You are on page 1of 11

BÀI TẬP CHƯƠNG 4 – CƠ NĂNG THEO DẠNG

Dạng 1 – Công và công suất

1. Nhận biết (3)

Câu 1: Một công nhân đẩy xe hàng bằng một lực có độ lớn F không đổi, có hướng hợp với
phương ngang một góc a , xe di chuyển một khoảng s theo phương ngang. Công thức nào sau
đây xác định công mà lực đã thực hiện

A. A = F .s . B. A = F .s . sin a . C. A = F .s.cosa . D. A = F .v .

Câu 2: Biểu thức nào sau đây không dùng để tính công suất

A 2
P = .
A. t B. P = Fv. C. P = M .w . D. P = ∫ F .dS

1

Câu 3: Đơn vị của công, công suất, động năng và cơ năng là


A. J, W, J, J. B.W, J, J, J. C. J, J, W, J. D. J, J, J, W.
2. Thông hiểu (4)

Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?

A. HP. B. N.m/s. C. J.s. D. W.

Câu 5: An và Nam đẩy hai chiếc tủ giống hệt nhau từ cùng một kho hàng vào xe tải. An tác
Fx = F Fx ' = 2F
dụng vào tủ một lực còn Nam đẩy tủ bằng một lực có độ lớn . So sánh nào
sau đây là đúng?

A. Công của An sinh ra gấp đôi công của Nam sinh ra.

B. Công của Nam sinh ra gấp đôi công của An sinh ra.

C. Công của An sinh ra bằng công của Nam sinh ra.

D. Không đủ dữ kiện để so sánh.

Câu 6:Một người dùng tay đẩy một cuốn sách có trọng lượng 4 N trượt một khoảng dài 0,5 m
trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương là phương chuyển động của cuốn
sách. Người đó đã thực hiện một công là

Câu 7: Một đĩa mài có dạng đĩa phẳng tròn chịu tác dụng của mô men lực tiếp tuyến có độ lớn
200 N.m, đĩa chuyển động quay quanh trục cố định. Khi ổn định nó có tốc độ 480 vòng/phút.
Lấy π = 3,14 Xác định công suất tức thời của động cơ máy mài khi chạy ổn định

3. Vận dụng cơ bản (5)

1
Câu 8: Một máy kéo có công suất 5 kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 1000 N chuyển động
đều được 20 m trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm
ngang là 0,5. Tính thời gian máy kéo hoạt động để kéo khối gỗ:

Câu 9: Một động cơ ô tô thực hiện lực đẩy có độ lớn thay đổi trong
quá trình chuyển động (như hình vẽ). Tìm công do động cơ sinh ra
trong toàn bộ quá trình chuyển động

Câu 10: Một động cơ ô tô thực hiện lực đẩy có độ lớn thay đổi
trong quá trình chuyển động (như hình vẽ). Tìm công do động cơ
sinh ra trong toàn bộ quá trình chuyển động

Câu 11: Một động cơ máy tời (máy dùng mô tơ để kéo các vật
nặng lên cao khi thi công nhà cao tầng) có công suất tiêu thụ bằng 10 kW. Dùng máy kéo một
vật có trọng lượng 15 kN lên cao 30 m theo phương thẳng đứng trong thời gian 60s với vận tốc
không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng

Câu 12: Một động cơ máy tời (máy dùng mô tơ để kéo các vật nặng lên cao khi thi công nhà
cao tầng) có công suất tiêu thụ bằng 5 kW, hiệu suất 80%. Trục kéo của động cơ có thể kéo một
vật có trọng lượng 500 N chuyển động đều đi lên với vận tốc bằng

4. Vận dụng nâng cao (3)

Câu 13: Một ô tô khối lượng 24 tấn chuyển động chậm dần đều trên đường nằm ngang dưới tác
dụng của lực ma sát (hệ số ma sát bằng 0,2). Vận tốc đầu của ô tô là 54km/h; sau một khoảng
2
thời gian ô tô dừng lại. Lấy g = 10m / s . Tính công suất trung bình của lực ma sát trong
khoảng thời gian đó.

