You are on page 1of 35

BÀI GIẢNG KỸ THUẬT IN KHẮC IM LOẠI

(NĂM THỨ 4 - ĐỒ HỌA TẠO HÌNH)

A. PHẦN MỘT: KỸ THUẬT IN KHẮC NGUỘI.

1. Giới thiệu về nghệ thuật tranh in khắc kim loại:


- Chất liệu:
 Đồng (cứng, có độ bền và sự chính xác cao, nét nhọn, sắc có thể
in được nhiều bản nên thường dùng trong in công nghiệp để in
tiền)
 Kẽm (tương đối mềm, dễ khắc, dễ tả chất, thời gian ăn mòn axít
nhanh và đều nhưng độ bền kém, chỉ in khoảng 20 bản là bị
nhoè nét, tranh khắc nóng có có số lượng gấp đôi tranh in khắc
nguội do tính ổn định của nét khắc do axít ăn mòn)
 Nhôm
- Tên gọi:
 Tiếng Pháp: “Ơ-Phoóc-tơ” (cau forte) có nghĩa là nước mạnh
 Tiếng Hán: “Cường thuỷ”
 Tiếng Anh: “ “
 Tiếng Việt: “tranh khắc im loại”
2. Sơ lược quá trình phát triển của tranh khắc kim loại:
- Kỹ thuật tranh khắc kim loại xuất hiện khoảng đầu thế kỷ 15 (1440) ở
miền Nam nước Đức, bắt nguồn từ những người thợ kim hoàn chạm
khắc các hình vẽ trang trí trên các loại vũ khí và đồ dùng bằng kim loại.
Sau đó, được vận dụng vào khắc trên các tấm đồng để in các lá bài có
hình vẽ và họa văn trang trí.
- Thời Phục Hưng, danh họa Đức An-Brếch Đuy-rơ (1471-1528) đã đưa
kỹ thuật khắc đồng, kẽm vào sáng tác tranh Đồ họa.
- Họa sĩ Italia là Mác-can-tô-nít Rai-môn-đi (1475-1534) chịu ảnh hưởng
kỹ thuật tranh khắc kim loại của Đuy-rơ đã ứng dụng vào việc khắc lại
những tranh sơn dầu và những bản vẽ tay của các danh họa thời bấy giờ.
- Thời kỳ nghệ thật Phla-măng đầu TK 17 đã xuất hiện một số xưởng họa
(đồ họa) khắc theo tranh của P.Ru-benx (1577-1640) đã đạt đến đỉnh cao
về kỹ thuật thể hiện.
- Tại Hà Lan TK 17 danh họa Rem-brăng-tơ (1606-1669) đã sáng tác nên
những tác phẩm tranh khắc kim loại với những đường nét khắc đầy tinh
xảo, khẳ năng diển tả ánh sáng , bóng tối và diễn tả tâm trạng con gnười
đầy hiệu quả.
- Tại Tây Ban Nha F.Gôia (1746-1828) đã đựợc cả thế giới biết đến với
những bộ tranh khắc kim loại với đề tài có tính cách mạng và sức chiến
đấu cao.
- Cuối TK 19, đầu TK 20, các họa sĩ lớn như Max-Klin-gie (1857-1920)
và Ke-te, Côn-vích (1867-1945) đã đưa được truyền thống nghệ thuật
dân tộc vào sáng tác trnah khắc kim loại.
- Ở Việt Nam, kỹ thuật tranh khắc kim loại được du nhập vào khá muộn
(khoảng những năm 1980) nên còn khác nhiều mới mẻ những cũng đã
nhanh chóng chiếm đựoc vị trí đáng kể trong sự nghiệp sáng tác của
không ít họa sĩ có tên tuổi.
3. Nguyên lý kỹ thuật chung của tranh khắc kim loại:
- Nguyên lý cơ bản là dùng các phương pháp để khắc
trên mặt một tấm kim loại có độ dày từ 1 đến 5mm (đồng, kẽm,
nhôm...) theo phương pháp in chìm. (mực in nằm trong những rãnh
khắc sâu hay nông để tạo nên các sắc độ đạm hay nhạt của nét. Mật
độ nét dày hay mỏng để tạo nên các sắc độ đậm hay nhạt của mảng.
4. Các kỹ thuật khắc kim loại:
 Khắc nóng: (khắc a-xít)
 Khắc nguội: (khắc khô)
a) Chất liệu, công cụ, dụng cụ:
- Kẽm, đồng tấm dày khoảng 1 đến
5mm có mặt bảo vệ để tấm kim loại luôn nhẵn, phẳng.
- Dao khắc: Một dao khắc có mũi nhọn
(có thể dùng đuôi của chiếc dũa để mài nhọn làm dao khắc)
- Các vật khắc khác: có thể dùng một số
các vật kim loại khác có các răng cưa hay gai nhọn để ấn
xuống mặt kim loại để tạo chất.
- Giấy in: Thường là giấy dày và dai, có
độ hút ẩm cao như giấy Crôki, xốp đức (để đảm bảo khi nén
trong máy qua lực của rulô không bị rách).
- Mực in: các loại mực in Ofchet,
