You are on page 1of 54

TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


KHOA ĐTVT

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH


VIỄN THÔNG 2

0
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ................................................................................................................................ 2
BÀI 1: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NGUỒN ĐIỆN TRONG TRẠM VIỄN THÔNG..................... 3
BÀI 2: LẮP ĐẶT VẬN HÀNH CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRỢ TRONG VIỄN THÔNG ........ 11
BÀI 3: TÌM HIỂU LẮP ĐẶT TỦ BTS TRONG VIỄN THÔNG ............................................. 15
BÀI 4: ĐO SUY HAO TRÊN TUYẾN TRUYỀN DẪN QUANG ........................................... 21
BÀI 5: ĐO VÀ PHÂN TÍCH TÍN HIỆU TRÊN ĐƯỜNG ADSL ............................................ 29
BÀI 6: ĐO VÀ PHÂN TÍCH TÍN HIỆU TRÊN ĐƯỜNG TRUYỀN DẪN SỐ E1 ................. 34
BÀI 7: THỰC HÀNH KHẢO THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI DI ĐỘNG ............................................ 37
BÀI 8: ĐO VÀ KIỂM TRA TÍN HIỆU RF ............................................................................... 43

1
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
GIỚI THIỆU
Khai thác, vận hành và bảo trì bảo dưỡng các thiết bị viễn thông là một công việc quan trọng
của sinh viên điện tử viễn thông sau khi ra trường. Để giúp cho sinh viên có thể thực hiện được
các công việc ngay sau ra trường, đồng thời có khả năng tự chủ trong công việc cũng như có khả
năng tìm hiểu các hệ thống khác nhau trong viễn thông. Giáo trình thực hành viễn thông được
xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên ngành Điện tử - Viễn thông các kỹ năng để có thể làm
việc tốt với các hệ thống viễn thông.
Xuất phát từ thực tế đòi hỏi cấp bách đó, khoa Điện Tử - Viễn Thông trường Đại học Điện
Lực xuất bản cuốn “Giáo trình thực hành Viễn thông”, Tài liệu giới thiệu về các bài thực hành
viễn thông được xây dựng dựa trên quá trình tìm hiểu về phân tích các công việc liên quan đến
viễn thông trong thực tế. Tài liệu được chia thành 2 phần:
 Phần 1: Thực hành viễn thông cơ bản.
 Phần 2: Thực hành viễn thông nâng cao. Cung cấp các bài thực hành nâng cao
liên quan đến mạng, thông tin quang, thông tin di động.
Cuốn sách được dùng làm giáo trình giảng dạy thực hành viễn thông bậc đại học chuyên
ngành điện, điện tử hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm.
Do kinh nghiệm và thời gian hạn chế, tài liệu này chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc gần xa. ý kiến đóng
góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Điện Tử Viễn Thông, Trường Đại Học Điện Lực, 235 Hoàng Quốc
Việt, Hà Nội; Điện thoại (04)2185582, Web: http://epu.edu.vn.

Hà Nội, Ngày 10 tháng 11 năm 2014

2
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
BÀI 1: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NGUỒN ĐIỆN TRONG TRẠM VIỄN THÔNG
1. Yêu cầu của hệ thống cấp nguồn cho trạm viễn thông
Hệ thống cung cấp điện cho thiết bị viễn thông có vị trí quan trọng nhất và có thể xem như
là “trái tim” của thiết bị.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực viễn thông phát triển nhanh chóng, ứng dụng nhiều công
nghệ tiên tiến, hầu hết các thiết bị viễn thông, mạng lưới mạng viễn thông đều là các thiết bị
công nghệ cao. Do đó yêu cầu đối với hệ thống cung cấp nguồn lại càng phải được quan tâm
hơn, vì hoạt động của hệ thống nguồn không đảm bảo có thể sẽ làm cho thông tin bị gián đoạn,
điện áp ra của nguồn không ổn định hoặc quá lớn sẽ làm giảm chất lượng thông tin và thậm chí
gây hỏng các thiết bị.
Vì vậy, hệ thống cung cấp điện viễn thông về cơ bản phải đảm ảo độ tin cậy, độ ổng định,
hiệu suất cao, ngoài ra phải đảm bảo tính gọn nhẹ.
Độ tin cậy
Để đảm bảo thông tin thông suốt, ngoài việc nâng cao độ tin cậy của thiết bị viễn thông còn
cần phải nâng cao tính liên tục của hệ thống nguồn. Thông thường, hệ thống nguồn phải cung
cấp điện cho nhiều thiết bị, vì vậy hệ thống nguồn gặp sự cố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính liên
tục của thông tin.
Các quốc gia có ngành viễn thông phát triển đều coi độ tin cậy trong cung cấp điện là yêu
cầu quan trọng đối với hệ thống nguồn. Những năm gần đây, do kỹ thuật vi điện tử và kỹ thuật
máy tính được ứng dụng nhiều trong thiết bị viễn thông, khi nguồn bị gián đoạn có thể làm mất
thông tin. Đồng thời, do dung lượng thiết bị viễn thông đang tăng rất nhạn, khi nguồn bị gián
đoạn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ: Một trạm điện thoại có dung lượng khoảng hai đến ba vạn
thuê bao trở lên, khi nguồn điện bị mất sẽ gây tổn thất kinh tế to lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng
đến an ninh quốc gia.
Để đảm bảo độ tin cậy cao cần phải cung cấp điện theo phương pháp kết hợp, những thiết bị
viễn thông do nguồn xoay chiều cung cấp điện đều phải sử dụng nguồn xoay chiều liên tục.
Trong hệ thống cung cấp điện một chiều, cần sử dụng phương thức cung cấp điện mắc song song
bộ chỉnh lưu và ắc quy. Ngoài ra, còn cần phải nâng cao độ tin cậy của các bộ nguồn. Các bộ
chỉnh lưu tiên tiến hiện nay đều mắc song song nhiều bộ chỉnh lưu để nếu có bộ chỉnh lưu nào
gặp sự cố sẽ không ảnh hưởng đến việc cung cấp điện. Hiện nay, thời gian không xảy ra sự cố
bình quân của các bộ nguồn tiên tiến là hai mươi năm.
Độ ổn định
Các thiết bị viễn thông đều yêu cầu điện áp ổn định, không được vượt quá phạm vi biến động
cho phép. Điện áp nguồn quá cao sẽ gây tổn hạo cho các linh kiện điện tử trong thiết bị viễn
thông. Ngược lại, nếu điện áp nguồn quá thấp, thiết bị viễn thông không thể hoạt động bình
thường. Ngoài ra, nhiễu trong điện áp nguồn một chiều cũng phải nhỏ hơn giá trị cho phép, nếu
không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thông tin.
Khi nguồn điện cung cấp cho thiết bị viễn thông có sự đột biến của điện áp sẽ gây ảnh hưởng
lớn đến thiết bị viễn thông, vì vậy các thiết bị viễn thông nói chung đều phải do nguồn ổn áp
cung cấp.

3
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Hiệu suất cao
Cùng với việc tăng dung lượng của thiết bị viễn thông, tài nguyên của hệ thống nguồn cũng
không ngừng tăng lên. Để tiết kiệm điện năng, cần phải nâng cao hiệu suốt của nguồn.
Biện pháp tiết kiệm chủ yếu là sử dụng bộ nguồn có hiệu suất cao, trước đây, các thiết bị
viễn thông thường sử dụng bộ chỉnh điều khiển pha có hiệu suất tương đối thấp (<70%), máy
biến áp tổn hao lớn. Những bộ nguồn biến đổi dao động điều hòa có thể đạt hiệu suất 90% trở
nên, vì vậy bộ nguồn này đang càng trở nên phổ biến.
Gọn nhẹ
Cùng với sự phát triển và ứng dụng của mạch tổ hợp, thiết bị viễn thông đang phát triển theo
hướng giảm thiểu kích thước, tích hợp hóa. Để thích hợp với sự phát triển này, các bộ nguồn
cũng phải nhỏ gọn, tích hợp hóa. Để thích hợp với sự phát triển này, các bộ nguồn cũng phải
nhỏ gọn, tích hợp. Ngoài ra, các thiết bị thông tin di động và các thiết bị viễn thông trong hàng
không vũ trụ cũng cần các bộ nguồn có thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ. Để làm được điều đó, các
bộ chuyển đổi với dải tần rộng được sử dụng rộng rãi trong các ổn áp tổ hợp, các máy biến áp.
Những năm gần đây, bộ đóng ngắt dao động điều hòa có tần số vài trăm kHz và kích thước vô
cùng nhỏ đang được ứng dụng nhiều trong thiết bị viễn thông.
2. Các phương pháp cấp nguồn cho trạm viễn thông
Phương thức cấp nguồn cho trạm viễn thông phải đảm bảo được yêu cầu về độ ổn định và
tính liên tục. Do đó, người ta thường dùng hệ thống cấp nguồn tổ hợp. Hệ thống cấp nguồn tổ
hợp được chia làm hai loại, đó là hệ thống cấp nguồn có điện lưới và hệ thống cấp nguồn không
có điện lưới.
2.1. Phương thức cấp nguồn có điện lưới quốc gia
Đối với các hệ thống thông tin đặt ở nơi gần đường dây liên tục thì phương án tối ưu là sử
dụng điện lưới làm nguồn cung cấp cấp chính, đồng thời kết hợp với nguồn dự phòng là dùng tổ
máy phát điện và tổ ắc quy.

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống cấp nguồn có điện lưới


BA: máy biến áp
F: tổ máy phát điện

4
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
AQ: tổ ắc quy
TBCM: thiết bị chuyển mạch
TBĐK: thiết bị điều khiển
BBĐ1: bộ biến đổi điện áp xoay chiều/một chiều
BBĐ2: bộ biến đổi điện áp một chiều/xoay chiều
TBVT: thiết bị viễn thông
TBP: thiết bị phụ
Hệ thống này được nhận năng lượng điện từ hai nguồn. Nguồn cung cấp chính là nguồn điện
lưới, nguồn dự phòng là tổ máy phát điện và tổ ắc quy. Để sử dụng kết hợp hai nguồn cung cấp
này, người ta dùng thiết bị chuyển mạch( có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động). Khi chuyển
mạch ở vị trí 1, hệ thống nhận năng lượng từ điện luới cung cấp. Trong quá trình vận hành, nếu
vì một lý do nào đó điện luới gặp sự cố ngừng cung cấp điện thì chuyển mạch chuyển sang vị trí
2, lúc nào máy phát sẽ tiếp tục cấp nguồn cho hệ thống.
Trong quá trình hệ thống sử dụng một trong hai nguồn cung cấp nói trên thì ắc quy được nạp
điện. Khi cả hai nguồn này đồng thời ngừng cung cấp thì ắc quy sẽ cung cấp điện cho hệ thống.
2.2. Phương thức cấp nguồn cho điện lưới quốc gia
Đối với các trạm viễn thông đặt ở những nơi không có đường dây điện lưới đi qua như: rừng,
núi, hải đảo,... thường tổ chức hệ thống cấp nguồn như sau:

