You are on page 1of 64

THIẾT BỊ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

PHÒNG THÍ NGHIỆM

Biên soạn: ThS. Vũ Năng An

07/2013

1
MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................................................................................. 5
1. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC TRONG PTN HÓA HỌC ..................................................................... 6
1.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi làm việc.......................................................................................... 6
1.2. Các mối nguy hại trong phòng thí nghiệm ................................................................................... 7
1.3. Trang bị bảo hộ ............................................................................................................................ 8
1.4. Hoạt động ..................................................................................................................................... 9
1.5. Lưu ý khi sử dụng hóa chất ........................................................................................................ 10
1.6. Ký hiệu của NFPA-704 .............................................................................................................. 12
1.7. Lưu ý khi sử dụng dụng cụ thủy tinh ......................................................................................... 13
2. SƠ CỨU KHI XẢY RA TAI NẠN ................................................................................................... 14
2.1. Một số sự cố xảy ra trong phòng thí nghiệm.............................................................................. 14
2.2. Xử lý các tai nạn thông thường .................................................................................................. 16
2.3. Các thao tác sơ cứu .................................................................................................................... 17
2.4. Các biện pháp phòng ngừa ......................................................................................................... 22
3. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẬP CHÁY TẠI CHỖ TRONG PTN ......................................................... 22
3.1. Bình chữa cháy bằng CO2 .......................................................................................................... 22
3.2. Bình chữa cháy bằng bột ............................................................................................................ 23
3.3. Chăn chữa cháy .......................................................................................................................... 25
3.4. Cát (thùng đựng cát, xẻng) ......................................................................................................... 25
4. LÀM VIỆC VỚI DỤNG CỤ THỦY TINH ...................................................................................... 27
4.1. Những nguy cơ khi làm việc với dụng cụ thủy tinh ................................................................... 28
4.2. Các chi tiết thủy tinh chịu nhiệt ................................................................................................. 29
4.3. Các biện pháp phòng ngừa chung .............................................................................................. 31
4.4. Rửa dụng cụ thủy tinh ................................................................................................................ 31
4.5. Những công việc thổi thủy tinh .................................................................................................. 33
4.6. Cắt ống thủy tinh ........................................................................................................................ 34
4.7. Làm việc với các dụng cụ thủy tinh mài nhám .......................................................................... 35
4.8. Những biện pháp chung để chọn các dụng cụ thủy tinh ............................................................ 35
5. LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN, NHIỆT, CHÂN KHÔNG, CHƯNG CẤT................................ 42
5.1. Cân điện tử, cân phân tích .......................................................................................................... 42

2
5.2. Các thiết bị gia nhiệt................................................................................................................... 44
5.3. Bếp điện trở ................................................................................................................................ 44
5.4. Tủ sấy, bể điều nhiệt .................................................................................................................. 46
5.5. Hệ chân không ............................................................................................................................ 46
5.6. Chưng cất ................................................................................................................................... 47
5.7. Tủ hút khí độc ............................................................................................................................ 51
6. LÀM VIỆC VỚI CÁC DUNG MÔI HỮU CƠ ................................................................................. 51
6.1. Phòng ngừa khả năng tạo thành vùng hơi đậm đặc :.................................................................. 52
6.2. Loại trừ khả năng bốc lửa........................................................................................................... 53
6.3. Loại trừ các peroxyt ................................................................................................................... 53
7. LÀM VIỆC VỚI KIM LOẠI KIỀM ................................................................................................. 53
7.1. Liti (D=0.534 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 180,5oC) ................................................................... 54
7.2. Natri (D=0.97 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 97,7oC) ..................................................................... 54
7.3. Kali (D=0.87 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 63,7oC) ...................................................................... 55
7.4. Liti thải: ...................................................................................................................................... 55
7.5. Natri thải:.................................................................................................................................... 56
7.6. Kali thải: ..................................................................................................................................... 56
7.7. Mục đích sử dụng kim loại kiềm ................................................................................................ 56
7.8. Dập cháy kim loại kiềm: ............................................................................................................ 56
8. LÀM VIỆC VỚI AXIT – KIỀM ....................................................................................................... 57
8.1. Acid pecloric (HClO4)................................................................................................................ 57
8.2. Acid Flohydric (HF) : ................................................................................................................. 57
8.3. Acid Clohydric (HCl) : ............................................................................................................... 57
8.4. Acid Sunfuric (H2SO4) ............................................................................................................... 57
8.5. Acid Nitric (HNO3) .................................................................................................................... 58
9. LÀM VIỆC VỚI KIM LOẠI NẶNG ................................................................................................ 58
9.1. Gây các chấn động ..................................................................................................................... 58
9.2. Đường thâm nhập ....................................................................................................................... 58
9.3. Các trang bị bảo hộ..................................................................................................................... 58
9.4. Cách thu dọn thủy ngân.............................................................................................................. 59
10. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN AN TOÀN TRONG PTN .......................................................... 60

3
10.1. Xử lý các chất thải ra từ phòng thí nghiệm ............................................................................ 60
10.2. Xử lý các dung dịch có tính acid và kiềm .............................................................................. 60
10.3. Xử lý các dung dịch thuốc thử hữu cơ khó phân hủy ............................................................. 61
10.4. Xử lý các hơi hợp chất hữu cơ, dung môi. ............................................................................. 61
10.5. Xử lý các bao bì chứa dung môi hưu cơ ................................................................................. 61
10.6. Xử lý các bao bì chứa hóa chất ............................................................................................... 62
10.7. Xử lý các hóa chất quá hạn sử dụng ....................................................................................... 62
Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................... 63
Phụ Lục ..................................................................................................................................................... 63

4
Lời nói đầu
Hóa học là môn học thú vị. Mỗi ngày làm việc, học tập, nghiên cứu tại phòng thí nghiệm
chúng ta đều có cơ hội tiếp cận những điều chưa biết, tìm tòi và khám phá chúng. Mỗi thí
nghiệm nắm giữ nhiều bí mật. Khi tập trung và đi sâu vào vấn đề, ta có thể thấy được bản chất.
Khi làm việc chăm chỉ, ta có thể giải quyết những khó khăn và kiểm soát chúng. Từ khoa học
(science) có nguồn gốc từ tiếng La tinh scientia nghĩa là “để biết”. Mục đích của khoa học là tri
thức. Các nhà khoa học bỏ cả đời để theo đuổi kiến thức.

Giáo dục ngày nay cho các bạn học sinh, sinh viên có cơ hội làm những việc mà các nhà
khoa học vẫn làm. Cách đặt vấn đề, tiếp cận và tìm cách giải quyết. Các bạn được trao cơ hội
tìm hiểu những điều bạn và nhiều người khác chưa biết. Đó là điều tuyệt vời. Đừng lãng phí cơ
hội bằng cách lười biếng hay bất cẩn. Hãy làm việc chăm chỉ. Các nhà khoa học luôn có được
kỹ năng quan sát và thực hành tốt, đây sẽ là những công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đề
trong khoa học và cuộc sống.
Sự cần thiết của an toàn
Hóa học là ngành khoa học thực nghiệm. Từ những thí nghiệm cụ thể, người ta đưa ra
những giả thuyết, lý thuyết làm nền tảng cho hóa học hiện đại. Thực nghiệm sẽ mang lại những
kinh nghiệm trong quá trình làm việc trong phòng thí nghiệm, bạn sẽ xử lý nhiều hóa chất, dụng
cụ, thiết bị, máy móc chuyên dụng. Nhiều hóa chất sẽ gây hại nếu không được làm việc đúng
cách, một số thiết bị sẽ gây ra chấn thương nghiêm trọng nếu chưa được đào tạo qua cách sử

5
dụng. Mục đích của môn học nhằm giúp chúng ta thực hành thí nghiệm an toàn trong phòng thí
nghiệm và trong tương lai
1. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC TRONG PTN HÓA HỌC
1.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi làm việc
Để có được những kinh nghiệm và kiến thức tốt nhất trong phòng thí nghiệm, nhất thiết
phải chuẩn bị tốt cho mỗi thí nghiệm. Điều này nghĩa là phải đọc kỹ hướng dẫn và nội quy trước
khi vào phòng thí nghiệm. Đầu tiên phải biết được đâu là lối ra vào, lối thoát hiểm, nơi ngắt
điện, nước khi có sự cố, vị trí đặt chuông báo động, bình chữa cháy…

Hãy chắc chắn rằng bạn đã có một ý tưởng rõ ràng cho việc sắp làm. Hiểu rõ từng bước
và có kế hoạch làm việc cụ thể. Đến phòng thí nghiệm để kiểm chứng lý thuyết, thu thập số liệu
thực nghiệm, để nắm rõ hơn các thao tác. Đừng đến phòng thí nghiệm với tâm lý của một học
sinh đến lớp để bắt đầu học những bài học mới. Nếu không chắc chắn về bất cứ phần nào hoặc
tính an toàn của thí nghiệm, phải trao đổi hoặc đề nghị giúp đỡ từ giáo viên hoặc người phụ
trách phòng thí nghiệm

6
Chuẩn bị là rất quan trọng, không chỉ để hiểu biết mà còn để an toàn cho bản thân và
người xung quanh. Nếu bạn chuẩn bị tốt sẽ có rất ít khả năng xảy ra tai nạn. Trong phòng thí
nghiệm, chúng ta có trách nhiệm giữ an toàn cho bản thân và người xung quanh. Nếu tai nạn xảy
ra do bạn thiếu sự chuẩn bị, nó sẽ gây ảnh hưởng đến người khác và ngược lại. Đây là lí do để
dành thời gian và nỗ lực chuẩn bị cho thí nghiệm
Hãy chắc chắn các lưu ý, cảnh báo an toàn được liệt kê trong mỗi thí nghiệm. Ngoài ra
phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chung theo nội quy.
Cuối cùng, hãy nhớ lời khuyên an toàn quan trọng nhất:
“Luôn đeo kính bảo hộ trong phòng thí nghiệm hóa học”.

1.2. Các mối nguy hại trong phòng thí nghiệm


Cần phải nhận thức mối nguy hiểm có thể có và nắm rõ các biện pháp phòng ngừa, xử lý
thích hợp. Bằng cách này có thể giảm thiểu rủi ro khi làm việc. Phần an toàn này được thiết kế
để chúng ta làm quen với các mối nguy hiểm có thể xảy ra và làm thế nào để tránh được chúng.
Ngoài ra cần cung cấp thông tin phải làm gì khi có sự cố.
Khi làm việc với hóa chất, cần tra cứu các thông tin như: độc tính, trạng thái, nhiệt độ sôi,
tỉ trọng, CAS No., …

7
1.3. Trang bị bảo hộ
Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong phòng thí nghiệm dù không thực sự thực hành như
khi viết nhật ký thí nghiệm, đọc tài liệu, làm bài chuẩn bị. Không đeo kính sát tròng, dù đã dùng
kính bảo hộ vì những tai nạn xảy ra khi hóa chất ở dưới kính sát tròng gây tổn thương nặng hơn.
Đi giày kín mũi và quần dài để hạn chế tổn thương ở phần chân, không đi xăng đan hay mặc
quần sooc. Lưu ý: vải jean dễ bị mục khi tiếp xúc với hơi hóa chất và dung môi
Tóc dài cần cột gọn lại, nhất là khi dùng lửa trực tiếp như đèn cồn, khi uốn dẻo thủy tinh

8
1.4. Hoạt động
 Nghiêm cấm đùa giỡn trong phòng thí nghiệm
 Nghiêm cấm ăn, uống trong phòng thí nghiệm. Không dùng chai nước suối, ly, tách để
đựng hóa chất, không dùng các vật dụng này cho phòng thí nghiệm
 Thao tác với chất độc, chất dễ bay hơi, dung môi, pha acid phải thực hiện trong tủ hút
 Cặp, túi, giỏ xách phải để ở nơi dành riêng
 Không được nếm bất cứ chất gì, không ngửi trực tiếp khí hay chất có mùi.
 Rửa khi thật kỹ bằng xà phòng trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm
 Tìm ngay thiết bị ứng cứu sự cố khi bước vào phòng, bao gồm: nơi ngắt điện, nước; thiết
bị chữa cháy, vòi nước rửa mắt, bồn nước, hóa chất cấp cứu…

9
1.5. Lưu ý khi sử dụng hóa chất
Cần tuân thủ nghiêm các quy định sử dụng hóa chất, chú ý các kí hiệu ghi trên chai, lọ
đựng hóa chất

Các chất dễ cháy, dễ bay hơi không đặt gần ngọn lửa, không dùng ngọn lửa trần

10
Các chất, dung môi độc khi pha chế phải tiến hành trong tủ hút và phải cẩn thận.
VD: không cho nước vào acid đậm đặc, Na kim loại không để gần nước…

Các dung môi đã sử dụng phải gom vào bình thu hồi để xử lý riêng, không được xả trực
tiếp vào nguồn nước thải
Chai, lọ đựng hóa chất bắt buộc phải có ghi tên hóa chất, ngày bắt đầu sử dụng, tên người
sử dụng, đặt đúng nơi quy định. Người dùng phải có trách nhiệm cất giữ, bảo quản hóa chất của
mình.