typô...
- Dầu hoả, xăng
- Giẻ lau, giấy báo.
- Máy in các cỡ
- Tấm lót (Phớt).
- Găng tay cao su
- Aïo Blu
- ............
 Kỹ thuật khắc:
- Chuẩn bị bản khắc: Bản kim loại dùng
làm đế khắc (đồng, kẽm hoặc nhôm) phải được chuẩn bị kỹ
trước khi khắc. Các cạnh, góc của tấm kim loại phải được mài
(hay dũa) cho trơn, nhẵn để tránh cắn giấy khi in (thường mài
vát nhẹ về phía mặt sau của tấm kim loại. kích thước của bản
đồng phải bằng kich thước của bức tranh định in (bằng phác
thảo).
- Kỹ thuật khắc:
o Dùng mũi nhọn của dao khắc ấn mạnh xuống mặt chính
(mặt bóng nhẵn) của tấm kim loại để tạo nên các “rãnh” hằn
xuống mặt tấm kim loại. (các rãnh này có chức năng giữ
mực khi ta lăn mực lên mặt tâm kim loại trước khi in). Chú
ý dao khắc phải dựng thẳng để dễ cho giấy “ăn mực” khi lăn
qua rulô của máy in. nghiêng mũi dao mực sẽ khó lấy.
o Nét khắc cần được đan chéo nhau hoặc đan xít gần nhau
(nhưng tránh cho các nét chùng vào nhau sẽ tạo ra “rãnh”
quá to, khó giữ mực. (chú ý: các nét càng dày gần nhau và
càng sau độ đậm càng mạnh). Nên bố trí các nét khắc chỗ
dày, chỗ thưa, chỗ đan nhau, chỗ chồng nhau để tạo sự
phong phú của nét nhằm diễn tả hình tượng được sinh động.
o Có thể kết hợp giữa các nét khắc với các cách khác như
chấm, vạch, băm... để tạo chất bằng cách dùng mũi dao khắc
hoặc các vật cứng khác như con lăn có răng cưa, bánh xe
răng cưa, tấm thép có gai nhọn...
 Kỹ thuật in:
- Chuẩn bị giấy in: Giấy dùng để in
tranh kim loại phải có độ ẩm cao (để đảm bảo độ dai khi nén
trong máy không bị rách). Do vậy, phải ngâm, hoặc nhúng
giấy in vào nước, sau đó để ủ trong một tấm vải nilông để giữ
ẩm. Giấy phải được xén đều nhau, kích thước vừa với khuôn
khổ tranh in được chuẩn bị qua tấm kim loại (vì để làm tích kê
sau này). Nhớ chừa bo nền trắng (tốt nhất là mỗi chiều khoảng
2-3cm, phía lề dưới cần rộng hơn 1-2 cm).
o Giấy in có thể có màu để tạo thêm sự phong phú cho sắc
độ của tranh.
- Lăn mực: dùng rulô lăn mực in đều
khắp mặt của rulô trên một tấm palét (có thể là mọt tấm mica
hay tấm gỗ...), lượng mực vừa phải, không nên quá nhiều mực
hoặc quá ít mực.
- Chùi mực: Sau khi dùng rulô đã được
lăn đều mực lăn đều lên toàn bộ mặt tấm kim loại để sao cho
mực được chui xuống các rãnh khắc, dùng một tấm giẻ
(thường là vải màn mềm) vo tròn thành một cục nhỏ và chùi
nhẹ toàn bộü mặt tấm kim loại. Chú ý tránh chùi quá mạnh tay
sẽ lấy hết mực ở dưới các rãnh. Quá trình chùi mực có thể
được coi là quá trình biểu cảm cảm xúc, các chỗ bị chùi (là bề
mặt nhẵn của tấm kim loại) sẽ là những mảng sáng của tranh,
vì vậy, đôi khi có một số chỗ do vô tình chùi không thật sạch
đã tạo nên các sắc độ chuyển thật bất ngờ và có sức diễn cảm
không gian nhất định.
- Các bước in: Đặt tấm kim loại ngay
ngắn giữa mặt bàn in, phía trước rulô (thường dưới bàn in có
một tấm bìa có trổ một hình trống bằng khuôn khổ tấm kim
loại để đảm bảo rulô lăn đều trên mặt khuôn in. Mặt tấm kim
loại đã được phủ mực hướng lên trên. Nhẹ nhàng đặt tờ giấy in
ngay ngắn trùm lên mặt tấm kim loại (nhớï chừa phần bo lề),
mặt nhám của tấm giấy in úp vào mặt tấm kim loại. Phủ lên
mặt sau của giấy in một tấm giấy lót (giấy bapó, giấy Crôki).
Đặt tấm phớt in trùm lên toàn bộ các tấm giấy, tấm kim loại
(một đầu tấm phớt vẫn nằm dưới rulô). Quay tay quay của rulô
từ từ để rulô cuốn toàn bộ các tấm kim loại và giấy, phớt vào