Câu 14: Bình đẩy một chiếc tủ lạnh từ mặt đất lên thùng xe tải
bằng cách sử dụng mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Cho các
thông số: khối lượng của tủ lạnh là 60 kg, chiều dài mặt phẳng
2
nghiêng là 2 m, chiều cao máng là 1m, lấy g = 9, 8m / s .
Xác định công của trọng lực tủ lạnh thực hiện trong trường
hợp này

2
Câu 15: Một chiếc xe khối lượng 600 kg. Động cơ của xe có công suất 25 kW. Xe cần bao
nhiêu thời gian để chạy quãng đường dài 1,5 km kể từ lúc đứng yên trên đường ngang nếu bỏ
qua ma sát, coi xe chuyển động thẳng nhanh dần đều:

Dạng 2 – Động năng và định lý biến thiên động năng

1. Nhận biết (3)

Câu 16: Công thức nào sau đây xác định động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến

mv 2 I w2 mv 2 I w2 mv 22 mv12
Wd = Wd = Wd = + Wd = -
A. 2 . B. 2 . C. 2 2 . D. 2 2 .

Câu 17: Công thức nào sau đây xác định động năng của vật rắn chuyển động quay quanh trục
cố định

mv 2 I w2 mv 2 I w2 I w22 I w12
Wd = Wd = Wd = + Wd = -
A. 2 . B. 2 . C. 2 2 . D. 2 2 .

Câu 18: Công thức nào sau đây xác định động năng của vật rắn chuyển động lăn không trượt

mv 2 I w2 mv 2 I w2 mv 22 mv12
Wd = Wd = Wd = + Wd = -
A. 2 . B. 2 . C. 2 2 . D. 2 2 .

2. Thông hiểu (4)

Câu 19: Tính động năng của vật có dạng trụ đặc khối lượng m = 3 kg chuyển động lăn không
trượt với vận tốc khối tâm là v = 4 m/s

Câu 20: Một anh công nhân lăn không trượt một ống cống dạng trụ rỗng có khối lượng m = 40
kg, khối tâm chuyển động với vận tốc v = 2 m/s. Tính động năng của chuyển động

Câu 21: Một cậu bé thả một viên bi sắt có khối lượng m = 0,5 kg; lăn không trượt với vận tốc
khối tâm là v = 2 m/s. Tính động năng của chuyển động

Câu 22: Tính động năng của đĩa tròn đặc chuyển động quay quanh trục cố định đi qua tâm và
vuông góc với đĩa. Biết khối lượng của đĩa là m = 4 kg và đường kính bằng 0,6 m, tốc độ quay
300 vòng/ phút. Lấy π 2= 10.

3
3. Vận dụng cơ bản (5)

Câu 23: Một viên đạn có khối lượng 5 g đang bay theo phương ngang với vận tốc 600 m/s tới
xuyên vào một tấm gỗ dày. Viên đạn đi được 10 cm thì dừng lại. Hãy xác định lực cản trung
bình do tấm gỗ tác dụng vào viên đạn.

Câu 24: Một viên đạn có khối lượng 5g đang bay theo phương ngang với vận tốc 600 m/s tới
xuyên vào một tấm gỗ dày 4 cm. Trong quá trình chuyển động viên đạn luôn chịu tác dụng của
một lực cản trung bình có độ lớn 9000 N. Xác định vận tốc của đạn ngay sau khi xuyên qua tấm
gỗ

Câu 25: Tính công cần thiết để làm vật rắn có dạng vô lăng hình vành tròn, khối lượng m = 30
kg, đường kính 40 cm đang quay từ 120 vòng/phút đạt được tốc độ 180 vòng/phút. Lấy π 2= 10.

Câu 26: Tính công cần thiết để làm vật rắn có dạng vô lăng hình vành tròn, khối lượng
m = 100kg, đường kính 50 cm đang đứng yên quay với 120 vòng/phút. Lấy π 2= 10.

Câu 27: Một cái búa có khối lượng 2kg đập thẳng vào một cái đinh với vận tốc 5m/s làm đinh
lún vào gỗ một đoạn 2 cm. Lực trung bình của búa tác dụng vào đinh có độ lớn

4. Vận dụng nâng cao (3)

Câu 28: Một khẩu pháo khối lượng 1000 kg có mang theo một viên đạn 5 kg trong nòng pháo.
Ban đầu hệ thống đứng yên. Sau đó khẩu pháo bắn viên đạn theo phương ngang với vận tốc đầu
nòng là 500 m/s. Khẩu pháo giật lùi 25 cm thì dừng lại. Hãy xác định lực cản trung bình của đất
tác dụng vào pháo

Câu 29: Một người ngồi trên ghế quay (ghế Giucôpxki), mỗi tay cầm 1
qủa tạ có khối lượng 5 kg. Khoảng cách từ 2 quả tạ đến trục quay của
ghế là 0,5 m (hình a). Cho hệ quay với tốc độ 1vòng/s. Mô men quán
2
tính của hệ người và ghế đối với trục là 2,5 kgm 2. Lấy p = 10 , coi hai
quả tạ là chất điểm. Hãy xác định công cần thực hiện nếu người đó co
tay lại sao cho khoảng cách từ 2 quả tạ đến trục quay của ghế là 0,2 m
(hình b).