Hình vẽ: Sơ đồ hệ thống cấp nguồn không có điện lưới


F: tổ máy phát điện
FG: máy phát điện có sức gió
PMT: pin mặt trời
AQ: tổ ắc quy

5
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
TBĐK: thiết bị điều khiển
TBXLCS: thiết bị xử lý công suất
BBĐ1, BBĐ3: bộ biến đổi điện áp xoay chiều/một chiều
BBĐ2: bộ biến đổi điện áp một chiều/xoay chiều
TBVT: thiết bị viễn thông
TBP: thiết bị phụ
Hệ thống này sử dụng máy phát điện bằng sức gió, pin mặt trời, ắc quy và tổ máy phát điện.
Mục đích của hệ thống này là lợi dụng các ưu điểm của từng nguồn riêng rẽ nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế cao và lợi dụng triệt để điều kiện địa lý tại nơi đặt trạm, bổ xung và hỗ trợ cho nhau.
o Pin mặt trời gồm các modul đấu nối tiếp và song song để đạt công suất yêu cầu và phối
hợp với các nguồn năng lượn khác trong hệ thống. Khi có nắng, pin mặt trời bảo đảm việc
cung cấp năng lượn, nếu dư thừa năng lượng sẽ nạp cho ắc quy.
o Máy phát điện bằng sức gió không trực tiếp cấp nguồn cho thiết bị trong trạm mà chỉ làm
nhiệm vụ nạp điện cho ắc quy.
o Tổ máy phát điện sẽ cung cấp cho trạm viễn thông và nạp cho ắc quy các nguồn nói trên
ngừng cung cấp
Sự hoạt động của hệ thống như sau:
o Bình thường, pin mặt trời và máy phát điện bằng sức gió cùng với ắc quy phối hợp cấp
nguồn cho trạm còn tổ máy phát điện làm nhiệm vụ dự phòng. Do công suất của pin mặt trời
và máy phát điện bằng sức gió có công suất nhỏ và độ ổn định không cao nên phải thông qua
thiết bị xử lý công suất trước khi cấp nguồn cho hệ thống, năng lượng dư sẽ được nạp cho ắc
quy. Trong thời gian năng lượng nắng, gió không đủ cung cấp thì ắc quy sẽ cấp nguồn, nếu
tình trạng này kéo dài, ắc quy phóng tới mức tối thiểu cho phéo thì tổ máy phát điện sẽ phát
điện cáp nguồn cho hệ thống, đồng thời nạp điện cho ắc quy.
3. Nguồn điện một chiều
3.1. Ắc quy axit
Khái niệm
Ắc quy có khả năng 2 chiều( biến điện năng thành hóa năng rồi biến hóa năng thành điện
năng) và có thể thực hiện nhiều chu kỳ biến đổi như vậy gọi là chu kỳ nạp điện, phóng điện của
ác quy nên sử dụng được lâu dài
Cấu tạo
Về cơ bản ắc quy gồm: Vỏ, bản cực và dung dịch điện phân.

6
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG

Hình 2.1: Cấu tạo ắc quy Axit


3.2. Pin mặt trời
Cấu tạo
Về cơ bản, có thể nói pin mặt trời được cấu tạo bởi 3 thành phần : Mặt ghép bán dẫn p-n,
điện cực và lớp chống phản xạ.

Hình 2.2: Cấu tạo pin mặt trời


4. Sơ đồ khối của hệ thống cấp nguồn.
4.1. Sơ đồ khối
Sơ đồ khối cung cấp nguồn DC cho đài trạm viễn thông

7
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG

Hình vẽ. Sơ đồ khối cấp nguồn 1 chiều cho đài trạm viễn thông
o AC panel: Bảng đầu vào điện áp AC. Có hai đầu vào từ lưới điện quốc gia hay từ máy
phát điện
o Tủ phân phối AC: Nhận điện áp 3 pha( 1 pha) từ AC panel cấp cho máy nắn và bộ Inverter
o Rectifier: Biến đổi điện áp 3pha( 1pha) thành điện áp 48V DC cấp cho đài trạm và nạp
cho Battery.
o Battery: Thông thường, mỗi tổ gồm 24 bình, mỗi bình 2V ( 1680V) dùng cung cấp cho
đài trạm và bộ Inverter
o Tủ phân phố điện áp DC( -48VDC). Nhận điện áp từ máy nắn cung cấp tới các giá máy
trong đài trạm. Mỗi giá máy lại có các cầu chì để bảo vệ và cấp nguồn riêng.
o Máy phát 3 pha( 1 pha) : Cung cấp AC 3 pha(1 pha) cho hệ thống nguồn nếu mất điện
lưới.
o Interver: Biến đổi điện áp 48VDC thành 220V AC cung cấp cho các thiết bị điều khiển
như: đèn chiếu sáng, hệ thống máy tính, máy in, màn hình,....
Sơ đồ khối cung cấp nguồn Ac cho hệ thống tổng đài

Hình vẽ: Sơ đồ khối của hệ thống cung cấp nguồn điện AC


o Máy biến áp: Cung cấp điện xoay chiều 220VAC 3 pha cho hệ thống điện.
o Aptomat cấp nguồn chính: Cung cấp nguồn, bảo vệ hệ thống điện nếu có các đột biến về
dòng.
8
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
o Thiết bị cắt lọc sét: Cắt lọc dòng sét không cho làm ảnh hưởng tới thiết bị.
o Máy phát 3 pha: Cung cấp AC 3 pha nếu AC lưới bị mất.
o AC Distributor: Cung cấp AC cho Regtifier, inverter, bảo vệ quá áp sơ cấp cho tổng đài.
4.2. Nguyên lý hoạt động
o Trạng thái bình thường: Nguồn xoay chiều được caaop từ khối phân phối nguồn điện
xoay chiều tới khối chỉnh lưu, khối nghịch lưu, hệ thống chiếu sáng và điều hòa không khí. Khối
chỉnh lưu thực hiện biến đổi AC/DC tạo ra nguồn điện một chiều ổn định cung cấp cho tổng đài
hoặc viba và nạp cho ắc quy. Điện áp đầu ra của bộ nguồn chỉnh lưu khoảng 51,6V đến 52,08V.
o Khi nguồn cung cấp có sự cố: Âm cảnh báo được kích hoạt, đèn LED đỏ ở mặt trước của
bộ chỉnh lưu ảnh sáng, bộ chỉnh lưu không thể cấp nguồn một chiều cho tải. Lúc này, ắc quy sẽ
cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống. Khối nghịch lưu được thực hiện chức năng biến đổi
DC/AC tạo ra nguồn xoay chiều để cung cấp cho các thiết bị vào, chiếu sáng, điều hòa,....
o Khi nguồn cung cấp được khôi phục: Bộ chỉnh lưu sẽ tự động hoạt động trở lại cung cấp
dòng nạp cho ắn quy đã phóng điện trước đó. Dòng điện nạp cho ắc quy sẽ được bộ điều khiển
nạp tự động điều chỉnh dòng nạp phù hợp với các chế độ nạp, điện áp nạp khoảng từ 54V đến
57,6V. Khi ắc quy đã được nạp đầy, bộ điều khiển sẽ tự động chuyển đồi sang chế độ nạp điện
thả nổi, điện áp nạp khoảng từ 51,6V đến 52,08V, các đèn LED cảnh báo lại trở lại trạng thái
bình thường.
o Trong quá trình làm việc, nếu điện áp phóng của ắc quy cao hoặc thấp hơn định mức thì
bộ theo dõi ở tủ điều khiển một chiều sẽ kích hoạt âm thanh cảnh báo khẩn cấp. Khi đó phải
kiểm tra lại ắc quy.

9
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Nội dung thí nghiệm:
1. Mục đích
- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về hệ thống nguồn cung cấp trong nhà trạm viễn
thông giúp sinh viên làm quen với các thiết bị nguồn đang sử dụng trong thực tế.
- Giúp sinh viên có thể thao tác đối với hệ thống nguồn điện trong nhà trạm.
- Có khả năng tìm hiểu đọc tài liệu để vận hành các thiết bị nguồn trong nhà trạm viễn
thông.
2. Yêu cầu
- Sinh viên tìm hiểu trước nguyên lý hoạt động và phương thức đấu nối của hệ thống nguồn
trong nhà trạm viễn thông.
- Nắm vững lý thuyết và sơ đồ nguyên lý trước khi thực hiện các thao tác đấu nối thực tế.
- Viết báo cáo thu hoạch cuối ngày.
3. Trình tự thực hiện
- Sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn để nắm rõ sơ đồ cung cấp điện trong nhà trạm viễn
thông.
- Thực hiện việc đấu nối đường điện từ sau thiết bị chống sét đường dây vào cầu dao đảo
chiều.
- Thực hiện đầu nối đường điện từ cầu dao đảo chiều vào thiết bị nguồn cung cấp DC48V.
- Thực hiện việc cấp điện cho thiết bị nguồn DC48V
- Kiểm tra điện áp đầu ra trước khi cung cấp cho thiết bị viễn thông hoạt động.
- Ghi chép nhật ký công việc.
4. Lưu ý:
- Các thiết bị trong viễn thông đều rất đa dạng do đó sinh viên cần phải phân biệt được các
loại thiết bị theo từng nhóm và theo từng chức năng hoạt động.
- Hệ thống nguồn trong nhà trạm viễn thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
liền mạch và thông suốt của thông tin liên lạc do đó khi thực hành phải đặc biệt chú ý đến
qui trìn khi thao tác đến hệ thống nguồn trong viễn thông.
- Hệ thống nguồn điện có sử dụng điện áp 3 pha nên vấn đề về an toàn lao động là đặc biệt
quan trọng. Phải nghiêm túc chấp hành đúng nội qui về an toàn lao động khi thao tác vào
hệ thống nguồn trong viễn thông.
- Trao đổi với giáo viên hướng dẫn để làm rõ vấn đề khi có thắc mắc.
- Chỉ đấu điện và thử khi có sự cho phép của giáo viên hướng dẫn.
- Chấp hành đúng nội qui phòng thí nghiệm.

10
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
BÀI 2: LẮP ĐẶT VẬN HÀNH CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRỢ TRONG VIỄN THÔNG
1. Tổng quan về hệ thống giám sát nhà trạm
Hiện nay đa số ở các đơn vị cung cấp và khai thác dịch vụ viễn thông vẫn
tồn tại phương pháp quản lý, khai thác dịch vụ truyền thống thủ công và không
đồng bộ. Chưa thực sự tự động hoá được các khâu quản lý, giám sát điều hành
và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ cho toàn hệ thống gây ra sự tốn kém
rất nhiều về nhân lực và vật lực; chậm trễ trong thông tin báo cáo giải quyết sự
cố và hỗ trợ khách hàng, thông tin báo cáo hỗ trợ các cấp lãnh đạo ra quyết
định chỉ đạo điều hành. Chính vì vậy cần phải có một hệ thống điều khiển giám
sát các thiết bị trong trạm viễn thông nhằm khắc phục được những tồn tại nói
trên.
Trong thời gian vừa qua, ngành công nghệ thông tin truyền thông nói
chung và ngành viễn thông nói riêng đã có những bước phát triển vô cùng
mạnh mẽ. Đã có rất nhiều trạm viễn thông, BTS được xây dựng với các trang
thiết bị hiện đại đắt tiền nhằm phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng cao của
các khách hàng. Sự tốn kém, phức tạp trong việc giải quyết hậu quả cũng như
những chi phí, mất mát không lường trước được có thể xảy ra mỗi khi các thiết
bị nhà trạm viễn thông xảy ra sự cố dẫn đến nhu cầu phải có sự giám sát nhà
trạm viễn thông một cách liên tục, tin cậy và hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay tại hầu hết các trạm viễn thông, đều mới chỉ có một số
rất ít các cảnh báo giản đơn cho một số ít thiết bị. Hơn nữa việc sử dụng các hệ
thống điều hoà, thông gió,… liên tục mà không quan tâm tới nhiệt độ nhà trạm
đã gây ra một sự thất thoát lớn về điện năng. Do đó một hệ thống giám sát mới
được trang bị đầy đủ các thiết bị với khả năng cảnh báo, giám sát toàn bộ trạm
viễn thông theo thời gian thực và có phương án sử dụng điện năng một cách
hiệu quả cần phải được xây dựng.
Số lượng không ngừng tăng lên của các trạm viễn thông đòi hỏi sự giám
sát đó phải được thực hiện theo hướng tập trung, tiện lợi và an toàn. Trong
tương lai, tất cả các trạm viễn thông hoạt động hoàn toàn tự động, các nhân
viên kỹ thuật có thể xử lý, giám sát các hoạt động của trạm từ xa. Chỉ trong
những trường hợp có sự cố nghiêm trọng thì các nhân viên kỹ thuật mới phải
đến tận nơi để xử lý.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hoá chi phí quản lý, tăng cường
việc kiểm soát an ninh đối với các nhà trạm thiết bị, còn phải có một giải pháp
giám sát quản lý nhà trạm tập trung từ xa, tự động hoá toàn bộ hoạt động của
các thiết bị phụ trợ để tăng tuổi thọ các thiết bị chính, giảm bớt nhân tố con
người trông coi, qua đó giảm được rất nhiều chi phí quản lý, và tận dụng được
nguồn nhân lực đó để phục vụ các nhu cầu khác. Có như vậy mới có thể tăng
sức mạnh cạnh tranh trong nền kinh từ mở cửa như hiện nay.
Xây dựng một hệ thống giám sát, quản lý tập trung không những tạo ra
khả năng quản lý phân vùng, phòng ngừa và xử lý các sự cố một cách chủ
động, từ xa,… mà còn giúp giảm thiểu những chi phí gây ra do sự lãng phí điện
năng.
11
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
2. Một số yêu cầu đối với hệ thống giám sát nhà trạm
2.1. Yêu cầu giải pháp cảnh báo ngoài cho trạm BTS
- Giám sát các trạng thái của cảnh báo cháy, cảnh báo khói
- Giám sát nhiệt độ và độ ẩm tại trạm
- Giám sát trạm có bị ngập nước hay không
- Giám sát về chất lượng điện năng của điện lưới và điện máy phát
- Giám sát và điều khiển hoạt động của các máy lạnh
- Giám sát người tại trạm.
- Chuyển thông tin về trung tâm
2.2. Sơ đồ tổng quan của hệ thống giám sát cảnh báo trạm bts

