You are on page 1of 174

Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

ĐỀ DẪN HỘI THẢO:


"ĐỊNH HƢỚNG QUI HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
ĐẦM ĐÔNG HỒ - VIỆT NAM"
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hoàng Sa-

Kính thưa ….
……………………………………………………………………….

Tỉnh Kiên Giang được Chính phủ chọn là một trong 4 tỉnh trọng điểm
phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với
tiềm năng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di sản văn
hóa đã có hơn 300 năm, thị xã Hà Tiên đã trở thành khu kinh tế trọng điểm của
tỉnh Kiên Giang và được quy hoạch là khu
kinh tế cửa khẩu vào năm 2000. Định hướng phát triển của Hà Tiên là kinh tế
cửa khẩu, dịch vụ thương mại và du lịch, đặc biệt chú trọng đến việc quy
hoạch khai thác tài nguyên để phát triển bền vững. Là một vùng lõi thuộc Khu
dự trữ sinh quyển thế giới tại Kiên Giang - Việt Nam, hệ sinh thái núi đá vôi và
đất ngập mặn vùng Hà Tiên được đánh giá là hệ sinh thái đặc biệt, trong đó
đầm nước mặn Đông Hồ - Việt Nam là một điểm nhấn quan trọng trong hệ
thống đầm phá ven biển của Việt Nam. Đầm Đông Hồ đã gắn liền với đời sống
lịch sử xã hội của vùng đất Hà Tiên. Giá trị về tài nguyên thiên nhiên của đầm
Đông Hồ đã góp phần rất lớn phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của Hà
Tiên hơn 300 năm qua.
Cùng với sự thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy qua chương trình thoát lũ
biển Tây và tình trạng khai thác tài nguyên, lấn chiếm lòng đầm để phát triển
hạ tầng quá mức cho phép đã làm suy thoái, xuống cấp hệ sinh thái đầm Đông
Hồ. Để khắc phục, bảo tồn và khai thác bền vững giá trị đa dạng sinh học của
đầm đồng thời ứng phó với tình trạng nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp đến
vùng ven biển vịnh Hà Tiên từ nhiều năm trước, UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ
đạo các ngành, các cấp tiến hành qui hoạch tổng thể đầm Đông Hồ theo hướng
vừa bảo tồn vừa khai thác phát triển bền vững theo hướng du lịch sinh thái.
Song song với việc lập qui hoạch nâng cấp thị xã Hà Tiên lên đô thị loại 3, tiến
đến mục tiêu xây dựng thành Thành phố văn hóa – du lịch, việc lập qui hoạch
chung đầm Đông Hồ đã được triển khai từng bước nhằm bảo đảm mục tiêu về
bảo tồn, khôi phục và phát triển bền vững đồng thời bảo vệ giá trị di sản văn
hóa của vùng đất Hà Tiên.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, do điều kiện khách quan việc nghiên cứu
thống kê, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện các giá trị của đầm Đông Hồ
chưa được thực hiện nghiêm túc và khoa học. Mặt khác, do những tác động
1
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

quá trình phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, tác
động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải
xây dựng qui hoạch cụ thể với sự tham gia của các ngành có liên quan để từ đó
đề ra những giải pháp hữu hiệu để giữ gìn, bảo vệ và khai thác giá trị của đầm
Đông Hồ một cách bền vững. Việc qui hoạch phù hợp, thiết thực với lợi ích
của cộng đồng sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn, góp phần tích cực vào việc
tăng tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội cho Hà Tiên, Kiên Giang và Việt
Nam. Việc nghiên cứu, xây dựng qui hoạch để bảo tồn và phát triển bền vững
đầm Đông Hồ được chọn làm thí điểm để đánh giá khả năng triển khai thực
hiện việc lồng ghép trong qui hoạch của Dự án “Bảo tồn và Phát triển Khu dự
trữ sinh quyển Kiên Giang” thuộc Chương trình Biến đổi khí hậu và các hệ
sinh thái ven biển (CCCEP) giai đoạn 2011 – 2014, để từ đó rút kinh nghiệm
thực tiễn để triển khai nhân rộng ra các địa bàn khác.
Nhận thức được thực tế đó, sau khi đã trao đổi và được sự ủng hộ của Văn
phòng UNESCO tại Việt Nam, một số cơ quan nghiên cứu khoa học Việt Nam
và quốc tế, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với với Tổ chức GIZ tổ chức
cuộc hội thảo với chủ đề: “Định hướng qui bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ,
Việt Nam”. Hôm nay, Ban Tổ chức Hội thảo rất vui mừng được đón tiếp toàn
thể quí vị khách quí, các tổ chức quốc tế, cơ quan Trung ương, đại diện lãnh
đạo các Khu dự trữ sinh quyển ở các tỉnh, các nhà nghiên cứu khoa học quốc tế
và Việt Nam đến tham dự Hội thảo. Cho phép tôi thay mặt Ban Tổ chức Hội
thảo gởi lời chào mừng nhiệt liệt và kính gửi tới quý đại biểu những tình cảm
trìu mến nhất.
Kính thưa…....
Hội thảo “Định hướng qui bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt
Nam” đặt ra mục tiêu:
- Đánh giá tiềm năng, giá trị, hiện trạng và nâng cao chất lượng qui hoạch
đầm Đông Hồ; đánh giá đúng số lượng và chất lượng giá trị của đầm Đông Hồ
trong đời sống xã hội từ đó đề ra chương trình bảo tồn, khai thác và phát huy
trong điều kiện mới.
- Nâng tầm ảnh hưởng giá trị về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học,
tác động đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đầm Đông Hồ đối với Việt
Nam và các nước trong khu vực.
- Các thông tin, ý kiến đóng góp, nghiên cứu mang tính khoa học của các
nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế trình bày
tại Hội thảo là tài liệu cơ sở cho các ngành, các cấp thực hiện việc xây dựng
qui hoạch và triển khai các chương trình, kế hoạch bảo tồn và phát triển bền
vững đầm Đông Hồ trong bối cảnh biến đổi của khí hậu và nước biển dâng,

2
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

đồng thời góp thực hiện kế hoạch xây dựng thị xã Hà Tiên trở thành Thành phố
văn hóa – du lịch trong tương lai.
Nội dung Hội thảo “Định hướng qui bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ -
Việt Nam” hướng đến 03 vấn đề chính sau:
1. Bảo tồn giá trị của đất ngập nước, rừng ngập mặn và tính đa dạng
sinh học của đầm Đông Hồ - Việt Nam: Đưa ra những nghiên cứu đánh giá,
xác định đầy đủ các giá trị giá trị về đa dạng sinh học, sinh thái và môi trường
của đầm Đông Hồ nằm trong tổng thể của hệ sinh thái vùng Hà Tiên; tập hợp ý
kiến về định hướng bảo tồn các giá trị theo đặc thù của vùng đất Hà Tiên; có
giải pháp khả thi, có lộ trình thời gian, kế hoạch phát triển và khai thác những
giá trị đó trong việc tổ chức đời sống cộng đồng xã hội.
2. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển giá trị đầm Đông Hồ trong
bối cảnh biến đổi khí hậu và ứng phó với nước biển dâng: Nêu ra mối quan
hệ giữa bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ; đề xuất định hướng về nghiên cứu,
bổ sung cứ liệu khoa học về giá trị của đầm Đông Hồ, sự biến đổi các giá trị đó
tác động đến môi trường sinh thái; đề xuất các giải pháp để tăng cường vai trò
quản lý của chính quyền và cộng đồng dân cư nhằm bảo tồn đa dạng sinh học
và tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Hiện trạng sinh kế, vấn đề môi trường - xử lý môi trường, định
hướng qui hoạch và thực hiện qui hoạch đầm Đông Hồ - Việt Nam gắn kết
với chiến lược bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của Hà Tiên để
khai thác kinh tế du lịch: Nêu lên thực trạng đời sống, sinh kế của cộng đồng
dân cư khu vực đầm Đông Hồ; các vấn đề về môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp; đề xuất định hướng qui hoạch và
thực hiện việc triển khai qui hoạch; đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển
giá trị của đầm Đông Hồ gắn liền với việc bảo tồn các giá trị lịch sử nhân văn
của Hà Tiên đề xuất các giải pháp khai thác phát triển kinh tế du lịch theo mục
tiêu phát triển bền vững trong điều kiện mới; gợi ý định hướng các đề án cụ thể
để phát huy giá trị di sản văn hoá Hà Tiên và giá trị của đầm Đông Hồ thông
qua các chương trình giáo dục nâng cao ý thức và sự tự nguyện tham gia của
cộng đồng dân cư địa phương.
Từ 03 vấn đề chính nên trên, Ban Tổ chức Hội thảo rất mong nhận được
nhiều ý kiến đóng góp của quí vị đại biểu, các nhà khoa học, các chuyên gia p
tại Hội thảo hoặc bằng văn bản sau Hội thảo này.
Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin chân thành cảm ơn sự tham gia
nhiệt tình của quý đại biểu để giúp cho Hội thảo của chúng ta có thể thành
công tốt đẹp !

3
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

NHÓM CHUYÊN ĐỀ 1
Bảo tồn giá trị đất ngập nước, rừng ngập mặn và tính đa dạng sinh học của
đầm Đông Hồ - Việt Nam

TT Tên tham luận Nội dung tóm tắt


/tác giả

01 Giá trị bảo tồn đất


ngập nước, rừng ngập
mặn và tính đa dạng
sinh học đầm Đông Hồ
- (TS. Lê Đức Tuấn)

02 Đặc điểm tự nhiên về


môi trường sinh thái
của vùng đất ngập
nước "Đầm Đông Hồ -
Hà Tiên" tỉnh Kiên
Giang – (TS. Trương
Minh Chuẩn)

03 Hiện trạng môi trường


sinh thái và xử lý môi
trường trong định
hướng phát triển bền
vững đầm Đông Hồ
tỉnh Kiên Giang - Việt
Nam - (PGS.TS. Thái
Thành Lượm)

04 Một số định hướng


quy hoạch và thực hiện
quy hoạch đầm Đông
Hồ - Hà Tiên – (TS.
Nguyễn Văn Hảo)

05 Định hướng quy hoạch


thủy sản và thực hiện
quy hoạch bào vệ hệ
sinh thái đất ngập
nước, khai thác và nuôi
trồng thủy sản đầm
Đông Hồ, Hà Tiên –
(CNSH. Lê Quảng
Đà)

4
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

GIÁ TRỊ BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƢỚC, RỪNG NGẬP MẶN
VÀ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẦM ĐÔNG HỒ

TS. Lê Đức Tuấn (Giám đốc TT Nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ)
TS. Trương Minh Chuẩn (Giám đốc Phân hiệu Đại học Thủy sản KG)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ phải ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu ở nước ta hiện nay, việc
bảo tồn đất ngập nước và rừng ngập mặn vùng ven biển là cực kỳ cấp thiết vì bờ biển
Việt Nam có chiều dài trên 3.260 km.
Do điều kiện địa lý, vùng ven biển nước ta có nhiều các đầm, phá, và các khu
rừng ngập mặn có giá trị cả về mặt môi trường, cảnh quan tự nhiên lẫn kinh tế xã
hội; là nguồn cung cấp thức ăn cho xã hội con người và có các vai trò chức năng như
môi trường sống cho con người cùng nhiều loài sinh vật khác. Đặc biệt, vai trò phòng
hộ môi trường của các đầm, phá, rừng ngập mặn vùng ven biển là điều mà mọi người
chúng ta đều biết.
Đầm Đông Hồ ở thị xã Hà Tiên, vùng ven biển tỉnh Kiên Giang là một trong
những địa điểm mang đầy đủ các đặc tính của một vùng đất ngập nước có rừng ngập
mặn. Do đó, việc bảo tồn các giá trị của vùng đất ngập nước có rừng ngập mặn và
tính đa dạng sinh học của đầm Đông Hồ là việc cần phải quan tâm, không chỉ của
nhân dân và chính quyền địa phương mà còn là trách nhiệm của các nhà khoa học,
nhà quản lý hoạch định chính sách và chính quyền cấp tỉnh cũng như cấp trung ương.

II. VAI TRÕ CHỨC NĂNG CỦA CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƢỚC VÀ RỪNG
NGẬP MẶN
2.1. Khái niệm về đất ngập nƣớc
Hiện nay có nhiều khái niệm về đất ngập nước, nhưng nhìn chung đất ngập
nước là loại đất có nước che phủ bên trên hoặc nước kề bên mặt đất hoặc nước hiện
diện trong vùng đất có rễ cây quanh năm hoặc theo mùa trong năm, bao gồm cả trong
mùa trồng trọt. Sự hiện diện của nước trong thời gian dài hoặc tái xuất hiện theo chu
kỳ là yếu tố chính quyết định đặc tính tự nhiên cho sự phát triển của đất và các loại
quần xã động thực vật sống dưới đất hoặc trên mặt đất. Đất ngập nước có thể được
xác định bởi sự hiện diện của các loài thực vật chịu ngập phù hợp với đời sống trong
các loại đất được tạo thành do nước ngập hoặc các điều kiện bão hòa nước là đặc
điểm của đất ướt (NAS 1995; MITSCH và GOSSELINK 1993). Cũng có thể gọi là
đất ngập nước trong các trường hợp không có đất ẩm nước và thảm thực vật chịu
ngập nhưng phải có sự hiện diện của các cơ thể sống khác cho thấy có sự bão hòa
nước tái xuất hiện theo chu kỳ (NAS 1995).
Theo Cowardin và cộng tác viên (1979): đất ngập nước là vùng đất chuyển
tiếp giữa hai hệ đất liền và nước nơi mà nước thường có trên hoặc gần kề bề mặt đất
5
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

hoặc là đất được phủ bởi một lớp nước cạn, và hoặc có thêm một hoặc vài tính chất
sau:
- Theo chu kỳ tối thiểu, đất có sự chiếm ưu thế của các loài cây chịu ngập
nước.
- Tầng nền là đất ngậm nước không thể làm khô được.
- Tầng nền không là đất và bão hòa bởi nước hoặc bị che phủ bởi một lớp
nước cạn trong mùa trồng trọt hàng năm.
Theo công ước quốc tế Ramsar (Ramsar, Iran 1981): Đất ngập nước là các
vùng mà nơi đó nước là nhân tố cơ bản điều khiển môi trường và đời sống của các
loài động thực vật trong môi trường đó. Đất ngập nước có ở những nơi mà tầng nước
hiện diện tại đó hoặc gần kề mặt đất, hoặc đất bị che phủ bởi một lớp nước cạn. Công
ước Ramsar mở rộng khái niệm về đất ngập nước tại điều 1.1: Đất ngập nước được
định nghĩa bởi:
"các vùng đầm lầy, miền đầm lầy, đất than bùn hoặc nước, tự nhiên hay nhân
tạo, thường xuyên hoặc thỉnh thoảng có nước tù đọng hoặc nước chảy, ngọt, lợ hoặc
mặn, bao gồm cả các vùng biển có độ sâu không quá 6m khi triều kém"
Và thêm nữa ở điều 2.1:
" có thể sát nhập cả các vùng ven sông và ven biển tiếp giáp với vùng đất
ngập nước, và các đảo hoặc các bộ phận của vùng biển sâu hơn 6m khi triều kém
nhưng nằm bên trong vùng đất ngập nước".
Như thế theo phạm vi công ước Ramsar này mở rộng ra đến rất nhiều loại
hình môi trường sống (habitat), bao gồm các sông và hồ, đầm phá ven biển, rừng
ngập mặn, bãi than bùn, và luôn cả các rạn san hô.
Thêm vào đó còn phải kể đến các vùng đất ướt nhân tạo như các ao đầm nuôi
tôm cá, đất nông nghiệp có hệ thống thủy lợi, ruộng muối, hồ chứa nước, các mỏ sỏi,
cống nước thải của các trại nuôi thủy sản, và các kênh đào.
2.2. Phân bố - Phân loại đất ngập nƣớc – Chế độ nƣớc
2.2.1 Phân bố
Đất ngập nước có ở khắp nơi trên thế giới, từ vùng cực có lớp băng tuyết vĩnh
viễn đến các vùng nhiệt đới. Hiện nay người ta chưa biết chính xác diện tích được
coi là đất ngập nước, nhưng theo Trung Tâm Giám sát bảo tồn thế giới (World
Conservation Monitoring Centre) thì con số ước tính khoảng 570 triệu ha (5,7 triệu
km2) chiếm 6% diện tích bề mặt trái đất; trong đó 2% là ao hồ, 30% là bãi lầy, 26%
là các miền đất lầy, 20% đầm lầy, và 15% đồng bằng ngập nước. Rừng ngập mặn
chiếm khoảng 240.000km2 vùng ven biển, và khoảng 600.000km2 rạn san hô.
2.2.2. Phân loại và chế độ nước
Theo tổ chức Wetlands thì đất ngập nước có thể phân loại như sau:
a) Đất ngập nước mặn Có các tên và loại hình khác nhau, dựa trên loại
thảm thực vật chiếm ưu thế trên vùng đất ngập nước. Ở vùng nhiệt đới, đất ngập
nước mặn được gọi là đầm lầy rừng ngập mặn với đặc trưng là các quần thụ cây rừng

6
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

ngập mặn và các cơ thể sống đặc hữu sống giữa các bộ rễ và cành nhánh chằng chịt.
Nhưng ở phía Bắc và Nam vùng nhiệt đới, trong khu vực ôn đới, các đầm lầy rừng
ngập mặn nhường chổ cho các vùng đất ướt thảm cỏ đầm lầy ngập mặn (salt
marshes). Chế độ nước phụ thuộc vào thủy triều là chính và một phần rất nhỏ lượng
nước ngầm và nước mưa.
b) Đầm lầy cỏ ngập mặn (Salt marshes)
Nói theo một cách nào đó, đầm lầy cỏ ngập mặn là các cánh đồng cỏ ven biển.
Một biển cỏ xác định những vùng đất ngập nước này. Đầm lầy cỏ ngập mặn thường
thấy dọc theo các dãi đất rộng bên trong các vịnh nhỏ, các lạch, các cửa sông và các
vịnh lớn nơi chúng được bảo vệ tránh khỏi sức mạnh của sóng vỗ. Trầm tích mang
đến do thủy triều và phù sa mang đến do các sông lắng đọng lại trong các khu vực
này tạo điều kiện lý tưởng cho thực vật đầm lầy phát triển. Cỏ là loại thực vật thông
thường ở vùng đầm lầy cỏ ngập mặn. Cỏ Spartina là nhóm cỏ thường thấy nhất.
c) Bãi triều (Tidal flats)
Các môi trường sống đặc biệt gọi là bãi triều thường thấy bao quanh rìa ngoài
về phía biển của các đầm lầy ngập mặn. Bãi triều là các bãi bùn hoặc cát nằm phơi ra
khi triều thấp và chìm hoàn toàn trong nước khi triều cao. Hầu hết các loài thực vật,
kể cả cỏ Spartina dày dạn cũng không mọc được nơi có điều kiện khắc nghiệt này.
Thật ngạc nhiên là tảo (algae) và vi khuẩn (bacteria) rất phong phú ở các khu vực
này, và chúng cung cấp thức ăn cho các loài sò, cua, ốc, trùn và nhiều loài động vật
không xương sống khác sống trong bùn. Khi triều xuống, nhiều loài chim đến từng
bầy trên bãi triều phơi ra để ăn các loài sinh vật này. Khi triều lên thì cá và các loài
thú khác lại bơi đến các bãi này để tìm thức ăn.
d) Đầm lầy rừng ngập mặn
Đầm lầy rừng ngập mặn là bản sao đối chiếu ở vùng nhiệt đới của đầm lầy cỏ
ngập mặn vùng ôn đới. Cũng như đầm lầy cỏ ngập mặn, quần xã đầm lầy rừng ngập
mặn là một nhóm các loài thực vật liên quan nhau cung cấp một lượng lớn thức ăn và
là nơi trú ẩn cho nhiều loài thú. Nhưng thực vật chiếm ưu thế của đầm lầy rừng ngập
mặn là cây rừng ngập mặn chứ không phải cỏ và các loài cây thân thảo điển hình của
đầm lầy ngập mặn. Sương giá có thể làm chết cây rừng ngập mặn, vì thế quần xã
rừng ngập mặn chỉ xuất hiện ở các vùng nhiệt đới.
2.2.2 Đất ngập nước ngọt
a) Đầm lầy cỏ (Marshes)
Đầm lầy ngập ngọt là một loại cảnh quan phổ biến ở khu vực Bắc Mỹ, tạo
thành đến 90% diện tích đất ướt. Nước trong vùng đầm lầy dao động lên xuống theo
mùa, lên cao trong suốt mùa mưa nhiều và thường biến mất trong mùa khô. Có thể
phân biệt đầm lầy với các loại đất ướt ngập ngọt khác bằng các loại thực vật mọc tại
vùng này. Các bụi dầy thực vật có cọng mềm như cỏ, lau lách, cói rất phong phú. Và
các loại thực vật không phải thân gỗ như cỏ đuôi mèo, huệ nước, cỏ dại mọc
nhanh…. cũng rất phổ biến.

7
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

b) Bãi lầy (Bogs)


Ba từ nêu lên đặc trưng của các bãi lầy trên thế giới là: than bùn, acid và
nước. Bãi lầy là đất ngập nước ngọt thường chứa một khối lượng lớn than bùn giàu
chất hữu cơ tạo thành bởi nguyên liệu là thực vật mục rã. Than bùn thành hình khi
thực vật chết và lá-thân-cành-rễ của chúng rơi vào trong nước. Sau thời gian dài vật
chất giàu acid này bị nén lại, tạo thành các lớp than bùn dày. Ở nhiều bãi lầy, than
bùn có thể dày trên 12m. Các bãi lầy thường được tìm thấy ở các vùng lạnh hơn trên
thế giới. Chúng thành hình ở các vùng đất ngập nước nơi có rất ít nước chảy vào và
chảy ra.
c) Đầm lầy (Swamps)
Các nhà khoa học định nghĩa đầm lầy cây bụi là các vùng đất ngập nước mà
cây bụi hoặc cây thân gỗ chiếm ưu thế. Chúng thường no nước trong mùa trồng trọt
và có thể khô đi vào cuối mùa hè. Các đầm lầy có ở khắp mọi nơi từ vài phân đến cả
mét nước hoặc hơn nữa. Các đầm lầy nước ngọt có thể xếp vào hai nhóm: ĐẦM
LẦY CÓ RỪNG, thường kết hợp với các hệ thống sông chính và xuất hiện ở các
đồng bằng ngập nước ven sông, ẩm ướt quanh năm; và ĐẦM LẦY CÂY BỤI, đặc
trưng bởi thảm thực vật cây bụi mọc thấp và thường chỉ ẩm ướt một phần trong năm,
và khô đi trong suốt mùa hè.
2.3. Tính chất và sự đa dạng sinh học của đất ngập nƣớc
2.3.1. Tính chất của đất ngập nước
Dĩ nhiên tất cả các loại đất ngập nước đều ẩm ướt, nhưng chúng là ướt do ao,
hồ, suối, sông và biển. Hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu về đất ngập nước đều
giới hạn các định nghĩa của họ về các môi trường sống này là "tối thiểu theo định kỳ,
đất phải bị ngập nước hoặc bị che phủ bởi một lớp nước cạn. Các vùng đất này nuôi
nấng các loài động thực vật có cuộc sống thích nghi với môi trường nước hoặc ngập
nước.
Tính chất quan trọng nhất của các vùng đất ngập nước là có vùng chung
quanh sủng nước (soggy); vì hầu hết các diện tích đất ngập nước đều nằm ở những vị
trí thấp nên mưa và các dòng chảy luôn tạo điều kiện cho đất ngậm nước bão hòa.
Cũng như nhiều vùng đất ngập nước nằm ở những nơi mà nước ngầm nằm ngay trên
mặt đất hoặc rất gần mặt đất; điều này có nghĩa là các vùng đất ngập nước này
thường xuyên được cung cấp nước từ các mạch nước ngầm. Còn các vùng đất ngập
nước khác giữ được ẩm ướt vì chúng nằm sát các dòng sông hoặc các dạng nguồn
nước khác chảy qua. Và dọc theo ven biển, thủy triều tạo nên sự ngậm nước thành
hình vùng đất ngập nước ven biển.
Ngoài ra có một tính chất đặc biệt là con người hoặc một vài loài động vật
khác có thể tạo ra một vùng đất ngập nước. Ví dụ như con người đắp đập làm thủy
điện hoặc thủy lợi; hay con hải ly có thể đắp một đoạn suối để bắt cá làm cho nước
tràn lên bờ thành một vũng nước suối rộng hơn.
2.3.2. Sự đa dạng sinh học của đất ngập nước

8
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Đất ngập nước là một trong những môi trường có năng suất cao nhất, là cái
nôi của sự đa dạng sinh học; chúng cung cấp nước và sản phẩm sơ cấp cho vô số loài
động thực vật tạo điều kiện tồn tại và sinh sống cho các loài này. Các vùng đất ngập
nước là nơi tập trung đông đảo các loài chim, động vật có vú, bò sát, lưỡng thê, cá và
động vật không xương sống.
Đất ngập nước cũng là nơi tồn trữ các gen thực vật quan trọng, ví dụ như lúa
là loài thực vật phổ biến của vùng đất ướt là thức ăn của một nữa loài người.
Có nhiều kiểu đất ngập nước nên mức độ đa dạng sinh học cũng khác nhau.
Theo thứ tự từ thấp đến cao về mức độ đa dạng sinh học, ta có thể liệt kê như sau:
a) Đa dạng sinh học thấp nhất
Đa dạng sinh học thấp nhất của các vùng đất ngập nước là đầm lầy than bùn vì
năng suất thấp và nước mang tính acid cao. Tuy nhiên đây lại là môi trường sống cho
loài nai sừng tấm Bắc Mỹ, nai, gấu đen, hải ly, mèo rừng, chim bói cá, thỏ chân
trắng, rái cá, chồn Vizon. Các loài chim di trú cũng hường ghé lại các vùng này trên
đường bay của chúng; có một số ít loài chim làm tổ, đẻ trứng và sinh sống tại đây
như le le, sếu, cú xám to, cú tai ngắn, gà nước Sora, sẻ đuôi nhọn (Mitsch &
Gosselink 1993).
Nơi có độ pH > 4,5 là môi trường sống cho các loài cá như cá chó (răng
nhọn), cá vược miệng nhỏ (Camp, Dresser & Mc Kee 1981; Novotony & Olem
1995).
b) Đa dạng sinh học cao
Là các đầm lầy nước ngọt đồng cỏ - rừng, đây là môi trường sống cho nhiều
chu kỳ sống của nhiều loài động vật có vú, bò sát, lưỡng thê và chim nước.
Đánh giá chung về đa dạng các loài chim thì có thể nói có đến 50 - 75% các
loài chim nước sống trọn chu kỳ sống ở loại đất ngập nước này, chúng làm tổ - đẻ
trứng - tìm thức ăn tại đây.
Các loài thú có vú, bò sát, lưỡng thê và chim sống tại các vùng đất ướt loại
này là nhờ vào thức ăn, nước và môi trường sống giàu dinh dưỡng này. Theo thống
kê có trên 400 loài.
Các đầm lầy nước ngọt đồng cỏ - rừng còn là nơi cung cấp thức ăn và nguồn
dinh dưỡng cho các loài cá nước ngọt và trên sông tiếp giáp các đầm lầy này.
Khoảng 50% các chất hữu cơ và dinh dưỡng của các đầm lầy theo nước chảy ra sông
rạch lân cận.
c) Đa dạng sinh học cao nhất
Đầm lầy ngập mặn, là nơi nhận các nguồn nước ngọt từ sông đổ ra biển và
nước mặn từ biển đưa vào đất liền, là nơi có năng suất sơ cấp cao nhất trong các hệ
sinh thái đất ngập nước.
Đầm lầy ngập mặn là nơi cung cấp môi trường sống không những cho các loài
định cư tại chổ mà là nơi trãi qua một phần chu kỳ sống của các loài sinh vật biển.

9
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Các động vật thủy sinh trong các vùng đất ngập nước này vô cùng phong phú, cả các
loài chim nước và nghêu sò ốc hến cũng thế.
Đầm lầy ngập mặn là vùng cung cấp đa dạng các loài động vật làm thức ăn
cho con người. Theo thống kê hiện nay, có trên 200 loài cây ngập mặn và tham gia
ngập mặn trên các vùng đất này. Về động vật có trên 400 loài từ phiêu sinh động
vật, giáp xác, lưỡng thê, hữu nhũ, chim, cá……

III. HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐẦM ĐÔNG HỒ


3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Đông Hồ là một đầm nước mặn, nằm ở trung tâm thị xã Hà Tiên, nơi cửa sông
Giang Thành đổ ra biển. Chung quanh tiếp giáp với phường Đông Hồ, phường Tô
Châu và xã Phú Mỹ thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Đầm Đông Hồ có
diện tích 1.384,36ha, chiếm khoảng 1/2 diện tích 4 phường nội ô và bằng 1/8 diện
tích tự nhiên của thị xã Hà Tiên. Hồ có chiều dài theo hướng Bắc - Nam khoảng 4,6
km, chiều rộng theo hướng Đông - Tây khoảng 3,5km.
Đầm Đông Hồ rất nổi tiếng cả trong và ngoài nước, được xem như một trong
Hà Tiên thập cảnh, là một danh lam thắng cảnh hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên
Hà Tiên, có tên trong nhiều bài thơ của Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tứ
làm chủ soái.
3.1.2. Địa hình
Đầm Đông Hồ có dạng hình lòng chảo chứa phù sa, có nơi rất dày lên đến 1,3
– 1,5m. Do tác động của chế độ thủy văn tự nhiên từ dòng chảy của sông Giang
Thành, kênh Rạch Giá – Hà Tiên và chế độ nhật triều của thủy triều vùng biển Tây
tạo nên các khu vực có các luồng lạch và vùng bồi lắng khác nhau.
Đặc điểm địa hình khu vực đầm Đông Hồ

STT KHU VỰC RỘNG SÂU GHI CHÚ


(m) (m)
01 Cửa sông Giang Thành 250 6–7
02 Kênh Rạch Giá – Hà Tiên 60 4–7
03 Rạch qua ấp Cừ Đức 70 4–7
04 Cửa Đầm thoát ra biển tại Cầu Nổi 250 6–7
05 Khu vực lòng hồ phía Đông 0,5 – 0,7 < 600 ha
06 Khu vực lòng hồ phía Tây 0,9 – 1,1 > 600 ha
07 Khu vực tự nhiên phía Đông Bắc 0,3 – (+0,3) < 200 ha
08 Khu dân cư 2 bên ấp Cừ Đức 30 - 50 +(0,4 - 0,7)
09 Khu vực dân cư phía Đông Nam +1,15 Mặt đường
10 Khu vực dân cư phía Tây Nam +(1,13 – 1,45) Mặt đường
11 Cồn nổi khu vực phía Tây Nam 0,2 – (+0,5) 13 ha
Nguồn: Nguyễn Xuân Viên (2004)
10
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

3.1.3. Khí tượng thủy văn


- Nhiệt độ trung bình: 27,4oC. Dưới nước trung bình: 28 oC
- Lượng mưa trung bình: 2.089mm/năm
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến 10
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ gió: Mùa mưa có gió Tây và Tây Nam, mùa khô có gió Đông Bắc và
Bắc.
- Đặc điểm: Nước trong hồ thay đổi theo mùa. Mùa khô thường là nước mặn,
mùa mưa hồ lại có nước ngọt (do lũ đổ về).
- Dòng chảy: Dòng chảy lớn tập trung vào mùa lũ, thường xuất hiện từ tháng
7 đến tháng 11, với lượng nước chiếm khoảng 75% lượng nước cả năm. Dòng chảy
nhỏ xuất hiện vào các tháng mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 4, tổng lượng nước chỉ
đạt khoảng 25%.
- Lượng phù sa mang theo dòng chảy rất lớn, chủ yếu từ sông Giang Thành.
- Đầm Đông Hồ chịu ảnh hưởng của chế độ Nhật Triều.
- Mực nước thấp nhất trong năm: -0.40
- Mực nước cao nhất trong năm: +0.70
- Mực nước lũ cao nhất (năm 1996): +1.15
- Bão: Về mùa mưa có ảnh hưởng của bão lớn, tới cấp 7 – 8 nhưng rất ít xảy
ra.
- Sóng lớn: Khi mưa giông có sóng lớn, cao nhất cũng có thể tới trên 1m.
3.1.4. Đặc điểm cảnh quan
Khu vực Đông Hồ nằm trong vùng có cảnh quan đẹp gồm cả núi, đồi, đồng
bằng, sông, biển, khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm ấm áp, động thực vật rất
phong phú. Trong đó có các lớp cảnh quan như sau:
- Lớp cảnh quan đồi núi: gồm những núi đồi có độ cao không lớn (Tô Châu
181m, Núi Lăng 30,4m, Thạch Động 101m) là núi đất đỏ hoặc núi đá vôi. Trong đó
có những dạng địa hình thoai thoải, vạt dấu tích tụ và các thung lũng chiếm ưu thế có
khả năng trồng rừng, trồng lương thực, hoa quả, hình thành các vườn rừng cho các
hoạt động du lịch sinh thái.
- Lớp cảnh quan đồng bằng: có cảnh quan nông nghiệp (đồng lúa, đồng màu,
trồng cây công nghiệp ngắn ngày), cảnh quan rừng (với độ che phủ không lớn, tập
trung thành các cụm nhỏ) cảnh quan bãi bồi ven biển và bãi cát ven biển.
- Cảnh quan biển: với những đảo lớn nhỏ trong khu vực xã Tiên Hải – Những
ngày trời trong có thể nhìn thấy cả đảo Phú Quốc, quần đảo Hải Tặc (Campuchia)
cảnh quan biển đẹp nhất vào lúc hoàng hôn, mặt trời lặn xuống biển sâu, những con
tàu đánh cá cập bến, mặt biển long lanh như dát bạc…

11
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội


3.2.1. Hiện trạng dân cƣ và hạ tầng xã hội
Từ nhiều năm nay, con người đã làm ăn sinh sống ở phía Tây Nam và phía
Nam của Hồ (Khu vực phường Đông Hồ và phường Tô Châu). Đặc biệt số dân cư ra
định cư sinh sống trên dãy cồn nổi giữa hồ (trước kia là ấp Cừ Đức, nay là khu phố
V, phường Đông Hồ) với: 198 hộ, 1.256 nhân khẩu, nghề nghiệp chủ yếu của hộ là
khai thác hải sản, mua bán củi, lá dừa nước… cuộc sống rất khó khăn. Người dân
trồng tràm, mấm, đước, dừa nước… họ tự ý lấn chiếm ra lòng hồ trồng cây, giăng
đáy, gây nên sự phức tạp trong công tác quản lý và khai thác sử dụng đầm Đông Hồ,
ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan khu vực, ảnh hưởng đến thoát lũ.
Nhà cửa của dân đa số là nhà cấp III, IV, và nhà tạm cây lá. Cơ sở giáo dục
còn rất hạn chế, tại ấp chỉ có một điểm trường tiểu học 3 phòng.
Khu vực xung quanh hồ thuộc phường Tô Châu, đời sống dân sinh có khá
hơn, có nhiều nhà trường cấp II, III. Các công trình hạ tầng xã hội như trường học,
trạm y tế, bến xe ở ngay địa bàn phường, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
3.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a) Hệ thống giao thông
- Từ Cầu Nổi đến Công an thị xã có đường tráng nhựa, vừa qua đã được đầu
tư nâng cấp đường, mở rộng vỉa hè, kè và công viên, tạo ra cảnh quan rất đẹp, nhất là
về ban đêm.
- Từ Công an thị xã đến Mương Đào – Rạch Ụ có đường đất đỏ rộng 5m. Đã
xây dựng cầu Mương Đào Rạch Ụ bằng bê tông cốt thép, rộng 3m, tải trọng 8 tấn ra
khu bãi rác theo qui hoạch tổng thể của thị xã.
- Từ Cầu Nổi đến Tháp Cao Đài phường Tô Châu có đường đất đỏ rộng 5m.
- Hai bên cồn khu phố V – phường Đông Hồ có cầu đường mới đổ bê tông
rộng 2m, nền đường 3 đến 5m.
- Còn lại toàn bộ xung quanh hồ phía Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc chưa có đường
giao thông, chỉ có các bờ đất nhỏ: 0,6 đến 0,8m, về mùa mưa đi lại rất khó khăn. Dân
cư ở khu phố V – phường Đông Hồ muốn về phường Đông Hồ hoặc Tô Châu phải đi
lại bằng tàu ghe.
b) Hệ thống điện: Khu dân cư phía Đông Nam đầm Đông Hồ thuộc phường
Tô Châu đã có điện lưới sử dụng từ lâu. Riêng khu dân cư khu phố V – phường
Đông Hồ , nghành điện đưa điện vượt qua đầm từ phía Mương Đào đến khu phố V –
phường Đông Hồ phục vụ chiếu sáng – sinh hoạt của nhân dân năm 2002.
c) Hệ thống cấp nước: Còn nhiều khó khăn, do điều kiện chung của Hà Tiên.
Khu vực khu phố V – phường Đông Hồ thiếu nước sinh hoạt nặng. Các khu vực
trong đất liền còn khá hơn nhưng mùa khô vẫn thiếu.
3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất
Toàn bộ đất đai của đầm Đông Hồ đều do nhà nước quản lý, chưa giao đất lâu
dài cho các hộ dân.

12
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)


01 Mặt nước 963,36 69,59
02 Đất trồng dừa lá 370,20 26,74
03 Đất trồng đước, cây tạp 35,54 2,57
04 Đất dân dụng, vườn tạp 15,56 1,10
Tổng cộng: 1.384,36 100
Nguồn: Nguyễn Xuân Viên (2004)

3.3. Đa dạng sinh học khu vực đầm Đông Hồ


3.3.1. Thực vật
Thảm thực vật rừng ngập mặn chiếm ưu thế ở khu vực nước nông và ven bờ:
STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM

Các loài ngập mặn chủ yếu (True mangrove species)


Acanthaceae Họ Ô rô
01 Acanthus ebracteatus Vahl. Ô rô trắng
02 Acanthus ilicifolius L. Ô rô
Aizoaceae Họ Rau đắng đất
03 Sesuvium portulacastrum L. Sam biển
Arecaceae Họ Cau dừa
04 Nypa fruticans Wurmb. Dừa nước, Dừa lá
05 Phoenix paludosa Roxb. Chà là biển
Avicenniaceae Họ Mấm
06 Avicennia alba Bl. Mấm trắng
07 Avicennia officinalis L. Mấm đen
08 Avicennia marina Vierh. Var. Rumphiana Bakhuiz Mấm quăn
Bignoniaceae Họ Đinh
09 Dolichandrone spathacea (L. f.) K. Schum. Quao nước
Combretaceae Họ Bàng
10 Lumnitzera littorea (Jack) Voigt Cóc đỏ
11 Lumnitzera racemosa Willd. Cóc vàng, Cóc trắng
Euphorbiaceae Họ Ba mảnh vỏ
12 Excoecaria agallocha L. Giá
Meliaceae Họ Xoan
13 Xylocarpus granatum Koen. Xu ổi
14 Xylocarpus moluccensis (Lam.) Roem. Xu sung
Myrsinaceae Họ Đơn nem
15 Aegyceras corniculatum (L.) Blanco Sú
16 Aegyceras floridum R. & Sch. Sú
Pteridaceae Họ ráng
17 Acrostichum aureum L. Ráng đại
Rhizophoraceae Họ Đƣớc
18 Bruguiera cylindrica (L.) Blume Vẹt trụ, Vẹt khang
13
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

19 Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lamk. Vẹt dù, Vẹt rễ lồi


20 Bruguiera parviflora (Roxb.) W. & Arn. ex Griff. Vẹt tách
21 Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. in Lamk. Vẹt đen
22 Ceriops decandra (Griff.) Ding Hou Dà quánh, Dà đen
23 Ceriops tagal (Perr) C.B. Rob. Dà vôi, Dà đỏ
24 Kandelia candel (L.) Druce Trang
25 Rhizophora apiculata Bl. Đước đôi
26 Rhizophora mucronata Poir. in Lamk. Đưng, Đước xanh
27 Rhizophora stylosa Griff. Đước chằng, Đước vòi
Rubiaceae Họ Cà phê
28 Scyphiphora hydrophyllacea Gaertn. f. Côi
Sonneraticeae Họ Bần
29 Sonneratia alba Bl. J. E. Smith Bần trắng
30 Sonneratia caseolaris (L.) Engler. Bần chua
31 Sonneratia ovata Bak. Bần ổi
Sterculiaceae Họ Trâm
32 Heritiera littoralis Dryand Cui biển
Một số loài tham gia rừng ngập mặn
(Mangrove associate species)
Annonaceae Họ Na
33 Annona glabra L. Bình bát
Asclepiadaceae Họ Thiên lý
34 Finlaysonia obovata Wall. Dây mủ
35 Gymnanthera nitida R. Br. Lỏa hùng, Thiên lý dại
Asteraceae Họ Cúc
36 Pluchea indica (L.) Lees. Lức, Cúc tần
37 Wedelia biflora (L.) DC. Sơn cúc hai hoa
Caesalpiniaceae Họ Vang
38 Intsia bijuga (Colebr.) O. Ktze Gõ biển, Gõ nước
Convolvulaceae Họ Bìm bìm
39 Ipomoea pes-caprae (L.) Sw. subsp. brasiliense Muống biển
(L.) Ooststr.
Fabaceae Họ Đậu
40 Canavalia cathartica Du Petit-Thouars Đậu cộ biển
41 Derris trifoliata Lour. Cóc kèn
Flagellariaceae Họ Mây nƣớc
42 Flagellaria indica L. Mây nước
Malvaceae Họ Bông
43 Hibiscus tiliaceus L. Tra bụp
44 Thespesia populnea (L.) Soland. ex. Correa Tra lâm vồ
Rubiaceae Họ Cà phê
45 Psychotria serpens L. Lìm kìm
Salvadoraceae Họ Gai me
46 Azima sarmentosa (Bl.) Benth. & Hook. Chùm lé
Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa
47 Clerodendrum inerme (L.) Gaertn. Ngọc nữ biển
48 Premna serratifolia L. Cách, Vọng cách
14
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

3.3.2. Động vật


Một số loài động vật thường thấy ở khu vực đầm Đông Hồ:

STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM


Squillidae
01 Squilla mantis (oratoria) Tôm tích, Tôm bọ ngựa
Portindae
02 Scylla serrata Cua biển
Penaeidae Họ Tôm he
03 Penaeus indicus Tôm bạc thẻ đỏ đuôi
04 Penaeus merguiensis Tôm bạc thẻ
05 Penaeus monodon Tôm sú
Xiphosura Bộ Đuôi kiếm
06 Limulus polyphemus Đuôi kiếm, Sam biển

07 Acetes sinensis Tôm moi, Ruốc


Ostreidae
08 Ostrea rivularis Hàu cửa sông, Hàu
Arcacea
09 Arca granosa Sò huyết

Corbiculidae
10 Cyrena sumatrensis Vọp
Veneridae Họ Ngao
11 Meretrix lyrata (Sowerby) Nghêu
Portamididae
12 Cerithidea cingulata Gmelin Ốc leng, Ốc mút
Octopodidae Họ Bạch tuộc
13 Octopus sp Mực tua
Englaulidae Họ cá trỏng
14 Coilia macrognathus Bleeker Cá mề gà, Cá mồng gà
Plotosidae Họ Cá ngát
15 Plotosus anguillaris (Bloch) Cá ngát
Schilbeidae Họ Cá tra
16 Pangasius polyuranodon Bleeker Cá dứa
Mugilidae Họ Cá đối
17 Mugil cephalus Linnaeus Cá đối mục
Centropomidae Họ Cá sơ biển
18 Lates calcarifer (Bloch) Cá chẽm
Serranidae Họ Cá mú
19 Epinephelus arcolatus (Forskal) Cá mú chấm
Periophthalmidae Họ Cá thòi lòi
20 Periophthalmus schlosseri (Pallas) Cá thòi lòi
Apocrypteidae Họ Cá bống kèo
21 Boleophthalmus boddarti (Pallas) Cá bống sao
Varanidae Họ Kỳ đà
15
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

22 Varanus salvator (Laurenti, 1786) Kỳ đà nước


Boidae Họ Trăn
23 Python molurus (Linnaeus, 1758) Trăn đất, Trăn mốc
24 Python reticulatus (Schneider, 1801) Trăn gấm
Elapidae Họ Rắn hổ
25 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong
26 Naja naja (Linnaeus, 1758) Rắn hổ mang
Viperidae Họ Rắn lục
29 Trimeresurus popeorum Smith, 1937 Rắn lục xanh
Pelcanidae Họ bồ nông
30 Pelecanus philippensis (Gmelin) Bồ nông chân xám
Ardeidae Họ Diệc
31 Ardea cinerea (Gould) Diệc xám
32 Egretta garzetta (Linnaeus) Cò trắng, Cò cá
33 Nycticorax nycticorax (Linnaeus) Vạc
Ciconiidae Họ Hạc
34 Leptoptilos javanica Già đẫy
35 Mycteria leucocephala Giang sen
Anatidae Họ vịt
36 Dendrocygna javanica (Horsfield) Le nâu, Le le
Rallidae Họ Gà nƣớc
37 Amaurornis phoenicurus Quốc
Columbidae Họ Bồ câu
38 Streptopelia chinensis (Temminck) Cu gáy, cu cườm, cu đất
Cuculidae Họ Cu cu
39 Centropus sinensis (Hume) Bìm bịp lớn
Mustelidae Họ Chồn
40 Lutra lutra (Linnaeus, 1758) Rái cá thường

3.3.3. Phiêu sinh vật


a) Phiêu sinh thực vật:
Theo Nghiên cứu Hiện trạng môi trường đầm Đông Hồ, Hà Tiên – Kiên Giang của
Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam năm 2006. Kết quả đã định được 142 loài thực
vật phù du, trong đó tảo silic chiếm ưu thế về thành phần loài 86 loài, tiếp đến tảo lục
(26 loài); tảo mắt 12 loài; tảo lam (10 loài); tảo giáp (8 loài), như vậy chỉ trong một
phạm vi hẹp, thời điểm lấy mẫu chỉ tập trung vào 2 thời điểm mùa mưa và mùa khô
nhưng có số loài thực vật phù du khá phong phú, thể hiện tính chất đa dạng sinh học
của vùng. Điều này cũng được xác định nước trong hồ thường xuyên có sự lưu
chuyển giữa khối nước từ biển vào và 2 khối nước ngọt đổ về từ khu tứ giác Long
Xuyên và sông Giang Thành làm cho khu vực hệ thực vật có sự giao lưu.
Về sinh vật lượng, kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt rất lớn sinh khối
thực vật phù du trong vùng. Vào mùa khô sinh khối thực vật khá cao dao động từ
2.160 – 6.300 tế bào/lít; sang thời điểm màu mưa sinh khối đã giảm đi rõ rệt chỉ còn
dao động từ 613 – 1.581 tế bào/lít; sự khác biệt này được xác định do vào mùa khô

16
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

khối nước biển chi phối toàn bộ chất lượng nước trong hồ, nước hồ thường trong nên
thực vật trong nước có điều kiện phát triển trong khi sang thời điểm mùa mưa nước
từ trong phía nội đồng đổ ra nhiều mang theo nhiều cặn, bùn đất làm cho nước bị
đục, thực vật phát triển kém dẫn đến giảm nhiều số lượng so với mùa khô.
Thực vật phù du có thành phần loài khá phong phú (142 loài), mật độ cao hơn
so với ven biển Đông Nam Bộ, vào mùa khô là 4.200.000 tế bào/m3 và vào mùa mưa
là 1.097.000 tế bào/m3, chứng tỏ năng suất sinh học sơ cấp của vùng nghiên cứu khá
cao, hoàn toàn thích hợp cho nuôi các loài thủy sản sử dụng thực vật phù du làm thức
ăn. Tảo silic không chỉ chiếm đa số về thành phần loài mà còn có mật độ cao nhất.
Các loài tảo độc không nhiều, chưa thấy hiện tượng “triều đỏ”.
b) Phiêu sinh động vật
Theo kết quả nghiên cứu trên, phân tích các mẫu thu tại các điểm nghiên cứu
đã thu được 66 loài động vật phù du, trong đó số loài tập trung nhiều nhất ở nhóm
Copepoda 35 loài, Cladocera 15 loài, Chaetognata 4 loài và nhóm Decapoda 3 loài.
Ngoài ra còn phát hiện được 7 dạng ấu trùng của các dạng chưa trưởng thành.
Động vật phù du có thành phần loài ở mức độ trung bình (41 loài), mật độ
động vật phù du trung bình là 260 con/m3, thấp hơn nhiều so với vùng biển ven bờ
Cà Mau – Rạch Giá (1.542 con/m3), trong đó chân bèo (copepoda) và nhóm râu
nhánh (Cladocera) chiếm đa số. Động vật phù du vùng nghiên cứu điều là những loài
có hàm lượng dinh dưỡng cao, là thức ăn của những thủy sản có giá trị kinh tế,
không có những loài độc hại.
Kết quả trên cũng phản ánh chính xác hiện trạng chất lượng nước trong vùng.
Do đây là hồ nối sông với biển nên thường xuyên chịu ảnh hưởng hổn hợp của hai
khối nước, tại đây khu hệ sinh thái có sự giao thoa nên dù vào mùa mưa vẫn thấy
hiện diện của các loài có nguồn gốc biển hay vào màu khô vẫn thấy hiện diện của các
loài có nguồn gốc nước ngọt.
c) Động vật đáy
Cũng theo nghiên cứu trên, khác với động vật phù du và thực vật phù du sống
trong tầng nước và di động theo dòng nước, mỗi khối nước sẽ có một quần xã sinh
vật phù du tương ứng, còn động vật đáy do khả năng di động chậm, nhất là những
động vật đáy sống trong nền đáy như giun nhiều tơ (Polychaeta), động vật thân mềm
(Mollusca) khả năng di động rất kém. Vì vậy khi môi trường nước thay đổi đột ngột
vượt quá mức giới hạn thích ứng thì chúng sẽ chết hàng loạt và thay vào đó là một
quần xã sinh vật đáy khác thích nghi với hoàn cảnh sống mới. Tại các cửa sông khi
mùa lũ, độ mặn giảm từ mặn-lợ sang nước ngọt khiến cho những loài không có khả
năng thích nghi phải di chuyển đi nơi khác hay bị chết. Vì vậy ở vùng cửa sông chỉ
tồn tại những loài sinh vật đáy có khả năng thích nghi rộng với độ mặn.
Động vật đáy tuy nghèo về thành phần loài (24 loài). Trong mùa mưa quần thể
sinh vật thủy sinh vùng nghiên cứu hoàn toàn mang đặc tính nước ngọt, xen kẽ với

17
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

những loài nước lợ. Điều này cho thấy vào thời kỳ mùa mưa, nguồn nước trong hồ
hầu hết là nước ngọt chỉ một phần cửa ra còn chịu ảnh hưởng của nước biển.
Vùng nghiên cứu là hồ nối biển với sông, hàng ngày chịu trực tiếp ảnh hưởng
của khối nước biển, vào mùa lũ chịu sự chi phối nhiều hơn của nước lũ từ vùng Tứ
giác Long Xuyên và một hướng từ sông Giang Thành chảy về làm môi trường nước
có nhiều thay đổi vì vậy có thể nói động vật đáy trong vùng này thường chịu các biến
đổi rất đột ngột về điều kiện môi trường có khi diễn ra theo ngày, theo giờ.
Nhận xét chung về đa dạng sinh học của đầm Đông Hồ
Nhìn chung, đầm Đông Hồ là một vùng đất ngập nước mặn, vì thế mức độ đa
dạng sinh học của vùng này thuộc loại cao so với các loại đất ngập nước khác của
Kiên Giang.

IV. CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN GIÁ TRỊ ĐẤT NGẬP NƢỚC, RỪNG NGẬP
MẶN VÀ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA ĐẦM ĐÔNG HỒ
4.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách
4.1.1. Xác định đầm Đông Hồ là khu vực cần phải bảo tồn cảnh quan và đa dạng
sinh học
Quy hoạch cụ thể các khu vực chức năng để đầm Đông Hồ phát huy tốt nhất
các chức năng tự nhiên vốn có từ ngàn xưa đến giờ. Đảm bảo giữ gìn được giá trị
cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng cùng giá trị đa dạng sinh học của đầm Đông Hồ,
đồng thời phát huy được việc phát triển kinh tế xã hội cho người dân địa phương.
4.1.2. Thành lập Ban Quản lý Khu Bảo tồn đầm Đông Hồ
Sau khi được công nhận là Khu Bảo tồn, cần phải thành lập Ban Quản lý Khu
Bảo tồn đầm Đông Hồ, nhằm mục đích quản lý tổng hợp các giá trị cảnh quan và đa
dạng sinh học của khu vực này.
4.1.3. Xây dựng quy chế hoạt động của Ban Quản Lý Khu Bảo tồn đầm Đông Hồ
Phải xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu Bảo tồn
đầm Đông Hồ. Trong quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý cần thể hiện rõ
quy chế về mặt tổ chức và phương thức quản lý, đồng thời cần nhấn mạnh đến tính
hệ thống của các khu vực đầm Đông Hồ nằm trong mạng lưới các khu bảo tồn của
Kiên Giang, Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, châu Á và toàn cầu.
4.2. Các giải pháp về kỹ thuật
4.2.1. Xây dựng các biện pháp quản lý tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng
trong việc quản lý Khu Bảo tồn đầm Đông Hồ
Chúng tôi cho rằng các biện pháp quản lý tổng hợp có sự tham gia của cộng
đồng trong việc quản lý Khu Bảo tồn đầm Đông Hồ là cần thiết để thực sự phát huy
được hiệu quả trong công tác bảo tồn Hệ Sinh thái đất ngập nước này.
4.2.2. Đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc diễn biến tài nguyên thiên nhiên và
môi trường trên địa bàn Khu Bảo tồn đầm Đông Hồ

18
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Để làm tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Hệ Sinh
thái đất ngập nước đầm Đông Hồ, cần thiết phải có mạng lưới quan trắc theo dõi diễn
biến tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên địa bàn. Qua việc thu thập và phân
tích số liệu thường xuyên liên tục, công tác quản lý sẽ bén nhạy hơn trong việc suy
đoán diễn biến tài nguyên thiên nhiên và môi trường nhằm điều chỉnh hoặc đưa ra
các quyết định quản lý chính xác và kịp thời hơn.
4.2.3. Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường Khu Bảo
tồn đầm Đông Hồ bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Trong quá trình xây dựng quy hoạch các khu chức năng cho Khu Bảo tồn đầm
Đông Hồ cần thiết lập được bản đồ số về hiện trạng đất đai và thảm thực vật tự
nhiên, đây là cơ sở tốt để thực hiện bước tiếp theo là viết các phần mềm cần thiết cho
việc quản lý hệ sinh thái đất ngập nước đầm Đông Hồ bằng hệ thống thông tin địa lý.
Điều này sẽ tránh được việc trùng lấp trong công tác quy hoạch cũng như trong việc
thiết lập các dự án phát triển trong tương lai cho vùng đầm Đông Hồ.
4.3. Các giải pháp về kinh tế
4.3.1. Chú trọng đầu tư cho du lịch sinh thái
Đầm Đông Hồ là một cảnh quan nổi tiếng trong Hà Tiên thập cảnh từ vài trăm
năm nay, lượng du khách đến với Đông Hồ đã có sẵn. Sau khi quy hoạch là Khu Bảo
tồn, việc phát triển du lịch sinh thái ở vùng đầm Đông Hồ là hướng đi rõ nét cần thiết
phải đẩy nhanh tốc độ. Để làm được điều này, cần phải huy động sức mạnh tổng hợp
của mọi thành phần kinh tế cùng tham gia thực hiện các việc sau đây:
- Đa dạng hóa các tour du lịch sinh thái: đây là việc ưu tiên hàng đầu cần
thiết phải làm. Có đa dạng hóa được các tour du lịch sinh thái mới thu hút được du
khách.
- Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái: đây chính là lực lượng
nòng cốt để phát triển du lịch sinh thái. Có đào tạo được lực lượng này mới bảo đảm
được chất lượng các tour du lịch sinh thái. Khuyến khích lực lượng trẻ của địa
phương tham gia vào đội ngũ này vì chỉ có cư dân địa phương mới gắn bó với văn
hóa và thiên nhiên nơi mình sinh sống và truyền đạt được cái hồn của một tour du
lịch sinh thái đến du khách một cách trọn vẹn.
- Tiếp thị du lịch sinh thái: là công việc hết sức quan trọng trong việc quãng
bá nội dung các tour du lịch sinh thái đến với đối tượng có nhu cầu. Nếu tiếp thị du
lịch sinh thái tốt, số lượng du khách sẽ tăng đáng kể. Đa số khách du lịch sinh thái
hiện nay vào khoảng 7 triệu khách/năm; trong đó Mỹ khoảng 3 triệu - Nhật khoảng 2
triệu - 2 triệu còn lại là người Đức và các nước khác.
4.3.2. Chú trọng đầu tư cho kiểm soát đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy hải
sản
Khi đã quy hoạch Khu Bảo tồn đầm Đông Hồ, đặc biệt chúng ta thấy đối với
đánh bắt thủy sản cần tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nghiêm cấm
cào te điện, kiểm soát các kiểu đánh bắt thủy sản có mắt lưới nhỏ, làm hại con non

19
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

của các loài động vật thủy sinh. Đồng thời tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển
giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản sạch cho cư dân địa phương. Tổ chức nuôi trồng
thủy sản sạch và đăng ký nhãn hiệu thủy sản sạch cho người dân địa phương phải
được xem là công tác trọng tâm của ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang hiện nay.
4.3.3. Chú trọng đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng
Để phát triển kinh tế xã hội, cần phải phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ
cho các ngành kinh tế, đặc biệt đối với du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy hải sản
sạch.
Tuy nhiên, chúng ta cần định hướng rõ rằng việc xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng kỹ thuật không được làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của hệ sinh thái đất
ngập nước đầm Đông Hồ. Trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phải chú trọng
đến sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, nên nhớ rằng phát triển để bảo tồn và bảo
tồn để phát triển.
4.4. Các giải pháp về nghiên cứu và giáo dục môi trƣờng
4.4.1. Đối với đội ngũ cán bộ công chức các ban ngành có liên quan đến công tác
quản lý trực tiếp Khu Dự Trữ Sinh Quyển Kiên Giang.
Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững hệ
sinh thái đất ngập nước đầm Đông Hồ, họ cần được tạo điều kiện để nâng cao năng
lực về khả năng nghiên cứu và tham gia nghiên cứu để trở thành những người làm tốt
công tác giáo dục môi trường.
Để thực hiện được điều này, cần thiết phải có các chương trình gắn kết giữa
các trường Đại học, các Viện nghiên cứu và Ban quản lý Khu Bảo tồn đầm Đông Hồ
để tổ chức các hội thảo khoa học, các khóa đào tạo và đào tạo lại có liên quan đến
việc nghiên cứu và giáo dục môi trường cho đội ngũ cán bộ công chức nói trên.
4.4.2. Đối với cư dân địa phương
Cần có các chương trình lồng ghép về phổ biến thông tin và giáo dục về môi
trường trong các cuộc họp tổ dân phố của cư dân địa phương. Một khi người dân địa
phương nhận thức rõ về ý nghĩa và giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước đầm Đông
Hồ, họ sẽ trở thành các tuyên truyền viên đắc lực cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển
hệ sinh thái này.
4.4.3. Đối với khách du lịch
Cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các đầu mối đưa khách du lich đến với
Khu Bảo tồn đầm Đông Hồ, để khách du lịch đến với Đông Hồ được nắm rõ thông
tin về hệ sinh thái đất ngập nước Đông Hồ trước khi bắt đầu tour du lịch của mình.
Việc truyền đạt thông tin này có thể thông qua các tờ bướm và xem băng – đĩa
hình trong phần đầu của tour du lịch từ 10 – 20 phút, hoặc có phần tham quan các
nhà bảo tàng trong tour du lịch, hoặc các bảng giới thiệu – hướng dẫn ven đường tại
các điểm du lịch.
4.5. Các giải pháp về hợp tác quốc tế
4.5.1. Tham gia mạng lưới các khu bảo tồn đất ngập nước (Ramsar site) thế giới

20
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Nếu được công nhận là Ramsar site, Khu Bảo tồn đất ngập nước đầm Đông
Hồ sẽ nằm trong mạng lưới các khu bảo tồn đất ngập nước của khu vực và thế giới.
Cần có các hoạt động gắn kết với mạng lưới các khu Ramsar site của khu vực và thế
giới.
4.5.2. Trao đổi thông tin và học tập kinh nghiệm của các khu bảo tồn đất ngập
nước khác trên thế giới
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực, việc trao
đổi thông tin và học tập kinh nghiệm với bạn bè quốc tế là điều tất yếu. Thông qua
các hoạt động này, chúng ta có thể đào tạo được nguồn nhân lực và cải tiến công tác
quản lý hệ sinh thái đất ngập nước đầm Đông Hồ.
4.5.3. Xây dựng sẵn các dự án nghiên cứu và cải thiện dân sinh kinh tế để kêu gọi
hỗ trợ thực hiện từ các tổ chức quốc tế.
Để có thể kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế trong công vệc bảo tồn và phát triển bền
vững hệ sinh thái đất ngập nước đầm Đông Hồ, địa phương cần xây dựng sẵn các dự
án hợp tác quốc tế về nghiên cứu và cải thiện dân sinh kinh tế để có thể trao đổi với
đối tác phù hợp ngay khi có điều kiện tiếp xúc.

