứng khoán giỏi?”
“Ed, đó là 1 câu hỏi khá hài hước. Điều gì làm nên 1 tay cờ bạc giỏi? Chắc là
giống nhau chăng?”
“Tôi nghĩ có chút khác biệt đó, J.L”
“Ờm, đối với 1 nhà đầu cơ chứng khoán thì phải có 1 chút kiến thức cho cuộc
chơi, 1 cái dạ dày rộng để dám lướt con sóng, và khả năng nhìn thấy được
chuyện gì đang diễn ra mà không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Khả năng quan sát
được những cái mà người ta không thể và 1 trí nhớ tốt để gợi lại các sự kiện 1
cách chính xác, đặc biệt là các sự thật về toán học.”
“Và cuối cùng, Ed, và quan trọng nhất, là kinh nghiệm. Học từ kinh nghiệm của
chính bản thân là quan trọng nhất. Và anh cần tất thảy những thứ đó. Một nhà
đầu cơ có thể có năng lực quan sát và trí nhớ tốt, nhưng lại không có kinh
nghiệm. Hoặc 1 trader có thể có kinh nghiệm, nhưng trí nhớ kém hoặc khả năng
82 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

quan sát tệ, và không có chiều sâu về toán học. Một trader thành công cần tất cả
các nhân tố này, nhưng chìa khoá - nhân tố cần thiết cho sự thành công nhất
quán - tôi tin rằng đó là kinh nghiệm.”

Về cuộc sống cá nhân, mọi thứ đang tốt đối với Livermore. Năm 1919,
Dorothy sinh 1 đứa con trai, Jesse Jr. Livermore và vợ anh bàn với nhau và
quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu cả nhà chuyển sang ra ngoài thành phố New
York. Họ đi săn lùng nhà và cuối cùng ổn định tại King’s Point tại Great Neck,
Long Island. Ngôi nhà họ mua, Locust Lawn, nằm trên khu vực tuyệt đẹp và
giáp một phần bởi Long Island. Nó đã hơn 100 năm tuổi và đã từng là 1 nông
trại. Dorothy rất hăng hái bắt đầu dự án cải tiến ngôi nhà mới của họ.
Mẹ của Dorothy ghé thăm con gái rất thường xuyên; và cô có 1 danh sách
các căn phòng được thiết kế riêng cho bà trong ngôi lâu đài mới được cải tiến.
Dorothy không làm gì mà không hỏi thăm ý kiến của mẹ cô trước tiên. Khi họ
xong xuôi với phần thiết kế, họ chỉ đến gặp J.L và J.L viết cho họ 1 tờ séc để chi
trả cho bất kỳ thứ gì họ muốn. Ngôi nhà được cải tiến và được lấp đầy bởi đồ
nội thất cổ, tác phẩm nghệ thuật, đồ bạc lấp lánh.
Khi Dorothy và mẹ cô cuối cùng cũng xong việc cải tiến, chừng hơn 2 năm
sau đó, ngôi nhà có 29 phòng và 12 phòng tắm. Tầng hầm là 1 quầy bar, 1
phòng để chơi, và 1 phòng hớt tóc đầy đủ. Có 1 người thợ hớt tóc toàn thời gian
sống luôn trong nhà của Livermore để cạo râu và tỉa tóc cho anh mỗi ngày. J.L
và Dorothy mỗi người đều có các tủ quần áo khổng lồ có thể bước vào được, và
các phòng tắm rất lớn.
Livermore có nhiều hơn 50 bộ vét may tay, cùng với hàng trăm cái cà vạt
và áo thun nhiều kiểu. Livermore cao 5 foot 10 1/2, nhưng anh muốn cao 6 feet,
nên anh có 20 đôi giày độn được làm riêng để tăng chiều cao cho anh.

Khi Dorothy, hay “Mousie” như cách mà Livermore gọi cô, xong việc cải
tiến ngôi nhà, cô cho đóng 1 tấm bảng lớn đặt tại 1 trong những cây cột lớn nhất
trong nhà. Trên bảng ghi “Evermore” (mãi mãi, đọc lái theo tên của Livermore).
Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 83
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Chiếc bàn dùng để ăn tối được làm bằng gỗ đen và có thể ngồi vừa 48
người. Phòng bếp có thể coi là sang trọng nhất và chỉ được thiết kế trong các
khách sạn cỡ lớn. Ở đó có 4 đầu bếp làm việc toàn thời gian, chỉ để nấu ăn cho
gia đình Livermore, và họ làm việc với những cái bếp từ to bự và những cái tủ
lạnh khổng lồ. Dorothy yêu những bữa tiệc vào buổi tối, tại đó nàng có thể toả
sáng và được hâm mộ, còn Livermore thì ưa thích tham gia các bữa tiệc bằng
phong cách điềm tĩnh nhưng mạnh mẽ của anh.

Nàng muốn tổ chức thật nhiều buổi tiệc, bất kỳ sự kiện nào xảy ra và nàng
sẽ tổ chức 1 buổi tiệc. Nhưng Livermore lại cảm thấy thật yêu điều đó, và anh
yêu sự việc rằng anh không cần phải đụng tay vào bất kỳ việc gì trong công
đoạn chuẩn bị cho các bữa tiệc đó. Nhờ vào các buổi gặp gỡ mà Dorothy tổ
chức, Livermore làm quen được nhiều người và thiết lập được nhiều mối quan
hệ mới, bao gồm nhiều phụ nữ đẹp và doanh nhân. Không may cho Dorothy,
Livermore lại rất ưa thích những người phụ nữ đẹp và làm doanh nhân.

Livermore cố gắng giới hạn các buổi tiệc vào cuối tuần, khi mà thị trường
đóng cửa. Trong tuần khi thị trường mở cửa, anh theo 1 quy tắc rất nghiêm ngặt
giống như 1 vận động viên đang luyện tập. Anh đi ngủ vào 10 giờ tối và thức
dậy vào buổi sáng không bao giờ trễ hơn 6 giờ để có thời gian yên tĩnh lập chiến
lược. Anh ăn sáng 1 mình tại chiếc bàn ăn trong bếp, tại đó anh có thể ngắm ánh
nắng trải dài khắp vịnh Long Island và thấy được chiếc du thuyền dài 300 foot
của mình, với đội thuỷ thủ gồm 14 người. Anh cũng có thể thấy những chiếc du
thuyền của những người hàng xóm của anh, Alfred Sloan của general Motors và
Walter Chrysler, cả 2 đều cùng kích cỡ với du thuyền của anh. Anh tự đi làm 1
mình trên chiếc Rolls Royce sang trọng, hoặc vào mùa hè thì anh sẽ đi làm bằng
du thuyền.

Sau khi chuyển vào ngôi nhà, Dorothy khám phá ra rằng 1 trong những
người phục vụ có thể làm bia, và cô tự tạo cho mình 1 góc làm bia tại tầng hầm.

84 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Cuối cùng, Dorothy trở thành người giao bia cho khu vực quanh đó. Nàng sẽ
nhận đơn đặt hàng vào tối thứ sáu và sáng thứ bảy và giao bia trên chiếc Rolls
Royce của Livermore vào buổi chiều thứ bảy. Nàng dành nhiều thời gian cười
đùa và tán gẫu với những người bạn, và nhận những cuộc gọi từ Walter, Alfred
và Charlie Chaplin nổi tiếng, khi họ đặt hàng bia và tán gẫu với nàng.

Chaplin (vua hề Charlie Chaplin nổ tiếng) cũng thường xuyên ghé thăm,
chơi 1 ván bida trong phòng giải trí của Livermore cùng với Livermore. Chaplin
yêu tính hài hước của Dorothy, và có thể dành hàng giờ nghe nàng pha trò để
tìm hiểu làm sao nàng có thể hài hước 1 cách tự nhiên như vậy.

Trong phòng khách có 1 cây piano Steinway. Livermore yêu opera và nhạc
cổ điển, và anh thường xuyên mời những danh ca opera nổi tiếng như Madam
Shumann-Heink, cùng với các nghệ sỹ piano và ngôi sao Broadway đến hát và
biểu diễn tại các bữa tiệc của anh.

Cuộc sống của họ thật lãng mạn và thú vị. Vào năm 1923, chỉ vừa trước khi
ngôi nhà hoàn tất, Dorothy sinh đứa con thứ hai, Paul.

Tính tới năm 1923, Livermore đã giao dịch tích cực suốt 32 năm. Anh đã
46 tuổi, nhưng trong anh vẫn tồn tại 1 khao khát vô hạn các kiến thức cho sự
nghiệp của anh, và anh vẫn là 1 học trò ngoan ngoãn của thị trường về các bài
học kỹ thuật và tâm lý của nó. Anh kết luận rằng có hàng triệu cái đầu đang làm
việc trên thị trường, nhưng về cơ bản chỉ có 1 mẫu hình tâm lý mà anh cần phải
học và hiểu. Bản chất con người, về cơ bản cũng như nhau.

Thương vụ bán khống lịch sử 1929, kiếm 100 triệu USD

Sáng sớm ngày thứ ba, 29/10, phố Wall hỗn loạn vì những con người tò mò
muốn đến chứng kiến đợt thảm sát được kỳ vọng. Cảnh sát trên những con ngựa
và các thám tử cố gắng ngăn chặn đám đông hỗn loạn khỏi cánh cổng Sở giao

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 85


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

dịch chứng khoán New York nhưng bất thành. Mỗi khi họ mở được đường máu
để vào cổng, đám đông lại nhanh chóng lấp đầy cái lỗ đó lại.

Bên trong sàn giao dịch, ai cũng cảm thấy sự căng thẳng và sự sợ hãi trong
không khí khi những cây kim đồng hồ điểm từng tiếng một tới giờ định 10:00. Ít
hơn 1 tuần trước vào ngày thứ năm đen, thị trường chứng khoán đã trải qua đợt
suy giảm nặng nhất trong lịch sử. Tất cả đã tạo nên 1 lần hoảng loạn của thị
trường.

Trong các phòng họp của nhà môi giới, các nhà đầu tư lo lắng và ho khúng
khắng và đổi chân qua lại khi họ đứng nhìn chằm chằm vào cái máy báo giá cổ
phiếu im lặng, thứ mà sẽ đem lại cho họ một cách vô cảm xúc, sự đánh đổi giữa
sống sót hay gục ngã.

86 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Vào chính buổi sáng đó, chính xác lúc 7h20, không phải 7h19 hay 7h21,
Jesse Livermore đứng tại đại sảnh đến phòng số 29 của căn biệt thự tại King’s
Point, Long Island, chờ đợi sự xuất hiện của chiếc Rolls-Royce của ông. Tài xế
lái chiếc xe này biết rằng ông phải xuất hiện đúng 7h20, vì Livermore là 1 người
chính xác.

Một làn khói mỏng xuất hiện tại con đường và chiếc xe xuất hiện trước mặt
Livermore. Như thường lệ, Livermore gật đầu nhẹ với người tài xế, mở cửa xe
và trượt vào hàng ghế sau với tờ báo gập dưới cánh tay. Ông đặt nó bên trên tấm
da của chiếc ghế như mỗi buổi sáng vẫn thường làm: tờ New York Times,
London Times, và Wall Street Journal. Ông liếc nhìn tựa đề bài báo, cơ bản thì
cái nào cũng na ná nhau, “thị trường chứng khoán chạm đáy trên toàn cầu”

Khi chiếc xe trượt trên đại lộ, Livermore kéo rèm cửa lại, ông muốn nghiên
cứu số báo 1 mình trong im lặng. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên trong mấy tờ báo
đó cả. Thực tế, ông đã chờ đợi những tít báo như thế này trong cả năm rồi. Ông
đã lên kế hoạch cẩn thận cho ngày này, và ông đã chờ đợi kiên nhẫn.

Khi chiếc xe vượt qua Manhattan, người tài xế không mở cái cửa sổ giữa
ông và người ngồi sau. Thay vào đó, ông sử dụng micro “thưa ngài Livermore,
chúng ta đã đến Manhattan, ngài đã yêu cầu tôi nhắc ngài.”

Lúc này Livermore mở tấm rèm cửa cho ánh sáng bên ngoài tràn vào chiếc
xe. Ông bảo người lái xe chở ông tới phố Wall để ông cảm nhận không khí lúc
này tại nơi đây.

Nhưng việc này có thể ảnh hưởng tới sự khách quan trong khả năng nhận
định của Livermore, ảnh hưởng cảm xúc của ông. Liệu đây đã là đáy chưa? Hay
chỉ là sự tạm ngưng trước 1 đợt giảm mạnh nữa? Liệu ông có nên chốt lời các
lệnh short? Số tài sản của ông phụ thuộc vào câu trả lời cho các câu hỏi này, và

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 87


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

ông đã nhận ra từ lâu rằng những gì con người thực sự làm trên thị trường mới là
thứ quan trọng, không phải những gì họ bảo họ sẽ làm.

Vài người có lẽ muốn thấy sự hỗn loạn, cảm thấy sự tuyệt vọng trong bầu
không khí, ngự trị bởi lòng tham - vị thánh đã xuất hiện cực kỳ mạnh mẽ mà
không ai có thể đánh bại. Nhưng, không phải Livermore, ông muốn mình không
bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc con người này. Ông muốn mình thấy mọi thứ
mà không bị mờ mắt. Ông muốn nghe những tiếng tích tắc của cái máy báo giá
cổ phiếu khi thị trường mở cửa.

Livermore kéo rèm cửa lại, nói mà không ngẩng mặt lên “Harry, chúng ta
đi thẳng tới văn phòng.”

Trước khi đường phố có hệ thống đèn đường tự động, một viên cảnh sát sẽ
làm nhiệm vụ vận hành đèn. Khi xe của Livermore đến, viên cảnh sát này luôn
đảm bảo là đèn phải được bật xanh để chặng đường từ căn biệt thự tới văn
phòng của Livermore không bị tạm ngưng. Livermore yêu cầu như thế.

Jesse Livermore - con gấu bự của phố Wall, đã xuất hiện như vậy đấy.

Livermore ra khỏi chiếc xe tại đại lộ 730 Fifth Avenue, toà nhà Hecksher.
Ông bước vào chiếc thang máy đã được định sẵn là sẽ dừng tại lầu 18 của toà
nhà. Livermore yêu cầu 1 lối đi thẳng tới văn phòng của ông. Ông chọn không
trò chuyện với một ai nếu có thể.

Không có cái tên nào trên cửa văn phòng của Livermore. Ông mở nó bằng
chìa khoá của mình và bước vào phòng chờ, nơi mà Harry Edgar Dache thường
ngồi trong giờ làm việc. Khá khó khăn để vượt qua được Dache, người cao 6
foot 6, nặng 275 pound, và được công chúng coi là xấu và kém thân thiện.

Tuy nhiên vào lúc này thì văn phòng không có ai. Livermore luôn là người
đến đầu tiên. Ông mở cánh cửa thứ a2 bằng 1 chiếc chìa đặc biệt được cất giữ
88 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

trong két sắt. Chỉ ông và Dache biết được cách mở này. Thậm chí ông còn giám
sát những người chùi rửa văn phòng này.

Văn phòng bao gồm 1 phòng chờ, 1 phòng giao dịch với 1 cái bảng phấn
kéo dài bao phủ toàn bộ bức tường, cùng lối đi dành riêng cho những người viết
bảng; phòng họp; và cuối cùng căn phòng riêng bự của Livermore. Cái bảng
phấn có thể quan sát được từ tất cả các phòng.

Livermore thường sẽ cần tới 7 người làm việc, 6 người viết bảng cộng
thêm Dache. Công việc chính của các nhân viên này là đăng các báo giá cổ
phiếu lên cái bảng kéo dài gần hết chiều dài của văn phòng. Dache giám sát toàn
bộ hoạt động của văn phòng và làm mọi thứ khác được yêu cầu. Những tay viết
bảng này thề sẽ giữ kín bí mật và được chi trả hậu hĩnh. Luật trong văn phòng là
không được nói chuyện trong giờ hoạt động của thị trường. Livermore không
muốn bất kỳ sự làm phiền nào trong khi thị trường mở cửa. Các báo giá phải
được viết lên ngay lập tức và chính xác.

Có 1 vài cái máy báo giá trong mỗi phòng. Những cái máy này như huyết
quản đang chạy trong 1 sinh vật vậy. Livermore chưa bao giờ để 1 cái máy báo
giá nằm ngoài tầm tay. Có máy báo giá trong tất cả căn phòng thường ngày của
Livermore: Lake Placid, Long Island, căn hộ Manhattan, căn phòng thượng hạng
tại khách sạn Breakers tại Palm Beach, thậm chí chiếc tàu du ngoạn dài 300 foot
của ông.

Livermore đọc qua vài bài trong tờ New York Times các ấn bản gần đây
ông đã để dành. Tất cả các bài báo đều chỉ trích ông là người gây ra cú sụp đổ
của thị trường chứng khoán, là chủ mưu của cú rơi tự do mà cho tới giờ vẫn
chưa tìm thấy đáy. Nhưng ông tin rằng việc kinh doanh của ông - thị trường
chứng khoán - như 1 cuộc chiến. Trong chiến tranh, bạn chết khi bạn phạm 1
lỗi; trong thị trường chứng khoán, nếu bạn phạm 1 lỗi, bạn có thể phá sản. Một
người có thể chết vì chứng khoán trong 1 nhịp tim.
Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 89
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Livermore là 1 người nghiêm trọng, và trong ngày hôm nay ông đã lên kế
hoạch thực hiện 1 việc nghiêm trọng. Ông ăn mặc đẹp như mọi ngày, trong 1 bộ
vest được may tay từ London. Cái áo trong của ông thuộc loại thượng hạng nhất,
sành điệu nhất, làm từ cotton Ai Cập. Cái cà vạt có màu cực kỳ hài hoà với bộ
vest. Bộ tóc vàng được chải ngược ra sau cẩn thận, chếch qua bên trái. Ông sử
dụng 1 cặp kính gọng vàng nằm gọn gàng trên sống mũi. Trên túi bên trái của bộ
vest là 1 chiếc bút chì mạ vàng, còn bên túi phải là 1 con dao xếp, cũng làm
bằng vàng. Ông thường lấy nhầm con dao khi cần lấy chiếc bút, trong khi đang
nói chuyện.

Livermore là con gấu bự nổi tiếng của phố Wall, 1 nhà giao dịch đã bán
khống thay vì mua vào. Ông chả quan tâm, nhưng ông biết rằng cổ phiếu đi
xuống như lúc chúng đi lên, nhưng khi chúng giảm, chúng giảm nhanh gấp đôi
lúc đi lên, và đó là những gì xảy ra trong ngày hôm đấy.

Ông đã lên kế hoạch bán khống hơn 100 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 100
triệu đô la. Các lệnh này đã được đặt hàng tháng trước, 1 cách chậm chạp, bí
mật, và trong im lặng, thông qua hơn 100 nhà môi giới, do vậy không ai có thể
nói được Livermore đang làm gì. Ông đã bán khống thị trường - ông đã bán các
cổ phiếu mà sau này sẽ mua lại với mức giá rẻ hơn. Ông đã không phụ đi tiếng
tăm Con Gấu Bự của phố Wall mà người ta đặt cho ông.

Ngày hôm nay, Jesse Livermore như 1 con sói đơn độc đang đi tìm những
con mồi khác cũng như các con thú ăn thịt khác có thể giết chính mình. Có rất
nhiều tay chơi trên Phố Wall mà ông biết có thừa khả năng làm được việc này -
kết thúc cuộc đời tài chính của ông chỉ bằng 1 đòn chí tử.

Ông chọn 1 bài viết trong tờ báo The New York Times mà ông để dành từ
ngày 20/10, và đọc cái tiêu đề: “Chứng khoán theo đà bán tháo.” Ông cẩn thận
không để lộ cảm xúc hả hê của mình. Không ai biết rõ hơn Livermore rằng mọi

90 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

thứ có thể thay đổi nhanh trên đến mức nào trên thị trường chứng khoán. Ông
đọc tiếp:

Chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ bị hạn chế giao dịch trên sở giao dịch chứng
khoán New York, lịch sử đã chứng kiến cú phá vỡ lớn chưa từng thấy. Các báo
giá cuối cùng được hé lộ đã cho thấy lỗ ròng từ 5-20 điểm và tổng vốn hoá bay
hơi của thị trường nằm đâu đó chừng 1 tỷ đô la.

Khối lượng giao dịch được trao đổi là 3,488,100 cổ phiếu, con số lớn thứ
nhì trong 1 ngày thứ bảy kể từ khi sở giao dịch được thành lập. Trong nửa giờ
giao dịch đầu tiên một lượng hơn 8 triệu rưỡi cổ phiếu đã được khớp lệnh, bằng
số cổ phiếu được giao dịch trong 1 ngày trời. Cộng đồng đầu tư chứng khoán
đâu có biết được con số báo giá cuối cùng cho tới khi sau 1 giờ và 23 phút sau
12 giờ khuya, như vậy thì cái máy báo giá đã hoạt động quá chậm.

Một trong các câu chuyện nổi danh nhất thời điểm đó trong công chúng
chính là việc ông Jesse Livermore, từng là 1 trong những nhà đầu cơ lớn nhất
của đất nước, là cầm đầu cho 1 đoàn quân gấu mà đã hăm he thị trường nhiều
tuần liền, và sự yếu đuối của đống cổ phiếu là do bị định giá quá cao, và ít nhất
1 phần là do hoạt động mua bán của ông.

Trong khi đó Arthur W. Cutten của Chicago, nhà cầm đầu đáng tôn trọng
của của phe bò, lại cho rằng các cổ phiếu tốt cuối cùng cũng sẽ tăng giá.

Nhiều báo cáo cho rằng 1 trận chiến đang diễn ra giữa Livermore và Arthur
W. Cutten, đã nổi lên tại phố Wall trong 3 hay 4 ngày qua. Livermore được cho
là đã bán khống 1 số lượng lớn cổ phiếu dẫn đầu thị trường, trong khi đó Cutten
đã mua cùng số cổ phiếu tương tự.

Đợt bán tháo cổ phiếu đang diễn ra, vì thế ai cũng cho rằng đây chính là
hậu quả của hành động bán khống của Livermore, mặc dù đó chỉ là những tin

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 91


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

đồn không ai biết có thực hay không. Rõ ràng là thị trường không hề có sự hỗ
trợ chắc chắn nào. Phố Wall kháo nhau rằng Livermore đã bán khống hàng loạt
các cổ phiếu sau đây: United States Steel, Mont- gomery Ward, Simmons Co.,
General Electric, American and Foreign Power và hàng tá các cổ phiếu khác.
Hành động này đã gây ra hiệu ứng dây chuyền, từ bán tháo đến sụp đổ thị
trường như hiện tại.

Cutten, the Fishers, Durant và nhiều nhóm khác trên phố Wall là những tay
nắm giữ lớn của số cổ phiếu này, và đã chứng kiến kế hoạch và những giấc mơ
của họ lần lượt tan thành mây khói bởi hành động bán khống không ai rõ trước
được của 1 người đàn ông lạ mặt.

Kẻ cầm đầu băng đảng Gấu đen quá rõ là Livermore, người đã kiếm được
bộn tiền từ việc bán khống và là người, ít nhất là ở hiện tại, được coi là người
“đúng” chính xác trên thị trường. Cutten, người bắt đầu là 1 Trader ngũ cốc, đã
kiếm được khoảng 100 triệu đô trên thị trường trong đợt bull run kéo dài 3 năm
vừa rồi. Cutten là kẻ lãnh đạo phong trào Bò trên market và tạm thời bị coi là kẻ
“sai”.

Ngài Cutten lúc này đang ở New York và quan sát thị trường từ văn phòng
đầu não của sàn chứng khoán. Ông bày tỏ quan điểm đối với thị trường lúc này
cho các người bạn rằng đợt bán tháo là hơi “nặng nề”, và ông tin rằng các cổ
phiếu tốt cuối cùng sẽ trụ được và hồi phục trong thời gian tới. Ông vẫn chưa
thay đổi quan điểm lâu dài của mình về các cổ phiếu. Ông cũng chưa đưa ra
nhận định nào cho công chúng 1 cách chính thức. Một cách tự nhiên, ông chẳng
có gì phải bàn về các vị thế của bản thân mình ở hiện tại, vốn đang bị lỗ và đang
gồng mỏi tay.

92 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Jesse Livermore, con gấu bự của phố Wall, sau 1 thời gian lui về ở ẩn, nay
đã trở lại và giáng 1 đòn đau lên thị trường chứng khoán, khiến cho những kẻ
luôn tự đắc như Cutten 1 phen cay đắng.

Bài báo trên tờ Times thì còn nhiều thứ để kể hơn nữa:

Jesse L. Livermore, kẻ đã ẩn danh trong bóng đêm, khi mà các hoạt động
chứng khoán còn sôi nổi trong 1 vài năm, đã có 1 cuộc trở lại đầy ngoạn mục,
nếu các báo cáo của phố Wall là chính xác. Sự trở lại của Ngài Livermore như là
tay chơi hàng đầu của thị trường giờ đây đã trở thành mối quan tâm đầu tiên của
phố Wall. Từ khi còn là 1 cậu bé, Livermore đã là người viết bảng tại 1 văn
phòng môi giới ở Boston, nơi mà cậu bé đã nuôi dưỡng kỹ năng đọc giá cổ
phiếu. Công việc này cho cậu bé 1 nick name đã gắn liền với cậu suốt nhiều năm
sau đó - “cậu bé đào bới”.

Sau khi đến New York và trải qua nhiều lần lên xuống của thị trường, cuối
cùng cậu bé đã có được 1 chuỗi thắng và kiếm được nhiều triệu đô la. Người ta
nói rằng trong đợt bull run của thị trường vừa rồi, Livermore đã cho rằng cổ
phiếu đang được định giá quá cao và đã thực hiện các lệnh bán khống. Các đợt
tăng giá tiếp theo của General Motors, Steel, General Electric và nhiều cổ phiếu
khác đã khiến Livermore trả lại phần lớn tài sản của ông. Ông đã bán khống
trong suốt thời gian đó và bù lệnh hết lần này tới lần khác. Có báo cáo cho rằng
Livermore đã phải bán đi tài sản của gia đình để bù cho số thua lỗ này.

Arthur Cutten, đối thủ của Livermore, có thể bị nhầm lẫn với người canh
cửa của đất nước. Anh ta chẳng quan tâm gì tới diện mạo hay sự lịch lãm. Im
lặng, e ngại và ít thể hiện, ông đã nhiều lần ngồi trong góc của phòng hút thuốc
Pullman và lắng nghe nhiều người bàn tán về những điểm yếu trong cách giao
dịch chứng khoán của ông mà không nói rõ danh tính. Khi không tham gia vào

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 93


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

công việc kinh doanh, ông là 1 người nông dân điềm đạm trong nông trại của
mình tại Chicago.

Ngược lại, Livermore là 1 kẻ chưng diện và thích ăn mặc đẹp của quốc gia.
Nhẹ nhàng và có bộ tóc màu vàng, ông rất biết cách vận những bộ cánh đẹp của
mình, ngồi trong những chiếc Rolls Royce, quản lý 1 loạt các người hầu, có nửa
tá toà nhà để ở và có lẽ là văn phòng xa xỉ nhất New York nằm tại đỉnh toà nhà
Hecksher.

Về cơ bản thì 2 người đàn ông này hoàn toàn trái ngược nhau. Cutten rất
điềm tĩnh, từ từ và chậm chạp trong lời nói. Livermore thì nhanh, hồi hộp và
phấn khích, nhưng sẵn sàng cược tới đồng xu cuối cùng nếu ông nghĩ mình
đúng. Livermore đã lên voi xuống chó không chỉ 1 lần, mà là cả tá lần.