2.3. Các phần chính của Hệ thống cảnh báo ngoài cho trạm BTS
a. Bộ điều khiển trung tâm:
- Có chức năng quản lý tất cả các cảm biến bên ngoài.
- Đưa ra cách thức vận hành hợp lý theo yêu cầu của người sử dụng đối với những trường
hợp khác nhau.
- Cảnh báo được chuyển thành tín hiệu tiêu chuẩn, kết nối với cổng tiếp nhận cảnh báo của
trạm BTS để truyền về trung tâm OMC qua giao diện Abis. Riêng cảnh báo cháy, cảnh
12
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
báo phòng máy ngập nước, cảnh báo đột nhập thì ngoài việc truyền tín hiệu về trung tâm
OMC, thiết bị còn cung cấp tín hiệu cảnh báo tại chỗ dưới dạng âm thanh (còi), ánh sáng
(đèn báo hiệu).
- Ngoài ra, còn có thể chuyển qua đường Ethernet chuẩn SNMP ver2.0c
b. Cảm biến nhiệt độ:
- Cho biết nhiệt độ trong và ngoài phòng máy.
- Cho biết nhiện độ tại các cửa gió qua đó giám sát khả năng làm việc của máy lạnh
- Từ các tín hiệu này, bộ điều khiển trung tâm sẽ đưa ra cách thức vận hành máy lạnh hợp
lý. (Ví dụ: vận hành luân phiên, vận hành song song hay ngừng vận hành máy lạnh)
c. Cảm biến độ ẩm:
- Cho biết độ ẩm môi trường từ đó đưa ra quyết định vận hành quạt hay không, tránh trường
hợp độ ẩm bão hòa gây đọng nước trong trạm.
d. Cảm biến ngập nước:
- Cho biết trạm có bị ngập nước hay không rất hữu ích đối với các trạm ở vùng dễ bị ngập
lụt.
e. Cảm biến báo khói và báo cháy:
- Cho biết trạm có bị cháy (nhiệt độ gia tăng nhanh) hoặc có khói. Qua đó đưa ra cách thức
xử lý khẩn kịp thời.
f. Cảm biến hồng ngoại và cảm biến cửa:
- Cho biết trạm có người hoạt động và cửa trạm có đang được mở hay không. Từ những
tín hiệu phản hồi này ta có thể tăng cường giám sát an ninh tại trạm đảm bảo trạm được
an toàn trong quá trình vận hành.
g. Các port giám sát điện áp lưới và máy phát:
- Cho biết có điện lưới hay điện máy phát. Cho biết nguồn này có nằm trong dải cho phép
hay không.
- Giúp giám sát tình trạng nguồn của hệ thống. Hỗ trợ quá trình thống kê thời gian vận
hành máy phát. Đưa ra phương pháp ứng cứu hợp lý.
h. Các cảnh báo tại chỗ (Còi và đèn):
- Báo động ngay tại chỗ để cảnh báo cho những người có liên quan.

13
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Nội dung thí nghiệm:
Sinh viên tìm hiểu về các thiết bị giám sát cảnh báo trong các trạm viễn thông. Tìm hiểu qui
trình quản lý, thao tác cung cấp nguồn cho các thiết bị viễn thông. Tìm hiểu qui trình điều khiển
máy nổ, chuyển nguồn khi có sự cố và thu thập các thông tin về nhà mạng như khói cháy, điện
áp cảnh báo, có người đột nhập v.v.
1. Mục đích
- Giúp cho sinh viên có các kiến thức và kỹ năng với hệ thống nguồn cung cấp, hệ thống
giám sát cảnh báo trong nhà trạm viễn thông.
- Sinh viên được làm quen với các thiết bị cảnh báo, chuyển nguồn tự động, điều khiển
máy nổ, các thiết bị giám sát nhiệt độ khói cháy, senor hồng ngoại được sử dụng để giám sát
trong thực tế.
- Có khả năng làm việc với các thiết bị tương tự sau khi kết thúc quá trình thực tập.
2. Yêu cầu
- Xác định được sơ đồ nguyên lý cấp nguồn cho trạm viễn thông.
- Nắm bắt được các thao tác, qui trình sử dụng một số loại máy nổ.
- Nắm bắt được qui trình thao tác với nguồn điện khi xảy ra sự cố như mất điện, mưa bão.
- Nắm bắt được nguyên lý hoạt động của các ngoại vi cảnh báo như sensor báo người đột
nhập, báo mở cửa, báo tiếng động, báo nhiệt độ, cháy khói, độ ẩm…
- Viết báo cáo cho các công việc vừa thực hiện.
3. Trình tự thực hiện
- Sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn của thiết bị trước thì thực hiện.
- Thực hiện ghép nối các sensor vào thiết bị cảnh báo và kiểm tra hoạt động của hệ thống.
Ví dụ đáp ứng của thiết bị khi có cảnh báo.
- Thực hiện việc đấu mô phỏng điều khiển máy nổ và chuyển nguồn tự động, phân tích qui
trình thực hiện khởi động máy nổ và chuyển nguồn
- Ghi lại các bước và kết quả thực hiện.
4. Lưu ý:
- Các thiết sử dụng điện áp 220VAC nên phải chú ý đến an toàn trong quá trình thực tập.
- Chỉ kiểm tra kĩ các kết nối trước khi đóng nguồn vào thiết bị.
- Khi thiết bị đã được đóng nguồn chỉ quan sát hoạt động của thiết bị, muốn đo kiểm tình
trạng của thiết bị phải cắt nguồn 220VAC trước khi thực hiện
- Có sự cố về điện lập tức ngắt cầu dao và làm theo hướng dẫn của giáo viên phụ trách.

14
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
BÀI 3: TÌM HIỂU LẮP ĐẶT TỦ BTS TRONG VIỄN THÔNG
1. Khái niệm về BTS
BTS là một thiết bị dùng để phát tín hiệu ra môi trường vô tuyến đến các máy di động và thu
tín hiệu từ các máy di động cũng thông qua môi trường vô tuyến. Nó đưa thông tin đến các MS
thông qua giao diện vô tuyến Um và kết nối với bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base Station
Controller) thông qua giao diện Abis.
2. Vị trí của BTS trong hệ thống GSM

Hình 3.1 : Cấu trúc mạng GSM


Sơ đồ trên mô tả vị trí của BTS trong hệ thống mạng GSM. Các BTS được đặt khắp nơi trong
vùng có kế hoạch phủ sóng và nó được kết nối tới bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base Station
Controller).
3. Vai trò của BTS trong mạng GSM.
• Xác định vùng phủ sóng của mạng.
• Truyền thông tin giữa MS và BSC.
• Thu phát tín hiệu.
• Xử lý tín hiệu ( Cao tần  Baseband ).
• Phối hợp cùng BSC: Quản lý tài nguyên vô tuyến.
– Thực hiện Handover.
– Điều khiển công suất.
– Thực hiện nhảy tần.
4. Cấu trúc cơ bản của hệ thống BTS
Cấu trúc của BTS gồm những khối sau :
• Khối anten thu phát.
• Khối xử lý RF.
• Khối xử lý Baseband.
15
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
• Khối giao tiếp với BSC.
• Khối điều khiển.
• Khối cấp nguồn và cảnh báo.

Hình 3.2 : Các khối cơ bản của BTS

5. Chức năng các khối trong BTS


 Khối anten thu phát.
– Đầu cuối phát tín hiệu vô tuyến đến thuê bao.
– Nhận tín hiệu từ thuê bao.
– Được điều chỉnh hướng phát sóng, góc ngẩng
để xác định vùng phủ sóng mong muốn.
– Tín hiệu được truyền theo feeder về tủ BTS để xử lý.
 Khối xử lý RF.
– Lọc, khuếch đại tín hiệu thu được từ anten.
– Lọc, khuếch đại tín hiệu phát trước khi đưa ra anten.
– Phân tách tín hiệu thu được từ anten.
– Tổng hợp tín hiệu trước khi đưa ra anten.
– Giám sát chất lượng thu, phát đưa về khối cảnh báo.

16
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG

 Khối xử lý Baseband.
– Điều chế / Giải điều chế tín hiệu.
– Mã hóa / Giải mã tín hiệu.
– Đổi tần lên / Đổi tần xuống.
– Khuếch đại tín hiệu thu, phát.

 Khối giao tiếp với BSC.


– Giao tiếp với BSC thông qua giao diện Abis.
– Cung cấp đầu nối cáp đến BSC.
– Giao tiếp E1, T1.
17
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG

 Khối điều khiển.


– Điều khiển chung các khối chức năng của BTS.
– Tạo và cấp xung clock cho các thiết bị để đồng bộ hoạt động và đồng bộ tín hiệu.

 Khối cấp nguồn và cảnh báo.


– Cấp nguồn hoạt động cho các khối chức năng.
– Thu thập thông tin cảnh báo về chất lượng tín hiệu.
– Thu thập thông tin cảnh báo về tình trạng hoạt động của các khối chức năng.
– Đưa ra cảnh báo đến người sử dụng.

18
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG

19
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Nội dung thí nghiệm:
Sinh viên tìm hiểu và thực hành qui trình lắp đặt và cấu hình cho một trạm BTS trong thực
tế.
1. Mục đích
- Giúp cho sinh viên có các kiến thức và kỹ năng đối với việc lắp đặt và vận hành đối với
các nhà trạm BTS của các nhà mạng trong thực tế.
- Sinh viên được làm quen với các trạm BTS được dùng phổ biến trong các nhà mạng nhứ
các trạm BTS của Alcatel, Motorola, Ericson, Huawei…
- Có khả năng thao tác đối với các trạm BTS trong thực tế.
2. Yêu cầu
- Lắp đặt thành phần Indoor của một tủ BTS
- Nắm bắt được các thao tác khai báo cài đặt cho các thiết bị.
- Viết báo cáo.
3. Trình tự thực hiện
- Sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bài thực hành.
- Kiểm tra dụng cụ thực hành và lên phương án thực hiện.
- Thực hiện lắp đặt các thành phần của trạm.
- Kiểm tra lại qui trình lắp đặt sau đó cấp điện và vận hành trạm.
4. Lưu ý:
- Đọc kỹ tài liệu lý thuyết trước khi thực hành.
- Thực hành theo đúng lý thuyết tránh lãng phí vật tư phòng thí nghiệm.
- Ghi chép lại những đánh giá và kết quả.