V. KẾT LUẬN
Đầm Đông Hồ ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang là một vùng sinh thái đất
ngập nước có giá trị cảnh quan cũng như giá trị đa dạng sinh học cao. Việc bảo tồn
các giá trị này là điều cấp thiết để góp phần vào sự nghiệp bảo tồng diện tích đất
ngập nước của thế giới hiện còn quá ít.
Các việc cần thiết phải làm ngay, theo chúng tôi gồm:
1. Lập hồ sơ quy hoạch và xây dựng Khu Bảo tồn đất ngập nước đầm Đông
Hồ tiến đến trình công nhận là một khu Ramsar site.
2. Thành lập Ban Quản lý Khu Bảo tồn đất ngập nước đầm Đông Hồ - Hà
Tiên để có kế hoạch và các giải pháp quản lý cụ thể nhằm phát huy tối đa mọi tiềm
năng hiện có về mặt đa dạng sinh học và cảnh quan.
3. Ủy ban nhân dân Tỉnh Kiên Giang chủ trì và phối hợp với các nhà khoa
học, các nhà quản lý, các nhà ra chính sách để hỗ trợ cho Ban Quản lý Khu bảo tồn
đất ngập nước đầm Đông Hồ - Hà Tiên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Tài liệu tham khảo


1. The Ramsar Info Pack. What are wetlands. Internet: Wetlands.
2. Types of Wetlands and Their Roles in the Watershed. Internet: Wetlands.
3. Nguyễn Xuân Quý (2004). Giới thiệu quy hoạch chung khai thác, sử dụng đầm
Đông Hồ - Hà Tiên.
4. Viện Khoa Học Thủy Lợi miền Nam (2006). Nghiên cứu Hiện Trạng Môi Trường
Đầm Đông Hồ, Hà Tiên – Kiên Giang.

21
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI


CỦA VÙNG ĐẤT NGẬP NƢỚC “ĐẦM ĐÔNG HỒ - HÀ TIÊN”
TỈNH KIÊN GIANG

- TS. Trƣơng Minh Chuẩn -


Phân hiệu Trường Đại học Nha Trang
Mở đầu:
Việt Nam có rất nhiều khu vực đất ngập nước trong đó phải kể đến khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi rất đa dạng về các sinh cảnh đất ngập
nước.
Đầm Đông Hồ thuộc thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang là một khu vực đất ngập
nước được xem một “lagoon” ven bờ nhiệt đới tiêu biểu của ĐBSL. Khu vực đất
ngập nước đầm Đông Hồ đã gắn liền với lịch sử phát triển lâu đời của vùng đất Hà
Tiên và cũng gắn bó với đời sống, sinh hoạt sản xuất, văn hóa của cộng đồng cư dân
nơi đây; đặc biệt với cư dân vùng ven đầm.
Những giá trị về tài nguyên thiên nhiên của đầm đã góp phần phục vụ phát
triển kinh tế xã hội cho Hà Tiên qua nhiều thời kỳ. Là một thắng cảnh nổi tiếng gắn
với địa danh Hà Tiên, đầm Đông Hồ còn thể hiện rõ chức năng bảo vệ môi trường
cho vùng; đồng thời có sự hấp dẫn về mặt khoa học với nhiều vấn đề cần được quan
tâm nghiên cứu để phát hiện thêm những tiềm năng về tài nguyên, cảnh quan, môi
trường sinh thái là cơ sở ứng dụng vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
của vùng và khu vực; ứng dụng vào quy hoạch quản lý tài nguyên môi trường, xác
định giá trị của đầm Đông Hồ là một sinh cảnh của đất ngập nước trong khu vực
ĐBSCL. Việc nghiên cứu cũng được ứng dụng để khắc phục hiện trạng xuống cấp
của đầm Đông Hồ (i) diện tích mặt nước dần bị thu hẹp (ii) lòng Đầm cạn dần (iii)
chất lượng nước trong Đầm có dấu hiệu bị ô nhiễm…. Việc khôi phục hệ sinh thái
cảnh quan, môi trường đầm Đông Hồ theo hướng phát triển bền vững, bảo tồn các
giá trị của đất ngập nước lại được nêu ra tại hội thảo khoa học “Định hướng quy
hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”.
VỊ TRÍ VÙNG NGHIÊN CỨU ĐẦM ĐÔNG HỒ, TX. HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

Nguồn: GoogleMap
22
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

I. Sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu


Đầm Đông Hồ là địa danh nổi tiếng của vùng đất Hà Tiên, có những điểm đặc
thù so với hệ đầm phá trong nước và khu vực ĐBSCL; chịu ảnh hưởng và có tác
động đến vùng biển Tây Nam. Nhìn lại quá khứ cho thấy vị trí địa lý và vai trò chức
năng của đầm Đông Hồ đã được phát hiện, vì là vị trí an toàn để tránh mùa giông bão
của biển Tây Nam, cung cấp nước ngọt cho vùng, cho tàu thuyền trên đường hàng
hải về Đông Nam Á. Thời Mạc Cửu làm Tổng trấn Hà Tiên (1708) đã mở mang khá
toàn diện vùng đất này và đầm Đông Hồ trở thành thương cảng và là căn cứ của thủy
quân thời đó; Đông Hồ cũng được đánh giá là một thắng cảnh trong “Thập cảnh Hà
Tiên” thời bấy giờ. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, vị trí địa lý và những chức năng tự
nhiên của đầm đều được khai thác và đã thực sự phục vụ đời sống và sự phát triển
của vùng đất Hà Tiên, đặc biệt trong giai đoạn trước đây khi đường bộ đến Hà Tiên
rất khó khăn thì Đông Hồ đã trở thành cửa ngõ của đường thủy tạo sự nhộn nhịp cho
vùng.
Tuy vậy việc nghiên cứu về đầm Đông Hồ từ thời Mạc Cửu đến 1975 rất hạn
chế và hầu như chỉ được biết đến là một thắng cảnh lớn của đất Hà Tiên; điều này đã
thể hiện qua các bài thơ Nôm xướng họa của Mạc Thiên Tích và các thành viên
nhóm Tao đàn Chiêu Anh Các (1736); được mô tả trong “Địa phương chí Hà Tiên”
của Trần Trung Thiêm (1971) và “Việt Nam hình thể đồng bằng”, “Vịnh Thái Lan”
của Sơn Hồng Đức (1973). Trong tài liệu “Tìm hiểu Kiên Giang” của Ban Nghiên
cứu lịch sử Đảng Kiên Giang (1986) cũng đã đề cập đến vai trò của đầm Đông Hồ-
Hà Tiên; tháng 7-2000 Công ty Tư vấn cổ phần xây dựng Kiên Giang đã lập quy
hoạch khai thác sử dụng đầm Đông Hồ; UBND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số
712/UB-QĐ ngày 11-4-2001 phê duyệt đề án quy hoạch chung khai thác sử dụng
đầm Đông Hồ - Thị xã Hà Tiên; vào tháng 11-2004, thị xã Hà Tiên đã tổ chức hội
thảo khoa học (“Phát triển du lịch sinh thái Đông Hồ - Hà Tiên”; tháng 10-2006 Viện
Khoa học Thủy lợi miền Nam - Bộ NN&PTNT) đã lập báo cáo đề tài “Nghiên cứu
hiện trạng môi trường đầm Đông Hồ - Hà Tiên - Kiên Giang”.
Đề tài 48-06-14 (1983-1985) cấp Nhà nước lần đầu tiên đã xác định: đầm phá
của Việt Nam là một kiểu hệ sinh thái độc lập (lagoonal ecosystem) ven bờ; đề tài đã
xác định kiểu loại đầm phá, xác định rõ bản chất tự nhiên, cấu trúc, diễn thế phát triển
và tiềm năng tài nguyên thủy vực của đầm phá đồng thời đưa ra hệ thống quản lý cho cả
hệ thống đầm phá ven bờ Việt Nam. Đây cũng chính là cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu sâu về đầm Đông Hồ.

23
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Bảng 1. Liệt kê một số đầm phá ven bờ các tỉnh miền Trung và ĐBSCL

Tên Đầm Phá Vị Trí Tỉnh Diện Kích Thƣớc (km) Độ Sâu
(Tỉnh-TP) Tích (m)
Dài Rộng
(km2)
Đông Hồ Hà Tiên-KG 13,84 4,6 3,5 0,7 - 1,5
Tam Giang – Cầu Thừa Thiên Huế 216 6,1 4 1,6 - 4
Hai
Lăng Cô Thừa Thiên Huế 16 6,1 4 12 - 2
Trường Giang Quảng Ngãi 36.9 14,7 4 1,1 - 2
An Khê Quảng Ngãi 3,5 2,9 1,1 1,3 - 2
Nước Mặn Quảng Ngãi 2,8 2,3 1,2 1,0 - 1,6
Trà Ổ Bình Định 14,4 6,2 2,1 1,6 - 2,2
Nước Ngọt Bình Định 26,5 8,5 3,1 0,9 - 1,4
Thị Nại Bình Định 50 15,6 3,9 1,2 - 2,5
Cù Mông Bình Định 30,2 17,6 2,2 1,6 - 3,5
Ổ Loan Phú Yên 18 9,3 1,9 1,2 - 2
Thủy Triều Khánh Hòa 25,5 17,5 3 1,2 - 2
Đầm Nại Ninh Thuận 8 6 3,5 2,8 - 3,2

II. Các đặc điểm tự nhiên và môi trƣờng sinh thái của đầm Đông Hồ
Đầm Đông Hồ nằm ở phía Đông của thị xã Hà Tiên, có diện tích tự nhiên
1.384ha và diện tích mặt nước là 936 ha. Đông Hồ là đầm điển hình cho loại thủy
vực ven bờ thuộc vùng biển Tây Nam, phía Bắc tiếp giáp với sông Giang Thành và
phía Nam có cửa Trần Hầu đổ ra biển. Đầm có địa hình lòng chảo nên khi tiếp nhận
nguồn nước có mang phù sa từ sông Giang Thành với dòng chảy giảm nhỏ và do ảnh
hưởng của thủy triều biển phía Tây Nam, đã tạo ra hiện tượng lắng đọng phù sa trong
lòng chảo với độ dày phù sa từ 1,3 đến 1,5m, động lực dòng chảy từ lâu đời cũng đã
tạo cho địa hình của đầm có nhiều luồng lạch và những vùng bồi lắng; đặc biệt với 2
cồn nỗi chia lòng đầm thành 2 vùng khác biệt(i) phía Đông có độ bồi lắng lớn hơn(ii)
phía Tây độ bồi lắng nhỏ hơn; trên cồn dân cư đã tập trung sinh sống và canh tác.
Khu hệ sinh vật có mức độ đa dạng sinh học khá cao vì nhiều yếu tố(i) Đầm nằm
trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa cao, có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt;
mùa mưa trùng với mùa lũ, mùa nắng cũng là mùa khô hạn, đây là điều kiện để thủy
vực giàu về dinh dưỡng với nguồn thức ăn khá phong phú cho sinh vật phát triển(ii)
cấu trúc của đầm có sự nối thông giữa biển và sông; vào mùa nắng hạ đầm tiếp nhận
nước mặn từ biển Tây Nam, vào thời kỳ này nước biển chiếm lĩnh lòng đầm, vào
mùa mưa lũ những khối nước ngọt từ sông Giang Thành và vùng Tứ Giác Long
Xuyên (TGLX) mang theo lượng phù sa lớn chảy vào đầm và đã chi phối toàn bộ
chất lượng nước trong đầm; tạo ra sự giao thoa cho khu hệ sinh vật ở đây, do đó vào
mùa mưa vẫn thấy sự có mặt của những loài có nguồn gốc biển; hoặc trong mùa khô
vẫn có loài nguồn gốc nước ngọt sinh sống, ngoài ra còn có sự hiện diện của các loài
nước lợ. Các yếu tố trên đã tác động đến môi trường và HST của đầm; qua kết quả
24
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

của các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt tương đối lớn thành phần loài chỉ số đa
dạng sinh vật trong 2 mùa mưa nắng đã phản ánh điều kiện sinh thái của đầm kém ổn
định và mang tính chuyển tiếp rõ rệt.
Khu hệ động thực vật đầm Đông Hồ nhìn chung khá phong phú. Hệ thực vật
phù du giàu về thành phần loài và sinh khối với 142 loài làm thức ăn cho những loài
thủy sản và động vật phù du. Hệ động vật phù du có thành phần ở mức độ trung bình
(42 loài) tuy nhiên là những loài có hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo nguồn thức ăn
cho những loài thủy sản có giá trị kinh tế và không có những loài độc hại. Hệ động
vật đáy tuy nghèo về thành phần chỉ với 24 loài nhưng rất phong phú đa dạng có đủ
các loại sinh thái nước mặn, nước ngọt, nước lợ, động vật đáy khá giàu về sinh khối
và thường chịu các biến đổi đột ngột vì điều kiện môi trường biến đổi theo mùa.
Hệ thực vật bậc cao của đầm với đại diện là quần xã rừng ngập mặn chủ yếu
là đước và dừa nước; nhưng chất lượng rừng thuộc loại trung bình vì đã bị cư dân
khai thác, lấn chiếm và tập trung ở phía Đông Bắc của đầm với gần 400ha; việc khôi
phục rừng ngập mặn ở phía Đông Bắc và trồng lại rừng ở phía Đông là rất cần thiết.
Khu hệ cá đầm Đông Hồ rất phong phú và đa dạng về giống, loài; có nguồn
gốc từ 2 luồng (i) cá nước mặn di cư vào Đầm từ biển Tây Nam trong giai đoạn mùa
khô (ii) luồng cá nước ngọt từ sông Mê Kông tràn về trong giai đoạn mùa mưa, cho
khả năng đánh bắt sản lượng cao trong thời gian cả năm. Ở cửa ra đầm Đông Hồ và
các cửa kênh thoát lũ có mặt các nhóm cá nước mặn, nước ngọt thùy thuộc sự thay
đổi độ mặn theo mùa trong năm.
Nhìn chung sự tồn tại của chuỗi thức ăn ngắn tạo ra năng suất đầu ra của HST
trong vùng khá cao.
III. Giá trị của đầm Đông Hồ đối với khu vực Hà Tiên và TGLX
1) Giá trị cảnh quan và vị thế: Đầm Đông Hồ là cửa ngõ ra biển Tây Nam,
là một trong 4 đơn vị cảnh quan của vùng Hà Tiên. Cảnh quan của đầm tạo ra danh
thắng hấp dẫn du khách, đồng thời vị trí địa lý của đầm đã tạo cho Đầm một “tài
nguyên vị thế”. Cảnh quan của đầm có thể ứng dụng vào phục vụ phát triển kinh tế
xã hội của vùng; cảnh quan đầm sẽ góp phần tạo ra cho Hà Tiên một “cấu trúc du
lịch bền vững” đó là (i) tài nguyên, sản phẩm du lịch (ii) khách du lịch (iii) và dịch
vụ du lịch, nghĩa là cảnh quan sẽ thu hút khác du lịch và từ đó dịch vụ du lịch phát
triển.
2) Giá trị sinh cƣ: giá trị tài nguyên đầu tiên của đầm phải kể đến là mang lại
môi trường sống và nguồn sống cho khoảng 4 vạn dân cư trong vùng, trong đó có
trên 2000 cư dân khu phố V – phường Đông Hồ có cuộc sống gắn liền với đầm từ lâu
đời, họ sống nhờ nguồn lợi tài nguyên của đầm như là khai thác thủy hải sản, khai
thác dừa nước. Nhờ có sự điều hòa của đầm mới có nguồn nước ngọt cung ứng cho
nông nghiệp và sinh hoạt; trên đầm có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường giao
thông quanh hồ, đầm có giá trị giao thông đường thủy nếu được nạo vét luồng lạch,
xây dựng “làng sinh thái” phục vụ du lịch. Đầm cũng là nơi neo đậu tránh gió bão
cho khoảng 1000 phương tiện tàu thuyền vùng Hà Tiên. Đầm còn đóng vai trò điều
tiết nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp vùng Hà Tiên và TGLX với gần
100.000ha đất canh tác.
25
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

3) Giá trị sinh thái và môi trƣờng và duy trì đa dang sinh học: là hệ đệm
giữa biển với vùng đất Hà Tiên và TGLX; đầm có tác dụng như một bể lắng giữ lại
trầm tích, chất thải góp phần tự làm sạch nguồn nước và hạn chế ô nhiễm môi trường
biển. Môi trường mặn, ngọt, lợ thay đổi theo mùa đã tạo ra môi trường cư trú, sinh
sản theo mùa cho nhiều đối tượng: tôm, cá, chim nước…; đầm Đông Hồ cũng tạo ra
chu trình vật chất khép kín tự làm giàu và cung ứng nguồn dinh dưỡng cho vùng biển
Hà Tiên. Với 900ha mặt nước và 400ha rừng ngập mặn đã hình thành các bãi đẻ, nơi
sinh trưởng, phát triển cho trứng và ấu trùng, cung cấp nguồn giống cho cả đầm và
vùng biển Hà Tiên. Đầm còn có tác dụng điều tiết nguồn nước lũ, trữ nước ngọt phục
vụ sinh hoạt và tưới cho nông nghiệp. Trong mùa khô diện tích mặt hồ có tác dụng
điều tiết nhiệt độ cho tiểu vùng khí hậu Hà Tiên, cấp nước mặn cho nuôi trồng thủy
sản. Ngoài ra rừng ngập mặn của đầm làm tăng thêm giá trị sinh thái môi trường,
điều tiết khí hậu và làm giảm hiện tượng xói lở của đầm.
4) Giá trị du lịch - giải trí: với điều kiện khí hậu tinh khiết trong lành của
đầm, có mặt nước rộng lớn, nhiều tài nguyên, cảnh quan lạ, nhiều HST đặc thù, hơn
nữa đầm lại nằm trong khu vực có nhiều cảnh quan đẹp của vùng Hà Tiên. Đây là
những điều kiện để tạo ra những sản phẩm du lịch mang nét riêng của đầm Đông Hồ,
đồng thời “môi trường du lịch” đã được hình thành, do đó khả năng phát triển du
lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng của đầm là rất lớn.
5) Giá trị văn hóa - giáo dục và nghiên cứu khoa học: Đầm chứa đựng
những giá trị thẩm mỹ và tinh thần trong quá khứ và hiện tại có sự gắn kết với lịch sử
phát triển của vùng đất Hà Tiên, gắn với lịch sử văn học mà Tao đàn Chiêu Anh Các
là khởi điểm, đây là vùng đất có những nét văn hóa, có bản sắc riêng thể hiện qua
phong tục, tập quán, lễ hội…, môi trường xã hội nhân văn ở đây được tạo lập qua
nhiều thế hệ…do đó là địa bàn tốt cho học sinh tham quan thực tập. Vùng còn có giá
trị về nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực địa chất, địa mạo, sinh thái học, lịch sử…
6) Giá trị về nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản: nguồn nước biển
đã cung cấp các loài trứng, ấu trùng và nguồn cá nước mặn cho thủy vực của
đầm.Vào mùa mưa nhất là thời kỳ lũ lượng cá nước ngọt từ sông Mê Kông cung cấp
ấu trùng và nguồn cá nước ngọt dồi dào, trong mùa này sản lượng đánh bắt khá cao
và có thể khai thác cả năm.
Đầm có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn do điều kiện tự nhiên
thuận lợi, nguồn nước biển chất lượng khá tốt, có thể hình thành các khu nuôi trồng
thủy sản công nghiệp ở khu vực phía Đông Nam, đồng thời kết hợp phục vụ nhu cầu
tham quan du lịch.
IV. Những vấn đề tài nguyên, môi trƣờng cần đƣợc quan tâm
1) Suy giảm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản:
Cảnh quan tự nhiên bị thay đổi và nơi ở của sinh vật thủy sinh bị hủy hoại:
hiện trạng đầm Đông Hồ đang bị xuống cấp nghiêm trọng do bồi lắng làm cho đầm
cạn dần và hình thành các bãi bồi, mặt nước thu hẹp. Việc lấn chiếm diện tích mặt hồ
của cư dân và phát triển nuôi trồng thủy sản, khai thác đánh bắt không đúng quy định
và mang tính hủy diệt, cộng với việc đổ chất thải xuống đầm làm ô nhiễm môi
trường nước, ảnh hưởng HST trong đầm, ảnh hưởng đến môi trường du lịch và cảnh
quan môi trường toàn thị xã.
26
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

2) Môi trƣờng xuống cấp do ô nhiễm từ nhiều nguồn


- Ô nhiễm lan truyền từ các vùng đất phèn: TGLX là vùng có diện tích đất
phèn lớn thứ 2 của ĐBSCL, cộng với diện tích đất phèn hoang hóa của vùng Hà
Tiên; trong quá trình sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất phèn này sẽ gây chua
cho nguồn nước kênh rạch và nhiễm chua cho vùng đất phía dưới.
- Mặn hóa do nuôi trồng thủy sản: phải quy hoạch cac tuyến tiêu thoát nước
thải từ các ao nuôi tôm để tránh tình trạng đổ vào đầm gây ra ô nhiễm cho đầm Đông
Hồ như hiện nay.
- Ô nhiễm do chất thải trong nông nghiệp và sinh hoạt: đầm Đông Hồ là nơi
tập trung nguồn nước lũ chảy về từ sông Hậu, lượng nước tràn về từ phía biên giới
Campuchia và từ TGLX, các hoạt động canh tác nông nghiệp đã tạo ra dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật ở vùng thượng nguồn và khi chảy vào Đầm sẽ làm ảnh hưởng
đến chất lượng nước trong Đầm. Nguồn nước chua cũng sẽ ảnh hưởng tới nuôi trồng
thủy sản và tài nguyên sinh vật thủy sinh trong thủy vực. Nước thải sinh hoạt từ thị
xã Hà Tiên và cư dân xung quanh đầm, chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào, đổ
thẳng vào đầm chính là nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước trong đầm.
V. Những khó khăn trong quản lý
- Tình trạng nghèo nàn lạc hậu của công đồng cư dân sống nhờ Đầm với nền
kinh tế tiểu nông tiểu ngư, thói quen tập quán sinh sống của xã hội khó thay đổi ,
nhận thức về xã hội, ý thức cộng đồng còn rất hạn chế.
- Tồn tại mâu thuẩn trong lợi ích sử dụng: giữa cá nhân và cộng đồng, giữa
khai thác sử dụng và bảo tồn, giữa đánh bắt và nuôi trồng…
VI. Các giải pháp quản lý
Quản lý đầm phá dựa vào các nguyên tắc:
- Khai thác, sử dụng phải dựa trên cơ sở khoa học phù hợp bản chất tự nhiên,
tiềm năng tài nguyên và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
- Chú ý đến mối quan hệ giữa đầm và thượng nguồn.
- Bảo vệ habitat, phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản hợp lý trong đầm phá
nhằm bảo vệ duy trì lâu bền nguồn lợi thủy sản, chú ý chuyển đổi cơ cấu nghề cá cho
phù hợp.
- Xác định cơ cấu đánh bắt, nuôi trồng và bảo tồn hợp lý.
- Phòng chống ô nhiễm nước, suy giảm hoặc phì dinh dưỡng trong đầm phá.
- Giám sát môi trường: Gồm giám sát chất lượng nước, giám sát sự đánh bắt
và nuôi trồng quá mức, giám sát trạng thái cửa Đầm.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của đầm Đông
Hồ.
VII. Kết luận
Đầm Đông Hồ - Hà Tiên là tài nguyên đất ngập nước của Kiên Giang vừa có
giá trị khai thác kinh tế đáp ứng nhu cầu cuộc sống của nhân dân vùng Hà Tiên và
Kiên Giang. Đầm có chức năng cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường cho khu vực
và là một khu sinh quyển mặn ngọt có giá trị đa dạng sinh học và nhân văn, có giá trị
trong nghiên cứu khoa học. Đầm có tầm quan trọng đối với cảnh quan, môi trường và
phát triển kinh tế xã hội của Hà Tiên, một vùng đất có điều kiện tự nhiên địa lý thuận
27
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

lợi để phát triển du lịch sinh thái, phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản để
xây dựng Hà Tiên thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, hiện đại, thân thiện môi
trường.
Tuy vậy đầm Đông Hồ đang chịu tác động tiêu cực của các nhân tố tự nhiên
và con người làm cho giá trị của khu đất ngập nước này bị suy giảm, cần có biện
pháp can thiệp nhằm bảo tồn và phát huy hết các tiềm năng của đầm. Việc nghiên
cứu về đầm Đông Hồ và những giải pháp được đề xuất nhằm mục đích sử dụng hợp
lý tài nguyên đất và nước tạo ra sự phát triển bền vững của khu vực Hà Tiên.
VIII. Kiến nghị
- Vấn đề nạo vét lòng đầm Đông Hồ cần được tiến hành để tăng cường khả
năng thoát lũ của sông Giang Thành và cửa ra đầm Đông Hồ, góp phần giảm độ sâu
ngập lũ và thời gian ngập lũ cho TGLX và thị xã Hà Tiên, đồng thời hạn chế khả
năng bồi lắng trong lòng đầm, giữ được cảnh quan, môi trường sinh thái của đầm
Đông Hồ.
- Trồng mới và khôi phục HST rừng ngập mặn ở phía Đông và Đông Bắc của
Đầm, duy trì diện tích rừng ở mức độ 30% diện tích tự nhiên của đầm để tăng vẻ đẹp
cảnh quan, bảo tồn và tăng cường đa dạng sinh học cho đầm, tạo vi sinh vật dưới tán
rừng để xử lý chất thải, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, điều lợi
trước mắt là điều hòa vi khí hậu cho vùng./.

Tài liệu tham khảo


1) Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang, 1986. Tìm hiểu về Kiên Giang.
2) Công ty tư vấn cổ phần xây dựng Kiên Giang, 2000. Thuyết minh quy hoạch khai
thác sử dụng đầm Đông Hồ Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang.
3) Cục thống kê tỉnh Kiên Giang , 2009. Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2008.
4) Sơn Hồng Đức, 1973. Việt Nam hình thể đồng bằng, NXB Trăm Hoa Miền Tây.
5) Sơn Hồng Đức, 1973. Vịnh Thái Lan, NXB Trăm Hoa Miền Tây.
6) Nguyễn Xuân Viên, 2004 giới thiệu quy hoạch chung khai thác, sử dụng đầm
Đông Hồ - Hà Tiên. Báo cáo chọn lọc trong hội thảo khoa học phát triển du lịch sinh
thái Đông Hồ. Hà Tiên tháng 11-2004.
7) Viện khoa học thủy lợi miền Nam, 2006 nghiên cứu hiện trạng môi trường đầm
Đông Hồ - Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Báo cáo tổng kết đề tài, tháng 10-2006.
8) Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, 2009. Nhận thức cơ bản về tài nguyên và môi
trường hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu hội thảo khoa học công nghệ, môi
trường và phát triển bền vững ở duyên hải miền Trung, tháng 9-2009.
9) Trang web google map.

28
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ XỬ LÝ MÔI TRƢỜNG


TRONG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẦM ĐÔNG HỒ
TỈNH KIÊN GIANG - VIỆT NAM

- PGS.TS. Thái Thành Lƣợma, Thái Bình Hạnh Phúcb


a
Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
thaithanhluom@yahoo.com.vn
b
Trường Đại học Công nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt nam
thaibinhhanhphuc@gmail.com
TÓM TẮT
Đầm Đông Hồ nằm bên cạnh trung tâm đô thị, thị xã Hà Tiên, nơi có nhiều
thắng cảnh nổi tiếng trong các thập niên trước măn 50 của thế kỷ trước, đầm Đông
Hồ là cuối nguồn của sông Giang Thành xuất phát từ Cambodia chảy qua biên giới
Hà Tiên và chảy vào đầm ra biển tiếp giáp với Việt Nam và Cambodia. Do địa thế
của đầm bắt nguồn từ sông tự nhiên và tiếp giáp với vùng biển tây nam Việt Nam
nên phân bố hệ động vật và thực vật bị chi phối bởi 3 dạng hệ sinh thái chính là hệ
sinh thái ven sông nguồn nước ngọt mang phù sa từ thượng nguồn, hệ sinh thái lợ
trung gian giữa mặn và ngọt, hệ sinh thái mặn ven biển. Trong năm đầm bị ảnh
hưởng bởi 2 mùa, trong mùa mưa nước lũ đổ về tràn vào đầm và đổ ra biển, trong
mùa khô bị ảnh hưởng của thủy triều nên toàn vùng bị ảnh hưởng bởi nước mặn xâm
nhập sâu vào trong nội địa, các yếu tố đó tạo cho đầm mang tính đa dạng sinh học rất
cao. Do tốc độ phát triển đô thị đối với thị xã Hà Tiên nên đầm từng bước bị bao vây
bởi dân cư phát triển; Bên cạnh đó việc qui hoạch sản xuất nông nghiệp, nuôi tôm
công nghiệp từ các vùng lân cận; cùng với việc đánh bắt thủy sản trong lòng hồ cũng
là nguyên nhân dẫn đến làm suy thoái tính đa dạng sinh học của đầm.
Nghiên cứu diễn biến môi trường quanh khu vực đầm Đông Hồ là rất cần thiết
để đánh giá được tải lượng ô nhiễm môi trường hiện tại và diễn biến của tốc độ ô
nhiễm, tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu,
hạn chế hoặc cải tạo môi trường sinh thái trong định hướng phát triển bền vững đầm
Đông Hồ tỉnh Kiên Giang - Việt Nam trở thành khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng
trong nước và quốc tế.
Từ khóa: Hiện trang môi trường sinh thái, xử lý môi trường, định hướng phát triển
bền vững

29
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

1. MỞ ĐẦU
Đầm Đông Hồ là một hệ sinh thái tự nhiên mang đặc điểm của một hệ sinh
thái đất ngập nước, bắt nguồn từ Cam Pu Chia chảy về sông Giang Thành - Việt
Nam đổ ra biển Tây Nam Việt Nam. Qua khảo sát thì đầm này rộng 1.173ha, Nằm
trong phạm vi của thị xã Hà Tiên. Phân bố thực vật chủ yếu của đầm gồm 3 dạng
thực vật gồm 3 tiểu vùng sinh thái khác nhau (1) vùng Bắc Đông Hồ tiếp giáp với
sông Giang Thành chịu ảnh hưởng mặn ít được cung cấp nước ngọt thường xuyên
của sông tự nhiên nên mang đặc tính hệ sinh thái nước ngọt nhiều hơn (2) vùng
Trung Đông Hồ mang đặc tính hệ sinh thái nước lợ thực vật phân bổ chủ yếu là cây
nước lợ (3) vùng Nam Đông Hồ tiếp giáp với vùng Biển Tây Nam nên hệ sinh thái
mang tính ngập mặn nhiều hơn. Về ranh giới của 3 vùng hệ sinh thái này không rõ
rệt và chịu ảnh hưởng của biến đối khí hậu và mực nước biển dâng. Chịu ảnh hưởng
của 2 mùa rõ rệt, mùa khô khi cường triều nước biển xâm nhập sâu vào nội địa thì
toàn đầm đều bị nhiễm mặn, vào mùa mưa nước lũ đổ về vùng thượng nguồn và chãy
vào đầm nên toàn đầm chịu ảnh hưởng ngạt trừ vùng tiếp giáp với biển chịu ảnh
hưởng lợ.
Giá trị lịch sử của Đầm này đã được đưa vào thơ ca Tao đàn Chiêu Anh Các,
có giá trị dựng nước mở rộng bờ cõi về vùng đất hoang trù phú phương Nam, nếu có
dịp đi một dòng từ Bắc xuống Nam hoặc ngược lại sẽ cho chúng ta thấy thiên nhiên
hoang dã như một bức tranh thiên thủy. Nó có giá trị vừa là giá trị đa dạng sinh học
vừa là giá trị văn hóa lịch sử do đó phải xây dựng thành một khu bảo tồn thiên nhiên,
bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ giá trị văn hóa lịch sử. Do
chưa hiểu đấy đủ nên trong nhiều năm chịu sự tác động đến môi trường và cảnh quan
thiên nhiên từ nhiều nguyên nhân tác động như xâm chiếm lòng hồ để nuôi trồng
thủy sản, nuôi tôm công nghiệp từ các vùng lân cận gây ô nhiễm môi trường lan rộng
đến đầm Đông Hồ. Vì vậy, phải có chương trình hành động bảo vệ và xây dựng đầm
thành một khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu trực tiếp như sau:
Phƣơng pháp luận:
Quá trình nghiên cứu thực hiện các bước được thể hiện trong sơ đồ sau:

30
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Phƣơng pháp luận (các cứ liệu: quyết định,


chính sách định hướng của nhà nước và các
cấp quản lý)

Phương pháp cụ thể

Thu thập, Điều tra, Phương Phương


tổng hợp khảo sát pháp pháp lấy
và biên hội phỏng vấn
tài liệu
thực tế mẫu

Phân tích số liệu, Phương


xử lý phiếu điều
pháp
tra
phân
tích
mẫu
Thành lập
các loại
biể u đ ồ
Đánh giá hiện Xác định mức Vấn đề chính Xây dựng
trạng ô nhiễm độ ô nhiễm cần giải
và công tác bảo MT do quá qui chế bảo
quyết và đề
vệ môi trường trình phát triển vệ môi
xuất các giải
tại các khu du du lịch pháp khả thi
trường
lịch

Tổng Hội Hoàn thành


Đề tài nghiên cứu
hợp thảo

Các phƣơng pháp nghiên cứu trực tiếp:


Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu: Dựa vào các báo cáo nghiên cứu của
các đề tài, dự án có liên quan đến vùng nghiên cứu, tổng họp các tư liệu thành tổng
kết kinh nghiệm.
Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu phân tích: Lấy mẫu không khí,
nước và rác khu đô thị và khu du lịch hiện theo đúng qui định của Việt Nam về
phòng thí nghiệm để phân tích, mỗi đối tượng lấy ít nhất 3 lần lập lại trên nhiều địa
điểm khác nhau, đảm bảo tính khách quan và số lần lập lại ngẫu nhiên

31
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này nghiên cứu dựa trên mối
liên hệ có hệ thống môi trường không khí, nước, rác gắn với kinh tế, xã hội và tự
nhiên. Đồng thời dựa trên thời gian và không gian để đưa ra chuổi kết luận.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hình 1: Sơ đồ tác động kép của khí hậu – môi trường lên hệ sinh thái tự nhiên
Đầm Đông Hồ
Thành phần của Khí hậu Thành phần môi trường
Nhiệt độ, lượng mưa,… Không khí, nước, đất,…

Khí hậu Môi trường sống


(Biến đổi khí hậu) (Biến đổi môi trường)

(Tác động do biến đổi khí hậu (Biến đổi do ô nhiễm môi
– Mực nước biển dâng) trường)
Hệ sinh thái tự nhiên
(Hệ sinh thái các thảm thực vật)

Biến đổi Quần thể sinh vật

Quần thể sinh vật


(Các thành phần sinh vật trong
hệ sinh thái)

Thành phần Thành phần Thành phần


Động vật đầm Thực vật đầm Vi sinh vật đầm

Tác động từ nguyên nhân thay đổi môi


trường
Thành phần
Sinh vật đầm Đông Hồ
Mục tiêu nghiên cứu các giải pháp bảo tồn

Xây dựng đầm thành khu bảo tồn cảnh


quan thiên nhiên đầm Đông Hồ, thị xã Hà
Tiên tỉnh Kiên Giang

32
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Kết quả khảo sát đầm Đông Hồ bước đầu cho thấy có dạng phân bố chủ yếu
như sau:
Hình 2: Sơ đồ thảm thực vật tự nhiên Đầm Đông Hồ - thị xã Hà Tiên, Kiên Giang

a, Thảm thực vật Bắc Đông Hồ

b, Thảm thực vật Trung Đông Hồ

33
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

c, Thảm thực vật Nam Đông Hồ


Ghi chú:
(1) Tra (5) Cỏ lác biển
(2) Quao (6) Mắm
(3) Đước (7) Bần
(4) Dừa nước

4.1.2 Kết quả hiện trạng ô nhiễm tại các điểm nuôi tôm công nghiệp
Nuôi tôm công nghiệp là một chủ trương lớn của Nhà nước, vì để phát triển
kinh tế phải phát huy tiền năng đất đai vào sản xuất theo hướng công nghiệp; Song
việc phát triển nuôi tôm công nghiệp phải tính đến việc xử lý môi trường xử lý bùn
thải và nước thải đạt qui chuẩn cho phép mới được thải ra môi trường tự nhiên; Tuy
nhiên, trong thời gian vừa qua và hiện tại các dự án nuôi tôm công nghiệp đều không
quan tâm hoặc tránh né để giảm chi phí đạt lợi nhuận cao để cho xã hội và môi
trường tự nhiên phải gánh chịu hậu quả, môi trường tự nhiên là hệ sinh thái biển, hệ
34
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

sinh thái rừng phòng hộ ven biển, trong đó có hệ sinh thái rừng Đầm Đông Hồ chịu
hậu quả nặng nề nhất, làm giảm đa dạng sinh học của rừng, làm hạn chế quá trình tái
sinh, sinh trưởng và phát triển; các chỉ tiêu nghiên cứu về ô nhiễm môi trường như
sau:
Thông số pH

Tiên

Chỉ tiêu pH của nước thể hiện tính chất hóa học ở dạng chua hoặc kiềm, đây
là vùng ven biển chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, nên khu vực này chịu ảnh
hưởng của mặn nhiều hơn, vì vậy các điểm quan trắc đều bằng 7 hoặc cao hơn 7;
Trong quan trắc cũng còn có một vài điểm chỉ số pH thấp hơn qui chuẩn cho phép;
nguyên nhân của việc thấp hơn là do bị xâm nhập phèn từ vùng cao xuống, sự cải tạo
đất và rửa phèn từ các vùng khác; việc xâm nhập phèn ra vùng ven biển có hại cho
động vật và thực vật thủy sinh, tác động đến rừng Mấm đầm Đông Hồ nhất là sự tái
sinh và sinh trưởng của chúng.
Thông số DO

DO là một chỉ tiêu rất cần cho hệ sinh thái thủy sinh, trong nước biển nếu hàm
lượng DO cao là điều kiện thuận lợi để cho các thành phần động vật và thực vật phát
triển; qua quan trác chỉ tiêu này tại các địa điểm nuôi tôm công nghiệp cho thấy hàm
lượng DO tại hầu hết các điểm đều thấp hơn rất nhiều so với qui chuẩn cho phép, chỉ
có 3 điểm là bằng hoặc hơn rất ít; việc ô nhiễm này làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái

35
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

rừng vì các thành phần thực vật khác như thực vật thủy sinh khác sẽ không phát
triển, làm hạn chế đến sự tái sinh của rừng ngập mặn vốn thích nghi với điều kiện
ngập nước; Ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển ven bờ nơi bị ô nhiễm
các loài thực vật biển như san hô, cỏ biển kém phát triển, ảnh hưởng đến nơi cư trú
các loài có lợi cho nguồn lợi thủy sản.
Thông số COD

cận thị xã Hà Tiên

Hàm lượng COD thể hiện nhu cầu oxy hóa học trong hệ thủy sinh; Qua quan
trắc tại các điểm trong vùng có nuôi tôm công nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho thấy
hàm lượng COD khá cao vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần’ nguyên nhân của việc
gia tăng chỉ tiêu này là do việc xả thải trong nuôi tôm công nghiệp các khu dân cư
làm tăng lượng dinh dưỡng dư thừa trong thức ăn, kết quả của nó là tạo ra nhiều rong
tảo sinh ra từ các thức ăn đó, chúng phát triển mạnh nên cần đến nhu cầu oxy hóa
học cao.
Thông số Coliform

xã Hà Tiên

Hàm lượng Coliform tổng số trong nước khu vực nuôi tôm trong thời điểm
quan trắc có nhiều điểm bằng và vượt qui chuẩn cho phép, biểu hiện của chỉ tiêu này
cho thấy việc ô nhiễm xuất phát từ các khu dân cư, việc xả nước thải trong sinh hoạt,
không thu gom rác thải để xử lý hợp vệ sinh, từ đó ô nhiễm môi trường lan rộng với
hàm lượng Coliform ngày càng cao.

36
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Thông số TSS

Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc đều rất cao so với qui chuẩn cho phép,
nhiều điểm cao gấp hàng trăm lần, kết quả có hàm lượng TSS cao là do nhiều nguyên
nhân nhưng các nguyên nhân chính là do việc xả thải sinh hoạt từ các khu dân cư và
rác thải không được thu gom xử lý triệt để.
Thông số N-NH3

Biểu 6: N-NH3

Qua phân tích các điểm có tác động của nước thải và bùn thải nuôi tôm công
nghiệp cho thấy tất cả các điểm quan trắc đều vượt QCCP chỉ trừ có 3 điểm là bằng
với ngưỡng cho phép, hàm lượng N-NH3 quá cao, nguyên nhân của nó là do việc
nuôi trồng thủy sản ở đây phát triển khá mạnh làm ô nhiễm chất hữu cơ, các ô nhiễm
này từ thức ăn dư thừa trong nuôi trồng thủy sản, các loại phân hóa học trong sản
xuất nông nghiệp.
Thông số Fe

37
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Nhìn vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Fe hầu hết các điểm đều cao hơn
QCVN chỉ trừ có 3 điểm à có Fe bằng hoạc thấp hơn qui chuẩn, biểu hiện này cho
thấy hiện trạng môi trường ở đây bị ô nhiễm bởi phèn sắt, nguyên nhân của nó là bị
rửa trôi từ các vùng cao đổ nước về thị xã Hà Tiên để thoát ra biển Tây, tác động này
sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tái sinh của rừng mấm của đầm.

4. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TÁC ĐỘNG ẢNH HƢỞNG


Những nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm môi trƣờng:
Những nguyên nhân làm gia tăng carbon và ô nhiễm môi trường có nhiều
nguyên nhân, nhưng trọng tâm có các nguyên nhân chính là rác thải của các khu du
lịch nơi mà có nhiều du khác đến tham quan du lịch, trong các khu dân cư và các khu
đô thị; từ các phương tiên xe cộ vận chuyển; nước thải trong sản xuất và dịch vụ của
các hộ gia đình, nước thải từ khu dân cư, khu đô thị xung quanh nó có những nguyên
nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân thứ nhất: Ô nhiễm rác thải từ du khách và các khu du lịch, mà
các du khách này tới từ các nơi tới tham quan và gây nên tiếng ồn, bụi và rác thải,
đặc biệt là rác thải từ các cảng biển, nơi mà du khách thường xuyên tới thăm quan; số
lượng rác thải gia tăng mỗi ngày bởi vì số lượng du khách ngày càng tăng trong năm;
ô nhiễm nước thải từ khu dân cư và khu đô thị, mỗi ngày con người dùng túi nhựa để
đựng thức ăn và đồ đạc, nhưng nó không được thu gom đứng nơi qui định, nên lượng
rác thải ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân thứ hai: Nước thải từ các cơ sở sản xuất và dịch vụ, từ khu dân
cư, các khu đô thị, các đối tương này đều không có hệ thống xử lý nước thải, vì vậy,
hàng ngày thải ra môi trường một số lượng lớn ước thải mà không được xử lý, kết
quả đó đã làm cho ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt, nó được
đưa tời dòng sông, dòng suối và các bãi biển, nước thải này ngày càng gia tăng, kết
quả là gia tăng BOD và COD trong nước thải ô nhiễm hữu cơ, nước thải trong sinh
hoạt và nước thải hóa học, tất cả những nguyên nhân này làm cho diễn biến DO có
xu hướng giảm mà nó giúp cho sự phát triển của hệ sinh thái thủy sinh [5].
Nguyên nhân thứ ba: Ô nhiễm dinh dưỡng gia tăng mỗi ngày từ sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản dọc theo vùng ven biển, đó là việc nuôi tôm công
nghiệp, nuôi cá và đánh bắt thủy sản… Sử dụng nhiều loại phân, thuốc hóa học đề
trừ sâu, trừ bệnh và thức ăn công nghiệp cho thủy sản dẫn tới tồn dư nitrite và các
chất hữu cơ khác làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

5. GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐẦM ĐÔNG HỒ


1. Xây dựng thị xã tăng trƣởng xanh, đô thị ít carbon:
1.1 Xây dựng chiến lược về quản lý rác thải: Thị xã tăng trưởng xanh và ít
carbon trước hết là xây dựng hệ thống thu gom rác thải hoàn thiện, nâng cao ý thức
người dân trong việc giử gìn môi trường xanh sạch đẹp, xây dựng khu xử lý rác thải
hợp vệ sinh, qui trình xử lý tiến tiến.
38
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

1.2 Xây dựng chiến lược về quản lý nước thải trong sinh hoạt ở các khu dân
cư: Phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn môi trường trước
khi đưa ra môi trường tự nhiên, đối với các khu đô thị, phường và khu phố.
1.3 Thực hiện nghiêm qui định bảo vệ môi trường: Các cơ sở sản xuất đều
phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc báo cáo cam kết bảo vệ
môi trường, khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường xong phải thực hiện
việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xử lý môi trường đúng tiêu chuẩn
qui định, định kỳ phải thực hiện việc giám sát môi trường và có báo cáo kết quả giám
sát, nếu thấy việc giám sát cao hơn tiêu chuẩn qui định thì phải có biện pháp kịp thời
xử lý không để xảy ra sự cố môi trường.
2. Xây dựng đầm Đông Hồ thành Khu Bảo tồn thiên nhiên bảo tồn hệ sinh thái
đất ngập nƣớc và cảnh quan thiên nhiên
2.1. Điều tra cơ bản về đa dạng sinh học: Đầm Đông Hồ có tính đa dạng sinh
học rất cao bởi có nhiều dang sinh thái, để đánh giá hết tính đa dạng sinh học cần
phải có đề tài điều tra cơ bản về đa dạng sinh học như để nắm được thành phần thực
vật, thành phần động vật, phân loại các loài theo hệ thống phân loại, xác định các
loài quí hiếm, các loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, các loài đặc hữu riêng có
của đầm Đông Hồ.
2.2 Xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và chính
quyền: Cần xây dựng một chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, nhận thức
của khách du lịch đến thăm đầm Đông Hồ, như tuyên truyền ý nghĩa và tầm quan
trọng của đầm để có ý thức giữ gìn và bảo vệ đầm, chương trình đó phải được xây
dựng thành một đề tài nghiên cứu và triển khai, đánh giá kết quả thực hiện đạt được.
2.3 Rà soát qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch xây dựng: Việc rà soát qui
hoạch sử dụng đất của thị xã Hà Tiên và qui hoạch xây dựng của thị xã cũng là rất
cần thiết để điều chỉnh các hoạt động có ảnh hưởng đến vùng sinh thái khá nhạy cảm
này, như phải điều chỉnh diện tích nuôi tôm công nghiệp ra khỏi phạm vi ảnh hưởng
của đầm một cách an toàn hoặc các qui hoạch xây dựng có ảnh hưởng đến an toàn
sinh thái của đầm.
2.4 Ra quyết định thành lập khu Bảo tồn thiên nhiên (thuộc thẩm quyền
UBND tỉnh): Để việc thực thi bảo vệ đầm Đông Hồ có cơ sở pháp lý và đủ điều kiện
quản lý, đầu tư thì việc xây dựng đầm Đông Hồ thành một khu Bảo tồn thiên nhiên là
rất cần thiết, Ban Quản lý đầm trực thuộc chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT, là
một đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.
2.5 Qui hoạch chi tiết khu bảo tồn thiên nhiên và xây dựng dự án đầu tư khu
bảo tồn này: Song song với việc xây dựng BQL khu BTTN đầm Đông Hồ còn phải
tiến hành xây dựng qui hoạch chi tiết đầm Đông Hồ, qui hoạch chi tiết này phải xác
định vùng lõi, vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên.
Đồng thời với việc xây dựng qui hoạch chi tiết còn phải xây dựng dự án đầu tư theo
trình tự qui định về xây dựng cơ bản, khi xây dựng dự án đầu tư gồm dự án đầu tư

39
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên và dự án xây dựng vùng đệm và phát triển cộng
đồng là dự án riêng.
2.6 Có chương trình cắm mốc ranh giới vùng lõi bảo vệ và xây dựng chương
trình hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng vùng đệm: Vùng lõi và vùng đệm khi đã được xác
định phải có kế hoạch phân định ranh giới cắm mốc rõ ràng để việc bảo vệ vùng lõi
một cách nghiêm ngặt.

6. KẾT LUẬN
Đầm Đông Hồ được phân bố thành 3 dạng sinh thái chính là dạng sinh thái
ảnh hưởng nước ngọt ven sông, chịu ảnh hưởng của hệ sinh thái sông Giang Thành,
dạng sinh thái lợ trung gian giữa mặn và ngọt và vùng chịu ảnh hưởng của mặn hoàn
toàn, nên có tính đa dạng sinh học rất cao.
Các chỉ tiêu môi trường bị ảnh hưởng do nước thải trong sinh hoạt, nước thải
trong công nghiệp, như hàm lượng pH, DO, COD, Cloriform, TSS, N-NH3 các hàm
lượng này gia tăng vượt tiêu chuẩn cho phép, nhất là nồng độ DO có xu hướng giảm
thấp làm ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái thủy sinh và nồng độ cao là nguyên
nhân ô nhiễm chất hữu cơ từ nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm công nghiệp.
Để bảo vệ đầm Đông Hồ thành khu bảo tồn thiên nhiên thì trước hết là xây
dựng thị xã Hà Tiên thành thị xã xanh, đô thị ít carbon, đồng thời nên điều tra đa
dạng sinh học đánh giá các loài động vật thực vật tìm ra các loài đặc hữu, các loài quí
hiếm, các sinh cảnh tự nhiên; trên cơ sở đó quyết định thành lập Khu Bảo tồn thiên
nhiên đầm Đông Hồ; lập dự án đầu tư xác định ranh giới vùng lõi và vùng đệm để có
kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt.

Tài liệu tham khảo


1. UBND tỉnh Kiên Giang, 2007, 2008. Các báo cáo “Kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang
năm 2007, 2008”, năm 2008.
2. Nguyễn Phong Vân, 2007- 2009. Các báo cáo “Kết quả quan trắc nước mặt lục
địa, nước biển ven bờ, nước nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2005 – 2009 của tỉnh Kiên
Giang và đảo Phú Quốc, năm 2009.
3. Trần Quang Phúc, 2008. Báo cáo qui hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang
giai đoạn 2010 đến 2020 và tầm nhìn 2025, năm 2008.
4. Thái Thành Lượm và Phùng Thị Bích Lam, 2009, Báo cáo kết quả “Bảo vệ môi
trường và bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Tây Nam Kiên Giang Việt Nam
2009”, tháng 9 năm 2009
5. Thái Thành Lượm và Lê Thị Hồng Trân, 2009. Báo cáo kết quả “Nghiên cứu đánh
giá thực trạng môi trường các vùng nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang 2009”, năm 2009.

40
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH


ĐẦM ĐÔNG HỒ - HÀ TIÊN

- Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An -


Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II

Đầm Đông Hồ – Hà Tiên có diện tích tự nhiên 1.384ha, trong đó 936ha là


diện tích mặt nước. Nước cung cấp cho hồ thông qua hệ thống kinh rạch xung quanh
như kinh: Giang Thành – Vĩnh Tế, Rạch Giá – Hà Tiên, Mương Đào, Hà Giang, rạch
Vượt, rạch Đỏ. Trong đó kinh Giang Thành được xem là quan trọng nhất: rộng 250m
và sâu trung bình 6m. Đồng thời, đầm Đông Hồ cũng thông với biển Trần Hầu. Do
đó, cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ triều của vịnh Thái Lan.
Đây là một trong những danh lam thắng cảnh tự nhiên rất đẹp và có nhiều
tiềm năng để phát triển như: du lịch và thủy sản. Quá trình bồi lắng của hồ cũng cũng
đang ảnh hưởng đến những tiềm năng phát triển của hồ. Theo một báo cáo đã nêu khi
thủy triều rút xuống 22cm thì nhiều cồn phù sa đã nổi lên, chiếm đến 30% tổng diện
tích mặt hồ. Mức độ bồi lắng trung bình đạt khá cao: 0,5 – 1,5cm/năm.
Nguồn thức ăn tự nhiên ở hồ cũng khá phong phú và đang dạng. Một báo cáo
đánh giá vào năm 2006 đã xác định được 142 loài thực vật nổi thuộc 5 ngành. Trong
đó tảo Silic đa dạng nhất (60,6%), đặc biệt tảo mắt đã xác định được 12 loài. Ngoài
ra, cũng đã xác định được 66 loài động vật nổi và 24 loài động vật đáy.
Nguồn lợi thủy sản ở lòng hồ cũng khá đa dạng và phong phú. Tại đây đã xác
định được 96 loài cá thuộc 50 họ. Trong đó, nhóm cá nước lợ và biển chiếm đa số.
Ví dụ, cá trác đuôi vây dài (Priacanthus tayenus) chiếm 17,5%, cá đổng tía
(Pristipomoides multidens) chiếm 12%, cá tráo mắt to (Selar crumenophthalmus)
chiếm 9,2%. Nghề khai thác thủy sản trên lòng hồ được xem là nghề quy mô nhỏ.
Hiện tại có khoảng 300 – 400 dàn đăng, gần 100 miệng đáy và hơn 100 phương tiện
làm nghề xiệp.
Nhìn chung đầm Đông Hồ – Hà Tiên được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau như: nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, dịch vụ – du lịch, cung cấp nước,
thoát lũ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Do đó, đầm
Đông Hồ cần được quy hoạch một cách tổng thể và đáp ứng được các mục tiêu khác
nhau để bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững. Đây được xem là
một trong những vấn đề được ưu tiên hiện nay và đây cũng là xu hướng chung của
thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia vào các công ước quốc tế về bảo tồn như:
Công ước Ramsar, Công ước Đa dạng sinh học (CBD), CITES, UNESCO, IUCN.
Sau đây là một số định hướng quy hoạch của đầm Đông Hồ – Hà Tiên:
Du lịch và dịch vụ:
Đầm Đông Hồ nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tiên
với những đặc trưng độc đáo hấp dẫn khách du lịch. Do đó, cần tận dụng những tiềm

41
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

năng thiên nhiên sẵn có và những đặc điểm văn hóa xã hội đặc sắc để phát triển du
lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và cho cả
xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng như khu nghỉ
ngơi và vui chơi giải trí ở vị trí thuận lợi để phục vụ các nhu cầu cần thiết cho du
khách.
Ngoài ra, thông quan các hoạt động du lịch để nâng cao nhận thức của du
khách đối với các giá trị cảnh quan thiên nhiên. Góp phần bảo vệ những giá trị cảnh
quan và đa dạng sinh học. Ngoài ra, những lợi ích từ việc phát triển du lịch cần phải
gắn với việc bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế của địa phương. Đặc biệt phát triển
du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm về cả môi trường và cả xã hội.
Tuy nhiên việc phát triển các dịch vụ du lịch không làm ảnh hưởng đến cảnh
quan thiên nhiên và hệ sinh thái. Các công trình kiến trúc không làm phá vỡ cảnh
quan thiên nhiên. Trong đó, con người phải là là yếu tố trọng tâm của hệ sinh thái.
Một số hoạt động cần được chú ý như:
– Đa dạng hóa dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ.
– Đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên về du lịch.
– Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với du khách và cả cộng đồng.
– Quảng bá các hoạt động du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng.
– Đẩy mạnh công tác xử lý các hành vi xâm hại hệ sinh thái. Xây dựng hệ thống
thu gom và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động du lịch.
– Hướng dẫn và hỗ trợ cộng động địa phương tham gia làm du lịch. Có thể xây
dựng thành các “làng du lịch sinh thái” dựa trên những đặc điểm văn hóa hay
làng nghề truyền thống để thu hút khách du lịch đến thăm.
– Xây dựng quy chế quản lý và phân phối lợi ích từ việc phát triển du lịch và
bảo vệ môi trường.
Bảo tồn và phát triển thủy sản:
Đầm Đông Hồ có diện tích khá lớn và có nhiều tiềm năng để phát triển về mặt
thủy sản. Đối với nuôi trồng thủy sản, cần quy hoạch vùng nuôi tập trung, đối tượng
nuôi, mô hình nuôi và quy mô phù hợp để vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên và
không vượt quá sức tải của môi trường. Ngoài ra, việc phát triển nuôi trồng thủy sản
này cũng để phục vụ cho các dịch vụ du lịch như tham quan các mô hình nuôi cá ở
địa phương.
Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong lòng hồ rất đa dạng và phong
phú. Ngư cụ khai thác ở đây cũng khá đa dạng và có khá nhiều người tham gia khai
thác nguồn lợi tự nhiên này. Đây là nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng đối với
người dân địa phương, nhất là nhóm người nghèo, ít sinh kế. Để có thể duy trì bền
vững nguồn lợi thủy sản này, trước tiên cần xác định những khu vực sinh sản và là
nơi ương dưỡng cá bột và cá con tập trung về mặt không gian và thời gian, đặc biệt
đối với những loài đang bị đe dọa hay đang suy giảm về quần đàn. Những khu vực

42
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

này cần được quy hoạch thành những khu vực cấm khai thác, có thể là cấm quanh
năm hoặc cấm có thời hạn trong năm, ví dụ như mùa sinh sản. Nguồn lợi cá bột và cá
con này đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì nguồn lợi thủy sản trước áp lực
khai thác ngày càng lớn của người dân địa phương. Cần chú ý những khu vực như
thảm thực vật ven bờ, đây thường là nơi sinh sản và ương dưỡng lý tưởng cho sự
sinh trưởng và phát triển của trứng và ấu trùng các loài thủy sản.
Đối với nghề khai thác thủy sản trong lòng hồ, người dân đang sử dụng một
số loại ngư cụ mà phổ biến là đăng, đáy và xiệp. Mỗi loại ngư cụ có những đặc trưng
riêng. Ví dụ, một số loại ngư cụ cố định (đăng, đáy), trong khi đó một số khác thì
khai thác di động (xiệp). Do đó cần quy hoạch cụ thể vùng khai thác và cần phân
chia thành các lô khai thác để việc quản lý được thuận lợi hơn. Đặc biệt việc phân
chia này sẽ giúp mọi người có trách nhiệm hơn trong việc khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản. Việc phân vùng thành các lô khai thác này đã và đang được áp dụng ở
một số khu bảo tồn và đầm phá Việt Nam vì có nhiều ưu điểm như: hạn chế mâu
thuẫn, hạn chế khai thác hủy diệt, giúp ổn định đời sống kinh tế ngư dân và nguồn lợi
được bảo vệ hiệu quả hơn.
Những người tham gia khai thác thủy sản ở các lô này sẽ phải thông qua hình
thức đầu thầu hay được chính quyền địa phương sàng lọc thông qua một số tiêu chí
như: người đang phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản nhưng, không có đất nông nghiệp,
ít sinh kế v.. Quá trình lựa chọn này phải công khai và minh bạch nhằm hạn chế
những mâu thuẫn không đáng có. Đồng thời, khi tham gia khai thác thì người dân
cũng phải tuân theo những quy định chung như kích thước mắt lưới phù hợp v.v.
Việc quản lý nghề khai thác thủy sản quy mô nhỏ theo cơ chế quản lý nhà
nước (dựa vào chính quyền) được đánh giá là không hiệu quả. Do đó, việc quản lý
này cần có sự tham gia của chính những người sử dụng nguồn lợi thông qua mô hình
đồng quản lý dưới hình thức Chi hội nghề cá hay Tổ hợp tác. Đây là hình thức chia
sẻ quyền lợi cũng như trách nhiệm trong việc quản lý giữa những người trực tiếp
khai thác nguồn lợi và chính quyền địa phương để cùng nhau khai thác cũng như bảo
vệ nguồn lợi theo hướng bền vững. Trước tiên cơ cấu tổ chức này cần được thành lập
và đồng thời cũng xây dựng được quy chế hoạt động trên cơ sở đồng thuận, các quy
định như việc đăng ký khai thác, quy định về số lượng cũng như kích thước ngư cụ
khai thác, các biện pháp chế tài v.v.
Đặc biệt, việc trao quyền quản lý cho Chi hội nghề cá hay Tổ hợp tác là một
bước tiến quan trọng hiện nay. Theo đó, Chi hội được giao làm chủ thể quản lý trên
một vùng xác định về mặt vị trí địa lý (lô). Điều này giúp người dân có trách nhiệm
hơn đối với việc khai thác hợp lý cũng như cùng nhau bảo vệ nguồn lợi vì lợi ích của
họ gắn trực tiếp đến nguồn lợi này. Hình thức quản lý này đang được áp dụng thành
công ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

43
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn để nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các cán bộ kỹ thuậtn và
cộng đồng người dân địa phương thông qua một số các hoạt động:
– Tập huấn về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ rừng
– Biên soạn và phân phát các tài liệu, tờ bướm và phim ảnh
– Xây dựng trang Web để quảng bá thông tin
– Thiết kế và một số các áp phích/Panô về tầm quan trọng bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và trưng bày ở những nơi công cộng
– Phối hợp với chương trình du lịch sinh thái để nâng cao nhận thức cho du khách
thông qua các tờ bướm phim ảnh
– Nâng cao nhận thức cho thế hệ nhỏ trong nhà trường thông qua các buổi tập
huấn/giảng dạy/cắm trại
Đa dạng sinh kế:
Thực tế cho thấy nguồn lợi chỉ có thể được quản lý hiệu quả khi đời sống của
người dân địa phương được ổn định và nâng cao. Do đó, đa dạng sinh kế đóng vai trò
rất quan trọng nhằm từng bước giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên
thông qua các sinh kế phù hợp để tăng thu nhập, tăng sự ổn định và giảm rủi ro tới đa
dạng sinh học.
Các loại sinh kế cần phù hợp với điều kiện của người dân địa phương và nhu
cầu của thị trường. Mỗi loại sinh kế nên tổ chức thành từng nhóm để đầu tư theo quy
mô khác nhau nhằm giúp nông hộ đầu tư được hiệu quả hơn như: vay vốn, kỹ thuật,
sản phẩm, thị trường. Đa dạng sinh kế nhằm ổn định đời sống của người dân là một
nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi có thời gian và kinh phí thực hiện. Đặc
biệt, kế hoạch này cũng cần lồng ghép vào kế hoạch phát triển của địa phương và cần
tìm nguồn vốn hỗ trợ./.

