You are on page 1of 2

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay việc trồng cây xanh ở đô thị

nước

ta còn rất ít và chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng hệ sinh thái.

Tại các vùng đô thị hóa nhanh, bộ khung bảo vệ môi trường là những vành đai xanh không
được quy hoạch và bảo vệ.

Cây trong thành phố – những mảng xanh nhỏ bé

Nhận định chung là chỉ tiêu đất để trồng cây xanh trong các đô thị còn quá thấp, trung bình
mới chỉ đạt 0,5 m/người. ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cây xanh cũng
đạt không quá 2 m/người, chỉ mới bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố hiện đại trên
thế giới (khoảng 20m2 – 25m2 cây xanh/người).

Hệ thống cây xanh mới chỉ cơ bản hình thành và tập trung tại các đô thị lớn và trung bình, các
đô thị nhỏ cây xanh chưa thành hệ thống, chiếm diện tích không đáng kể. So với các tiêu
chuẩn và quy chuẩn thì tỷ lệ diện tích đất cây xanh còn thấp so với yêu cầu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc phát triển cây xanh là chi phí cho
công tác sản xuất và duy trì cây xanh chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Trong khi đó,
công tác quản lý cây xanh lại lỏng lẻo. Tình trạng chặt phá cây, tỉa cành, mé nhánh, khai thác
diễn ra một cách tùy tiện và khá phổ biến làm giảm độ che phủ và khả năng sinh tồn của cây.

Nguồn lực phát triển cây xanh đô thị còn ít, chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước, thiếu cơ chế,
chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia. Trừ một số thành
phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng còn lại các đô thị khác, chi phí đầu tư cho
cây xanh hầu như không đáng kể hoặc rất thấp.

Bên cạnh đó, quản lý về cây xanh còn lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây, tỉa cành; khai thác
một cách tuỳ tiện còn làm giảm diện tích độ che phủ và khả năng sinh tồn của cây. Việc trồng
cây xanh ở những nơi công cộng vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch về
lựa chọn, bố trí loại cây trồng phù hợp ở từng công trình, từng địa phương.

Dư luận những năm gần đây đã đề cập đến hiện tượng có nhiều loại cây xanh được đưa vào
trồng trên đường phố đô thị không đem lại thiện cảm, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người.

Điển hình như cây hoa sữa được trồng quá nhiều trên một số đường phố đô thị miền Trung,
mùi hương nồng vào cuối mùa hè đã ảnh hưởng đến sức khoẻ cư dân tại các đô thị này. Tại
TP Huế, cây bàng được người dân tự trồng rất nhiều trên đường phố không những không đảm
bảo an toàn giao thông mà còn làm mất bản sắc riêng của đô thị này.

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, quá trình đô
thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng, bộ mặt đô thị được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ
thuật đô thịcòn nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề công viên, cây xanh đô thị vẫn bị xem nhẹ.
Không ai có thể phủ nhận được vai trò rất quan trọng của công viên, cây xanh đối với đời
sống con người và môi trường đô thị. Cây xanh có tác dụng lớn trong việc cải tạo khí hậu, bảo
vệ môi trường sống.

Ngoài ra, cây xanh còn làm tăng vẻ đẹp kiến trúc cảnh quan đô thị. Tuỳ vào điều kiện tự
nhiên, thổ nhưỡng, bản sắc văn hoá mà cây xanh ở mỗi đô thị có những sắc thái và đặc trưng
riêng góp phần làm phong phú cuộc sống văn hoá tinh thần của cư dân đô thị.

Phải đầu tư nhiều hơn nữa cho cây xanh

Công viên, cây xanh đô thị là các công trình phục vụ lợi ích công cộng do vậy, trước hết ngân
sách phải đầu tư xây dựng và quản lý. Tuy nhiên, chỉ dựa vào nguồn ngân sách hàng năm thì
rất khó đạt kết quả mong muốn.

Đơn cử như TP Hồ Chí Minh, quy hoạch cây xanh đô thị đến năm 2020 với chỉ tiêu khiêm tốn
10-15 m2/người (gấp 10 lần hiện nay) sẽ phải đầu tư khoảng 80 ngàn tỷ đồng. Bởi vậy, để
phát triển công viên, cây xanh đô thị ngoài nguồn vốn ngân sách, cần huy động nguồn lực
trong nhân dân và các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước.

Để làm được điều đó, phải có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút vốn đầu tư;
công khai quy hoạch và danh sách các danh mục kêu gọi đầu tư; xúc tiến đầu tư có hiệu quả;
lồng ghép dự án công viên, cây xanh đô thị với dự án sinh lời khác để tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Tăng cường công tác quản lý cây xanh đô thị trên các mặt trồng, duy trì và bảo vệ cây xanh
cũng là điều cần thiết. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh công cộng cần phải quy định cụ thể
về việc cấp phép và thẩm quyền cấp phép; phân công rõ chức năng và nhiệm vụ của các cơ
quan quản lý Nhà nước mà trong đó chính quyền đô thị các cấp có trách nhiệm và vai trò quan
trọng trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển công viên, cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân
cấp của UBND cấp tỉnh.

Một biện pháp cũng hết sức quan trọng là khuyến khích các hộ gia đình tự trồng cây xanh,
chăm sóc, bảo vệ và trồng cây xanh trước mặt nhà, trên các tuyến phố theo quy hoạch và theo
quy định về chủng loại cây được phê duyệt.

You might also like