You are on page 1of 99

Bắt đầu học Tarot như thế nào ?

Đây là câu hỏi mà hầu như mọi người tiếp xúc blog này đều đề cập. Vì vậy, tôi viết hẳn
một chương trình hướng dẫn học Tarot theo từng bước một. Mong đây sẽ là cách tiếp
cận giúp các thành viên Tarot có được lượng kiến thức đúng đắn và cần thiết.

Trước khi bước vào chương trình học, bạn có thể mua/in một bộ bài tarot để làm dụng
cụ. Bộ Tarot mà tôi khuyên nên sở hữu là bộ Tarot de Marseille và bộ Waite Rider
Tarot. Các bộ bài khác tùy theo, tôi sẽ hướng dẫn thêm trong các bài học. Nếu thấy
cần, các bạn có thể bổ sung sau.

Phần chương trình học chia làm các chuyên đề chính. Tôi khuyến khích các bạn đi
từng bước theo thứ tự, tuy nhiên tùy vào sở trường mà bạn có thể chọn phần học yêu
thích. Tôi hình thành chương trình học này song song với việc thực hiện các bài giảng,
vì vậy sẽ có thể bổ sung các bài giảng không theo thời gian nhất định. Các bài giảng
này có thể đã nằm trong các bài khảo cứu mà tôi đã viết từ trước, nếu bạn nào cảm
thấy mình đã xem qua rồi thì có thể bước qua các giai đoạn tiếp theo.

Dành cho các bạn có ý định mang toàn bộ hay một phần của chương trình học Tarot
của tôi vào chương trình dạy của các bạn, thông qua việc in ấn, sao chép sang trang
khác, sử dụng thông tin của blog này. Tôi hoan nghênh mọi hoạt động phổ biến Tarot
trong đời sống xã hội, nhưng mong bạn có thể GHI RÕ TÁC GIẢ và DẪN NGUỒN và
VIẾT MAIL báo cho tôi một chút thông tin về chương trình của các bạn. Xin chân
thành cám ơn.

Nào, ta bắt đầu nào ...

Các bài viết này các bạn có thể lục tìm trong mục Bài Khảo Cứu ở tay phải của trang.
Chương Trình Học Tarot

Phần I. Tổng Quan

Chuyên Đề: Nguồn Gốc Hình Thành


- Nguồn Gốc Tarot: xem tại đây
- Nguồn Gốc Từ "Tarot": xem tại đây

Chuyên Đề: Phân Loại Tarot


- Phân Loại Tarot Theo Lịch Sử: xem tại đây
- Niên Biểu Các Bộ Tarot: xem tại đây
- Cách Gọi Tên Bài Tarot: xem tại đây

Chuyên Đề: Thủ Tục Bói Tarot


- Thủ Tục Bói Bài Tarot: xem tại đây
- Các Spell trong Tarot: đang viết

Chuyên Đề: Tarot và Quỷ Học


- Tarot và Giao Ước - P1: xem tại đây
- Tarot và Giao Ước - P2: xem tại đây

Chuyên Đề: Tarot và Chiêm Tinh Học


- Tarot và Chiêm Tinh Học - Tổng Quan: xem tạiđây
- Tarot và Chiêm Tinh Học - Major Arcana: xem tạiđây
- Tarot và Chiêm Tinh Học - Minor Arcana: đang viết

Chuyên Đề: Các Trải Bài Thông Dụng


- Phương Pháp Trải Bài Cận Đại: xem tại đây
- Phương Pháp Trải Bài Cổ Điển: xem tại đây

Chuyên Đề: Tarot và Kabbalah


- Nguồn Gốc Kabbalah của Celtic Cross Spread: xem tại đây
- Bàn về Gematria: xem tại đây

Chuyên Đề: Các Nghiên Cứu Riêng


- Tản mạn
Phần II. Các Trường Phái

Chuyên Đề: Trường Phái Golden Dawn - Trường Phái Waite


- Bản Chú Giải Ngắn của A.E.Waite: xem tại đây
- Phân Tích bộ Waite - THE FOOL: xem tại đây
- Phân Tích bộ Waite - THE MAGICIAN: xem tạiđây
- Phân Tích bộ Waite - THE HIGH PRIESTESS: xem tại đây
- Hướng Dẫn dùng bộ Waite: đang viết.

Chuyên Đề: Trường Phái Biểu Tượng - Trường Phái Camoin


- Phương Pháp Langue Des Oiseaux: xem tại đây
- Hướng Dẫn Dùng Langue Des Oiseaux: xem tại đây

Chuyên Đề: Trường Phái Số Học - Trường Phái Dumont


- Phương Pháp Prime Factor Theory: xem tại đây
- Hướng Dẫn Dùng Prime Factor Theory: đang viết

Chuyên Đề: Trường Phái Ngữ Nghĩa - Trường Phái Filipas


- Lý Luận "Nghệ Thuật Ảnh Hóa Ngữ Nghĩa" của Filipas: xem tại đây
- Hướng Dẫn Dùng Phương Pháp Ngữ Nghĩa: đang viết

Chuyên Đề: Trường Phái Biểu Tượng - Trường Phái Hi-La


- Tarot và Mối Quan Hệ Với Hi-La - THE FOOL: xem tại đây
- Tarot và Mối Quan Hệ Với Hi-La - THE MAGICIAN: xem tại đây
- Hưỡng Dẫn Dùng Trường Phái Hi-La: đang viết

Chuyên Đề: Trường Phái Biểu Tượng - Phân Tích bộ Paul Marteau 1930
(Tác giả: Hoang Hien)
- Phần 01: THE FOOL
- Phần 02: THE MAGICIAN
- Hướng Dẫn Dùng bộ Paul Marteau: đang viết

Chuyên Đề: Trường Phái Cơ Đốc - Trường Phái Bardon


- Giảng Giải Tarot Theo Sáng Thế Ký : xem tại đây
- Hướng Dẫn Dùng Sáng Thế Ký : xem tại đây

Chuyên Đề: Trường Phái Golden Dawn - Trường Phái Case


- Phương Pháp Cube Of Space: xem tại đây
Chuyên Đề: Trường Phái Số Học - Trường Phái Konhauser
- Phương Pháp Red Rose: xem tại đây
I. Nguồn gốc bài Tarot

1. Giới Thiệu

Bài Tarot hiện đại xuất hiện ở châu âu vào cuối thế kỷ 14. Nguồn gốc của nó hiện nay
vẫn đang được tranh cãi. Việc phân định vô cùng phức tạp vì bản thân bài Tarot tiến
hóa theo nhiều cách, và nhiều nguồn gốc khác nhau. Vả lại ý tưởng dùng lá bài để chơi
và bói toán có ở hầu hết các nền văn hóa. Sau đây là các giả thuyết đang được giải
thích.

2. Các Nguồn Gốc

Nguồn gốc Ai Cập -> Ả Rập ... -> Châu Âu

Antoine Court de Gébelin đưa ra trong tác phẩm "Monde Primitif" của mình rằng
Tarot nguồn gốc từ các biểu tượng Ai Cập. Hiệp Hội Ai Cập học lúc bấy giờ có vẻ ủng
hộ giả thiết này, thông qua việc đưa các biểu tượng Tarot như là các biểu tượng tương
hình được mã hóa. Ý tưởng này được diễn ra trong thời kỳ mà Ai Cập Học đã có những
bước nghiên cứu ấn tượng và gây được nhiều tiếng vang về mặt ký tượng học.

Mặc khác, đây cũng là thời kỳ các chiến dịch ủng hộ Ai cập được triển khai mạnh mẽ.
Nó được củng cố qua hàng loạt các nhà huyền học nổi tiếng đương thời như Etteilla,
Papus, Éliphas Lévi hay Aleister Crowley. Các lý thuyết về nguồn gốc Ai Cập bị
Romain Merlin phản đối.

Sự kiện này được nhắc đến trong các tác phẩm kinh điển của Etteilla, trong đó ông cố
gắng phục hồi các nguyên tắc thực hành trong Ai Cập cổ. Các tác phẩm của ông được
tin tưởng đến mức bài Tarot trở nên một công cụ chính thức để thực hành bói toán và
các ý tưởng của ông đựơc phát triển bởi các nhà huyền học sau này và kéo dài hằng thế
kỷ đến nay.

Nguồn gốc Ai Cập -> Bohemien (hay Romaines, hay Gypsy, hay Digan) ->
Châu Âu :

Papus trong "Le Tarot des Bohémiens" xuất bản năm 1889 cho rằng Tarot có nguồn
gốc Ai Cập sau đó được sử dụng bởi người Romaines (hay bohemien cổ) thường hành
nghề bói toán và cuối cùng là phát triển ở châu Âu.
Một lần nữa Merlin Romain phản đối lý thuyết nàytrong việc giải thích rằng các biểu
tượng đã được đã được biết từ trước khi người Digan hành nghề bói toán xuất hiện sau
này.

Nguồn gốc Ai Cập -> Do Thái -> Châu Âu :

Theo Levi thì cho rằng Tarot được người Do Thái sử dụng sau khi học được các huyền
thuật của người Ai Cập, và sau đó phổ biến ở Châu Âu. Chính vì vậy các bí thư của
Levi đều có ảnh hưởng ít nhiều phong cách của Do Thái giáo và có nhiều biểu tượng
được giải thích theo hướng này.

Nguồn Gốc Ấn Độ -> Ả rập -> Bohemien -> Châu Âu:

Breitkopf trong "Versuch den Ursprung derSpielkarten, die Einfuehrung của Leinenp
apieres,der und den Anfang in holzschneidekunst zuEuropa erforschen" xuất
bản năm 1784 cho là mộtTarot được lưu truyền bởi người Romanies, rằng nó ban
đầu đến từ Ấn Độ, sau đó được người Ả Rập đãgiới thiệu đến châu Âu thông qua các
chuyến buôn bán. Điều này có nghĩa là Tarot có nguồn gốcBohemian lại được liên kết
với nguồn gốc Ấn Độ.

Nguồn gốc Ả rập -> Châu Âu :

Đa số các tài liệu gần đây cho rằng nó xuất hiện từ các mamelouk (Chiến binh Hồi
Giáo) ở Ý hay Calalogne Tây Ban Nha, nơi xảy ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa
các triều đại phương tây và phương đông xen kẽ nhau. Lý thuyết này gần với lý thuyết
của Breitkopf nhưng loại bỏ mối quan hệ với Ấn độ và Romanies.

Nguồn gốc Ý:

Nguồn gốc Ý được dẫn giải bởi Ross G. Caldwel, cũng như hiệp hội chiêm tinh Tarot.
Vì sự liên hệ rất cao giữa các biểu tượng của bộ bài và các biểu tượng của các hội kín
trong thời kỳ Khai Sáng củaÝ. Rất nhiều biểu tượng mang tính chất của Khai sáng và
chiêm tinh (một môn thịnh hành ở Ý vào thời gian này) được dùng trong Tarot.Việc
bài Tarot có nguồn gốc từ tỉnh Tarocchi của Ý càng củng cố thêm giả thiết này.

Đặc biệt là sự liên hệ giữa các Bà Đồng thời Hi-La được tôn sùng ở thời kỳ Khai Sáng
như một cách chống lại sự chuyên quyền của Giáo Hội. Các Bà Đồng thường sử dụng
các ẩn ngữ hay tranh ẩn nghĩa để tiên đoán tương lai, điều mà giáo hội cho là dị giáo.
Sự giải thích biểu tượng ẩn nghĩa của các hội kín như Iluminator cũng làm tăng thêm
sự tin tưởng vào giả thiết này.

Các Nguồn Gốc Khác:

-Nguồn gốc từ Celtic

-Nguồn gốc từ Cathares (Catharisme)

-Nguồn gốc từ Niềm Tin Sugar (Suger de Saint-Denis)

3. Nhận Xét

Cá nhân tôi cho rằng sự hình thành tarot rõ ràng là sự hòa hợp của nhiều yếu tố văn
hóa. Có lẽ thật điên rồ khi nghĩ là Tarot có duy nhất một nguồn gốc. Tuy nhiên, cũng
cần nhấn mạnh rằng, sự tác động này có mức độ nhất định, cũng như tác động vào các
thành phần khác nhau của bộ Tarot hiện đại.

Thứ nhất, Tarot có nguồn gốc từ Ả Rập hầu như là một điều khó chối cãi. Việc sử
dụng 4 đầu hình biểu tượng trong bài Mameluok rõ ràng ra đời từ thế kỷ 12 - 13 mà
sau đó được Tarot kế thừa từ thế kỷ 14. Sự duy trì 4 đầu hình này tiếp diễn dù sau đó
văn hóa Ả Râp hầu như chấm dứt vai trò đối với sự hình thành bài Tarot.

Thứ hai, nguồn gốc Ý của Tarot cũng có thể coi là hợp lý. Các biểu tượng của lá hình
có lẽ là được phát xuất từ Ý. Trong hầu hết các trường hợp, cách trang trí và Ý nghĩa
các biểu tượng đều mang phong cách Ý. Mặc khác, ở Ý phong trào Biểu Tượng Học,
Thiên Văn Học, và các trào lưu chống Giáo Hội chính là xúc tác cho việc hình thành
các lá hình trong bài Tarot, trực tiếp hình thành việc tiên tri trong loại bài này.

Thứ ba, nguồn gốc của việc phân phối bài và truyền thống tiên tri bằng bài có lẽ là
vay mượn từ văn hóa celtic và Gypsy (cũng gọi là Bohemien hay Didan hay Romaine).
Bốn phương pháp rút bài và xếp bài Tarot đều thuộc văn hóa này. Việc tiên tri bằng
bài (tất nhiên không phải dùng tarot) có lẽ ra đời rất sớm cùng với các nguyên lý có từ
thời Hi Lạp.

Thứ tư, nguồn gốc của các biểu tượng trên lá bài có thể là sự vay mượn từ gốc Do Thái,
có lẽ do các nhà Khai Sáng của Ý đề xuất. Ý tưởng mượn văn hóa Do Thái làm trung
tâm không phải là ngẫu nhiên. Đầu tiên, văn hóa Do Thái rất gần và chung nguồn gốc
với văn hóa Giáo Hội, mà đa số dân chúng cũng như các nhà học thuật đều nắm rõ. Kế
tiếp, văn hóa Do Thái được xem như biểu tượng của Satan, là kẻ thù của Giáo Hội,
điều này có thể là nguyên nhân của các nhà Khai Sáng chống giáo hội sử dụng như là
bình phong cho mình. Vì vậy việc Tarot có ảnh hưởng từ Do Thái Giáo là điều có thể
hiểu được.

Thứ năm, Đóng góp của Pháp trong sự phát triển Tarot ở điểm, nó là nơi dung
dưỡng, rút tỉa, chỉnh sửa các bản Tarot trở thành một khối logic hoàn chỉnh. Trước
Pháp, đã tồn tại rất nhiều những bộ Tarot không chuẩn (số lượng lá bài có khi đến gần
100 hay có khi chỉ hơn 60 lá). Các học giả Pháp đã đề xướng bộ Tarot de Marseille với
đầy đủ nguyên lý và hoàn chỉnh về mặt hình thức. Hơn nữa, nước Pháp đã tặng cho
Tarot một loạt các nhà nghiên cứu đặt nền tảng cho các lý thuyết Huyền học về Tarot
như Esteilla, Gebelin...

Thứ sáu, nguồn gốc Ai cập học có lẽ là sự quá đà trong suy luận của các nhà Huyền
Học. Văn hóa Ai Cập thực tế đã hòa mình sâu vào trong các văn hóa Hi Lạp, La Mã
đến mức thật khó mà cho rằng nền tảng nào thuộc Ai Cập và nền tảng nào thuộc Châu
Âu. Tương tự, với nền văn hóa Ấn Độ, có lẽ thật khó mà chấp nhận rằng Tarot có
nguồn gốc từ đây. Chí ít văn hóa Ấn và Ai Cập, nếu có xuất hiện, cũng là sự trùng lắp
trong văn hóa Châu Âu mà thôi.

Lưu ý: Trong sự hình thành nguồn gốc này song song đó, còn có sự hình thành và
biến đổi của bộ Tarot cũng như truyền thống bói bài Tarot.Các phần này sẽ được
nghiên cứu ở các bài khác.
II. Nguồn gốc từ Tarot

1. Giới Thiệu

Bài này bàn về nguồn gốc của từ Tarot mà ngày nay chúng ta dùng. Trong bài này sẽ
không đề cập đến các tên khác của bài Tarot, hay có liên hệ với bài Tarot như maluk,
Ambras, Trionfi ..., mặc dù nguồn gốc của các từ này cũng phản ánh phần nào sự phát
triển của bài Tarot tại châu Âu.

2. Nguồn Gốc

Từ gốc Tarot chắc chắn đã xuất hiện trước thế kỷ 17 vì người ta đã sử dụng các từ
taroter và tarotage trong nhiều văn bản của Pháp. Phát xuất của nó có lẽ là
từ Tarocchi (mà từ số nhiều là Tarocco). Tài liệu sớm nhất ghi lại từ này ở tiếng Ý là
trong một văn bản cổ ở vùng Ferrara vào tháng 2 năm 1442. Mặc khác, người ta cũng
nhận thấy rằng người Ý thường phát âm "-ot" trong tiếng Pháp thành ''-occo" hay "-
occhi". Một tác phẩm của Francesco Berni tên Capitolo del Gioco della Primiera xuất
bản năm 1526 cũng nhắc đến điều này.

Từ Tarock trong tiếng Đức và Thụy Sĩ (nhóm sắc tộc Germanic-Slavic ) và


từ tarok hay tarokk(trong các nước Trung Âu khác) có sẽ xuất hiện sau từ Tarot
trong tiếng Pháp, do ảnh hưởng của nền văn hóa này. Một vài giả thiết khác cho rằng
nó có lẽ chịu ảnh hưởng từ tiếng Ý cùng lúc với từ Tarot của tiếng Pháp. Điều này cũng
có thể sảy ra. TừTarockamien của các dân tộc phía Đông Âu (Áo, Hungary, Nam
Tư)có lẽ xuất hiện sau cùng, và chịu ảnh hưởng từ các nước Trung Âu. Từ Tarot của
Anh có lẽ ảnh hưởng trực tiếp từ tiếng Pháp và nó sao chép nguyên dạng.

Từ Tarocchi trong tiếng Ý có lẽ được phát xuất từ tên của dòng sông Taro (Tiếng
Latin là Taurus) chảy qua vùng Parma, một trong những nơi sản sinh ra trò chơi
này. Sông Taro dài 126 km, chảy qua vùng bắc Ý và khu vực Parma ngang qua thành
phố Parma, và nhập với dòng sông Po.

Người ta cũng nhận thấy mối liên hệ giữa từ Tarotvới từ Marut và Harut, tên của
vài nhân vật trong kinh Koran. Trong kinh Koran, đây là tên của 2 vị thần, tuy nhiên
nó lại được văn hóa Isarael gán cho 2 tên của quỷ dữ với các mối liên hệ chằng chịt về
tôn giáo, mê tín, huyền bí ... Sự gần gũi về mặt ngữ âm giữa tarot ‫تاروت‬
và Harut ‫ هاروت‬hay Marut ‫ ماروت‬rõ ràng đến mức, người ta coi nó là nguồn gốc
chính thức của từ này trong một vài tài liệu gần đây. Một sự hiển nhiên là 3 từ này đều
có gốc ả rập, và đều dẫn về một khái niệm huyền bí, vì vậy giải thiết này hoàn toàn có
cơ sở.

Một giả thiết từ tiếng Latin cho thấy mối liên hệ giữa từ Tarot và các từ chơi chữ như
"Rota" có nghĩa là "con đường của tồn tại" hay từ "orat" như một phép chơi đảo từ
với ý nghĩa là "il prie", "được định mệnh". Các giả thiết này có vẻ lấy từ cảm hứng từ sự
phổ biến của từ gốc Latin trong các vấn đề huyền bí.

Theo các nhà huyền học có khuynh hướng Do Thái, họ cũng chỉ ra một giả thiết về sự
chơi chữ đảo ngữ, vốn thường thấy trong các tôn giáo thần bí. "Tarot" và "Torat" mà
họ tin rằng có nguồn gốc từ chữ Torah, tên của bộ luật quang trọng trong tiếng He-
brew, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nền văn hóa thuộc Do Thái. Có thể xem thêm
về Mishné Torah hay Yad haHazaka.

Dựa vào sự liên hệ với các chỉ dẫn ả rập, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ Tarot còn
có thể phát xuất từ chữ Turuq ‫ طرق‬với ý nghĩa là "bốn con đường".Khái niệm này
được nhiều nhà huyền học áp dụng cho việc bói toán. Những ai có từng nghiên cứu về
Tarot chắc vẫn quen thuộc với khái niệm "con đường chân lý" hay "con đường của
chàng khờ", được đề cập khá nhiều ở các học giả Tam Điểm.Giả thiết này do Idries
Shah đề xuất.

Một vài giả thiêt ả rập khác, căn cứ vào cách chơi bài mà người ta có thể tìm thấy sự
liên hệ giữa chữTarot và chữ Taraka ‫ ترك‬, với ý nghĩa là "từ bỏ, rơi lại, đưa về phía
sau"'. Người ta cũng có thể tìm thấy mối quan hệ ngôn ngữ giữ chữ tarocco trong
tiếng Ý và sự biến đổi từ chữ Tarh ‫ طرح‬với ý nghĩa là "trừ đi, bỏ bớt, loại ra". Một từ ả
rập khác cũng được xem xét là từ "Tar-I-Qa" có nghĩa là "cách sống tốt".

Người ta còn thấy chữ Tarot và cách ghép chữ theo Ai Cập: "Tar-Ro". Trong đó, "tar"
nghĩ là tiếng nói, "ro" nghĩa là hoàng gia, vua. Từ đó, Tarot có nghĩa là tiếng nói từ
các vị vua Ai Cập. Một dẫn giải khác, từ tên hai vị thần tối cao của người Ai Cập là
"Ptah" (Thần sáng tạo) và "Râ" (Thần mặt trời) tạo thành từ "Ptah-Râ" mà biến đổi
theo thời gian thành "Tarat" sau nữa thành "Ta-rot". Ngoài ra, một số sách còn liên
hệ với tên nhà tiên tri người Ai Cập "Ratat", người đã đưa ra những lời tiên tri về
người Atlantes, trong một cách chơi chữ đảo thành "Tarat" và cuối cùng là "Tarot".
Các nhà huyền học Ai Cập học đã dùng những lý luận này để củng cố giả thiết rằng
Tarot có nguồn gốc từ các triết lý Ai Cập. Gébelin thì cho rằng chữ Tarot có nguồn gốc
từ chữ Ai cập : Tar là hoàng gia, Ro là con đường với ý nghĩa là con đường hoàng gia.
Cuối cùng là các giả thiết nguồn gốc từ Tarot do các ảnh hưởng Phương Đông như giả
thiết về chữ Ba Tư "Tar-ok" nghĩa là "hãy trả lời tôi", hoặc từ tiếng Hungary "Ta-
rok" nghĩa là "chơi bài". Một giả thiết Ấn độ gần đây cho thấy sự liên hệ giữa từ "Tar-
Ô" trong tiếng Sankrit có nghĩa là "Sao dẫn đường", hay "Sách hướng dẫn", hoặc từ
chữ Hindu "Taru" nghĩa là "nhà thông thái". Những lý luận này nằm rải rác ở các
nghiên cứu gần đây về nguồn gốc "Tarot".

3. Kết Luận

Trong những giả thiết này, có lẽ khó mà đoán biết được giả thiết nào là hợp lý nhất.
Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng sự phát xuất từ chữ Turuq với các dẫn giải của nó có lẽ
là một ý tưởng tốt, nhất là đựa trên quan điểm bói toán. Hiện nay, giả thiết liên quan
đến dòng sông Taro có lẽ được nhiều học giả chấp nhận nhất.
III. Phân loại bài Tarot

1. Giới Thiệu

Bài nghiên cứu này nhằm phân loại và tổng hợp về các nhóm bộ Tarot trong lịch sử
cũng như hiện đại. Sự phân loại này mang tính chất cá nhân theo những nghiên cứu
mà tôi có được. Sự ân loại có thể trùng hoặc không trùng, thậm chí trái ngược với các
bản phân loại Tarot khác. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Đặc điểm của từng
bộ này sẽ được mô tả kỹ lưỡng và nghiên cứu trong các bài khác.

Chú ý: các bộ này có thể không hoàn toàn giống với bộ Tarot hiện tại. Nó có thể có
nhiều hơn hoặc ít hơn. Bộ Tarot hiện tại là một trong các thay đổi theo thời kỳ của lịch
sử Tarot.

2. Phân Loại

Nhóm Tarot Visconti-Sforza hay nhóm Tiền Tarot:

Nhóm này gồm khoảng 15 bộ bài được sưu tập rải rác. Đa số các bộ đều chỉ được giữ lại
vài lá. Bộ đầy đủ nhất cũng thiếu mất 6 lá. Bộ này 78 lá. Các hình vẽ trong các bộ này
làm hoàn toàn bằng thủ công và sản suất với số lượng cực kỳ ít. Các bộ này xuất xứ chủ
yếu từ Milan, và được các gia đình quý tộc Visconti và Sfroza đặt làm. Hai gia đình
này cai trị Milan suốt trong thế kỷ 13 đến 15. Các hình vẽ trên các bộ này khác nhau,
tuy mang đặc điểm chung thống nhất. Đây được xem là nguồn gốc cơ bản của bộ bài
Tarot bói.

Bộ Pierpont-Morgan Bergamo còn được gọi làColleoni-Baglioni và


Francesco Sforza: bộ này được xem là khá đầy đủ. Được sản suất năm 1451. Hiện
nay còn giữ được 74 lá. Thư viện Pierpont-Morgan in New York còn giữ 35 lá, Thư
viện Accademia Carrara giữ được 26 lá, 13 lá còn lại nằm trong các bộ sưu tập cá nhân
giấu tên của dòng họ Colleoni ở Bergamo. Tên của bộ bài này đặt theo tên của các bộ
sưu tập. Bộ này gồm 20 lá hình, 15 lá mặt, 39 lá số, nó thiếu lá Devil và Town.

Bộ Brera-Brambilla: bộ này đặt theo tên của nhà sưu tập Giovanni Brambilla, sau
đó được chuyển nhượng cho phòng trưng bày Brela. Bộ này được đặt làm bởi
Francesco Sforza do Bonifacio Bembo thực hiện vào năm 1463. Bộ gồm 48 lá trong đó
chỉ có 2 lá hình là Emperor và Fortune. Nó có đến 7 loại lá mặt: Knight và Jack dạng
cups; Knight và Jack dạng denari; Knight, Jack và Queen dạng bastoni.

Bộ Cary-Yale: được biết với tên Visconti di Modrone, bộ này thuộc bộ sưu tập Dòng
Họ Cary được quyên cho đại học Yale, được xuất xưởng năm 1466. Bộ này có lẽ do
Filippo Maria Visconti đặt làm. Bộ này có tới 6 loại lá mặt: ngoài King, Queen, Knight
và Jack, thì nó còn thêm Lady và Damsel. Bộ này giữ được 67 lá gồm 11 lá hình, 17 lá
mặt, và 39 lá số.

Nhóm Tarot De Marseille:

Nhóm này là tiền thân của hệ thống tiên tri bằng Tarot tại châu Âu. Các bộ bài này
được xem là kinh điển nhất cho các bộ tarot phong cách Pháp. Nó được xem như một
trong những bộ bài chuẩn cho việc bói toán. Các dẫn chứng ở sách Gebelin, Esteilla,
hay Levi đều sử dụng bộ bài này. Lịch sử của bộ bài Tarot này được xem như là lịch sử
của Tarot nói chung và lịch sử tiên tri bằng Tarot từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19. Từ thế kỷ
19, sự phát triển của hệ thống bài Tarot của nhóm Anh ngữ do Golden Dawn dẫn đầu
đã tước đi sự vinh quang của nước Pháp trong việc tiên tri bằng Tarot.

Các bộ bài giới thiệu sau đây là một vài bộ bài Tarot de Marseille chuẩn, nó y hệt các
bộ bài Tarot hiện tại, vì vậy tôi chủ yếu giới thiệu xuất xứ chứ không đi sâu vào chi tiết.

Bộ Tarot de Suzanne Bernardin: do nhà nữ tiên tri Suzanne Bernardin truyền bá


và sử dụng. Bộ bài này rải rác ở các bộ sưu tập cá nhân trên thế giới.

Bộ Tarot de Besançon: có kết cấu y hệt Tarot de Marseille trừ vài sự thay thế đo
vấn đề tôn giáo. Pope thay bởi Jupiter, Popess thay bởi Juno, Angel thay bởi
Judgement, Tower thay bởi House of God. Tên của bộ bài là tên vùng đất mà đã sản
xuất ra nó.

Bộ Tarot de Blanche: là một dạng Tarot de Besançon. Bộ này do Thị trưởng J.


Blanche vùng Cartier Renault. Ông cũng là người sản xuất bộ Tarot de Jœrger
(Jerger) ở vùng Besançon. Bộ này thường được dùng ở vùng Renault và lân cận.
Bộ Tarot de Lequart signé Arnoult : nó là Tarot de Besançon nhưng xuất hiện năm
1748, được sử dụng tại các vùng lân cận của Paris (Cartier de Paris).

Bộ Tarot de Nicolas Conver: sản xuất năm 1760, do Conver khắc và ấn hành. Có
thể nói là bản hoàn chỉnh và còn lưu giữ tốt đến ngày nay.

Bộ Tarot de François Chosson: xuất xưởng vào 1672 dù có thể đã ra đời sớm hơn.
Chosson là nhà điêu khắc bộ tarot này. Đây có lẽ là bộ tarot chuẩn mực đầu tiên được
thực hiện ở Marseille.

Bộ Ancien Tarot de Marseille : phổ biến bởi Paul Marteau, người được giao
quyền để cho ra thị trường một Tarot chuẩn dùng để bói toán "Tarot de Marseille" vào
năm 1930. Và là bản được lưu hành hiện nay.

Bộ Tarot de Paris: bao gồm 3 bộ : một của một người vô danh (tạo ra trong đầuthế
kỷ XVII), đây là bộ Tarot lâu đời thứ hai mà người ta vẫn cònbảo quản toàn bộ với 78
lá, sau đó là bộ Tarot de John Noble ( chỉ mấtbốn lá bài của loạt các thanh kiếm số
VI đến X) và cuối cùng là bộ của Tarot de Jacques Viéville (còn được bảo quản đủ
tất cả 78 lá bài), sản xuất vào năm 1650.

Bộ Tarocco Piemontese: là bộ bài có nguồn gốc Ý và có kết cấu gần với bộ Tarot de
Marseille. Tên bộ bài này được đặt theo tên của vùng đất của Ý đã khai sinh nó.

Bộ Swiss Tarot JJ hay Troccas: sự thay thế tương tự bộ của Tarot de Besançon
nhưng sự thay thế được diễn ra ở Thụy Sĩ và được thay thế bằng tiếng Pháp.

Nhóm Tiertarock hay Animal Tarot :

Nhóm này là một số ít bộ bài thay thế các hình ảnh trong các lá hình bằng các hình
ảnh con vật, theo phong cách Đức vào thế kỷ 18. Chủ yếu được vẽ bởi Göbl of Munich.
Một số cái tên được nhắc đến như các bộ bài : Bavarian Animal Taro, Belgium
Animal Tarot và sau đó là Austria Animal Tarot và bộ bài Adler Cego. Các bộ
bài này hầu như không được xem xét ở khía cạnh bói toán, vì vậy tôi không đề cập đến
quá nhiều. Một vài cái tên khác như Tarocchi di Alan, Tarot of
Reincarnation và Tarot de la Nature.
Nhóm Tarot Italy - Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha :

Nhóm này là sự kế thừa và phát triển của Tarot ở Ý. Mối quan hệ qua lại ảnh hưởng
giữa các bộ Tarot của Pháp và Ý chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, các biểu
tượng này có thể bị thay thế và kế thừa ở cả 2 nước. Các bộ này được xem như cổ nhất
ở Ý và có mối quan hệ mật thiết với Tarot bói bài, chúng chủ yếu xuất hiện ở thế kỷ 15.
Nhóm này cũng bao gồm các nhóm Tarot khác Tarot de Marseille tồn tại ở châu Âu
cùng thời kỳ. Các bộ này bao gồm các bộ có số lượng lá bài khác 78.

Bộ Tarocco Bolognese: gồm 62 lá trong đó lá số chỉ từ số 2 đến 5. Các lá hình cũng


khác, và có sự tráo trộn giữa các lá bài cũng như giá trị của nó. Bộ bài này lưu hành ở
Bồ Đào Nha

Bộ Tarocco Siciliano: gồm 64 lá, trong đó lá hình bị đổi một ít, lá số 21 thay
bằng Miseria (Destitution). Lá số của 2 và 3 mang dạng Coins, còn lá số của 1 và 4
mang batons, swords và cups. Bộ này lưu hành ở đảo Sicile

Bộ Mantegna Tarocchi hay Baldini Cards: gồm 2 bộ khác nhau do 2 nghệ


sĩ Andrea Mantegna và Baccio Baldini vẽ. Thường được gọi là S Series và E Series
xuất hiện nữa đầu thế kỷ 15. Tên và sự nghiệp của 2 họa sĩ tài danh này vẫn là bí ẩn.
Theo Ferrara thì thời gian suất hiện của 2 bộ Tarot này là 1465 (E-series) và 1470-5
(S-series). Các cấu trúc của 2bộ này được nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn chưa
có kết quả. Bộ này gồm 50 lá bài.