Tình hình khá rõ là khi cổ phiếu đi lên, Ngài Cutten sẽ hỗ trợ con đường
tăng lên của chúng, còn khi cổ phiếu giảm, Ngài Livermore ngay lập tức sẽ kè
kè bên cạnh để đảm bảo chúng không ngóc đầu lên được. Tuy nhiên không hề
có tư thù cá nhân nào giữa 2 người đàn ông này.

“ừm, chẳng bao giờ là cá nhân cả!” Livermore gằn giọng khi ông đọc xong bài
báo và quẳng tờ giấy lên bàn làm việc. Livermore và Cutten đã là đối thủ trong
giao dịch trong nhiều năm nay, kể từ khi cả 2 còn là những cậu trai mới biết mua
bán cổ phiếu trên phố Chicago.

Điện thoại reo, và Livermore ra hiệu cho trợ lý Dache, người vừa mới tới,
để trả lời.

“Alo”

“Ngài là Jesse Livermore?”

“Là tôi đây.”

94 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Đồ bỉ ổi, Livermore. Đây là hành động của mày và mày phải trả giá. Tao đã
phá sản vì mày. Không, tao còn tệ hơn là phá sản. Tao nợ nhà môi giới hàng
ngàn đô tiền giao dịch ký quỹ, nhưng tao vẫn còn cây súng của tao. Tao đang tới
để bắn vỡ sọ mày. Lần tới khi mày trả lời tao sẽ đứng ngay đấy và điều tiếp theo
mày biết là mày đang đi xuống mấy bậc tam cấp tới địa ngục, nơi mà mày xứng
đáng với bản thân mày…”

Livermore dập máy đánh rầm. Ông nhận được những lời phỉ báng này từ
những bài viết trên hầu như mọi tờ báo của nước Mỹ, chỉ trích ông cho vụ sụp
đổ của thị trường. Nhưng không phải tại ông. Ông làm gì có quyền lực tới mức
đó, không ai có thể, kể cả những con người trong House Of Morgan vĩ đại.
Nhưng điều đó không làm cho đám đông ngưng nghĩ rằng ông là nguyên nhân
của sự sụp đổ, và đang kéo thị trường xuống bằng cách bán, bán và bán.

Ông đã gọi cho tờ Times và thực hiện 1 cuộc phỏng vấn giải thích rằng ông
không phải là người để chỉ trích, nhưng không hiệu quả. Vì bất kỳ lý do gì, có
vẻ như mọi người đều muốn phỉ báng ông, như là 1 người để gọi điện tới và
buông những lời đe doạ.

Jesse Livermore đọc lại tít bài báo của cuộc phỏng vấn ông đã thực hiện
với tờ Times vào ngày 22/10/1929: “Livermore không nằm trong bể của các con
gấu”. Ông đọc tiếp:

Jesse L. Livermore, người được cho là nhân vật trên phố Wall đã bán
khống thị trường nặng nề dẫn tới cú sụp đổ vừa qua, và được cho là thủ lĩnh của
bể gấu, đã từ chối và không thừa nhận sự liên quan nào tới bất kỳ cái bể nào như
vậy.

Trích lời Livermore từ các văn phòng của ông tại 739 Đại lộ Fifth Avenue:

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 95


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Liên quan tới nhiều báo cáo khác nhau, đã được phổ biến rộng rãi thông
qua các bài báo và các nhà môi giới, rằng 1 bể gấu (1 nhóm gồm toàn những
người chỉ bán khống thị trường), được dẫn đầu bởi tôi và hỗ trợ bởi nhiều nhà
cung cấp vốn khác nhau; tôi mong muốn được khẳng định rằng không hề có sự
thật nào trong các lời đồn đoán gần đây, và tôi cũng không biết có bất kỳ hội
nhóm nào được hình thành với mục đích tương tự.

Các phi vụ đầu tư cỡ nhỏ của tôi trên thị trường chứng khoán chỉ mang tính
cá nhân, và tôi sẽ tiếp tục thực hiện chúng như trước đây.

Thực sự rất ngu ngốc khi tin rằng 1 cá nhân hay tổng hợp nhiều cá nhân lại
có thể tạo ra 1 sự sụp đổ nặng nề như vậy trên thị trường chứng khoán, tại 1
quốc gia rộng lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Những gì đã xảy ra trong vài tuần vừa
rồi là kết quả không thể tránh khỏi của 1 thời gian dài bị thao túng, khiến cho
nhiều cổ phiếu tăng vượt quá giá trị thực của chúng, dựa trên báo cáo thu nhập
và lợi nhuận thực tế.

Những người phải chịu trách nhiệm cho các mức giá phi thực tế chính là
những người phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những gì đang xảy ra trên thị
trường chứng khoán hiện tại. Thật là không may cho người dân nói chung khi 1
sự kiện như vậy xảy ra khiến cho các cơ hội đầu tư lành mạnh biến thành 1 cơn
ác mộng không có hồi kết.

Nếu ai chịu khó phân tích những mức giá đang rơi của các cổ phiếu, lấy ví
dụ United States Steel, hiện tại đang được giao dịch với giá khoảng 8-10 lần thu
nhập hiện tại của nó, thì còn nhiều cổ phiếu khác đang được thổi phồng rất nhiều
so với giá trị thực.

Ban quản trị của cục dự trữ liên bang thông qua nhiều lời cảnh báo và
nhiều bài phân tích của các nhân sự cấp cao, vẫn không thể ngăn cản thị trường
chứng khoán khỏi việc tăng lên liên tục, vậy thì quá rõ ràng và lố bịch khi cho

96 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

rằng 1 nhóm người vô danh nào đó có thể tác động được lên thị trường theo
hướng ngược lại.”

“Ngu ngốc”, Livermore lẩm bẩm khi đọc xong bài phỏng vấn. “Ngu ngốc,
những kẻ cho rằng ta có thể kéo toàn bộ thị trường phải quỳ xuống đầu gối của
nó. Không thể nào!”

Có lẽ ông là 1 phần tạo ra sự kích hoạt cho sự sụp đổ lần này. Đầu cơ luôn
có khả năng kéo thị trường xuống đầu gối. Livermore đã giao dịch suốt 35 năm,
kể từ khi mới 14 tuổi. Ông đã kiếm được và cũng đã mất đi hàng triệu đô la. Vào
năm 1929, ông đang ở đỉnh cao của quyền lực, và ông biết sắp tới sẽ là 1 cuộc
hoảng loạn tiếp theo.

Livermore hiểu rất rõ những vết thương sâu sắc về tinh thần mà 1 sự mất
mát về tài chính có thể mang lại. Ông đã trải qua việc đó nhiều lần trong sự
nghiệp của mình. Ông có thể đưa ra 1 thông cáo báo chí nữa, và nhanh chóng
đưa gia đình ông vào vòng nguy hiểm. Họ đã bị đe doạ nhiều lần trước đây.

Livermore ngồi chờ đợi trong im lặng bên cạnh cái máy báo giá cổ phiếu.
Cái bàn làm việc hoàn toàn sạch sẽ nếu không có mớ hổ lốn máy báo giá, 1
chồng giấy, 1 chiếc bút chì và nhiều chiếc hộp rỗng.

Hiện tại thì văn phòng đang đông đủ các nhân viên. Sáu người viết bảng
đang đứng sẵn tại chiếc bảng dài, mặc những chiếc áo khoác ngược màu để làm
cho các ký tự họ viết trở nên nổi bật hơn. Mỗi người viết bảng đều đeo tai nghe
và micro ở ngay miệng. Chúng được kết nối trực tiếp tới sàn của sở giao dịch
chứng khoán New York. Mỗi người được giao việc lắng nghe và ghi lại 1 nhóm
cổ phiếu hay hàng hoá. Máy báo giá bắt đầu chạy, nhổ ra các mẩu giấy nhỏ như
vé xe buýt. Các mẩu giấy ghi giá cổ phiếu này chứa đựng phần lớn tài sản của
toàn bộ nền kinh tế.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 97


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Đối với Livermore, đọc cái máy báo giá cổ phiếu giống như đọc báo vậy.
Ông thuộc nằm lòng tất cả các biểu tượng, và ông có 1 bộ óc toán học kiệt xuất
có khả năng nhớ tất cả các đoạn báo giá. Giống như 1 tay chơi bài có khả năng
nhớ tất cả các lá bài đã được ra. Để chắc ăn gấp đôi, ông quan sát đội làm việc
của mình khi những người viết bảng bắt đầu di chuyển dưới lệnh của Dache, lấp
đầy cái bảng phấn với các lệnh giao dịch. Ngày hôm nay, Livermore dành sự
quan tâm đặc biệt đối với danh mục cổ phiếu của mình. Ông có thể nhìn lên
bảng và tính chính xác ra đô la giá trị danh mục của ông.

Trong văn phòng chỉ còn lại sự im lặng ngoại trừ tiếng tick của máy báo
giá và tiếng phấn trắng cà lên bảng. Luôn luôn chỉ có im lặng trong phòng giao
dịch của Livermore khi thị trường đang mở cửa. Không việc gì phải tán gẫu khi
thị trường đang mở cửa, và những người viết bảng biết điều đó.

Tính tới hôm nay, lợi nhuận tổng cộng với vốn của Livermore đã chạm tới
con số 100 triệu đô la. Việc này chẳng làm thay đổi cảm xúc của ông. Điện thoại
chính của văn phòng lại rung, và ông ra hiệu cho Dache đừng trả lời nó.
Livermore không muốn bị làm phiền bởi bất kỳ cuộc gọi đe doạ nào trong giờ
thị trường mở cửa, vốn sẽ phá vỡ sự tập trung của ông. Ông chẳng có gì để nói
với bất kỳ ai, và cũng chẳng muốn nghe ai nói. Khi thị trường mở cửa,
Livermore như 1 con sói đơn độc và ông thích điều đó. Ông thích việc có thể tập
trung vào những gì mình đang làm. Mỗi 1% tăng hay giảm của giá, danh mục
của ông lại tăng thêm hoặc mất đi 1 triệu đô.

Sự mất tập trung nhỏ nhất có thể khiến Livermore mất đi hàng triệu đô la.
Đó chính xác là cách mà ông ưa thích để trade - mọi tế bào trong cơ thể sống
của Livermore đang sống và tập trung hết cỡ. Không có gì tồn tại ngoài cái máy
báo giá cổ phiếu. Cái máy sẽ nói cho ông tất cả mọi thứ nếu ông có khả năng
đọc nó, tìm gợi ý bị che giấu, và hành động từ đó. Ông đang chống lại 2 cảm

98 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

xúc vĩ đại nhất của phố Wall: nỗi sợ và lòng tham. Ông đang có 1 ván cược lớn
trên bàn.

Đêm đó, Livermore về nhà tại King’s Point và phát hiện vợ mình, Dorothy,
và 2 đứa con, Paul và Jesse Jr. đã đi mất. Những bức tranh đã bị gỡ xuống, một
vài tấm thảm Persian đã bị lấy đi, và toàn bộ số bạc trong nhà đã biến mất. Ông
đi lên tầng 2 để xem cái két sắt nơi mà Dorothy giữ số kim cương - 1 bộ sưu tập
quý giá, phần lớn từ Harry Winston, Van Cleef và Arpels. Tất cả đã biến mất.

Ông bước vào nhà bếp và thấy 4 đầu bếp cùng 2 người chặt thịt đang chuẩn
bị bữa tối cho gia đình.

“Bà Livermore và đám con trai đâu?” Ông hỏi.

“Họ đã chuyển tới căn hộ của người lái xe rồi thưa ngài.” người thợ chặt
thịt chính trả lời. “chúng tôi đã nghe toàn bộ về sự sụp đổ. Chúng tôi rất xin lỗi,
thưa ngài Livermore.”

Livermore nhìn chằm chằm vào họ trong vài giây, không cảm xúc, và bước
tới căn hộ phía trên hầm để xe vốn dành cho 2 tài xế riêng. Có 2 tài xế, 1 người
cho Dorothy, hay Livermore thích gọi là “Mousie”, và 1 người cho chính ông,
hay ông còn gọi bản thân mình là “J.L”. Ông bước vào phòng khách của căn hộ,
bước qua tấm thảm chân đắt tiền và qua một vài món đồ nội thất vô giá. Dorothy
ngồi trong ghế bành với 2 đứa con bên cạnh. Họ đều mặc những bộ quần áo đẹp
đẽ nhất.

“Mousie, chuyện gì thế? Em đang làm gì vậy?”

“Tụi em đã nghe rồi. Em xin lỗi, J.L.” cô trả lời.

“Em đang nói về gì thế?”

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 99


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

“Tụi em nghe rằng mọi người đã bị phá sản vì cú sụp đổ. Radio nói về
chuyện này cả ngày. Người ta nhảy ra ngoài cửa sổ, bắn vỡ đầu nhau trong văn
phòng, biến mất. Vài người bạn của em gọi. Em rất xin lỗi, J.L”

Ông nhìn vào cô ấy. Vài giây dài đằng đẵng trôi qua. Cô ấy thật đẹp, ngồi
đó với 2 cậu con trai tuấn tú bên cạnh, và nữ trang của cô nằm trong 1 chiếc
rương được phủ bằng da kế bên cô.

Cô là sự đối ngược với Livermore: tràn đầy sức sống, xinh đẹp, hài hước,
và năng động. Một loài động vật xã hội thực sự tại thời điểm sức sống mạnh mẽ
nhất ngay giữa đám đông. Cô ấy sẽ nói thẳng ra tất cả những gì có trong đầu cổ.
Cô là 1 nghệ sỹ hài tự nhiên, và điều tuyệt vời là cô không nói những câu đùa 1
cách cố ý. Thực ra cô rất thường xuyên bối rối, không hiểu vì sao mọi người
đang cười mình.

Jesse Livermore nhìn xuống cái rương trang sức. Ông đã trải qua vài
khoảnh khắc tệ hại nhất đời mình, những lần thảm bại nặng nề nhất trước thị
trường. Ông đã đem cái rương đó tới Harry Winston nhiều hơn 1 lần khi ông phá
sản và cần chút cơm. Số nữ trang này, giá trị gần 4 triệu đô la luôn là cứu cánh
để làm lại từ đầu mỗi khi thất bại.

“Mousie, em và 2 đứa con quay trở về nhà chính để ăn tối. Đem theo cái
rương trang sức.”

“Ồ, J.L. anh cần chúng nữa sao?”

“Không. Hôm nay là ngày tuyệt nhất anh từng có trên thị trường. Anh đã
đóng 1 nửa số cổ phiếu đang nắm giữ. Chúng ta sẽ ổn thôi. Anh đương nhiên sẽ
không cần tới số nữ trang đó. Giờ thì em và bọn nhóc đi theo anh.”

Ông quay đầu và bước đi, 1 nụ cười trên gương mặt. Một ngày tồi tệ. Cô ấy
chưa bao giờ thất bại trong việc làm ông ngạc nhiên, làm ông cười. Họ đang gặp
100 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

những vấn đề cá nhân, phần lớn là do lỗi của ông không cho người phụ nữ biết.
Tuy nhiên, ông tin rằng họ có thể vượt qua được.

Livermore biết rằng nếu li dị, ông sẽ nhớ cô ấy nhiều lắm. Mắt ông chớp
chớp khi nghĩ về tình yêu của 2 người. Rồi ông lắc đầu để rủ bỏ những suy nghĩ
đó trong đầu. Ông sẽ trân trọng người phụ nữ và 2 đứa con chừng nào họ còn ở
bên ông. Đâu ai biết được tương lai ra sao.

Những cuộc gọi đe doạ vẫn tìm đến ông, càng nhiều hơn ngày qua ngày.
Ông cần phải loại bỏ những mối đe doạ này. Ông gọi toà soạn New York Times,
1 tờ báo luôn sẵn sàng trích lời của Jesse Livermore. Tít báo ngày 13/11 ghi
rằng: “Livermore giờ đã là Bò: tuyên bố rằng cổ phiếu đã giảm quá nhiều và
một vài trong số đó là các cơ hội mua vào hấp dẫn.”

Tuy nhiên, các cuộc gọi vẫn tấp nập đến: “Livermore, mày là 1 tên dối trá.
Tao biết mày thông minh tới mức nào. Mày nói mày đang ở phe hy vọng của thị
trường trong khi mày đạp giá xuống đáy. Tao sẽ tới tìm mày. Tao hy vọng mày
không bao giờ ngủ ngon, tên khốn tội lỗi.”

“Ngày hôm nay tao đã mất căn nhà, Livermore, mày nghĩ gì về điều đó?
Căn nhà tao đã dành 23 năm để trả tiền cho nó. Bọn chúng khiêng nhà tao đi
ngày hôm nay, giờ tao lang thang trên đường phố như 1 thằng điên, với vợ và
bốn đứa con. Mày đã làm điều đó, và mày sẽ phải trả giá”

Ngày 21/12/1929, Jesse Livermore đã chịu đựng quá đủ. Ông thuê người
bạn cũ Frank Gorman, 1 cựu sĩ quan cảnh sát tại Nassau County, như 1 biện
pháp phòng thân. Gorman và Livermore là bạn cũ từ thời 1929. Livermore đã
từng nhờ tới ông vài lần trong quá khứ khi mọi thứ rối tung lên. Lần gần nhất,
Livermore đã thuê Gorman bảo vệ ông khỏi “boston billy” - tên trộm khét tiếng
đã cướp lâu đài của Livermore, bị bắt, và tuyên bố sẽ trả thù.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 101


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Gorman ngay lập tức chuyển vào biệt thự tại King’s Point của Livermore.
Ông hộ tống đám con trai đi học hàng ngày và trở thành bóng tối của Dorothy.

Livermore vẫn giữ nếp sinh hoạt hàng ngày của mình, đi tới văn phòng mỗi
ngày và quan sát những cái máy báo giá cổ phiếu, và đi lệnh. Một buổi chiều,
Livermore đi đến cái cửa sổ và kéo tấm che màn ra. Quang cảnh khá ngoạn mục
của thành phố New York những ngày đầu năm 1930 hiện ra trước mắt ông.
Chiếc máy báo giá cổ phiếu nằm trong tay Livermore, liên tục gõ những tiếng
báo giá vô tận - tất cả đều mang số âm, giống như danh sách tử nạn của bộ đội
từ chiến trường. Ông nhìn ra ngoài.

Ông thắc mắc tại sao cuộc đời mình lại tới điểm này. Và ông thắc mắc tại
sao mình không cảm thấy vui vẻ hơn. Sau tất cả, đây là những ngày thành công
tột bật trong cuộc đời tài chính của ông, vậy mà cảm giác duy nhất trong ông lúc
này là một sự trống rỗng vô tận.

1932- 1938, lần phá sản thứ ba và cuối cùng

Trong thế chiến I, Livermore đoán trước được rằng cà phê sẽ thực sự tăng
giá mạnh, và nhanh chóng thiết lập vị thế kinh doanh của mình rộng khắp. Lợi
nhuận thu được lên đến nhiều triệu Mỹ kim, tuy nhiên hợp đồng cà phê đã bị
làm cho mất hiệu lực. Chính quyền tin rằng ông đã đầu cơ trục lợi trong thời
chiến. Điều này dẫn đến sự phá sản lần thứ ba của Livermore.

1940, viết cuốn sách cuối cùng và tự kết liễu cuộc đời

Một năm sau, ông cưới Harriet Metz – một nghệ sĩ nổi tiếng tại New York -
và ông phải sống nhờ thu nhập của bà. 1940, ông viết cuốn sách cuối cùng
“How to trade in stocks” khá ngắn gọn và đúc kết vô cùng nhiều bài học quý
giá. Mặc cho chứa đựng bao nhiêu thất bại, kinh nghiệm và bài học từ chính

102 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

cuộc đời Livermore, cuốn sách này của ông tiếp tục là một thất bại và không
được nổi tiếng như cuốn tiểu sử 1923 viết bởi Edwin Lefevre.

Cùng năm đó, người ta tìm thấy xác của Livermore với vết thương tự bắn
vào đầu tại một căn phòng khách sạn hiu quạnh ở New York. Ông viết lá thư
tuyệt mệnh với dòng cuối cùng cho vợ của mình: “Anh xin lỗi, cuộc đời anh là
một thất bại và anh không thể tiếp tục để em chịu đựng nữa...”. Ông đã hơn 60
tuổi, mất hết động lực và sự tự tin vào bản thân. Và như thế, huyền thoại đầu cơ
giá xuống – một con người thông minh, can đảm và kiên cường nhất của giới
đầu cơ tài chính Mỹ – cuối cùng đã bỏ cuộc vào những phút giây cuối đời. Trớ
trêu thay, thị trường chứng khoán, thứ mà ông cả đời cố gắng để đánh bại, cuối
cùng đã đánh bại ông.

Nguồn World's Greatest Stock Trader

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 103


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

II. QUAN ĐIỂM CỦA LIVERMORE

1. Quan điểm của Livermore


Làm thế nào mà ông lại có thể thành công và giàu có đến vậy? Câu trả lời
đến từ quan điểm của ông về thị trường khác biệt với hầu hết các nhà đầu cơ
thông thường khác. Dưới đây là một số câu nói thể hiện quan điểm của ông về
thị trường:

 Thị trường luôn luôn đúng, vì thế đừng bao giờ chống lại thị trường.

 Bạn chỉ đúng khi kiếm được tiền và chỉ sai khi bạn mất tiền. Điều này
không thể chối cãi và nó là quy luật đích thực của đầu cơ.

 Chẳng có gì mới xảy ra trên thị trường chứng khoán. Lịch sử sẽ luôn lặp đi
lặp lại vì bản chất con người là không bao giờ thay đổi.

 Chỉ có kẻ ngốc mới cố gắng kiếm tiền hàng ngày trên thị trường chứng
khoán. Bạn không thể nào kiếm được tiền liên tục bằng cách giao dịch hằng
ngày hay hằng tuần.

 Trò chơi đầu cơ là một trong những trò chơi chính thức thú vị nhất trên thế
giới. Tuy nhiên, đây không phải là trò chơi cho những kẻ cứng đầu, những kẻ
lười suy nghĩ, những kẻ không biết kiểm soát cảm xúc hay những kẻ muốn giàu
nhanh. Bọn họ sẽ chết trong nghèo khó.

 Đừng tin tưởng vào ý kiến của bạn, cho đến khi vận động của thị trường
xác nhận ý kiến đó.

 Đừng bao giờ cho phép những hoạt động đầu cơ mạo hiểm lan qua hoạt
động đầu tư vì số tiền mất do đầu cơ là rất nhỏ so với số tiền những người được
gọi là nhà đầu tư dành cho các thương vụ đầu tư.

104 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

 Bí mật để bạn kiếm thật nhiều tiền trên thị trường là bạn hãy giữ thật lâu
những khoản lãi, bán thật nhanh những khoản lỗ.

 Bạn chỉ nên bình quân giá lên để gia tăng lợi nhuận và tuyệt đối không bao
giờ được bình quân giá xuống.

 Không được tò mò về lý do đằng sau chuyển động giá và đừng bao giờ cố
gắng đi tìm hiểu nguyên của biến động giá đó.

 Không bao giờ được mua một cổ phiếu bởi vì nó đã giảm nhiều so với mức
giá cao trước đó và không bao giờ được bán một cổ phiếu bởi vì giá nó đã lên
quá cao.

 Tôi sẽ mua cổ phiếu khi nó lên một mức cao mới, so với những nhịp điệu
bình thường của nó.

 Những con sóng lớn cần thời gian để phát triển. Chừng nào cổ phiếu vận
động đúng hướng, thị trường vận động đúng hướng, thì đừng vội vàng chốt lời.

 Nếu xu hướng chung của thị trường không thuận lợi với bạn, bạn đang chơi
với ưu thế cực kỳ tệ. Hãy đi theo dòng chảy, nương theo xu hướng và không bao
giờ chống lại nó.

 Nếu bạn không kiếm được tiền từ cổ phiếu dẫn dắt, bạn sẽ không kiếm
được tiền từ cổ phiếu nào khác hay là toàn bộ thị trường.

 Những cổ phiếu dẫn dắt hôm nay, có thể không phải là những cổ phiếu dẫn
dắt của vài năm sau.

 Rất ít người có thể kiếm tiền bằng cách nghe theo lời khuyên của người
khác. Hãy coi chừng thông tin nội bộ. Nếu kiếm tiền dễ dàng đến vậy, không ai
dại gì bỏ tiền vào túi bạn.

Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại 105


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

2. Những kẻ thất bại


Livermor cũng nghiên cứu các tay chơi thua lỗ, những kẻ mất hết tiền trên
thị trường và ông phân những kẻ thua lỗ này làm 3 loại:

1. Tay mơ không biết gì, và dẫu họ biết rằng mình không biết gì, nhưng vẫn
muốn tham gia thị trường. Họ thường thích các cổ phiếu đang rớt giá vì họ
nghĩ rằng nó rẻ. Những người này sống được từ 3-30 tháng.
2. Thất bại hạng hai, những kẻ giao dịch theo thông tin được cung cấp từ
những kẻ thất bại khác. Những người này đã trải qua giai đoạn đầu của
những kẻ thất bại và giờ đang bước sang giai đoạn thứ hai. Họ hiểu được
những quy tắc mà ai cũng phải biết trong giao dịch. Sai lầm lớn nhất của họ
là để cảm xúc chi phối hay bị mất kỷ luật trong những quyết định giao dịch
của mình. Những người này đủ thông minh để sống lâu hơn những tay mơ
không biết gì vì thế mà họ sống được khoảng 30 - 45 tháng.
3. Thất bại hạng ba, những kẻ tìm kiếm các kèo để vào lệnh, mua tại vùng nền
giá ở đáy và đợi sóng tăng. Họ giao dịch ổn cho tới khi mua phải cổ phiếu
nằm im không tăng và đi ngang mãi mãi.

106 Chương 1: Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

CHƯƠNG 2 :
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Ở chương 1 của quyển sách chúng ta đã tìm hiểu về cuộc đời của nhà giao
dịch chứng khoán vĩ đại Jesse Livermore. Từ chương này trở đi chúng ta sẽ đi
nghiên cứu những phương pháp và những kỹ năng đã giúp ông trở trở nên vĩ đại.
Chương 2 quyển sách này chúng ta sẽ tìm hiểu những yếu tố nền tảng của phân
tích kỹ thuật. Từ đó bạn sẽ có kiến thức để hiểu và áp dụng công thức đầu cơ
Livermore mà bạn sẽ được biết ở chương 5 quyển sách. Đừng bỏ qua chương
này bạn nhé.

1. Mục đích của phân tích kỹ thuật


Trong thị trường tài chính, phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích
đồ thị và các chỉ báo nhằm dự báo xu hướng của giá cả thông qua việc nghiên
cứu dữ liệu trong quá khứ. Từ đó chúng ta có thể lựa chọn được thời điểm mua
bán hợp lý nhằm tăng hiệu quả đầu tư.

2. Các ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật


Phân tích kỹ thuật có những ưu điểm sau:
1. Biết được thị trường đang ở đâu, từ đó dự đoán được xu hướng tiếp theo
của thị trường.
2. Xác định được thời điểm mua bán hợp lý để tăng hiệu quả giao dịch.
3. Có thể linh hoạt tham gia nhiều loại thị trường nếu muốn.
Có ưu điểm thì cũng phải có nhược điểm, dưới đây là những nhược điểm
của phân tích kỹ thuật:
1. Không lý giải được nguyên nhân biến động giá khi không có thông tin gì
từ doanh nghiệp.
Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật 107
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

2. Không dự đoán trước được biến động giá cho đến khi nó bắt đầu diễn ra.
3. Không thể biết được đâu là xu hướng lớn, đâu là xu hướng nhỏ khi nó
mới bắt đầu.
Những nhược điểm này có thể khắc phục được nếu chúng ta học và nghiên
cứu về phân tích cơ bản. Hoàn thiện kiến thức và trải nghiệm một thời gian
chúng ta sẽ trở thành những nhà trader chuyên nghiệp.

