You are on page 1of 4

Không có sông Nin, nền văn minh Ai Cập cổ đại huyền bí và phenomenal sẽ không

bao giờ tồn tại. Giữa sa mạc, những dãy núi hiểm trở và những trở ngại địa hình
khác, sông Nin trở thành nguồn sống của người Ai Cập cổ đại. Nó là nhân tố quyết
định đối với sự sống, văn hóa, bản sắc (identity), kinh tế và hệ tư tưởng tôn giáo
rộng lớn của họ. Hơn thế, sông Nin hình thành thế giới quan của họ về chính bản
thân và về thế giới, về cách mà vũ trụ và những vị thần vận hành như một hệ
thống, và cuối cùng là quan niệm rằng mọi thứ đều nằm trong một trật tự được
thiết lập của tính nhị nguyên. Tính nhị nguyên trong trật tự và hỗn loạn, trong
người sống và người chết, ẩm ướt và khô ráo đều được định hình từ sông Nin và
cơn lũ hàng năm của nó.

Sông Nin là một nhân tố quan trọng trong việc hình thành tính nhị nguyên của
vùng đất Ai Cập cổ đại, chia nó thành 2 vùng: Kemet (Vùng đất Đen) và deshret
(Vùng đất Đỏ). Nhờ trận lụt của sông Nin, hàng năm nước sông sẽ biến những
vùng đất gần bờ sông thành đất phù sa, và độ cao bề mặt có thể tăng lên tới 7 hay
8 mét. Vùng đất phù sa này là đặc điểm chính trong nền nông nghiệp của Ai Cập
cổ đại và là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với sự tồn tại của con người nơi đây,
nó cung cấp dinh dưỡng và sự nuôi dưỡng cho đất để cây trồng có thể phát triển.
Thuật ngữ kemet, hay là vùng đất Đen, đề cập đến những nomes (“quận”) cư trú
quanh xông Nin, vùng đất màu mỡ nơi nông dân có thể thu hoạch thực phẩm cho
toàn bộ đất nước. Chỉ ở những vùng này, đất phù sa mới có thể lắng đọng , và do
đó, người những người tự nhận mình là người Ai Cập cổ đại tập trung gần sông
Nin và hình thành những “nomes” dọc vùng đất bờ sông. Tuy nhiên, ngoài những
vùng này, nơi mà phù sa không thể tới, là hoang mạc chết choc. Được biết đến
như deshret, hay là Vùng đất Đỏ, sa mạc phía Tây Ai Cập gần như không có sự
sống , và con người không thể định cư được. Không có sông Nin, toàn bộ Ai Cập
cổ đại sẽ là sa mạc. Sự đối lập giữa vùng đất màu mỡ và cằn cỗi này được thể hiện
rõ trong nền văn hóa của Ai Cập cổ đại, với những đồ tang lễ như bình gốm đỏ
miệng đen, ngay từ những thời kì đầu như Naqada và Badarian ( thuộc giai đoạn
tiền vương triều). Được làm từ đất phù sa của sông Nin, những đồ vật này được
cố ý tô đen phần gần miệng bình như là một biểu tượng của vùng đất màu mỡ,
hay là đất phù sa của sông Nin và phần thân màu đỏ giống với vùng đất khô khằn
của sa mạc. Dù không được người Ai Cập cổ đại coi là một loại hình nghệ thuật,
những chiếc bình đất sét có màu này là một tượng trưng mang tính nghệ thuật
cho hiểu biết của họ về sông Nin và ảnh hưởng mang tính nhị nguyên của nó đối
với vùng đất này imbued into their practical equipment. Người Ai Cập cổ đại biết
rằng sông Nin vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của họ, do đó đã hình thành
kì vọng lớn vào người đứng đầu, người mà họ tin là cầu nối tới những vị thần, và