Bộ Trappola: xuất hiện tại Venice vào thế kỷ 16. Những cái tên khác của nó
như rapulka, Bulka hay Hundertspiel xuất hiện muộn hơn vào thế kỷ 20. Đây có thể
xem là sự kế thừa phong cách Ý tại Venice. Tuy nhiên nó không tồn tại các lá hình. Bộ
này lưu hành chủ yếu vùng Venice. Bộ này 36 lá bài.

Bộ Minchiate: xuất hiện tại Florence vào thế kỷ 15. Nó gồm 40 lá hình so với 21 lá ở
Tarot hiện đại. Một số kế thừa, một số hoàn toàn khác biệt. Các lá số giữ nguyên như
bộ Tarot, nhưng 4 ký hiệu thì khác. Các lá hình cũng có ý nghĩa khác khá nhiều. Bộ
này lưu hành ở Florence. Bộ này gồm 96 lá bài.

Nhóm Tarot de Golden Dawn :


Nhóm này phát xuất từ bộ Tarot de Marseille. Sau đó nó được các thành viên hội kín
Golden Dawn sửa chữ và làm mới. Có thể nói , đây là bộ bài bói toán thật sự và hoàn
toàn không còn tính chất của trò chơi nữa. Đặc điểm của bộ bài này là các hình vẽ biểu
trưng cao.

Nhóm này cũng đại diện cho các hội kín thần bí ở thời kỳ này như O.T.O , Thập tự hoa
hồng (Rose Croix), và các khuynh hướng sử dụng tâm lý học và huyền học khác.

Người ta còn nghi ngờ sự liên hệ giữa các hội kín này và hội kín Tam Điểm. Điều này
không phải là không có lý khi quá nửa thành viên của hội cũng đồng thời là thành viên
của Tam Điểm. Hội này vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc và thậm chí công khai khuynh
hướng công khai khuynh hướng chính trị cũng như tôn giáo.

Các biểu tượng tiên tri được đưa vào hội như thành phần quan trọng nhất. Và Tarot
hiển nhiên được xem như phần có tính linh thiên nhất. Các thuật ngữ và nội dung bói
toán bằng Tarot chủ yếu được tham chiếu từ hội này. Các từ như Arcana, Minor,
Major, Livre de Thot cũng được các thành viên nhóm này đề xuất. Mỗi lá bài của
nhóm này được xem như một bức tranh ám tưởng để tạo phù phép khiến nó trở nên
hấp dẫn với hầu hết dân chúng thế kỷ này.

Bộ Golden Dawn Tarot : do nhà huyền học S.L. MacGregor Mathers xây dựng và
đề xuất. Được xem như bộ bài kinh điển và chính quy được dùng tại các buổi lễ của
Hội Kín. Dù vậy nó lại không nổi tiếng và được đánh giá là kém cỏi bởi các nhà huyền
học sau này. Tuy nhiên cần phải biết là Mathers rất nổi tiếng và là người sáng lập hội,
ông cũng là một nhà nghiên cứu huyền học nổi bật nhất vào thế kỷ này. Bộ này mang
ảnh hưởng khá lớn của Ai Cập học, vì vậy được đanh giá là khó hiểu và quá mơ hồ so
với bộ Rider-Waite Tarot mang tính chất châu âu và Tam Điểm rõ rệt. Ông là thành
viên cao cấp của hội Tam Điểm.

Bộ Rider-Waite-Smith: còn gọi là Rider-Waite, Waite-Smith, Waite-Colman


Smith, hay Rider Tarot đề xuất. Bộ bài được vẽ bởi Pamela Colman Smith dưới sự
hướng dẫn về huyền học của nhà thần bí A. E. Waite, xuất bản bởi công ty Rider
Company. Nó là bộ bài được dùng phổ biến nhất tại khối Anh ngữ ( so với sự nổi tiếng
của Tarot de Marseille của khối Châu Âu). Vì sự phổ biến vủa văn hóa Anh-Mỹ mà đôi
khi người ta xem nó là phổ biến toàn thế giới, dù điều này không phải hoàn toàn
đúng. Đa số các nhà huyền học tại châu âu đều sử dụng hay tham chiếu đến bộ Tarot
de Marseille chứ không phải bộ Rider.
Waite cũng là thành viên cao cấp của Hội Tam Điểm. Bộ Tarot này vừa mang tính chất
biểu tượng đơn giản của Pháp, vừa mang ý nghĩa biểu tượng học của Hội Tam Điểm.
Cùng thời kỳ này, hội Tam Điểm đang là một trong các phong trào và hội kín lớn có
nhiều ảnh hưởng tại không chỉ châu âu mà còn tại khắp thế giới. Vì vậy, sự phổ biến
của bộ Tarot này có thể hiểu được. Bộ bài này xây dựng dựa trên ảnh hưởng của thần
học Kabala ( Hermetic Kabbalah ) chứ không phải từ Ai Cập Học.

Bộ Thoth Tarot hay Crowley-Harris : vẽ bởi Lady Frieda Harris với sự dẫn dắt của
nhà huyền học Aleister Crowley. Bộ bài này lấy ảnh hưởng từ Sách Thot (Book of
Thot) và ảnh hưởng từ Do Thái Giáo. Ông cũng là một người có ảnh hưởng lớn trong
hội Golden Dawn. Mặc khác, ông cũng là người quan trọng của hội kín Ordo Templi
Orientis hay được biết dưới tên O.T.O, một hội kín có tư tưởng song song giữa hội Tam
Điểm và Giáo Hội. Người ta cũng thường nhắc đến tổ chức Ecclesia Gnostica Catholica
(EGC) hay Gnostic Catholic Church trong ảnh hưởng của ông. Các ảnh hưởng từ kinh
điển Hebrew cũng có mặt trong bộ bài này. Chưa thấy tài liệu này công bố ông là
người của hội Tam Điểm. Tuy nhiên mối quan hệ của ông với hội này là quá rõ ràng
đến mức người ta mặc nhiên ông là người của hội.

Bộ B.O.T.A. Tarot hay Paul Foster Tarot : do nhà huyền học Paul Foster Case đề
xướng và được thực hiện bởi Jessie Burns Parke. Bộ này lấy ảnh hưởng từ khái niệm và
sơ đồ "Cube of Space" trong Kabala ( Hermetic Kabbalah ) thông qua các mối liên hệ
chữ cái Hebrew. Ông cũng là người sáng lập ra viện Builders of the Adytum (B.O.T.A)
chuyên nghiên cứu về thần học và rất có uy tín ở Hoa Kỳ. Viện này có mối quan hệ mật
thiết với cả hội kín Hermetic Order of the Golden Dawn và tổ chứ Masonic blue lodge
system thuộc hội Tam Điểm. Tuy cùng lấy quan đểm Kabala làm nền tảng, nhưng bộ
này lấy các biểu tượng thiên văn, hoàng đạo, các phép ẩn dụ về màu và số học nên
thường được cho là khó hiểu rườm rà.

Bộ Tarot de Wirth : bộ này do Joseph Paul Oswald Wirth đề xướng. Ông là


thành viên củaMật Hội Thập Tự Hoa Hồng (Rose-Croix), một hội kín tà giáo xuất
hiện cổ xưa và thường đôi khi được cho là chống giáo hội. Bộ bài này cũng xây dựng từ
quy cách Kabala nhưng đậm đặc tính chất biểu tượng của thập tự hoa hồng. Ông cũng
là thành viên của Hội Tam Điểm Pháp.

Bộ Etteilla Tarot: bộ này do Etteilla đề xuất vào thời kỳ trước cả Golden Dawn, và
cũng không thuộc nhóm huyền học Golden Dawn, tuy nhiên nguyên lý của nó cũng có
thể xếp vào nhóm huyền học đặc trưng.

Nhóm Tarot Modern:


Bộ Hermetic Tarot: bộ này là một tập hợp các bộ Tarot khác của các hội kín sau
thời kỳ Golden Dawn. Phần nhiều được xây dựng vào thế kỷ 20. Nó được xây dựng dựa
trên việc gắng kết các khái niệm cổ vào ngành tâm lý học. Nó có cách xây dựng gần với
Mythic Tarot, tuy nhiên với các khái niệm khác hoàn toàn. Một điển hình của bộ này
là bộ Tarot ReVisioned do Leigh J. McCloskey đề xướng.

Bộ JunglianTarot: bộ bắt đầu từ việc sử dụng các biểu tượng thần thoại như Hi Lạp
(Greek Mythology) và Tâm lý học Jung (Jungian Psychology) đề xướng bởi 2 nhà tâm
linh Liz Greene và Juliet Sharman-Burke. Bộ này gắng kết các khái niệm cổ Hi Lạp và
khái niệm Tâm lý, đồng thời sử dụng nhiều biểu tượng trong ngành y khoa, đặc biệt là
các biểu tượng được nhà tâm lý học, bác sĩ tinh thần Dr.Carl Jung. Bộ này cũng được
xem là khó hiểu và mơ hồ vì nó gắng kết 2 văn hóa Hi Lạp và Tarot vốn không cùng
một hệ văn hóa. Tôi cũng nhóm các bộ tarot mang tính ảo giác vào nhóm này.

Bộ Universal Waite Tarot: bộ này là một tập hợp các bộ Tarot theo trường phái
Waite. Các bộ này hoặc xây dựng lại từ bộ Waite Tarot, hoặc thay thế vài điểm mà
người ta cho là vô lý hay lầm lẫn về mặt huyền học. Số lượng của bộ này vô cùng to lớn
và ngày càng phình to. Tôi cũng nhóm các bộ sử dụng nguyên lý Tarot và biến đổi về
mặt hình ảnh vào trong nhóm này.

Bộ Hỗn Hợp : Sự kết hợp của Universal Waite Tarot và tâm lý học Jung của Mythic
tarot là nền tảng của các bộ tarot sau này. Vì vậy, khó phân biệt giữa 2 hệ tarot lớn
này. 90% bộ tarot lưu hành trên thị trường là thuộc nhóm hỗn hợp này. Nhóm này là
sự xây dựng các bộ Tarot từ các nguồn văn hóa khác nhau: trung quốc, nhật bản,
truyện tranh, cổ tích ... và game. Đôi khi nó được dùng với các mục đích giáo dục và
giải trí hơn là bói toán.
IV. Niên biểu Tarot trong lịch sử

1. Giới Thiệu

Bài này liệt kê các bộ Tarot trong lịch sử theo thứ tự thời gian. Các phân tích về sự
biến đổi hay cấu trúc nằm ở các phần nghiên cứu khác đã trình bày. Phần này cung
cấp cái nhìn tổng quan về thứ tự ra đời các Tarot.

2. Niên Biểu

Trước 1500:

Các Bộ Mamluk Ả rập

Bộ Cary-Yale Visconti Tarot

Bộ Pierpont-Morgan Bergamo

Bộ Brera-Brambilla

Các bộ Ferrara Tarot

Bộ Sola Busca Tarot

Bộ Tarot de Charles VI ( hay Gringonneur Tarot)

Bộ Tarot de Gaigniere

Bộ Minchiate (dự đoán)

Bộ Mantegna Tarocchi hay Baldini Cards (dự đoán)

Từ 1501 đến 1600:

Bộ Catelin Geoffrey Tarot - 1557

Các bộ Trappola (dự đoán)

Từ 1601 đến 1700:


Bộ Tarot de Jacques Vieville

Bộ Tarot de Jean Noblet

Bộ Tarot Jean Noblet phiên bản của Jean-Claude Flornoy (Chỉ có các lá hình)

Bộ Tarocchino di Mitelli

Bộ Tarot de Paris của người vô danh

Từ 1701 đến 1800:

Các bộ Tarocco Bolognese

Bộ Tarot de Jean Payen (Avignon, France, 1743)

Bộ Tarot de Jean Dodal [y hệt bộ của Payen] do nhà nghiên cứu Dusserre giới
thiệu)

Bộ Tarot de Jean Dodal phiên bản của Jean-Claude Flornoy (Chỉ có lá hình)

Bộ Tarot de Jean-Pierre Payen (cháu của Jean Payen ở trên)

Bộ Tarot de François Chosson

Bộ Tarot de Nicolas Bodet (1743-1751)

Bộ Tarot de Nicolas Conver (1760)

Bộ Tarot de Rhenan

Bộ Tarot de Vandenborre Bacchus

Các Bộ Tiertarock (dự đoán)

Từ 1801 đến 1900:

Bộ Soprafino
Bộ Tarot d'Epinal

Bộ I Naibi di Giovanni Vacchetta

Bộ Jeu de la Princesse Tarot (Nhà in Dusserre phát hành)

Bộ Tarot de Lequart

Bộ Tarot de Grimaud

Bộ Tarot de Gassmann

Bộ Tarot de Conver của nhà in Camoin

Bộ Tarot de Jean Pierre Laurent

Tứ 1900 đến 1950:

Bộ Waite-Smith Tarot ấn hành bởi Rider

Bộ Crowley-Harris Thoth Tarot

Bộ Deutsches Original Tarot

Bộ Ancien Tarot de Marseille ( do Paul Marteau vẽ, ấn hành bởi nhà in Grimaud)

Bộ Tarot Divinatoire của Dr. Papus

Bộ Golden Dawn Tarot của S.L. MacGregor Mathers

Bộ Tarot de Wirth của Joseph Paul Oswald Wirth

Bộ B.O.T.A Tarot của Paul Foster

Từ sau 1950:

Hầu hết kế thừa từ các bộ của Waite-Smith Tarot ở khu vực văn hóa Anh-Mỹ, và bộ
Tarot de Marseille của khu vực văn hóa Châu Âu.

Ngoài ra còn có các bộ đề tài hiện đại theo các văn hóa Nhật, Trung Quốc, Tây Tạng,
Manga, Comics, Game ...
Vài bộ chưa phân loại được thời gian:

Bộ Tarot de Blanche (dự đoán Tk 19)

Bộ Tarot de Suzanne Bernardin (dự đoán Tk 19)

Bộ Swiss Tarot JJ hay Troccas (dự đoán Tk 18)

Bộ Tarocco Piemontese (dự đoán Tk 17)

Bộ Tarocco Siciliano (dự đoán tk 17)

V. Bàn về cách gọi tên thương mại của Tarot

1. Giới Thiệu Chung

Bài này sẽ không nói về cách phân loại theo lịch sử, mà chỉ bàn về cách gọi tên tarot
nói chung. Vì việc mua bộ bài tarot hiện nay đã phổ biến, tuy nhiên, không phải ai
cũng hiểu rõ về các bộ tarot ấy. Vì vậy, tôi viết bài này nhằm hướng dẫn sơ lượt về các
khái niệm cơ bản trong việc mua bán tarot.

2. Vấn đề về Số Lượng lá bài:

Bài Tarot thông thường 78 lá bài, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Bạn có thể
gặp những bộ Tarot 22 lá bài hay số lượng ít nhiều hơn tùy trường hợp.Các bộ bài này
có thể mang tên Tarot hoặc không mang tên Tarot. Vì lý do lịch sử nên sự phân loại
này khá là phức tạp. Vd bộ Minchiate có 40 lá bài, chỉ bao gồm Arcana nhưng vẫn
được xếp vào Tarot. Bộ 52 lá có cấu trúc giống với Tarot thì lại không được xếp vào
nhóm Tarot. Vậy đâu là nguyên lý ?

Một bộ bài được coi là Tarot khi đảm bảo điều kiện: nó phải chứa lá hình (Atout hay
Trumps). Nếu nó chỉ chứa lá hình thôi thì ngta gọi là Oracle Decks. Nếu số lượng lá
hình có 22 lá thì gọi là Arcana Major Card, hay Tarot Oracle Deck. Nếu nó không
chứa lá hình thì không được xếp vào Tarot. Ngay cả khi có lá hình và số, nó cũng cần
có sự liên hệ với các lá bài chuẩn của tarot 78 lá để có thể xếp vào/ bác bỏ là một Tarot
deck. Ta có vài bộ chung như sau:

+ Tarot: 78 lá (gồm Hình [Trump]+Mặt [Face]+Số [Pip])

+ Tarot Arcana Major: 22 lá. (gồm Hình [Trump])

+ Minchiate: 96 lá (gồm Hình [Trump] + Mặt [Face]+Số [Pip])

+ Oracle: thường là từ 20 đến 100 lá. Vd Gypsy Deck có 35 lá, Triade có 55 lá. (gồm
Hình [Trumps])

+ Card Deck : 52 lá (gồm Mặt [Face]+ Số [Pip])

3. Vấn đề về Tên của bộ Tarot:

Ngoài cách gọi thông thường theo số lá, người ta có thể kèm theo, hoặc không kèm
theo các gọi theo tên. Có vài nhóm: gọi theo tên tác giả, gọi theo tên nhà huyền học,
gọi theo tên nhà xuất bản, gọi theo tên nhà sưu tập, gọi theo tên nhà sử dụng, tên của
hội kín, đôi khi là tên địa danh và năm. Các dùng này đôi khi kết hợp, hoặc riêng lẻ
tùy hứng, đôi khi gây lầm lẫn.

Ví dụ khi ta nói Tarot de Camoin hay Tarot de Grimaud, ta phải hiểu là bộ tarot này
của nhà in Camoin hay Grimaud ấn hành (mặc dù nhà in này in rất nhiều bản tarot
khác nhau). Khi ta nói Waite Tarot, Crowley Tarot, ta hiểu là bộ tarot này thiết lập
theo nhà huyền học Waite, hay Crowley (Thông thường họ chỉ có 1 bộ mẫu tarot thôi,
có thể do nhiều nhà in, hay một nhà in, có thể nhìu bản theo năm ...). Khi ta nói
B.O.T.A Tarot hay Golden Dawn Tarot, ta hiểu đó là bộ tarot của hội BOTA hay
Golden Dawn (có thể hội này có nhiều bộ tarot khác, hoặc do nhà huyền học này đó
ấn hành)... và nhiều ví dụ khác.

Đây là cách gọi thường được dùng nhất trên mạng hay các trang bán hàng. Việc dùng
tên với sự đa dạng và rất dễ gây lầm lẫn này chính là một khó khăn cho người chơi
tarot. Ví dụ như cùng bộ Tarot Waite ta có thể nói Tarot Waite-Rider (cách gọi ghép
tên nhà huyền học với nhà phát hành), Tarot Rider (tên nhà phát hành), Tarot Rider-
Waite-Smith, Waite-Smith, Waite-Colman Smith ... Đôi khi kèm theo năm phát
hành, Tarot Waite 1980, Tarot Waite 2010 ...
4. Vấn đề về cách phát hành:

Đây là các gọi dựa trên phương thức ấn hành. Có 4 loại: Original (nguyên gốc),
Reprint (in lại), Reproduce (tái bản), Renew (Làm mới hoàn toàn), Restore (phục
hồi). Ogirinal là ám chỉ bộ tarot gốc nguyên bản được xuất bản ngay chính thời điểm
ra đời: tức là bộ nguyên thuỷ đầu tiên, ấn bản đầu tiên của tarot (thường là đồ cổ và
thuộc các nhà sưu tập hay bảo tàng). Reprint là in lại, tức là làm trong thời hiện đại,
nhưng với các bản khuôn gỗ ngày xưa, hoặc in mộc theo cách cổ, chủ yếu do các nhà in
danh tiếng vẫn còn lưu giữ được bản in cổ., phát hành với số lượng cực kỳ ít, để bổ
sung cho các nhà sưu tập, vì số lượng các ấn bản Original là cực kỳ hiếm. Reproduce là
tái bản, làm mới, tức là giữ nguyên hình ảnh cổ, nhưng in lại với kỹ thuật in hiện đại,
phát hành hàng loạt, tuy nhiên giá đôi khi cũng đắt đỏ do vấn đề bản quyền. Renew là
tarot được vẽ với hình ảnh mới, chẳng hạn những bộ tarot theo phong cách manga
(như bộ Manga Tarot) hay tarot theo phim (Như Tarot Lord of the Ring). Restore là
phục hồi, tức là những bộ cổ không còn giữ được khung in gỗ, và thậm chí mất một số
lượng lá nhất định (Vd như bộ Visconi chỉ giữa dc 72 lá, mất 6 lá), và được người đời
sau thêm vào cho đủ bộ, hoặc người ta chỉnh sửa lại cho chi tiết khác đi một chút về
khung, kích thước ....

5. Vấn đề về ngôn ngữ phát hành:

Cùng một bộ tarot (cùng hình ảnh và chi tiết), được in dưới các hệ thống ngôn ngữ
khác nhau sẽ là những bộ tarot khác nhau, điều này làm tăng thêm mức phức tạp của
việc phân định. Một bộ tarot có thể có ngôn ngữ gốc là Ý, lại có thể có bộ làm lại (có
thể là Refresh hay Restore) theo tiếng Pháp , hay Anh. Cách đặt tên cũng rất khó phân
biệt: bộ Tarot de Marseille được phát hành tại Anh có tên là Marseille Tarot, được
phát hành tại Tây Ban Nha có tên là Tarot Marsella... Chưa kể người ta có thể đổi tên
các lá bài (giữ lại hình ảnh trong lá bài) từ Le Mat, Le Fou, Le Fov, Il Matto, The Fools
... Tất cả tạo nên một mớ hỗn độn các tên bộ bài.

6. Vấn đề về Bản gốc:

Một vấn đề cực kỳ khó phân biệt là sự trộn lẫn cách gọi các kiểu phát hành. Ví dụ một
bộ Tarot de marseille làm lại từ bộ Tarot de Marseille cổ (phát hành thế kỷ 16) và
được phát hành vào thế kỷ 17. Ta sẽ gọi nó là 1 bộ Original ? (không được vì nó không
phải bản gốc ban đầu), hay ta sẽ gọi là Reprint ? (không được vì nó không phải in vào
thời hiện đại), hay gọi là Refresh ? (không đúng vì nó làm vào thế kỷ 17: là đồ cổ), và
tất nhiên không phải New Tarot hay Restore. Mặc dù nó là bản làm lại, nhưng lại làm
vào thế kỷ 17, thì khi bán nó ta vẫn có quyền xếp vào nhóm Original (vì là đồ cổ), cũng
có thể gọi là reprint (vì nó y hệt bản gốc ban đầu) ...

7. Nhận xét và Kết Luận:

Đây là một vấn đề gây lầm lẫn rất nhiều: chẳng hạn khi ta nói mua bán 1 bộ Tarot de
Jean Noble (gặp rất nhiều kiểu rao như thế này trên amazon hay ebay), thì đó là một
cách nói thiếu chính xác. Ta phải nói rõ: Tarot de marseille, bản của Jean Noble, và
phải nói rõ đây là dạng Original, hay Reprint hay Refresh ... Chính vì điều này làm
cho các bạn sưu tập tarot rất thiếu thông tin.

Thông thường dạng Original bán theo từng lá bài (ít khi người ta giữ được trọn vẹn 1
bộ bài sau gần 300 400 năm ^^). Dạng Reprint phát hành số lượng cực kỳ ít và hiếm,
và chỉ dành cho hạng nhà sưu tập chuyên nghiệp. Cuối cùng thông thường, ta chỉ mua
được 3 loại: refresh, new tarot, hay restore.

Đối với tarot của hệ thống Golden Dawn (từ 1900 đến 1950) thì thường là bản Refresh
và giá tương đối: lý do là thời kỳ này khoảng đầu thế kỷ 20, kỹ thuật in đã đạt mức
tương đối hoàn chỉnh, chứ không dùng các khuôn in bằng gỗ nữa, vấn đề bản quyền
cũng không được xem là quá quan trọng, số lượng bộ bài của hệ thống này chỉ khoảng
hơn chục bộ (chủ yếu là bộ Waite, Thoth, BOTA), nên phần lớn lưu hành theo dạng
Reproduce. Tuy nhiên có nhiều ấn bản tương tự cho nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Đối với tarot ra đời sau năm 1950, thì đa số đã dùng kỹ thuật hiện đại, in hàng loạt, và
giá cả rẻ vô cùng và đều thuộc dạng Renew.

Đối với Tarot de Marseille (gồm các bản của Pháp, Ý, Tây Ban Nha ...) thì tồn tại ở
dạng Original, Reprint, và Reproduce, phần lớn người ta không vẽ lại các bộ Marseille
nữa (vì hình ảnh và chi tiết đã được xác định chuẩn mực) nên rất hiếm các bộ dạng
New Tarot, Chủ yếu các bản mua được ở châu âu là Reproduce. Các nhà in Camoin
hay Grimmaud vẫn còn giữ được khung in cổ nên họ cũng phát hành một số lượng
nhất định các bản Reprint, cuối cùng là vì Pháp Ý Tây Ban Nha là một trong những
nơi khai sinh tarot nên số lượng bản cổ của Tarot cũng không ít, nên cũng tồn tại cả
bản Original. Người ta cũng in lại các bản này theo nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Đôi điều về vấn đề gọi tên, hi vọng các bạn nắm được những cốt yếu để khi giao dịch
mua bán, chọn được đúng bộ tarot mà mình tìm kiếm.
VI. Thủ Tục Bói Bài Tarot

1. Giới Thiệu

Tôi đã gặp rất nhiều những bài mô tả chi tiết các tiểu thuật huyền bí trước trong và sau
khi thực hiện bói Tarot. Ta có thể gặp hằng tá mô tả trên mạng và tùy từng nhà huyền
học. Tuy nhiên, tôi căn cứ chủ yếu vào các truyền thống cổ Gypsy như là căn cứ tin
chắc nhất về thủ tục này. Các thủ tục huyền học sau này đề nghị bởi các hội kín khá
rườm rà mà tôi cho là mang tính nghi lễ biểu tượng hơn là áp dụng thực tế.

Trong bài này, tôi lần lượt giải thích tính biểu tượng của từng nguyên tắc và dụng cụ.
Cuối bài, tôi sẽ tổng kết và một vài đề nghị về các điều kiện cần thiết cho buổi bói bài
Tarot. Tôi chia làm 3 nhóm: nhóm 1 gồm các dụng cụ, nhóm 2 là điều kiện không gian
thời gian, nhóm 3 là các lời chú, sơ đồ và sách.

2. Dụng Cụ

Trước tiên, tôi đi vào nhóm 1 các dụng cụ:

- Bàn hình thang: tôi khá ngạc nhiên khi dụng cụ hành nghề bói toán luôn sử dụng
bàn hình thang, chứ không phải bàn vuông hay tròn. Người gypsy truyền thống dùng
bàn hình thang để bói toán, bàn vuông hay chữ nhật để ăn và làm lễ hiến dâng, bàn
tròn cho các nghi lễ về thuốc. Về nguyên lý, bàn vuông có cạnh đều và góc đều nhau,
thuận tiện cho việc ăn uống. Người gypsy tôn trọng trật tự xã hội, và vị trí ngồi thể
hiện trật tự đó. Có lẽ vì vậy bàn vuông được dùng nhiều hơn trong ăn uống vì thể hiện
rõ tính chất này hơn bàn tròn, và thuận tiện hơn so với bàn bình hành. Trong nghi lễ
hiến dâng, sự đối xứng và cân bằng giữ 1 bên là người (toàn thể gia đình) và một bên là
chúa trời, và ở giữa là vật hiến tế. Vị trí bàn cũng là một quy tắc quyết định tùy vào lễ
hiến tế nào. Vì vậy bàn có hình vuông hay chữ nhật dễ dàng xác định bốn hướng và đối
xứng cặp đối diện đúng là sự lựa chọn hợp lý. Vậy còn bàn hình thang ? Lý do nào để
dùng bàn hình thang cho Tarot ? Hình như chưa có ai lý giải rõ về điều này trừ 1 điểm:
trong lá Magican, hình ảnh chiếc bàn dùng để phù phép là bàn chữ nhật, điều này đã
được tranh cãi khá nhiều ở các sách mà tôi không tiện nêu ra. Đại thể nhóm chống
cho rằng, đó chỉ là sự trùng hợp, vì trong kết cấu không gian, hình vuông sẽ biến
thành hình thang. Còn nhóm ủng hộ chỉ ra rằng , trong phép mô tả của lá bài, hình
thức mô tả luôn là hình thức phẳng chiều, chứ không phải hình thức không gian ba
chiều, và điều này, tôi cho là họ đúng. Xem xét các lá bài còn lại khi mô tả vật khối,
đều được mô tả phẳng (các bạn nào học lịch sử hội họa, chắc sẽ rõ hơn về khái niệm
hình vẽ phẳng, hình vẽ cong, hình vẽ cầu, hình vẽ chim ưng hay hình vẽ khối ...), vì
vậy, cái bàn hình thang trong lá bài chắc hẳn là cái bàn thực.

Thay vì xem xét thêm ở khía cạnh lịch sử, tôi nghĩ người ta nên nhìn về khía cạnh tâm
lý. Vị trí người bói ở cạnh ngắn của bàn, người được bói ở cạnh dài. Người bói có thể
quét một góc nhìn rộng hơn khi bói và ngược lại, người được bói có góc nhìn hẹp vừa
đúng vi trí của người bói. Nếu ai từng biết về tâm lý, chắc đã từng biết tới khái niệm
góc quan sát trong phong thủy ảnh hưởng tâm lý ra sao. Dành cho các bạn chưa hiểu
về khái niệm này: góc quan sát là diện tích và không gian mà một người ở 1 vị trí có
thể thấy được, trong cách bố trí khôn ngoan, góc quan sát tốt nhất luôn dành cho sếp,
các góc quan sát ít hơn dành cho nhân viên cấp thấp hơn. Trong phong thủy, người ta
gọi là vị trí cát (tốt). Trong phòng thẩm vấn cũng vậy, mặt người bị thẩm vấn luôn
được chiếu sáng rõ, còn người thẩm vấn luôn trong bóng tối. Sự khác biệt về không
gian và bố trí này, làm tăng áp lực cho người bị thẩm vấn vì họ có 1 góc nhìn hẹp,
không thể bao quát toàn không gian, còn người thẩm vấn có 1 góc nhìn rộng, và biết
mọi thứ. Nó tạo cảm giác rằng người có tầm quan sát rộng hình như biết mọi thứ mà
người có tầm quan sát yếu hơn suy nghĩ. Đó chỉ là 1 cách đánh lừa tâm lý mà thôi.

Tương tự vậy, các bố trí chỗ ngồi của người bói và được bói trong hoàn cảnh dùng bàn
hình thang rõ ràng nhằm tạo cảm giác huyền bí, và cảm giác "biết hết" đối với người
được bói. Một áp dụng tâm lý học cổ xưa.

- Nến : tôi không quá ngạc nhiên khi hầu hết các tôn giáo tôn thờ nến như là một thứ
dụng cụ nhiệm màu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nến là thứ duy nhất tạo ánh
sáng, sau mặt trời và hoàn toàn nhân tạo. Nó có lẽ xuất phát từ nguyên lý thờ lửa ngày
xưa, khi mà lửa là thứ duy nhất xua đi bóng tối, và thú dữ. Nó được ẩn dụ như một vị
thần, là sự sáng suốt, là minh triết. Nếu trong thời kỳ hoang dã của lịch sử, nó xua đi
thú dữ, thì trong thời kỳ trung đại, nó là hành trang xua đi quỷ dữ. Nó soi rọi trong
đêm, xóa tan màn đen, nếu như mặt trời là chân lý vĩnh cữu nhưng lại không tùy ý sử
dụng khi cần, thì ánh nến lại làm được. Người ta có thể thấy biểu tượng ánh sáng
tương đương biểu tượng trí tuệ ngay trong thời hiện đại. Chẳng phải khi có 1 sáng kiến
gì đó, người ta lại dùng biểu tượng bóng đèn đó sao. Ngày xưa là ánh nến thì ngày nay
là ánh đèn. Tính biểu tượng vẫn còn nguyên giá trị. Nến chính là sự minh triết.

- Bình hương: bình hương có lẽ là vật thuộc văn hóa á đông, khi mà các hương liệu
như trầm hương, quế vô cùng đắt đỏ. Giá trị của bình hương có lẽ mang tính y học
nhiều hơn. Đốt hương nhằm làm tâm hồn thư thái, giải tỏa stress. Khi bói, người ta
cần sự tĩnh tâm, để hòa hợp cùng với nguyên lý vũ trụ. Vậy thì bình hương chính là
cách thức cổ xưa để thực hiện điều này.