3. Các tiền đề cơ bản của phân tích kỹ thuật


Phân tích kỹ thuật được hình thành dựa trên cơ sở nền tảng của ba tiền đề
sau:
1. Biến động thị trường phản ánh tất cả.
2. Giá dịch chuyển theo xu hướng.
3. Lịch sử luôn lặp đi lặp lại.

Biến động thị trường phản ánh tất cả


Các chuyên gia phân tích kỹ thuật tin rằng, bất cứ thứ gì mang tính cơ bản,
chính trị tâm lý hay những yếu tố khác đều có thể tác động đến giá cả và chúng
được phản ánh qua giá của thị trường đó. Vì thế họ cho rằng việc nghiên cứu về
biến động giá là tất cả những gì mà chúng ta cần. Khi thấy một sự dịch chuyển
giá đột ngột nào đó, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ không bao giờ cố gắng đi tìm
hiểu nguyên nhân, thay vào đó họ sẽ hành động bằng việc giao dịch.
Tất cả những gì mà chuyên gia phân tích kỹ thuật khẳng định chính là việc
biến động giá sẽ phản ánh sự thay đổi về cung và cầu. Biến động này là nền tảng
của tất cả dự đoán cơ bản và kinh tế. Sau đó các chuyên gia phân tích kỹ thuật sẽ
đi đến một kết luận là khi giá tăng thì dù với bất kỳ lý do nào thì cầu cũng sẽ
vượt cung và ngược lại khi giá giảm cung sẽ vượt cầu. Hay nói cách khác cung
cầu chính là động lực và là căn nguyên của thị trường tăng hoặc giảm.

108 Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Giá dịch chuyển theo xu hướng


Khái niệm xu hướng đóng vai trò rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật.
Chúng ta sẽ không cần phải tiếp tục học phân tích kỹ thuật trừ khi chấp nhận
rằng giả thuyết thị trường dịch chuyển theo xu hướng. Mục đích của việc vẽ đồ
thị biến động giá là để xác định xu hướng trong giai đoạn phát triển ban đầu và
giao dịch theo những xu hướng đó.
Có một hệ quả tất yếu đối với giả thuyết rằng giá dịch chuyển theo xu
hướng – một xu hướng chuyển động có khả năng sẽ tiếp tục hơn là đổi chiều.
Hay nói cách khác một xu hướng đang dịch chuyển sẽ tiếp tục dịch chuyển theo
xu hướng hiện tại cho đến khi nó đổi chiều.
Lịch sử luôn lặp đi lặp lại
Phần lớn nội dung của quá trình phân tích kỹ thuật và nghiên cứu về biến
động thị trường đều có liên quan đến tâm lý con người. Các nhà phân tích kỹ
thuật cho rằng tâm lý con người là thứ không thay đổi, nó luôn đi theo theo xu
hướng của thị trường. Vì thế thị trường thường lặp lại những thứ đã xảy ra trong
quá khứ cũng như chu kỳ nên kinh tế luôn có tính tuần hoàn. Nhà đầu cơ vĩ đại
Jesse Livermore đã từng nói rằng:
“Không có gì mới trên thị trường chứng khoán cả, lịch sử luôn luôn lặp đi lặp lại
bởi vì bản chất của con người không bao giờ thay đổi”
Nói tóm lại tiền đề cuối cùng này chỉ cho chúng ta thấy được rằng tương lai
đang ẩn dưới những nghiên cứu trong quá khứ , hay có thể hiểu rằng tương lai
chỉ là sự lặp lại trong quá khứ.

II. LÝ THUYẾT DOW

1. Giới thiệu về lý thuyết Dow


Lý thuyết Dow là một lý thuyết khởi đầu trong các kỹ thuật liên quan đến
giá và khối lượng giao dịch, đây là một trong những lý thuyết xuất hiện sớm
nhất và cho đến nay vẫn là nền tảng của nhiều loại chỉ báo kỹ thuật. Lý thuyết
Dow ra đời vào cuối thế kỷ 19, được xây dựng bởi Charles Dow, sau đó William
Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật 109
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hamilton đã cải tiến nó và Rober Rhea. Qua thời gian, với biến động không
ngừng của công nghệ thông tin, nhiều lý thuyết và chỉ báo kỹ thuật ra đời, nhưng
lý thuyết Dow vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Hình 2.1. Charles Dow (6/11/1851 – 4/12/1902)

110 Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Charles Dow tên thật là Charles Henry Dow. Ông sinh ra ở Sterling,
Connecticut trong một gia đình nông dân. Khi lớn lên ông thành lập ra Tạp Chí
Phố Wall , nơi đã trở thành một trong những ấn phẩm tài chính được kính trọng
nhất trên thế giới. Ông đã phát triển một loạt các nguyên tắc để hiểu và phân tích
hành vi thị trường mà sau này được gọi là lý thuyết Dow , nền tảng cho phân
tích kỹ thuật . Dow đã ứng dụng lý thuyết của mình vào các chỉ số trung bình
của thị trường chứng khoán mà ông đã tạo ra với tên gọi là chỉ số công nghiệp
và chỉ số đường sắt. Tuy nhiên, hầu hết các lý thuyết phân tích của ông đều có
thể được áp dụng cho các loại chỉ số trung bình của tất cả thị trường.

2. Các nguyên lý cơ bản


Ở phần này chúng ta sẽ đi vào mô tả các nguyên lý cơ bản của lý thuyết
Dow. Theo lý thuyết Dow, xu hướng giá cả dịch chuyển dựa trên 6 nguyên lý cơ
bản:
1. Chỉ số bình quân phản ánh mọi thứ.
2. Các chỉ số thị trường chứng khoán phải thống nhất lẫn nhau.
3. Thị trường có ba xu hướng chính.
4. Thị trường phát triển theo ba giai đoạn.
5. Các xu hướng được xác nhận bởi khối lượng giao dịch.
6. Các xu hướng sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều.

Chỉ số bình quân phản ánh mọi thứ.


Chỉ số bình quân thị trường hay còn gọi là thị trường chung sẽ phản ánh
diễn biến của toàn thị trường, phần lớn diễn biến cổ phiếu sẽ có xu hướng giống
với xu hướng của thị trường chung, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn và các
cổ phiếu mang tính thị trường. Nói cách khác cung cầu của thị trường chung
phản ánh diễn biến của toàn bộ thị trường chứng khoán, hầu hết các dòng cổ
phiếu đều có sự đồng thuận với nhau hay các nhà đầu tư thường có tính bầy đàn.

Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật 111


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Các chỉ số thị trường chứng khoán phải thống nhất với nhau.
Các chỉ số chứng khoán đầu tiên là các chỉ số các ngành công nghiệp và
chỉ số ngành đường sắt. Theo lý thuyết Dow, thị trường giá tăng trong công
nghiệp không thể xảy ra trừ khi chỉ số trung bình ngành đường sắt cũng tăng.
Nói cách khác các chỉ số thị trường thông thường sẽ đồng pha nhau hay là có xu
hướng giống nhau.

Thị trường có ba xu hướng chính.


Trước khi nói về sự vận hành của các xu hướng, chúng ta phải làm rõ định
nghĩa xu hướng xu hướng của Dow. Dow định nghĩa một xu hướng tăng là tình
huống mà trong đó thị trường sẽ có mức giá đỉnh trước đây, và mức giá thấp
nhất tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn các mức giá thấp nhất trong quá khứ.
Nói cách khác, một xu hướng tăng có đồ thị gồm các đỉnh và đáy tăng dần.
Ngược lại, thị trường có chiều hướng đi xuống khi mức giá cao nhất và thấp
nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ.
Định nghĩa của Dow đã được thử thách qua thời gian và vẫn luôn được coi là
nền móng cho việc phân tích xu hướng.

Hình 2.2.a. Ví dụ về xu hướng tăng

112 Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 2.2.b. Ví dụ về xu hướng giảm


Dow cho rằng một xu hướng phải có ba cấp: xu hướng dài hạn (xu hướng
sơ cấp), xu hướng trung hạn (xu hướng thứ cấp) và xu hướng ngắn hạn (xu
hướng nhỏ). Xu hướng dài hạn thông thường sẽ kéo dài từ sáu tháng đến vài
năm, ở đây có thể là xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Xu hướng trung hạn
thường sẽ kéo dài từ một tháng tới sáu tháng và xu hướng ngắn hạn thường kéo
dài từ một tuần tới một tháng. Ba xu hướng này có thể đồng pha hoặc lệch pha.
Nếu cả ba xu hướng đều là xu hướng giảm thì đây là xu hướng giảm dài hạn
đang tiếp diễn. Nếu xu hướng dài hạn là xu hướng tăng, xu hướng trung hạn và
xu hướng ngắn hạn là xu hướng giảm thì đây là xu hướng giảm trung hạn và có
thể chỉ là giai đoạn điều chỉnh của xu hướng tăng dài hạn. Nếu hướng trung hạn
tăng còn xu hướng ngắn hạn là xu hướng giảm thì đây là xu hướng giảm giảm
ngắn hạn và có thể đây chỉ là nhịp điều chỉnh của xu hướng trung hạn.

Thị trường phát triển theo ba giai đoạn.


Theo Dow, mỗi xu hướng sơ cấp sẽ phát triển theo ba giai đoạn, đối với thị
trường tăng giá (thị trường con bò tót) sẽ có ba giai đoạn sau: Giai đoạn tích lũy,
giai đoạn đoạn phát triển và giai đoạn suy giảm. Giai đoạn tích lũy là giai đoạn

Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật 113


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

các nhà đầu tư chủ động mua gom dần cổ phiếu ở một vùng giá nhất định. Trong
suốt giai đoạn này, giá cổ phiếu không thay đổi nhiều do cung cầu cân bằng và
thanh khoản ở mức thấp. Sau đó khi có thông tin tốt về cổ phiếu hoặc thông tin
tích cực từ nền kinh tế vĩ mô, người ta sẽ đổ xô đi mua cổ phiếu này dẫn tới sự
tăng giá đột biến về giá. Đây là giai đoạn thứ 2, giai đoạn thị trường đầu cơ giá
lên (giai đoạn phát triển), nó sẽ kéo dài cho đến khi nhu cầu đầu cơ trên thị
trường đạt mức cực đại. Lúc này, khi báo chí bắt đầu đưa tin về sự tăng giá
mạnh của cổ phiếu và tín hiệu tích cực của nền kinh tế và doanh nghiệp. Lúc này
các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ bán cổ phiếu của họ ra thị trường, đây chính là
giai đoạn thứ ba của xu hướng – giai đoạn phân phối (giai đoạn suy giảm).
Tương tự, thị trường giảm giá (thị trường con gấu) cũng sẽ có ba giai đoạn:
Giai đoạn phân phối (đây cũng cũng là giai đoạn cuối của thị trường giá tăng
trước đó). Đây là giai đoạn các nhà đầu tư có tầm nhìn xa đều nhận thấy cổ
phiếu mà họ đang nắm giữ đã vượt xa giá trị thực của nó hoặc sự tăng trưởng
của doanh nghiệp sắp tới sẽ có sự chững lại, vì thế họ nhanh chóng bán cổ phiếu
của mình ra. Thời điểm này thị trường vẫn còn rất năng động và hưng phấn bởi
những tin tốt về doanh nghiệp cũng như nền kinh tế vĩ mô vừa mới xuất hiện,
nhiều nhà đầu tư tin rằng đây là cơ hội để mua cổ phiếu tốt với giá rẻ nên họ lập
tức mua vào. Nối tiếp giai đoạn này là giai đoạn thị trường hỗn loạn – giai đoạn
thứ hai của thị trường giá xuống, đây là thời điểm các thông tin xấu về doanh
nghiệp hay nền kinh tế vĩ mô bắt đầu xuất hiện, các nhà đầu tư mua bắt đầu
hoảng loạn bán tống bán tháo cổ phiếu ra khiến cho thị trường lao dốc không
phanh và khối lượng giao dịch đạt đến mức đỉnh điểm. Và giai đoạn cuối cùng –
giai đoạn tích lũy, xu hướng giảm đã bắt đầu yếu dần và thị trường đã cạn nguồn
cung, đây là thời điểm giá cổ phiếu đã trở nên rẻ như bèo và các nhà đầu tư khôn
ngoan bắt đầu mua gom các cổ phiếu ở vùng này mặc cho tin xấu vẫn liên tục
xuất hiện, đây cũng chính là giai đoạn đầu tiên của thị trường giá lên.

114 Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Các xu hướng được xác nhận bởi khối lượng giao dịch.
Dow công nhận rằng khối lượng giao dịch là một yếu tố rất quan trọng
trong việc xác nhận tín hiệu giá. Có thể nói rằng, khối lượng giao dịch sẽ gia
tăng theo hướng phát triển của xu hướng chính. Trong một xu hướng tăng, khối
lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng lên và giảm khi giá giảm. Trong một xu
hướng giảm, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá giảm và giảm khi giá phục hồi
mức tăng. Nói tóm lại những dịch chuyển giá đi kèm với khối lượng giao dịch
lớn sẽ thể hiện xu hướng chung của thị trường về cổ phiếu.

Các xu hướng sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều.
Lý thuyết Dow tin rằng sẽ tồn tại các xu hướng mặc dù các thị trường luôn
biến động, trong ngắn hạn giá thị trường có thể giao động theo hướng ngược với
xu hướng hiện tại nhưng nó sẽ sớm điều chỉnh theo xu hướng chính. Xu hướng
này sẽ luôn tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều rõ ràng. Dow cho rằng
một xu hướng tăng bị đảo chiều khi xuất hiện đáy sau thấp hơn đáy trước.
Ngược lại một xu hướng giảm bị đảo chiều khi xuất hiện đỉnh sau cao hơn đỉnh
trước. Nguyên lý này là một trong những nguyên lý có nhiều ý kiến tranh cãi
nhất. Nhưng khi hiểu chính xác nó vẫn có giá trị lớn nhất trong phân tích thị
trường.
Công việc được xem là khó khăn nhất đối với một người theo lý thuyết
Dow hay bất kỳ một nhà giao dịch theo xu hướng nào là phân biệt một sự hiệu
chỉnh thứ yếu trong xu hướng hiện tại với giai đoạn tín hiệu đầu tiên của một xu
hướng mới đảo nghịch. Những người theo lý thuyết Dow thường xuyên bất đồng
về việc xác định thời điểm xuất hiện tín hiệu đảo chiều thực sự.

Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật 115


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 2.3a và 2.3b minh họa hai tình huống thị trường khác nhau. Trong
hình 2.3a, sự hồi phục tại điểm c thấp hơn đỉnh A trước đó. Sau đó, giá lại rớt
xuống dưới điểm B. Sự xuất hiện của hai đỉnh thấp hơn và hai đáy thấp hơn đã
tạo ra một tín hiệu bán rõ ràng tại điểm mà B bị phá vỡ (điếm S). Đôi khi, mô
hình đảo chiều này ám chỉ đến thuật ngữ có tên gọi là “phân kỳ âm” .

3. Ứng dụng của lý thuyết Dow


Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, phân tích kỹ thuật đã
phát triển rất mạnh với sự ra đời của nhiều loại chỉ báo kỹ thuật, tuy vậy lý
thuyết dow không vì thế mà mất đi giá trị, lý thuyết dow vẫn luôn là nền tảng
của phân tích kỹ thuật và là cơ sở của nhiều hệ thống giao dịch. Dưới đây là một
số ứng dụng quan trọng của lý thuyết dow:
 Xác định xu hướng và các cấp xu hướng.
 Xây dựng các điểm mua điểm bán.
 Xác định đáy và đỉnh của thị trường.
Dưới đây là một ví dụ về ứng dụng lý thuyết dow để xây dựng điểm mua
điểm bán:

116 Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Theo lý thuyết dow, xu hướng tăng được xác nhận khi biến động giá có
đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước, vậy một điểm mua
theo xu hướng sẽ là thời điểm mà giá bắt đầu vượt đỉnh gần nhất.

Hình 2.4. Diễn biến giá cổ phiếu DXG năm 2018


Từ hình vẽ 2.4 ta thấy cổ phiếu DXG có đáy tăng dần từ giá 11.5 lên 12.8,
đỉnh gần nhất là giá 15.0, điểm mua theo lý thuyết dow sẽ là khi giá bắt đầu
vượt đỉnh 15, điểm dừng lỗ chính là khi giá xuống thấp hơn đáy gần nhất 12.8.
Từ điểm mua này nếu chúng ta đúng thì chúng ta sẽ nâng điểm dừng lỗ lên
thành điểm chốt lời, điểm chốt lời là điểm ở đáy mới khi mà giá tiếp tục tạo đáy
mới cao hơn những đáy trước đó và đỉnh mới tiếp tục bị phá vỡ. Từ hình vẽ ta
thấy sau khi cổ phiếu DXG tạo đáy mới giá 18 và sau đó giá tiếp tục vượt lên
đỉnh 22.5, điểm chốt lời của chúng ta là khi mà giá xuống thấp hơn giá 18, điều
này sẽ giúp bạn giữ được vị thế mua của mình để ăn trọn xu hướng tăng mà
không bao giờ bị lỗ ngược nếu cổ phiếu đảo chiều.
Tương tự, điểm chốt lời được nâng dần lên các mốc 22.1 và 23.8 khi cổ
phiếu tiếp tục duy trì xu hướng tăng và tạo ra các đỉnh mới, đáy mới. Lưu ý rằng
chúng ta chỉ nâng điểm chốt lời lên đáy gần nhất sau khi giá bắt đầu vượt đỉnh
gần nhất xác nhận xu hướng tăng tiếp diễn. Ở ví dụ trên ta thấy cổ phiếu DXG
sau khi tạo đỉnh ở giá 28, giá cổ phiếu bắt đầu đảo chiều về ngưỡng hỗ trợ gần
nhất là 23.8, chạm hỗ trợ này giá cổ phiếu lại bật lên lần nữa và sau đó không

Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật 117


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

lâu thì phá vỡ vùng đáy này. Đây chính là thời điểm chúng ta chốt lời cổ phiếu
DXG.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về các ứng dụng của lý thuyết dow bạn hãy tìm đọc
quyển sách “Bí quyết ra đòn chí mạng trên thị trường tài chính” do tôi viết.

III. PHẦN MỀM PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

1. Hướng dẫn sử dụng biểu đồ kỹ thuật trên wed


Nếu không có phần mềm phân tích kỹ thuật chúng ta có thể lên các trang
wed phân tích kỹ thuật để cập nhật giá cổ phiếu và phân tích kỹ thuật trực tuyến,
cách này sẽ tiện lợi trong việc cập nhật giá và có thể vào bằng bất kỳ máy tính
hay smart phone nào chỉ cần có internet. Tuy nhiên phân tích kỹ thuật trên wed
có một nhược điểm là sẽ mất công mở các mô hình và các chỉ báo kỹ thuật mỗi
lần vào. Dưới đây là một số trang wed phân tích kỹ thuật thông dụng của Việt
Nam được nhiều nhà đầu tư chuyên dùng:
http://fireant.vn
https://phantichcophieu.com
…..
Hoặc một ứng dụng phân tích kỹ thuật của bảng giá một số công ty chứng khoán
như:

https://banggia-hn.vndirect.com.vn
http://banggia.mbs.com.vn
…..
Và các trang wed để phân tích kỹ thuật forex và chứng khoán thế giới:
https://vn.investing.com
https://vn.tradingview.com
…..

118 Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Amibroker


Amibroker là phần mềm hỗ trợ phân tích kỹ thuật cho các nhà đầu tư, đặc
biệt là các trader. Với ưu điểm là lưu được các mô hình và các chỉ báo kỹ thuật
sẽ giúp các nhà đầu tư nhanh chóng phân tích được cổ phiếu mình cần để có
quyết định nhanh chóng nhất. Tuy nhiên các phần mềm phân tích kỹ thuật có
một nhược điểm là phải cập nhật dữ liệu thường xuyên và nếu đi ra ngoài thì
phải mang theo laptop mới có thể phân tích được. Sau khi cài đặt phần mềm
amibroker và cập nhật dữ liệu mới nhất về chúng ta có thể bắt đầu tiến hành
phân tích kỹ thuật.

Sau khi bạn đã cài đặt Amibroker thành công. Bạn tiếp tục đến với công đoạn
làm việc với phầm mềm này. Bạn sẽ thực hiện các bác như sau:

1. Làm quen với giao diện

Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật 119


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Màn hình hiển thị Amibroker

(1) Màn hình chính: Khu vực hiển thị các thông tin quan trọng như: Giá (thể hiện
bằng cây nến nhật bản), Dải bolinger, đường trung bình… và nhiều thông tin
quan trọng khác khi đi sâu vào nghiên cứu

(2) Khu vực khối lượng (Volume) dữ liệu khối lượng giao dịch chứng khoán đã
được mua bán theo ngày. Ngoài hiển thị khối lượng, khu vực này có thể hiển thị
những chỉ số khác như MACD, ADX, RSI… Chúng ta cũng có thể hiển thị tất cả
các chỉ số này 1 lúc tại khu vực này bằng cách thêm — bớt được hướng dẫn ở
mục 3(Thêm bớt Chart) nhằm giúp việc phân tích được thuận tiện.

(3) Khu vực nhập mã chứng khoán cần phân tích: Nếu bạn muốn phân tích công
ty Hoàng Anh Gia Lai (mã cổ phiếu HAG), bạn chỉ cần nhập 3 ký tự của cổ
phiếu đó vào ô này.

(4) Khu vực thanh công cụ: Hiển thị tất cả các công cụ cần thiết để vẽ và phân
tích biểu đồ. Khu vực này có chứa các công cụ quan trọng như: Thanh đường
thẳng để vẽ xu hướng, các dạng Fibonaci hay dùng, điều chỉnh to nhỏ biểu đồ tùy
ý được thể hiện bằng dấu (+) hoặc (-)… và các công cụ vẽ hĩnh khác như: mũi
tên, hình tròn, hình vuông dùng để đánh dấu vùng giá cần phân tích. Khi sử dụng
thành thạo, bạn có thể kéo và sửa vị trí thanh công cụ này ở vị trí tùy ý.

* Lưu ý: Để vẽ đường xu hướng hay các Fibonaci, bạn kích chọn vào biểu tượng
cụ thể rồi vẽ trực tiếp và vùng (1) giống như dùng Corel hay Paint trong window
vậy.

(5) Vùng hiển thị giá cụ thể: Có phân chia theo từng khung bậc giá, bạn có thể
biết giá bạn đang phân tích nằm ở đâu khi nhìn sang khu vực 5 này

120 Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

(6) Vùng hiển thị khối lượng bằng số: Số lượng cổ phiếu mua bán được thể hiện
ở khu vực này. Khu vực này cũng có thể hiển thị các chỉ số cơ bản khi chúng ta
chèn một công cụ cần phân tích vào đây. VD: RSI, ADX, MACD…

Ngoài ra, dưới khu vực 2 có các sheet tương tự như trong Excel, giúp bạn có thể
tạo nhiều bảng theo dõi chỉ số lớn hơn cho 1 cổ phiếu.

2. Điều chỉnh thanh chức năng bên trái

Khu vực khoan đỏ của hình bên dưới là thanh chức năng rất quan trọng, hay
được sử dụng.

Vùng chức năng quan trọng trong Amibroker

Chúng ta có thể thêm các biểu đồ (chart), dựng các mẫu (layout)… bằng cách

Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật 121


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Vào Window -> tick chọn Chart và Layout.

Màn hình sẽ hiển thị như hình phía trên.

3. Thêm bớt chart

Chart là gì: Là các biểu đồ về chỉ số như: Giá (price), Khối lượng (volune), các
chỉ số RSI, ADX, đường trung bình (MA)… Qua đó chúng ta có thể theo dõi
được vùng giá mua bán hợp lý.

Những chart cơ bản cần thêm:

3.1. Price:

Là đồ thị về giá của chứng khoán, được thể hiện bằng hình cây nến Nhật Bản
(Nến xanh là giá tăng, nến đỏ là giá giảm). Thể hiện các mức giá mà cổ phiếu
dao động trong 1 phiên, nhiều cây nến tạo thành biểu đồ giá qua các năm và
tháng.

Muốn thêm Price bạn vào Basic chart, kích đúp vào Price hoặc kéo thả ra vùng
bạn muốn hiển thị.

* Lưu ý: Nếu bạn không muốn 1 vùng phân tích nào đó hiểu thị, bạn click chuột
phải vào vùng đó, chọn close.

3.2. Volume:

Là đồ thị về khối lượng giao dịch của cổ phiếu, được thể hiện bằng hình trụ
(Hình trụ xanh thể hiện giá tăng). Thể hiện số lượng cổ phiếu được giao dịch
trong một phiên giao dịch, nhiều hình trụ liên tục tạo thành biểu đồ khối lượng
theo tháng năm.
122 Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Muốn thêm Volume, bạn vào Basic chart, kích đúp chọn Volume hoặc kéo thẻ ra
vùng bạn muốn hiển thị.

3.3. Bollinger Bands

Là đồ thị đám mây được tính toán theo công thức phức tạp. Đây là 1 chỉ số kỹ
thuật dùng để xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ cũng khá hiệu quả.

Muốn thêm Bollinger Bands, bạn vào Bands, kích đúp chọn Bollinger Bands
hoặc kéo thẻ ra vùng bạn muốn hiển thị.

* Lưu ý: Bollinger Bands thường chỉ sử dụng cho đồ thị Price(đồ thị giá), nên
chỉ kéo thả vào khu vực có chứa đồ thị giá. Không nên kéo thả vào khối lượng
hay các chỉ số khác

3.4. Các đường trung bình (MA)

Là đồ thị thể hiện giá trung bình ở số lượng phiên được chọn. Nhà đầu tư thường
dùng MA 25 (tức giá trung bình qua 25 phiên dùng cho phân tích ngắn hạn), MA
50 dùng cho phân tích trung hạn, MA 100 và 200 cho phân tích dài hạn.

Muốn thêm các đường MA, bạn vào Chart -> Average -> MA — Simple Moving
Average rồi kéo thẻ ra vùng bạn muốn hiển thị.

Lưu ý: Màn hình sẽ hiển thị lên bản hội thoại, bạn chọn điều chỉnh một số thông
tin như sau:

- Periods: chọn số phiên tích giá trung bình (25 phiên cho ngắn hạn, 50 cho trung
hạn…)

Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật 123


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

- Color: Màu đường MA muốn hiển thị

- Style: Nét đứt, nét đậm, ẩn hiện…

4. Thêm bớt Indicators

Indicators là các chỉ số quan trọng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhằm
cho tín hiệu mua bán, tích cực hay tiêu cực bao gồm các chỉ số: MACD, ADX,
RSI, Stochastic %D và %K…

4.1. MACD:

Muốn thêm đường MACD, bạn vào Chart -> Indicators -> MACD (Moving
Average Convergence Divergence) rồi kích đúp chuột để theo dõi dưới vùng hiển
thị giá.

Là đồ thị thể hiện tín hiệu mua bán rất hữu ích. Bao gồm 2 đường Signal và
MACD.

4.1. ADX, RSI:

Cũng là những chỉ số phân tích kỹ thuật quan trọng. Bạn chỉ cần làm tương tự
như MACD để chèn vào khu vực đang phân tích.

124 Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

* Lưu ý:

- Bạn có thể tạo 1 biểu đồ giá với nhiều chỉ số Indicators để tiện theo dõi và tổng
hợp hỗ trợ phân tích tổng quan

- Bạn cũng có thể tạo thêm nhiều biểu đồ giá với từng chỉ số Indicators riêng biệt
ở mỗi sheet để theo dõi cho rõ hơn.