4
Câu 30: Một mặt bàn có dạng đĩa tròn đặc khối lượng 100 kg, bán kính 1,5 m, đang quay với
tốc độ 12 vòng/phút quanh trục quay qua tâm. Một người khối lượng 45 kg đứng ở mép bàn.
Sau đó người đó dịch chuyển vào và đứng ở tâm bàn. Lấy π 2= 10, coi người là chất điểm đối
với bàn. Tính công mà người này đã thực hiện.

Dạng 3 – Bảo toàn và biến thiên cơ năng

1. Nhận biết (4)

Câu 31: Biểu thức cơ năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến là

mv 2 mv 2 mv 2 I w2
W = . W = mgh + . W = mgh + +
A. W = mgh. B. 2 C. 2 D. 2 2

Câu32: Biểu thức cơ năng của vật rắn chuyển động lăn không trượt là

mv 2 mv 2 mv 2 I w2
W = . W = mgh + . W = mgh + +
A. W = mgh. B. 2 C. 2 D. 2 2

Câu 33: Một vật lần lượt chuyển động qua các môi trường có ngoại lực khác nhau tác dụng vào
nó. Khi nào cơ năng của nó bảo toàn?

A. Vật chỉ chịu tác dụng của lực thế .

B. Vật chỉ chịu tác dụng của lực cản.

C. Vật chịu tác dụng của lực ma sát và trọng lực.

D. Vật chuyển động trong không khí và không bỏ qua lực cản của môi trường.

Câu 34: Công của trọng lực tác dụng lên một vật chuyển động giữa hai vị trí xác định có đặc
điểm nào sau đây

A. phụ thuộc vào thời gian chuyển động của vật. B. luôn bằng 0.

C. không phụ thuộc vào dạng quĩ đạo của vật. D. luôn có giá trị dương.

2. Thông hiểu (5)

Câu 35: Một vật rắn khối lượng 2 kg, chuyển động tịnh tiến ở độ cao 3 m so với mặt đất. Vật
2
rắn có vận tốc khối tâm là 6 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 9, 8m / s . Tính cơ
năng của vật rắn

Câu 36: Loài đại bàng bụng trắng sinh sống ở đảo Phú Quốc. Một con đại bàng bụng trắng
trưởng thành cân nặng 6,0 kg và có thể bay với tốc độ 120 km/h ở độ cao 1200 m so với mặt

5
2
biển. Chọn mốc thế năng ở mặt biển và lấy g = 9, 8m / s . Cơ năng của con đại bàng trong
trường hợp này bằng

Câu 37: Một vật rắn có dạng vành tròn khối lượng 5 kg, được đẩy lăn không trượt trên cầu ở độ
cao 3 m so với mặt nước. Vật rắn có vận tốc khối tâm là 2 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt nước
2
và lấy g = 9, 8m / s . Tính cơ năng của vật rắn

Câu 38: Một vật bay trong không khí, bỏ qua sức cản của không khí. Khi thế năng của vật giảm
10 J thì động năng của vật sẽ

A. tăng 10 J. B. giảm 10 J. C. tăng 5 J. D. giảm 5 J.

Câu 39: Tổng công của ngoại lực không phải là lực thế tác dụng lên một vật có độ lớn là 20 J.
Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thế năng của vật tăng thêm 20 J. B. Cơ năng của vật thay đổi 20 J.

C. Động năng của vật tăng thêm 20 J. D. Động năng của vật giảm bớt 20 J.

3. Vận dụng cơ bản (5)

Câu 40: Một con lắc đơn có chiều dài dây l = 60 cm. Kéo dây lệch so với phương ngang một
2
góc 600 rồi thả nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua lực cản môi trường, lấy g = 9, 8m / s . Vận
tốc lớn nhất của vật đạt được trong quá trình chuyển động là.

