You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

CÂU 1: Theo anh(chị) giao tiếp thực hiện những chức năng cơ bản nào?
- Chức năng truyền thông tin
- Chức năng nhận thức.
- Chức năng phối hợp hành động
- Chức năng điều khiển hành vi
- Chức năng tạo lập quan hệ
- Chức năng cân bằng cảm xúc
- Chức năng hình thành và phát triển nhân cách
Câu 2: dựa vào phương tiện giao tiếp, có thể phân loại giao tiếp thành những
loại nào? Trình bày khái quát từng loại giao tiếp trên.
- Ngôn ngữ nói: được sử dụng nhiều trong giao tiếp, sau ngôn ngữ biểu cảm,
đặc biệt là trong giao tiếp trực tiếp và giao tiếp qua điện thoại.
- Phi ngôn ngữ: các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng nhiều giao tiếp, đồng
thời là phưng tiện đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp trực
tiếp.
Câu 3: dựa vào khoảng cách, có thể phân loại giao tiếp thành những loại nào?
Ưu điểm và nhược điểm của từng loại giao tiếp trên.
Dựa vào khoảng cách có 2 loại:
- Giao tiếp trực tiếp: là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với
nhau để trực tiếp giao tiếp.
- Giao tiếp gián tiếp: là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương
tiện trung gian khác như điện thoại, email, thư tín, Fax, chat....
 Ưu điểm
Giao tiếp trực tiếp - Giúp cho việc nhận biết đối
- Giúp cho vấn đề mà các bên phương được rõ ràng cụ thể
trao đổi được rõ ràng, cụ thể Giao tiếp gián tiếp
hơn
- Vấn đề được giải quyết nhanh - Thuận tiện, đỡ tốn kém, trao
và triệt để đổi được nhiều thông tin, cùng
một thời gian có thể giao tiếp nhiều người.

 Nhược điểm:

Giao tiếp trực tiếp lớn về quan điểm, tính cách,


- Tốn thời gian để tổ chức không thái độ...
gian, địa điểm giao tiếp, tốn chi Giao tiếp gián tiếp
phí đi lại
- Dễ nãy sinh xung đột, mâu - Thông tin dễ bị thất lạc, rò
thuẫn các bên giao tiếp nếu các rĩ, sự nhận biết về nhau bị
bên giao tiếp có sự khác biệt hạn chế, khó bộc lộ rõ tình
cảm, thái độ,...
Câu 4: anh chị hãy trình bày những mục đích và nguyên tắc cơ bản Khi
đặt câu hỏi trong giao tiếp.
- Mục đích: tại sao đặt câu hỏi cần có mục đích? Khi chúng ta có được mục
đích của câu hỏi thì chúng ta mới xác định được vấn đề (What) vad xác định
được nguyên nhân tại sao (Why), thu tâp được những thông tin cần thiết là ở
đâu ( Where), khi nào (When), đối tượng là ai (Who). Cuối cùng, nó sẽ giúp
chúng ta tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề (How).
- Nguyên tắc cơ bản:
+ Xác định rõ mục đích khi đặt câu hỏi
+ Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp và xác định mối quan hệ với đối
tượng giao tiếp
+ Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm
+ Đặt câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu
+ Kiên trì chờ và lắng nghe câu trả lời
+ Đừng hỏi những câu hỏi đóng, hãy hỏi câu hỏi mở
+ Không được định kiến trước
+ Hỏi bằng ngôn ngữ của người nghe
+ Đào sâu vấn đề bằng các câu hỏi tiếp theo
+ Chỉ hỏi một vấn đề tại một thời điểm
+ Chấp nhận các phương pháp thay thế
+ Không chấp nhận vòng vo
+ Không chấp nhận câu trả lời gián tiếp
+ Kiểm tra việc chú ý lắng nghe
Câu 5: Trong hoạt động giao tiếp, có sự tham gia của các nhân tố giao tiếp
nào?
- Vai người nói ( người viết – vai tạo ra văn bản)
- Vai người nghe ( người đọc – vai tiếp nhận văn bản)
Hai vai phát và nhận này luôn luôn luân chuyển cho nhau trong suốt cuộc giao
tiếp.
Câu 6: Anh chị hãy trình bày vai trò của giao tiếp đối với xã hội và đối với cá
nhân. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, anh (chị) có những ưu điểm và nhược
điểm nào?
Vai trò của giao tiếp:
- Đối với xã hội, giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương thức giao tiếp chính, giúp
con người tạo nên xã hội loài người thông qua việc thiết lập các mối quan hệ
chặt chẽ giữa con người với con người.
- Đối với cá nhân, giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp mỗi người trở thành một con
người bình thường và không ngừng phát triển về tư duy, tâm lý, phẩm chất,
tính cách...
Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Ưu điểm:
+ dạng nói dùng âm thanh, ngữ điệu làm phương tiện biểu hiện. Lời nói có thể
phát ra cao hay thấp, nhanh hay chậm,liên tục hay ngắt quãng, nhấn mạnh hay
lướt nhẹ,... là phụ thuộc vào ngữ điệu.
+ ngữ điệu có khả năng diễn đạt toàn bộ tính chất phức tạp, tinh tế, đa dạng của
những tình cảm, ý nghĩ, tâm trạng của con người.
+ ngữ điệu và các phương tiện phi ngôn ngữ đi kèm làm tăng tính gợi cảm của
ngôn ngữ, làm ngôn ngữ có sắc thái đa dạng.
- Nhược điểm:
+  Ngôn ngữ nói hay dùng những câu tỉnh lược (có khi lược chỉ còn có một từ)
nhưng cũng có khi câu nói rườm rà, có nhiều yếu tố dư, hoặc lặp đi lặp lại (để
nhấn mạnh hoặc để người nghe có điều kiện tiếp nhận, lĩnh hội, thấu đáo nội
dung giao tiếp.
+ Ngôn ngữ nói được sản sinh nhanh chóng, tức thời, không có sự gọt giũa, suy
ngẫm hay lựa chọn.
Câu 7. Anh chị hãy nêu những hạn chế, trở ngại cơ bản trong giao tiếp. Từ
thực tiễn của bản thân, anh chị có những đề xuất gì để khắc phục những hạn
chế, trở ngại đã nêu.