5. Lưu mẫu thường dùng

Bạn đã chọn được biểu đồ như ý và đang làm việc với cổ phiếu cần phân tích.
Nhưng khi tắt và bật phần mềm lên bạn muốn tiếp tục với biểu đồ đang sử dụng,
và những thao tác đang dùng không thay đổi. Bạn sẽ sử dụng tính năng save
layout.

Để lưu Layout (mẫu biểu đồ) làm mật định bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Vào thanh chức năng chọn Layout

Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật 125


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Kích phải chuột vào tag Default -> Set as Default.

Vậy là xong, mỗi khi bạn bật lên để phân tích thì các biểu đồ thể hiện như cũ,
không cần phải bắt đầu lại từ đầu.

126 Chương 2: Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

CHƯƠNG 3:
BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT
I. CÁC BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT

1. Biểu đồ giá
Biểu đồ giá là biểu đồ thể hiện biến động giá của một thị trường nào đấy từ
quá khứ đến hiện tại hay nói cách khác là biểu đồ biểu thị hành vi giá theo thời
gian. Một biểu đồ giá có cấu tạo gồm: trục thời gian, trục giá và thành phần của
giá.
Có ba loại biểu đồ giá được sử dụng phổ biến nhất đó là:
 Biểu đồ đường (line chart)
 Biểu đồ then chắn (Bar chart)
 Biểu đồ hình nến (Candlestick chart)

Hình 3.1. Ba loại biểu đồ giá

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 127


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Biểu đồ đường (line chart)


Biểu đồ dạng đường về cơ bản là vẽ 1 đường nối từ mức giá đóng cửa của
phiên ngày hôm trước đến mức giá đóng cửa của phiên ngày hôm sau. Khi các
điểm này được nối lại với nhau sẽ tạo ra một đường cong biến động giá. Dựa
vào biểu đồ đường ta có thể thấy sự di chuyển của giá theo thời gian từ đó sẽ có
cái nhìn tổng quan về giá từ quá khứ đến hiện tại. Đây là dạng biểu đồ giá xuất
hiện sớm nhất và cũng đơn giản nhất.
Biểu đồ then chắn (bar chart)
Biểu đồ dạng then chắn ra đời sau biểu đồ đường, nó ưu việt hơn và cũng
phức tạp hơn. Nó thể hiện giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của một
khung thời gian trong phiên giao dịch. Đáy của biểu đồ thanh là mức giá thấp
nhất của khung thời gian lựa chọn, trong khi đó đỉnh của thanh chính là giá cao
nhất
Thanh giá thể hiện biên độ giao dịch của thị trường. Thanh ngang nhỏ bên
trái thể hiện giá mở cửa và thanh ngang nhỏ bên phải thể hiện giá đóng cửa.

Hình 3.2. Cấu trúc then chắn


128 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Biểu đồ hình nến (candlestick chart)


Giống với biểu đồ dạng then chắn, biểu đồ hình nến cũng thể hiện đầy đủ
thông tin mỗi phiên giao dịch tuy nhiên biểu đồ này ra đời sau nên nó đơn giản
và dễ hiểu hơn. Đây cũng là loại biểu đồ được các nhà phân tích kỹ thuật ưa
thích và sử dụng phổ biến.
Cấu tạo của nến:
Một cây nến gồm có 2 bộ phận chính là thân nến và chân nến (hay còn gọi là
bóng nến).
Phần thân nến được giới hạn bởi giá đóng và giá mở (của một phiên giao dịch
với các khung thời gian khác nhau), nếu giá đóng cao hơn giá mở, nến sẽ có
màu xanh (hoặc màu trắng), ngược lại, nếu giá đóng thấp hơn giá mở, nến sẽ có
màu đỏ (hoặc màu đen).
Phần chân nến thể hiện giá thấp nhất và cao nhất trong phiên giao dịch (chân
trên là giá cao nhất, chân dưới là giá thấp nhất).

Hình 3.3. Cấu trúc nến

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 129


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

2. Một số mẫu nến nhật tiêu biểu


Một biểu đồ hình nến là một loại biểu đồ tài chính dùng để mô tả chuyển
động giá của một chứng khoán, phái sinh tài chính, hàng hóa hoặc là tiền tệ. Mỗi
"thanh nến" thường cho thấy biến động về giá một phút, một giờ, một ngày hoặc
một tuần, một tháng hoặc một năm nào đó. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét
nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp
lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ. Ý nghĩa của các mô hình nến không chỉ
thể hiện cho ta thấy biến động của xu hướng giá mà còn chỉ ra cho chúng ta
những tín hiệu đảo chiều sớm. Dưới đây là các mẫu hình nến cơ bản:
a. Nến Doji

Hình 3.4. cấu tạo nến doji

130 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Nến Doji nhìn giống một chữ thập với giá mở cửa và đóng cửa gần như là
một.

Ý nghĩa của nến Doji


Nến Doji cho thấy sự giằng co dữ dội giữa bên mua và bên bán, nó thể hiện
sự do dự của thị trường và đó là dấu hiệu kết thúc 1 xu hướng. Một cây nến Doji
xuất hiện khi trong 1 xu hướng tăng hoặc giảm thì xác suất cao phiên tiếp theo
sẽ đảo chiều.

Dragonfly Doji

Hình 3.5. Cấu tạo nến dragonfly doji

Mẫu Doji Dragonfly được tạo ra khi giá mở cửa, cao nhất và giá đóng cửa
đều có cùng một giá trị hay gần giống nhau hoặc không có sự chênh lệch đáng
kể. Phần quan trọng trong mẫu Doji Dragonfly là phải có 1 bóng dưới thật dài.

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 131


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Dragonfly Doji là mẫu đảo chiều tăng giá rất quan trọng trong kỹ thuật sử
dụng đồ thị nến, nó thường xảy ra tại đáy của một xu hướng giảm giá.

Bóng dưới dài ngụ ý rằng thị trường đã thử thách để tìm lại sự cân bằng
giữa lực cung và cầu. Lực cung đã có thể dìm giá xuống sâu hơn, nhưng ngay tại
vùng giá thấp này thị trường đã tìm thấy sự hỗ trợ mạnh trong phiên giao dịch.
Trước sức ép của lực mua mạnh đã đẩy giá tăng trở lại quanh giá trị mở cửa ban
đầu. Như vậy, xu hướng giảm giá lúc đầu đã bị xoá bỏ hoàn toàn bởi một lực
cầu mạnh đã xảy ra ngay trong phiên giao dịch.

Trong một xu hướng giảm nếu xuất hiện cây nến Dragonfly Doji thì xác
suất cao phiên tiếp theo cổ phiếu sẽ bật tăng trở lại.

Gravestone Doji

Hình 3.6. Cấu tạo nến gravestone doji

Gravestone Doji được tạo ta khi giá mở cửa, giá thấp nhất và giá đóng cửa
đều xấp xỉ hay chênh lệnh không đáng kể. Phần quan trọng trong mẫu
Gravestone Doji là phải có bóng trên dài.

132 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Gravestone Doji là 1 mẫu nến đảo chiều quan trọng, nó chủ yếu xảy ra ở
đỉnh của xu hướng tăng giá.

Bóng trên dài được hiểu theo chuyên môn là thị trường đang thử thách để
tìm những vùng giá có khả năng xuất hiện lực cung hay vùng kháng cự. Tuy
nhiên, vùng kháng cự được tìm thấy tại giá cao nhất trong ngày giao dịch, tại
đây sự bán tháo đã đẩy giá giảm trở lại mức giá mở cửa. Vì thế, sự tăng giá lúc
ban đầu đã bị loại bỏ hoàn toàn bởi sự giảm giá ở cuối phiên giao dịch.

Trong một xu hướng tăng nếu xuất hiện cây nến Gravestone Doji thì xác
suất cao phiên tiếp theo cổ phiếu sẽ quay đầu giảm điểm.

b. Nến Marubozu

Hình 3.7. Cấu tạo nến marubozu

Nến Marubozu thì ngược lại với nến Doji, giá mở cửa và đóng cửa cũng là
mức giá cao và thấp nhất của nến.

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 133


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Ý nghĩa của nến Marubozu


Nến marubozu là một trong những mẫu nến quan trọng nhất trong bộ nến
nhật bản, bởi nó là cây nến thể hiện độ mạnh của xu hướng, hay nói cách khác
nó là cây nến xác nhận đảo chiều xu hướng tốt nhất.
Một cây nến Marubozu tăng lớn xuất hiện sẽ cho thấy thị trường đang có
tín hiệu xác nhận một xu hướng hoặc đang duy trì một xu hướng rất mạnh, tuy
nhiên cũng có thể đảo chiều phiên tiếp theo nếu phiên này chỉ là hưng phấn nhất
thời.
Tương tự, một cây nến marubozu giảm lớn xuất hiện sẽ cho tín hiệu giảm
khá tin cậy, trong một xu hướng tăng nếu xuất hiện cây này đi kèm với khối
lượng giao dịch lớn thì xác xuất đảo chiều mạnh sẽ rất cao.
c. Nến hammer (Nến Búa)

Hình 3.8. Cấu tạo nến hammer

Mẫu Hammer được hình thành khi giá mở cửa, giá cao nhất và giá đóng
cửa ở những vùng giá gần giống nhau, tạo nên 1 thân nến nhỏ. Điều quan trọng
hơn là nó phải có 1 bóng dưới dài, ít nhất là dài gấp 2 lần độ dài của thân nến.
134 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Ý nghĩa của nến hammer

Khi giá cao nhất và giá đóng cửa giống nhau thì được coi là mẫu nến
Hammer có dấu hiệu đảo chiều tăng giá mạnh, bởi vì sức cầu đã loại bỏ hoàn
toàn được lực cung và chiếm ưu thế trên thị trường, và tiếp tục đẩy giá đóng cửa
cao hơn giá mở cửa ngay trong ngày giao dịch. Trái lại, khi giá mở cửa và giá
cao nhất là giống nhau thì được gọi là mẫu nến Hammer có tín hiệu tăng giá yếu.

Sự tăng giá đã có thể chống lại được sự giảm giá nhưng đã không thể đẩy
giá đóng cửa lên trên mức giá mở cửa. Bóng dưới dài của mẫu nến Hammer ngụ
ý rằng thị trường đang thử thách và tìm vùng giá hỗ trợ sức cầu của thị trường.
Ngay tại giá thấp nhất, sức cầu đã bắt đầu xuất hiện và đẩy giá tăng trở lại lên
đến gần với giá mở cửa. Như vậy, sự tăng giá đã loại bỏ được xu hướng giảm
giá chiếm ưu thế lúc đầu phiên giao dịch.

Trong một xu hướng giảm nếu xuất hiện nến hammer xác suất cao phiên
tiếp theo cổ phiếu sẽ bật tăng trở lại.

Hình 3.9. Ví dụ về nến Hammer


Nguồn: cophieu68.com

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 135


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

d. Nến Shooting Star (Nến Sao Băng)

Hình 3.10. Cấu tạo nến shooting Star

Mẫu Shooting Star được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp nhất, giá đóng cửa
có mức gần giống nhau. Ngoài ra nó còn có 1 bóng trên dài; thông thường được
định nghĩa ít nhất là gấp 2 lần độ dài của thân nến
Ý nghĩa nến Shooting Star

Khi giá thấp nhất và giá đóng cửa ở mức gần giống nhau thì mẫu nến
Shooting Star được hình thành và chứa đựng dấu hiệu giảm giá, nó là 1 mẫu nến
giảm giá bởi vì sự giảm giá đã loại bỏ được hoàn toàn xu hướng tăng giá mạnh
trước đó, sự tăng giá này đã đẩy giá lên rất cao nhưng cuối cùng lực bán đã xuất
hiện ở mức giá cao nhất trong ngày và đã đưa giá đóng cửa thấp hơn mức giá
mở cửa.

Mẫu nến Shooting Star được xem như là dấu hiệu giảm giá yếu khi giá mở
cửa và thấp nhất xấp xỉ nhau. Sự tăng giá đã có thể chống lại sự giảm giá đôi
chút nhưng cũng không thể đẩy mức giá đóng cửa xa hơn mức giá mở cửa.

136 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Bóng trên dài của mẫu Shooting Star ngụ ý rằng: thị trường đã thử thách
nhà đầu tư để tìm kiếm mức kháng cự hay chỗ mà lực cung được thiết lập. Khi
thị trường tìm được vùng kháng cự là mức giá cao nhất trong ngày, lúc này sự
giảm giá cũng đã bắt đầu đẩy đường giá đi xuống thấp hơn và cuối cùng dừng
lại gần với mức giá mở cửa. Như vậy sự giảm giá đã loại bỏ phần lớn xu hướng
tăng giá được hình thành trước đó.

Trong một xu hướng tăng nếu xuất hiện nến shooting star xác suất cao
phiên tiếp theo cổ phiếu sẽ quay đầu giảm điểm.

Hình 3.11. Ví dụ về nến Shooting Star


Nguồn: cophieu68.com

3. Biểu đồ khối lượng


Khối lượng giao dịch là số lượng đơn vị được giao dịch trong khoảng thời
gian nhất định, thông thường là trong một ngày. Đó là khối lượng của cổ phiếu
phổ thông được giao dịch mỗi ngày trên thị trường chứng khoán. Đối với việc
phân tích trong phạm vi dài hạn hơn, người ta theo dõi khối lượng theo mốc thời
gian là hàng tuần.
Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 137
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Có nhiều loại biểu đồ khối lượng với nhiều công dụng khác nhau tuy nhiên
biểu đồ dạng thanh là được sử dụng rộng rãi nhất, biểu đồ này có cấu tạo rất đơn
giản, nó bao gồm các thanh thẳng đứng thể hiện khối lượng giao dịch mỗi phiên
và trục giá trị khối lượng.

Hình 3.12. Biểu đồ khối lượng


Như chúng ta đã biết tầm quan trọng của khối lượng giao dịch trong việc
xác định xu hướng của biến động giá. Khi được kết hợp với diễn biến giá, khối
lượng cho ta biết được về xu hướng hiện tại của giá là đang mạnh hay yếu. Khối
lượng giúp ta đo lường được áp lực mua bán ẩn dấu đằng sau sự di chuyển của
giá.

II. KHUNG THỜI GIAN

1. Khung thời gian


Khung thời gian được định nghĩa là một khoảng thời gian không được kéo
dài hơn hơn vì bất cứ lý do nào. Trong phân tích kỹ thuật khung thời gian là
được hiểu là một khoảng thời gian biến động giá cố định nào đấy, hay biến động
138 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

giá của mỗi khoảng thời gian đó được biểu thị bằng một cây nến. Một khung
thời lớn sẽ chứa nhiều khung thời gian nhỏ bên trong và xu hướng của khung
thời gian lớn hơn sẽ quyết định xu hướng chính của khung thời gian bé hơn. Mỗi
khung thời gian được biểu thị bằng một cây nến gồm: Nến 1 năm, nến 1 tháng,
nến 1 tuần, nến 1 ngày, nến 1 giờ, nến 1 phút.
Quan sát nhiều khung thời gian trong cùng một thời điểm sẽ giúp chúng ta
có cái nhìn tổng quan về xu hướng và các cấp xu hướng của thị trường. Ngoài ra
mỗi thị trường lại có một khung thời gian chính để nhà đầu tư chọn thời điểm
vào lệnh hợp lý, chẳng hạn với thị trường chứng khoán cơ sở người ta thường
quyết định vào lệnh dựa trên chart 1 ngày hoặc chart 1 tuần, nhưng thị trường
phái sinh hay forex người ta lại vào lệnh dựa trên chart 1 phút, 5 phút, 15 phút
hoặc 1 giờ bởi đòn bẩy của hai thị trường này rất lớn.

2. Nguyên tắc sử dụng khung thời gian


Trên thị trường chứng khoán, hầu hết các trader đều chỉ xem duy nhất chart
ngày và phân tích trên khung thời gian đó, đây là sự thiếu chuyên nghiệp thường
thấy. Để có một cái nhìn tổng quát về thị trường cũng như đối với từng cổ phiếu
riêng lẻ thì các trader chuyên nghiệp luôn sử dụng nhiều khung thời gian trong
cùng một thời điểm để có một cái nhìn tổng quát nhất, từ đó đưa ra quyết định
sáng suốt hơn những nhà đầu tư khác rất nhiều.
Để tăng xác suất thành công mỗi lần giao dịch chúng ta phải nhớ rằng xu
hướng hiện tại của khung thời gian lớn hơn sẽ quyết định xu hướng chính của
khung thời gian bé hơn. Các trader chuyên nghiệp trước khi vào lệnh họ luôn
tìm sự đồng pha của hai khung thời gian gần nhau để khẳng định xu hướng họ
thấy là chính xác, như vậy xác suất thành công mỗi lần giao dịch sẽ tăng lên
đáng kể. Chẳng hạn với thị trường chứng khoán cơ sở, trước khi tìm điểm mua ở
chart ngày họ luôn xem xét xu hướng của chart tuần. Nếu chart tuần và chart
ngày cùng đồng thuận một xu hướng tăng họ mới quyết định vào lệnh, còn nếu
chart tuần đang là xu hướng giảm còn chart ngày xu hướng tăng thì xác suất cao

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 139


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

đây chỉ là nhịp hồi ngắn hạn, họ sẽ hạn chế vào những lệnh như thế để tránh rủi
ro. Hoặc là với thị trường phái sinh trước khi quyết định vào lệnh bán khống
một chỉ số nào đó khi nhìn thấy chart 1 phút xác nhận xu hướng giảm họ sẽ luôn
kiểm tra chart 5 phút, 15 phút và 1 giờ xem có đồng pha hay không.
Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên tắc sử dụng khung thời gian
chuẩn. Chúng ta đã biết rằng xu hướng hiện tại của khung thời gian lớn hơn sẽ
quyết định xu hướng chính của khung thời gian bé hơn, vì thế bước đầu tiên
chúng ta phải xác định khung thời gian phù hợp với loại thị trường, từ đó xem
các cấp khung thời gian lớn hơn phía trước và phân tích đánh giá các cấp xu
hướng từ cao xuống thấp. Chẳng hạn với thị trường chứng khoán cơ sở với
khung thời gian phù hợp để vào lệnh là chart 1 ngày, vậy chúng ta sẽ bắt đầu
phân tích từ chart 1 tháng, chart này chúng ta sẽ thấy rõ nét hơn về chu kỳ tăng
giảm cụ thể hơn là thấy được sự biến động của thanh khoản mỗi thời kỳ. Chart
này còn cho chúng ta sơ bộ có cái nhìn về xu hướng dài hạn của cổ phiếu, nếu
biết kết hợp với sự hiểu biết về nền kinh tế vĩ mô và cơ bản doanh nghiệp chúng
ta có thể dự đoán được xu hướng của cổ phiếu trong một vài năm tới. Sau phân
tích xong chart 1 tháng chúng ta sẽ đi phân tích chart 1 tuần, chart này chúng ta
cần phải đi phân tích kỹ hơn các chart trước đó vì nó là chart lớn hơn liền kề với
chart 1 ngày và quyết định xu hướng chính của chart 1 ngày. Chart 1 tuần chúng
ta nhìn thấy xu hướng dài hạn một cách rõ nét hơn hẳn và cũng nhìn thấy được
xu hướng trung hạn, ở chart này chúng ta dễ dàng nhìn thấy các giai đoạn của
một chu kỳ tăng cũng như chu kỳ giảm, từ giai đoạn tích lũy cho đến giai đoạn
phân phối trong quá khứ, việc của chúng ta cần phải phân tích cho ra được cổ
phiếu đang có xu hướng dài hạn là gì, xu hướng trung hạn là gì trước khi chuyển
sang chart 1 ngày. Cuối cùng là chart 1 ngày, chart mà chúng ta dùng để quyết
định ra vào lệnh mua bán cổ phiếu. Khi phân tích đến chart này chúng ta đã phải
biết được cổ phiếu đang ở đâu, xu hướng trung hạn là gì từ đó đi sâu vào phân
tích các chỉ báo và các mô hình để tìm ra điểm mua bán cổ phiếu hợp lý nhất.

140 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

III. NGƯỠNG HỖ TRỢ VÀ NGƯỠNG KHÁNG CỰ

1. Vì sao có ngưỡng hộ trợ và ngưỡng kháng cự


Giá chứng khoán là kết quả của quá trình thuận mua vừa bán giữa người kỳ
vọng thị trường tăng(bên mua) và người tin rằng thị trường giảm(bên bán). Bên
mua đẩy giá lên cao hơn , còn bên bán đẩy giá xuống thấp hơn. Vì vậy, xu
hướng giá sẽ cho biết bên nào đang chiểm ưu thế. Trong quá trình đi lên của cổ
phiếu, ban đầu lực cầu luôn chiếm ưu thế làm cho giá càng tăng. Sau một thời
gian giá cổ phiếu đã ở mức cao và nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu có xu hướng chốt
lời khiến cho bên mua bị yếu thế và bên bán thắng thế, điều đó khiến cho cổ
phiếu quay đầu giảm điểm. Điểm đảo chiều này được gọi là ngưỡng kháng cự
của cổ phiếu. Tiếp đến sau một thời gian cổ phiếu giảm một lượng lớn nhà đầu
tư tin rằng mức giá hiện tại quá rẻ và đồng loạt mua vào khiến cho lực cầu vượt
trội so với cung. Do đó cổ phiếu lại đảo chiều bật tăng trở lại, điểm đảo chiều
này được gọi là ngưỡng hỗ trợ của cổ phiếu.
Thông thường các ngưỡng hỗ trợ mạnh và ngưỡng kháng cự mạnh hay xuất
hiện tại vùng giá không rõ xu hướng. Giá sẽ va đập trong hai ngưỡng hỗ trợ
mạnh và ngưỡng kháng cự mạnh này một thời gian dài. Giả sử thị trường đang
bắt đầu có biến động tăng từ một khu vực hỗ trợ, nơi giá đã giao động một thời
gian. Những người mua thời gian gần đó đang mừng rỡ thì lại hối hận vì không
mua nhiều hơn. Nếu thị trường rơi xuống lại gần vùng giá đó một lần nữa họ sẽ
gia tăng tỷ trọng danh mục của mình. Hoặc một số nhà đầu tư cũng mua trước
đó nhưng không may bán ra sớm, nhóm này sau khi bán xong sẽ cảm thấy phẫn
nộ vì giá vẫn tiếp tục tăng, sau đó họ lại ngồi hi vọng rằng giá sẽ rơi lại về vùng
họ mua ban đầu để họ mua lại. Với sức mua gia tăng ở vùng này giá cổ phiếu
cũng vì thế mà tăng điểm trở lại. Khi giá tăng lên một số nhà đầu tư định mua ở
vùng bên dưới nhưng vì một lý do nào đó khiến họ do dự và chưa mua đã bắt
đầu hối hận và phải mua ở vùng cao hơn, họ chính là nhân tố đẩy giá lên những
phiên tiếp theo. Cuối cùng là những nhà đầu tư quá thận trọng, ban đầu họ nghĩ

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 141


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

việc giá tăng lên chỉ là cái bẫy nên không dám vào tuy nhiên giá liên tục tăng
khiến cho họ nhận ra mình đã sai lầm và bắt đầu trở nên tham lam. Họ tin rằng
giá sẽ tiếp tục tăng và cho rằng nếu không mua bây giờ sẽ mất cơ hội nên mua
đuổi theo giá cổ phiếu. Điều này lý giải tại sao khi giá quay lại ngưỡng hỗ trợ cũ
thường hay đảo chiều và bật tăng trở lại và thông thường sẽ tăng cho đến khi
gặp các ngưỡng kháng cự mới có dấu hiệu quay đầu.
Sau khi giá tăng lên vùng giá nào đấy, thường là đỉnh cũ các nhà đầu tư
mua phía dưới lại tin rằng vùng giá đó quá cao cùng với những gì đã xảy ra
trong quá khứ tại vùng giá đó khiến họ lại càng tin rằng nên bán ra cổ phiếu ra.
Một nhóm nhà đầu tư khác lần trước đã không bán vùng này và bị mất kha khá
lãi lần này đã quyết định sửa sai và có động thái chốt lời. Mặt khác một số nhà
đầu tư đợt trước mua cổ phiếu vào ở cùng giá cao bị lỗ ngày ngày cầu nguyện
cho cổ phiếu quay lại giá mình mua (điểm hòa vốn) để bán ra, và khi giá quay
lại họ cũng sẽ có động thái bán ra khiến lực cung càng gia tăng khi giá càng
quay lại vùng đỉnh trước đó. Vì thế cổ phiếu khi giảm điểm nhiều sẽ rất khó
quay lại được đỉnh cũ, và nếu có quay lại được sẽ rất dễ quay đầu giảm điểm vì
ở đó là ngưỡng kháng cự rất mạnh. Sự giảm điểm của cổ phiếu thường sẽ tiếp
diễn cho đến ngưỡng hỗ trợ được lý giải là do những nhà đầu tư mua bên dưới
còn do dự ở vùng đỉnh và không vội bán ra, vì đang có lãi nên họ quyết định chờ
đợi thêm xem cổ phiếu có vượt đỉnh hay không, sau đó giá tiếp tục giảm và họ
biết rằng mình sai và bán tống bán tháo ở vùng giá thấp hơn để bảo toàn lợi
nhuận. Những phiên giảm tiếp theo lại đến từ áp lực bán của những nhà đầu tư
lúc trước tham lam mua đuổi phía trên trở nên sợ hãi và có động thái cắt lỗ. Tiếp
đến cổ phiếu khi giảm điểm đến vùng đáy cũ thì các nhà đầu tư đã đúng lần
trước lại tiếp tục mua vào làm vòng mới làm cho bật tăng trở lại.
Giá sẽ luôn nằm trong vùng này cho đến khi xuất hiện một thông tin nào đó
khiến cho sức mua hoặc sức bán rất mạnh phá vỡ được ngưỡng kháng cự mạnh
và ngưỡng hỗ trợ mạnh trên để tạo nên một xu hướng mới.

142 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 3.13. Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự trong vùng sideways

Sau khi một xu hướng được hình thành, giả sử là xu hướng tăng thì trong
suốt xu hướng tăng đó luôn có những nhịp điều chỉnh giảm điểm tạo thành
những vùng đỉnh và vùng đáy ngắn hạn hay đó là những ngưỡng kháng cự và
ngưỡng hỗ trợ yếu hơn vùng giá bên dưới. Hiện tượng này được lý giải là do quá
trình đi lên của giá sẽ có nhiều nhà đầu tư mua ở vùng thấp bán ra chốt lời vì
cảm thấy giá đã ở mức cao và đã đạt lợi nhuận kỳ vọng. Điều này khiến cho áp
lực bán tăng mạnh khiến giá giảm điểm. Tiếp đến là một số nhà đầu tư mua
vùng thấp đang do dự chưa bán sẽ hoảng sợ và bán tháo ra và những nhà đầu tư
mua ở vùng giá cao vừa rồi cũng sợ hãi mà cắt lỗ khiến cho giá tiếp tục rơi
những phiên tiếp theo. Sau khi rơi về một vùng giá nào đấy một số nhà đầu tư
chốt lời phía trên sẽ cho rằng giá hiện tại đã rẻ và nên mua vào. Cùng với đó
những nhà đầu tư thận trọng không mua đuổi khi giá tăng cũng sẽ tận dụng nhịp
giảm này để tham gia. Điều này sẽ khiến lực cầu tăng lên khiến giá đảo chiều và
tiếp tục tăng. Không lâu sau đso lực cầu tiếp tục tăng mạnh và phá vỡ ngưỡng
kháng cự phía trên xác nhận sự tiếp diễn của xu hướng tăng. Lúc này những nhà
đầu tư đã bán chốt lời cổ phiếu sẽ nhận ra sai lầm và nhanh chóng mua lại và
điều này sẽ tiếp tục xảy ra một số lần nữa cho đến khi giá cổ phiếu quá cao so
với giá trị thực hoặc vì một lý do nào đó khiến giá cổ phiếu tạo đỉnh mà giá
Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 143
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

không thể vượt qua được trong một thời gian dài tạo nên một ngưỡng kháng cự
mạnh mới. Điều ngược lại cũng xảy ra đối với một xu hướng giảm.