trung tâm. Đây là quá trình rulô nén để “ăn mực” ở các rãnh
khắc.
o Chú ý quay thật đều tay và liên tục, không nên đang quay
dở nửa tranh dừng lại lật lên xem. Nếu độ đậm nhạt cảu
tranh in không đều (bên đậm, bên nhạt) cần chỉnh các lò
xo nén ở hai bên đầu trục lô cho cân.
o Tranh in nguội thường là tranh đen trắng và chỉ in một
lần. Không in lại chồng lên vì rấït khó chính xác trên một
bản nét.
- Hoàn chỉnh tranh: sau khi đã in qua
rulô, xem xét các hiệu quả nét, độ đậm nhạt, mảng... để có thể
sửa chữa thêm. Nếu nét chưa đủ độ đậm có thể tiếp tục khắc
thêm cho sâu hơn. Nếu nét hay mảng quá đậm, có thể mài bớt
(nên dùng giấy nhám số 0 đã cũ) hoặc chú ý chùi sạch mực
hơn.
- Cách đánh số tranh: Dùng bút chì viết
các thông số của bản khắc lên phí mép dưới của bo tranh:
o Tên tranh và số bản in: Viết tên tranh trước phái bên trái,
sau đó là số thứ tự của bản in, tiếp đến là số lượng bản in
của lần in thứ nhất. Nếu sau này có lần in lại (in thêm)
đánh số La-mã phía trước số thứ tự bản in. Ví dụ: 2/10 và
II 3/5
o Tên tác giả và năm sáng tác: Viết (hoặc ký) bên phải, năm
sáng tác viết sau.
Cần nhớ đây là những nguyên tắc có tính bắt buộc của nghệ
thuật đồ họa nhằm giúp cho người xem tranh biết được số
lượng và giá trị cảu từng bức tranh.
- Bo tranh: Đối với tranh đồ họa,
thường không bồi chết trên giấy đế mà chỉ nên đính phần trên
của bức tranh vào một tấm bìa dày có khoét sẵn khuôn khổ bức
tranh. Phía sau đính một tờ giấy lót (Crôki). Nhiều người
thường dùng một loại giấy bìa dày (khoảng 3mm) có nhiều
màu chuyên dùng để bo tranh khung kính, dùng một loại dao
cắt đặc biệt để khoét phần giữa tấm giấy theo cạnh vát nghiêng
để tạo vẻ đẹp cho bo tranh.
5. Bài tập cho kỹ thuật khắc nguội:
- Nội dung bài tập:
 Tranh chân dung.
 Phong cảnh.
 Tĩnh vật
 Đôi khi cũng có thể là một bố cục có chủ đề đơn giản.
 Hoặc thuần kỹ thuật (technique).
- Các bước tiến hành:
 Chuẩn bị tư liệu: ký họa, ghi chép để xây dựng bố cục.
 Sơ thảo, phác thảo bố cục trên giấy (bằng kích thước thật).
Dùng bút sắt, bút chì, bút kim để tìm phác thảo.
 Chuẩn bị các tấm kim loại (cưa, mài...)
 Can phóng phác thảo lên mặt tấm, kim loại. (nhớ can ngược
chiều).
 Bắt đầu khắc.
 In.
 Bo bài.
- Thời gian làm bài: 5 tuần (tương đương 20 buổi) từ 20/9 đến 21/10/2005.
 Tuần 1: Chuẩn bị lớp học, máy móc, công cụ, dụng cụ, vật tư
học tập. Giảng bài lý thuyết.
 Tuần 2, 3: Sinh viên chủ động tìm tư liệu làm sơ thảo, phác
thảo.
 Tuần 4: Can, phòng hình lên đế in và khắc.
 Tuần 5: in, bo và chấm bài.
- Lịch làm việc với giảng viên:
Từ 14h00 đến 16h00 các buổi chiều thứ 3, thứ 5 hàng tuần.
Etching Process: hardground ( See. P. 28/35)
Hardground can be purchased from print makers’ suppliers in large or small balls.
There are various recipes, but basically the substance is made from two parts of Syrian
bitumen, one part resin (these are the two acid-resistant ingredients), and two parts
Gambia beeswax (which is used to hold the ball together).
Kỹ Thuật khắc acid: nền cứng
Hardground có thể được mua ở các hãng cung cấp dụng cụ in với kích thước của con
lăn lớn hoặc nhỏ
Có nhiều loại, nhưng cơ bản chất tạo bánh lăn được làm từ 2 phần nhựa rải đường của
Xy-ri, một phần chất dẻo ( đây là 2 thành phần có khả năng chống acid tốt), và 2 phần
sáp ong (để giữ bánh lăn lại với nhau)