Những hạn chế:


- Trang phục khi giao tiếp: Ngoài ngôn từ, cử chỉ thì ngoại hình, trang phục
đóng vai trò quan trọng không kém giúp bạn tự tin trong giao tiếp. Một trang
phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền mà quan trọng là phù hợp với tính
cách của bạn và môi trường bạn đến. Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn trang
phục, đặc biệt là chú ý đến hoàn cảnh xung quanh.

- Ngôn ngữ giao tiếp: Vấn đề này được nhắc đến trong ba trường hợp là:
không biết nói gì, nói quá nhiều và sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn
cảnh.  Các bạn thường lâm vào tình trạng lúng túng, không biết phải nói gì.
Nên nhớ rằng, người hướng nội chưa hẳn đã giao tiếp dở và người hướng
ngoại không phải lúc nào cũng giỏi giao tiếp. Ngược lại, có những bạn nói
quá nhiều về mình mà không quan tâm người kia có muốn nghe hay không.

- Tâm lý giao tiếp: Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những
xung đột, bất đồng quan điểm với người khác. Khi đó bạn sẽ tức giận, sẽ nói
những lời khó nghe và mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra sức gìn giữ rất có
thể bị phá hủy trong giây lát. 

- Thói quen ngại giao tiếp: Nhiều bạn không thích giao tiếp với người khác,
đặc biệt là khi đến những nơi công cộng có đông người. Các bạn xa lạ và
cảm giác không an toàn, thường tìm những góc nhỏ để nép mình vào đó cho
đến khi chương trình kết thúc. Lâu dần, thành thói quen ngại nói, ngại giao
tiếp.
Khắc phục:

- Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng
cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối
tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. 

- Hãy chọn trang phục lịch sự, phù hợp với bối cảnh của quá trình giao tiếp.
- Hãy xác định rõ vấn đề cần cần nói tránh lang mang.

Câu 8. Trình bày các nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện kỹ năng khen
ngợi/phê bình. Thực hành vận dụng trong một tình huống cụ thể: Hãy nói lời
khen ngợi/ phê bình với ai đó.

