You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Viện Điện

Báo cáo môn học


Thiết kế mạch điều tiết nhiệt độ sử dụng FPGA
Học phần: FPGA và ứng dụng
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đại Dương

Nhóm 10

Nguyễn Đức Nam


Nguyễn Duy Thức 20174252
Trần Văn Hợp
Nguyễn Văn Vũ
Mục Lục
I.Cơ sở lý thuyết.....................................................................3
I.1. Giới thiệu về FPGA.............................................................................................................................3
I.2. Giới thiệu về ngôn ngữ VHDL.............................................................................................................4

II. Lựa chọn phần cứng...........................................................4


II.1. Kit Altera EPM240 v1........................................................................................................................4
II.1.1 Giới thiệu....................................................................................................................................4
II.1.2Thông số......................................................................................................................................4
II.2. Cảm biến DHT11...............................................................................................................................5
II.2.1. Giới thiệu...................................................................................................................................5
II.2.2. Thông số kĩ thuật.......................................................................................................................5
II.3. Động cơ 1 chiều...............................................................................................................................6
II.3.1. Giới thiệu...................................................................................................................................6
II.3.2. Cấu tạo.......................................................................................................................................6
II.4. LED 7 thanh.......................................................................................................................................6
II.4.1. Giới thiệu...................................................................................................................................6
II.4.2 Cấu tạo và hoạt động..................................................................................................................6

III. Thiết kế..............................................................................7


III.1. Sơ đồ khối........................................................................................................................................7
III.2Lưu đồ thuật toán..............................................................................................................................8
III.3. Code VHDL.......................................................................................................................................8
I.Cơ sở lý thuyết
I.1. Giới thiệu về FPGA
Field-programmable gate array (FPGA) là một loại mạch tích hợp cỡ lớn dùng cấu
trúc mảng phần tử logic mà người dùng có thể lập trình được. Chữ field ở đây
muốn chỉ đến khả năng tái lập trình "bên ngoài" của người sử dụng, không phụ
thuộc vào dây chuyền sản xuất phức tạp của nhà máy bán dẫn. Vi mạch FPGA
được cấu thành từ các bộ phận:

- Các khối logic cơ bản lập trình được (logic block)


- Hệ thống mạch liên kết lập trình được
- Khối vào/ra (IO Pads)
- Phần tử thiết kế sẵn khác như DSP slice, RAM, ROM, nhân vi xử lý...

I.2. Giới thiệu về ngôn ngữ VHDL


VHDL (VHSIC-HDL, Very High-Speed Integrated Circuit Hardware Description
Language, tạm dịch: Ngôn ngữ Mô tả Phần cứng cho Vi mạch tích hợp Tốc độ cao)
là một ngôn ngữ lập trình dùng để mô tả phần cứng, dùng trong thiết kế điện tử
tự động để mô tả những hệ thống điện tử và bán điện tử như FPGA và các vi
mạch tích hợp. VHDL còn được dùng như là một ngôn ngữ đa dụng trong lập trình
song song.

Tất cả các chương trình VHDL bao gồm ít nhất ba thành phần cơ bản sau đây:

 Khai báo thư viện (LIBRARY): Chứa danh sách tất cả các thư viện sẽ được sử
dụng trong thiết kế. Ví dụ: ieee, std, work, v.v.
 ENTITY (thực thể): Entity dùng để khai báo tên của thực thể, các port của thực
thể và các thông tin liên quan đến
thực thể.
 ARCHITECTURE (kiến trúc): Kiến trúc mô tả chức năng cơ bản của thực thể
và chứa nhiều phát biểu mô tả hành vi của thực thể. Kiến trúc luôn luôn có liên
quan đến thực thể và các mô tả hành vi của thực thể.
II. Lựa chọn phần cứng
II.1. Kit Altera EPM240 v1

II.1.1 Giới thiệu


Bộ kit sản xuất nhằm mục đích học tập và nghiên cứu FPGA và VHDL là chính. Với
số lượng Logic Elements là 240 thì dự án đã bị hạn chế lại 1 số tính năng nhưng
vẫn đáp ứng được nhu cầu của dự án do sự phổ biến và giá thành rẻ.
II.1.2Thông số
-Sử dụng Chip: EPM240T100C5N TQFP100

