You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI: ANH/CHỊ HÃY TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP DÀN


DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT TỔNG HỢP.

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: DÀN DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ


THUẬT TỔNG HỢP
Mã phách:………………………………….

Hà Nội – 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

Để thực hiện một chương trình nghệ thuật tổng hợp diễn ra thành công và tốt đẹp
phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là một phần không thể thiếu trong việc tổ chức, dàn
dựng một chương trình. Học phần Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp là học
phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về việc tổ chức, dàn dựng một
chương trình nghệ thuật tổng hợp với nhiều chủ đề và nội dung khác nhau. Không chỉ
dừng lại ở việc học lý thuyết sinh viên sẽ được bắt tay vào thực hành từ việc định hình ý
tưởng về một chương trình nghệ thuật sau đó sẽ lên kịch bản văn học rồi chi tiết về
chương trình nghệ thuật đó. Học phần đã giúp sinh viên hiểu rõ về bản chất khi dàn
dựng một chương trình nghệ thuật. Vì vậy việc học tập và rèn luyện kinh nghiệm là điều
không thể thiếu để nâng cao kiến thức và góp phần xây dựng xã hội. Môn dàn dựng
chương trình nghệ thuật tổng hợp đã đáp ứng hầu hết nhu cầu về kiến thức cho sinh viên
đang học tập và tìm hiểu về cách tổ chức. Để hoàn thành môn học và đúc kết lại những
gì đã được học tập, đề tài này sẽ làm rõ và phân tích “ANH/CHỊ HÃY TRÌNH BÀY
PHƯƠNG PHÁP DÀN DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT TỔNG HỢP.”

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp bao gồm các tiết mục và sự sắp xếp,
bố cục các yếu tố tạo nên một tổng thể nghệ thuật trình diễn gây ấn tượng, hấp dẫn
người xem từ mở đầu cho tới kết thúc. Một chương trình nghệ thuật tổng hợp là một số
tác phẩm nghệ thuật được kết cấu với nhau trong một tổng thể thống nhất, biểu diễn một
thời gian nhất định, do mọi người, một tập thể cùng tham gia vào trong quá trình sáng
tác và biểu diễn nghệ thuật, nhằm chuyển tải tới người xem ý đồ, tư tưởng, tình cảm và
các giá trị thẩm mỹ

2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Đưa ra giải pháp, xây dựng kịch bản cho một chương trình nghệ thuật tổng hợp.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng


 Phương pháp dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Các vấn đề xoay quanh phương pháp dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng
hợp.

2
NỘI DUNG

I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA DÀN DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ
THUẬT TỔNG HỢP.

Thứ nhất, xây dựng ý tưởng về tổng thể chương trình. Đây là một trong những
khâu then chốt bởi nó sẽ là cơ sở để lựa chọn tiết mục, cấu trúc cho chương trình. Cấu
trúc chương trình có thể xây dựng theo lối sử thi, theo các sự kiện thời sự, theo tiến
trình lịch sử hoặc bằng cách dẫn chuyện… để hướng đến mục đích ý tưởng đã đề ra.
Xây dựng ý tưởng chương trình cũng sẽ tránh được tình trạng lắp ghép các tiết mục một
cách “cơ học” không theo đúng chủ đề. Đồng thời tránh tình trạng trùng lắp tiết mục
của các đơn vị khác. Vì vậy, đôi khi ý tưởng chương trình cũng cần được thông tin
mang tính chất nội bộ. Nghĩa là ý tưởng đó chỉ được phổ biến đến những người có liên
quan như ê kíp thực hiện, chỉ đạo chương trình, các diễn viên tham gia chương trình…
tránh trường hợp các đơn vị bạn “tham khảo” đôi khi sẽ mang đến sự bất lợi cho chúng
ta.
Thứ hai, cần nắm bắt và hiểu rõ chủ đề và các yêu cầu do Ban tổ chức đề ra; từ đó,
vận dụng có sáng tạo vào chương trình của đơn vị mình. Chương trình nhất định phải
tuân theo chủ đề của Ban tổ chức đề ra. Như đã nói ở trên, một số chương trình không
bám sát chủ đề, không xây dựng ý tưởng kịch bản nên dẫn đến tình trạng lắp ghép các
tiết mục theo cảm tính. Điều này làm cho chương trình không đạt hiệu quả cao dù một
số tiết mục riêng lẻ có thể có chất lượng tốt. Như vậy, chủ đề phải được xuyên suốt thì
chương trình mới thật sự chất lượng, không đi lệch yêu cầu của Ban tổ chức. 
Thứ ba, phải thực hiện một cách triệt để các điều khoản trong Quy chế của Liên
hoan, Hội diễn. Trên thực tế, bên cạnh nhiều đơn vị thực hiện đúng và đầy đủ các điều
khoản của Quy chế thì vẫn có một số đơn vị chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Do