11
Sau khi kết thúc quá trình làm việc, nghiên cứu hoặc thực hành, mỗi cá nhân tự thu gom,
ghi tên nhãn hóa chất mình đã dùng và phân loại để xử lý

Những sai sót trong việc không ghi tên nhãn, hoặc ghi sai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
trong quá trình làm việc

1.6. Ký hiệu của NFPA-704


Gồm 1 hình thoi lớn được chia thành 4 hình thoi nhỏ với màu sắc khác nhau gồm đỏ,
xanh dương, vàng và trắng. Được đánh số từ 0 đến 4 với mức nguy hại tăng dần ( 0: không nguy
hại, 4: nguy hại nhất)
Màu đỏ: chỉ khả năng bắt lửa (0: không cháy, 4: dễ bắt lửa khi
để ngoài không khí)
Màu xanh: Chỉ mức độ ảnh hướng đến sức khỏe
Màu vàng: Chỉ độ hoạt động như khả năng nổ, ăn mòn
Màu trắng: Thông tin đặc biệt về độ nguy hại

12
VD: ký hiệu W: chỉ các chất phản ứng mạnh với nước như: H2SO4, Na, Ce (Xesi)
Ký hiệu OX: chỉ các chất oxy hóa mạnh như KMnO4, NH4NO3, H2O2

1.7. Lưu ý khi sử dụng dụng cụ thủy tinh


Khi cho ống thủy tinh qua nút cao su phải cẩn thận, rất dễ gãy
Không cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh
Nếu bị đứt tay do thủy tinh, cho chảy máu vài giây để chất bẩn ra hết rồi dùng cồn 900
rửa và băng lại
Dụng cụ thủy tinh vỡ cần thu gom riêng với các loại rác thải khác
Cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, nếu đã bị vỡ phải thông báo ngay cho giáo viên
hoặc phụ trách phòng thí nghiệm để xử trí. Thủy ngân thoát ra ngoài sẽ thăng hoa gây ảnh
hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Cách xử trí thủy ngân khi vỡ nhiệt kế: đeo bao tay, gom các giọt thủy ngân lại, dùng lưu
huỳnh dạng bột (màu vàng) rắc lên giọt thủy ngân để ngăn bay hơi, sau đó chuyển hỗn hợp này
vào 1 bình tối màu có chứa dung môi hữu cơ (hoặc cũng có thể dùng nước). Đậy kín và ghi nhãn
có chứa thủy ngân bên trong. Nếu không có lưu huỳnh, vẫn phải thực hiện bước tiếp theo là gom
các giọt thủy ngân và đưa vào bình chứa có sẵn dung môi

13
2. SƠ CỨU KHI XẢY RA TAI NẠN
2.1. Một số sự cố xảy ra trong phòng thí nghiệm
2.1.1. Chưng cất benzene trong 1 hệ chưng cất hoàn lưu. Hệ thống có sự cố, hơi benzene thoát
ra ngoài, tràn đầy trong tủ hút và phát nổ có thể do tiếp xúc với nguồn tia lửa điện. PTN
chứa nhiều dung môi nên lan rất nhanh.
Thiệt hại: 100% ptn
Trách nhiệm: đây là thí nghiệm đơn giản, được thực hiện nhiều lần.
 Người thực hiện do lơ là, không theo dõi trong quá trình thực hiện.
 PTN vi phạm nguyên tắc chứa đồng thời nhiều chất dễ cháy trong ptn
 PTN không có hệ thống chữa cháy chủ động trong tủ hút
Nguyên nhân:
 Hệ thống không kín
 Khả năng hoàn lưu kém dẫn đến không ngưng tụ được hơi dung môi

14
2.1.2. Chưng cất dietyl eter trong bình cầu. Hệ thống cháy nổ
Nguyên nhân: eter có chứa peroxide
Trách nhiệm: không kiểm tra hàm lượng peroxide trước khi chưng cất
Không theo dõi thí nghiệm, dẫn đến bình chưng cất gần cạn, nồng độ peroxide tăng dần gây nổ
Biện pháp phòng ngừa:
 Eter mua đủ dùng, không trữ eter dài hạn
 Để chỗ thoáng mát, tránh bốc hơi tạo áp suất
 Kiểm tra peroxide nếu có nhiều thì loại bỏ
 Không bao giờ chưng cất eter đến cạn (chừa lại 10-15%)
2.1.3. Kỹ thuật viên làm đổ dd HF 70% lên đùi, mặc dù đã rửa rất nhiều nước trước khi được
đưa đi cấp cứu nhưng vẫn tử vong
Phòng ngừa:
 HF gây bỏng rất nặng, ăn sâu vào thịt, cần phải hết sức thận trong khi thao tác với HF
 Phải có quần áo bảo hộ che kín người, mặt, chân tay và cần phải có Calcium gluconate
(C12H22CaO14) để sơ cứu
 Cần lưu ý với dung dịch HF loãng vì lúc đầu không thấy bỏng, nhưng dần dần sẽ bỏng
nhiều nên khi bị dính phải HF phải chữa trị ngay. Ngoài ra TFA (Trifloro acid acetic) là
chất dễ bị thủy phân trong không khí ẩm sinh ra HF

Phỏng do Hydrofluoric Acid

15
2.2. Xử lý các tai nạn thông thường
2.2.1. Bỏng:
 Khi bị bỏng nhiệt: nếu bị bỏng nhẹ, bôi ngay dung dịch KMnO4 loãng hoặc rượu EtOH
vào chỗ bị bỏng sau đó bôi glycerine, vaselin.
 Khi bị bỏng do acid: rửa chỗ bỏng nhiều lần bằng nước rồi rửa bằng NaHCO3 2%, đưa
đến bệnh viện hoặc trạm xá
 Khi bị bỏng kiềm: rửa chỗ bỏng nhiều lần bằng nước sau đó rửa bằng acid acetic 1%
hoặc acid citric (chanh), acid boric với nồng độ tương tự
 Khi bị bỏng brôm: rửa chỗ bị bỏng nhiều lần bằng rượu EtOH rồi rửa bằng dung dịch
Na2S2O3 10% sau đó bôi vaselin vào chỗ bỏng
 Khi bị bỏng Phosphor trắng: dùng bông tẩm dung dịch CuSO4 2% để đắp lên vết thương
 Khi bị bỏng do phenol: rửa chỗ bị bỏng nhiều lần bằng glycerin cho tới khi màu da trở lại
bình thường rồi rửa bằng nước, sau đó băng vết thương bằng bông tẩm glycerin
2.2.2. Ngộ độc:
 Khi hít phải khí Clo hay Br: ngửi bằng dung dịch NH3 loãng rồi đưa ra chỗ thoáng
 Khi hóa chất bắn vào mắt: dùng bình tia xịt thẳng nước sạch vào mắt trong 10 phút, nếu
là acid thì rửa tiếp bằng dung dịch NaHCO3 2%. Nếu là kiềm thì phải rửa bằng dung dịch
NaCl đẳng trương (nước muối sinh lý NaCl 0.9%)
 Ngộ độc do ăn phải hợp chất thủy ngân (Hg): trước hết phải làm cho nôn ra và cho uống
sữa có pha lòng trắng trứng, sau đó cho uống than hoạt tính
 Ngộ độc vì ăn phải phosphor (P) trắng: làm cho nạn nhân nôn ra rồi uống dung dịch
CuSO4 2%. Không được uống sữa, lòng trắng trứng và dầu mỡ vì các chất này hòa tan
phosphor
 Ngộ độc vì hợp chất của chì (Pb): cho uống Na2SO4 10% hoặc MgSO4 10% trong nước
ấm vì các chất này tạo kết tủa với chì sau đó uống sữa có lòng trắng trứng và uống than
hoạt tính
 Ngộ độc benzene: gây nôn, làm hô hấp nhân tạo, cho uống café
2.2.3. Tai nạn khác:

16
 Khi bị thương bởi mảnh thủy tinh: gắp hết mảnh thủy tinh ra khỏi vết thương, bôi cồn iod
3% rồi băng vết thương lại. Nếu chảy máu nhiều thì cột garrot rồi đưa đi bệnh xá
 Khi có đám cháy: tắt hết điện hay bếp điện trần, phủ ngọn lửa bằng cát, nếu cần thì dùng
bình khí CO2
 Nếu có người bị điện giật: lập tức tắt cầu dao, tách người bị nạn khỏi nguồn điện và làm
hô hấp nhân tạo nếu bị ngất

2.3. Các thao tác sơ cứu


2.3.1. Phương pháp cầm máu
Cầm máu mao mạch:
 Nhanh chóng đè ép trực tiếp lên vết thương bằng tay hoặc dùng tay ép 2 mép vết thương
lại (thời gian ép 3 – 5 phút).
 Có thể dùng băng cuộn băng chặt lại.

Cầm máu tĩnh mạch:


 Nếu ở tứ chi đè ép phía dưới vết thương (dưới đường đi của mạch máu).
 Có thể dùng con chèn (bằng băng cuộn hay chai nhỏ) chận phía dưới vết thương băng
chặt lại.
 Đứt mao mạch và tĩnh mạch sau khi cầm máu cho nạn nhân nằm tư thế thoải mái, nâng
cao vùng tổn thương (nếu được).
 Nếu nạn nhân tỉnh : trấn an, cho uống nước.
 Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất tùy tình trạng vết thương.

Cầm máu động mạch:


Ấn một điểm trên đường đi của động mạch :
 Dùng cho đứt những động mạch lớn mà chúng ta không thể băng ép lên vết thương,
phương pháp này chỉ áp dụng một thờn gian ngắn, tạm thời.

Ví dụ : động mạch cảnh, động mạch nách, động mạch cánh tay cẳng tay,…
 Lưu ý :

17
o Nếu vết thương chảy máu có dị vật như mãnh gỗ, kim loại hoặc bất kỳ vật gì đâm vào mà
vẫn còn cấm ở vết thương thì không được rút ra khỏi vết thương.
o Trường hợp này ta đệm xung quanh dị vật bằng vải hay khăn sau đó dùng băng ép lại rồi
chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
o Nếu băng ép áp lực trực tiếp lên vết thương mà không cầm máu được, máu chảy ra nhiều
thì phải dùng các biện pháp khác để cầm máu.

2.3.2. Làm garô


Nguyên tắc làm garô:
 Garô chỉ áp dụng khi đứt động mạch tứ chi.
 Garô phải bản rộng.
 Không đặt garô trực tiếp lên da nạn nhân.
 Vết thương nhỏ đặt garô phía trên vết thương 2cm. Vết thương lớn đặt garô trên vết
thương 5cm không lỏng hoặc chặt quá.
 Phải luôn luôn theo dõi chi đặt garô không để chi trong tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng.
 Tổng số giờ đặt garô tối đa không quá 6 giờ.
 Tối đa không quá 1 giờ nới garô một lần, mỗi lần nới không quá 1 phút.
 Phải có phiếu garô ghi rõ ràng bằng màu đỏ đặt nơi dễ thấy.