20
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
BÀI 4: ĐO SUY HAO TRÊN TUYẾN TRUYỀN DẪN QUANG
1. Giới thiệu hệ thống thông tin quang điển hình
1.1. Sơ đồ khối cơ bản hệ thống thông tin quang

Hình 4.1: Cấu hình của một hệ thống thông tin quang.
Hình trên biểu thị cấu hình cơ bản của một hệ thống thông tin quang. Nói chung, tín
hiệu điện từ máy điện thoại, từ các thiết bị đầu cuối, số liệu hoặc Fax được đưa đến bộ E/O
để chuyển thành tín hiệu quang, sau đó gởi vào cáp quang. Khi truyền qua sợi quang, công
suất tín hiệu (ánh sáng) bị suy yếu dần và dạng sóng bị rộng ra. Khi truyền tới đầu bên kia
sợi quang, tín hiệu này được đưa vào bộ O/E để tạo lại tín hiệu điện, khôi phục lại nguyên
dạng như ban đầu mà máy điện thoại, số liệu và Fax đã gởi đi.
Như vậy, cấu trúc cơ bản của một hệ thống thông tin quang có thể được mô tả đơn giản
như hình sau, gồm:
* Bộ phát quang.
* Bộ thu quang.
Môi trường truyền dẫn là cáp sợi quang.

Hình 4.2: Cấu trúc cơ bản của một hệ thống thông tin quang.
 Khối E/O: bộ phát quang có nhiệm vụ nhận tín hiệu điện đưa đến, biến tín hiệu
điện đó thành tín hiệu quang, và đưa tín hiệu quang này lên đường truyền (sợi quang).
Đó là chức năng chính của khối E/O ở bộ phát quang. Thường người ta gọi khối E/O
là nguồn quang. Hiện nay linh kiện được sử dụng làm nguồn quang là LED và LASER.
 Khối O/E: khi tín hiệu quang truyền đến đầu thu, tín hiệu quang này sẽ được thu
nhận và biến trở lại thành tín hiệu điện như ở đầu phát. Đó là chức năng của khối O/E
ở bộ thu quang. Các linh kiện hiện nay được sử dụng để làm chức năng này là PIN và
APD, và chúng thường được gọi là linh kiện tách sóng quang (photo-detector).

21
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
 Trạm lặp: khi truyền trên sợi quang, công suất tín hiệu quang bị suy yếu dần (do
sợi quang có độ suy hao). Nếu cự ly thông tin quá dài thì tín hiệu quang này có thể
không đến được đầu thu hoặc đến đầu thu với công suất còn rất thấp đầu thu không
nhận biết được, lúc này ta phải sử dụng trạm lặp (hay còn gọi là trạm tiếp vận). Chức
năng chính của trạm lặp là thu nhận tín hiệu quang đã suy yếu, tái tạo chúng trở lại
thành tín hiệu điện. Sau đó sửa dạng tín hiệu điện này, khuếch đại tín hiệu đã sửa
dạng, chuyển đổi tín hiệu đã khuếch đại thành tín hiệu quang. Và cuối cùng đưa tín
hiệu quang này lên đường truyền để truyền tiếp đến đầu thu. Như vậy, tín hiệu ở ngõ
vào và ngõ ra của trạm lặp đều ở dạng quang, và trong trạm lặp có cả khối O/E và
E/O.
1.2. Ưu nhược điểm của hệ thống thông tin quang
Ưu điểm
Suy hao thấp. Suy hao thấp cho phép khoảng cách lan truyền dài hơn. Nếu so sánh
với cáp đồng trong một mạng, khoảng cách lớn nhất đối với cáp đồng được khuyến cáo
là 100 m, thì đối với cáp quang khoảng cách đó là 2000 m.
Một nhược điểm cơ bản của cáp đồng là suy hao tăng theo tần số của tín hiệu. Điều
này có nghĩa là tốc độ dữ liệu cao dẫn đến tăng suy hao công suất và giảm khoảng cách
lan truyền thực tế. Đối với cáp quang thì suy hao không thay đổi theo tần số của tín hệu.
Dải thông rộng. Sợi quang có băng thông rộng cho phép thiết lập hệ thống truyền dẫn
số tốc độ cao. Hiện nay, băng tần của sợi quang có thể lên đến hàng THz.
Trọng lượng nhẹ. Trọng lượng của cáp quang nhỏ hơn so với cáp đồng. Một cáp
quang có 2 sợi quang nhẹ hơn 20% đến 50% cáp Category 5 có 4 đôi. Cáp quang có trọng
lượng nhẹ hơn nên cho phép lắp đặt dễ dàng hơn
Kích thước nhỏ. Cápsợi quang có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng cho việc thiết kế mạng
chật hẹp về không gian lắp đặt cáp.
Không bị can nhiễu sóng điện từ và điện công nghiệp.
Tính an toàn. Vì sợi quang là một chất điện môi nên nó không dẫn điện
Bảng: So sánh giữa cáp quang và cáp đồng.

Đặc tính Cáp Cáp quang


đồng Sợi đa mode Sợi đơn mode
Dải thông 100 1 GHz > 100 GHz
Cự ly truyền dẫn MHz
100 m 2000 m 40.000 m
Xuyên kênh Có Không
Trọng lượng Nặng Nhẹ hơn
Kích thước hơn
Lớn Nhỏ hơn
hơn
Tính bảo mật. Sợi quang rất khó trích tín hiệu. Vì nó không bức xạ năng lượng điện
từ nên không thể bị trích để lấy trộm thông tin bằng các phương tiện điện thông thường
như sự dẫn điện bề mặt hay cảm ứng điện từ, và rất khó trích lấy thông tin ở dạng tín hiệu
quang.
Tính linh hoạt. Các hệ thống thông tin quang đều khả dụng cho hầu hết các dạng thông
tin số liệu, thoại và video.

22
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Nhược điểm
Vấn đề biến đổi Điện-Quang. Trước khi đưa một tín hiệu thông tin điện vào sợi quang,
tín hiệu điện đó phải được biến đổi thành sóng ánh sáng.
Dòn, dễ gẫy. Sợi quang sử dụng trong viễn thông được chế tạo từ thủy tinh nên dòn và
dễ gẫy. Hơn nữa kích thước sợi nhỏ nên việc hàn nối gặp nhiều khó khăn. Muốn hàn nối
cần có thiết bị chuyên dụng.
Vấn đề sửa chữa. Các quy trình sửa chữa đòi hỏi phải có một nhóm kỹ thuật viên có kỹ
năng tốt cùng các thiết bị thích hợp.
Vấn đề an toàn lao động. Khi hàn nối sợi quang cần để các mảnh cắt vào lọ kín để
tránh đâm vào tay, vì không có phương tiện nào có thể phát hiện mảnh thủy tinh trong
cơ thể. Ngoài ra, không được nhìn trực diện đầu sợi quang hay các khớp nối để hở phòng
ngừa có ánh sáng truyền trong sợi chiếu trực tiếp vào mắt. Ánh sáng sử dụng trong hệ
thống thông tin quang là ánh sáng hồng ngoại, mắt người không cảm nhận được nên
không thể điều tiết khi có nguồn năng lượng này, và sẽ gây nguy hại cho mắt.
1.3. Một vài ứng dụng của sợi cáp quang
 Mạng đường trục quốc gia.
 Đường trung kế.
 Đường cáp thả biển liên quốc gia.
 Truyền số liệu.
 Truyền hình cáp.
2. Giới thiệu thiết bị sử dụng để đánh giá suy hao trong tuyến cáp quang
1.2. Nguồn phát quang(IM SU1007A-01E)

Hình 4.3: Hình vẽ bộ phát quang

23
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Đặc tính của bộ phát quang
Light Source Performance
Light emitting element Semiconductor laser diode (FP-LD)
Center wavelength 1310/155020nm (*1, *5)
Applicable optical fiber SM (9/125 m)
Spectral band width 5nm or less( 1310nm), 10nm or less(1550nm)
(*1, *2, *5)
Optical output level -7dBm or higher (Class 1 laser product)
Output level stability
Temperature stability 1.0dBpp or les ( *3, *5)
Time stability Within 0.05dB(*4, *5)
Optical ouput wavefom Selectable from CW and CHOP( 270Hz/1kHz/2kHz)
Optical connector(*6) Universal adapter ( Optional)
1.2. Máy thu quang

Hình 4.4: Hình vẽ bộ thu quang


24
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Đặc tính của máy thu quang
Wavelength range 750nm-1700nm (can be set in 5nm steps)
Sensor element InGaAs ( 1 mm)
Compatible fibers SM(9/125 m), GI (50/125 m), GI(62.5/125 m) fibers
1
Input type Connector adapter (optional)
2
Power range -70dBm - +10dBm
2
Noise level -60 dBm
Accuracy3 5%
Measured value display 7-segment, 4-digit display with backlight
Displayed units Absolute value: dBm, mW, W, nW
Relative values: dB
Range switching Automatic
Measurement mode Select CW light, or chopped light( 270Hz, 1kHz, 2kHz)
Measurement interval Approximately 330 ms
Display resolution 0.01 dB
Relative value Relative value measurement relative to a set reference value.
measurement Relative value measurement based on a displayed measurement.
Backlight Illuminates while the Backlight key is pressed, anh stays on for
approximately five seconds thereafter.
Power saving Power save function tums the power OFF automatically if no key
is pressed for ten minutes (function can be turned OFF)
Battery check Low battery indicator
Resume function Restores the settings active when the power was last turned OFF
Memory function Measured values, reference values, or measurement conditions can
be saved or deleted to or from memory: 1000( standart memory) +
100( user memory)
Interface USB version 1.1
User calibration Sets a correction value for the amount of attenuation in any fixed
function optical attenuators uesd in combination with the instrument
Power supply Two  batteries (alkline dry cells or nickel metal-hydride
rechargable batteries)
Operating environment Operating temperature: 0-500C
Storage temperature : -25 - 700C
Relative humidity: 85% or less (no condensation)

25
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Weatherproofing Conforms to JIS C 0920 (drip-proof) TYPE I and IEC 60529 Ipx1
(the drip test)
Dimensions and weight Approximately 75(W) x 152(H) x 32(D) mm and approximately
250 grams (main unit only)
Safely/EMC Conforms to EN61010 and EN61326(EMC)

1.3. Bộ tạo suy hao

Hình 4.5: Bộ suy hao quang


2. Ghép nối các thiết bị

Hình 4.5: Bộ suy hao quang

26
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG

Nội dung thí nghiệm:


Sinh viên tìm hiểu và sử dụng các loại máy đo, suy hao để đánh giá suy hao trên một tuyến
truyền dẫn quang.
1. Mục đích
- Giúp cho sinh viên có các kiến thức và kỹ năng để đánh giá và thiết kế các tuyến truyền
dẫn quang.
- Sinh viên được làm quen với các thiết bị đo, nguồn phát, bộ tạo suy hao được sử dụng
cho mạng truyền dẫn quang.
- Có khả năng thực hiện được việc đánh giá các tuyến quang trong thực tế.
2. Yêu cầu
- Hiểu được các tuyến quang được sử dụng trong thực tế mạng viễn thông.
- Nắm bắt được các thao tác lắp đặt và sử dụng thiết bị.
- Viết báo cáo.
3. Trình tự thực hiện
- Sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bài thực hành.
- Kiểm tra dụng cụ thực hành và lên phương án thực hiện.
- Thực hiện kết nối giữa các thiết bị đo và hệ thống. Thiết lập các chế độ trên máy đo cho
phù hợp với yêu cầu của tuyến cáp quang cần đánh giá.
- Kiểm tra lại các thiết bị và cấp điện để thực hiện bài đo.
- Điều chỉnh các tham số trên thiết bị đo để có được các kết quả của tuyến cáp quang cần
đánh giá.
- Viết báo cáo kết quả thu được
4. Lưu ý:
- Đọc kỹ tài liệu lý thuyết trước khi thực hành.
- Thực hành chính xác, cẩn thận tránh gây hư hại cho các thiết bị đo.
- Ghi chép lại những đánh giá và kết quả.

