You are on page 1of 17

THUYẾT MINH SƠ ĐỒ ĐO

THÔNG SỐ ĐƯỜNG DÂY


Phía cuối đường dây

Vị trí đo

Khối chống nhiễu I: YTID1


Khối chống nhiễu II: YTID2

Dao cách ly Bộ chống sét van


3 pha :
Thiết bị chính:
YTLP-D

Biến áp cách ly

Hợp bộ đo thông số đường dây: YTLP-D


(Bao gồm: Thiết bị chính: YTLP-D;
Khối chống nhiễu I: YTID1;
Khối chống nhiễu II: YTID2;
Biến áp cách ly)

Hình 1: Sơ đồ đấu nối thiết bị đo thông số đường dây.

Trang 1/16
1. Các bước chuẩn bị thực hiện phép đo:
- Cắt điện và cách ly đường dây cần đo, làm tiếp địa an toàn ở hai đầu đường dây.
- Sử dụng Ampe kìm đo dòng điện chạy xuống đất từng pha của đường dây.
- Sử dụng đồng hồ đo cao áp (kV Meter) để tiến hành việc đo điện áp
nhiễu trên đường dây trong hai trường hợp: Khi đường dây được nối đất phía cuối
đường dây (hở mạch một đầu đường dây) và khi cả hai đầu đường dây không nối đất
(hở mạch cả hai đầu đường dây).
- Nếu điện áp nhiễu hoặc dòng điện cảm ứng đo được vượt quá giới hạn làm việc của
thiết bị thì không tiến hành đo thông số.
- Khi điện áp nhiễu đo được khi hở mạch một đầu ≤ 2400 V thì sử dụng một khối chống
nhiễu, khi điện áp nhiễu lớn hơn thì phải sử dụng hai khối chống nhiễu (Nhà sản xuất
khuyến cáo có thể luôn sử dụng cả 2 khối chống nhiễu để đảm bảo an toàn trong quá
trình đo).
- Thiết bị YTLP-D phát nguồn xoay chiều, tần số 45 Hz - 65 Hz với bước điều chỉnh 1
Hz, tại mỗi bước kiểm người sử dụng lựa chọn tần số đo phù hợp.
- Xử lý kết quả đo: Hiển thị bằng tiếng Anh, tự động tính toán và hiển thị các giá trị U, I, φ,
C0(B0), C1(B1), Z0, R0, X0, Z1, R1, X1, Z0M.
Chú ý:
Trước khi thực hiện đấu nối thiết bị vào sơ đồ đo và sau khi thực hiện xong một phép
đo mà cần đấu nối lại sơ đồ đo thì phải đảm bảo rằng cả hai đầu đường dây đã được
tiếp địa an toàn.

2. Thực hiện các phép đo thông số đường dây:


2.1 . Đo tổng trở thứ tự thuận Z1 (R1, X1):
Thực hiện bước này ta biết được các thông số: Điện trở thứ tự thuận R1; Điện kháng
thứ tự thuận X1; Tổng trở thứ tự thuận Z1.
- Đấu nối tắt 3 pha phía cuối đường dây và nối với đất, phía đầu đường dây để hở mạch,
sơ đồ đấu nối thiết bị như Hình 2 a.

Trang 2/16
Phía cuối đường dây

Vị trí đo

Khối chống nhiễu I: YTID1


Khối chống nhiễu II: YTID2

Dao cách ly Bộ chống sét van


3 pha
Thiết bị chính:
YTLP-D

Biến áp cách ly

Hợp bộ đo thông số đường dây: YTLP-D


(Bao gồm: Thiết bị chính: YTLP-D;
Khối chống nhiễu I: YTID1;
Khối chống nhiễu II: YTID2;
Biến áp cách ly)

Hình 2a: Sơ đồ đấu nối thiết bị đo tổng trở thứ tự thuận Z1 (R1, X1).

Trang 3/16
- Lựa chọn chức năng đo trên thiết bị theo hướng dẫn tại Mục 5.2 trong Hướng dẫn sử
dụng thiết bị, sơ đồ áp dụng trên thiết như ở Hình 2b:

Hình 2b: Sơ đồ đo tổng trở thứ tự thuận trên thiết bị

- Lựa chọn tần số cần đo, phát nguồn 3 pha, đưa nguồn điện đồng thời cả 3 pha của
đường dây và tiến hành đo.

2.2 . Đo tổng trở thứ tự không Z0 (R0, X0):


Thực hiện bước này ta biết được các thông số: Điện trở thứ tự không R0; Điện kháng
thứ tự không X0; Tổng trở thứ tự thuận Z0.
- Đấu nối tắt và nối đất 3 pha phía cuối đường dây, nối tắt 3 pha phía đầu đường dây, sơ
đồ đấu nối thiết bị như Hình 3 a.