18
 Vận chuyển ưu tiên số 1.

Garô cao su:


o Dụng cụ:
- 1 băng cao su to bản.
. Chi trên dài ít nhất 1m rộng 4cm
. Chi dưới dài ít nhất 1,5m rộng 6cm.
- 1 mảnh vải hay gạc
. Chi trên 30cm rộng 5cm
. Chi dưới 50cm rộng 7cm.
- Băng cuộn. gạc miếng, phiếu garô.
o Kỹ thuật tiến hành:
- Đặt garô cách vết thương 2cm hay 5cm tùy vết thương (đã quấn vải lót)
. Vòng 1: vừa phải.
. Vòng 2: chặt hơn vòng thứ nhất.
. Vòng 3: chặt nhất (quyết định sự cầm máu).
- Đặt ngón tay cái vào vòng cao su quấn tiếp vòng thứ tư.
- Nâng ngón tay cái lên, nhét cuộn garô còn lại vào vị trí đó.
- Xử trí vết thương: sát khuẩn xung quanh, đặt gạc, băng lại.
- Viết phiếu garô đặt nơi dễ thấy.
- Nới garô:
. Luồn 2 ngón tay vào vòng cuối cùng nâng lên, rút cuộn garô vừa cuộn lại vừa
nới hết vòng thứ 3 từ từ.
. Quan sát vùng dưới vết thương thấy hồng, ấm lại thì tiếp tục garô trở lại. Ghi lần
nới garô vào phiếu garô.
Garô ứng chế:
Trong thực tế không phải lúc nào ta cũng có đầy đủ dụng cụ như trên. Mà phải theo điều
kiện cụ thể nơi xảy ra tai nạn để chuẩn bị những dụng cụ có sẵn tại đó.

19
o Dụng cụ:
- Khăn mùi xoa 2 – 3 chiếc, mảnh vải, băng cuộn để làm dây garô.
- Một que nhỏ dài khoảng 15 – 20cm (đủa, bút chì, thước kẻ,…)
- 1 – 2 mảnh vải nhỏ.
o Kỹ thuật tiến hành:
- Buột hơi lỏng trên vị trí định đặt garô.
- Đặt 1 cuộn băng hoặc một vật tròn để lên đường đi của động mạch.
- Một tay luồn que vào vòng dây, một tay đỡ phần dưới của chi kéo căng da.
- Tay cầm que bắt đầu xoắn cho dây chặt dần.
- Quan sát vết thương thấy ngừng chảy máu là được.
- Dùng mảnh vải buộc que vào chi.
- Đặt gạc lên vết thương rồi băng lại.
- Viết phiếu garô đặt nơi dễ thấy (trên ngực).
2.3.3. Phương pháp hà hơi thổi ngạt
 Đưa nạn nhân ra khỏi nơi tai nạn.
 Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, kê gối hay mền dưới vai để cổ ngửa ra phía sau.
 Làm thông đường thở:
 Cho nạn nhân nằm nghiêng, dùng ngón tay quấn gạc (hoặc vải sạch) lấy hết dị vật trong
miệng (nếu có: răng giả, đàm nhớt, bùn đất,…).
 Nới rộng áo lót, cà vạt, thắt lưng.
 Dùng một nút gạc chèn giữa 2 hàm răng phía trong má để miệng nạn nhân mở ra.
 Cấp cứu viên (CCV) quỳ một bên ngang đầu nạn nhân (nếu nạn nhân nằm dưới đất).
 CCV đứng (nếu nạn nhân nằm trên giường).
 Dùng 2 ngón tay đặt dưới càm, đẩy cằm ra phía trước để cằm hướng lên trên. Tay kia đặt
lên trán nạn nhân, ngón cái và ngón trỏ bóp mũi nạn nhân khi thổi vào.

20
 CCV hít thật sâu, rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân thổi mạnh đồng thời mắt hướng
về phía lồng ngực quan sát lồng ngực nạn nhân có phồng lên xẹp xuống theo nhịp thở
không.
 Lúc bắt đầu thổi liên tiếp 3 – 5 lần để phổi nạn nhân có nhiềi oxy.
 Nếu không thấy lồng ngực hoạt động, phải kiểm tra tư thế đầu cằm có ngửa ra sau tối đa
không và đường hô hấp có thông không ?
 Tiếp tục thổi:
 15 – 20 lần/phút cho người lớn.
 20 – 25 lần/phút cho trẻ em.
 30 – 40 lần/phút cho trẻ sơ sinh.
 Thổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại được.
 Lấy gối dưới vai.
 Theo dõi nhịp thở, mạch.
2.3.4. Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực
 Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
 CCV quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim). CCV đứng nếu nạn nhân nằm trên giường.
 Dùng nắm đấm bàn tay đấm mạnh 1 – 2 lần vào 1/3 dưới xương ức (hơi chếch sang bên
trái) với độ cao tay đấm 50cm.
 Đặt gót của lòng bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, bàn tay phải úp lên bàn tay trái (đan
các ngón với nhau) hai tay duỗi thẳng hai vai hướng thẳng vào hai tay.
 Dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của nạn nhạn nhịp nhàng 60 – 80
lần/phút.
 Kiên trì ép cho đến khi tim đập trở lại. Khi cần thiết có thể thay người khác nhưng phải
đảm bảo liên tục.
 Trong khi cấp cứu phải theo dõi sắc mặt, mạch, đồng tử của nạn nhân. Sau 60 phút tim
không đập, đồng tử giãn thì thôi.
 Khi tim đập trở lại, ổn định cho nạn nhân nằm thoải mái, đấp ấm và theo dõi tiếp tục
mạch, nhịp thở nạn nhân.

21
2.4. Các biện pháp phòng ngừa
 Phải tuân thủ nghiêm ngặt nội quy PTN
 Hạn chế số lượng hóa chất lưu giữ trong PTN
 Biết phân loại lưu trữ hóa chất
 Bảo đảm an toàn hế thống điện
 An toàn phòng cháy khi sử dụng khí gas
 An toàn phòng cháy nổ khi sử dụng các bình khí nén
 Kiểm tra hệ thống ống dẫn khí
 Chất lỏng dễ bay hơi, dễ cháy: để nơi mát
 Chất dễ phân hủy: tránh bụi bẩn, ẩm, ánh sáng (H2O2, Na2O2)
 Cấm nghiền chất oxi hóa mạnh (KClO3, KNO3, NaNO3…)
3. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẬP CHÁY TẠI CHỖ TRONG PTN
Phương tiện chữa cháy thông dụng (Nguồn trích dẫn: www.pccchochiminh.com)

3.1. Bình chữa cháy bằng CO2


Bình khí CO2 chữa cháy có rất nhiều loại khác nhau về dung tích và hình dáng (do nhiều
nước khác nhau chế tạo sản xuất nhưng đều có đặc tính cấu trúc tác dụng bảo quản giống nhau.
Khí CO2 gồm 1 nguyên tử cabon và 2 nguyên tử oxy tạo thành gọi là oxytcacbon.CO2 là loại khí
trơ không mùi, không màu, không dẫn điện nặng hơn không khí 15 lần.
3.1.1. Cấu tạo bình CO2: có 3 bộ phận chính.
 Vỏ bình: làm bằng kim loại chịu áp lực cao 250kg/cm.
 Hệ thống van nạp khí xả (cấu tạo tay vặn hoặc mỏ vịt), van an toàn.
 Vòi loa phun: làm bằng vật liệu chịu nhiệt cách điện
3.1.2. Đặc tính kỹ thuật:
 CO2 nén vào bình với áp lực tối đa 180kg/cm và hóa lỏng ở trong bình.
 Khi phun ra khỏi bình ở trạng thái khí ( như sương , tuyết lạnh.)
3.1.3. Tác dụng chữa cháy của CO2:
 Làm giảm hàm lượng oxy tới điểm không hỗ trợ cho sự cháy.

22
 Làm loãng hỗn hợp cháy.
 Làm lạnh
3.1.4. Bình CO2 chữa được các đám cháy:
 Chất cháy lỏng hay cháy rắn hóa lỏng được (đám cháy loại B)
 Chất cháy khí ( đám cháy loại C)
 Cháy thiết bị điện
 Cháy chất rắn có gốc hữu cơ.
( cháy trong điều kiện kín dùng CO2 chữa cháy có hiệu quả cao)
3.1.5. Bình khí CO2 không thích hợp chữa các đám cháy:
 Hóa chất chứa nguồn cung cấp ôxy (như xenlulô, nitơrat)
 Kim loại có hoạt tính hóa học và hydroxyt của chúng
 Than cốc và chất nổ đen.
3.1.6. Thao tác:
 Khi xảy ra cháy mang bình CO2 tiếp cận đám cháy
 Rút chất an toàn hoặc bỏ kẹp chì.
 Một tay cầm loa phun vào đám cháy cho tới khi đám cháy tắt.
 Khi phun đứng ở đầu chiều gió, không cầm tay vào các vị trí nối liên kết với loa phun,
không phun vào nguời vì có thể gây bỏng lạnh hoặc CO2 đậm đặc quá gây ngạt
3.1.7. Bảo quản bình CO2:
 Để nơi khô ráo thoáng mát dễ thấy dễ lấy.
 Đặt ở nơi nhiệt độ không quá 55oC.
 Không để nơi ẩm ướt và không được bôi dầu mỡ để bảo quản.

3.2. Bình chữa cháy bằng bột


Hiện nước ta đang sử dụng 3 loại bình bột chữa cháy của Trung Quốc: bình hệ MF, hệ MFZ và
bình chữa cháy tự động ZYW.
Hệ MF bên trong có bình chứa khí đẩy CO2 .Riêng không có đồng hồ.
Hệ MFZ khí đẩy nạp trực tiếp vào bình chứa bột có đồng hồ, khí đẩy N2.
Bình chữa cháy tự động cấu tạo có móc treo, ống bao gồm đầu phun, bình hình cầu.

23
3.2.1. Cấu tạo bình bột chữa cháy
 Có nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng đều có 3 bộ phận chính.
 Bình chứa bột và khí đẩy bằng kim loại chịu áp lực cao
 Hệ thống van
 Vòi phun và loa phun
3.2.2. Đặc tính kỹ thuật:
 Bột chữa cháy trong bình là hỗn hợp hóa chất màu trắng, bột mịn, có ký hiệu loại nào thì
chỉ định dập tắt đám cháy loại đó có hịêu quả cao ( bột ABC, BC, AB)
 Trọng lượng bột tùy theo dung tích chứa của bình.
 Khí đẩy CO2, N2 chứa lẫn trong bình chứa bột hoặc chứa trong bình thép, nằm bên trong
trong bình chứa bột.
 Áp lực đẩy từ 14 – 16 kg/cm2
 Bột khí đẩy trơ, không cháy, không dẫn điện với điện áp dưới 50 V
 Chỉ sử dụng được 1 lần.
3.2.3. Tác dụng chữa cháy
 Làm giảm nồng độ hợp chất cháy và oxy trong vùng cháy
 Làm ngạt và làm lạnh đám cháy
3.2.4. Các loại cháy có thể chữa bằng bình bột
 Chữa các đám cháy mới phát sinh rất có hiệu quả
 Chữa các đám cháy chất rắn, lỏng, khí, hóa chất, chữa cháy điện có hiệu điện thế dưới
50V
 Trên bình ghi ký hiệu gì thì chữa loại cháy đó sẽ hiệu quả
3.2.5. Thao tác
 Khi có cháy xách bình bột tiếp cận đám cháy.
 Rút chốt an tòan, dốc ngược bình lắc 1 vài lần.
 Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, cách gốc lửa khoảng 1,5m còn tay kia bóp mỏ
vịt, bột được phun vào dập tắt đám cháy.
 Khi phun đứng đầu chiều gió.

24
3.2.6. Bảo quản bình bột
 Để nơi khô ráo dễ thấy, dễ lấy
 Đặt ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 55oC
 Không để nơi ẩm ướt có nhiều dầu mỡ

3.3. Chăn chữa cháy


 Chăn dùng trong chữa cháy thường là loại làm bằng sợi cotton, dễ thấm nước, có kích
thước thông thường là 2 x 1,6m.
 Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp
lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt),
không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi
chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được
thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
 Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh
chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.

3.4. Cát (thùng đựng cát, xẻng)


 Cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.710oC đến 1.725oC, nhiệt độ sôi là 2.590oC nên có khả
năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ
của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách ôxy với đám
cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt). Cát là chất chữa cháy dễ kiếm, rẻ tiền và sử
dụng chữa cháy rất đơn giản.
 Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng rất có hiệu quả. Cát còn có tác
dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Tại
các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hoá chất... người ta thường dự trữ cát
để chữa cháy.
 Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng,
phuy, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy,
đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải bố trí xẻng xúc cát hoặc xô, thùng để

25
múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô, thùng thường được sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng
vào mục đích chữa cháy.
Nguyên tắc:
Khí carbonic trong quá trình bay hơi sẽ làm lạnh vùng cháy và bao phủ vùng cháy dưới
dạng tuyết khô, làm giảm nồng độ oxi của vùng cháy và làm lạnh vật cháy xuống dưới nhiệt độ
bốc lửa. Trong ptn hóa học, CO2 là phương tiện dập cháy tốt vì không làm hỏng máy móc, thiết
bị và rất tiện lợi khi dập đám cháy nhỏ kể cả khi có điện.