3
đó, đã dẫn đến tình trạng chương trình không đúng chủ đề, vượt số lượng người quy
định cho mỗi tiết mục, thời lượng không đảm bảo…
Thông qua nhiều Liên hoan chúng ta có thể thấy rằng, nhiều tiết mục được dàn
dựng một cách công phu, hoành tráng, chuyên nghiệp, chất lượng tốt nhưng vi phạm
quy chế nên cũng không được đánh giá cao hoặc không được trao giải. Như thế sẽ gây
lãng phí công sức, tiền bạc mà không mang lại hiệu quả. Thậm chí sẽ tạo ra những mâu
thuẫn, tranh luận không đáng có trong nội bộ Ban tổ chức và các đơn vị bạn.
Thứ tư, về lựa chọn và làm mới tiết mục: Trên cở sở ý tưởng kịch bản, chủ đề của
Chương trình, việc lựa chọn và làm mới tiết mục là hết sức quan trọng. Có thể nói rằng
tiết mục trong chương trình có tính chất quyết định rất lớn đối với sự thành công của
chương trình. Như chúng ta đã biết, đối với các Liên hoan, Hội diễn thì các tiết mục
hay, đúng chủ đề thường được nhiều đơn vị sử dụng. Vì vậy, khả năng trùng lặp là rất
cao. Làm sao để tránh sự nhàm chán và có sự khác biệt với các tiết mục trùng lặp này?
Theo tôi, cần đầu tư làm mới hình thức thể hiện, tạo điểm nhấn, phải có những yếu tố
“bất ngờ và thú vị”, không chỉ cho Ban giám khảo mà cho cả người xem. Có thể thay
đổi phần phối khí âm nhạc, thay đổi hình thức thể hiện như dựng bè, vocal, hoặc sử
dụng múa phụ họa, đạo cụ để hỗ trợ… Một trong những vấn đề cũng cần quan tâm đó là
hình thức thể hiện của tác phẩm. Ví dụ: Một số tác phẩm viết ra chỉ để cho hình thức
hợp xướng, cho đơn ca thì không thể thay đổi hình thức thể hiện. Qua thực tiễn chúng ta
thấy có nhiều đơn vị thay đổi hình thức thể hiện từ tác phẩm viết cho tốp ca, hợp xứng
thành đơn ca, song ca hoặc thể loại khác nên sẽ phá vỡ cấu trúc tác phẩm và không
thuyết phục được BGK và người xem. Tóm lại là phải làm cho tiết mục có tính đột phá,
khác biệt với cách thể hiện thông thường nhưng phải phù hợp thì mới có thể mang lại ấn
tượng.  
Thứ năm, lựa chọn người thể hiện tác phẩm. Không phải ca sỹ nào cũng thể hiện
hay tất cả các tác phẩm mà tùy theo chất liệu, sở trường để lựa chọn người thể hiện phù
hợp. Trong quá trình xây dựng chương trình, vì nhiều lý do, điều kiện khác nhau, hoặc