Step by step hardground etching ( See. P. 30/31)


Apply the hardground to the palte
Các bước khắc acid trên nền cứng
Phết Hardground lên bản kim loại

1. The metal, which can be zinc, copper, or steel (see p. 22), is prepared,
degreased, and dried. It is placed on a hotplate where the ground ball is melted onto
the surface. If the plate is too cool the ground will not melt and therefore will not
roll out evenly.
1. Tấm kim loại, có thể bằng kẽm, đồng hay sắt được chuẩn bị, tẩy nhờn và làm khô.
Bản kim loại được làm nóng. Khi lăn bánh lăn, Hardground sẽ bị nóng chảy trên bề
mặt bản kim loại. Nếu bản quá lạnh, nền sẽ không bị làm chảy và do đó không lăn
được một cách bằng phẳng (tức là chỗ có chỗ không)
2. The ground is rolled over the surface of the plate in an even layer. If
the ground is too thin the acid will bite through where it is not required; this is
called “foul biting”. If the ground is too thick or uneven, the drawn lines will
appear irregular when bitten. If too much ground has been used, the plate should be
moved onto a cold surface; when the roller passes over the cooling metal much of
the excess ground will return to the roller. This excess can be used on the next
plate.
2. Ground khi đã được lăn trên bề mặt của bản kim loại sẽ tạo một lớp nền bằng
phẳng. Nếu ground quá mỏng thì acid sẽ ăn mòn xuyên qua nơi không cần thiết; Đây
gọi là “lỗi ăn mòn”. Nếu nền quá dầy và không bằng phẳng, đường khắc sẽ không đều
khi bị ăn mòn. Nếu quá nhiều nền được sử dụng, bản kim loại nên được chuyển qua
một bề mặt lạnh, khi con lăn lăn trên bề mặt kim loại lạnh, những chất nền thừa sẽ bám
trở lại lăn. Phần thừa có thể tái sử dụng cho các bảng khác.