44
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH THỦY SẢN


VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO VỆ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC,
KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẦM ĐÔNG HỒ - HÀ TIÊN

- CNSH Lê Quảng Đà -
Phòng Nông nghiệp – Sở NN&PTNT Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang được thiên nhiên hào phóng tặng cho bao thắng cảnh nên thơ
nhất miền sông nước Cửu Long. Cố thi sĩ Đông Hồ từng thốt lên: “Ở Kiên Giang kỳ
thú thay, có một ít hang sâu, động hiểm của Lạng Sơn, có ngọn núi chơi vơi giữa
biển khơi của Vịnh Hạ Long, có ít núi đá vôi Ninh Bình, ít Thạch Thất Sơn Môn
Hương Tích, có một ít Hương Giang, chùa chiền Bắc Ninh, lăng tẩm Thuận Hóa và
một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, Nha Trang, Vũng Tàu, Long Hải…”. Vì lẽ đó mà Hà Tiên
được ví như Việt Nam thu nhỏ. Mỗi khi dừng chân lại Hà Tiên tham quan, bất cứ ai
cũng muốn chiêm ngưỡng cảnh đẹp này. Vào đêm trăng rằm, khi hoàng hôn đi vào
lòng biển cả, cũng là lúc “Nguyệt hiện” trên mặt gương Đông Hồ. Ngọn núi Tô Châu
sừng sững, oai nghiêm cũng khép mình bỡ ngỡ trước nàng trăng xinh đẹp, duyên
dáng.
Đầm Đông Hồ là một trong 10 thắng cảnh nổi tiếng của xứ Hà Tiên. Những cái
tên Kim Dữ lan đào, Bình San điệp thuý, Tiêu Tự thần chung, Giang Thành dạ cổ,
Thạch Động thôn vân, Châu Nham lạc lộ, Đông Hồ ấn nguyệt, Nam Phố trừng ba,
Lộc Trĩ thôn cư và Lư Khê ngư bạc của Hà Tiên xưa được Mạc Thiên Tứ - chủ soái
Tao Đàn Chiêu Anh Các - giới thiệu trong tập thơ Hà Tiên thập vịnh được khắc in
năm 1737. Thi phẩm Đông Hồ ấn nguyệt (chữ Hán: 東湖印月,) có nghĩa hồ phía
đông in hình trăng, có hai bài, một bằng chữ Hán; một bằng chữ Nôm, cả hai thi
phẩm đều nói về một khu đầm tự nhiên nằm ở phía Đông trấn Hà Tiên xưa, nay
thuộc phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang với lời thơ đã trau chuốt,
lọc lõi cách đây hơn hai thế kỷ thật là một cảnh đẹp lạ và đáng quý.
Phiên âm Hán - Việt: Đông Hồ ấn nguyệt
Vân tế yên tiêu cộng diểu mang,
Nhất loan phong cảnh tiếp hồng hoang.
Tình không lãng tịnh truyền song ảnh,
Bích hải quang hàn tẩy vạn phương.
Trạm khoát ứng hàm thiên đãng dạng,
Lẫm linh bất quí hải thương lương.
Ngư long mộng giác xung nan phá,
Y cựu băng tâm thượng hạ quang.
Thi sĩ Đông Hồ dịch thơ:
Khói lạnh mây tan cõi diểu mang,
Một vùng phong cảnh giữa hồng quang.
Trời xa mặt sóng in đôi bóng,
45
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Biển bạc vành gương dọi bốn phương.


Rộng đã sánh cùng trời bát ngát,
Sâu còn so với biển mênh mang.
Cá rồng tỉnh giấc chi tan vỡ,
Một tấm lòng băng vẫn chói chang.
Bài Đông Hồ ấn nguyệt chữ Nôm gồm một khúc vịnh dài 34 câu (201-234) và kết
thúc bằng một bài thơ Đường luật như sau:
Một hồ lẻo lẻo tiết thu quang,
Giữa có vầng trăng nổi rỡ ràng.
Đáy nước chân mây in một sắc,
Ả Hằng nàng Tố ló đôi phương.
Rạng thanh đã hứng thuyền Tô Tử,
Lạnh lẽo càng đau tiếng Nhạc Xương.
Cảnh một mà tình người dễ một
Kẻ thì ngả ngớn kẻ sầu thương.
Nhằm định hướng phát triển khai thác sử dụng đầm Đông Hồ phù hợp với quy
hoạch phát triển thị xã Hà Tiên và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế – xã hội, mà trọng tâm là các ngành: du lịch, dịch vụ, nông – lâm –
hải sản... xem xét lại hiện trạng tiềm năng sẵn có đề ra quy hoạch cụ thể từng ngành,
lĩnh vực phù hợp định hướng quy hoạch chung góp phần khôi phục hệ sinh thái bảo
vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên phục vụ con người.

HIỆN TRANG NGUỒN TÀI NGUYÊN THỦY SINH VẬT CỦA HỆ


SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC TẠI ĐẦM ĐÔNG HỒ
Thực vật phù du (phytoplankton)
Theo Lương Văn Thanh & ctv (2006) phát hiện có 142 loài phytoplankton
trong đó tảo silic chiếm nhiều nhất 86 loài, tiếp đến tảo lục (26 loài); tảo mắt 12 loài;
tảo lam (10 loài; tảo giáp (8 loài). Mùa khô phát hiện 107 loài vào mùa mưa chỉ xác
định được 98 loài.

Bảng 1: Số lƣợng và tỷ lệ thành phần loài thực vật phù du


Tháng 3 Tháng 9 Chung
Ngành tảo Số lượng Số lượng Số lượng
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
(loài) (loài) (loài)
Tảo lam 7 6,5 7 7,1 10 7,0
Tảo mắt 9 8,4 10 10,2 12 8,5
Tảo silíc 74 69,2 49 50,0 86 60,6
Tảo giáp 8 7,5 6 6,1 8 5,6
Tảo lục 9 8,4 26 26,5 26 18,3
Tổng 107 100 98 100 142 100
Nguồn: Lương Văn Thanh & ctv (2006)

46
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Phytoplankton có thành phần loài khá phong phú, mật độ vào mùa khô là
4.200.000 tế bào/m3 và vào mùa mưa là 1.097.000 tế bào/m3, đây là vùng có năng
suất sinh học sơ cấp khá cao, thích hợp cho nuôi những loài thủy sản sử dụng
phytoplankton làm thức ăn. Tảo silic chiếm đa số về thành phần và mật độ, không
nhiều loài tảo độc và chưa thấy xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ.
Động vật phù du (zooplankton)
Theo Lương văn Thanh & ctv (2006) phát hiện 66 loài zooplankton. Nhiều
nhất ở nhóm Copepoda 35 loài, Cladocera 15 loài, Chaetognata 4 loài và nhóm
Decapoda 3 loài. Ngoài ra còn phát hiện được 7 dạng ấu trùng của các dạng chưa
trưởng thành.
Vào mùa khô số loài thuộc nhóm Copepoda là 28 loài trong khi vào mùa mưa
chỉ là 15 loài; số loài thuộc nhóm Cladocera giảm từ 13 loài vào tháng 9 chỉ còn là 9
loài vào mùa mưa.

Bảng 2: Số lƣợng loài và tỷ lệ % các loài zooplankton đã phát hiện


Tháng 9/2003 Tháng 3/2004 Chung
STT Nhóm ĐVPD Số Số Số
% % %
lượng lượng lượng
1 Protozoa 3 7,3 2 3,8 4 5,5
2 Rotatoria 4 9,8 1 1,9 5 6,8
3 Cladocera 13 31,7 9 17,0 15 20,5
4 Copepoda 15 36,6 28 52,8 35 47,9
5 Decapoda 2 4,9 2 3,8 3 4,1
6 Chaetognata 1 2,4 4 7,5 4 5,5
7 Larva 3 7,3 7 13,2 7 9,6
Tổng 41 100 53 100 73 100
Nguồn: Lương Văn Thanh & ctv (2006)

Zooplankton có thành phần ở mức độ trung bình (41 loài), mật độ trung bình
260 con/m3, trong đó nhóm chân chèo copepod và nhóm râu nhánh Cladocera chiếm
đa số. Đa số zooplankton tại đầm Đông Hồ có giá trị dinh dưỡng cao, không có loài
độc hại.
Động vật đáy (benthos)
Đã phát hiện 24 loài, trong đó nhóm Polychaeta (giun nhiều tơ) là 14 loài,
nhóm Crustacea (giáp xác) có 7 loài, nhóm Bivalvia (nhuyễn thể) có 3 loài.
Tại đầm Đông Hồ nối liền với biển và sông, hằng ngày chịu ảnh hưởng của
khối nước biển, vào mùa mưa lũ chịu chi phối của nước lũ từ vùng TGLX và sông
Giang Thành chảy về, độ mặn giảm từ mặn-lợ sang ngọt khiến cho loài không có khả
năng thích nghi phải di chuyển đi nơi khác hay bị chết. Vì vậy ở vùng cửa sông chỉ
tồn tại loài sinh vật đáy có khả năng thích nghi rộng với độ mặn và chịu sự thay đổi
đột ngột về điều kiện môi trường diễn ra hàng ngày, hàng giờ.
Dừa nước – Nypa fruticans.

47
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Với 400ha rừng ngập mặn mà phần lớn là loài dừa nước chiếm 327,1ha là một
hệ sinh thái lý tưởng cho sinh trưởng và phát triển của trứng, ấu trùng của các loài
thủy sản. Người dân trong khu phố V- phường Đông Hồ và xung quanh đầm đã tranh
thủ mở rộng diện tích trồng dừa nước trước đây để khai thác lá dừa ra các vùng bãi
bồi nên dòng chảy trong lòng hồ sẽ bị chậm lại ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ,
đồng thời gia tăng khả năng bồi lắng.

Bảng 3: Diện tích dừa nƣớc trong hệ sinh thái ngập nƣớc đầm Đông Hồ
Stt Khu vực Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Kênh Mương Đào 8,5 2,6
2 Sông Giang Thành 30,0 9,2
3 Rạch Két 181,2 55,4
4 khu phố V- phường Đông Hồ 61,2 18,7
5 Kênh Rạch Giá – Hà Tiên 7,2 2,2
6 Phường Tô Châu 39,0 11,9
Tổng cộng 327,1
Nguồn: Lương Văn Thanh & ctv (2006)
Dừa nước là loại cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng, nó mang lại nguồn lợi lớn
cho người dân quanh vùng.
Thủy sản
Như khu hệ các vùng biển Tây, có 96 loài cá thuộc 50 họ, trong đó có 14 họ
và 17 loài chủ yếu. Có 3 loài cá số lượng nhiều là loài cá trác vây đuôi dài
Priacanthus tayenus chiếm 17,5%, loài cá tía, cá đổng tía Pristipomoides multidens
chiếm 12% và loài cá tráo mắt to Selar crumenophthalmus chiếm 9,2%. Ở cửa ra
đầm Đông Hồ và các cửa kênh thoát lũ phát hiện ra các nhóm cá nước mặn, nước
ngọt tùy thuộc sự thay đổi độ mặn theo mùa trong năm. Khu hệ cá đầm Đông Hồ
chịu ảnh hưởng hai nguồn là cá nước mặn từ ngoài biển Tây di cư vào đầm trong
mùa khô; nguồn cá nước ngọt từ sông MêKong tràn về trong giai đoạn mùa mưa, do
vậy nguồn lợi cá đầm Đông Hồ là phong phú và đa dạng về giống loài cho phép khai
thác với sản lượng cao quanh năm.
Hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy hải sản đầm Đông Hồ
Đầm Đông Hồ tiếp giáp với cửa biển với diện tích mặt nước hơn 900ha và
400ha rừng ngập mặn là một hệ sinh thái lý tưởng cho sinh trưởng và phát triển của
trứng, ấu trùng của các loài thủy sản.
Trong những năm gần đây việc khai thác thủy sản trong lòng đầm ngày càng
gia tăng với khoảng 300 – 400 dàn đăng, gần 100 miệng đáy và hơn 100 phương tiện
làm nghề xiệp của ngư dân ở khu vực Cừ Đứt, Tô Châu và một số ngư dân ở các nơi
khác đến tiến hành đánh bắt suốt ngày đêm trong khu vực đầm Đông Hồ. Các hoạt
động đánh bắt cá bằng đăng, lưới, thả chà trong lòng đầm gây hiện tượng gia tăng
mức độ bồi lắng ảnh hưởng đến dòng chảy lũ, giảm dung tích chứa nước và ảnh
hưởng đến an toàn của đầm Đông Hồ.

48
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Do hình thức khai thác tận thu trong lòng đầm diễn ra khá mạnh và kéo dài
nên nguồn lợi thủy sản trong lòng hồ ngày một giảm, mặt khác diện tích các cồn nổi
lên trong lòng đầm ngày một tăng dẫn tới giảm khả năng trữ nước của đầm, đặc biệt
vào thời kỳ mùa khô làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loài thủy
sinh trong giai đoạn này.
Xét trên cơ sở chuỗi thức ăn của thủy vực, với nguồn thức ăn khá phong phú
và đa dạng, thủy vực đầm Đông Hồ thuộc loại giàu dinh dưỡng nên có thể phát triển
nghề nuôi trồng thủy sản mặn - lợ và nước ngọt. Tuy nhiên, do điều kiện sinh thái
kém ổn định, khả năng rủi ro trong nuôi trồng cũng lớn. Vấn đề cần phải lựa chọn
đối tượng nuôi, mùa vụ nuôi cho phù hợp, ưu tiên nuôi các đối tượng ngọt-lợ như cá,
động vật thân mềm mang tính bền vững với môi trường, ít rủi ro hơn.

ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẦM ĐÔNG HỒ
Về quan điểm phát triển:
Phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả diện tích mặt nước bằng việc thu hút từ
các nguồn lực, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển phù hợp
với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội ven biển tỉnh Kiên Giang.
Phát triển kinh tế - xã hội đầm Đông Hồ phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.
Gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân, coi trọng phát triển nguồn nhân lực địa
phương.
Định hướng phát triển lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến:
Gắn phát triển khai thác thủy sản với du lịch sinh thái.
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo 3 loại hình nuôi: nuôi chuyên, nuôi kết hợp
và nuôi lồng, vèo. Với các đối tượng nuôi nước ngọt, lợ mặn, nhuyễn thể; cua biển.
Chuyển đổi dần đối tượng nuôi có hiệu quả sản xuất thấp, thị trường tiêu thụ
khó khăn sang giống loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao hơn.
Chuyển dần sử dụng thức ăn tự tạo sang sử dụng thức ăn công nghiệp, khuyến
cáo sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng.
Tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các hội nghề nghiệp
để chia sẽ thong tin và huy động được sự tham gia của cộng đồng.
Tăng cường công tác bảo quản sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm tươi sống có
được từ khai thác, nuôi trồng nhằm nâng cao chất lượng và tăng tỷ trọng khi đưa vào
chế biến cũng như phụ vụ thị trường khác du lịch.
Về mục tiêu:
Tranh thủ mọi nguồn lực để tập trung phát triển đưa đầm Đông Hồ thành điểm
đến của ngành du lịch. Lấy du dịch làm kinh tế chủ lực gắn với phát triển thủy sản,
nông nghiệp sinh thái bền vững tạo sự thay đổi đáng kể về thu nhập cho nhân dân
trong vùng.

49
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Bảo vệ được tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đầm Đông
Hồ, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt.
Duy trì dải rừng dừa nước sinh thái ven biển ngập mặn.
Về nhiệm vụ
Sắp xếp, bố trí lại sản xuất ngành thủy sản theo hướng ổn định, giảm dần khai
thác thủy sản trong lòng đầm; chỉ cho phép khai thác theo truyền thống thủ công.
Ưu tiên phát triển nền sản xuất nông nghiệp sinh thái hiệu quả, bền vững phù
hợp với đặc thù vùng đầm. Sắp xếp, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung chuyên
canh, theo mùa vụ.
Gắn kết sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch biển tạo
khu làng nghề hình thành tuyến du lịch biển khám phá đầm phá.

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BẢO VỆ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC,
KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẦM ĐÔNG HỒ - HÀ TIÊN
Phát triển thủy sản đầm Đông Hồ cần có sự tham gia đồng bộ của các ngành
kinh tế chủ yếu tạo động lực phát triển:
Xây dựng hạ tầng cơ sở: Xây dựng tuyến đường giao thông quanh đầm Đông
Hồ và ấp Cừ Đứt tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Dịch vụ – du lịch: Tận dụng tiềm năng thiên nhiên sẵn có phát triển du lịch
sinh thái dã ngoại, bên cạnh đó xây dựng các công trình dịch vụ du lịch văn
hóa thể thao như nhà hàng, khu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi ở vị trí thuận lợi
phục vụ du khách.
Trồng rừng sinh thái: Có khả năng phát triển trồng rừng sinh thái ở các khu
vực phía Đông của Hồ và xung quanh Cừ Đứt. Khôi phục rừng tự nhiên ngập
mặn ở phía Đông Bắc của đầm.
Nuôi trồng hải sản, thoát lũ: đầm Đông Hồ có tiềm năng về nuôi trồng hải sản,
trước mắt có thể hình thành khu vực nuôi trồng hải sản.
Theo qui hoạch đầm Đông Hồ trước đây cho thấy rằng diện tích mặt nước vẫn
được ưu tiên giữ nguyên hiện trạng để duy trì cảnh quan môi trường sinh thái lòng
đầm phục vụ cho các mục tiêu phát triển du lịch sinh thái, phát triển thủy sản và tạo
cảnh đẹp cho vùng thị xã Hà Tiên. Ngoài ra, diện tích đất rừng sinh thái ngập mặn
cũng được duy trì để phục vụ cho mục tiêu làm đẹp cảnh quan, tăng cường tính đa
dạng sinh thái cho vùng lòng đầm và góp phần xử lý các chất thải từ các nguồn
xuống lòng đầm bởi các vi sinh vật dưới tán rừng.
Biện pháp quản lý nguồn nước nạo vét lòng đầm:
Ở vùng tứ giác Long Xuyên nói chung và khu vực đầm Đông Hồ nói riêng thì
biện pháp quản lý nguồn nước giữ vai trò quan trọng trong các giải pháp bảo vệ môi
trường. Hệ thống các công trình thủy lợi được xây dựng trong vùng tác động rất
mạnh đến sự thay đổi về các thông số môi trường như: chất lượng nguồn nước mặt,
diện tích canh tác, cơ cấu cây trồng và thời vụ, thời gian ngập lũ, độ sâu ngập lũ, cơ
sở hạ tầng nông thôn và chất lượng cuộc sống của người dân trong lòng đầm.
Để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả nguồn lợi tài nguyên thủy sinh vật: Nạo
vét tạo luồng của đầm Đông Hồ; giảm thiểu các chất gây ô nhiễm trong nguồn nước
50
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

thải; lập các chương trình tính dự báo về diễn biến môi trường trong lòng đầm Đông
Hồ.
Kế hoạch nạo vét lòng đầm được thực hiện sẽ gia tăng khả năng trữ nước, thoát
lũ và có đủ dung tích cho sự trú ngụ của các loài thủy sinh lưu trú trong lòng đầm.
Các biện pháp quản lý trong hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản:
Do điều kiện thổ nhưỡng kém, chủ yếu là đất phèn nên những hoạt động sản
xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu thường gây ra những tác động bất lợi tới
môi trường nước như: tháo chua rửa phèn để canh tác đã chuyển một lượng phèn từ
trong đất ra nguồn nước; sử dụng phân bón hoá học, phân chuồng để bón cho cây
trồng; cũng như sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thường gây ô nhiễm môi trường
nước và ảnh hưởng tới đời sống sinh vật trong nước. Để quản lý và giám sát ô nhiễm
môi trường nước trong vùng do các hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra thì các
giải pháp sau cần được thực hiện:
Qui hoạch sản xuất phát triển thủy sản phải xét đến tính phù hợp tập quán canh
tác, nguồn nước, duy trì tỷ lệ hợp lý trên diện tích nuôi trồng thủy sản trong
lòng đầm.
Qui hoạch đồng bộ với qui hoạch của các ngành như giao thông, điện, xây
dựng.
Canh tác trên vùng đất phèn phải thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật, lịch
thời vụ nhằm kiểm soát sự tiêu thoát các độc tố từ trong đất ra hệ thống kênh
mương.
Khuyến cáo nông dân sử dụng nguồn phân bón vi sinh, hạn chế sử dụng phân
tươi, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp.
Áp dụng các biện pháp chế tài, xử phạt thật nghiêm khi phát hiện có gian lận
trong các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến bảo quản và chế biến sản phẩm theo
quy định hiện hành.
Giải pháp về khoa học công nghệ
Ứng dụng công nghệ làm lồng nổi hiện đại hoặc lồng bè truyền thống ít tốn kinh
phí như vật liệu bè gỗ, phuy nhựa có thể sử dụng 10 năm.
Áp dụng công nghệ nuôi tiến bộ giảm áp lực khai thác nguồn cá tươi sống làm
thức ăn, khuyến cáo sử dụng thức ăn công nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước trong quá trình nuôi.
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản giống tại địa phương phục vụ nhu cầu
con giống bản địa phù hợp điều kiện vùng nuôi.
Giải pháp về tổ chức sản xuất và khuyến ngư
Tổ chức nghề nuôi theo hình thức câu lạc bộ, hợp tác xã trên cơ sở áp dụng giải
pháp trọn gói gồm: kỹ thuật nuôi, quy trình nuôi tạo sản phẩm chất lượng tiến đến
gây dựng thương hiệu; trách nhiệm chia sẽ thông tin; tổ chức tiếp thị, giám sát thị
trường.
Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư thường xuyên mở các lớp tập huấn
chuyên đề về kỹ thuật nuôi, chăm sóc, quản lý sức khỏe, phòng trị theo đối tượng
nuôi phù hợp với đầm Đông Hồ.
Tổ chức tham qua học tập các mô hình khai thác, nuôi trồng thủy sản trong hệ
đầm, phá, vịnh ở các tỉnh bạn có điều kiện tương tự như vùng đầm Đông Hồ.
51
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Giải pháp thị trường


Xây dựng thương hiệu cho một số đối tượng nuôi chủ lực.
Nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi nhằm phục vụ nhu cầu khác du lịch trong
ngoài nước.
Thông báo các hợp đồng liên doanh, liên kết với các địa phương trong tỉnh hay
khu vực ĐBSCL để tiêu thụ các sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá thương hiệu trong khu vực
nhằm kết nối giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CẦN LÀM NGAY


- Hoàn chỉnh tuyến đường vành đai quanh đầm.
- Xây dựng cù lao Cừ Đứt thành “làng du lịch sinh thái”. Trong đó có khu bến
thuyền đón khách du lịch, các công trình nổi dịch vụ du lịch như ăn uống, câu
cá,...
- Xây dựng cụm công trình phục vụ du lịch nghỉ dưỡng có xem xét công nghệ
nhà ở di động, nhà nổi trên sông.
- Nạo vét lòng hồ đưa cao độ đáy hồ về dưới mực nước dòng thấp nhất (-
0,37m). Trồng cây xanh tạo cảnh quan và khai thác dịch vụ trên cồn nổi.
- Nuôi trồng hải sản các loại theo chuyên canh, kết hợp phục vụ cho việc tham
quan du lịch như: tôm, cá, rùa, cua, ếch,...
- Trồng mới và cải tạo rừng sinh thái ngập mặn, bảo tồn giữ nguyên dải dừa
nước quanh đầm, kết hợp nuôi trồng hải sản các loại từ khu vực phía Đông
lên phía Đông Bắc của đầm, mở các luồng đi lại cho ghe thuyền khách du
lịch./.

_______________________
Tài liệu tham khảo
1. TS. Lương Văn Thanh, 2006. Nghiên cứu hiện trạng môi trường đầm Đông
Hồ, Hà Tiên, Kiên Giang. Viện Khoa học thủy lợi miền nam.
2. Quyết định số 1955/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.
3. Sở Nông nghiệp & PTNT Kiên Giang, 2010. Dự án” Rà soát, điều chỉnh quy
hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ven đảo, ven biển tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”.

52
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

NHÓM CHUYÊN ĐỀ 2
Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển giá trị đầm Đông Hồ - Việt Nam trong
tình trạng biến đổi khí hậu và ứng phó với nước biển dâng
Tên tham luận/tác giả Nội dung tóm tắt
TT
Phân tích những thay đổi
01
tại Đông Hồ trong các thập
niên gần đây - (GS.TSKH
Nguyễn Ngọc Trân)

Sự phát triển và bảo tồn


02
trong điều kiện biến đổi
khí hậu – (GS.TS. Lê
Quang Trí)

Mối liên hệ giữa bảo tồn


03
hệ sinh thái rừng ngập mặn
và phát triển bền vững
trong điều kiện của biến
đổi khí hậu và nước biển
dâng đầm Đông Hồ - Hà
Tiên - Kiên Giang -Việt
Nam – (PGS.TS. Thái
Thành Lượm)

Qui hoạch phát triển bền


04
vững đầm Đông Hồ là góp
phần bảo tồn và phát huy
giá trị Khu Dự trữ sinh
quyển Kiên Giang – (Ths.
Phùng Văn Thảnh)

53
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Vấn đề môi trường sinh


05
thái và xử lý môi trường
trong định hướng phát
triển bền vững - (ThS. Kỷ
Quang Vinh)
Các giải pháp quản lý và
06
khai thác đầm Đông hồ
(Hà Tiên - Việt Nam) theo
hướng bảo tồn và phát
triển – (TS. Nguyễn Xuân
Niệm)

Đề xuất định hướng và giải


07
pháp tiếp cận về quy hoạch
bảo tồn và phát triển bền
vững đầm Đông Hồ -
(ThS. Nguyễn Tiến Hiệp)

54
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

PHÂN TÍCH NHỮNG THAY ĐỔI TẠI


ĐÔNG HỒ TRONG CÁC THẬP NIÊN GẦN ĐÂY

- GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân 1-

MỞ ĐẦU
Hội thảo “Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt
Nam” sẽ trao đổi xung quanh sáu chủ đề: (a) Giá trị bảo tồn đất ngập nước, rừng
ngập mặn và tính đa dạng sinh học đầm Đông Hồ; (b) Phát huy các giá trị lịch sử,
văn hóa, du lịch ở Hà Tiên; (c) Hiện trạng sinh kế và định hướng duy trì phát triển
bền vững; (d) Vấn đề môi trường và xử lý môi trường sinh thái trong định hướng
phát triển bền vững; (e) Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong biến đổi khí
hậu và ứng phó với nước biển dâng; (f) Định hướng quy hoạch và thực hiện quy
hoạch đầm Đông Hồ - Hà Tiên.
Mục đích của hội thảo là:
- Tập trung và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đầm Đông Hồ - thị xã
Hà Tiên;
- Cố gắng nỗ lực nâng tầm ảnh hưởng của đầm Đông Hồ đối với trong nước
và thế giới.
Tham luận này phân tích quá trình thay đổi của Đông Hồ trong những thập
niên gần đây và nêu lên các nhân tố có thể đã dẫn đến những thay đổi đó nhằm đóng
góp một số cơ sở cho sáu nội dung và mục đích của hội thảo.

I. THEO DÕI TỪ ẢNH VỆ TINH NHỮNG ĐỔI THAY TẠI ĐÔNG HỒ


Khảo sát ảnh vệ tinh Landsat 5 TM chụp ngày 09.12.1989 (Hình 1), ảnh vệ
tinh SPOT 3 HRV1 chụp ngày 08.01.1995 (Hình 2), cho thấy đến đầu năm 1995,
Đông Hồ và cửa thông ra vịnh Thái Lan (tại vịnh Thuận Yên) về cơ bản vẫn ở trạng
thái ít có tác động của con người. Liên thông với biển có một luồng sâu ở giữa và
một luồng đi về cửa kênh Rạch Giá – Hà Tiên đổ vào Đông Hồ.
Phân tích kỹ hơn ảnh năm 1995 so với ảnh năm 1989 sẽ thấy doi đất ở phía
Đông Bắc của Đông Hồ có phát triển rộng ra, với ở giữa một luồng rất thẳng tiếp nối
sông Giang Thành hướng ra cửa biển. Doi đất này chia Đông Hồ thành hai thùy.
Ảnh vệ tinh SPOT 5 chụp ngày 14.01.2003 (Hình 3) cho thấy diện tích mặt
nước Đông Hồ bị thu hẹp khá nhiều, thảm thực vật phát triển rộng ra trên doi đất và
về phía thùy phía đông của Đông Hồ. Ảnh còn cho thấy sản xuất nông nghiệp đã
được triển khai dọc kênh Vĩnh Tế và tuyến đường N1 ở bờ nam của kênh này.

1
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, CGCC Hội đồng Chính sách Khoa học và
Công nghệ Quốc gia, nguyên Chủ nhiệm Chương trình khoa học cấp nhà nước “Điều tra cơ bản tổng hợp
đồng bằng sông Cửu Long”, 60-02, 60-B (1983-1990), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học và Kỹ thuật
Nhà nước (1980-1992).
55
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

56
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Ảnh vệ tinh ngày 28.05.2005 (từ Google Earth) xác nhận những nhận xét trên
đây (Hình 4). Ở phía đông bắc của Đông Hồ và trên doi đất, những thửa ruộng bắt
đầu hình thành. Bờ tây của Đông Hồ cũng đã được bồi ra. Do bồi lắng phù sa, cửa
sông Giang Thành đổ vào Đông Hồ tiến về phía nam.
Nhưng thay đổi quan trọng là tình trạng đô thị hóa Hà Tiên ở bờ bắc và về
phía bên trong của cửa biển và một đê quai lấn biển về phía bên ngoài của cửa.
Ảnh vệ tinh SPOT 4 ngày 20.02.2008 (Hình 5) xác nhận những nhận xét trên
ảnh năm 2005. Sự bồi lắng phát triển thêm ở phía trên của thùy phải, đưa cửa sông
Giang Thành về phía Nam. Sông Giang Thành hầu như được kéo dài, giữa hai thùy
và được tiếp nối với một luồng rất thẳng phía về phía cửa biển. Sản xuất nông nghiệp
tiến từ bờ phải kênh Vĩnh Tế về phía Đông Hồ và thâm nhập vào hồ. Một con đường
và tuyến dân cư đã hình thành song song với đường N1 và kênh Vĩnh Tế về phía
Đông Hồ.

57
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Trên Hình 6, chụp trong chuyến khảo sát ngày 14.02.2011 2, là khu kè và khu
lấn biển bờ bắc bên trong cửa Đông Hồ. Trên Hình 7 là hai khu lấn biển ở phía bên
ngoài, bờ bắc đã hoàn thành và ở bờ nam đang được triển khai.

Hình 6

Hình 7
Trong Đông Hồ có các cây mắm, dừa nước, bần, sú vẹt là các cây chỉ thị của
môi trường nước mặn, lợ dần đến ngọt, với xu thế cây dừa nước lấn dần cây mắm về
phía cửa biển. Ngoài ra còn có cây cỏ đuôi lươn (họ cỏ năn, sống vùng nước lợ) được
người dân du nhập về trồng với mục đích giảm sóng trong mùa lũ, giữ phù sa và bảo

2
Trong chuyến khảo sát này các cán bộ khoa học của tỉnh Kiên Giang, Phùng thị Bích Lâm, Bùi Xuân Khanh
và Võ Phươc Hoàng Minh, cùng tham gia.
58
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

vệ cây dừa nước con. Còn có đước và bần được dân trồng trong dự án trồng rừng
vùng Tứ giác Long Xuyên thời kỳ 1985-1995.
Trong chuyến khảo sát, chúng tôi còn thấy được tình trạng định cư dọc theo
“sông Giang Thành nối dài” giữa hai thùy, từ tạm bợ đến ổn định với một kế sinh
nhai quan trọng là khai thác lá dừa nước (Hình 8); dự án xây dựng nơi tránh bão cho
tàu bè và đề án xây dựng khách sạn du lịch sinh thái trong Đông Hồ về phía cửa
đang được triển khai.

Hình 8
Những điều đã thấy được qua ảnh vệ tinh, được kiểm chứng tại hiện trường
thể hiện những thay đổi khá nhanh của Đông Hồ chỉ trong vòng chưa đầy hai thập
niên vừa qua.
Những đổi thay này có liên quan đến địa hình vùng xung quanh Đông Hồ, và
các yếu tố về phía “thượng nguồn” của Đông Hồ cũng như về phía biển.

II. YẾU TỐ ĐỊA HÌNH VÙNG HÀ TIÊN - ĐÔNG HỒ


Đông Hồ là nơi trũng nhất ở phía Tây Bắc của Tứ giác Long Xuyên thông ra
vịnh Thái Lan tại Vũng Thuận Yên qua cửa Tô Châu. Hình 9 là sơ đồ địa hình vùng
Tây Bắc của đồng lũ nửa mở Tứ giác Long Xuyên 3.
Hình 10 là một mảnh của bản đồ mộc địa hình có cấy điểm độ cao vùng Hà
Tiên Đông Hồ trên đó có thể thấy rõ Đông Hồ nằm giữa một vùng đầm lầy thấp dần
ra phía biển và bị chặn lại bởi một dải địa hình cao có núi trừ cửa biển Tô Châu.
Điều này có nghĩa là Đông Hồ là nơi tập trung phù sa do sông Giang Thành
đổ vào, và từ xói mòn và rửa trôi trong khu vực.
Dòng chảy biển khi triều lên và khi triều xuống đi vào cửa Tô Châu, tương tác
với dòng chảy sông Giang Thành đã tạo nên địa mạo lòng hồ từ bao đời nay. Đông
Hồ là nơi diễn ra sự giao thoa và cân bằng giữa hai quá trình sông và biển.
Những thay đổi về phía biển cũng như về phía thượng nguồn sẽ có tác động
đến thế cân bằng động này và chắc chắn sẽ làm cho Đông Hồ thay đổi.

3
Sơ đồ do Chương trình 60-02 “Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long” xây dựng từ các mảnh
bản đồ mộc tỉ lệ 1/50000 có cấy điểm độ cao do Cục đo đạc bản đồ ấn hành ngay sau 1975. Cố Giáo sư Trần
Kim Thạch gọi Tứ giác Long Xuyên là đồng lũ nửa mở, khác với đồng lũ kín Đồng Tháp Mười.
59
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Hình 9

Hình 10
Ngoài địa hình tự nhiên, kênh Vĩnh Tế nối với sông Giang Thành và kênh
Rạch Giá – Hà Tiên đổ vào Đông Hồ là những tác động của con người đến địa mạo
lòng hồ ở những thế kỷ XIX và XX.

III. THAY ĐỔI TỪ PHÍA NGUỒN


Trong thập niên cuối của thế kỷ XX, với chủ trương chia lũ ra Biển Tây và
đẩy mạnh khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên, việc mở rộng kênh Vĩnh Tế và làm
tuyến đường N1 vượt lũ 2000, cũng như việc nâng cao đường QL 80, nạo vét tuyến
đường giao thông thủy Rạch Giá – Hà Tiên là những nhân tố có tác động nhất định
đến Đông Hồ.

60
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Giữa thập niên 1990, kênh Vĩnh Tế được mở rộng và đào sâu thêm đã bổ sung
một lượng nước từ sông Hậu vào Tứ giác Long Xuyên, nhất là vào mùa lũ. Với các
kênh T bắt đầu từ kênh Vĩnh Tế, nước ngọt đã về Tứ giác Long Xuyên, phía Tây Bảy
Núi, thau chua và đưa vùng đất này vào sản xuất nông nghiệp. Các kinh xương cá
khác đưa nước từ kênh Vĩnh Tế vào trong phần đất giáp biên giới với Campuchia đã
tăng vụ, tăng diện tích sản xuất nông nghiệp ở đây.
Cũng trong những năm này, tuyến đường N1 vượt lũ năm 2000 đã được xây
dựng, đưa giao thông đường bộ thông suốt từ Tri Tôn, Tịnh Biên đến Hà Tiên, góp
phần quan trọng đưa đời sống kinh tế xã hội nơi này, trước đây gần như để hoang,
từng bước đi lên. Các Hình 11 thể hiện điều này.
Tuyến đường N1 vượt lũ cũng có nghĩa là nước kênh Vĩnh Tế, ngoại trừ phần
chảy vào các Kênh T, còn lại đổ về Giang Thành và vào Đông Hồ. Điều này làm cho
quá trình sông mạnh lên và giải thích, như trên đã nói, sự bồi lắng nhanh ở phía Bắc
Đông Hồ và ở cửa sông Giang Thành.
Nước kênh Vĩnh Tế chảy vào kênh Rạch Giá Hà Tiên, trực tiếp và thông qua
các Kênh T, cũng đã góp phần, tuy có ít hơn, vào sự bồi lắng ở phía đông nam Đông
Hồ.
Với tốc độ phát triển kinh tế và dân sinh nói trên, về mặt môi trường của
Đông Hồ, cần chú ý đến và có biện pháp đảm bảo nước đổ vào không làm ô nhiễm
Đông Hồ.

61
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Hình 11
IV. THAY ĐỔI TỪ PHÍA BIỂN
Cho đến cuối thế kỷ trước, cửa Tô Châu nơi Đông Hồ thông ra vịnh Thuận
Yên cơ bản không có công trình tác động quan trọng đến hồ.
Cuối thập niên 1990, kè thị xã Hà Tiên dọc theo cửa về phía bên trong bắt đầu
được tiến hành. Năm 2003 kè lấn biển ngay sát cửa về phía bên trong để làm Khu
Thương mại được xây dựng. Diện tích lấn biển vào khoảng 4ha. Mặt cắt cửa bị thu
hẹp. Năm 2005 một dự án kè lấn biển quy mô khoảng 100ha được xây dựng bên
ngoài cửa về phía bờ bắc làm thay đổi hẵn diện mạo cửa thông ra biển của Đông Hồ.
(Hình 7 và 12).
Hiện nay, một dự án kè lấn biển khác ngay sát cửa, về phía bờ nam, đang
được triển khai. Quy mô dự án này quan trọng không kém kè bên bờ bắc. Diện mạo
vịnh Thuận Yên lại một lần nữa bị biến dạng (Hình 7 và 12).

Hình 12
Với hai kè lấn biển này, sự lưu thông nước giữa Đông Hồ và vịnh Thái Lan sẽ
thông qua một luồng dài nhiều km với bờ không thẳng.
Sự trao đổi giữa biển và một hồ qua cửa khi triều lên và lúc triều xuống không
đơn giản. Hình 13 và 14 mô tả dòng chảy và sự chuyển động của phù sa trong hai
pha triều.
62
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Dòng chảy tạo nên địa hình hồ và cửa. Đến lượt nó địa hình này lại quy định
dòng chảy và sự lắng đọng phù sa. Điều này đã được đúc kết từ thực tế và kiểm
nghiệm bằng mô hình toán.

Một ví dụ: Hình 15a là địa hình cửa và đáy lưu vực Marsdiep (Wadden Sea)
thiết lập từ đo đạc. Hình 15b là địa hình có được từ mô hình toán 4,5.

Hình 15a, 15b

4
A.P. LUIJENDIJK, Validation, calibration and evaluation of Delft3DFLOW model with ferry
measurements
M.Sc. Thesis, TU Delft, September 2001.
5
Xem thêm Development of the Wadden area in time and space. Summary [draft] Geosciences Knowledge
Agenda 10.03.2009
63
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Dòng chảy trong vịnh Thuận Yên có quy luật của nó. Tính toán được dòng
chảy này sẽ cho phép tính toán sự trao đổi với Đông Hồ qua cửa Tô Châu, và mô
phỏng được những đổi thay khi vịnh và cửa bị biến dạng.
Với những kè lấn biển, dòng chảy triều trong vịnh Thuận Yên sẽ thay đổi. Với
cửa bị kéo dài ra, quá trình biển sẽ yếu đi.
Vì hai lý do đó, có thể thấy trước sự giao thoa và cân bằng giữa quá trình sông
và quá trình biển tại Đông Hồ sẽ thay đổi trong chiều hướng thuận cho quá trình
sông: quá trình ngọt hóa và bồi lắng Đông Hồ sẽ ngày càng tăng.

V. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT


1. Là nơi trũng nhất trong tiểu vùng Hà Tiên của Tứ giác Long Xuyên, được tiếp
nước từ sông Hậu, yếu tố ngọt và bồi lắng là hai yếu tố trội.
Môi trường của Đông Hồ đang chịu một sức ép lớn từ sự phát triển kinh tế và
xã hội của Hà Tiên, đặc biệt từ đô thị hóa.
Vì vậy trong sự giao thoa giữa Đông Hồ và Vịnh Thái Lan, quá trình sông đã
mạnh lên và quá trình biển yếu đi 6.
Tương quan này sẽ ra sao với biến đổi khí hậu và khi mực nước biển dâng?
Đây là một vấn đề mà bài tham luận này chưa đề cập đến.
2. Biết được quá trình thay đổi của Đông Hồ, và các nhân tố dẫn đến các thay đổi
đó mới có thể quy hoạch sự phát triển bền vững Đông Hồ và Hà Tiên, giữ
được và nâng cao tầm ảnh hưởng của Đông Hồ trong nước và trên thế giới
như mục đích của hội thảo đề ra.
3. Những thay đổi mà báo cáo này đề cập có cơ sở khách quan, hãy còn ở mức
định tính dựa trên quy luật. Cần được định lượng để phục vụ công tác quy
hoạch.
4. Đây là một nhiệm vụ không đơn giản vì thiếu rất nhiều điều, đặc biệt về số
liệu, nhưng không thể không làm để tránh những tác hại không thể tính được.
5. Việc tính toán cần có thời gian trong khi yêu cầu quy hoạch lại luôn luôn là
cấp bách.
Chính vì vây, tác giả mong rằng, tuy mới dừng lại ở định tính, báo cáo này đã
chỉ ra được rằng cần nhìn nhận về Đông Hồ thấu đáo hơn, trong mối quan hệ hệ
thống và động, thấy được những gì mang tính quy luật sẽ xảy đến trước mắt và lâu
dài trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững cho
Hà Tiên và Đông Hồ.
Tác giả chân thành cảm ơn lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, các sở Tài nguyên và
Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban
nhân dân Thị xã Hà Tiên, Trung tâm Khí tượng thủy văn Kiên Giang đã tổ chức buổi
làm việc và bố trí chuyến khảo sát đầu năm Tân Mão, từ đó đã gợi ý cho bài tham
luận này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20.10.2011

6
Ở đây chưa đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
64
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ BẢO TỒN


TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

- GS.TS. Lê Quang Trí -


Đại Học Cần Thơ
1. Sự phát triển và bảo tồn
Trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới, vấn đề khai thác tài
nguyên thiên nhiên để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia đã
thể hiện rõ nhất là ở các nước thuộc châu Âu. Sau khi đã phát triển kinh tế ở mức độ
cao thì công tác bảo tồn tài nguyên liên quan đến môi trường thiên nhiên đã được
quan tâm và thực hiện lại các đề án để phục hồi và bảo tồn thiên nhiên. Vấn đề này
hiện nay được quan tâm nhiều trong các dự án phát triển của các quốc gia, nhất là ở
các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Sự phát triển của các quốc gia đang phát triển hiện này là yêu cầu cần thiết và
có thật, tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế để phát triển đất nước đã tạo nên
sự tác động rất lớn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đây,
chúng ta thấy được có một sự mâu thuẩn rất lớn giữa vấn đề phát triển kinh tế xã hội
và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, trong thời gian qua các nhà nghiên
cứu cũng như các nhà quản lý đã có sự đồng thuận về một quan điểm đó là quan
điểm “phát triển bền vững” (Hình 1), từ đó cho thấy trong quá trình phát triển phải
quan tâm đến bảo tồn, đồng thời cũng phải hy sinh một phần tài nguyên thiên nhiên
để phục vụ cho phát triển. Từ đây một số dự án phát triển đã thực hiện rất tốt trên
quan điểm này, nhưng hầu hết các dự án phát triển của một số quốc gia thì do mong
ước phát triển nhanh và mạnh hơn nên đã khai thác quá mức nguồn tài nguyên và đã
đưa đến sự tàn phá nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra các tác động xấu đến môi
trường. Trong vấn đề tác động đến nguồn tài nguyên môi trường trong đó các các
khu bảo tồn thiên nhiên mang tính chất quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực. Đây
là các vấn đề cần quan tâm hiện nay của các vùng có các khu bảo tồn cấp quốc gia và
quốc tế.
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Đặc trƣng văn hóa Thay đổi về giá trị
- Giữ gìn bản sắc của vùng - Công bằng giưa các thế hệ
- Duy trì nền văn hóa đa dạng - Mức sống đầy đủ, hạnh phúc

KHÍA CẠNH KHÍA CẠNH


VĂN HÓA XÃ HỘI

BỀN VỮNG
KHÍA CẠNH KHÍA CẠNH
KINH TẾ SINH THÁI

Bảo tồn tài nguyên Bảo tồn chức năng


- Nâng cao hiệu quả, tăng kinh tế - Cân bằng sinh thái
- Tái sử dụng các phế phẩm - Gìn giữ tài nguyên
- Vật liệu thay thế, năng lượng - Sử dụng bền vững TN tái tạo

Hình 1: Các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững (Nguyễn Duy Cần, 2009)
65
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Những tác động của biến đổi khí hậu


Qua phân tích chuỗi số liệu nhiệt độ thực đo trong suốt hơn một thế kỷ vừa
qua, các nhà khoa học (IPCC, 2007) đã chứng minh một cách định lượng rằng nhiệt
độ trung bình trên toàn cầu đã gia tăng lên có ý nghĩa. Nhiệt độ trung bình toàn cầu
đã gia tăng 0,74 ± 0,2 C trong thời đoạn 100 năm (1906-2005), nhiệt độ trung bình
trong 50 năm gần đây tăng gần gấp đôi so với 50 năm trước. Trong vài thập niên gần
đây nhân loại đã chứng kiến và ghi nhận các biểu hiện bất thường của thời tiết, thiên
tai xảy ra cực đoan hơn. Các thống kê nhiều năm từ các nghiên cứu độc lập của nhiều
nhà khoa học khắp nơi trên thế giới hơn 30 năm qua đã chứng tỏ khí hậu của trái đất
đã có những thay đổi có ý nghĩa. Những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu trên
toàn cầu trong các thập niên qua có thể chứng minh qua các biểu hiện:
- Nhiệt độ trung bình ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới đều có xu thế gia tăng;
- Lượng mưa thay đổi bất thường, mùa khô ngày càng ít mưa hơn, ngày bắt đầu
mùa mưa các vùng gió mùa đến trễ hơn nhưng cuối mùa mưa lại có nhiều trận
mưa lớn hơn và số trận mưa cũng thay đổi khác thường;
- Các hiện tượng thời tiết dị thường ngày càng rõ hơn và xuất hiện nhiều hơn.
Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (bão lũ, hạn hán, lốc xoáy, sấm
sét, bão lũ, sóng biển,…) gia tăng cường độ và vị trí;
- Mực nước biển dâng cao hơn do sự tan băng ở hai đầu cực trái đất và do sự
dãn nở vì nhiệt của khối nước từ đại dương và biển.
Ở Việt Nam, mực nước biển dâng cao khoảng 0,19 cm/năm trong khoảng thời
gian 1955 - 1990, tức đã dâng cao 5 cm trong vòng 30 năm. Dự báo nước biển sẽ
dâng cao thêm 20cm vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng cao hơn hiện nay
100cm, sẽ có khoảng 40.000 km2 đất, chiếm 21,1% diện tích toàn quốc, bị chìm ngập
nước biển (Schaefer, 2003). Tại ĐBSCL, hàng năm có lũ xảy ra định kỳ. Nước lũ từ
thượng lưu theo sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam. Cao điểm lũ lụt xảy ra
khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2m và mực nước sông Hậu ở Châu
Đốc cao hơn 3,5m. Tiên đoán cho biết vì lưu lượng sông Cửu Long gia tăng 10%
trong mùa lũ (tháng 9 và 10), nên lũ lụt ở ĐBSCL có thể sẽ trầm trọng hơn, đến sớm
hơn và kéo dài hơn hiện nay.
Trong 100 năm của thế kỷ 20, nhiệt độ toàn cầu đã tăng 0,6oC. Dự đoán là
nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng từ 1,4oC đến 5,8oC vào cuối thế kỷ 21 tuỳ theo mức độ phát
thải khí nhà kính ít hay nhiều, quan trọng nhất là thán khí (CO2). Nhiệt độ trung bình
hàng năm ở nước ta gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0,32 oC
kể từ 1970. Ở miền Nam, nhiệt độ tối thiểu trung bình gia tăng ít hơn, tăng 0,5 -
1,2oC. Số giờ nắng trung bình hàng năm tăng và giảm biến động trong khoảng 20
giờ.
Hạn hán và sa mạc hoá là loại hình thiên tai kế tiếp về mức độ thiệt hại sau lũ
và nhiệt độ tăng. Trong những năm gần đây, hạn hán liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng
trong cả nước. Hạn hán có năm làm giảm 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản

66
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân.
Việc chống hạn thường gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nước, các hồ chứa nước
thượng nguồn cũng bị cạn kiệt. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hoá
ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển miền Trung và
vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi phía Bắc.
Xâm nhập mặn xảy ra suốt dọc bờ biển của Việt Nam với mức độ khác nhau.
Ba vùng có nguy cơ xâm nhập mặn cao, đó là: các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ, các
tỉnh duyên hải miền Trung và khu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Các tỉnh ven biển Tây
Nam Bộ là khu vực chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất với 1,77 triệu
ha đất bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích.
2. Phát triển và bảo tồn trong điều kiện biến đổi khí hậu
Từ những tác động của biến đổi khí hậu đã được trình bày trên thì sự tác động
của nó đến phát triển của kinh tế xã hội và môi trường thiên nhiên sẽ rất mạnh. Vấn
đề giữa phát triển và bảo tồn trong điều kiện biến đổi khí hậu cần phải được thảo
luận và định hướng.
3.1. Tác động biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế xã hội
Trong phát triển kinh tế xã hội thường được quan tâm và có tác động lớn đến
2 vấn đề là: (i) phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu hưởng lợi từ nền
văn minh phát triển; và (ii) phát triển sản xuất để thu nhập kinh tế, ổn định cuộc sống
và công ăn việc làm cho người dân. Chính sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét đã
gây những tổn thất cho các vùng đô thị phát triển như ngập lụt, sóng thần gây nên
khó khăn cho người dân đô thị. Trong khi đó ở các vùng sản xuất nông nghiệp phát
triển thì sản xuất ngày một khó khăn phải điều chỉnh mô hình sản xuất và đã có
những tác động ít nhiều đến việc xâm lấn vào các khu bảo tồn để khai thác như phá
rừng nuôi thủy sản, phá rừng lấy gỗ, phá rừng để có diện tích đất canh tác.
Vùng ĐBSCL là nơi cư trú của hơn 18,6 triệu người Việt Nam (2009), đa số
cư dân ở đây sống tập trung dọc theo các sông rạch, đô thị và vùng ven biển. Sản
xuất nông nghiệp và thủy sản là hai trụ cột kinh tế chính của cư dân ở vùng này, mỗi
năm vùng đồng bằng đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng cá và khoảng
75% sản lượng trái cây cho cả nước. Tuy là một vùng nông nghiệp năng động có giá
trị đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nhưng cuộc sống người nông dân và
ngư dân vùng ĐBSCL còn thấp và bấp bênh do chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn từ sự tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang và sẽ diễn biến khá phức
tạp. Nếu tốc độ phát thải khí nhà kính tiếp tục gia tăng nhanh chóng như hiện nay
hoặc nhanh hơn nữa mà toàn thể nhân loại không có nhiều biện pháp hữu hiệu để
ngăn cản thì đến cuối thế kỷ thứ 21, ĐBSCL sẽ có khoảng 2 triệu ha có thể phải nằm
dưới mực nước biển.Việc tạo dựng các chính sách thích hợp để có thể thích ứng với
sự thay đổi của khí hậu trong tương lai và lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương có ý nghĩa lớn (Lê Anh Tuấn, 2011)
3.2 Tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu đến bảo tồn và đa dạng sinh học.

67
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Theo kết quả của Hội thảo về khung pháp lý liên quan đến biến đổi khí hậu
đối với sự đa dạng sinh học (2011), đã đưa ra 5 tác động lớn nhất của tác động biến
đổi khí hậu đến đa dạng sinh học:
- Tác động đến hệ sinh thái (đặc biệt là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, rạn
san hô, hệ sinh thái nước ngọt...).
- Tác động đến loài (đặc biệt là sinh vật biển, nguy cơ tuyệt chủng một số loài
cũng như xuất hiện loài ngoại lai...).
- Tác động đến nguồn gen, an toàn sinh học.
- Tác động đến môi trường sống của các loài sinh vật (dẫn đến khả năng di cư
sinh vật, thay đổi chuỗi thức ăn, xuất hiện các bệnh dịch mới...).
- Tác động đến đa dạng sinh học trong nông nghiệp (diện tích đất trồng trọt bị
thu hẹp...).
3.3 Phát triển kinh tế và bảo tồn dưới sự tác động của biến đổi khí hậu.
Theo kết quả được trình bày trên, dưới tác động của biến đổi khí hậu thì áp
lực về mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
ngày càng gay gắt. Nếu sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển đô thị cũng như
đến các hoạt động sản xuất ở những vùng gắn liền với bảo tồn thì nguy cơ phá vỡ cơ
cấu bảo tồn thiên nhiên càng phải được quan tâm và có biện pháp thích ứng. Đặc biệt
là khi đời sống và nhu cầu của cộng đồng dân cư gặp khó khăn trong sản xuất phát
triển kinh tế thì sẽ tạo ra thất nghiệp, nguồn thu nhập giảm, các nhu cầu thiết yếu
cũng bị cắt giảm. Hậu quả là con người sẽ tìm cách để có thể tồn tại trong những
điều kiện khó khăn đó, một trong những giải pháp họ nghĩ đến là khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo tồn. Song song đó, do biến đổi khí hậu, các
đô thị cùng các cơ sở hạ tầng cũng được cải tiến phát triển để thích ứng với điều kiện
biến đổi khí hậu như bao đê, nâng cao các công trình, để hạn chế sự tác động của
biến đổi khí hậu. Đồng thời do nhu cầu về kinh tế ngày một cao cho phát triển đã đưa
đến giải pháp khai thác các vùng quặng, mỏ, và các vùng có liên quan đến các khu
bảo tồn khác. Với những hoạt động và giải pháp đó đã tác động đến tính nguyên thủy
của vùng bảo tồn có liên quan về mặt sinh thái cũng như cấu trúc. Đồng thời, với
những tác động của biến đổi khí hậu đến các khu vực bảo tồn như đã trình bày trên,
thì các khu bảo tồn đã chịu tác động kép với 2 áp lực lớn từ yêu cầu phát triển kinh tế
và tác động xấu do biến đổi khí hậu đến các khu bảo tồn. Nếu các khu bảo tồn ngày
càng bị thu hẹp và mất đi tính đa dạng sinh học cũng như chức năng của nó thì sự
biến đổi khí hậu sẽ ngày một thay đổi nhanh hơn và nhiều hơn. Như vậy, từ ngay bây
giờ chúng ta phải có những chiến lược và giải pháp trước để hạn chế thấp nhất sự
mâu thuẩn trong phát triển và bảo tồn với đìều kiện biến đổi khí hậu càng ngày càng
rõ rệt hơn.

3. Một số giải pháp cần quan tâm

68
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Để giải quyết các vấn đề được nêu trên trong vấn đề của phát triển và bảo tồn
liên quan đến điều kiện biến đổi khí hậu, một số quan điểm và giải pháp được đưa ra
sau đây để có thể nghiên cứu và thảo luận:
4.1 Giải pháp chung
Vấn đề bảo tồn nghiêm ngặt: Đối với các khu bảo tồn nghiêm nhặt như: vườn
quốc gia, khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đây là những khu vực được bảo tồn để
tạo ra môi trường đệm hay vùng bảo tồn đa dạng sinh học để góp phần vào việc giảm
nhẹ các hiện tượng biến đổi khí hậu. Đây là các vùng cần phải có quy chế cụ thể và
nghiêm ngặt trong việc bảo vệ và bảo tồn với những quy định cụ thể và nhà nước
phải đầu tư để bảo vệ và bảo tồn được các khu vực này và hạn chế cao nhất trong
việc khai thác cho mục đích kinh tế và phát triển. Trong quá trình phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật của xã hội như hệ thống giao thông, phát triển khu dân cư hay công
trình phục vụ dân sinh và các dự án lớn liên quan đến khai thác tài nguyên khoáng
sản như khai thác mỏ, xây dựng thủy điện thì cần phải được cân nhắc cao nhất và nên
tránh ra các khu bảo tồn nghiêm ngặt này vì vai trò của nó rất lớn trong quá trình
điều hòa và hạn chế đến sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu.
Vấn đề kết hợp giữa bảo tồn và phát triển: Như chúng ta đã thấy những tác
động của biến đổi khí hậu đến đời sống của con người và sự đa dạng sinh học trong
các khu bảo tồn đã tạo nên tính mâu thuẩn và phức tạp hơn so với hiện nay khi các
tác động của biến đổi khí ngày càng một nhiều hơn. Một số dự án và chương trình
tăng cường bảo vệ các khu bảo tồn trên cơ sở phát triển của cộng đồng đã và đang
được áp dụng, trong đó vấn đề bảo tồn là nhiệm vụ chính và trên cơ sở của bảo tồn sẽ
tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển đời sống và thu nhập. Đây là những trường
hợp kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường và các hoạt đọng có nguồn
thu thông qua bảo tồn như: tạo nên khu du lịch sinh thái để tạo công ăn việc làm cho
cộng đồng dân cư tại chỗ; hay kết hợp giữa bảo tồn và sản xuất và cho phép cộng
đồng dân cư được hưởng các nguồn thu từ các hoạt động sản xuất này như bảo tồn
kết hợp với chăn thả, hay rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản, hay thu hoạch một số sản
phẩm trong khu bảo tồn,…. Tuy nhiên, trong sự kết hợp này phải có những quy định
thật cụ thể và phải có sự đồng thuận và tuân thủ của cộng đồng và ban quản lý khu
bảo tồn này.
Vấn đề giữa phát triển và bảo tồn: Đây là vấn đề ngược lại với vấn đề bảo tồn
và phát triển, mà trong quá trình phát triển kinh tế khi đã đạt được những yêu cầu
kinh tế thì lúc này người quản lý hay chính quyền địa phương phải có một chương
trình xây dựng lại các khu bảo tồn hay phát triển lại các khu bảo tồn mà trước kia do
điều kiện phát triển kinh tế đã biến nó thành khu khai thác sản xuất để phục vụ phát
triển kinh tế cho cộng đồng dân cư hay cho xã hội ở thời điểm đó nhưng đến nay khả
năng khai thác không còn khả thi và không đem lại hiệu quả cao mà phục hồi lại
thành khu bảo tồn thì sẽ tốt hơn. Dưới tác động của biến đổi khí hậu đang xảy ra và
sẽ xảy ra ở mức độ nhanh hơn thì vấn đề xây dựng hay phục hồi lại các khu bảo tồn

69
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

càng được quan tâm nhiều hơn. Đó là vấn đề nhà quản lý sẽ chọn các vùng ưu tiên
trong việc xây dựng mới hay phục hồi các khu bảo tồn để có chiến lược trong các
chương trình phát triển kinh tế xã hội và môi trường trong định hướng lâu dài
Vấn đề dân cư cộng đồng và bảo tồn: Đây là vấn đề đã và đang được quan
tâm nhiều nhất trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một đất nước hay một
vùng địa phương đối với việc khai thác, sản xuất phát triển kinh tế và nâng cao đời
sống cộng đồng dân cư với việc quan tâm và ý thức bảo tồn nguồn tài nguyên môi
trường. Do vậy từ bây giờ phải có những chiến lược tuyên truyền tạo ý thức cao cho
từng cá nhân trong cộng đồng dân cư những kiến thức về biến đổi khí hậu, những tác
động của nó đến phát triển kinh tế và đời sống của cộng đồng dân cư một cách rộng
rãi và thường xuyên. Kế đến là những kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học và tài
nguyên thiên nhiên liên quan đến việc sẽ giúp cho việc giảm thiểu khả năng tác động
của biến đổi khí hậu trong vùng hay địa phương và trên khả năng toàn cầu. Nếu công
việc này được thực hiện thường xuyên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì
trong quá trình phát triển sẽ hạn chế thấp nhất khả năng tác động của con người trong
quá trình phát triển đến tác động việc bảo tồn và liên quan đến biến đổi khí hậu.
4.2. Xác định yêu cầu thích ứng/thích nghi trong quản lý, bảo tồn đa dạng sinh
học trước tác động của biến đổi khí hậu
Trước những tác động của biến đổi khí hậu cũng như ảnh hướng của quá trình
phát triển kinh tế một số yêu cầu thích ứng và thích nghi trong quả lý bảo tồn sinh
học được đề xuất sau:
- Quản lý hệ sinh thái, bảo vệ rừng, trồng rừng
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, gồm: quy hoạch chiến lược về đa dạng
sinh học, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hành lang đa dạng sinh học
- Xác định các loài có khả năng thích nghi, không có khả năng thích nghi, di

- Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu,
tạo giống mới...
- Khôi phục hoặc tìm nguồn thay thế chuỗi thức ăn
- Từ đó, sử dụng các công cụ/cách thức để đáp ứng nhu cầu trên như:
+ Điều chỉnh chính sách, pháp luật, thể chế theo hướng mềm dẻo, kịp thời để
thích nghi
+ Tăng cường sự tham gia của người dân vào việc hoạch định chính sách
+ Giáo dục cộng đồng
+ Liên kết, phối hợp các ngành, lĩnh vực trong chiến dịch thích ứng với biến
đổi khí hậu
+ Tăng cường nguồn nhân lực, năng lực tài chính của các chủ thể vào thực
hiện dự án quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học thích nghi với biến đổi khí hậu
4.3. Về các lĩnh vực quản lý

70
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Quy tắc thích nghi trong bốn lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, gồm:
cấp phép và cho phép tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên; quản lý nguồn tài
nguyên dựa vào cộng đồng; các khu bảo tồn trên đất công; bảo tồn tư nhân. Tại Việt
Nam, các quy tắc thích nghi nêu trên được nhận biết và thể hiện như sau:
Cấp phép và cho phép tiếp cận các nguồn tài nguyên: Cấp phép là công cụ
chính được áp dụng phổ biến tại Việt Nam, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
tiến hành đối với mọi nguồn tài nguyên, với nhiều hình thức pháp lý khác nhau, như
cấp phép đối với tài nguyên nước; giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng đối với tài
nguyên đất và tài nguyên rừng; hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tiếp
cận nguồn gen đối với tài nguyên di truyền... Tuy nhiên, sự tham gia của các chủ thể
khác vào quá trình cấp phép còn hạn chế, mang tính hình thức. Các quy định về cấp
phép và điều chỉnh giấy phép về tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa đến
các yếu tố có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng: Đã có nhiều mô hình trên thực tế và
phát huy hiệu quả, tuy nhiên mới chỉ dừng ở dự án thí điểm, tự phát hoặc mới chỉ
hình thành cơ chế hợp tác bảo vệ mà chưa có cơ chế đồng quản lý theo đúng nghĩa.