- Gương hay Chậu nước : việc sử dụng nước như nghi lễ có lẽ xuất phát từ xưa, khi
mà nguồn nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt. Có lẽ thần
nước chỉ thua mỗi thần ánh sáng trong văn hóa mà thôi.Việc dùng nước để tẩy rửa ma
quỷ và phiền muộn. Người ta cũng tin rằng, nước và gương, nếu phản chiếu được ánh
sáng mặt trăng thì có thể mang lại cho người nhìn một năng lượng vô hạn. Tôi cho
rằng, người ta còn có thể có lý giải khác. Người bói dùng gương và chậu nước để soi lại
khuôn mặt của bản thân mình, cảm nhận để biết trạng thái của chính mình. Một cách
để kìm chế dục vọng, sự gian xảo, nhỏ nhen trong lòng, trong khi bói bài, nếu trong
lòng có gợi chút gian tà thì khi nhìn vào gương, người ta thấy rõ ngay trên khuôn mặt
mình sự xuất hiện của quỷ dữ. Nó cũng giải thích vì sao, người ta tin rằng, những
người bị ma nhập, khi nhìn vào gương sẽ hiện rõ bộ mặt thật. Đó cũng chỉ là tính biểu
tượng mà thôi.

- Thạch anh và dụng cụ thạch anh: việc dùng thạch anh trong nghi lễ tôn giáo có
lẽ cũng là một bí mật thú vị. Có quá nhiều giả thiết về sự huyền diệu của thạch anh
trong y học, huyền học ... Tôi chỉ nhìn trên góc độ lịch sử. Trong quá trình sống của
con người, thạch anh là thứ duy nhất trong suốt được khai thác dễ dàng. Không phải
ngẫu nhiên mà khi người ta nhắc đến cái gì đó trong suốt thì nó lại gợi nhớ đến thạch
anh (chẳng hạn từ tinh thể crystalin có nguồn gốc từ chữ crystal nghĩa là thạch anh
hay pha lê). Không có một chất liệu nào khác được khai thác để thay thế thạch anh
trong suốt thời kỳ trung cổ. Trong suốt, có thể tìm được những khối to, hình dạng
đồng nhất ... Nó gần như là thứ chất liệu bùa chú tự nhiên hàng đầu. Người ta hay
dùng thạch anh để rửa bài Tarot trước và sau khi bói bài để tẩy đi các tác động của
người bói và người được bói, nhằm làm lá bài trung lập. Còn thạch anh sau nhiều lần
sử dụng sẽ được rửa nước và tắm nắng để tẩy đi các vết nhơ bám lại sau các luồng tác
động.

- Mèo đen, chim ưng, rắn...: một số vật biểu trương cho sự huyền bí. Mèo đen có lẽ
là truyền thống phù thủy Anh quốc hơn là pháp và châu âu. Chim ưng có lẽ thuộc về
văn hóa ả rập. Rắn có lẽ ảnh hưởng từ văn hóa ấn độ hoặc ai cập. Những con vật này,
hoặc biểu trưng trực tiếp cho một vị thần nào đó, hoặc biểu trưng chung cho tính
huyền bí. Tác động của nó theo tôi là không nhiều.

- Bộ bài Tarot, túi đựng ... : tất nhiên là phần quan trọng nhất trong các dụng cụ.
Việc lựa chọn về bài Tarot tôi sẽ bàn vào địp khác.
3. Không Gian và Thời Gian

Tôi đi vào nhóm thứ 2 là thời gian và không gian:

- Quy tắc bói ban đêm và không gian kín tối:đây có lẽ là một quy định gần như
bắt buộc đối với chiêm tinh gia (không phải ban đêm thì làm sao coi sao được ^^) tuy
nhiên đối với bói bài tarot thì lại khác. Theo tôi, việc này không thể không tính tới yếu
tố lịch sử khi mà những người hành nghề hay tôn sùng loại huyền học này thường
được gán với những phép phù thủy, chẳng phải hiển nhiên mà tất cả nghi lễ ngoài
Thiên chúa giáo tại châu âu đều thực hiện vào ban đêm để tránh con mắt dò xét của
nhà thờ. Sự khủng khiếp của tòa án dị giáo có lẽ còn ăn sâu vào tiềm thức của người
viết sử ít nhất vài trăm năm nữa. Việc dùng không gian kín tối có thể giải thích đơn
giản bằng dẫn chứng các lâu dài tại Tây ban nha. Tây ban nha xưa là nơi tranh chấp
của 2 thế lựa nhà thờ tại châu âu và hồi giáo. Vì vậy, các lâu đài dinh thự tại đây luôn
có mật thất kín để làm nơi thực hiện nghi lễ thờ tự và tránh các mối nguy hiểm. Nhất
là các gia đình cải đạo giả. Điều này cũng thấy ở các vùng tranh chấp khác như balan,
thổ nghĩ kỳ ...

- Quy tắc bói đêm trăng rằm: Việc thực hiện nghi lễ dưới ánh trăng có lẽ xuất phát
từ quá nhiều nguồn văn hóa và dữ liệu mà tôi nói đến vài năm cũng chưa hẳn đã hết.
Việc tôn thờ mặt trăng cũng cổ xưa như thần mặt trời và nó được duy trì mãi đến
nhiều tôn giáo. Nhưng việc công nhận rộng rãi tính 2 mặt đối lập: nam nữ, sáng tối,
tĩnh động và đương nhiên mặt trăng - mặt trời nữa, đều đã đẩy mặt trời về phía chính
nghĩa và sáng suốt, trong khi lại đẩy mặt trăng về phía tội lỗi, ma quỷ. Suốt một thời
kỳ trung cổ bị giáo hội thao túng, có lẽ sự sùng bái mặt trăng giảm đi nhiều, nhưng nó
cũng vực dậy trong các nhà cải cách chống công giáo một công cụ có tính biểu tượng là
mặt trăng. Những biểu tượng biến dạng của mặt trăng như: cái cốc, hình bán nguyệt,
cây cung, ... lại được dùng thay thế rộng rãi. Việc bói vào đêm trăng rằm chỉ là tính
biểu tượng về vị thần nữ, âm tính, bí ẩn đại diện cho các thế lực siêu nhiên cổ đã phù
trợ cho lá bài Tarot. Cũng cần nói thêm về ảnh hưởng của mặt trăng đối với tâm lý
con người. Trong những đêm trăng, lực hút của mặt trăng ảnh hưởng đến thủy triều,
nước ... và tác động xấu đến tâm trạng con người. Thông thường người ta có thể có
những biểu hiện bất bình tĩnh, rối loạn, mông du trong thời điểm trăng rằm. Một vài
nghiên cứu tâm lý gần đây còn cho thấy sự liên hệ giữa trăng và các vụ tự tử, hãm hiếp,
giết người một cách rõ ràng.

4. Sách, Biểu Đồ, Thần Chú

Tôi đề cập đến nhóm cuối cùng: sách, biểu đồ, thần chú:
- Sách: mọi thể loai sách đều có thể hiện diện tại đây, kinh thánh, Kinh koran, kinh
hebrew ... Người ta có lẽ chỉ dùng nó như sự viện dẫn các đấng linh thiên chứ ít khi
dùng nó thực sự vào việc tác động lên lá bài. Một số quyển sách cổ, huyền bí được
trưng ra chỉ để nhằm làm lung lạc cho tâm trạng của người được bói, tăng hiệu quả của
các hiệu ứng tâm lý trong việc bói bài.

- Biểu đồ: tất nhiên cũng không khác gì với sách và cùng mục đích. Tuy nhiên, trong
thực tế, việc sử dụng biểu đồ, sơ đồ là một cách đơn giản để ghi nhớ những điều trong
sách thông qua một cách nhìn ý nhị và tinh tế. Việc dùng biểu đồ để giải bói hay mô tả
các thực trạng tâm lý có lẽ chẳng phải mới đây. Vì vậy trong chừng mực về tri thức và
tôn giáo của người bói mà việc sử dụng biểu đồ có tác dụng thật sự hay chỉ đáng là trò
trẻ con đánh lừa người đời.

- Thần chú: thần chú có tác dụng tự kỷ ám thị đã tồn tại từ lâu. Việc dùng thần chú
có lẽ chỉ như một nghi lễ mà người dùng bắt buộc phải làm theo nghi thức mà chẳng
có ý nghĩa gì nhiều đến việc bói bài. Tuy nhiên, nhìn góc độ khác, người ta nhận thấy
sự áp dụng tự kỷ ám thị đúng chỗ có thể tăng niềm tin vào lá bài, tăng niềm tin vào sự
tin cậy, vào đấng linh thiêng mà ta dựa dẫm. Nó đồng thời truyền niềm tin đó vào
người được bói như một hiệu ứng đám đông. Các câu thần chú cổ có lẽ được nhắc
nhiều nhất là abracadabra hay những thuật ngữ huyền bí như SATOR AREPO TENET
OPERA ROTAS. Đó là những thuật ngữ chơi chữ hay các áp dụng số học và huyền học
trong văn. Đôi khi là những câu chào mời hay kêu gọi một đấng linh thiên nào đó dẫn
đường. Thông thường hơn là các trích dẫn huyền bí từ sách.

5. Lời Khuyên:

Điều kiện để thực hiện một buổi bói bài theo tôi cần tuân thủ một vài nguyên tắc sau:

- Thời gian và không gian: buổi tối và phòng kín đáo. Để đảm bảo tính riêng tư cũng
như một không gian tĩnh lặng để đầu óc người bói lẫn người được bói thư giãn. Tốt
nhất là thực hiện nơi khoáng đãng tránh tù túng. Tôi tin việc sử dụng buổi tối vào lúc
trăng tròn cũng là một điều kiện đặt biệt tác động mạnh về mặt tâm lý. Vì vậy, bạn nên
cân nhắc sử dụng điều này. Việc sử dụng bàn hình thang ngoài ý nghĩa lịch sử còn
mang lại hiệu quả tâm lý nhất định.
- Về dụng cụ: một bộ bài Tarot và túi đựng là tất nhiên, nến và bình hương theo cá
nhân tôi là một cách bảo tồn truyền thống cổ và quả có hiệu quả nhất định đối với việc
bói bài.Việc dùng thạch anh, mặc dù đã có nhiều chứng minh về tính huyền học và sức
mạnh tâm lý, nhưng theo tôi là rườm rà, và không cần thiết.

- Về sách, biểu đồ, thần chú: cá nhân tôi ủng hộ việc dùng những vật dụng thật sự
dùng đến và hữu ích. Việc dùng biểu đồ hay sơ đồ và sách nếu cần thiết tra cứu thì
cũng hợp lý.Về thần chú, việc dùng thần chú vốn đã lâu trong nhiều nền văn hóa, nên
có lẽ việc dùng thần chú đã thành thói quen. Tuy nhiên nếu dùng thần chú trái với
nguyên lý của môn Tarot thì có vẻ buồn cười.

VII. Các Spell trong Tarot

(Đang cập nhật)


VII. Tarot và Giao Ước - P1

1. Giới Thiệu

Nhân có nhiều bạn thắc mắc về vấn đề này, để tránh lặp đi lập lại, tôi viết bài nhỏ này
nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến quỷ học bao gồm: giao ước, hiến tế, tiên tri liên
quan đến tarot. Tôi có vài điều nói rõ sau đây:

- Những lý luận này là không chính thống trong cả Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo,
hay Phật Giáo. Nó gắn liền với các lý luận của Nghệ Thuật Bóng Tối (Black Magic) nói
chung, và nhiều lý luận tà phái khác. Các bạn phải mặc nhiên hiểu là những lý luận
này đương nhiên NGƯỢC HOÀN TOÀN với quan điểm chính thống.Vì vậy, tôi sẽ
KHÔNG TRANH LUẬN với các bạn về tính đúng đắn của nền tảng này.

- Những lý luận này có nguồn gốc từ những tài liệu hoặc kiến thức có được không
thông qua sách vở chính thống (tức là thuộc dạng truyền miệng, hoặc sách cấm xuất
bản ...). Vì vậy, tôi sẽ KHÔNG CÓ NGHĨA VỤ DẪN NGUỒN. Trong trường hợp, kiến
thức này có xuất hiện đâu đó trong sách chính thống, tôi sẽ gửi riêng nếu có yêu cầu.

- Khi tôi dẫn những lý luận này ra, KHÔNG có nghĩa là tôi CHỐNG hay BÁNG BỔ các
tôn giáo. Và cũng không có nghĩa là tôi TIN hoặc là TÍN ĐỒ của các tư tưởng tà phái
này. Đây là kiến thức, không phải tín điều.

Một lần nữa, đề nghị RỜI KHỎI TRANG nếu thấy đây là một bài KHÔNG phù hợp với
TIÊU CHÍ ĐỌC của bạn. Còn lại, mời đến với thế giới quỷ học ...

Bài này tôi trình bày thông qua các khái niệm bao gồm các câu hỏi và trả lời về các vấn
đề đó. Sau đó là phần liên quan đến Tarot.

2. Các Khái Niệm Cơ Bản

Giao ước là gì ? Giao ước là một cam kết giữa người và đấng linh thiêng (sau đây gọi
là đấng). Con người đầy rẫy những yêu cầu, đấng có thể đáp ứng những yêu cầu đó, vì
vậy giao ước được hình thành. Con người lập giao ước với đấng linh thiêng, thông qua
một giao ước. Trong giao ước này (truyền miệng hoặc được ghi lại) thể hiện rõ rằng
một khi dấu hiệu giao ước được đưa ra, thì đấng linh thiêng cần thực hiện yêu cầu như
trong giao ước. Ngược lại, con người cần phải thực hiện hiến tế để trả ơn thần linh và
đảm bảo giao ước được trọn vẹn.

Đấng linh thiêng là ai ? Đấng linh thiêng là tất cả những thế lực siêu nhiên có khả
năng làm những điều mà con người không làm được. Đấng linh thiêng không phải duy
nhất mà là rất nhiều, và có quyền lực mạnh yếu khác nhau. Đấng linh thiêng có thể
làm được nhiều việc, nhưng không phải làm được tất cả. Cùng một đấng linh thiêng, có
thể có nhiều tên tùy vào tôn giáo và nền văn hóa. Không phải đấng linh thiêng nào
cũng triệu gọi được. Có những đấng linh thiêng ôn hòa, cũng có những đấng khắc
nghiệt. Mỗi đấng khác nhau có thể đòi hỏi sự hiến tế khác nhau. Mỗi đấng khác nhau
sẽ có cách giao ước khác nhau, có dấu hiệu triệu gọi khác nhau.

Lập giao ước là gì ? Lập giao ước là hình thức xác lập một cam kết. Lập giao ước có
thể được thể hiện bằng chữ (như trường hợp Kinh Cựu Ước - Giao Ước Moise), cũng có
thể được thể hiện bằng miệng, hoặc cả hai. Những bản giao ước này có thể đồng thời
hoặc không đồng thời là dấu hiệu giao ước (Kinh Cựu Ước là bản giao ước có giá trị
như dấu hiệu giao ước; thần chú là dấu hiệu giao ước chứ không có bản giao ước thực).
Giao ước có thể lập một lần duy nhất và tồn tại mãi hoặc phải lập thường xuyên (Giao
ước Máu của Jesus là giao ước lập một lần; giao ước trong lễ Noel là giao ước thường
xuyên).

Thời gian hiệu lực giao ước như thế nào ? Tùy vào giao ước, có những giao ước có
hiệu lực mãi mãi và không có khả năng thay đổi, có những giao ước có thời gian định
hạn. Có 2 trường hợp: một là người lập giao ước, hoặc thừa hưởng giao ước đựa vào
một giao ước mới với đấng mới để hủy giao ước cũ với đấng cũ; tùy vào sức mạnh của 2
đấng này khác nhau ra sao mà người lập giao ước có thể bị hay không bị trừng phạt,
bất cứ lúc nào người này không còn sự bảo vệ, hoặc có sự bảo vệ yếu hơn thì sẽ bị trừng
phạt; hai là người lập giao ước chết mà không truyền lại giao ước cho bất kỳ ai thì giao
ước đó hiển nhiên mất (hãy nhớ là chết không phải hết, nếu giao ước đó cũng hiệu lực
ngay trên linh hồn thì chịu ;) )

Dấu hiệu giao ước như thế nào ? Dấu hiệu giao ước có thể là một mật ngữ, một
hình vẽ, một công cụ nào đó như gậy hay kiếm chẳng hạn. Dấu hiệu giao ước cũng có
thể là một buổi lễ với một quy cách xác nhận nào đó (ví dụ như lễ thành hôn, hoặc
tang lễ trong thiên chúa giáo). Dấu hiệu giao ước có thể chỉ diễn ra một lần (ví dụ như
Giao ước Moise với dấu hiệu cắt bao quy đầu) hoặc diễn ra thường xuyên (ví dụ như
một thần chú chẳng hạn).Một khi dấu hiệu này được xác lập thì đấng linh thiêng sẽ
thực hiện theo đúng cam kết, và người được phục vụ phải thực hiện hiến tế theo đúng
cam kết.
Truyền giao ước như thế nào ? Giao ước có thể được truyền lại cho người khác
giống như ta nhượng lại một bản hợp đồng vậy. Có những quy tắc đặc biệt để thực hiện
truyền lại giao ước. Đối với những giao ước "duy nhất một" thì người được thụ hưởng
giao ước được thực hiện một số nghi lễ nhất định để báo cho đấng biết sự thay đổi (ví
dụ nghi lễ tấn phong giáo hoàng chẳng hạn), đối với giao ước "phổ thông" thì người
được thụ hưởng giao ước chỉ cần biết được dấu hiệu giao ước là được (ví dụ như bùa
phép hay thần chú). Truyền giao ước là một vấn đề khá phức tạp, vì giao ước còn liên
quan đến hiến tế. Sẽ bàn thêm ở phần hiến tế.

Lễ hiến tế như thế nào ? Hiến tế là hình thức đền đáp đấng linh thiêng theo đúng
giao ước. Sự hiến tế này có thể diễn ra một lần (rất ít trường hợp này, ví dụ sự hiến
sinh "máu của con trai Abraham"), hoặc nhiều lần tùy theo giao ước (Ví dụ như Hiến
Tế máu hằng năm của người Maya). Nếu là giao ước "duy nhất một" thì chỉ có người
lập giao ước và người được thụ hưởng giao ước mới có thể thực hiện hiến tế. Nếu là
giao ước "phổ thông" thì có hai trường hợp, một là sự hiến tế này đuọc thực hiện bí
mật bởi người đứng đầu của hội hay giáo phái đó; hai là sự hiến tế này được thực hiện
bởi người được đấng hỗ trợ ngay sau khi thực hiện giao ước. Lễ hiến tế tùy theo giao
ước có thể thực hiện trước khi sử dụng giao ước hoặc có thể sau khi sử dụng giao ước.

Giao ước ẩn mặt là gì ? Giao ước ẩn mặt là giao ước cổ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Có 2 loại giao ước ẩn mặt: một là các giao ước cổ, mà sự hiến tế chỉ diễn ra một lần
ngay lúc lập giao ước, và duy trì mãi, đây là những giao ước đặc biệt mạnh; hai là các
giao ước mà sự hiến tế được thực hiện bởi người đứng đầu các giáo phái hay hội kín,
mà các thành viên chỉ việc sử dụng các dấu hiệu triệu gọi mà không cần thực hiện hiến
tế (đương nhiên, vì giáo chủ đã thực hiện hiến tế rồi !); một khi giáo phái biến mất mà
không có sự kế tục hiến tế, thì các dấu hiệu giao ước này sẽ mất hiệu lực. Một trường
hợp cá biệt là khôi phục hiến tế, sẽ nói ở phần sau.

Giao ước lầm lẫn là gì ? Giao ước lầm lẫn là trường hợp người giao ước không nắm
rõ được giao ước, hoặc vô tình thực hiện lập giao ước, hoặc vô tình triệu gọi dấu hiệu
giao ước. Ví dụ như nguòi ta cấm gõ chén ban đêm vì đó là dấu hiệu triệu gọi quỷ đói,
ta vô tình thực hiện mà không hề biết mình triệu gọi. Giao ước lầm lẫn là một điều rất
tệ hại và nguy hiểm vì nó gọi lại các đấng linh thiêng đê thực hiện giao ước mà không
có bất kỳ sự hiến tế nào. Người triệu gọi lẫm lẫm có thể bị trừng phạt đến khi một pháp
sư tìm ra được sự hiến tế phù hợp và thực hiện nó, khi đó người triệu gọi lầm lẫn có thể
được chữa khỏi. Đó đôi khi bị hiểu lầm hành động trục quỷ.

Khôi phục hiến tế là gì ? Khôi phục hiến tế là hình thức thực hiện lại giao ước đã
thất truyền hay gián đoạn trước đó, nhằm khôi phục lại những dấu hiệu giao ước (như
bùa chú hay thần chú ...). Không phải bất kỳ giao ước nào cũng có thể khôi phục hiến
tế. Trong đa phần các trường hợp, đấng sẽ giáng tai họa xuống người, hoặc cộng đồng
đó nhằm nhắc nhở sự hiến tế (như trận đại hồng thủy trong kinh cựu ước); hoặc sẽ tiêu
diệt hẳn vì tức giận; tuy nhiên, cư dân đó sẽ nhanh chóng giao ước với đấng mới nhằm
chống lại đấng cũ.

Công cụ giao tiếp là gì ? Công cụ giao tiếp là những vật dụng hay phương cách giúp
ta trao đổi với thần linh. Các công cụ tiên tri hay các dụng cụ tế lễ đều là các công cụ
giao tiếp. Tarot, chậu nước, các quẻ bói, Runes, Ouija ... đều là các công cụ giao tiếp.
Các công cụ giao tiếp này, hoặc trực tiếp triệu gọi các đấng để giao tiếp, hoặc gián tiếp
tìm kiếm các đấng linh thiêng.Và trong nhiều trường hợp nó dẫn đến giao ước lầm lẫn
mà tôi đã nói ở trên. Vì vậy, đối với các công cụ giao tiếp này cần phải hết sức cẩn thận
khi sử dụng.

Vật phẩm hiến tế như thế nào ? Vật phẩm hiến tế rất đa dạng, nhưng không vật
phẩm nào mạnh bằng vật sống, và máu. Tuy nhiên, không phải mọi đấng linh thiêng
đều cần những vật phẩm như vậy. Có những đấng linh thiêng đòi hỏi sự phục tùng và
tuân theo hơn là các vật phẩm thực. Nhưng phần nhiều những vật hiến tế phải có máu
tươi. Vật phẩm hiến tế tùy theo từng giao ước mà có thể khác nhau và phải cùng với
nghi thức hiến tế. Đôi khi vật phẩm hiến tế là linh hồn của bản thân, hoặc linh hồn của
con cháu.

Vai trò của tư tế? Tư tế là các "chuyên gia"chuyên thực hiện các nghi lễ hiến tế, lập
giao ước. Họ là những người sử dụng thành thạo các giao ước, cũng như duy trì các
giao ước thông qua các nghi lễ hiến tế. Những người này có thể tập hợp lại thành các
giáo đoàn và hội nhóm. Những tư tế này chính là những người nắm giữ các quy tắc cao
nhất về giao ước. Sự lớn mạnh hay suy tàn của các giáo hội hay hội nhóm tùy thuộc
vào các nghi lễ hiến tế có được duy trì phù hợp và thường xuyên hay không. Trong
nhiều trường hợp, những giao ước hoàn toàn biến mất vì những nghi lễ hiến tế và xác
lập không còn được duy trì. Điều này liên quan đến việc Khôi phục hiến tế đã nói ở
trên.

Ai có thể lập giao ước ? Ai cũng có thể lập giao ước, nhưng không phải ai cũng có
thể. Có 2 dạng lập giao ước. Một là giao ước yếu, tức là người lập giao ước thỏa thuận
với đấng linh thiêng một cách bị động, có nghĩa là giao ước này có thể do đấng linh
thiên gợi ý (như trường hợp Moise) hoặc do người lập giao ước tìm đến (như trường
hợp nhập đạo hay gia nhập hội kín); hai là giao ước mạnh, tức là người lập giao ước
chế ngự được đấng linh thiêng (một trường hợp hiếm, như vua David chế ngự các
Demon) vì đựa vào một đấng linh thiêng mạnh hơn. Vì vậy đa số trường hợp là thụ
hưởng giao ước (gia nhập hội kín hay giáo phái) để thực hiện triệu gọi. Rất ít trường
hợp là lập giao ước thật sự (thỏa thuận tay đôi với đấng linh thiêng, hoặc chế ngự đấng
linh thiêng), hoặc khôi phục giao ước cũ.
Lựa chọn giao ước ? Một số trường hợp có thể lựa chọn giao ước. Tức là có nhiều
hơn một đấng linh thiêng thèm muốn sự hiến tế. Khi đó, người lập giao ước có thể yêu
cầu các đấng đưa ra lời đề nghị của mình. Một ví dụ sinh động là câu chuyện về thành
ban Athen, lựa chọn giữa Poxedong và Athena để làm vị thần phù trợ cho thành bang
của mình, cuối cùng thành bang này đã chọn Athena. Điều này không xảy ra quá
nhiều, và ít khi được nhắc đến. Cũng giống như lựa chọn tôn giáo hay hội nhóm, người
ta có thể tính toán để có tham gia vào những hội nhóm có giao ước mạnh hơn, điều
này thì diễn ra thường xuyên.

Vai trò của hội kín và các giáo phái ? Các hội kín và giáo phái này nắm giữ rất
nhiều giao ước. Các bí mật đó bao gồm dấu hiệu giao ước, nội dung giao ước, và nghi
thức hiến tế. Những giáo phái này có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và truyền
gởi các giao ước không để thất truyền. Đồng thời họ cũng lợi dụng các nghi thức này để
trục lợi. Tuy nhiên, việc các hội kín tham gia vào quá trình xây dựng thế giới và điều
chỉnh thế giới theo hướng tốt đẹp và giữ lại thế cân bằng của các thế lực sáng-tối. Việc
khôi phục và tìm hiểu các giao ước cũng là công việc quan trọng của giáo hội và các hội
huyền học.

Phân loại các thế lực siêu nhiên ? Sự phân loại này không hoàn toàn đúng đối với
các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Đấng linh thiêng có thể xếp vào 4 nhóm: một
là các "Angel", đó là các đấng trơ, không bị mua chuộc và giao ước; hai là các
"Demon", đó là các đấng linh động, có thể lập giao ước; ba là các "Spirit", đó là linh
hồn đầy oán giận, các linh hồn này không bền vững, vì vậy không thể lập giao ước;
cuối cùng là các "Gods", đó là các đấng giống như angel nhưng rất hay đùa bỡn, nhóm
này rất thường bị nhầm lẫn với angel hay demon. Sự phân loại quỷ (demonology) và
thiên thần (angelology) là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, ta có thể một cách đơn
giản để nhận biết giữa Quỷ và Thần trong Do Thái Giáo. Các Angel thường có kết thúc
bằng [-el], có nghĩa là Gods (Thần), ví dụ như Ariel, Ansiel; còn các Demon thường
kết thúc bằng [-yah] có nghĩa là Lord (Chúa tể); như Purah, Imamiah. Tuy nhiên có
những trường hợp phức tạp như một đấng không xác định rõ hay tùy tài liệu mà xác
định không chính xác (trường hợp Mammon, có thể gọi là mammel hay mammonah
đều được). Vấn đề về quỷ học sẽ không bàn trong bài này.

Stomer Mathias (1600-v1650), Le sacrifice d'Abraham

Sự Hiến Tế của Abraham

3. Đến với Giao Ước như thế nào ?

Như đã nói ở trên, Tarot là một hình thức chiêm tinh hay tiên tri. Muốn thực hiện nó
thì cần phải lập giao ước. Có 3 hướng để chọn:
- một là tự mình tìm kiếm đấng linh thiêng và trao đổi để lập giao ước. Đây là một sự
lựa chọn táo bạo và nguy hiểm. Vì không dễ dàng lập được giao ước một cách đúng
đắn, và cũng không dễ gì có thể giao tiếp được với đấng linh thiêng. Có khi lại dính vào
Giao ước lầm lẫn. Đây là con đường khó nhất và nguy hiểm nhất, tuy nhiên, có thể đạt
thành tựu rất cao.

- hai là tham gia vào một giáo phái nào đó và sự dụng các quyền lực giao ước của giáo
phái đó để phục vụ việc tiên tri. Cao hơn nữa là nắm bắt các giao ước mạnh hơn để
thực hiện tiên tri chính xác. Thường thì những người có địa vị này không chỉ dừng lại ở
ước muốn tiên tri mà còn đòi hỏi nhiều hơn. Đây là con đường dài vì muốn đạt các địa
vị có thể nắmgiao ước thì phải bỏ rất nhiều công sức cho giáo đoàn và hội đoàn. Và
cũng khó để đạt được những chức vị đủ cao để bắt đầu thực hiện nghi lễ hiến tế.
- ba là nghiên cứu các nghi lễ cổ nhằm khôi phục lại các giao ước thất truyền. Đây là
công việc của các tư tế cũng như các giáo phái nhằm làm mạnh thêm các giáo phái và
hội nhóm huyền học. Càng nắm nhiều giao ước thì quyền lực càng lớn. Đây cũng là
điều mà các học giả huyền học độc lập thực hiện nhằm đạt được mục đích mà không
cần thông qua giáo đoàn và hội nhóm.

Tôi nghiên cứu huyền học và quỷ học Do Thái nên đối với các kiến thức về quỷ học và
thần học Châu Á không có nhiều kiến thức, nên tôi cũng không rõ những giao ước ở
Vn hay Trung Quốc như thế nào. Tuy nhiên, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm về vấn đề
này. Nghe thì có vẻ vô vọng, nhưng những nghi lễ hay giao ước này có thể rất đơn giản
và có thể đã từng được xuất bản. Đối với những giao ước với đấng linh thiêng có quyền
năng nhỏ, thì việc giao ước cũng không phải quá khó.

Ví dụ như việc bạn cúng táo quân, hay là cúng thần tài cũng đã là một hình thức giao
ước rồi. Giao ước không phải là một khái niệm phương tây, mà nó tồn tại ở cả phương
đông nữa. Bùa, chú, ngãi ... đều là các giao ước mạnh mẽ. Các tộc người Tày, Nùng,
Mường đều có các thầy cúng nắm giữ rất nhiều giao ước cổ. Các thầy phong thủy, các
thầy bói hay thầy pháp đều có thể nắm giữ các giao ước này.

4. Thuyết về Nguyên Lý Thống Nhất

Những kiến thức tôi trình bày bên trên thuộc Thuyết Giao Ước. Phần trình bày này,
dành riêng cho những bạn có yêu cầu tìm hiểu thêm về triết học.

Tôi trình bày về thuyết Nguyên Lý Thống Nhất (Grand Unified Theory). Lý thuyết này
có nhiều tên, và hầu như tồn tại ở nhiều lĩnh vực, đăc biệt là vật lý, hay triết học. Lý
thuyết này cho rằng dù mọi kiểu hình thức, hình thái đều có chung một nguyên lý. Có
vô số mô hình được đề xuất và thành công trong việc kết nối những phạm trù và khái
niệm nền tảng khác nhau thành một. Vd như "thuyết tương đối" của Enstein trong vật
lý, thuyết "vạn giáo nhất lý" của Cao Đài trong thần học, thuyết "Monadology" của
Leibniz, thuyết "Dualism" của Descarte, thuyết "Monism" của Spinoza, thuyết
"Absolute idealism" của Hegel, thuyết "Process philosophy" của Whitehead trong
triết học, thuyết "Dialectical Materialism" của Karl Marx trong chính trị học, ...

Trong thần học và huyền học, có Thuyết Giao Ước (Convention Theory). Thuyết này
không phải một thuyết độc lập mà là một nhóm các thuyết rải rác ở các tôn giáo.
Thuyết giao ước này có nhiều quan niệm không đồng nhất với nhau, và có nhiều dị
bản. Thuyết này tuy chỉ hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 17 đầu 18, nhưng sự thực
hành và áp dụng nó đã có từ ngày xưa. Nó là nền tảng của nghệ thuật bóng tối, hay các
phương pháp huyền bí. Thuyết Giao Ước này đã giải thích đầy đủ hầu hết các nguyên
tắc của các nghi lễ tôn giáo khác một cách khá logic. Thuyết này còn có trong chính trị
xã hội học do nhà triết học Jean-Jacques Rousseau đề xướng, và trong ngôn ngữ học
do David Lewis đề xướng, và nhiều những học giả trong các ngành khác.

Sacrifice of Isaac của danh họa Pedro Orrente (1580-1645), và bức Abraham and
Isaac của danh họa Laurent de La Hyre (1606-1656).

5. Kết Luận

Bài này tôi thật sự gặp khó khăn khi trình bày vấn đề. Một là tôi không tìm thấy một
cấu trúc khả dĩ dễ hiểu để trình bày trọn vẹn vấn đề này. Hai là tôi khó xác định được
những kiến thức nào có thể đưa vào và những kiến thức nào cần tránh đưa vào. Ba là
tôi không hoàn toàn đưa các dẫn chứng một cách cụ thể vì sẽ làm bài dài ra và khó
hiểu. Bốn là sự tương đồng/khác biệt nhất định giữa các khái niệm Do Thái Giáo -
Thiên Chúa Giáo mà lý luận này xuất phát, và các khái niệm Phật Giáo- Đạo giáo vốn
gần gũi với văn hóa Vn, và vì vậy rất dễ gây hiểu lầm.