Hình 3.14. Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự trong xu hướng tăng

Hình 3.15. Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự trong xu hướng giảm

144 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

2. Ngưỡng hỗ trợ
Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà có lực mua rất mạnh ở đó chống lại xu
hướng giảm điểm của cổ phiếu hay là chỉ số.
Trong một xu hướng tăng xuất hiện rất nhiều các ngưỡng hỗ trợ sau mỗi
nhịp điều chỉnh. Độ mạnh yếu của các ngưỡng hỗ trợ phụ thuộc vào cấp độ của
xu hướng tăng đó.
Trong một xu hướng giảm cũng sẽ xuất hiện rất nhiều các ngưỡng hỗ trợ
trên đường giá rơi. Độ mạnh yếu của các ngưỡng hỗ trợ phụ thuộc vào tính chất
của xu hướng tăng trước đó và cả sự biến động của giá trong suốt quá trình đi
lên. Ngưỡng hỗ trợ yếu thông thường sẽ dễ dàng bị phá vỡ bởi đợt giảm tiếp tiếp
theo, ngưỡng hỗ trợ mạnh thông thường sẽ rất khó bị phá vỡ hoặc sẽ chịu được
va đập nhiều lần trước khi bị giá đâm thủng. Ngưỡng hỗ trợ mạnh nhất của cổ
phiếu là nền tích lũy ở dưới chân sóng, nền càng thấp và càng dài thì ngưỡng hỗ
trợ ở đó càng mạnh.
Các ngưỡng hỗ trợ được các nhà phân tích kỹ thuật tìm ra bằng cách sử
dụng các chỉ báo kỹ thuật và các công cụ hỗ trợ như: Các đường MA, đường xu
hướng, kênh xu hướng, đường ngang nối đáy, các mô hình, ichimoku và
Fibonacci.

3. Ngưỡng kháng cự
Ngưỡng kháng cự là vùng giá có lực bán rất mạnh ở đó chống lại xu hướng
tăng điểm của cổ phiếu hay là chỉ số.
Trong một xu hướng giảm xuất hiện rất nhiều các ngưỡng kháng cự chống
lại sự phục hồi của giá. Độ mạnh yếu của các ngưỡng kháng cự phụ thuộc vào
cấp độ của xu hướng giảm đó. Ngoài ra tính chất và biến động giá của các xu
hướng trong quá khứ cũng ảnh hưởng đến độ mạnh yếu của ngưỡng kháng cự
trong xu hướng giảm hiện tại.
Trong một xu hướng tăng cũng sẽ xuất hiện rất nhiều các ngưỡng kháng cự
trên đường giá lên. Nếu là một xu hướng tăng mà cổ phiếu chưa vượt ra khỏi

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 145


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

vùng đỉnh cũ thì đỉnh cũ chính là ngưỡng kháng cự mạnh nhất và rất khó để có
thể vượt qua được. Tuy nhiên nếu xu hướng tăng mạnh thì giá hoàn toàn toàn có
thể phá vỡ ngưỡng kháng cự và xác nhận một xu hướng tăng.
Tương tự như các ngưỡng hỗ trợ, các ngưỡng kháng cự cũng được các nhà
phân tích kỹ thuật tìm ra bằng cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật và các công cụ
hỗ trợ như: Các đường MA, đường xu hướng, kênh xu hướng, các mô hình,
ichimoku và Fibonacci.

4. Mối liên hệ giữa ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự


Ngưỡng kháng cự có thể chuyển hóa thành ngưỡng hỗ trợ và ngược lại
ngưỡng hỗ trợ cũng có thể chuyển hóa thành ngưỡng kháng cự. Trong PTKT có
một hiện tượng là vùng hỗ trợ sau khi bị phá vỡ có thể chuyển thành vùng kháng
cự; ngược lại, vùng kháng cự sau khi bi phá vỡ cũng có thể chuyển thành vùng
hỗ trợ.

Hình 3.16. Ngưỡng kháng cự trở thành ngưỡng hỗ trợ

Từ hình vẽ trên chúng ta thấy rằng sau khi vượt qua vùng kháng cự là đỉnh
cũ trong lịch sử, giá có xu hướng test lại vùng đỉnh cũ này vài ba lần trước khi

146 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

bật tăng mạnh, hay vùng đỉnh cũ đã trở thành ngưỡng hỗ trợ mới chống lại sự
giảm giá.
Nếu ở đỉnh cũ là một ngưỡng kháng cự mạnh (đỉnh dài hạn) thì thông
thường nếu giá vượt qua được và tăng thêm một đoạn dài thì ngưỡng kháng cự
đó sẽ trở thành một ngưỡng hỗ trợ mạnh. Tuy nhiên ngưỡng hỗ trợ này luôn yếu
hơn ngưỡng hỗ trợ phía dưới vùng đáy cũ bên dưới.

Hình 3.17. Ngưỡng hỗ trợ trở thành ngưỡng kháng cự

Hình vẽ trên cho chúng ta thấy rằng khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ thì
ngưỡng hỗ trợ đó trở thành ngưỡng kháng cự ngăn cản sự tăng của giá. Ngưỡng
hỗ trợ càng mạnh khi bị phá vỡ thì trở thành ngưỡng kháng cự càng mạnh.

5. Xây dựng hệ thống giao dịch bằng ứng dụng ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng
kháng cự
Ứng dụng lớn nhất của ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự trong PTKT là
để xây dựng lên phương pháp giao dịch hay là xây dựng lên một công thức để có
thể giao dịch thành công. Dưới đây tôi xin giới thiệu về một phương pháp mà tôi

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 147


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

đã xây dựng lên, phương pháp có tên là hệ thống giao dịch RAS (resistance and
support) được xây dựng trên những nguyên tắc sau:
 Mua khi cổ phiếu chạm hỗ trợ mạnh đảo chiều.
 Cắt lỗ nếu cổ phiếu đâm thủng đáy cũ hoặc đỉnh cũ hoặc lỗ 5%.
 Bán khi cổ phiếu chạm kháng cự đảo chiều hoặc thủng đáy gần nhất.
 Tỷ lệ rủi ro lợi nhuận tối thiểu phải là 1:3.
Dưới đây là một số ví dụ về phương pháp giao dịch support and resistance:
Chẳng hạn cổ phiếu VCB năm 2016 – 2017, chúng ta xem chart tuần và có
thấy có nhận xét sơ bộ như sau:

Hình 3.18.a. Ví dụ về hệ thống giao dịch RAS

Cổ phiếu VCB sau khi đạt đỉnh vùng 38 - 39 từ năm 2015 đã tạo ra kháng
cự mạnh (1) ở đó, sau một thời gian giảm điểm và tạo đáy ở vùng 26, cổ phiếu
đã có nỗ lực phục hồi và bị bán mạnh ở vùng 32 – 33 tạo ra ngưỡng kháng cự
(A) và tiếp tục giảm điểm, sau khi quay lại đáy cũ vùng 26 đội bắt đáy đã vào
cuộc và đẩy giá cổ phiếu lên ngưỡng kháng cự (B) vùng 32 – 33, ở đây cổ phiếu
quay đầu giảm điểm tuy nhiên sau đó không lâu lực mua đã thắng thế khiến cổ
phiếu bứt phá vượt kháng cự này và biến vùng 32 – 33 thành ngưỡng hỗ trợ. Cổ
148 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

phiếu sau khi vượt vùng kháng cự B đã tăng điểm tuy nhiên nỗ lực vượt kháng
cự (2) vùng 38 – 39 đã thất bại khiến cổ phiếu quay đầu giảm điểm và rơi về hỗ
trợ (C) vùng 32 – 33. Sau đó cổ phiếu biến động năm trong vùng giá này, cổ
phiếu đi lên gặp kháng cự (3) lại đi xuống (D) sau đó lại đi lên (4) và lại bị bán
xuống trước khi bùng nổ mạnh và vượt hẳn kháng cự (4) xác nhận một xu
hướng tăng mới.
Vậy chúng ta áp dụng hệ thống giao dịch RAS như thế nào đối với cổ phiếu
này, hãy quan sát biểu đồ giá cổ phiếu VCB trên khung ngày ở dưới đây:

Hình 3.18.b. Ví dụ về hệ thống giao dịch RAS

Sau khi phân tích xong chart tuần cổ phiếu này ta nhận ra cổ phiếu này
đang có hỗ trợ (C) tại vùng 32 – 33,và khi giá về vùng này đã có phản ứng rõ
rệt, chúng ta nhận ra điểm mua X là điểm xác nhận đảo chiều khá tin cậy, xác
suất cổ phiếu tăng tiếp là 60 – 70%. Chúng ta đặt ra bài toán tỉ lệ rủi ro/lợi
nhuận, giả sử mua ở phiên X chúng ta sẽ mua sẽ mua giá 34(vượt đỉnh gần nhất)
và cắt lỗ nếu giá về 33(thủng hỗ trợ gần nhất), kỳ vọng chốt lời ở kháng cự
mạnh vùng 38 – 39. Như vậy tỉ lệ rủi ro/lợi nhuận ở đây là 1:4, đây là một tỉ lệ

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 149


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

rất đáng để đặt cược. Thật may, cổ phiếu tiếp tục tăng điểm và quay lại đỉnh cũ,
chúng ta sẽ chốt lời một nửa ở giá kỳ vọng 38, một nửa còn lại chờ xác nhận và
chốt ở giá 37, phiên xác nhận đảo chiều (Y).
Ban hãy nghĩ về điều này, giả sử chúng ta tham dự 10 giao dịch như trên,
và bạn không thực sự may mắn nên chỉ đạt xác suất thành công chỉ có 60%,
nghĩa là bạn đúng sáu lần và bị sai bốn lần. Sáu lần bạn đúng mang về cho bạn
3x6 = 18 điểm (lãi 3,5 điểm và giả sử phí thuế lên đến 0,5 điểm) và 4 lần bạn sai
bạn mất 1,5x4 = 6 điểm. Tổng 10 lần giao dịch bạn lãi 18 – 6 = 12 điểm. Bạn
thấy không, nếu áp dụng phương pháp này về lâu về dài bạn sẽ lãi, chưa kể lâu
lâu có cổ phiếu bứt vượt đỉnh tăng tiếp, những lần như thế bạn sẽ thắng lớn.

Hình 3.18.c. Ví dụ về hệ thống giao dịch RAS

Tương tự như trên, chúng ta tiếp tục quan sát diễn biến cổ phiếu này. Sau
một thời gian cổ phiếu quay lại vùng hỗ trợ mạnh (D) quanh vùng 33, chúng ta
quyết định quan sát phản ứng giá của cổ phiếu vùng này và tiếp tục mua ở phiên
xác nhận (X), chúng ta dễ dàng nhận thấy nếu chúng ta mua ở giá 34.5 ở phiên
này chúng ta sẽ có cơ hội bán ra ở vùng đỉnh cũ giá 38.5 và cắt lỗ khi giá xuống

150 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

33.5. Với tỉ lệ rủi ro/lợi nhuận là 1:4 như trên chúng ta sẽ tự tin tham gia, và kết
quả chúng ta bán được một nửa tại vùng giá 38.5 và bán hết ở phiên xác nhận
đảo chiều giá 37.3.

IV. VÙNG TRỐNG GIÁ

1. Khái niệm về vùng trống giá


Vùng trống giá (Price Gap) là vùng không có giao dịch trên đồ thị. Ví dụ
trong một xu hướng tăng, giá mở cửa ở trên mức giá cao nhất của phiên trước,
để lại một khoảng trống không được lấp đầy trong ngày hôm đó trên đồ thị.
Trong xu hướng hướng giảm, mức giá cao nhất trong ngày lại thấp hơn mức giá
thấp nhất hôm trước. Thông thường vùng trống giá thường xuất hiện phổ biến
trong biểu đồ ngày hơn là biểu đồ tuần và biểu đồ tháng.
Có một số quan điểm sai lầm liên quan đến cách diễn giải về vùng trống.
Một trong số những câu cách ngôn là “vùng trống giá luôn được lấp đầy”. Điều
này không đúng. Một số được lấp còn lại số khác lại không. Chúng ta thấy rằng
vùng trống có thể có nhiều hàm ý mang tính dự đoán khác nhau dựa trên hình
dạng và nơi chúng xuất hiện.

2. Các loại vùng trống giá


Có ba loại vùng trống giá gồm:
 Vùng trống chạy trốn (breakaway).
 Vùng trống đo lường (runaway).
 Vùng trống suy yếu (exhaustion).
Vùng trống chạy trốn (Breakaway Gap)
Vùng trống này thường xuất hiện vào giai đoạn hoàn chỉnh một mô hình
một mô hình giá quan trọng và cũng thường báo hiệu sự khởi đầu của một biến
động thị trường quan trọng. Sau khi thị trường hoàn chỉnh một mô hình gốc
chính, ngưỡng kháng cự thường bị xuyên bị phá vỡ với sự xuất hiện của vùng
trống chạy trốn. Những cú phá vỡ chính từ vùng đỉnh hoặc gốc là mảnh đất sinh

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 151


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

trưởng màu mỡ cho dạng vùng trống này. Sự đảo chiều xu hướng tăng tạo ra
khoảng trống cũng được xem là vùng trống chạy trốn. Vùng trống chạy trốn
thường xuất hiện khi khối lượng giao dịch lớn.
Gần như các vùng trống này không được lấp đầy. Một vùng trống chạy trốn
xuất hiện sau khi một mô hình giá bị phá vỡ thì ở đó sẽ tạo thành một vùng hỗ
trợ nếu đó là xu hướng tăng và là một vùng kháng cự nếu là xu hướng giảm.
Trong một xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm, nếu giá có động thái lấp đầy
vùng trống này thì đó là tín hiệu của sự suy yếu của xu hướng.

Hình 3.19.a Ví dụ về Breakaway Gap

Hình 3.19.b Ví dụ về Breakaway Gap


152 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Vùng trống đo lường (Runaway Gap)


Vùng trống này xuất hiện trong một xu hướng giá tiếp diễn, đâu đó quanh
đoạn giữa của biến động giá, giá sẽ nhảy về phía trước hình thành một khoản
trống. Dạng vùng trống này thể hiện sự tiếp diễn của xu hướng hiện tại. Vùng
trống đo lường cũng là ngưỡng hỗ trợ cho những đợt điều chỉnh trong xu hướng
giá giảm và có thường sẽ không bị lấp đầy.
Cũng giống như vùng trống chạy trốn, nếu giá đóng cửa của một phiên nào
đó nằm trong vùng trống đo lường thì đó là tín hiệu của sự suy yếu của xu
hướng đó.

Hình 3.20.a Ví dụ về Runaway Gap

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 153


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 3.20.b Ví dụ về Breakaway Gap


Vùng trống suy yếu (Exhaustion Gap)
Dạng vùng trống này xuất hiện gần cuối của một xu hướng tăng hoặc giảm,
sự hiện diện của vùng trống này cho thấy sự kiệt sức của nhịp chạy nước rút và
thị trường chuẩn bị đảo chiều.
Trong đoạn cuối của nhịp chạy nước rút có thể xuất hiện một, hai hoặc ba
vùng trống suy yếu tuy thuộc vào mức độ hưng phấn của thị trường. Sau khi
xuất hiện vùng trống suy yếu, thông thường sẽ có một cú nhảy vọt cuối cùng và
nhanh chóng biến mất trong phiên hôm đấy tạo ra sự đảo chiều của xu hướng.

Hình 3.21.a Ví dụ về Breakaway Gap


154 Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 3.21.b Ví dụ về Breakaway Gap

Chương 3: Biểu đồ kỹ thuật 155


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

CHƯƠNG 4:
CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT QUAN TRỌNG
I. CÔNG DỤNG CỦA CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT
Các chỉ báo kỹ thuật là công cụ giúp chúng ta phân tích kỹ thuật của một
chứng khoán hay chỉ số nào đấy. Nó là cơ sở để chúng ta dự đoán xu hướng, xác
định các tín hiệu mua bán từ đó có thể đưa ra quyết định giao dịch chính xác
hơn.

II. CÁC NHÓM CHỈ BÁO KỸ THUẬT


Dựa vào tính chất và công dụng của từng chỉ báo ta phân loại các chỉ báo kỹ
thuật thành 5 nhóm như sau:

1. Nhóm chỉ báo xu hướng

2. Nhóm chỉ báo đo xung lượng

3. Nhóm chỉ báo khối lượng giao dịch

4. Nhóm chỉ báo đo lường độ biến động thị trường

5. Nhóm chỉ báo về tỷ lệ thay đổi giá.

h m ch b o u hư ng (Trend following indicators)


ùng ánh giá u h ng hi n t i c a th tr ng kh năng t ơng lai
 MA (Moving Average)
 MACD (Moving Average Convergence Divergence)
 …
h m ch b o đo ung lư ng (Momentum indicators)
ùng ác nh t c tha i c a giá

156 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

 RSI (Relative Strength Index)


 Momentum
 …
h m ch b o khối lư ng giao ch (Volume indicators)
nh toán k t h p gi a giá kh i ng giao ch ác nh ức m nh c a u
h ng
 MFI (Money Flow Index)
 OBV (On Balance Volume)
 …
h m ch b o đo lường đ biến đ ng của th trường (Volatility indicators)
c ùng em t bi n ng ức m nh c a u h ng
 Bollinger band
 ADX (Average directional movement index)
 …
h m ch b o về tỷ lệ thay đổi giá (Rate indicators)
c ùng xác nh các tín hi u mua bán trong ngắn h n
 ROC (Rate of change)
 Williams %R
 …

III. NHÓM CHỈ BÁO XU HƯỚNG


Đây là nhóm chỉ báo dùng để đánh giá xu hướng hiện tại của thị trường và
dự đoán xu hướng trong tương lai.
Một trong số những chỉ báo được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất là đường
trung bình động (MA) và đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD).

1. Đường trung bình động (MA)


Đường trung bình động - Moving Average (MA) hay còn gọi là SMA –
Simlpe Moving Average là đường cong nối những điểm trung bình giá đóng cửa
của n phiên giao dịch. Đây là một trong những công cụ lâu đời lâu đời và phổ
Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 157
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

biến nhất, tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc xác định xu hướng. Đường
MA được xác định bằng tập hợp các điểm được xác định theo công thức sau:
MA = ∑P/n

Trong đó:
MA – Đường trung bình động của n phiên giao dịch
∑P – Tổng giá đóng cửa của n phiên giao dịch.
n – Số phiên giao dịch

Hình 4.1. Ví dụ về đường trung bình động (MA)

Ý nghĩa của đường trung bình đ ng( MA)


Vì đường MA là giá trung bình của chứng khoán trong n ngày qua nên nó
đại diện cho sự đồng thuận của các nhà đầu tư mong đợi trong n ngày gần nhất.
Do đó, nếu giá chứng khoán là trên đường trung bình MA của nó có nghĩa là kỳ
vọng hiện tại của các nhà đầu tư (tức mức giá hiện tại) cao hơn so với kỳ vọng
trung bình của họ trong n ngày qua, và các nhà đầu tư đang trở nên lạc quan hơn
về giá chứng khoán dẫn đến khả năng giá chứng khoán sẽ tăng. Ngược lại, nếu
giá ngày hôm nay là dưới điểm trung bình động của nó cho thấy rằng kỳ vọng
hiện tại của các nhà đầu tư là dưới mức mong đợi trung bình của họ trong vòng
n ngày qua, và điều đó có nghĩa là họ đang bi quan hơn về giá chứng khoán dẫn
158 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

đến khả năng giá chứng khoán sẽ giảm. Nói tóm lại, các đường MA dùng để xác
định xu hướng, nếu giá nằm trên đường MA thì thị trường xác nhận xu hướng
tăng và giá nằm dưới đường MA thì thị trường xác nhận xu hướng giảm.

Đường trung bình lũy thừa (EMA)


Đường trung bình lũy thừa – Exponential Moving Average (EMA) cũng
giống như đường SMA, tuy nhiên EMA tập trung trọng tâm vào những ngày gần
hơn, hay nói cách khác EMA chú tâm nhiều hơn đến những hành động giá gần
hơn là những dữ liệu quá xa trong quá khứ. EMA được xác định bằng công thức
sau:

Nếu bạn cần một đường MA có thể nhanh chóng phản ứng với giá thì một
đường EMA ngắn kỳ sẽ phù hợp nhất. Nó có thể giúp bạn bắt xu hướng nhanh
chóng và đem lại lợi nhuận cao. Sự thật là bạn càng bắt được xu hướng nhanh
chóng thì bạn càng có thể đi cùng xu hướng đó lâu hơn và có nhiều lợi nhuận
hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của EMA là nhiều khi bạn sẽ bắt tín hiệu sai trong
giai đoạn giá đi ngang, do EMA quá nhạy với gía nên nhiều khi bạn nghĩ rằng
xu hướng mới đã hình thành nhưng thực chất chỉ là biến động bất thường của
giá. Đó là trường hợp công cụ chỉ báo nhanh quá cũng không tốt.

Với SMA, điều ngược lại lại đúng. Nếu bạn cần một đường trung bình
mềm mại hơn và ít nhạy với giá hơn thì một đường SMA dài kỳ là lựa chọn phù

Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 159


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

hợp. SMA có thể làm việc tốt trên những khung thời gian dài kỳ và có thể cho
thấy xu hướng hiện tại là thế nào. Mặc dù SMA phản ứng chậm với giá nhưng
nó có thể cứu bạn khỏi những tín hiệu sai. Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là nhiều
khi nó làm chúng ta quá chậm và có thể bỏ qua những tín hiệu vào lệnh tốt.

2. Chỉ báo MACD

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence – Đường


trung bình động hội tụ phân kỳ. MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi sử
dụng công cụ phân tích kỹ thuật. Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính:

1. Đường MACD: Hiệu của EMA(12) và EMA(26) hay cụ thể hơn là


EMA12 (Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất) trừ cho EMA26
(Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất).

2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA(9) của đường MACD.

3. Đường biểu đồ MACD (Histogram): là MACD trừ đi đường tín hiệu


MACD.

Khi đường MACD trên vạch 0, điều đó có nghĩa là EMA(12) đang ở trên
EMA26. Khi đường MACD ở dưới vạch 0, điều đó có nghĩa EMA(12) đang ở

160 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

phía dưới EMA(26). Nhà đầu tư sẽ nhìn đường MACD khi nó ở trên mức 0 và
trên mức 0 càng nhiều có nghĩa là khoảng cách dương giữa EMA(12) và
EMA(26) càng lớn. Ngược lại, khi đường MACD dưới mức 0 và rơi xuống sâu
sẽ thông báo khoảng cách âm giữa EMA(12) và EMA(26) đang tăng mạnh.

Hình 4.2. Ví dụ về đường MACD


Ý nghĩa của ch b o MACD

Chỉ báo MACD là một trong những chỉ báo quan trọng bậc nhất trong phân
tích kỹ thuật với rất nhiều công dụng. Trong đó, công dụng cơ bản nhất và cũng
quan trọng nhất đó là xác định các tín hiệu mua bán. Công dụng này là sự
nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường trung bình giá.

Đầu tiên phải kể để tín hiệu mua chậm khi đường MACD giao cắt với
đường zero:

Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 161


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

 Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung
bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm
trên đường zero.
 Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường
trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía
dưới đường zero.
Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên
đường zero.

Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán
xuất hiện

Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao
cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm
và nhanh hơn:

Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu
của MACD.

Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu
của MACD.

162 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 4.3. Ví dụ về sự giao cắt đường MACD

IV. NHÓM CHỈ BÁO ĐO XUNG LƯỢNG


Nhóm chỉ báo đo xung lượng (Momentum Indicators) là công cụ được sử
dụng rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật (PTKT). Nhóm chỉ báo này được
dùng để phân tích sự thay đổi trong giá từ đó đưa ra dự đoán về xu hướng tiếp
theo của thị trường. Nhóm chỉ báo này đại diện cho mức độ/tốc độ thay đổi trong
xu hướng, nếu Momentum Indicators càng biến động thì mức độ thay đổi giá
càng nhanh và ngược lại.
Một trong số những chỉ báo được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất là chỉ báo
sức mạnh tương đối (RSI) và chỉ báo động lượng (Momentum)

1. Chỉ báo RSI


Chỉ báo RSI – Relative Strength Index dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu
tương đối của một loại chứng khoán hoặc chỉ số khi nó tự so sánh với chính nó
trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công
cụ đo dao động có biên trên và biên dưới dao động từ 0 - 100. Chỉ báo RSI là
đường nối tập hợp các điểm được xác định theo công thức sau:
Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 163
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

RSI = 100 – 100RS/(1+RS)


Trong đó:
RSI – Chỉ báo sức mạnh tương đối
RS – Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa
giảm của x ngày (thường lấy x=14).
Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:
Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng quá mua nghĩa là sức mua đã mua
quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra
để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống. Thường khi đường RSI rớt
xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.

Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng quá bán nghĩa là lượng bán ra quá
nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đầu tư sẽ mua
thêm để đẩy giá lên. Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó
là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.

Hình 4.4. Ví dụ về chỉ báo RSI

164 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Ý nghĩa của ch b o RSI


Chỉ báo RSI là một chỉ báo rất quan trọng trong PTKT với nhiều công dụng
quan trọng. Trong đó, công dụng cơ bản nhất và cũng quan trọng nhất đó là xác
định điểm đảo chiều. Công dụng này là sự nghiên cứu giữa sự dịch chuyển thái
quá của cung cầu về vùng cân bằng.

Nguyên tắc mở giao dịch : Mua khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành
đáy và sau đó quay lên cắt qua 30. Ngược lại, bán khi đường RSI cắt lên trên 70,
tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.

Ưu điểm : RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu
mua bán mà không phải phân tích phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch
tốt tuy nhiên cơ hội giao dịch không xuất hiện thường xuyên.

Khuyết điểm : cần phải quan sát theo dõi, đôi khi tín hiệu đảo chiều có thể chỉ
là ngắn hạn trong vài ba phiên.

Hình 4.5. Ví dụ về tín hiệu mua bán của chỉ báo RSI

Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 165


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

2. Chỉ báo Momentum


Chỉ báo kỹ thuật Momentum đo lường sự thay đổi giá của một chứng
khoán hay một chỉ số trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo Momentum
phản ánh xu hướng và đánh giá tốc độ của biến động giá bằng cách so sánh các
giá trị hiện tại và quá khứ. Chỉ báo Momentum là đường nối tập hợp các điểm
được xác định theo công thức sau:
Momentum = 100 x P(i)/P(i-n)
Trong đó:
Momentum – Chỉ báo động lượng.
P(i) – Giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại.
P(i-n) – Giá đóng cửa trung bình của n phiên giao dịch trước đó (thường
lấy n = 14)
Nếu giá hiện tại cao hơn giá trong quá khứ thì chỉ báo momentum báo là
tích cực. Ngược lại, nếu giá hiện tại cao hơn giá trong quá khứ thì chỉ báo
momentum báo là tiêu cực.