Các khu bảo tồn trên đất công: Thành lập các khu bảo tồn trên đất công là
hình thức bảo tồn chủ yếu tại Việt Nam, tuy nhiên, vì các lí do về nhân lực, tài chính
và cơ chế phân công, phân cấp quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn nên hiệu quả quản lý
các khu bảo tồn trên đất công còn chưa cao.
Bảo tồn tư nhân: Chế độ sở hữu toàn dân đối với các nguồn tài nguyên thiên
nhiên đã hạn chế loại hình bảo tồn này, tuy nhu cầu thực tế và khả năng tổ chức thực
hiện công tác bảo tồn tư nhân đã manh nha xuất hiện ./.

Tài liệu tham khảo


Lê Anh Tuấn, 2011. Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế họach phát triển
kinh tế xã hội địa phương. NXB Nông nghiệp (Đang in).
Lê Quang Trí, 2010. Bài giảng Quy họach sử dụng đất đai nâng cao. Khoa Môi
trường & TNTN. Trường Đại Học Cần Thơ
LPSD, 2011. Tổng hợp ý kiến thảo luận nhóm và kết luận hội thảo các công cụ chính
sách và pháp lý về quản lý đa dạng sinh học thích nghi với biến đổi khí hậu tại
Việt Nam. Tổ chức tại Hà Nội, ngày 24 - 25/8/2011.

71
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

MỐI LIÊN HỆ GIỮA BẢO TỒN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VÀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC
BIỂN DÂNG ĐẦM ĐÔNG HỒ HÀ TIÊN - KIÊN GIANG - VIỆT NAM

PGS.TS. Thái Thành Lƣợma, Thái Bình Hạnh Phúcb


a
Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
thaithanhluom@yahoo.com.vn
b
Trường Đại học Công nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt nam
thaibinhhanhphuc@gmail.com

TÓM TẮT
Hệ sinh thái thảm thực vật xung quanh đầm Đông Hồ là hệ sinh thái thảm
thực vật mang đặc tính ven cửa biển, ven cửa sông. Nên lập địa mang tính đất ngập
mặn, đất ngập lợ. Hệ sinh thái thực vật tự nhiên gồm tập đoàn chủ yếu cây ngập mặn
như Mấm lưỡi đồng (Mấm trắng) Avicennia alba Bl, Mấm đen Avicennia officinalis
L. Sú Aegiceras cornniculatum Blanco, Vẹt tách Bruguiera paviflora, Vẹt dù
Bruguiera sexangula Poir., Vẹt dù bông đỏ Bruguiera gymnorrhiza Lamk., Su ổi
Xylocarpus granatum Koehn. v.v… và tập đoàn chủ yếu của cây ngập lợ như Bần
đắng Sonnerratia alba J.Smith, Bần ổi Sonneratia ovata Backer., Bần sẻ Sonneratia
caseolaris Engl., Tra làm chiếu Hibiscus tiliaceus L., Quao nước Dolichandrone
spathacea K.Schum., Tràm Melalueca cajuputi Powell. Đước Rhizophora apiculata
Bl. v.v…
Đầm Đông Hồ được mở ra bởi một cửa hẹp và tải lượng phù sa hàng năm của
sông Giang Thành đưa về đầm với một lượng khá lớn và được bồi lắng trong đầm
tạo nên một lập địa phù sa ngập mặn, thực vật chủ yếu là tập đoàn cây như đã nêu
trên nhưng chủ yếu là cây tiên phong mấm lưỡi đồng và mấm đen trên đất phù sa bồi
đắp (gọi là bãi bồi). Khi cây mấm đã già thì các loài cây khác sẽ xâm lấn và nhường
chỗ thay thế cho các loài khác khi đã hoàn thành nhiệm vụ chinh phục đất mới của
mình. Vì vậy rừng mấm tiên phong tái sinh trên bãi bồi ven đầm Đông Hồ có giá trị
đặc biệt trong việc chi phối đến hệ sinh thái rừng của đầm.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng có tác động đến sự tái sinh và phát triển
của hệ sinh thái rừng mấm tiên phong trên bãi bồi, trên cơ sở đó đánh giá diễn biến
của khí hậu và nước biển dâng có ảnh hưởng đến sự bảo tồn rừng ngập mặn (rừng
mấm) có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm ra các giải pháp bảo tồn hệ sinh thái này
nhằm giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững trong
điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng của đầm Đông Hồ Hà Tiên - Kiên
Giang - Việt Nam.

Từ khóa: Bảo tồn hệ sinh thái, hệ sinh thái rừng ngập mặn, phát triển bền vững,
biến đổi khí hậu và nước biển dâng

72
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

1. MỞ ĐẦU
Đầm Đông Hồ là một hệ sinh thái đặc thù nằm ở hạ nguồn sông Giang Thành
nó mang 3 tính chất tiểu sinh thái gồm sinh thái mặn, sinh thái lợ và sinh thái ngọt, từ
đó phân bố thực vật thích nghi cũng đa dạng; thảm thực vật ven Đầm chi phối quần
thể thực vật, động vật và vi sinh vật trong hệ sinh thái tạo thành quần thể thống nhất
cùng tồn tại và phát triển; nếu thảm thực vật ven đầm bị suy thoái hoặc bị hủy hoại
thì kéo theo quần thể sinh vật cũng bị suy thoái cũng như bị hủy hoại cùng chiều; vì
vậy, việc bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và phát triển bền vững có ý nghĩa sống
còn đối với hệ sinh thái đầm Đông Hồ.
Nước biển dâng là một yếu tố thay đổi thay đổi hoàn cảnh khí hậu của thảm
thực vật, theo số liệu diễn biến khí hậu ven bờ biển của Kiên Giang và thị xã Hà Tiên
thì trước hết là (1) nhiệt độ ngày càng gia tăng theo thời gian do nhiều nguyên nhân
như phát thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, việc tàn phá thảm thực vật rừng do chặt
phá và làm ô nhiễm môi trường; (2) Lượng mưa theo dõi diễn biến lượng mưa chu
kỳ không điều hòa trong từng giai đoạn có giai đoạn lượng mưa trong năm thấp nhất
và thời gian mưa chấm dứt sớm gây hạn hán, nước biển xâm nhập vào sâu trong nội
địa có giai đoạn mùa mưa kéo dài, cường độ mưa cao gây lũ lụt; Đối với mực nước
thủy văn diễn biến cũng khác thường mực nước biển cao nhất và trung bình ngày
càng tăng cao, bên cạnh đó mực nước biển cực tiểu xuống ở mức ngày càng thấp, tạo
nên biên độ thủy triều ngày càng rộng. Điều này tác động đến sự sinh trưởng và phát
triển của thảm thực vật rừng. Vì vậy phải có các giải pháp thích ứng để bảo vệ thảm
thực vật trong hoàn cảnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho sự phát triển
bền vững của thảm thực vật rừng ở đầm Đông Hồ.

2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Các phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
trực tiếp như sau:
Phƣơng pháp luận:
Quá trình nghiên cứu thực hiện các bước được thể hiện trong sơ đồ sau:

73
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Phƣơng pháp luận (các cứ liệu: quyết định,


chính sách định hướng của nhà nước và các cấp
quản lý)

Phương pháp cụ thể

Thu thập, Điều tra, Phương Phương


tổng hợp và khảo sát pháp pháp lấy
biên hội tài phỏng vấn
thực tế mẫu
liệu

Phân tích số liệu, Phương


xử lý phiếu điều
pháp
tra
phân
tích
mẫu
Thành lập
các loại biểu
đồ
Đánh giá các Xác định mức Vấn đề chính Xây dựng
tác động của độ tác động do cần giải qui chế bảo
biến đổi khí quyết và đề
biến đổi khí vệ rừng và
hậu và nước xuất các giải
hậu và nước biển dâng các hệ sinh
pháp khả thi
biển dâng thái

Tổng Hội Hoàn thành


Đề tài nghiên cứu
hợp thảo

Các phƣơng pháp nghiên cứu trực tiếp:


Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu: Dựa vào các báo cáo nghiên cứu của
các đề tài, dự án có liên quan đến vùng nghiên cứu, tổng họp các tư liệu thành tổng
kết kinh nghiệm.
Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu phân tích: Lấy mẫu không khí,
nước và rác khu đô thị và khu du lịch hiện theo đúng qui định của Việt Nam về
phòng thí nghiệm để phân tích, mỗi đối tượng lấy ít nhất 3 lần lập lại trên nhiều địa
điểm khác nhau, đảm bảo tính khách quan và số lần lập lại ngẫu nhiên

74
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này nghiên cứu dựa trên mối
liên hệ có hệ thống môi trường không khí, nước, rác gắn với kinh tế, xã hội và tự
nhiên. Đồng thời dựa trên thời gian và không gian để đưa ra chuỗi kết luận.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Các yếu tố tác động của biến đổi khí hậu
Rừng phòng hộ ven biển ven đầm Đông Hồ là một hệ sinh thái vừa mang đặc
tính là rừng vừa mang đặc tính là hệ sinh thái thủy sinh, hệ sinh thái đất ngập nước
với loài cây chiếm ưu thế là cây mấm, một loài cây có khả năng thích nghi trong điều
kiện nước ngập và sống ở dạng hệ rễ yếm khí sống dạng rễ khí sinh trên mặt đất, các
yếu tố tác động của biến đổi khí hậu đều có tác động đến hệ sinh thái này. Vì vậy,
việc nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu có vai trò quan trọng tìm ra các
giải pháp thích ứng cho việc bảo vệ đai rừng mấm phòng hộ ven biển. Các yếu tố
nghiên cứu diễn biến khí hậu gồm nghiên cứu nhiệt độ, lượng mưa như sau:

3.1.1. Kết quả diễn biến về nhiệt độ


Event of average temperature and maximum temperature after 24
years

38.0
Temperature 0C

36.0

34.0 Series1
32.0 Series2

30.0

28.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
No. years from I-XXIII

Hình 1: Diễn biến nhiệt độ bình quân và nhiệt độ cao nhất sau 24 năm

75
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Nhiệt độ bình quân trong 24 năm nằm trong khoảng từ 320 đến 340C; Nếu tính
theo từ 1985-1990 nhiệt độ bình quân 330-340C và cao nhất 370C giai đoạn 1990-
1995 nhiệt độ bình quân từ 320-340C và cao nhất là 370C; giai đoạn 1995-2000 nhiệt
độ bình quân 320-330C và cao nhất là 360C; giai đoạn 2000-2005 nhiệt độ bình quân
320-330C và cao nhất 370C; giai đoạn 2005- 2010 nhiệt độ bình quân 320-330C và cao
nhất 360C. Nhìn chung nhiệt độ bình quân trong suốt giai đoạn từ 1985- 2010 nhiệt
độ bình quân từ 320-340C và cao nhất là 360-370C. Đối chứng với số liệu bình quân
quan trắc được của (Nguyễn Hữu Bảo, Đài Khí tượng thủy văn Kiên Giang, đặc
điểm khí hậu thủy văn Kiên Giang, 1984) giai đoạn từ năm 1975- 1981 nhiệt độ bình
quân là 30,40C và nhiệt độ cao nhất là 31,10C. So sánh nhiệt độ bình quân của 2 giai
đoạn từ 1975- 1985 nhiệt độ bình quân cao hơn 30,40C và cao nhất 31,10C, giai đoạn
1985-2010 nhiệt độ bình quân là 330C và cao nhất 370C (cả nước tăng 0,50-0,70C
trong 50 năm). Nhiệt độ bình quân chênh lệch sau 24 năm là 2,60C bình quân hàng
năm tăng 0,110C; Nhiệt độ bình quân cao nhất sau 24 năm chênh lệch là 5,90C bình
quân năm 0,250C.
Mối liên hệ giữa hệ sinh thái và nhiệt độ: Nhiệt độ gia tăng có ảnh hưởng nhất
định đến hệ sinh thái thực vật, làm cho sự thay đổi cấu trúc các thành phần thực vật,
các loài cây chịu nhiệt, ưa sáng sẽ tiếp tục phát triển, các loài cây không phù hợp với
nhiệt độ gia tăng sẽ thoái hóa hoặc tiêu vong; các loài động vật trong hệ sinh thái
cũng vậy, chúng sẽ thay đổi điều kiện sống để thích nghi với điều kiện mới.

Maximum maximum average temperature for month after 24 years

40.0 Series1
Series2
35.0 Series3
Series4
30.0 Series5
Series6
Temperature 0C

Series7
25.0 Series8
Series9
20.0 Series10
Series11
15.0 Series12
Series13
Series14
10.0 Series15
Series16
5.0 Series17
Series18
0.0 Series19
Series20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Series21
Series22
No. months from I-XII Series23
Series24

Hình 2: Nhiệt độ bình quân theo tháng trong 24 năm

Minimum temperature for months in 24 years

30.0 Series1
Series2
Series3
25.0 Series4
Series5
Series6
Temperature (0C)

20.0 Series7
Series8
Series9
Series10
15.0 Series11
Series12
Series13
10.0 Series14
Series15
Series16
5.0 Series17
Series18
Series19
0.0 Series20
Series21
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Series22
Temperature for months I-XII Series23
Series24

Hình 3: Nhiệt độ không khí thấp nhất theo tháng trong 24 năm

76
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Diễn biến nhiệt độ các tháng trong 24 năm cho thấy nhiệt độ bình quân tối cao
từ tháng 01 đến tháng 04, ở các tháng 3 và 4 là biểu hiện nóng và khắc nghiệt nhất
nhiệt độ cao hơn 350 C và có thể đến 370 C và nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 05 đến
tháng 02 năm sau nhiệt độ bình quân trong khoảng 300-330C, với diễn biến này cho
thấy thời kỳ khắc nghiệt hạn hán nhất là tháng 3 và tháng 4 đồng thời cũng là thời kỳ
không có mưa,
Mối liện hệ giữa các hệ sinh thái và lượng mưa: Đây cũng là thời kỳ mà thiên
tai thường xảy ra như sự kiện rừng không có độ ẩm dễ sinh ra cháy rừng và sản xuất
nông nghiệp thiếu nước nhất là vụ hè thu. Với sự thay đổi của nhiệt độ sẽ là thay đổi
sự sinh trưởng và phát triển của rừng phòng hộ ven đầm Đông Hồ.
3.1.2. Diễn biến về lượng mưa

Series1
Average rainfall after 31 years Series2
Series3
Series4
Series5
Series6
900.0 Series7
Series8
800.0
Rainfall in month (mm)

Series9
Series10
700.0 Series11
Series12
600.0 Series13
Series14
500.0 Series15
Series16
400.0 Series17
Series18
Series19
300.0 Series20
Series21
200.0 Series22
Series23
100.0 Series24
Series25
0.0 Series26
Series27
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Series28
Series29
Series30
No. month from từ I-XII Series31

Hình 4: Lượng mưa bình quân theo tháng sau 31 năm

Event of average rainfall after 31 year

3500.0
3000.0
Rainfall (mm)

2500.0
2000.0
Series1
1500.0
1000.0
500.0
0.0
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31
No. year from I-XXXI

Hình 5: Diễn biến lượng mưa bình quân hàng năm sau 31 năm

Nhìn biểu đồ cho thấy nếu phân theo giai đoạn từ năm 1980 - 1985 lượng mưa
cao nhất tập trung ở mức 2000mm - 2500mm trên năm, giai đoạn 1985 -1990 lượng
mưa bình quân năm ở mức 1500 - 2500mm nhưng phần lớn là lượng mưa trong
khoảng 1500mm - 2000mm trên năm, năm có lượng mưa 2500mm tần xuất thấp hơn,
giai đoạn này xảy ra nhiều khô hạn (thời kỳ Elnino); giai đoạn 1990-1995 lượng mưa
cũng năm trong khoảng 1500mm - 2500mm xảy ra nhiều khô hạn và năm có lượng
mưa 2500mm xuất hiện tần xuất thấp; giai đoạn 1995-2000 lượng mưa diễn biến
trong khoảng 2000mm - 3000mm giai đoạn này mưa nhiều có năm lượng mưa đến
3000mm (thời kỳ Lanina mưa nhiều); giai đoạn 2000 - 2005 trong giai đoạn này

77
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

lượng mưa biến động từ 1500mm - 2500mm cho thấy có xảy ra hạn hán và có năm
lượng mưa khá thấp, thời kỳ này không thấy có năm mưa nhiều (thời kỳ Elnino); giai
đoạn 2005 - 2010 lượng mưa nằm trong khoảng 1500mm - 2500mm. Lượng mưa
phân bố không đều trong 31 năm, nhưng nhận xét chung là giai đoạn 1985 - 1990 và
giai đoạn 1990 - 1995 là giai đoạn xuất hiện nhiều năm có lượng mưa thấp xuất hiện
nhiều có năm chỉ có 1500mm, giai đoạn có nhiều hạn hán; giai đoạn 1995 - 2000 lại
có mưa nhiều hơn đều cao hơn 2000mm có năm lượng mưa cao đến 3000mm, giai
đoạn có nhiều mưa.
Sự thay đổi chu kỳ khô hạn và chu kỳ lũ lụt tùy thuộc vào lượng mưa và
cường độ mưa hàng năm, như trên thể hiện thời kỳ khô hạn và thời kỳ mưa nhiều,
điều này tác động không nhỏ đến sự tái sinh, sinh trưởng và phát triển của rừng rừng
phòng hộ ven đầm Đông Hồ.

Average rainfall follow month after 31 year

400.0
Rainfall in month (mm)

350.0
300.0
250.0
200.0 TB
150.0
100.0
50.0
0.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
No. month from I-XII

Hình 6: Lượng mưa bình quân theo tháng sau 31 năm

Lượng mưa bình quân theo tháng trong năm cho thấy có lượng mưa thấp nhất
là từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, lượng mưa dưới 100mm/tháng và thời kỳ bắt
đầu mưa là từ tháng 5 đến tháng 11 lượng mưa từ 100mm - 350mm trên tháng,
tháng có lượng mưa cao là tháng 7 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất là
tháng 9 đạt 350mm trên tháng; diễn biến lượng mưa trong năm cho thấy có sự liên hệ
khá chặc chẽ giữa lượng mưa và mực nước thủy triều theo mùa trong năm, vào mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11 thì mực nước thủy triều đạt mức cao, và mùa khô lượng
mưa thấp nhất cũng là mực thủy triều thấp nhất.
Như vậy mưa nhiều cũng là nguyên nhân tạo nên mực nước biển dâng cao và
tác động đến sự tái sinh của rừng phòng hộ ven đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh
Kiên Giang. Sự thay đổi số tháng mưa và cường độ mưa có tác động rất lớn đến rừng
phòng hộ ven đầm, nhất là đối tượng là rừng phòng hộ do sự thay đổi thời gian ngập
cũng như biên độ ngập của thủy triều dẫn đến thay đổi qui luật tái sinh của rừng
phòng hộ ven đầm.
3.2. Các yếu tố tác động của nƣớc biển dâng
Thực vật của rừng phòng hộ điển hình là cây mấm là loài cây có khả năng
thích nghi với mực nước biển ngập sâu, có chế độ thủy triều lớn và ròng trong ngày,
khi nước lớn có thể ngập sâu, sau đó nước ròng kiệt cây vẫn sinh trưởng và phát triển
78
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

bình thường; loài cây này cũng chịu được trong điều kiện lập địa bùn lỏng và yếm
khí, cây tự tạo ra hệ rễ khí sinh trên mặt đất; vì vậy, nó có thể chịu được với điều
kiện khắc nghiệt của hoàn cảnh khí hậu và môi trường; Nghiên cứu mực nước biển
ngập cũng là nghiên cứu qui luật mực nước biển dâng nhằm tìm ra giải pháp bảo vệ,
phát triển và xúc tiến tái sinh thực hiện chương trình lấn biển bằng sinh học, giúp mở
rộng bờ cõi Việt Nam tiến nhanh ra biển, trong bài này chỉ nghiên cứu khả năng
thích nghi của loài đến sự tái sinh ven đầm. Các nghiên cứu mực nước biển dâng
gồm nghiên cứu mực nước ngập trung bình, mực nước ngập cao nhất, mực nước
ngập thấp nhất, hiểu được biên độ thủy triều để nghiên cứu việc phát triển thàm thực
vật rừng ven đầm.

Average water level for month in Ha Tien


Series1
Series2
40 Series3
Series4
30 Series5
Series6
20 Series7
Water level (cm)

Series8
Series9
10 Series10
Series11
0 Series12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Series13
-10 Series14
Series15
-20 Series16
Series17
Series18
-30 Series19
Water level for month from I-XII Series20
Series21

Hình 7: Mực nước trung bình theo tháng sau 21 năm

Event of water level after 21 year

12.0
10.0
8.0
Water level (cm)

6.0
4.0
2.0 Series1
0.0
-2.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
-4.0
-6.0
-8.0
Water level from I-XXI năm

Hình 8: Diễn biến mực nước trung bình sau 21 năm

Diễn biến mực nước trung bình đo được sau 21 năm, cho thấy mực nước so
sánh được trong 10 năm sau có xu hướng tăng cao hơn mực nước ở giai đoạn 10 năm
trước; giai đoạn 1990 - 1995 đỉnh cao mực nước trung bình là 0m, giai đoạn 1995 -
2000 đỉnh cao mực nước trung bình là 4cm, giai đoạn 2000 - 2005 đỉnh cao mực
nước trung bình cao hơn 8cm, giai đoạn 2005 - 2010 đỉnh cao mực nước trung bình
sắp xỉ gần 10cm; như vậy, nếu so sánh mực nước ở năm cao nhất trong vòng 20 năm
là tương đương gần 10cm; nếu tính toán theo đường thẳng thì hàng năm mực nước
trung bình gia tăng là 0,4 - 0,5cm, (cả nước tăng 20cm/50 năm bình quân

79
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

0,4cm/năm) sự gia tăng mực nước cao hơn mực nước chung nhưng xấp xỉ trong
khoảng 0,4cm - 0,5cm/ năm.
Sự tái sinh, sinh trưởng và phát triển của thảm thực vật rừng ven đầm trong đó
có rừng mấm tùy thuộc vào mực nước biển dâng, nếu mực nước ngập thường xuyên
do thủy triều ngập cao và không có thời kỳ thủy triều rút xuống để phơi mặt đất rừng
cho hạt mấm tái sinh rơi xuống và nhanh chóng bám rễ vào đất thì không có khả
năng tái sinh và quá trình hình thành rừng tái sinh sẽ không diễn ra. Do đó mực nước
ngập thường xuyên và biên độ ngập ảnh hưởng rất lớn đến qui luật hình thành rừng
phòng hộ ven biển. Vì vậy sự gia tăng mực nước biển hàng năm là nguy cơ suy thoái
rừng phòng hộ ven đầm thị xã Hà Tiên.

Maximum water level in Rach Gia station after 21 years (Hmax)


Series1
Series2
120 Series3
Maximum water level after 21 years

Series4
Series5
100
Series6
Series7
80 Series8
Series9
(cm)

60 Series10
Series11
Series12
40 Series13
Series14
20 Series15
Series16
Series17
0
Series18
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Series19
Water level for month from I-XII Series20
Series21

Hình 9: Diễn biến mực nước cao nhất theo tháng sau 21 năm

Maximum sea water level in 21 years

120
Maximum average water

100
level (cm)

80
60 Series1
40
20
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
No years after 21 years

Hình 10: Diễn biến mực nước trung bình cao nhất trong 21 năm

Mực nước trung bình cao nhất sau hơn 20 năm cho thấy diễn biến theo mùa
trong năm co xu hướng thấp nhất vào tháng 1 - 4 biến động trong 80cm, từ tháng 4 -
8 biến động trong 100cm, cao nhất trong tháng 9 - 10 đạt đến gần 120cm, trong tháng
11 - 12 mực nước cao nhất trong khoảng 60 - 100cm; mực nước cao nhất này có ý
nghĩa rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và tác động đến rừng Mấm
Avicennia trong vùng ven biển Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, các tác động của mực
nước thủy văn cao nhất này thường xảy ra trong mùa mưa bão mà đỉnh cao của nó là
vào tháng 9 - 10, kèm với sóng lớn theo gió mùa tây nam, với những ngọn sóng có
độ cao từ 1 - 2m liên tục vỗ vào bờ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 mà đỉnh cao của
nó là tháng 9 - 10; bên cạnh đó nước nước đỗ từ sông Me Kong đổ về đồng bằng
80
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

sông Cửu Long và đổ về biển tây vùng ven biển thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang qua
nhiều cửa kéo dài từ Hà Tiên xuống đến Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang; cộng hưởng
bởi nước đổ từ thượng nguồn và sóng biển làm cho các công trình phòng hộ ven biển
bị phá hoại nghiêm trọng; các công trình bị phá hoại trước hết là rừng phòng hộ ven
đầm Đông Hồ, ven biển, các đê điều phòng hộ nông nghiệp và các cống thủy lợi của
các tuyến kinh ven biển thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, sau đó là ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp và các công trình giao thông, xây dựng trong vùng ven biển.

Minimum water level in Kien Luong in 21 years


Series1
Series2
Series3
10 Series4
Series5
0
Minimum water level 21

Series6
-10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Series7
Series8
years (cm)

-20 Series9
Series10
-30 Series11
Series12
-40 Series13
Series14
-50 Series15
Series16
-60 Series17
-70 Series18
Series19
For month from I-XII Series20
Series21

Hình 11: Diễn biến mực nước trung bình thấp nhất theo tháng sau 21 năm

Event of minimum average water level for years in 21 years

0
Minimum average water

-10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

-20
level (cm)

-30
Series1
-40
-50
-60
-70
No. years from I-XXI

Hình 12: Diễn biến mực nước trung bình thấp nhất theo năm trong 21 năm

Average water level and minimum water level for month in 21 years

0
Water level under standard

-10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
water level (cm)

-20
-30
Min
-40
TB
-50
-60
-70
-80
No. months I-XII

Hình 13: Diễn biến mực nước trung bình và thấp nhất theo tháng sau 21 năm

Biểu mực nước trung bình thấp nhất và mực nước thấp nhất theo tháng biểu
hiện khoảng cách thấp nhất so với mực thủy chuẩn trong ngày, cùng với mực nước
trung bình cao nhất và mực nước cao nhất tạo ra một sự chênh lệch về biên độ triều
trong ngày khá cao; qua diễn biến cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 7 mực nước trung
bình thấp nhất là dưới -50cm, mực nước thấp nhất cực tiểu là dưới -70cm; cùng với
diễn biến mực nước cao nhất (60 - 100cm trong tháng 1 - 7) thì sẽ tạo ra biên độ triều

81
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

trong tháng 1 - 7 từ (-130cm) đến (-170cm); chính biên độ triều này sẽ gây ra hiện
tượng xói lở nghiêm trọng gây hại đến rừng Mấm Avicennia phòng hộ ven đầm, ven
biển và đê điều trong vùng ven biển thị xã Hà Tiên. Đây là hiện tượng tác động đến
sự phát triển, sinh trưởng và tái sinh của rừng mấm hiện tại và tương lai.
3.3 Mối quan hệ giữa bảo tồn thảm thực vật và biến đổi khí hậu nƣớc biển dâng
3.3.1 Tình hình rừng và sự tái sinh rừng Mấm Avicennia ven đầm Đông Hồ
Mấm là loài cây tiên phong có vai trò to lớn trong việc chinh phục đất phù sa
mới bồi, đặc điểm của nó là có khả năng chịu được trong điều kiện nước thủy triều
ngập, khí thủy triều lên và xuống hàng ngày nó có thể sinh trưởng và phát triển bình
thường, khi cây bám trụ được trên đất bùn thì tự nó hình thành một bộ rễ khí sinh với
hàng trăm rễ trồi mọc ngược lên mặt đất để có khả năng hô hấp; Chúng thích nghi
với thủy triều khi còn là hạt chín, cuống hạt có cấu tạo một hệ rễ bông nhiều lông hút
để khi trôi nổi trên mặt nước các hạt liên kết với nhau thành cụm, khi thủy triều
xuống hoặc các hạt trôi dạt vào bờ liền bàm vào mặt đất bùn và nhanh chóng bám rễ
hình thành cụm cây tái sinh, đặc điểm của nó là khi có một cây là có nhiều cây hình
thành rừng phòng hộ rừng mấm ven đầm, chúng có vai trò làm cho đồng bằng sông
Cửu Long ngày càng rộng lớn thêm ra. Tuy nhiên, ven đầm Đông Hồ chúng chỉ có
vai trò chính là phòng hộ.

Sơ đồ phân bố thảm thực vật Rừng ngập mặn tại thị xã Hà Tiên
theo quan sát rừng tự nhiên
(2)
Thủy triều cao (5) (6) (7) (8) (10) (11) (10)
nhất (3) (9)
(1) (4)
(*) (10)
(10)

Biên độ mực nước biển


(+50,-100)=-170cm

(a) (b) (c)


Thủy triều thấp nhất

Hình 14: Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái thực vật rừng phòng hộ ven biển và đầm Đông
Hồ, thị xã Hà Tiên.

Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái thực vật ở trên thể hiện từ đê biển ra đến mép nước
ngập thường xuyên có 3 dạng cấu trúc lập địa, trong 3 dạng này thì dạng cấu trúc (c)
là rừng mấm chiếm ưu thế gần như thuần loại các dạng thực vật sau:
(a): Lập địa cao thủy triều ít ngập thƣờng xuyên
(1) Cốc: Cốc đỏ Lumnitzera littorea (jack)Voigt.; Cóc trắng Lumnitzera racemosa
Willd
(2) Giá: Excoecaria agallocha L.

82
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

(3) Tra làm chiếu: Hibiscus tiliaceus L.


(4) Quao nước: Dolichandrone spathacea K.Schum.
(5) Xu ổi: Xylocarpus granatum Koehn.
(b): Lập địa ổn định, bùn ổn định thủy triều lên xuống hàng ngày
(6) Sú: Aegiceras cornniculatum Blanco
(7) Vẹt: Vẹt tách Bruguiera paviflora (Roxb.) W.et Griff; Vẹt dù Bruguiera
sexangula Poir., Vẹt dù bông đỏ Bruguiera gymnorrhiza Lamk.
(8) Đước: Rhizophora apiculata Bl.
(9) Trang: Kandelia candel (L.) Drues.
(c): Đất phù sa bồi đắp chƣa ổn định thời gian ngập dài
(10) Bần: Bần đắng Sonnerratia alba J.Smith; Bần ổi Sonneratia ovata Backer.; Bần
sẻ Sonneratia caseolaris Engl.
(11) Mắm: Mấm lưỡi đồng (Mấm trắng) Avicennia alba Bl.; Mấm đen Avicennia
officinalis L.
(*) Đê nông nghiệp

Biểu 1: Kết qủa điều tra tình hình sinh trưởng rừng Mấm lấn biển trên bãi bồi rừng
phòng hộ ven biển khu vực thị xã Hà Tiên

TT Số hiệu ô H(m) D1,3m D tán He Hc


1 Ô số 1 3.15 4.72 2.17 3.98 1.07
2 Ô số 2 5.79 7.21 2.84 3.79 1.51
3 Ô số 3 4.5 7.84 2.07 3.83 1.57
4.48 6.59 2.36 3.87 1.38

Tình hình sinh trưởng của rừng mấm khu vực gần với khu nuôi tôm công
nghiệp tập trung có mật độ khá dầy có 3800 cây mẹ trên một ha, chiều cao cây mẹ ở
đầy không cao do chịu đựng với các điều kiện khắc nghiệt về môi trường, nên chiều
cao chỉ cao từ 3m đến 6m và bình quân của khu vực là 4,48m; đường kính bình quân
của thân cây ngang ngực 6,59cm; cây có tán lá rộng trên 2m; hình dạng thân cây
thường không có cây thân thẳng 3,87/5 cây có hình thân cong queo; do tán lá rộng
nên cây thường phân cành thấp trên 1m đã có phân cành 1,38m. Đặc điểm rừng ở
đây thể hiện rừng phải chống chịu với các điều kiện khó khăn vừa là tác động của
biến đổi khí hậu nước biển dâng và vừa chịu đựng môi trường nuôi tôm công nghiệp
của khu vực, trong nuôi tôm công nghiệp bùn thải và nước thải liên tục đổ ra rừng
mấm phòng hộ ven biển.

83
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Hình 15: Sơ đồ thảm thực vật tự nhiên đầm Đông Hồ - thị xã Hà Tiên, Kiên Giang

a, Thảm thực vật Bắc Đông Hồ

b, Thảm thực vật Trung Đông Hồ

c, Thảm thực vật Nam Đông Hồ

Ghi chú:
(1) Tra (5) Cỏ lác biển
(2) Quao (6) Mắm
(3) Đước (7) Bần
(4) Dừa nước
3.3.2. Kết quả sự tái sinh cây Mấm đen Avicennia offcinalis Bl. theo mực nước biển
ngập.

84
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Biểu 2: Kết quả tái sinh chiều cao của loài mấm đen khi bị nước biển ngập 12g trong
ngày, thời gian ngập là 30 ngày.

TT H chiều cao CT1 (ĐC) CT2 ngập CT3 ngập CT4 ngập
(đơn vị: cm) không ngập (10cm) (20cm) (30cm)
1 Lô 1 8.96 6.30 5.99 4.36
2 Lô 2 8.79 6.04 6.97 7.50
3 Lô 3 8.38 4.69 4.38 5.79
Bình quân H 8.71 5.68 5.93 5.88

Biểu 3: Kết quả phân tích phương sai theo bảng tính ANOVA
Source of SS df MS F P-value Fcrit
Variation
Between group 1.087358 3 0.362453 9.289691 0.005518 4.066181
Within group 0.312133 8 0.039017
Total 1.399492 11

Với chế độ ngập triều 12g trong ngày tại phòng thí nghiệm loài Mấm đen
Avicennia officinalis L. Tái sinh và sinh trưởng chiều cao có sự khác nhau rất rõ rệt
giữa mực nước không ngập (chỉ ẩm ướt thường xuyên) dùng để đối chứng so với
ngập 10cm, ngập 20 cm và ngập 30 cm. Ngập 10 cm trong vòng 30 ngày chỉ sinh
trưởng chiều cao H là 5.68cm; ngập 20cm cùng thời gian như trên cao 5.93cm; ngập
30cm chỉ cao 5.88cm. So với chế độ ẩm ướt không ngập thì cao 8,71cm. Mức sinh
trưởng chiều cao không ngập cao hơn (3,03; 2,78 và 2,83) tương đương cao hơn
3cm. Với F tính 5,618139 lớn hơn F bảng 4.066181 và mức xác xuất P<0.01. Công
thức không ngập sai khác hoàn toàn về sinh trưởng với các công thức ngập có ý
nghĩa rất cao (**) giữa ngập và không ngập là có sự khác biệt. Các công thức thí
nghiệm chế độ ngập 10cm, 20cm và 30cm không có sự sai khác nhau về sinh trưởng,
tất cả 3 công thức ngập đều sinh trưởng tương đương 6cm và công thức không ngập
tương đương 9cm; Bình quân mỗi ngày nếu bị ngập nước thì cây con tái sinh chỉ sinh
trưởng được là 2mm và không ngập nước là sinh trưởng 3mm; Việc ngập từ 10cm
đến 30cm không có ý nghĩa với sự tái sinh và sinh trưởng của cây mấm đen trong 30
ngày đầu từ khi hạt mấm chín và rơi xuống mặt nước có thủy triều lên xuống hàng
ngày. Phương sai (Variance) của không ngập là 0,0889, ngập 10cm là 0,7470, ngập
20cm là 1,1476, ngập 30cm là 2,4714. Kết quả hình thành cây con từ hạt theo chu
trình sau:

85
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Chu trình hình thành cây tái sinh qua theo dõi quan sát theo 5 bƣớc sau:

(1) (2)

(3)

(5)
(4)

Hình 16: Chu trình hạt giống nảy mầm trên mặt nước biển
(1): Hạt rơi xuống và nổi trên mặt nước biển
(2): Vỏ hạt được tự tách ra sau vài giờ và hình thành lớp bông vải sau đuôi hạt
(3): Các lớp bông vải sau đuôi hạt liên kết lại thành nhiều cụm hạt từ 2 đến nhiều hạt
(4): Khi nước thủy triều cạn xuống thấp phôi hạt bám xuống và hình thành rễ thật
bám vào bùn
(5): Các phôi hạt bám vào đất, 2 lá mầm được tách ra và chồi được mọc từ giữa 2 lá
mầm
Biểu 4: Kết quả chất lượng cây tái sinh chia theo 5 cấp của loài mấm đen khi bị nước
biển ngập 12g trong ngày, thời gian là 30 ngày.
(cấp 5: tốt nhất, cấp 3 trung bình, cấp 1 thấp nhất)
TT He Chất lượng CT1 (ĐC) CT2 ngập CT3 ngập CT4 ngập
cây theo cấp 1..5 không ngập (10cm) (20cm) (30cm)
1 Lô 1 4.45 3.82 3.69 3.74
2 Lô 2 4.41 3.78 3.91 4.07
3 Lô 3 4.37 3.48 3.44 3.57
Bình quân He 4.41 3.69 3.68 3.79

Biểu 5: Kết quả phân tích phương sai theo bảng tính ANOVA
Source of SS df MS F P-value Fcrit
Variation
Between group 1.087358 3 0.362453 9.289691 0.005518 (**) 4.066181
Within group 0.312133 8 0.039017
Total 1.399492 11

86
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Về tình hình sinh trưởng thể hiện qua sức khỏe cây được phân cấp từ 1 đến 5
với tình hình cây khỏe nhất là 5. Tình hình sinh trưởng của công thức không ngập là
4,41là mức sinh trưởng mạnh; các công thức ngập 10cm, 20cm, 30cm lần lượt là
3,69, 3,68 và 3,79 ở mức sinh trưởng trung bình khá, kết quả này cho thấy việc ngập
nước biển có ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng thông qua chất lượng tái sinh cây
con. Phân tích phương sai Variance của công thức không ngập là 0,0016, các công
thức ngập 10cm, 20cm, 30cm lần lượt là 0,034533, 0,0553, 0,064633. F tính là
5.618139 lớn hơn F bảng 4.066181 với mức xác xuất P<0.01 tái sinh của các công
thức ngập nước khác biệt rất có ý nghĩa với công thức không ngập(**).

Biểu 6: Kết quả tính toán diện tích lá trên cây tái sinh của loài mấm đen khi bị nước
biển ngập 12g trong ngày thời gian ngập là 30 ngày
TT Sla diện tích lá CT1 (ĐC) CT2 ngập CT3 ngập CT4 ngập
2
(đơn vị: cm ) không ngập (10cm) (20cm) (30cm)
1 Lô 1 1408.38 614.06 581.51 499.14
2 Lô 2 1081.22 301.09 542.80 724.39
3 Lô 3 1534.08 202.07 309.70 439.95
Bình quân H 1341.47 372.41 478.00 554.49

Biểu 7: Kết quả phân tích phương sai theo bảng tính ANOVA
Source of SS df MS F P-value Fcrit
Variation
Between group 1765597.6 3 588532.5 16.21482 0.0009 4.066181
Within group 229367.77 8 36295.97
Total 2055965.4 11

Tính toán diện tích lá của cây tái sinh trong thí nghiệm ảnh hưởng của nước
biển dâng có ý nghĩa hết sức quan trọng của các công thức ngập nước và không ngập
nước. Kết quả công thức đối chứng không ngập có diện tích lá bình quân của toàn
công thức là 1341cm, các công thức ngập 10cm, 20cm, 30cm lần lượt là 372.41cm,
478cm, 554,49cm. Phân tích phương sai các công thức thí nghiệm không ngập là
54791.75 và các công thức ngập lần lượt là 46248.49, 21619.13, 22524.52. F tính là
16.21 lớn hơn F bảng rất nhiều là 4.0566181. Các công thức thí nghiệm có sự sai
khác hoàn toàn so với đối chứng.
Quang hợp với thực vật diện tích lá có ý nghĩa đối với quá trình quang hợp,
đó là quá trình tổng hợp chất hữu cơ bằng ánh sáng, thực vật biến đổi năng lượng của
ánh sáng với sự có mặt của diệp lục thành năng lượng của liên kết hóa học. Diện tích
lá của toàn bộ số cây trong từng công thức thí nghiệm có liên hệ đến năng suất sinh
trưởng của các công thức tác động.

87
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp thường được biểu diễn như
sau:
ánhsáng
nCO2 + 2mH2O + xNPS...  CnH2mOpNPS + mO2 + H2O
diepluc
Trong đó n= số lượng phân tử của CO2, 2m số lượng phân tử H2O biết được
một cách chính xác, x= số lượng nguyên tử các nguyên tố khoáng (NPS) không biết
một cách chính xác tùy thuộc vào chế độ canh tác, p= số lượng nguyên tử oxy trong
sản phẩm sơ cấp của quang hợp []
Quá trình hô hấp ở thực vật thì gluxit được xem là cơ chất của sự hô hấp,
trong quá trình hô hấp phân tử hexoza bị oxy hóa do oxy của không khí đế sản phẩm
cuối cùng là CO2 và H2O theo phương trình:
C6H12O6 + 6O2 + 6H2O  6CO2 + 12H2O + 674Kcal []
Trong thí nghiệm này công thức thí nghiệm không bị ngập để đối chứng là
công thức tái sinh và sinh trưởng hòa toàn tự nhiên của thực vật nói chung; Tuy
nhiên các công thức có mực nước ngập khác nhau là hoàn toàn bị ảnh hưởng của quá
trình hô hấp, trong 30 ngày thí nghiệm cây trong các công thức bị cản trở quá trình
hô hấp là 360 giờ (mỗi ngày 12 giờ) do đó bị ảnh hưởng đến sự sinh trưởng chiều
cao, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lá cây, các ảnh hưởng này kéo theo giảm
năng suất quang hợp của lá, đồng thời giảm năng suất hô hấp mà hô hấp là một quá
trình tiêu thụ năng lượng để vận chuyễn các chất hửu cơ tổng hợp từ quang hợp để
nuôi cây. Do đó giảm năng suất sinh trưởng của cây con tái sinh như trong kết quả
của thí nghiệm.

Biểu 8: Kết quả tính toán tỉ lệ sống trên hạt giống của loài mấm đen khi bị nước biển
ngập 12g trong ngày, thời gian ngập là 30 ngày
TT Su. Tỉ lệ sống CT1 (ĐC) CT2 ngập CT3 ngập CT4 ngập
(đơn vị: %) không ngập (10cm) (20cm) (30cm)
1 Lô 1 76 68 78 78
2 Lô 2 78 72 64 84
3 Lô 3 76 62 64 74
Bình quân 76.67 67.33 68.67 78.66

Biểu 9: Kết quả phân tích phương sai theo bảng tính ANOVA
Source of Variation SS df MS F P-value Fcrit
Between group 289 3 96.3333 3.284091 0.079362 4.066181
Within group 234.6667 8 29.3333
Total 523.6667 11

Kết quả nghiên cứu về tỉ ệ sống của thí nghiệm giữa đối chứng ngập và không
ngập và ngập ở các mức 10cm, 20cm, 30cm cho kết quả đối chứng không ngập có tỉ
88
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

lệ sống 76.67%; các công thức khác ngập 10cm, 20cm, 30cm lần lượt có tỉ lệ sống
67.33%, 68.67%, 78.66%. Kết qủa phân tích phương sai F tính 3.284091 nhỏ hơn F
tính 4.066181 kết luận sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm là không có ý
nghĩa. Trong điều kiện thí nghiệm mực nước ngập khác nhau không có ảnh hưởng
đến tỉ lệ nẩy mầm và tái sinh cây con của loài cây mấm đen.

4. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TÁC ĐỘNG ẢNH HƢỞNG


Những nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm môi trƣờng:
Những nguyên nhân làm gia tăng carbon và ô nhiễm môi trường có nhiều
nguyên nhân, nhưng trọng tâm có các nguyên nhân chính là rác thải của các khu du
lịch nơi mà có nhiều du khác đến tham quan du lịch, trong các khu dân cư và các khu
đô thị; Từ các phương tiên xe cộ vận chuyển; Nước thải trong sản xuất và dịch vụ
của các hộ gia đình, nước thải từ khu dân cư, khu đô thị xung quanh nó có những
nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân thứ nhất: Ô nhiễm rác thải từ du khách và các khu du lịch, mà
các du khách này tới từ các nơi tới tham quan và gây nên tiếng ồn, bụi và rác thải,
đặc biệt là rác thải từ các cảng biển, nơi mà du khách thường xuyên tới thăm quan; số
lượng rác thải gia tăng mỗi ngày bởi vì số lượng du khách ngày càng tăng trong năm;
ô nhiễm nước thải từ khu dân cư và khu đô thị, mỗi ngày con người dùng túi nhựa để
đựng thức ăn và đồ đạc, nhưng nó không được thu gom đứng nơi qui định, nên lượng
rác thải ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân thứ hai: Nước thải từ các cơ sở sản xuất và dịch vụ, từ khu dân
cư, các khu đô thị, các đối tương này đều không có hệ thống xử lý nước thải, vì vậy,
hàng ngày thải ra môi trường một số lượng lớn ước thải mà không được xử lý, kết
quả đó đã làm cho ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt, nó được
đưa tới dòng sông, dòng suối và các bãi biển, nước thải này ngày càng gia tăng, kết
quả là gia tăng BOD và COD trong nước thải ô nhiễm hữu cơ, nước thải trong sinh
hoạt và nước thải hóa học, tất cả những nguyên nhân này làm cho diễn biến DO có
xu hướng giảm mà nó giúp cho sự phát triển của hệ sinh thái thủy sinh [5].
Nguyên nhân thứ ba: Ô nhiễm dinh dưỡng gia tăng mỗi ngày từ sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản dọc theo vùng ven biển, đó là việc nuôi tôm công
nghiệp, nuôi cá và đánh bắt thủy sản… Sử dụng nhiều loại phân, thuốc hóa học để
trừ sâu, trừ bệnh và thức ăn công nghiệp cho thủy sản dẫn tới tồn dư nitrite và các
chất hữu cơ khác làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

5. GIẢI PHÁP THÍCH NGHI


5.1. Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm với biến đổi khí hậu
Xây dựng hệ thống quan trắc về khí hậu và thủy văn vùng đới bờ và vùng biển
ven bờ cần được ưu tiên hàng đầu ven bờ biển thị xã Hà Tiên quan tâm nhất là:
Tăng cường nhân lực và đầu tư cho các trạm khí tượng thủy văn hiện có gồm
các Trạm Khí tượng thủy văn Hà Tiên
89
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Xây dựng mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn cho vùng đới bờ và vùng
ven bờ biển, có dự án quan trắc khí tượng với các chỉ tiêu nhiệt độ, lượng mưa là hai
chỉ tiêu thể hiện sự biến đổi khí hậu do nóng lên của trái đất thể hiện nhiệt độ có
chênh lệch so với 20 năm trước đây nhất là trong mùa khô dẫn đến nhiều hiểm họa
cho con người như hạn hán, cháy rừng và lượng mưa đột biến vào mùa mưa so với
trước đây, lượng mưa phân bố không đều, tập trung trong những tháng cao điểm
đồng thời tập trung trong ngày, có những ngày mưa liên tục với cường độ lớn làm
cho lũ lụt cục bộ và gây lũ quét ở những vùng có độ dốc lớn.
Nếu được xây dựng hệ thống quan trắc và sử dụng hệ thống thông tin cảnh
báo sớm để có biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thì có thể
giảm thiệt hại cho con người.
5.2. Xây dựng hệ thống hạ tầng thủy lợi
Xây dựng hạ tầng thủy lợi trên tuyến đê biển và hệ thống cống trên các cửa
sông liên vùng nối liền vòng cung ven biển Tây; ở Hà Tiên cần có dự án xây dựng
các công trình hạ tầng hạ tầng thủy lợi.
5.3. Củng cố hệ thống đê bao
Củng cố và nâng cấp hệ thống đê bao có độ cao trên 2m so với mực thủy
chuẩn đề phòng mực nước biển dâng cao hơn 1m, hệ thống đê bao trên địa bàn thị xã
Hà Tiên, hàng năm vào mùa mưa nước biển dâng cao vào mùa mưa, kèm theo gió
tây nam thịnh hành với cường độ sóng biển trên cấp 5 làm cho bờ biển nhiều đoạn bị
sóng vỗ trực tiếp gây xói lở bờ biển một cách nghiêm trọng, nhiều nơi lở đến tận
trong khu dân cư như đê biển. Vì vậy công trình đê biển phải được kiên cố và phải có
các công trình chắn sóng chống xói lở.
Việc xây, dựng công trình đê biển có thể kết hợp với xây dựng hệ thống giao
thông ven biển vừa kết hợp chống với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, giao
thông xung đầm Đông Hồ.
5.4. Xây dựng hệ thống cống và cửa ngăn mặn
Xây dựng hệ thống cống ngăn mặn xâm nhập và nước biển dâng phải gắn liền
với hệ thống đê biển để ngăn nước biển dâng vào sâu trong nội địa.
Để đối phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng việc nghiên cứu công trình đập
và cửa cống ngăn mặn và chặn mực nước biển dâng đổ ra biển, đây là một công trình
không phải nhỏ, chúng ta đã có kinh nghiệm làm một số công trình cửa cống có 2
chiều, khi mùa mưa đến nước lũ đổ về thì cửa cống sẽ mở theo chiều thoát nước ra
biển, và khi mùa khô có nước mặn xâm nhập, các cửa sẽ đóng lại theo chiều ngăn
nước biển xâm nhập, đây là cơ sở thực tiễn để xây dựng các công trình cửa sông rạch
để ngăn chặn nước biển dâng.
5.5. Xây dựng hệ thống bơm kiểm soát mực nƣớc ngập cục bộ
Qui luật thủy triều của biển Tây là mực nước biển dâng lên theo mùa, theo
tháng và theo ngày hoặc nửa ngày. Vì vậy cũng có những giai đoạn vào mùa mưa
mới có mực thủy triều dâng cao cực đại hoặc trong tháng vào đầu mùa khô mới có
những con nước cường triều cao đầy nước biển sâu vào trong nội địa. Do đó, chúng
ta cần phải dự án tính toán các công trình hệ thống bơm nước dự phòng cục bộ từng
trong những năm tiếp theo, khi có sự cố về mực nước biển dâng trong khu vực nào
thì chúng ta có biện pháp kiểm soát kịp thời để đề phòng nước biển dâng cao.
90
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

5.6. Bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn ven biển, hệ thống cây xanh bảo vệ
chống xói lở bờ biển
Việc khôi phục và tròng lại rừng ngập mặn dọc theo bờ biển Hà Tiên là rất
cần thiết. Vì vậy cần có dự án khôi phục rừng ngập mặn Hà Tiên những nơi có đai
rừng ngập mặn nhỏ hơn 50m chiều rộng thì cần xây dựng đê phụ và trồng rừng ngập
mặn phía sau đê phụ để đai rừng đảm bảo chiều rộng tối thiểu là 250m. Những nơi có
điều kiện tự nhiên vùng có bãi bồi hàng năm được phù sa bồi đắp thì cần tiến hành
trồng lại rừng theo dự án trồng rừng lấn biển hoặc xúc tiến tái sinh khôi phục rừng
nhằm đảm bảo phòng hộ chắn sóng biển và chắn gió bảo vệ đê biển, bảo vệ nông
nghiệp và thủy sản sau đê biển đây là bờ biển luôn bị xói lở, hàng năm bị sóng biển
làm xói lở sâu vào trong đất liền, cần có dự án đê kè chống xói lở theo thực trạng
hiện nay. Sau đê ngăn mặn và chống nước biển dâng xây dựng mô hình canh tác có
hệ thống cây xanh chống xói lở, đai cây xanh cần phối hợp với cây ăn quả, cây lâu
năm, cây lấy gỗ và cây chắn gió bảo vệ mùa màng.
5.7. Xây dựng mô hình sống chung và phù hợp với nƣớc biển dâng
Mô hình nhà, làng sống chung với nước biển dâng:
Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà
sống chung với lũ, nước biển dâng làm một thực trạng tương đồng với lũ nhưng thời
gian dài hơn và khắc nghiệt hơn, xâm nhập mặn mạnh hơn. Việc xây dựng mô hình
nhà trên cộc là một mô hình thiết thực. Vì vậy cần có dự án thử nghiệm xây nhà trên
cọc đề phòng khi có sự cố nước biển dâng thì mô hình này sẽ tạo sự ứng phó sống
chung với nước biển dâng có hiệu quả.
Mô hình làng sống chung với nước biển dâng, thực chất đồng bằng sông Cửu
Long đã có mô hình sống chung với lũ là các cụm tuyến dân cư, đã có rất nhiều dự
án triển khai trên hầu hết tất cả các tỉnh,. Do đó mô hình làng ứng phó với nước biển
dâng chính là cụm tuyến dân cư nhưng ở một mức độ cao hơn, công trình phải qui
mô và độ cao phải tương ứng với đều kiện nước biển dâng độ cao của cụm tuyến
phải cao hơn 2m so với hiện nay.
Mô hình hệ canh tác phù hợp với nước biển dâng: Thực chất của mô hình
canh tác là xây dựng các đê bao cục bộ từng vùng, từng nông hộ. Mô hình này phải
dầu tư xây dựng theo từng dự án và được thiết kết chi tiết theo từng điều kiện cụ thể.
Trong điều kiện nước biển xâm nhập vào nội địa do nước biển dâng thì mô hình canh
tác cũng thích ứng theo điều kiện như chọn loại cây trồng, thích ứng với điều kiện
chịu mặn và nuôi trồng thủy sản cũng tương thích với điều kiện trên.
5.8. Xây dựng dự án và thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên đầm Đông Hồ
Việc xây dựng và thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Đông Hồ là rất cần thiết,
theo đó xây dựng vùng lõi khu bảo tồn để bảo vệ nghiêm ngặt, xác định phạm vi ranh
giới vùng đệm để đầu tư và phát triển; trên cơ sở dự án đầu tư bảo tồn và phát triển
vùng đệm mà thực hiện các chương trình điều tra nghiên cứu thảm thực vật, nghiên
cứu các chương trình đa dạng sinh học, chương trình sinh thái môi trường và chương
trình phát triển vùng đệm
91
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

6. KẾT LUẬN
So sánh nhiệt độ bình quân của 2 giai đoạn từ 1975 - 1985 nhiệt độ bình quân
cao hơn 30,40C và cao nhất 31,10C, giai đoạn 1985 - 2010 nhiệt độ bình quân là
330C và cao nhất 370C (cả nước tăng 0,50 - 0,70C trong 50 năm). Nhiệt độ bình quân
chênh lệch sau 24 năm là 2,60C bình quân hàng năm tăng 0,110C; nhiệt độ bình quân
cao nhất sau 24 năm chênh lệch là 5,90C bình quân năm 0,250C.
Lượng mưa phân bố không đều trong 31 năm, nhưng nhận xét chung là giai
đoạn 1985 - 1990 và giai đoạn 1990 - 1995 là giai đoạn xuất hiện nhiều năm có
lượng mưa thấp xuất hiện nhiều có năm chỉ có 1500mm, giai đoạn có nhiều hạn hán;
giai đoạn 1995 - 2000 lại có mưa nhiều hơn đều cao hơn 2000mm có năm lượng mưa
cao đến 3000mm, giai đoạn có nhiều mưa. Diễn biến lượng mưa trong năm cho thấy
có sự liên hệ khá chặt chẽ giữa lượng mưa và mực nước thủy triều theo mùa trong
năm, vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 thì mực nước thủy triều đạt mức cao, và
mùa khô lượng mưa thấp nhất cũng là mực thủy triều thấp nhất. như vậy mưa nhiều
cũng là nguyên nhân tạo nên mực nước biển dâng cao.
So sánh mực nước ở năm cao nhất trong vòng 20 năm là tương đương gần
10cm; nếu tính toán theo đường thẳng thì hàng năm mực nước trung bình gia tăng là
0,4 - 0,5 cm, (cả nước tăng 20cm/50 năm bình quân 0,4cm/năm) sự gia tăng mực
nước cao hơn mực nước chung nhưng xấp xỉ trong khoảng 0,4cm -0,5cm/ năm.
Mối quan hệ giữa thực vật và các quần thể sinh vật có môi quan hệ chặt chẽ
với nhau, nếu bảo vệ và phát triển bền vững thảm thực vật đầm Đông Hồ thì sẽ bảo
vệ được cả hệ sinh thái của đầm; thực vật nhất là thực vật thân gỗ loài cây mấm có
khả năng thích nghi với mực nước biển dâng, vì vậy cần có các chương trình nghiên
cứu sự thích nghi phát triển của thực vật trong điều kiện của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng.
Để bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đầm Đông Hồ, trước mắt phải có quyết
định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên và phát triển vùng đệm đầm Đông Hồ, trên cơ
sở đó xác định các chương trình nghiên cứu và phát triển cộng đồng vùng đệm./.