27
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Bảng suy hao theo bước sóng.
Bước sóng Công
Loại sợi Mode Suy hao Độ nhạy
(nm) suất phát
SM
1310 CW
(9/125µm)
SM
1310 270Hz
(9/125µm)
SM
1310 1kHz
(9/125µm)
SM
1310 2kHz
(9/125µm)

Bước sóng Công


Loại sợi Mode Suy hao Độ nhạy
(nm) suất phát
SM
1550 CW
(9/125µm)
SM
1550 270Hz
(9/125µm)
SM
1550 1kHz
(9/125µm)
SM
1550 2kHz
(9/125µm)

28
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
BÀI 5: ĐO VÀ PHÂN TÍCH TÍN HIỆU TRÊN ĐƯỜNG ADSL
1. Tổng quan về ADSL
ADSL là kỹ thuật truyền thông băng rộng sử dụng đường cáp đồng điện thọai sẳn có tại nhà
khách hàng để truy nhập internet tốc độ cao. Khái niệm ADSL xuất hiện từ năm 1989 tại Mỹ,
ADSL bắt đầu thử nghiệm vào năm 1995 và phát triển đến nay. ADSL truyền dữ liệu có tốc độ
của luồng dữ liệu xuống (downsttream) nhanh hơn tốc độ truyền của luồng dữ liệu lên
(upstream).
2. Đặc điểm ADSL
Internet và voice/fax cùng đi chung trên một đôi cáp điện thọai nhưng hai luồng tín hiệu
gồm : dữ liệu và thọai truyền đi riêng biệt không chồng lấn nhau, không làm ảnh hưởng đến các
dịch vụ điện thọai đã có như: hộp thư thọai, hiển thị sốmáy gọi đến, chờ cuộc gọi . . .
ADSL cho kết nối internet nhanh gấp 160 lần kiểu kết nối modems analog chuẩn
V90/56kbps.
Kết nối theo kiểu thường trực (always on), vì thọai và dữ liệu truyền riêng lẻ nhau, khi kết
nối truy nhập internet thường trực nhưng không làm bận hay gián đọan cuộc gọi đến trên đường
dây điện thoại. Không sử dụng kết nối, giải tỏa, bị tín hiệu bận hoặc bị mất thời gian trong quá
trình mở trình duyệt truy nhập internet.
Sử dụng đầy đủ tốc độ của đường kết nối. Nếu tốc độ của đường ADSL là 1.5Mbps thì
người dùng sử dụng đủ tốc độ kết nối internet 1.5Mbps. Chia sẽ băng thông với nhiều users khác
nhau nhưng không làm giảm tốc độ truyền.
Có độ tin cậy cao, thậm chí trong trường hợp mất nguồn thì ta vẩn có thể gọi điện thọai bình
thường.
Có tính bảo mật, an tòan dữ liệu. Đây là một ưu điểm nỗi trội của ADSL mỗi mạch điện là
một kết nối riêng biệt. Hay nói cách khác, mỗi thuê bao trong mạng chỉ dùng một kết nối riêng
biệt.
3. Tốc độ ADSL

Hình 5.1: Tốc độ đường truyền ADSL theo khoảng cách


ADSL cung cấp tốc độ truyền dữ liệu tốc độ cao so với tốc độ điện thọai thông thường.
Nhưng tốc độ của dữ liệu truyền theo hai hướng khác nhau. Tốc độ dữ liệu chiều xuống có thể
từ 1.5 đến 6.1Mbps (có thể đến 8Mbps), tốc độ chiều truyền dữ liệu lên từ 16 đến 640 kbps (có

29
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
thể đạt tối đa 1.5Mbps). Do sự giới hạn của đôi cáp đồng nên làm hạn chế tốc độ truyền của
DSL. Cáp đồng bị các giới hạn sau:
 Băng thông (đáp ứng tần số) của sợi cáp đồng
Đôi dây cáp đồng xoắn chỉ thích hợp cho tín hiệu audio tần số thấp, vì thế cáp đồng thì không
thích hợp với tín hiệu có tần số cao. Tín hiệu anlog (tín hiệu thọai) thì có tần số đến 3.4 kHz và
công nghệ xDSL sử dụng tần số đến 1.1 MHz. Bởi vì khi tín hiệu có tần số cao truyền trên cáp
đồng sẽ bị suy hao lớn. Đáp ứng tần số của tín hiệu truyền trên đôi cáp đồng phụ thuộc vào các
thông số sau: đường kính của cáp đồng (gauge), môi trường xung quanh cáp.

Hình 5.2: Băng tần của tín hiệu ADSL trong đường truyền
Nhiễu xuyên kênh (Crosstalk).
Nhiễu xuyên kênh xảy ra làm suy giảm năng lượng tín hiệu truyền trên cáp đồng. Xuyên
kênh làm ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật DSL trên mạch vòng (local loop) thuê bao.
- Xuyên kênh gây ra bởi các hiện tượng cảm ứng điện từ bởi các đường dây cùng sợi cáp.
- Xuyên kênh của đường cáp lớn sang đường cáp nhỏ.
- Càng nhiều đường dây ADSL càng tăng xuyên kênh.
- Xuyên kênh tăng theo tần số.
- Đường dây điện thọai bị ảnh hưởng nhiểu từ các nguồn tín hiệu Radio
- Đường dây điện thọai bị xâm nhập nhiễu sóng điện từ hay nhiểu tín hiệu điện các nguồn khác
như: Sóng radio phát thanh, động cơ điện, sét, đèn hùynh quang . . . tín hiệu nhiễu này sẽ làm
suy giảm tín hiệu DSL truyền trên đường dây điện thọai.
- Ảnh hưởng của cuộn tải (load coil): tác dụng của cuộn tải là khử dung kháng trên các đường
dây thuê bao dài. Cuộn tải làm tăng suy hao với tín hiệu tần số cao. Vì thế tín hiệu DSL không
truyền qua được trên đường dây thuê bao có cuộn tải,nên phải gỡ bỏ cuộn tải.

Hình 5.3: Ghép nối tín hiệu ADSL vào đường truyền thoại
30
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
- Suy giảm tín hiệu do mối nối (line splice attenuation) và suy giảm do điện trở đường dây điện
thọai (line resistance attenuation).
- Suy hao trên đường dây sẽ tăng theo chiều dài cáp và tần số tín hiệu truyền, suy hao trên đường
dây sẽ giảm khi kích thước đường kính dây lớn. Số mối nối trên cáp càng nhiều thì suy hao tín
hiệu càng lớn. Tất cả chúng làm ảnh hưởng đến tốc độ truyền của DSL trên đường cáp điện
thọai.

Hình 5.4: Các ứng dụng sử dụng đường truyền ADSL


4. Dãy tần số họat động của ADSL
Thiết bị ADSL kết nối với mỗi modem ADSL bằng đôi cáp điện thọai theo 3 kênh truyền dữ
liệu như sau:
- Kênh truyền dữ liệu xuống tốc độ cao từ 1.5 đến 6.1Mbps (tối đa 8Mbps)
- Kênh truyền dữ liệu lên tốc độ từ 16 đến 640 kbps (tối đa 1.5Mbps)
- Kênh truyền dịch vụ điện thọai truyền thống (voice).
Modems ADSL chia băng thông trên đường dây điện thọai theo một trong hai cách sau:
- Theo kỹ thuật FDM (Frequency Division Multiplexing)
- Theo kỹ thuật Echo Cancellation (overlapped spectrum)
5. Cơ chế hoạt động của ADSL
ADSL tìm cách khai thác phần băng thông tương tự còn chưa được sử dụng trên đường dây
nối từ thuê bao tới tổng đài nội hạt. Ðường dây này được thiết kế để chuyển tải dải phổ tần số
(frequency spectrum) chiếm bởi cuộc thoại bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể chuyển tải
các tần số cao hơn dải phổ tương đối hạn chế dành cho thoại. Ðó là dải phổ mà ADSL sử dụng.
Thoại cơ bản sử dụng dải tần số từ 300 Hz tới 3,400 Hz. Trên thực tế, các Splitter được sử
dụng để đảm bảo dữ liệu và thoại không xâm phạm lẫn nhau trên đường truyền. Các tần số mà
mạch vòng có thể chuyển tải, hay nói cách khác là khối lượng dữ liệu có thể chuyển tải sẽ phụ
thuộc vào các nhân tố sau:
 Khoảng cách từ tổng đài nội hạt.
 Kiểu và độ dày đường dây.
 Kiểu và số lượng các mối nối trên đường dây.
 Mật độ các đường dây chuyển tải ADSL, ISDN và các tín hiệu phi thoại khác.
 Mật độ các đường dây chuyển tải tín hiệu radio.
6. Ứng dụng
ADSL xác lập cách thức dữ liệu được truyền giữa thuê bao (nhà riêng hoặc công sở) và tổng
đài thoại nội hạt trên chính đường dây điện thoại bình thường, thường gọi các đường dây này

31
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
là local loop.Thực chất của ứng dụng ADSL không phải ở việc truyền dữ liệu đi/đến tổng đài
điện thoại nội hạt mà là tạo ra khả năng truy nhập Internet với tốc độ cao. Như vậy, vấn đề nằm
ở việc xác lập kết nối dữ liệu tới Nhà cung cấp dịch vụ Internet. Mặc dù ADSL được sử dụng để
truyền dữ liệu bằng các giao thức Internet, nhưng trên thực tế việc thực hiện điều đó như thế nào
lại không phải là đặc trưng kỹ thuật của ADSL. Hiện nay, phần lớn ADSL được dùng cho truy
nhập Internet tốc độ cao và sử dụng các dịch vụ trên Internet một cách nhanh hơn.

32
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Nội dung thí nghiệm:
Sinh viên tìm hiểu và đánh giá chất lượng tín hiệu trên đường truyền ADSL.
1. Mục đích
- Giúp cho sinh viên có các kiến thức và kỹ năng đối với hệ thống ADSL đang được sử
dụng trong thực tế.
- Sinh viên được làm quen với các thiết bị đo lường và đánh giá mạng ADSL.
- Có khả năng thực hiện được việc xây dựng các bài đo và đánh giá chất lượng mạng
ADSL.
2. Yêu cầu
- Kết nối máy đo với nguồn tín hiệu ADSL và đo các thông số của nguồn ADSL.
- Nắm bắt được các thao tác khai báo cài đặt cho các thiết bị đo.
- Viết báo cáo.
3. Trình tự thực hiện
- Sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bài thực hành.
- Kiểm tra dụng cụ thực hành và lên phương án thực hiện.
- Thực hiện kết nối máy đo vào nguồn phát ADSL và lấy các thông số thực tế của nguồn
tín hiệu ADSL.
- Đọc các giá trị của nguồn tín hiệu ADSL và đánh giá chất lượng của nguồn tín hiệu đó.
4. Lưu ý:
- Đọc kỹ tài liệu lý thuyết trước khi thực hành.
- Thực hành theo đúng lý thuyết tránh lãng phí vật tư phòng thí nghiệm.
- Ghi chép lại những đánh giá và kết quả.