Mong là bài viết này cung cấp một lượng thông tin hữu ích đối với các thành viên
nghiên cứu tarot theo hướng thần học - huyền học.
IX. Tarot và Giao Ước - P2

1. Giới Thiệu

Như đã nói ở phần trước, phần nay tôi tập trung vào các vấn đề liên quan như nghi lễ
lập giao ước, nghi lễ gọi giao ước, nghi lễ hiến tế, nghi lễ khôi phục hiến tế, và định
tính đấng linh thiêng.Trong đó, việc định tính các đấng là quan trọng nhất. Nó là nền
tảng cơ bản của quỷ học nói chung, nghệ thuật hắc ám: bao gồm trục quỷ, tiên tri, cầu
gọi, phép thuật...

Vẫn như trước tôi nhắc lại vài chú ý quan trọng:

- Những lý luận này là không chính thống trong cả Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo,
hay Phật Giáo. Nó gắn liền với các lý luận của Nghệ Thuật Bóng Tối (Black Magic) nói
chung, và nhiều lý luận tà phái khác. Các bạn phải mặc nhiên hiểu là những lý luận
này đương nhiên NGƯỢC HOÀN TOÀN với quan điểm chính thống.Vì vậy, tôi sẽ
KHÔNG TRANH LUẬN với các bạn về tính đúng đắn của nền tảng này.

- Những lý luận này có nguồn gốc từ những tài liệu hoặc kiến thức có được không
thông qua sách vở chính thống (tức là thuộc dạng truyền miệng, hoặc sách cấm xuất
bản ...). Vì vậy, tôi sẽ KHÔNG CÓ NGHĨA VỤ DẪN NGUỒN. Trong trường hợp, kiến
thức này có xuất hiện đâu đó trong sách chính thống, tôi sẽ gửi riêng nếu có yêu cầu.

- Khi tôi dẫn những lý luận này ra, KHÔNG có nghĩa là tôi CHỐNG hay BÁNG BỔ các
tôn giáo. Và cũng không có nghĩa là tôi TIN hoặc là TÍN ĐỒ của các tư tưởng tà phái
này. Đây là kiến thức, không phải tín điều.

Một lần nữa, đề nghị RỜI KHỎI TRANG nếu thấy đây là một bài KHÔNG phù hợp với
TIÊU CHÍ ĐỌC của bạn. Còn lại, mời đến với thế giới quỷ học ..

2. Định Tính của Đấng Linh Thiêng


Định tính các đấng linh thiêng là một trong những kiến thức quang trọng nhất của
quỷ học. Càng nắm được đầy đủ các thông tin này, thì sự phát triển các kỹ năng quỷ
thuật càng mạnh lên. Việc định tính các đấng linh thiêng luôn là một công việc khó
khăn. Một mặt, các đấng linh thiêng trong các tôn giáo hay văn hóa khác nhau thì có
thể mang tên khác nhau. Mặc khác, một cái tên của đấng linh thiêng có thể không
phải cùng ám chỉ một đấng duy nhất. Tài liệu mô tả hầu hết bị đốt bỏ, phá hủy, hoặc
bị che giấu.

Một đấng linh thiêng được xác định thông qua tên gọi. Tên gọi của đấng linh thiêng là
bí mật quan trọng nhất của các giáo phái. Tên gọi này là một chuỗi những âm tiết đặc
trưng nhằm liên kết giữa đấng và con người. Chỉ khi nào nắm được tên và phát âm
chính xác cái tên đó thì mới thực hiện được việc lập giao ước. Việc nắm được tên của
đấng linh thiêng là bước đầu tiên để thiết lập giao ước. Ai cũng biết JHVH hay Giê Hô
Va là tên của đấng linh thiêng của người Do Thái. Nhưng không phải ai cũng biết phát
âm chính xác cái tên đầy đủ của đấng này. Không phải ngẫu nhiên mà việc nắm giữ cái
tên này chính là sự xác nhận vị trí của một vị tư tế, và đó cũng là điều duy nhất quang
trọng mà vị tư tế này truyền lại cho vị tư tế trẻ hơn tiếp nhận vị trí lãnh đạo. Chỉ có vị
tư tế lãnh đạo mới được phép biết đến cái tên thật này thông qua một bài thánh ca
nhỏ. Đây chính là một ví dụ để cho thấy sự quan trọng của cái tên.

Có 4 thuộc tính quang trọng: lửa, nước, khí, đất. Bốn thuộc tính này là cơ bản nhất
trong tất cả các nền văn hóa. Ở phương đông, thuộc tính Mộc chính là đại diện của yếu
tố Khí. Các bạn có thể nhận ra một cách mơ hồ thuộc tính này thông qua cách thức mà
đấng linh thiêng giao tiếp với con người, hoặc cách bố trí các nghi lễ. Đây là việc cực
kỳ quang trọng vì các đấng chỉ có thể nhận sự hiến tế này thông qua các phương cách
khác nhau tùy vào thuộc tính.

Tôi bàn thêm về các an táng của các nền văn hóa để làm rõ hơn yếu tố này. Phật giáo
chủ trương Hỏa Táng, tức là dùng lửa đốt thành tro, ta có thể nhận ra đấng linh thiêng
trong phật giáo có thuộc tính lửa. Hồi giáo chủ trương Thủy Táng, cũng giống như
người Polynesia, hay dân tộc Nhật cổ đại, dùng thuyền để chứa người chết rồi thả trôi
biển hay sông, hình thức táng bằng thuyền của Vn cũng vậy, từ đó có thể thấy các đấng
linh thiêng này có thuộc tính nước; hình thức Không Táng của người Maya, của Tây
Tạng, của hang động tại Thanh Hóa trong những phát hiện gần đây, hay truyền thống
một thời của cư dân vùng Long An, Đồng Tháp cũng ám chỉ đấng linh thiêng này
thuộc tính khí; hình thức thông dụng nhất, Địa Táng cũng ngầm ám chỉ rằng đấng
linh thiêng được thờ phượng của dân tộc đó thuộc tính đất.

Một cách nhìn nhận khác từ các nghi lễ hiến tế chẳng hạn. Hình thức đốt vật hiến tế
(như hỏa thiêu, hay đốt vàng mã) chính là hình thức hiến tế của các đấng có thuộc
tính lửa; cách hiến tế bằng trấn nước, hoặc các hình thức tôn sùng rượu của thần rượu
nho cũng là hình thức hiến tế của các đấng có thuộc tính nước; các hình thức hiến tế
bằng cách chôn các đồ vật hay lễ hiến, thể hiện thuộc tính đất; hình thức hiến tế phơi
xác, hay nhồi bông đầu lâu của các dân tộc Nam Mỹ chính là hình thức hiến tế của
thuộc tính khí.

Một cách nhìn nhận gần gũi hơn đối với các bạn quen sử dụng hình thức tiên tri. Các
phương pháp bletonomancy, ceromancy, cyclicomancy, eromancy, hydatomancy,
lecanomancy, plumbomancy, hydromancy, bletonomancy, cottabomancy ... đều dựa
vào đấng linh thiêng có thuộc tính nước; eromancy, aeromancy, anemomancy,
austromancy ... đều dựa vào đấng linh thiêng có thuộc tính khí; geomancy,
Halomancy, amathomancy, ambulomancy... đều dựa vào đấng linh thiêng có thuộc
tính đất; pyromancy, cineromancy, libanomancy, tephramancy, ossomancy,
astrapomancy, capnomancy, libanomancy... đều dựa trên các đấng linh thiêng có
thuộc tính lửa. Các hình thức tiên tri không đựa trên các dụng cụ hay hình thức liên
quan đến 4 loại này được xem là trung lập, mọi đấng linh thiêng đều có thể tương tác.

Mỗi đấng linh thiêng sau khi lập giao ước đều cần có một nơi hiến tế. Con người sau
khi lập giao ước cũng phải xây dựng nơi hiến tế: đó là các đền thờ. Trong một số
trường hợp, nơi hiến tế thường là mơi bí mật. Vì khi hiến tế, bắt buộc người ta phải
xướng tên của đấng giao ước lên. Và như đã nói ở trên, các phát âm cái tên là bí mật
quan trong bật nhất đối với bất kỳ hội phái nào. Chỉ khi nào biết được tên của các đấng
thì mới có thể thực hiện giao ước, triệu gọi hay hủy giao ước. Còn rất nhiều vấn đề khác
trong việc định tính đấng linh thiêng mà tôi không thể trình bày cặn kẽ được. Chỉ có
thể trình bày tạm đến đây.

Sacrifice of Isaac của danh họa Pedro Orrente (1580-1645), và bức


Abraham and Isaac của danh họa Laurent de La Hyre (1606-1656).

3. Nghi Lễ Giao Ước


Các phương pháp và nghi lễ của giao ước rất phức tạp. Một mặt, không phải tất cả
những giao ước được mô tả trong các tài liệu cổ đều thật sự là giao ước, đôi khi đó là
khôi phục giao ước, hoặc triệu gọi giao ước. Trong kinh thánh có vô số lần giao ước
(khoảng 70 đến 80 giao ước được thiết lập, khoảng 300 lần từ ''giao ước'' được lập lại),
điều đó cho thấy vai trò của giao ước trong đời sống Do Thái và Thiên Chúa Giáo là
hết sức quang trọng. Trong khoảng 70 giao ước này chỉ có 5 lần giao ước được xác
nhận là giao ước thật, còn lại đều là khôi phục giao ước. Năm lần này giao ước với bốn
đấng linh thiêng khác nhau (điều này trái với quan điểm thiên chúa về thiên chúa duy
nhất): Giao Ước Noe (Sáng thế ký 9.8-17), Giao Ước Abraham (Sáng thế ký 12 và 15);
Giao Ước Levy (Dân số ký 3); Giao Ước David (II Samuên 7); và Giao Ước Jesus. Sách
ngoài kinh thánh bao gồm các sách quỷ thuật và sách cấm, có tổng cộng gần 30 giao
ước được mô tả đầy đủ, còn lại là ghi chép thiếu sót. Có hơn 800 giao ước được biên lại
trong lịch sử. Trong các tài liệu cổ đó, có khoảng gần 120 giao ước được công nhận là
giao ước thật; khoảng 500 giao ước được xác định là khôi phục giao ước hoặc triệu gọi
giao ước. Đây là các con số tương đối đầy đủ về những hiểu biết của con người về giao
ước. Các tài liệu này chủ yếu từ văn hóa châu Âu, Ấn và Ả rập. Không có bất cứ nghiên
cứu nào sâu hơn về giao ước ở phương đông.

Một số tôn giáo và giáo phái đã thực hiện lập giao ước, và các tài liệu hướng dẫn này
cũng là một trong những quyền lực mềm của họ. Các tài liệu này khi lọt ra ngoài,
thường bị biến dạng khi đi vào các nhà xuất bản, những cuốn sách quỷ thuật, hay kết
nối tâm linh ... đều hướng dẫn một cách nửa vời. Một trong số đó đã được hội Tam
Điểm chỉ mặt như tác phẩm của William Peter Blatty. Hội Tam Điểm cho rằng mình
đã phải trục quỷ cho hàng trăm người vì thực hiện theo các hướng dẫn của tác giả này.
Một tác giả khác nổi tiếng trong Tarot là Aleister Crowley cũng bị hội Tam Điểm lên
án vì những chỉ dẫn nửa vời.

Người ta nhận thấy trong các giao ước này nhưng điểm chung, và một vài nhà thần
học thế kỷ 16 đã chỉ ra một vài quan điểm phân loại quang trọng vẫn ảnh hưởng đến
các phân loại ngày nay. Người ta chia giao ước ra làm 2 loại tùy theo cách giao ước
được hình thành:

- Giao ước mạnh (Heavy Covenant, hay Heavy Testament): giao ước được đưa ra bởi
con người đối với một đấng linh thiêng. Con người chủ động tìm đến đấng và đề nghị
được giao ước. Có 2 trường hợp xảy ra: một là người này sử dụng giao ước với một
đấng khác mạnh hơn để chế ngự đấng mới và sau đó lập giao ước có lợi (như trường
hợp nổi tiếng của Vua Solomon); hai là người này tự có thể cảm nhận được các đấng
linh thiêng và thực hiện giao ước trực tiếp, không thông qua bất kỳ một giao ước nào
trước đó.

Giao ước thông qua chế ngự là một trong những biện pháp thông thường nhất sử
dụng. Cũng là một trong những biện pháp được điện ảnh hóa hay văn học hóa nhiều
nhất. Kiểu giao ước này thường được sử dụng khi xâm chiếm lãnh thổ. Những người
chiến thắng quay trở lại tiếp tục hiến tế cho đấng linh thiêng của dân tộc thất bại. Một
điều nguy hiểm là nếu dân tộc chiến thắng giảm sự sùng kính đối với đấng linh thiêng
của dân tộc mình, mà quay lại sùng kính đấng của dân tộc kia, thì có thể bị chính đấng
giao ước của bản thân mình trừng phạt. Điển hình nhất của kiểu trừng phạt này là
trong kinh thánh. Có thể trích một chút từ Deuteronomy 13:13 "and after they have
been destroyed before you, be careful not to be ensnared by inquiring about their
gods, saying, “How do these nations serve their gods? We will do the same.”", dịch
"thì hãy giữ lấy mình, kẻo sau khi chúng nó đã bị diệt khỏi trước mặt ngươi, ngươi sa
vào bẫy, bắt chước chúng nó, mà hỏi rằng: Các dân tộc nầy phục sự các thần mình thế
nào? Ta cũng muốn làm theo vậy nữa". Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thành
công như Vua Solomon.

Trên thế giới không có nhiều người có khả năng cảm nhận được thế lực của đấng linh
thiêng, và không phải ai cũng có thể giao tiếp với các đấng linh thiêng để lập giao
ước. Chú ý 2 vấn đề: Một là tránh lẫn giữa điều này với hiện tượng "lên đồng", hiện
tượng này là sự giao ước của một người và một đấng nào đó; khi lên đồng thì người đó
chỉ có thể cảm nhận (hay kết nối) với duy nhất một đấng được giao ước trước đó. Hai là
tránh lần lẫn với các pháp sư "Trục Quỷ", những người này có thể dựa vào kinh
nghiệm và kiến thức về các dấu hiệu và biểu hiện của các đấng linh thiêng để nhận ra
được sự có mặt của các đấng này. Cả 2 trường hợp này đều khác so với người có khả
năng cảm nhận bẩm sinh các thế lực đấng linh thiêng. Bất kỳ dân tộc nào có được
những đứa trẻ như vậy đều trở lên hùng mạnh vì nhờ đứa trẻ ấy, mà số lượng các giao
ước được nâng lên đáng kể. Hầu hết những đứa trẻ này đều trở thành những bậc vĩ đại.
Một số truyền thống cho rằng những đứa trẻ này chết đi sẽ trở thành một đấng linh
thiêng khác. Nhưng hãy nhớ, không phải lúc nào đứa trẻ này cũng được chào đón, vua
Herod khi biết đứa trẻ Jesus chào đời, đã giết tất cả những đứa trẻ Do Thái chào đời để
phòng ngừa. Đáng buồn, các đứa trẻ này trong thời kỳ trung cổ luôn bị giáo hội hoặc
các hội phái giành giật hoặc giết chết. Một trong những nguyên nhân hội Tam Điểm
lập ra chính là để bảo vệ những đứa trẻ đặc biệt này.

Giao ước mạnh bao gồm cả vấn đề thụ hưởng giao ước, và khôi phục giao ước một cách
chủ động.

- Giao ước yếu (Week Covenant): giao ước yếu là dạng giao ước mà do đấng linh
thiêng gợi ý trước. Một là người này tham gia một tôn giáo hay hội phái nào đó, và thụ
động được hướng dẫn thực hiện giao ước, được cho biết tên các đấng và nghi lễ cần
thiết ..., thường thì những giao ước này chỉ là giao ước phụ trong các giao ước chính
của giáo phái đó. Khi xét một quan hệ giữa giáo phái và đấng linh thiêng, có thể không
chỉ một mà hàng trăm các giao ước khác nhau cùng vô vàn mối liên hệ chằng chịt giữa
các nghi lễ và hiến tế. Chỉ có giao ước "duy nhất một" giữa người lãnh đạo và đấng linh
thiêng mới được xem là giao ước chính. Có thể lấy ví dụ của Giao Ước Abraham hay
Giao Ước David để minh họa cho kiểu giao ước chính phụ này. Hai là các đấng linh
thiêng hiện ra và yêu cầu giúp đỡ con người để đổi lại sự hiến tế. Đây là kiểu giao ước
nguy hiểm, vì chỉ khi nào đấng ấy thấy được đặc điểm nào đó có lợi cho đấng thì mới
đề nghị sự hiến tế. Thông thường, những đề nghị này lúc nào cũng hấp dẫn, và có vẻ
như có lợi. Tuy nhiên, con người rất hay dính vào bẫy này của các demon.

Giao ước yếu này rất thường xảy ra và có nhiều tài liệu hoặc hướng dẫn hơn cả.Trường
hợp giao ước yếu đạng chính phụ thì hầu như xuất hiện ở các dạng giao ước liên quan
đến bùa, chú, hay các ma dược. Chỉ cần tuân thủ đúng phương pháp thực hiện thì đều
có thể sử dụng một cách thuần thạo. Tuy nhiên, luôn nhớ là loại giao ước này dính liền
với sự phục tùng của ta đối với giáo đoàn hay hội nhóm. Vì vậy, ta vẫn không được tự
do hoạt động theo cách của mình. Đa số các trường hợp, người ta gia nhập giáo phái
một thời gian, sau đó tự tìm cho mình các giao ước chính. Trường hợp giao ước do
đấng đề nghị thì chiếm đa số trong các trường hợp tìm đến các pháp sư để trục quỷ.
Phần nhiều con người không tuân thủ đúng theo sự hiến tế trong giao ước, và rất thích
lật lọng với đấng linh thiêng. Đôi khi là do những suy nghĩ nhất thời, thiếu suy xét,
nên sau đó hối hận và không thực hiện theo giao ước. Hằng năm có đến hàng trăm
ngàn báo cáo và mô tả về các giao ước này trên các phương tiện thông tin đại chúng và
vì vậy, càng tệ hại hơn, càng có nhiều người bắt chước làm theo.

Ngoài ra người ta có thể phân giao ước thành 2 loại: giao ước hiến tế một lần, hoặc
giao ước hiến tế nhiều lần. Loại giao ước hiến tế một lần là loại giao ước cực kỳ mạnh
và rất hiếm. Vì để có giao ước này, vật hiến tế phải là một thứ gì đó rất quý giá (có thể
xem sự hiến tế Isaac của Abraham thuộc loại này). Còn hầu hết các giao ước còn lại
đều là giao ước nhiều lần, giao ước này có thể thuộc dạng hiến tế trước hoặc sau khi
thực hiện cam kết. Một số giao ước hoàn thành ngay sau khi hiến tế như trường hợp
các vua Ai Cập cung hiến máu của kẻ dịch sau khi chiến thắng nhờ sự giúp đỡ của đấng
linh thiêng, tức là hiến tế sảy ra sau khi giao kết, và giao ước này cũng đồng thời được
kết thúc.

Để thực hiện nghi lễ lập giao ước, cần biết : tên và đặc tính của đấng linh thiêng ấy, tùy
theo đặt tính mà thực hiện hiến tế lần đầu tiên cho phù hợp, thực hiện hiến tế càng
gần với đặc tính của đấng thì khả năng đấng đáp ứng càng cao. Sau khi đấng biểu hiện,
cần có người biết cách nhận biết các biểu hiện đấy, đồng thời ghi chép hoặc giao tiếp
để thương lượng về các giao kết trong giao ước. Khi giao ước hoàn tất, các dấu hiệu sẽ
đấng chấp nhận sẽ được hiển thị trên đồ cúng tế. Nghi thức lập giao ước hoàn thành.
Người lập giao ước cần có kiến thức: tên và phát âm chính xác đấng đó, thuộc tính của
đấng đó, biết cách đọc các biểu hiện và đoán nhận các biểu hiện, biết cách giao tiếp
thông qua các công cụ huyền học.

The Sacrifice of Noah của danh họa Michelangelo

Sacrifice to Vesta của danh họa Sebastiano Ricci


4. Triệu Gọi và Hiến Tế

Bàn về cách triệu gọi hay dấu hiệu giao ước, có vô số cách tiếp cận và phân loại. Đối
với các giao ước đơn lẻ thì có thể phân loại dễ dàng, nhưng với các giao ước phức tạp
thì sự phân loại này không lúc nào cũng đúng. Người ta thường phân làm 5 nhóm
triệu gọi hay dấu hiệu giao ước: một là thông qua ngôn ngữ, một câu bùa chú, một
chuỗi âm thanh xác định, hay một quy cách tạo nhạc; hai là thông qua một hình vẽ,
một biểu đồ, một ký hiệu xác định; ba là thông qua một đồ vật nào đó, một cây kiếm,
một hòn đá, một tờ giấy hay bất cứ thứ gì; bốn là thông qua một ma dược, một loại bột,
hay một hỗn hợp thức ăn; bốn là thông qua một tư thế, một cách xếp tay, một thủ tục
hay một nghi lễ nào đó.

Loại thứ nhất có thể ví dụ như câu thần chú abracadabra nổi tiếng khi triệu gọi Abrac.
Chỉ cần bất kỳ ai nắm được sự phát âm của câu thần chú đều có thể sử dụng uy lực của
nó. Các thần chú này tùy thuộc vào loại giao ước như tôi đã nói ở trên. Thần chú có thể
là một giao ước ẩn giống như giải thích của bài trước, hơac có thể là loại giao ước một
lần duy nhất. Dấu hiệu bằng thần chú có thể xem là kiểu dấu hiệu giao ước đơn giản
nhất và cổ nhất.

Loại thứ hai có thể ví dụ như Abramelin Square hay Sator Square chẳng hạn. Tương tự
như thần chú, nhưng các đồ hình cần biểu diễn ở mức độ chính xác cao, vì vậy mới
xuất hiện các pentacle hay seal, được thực hiện bằng đồng hay sừng để đạt được tính
chính xác của những ký hiệu . Quang trọng nhất các tỉ lệ các kích thước trong đồ hình
cần phải thật chính xác. Vì sự tiện dụng sau khi xuất hiện nghề in, việc sử dụng các đồ
hình rõ ràng ngày càng ít đi, một số biểu tượng đồ hình tổng quát, hay bí ẩn được đưa
ra, nhằm tạo hạn chế cho việc sử dụng một cách vô ý thức các đồ hình này.

Loại thứ ba có thể lấy ví dụ Excalibur của King Athur, Durendal của Bá Tước
Roland, Dyrnwyn của Hael, Necklace of Harmonia của Harmonia, nhẫn Andvarinaut
của Andvari... Loại giao ước này chỉ có thể thuộc loại "duy nhất một". Loại giao ước
này có một đặc điểm đặc biệt: đó là đấng giao ước có thể trú tại đồ vật đó, chứ không
phải nơi hiến tế, hoặc nói cách khác, nơi hiến tế chính là trên đồ vật đó. Dạng giao ước
này thường là dạng giao ước chế ngự, trong đó đấng bị chế ngự được phong tỏa bên
trong đồ vật. Đôi khi kiểu giao ước này được coi là kiểu giao ước không chủ nhân. Vì
bất cứ ai có được đồ vật đều có thể thực hiện hủy giao ước, lập giao ước, truyền giao
ước, hay khôi phục giao ước ngay tại lúc nhận được đồ vật. Nên sau này, thường dạng
giao ước này đi kèm với một dấu hiệu khác để đảm bảo sự bền vững cho chủ nhân.

Loại thứ tư có thể lấy nhiều ví dụ như ma dược tình yêu, ma dược gọi hồn ... có hẳn
hàng trăm sách ma dược xuất hiện từ đầu thế kỷ cho đến nay. Loại giao ước này vẫn
chưa thống nhất và gây tranh cãi. Vấn đề nằm ở chỗ có xem dược tính chữa bệnh như
là một giao ước hay không. Các loại ma dược được ghi chép lại rất ít khi gắn liền với
một đấng linh thiêng nào cụ thể, do đó gây rất nhiều trong sự phân định và tìm hiểu.

Loại thứ năm là một thủ tục, hay nghi lễ nào đó. Các nghi lễ tấn phong, hay bí tích
thiên chúa là những ví dụ có thể gặp. Loại này có thể cũng đồng thời là một thủ tục
hiến tế hay triệu gọi. Loại dấu hiệu triệu gọi này phức tạp và thường là sự giao kết của
giáo đoàn hay một cộng đồng với một đấng linh thiêng chứ ít khi là một giao kết cá
nhân. Vì vậy, trên thực tế, sự tiếp nhận giao ước chính đối với người lãnh đạo giáo
đoàn và đấng linh thiêng luôn thực hiện với nhiều qua tắc phụ, nhằm hạn chế tối đa sự
sao chép, hay lạm dụng các dấu hiệu này. Từ ban sơ, các giáo đoàn và hội kín đã biết
các thêm thắt nhiều chi tiết phụ vào các thủ tục này để nó trở nên rườm rà, và khó bắt
chước. Nhờ đó đảm bảo bí mật của giao ước được kế tục một cách hợp pháp. Cũng
chính vì vậy, mà việc khôi phục giao ước càng khó khăn hơn, vì đôi khi các mô tả tập
trung vào các chi tiết phụ mà không đề cập đến các chi tiết quan trọng của nghi thức.

Lễ hiến tế tùy vào giao ước mà có cách thực hiện khác nhau. Tuy nhiên có vài điểm
quy tắc chung. Trong lễ hiến tế, tên của đấng giao ước sẽ được xướng lên. Vì vậy, ngày
giờ và nơi hiến tế cũng trở thành những bí mật bị che giấu. Cách hiến tế cũng thể hiện
rõ tính chất và công dụng của giao ước lẫn đấng linh thiêng. Đồ vật hiến tế luôn được
quan sát trong suốt buổi lễ nhằm nhận ra dấu hiệu của đấng linh thiêng phán gửi. Lễ
hiến tế gần giống như lễ lập giao ước, đều cần sự hiểu biết về các dấu hiệu, sự thông
hiểu các công cụ giao tiếp với đấng linh thiêng. Về nguyên tắc, lễ hiến tế luôn thực hiện
với vật tế sống và máu tươi là một món quà rất giá trị.Đối với văn hóa Âu và Trung
Đông thì hiến tế sống rất quen thuộc. Còn ở châu Á nghi lễ hiến tế sống khá ít. Các
nghi lễ hiến tế này cũng tồn tại ở châu Á, như các nghi lễ hiến tế thần sông Hà Bá hay
các nghi lễ hiến tế của các Sa Gôn ở lưu vực sông Mê Kông. Dấu tích của nghi lễ này
còn nằm ở các vùng đồng bằng cổ như Sông Hồng qua tục chọi trâu Sầm Sơn. Tuy
nhiên, quy tắc hiến tế đã được mở rộng thêm về quy tắc hiến tế "không-sống" như
trường hợp Phật Giáo, sử dụng hoa và trái cây. Tuy nhiên, lý luận này không được
công nhận hoàn toàn. Những nhánh phật giáo ở Nhật, Ấn, hay phía Nam Á vẫn giữ
truyền thống hiến tế sống như quy tắc của Veda và Balamon.

Trong nghi thức hiến tế châu Âu, người ta thường phân làm 4 kiểu hiến tế:

- Cấp thấp nhất là hiến tế vật sống "không có máu": nó bao gồm các bò sát và các động
vật giáp xác, đôi khi được tính luôn cả cây cỏ và khoáng vật ... Thường những thứ này
được lập thành một ma dược và sau đó hiến tế. Loại ma dược này sau đó được thiêu,
đổ xuống nước, chôn xuống đất hay để phơi khô. Sự phối trộn giữa các thành phần này
trong ma dược là bí mật của hiến tế. Nhiều công thức ma dược này đã được in rộng rãi
thành sách, và đôi khi được đưa thực sự lên phim ảnh. Những ma dược này đôi khi có
tác dụng y học rõ rệt, và là nền tảng của các nền y học cổ. Các thầy bùa thường chữa
các chứng bệnh thông qua các hiến tế này. Một hình thức hiến tế tương tự là uống
nước thánh ở châu á.
- Cấp hiến tế cao hơn là hiến tế vật sống "có máu": nó bao gồm các loại động vật bốn
chân hoặc có cánh. Nghi thức thông thường đối với các loại vật hiến tế này là nó được
tế sống. Tùy vào loại mà người ta chia tách con vật thành các phía đối xứng cụ thể như
sau: loại có cánh chia làm ngũ giác đều (2 cánh, 2 chân, đầu); loại bốn chân có đuôi
chia làm lục giác đều (4 chân, đuôi, đầu) hoặc thành ngũ giác đều (4 chân, đầu) được
cố định bằng đinh. Trung tâm của các lục giác đều và ngũ giác đều này thường là vị trí
bụng hoặc phổi. Người ta dùng dao tế lễ đâm vào bụng để rút máu xuống khai. Máu và
xác của vật tế sau đó sẽ xử lý tùy theo tính chất và quy ước của đấng linh thiêng. Thông
thường, nếu đấng thuộc lửa thì đốt thành tro, nếu đấng thuộc nước thì cho xuống suối
hay cho ra biển, nếu đấng thuộc khí thì để phơi khô trên cao, nếu đấng thuộc đất thì
chôn xuống nền. Tuy nhiên, gần như không có quy tắc chung nhất cho việc xử lý này.
Lễ hiến tế đôi khi yêu cầu cắt yết hầu để lấy máu chứ không phải ở bụng. Trong nhiều
ghi chép khác, thì cái xác hiến tế có thể được phân phát cho mọi người trong giáo phái
hay cộng đồng.

- Cấp hiến tế kế tiếp được xem là cao quý, hiến tế "người": giống như phép hiến tế
đông vật ở trên, trừ việc đây là hiến tế người. Việc hiến tế người, có thể xem là cấp hiến
tế đặc biệt, dành cho những giao ước "duy nhất một", hoặc các giao ước quang trọng.
Các giao ước thuộc loại thứ ba (sử dụng dấu hiệu giao ước là đồ vật) thường kèm theo
là sự hiến tế người, và là sự hiến tế một lần duy nhất ngay lúc lập giao ước, do đó, các
giao ước thuộc loại thứ ba rất mạnh. Các giao ước cho cộng đồng hay toàn giáo phái
cũng thường bắt buộc phải hiến tế bằng người sống, vì đó là những giao ước lớn và
quan trọng. Một định dạng khác của loại hiến tế này là hiến tế tù binh, trong giao ước
chiến tranh với các đấng linh thiêng. Những hiến tế đẫm máu này có thể lên đến hàng
ngàn nhân mạng, để đổi lấy sự trợ giúp của các đấng trong chiến thắng.

- Cấp hiến tế "linh hồn": là một kiểu hiến tế không thông thường. Rất ít tài liệu mô tả
các hiến tế dạng này. Hiến tế linh hồn là sự phục tuân phục của cộng đồng, cá nhân đối
với đấng linh thiêng, đem hết linh hồn mình phục vụ cho ý muốn của đấng linh thiêng.
Có thể xem đức tin trong thiên chúa giáo hay phật giáo là một kiểu hiến tế. Sự hiến tế
này kéo dài cho đến con cháu sau này. Kiểu hiến tế linh hồn hiện vẫn còn đang tranh
cãi về cách phân biệt, sự hiệu lực. Một tranh cãi khác liên quan đến việc đồng
nhất/không đồng nhất đức tin trong hiến tế này. Nói cho cùng thì hiến tế linh hồn là
một kiểu hiến tế ảo, sự tuân phục không phải lúc nào cũng rõ ràng, vì vậy sự hiệu lực
của nó vẫn không dễ xác định được.

Bức tranh Jepth hiến tế con gái của danh họa Charles Le Brun

5. Thuật Tiên Tri và Giao Ước

Tarot cũng giống như runes hay Ouija là các công cụ giao tiếp với đấng linh thiêng.
Mỗi công cụ giao tiếp này có mức độ chính xác hay cách đoán nhận không đồng nhất.
Các công cụ này nếu thực hiện trong việc tiên tri thì nó có tương ứng một phương
pháp tiên tri. Tarot có phương pháp tiên tri tên Taromancy. Công cụ tiên tri bản thân
nó không phải giao ước. Vì vậy cũng không thể có bất kỳ đấng linh thiêng nào ngụ
trong đó cả. Giao ước với đấng linh thiêng để tiên tri là một vấn đề rất cổ chưa. Như tôi
đã nói ở các phần trước, các đấng linh thiêng không giống nhau, và có những pháp lực
khác nhau. Không phải mọi đấng linh thiêng đều có thể lập giao ước tiên tri. Danh
sách các đấng linh thiêng phục vụ việc tiên tri đã từng được liệt kê ở nhiều tài liệu.
Người ta có thể liệt kê được khoảng 40 đấng linh thiêng liên quan đến việc tiên tri.
Trong số đó, một số đã được lên phim ảnh như Volac, Satan, Bahomet, Bael, ... Trong
số này có những đấng rất dễ giao ước, một số thì không.