3. Some artists prefer to use the traditional method of a dabber to apply


the ground.
3. Một số họa sĩ thích dùng phương pháp truyền thống là nhúng để tạo nền lên mặt kim
loại.
Làm khói/ mờ bản kim loại
Smoking the palte

Traditionally the ground was darkened simply to make it easier for the artist to see
their work. However, the procedure also evens out the wax layer and further hardens
the ground, adding increased resistance to the acid.
Một cách thông thường, nền được phết lên sẽ có mầu đậm, đen hơn. Đơn giản để cho
họa sĩ có thể thấy tác phẩm của họ trong quá trình khắc. Tuy nhiên, quy trình sản xuất
có thể diễn ra mà không có lớp sáp và nền cứng thêm vào, thêm các chất chống acid
4. To darken the surface of the plate, the ground is smoked with tapers.
The head loosens the beeswax, which absorbs the soot from the flame. The wax
hardens again when it is cool. The plate is balanced on an improvised plate so that
the tapers can be held up to the waxed surface.
4. Để làm tối bề mặt kim loại, nền phải được hun khói với dây nến. Đầu tiên làm lỏng
sáp ong, nơi hấp thụ bồ hóng của ngọn lửa. Sáp sẽ cứng lại khi làm nguội. bản kim loại
được đặt thăng bằng trên một bản kim loại chưa gia công sao cho dây nến có thể giúp
lên bề mặt sáp

5. If the plate is handheld, the metal will require small piece of paper
wedged under the teeth of the pliers or handgrip to prevent scratching. Steel will
attach to a magnetic strip used for holding kitchen knives, which can also be
handheld. Seven or eight wax tapers, warmed and twisted to hold together, are now
needed to produce a flame.
5. Nếu cầm bảng kim loại lên, cần một mảnh giấy nhỏ làm nêm dưới răng kìm hay
chỗ tay nắm để ngăn bi xước. Thép sẽ được gắn vào dải năm châm dùng để cầm dao
bếp mà cũng có thể được cầm bằng tay. 7 hoặc 8 sáp dây nến, được làm ấm và bện lại
để cầm, bây giờ đã sãn sàng được đốt

6. The taper is held up to the wax surface, making sure that the flame
alone comes in contact with the ground, and not the taper itself. The plate is held
by once corner while the smoking is begun at the opposite corner. The ground will
first appear dull, but as it heats and the beeswax melts, the surface becomes shiny
and the soot from the flame can be absorbed. The tapers are moved slowly across
the surface as the shine appears.
6. Dây nến giữ ngay trên bề mặt sáp, đảm bảo rằng ngọn lửa tiếp xúc với nền. Bản
kim loại được giữ ở một góc trong khi khói sẽ bốc ra từ góc đối diện. Nền đầu tiên sẽ
bị xỉn đục, nhưng khi nó bị đun nóng lên, sáp ong bị chảy ra, bề mặt trở nên bóng và
bồ hóng từ ngọn lửa sẽ bị hấp thụ. Di chuyển dây nến chậm rãi trên khắp bề mặt khi nó
trở nên bóng/

7. When the plate is cold it is ready to work on. There is a vast range of
needles and roulettes in various sizes that can be purchased in specialist
printmaking and hardware stores. However, any tool sharp enough to scratch
through the surface of the ground so that the metal is visible will suffice; you could
use a dart compass point, sewing needle, or gimlet. A fine piece of sandpaper can
scuff the surface to create a soft, scratchy mark, while mineral spirit on a cotton
bud will remove the ground and leave an “open bite”. On zinc, an open bite
appears as a grazed surface with a darker edge, which can be polished in chosen
areas.
7. Khi bản kim loại được làm nguội nó đã sẵn sàng để khắc lên. Có nhiều loại kim và
kẹp với nhiều kích cỡ khác nhau có thể mua ở cửa tiệm chuyên về in hay chế đồ ngũ
kim. Tuy nhiên mọi thứ công cụ có hình dạng đủ để làm xước bề mặt của nền và làm
lộ lớp kim loại đều có thể dùng để khắc; bạn có thể dùng một đầu compa, kim thêu hay
dụng cụ khoan. Một miếng giấy nhám vừa phải cũng có thể dùng để làm xước bề mặt
của nền để tạo
8. It is not necessary to press hard to obtain to a mark-only the ground
needs to be removed, as the acid will create the incision into the metal. The initial
mark may be just a line structure acting as a guide for further marks and tones to be
added at a later stage. A magnifying glass will help to assess whether the tool has
penetrated through to the metal.
8. Không cần phải ấn mạnh để tạo nên bản khắc. chỉ cần nền bị tróc đi chứ không cần
làm xước bản kim loại vì acid sẽ tạo nên những đường rạch trên tấm kim loại. Bản
khắc thoạt đầu có thể chỉ là những đường kết cấu
9. It is necessary to protect the back of the plate before it is put in the
acid, of the energy from the acid will be expelled on the expanse of metal, and the
plate will become thinner. A car spray metal primer can be applied after the surface
has been decreased. This can remain on throughout the various processes that the
plate will need to go through, without being removed even at the final printing.
An alternative is parcel tape, but this much be removed each time the plate is heated
for an aquatint or put on the hotplate, as the glue forms into bumps that affect the
plate.
Stop-out, or straw-hat varnish, can be used, but again this will need to removed each
time the plate heated.