Câu 41: Một vật đươc ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc đầu 15 m/s. Bỏ qua sức
cản không khí. Vận tốc của vật khi động năng bằng nhế năng là

Câu 42: Một vật nhỏ nặng 400 g được ném ngang với vận tốc 10 m/s từ một vị trí ở cách mặt
2
đất 8 m. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g = 9, 8m / s . Khi vật còn cách mặt đất 5 m thì nó
có động năng bằng

Câu 43: Một quả mít nhỏ rơi từ một cành cây ở độ cao 4,5 m so với mặt hồ nước. Sau khi chạm
mặt nước quả mít chìm xuống đáy hồ với tốc độ không đổi bằng với vận tốc của nó khi chạm

6
mặt nước. Thời gian từ lúc quả mít rơi đến lúc nó chạm đáy hồ là 3,8 s. Bỏ qua sức cản không
2
khí và lấy g = 9, 8m / s . Chiều sâu của hồ nước là

Câu 44: Vâ ̣t khối lượng 300 g được thả rơi không vâ ̣n tốc đầu từ đô ̣ cao 10 m so với mă ̣t đất,
vâ ̣n tốc chạm đất là 10 m/s. Coi lực cản không khí không thay đổi trong suốt quá trình vâ ̣t
2
chuyển đô ̣ng và lấy g = 9, 8m / s . Lực cản không khí có đô ̣ lớn gần giá trị nào nhất

3. Vận dụng nâng cao (4)

Câu 45: Một công nhân vô tình thả rơi một ống cống (có dạng trụ
2
rỗng) từ đỉnh dốc nghiêng 30o, cao 15 m. Lấy g = 9, 8m / s . Hãy
tính vận tốc của ống cống tại chân dốc.

Câu 46: Một cậu bé thả một viên bi sắt từ đỉnh của máng trượt
nước, biết máng nước nghiêng 300 so với phương ngang, chênh lệch
độ cao giữa đỉnh và chân mặt phẳng nghiêng là 15 m. Lấy
g = 9, 8m / s 2 . Hãy tính vận tốc của viên bi sắt tại chân dốc.

Câu 47: Một vận động viên thể hình thả một quả tạ có dạng đĩa phẳng đặc, từ đầu trên
của máy tập gym. Mặt phẳng của máy tập gym có phương nghiêng
2
góc 300 so với phương ngang và dài 2 m. Lấy g = 9, 8m / s . Hãy
tính vận tốc của quả tạ tại chân dốc.

Câu 48: Một cột chống giàn giáo có chiều cao 4 m, đang ở vị trí thẳng đứng. Khi dỡ
giáo, người công nhân xây dựng dùng một cây gậy khác đẩy nhẹ vào đầu
2
trên của cây giáo làm nó đổ xuống. Lấy g = 9, 8m / s . Hãy xác định vận
tốc dài của đầu trên cây giáo khi nó chạm đất?

Dạng 4 – Va chạm và bảo toàn động lượng


7
1. Nhận biết (2)

Câu 49: Trong va chạm mềm xuyên tâm giữa hai vật rắn, sau va chạm hai vật dính vào nhau và
cùng chuyển động với một vận tốc. Đại lượng nào sau đây được bảo toàn.

A. Công. B. Động lượng. C. Động năng. D. Cơ năng.

Câu 50: Trong va chạm đàn hồi xuyên tâm giữa hai vật rắn. Đại lượng nào sau đây được bảo
toàn.

A. Công và năng lượng. B. Động lượng và động năng.

C. Công suất và động năng. D. Cơ năng và công.

2. Thông hiểu (3)

Câu 51: Viên bi A có khối lượng 200g chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 3 m/s
đến va chạm vào viên bi B có khối lượng 100g đang chuyển động với vận tốc 2 m/s cùng chiều
với viên bi A. Cho biết va chạm của hai viên bi là va chạm mềm và các vectơ vận tốc cùng
phương, ma sát không đáng kể. Vận tốc của hai viên bi sau va chạm là

Câu 52: Viên bi A có khối lượng 200 g chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 3 m/s
đến va chạm vào viên bi B có khối lượng 100 g đang chuyển động với tốc độ 2 m/s ngược chiều
với viên bi A. Cho biết va chạm của hai viên bi là va chạm mềm và các vectơ vận tốc cùng
phương, ma sát không đáng kể. Vận tốc của hai viên bi sau va chạm là

Câu 53: Một hòn bi khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm mềm vào hòn
bi thứ 2 khối lượng 2m đang nằm yên. Tỉ số giữa tổng động năng của hai vật trước và sau va
chạm là

3. Vận dụng cơ bản (4)

Câu 54: Viên bi A có khối lượng 200 g chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 3 m/s
đến va chạm vào viên bi B có khối lượng 100 g đang chuyển động với tốc độ 2 m/s ngược chiều
với viên bi A. Cho biết va chạm của hai viên bi là va chạm mềm và các vectơ vận tốc cùng
phương, ma sát không đáng kể. Nhiệt tỏa ra sau va chạm là bao nhiêu