Trang 4/16
Phía cuối đường dây

Vị trí đo

Khối chống nhiễu I: YTID1


Khối chống nhiễu II: YTID2

Dao cách ly Bộ chống sét van 3


pha
Thiết bị chính:
YTLP-D

Biến áp cách ly

Hợp bộ đo thông số đường dây: YTLP-D


(Bao gồm: Thiết bị chính: YTLP-D;
Khối chống nhiễu I: YTID1;
Khối chống nhiễu II: YTID2;
Biến áp cách ly)

Hình 3a: Sơ đồ đấu nối thiết bị đo tổng trở thứ tự không Z0 (R0, X0).

Trang 5/16
- Lựa chọn chức năng đo trên thiết bị (Chi tiết theo hướng dẫn tại Mục 5.3 trong Hướng
dẫn sử dụng thiết bị), sơ đồ áp dụng trên thiết như Hình 3b:

Hình 3b: Sơ đồ đo tổng trở thứ tự không trên thiết bị

- Lựa chọn tần số cần đo, phát nguồn 1 pha vào đồng thời cả 3 pha của đường dây và tiến
hành đo.

2.3 Đo điện dẫn phản kháng thứ tự thuận B1 (C1):


Thực hiện bước này ta biết được các thông số: Điện dung phản kháng thứ tự thuận C 1;
Điện dẫn phản kháng thứ tự thuận B1.
- Để hở mạch 3 pha ở cả hai đầu đường dây, sơ đồ đấu nối thiết bị như Hình 4 a.

Trang 6/16
Phía cuối đường dây

Vị trí đo

Khối chống nhiễu I: YTID1


Khối chống nhiễu II: YTID2

Dao cách ly Bộ chống sét van 3


pha
Thiết bị chính:
YTLP-D

Biến áp cách ly

Hợp bộ đo thông số đường dây: YTLP-D


(Bao gồm: Thiết bị chính: YTLP-D;
Khối chống nhiễu I: YTID1;
Khối chống nhiễu II: YTID2;
Biến áp cách ly)

Hình 4a: Sơ đồ đấu nối thiết bị đo điện dẫn phản kháng thứ tự thuận B1 (C1)

Trang 7/16
- Lựa chọn chức năng đo trên thiết bị (Chi tiết theo hướng dẫn tại Mục 5.2 trong Hướng
dẫn sử dụng thiết bị), sơ đồ áp dụng trên thiết như Hình 4b:

Hình 4b: Sơ đồ đo điện dẫn phản kháng thứ tự thuận B1trên thiết bị
- Lựa chọn tần số cần đo, đưa nguồn điện 3 pha vào đồng thời cả 3 pha của đường dây để
tiến hành phép đo.

Trang 8/16
2.4 . Đo điện dẫn phản kháng thứ tự không B0 (C0):
Thực hiện bước này ta biết được các thông số: Điện dung phản kháng thứ tự không C0;
Điện dẫn phản kháng thứ tự không B0.
- Đấu nối tắt 3 pha ở phía đầu đường dây, phía cuối đường dây để hở mạch, sơ đồ đấu nối
thiết bị như Hình 5a.

Trang 9/16
Phía cuối đường dây

Vị trí đo

Khối chống nhiễu I: YTID1


Khối chống nhiễu II: YTID2

Dao cách ly Bộ chống sét van 3


pha
Thiết bị chính:
YTLP-D

Biến áp cách ly

Hợp bộ đo thông số đường dây: YTLP-D


(Bao gồm: Thiết bị chính: YTLP-D;
Khối chống nhiễu I: YTID1;
Khối chống nhiễu II: YTID2;
Biến áp cách ly)

Hình 5a: Sơ đồ đấu nối thiết bị đo điện dẫn phản kháng thứ tự thuận B0 (C0)

Trang 10/16
- Lựa chọn chức năng đo trên thiết bị (Chi tiết theo hướng dẫn tại Mục 5.3 trong Hướng
dẫn sử dụng thiết bị), sơ đồ áp dụng trên thiết như Hình 5b

Hình 5b: Sơ đồ đo điện dẫn phản kháng thứ tự không trên thiết bị

- Lựa chọn tần số cần đo, phát nguồn 1 pha vào đồng thời cả 3 pha của đường dây để tiến
hành đo.