10. The sides need to be protected with stop-out varnish to prevent the
acid spoiling the smooth bevel. If this is not done the nibbled edge will hold ink,
which will appear as a distraction in the print.
11. If the plate is the bitten in a bath of nitric acid it will be possible to
see bubbles forming. These need to be removed occasionally with the feather, to
prevent the line biting in an irregular fashion.
An average line on a zinc plate in a bath of nitric made from 5 parts water to 1 part
acid will take approximately 20 minutes. The plate can be removed earlier to paint out
lines that are required to be quite fine, or left in the bath longer for lines that are to be
heavier.

12. The plate needs to be washed back and front with water before it is
removed from the acid area.
13. The depth of line bitten by the acid can be checked using a
magnifying glass, and by testing with a needle to feel the ridge that will eventually
hold the ink. If the lines have a golden look, and the needle does not catch in the
mark, this means there is a slight skim of ground preventing the acid getting
through; it may be necessary to rescratch those lines.

14. When the plate appears to be bitten, it is good practice to take only a
small area of the ground off initially to check the depth of line. If the bite is
insufficient then the area can be re-covered and the plate returned to the acid. If the
line is good then the whole plate can be cleaned with mineral spirit and a rag.
The plate is now ready for the first proof to be printed.
Etching process: Soft-ground
…………………………………
.

Engraving process: Dry-point ( See. P. 86/93)


In dry-point, the surface is scratched into with a sharp point, producing a print by
trapping the ink under the burr, and in the line.
Ở kỹ thuật khắc điểm khô, bề mặt bị chà xước bằng những đầu nhọn sắc, cho ra bản
in bằng cách bẫy mực dưới những gờ kim loại, và trên đường kẻ
Step by step: Dry-point on zinc plate
Các bước: Khắc khô trên bản kẽm.

1. Dry-point tools. Left to right: Diamond point; roulette; wheel roller;


fine point;
scraper-burnisher; heavy point; engineer’s scripbe.
1. Các dụng cụ khắc khô: Mũi kim cương, Rulet; con lăn bánh xe, mũi sắc nhỏ; vật
dùng để cạo, đánh bóng, mũi thô,
2. A tool is selected and worked directly onto the surface of the zinc
plate, using a firm hand with sufficient pressure to create a visible scratch and an
upstanding burr, or twist of metal.
2. Một dụng cụ được chọn và làm việc trực tiếp trên bề mặt tấm kẽm, dùng một lực tay
vừa phải, dứt khoát để tạo những đường xước thấy rõ và tạo một gờ dựng đứng hoặc
quanh co

3. The position in which the tool is held in


the hand may change to create the
pressure required to produce a contrast in
depth of line.
3. Cách cầm dụng cụ khắc có thể thay đổi để
tạo lực cần thiết khi muốn làm nổi bật độ
sâu của đường nét
4. Changing the tool gives a noticeably different result and creates a
greater variety of marks in the final print.
4. Thay đổi dụng cụ khắc sẽ tạo nên một hiệu quả khác biệt đáng kể và tạo nhiều loại
dấu vết hơn ở bản in cuối

5. An indented wheel roller can be purchased in various sizes. It is used


to produce a series of dots or lines.
5. vết khía răng cưa của con lăn bánh xe có thể có nhiều kích cỡ khác nhau để chọn
mua. Chúng được dùng để tạo một loạt các chấm hoặc đường nét

6. The scratch marks, and raised burr of metal, can be easily seen on the
surface of the plate. Also note the dotted lines created by the wheel roller.
6. Bản khắc và phần gờ nổi của kim loại có thể dễ dàng thấy trên bề mặt của tấm kim
loại. Cũng lưu ý những đường chấm tạo bởi con lăn bánh xe.
7. The finished image to be printed is placed on the hotplate. It is then
inked and gently wiped with gauze and tissue before being put through the etching
press under a piece of dampened paper.
7. Bản kim loại được làm nóng và bản in sẽ được hoàn thiện khi đặt lên bản kim loại i
nóng. Chúng sau đó được đổ mực in, nhẹ nhàng chùi sạch bằng gạc và giấy thấm
trươs khi đặt trong bộ phận ép khắc acid dưới một mảnh giấy ướt