Những trường hợp không dùng CO2 để chữa cháy


Không dùng dập lửa cho quần áo đang cháy trên người vì sẽ làm phỏng lạnh vùng da hở
của người bị nạn
Không dùng dập lửa đối với kim loại kiềm, magie, nhiều chất lỏng cơ kim (như các dẫn
xuất của nhôm alkyl) hoặc các chất cháy có khả năng tách oxi khi cháy (KNO3, KClO, KClO3,
KMnO4…)
Nước: dùng dấp cháy gỗ, giấy, cao su, vải và một số chất hòa tan trong nước như aceton,
các rượu bậc thấp và các acid hữu cơ
Những trường hợp không dùng nước để chữa cháy
 Nếu có các chất phản ứng mạnh với nước (Na kim loại)
 Các chất lỏng không tan mà có tỉ trọng nhỏ hơn nước
 Không dùng nước dập lửa thùng đựng dầu, các chất lỏng có nhiệt độ sôi cao, chất rắn
nóng chảy. Nước cũng có thể gây hỏng thiết bị

26
Sử dụng bình chữa cháy:
 Kéo, mở chốt an toàn
 Hướng vòi phun của bình chữa cháy vào ngọn lửa
 Bóp cần bơm chất chữa cháy trong khi vẫn hướng vòi phun về phía ngọn lửa
 Di chuyển qua lại sao cho chất chữa cháy bao trùm toàn bộ khu vực cháy

4. LÀM VIỆC VỚI DỤNG CỤ THỦY TINH


Nguyên tắc:
 Phải sử dụng đúng mác thủy tinh đối với yêu cầu công
việc
 Các dụng cụ làm bằng thủy tinh chịu nhiệt kém không
được dùng cho công việc đun nóng
 Không được phép làm nguội đột ngột gây nứt vỡ dụng cụ
 Nếu đun ở trên 300oC nên dùng dụng cụ bằng sứ hoặc thạch anh
Biện pháp phòng ngừa:
 Các dụng cụ thủy tinh không được thiết kế cho các công việc có áp suất cao

27
 Không được đun nóng các chất lỏng trong các bình hoặc dụng cụ không thông áp với khí
quyển
 Cẩn thận khi sử dụng dụng cụ thủy tinh trong điều kiện chân không
 Khi lấy các dụng cụ đang sấy, không được đặt vào chỗ lạnh và phải có khăn hoặc giấy lót

4.1. Những nguy cơ khi làm việc với dụng cụ thủy tinh
Thủy tinh là loại vật liệu trong suốt, rất phù hợp dùng làm các dụng cụ trong thí nghiệm
do dễ qua sát các quá trình xảy ra bên trong. Ngoài ra, thủy tinh còn mang tính trơ với hầu hết
các loại dung môi, hóa chất và có thể gia công, vá, thổi lại theo yêu cầu. Dù vậy, dụng cụ bằng
thủy tinh lại dễ vỡ, gây nổ nếu không sử dụng đúng cách và chức năng
Nguy cơ thường gặp nhất là vỡ dụng cụ thủy tinh gây đứt tay. Các dụng cụ như becher,
erlen bị nứt miệng, hoặc nứt thành rất dễ gây tổn thương da khi vệ sinh, lau rửa.
Các loại nắp đậy bình cầu, erlen cổ nhám dùng lâu ngày không sử dụng chất bôi trơn
(silicon chịu nhiệt hoặc vaselin) dễ bị hút chặt vào bình. Khi cố gắng tháo sẽ bị vỡ nút hoặc vỡ
dụng cụ.

Khi dùng các loại dụng cụ thủy tinh có cổ nhám, nhất thiết phải sử dụng chất bôi trơn để
tăng độ kín và dễ dàng khi tháo rời. Khi đã dùng mà vẫn không tháo được có thể dùng các cách:
dùng muỗng sắt gõ nhẹ quanh cổ kết hợp với hơ nóng vùng bị hút chặt bằng đèn cồn. Thủy tinh
bên ngoài sẽ giãn nở do nhiệt độ cao hơn, lúc này dùng tay vừa rút vừa xoay để tháo.
Lưu ý: dụng cụ đang nóng và dễ vỡ nên cần đeo bao tay bảo hộ lao động, loại bằng sợi
cotton để giảm nhiệt và đề phòng vỡ dụng cụ

28
Ngoài ra, nguy cơ nguy hiểm hơn rất nhiều là khả năng phát nổ do thành thủy tinh không chịu
nổi áp suất sinh ra trong quá trình phản ứng hoặc lưu trữ.
Khi thực hiện phản ứng kín dưới tác dụng nhiệt, các loại dung môi sẽ bay hơi tạo áp suất cao,
người ta thường dùng ống hoàn lưu để giảm nhiệt cũng như hạ áp suất bên trong. Nhưng nguy
cơ nổ cả hệ phản ứng là có thể xảy ra. Do đó các phản ứng thực hiện trong bình kín và gia nhiệt
phải có ống hoàn lưu. Hoặc có thể sử dụng các nút rỗng để đậy và dùng kẹp. Khi áp suất tăng
cao, các nút này sẽ bung ra để giảm áp

4.2. Các chi tiết thủy tinh chịu nhiệt


Các loại dụng cụ thủy tinh dùng với mục đích chịu nhiệt phổ biến ở các loại sau: becher (cốc có
miệng), erlen (bình tam giác, bình nón), bình cầu (flask), ống hoàn lưu (condenser)

Erlen chịu nhiệt không cổ nhám Bình cầu chịu nhiệt không cổ nhám

29
Ống hoàn lưu cổ nhám Các loại ống hoàn lưu khác nhau

Becher có mỏ, chịu nhiệt

Các dụng cụ không dùng cho mục đích chịu nhiệt: bình định mức (fiol), buret, pipet, phễu, ống
đong (các dụng cụ đo lường thể tích thì không có khả năng chịu nhiệt)

30
Bình định mức, pipet, buret

4.3. Các biện pháp phòng ngừa chung


Dù là thủy tinh chịu nhiệt hay thủy tinh thường thì đều bị dãn nở bởi nhiệt. Dụng cụ sẽ bị nứt,
vỡ nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt cao đột ngột khi đang ở nhiệt độ thấp
Dụng cụ thủy tinh nếu tiếp xúc lâu dài với dung dịch kiềm mạnh sẽ bị bào mòn, tan chảy dẫn
đến rò rỉ hóa chất hoặc sai lệch độ chính xác đối với các dụng cụ đo lường.
Những dụng cụ dùng trực tiếp với kiềm phải được rửa nhiều lần bằng nước sạch hoặc trung hòa
bằng dung dịch axit HCl 1% để trung hòa các tâm hoạt động và rửa lại bằng nước

4.4. Rửa dụng cụ thủy tinh


4.4.1 Các biện pháp phòng ngừa cơ bản
Dụng cụ thủy tinh vốn dễ vỡ, do đó hết sức cẩn thận khi chùi rửa. Các dụng cụ như becher, erlen
sau khi rửa cần được úp trên những giá nghiêng để tránh đọng nước và đổ, bể dụng cụ.
Phễu thủy tinh sau khi rửa tránh đặt úp miệng bên dưới vì đầu phễu sẽ hướng thẳng lên trên gây
nguy hiểm nếu bất cẩn té ngã.
Dụng cụ thủy tinh sau khi được rửa sạch và khô cần được sắp xếp đúng vị trí, phân loại. Nếu đặt
bên ngoài nhất thiết phải đặt trong rổ dụng cụ và được cố định tránh đổ ngả do gió thổi hoặc do
ngoại lực

31
Bàn thí nghiệm có giá úp dụng cụ
Các dụng cụ dùng đong hoặc chứa các hóa chất đặc biệt phải được ghi chú rõ ràng. Đặc
biệt với các loại hóa chất kỵ nước hoặc sinh nhiệt khi tiếp xúc với nước. Các dụng cụ sử dụng
dung môi hữu cơ phải được lau sạch hoặc giảm thiểu tối đa lượng dung môi hữu cơ còn sót lại
trước khi rửa với nước
Dụng cụ thủy tinh dễ bị bào mòn bởi kiềm, trơ với axit nhưng lại bị tan với axit HF. Do
đó không dùng dụng cụ thủy tinh để chứa HF, H3PO4 nóng, dung dịch kiềm đậm đặc
4.4.2 Rửa bằng nước nóng, nước xà phòng và các dung dịch kiềm yếu
Dụng cụ chứa các hỗn hợp muối hoặc các chất rắn cần rửa bằng nước ấm để loại bỏ chất
rắn hoàn toàn. Dụng cụ có thể được rửa sạch hoàn toàn bằng xà phòng, nước rửa chén hoặc chất
tẩy rửa tổng hợp
Đối với các chất bẩn bám lâu ngày không rửa sạch được bằng các chất hoạt động bề mặt
có thể dùng dung dịch kiềm yếu. Dung dịch này sẽ làm bào mòn thủy tinh ở nơi tiếp xúc với
kiềm. Tuyệt đối không dùng kiềm yếu để rửa các dụng cụ thủy tinh đo lường vì dụng cụ sẽ bị
bào mòn dẫn đến tăng thể tích gây ra sai số dụng cụ.
4.4.3 Rửa (làm sạch) bằng các dung môi hữu cơ

32
Dung môi để rửa dụng cụ thủy tinh cần đáp ứng các yêu cầu: hòa tan được chất cần rửa,
dễ bay hơi, không để lại cặn sau khi bay hơi. Các dung môi thường dùng để tráng, rửa dụng cụ
thủy tinh: Acetone, EtOH, MeOH
Các dung môi hữu cơ đều dễ cháy và có hại cho sức khỏe nên phải tiến hành thao tác rửa
bằng dung môi trong tủ hút và xa nguồn nhiệt
4.4.4 Rửa bằng hỗn hợp rửa cromic
Tạo hỗn hợp Cromic bằng các cách sau:
Cách 1: Cho 9,2g Kali dicromat đã được tán nhỏ vào bát sứ, rót 100ml axít Sunfuric đậm đặc và
đun cách thủy, khuấy bằng đũa thủy tinh đến khi K2Cr2O7 tan hoàn toàn.
-Cách 2 : hòa tan 6g Na2Cr2O7 trong 100ml nước, thêm vào 100ml H2SO4 đậm đặc.
-Cách 3 : Hòa tan 85g CrO3 trong 120ml nước, thêm 500ml H2SO4 đậm đặc.
Đây là dung dịch dùng để rửa tốt vì Cromic trong axít có tính chất oxi hóa rất mạnh.
Cách dùng : đun nóng dung dịch khoảng 50oC, tráng dụng cụ bẩn bằng nước sau đó đổ dung
dịch Cromic vào, dàn đều và đổ ra lại vào bình chứa. Dụng cụ thì để yên 1 lúc rồi rửa lại bằng
nước máy sau đó tráng nước cất.
Chú ý : không dùng dung dịch này để rửa các dụng cụ bị bẩn bởi Parafin, dầu hỏa, sáp, các loại
dầu mỡ và các sản phẩm chưng cất của dầu mỏ (không có tác dụng). Không dùng rửa dụng cụ bị
bẩn bởi Bari sẽ tạo nên lớp bám Bari sunfat rất khó làm sạch.
Sau 1 thời gian sử dụng lâu, màu của dung dịch chuyển từ da cam sang xanh lá cây thẫm thì
dung dịch không còn tác dụng rửa nữa.
Dung dịch có tính phá hủy mạnh với các tế bào nên thận trọng khi pha chế và sử dụng. Nếu bị
bắn vào tay thì rửa sạch bằng nhiều nước (dưới vòi) sau đó rửa bằng dung dịch amoniac hay
natri cacbonat rồi rửa lại bằng nước.
Ngoài ra còn nhiều hỗn hợp dung dịch rửa khác dùng cho các chất bẩn thân hữu cơ như nhựa,
polime, dẫn xuất từ dầu hỏa. VD: hỗn hợp EtOHtđ và NaOHbh

4.5. Những công việc thổi thủy tinh


Kéo ống mao quản (vi quản) dùng để lấy mẫu trong phương pháp sắc ký bản mỏng, uốn
ổng thủy tinh…

33
Vi quản là một ống thủy tinh dài khoảng 10cm, đường kính khoảng 1mm dùng để hút
dung dịch mẫu rồi chấm mẫu lên bản mỏng. Cách làm vi quản: hai tay cầm hai đầu ống, đặt
phần giữa của ống lên ngọn lửa đèn cồn, vừa hơ vừa xoay ống tròn đều đến khi thấy đoạn thủy
tinh được đốt nóng trở nên mềm dẻo có vẻ muốn chảy ra, lập tức đưa ống ra khỏi ngọn lửa và
dùng hai tay kéo hai đầu ống ra hai phía, sẽ thấy khúc ống ở giữa trở nên nhỏ hẹp hơn. Giữ yên
hai tay cầm cho thuỷ tinh cứng lại. Bẻ ống ra làm hai ngay chỗ đã được kéo nhỏ.