2.5 . Đo tổng trở thứ tự không hỗ cảm Z0M (R0M, X0M) giữa hai đường dây đi song song
chung cột toàn tuyến.
Thực hiện bước này ta tính toán được các thông số: Điện trở hỗ cảm thứ tự không R0M;
Điện kháng hỗ cảm thứ tự không X0M; Tổng trở thứ tự không hỗ cảm Z0M.
- Về bản chất hỗ cảm là điện áp cảm ứng ở hệ thống 2 gây ra bởi dòng điện ở hệ thống 1
vận hành song song với hệ thống 2. Để đo tổng trở hỗ cảm ta cần thực hiện 2 phép đo
(nếu hai đường dây chạy song song với nhau có các thông số giống nhau thì ta không
phải đo ở hệ thống 2, tất cả phép đo đều thực hiện ở hệ thống 1).
- Để đo tổng trở hỗ cảm thì cả hai đường dây đều phải cắt điện, chúng ta phải thực hiện
hai phép đo.
- Lựa chọn chức năng đo trên thiết bị (Chi tiết theo hướng dẫn tại Mục 5.4 trong Hướng
dẫn sử dụng thiết bị), sơ đồ áp dụng trên thiết như Hình 6a:

Trang 11/16
Hình 6a: Sơ đồ đo tổng trở thứ tự không hỗ cảm trên thiết bị.
- Đo tổng trở thứ tự không Z01 của hệ thống đường dây 1 khi hệ thống đường dây 2 được
nối đất 1 phía (tại cuối đường dây), sơ đồ đấu nối như Hình 6b.
- Đo tổng trở thứ tự không Z02 của hệ thống đường dây 1 khi hệ thống đường dây 2 được
nối đất cả 2 phía, sơ đồ đấu nối như Hình 6c
- Từ các giá trị đo trên, phần mềm sẽ tính được giá trị Z0M (R0M, X0M).

Trang 12/16
Hệ thống 2
Phía cuối đường dây

Hệ thống 1
Vị trí đo

Khối chống nhiễu I: YTID1


Khối chống nhiễu II: YTID2

Dao cách ly Bộ chống sét van 3


pha
Thiết bị chính:
YTLP-D

Biến áp cách ly

Hợp bộ đo thông số đường dây: YTLP-D


(Bao gồm: Thiết bị chính: YTLP-D;
Khối chống nhiễu I: YTID1;
Khối chống nhiễu II: YTID2;
Biến áp cách ly)
Hình 6b: Đo tổng trở thứ tự không khi đường dây song song được nối đất 1 đầu

Trang 13/16
Hệ thống 2
Phía cuối đường dây

Hệ thống 1
Vị trí đo

Khối chống nhiễu I: YTID1


Khối chống nhiễu II: YTID2

Dao cách ly Bộ chống sét van 3


pha
Thiết bị chính:
YTLP-D

Biến áp cách ly

Hợp bộ đo thông số đường dây: YTLP-D


(Bao gồm: Thiết bị chính: YTLP-D;
Khối chống nhiễu I: YTID1;
Khối chống nhiễu II: YTID2;
Biến áp cách ly)
Hình 6c: Đo tổng trở thứ tự không khi đường dây song song được nối đất 2 đầu
Trang 14/16
2.6: Đo điện trở một chiều đường dây:

Phía cuối đường dây


Vị tí đo

Dao cách ly Bộ chống sét


van 3 pha Thiết bị đo điện trở một chiều: YTLRT

Hình 7: Sơ đồ đấu nối thiết bị đo điện trở một chiều đường dây.

1. Các bước chuẩn bị thực hiện phép đo:


- Cắt điện và cách ly đường dây cần đo, làm tiếp địa an toàn ở hai đầu đường
dây.
- Sử dụng đồng hồ đo cao áp (kV Meter:) để tiến hành việc đo điện
áp nhiễu trên đường dây khi đường dây được nối đất phía cuối đường dây (phía
đầu đường dây, tại vị trí đo để hở mạch).
- Nếu điện áp nhiễu đo được vượt quá giới hạn làm việc của thiết bị thì không
tiến hành đo thông số.
2. Thực hiện các phép đo điện trở một chiều đường dây:
Trang 15/16
- Thực hiện việc kiểm tra, đấu nối thiết bị như mô tả ở Hình 7
- Tiến hành đo điện trở một chiều đường dây: Thiết bị đo điện trở một chiều
đường dây là thiết bị đo hoàn toàn tự động, sau khi tiến hành kiểm tra và đấu
nối thiết bị vào sơ đồ đo, người dùng chỉ cần chọn chế độ đo mong muốn: đo
điện trở 3 pha, đo điện trở 2 pha (chi tiết như trong hướng dẫn sử dụng thiết bị
YTLRT) và bấm nút điều khiển đo trên thiết bị, thiết bị sẽ tự động đo và hiển
thị kết quả, sử dụng chức năng in để in kết quả đo.
Chú ý:
Trước khi thực hiện đấu nối thiết bị vào sơ đồ đo và sau khi thực hiện xong một
phép đo mà cần đấu nối lại sơ đồ đo thì phải đảm bảo rằng cả hai đầu đường
dây đã được tiếp địa an toàn.

Trang 16/16

You might also like