Những nguyên tắc cần chú ý:

 Khen ngợi:
- Khen ưu điểm
- Khen đúng thời điểm
- Khen đúng mức độ và chân thành
- Khen phải cụ thể
- Lời khen phải phù hợp đối tượng
 Phê bình:
- Mở đầu bằng cách tìm ra những điểm bạn yêu thích hay đánh giá cao người
mà bạn chuẩn bị phê bình.
- Góp ý, phê bình đúng trọng tâm.
- Tránh những phát ngôn nặng lời, xúc phạm.
- Tạo cho người nghe sự tự tin tưởng sau khi nhận được lời góp ý, phê bình.
THỰC HÀNH
- Cảm ơn bạn vì đã góp phần nâng công ty chúng tôi lên một tầm cao mới. Bạn đã
làm việc rất chăm chỉ và kiên trì.
- Mái tóc bạn vừa cắt thật hợp với khuôn mặt của bạn.
- Đôi giày trông rất hợp với bạn nhỉ
- Nội dung bài thuyết trình hôm nay khá hay, nhưng bạn cần phải tự tin hơn
nữa nhé.
- Bộ đồ hôm nay của bạn rất tuyệt nhưng mà chưa hợp với bối cảnh ngày hôm
nay lắm.

Câu 9. Trình bày các bước để thực hiện kỹ năng đàm phán, thuyết phục.

- Bước 1: tạo bầu không khí bình đẳng.


- Bước 2: lắng nghe để hiểu người đối thoại ( tâm lý của họ, nguyên nhân để họ
lo ngại, bận tâm từ chối)
- Bước 3: bày tỏ sự thông cảm.
+ đặt mình vào vị trí của người đối thoại.
+ tán thưởng, động viên, an ủi người đối thoại.
+ cử chỉ nhã nhặn, hành vi ôn hòa, lời nói dịu dàng,..
- Bước 4: giải quyết vấn đề
+ cần phải giải quyết những băn khoăn, banaj tâm trong lòng của cả hai bên
cùng quan tâm.
+ trong khi giải quyết vấn đề, cần phải luôn giữ bình tĩnh trong tranh luận.
Thảo luận để đi tới giải quyết vấn đề,...
+ nắm vững nghệ thuật: “ biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Câu 10. Theo anh/chị, khi đặt câu hỏi, cần tránh những sai lầm nào?

- Tránh đặt những câu hỏi lang mang, không trọng tâm.
- Tránh việc hỏi sai vấn đề.
- Tránh đặt những câu hỏi dài dòng, khó hiểu.
- Tránh đặt những câu hỏi đóng. Như những câu hỏi mà câu trả lời là có hoặc
không.
- Tránh hỏi những câu hỏi nhạy cảm, mang tính chất cá nhân. ...

Câu 11. Nêu mục đích và nguyên tắc khi đặt câu hỏi?

( trùng câu số 4)

Câu 12. Trình bày các bước để thực hiện bài thuyết trình. Khó khăn lớn nhất
của bạn khi thực hiện thuyết trình là gì? Bạn đã làm gì để khắc phục khó
khăn đó?

 Các bước để thực hiện bài thuyết trình


- Chuẩn bị thuyết trình:
+ xác định mục đích thuyết trình
+ tìm hiểu đối tượng ( người nghe)
+ xác định đề tài, tìm kiếm thông tin liên quan
+ chuẩn bị địa điểm và công cụ hỗ trợ thuyết trình
- Thuyết trình
+ triển khai nội dung đã chuẩn bị
+ làm chủ được nội dung để truyền đạt đến người nghe
+ thực hiện các thao tác phân tích, chứng minh và dẫn chứng cụ thể để làm
rõ vấn đề cần thuyết trình
+ nêu nổi bật các ý chính
- Sau khi thuyết trình
+ đặt và trả lời các câu hỏi để làm rõ vấn đề
+ cũng cố lại nội dung
+ lắng nghe và đón nhận lời nhận xét
 Khó khăn lớn nhất khi thuyết trình
- Không làm chủ được bản thân
- Liên tục thể hiện sự lo lắng – hoặc không thừa nhận
- Nói quá nhanh không có khoảng dừng
- Thiếu sự tương tác với khán giả
 Cách khác phục
- Chuẩn bị nội dung thật kĩ
- Cố gắng giao lưu với khán giả nhiều nhất có thể
- Cố gắng tập nói rõ ràng, trôi chảy

Câu 13. Các cách để giải tỏa căng thẳng trước khi thuyết trình? Nếu bạn đang
thuyết trình mà có người cứ giơ tay xin hỏi ngang hoặc phản biện phần thuyết
trình của bạn, bạn xử lý như thế nào?