33
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
BÀI 6: ĐO VÀ PHÂN TÍCH TÍN HIỆU TRÊN ĐƯỜNG TRUYỀN DẪN SỐ E1
1. Khái niệm:
Dịch vụ Trung kế số (E1)là dịch vụ cung cấp đường truyền kết nối giữa tổng đài nội hạt của
các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng với thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường
(tổng đài nội bộ PABX), thiết bị truy nhập mạng của các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
và thiết bị chuyển mạch của các mạng dùng riêng
2. Đặc tính kỹ thuật:
2.1. Cấu trúc khung
Mỗi khung có thời hạn là 125 µs, được chia thành 32 khe thời gian và đánh số thứ tự từ TS0
đến TS31. Mỗi TS có thời hạn là 3,9 µs và ghép 8 bit số liệu. Từ mã đồng bộ khung có cấu trúc
riêng 0011011 và được ghép vào TS0 của khung F0 và các khung chẵn (F2, F4,..., F14). Trong
TS0 của các khung lẻ (F1, F3,..., F15) ghép các bit như sau: bit thứ nhất sử dụng cho quốc gia
(Si), bit thứ hai cố định bằng 1 để phân biệt từ mã đồng bộ khung với từ mã đồng bộ khung giả
tạo khi 7 bit còn lại trong TS0 của các khung lẻ trùng với 7 bit tương ứng của từ mã đồng bộ
khung, bit thứ ba cảnh báo mất đồng bộ khung (A). Tín hiệu các kênh thoại thứ nhất đến thứ 15
ghép vào các khe thời gian TS1 đến TS15; tín hiệu các kênh thoại thứ 16 đến thứ 30 ghép vào
các khe thời gian TS17 đến TS31. Tín hiệu gọi của mỗi kênh thoại có 4 bit (a, b, c, d) ghép vào
một nửa của khe thời gian TS16 của các khung F1÷ F15 trong đa khung.

Hình 6.1: Bố trí dữ liệu trên một khung truyền E1


A=0 có đồng bộ khung
A=1 mất đồng bộ khung
Si - sử dụng cho quốc tế
Sn, x- sử dụng cho quốc gia
Y= 0- có đồng bộ đa khung
Y= 1- mất đồng bộ đa khung
abcd - 4 bit báo hiệu

34
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
2.2. Cấu trúc đa khung
E1 ghép được 30 kênh thoại. Vì vậy có tất cả là 30 tín hiệu gọi. Mỗi khe TS16 ghép được tín
hiệu gọi của hai kênh thoại. Do đó cần phải có tất cả là 15 khe thời gian TS16 để chuyển tải tín
hiệu gọi của tất cả các kênh thoại. Ngoài ra cần thêm một TS16 nữa để ghép xung đồng bộ đa
khung và cảnh báo mất đồng bộ đa khung. Như vậy yêu cầu đa khung phải chứa 16 khung (mỗi
khung có một TS16).
Các khe thời gian TS16 của các khung trong đa khung được bố trí chuyển tải số liệu như
sau:
TS16 của khung zero (F0) ghép các bit đồng bộ đa khung 0000 và bit cảnh báo mất đồng bộ
đa khung Y.
Nửa bên trái của TS16 khung thứ nhất ghép 4 bit tín hiệu gọi của kênh thoại thứ nhất, nửa
bên phải ghép 4 bit tín hiệu gọi của kênh thoại thứ 16. Nửa bên trái của TS16 khung thứ hai
ghép tín hiệu gọi của kênh thoại thứ hai và kênh thoại thứ 17. Cứ tiếp tục như vậy cho đến TS16
cuối cùng của khung thứ 15 ghép tín hiệu gọi của kênh thoại 15 và kênh thoại 30
3. Chất lượng:
Do trung kế số E1 thiết lập kênh truyền dẫn trực tiếp từ tổng đài chuyển mạch trung tâm của nhà
cung cấp dịch vụ đến tổng đài PABX của khách hàng, không qua các tổng đài trung gian, cho
nên chất lượng tốt hơn hẳn so với điện thoại thông thường. Thời gian kết nối nhanh, chất lượng
thoại tốt và bảo mật thông tin cao là các ưu điểm nổi bật của dịch vụ trung kế số E1 so với trung
kế tương tự (trung kế CO)
4. Đối tượng:
Loại trung kế số này rất phù hợp cho các tập đoàn, ngân hàng, công ty lớn sử dụng tổng đài
nội bộ cỡ lớn, chuyên nghiệp

35
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Nội dung thí nghiệm:
Sinh viên tìm hiểu và đánh giá chất lượng của một tuyến truyền dẫn số E1.
1. Mục đích
- Giúp cho sinh viên có các kiến thức và kỹ năng với các hệ thống truyền dẫn số điển hình
được sử dụng phổ biến trong viễn thông.
- Sinh viên được làm quen với các thiết bị truyền dẫn và đo lường số.
- Có khả năng thực hiện được việc đánh giá chất lượng của đường truyền dẫn số.
2. Yêu cầu
- Sử dụng máy đo kết nối vào hệ thống truyền dẫn số của tổng đài để quan sát số liệu trên
đường truyền dẫn số E1.
- Nắm bắt được các thao tác khai báo cài đặt cho máy đo dùng để đánh giá.
- Viết báo cáo.
3. Trình tự thực hiện
- Sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bài thực hành.
- Kiểm tra dụng cụ thực hành và lên phương án thực hiện.
- Thực hiện đấu nối thiết bị đo vào đường truyền dẫn số E1.
- Khai báo cấu hình cho máy đo phù hợp với chuẩn của đường truyền.
- Đọc và phân tích số liệu trên đường truyền dẫn số E1.
4. Lưu ý:
- Đọc kỹ tài liệu lý thuyết trước khi thực hành.
- Thực hành theo đúng lý thuyết tránh lãng phí vật tư phòng thí nghiệm.
- Ghi chép lại những đánh giá và kết quả.

36
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
BÀI 7: THỰC HÀNH KHẢO THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI DI ĐỘNG
Nội dung thí nghiệm:
Sinh viên tìm hiểu và thực hành quá trình hoạt động và kiểm tra các thông số của mạng di
động.
Các thao tác với module SIM5218 liên quan đến ứng dụng GPRS.
1. Giới thiệu module SIM5218
Là một module có chức năng như một thiết bị di động và cho phép người sử dụng có thể dễ
dàng truy xuất thông qua tập lệnh AT.

Hình 7.1. Hình ảnh về module SIM5218 giao tiếp với mạng thông tin di động
Các tính năng của SIM5218:
- HSDPA 7.2Mbps
- HSUPA 2.0Mbps
- UMTS/HSDPA/HSDPA 850/1900/2100MHz
- Quad-Band GSM 850/900/1800/1900MHz
- GPRS multi-slot class 12
- EDGE multi-slot Class 12
- UMTS/HSDPA 3GPP
- UMTS/HSUPA 3GPP
- GSM 3GPP
- Output power
- UMTS 2100/1900/850: 0.25W
- GSM850/GSM900: 2W
- DCS1800/PCS1900: 1W
- Control Via AT Commands
- Supply voltage range: 3.4V~ 4.2V
- A-GPS mode: MS-Based, Ms- Assisted
2. Các chế độ hoạt động của module SIM5218
2.1. Lựa chọn mạng di động
AT+CNMP = ?
2 – Automatic
13 – GSM Only
14 – WCDMA Only

37
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Ví dụ:
AT+CNMP=13
OK
AT+CNMP?
+CNMP: 2
OK
2.2. Đọc thông tin trạm gốc
AT+CPSI?
Nếu module đang sử dụng mạng 2G:
+CPSI:<System Mode>, <Operation Mode>, <MCC>- <MNC> <LAC>, <Cell ID>, <Absolute RF
Ch Num>, < RxLev >,<Track LO Adjust>,<C1-C2>
OK
Nếu module đang sử dụng mạng 3G:
+CPSI: <System Mode>, <Operation Mode>, <MCC>-<MNC>,<LAC>,<Cell ID>,<Frequency
Band>, <PSC>, <Freq>,<SSC>,<EC/IO>,< RSCP >,<Qual>,<RxLev>,<TXPWR>
OK
Định nghĩa các giá trị
<time>
The range is 0-255, unit is second, after set <time> will report the system information every
the seconds.
<System Mode>
System mode, values: “NO SERVICE”, “GSM” or “WCDMA”.
<Operation Mode>
UE operation mode, values: “Online”,“Offline”,“Factory Test Mode”,“Reset”, “Low Power
Mode”.
<MCC>
Mobile Country Code (first part of the PLMN code)
<MNC>
Mobile Network Code (second part of the PLMN code)
<LAC>
Location Area Code (hexadecimal digits)
<Cell ID>
Service-cell ID.
<Absolute RF Ch Num>
AFRCN for service-cell.
<Track LO Adjust>
Track LO Adjust
<C1>
Coefficient for base station selection
38
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
<C2>
Coefficient for Cell re-selection
<Frequency Band>
Frequency Band of active set
<PSC>
Primary synchronization code of active set.
<Freq>
Downlink frequency of active set.
<SSC>
Secondary synchronization code of active set
<EC/IO>
Ec/Io value
<RSCP>
Received Signal Code Power
<Qual>
Quality value for base station selection
<RxLev>
RX level value for base station selection
<TXPWR>
UE TX power in dBm. If no TX, the value is 500.
Ví dụ:
AT+CPSI?
+CPSI: GSM,Online,460-00 0x182d,12401,27 EGSM 900,-64,2110,42-42
OK
AT+CPSI=?
+CPSI: WCDMA,Online,001-01,0xED2E ,WCDMA IMT 2000,0,9,10688,0,6,62,43,45,500
OK
AT+CPSI=?
+CPSI: (0-255)
OK
2.3. Đọc các thông số về vùng phủ
Lệnh này chỉ sử dụng đối với chế độ 2G
AT+CCINFO
Khi điện thoại ở chế độ chờ:
+CCINFO:[<SCELL>],ARFCN:<arfcn>,MCC:<mcc>,MNC:<mnc>,LAC:<lac>,ID:<id>,BSI
C:<bsic>,RXLev:<rxlev>,C1:<c1>,C2:<c2>,TA:<TA>,TXPWR:<TXPWR>+CCINFO:[<NC
ELLn>],ARFCN:<arfcn>,MCC:<mcc>,MNC:<mnc>,LAC:<lac>,ID:<id>,BSIC:<bsic>,RXLe
v:<rxlev>,C1:<c1>,C2:<c2>
[…]
Khi điện thoại đang trong chế độ bận:
39
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
+CCINFO:[<SCELL>],ARFCN:<arfcn>,MCC:<mcc>,MNC:<mnc>,LAC:<lac>,ID:<id>,BSI
C:<bsic>,RXLev:<rxlev>,C1:<c1>,C2:<c2>,TA:<TA>,TXPWR:<TXPWR>+CCINFO:[<NC
ELLn>],ARFCN:<arfcn>,BSIC:<bsic>,RXLev:<rxlev>
[…]
Định nghĩa các giá trị:
<SCELL>
indicate serving cell
<NCELLn>
available neighbour cell index
<arfcn>
assigned radio channel
<mcc>
mobile country code
<mnc>
mobile network code
<lac>
localization area code
<id>
cell identifier
<bsic>
base station identification code
<rxlev>
received signal strength in dBm
<TA>
timing advance
<c1>
Coefficient for base station selection
<c2>
Coefficient for Cell re-selection
<TXPWR>
UE TX power in dBm. If no TX, the value is 0.
Ví dụ:
AT+CCINFO (idle mode)
+CCINFO:[SCELL],ARFCN:11,MCC:460,MNC:00,LAC:6360,ID:12402,BSIC:52,RXLev:-
68dbm,
C1:35,C2:35,TA:0,TXPWR:0
+CCINFO:[NCell1],ARFCN:29,MCC:460,MNC:00,LAC:6360,ID:12625,BSIC:55,RXLev:-
81dbm,
C1:21,C2:21
+CCINFO:[NCell2],ARFCN:28,MCC:460,MNC:00,LAC:6360,ID:8466,BSIC:49,RXLev:-
81dbm,C
1:21,C2:21
40
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
+CCINFO:[NCell3],ARFCN:25,MCC:460,MNC:00,LAC:6360,ID:8498,BSIC:40,RXLev:-
81dbm,C
1:21,C2:21
+CCINFO:[NCell4],ARFCN:2,MCC:460,MNC:00,LAC:6362,ID:24644,BSIC:48,RXLev:-
87dbm,C
1:15,C2:15
+CCINFO:[NCell5],ARFCN:14,MCC:460,MNC:00,LAC:6360,ID:12403,BSIC:54,RXLev:-
86dbm,
C1:16,C2:16
+CCINFO:[NCell6],ARFCN:13,MCC:460,MNC:00,LAC:6362,ID:24705,BSIC:51,RXLev:-
89dbm,
C1:13,C2:13
OK
AT+CCINFO (dedicated mode)
+CCINFO:[SCELL],ARFCN:11,MCC:460,MNC:00,LAC:6360,ID:12402,BSIC:52,RXLev:-
61dbm,
C1:42,C2:42,TXPWR:29
+CCINFO:[NCell1],ARFCN:25,BSIC:40,RXLev:-81dbm
+CCINFO:[NCell2],ARFCN:28,BSIC:49,RXLev:-82dbm
+CCINFO:[NCell3],ARFCN:29,BSIC:55,RXLev:-82dbm
+CCINFO:[NCell4],ARFCN:14,BSIC:54,RXLev:-87dbm
+CCINFO:[NCell5],ARFCN:2,BSIC:48,RXLev:-89dbm
+CCINFO:[NCell6],ARFCN:13,BSIC:51,RXLev:-89dbm
OK