Làm sao để lập giao ước ? Câu trả lời hẳn là khó mà thỏa mãn được. Muốn lập giao ước
cần phải có đủ kiến thức về tên của đấng, thuộc tính đấng, cách hiến tế ...Vì vậy, đối với
người muốn đào sâu về thuật tiên tri trong quỷ học, người ta cần phải chọn ra những
cái tên đấng phù hợp với mục đích của mình. Gọi tên và thực hiện các nghi lễ lập giao
ước, sau đó sử dụng sự triệu gọi giao ước để tiên tri. Và tất nhiên là thực hiện hiến tế
đầy đủ. Nếu người đó là một người có năng lực cảm nhận đấng thì có thể xem là đi
được nửa quảng đường. Trường hợp, nếu người đó không phải là một người có năng
lực cảm nhận đấng thì có vài con đường có thể chọn. Người đó có thể gia nhập một
giáo phái hay hội nhóm nào đó, để được chỉ dạy và tiếp thu các giao ước có sẵn và tìm
kiếm các giao ước cao hơn. Người đó cũng có thể nghiên cứu về các giao ước cổ, để
khôi phục lại các giao ước cổ từ đó sử dụng cho bản thân mình. Con đường cuối cùng,
chính là tự mình lập giao ước và phát hiện đấng. Điều này cực kỳ khó khăn và gian
nan, người đó phải tự mình tìm hiểu tất cả những kiến thức để có thể nhận biết sự hiện
diện của các đấng, giao tiếp với các đấng và hiến tế các đấng một cách đúng cách. Một
con đường nhỏ nữa có thể sảy ra, đó là đấng linh thiêng đề nghị với bạn một giao ước,
thế là tiện nhất ;), nhưng nhớ điều tôi đã nói, chơi dao mà không có kiến thức, sẽ dễ
đứt tay.

Đối với các tư tế, hay những người đã am hiểu sâu về quỷ thuật có một cách thú vị, đó
là dùng cách giao ước chế ngự để lập thành dấu hiệu giao ước dạng thứ ba (dấu hiệu
giao ước là đồ vật) và vật giao ước này chính là bộ bài Tarot. Điều này hoàn toàn có thể
thực hiện được. Tuy nhiên, đó là trò chơi nguy hiểm và chỉ dành cho những ai đã am
hiểu sâu sắc về những huyến bí trong nghệ thuật giao ước. Có vài vấn đề rắc rối trong
trò chơi này. Thứ nhất lá bài quá mong manh và dễ bị tổn thương, điều gì sẽ sảy ra nếu
bộ bài bị cháy. thông thường các đồ vật lập thành giao ước dạng thứ ba đều rất bền
vững: kiếm, đồ vật kim loại, nhẫn, chứ không bao giờ là các vật dễ phá hủy. Thứ hai
không có nhiều những đấng linh thiêng có khả năng tiên tri và lại dễ bị chế ngự. Cần
nhắc là giao ước chế ngự là giao ước cực kỳ khó thực hiện, và kèm đó đương nhiên là
dấu hiệu giao ước dạng thứ ba cũng vô cùng khó thực hiện. Dù vậy, hãy cứ để giấc mơ
của các em nhỏ bay cao bay xa ...

Vấn đề nữa mà tôi nói đến là về công cụ giao tiếp. Tarot là một công cụ giao tiếp mạnh,
vì vạy nó có thể giao tiếp với cả 4 nhóm đấng linh thiêng: gods, demon, angel, spirit.
Nếu như gods, demon, angel là những đấng linh thiêng cách biệt, và dù đôi khi lầm
lẫn, thì tính chất của 3 đối tượng này cũng khá đồng nhất. Trường hợp còn lại là Spirit
thì phức tạp hơn rất nhiều. Tarot hoàn toàn có khả năng giao tiếp với spirit, nhưng
spirit không thể báo trước tương lai; Spirit là linh hồn oán giận, nó chỉ có thể cho ta
biết những gì mà nó đã chứng kiến. Chỉ có angels, gods, demons là có thể báo trước
tương lai. Demon thì lại có một đặc thù khác, demons không chỉ đoán trước mà còn
thực hiện lời đoán đó. Có nghĩa là điều demon tiên tri được sở dĩ đúng là vì chính nó
đi làm việc đó cho đúng. Đó là lý do vì sao khi phát hiện một người bị Volac nhập,
phải lập tức bịt miệng người bị nhập lại, bất cứ ai được volac nhập cũng có thể tiên tri
trước cái chết của người khác, vì chính Volac sẽ thực hiện việc đó. Đó có thể là tiên tri
nếu nhìn từ bề ngoài, nhưng thực ra, đó là kiểu giết người ! Tarot còn có tác dụng để
đoán nhận đấng bị nhập khi thực hiện trục quỷ. Vấn đề này phức tạp nên tôi không
bàn nhiều hơn. Tarot là công cụ giao tiếp, vì vậy, hãy tập đoán nhận các ý tứ cho đúng
khi rút các lá bài. Để một ngày, nếu giao ước được thực hiện, hoặc bạn được đề nghị
một giao ước, hoặc bạn lập một giao ước, hoặc đấng linh thiêng đáp ứng giao ước tiên
tri của bạn, thì ít nhất, bạn phải biết đấng muốn gì thông qua các lá bài ! Hãy tưởng
tượng đến một ngày bạn không giao tiếp bằng lời, hay hình ảnh mà giao tiếp qua các lá
bài. Vì vậy, cố gắng hiểu và đọc lá bài một cách chính xác là một cách chuẩn bị tốt cho
sự tiến bộ của bạn sau này.

Noah's Sacrifice của danh họa Daniel Maclise

6. Kết luận

Hi vọng chuỗi 2 bài về Tarot và giao ước này giúp cho các bạn có được cái nhìn tương
đối đầy đủ về vấn đề Tarot và quỷ học. Tôi cũng không biết phải nói gì hơn bằng chúc
bạn có được một nền tảng kiến thức vững chắc, và đạt được những điều mình mong
muốn.

Một lần nữa xin nhắc lại, những kiến thức này tôi không có nghĩa vụ dẫn nguồn (khác
với các bài khác của tôi). Những bạn tìm đến để hiểu thêm về vấn đề này, tôi sẵn sàng
trả lời ở chừng mực có thể cho phép. Những bạn tìm đến để thử thách hay kiểm tra
kiến thức của tôi thì xin đừng quấy rầy. Cảm ơn.
X. Tarot và Chiêm Tinh Học - Tổng Quan

1. Giới Thiệu

Nhận thấy sự liên hệ giữa th, nhất là các cung hoàng đạo và tarot rất được các thành
viên tarot để tâm nghiên cứu, nhưng vì có quá nhiều tài liệu trái ngược nhau được lưu
hành trên mạng, nên sự trình bày các vấn đề này có thể khá thiếu sót. Nhằm giúp các
thành viên có được cái nhìn tổng quan và rõ ràng về chủ đề này, tôi viết một bài nhỏ
để tổng hợp lại các kiến thức quan trọng nhất. Trước hết, tôi trình bày các kiến thức cơ
bản chiêm tinh/thiên văn cần thiết: Ký hiệu hành tinh, Ký hiệu Hoàng đạo, và Vũ Trụ
Đồ. Kế đó, tôi trình bày quan hệ giữa Tarot và Chiêm Tinh một cách tổng quát. Cuối
cùng là các hệ thống tương ứng giữa tarot và thiên văn.

2. Các Ký Hiệu Hành Tinh (Planet)

Các ký hiệu thiên văn ngày nay sử dụng được xác lập đầy đủ nhất vào kỳ trung cổ của
Byzantine. Trước đó theo Otto Neugebauer trong cuốn A history of ancient
mathematical astronomy, ký hiệu mặt trăng và mặt trời () đã được xuất hiện đầu tiên
ở trong các sách lá của Hi Lạp cổ đại. Ký hiệu mặt trời của Hi Lạp không giống với ký
hiệu ngày nay. Biểu tượng Mercury, Venus, Jupiter, và Saturn có lẽ xuất hiện muộn
hơn chừng một vài thế kỷ. Các biểu tượng này đặc trưng rõ của văn hóa Hi Lạp khi họ
gán tên các hành tinh này với tên các vị thần của họ. Otto cho rằng Jupiter và Saturn
có biểu tượng là hình giản tiện của chữ cái đầu tên của vị thần theo tiếng Hi Lạp, còn
Mercury là hình caduceus. A. S. D. Maunder thì giải thích rằng họ đã dùng các dụng
cụ có tính biểu tượng của các vị thần. Mercury với biểu tượng caduceus (biểu tượng
rắn quấn cây trượng),Venus gắn liền với bộ vòng cổ ; Mars gắng liền với
cây giáo; Jupiter với hình ảnh cái ghế, Saturn với hình một lưỡi hái, Mặt trời, vòng
tròn với tia sángphát ra và Mặt trăng với một mũ lưỡi liềm đính kèm. Điều này càng
được khẳng định với mô hình Vũ Trụ Đồ Bianchini (Bianchini's planisphere) vào thế
kỷ thứ 2 sau công nguyên.

Các biểu tượng này biến đổi dần và được hoàn thiện ở mô hình Vũ Trụ Đồ
của Johannes Kamateros' vào thế kỷ 12 trong cuốn Compendium of Astrology. Trong
mô hình này, mặt trời biến đổi thành hình vòng tròn với các ray xe, Mars có thêm cái
khiên sau cái giáo, Jupiter có thêm ký hiệu Zeta (chữ cái đầu của Zeus, vị thần tương
đương với Jupiter), các ký hiệu còn lại biến đổi gần như hiện nay, trừ một vài ký hiệu
chữ thập bị biến mất. Ký hiệu mặt trời hiện đại chỉ xuất hiện vào kỷ nguyên ánh sáng
thế kỷ 16.

Uranus và Neptune ra đời khá muộn. Uranus, , do giáo sư Lalande năm 1784. Một
biểu tượng dạng khác, , đề xuất bởi J. G. Köhler và Bode, giới thiệu tính biểu trưng của
platinum, được ẩn dụ là sự kết hợp của biểu tượng sắt, ♂, và biểu tượng vàng, ☉. Biểu
tượng của Neptune thì do "Bureau des Longitudes" đề xuất với biểu tượng cây đinh
ba. Biểu tượng Pluto, cũng như Uranus, có hai biểu tượng được dùng. Một là hình ảnh
đơn giản của chữ PL (2 chữ đầu của Pluto), được thông báo vào tháng năm 1930. Biểu
tượng được dùng ngày nay do Paul Clancy đề xuất dựa trên hình ảnh của Mercury với
hình ảnh cung biến đổi vòng quanh.

Sau khi Giuseppe Piazzi tìm thấy Ceres, một hội đồng thiên văn đã đồng chọn hình
ảnh vòng cổ khuyết làm biểu tượng. Biểu tượng Pallas, với hình ảnh cái thương của nữ
thần Athena, do Baron Franz Xaver von Zach đề xuất và giới thiệu trong Monatliche
correspondenz zur beförderung der erd- und himmels-kunde. Còn Karl Ludwig
Harding, người tìm ra Juno, gán biểu tượng ngôi sao trên đầu giáo cho tiểu hành tinh
này. Biểu tượng của Vesta do Eleanor Bach, nhà tài trợ của chương trình Big Four
asteroids với tác phẩm Ephemerides of the Asteroids. Biểu tượng này là sự đơn giản từ
biểu tượng, , do nhà toán học người Đức Carl Friedrich Gauss đề xuất với hình ảnh
ngọn lửa cháy trong đền thờ. Biểu tượng Chiron, một chìa khóa với chữ K để tưởng
nhớ người tìm ra Charles T. Kowal được đề xuất bởi nhà thiên văn Al Morrison.

Ngoài ra còn lý luận của L Blake Finley về giá trị biểu tượng: Vòng tròn biểu thị tinh
thần, Lưỡi liềmbiểu thị tâm hồn, Chữ thập biểu thị vấn đề thực tế và Mũi
tên biểu thị hành động hoặc chỉ đạo.

Ta sẽ bàn về sự tương ứng giữa các hành tinh với Tarot ở phần sau.

Tên La Mã Hi Lạp Khái niệm


Thần Mặt trời
Sol Ἥλιος (Helios)
Sun Thần của Tiên Tri và
Apollo Ἥπόλλων (Apollo)
Bói Toán
Diana Ἥρτεμις (Artemis)
Moon Nữ thần Mặt Trăng
Luna Σελήνη (Selene)
Mercury Mercury ʽἙ ρμἭς (Hermes) Thánh Giả

Venus Venus Ἥφροδίτη (Aphrodite) Nữ thần tình yêu

Mars Mars Ἥρης (Ares) Thần Chiến Tranh


Chúa tể thần thánh,
Jupiter Jupiter Ζεύς (Zeus)
cha của bầu trời
Saturn Saturn Κρόνος (Cronus) Thần Nông Nghiệp

Uranus Caelus Ουρανός (Uranos) Thần Bầu Trời

Neptune Neptune ΠοσειδἭν (Poseidon) Thần Biển Cả


Πλούτων (Pluton)/Ἥιδης
Pluto Pluto Thần Địa Ngục
(Hades)

3. Các Ký Hiệu Cung Hoàng Đạo

Việc phân chia ra cung hoàng đạo là sự sáng tạo của người Babylon vào khoảng thế kỷ
7 trước công nguyên. Các cung hoàng đạo ngày nay xuất hiện lần đầu trong cuộn giấy
MUL.APIN khoảng1000 năm trước thiên chúa. Một số biểu tượng có lẽ ra đời sớm
hơn từ thời cổ babylon vào thời đồ đồng. Hệ thống này du nhập vào Hi Lạp và được sử
dụng rộng rãi khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên. Chữ Zodiac cũng phát xuất từ tiếng
Latin zōdiacus, có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp ζἭδιακἭς κύκλος (zōdiakos kuklos), có
nghĩa là vòng quay động vật ("circle of animals").

Kế thừa hệ thống đó là văn hóa huyền học Hellenistic (hệ thống huyền học Địa Trung
Hải, là sự phức hợp nhiều nền văn hóa đông tây đặc trưng là Hi Lạp , La Mã và Ai
Cập, xuất hiện từ khi Ai Cập giao thương buôn bán với người Hi Lạp và sau đó trở
thành thuộc quốc của Đế Chế La Mã) vào khoảng năm 50 trước công nguyên, xuất
hiện những tài liệu cổ nhất có cách chia 12 cung (Bia Dendera Zodiac). Đặc biệt quan
trọng là Ptolemy với tác phẩm Tetrabiblos được coi là nền tảng của mọi huyền học
châu âu về thiên văn học. Cấu trúc của zodiac được mô tả chính xác lần đầu trong
sáchAlmagest thế kỷ thứ 2 sau công nguyên của Ptolemy.
Cũng vào đầu công nguyên này, kiến thức của Babylon được đem vào kinh thánh
Hebrew. E. W. Bullinger nhận định sự xuất hiện của zodiac trong Sách Ezekiel và
Sách Khải Huyền những biểu tượng: Lion đại diện cho Leo, the Bull đại diện cho
Taurus, Man đại diện cho Aquarius. Cấu trúc hội đồng 12 người đặt tên theo zodiac
của người Do Thái, đã truyền cảm hứng cho hội đồng 12 người ở hầu hết các hội kín và
nhất là Tam Điểm. Ernes.L.Martin tìm thấy sự bố trí hội đồng trong chương
Tabernacle của Sách Số ( Book of Numbers) theo thứ tự của Zodiac, với Judah,
Reuben, Ephraim và Dan biểu trưng cho các cung Leo, Aquarius, Taurus và Scorpio.

Hệ
Hệ
Ký Hiệu Sidereal Hệ IAU
Tropical
April 15 - March 21 April 19 -
Aries
May 15 - April 20 May 13
May 16 - April 21 - May 14 -
Taurus
June 15 May 21 May 16
June 16 - May 22 - June 20 -
Gemini
July 15 June 20 July 20
July 16 - June 21 - July 21 -
Cancer
August 15 July 22 August 9
August 16 August 11
- July 23 - -
Leo
Septembe August 22 Septembe
r 15 r 15
Septembe August 23 Septembe
r 16 - - r 16 -
Virgo
October Septembe October
15 r 22 30
October Septembe October
16 - r 23 - 31 -
Libra
November October November
15 22 22
November October November
16 - 23 - 23 -
Scorpius
December November November
15 21 28
November
Ophiuchu 29 -
Không có tương ứng
s December
17
December November December
Sagittariu 16 - 22 - 18 -
s January December January
14 21 17
Capricorn January December January
15 - 22 - 18 -
February January February
14 20 15
January
February February
21 -
Aquarius 15 - 16 -
February
March 14 March 11
19
February
March 15 March 12
Pisces 20 -
- April 14 - April 18
March 20

4. Vũ Trụ Đồ (Celestial spheres)

Cấu trúc cổ nhất của Vũ Trụ Đồ được tìm thấy ở tác phẩm Hi Lạp của nhà thiên văn
Anaximander vào thế kỷ 6 trước công nguyên. Vũ trụ đồ theo anaximander là : trái
đất ở trung tâm, vòng mặt trời xa trái đất nhất, kế đó là vòng mặt trăng, gần nhất là
vòng các sao. Học trò của ông là Anaximenes bắc đầu phân chia các sao thành các
nhóm sao theo quy luật. Ông cũng đề xuất chu kỳ cho vòng quay của các spheres, là
các quả cầu thủy tinh chứa các nhóm sao hoặc hành tinh quay quanh trái đất theo
hình tròn. Ông tin rằng các sphere này được đính cố định trên một quả cầu bao quanh
trái đất làm bằng pha lê. Khái niệm này duy trì đến thời cô pec nic mới bị thay đổi.
Eudoxus, học trò của Platon, đề xuất một mô hình gần với mô hình huyền học hiện
nay. Ông chia thành 7 planet, mỗi planet tác động đến 3 hay 4 sphere chứa các sao:
Moon và Sun có 3 sphere, 5 planet còn lại có 4 sphere, vậy tổng là 27 spheres với 7
planet. Callipus sau đó đề xuất mô hình tương tự: 7 planet, Sun, Moon, Mercury,
Venus, và Mars có 5 spheres, còn Jupiter và Saturn có 4 spheres, tổng cộng là 33
spheres và 7 planet. Mô hình này có lẽ là nguyên nhân con số 33 trở thành con số
thiêng liêng đối với thiên văn học. Trong sáchMetaphysics, Aristotle đề xuất thêm 55
hoặc 47 speres nội thành dành riêng cho trái đất, còn các sphere trước đó gọi là
sphere ngoại thành.

Thời kỳ trung cổ, gần như ảnh hưởng bởi sách Sáng Thế Ký nên người ta bắt đầu thêm
vào các vị thần cho từng tầng, đồng thời thêm vào khái niệm Firmament (dãi phân
cách tầng trời). Các thế kỷ sau đó, người ta bắt đầu gắng Zodiac vào tầng trời để đại
diện cho tháng (theo cách tính lịch của người Do Thái), các hành tinh biểu tượng các
ngày trong tuần.
5. Quan Hệ Tarot và Thiên Văn

Quan hệ giữa Tarot và Thiên Văn thông qua hai con đường chủ yếu: quan hệ giữa
Tarot hệ Pháp - Ý và Thiên Văn, và quan hệ giữa Tarot hệ Golden Dawn và Thiên
Văn.

Tarot hệ Pháp Ý mà điển hình là 2 bộ Tarot de Marseille của Pháp và bộ Minchiaste


của Ý. Ban đầu, người ta đã cố ý đưa hệ thống thiên văn Zodiac vào bộ Minchiaste (từ
lá số 24 đến 35 là 12 lá Zodiac), thứ tự như sau: Libra, Virgo, Scorpio, Aries,
Capricorn, Sagittarius, Cancer, Pisces, Aquarius, Leo, Taurus, Gemini .Sau đó ở bộ
Tarot de Marseille có sự biến đổi : sự biến mất hoàn toàn của 12 lá nay, và sự xuất hiện
của 3 lá Star, Moon, Sun. Ba lá này lại có sự hiện diện của Zodiac, lá Star có biểu
tượng Virgo, Aquarius, lá Moon có biểu tượng Cancer, Aries và Capricorn, lá Sun có
biểu tượng Gemini, ngoài ra lá World có biểu tượng Leo và Taurus. Điều này thật sự
khó giải thích. Vì số lượng biểu tượng không đầy đủ nên khó có thể căn cứ để áp dụng
cho toàn bộ bài tương ứng với Zodiac. Về mặt biểu tượng, tôi cho rằng đây là hiện
tượng rút gọn biểu tượng, tuy nhiên rút gọn với biểu tượng nào thì tôi chưa thấy có tài
liệu nào nhắc đến và bản thân tôi cũng không có kiến giải nào. Chú ý một chút ta có
thể nhận ra lá Justice mang hình ảnh Libra, lá Temperance có thể liên tưởng hình ảnh
Pisces, lá Chariot mang hình ảnh Sagittarius... Rất nhiều nhà huyền học nghiên cứu
theo hướng này để đưa ra cấu trúc tương ứng, tuy nhiên phần nhiều dự trên 22 lá
chính của bộ Tarot de Marseille, và những lý luận có phần nào thiếu chặc chẽ, và liên
quan chủ yếu đến lịch sử biểu tượng.

Ngược lại, hệ thống Anh-Mỹ với Golden Dawn có một lý luận khá chặc chẽ. Họ gạt bỏ
hoàn toàn việc nghiên cứu biểu tượng thông qua việc đặt tương ứng chữ cái Hebrew và
Tarot. Họ sử dụng sự tương ứng Tarot - Hebrew và Hebrew - Thiên Văn Học để làm
nền tảng. Tương ứng Tarot - Hebrew có thể kể ra như Hệ thống của Golden Dawn xếp
lá Fool số 1 và lần lượt các lá kế theo, ngoài ra còn hệ thống Mellet ngược lại của
Golden Dawn, Hệ thống của Levy, của Crowley, của Sitcsky, của Cohen, của Gray. Tạm
thời ta chấp nhận hệ thống đầu của Golden Dawn. Tương ứng Hebrew - ThiênVăn Học
thì phức tạp hơn. Sách chủ yếu tham khảo là SeferYetzirah. Sách này có khoảng hơn
chục ấn bản còn giữ được. Mỗi ấn bản đều nhắc đến sự liên kết này nhưng chưa bao giờ
liệt kê rõ chính xác thứ tự tương ứng. Theo Allen Hulse, đây là bí ẩn lớn nhất của bộ
sách này. Những ấn bản sau và các tài liệu lý luận sau này bổ sung thêm nhưng đều có
những sai khác nhất định. Những phiên bản này dành cho hành tinh (planet) được
biết bao gồm: phiên bản chính thức của Golden Dawn chủ yếu là Mathers và Crowley,
một phiên bản chỉnh sửa của Foster Case, phiên bản của Kircher và Meyer, phiên bản
của Stenring, phiên bản của Ptolemy, phiên bản của người Ấn. Các bản trên dùng để
chú giải vũ trụ đồ được thể hiện tương ứng với Hebrew. Còn trường hợp của Zodiac thì
thứ tự vòng có lẽ khộng thay đổi, tuy nhiên, đâu là cung đầu tiên và đâu là cung cuối
cùng ? Hiện có vài phiên bản như sau: phiên bản bắt đầu từ Aquarius và phiên bản bắt
đầu từ Aries. Nếu chấp nhận thuyết Aquarius thì mặc nhiên chấp nhận khởi đầu của
chu kỳ bắt đầu từ mùa đông, còn nếu chấp nhận thuyết Aries thì chấp nhận khởi đầu
chu kỳ từ mùa xuân. Golden Dawn chọn thuyết thứ 2. Một vấn đề khác là thời gian của
chu kỳ: một là hệ Sidereal dùng trước thời Ptolemy và hệ Tropical dùng sau thời
Ptolemy. Golden Dawn và hầu hết ngày nay sử dụng hệ Tropical. Tuy nhiên, các học
giả tôn sùng hệ thống cổ Ai Cập và Ấn Độ vẫn chọn hệ Sidereal là chủ yếu. Còn hệ IUA
có lẽ chủ yếu dùng trong khoa học hơn là huyền học.

6. Thứ Tự Các Hành Tinh (Planet) trong vũ trụ đồ

Thứ tự của 7 hành tinh là một trong những quy tắc cổ xưa nhất của chiêm tinh học.
Ngày nay, đa số mọi người chấp nhận nó một cách máy móc mà ít khi nào tự đặt câu
hỏi: "Vì sao nó lại thế ?".

Trước tiên là tên gọi được dùng: sao Thổ là Saturn, sao Mộc là Jupiter, sao Hỏa là
Mars, sao Kim là Venus, sao Thủy là Mercury. Bao gồm các hệ thống của Ptolemy,
Kircher và Meyer, Stenring, Indian, Golden Dawn. Thứ tự này là cấu trúc cơ bản để
nhận định sự tương tác giữa các tầng trời và tác động đến các cung Zodiac.

Thứ Kircher, Golden


Ptolemy Stenring Indian
tự Meyer Dawn
Mặt Mặt Sao
1B Sao Thổ Sao Thủy
Trời Trời Thủy
Mặt Mặt
2G Sao Mộc Sao Kim Mặt Trăng
Trăng Trăng
3D Sao Hỏa Sao Thủy Sao Hỏa Sao Kim Sao Kim
Mặt trời
4K Mặt Trăng Sao Thủy Mặt Trời Sao Mộc

5P Sao Kim Sao Thổ Sao Mộc Sao Mộc Sao Hỏa

6R Sao Thủy Sao Mộc Sao Kim Sao Hỏa Mặt Trời

7Th Mặt Trăng Sao Hỏa Sao Thổ Sao Thổ Sao Thổ

7. Thứ tự lịch theo Zodiac

Vài điều lưu ý ban đầu: Lịch của người Do Thái giống với người Lưỡng Hà, tức là sử
dụng mặt trăng để canh lịch. Nó hoàn toàn khác với Lịch người Hi Lap - La Mã sử
dụng mặt trời. Vì vậy, các tính toán của các bạn dựa trên Zodiac của người La Mã (tức
là lịch Julian hiện tại, tất nhiên có nhiều vấn đề phức tạp hơn nữa, nhưng ta sẽ bàn
trong bài khác) sẽ không phù hợp với mô tả thần thánh của người Do Thái. Nếu sử
dụng Tarot theo chỉ dẫn của Golden Dawn thì đây là sai lầm chết người !

Theo
Theo Julian Zodiac
Hebrew
Nisan - Mar - Tháng
Aries
Tháng 1 3
Iyar - Tháng Avr - Tháng
Taurus
2 4
Sivan - Mai - Tháng
Gemini
Tháng 3 5
Tammuz - Jun - Tháng
Cancer
Tháng 4 6
Av - Tháng 5 Jul - Tháng 7 Leo
Elul - Tháng Aou - Tháng
Virgo
6 8
Tishre - Sep - Tháng
Libra
Tháng 7 9
Chesvan - Oct - Tháng
Scorpio
Tháng 8 10
Kislev - Nov - Tháng
Sagittarius
Tháng 9 11
Tevet - Dec - Tháng
Capricorn
Tháng 10 12
Shvat - Jan - Tháng
Aquarius
Tháng 11 1
Adar - Tháng Feb - Tháng
Pisces
12 2

8. Kết Luận

Vấn đề chiêm tinh và tarot còn nhiều thứ để bàn, tuy nhiên đây có thể coi như bài tóm
tắt khá đầy đủ các học thuyết tồn tại tính tới thời điểm này. Hi vọng nó sẽ cung cấp cho
các thành viên nghiên cứu tarot những nền tảng cần thiết.

XI. Tarot và Chiêm Tinh Học - Major Arcana


1. Giới Thiệu

Tôi đã có ý định xây dựng bản so sánh các hệ thống tương ứng tarot-astrologie từ lâu.
Khi viết bài Tarot và Chiêm Tinh Học cũng đã định thực hiện. Nhưng lúc đó, tư liệu
vẫn chưa đủ và tôi cũng không có quá nhiều thời gian. Như tôi đã nhiều lần nhắc đến,
sự tương ứng này rất đa dạng, do nhiều nhà huyền học đề xuất và khó thể nói, cái nào
mới là chính xác nhất. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết người ta thường tham chiếu đến
Golden Dawn (Hệ thống của Mathers) hay Crowley. Nhưng còn nhiều điều hơn thế ...

2. Lời Bàn Chung

Cách thức xây dựng các bản này cũng khá đa dạng. Như tôi đã nói ở phần trước,
thường có hai hướng để giải quyết. Một là xây dựng dựa vào tính biểu tượng của lá bài,
hai là thông qua sự tương ứng Hebrew.Cách xây đựng bản tương ứng không phải lúc
nào cũng hoàn toànnằm ở một trong hai cách mà có thể hỗn hợp cả hai. Một số vấn
đề liên quan đến việc sắp xếp này:

- Các hệ thống kép/đơn và vấn đề về sự "đều bằng"(Egalite): các hệ thống đơn


là hệ thống mà trong đó mỗi lá bài chỉ tương ứng với một đối tượng thiên văn như hệ
thống của Etteilla, hay Shoral. Còn hệ thống kép là hệ thống mà mỗi lá bài tương ứng
đồng thời vừa hành tinh, vừa hoàng đạo như Ely hay Volguine. Hệ thống kép này là
một cách giải quyết tốt vấn đề về tính "đều bằng" của lá bài. Nếu mỗi lá bài gán khác
nhau, chẳng hạn tôi ví dụ ở hệ thống Etteilla: lá II gán cho Moon và lá V gán cho
Aries, rõ ràng sự bằng đều của 2 lá này không còn nữa vì lá II tương ứng hành tinh
nên sự hiệu lực lên ý nghĩa rõ rệt hơn lá V tương ứng một zodiac. Vì vậy, trong hệ
thống đơn, sự "đều bằng" là không có, các lá bài có thể có giá trị nặng nhẹ khác nhau
khi xét trong quan hệ. Trong hệ thống kép, điều này được thỏa mãn vì mỗi lá bài có
tương ứng cả 3 thuộc tính như trường hợp Ely hay Muchery hay Volguine. Nhưng hệ
thống kép này lại không thể giải quyết ổn thỏa vấn đề về tương tác Sao-Cung (hay
Hành tinh- Hoàng đạo), vì không hệ thống nào có thể ổn thỏa để lý giải sự tương tác
này. Tôi lấy ví dụ ở hệ thống Volguine, ta có thể tìm thấy sự tồn tại của Sun-Leo cùng
tương tác vào lá I, nhưng không tìm thấy sự tương tác nào đối với cặp Sun-Virgo, vậy
hoặc là không tồn tại sự tương tác của Sun-Virgo hay là nó nằm ngoài 22 lá ? Cả hai
cách giải thích đều không ổn.

- Vấn đề về sự khuyết các tương ứng và vấn đề về sự "đều bằng": các hệ thống
không phải lúc nào cũng đầy đủ. Hầu hết các hệ thống đều thiếu hoặc bị bỏ trống một
số lá. Xét về lịch sử, người ta không thể bỏ qua những vấn đề tồn tại trong bộ bài khiến
nó trở nên không "đều bằng": sự khuyết số của lá Fool, sự khuyết chữ của lá Death, sự
khuyết mạo từ của lá Temperance ... Vì vậy, các lá này trở thành các mốc đặc biệt
không được cho tương ứng. Mặc khác, như tôi đã nói ở bài trước "Tarot và Thiên Văn
Học", một số lá bài chứa sẵn trong nó hình thức của Zodiac hay Hành tinh (lá
Judgement chứa sẵn Leo-Taurus, lá Sun, lá Moon, ...). Vì vậy, mọi sự áp đặt lên các lá
đều không thể hoàn chỉnh. Sự khuyết này có gốc rễ từ sự thiếu vắng biểu tượng: 12
cung hoàng đạo và 7 hành tinh chỉ đủ cho 19 lá, tức là thiếu 3 lá. Đơn giản nhất là chừa
3 vị tri trống như cách giải quyết của Etteilla, Sepher, Basilide và Shoral. Kurtzahn bỏ
luôn Sun thành ra khuyết đến 5 lá. Lá I, XIII, và XXII là các lá được chọn để trống
nhiều nhất.