Tài liệu tham khảo


1. UBND tỉnh Kiên Giang, 2007, 2008, các báo cáo “Kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang
năm 2007, 2008”, năm 2008.
2. Nguyễn Phong Vân, 2007- 2009. Các báo cáo “Kết quả quan trắc nước mặt lục địa,
nước biển ven bờ, nước nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2005 – 2009 của tỉnh Kiên Giang và
đảo Phú Quốc, năm 2009.
3. Trần Quang Phúc, 2008. Báo cáo qui hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2010 đến 2020 và tầm nhìn 2025, năm 2008.
4. Thái Thành Lượm và Phùng Thị Bích Lam, 2009, Báo cáo kết quả “Bảo vệ môi
trường và bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Tây Nam Kiên Giang Việt Nam 2009”,
tháng 9 năm 2009
92
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

5. Thái Thành Lượm và Lê Thị Hồng Trân, 2009, Báo cáo kết quả “Nghiên cứu đánh giá
thực trạng môi trường các vùng nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh kiên Giang
2009”, năm 2009.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang (2008). Báo cáo tổng họp qui hoạch bảo vệ
môi trường tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và định hướng đến 2020.
7. Võ Sĩ Tuấn (2005) Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam, Nxb KHKT năm 2005.
8. Sở Nông nghiệp – PTNT, Oxfarm – Birdlife International (2001). Bảo tồn đa dạng
sinh học vùng đất ngập nước Hà Tiên – Kiên Lương, Kiên Giang năm 2001.
9. Nguyễn Hửu Bảo (1984) Đặc điểm khí hậu tỉnh Kiên Giang, Đài khí tượng thủy văn
tỉnh Kiên Giang, xuất bản năm 1984.
10. Đài khí tượng thủy văn Kiên Giang (2010). Báo cáo khí tượng thủy văn từ năm 1979
-2010, Đài khí tượng thủy văn Kiên Giang, năm 2010.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang (2010). Số liệu thống kê diện tích rừng
phòng hộ ven biển, năm 2010.
12. Sở Nông nghiệp và PTNT (2010). Báo cáo diện tích rừng phòng hộ ven biển tỉnh
Kiên Giang năm 2010, năm 2010.

93
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẦM ĐÔNG HỒ


NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG

- ThS. Phùng Văn Thảnh -


VP Ban Quản Lý Khu DTSQ Kiên Giang

Khái quát về Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang (KDTSQ)


Khu DTSQ KG là một trong 8 Khu DTSQ của VN đã được UNESCO công
nhận. DT Khu DTSQ KG là 1.118.105ha, với 3 vùng lõi 36.935ha, vùng đệm
172.578ha và vùng chuyển tiếp 978.591ha.

Về đa dạng cảnh quan:


Bảo vệ mẫu cảnh quan tiêu biểu và độc đáo rừng Tràm (Melaleuca) trên đất
than bùn của hệ sinh thái úng phèn khu vực U Minh Thượng, vùng đất ngập nước
quan trọng của vùng Hạ lưu sông Mê Công.
Riêng khu vực đảo Phú Quốc có nhiều sông suối, đặc biệt là các bãi tắm chạy
dài dọc bờ biển như Giếng Ngự, Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Vòng, Bãi Thơm, Bãi Vũng
Bầu, Bãi Cửa Cạn, Bãi Dài tạo nên một quần thể du lịch sinh thái hấp dẫn.
Kiên Lương – Kiên Hải, được xem như là bán đảo với hơn 30% diện tích là
đồi núi và hải đảo, còn lại là rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập nước theo
mùa vùng Tứ giác Long Xuyên. Nơi đây, ngoài ý nghĩa về mặt quốc phòng, còn có ý
nghĩa về mặt du lịch với nhiều địa danh nổi tiếng đi vào lịch sử

94
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Đa dạng hệ sinh thái:


Khu dự trữ sinh quyển đề xuất là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt
đới:
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh với ưu thế cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae).
- Hệ sinh thái rừng trên núi đá với ưu thế của Ổi rừng (Trestonia mergvensis)
và Hoàng đàn (Dacrydium pierrei).
- Hệ sinh thái rừng ngập chua phèn (Tràm Melaleuca cajuputi)
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn (đước, sú, vẹt, mắm.. đặc biệt là loài cóc đỏ
Lumnitzera rosea (Gaud.) Presl. còn sót lại duy nhất ở Việt Nam)
- Hệ sinh thái rú bụi ven biển.
- Hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển
Trong hệ sinh thái rừng úng phèn của đồng bằng sông Cửu Long thì chỉ còn
duy nhất hệ thực vật rừng của vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia U Minh Thượng có
những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh. Đó là các ưu hợp rừng Tràm hỗn
giao và rừng Tràm trên đất than bùn với diện tích gần 3000ha. Các đầm lầy và các
sinh cảnh thực vật trên các kênh đê nằm xen kẽ rải rác trong các khu rừng tạo nên
những khu cư trú thích hợp cho các loài động vật hoang dã.
Khu DTSQ KG còn có 22 môi trường sống khác nhau với giá trị đa dạng sinh
học rất phong phú gồm 1500 loài thực vật có mạch, 77 loài thú, 222 loài chim, 107
loài bò sát và lưỡng cư.
Vùng biển của Kiên Giang là một trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta,
ngoài các hải sản truyền thống (như tôm, cá, mực..) được khai thác hằng năm, vùng
biển Kiên Giang còn có nhiều loài động vật quý hiếm khác như các loài Rùa biển
(Rùa da, Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Tráng bông, Vích (Chenolia mydas),
Quản đồng (Lepictochelys elivacca)) và đặc biệt là Thú biển mà trong đó Bò biển
(còn gọi là Cá Cúi) đang bị đe doạ nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài ra còn có gần 700ha rạn san hô gồm 87 loài, hơn 12.000ha thảm cỏ
biển, trong số này có 10 loài là thức ăn của các loài bò biển (dugong), vích quý hiếm
và là nơi sinh trú của nhiều loài thủy sản có giá trị.
Nhiều loài động, thực vật cần bảo tồn, bởi nó được liệt kê trong Sách đỏ của
Việt Nam và Thế giới: 30 loài thực vật, 20 loài thú, 19 loài chim, 1 loài lưỡng cư và
26 loài bò sát.
Đầm Đông Hồ
Đầm Đông Hồ được xác định thuộc Khu DTSQ Kiên Giang, Đông Hồ là một
trong quần thể danh lam thắng cảnh (Đông Hồ ấn nguyệt) nổi tiếng của thị xã Hà
Tiên, tổng diện tích tự nhiên của hồ là 1.384ha và diện tích mặt nước là 936ha.
Vị trí địa lý nằm về phía Đông thị xã Hà Tiên, ở hữu ngạn là núi Ngũ Hồ còn
tả ngạn là dãy Tô Châu, phía Bắc có cửa sông Giang Thành và phía Nam có cửa Trần
Hầu đổ ra biển. Từ lâu, Đông Hồ đã được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến

95
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

như một danh thắng của Hà Tiên “Thập cảnh”. Hơn nữa, Đông Hồ không chỉ là
thắng cảnh thiên nhiên đẹp mà còn là vùng đất ngập nước với nhiều giá trị sinh thái
khá độc đáo cần được quan tâm nghiên cứu và bảo tồn. Cộng đồng cư dân nơi đây đã
biết dựa vào những điều kiện tự nhiên của Đông Hồ để phát triển đời sống như: Khai
thác và nuôi trồng thủy sản, điều tiết nguồn nước như một hồ sinh thái phục vụ tưới,
cấp nước và giao thông thủy.
Đặc biệt, nơi đây còn là nơi di trú theo mùa của loài sếu đầu đỏ, một loài quý
hiếm không những của nước ta mà còn là của thế giới. Theo ghi nhận, những năm
gần đây thường xuyên có hàng trăm cá thể sếu đầu đỏ về bãi nghỉ tại ấp Hàng Bùn
khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 (bãi ăn của sếu là vùng đồng cỏ bàng Phú Mỹ, huyện
Kiên Lương).
Bảo tồn để phát triển- phát triển để bảo tồn
Quan điểm về quản lý Khu DTSQ hiện nay là: phải phát triển tốt mới có điều
kiện để bảo tồn và phải phát huy tốt giá trị của bảo tồn để phục vụ cho phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm sự hài hòa các chức năng của Khu DTSQ. Ba chức năng đó là:
- Bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng hệ sinh thái, đa dạng cảnh quan
và đa dạng loài, gen…
- Phát triển: Thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở bền vững môi trường và
văn hoá
- Trợ giúp (hay chức năng hậu cần): là “Phòng thí nghiệm sống trong thiên
nhiên” là nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giám sát các
hệ sinh thái, đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, quốc gia và quốc tế.
Cấu trúc của Khu DTSQ có 3 vùng: Vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
- Vùng lõi, được thiết lập có tình chất lâu dài nhằm bảo tồn cảnh quan, hệ sinh
thái và đa dạng loài, giống…Thông thường vùng lõi ít có hoạt động khai thác của
con người, ngoại trừ các hoạt động khai thác truyền thống của cộng đồng cư dân
sống tại nơi đó và có thể các hoạt động giải trí bền vững.
- Vùng đệm là vùng tiếp giáp với vùng lõi, các hoạt động ở đây được quản lý
nhằm không làm tác hại đến việc bảo tồn vùng lõi. Các hoạt động sản xuất nộng
nghiệp, lâm nghiệp và nghề cá vẫn diễn ra, nhưng cần quy hoạch phát triển một cách
bền vững.
- Vùng chuyển tiếp là nơi các hoạt động kinh tế diễn ra nhằm phát triển xã hội
theo những điều kiện tự nhiên và xã hội của từng Quốc gia.
Trong Hồ sơ đề cử Khu DTSQ Kiên Giang trình cho UNESCO trước đây,
Đầm Đông Hồ được xác định là vùng chuyển tiếp của Khu DTSQ Kiên Giang. Lúc
đó, do ta chưa có các nghiên cứu nhiều về vùng này, cũng như một số vùng khác mà
sau này ta đang xây dựng thành những Khu bảo tồn như: Khu bảo tồn biển, khu bảo
tồn Phú Mỹ…Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đây, nhiều nghiên cứu cho thấy đầm
Đông Hồ có giá trị quan trọng về hệ sinh thái đất ngập nước, có giá trị về đa dạng
sinh học cần được quan tâm.

96
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Quy hoạch khai thác đầm Đông Hồ để phát triển kinh tế-xã hội là hết sức cần
thiết, đặc biệt phát triển theo hướng bền vững, trên cơ sở đảm bảo sự hài hoà của ba
chức năng Khu DTSQ. Đặc biệt, trong điều kiện “biến đổi khí hậu” đang bắt đầu tác
động đến vùng đất ngập nước này, và theo những kịch bản khác nhau, tất cả đều có
tác động tiêu cực hoặc ít hoặc nhiều đến vùng đầm Đông Hồ.
Một số kiến nghị về quản lý, khai thác đầm Đông Hồ:
* Thực hiện nghiên cứu đầy đủ hơn về đầm Đông Hồ và mối liên hệ của vùng
đầm với khu vực lân cận như Khu bảo tồn Phú Mỹ- Kiên Lương, đây là vùng đất
ngập nước với nhiều giá trị cao về đa dạng sinh học. Đặc biệt về đa dạng sinh học và
mối liên hệ của chúng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nghiên cứu xây dựng hồ sơ
đề xuất tham gia vào mạng lưới Khu bảo tồn đất ngập nước (ramsar site) Quốc tế.
* Trước mắt cần quy định việc khai thác vùng đất thuộc ấp Hàng Bùn, nơi bãi
ngủ thường xuyên (theo mùa) của loài sếu đầu đỏ.
Một số khu vực đất ở đây hiện đã giao cho các doanh nghiệp và đang khai
thác theo hướng nuôi tôm “công nghiệp”. Chính quyền cần “định hướng” cho doanh
nghiệp khai thác một cách “hợp lý” nhằm bảo đảm tính bền vững và phù hợp với
quan điểm “phải phát huy tốt giá trị của bảo tồn để phục vụ cho phát triển”. Các
doanh nghiệp cũng cần xây dựng thương hiệu của mình thông qua hình ảnh Khu
DTSQ với giá trị “xanh” của chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc khai thác và sử dụng
đất ở đây cần phải tuân thủ một số điều kiện nhằm tránh tác động đến Khu bảo tồn
loài, sinh cảnh Phú Mỹ (Khu bảo tồn Đồng cỏ bàng).
* Quy hoạch phát triển đầm Đông Hồ, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái
là một lợi thế của đầm Đông Hồ cũng như Khu DTSQ Kiên Giang, đồng thời cũng là
một thách thức đối với công việc bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái và các giá trị di
tích văn hóa. Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng, việc chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa
vụ của mỗi bên tham gia phải được lượng hóa ở một mức độ nhất định trong Quy
hoạch tương lai.
* Tỉnh cần sớm giao cho các ngành chức năng như Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Ban quản lý Khu DTSQ
xây dựng Quy hoạch dài hạn về đa dạng sinh học theo quy định của Luật đa dạng
sinh học. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các dự án, các nghiên cứu xây dựng khu
bảo tồn tiến hành lập kế hoạch triển khai.
* Tỉnh cũng cần tăng cường mạnh hơn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý
Khu DTSQ nói chung và cán bộ quản lý đa dạng sinh học nói riêng, nhất là trong
điều kiện biế đổi khí hậu, mà Kiên Giang là một tỉnh sẽ bị tác động rất lớn.
Sáu là:
Nghiên cứu quy hoạch, khai thác hiệu qủa đầm Đông Hồ phục vụ phát triển
kinh tế xã hội, phát triển du lịch sinh thái, phát triển tiềm năng nuôi trồng thủy sản
theo hướng bền vững. Khôi phục hệ sinh thái hồ trên vùng đất nổi tiếng về cảnh đẹp
thiên nhiên như Hà Tiên là việc làm rất có ý nghĩa trong điều kiện biến đổi khí hậu
hiện nay. Tuy nhiên, việc khai thác hiệu quả vùng đầm Đông Hồ đòi hỏi phải thận
trọng và khoa học bởi nơi đây có hệ sinh thái khá đặc thù, nó là một phần của Khu
DTSQ Kiên Giang./.

97
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ XỬ LÝ


MÔI TRƢỜNG TRONG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

- ThS. Kỷ Quang Vinh -

1. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG VÀ SINH THÁI


Dân số là
vấn đề môi trường
chủ yếu nhất của
các vấn đề môi
trường, hiện nay
dân số đang gia
tăng theo cấp số
nhân.
Sau hàng
chục ngàn năm
tồn tại, cho đến
năm 1750 dân số
thế giới chỉ
khoảng 1 tỷ người, đến 1950, sau 200 năm, dân số tăng thêm gấp đôi là hơn 2 tỷ
người, nhưng đến cuối năm 2011, chỉ hơn 60 năm, dân số đã lên mức 7 tỷ người.
Dân số loài người tăng đồng nghĩa gia tăng tiêu thụ lương thực, hàng hóa, nước là
nguyên nhân làm gia tăng khai thác tài nguyên, gia tăng tác động xấu đến môi
trường, làm môi trường và tài nguyên tự nhiên ngày càng suy giảm, ô nhiễm.
Trái đất như nhỏ hơn và ít tài nguyên
hơn. Từ khi khởi đầu làm nông nghiệp người
ta không cần mua đất đến thời phong kiến
người ta bắt đều xác định giá trị của đất qua
trao đổi. Trước giai đoạn công nghiệp hóa
người ta không phải mua nước để dùng, hiện
nay giá nước có nơi lên đến 6€ cho một mét
khối. Theo đà này mỗi người ta phải chuẩn bị
chia sẻ túi tiền để mua không khí sạch như
một số nước đã làm.
Ở các nước phát triển, vấn đề lại theo
hướng khác đó là sự mất cân đối số lượng
người giữa già và trẻ, điều này có nghĩa số
người trẻ trong xã hội các nước đã phát triển phải nổ lực làm việc nhiều hơn để nuôi
số người già mất sức lao động. Gần đây một số nước Á Châu số trẻ em sinh ra có
giới tính bình quân là 105-110nam/100 nữ, trong khi tỷ lệ này khi không có các biện

98
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

pháp can thiệp là 102 nữ/100nam, điều này làm mất cân đối nam và nữ, cộng thêm
các yếu tố kinh tế xã hội của thời kỳ 20 năm tới sẽ có thể làm thay đổi nền văn minh
hiện tại. Thêm vào đó, do sự lão hóa ở các quốc gia phát triển, số trẻ em ở nước phát
triển có ý thức về bảo vệ môi trường ít đi; ngược lại số trẻ em ở các nước đang phát
triển và nghèo phải khai thác môi trường tài nguyên để sống lại tăng lên làm cho môi
trường càng bị tác hại nhiều hơn. càng đưa cuộc sự sống trên thế giới đến gần hơn
với giai đoạn vỡ nợ môi trường.
Người ta cần, ở mức tối thiểu, khoảng 2 lít nước cho ăn uống, khoảng 50 lít
cho sinh hoạt, nhưng phải cần khoảng 3.500 lít cho sản xuất thức ăn cho một người
trong 1 ngày. Trên thế giới, nước ngọt có tỷ lệ 3 phần 10 ngàn tổng trữ lượng nước
thề giới, hay khoảng 200.000km3, các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất có tổng lượng
tiêu thụ 14.000km3. Nước ngọt phân phối không đều theo mùa và không gian. Gần
đây các nhà khoa học ghi nhận lượng nước bốc hơi trên mặt đất nhiều hơn lượng
mưa trên mặt đất. Nước sạch là loại nước có chất lượng ở mức dùng được cho sinh
hoạt và ăn uống có tỷ lệ rất ít trong tổng lượng nước ngọt thế giới. Hiện nay hơn 20%
dân số thế giới thiếu nước sạch và khoảng 2 triệu ca chết/năm do các bệnh liên quan
nước sạch, chủ yếu là trẻ em. Báo cáo của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
(UNESCO) dự đoán rằng gần một nửa nhân loại sẽ sống trong các khu vực căng
thẳng về nước cao vào năm 2030.
Ngược
chiều với dân số,
các loại tài
nguyên của trái
đất ngày càng
suy kiệt. Hiện
nay, khoáng sản
của trái đất hầu
như được phát
hiện toàn bộ,
khai thác gần
hết. Dầu mỏ
đang ở bên kia
sườn của đường cong khai thác. Các kim loại chỉ còn sắt, nhôm được khai thác ở qui
mô lớn, đa số đều cần đến kỹ thuật tái chế hỗ trợ cho nguồn khai thác từ tự nhiên để
đáp ứng nhu cầu phát triển. Theo các tổ chức chuyên môn thuộc Liên hiệp quốc trái
đất có khoảng 4 tỷ ha rừng, nhưng từ 1990-2005 mỗi năm trái đất mất 13 triệu ha
rừng tức bình quân mỗi ngày mất 20.000 ha. Đến năm 2020, chỉ riêng rừng Amazon
được dự báo sẽ mất 20% tổng diện tích.

99
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Đa dạng sinh học bị suy giảm vừa trên rừng


vừa dưới biển. Tốc độ suy giảm đa dạng sinh học
được tính cao hơn hàng ngàn lần so với mức suy
giảm trung bình của thời gian 65 triệu năm trước
điều này có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp và văn
minh đô thị. Theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn
Thiên nhiên (IUCN) năm 2005, trái đất có khoảng
10-30% các loài động vật có vú, chim và các loài
lưỡng cư bị đe dọa tuyệt chủng, do hành động của
con người. Trong khi Quĩ Thiên nhiên hoang dã
(WWF) nói thêm rằng, trái đất không thể tái sinh
kịp cho các nhu cầu khai thác cho loài người
chúng ta. Cũng theo IUCN tỷ lệ số loài có mối đe
dọa tuyệt chủng bao gồm 1 trong 8 loài chim, 1
trong 4 động vật có vú, 1 trong 4 loài cây lá kim, 1 trong 3 loài lưỡng cư, 6 trong số 7
loài rùa biển, 75% sự đa dạng di truyền của cây trồng nông nghiệp đã bị mất, 75%
thủy sản của thế giới bị tuyệt chủng hoặc khai thác quá mức, 90% cá lớn của đại
dương bị biến mất. Đa số cá thực phẩm cho loài người có nguồn từ ươm, nuôi.
Hàng ngày thế giới có 70 triệu m3 nước thải sinh hoạt. Và theo chương trình
đánh giá nước thề giới(WWAP), ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do có 2
triệu tấn chất thải công nghiệp mỗi ngày, đa số thải trực tiếp, chưa qua xử lý đúng kỹ
thuật, vào nguồn nước làm ô nhiễm nguồn nước mặt tại chổ và gây suy thoái đa dạng
sinh học toàn cầu. Trong đó, 70% từ các quốc gia đang phát triển. Ngành sản xuất
thực phẩm của nước phát triển chịu trách nhiệm gây ô nhiễm 40%, các nước đang
phát triển chịu trách nhiệm 54%. Do đốt nhiên liệu hóa thạch, có khoảng 70 triệu tấn
khí CO2 qui đổi(CO2e) phát thải vào không khí hàng ngày. Lượng khí thải này gây
hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hàng ngày có 7
triệu tấn rác thải ra môi trường. Bình quân đầu người lượng rác(sinh hoạt và sản
xuất) thay đổi tùy vào quốc gia. Nước Mỹ nhiều hơn 5kg/ngày, Nga, Nhật 3-4
kg/ngày..) Tỷ lệ rác được xử lý chỉ khoảng 30%.
Ngoài các vấn đề của mặt đất, trên không trung
cũng đang có những biểu hiện tiêu cực, một trong số
đó là sự suy giảm tầng Ozon (O3). Trên tầng bình lưu
có một lớp không khí chứa O3 với nồng độ cao hơn
ngàn lần trong tầng đối lưu, gọi là lớp O3. Đây là một
loại áo giáp giúp các sinh vật trên mặt đất ngăn cản,
chống lại tia cực tím từ mặt trời nhờ đó con người
tránh được căn bệnh do tia cực tím gây ra. Nhưng gần đây lớp O3 đang mỏng dần do
các loại khí sử dụng trong công nghiệp bị thoát lên trời đã phân hủy O3 thành phân tử
Oxy bình thường, đó là hiện tượng thủng tầng O3. Lổ thủng O3 có khi mở rộng bất

100
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

thường. Năm 1985 phát hiện lổ thủng Nam cực có hơn 90% O3 bị suy giảm. Năm
1988, lần đầu tiên phát hiện lổ thủng Bắc cực, đặc biệt năm nay 2011 lổ thủng Bắc
cực rất to lớn với 80% O3 bị phân hủy. Nguyên nhân do các đợt lạnh bất thường và
hợp chất CFC trên tầng bình lưu ở các vùng địa cực.
Gần đây nhất, biến đổi khí hậu(BĐKH) trở thành đề tài tốn nhiều đầu tư và
chất xám trên thế giới. Các nhà khoa học đã xác định biến đổi khí hậu là một hiện
tượng có thật và tiến triển nhanh hơn tính toán. Dự báo cho biết có thể 70% loài sinh
vật và khoảng 1/3 rạn san hô trên khắp thế giới sẽ bị đe dọa tuyệt chủng nếu nhiệt độ
toàn cầu tăng hơn 3,5°C. Trên thế giới nhiệt độ trung bình tăng 0,74OC trong 100
năm qua, và mực nước biển dâng 20cm. Tại ĐBSCL Việt nam diễn biến có phần
phức tạp. Nhiệt độ tăng 0,5-0,7 chỉ trong 50 năm, còn mực nước biển dâng khoảng
20cm. Nguyên nhân của BĐKH là do sự công nghiệp hóa và đô thị hóa. Khí nhà kính
được các nhà khoa học gọi chung là CO2e, chúng bao gồm: CO2, NH4, N2O, và các
khí công nghiệp: CFC, SF2, HFCs, PFCs... Khí nhà kính gia tăng từ sự đốt các loại
nhiên liệu hóa thạch phát thải khí nhà kính và sự phá rừng làm mất nguồn hấp thu khí
nhà kính, do đó còn gọi là sự gia tăng “kép” các khí nhà kính. Tác hại của BĐKH là
vùng sinh thái bị dịch chuyển 200km về phía bắc, ảnh hưởng xấu sức khỏe con người
và các loài sinh vật, làm cho an ninh lương thực căng thẳng, và là nguyên nhân của
các hiện tượng tực đoan gia tăng, gồm hạn hán, giông, bão, lũ, lụt, sấm sét, sạt lở
bờ…
2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Phát triển bền vững được định nghĩa là: "Sự
phát triển của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển thế hệ tương lai".
Thực ra đấy là một sự đấu tranh không cân sức
giữa một bên là thế hệ hiện tại, đang nắm mọi
quyền lực cùng tài nguyên và bên kia là thế hệ
tương lai không có bất cứ quyền lực nào cũng như
không có bất cứ nguồn tài nguyên nào, chỉ trừ tình
đồng loại và thân thuộc; thậm chí còn chưa được
sinh ra. Thế hệ tương lai chỉ tồn tại và phát triển
được nhờ vào nhận thức đúng đắn về môi trường và tài nguyên của thế hệ đi trước.
Để giúp thực hiện ý tưởng phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc đã đề xuất mô
hình phát triển xã hội bền vững với 3 trụ cột chống đở chính: Môi trường bền vững +
Kinh tế bền vững + Xã hội bền vững. Nhưng qua nhiều thập niên thế giới vẫn chưa
thấy sự phát triển bềng vững, dù có nhiều quốc gia đạt được 3 tiêu chí trên. Thí dụ
điển hình nhất là quốc đảo Singapore. Sự "thất bại" của mô hình LHQ bắt nguồn từ
các lý do cơ bản sau: Bỏ qua vấn đề sử dụng tài nguyên và dân số, chưa thấy quan hệ
ô nhiễm môi trường không khí và khí hậu, dựa trên khái niệm trừu tượng khó thực

101
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

hiện. Kết quả đạt được không nhiều, môi trường sống ngày càng xấu và xuất hiện
hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.
Một khái niệm mới gắn kết môi trường, phát triển kinh tế cùng với an sinh xã
hội tốt hơn là thuật ngữ "Nền kinh tế xanh". nền kinh tế xanh biểu hiện ở các đặc
điểm: Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng không phát thải hay phát thải ít nhất
CO2e. Tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác kế cả nguồn nước, tăng cường
tái sử dụng, tái chế, tái sinh. Phát triển các khu bảo tồn sinh thái tự nhiên, trả lại cho
tự nhiên những gì của tự nhiên, phát triển các giống loài hoang dã.
Năng lượng sạch là năng lượng từ ánh sáng mặt trời, gió, sóng biển, địa nhiệt,
thậm chí là năng lượng hạt nhân. Năng lượng bẩn là củi, gổ, khí metan, xăng, dầu và
thủy điện.
Tất cả các loại tài nguyên đều cần được bảo vệ và sử dụng tiết kiệm đó là: đất
đai, nước ngọt, nhiên liệu-năng lượng, khoáng sản, và cả thức ăn.
Cuối cùng là sự phát triển
sinh thái tự nhiên vì đa dạng
sinh học với sự phong phú của
các giống loài giúp cho môi
trường, khí hậu của trái đất được
cân bằng, điều hòa để hỗ trợ tốt sự sống của loài người. Ngay giữa lòng thành phố
London của Anh quốc người ta đã xây dựng một khu đất ngập nước để điều hòa sinh
thái đô thị.
3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) có một số đặc điểm cần lưu ý khi muốn
phát triển bền vững: cuối nguồn sông quốc tế Mekong, mặt đất thấp và phẳng, vùng
đất ngập nước-bị nông nghiệp hóa, mật độ dân cao 2 lần bình quân cả nước, vùng sản
xuất lương thực quốc gia-quốc tế, Kinh tế phát triển với lúa và thủy sản. Trong thời
gian tới ĐBSCL phải đối mặt với các vấn đề: Môi trường, nhất là môi trường nước
ngày càng ô nhiễm, môi trường không khí sẽ gia tăng nồng độ khí CO2e từ sản xuất
nông nghiệp. Ảnh hưởng xấu do các hoạt động thượng nguồn, nhất là việc phát triển
các ngành sử dụng nhiều nước và nhất là thủy điện. Biến đổi khí hậu, gây nên các
hiện tượng: nhiệt độ trung bình tăng, với cực trị gia tăng, số ngày có nhiệt độ trên
35OC có thể lên đến 240 ngày/năm; thay đổi chế độ thủy văn (hạn hán và ngập lụt gia
tăng), thay đổi chất lượng nước, lưu lượng nước và vận tốc dòng chảy; hiện tượng
xâm nhập mặn; hiện tượng sạt lở bờ và gia tăng tần suất cùng cường độ các các hiện
tượng cực đoan. Cuối cùng là tác động cực kỳ nguy hiểm của các yếu tố ô nhiễm,
ảnh hưởng hoạt động thượng nguồn và biến đổi khí hậu.
Để phát triển kinh tế xanh ĐBSCL cần làm nhiều việc, trong đó chủ yếu là
nâng cao khả năng: Xác định và kiểm soát hiệu quả dân số vàng cho vùng. sử dụng
hiệu quả năng lượng tái tạo, như ánh sáng mặt trời, biogas.. Dự trữ nước ngọt trong
mùa nước nổi để dùng trong mùa khô, tiết kiệm nước, dùng phân bón, thuốc trừ sâu

102
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

hiệu quả,.. Xử lý triệt để các loại chất thải sinh hoạt, nước thải nuôi và chế biến thủy
sản. Xây dựng các khu bảo tồn đất ngập nước để hỗ trợ cho sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp bền vững.
4. KẾT LUẬN
Để chuẩn bị cho tương lai đầy biến động trước mắt, các địa phương trong vùng
ĐBSCL cần thống nhất một khuôn khổ chung cho kế hoạch ứng phó. Kế hoạch này
cần thực hiện các mục tiêu sau, trên quan điểm cả vùng: (1)Sản xuất nông nghiệp và
thủy sản là thế mạnh của ĐBSCL cần giữ vững, để đáp ứng nhu cầu lương thực trong
tương lai của nước ta và thế giới. (2)Mặt hàng nông sản sẽ có gia trị đúng của nó
trong tương lai không xa, giúp cho nông dân thoát khỏi nghèo đói. (3)Các hoạt động
phát triển của vùng cần theo định hướng kinh tế xanh. (4)Bảo tồn đất ngập nước là
rất cần thiết để điều hòa khí hậu, thủy văn, môi trường và sinh thái của vùng.
Xin mượn lời của lãnh tụ tinh thần vĩ đại của nước ấn độ, Mahatma Gandhi:
“Tốc độ chẳng quan trọng nếu như bạn đang đi lầm đường.”, để thay lời chúc thành
công./.

103
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC ĐẦM ĐÔNG HỒ (HÀ TIÊN,
VIỆT NAM) THEO HƢỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

TS. Nguyễn Xuân Niệm (Sở KH&CN KG)


KS. Nguyễn Thanh Hải (VP BQL Khu DTSQ KG)

1. Đặc điểm và các giá trị tự nhiên & nhân văn về đầm Đông Hồ
Đầm Đông Hồ là một trong những vùng đất ngập nước còn sót lại của Việt
Nam, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, với diện tích tự nhiên: 1.384,36ha
(chiều rộng 3,5km; chiều dài 4,6km), trong đó diện tích mặt nước: 903,34 ha; diện
tích rừng ngập mặn: 249,53ha; đất thổ cư, vườn tạp: 29,16ha; đất nuôi trồng thủy
sản: 171,23ha. Giáp biên giới Việt Nam và Campuchia. Được các kênh nước ngọt
Giang Thành - Vĩnh tế, Rạch Giá - Hà Tiên, Rạch Két, Rạch Láng, Mương Đào,
Rạch Ụ chảy vào (UBND thị xã Hà Tiên, 2010).
Đồng thời, đầm Đông Hồ ăn thông với cửa biển Trần Hầu, nên ảnh hưởng chế
độ nhật triều của vịnh Thái Lan. Vì vậy, đầm Đông Hồ có nguồn thức ăn phong phú
và đa dạng: 142 loài Phytoplankton, trong đó tảo silic chiếm nhiều nhất 86 loài, tiếp
đến tảo lục 26 loài; tảo mắt 12 loài; tảo lam 10 loài; tảo giáp 8 loài. Mùa khô phát
hiện 107 loài vào mùa mưa 98 loài . Ngoài ra phát hiện 66 loài Zooplankton, nhiều
nhất ở nhóm Copepoda 35 loài, Cladocera 15 loài, Chaetognata 4 loài và nhóm
Decapoda 3 loài. Ngoài ra còn phát hiện được 7 dạng ấu trùng của các dạng chưa
trưởng thành. Đã phát hiện 24 loài Benthos, trong đó nhóm Polychaeta là 14 loài,
nhóm Crustacea có 7 loài, nhóm Bivalvia có 3 loài. Đáp lại là một khu hệ thủy sản có
96 loài cá thuộc 50 họ, trong đó có 3 loài cá số lượng nhiều là loài cá trác vây đuôi
dài Priacanthus tayenus chiếm 17,5%, loài cá tía (cá đổng tía) Pristipomoides
multidens chiếm 12% và loài cá tráo mắt to Selar crumenophthalmus chiếm 9,2%
cho phép khai thác với sản lượng cao quanh năm (Lương Văn Thanh & ctv., 2006).
Đa dạng sinh học cây rừng ngập mặn đầm Đông Hồ khá cao, tuy nhiên chưa
được điều tra đầy đủ, do vậy có thể tham khảo kết quả của GTZ (2010) thì: vùng Hà
Tiên có hơn 25 loài cây rừng ngập mặn chủ yếu, trong đó có Ô rô tím Acanthus
ilicifolius, Ráng đại Acrostichum aureum, Ráng biển thường Acrostichum speciosum,
Sú Aegiceras corniculatum, Mấm trắng Avicennia alba, Mấm biển Avicennia
marina, Mấm đen Avicennia officinalis, Vẹt trụ Bruguiera cylindrica, Vẹt khang
Bruguiera sexangula, Dà quánh Ceriops decandra (C. zippeliana), Quao nước
Dolichandrone spathacea, Giá Excoecaria agallocha, Cui biển Heritiera littoralis,
Tra nhớt Hibiscus tiliaceous, Cóc đỏ Lumnitzera littorea, Cóc vàng Lumnitzera
racemosa, Cóc hồng (cây lai) Lumnitzera X rosea, Dừa nước Nypa fruticans, Đước
đôi Rhizophora apiculata, Côi Scyphiphora hydrophylacea, Bần trắng Sonneratia
alba, Bần chua Sonneratia caseolaris, Bần ổi Sonneratia ovata, Tra bồ đề Thespesia
populnea, Xu Mekong Xylocarpus moluccensis (X. mekongensis). Đây là hàng rào
104
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

thực vật có giá trị tự nhiên cao: đóng vai trò trong việc mở rộng đất liền, và nuôi
dưỡng các động vật vùng triều và bảo vệ đê biển, môi trường, đặc biệt trong thời kỳ
biến đổi khí hậu.
Bên cạnh giá trị sinh học cao, thì giá trị văn hóa của đầm Đông Hồ là vô cùng.
Đầm Đông Hồ gắn liền với Hà Tiên thập cảnh của Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc
Thiên Tích (con trai Mạc Cửu – Khai quốc công thần trấn Hà Tiên) chủ soái thành
lập. Là tao đàn văn học thứ hai của Việt Nam. Cùng với núi Tô Châu, Đông Hồ đi
vào thơ ca, lòng người hàng trăm năm. Nhắc đến Đông Hồ làm chúng ta nhớ một đôi
Thi sĩ đẹp Đông Hồ - Mộng Tuyết. Đông Hồ tên thật là Lâm Tấn Phát, được mệnh
danh là “Ông Tổ” của Thư pháp chữ Việt, ông còn là giáo sư của trường Đại học
Văn khoa Sài Gòn. Khách du lịch dừng chân tại Hà Tiên thường ghé thăm Nhà Lưu
niệm Đông Hồ - Mộng Tuyết, là một trong những nhà thơ mới tiêu biểu của miền
Nam.
2. Những giải pháp đƣợc đề nghị để khai thác tài nguyên đầm Đông Hồ theo
hƣớng phát triển và bảo tồn giá trị
Xem giải pháp tổng hợp là công cụ tích cực trong bảo vệ môi trường tổng thể
TX. Hà Tiên, trong đó có cả bảo vệ môi trường đầm Đông Hồ, khi tính toán có xác
định ngưỡng khai thác tài nguyên thích hợp để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn bền vững. Gồm các nội
dung:
(i) Lập Chương trình dự tính dự báo về diễn biến môi trường cả vùng Hà Tiên,
trong đó đặc biệt chú ý đầm Đông Hồ.
(ii) Quan điểm chúng tôi là không nạo toàn bộ đầm Đông Hồ, mà chỉ vét các
luồng chính trong đầm, giữ các cồn tự nhiên để khai thác du lịch, vì nạo vét toàn bộ
đầm là không giải quyết được bao lâu thì trở lại hiện trạng cũ do chúng ta đã bắt cầu
Tô Châu, lại thêm ảnh hưởng của khu lấn biển Hà Tiên, nên làm chậm dòng chảy, vã
lại lượng phù sa trên thượng nguồn đổ về rất lớn, nên việc nạo vét không xuể, hơn
nữa nước biển dâng hàng năm, vì thế việc nạo vét đầm toàn bộ là không cần thiết, mà
chỉ nên vét các luồng chính trong đầm.
(iii) Giai đoạn này nên đưa ra các hoạt động giảm thiểu các chất gây ô nhiễm
từ nguồn rác thải, nước thải trực tiếp hay gián tiếp vào đầm.
(iv) Cần nghiên cứu và sớm đưa biện pháp chế tài trong quản lý ô nhiễm từ
các nhà máy, cơ sở sản xuất, dịch vụ. Thuế ô nhiễm hay phí ô nhiễm phản ánh được
tính công bằng, nghiêm minh, đảm bảo được tính răn đe đối với các đối tượng vi
phạm.
(v) Thiết lập một cơ quan điều hành chung để tập trung sự quản lý cũng như
kinh phí để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của vùng đầm
Đông Hồ này.
(vi) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về lĩnh vực bảo vệ môi trường với sự hỗ
trợ từ Sở KH&CN cùng Sở TN&MT tỉnh.

105
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

(vii) Xây dựng các chương trình truyền thông và giáo dục cộng đồng, bao
gồm cư dân, khách du lịch, hướng dẫn viên, nhân viên nhà hàng, khách sạn,… để họ
yêu thiên nhiên, sau đó chính họ là những tuyên truyền viên bảo vệ môi trường.
(viii) Củng cố và đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý môi trường,
(ix) Cải thiện kết cấu hạ tầng cho TX. Hà Tiên, đặc biệt là cụm dân cư xung
quanh đầm Đông Hồ.
(x) Phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là hệ
sinh thái rừng ngập mặn trong đầm Đông Hồ. Khi trồng nên chọn lựa cả 3 phương
pháp (trong cần xé; trồng trực tiếp có hoặc không nạn chống tránh đổ ngã khi mới
trồng). Nên trồng theo 2 dạng hình: (1) từng loài cây riêng biệt với chiều 1 km; (2)
trộn lẫn nhiều loài thích hợp với nhau. Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên
cứu và xây dựng đầm Đông Hồ thành “phòng thí nghiệm học tập” hay “khu học tập
ngoài thiên nhiên” cho cộng đồng, đặc biệt là sinh viên, học sinh.
(xi) Phát triển du lịch sinh thái dã ngoại, có xây dựng các công trình dịch vụ
du lịch văn hóa thể thao như nhà hàng, khu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, câu cá,…
nhưng không phá vở cảnh quan, ưu tiên xây dựng nhà sàn bằng cây gỗ, tre nứa theo
kiểu người Chăm (Châu Đốc), hay người Khmer Nam bộ. Phát triển du thuyền sẵn
có của Ánh Vân, bổ sung phục vụ thể loại âm nhạc truyền thống như tổ chức ca hát
cải lương tài tử của người Việt - Nam bộ hay hát Ngũ âm của người Khmer hoặc hát
Hồ Quảng của người Hoa trong đêm trăng.
(xii) Tiềm năng nuôi trồng hải sản trong đầm rất lớn, trước mắt có thể hình
thành khu vực nuôi trồng hải sản thí điểm theo phương pháp công nghiệp (tôm sú, cá
chẽm, cua biển, sò huyết,…) (Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2010). trên bè gỗ hay bè
thùng phuy nhựa hoặc Na Uy (gồm thép chống rỉ và composite) ở khu vực phía
Đông Nam của đầm để phục vụ nhu cầu du lịch và tham quan du lịch. Dần dần chỉ
nuôi theo phương pháp xen canh trong rừng cây ngập mặn. Sở KH&CN sẽ hỗ trợ để
tự sản xuất con giống tại địa phương. Sở NN&PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
hướng dẫn quy trình nuôi, chăm sóc,… để có những sản phẩm chất lượng mang
Nhãn hiệu tập thể gắn thêm tên Đông Hồ (Hà Tiên) hay gắn thêm Nhãn hiệu chứng
nhận Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới - Kiên Giang.
(xiii) Xây dựng “Làng du lịch sinh thái” chủ lực là người dân khu phố V –
phường Đông Hồ để tạo công ăn việc làm, bằng cách giao đất, trồng rừng, nuôi hải
sản, làm dịch vụ,...), đồng thời Sở VH,TT&DL hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức khai thác
làm du lịch nhằm tránh xáo trộn dân cư của vùng này. Xây dựng mô hình du khách
“cùng ăn, cùng ở, cùng làm” tại nhà dân theo kiểu “Homestay”.
(xiv) Cuối cùng, giải pháp chúng tôi đề nghị: ngay từ bây giờ, UBND tỉnh nên
giao Sở KH&CN chọn đối tác lập đề cương xây dựng đầm Đông Hồ thành Khu Bảo
tồn thiên nhiên sinh cảnh đất ngập nước thuộc tỉnh, sau đó là quốc gia. Đây là cơ sở
để trình Chính phủ, rồi Thế giới công nhận đầm Đông Hồ là Khu đất ngập nước
Ramsar. Giao Sở VH,TT&DL đệ trình văn bản chọn Hà Tiên là nơi đăng cai Năm

106
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Du lịch quốc gia năm 2013, đây là chính cơ sở để huy động mọi nguồn lực tham gia
đầu tư vào Hà Tiên nhanh nhất.
Trên đây là các giải pháp quản lý và khai thác đầm Đông Hồ (Hà Tiên, Việt
Nam) vừa phát triển kinh tế-xã hội cho thế hệ hiện tại, vừa bảo tồn bền vững cho thế
hệ tương lai, hằng mong thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, phong phú đa dạng sinh
học, mang tính văn hóa truyền thống cao của đầm Đông Hồ mãi là điểm đến của
khách du lịch trong và ngoài nước./.

Tài liệu tham khảo


GTZ (2010). Báo cáo kết quả điều tra đa dạng sinh học rừng ngập mặn Khu DTSQ
Kiên Giang. Văn phòng Dự án GTZ-Kiên Giang, 2010. 32 trang.
Lương Văn Thanh (2006). Nghiên cứu hiện trạng môi trường đầm Đông Hồ, Hà
Tiên, Kiên Giang. Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Đề tài cấp tỉnh Kiên
Giang). 2006. 183 trang.
Sở NN&PTNT Kiên Giang (2010). Dự án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển
nuôi trồng thủy sản ven đảo, ven biển tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến năm 2020”. Văn phòng Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2010. 56
trang.
UBND thị xã Hà Tiên (2010). Báo cáo Kinh tế - Xã hội năm 2010. Văn phòng
UBND thị xã Hà Tiên, 2010. 25 trang.

107
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN VỀ QUY HOẠCH BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẦM ĐÔNG HỒ

Nguyễn Tiến Hiệp, Th.S Kỹ thuật


Tống Phƣớc Hoàng Sơn, Cử nhân khoa học

I. Đặt vấn đề:


Trong những năm gần đây nhà nước đã ưu tiên đầu tư xây dựng rất nhiều các
công trình phát triển kinh tế tổng hợp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, để từng bước khai thác hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng của vùng sông nước và đưa vùng này trở
thành khu vực kinh tế nông – lâm - thuỷ. Đặc biệt là kinh tế phát triển trên tiềm năng
khai thác ngành du lịch trọng điểm của miền Nam tạo thành “tour” du lịch sinh thái
khép kín mang tính đặc thù của miền Nam sông nước.
Khu kinh tế cửa khẩu của thị xã Hà Tiên với nhiều cảnh quan đẹp hữu tình
như núi Thạch Động, đầm Đông Hồ, bãi Đá Dựng, Mũi Nai với làng Mạc Cửu, chùa
Thiên Tiền Tự, chùa Phù Dung… là những di tích văn hoá đã được nhà nước ta và
UNESCO từng bước công nhận.
Về mặt tự nhiên, đồng bằng Hà Tiên được xem là một vùng đất ngập nước có
mức độ đa dạng sinh học cao của đầm nước lợ, rừng, đồi núi karst và cả đất đồng cỏ
ngập nước theo mùa là nơi di trú của các loài chim, thú qúy hiếm như sếu đầu đỏ, cò
quăm cánh xanh,... Về mặt địa chất, đầm Hà Tiên là một trong những điểm có tính đa
dạng địa chất cao, độc đáo có một không hai ở toàn Đồng bằng sông Cửu Long
Tuy nhiên trong nhiều năm qua cùng với sự thay đổi chế độ thủy văn dòng
chảy đến đầm qua chương trình thoát lũ biển Tây và tình trạng các hộ dân tự phát
trồng tràm, mắm, đước, dừa nước lấn chiếm lòng hồ ảnh hưởng đến rừng ngập mặn;
khai thác hải sản với các nghề đăng, đáy, xiệp quá mức cho phép làm suy giảm
nguồn lợi thuỷ sản; xả chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, nước thải nuôi trồng thuỷ
sản gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan và ảnh hưởng đến phát triển du lịch.
Thực tế môi trường cảnh quan vùng hồ đang trên đà suy thoái, xuống cấp từng ngày,
cần phải kịp thời chấn chỉnh khắc phục. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu
quy hoạch khu vực cho phù hợp với mục tiêu và tiêu chí nhận thức mới trong việc
bảo tồn và khai thác bền vững đầm Đông Hồ.
Để giải quyết tình hình nêu trên; ngày 23/4/2009, Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh chủ trì phối hợp với cơ quan tư vấn tổ chức tiếp cận với các cơ quan, nhân dân
địa phương và cùng với lãnh đạo UBND thị xã Hà Tiên thị sát khu vực đầm Đông
Hồ.
Ngày 27/5/2009 Chủ tịch UBND tỉnh – Ông Bùi Ngọc Sương đã có ý kiến
kết luận của tại buổi làm việc với Uỷ ban nhân dân thị xã Hà Tiên tại thông báo số:
149/TBVP của Văn Phòng UBND tỉnh Kiên Giang “Về điều chỉnh bổ sung qui
108
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

hoạch tổng thể đầm Đông Hồ giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, phối hợp với thị xã lập qui hoạch mới đầm Đông Hồ theo hướng vừa bảo tồn vừa
khai thác phát triển du lịch sinh thái”.
Đến ngày 07/3/2011 sau cuộc họp thông qua ý tưởng quy hoạch đầm Đông Hồ
và ý kiến của các sở ngành trong tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đã ra
Thông báo số: 110/TB-VP ngày 15/3/2011 “Kết luận của Phó chủ tịch Thường trực
UBND tỉnh Trần Thanh Nam tại buổi làm việc về Quy hoạch chung dự án bảo tồn và
phát triển bền vững sinh thái đầm Đông Hồ”, tái khẳng định yêu cầu nội dung quy
hoạch phải đảm bảo mục tiêu về bảo tồn, khôi phục và phát triển bền vững đầm
Đông Hồ và bảo vệ giá trị lịch sử, văn hóa; trong đó giao Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn làm chủ đầu tư và chấp thuận chỉ định Công ty Cổ phần Khảo sát
thiết kế và Tư vấn đầu tư (SDICO) lập nhiệm vụ quy hoạch, khảo sát và lập quy
hoạch nói trên.

1 : GoogleEarth.com]

II. Căn cứ pháp lý để lập đề cƣơng nhiệm vụ quy hoạch:


 :
- -

– .
- - - -
.
109
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- -

– iên.
- -


.
- - - -

-
.
- Thông báo số 110/TB-VP ngày 15/3/2011 về Kết luận của Phó chủ tịch
Thường trực UBND tỉnh Trần Thanh Nam tại buổi làm việc về Quy hoạch chung dự
án bảo tồn và phát triển bền vững sinh thái đầm Đông Hồ.
- Công văn số 120/CV-SNN ngày 06/4/2011 về việc giao Công ty Cổ phần
Khảo sát Thiết kế và Tư vấn đầu tư (SDICO) lập đề cương nhiệm vụ quy hoạch,
khảo sát và lập quy hoạch chung dự án bảo tồn và phát triển bền vững sinh thái đầm
Đông Hồ theo Thông báo số 110/TB-VP ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Kiên
Giang.
III. Thông tin chung về đề tài:
1) Tên đề tài ( đề nghị chọn):
“Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững Đầm Đông Hồ - tỉnh Kiên
Giang”
2) Địa điểm quy hoạch:
Đầm Đông Hồ trên địa bàn phường Đông Hồ và phường Tô Châu thuộc thị
xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
3) Cơ quan chủ trì:
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang
 Địa chỉ: 1066 Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
 Điện thoại: 077 3 810 627 Fax: 077 3 812 417
Đại diện cơ quan chủ trì: Ban quản lý các dự án ĐTXD công trình thủy sản
 Địa chỉ: 09 Huỳnh Tịnh Của, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

 Điện thoại: 077 3 860 189 Fax: 077 3 922 201


4) Cơ quan tư vấn:
Công ty cổ phần Khảo sát thiết kế và Tư vấn đầu tư (SDICO)
 Địa chỉ: 30 Hàm Nghi, quận 1, TP Hồ Chí Minh

 Điện thoại: 08 3 8217 066 Fax: 08 3 8335 052

110
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Phối hợp với Phòng thí nghiệm của: Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi
trường phía Nam (Viện Khoa học KTTV và Môi trường, Bộ TN&MT); Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng thủy sản II; Viện Sinh học Nhiệt đới.
5) Cơ quan tham gia phối hợp thực hiện:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang;
- Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang;
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang;
- Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang.
- Sở Xây dựng tỉnh Kiên giang
- UBND thị xã Hà Tiên và UBND huyện Giang Thành
- Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Mỹ (xã Phú Mỹ, huyện Giang
Thành)
6) Thời gian thực hiện:
Từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012
IV. Mục tiêu, quan điểm, đồ án quy hoạch thành phần và phạm vi quy hoạch
1) Mục tiêu, đối tượng quy hoạch:
Luận giải về mục tiêu và đối tượng quy hoạch, gồm ba mục tiêu là Bảo tồn –
Khôi phục và Phát triển; và đối tượng quy hoạch là tài nguyên nước, môi trường
cảnh quan của đầm Đông Hồ và các khu ở, công trình trong khu vực quy hoạch:
+ Bảo tồn hệ sinh sinh thái, cảnh quan của đầm Đông Hồ, bao gồm :
- Bảo vệ tài nguyên nước;
- Bảo tồn loài (thủy sinh, động thực vật);
- Bảo tồn cảnh quan tự nhiên;
- Bảo tồn văn hóa, lịch sử.
+ Khôi phục điều kiện tự nhiên và đặc điểm, công trình văn hóa lịch sử trong
khu vực đầm Đông Hồ, bao gồm:
- Khôi phục chế độ thủy văn, thủy lực của đầm;
- Khôi phục di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực quy hoạch
+ Phát triển các hoạt động kinh tế để khai thác tiềm năng môi trường tự nhiên
của đầm Đông Hồ, bao gồm:
- Xây dựng khu vực mặt nước của đầm và vùng đất trên cạn ven đầm (trong
ranh giới quy hoạch) thành một công viên sinh thái tự nhiên (trồng rừng, nạo vét tái
tạo lòng lạch, xây dựng công trình kiến trúc, v.v);
- Phát triển du lịch sinh thái trong khu vực đầm;
- Phát triển bền vững nghề cá ở đầm: xác định được loại hình, giống loài và quy
mô nuôi trồng thủy sản (các bãi đẻ cho thủy sinh, hình thức nuôi) và quy mô loại
hình khai thác thủy sản bền vững, xây dựng làng nghề truyền thống vừa bảo tồn
nguồn lợi thủy sản trong đầm vừa kết hợp du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.
- Xây dựng khu dân cư hiện hữu trên cù lao giữa đầm (khu phố V – phường
Đông Hồ) theo tiêu chuẩn dân cư nông thôn mới và các khu ở ven đầm theo tiêu

111
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

chuẩn dân cư đô thị loại V (thuộc phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên) hài hòa với môi
trường cảnh quan của đầm theo định hướng phát triển bền vững.
2) Quan điểm quy hoạch:
:
(1) :
-


.
khu vực nói chung và đầm Đông Hồ nói riêng
.
(2)
.
-

.
-

.
-

.
(3) :
-
.
- .
- .
(4) :
-

.
-

vực quy hoạch là một yếu tố phải quan tâm trong quá trình quy hoạch
-

112
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- -

.
(5) :
-
.
-
.
-
.
-

.
(6) :
-
-

– –

quy hoạch.
-
.
-

.
-
phương.
(7) :
-

- -
.
(8) .
3) Các Hợp phần của Đồ án nghiên cứu:
Đồ án quy hoạch Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ là loại hình Quy hoạch
phát triển bền vững, liên quan và tác động đa ngành; là một tiến trình kết hợp giữa

113
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

các bước thực hiện khảo sát, thu thập tài liệu về hiện trạng, lịch sử tự nhiên, kinh tế
và xã hội; phân tích, đánh giá tài liêu thu thập và đề xuất các giải pháp về Bảo tồn,
khôi phục môi trường tự nhiên, bão vệ giá trị văn hóa lịch sử khu vực đầm và đề xuất
các phương án phát triển bền vững vùng quy hoạch. Đồ án là hợp phần gồm các Đồ
án quy hoạch thành phần và các Nội dung, Chuyên đề nghiên cứu, như sau:
(1) Nội dung 1: Thu thập tài liệu tự nhiên, kinh tế xã hội v.v liên quan.
(2) Nội dung 2: Đo đạc, quan trắc thủy văn, môi trường, sinh thái đầm Đông
Hồ.
(3) Nội dung 3: Mô phỏng tài nguyên nước mặt (thủy động lực và chất lượng
nước) đầm Đông Hồ bằng Mô hình dòng chảy.
(4) Nội dung 4: Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt đầm Đông Hồ.
(5) Nội dung 5: Xem xét, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các dự án đã,
đang và dự kiến thực hiện liên quan khu quy hoạch đầm Đông Hồ.
(6) Nội dung 6: Quy hoạch phát triển bền vững nghề cá ở đầm Đông Hồ.
(7) Nội dung 7: Hệ sinh thái rừng và quy hoạch phát triển rừng bền vững ở
đầm Đông Hồ.
(8) Nội dung 8: Bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử và phát triển du lịch sSinh thái
và du lịch cộng đồng khu vực đầm Đông Hồ.
(9) Nội dung 9: Quy hoạch chung xây dựng đầm Đông Hồ.
4) Phạm vi quy hoạch:
Khu quy hoạch có diện tích: 1.597ha (hình 5). Trong đó: khoảng 266,6ha đất
trên cạn và 1.331,4ha đất ngập nước.
Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước, mặt đất trong lòng
hồ và dãi đất xung quanh hồ được xem như là một vùng lõi có tác động trực tiếp đến
sinh cảnh đầm – dải đầt ven đầm cách bờ đầm từ 50 đến 250m , có chỗ đến 750m,
thuộc địa bàn phường Đông Hồ và một phần thuộc phường Tô Châu - thị xã Hà Tiên
nằm phía Đông Nam đầm và một phần nhỏ ở phía Đông Bắc thuộc xã Phú Mỹ -
huyện Giang Thành - tỉnh Kiên Giang.
 Khu quy hoạch có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp kênh Hà Giang - xã Phú Mỹ - huyện Giang Thành; phía Đông
Nam giáp ngả ba kinh Rạch Giá Hà Tiên và rạch Vược xã Thuận Yên – thị xã Hà
Tiên.
- Phía Tây giáp phường Đông Hồ, giáp khu trung tâm thị xã Hà Tiên và cửa
biển Trần Hầu, kênh Mương Đào và Rạch Ụ.
- Phía Nam giáp núi Tô Châu thuộc phường Tô Châu và xã Thuận Yên - Hà
Tiên.
- Phía Bắc là cửa sông Giang Thành, phường Đông Hồ. Tây Bắc giáp biên giới
Cam-pu-chia và Đông Bắc giáp kinh Quốc Phòng - xã Phú Mỹ - huyện Giang Thành.
 Định vị ranh khu quy hoạch theo chiều kim đồng hồ:
- A: Góc ranh Tây Nam của khu quy hoạch, là vị trí bờ Tây của cầu phao cũ.

114
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- B: chiều dài A-B khoảng 650m, phạm vi quy hoạch phần trên cạn của đoạn
này là phần đất từ A đến B (đối diện tòa nhà Ủy ban) và chiều rộng khoảng 50m đến
100m tính từ bờ vào đến lề trong của tuyến đường,
- C: là lề bên trong tuyến đường ven bờ đầm Đông Hồ
- D: góc đường ven hồ và biên giới VN – Campuchia; C-D dài 2.230m
- E: Biên giới VN-Campuchia và cách rạch Miễu khoảng 565m. Ranh D-E theo
sát đường biên giới chiều dài 1.880m.
- F: cách ngã rẽ kinh Quốc Phòng khoảng 50m; ranh E-F dài 1.400m chạy theo
đúng hướng từ Tây sang Đông,
- G: cách điểm F 2.027m, ranh F-G chạy dọc theo bờ Tây kinh Quốc Phòng
- H: giao điểm giữa ranh giới phường Đông Hồ và bờ ranh rừng cây ngập mặn
(là bờ hồ). H cách điểm G theo ranh bờ hồ là 2.474m về phía Nam.
- I: điểm giao ranh bờ hồ với ranh giới xã Thuận Yên và xã Phú Mỹ, chiều dài
ranh H-I là 1.173m.
- J: là giao điểm giữa bờ hồ và kênh Hà Tiên - Rạch Giá, I-J dài 1.022m men
theo bờ hồ (là ranh rừng ngập mặn),
- K: là vị trí giao của rạch Vược tại cầu Đèn Đỏ (trên rạch Vược), J-K dài 184m
- L: vị trí cầu rạch Vược, cách K 1.130m, L-K là ranh đường ven nui Tô Châu.
- M: là vị trí bờ Đông của cầu phao Hà Tiên cũ, ven theo trục đường cân núi Tô
Châu , từ L đến M dài 1.573m.
- Chu vi khu quy hoạch (A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, A) là 16.250m.