(1) Xoay ống thủy tinh quanh lửa đến khi mềm

(2) Đem ống ra xa lửa và kéo hai đầu ống ra hai bên

(3) Bẻ ống làm đôi ta sẽ có 2 vi quản

4.6. Cắt ống thủy tinh


Loại ống thủy tinh có đường kính nhỏ hơn 10mm: dùng giũa sắt có cạnh, giũa ngang chỗ
định cắt thành 1 vệt nông và bôi ngay 1 ít nước lạnh vào vết giũa. Dùng hai tay nắm chặt ống ở
chỗ sát vệt cắt, 2 ngón tay cái đặt đối diện nhau, cách nhau 2cm, dứt ngang về 2 phía, vệt cắt ở
ống thủy tinh sẽ thẳng. Không nển bẻ gập ống làm cho đường cắt không được thẳng. Sauk hi cắt
nên hơ nóng trên đèn cồn để không còn sắt cạnh
Loại ống thủy tinh có đường kính từ 10mm-30mm: cũng dùng giũa có cạnh, giũa ngang
chỗ định cắt thành một vệt dài chừng 3-4mm, lập tức bôi ngay 1 ít nước lạnh vào đầu vết giũa.
Hơ nóng đỏ đầu 1 đũa thủy tinh đã vuốt nhọn và đặt đầu đũa này vào gần đầu vết cắt, ống sẽ đứt
hẳn ra

34
4.7. Làm việc với các dụng cụ thủy tinh mài nhám
Dụng cụ thủy tinh được mài nhám với mục đích tạo sự chặt chẽ, kín khi lắp ráp với nhau
qua các cổ nhám này. Các dụng cụ thủy tinh dùng với mục đích lắp ráp hệ phản ứng hầu hết đều
có cổ nhám. VD: bình cầu, cổ nhớt, ống hoàn lưu, bộ chưng cất, ống gạn tinh dầu, erlen có nắp,
hệ thống chiết Soxhlet

Các loại cổ nhám thông thường: cổ 14, 19, 24, 29, 34. Các loại erlen phổ biến là cổ 14, 19. Các
bình cầu và ống hoàn lưu phổ biến là cổ 24, 29

4.8. Những biện pháp chung để chọn các dụng cụ thủy tinh
Nguyên tắc để lắp 1 hệ phản ứng hoặc 1 hệ thống chuyên biệt cần được tính toán và
chuẩn bị trước.

35
Thứ nhất: chọn bình cầu với thể tích phù hợp. VD: hỗn hợp phản ứng tổng cộng 80ml thì
nên chọn bình cầu 150ml, hỗn hợp 350ml thì nên chọn bình cầu 500ml. Nhất thiết phải chọn dư
để bù trừ vào khoảng không khi dung dịch chuyển động và tăng thể tích khi dung dịch sôi. Nếu
có thêm tác chất trong quá trình phản ứng thì nên chọn bình cầu 3 cổ.
Thứ hai: chọn lựa ống hoàn lưu và các bộ phận tiếp theo sao cho phù hợp với cổ nhám
của bình cầu, hạn chế xài cổ chuyển vì làm cho hệ thống sẽ cồng kềnh và nhiều chi tiết
Thứ ba: đối với các loại dung môi và dung dịch khác nhau sẽ chọn loại ống hoàn lưu
khác nhau tùy vào yêu cầu và khả năng hoàn lưu của ống
Thứ tư: đối với các phản ứng có sự tăng áp suất nên dùng loại nắp thủy tinh đặc tránh
dùng loại nắp rỗng do nguy cơ nắp bị bắn ra ngoài do tăng áp suất
Thứ năm: sau khi đã vẽ sơ đồ trên giấy và hình dung được hệ thống sẽ lắp ráp, lúc này
tiến hành rửa dụng cụ, sấy khô và lắp ráp hệ thống. Sẵn sàng cho thực hiện phản ứng
4.8.1 Các thiết bị thủy tinh nguyên bộ
Hệ chưng cất đơn

Quá trình chưng cất chiếm một vị trí quan trọng trong các phương pháp tinh chế và tách
các chất hữu cơ. Mục đích của sự chưng cất là tách hỗn hợp chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau
thành các cấu tử riêng biệt.
Các chất có nhiệt độ sôi dưới 150oC, bền với nhiệt độ, không bị phân hủy ở nhiệt độ sôi
thì thường được chưng cất ở áp suất khí quyển. Các chất có nhiệt độ sôi cao hơn 150oC hoặc
kém bền vối nhiệt độ thường được chưng cất ở áp suất thấp.

36
Vậy, chưng cất là dùng nhiệt độ để làm cho chất đó bay hơi (sôi) ở áp suất khí quyển hay áp
suất thấp; tiếp theo đó hơi của chất lỏng sẽ được cho đi ngang qua một hệ thống làm lạnh (ống
sing hàn, ống làm lạnh) để ngưng tụ lại thành chất lỏng tinh khiết. Các chất có nhiệt độ sôi thấp
hơn 100oC thì hơi của nó được ngưng tụ trong ống ngưng hơi, ống này được làm lạnh trong
nước lạnh. Các chất có nhiệt độ sôi cao hôn 180oC thì hơi của nó được làm ngưng tụ trong ống
sinh hàn không khí.
Trường hợp một hỗn hợp chứa các chất có nhiệt đô sôi cách biệt nhau nhiều (50-80oC) hoặc
một hỗn hợp chỉ chứa một chất còn các chất còn lãi không bay hơi, thì người ta dùng phương
pháp chưng cất đơn, nghĩa là chỉ cần sử dụng bình wurtz chưng cất một lần sẽ có được chất lỏng
tinh khiết (xem hình chưng cất đơn).
Trường hợp một hỗn hợp chứa các chất có nhiệt đô sôi gần nhau thì không thể dùng phương
pháp chưng cất đơn để tách chúng ra được mà phải dùng phương pháp chưng cất phân đoạn,
nghĩa là phải dùng các cột cất đặc biệt gọi là cột phân đoạn, cột vigreux, cột gai… Chưng cất
phân đoạn dựa vào sự khác nhau về thành phần ở thể hơi và thành phần ở thể lỏng của các cấu
tử. Đây là quá trình bay hơi- ngưng tụ được lặp đi lặp lại nhiều lần thông qua một cột phân đoạn,
để cuối cùng trạng tướng hơi sẽ giàu cấu tử có nhiệt độ sôi thấp, còn trạng tướng lỏng sẽ còn lại
các cấu tử có nhiệt độ sôi cao hơn; bằng cách chưng cất phân đoạn lặp đi, lặp lại nhiều lần,
người ta có thể tách các cấu tử lỏng của một hỗn hợp ra thành các chất riêng biệt và tinh khiết
Nguyên tắc lắp một hệ chưng cất (đơn, phân đoạn): lắp hệ thống chưng cất như hình vẽ và theo
các qui tắc sau:
- Dụng cụ phải được rửa sạch và sấy khô.
- Ráp hệ thống phải đúng, đẹp, các chỗ nối không được hở; toàn bộ hệ thống được bắt chặt
vào giá; nhiệt kế lắp vào cổ bình không chạm vào thành bình, vị trí của bầu thủy ngân phải ở
dưới chạc ba chỗ nhánh ra (xem hình).
- Nếu chất lỏng là chất dễ cháy như alcol, benzen… thì phải đun cách thủy chứ không được
đun trên bếp trần.
- Kích thước bình cầu phải chọn sao cho thể tích chất lỏng chỉ chiếm khoảng ½ đến 2/3 thể
tích của bình cầu; luôn luôn phải có viên đá bọt trong bình chưng cất để giúp cho hỗn hợp chất
lỏng sôi đều.

37
- Ống ngưng hơi phải nằm nghiêng, dốc xuống bình hứng. Nước ra vào bên trong ống ngưng
hơi phải vào ở vị trí thấp ra ở vị trí cao. Chất lỏng chưng cất ra được hứng vào bình hứng; nếu
chất lỏng có nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi) dụng cụ hứng phải ngâm trong thau đá.

Các hình ảnh khác minh họa cho hệ chưng cất đơn và chưng cất phân đoạn

38
-Hệ thống Soxhlet :

Hệ thống Sohxlet hoàn chỉnh bao gồm 3 bộ phận chính : thân sohxlet, ống hoàn lưu và
bình cầu. Ngoài ra để hoạt động được cần có túi đựng mẫu và dung môi để sohxlet.

39
Hệ cô quay chân không :

Hệ thống bao gồm:


 Bếp đun cách thủy
 Bình cầu chứa mẫu cần cô quay
 Bình cầu hứng dung môi
 Ống hoàn lưu ngưng tụ hơi dung môi
 Rotor quay tuần hoàn
 Hệ thống nâng, hạ theo trục dọc và bảng điều khiển
 Bơm chân không
Nhớt kế thủy tinh:

40
4.8.2 Thiết bị thủy tinh gồm các chi tiết rời gắn kết bằng các nối nhám :
Hệ phản ứng tổng hợp:

41
5. LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN, NHIỆT, CHÂN KHÔNG, CHƯNG CẤT
Nguyên tắc chung:
 Không làm việc với các thiết bị bị hư hỏng hoặc rò rỉ điện. Kiểm tra dây dẫn, công tắc,
cầu dao, của thiết bị trước khi vận hành (có bị bong trong vỏ cách điện, có phồng rộp,
biến dạng, ổ cắm lỏng lẻo…)
 Khi thiết bị nóng bất thường, có mùi khét phải ngưng sử dụng để kiểm tra ngay
 Không tự ý tháo bỏ cầu chì, cầu dao, các đầu nối bảo vệ.
 Không treo đồ vật trên dây điện, không cầm dây điện để rút phích cắm
 Tắt công tắc, rút điện thiết bị khi không sử dụng. Nếu là bếp từ gia nhiệt hoặc khuấy thì
cần phải chỉnh ở tốc độ nhỏ nhất hoặc dừng hẳn trước khi tắt
 Khi ra khỏi ptn phải tắt cầu dao tổng

5.1. Cân điện tử, cân phân tích


Lưu ý: Cân là dụng cụ quan trọng hàng đầu trong mỗi phòng thí nghiệm. Nó liên quan trực
tiếp đến các số liệu cụ thể cũng như độ tin cậy, độ chính xác của các thí nghiệm, nghiên cứu

42
Các lưu ý khi sử dụng cân :
 Không được dùng tay đè hoặc ấn xuống đĩa cân
 Duy trì nguồn điện thường xuyên đối với cân kỹ thuật và cân phân tích
 Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh bị dơ bẩn và bám hóa chất trên đĩa và thân máy
 Không di chuyển cân khi sử dụng
 Chỉnh cân thăng bằng thông qua bọt khí/nước