có nghĩa vụ phải làm hài lòng họ để đảm bảo có một mùa lũ hàng năm như mong
đợi và kết quả là một vụ mùa. Tính nhị nguyên này quan trọng đến nỗi khi mùa lũ
hàng năm không xuất hiện, quá thấp hay quá cao, dẫn đến hoặc hạn hán, không
đủ dinh dưỡng cho mùa vụ hay là tàn phá cây trồng và làm hư hỏng cơ sở hạ tầng,
người Ai Cập cổ đại mất đi sự ổn định và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Sự sinh sống của người Ai Cập cổ đại phụ thuộc vào ảnh hưởng 2 chiều của sông
Nin tới khu vực, đặc biệt là sự sẵn có và khai thác những nguyên liệu xây dựng
mềm và cứng. Đá vôi là một vật phẩm tuyệt vời, dễ khai thác từ những vách đá
vôi gần sông Nin. Nhờ vị trí lí tưởng, sông Nin không chỉ cung cấp thực phẩm cho
người Ai Cập cổ đại, vì quận được phát triển gần dòng sông, mà còn xếp họ gần
vách đá vôi. Là một vật liệu xây dựng cứng và nặng, Đá vôi đã trở thành công cụ
để xây dựng kim tự tháp nổi tiếng Giza. Bên cạnh kim tự tháp, đá vôi còn được
người Ai Cập cổ đại sử dụng để xây dựng lăng mộ và những bức tượng, một điểm
quan trọng mà cho phép chúng tồn tại cho tới ngày nay. Thêm vào đó, lớp đá bọc
bên ngoài kim tự tháp được làm từ đá granit được sông Nin hào phóng ban tặng.
Trong thời gian mùa lũ, thuyền vận chuyển đá granit từ nơi khai thác ở Tura (cách
đó 20km) có thể dễ dàng di chuyển đến nơi xây dựng. Đối với nhiều người dân Ai
Cập cổ đại, việc có thể sử dụng đá mà sông Nin cung cấp là vô cùng quan trọng
đối với hệ tư tưởng tôn giáo của họ. Đá được chứng minh là cứng hơn đất sét và
bùn, có thể tồn tại hàng trăm hàng ngàn năm, và đối với người dân ai cập, nó
tượng trưng cho sự vĩnh cửu. Nhờ việc có thể xây dựng các công trình tôn giáo
bằng đá, đặc biệt là lăng mộ của các Pharaông, những công trình đó được đảm
bảo là sẽ tồn tại qua nhiều thời đại. Mặc dù những nguyên liệu như đá vôi và đá
granit rất nặng và khó đẽo, họ kiên trì và dành nhiều công sức, thời gian để xây
dựng, một trong những công trình lâu nhất là Kim tự tháp của Khufu, mất tới
khoảng 20 năm để hoàn thiện. Với những công trình lâu như vậy, sông Nin vẫn
đảm bảo người Ai Cập có thời gian để xây dựng. Trong mùa lũ, nông dân và những
người thợ khác được giao nhiệm vụ với vụ mùa hoàn thành xong công việc của
mình cho mùa đó, và thay phiên nhau được ủy nhiệm bởi nhà vua với công việc
xây dựng đồ sộ. Mặt khác, cũng có những công trình xây dựng không kì vĩ mà
thuộc về nhu cầu cơ bản đối với người Ai Cập cổ đại đó là ngôi nhà. Trái lại, sông
Nin không chỉ cung cấp những vật liệu xây dựng cứng, mà cả những vật liệu mềm
hơn. Đất phù sa sinh ra bởi trận lũ hàng năm có nhiều hơn một công dụng- nếu nó
không cung cấp dinh dưỡng cho vụ mùa, nó có thể trở thành gạch bùn được dùng
như vật liệu xây nhà. Dù ghạch bùn có tuổi thọ ngắn và không cứng như đá, nó
nhẹ hơn và dễ tạo hình do đó việc xây dựng những ngôi nhà cơ bản của người Ai
Cập tốn ít thời gian hơn.