115
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- Trang Bản đồ

116
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Giới thiệu vùng dự án:


1) Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên:
Đầm Đông Hồ nằm ở phía Đông thị xã Hà Tiên, giáp giới với Campuchia. Về
địa giới hành chính, Phía Bắc giáp cửa sông Giang Thành, phường Đông Hồ và biên
giới Campuchia. Phía Đông giáp xã Phú Mỹ và xã Thuận Yên, có rạch Láng Tranh,
rạch Két, kênh Rạch Giá – Hà Tiên. Phía Nam giáp phường Tô Châu và xã Thuận
Yên. Phía Tây giáp phường Đông Hồ và cửa biển Trần Hầu, kênh Mương Đào và
Rạch Ụ. Diện tích của Đầm chủ yếu thuộc địa bàn phường Đông Hồ và một phần
nhỏ phường Tô Châu. Diện tích tự nhiên lòng hồ là 1.384 ha, diện tích ngập nước
thường xuyên là 936 ha. Chiều rộng nhất theo phương Đông - Tây là 3,5 km, chiều
dài nhất theo phương Bắc – Nam là 4,6 km
Cửa sông Giang Thành nằm về phía Bắc của đầm, khu vực tiếp giáp với đầm
rộng tới 250m, có độ sâu trung bình 6,0m. Sông Giang Thành có thượng nguồn từ
hai tỉnh Kampot và Kirivong của Campuchia đổ sang Việt Nam. Ngoài ra sông
Giang Thành là hạ lưu của kênh thoát lũ Vĩnh Tế từ Châu Đốc, An Giang dẫn nước
từ sông Hậu dọc biên giới hai nước Việt Nam và Campuchia về, mùa lũ hàm lượng
phù sa trong nước rất cao. Sông Giang Thành chảy vào đầm Đông Hồ có diện tích
mặt nước lớn, dòng chảy giảm nhỏ gây ra hiện tượng bồi lắng phù sa.
Cửa Rạch Giá – Hà Tiên nằm về phía Đông - Nam của đầm cũng là một kênh
chính của các nhánh thoát lũ ra biển. Tuy chiều rộng không lớn (khoảng 60m), song
cao trình đáy kênh tới -4,13m và dòng chảy rất mạnh cuốn theo lượng phù sa đáng kể
đổ ra đầm.
Qua hai cửa chính nói trên, kết hợp với các kênh rạch nhỏ khác như kênh
Mương Đào, rạch Ụ, Thi Vạn, Rạch Két,... đã tạo cho đầm luôn có hàm lượng phù sa
nhất định trầm lắng. Khi thủy triều rút xuống tới cao trình -0,22m là toàn bộ cồn nằm
phía Tây – Bắc và Tây – Nam của hồ nổi lên rõ rệt, diện tích của hồ còn khoảng
70%. Hiện nay, mức độ bồi lắng phù sa của hai vùng phía Đông và phía Tây của ấp
Cừ Đức là rất lớn làm đầm Đông Hồ ngày càng cạn dần.
Về mặt hình thái địa chất, đầm Đông Hồ thực tế là “đầm phá - lagoon” của
một lạch triều (tidal inlet) thoát nước ra biển Tây, mùa mưa nguồn nước trong Đầm
được ngọt hoá dưới ảnh hưởng của sông Giang Thành và các kênh đào bao quanh,
mùa khô mực nước bị hạ thấp và chịu ảnh hưởng mạnh hơn của lượng nước mặn từ
biển đổ vào. Một nét hình thái đặc biệt của Đầm, là sự xuất hiện hai cồn nổi kéo dài
dạng tuyến hình thành từ xa xưa, tạo nên khu dân cư tập trung của ấp Cừ Đức hiện
nay. Chúng chia cắt đầm thành hai phần Đông, Tây rõ rệt, giữa hai cồn này là một
lạch nước sâu có độ sâu va bề ngang hẹp, từ -6m đến -7m so với mực triều thấp,
cũng kéo dài dạng tuyến từ cửa sông Giang Thành đến cửa Đầm. Đây là kênh đào cổ
(?) nối liền với kênh Vĩnh Tế (An Giang) để thoát nước ra biển Tây hay chỉ là một
đứt gãy địa chất cục bộ hình thành do các hoạt động địa chất tân kiến tạo xảy ra vào
cuối Đại Tân Sinh (Huỳnh Trung và cs, 2004).
2) Các giá trị văn hóa – lịch sử - du lịch của đầm Đông Hồ và vùng Hà Tiên:

117
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Đô thị Hà Tiên được biết đến như một thương cảng cổ hình thành từ thế kỷ
18, do Mạc Thiên Tứ và gia đình họ Mạc khai phá và phát triển (Krug, 1902; Gin O.
K, 1959). Đây là một thiên đường du lịch từ xa xưa và đã được biết đến với 10 danh
thắng thiên nhiên, đẹp như trong tranh “Kim Dữ lan đào” – “Bình San điệp thúy” -
“Tiêu Tự thần chung - “Giang Thành dạ cổ”; “ Thạch Động thôn vân” – “Châu
Nham lạc lộ”- “Đông Hồ ấn nguyệt – “Nam Phố trừng ba” - “Lộc trĩ thôn cư – “Lư
Khê ngư bạc” thông qua tập thơ nổi tiếng “Hà Tiên Thập vịnh” của Mạc Thiên Tứ và
nhóm Tao Đàn Chiêu Anh Cát ngâm vịnh. Tập thơ này đã được thi sĩ Đông Hồ phát
hiện và công bố vào năm 1960.
Trấn Hà Tiên thời đó là thủ phủ văn hóa, chính trị, quốc phòng của một vùng
rộng lớn gần như phần lớn nhất lục tỉnh Nam Kỳ, chứ không phải chỉ là thị xã Hà
Tiên của tỉnh Kiên Giang hôm nay. Nhưng Hà Tiên, tiền đồn nước Việt ở phía Nam
đã chịu nhiều cuộc tấn công của quân Xiêm và Chân Lạp và bọn cướp biển. Cuộc
tấn công đánh phá Hà Tiên năm 1771 của vua Xiêm Takcin đã làm cho Hà Tiên trở
nên tiêu điều, trong nhiều năm dài.
Ngày nay du lịch khu vực Hà Tiên, còn được biết đến nhiều hơn, ngoài các
danh thắng thiên nhiên, ở đây còn tồn tại nhiều di tích văn hoá lịch sữ như mộ Mạc
Cữu, chùa Phù Dung, đền bà chúa Sứ và lể vía Bà tổ chức trong tuần 20 – 27 của
tháng 4 âm lịch hàng năm.
Giá trị văn hoá Hà Tiên - Kiên Giang còn thể hiện qua sự giao thoa các nền
văn hóa của nhiều dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khơ Me. Các núi đá vôi thường được
xem như là nơi thiêng liêng có ý nghĩa lớn trong đời sống tâm linh của người dân bản
địa, nhất là Phật tử. Hàng năm, chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8
đến ngày 15 tháng 4 Âm lịch. Đây là những ngày hội mừng Phật Đản được tổ chức
với nét văn hóa rất đặc sắc.
Những nét đẹp tự nhiên, văn hóa, lịch sử của Hà Tiên và vùng Đông Hồ cần
được nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá nhiều hơn nữa như là một hoạt động của phát
triển du lịch văn hóa lịch sử trong tương lai gần.
3) Các giá trị đa dạng về địa học
Những nghiên cứu địa chất, địa mạo (Nguyễn Xuân Bao và cs, 1999, Hà
Quang Hải và cs, 2006, Nguyễn Đình Hoè, 2009…) cho thấy Hà Tiên và vùng lân
cận Kiên Lương, Phú Quốc (Hà – Kiên – Phú) có nhiều đối tượng địa chất, địa mạo
có giá trị như: sự hiện diện các hệ tầng trầm tích cổ nhất Nam Bộ, cảnh quan karst và
các hang động nhiều tầng, các bậc thềm biển, các đồng bằng nhiều nguồn gốc, các
đảo và quần đảo đẹp. Một số điểm địa chất, địa mạo có giá trị về khoa học, văn hóa,
kinh tế, giáo dục như Thạch Động, Đá Dựng, Mo So, Chùa Hang, Dinh Cậu.
Các nghiên cứu của Stattegger và cộng sự, trong dự án hợp tác Việt – Đức đã
chỉ ra vùng dự án là ranh giới ngoài của thung lũng nhấn chìm Mekong (the incised
Mekong valley - Stattegger và cộng sự, 2010) được hình thành vào khoảng 6000
trước đây (hình 3). Cũng theo tác giả này, Hà Tiên là khu vực duy nhất ở phía Tây
Bắc của ĐBSCL dể bị ngập úng dưới tác động của nước biển dâng.

118
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

, cùng với khu bảo tồn biển Phú


Quốc, bảo tồn đa dạng sinh học Kiên Lương; vùng Hà – Kiên – Phú có đủ điều kiện
để trở thành Công viên địa chất Quốc gia. Xây dựng công viên địa chất Hà – Kiên –
Phú sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương đồng thời bảo tồn được các điểm địa
chất, địa mạo cho các thế hệ mai sau.

Hình 3. Thung lũng nhấn chìm Mekong bắt đầu hình thành vào khoảng
6000 năm trước, Hà Tiên là ranh giới của đường bờ cổ hình thành vào
thời gian này. Đây cũng là khu vực dể bị tác động bởi nước biển dâng
trong tương lai gần (theo Stattegger và cộng sự, 2010)
4) Các giá trị đa dạng sinh học :
Đầm Đông Hồ nói riêng và đồng Hà Tiên (Ha Tien Plain – Tran Triet, 2000)
nói chung còn là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, bao gồm đa
dạng sinh học trên địa hình karst và cả đa dạng sinh học trảng cỏ (grassland) ngập
nước theo mùa. Lương - Hà Tiên nằm trong quần
Đa dạng sinh học trên địa hình núi đá vôi - karst:
Hệ thống núi đá vôi Kiên Lương - Hà Tiên bao gồm các quần thể núi đá vôi
một ở Hòn Chông – Kiên Lương và một ở Đá Dựng – Thạch Động – Hà Tiên, chúng
tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng tính đa dạng sinh học cực kỳ cao. Đây là
vùng núi đá vôi duy nhất ở phía Nam Việt Nam, với khoảng 21 hòn núi nhỏ nằm rải
rác trong vùng đồng bằng ngập nước Hà Tiên. Chính sự biệt lập về địa lý đã tạo nên
tính đặc hữu và đa dạng riêng biệt cho vùng núi đá vôi này.
119
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Đá vôi ở Kiên Giang được hình thành từ các trầm tích biển hàng triệu năm
trước. Quá trình phong hóa đã kiến tạo nên những kiệt tác thiên nhiên kỳ thú: vách
núi thẳng đứng, những hang động thạch nhũ... với hình dáng độc đáo.
Các nghiên cứu về cổ địa lý và mực nước biển khu vực Sundaland – thềm
Sunda (vùng Đông Nam Á ngày nay – Pelejero et all, 1999) cho thấy cách đây
khoảng 21.000 năm mực nước biển thấp hơn hiện tại khoảng 120 m. Vào thời kỳ
này, gần như toàn bộ vùng đất liền và các đảo trong vùng Đông Nam Á hiện nay nối
liền với nhau, tạo điều kiện cho các loài thực vật và động vật di cư, phát tán. Vào
giữa Thế Holocene, khoảng 4.500 năm trước đây, mực nước biển dâng cao khoảng 5
m so với mực nước biển hiện tại. Tác động của sóng biển lên các núi đá vôi trong
thời gian dài đã hình thành nên hệ thống “hang chân sóng” rất đặc sắc ở hầu hết các
núi đá vôi ở Hòn Chông – Kiên Lương.
Về mặt khảo cổ học, các lớp tích tụ trong hang động luôn là bằng chứng của
thời xưa cung cấp thông tin quý giá cho khảo cổ học, qua đó chúng ta có thể biết
được đời sống của cư dân và sinh vật cổ trước kia. hệ thống hang động vùng Hòn
Chông - Kiên Lương chứa đựng các di tích khảo cổ học của thời kỳ trước văn minh
Óc Eo - Phù Nam (đầu Công Nguyên đến nửa thế kỷ Bảy). Nhiều di chỉ của nền văn
hóa Phù Nam đã được tìm thấy tại các hang động đá vôi ở Hà Tiên.
Ngoài giá trị cảnh quan và văn hóa lịch sử, núi đá vôi ở Kiên Giang được
đánh giá là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học với tỷ lệ các loài đặc
hữu rất cao, ít nơi nào sánh được (Lê quang Khôi và cs, 2009)
Về thực vật, đã ghi nhận được 322 loài thực vật cho khu vực này, trong đó
một số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ Thế giới. Chẳng hạn,
loài Thiên tuế (Cycas clivicola subsp. lutea) là loài được xếp vào mức sắp bị đe dọa
(NT) ở qui mô toàn cầu và mức sẽ nguy cấp (VU) ở qui mô quốc gia, một số loài đặc
hữu như Thu hải đường (Begonia bataiensis), Điểu bế (Ornithoboea emarginata),
Lan Bầu rượu (Calanthe kienluongensis),.. Một số loài cây thuốc như Bạc thau
(Paraboea cf. cochinchinensis), Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), Cốt toái
bổ(Drynaria quercifolia), Bình vôi (Stephania rotunda),... cũng đang bị suy giảm
nghiêm trọng do việc khai thác quá mức..
Hệ động vật phong phú, với ít nhất 155 loài động vật có xương sống trong đó
một số loài chim, thú quý hiếm, đặc hữu đang có nguy cơ tuyệt chủng và cần được
bảo vệ .Về khu hệ chim, đã ghi nhận được 114 loài chim, 6 loài được đề cập trong
Sách Đỏ Việt Nam và Danh mục Đỏ Thế giới như, Gầm ghì lưng nâu Ducula badia,
Cú muỗi Á châu Caprimulgus asiaticus, chim hút mật họng hồng (Nectarinia
sperata), chim sẻ khoang cổ Todiramphus chloris,…
Về thú , đã ghi nhận 31 loài thú, nhiều loài vẫn chưa biết tình trạng quần thể.
Một số loài tiêu biểu như Vọoc bạc Đông Dương Trachypithecus germaini, Sóc đồi
(Tupaya belangeri),…đã ghi nhận ở khu vực này (Tran Triet 2001, Truong Quang
Tam et al. 2001)

120
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Về bò sát, đã ghi nhận Thạch sùng ngón trung gian (Cyrtodactylus


intermedius), Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus paradoxus), Tắc kè bay (Draco
maculatus) và Tắc kè (Gekko gecko), rắn Séc be, rắn Bông súng,…
Động vật không xương sống, khu hệ ốc cạn với 65 loài đã được ghi nhận,
trong đó có đến 36 loài mới cho khoa học và đặc hữu cho vùng này. Khu hệ động vật
này được xem như một ốc đảo cô lập với ít loài, nhưng tỷ lệ đặc hữu rất cao. Ốc cạn
Giardia siamensis,…
Việc khai thác núi đá vôi, hoạt động du lịch sẽ dẫn đến mất cảnh quan và sinh
cảnh sống của một số loài đặc hữu của khu vực. Điều này đặt vấn đề là làm thế nào
đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi
trường. Hiện nay, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, cùng với doanh nghiệp,
chính quyền địa phương, cộng đồng và các thành phần liên quan khác đang có nhiều
nỗ lực nhằm đưa ra giải pháp nhằm đạt được một sự cân bằng hợp lý. Do khả năng
giảm thiểu tác động từ khai thác đá vôi rất hạn chế, IUCN đang hợp tác với các công
ty khai thác khoáng sản cố gắng bù đắp phần nào sự mất mát một số núi đá vôi thông
qua thúc đẩy các biện pháp bảo tồn ở các khu vực tương tự. Đây cũng là mục tiêu,
nhiệm vụ mà dự án của chúng ta cần quan tâm.
Đa dạng sinh học của đồng Hà Tiên (Hà Tiên Plain)
, một trong những vùng
đất ngập nước theo mùa rộng lớn còn lại cuối cùng của đồng bằng sông Cửu Long.
Phần của vùng đồng ở thị xã Hà Tiên dốc dần ra phía vịnh Thái Lan, do vậy, nước lụt
dễ dàng thoát đi và hầu như cả vùng chỉ bị ngập 1,5 đến 2m vào mùa lũ. Đất trong
vùng là đất có độ phèn rất cao không phù hợp để canh tác nông nghiệp (Buckton et
al. 1999), nhưng có độ đa dạng sinh học cao (Trần Triết et al. 2000)
Phần đồng Hà Tiên thuộc thị xã Hà Tiên, gần đầm Đông Hồ là một vùng sinh
cảnh hỗn hợp gồm các trảng cỏ, các vùng tràm gió tái sinh và đầm Dừa nước Nypa
fruticans. Vùng đồng cỏ là kiểu đồng cỏ tự nhiên ngập nước theo mùa ưu thế bởi
quần xã đơn loài Elaocharis dulcis chiếm những diện tích lớn của khu vực. Vùng
tràm gió tái sinh gồm các cây bụi có chiều cao từ 2 - 6 m. Thành phần thảm thực vật
sát đất biến đổi tuỳ thuộc vào điều kiện nước và đất, tuy vậy những loài thường gặp
nhất vẫn là Eleocharis dulcis, Sậy Phragmites vallatoria, Xyris indica, Melastoma
affine, Mây nước Flagellaria indica. một số nơi thường gặp là San Paspalum
vaginatum, Dứa dại Pandanus kaida và Ráng đại Acrostichum aureum. Hệ thực vật
đầm lầy ưu thế bởi Nypa fruticans phân bố ở những vùng nước lợ. Các loài khác
thường gặp là Ô rô Acanthus ebracteatus, Cóc kèn Derris trifolia, Mò trắng
Clerodendrum inerme, Chà là Phoenix paludosa, Acrostichum aureum, Mái dầm
Aglaodora griffithii và Lác Cyperus malaccensis (Buckton et al. 1999).
Đây là khu vực được đánh giá là một trong những vùng quan trọng nhất trong
việc bảo tồn các loài chim nước lớn ở đồng bằng sông Cửu Long như Sếu đầu đỏ
(Grus antigone sharpii), Cò Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni; chim Ô tác

121
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Houbaropsis bengalensis, Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus). Các loài chim nước lớn
khác đã được ghi nhận ở đây trong khu vực đề xuất là Giang sen Mycteria
leucocephala, Hạc cổ trắng Ciconia episcopus và Bồ nông chân xám Pelecanus
philippensis (Buckton et al. 1999).
Có thể nói mối đe dọa nghiêm trọng và cấp thiết nhất đối với hệ sinh thái
trảng cỏ ngập nước theo mùa là việc phát triển NTTS và cả các hoạt động nông
nghiệp. Với tốc độ chuyển đổi sử dụng đất này thành ao tôm và một số diện tích nhỏ
hơn thành đất nông nghiệp, đất trồng tràm và cả phát triển các ruộng muối nếu không
được xem xét kỹ lưỡng, chi tiết có thể dẫn đến phá hủy hoàn toàn sinh cảnh phù hợp
với các loài chim nước lớn trong vòng một vài năm nữa (J. Eames 2002).
5) Thực trạng môi trường, khả năng và nguyên nhân suy thoái môi trường
đầm Đông Hồ và vùng lân cận – vài đánh giá nhanh.
Dựa trên việc tổng quan tài liệu, kết quả đánh giá nhanh từ khảo sát hiện
trường và phân tích tư liệu viễn thám (hình 4), cho thấy các vấn đề liên quan đến
thực trạng, khả năng và nguyên nhân suy thoái gây suy thoái Đông Hồ - Hà Tiên.
- Sự phát triển nhanh chóng hệ thống ao nuôi tôm ở phía Bắc và phía Đông
Nam của vùng đầm làm ô nhiễm một phần nguồn nước trong đầm, làm nông hóa
lòng Hồ và làm nước hồ vẩn đục, gây ra các yếu tố hạn chế như hàm lượng Oxy hòa
tan khá thấp vào mùa khô (3,52mg/l) ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của
sinh vật nước mặn lợ, ô nhiễm chất hữu cơ vào mùa mưa, muối dinh dưỡng nghèo
nàn (NH4 không xuất hiện vào cả hai mùa) ức chế sự phát triển nguồn thức ăn tự
nhiên của cá, tôm và các nhóm thủy sinh vật khác. Đó là chưa kể ô nhiễm do kim
loại nặng, thuốc trừ sâu và dầu trước đây chưa có điều kiện khảo sát. Cần có những
đánh giá chi tiết tải lượng ô nhiễm do NTTS và xác định lại cần giữ lại bao nhiên
diện tích NTTS là phù hợp, và theo các phương thức và kỹ thuật nuôi nào (thâm
canh, bàn thâm canh, quảng canh...), nuôi con nào là phù hợp nhất. Để giải quyết
phần này cần thực hiện các công việc sau:
+ Đánh giá hiện trạng mức độ ô nhiễm đầm Đông Hồ
+ Xây dựng mô hình tính toán chế độ thủy lực và chất lượng nước đầm Đông
Hồ
+ Mô phỏng sự phát triển NTTS và chất lượng nước trong tương lai
+ Đánh giá diện tích NTTS bao nhiêu là hợp lý
- Vùng đất ngập nước nguyên thủy ở thôn Tà Khọt – Xã Phú Mỹ - Hà Tiên
với diện tích hơn 2.000ha, nằm ở phía Đông Bắc cách đầm Đông Hồ khoảng 10km,
với đặc trưng chính là vùng đất phèn nặng, giàu chất hữu cơ, ngập theo mùa và thực
vật thích nghi phần lớn là cây cỏ bàng (Lepironia articulata), nơi chứa đựng mức độ
đa dạng sinh học rất cao với nhiều loài sinh vật và sinh cảnh độc đáo. Đồng cỏ bàng
còn là nơi đàn Sếu đầu đỏ (Sarus crane) một trong những loại sinh vật qúy hiếm trên
thế giới thường di trú ở khu vực này. Việc đánh giá tác động của NTTS, nạo vét lòng
hồ, hoạt động làm muối ảnh hưởng tích cực/ tiêu cực đến khu bảo tồn đồng cỏ bàng

122
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Kiên Giang là các nhiệm vụ quan trọng cần được tính đến. Việc nghiên cứu về đa
dạng sinh học vùng đồng cỏ bàng Phú Mỹ, phát triển sinh kế cộng đồng và du lịch
sinh thái phục vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững cũng cần quan tâm.

Hình 4. Các vấn đề chính cần quan tâm ở Đầm Đông Hồ - Hà Tiên (Kiên Giang)
- Việc phát triển, xóa bỏ hay giữ lại một phần diện tích đồng muối ở Phú Mỹ
(phát triển từ năm 2004 đến nay) cần được chú ý trong mối quan hệ tương hổ với sự
phát triển bền vững đầm Đông Hồ.
- Vùng đất ngập nước ở phía Đông Nam đầm Đông hồ nơi bồi lắng nhanh vật
liệu bùn, phát triển các quần xã rừng Mắm (Avicenia alba) - Sú (Aegyceras
Floridum) – Vẹt (Bruguiera cynlindrica) và hệ thống ao đìa NTTS cũng phát triển
nhanh từ năm 2002 đến nay. Đây là khu vực chính dự kiến cần nạo vét. Việc nạo vét
ở khu vực này cần phải tính đến độ sâu bao nhiêu là thích hợp nhất sao cho khả năng
sinh phèn và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái sau khi nạo vét phải đạt mức tối
thiểu.
- Vùng đất ngập nước phía Bắc và phía Tây đầm Đông hồ là khu vực phát
triển tốt các quần xã Dừa nước (Nipa Fruiticans) và một vài mảng nhỏ của Đước đôi
(Rhizophora apiculata), Đưng (Rhizophora mucronata) phát triển quanh đầm và đôi
khi cả Bần trắng (Soneriatia alba), Bần chua (Soneriatia caseolaris) và đặc biệt ưu
thế của rừng tràm tự nhiên và rừng trồng mới ở phần hạ lưu sông Giang Thành. Một
nghiên cứu toàn diện về đa dạng sinh học, nguồn lợi trên các sinh cảnh rừng ngập
mặn khác nhau là cần thiết.

123
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Để thực hiện tốt việc quy hoạch trồng rừng ngập mặn (trồng loài nào, trồng ở
đâu, quy mô diện tích bao nhiêu... ?) ngoài các nghiên cứu chi tiết về nông hóa thỗ
nhưỡng và diễn thế của đất rừng ngập mặn ở khu vực này, một đánh giá hồi cố về vị
trí hình thành của các mảng rừng trong quá khứ là điều cần thiết.
- Khu vực phía Bắc lòng hồ là khu vực thông thoáng nhất. Đây là vùng nước
động trao đổi tốt với nguồn nước ngọt từ sông Giang Thành đổ xuống và nguồn nước
mặn từ ngoài biển. chảy vào vào lúc triều lên. Vùng nước này có độ sâu khoảng 2 –
3m. Cần tổ chức các nghiên cứu về môi trường (đất và nước), đặc điểm đa dạng sinh
học, nguồn lợi sinh vật ở một vũng vịnh “nữa kín” có ảnh hưởng của nguồn nước từ
sông Giang Thành và cả ảnh hưởng của nước biển
Một phân tích nhanh từ ảnh viễn thám (tuy chưa tính đến ảnh hưởng của thủy
triều), song cũng cho thấy rõ sự biến động rõ về mặt hình thái của lòng hồ. Trước
đây lòng hồ rộng gấp đôi (2 lần) và thông thoáng nhiều so với hiện nay (cho tới năm
1995-1998). Sau năm 2000 mới có những mảng rừng mới (dừa nước, mắm,...) ở phía
Đông Nam. Chúng đã làm thu hẹp lòng hồ gây bồi lắng ngày càng nhanh (hình 5)
Vào năm 2005 đã có một đo đạc địa hình đáy ở vùng lòng hồ, tuy nhiên các
phân tích của chúng tôi cho thấy hiện nay địa hình đáy đã thay đổi nhiều. Việc đo sâu
cập nhật chi tiết địa hình phục vụ việc đánh giá chính xác và đầy đủ các tác nhân tự
nhiên và nhân sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sinh cảnh ở khu vực này là rất cần thiết.
Các hoạt động nhân sinh khác (các dự án phát triển vùng bờ: hoạt động nạo
vét lòng hồ, các khu lấn biển, khai thác xi măng, xây dựng công trình bờ, hoạt động
du lịch các di tích lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề...) cũng
có khả năng ảnh hưởng đến môi trường của Đông Hồ và cần có một nghiên cứu đánh
giá xu thế bồi lắng đầm Đông Hồ bằng việc xây dựng mô phỏng diễn biến bồi lắng
này.
Trước đây trong khuôn khổ của Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đánh giá
tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội các huyện biên giới Tây Nam Bộ
phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới” do Phân Viện Địa Lý tại Tp. Hồ
Chí Minh (Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) thực hiện (2004-2007), đầm
Đông Hồ đã được xác định là Khu bảo tồn thủy sản đặc trưng nước mặn lợ kết hợp
với du lịch sinh thái.
Để giải quyết bài toán “Bảo tồn, khôi phục và phát triển bền vững đầm Đông
Hồ”, việc hiểu biết nắm rõ hơn, hệ thống hoá thực trạng về tài nguyên, nguồn lợi, các
giá trị văn hoá lịch sử nhằm hổ trợ tốt nhất cho việc bảo tồn, phát triển du lịch sinh
thái – văn hoá – lịch sử và cả giáo dục môi trường là bước đi đúng đắn và hợp lý
nhất.
Việc hiểu biết thực trạng môi trường, khả năng và nguyên nhân suy thoái môi
trường cũng như hệ thống văn bản pháp quy hỗ trợ cho việc phục hồi, bảo vệ môi
trường tài nguyên nguồn lợi cũng cần được quan tâm đúng mức.

124
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Hình 5.- Biến động hình thái lòng hồ từ 1972 (a), 1992 (b), 2005 (c) và 2009 (d)
V. Các tài liệu sử dụng nghiên cứu lập nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch
1) Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật
 Các Công ước quốc tế:
- Công ước RAMSAR (1971) về quản lý các vùng đất ngập nước có tầm quan
trọng Quốc gia và Quốc tế;
- Công ước Đa dạng sinh học, 1992, BRAXIN “Chương trình hành động thế kỷ
21 về bảo vệ Đa dạng sinh học” cam kết sử dụng có hiệu quả hệ thống các khu đất
ngập nước…;
- Công ước Bảo tồn Di sản tự nhiên và văn hoá thế giới (1972);
- Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 (UNCLOS);
- Công ước MARPOL năm 1973/1978 về ngăn ngừa ô nhiễm dầu từ tàu;

125
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- Kế hoạch hành động khu vực (RAP) về xây dựng một mạng lưới các khu bảo
tồn biển hiệu qủa ở khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2012;
- Tuyên bố của hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và phát triển 1992 và
Chương trình nghị sự 21 (Chương 17), ký năm 1992;
- Tuyên bố Washington về bảo vệ môi trường biển từ các hoạt động trên đất
liền, 1995 (GPA);
 Các Luật:
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản ngày 19/6/2009;
- Luật Quy hoạch đô thị ban hành ngày 17/6/2009
- Luật Di sản Văn hóa: Ban hành năm 2001 và các văn bản của Chính phủ, Bộ
Văn hóa – Thể thao – Du lịch ban hành triển khai thực hiện luật.
- Luật Thủy sản ban hành 2003 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã
phần nào giải quyết được những vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản. Tại chương II (điều 7 đến điều 10) quy định nội dung Bảo vệ môi trường
sống của các loài thuỷ sản; Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản;
Quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa phục vụ công tác nuôi
trồng thuỷ sản, bảo tồn nguồn gen quý hiếm là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
- Luật Đất đai ban hành 1993, sửa đổi bổ sung 2003 và các văn bản của Chính
phủ, các Ban/Ngành trung ương và chính quyền địa phương ban hành triển khai thực
hiện luật.
- Luật Bảo vệ Môi trường (2005) và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
 Các văn bản của Chính phủ:
- Nghị định số: 80/2006/NĐ-CP ngày 08/09/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số: 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP.
- Nghị định số: 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011Quy định về Đánh giá môi
trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng QCXDVN
01:2008/XD;
- Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 31/3/2008 về về lập, thẩm định, phê duyệt
và quản lý Quy hoạch xây dựng;
- QCVN 14: 2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Quy hoạch xây dựng
nông thôn- ban hành theo Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009;
- Nghị định số: 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt
và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số: 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản lý không gian kiến
trúc, cảnh quan đô thị;

126
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- Nghị định số: 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về quản lý cây xanh đô thị;
- Thông tư số: 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 Hướng dẫn đánh giá môi
trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
- Thông tư số: 10/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 11 tháng 8 năm 2010
về Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Nghị định số: 25/2009/NĐ - CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ về quản lý
tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
- -

2020.
- Thông tư số: 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 về hướng dẫn về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường;
- Quyết định số: 192/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam đến năm 2010;
- Nghị định số: 109/2003/NĐ - CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và
phát triển bền vững các vùng Đất ngập nước; Thông tư số: 18/2004/BTNMT ngày
25/8/2004 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ - CP ngày 23/9/2003;
- Quyết định số: 131/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/2004 về
việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010;
- Nghị định số: 27/2005/NĐ-CP ngày 08/3/2005 của Chính phủ về hướng dẫn
một số điều của luật Thủy sản. Trong đó có quy định Bộ Thuỷ sản (nay là bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm quản lý các Khu bảo tồn biển
(Vườn Quốc gia biển; Khu bảo tồn loài và sinh cảnh; Khu dự trữ thiên nhiên thủy
sinh);
- Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số:
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Quyết định số:1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 (chưa có
đầm Đông Hồ)
- Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học (BAP), 1995;
- Pháp lệnh Du lịch: Ban hành năm 1999 và các văn bản của Chính phủ, các
Ban/Ngành trung ương và chính quyền địa phương ban hành triển khai thực hiện
pháp lệnh.
- Quyết định số: 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/1/2006 về việc Quy hoạch phát triển
tổng thể ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

127
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- Quyết định số: 47/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2006 về việc phê
duyệt đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
- - , ngày 03 tháng 3
năm 2000 về phê duyệt Quy hoạch chung thị xã và khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên,
tỉnh Kiên Giang.
2) Căn cứ quy trình quy phạm, tiêu chuẩn, Định mức, đơn giá áp dụng:
- Thông tư liên tịch số: 93 /2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 Hướng
dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học va công nghệ sử dụng ngân
sách nhà nước;
- Thông tư liên tịch số: 44 /2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 Hướng
dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa
học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát khí tượng thủy văn ban hành
kèm theo Quyết định số: 15/2007/QĐ-BTNMT ngày 01/10/2007;
- Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường nước biển, khí
thải công nghiệp và phóng xạ ban hành kèm theo Quyết định số: 03/2008/QĐ-
BTNMT ngày 18 tháng 04 năm 2008;
- Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch
quy hoạch tài nguyên nước ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2009/TT-BTNMT
ngày 05/10/2009;
- Định mức kinh tế - kỹ thuật khảo sát, đo đạc tài nguyên nước ban hành kèm
theo Thông tư số: 10/2010/TT-BTNMT ngày 01/7/2010;
- Thông tư số: 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 về Hướng dẫn xác định và
quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
- Thông tư số: 23/2010/TT-BTNMT ngày 26/10/2010 Quy định về điều tra
khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng
ven biển và hải đảo;
- Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường
cùng ven bờ và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư số: 40/2010/TT-BTNMT ngày
24/12/2010;
- Đơn giá khảo sát xây dựng công trình tỉnh Kiên Giang Ban hành kèm theo
QĐ số: 25/UBND-KTTH ngày 11/01/2008.
VI. Phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng:
Phương pháp và tiến trình nghiên cứu quy hoạch được biểu thị qua Lưu đồ Lưu
đồ tiến trình, nội dung nghiên cứu và các đồ án quy hoạch thành phần (hình 6) và
một số sơ đồ khối phân khai các bước thực hiện chi tiết (các hình 7 và 8):

128
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Mục Tiêu: QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ


 Bảo tồn hệ sinh thái PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
 Bảo vệ tài nguyên nước ĐẦM ĐÔNG HỒ
mặt (môi trường & cảnh
Nội dung 4: Quy hoạch bảo vệ
quan);
tài nguyên nƣớc mặt đầm
 Bảo tồn văn hóa, lịch sử
Đông Hồ
 Phát triển bền vững
- Bước 1 - Bước 4 - Bước 7
- Bước 2 - Bước 5 - Bước 7
Nội dung 1: Thu thập tài liệu
- Bước 3 - Bước 6 - Bước 9
(Lồng ghép ĐMC)
Nội dung 2: Khảo sát bổ sung
- Khảo sát địa hình; Nội dung 6: Quy hoạch phát
- Quan trắc thủy văn, thủy lực; triển bền vững nghề cá ở đầm
- Đo đạc, quan trắc môi trường - Báo cáo chuyên đề: hệ sinh
- Lấy mẩu thủy lý hóa, thủy thái thủy sinh
sinh, ngư loại, trầm tích; - Báo cáo chuyên đề Quy
- Thí nghiệm mẫu; hoạch nghề cá
- Phỏng vấn, lấy phiếu điều tra,
phỏng vấn người dân, ngư
dân, các hộ, cơ sở sản xuất… Nội dung 7: Hệ sinh thái rừng
– Quy hoạch Phát triển Rừng
bền vững đầm Đông Hồ
- Điều tra, khảo sát
Nội dung 3: Mô phỏng tài - Các báo cáo chuyên đề đa
nguyên nƣớc mặt đầm Đông dạng sinh học hệ thực vật
Hồ bằng mô hình dòng chảy - Báo cao chuyên đề Quy
- Mô hình thuỷ văn - thuỷ lực; hoạch PT BV Rừng
- Mô hình dự báo thuỷ triều;
- Mô hình thuỷ động lực đầm;
- Mô hình chất lượng nước Nội dung 8: Bảo tồn giá trị
đầm Đông Hồ; Văn hóa, Lịch sử và Phát
- Đánh giá diễn biến chế độ triển Du lịch sinh thái/cộng
dòng chảy, chất lượng nước; đồng đầm Đông Hồ - Hà Tiên
- Xây dựng CSDL về chất - Điều tra, phỏng vấn
lượng nước đầm - Chính sách, chiến lược..
- Các dữ liệu văn hoá, lịch sữ
- Các báo cáo chuyên đề
Nội dung 5: Đánh giá tác động
môi trƣờng (ĐTM) các dự án Nội dung 9: Quy hoạch chung
đã, đang và dự kiến triển khai có Xây dựng đầm Đông Hồ
liên quan trong khu quy hoạch - Tỷ lệ quy hoạch 1:5.000
- Giai đoạn 2012-2030 và tầm
nhìn sau 2030
Hình 6: Lưu đồ tiến trình, nội dung - Danh mục thứ tự các dự án
nghiên cứu và các đồ án quy hoạch phát triển ưu tiên, ĐMC v.v
thành phần

129
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC

3) Tác động của các tai biến thiên PP thống kê – dự báo khí hậu – khí tượng, Ảnh
nhiên viễn thám đa thời gian, Bản đồ học, mô hình hóa –
 Bão, lũ. dự báo.
 Hạn hán, xâm nhập mặn
 Bồi lắng lòng hồ
 Mất, suy giảm diện tích các sinh  Bộ bản đồ các đặc trưng trung bình và dị thường
của khí hậu – khí tượng
cảnh
 Bộ bản đồ biến động địa hình lòng hồ
 Biến đổi khí hậu, nước biển dâng,
 Bộ bản đồ biến động các sinh cảnh
nhiệt độ nước biển tăng  Bộ bản đồ dự báo ảnh hưởng của BĐKH
 Các báo cáo chuyên đề về quy mô tác động –
nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu

PP thống kê – định giá kinh tế - xã hội - môi


trường, đánh giá sức tải môi trường, sinh thái
2) Tác động của các hoạt đông nhân
học – cảnh quan, chập bản đồ, mô hình hóa
sinh – sự cố môi trƣờng
 Tác động của NTTS
 Tác động của đánh bắt thủy sản
 Tác động của hoạt động nông nghiệp  Bộ số liệu ước lượng và/hoặc bản đồ về khả
 Tác động của hoạt động diêm nghiệp năng ô nhiễm vùng đầm
 Tác động của hoạt động công nghiệp  Bộ số liệu ước lượng và/hoặc bản đồ về sức tải
 Tác động của phá hoại các sinh cảnh môi trường/ngưỡng phì hóa vực nước
tự nhiên  Bộ số liệu ước lượng và/hoặc bản đồ về khả
năng bồi lắng, xả thải do sinh hoạt
 Tác động của xã thải, sinh hoạt
 Bộ bản đồ đề xuất phục hồi các sinh cảnh
 Tác động của hoạt động du lịch  Các báo cáo chuyên đề về quy mô tác động –
nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu

1) Tác động của các yếu tố KTXH – PP kinh tế - xã hội học, địa lý du lịch, kinh tế -
Du lịch – VH lịch sử - thể chế chính trị , dân tộc học, các mô hình thống kê
chính sách đến sự phát triển vùng
 Đánh giá tiềm năng, ưu/khuyết điểm  Bộ số liệu tổng hợp về KTXH, Du lịch – văn
phát triển của từng loại hình du lịch hóa, lịch sử liên quan đến vùng
 Tác động của các yếu tố văn hóa –
 Bộ dữ liệu và các thông tin phản hồi về ảnh
lịch sử lên sự phát triển vùng
hưởng (tích/tiêu) cực của các thể chế chính
 Tác động các yếu tố xã hội, dân tộc,
sách đến sự phát triển vùng.
tập quán lên sự phát triển vùng
 Báo cáo chuyên đề về các giải pháp xã hội –
 Ảnh hưởng của các thể chế chính sánh
quy hoạch – phát triển vùng trên quan điểm
(ưu/khuyết) lên sự phát triển vùng
phục hồi và bảo tồn

130
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC

4) Tác động của các tai biến thiên PP thống kê – dự báo khí hậu – khí tượng, Ảnh
nhiên viễn thám đa thời gian, Bản đồ học, mô hình hóa –
 Bão, lũ. dự báo.
 Hạn hán, xâm nhập mặn
 Bồi lắng lòng hồ
 Mất, suy giảm diện tích các sinh  Bộ bản đồ các đặc trưng trung bình và dị thường
của khí hậu – khí tượng
cảnh
 Bộ bản đồ biến động địa hình lòng hồ
 Biến đổi khí hậu, nước biển dâng,
 Bộ bản đồ biến động các sinh cảnh
nhiệt độ nước biển tăng  Bộ bản đồ dự báo ảnh hưởng của BĐKH
 Các báo cáo chuyên đề về quy mô tác động –
nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu

PP thống kê – định giá kinh tế - xã hội - môi


trường, đánh giá sức tải môi trường, sinh thái
5) Tác động của các hoạt đông nhân
học – cảnh quan, chập bản đồ, mô hình hóa
sinh – sự cố môi trƣờng
 Tác động của NTTS
 Tác động của đánh bắt thủy sản
 Tác động của hoạt động nông nghiệp  Bộ số liệu ước lượng và/hoặc bản đồ về khả
 Tác động của hoạt động diêm nghiệp năng ô nhiễm vùng đầm
 Tác động của hoạt động công nghiệp  Bộ số liệu ước lượng và/hoặc bản đồ về sức tải
 Tác động của phá hoại các sinh cảnh môi trường/ngưỡng phì hóa vực nước
tự nhiên  Bộ số liệu ước lượng và/hoặc bản đồ về khả
năng bồi lắng, xả thải do sinh hoạt
 Tác động của xã thải, sinh hoạt
 Bộ bản đồ đề xuất phục hồi các sinh cảnh
 Tác động của hoạt động du lịch  Các báo cáo chuyên đề về quy mô tác động –
nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu

6) Tác động của các yếu tố KTXH – PP kinh tế - xã hội học, địa lý du lịch, kinh tế -
Du lịch – VH lịch sử - thể chế chính trị , dân tộc học, các mô hình thống kê
chính sách đến sự phát triển vùng
 Đánh giá tiềm năng, ưu/khuyết điểm  Bộ số liệu tổng hợp về KTXH, Du lịch – văn
phát triển của từng loại hình du lịch hóa, lịch sử liên quan đến vùng
 Tác động của các yếu tố văn hóa –
 Bộ dữ liệu và các thông tin phản hồi về ảnh
lịch sử lên sự phát triển vùng
hưởng (tích/tiêu) cực của các thể chế chính
 Tác động các yếu tố xã hội, dân tộc,
sách đến sự phát triển vùng.
tập quán lên sự phát triển vùng
 Báo cáo chuyên đề về các giải pháp xã hội –
 Ảnh hưởng của các thể chế chính sánh
quy hoạch – phát triển vùng trên quan điểm
(ưu/khuyết) lên sự phát triển vùng
phục hồi và bảo tồn

VII. Nội dung nghiên cứu:


Giải pháp tiếp cận quy hoạch
131
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

+ Thu thập các tài liệu hiện có (bao gồm các tài liệu về kinh tế xã hội, các dự
án quy hoạch đã thực hiện, tài liệu - số liệu về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học,
nguồn lợi, số liệu - bản đồ và cả ảnh viễn thám). Phân tích tài liệu lịch sữ
+ Tiếp cận đánh giá kinh tế xã hội dựa vào cộng đồng (thông qua phỏng vấn
trực tiếp, bộ câu hỏi phỏng vấn, hội thảo đầu bờ, hội thảo khoa học) nhằm tìm sự
đồng thuận của cư dân và chính quyền địa phương. Cân bằng lợi ích của các bên
tham gia dự án quy hoạch.
+ Đánh giá hiện trạng môi trường và khả năng ô nhiễm môi trường từ tài liệu
khảo sát và giám sát môi trường từ các tài liệu khảo sát (đo sâu chi tiết, đo địa hình
trên cạn, đo đạc phân tích các yếu tố môi trường trong nước, trầm tích, không khí,…
Khảo sát đánh giá đa dạng sinh học, nguồn lợi trên các hệ sinh thái khác nhau (hệ
sinh thái đầm phá, đất ngập nước, địa hình đá vôi,…)
+ Đánh giá sức chịu tải môi trường và xác định các vùng phát triển tiềm năng,
bao gồm:
- Hoạt động phát triển thủy sản (Nuôi trồng thủy sản, đánh bắt khai thác
nguồn lợi, công nghiệp chế biến,…). Phân vùng và quy hoạch ngành
- Hoạt động nông - lâm nghiệp (khai thác và trồng rừng, làm muối, các hoạt
động nông nghi Salt Field, Agriculture, …). Phân vùng và quy hoạch sử dụng đất.
- Hoạt động du lịch (bao gồm cả bảo tồn các giá trị văn hóa – du lịch - lịch sữ,
khai thác cũng như tạo các hoạt động du lịch mới).
- Khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước mặt, nghiên cứu phát triển, xây dựng
các công trình ven bờ, lấn biển,…
- Mô hình hóa đánh giá chế độ thủy lực của hệ thống kinh rạch, tưới tiêu, chế
độ thủy văn động lực, vận chuyển và lắng đọng trầm tích, đánh giá chất lượng môi
trường nước - trầm tích và không khí vùng đầm Đông Hồ.
- Mô phỏng và dự báo sự biến động môi trường dưới ảnh hưởng của hoạt
động con người, tác động của các tai biến thiên nhiên cũng như tác động của biến đổi
khí hậu theo các kịch bản quy hoạch khác nhau.
- Xác định các giải pháp tối ưu phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất
ngập nước Đông Hồ - Hà Tiên và khu vực lân cận trong mối quan hệ tương hổ với sự
phát triển bền vững đầm Đông Hồ.
- Bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sữ và phát triển du lịch sinh thái - lể hội ở
đầm Đông Hồ và vùng lân cận (có quan tâm đến của dự án tạo sinh kế cho các cộng
đồng người nghèo).
- Phân tích “cân bằng” kinh tế xã hội môi trường (The trade-off analysis) loại
trừ các mâu thuẩn nội tại của các giải pháp quy họach ngành, tính toán phân kỳ đầu
tư.
- Hội thảo ở các cấp khác nhau nhằm thảo luận, tìm ý tưởng mới, thống nhất
quan điểm quy hoạch, điều chỉnh quy họach ở mức cao hơn.
- Quy hoạch kiến trúc tổng thể đầm Đông Hồ ./.

NHÓM CHUYÊN ĐỀ 3
Hiện trạng sinh kế, vấn đề môi trường, xử lý môi trường, định hướng qui
132
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

hoạch và thực hiện qui hoạch đầm Đông Hồ - Việt Nam gắn kết với chiến lược
bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của Hà Tiên để khai thác kinh tế du
lịch

TT Tên tham luận/tác giả Nội dung tóm tắt

01 Định hướng quy hoạch


phát triển đầm Đông Hồ
gắn với ổn định sinh kế
bền vững – (Mai Văn
Huỳnh)

02 Phát huy các giá trị lịch sử,


văn hóa, du lịch ở Hà Tiên
– (Trương Minh Đạt)

03 Định hướng phát triển du


lịch sinh thái cho đầm
Đông Hồ, Hà Tiên, Kiên
Giang – (TS. Dương Văn
Ni)

04 Phát huy các giá trị lịch sử,


văn hóa, du lịch ở Hà Tiên
– (Lâm Nghĩa Sĩ)

05 Bảo tồn tài nguyên và phát


triển bền vững thông qua

133
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

giáo dục cộng đồng trong


chương trình du lịch bền
vững - (ThS. Nguyễn Trần
Vỹ)

06 Đông Hồ - (Trương
Thanh Hùng)

07 Vài ý kiến về bảo tồn khai


thác bền vững giá trị của
đầm Đông Hồ - Việt Nam
– (TS. Nguyễn Diệp Mai)

ĐỊNH HUỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ


GẮN VỚI ỔN ĐỊNH SINH KẾ BỀN VỮNG
134
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- Mai Văn Huỳnh -


Bí thư Thị ủy - Chủ tịch UBND thị xã Hà Tiên

I. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC XÂY DỰNG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ


QUY HOẠCH ĐẦM ĐÔNG HỒ:
1. Sự hình thành và phát triển:
a) Vị trí địa lý: Đầm Đông Hồ nằm ở phía Đông của Thị xã Hà Tiên, là một
trong 10 thắng cảnh thiên nhiên (Hà Tiên thập cảnh) đẹp nổi tiếng của Hà Tiên đã đi
vào lịch sử thơ ca.
- Phía Bắc giáp cửa sông Giang Thành và giáp biên giới Việt Nam -
Campuchia.
- Phía Nam giáp phường Tô Châu và xã Thuận Yên.
- Phía Đông giáp xã Phú Mỹ và xã Thuận Yên (có kênh Rạch Giá - Hà Tiên,
Rạch Két, Rạch Láng tranh chảy vào).
- Phía Tây giáp kênh Mương Đào và Rạch Ụ thuộc phường Đông Hồ.
- Chiều rộng theo trục Đông - Tây là 3,5km; chiều dài theo trục Bắc - Nam là
4,6km.
- Tổng diện tích tự nhiên: 1.384,36ha (bằng gần 1/6 diện tích tự nhiên của thị
xã).
- Trong đó:
+ Diện tích mặt nước: 903,34ha; diện tích dừa nước, cây tạp: 249,53ha
+ Đất thổ cư, vườn tạp: 29,16ha; đất nuôi trồng thủy sản: 171,23ha.
b) Khí hậu - Thủy văn:
- Nhiệt độ trung bình 27,4oC
- Lượng mưa trung bình: 2.089 mm/năm
- Độ ẩm trung bình: 82%
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau.
- Chế độ gió: Mùa mưa có gió Tây và Tây Nam; Mùa khô có gió Bắc và Đông
Bắc.
- Nước trong hồ thay đổi theo mùa: mùa khô nước có độ mặn cao hơn, mùa
mưa độ mặn giảm thấp gần như được ngọt hóa (do lũ đổ về).
- Dòng chảy: Dòng chảy mạnh tập trung vào mùa lũ, thường xuất hiện từ tháng
7 đến tháng 11, với lượng nước chiếm khoảng 70 - 75% lượng nước cả năm.
- Lượng phù sa mang theo dòng chảy vào mùa lũ khá lớn, chủ yếu từ kênh
Vĩnh Tế.
- Chế độ thủy triều: đầm Đông Hồ chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, mực
nước thấp nhất trong năm -0,4m; mực nước cao nhất trong năm +0,7m.
2. Hiện trạng đời sống dân cƣ:

135
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- Từ lâu, người dân đã đến làm ăn sinh sống xung quanh hồ tập trung phía Tây
Nam và phía Nam của đầm (khu vực phường Đông Hồ và phường Tô Châu). Khu
vực này có 704 hộ, 3.006 nhân khẩu, đời sống dân cư còn khó khăn, nhà ở cơ bản đã
được kiên cố hóa, các công trình hạ tầng xã hội như: trường học, trạm y tế, bến đậu
tàu được xây dựng kiên cố ngay tại địa bàn đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Khu dân cư trên dãi cồn nổi giữa hồ (trước kia là ấp Cừ Đứt nay là khu phố
V - phường Đông Hồ) có 365 hộ, 1.615 nhân khẩu; nghề nghiệp: có 128 hộ làm nghề
dến, 115 hộ nuôi trồng thủy sản, 29 hộ làm nghề đẩy xiệp, 25 hộ nghề chằm lá, 9 hộ
nghề đáy, 59 hộ làm nghề khác. Tỷ lệ hộ có điện lưới quốc gia dùng trong sinh hoạt
chiếm trên 90% chưa có nước sạch dùng trong sinh hoạt. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm
22,19% tổng số hộ (81 hộ nghèo, 61 hộ cận nghèo). Nhà cửa của người dân chủ yếu
là nhà cấp IV, nhà cây lá tạm. Cơ sở giáo dục, y tế còn rất hạn chế tại khu vực này
chỉ có 01 điểm trường có 9 phòng học; học sinh cấp I: 142 em, cấp II: 61 em, 01 trạm
y tế chưa có bác sĩ phụ trách.
- Người dân tự ý lấn chiếm lòng hồ, trồng cây, giăng đáy, đặt đăng, nò, dến…
gây nên sự phức tạp trong quản lý khai thác và sử dụng đầm Đông Hồ.
3. Công tác quản lý quy hoạch và khai thác đầm Đông Hồ thời gian qua:
- Quy hoạch chung khai thác sử dụng đầm Đông Hồ thị xã Hà Tiên được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-UB ngày 14/4/2001. Định hướng
quy hoạch trong đồ án này tập trung vào 3 động lực phát triển đầm Đông Hồ gồm
phát triển du lịch - dịch vụ; trồng rừng sinh thái; nuôi trồng hải sản.
- Để thực hiện công tác quy hoạch khai thác sử dụng Đầm Đông Hồ, thị xã Hà
Tiên đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng công viên văn hóa - du lịch tại
cồn khoảng 27ha.
- Thị xã cũng tăng cường quản lý việc khai thác quá mức các nguồn lợi thủy
hải sản trong đầm đồng thời có các biện pháp quản lý nhà nước để ngăn chặn việc
bao chiếm đất trái phép để nuôi trồng hải sản.
- Trong các năm qua thị xã Hà Tiên đã đề nghị không triển khai các dự án của
các doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản theo hướng công nghiệp vì nhận thấy ảnh
hưởng đến cảnh quan và môi trường đầm Đông Hồ.
4. Những hạn chế trong công tác quản lý và khai thác đầm Đông Hồ
- Quy hoạch khai thác sử dụng đầm Đông Hồ năm 2001 có nêu về công tác
phát triển văn hóa, bảo vệ cảnh quan nhưng chủ yếu đi sâu quy hoạch khu dân cư và
phát triển các khu du lịch. Đồ án chưa nghiên cứu sâu về đa dạng sinh học của đầm
nước lợ nên chưa có định hướng đầy đủ về bảo tồn và nuôi trồng. Từ đó có sự hạn
chế nhất định trong các bước triển khai thực hiện.
- Do quá trình phát triển dân cư và nhu cầu làm ăn sinh sống của các tầng lớp
nhân dân cùng với sự bồi lắng khá nhanh của đầm đã làm thay đổi hệ sinh thái cây
ngập nước và các hộ dân đã trồng mắm, đước, dừa nước lấn chiếm lòng hồ ảnh
hưởng đến rừng ngập mặn. Khai thác hải sản với nghề đăng, đáy, nuôi tôm quá mức

136
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

cho phép làm suy giảm nguồn lợi thủy sản gây tác động xấu đến môi trường. Trong
các năm 2004 đến năm 2010 dù thị xã Hà Tiên đã cố gắng giải tỏa các đăng, nò, đáy
và ngăn chặn các trường hợp bao chiếm đất để nuôi trồng hải sản nhưng kết quả đạt
được còn nhiều hạn chế mà cần phải có cách tiếp cận mới mang tính khả thi hơn.

II. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH ĐẦM ĐÔNG HỒ


1. Ý tƣởng, lựa chọn mô hình và mục tiêu quy hoạch:
a) Ý tƣởng:
- Quy hoạch đầm Đông Hồ dựa trên hai nền tảng chính: sinh thái (rừng ngập
mặn và nước lợ; sự đa dạng sinh học của lòng hồ; nuôi trồng tự nhiên) và văn hóa
lịch sử cảnh quan (giữ gìn cảnh quan Đông Hồ ấn nguyệt nằm trong sự kết nối dòng
chảy sông nước liên tục 3 cảnh đẹp Giang Thành dạ cổ - Đông Hồ ấn nguyệt - Kim
Dự lan đào).
- Quy hoạch tạo ra cho Đông Hồ có văn hóa, cảnh quan, du lịch riêng biệt có
nét tương đồng với các điểm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều nét riêng
biệt chỉ có ở Hà Tiên. Hay nói cách khác đầm Đông Hồ cùng với các địa điểm, cảnh
quan khác sẽ tạo cho Hà Tiên trở thành “Thành phố của những cảm xúc thơ mộng và
bản sắc khác biệt”.
b) Về lựa chọn mô hình:
- Lựa chọn mô hình phát triển theo hướng quy hoạch của huyện Cần Giờ -
Thành phố Hồ Chí Minh nhưng phải có nhiều nét đặc sắc riêng và đa dạng của Hà
Tiên nhất là (văn hóa, lịch sử cảnh quan và thơ ca). Xây dựng đầm Đông Hồ cùng
các dãy núi ở Hà Tiên trở thành lá phổi xanh của đô thị.
c) Mục tiêu quy hoạch:
- Nhằm bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan Đông Hồ (trong đó có thắng cảnh nổi
tiếng Hà Tiên là Đông Hồ ấn nguyệt).
- Nhằm định hướng phát triển khai thác đầm Đông Hồ với quy mô thích hợp
để cùng với quy hoạch phát triển thị xã Hà Tiên, khu kinh tế cửa khẩu, phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế trọng tâm là các ngành du lịch, dịch vụ, văn hóa góp phần đẩy
nhanh tiến trình xây dựng Hà Tiên trở thành Thành phố văn hóa du lịch.
- Ổn định sinh kế bền vững, quy hoạch và phát triển dân cư hợp lý, đầu tư kết
cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước nâng cao mức sống người dân rút ngắn khoản cách
giàu nghèo và thụ hưởng phúc lợi xã hội cho người dân.
2. Quan điểm quy hoạch:
a) Quy hoạch phát triển đầm Đông Hồ gắn liền với quá trình phát triển kinh tế
xã hội và an ninh quốc phòng của thị xã Hà Tiên.
b) Bảo tồn hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên trong đó có cảnh “Đông Hồ ấn
nguyệt” giữ cho Đông Hồ đẹp vào những đêm trăng tỏ, nền trời không gợn mây, mặt
trăng in bóng trên hồ lung linh. Đây là mục tiêu phát triển bền vững.

137
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

c) Phát triển, văn hóa, thơ ca Hà Tiên: Truyền thống văn hóa của Hà Tiên
được hun đúc từ đặc trưng của cảnh quan và lịch sử hình thành đất Hà Tiên. Chính
đó là sự hấp dẫn với du khách, khi tham quan, du lịch đầm Đông Hồ được ngân nga
bài hát “Hà Tiên” và ngắm nhìn cảnh đẹp Đông Hồ.
d) Quan tâm đầu tư phát triển kinh tế gắn với sinh kế dân cư địa phương: Khôi
phục hệ sinh thái đa dạng đầm phải gắn liền với sinh kế dân cư trong vùng, với quy
mô hợp lý, lấy nền tảng sinh thái để phát triển kinh tế, thương mại, du lịch bền vững.
3. Định hƣớng quy hoạch giai đoạn 2011-2020:
- Giữ gìn Đầm Đông Hồ thành khu bảo tồn hệ sinh thái ngập nước, vùng cảnh
quan tự nhiên lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, có 3 vùng nước ngọt, lợ, mặn đặc
thù của vùng sông biển, là niềm tự hào của miền đất xin đẹp Hà Tiên thơ mộng.
- Giữ gìn hệ sinh thủy, cây xanh sinh thái ngập nước, trồng rừng tại các khu
cù lao giữa đầm, tổ chức bến thuyền và đảo nổi khai thác du lịch ngắm cảnh, tại đây
du khách có thể phóng tầm nhìn ra xung quanh.
- Giai đoạn 2012 - 2020 đầm Đông Hồ sẽ là điểm nhấn giúp cho thị xã Hà
Tiên trở thành Thành phố văn hóa du lịch.
- Giữ nguyên hiện trạng dân số tại khu vực khu phố V - phường Đông Hồ là
365 hộ, 1.615 nhân khẩu. Duy trì ổn định tỷ lệ tăng dân số hàng năm 1,36%, đến năm
2015 là 390 hộ, 1.704 khẩu. Năm 2020 là 410 hộ, 1.800 nhân khẩu, sau năm 2020
giữ nguyên quy mô dân số như trên, số hộ số khẩu phát sinh thêm sẽ dãn dân đến khu
vực Vàm Hàn.
- Trồng rừng sinh thái ngặp mặn, kết hợp nuôi trồng thủy sản các loại từ khu
vực phía Đông kéo lên phía Đông Bắc của đầm, trong đó đào các kênh thủy lợi cho
ghe thuyền chở khách tham quan đi lại dễ dàng. Nạo vét mở các luồng đan xen trong
các khu vực rừng tự nhiên hiện có cho tàu thuyền đi lại.
4. Các dự án đã và đang triển khai:
- Dự án khu dân cư và bờ kè phía Đông Nam đầm thuộc phường Tô Châu dài
1 km từ vị trí cầu phao cũ đến Thất Cao Đài. Dự án này đã được phê duyệt trong
tương lai nếu đầu tư sẽ góp phần chỉnh trang cảnh quan đầm.
- Dự án bờ kè Đông Hồ, phía Tây - Nam đầm. Dự án đang được thiết kế và
xin vốn đầu tư. Dự án này khi triển khai sẽ tăng thêm vẻ đẹp cho đầm.
- Dự án xây dựng công viên đa năng kết hợp du lịch nghỉ dưỡng 27,6 ha trên
cồn nổi đầm. Dự án này đã được UBND tỉnh phê duyệt. Dự án khi triển khai sẽ góp
phần tăng vẽ mỹ quan thu hút khách du lịch. Tuy nhiên cần xử lý tốt chất thải khi dự
án đi vào hoạt động.
- Dự án xây dựng đường và cầu nối liền từ Hà Tiên đến khu dân cư Cừ Đứt.
5. Về phân khu chức năng trong vùng quy hoạch:
Ngoài các dự án đã và sắp triển khai đã nêu ở phần trên cần đánh giá tác động
ưu và khuyết điểm của các dự án đó và xử lý tốt các vấn đề phát sinh dựa vào ưu tiên
bảo tồn và phát triển bền vững. Định hướng tới cần xem xét quy hoạch như sau:

138
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- Về phân vùng: phân chia làm 3 khu vực.


* Khu vực bảo tồn đa dạng sinh học, quy hoạch diện tích phù hợp và nạo vét
lòng hồ, đưa cao độ đáy hồ về mực nước như xưa để giữ lại cảnh “Đông Hồ ấn
nguyệt” và tạo điều kiện cho các thực động vật sinh nở.
* Khu vực quy hoạch xây dựng ổn định dân cư gắn với phát triển du lịch và
các hoạt động văn hóa, lễ hội.
+ Khu cồn chính 27,6ha là công viên văn hóa nghỉ ngơi, đa chức năng phục
vụ nhu cầu sinh hoạt ngoài trời, khách tham quan du lịch kết hợp vui chơi, giải trí,
nghỉ ngơi và các hoạt động văn hóa cộng đồng.
+ Khu vực Vàm Hàn giáp biên giới Campuchia quy hoạch khu hành chính
trung tâm xã mới gắn với phát triển dân cư biên giới.
+ Quy hoạch xây dựng nhà vườn dưới tán cây 2 bên cù lao Cừ Đứt phục vụ
khách tham quan - du lịch - nghỉ dưỡng.
* Khu vực nuôi trồng:
+ Quy hoạch khu vực nuôi trồng kết hợp bảo tồn các nguồn lợi thủy hải sản
với diện tích, quy mô phù hợp, không nuôi công nghiệp. Trồng và phát triển các loại
thủy sinh của đầm như mắm, đước, dừa nước trong khu vực hợp lý nhằm phục vụ
phát triển du lịch.
6. Về quy hoạch xây dựng hạ tầng phục vụ cho khu vực đầm Đông Hồ:
- Xây dựng đường giao thông vành đai quanh đầm Đông Hồ.
- Xây dựng tuyến kè phía bờ Nam Đông Hồ kéo dài 2 bên đến cầu Hà Giang
nhằm xây dựng công viên cây xanh, cảnh quan xung quanh đầm kết hợp với chỉnh
trang các khu dân cư.
- Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ dịch vụ, du lịch trên địa bàn
phường Đông Hồ, Bình San, Tô Châu như bến thuyền, các dịch vụ ăn uống, bán
hàng lưu niệm.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG TRƢỚC MẮT:


- Xác định tầm quan trọng của quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ
đối với công tác phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn thị xã
nói riêng, Kiên Giang nói chung. Cần có sự hỗ trợ của các nhà khoa học, tổ chức
quốc tế từ công tác nghiên cứu quy hoạch đến định hướng bảo tồn và phát triển.
- Những năm qua công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Tình hình lấn chiếm
trồng cây, khai thác cạn kiệt, những thay đổi khí hậu làm thay đổi rừng sinh thái, sinh
trưởng các loài hải sản. Cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo
vệ nguồn lợi thủy sản, thực hiện nghiêm Chỉ thị số: 01 của Thủ tướng Chính phủ,
Quyết định số: 18/QĐ-UBND ngày 7/4/2011 của UBND tỉnh Kiên Giang gắn với
bảo vệ đa dạng sinh học, kiểm soát các phương tiện khai thác đánh bắt hủy diệt, phát
triển các mô hình nuôi thủy sản bền vững.

