You are on page 1of 5

Nội dung môn TH PLC

====================================================================
BÀI THỰC HÀNH SỐ - Tuần 8
Lớp 0703169.1- 0703169.2 - 0703169.3 – ĐHK12

Tên bài:
Bài 1: Các bài thực hành ứng dụng các lệnh cơ bản (tiếp)
Nội dung:
1.6 - Thiết kế và thực hiện chương trình điều khiển trạm trộn hóa chất
A- Một số hình ảnh về trạm trộn và bồn trộn trong thực tế:

(a) (b)

(c) (d)
Hình 1.1- Một số trạm trộn bê tông trong thực tế

Trong thực tế, rất nhiều hệ thống trộn được sử dụng tùy vào lĩnh vực như; Hóa dầu,
công nghiệp pha màu sơn, thực phẩm, hóa chất… Tùy từng quy mô và công suất của hệ
thống mà các thiết bị sẽ có các thông số kích thước khác nhau: Đường kính trên Silo, chiều
cao, đường kính ống xả, dung tích bồn…
1
=========================================================
Lớp 0703169.1- 0703169.2 - 0703169.3 – ĐHK12
Nội dung môn TH PLC
====================================================================
Ví dụ 1 thông số của hệ thống trên thị trường- bảng 1.1
Để thực hiện bài toán điều khiển cho 1 yêu cầu công nghệ đòi hỏi các kỹ sư có hiểu biết
sâu sắc về hệ thống, từ đó đưa ra được các phương án phù hợp nhất khi triển khai và tránh
tình huống xảy ra lỗi khi vận hành
Bảng 1.1
Thông số Trạm trộn bê tông 120m3/h
Năng suất 120m3/h
Máy trộn bê tông Sicoma 3000/2000
Phễu cấp liệu PLD 2400
Silo 80 tấn
Vít tải LSY 237 x 9m
Kích thước 24120 x 9940 x 17190
Công suất động cơ 200Kw

Hình 1.2- Hình ảnh 1 hệ thống trộn hóa chất trong thực tế

2
=========================================================
Lớp 0703169.1- 0703169.2 - 0703169.3 – ĐHK12
Nội dung môn TH PLC
====================================================================

(a) (b)
Hình 1.3- Mô hình hệ thống trộn sơn - (a)- ống đựng màu và xilanh-pittong hút/đẩy
(b) – Mâm xoay trộn đều sơn dùng động cơ
Trong các hình ảnh ví dụ từ H1.1 đến H1.3, ngoài bồn, silo, bơm, van… trong mỗi hệ thống
có các thiết bị đo, cân định lượng nhiên liệu phù hợp với yêu cầu công nghê của hệ thống
và ý tưởng thiết kế của người chế tạo.
Hệ thống có thể dùng thiết bị điều khiển đơn lẻ ( ví dụ trạm trộn bê tông) hoặc nhiều thiết
bị phối hợp( ví dụ dây truyền sản xuất thực phẩm hoặc nhà máy nhiệt điện…) khi đó bài
toán quy mô lớn và độ phức tạp cao hơn, các thiết bị có giao tiếp truyền thông mạng cho
yêu cầu giám sát và vận hành hệ thống.
Khi triển khai, yêu cầu SV Mô tả công nghệ và giới hạn nguyên lý vận hành của hệ thống.

B- Các nội dung thực hiện của sinh viên:


Yêu cầu thực hiện:
- Sử dụng phần mềm Tia Portal- V13 ( tương thích với phần mềm cài trong p501)
- Mỗi yêu cầu thực hiện trên 1 Project (fie mềm)- nộp lại cho GV sau này
- Thưc hiện theo các bước hướng dẫn trên bản cứng- nộp lại cho GV
- Cấu hình cho PLC- S7-1200 loại CPU 1214C- DC/DC/DC hoặc AC/DC/RLY
Mô hình bài toán: Hình 2.1
Hệ thống gồm:
LC1, LC2, LC3: cảm biến báo lượng nhiên liệu .
V1, V2, V3,V4: các van xả
M1: động cơ kéo băng tải
3
=========================================================
Lớp 0703169.1- 0703169.2 - 0703169.3 – ĐHK12
Nội dung môn TH PLC
====================================================================
M2: Động cơ khuấy
Hai nút ấn START và STOP

START

STOP

Hình 2.1
Yêu cầu thực hiện:
Sinh viên sử dụng phần mềm Tia Portal để lập trình và chạy mô phỏng bằng PLCSIM
với thiết bị điều khiển là PLC- S7-1200 và triển khai theo các bước sau:
1- Mô tả nguyên lý vận hành với các thiết bị có sẵn như hình 2.1
2- Xác định biến điều khiển và lập bảng định địa chỉ.
3- Vẽ sơ đồ đấu dây
4- Lập thuật toán điều khiển
5- Viết chương trình điều khiển.
6- Viết chương trình điều khiển trên phần mềm Tia Portal chạy mô phỏng
bằng PLCSIM- kiểm tra kết quả thực hiện thông qua trạng thái các biến

Một số chú ý:
1- Nguyên lý tác động của LC1, LC2, LC3. Đây là các cảm biến có đầu ra số - giá trị
1 hoặc 0- báo đầy/cạn theo lượng nhiên liệu trong Silo. Nên quy ước sử dụng trạng
thái tích cực cho các cảm biến này
2- Giả thiết dung tích của Silo1,2,3( tương ứng nối với các van 1,2,3) để kiểm soát
lượng nhiên liệu chảy qua van khi mở
4
=========================================================
Lớp 0703169.1- 0703169.2 - 0703169.3 – ĐHK12
Nội dung môn TH PLC
====================================================================
3- Giả thiết tỷ lệ trộn nhiên liệu( 1:2:3; 1:3:4;…)
4- Giả thiết trạng thái ban đầu, thời gian đóng/mở của các van
5- Có thể mô tả tác động của các biến vào/ra trên giản đồ thời gian
Yêu cầu mở rộng:
Vẽ sơ đồ đấu dây sử dụng mô đun đầu vào – hình 3.1 cho các biến và đấu cắm với
PLC- hình 3.2

Hình 3.1 Hình 3.2

Có thể dùng công tắc hành trình hoặc cảm biến với vai trò là các LC

Hình 3.4 - Mô đun thiết bị đầu vào gồm cảm biến tiệm cận và cảm biến quang

Hình 3.5 - Mô đun thiết bị điều khiển- PLC-S7-1200- CPU 1214-DC/DC/DC

5
=========================================================
Lớp 0703169.1- 0703169.2 - 0703169.3 – ĐHK12

You might also like