Bờ sông Nin không chỉ phục vụ mục đích vật chất, kinh tế mà cả những những
mục đích thuộc về tư tưởng, tôn giáo; nó ảnh hưởng đến sự phát triển của tục ma
chay, niềm tin và những nguyên tắc. Khu vực và surrounding environmental
protection mà sông Nin duy trì quyết định quan niệm của người dân Ai Cập cổ đại
về vùng đất của người chết và vùng đất của người sống. Sa Mạc phía Tây nóng,
khô, và hoang vắng là vùng đất mà được họ quan niệm là vùng đất của người
chết. Còn được biết là là vương quốc của người chết, việc sa mạc phía Tây không
thể cung cấp sự sống và sự phát triển đã khiến người Ai Cập cổ đại đem cái chết
chóc đến với cái chết choc, do đó nó là nơi mà họ chôn những người đã qua đời.
Bên cạnh việc chôn cất thật, những nghi thức ma chay đi cùng cũng liên quan tới
sa mạc phía Tây, cũng như là hướng Tây nói chung. Trở về việc chôn cất thời Tiền
Vương Quốc, người Ai Cập cổ đại được tin rằng đã phát hiện ra việc sử dụng natri
tự nhiên của sa mạc để làm khô và bảo quản xác người. Điều đó sau này dẫn đến
giai đoạn ướp bằng cách bao bọc cơ thể người đã chết với natri một cách thủ
công trong quá trình ướp xác. Sau khi đã ướp xác, đám tang bao gồm nghi thức
liên quan đến việc gia súc kéo xác ước trên xe kéo về hướng Tây về lăng mộ. Từ
giai đoạn sớm như tiền Vương Quốc, khi chôn cất,nhiều xác người được đặt nằm
quay mặt về phía Tây, và sự sắp xếp này có thể thấy ở nhiều nơi chôn cất khác
nhau, từ tầng lớp quý tộc đến tầng lớp lao động. Ngay cả các pharaông và những
vị vua cũng có lăng mộ được xây ở sa mạc phía Tây, những kim tự tháp nổi tiếng
và Thung Lũng của những vị vua tất cả đều nằm ở bở sông Phía Tây của sông Nin,
hoặc là vùng đất Đỏ. Vì đối với người dân Ai Cập Cổ Đại, đó là vùng đất của người
chết, Sa Mạc phía Tây cũng được coi là nơi ở của ma quỷ và linh hồn người chết,
và thường được người dân tránh xa. Trái lại, tính nhị nguyên được thiết lập ở bờ
phía Đông của sông Nin với vùng đất của người sống. Nhiều Nomes được xây
dựng dọc bờ sông phía Đông. Là kết quả là vùng đất Đen, hay là Kemet, phía Đông
Ai Cập nơi mà những trận lụt xảy ra và làm màu mỡ, gắn liền với sự sống và phát
triển, bởi đó là nơi ở của con người và phù hợp với thành phố. Với sự phân chia
như vậy, người Ai Cập cổ đại có quan niệm rõ ràng về việc họ nên sống ở đâu, và
người chết cần yên nghỉ ở đâu. Về mặt tư tưởng, vùng đất được chia làm 2 phần,
một dành cho người sống và một dành cho người đã khuất, và trật tự này đối với
họ được quyết định bởi những vị thần, nhưng về mặt tự nhiên là được quyết định
bởi sông Nin và vị trí địa lí của nó.

Ngoài ra, ảnh hưởng của sông Nin tới tới ngưỡng của người AI Cập cổ đại không
chỉ ở quá trình tang lễ, mà còn ở hệ tư tưởng và việc sùng bái các vị thần nữa. Dù
về mặt tự nhiên, tồn tại vùng deshret khô cằn ở phía Tây và vùng Kemet phì nhiêu
ở phía Đông, về mặt văn hóa tồn tại Set và Osiris – vị thần của người Ai Cập cổ đại,
hiện thân của hai vùng đất và những đặc điểm của nó. Tính nhị nguyên và vùng
đất Đỏ và vùng đất Đen được phản ánh qua hai vị thần đối ngược nhau này về
mặt văn hóa; do vậy có hai phiên bản về một quan niệm nhị nguyên. Osiris được
coi là vị thần bảo vệ vùng Kemet, vị thần của sự sinh sản, tăng trưởng,phục sinh
và là thẩm phán của người chết. Nước da đen, được minh họa bằng vô số màu sắc
như xanh, nâu, đen và hiếm khi là màu xanh, là tượng trưng cho đất phù sa của
sông Nin,

You might also like