 Hiệu chỉnh định kỳ bằng hộp cân chuẩn hoặc chuẩn nội ở 1 số dòng có hỗ trợ

43
5.2. Các thiết bị gia nhiệt
Các dụng cụ, thiết bị gia nhiệt bằng điện thường bị chập mạch, hồ quang điện, lớp cách
điện bốc cháy. Nguyên nhân là do nhiệt độ vùng làm việc quá cao, có mặt các chất dễ cháy, chế
độ làm việc sai, cấu trúc dây đốt của thiết bị không phù hợp…
5.2.1 Khi dùng nước để đun cách thủy
Không thực hiện cách thức này đối với các dung môi khan tuyệt đối hoặc rất kỵ nước
Trong các trường hợp khi điều kiện thí nghiệm không được có tồn tại hơi nước
Có thể dùng các muối vô cơ để nới rộng vùng nhiệt độ làm việc
5.2.2 Dùng dầu để gia nhiệt
Các loại dầu này bền oxy hóa ở nhiệt độ cao và trơ về mặt hóa học. Một số dầu đun đến 300oC
mà vẫn chưa phân hủy. Không được phép đun ở nhiệt độ cao hơn nhiệt bốc cháy của dầu.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống và thiết bị đun cách thủy bằng dầu tương tự như nước
5.2.3 Dùng glycerin làm chất tải nhiệt
So với các loại dầu khoáng, glycerin có ưu điểm là trong suốt và hòa tan được trong nước nên dễ
vệ sinh dụng cụ. Nhược điểm là glycerin không trơ về mặt hóa học, khi tương tác với chất oxy
hóa mạnh dễ bốc cháy. Glycerin rất háo nước, khi hấp thụ nước, nhiệt độ sôi và nhiệt bốc cháy
của glycerin bị giảm đột ngột
Glycerin nguyên chất sôi ở 290oC
Glycerin chứa 1% nước, sôi ở 240oC
Glycerin chứa 2% nước, sôi ở 210oC
Khi đun nóng lâu dài (ở 100-150oC) glycerin bị phân hủy thành các chất dễ bốc cháy và nhiệt độ
bốc cháy của nó giảm xuống. Khi đun nóng trên 200oC glycerin bị phân hủy mạnh

5.3. Bếp điện trở


Bếp điện trở hoạt động chủ yếu là cung cấp nhiệt trực tiếp cho vật đun nên thường tỏa nhiệt lớn,
tiêu thụ nhiều điện năng và nguy cơ rò rỉ điện cao.
Có 2 loại phổ biến xét theo cấu tạo: bếp phủ kín và bếp điện trở hở
 Loại hở không có ưu điểm kỹ thuật nào vượt trội so với loại bếp kín. Loại này giá thành
thấp

44
 Bếp điện trở kín có độ an toàn cao hơn do tránh được nước và các loại hóa chất rơi vãi
lên bề mặt điện trở. Tuy nhiên cần thường xuyên vệ sinh hoặc thay lớp bảo vệ mặt bếp để
truyền nhiệt tốt và tránh ăn mòn cũng như sạch sẽ, mỹ quan

Nhiều năm trở lại đây các bếp điện trở ít được dùng, chủ yếu là các loại bếp từ gia nhiệt
do kiểm soát nhiệt tốt hơn, độ chính xác nhiệt cao hơn và kết hợp với khả năng khuấy từ. Ngoài
ra loại này còn được kết nối với các loại sensor điều nhiệt giúp quan sát và điều chỉnh nhiệt độ
theo chương trình cài đặt sẵn

45
5.4. Tủ sấy, bể điều nhiệt

Lưu ý:
 Mỗi bể điều nhiệt đều có vạch giới hạn trên và giới hạn dưới cho mực nước. Luôn duy trì
lượng nước trong khoảng này để đảm bảo độ chính xác nhiệt độ và an toàn khi vận hành.
 Khi thao tác hoặc quan sát, tuyệt đối không nhìn từ trên xuống trực tiếp vào bể nhằm
tránh hơi nước nóng thổi vào mặt và hóa chất sôi bùng bắn vào mắt
 Thường xuyên kiểm tra nguồn điện, cấp và thoát nước cho thiết bị

5.5. Hệ chân không


Nguồn nguy hiểm :
 Nổ các dụng cụ thủy tinh
 Khi tạo ra sự chênh lệch áp suất, các thiết bị chân không chịu tải trọng khoảng 1 MPa nên
việc dùng các thủy tinh không chuyên dụng hoặc có khuyết tật dễ bị vỡ và mảnh vỡ bay
ra với tốc độ lớn
 Sức nổ và năng lượng bay của mảnh vỡ phụ thuộc vào áp suất và dung tích của hệ chân
không
Biện pháp an toàn :
 Khi tiến hành các công việc dùng đến chân không đều phải sử dụng kính hoặc mat75 nạ
bảo vệ
 Tất cả các thiết bị chân không đều phải được che chắn bằng lưới. Các bình hút ẩm hoặc
bình dùng hút chân không phải được quấn bảo vệ bằng túi vải hoặc khăn, hoặc dán bằng
băng keo trong

46
 Tất cả các thủy tinh được dùng trong hệ thống phải kiểm tra : không được có vết nước,
bọt bóng… Các nối nhám và van khóa cần được làm sạch và bôi 1 lớp mỡ dùng cho chân
không
 Không được dùng các loại bình đáy bằng để láp ráp thiết bị chân không trừ các loại
chuyên dụng như phễu buchner
 Trước khi bắt đầu công việc trên thiết bị đã lắp ráp, cần thử độ kín và khả năng chịu đựng
của các thiết bị khi tạo chênh lệch áp suất cực đại để có các biện pháp phòng ngừa trước
 Khi cần đun nóng hoặc làm lạnh các phần thiết bị, đầu tiên cần thử tạo chênh lệch áp suất
trước, sau đó mới đun nóng các chi tiết thủy tinh của thiết bị chân không bằng ngọn lửa
trần. Không được dùng oxy lỏng hay khi lỏng để làm lạnh vì những chất này có khả năng
oxy hóa cao, dễ gây cháy nổ

5.6. Chưng cất


Chưng cất là phương pháp tách hoặc tinh chế các chất trên cơ sở khác nhau về nhiệt độ sôi

Nguồn nguy hiểm :


 Nứt vỡ dụng cụ chưng cất bằng thủy tinh
 Sự cố khi sử dụng bếp điện, đèn khí…
 Sự có mặt đáng kể lượng hơi các chất DMHC
 Chưng cất có áp suất (chưng cất chân không, chưng cất lôi cuốn hơi nước…)

47
 Chưng cất thông thường được thực hiện ở áp suất khí quyển
Nguyên tắc :
 Khi chọn bình cất phải tính toán sao cho mực chất lỏng trong bình cất không vượt qua 2/3
thể tích bình. Mục đích để chất lỏng sôi mạnh không trào sang bình hứng hoặc chất thoát
hơi vào không khí gây nguy hiểm
 Dùng sinh hàn làm nguội bằng nước đối với chất lỏng sôi ở nhiệt độ 140-150oC. Với các
chất lỏng sôi ở nhiệt độ cao hơn phải dùng sinh hàn làm nguội bằng không khí, để tránh
cho sinh hàn không bị nứt khi chênh lệch nhiệt độ
 Khi đun nóng bình chưng cất phải dùng nồi chưng cách chất lỏng. Đun nóng bình trực
tiếp bằng bếp điện sẽ nguy hiểm vì sự thay đổi nhiệt độ của các vùng bình sẽ rất lớn, dễ

48
gây nứt bình. Nếu bắt buộc phải dùng bếp đun trực tiếp, cần có các thiết bị chuyên dụng
và kỹ thuật phù hợp
Biện pháp phòng ngừa :
 Chỉ rót chất lỏng cần chưng cất vào bình sau khi đã lắp ráp xong hệ thống
 Trước khi bắt đầu gia nhiệt, cho vào bình cất vài viên đá bọt (mảnh sứ hoặc gốm vỡ) nếu
chưng cất mà không cho hạt tạo sôi vào rất nguy hiểm dẫn đến sôi cục bộ
 Chỉ gia nhiệt khi đã chuẩn bị xong tất cả các thao tác và nhất là đã mở van nước cho sinh
hàn
 Cần phải theo dõi nhiệt độ bình để không bị quá nóng. Nhiệt độ làm việc của bình phải
cao hơn nhiệt độ sôi của chất lỏng khoảng 20-30oC. (Lưu ý cách sử dụng nhiệt kế cho
đúng vị trí). Sự chênh lệch nhiệt độ này tùy thuộc vào tốc độ cất mong muốn, độ bay hơi,
nhiệt độ sôi và nhiều yếu tố khác
 Cần phải luôn theo dõi sinh hàn. Nếu hơi chất không ngưng tụ hết chứng tỏ hiệu suất làm
lạnh kém. Cần nhanh chóng giảm cường độ sôi của chất lỏng bằng cách hạ thấp nhiệt độ
nồi (giảm nhiệt độ bếp đun, hạ thấp bếp để tránh tiếp xúc với bình, tăng lưu lượng nước
hoàn lưu hoặc có thể giảm nhiệt của nước). Tránh châm thêm dung dịch cần chưng cất vì
có thể làm sôi bùng hoặc thoát hơi nhanh
 Chỉ tháo bộ chưng cất sau khi đã làm nguội hoàn toàn

49
 Khi chưng cất chân không phải tuân theo quy tắc an toàn giống như chưng cất thường,
tuy nhiên phải có các biện pháp riêng đối với hệ chân không
Biện pháp phòng ngừa
 Khi làm việc với các thiết bị chân không phải đeo kính hoặc mặt mạ bảo vệ
 Khi chưng cất chân không, không được đun quá nóng chất lỏng cần chưng cất. Để gia
nhiệt bình chưng cất an toàn cần dùng loại bếp có đầu dò điều chỉnh nhiệt độ hoặc bếp
đun có dùng nhiệt kế để không dung dịch không bị nóng quá mức. Chất lỏng truyền nhiệt
không được cao hơn mức chất lỏng đun trong bình
 Trước khi lắp hệ chưng cất chân không phải xem xét toàn bộ các chi tiết thủy tinh xem có
khuyết tật hay không. Nếu có thì không được sử dụng
 Cả bình cất và bình hứng dùng trong chưng cất chân không phải là loại đáy cầu, không
được dùng đáy bằng .
 Để sôi đều trong chưng cất chân không không được dùng đá bọt mà phải dùng mao quản
hút không khí hoặc khí trơ sục qua lớp chất lỏng trong bình cất.
 Phải kiểm tra độ kín của hệ thống trong vài phút trước khi nạp chất vào chưng cất. Hơi
chưng cất phải qua bình phòng bị trước khi đi vào bơm để tránh thoát hơi cũng như hư
hỏng bơm
 Khi bắt đầu hoạt động, nạp chất lỏng vào bình, khởi động bơm chân không sau đó mới
bắt đầu gia nhiệt.
 Sau khi tạo chân không, không được thay đổi bất cứ thông số nào trong hệ thống. VD :
vặn chặt lại ngàm giữ, nâng hạ thiết bị…)
 Sau khi chưng cất xong phải tiến hành các thao tác, thứ tự sau :
 Hạ bếp để giảm nhiệt độ
 Cho không khí vào hệ thống để cân bằng áp suất từ từ. Tắt máy bơm khi áp suất trong
ngoài chênh lệch ít
 Khi thiết bị đã nguội thì bắt đầu tháo từ bình hứng

50
5.7. Tủ hút khí độc

6. LÀM VIỆC VỚI CÁC DUNG MÔI HỮU CƠ


 Lưu kho hóa chất dựa trên phân loại
 Chỉ dựa theo vần chữ cái trong cùng 1 loại
 Không để chung các hóa chất không tương thích
 Chai phải còn nhãn với tất cả đặc trưng
 Không để các chai hóa chất dưới bồn rửa
 Các hóa chất để cùng 1 ngăn thì chai lớn ở trong, chai nhỏ ở ngoài
 Các chai đựng hóa chất phải được đảm bảo chất lượng
 Các chai đựng hóa chất dạng lỏng, dễ cháy không được để trên kệ cao
Nguồn gây nguy hiểm
 Dễ cháy, cháy nhanh và khó dập tắt
 Hơi của nhiều dung môi hữu cơ tạo với không khí những hỗn hợp cháy nổ