Câu 55: Viên bi A có khối lượng 200 g chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 3 m/s
đến va chạm vào viên bi B có khối lượng 100 g đang chuyển động với vận tốc 2 m/s cùng chiều
với viên bi A. Cho biết va chạm của hai viên bi là va chạm mềm và các vectơ vận tốc cùng
phương, ma sát không đáng kể. Nhiệt tỏa ra sau va chạm là bao nhiêu

Câu 56: Viên bi A có khối lượng 200 g chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 3 m/s
đến va chạm vào viên bi B có khối lượng 100 g đang đứng yên. Cho biết va chạm của hai viên
bi là va chạm đàn hồi và các vectơ vận tốc cùng phương, ma sát không đáng kể. Vận tốc của
viên bi A sau va chạm là
8
Câu 57: Viên bi A có khối lượng 200 g chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 3 m/s
đến va chạm vào viên bi B có khối lượng 100 g đang đứng yên. Cho biết hai viên bi là va chạm
đàn hồi và các vectơ vận tốc cùng phương, ma sát không đáng kể. Vận tốc của viên bi B sau va
chạm là

4. Vận dụng nâng cao (3)

Câu 58: Một viên bi thép B có khối lượng 3 kg được treo vào đầu sợi
dây. Viên bi A có khối lượng 1 kg lăn trên mặt phẳng ngang với vận tốc
4 m/s, đến va chạm vào B đang đứng yên ở vị trí cân bằng. B được bôi
2
một lớp keo để sau va chạm A dính chặt vào B. Lấy g = 9, 8m / s , xác A vB h
0
định độ cao cực đại h mà hai viên bi lên được sau va chạm. Bỏ qua kích
thước các viên bi.

Câu 59: Để đo vận tốc của viên đạn, người ta dùng con lắc thử đạn gồm
một bao cát nhỏ treo vào đầu sợi dây không dãn, khối lượng không đáng
kể. Khi viên đạn xuyên vào và nằm trong bao cát thì hai vật cùng chuyển
động lên độ cao 5 cm (như hình vẽ). Biết khối lượng bao cát là 3 kg,
h
2
khối lượng viên đạn là 5 g. Lấy g = 9, 8m / s . Hãy xác định vận tốc
viên đạn.

Câu 60: Hai quả cầu được treo bằng 2 sợi dây giống nhau sao cho chúng tiếp xúc nhau ở
VTCB. Quả cầu 1 có khối lượng 0,3 kg và quả cầu 2 có khối lượng 0,1
kg. Nâng quả cầu 1 lên đến độ cao 3 cm (như hình vẽ), thả nhẹ. Lấy
g = 9, 8m / s 2 . Hai quả cầu va chạm mềm ở VTCB. Tính vận tốc của

2 quả cầu ngay sau khi va chạm?

9
ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP

Câu 6. A= 2 J.

Câu 7. P= 10048W.

Câu 8. t = 2 s.

Câu 9-10. 30J

Câu 11. H= 75%

Câu 12. v = 8 m/s

Câu 13. P= 360000 W

Câu 14. A= - 588 J

Câu 15. t = 47,6 s

Câu 19. Wđ= 36 J

Câu 20. Wđ= 160 J

Câu 21. Wđ= 1,4 J

Câu 22. Wđ= 90 J

Câu 23.F = 9000 N

Câu 24. V2= 464,8 m/s

Câu 25. A= 120 J

Câu 26. A= 500 J

Câu 27. F = 2500 N

Câu 28. F = 12500 N

Câu 29. A= 72,6 J

Câu 30. A = 153 J

10
Câu 35. W= 94,8 J

Câu 36. W= 73893 J

Câu 37. W= 167 J

Câu 40. V = 1,26 m/s

Câu 41. v= v0/√ 2= 10,6 m/s

Câu 42. Wđ= 31,76 J

Câu 43. h= 26,7 m

Câu 44. F= 1,44 N

Câu 45. v= 12,1 m/s

Câu 46. V= 14,5 m/s

Câu 47. V= 3,6 m/s

Câu 48. V= 10,8 m/s

Câu 51. V= 2,67 m/s

Câu 52. V=1,33 m/s

Câu 53.Wđ1/Wđ2= 1/3

Câu 54. Q= 0,833 J

Câu 55. Q= 0,033 J

Câu 56. V1,= 1 m/s

Câu 57. V2’= 4 m/s

Câu 58. h= 5,1 cm

Câu 59. v = 595 m/s

Câu 60. V =0,58 m/s

11

You might also like