- Vấn đề đưa các hành tinh mới vào hệ thống: nếu như đa số hệ thống đưa 7
hành tinh thì có vài hệ thống ra đời sau, đưa trọn đủ 10 hành tinh vào. Tất nhiên ta
không thể không thấy rõ sự tác động của hệ thống thiên văn học mới trong cách sắp
xếp này, nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất. Quan trọng nhất là sự tác động
của 3 hành tinh cuối cùng này chưa từng được mô tả trong văn bản cổ, vì vậy thật kém
thuyết phục nếu giải thích sự tương ứng đó để chứng minh ảnh hưởng đến lá bài.
Không phải các hệ thống này đều thêm 3 hành tinh vào 7 hành tinh cổ cho đủ 10, một
số chỉ thêm 2 vào cho đủ 9 hành tinh. Fomalhaut và Thierens thêm trái đất (Earth)
vào, Heidrick thêm Pluto để đủ 10. Vấn đề hành tinh thứ 10 này có lẽ liên quan đến sự
phát hiện của thiên văn học lúc bấy giờ. Lưu ý đặc điểm thú vị 22 cung hoàng đạo + 10
hành tinh = 22 lá bài. Một sự hoàn chỉnh rất đáng chú ý. Trong Snijder thì đưa
Apollon và Vulcaine thêm vào, theo tôi, hệ thống của Snijder khá kỳ cục. Đáng chú ý
nhất là lý luận của O.Wirth khi đưa thêm các chòm sao vào. Nhìn bên ngoài thì có vẻ
hơi quái dị, nhưng nếu coi qua sơ đồ cung tương tác của ông thì không thể không
khâm phục sự bố trí này. Dù vậy, sự cân bằng mong manh của hệ thống này đặc biệt là
sự chồng lấn của các cung (chú ý là sơ đồ này ông xếp thành 3 vòng) gây nên khó hiểu
trong cách giải thích các tác động.

- Vấn đề về 4 nguyên tố: Việc đưa 4 nguyên tố vào là ý tưởng của Mathers, sau đó
được Crowley học tập (Ông đã đổi vị trí Leo-Libra). Heidrick sửa lại bằng cách đổi 4 vị
trí này thành 4 hành tinh. Vấn đề đưa 4 nguyên tố vào thực ra rất phức tạp. Thứ nhất,
theo truyền thống cổ, người ta đã phân chia 12 cung hoàng đạo theo 4 nguyên tố, vậy
nếu 4 nguyên tố này xuất hiện trong bộ bài cùng với zodiac thì sự tương tác sẽ rất rất
khó giải thích. Mặt khác, 4 nguyên tố này không thể tác động theo cách giải thích
thông thường như các vật thể thiên văn, vì vậy cần phải định nghĩa lại tất cả các
nguyên lý tương tác, và điều này không khỏi dẫn đến những trường hợp vô lý.
Heidrick hẳn đã nhận ra rõ điều này, vì vậy hệ thống Heidrick dù sử dụng các hành
tinh mới nhưng vẫn được khá nhiều người ủng hộ. Điều nữa là 12 cung hoàng đạo + 7
hành tinh cổ + 4 nguyên tố = 23 lá bài. Tức là dư ra một vị trí, nên hoặc là có 1 vị trí
trùng nhau (giữa hoàng đạo, hành tinh và nguyên tố ) hoặc là có một hành tinh,
hoàng đạo hay nguyên tố bị thiếu (mà rõ ràng là hoàng đạo hay hành tinh khó thể nào
bị sót, vì vậy buộc phải bỏ 1 trong 4 nguyên tố). Trong một đoạn tranh luận (thông tin
tranh cãi), Waite đã đề nghị hủy bỏ Earth trong bộ 4 nguyên tố, vì Earth không thể tác
động lên chính nó được (vì chúng ta đang ở Earth). Tôi không trích bản tương ứng của
Waite ở đây, vì không tác phẩm nào của Waite đề cập chính thức. Vì vậy tôi giả thiết là
bản tương ứng của Waite giống với Mathers, trừ lá số XXI (bỏ Earth chỉ giữ lại Saturn)
và XX (bỏ Spirit chỉ giữ lại Fire). Lý luận của Waite có phần nào đó xa rời lý luận căn
bản chung của Golden Dawn.
- Vấn đề về tương quan Hebrew-Tarot: đối với các hệ thống tương quan Hebrew-
Tarot như Golden Dawn hay Sepher thì phức tạp hơn rất nhiều. Thứ nhất hệ thống
này xây dựng trên nền tảng Hebrew-Astrology và sau đó là nền tảng Hebrew-Tarot.
Mỗi nền tảng lại có vô số phiên bản khác nhau, vì vậy khi kết hợp lại qua sự "bắc cầu"
thì nảy sinh rất nhiều quan niệm. Tôi không thể liệt kê hết tấc cả vì đôi khi người ta
xây dựng không hoàn chỉnh sự bắc cầu này. Do đó, tôi chỉ trích ra vài tư tưởng quan
trọng nhất là Mathers, Crowley, Heidrick và Sepher. Vấn đề này tôi đã bàn rõ trong
những phần trước.Các bạn có thể xem lại sự tương ứng Tarot - Hebrew trong bài "Hệ
Thống Tương Ứng Tarot-Hebrew", trong đó tôi đã trích ra 10 hệ thống khác nhau.Hệ
thống Hebrew-Astrology thì khá phức tạp. Tôi sẽ cố gắng viết một bài về tương ứng
này trong thời gian tới.

Ta có thể phân loại tạm ra các nhóm đăc tính như sau, chú ý là mỗi nhóm có thể trùng
lại lẫn nhau:

- Chia nhỏ ra thành các hệ thốngkép: Volguine, Muchery, Ely.

- Chỉ chứa Zodiac: O.Wirth (Gồm Zodiac và các chòm sao)

- Chứa chỉ 7 hành tinh cổ: Etteilla, Sepher, Shoral, Kurtzahn, Basilide, Volguine,
Crowley, Muchery, Ely và Mathers.

- Có chứa những hành tinh mới: Fomalhaut, Heidrick và Thierens

- Có khuyết trong 22 lá: Etteilla, Shper, Shoral, Kurtzahn, Basilide, Snijders, Ely.

- Có chứa 4 nguyên tố: Crowley và Mathers

- Có chứa các hành tinh lạ và chòm lạ: Snijders và O.Wirth

3. Bản Tương Ứng

Trong bài này, tôi trích dẫn 18 hệ thống. Các lá bài xuất hiện từ lá I (The Magician)
đến lá XXI (The World) và sau cùng là lá XXII (The fool). Nếu là hệ thống đơn thì sẽ
được xếp trong một cột. Nếu là hệ thống kép thì sẽ được xếp nhiều hơn và đánh số la
mã để phân biệt. Riêng bản cuối cùng có kèm theo Hebrew Letter của Golden Dawn
để tham chiếu.

Lá GD -
Hebrew Tarot Name Heidrick Thierens
bài Hebrew
I Beth The Magician . Beth Mercury Aries
The High
II Gimed . Gimed Moon Taurus
Priestess
III Daleth The Empress . Daleth Venus Gemini
IV He The Emperor . He Aries Cancer
The
V Vau . Vau Taurus Leo
Hierophant
VI Zain The Lovers . Zain Gemini Virgo
VII Cheth The Chariot . Cheth Cancer Libra
VIII Teth Strengh . Teth Leo Scorpio
IX Yoh The Hermit . Yoh Virgo Sagittarius
Wheel of
X Kaph . Kaph Jupiter Capricorn
fortune
XI Lamed Justice . Lamed Libra Aquarius
The Hanged
XII Mem . Mem Neptune Pisces
man
XIII Num Death . Num Scorpio Saturn
XIV Samekh Temperance . Samekh Sagittarius Mercury
XV Ayin The Devil . Ayin Capricorn Mars
XVI Pe The Tower . Pe Mars Uranus
XVII Tzaddi The Star . Tzaddi Aquarius Venus
XVIII Qoph The Moon . Qoph Pisces Moon
XIX Resh The Sun . Resh Sun Sun
The
XX Shin . Shin Pluto Jupiter
Judgement
XXI Tau The World . Tau Saturn Neptune
XXII Aleph The Sun . Aleph Uranus Earth

Lá Fomalhau
Etteilla Sepher Shoral Inconnu
Bài t
I . . Sun . Sun

II Moon Saturn Moon Moon Moon

III Venus Jupiter Earth Venus Venus

VI Jupiter Mars Jupiter Jupiter Jupiter

V Aries Aries Mercury Aries Mercury

VI Taurus Taurus Virgo Taurus Neptune


Sagittariu Sagittariu
VII Gemini Gemini Gemini
s s
VIII Cancer Cancer Libra Cancer Libra

IX Leo Leo Neptune Leo Saturn

X Virgo Virgo Capricorn Virgo .

XI Mars Sun Leo Mars Leo

XII Libra Libra Uranus Libra Aries

XIII . . Saturn Scorpio Taurus

XIV Scorpio Scorpio Aquarius Sun Scorpio


Sagittariu Sagittariu Sagittariu
XV Mars Mars
s s s
XVI Capricorn Capricorn Aries . Capricorn
Capricorn
XVII Mercury Venus Venus Virgo
e
XVII
Aquarius Aquarius Cancer Mercury Cancer
I
XIX Cancer Pisces Gemini Aquarius Gemini

XX Saturn Mercure Pisces Pisces Aquarius

XXI . . Scorpio Saturn Neptune

XXII Sun Moon Taurus . Uranus

Lá Volguin
Kurtzahn Basilide. Vol. II Vol. III Snijders
bài eI
I . . Fire Sun Leo Aries
II Moon Taurus Water Moon Cancer .
Mercur
III Venus Venus Air Gemini Gemini
y
IV Jupiter Jupiter Earth Venus Taurus .
V Aries Aries Fire Jupiter Sagittariu .
s
Sagittariu Mercur
VI Taurus Earth Virgo .
s y
VII Gemini Mars Air Venus Libra Libra
Sagittariu
VIII Cancer Libra Water Mars Scorpio
s
Sagittariu
IX Leo Virgo Fire Jupiter .
s
X Virgo Mercury Water Mars Scorpio Capricorn
XI Mars . Fire Mars Aries .
XII Libra Saturn Water Jupiter Pisces Pisces
XIII . Capricorn Air Saturn Aquarius Saturn
XIV Scorpio Moon Earth Saturn Capricorn Vulcaine
Sagittariu
XV Gemini Air Venus Libra Mars
s
XVI Capricorn Scorpio Earth Venus Taurus .
Mercur
XVII Mercury Aquarius Air Gemini Venus
y
XVII
Aquarius Cancer Water Moon Cancer Moon
I
XIX Saturn Leo Fire Sun Leo Apollon
Mercur
XX . Pisces Earth Virgo .
y
XXI . . Water Moon Cancer .
XXII . Sun Fire Sun Leo .

Lá Mucher
Crowley Much. II Ely I Ely II
Bài yI
I Mercury Sun Leo . .

II Moon Moon Cancer Moon .

III Venus Mercury Gemini . .

VI Aries Venus Taurus Jupiter .


Sagittariu
V Taurus Jupiter . Aries
s
VI Gemini Mercury Virgo Moon Taurus
VII Cancer Venus Libra Sun Gemini

VIII Libra Mars Scorpio Venus Cancer


Sagittariu
IX Virgo Jupiter Jupiter Leo
s
Mercur
X Jupiter Mars Scorpio Virgo
y
XI Leo Mars Aries Mars .

XII Water Jupiter Pisces Moon Libra

XIII Scorpio Saturn Aquarius . .

XIV Sagittarius Saturn Capricorn Sun Scorpio

XV Saturn Venus Libra Saturn Sagittarius

XVI Mars Venus Taurus Jupiter Capricorn


Mercur
XVII Aquarius Mercury Gemini .
y
XVIII Pisces Moon Cancer Venus Aquarius

XIX Sun Sun Leo Jupiter Pisces

XX Fire Mercury Virgo Saturn .

XXI Earth/Saturn Sun Leo Sun .

XXII Air Moon Cancer . .

Lá O.Wir.
O.Wirth I O.Wir. II Mathers Christian
bài III
I Taurus Orion Mercury Mercury .
Cassiopeia Saturn
II . Moon Moon
Passif
III Virgo . Sun Venus Venus
Intern
Saturn-
IV . Hercules Aries Jupiter
Mars
V Aries . Jupiter Taurus Aries
Sagittariu
VI Aquila Venus Gemini Taurus
s
Mars-
VII . Ursa Major Cancer Gemini
Sun
Moon
VIII Libra . Leo Cancer
Pla
IX . Bootis Saturn Virgo Leo
Moon-
X Capricorn . Jupiter Virgo
Mercury
Jupiter-
XI Leo . Libra Mars
Mars
Moon-
XII . Perseus Water Libra
Venus
Saturn
XIII . Draco Scorpio .
Actif
Mercury
XIV Aquarius . Sagittarius Scorpio
-Moon
Mars- Sagittariu
XV . Auriga Capricorn
Venus s
Moon-
XVI Scorpio Ophiuchus Mars Capricorn
Mars
Andromed Sun-
XVII Pisces Aquarius Mercury
a Venus
XVII Canis Moon
Cancer Pisces Aquarius
I Minor Actif
XIX Gemini . Sun Sun Pisces
Moon-
XX . Cygnus Fire/Spirit Saturn
Mercury
Jupiter- Earth/Satur
XXI . . .
Sun n
Moon
XXII . Cepheus Air Sun
Passif
Crowley I
CrowleyII
Lá I
Crowley I I -Exalted Heidrick Thierens
bài Planetary
planet
ruler
I Mercury . . Mercury Aries

II Luna . . Moon Taurus

III Venus . . Venus Gemini

IV Aries Mars Sol Aries Cancer

V Taurus Venus Luna Taurus Leo

VI Gemini Mercury . Gemini Virgo

VII Cancer Luna Jupiter Cancer Libra

VIII Leo Sol Uranus Leo Scorpio

IX Virgo Mercury Mercury Virgo Sagittarius

X Jupiter . . Jupiter Capricorn

XI Libra Venus Saturn Libra Aquarius

XII Water . . Neptune Pisces

XIII Scorpio Mars Pluto Scorpio Saturn


Sagittariu
XIV Sagittarius Jupiter . Mercury
s
XV Capricorn Saturn Mars Capricorn Mars

XVI Mars . . Mars Uranus

XVII Aquarius Saturn Neptune Aquarius Venus


XVII
Pisces Jupiter Venus Pisces Moon
I
XIX Sol . . Sun Sun

XX Fire/Spirit . . Pluto Jupiter


Saturn/Eart
XXI . . Saturn Neptune
h
XXII Air . . Uranus Earth

4. Các Hệ Thống

Etteilla: tên thật là Jean-Baptiste Alliette sinh năm 1738 mất năm 1791, là một nhà
huyền học Pháp, người khai sinh ra khái niệm bói bài "Cartomancie". Cùng với
Antoine Court de Gébelin, được coi là ông tổ của nền bói bài hiện đại. Ông là tác giả
của cuốn "Manière de se récréer avec le jeu de cartes nommé Tarots", cuốn
sáchhướng dẫn bói toán đầu tiên hoàn chỉnh (Không tính các di thảo bói toán ở
Ý).Người ta biết rất ít về cuộc đời ông trừ vài chi tiếc mà ông nói về mình: một giáo sư
toán đại số, một nhà buôn, và một nhà bói toán. Ông tuyên bố ông không phải thành
viên Tam Điểm, và có tư tưởng tiêu cực về tổ chức này, nhưng vài tư liệu gần đây cho
thấy điều ngược lại. Ông thành lập tại Pháp tổ chức "Société des Interprètes du Livre
de Thot", gần như là hội huyền học đầu tiên chuyên biệt về Tarot. Ông công bố các bài
giảng về "Livre de Thoth" (khác với Book of Thoth của Crowley), trong đó ông đưa ra
lý thuyết kết hợp Tarot và Chiêm tinh học, ông cũng chính làngười đầu tiên đưa ra sự
kết hợp Tarot và Astrology, được kế thừa và mở rộng đến ngày nay. Cuối cùng, đóng
góp quan trọng cuối cùng đối với lịch sử Tarot: tạo ra bộ Etteilla Tarot, khởi đầu cho
quá trình vẽ lại bộ tarot trong phạm vi toàn châu Âu, và sau đó lan đến Anh với sự ra
đời của Waite, cuối cùng là lan đến Mỹ với sự ra đời của Thoth Tarot. Với 4 điều "đầu
tiên" đó, ông xứng đáng được gọi là ông tổ của Tarot hiện đại. Xem thêm tại Wiki

Sepher và Inconnu: Được O/Wirth đưa ra trong sách của mình. Tuy nhiên, có hơn
chục phiên bản của Sepher có thể đối chiếu. O.Wirth không đưa ra trích dẫn sách, vì
vậy, tôi không tham chiếu được. Có thể coi đây là nghi vấn.

Snijders và Ely: đươc dẫn ra trong tác phẩm kinh điển Le Tarot của Gerard van
Rijnberk xuất bản tại Lyon năm 1947, một tác phẩm khuyết danh Meditation of Tarot
(- Trích: "These meditations on the Major Arcana of the Tarot are Letters addressed
to ...... (according to Volguine), to the Sun (according to Ely Star), to the sign of
Libra. (according to Snijders), to the planet Venus (according to Muchery), to the
sign ") và trong Le Tarot des imagiers du Moyen Âge. Nhưng tôi không tìm được
tham chiếu nào. Vì vậy, cũng không xác định được thêm thông tin.
Formalhaut: ông tên thật là Charles Nicoullaud sinh năm 1854, mất năm 1925 là
một nhà chiêm tinh học, một luận sư huyền học (Không có từ hoàn toàn tương đương
với "essayiste"), và là một nhà chống Tam Điểm quang trọng của thời kỳ này. Ông có
thái độ phê phán đường lối cải cách và mị dân của hội tam điểm, đã che giấu đi sự thật
về đấng tối cao (Quan điểm của ông !). Bài viết của ông thường lấy bút danh là
Formalhaut, một ngôi sao trong chòm Alpha Piscis Austrini. Ông chuyên xuất bản các
bài chiến luận (bút chiến về lý luận huyền học) chống Tam Điểm, đặc biệt là trong tạp
chí Huyền Học "Revue Internationale des Sociétés Secrètes"- tạm dịch Tạp Chí Quốc
Tế Về Hội Kín. Ông tố cáo âm mưu thống trị thế giới của Tam Điểm thông qua sự hiểu
biết về Đấng Tối Cao, mà theo ông là nên phục vụ cho lợi ích cộng đồng hơn là dùng
để tranh giành quyền lực chính trị. Âm mưu này vẫn được các nhóm chống-tam điểm
sử dụng và duy trì cho đến ngày nay thông qua cụm từ và học thuyết của "Trật Tự Thế
Giới Mới". Ông đặc biệt nổi tiếng với tác phẩm "Traité d'astrologie sphérique et
judiciaire" năm 1897, với sự tiên đóan và ra đời của hành tinh Pluton. Năm 1930,
hành tinh cuối cùng của thái dương hệ được tìm thấy và chứng minh, được đặt tên là
Pluton theo sự tiên đoán của ông. Xem thêm tại Wiki

Shoral: Tác giả của cuốn "Les Forces Magiques". Không tìm thêm được thông tin.

Kurtzahn: tên đầy đủ là Ernst Tristan Kurtzahn sinh năm mất năm. Ông là một nhà
nghiên cứu, nhà văn, thành viên Hội Tam Điểm và Hội OTO. Ông nổi tiếng trong giới
Tarot Đức và Đông Âu và ít ảnh hưởng hơn ở Pháp hay Ý. Người ta cho rằng ông bị
ảnh hưởng bởi Tiến Sĩ Hummel, người đã cổ vũ, và cung cấp tài liệu nghiên cứu cho
ông trong suốt thời kỳ thế chiến thứ nhất. Năm 1920, ông xuất bản cuốn "DER
TAROT. Die kabbalistische Methode der Zukunftserforschung als Schlüssel zum
Okkultismus" được coi là nền tảng của bói toán Tarot ở Đức. Xem
thêm : Autobis và Inter

Basilide: hay T.Basilide, tác giả cuốn T. Basilide. Le Symbolisme du tarot và Le


Profond mystère du tarot métaphysique. Không tìm thêm được thông tin.
Volguine: tên đầy đủ là Alexandre Volguine, có lẽ là nhà chiêm tinh học điển hình
nhất của Pháp trong thế kỷ 20. Ông được sinh ra ở Nga, nơi đã ảnh hưởng mạnh đến
nền học vấn chiêm tinh của ông. Sự kiện nổi tiếng nhất và cũng là công đóng góp lớn
nhất của ông đối với lịch sử chiêm tinh là vào năm 1938, tạp chí uy tín về chiêm tinh
học đầu tiên đã ra đời với tên "Les Cahiers Astrologiques" mà ông vừa là sáng lập, vừa
là chủ bút đến cuối cuộc đời. Dù các nguyên lý huyền học của ông được đánh giá là rắc
rối và nhiều mâu thuẫn khi cố gắng giải trích toàn bộ những nghịch lý trong chiêm
tinh thông qua các nền văn hóa khác nhau như Hebrew, Arabic, Hindu, Chinese, và
tiền-Columbian. Ông đặt biệt cống hiến trong các nguyên lý tăng và giảm tác động của
biểu đồ chiêm tinh (Astrology Chart) khi các hành tinh tương tác với các cung sao và
cuối cùng, cũng là quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông: đề xuất phương pháp tính
chính xác các nhân tố tác động trong chiêm tinh, điều mà trước đó chưa từng có ai
nghĩ đến. Nguyên lý này được biết đến với tên "theory of encadrement" hay
"planetary containment", được ông trình bày trong cuốn The Ruler Of The Nativity.
Xem thêm wiki và Astrowiki

Crowley: không biết Aleister Crowley là ai thì cũng như chẳng biết Tarot là gì.
Crowley sinh năm 1875 mất năm 1947, là một nhà huyền học danh tiếng với cuốn
Liber 777 mà bất cứ nhà nghiên cứu Kabbalah và Tarot đều phải biết đến. Thành viên
hội Tam Điểm Scotland và thành viên cao cấp của Hội Bình Minh Ánh Kim (Golden
Dawn), là học trò xuất sắc và cũng là kẻ thù ly khai của S.M.Mathers. Là người đề
xướng cũng là đại tư tế đầu tiên của Huyền Học Thelema, sáng lập viên của Hội Đền
Thánh Phương Đông (Ordo Templi Orientis hay O.T.O - Xem Wiki). Ông dành cả đời
nghiên cứ Tarot và Kabbalah, đặc biệt là Tree of Life. Dù sau này,bộ bài Tarot do ông
vẽ không được người ta yêu thích bằng bộ của Waite, nhưng hệ thống Liber 777 mà
ông xác lập, có vị trí tuyệt đối trong hệ thống bói bài Tarot mà đến nay chưa tác phẩm
nào thay thế được. - Xem thêm

Muchery: Tên thật là Georges Muchery, sinh năm 1892 mất 1981. Ông là nhà văn,
nhà báo, nhà chiêm tinh học, và nhà "xem bàn tay" (chiromancie) nổi tiếng của Pháp.
Ông được hướng dẫn huyền học thông qua giáo sư dạy toán của ông. Người ta không
biết nhiều về đời tư của ông, trừ những hoạt động rộng rãi trong giới khoa học và sân
khấu, khi ông được mời nghiên cứu và xem bói bàn tay cho rất nhiều nhân vật lúc bấy
giờ, nhiều người vừa là bạn vừa là khách hàng của ông như giáo sư Charles Henry
(Viện trưởng viện Vật Lý Cảm Giác - laboratoire de Physiologie des Sensations), giáo
sư Charles Richet, nhà kịch nghệ Douglas Fairbanks, nhà vật lý Édouard Branly. Phần
liên quan astrology này được trích từ cuốn "Le Tarot divinatoire – méthode complète
d’Astromancie" của ông. Xem thêm tại đây.

O.Wirth: tên đầy đủ Joseph Paul Oswald Wirth sinh năm1860 mất năm 1943, nhà
huyền học, thành viên hội kín thập tự hoa hồng (Ordre kabbalistique de la Rose-
Croix), học trò và thư ký của Stanislas de Guaita, sáng lập viên của hội kín cùng với
Joséphin Péladan. Các tác phẩn để lại của ông đều trở thành kinh điển: Le
Symbolisme hermétique dans ses rapports avec l'alchimie et la Franc-maçonnerie, Le
Symbolisme astrologique, và đặc biệt là Le Tarot des imagiers du Moyen Âge. Chính
trong tác phẩmnày, nay đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong suốt thế kỷ 20 tại Pháp,
và trở thành chuẩn mực của mọi tham chiếu đến Tarot.Xem thêm tại đây

Mathers: tên đầy đủ Samuel Liddell MacGregor Mathers , sinh năm 1854 mất năm
1918, sáng lập ra Hội Bình Minh Ánh Kim (Hermetic Order of the Golden Dawn), một
hội huyền học vẫn còn tồn tại đến ngày nay tại nhiều quốc gia. Gia nhập hội Tam Điểm
năm 1877 và đặc cách trở thành Đại Tư Tế ngay năm sau đó 1878, một sự kiện có thể
nói là không tiền, khoáng hậu trong lịch sử của Hội Tam Điểm dòng Scottland. Cùng
năm đó ông được mời làm giảng viên của Trường Cộng Đồng Thập Tự Hoa Hồng ở
Anlia. Ông giành được Đại Tư Tế bậc 8 (có 9 bậc trong hệ thống Scottish) năm 1886
sau 10 năm nghiên cứu. Ông giữ chức trong hội đồng Đại Tư Tế Magus cho đến cuối
đời. Ông thông thạo hơn 20 thứ tiếng như English, French, Latin, Greek, Hebrew,
Gaelic and Coptic và thông hiểu nhiều thứ tiếng cổ đại hơn bất cứ nhà huyền học nào
cho đến nay. Ông đã dịch và hiệu đính hơn 15 bộ sách cổ về huyền học, một số chúng
đã được xuất bản như The Book of the Sacred Magic of Abramelin the Mage, The
Kabbalah Unveiled, The Key of Solomon The King, The Lesser Key of Solomon,
Grimoire of Armadel, vẫn giữ vị trí kinh điển trong mọi nghiên cứu huyền học sau
này, một số lớn còn lại vẫn được giữ kín trong thư viện của Tam Điểm. Chính hội Bình
Minh Ánh Kim của ông đã tập hợp ra hàng loạt các nhà huyền học trong đó có A.E.
Waite, tác giả của bộ bài Tarot kinh điển Tarot Waite. Ông được đánh giá là nhà
huyền học nổi bậc nhất trong thế kỷ 19. -- Xem thêm.

Heidrick: đầy đủ là Bill Heidrick, thành viên của Thelema Lodge OTO của Mỹ. Ông
có thể coi là đại diện của trường phái hậu-Crowley. Ông là tư tế chuyên giảng Tarot
của Thelema Lodge từ năm 1989 đến nay. Xem thêm trang riêng và trang học thuật
của OTO tại đây

Thierens: tên đầy đủ là A.E.Thierens, sinh năm 1875, mất năm 1942. Ông là một
chiêm tinh gia người Na Uy hiếm hoi được nhiều người biết đến. Ông dường như là
học trò của Waite, hoặc ảnh hưởng rất nhiều từ Waite (Người đề tựa cuốn Astrology
and Tarot của ông chính là Waite). Tuy xuất phát từ Golden Dawn và có thời gian
dưới sự dẫn đắt của Crowley, nhưng tư tưởng của ông sớm thoát ly khỏi truyền thống
bó buộc kiểu Do Thái. Ông đã có rất nhiều điều chỉnh trong các đề nghị của Golden,
đôi khi thật sự hoàn toàn khác biệt. Cuốn sách Nederlands Genootschap tot
bestudeering van de Astronomie en Moderne Astrologie của ông xuất bản 1907 có thể
xem là đại diện duy nhất cho bán đảo Scandinavi trong chiêm tinh học. Xem
thêmwiki

Christian: Paul Christian (tên bút danh), tên thật là Jean Baptiste Pitois, sinh 1811
mất 1877. Ông là một học giả người Pháp nổi tiếng với tác phẩm The History and
Practice of Magic (Lịch Sử và Thực Hành Ma Thuật), một cuốn sách kinh điển về Ma
Thuật của người Pháp. Ông được biết đến như là nhà Huyền Học cứng rắn trong các
phái chống-tư tế (phái này cho rằng cần chống lại mọi đặc quyền đặc lợi của tầng lớp tư
tế, đặc biệt là quyền được tiếp xúc với đấng tối cao). Ông nổi tiếng là một nhà nghiên
cứu cẩn trọng, ít khoa trương và kín đáo, vì vậy các tác phẩm của ông đều được sự
ngưỡng mộ và tin tưởng tuyệt đối của đa số tầng lớp huyền học lúc bấy giờ. Các tác
phẩm Chiêm Tinh của Ông hầu hết chưa bao giờ kịp xuất bản.

5. Kết Luận

Như đã giới thiệu, bài này tôi bàn rõ về sự tương ứng giữa 22 lá arcana chính và thiên
văn học. Nó có thể xem là bài tiếp theo của bài "Tarot và Chiêm Tinh Học". Có khá
nhiều hệ thống bàn về sự tương ứng này. Kế tiếp bài này sẽ là bài "Tarot và Chiêm
Tinh Học: Minor Arcana".

Chú ý: Sự khác nhau giữa Chiêm Tinh và Thiên Văn là có, tuy nhiên, trong khá nhiều
ngữ cảnh, việc sử dụng từ Chiêm Tinh khá lạ và kỳ cục. Vì vậy, tôi thống nhất dùng chữ
Thiên Văn thay cho Chiêm Tinh trong hầu hết trường hợp với ý nghĩa tương đương.
Trừ phần tiêu đề, tôi đã điều chỉnh cho hợp lý. Mong bạn đọc thông cảm.

XII. Tarot và Chiêm Tinh Học - Minor Arcana

(Đang cập nhật)


XIII. Phương Pháp Trải Bài Cận Đại

Việc tiên tri bằng bài được thực hiện qua 2 thời kỳ: rút bài (Tirage) và đoán bài. Quy
trình của việc rút bài (Tirage) gồm 3 bước: Xào bài, chia bài, lật bài, và một giai đoạn
chung là chọn bài. Đôi khi người ta lật bài ngay thời điểm chọn bài, đôi khi không.
Người chọn bài có thể là người đoán cũng có thể là người được đoán. Người điều hành
tiên tri gọi là Consultant hay taromancien.

Có hơn 40 cách thực hiện đang được phổ biến. Trong số đó, cá nhân tôi chia làm 3
nhóm chính: Rút bài kiểu châu Âu (Cổ điển), Rút bài kiểu Anh-Mỹ (Cận đại), Rút bài
kiểu mới (Hiện đại). Rút bài kiểu châu Âu là cách rút cổ điển, do các nhà huyền học
người Pháp đưa ra, hoặc những các rút bài cổ xưa từ các truyền thống cũ. Rút bài kiểu
Anh-Mỹ là các cách rút được các nhà huyền học trong khối Anh-Ngữ, trong đó chủ
đạo là các thành viên Golden Dawn đề xướng vào những năm đầu thế kỷ 20. Rút bài
hiện đại là các kiểu rút được giới thiệu từ các nghiên cứu sau này.

Trong bài này, ta sẽ nghiên cứu 4 cách rút bài Cận đại do các nhà huyền học Anh-Mỹ
đề xướng vào những năm 1890 đến 1950.

Phương Pháp Rút Bài Cận Đại

Phương Pháp rút bài Móng Ngựa (Horseshoe spread):

Trong phương pháp này có 2 phiên bản : Phiên bản 6 lá, và phiên bản 7 lá. Được xếp
theo hình móng ngựa. Phiên bản 7 lá có 2 cấu trúc xếp khác nhau. Phương pháp này
luôn bắt đầu bằng một lời chào gọi quỷ và các thần đến giúp đỡ. Thông thường là:
Should I stay with the Devil I know, or go with the Devil I don't know? Phiên bản này
rất gần với phiên bản rút cổ điển hình chữ thập. Có thể đây là sự biến đổi theo hướng
sử dụng khái niệm tâm linh của Ấn Độ, hoặc Hi-La thay vì dùng biểu tượng chữ thập
của Giáo Hội.
Phiên bản thứ nhất: [Hình 1]
- Rút 6 lá bất kỳ do người được đoán rút.
- Đặt theo từng cặp 1-2 , 3-4, 5-6 dãng ra dần thành hình móng ngựa.
Ý nghĩa:
- Lá 1-2: Tình trạng hiện tại (Status), lá 1 là câu hỏi, lá 2 là trả lời.
- Lá 3-4: Tác động (Influences), lá 3 là câu hỏi, lá 4 là trả lời.
- Lá 5-6: Kết Quả (Outcome), lá 5 là câu hỏi, lá 6 là trả lời.
Phiên bản thứ hai: [Hình 2]
- Rút 6 lá bất kỳ do người được đoán rút.
- Đặt theo từng cặp 1-2 , 3-4, 5-6-7 dãng ra dần thành hình móng ngựa.
Ý nghĩa:
- Lá 1: Quá Khứ (Past - the recent past events that have influenced the present
situation)
- Lá 2: Hiện Tại (Present - the present situation being addressed, influences, things
that are affecting the querent now)
- Lá 3: Tác động (What is hidden - the things/influences/events the querent cannot
see or that which has been overlooked by the querent)
- Lá 4: Ngăn trở (Obstacles/Challenges - what will block the querent in their path or
present the most challenge for them; that which must be overcome before progress
can be made)
- Lá 5: Môi trường (Surroundings - that which surrounds the querent, e.g.
environment, people, influences , that is useful and helpful to the querent)
- Lá 6: Hướng dẫn (Advice - best course of action to follow)
- Lá 7: Kết quả (Outcome - what will happen if the advice in)
Phiên bản thứ ba:
- Giống phiên bản thứ 2, chỉ khác cách xếp [Hình 3]

Phương Pháp rút Nguyên Tố (Elemental spread):

Phương pháp này xem xét sự tác động của các nguyên tố lửa nước gió đất đế hành vi
của con người.Phương pháp này gồm 2 phiên bản 4 lá và 5 lá. Thứ tự rút bài đối với
phương pháp này không quan trọng, tuy nhiên người ta thường bắt gặp 2 3 kiểu thông
dụng mà thôi. Vị trí các lá bài cũng thường ít được chú ý, tuy nhiên, người ta đôi khi
cũng áp dụng luật NeoPagans đặt theo bốn hướng và thường ngồi thuận chiều bóng đổ
mặt trời (mặt hướng về phía ngược của phía có mặt trời).