 Cách giải tỏa căng thẳng:


- Hãy xem khán giả như bạn bè của mình
- Tập hít thở sâu trước khi nói
- Uống nhiều nước
- Chuẩn bị thật kỹ
- Hãy say mê với nội dung
 Tình huống
- Trước tiên em sẽ ngừng phần thuyết trình này, và nói với người đó là hãy
dừng lại hành động đó và nếu có ý kiến gì thì hãy cho phép em được nói hết
phần thuyết trình này. Em xin cảm ơn Nếu ngừoi đó vẫn không dừng lại em
vẫn sẽ tiếp tục phần thuyết trình và không quan tâm, chuyển hướng ánh mắt
đến những người có ánh mắt tích cực và thể hiện sự hào hứng.
Câu 14. Trình bày cấu trúc của một thư tín? Khi viết thư cần lưu ý điều gì?
 Cấu trúc:
- Tiêu đề
- Địa chỉ trả lời thư
- Ngày tháng năm
- Địa chỉ người nhận
- Dòng lưu ý
- Lời chào mở đầu
- Dòng chủ đề
- Phần chính của thư ( đoạn mở đầu, đoạn chính, đoạn kết)
- Lời chào kết thúc
- Tên cơ quan
- Chữ ký tên, tên và chức danh người gửi thư
- Chữ tắt tham khảo (chỉ dùng khi có từ viết tắt)
- Nơi nhận khác ( bản sao) và tài liệu đính kèm)
- Tái bút
 Khi viết thư cần lưu ý
Người viết phải chú ý đến việc thể hiện phong cách riêng của mình trong
thư. Dù viết thư như thế nào cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc: đi
thẳng vào vấn đề; rõ ràng; đầy đủ; chính xác; nhất quán; thận trọng; lịch sự.
Câu 15. Vai trò của phi ngôn ngữ trong giao tiếp? Khi quan sát các biểu hiện
phi ngôn ngữ của đối tượng giao tiếp cần lưu ý những điều gì?

 Vai trò:

Trong xã hội hiện đại, giao tiếp phi ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn. Nó
giúp cho mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết tự khiềm chế cảm xúc, tự ý thức và
điều khiển được ngôn ngữ cơ thể. Đồng thời, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp
chúng ta hiểu rõ đối tác mà ta đang tiếp cận để đưa ra những định hướng đúng
đắng.

Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ là giúp cho thông điệp được truyền tải
nhanh chóng, dễ dàng, giúp người tham gia giao tiếp hiểu rõ hơn về cảm xúc của
người đối diện nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
 Khi quan sát các biểu hiện phi ngôn ngữ của đối tượng giao tiếp cần lưu
ý:
- Ánh mắt
+Nhìn vào người đối thoại
+Không nhìn chăm chú vào người khác
+Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt, hoặc không thèm
để ý
+ không đảo mắt liên tục hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm
+ không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác
- Nét mặt
+ một số biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt ( buồn, vui, ngạc nhiên, sợ hãi,
ghê tởm, tức giận,...)
- Nụ cười
- Tư thế, dáng điệu
+ tư thế đi
+ tư thế đứng ( đứng nghiên, đúng dạng chân, đứng chéo chân,..)
+ tư thế ngồi
- Cử chỉ
+ cử chỉ đầu
+cử chỉ tay
+ cử chỉ vai
+ ngôn ngữ của môi
- Trang phục

Câu 16. Hãy trình bày cách kiểm soát cảm xúc của cá nhân trong trường hợp
bạn cảm thấy sợ hãi, hồi hộp hay lo lắng khi bạn thuyết trình hoặc phát biểu
trước đám đông.