4
do thiếu ca sỹ… đạo diễn chương trình có thể chỉ định người thể hiện một tác phẩm quá
sức, không phù hợp với sở trường của họ nên tiết mục trở nên gượng ép và tất nhiên là
không đạt hiệu quả. Vì vậy, khi lựa chọn tiết mục và nhân sự đảm nhiệm tác phẩm cần
khai thác tối đa lợi thế của ca sỹ, của lực lượng hiện có.
Thứ sáu, về chương trình, trên cơ sở ý tưởng, các tiết mục, cần kết cấu chương
trình hợp lý theo trình tự, theo nội dung như đã trình bày ở trên. Đạo diễn chương trình
cần trao đổi, bàn bạc, thảo luận một cách cụ thể về ý tưởng, về những điểm mấu chốt
của chương trình với ê kíp thực hiện như biên đạo, ca sỹ, diễn viên múa để nắm bắt tinh
thần, từ đó có sự đồng nhất trong công tác dàn dựng. 
Một trong những vấn đề cần hạn chế tối đa là lắp ghép các tiết mục một cách ngẫu
nhiên, cảm tính, “cơ học”. Nghĩa là các tiết mục phải được tính toán có tính logic, tính
nghệ thuật và kỹ thuật để tạo sự liên hoàn. Thông qua chương trình, người xem có thể
thấy rõ chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà chúng ta đã xây dựng và muốn gửi gắm. Khi
xây dựng chương trình cũng cần tránh sự trùng lặp về tiết tấu - hoặc là quá ồn ào, hoặc
là quá trầm buồn không tạo được sự sinh động, phong phú, cuốn người xem vào dòng
cảm xúc liên hoàn. Cần sử dụng một số thủ pháp sân khấu để tạo ra sự bất ngờ, thú vị,
mới lạ, phải biết thời điểm nào, tiết mục nào làm cao trào, là điểm nhấn của chương
trình… Có như vậy chương trình mới cuốn hút người xem. Chương trình cũng phải chú
trọng để khai thác các lợi thế về bản sắc của địa phương tạo sự khác biệt đối với các đơn
vị bạn. Ngoài các vấn đề trên cũng cần lưu ý về công tác hậu cần bởi đây cũng là một
trong những khâu có tác động đến tinh thần, hiệu quả của diễn viên khi tham gia
chương trình.  

II. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT
TỔNG HỢP

5
- Đọc kĩ chủ trương, mục đích của chương trình nghệ thuật đó, xác định chương
trình tổ chức với mục đích nào.

- Tính toán kinh phí: Kinh phí chính là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của
chương trình, tính toán kinh phí hợp lý sẽ giúp ta định hướng được chương trình
phải tổ chức theo hướng nào.
- Nên tổ chức xem qua khả năng biểu diễn của diễn viên, đơn vị đó, chọn lọc tiết
mục phù hợp, khai thác các bài hát hay, điệu múa đẹp, hợp với cảnh quan, môi
trường.
- Phải sắp xếp tiết mục hài hòa, hợp lý khi chuyển biến sao cho tránh đối lập về hình
thức, nội dung. Phải có tiết mục mở đầu, kết thúc, cao trào, tránh làm chết hoặc
cháy chương trình, làm người xem cảm giác hụt hẫng.

A - CHỨC NĂNG ĐẠO DIỄN

1.  Người có khả năng (tài năng) lý giải kịch bản một cách riêng biệt, độc đáo.

2.   Là Tấm gương phản chiếu những đặc điểm của các thành viên tham gia sáng tạo :
hạn chế nhược điểm, phát huy ưu điểm, liên kết, phối hợp các thành viên tham gia
( diễn viên – nhạc sĩ – họa sĩ – chuyên viên ánh sáng...).

3.   Người tổ chức hành động  toàn bộ chương trình.

Người ta thường nhìn thấy đạo diễn ở chức năng thứ 3 qua cách xử lý âm nhạc,
ánh sáng, biểu diễn ... nhưng thật ra tài năng của đạo diễn lại được bộc lộ ở 2 chức năng
trên : Đạo diễn đã phải tư duy căng thẳng để tìm ra nét riêng biệt, độc đáo cho chương
trình và tìm ra những phương cách để xử lý thật hiệu quả, độc đáo, hấp dẫn. Đạo diễn đã
phải quyết định chọn diễn viên này mà không chọn diễn viên khác, chọn biên đạo múa,
nhạc sĩ, hoạ sĩ... này mà không chọn những người khác vì hiệu quả của chương trình
trong tương lai.