139
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

- Cần sớm nghiên cứu quy hoạch phát triển dân cư trong khu vực đầm Đông
Hồ, đảm bảo quy mô dân số hợp lý, ổn định đời sống dân cư gắn với bảo vệ môi
trường đảm bảo các tiêu chí Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Có chính sách hỗ trợ
người dân chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo điều kiện sinh kế, tránh khai thác cạn
kiệt các sản vật của đầm Đông Hồ. Trong thời gian chưa đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng
kỹ thuật, hỗ trợ đưa nước sinh hoạt, chương trình chăm sóc sức khỏe và điều kiện
học tập cho người dân hiện sinh sống trong khu vực Cừ Đứt.
- Tiếp tục quảng bá, mời gọi đầu tư vào Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Hà
Tiên, trong đó có bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ để huy động nhiều nguồn lực
tài chính của Trung ương, Tỉnh, các nhà tài trợ quốc tế mới thực hiện được mục tiêu
và kế hoạch đề ra.
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu, chúc Hội thảo thành công
tốt đẹp./.

ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN


ĐẦM ĐÔNG HỒ HÀ TIÊN – PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA,
140
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

LỊCH SỬ, DU LỊCH HÀ TIÊN – KIÊN GIANG

- Nhà nghiên cứu văn hóa Trƣơng Minh Đạt -

I. Lƣớt qua đôi nét về lịch sử địa chất, lịch sử văn hóa - văn học của đầm
Đông Hồ Hà Tiên.
a) Lịch sử địa chất hình thành đầm Đông Hồ Hà Tiên.
Chúng ta hãy nghe các nhà khoa học có uy tín lý giải việc này:
Giáo sư Tiến sĩ Trần Kim Thạch viết trong “Tờ trình về địa chất khoáng sản
huyện Hà Tiên - Kiên Giang”, ngày 15.4.1984 như sau: “Sự hoạt động của đứt gãy
tạo ra những khu nâng và khu sụp lún trong huyện. Khu Kiên Lương thuộc loại nâng,
mỗi năm cao lên 1m/m, tức là 5m từ thời Vua Hùng. Phía Mỹ Đức là khu sụp lún
chậm, cũng ở mức độ suýt soát với 1m/m/năm, cho nên có bồi tích phong phú; hoạt
độmg lấn biển không quan trọng lắm trong giai đoạn đầu.Phải đợi đến gần đây, khối
nâng Cà Mau hoạt động, nó khiến cho sông Giang Thành đổ ngược về nam, thì việc
lấn biển mới trở nên rõ nét. Cấu trúc tăng trưởng của bồi tích ở nam Bình San chỉ
được lý giải bằng cách ấy…Loại bồi tích này có tuổi từ 10.000 năm trở lại…Từ
10.000 đến 6.000 năm cách nay, biển tràn ngoài khơi vào, biến toàn bộ đồng bằng
sông Cửu Long thành biển nông, với mực nước cao 5m. Từ 6.000 năm đến nay, biển
rút ra khơi, phơi bày trầm tích mặn đáy biển ra ngoài, mà trên đó vật liệu của lòng
sông và của các dòng lũ hàng năm không ngớt bồi tụ. Về mặt khung cảnh trầm tích,
Hà Tiên có môi trường của quần đảo đã nổi thành đất liền… Loại đầm mặn hiện nay
đang lắng tụ ở Đông Hồ, ngày xưa có nhiều đầm mặn như Đông Hồ ngày nay…
huyện Hà Tiên có nhiều Đông Hồ cổ…”
Ảnh hưởng dòng thuỷ lưu ven bờ của vịnh Thái Lan và con sông cổ thuộc hệ
thống sông cổ chảy qua Châu Đốc đổ xuống phía bắc Hà Tiên, sự thay đổi địa chất
thời xưa đã kiến tạo tại cửa sông Giang Thành cái đầm mặn Đông Hồ. Người ta cũng
được biết, vào thời kỳ biển tiến, biển ngập đến Biển Hồ (Campuchia), do đó biển
ngập đến quanh vùng Bảy Núi và để lại những dấu vết: “Vùng Bảy Núi với chứng
tích vỏ hàu có tuổi phóng xạ 5.000 năm bám quanh núi Chóc”. Trước thời kỳ biển
tiến này, sông Cửu Long cũng đổ ra biển Đông, nhưng bằng nhiều cửa: “Cửa thứ
nhất chảy qua Cạnh Đền (Rạch Giá), cửa thứ hai nằm giữa 2 sông Vàm Cỏ, cửa thứ
ba nằm ở bắc Hà Tiên với chứng tích là các giòng đất cổ trong vùng Giang Thành và
Vĩnh Điều”
Một số nhà khoa học nghiên cứu quá trình biển thoái từ thời điểm 2.000 năm
trở lại đây có ý kiến về những việc xảy ra trong vùng Hà Tiên như sau:
“Cách đây 2.000 năm, trong lúc mực nước biển còn cao hơn mực nước biển
hiện đại 1,0 - 1,5 m (dấu tích còn ghi lại trên vách đá vôi núi Còm, gần nhà máy xi
măng Hà Tiên) con sông Cửu Long bấy giờ chẻ cửa biển Châu Đốc để đổ về 2 cửa

141
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Tiền Giang và Hậu Giang, trong khi cửa Hà Tiên vẫn giữ tình trạng vùng kín cực
mặn”
Như vậy, từ rất nhiều đời, qua nhiều biến đổi của hiện tượng địa chất, cái đầm
nước mặn thuộc thời kỳ 6.000 năm trước vẫn hiện diện tới nay. Thiên nhiên đã ban
tặng cho chúng ta một món quà vô giá, nên các thế hệ của người Việt Nam hôm nay
và mai sau phải ra sức bảo vệ trong quá trình khai thác.
b) Công cuộc khai thác đầm Đông Hồ của họ Mạc.
b1. Thời kỳ Cảng Khẩu (Hà Tiên) nổi danh trong vùng.- Cảng Khầu là tên gọi
của thương cảng Hà Tiên thời xưa. Cảng Khẩu bao gồm toàn thể đầm Đông Hồ và
cửa biển Hà Tiên. Sách chữ Pháp ghi Can Cao hay Kang K’ao là cách phiên âm tiếng
Trung hoa theo giọng Triều Châu.
Dưới sự lãnh đạo của Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích (1700 - 1771) Hà Tiên là
một thương cảng trù phú sầm uất.Tàu thuyền các xứ Quảng Đông, Đài Loan, Đàng
Ngoài (tức phía Bắc Sông Gianh) Huế, Lữ Tống, Bồ Đào Nha, Anh, Batavia, Hạ
Châu (Singapour)… tấp nập đến Hà Tiên trao đổi hàng hóa. Họ Mạc chủ trương
khuyến khích nhân dân làm ruộng, đánh bắt. mua vô hàng hóa từ Campuchia. Hàng
hóa chính để xuất khẩu là lúa gạo, cá khô, tôm khô, đậu khấu, ngà voi; đôi khi cũng
có các đồ sành sứ, vì theo một số người sưu tầm đồ gốm sứ cổ, thời xưa ở vùng Mũi
Nai, Hòn Đất có nhiều lò gốm sản xuất gạch ngói, nồi niêu, chén bát. Thông thường
sản phẩm địa phương chỉ là những đồ dùng bằng đất nung. Nhưng họ Mạc cũng có
gởi mua của Trung Quốc những bình chậu bát đĩa bằng sứ tráng men rất giá trị. Thời
ấy, kinh tế của họ Mạc là tự do giải quyết mọi việc cung cầu. Hơn nữa ông Mạc
Thiên Tích được chúa Nguyễn cho phép mở lò đúc tiền, khuếch trương kinh doanh.
Chúa còn cấp cho 3 chiếc thuyền long bài đủ sức vượt biển khơi. Nhiều lần ông cử
người giỏi lái thuyền đi tận Nhật Bản giao thương, mậu dịch.
b2. Công trình họ Mạc đã làm để khai thác đầm Đông Hồ.
Măc dù bờ bên phải của đầm Đông Hồ đã có Rạch Cua, Rạch Cóc, nhưng họ
Mạc đã cho đào thêm kênh Mương Đào, mở rộng sông Rạch Ụ. Hai dòng sông này
đều gối đầu lên lộ cái Hà Tiên - Xà Xía, cả 2 đều mở vàm ra Đông Hồ. Công ích của
2 dòng sông chủ yếu là tạo sự thuận lợi cho các tàu thuyền chở hàng lên bến. Tàu
thuyền khi đến hoặc chưa đi thì neo đậu trong Đông Hồ. Họ Mạc không phân biệt tàu
bản xứ hoặc tàu khách từ xa đến, cũng như các loại tàu biển hoặc tàu sông. Bằng 2
dòng sông này, khách buôn có thể tiếp nhận hoặc giao chuyển hàng hóa, vật dụng
thiết yếu các thứ. Hàng hóa từ các nước đưa vào bán đi Cao Miên hoặc từ Cao Miên
chở đến, đều được giữ gìn trong những vựa chứa hoặc bảo quản trong những nhà kho
dưới núi Phù Dung (Đề Liêm). Hàng hóa mua bán sẽ được thanh toán ngay, khỏi bị
chất đống phơi nắng dầm mưa ngoài lộ. Mãi đến năm 1820, ông Trịnh Hoài Đức còn
ghi nhận cuộc sinh hoạt tấp nập của khu chợ này, dù sự kiện diễn ra trước đó, thuộc
thời điểm của thế kỷ XVIII. Khi mô tả núi Phù Dung (tức núi Đề Liêm ngày nay),
sách “Gia Định thành thông chí cho chúng ta hình dung được cảnh nhộn nhịp xô bồ

142
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

của cái chợ đầu mối rất nhiều hàng hóa này: “Núi Phù Dung cách trấn thự về phía
Tây bắc hơn một dặm, hang động xanh rì, chùa Phù Dung ở phía tây nam núi, tiếng
chuông lẫn tiếng mõ, tiếng kinh kệ xen vào tiếng chợ búa, thực là nơi nửa tăng nửa
tục”
b3. Công cuộc bảo trì và đóng mới tàu thuyền.
Ghe thuyền vào ăn hàng tại Cảng Khẩu, nếu gặp trắc trở bị hư hỏng sẽ đưa lên
bãi sửa chữa ngay dưới chân núi Ngũ Hổ. Con rạch Ụ sẽ đưa tàu vào tận bến, lên lề
và được sửa chữa. Con rạch này, sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán
Triều Nguyễn gọi là Thủy Trường giang, (Thủy là nước; Trường là bãi rộng; Giang
là sông) tức là con sông có bãi rộng sửa chữa ghe thuyền, ta nói gọn là rạch Ụ. Bãi
sửa chữa ghe thuyền của họ Mạc ngày xưa được ông Trịnh Hoài Đức chỉ rất rõ “Từ
cửa tả đến xưởng thuyền ra Đông Hồ 308 trượng rưỡi, (…) phía bắc miếu Hội Đồng
có xưởng đóng thuyền. Thuyền biển, thuyền sông đi lại như mắc cửi, thật là một nơi
đô hội miền biển.”
Đây xin nói rõ thêm, khu đất rộng làm xưởng sửa chữa thuyền của Mạc Thiên
Tích nằm dưới chân núi Ngũ Hổ. Vào thời cai quản của người Pháp, họ sử dụng làm
sân vận động. Đến tay người Mỹ dùng làm căn cứ Hải thuyền. Nay là khu đất bao
gồm Văn Phòng Thị ủy, Hội trường Thị ủy và Văn Phòng Ủy ban nhân dân thị xã Hà
Tiên.
Riêng khu đất trống kẹt giữa 4 con đường Tô Châu, Bạch Đằng, Mạc Cửu và
Chi Lăng, trong dó có Trường Trung học Cơ sở Đông Hồ I và một số nhà dân, chính
là bãi đóng mới các tàu, thuyền. Sách Gia Định thành thông chí chỉ rõ: “Phía Bắc
miếu Hội Đồng có xưởng đóng thuyền” Miếu Hội Đồng chính là Đình thần Thành
Hoàng Hà Tiên ngày nay.
Như vậy, rạch Mương Đào và rạch Ụ là hai đầu mối lên hàng xuống tải, ngày
đêm hoạt dộng tấp nập. Vào những thời hoàng kim nhất, ghe bầu cỡ lớn hoặc ghe cà
dom trọng tải hàng trăm giạ lúa đều có thể đi vào hai con kinh này. Xưa kia ven bờ
phải của đầm Đông Hồ vẫn còn rất sâu, mọi thứ tàu thuyền ghe lớn đều có thể neo
đậu được. Khoảng các năm trước đây, nhiều ghe có lườn sâu, trọng tải lớn từ các tỉnh
lân cận vẫn còn dùng rạch Cua, rạch Mương Đào để vào tận Cầu Giữa mua dưa hấu
chở đi Sài Gòn, Gia Định. Ban đêm, đèn thắp sáng choang cả một khúc lộ. Trên lộ
dưới thuyền, người mua kẻ bán trả giá râm ran. Xe bò chở dưa từ Mũi Nai - Xà Xía
đậu cả một khúc đường trên trăm mét. Vì thế khoảng các năm 50 của thế kỷ XX,
mùa dưa Tết ở chợ Bến Thành - chợ Lớn Mới người ta đều rôm rả chào mời thương
hiệu Dưa Hà Tiên. Ngày nay thương hiệu này có còn được ai nhắc đến nữa không?
b4. Nguyên nhân nào con người làm hư hỏng Đông Hồ.
Lý do kinh Vĩnh Tế, rạch Giang Thành, hàng năm đổ ra Đông Hồ và biển Hà
Tiên một khối phù sa vô cùng lớn. Khi ra khỏi vàm sông Giang Thành, phù sa lắng tụ
tạo thành cồn, cản trước vàm sông. Từ đó có địa danh Vàm Hàn. Có thể nói, chỉ từ
khoảng đầu thế kỷ XX, khi người Pháp thực hiện công cuộc đào vét, khơi dòng cho

143
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

rạch Giang Thành, mới có một số cù lao nổi lên giữa lòng hồ. Trước đó, để thực hiện
công cuộc đào vét, họ cho đóng cừ tràm thành một luồng lạch thẳng, từ Vàm Hàn trở
ra đến giữa đầm. Sau họ dùng tàu vét đào sâu lối ra vào rạch Giang Thành, phá vỡ
cồn cát Vàm Hàn, cho ghe thuyền di chuyển được dễ dàng. Đôi chỗ hàng cừ của hai
bên bờ luồng lạch đã bị sạt gãy, đất vét lòng lạch đổ lên bị nước cuốn trôi mất, người
ta gọi đó là khúc cừ đứt. Không lâu bờ lạch chỗ còn chỗ mất, rồi cây cối mọc lên, tạo
thành những cù lao ở giữa đầm. Chỗ nào bằng phẳng, dân cư tựu họp sinh sống, gồm
người làm củi, khai thác lá dừa nước, chài cá bắt cua, lập thành ấp Cừ Đứt. Giả sử
người ta tiếp tục đào sâu lòng hồ, không ngăn chận dòng chảy ra biển, quá trình bồi
tụ làm cạn Đông Hồ có lẽ sẽ chậm hơn chứ không quá nhanh như hiện trạng.
b5. Một vài địa điểm mang hoài niệm đáng ghi nhớ
Phía Đông Nam đầm Đông Hồ có con rạch Cái Tắt thông với rạch Vược (chữ
gọi Lư Khê, nay là rạch Núi). Đây cũng là 2 con rạch liên hệ với Mạc Thiên Tích và sự
tồn vong của nó cũng ảnh hưởng đến đầm Đông Hồ.
Rạch Cái Tắt như tên gọi là con đường nước ngắn,đi tắt từ Đông Hồ qua rạch
Vược. Nếu chúng ta nhớ lại, khi người Pháp chưa mở kênh Rạch Giá - Hà Tiên và
đường lộ đá Hà Tiên - Hòn Chông chưa được khai thông, thì người dân ở xóm vàm
Lư Khê chỉ có 2 cách đi Hà Tiên: một là chèo ghe đi bọc ngoài biển, từ cửa Rạch
Vược qua cửa Kim Dự rồi vào Đông Hồ, hai là đi đường trong, từ rạch Vược theo
rạch Cái Tắt trổ ra Đông Hồ rồi đến Hà Tiên. Đi đường trong được êm sóng, lặng gió
hơn. Từ thời Mạc Thiên Tích, ông thường dùng lối đi này để qua rạch Vược, đến nơi
Điếu Đình câu cá và làm thơ. Nơi đây ông có cảm hứng làm được 30 bài thơ, gieo
vần phong phú gọi là Tam thập bình thanh vận làm theo phép Bội văn vận phủ gồm
có 15 vần Thượng bình thanh và 15 vần Hạ bình thanh, lấy cùng một nhan đề Lư Khê
Nhàn Điếu thi, Đồng thời ông cũng sáng tác một bài phú hơn trăm lời nói lên những
suy tư sâu lắng về hoài bảo và tâm sự của kiếp nhân sinh, tựa Lư Khê Nhàn Điếu
phú. Tất cả những bài Lư Khê Nhàn Điếu gồm thơ và phú này đăng trong tập Minh
Bột Di Ngư thi thảo. Tập thơ này dù đã được Trịnh Hoài Đức cho khắc in lại vào
năm 1821, nhưng đến nay cũng thất truyền. Nếu chúng tôi không lầm, chính ông
Mạc Thiên Tích đã nảy ra ý tưởng tạo thành khúc Rạch Cái Tắt, nối đầm Đông Hồ
với rạch Vược. Trong bài Nam Phố Trừng Ba, tác giả họ Mạc muốn nói bãi Nam Phố
nằm giữa 2 cửa biển thông nhau bởi đầm Đông Hồ, bằng những câu thơ vắn gọn ông
dẫn đường cho du khách trên Đông Hồ đến với nghệ thuật ẩm thực rất gần gũi mà rất
sẵn ở Lư Khê: “Thích ai gỏi vược rau thuần/Giang hồ du khách mở gần hải môn”
Nếu ta nói cửa Hà Tiên là cửa biển thứ nhất, cửa Lư Khê (hay cửa rạch Vược) là cửa
thứ 2, thì câu thơ của họ Mạc sẽ rõ nghĩa: “Nếu ai có thích gỏi cá vược ăn với rau
thuần (là loại rau thơm, tục gọi rau tần), xin mời du khách ở Hồ Đông hãy vào -
hoặc ra - bằng 2 cửa biển”. Như vậy chẳng phải nhà thơ họ Mạc thời xưa đã khai
thác Đông Hồ rất là hào hoa phong vị hay sao?
c) Lịch sử Văn hóa - Văn học của đầm Đông Hồ - Hà Tiên.

144
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

c1. Về mặt văn hóa.


Đời sống xã hội và ngành nghề người dân ven đầm quả là phong phú vì tài
nguyên lúc nào cũng dồi dào. Tại thị Xã nơi bờ bắc dân cư đông đảo, rất đa dạng.
Nơi đây có nhiều tôn giáo và nhiều ngành nghề. Bờ nam liền sát chân núi Tô Châu từ
xưa dân cư cũng rất trù mật.
Tín ngưỡng có nhiều chùa chiền, miếu mạo từ rất lâu đời. Các tôn giáo mở ra
theo nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Trên núi nhiều chùa Phật: Chùa Ngọc Tiên,
chùa Ngọc Đăng, am Sư Khiết tại Cây Đa Bảy Gốc. Dưới núi có Thánh Thất Cao
Đài, miếu Ông Bắc Đế, miếu Bà Mã Châu. Người làm nghề sông nước thì thờ miếu
Bà Cậu ở Vàm Hàn, miếu Bà Thủy ở hòn Tiểu Kim Dự…
Ngành nghề khi đầm Đông Hồ còn sâu, nước đầy lênh láng đây là vùng ngập
mặn. Đầm có 2 con nước, mùa nước đổ, dòng nước pha chè (hay nước lợ). Mùa nước
kém, nước mặn, thực vật đa dạng, có nhiều cá tôm, thủy sản các loại.
- Nghề chài lưới: Dân làm ăn trên đầm dùng ghe xuồng nhỏ: xuồng máy, ghe
tắc - ráng, xuồng ba lá. Phương tiện đánh bắt có đăng, đó, chà, nò, lọp, đáy, rớ, chài,
lưới, câu, xiệp… Nhiều người ở Tô Châu, Cừ Đứt cũng sở hữu tàu hoặc ghe biển
đánh bắt ngoài khơi… Chuyên chở hàng lớn, dùng ghe lường, ghe cà dom có gắn
động cơ.
- Khai thác gỗ: Quanh hồ rừng ngập mặn sản sanh nhiều loại cây cất nhà và
cây công nghiệp như: đước, vẹt, su, dà, cóc. Nghề củi có tràm, bần, mắm, giá. Lợp
nhà thì rất sẵn lá dừa nước ở ven bờ (rạch Giang Thành, rạch Cái Tắc, kênh Rạch Giá
- Hà Tiên).
c2. Về mặt văn học.
Các tác giả cổ điển là Mạc Thiên Tích và 31 thi nhân của Tao Đàn Chiêu Anh
Các đã sáng tác 32 bài thơ mang tựa đề Đông Hồ Ấn Nguyệt, ca ngợi cảnh mặt trăng
dọi bóng xuống Đông Hồ. Đây không chép hết ra, vì sợ làm mất thì giờ quí vị. Riêng
có một ông khách đặc biệt của Mạc Thiên Tích là ông Trần Trí Khải, người dựng cờ
khai mạc Tao đàn Chiêu Anh Các vào năm 1736. Chúng ta cần nhắc nhở đến ông. Là
người Nam Hải, ông không có thơ trong tập Hà Tiên Thập Vịnh, nhưng ông có viết
một bài bạt cho tập thơ chữ Hán này, khi sách được khắc in năm 1737. Ông lại có
làm thơ hồi văn đề vịnh Thụ Đức Hiên Tứ Cảnh. Trong bài Thu Cảnh của ông, có 2
câu: “Trung dạ vịnh thu đam Việt khách/Không thiên kiến nguyệt phiếm tra du” (Thi
vịnh Trung Thu mê khách Việt, Trời thanh thưởng nguyệt dạo thuyền đầy) mô tả
cuộc du thuyền với nhiều người bạn trên đầm Đông Hồ. Thế đủ hiểu, cuộc chơi dạo
thuyền trên đầm vào đêm Trung thu, nhiên hậu vẫn là một dịp ngắm trăng tìm thư
giãn thật lý thú.
Nhà chí sĩ Nguyễn Thần Hiến lúc nào cũng canh cánh lo cho vận nước, không
tránh khỏi đôi lúc bồi hồi xúc động, khi lũ tràn ngập Đông Hồ, kéo theo những cảnh
đời cơ hàn trong dòng nước. Ông cảm tác bài thơ “Hàn than Thu lạo đồ” (Cơn lũ
mùa Thu bên bờ lạnh” trong dịp đầm đầy nước trong mùa lũ. Bài thơ chữ Hán này

145
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

được phát hiện trên vách đình Thần Thành Hoàng Hà Tiên, khi chúng tôi trùng tu
đình. Đây xin chép bài dịch nghĩa: “Bên bờ dăm ba mái chòi nên xóm ấp/ Lũ mùa
thu, dân nghèo sống qua buổi sớm chiều/Rặng bần càng thấp, sông thêm thoáng
rộng/Cầu khe làm dấu lối đi, nước chảy phăng phăng/Nước mở hàng lau, sông xuôi
về biển/Đưa các thứ cá tôm vào tận cửa nhà/Chận nước phải tùy theo núi, người đã
trót trao lời/Biết tỏ cùng ai giữa vùng nước bạc khi đêm về?) Những thi nhân hiện
đại không sống trong thời nước nhà bị Pháp chiếm, có khi nào tìm thấy cảm hứng
như ông chăng?
Thi sĩ Lâm Tấn Phác có nhà ngay trên bờ Đông Hồ. Vì yêu khung cảnh đẹp
nổi danh của thời Chiêu Anh Các, ông lấy tên đầm này làm bút hiệu cho riêng mình.
Chung sống với người yêu là Mộng Tuyết, cả hai làm thơ dệt mộng. Hai người để lại
cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ông bà trở thành danh nhân kỳ vỹ của đất Hà Tiên,
được giới văn học Việt Nam ngưỡng mộ, kính yêu. Nhà thi sĩ của chúng ta lúc nào
cũng nồng nàn yêu tiếng Việt và quê hương. Khi còn tại thế ông có một bài thơ tặng
nữ sĩ Mộng Tuyết, sau này bà dùng bài thơ này làm nền để kể lại cuộc sống trãi
nghiệm thời tao loạn của 2 ông bà. Bốn chữ đầu của bài thơ được bà dùng làm tựa
cho bộ Hồi ký gồm 3 tập Núi Mộng Gương Hồ:
Núi Mộng Gương Hồ thơ hiển linh
Thi thần Tuyết sắc giữa nhân sinh
Đã đem cay đắng làm ngon ngọt
Thì lấy gian nan hưởng thái bình.
Tuổi trẻ vui lây hồn thế hệ,
Đường chiều thêm đẹp bước vân trình.
Thời gian dẫu đổi màu sương tuyết
Ngan ngát còn thơm mái tóc trinh.
Đông Hồ

c3. Trò chơi tao nhã lý thú trên đầm Đông Hồ.
Trong cuộc sống, lúc nào người ta nhàn hạ thảnh thơi thì mới tận hưởng trò
chơi phong lưu. Từ đó nãy sinh nhu cầu thưởng thức và sáng tác thi nhạc họa. Nguồn
cảm hứng văn học thúc đẩy người ta tạo nên những tác phẩm giá trị vượt thời gian.
Cơ hội và cảm xúc vẫn chực chờ các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ trẻ lãng mạn, nếu họ
được tổ chức vui chơi du thuyền trên đầm, tổ chức ca hát trong đêm trăng, hoặc
thưởng thức ẩm thực những đặc sản độc đáo của sông nước… Sắp tới đây chúng ta
cần tổ chức phương tiện và cơ hội cho tuổi trẻ tài năng của tương lai. Đầm Đông Hồ
sẽ không bao giờ cạn kiệt dòng cảm xúc như kiểu Đông Hồ - Mộng Tuyết.
Đến đây chúng tôi xin nêu lên để xác minh một số sự kiện và địa danh gần gũi
với đầm Đông Hồ, chỉ trong vòng có mấy chục năm trôi qua, thế mà bị thay đổi
không còn như cũ.

146
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

1. Vàm Lư Khê hay rạch Vược tại xã Thuận Yên do người Pháp lấp bít từ
năm 1945. Thời trước, vàm rạch Vược có cây cầu sắt bắc ngang, xóm Rạch Vược tọa
lạc tại chỗ này. Từ vàm đi vào độ 700m có di tích Điếu Đình của Mạc Thiên Tích.
Mé bờ nước rạch Vược có nhiều cây đước che mát, rợp cả mặt sông, cá vược hay
nhóng mồi tại đó, nên rất dễ câu. Ngày nay Điếu Đình đã không còn, vàm Lư Khê
cũng chẳng thấy. Có người xứ khác đến muốn tìm 2 địa danh này, người dân sở tại
rất ít ai biết. Đây có phải là một mất mát lớn cho hậu thế chăng?
2. Ngày nay người dân bị lầm lộn khi gọi ấp Ngã Tư trên bờ kinh xáng Hà
Tiên - Rạch Giá là ấp Rạch Vược. Có lẽ một thời gian không lâu nữa, chẳng còn ai
biết xóm Rạch Vược xưa của bài thơ Lư Khê Ngư Bạc là chỗ nào. Đúng ấp Rạch
Vược phải là xóm có cây cầu sắt ngày xưa, nay là xóm chợ Thuận Yên, trước đây
không lâu gọi là xóm Lộ Đứt hay xóm Đình. Đình này là đình Thần Thành Hoàng
Bổn Cảnh Thuận Yên chứ không phải Điếu Đình của Mạc Thiên Tích.
Trước đây ở xã Thuận Yên rất thịnh hành dịa danh xóm Đèn Đỏ và xóm Cờ
Trắng. Ấy là lúc người Pháp dùng 2 dấu hiệu đèn đỏ và cờ trắng trong việc làm dấu
giao thông hay móc địa hình trên kênh rạch. Đèn Đỏ là dấu hiệu chỉ lối vào cửa vàm
rạch Cái Tắt. Hôm nay chẳng còn xóm Đèn Đỏ, cả cái trụ sắt dựng lên để chong đèn
đỏ cũng không còn. Có lẽ rạch Cái Tắt đã vắng người sử dụng? Vàm Rạch Vược đã
bị lấp, đường bộ xe máy liên lạc dễ dàng, thì còn mấy ai sử dụng đường rạch Cái Tắt
để vào Đông Hồ?
3. Có nhiều nguyên nhân làm cho đầm Đông Hồ phải cạn: Một là động tác khơi
sâu lòng rạch Giang Thành mà chỉ làm nửa vời, nay người Pháp đã đi, ta lại không
tiếp tục. Hai là động tác bắt cây cầu ngang vàm Hà Tiên, có những chân cầu làm thu
hẹp dòng chảy. Ba là thiên nhiên tích lũy phù sa do nhiều mùa lũ bồi tụ trong đầm.
Bốn là khu cồn cát ở ngoài vàm sông Hà Tiên không được đào vét phía tả dòng chảy,
mé cồn phía này luôn phát triển. Kết quả tất yếu là đầm Đông Hồ phải cạn dần thôi.
Ngày nay trong đầm đã nổi lên nhiều dãy cồn liên kết nhau, đồng thời những vụng
nước sâu ven bờ, nơi ghe xuồng nhỏ còn đi lại tạm thời càng ngày càng thu hẹp dần.
Mặc dù vào mùa lũ nước có lên cao, nhưng mùa nước kém các vạt cồn lại nhô cao
hơn. Có lẽ những vạt cồn cao lên do chịu ảnh hưởng của khối nâng Cà Mau, như trên
phần nhập đề GS.Trần Kim Thạch đã nói. Việc ngăn chận tình trạng Đông Hồ cạn
dần đến nay không còn là kế hoạch khả thi nữa. Ta hãy tính đến việc lựa chọn giải
pháp nào phù hợp cho tương lai, khi mực nước biển sẽ dâng lên, từ 1 đến 2m.
II. Hƣớng phát triển du lịch trên đầm Đông Hồ - Hà Tiên
1. Phương hướng xây dựng khu nhà nghỉ dưỡng hay khách sạn trên đầm, nhất
thiết phải nghĩ đến kết cấu là những nhà sàn, như kiểu nhà người Khmer hoặc người
Chăm ở Tân Châu, thế mới có thể tránh nước lên cao khi biển tiến. Cần bắc cầu liên
kết các ngôi nhà trên đầm theo kiểu xóm câu trên Biển Hồ Campuchia.
2. Lập câu lạc bộ văn thi nhân, có chương trình sinh hoạt thơ văn, thù tạc và
hội họp. Tổ chức chơi du thuyền trên đầm, ghe phải mắc nhiều đèn, hoa, hoạt động

147
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

vào đêm trăng sáng. Cuộc chơi cần giới thiệu món ngon vật lạ, đặc sản địa phương.
Nếu trên du thuyền có ca nhạc tân, cổ,… càng thêm vẻ phong lưu thú vị.
3. Tổ chức du lịch văn hóa, viếng Nhà Lưu Niệm Đông Hồ, khu mộ 2 vợ
chồng danh nhân, thi sĩ của đất Hà Tiên. Đây là địa điểm lịch sử vô cùng trân trọng
đối với khách phương xa, mà người địa phương ít quan tâm. Chúng ta cần sửa sang
những ngôi mộ của nhà họ Lâm, mộ tổ phụ thi sĩ Đông Hồ và mộ của nhà văn Trúc
Hà cũng nằm gần đó.
4. Tổ chức du lịch sinh thái quanh đầm. Cần cho trồng lại nhiều đước, vẹt,
bần, mắm chung quanh bờ và trên các cồn trong đầm, vì ngày nay người dân đã chặt
hết cây cối, cảnh trí đầm trở nên trơ trẽn vô duyên. Cần tạo dựng lại khung cảnh
xanh có nhiều giống cây đủ loại của rừng ngập mặn.
5. Khuyến khích du lịch tâm linh. Tuyển hướng dẫn viên thuyết minh đầy đủ
về lich sử mỗi nơi thờ tự, nhất là chùa Tam Bảo, chùa Phù Dung. Đó là 2 hai ngôi
chùa có liên quan đến Mạc Thiên Tích. Mời du khách tham quan, dâng hương các
ngôi chùa trên núi (Tịnh xá Ngọc Tiên, Ngọc Đăng), để từ đó có thể nhìn bao quát
được toàn cảnh đầm Đông Hồ ./.

Tài liệu và sách tham khảo


1. “Tờ trình về địa chất khoáng sản huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” của Giáo sư
Tiến sĩ Trần Kim Thạch, đề ngày 15/04/1984.
2. Văn hóa Óc Eo và các Văn hóa cổ ở đồng bằng Cửu Long. sở Văn Hóa và Thông
Tin An Giang - 1984. Bài:“Đôi nét về quá trinh thành tạo và phát triển của đồng
bằng châu thổ sông Cửu long” của Phan Huy Xu và Trần văn Thành, Trường Đại
Học Sư Phạm - Thành phố Hồ Chí Minh.. (Hội Đồng Khoa Học gồm Giáo sư
Nguyễn Công Bình, Giáo sư Hồ Lê, Giáo sư Lê Xuân Diệm và Thái văn Ẩn).
3. Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê Xuân
Diệm, Mạc Đường. Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội - 1990.
4. Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức. NXB/Giáo Dục - 1998.
5. Đại Nam Nhất Thống Chí - Lục Tỉnh Nam Việt - Tập Hạ - An Giang - Hà Tiên.
Quốc sử quán triều Nguyễn - NXB. Văn Hóa / Phủ Quốc Khanh đặc trách Văn hóa
/Tái bản /1973.
6. Hương gây mùi nhớ - Đào lý Xuân phong - Đông Hồ - NXB.Quỳnh Lâm – 1971.
7. Nghiên Cứu Hà Tiên - Trương Minh Đạt - NXB Trẻ và Tạp Chí Xưa và Nay -
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2008.

148
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CHO


ĐẦM ĐÔNG HỒ, HÀ TIÊN, KIÊN GIANG

- TS. Dƣơng Văn Ni -

Hiện nay, du lịch sinh thái chiếm khoảng 30% số người tham gia đi du lịch.
Tại Việt Nam, tỷ lệ này còn ít hơn rất nhiều. Có các nguyên nhân chính sau đây:
Chưa khai thác đúng ý nghĩa của du lịch sinh thái;
Loại hình đầu tư này đem lại lợi nhuận không cao;
Người đi du lịch không có kiến thức về sinh thái nên không thấy hấp dẫn;
Thiếu sự qui hoạch, tổ chức đồng bộ về cơ sở hạ tầng và tính chuyên nghiệp.
Du lịch sinh thái dựa trên sự tìm tòi và hiểu biết của người tham gia du lịch.
Như việc muốn đi xem một loài hiếm, thì phải biết tại sao nó hiếm? Hiện tại chúng
còn xuất hiện ở đâu? Và như vậy họ mới lặn lội đến những nơi còn rất khó khăn; mới
kiên nhẫn dầm mưa, dãi nắng để mong xem được loài hiếm đó. Họ hiểu rằng những
khó khăn, vất vả đó là “điều kiện cần thiết” để cho loài đó còn tồn tại. Vì vậy, họ
không hề phàn nàn về tiện nghi đi lại, ăn, ở hay những nhu cầu khác. Vì họ biết là
những thứ này nhằm phục vụ cho “loài người” chứ không phải cho loài hiếm đó!
Tâm lý của người tham gia du lịch sinh thái là họ muốn xem, muốn biết
những thứ bất thường, những thứ mà họ chưa từng thấy, chưa từng biết qua. Giống
như việc đi xem một loài thật hiếm hoi, chúng chỉ còn rất ít cá thể trên toàn cầu, như
sếu đầu đỏ, cá heo nước ngọt. Hoặc là xem sự bất thường ví như loài đó không phải
hiếm, nhưng chúng tụ tập thành bầy rất đông, có khi nhiều đến hàng chục ngàn con;
hay một vài cá thể có hình dáng, kích cỡ bất thường. Ví dụ như ở ĐBSCL ai cũng dễ
thấy loài cò trắng, nhưng một đàn cò đông hàng chục ngàn con thì không dễ tìm!
Hay ai cũng thấy cây dừa, nhưng cây dừa có nhiều đọt thì rất hiếm. Hoặc ai cũng
thấy cây xoài, nhưng cây xoài có vài trăm tuổi thì không dễ thấy…
Vì vậy, để có một tour du lịch sinh thái, cần có người am hiểu chuyên môn
xây dựng và người hướng dẫn cũng cần được đào tạo bài bản để có thể cung cấp
thông tin, giải thích cặn kẽ cho du khách những cái hiếm, quí, bất thường, độc đáo
của toàn bộ những vấn đề có liên quan đến sinh thái. Làm như vậy, du khách mới
thấy thỏa mãn, tò mò và kích thích sự tìm hiểu của họ, để họ quyết định sẽ quay lại
tìm hiểu thêm, phát hiện thêm những thứ còn chưa biết.
Chính vì sự đòi hỏi khắc khe này mà việc đầu tư cho một khu du lịch sinh thái
thường rất tốn kém. Và việc duy trì chúng lại càng tốn kém hơn cũng như việc đào
tạo con người chuyên nghiệp thì cần phải có đủ thời gian. Nhưng ngược lại, doanh
thu của hoạt động này thường không bù đắp đủ cho chi phí duy trì. Do đó, người ta
có xu hướng tìm cách khai thác thị hiếu của con người hơn là bảo vệ hệ sinh thái.
Như việc cung cấp các món ăn “đặc sản” của hệ sinh thái đó. Đây cũng là cách khai
thác cái hiếm, lạ, độc đáo, bất thường, nhưng không phải của hệ sinh thái mà là của

149
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

con người! Tức là hệ sinh thái “bị” khai thác theo hướng phục vụ cho “thị hiếu” của
con người chứ không phải là giáo dục con người nhằm bảo vệ hệ sinh thái. Vì vậy,
chỉ vài năm khai thác thì hệ sinh thái nơi đó gần như bị phá vỡ hoàn toàn và dĩ nhiên
là người đi du lịch sinh thái thật sự sẽ cảm thấy không còn gì hấp dẫn họ nữa!
Vì vậy, khu vực đầm Đông Hồ nếu muốn khai thác du lịch sinh thái, cần lưu ý
các điểm sau đây:
1. Giữ và phục hồi rừng dừa nước: Cây dừa nước ở ĐBSCL thì nhiều người
đã biết, nhưng diện tích dừa nước rộng hàng trăm hecta thì chỉ có duy nhất ở đầm
Đông Hồ. Nơi đây vốn là sinh thái của cây dừa nước, do có nhiều phù sa bồi lắng
trong môi trường ngọt - mặn và nước lên xuống theo thủy triều. Phục hồi được rừng
dừa nước tức là đã phục hồi được loài quan trọng nhất của hệ sinh thái này. Và khi
loài quan trọng đã được phục hồi thì tất cả những loài khác vốn có trước đây cũng sẽ
lần lượt quay trở lại. Nói tóm lại, việc phục hồi rừng dừa nước là khâu quan trọng
nhất để gìn giữ hệ sinh thái vốn rất giàu đa dạng sinh học của đầm Đông Hồ. Đây
cũng là cái hiếm và độc đáo nhất để hấp dẫn người đi du lịch sinh thái.
2. Giữ sếu đầu đỏ: Sếu đầu đỏ là loài hiếm, có tên trong sách đỏ ở cấp toàn
cầu. Ngoài nhiệm vụ phải gìn giữ loài này như cam kết của Việt Nam khi tham gia
hiệp ước bảo vệ đa dạng sinh học, thì sự hiện diện của sếu đầu đỏ đã “quảng bá” dùm
chúng ta là môi trường nơi đây còn trong lành. Chúng là cái hấp dẫn có tầm ảnh
hưởng trên toàn thế giới. Giữ được chúng là chúng ta đã cho toàn thế giới biết mình
đang thành công trong việc bảo vệ môi trường.
3. Giữ núi đá vôi: Phần lớn dân ĐBSCL chưa được thấy núi và do đó leo núi
lại là điều hiếm hoi. Vì vậy, núi ở đây là cái chiều cao hấp dẫn đối với họ. Ngoài ra,
núi đá vôi ở khu vực này hiện nay là một hệ sinh thái “ốc đảo” trên đất liền. Ngoài
giá trị về địa chất, lịch sử, chúng còn có những loài đặc biệt hiếm mà không nơi nào
có. Tóm lại chúng có giá trị hấp dẫn về đa dạng sinh học, địa chất, lịch sử, hang động
và độ cao.
4. Cần kết nối với Phú Quốc: Tương tự như núi, biển là yếu tố hấp dẫn nhiều
người. Ngoài các giá trị như không khí trong lành, mát mẻ biển còn cung cấp rất
nhiều thứ mà chúng không thể tìm thấy ở trong đất liền.
Nói tóm lại, về mặt bảo vệ sinh thái, thì đầm Đông Hồ không thể tồn tại nếu
thiếu “Biển, Sông, Núi và Rừng”. Thiếu biển tức là thiếu nguồn nước mặn, thiếu các
loài cá và phù sa. Thiếu núi là thiếu môi trường sống của rất nhiều loài, trong đó
quan trọng là các loài chim. Thiếu sông là thiếu nguồn nước ngọt, cá và phù sa.
Thiếu rừng là thiếu môi trường sống và kiếm ăn của tất cả các loài. Vì vậy, cần nhìn
đầm Đông Hồ là một phần của tổng thể các hệ sinh thái đặc thù của vùng này. Không
thể tách nó ra khỏi hệ sinh thái chung, vì vốn dĩ “đầm” đã nói lên đây là vùng trũng,
nơi tích lũy nước, dinh dưỡng từ các vùng xung quanh và là nơi trú ẩn, kiếm ăn và
sinh sản của rất nhiều loài.

150
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Về góc độ khai thác kinh tế, thì có thể xem Hà Tiên là trung tâm phục vụ các
dịch vụ đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi của du khách. Toàn bộ khu vực xung quanh đều là
nơi có thể khai thác du lịch. Trong đó các “điểm nhấn” quan trọng gồm đầm Đông
Hồ, núi đá vôi, biển - đảo, đồng cỏ - rừng, kể cả các kiểu sử dụng đất hiện nay như
nuôi tôm - cua. Tại mỗi điểm nhấn này cần cho thấy cái hiếm, độc đáo như rừng dừa
nước, hang động, sếu đầu đỏ… để hấp dẫn du khách./.

151
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ,


VĂN HÓA, DU LỊCH HÀ TIÊN

- Lâm nghĩa Sỹ -
Chuyên viên cao cấp, VP TU Kiên Giang

Thưa chủ toạ hội thảo


Thưa tất cả quý đại biểu.

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, ngày nay, Hà Tiên là một đô thị không
lớn, nhưng là một đô thị có nét rất riêng độc đáo trong những đô thị ở ĐBSCL. Nói
là nét riêng độc đáo, vì Hà Tiên tuy không lớn về diện tích, về dân số, về quy mô
kiến trúc xây dựng, nhưng lại là một đô thị chứa trong lòng nó có núi có sông. Hà
Tiên không chỉ là điểm đến hấp dẫn, mà còn là điểm dừng lắng đọng của du khách
gần xa, kể cả những du khách từ các châu lục khác khi đến Kiên Giang.
Hà Tiên, một bề dày lịch sử, đủ để hậu thế trầm ngâm suy ngẫm về những
khúc bi hùng, của lịch sử một thời tiền nhân ta mở đất phương Nam. Một phong cảnh
sơn thuỷ xinh đẹp hữu tình, đủ để khách lãng du tần ngần trước cảnh núi xanh, sông
rộng, biển khơi, cò bay về núi, động đá nuốt mây, trăng treo đỉnh núi hay in bóng rực
sáng mặt đầm... Một áng văn thơ tuy ở xa xôi biên ải, nhưng cũng đủ sức lay động
trái tim của những tao nhân mặc khách đa tình vương vấn luỵ văn chương. Bên cạnh
đó, một vùng biển xanh, êm đềm quanh năm với đầy ắp cá tôm, đủ sức nuôi sống và
đem lại sự thong dong cho bao thế hệ con người Hà Tiên gắn liền với những biến
động lịch sử, với biển cả, gió mưa.
Hà Tiên, với những nội dung tôi xin nêu ra sau đây, một giá trị đã được nhiều
người biết đến, nói đến, cần được phát huy ở một cấp độ cao và nhanh hơn, nhưng
thực sự cũng đang đứng trước những vấn đề đặt ra khá phong phú bộn bề, đồng thời
cũng hàm chứa những mâu thuẫn khá gay gắt không đơn giản chút nào trong bước đi
lên sắp tới.
Thứ nhất: Di sản lịch sử, văn hoá và du lịch Hà tiên - Bảo tồn và phát huy.
Thực ra, đến hôm nay, đặt ra vấn đề bảo tồn di sản lịch sử, văn hoá, du lịch của
Hà Tiên và phát huy những giá trị này, tôi nghĩ là đã muộn màng, tuy cần thiết và
nên làm. Có một thực tế đã và đang diễn ra là, nhiều giá trị cổ của Hà Tiên đã và
đang mất dần, cả văn hoá vật thể lẫn phi vật thể. Trong khi đó, tình hình phục hồi
văn hoá cổ ở một số địa phương khác vừa qua, bên cạnh mặt tích cực, lại tạo ra sự
băn khoăn cho nhiều người am hiểu và tâm huyết với di sản của cha ông, bởi bóng
dáng của sự hỗn tạp, lai căng, khi những công trình đã được phục dựng hiện ra trước
mắt mọi người.
Để phát huy di sản lịch sử, văn hoá và cảnh quan Hà Tiên, tôi nghĩ, trước tiên
cần có sự kiểm kê khẩn trương và toàn diện một cách nghiêm túc, kịp thời. Không

152
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

làm thế, sẽ không thể biết di sản lịch sử, văn hoá, cảnh quan Hà Tiên là gồm những
gì? Cái gì đã mất. Cái gì còn. Có phải chăng, lịch sử Hà Tiên chỉ là những tháng năm
họ Mạc mở đất và giữ đất?. Có phải chăng, văn hoá Hà tiên chỉ là những áng văn thơ
của Tao đàn Chiêu anh Các, kể cả những bài viết, những công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có tâm huyết?. Tôi thì nghĩ, lịch sử Hà Tiên, ngoài
tao đàn Chiêu Anh Các, còn là một vùng văn hoá đặc biệt, với sự giao thoa rất rõ của
3 dòng văn hoá Kinh, Hoa, Khmer suốt 3 thế kỷ, trên từng chi tiết nhỏ, trong đời
sống bình thường ở đất Hà Tiên, ở từng công trình còn lại hôm nay, dưới từng mái
nhà của những hộ dân rất đỗi bình thường. Đó là văn hoá giao tiếp, ứng xử của người
Hà Tiên, với nét rất riêng không lẫn vào đâu được, trong bề rộng và bề dày của văn
hoá Việt đa dạng. Không kiểm kê những cái đó, sẽ là thiếu sót, rất thiếu sót. Và khi
cần phát huy, sẽ rất không đầy đủ, bởi thiếu bóng dáng của những dân cư bình
thường, nhưng vẫn đậm nét trong lịch sử mở đất phương Nam, đất Hà Tiên. Mà lịch
sử, tự ngàn xưa, dù ở trời Đông hay phương Tây, đâu chỉ là của riêng danh nhân hay
giai nhân, của nhà thơ hay tướng lĩnh.
Một công việc cần thiết nữa là: Sau kiểm kê, cần có sự tổng hợp, phân tích,
đánh giá chính xác, chân thực theo quan điểm khách quan, cụ thể, khoa học và phát
triển đối với những gì đã thu thập được, với một nhãn quan xuyên suốt chiều dài lịch
sử của đất Hà Tiên, đặt trong một bối cảnh của vùng đất mới 300 năm đầy biến động
lịch sử, vì thế, nội hàm và phương thức biểu hiện của văn hoá cũng thể hiện sự biến
động của vùng đất đó. Có như thế, mới có sự công nhận rõ ràng, chính thức văn hoá
đặc sắc của một vùng đất. Sau đó là đặt đúng vị trí, giá trị của văn hoá Hà Tiên trong
di sản văn hoá chung của vùng, của cả nước.
Vấn đề bảo tồn di sản lịch sử, văn hoá, du lịch văn hoá Hà tiên.
Thực ra, sau kiểm kê, mới có thể biết được cần phải bảo tồn những gì. Bởi,
không thể giữ lại tất cả những gì mà Hà Tiên đã có. Vả lại, với dòng chảy thời gian
và ở thời điểm hiện tại hôm nay, không thể và không cần thiềt phải giữ lại tất cả. Và
trong thực tế, chúng ta không thể biết được hết tất cả những gì mà Hà Tiên đã trải
qua, đã từng có. Ngay cả cái đã có, có cái đã mất đi ngay trước mắt chúng ta thời
gian qua, mất một cách hiển nhiên trong sự nuối tiếc của bao người, bởi tác động của
sức mạnh đồng tiền thời kinh tế thị trường, cộng với sự vô trách nhiệm, hay nói một
cách khác hơn là sự kém cỏi thiếu văn hoá của một số người nào đó. Họ làm văn hoá,
nhân danh văn hoá, nhưng lại là những người thiếu những hiểu biết cơ bản về văn
hoá, xâm hại trực tiếp di sản văn hoá với những lập luận của đồng tiền. Hà Tiên thập
cảnh đang bị xâm hại. Có cái gần như không còn, dù dấu ấn vẫn còn đó trong tâm
thức bao người. Dấu tích Phương Thành còn không ? Nếu còn, làm sao giữ lại và
nhất là làm sao để người dân chiêm ngưỡng vật chứng lịch sử? Chúng ta thật đau
lòng, khi một nhà hàng khách sạn hình thành và chình ình nằm đó trên Kim Dự lan
đào từ bao năm qua. Chúng ta băn khoăn biết bao khi thấy cảnh bê tông hoá ngày
càng đậm nét ở nhiều thắng cảnh như Bãi Sau, Núi Đèn, Đông Hồ. Thật xót xa với

153
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

thực tế nhếch nhác ở khu Thạch Động. Thật buồn lòng khi Lư Khê biến mất, tan tác
cảnh quan rừng trên núi Tô Châu. Và cảnh thương mại hoá đang diễn ra ở không ít
cơ sở thờ tự gắn liền với lịch sử Hà Tiên. Có một thực tế đang diễn ra ở Hà Tiên, với
những công trình được và chưa được, những hoạt động kinh tế, xây dựng đang có xu
hướng làm cho Hà Tiên biến dạng một cách đáng lo ngại. Đó là sự thay đổi cảnh
quan, sự biến mất dần của rừng và cây xanh cảnh quan trên núi đá vôi, sự hiện diện
của văn hoá phân lô, văn hoá hình ống, cũng như tình trạng bào mòn văn hoá giao
tiếp, thô thiển văn hoá thương mại và nhạt dần quan hệ dân cư. Trữ lượng văn hoá
vốn cổ Hà Tiên đang phai dần trong từng cá thể, từng động thái quản lý chứa đựng
những yếu tố thực dụng.....
Đâu rồi cảnh quan đẹp đẽ và không khí trang nghiêm chốn cửa thiền của Phù
Dung cổ tự, của thơ mộng Đông Hồ, Tô Châu? Đó là những cái đáng lo ngại trong
quá trình phát triển của Hà Tiên. Bởi nếu không khéo, vẫn sẽ có một đô thị Hà Tiên
về cơ sở hạ tầng hiện đại, nhưng sẽ không thể phân định được đâu là cái riêng, rất
riêng của Hà Tiên trong từng nét xây dựng, hoặc đời sống dân cư, chưa nói đến
những hoạt động văn học nghệ thuật đăc trưng. Bởi, sẽ không thể nào phân biệt nổi
với bao đô thị khác, nếu cũng chỉ là tổng số của những công trình cứng ngắc bê tông,
khi những nhà quản lý chỉ hiểu rằng: Mục tiêu xây dựng Hà Tiên trở thành đô thị văn
hoá - du lịch chỉ là đạt đô thị loại mấy của cấp độ đô thị?. Nếu châm bẩm mục tiêu
phấn đấu là đô thị loại 3, loại 2, chúng ta sẽ không thể nào có một Hà Tiên đặc nét
Hà Tiên. Trong khi, nhiều nơi khác, muốn có một chút gì riêng như Hà Tiên, mà vẫn
không sao có được. Hãy nhớ cho, đừng để mất những gì không đáng mất. Đó là điều
vô cùng cần thiết.
Tất cả, tất cả những cái đó đang đặt ra cho chúng ta, những con người hôm
nay phải hành động ngay, không thể chần chừ được nữa, nếu không muốn mãi mãi
mất Hà Tiên.
Vấn đề phát huy:
Muốn phát huy di sản lịch sử, văn hoá và thế mạnh du lịch của Hà Tiên cần có
nhận thức mới và sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy lãnh đạo, về cách điều hành sao
cho một đô thị Hà Tiên lịch sử - văn hoá - du lịch sớm hiện ra.
Qua kiểm kê, chúng ta sẽ thấy được những giá trị văn hoá đó đã mất gì, còn gì,
cần được đặt ở vị trí nào trong bình diện chung của vùng và cả nước. Thế nhưng, để
phát huy, thì tôi nghĩ, phải xem xét đến những đặc trưng, những yếu tố và điều kiện
cụ thể của giai đoạn xã hội hiện tại. Bởi chúng ta không thể phục dựng lại nguyên xi
tất cả, không thể tái hiện lại toàn bộ, rồi kêu quần chúng phải thưởng thức, phải
ngưỡng vọng. Tôi nghĩ, để phát huy có hiệu quả xã hội cao, thì cần có sự chọn lọc
một cách thật khách quan, trên cơ sở khoa học, cụ thể, xác định rõ nhu cầu của xã
hội, của quần chúng, những gì ta cần hướng dẫn thị hiếu văn hoá cho quần chúng. Từ
đó, có thể chọn ra những cái gì phù hợp cần đưa trở lại đời sống nhân dân trong xã
hội hiện đại. Cần đưa nội dung gì trong văn thơ Chiêu Anh Các vào trường học và

154
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

vào các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật hiện đại? Lớp trẻ ngày nay sẽ cảm thụ, sẽ tiếp
nhận thế nào những áng văn thơ xưa? Nhân dân Hà Tiên và cả vùng đất thuộc trấn
Hà Tiên cũ sẽ thấy cái gì của Hà Tiên xưa cần nên tái hiện, mà cái đó cần thiết cho
cuộc sống hôm nay? Cái ăn, cái ở, cái mặc, cách giao tiếp ứng xử của Hà Tiên xưa
cần phải được tái hiện như thế nào, để có thể đi vào đời sống xã hội hiện đại hôm nay
một cách thiết thực, hữu ích mà không khiên cưỡng? Tất cả, tất cả những cái đó, theo
tôi cần đựợc tính toán lại thận trọng, trên cơ sở một đề án thật cụ thể, theo hướng tôn
trọng lịch sử, quá khứ, nhưng đảm bảo phù hợp với xu thế thời đại. Từ đó, mới có
thể đem lại một kết quả chắc chắn và thuyết phục người dân Hà Tiên cũng như du
khách gần xa.
Cần xác định rõ xây dựng đô thị lịch sử - văn hoá - du lịch là xây dựng những
gì, nội hàm đô thị lịch sử - văn hoá - du lịch gồm những gì, phải tiến hành như thế
nào, tiến hành với cái gì? Không xác định rõ những nội dung đó, sẽ không thể hình
dung, nói chi là xác định được phải làm cụ thể cái gì, làm với cái gì, làm thế nào và
ai sẽ làm gì? Một đô thị văn hoá sẽ có khu phố cổ hoặc còn phần nào đó cổ, song
hành với những khu nhà phố hiện đại cao tầng? Quy hoạch đô thị và không gian kiến
trúc cũng như kiến trúc cụ thể của đô thị Hà Tiên sẽ phải như thế nào, về tổng thể
cũng như từng khu chức năng, từng khu phố cụ thể? Văn hoá ăn phải như thế nào?
Mặc thế nào? Giao tiếp, ứng xử ở ngoài đường, trong chợ, cơ quan, nơi công cộng
như thế nào? Phải có những chính sách, giải pháp gì cụ thể, làm cú hích cho phát
triển văn hoá - du lịch Hà Tiên? Phải xã hội hoá nguồn lực phát triển như thế nào?
v.v và v..v.....
Vấn đề sau cùng: văn hoá lãnh đạo của Hà Tiên
Muốn có một Hà Tiên văn hoá - du lịch, mà văn hoá là cái hồn của du lịch, là
cơ sở để phát triển du lịch, thì không thể không nói đến văn hoá lãnh đạo, nói chính
xác hơn là văn hoá của lãnh đạo, văn hoá để lãnh đạo và xây dựng Hà Tiên. Muốn có
một Hà Tiên đô thị văn hoá, trước hết lãnh đạo và quản lý Hà Tiên phải là những
hình ảnh tiêu biểu đi đầu trong xây dựng nội hàm văn hoá mang đặc trưng Hà Tiên.
Muốn văn hoá thấm đậm trong dân, trước hết phải thấm đậm trong đội ngũ lãnh đạo
chủ chốt và lực lượng nòng cốt để dễ lan tỏa. Nói thì dân nghe. Nhưng làm và làm
đúng, làm tốt, dân mới tin, nhất là mới làm theo. Đó là điều bình thường, rất đỗi bình
thường, nhưng luôn là chân lý, như đông đảo chúng ta đang học theo gương Bác Hồ,
nhưng làm theo mới là quan trọng, mới là quyết định kết cục.
Thưa quý đại biểu.
Trên đây là những suy nghĩ rất chưa chín chắn của một người, dù rất tâm huyết
với Hà Tiên, với lịch sử văn hoá Hà Tiên. Mong rằng, những suy nghĩ này sẽ được
quý đại biểu suy nghĩ và đánh giá. Xin chân thành cám ơn./.