- Hãy xem khán giả như bạn bè của mình


- Tập hít thở sâu trước khi nói
- Uống nhiều nước
- Chuẩn bị thật kỹ
- Hãy say mê với nội dung

Câu 17. Các cử chỉ của tay và thông điệp/ý nghĩa của nó? Nêu một số cử chỉ
tay thường gặp trong giao tiếp. Trong giao tiếp, nên sử dụng bàn tay ngửa hay
bàn tay úp? Giải thích vì sao? Giải mã 1 số kiểu bắt tay.

 Các cử chỉ của tay và thông điệp ý nghĩa:


- Giấu tay: hành động giấu tay cho thấy bạn đang có điều gì đó giấu diếm và
trong đó có sự sợ hãi của chính bản thân.
- Khoanh tay: là hành động cho thấy bạn đang đề phòng và cảm thấy gặp nguy,
khoanh tay với thế tay cao cho thấy bạn đang có thái độ chỉ bảo, bề trên với
người khác.
- Gõ tay lên bàn: là dấu hiệu của sự thiếu kiên nhẫn, nó cho thấy bạn đang
nóng vội hoặc không thoải mái với cuộc hội thoại, chỉ muốn nó kết thúc
nhanh. Thêm vào đó là tiếng kêu của tay bạn tạo ra chẳng thải mái đâu nên
đừng làm nó trong bất kì cuộc hội thoại nào.
- Thế tay kim tự tháp: là thế tay được rất nhiều chính trị gia cũng như những
người có tầm ảnh hưởng lớn sử dụng, nó cho thấy sự tự tin và có phần thống
trị của bản thân bạn. Tuy nhiên đừng quay ngược kim tự tháp này kẻo nó là
dấu hiệu của sự kém tự tin, đề phòng với người khác.
 Một số cử chỉ tay thường gặp trong giao tiếp: thế tay kim tự tháp, giấu
tay,...
 nên sử dụng bàn tay ngửa hay bàn tay úp:
Nên sử dụng bàn tay ngửa lên vì:
- thế tay với lòng bàn tay ngữa lên trên cho thấy sự thật thà, cởi mở từ bạn.tư
thế này tạo cho người đối diện thấy bạn muốn mở lòng mình, nói chuyện
thật lòng và thậm chí là có phần trung thành.
 Một số kiểu bắt tay
- Dùng cả hai tay để bắt: đó là dấu hiệu cho thấy đối phương chấp nhận sự
kiểm soát từ bạn nhưng vẫn muốn có một cuộc thảo luận.
- Kiểu bắt tay phục tùng: Kiểu bắt tay phục tùng được miêu tả là lòng bàn
tay của người đối diện hướng lên trên. Kiểu bắt tay này đến từ những
người nhút nhát hoặc dễ bị đe dọa.
- Kiểu bắt tay cá chết: Nếu cái bắt tay được miêu tả là yếu ớt, thiếu khí
lực như một con cá chết thì điều đó thể hiện sư thiếu cam kết, sự thờ ơ
và thậm chí là yếu đuối của người đối diện. Nó thể hiện thông điệp rằng
đối phương có thể dễ dàng bị phục tùng bởi người khác.
- Kiểu bắt tay bó cà rốt: Khi người này bắt tay bạn, họ kẹp tay bạn giữa
các ngón tay của họ một cách tiêu cực. Đối phương ngầm ám chỉ
rằng :"Tôi không hứng thú với chuyện này" và thậm chí sẽ không bận
tâm đến việc thể hiện mục đích và tính cách của họ.
Câu 18. Các tư thế ngồi và thông điệp/ý nghĩa của nó ?