Phiên bản 4 lá:[Hình 4]


- Rút 4 lá bất kỳ do người được đoán rút.
- Xếp theo thứ tự 4 đỉnh của hình vuông, thường là Đất, nước, lửa, khí
Ý nghĩa:

- Đất (Earth) : Các đối tượng liên quan đến vật chất như tiền tài, gia đình, công việc
(the querent's physical and material life - their home, family, health and mundane
concerns. It is useful to begin the reading with this card because it often tells the
reader what the immediate situation of the querent is, allowing the rest of the cards
to show the causes and effects of this.)
- Nước (Water): các đối tượng liên quan đến tình cảm như người yêu, bạn bè... (the
querent's emotional life - their joys and sadnesses, their relationships with other
friends and lovers, and where their emotional bonds lie. It often indicates the state of
the querent's emotions - whether they are balanced and ticking along nicely, or if
they are imbalanced and are having difficulty dealing with something.)
- Lửa (Fire): các đối tượng liên quan đến bản thân về tâm lý, và tinh thần, động lực, bí
mật sâu kín ... (the querent's spirit, will, and ego. If the querent is mystically inclined
this card often represents their spiritual or magical life and where their mystical
quest is currently taking them. For creative people this card indicates what projects
they desire to get done, where their inspiration is coming from, and the drive that
pushes them forward.)
- Khí (Air): các đối tượng liên quan lý trí và luật lệ như sức khỏe, bệnh tật, ... (the
querent's mind and mental processes. For academics and thinkers this is an
especially important card, since it rules over all issues of scholarly research and all
endeavours of the mind. It can also tell the reader about the querent's state of mental
health, and can indi0cate issues caused by unconstructive mental processes (e.g.
over-anxiety, stresss.)

Phiên bản 5 lá:[Hình 5]

- Rút 4 lá bất kỳ do người được đoán rút.

- Xếp theo thứ tự 4 đỉnh của hình vuông, thường là Đất, nước, lửa, khí

- Lá thứ 5 đươc rút từ trong các Arcana Chính và biểu tượng của Linh Hồn (Spirit), nó
có thể được xếp ở giữa, hoặc ở ngoài hình vuông nguyên tố.

Ý nghĩa: tương tự như 4 lá. Lá thứ 5 có ý nghĩa như là sự tổng hợp các yếu tố trước
đó.

Phương pháp rút bài cầu vồng (Rainbow Spread) : [Hình 6]

Phương pháp này dùng bảy màu cầu vồng để thực hiện với 7 lá bài. Các lá bài được trải
thành hình bán nguyệt theo thứ tự. Chỉ có duy nhất một phiên bản. Phương pháp này
rất gần với phương pháp rút cổ điển Đại Hùng Tinh. Chỉ khác ở cách giải thích các lá
và việc xếp hình. Có lẽ đây là một phương pháp biến đổi từ đó.

Cách thức hiện:

- Rút bất kỳ 7 lá bởi người được đoán.

- Xếp theo hình bán nguyệt.

Ý nghĩa:
- Lá 1: Mong ước ( Đại diện là màu Red - Querent's will, desire, drive, and
ambitions.)
- Lá 2: Xã hội ( Đại diện là màu Orange - Querent's social life, attitude towards self,
the mask they show to the world.)
- Lá 3: Động lực ( Đại diện là màu Yellow - Querent's energy, its direction and
strength, their personal growth.)
- Lá 4: Vật chất ( Đại diện là màu Green - Querent's relation to the material world,
attitude towards money, their prosperity and their health.)
- Lá 5: Tư tưởng ( Đại diện là màu Blue - Querent's mind, intellect, thoughts, ideas,
and communication with others.)
- Lá 6: Tinh thần ( Đại diện là màu Indigo - Querent's spiritual/magical/religious
life, inner processes of transformation, querent's quirks that make them unique.)
- Lá 7: Bản than ( Đại diện là màu Violet - Querent's inner self, guiding light,
aspiration.)

Phương Pháp rút bài Ấn Độ hay Chakra (Chakra Spread hay Indian
Spread): [Hình 7]

Phương pháp này dùng các khái niệm ấn độ như Chakra để thực hiện. Sử dụng 7 lá bài
tương ứng 7 màu sắc. Có lẽ là một phiên bản của Rút bài cầu vồng.

Cách thực hiện:

- Rút bất kỳ 7 lá bởi người được đoán.

- Xếp thành đường thẳng dọc.

Ý nghĩa:

- Lá 1: màu đỏ, chakra nền chỉ về thể chất (Red: Base chakra - Connection with the
physical body, ability to be nurtured, survival, relation to material world, how the
querent feels about being in their current physical state/material situation.)

- Lá 2: màu cam, charka gốc chỉ về tình dục(Orange: Root chakra - Connection with
the sexual self, ability to see to one's needs and wants, the querent's desires.)

- Lá 3: màu vàng, charka mặt trời chỉ về năng lượng (Yellow: Solar Plexus chakra -
Connection with the ego, self confidence, power, energy levels, drive, self-
perception.)

- Lá 4: màu xanh lục, charka trái tim chỉ về tình cảm(Green: Heart chakra -
Connection with the emotional self, compassion, relation to others, feelings,
relationships.)

- Lá 5: màu xanh dương, charka cổ chỉ về ý tưởng suy tư(Blue: Throat chakra -
Connection to ideas, expression, communication, thought, asking for what you want,
creativity, manifestation.)

- Lá 6: màu chàm, charka mắt chỉ về tinh thần (Indigo: Third Eye chakra -
Connection to the spiritual self, psychic awareness, spiritual views and ideas,
motivations, religious experience.)

- Lá 7: màu tím hay trắng, charka đỉnh đầu chỉ về bản thân mục đích (Violet: Crown
chakra (also seen as White) - Connection to queren's God/ess/Higher Self/whoever
they worship/revere, ultimate aspirations, goals, true self, the part of the self that
expresses Godhood.)

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Hình 7
XIV. Phương Pháp Trải Bài Cổ Điển

Việc tiên tri bằng bài được thực hiện qua 2 thời kỳ: rút bài (Tirage) và đoán bài. Quy
trình của việc rút bài (Tirage) gồm 3 bước: Xào bài, chia bài, lật bài, và một giai đoạn
chung là chọn bài. Đôi khi người ta lật bài ngay thời điểm chọn bài, đôi khi không.
Người chọn bài có thể là người đoán cũng có thể là người được đoán. Người điều hành
tiên tri gọi là Consultant hay taromancien.

Có hơn 40 cách thực hiện đang được phổ biến. Trong số đó, cá nhân tôi chia làm 3
nhóm chính: Rút bài kiểu châu Âu, Rút bài kiểu Anh-Mỹ, Rút bài hiện đại. Rút bài
kiểu châu Âu là cách rút cổ điển, do các nhà huyền học người Pháp đưa ra, hoặc những
các rút bài cổ xưa từ các truyền thống cũ. Rút bài kiểu Anh-Mỹ là các cách rút được
các nhà huyền học trong khối Anh-Ngữ, trong đó chủ đạo là các thành viên Golden
Dawn đề xướng vào những năm đầu thế kỷ 20. Rút bài hiện đại là các kiểu rút được
giới thiệu từ các nghiên cứu sau này.

Trong bài này, ta sẽ nghiên cứu 6 cách rút bài cổ điển đã tồn tại trước thế kỷ 19 bởi
những nhà tiên tri người Pháp hay Gypsy.

Phương Pháp Rút Bài Cổ Điển

Phương pháp Rút bài chữ thập (Tirage au Croix): [Hình số 1]

Trong phương pháp này tồn tại 2 phiên bản. Khác nhau chủ yếu ở cây số 5. Một vài
phiên bản nữa có thay đổi về mặt thứ tự. Phương pháp này rút 5 cây và xếp theo hình
chữ thập.
Phiên bản thứ nhất:

- Rút 4 lá thứ tự: trái phải trên dưới giữa tạo thành hình chữ thập.

- Lá thứ 5 được rút bằng cách cộng tất cả giá trị 4 lá đầu tiên lại, nếu vượt quá số 22 thì
cộng theo số. Sau đó lấy từ trong bài một lá có thứ tự trùng với kết quả tính.

- 4 lá đầu do người được đoán rút, lá thứ 5 do người đoán rút.

Phiên bản thứ hai:

- Rút 4 lá thứ tự như phiên bản thứ nhất.

- Lá thứ 5 cũng được rút tự do.

- Cả 5 lá đều do người được đoán rút.

Ý nghĩa của lá bài:

Có 2 cách hiểu, thứ tự như các lần rút: trái - phải - trên - dưới - giữa
Cách hiểu thứ nhất:

- Lá 1: Phù trợ (pour)


- Lá 2: Chống đối (contre)
- Lá 3: Tình Trạng Hiện Tại (etat)
- Lá 4: Kết Quả (resultats)
- Lá 5: Tổng Hợp (syntese)

Cách hiểu thứ 2:


- Lá 1: Mối quan tâm (Interet)
- Lá 2: Hoàn cảnh hiện tại (Situation)
- Lá 3: Hiệu lực 2 lá đầu tiên (Puissance)
- Lá 4: Kết Quả (Resultats)
- Lá 5: Tổng hợp (Synthese)

Hình 1:

Phương Pháp rút bài thẳng hàng (Tirage en ligne):

Trong phương pháp này có nhiều phiên bản. Phiên bản rút 5 lá và phiên bản rút 3 lá
và một phiên bản rút bất kỳ. Bài rút xong xếp thành dãy thẳng hàng ngang.

Phiên bản 3 lá: [Hình số 2]

- Do người được đoán rút 3 lá.


- Ý nghĩa: Quá khứ - Hiện Tại - Tương Lai

Phiên bản 5 lá: [Hình số 3]

- Do người được đoán rút 5 lá bất kỳ.

Ý nghĩa cách hiểu thứ nhất:


- Lá 1: Quá khứ
- Lá 2: Hiện tại
- Lá 3:Tương lai
- Lá 4: Đối tượng
- Lá 5: Ước muốn
- Lá 6: Giải đáp
Ý nghĩa cách hiểu thứ 2:

- Lá 1: Quá khứ
- Lá 2: Hiện Tại
- Lá 3: Tương lai
- Lá 4: Giúp đỡ
- Lá 5: Chống đối
- Lá 6: Kết Quả

Phiên bản nhiều hơn 5 lá:[Hình số 4]

- Do người được đoán rút. Được dùng để giải đáp câu hỏi xác định.

- Ý nghĩa: Quá khứ - Hiện tại - Tương lại - Ai ? - Vì sao ? - Như thế nào ?- Kết quả ?
- ...

Hình 2:

Hình 3:

Hình 4:

Phương pháp rút Đại Hùng Tinh (Tirage de Grand Ourse)


Trong phương pháp này có nhiều phiên bản hơn, thường rút 7 lá. Rút xếp theo hình
một lá giữa và 6 lá xung quanh (làm thành 3 cột: cột 1 có 2 lá, cột 2 có 3 lá, cột 3 có 2
lá, xếp chênh nhau đối xứng).

Phiên bản thứ nhất:[Hình 5]

- Rút 7 lá bất kỳ do người được đoán rút.

- Vị trí xếp: từ phía trái bên dưới, phía trái bên trên, ở giữa bên trên, phía phải bên
trên, phía phải bên dưới, ở giữa bên dưới và cuối cùng là ở ngay giữa.

Phiên bản thứ hai: [Hình 5]

- Rút 6 là bát kỳ do người được đoán rút.

- Vị trí xếp: gióng như trên, trừ lá cuối.

- Lá cuối được tính như quy tắc của lá số 5 trong Phương Pháp rút chữ thập. Cộng tất
cả giá trị các lá trước đó, rồi cộng thành phần. Sau đó lấy lá có vị trí mà ta tính được.

Phiên bản thứ ba:[Hình 6]

- Giống phiên bản thứ nhất trừ cách xếp dạng thẳng hàng dọc (đôi khi là hàng ngang)

Phiên bản thứ tư:[Hình 6]

- Giống phiên bản thứ hai trừ cách xếp dạng thẳng hàng dọc (đôi khi hàng ngang)

Ý nghĩa:

- 7 ngày kế tiếp trong tuần: đôi khi được xếp vào nhóm Phương pháp rút thẳng
hàng vì không có sự khác biệt so với việc xếp thẳng hàng. Thường đi chung phiên bản
thứ nhất.

- 7 câu hỏi liên quan đến một sự kiện nào đó: Ai ? Khi nào ? Ở đâu ? Do đâu ?
Bởi Ai ? Như thế nào ? Điều gì ? (thường được biết dưới tên: Who - Whom - Which -
Where - When - Why - How). Thứ tự đôi khi không giống nhau giữa các phiên
bản.Thường đi chung phiên bản thứ nhất.

- 7 điều kiện: Phía trái là phù trợ, Phía phải là chống đối (mỗi bên gồm 2 lá: trên chỉ
người, dưới chỉ sự việc, sự vật), bên trên là tình trạng hiện tại, bên dưới là tình trạng
tương lai, ở giữa là tổng hợp. Thường đi chung phiên bản thứ hai.

Hình 5:
Hình 6:

Phương Pháp rút thiên văn (Tirage astrologique):

Gồm Phương pháp rút Hoàng Đạo (Tirage des maisons astrologiques hay Tirage de
zodiacques) và Phương Pháp đoán theo năm (Tirage anniversaire). Các Phương pháp
này đều rút 12 lá, bố trí đối xứng như đồng hồ.

Phiên bản Hoàng Đạo: [Hình số 7]

- Rút ngẫu nhiên do người được đoán rút.

- Xếp theo thứ tự chính xác của cung hoàng đạo.

- Lá đầu tiên là lá Taurus hoặc lá chứa cung của người được đoán. Sau đó xếp theo thứ
tự ngược chiều kim đồng hồ.

- Một số phiên bản người ta thêm vào lá số 13 như là lá tổng hợp (Systhese) [Hình số
8]

Ý nghĩa: mỗi lá tương ứng một cung hoàng đạo.


Cách hiểu thứ nhất:

- Lá 1: Bản thân (Your identity, personality, disposition )


- Lá 2: Tiền Tài (Your values, finances, possessions)
- Lá 3: Giao tiếp ( Communications or travel)
- Lá 4: Gia Đình (Your home, family, heritage)
- Lá 5: Con Cái (Your creativity, children, romance)
- Lá 6: Công Việc và sức khỏe(Your work and health)
- Lá 7: Người yêu ( Your marriage or any other partnerships)
- Lá 8: Phù trợ (Support from others, regeneration)
- Lá 9: Giáo dục, triết học (Your education, religion, philosophy)
- Lá 10: Danh Vọng (Your profession / career, reputation, social status)
- Lá 11: Bạn bè (Your friendships, aspirations)
- Lá 12: Bí mật, thầm kín (Your fears, sub-conscious, and secrets )

Cách hiểu thứ hai:

- Lá 1:Quan hệ ông chủ (Ares – your leadership role )


- Lá 2: Gia đình (Taurus – your domestic role )
- Lá 3: Biểu cảm (Gemini – your expressiveness )
- Lá 4: Tình cảm (Cancer – your sympathetic or emotional nature )
- Lá 5: Thành công (Leo – your pride or self-assurance )
- Lá 6: Công Việc (Virgo – your industrious nature )
- Lá 7: Ngoại giao (Libra – your cooperative or diplomatic nature )
- Lá 8: Động lực (Scorpio – your motivation or determination )
- Lá 9: Lý tưởng (Sagittarius – your philosophy or idealism )
- Lá 10: Thiếu thốn (Capricorn – your resourcefulness )
- Lá 11: Trí tuệ (Aquarius – your intellect )
- Lá 12: Trực giác (Pisces – your intuition )

Phiên bản theo năm:[Hình số 7]

- Rút ngẫu nhiên do người được đoán rút.

- Xếp theo thứ tự một cách tự do.

- Lá đầu tiên là lá tháng 1 hoặc lá chứa tháng sinh của người được đoán hoặc lá chứa
tháng vào thời điểm đoán. Sau đó xếp theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ. Thứ tự
trong trường hợp này thưc sự ít quan trọng.

- Đôi khi người ta thêm vào lá 13 như là lá tông hợp.[Hình số 8]

- Ý nghĩa: mỗi lá tương ứng một tháng.

Hình 7:

Hình 8:

Phương Pháp rút Celtic (Tirage de Celtique):[Hình 9]

Nó được dùng rộng rãi, 10 lá biểu thị 10 vấn đề trong một trạng thái. Thú tự và cách
thức bố trí như sau:

- 2 lá đầu tiên xếp hình chữ thập chồng lên nhau, lá chẳn theo chiều dọc, lá lẽ theo
chiều ngang.

- 4 lá kế tiếp xếp hình chữ thập từ 2 lá đầu tiên. Dưới - Trái - Trên - Phải.
- 4 lá kế tiếp theo dãy liên tục từ trên xuống dưới và nằm bên phải của bàn tay.

Ý nghĩa các lá:


Cách hiểu thứ nhất:

- Lá 1: Hoàn cảnh hiện tại (Etat)


- Lá 2: Vấn đề hỏi (Problem)
- Lá 3: Quá khứ (Passe)
- Lá 4: Tương lai (Futur)
- Lá 5: Môi trường (Asmosphere)
- Lá 6: Động lực (Motivation)
- Lá 7: Con người (Personne)
- Lá 8: Suy tính (Regard)
- Lá 9: Nỗi sợ (Peur)
- Lá 10: Kết Luận (Conclusion)

Cách hiểu thứ hai:

- Lá 1: Tình trạng hiện tại (Heart of the Matter, Present Environment (Outer),
Present Environment (Inner), Primary Factor)
- Lá 2: Sự Biến đổi (Obstacles, Opposing Factor, Factor for Change, Secondary
Factor, Reinforcing Factor)
- Lá 3: NGuyên Nhân (Root Cause, Unconscious Influence, Deeper Meaning,
Unknown Factor)
- Lá 4: Quá Khứ (Past, Receding Influence, Resolved Factor, Quality to Let Go
- Lá 5: Niềm Tin (Attitudes and Beliefs, Conscious Influence, Goal or Purpose,
Alternate Future)
- Lá 6: Tương lai (Future, Approaching Influence, Unresolved Factor, Quality to
Embrace)
- Lá 7: Bản thân (You as You Are, You as You Could Be, You as You Present Yourself,
You as You See Yourself)
- Lá 8: Môi trường (Outside Environment, Another's Point of View, Another's
Expectations, You as Others See You)
- Lá 9: Niềm Tin (Guidance, Key Factor, Hopes and Fears, Overlooked Factor)
- Lá 10: Kết quả (Outcome (Overall), Outcome (Inner State), Outcome (Actions),
Outcome (Effects) )

Hình 9:

Phương Pháp rút Hoàng Hậu (Tirage de la Reine):


Hiếm khi được dùng vì sự phức tạp vốn có. Nó dùng tổng cộng 20 lá bài để đoán. Như
thế là quá nhiều.

XV. Nguồn Gốc Kabbalah của Celtic Cross Spread

1. Giới Thiệu

Kiểu trải bài cổ điển và được dùng rộng rãi nhất, Celtic Cross Speard được đề xuất sử
dụng cho tarot bởi Waite vào đầu thế kỷ 20. Việc sử dụng rộng rãi kiểu trải bài này đôi
lúc khiến cho người ta ít khi để ý đến nguồn gốc xuất hiện của nó. Nếu nguồn gốc
Celtic của kiểu bài này chưa được khẳng định rõ ràng, nguồn gốc Ấn và Trung đông
cũng được đề cập trong vài ấn phẩm, nguồn gốc Roman có vẻ khả dĩ chấp nhận được.
Gần đây, một số tranh cãi về nguồn gốc của kiểu trải bài này lại một lần nữa được nhắc
đến trong các bài báo, tạp chí huyền học của vài tác giả tên tuổi như Marcus Katz, F.L.
Gardner, John-Brodie Innes, và Florence Farr. Tôi cũng đã có một vài tranh cãi nhỏ
với các bạn nghiên cứu tarot của tôi về vài vấn đề liên quan, một vài kiến thức của các
bạn tôi khiến tôi hơi bất ngờ về nguồn gốc Kabbalah của Celtic Cross. Sẵn vậy, tôi viết
bài nhỏ này để giới thiệu cho đọc giả một cái nhìn khác về kiểu trải bài này.

Phần trình bày của tôi như sau: đầu tiên là tôi trình bày spread này, cách thức và vị trí
đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, kế nữa là phần lý luận về nguồn gốc của kiểu trải
bài này, kế nữa là phần chính của bài này: lý luận kabbalah trong Celtic Cross, cuối
cùng là kết luận.

2. Celtic Cross Spread

Kiểu trải bài này đối với các thành viên tarot chắc không có gì mới, tôi nhắc lại vài chi
tiết để anh em nào chưa rõ sẵn dịp nắm rõ lại thôi. Kiểu trải bài này hiện có vài phiên
bản, chủ yếu vẫn là phiên bản gốc của A.E.Waite trong cuốn "The Pictoral Key of
Tarot".

Kiểu trải bài này dùng 10 lá bài, hoặc 11 lá với lá tăng thêm là lá Querent, xếp theo mô
thức như sau:
Ý nghĩa của các lá này đến nay có đến trăm phiên bản, tôi chỉ trích ra phiên bản chính
xác của nó do A.E.Waite đề xuất. Waite đề xuất sử dụng 11 lá với ý nghĩa như sau:

- Lá Significator: lá này ám chỉ sự kiện, sự vật, con người mà câu hỏi nói tới. Waite có
chú giải thêm: dùng lá Mặt (Court Card) để chỉ người, dùng lá Hình (Trumps Card) để
chỉ sự việc. Lá này để mặt ngửa, sau đó xào và cắt bài 3 lần.

- Lá 1. That covers him. (tôi không dịch ý nghĩa này, vì dịch sẽ sai đi ý của tác giả)
- Lá 2. What crosses him.
- Lá 3. What crowns him.
- Lá 4. What is beneath him.
- Lá 5. What is behind him.
- Lá 6. What is before him.
- Lá 7. Himself.
- Lá 8. His house.
- Lá 9. His hopes or fears.
- Lá 10. What will come.

Có mấy điểm lưu ý như sau:

- Trải bài này, không có khái niệm ngược, hoặc ít ra, Waite không giải thích thêm về
điều này.

- Lá significator chọn là lá Mặt hoặc lá Hình, là những lá có tầm quang trọng lớn trong
bộ bài. Mặt khác, lá này lại không dùng để giải đoán. Do đó mà sẽ giảm bớt sự đa dạng
trong đoán bài. . Vì vậy, có một số phiên bản sau này bỏ bớt lá Significator. Tức là các
phiên bản 10 lá.

- Vấn đề còn nằm ở chỗ, Waite xuất bản 2 lần về trải bài này, và 2 lần này có cách giải
thích khác nhau. Phần khác nhau này tôi sẽ để phụ lục ở cuối bài viết.

3. Nguồn Gốc

Nguồn gốc của kiểu bài này bắt đầu từ A.E.Waite trong "The Pictorial Key of Tarot"
năm 1911, một bản thảo gốc xuất hiện năm 1906. Trong cuốn này ông đề cập đến sự
giúp đỡ và hướng dẫn về kiểu trải bài này của Nhà Bói Toán người Pháp Julia Orsini.
Tôi khá chú ý một giải thích của Nhà Tarot Sử Học MaryK Greer về lịch sử bói bài về
vấn đề này. Theo niên biểu này, năm 1750 thì Etteilla viết cuốn sách về bói bài đầu
tiên và đề xuất bộ tarot bói toán Grand Etteilla với khuynh hướng Ai Cập Học. Sau đó,
Marie-Ann-Adélaïde Lenormand sử dụng kết hợp giữa lý thuyết toán của Etteilla và
nền tảng bói bài của Gypse mà bà thừa kế, để đưa ra bộ Lenormand Tarot. Kế tiếp là
Julia Orsini viết sách về phương pháp bói bài của Grand Etteilla tên "Le Grand
Etteilla, ou l’art de tirer les cartes" (Paris, 1838). Chính tác phẩm này đề xuất lần đầu
kiểu trải bài Celtic Cross này.

Tôi chú ý các đọc giả ở 2 điểm chính: thứ nhất, không có tác phẩm nào của Etteilla đề
cập đến kiểu trải bài này, các phương pháp của Etteilla ảnh hưởng Toán Số Học và
Huyền Học Số rất mạnh, chứ không phải kiểu đơn giản như Celtic Cross; thứ hai, bộ
mà Julia sử dụng là bộ 52 lá chứ không phải 78 lá (Thông tin chưa kiểm chứng từ một
người bạn am hiểu tarot, vì cuốn này tôi hiện chưa tìm đọc được).Rõ ràng là Waite đã
học kiểu bố trí này từ Julia. Tôi trích "The Pictoral Key of Tarot" củaWaite: "I do not
think that it has been published--certainly not in connexion with Tarot cards; I
believe that it will serve all purposes, but I will add by way of variation-in the second
place what used to be known in France as the Oracles of Julia Orsini", tức là ông vừa
kế thừa vừa biến đổi kiểu trải bài này, từ 52 lá thành 78 lá. Ta thấy rõ sự khác biệt về
cách thức này một cách rõ ràng, khi mà kiểu trải bài này giống với các kiểu bói bài
Gypsy khác, tức là không chấp nhận lá ngược.

Tài Liệu về bói bài của Julia

Nguồn gốc về Gypsy của kiểu trải bài này, tôi cũng đã cố tìm đọc một vài ý kiến, tuy
nhiên, chưa có gì đáng thuyết phục. Có 2 lý do: một là Gypsy không viết sách, tất cả
đều được giữ kín, và không chỉ dạy lại; hai là có nhiều người sau này, mạo nhận là có
dòng máu gypsy để viết sách, nhằm lợi ích về kinh doanh, nên vấn đề này thực sự rất
hỗn tạp. Tác phẩm Gypsy duy nhất đáng tin là "The Square of Sevens, and the
Parallelogram: An Authoritative Method of Cartomancy with a Prefatory Note" viết
bởi Robert Antrobus năm 1735. Nhưng tác phẩm này cũng không có kiểu trải bài này.

Còn cái tên Celtic ắt ít có quan hệ thật sự với văn hóa Celtic, hoặc Pagan (dù đây là lý
do mà các bộ bài Modern ra đời toàn nhắm vào cái tên Celtic hoặc Pagan để xuất bản),
có lẽ chỉ đơn giản là kiểu hình ảnh trải bài của nó mô phỏng hình ảnh của Celtic Cross
mà thôi.

Hình ảnh Celtic Cross

3. Celtic Cross Spread và Lý Luận về Kabbalah


Lý luận Kabbalah liên quan đến Celtic Cross bắt nguồn từ sách Sefer Yetzirah, tài liệu
về Kabbalah quan trọng bật nhất đối với Do Thái Giáo. Tôi sử dụng bản dịch thông
dụng của Aryeh Kaplan. Sách này chưa có tiếng Việt nên tôi chỉ dẫn ra phiên bản tiếng
Anh - tại đây.

Trích Yetzirah 1:5 "... Ten Sefirot of Nothingness:

Their measure is ten which have no end.

A depth of beginning, a depth of end;

a depth of good, a depth of evil;

a depth of above, a depth below;

a depth east, a depth west;

a depth north, a depth south.

The singular Master, God faithful King, dominates them all from His holy dwelling
until eternity of eternities..."

"Ten Sefirot of Nothingness", tức là là 10 Sephirot vô tận, tương ứng 10 lá bài, "Their
measure is ten which have no end", tạm dịch là Được tính toán bằng 10 lá không
ngừng, tức là số phận được tính trên 10 căn cứ. "A depth of beginning, a depth of
end"; tạm dịch một cho bắt đầu, một cho kết thúc, tức là tương ứng lá 10, 9. "a depth
of good, a depth of evil"; tạm dịch là một cho điều tốt, một cho điều xấu, tức là tương
ứng lá 8,7. "a depth of above, a depth below", tạm dịch là một phía trên, một phía
dưới, tức là tương ứng lá 1, 2. "a depth east, a depth west ", tạm dịch là một phía
đông, một phía tây, tức là tương ứng lá 4, 3. "a depth north, a depth south", tạm dịch
là một phía bắc, một phía nam - tương ứng lá 6, 5. Xem lai hình về vị trí xếp bài phía
trên, rõ ràng đây chính là căn cứ để xếp các ý nghĩa trong trải bài của Celtic Cross của
10 lá. Cũng đồng thời cho thấy cặp đối xứng trong trải bài này.

Trích Yetzirah 1:11-13 "...


One is the Breath of the Living God
Two: Breath from Breath.
Three: Water from Breath.
Four: Fire from Water
He chose three letters from among the Elementals [in the mystery of the three
Mothers Alef Mem Shin] And He set them in His great Name and with them, He
sealed six extremities.
Five: He sealed "above" and faced upward and sealed it with Yud Heh Vav.

Six: Seal "below". Face downward and seal it with YHV.

Seven: Seal "east". Face straight ahead and seal it with HYV.

Eight: Seal "west". Face backward and seal it with HVY

Nine: Seal "south". Face to the right and seal it withn VYH.

Ten: Seal "north". Face to the left and seal it with VHY. ... "

Giờ đến phân tích Yetzirah 1:11-13 nhé. Đoạn này cho thấy sự tương ứng và vị trí đứng
của người bói so với bộ bài. Người bói đứng ở trục Đông-Tây, mặt quay hướng Đông,
mặt trời mọc, lưng quay hướng Tây, mặt trời lặn. Tay phải là Bắc, tay trái là Nam. Chú
ý: vị trí này ngược với chiều la bàn, nhưng thuận với chiều nhìn lên trời, vì sự tương
ứng này có lẽ bắt nguồn từ thiên văn học mà ra.

Chiều thuận của La bàn

"One is the Breath of the Living God", tạm dịch một là âm thanh của thượng đế, tương
ứng lá 10. "Two: Breath from Breath.", tạm dịch là hai là âm thanh từ âm thanh,
tương ứng lá 9. "Three: Water from Breath.", tạm dịch là ba là nước từ âm thanh,
tương ứng lá 8. "Four: Fire from Water", tạm dịch là bốn là lửa từ nước, tương ứng lá
7. Đây là 4 lá thẳng hàng phía tay phải của hình. Vị trí lá có thể thay đổi theo quan
niệm của người đọc,người viết chỉ tạm dẫn ra để cho dễ thấy thôi. Thứ tự 4 lá này có
thể không hoàn toàn chính xác.

Kế đến là đoạn mô tả các lá bài ở vị trí tay trái trong hình. Chú ý có một số chỗ không
dịch được sát nghĩa. "Five: He sealed "above" and faced upward and sealed it with
Yud Heh Vav", tạm dịch là năm là chúa trời đặt phía trên và đặt úp xuống, gán cho nó
thuộc tính YHV, tức là tương ứng vị trí lá 2. "Six: Seal "below". Face downward and
seal it with YHV", tạm dịch là năm là ấn phía dưới, đặt phía dưới, gán cho nó thuộc
tính YHV, tức là tương ứng vị trí lá 1."Seven: Seal "east". Face straight ahead and
seal it with HYV", tạm dịch là ấn thứ bảy là ấn phía đông, đặt thẳng trên và gán cho
nó thuộc tính YHV, tức là tương ứng vị trí lá 3."Eight: Seal "west". Face backward
and seal it with HVY", tạm dịch là ấn thứ tám là ấn phía tây, đặt đối diện và gán cho
nó thuộc tính YHV, tức là tương ứng vị trí lá 4. "Nine: Seal "south". Face to the right
and seal it with VYH", tạm dịch là ấn thứ chín là ấn phía nam, đặt bên phải và gán
cho nó thuộc tính YHV, tức là tương ứng vị trí lá 6. "Ten: Seal "north". Face to the left
and seal it with VHY", tạm dịch là ấn thứ mười là ấn phía bắc, đặt bên trái và gán cho
nó thuộc tính YHV, tức là tương ứng vị trí lá 5.

Ở đây ta có thứ tự các lá bài ứng với phương vị, kết hợp với các đoạn phân tích ở trên,
ta có thể lập ra mô phỏng chính xác điều mà Yetzirah muốn thể hiện tạo thành kiểu
Celtic Cross này.