51
 Sự nguy hiểm khi sử dụng và bảo quản các DMHC phụ thuộc vào nhiều điều kiện : khối
lượng và đặc tính dễ cháy của chất lỏng, nhiệt độ, độ kín của vật chứa, sự có mặt của các
nguồn nhiệt, lửa…
 Một số dung môi trong quá trình bảo quản có thế hấp thụ và phản ứng với không khí tạo
ra các peoxit. Các peoxit hữu cơ là những chất không bền, bị phân hủy do va đập, ma sát,
do tác động của nhiệt, ngọn lửa
 Sử dụng dung môi có chứa các peoxit sẽ rất nguy hiểm do những peoxit này có thể phân
hủy rất mạnh và gây nổ
Chất lỏng được chia thành 3 nhóm theo độ chớp cháy :
 Nhóm 1 : đặc biệt nguy hiểm (nhiệt độ chớp cháy ≤ 18oC)
 Nhóm 2 : nguy hiểm (nhiệt độ chớp cháy từ 18 - 23oC)
 Nhóm 3 : nguy hiểm ở nhiệt độ cao (nhiệt độ chớp cháy từ 23 - 61oC)
Các chất lỏng có nhiệt độ chớp cháy cao hơn 61oC có khả năng cháy sau khi tiếp xúc với nguồn
lửa gọi là chất lỏng dễ cháy
Nguyên tắc:
Không để hợp chất dễ cháy khuếch tán hơi vào không khí (phòng ngừa tạo hỗn hợp cháy
nổ) hoặc khả năng ngẫu nhiên hình thành vùng hơi đậm đặc của chất cháy nổ
Loại trừ các nguồn nhiệt gây cháy
Nắm kỹ các biện pháp xử lý sự cố xảy ra để hạn chế thiệt hại tới mức tối thiểu

6.1. Phòng ngừa khả năng tạo thành vùng hơi đậm đặc :
 Thông gió để pha loãng, phòng ngừa sửa tụ tập của hơi các chất lỏng dễ bắt lửa trong
không khí
 Tiến hành các thí nghiệm với chất lỏng dễ bắt lửa trong tủ hút
 Tiến hành các quá trình có liên quan đến việc đun nóng DMHC (chưng cất, kết tinh
lại…) phải sử dụng các dụng cụ tốt
 Bảo quản DMHC phải tuân thủ các chế độ nhiệt độ và thùng đựng phải kín
 Trong TPN hạn chế bảo quản các DMHC có nhiệt độ sôi dưới 50oC (pentan, CS2,
dietyleter…)

52
 Không để các chai có chứa DMHC cạnh các nguồn nhiệt và ánh nắng trực tiếp
 Khi DMHC bị tràn đổ, phải nhanh chóng tắt cầu dao và tắt các nguồn lửa (đèn khí, đèn
cồn…)

6.2. Loại trừ khả năng bốc lửa


 Tránh làm việc với ngọn lửa không được khống chế và hóa chất dễ cháy. Nếu bắt buộc,
cản giảm thiểu tối đa lượng chất cháy có trong khu vực thao tác thí nghiệm
 Cần hạn chế sự bay hơi của các dung môi dễ cháy này
 Chỉ có thể đun nóng chất lỏng dễ bắt lửa trong các thiết bị bảo đảm ngưng tụ hoàn toàn
hơi tạo thành

6.3. Loại trừ các peroxyt


 Khi tiếp xúc với oxy không khí ở nhiệt độ phòng, các peroxyt được tạo ra trong các chất
có chứa trong một số các nhóm chức : axetat, các hợp chất halogen alken, các aldehyt,
vinyl…
 Khuynh hướng tạo các peroxyt không đồng nhất ở các nhóm hợp chất khác nhau
 Các dung môi trên thị trường đều có chứa các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa việc tạo
thành và tích lũy các peroxyt
 Nước trong eter cũng làm chậm quá trình tạo peroxyt. Vì vậy các chất khan thường bị
oxy hóa nhanh hơn các chất có lẫn nước.
 Bảo quản các dung môi trong các chai có nút nhám, bôi silicon và tạo bầu khí quyển trơ
 Loại bỏ peroxyt bằng cách : dùng Al2O3 hấp phụ, nhựa trao đổi ion, các loại muối, chất
khử vô cơ hoặc chiết bằng dung dịch kiềm đặc
7. LÀM VIỆC VỚI KIM LOẠI KIỀM
Kim loại kiềm là những nguyên tố hoạt động mạnh
Có khả năng có khả năng gây cháy nổ và ăn mòn các mô sinh vật
Bị bỏng kim loại kiềm nóng chảy rất nguy hiểm vì ngoài tác động bỏng nhiệt còn có tác động về
mặt hóa học

53
7.1. Liti (D=0.534 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 180,5oC)
Liti là một kim loại nhẹ, có thể nổi trên bất cứ một dung môi hữu cơ nào. Vì vậy không
thể bảo quản Liti trong dầu hỏa, hoặc các loại dầu mỡ lỏng. Môi trường bảo quản thích hợp nhất
cho Liti kim loại là vaselin hoặc parafin
Ở nhiệt độ thường Li tác dụng chậm với oxi không khí, nhưng ở nhiệt độ cao nó phản
ứng mãnh liệt, và khi nhiệt độ cao hơn điểm nóng chảy, Li tự bốc cháy. Liti kim loại dạng bột
bốc cháy trong không khí ngay ở nhiệt độ phòng
Với nước lạnh, Liti phản ứng êm dịu
2Li + 2H2O = 2LiOH + H2 + 202KJ/mol
Với nước nóng (trên 80oC) phản ứng xảy ra mãnh liệt và H2 thoát ra sẽ phát nổ
Với các ancol, Li phản ứng chậm hơn so với nước
Li phản ứng chậm với CO2 ở nhiệt độ phòng nhưng Li nóng chảy có thể cháy trong CO2
Li tác dụng với nitơ ở nhiệt độ phòng
6Li + N2 = 2Li3N
Hỗn hợp giữa phôi bào Li với các dẫn xuất halogen của hydrocarbon (CCl4, CHCl3,
CH2Cl2) có tính chất kích nổ

7.2. Natri (D=0.97 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 97,7oC)


Trong không khí ẩm, một thể tích Na rắn đủ lớn có thể tự bốc cháy
Natri phản ứng mãnh liệt với nước
Na + H2O = NaOH + ½ H2 +142 KJ/mol
Nhiệt phản ứng thường đủ làm cháy các H2 thoát ra. Khi hòa 1 viên Natri nhỏ trong nước
lạnh (dưới 40oC) thì H2 không cháy, tuy nhiên nếu dùng dung dịch có độ nhớt cao hoặc gói Natri
trong giấy lọc ướt thì sẽ bốc lửa. Đặc biệt nguy hiểm khi Natri tác dụng với nước mà khí Hydro
tách ra bị tích tụ trong không gian hẹp sẽ tao hỗn hợp nổ với không khí
Với các rượu mạch ngắn, Na phản ứng mãnh liệt
Na + CH3OH = NaOCH3 + ½ H2 + 201 KJ/mol
“Luôn phải đề phòng sự nổ của hỗn hợp H2 và không khí”

54
Hỗn hợp Na với các dẫn xuất halogen của hydrocarbon (trừ F) sẽ bị nổ nếu va đập, nén,
đun nóng.
Hơi HCl, HF, H2SO4 khan phản ứng chậm với Na, nhưng sự tiếp xúc của dung dịch các
acid với Na lại gây nổ

7.3. Kali (D=0.87 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 63,7oC)


Trong không khí ẩm, sự oxy hóa xảy ra nhanh đến mức kali bị nóng chảy và có thể bốc
cháy. Khi tiếp xúc lâu với không khí, trên bề mặt Kali hình thành các lớp vỏ oxid của kim loại
này. KO2 (potassium superoxid) là một chất oxy hóa rất mạnh , nó phản ứng mãnh liệt với nước
2KO2 + 2H2O = 2KOH + H2O2 + O2
KO2 tương tác với các chất khử vô cơ và hữu cơ rất mãnh liệt và có thể gây nổ
Kali tương tác mãnh liệt với nước kể cả nước lạnh đến mức H2 thoát ra và bốc cháy ngay
Với các rượu, Kali phản ứng mãnh liệt hơn Natri. Điều chế các ancolat bằng cách thêm Kali vào
các rượu (trừ octanol, banzylancol, xyclo hexanol) sẽ gây nổ nếu không dùng Nitơ hoặc Argon
đuổi hết không khí
Khi cho Kali vào rượu phải cho từ từ và khuấy, ngoài ra còn phải kiểm soát nhiệt độ
Không để Kali rơi vào nồi làm lạnh vì Kali tiếp xúc với tuyết hoặc băng sẽ gây nổ
Kali dễ phản ứng với CO tạo ra hợp chất carbonyl dễ nổ, phản ứng xảy ra ngay cả ở nhiệt độ
thấp (-50oC), sản phẩm là Kalidicarbonyl KC2O2. Chất này khi tiếp xúc với không khí hoặc với
nước hoặc đun nóng đến 100oC sẽ nổ.
Kali tạo với dẫn xuất halogen của các hydrocarbon hỗn hợp nổ nguy hiểm và còn nhạy nổ khi va
đập. Số lượng nguyên tử halogen càng nhiều thì có nguy cơ nổ càng lớn
Kali cũng phản ứng với halogenua kim loại giống Natri nhưng mãnh liệt hơn
Nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ có nhóm nitro như NH4NO3 là những chất nhạy nổ khi có Kali
hoặc Natri

7.4. Liti thải:


Có thể loại bỏ các mảnh vụn Liti bằng cách hòa tan trong một lượng lớn nước lạnh. Các mạt kim
loại do có khả năng phản ứng rất mạnh, vì vậy không nên hòa tan vào nước mà phải dùng những
lượng nhỏ EtOH phân hủy dần dưới lớp dung môi hydrocarbon

55
7.5. Natri thải:
Các mảnh vụn Natri (ít hơn 5-10g) cần được phân hủy chậm trong cốc sứ bằng từng lượng nhỏ
EtOH đến lúc tan hoàn toàn. Dùng iso-propanol có lẫn 2% nước để tăng tốc độ hòa tan

7.6. Kali thải:


Cho vào Kali kim loại một hỗn hợp eter dầu hỏa và iso-propanol khan tỉ lệ 1 : 1
Không được phép gom các mảnh Natri và Kali chung trong 1 bình chứa
Việc loại trừ các cục Kali đã bị oxy hóa nhiều cũng rất nguy hiểm, nhất là khi bên ngoài đã có
một lớp vỏ màu vàng. Để tiêu hủy, cho chúng vào cốc sứ, rót vào đó một lớp xylem, sau đó
thêm từng giọt tert-butanol

7.7. Mục đích sử dụng kim loại kiềm


Làm khan các dung môi bằng Natri kim loại:
Dùng Natri để làm khan các hydrocarbon và eter thường (không có chức khác)
Không dùng Natri để làm khan các oxid, eter phức tạp, ancol, các dẫn xuất halogen
Natri dùng trong công đoạn làm khan cuối cùng các dung môi
Không dùng Natri làm khan các dung môi có hàm lượng nước trên 0.5%. Dung môi cần được
loại nước sơ bộ bằng CaCl2 hoặc Na2SO4

7.8. Dập cháy kim loại kiềm:


Dập cháy Liti:
Không dùng các phương tiện chữa cháy thông thường như nước, bình bọt, CO2 vì càng làm cháy
mạnh thêm hoặc gây nổ. Ở nhiệt độ cao hơn 250oC, Liti phá hủy thủy tinh, thạch anh, bê tông,
đất chịu lửa. Liti cháy trong bầu khí quyển Nitơ và CO2
Có thể dập cháy Liti bằng cách dùng khí Ar hoặc He đẩy không khí khỏi vùng cháy
Dập cháy Natri, Kali và hợp kim K-Na:
Dùng cát khô, Na2CO3, NaCl để dập cháy những kim loại và hợp kim này. Dùng muối thì tốt
hơn dùng cát vì ở nhiệt độ cao Na và K có thể tác dụng với SiO2
Dùng bột graphite để dập cháy Na nhưng không dùng cho K vì sẽ tạo KO2 sẽ nổ khi kết hợp với
graphite
Dùng Ar và N2 để dập cháy Na và K. Dùng Ar hiệu quả hơn do khí nặng hơn không khí

56
CO2 không dập được Na và K cháy nhưng lại dập được các dung môi hữu cơ cháy cùng Na và
K.
8. LÀM VIỆC VỚI AXIT – KIỀM
Nguồn nguy hiểm :
Pha loãng các acid đặc, nhất là H2SO4
Di chuyển các chai lọ acid đặc có dung tích lớn
Điều chế và sử dụng các loại thuốc thử và dung dịch có chứa acid đặc
Thực hiện các phản ứng cần đun nóng các dung dịch kiềm đặc
Thực hiện các phương pháp phá mẫu dùng kiềm nóng chảy hoặc vô cơ hóa mẫu bằng acid đậm
đặc