41
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Nội dung thí nghiệm:
Sinh viên tìm hiểu và thu thập các thông số từ mạng thông tin di động. Dựa vào các thông
số thu thập được thực hiện việc đánh giá chất lượng vùng phủ.
1. Mục đích
- Giúp cho sinh viên có các kiến thức và kỹ năng đối với việc đánh giá chất lượng vùng
phủ của mạng thông tin di động.
- Sinh viên được làm quen với các thiết bị và phần mềm phân tích mạng thông tin di động.
- Có khả năng thực hiện được việc thu thập thông tin của các nhà mạng phục vụ mục đích
tối ưu mạng.
2. Yêu cầu
- Thực hiện việc đo đạc và lưu trữ các thông tin về vùng phủ trong một phạm vi địa lý.
- Nắm bắt được các thao tác thu thập và phân tích dữ liệu từ mạng thông tin di động
- Viết báo cáo.
3. Trình tự thực hiện
- Sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bài thực hành.
- Kiểm tra dụng cụ thực hành và lên phương án thực hiện.
- Thực hiện thu thập thông số của một nhà mạng cụ thể ở các khu vực địa lý khác nhau.
- Thực hiện việc xử lý và phân tích đối với số liệu về vùng phủ của mạng thông tin di động
thu thập được.
4. Lưu ý:
- Đọc kỹ tài liệu lý thuyết trước khi thực hành.
- Thực hành theo đúng lý thuyết tránh lãng phí vật tư phòng thí nghiệm.
- Ghi chép lại những đánh giá và kết quả.

42
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
BÀI 8: ĐO VÀ KIỂM TRA TÍN HIỆU RF
1. Phân tích phổ là gì?

Hình 8.1: Tổng quan về phân tích phổ tín hiệu

Để thiết kế, chế tạo hoặc sửa chữa/ bảo dưỡng tại hiện trường những thiết bị tần số hoặc
hệ thống rf, học viên cần phải có công cụ, thiết bị để giúp cho việc phân tích tín hiệu truyền
qua hoặc được truyền đi bởi hệ thống hoặc thiết bị của mình. Với việc phân tích đặc tính của
tín hiệu, học viên có thể xác định được đường đặc tính của tín hiệu từ đó phát hiện lỗi và
khắc phục sự cố.
Vậy làm thế nào để có thể đo được những tín hiệu vô tuyến này để xem điều gì sẽ xảy ra
khi tín hiệu đi qua một hệ thống hoặc một thiết bị nhằm sẽ xác định đặc tính của tín hiệu?
Câu trả lời cho vấn đề này là một thiết bị thu thụ động, một thiết bị sẽ không gây ảnh hưởng
tới bất kỳ tham số nào của tín hiệu, mà chỉ hiển thị tín hiệu và có thể phân tích một cách dễ
dàng. Thiết bị này được gọi là máy phân tích phổ. Những máy phân tích phổ luôn luôn hiển
thị những thông tin tín hiệu chưa được xử lý như: điện áp, công suất, chu kỳ, dạng sóng, dải
biên và tần số.
Tùy thuộc vào những ứng dụng, tín hiệu có thể có những đặc điểm khác nhau. Điển hình
là trong truyền thông, để gửi thông tin như tiếng nói hoặc dữ liệu, tín hiệu cần phải được điều
chế trên sóng mang tần số cao. Tín hiệu được điều chế sẽ có những đặc tính kỹ thuật phụ
thuộc vào dạng điều chế được sử dụng. Khi tiến hành kiểm nghiệm những thiết bị phi tuyến
tính như bộ khuếch đại hoặc bộ trộn, kỹ thuật viên cần hiểu cách tạo những tín hiệu méo và
dạng tín hiệu méo như thế nào, từ đó hiểu được đặc tính nhiễu và quan sát những tín hiệu
nhiễu; so sánh với những dạng tín hiệu khác như thế nào sẽ giúp học viên trong việc phân
tích hệ thống và thiết bị của mình.

43
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Nắm được tất cả các dạng tín hiệu sẽ giúp cho học viên thực hiện phép đo chính xác hơn
và chắc chắn hơn trong việc giải thích kết quả.
2. Miền tần số và miền thời gian

Hình 8.2: Hình ảnh thể hiện miền tần số và miền thời gian

Theo cách thông thường, khi học viên muốn quan sát một tín hiệu điện, thường phải sử
dụng một máy hiện sóng để quan sát tín hiệu biến đổi theo thời gian. Biện pháp này đem lại
thông tin rất quan trọng, tuy nhiên, nó không hiển thị toàn bộ những thông tin của tín hiệu.
Để hiểu hoàn toàn được đặc tính của thiết bị/ hệ thống, học viên cần phải phân tích tín hiệu
trong miền tần số. Máy phân tích phổ phân tích tín hiệu theo miền tần số cũng như máy hiện
sóng phân tích ở miền thời gian. ( Điều đáng lưu ý ở đây là máy phân tích phổ có thể được
sử dụng ở chế độ điều hưởng cố định (dải 0) để thực hiện khả năng đo ở miền thời gian như
một máy hiện sóng).
Hình miêu tả bên trên biểu diễn tín hiệu ở cả miền thời gian và miền tần số. Trong miền
thời gian, tất cả các thành phần tần số của tín hiệu được lấy tổng lại và hiển thị. Trong miền
tần sô, những tín hiệu phức tạp được phân chia thành những thành phần tần số của chúng, và
mức ở mỗi dải tần sẽ được hiển thị.
Những phép đo ở miền tần số có một vài ưu điểm riêng biệt. Chẳng hạn khi quan sát một
tín hiệu dạng sin trên máy hiện sóng,hay là tín hiệu dạng sin không có méo dạng sóng hài.
Nếu quan sát tín hiệu trên máy phân tích phổ, học viên có thể thấy rằng tín hiệu thực sự được
tạo ra bởi nhiều tần số. Những gì không quan sát được trên máy hiện sóng sẽ trở nên rõ ràng
hơn trên máy phân tích phổ.
Một vài hệ thống vốn đã được định hướng miền tần số. Chẳng hạn như nhiều hệ thống
viễn thông sử dụng cái được gọi là FDMA (Frequency Division Multiple Access) hoặc FDM
(Frequency Division Multiplexing). Trong những hệ thống này, những người sử dụng khác
44
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
nhau được gán cho những tần số khác nhau để truyền hoặc nhận tín hiệu, điển hình là mạng
điện thoại. Trạm vô tuyến cũng sử dụng FDM, với mỗi trạm ở một vùng địa lý xác định sẽ
chiếm một dải tần riêng biệt.
3. Những kiểu phân tích khác nhau
Có 2 cách cơ bản để thực hiện phép đo trên miền tần số: biến đổi Fourier và điều chỉnh quét.
3.1. Bộ phân tích Fourier

Hình 8.3: Phân tích phổ tín hiệu theo biến đổi Fourier

Bộ phân tích Fourier thực hiện với phép đo tín hiệu trên miền thời gian, rời rạc hóa bằng
cách lấy mẫu rời rạc và sau đó thực hiện các phép toán để biến đổi tín hiệu sang miền tần số,
sau đó hiển thị phổ kết quả. Với khả năng phân tích tín hiệu thời gian thực, bộ phân tích
Fourier có thể lấy mẫu từng chu kỳ một cách ngẫu nhiên và quá trình quá độ. Nó cũng cải
thiện tốc độ một cách đáng kể hơn bộ phân tích quét truyền thống và có thể đo pha cũng như
độ lớn. Tuy vậy, bất kỳ máy nào cũng có giới hạn của nó, nhất là về dải tần số, độ nhạy và
dải động.
Bộ phân tích Fourier đang trở nên thông dụng cũng như bộ chuyển đổi tương tự - số
(ADC) và công nghệ tiên tiến xử lý tín hiệu số (DSP).

45
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
3.2. Bộ phân tích quét

Hình 8.4: Phân tích phổ tín hiệu theo phương pháp điều chỉnh máy thu quét

Loại thiết bị phân tích phổ phổ biến nhất hiện nay là máy thu điều chỉnh quét. Nó là thiết
bị được sử dụng rộng rãi, và là công cụ với công dụng đầy đủ cho những phép đo trong miền
tần số. Công được ứng dụng rộng rãi nhất là máy thu đổi tầng. Máy tạo phách là một máy
phối hợp 2 sóng tần số khác biệt tạo thành sóng hiệu tần. Về cơ bản, những máy phân tích
này quét qua những dải tần số liên quan và hiển thị tất cả các thành phần tần số hiện tại. Máy
phân tích điều chỉnh quét làm việc như máy thu thanh AM, đĩa số sẽ điều chỉnh và thay cho
hiển thị thì máy thu sẽ phát ra âm thanh.
Phương pháp bộ thu quét có khả năng thực hiện những phép đo trên miền tần số với dải
động lớn và dải tần số rộng, do đó tiện lợi cho những phân tích tín hiệu trên miền tần số trong
nhiều ứng dụng, bao gồm sản xuất, bảo dưỡng cho những kết nối truyền thông sóng ngắn, ra
đa, dụng cụ viễn thông, hệ thống cáp ti vi, và những dụng cụ quảng bá, hệ thống truyền thông
di động, kiểm tra chẩn đoán hệ thống nhiễu cảm ứng điện từ, kiểm tra thành phần, và giám
sát tín hiệu.

46
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
4. Các bài đo thông thường

Hình 8.5: Các bài đo khi phân tích phổ tín hiệu

Những phép đo quan trọng chung nhất của máy phân tích phổ là: điều chế, méo và nhiễu
tín hiệu.
Việc đo chất lượng tín hiệu điều chế là rất quan trọng để đảm bảo chắc rằng hệ thống làm
việc đúng và thông tin được truyền đi là chính xác. Hiểu được nội dung của phổ tín hiệu là
điều rất quan trọng, đặc biệt là trong truyền thông với băng thông bị giới hạn. Những bài thử
nghiệm như mức độ điều chế, biên độ dải biên, chất lượng điều chế, băng thông chiếm dụng
là những ví dụ về phép đo điều chế phổ biến nhất.
Trong truyền thông, đo biên dạng méo có tính quyết định với cả thiết bị thu và thiết bị
nhận. Độ méo sóng hài ở đầu ra của thiết bị truyền có thể gây nhiễu với những dải truyền
thông khác. Bộ tiền khuếch đại tổ chức trong một bộ thu phải độc lập với độ tương quan biến
điệu để phòng ngừa tín hiệu xuyên âm. Những phép đo méo dạng nói chung bao gồm biến
điệu xuyên âm, sóng hài và phát tạp nhiễu.
Trong thực tế, nhiễu là thường là tín hiệu mong muốn được đo. Với bất kỳ một mạch tích
cực hay một thiết bị nào cũng phát ra nhiễu. Những bài thử nghiệm như hệ số nhiễu âm và
tỷ số tín hiệu trên nhiễu âm là rất quan trọng cho hiệu suất vận hành của thiết bị.
Đối với tất cả những phép đo phân tích phổ, điều quan trọng là phải hiểu cách vận hành
của máy phân tích phổ và những tính năng của máy phân tích phổ đáp ứng cho phép đo riêng
của học viên và những bài thử nghiệm quy trình kỹ thuật. Điều này sẽ giúp cho học viên lựa
chọn đúng máy phân tích cho những ứng dụng của mình.