Hình 4.6. Ví dụ về chỉ báo momentum


166 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Ý nghĩa của ch b o Momentum


Cũng giống như chỉ báo RSI, chỉ báo Momentum cũng là một chỉ báo dùng
để xác định điểm đảo chiều. Tuy nhiên, chỉ báo Momentum sẽ làm cho nhà đầu
tư giảm thiểu quãng thời gian đầu tư dài hạn. Chỉ báo momentum là công cụ đơn
giản nhưng chưa hiệu quả trong phân tích kỹ thuật vì thế nên nó ít được sử dụng,
mục đích chính của nó là đưa ra các vùng đề xuất mua bán và cảnh báo khả năng
đảo chiều. Ở cấp độ cao hơn, người ta thường dùng chỉ báo ROC (Rate of
change) để thay thế.
Tín hiệu mua:
 Mua khi chỉ báo Momentum cắt đường zero từ dưới lên.
 Mua khi đường Momentum cắt đường MA20 (của Momentum) từ dưới lên.
Tín hiệu bán:
 Bán khi chỉ báo Momentum cắt đường zero từ trên xuống.
 Bán khi đường Momentum cắt đường MA20 (của Momentum) từ trên
xuống.

V. NHÓM CHỈ BÁO KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH


Nhóm chỉ báo khối lượng giao dịch (volume indicator) là nhóm chỉ báo có
tính hỗ trợ cho nhóm chỉ báo xu hướng, được xem là công cụ phân tích khối
lượng hiệu quả. Nhóm này dựa trên khối lượng hoặc lấy khối lượng làm yếu tố
trung tâm để tính toán, do đó có thể lấy được những “thông tin” mà các chỉ báo
khác không nắm bắt được. Hai tín hiệu quan trọng từ Volume Indicators là: Tín
hiệu xác nhận sự tiếp tục của xu hướng hiện tại và tín hiệu cảnh báo các khoảng
thời gian đảo chiều tiềm năng. Nhóm này có những đặc tính khá giống
Momentum Indicators.
Một trong số những chỉ báo được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất là chỉ báo
khối lượng cân bằng (OBV) và chỉ báo sức mạnh dòng tiền (MFI)

Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 167


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

1. Chỉ báo OBV


Chỉ báo OBV - On Balance Volume là một Volume Indicator khá phổ biến
được tạo thành từ việc kết hợp giá và khối lượng. Chỉ báo này cho thấy tín hiệu
xác nhận hoặc cảnh báo về xu hướng hiện tại. OBV cho rằng sự tăng trưởng
hoặc suy yếu của giá trong phiên sẽ thuộc hoàn toàn về sức mạnh của bên mua
hoặc bên bán, cụ thể:

 Nếu giá đóng cửa hôm nay cao hơn hôm qua thì OBV cho rằng toàn bộ
khối lượng giao dịch hôm nay thể hiện bởi bên mua/ người mua.
 Nếu giá đóng cửa hôm nay thấp hơn hôm qua thì OBV cho rằng toàn bộ
khối lượng giao dịch hôm nay thể hiện bởi bên bán/ người bán.

Công thức thiết lập OBV được thể hiện như sau:

Theo công thức trên, OBV không có bất kỳ giới hạn trên và dưới nào. Sự
biến động của OBV thể hiện nhiều thông tin được bao gồm trong giá, khối
lượng như: Tín hiệu xác nhận và cảnh báo sớm cho sự đảo chiều.

168 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 4.7. Ví dụ về chỉ báo OBV

Ý nghĩa của ch b o OBV


Chỉ báo OBV là một chỉ báo ít được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng
nhưng nó là một chỉ báo mang tính hỗ trợ rất cao cho các chỉ báo xu hướng, khi
các chỉ báo xu hướng và và chỉ báo OBV cùng đồng thuận với nhau thì xác suất
xu hướng sẽ tiếp diễn là khá cao.

Hình 4.8. Ví dụ về chỉ báo OBV

Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 169


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

2. Chỉ báo MFI


Chỉ báo MFI - Money Flow Index được tính toán gần giống OBV nhưng
thay vì sử dụng giá đóng cửa MFI sử dụng Typical Price (giá trung bình của giá
cao nhất, giá thấp nhất, và giá đóng cửa). Một điểm nổi bật của MFI so với OBV
là được chuẩn hóa giá trị dựa vào cách tính RSI, giá trị MFI biến động từ 0 đến
100. Công thức được thể hiện như sau:

Trong đó:
TPt – Giá đặc trưng
Vt – Volume phiên giao dịch
MFI – Chỉ báo sức mạnh dòng tiền
Biểu đồ MFI có các đường chính đáng chú ý sau:
Đường 80 phía trên được coi là ngưỡng quá mua nghĩa là dòng tiền mua
mua đã mua quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư
sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống. Thường khi
đường MFI rớt xuống dưới ngưỡng 80, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp
giảm.

Đường 20 ở dưới được coi là ngưỡng quá bán nghĩa là dòng tiền bán ra quá
nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đầu tư sẽ mua
thêm để đẩy giá lên. Thường khi đường MFI từ dưới lên và vượt ngưỡng 20, đó
là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.

Tương tự như đường OBV, đường MFI cũng có tính chất hỗ trợ cho các chỉ
báo xu hướng.
170 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Ý nghĩa của ch b o MFI


Chỉ báo MFI là một chỉ báo khá quan trọng trong PTKT với nhiều công
dụng quan trọng. Trong đó, công dụng cơ bản nhất và cũng quan trọng nhất đó
là xác định điểm đảo chiều. Công dụng này là sự nghiên cứu giữa sự dịch
chuyển thái quá của cung cầu về vùng cân bằng.

Nguyên tắc mở giao dịch : Mua khi đường MFI cắt xuống dưới 20, hình thành
đáy và sau đó quay lên cắt qua 20. Ngược lại, bán khi đường RSI cắt lên trên 80,
tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 80.

Hình 4.8. Ví dụ về chỉ báo MFI

VI. NHÓM CHỈ BÁO ĐO LƯỜNG ĐỘ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG


Nhóm chỉ báo đo lường độ biến động thị trường (Volatility indicators)
được dùng để xem xét độ biến động và sức mạnh của xu hướng, đây cũng là
nhóm chỉ báo khá quen thuộc của những nhà PTTK chuyên nghiệp.
Một trong số những chỉ báo được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất là
bolingger band và chỉ báo trung bình định hướng (ADX).

Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 171


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

1. Bollinger Bands

Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật, Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa
đường trung bình động và độ lệch chuẩn. Đây là một công cụ cho phép người sử
dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời
gian. Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt
động của giá một cổ phiếu.

1. Một đường trung bình ở giữa, thường là MA(20)


2. Một đường bên trên (MA cộng 2 standard deviations)
3. Một đường bên dưới (MA trừ 2 standard deviations)

Standard deviation là một đơn vị đo lường thống kê cung cấp sự đánh giá
độ bất ổn định của đồ thị giá. Sử dụng standard deviation đảm bảo các đường
bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn định cao
hay thấp. Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng. Standard
deviation được xác định theo công thức:

172 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Trong đó:

UpperBB – Dải band trên

LowerBB – Dải band dưới

D – Hệ số độ lệch chuẩn

Hình 4.10. Ví dụ về dải bolingger band


Ý nghĩa của ải Bollinger Ban s
Dải Bollinger Bands cho chúng thấy các ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng
cự của giá. Đường Upper Band được xem là ngưỡng kháng cự và Lower Band là
ngưỡng hỗ trợ.
Ngoài ra Bollinger Bands cũng có thể được sử dụng để đo cường độ hướng
đi của xu hướng giá:
 Xu hướng giá tăng mạnh khi đường giá có khuynh hướng luôn nằm nửa
trên của Bollinger Bands, tức là phạm vi giữa dải trên và đường trung bình. Lúc
đó, MA(20) là đường hỗ trợ động cho xu hướng giá.
 Ngược lại, xu hướng giảm giá mạnh xảy ra khi đường giá thấp hơn nửa
dưới của Bollinger Bands; được giới hạn bởi đường trung bình MA(20) và dải

Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 173


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

dưới của Bollinger Bands. Lúc này MA(20) sẽ là đường kháng cự động cho xu
hướng giá.

2. Chỉ báo ADX

Chỉ báo ADX - Average Directional Index là chỉ số định hướng trung bình,
nhằm đo lường độ mạnh của xu hướng mà không quan tâm đến hướng của xu
hướng. Chỉ số ADX được tính toán dựa trên mức trung bình động của sự dao
động giá trong một khoảng thời gian nhất định thường là 14 ngày.

ADX là một đường có giá trí dao động từ 0 đến 100. Thông thường trên
biểu đồ, ADX sẽ xuất hiện với hai đường DMI gồm (+DI) và (-DI) giúp biểu thị
hướng chuyển động của thị trường. Do đó, khi kết hợp cùng với nhau, nhóm chỉ
số này có thể cho nhà đầu tư biết được cả về hướng và độ mạnh của xu hướng từ
đó nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch.

Chỉ báo ADX được xác định theo công thức sau:

ADX = 100 x MA x [(+DI) – (-DI)] / [(+DI) + (-DI)]

Trong đó:

ADX - chỉ số định hướng trung bình.

MA - Đướng trung bình động, thường lấy 14 ngày.

+DI là hướng chỉ số dương

-DI là hướng chỉ số âm

DMI – Directional Movement Index là 1 phần của chỉ báo ADX. DMI bao
gồm 2 đường (+DI) và (-DI), hiểu một cách đơn giản là (+DI) cho tín hiệu mua
và (-DI) cho tín hiệu bán.

174 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Tín hiệu mua: Khi (+DI) cắt và đi lên phía trên (-DI)

Tín hiệu bán: Khi (-DI) cắt và đi xuống phía dưới (+DI)

Hình 4.11. Ví dụ về chỉ báo ADX


Ý nghĩa của ch b o ADX
Chỉ báo ADX được dùng để đo lường độ mạnh, yếu của một xu hướng.
Một cách hiểu nào đó chúng ta có thể cho rằng mục đích chính của ADX là để
xác định rõ hiện tại thị trường có xu hướng hay không có xu hướng. Nếu xác
định rõ được xu hướng thị trường sẽ giúp ích cho chúng ta rất lớn, vì nó sẽ chỉ
dẫn và giúp cho nhà đầu tư sử dụng những kỹ thuật chỉ báo khác để phân tích.

Dưới đây là bảng phân chia 4 cấp độ của xu hướng dựa trên giá trị chỉ số
ADX:

 0 – 20: Thị trường không có xu hướng rõ ràng.

 20 – 40: Thị trường báo hiệu một xu hướng mới.


Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 175
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

 40 – 70: Xu hướng hiện tại đang rất mạnh.

 70 – 100: Xu hướng siêu mạnh, rất hiếm khi xảy ra.

VII. NHÓM CHỈ BÁO VỀ TỶ LỆ THAY ĐỔI GIÁ


Nhóm chỉ báo về tỷ lệ thay đổi giá (Rate Indicator) ít khi được các nhà
phân tích kỹ thuật sử dụng, tuy nhiên nhóm chỉ báo này có thể được dùng để
tham khảo nhằm tìm ra những tín hiệu mua bán trong ngắn hạn.
Một trong số những chỉ báo được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất là chỉ báo
tỷ lệ thay đổi (ROC) và chỉ báo Williams %R.

1. CHỈ BÁO ROC


Chỉ báo ROC – Rate Of Change thể hiện sự biến động của giá. Đường chỉ
báo này dịch chuyển quanh đường zero (đường trung tâm). Chỉ báo này cho
chúng ta biết giá chứng khoán đã dịch chuyển bao xa so với mức giá cũ. Chỉ báo
ROC được xác định theo công thức sau:
ROC = 100 x (Pi – Pi-n)/Pi-n
Trong đó:
ROC – Chỉ báo tỷ lệ thay đổi.
Pi – Giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại.
Pi-n – Giá đóng cửa trung bình của n phiên giao dịch trước đó, thường lấy
n = 14.

176 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 4.12. Ví dụ về chỉ báo ROC

Ý nghĩa của ch b o ROC


Cũng giống như chỉ báo Momentum, chỉ báo ROC cũng mang tính động
lượng và là một chỉ báo dùng để xác định điểm đảo chiều. Cơ sở lý thuyết của
chỉ số này là giá chứng khoán chỉ có thể dịch chuyển theo một chiều hướng và
phải dừng lại để lấy sức. Giá có thể lấy sức bằng một trong hai cách:
 Nó có thể quay trở lại vị trí xuất phát ban đầu bắt đầu khi dịch chuyển;
hoặc
 Đợi để giá chứng khoán phản ánh thông tin và dữ liệu lịch sử. Dù theo cách
nào đi chăng nữa thì hành động này được minh họa trong Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi.
Khi giá chứng khoán bắt đầu dịch chuyển mạnh đi lên hoặc đi xuống, Chỉ số Tỷ
lệ Thay đổi sẽ dịch chuyển ra xa từ đường trung tâm (Zero Line: Mốc số 0). Sau
đó, giá sẽ dừng biến động, Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi dịch chuyển về Mốc số 0.

Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 177


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Tín hiệu mua:


 Mua khi chỉ báo ROC cắt đường zero từ dưới lên.
Tín hiệu bán:
 Bán khi chỉ báo ROC cắt đường zero từ trên xuống.

2. CHỈ BÁO WILLIAMS %R


Chỉ báo kỹ thuật Willliams %R là một chỉ báo dao động nhanh, được phát
triển bởi Larry Williams và có chức năng xác định các vùng quá mua/quá bán
của thị trường. Chỉ báo này được xác định theo công thức sau:
%R = - (P(i-n)max - Pi )/(P(i-n)max - P(i-n)min) x 100

Trong đó:

Pi – giá đóng cửa ngày hôm nay;


P(i-n)max – giá trị cao nhất trong n giai đoạn trước;
P(i-n)min – giá trị thấp nhất trong n giai đoạn trước.

Hình 4.13. Ví dụ về chỉ báo William %R

178 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Ý nghĩa của ch b o Williams %R

Chỉ báo Williams %R là một chỉ số biến động giá. Chỉ số này tương tự như
Chỉ báo tỷ lệ thay đổi ROC. Chỉ số này bao gồm một đường đơn dịch chuyển
lên xuống trong biên độ 0 và 100. Chỉ số Williams %R so sánh giá đóng cửa cửa
phiên giao dịch gần đây nhất với khoảng giá giao dịch trong quá khứ:

 Nếu giá đóng cửa gần đây nhất càng gần với mức giá cao nhất của khoảng
giá trong quá khứ thì đường Williams %R sẽ càng gần với cực trên của khoảng
giao động.
 Ngược lại, nếu giá đóng cửa gần đây nhất gần đáy của khoảng giá trong
quá khứ, đường Williams %R sẽ gần đáy của khoảng giao động.

Các giá trị trong khoảng 80 đến 100% cho biết rằng chứng khoán đang
trong trạng thái bán quá nhiều trong khi các giá trị trong khoảng 0 đến 20% cho
biết rằng chứng khoán đang trong trạng thái mua quá nhiều.

Như với tất cả các chỉ báo về mua quá nhiều/bán quá nhiều, tốt nhất là nên
chờ tín hiệu thay đổi của giá chứng khoán trước khi tiến hành một giao dịch. Ví
dụ, nếu một chỉ báo mua quá nhiều/ bán quá nhiều (như chỉ số dao động
Stochastic hoặc Williams’%R) đang chỉ ra điều kiện mua quá nhiều, thì tốt nhất
nên chờ giá chứng khoán giảm xuống trước khi thực hiện bán chứng khoán.

Một điểm thú vị của chỉ báo %R là khả năng đoán trước sự đảo chiều của
giá chứng khoán. Chỉ báo phần lớn thường hình thành các đỉnh và đi xuống một
vài ngày trước khi giá chứng khoán hình thành đỉnh và đi xuống. Tương tự, %R
thường tạo ra các đáy và đảo chiều lên một vài ngày trước khi giá chứng khoán
cũng đảo chiều đi lên.

Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng 179


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 4.14. Ví dụ về chỉ báo William %R

180 Chương 4: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

CHƯƠNG 5:
CÔNG THỨC ĐẦU CƠ LIVERMORE
I. CÔNG THỨC ĐẦU CƠ LIVERMORE
Sau nhiều năm tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu về Livermore, tôi và các
cộng sự đã tìm ra công thức đầu cơ tuyệt đỉnh của Livermore đã bị chôn vùi
hàng chục năm nay. Đây là công thức mà Livermore đã sử dụng để kiếm hàng
chục triệu đô la trong mỗi lần đầu cơ thị trường giá lên. Sau một thời gian dài
trải nghiệm công thức này tôi đã kiếm bội tiền trên thị trường chứng khoán Việt
Nam từ sóng dầu khí năm 2014, sóng ngân hàng năm 2015 và siêu sóng lịch sử
năm 2016 - 2018. Sau khi trao đổi với những trader thành công khác về việc
chia sẻ công thức nay với cộng đồng, tôi đã nhận được sự ngăn cản của họ, họ
cho rằng công thức này điều bí mật này không thể tiết lộ cho người khác. Cuối
cùng tôi đã quyết định rằng mọi người đều có quyền biết bí mật này. Công thức
Livermore gồm 6 bước cụ thể như sau:

1. Xác định xu hướng thị trường chung


Việc đầu tiên chúng ta cần làm trước khi quyết định mua một cổ phiếu là
chúng ta phải xác định được xu hướng của thị trường chung. Đây là bước đầu
tiên và cũng là bước rất quan trọng, nó đóng góp đến 50% xác suất thành công
của lần giao dịch đó. Tại sao vậy? Bởi vì thị trường chung chi phối xu hướng
của 90% loại cổ phiếu trên thị trường, hay nói cách khác 90% cổ phiếu trên thị
trường có xu hướng giống với xu hướng của thị trường chung. Khi thị trường
chung tạo đáy, 90% cổ phiếu tạo đáy đi lên và ngược lại khi thị trường chung
tạo đỉnh 90% cổ phiếu tạo đỉnh và đi xuống. Điều này không chỉ xảy trong một
thời điểm mà nó liên tục lặp đi lặp lại trong suốt 20 năm ở thị trường chứng
khoán Việt Nam và hàng trăm năm ở thị trường chứng khoán Mỹ.
Mặc dù vẫn có 10% cổ phiếu đi ngược xu hướng của thị trường chung, tuy
nhiên rất khó để nhận biết được xu hướng của cổ phiếu đó có thực sự bền vững

Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 181


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

hay không. Vì thế chúng ta không nên làm việc khó, không nên kiếm tiền với
xác suất thành công thấp như vậy.
Có ba loại xu hướng đó là xu hướng tăng, xu hướng giảm và không có xu
hướng. Chúng ta chỉ nên tham gia khi thị trường xác nhận một xu hướng tăng.
Từ lý thuyết dow ta đã biết một xu hướng tăng sẽ được duy trì cho đến khi nó tín
hiệu đảo chiều, nó sẽ kéo dài 6 tháng đến 1 năm, thậm chí là 2 – 3 năm. Còn khi
thị trường xác nhận một xu hướng giảm và không có xu hướng chúng ta sẽ đứng
ngoài quan sát, không tham gia và không mua bất kì một cổ phiếu nào cả. Khi
thị trường đi xuống mà chúng ta không mất tiền thì thực sự đã rất thành công.
Nếu bạn làm tốt bước này thì lần giao dịch của bạn đã thành công một nửa
rồi. Cách đơn giản nhất để chúng ta có thể xác định xu hướng thị trường chung
là sử dụng đường MA50 làm thước đo. Nếu chỉ số nằm trên đường này (vượt
qua đỉnh trong quá khứ thì càng tốt) bạn có thể tham gia vào thị trường. Để hiểu
chuyên sâu hơn về về xu hướng biết cách xác định chính xác xu hướng của thị
trường chung bạn hãy tìm quyển “Bí quyết ra đòn chí mạng trên thị trường tài
chính” của tôi. Dưới đây là một số ví dụ về xu hướng tăng của thị trường chung:
Năm 2009 thị trường chung cắt đường MA50 đi lên tại 270, sau đó vượt
kháng cự 322 rồi test lại đỉnh cũ trước khi tiếp tục vượt qua đỉnh ngắn hạn 350
xác nhận một xu hướng tăng. Bạn có thể tham gia với tỷ trọng thấp ở vùng 270
và mua thêm khi thị trường vượt 350.

182 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 5.1.a. Ví dụ về xu hướng thị trường chung năm 2009


Tháng 7 năm 2009 thị trường tiếp tục vượt lên đường MA 50 tại 444, sau
đó vượt kháng cự 520 rồi test lại đỉnh cũ trước khi tiếp tục vượt qua đỉnh ngắn
hạn 550 và tiếp tục duy trì một xu hướng tăng. Tương tự như trên bạn có thể
tham gia tỷ trong thấp ở vùng 444 và mua thêm ở vùng 550.

Hình 5.1.b. Ví dụ về xu hướng thị trường chung năm 2009

Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 183


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Tương tự như trên, năm 2012 chúng ta có thể mua tỷ trọng thấp ở vùng 360
và mua thêm vùng 413.

Hình 5.2. Ví dụ về xu hướng thị trường chung năm 2012

Cuối năm 2012, chúng ta có thể mua tỷ trọng thấp ở vùng 390 và mua thêm
vùng 405. Năm 2014, 2015, 2016 và 2017 chúng ta có thể làm tương tự

Hình 5.3. Ví dụ về xu hướng thị trường chung năm 2013

184 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 5.4. Ví dụ về xu hướng thị trường chung năm 2014

Hình 5.5. Ví dụ về xu hướng thị trường chung năm 2015

Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 185


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 5.6. Ví dụ về xu hướng thị trường chung năm 2016

Hình 5.7. Ví dụ về xu hướng thị trường chung năm 2017

186 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

2. Xác định dòng cổ phiếu dẫn dắt


Sau khi xong bước một chúng ta sẽ bắt đầu bước 2, bạn phải chắc chắn
rằng bạn đã làm xong bước một thì mới được chuyển sang bước thứ hai này, nếu
không công thức sẽ không thể phát huy tác dụng. Dòng cổ phiếu dẫn dắt là gì,
đó là dòng cổ phiếu kéo chỉ số chung tăng điểm nhiều, mỗi biến động tăng giảm
của dòng này đều gây hiệu ứng lan tỏa rõ rệt lên thị trường chung. Dòng cổ
phiếu dẫn dắt có đặc điểm là nhiều cổ phiếu trong dòng mang trọng số lớn và có
sự đồng thuận của toàn dòng.

Trong một xu hướng tăng của thị trường chung, dòng cổ phiếu dẫn dắt sẽ
tăng trong suốt quá trình thị trường chung đi lên và luôn là nguồn cảm hứng để
thị trường tăng điểm. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam có ba dòng cổ phiếu
dẫn dắt chủ yếu đó là dòng ngân hàng, dòng bất động sản và dòng dầu khí.
Trong một xu hướng tăng dài hạn của thị trường, ba dòng này sẽ luân phiên
nhau tăng điểm để đưa chỉ số chung đi lên hoặc cũng có thể sẽ đồng loạt bùng
nổ cùng một thời điểm (2017 - 2018).

Về mặt cơ bản dòng dẫn dắt là dòng cổ phiếu mà tất cả doanh nghiệp trong
ngành đó đều được hưởng lợi bởi một điều gì đó. Có thể là một chính sách kinh
tế của nhà nước, một sự kiện gì đó ngoài thế giới tác động vào doanh nghiệp
hoặc đơn giản chỉ là giản chỉ là các doanh nghiệp có lợi nhuận tích cực vì nền
kinh tế vĩ mô đang tăng trưởng tốt. Thông thường thời điểm các cổ phiếu dòng
dẫn dắt bùng nổ là lúc mà kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành đó có
sự đột biến.

Về mặt kỹ thuật, để biết dòng nào là dòng dẫn dắt chúng ta sẽ dễ dàng nhìn
thấy trên biểu đồ giá của các cổ phiếu trong dòng đó. Ban đầu sẽ có một vài cổ
phiếu trong dòng xuất hiện những phiên bùng nổ theo đà (phiên tăng điểm mạnh
kèm theo khối lượng lớn) bứt phá hẳn ra khỏi một vùng tích lũy. Sau đó các cổ
phiếu khác trong dòng cũng sẽ luân phiên bùng nổ tạo ra sự đồng thuận của cả

Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 187


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

dòng và có sức lan tỏa ra toàn thị trường. Chúng ta không cần vội mà chỉ cần
đúng hãy tham gia khi bạn xác định ra đó là dòng dẫn dắt, bạn đừng sợ rằng cổ
phiếu đã tăng mạnh rồi sẽ không tăng nữa bởi vì các cổ phiếu dòng dẫn dắt một
khi đã tăng sẽ tăng từ 100 – 200% kể từ khi nó mới bắt đầu. Khi thị trường
chung bùng nổ, hầu hết các dòng cổ phiều đều đồng loạt tăng điểm. Tuy nhiên
dòng dẫn dắt sẽ luôn tăng điểm trong suốt quá trình tăng của thị trường chung.
Các dòng khác chỉ là ăn theo thị trường sẽ không tăng được nhiều và rất dễ bị
chết yểu.

3. Xác định cổ các cổ phiếu hàng đầu


Xác định xong dòng dẫn dắt thì thành công đã mở với bạn rồi, bước tiếp
theo là bạn hãy tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tìm đúng chiếc tàu cần lên. Trong
một dòng dẫn dắt sẽ luôn có một hoặc hai cổ phiếu tăng tốt hơn những cổ phiếu
còn lại trong dòng , những cổ phiếu này sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận tốt trong
thời gian ngắn nhất có thể. Người ta gọi những cổ phiếu này là những cổ phiếu
dẫn dắt. Để tìm được những cổ phiếu này bạn cần biết thêm về phân tích cơ bản,
từ đó sẽ biết rằng đâu mới là danh nghiệp tốt thực sự.

Về mặt kỹ thuật, khi thị trường chung bắt đầu xác nhận một xu hướng tăng
mới thông thường những cổ phiếu này sẽ là những cổ phiếu bứt phá vượt đỉnh
đầu tiên và sẽ giá cổ phiếu này rất hay tăng trần trong phiên bứt phá đó. Hãy
mua những cổ phiếu như vậy rồi bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Còn nếu xu
hướng hiện tại của thị trường chúng là xu hướng tăng dài hạn thì sao, lúc đó bạn
nhận diện các cổ phiếu mạnh bằng cách nhìn xu hướng giá của nó. Cách đơn
giản nhất là bạn sử dụng các đường MA, một cổ phiếu mạnh bao giờ biến động
giá của nó cũng luôn nằm trên đường MA50 kể từ khi cổ phiếu bùng nổ từ nền
giá và sự tăng giá của cổ phiếu bao giờ cũng mạnh hơn thị trường chung.

Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng không phải cổ phiếu nào vượt đỉnh cũng sẽ
tăng sau đó. Một số vượt đỉnh xong sẽ tiếp tục tăng, một số khác thì không. Để

188 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

tránh mua phải cổ phiếu vượt đỉnh giả tốt hơn hết là bạn hãy tìm hiểu tính cách
của nó, điều này thể hiện rất rõ ràng trong biểu đồ giá trong quá khứ.

Livermore nói với người con trai Paul: “Mỗi cổ phiếu đều như 1 con
người vậy: nó có tính cách, 1 tính cách rất riêng biệt. Dữ dội, dịu êm, hăng
hái, căng thẳng, biến động, buồn chán, thẳng thừng, hợp lý, dễ đoán, khó
đoán. Cha rất thường nghiên cứu cổ phiếu giống như nghiên cứu người vậy;
sau 1 thời gian tiếp xúc cách phản ứng của chúng với các điều kiện khác nhau
trở nên dễ đoán hơn trước.”

“Cha không phải là người đầu tiên thấy được điều này. Cha biết rất nhiều
người kiếm được rất nhiều tiền trên thị trường chứng khoán bằng cách phân tích
tích cách của 1 cổ phiếu, theo dấu chân tính cách đó và mua bán theo nó. Nhưng
hãy cẩn trọng, tính cách có thể thay đổi, nhưng không quá thường xuyên.”