- Điện áp: DC5V

- Tương thích mạch nạp USB Blaster

- Giao tiếp LCD1602, LCD12864

- Giao tiếp UART

- Giao tiếp Key Đơn

- Giao Tiếp LED Đơn

- Hỗ Trợ Công IO

II.2. Cảm biến DHT11

II.2.1. Giới thiệu


Cảm biến độ ẩm và nhiệt độ DHT11 Temperature Humidity Sensor là cảm biến rất
thông dụng hiện nay vì chi phí rẻ và rất dễ lấy dữ liệu thông qua giao tiếp 1 wire
(giao tiếp digital 1 dây truyền dữ liệu duy nhất). Bộ tiền xử lý tín hiệu tích hợp
trong cảm biến giúp bạn có được dữ liệu chính xác mà không phải qua bất kỳ tính
toán nào. So với cảm biến đời mới hơn là DHT22 thì DHT11 cho khoảng đo và độ
chính xác kém hơn rất nhiều.
II.2.2. Thông số kĩ thuật
 Nguồn: 3 -> 5 VDC.
 Dòng sử dụng: 2.5mA max (khi truyền dữ liệu).
 Đo tốt ở độ ẩm 20 to 70%RH với sai số 5%.
 Đo tốt ở nhiệt độ 0 to 50°C sai số ±2°C.
 Tần số lấy mẫu tối đa 1Hz (1 giây 1 lần)
 Kích thước 15mm x 12mm x 5.5mm.
 4 chân, khoảng cách chân 0.1''.

Hình ảnh DHT11

II.3. Động cơ 1 chiều

II.3.1. Giới thiệu


Động cơ 1 chiều tượng trưng cho 1 cơ cấu chấp hành điều khiển nhiệt độ. Do sự
hạn chế về số Logic Elements của kit nên đọng cơ dc là thích hợp nhất với dự án.

Động cơ một chiều DC ( DC là từ viết tắt của "Direct Current Motors") là Động cơ
điều khiển bằng dòng có hướng xác định hay nói dễ hiểu hơn thì đây là loại động
cơ chạy bằng nguồn điện áp DC- điện áp 1 chiều(Khác với điện áp AC xoay chiều).
Đầu dây ra của đông cơ thường gồm hai dây (dây nguồn- VCC và dây tiếp đất-
GND). DC motor là một động cơ một chiều với cơ năng quay liên tục.
II.3.2. Cấu tạo
Gồm có 3 phần chính stator( phần cảm), rotor ( phần ứng), và phần cổ góp- chỉnh
lưu.
- Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu,
hay nam châm điện.

- Rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều.

- Bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động
quay của rotor là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm có một bộ cổ góp và
một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.

II.4. LED 7 thanh

II.4.1. Giới thiệu


LED 7 thanh hay còn được gọi là LED 7 đoạn, bao gồm 7 đoạn đèn LED được xếp
lại với nhau thành hình chữ nhật. Khi các đoạn lập trình để chiếu sáng thì sẽ hiển
thị chữ số của hệ thập phân hoặc thập lục phân. Đôi khi LED số 8 được hiển thị
dấu thập phân khi có nhiều LED 7 thanh được nối với nhau để có thể hiển thị
được các số lớn hơn 2 chữ số. 
II.4.2 Cấu tạo và hoạt động
Với các đoạn LED trong màn hình đều được nối với các chân kết nối để đưa ra
ngoài. Các chân này được gán các ký tự từ a đến g, chúng đại diện cho từng LED
riêng lẻ. Các chân được kết nối với nhau để có thể tạo thành một chân chung.

Chân Pin chung hiển thị thường được sử dụng để có thể xác định loại màn hình
LED 7 thanh đó là loại nào. Có 2 loại LED 7 thanh được sử dụng đó là Cathode
chung (CC) và Anode chung (CA).

Trong dự án này, chúng em dùng led anode chung(CA).

III. Thiết kế
III.1. Sơ đồ khối
Hệ thống cơ bản gồm 4 khối là: Khối điều khiển, Khối cảm biến, khối hiển thị và
khối chấp hành. Khối cảm biến thu thập dữ liệu gửi về khối điều khiển để xử lý từ
đó đưa tín hiệu ra khối hiển thị và khối chấp hành. Khối hiển thị sẽ hiển thị sẽ hiện
nhiệt độ đo được và khi nhiệt đọ tăng đến 1 ngưỡng thì khối chấp hành ở đây là
đông cơ DC sẽ quay.
Khối hiển thị
Khối cảm Khối điều khiển
biến
Khối chấp hành

Sơ đồ khối hệ thống

III.2Lưu đồ thuật toán


III.3. Code VHDL

IV. Kết quả


Sau quá trình làm việc thấy mạch hoạt động đúng như yêu cầu đề ra ban đầu, tuy
nhiên vẫn còn 1 số hạn chế do cảm biến còn sai số hệ thống.

Thêm ảnh vào đây.

You might also like