8. Note the rich, velvety black mark that have a soft, almost blurred
quality, with the dots of the wheel roller standing out in contrast.
8.Để ý sự tương phản dấu vết đen sẫm và đậm có chất lượng mềm mại và hầu như
không tập trung với những điểm tạo ra bởi con lăn vòng xe nằm ngoài
Step by step: Dry-point
1. Preparation:
1. Chuẩn bị:
The plate is the prepared in the normal way: the surface cleaned and polished, and the
sides filed to a 45-degree angle and scraped.
Bản kim loại được chuẩn bị theo cách thông thường: Bề mặt phải sạch và bóng láng
và cạnh gọt 45 độ và đã được cạo

2. Materials:
2. Vật liệu:
The minimum requirements to create the block are a surface to work on and a needle to
scratch with.
Zinc or copper are the ideal surface, as they are sufficiently soft to easily work into, but
survive to produce a reasonable number of prints. Copper plates can be steel-faced to
produce large editions. Steel is too hard, and aluminum is so soft that it will allow only
a few prints to be made. Plexiglas, or plastic, has a similarly short printing life.
Vật dụng thiết yếu để tạo một bản in là bề mặt để khắc và mũi kim để chà xước
Kẽm hay đồng là những bề mặt lý tưởng, vì chúng có độ mềm vừa phải để dễ dàng làm
việc, nhưng có tuổi thọ đủ để tạo một số lượng bản in hợp lý. Tấm đồng có thể phủ
thép để sản xuất nhiều bản in hơn. Thép thì lại quá cứng, nhôm thì quá mềm do đó chỉ
cho phép sản xuất một vài bản in. Thủy tinh Plexi hay chất dẻo cũng tương tự có thời
gian sử dụng ngắn
3. Drawing:
3. Vẽ:
A basic sharp needle will create a mark. Traditionally, the dry-point needle had a heavy
handle to aid in creating additional pressure to form the required burr. The burr retains
the ink and produces the printed mark. Wheels and roulettes can also be used, as well
as coarse sandpaper, wire brushes, or wool, which will scuff the surface to create a
light tone.
Một cây kim nhọn cơ bản có thể tạo nên bản in. Thông thường, kim dùng trong kỹ
thuật khắc khô có cấu tạo của tay cầm nặng để trợ lực, tạo một áp lực cần thiết để tạo
gờ. Gờ sẽ giữ mực và làm nên bản in. Rulo và Bánh xe cũng có thể được dùng, cũng
như giấy nhám, bản chải kim loại hoặc len, bất kể thứ gì có khả năng làm trầy bề mặt
để tạo sắc thái đường nét mảnh, nhẹ
4. Corrections:
4. Sửa chữa:
Unwanted lines can be removed with the scraper-burnisher, and additional marks
added as required. Prior to printing, loose ink can be gently rubbed into the lines to
allow the artist to see the work in progress.
Những đường không mong muốn có thể được xóa bỏ bằng cây đánh bóng, và thêm vào
các đường cần thiết. Trước khi in, mực lỏng có thể thận trọng chải lên các đường rãnh
để tác giả có thể thấy tác phẩm trước
5. Printing:
5. In:
The plate is printed in the normal way for an intaglio image (see.p. 133/136), but
special care is taken to wipe the surface gently to avoid destroying the burr. The ink is
oil-based, and the paper pre-dampened. This is a good medium for capturing
spontaneity as there is no need for the use of grounds or acid, and Chine collé (see.p.
214/222), is an immediate way of adding color.
Bản kim loại được in theo cách thông thường cho một bức chạm chìm, tuy nhiên cần
một sự cẩn thận đặc biệt khi lau chùi bề mặt bản in để tránh làm hư những gờ khắc.
Mực in thuộc dạng dầu và giấy phải được làm ẩm trước. Đây là phương tiện thuận lợi
để có thể diễn đạt sự thanh thoát, không gò bó của tác phẩm vì nó không cần sử dụng
chất nền hay acid và Chine colle, là một phương pháp thêm màu tức thì.

You might also like