8.1. Acid pecloric (HClO4)


Dùng để phân hủy mẫu, nhất là những mẫu có chứa carbon
HClO4 được dùng trong PTN thường là dung dịch trong nước với nồng độ 70-72%, trên 73%
bốc khói trong không khí và hút ẩm. Dung dịch HClO4 dưới 70% có tính oxi hóa yếu và tỉ lệ
thuận với nhiệt độ.
HClO4 có tính acid mạnh và gây các vết thương khó lành

8.2. Acid Flohydric (HF) :


Gây các vết bỏng nặng, sâu vào tận xương
Hít phải hơi HF nguy hiểm đến hệ hô hấp
Làm việc với HF phải tiến hành trong tủ hút
Các chai nhựa đựng HF cũng phải lưu trữ ở vị trí riêng trong tủ hút

8.3. Acid Clohydric (HCl) :


Gây bỏng da
Gây tổn thương hệ hô hấp
Khi làm việc với HCl đđ bao giờ cũng phải làm trong tủ hút, đeo kính, bao tay, khẩu trang
Khu vực làm việc phải thông gió

8.4. Acid Sunfuric (H2SO4)


Gây bỏng nặng và ăn mòn mô rất mạnh

57
Kích thích đường hô hấp
Tỏa nhiệt dữ dội khi gặp nước làm một phần acid nóng bên trên bề mặt bị bắn ra ngoài rất nguy
hiểm. Do đó khi pha loãng phải cho acid vào nước và khuấy đều

8.5. Acid Nitric (HNO3)


Làm cháy da rất nhanh, hơi HNO3 kích thích mạnh đường hô hấp và mắt
Khi làm việc với HNO3 phải thực hiện trong tủ hút, đeo bao tay, kính, và khẩu trang
Khu vực làm việc phải thoáng gió
9. LÀM VIỆC VỚI KIM LOẠI NẶNG
Thủy ngân kim loại được sử dụng trong ptn hóa học:
Trong các nhiệt kế, áp kế, trong các phương pháp phân tích cự phổ
Thủy ngân được dùng trong điều chế các hỗn hống kim loại và một số phản ứng xúc tác
Hơi thủy ngân kim loại và các hợp chất của nó rất độc, giới hạn nồng độ cho phép trong không
khí là rất nhỏ (0.0025 mg/cm3 trong 1 ngày đêm)
Thủy ngân làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các tổ chức khác

9.1. Gây các chấn động


Giảm thị lực và thính lực
Gây mất ngủ
Gây ốm yếu, giảm trí nhớ
Đau đầu, hồi hộp

9.2. Đường thâm nhập


Hít thở
Hấp thụ qua da

9.3. Các trang bị bảo hộ


Găng tay Nitrile
Kính an toàn
Giày kín chân
Áo blouse

58
Phòng ngừa là con đường tốt nhất
Khi bị đổ thủy ngân phải được làm sạch một cách an toàn
Ngừng hoạt động ptn
Canh phòng vùng nhiễm thủy ngân cho đến khi sạch hoàn toàn
Nhiệt độ phòng phải giảm xuống để giảm sự hóa hơi

9.4. Cách thu dọn thủy ngân


Thu dọn cơ học: quét dọn sạch các hạt thủy ngân rơi vãi
Thu dọn hóa học: xử lý các bề mặt nhiễm bẩn và xử lý ướt để loại trừ cẩn thận các sản phẩm
phản ứng của Hg bằng các thuốc thử hóa học
Thu gom lượng lớn Hg bị đổ ra bằng máy hút chuyên dụng hoặc bơm chân không
Để thu gom các hạt Hg nhỏ có thể dùng: giấy ẩm để thấm, băng keo dính, giấy cứng
Để thu gom các hạt Hg rất nhỏ, dùng bột nhão gồm MnO2 và HCl 5% trộn theo tỉ lệ 1:2. Có thể
loại trừ các hạt Hg cực nhỏ kể cả bụi Hg bằng cách dùng giấy ẩm để lau. Lấy một mẫu giấy
nhúng vào nước, vẩy bớt nước và lau, sau đó cho giấy lau đó vào thùng chứa có nắp kín , rót vào
đó dung dịch có chứa 1 lít KMnO4 0.1% + 5ml HCl đặc. Để yên vài ngày. Khi đó Hg chuyển
thành calomen Hg2Cl2 không bay hơi và ít độc
Các phương pháp xử lý hóa học đều dựa trên nguyên tắc:
Phản ứng oxy hóa Hg và chuyển nó thành oxid, clorua
Chuyển Hg về dạng ít phân tán, dễ thu gom
Tuy nhiên về mặt hóa học, Hg khá bền vững (thế ion hóa đầu của Hg là 10,4V, cao hơn của Au
(9,39V) và Pt (9,00V). Vì thế tác nhân hóa học chỉ có thể oxy hóa bề mặt Hg và chỉ có hiệu quả
xử lý với những hạt Hg cực nhỏ
Khử bỏ Hg bằng dung dịch FeCl3 (phương pháp đơn giản và tinh cậy nhất)
Tẩm dd FeCl3 20% lên bề mặt cần xử lý, sau đó dùng bàn chải cọ kỹ để tạo huyền phù Hg và để
yên cho khô. Qua 1-2 ngày đêm, rửa cẩn thận bằng dung dịch xà phòng sau đó rửa bằng nước
sạch để loại bỏ hết sản phẩm phản ứng và Hg không phản ứng. Chú ý: FeCl3 ăn mòn mạnh các
thiết bị bằng kim loại và làm mục đồ gỗ. Vì vậy trước khi tiến hành cần bảo vệ kim loại bằng
các bôi vaselin

59
Khử bỏ thủy ngân cho các thiết bị và dụng cụ thùy tinh
Với các dụng cụ làm việc có tiếp xúc với thủy ngân trước khi rửa nước cần tiến hành loại bỏ Hg
bằng HNO3 loãng
3Hg + 8 HNO3 = 3Hg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

10. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN AN TOÀN TRONG PTN


10.1. Xử lý các chất thải ra từ phòng thí nghiệm
Nguồn phát sinh:
 Lưu trữ hóa chất tại phòng thí nghiệm
 Pha hóa chất, thuốc thử
 Thải bỏ các dung dịch hóa chất, thuốc thử, mẫu kiểm nghiệm, sản phẩm hỏng…
 Các sự cố khác bất cẩn trong quá trình thao tác
 Nước thải có chứa các kim loại nặng như Cd, Ni, Cr, Pb, Zn, Fe… được thu gom vào
thùng chứa. Kiềm hóa đến pH 8-9 sẽ thu được kết tủa các hydroxyt
 Phân nước đem trung hòa rồi xả thải
 Phần kết tủa đem bê tông hóa rồi chôn lấp an toàn
 Nếu lượng lớn có thể thu hồi từng sản phẩm, các sản phẩm được tái sử dụng cho nhiều
mục đích
Ví dụ:
 CdS dùng trong nấu thủy tinh
 NiSO4 dùng cho dung dịch xi mạ
 ZnSO4 dùng trong phân bón vi lượng
 Dung dịch có chứa anion CN- được thu gom và lưu giữ riêng. Tuyệt đối không đổ lẫn axit
vào để tránh tạo HCN rất nguy hiểm

10.2. Xử lý các dung dịch có tính acid và kiềm


Các dung dịch có tính acid thu gom vào bình nhựa. Trung hòa bằng kiềm đến pH 9. Tách
cặn lắng chứa kim loại nặng để xử lý riêng (như trên). Phần nước trong được trung hòa bằng
acid đến trung tính trước khi xả thải

60
Các dung dịch có tính kiềm làm tương tự như trên khi chỉnh pH đến 9

10.3. Xử lý các dung dịch thuốc thử hữu cơ khó phân hủy
Dầu mỡ và các thuốc thử hữu cơ khó phân hủy trong dung dịch thải của PTN được thu
gom vào chai thủy tinh (không được dùng chai nhựa). Khi đủ số lượng, cho than hoạt tính vào
lắc và ngâm khoảng 30 phút để than phát huy vai trò. Phần nước trong xả thải, phần than đã hấp
phụ các chất hữu cơ được tách ra đem đốt
Xử lý các dung dịch chứa các anion dễ kết tủa
Trong dung dịch thải, nếu có các anion dễ kết tủa như SO42-, PO43-, C2O42-, kết tủa chúng. Phần
nước trong pha loãng và xả thải. Phần kết tủa gom lại và bê tông hóa đem chôn lấp an toàn.
Xử lý các dung dịch chứa các anion khó kết tủa
Dung dịch chứa các chất khó kết tủa: nhóm halogen, NO3-, chỉ có thể đem trung hòa đến trung
tính rồi pha loãng nhiều lần trước khi xả thải
Các oxyt acid dư sinh ra từ các phản ứng như: NO2, SO2, SO3, thường được hấp thụ bằng
dung dịch kiềm tạo muối tương ứng, ít độc hại hơn. Khi đạt môi trường trung tính có thể pha
loãng bằng nước đến nồng độ cho phép theo TCVN rồi xả bỏ

10.4. Xử lý các hơi hợp chất hữu cơ, dung môi.


Để xử lý các dung môi mà ít ảnh hưởng đến môi trường cần phải lắp đặt ống thải của tủ
hút đủ cao để đảm bảo phát tán tốt. Khi lượng dung môi tập trung nhiều, cần có ống thải cao và
bố trí bộ phận mồi lửa ở đỉnh ống thải. Sản phẩm cháy là CO2 và H2O ít độc hại hơn nhiều
Các dung môi hữu cơ được thu gom chưa vào bình thủy tinh đậy nút kín, thực hiện chưng
cất phân đoạn để thu hồi từng loại dung môi

10.5. Xử lý các bao bì chứa dung môi hưu cơ


Các dung môi hữu cơ thường chứa trong các chai thủy tinh được phân thành 3 loại:
 Loại có thể tái sử dụng: các vật chứa dung môi dễ bay hơi, tính độc thấp như EtOH,
Aceton, n-hexan… có thể làm bay hơi hết bằng nhiệt nhẹ rồi rửa kỹ bằng xà phòng và sử
dụng lại
 Loại có thể tái chế: các vật chứa dung môi có tính độc trung bình như toluene, xylem,…
có thể chuyển cho các cơ sở thu gom để tái chế

61
 Loại cần thải bỏ: các vật dụng chứa dung môi cực độc như benzene, CS2, thuốc BVTV
không được phép tái sử dụng hoặc tái chế. Chúng được thiêu hủy trong lò đốt. Tro được
bê tông hóa và chôn lấp an toàn

10.6. Xử lý các bao bì chứa hóa chất


Các bao bì loại này được chia làm 3 loại:
 Có thể tái sử dụng: vật chứa các hóa chất độc tính thấp và dễ hòa tan trong nước như
NaCl, KCl, NaOH, H2O2… có thể rửa kỹ bằng xà phòng và sử dụng lại
 Có thể tái chế: các vật chứa hóa chất có độc tính trung bình như Na3PO4, NH4Cl, HCl,
H2SO4… có thể chuyển cho các cơ sở thu gom tái chế
 Loại cần thải bỏ: các vật chứa những dung dịch cực độc như: Pb(NO3)2, Hg(NO3)2,
NaCN, không được phép tái sử dụng hoặc tái chế. Chúng được thiêu hủy trong lò đốt.
Tro được bê tông hóa và chôn lấp an toàn.

10.7. Xử lý các hóa chất quá hạn sử dụng


Các hóa chất quá hạn sử dụng cần tập trung và phân loại theo nhóm. Nhóm acid, baz, có
thể trung hòa nhau để giảm tác động đến môi trường. Các loại dung môi hữu cơ chuyển cho
người có mục đích tái sử dụng để làm sơn, mực in, keo… Các loại còn lại tốt nhất nên để
nguyên bao bì và chuyển cho các đơn vị có chức năng thiêu hủy

62
Tài liệu tham khảo
[1]. Trần Kim Tiến, Kỹ Thuật An Toàn Trong phòng Thí Nghiệm Hoá Học, NXB Trẻ, 2007
[2]. Phạm Nữ Ngọc Hân, An toàn phòng thí nghiệm, ebook 2006
[3]. Nguyễn Kim Phi Phụng, Phương pháp cô lập hợp chất Hữu cơ, NXBĐại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
[4]. Nguyễn Kim Phi Phụng, Thực tập hóa hữu cơ 1, trang 36-81, NXB Đại học quốc gia TP.
Hồ Chí Minh, 2003.
Phụ Lục
Bảng hóa chất không tương thích

63
64

You might also like