Một tác phẩm khác của Golden Dawn cũng có cùng nguyên lý là "Lesser Banishing
Ritual of the Pentagram" (- xem tại đây). Cái tài liệu này cứ tính là bí mật lắm, ai ngờ,
đến trên internet cũng có. Cái này là spell trong nghi lễ của Golden Dawn, lâu nay tôi
cứ tưởng là chỉ ít người như tôi có dịp biết đến, thiệt là thời kỳ công nghệ mà !

"Touching the forehead, say Atay.


Touching the genitals, say Malkuth.
Touching the right shoulder, say ve-Geburah.
Touching the left shoulder, say ve-Gedulah.
Place the two palms of the hands together upon the breast, and say le-Olahm,
Amen.

Advance to the East, trace the Pentagram with the proper weapon. Say (i.e.,
vibrate) IHVH.
Turning to the South, the same, but say ADNI.
Turning to the West, the same, but say AHIH.
Turning to the North, the same, but say AGLA.
Return to the East, completing the Circle.

Extend the arms in the form of a Cross, and say:


Before me Raphael;
Behind me Gabriel;
On my right, Michael;
On my left, Auriel;
For around me flames the Pentagram,
And above me shines the Six-rayed Star.... "

Cái này có thể dẫn giải đến tác phẩm của Eliphas Levi về tác nghi lễ của Kabbalah. Câu
trích này được dẫn bởi R. Samson Raphael Hirsch trong tài liệu 'The Hirsch Siddur'
(1969), như sau: "In the Name of God, the God of Yisrale: may Michael be at my
right hand, Gabriel at my left, Uriel before me, Raphael behind me, and above my
head, the presence of God."
Chú ý ở hình hình mô tả Celtic Cross vị trí hình chữ thập: "Michael ở phía phải,
Gabriel ở phía trái, Uriel ở trước, Raphael ở sau, Chúa ngự trên đầu của tôi" tương ứng
vị trí lá bài số 1,2,3,4,5,6. Cụ thể như sau: Michael ở phải (ứng lá 5), Gabriel ở trái
(ứng lá 6),Uriel ở trước (ứng lá 4), Raphael ở sau (ứng lá 3), Chúa (ứng lá 2) ngự trên
đầu tôi (ứng lá 1). Thấy rõ ràng chưa bạn ? Các cái tên Gabriel, Uriel ... chính là tên
các vị tổng lãnh thiên chúa (lần này tôi không giải thích dài dòng nữa, tự google nhé).
Raphael tương ứng East, Gabriel tương ứng West, Michaeltương ứng South và
Auriel/Uriel tương ứng North.

Tương tự ở Lesser Banishing Ritual of the Pentagram, các bạn có thể tự phân tích lấy
mà không cần tôi hướng dẫn.

Tuy ta đã giải thích khá rõ sự liên hệ tuy nhiên, một số vấn đề vẫn chưa khớp mà tôi
nghĩ cần thêm nhiều giải thích nữa. Có thể tôi sẽ nghiên cứu thêm về những nghi vấn
này. Một vài nghi vấn còn lại như sau:

+ Vấn đề về các hướng và sự tương ứng các tổng lãnh. Tôi phát hiện ra có sự ngược
nhau giữa Yetzirah và sách của Golden Dawn về vị trí này. - Cụ thể như thế nào thì tôi
sẽ trình bày sau khi tôi có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn

+ Vấn đề thứ tự các lá ở vị trí 7 8 9 và 10. Không có hướng dẫn nào rõ ràng hơn về vấn
đề này.

+ Vấn đề tương ứng với hướng dẫn của Waite: hướng dẫn củaWaite không hoàn toàn
trùngkhớp với lý luận này. Một phiên bản khác của Florence Farr đề xuất nhằm phù
hợp lý luận này, đã bị chống đối và bác bỏ. Tôi để ngỏ khả năng này.

4. Kết Luận

Việc nghiên cứu này vẫn chưa ngả ngũ. Cá nhân tôi thấy lý luận này thuyết phục, dù
không có chứng cứ lịch sử rõ ràng. Việc gắng với nền tảng Gypsy có khá nhiều căn cứ
nên cũng khó mà bác bỏ được (dù những lý luận này không phải hoàn toàn có dẫn
chứng). Có lẽphải đợi thêm một thời gian sau nữa, vấn đề này mới có hivọng giải quyết
rốt ráo. Hình hình sức khỏe và làm việc của tác giả blog này đang suy yếu vì thức
khuya đọc tài liệu quá nhiều. Anh em nào đọc bài viết của tôi thấy hay thì có thể gửi
thuốc qua đường bưu điện theo địa chỉ gửi trong mail. Chúc cả nhà ngủ ngon và an
lành.
Ghi chú thứ nhất:

- Luận Điểm 1: "SEVEN "when before him" = East

EIGHT "when behind him"= West

NINE "when on his right" =North

TEN "when on his left" =South."

- Luận Điểm 2: "Raphael tương ứng East, Gabrieltương ứng West, Michael tương
ứng South và Auriel/Uriel tương ứng North."

- Luận Điểm 3: "Michael ở phía phải, Gabriel ở phía trái, Uriel ở trước, Raphael ở sau,
Chúa ngự trên đầu của tôi"

=> 3 luận điểm này ngược nhau

Ghi chú thứ hai:

Phiên bản còn lại của trải bài này theo Waite là như sau:

1. This covers him.


2. This crosses him.
3. This crowns him.
4. This is beneath him.
5. This is behind him.
6. This is before him.
7. This is himself
8. This is his house,
9. This is his hopes or fears
10. This is the final result

Nguồn:

http://www.digital-brilliance.com/kab/faq.htm

http://www.necroticobsession.com/forums/76/44516

http://marygreer.wordpress.com/2008/04/01/origins-of-divination-with-playing-
cards/
http://www.sacred-texts.com/tarot/pkt/pkt0306.htm

http://www.todayszaman.com/news-255679-donmes-jewish-origins-posed-no-
problems-for-ottoman-rulers.html

http://www.tarotforum.net/showthread.php?t=164215

http://dailywicca.com/tarot/3-basic-celtic-cross-spread/

http://planetwaves.net/pagetwo/reading-tarot/the-celtic-cross-spread-part-i-an-
introduction/

http://fr.wikipedia.org/wiki/Cartomancie

http://www.tarotforum.net/showthread.php?t=1578

http://www.essortment.com/introduction-tarot-celtic-cross-spread-42473.html

http://en.wikipedia.org/wiki/Celtic_cross

http://en.wikipedia.org/wiki/Lesser_ritual_of_the_pentagram

http://www.kheper.net/topics/Hermeticism/LBR.htm

http://forums.riverofenlightenment.com/index.php?action=printpage;topic=4262.0

http://www.tarotforum.net/showthread.php?t=164215&page=2

XVI. Bàn về phép diễn giải số học thần thánh Gematria

1. Giới Thiệu

Nếu đọc các sách bí thư Do Thái mà không hiểu về Gematria thì sự huyền bí của chữ
Hebrew sẽ không thể thấu đáo. Nhận thấy các sách lý luận về Tarot của các thành viên
hội Bình Minh Ánh Kim thường sử dụng Gematria như là phương pháp cơ bản nhất để
phân tích tarot. Vì vậy, tôi viết ra bài giảng ngắn này để giúp các thành viên nghiên
cứu tarot hiểu rõ hơn về phương pháp Gematria.

Người Do Thái cho rằng mỗi từ, chữ được sáng tạo ra đều do Thượng Đế. Họ cho rằng
ẩn chứa trong từng câu giáo huấn, từng câu chữ của kinh thánh đều có mang một con
số huyền bí bên trong. Sự sùng bái các con số này không chỉ riêng Do Thái, mà hầu
như các nền văn hóa đều có. Từ Pitagor của Hi Lạp, đến Phục Hi đều có bàn luận về
những con số huyền nhiệm. Bài này chỉ xét riêng trường hợp của Do Thái.
2. Gematria, Temurah và Notarikon.

Gematria (Phép cộng trị): nguồn gốc chữ này là sự kết hợp của Geo-metria và
Gramma-metria.Geo nghĩa là trái đất, Gramma nghĩa là chữ cái, metria là đo đạc. Ý
tưởng của chữ này là việc diễn đạt các câu, chữ, từ, chương của các lời giáo huấn (của
Abraham, của Jesus ...) bằng các giá trị số để nhờ đó diễn giải kinh thánh cũng như
các thần chú. Gematria xuất hiện lần đầu trong văn bản "32 điều luật" hay còn biết
dưới tên tên Bariatha of R. Eliezer ben R. Jose, the Galilean vào năm 200 sau công
nguyên. Trong 32 điều luật này có điều số 29: Gematria là phương pháp hợp pháp đề
chú giải kinh thánh.

Temurah (Phép hoán vị): là phương pháp Gematria trong đó sắp đặt lại vị trí các
mẫu tự để tạo thành từ khác. Các thay đổi này phải tuân theo một quy tắc nhất định để
có thể tạo thành mật ngữ (Cryptogram) hoặc để giải mã lại các mật ngữ. Hai quy tắc cổ
điển nhất là bảng mẫu tự AthBSh và ALBM.

Notarikon (Phép giản lượt): có nguồn gốc từ chữ latin Notarius nghĩa là tốc ký. Đây
là phương pháp Gematria trong đó có sự đơn giản hóa một chữ bằng các mẫu tự đại
diện. Thường là các ký tự đầu chữ, ký tự đầu âm tiết. Kết quả là ta có một chữ ngắn rút
gọn gồm các mẫu tự. Vd như 7 mẫu tự đầu tiên trong sách Sáng Thế Ký (Book of
Genesis) là BBAAHVH, có tổng là 22, được xem là số huyền diệu mô tả vũ trụ..Kết quả
ngược của phép này cực kỳ quan trọng trong Tarot. Nó cho phép ra rút ra một câu hay
chữ có ngữ nghĩa từ một cụm đơn. Vì mỗi ký tự của Hebrew tương ứng một lá Tarot
nên ta có thể từ một câu hay chữ dùng Notarikon quy đổi thành cụm đơn.

3. Quy Tắc Số của Mẫu Tự

- Có 22 mẫu tự cơ bản Hebrew. Một từ được đọc từ Phải sang Trái.


- Tiếng Hebrew một từ được viết bằng các phụ âm chứ không có nguyên âm. Vd Adam
được viết là MDA (ADAM có các chữ phụ âm là ADM, vì Hebrew viết ngược nên được
viết là MDA)
- Trị số của 1 từ là tổng trị số các mẫu tự. Vd Adam trong tiếng Hebrew được viết là
MDA = M + D + A = 40 + 4 + 1 = 45.
- Ngoài 22 mẫu tự còn có 5 mẫu tự chót Sofit. Mẫu tự K có mẫu tự chót là Kf, tương tự
M có Mf, N có Nf, P có Pf và Tz có Tzf. Trong trường hợp chữ cuối rơi vào các mẫu tự
K M N P Tz thì nó có thêm dạng mẫu tự chót, nên nó sẽ có 2 trị số. Vì Hebrew đọc
ngược nên mẫu tự chót tương ứng mẫu tự đầu. Vd: MDA = M + D + A = 40 + 4 + 1,
hay = Mf + D + A = 600 + 4 + 1 = 605.
- Khi mẫu tự được viết lớn thì nó có giá trị nhân lên 1000 lần. Vd A = 1, thì A lớn =
1000. Thường là đầu chương hay đầu đoạn sẽ xuất hiện các mẫu tự lớn.

4. Các Mẫu Tự của Hebrew, Phiên thành tiếng Latin và Giá trị gốc
Heb Trị Heb Trị Heb Trị
‫א‬A 1 ‫י‬I 10 ‫ק‬Q 100
‫ב‬B 2 ‫כ‬K 20 ‫ר‬R 200
‫ג‬G 3 ‫ל‬L 30 ‫ ש‬Sh 300
‫ד‬D 4 ‫מ‬M 40 ‫ ת‬Th 400
‫ה‬H 5 ‫נ‬N 50 ‫ ך‬Kf 500
‫ו‬V 6 ‫ס‬S 60 ‫ ם‬Mf 600
‫ז‬Z 7 ‫ע‬O 70 ‫ ן‬Nf 700
‫ ח‬Ch 8 ‫פ‬P 80 ‫ ף‬Pf 800
‫ט‬T 9 ‫ צ‬Tz 90 ‫ ץ‬Tzf 900

22 Mẫu tự này chia làm 3 nhóm ngữ âm:

Nhóm Mẫu Tự Mẹ (Mother Letter or Matrix Letter): Sh , A và M. Nó biểu


trưng cho dạng ngữ âm chung của hệ chữ cái. Mẫu tự dạng phát thanh (Aspirates) là
Aleph, mẫu tự dạng câm (Mutes) Men, mẫu tự dạng âm xì hơi (Sibilants) Shin. Nó
thể hiện quan niệm: 3 ngôi nhất thể hay Trinity.

Nhóm Mẫu Tự Kép (Double Letter): gồm B, G, D, K, P, R, và Th. Những mẫu tự


này có 2 cách phát âm. Nếu có dấu chấm ở giữa gọi là Dagesh thì nó phát âm mạnh,
nếu không có thì nó phát âm yếu. Nếu có Dagesh nó tượng trưng cho nam tính, nếu
không có, nó tượng trưng cho âm tính. Nó thể hiện tính nhị nguyên của lý luận
Kabalah. 7 cặp này thể tính chất thiêng liêng của số 7: 7 ngày, 7 cổng trời, 7 hành
tinh...

Nhóm mẫu tự đơn (Simple Letter) : gồm 12 mẫu tự còn lại. Những mẫu tự này
chỉ có duy nhất một cách phát âm. Nó thể hiện sự thần bí của con số 12: 12 cung
hoàng đạo, 12 tháng ...

5. Các Phép Gematria

Dưới đây, tôi sẽ phân tích chữ Adam (nhân loai) theo các phép diễn giải Gematria gọi
là Mispar (Phép cộng trị) để đọc giả dễ dàng so sánh cách tính. Kế nữa là các phép
Temurah (Phép hoán vị). Còn phép Notarikon (Phép giản lượt) thường dùng cho một
câu hay đoạn trong kinh thánh mà tôi sẽ chưa bàn trong bài này. Các phép này được
sử dụng rộng rãi trong các sách huyền bí về Do Thái. Theo một nghiên cứu của đại học
Oxford thì ngta thống kê có tổng cộng 175 phép biến đổi Gematria đã được sử dụng
trong các sách luân lý của Do Thái.

Phép Gematria Cơ bản:

- Mispar Hechrachi hay Mispar ha-Panim [1]: Phép cộng giá trị số. Tức là cộng
giá trị số từng mẫu tự.Vd: ADM = A + M + D = 1 + 4 + 40 = 45. Giá trị số của A = 1, M
= 4, D = 45
- Mispar Gadol [2]: Phép cộng giá trị số mẫu tự chót. Tức là cộng giá trị số từng
mẫu tự, áp dụng trường hợp cho mẫu tự sofit cuối. Vd: ADM = A + M + D = 1 + 4 +
600 = 605. Giá trị số sofit của A = 1, M = 4, D = Df = 600.
- Mispar ha-Gadol [3]: Phép trị tên số mẫu tự chót. Tức là áp dụng phép cộng phát
âm cho tên của mẫu tự, nhưng áp dụng mẫu tự sofit cuối.
- Mispar Katan hay Mispar Me'ugal [4]: Phép trị số phụ. Tức là bỏ các số 0 ở vị
trí tính. Vd: ADM = A + D + M = 1 + 4 + 4 = 114. Giá trị số của A=1, D = 4, M = 40 =
4.
- Mispar Siduri [5]: Phép cộng thứ tự. Tức là cộng giá trị thứ tự của các mẫu tự. Vd:
AMD = A + M + D = 1 + 4 + 13 = 18. Giá trị thứ tự của A = 1, M = 4, D = 18.
- Mispar Bone'eh [6]: Phép cộng gộp giá trị mẫu cộng gộp giá trị tăng tiến. Tức là
cộng gộp giá trị của mẫu tự trước nó trong từ. Vd: ADM = A + (A+D) + (A+D+M) = 1
+ (1+4) + (1+4+40) = 50
- Mispar Kidmi hay Mispar Meshulash [7]:Phép cộng gộp giá trị mẫu tự. Tức là
cộng gộp giá trị mẫu tự trước nó trong bảng mẫu tự. Vd: ADM = A + (A+B+G+D) +
(A+B+G+...I+K+L+M) = 1 + 10 + 91 = 102
- Mispar P'rati hay Mispar ha-Merubah ha-Prati' [8]: Phép cộng bình phương
giá trị mẫu tự trong chữ. Tức là cộng từng bình phương của mỗi giá trị của mẫu tự. Vd:
ADM = A^2 + D^2 + M^2 =(1x1) + (4x4) + (40x40) = 1 + 16 + 1600 = 1617

- Mispar ha-Akhor [9]: Phép cộng giá trị vị trí. Tức là giá trị mỗi mẫu tự được nhân
với vị trí của nó trong câu hay từ. Phép này hay bị lầm lẫn với Phép 7 vì đôi khi được
dùng cùng tên. Vd: ADM = Ax1 + Dx2 + Mx3 = 1x1 + 4x2 + 40x3 = 129
- Mispar Mispari [10] : Phép cộng theo phát âm. Tức là cộng các giá trị mẫu tự là
giá trị của cách phát âm của mẫu tự ấy. Vd: A phát âm là AChD nên có giá trị là AChD
= A + Ch + D = 1 + 8 + 4 = 13 nên A = 13, tương tự D = 278, M = 323. Vậy ADM = A
+ D + M = 13 + 278 + 323 = 614

- Mispar Shemi [11]: Phép cộng theo tên. Tức là cộng giá trị mẫu tự là giá trị của
cách viết mẫu tự đó. Vd: A gọi là Aleph nên viết là ALP = A + L + P = 1 + 30 + 80 =
111, tương tự D gọi là Daleth nên viết là DLTh = 4 + 30 + 400 = 434, M gọi là Men
(hay Mem) nên viết là MM = 40 + 40 = 80, hay MN = 40 + 50 = 90. Vậy, ADM = ALP
+ DLTh + MM = 111 + 434 + 90 = 635 (hay ALP + DLTh + MN = )
- Mispar Ne'elam [12]: Phép cộng theo tên ẩn tự. Tức là giống với Phép 11 nhưng
loại bỏ mẫu tự của chính từ ấy. Như A gọi là Aleph nên viết là ALP, bỏ đi mẫu tự A trở
thành LP = 30 + 80 = 110. Tương tự, D gọi là Daleth viết là DLTh, bỏ mẫu tự đầu
thanh LTh = 30+ 400 = 430, M gọi là Men viết MN bỏ mẫu tự đầu thành N = 50. Vậy
ADM = LP + LTh + N = 110 + 430 + 50 = 590
- Mispar Katan Mispari [13]: Phép giản tự, hay cộng thành phần. Tức là mỗi khi
giá trị cuối cùng vượt quá 10 thì ngta thực hiện cộng các thành phần trong giá trị đó.
Vd: A = 1, D = 4, M = 90 = 9+0 = 9 nên ADM = A + D + M = 1 + 4 + 9 = 14 = 1+ 4 = 5
- Mispar Misafi [14]: Phép cộng thêm. Tức là cộng thêm vào giá trị số của từ bằng
số lượng mẫu tự có trong từ ấy.Vd: ADM = A + D + M + 3 = 1 + 4 + 40 + 3 = 48
- Kolel [15]: Phép tính số lượng. Tức là số từ trong câu, số mẫu tự trong từ. Nó
thường được thêm vào các trị.

Các Phép Temurah:

- Atbash (AThBSh) [16]: Phép hoán vị ngược. Tức là đổi mẫu tự có giá trị ngược
vào mẫu tự gốc. Mẫu tự A đầu tiên đổi cho mẫu tự Th cuối cùng, mẫu tự B kế tiếp đổi
cho mẫu tự kế cuối Sh, và ngược lại. Đồng thời đổi cả giá trị số. Trị số do hoán vị cũng
đổi theo ADM = A + D + M = Th + Q + I = 400 + 100 + 10 = 510.
- Albam (ALBM) [17]:Phép hoán vị phân đôi . Tức là đổi mẫu tự có giá trị tương
ứng phân đôi vào mẫu tự gốc. Danh sách mẫu tự được chia làm 2 phần bằng nhau (11
mẫu tự cho mỗi phần, Phần 1 từ A đến K, Phần 2 từ L đến Th) . Mẫu tự A đổi với mẫu
tự thứ 12 L, mẫu tự kế B đổi với mẫu tự kế 13 M, và ngược lại. Đồng thời đổi cả trị số.
Trị sốdo hoán vị cũng đổi theo ADM = A + D + M = L + S + B = 30 + 60 + 2 = 92
- Achbi (AChB) [18]: Phép hoán vị phân đôi đảo. Tức là đổi mẫu tự có giá trị tương
ứng phân đôi ngược lại vào mẫu tự gốc. Danh sách chia 2 phần bằngnhau giống như
Albam. Nhưng thay vì đổi mẫu tự theo thứ tự thì ta đảo ngược lại.Mẫu tự A đầu tiên
đổi với mẫu tự cuối cùng của nhóm là K, mẫu tự thứ 2 đổi với mẫu tự kế cuối của nhóm
là I, và ngược lại. Trị số do hoán vị cũng đổi theo ADM = A + D + M = K + Ch + Sh =
20 + 8 + 300 = 328
- Ayak Bakar [19]: Phép hoán vị giảm. Tức là thay thế một mẫu tự bằng mẫu tự
khác có giá trị giảm theo thập phân. Giá trị I là 10 thay thế bởi A là 1, giá trị Th là 400
thay thế bởi M là 40, giá trị A lớn là 1000 thay thế bởi Q là 100. Trị số do hoán vị cũng
thay đổi. Vd: ADM = A + M + D = A + D + D = 1 + 4 + 4 = 9
- Ofanim (OFNM) [20]: Phép hoán vị chữ cuối. Tức là hoán vị mẫu tự bằng chữ
cuối cùng tên của mẫu tự đó.Vd: ADM = Aleph + Daleth + Men = ALP + DLTh + MN
= P + Th + N = 80 + 400 + 50
- Akhas Beta [21]: Phép hoán vị nhóm 778. Tức là phân bản chữ cái thành 3 nhóm,
nhóm 7 gồm từ A đến Z, nhóm 7 kế gồm từ Ch đến N, nhóm 8 cuối gồm từ S đến Th.
Mỗi mẫu tự sẽ bị hoán vị bởi mẫu tự của nhóm kế tiếp cùng vị trí. A vị trí đầu nhóm 7
sẽ thay thế bằng Ch cũng ở vị trí đầu nhóm kế tiếp, N vị trí cuối nhóm 7 kế sẽ hoán vị
bằng Sh vị trí gần cuối của nhóm 8 (vì nhóm này hơn nhóm 7 là 1 mẫu tự), Th là mẫu
tự số 8 của nhóm 8 do không có sự tương ứng ở nhóm 7 nên sẽ giu74 nguyên. Vd:
ADM = A + D + M = Ch + K + Q= 8 + 20 + 100 = 128
- Avgad [22]: Phép hoán vị kế tiếp. Tức là thay thế vị trí mẫu tự bằng mẫu tự kế tiếp
trong danh sách. Chiều ngược lại đôi khi cũng được dùng.Vd: ADM = A + D + M = B +
H + N = 2 + 5 +50 = 552

Ghi chú: Các phép trên được dẫn giải theo sách của Rabbi Moshe Cordevero (học giả
thế kỷ 16), một số phép được David Allen Hulse dẫn giải trong cuốn Key of it All,
1993, nhưng không đề cập đến tên của Mispar cũng như sách trích dẫn. Tôi nêu lên
sau đây:

- Phép bình phương thứ tự [23]: Tức là tổng bình phương của giá trị thứ tự của từng
mẫu tự.Vd: ADM =A^2 + D^2 + M^2 = 1x1 + 4x4 + 13x13 = 1 + 16 + 169 = 186
- Phép lập phương trị số [24]: Tức là lập phương của giá trị số của từng mẫu tự. Vd:
ADM = A^3 + D^3 + M^3 = 1^3 + 4^3 + 40^3 = 1 + 64 + 64000 = 64065
- Phép trị số tarot Levy [25]: Do Eliphas Levi đề xuất. Trị số này chính là trị số thứ tự
nhưng với Sh = 0, và Th = 21. Vd: ADM = A + D + M = 1 + 4 + 13 = 18
- Phép trị số tarot Mathers [25]: Do S.L. Mac Gregor Mathers đề xuất. Trị số này kém
hơn trị số thứ tự là 1. Vd: ADM = A + D + M = 0 + 3 + 12 = 15.

6. Gematria và khái niệm tượng hình


Giống như tiếng Ai cập hay tiếng Hoa, hệ thống chữ Do Thái cũng xây dựng từ ý tưởng
tượng hình. Vì bản thân mỗi mẫu tự đã mang trong nó một tượng hình, mà Mathers
đã đề cập trong sách The Kabbalah Unveiled, được dịch từ The Kabbalah Denudata,
bằng tiếng Latin do Christian Knorr von Rosenroth dịch lại từ Bí Thư Zohar, Kinh
diển của Do Thái Giáo.

Sự phân tích thành tố từng mẫu tự cũng được diễn dịch khái niệm thánh thần. Vd:
ADM = A + D + M = Bò Đực + Cửa Cái + Nước. ADM là nhân loại, loài người được
sinh ra trong nước (dạ con), mang tính thần thánh (Bò Thần), mang tính nam (Bò
đực), và mang tính thống lãnh (Cửa cái).

Bảng Phân Tích Thành Tố của Mathers được nêu ra dưới đây:

7. Liên hệ Gematria và Thiên văn học

Theo sách Lập Thư (Sepher Yetzirah), mỗi mẫu tự tương ứng một khái niệm thiên văn.
Một mặt nó cung cấp khái niệm về cấu thành và nguyên lý của từng từ, mặt khác cung
cấp sự phân tích về mặt thiên văn bất kỳ câu chữ nào. Mẫu tự Hebrew 22 chữ cái chia
làm 3 nhóm. Nhóm khởi nguyên (Chữ Mẹ) : 3 ký tự đầu Aleph, Mem, Shin tượng
trưng 3 nguyên tố đầu khởi tạo. Nhóm Hành Tinh (Chữ Kép): tượng trương cho hành
tinh và sao gồm 7 mẫu tự, riêng mẫu tự . Nhóm Hoàng đạo gồm 12 mẫu tự. Vd: ADM
= A + D + M = Khí + Sao Kim + Nước. Tức là Adam, nhân loại sinh ra trong nước
(Nước), có người mẹ (Sao Kim, nguồn sự sống), có tạo khí (Khí). Nhờ phương pháp
phân tích này, người ta có thể phân tích một huấn thị, một đoạn kinh thánh thành các
thành phần thiên văn. Theo sách LậpThư, ở tất cả các phiên bản, đều chưa bao giờ
thống nhất giữa các hệ thống này. Những ấn bản cổ nhất của bộ Lập Thư đều không đề
cập tới thứ tự của 7 hành tinh. Đây có thể là bí ẩn lớn nhất trong các quan hệ chữ cái
của kabalah.

Bảng Tương Ứng Thiên Văn Học được nêu ra dưới đây từ sách Lập Thư do Marthers
đề xuất:

Chú ý: ngoài bảng liên hệ này do Mathers đưa ra, còn có bảng liên hệ của Plotemy, của
Kircher và Meyer, của Stenring.

8. Liên hệ giữa Tarot và Gematria


Các lá bài của tarot được gán cho từng giá trị của mẫu tự. Điều này đã được nói đến
trong nhiều bài trước, nên trong bài này không đề cập tới nhiều hơn. Tôi chỉ đề cập
đến mối quan hệ giữa các phép Gematria và tarot:

Thứ nhất, các diễn giải ý nghĩa của các lá tarot hiện nay chính là diễn giải ý nghĩa của
từng mẫu tự. Vì vậy nghiên cứu ý nghĩa của các mẫu tự sẽ cho phép ta hiểu rõ hơn ý
nghĩa của lá bài. Mối quan hệ giữa mẫu tự và các khái niệm thần học, thiên văn học
được diễn dịch thành mối quan hệ giữa các lá bài tarot và các khái niệm đó. Và bí thư
Liber 777 chính là sự diễn dịch này.
Thứ hai, sự kết hợp của các mẫu tự để tạo thành 231 cổng thần bí được trình bày
trong sách Sepher Yetzirah chính là nguồn gốc của các ý nghĩa khi kết nối các lá bài. Ý
nghĩa của 231 cổng này và mối quan hệ với tarot sẽ được trình bày ở bài khác.
Thứ ba, Gematria cho phép diễn dịch một câu hay từ khóa thành dạng số. Từng câu
hay dạng số này có thể diễn dịch sang dạng Tarot theo bảng trên. Và có thể thực hiện
điều ngược lại. Do đó, các lá bài tarot kết hợp lại có thể diễn dịch thành một trị số
tham chiếu trong các sách bí thư hay lời giáo huấn. Đây cũng là một cách chú giải
quan trọng của tarot (giống như bói xâm truyện kiều của Vn vậy)

9.Kết Luận

Sự huyền nhiệm của Gematria là khá rõ ràng. Việc nghiên cứu các dây liên hệ này có
thể nói là thú vị. Mối quan hệ của nó và tarot đặc biệt khăn khít, nhất là về các chú giải
biểu tượng. Sự khác nhau giữa các bản chú giải tarot chẳng qua là sự khác nhau giữa
các luận giải về Gematria. Đây là vấn đề lớn mà trong một bài viết khó thể diễn tả
được. Còn rất nhiều khái niệm và lý luận mà ta sẽ bàn rất nhiều ở các bài viết khác.

Cảm ơn chân thành đến Freezer, Wings, KissAngel đã cung cấp tài liệu về chìa khóa
Tarot trong sách của David Allen Hulse. Tôi vốn nghĩ các học giả hiện đại thường đưa
ra cái nhìn thiển cận hơn các học giả cổ, hoặc là sao chép, hoặc là cải biên các ý tưởng
cổ, nên những học giả ra đời muộn hơn 1930 thì tôi thường ít khi tìm đọc. Nhưng học
giả Allen Hulse rõ ràng đã có những lý luận đáng kinh ngạc về các vấn đề này.

Nguồn:
Bernstein, Henrietta (April 1984). Cabalah Primer: Introduction to the
English/Hebrew Cabalah. Camarillo, CA: Devorss.
Bonner, John (March 2002). Qabalah: A Magical Primer. Boston: Red
Wheel/Weiser.
Jones, Charles Stansfeld (Frater Achad) (April 2005). Q.B.L. or The Bride's
Reception: Being A Qabalistic Treatise on the Nature and Use of the Tree of Life.
York Beach, ME: Red Wheel/Weiser.
Mathers, S.L. MacGregor. The Kabbalah: The Essential Texts From The Zohar. New
York: Barnes & Noble Books.
Regardie, Israel (1989). The Golden Dawn: A Complete Course in Practical
Ceremonial Magic (Sixth Edition ed.). St. Paul: Llewellyn Publications.
Zalewski, Pat (1993). The Kabbalah of the Golden Dawn (First Edition ed.). St. Paul:
Llewellyn Publications.
Klein, Ernest, Dr., A comprehensive etymological dictionary of the English language:
Dealing with the origin of words and their sense development thus illustrating the
history and civilization of culture, Elsevier, Oxford, 7th ed., 2000
Davies, William David & Allison, Dale C., A Critical and Exegetical Commentary on
the Gospel According to Saint Matthew, Continuum International Publishing Group,
2004
Acres, Kevin, Data integrity patterns of the Torah: A tale of prime, perfect and
transcendental numbers, Research Systems, Melbourne, 2004
Clawson, Calvin C., Mathematical Mysteries: The Beauty and Magic of Numbers,
Perseus Books, 1999
Ratzan, Lee, Understanding Information Systems: What They Do and why We Need
Them, ALA Editions, 2004
Genesis Rabbah 95:3. Land of Israel, 5th Century. Reprinted in, e.g., Midrash
Rabbah: Genesis. Translated by H. Freedman and Maurice Simon. Volume II,
London: The Soncino Press, 1983.
Deuteronomy Rabbah 1:25. Land of Israel, 5th Century. Reprinted in, e.g., Midrash
Rabbah: Leviticus. Translated by H. Freedman and Maurice Simon. Volume VII,
London: The Soncino Press, 1983.
DVD 'Unlocking Da Vinci's Code – Mystery or Conspiracy?', Highland
Entertainment, 2004.
Lawrence, Shirley Blackwell, The Secret Science of Numerology – The Hidden
Meaning of Numbers and Letters, New Page Books, 2001
Hughes, J. P., Suggestive Gematria, Holmes, 2008
http://en.wikipedia.org/wiki/Gematria
http://en.wikipedia.org/wiki/Biblical_Hebrew_orthography
http://www.soul-guidance.com/houseofthesun/treeoflifetraditional.htm

You might also like