4. Xây dựng danh mục và tham gia vào các điểm mua chuẩn
Khi bạn đã xác định được dòng dẫn dắt và các cổ phiếu dẫn dắt, việc tiếp
theo bạn hãy xây dựng ra danh mục các cổ phiếu cần quan tâm và tìm cho ra
một điểm mua chuẩn để tham gia. Về nguyên tắc quản trị rủi ro bạn không được
phép dồn hết tiền vào để mua một loại cổ phiếu mà phải cơ cấu danh mục ra từ 2
– 10 loại cổ phiếu khác nhau, phụ thuộc vào cỡ vốn của bạn.

Theo Livermore thời điểm nên mua vào nhất là khi mà cổ phiếu bứt phá
vượt đỉnh cũ với khối lượng ở mức cao. Thông thường đây là phiên tăng điểm
rất mạnh, có thể đóng cửa giá trần. Xác suất thành công càng cao khi cổ phiếu
bùng nổ trên một nền tảng tích lũy chặt chẽ. Khi bạn hiểu về nội tại doanh
nghiệp và câu chuyện của nó bạn có thể gom mua một phần trên vùng nền tích
lũy này (khoảng 20 – 30% tỷ trọng). Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của phiên
bùng nổ là sự quyết liệt của bên mua đã đẩy giá cổ phiếu vượt qua ngưỡng cản
lớn nhất, bên bán sẽ không còn muốn bán ra nữa và vì thế mà giá sẽ tăng rất
nhiều những phiên sau đó. Livermore cho rằng chỉ nên mua những cổ phiếu đã
Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 189
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

vượt qua các đỉnh giá trong quá khứ và không bao giờ nên mua các cổ phiếu đã
giảm giá mạnh kể từ đỉnh giá cũ. Những cổ phiếu này tưởng chừng như đã rất rẻ
nhưng kể từ thời điểm bạn mua nó hoàn toàn có thể giảm thêm 50% nữa, cho dù
ngay sau thời điểm bạn mua bạn có thể sẽ có lãi nhưng xu hướng của cổ phiếu
vẫn đang là xu hướng giảm thì nếu bạn ko nhanh tay bán ra rất có thể bạn sẽ bị
lỗ.

Nhiều người hỏi tôi rằng tại sao không mua 100% tỷ trọng danh mục cổ
phiếu ở trên nền tảng tích lũy khi dự đoán được rằng cổ phiếu đó sẽ tăng mạnh
vì lý do abc nào đó. Lời khuyên của tôi là đừng bao giờ gom mua tỷ trọng cao,
khi mà thị trường chưa xác nhận rằng nhận định của bạn là đúng. Bởi vì khi mà
cổ phiếu tích lũy tạo nền nghĩa là có một nhóm nhà đầu tư nào đó đang chủ động
gom cổ phiếu tại vùng giá đó. Họ cũng đang dự đoán giống bạn mà thôi, có thể
họ sai cũng có thể họ đúng. Khi mà họ nhận định sai, các nhà đầu tư này sẽ đồng
loạt bán cổ phiếu ra làm thủng vùng nền giá bấy lâu và cổ phiếu sẽ quay đầu đi
xuống. Khi mà họ nhận định đúng, một ngày nào đó dòng tiền lớn sẽ đổ vào cổ
phiếu và đẩy giá cổ phiếu lên một mức giá cao mới. Điều quan trọng ở đây là chỉ
có dòng tiền lớn đổ vào thì cổ phiếu mới tăng mạnh được. Tuy nhiên điều chúng
ta ko thể biết là bao giờ dòng tiền sẽ đổ vào, rất có thể bạn sẽ phải chờ 3 đến 6
tháng nữa hoặc cũng có thể là không bao giờ, bạn sẽ thấy mệt mỏi vì phải chờ
đợi lâu. Vì thế đừng gom mua nhiều ở vùng nền mà hãy chờ thị trường xác
nhận.

Một câu hỏi khác là nếu bạn mua đúng điểm mua chuẩn nhưng sau đó bạn
bị lỗ thì sao? Chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra, cho dù bạn có phân tích kỹ cổ
phiếu đó kỹ thế nào đi chăng nữa. Việc bạn có thể làm là xử lý cổ phiếu ngay
lập tức khi nó vi phạm nguyên tắc bán. Hãy bán cổ phiếu ra ngay lập tức nếu giá
cổ phiếu bị giảm 5% so với giá bạn mua. Hãy luôn nhớ và tuân thủ nguyên tắc
này mọi lúc, chỉ cần một lần bạn ko thực hiện thôi mọi thứ có thể sẽ rất tồi tệ.
Một điều nữa bạn cần nhớ là, sau một lần bạn bị thua lỗ đừng cố gắng gỡ gạc,
190 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

điều này chỉ khiến tài khoản của bạn ngày càng thiệt hại nhiều hơn thôi. Hãy gạt
bỏ câu chuyện bạn bị mất tiền sang một bên, chờ một cơ hội khác thực sự rõ
ràng và bắt tay làm lại.

5. Kiên nhẫn nắm giữ các cổ phiếu mạnh cho đến khi kết thúc xu hướng
tăng của cổ phiếu đó
Không ít trader mua đúng cổ phiếu và mua đúng thời điểm, tuy nhiên họ lại
vội vàng chốt lời khi cổ phiếu chỉ mới bắt đầu tăng vài ba phiên sau đó và ngậm
ngùi nuối tiếc sau khi chứng kiến cổ phiếu mà mình từng mua sau đó tăng bằng
lần. Nguyên nhân mà họ vội vàng chốt lời bởi vì trong quá khứ họ đã từng bị vài
lần có lãi ko chốt cuối cùng để lỗ, qua thời gian nó hình thành nỗi sợ mất lãi và
vì thế mà họ luôn vội vàng. Chúng ta đã biết rằng khi một cổ phiếu hình thành
và xác nhận một xu hướng thì nó tiếp tục duy trì xu hướng đó cho đến khi xu
hướng thực sự kết thúc. Do đó khi đã cầm trong tay một trong những cổ phiếu
mạnh nhất thị trường thì việc bạn cần làm là giữ nó càng lâu càng tốt, bởi nếu
bạn bán ra hoặc là bạn sẽ phải mua lại với mức giá cao hơn hoặc là bạn sẽ mua
cổ phiếu khác có sức tăng trưởng yếu hơn. Đó là chưa kể đến việc là sau đó bạn
hoàn toàn có thể mua nhầm loại cổ phiếu và bị mất tiền. Thời điểm bạn nên bán
cổ phiếu ra là khi nó gãy đường MA50. Lúc đó xác suất cao nó sẽ tiếp tục giảm
điểm hoặc sẽ cần rất nhiều thười gian tích lũy để tăng tiếp. Livermore đã nói
rằng: “Những con sóng lớn cần thời gian để phát triển. Chừng nào cổ phiếu vận
động đúng hướng, thị trường vận động đúng hướng, thì đừng vội vàng chốt lời.”

Ở chương 2, chúng ta cũng đã biết rằng thị trường sẽ luôn vận động theo
một xu hướng và xu hướng này sẽ tiếp diễn cho đến khi nó thực sự kết thúc, một
cổ phiếu mạnh khi bắt đầu vượt đỉnh và xác nhận một xu hướng tăng thì nó có
thể tăng đến 100%, 200%, thậm chí là 500%. Ở Việt Nam chúng ta có cổ phiếu
VCS tăng 20 lần trong 3 năm, PNJ tăng 5 lần trong 2 năm, CTD tăng 6 lần
trong 3 năm… và rất nhiều cổ phiếu tăng 100 – 200% chỉ trong mấy tháng.

Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 191


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

6. Mua bán theo nguyên tắc ra yếu vào mạnh


Livermore cho rằng: “Những cổ phiếu dẫn dắt hôm nay, có thể không phải
là những cổ phiếu dẫn dắt của vài năm sau”. Thật vậy, một cổ phiếu dẫn dắt sẽ
chỉ mạnh trong một quãng thời gian nhất định, thông thường xu hướng tăng sẽ
kéo dài từ 6 tháng cho đến vài năm, sau đó sẽ đến giai đoạn phân phối hoặc đi
vào điều chỉnh và tích lũy lại. Sẽ cần rất nhiều thời gian để cổ phiếu quay trở lại
đường đua, có thể sẽ là một vài năm nữa hoặc lâu hơn. Khi đó đi bạn nên bán ra
hoặc giảm dần tỷ trọng để lấy tiền đó cơ cấu vào các cổ phiếu khác mạnh hơn.
Làm thế nào để nhận ra cổ phiếu của bạn đang suy yếu, dưới đây là 7 đặc điểm
nhận dạng một cổ phiếu bị suy yếu:

 Sau khi tạo điểm phá vỡ, cổ phiếu bứt phá vượt đỉnh ngắn hạn sau đó giá
rớt lại vào bên trong mô hình. Dấu hiệu này cho thấy, đây có thể là một điểm
phá vỡ giả. Bạn nên hạ tỷ trọng những cổ phiếu những cổ phiếu như thế này và
bán hết ra nếu cổ phiếu thủng luôn mô hình giá.

 Giá nằm dưới đường MA20 ngày và MA50 ngày. Đây là hai đường trung
bình di động quan trọng để nhận biết các cổ phiếu có mạnh trong ngắn hạn hay
không. MA50 ngày là đường chuẩn của các nhà đầu tư tổ chức, họ luôn mua và
bảo vệ vị thế ở đường trung bình di động này. Một cổ phiếu mạnh tốt nhất là
nằm giá luôn nằm trên đường MA50, càng mạnh nếu giá luôn nằm trên đường
MA20. Hãy hạ bớt tỷ trọng nếu cổ phiếu nằm quá lâu dưới đường MA20 và bán
hết cổ phiếu nếu giá gãy đường MA50.

 Nhiều cây nến đỏ liên tiếp. Hãy nhìn lại 10-15 phiên giao dịch, nếu 70%
các cây nến là đỏ, thận trọng với khả năng cổ phiếu đã trở thành cổ phiếu yếu.
Bạn nên bán ra để bảo toàn lợi nhuận.

 Bị giảm giá mạnh với khối lượng giao dịch lớn, gap down thì càng nguy
hiểm. Đây là tín hiệu bán mạnh, rất có thể đây là phiên các tổ chức phân phối cổ
phiếu ra cho nhỏ lẻ. Nếu một cổ phiếu bạn nắm giữ xuất hiện một phiên giảm
192 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

tầm 4% trở lên với khối lượng ở mức cao, hãy hạ bớt tỷ trọng. Nếu xuất hiện
phiên thứ hai như thế hãy bán ra bằng mọi giá.

 Giá giảm trong khi thị trường chung tăng. Đó là một cổ phiếu yếu rồi.
Nước nổi, thuyền ai cũng lên mà thuyền bạn không lên, ắt hẳn có vấn đề. Nếu
một cổ phiếu liên tục giảm trong khi thị trường chung tăng bạn hãy giảm dần tỷ
trọng nếu hiện tượng trên kéo dài.

 Ôm cổ phiếu hàng tuần mà không có lợi nhuận. Đừng cố dự đoán một cổ


phiếu đang tích lũy sẽ tăng giá. Đừng tỏ ra kiên nhẫn một cách không cần thiết,
ví dụ như ôm cổ phiếu hàng tuần mà không có lợi nhuận. Nó cho thấy bạn đã
mua cổ phiếu sai thời điểm. Cổ phiếu có thể không giảm mạnh nhưng có thể bạn
sẽ phải chờ rất lâu để cổ phiếu mang lại lợi nhuận cho bạn, bạn nên dành số vốn
đó cho cổ phiếu khác mạnh hơn hoặc chờ đợi thời điểm khác. Còn nếu bạn mua
cổ phiếu từ vùng thấp hơn và đang có lợi nhuận hãy hạ bớt tỷ trọng để cơ cấu
vào các cổ phiếu khác mạnh hơn.

 Điều chỉnh lâu sau khi thiết lập đỉnh cao mới. Một cổ phiếu thiết lập đỉnh
cao mới thì 52 tuần tới nên tiếp tục tăng cao hơn. Vì thế, việc cổ phiếu điều
chỉnh lâu sau khi thiết lập đỉnh cao mới cho thấy các nhà đầu tư tổ chức không
hào hứng với cổ phiếu này và bạn nên cân nhắc thoát hàng.

II. VÍ DỤ CHO CÔNG THỨC ĐẦU CƠ LIVERMORE


Sóng dầu khí năm 2014
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều cơn sóng lớn, điển
hình là sóng dầu khí năm 2014, sóng ngân hàng năm 2015, sóng xây dựng năm
2016 và cơn sóng lịch sử 2017 – 2018. Dưới đây là ví dụ về cách áp dụng công
thức đầu cơ Livermore cho sóng dầu khí năm 2014:
Bước 1: Vào tháng 1 năm 2014, chỉ số Vnindex nằm trên đường MA50
đồng thời bứt phá vượt đỉnh 514 với thanh khoản ở mức cao xác nhận một xu
hướng tăng. Về mặt kỹ thuật chúng ta có hai thời điểm có thể tham gia thị
Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 193
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

trường đó là khi chỉ số vượt đường MA50 (tham gia với tỷ trọng thấp) và lúc mà
thị trường bứt phá vượt đỉnh.

Hình 5.8. Ví dụ về xu hướng thị trường chung năm 2014

Bước 2+3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 dòng dầu khí rất tích cực,
tất cả các cổ phiếu dòng này đã sự dịch chuyển giá khá tích cực trong năm 2013
và đang tích lũy lại quanh vùng đỉnh, với sự tăng mạnh của giá xăng dầu kì vọng
lợi nhuận năm 2014 dòng dầu khí sẽ có đột biến. Khi thị trường chung bùng nổ,
các cổ phiếu dòng này bắt đã luân phiên nhau bùng nổ kéo chỉ số đi lên tạo ra
sức lan tỏa cho thị trường tăng điểm. Kết luận: dòng dầu khí dẫn dắt thị trường
chung.

194 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 5.9. Ví dụ về cổ phiếu PVD năm 2014

Hình 5.10. Ví dụ về cổ phiếu GAS năm 2014

Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 195


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 5.11. Ví dụ về cổ phiếu PVS năm 2014

Hình 5.12. Ví dụ về cổ phiếu PVC năm 2014

196 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 5.13. Ví dụ về xu phiếu PXS năm 2014

Ta nhận ra cổ phiếu PVS là cổ phiếu bứt phá vượt đỉnh đầu tiên, cổ phiếu
này vượt đỉnh cũ 15 rất dễ dàng và có xu hướng rất tích cực, dự đoán đây sẽ là
cổ phiếu mạnh nhất dòng. Sau đó không lâu PVD và GAS luân phiên nhau bùng
nổ, hai cổ phiếu này được xếp vào cổ phiếu hạng hai. Cổ phiếu GAS bứt phá
vượt đỉnh 53 với khối lượng ở mức cao, tạo thành nguồn cảm hứng dẫn dắt thị
trường tăng điểm, là cổ phiếu đầu ngành dòng dầu khí, với kết quả kinh doanh
rất tích cực và lợi thế cạnh tranh vững mạnh thì đây là một cổ phiếu rất đáng
tham gia.
Bước 4: Xây dựng danh mục và tham gia.
Thời điểm mua vào:
Mua cổ phiếu PVS (cổ phiếu hạng 1) phiên bùng nổ giá 15 – 15.5
Mua cổ phiếu GAS (cổ phiếu hạng 2, blue chip dẫn dắt thị trường) phiên
bùng nổ giá 51.5 – 52.5
(Lưu ý: Đây là giá cổ phiếu sau nhiều lần chia tách, không phải giá tại thời
điểm trong quá khứ, để ví dụ được cụ thể tác giả đã sử dụng giá này trên biểu đồ
kĩ thuật)

Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 197


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Mặc dù cả dòng dầu khí đều tăng điểm nhưng hai cổ phiếu PVS và GAS là
đáng tham gia nhất, một cổ phiếu là cổ phiếu hạng một, cổ phiếu còn lại là cổ
phiếu trụ dẫn dắt thị trường chung. Vì thế tập trung mua hai cổ phiếu này sẽ
mang lại lợi nhuận tốt nhất.
Bước 5+6: Kiên nhẫn nắm giữ và mua bán theo nguyên tắc ra yếu vào
mạnh:

Hình 5.14.a Ví dụ về diễn biến thị trường chung năm 2014

Đối với thị trường chung, sang tháng 2 tháng 3 thị trường bắt đầu xuất hiện
những phiên phân phối, những phiên kéo xả và biến động dừng, và gãy đường
MA50 vào tháng 4. Đây là thời điểm phải hết sức cẩn thận.

198 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 5.14.b. Ví dụ về xu hướng thị trường chung năm 2009

Sau đó không lâu dưới sự dẫn dắt của dòng dầu khí, thị trường chung tiếp
tục tăng điểm tích cực và phân phối ở vùng 640 vào hồi tháng 9.

Hình 5.15. Diễn biến cổ phiếu PVS năm 2014


Cổ phiếu PVS, bán hết khi thị trường phân phối và cổ phiếu gãy đường
MA50. Bán được giá 20.5, tổng kết 4 tháng lãi hơn 33%.

Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 199


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 5.16.a. Diễn biến cổ phiếu PVD năm 2014


Sau đó ta thấy cổ phiếu PVD tích lũy gần vùng đỉnh và bùng nổ hồi tháng
7, mua phiên bùng nổ giá 59 – 59.5. Lần này chúng ta nên chọn cổ phiếu PVD
thay vì PVS vì thời điểm này PVD mạnh hơn PVS (PVD tích lũy chặt chẽ gần
vùng đỉnh kết hợp với kết quả kinh doanh rất tích cực)

Hình 5.16.b Diễn biến cổ phiếu PVS năm 2014

200 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Bán hết cổ phiếu PVD khi gãy đường MA50 hồi tháng 10, đưa tài khoản về
dạng tiền mặt và tiếp tục chờ đợi cơ hội mới. Tổng lợi nhuận lần này là hơn 23%
sau 3 tháng.

Hình 5.17.a. Diễn biến cổ phiếu GAS năm 2014

Còn cổ phiếu GAS thì mặc dù bị rung lắc mạnh hồi tháng 5, tuy nhiên sau
đấy cổ phiếu này xuất hiện cây nến rút chân và và không gãy đường MA50 vì
thế tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này và quan sát, kết quả là cổ phiếu tiếp tục tăng
điểm.

Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 201


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 5.17.b. Diễn biến cổ phiếu GAS năm 2014

Bán hết cổ phiếu GAS khi cổ phiếu gãy đường MA50 vào hồi tháng 9. Giá
bán là 88, tổng lợi nhuận đạt hơn 66% sau 9 tháng.
Tương tự, ta có thể áp dụng công thức này cho sóng ngân hàng năm 2015
và cơn sóng lịch sử năm 2017 – 2018(cơn sóng lớn bao gồm sóng ngân hàng,
sóng dầu khí, sóng bất động sản, chứng khoán, hàng không, sắt thép…).

202 Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 5.18. Xu hướng thị trường chung năm 2017

Chương 5: Công thức đầu cơ Livermore 203


HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

CHƯƠNG 6:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO DỊCH
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO
DỊCH
Tuy chỉ chiếm 10% quyết định thành công giao dịch nhưng hệ thống giao
dịch lại là chiếc chìa khóa quan trọng để tăng xác suất thành công của lần giao
dịch đó. Khi chúng ta quản trị cảm xúc và quản trị rủi ro tốt thì chỉ cần xác suất
đúng là 30 – 40% thì chúng ta đã thành công. Tuy nhiên khi bạn có hệ thống
giao dịch chuẩn bạn có thể nâng xác suất mua đúng của mình lên 60 – 70%,
thậm chí là 80%. Không có một hệ thống giao dịch chuẩn chúng ta sẽ khó mà
thành công lớn trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói
riêng. Vì thế để thành công tuyệt đỉnh bạn cần phải xây dựng lên hệ thống giao
dịch chuẩn cho riêng mình và trải nghiệm để ngày hoàn thiện hệ thống đó.
Xây dựng hệ thống giao dịch là xây dựng ra các nguyên tắc mua bán cổ
phiếu và chọn loại cổ phiếu cần mua. Hệ thống giao dịch cũng là nền tảng để
chúng ta quản trị cảm xúc và quản trị rủi ro, nói cách khác hệ thống giao dịch
chính là kim chỉ nam dẫn đường chỉ lối cho các nhà đầu tư.

II. CÁCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO DỊCH

1. Các yếu tố để xây dựng hệ thống giao dịch


Mỗi trader thành công đều có một hệ thống giao dịch của riêng mình, mặc
dù trong cùng một trường hợp và hoàn cảnh họ đưa ra những quyết định khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau, tuy nhiên điểm chung giữa họ là họ luôn tuân
thủ hệ thống giao dịch mà họ đã xây dựng lên. Vậy làm thế nào để xây dựng hệ
thống giao dịch, 10 yếu tố để bạn xây dựng hệ thống giao dịch hoàn chỉnh:

204
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

1. Mua cái gì?


2. Mua ở điểm mua nào?
3. Mua bao nhiêu phần trăm trong danh mục của bạn?
4. Dừng lỗ ở đâu?
5. Kì vọng chốt lời ở đâu?
6. Bao giờ thì tăng hoặc giảm tỷ trọng?
7. Cơ cấu danh mục và việc sử dụng vốn vay như thế nào?
8. Điểm chốt lời cuối cùng ở đâu?
9. Xử lý sai lầm ra sao?
10. Làm gì khi hệ thống của bạn không phát huy tác dụng?

2. Mua cái gì?


Bước đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống giao dịch chính là xác định
rằng mình sẽ mua cái gì, đây là bước đầu tiên và rất quan trọng. Nếu bạn sai
bước này rất có thể bạn sẽ bị lỗ cho dù bạn đúng các bước còn lại. Chẳng hạn
trong thị trường chứng khoán, danh mục của những trader chuyên nghiệp thông
thường sẽ không bao giờ có những cổ phiếu mang tính đầu cơ, bởi vì những cổ
phiếu này mặc dù có thể mang lại lợi nhuận rất nhiều trong thời gian ngắn
nhưng cũng sẽ gây ra những khoản lỗ khủng khiếp chỉ trong vài ngày. Danh
mục của họ được chọn lọc rất kỹ càng lấy từ việc phân tích nền kinh tế vĩ mô,
phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phân tích biểu đồ trong quá khứ
và thu thập các nguồn thông tin. Danh mục những cổ phiếu mà họ quan tâm
thường là những cổ phiếu hàng đầu, đó là những cổ phiếu của những doanh
nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

3. Mua ở điểm mua nào?


Sau khi xong bước một là xây dựng ra danh mục các cổ phiếu cần quan tâm
đặc biệt thì chúng ta cần tìm điểm mua hợp lý cho cổ phiếu đó. Nếu chúng chọn
đúng cổ phiếu nhưng chọn sai thời điểm mua vào thì chúng vẫn sẽ bị thua lỗ như
thường. Các trader thất bại thường hưng phấn mua cổ phiếu tốt khi giá cổ phiếu
205
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

đã tăng nhiều và báo chí bắt đầu lên tiếng về hé lộ về những điều tích cực về
doanh nghiệp, thật đáng tiếc là các nhà tạo lập thị trường hay các tổ chức lớn đã
tiên đoán được điều tích cực đó từ trước và đã gom mua cổ phiếu dần từ vùng
thấp và chờ khi thông tin được tung ra rộng rãi ngoài thị trường họ sẽ bán tống
bán tháo số cổ phiếu đã mua từ trước để chốt lời, vì thế thường khi mà báo chí
công bố thông tin tích cực về một doanh nghiệp thì đó là thời điểm mà cổ phiếu
chuẩn bị đạt đỉnh. Còn các trader thành công hoàn toàn khác, họ sẽ không mua
bán theo tin tức mà họ sẽ tham gia theo đúng điểm mua chuẩn mà họ đã xây
dựng trong hệ thống giao dịch của họ.

Vậy một điểm mua chuẩn của một hệ thống giao dịch là một điểm mua như
thế nào? Đó là điểm mua thỏa mãn 3 tiêu chí sau:

 Một là điểm mua đó có ý nghĩa gì? (kỳ vọng đảo chiều, có tín hiệu đảo
chiều hoặc tín hiệu kết thúc điều chỉnh, xác nhận đảo chiều hoặc tiếp diễn xu
hướng)

 Hai là điểm mua ở đó sẽ dừng lỗ ở đâu?

 Ba là điểm kỳ vọng chốt lời ở đâu?

4. Mua bao nhiêu phần trăm trong danh mục của bạn?
Sau khi bạn đã tìm được điểm mua chuẩn để tham gia vào thị trường thì
việc tiếp theo bạn cần làm là phải quyết định chi cho thương vụ đó bao nhiêu
phần trăm tài khoản của bạn. Như đã biết ở trên bạn không thể bỏ hết trứng vào
hết một giỏ cũng không thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, vì thế bạn phải tùy
vào tính chất của thương vụ, tỉ lệ lãi lỗ kì vọng lần giao dịch đó và cỡ vốn của
bạn để quyết định mua bao phần trăm trong danh mục của bạn. Để giảm thiểu
rủi ro bạn hãy giải ngân từng phần vào các điểm mấu chốt quan trọng của biến
động giá. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận của bạn nhưng sẽ luôn đảm bảo an
toàn cho tài khoản của bạn.

206
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

5. Dừng lỗ ở đâu?
Sau khi bạn đã khớp lệnh thành công thì việc cần thiết bạn phải làm ngay
sau đó sẵn sàng cắt lỗ ngay lập tức nếu bạn sai theo đúng nguyên tắc cắt lỗ. Để
làm tốt bước này bạn cần đưa ra nhiều kịch bản trước khi quyết vào lệnh. Bạn
phải biết rằng thị trường hoàn toàn có thể sẽ không đi theo dự đoán của bạn, vì
thế nếu lần đó bạn sai phải cắt lỗ ngay lập tức để tránh thiệt hại cho tài khoản.
Điểm dừng lỗ được các trader thành công xây dựng thường là điểm mà họ nghi
ngờ sự đảo chiều giả (thủng hỗ trợ gần nhất) hoặc vi phạm mức độ thua lỗ tối đa
của danh mục (thường là lỗ 5% sẽ cắt). Mỗi điểm vào lệnh sẽ có một một hai
hoặc ba điểm dừng lỗ khác nhau, chuyện bạn dừng lỗ xong cổ phiếu quay đầu và
tăng một mạch sẽ xảy ra thường xuyên và bạn phải cân đối mức độ lãi lỗ và cỡ
lệnh để quyết định chọn điểm điểm dừng lỗ là điểm nào. Việc bạn tham gia vào
tỉ trọng càng thấp thì bạn càng có thể đặt dừng lỗ ở xa. Để tránh bị tâm lý sợ mất
tiền khi cắt lỗ bạn nên tạo dựng thói quen sử dụng lệnh điều kiện để đóng lệnh
tự động.

6. Kỳ vọng chốt lời ở đâu?


Nếu bạn không phải dừng lỗ sau khi vào lệnh, chúc mừng bạn đã thắng
trong lệnh đó. Tuy nhiên bạn chưa nên vội mừng cho đến khi bạn bán cổ phiếu
ra và chốt lời, rất nhiều người mua xong không biết sẽ chốt lời ở đâu và cuối
cùng đang lãi thì thành lỗ hoặc chốt lời quá sớm trước một nhịp tăng dài. Các
trader chuyên nghiệp thường tìm điểm kì vọng chốt lời trước khi quyết định vào
lệnh, điều này giúp họ cân đối được tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận để họ quyết định
thương vụ đó có đáng để tham gia hay không. Điểm chốt lời kì vọng thông
thường sẽ được đặt ở các ngưỡng kháng cự bằng cách quan sát trên biểu đồ giá
hoặc đo bằng công cụ Fibonacci trên biểu đồ kĩ thuật.