155
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

BẢO TỒN TÀI NGUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÔNG QUA
GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG TRONG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH BỀN VỮNG

- ThS. Nguyễn Trần Vỹ -


Viện Sinh học Nhiệt đới

I. Giới thiệu chung về Đông Hồ


1. Và nét về vị trí địa lí và hành chính của đầm Đông Hồ
Đầm Đông Hồ nằm ở phía Đông thị xã Hà Tiên. Diện tích chủ yếu thuộc địa
bàn phường Đông Hồ và một phần nhỏ phường Tô Châu. Đầm Đông Hồ nằm trong
số những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác của Hà Tiên như Thạch Động, Núi Đá
Dựng… Đầm Đông Hồ có diện tích tự nhiên khoảng 1.384ha trong đó diện tích mặt
nước khoảng 936 ha. Chiều dài của đầm khảong 3,5km và chiều rộng của đầm là
4,6km. (1)
Phía Bắc giáp cửa sông Giang Thành, phường Đông Hồ và biên giới
Cam Pu Chia.
Phía Đông giáp xã Phú Mỹ và xã Thuận Yên, có rạch Láng Tranh, rạch
Két, kênh Rạch Giá – Hà Tiên.
Phía Nam giáp phường Tô Châu và xã Thuận Yên.
Phía Tây giáp phường Đông Hồ và cửa biển Trần Hầu, kênh Mương
Đào và Rạch Ụ.
2. Ý nghĩa về đa dạng sinh học, bảo tồn
Đây là một hệ sinh thái đất ngập nước rất đặc biệt vì được bao bọc bởi các hệ
sinh thái trên cạn và một mặt tiếp giáp với biển. Sự giao thoa giữa nước mặn từ biển
chảy vào hòa với nước từ sông Giang Thành cùng với các kênh khác như kênh Rạch
Giá – Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế tạo thành môi trường lý tưởng cho nhiều sinh vật sinh
sống. Với hệ sinh thái rừng ngập mặn xung quanh đầm Đông Hồ là nơi cư trú và là
môi trường sinh sản của nhiều loài sinh vật như tôm, cá – góp phần quan trọng cho
việc duy trì tính đa dạnh sinh học vùng ven biển Hà Tiên cũng như đảm bảo ổn định
nguồn lợi thủy sản cho khu vực đầm Đông Hồ và các vùng ven biển lân cận.
Tuy nhiên hiện nay tính đa dạng sinh học của khu vực đầm Đông Hồ chưa
được nghiên cứu và đánh giá đúng mức. Kết quả khảo sát gần đây đã được công bố
chủ yếu tập trung vào tính đa dạng và thành phần loài thủy sinh như tảo, giáp xác,
động vật phiêu sinh, động vật đáy và một số loài cá (1). Hệ sinh thái đầm gần cửa
biển có rừng ngập mặn, bãi triều là nơi tập trung của nhiều loài động vật có kích
thước lớn, đặc biệt là các loài chim bản địa và chim di cư. Sự đa dạng về chim cũng
là một trong số tài nguyên quan trọng có thể sử dụng để khai thác du lịch bền vững
tại đầm Đông Hồ.
156
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

3. Ý nghĩa về mặt văn hóa, thẩm mỹ, du lịch


Hà Tiên có thể được xem là một Việt Nam thủ nhỏ vì ở đây có đầy đủ các
cảnh quan của đất nước Việt Nam như sông, suối, đầm, hồ, đồng bằng, biển, núi, núi
đá vôi,…. Những cảnh đẹp ấy đã tạo cảm hứng cho các thi sĩ sáng tác những bài thơ
và nhiều tác phẩm văn học và nổi bật nhất là những bài thơ về “thập cảnh Hà Tiên”.
Những cảnh đẹp thiên nhiên đa dạng ấy có thể làm cho du khách thích thú khám phá
mà không nhàm chán vì mỗi cảnh đẹp đều mang một nét đặc trưng riêng của nó. Nhà
thơ Đông Hồ đã viết “Ở đó … có một ít hang sâu động hiếm của Lạng Sơn. Có một ít
ngọc đá chơi vơi trên biển của Vịnh Hạ Long. Có một ít núi đá vôi ở Ninh Bình, có
một ít thạch thất của Hương Tích. Có một ít Tây Hồ, một ít Hương Giang. Có một ít
chùa chiền ở Bắc Ninh, lăng tẩm của Thuận Hóa. Có một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, có
một ít Nha Trang, Long Hải” (2). Nhà văn Sơn Nam đã mô tả sự rộng lớn với vẻ đẹp
thơ mộng yên bình của đầm Đông Hồ như sau: “Đông Hồ tức là hồ phía Đông Hà
Tiên khá bao la, nhìn mút mắt mới thấy dạng bờ bên kia” (3). Đầm Đông Hồ nói
riêng, những cảnh đẹp khác của Hà Tiên nói chung đã đi vào văn học, thơ ca như
một minh chứng rõ nét về giá trị phi vật chất của đa dạng sinh học. Những giá vị về
văn hóa, văn học nghệ thuật này còn ý nghĩa lớn hơn rất nhiều nếu ta giữ được những
cảnh đẹp thực tế như những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Tiên và những gì
đã thể hiện trong văn, thơ.

II. Hiện trạng về môi trƣờng của đầm Đông Hồ


Do đặc điểm vị trí địa lý của đầm nên môi trường của đầm Đông Hồ đã và
đang chịu những ảnh hưởng rất lớn từ các hoạt động của con người. Các ảnh hưởng
này không chỉ trực tiếp từ các chất thải sinh hoạt của vùng đô thị Hà Tiên và các
vùng xung quanh của đầm mà còn từ các vùng dân cư sống ven sông vùng thượng
nguồn sông Giang Thành và ven hệ thống kênh Hà Tiên – Rạch Giá, kênh Vĩnh Tế.
Sự tác động này thể hiện sự bồi lắng do các vật liệu bị rửa trôi dọc hai bờ sông, kênh
rạch và các chất độc hại trong quá trình canh tác nông nghiệp theo các dòng chảy này
đi vào đầm. Theo kết quả khảo sát cho thấy hầu hết người dân ở thị xã Hà Tiên nuôi
tôm theo qui mô hộ gia đình và không có hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy môi
trường nước của Đông Hồ còn chịu ảnh hưởng từ các nguồn nước thải của các hoạt
động nuôi trồng thủy sản này (1).
Đánh bắt thủy sản tại đầm mang tính chất tận thu cũng góp phần làm suy giảm
đáng kể nguồn lợi thủy sản của khu vực. Trong những năm gần đây việc khai thác tài
nguyên thủy sản ở đầm Đông Hồ diễn ra có qui mô nhiều hơn và hình thức đánh bắt
tận thu đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự đa dạng của đầm. Theo thống kê, hiện nay
trong lòng hồ có khoảng 300 – 400 dàn đăng, gần 100 miệng đáy và nhiều người
dùng phương tiện rà điện để đánh bắt thủy sản trong lòng Đông Hồ. Với cách khai
thác này chắc chắn sẽ làm suy thoái nghiêm trọng đến tài nguyên ở đây vì không

157
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

những sinh vật trưởng thành bị đánh bắt mà sinh vật non cũng bị chết. Đông Hồ được
xem là nơi sinh sản của rất nhiều loài sinh vật biển và là nơi cung cấp nguồn giống
nhiều loài thủy sản cho khu vực của đầm và các vùng lân cận. Do vậy nếu chúng ta
không có biện pháp ngăn chặn kịp thời chắc chắn về lâu dài không những tính đa
dạng sinh học ở đây suy giảm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của
người dân ở đây.
Những tác động của con người trong quá trình qui hoạch và phát triển của Hà
Tiên đã phần nào làm suy thoái và mất đi những cảnh quan tự nhiên của Hà Tiên nói
chung, Đông Hồ nói riêng. Tất cả các tác động này đều xuất phát từ ý thức của con
người. Vì vậy để bảo vệ được môi trường sinh thái ở đây, ngoài những giải pháp kỹ
thuật, giáo dục là một trong những cách tiếp cận quan trọng cần được quan tâm. Các
hoạt động giáo dục có thể thực hiện một cách chính qui hay không chính qui và có
thể được lồng ghép vào trong các chương trình du lịch bền vững.

III. Định hƣớng bảo tồn và phát triển bền vững Đông Hồ thông qua giáo
dục
Hiện nay nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hay vườn quốc gia đã và đang khai
thác thế mạnh về tính đa dạng sinh học và những nét đặc trưng của các hệ sinh thái
nhằm phát triển du lịch, thu hút du khách đến tham quan và học tập. Khi đã quyết
định phát triển chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những tác động ảnh hưởng đến các loại
tài nguyên quan trọng. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần tìm ra giải pháp dung hòa
cho hai mục tiêu phát triển nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu bảo tồn. Hầu hết các tác
động tiêu cực đến tài nguyên từ các hoạt động du lịch chủ yếu do con người gây ra.
Hay nói cách khác, hành vi của những người tham gia vào các hoạt động du lịch góp
phần làm ảnh hưởng đến tài nguyên. Vì vậy để đảm bảo được mục tiêu bảo tồn này
chúng ta cần có giải pháp nhằm làm thay đổi hành vi của những người tham gia vào
các hoạt động du lịch này.
Phương pháp tiếp cận chính của chương trình này là dựa vào công cụ giáo dục
môi trường thông qua các hoạt động của du lịch bền vững. Ở đây khái niệm du lịch
bền vững được hiểu là sự phát triển sao cho giảm tối thiểu chi phí nhưng tối đa hóa
những nhuận lợi thu được từ du lịch và lợi nhuận nhuận này sẽ dành cho môi trường
thiên nhiên, cộng đồng dân cư và hoạt động du lịch có thể diễn ra mãi mãi mà không
làm tổn hại đến các loại tài nguyên mà du lịch bền vững phụ thuộc vào (4). Giáo dục
môi trường thông qua du lịch bền vững nhằm nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của
cộng đồng về vẻ đẹp và ý nghĩa của Đông Hồ đối với sự phát triển bền vững của Hà
Tiên. Ngòai ra chương trình giáo dục cộng đồng còn góp phần thúc đẩy lòng tự hào
của người dân địa phương về quê hương Hà Tiên của họ.
1. Một số định hướng chung cho sự phát triển bền vững đầm Đông Hồ

158
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Giữ hiện trạng và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên của đầm Đông Hồ
trong đó có hệ sinh thái rừng ngập mặn để duy trì sự ổn định môi trường sống và sinh
sản của các nhóm loài thủy sản. Không xây dựng và phát triển các công trình kiên cố
trên các cồn giữa sông, trong lòng và xung quanh đầm Đông Hồ. Cần phát triển rừng
ngập mặn để tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng địa phương
và năng lực chống chịu của hệ sinh thái ở đây. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cùng với
địa thế của đầm có thể được ví von như một quả thận lọc tất cả những độc hại từ các
dòng chảy đổ vào đầm trước khi ra biển. Hay nói cách khác, hệ sinh thái đầm Đông
Hồ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định và cân bằng cho hệ sinh thái của
đầm và vùng tiếp giáp với biển. Giữ được hệ sinh thái như thế mới thúc đẩy được du
lịch bền vững.
Giảm thiểu các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên diện tích nước mặt
của đầm. Nếu có thể chỉ phát triển ở một số khu vực nhỏ có sự kiểm soát chặt chẽ
nhằm phục vụ cho chương trình du lịch bền vững.
Hoạt động du lịch bền vững tại Đông Hồ phải gắn liền với các vùng lân
cận của Hà Tiên nói riêng và của tỉnh nói chung như Vườn Quốc gia U Minh
Thượng, hệ sinh thái núi đá vôi đặc trưng ở Kiên Lương và Hà Tiên, khu di tích lịch
sử Hang Hòn, lễ hội Nguyễn Trung Trực...
Phối hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu xây dựng chương
trình học tập ngoài thiên nhiên cho sinh viên Việt Nam và quốc tế. Đến với Kiên
Giang, học sinh và sinh viên có thể học được tính đa dạng sinh học độc đáo như hệ
sinh thái biển, đất ngập nước ven biển, đất ngập nước trong đất liền (U Minh
Thượng), hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới (Phú Quốc), rừng ngập mặn ven biển, hệ
sinh thái đầm phá như đầm Đông Hồ, khu hệ núi đá vôi đặc trưng ở đồng bằng Hà
Tiên. Tại Hà Tiên sinh viên có thể nghiên cứu nhiều hệ sinh thái khác nhau trong
mối liên hệ về mặt sinh thái với đầm Đông Hồ. Kết quả nghiên cứu hàng năm sẽ là
cơ sở dữ liệu nhắm giúp nhà quản lý đánh giá sự thay đổi về hiện trạng của đầm để
từ đó đưa ra giải pháp quản lý tốt hơn.
Phối hợp với hệ thống giáo dục (Sở và phòng giáo dục) xây dựng
chương trình giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa, học tập ngoài
thiên nhiên. Khi tham gia các chương trình ngoại khóa, ngoài việc lắng nghe những
kiến thức do các chuyên gia hay hướng dẫn viên trình bày, học sinh còn có cơ hội
khám phá môi trường bằng các hoạt động hay thí nghiệm cụ thể về thiên nhiên. Với
cách học này người học có khả năng nhớ được nội dung học tập rất hiệu quả. Theo
chuyên gia giáo dục người Mỹ - Edgar Dale (1969), ứng với mỗi hình thức học khác
nhau, lượng kiến thức chúng ta có thể nhớ được cũng khác nhau. Theo Edgar Dale,
sau hai tuần học tập, lượng kiến thức chúng ta có xu hướng nhớ được minh họa trong
tháp học tập như sau:

159
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

(Nguồn: Edgar Dale (1969)) Hình 1: Lượng kiến thức người học có thể nhớ
qua các hình thức học tập khác nhau
Qua tháp học tập này chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao
kiến thức và nhận thức của cộng đồng thông qua các hoạt động thực tiễn có sự tham
gia của người học. Hay nói cách khác, việc sử dụng môi trường và cảnh đẹp của
thiên nhiên như những giáo cụ phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu học tập, hay sử
dụng cho các hoạt động du lịch bền vững sẽ góp phần nâng cao nhận thức của con
người về thiên nhiên một cách có hiệu quả.
Đẩy mạnh các mô hình du lịch bền vững.
2. Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của
cộng đồng
Các hoạt động cụ thể nhằm xây dựng một chương trình du lịch bền vững có sự
tham gia của cộng đồng có thể tiến hành theo các bước như sau:
 Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và những loại tài nguyên quan
trọng có sức thu hút khách du lịch và tạo nét đặc trưng cho chương trình du lịch (bao
gồm cả tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, tâm linh,…). Kết quả việc đánh giá này sẽ
giúp định hướng các hoạt động du lịch cụ thể cũng như đề ra các giải pháp phục hồi
các hệ sinh thái đã và đang bị suy thoái. Mục tiêu cuối cùng là khôi phục lại hiện
trạng môi trường của đầm Đông Hồ càng gần với tự nhiên càng tốt. Sau khi khảo sát
đánh giá xong cần chuẩn bị những thông tin khoa học và tư liệu về các loại tài
nguyên quan trọng này nhằm phục vụ cho công tác hướng dẫn sau này.
160
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

 Đánh giá các thành phần có liên quan đến chương trình du lịch bền
vững như cộng đồng địa phương, các công ty điều hành du lịch, các công ty lữ hành,
nhà hàng, khách sạn, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch… Những đối tác này có thể
tham gia vào quá trình lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững ở những cấp độ và
thời điểm khác nhau.
 Dựa trên kết quả đánh giá ở bước 1 chúng ta đề xuất các hoạt động du
lịch cụ thể và đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực có thể có từ các hoạt động du lịch
đối với các loại tài nguyên quan trọng của đầm Đông Hồ. Tìm nguyên nhân gốc rễ và
đưa ra giải pháp để giảm nhẹ các tác động tiêu cực này. Để giải quyết được vấn đề
này chúng ta có thể dựa vào mô hình LAC: giới hạn những thay đổi ở mức chấp nhận
được).
 Làm việc với các đối tác của chương trình du lịch bền vững như các
công ty lữ hành, điều hành các chương trình du lịch, hệ thống nhà hàng khách sạn,
các đơn vị cung cấp các dịch vụ cho hoạt động du lịch bền vững tại Đông Hồ… để
đảm bảo các đối tác này có thể đáp ứng được các tiêu chí phát triển bền vững. Các
đối tác này sẽ kết hợp với ban quản lý để góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức
của du khách về vấn đề bảo tồn trước khi họ chính thức tham gia chuyến du lịch.
 Xây dựng các chương trình truyền thông và giáo dục cho nhiều đối
tượng khác nhau liên quan đến chương trình du lịch bền vững như cộng đồng dân cư,
du khách, hướng dẫn viên, nhân viên của các đối tác có liên quan. Hướng dẫn viên
đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động giáo dục của du lịch bền vững vì họ là
những người tiếp xúc trực tiếp và truyền tải những thông tin hay kiến thức về đa
dạng sinh học, văn hóa,….đến du khách. Họ quan trọng vì chính họ là người truyền
cảm hứng để phát triển nhận thức của du khách về những cái hay, cái đẹp mà du
khách đã tiếp xúc. Những nhận thức đó sẽ là tiền đề để phát triển cảm xúc và tình
yêu thiên nhiên của du khách.
Trong chương trình giáo dục cộng đồng, cần quan tâm chú ý nhiều đến đối
tượng học sinh vì thông qua các em chúng ta có thể truyền tải những thông điệp về
bảo vệ môi trường đến những người thân của các em. Ngoài ra các em còn là tương
lai của đất nước, là những người ra quyết định trong tương lai nên rất cần có những
am hiểu sâu sắc về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

161
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Sơ đồ mẫu khi thực hiện các hoạt động của chương trình giáo dục môi trường
trong tổng thể chương trình du lịch bền vững

Phát triển bền vững

Giảm nhẹ các ảnh hưởng tiêu cực đến


nguồn tài nguyên quan trọng thông qua
công cụ LAC

Các bên có liên quan trong Du lịch bền vững như người dân địa
phương, các thành phần tham gia vào hệ thống du lịch, cơ quan quản lý

- Giáo dục thông qua các tour


- Hệ thống giáo dục và
du lịch.
chính quyền địa phương
- Giáo dục thông qua các
chương trình truyền thông
dành cho các đối tác và các
bên có liên quan.

Giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận


thức và thay đổi hành vi tác động của con
người lên môi trường thiên nhiên

Tài liệu tham khảo:


1. Báo cáo sơ lươc về đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (tài liệu do
ban tổ chức cung cấp).
2. Hồ Thị Diệu Thúy, 2009. Đôi điều về nguồn tài nguyên du lịch ở Hà Tiên. Kỷ
yếu hội thảo khoa học: bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa Hà Tiên. Phân viện Văn
hóa Nghệ Thuật Việt Nam tại Tp. HCM.
3. Sơn Nam, 1998. Danh thắng miền nam. Nhà xuất bảng tổng hợp Đồng Tháp.
4. Chương trình tập huấn du lịch bền vững của NOAA dành cho các khu bảo tồn
biển, 2011
5. http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/444956/Mat-dan-Ha-Tien-thap-canh.html

162
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

ĐÔNG HỒ

- NNC.VHDG Trƣơng Thanh Hùng -

Đông Hồ, một tên gọi rất đỗi thân thương đối với người dân Hà Tiên từ bao
đời nay bởi nó rất gắn bó với sinh hoạt hằng ngày, gắn bó với tình cảm của mỗi
người, nó không chỉ là môi trường thiên nhiên cung cấp nguồn lợi thủy sản giúp cho
việc mưu sinh của nhiều người mà còn là một thắng cảnh, gợi hứng cho không ít văn
nhân tài tử sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật. Người dân Hà Tiên thường tự
hào về cảnh đẹp của quê hương, trong đó Đông Hồ chiếm một vị trí khá quan trọng.
Đông Hồ chỉ là một hồ nước lớn, giữa có hai cái cồn dân cư sinh sống thành một ấp
thuộc xã Mỹ Đức (?), nhưng “Bình minh trên Đông Hồ”, “Trăng lên trên Đông Hồ”,
núi Tô Châu soi bóng Đông Hồ, “Đông Hồ ấn nguyệt” đã làm say đắm biết bao
người.
Thưa quí đại biểu,
Tôi được Ban Tổ chức Hội thảo mời viết tham luận với chủ đề “Phát huy
các giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch ở Hà Tiên”, mà lại nằm trong cái chung là cuộc
hội thảo về đầm Đông Hồ - Việt Nam. Đây là một đề tài hết sức khó, bởi một cái hồ
tự nhiên thì thế nào gọi là lịch sử, thế nào là văn hóa?. Nếu viết theo kiểu nào đó thì
sẽ trở thành tả cảnh, tả tình mà nhiều người đã từng làm qua. Còn viết về giá trị lịch
sử, văn hóa và du lịch ở Hà Tiên thì e rằng quá rộng mà trong khuôn khổ của một bài
tham luận thì sẽ không kham nổi. Mà đi sâu vào mục đích và yêu cầu của hội thảo thì
tôi lại không đủ trình độ nói đến các vấn đề thuộc về lĩnh vực khoa học tự nhiên, vì
thế tôi chỉ xin đề cập đến những vấn đề nằm trong tầm hiểu biết của mình mà thôi, có
gì thiếu sót xin quí đại biểu bỏ qua cho.
Tôi nhớ Hà Tiên đã một lần tổ chức hội thảo về Đông Hồ, và tôi cũng đã
bộc bạch tâm tình trong lần hội thảo ấy, bản tham luận lần này chắc cũng sẽ nhắc lại
đôi điều đã nói.
Lan man hơi nhiều, tôi xin đi vào những vấn đề cụ thể.
Trước nhất xin được nhắc đến vấn đề Đông Hồ trong lịch sử (không phải
lịch sử của Đông Hồ).
Đông Hồ là một cái đầm hay phá cuối nguồn sông Giang Thành, tiếp nhận
nước của sông Giang Thành và kinh Vĩnh Tế.
Ai cũng phải thừa nhận rằng Hà Tiên từng là thủ phủ của một trấn rộng lớn,
là nơi đô hội, là một thương cảng trù phú từ đầu thế kỷ thứ 18. Tại sao Hà Tiên trở
thành thương cảng? Đó là một câu hỏi đã được nhiều người phân tích, phần nhiều
các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do tài năng và mối quan hệ của Mạc Cửu. Điều đó
cũng đúng thôi, chúng ta không nghi ngờ gì về điều này, vai trò của họ Mạc trong
việc phát triển Hà Tiên từ cuối thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 18 là không thể phủ

163
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

nhận. Nhưng nếu Mạc Cửu chọn nơi dung thân không phải là Hà Tiên thì sao? Liệu
nơi nào đó có trở thành một thương cảng như Hà Tiên không?.
Theo tôi suy nghĩ, ngoài tài năng, đức độ của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích thì
điều kiện thiên nhiên, cảnh quan của Hà Tiên, mà đầm Đông Hồ có vai trò hết sức
quan trọng, nó có vị trí tránh mùa gió giông, biển động, cung cấp nước ngọt cho tàu
thuyền di chuyển trên con đường hàng hải từ Trung Quốc về các vùng Đông Nam Á.
Chính Đông Hồ đã tạo sức hấp dẫn để cho thương thuyền các nơi vào trú biển động
và từ đó đã trở thành một tụ điểm của khách thương trước khi Mạc Cửu chọn nơi đây
thành chốn dung thân lâu dài. Sau đó Mạc Cửu mới dùng tài kinh doanh và tổ chức
của mình để phát triển Hà Tiên trở thành nơi đô hội.
Mạc Cửu mở sòng bạc tại Hà Tiên để thu thuế hoa chi
Hàng hóa của Hà Tiên trao đổi với các tàu buôn chủ yếu là nông thổ sản.
Vào thời bấy giờ, chúng ta thấy cụm dân cư gần Hà Tiên nhất là Kampốt và Tukmía,
Tukmía còn có tên là Sài Mạt hay Sóc Mẹt, đó là nơi đầu nguồn của sông Giang
Thành. Nông sản từ Sóc Mẹt theo sông Giang Thành ra Đông Hồ để trao đổi với
khách thương tại Hà Tiên.
Mạc Cửu rất khéo khi sử dụng truyền thuyết có tiên xuống chơi trên Đông
Hồ, từ đó mà có tên gọi Hà Tiên. Ở đây cũng xin nói thêm, có một số nhà nghiên cứu
dựa theo Trương Minh Đạt để cho rằng tên gọi Hà Tiên xuất phát từ địa danh Tà
Teng, mà theo ông nó là biến âm của từ Khmer Cròtel có nghĩa là chiếu lác. Theo tôi,
ý kiến này cần phải xem lại, vì người Khmer đã gọi Hà Tiên là Peam, còn Tà Teng
của họ cách Hà Tiên gần 20km đường chim bay. Mạc Cửu cũng không cần phải
phiên âm thổ ngữ để đặt tên cho trấn của mình.
Trong thời gian chính thức làm Tổng trấn Hà Tiên, Mạc Cửu đã chiêu mộ
hiền tài, mở mang Hà Tiên khá toàn diện. Ngoài việc giao thương, mua bán và
khuyến khích khai hoang sản xuất, Ngài còn xây thành đắp lũy để bảo vệ thủ phủ
trấn Hà Tiên, đồng thời đón rước nhân tài về đào tạo cho thế hệ kế tiếp, chính nhờ
thế mà Mạc Thiên Tích đã trở thành một nhân vật văn võ toàn tài. Về mặt quân sự,
Mạc Cửu đã cho xây đồn Giang Thành, một căn cứ quân sự tiền tiêu để bảo vệ trấn
Hà Tiên, Đông Hồ không chỉ là nơi trú đậu của tàu buôn các nơi mà còn là một căn
cứ hải quân, mà tên gọi Rạch Ụ, Vàm Hàn chính là một di tích của thời kỳ đầu khai
mở này.
Đến thời Mạc Thiên Tích thay cha làm Tổng binh Đại đô đốc trấn nhậm Hà
Tiên, Đông Hồ lại có thêm vị trí mới, đó là một trong 10 thắng cảnh quyến rũ văn
nhân tài tử về Hà Tiên thưởng ngoạn, vịnh ngâm. Phải công nhận rằng vị Tổng binh,
nhà thơ Mạc Thiên Tích đã có tâm hồn và con mắt hết sức tinh tế khi cảm nhận Đông
Hồ. Ông đã viết bài thơ nôm “Đông hồ ấn nguyệt” trong tập “Hà Tiên thập cảnh
khúc vịnh” như sau:
Mặt hồ rỡ rỡ tiết thu quang
Giữa có vầng trăng nổi rõ ràng

164
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Đáy nước chân mây in một sắc


Ả Hằng, nàng Tố ló đôi phang
Rạng thanh đã hứng thuyền Tô Tử
Đêm xuống càng đau dạ Nhạc Xương
Cảnh một mà tình người dễ một
Kẻ thì ngả ngớn, kẻ sầu thương
Ở đây không đi sâu về văn học nên chúng tôi không nhắc đến 1 bài xướng
và 32 bài họa bằng chữ Hán thắng cảnh Đông Hồ ấn nguyệt.
Đông Hồ đã giữ vai trò là một thắng cảnh, một thương cảng và căn cứ quân
sự trong suốt 69 năm, từ năm 1708 đến 1771.
Năm 1771, quân Xiêm tấn công thành Hà Tiên. Vì nhiều lý do khác nhau,
Mạc Thiên Tích không giữ được thành. Trên Đông Hồ đã diễn ra những trận chiến ác
liệt, vì nhiều lý do khác nhau, quân đội của ta đã thất thủ, Mạc Thiên Tích phải theo
đường sông Giang Thành chạy về Châu Đốc rồi đến Cần Thơ. Từ đó Hà Tiên lọt vào
tay quân Xiêm trong một thời gian dài, Đông Hồ không còn là nơi tụ hội của khách
thương cũng như văn nhân tài tử.
Trong suốt cuộc tranh hùng của Tây Sơn và Chúa Nguyễn, Đông Hồ trở nên
cô đơn, quạnh quẽ, có chăng là chứng kiến một vài cuộc chiến nhỏ ngoài biển mà
thôi. Mãi cho đến khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, thu hồi lại đất Hà Tiên thì
nhân dân mới trở về quanh Đông Hồ xây dựng lại cuộc sống. Đông Hồ đã cung cấp
cho nhân dân Hà Tiên một sản lượng không nhỏ thủy sản trong cuộc sống hàng ngày.
Người dân Hà Tiên có một số khá đông làm nghề “hạ bạc”, họ dùng ghe xuồng nhỏ
thả lưới và đóng đáy trên Đông Hồ bắt một số loài cá, cua, ghẹ cung cấp cho nhân
dân Hà Tiên.
Trong những năm thực dân Pháp cai trị, dù Hà Tiên là một tỉnh nhỏ trong 20
tỉnh của Nam Kỳ, nhưng Đông Hồ cũng là một bến cảng không phải là vắng vẻ,
những bức ảnh vào thời Pháp còn để lại đã chứng minh điều đó.
Khi cuộc sống đã trở lại yên bình, nhất là vào những thập niên đầu thế kỷ
20, người ta mới chú ý đến Đông Hồ như là một thắng cảnh, những cuộc dạo chơi
trên Đông Hồ trong những đêm trăng là cái thú của khách nhàn du. Từ đó, trong “Hà
Tiên tứ tuyệt” của đất Hà Tiên đã xuất hiện một nhân vật dưới bút danh “Đông Hồ”.
Cuộc sống của nhân dân Hà Tiên và xung quanh Đông Hồ khá êm đềm, cho
đến năm 1941, khi quân Nhật vào Đông Dương, họ đã biến Đông Hồ thành căn cứ
hậu cần quân sự chuẩn bị cho việc tiến đánh Singapore, họ xây dựng bên bờ Đông
Hồ (phía sau Tô Châu) những kho hàng hóa, lương thực khá lớn, nhiều xà lan quân
sự đậu trên Đông Hồ. Khi quân Đồng Minh mở cuộc tiến công phát xít, máy bay của
Đồng Minh đã dội bom triệt hạ căn cứ này. Đó là lần đầu tiên, nhân dân Hà Tiên
chứng kiến cảnh chiến tranh, bom đạn.
Từ năm 1965 đến 1975, Đông Hồ có căn cứ hải quân của quân đội Việt Nam
Cộng Hòa dưới sự cố vấn của Mỹ. Các loại tàu hải quân, cả tàu sắt và tàu cây, hải

165
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

thuyền, hải quân hoạt động khống chế vùng biển Hà Tiên và các con sông, kinh, rạch
của Hà Tiên. Thời điểm này Đông Hồ khá nhộn nhịp các hoạt động quân sự, phía
cách mạng luôn tìm cách đánh phá căn cứ hải quân, còn tàu hải quân VNCH cũng
luôn có hoạt động bắn phá xung quanh Đông Hồ, những nơi mà họ nghi ngờ có “Việt
cộng” ẩn nấp. Đồng thời, thuyền ghe buôn bán các nơi cũng đến Hà Tiên neo đậu,
nhưng chúng ta không thấy tàu buôn nước ngoài mà chỉ có loại ghe nhỏ chở hàng
nông sản đến trao đổi mà thôi. Có một thời gian, đường bộ từ Rạch Giá đi Hà Tiên
không hoạt động được, người dân Hà Tiên muốn đi nơi khác phải theo đường thủy,
Đông Hồ là cửa ngõ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này. Kể cả thời gian khi
đường xe có thể đi lại được thì đường thủy cũng vẫn còn khá nhộn nhịp.
Trong những năm 1975-1979, nhất là từ 1977 đến 1979, khi quân Pôn Pốt
luôn tìm cách tấn công sang biên giới, Đông Hồ đã chứng kiến và chịu đựng những
cuộc pháo kích dữ dội của bọn Khmer đỏ sang Hà Tiên, phần lớn đạn pháo của
chúng bắn sang đều rớt xuống Đông Hồ.
Từ sau cuộc chiến tranh biên giới, nhân dân Hà Tiên trở về khắc phục hậu
quả chiến tranh, Đông Hồ trở lại vai trò quan trọng trong những ngày đầu xây dựng
lại cuộc sống, đồng thời cũng là đầu cầu chi viện cho nước bạn Kampuchia. Cho đến
khi quốc lộ 80 đã thông thoáng thì sự vận chuyển, giao thông trên Đông Hồ đã giảm
bớt phần quan trọng. Đông hồ ngày nay trở thành một địa chỉ du lịch lý thú nếu
chúng ta biết đầu tư, khai thác, đồng thời cũng là một vùng sinh thái khá đặc biệt với
hai mùa mặn ngọt cùng hệ sinh thái xung quanh Đông Hồ, nó có khả năng một mặt
nào đó để phát triển kinh tế cho nhân dân Hà tiên.
Thưa quí đại biểu,
Lịch sử và văn hóa của một vùng đất không thể trình bày trong vòng một vài
trang giấy mà hết được, nhất là Hà Tiên vốn là thủ phủ của một trấn rộng lớn ngày
xưa, là nơi dừng chân của cuộc Nam tiến vĩ đại của dân tộc ta, và cũng không phù
hợp nếu trình bày dài dòng ở hội thảo này. Tôi xin được nhắc vài điểm mà chúng ta
có thể phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Hà Tiên ngày nay.
Trước nhất, lịch sử Hà Tiên là lịch sử của công cuộc mở đất mà phần trên
chúng tôi có nhắc đến. Gắn với công cuộc mở đất ấy là những câu chuyện nửa thực,
nửa hư liên quan đến từng địa danh và từng nhân vật lịch sử. Chỉ xung quanh gia
đình họ Mạc thôi, chúng ta cũng thấy có nhiều chuyện để kể cho thế hệ sau nghe như
những câu chuyện cổ tích, thí dụ như chuyện Mạc Cửu bắt được hầm bạc, chuyện khi
sanh Mạc Thiên Tích thì có tượng Phật nổi lên ở đầm Long Kỳ, Chuyện về Mạc Mi
Cô (tức Bà cô Năm). . . rồi chuyện Tiên xuất hiện trên Đông Hồ, đồi Kim Dự nằm
trên lưng con ngao, chuyện về đồi Ngũ Hổ, Thạch Động với hang Thạch Sanh, cây
đàn 5 dây ở Đá Dựng, những cuộc chiến đấu chống quân Xiêm xâm lược. . . Rồi
cuộc tranh hùng giữa Tây Sơn và Chúa Nguyễn, những cuộc khởi nghĩa chống phong
kiến, thực dân, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến vĩ đại giành độc lập dân tộc và cuộc
chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam. Những câu chuyện huyền hoặc xưa và

166
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

những sự kiện lịch sử sẽ đi vào quên lãng nếu chúng ta không biết giữ gìn và khai
thác phục vụ cho quốc kế dân sinh.
Về vấn đề văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian có sự thu hút rất lớn đối
với khách du lịch và bè bạn bốn phương mà bất cứ địa phương nào cũng có, nhưng
mỗi nơi một vẻ. Hà Tiên từ xưa được mệnh danh là “Đất Phật, người hiền”, trên 30
ngôi chùa, miếu trong một địa bàn không rộng, dân không đông lắm cũng chứng tỏ
điều đó. Có phải vì môi trường thiên nhiên mà là cho người dân Hà Tiên có tính cách
ấy hay không?. Ngày xưa, người dân Hà Tiên hiền thật, thích đi chùa, ra chợ không
thấy tiếng ồn như những nơi khác, người ta ăn nói nhỏ nhẹ, buôn bán không nói
thách, không tranh giành, không có kiểu “bạn hàng tôm, bạn hàng cá” như dân gian
thường nói. Không tham lam, bỏ quên chiếc xe đạp cả ngày trời bên hè phố cũng
không ai lấy. Hiếu khách nhưng không có thái độ vồ vập, thậm chí xem hát cũng
không vỗ tay tán thưởng.
Ngày xưa, khi tập tểnh làm thơ, tôi có viết mấy câu về ngôi chợ Hà Tiên:
Ngôi chợ nhỏ quanh năm không xa lạ
Rất dịu hiền không nói thách chú ơi
Thân quen sao những tiếng chào mời
Như vị ngọt ghẹ tươi vừa luộc.
Ngày trước, tôi cảm nhận ngôi chợ Hà Tiên của mình là như thế. Còn hiện
nay, tôi cũng được biết là những người bán hàng ngoài chợ Hà Tiên rất ít nói thách.
Nhưng trong xu thế hội nhập, người nhập cư đến Hà Tiên khá nhiều, tôi không biết
tính cách ấy có bị tha hóa hay không.
Về lễ hội cũng có những nét rất đáng yêu như: Hái lộc đầu xuân vào đêm
rằm tháng Giêng; tiết thanh minh được người dân tảo mộ lai rai suốt tháng, người ta
cúng Thanh Minh tại mộ trên sườn núi rồi dọn ra ăn uống, đến chiều về, chứng kiến
cảnh đó, ta mới cảm nhận hết mấy câu thơ của Nguyễn Du tả cảnh chị em Kiều đi
chơi tết Thanh Minh. Vào tháng Bảy âm lịch ngày nào cũng có chùa cúng, từ ngày
mồng một chùa Tam Bảo mở cửa ngục cho đến 30 chùa Địa Tạng đóng cửa ngục,
người dân có thể làm công quả và ăn cơm chùa suốt tháng. Các ngôi chùa miếu cúng
có tục “Thí Dàn” cũng khá hay. Ngày nay, Đảng bộ và nhân dân Hà Tiên tổ chức lễ
giỗ vị Khai trấn thượng trụ quốc Đại tướng quân Mạc Cửu một cách trang trọng cũng
là một việc làm đáng biểu dương.
Nói đến văn hóa Hà Tiên mà bỏ quên Tao đàn Chiêu Anh Các là điều thiếu
sót, bởi Tao đàn Chiêu Anh Các được thành lập từ năm 1736 đã khai sinh ra dòng
văn học Miền Nam, đó là tài sản vô cùng quí báu của Hà Tiên hay là của kho tàng
văn học Việt Nam. Người chủ soái của Tao đàn đã gợi ra 10 cảnh đẹp của Hà Tiên
để văn nhân, tài tử trong và ngoài nước cùng nhau xướng họa. Mười cảnh đẹp còn
đấy, nhưng gìn giữ, phát huy nó như thế nào đó là công việc của chúng ta hôm nay.
Ở đây xin được mở ngoặc mà nói rằng có vài nhà báo vì thiếu kiến thức nên cho rằng

167
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

nó đã mất, đó là một nhận định hết sức chủ quan và sai lầm. Mà cũng đúng thôi vì
chúng ta chưa làm cho bạn bè biết mười cảnh đẹp đó ở nơi nào và nét đẹp đó là gì.
Còn nữa, văn hóa ẩm thực của Hà Tiên cũng rất đáng chú ý, có những món
chỉ Hà Tiên mới có hay là rất hiếm thấy xuất hiện ở nơi khác. Đó là sự giao thoa văn
hóa ẩm thực của 3 dân tộc Việt - Hoa và Khmer. Chúng ta có kể ra một vài món như:
xôi Hà Tiên, bún nhâm, bún nước kèn, bánh thốt nốt, chè hột me, mắm chao, canh
chua sả nghệ, cà xiểu muối. . . Những món ăn tưởng chừng như hết sức bình dân ấy
sẽ tạo ra sức hấp dẫn không nhỏ đối với thực khách nếu chúng ta biết giới thiệu cho
du khách đến với Hà Tiên.
Thưa quí đại biểu,
Làm sao để phát huy giá trị lịch sử và văn hóa của Hà Tiên để phát triển
kinh tế xã hội nói chung mà đặc biệt du lịch là vấn đề không phải dễ dàng nhưng
cũng không phải khó khăn lắm, chỉ có điều là chúng ta biết chúng ta có cái gì và biết
phải làm thế nào để phát huy nó.
Chúng ta có gì? Không phải cái gì chúng ta có mà chúng ta cũng đều biết
hết, bởi nhiều khi nó hiện diện hằng ngày trước mắt nên chúng ta tưởng chừng như
nó không có giá trị, nói theo kiểu dân gian là “Bụt chùa nhà không thiêng”, cho nên
chúng ta cần phải nhìn lại, phải khám phá để biết chúng ta có gì, từ đó mà khai thác
giá trị của nó.
Còn làm thế nào để phát huy giá trị của nó quả thật là khó khăn bởi có rất
nhiều điều ràng buộc. Trước nhất là tầm nhìn của chính chúng ta, kế đến là con
người thực hiện ý đồ, thứ ba là cơ chế, chính sách, tuyên truyền, quảng bá.
Tôi lấy thí dụ như: Lịch sử Hà Tiên huyền hoặc thu hút lòng người, nhưng
lịch sử đó có được viết ra và xuất bản, phổ biến đến mọi người hay không, thêm nữa
là viết thế nào để nó không phải là những bài học khô khan. Tôi biết Lý Văn Hùng
có viết quyển “Nam Hải dân tộc anh hùng truyện” bằng chữ Hán, đó là một quyển
tiểu thuyết viết về Mạc Cửu đến khai mở Hà Tiên khá hấp dẫn, nhưng hình như rất ít
người biết đến vì không ai dịch ra tiếng Việt. Tuy đây là một quyển tiểu thuyết hư
cấu, nhưng dù sao, cũng như quyển “Nàng ái cơ trong chập úp” của Mộng Tuyết, nó
làm cho người đọc hiểu thêm và nhớ một số sự kiện lịch sử của Hà Tiên, và khi mà
nó được phổ biến rộng rãi thì sẽ kích thích sự tò mò của bè bạn gần xa mà tìm đến
Hà Tiên. Ở đây tôi muốn nói là chúng ta cần có chính sách khuyến khích sáng tạo
những tác phẩm văn học nghệ thuật để quảng bá cho Hà Tiên, nhất là tiểu thuyết lịch
sử, nhưng vấn đề đặt ra là những quyển tiểu thuyết ấy đừng quá xa rời sự thật, làm
méo mó đi những nhân vật lịch sử thì không nên.
Trở lại với Đông Hồ, tôi cho rằng việc thị xã Hà Tiên qui hoạch, đầu tư xây
dựng những công trình văn hóa, đặc biệt là khu dành cho hoạt động văn học nghệ
thuật, làm sống lại Chiêu Anh Các xưa là việc làm hết sức có ý nghĩa, làm cho Đông
Hồ đẹp thêm, tăng giá trị của Đông Hồ về mặt văn hóa, thu hút tài tử, văn nhân về
góp tiếng, góp lời làm cho Hà Tiên thêm đẹp, thêm giàu, quảng bá hình ảnh Hà Tiên

168
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

đến với bè bạn bốn phương. Cũng như ngôi chùa Hàn San ở Trung Hoa nhờ bài thơ
Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế mà trở nên nổi tiếng thu hút hàng triệu lượt du
khách đến thăm viếng mỗi năm.
Còn về việc du lịch, chúng ta cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên những
kiến thức về văn hóa, lịch sử của Hà Tiên để có thể giới thiệu cho du khách hiểu và
thêm yêu Hà Tiên. Bên cạnh đó cũng cần làm cho người dân Hà Tiên hiểu tường tận
hơn về quê hương, đất nước của mình để có thể yêu hơn, tự hào hơn mà góp phần gìn
giữ, phát triển Hà Tiên về mọi mặt. Tôi có dịp đi đây, đi đó, khi biết tôi là người Hà
Tiên thì hình như được bè bạn quí hơn. Hai tiếng Hà Tiên đã được cả nước biết đến
và yêu quí, chúng ta nên làm thế nào để giữ hình ảnh đẹp đó trong lòng bè bạn bốn
phương.
Thưa quí đại biểu,
Tôi vốn là một đứa con của quê hương Hà Tiên, gắn bó với Đông Hồ tử thủa
ấu thơ, nay lại được tham dự hội thảo quốc tế về Đông Hồ thì thật hết sức là vinh
hạnh. Chính vì thế nên bài phát biểu của tôi có hơi dông dài, mong quí đại biểu thông
cảm. Còn có gì sai sót mong được các bậc thức giả chỉ bảo.
Xin chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
Trân trọng kính chào./.

169
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

VÀI Ý KIẾN VỀ BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC BỀN VỮNG


GIÁ TRỊ CỦA ĐẦM ĐÔNG HỒ - VIỆT NAM

- TS. Nguyễn Diệp Mai -

Chiếm hơn 1/8 diện tích tự nhiên của thị xã Hà Tiên, đầm ngập mặn Đông Hồ
nằm ở vị trí trung tâm của hệ sinh thái núi đá vôi Hà Tiên. Đông hồ còn được gọi là
đầm, phá hay vũng nhưng người dân địa phương quen gọi là hồ vì lẽ từ trên cao nhìn
xuống sẽ thấy núi Tô Châu, Kim Dự và núi Bình San vây quanh, không còn trông
thấy cửa biển, nên nó trông giống một cái hồ hơn. Đầm Đông Hồ đã góp phần tạo
nên sự đa dạng về địa hình của thị xã Hà Tiên: đồng bằng, núi đồi, hang động, biển
đảo và đầm nước mặn. Hệ sinh thái núi đá vôi ở Hà Tiên được đánh giá là hệ sinh
thái núi đá độc đáo duy nhất ở Nam Bộ.
Từ thời phong kiến, đầm Đông Hồ đã được xem là một địa điểm quan trọng
về mặt tài nguyên tự nhiên và phát triển giao thương như Sách Gia Định thành
thông chí của Trịnh Hoài Đức đã ghi rõ: « Ấy là hồ ở trước trấn thự, phía nam khóa
thủy khẩu của hải cảng Hà Tiên chặt chẽ để giữ địa khí, bề ngang 5 trượng, sâu 10
thước ta. Phía bắc tiếp với hạ lưu sông Vĩnh Tế. Lòng hồ mênh mông rộng 71
trượng, gọi là hồ Hà Tiên, còn gọi là Đông Hồ, vì hồ ở về phía đông vậy. Giữa hồ có
nổi cồn cát non, phía đông và phía tây nước sâu trên dưới 5 thước ta, thuyền bè ở
sông ở biển đến đậu chen nhau, người buôn tụ hội đông đảo. Cảnh trăng nước mênh
mang, trong 10 cảnh ở Hà Tiên đây là cảnh Đông Hồ ấn nguyệt (Trăng in Đông
Hồ) ».
Là đầm nước mặn tiếp giáp với cửa biển với diện tích mặt nước hơn 900ha và
400ha rừng ngập mặn, Đông Hồ là một hệ sinh thái lý tưởng cho sinh trưởng và phát
triển của trứng, ấu trùng của các loài thủy sản. Đầm nước mặn này đã góp một phần
quan trọng để tạo nên sự đa dạng đặc biệt cho hệ sinh thái núi đá vôi Hà Tiên. Không
chỉ đóng vai trò là nơi điều phối nước của hợp lưu sông Giang Thành và kinh Vĩnh
Tế, kinh Rạch Giá – Hà Tiên, kinh Mương Đào, rạch Vượt, rạch Đèn Đỏ, kinh Hà
Giang… đổ ra vịnh Tây Nam, đầm là nơi tụ họp giao thương của trấn Hà Tiên xưa.
Trong lịch sử hình thành là phát triển cũng như trong đời sống tinh thần, tình cảm
của người dân Hà Tiên, đầm Đông Hồ là một phần không thể tách rời. Việc xây dựng
qui hoạch định hướng việc bảo tồn và khai thác giá trị của đầm Đông Hồ trong tổng
thể xây dựng thành phố văn hóa du lịch Hà Tiên tương lai là việc làm cấp thiết để
làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, ứng phó với sự biến đổi khí
hậu toàn cầu đang diễn ra. Trong khổ của Hội thảo, tôi xin phép được đóng góp vài ý
kiến để góp phần vào việc bảo tồn và khai thác bền vững giá trị của đầm Đông Hồ.
1. Xây dựng qui hoạch theo hƣớng bảo tồn nguyên dạng hệ sinh thái tự
nhiên hiện tại
Xây dựng quy hoạch cần đặt mục tiêu bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
lên hàng đầu vì có như vậy mới không phải xử lý các vấn đề liên quan đến tác động
xấu đến môi trường, đồng thời là giải pháp quan trọng đảm bảo cho phát triển bền
170
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

vững. Do vậy, cần thiết phải tiến hành quy hoạch môi trường đầm Đông Hồ ngay
trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hà Tiên nhằm đánh giá khả
năng chịu tải của tài nguyên thiên nhiên và môi trường dưới tác động tổng hợp của
toàn bộ các nguồn hóa chất, rác và nước thải. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật phải tương ứng với áp lực môi trường do các vấn đề quy hoạch như hệ thống
xử lý nước thải, rác thải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thủy sản, hoạt động dịch vụ
du lịch… Đầm Đông Hồ hiện có 02 cồn nổi được hình thành do sự bồi tụ và phát
triển rừng sác trong thời gian rất dài. Quy hoạch xây dựng cần phải chú ý đến việc
bảo tồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất, nước, rừng, sinh vật… Cần tính toán,
xác định ngưỡng khai thác tài nguyên thích hợp làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế,
sử dụng hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học để phát triển bền vững song song với việc
kết hợp với mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường sinh thái của đầm trong tương lai.
Hiện nay đã có chủ trương cho đầu tư khai thác diện tích đất nổi ở cồn nổi bờ
bắc của đầm để làm khu du lịch sinh thái liên hợp với qui mô trên 33ha gồm nhiều
hạng mục công trình hiện đại như nhà nghỉ cao cấp, sân bóng, sân golf, khu vui chơi
giải trí… Khi dự án này được hình thành hầu như cả cồn nổi sẽ được bê-tông hóa,
việc phá dỡ cảnh quan thiên nhiên hiện có của đầm Đông Hồ là điều không thể tránh
khỏi. Nếu xét về mặt địa chất thì phần đất nền của cồn nổi này chưa đủ độ vững chắc
để xây dựng công trình với qui mô lớn như vậy nên cần phải là bờ kè với một lượng
đất đá rất lớn đổ xuống đáy đầm gây ảnh hưởng lớn đến dòng chảy cũng như hệ sinh
thái của đầm. Việc xử lý chất thải, hóa chất từ quá trình xây dựng cũng như khai
thác, bảo dưỡng cây cảnh, cỏ sân golf, nước hồ bơi… sẽ trở thành « vấn nạn » ô nhiễm
môi trường khó giải quyết. Có nên chăng chọn một mô hình du lịch sinh thái đúng
nghĩa ( như Thuận Tình – Hội An, đầm Thị Nại – Bình Định, Vàm Sát – Cần Giờ…)
để không phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vẫn khai thác được
nguồn lợi kinh tế du lịch bền vững. Đầm Đông Hồ cần được định hướng qui hoạch
dựa trên mục tiêu bảo tồn hiện trạng cảnh quan hiện có, tạo dựng môi trường thuận
lợi cho để đầm trở thành nơi lý tưởng cho các loài thủy sản sinh sản và phát triển
đồng thời đảm bảo vai trò điều tiết thoát lũ cho vùng hạ lưu sông Giang Thành. Có
thể trước mắt không đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng về lâu dài chúng ta vẫn giữ
và bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt của hệ sinh thái núi đá vôi Hà
Tiên để phát triển bền vững.
2. Phát huy vai trò của ngƣời dân địa phƣơng trong bảo tồn và khai thác
đầm Đông Hồ
Với lợi thế có cảnh quan thiên nhiên đẹp và là vùng có thương hiệu du lịch từ
thời thuộc Pháp nên người dân Hà Tiên đã có sẵn nền tảng văn hoá ứng xử với môi
trường văn hoá du lịch. Đây là một lợi thế về mặt xã hội mà trong quá trình qui
hoạch phát triển kinh tế du lịch cần chú trọng đi vào chiều sâu. Không ai hiểu biết rõ
về thiên nhiên, lịch sử văn hoá và hài lòng khách phương xa đến bằng chính người
dân địa phương. Và cũng không ai yêu quí, ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên ban
tặng và tài sản văn hoá của ông cha để lại bằng người dân địa phương. Vì vậy nguồn
171
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

nhân lực tốt nhất tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế du lịch chính là người dân
địa phương. Chính vì vậy cần hoạch định chiến lược từng bước hỗ trợ, chuyển đổi
những hộ dân đang sinh sống bằng nghề khai thác nuôi trồng thủy sản, khai thác
nguồn lợi tự nhiên ven đầm Đông Hồ tham gia vào hoạt động khai thác du lịch.
Khi được tham gia vào hoạt động kinh tế, được chia xẻ quyền lợi từ nguồn tài
nguyên tự nhiên và nhân văn nơi mình sinh sống, người dân địa phương sẽ thấy được
lợi ích và trách nhiệm của mình. Họ sẽ nâng cao ý thức giữ gìn, khả năng phát huy
những giá trị họ đang làm chủ để được cùng hưởng lợi và bảo tồn nguồn lợi đó phát
triển bền vững. Để được hưởng lợi càng nhiều cộng đồng dân cư sẽ càng phối hợp
với nhau tạo dựng hình ảnh người dân bản xứ thân thiện, nhiệt tình, hiểu biết về hoạt
động du lịch gây được thiện cảm để thu hút và giữ chân du khách đến với Hà Tiên
nói chung và đầm Đông Hồ nói riêng.
Trên nền tảng nguồn nhân lực sẵn có, chính quyền địa phương cần đưa ra
những định hướng, chính sách đào tạo nhân lực có trình độ nghiệp vụ du lịch như
quản lý, hướng dẫn viên địa phương, lữ hành và những dịch vụ du lịch khác... Vì là
người địa phương nên thuận lợi trong việc ổn định đời sống, tham gia nghề lâu dài và
tạo được sự ổn định về mặt bằng lao động cũng như nguồn thu tại chỗ cho địa
phương. Khi tham gia vào những hoạt động dịch vụ lữ hành nội địa, người dân địa
phương dựa hiểu biết về địa lý, thời tiết, tập quán văn hoá.... khai thác tốt nguồn tài
nguyên. Ngoài ra nếu tham gia vào hoạt động khai thác nguồn lợi du lịch ở đầm
Đông Hồ họ có thể tận dụng được những phương tiện, cơ sở sẵn có của gia đình vào
việc kinh doanh trước mắt sẽ góp phần giảm bớt nguồn vốn cần đầu tư. Người địa
phương khi được đào tạo thành hướng dẫn viên, thuyết minh viên sẽ tạo được sự hấp
dẫn đối với du khách, đồng thời tạo được thêm nguồn thu nhập và việc làm. Chính
quyền địa phương cần xây dựng chương trình hỗ trợ, phối hợp với người dân chuẩn
bị cơ sở dịch vụ du lịch, các hình thức kinh doanh du lịch phù hợp với điều kiện sẵn
có. Du khách có thể ở và sinh hoạt cùng dân (homestay) để giúp họ hiểu biết thêm về
đời sốn văn hóa của người dân địa phương. Đó cũng là một định hướng khai thác
tiềm năng du lịch hiệu quả.
3. Xây dựng tour sinh thái kết nối đầm Đông Hồ với các điểm du lịch khác
Hoạt động du lịch không đơn thuần là công việc kinh doanh “mua - bán” theo
nghĩa thông thường mà đó còn mang tính chất của một sản phẩm văn hóa. Lợi ích
của sản phẩm du lịch phải được tính đến theo cấp số nhân của giá trị về mặt xã hội và
kinh tế. Xây dựng được tour du lịch sinh thái đầm Đông Hồ kết nối với các điểm du
lịch danh thắng khác của Hà Tiên sẽ càng tạo sự hấp dẫn cuốn hút du khách. Thuận
lợi là nằm ở khu vực trung tâm của hệ sinh thái núi đá vôi Hà Tiên nên việc kết nối
đầm Đông Hồ gắn với sông Giang Thành dài trên 30km với hệ thống rạch phụ lưu
quanh co qua nhiều đầm lầy, núi đồng, đồng ruộng sẽ tăng thêm sức thu hút đối với
du khách. Sau khi vận động leo núi nhiều, du khách sẽ được đổi sang đi bằng thuyền
từ đầm Đông Hồ rồi dọc theo sông Giang Thành. Ngồi trên thuyền được thưởng thức
cảnh thiên nhiên kỳ thú rừng sác xen lẫn núi đồi, vách đá bị xâm thực có màu sắc,
hình thù kỳ dị, rồi những cánh đồng, vườn cây suốt dọc hai bên bờ sông. Việc thay
172
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

đổi cách thức di chuyển, cảnh quan tham quan sẽ tạo cho tour du lịch này có sức hấp
dẫn đặc biệt hơn những tour tham quan đơn thuần khác.
Tour du lịch này có thể lồng ghép vào gắn kết vào các sự kiện văn hóa lễ hội
hay tổ chức định kỳ từng tháng (vào các ngày rằm) để tạo thành một sản phẩm du
lịch sinh thái đặc trưng của Hà Tiên. Kết hợp giữa du lịch sinh thái với du lịch văn
hóa là hướng khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của Hà Tiên đồng thời phục
vụ cho việc quảng bá hình ảnh Hà Tiên không phải chỉ là danh thắng mà còn có cả
nét đẹp văn hóa truyền thống. Đó chính là sự kế thừa và phát huy giá trị di sản văn
hóa một cách tích cực và hữu hiệu nhất, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa
truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát triển, cảnh quan thiên nhiên và đời sống
văn hóa. Nếu xây dựng thành công thì trong tương lai tour du lịch này sẽ tích cực
góp phần thúc đẩy nâng cao thương hiệu du lịch của Hà Tiên.
4. Lồng ghép các chƣơng trình truyền thông nâng cao ý thức công đồng
bảo vệ nguồn tài nguyên núi đầm Đông Hồ
Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào việc bảo tồn, khai thác du
lịch sinh thái được xem là một trong những mô hình rất thành công ở nhiều nước trên
thế giới. Với mô hình này, người dân sẽ tham gia hầu hết các hoạt động và dịch vụ
của chương trình. Các chương trình này sẽ góp phần mang lại những lợi ích thiết
thực cho người dân và người dân cũng sẽ nhận thấy được giá trị của nguồn tài
nguyên mà họ đang thụ hưởng. Để bảo vệ lợi ích đang được hưởng, người dân sẽ có
ý thức tự giác tham gia, tự liên kết tìm ra những giải pháp thay thế để họ có thể khai
thác tài nguyên thiên nhiên lâu dài mà không làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên.
Tuy nhiên để người dân có thể tham gia vào những hoạt động này cần phải có
sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và các nhà khoa học. Bên
cạnh việc tổ chức hoạt động khai thác du lịch, chính quyền địa phương cần có
chương trình giáo dục cộng đồng nhằm giúp họ nâng cao hiểu biết và tự hào về giá
trị nguồn tài nguyên thiên nhiên tại quê hương. Trước tiên là thiết lập một số chương
trình tập huấn cho người dân và cán bộ của địa phương về những kiến thức đa dạng
sinh học, giá trị sinh thái của đầm Đông Hồ, giá trị của việc khai thác du lịch bền
vững. Những chương trình này sẽ góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức của người
dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên quí giá này. Tổ chức chương trình tập huấn
cho những người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch nhằm phát huy vai trò của
người dân trong việc tham gia quảng bá những nét đẹp của địa phương đến du khách.
Về lâu dài chúng ta cần hướng đến việc xây dựng một chương trình giáo dục
ngoại khóa đưa vào trường học nhằm giúp các em có thêm kiến thức về tài nguyên
thiên nhiên cũng như những nét văn hóa đặc trưng của quê hương. Đây chính là nền
tảng để tạo cho thế hệ kế thừa lòng tự hào, tình yêu quê hương, trách nhiệm với môi
trường sống của mình. Rất cần thiết việc xây dựng giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường, sự hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên ngay từ đối tượng là học sinh, sinh
viên người địa phương vì họ chính là những người nắm giữ kiến thức và trực tiếp
tham gia vào công cuộc xây dựng địa phương sau này.

173
Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam”

Bên cạnh đó cần tổ chức các chương trình tuyên truyền trực quan bằng hình
ảnh, hoạt động cộng đồng, phong trào vệ sinh môi trường định kỳ và theo sự kiện tổ
chức tại địa phương. Hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin quảng bá giá trị của đầm
Đông Hồ trong tổng thể chung của Hà Tiên cũng như Kiên Giang. Nếu có điều kiện
có thể xây dựng một nhà triển lãm tài nguyên nhiên nhiên hệ sinh thái núi đá vôi Hà
Tiên để phục vụ cho hoạt động tham quan và giáo dục. Liên kết và ứng dụng các
công nghệ truyền thông hiện đại nhằm quảng bá, kêu gọi các tổ chức, nhà nghiên cứu
trong ngoài nước tham gia đầu tư đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển
du lịch sinh thái nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho đầm Đông Hồ.
Qui hoạch đầm Đông Hồ là một phần cụ thể trong việc xây dựng quy hoạch đô
thị Hà Tiên với cách tiếp cận bảo tồn và phát triển bền vững để trở thành Thành phố
văn hóa du lịch. Sau khi hoạch được phê duyệt sẽ trở thành văn bản pháp lý quan
trọng để tiến hành triển khai thực hiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chương trình, kế
hoạch tác động trực tiếp môi trường tự nhiên cũng như các vấn đề xã hội, dân sinh
trong vùng. Hy vọng với vài ý kiến nhỏ trên sẽ đóng góp phần nào vào mục tiêu
chung là khai thác sử dụng nguồn tài nguyên đầm Đông Hồ theo hướng bền vững,
góp phần giảm thiểu tác hại do việc biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như tác động của
sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của vùng kinh tế cửa khẩu Hà Tiên./.

Tài liệu tham khảo


1. Kỷ yếu Hội thảo Di sản văn hóa Hà Tiên – bảo tồn và phát triển , UBND tỉnh Kiên
Giang - Viện Văn hóa Nghệ thuật, 2007.
2. Hệ thực vật Núi đá vôi Kiên Giang, Việt Nam. Báo cáo chuyên đề nằm trong báo cáo :
Hội thảo khoa học về Đa dạng sinh học núi đá vôi Kiên Giang, Lý Ngọc Sâm, Trương
Quang Tâm, Lê Công Kiệt, Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2009.
3. Tài liệu công trình Địa chí Kiên Giang , Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang chủ trì.
4. Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài ĐứcTrịnh Hoài Đức (2006), Lý Việt Dũng
dịch, tái bản lần 1, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp.
5. Địa phương chí Hà Tiên, Viện Viễn Đông Bác cổ (1929) bản in thạch lưu trữ tại Thư
Viện tỉnh Kiên Giang.
6. Hà Tiên địa phương chí, Trần Thiêm Trung (1974), Nha Văn hoá, Sài Gòn.
7. Sơn Hồng Đức (1973), Vịnh Thái Lan, Nxb Trăm Hoa miền Tây, Sài Gòn.
8. Nguồn website: vietbao.vn/Du-lich/Nuoi-tiec-Dong-Ho/40109836/254
9. Nguồn website: wikimapia.org/16232913/Đầm-Đông-Hồ-Hà-Tiên-Kiên-Giang
10.Nguồn website: tranthai.com/Home/projectdetail.aspx?IDDanhMuc=25...vn...
11. www.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=117&articleId=18739
12. www.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=117&articleId=18739
13. www.hoianworldheritage.org.vn/.../Khu-du-lich-sinh-thai-Thuan-Tin...
14. Nguồn website:
wikipedia.org/.../Khu_dự_trữ_sinh_quyển_rừng_ngập_mặn_Cần_...

174

You might also like