- Ngồi vắt chéo chân: Bạn là người khiêm tốn, khá nhút nhát và luôn cảm thấy xấu
hổ, bối rối khi gặp người lạ. Dáng ngồi tưởng chừng "rất quyền lực" này thực chất
lại thuộc về người thiếu tự tin.
- Ngồi thẳng lưng: Bạn là một người có ý chí mạnh mẽ và tự tin. Bạn không bao giờ
nghi ngờ sự đúng đắn và hợp lý trong hành động và quyết định của bạn.
- Ngồi ngả lưng vào ghế: Đây là dáng ngồi của người tinh tế, nhạy cảm và biết
quan tâm đến cảm xúc của người khác. Trong cuộc sống, đứng trước một quyết
định quan trọng, bạn thường dành thời gian để suy xét vấn đề (ưu và nhược điểm)
rồi mới thận trọng đưa ra hành động.
- Người hướng về phía trước: Vị trí này là đặc trưng của những người dễ cho đi
hơn là nhận lại. Bạn cởi mở và thích quan tâm đến nhiều thứ trong cuộc sống. Do
đó, kể cả với người lạ, bạn vẫn mang đến cảm giác dễ gần, thân thuộc.
- Ngồi hai tay đan vào nhau: Bạn là người sống tình cảm, cởi mở, vui vẻ, lạc quan,
quảng giao. Bạn thích sự đáng yêu và hoạt náo của mình lây sang người khác.
- Ngồi hai tay để ngay ngắn lên đùi: Đây là dáng ngồi của một nhà lãnh đạo
xuất chúng. Bạn tự tin và rất táo bạo, quyết đoán. Bạn không sợ phải chịu trách
nhiệm không chỉ cho chính mình mà còn cho các quyết định của người khác.

Câu 19. Các cử chỉ của đầu và thông điệp/ý nghĩa của nó ?

- Nghiêng đầu: là thể hiện sự thích thú và cuốn hút vào câu chuyện của đối
phương
- Quay đầu: khi một người phải nói ra hay phải nghe những điều mình cảm
thấy không thoải mái họ thường quay đầu tránh né người đâng trò chuyện
với mình.
- Cúi đầu: thường thể hiện sự phục tùng, kính trọng hay có thể là một cách
chào hỏi. Nhiều khi cúi đầu còn thể hiện sự bất an, sự tránh né, lo lắng, e
thẹn, ngượng ngùng, thiếu tự tin trong giao tiếp.
- Ngẩng cao đầu: thường thể hiện sự tự tin. Đôi khi trong giao tiếp, nếu ngẩng
đầu kết hợp với mắt nhìn lên, thở dài thể hiện đang suy nghĩ hoặc mệt mõi,
chán ngán.
- Gật đầu: nếu lắc đầu thể hiện “ không” hay “ tôi không đồng ý” thì gật đầu
được xem là dấu hiệu tán thành, thông cảm hoặc chấp nhận. Gật đầu chậm
rãi thường thể hiện sự quan tâm, thích thú của người đó đối với những gì đối
phương đang nói.

Câu 20. Bạn sẽ tạo ấn tượng ban đầu như thế nào trong những tình huống:
tham dự phỏng vấn xin việc; ngày đầu tiên đến cơ sở thực tập/thực tế?

 tham dự phỏng vấn xin việc:


- chọn trang phục lịch thiệp và tạo sự tin tưởng
- nghiên cứu thật kỹ công ty bạn sắp phỏng vấn
- tập trả lời những câu hỏi cơ bản
- trau chuốt cách diễn đạt
- chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ
- hãy luôn nói lời cảm ơn
- chuẩn bị CV thật ấn tượng
 ngày đầu tiên đến cơ sở thực tập/ thực tế:

- đi dúng giờ

- trang phục lịch sự


- Ngày đầu đi thực tập, tốt nhất tìm được bản đồ cơ cấu và thông tin làm việc của
công ty, như vậy bạn có thể dễ dàng nắm được tên đồng nghiệp dù họ ở bộ phận
nào hay phương diện nào đôi lúc bạn cũng cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ họ.
- Chớ nên đến muốn ngay ngày đầu tiên và không nên sớm rời khỏi văn phòng dù
bạn không cần phải làm gì.
- Mỉm cười và chào hỏi mỗi đồng nghiệp, ngay cả bảo vệ.
- Chú trọng làm việc và tiết kiệm lời.
- Không nên thể hiện quá tích cực, nếu không đồng nghiệp sẽ thấy rất khó xử.
- Bắt đầu từ công việc nhỏ nhất và kiên nhẫn làm việc.

You might also like