47
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
5. Các thành phần chính trong máy phân tích phổ

Hình 8.6: Sơ đồ cấu tạo của một máy phân tích phổ

5.1. Bộ lọc trung tần (IF Filter)


Bộ lọc IF là 1 bộ lọc thông dải, lựa chọn thành phần tín hiệu mong muốn sau bộ mixer và
loại bỏ các thành phần khác.

Hình 8.7: Bộ lọc trung tần

RBW điều chỉnh băng thông của bộ lọc trung tần, do đó điều chỉnh độ phân giải của máy
phân tích phổ.
5.2. Bộ lọc thông thấp (Low pass filter (Preselector))
- Loại bỏ tín hiệu tần số cao, tín hiệu không mong muốn vào bộ mixer.
5.3. Detector – Bộ nhận dạng đường bao
Các máy phân tích phổ hiện đại sử dụng công nghệ số ( ADC ) để xử lý tín hiệu do đó
loại máy này có thêm nhiều chế độ tách đường bao :
48
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
- Gồm có: 1 đi ốt, 1 điện trở và 1 bộ lọc thông thấp

Hình 8.8: Bộ nhận dạng đường bao

- Có tác dụng biến đổi tín hiệu qua bộ lọc IF thành tín hiệu hiển thị hình ảnh.
- Đi ốt có tác dụng chỉ cho thành phần 1 chiều đi qua.
- Cần chú ý đặt RBW đủ nhỏ để tách được 2 tín hiệu gần nhau.
- Độ phân giải của bộ lọc trung tần IF quyết định độ thay đổi max của bộ tách đường bao.
- Envelop detector bám theo sự thay đổi biên độ đỉnh của tín hiệu qua bộ lọc IF, nhưng ko
phải là giá trị tức thời(ko có thông tin về phase) => có thể sử dụng như 1 vôn kế.

1- Chế độ: Positive – peak detector: thu và hiển thị giá trị đỉnh của tín hiệu trong khung
thời gian 1 chu kỳ bắt tín hiệu ( trace)
Chế độ này rất thích hợp cho tín hiệu sin nhưng quá nhạy với nhiễu khi không có tín hiệu
sin trong tín hiệu vào.
2- Chế độ negative – peak detector: tương tự như trên với giá trị nhỏ nhất
3- Chế độ sample detection: chọn và ghi giá trị của một điểm bất kỳ trên tín hiệu vào.
Chế độ này thích hợp để đo giá trị rms của nhiễu , hoặc tín hiệu giống nhiễu; tuy nhiên
chế độ này sẽ bỏ qua các giá trị đỉnh của tín hiệu dạng xung hoặc tín hiệu giải hẹp khi
RBW nhỏ hơn khoảng tần số giữa các điểm lấy mẫu.
4- Chế độ normal detector mode: thích hợp cho cả tín hiệu và nhiễu. Là chế độ kết hợp
của chế độ (1) và (2) Chế độ này cho phép hiển thị tốt cả tín hiệu nhiễu và khắc phục
nhược điểm bỏ qua giá trị đỉnh của chế độ sample –detection
5.4. Bộ lọc video
- Có tác dụng làm giảm nền nhiễu, làm mượt tín hiệu hiển thị trên màn hình
- Là 1 bộ lọc thông thấp nằm ở phía sau bộ lọc IF, quyết đinh băng thông của tín hiệu video
sẽ được lượng tử hoá và hiển thị mức biên độ.
- Băng thông nhỏ hơn của VBW so với IF sẽ làm cho bộ lọc video ko theo kịp sự biến đổi
nhanh của tín hiệu lối ra IF, cắt bỏ và làm mượt tín hiệu hiển thị.
- Khi giảm VBW, biên độ peak-to-peak của nền nhiễu giảm đi, sự giảm đi này là 1 hàm
của tỉ số VBW:RBW
- Ở chế độ tách sóng positive peak, khi:
+) VBW>RBW peak-to-peak nền nhiễu gần như ko đổi
+) VBW<RBW peak-to-peak nền nhiễu giảm đi nhưng không đáng kể (bởi vì ở chế độ
tách sóng này, máy chọn hiển thị mẫu có mức biên độ cao nhất)

49
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
- Ở chế độ tách sóng Average, VBW không làm thay đổi mức peak-to-peak hiển thị nền
nhiễu.
- NF cho ta biết công suất nhiễu qua máy thu sẽ bị khuyếch đại thêm bao nhiêu. Một máy
thu có chất lượng tốt fải có NF thấp. Sử dụng preamp có thể làm giảm NF, đồng thời tăng
độ nhạy của máy thu.
- -Preamp sẽ khuyếch đại cả tín hiệu nhiễu làm cho nền nhiễu hiển thị cao hơn mức nhiễu
lối vào.
Các thông số kỹ thuật quan trọng:
5.5. IF Gain
- Là 1 bộ khuếch đại có thể điều chỉnh được.
- Có tác dụng điều chỉnh hiển thị biên độ của tín hiệu mà không làm ảnh hưởng đến mức
tín hiệu lối vào bộ mixer.
- IF Gain được đồng bộ với đầu vào của bộ suy hao để giữ nguyên mức tín hiệu của tín
hiệu nếu ta điều chỉnh bộ suy hao ở lối vào.
5.6. Độ phân giải băng thông (RBW)
- RBW càng nhỏ, máy phát tín hiệu có khả năng phân tách tín hiệu càng tốt.
- Span, RBW có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian quét - sweep time. Các thành phần điện,
điện tử trong máy phân tích phổ cần thời gian để tích và phóng điện đạt đến độ ổn định
tin cậy.
- RBW càng nhỏ, span càng lớn thì thời gian quét càng lâu.
5.7. Băng thông video (VBW)
- Băng thông video được điều chỉnh để bộ lọc video loại bỏ nhiễu giúp tín hiệu chính được
hiển thị tốt hơn.
5.8. Độ nhạy – Sensitivity
- Thể hiểu đơn giản độ nhạy của 1 máy phân tích thu tại 1 băng thông là khả năng thu được
tín hiệu có mức thấp nhất tại băng thông đó.
- Nền nhiễu nội của máy phân tích phổ: sinh ra bởi chuyển động của các electron trong các
thành phần điện của máy, được khuyếch đại qua nhiều tầng của máy và xuất hiện trên
màn hình như tín hiệu nhiễu.
- Ở máy phân tích phổ, nền nhiễu này được xem là DANL – mức nhiễu trung bình được
hiển thị (Displayed Average Noise Level) mức nhiễu này ko fải là mức nhiễu của tín hiệu
lối vào (một mức nhiễu hư cấu hiển thị trên màn hình) mức nhiễu này còn được gọi là
efective noise floor.
- Để kiểm tra nền nhiễu nội này, sử dụng 1 tải giả 50Ω gắn vào đầu vào của máy, tải giả
này sẽ ngăn chặn các tín hiệu bên ngoài vào máy phân tích phổ.
- Công suất nhiễu là 1 hàm của băng thông dBm/Hz
- Tầng khuếch đại đầu tiên tác động đáng kể nhất tới nền nhiễu của hệ thống, nó khuyếch
đại công suất nhiễu nhiều nhất.
- -Bộ suy hao đầu vào, mixer, và các thành phần mạch điện giữa lối vào và tần khuyết đại
đầu tiên ảnh hưởng rất ít tới nền nhiễu của hệ thống, các thành phần này đều sản sinh
công suất nhiễu nhưng rất gần với nền nhiễu phòng (mật độ phổ công suất nhiễu -

50
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
174dBm/ Hz) tuy nhiên các thành phần này lại ảnh hưởng tới khả năng đo tín hiệu mức
yếu, bởi vì các thành phần trên làm suy giảm mức tín hiệu lối vào = > làm giả tỉ số S/N
= > giảm độ nhạy của máy.
- Các máy phân tích phổ cũ thường set att = 0 tại vị trí của DANL.
- Các máy phân tích mới có bộ vi xử lý có khả năng thay đổi IF gain tương ứng với giá trị
đầu vào att, do đó mức tín hiệu hiển thị trên màn hình giữ nguyên giá trị khi ta thay đổi
att => điều này dẫn đến, khi ta tăng giá trị att thì nền nhiễu cũng tăng theo (IF gain tăng
lên, khuyếch đại mức nhiễu) trong khi đó mức tín hiệu vẫn giữ nguyên => tỉ số S/N bị
giảm => để đạt tỉ số S/N tốt nhất ta set att = 0.
5.9. Noise Figure
- Các thiết bị thu thường xác định đặc tính của máy thông qua Noise Figure (NF).
- Noise Figure có thể được định nghĩa là độ suy giảm của tỉ số S/N khi tín hiệu được truyền
qua 1 thiết bị.
- Mức nhiễu hiển thị trên máy phân tích phổ thay đổi theo RBW, nếu muốn xác định NF
của máy phân tích phổ ta cần đo công suất nhiễu ở băng thông 1Hz và công suất nhiễu
thực tế lối vào ở 1Hz (với nhiệt độ phòng, mật độ phổ công suất nhiễu là -174dBm =>
công suất nhiễu tại BW 1Hz là -174dBm)
- NF không phụ thuộc vào RBW (tuy mức nhiễu hiển thị trên máy phân tích phổ sẽ thay
đổi theo RBW)
* Chú ý : NF có ý nghĩa liên quan mật thiết tới sensitivity, do NF độc lập với RBW nên
sẽ có ý nghĩa về mặt sử dụng cao hơn độ nhạy. NF còn cho ta biết độ nhạy “thực tế ” của
máy phân tính phổ.
6. Cách hoạt động của máy phân tích phổ

8.9: Sơ đồ nguyên lý cơ bản của máy phân tích phổ

Như vậy để điều khiển máy phân tích phổ những giá trị sau cần được cân nhắc:

51
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
1- Băng thông phân giải ( RBW)
2- Thời gian quét ( Sweep time)
3- Suy hao đầu vào ( Input attenuator)
4- Băng thông video ( Video BW)

52
TÀI LIỆU THỰC HÀNH VIỄN THÔNG
Nội dung thí nghiệm:
Sinh viên tìm hiểu và xây dựng bài đo nhằm đánh giá các tín hiệu RF trong không gian.
1. Mục đích
- Giúp cho sinh viên có các kiến thức và kỹ năng khi phân tích và đánh với các sóng radio
được sử dụng trong thực tế.
- Sinh viên được làm quen với các thiết bị đo lường hiện đại như máy phân tích phổ các
thiết bị rf.
- Có khả năng thực hiện được việc đánh giá các tín hiệu radio trong thực tế.
2. Yêu cầu
- Đo các tín hiệu RF phổ biến trong không gian như các tín hiệu của mạng thông tin di
động 2G, 3G hoặc các đài radio phát quảng bá.
- Nắm bắt được các thao tác khai báo cài đặt cho các thiết máy đo.
- Viết báo cáo.
3. Trình tự thực hiện
- Sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bài thực hành.
- Kiểm tra dụng cụ thực hành và lên phương án thực hiện.
- Thực hiện việc thiết lập máy đo và thu thập các số liệu về các dạng sóng radio điển hình
trong không gian.
- Phân tích và đánh giá các tín hiệu radio thu được trên máy phân tích phổ.
4. Lưu ý:
- Đọc kỹ tài liệu lý thuyết trước khi thực hành.
- Thực hành theo đúng lý thuyết tránh lãng phí vật tư phòng thí nghiệm.
- Ghi chép lại những đánh giá và kết quả.

53

You might also like