6
Với những chức năng trên, công việc cụ thể của người đạo diễn trong khi dàn dựng
một công trình nghệ thuật quần chúng là:

B - NÂNG CAO KỊCH BẢN

1.  Xác định lại chủ đề và khẳng định tư tưởng chủ đề ( có thể khác với sự xác định của
tác giả kịch bản)

2.  Bổ sung, thay đổi tiết mục ( nội dung) cho phù hợp với chủ đề và tư tưởng chủ đề.

3.  Thay đổi loại hình nghệ thuật : cho hấp dẫn hơn, tác động sâu sắc hơn, chuyển tải nội
dung nhiều hơn (từ ca chuyển thành ca múa hay kịch hoặc ngược lại)

4.  Bố cục chương trình: dù việc xếp thứ tự tiết mục sẽ chính xác hơn sau khi dàn dựng
xong chương trình, nhưng việc bố cục trước chương trình sẽ giúp đạo diễn quyết định
tuyến dàn dựng, xử lý cách mở đầu và kết thúc một tiết mục sao cho có liên quan, hỗ trợ
với tiết mục kế tiếp.

 C XỬ LÝ “MÀU SẮC” CHO TỪNG TIẾT MỤC – NHẤN NHỮNG TIẾT MỤC
(NỘI DUNG) TRỌNG TÂM – TẠO NÉT ĐỘC ĐÁO CHO CHƯƠNG TRÌNH.

1.  Xử lý “màu sắc” cho từng tiết mục: Mỗi tiết mục là một vấn đề chúng ta định nói, vì
thế đạo diễn phải làm sao nêu rõ được nội dung này, về mặt hình thức phải tìm cách xử
lý sao cho phù hợp với nội dung, hiệu quả mà không giống những tiết mục khác. Ngoài
những nguyên nhân thường gặp như: thiếu kinh phí, chương trình dàn dựng tốt nhưng
lại thất bại bởi công tác tổ chức, hậu cần yếu hay thiếu thông tin quảng cáo để không có
khán giả đến xem hoặc từ những yếu tố khách quan là ta không dự phòng trước như :
trời mưa, cúp điện...

7
2. Nhấn những tiết mục (nội dung) trọng tâm: mỗi chương trình đều có những tiết mục
(vấn đề, nội dung) trọng tâm mà người ta thường gọi là “cái đinh” trong chương trình
cho hợp lý, không để gần nhau và dùng các tiết mục khác hỗ trợ cho nó hoặc sử dụng
các phương tiện kỹ thuật để làm nổi bật nó.

3.  Nét độc đáo của chương trình: Về nội dung, tư tưởng chủ đề cần mới, phù hợp hoàn
cảnh, thời đại, các vấn đề gợi lên được sự suy nghĩ cần thiết cho khán giả.

Về hình thức, các tiết mục cần mới, lạ, độc đáo, hấp dẫn hoặc các tiết mục có liên quan
hỗ trợ lẫn nhau. Thậm chí có những tiết mục xem như tương phản nhưng lại cần thiết,
bổ sung cho nhau (sôi động – lặng lẽ; hùng tráng – bi thương)

D - XỬ LÝ CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ

Trang trí, ánh sáng, âm thanh ... chỉ là những phương tiện hỗ trợ, nếu nó không gắn
với chủ đề và tư tưởng chủ đề sẽ không tạo được hiệu quả thậm chí có thể tạo ra hiệu
quả ngược. Vì thế, căn cứ vào mục đích mà đạo diễn xử lý các phương tiện hỗ trợ một
cách có liều lượng (ít – nhiều – tổng lực) để nói lên điều định nói (TTCĐ)

Để xử lý chính xác và hiệu quả, đạo diễn phải hiểu biết các tính năng của những
phương tiện hỗ trợ và đưa ra những yêu cầu cụ thể:

- Trang trí: tạo biểu tượng, điểm diễn, thế cao thấp, màu sắc ...
- Ánh sáng: xử lý sáng một vùng, sáng toàn bộ sân khấu, sáng luồng, follow ...
- Âm thanh: to – nhỏ, echo, các loại tiếng động ...