207
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

7. Bao giờ tăng hoặc giảm tỷ trọng?


Tiếp đến bạn hãy theo dõi diễn biến của biến động giá thường xuyên, quá
trình đi lên của cổ phiếu sẽ có nhiều rung lắc vì thế bạn phải biết tăng giảm tỷ
trọng hợp lý. Không ít trường hợp giá chưa đến được điểm chốt lời kì vọng mà
đã đảo chiều một mạch. Bạn không thể nào biết trước giá sẽ đi thế nào vì thế
mỗi khi vào lệnh đúng việc bạn cần làm là giữ được lợi nhuận bằng cách tăng
giảm tỷ trọng hợp lý tại những thời điểm quan trọng và hãy nhớ rằng điểm bán
hết số cổ phiếu còn lại phải cao hơn hoặc bằng điểm hòa vốn. Mặt khác nếu
trường hợp giá tăng mạnh vượt quá suy đoán của bạn và dễ dàng vượt qua điểm
chốt lời kì vọng của bạn, bạn hãy nghĩ đến việc gia tăng tỷ trọng cho thương vụ
đó để gia tăng lợi nhuận. Bạn có thể gia tăng tỷ trọng ở ngưỡng hỗ trợ mới hoặc
điểm bùng nổ mới xác nhận xu hướng sẽ tiếp diễn và đừng quên đặt dừng lỗ cho
lần gia tăng tỷ trọng này.

8. Cơ cấu danh mục và việc sử dụng vốn vay như thế nào?
Trong quá trình chờ đợi thành quả của một thương vụ tốt có thể bạn sẽ tìm
thấy một thương vụ khác, đã đến lúc quyết định giải ngân tiếp một phần vốn cho
thương vụ mới. Như đã nói ở phần một, danh mục của bạn sẽ có tối thiểu là hai
loại cổ phiếu và tối đa là bao nhiêu sẽ phụ thuộc và lượng vốn của bạn. Có thể
bạn sẽ thực hiện hai, ba thương vụ cùng một lúc cũng có thể vào những thời
điểm khác nhau. Hãy biết phân bổ vốn hợp lý vào danh mục và linh hoạt tăng
giảm tỷ trọng ở các mốc quan trọng.

Khi bạn cơ cấu xong danh mục và đã sử dụng 100% vốn của mình bạn có
thể sử dụng vốn vay để gia tăng lợi nhuận. Hãy cân nhắc khi sử dụng vốn vay vì
đây là con dao hai lưỡi nó giúp bạn giàu lên nhanh chóng thì cũng có thể hủy
hoại tài khoản của bạn với tốc độ rất nhanh. Lời khuyên của tôi là đừng sử dụng
vốn vay nếu bạn không biết mình đang làm gì. Ngược lại bạn đã trang bị đầy đủ
kiến thức và nhận thấy đây là cơ hội tốt không thể bỏ qua thì hãy quyết định sử
dụng vốn vay. Tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng chỉ sử dụng vốn vay trên nền tảng là
208
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

bạn đã có lãi và bạn đang trung bình giá lên. Đừng vội vàng, đừng tham lam nếu
không có thể bạn sẽ phải trả giá đắt. Thời điểm tốt nhất để sử dụng vốn vay là
sau một nhịp tăng dài cổ phiếu đi vào điều chỉnh tích lũy lại và tiếp tục bùng nổ.

9. Điểm chốt lời cuối cùng ở đâu?


Điểm chốt lời cuối cùng là điểm mà bán sẽ bán hết tất cả cổ phiếu của mình
ra để hiện thực hóa lợi nhuận. Các trader chuyên nghiệp thường sẽ chọn điểm
xác nhận đảo chiều để quyết định bán hết số cổ phiếu còn lại, thông thường đó là
những phiên phối điển hình (phiên giảm điểm mạnh với khối lượng giao dịch
lớn). Không khó để xác nhận những phiên như thế này, nếu bạn tham gia từ sớm
và đã cân nhắc giảm tỷ trọng tại những mấu chốt quan trọng, những phiên như
thế này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả của bạn, đã đến lúc đút tiền vào
túi và nhìn thị trường bán tống bán tháo cổ phiếu trong hoảng loạn những phiên
tiếp theo.

10. Xử lý sai lầm ra sao?


Trong quá trình giao dịch bạn sẽ có muôn vàn quyết định sai lầm. Không
sao cả, thất bại sẽ cho ta bài học kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất sau mỗi lần
bạn sai bạn phải biết mình sai ở đâu. Nếu bạn trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ
thành công trong tương lai. Sẽ chẳng có thành công nào là dễ dàng cả, chỉ có
cách là bạn trải nghiệm thật nhiều, gặp thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm
cho bản thân mình. Diễn giả lừng danh thế giới Athony Robbins đã từng nói
rằng: “Thành công là kết quả của những phán đoán đúng, phán đoán đúng là kết
quả của kinh nghiệm, và kinh nghiệm thường là kết quả của những phán đoán
sai”. Bạn có thể viết nhật ký giao dịch, trong đó ghi lại những lần bạn sai và
nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó. Từ đó bạn có thể sửa chữa sai lầm và sẽ sáng
suốt hơn trong những lần giao dịch kế tiếp.

209
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

11. Làm gì khi hệ thống không phát huy tác dụng?


Trong quá trình xây dựng lên một hệ thống giao dịch của riêng mình bạn sẽ
gặp không ít lần chứng kiến hệ thống của mình không còn hiệu quả. Điều này sẽ
xảy ra thường xuyên bởi mỗi thời điểm thị trường mang một trạng thái khác
nhau khiến cho hệ thống của chúng ta đúng trong trường hợp này nhưng lại sai
trong trường hợp khác. Để xử lý điều này bạn phải thường xuyên trau dồi kiến
thức, lúc đó bạn sẽ càng có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường và hiểu nó vận
hành như thế nào. Từ đó bạn sẽ ngày một hoàn thiện hệ thống giao dịch của
mình hơn.

III. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH TOG (TRACE OF


GIANT)

1. Giới thiệu về hệ thống giao dịch TOG


Hệ thống giao dịch TOG (Trace of giant) được tôi xây dựng và phát triển
dựa trên nền tảng từ công đầu cơ Livermore và phân tích kỹ thuật. Cái tên nói
lên tất cả, trace of giant được hiểu là đi theo dấu chân của người khổng lồ, hay
nói cách khác là đi theo tín hiệu dòng tiền của các tổ chức và các nhà tạo lập. Hệ
thống có thông tin cơ bản như sau:
Quan điểm: Xu hướng và dòng tiền.
Trong phân tích kỹ thuật, xu hướng được xem là quan trọng nhất, hệ thống
quan điểm rằng cách tốt nhất để kiếm được nhiều tiền trong thời gian ngắn là
mua vào một cổ phiếu khi nó bắt đầu xác nhận một xu hướng tăng trung hạn và
bán nó ra khi nó kết thúc xu hướng tăng đó.
Hệ thống cũng cho rằng dòng tiền là thứ chi phối xu hướng, cổ phiếu chỉ có
thể tăng giá mạnh khi có dòng tiền lớn đổ vào. Thực tế, thị trường chứng khoán
được vận hành bởi các tổ chức và các nhà tạo lập, họ là những người nắm được
thông tin của doanh nghiệp đầu tiên, họ chủ động gom mua cổ phiếu ở vùng
thấp và đẩy giá cổ phiếu lên sớm trước khi doanh nghiệp công bố thông tin ra
tốt. Sau khi báo chí đưa tin về sự tích cực của các doanh nghiệp này, các nhà tạo
210
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

lập sẽ bán dần cổ phiếu ra cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang giành nhau mua cổ
phiếu vì tin tốt, sau cùng giá đạt kỳ vọng họ sẽ phân phối cổ phiếu ra cho nhỏ lẻ
bằng cách bán tống bán tháo số cổ phiếu còn lại ra ngoài thị trường. Vì thế hệ
thống sẽ chỉ mua vào những cổ phiếu tốt có sự tham gia của các tổ chức và các
nhà tạo lập, bởi những cổ phiếu đó là những cổ phiếu sẽ tăng điểm nhiều nhất.
Mô hình sử dụng: Biểu đồ giá, khối lượng và các đường MA.
Hệ thống ưu tiên sử dụng những mô hình đơn giản và dễ dùng nhất, đó là
biểu đồ giá, biểu đồ khối lượng và các đường MA (chủ yếu là đường MA50).

2. Danh mục quan tâm


Danh mục cổ phiếu quan tâm gồm: các cổ phiếu mang tính chu kì, các cổ
phiếu mang tính cơ bản và các cổ phiếu mang tính thị trường. Ưu tiên mua các
cổ phiếu dẫn dắt thị trường.

3. Điểm mua
Điểm mua test (điểm mua thăm dò, lợi thế về giá không lợi thế về xu hướng),
mua khoảng 20 – 30% vốn cấp của danh mục :

 Mua trên nền tảng tích lũy chặt chẽ (biến động nền dưới 5%)

 Dừng lỗ khi thủng nền hoặc lỗ 5% khoản mua.

Điểm mua chuẩn (điểm mua chính, lợi thế về xu hướng không lợi thế về giá),
mua khoảng 30 – 70% vốn cấp của danh mục, điểm mua này phải thỏa mãn tất
cả tiêu chí dưới đây:

 Thị trường chung xác nhận một xu hướng tăng.

 Giá bùng nổ trên nền tảng tích lũy chặt chẽ (biến động nền dưới 5%) bứt
phá vượt đỉnh gần nhất: giá tăng tối thiểu là 4%, khối lượng tăng tối thiểu 100%
so với đường MA10.

 Dừng lỗ nếu danh mục bị lỗ 5% hoặc thủng hỗ trợ gần nhất.


211
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

 Kì vọng lợi nhuận 15 - 30%, căn cứ vào sự tăng trưởng lợi nhuận của
doanh nghiệp.

Điểm mua bổ sung (điểm mua phụ, mua khi cổ phiếu diễn biến đúng như mình
nhận định), điểm mua này có thể có hoặc không tùy thuộc vào bạn là người cẩn
trọng hay người thích có lợi nhuận cao, nếu điểm mua chuẩn bạn chưa giải ngân
hết vốn cấp danh mục thì sẽ có thêm điểm mua này và nó để mua hết phần còn
lại của vốn cấp danh mục, điểm mua này phải thỏa mãn tất cả tiêu chí dưới đây:

 Mua khi cổ phiếu tăng vài ba phiên tới sau đó tích lũy lại.

 Sau khi cổ phiếu tăng vài ba phiên và đi vào điều chỉnh nhẹ với thanh
khoản ở mức thấp sau đó xuất hiện một cây nến xanh đảo chiều, mua ở phiên
đảo chiều đó.

 Dừng lỗ khi thủng nền hay thủng đáy gần nhất.

3. Điểm bán
Bán ra khi cổ phiếu vi phạm một trong những điều dưới đây:

 Thị trường chung phân phối, cổ phiếu phân phối theo hoặc cho trạng thái
yếu.

 Thị trường chung chưa phân phối, cổ xuất hiện phiên phân phối thứ hai.

 Khi cổ phiếu gãy đường MA50.

 Bán khi cổ phiếu thủng hỗ trợ gần nhất.

 Khi cổ phiếu giảm sàn.

 Bán bằng mọi giá nếu bị lỗ 5%.

212
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

4. Tăng giảm tỷ trọng


Gia tăng tỷ trọng khi:

 Sau một nhịp tăng cổ phiếu không phân phối mà tiếp tục tạo nền tích lũy và
tiếp tục bùng nổ.

 Sau một nhịp tăng cổ phiếu không phân phối mà điều chỉnh với khối lượng
ở mức thấp, tăng tỷ trọng khi có tín hiệu đảo chiều và tăng tiếp tỷ trọng khi bứt
phá vượt đỉnh cũ với khối lượng ở mức cao.

Giảm dần tỷ trọng khi:

 Sau một nhịp tăng cổ phiếu xuất hiện một phiên phân phối trong khi thị
trường chung chưa phấn phối.

 Cổ phiếu chạm kháng cự mạnh và bắt đầu có tín hiệu đảo chiều.

 Cổ phiếu đã có một nhịp tăng dài và cần thêm thời gian tích lũy, trong khi
một số cổ phiếu khác đang cho tín hiệu tích cực.

5. Cơ cấu danh mục và sử dụng vốn vay


Cơ cấu danh mục: Xây dựng danh mục gồm 2, 3, 4 hoặc 5 loại cổ phiếu là
những cổ phiếu tốt nhất thị trường:

 Đối với tài khoản 200 triệu trở xuống cơ cấu danh mục gồm 2 loại cổ
phiếu, mỗi cổ phiếu chiếm tỉ trọng khoảng 50% tổng số vốn. Danh mục gồm hai
cổ phiếu dẫn dắt hoặc một cổ phiếu dẫn dắt, cổ phiếu còn lại là cổ phiếu mang
tính thị trường hoặc cổ phiếu mang tính cơ bản cao.
 Đối với tài khoản 200 – 400 triệu cơ cấu danh mục tối đa gồm 3 loại cổ
phiếu, mỗi cổ phiếu, chiếm tỉ trọng khoảng 30 – 40% tổng số vốn. Danh mục
gồm một hoặc hai cổ phiếu dẫn dắt, còn lại cơ cấu vào cổ phiếu mang tính thị
trường hoặc cổ phiếu mang tính cơ bản cao.

213
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

 Đối với tài khoản 400 – 800 triệu cơ cấu danh mục tối đa gồm 4 loại cổ
phiếu, mỗi cổ phiếu chiếm tỉ trọng khoảng 25 – 35% tổng số vốn. Danh mục
gồm một hoặc hai cổ phiếu dẫn dắt, các cổ phiếu còn lại phân bố vào một số cổ
phiếu mang tính thị trường hoặc cổ phiếu mang tính cơ bản cao.
 Đối với tài khoản trên 800 triệu chỉ nên cơ cấu tối đa vào 5 loại cổ phiếu,
mỗi cổ phiếu chiếm tỉ trọng khoảng 20 – 25% tổng số vốn. Danh mục gồm một
hoặc hai cổ phiếu dẫn dắt, một hoặc hai cổ phiếu mang tính thị trường, một hoặc
hai cổ phiếu mang tính cơ bản cao.
Sử dụng vốn vay: Khi cơ cấu xong đủ danh mục và đã sử dụng dụng hết
100% vốn, có thể sử dụng đến vốn vay. Chỉ sử dụng vốn vay khi ba điều kiện
sau được thỏa mãn. Một là đã cơ cấu xong danh mục cho các cổ phiếu và trong
danh mục không có cổ phiếu nào bị lỗ. Hai là không có cổ phiếu nào trong danh
mục chưa về tài khoản. Ba là tổng tài sản đang lãi 5%. Nguyên tắc tối cao trong
việc sử dụng vốn vay là chỉ trung bình giá lên chứ không bao giờ trung bình giá
xuống. Sử dụng vốn vay để gia tăng tỷ trọng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, vốn vay
lần 1 sử dụng tối đa bằng đúng vốn khởi điểm, vốn vay lần 2 sử dụng tối đa
bằng đúng (vốn khởi điểm + vốn vay lần 1) và tổng số tiền này đang phải lãi ít
nhất 5%. Điểm mua vốn vay là những điểm gia tăng tỷ trọng ở mục 4.

IV. MỘT SỐ THƯƠNG VỤ NỔI BẬT CỦA HỆ THỐNG GIAO DỊCH


TOG

1. Sóng ngân hàng năm 2015


Ngoài những thương vụ mua những cổ phiếu theo như thương vụ PVS
PVD GAS năm 2014 nhờ ứng dụng công thức đầu cơ Livermore, năm 2015 hệ
thống đã tham gia mua cổ phiếu ACB VCB năm 2015 và mở rộng công thức ra
mua các cổ phiếu cơ bản khác như PTB CTD, cụ thể như sau:

214
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 6.1. Xu hướng thị trường chung năm 2015

Vào tháng 5 năm 2015, chỉ số Vnindex đảo chiều tăng mạnh với khối
lượng ở mức cao xác nhận rằng thị trường chuẩn bị đi vào một nhịp hồi trung
hạn, mặt khác dòng ngân hàng bắt luân phiên nhau bùng nổ dẫn dắt thị trường
chung đi lên.

Hình 6.2. Diễn biến cổ phiếu ACB năm 2015

215
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Cổ phiếu ACB tích lũy tạo nền suốt 3 tháng sau đó bứt phá vượt đỉnh với
khối lượng ở mức cao xác nhận một xu hướng tăng mới, về mặt kĩ thuật ta dễ
dàng nhìn ra đây là cổ phiếu tốt nhất dòng. Quyết định mua cổ phiếu ACB với
giá 12.6 hồi tháng 5 năm 2015, dừng lỗ nếu giá bị giảm 5%, kì vọng lãi 15% căn
cứ vào phân tích cơ bản.
Bán cổ phiếu ra khi cổ phiếu này gãy đường MA50 hồi tháng 8 năm 2016,
chốt giá 15. Tổng kết hai tháng lãi hơn 19%.

Hình 6.3. Diễn biến cổ phiếu VCB năm 2015


Một cổ phiếu khác mang tính dẫn dắt thị trường rất cao đó là cổ phiếu
VCB, mua cổ phiếu VCB với giá 29, dừng lỗ nếu giá bị giảm 5%, kì vọng lãi
15% căn cứ vào phân tích cơ bản.
Bán cổ phiếu VCB ra khi cổ phiếu này thủng hỗ trợ 34.3, chốt giá 33.6.
Tỏng kết lãi hơn 15%
Ngoài các cổ phiếu dòng ngân hàng được mua chuẩn theo công thức đầu cơ
Livermore, hệ thống còn mở rộng ra mua các cổ phiếu mang tính cơ bản. Những
cổ phiếu này có đột biến về lợi nhuận vì thế giá cũng có sự dịch chuyển tương
xứng.

216
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 6.4.a. Diễn biến cổ phiếu CTD năm 2014


Cổ phiếu CTD tích lũy gần một năm đột ngột bùng nổ với khối lượng ở
mức cao, phân tích cơ bản cho thấy cổ phiếu này có lợi nhuận tăng đột biến và
kí kết được nhiều hợp đồng béo bở có thể mang lại nguồn thu lớn trong tương
lai. Mua cổ phiếu CTD giá 41 phiên bùng nổ theo đà, dừng lỗ nếu giá giảm 5%,
đặt mục tiêu kì vọng 50%.

Hình 6.4.b. Diễn biến cổ phiếu CTD năm 2014

217
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Bán cổ phiếu này ra khi gãy đường MA50 hồi tháng 1 năm 2016, giá bán
100. Tổng kết lãi gần 144% sau 10 tháng.

Hình 6.4.c. Diễn biến cổ phiếu CTD năm 2014

Sau đó không lâu cổ phiếu tiếp tục bứt phá vượt đỉnh với khối lượng ở mức
cao. Phân tích cơ bản cho thấy cổ phiếu này vẫn còn rẻ so với giá trị thực và
tiềm năng vẫn còn, quyết định mua cổ lại phiếu CTD giá 112 phiên bùng nổ đầu
tháng 3 năm 2016, dừng lỗ nếu giá giảm 5%, kì vọng lợi nhuận 50% căn cứ từ
phân tích cơ bản.

218
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 6.4.d. Diễn biến cổ phiếu CTD năm 2014

Bán cổ phiếu ra khi gãy đường MA50 hồi tháng 10 năm 2016, đó cũng là
phiên phân phối điển hình. Chốt giá 171.5, tổng kết lãi hơn 52% sau 8 tháng.

Hình 6.5.a. Diễn biến cổ phiếu PTB năm 2014

Một cổ phiếu mang tính cơ bản khác cũng được hệ thống tham gia vào năm
2015 là cổ phiếu PTB, sau một năm tích lũy quanh vùng 16 – 18, cổ phiếu này

219
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

bứt phá vượt đỉnh với khối lượng ở mức cao vào tháng 9 năm 2015. Quyết định
mua cổ phiếu PTB giá 18.5, dừng lỗ nếu giá giảm 5%, kì vọng lợi nhuận 50%
căn cứ vào phân tích cơ bản.

Hình 6.5.b. Diễn biến cổ phiếu PTB năm 2014

Bán cổ phiếu PTB khi gãy đường MA50 vào tháng 8 năm 2016. Giá bán
46.3, tổng kết lãi 150% sau 10 tháng.

2. Cơn sóng lịch sử năm 2017 - 2018


Đây là cơn sóng lớn nhất 10 năm qua, chỉ số Vnindex tăng 100% (từ 600 –
1200). Các dòng cổ phiếu luân phiên nhau bùng nổ kéo chỉ số đi lên, thị trường
tăng điểm dựa trên nguồn cảm hứng từ sự tích cực của nền kinh tế vĩ mô và sự
đột biến về lợi nhuận của các doanh nghiệp.

220
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 6.6. Diễn biến thị trường chung năm 2017

Đầu tháng 1 năm 2017, thị trường chung bứt phá vượt đỉnh 690, xác nhận
một xu hướng tăng mới. Thời điểm này các dòng cổ phiếu đồng loạt tăng điểm
kéo chỉ số thị trường chung đi lên.
Cổ phiếu ACB, MBB và VCB trong sóng ngân hàng năm 2017. Cổ phiếu
VPB năm 2018.

Hình 6.7.a. Diễn biến cổ phiếu ACB năm 2017

221
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Đầu năm 2017, cổ phiếu ACB bứt phá vượt đỉnh đầu tiên trên môt nền tảng
tích lũy chặt chẽ, cổ phiếu tiếp tục trở thành cổ phiếu mạnh nhất dòng ngân hàng
trong đợt sóng này. Mua cổ phiếu ACB phiên bùng nổ giá 15, dừng lỗ nếu giá
giảm 5% và kì vọng mức lợi nhuận 20% căn cứ vào phân tích cơ bản.

Hình 6.7.b. Diễn biến cổ phiếu ACB năm 2017

Bán cổ phiếu ACB ra khi gãy đường MA50 hồi tháng 4 năm 2017. Chốt
giá 18.2, tổng kết lợi nhuận 21% sau hơn 3 tháng.

222
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 6.8.a. Diễn biến cổ phiếu MBB năm 2017

Sau khi bán cổ phiếu ACB, sang tháng 5 năm 2017, hệ thống chuyển sang
mua cổ phiếu MBB ở phiên bùng nổ giá 12.3, dừng lỗ nếu giá giảm 5% và kì
vọng mức lợi nhuận 20% căn cứ vào phân tích cơ bản.

Hình 6.8.b. Diễn biến cổ phiếu MBB năm 2017

223
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Bán cổ phiếu MBB ra khi gãy đường MA50 hồi đầu tháng 8 năm 2018.
Chốt giá 17.6, tổng kết lợi nhuận 43% sau 5 tháng.

Hình 6.9.a. Diễn biến cổ phiếu VCB năm 2017

Sau khi bán cổ phiếu MBB, cũng thời điểm đầu tháng 8 năm 2018, hệ
thống tiếp tục mua cổ phiếu VCB phiên bùng nổ giá 38.3, dừng lỗ nếu giá giảm
5% và kì vọng mức lợi nhuận 50% căn cứ vào phân tích cơ bản.

224
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 6.9.b. Diễn biến cổ phiếu VCB năm 2017

Bán cổ phiếu VCB khi gãy đường MA50 vào hồi tháng 4 năm 2018. Chốt
giá 67, tổng kết lợi nhuận 75% sau 7 tháng.

Hình 6.10.a. Diễn biến cổ phiếu VPB năm 2017

225
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Vào đầu tháng 1 năm 2018, một cổ phiếu dòng ngân hàng khác rất mạnh
bùng nổ cho điểm mua đó là cổ phiếu VPB, từ phân tích cơ bản dễ dàng nhận ra
đây cũng là một cổ phiếu hàng đầu. Hệ thống mua thêm cổ phiếu VPB giá 26.7,
dừng lỗ nếu giá giảm 5% và kì vọng mức lợi nhuận 30% căn cứ vào phân tích
cơ bản.

Hình 6.10.b. Diễn biến cổ phiếu VPB năm 2017

Bán cổ phiếu VPB khi gãy đường MA50 vào hồi tháng 4 năm 2018. Chốt
giá 37.5, tổng kết lợi nhuận 40% sau 4 tháng.

226
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 6.11.a Diễn biến cổ phiếu VJC năm 2017

Ngoài các cổ phiếu dẫn sóng dòng ngân hàng, hệ thống còn tham gia mua
các cổ phiếu mang tính cơ bản khác như VJC vào tháng 7 năm 2017, giá mua
85, dừng lỗ nếu giá giảm 5% và kì vọng mức lợi nhuận 50% căn cứ vào phân
tích cơ bản.

Hình 6.11.b. Diễn biến cổ phiếu VJC năm 2018

227
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Bán cổ phiếu VJC khi gãy đường MA50 vào hồi tháng 4 năm 2018. Chốt
giá 161, tổng kết lợi nhuận 89% sau 7 tháng.

Hình 6.12.a Diễn biến cổ phiếu VCS năm 2017

Cổ phiếu VCS bứt phá vượt đỉnh cho điểm mua vào tháng 7 năm 2017.
Mua cổ phiếu VCS phiên bùng nổ giá 62.3, dừng lỗ nếu giá giảm 5% và kì vọng
mức lợi nhuận 50% căn cứ vào phân tích cơ bản.

228
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Hình 6.12.b. Diễn biến cổ phiếu VCS năm 2018

Bán cổ phiếu VCS khi gãy đường MA50 vào hồi tháng 1 năm 2018. Chốt
giá 111, tổng kết lợi nhuận 78% sau 7 tháng.

Hình 6.13.a Diễn biến cổ phiếu DXG năm 2018

229
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

Cổ phiếu DXG bứt phá vượt đỉnh cho điểm mua vào cuối tháng 12 năm
2017. Hệ thống mua cổ phiếu DXG giá 18.3, dừng lỗ nếu giá giảm 5% và kì
vọng mức lợi nhuận 30% căn cứ vào phân tích cơ bản.

Hình 6.13.b. Diễn biến cổ phiếu DXG năm 2018

Bán cổ phiếu DXG khi gãy đường MA50 vào hồi tháng 4 năm 2018. Chốt
giá 30.4, tổng kết lợi nhuận 66% sau 3 tháng.
Lưu ý: Giá của những cổ phiếu trên được lấy trên biểu đồ kỹ thuật, là giá
điều chỉnh sau nhiều lần chia tách. Không phải giá trong quá khứ của cổ phiếu,
tác giả lấy giá này để dễ minh họa bằng hình vẽ.
Ngoài những những cổ phiếu trên, còn rất nhiều cổ phiếu tốt khác lọt vào
tầm ngắm của hệ thống như PNJ, GAS…tuy nhiên danh mục đã cơ cấu tối đa là
5 cổ phiếu VCB VPB VJC VCS và DXG nên hệ thống không mua thêm loại cổ
phiếu nào khác.
Vậy là chúng ta đã đoạn kết của quyển sách, cảm ơn bạn vì đã đọc đến
trang cuối cùng. Hy vọng thời gian bạn đầu tư vào quyển sách này đã mang đến
nhiều lợi ích cho bạn. Mong rằng bạn có thể sử dụng kiến thức trong quyển sách

230
HungEducation Book Công thức đầu cơ Livermore

này và kiếm thật nhiều lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Tôi chờ ngày
được nghe bạn kể về những thương vụ thành công.
Bạn có liên hệ với tôi qua email: tvh.hungeducation@gmail.com hoặc liên
hệ với tôi qua số điện thoại 0362402011.

231

You might also like