E - XỬ LÝ “MỐI NỐI” CÁC TIẾT MỤC

Để cho chương trình luôn liên tục, đạo diễn phải lưu ý xử lý mối nối giữa các tiết
mục với nhau. Tùy theo tính chất của từng tiết mục mà đạo diễn chọn cách xử lý :

8
- Nối bằng thuyết minh, người dẫn chuyện: một hoặc hai thuyết minh, thay giọng
nam – nữ, đổi nơi xuất hiện của thuyết minh ...
- Nối bằng tiết mục: dựng hẳn một tiết mục (nhỏ, gọn) để giới thiệu những tiết mục
trọng tâm.
- Nối bằng tiết mục đã qua: hình tượng kết của tiết mục trước lại khởi đầu cho tiết
mục sau.

F - MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC DÀN DỰNG

1.  Nhu cầu nhìn: dù là một chương trình ca nhạc, người xem vẫn có nhu cầu nhìn rất
cao, do đó đạo diễn cần chú ý đến phong cách biểu diễn, trang phục của diễn viên, đội
hình biểu diễn, trang trí sân khấu, ánh sáng...

2.  Không khí: “Tinh thần của nội dung” (Tiết mục – chương trình). Bằng các phương
tiện hỗ trợ và cách xử lý, đạo diễn phải gợi cho được không khí mà nội dung sẽ thể
hiện.

- Một buổi chiều lặng lẽ ở biên giới cho tiết mục “Chiều biên giới”.
- Tình đồng đội, tinh thần vui nhộn, văn nghệ cho tiết mục “Cây đàn guitar của đại
đội 3”.
- Không khí chiến tranh sôi động, khốc liệt trong một tiểu phẩm.

3.  Tiết tấu: “nhịp đập của trái tim”. Đó là sự sôi động, dồn dập hay thư thả, lắng đọng,
dịu dàng của từng tiết mục.

4.  Liều lượng: mức độ xử lý.

Thiếu liều lượng : không hiệu quả

Đúng liều lượng : hiệu quả

9
Quá liều lượng : gây khó chịu

5.  Người dẫn chương trình: được xem như là một diễn viên đặc biệt, bởi tiết mục (lời
thuyết minh) của họ sẽ giúp khán giả thấy được cái hay của từng tiết mục cũng như hiểu
được tư tưởng chủ đề của toàn chương trình.

Người dẫn chương trình cũng được xem như một nhạc trưởng, người đạo diễn thứ
hai, bởi họ sẽ là người lấp những chỗ trống, sơ hở của chương trình, thậm chí sẽ “cứu
nguy” khi có những tình huống bất ngờ xảy ra trên sân khấu mà người đạo diễn không
thể nào xuất hiện để giải quyết được. Vì thế, chọn được một người dẫn chương trình
giỏi cũng là một yếu tố thành công cho chương trình.

10
C. KẾT LUẬN

Để một chương trình nghệ thuật tổng hợp diễn ra tốt, ban tổ chức và người dẫn
chương trình phải chuẩn bị dàn dựng chương trình văn nghệ bài bản. Để dàn dựng một
chương trình nghệ thuật tổng hợp thành công đòi hỏi phải có yếu tố cần và đủ trong
quyết định trong quá trình tạo ra sản phẩm.

Chính vì vậy, việc xây dựng kịch bản chương trình nghệ thuật tổng hợp cũng đồng
thời đòi hỏi người sáng tác phải sử dụng cả phương pháp tư duy khoa học để nghiên cứu
tài liệu, khái quát các nội dung có tính phù hợp và mang bản sắc của dân tộc.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Ngọc Canh (2003), “Phương pháp đạo diễn chương trình nghệ thuật tổng hợp”,
Văn hóa thông tin.

2. https://vovworld.vn/vi-VN/sac-mau-cac-dan-toc-viet-nam/doc-dao-su-thi-de-dat-
de-nuoc-281802.vov

3. https://aokieudep.com/doc/tai-lieu-huong-dan-dan-dung-chuong-trinh-van-nghe/

4. https://vietnamtourism.gov.vn/

5. http://sovanhoa.hoabinh.gov.vn/

12
13
14

You might also like